1 minute read
3.2.Thiết kế mô hình thu sương làm nước sạch
=> Từ kết quả trên ta thấy hàm lượng Coliforms vượt quá giới hạn cho phép ta có thể sử dụng biện pháp khử dung máy trùng bằng Clo, khử trùng bằng ozone, khử trùng bằng tia cực tím hoặc phương pháp chưng cất nước hoặc lọc nước, sau khi khử coliform nước thu sương sau 1 ngày có thể sử dụng cho nước ăn uống. - Nhận xét chất lượng nước sau 3 ngày: + Qua bảng số liệu ta có thể thấy hàm lượng COD vượt quá giới hạn cho phép QCVN 01:2009/BYT hai lần. + Chỉ tiêu độ đục thấp hơn 0,808 lần so với quy chuẩn QCVN 02:2009/BYT nhưng lại vượt quá giới hạn cho phép của QCVN 01:2009/BYT 2,02 lần. Điều này chứng tỏ với chỉ tiêu độ đục nước chỉ phù hợp cho nước sinh hoạt. + Hàm lượng Coliforms đều vượt quá quy chuẩn cho phép của cả hai quy chuẩn QCVN 01:2009/BYT và QCVN 02:2009/BYT [9]. - Nhận xét chất lượng nước sau 7 ngày: + Nhìn vào bảng số liệu ta thấy hàm lượng COD vượt quá giới hạn cho phép của QCVN 01:2009/BYT 4,7 lần. + Chỉ tiêu độ đục vượt quá giới hạn cho thép của hai quy chuẩn cho phép. + Hàm lượng Coliform vượt quá giới hạn cho phép của hai quy chuẩn.
3.2.Thiết kế mô hình thu sương làm nước sạch
Advertisement
Trong quá trình nghiên cứu đề tài em nhận thấy rằng việc thu nước từ sợi đay qua ngày đầu tiên cho kết quả rất tốt và khả quan, nhưng từ ngày thứ 3, 5, 7 các chỉ số chất lượng nước (đặt biệt là chỉ số Coliform) tăng cao theo ngày và em đưa ra giải pháp là đưa vật liệu lọc vào nhằm cải thiện chất lượng nước, cũng như ổn định các chỉ số. Chính vì vậy mô hình đã được tiến hành thiết kế như hình 4.0.