Tiểu luận Lịch sử kiến trúc Việt Nam và Phương Đông - Điện Thái Hòa

Page 1

Photo: Huyền Đào




Giới thiệu về công trình Điện Thái Hòa (chữ Hán: 太和殿) là cung điện nằm trong khu vực Đại Nội của kinh thành Huế, là nơi đăng quang của 13 vua triều Nguyễn từ Gia Long đến Bảo Đại. Trong chế độ phong kiến cung điện này được coi là trung tâm của đất nước. Tên Điện Thái Hòa lấy gốc từ Kinh Dịch. Chữ “Hòa” có nghĩa là hòa hợp, hài hòa, “Thái Hòa” là khí âm dương hội hợp mà dung hòa với nhau. Vua trị vì thiên hạ cần phải giữ cho được sự hòa hợp tốt đẹp giữa dương và âm, cương và nhu thì mới hữu ích cho vạn vật.

Điện Thái Hòa là công trình kiến trúc quan trọng nhất trong Hoàng Cung triều Nguyễn. Là nơi diễn ra các đại lễ và các cuộc họp đại triều với sự tham gia của Vua, hoàng thân quốc thích và các đại thần.

Điện Thái Hòa – công trình lịch sử đặc biệt của thời Nguyễn


Lịch sử xây dựng Công trình kiến trúc này được khởi công xây dựng ngày 21/2/1805 và hoàn thành vào tháng 10/1805. Tháng 3 năm 1833 khi quy hoạch lại và hoàn chỉnh hệ thống kiến trúc ở Đại Nội, vua Minh Mạng đã cho dời Điện Thái Hòa về phía Nam, xây dựng đồ sộ, nguy nga hơn. Từ đó về sau ngôi điện này còn được tu bổ nhiều lần. Tuy đã qua nhiều lần tu sửa, những vẻ đẹp của điện thì vẫn còn được bảo lưu, nhất là phần kết cấu kiến trúc và trang trí mỹ thuật.


Tổng quan về kiến trúc Điện có vị trí liền kề với Tử Cấm Thành (nơi vua ở) nằm trên trục thần đạo của kinh thành huế. Là nơi thể hiện uy quyền của quốc gia,điện được xây trên nền cao 1 mét, diện tích 1360 m², nguy nga bề thế trông ra một sân rộng.

Điện, sân chầu chính là địa điểm để dùng cho những buổi lên triều trọng đại như: lễ Đăng Quang, sinh nhật vua, hay là những buổi đón tiếp các sứ thần. Thông thường những buổi triều chính được tổ chức 2 lần vào ngày mồng 1 và 15 âm lịch hàng tháng. Cung điện được xây theo lối trùng thiềm điệp ốc và được chống đỡ bằng 80 cột gỗ lim, được sơn thếp vàng với trang trí họa tiết rồng vờn mây. Nhà trước và nhà sau của cung được được gắn nối với nhau bằng 1 hệ thống trần vòm mai cua ở dưới máng nước của 2 mái nhà.


Hệ thống vì kèo nóc nhà sau tương đối đơn giản, chỉ làm theo kiểu "vì kèo cánh ác", nhưng hệ thống vì kèo nóc nhà trước thì thuộc loại vì kèo "chồng rường - giả thủ" được cấu trúc tinh xảo. Toàn bộ hệ thống vì kèo, rường cột, ở đây đều liên kết với nhau một cách chặt chẽ bằng hệ thống mộng chắc chắn.

Trần mai cua nối với nửa trong đã tạo lên 1 không gian nội thất liền mạch, thống nhất và thoáng đãng không còn mang cảm giác của sự kết nối giữa 2 tòa nhà.

Không gian bên trong Điện Thái Hòa

Điện Thái Hòa nhìn từ Lầu Ngũ Phụng


Các đặc trưng kiến trúc của công trình Kiến trúc hài hòa với cảnh quan Kiến trúc của quần thế cố đô huế nói chung và của điện thái hòa nói riêng điều được xây dựng, thiết kế gắn liền với yếu tố cảnh quan phong thủy, đặc biệt là hồ nước (hoặc sông, suối..), núi, rừng,...

