1 minute read

Bảng 4.8: Tỷ lệ (%) các nguồn tiếp nhận nước thải sinh hoạt của các HGĐ

+ Đa số các HGĐ đã sử dụng cống thải có nắp đậy chiếm 65,0%, cống thải có lộ thiên chiếm 20,0 %. Đa số hệ thống cống thải của các gia đình sử dụng chưa đạt tiêu chuẩn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Tuy chỉ là nước tắm, nước nhà bếp và nước giặt nhưng cũng ảnh hưởng đến nguồn nước thải. + Số HGĐ không có cống thải và không sử dụng cống thải vẫn còn nhiều, và tập trung ở các xóm Cao Sơn 1, Cao Sơn 2. Nguyên nhân là do các xóm này nằm ở ven sông Đu chảy qua xã nên nước thải được thải trực tiếp ra sông, đây cũng chính là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước sông hiện nay.

Bảng 4.8: Tỷlệ(%)các nguồn tiếp nhận nước thải sinh hoạt của các HGĐ

Advertisement

TT Nguồn tiếp nhận nước thải Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Cống thải chung 29 48,3 2 Thải vào ao hồ…. 13 21,7 3 Bể chứa 0 0,0 4 Bể tự hoại 8 13,3 5 Ngấm xuống đất 10 16,7 6 Nơi khác 0 0,0

Tổng 60 100,0

(Nguồn: Theo kết quả khảo sát tháng 9/2018) + Xã Sơn Cẩm đã có cống thải, có nguồn tiếp nhận nước thải để xử lý chung nên đã giảm đáng kể ô nhiễm môi trường, số HGĐ thải nước thải vào cống thải chung của xã chiếm 48,3% ( tập chung ở các khu đông dân cư, gần mặt đường lớn như Xóm 6, Xóm 7, Xóm 8). Số HGĐ sử dụng các bể tự hoại để chứa nước thải sinh hoạt là không nhiều, chiếm 13,3%. Tuy nhiên, số HGĐ thải nước thải ra ngoài môi trường còn lớn, chiếm 38,4%; như đã nói ở trên, các HGĐ nằm ở ven sông Đu thải nước thải ra sông hoặc ngấm trực tiếp xuống đất (đối với các HGĐ có diện tích đất vườn quanh nhà rộng, cách mặt đường như xóm Hiệp Lực), điều này là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước mặt của địa phương, về lâu dài có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước ngầm.

This article is from: