[Nguyễn Khánh Chi_20041136][Phạm Ánh Dương_20041143] TIỂU LUẬN VỀ KIẾN TRÚC CHÂU ÂU

Page 22

Nguyễn

Khánh

Phạm

Chi

Ánh

ươ

D

ng

20041143

20041136

4. Kiến trúc Romanesque: Kiến trúc Romanesque được chia thành hai thời kỳ: + Thời kì đầu của kiến trúc Romanesque (First Romanesque): ở thời kỳ này, mái nhà được làm bằng gỗ và rất dễ cháy nên vết tích không còn để lại cho đời sau là bao nhiêu. + Thời kỳ Romanesque hay còn được gọi là “phong cách Romanesque” (Romanesque Style): kiến trúc đã dần dần có thêm những bước tiến mới. Để nhận biết được kiến trúc Romanesque, chúng ta có thể căn cứ vào các đặc điểm sau: + Chịu ảnh hưởng của kiến trúc La Mã cổ đại và kiến trúc Byzantine, do đó một số khu vực của kiến trúc Romanesque nằm trong biên giới đế chế La Mã trước đây. + Kiến trúc có số lượng không nhiều, nằm rải rác ở các địa phương. + Loại hình kiến trúc không đa dạng, phần lớn là kiến trúc tôn giáo như là nhà thờ, tu viện, các nhà ở và công trình kiến trúc có tính phòng thủ của giai cấp phong kiến. + Kiến trúc không có quy mô to lớn và cầu kỳ như kiến trúc La Mã cổ đại. Phần nhiều công trình có mặt ngoài thô ráp, ít yếu tố trang trí, kiến trúc nặng nề, sử dụng cửa đi và cửa sổ kích thước nhỏ. + Về kết cấu, nó sử dụng nhiều cuốn nửa trụ, vòm nôi và vòm bán cầu, các loại mái vòm được làm bằng đá và kỹ thuật còn hạn chế nên mặt bằng kiến trúc các bộ phận thường chỉ là vuông hoặc tròn hoặc hình chữ thập La tinh.

Hệ thống kết cấu vòm Rôman

+ Phía Tây nhà thờ Rome thường nổi bật lên hai hay nhiều tháp cao, những tháp này có hình trụ tròn hoặc dáng hình học, trong khi đó ở phía Đông thân nhà thờ được cắt bằng một cánh ngang. + Bàn thờ được đặt ở phía Đông của nhà thờ để hướng về phía Jerusalem và tầng hầm mộ đặt dưới thành phần này của kiến trúc.

18


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.