Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU BÌNH DƯƠNG

Page 1

1 THUYẾT MINH: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU BÌNH DƯƠNG TRUNG TÂM NGHIÊN
PHÁT
CÂY CAO SU BÌNH DƯƠNG MỤC LỤC: MỤC LỤC:.........................................................................................................................1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.....................................................................................................3 Thực trạng hiện nay.......................................................................................................3 Về sản xuất: 3 Về xuất khẩu:................................................................................................................3 Mục đích của đề tài ........................................................................................................4 Giảm thiểu tác hại của cao su đến sứ khỏe của người nồng dân..................................4 Nghiên cứu và phát triển cây cao su giúp thúc đẩy kinh tế 4 CHƯƠNG I : TỔNG QUAN TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU BÌNH DƯƠNG...................................................................................................6 I.1: Thể loại công trình:.................................................................................................6 I.1.1: Khái niệm............................................................................................................6 I.1.2: Phân loại: 6 I.1.3: Lịch sử phát triển của loại hình trung tâm nghiên cứu .......................................9 I.1.4: Các công trình hiện hữu 13 I.2: Giới thiệu sơ lược về tỉnh Bình Dương................................................................15 I.2.1: Thông tin tỉnh Bình Dương...............................................................................15 I.2.2: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Bình Dương................................17 CHƯƠNG II: HIỂU BIẾT VỀ CÂY CAO SU VÀ TRUNG TÂM TRƯNG BÀY, NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN ................................................................................19 II.1: Tổng quan về cây cao su......................................................................................19 II.1.1: Thông tin liên quan về cây cao su....................................................................19 II.1.2: Hệ lụy trong quá trình chăm sóc và thu hoạch ................................................21 II.2: Chức năng.............................................................................................................24 II.2.1: Trưng bày 24 II.2.2: Nghiên cứu thúc đẩy sự phát triển...................................................................26 CHƯƠNG III: CƠ SỞ THIẾT KẾ................................................................................29 III.1: Nguyên lý thiết kế...............................................................................................29
C
U VÀ
TRI
N
2 THUYẾT MINH: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU BÌNH DƯƠNG III.1.1: Nguyên lý thiết kế hội trường.........................................................................29 III.1.2: Nguyên lý thiết kế không gian trưng bày 31 III.2: Tiêu chuẩn hoạt dộng.........................................................................................33 III.2.1: Tiêu chuẩn thiết kế phòng thí nghiệm............................................................33 III.2.2: Quy trình vận hành khu chăm sóc cây giống .................................................37 III.2.3: Quy trình hoạt đông phòng nghiên cứu thực vật 40 CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH KHU ĐẤT XÂY DỰNG................................................41 IV.1: Vị trí địa lý. .........................................................................................................41 IV.2: Đặc điểm khí hậu tự nhiên.................................................................................43 IV.2.1: Nhiệt độ không khí:........................................................................................43 IV.2.2: Lưu lượng mưa:..............................................................................................44 IV.2.3: Ánh sáng:........................................................................................................45 IV.2.4: Độ ẩm không khí:...........................................................................................46 IV.2.5: Chế độ gió: 48 IV.3: Đặc điểm khu đất................................................................................................49 IV.3.1: Liên hệ vùng đặc thù:.....................................................................................49 IV.3.2: Bối cảnh:.........................................................................................................50 IV.3.3: Địa hình và địa chất 51 IV.3.4: Giao thông......................................................................................................52 CHƯƠNG V: NHIỆM VỤ THIẾT KẾ .........................................................................57 V.1: Bảng thống kê đất ................................................................................................57 V.2: Nhiệm vụ thiết kế.................................................................................................58 V.2.1: Trung tâm trưng bày, nghiên cứu và phát triển cây cao su Bình Dương ........58 V.2.2: Khu thực nghiệm 67 CHƯƠNG VI: PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ....................................................................68 VI.1: Phương án kiến trúc...........................................................................................68 VI.1.1: Sơ đồ phân khu chức năng .............................................................................68 VI.1.2 : Tổ chức mặt bằng – hình khối.......................................................................69 VI.2: Khai triển nội thất và cảnh quan......................................................................77 VI.2.1: Nội thất 77 VI.2.2: Cảnh quan.......................................................................................................82

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Thực trạng hiện nay

Về sản xuất:

- Việt Nam tiếp tục giữ vững vị trí thứ hai về năng suất vườn cây, thứ ba về sản lượng, thứ tư về xuất khẩu trên thế giới. Năm 2018, Việt Nam tiếp tục duy trì vị trí này, với sản lượng 1.142 nghìn tấn trên diện tích 965.400 hecta. Cùng với tăng về sản lượng, năng suất cây cao su tại Việt Nam cũng tăng đáng kể, nhờ áp dụng các giống cao sản và tiến bộ trong kỹ thuật trồng và chăm sóc. Việt Nam đã giữ mức năng suất bình quân 1,6 - 1,7 tấn/ha/năm và là mức cao nhất tại khu vực châu Á, đứng thứ hai trên thế giới trong những năm gần đây. Năng suất cao là một trong những yếu tố quan trọng giúp người trồng cao su tại Việt Nam chống chịu và ứng phó linh hoạt khi giá thấp kéo dài từ năm 2012 đến nay.

Diện tích, sản lượng và năng suất cây cao su tại Việt Nam. Nguồn internet

Về xuất khẩu:

- Giá trị đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành Cao su không chỉ từ nguồn nguyên liệu cao su thiên nhiên, mà còn từ các sản phẩm cao su và sản phẩm gỗ cao su của ngành Công nghiệp chế biến. Việt Nam xuất khẩu cao su vào hơn 60 thị trường tại các nước trên thế giới. Tuy nhiên, Trung Quốc, Ấn Độ, và Hàn Quốc là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong năm 2019, chiếm thị phần lần lượt là 66,5%, 8,3% và 3%. Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết khối lượng xuất khẩu cao su năm 2018 là 1,56 triệu tấn, tương ứng giá

trị 2,09 tỉ USD, với giá xuất khẩu bình quân 1.338USD/tấn, so với năm 2017 tăng 13,3% về sản lượng và giảm 7,0% về giá trị, do giá xuất khẩu giảm. Đến năm 2019, sản lượng xuất khẩu tăng hơn so với năm 2018, sản lượng đạt 1,68 triệu tấn, tương ứng 2,26 tỉ USD,

3 THUYẾT MINH: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU BÌNH DƯƠNG

tăng 7,7% về khối lượng và tăng 8,0% về giá trị so với năm 2018, giá xuất khẩu bình quân

1.343 USD/tấn.

Sản lượng và giá trị xuất khẩu cao su giai đoạn 2014 – 2019. Nguồn internet

Mục đích của đề tài

Giảm thiểu tác hại của cao su đến sứ khỏe của người nồng dân

- Hiện nay tác hại từ việc khai thác mủ cao su đã và đang có những ảnh hưởng nhất

định đối với sức khỏe của người nông dân vì vậy cần đưa ra các biện pháp, giải pháp làm hạn chế tác hại của cao su đến sức khỏe người nông dân.

- Đưa ra các phương án làm hạn chế tác hại của cây cao su trong quá trình khai thác:

+ Khai thác bằng khí

+ Các công cụ phụ trợ trong quá trình khai thác

+ Các biện pháp xử lý nước thải thân thiện với môi trường

+ Sử dụng các loại thuốc ức chế tác hại từ cây cao su Nghiên cứu và phát triển cây cao su giúp thúc đẩy kinh tế.

