3 minute read
Dorinth
from Kiến trúc Châu âu
by 01674879490
tầng lớp lớp. Trong khi đó, đối với các thành bang chuyên chế và sản xuất nông nghiệp, các vệ thành vẫn mang tính chất cũ là căn cứ địa của tầng lớp quý tộc, như ở Italia và Sicile. Đây vẫn là nơi thâm nghiêm cùng cốc, không có một mối liên hệ nào giữa kiến trúc với nhân dân. Quần thể kiến trúc xếp hàng cứng nhắc, không quan tâm đến đặc điểm của địa hình và thiên nhiên. 1.4: Kiểu dáng của thức cột và ba loại thức cột Doric, Ionic, Corinth: Sự đổi mới quan trọng của nhất của đền đài Hy Lạp cổ đại được ghi nhận vào thời điểm thế kỷ VI trước Công Nguyên, khi vật liệu gỗ được thay bằng vật liệu đá. Bởi vật liệu gỗ khi sử dụng trong một khoảng thời gian dài thì dễ bị mục, mọt và dễ cháy. Theo thời gian vật liệu đá dần được khẳng định là vật liệu xây dựng chính của đền đài Hy Lạp cổ đại cùng với nhiều kiểu dáng đền có hành lang cột bao quanh, cùng với sự phát triển của kết cấu cột, dầm, diềm mái,... đã tạo nên nét đặc trưng truyền thống của kiến trúc đền đài. Thức cột là hệ thống tỷ lệ và hình thức trang trí cột, một trong những phát kiến tuyệt nhất của người Hy Lạp cổ đại nhằm đạt đến cái đẹp lý tưởng. Những hàng cột thức Hy Lạp với ba loại thức cột Doric, Ionic, Corinth đã khẳng định phong cách kiến trúc Hy Lạp cổ đại. Thức cột mang đến cho kiến trúc một hình thức mới, một sức sống mới chịu đựng được sự thử thách của thời gian.
Advertisement
Thức cột Doric ra đời sớm nhất, từ thế kỷ VII trước Công Nguyên. Thức cột Doric toát lên vẻ mạnh chắc, nghiêm túc và suy tư. Thức cột Doric có cột đặt thẳng lên bệ nhà của đền, lần lượt từ chân cột lên đến mái và có các đặc điểm sau đây:
Thân cột với 20 gờ đứng làm cho cột nhấn mạnh được hướng thẳng đứng.
Đầu cột gồm 1 tấm vuông phía trên và 1 mũ đỡ cong lượn vào phía dưới.
Tỉ lệ đường kính cột trên chiều cao cột là 1:5 đến 1:6. Loại thức cột quan trọng thứ hai là thức Ionic, mảnh dẻ và giàu tính trang trí hơn, nó mang dáng dấp thanh thoát và kiêu hãnh của nữ giới. Ảnh hưởng của Trung Cận Đông làm cho người Hy Lạp di cư và người Hy Lạp chính gốc cảm thấy thức cột phải có đầu cột và bệ cột.
Trong khi thức cột Doric chỉ có 20 gờ sống đứng thì cột Ionic có tới 24 gờ sống đứng, tỷ lệ đường kính cột trên chiều cao cột là 1:9.
Thức cột Ionic có thêm đế cột ở phía dưới và đầu cột có hình đệm nhỏ phía trên có những hình xoắn ốc loe ra rồi cuộn vào trông rất lịch lãm.
Thức cột Corinth ra đời muộn hơn hai loại thức cột trên, vào nửa sau thế kỉ V tr.CN, có đặc điểm đường nét mảnh mai, giàu trang trí, đầu cột rất hoa lệ, đó là một hình thức giống như một lẵng hoa kết hợp mấy tầng lá phiên thảo diệp. Thức cột Corinth do kiến trúc sư Callimachus sáng tạo ra, loại thức cột này có hiệu quả trang trí nhiều hơn là hiệu quả cấu trúc. Tuy vậy, trong khi