Cacvivuatrieunguyen

Page 1

Các vị Vua Triều Nguyễn chống Pháp cho đến vua Bảo Đại như thế nào ? Tiểu Đệ

Để biết rõ 3 vị vua triều Nguyễn chống Pháp quyết liệt đáng kể, xin trích dẫn tác phẩm Lịch Sử Đại Cương của Giáo Sư & nhà văn Phạm Thăng hiện ở Calgary, Canada, in và phát hành năm 1994, đã tặng tác giả như sau : 1.- Vua Hàm Nghi (1884-1885). Ngày 11 tháng 6 âm lịch năm Giáp Thân nhằm ngày 1 tháng 8 năm 1884 Ông Nguyễn Văn Tường và Ông Tôn Thất Thuyết tôn Ông Ưng Lịch lúc đó chỉ được 14 tuổi lên làm Vua, niên hiệu là Hàm Nghi. Được biết Ông Ưng Lịch là em Ông Chánh Mông, người con nuôi thứ hai của Vua Tự Đức.


Ngày 1-7-1885, Thống Tướng De Courcy mang quân vào Huế đòi Ông Nguyễn Văn Tường và Ông Tôn Thất Thuyết bàn việc nghi lễ để Thống Tướng vào yết kiến vua Hàm Nghi. De Courcy định vào cung điện với tất cả quân sĩ, nhưng triều đình nói theo quốc lễ chỉ một mình Thống Tướng đi cửa giữa, còn lính và sĩ quan đi hai bên. De Courcy không chịu. Các quan thấy hắn khinh mạn triều đình, Tường và Thuyết xấu hổ, uất ức vì uy quyền nhất triều mà bị hạ nhục, nên quyết định liều đánh một phen. Tối ngày 22 tháng 5 âm lịch năm Ất Dậu nhằm 4 tháng 7 năm 1885 trong lúc De Courcy thết tiệc đã các quan dưới quyền, thì quân lính triều đình nổ súng bắn vào khu Mang Cá, đốt cháy Tòa Khâm Sứ làm 16 người Pháp chết và 80 bị thương. Tới sáng, quân Pháp phản công lại, quân triều đình thiệt hại nhiều phải bỏ chạy, quân Pháp chiếm kinh thành. Ông Tôn Thất Thuyết đón vua và ba Bà Thái Hậu (mẹ và hai vợ vua Tự


Đức) chạy ra Quảng Trị. Thuyết rước vua Hàm Nghi lên Tân Sở, gần Cam Lộ, Tỉnh Quảng Trị. Sau đó, ba Bà Thái Hậu về Huế, ở tạm tại lăng Khiêm Cung tức lăng vua Tự Đức. Ông Nguyễn Văn Tường ở lại Huế nhờ Giám Mục Caspard dẫn ra hàng. De Courcy bằng lòng nhưng hạn trong hai tháng phải đem được vua Hàm Nghi về. Hết hạn, vua Hàm Nghi vẫn chưa về. Tường bị bắt đày ra Côn Lôn cùng với Phạm Thận Duật và Tôn Thất Đính (Cha Tôn Thất Thuyết). Phạm Thận Duật chết trên đường ra Côn Lôn, xác bị vứt xuống biển. Sau đó, Tường bị đày đi Haiti rồi chết ở đó. Vua Hàm Nghi khi ẩn chỗ này, khi chỗ khác và hịch Cần Vương do Ngài thảo ra đã dấy lên phong trào yêu nước. Khắp nơi, Cần Vương, nghĩa dõng nổi lên quyết dành lại chủ quyền cho nước nhà. Lòng dân dù có cao nhưng binh khí kém, thế yếu, nên các nơi lần lượt bị dẹp như các Ông : Nguyễn Thiện Thuật (Tán


Thuật), Trần Xuân Soạn, Phan Đinh Phùng... Dân Việt thấy quân viễn chinh Pháp ỷ vào sức mạnh xâm chiếm lãnh thổ, phá hủy cơ sở văn hóa, nên đồng tâm hiệp lực đứng lên chống bọn Tây Dương (Tây Dương là do dân chúng gọi quân Pháp lúc bấy giờ). Việc kháng Pháp ở Nam Kỳ Lục Tỉnh khá rầm rộ, quân Pháp và tay sai dẫm nát những gần vùng Gia Định, Bến Nghé đến tận nông thôn hẻo lánh. Dân chúng vẫn hăng hái, vì triều đình Huế hãy còn. Khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông, dân chúng chạy qua ba tỉnh miền Tây, và khi mất luôn sáu tỉnh, dân chúng xa lìa sanh quán, thay tên đổi họ. So với Bắc Kỳ và Trung Kỳ, bấy giờ làng mạc Nam Kỳ bị phá hủy nhiều đơn, vì vậy lòng căm hờn của người dân bằng vào những cuộc nổi dậy khắp nơi dưới sự điều động của các lãnh tụ Cần Vương kháng Pháp. Bao nhiêu tên tuổi sáng ngời trong sử xanh như : Nguyễn Hữu Huân (Thủ Khoa Huân), Nguyễn Trung Trực, Trương Công Định, Thiên Hộ Dương... (nếu cần xin quý bà