- Tăng cường sử dụng gỗ cao su: Hệ thống cao su tự nhiên có thể góp phần giảm phát thải tổng thể khi gỗ rừng trồng được sử dụng thay thế cho nhiên liệu hóa thạch như than cốc. Gỗ cao su còn được dùng sản xuất đồ nội thất. Việc tăng cường sử dụng gỗ cao su cũng sẽ làm giảm nhu cầu khai thác gỗ rừng, giảm áp lực lên rừng tự nhiên.

- Nghiên cứu thay thế vật liệu tổng hợp bằng cao su thiên nhiên: Cao su thiên nhiên

được dùng để sản xuất lốp xe, các vật liệu chống rung, chống động đất và thiết bị y tế. Nó

là chất thay thế xanh hơn cho chất đàn hồi có nguồn gốc từ dầu mỏ (chiếm khoảng 47% thị

trường chất đàn hồi toàn cầu vào năm 2020). Cao su tự nhiên có nhiều đặc tính lý tưởng để

thay thế nhựa trong dệt may, giày dép và xây dựng. Nhiều nghiên cứu đang được tiến hành

để cải thiện các thuộc tính của NR liên quan đến giảm xóc, khả năng chống dầu, độ thấm khí, độ bám ướt và khả năng chống lăn. Các sản phẩm khác đã được nghiên cứu tiền thương mại, bao gồm cao su xốp và keo. Một loại cao su xốp đặc biệt cho thấy đặc tính hấp thụ

4 THUYẾT MINH: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU BÌNH DƯƠNG

âm thanh và giảm rung tuyệt vời, và một loại keo gốc nước không độc hại, thân thiện với môi trường và ít mùi hơn. Việc tái sử dụng và tái chế cũng đang đạt được những tiến bộ

đáng kể, đặc biệt là đối với lốp xe có thể được tái chế cho các con đường và tòa nhà tạo ra các bể chứa carbon lâu dài.

- Qua thực trạng hiện nay cũng như các nhu cầu mà người dân của cả nước nói chung củng như tỉnh Bình Dương nói riêng cần được đáp ứng thì việc xây dựng một trung tâm trưng bày, nghiên cứ và phát triển cây cao su Bình Dương là một vấn đề cần thiết và hợp lý. Công trình sẽ là nơi đưa các sản phẩm từ cây cao su đến người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp chế biến cao su đến gần nhau hơn, đồng thời cũng là nơi nghiên cứu những giống cây cao su mới mang về nhiều giá trị hơn kinh tế hơn đến người nông dân nhằm thúc

đẩy sự phát triễn kinh tế cho xã hội.

Trung

5 THUYẾT MINH: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU BÌNH DƯƠNG
Mục tiêu của công trình Nghiên cứu và phát triển Ứng dụng tâm trưng bày, nghiên cứu và phát triển cây cao su Bình Dương Quảng bá và trưng bày

I.2: Giới thiệu sơ lược về tỉnh Bình Dương

I.2.1: Thông tin tỉnh Bình Dương

I.2.1.1: Vị trí

- Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, diện tích tự nhiên 2.695,2 km2, toàn tỉnh có có 1 thành phố, 4 thị xã và 4 huyện, với 93 đơn vị hành chính cấp xã (bao gồm: 41 phường, 2 thị trấn và 50 xã). Toạ độ địa lý của tỉnh: 11°52' - 12°18' vĩ bắc, 106°45'107°67'30" kinh đông.

+ Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước.

+ Phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh.

+ Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai.

+ Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh.

- Tỉnh nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa sườnphía namcủadãy TrườngSơn,nối nam

Trường Sơn với các tỉnh đồng bằng sông

Cửu Long; là tỉnh bình nguyên có địa hình

lượn sóng yếu từ cao xuống thấp dần từ 10m

đến 15m so với mặt biển. Cùng với đó tỉnh

cũng có chế độ khí hậu của khu vực miền

Đông Nam Bộ: nắng nóng và mưa nhiều, độ

ẩm khá cao. Đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa

ổn định, trong năm phân chia thành hai mùa

rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.

Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương. Nguồn internet

- Về tiềm năng phát triển, Bình Dương kề cận với thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước… Gần sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (25 Km), sân bay quốc tế Long Thành tỉnh Đồng Nai, cảng Sài Gòn, cảng Cái MépThị Vải.

- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Dương có các lợi thế về vị trí

địa lý như: giáp TP.HCM và Đồng Nai - 2 địa phương có nền kinh tế sôi động bậc nhất cả

nước, luôn đứng trong top đầu về thu hút vốn đầu tư nước ngoài với cơ sở hạ tầng hiện đại, phát triển đồng bộ, kết nối với nhiều vùng kinh tế khác trong cả nước và quốc tế

I.2.1.2: Dân số

- Dân số toàn tỉnh tính đến 31/12/2015 có 1.947.220 người. Trong đó, dân số thành thị là 1.498.707 người, chiếm 76,97%, dân số nông thôn là 448.513 người, chiếm 23,03%. Mật độ dân số của tỉnh đạt 723 người/km2 , cao nhất là thị xã Dĩ An với tỷ lệ 6.568 người/km2 . Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh hàng năm là 0,86%.

- Số người trong độ tuổi lao động của tỉnh năm 2015 là 1.590.758 người (chiếm 81,69% dân số toàn tỉnh), đạt tốc đô tăng bình quân 4,37%/năm giai đoạn 2011 - 2015. Số lao động được tạo việc làm là 1.246.300 người, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 24,85%.

Tỷ lệ thất nghiệp 2,8%.

15 THUYẾT MINH: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU BÌNH DƯƠNG

- Quy hoạch đến năm 2020, đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cơ bản, đáp ứng nhu

cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã

hội tỉnh, theo đó:

- Dân số tăng bình quân 4,6% giai đoạn 2016 - 2020, tới năm 2020 quy mô dân số

đạt 2 triệu người.

- Hàng năm tạo việc làm cho 45 ngàn lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%.

- Chuyển dịch cơ cẩu lao động nông lâm ngư nghiệp đến năm 2020 chiếm dưới 10% so với tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế của tinh. Tăng thu nhập, hoàn thiện cơ sở hạ tầng góp phần nâng tỷ lệ xã đạt tiêu chí nông thôn mới đến năm 2015 là 40%.

- Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn của

tỉnh giảm hàng năm, đến năm 2020 cơ

bản không còn hộ nghèo trên địa bàn

tỉnh.

- Tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt 82%.

Biểu đồ dân số tỉnh Bình Dương.

Nguồn internet

I.2.1.3: Cơ cấu kinh tế

- Giai đoạn từ 2011 - 2015, tổng sản phẩm (GRDP) toàn tỉnh (theo giá so sánh 2010)

năm 2011 đạt 108.114 tỷ đồng, năm 2015 đạt 149.606 tỷ đồng (đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 8,46%/năm). Sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh thể hiện ở cả 3 lĩnh vực trong sản xuất, trong đó khu vực dịch vụ có mức tăng trưởng cao nhất (9,64%/năm), khu vực công nghiệp và xây dựng cũng phát triển mạnh với tốc độ tăng trưởng đạt 9,12%/năm, khu vực nông lâm nghiệp thủy sản có tốc độ tăng trưởng thấp nhất (3,42%/năm). Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bình Dương luôn đạt mức cao trong số các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ cũng như của toàn quốc.

