3 minute read
đồ họa
• YẾU TỐ ĐƯỜNG NÉT
Có thể nói: "Đường nét là sự biểu hiện thống nhất giữa cảm tính thị giác và lý tính phân tích" Ở mỗi hình thức biểu hiện: đường nét ngang, đường nét đứng, đường nét cong xiên… đường nét đều hàm chứa một lượng thông tin, cảm xúc nhất định.
Advertisement
Ứng dụng của đường trong thiết kế: đường thẳng, đường chéo, đường ziczac, đường cong
• YẾU TỐ ĐƯỜNG THẲNG:
Chúng ta có thể sử dụng nhiều đường thẳng được lặp đi lặp lại theo một kiểu nhất định, chúng có thể tạo ra texture.
Đường thẳng đứng và nằm ngang đều có thể tạo cảm giác di chuyển, dễ dàng định hướng mắt người dùng và tạo điểm nhấn mạnh. Một đường thẳng có thể tạo ra sự liên kết vô hình và một đường thẳng đứng từ trên xuống dưới tạo cho ta cảm giác vững chãi.
Đường thẳng còn biểu hiện của sự quyền lực và sức mạnh, sự hiện hữu của các cây vương trượng, giúp ta truyền tải được nhiều giá trị ý nghĩa và có quyền năng truyền tải cảm xúc nếu được khai thác hợp lý.
• YẾU TỐ ĐƯỜNG CHÉO
Các đường chéo cho ta cảm giác động đó là biểu hiện của sự di chuyển và định hướng hành động
• YẾU TỐ ĐƯỜNG ZICZAC
Là sự kết hợp của đường chéo giao nhau vì thế mà nó mang đặc tính của đường chéo,kiểu chuyển động mềm mại, duyên dáng. Kiểu đường này là chuỗi liên tiếp các đường chéo nên nó có tính linh động rất cao, tạo cảm giác phấn khích. Ở khía cạnh khác, kiểu đường này cũng cho thấy sự bất ổn, lo lắng, thay đổi hướng liên tục.. thậm chí nó còn có ý nguy hiểm và đổ vỡ nữa.
Đường cong thường mang khá nhiều ý nghĩa, sự mềm mại, uyển chuyển là điều làm người ta liên tưởng nhiều nhất khi nói về đường cong. Những đường cong tạo cảm giác thoải mái, an toàn, đồng thời gợi lại đường cong của cơ thể tạo cảm giác gợi cảm
Khi sử dụng nhiều đường cong cạnh nhau cho ta cảm giác động.
• Điểm và chấm trong thiết kế
Trong thiết kế, Điểm (point) được xem là yếu tố cơ bản đầu tiên để tạo nên tất cả các yếu tố còn lại. Điểm là một dấu vết trong không gian được xác định bởi các trục toạ độ và chúng ta không thể thực sự vẽ ra điểm.
Tương tự như trong hình học , điểm chỉ tồn tại chứ không có hình dạng nhất định. Thay vào đó, thứ chúng ta có thể tạo được, cảm nhận được là Chấm (dot). Chấm cũng không có bất cứ một hình dạng nào cố định. Chúng ta thường nghĩ đến chấm là một hình tròn hoặc một hình vuông nhỏ. Nhưng trên thực tế, bạn có thể dùng bất cứ ký hiệu nào để thể hiện chấm. Ký hiệu đó có thể là một ngôi sao, một bông hoa, một vết mực, v.v…
Điểm và chấm – những thứ tưởng chừng vô cùng cơ bản, lại có sức mạnh phi thường trong thiết kế. Đôi khi chỉ cần một điểm nhỏ trên bản thiết kế của bạn cũng sẽ trở thành nơi thu hút thị giác người xem nhất. Nhiều điểm kết hợp với nhau tạo được không gian, hình dạng, chất liệu.
Điểm trong không gian phổ biển nhất là dưới dạng hình tròn, hình vuông nhỏ và nhiều cách khác nhau. Điều quan trọng là tổng thể, những chấm màu vô dạng đó đang cố gắng mô tả điều gì.
• Ứng dụng của Illusion trong đồ hoạ
Vùng võng mạc trong mắt dễ tác động bởi ánh sáng, màu sắc vì vậy nghệ sĩ tạo ra các ảo ảnh quang học bằng cách xen kẽ các mảng màu tương phản cao (phổ biến nhất là đen và trắng) cùng sự lặp đi lặp lại của các mô hình dạng cong hoặc thẳng. Sự tương phản sẽ gây ra nhầm lẫn rất lớn đối với thị giác mà người xem phải chú tâm rất nhiều giữa thành phần chính và thành phần phụ. Không gian dương (positive spaces) và không gian âm (negative spaces) đều đóng vai trò quan trọng và có giá trị bằng nhau trong một tác phẩm.
Sự nhầm lẫn của thị giác khiến não bộ khiến chúng ta tiếp nhận thông tin về các đường vặn xoắn nhìn qua võng mạc “bắt đầu dao động“ , làm bạn thật sự nghĩ rằng: “hình ảnh trong bức tranh đang chuyển động và nhấp nháy”