Kiến trúc không nổi bật hoàn toàn cũng không chìm hoàn toàn với xung quanh Phía trước điện Thái hòa và Sân Đại Triều Nghi là cầu Trung Đạo bắc qua Hồ Thái Dịch. Xung quang hồ là các hàng sứ cổ thụ, trên mặt hồ được thả sen. Phía sau và hai bên Điện là các vườn cây cao, tán rộng. Công trình cũng được thiết kế với một khối dáng vừa phải, càng lên cao thu dần lại, các đầu hồi, đỉnh mái với các họa tiết trang trí phỏng theo các hình dạng tự nhiên kiến cho công trình hòa vào với tự nhiên


Triền mái của kiến trúc Việt Nam thẳng, không cong, nhưng hếch lên ở góc mái tạo sự thanh thoát, lấy cảm hứng từ mũi thuyền của nền văn hóa sông nước. Các trang trí đan xen bởi các khoảng trống giúp nhìn xuyên qua tạo sự hòa trộn giữa kiến trúc với cảnh sắc. Góc nhìn từ Lầu Ngũ Phụng

Một công trình mang tính quyền lực nơi vua triều kiến, quyền uy nhưng vẫn rất hài hòa, tổng thể như một khung cảnh giữa thiên nhiên, nên thơ Chi tiết trang trí rồng vờn mây trên mái Điện Thái Hòa, hòa với cảnh sắc thiên nhiên phía sau.


Tỷ lệ trong kiến trúc Do đặc điểm của khí hậu, các công trình kiến trúc Việt Nam có chiều cao không quá lớn, nhưng việc sử dụng các tỷ lệ trong kiến trúc giúp công trình trở nên uy nghiêm tráng lệ hơn. Phần mái lớn và thường chiếm tới 2/3 chiều cao mặt đứng công trình.

“Trùng thiềm điệp ốc”

Khung nhà nhà 7 gian 2 chái. Phần mái đua sà thấp chiếm 2/3 chiều cao công trình. Các sự thay đổi cao độ cũng rất nhẹ nhàng, vừa phải. Từ phía ngoài sân Đại Triều Kiến đến nền của Điện Thái Hòa có 9 bậc cấp nhưng sự thay đổi ấy diễn ra rất tự nhiên, không bất chợt khiến cho tổng thể kiến trúc Điện trở nên rất nhẹ nhàng mà vẫn giữ được sự uy nghiêm của một công trình kiến trúc cung điện. Sân Đại Triều Kiến – nơi thực hiện các buổi lễ quan trọng của triều đình.


Nghệ thuật cắt cảnh Đây là một đặc điểm kiến trúc thể hiện sự tinh tế, cũng như đầy tính nghệ thuật trong nét thẩm mỹ của người Việt Nam. Các khung cảnh trong Kinh Thành Huế nói chung và Điện Thái Hòa nói riêng đều được chăm chút tỷ mỹ bởi các yếu tố kiến trúc, tự nhiên tạo thành những bức họa đầy tính nghệ thuật.

Góc nhìn từ Lầu Ngũ Phụng đến Điện Thái Hòa

Góc nhìn từ Cổng Ngọ Môn đến Điện Thái Hòa

Tại các góc nhìn, các yếu tố kiến trúc và cảnh quan được bố trí phù hợp tạo chiều sâu cho khung hình. Các yếu tố tiền cảnh, trung cảnh, hậu cảnh được sắp xếp hài hòa bổ sung cho nhau tạo thành một tổng thể hoàn chỉnh.


Góc cảnh từ Cổng Ngọ Môn đến Điện Thái Hòa, lối chính giữa dành riêng cho vua đi Góc nhìn được giới hạn bởi hai bên tường thành của Ngọ Môn. Trung cảnh là Nghi Môn với các họa tiết trang trí nổi bật. Điện Thái Hòa cùng với các hàng cây hai bên đóng vai trò là hậu cảnh cho khung hình.


Góc cảnh từ Cầu Trung Đạo đến Điện Thái Hòa, là con đường chính dẫn vào hoành thành Huế. Tại 2 đầu cầu Trung Đạo có 2 Nghi Môn dựng bằng 4 cột đồng, trang trí hoa sen. Từ góc nhìn này, Điện Thái Hòa được thấy như một bức tranh với khung tranh là cổng giữa, hai bên là hai bức tranh thiên nhiên, hồ nước bổ sắc thêm cho Điện.


Các tầng chi tiết, khung cảnh thay đổi theo hành trình của người xem Công trình không phô trương toàn bộ những vẽ đẹp ra cùng một thời điểm mà sẽ dần dần hiện ra, người xem phải dần tiến vào công trình thì việc chuyển cảnh sẽ đưa người xem đến những khung hình khác nhau.

Từ phía xa công trình như hòa lẫn giữa những yếu tố tự nhiên. Tại đây yếu tố nổi bật là Cầu Trung Đạo với các trang trí cổng cùng với hồ sen Thái Dịch hai bên. Các trang trí rồng trên mái Điện hay chóp sen trên cổng được uốn lượn một các rất tự nhiên, không tạo sự kết thúc đột ngột, tựa như những cành lá vươn ra hòa vào với khung cảnh xung quanh . Từ cầu Trung Đạo nhìn ra Ngọ Môn


Điện Thái Hòa nhìn từ Sân Đại Triều Kiến Khi người xem đến được khoảng cách đủ gần, vẻ nguy nga của Điện sẽ được hiện ra với hình khối tỷ lệ của công trình, hệ mái Trùng Thiềm Điệp Ốc với lớp ngói hoàng Lưu Ly hiện lên, toát lên vẽ uy quyền của một vị vua cai trị. Và cuối cùng, khi người xem đến được cận cảnh công trình, vẻ đẹp đặc sắc nhất của những trang trí mới được hiện ra cho mọi người chiêm ngưỡng. Những chi tiết sơn son thếp vàng, những tác phẩm khảm sành sứ thể hiện một dấu ấn riêng cho công trình Điện Thái hòa cũng như các công công trình cung điện Việt Nam so với thế giới.


chi tiết trang trí nghệ thuật khảm sành sứ Nhà Nguyễn là thời kỳ mà nhiều công trình xây dựng kiến trúc cung đình ở Huế đã đạt đến đỉnh cao của thẩm mỹ và nghệ thuật khảm sành sứ, Những mảnh sứ qua bàn tay các nghệ nhân Việt trở nên mềm mại, tạo hình nên các cành cây, hoa lá, rồng, mây, ... uyển chuyển.

Vẻ đẹp lộng lẫy mà bình dị, đầy chất dân gían

Trang trí hình rồng trên mái Điện Thái Hòa.


nghệ thuật pháp lam huế Pháp lam (hay đồ đồng tráng men) là những sản phẩm được làm bằng đồng hoặc hợp kim đồng, trên bề mặt được tráng men trang trí. Được sử dụng rất nhiều trong việc trang trí nội ngoại thất các cung điện ở Huế.

Hình tượng mặt trời, mây và hoa lá thực hiện bằng Pháp Lam trên nghi môn trong Hoàng thành Huế Các tác phẩm trong cung đình Huế thường có chủ đề về rồng phượng, chim muông, hoa lá, phong cảnh, thơ văn, câu đối chữ Hán Nôm, và các loại họa tiết trang trí mang phong cách cổ điển và truyền thống... Màu sắc được sử dụng thường tươi vui, nhã nhặn với những gam màu truyền thống như tím, đỏ, xanh lam, vàng chanh, hồng phấn, xanh đậm... Trang trí Nhất Thi Nhất Họa trên mái Điện Thái Hòa.


Thơ trong kiến trúc Bên cạnh các họa tiết hình ảnh trang trí, hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình cũng mang nét độc đáo, riêng có của Điện Thái Hòa, mang đến cho người xem một nét thơ mộng của Huế.

Lối sắp đặt một bài thơ liền kề một bức họa tạo nên một sự thay đổi nhẹ nhàng, người xem sẽ được đi từ nội dung này qua nội dung khác mà không quá cảm thấy nhàm chán.

Kiến trúc cung đình Huế đẹp như một bài thơ. Bán thiên khai Thái vận / Vạn quốc hữu đồng nhân 半千開泰運/萬國有同仁


Các họa tiết còn ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên ánh sáng, góc nhìn mà tạo nên những sắc thái khác nhau biến đổi theo thời gian, khiến cho công trình trở nên linh hoạt, mới mẻ cho người xem tại mỗi lần quan sát. Tạo nên nét duyên dáng cho công trình.

Chi tiết trang trí Nghi Môn trước cầu Trung Đạo, bốn chữ “Chính trực đẳng bình”

Chi tiết các ô trống trên Nghi Môn, thể hiện các khung cảnh, sắc độ phía sau tùy vào các thời điểm khiến công trình trở nên hài hòa hơn với khung cảnh tại mọi góc nhìn.

Các ô trống trên Nghi Môn, hòa với sắc độ của công trình phía sau



Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.