Biểu đồ cơ cấu kinh tế bình dương 6 tháng đầu năm 2021. Nguồn internet

- GDP bình quân đầu người trong tỉnh tăng khá nhanh. Năm 2011 đạt 75,87 triệu đồng, năm 2015 đạt 101,01 triệu đồng (tăng 25,14 triệu đồng).

- Định hướng phát triển giai đoạn 2016 - 2020:

+ Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng bình quân 8,3%/năm

+ Cơ cấu kinh tế (GRDP) của tỉnh đến năm 2020: công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp - thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tương ứng đạt 63,2% - 26% - 3% - 7,8%;

+ Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng bình quân 8,7%/năm

+ GRDP bình quân đầu người đạt 142,6 triệu đồng

+ Thu ngân sách tăng 8,9%/năm

16 THUYẾT MINH: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU BÌNH DƯƠNG

+ Tổng vốn đầu tư toàn xã hội chiếm 35% GRDP

+ Thu hút đầu tư nước ngoài đạt trên 07 tỷ đô la Mỹ

I.2.2: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Bình Dương

I.2.2.1: Tình hình chung

- Năm 2015, tổng diện tích đất nông nghiệp của tỉnh là 207.464 ha chiếm 77,03% tổng diện tích toàn tỉnh. Trong đó:

- Đất sản xuất nông nghiệp là 195.327 ha chiếm 94,15% tổng diện tích đất nông nghiệp, bao gồm:

+ Diện tích đất trồng cây hàng năm là 9.708 ha, chiếm 4,97% diện tích đất sản xuất nông nghiệp với diện tích đất trồng lúa là 3.218 ha, chiếm 33,15% diện tích trồng cây hàng năm.

+ Diện tích đất trồng cây lâu năm có 185.619 ha, chiếm 95,03% diện tích đất sản xuất nông nghiệp.

- Đất lâm nghiệp có diện tích 10.542 ha, chiếm 5,08% tổng diện tích đất nông nghiệp, bao gồm:

+ Diện tích đất rừng sản xuất là 6.880 ha.

+ Diện tích đất rừng phòng hộ là 3.652 ha.

+ Diện tích đất rừng đặc dụng là 10 ha.

- Đất nuôi trồng thủy sản có 417 ha, chiếm 0,2% tổng diện tích đất nông nghiệp.

- Đất nông nghiệp khác có 1.273 ha.

- Theo quy hoạch sử dụng đất của tỉnh, đến năm 2020 diện tích đất nông nghiệp của

tỉnh có 174.480 ha, giảm 32.984 ha so với năm 2015. Trong đó:

+ Diện tích đất lúa sẽ chỉ giảm 68 ha còn 3.150 ha. Đất trồng cây lâu năm còn có

153.286 ha, giảm 32.333 ha.

+ Diện tích đất lâm nghiệp đạt 10.757 ha, tăng 215 ha.

+ Diện tích đất nuôi trồng thủy sản giảm 67 ha còn 350 ha vào năm 2020.

I.2.2.2: Ngành trồng trọt

- Tỉnh Bình Dương là tỉnh phát triển mạnh về cây lâu năm từ nhiều năm nay nên cơ

cấu giá trị sản xuất nhóm cây hàng năm chiếm tỷ trọng rất ít.

- Tỷ trọng giá trị sản xuất cây rau, đậu cao nhất cũng chỉ đạt 4,24% năm 2011 và đạt 3,91% năm 2015. Tỷ trọng cây lương thực có hạt đạt 1,97% năm 2011 và đạt 1,61% năm 2015. Tỷ trọng giá trị sản xuất cây công nghiệp hàng năm chỉ đạt 0,62% năm 2011 và xuống còn 0,53% năm 2015. Tỷ trọng giá trị cây ăn quả đạt 1,64% năm 2011 và đạt 1,71% năm 2015. Tỷ trọng cây trồng chính của ngành trồng trọt cũng như của cả tỉnh là nhóm cây công nghiệp lâu năm đạt 89,1% năm 2011 và tiếp tục tăng lên 90,21% năm 2015

- Quy hoạch phát triển trồng trọt đến năm 2020:

+ Vùng I (Nam Bình Dương - vùng nông nghiệp đô thị) Diện tích tự nhiên 63.752 ha.

Định hướng phát triển mô hình nông nghiệp đô thị sinh thái, ít sử dụng đất, ứng dụng Công nghệ cao; trồng các loại rau, hoa, cây cảnh, trái cây đặc sản (măng cụt, bưởi...), nuôi trồng sinh vật cảnh, tạo màng xanh đô thị

17 THUYẾT MINH: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU BÌNH DƯƠNG

+ Vùng II (Bắc Bình Dương-vùng nông nghiệp truyền thống) Diện tích tự nhiên

205.770 ha. Định hướng hình thành và phát triển các vùng chuyên canh cao su, cây ăn quà

đặc sàn, rau an toàn, các vùng chăn nuôi tập trung cho các trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi công nghiệp; xây dựng các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; trồng cây lâm nghiệp theo quy hoạch 3 loại rừng; xây dựng mô hỉnh vườn cây cây ăn quả đậc sản kết hợp du lịch sinh thái; nuôi thủy sản nước ngọt.

- Cụ thể quy hoạch các loại cây trồng chính đến năm 2020 như sau:

+ Cây cao su: Phấn đấu đến năm 2020, diện tích cao su đạt 130.716 ha, sản lượng

216.661,77 tấn mủ khô.

+ Cây ăn quả: Phấn đấu đến năm 2020, diện tích cây ăn quả đạt 10.008 ha, sản lượng

83.743,66 tấn.

+ Cây rau màu các loại: Diện tích gieo trồng đạt 7.880,14 ha vào năm 2020, sản lượng

đạt 128.000 tấn.

+ Cây lúa: Diện tích gieo trồng còn 5.000 ha vào năm 2020, sản lượng đạt 22.500 tấn

+ Các loại hoa, cây cảnh sẽ đạt diện tích 370,5 ha vào năm 2020, trong đó: Hoa các loại đạt 272 ha, cây cảnh đạt 98,6 ha

I.2.2.3: Giá trị của cây cao su mang lại

- Bình Dương là tỉnh có diện tích cao su lớn thứ 2 vùng Đông Nam Bộ

Đến cuối năm 2021, diện tích cao su của tỉnh là 133.278ha. Trong đó cao su tiểu

điền chiếm khoảng 83.600 ha (chiếm 62,3%).

- Giá trị kim ngạch xuất khẩu của ngành cao su trong năm 2021 đạt tới 9,5 tỷUSD,baogồmcaosuthiên nhiên,sản phẩm cao su và gỗ cao su Trồng và khai thác cao su của các công ty, năm 2011

- Diện tích cây cao su ở Việt Nam hiện có 938,8 ngàn ha, chiếm 7,2% tổng diện tích cao su toàn cầu. Sản lượng thu hoạch mủ cao su của Việt Nam đạt 1,26 triệu tấn năm 2021, chiếm 8,7% sản lượng cao su toàn cầu. Năng suất bình quân của cao su Việt Nam đạt 1.682 kg/ha, đứng thứ nhất châu Á.