con đồng hương tìm đọc quyển "Tìm Hiểu Các Danh Nhân Việt Nam Trong Hậu Bán Thế Kỷ 19" của Nguyễn Phú Thứ ). Quân Pháp mất ăn mất ngủ đã đem lợi danh ra nhử những kẻ ham lợi cầu danh. Cuối năm 1868, quân Pháp treo giải thưởng cho ai bắt nộp các lãnh tụ với giá 1000 quan mỗi người như : Cậu hai Quyền (con Ông Trương Công Định), Hàn Lâm Phu, Tổng Binh Thành, Ấm Quyền (Phó Tướng Trương Công Định), Chánh Quản Cơ Trần Văn Thành tức Đức Cố Quản (ở Thất Sơn Châu Đốc) một thủ lãnh của phái Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, Cậu Tư, Cậu Năm (tức Ông Phan Tôn và Ông Phan Liêm) là hai người con của Ông Phan Thanh Giản... Ngoài ra, còn ra quyết định có nói, nếu viên chức hay lính, hương chức hội tề có công thì được thưởng và cho lên cấp bậc hay chức tước, trái lại, nếu còn dung dưỡng hay che chở cho cuộc khởi nghĩa sẽ bị trừng phạt. Xem thế mới biết


ngoài lòng dân căm hờn chiến đấu, còn có những hương chức hội tề mặc dù làm việc với Pháp vẫn có lòng ủng hộ nghĩa quân. Những cuộc hành quân chống khởi nghiã quân quân Pháp tốn kém rất nhiều. Chi phí hành quân, tiền trợ cấp cho quân sĩ bị chết... nhưng chúng không lỗ lã gì hết? Bởi vì, chúng ra lệnh phạt tiền những hương chức hội tề ở làng nào có lãnh tụ kháng chiến ẩn núp, ví như Thống Đốc Nam Kỳ ra quyết định trừng phạt 47 làng trong tỉnh Mỹ Tho, ngày 5-51875 tổng số tiền 56.700 quan, vì đã gián tiếp hoặc trực tiếp ủng hộ Thủ Khoa Huân. Lẽ dĩ nhiên, hương chức các làng phải gánh chịu và dân làng phải chia sớt đóng góp cho khỏi bị rắc rối. Ngoài ra, lúc hành quân càn quét thôn xóm để truy nả nghĩa quân, quân Pháp vơ vét tiền của đồng bào trong vùng đó. Trong khi dân chúng khốn khổ điêu linh, thì tại các tỉnh lỵ quan trọng, các thương gia Pháp, Đức kiều, nhất là Hoa thương đã đến đầu tư. Ở Qui Nhơn, Hải


Phòng các thương gia đó tha hồ làm mưa làm gió, nào là cung cấp mùng mền cho bọn lính săn đá (soldat) đèn thắp ngoài đường, cung cấp bán á phiện, loại độc dược được công khai bán để hại dân ta. Lúc bấy giờ, Ông Tôn Thất Thuyết để hai con là Tôn Thất Đạm và Tôn Thất Thiệp theo phò vua Hàm Nghi ẩn trốn trong rừng, tự mình sang Tàu để cầu viện nhưng việc không thành vì Tàu đã ký hiệp ước Thiên Tân với Pháp. Ông bị chánh phủ Tàu giữ lại không cho về nước nên uất ức chết tại Long Châu năm 1913. Vua Hàm Nghi ẩn nấp ở miền thượng du tỉnh Thanh Hóa. Ngày 26 tháng 9 năm Mậu Tí, tên Trương Quang Ngọc đã từng theo phò giá vua Hàm Nghi, nay manh tâm bán Vua, nửa đêm xông vào ôm lấy vua mặc dù Ông Tôn Thất Thiệp chống cự để bảo vệ vua, bị đâm chết. Vua Hàm Nghi bị bắt. Ngài được đưa về và nghênh đón đàng hoàng, nhưng từ lúc bị bắt đến ngày bị đày đi an trí ở Alger (Châu Phi), Ngài ngâm miệng không nói lời nào,


chôn uất ức của vị Vua mất nước vào lòng. Năm đó vua Hàm Nghi 18 tuổi, bị đày tháng 10 năm 1888, mất tại Alger, thọ được 72 tuổi. Để tìm hiểu thêm về vua Hàm Nghi, xin quý bà con đồng hương tìm đọc tác phẩm Việt Nam Anh Hoa của học giả Hương Giang Thái Văn Kiểm từ trang 239 đến 258. Bởi vì, tác phẩm này tác giả đã được học giả thân tặng vào dịp lễ quốc khánh Pháp 14-7-2001, nhân đây, xin trích đoạn quan trọng như sau : Căn cứ theo sách "Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả", do nhà xuất bản Thuận Hóa, phát hành năm 1995, được biết Vua Hàm Nghi, Ngài húy là Nguyễn Phúc Ưng Lịch, sau khi lên ngôi chọn chữ thứ 5 trong 20 chữ thuộc bộ Nhật ở kim sách làm tên. Đó là, chữ Minh (Nguyễn Phúc Minh). Ngài là con thứ 5 của Kiến Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai, mẹ là bà Phan Thị Nhàn. Ngài sanh ngày 17 tháng 6 âm lịch năm