18 THUYẾT MINH: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU BÌNH DƯƠNG

CHƯƠNG II: HIỂU BIẾT VỀ CÂY CAO SU VÀ TRUNG TÂM TRƯNG BÀY, NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN

II.1: Tổng quan về cây cao su

II.1.1: Thông tin liên quan về cây cao su

II.1.1.1: Chủng loại và quá trình hình thành

II.1.1.1.1: Nguồn gốc xuất hiện

- Cao su có tên khoa học là Hevea Brasiliensis. Cây cao su xuất xứ từ cây rừng hoang dại nhiệt đới, có lá kép, mọc thành chùm tụ tán, cây cao trên 10m. Đây là loài cây thuộc họ thân gỗ, tán lá rộng có nguồn gốc từ Châu Mỹ La tinh.

- Hai nhà nghiên cứu Fresnau F. và De la Condamine C lần đầu tiên thấy loài cây lạ và những giá trị thiết thực của nó đem lại cho thổ dân. Vì vậy Họ đã vẽ hình cây này với đầy đủ chi tiết về hoa, lá, quả, hạt… và gửi về Pháp để giới thiệu với Viện hàn lâm khoa học. Đấy là những hình ảnh và kiến thức đầu tiên về cây cao su.

- Cao su chỉ thực sự được chú ý nhiều hơn vào năm 1846. Khi mà Charles Goodyear và Thomas Hancook tìm ra phương pháp cao su lưu hóa. Phát minh này đã đưa mủ cao su vào phục vụ chính thức cho nhu cầu không thể thiếu của con người. Bắt đầu từ áo, quần, giầy, dép … Cho đến giữa thế kỷ XIX, cao su cất cánh với chiếc xe đạp và chiếc ô tô.

Đặc điểm hình thái cây cao su. Nguồn internet

- Từ thế kỷ 19 Việt Nam là một trong những nước thuộc địa của Pháp. Vì vậy, không tránh khỏi việc nhiều người dân Việt nam đã phải tham gia làm việc vất vả trong những trang trại cao su của Pháp. Cho nên, người dân Việt Nam thời bấy giờ thường tuyên truyền câu nói: “Cao su đi dễ khó về. Khi đi trai tráng khi về bủng beo” là vậy.

- Trong thời gian gần một thế kỷ, hình ảnh loài cây lá kép này trở thành mối thảm họa, gắn liền với kiếp sống lầm than nô lệ của người dân mất nước. Danh từ cao su có xuất xứ từ thổ âm xứ Peru là caa là cây và ochu là chảy ra, khóc. Cao su là tên một loài cây chảy nước mắt, cây biết khóc.

- Năm 1877, cây cao su lần đầu tiên được đưa vào Việt Nam, trải qua hơn một thế kỷ tồn tại và phát triển, cao su đã khẳng định được vị thế là cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao, với sản phẩm chính là mủ ngoài mủ thì gỗ, dầu từ hạt cao su cũng mang lại giá trị đáng kể…. Bên cạnh đó, việc trồng cao su còn đem lại lợi ích về môi trường (phủ xanh đất trống, chống xói mòn…). Vì vậy, cần phải chăm bón cây cao su ngay từ đầu để

đạt được sản lượng mủ cao và ổn định

19 THUYẾT MINH: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU BÌNH DƯƠNG

- Đến năm 2003, diện tích cao su thuộc tổng công ty cao su Việt Nam đạt 219.600 ha, trong đó 173.700 ha đang được khai thác mủ. Diện tích cao su nay trải rộng từ Đông Nam

Bộ đến Tây Nguyên và Miền Trung, điều kiện sinh thái của các vùng này rất khác nhau, sinh trưởng và năng suất của cây cao su cũng thay đổi tùy theo điều kiện môi trường.

II.1.1.1.2: Quá trình phát triển cây cao su

- Trước khi khai thác mủ cao su: quá trình này thường kéo dài từ 5 – 6 năm:

- Sau khi khai thác mũ cao su: Quá trình kéo dài từ 20- 25 năm + Sau 5 – 6 năm, thân cây đã có đường kính dao động

từ 10 đến 15cm và bắt đầu cho thu hoạch mủ

- Trong quá trình cây con từ 0

đến 3 tháng tuổi. Cây sẽ được nuôi dưỡng trong khu thực nghiệm với các khu chức năng

phù hợp với từng giai đoại. Khu thực nghiệm phải đáp ứng

đủđiềukiệnánhsáng,hệthống

tưới nước… công trình cao khoảng 12 đến 15 mét.

Hình ảnh cây cao su con trong quá trình ươm. Nguồn internet

II.1.1.2: Giá trị kinh tế

II.1.1.2.1: Giá trị kinh tế đối với sự phát triển của đất nước

- Việt Nam hiện là quốc gia xuất khẩu cao su lớn thứ ba thế giới, chiếm 17,4% tổng thương mại cao su toàn cầu. Kim ngạch xuất khẩu của ngành cao su năm 2021, bao gồm cao su thiên nhiên, sản phẩm cao su và gỗ cao su đạt 9,5 tỷ USD, tăng 20,8% so với năm 2020.

Bảng thống kê và xuất khẩu cao su Việt Nam. Nguồn internet

- Năm 2021 Việt Nam nhập khẩu khoảng 1,6 triệu tấn cao su thiên nhiên với kim ngạch 1,9 tỷ USD. Các con số này tăng lần lượt là 2,4 lần và 2,7 lần so với con số về lượng và kim ngạch nhập khẩu của năm 2020.

20 THUYẾT MINH: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU BÌNH DƯƠNG

- Tập đoàn cao su Việt Nam (VRG) đóng vai trò chủ lực trong chiến lược phát triển cây cao su ở Việt Nam, hiện có 44 nhà máy, xí nghiệp và xưởng chế biến mủ cao su với tổng công suất thiết kế 433 ngàn tấn/ năm, đó là chưa kể các đơn vị tư nhân và cá thể canh tác dạng tiểu điền. Chế biến các sản phẩm từ cao su, cả nước có khoảng hơn 200 doanh nghiệp, hàng năm tiêu thụ hàng trăm ngàn tấn nguyên liệu cao su các loại.

- Đã có 5 công ty trồng và khai thác cao su đã lên sàn chứng khoán, các doanh nghiệp này đều là thành viên của VRG, đó là các công ty cổ phần: Cao su Phước Hòa (PHR), Cao su Đồng Phú (DPR), Cao su Tây Ninh (TRC), Cao su Hòa Bình (HRC), Cao su Thống Nhất (TNC)

Tỷ trọng các dòng sản phẩm của các công ty cao su, năm2011. Nguồn internet II.1.1.2.2: Giá trị kinh tế đối với đời sống người dân

- Cao su được xem là vàng trắng đối với đời sống người nông dân tỉnh Bình Dương.

- Giá trị cao su mang lại làm ổn định kinh tế cho các hộ gia đình

- Tạo công ăn việc làm cho người dân qua các quá trình khai thác cũng như chế biến mũ cao su

- Nâng cao giá trị đời sống cho người nông dân.

II.1.2: Hệ lụy trong quá trình chăm sóc và thu hoạch

II.1.2.1: Tác động đến con người

II.1.2.1.1: Nguyên nhân

- Trong quá trình xử lý mủ cao su, các chất hữu cơ bị phân hủy kỵ khí, tạo thành mercaptan (hợp chất hữu cơ) và Hydro Sulfua (H2S) ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Cụ thể như sau:

- Mercaptan: Đây là một loại hợp chất hữu cơ có độc tính cao. Do đó, khi cá nhân tiếp xúc với chất này, chúng có thể gây kích ứng với da, niêm mạc (mắt, mũi,…), gây buồn nôn, nôn, đau đầu, bất tỉnh, mạch đập nhanh, ở trường hợp nặng hơn có thể gây tổn thương gan, phù phổi và tử vong. Vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn khi y học vẫn chưa tìm ra thuốc giải độc cho người bị nhiễm chất độc này.

- Hydro Sulfua: Chất khí này có công thức hóa học là H2S, là một hợp chất có mùi trứng thối và là một dạng khí độc. Người hít phải khí này ở nồng độ cao có thể bị ngạt, viêm màng kết, các bệnh về phổi, thở gấp hoặc ngừng thở do khí này có tính oxy hóa mạnh, khi vào cơ thể, chúng sẽ tác động đến đường hô hấp của con người.

II.1.2.1.2: Hệ lụy

21 THUYẾT MINH: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU BÌNH DƯƠNG

- Cao su được tạo ra từ vô số hóa chất, nhân công thường xuyên phải tiếp xúc với khí thải, khói bụi và các sản phẩm phụ gia hóa học. Những độc tố này hấp thụ vào cơ thể thông qua da và qua việc hít thở, gây rủi ro nghiêm trọng tới sức khỏe. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, công việc sản xuất cao su có nguy cơ cao mắc các bệnh như ung thư bàng quang, ung thư phổi, ung thư bạch cầu.

Các tác nhân ảnh hưởng đến sức khỏe

II.1.2.2: Tác động đến môi trường

II.1.2.2.1: Nguyên nhân

- Ô nhiễm nước thải.

+ Hàm lượng lớn BOD, COD, TSS là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm nguồn nước.

Không những thế, các chất làm đông tụ và mủ đông. Gây phân hủy sinh học và tiêu thụ lượng lớn oxy khi xả vào nguồn nước.

+ Hơn thế nữa, với đặc điểm nồng độ pH thấp. Dao động từ 4.2 đến 5.2 làm cho nước thải nhiễm tính axit. Nguyên nhân đến từ việc sử dung axit làm đông tụ mủ cao su.

Hydro Sulfua

Mercaptan

Ảnh hưởng đến sức khỏe

Một số hóa chất

- Ô nhiễm rác thải rắn.

+ Rác thải rắn được xem là sản phẩm tất yếu trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Chúng thường được xuất phát từ:

+ Trong quá sinh hoạt của công nhân viên chức: thực phẩm, các chất hữu cơ dễ bị phân hủy …

+ Trong hoạt động sản xuất hàng hóa: bởi vì những sản phẩm kém chất lượng, sản phẩm lỗi. Hay các phế phẩm nông nghiệp: vụn mỏ cao su, bao bì… được loại bỏ trong quá trình sản xuất sẽ trở thành rác thải.

- Ô nhiễm khí thải.

+ Trong hoạt động sản xuất, không thể loại bỏ khí độc phát sinh trong quá trình chế biến mủ cao su: H2S, NH3, CH4, CO… Những khí này có chung đặc điểm gây ngộ độc cấp tính cho người và động vật, nếu tiếp xúc trong khoảng thời gian dài. Hơn thế nữa, chúng cũng là tác nhân gây biến đổi khí hậu. Nhất là loại khí thải tạo nên hiệu ứng nhà kính.

22 THUYẾT MINH: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU BÌNH DƯƠNG

II.1.2.2.2: Hệ lụy

- Ô nhiễm nước thải.

+ Các chất dinh dưỡng trong đất bị phân hủy. Hạn chế sự phát triển cây trồng trong đất.

+ Nguồn nướcbịô nhiễm.Ảnh hưởng trựctiếpđến sức khỏe con người.

+ Làm mất cân bằng hệ sinh thái.

Các tác động đến môi trường nước. Nguồn internet

- Ô nhiễm rác thải rắn. + Mặc dù, chúng không độc hại nhưng nếu không có biện pháp xử lý đúng đắng. Sẽ tạo ra mùi hôi, gây ô nhiễm nguồn đất, cũng như tác động xấu đến mạch nước ngầm. Hơn thế nữa, mùi hôi xuất từ các bãi rác thu hút các Vector truyền bệnh: ruồi, muỗi… trú ngụ và phát triển.

Các tác động đến môi trường rắn. Nguồn internet

- Ô nhiễm khí thải. + Ngoài ra, những loại khí này sẽ phát sinh ở những giai đoạn khác nhau như: quá trình sấy cao su, quá trình đánh đông cao su… Do đó, những loại khí này thoát ra môi trường là điều không tránh khỏi. Và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người lao động như: rối loạn hô hấp phổi và tế bào, suy nhược, co giật, rối loạn tim.

tác động đến môi trường khí. Nguồn internet

23 THUYẾT MINH: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU BÌNH DƯƠNG
Các

II.2: Chức năng

II.2.1: Trưng bày - Việc trưng bày đi kèm với chức năng lưu trữ, bảo quản sản phẩm các làng nghề thủ công có giá trị lịch sử, truyền thống Thông qua đó, nó hướng đến xúc tiến thương mại, quảng cáo và giới thiệu các sản phẩm, hàng hóa của làng nghề, thúc đẩy và tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng, mua bán sản phẩm. Đồng thời, giúp cho mọi người tiếp cận gần hơn

để thấy được vẻ đẹp và giá trị của sản phẩm truyền thống.

Quản bá các sản phẩm từ cao su

Sơ đồ chức năng của khu trưng bày. Nguồn internet

24 THUYẾT
C
U VÀ PHÁT
MINH: TRUNG TÂM NGHIÊN
TRIỂN CÂY CAO SU BÌNH DƯƠNG

II.2.1.1: Khu giới thiệu – quản bá sản phẩm

- Trưng bày sản phẩm nhằm

các mục đích:

+ Giới thiệu quản bá các sản phẩn

+ Giáo dục nghiên cứu

+ Tham quan nghĩ ngơi

+ Mua bán kinh doanh

+ Thu hút khách tham quan

+ Tạo cơ hội hợp các cho công ty

Không gian trưng bày. Nguồn internet

- Giới thiệu về nguồn ngốc lịch sử cây cao su:

Hình ảnh tái hiện lại hoành cảnh đồn điền cao su thời kỳ Pháp thuộc. Nguồn internet

II.2.1.2: Khu trưng bày các sản phẩm nghiên cứu

- Giới thiệu các sản phẩm hỗ trợ cây cao su: thuốc trị bệnh, thuốc phát triển

- Giới thiệu các sản phẩm nghiên cứu: hệ thống xử lý ngước thải mủ cao su, máy cạo mủ tự động, hay phương pháp khai thác mủ bằng ép khí ethylene

- Trưng bày các sản phẩm từ cây cao su: nệm cao su, chăn gối cao su, lốp xe, các vật

Nệm cao su, lốp xe, thuốc kích thích mủ cao su. Nguồn internet

ẾT MINH: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨ

PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU BÌNH DƯƠNG

25 THUY
U VÀ

II.2.2: Nghiên cứu thúc đẩy sự phát triển

II.2.2.1: Khu nghiên cứu

- Sưu tầm, nghiên cứu phát triển sản phẩm, tiến hành thực hiện các sản phẩm khoa học công nghệ đã được nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ mới vào quy trình sản xuất thực tế. Đồng thời tổ chức các hoạt động nghên cứu, tư vấn, tham mưu và chịu trách nhiệm về các hoạt động chuyển giao công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ,... triển khai các đề tài, dự án khóa học công nghệ trong sản xuất và kinh doanh sản phẩm.

II.2.2.1.1: Nghiên cứu – cấy ghép thực vật

- Phòng nuôi cấy mô thực vật là phòng được thiết kế để thực hiện quá trình nuôi cấy mô thực vật. Quá trình nuôi cấy mô thực vật là quá trình duy trì và nuôi cấy các tế bào, mô hoặc cơ quan thực vật trong một điều kiện vô trùng trên một môi trường nuôi cấy giàu dinh dưỡng. Môi trường được pha sẵn chứa các thành phần dinh dưỡng cố định, đảm bảo cho sự phát triển của cây khi cấy vào.

Hình ảnh minh họa cấy ghép cây cao su. Nguồn internet

- Sau đây, là một số ưu điểm của nuôi cấy mô thực vật so với phương pháp truyền thống:

26 THUYẾT MINH: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY
SU BÌNH DƯƠNG
CAO

+ NCM thực vật giúp tạo ra một số lượng lớn các cây mong muốn

mà không phải trồng như phương

pháp nhân bản truyền thống

+ NCM thực vật giúp tái sinh

cây hoàn chỉnh từ các tế bào thực vật đã được biến đổi gen.

+ NCM thực vật giúp tạo ra

cây trưởng thành nhanh chóng như

mong muốn

+ NCM thực vật giúp tạo ra các loại hoa, quả chất lượng cao và tạo ra những tính trạng mong muốn.

+ NCM thực vật giúp tạo ra các cây trong điều kiện vô trùng, thuận lợi cho việc vận chuyển, hạn chếtốiđakhảnăngpháttánbệnh,sâu bệnh hoặc các nhân tố gây bệnh trên cây

+ NCM thực vật có thể tạo ra

các cây là phương pháp khắc phục cho các cây có tỷ lệ nảy mầm thấp hoặc sinh trưởng yếu, khó trồng, nhờ nuôi cấy mô mà có thể duy trì

được.Ví dụ: Cây hoa lan hoặc cây nắp ấm.

Quá trình nuôi cấy thực vật. Nguồn internet

+ NCM thực vật như là một nguồn nguyên liệu sạch giúp tạo ra các cây không bị nhiễm bệnh, không bị nhiễm virus, giảm thiểu thiệt hại khi trồng thực tế.

II.2.2.1.2: Nghiên cứu các công nghệ mới

- Là nơi phát minh ra các sản phẩm nhằm hổ trợ về sự tiện lợi- tiết kiệm hay đơn giản hóa các quy trình làm việc, nhằm mục đích hổ trợ cho người nông dân.

- Tìm hiểu, học hỏi, sáng tạo

vấn đề giải pháp kết

II.2.2.2: Khu thực nghiệm

- Đối với các khu nghiên cứu và bảo tồn. Nếu với các đối tương nghiên cứu là động vật sẽ có khu vực trại nuôi dưỡng trong quá trình nghiệm. Thì đối với thực vật, sẽ có các

27 THUYẾT MINH: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU BÌNH DƯƠNG
quả

khu vực nhà kính để thử nghiệm và nhân giống trên diện nhỏ trong một môi trường có thể kiểm soát được các nhân tố môi trường khí hậu tác động vào đối tượng thí nghiệm.

- Khối nhà kính nuôi trồng thực vật với kết cấu thép và phủ kính rất dễ nhận biết và tách biệt khỏi các thể loại kiến trúc thông thường.

- Đối với nhà kính có kích thước nhỏ, hệ kết cấu giống với kết cấu khung cứng của công trình thông thường. Các cách tạo khối và hợp khối khá đơn giản và giống với các khối công trình nhỏ thường gặp: khối vuông, fam giác, đa giác

- Với nhà kính với kích thước và khoảng vượt lớn hơn, kết cấu giàn phẳng được sử dụng. Với hệ khung phẳng, hình khối tiêu biểu là những hình trụ, hình tròn xoay, hình vòm, cho khoảng vượt lớn về một chiều.

- Ngoài khung thép đơn thuần còn có thể sử dụng hệ thống cáp treo kết hợp khung thép. Hình thức kết cấu như vậy tạo các mảng công trình thanh thoát hơn do kích thước nhỏ của dây cáp treo. Sử dụng linh hoạt cáp và thép sẽ tạo được hình thức công trình nhà kính khá phong phú.

The Eden Project, ở Cornwall, Anh. Nguồn internet - Đối với khu thực nghiện trong công trình Trung tâm trưng bày, nghiên cứu và phát triển cây cao su Bình Dương thì đây là nơi nuôi trồng cây cao su non trong khoảng thời gian nuôi cấy và ươm bầu ( kéo dài từ 0 đến 3 tháng ). Sau khoảng thời gian này, cây cao su sẽ được trồng trực tiếp tại khu đất dự trù trồng cây cao su.

28 THUYẾT MINH: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU BÌNH DƯƠNG

CHƯƠNG III: CƠ SỞ THIẾT KẾ

III.1: Nguyên lý thiết kế

III.1.1: Nguyên lý thiết kế hội trường

- Không gian hội nghị hội thảo trong các trung tâm nghiên cứu là nơi diễn ra thường xuyên các hội thảo tuyền truyền và quảng bá.

- Diện tích và quy mô khán phòng không quá lớn (400 chỗ) và là nơi diễn ra các cuộc họp, phục vụ cho các nhu cầu hội đàm là chủ yếu, không quá đặt nặng vấn đề biểu diễn, tương tự như ở các văn phòng.

- Các phòng hội thảo là nơi các sinh viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh đến dự giảng các lớp năng cao và trau dồi kiến thức nghiên cứu.

- Dây chuyền khối hội nghị hội – hội thảo

+ Khách và diễn giả sẽ tiếp cận khu hội nghị qua sảnh sau đó sẽ đi đến các không gian hội nghị hoặc khan phòng. Trước mỗi không gian có sảnh nghỉ, nối liền với khu phục vụ hội nghị để đáp ứng các nhu cầu cá nhân, ăn uống, giải khát của khách mời

Sơ đồ dây chuyền chức năng hội trường. Nguồn internet

Bảng: tiêu chuẩn diện tích đối với phần khán giả. Nguồn internet

29 THUYẾT MINH: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU BÌNH DƯƠNG

Tuy nhiên ta vẫn có thể tổ chức thành những không gian lớn với các vách ngăn nhẹ phân chia không gian thành những khu vực độc lập, đàm bảo sự yên tĩnh và riêng biệt.

- Bộ phận nghiên cứu:

+ 1. Chuyên viên, trợ lí, thư kí... (các ngành): 7–9m2/ người

+ 2. Giáo sư: 9 – 12m2/ người.

+ 3. Nghiên cứu viên, kĩ thuật viên văn hóa, xã hội: 4 – 4.5m2/ người

+ 4. Phòng tiếp khách: 18 – 24m2/phòng

+ 5. Phòng họp: 36 – 48m2/phòng

+ 6. Xưởng mô hình: 9 – 12m2/người

+ 7. Diện tích xưởng mô hình: không nhỏ hơn 30m2/người

+ 8. Xưởng mộc: 100 - 150m2/xưởng

- Theo Architectural Graphic Standards, diện tích cần thiết cho một nhân viên là 7-9 m2. Tuy nhiên, tỉnh có thể đề xuất chỉ tiêu này lên khoảng 10-12m2/người để đảm bảo tính yên tĩnh và độc lập. Các phòng thí nghiệm có thể tham khảo tại tiêu chuẩn TCXDVN 297:2003.

- Sơ đồ bố trí 1:

+ Không gian hỗ trợ bố trí rất thuận tiện tới các phòng thí nghiệm.

+ Diện tích văn phòng hạn chế sẽ chỉ phục vụ cho một số phòng nghiên cứu.

+ Mối quan hệ cố định giữa không gianhỗtrợvới cácphòngthínghiệmphầnnào sẽ hạn chế tính linh hoạt trong tương lai.

- Sơ đồ bố trí 2:

+ Văn phòng có thể có hệ thống sưởi, thông gió và điều hòa không khí riêng biệt (HVAC).

+ Phòng nghiên cứu hạn chế nhận ánh sáng tự nhiên vì hành lang bao quanh. Mối quan hệ không gian phòng thí ng hiệm và khu vực hỗ trợ tốt.

+ Hành lang dịch vụ có thể chạy trên cả hai bên của khu vực hỗ trợ và có thể phục vụ như là khu vực lưu trữ trang thiết bị và cung cấp mộtlốirathứhai từtất cảcácphòngthí nghiệm

34 THUYẾT MINH: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU BÌNH DƯƠNG
35 THUYẾT MINH: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU BÌNH DƯƠNG Module phòng NMR và phòng PCR Nguồn internet Module phòng thí nghiệm đôi loại I – loại II. Nguồn internet
36 THUYẾT MINH: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU BÌNH DƯƠNG Module phòng thí nghiệm đơn – Phòng rửa dụng cụ. Nguồn internet Phòng kính hiểm vi – Phòng PCR. Nguồn internet

III.2.3: Quy trình vận hành khu chăm sóc cây giống

III.2.3.1: Kết cấu hệ thống xử lý nước thải

- Là một loạt các hệ thống máy móc công nghệ xử lý nước thải đơn lẻ cấu tạo thành, mục đích là giúp giải quyết cụ thể vấn đề nước thải từ nhà máy. Mỗi loại hệ thống xử lý

nước thải lớn nhỏ, sẽ phụ thuộc vào loại nước thải, loại hình sản xuất, và lưu lượng nước, mà sẽ có công nghệ đơn lẻ khác nhau hợp thành, để tạo ra một hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh.

- Mục tiêu:

+ Xử lý nước nguồn nước thải bị ô nhiễm trước khi thải ra môi trường, đảm bảo nước thải đạt tiêu chuẩn đối với bộ tài nguyên môi trường.

+ Chi phí xây dựng và vận hành thấp nhưng vẫn đảm bảo được độ bền và độ ổn định cao

+ Dễ dàng thay đổi khi có quy định khác về xử lý nước thải.

- Gồm các giai đoạn

+ Xử lý cơ học: tách các thành phần rác thải, dầu mỡ, cặn bả ra khỏi nguồn nước thải.

+ Xử lý hóa học: trung hòa nồng độ PH trong nước, keo tụ tạo bông hoặc lắng, để loại

bỏ các chất kim loại, các chất vô cơ

+ Xử lý sinh học: kỵ khí, thiếu khí, hiếu khí, để loại bỏ các thành phần bị ô nhiễm

hữu cơ.

+ Lọc nước: loại bỏ các chất rắn còn lại có trong nước, bước này tùy thuộc vào quy

dịnh về xả thải của pháp luật đối với hàm lượng chất rắn có trong nước.

+ Hệ thống bảng điều khiền: tùy theo nhu cầu tối ưu hệ thống tự động hóa của doanh nghiệp. Hình ảnh về công nghệ xử lý nước thải sinh học hiếu khí. Nguồn internet

III.2.3.2: Kết cấu hệ thống tưới nước

- Hệ thống tưới cây điều khiển bằng tin nhắn điện thoại

37 THUYẾT MINH: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU BÌNH DƯƠNG

+ Hệ thống tưới bằng tin nhắn điện thoại tích hợp một trung tâm điều khiển từ xa.

Trung tâm này sẽ thông báo trạng thái vườn cây nhà bạn thông qua tin nhắn điện thoại di động giúp bạn dễ dàng điều khiển hệ thống tưới cây tự động bằng tin nhắn.

+ Thông thường, bạn sẽ phải soạn một tin nhắn và gửi đến số điện thoại của trung tâm.

Sau khi nhận được tin nhắn, trung tâm sẽ bắt đầu cấp điện cho hệ thống máy bơm từ xa để

tưới cho khu vườn . Một tin nhắn thông báo hệ thống đã khởi động sẽ được gửi đến bạn.

+ Với hệ thống tưới cây thông minh này, việc chăm sóc vườn cây của bạn sẽ đơn giản, tiện lợi hơn. Dù bạn đang làm gì hoặc đi công tác đâu xa, bạn vẫn có thể bật/ tắt hệ thống

tưới nước cho vườn cây nhà bạn.

- Hệ thống tưới nước phun mưa

+ Hệ thống tưới cây phun mưa sẽ bao gồm những thiết bị như máy bơm, ống dẫn, bộ lọc, béc tưới, thiết bị hẹn giờ… được tạo thành hệ thống hoàn chỉnh có khả năng đưa nước

đến khu vực mong muốn. Khi khởi động, hệ thống này sẽ phun ra những tia nước tương tự như mưa để tưới cho vườn cây mang lại độ ẩm phù hợp cho cây trồng sinh trưởng khỏe mạnh. + Ứng dụng hệ thống tưới cây tự động này sẽ giúp bạn bạn tiết kiệm nước và thời gian tưới cây. Trung bình mỗi gia đình có thể tiết kiệm khoảng 30-50% lượng nước so với phương pháp tưới nước truyền thống. Nhìn chung, hệ thống này có tính ổn định cao và hoạt

động bền bỉ. Những hạt nước tưới khá đồng đều giúp cho cây trồng luôn được cung cấp

lượng nước phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng có thể điều khiển hệ thống tưới này từ bất cứ đâu

bằng điện thoại hoặc hẹn giờ bật/ tắt tự động.

- Hệ thống tưới nước tự chế

+ Hệ thống tưới nhỏ giọt tự chế là phương pháp tưới cây nhỏ giọt có khả năng giúp cho cây trồng hấp thụ nước đều đặn nhưng không làm cây trồng bị úng nước. Hệ thống tưới cây tự động này sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí cũng như nguồn nước. Đối với khu vườn nhỏ như vườn rau hoặc vườn cây cảnh, hệ thống này sẽ rất phù hợp.

+ Nguyên lý hoạt động của phương pháp này là tạo áp lực không khí dẫn đến sự di chuyển của dòng nước và ứng dụng ống truyền dịch dẫn đến nước khu vực cần tưới. Nhìn chung, ưu điểm của hệ thống này là chi phí lắp đặt khá thấp và nguyên liệu dễ tìm.

- Hệ thống tưới cây hẹn giờ

+ Hệ thống tưới cài đặt thời gian được tạo nên từ những thiết bị tưới cây (máy bơm, timer, dây dẫn, đầu tưới…). Tương tự như hệ thống tưới bằng điện thoại, hệ thống tưới hẹn giờ tự động cũng hoạt động dựa theo chương trình đã được cài đặt sẵn trên thiết bị hẹn giờ

+ Hệ thống tưới cây thông minh này có 4 hình thức bao gồm tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa, tưới phun sương và tưới cỏ. Tùy thuộc vào từng loại cây, bạn sẽ lắp đặt phương pháp tưới phù hợp. Với cách tưới đa dạng, bạn sẽ yên tâm vườn cây luôn đủ ẩm, không lo bị khô héo.

- Hệ thống tưới nước nhỏ giọt + Tưới nhỏ giọt là phương pháp tưới cây trồng có nguồn gốc từ Israel có khả năng tiết kiệm nước, phân bón thông qua cách đưa nước nhỏ giọt thấm dần vào bộ rễ hoặc nhỏ giọt

38 THUYẾT MINH: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU BÌNH DƯƠNG

vào đất. Hệ thống này sẽ bao gồm đường ống dẫn, van, béc tưới… có khả năng giảm bốc hơi nước.

+ Phương pháp tưới cây tự động này sẽ cung cấp lượng nước với tốc độ tưới khá chậm nên đất trồng sẽ từ từ thấm các chất dinh dưỡng, tạo điều kiện cây trồng sinh trưởng và phát triển thuận lợi. Theo nghiên cứu từ chuyên gia Israel, phương pháp này có thể tiết kiệm 80% thời gian tưới cây và khoảng 50% lượng nước tưới so với cách tưới thông thường.

- Hệ thống tưới nước 3 trong 1

+ Hệ thống tưới 3 trong 1 có sự kết hợp giữa tưới nước, bón phân đồng thời phun thuốc trừ sâu hại. Phương pháp này sẽ phù hợp hơn với vườn cây có diện tích lớn. Ngoài ra, cấu tạo của hệ thống tưới cây thông minh này sẽ bao gồm bộ điều khiển trung tâm, hệ thống tưới tiêu và ống phun.

+ Béc tưới phun mưa thường dùng để cung cấp phân bón, nước cho cây trồng giống như những hạt mưa. Riêng béc phun sương sẽ lắp đặt ở vị trí cao hơn ngọn cây khoảng 1m

để đảm bảo thuốc phun đều từ đỉnh xuống rễ cây đảm bảo đồng đều cũng như tiết kiệm thuốc hơn. Mặt khác, bộ điều khiển trung tâm (bộ lọc, máy bơm, bồn lớn…) sẽ có chức năng chứa dung dịch pha hỗn hợp thuốc bảo vệ thực vật cũng như phân bón.

Hệ thống tưới câu phun mưa- hệ thống tưới ngầm Nguồn internet

tưới phun mưa. Nguồn internet

39 THUYẾT MINH: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU BÌNH DƯƠNG
Sơ đồ cấu tạo của một hệ
thống

III.2.4: Quy trình hoạt đông phòng nghiên cứu thực vật

Quy trình hoạt động phòng nghiên cứu. Nguồn internet

- Bên cạnh phòng thí nghiệm phải có hệ thống nhà kính, nhà khởi và vườn ươm để trồng cây lấy nguyên liệu nuôi cấy và trồng cây đã tái sinh trong quá trình chọn lọc “in vitro”.

- Ngoài phòng nghiên cứu chuyên sâu, các phòng xác khuẩn, phòng cấy ghép, phòng chuẩn bị môi trường cũng như các phòng khác luôn có vai trò quan trọng tạo nên sự thành công hay thất bại của một quá trình nghiên cứu cấy ghép thực vật.

40 THUYẾT MINH: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU BÌNH DƯƠNG

CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH KHU ĐẤT XÂY DỰNG

IV.1: Vị trí địa lý.

- Tỉnh Bình Dương:

+ Tỉnh Bình Dương thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với diện tích 2694,4 km2. Có tọa độ địa lý là 10o51'46"B

11o30'B, 106o20' Đ – 106o58'Đ. dân số khoảng

2.455.865 (Năm 2019) đông thứ 6 nước ta. Trong đó, ở Thành thị có 1.961.518 người (79,87%); ở Nông thôn có

494.347 người (20,13%). Như vậy mật độ dân số của tỉnh là 911 người/km².

+ Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước.

+ Phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai.

+ Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Thành phố Hồ

Chí Minh

+ Tính đến thời điểm năm 2022, Bình Dương là tỉnh có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 3 thành phố (Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An), 2 thị xã (Bến Cát, Tân Uyên) và 4 huyện (Bắc Tân Uyên, Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Phú Giáo) với 91 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 45 phường, 5 thị trấn và 41 xã.

Bản đồ Việt Nam. Nguồn internet

- Huyện Bàu Bàng

+ nằm ở phía bắc tỉnh

Bình Dương, cách thành phố

Thủ Dầu Một 32 km, về phía

bắc theo Quốc lộ 13, có vị trí

địa lý:

Phía đông giáp huyện Phú

Giáo

+ Huyện Bàu Bàng có

diện tích 340,02 km², dân số

năm 2021 là 105.371 người, mật độ dân số đạt 310 người/km².

41 THUYẾT MINH: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU BÌNH DƯƠNG
56 THUYẾT MINH: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU BÌNH DƯƠNG Mặt cắt trục đường quốc lộ 13 và mặt cắt trục đường phụ

CHƯƠNG VI: PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ

VI.1: Phương án kiến trúc

VI.1.1: Sơ đồ phân khu chức năng

68 THUYẾT MINH: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU BÌNH DƯƠNG
Sơ đồ phân khu chức năng theo quy mô. Nguồn internet

Sơ đồ phân khu chức năng trong khu đất

VI.1.2 : Tổ chức mặt bằng

hình khối

VI.1.2.1: Phương án sơ bộ

- Phương án 1:

69 THUYẾT MINH: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU BÌNH DƯƠNG

- Phương án 2:

- Phương án 3:

VI.1.2.2: Các mặt bằng

- Mặt bằng trệt tổng thể:

70 THUYẾT MINH: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU BÌNH DƯƠNG
71 THUYẾT MINH: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU BÌNH DƯƠNG - Mặt bằng lầu 1 - Mặt bằng lầu 2
72 THUYẾT MINH: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU BÌNH DƯƠNG - Mặt bằng lầu 3 - Mặt bằng hầm
73 THUY
ẾT MINH: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU BÌNH DƯƠNG VI.1.2.3: Hình khối
74 THUYẾT MINH: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU BÌNH DƯƠNG VI.1.2.4: Tiểu cảnh
View sân trong View khu đọc sách ngoài trời
75 THUYẾT MINH: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU BÌNH DƯƠNG View khu trưng bày các sản phẩn về làng nghề tỉnh Bình Dương View trong khu thực nghiệm 01
76 THUYẾT MINH: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU BÌNH DƯƠNG Tiểu cảnh khu sân trong của nhân viên

VI.2: Khai triển nội thất và cảnh quan

VI.2.1: Nội thất

VI.2.1.1: Phòng cấy vô trùng

77 THUYẾT MINH: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU BÌNH DƯƠNG
78 THUYẾT MINH: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU BÌNH DƯƠNG
VI.2.1.2: Phòng thí nghiệm đôi
79 THUYẾT MINH: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU BÌNH DƯƠNG
VI.2.1.3: Phòng thí nghiệm đơn
80 THUYẾT MINH: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU BÌNH DƯƠNG VI.2.1.4:
Phòng thí nghiên cứu sinh
81 THUY
ẾT
MINH: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU BÌNH DƯƠNG VI.2.1.5: MODUM các phòng
82 THUYẾT MINH: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU BÌNH DƯƠNG VI.2.2: Cảnh quan

Sân vườ

83 THUYẾT MINH: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU BÌNH DƯƠNG
VI.2.2.1:
n
84 THUYẾT MINH: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU BÌNH DƯƠNG
VI.2.2.2: Khu trải nghiệm ngh
VI.2.2.3: Mặt cắt cảnh quan

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.