Tân Mùi nhằm ngày 3 tháng 8 dl năm 1871. Sau khi vua Kiến Phúc mất ngày 12 tháng 6 âm lịch năm Giáp Thân nhằm ngày 2 tháng 8 dương lịch năm 1884, Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường lập Ngài lên nối ngôi, vì thấy Ngài nhỏ tuổi dễ thao túng dưới sự phụ chính của họ. Khi lập Ngài, triều đình không báo tin Tổng Trú Sứ của Pháp biết nên họ hết sức phản đối. Sau cùng họ chấp nhận nhưng bắt Ngài phải chịu lễ tuyên phong của người Pháp. Ngày 27 tháng 6 âm lịch năm Giáp Thân nhằm 17 tháng 8 dương lịch năm 1884, viên Khâm Sứ Pháp là Rheinart và đại tá Guerrier vào cửa chánh tại Ngọ Môn để thực hiện lễ tuyên phong Ngài. Ngài lên ngôi lấy niên hiệu là Hàm Nghi, lúc đó Ngài mới 14 tuổi. Khi Ngài bị an trí tại Alger, thuộc Algérie Ngài sống tại biệt thự Gia Long bên trên khu đồi El Biar cách thủ đô Alger 12 cây số. Ngài mất ngày 28 tháng


11 âm lịch năm Nhâm Ngọ nhằm ngày thứ hai, 4 tháng 1 dương lịch năm 1943, thọ 72 tuổi. Lăng Ngài ở trong biệt thự Gia Long. Ở tại Algérie Ngài đã lấy vợ người Pháp là con gái của viên chức thương chánh Lalauer, sinh được 1 con trai Nguyễn Phúc Minh Đức và 2 con gái : Nguyễn Phúc Như Mai (bà này đậu kỷ sư Nông Lâm) và Nguyễn Phúc Như Lý (bà này lập gia đình với đại tá không quân, thuộc hoàng tộc nước Bỉ). . . Mãi đến năm 1963, ngôi mộ của Vua Hàm Nghi từ biệt thự Gia Long (villa des Pins) ở Alger được dời về Château de Losse, có số điện thoại (05) 5350 8008, làng Thonac, bên sông Vézères, vùng Périgord , thuộc Département Dordogne (24290), khách nhàn du hiếu cổ có thể đến thăm nghĩa địa Thonac để chiêm ngưỡng bốn ngôi mộ : 1.- Vua Hàm Nghi S.M. HAM NGHI EMPEREUR D'ANNAM


HUE 1871 - ALGER 1944 2.- Vợ vua Hàm Nghi A LA PRINCESSE D'ANNAM MARCELLE LALOE (Lalauer) 1884 -19874 3. Con trai vua Hàm Nghi MINH DUC PRINCE D'ANNAM (1910 1990) 4.- Bà Quản Gia Marie Jeanne DELORME 1852 - 1941

2.- Vua Thành Thái (1889-1907) :


Khi Vua Đồng Khánh mất thì các con hãy còn nhỏ, viên Khâm Sứ Pháp ở Huế là Rheinart quen biết Ông Dục Đức hồi trước, bắt triều đình tôn con Ông Dục Đức là Bửu Lân lên ngôi vua. Bấy giờ Ông Bửu Lân mới 10 tuổi đang bị giam giữ với mẹ trong ngục thất, triều đình vào ngục rước Ông ra tôn lên làm vua, đặt niên hiệu Thành Thái, cử hai Ông Nguyễn Trọng Hợp và Ông Trương Quang Đản làm Phụ Chánh. Lúc bấy giờ ở miền Bắc, có nhiều Cần Vương, nghĩa sĩ chống Pháp như các Ông : Nguyễn Thiện Thuật, Đốc Tích, Tạ Hiện, Hoàng Hoa Thám tức Đề Thám, Kỳ Đồng, Cai Kinh... ở vùng Thanh Nghệ có Ông Phan Đình Phùng, Cao Thắng... Vua Thành Thái rất thông minh, sở trường về nho học. Ngài muốn canh tân xứ sở nhưng các quan thời bấy giờ vẫn còn thủ cựu, nhút nhát, Ngài lại bị Pháp cho người theo dõi nên những ý tưởng cấp tiến không tài nào thực hiện được. Năm 1907, Pháp dò biết Ngài bí mật giao thiệp với


nhóm Đông Du để cầu viện Nhật Bản nên ép Ngài nhường ngôi cho con là Thái Tử Vĩnh San, rồi giam giữ Ngài ở Vũng Tàu gần Sàigòn. Đến năm 1915, Ngài bị bí mật đưa đi an trí ở đảo Réunion (thuộc địa Pháp gần Madagascar, Phi Châu). Tháng 5 năm 1947, Ngài được đưa về nước và 7 năm sau Ngài mất tại Sàigòn năm 1954, thọ 76 tuổi. 3.- Vua Duy Tân (1907-1916) : Hoàng Tử Vĩnh San là con thứ 5 vua Thành Thái được Pháp đặt lên ngôi lúc 8 tuổi, hiệu là Duy Tân. Mặc dù còn nhỏ tuổi, nhưng bản tánh cương nghị và sớm có tinh thần yêu nước, vua Duy Tân uất ức vì thấy Cha bị đưa đi an trí ở đảo Réunion, năm 1915, Ngài mới 16 tuổi nhưng đã quyết định lật đổ Pháp, dành lại tự do cho nước nhà. Ngài ngầm liên lạc với các nhà chí sĩ cách mạng thuộc Việt Nam Quang Phục Hội, gồm quý Ông : Thái Phiên, Trần Cao Vân...nhưng không may việc không


thành. Cuộc tổng khởi nghĩa hoạch định vào ngày mùng 2 tháng 4 âm lịch nhằm ngày 3 tháng 5 dương lịch năm 1916 bị đổ bể, Ngài vừa ra khỏi thành liền bị bắt. Người Pháp đô hộ lại đưa Ngài sang đảo Réunion. Lúc bị đi đày Ngài vừa 17 tuổi. Thời gian Ngài tại vị có phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục do Cụ Phan Bội Châu cầm đầu, phong trào Duy Tân do Cụ Phân Châu Trinh cầm đầu và vụ chống đóng thuế quá cao ở miền Trung xảy ra. Vào tháng 3 năm 1908 tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, dân bị bắt đóng thuế nặng, kéo nhau lên huyện đòi giảm thuế, rồi kéo nhau xuống tỉnh. Dân chúng tỉnh Quảng Nam hưởng ứng kéo đi bao vây các Phủ, Huyện đường, có nơi như ở Điện Bàn, dân chúng bắt viên Tri Phủ lên xe dẫn lên tỉnh. Phong trào lan đến các tỉnh miền, đâu đâu dân chúng cũng hưởng ứng. Chính quyền thẳng tay đàn áp, một số bị bắn chết và nhiều người bị bắt, các cuộc biểu tình tan rã. Nhiều vị cầm đầu bị tử hình và bị đày đi Côn Nôn hay Lao


Bảo.. Bị đày đi Côn Nôn có Cụ Phan Châu Trinh, Hùnh Thúc Kháng, Tiểu La Nguyễn Thành, Phan Khôi, Trần Cao Vân... Bị đày đi Lao Bảo có Cụ Châu Thưọng Vân... Khi Ngài bị đày ở Phi Châu, nơi đây cũng được chánh phủ Pháp nuôi ăn học thành tài. Ngày 26 tháng 12 năm 1945, Vua Duy Tân đã gặp Tướng Charles De Gaulle của Pháp và Ngài bằng lòng về Việt Nam để tìm cách giúp nước, nhưng không may Ngài đã bị tai nạn máy bay ở Banghi (Phi Châu thuộc Pháp) bỏ mình trên đường về Việt Nam, hưởng thọ 45 tuổi. Để quý bà con đồng hương tìm hiểu thêm vua DUY TÂN, xin trích đoạn quan trọng liên quan đến bài viết Tưởng Niệm Vua Duy Tân của học giả Hương Giang Thái Văn Kiểm, đã được đăng trong tạp chí Viên Giác (Đức Quốc) tháng 8 năm 2000 từ trang 35 đến 40 như sau : Vua Duy Tân, sanh ngày 3 tháng 8 năm 1900, Lễ đăng phong được cử hành vào ngày 5 tháng 9 năm 1907 lúc bấy giờ Ngài mới được 8 tuổi.


Ngày 3 tháng 11 năm 1916, Ngài đáp tàu thủy Guediana cùng với mẹ, vợ, em gái và một người hầu hạ, cùng đi trên chuyến tàu này có Cựu Hoàng Thành Thái, thân phụ, nhưng hai người tuyệt nhiên không gặp nhau trong chuyến đi này. Đến ngày 21 cùng tháng năm, Ngài đến hải cảng Saint Denis, thủ phủ của đảo La Réunion. Vừa tới nơi Ngài lâm bệnh, liền được đưa đi điều dưỡng tại vùng Helbourg, sau lại trở về Saint Denis cư ngụ tại một biệt thự nơi góc hai con đường Jules Auber và Labourdonnais tại trung tâm thành phố. Cả gia đình sống với số tiền trợ cấp hàng năm là 35.000 quan của chính phủ Pháp. Sau một thời gian sống kham khổ, mẹ, vợ và em gái không chịu nổi, bèn xin trở về Việt Nam với sự thỏa thuận của Ngài. Thế là từ đó Ngài sống cảnh cô đơn nơi đất khách. Mãi đến 13 năm sau tức năm 1929, Ngài mới làm bạn đời với cô Fernande Antier cho tới năm 1938, kết quả sanh được 4 đứa con, gồm 1 gái sinh ngày 6-9-1929, ba trai sanh ngày 31-1-1933;


ngày 8-4-1934 và ngày 18-4-1938. Sau này, Ngài làm bạn đời với thiếu nữ khác tên Marie Ernestine Maillol và có thêm một con gái sinh ngày 1-12-1945. Tất cả 5 người con này đều được tòa án Saint Denis ký chấp nhận là con của Ngài, vào ngày 22 tháng 7 năm 1946. Ngày 14 tháng 12 năm 1945 Ngài được hội kiến với Tướng Charles De Gaulle tại Pháp, trong cuộc hội kiến này, hai người đã đề cập thể chế tương lai của Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng. Lập trường của Ngài là thống nhất ba kỳ, nước Việt Nam được tự trị rộng rãi để tiến dần tới độc lập, ban bố một Hiến Pháp công nhận chế độ quân chủ lập hiến trong đó dân quyền được tôn trọng. Lập trường này không được các giới thực dân, bảo thủ, tư bản đế quốc tán thành. Họ cấu kết để đả phá giải pháp Duy Tân, cản trở kế hoạch của Tướng De Gaulle, đồng thời họ đưa ra lá bài Bảo Đại, lúc bấy giờ đã chuẩn bị đi Côn Minh, tới Hương Cảng tạm trú để chờ thời, sau khi rời bỏ chức vụ


cố vấn tối cao của chính phủ Hồ Chí Minh tại Hà Nội... Sau khi hội kiến với Tướng De Gaulle, Ngài rời Paris ngày 24-12-1945 trên chiếc máy bay Lockheed Lodestar C60, mang số F-BALV, thuộc Réseau des Lignes Aériennes Françaises, khai thác con đường Pháp-Algérie-Madagascar. Máy bay này rời Alger đến Fort Lamy ngày 26 tháng 12, rồi rời Fort Lamy lúc 13giờ50 để đi Bangui. Khi đến không phận Bangui, phi công bay quanh một vùng từ 50 đến 200 cây số, để tìm phi trường nhưng tìm chẳng ra. Phi công nhận thấy còn rất ít xăng,bèn bay ngược về phía Bắc để tìm một khoảnh đất rộng rãi mà đậu, nhưng chẳng may, vì khói đốt rẫy cuả dân miền núi, máy bay không thấy rõ rừng rú, vướng phải cây cao mà rớt xuống tan tành. Tất cả chín người trong máy bay đều tử nạn, Ngài đã bỏ mình trong một tai nạn máy bay lúc 18giờ30 ngày 26 tháng 12 năm 1945, rớt xuống cạnh làng Bossako, tổng M'Baiki, hạt Lobaye, địa phận Oubanguichan nay là


Cộng Hòa Trung Phi (République Centre Africaine). Ý định Ngài muốn về đảo Réunion để thăm gia đình, rồi trở qua Paris, trước khi về Việt Nam chấp chánh theo kế hoạch của Tướng Charles De Gaulle. Nhưng định mạng khắt khe đã an bài cuộc đời của Ngài nơi rừng sâu núi rậm của Phi Châu và đến ngày 28 tháng 3 dương lịch năm 1987 hài cốt của Ngài mới đem về Paris, rồi chuyển đến cố đô Huế để mai táng. Nếu quý bà con đồng hương muốn tìm hiểu thêm về văn chương chữ nghiã hay nghề nghiệp... của Ngài, xin tìm đọc bài viết nói trên của học giả Thái Văn Kiểm, vì bài quá dài và có nhiều tài liệu rất hữu ích không thể trích dẫn vào sách hết được. Trên đây là ba vị vua triều Nguyễn chống giặc Pháp đến xâm chiếm và cai trị dân tộc Việt Nam chúng ta.


Trái lại, có 3 vị vua bù nhìn triều Nguyễn, xin trích dẫn như sách dẫn thượng của Phạm Thăng như sau : 1.- Vua Đồng Khánh (18851888) : Vua Đồng Khánh tên Chánh Mông con nuôi thứ hai của vua Tự Đức lúc đó 22 tuổi và là anh vua Hàm Nghi. Ngày mùng 6 tháng 5 năm Ất Dậu, Ông Chánh Mông phải thân hành đến Tòa Khâm Sứ làm lễ thụ phong với Pháp rồi mới về triều làm lễ tấn tôn, đạt niên hiệu là Đông Khánh. Người đời lúc bấy giờ có câu đồng dao : Một nhà sinh được ba vua, Vua sống, vua chết, vua thua chạy dài (*) (*) Ý nói vua sống là Vua Đồng Khánh; vua chết là Vua Dục Đức và vua thua là Vua Hàm Nghi.


Sau khi lập Đồng Khánh lên làm vua bù nhìn, quân đội viễn chinh Pháp cấp cho Nam triều một khoản tiền mặt để chi dùng gồm : 40 nghìn lạng bạc và 40 nghìn quan tiền đồng. cac kho tàng bị chúng chiếm giữ. Hàng tháng chúng chiếu theo số tiền, gạo, lương bổng của Nam cần dùng bao nhiêu rồi trích kho cấp phát. Vua Đồng Khánh làm vua được 3 năm, mất ngày 27 tháng chạp năm Mậu Tý nhằm ngày 28 tháng 1 năm 1889, thọ được 25 tuổi. Nhân nhắc đến vua Tự Đức là cha nuôi của vua Đồng Khánh, không thể ngưng ở đây, bởi vì vua Tự Đức là vị vua rất có hiếu với mẹ trong 13 vị vua triều Nguyễn đáng kính phục. Do vậy, xin trích dẫn bài này đã viết trong quyển Tìm Hiểu Các Danh Nhân Việt Nam Trong Hậu Bán Thế Kỷ 19 của Nguyễn Phú Thứ, từ trang 269 đến trang


272, để quý bà con đồng hương tường lãm như sau : Được biết, vua Tự-Đức là con thứ hai của Vua Thiệu-Trị (1841-1847) và Bà Hoàng-Thái Hậu Từ-Dũ (1810-1901) tức Bà Phạm-Thị-Hằng (có sách ghi Hàng?), quê huyện Tân-Hòa, Tỉnh Gò-Công (thuộc Gia-Định thành). Con của Phạm-ĐăngHưng Thượng Thơ Bộ Lễ, được tuyễn vào cung làm vợ Hoàng-Tử Miêng-Tông tức Vua Thiệu-Trị sau này và sanh được hoàng tử Hồng-Nhậm tức vua Tự-Đức (18471883), vua Tự-Đức mất ngày 14 tháng 6 năm Quý Mùi nhằm ngày 17 tháng 7 năm 1883, trị vì 36 năm, thọ 55 tuổi. Vua Tự-Đức là vị vua thông minh, hiền lành, hiếu học, siêng năng và rất hiếu thảo với mẹ là Bà Từ Dũ được nhắc nhở như sau : Trải qua 36 năm làm Vua trên ngai vàng, Vua Tự-Đức lúc nào cũng dành ngày chẵn vào cung để vấn an sức khỏe


mẹ, đồng thời nghe lời truyền bảo của mẹ, nếu có điều gì quan trọng đáng lưu tâm thì ghi ngay vào quyển sổ tùy thân mà nghiền ngẫm. Đó là, quyển sổ từ huấn lục (tức quyển sổ chép lời mẹ dạy). Còn ngày lẻ thì lo việc triều đình, chớ không vì làm Vua có vạn năng quyền thế mà lơ là bổn phận làm con. Hơn nữa, khi có việc gì lo âu, liền thỉnh ý mẹ để xin được nghe lời dạy bảo của mẹ. Chính vì thế, mà Bà Từ Dũ đã từng đề nghị giảm thuế má cho dân vào những năm bị thiên tai mất mùa, đói kém cũng được Vua Tự-Đức đều làm theo ý mẹ. Có lần, ngày mai là đến kỳ giỗ kỵ tiên đế Thiệu-Trị, thế mà hôm ấy Vua TựĐức ham đi săn bắn, gặp nước lụt chảy xiết mạnh bất ngờ, Vua quan chưa dám dùng thuyền hồi cung, phải mắc kẹt chốn ngoại thành thuộc rừng Thuận-Trực. Bà Từ-Dũ sai quan Nguyễn-Tri-Phương đi rước, khi vào cung, vua biết lỗi, dâng roi, nằm xuống chờ quở phạt. Bà Từ-Dũ giận, quay mặt chẳng nói một lời, sau đó mới tha cho hình phạt, chỉ trách dạy bằng lời


mà thôi. Xem thế, đủ biết Vua Tự-Đức thờ mẹ rất chí hiếu bực nào, cho nên nếu có bất cứ người nào có lòng hiếu kính mẹ, huống hồ một vị Thiền Sư Nhất Định có mẹ già đau ốm phải lo chăm sóc thức ăn mặn cho mau lành bịnh đi đôi với đi tu, vì thế bị người đời dị nghị, nhưng Thiền Sư cứ để ngoài tai, cứ lo tròn bổn phận làm con cùng tu hành đi đôi tại An-Dưỡng-Am. Lâu ngày, chuyện này đến tai Vua TựĐức, Vua sai người theo dõi, tìm hiểu hư thực thế nào? Khi Vua biết hoàn cảnh của thiền sư sự thật, Vua vô cùng cảm-động, rồi cho tu bổ An-Dưỡng-Am, cung cấp lương thực để nuôi dưỡng bà mẹ của thiền sư, để thiền sư có điều kiện tu hành hơn. Sau đó, Vua Tự-Đức còn ban biển ngự đề "Sắc Tứ Từ Hiếu Tự". Kể từ đó, AnDưỡng-Am trở thành chùa Từ Hiếu lưu danh đến ngày nay. Như đã thấy Vua Tự-Đức là người con chí hiếu đối với mẹ là Bà Từ


Dũ, vì thế bất cứ việc gì làm cho người mẹ buồn phiền, thì nhà Vua xem như bất hiếu. Do vậy, khi giặc Pháp đã chiếm được lục tỉnh thuộc Nam Kỳ lúc bấy giờ, trong lãnh thổ này có quê hương của Bà Từ Dũ, làm cho nhà Vua rất tức giận và trút hết tội tình lên một vị quan văn trungthần ái quốc là Ông Phan-Thanh-Giản, mà không xét lỗi mình là Ông Vua của một nước có quân, có quyền trong tay và lại có hành-xử chủ hòa với giặc Pháp? ... Vì thế, ở đời chúng ta nên : "Xét lỗi mình trước khi xét lỗi người" có vậy mới thấy trung thực của mọi vấn đề. Đó là bài học đáng quý vậy! 2.- Vua Khải Định (1916-1925) : Con vua Đồng Khánh là Hoàng Tử Bửu Đảo, 32 tuổi được cử lên làm vua lấy hiệu là Khải Định. Bấy giờ Ngài chỉ là vị vua bù nhìn, mọi việc đều do Chánh Phủ bảo hộ Pháp quyết định.


Năm 1922, vua Khải Định sang Pháp dự cuộc đấu xảo quốc tế. Năm 1925, vua Khải Định băng hà vì bị bệnh, làm vua được 9 năm, hưởng thọ 41 tuổi. Được biết, trong thời gian làm vua có vụ khởi nghĩa ở Thái Nguyên, vụ Phạm Hồng Thái ném bom quan toàn quyền Pháp, vụ cụ Phan Châu Trinh gởi cho vua bảy điều trần khi nhà vua qua Pháp. Có người thắc mắc tại sao Vua Khải Định không được nối ngôi Vua Cha là Đồng Khánh năm 1889 mà phải đợi đến năm 1916 mới được làm Vua? Xin trích dẫn như sau : Sau khi Ông Nguyễn Văn Tường và Ông Tôn Thất Thuyết âm mưu đánh Pháp thất bại vào đêm 4 rạng 5 tháng 7 đương lịch năm 1885 nhằm ngày 22 rạng 23 tháng 5 âm lịch Ất Dậu, vua Hàm Nghi lưu vong và sau đó bị bắt. Anh vua Hàm Nghi là hoàng tử Ưng Kỷ (hay Ưng Kỵ?) con Kiên Thái Vương, và là con nuôi thứ


hai của Vua Tự Đức được nối ngôi tức Vua Đồng Khánh tên Chánh Mông. Bà Chánh Phi của vua Đồng Khánh (Đức Thánh Cung, là con gái của quan Phụ Chính Đại Thần Nguyễn Hữu Độ, người đã vận động cho Đồng Khánh lên ngôi vua năm 1885), không có con. Hoàng Tử Bửu Đảo, con bà thứ phi (Đức Tiên Cung) không được nối ngôi sau khi vua Đồng Khánh mất ngày 27 tháng chạp năm Mậu Tý nhằm 28 tháng1 năm 1189. Ngai vàng về tay Hoàng Tử Bửu Lân (tức Vua Thành Thái sau này), con Vua Dục Đức (tức con nuôi thứ nhứt tên Ưng Ái sau đổi là Ưng Chân của Vua Tự Đức). Vua Thành Thái chống Pháp, bị truất phế và bị giam lỏng ở Vũng Tàu năm 1907, con của Vua Thành Thái là hoàng tử Vĩnh San nối ngôi tức Vua Duy Tân. Năm 1916, Vua Duy Tân cùng các nhà cách mạng Thái Phiên, Trần Cao Vân âm mưu đảo chánh Pháp thất bại, nhà vua bị bắt lưu đày cùng một lần với vua cha Thành Thái.


Từ đó, ngai vàng mới trở về tay Hoàng Tử Bửu Đảo tức Vua Khải Định con của Vua Đồng Khánh. (Để biết rõ ràng hư thật sự việc Hoàng Tử Bửu Đảo được lên làm Vua Khải Định như thế nào? Xin mời quý bà con đồng hương lật lại từ trang 16 đến trang 18 đã dẫn ở trước). 3.- Vua Bảo Đại (1952-1945) : Căn cứ theo Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả như đã dẫn ở trước. Vua Bảo Đại tức Nguyễn Phúc Thiển húy Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, lúc lên ngôi chọn chữ thứ 10 trong kim sách để đặt tên, đó là chữ Thiển. Ngài sanh ngày 23 tháng 9 âm lịch năm Quí Sửu nhằm ngày thứ tư, 22 tháng 10 dương lịch năm 1913. Ngài là con độc nhất của Hoằng Tông Tuyên Hoàng Đế tức Vua Khải Định (Hoàng Tử Bửu Đảo) và Đoan Huy Hoàng Thái Hậu tức Bà Từ Cung (Bà Hoàng Thị Cúc).


Trước kia, có các sách báo viết về tông tích Vua Bảo Đại, ví như : Theo Ông Lữ Giang viết trên tạp chí Văn Hóa số tháng 8 & 9 năm 1997, xin mời quý bà con đồng hương tìm đọc từ trang 25 đến trang 26, nhân đây xin trích đoạn quan trọng như sau : ... Có rất nhiều tin đồn về phụ hệ của Hoàng Tử Vĩnh Thụy. Trong thập niên 1900, khi phân tích về các ứng vử viên có thể lên nối ngôi sau này, Khâm Sứ Fernand Lévecque có dẫn lời một người trong hoàng tộc nói rằng : Khải Định "không con và không thể có con". Dĩ nhiên, đây chỉ là một lời quyết đoán suông, không có chứng minh. Nhưng một số người đã đưa vào lời quyết đoán đó, cho rằng Vĩnh Thụy không phải là con của Khải Định. Vì thế, khi Pierre Pasquier đến nhận chức Khâm Sứ Huế ngày 5 tháng 5 năm 1921 đã quan tâm ngay đến vấn đề này và cho mở cuộc điều tra sâu rộng để quyết định ai sẽ là người kế vị Vua Khải Định.


Trong bản phúc trình mật (Confidentiel), đề ngày 22 tháng 2 năm 1922 về việc phong Đông Cung Thái Tử cho Hoàng Thân Vĩnh Thụy. Khâm Sứ Pasquier đã nêu ra một số giả thuyết liên quan đến tông tích của Nguyễn Vĩnh Thụy. Ông cho biết, theo tin đồn quen thuộc nhất thì Vĩnh Thụy là con của hai người đày tớ trong gia đình Phụng Hóa Công Bửu Đảo là Thừa Quang và Hoàng Thị Út, sau đổi tên là Hoàng Thị Cúc. Nhưng Khâm Sứ Pasquier đã bác bỏ giả thuyết này và cho rằng Vĩnh Thụy rất giống Khải Định. Một tin đồn khác được Khâm Sứ Pasquier ghi nhận, nói rằng Vĩnh Thụy là con của Dương Quang Lược, một đại thần trong Bộ Lễ. Vì Dương Quang Lược là em ruột của mẹ Khải Định, nên Vĩnh Thụy rất giống Khải Định. Sở dĩ Khải Định ghi tên Vĩnh Thụy vào sổ Hoàng Tử ở Tôn Nhân Phủ là vì có hiếu với mẹ. Còn rất nhiều chuyện khác nữa không thể trích hết ra được vì rất dài, xin


tạm ngưng ở đây và Ông Lữ Giang viết kết luận như sau : Như vậy, ngoài gia đình Trương Như Cương ra, Bảo Đại cũng còn có nhũng đối thủ khác nưã, họ có thể phịa ra nhiều chuyện tương tự để tranh ngôi với Bảo Đại. Có lẽ nếu tin ở phúc trình của Khâm Sứ Pasquier hơn, vì lúc đó Ông là người có thẩm quyền nhất để điều tra và làm sáng tỏ vụ này. v.v. Theo thiển nghĩ của kẻ viết này, những sự kiện đã trích dẫn vừa qua về tông tích của Ông Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, ví như Ngài không phải là con ruột của Vua Khải Định thì cũng là con cháu trong Hoàng Tộc. Hơn nữa, Ngài có số làm Vua và mẹ Ngài cũng có số làm mẹ Vua không ai có thể cưỡng lại được. Bằng chứng Ngài đã được Vua Khải Định phong chức Đông Cung Thái Tử vào ngày 2 tháng 4 âm lịch năm Nhâm Tuất, nhằm ngày thứ ba, 28 tháng 4 dương lịch năm 1922 và đến ngày 24 tháng 11 âm lịch năm Ất Sửu nhằm


ngày thứ sáu, 8 tháng 1 dương lịch năm 1926 Ngài lên làm Vua, lấy niên hiệu là Bảo Đại. Trở lại thời gian Ngài chào đời, vào ngày 23 tháng 9 âm lịch năm Quí Sửu nhằm ngày thứ tư, 22 tháng 10 dương lịch năm 1913, Không biết rõ Giờ Sanh của Ngài, thì khó ai luận bàn lá số được đúng và chính xác, tôi có Ông bạn vong niên cũng thích nghiên cứu về tử vi, sau khi nghiền ngẫm thời gian Ngài sanh, mới đưa đến kết luận, cho rằng Ngài có thể sanh vào giờ Thìn? và có giải thích, xin mạo muội trích dẫn để quý bà con đồng hương nhàn lãm cho vui như sau : Chuyện về Cựu Hoàng, tôi đoán mò, nên nhớ điều này như sau : Tuổi của Cựu Hoàng cũng như những người mà CAN và CHI của tuổi KHẮC K nhau, khắc ngược, thì khó mà đạt tới đích, chỉ lưng chừng mà thôi. Tuổi Quý Sửu của Cựu Hoàng có Chi Sửu thuộc THỔ khắc Can Quý thuộc THỦY, khắc nhập đấy. Bởi vì, theo luật thuận hạp hay khắc kỵ của Ngũ


Hành, thì mạng THỔ khắc mạng THỦY (mạng Thổ được khắc xuất, mạng Thủy bị khắc nhập). Nếu đúng là Cựu Hoàng sinh vào giờ Thìn thì mạng nằm tại Cung Ngọ, có Thất Sát ngưỡng đầu, tốt vô cùng. Thế nhưng Thất Sát lại thuộc Kim, mà tuổi của Cựu Hoàng lại thuộc Mộc, kim khắc mộc thì còn gì? Theo lịch sử, Cựu Hoàng từ Pháp về nước năm 1932, lúc 19 tuổi, nhận tước vị Vua chấp chánh. Làm Vua được 13 năm thì từ chức. Như thế Cựu Hoàng làm Vua được 13 năm Năm đó, là năm 1945 Ất Dậu, đại hạn và tiểu hạn trùng phùng. Hết chạy thoát. Cựu Hoàng lại từ trần năm Đinh Sửu, năm đó có 5 ác sát tinh + Tang môn + Điếu Khách. Cung Nô tệ nhất vì có sao Thiên đồng, một sao ưa thay đổi, nhưng còn sát tinh nữa. Thôi héng, tán dốc cho đở buồn đó thôi, chứ đã chắc gì giờ sinh của Cựu Hoàng đúng đâu. Giờ sinh này tôi thấy có


vẽ hợp lý vì sự nghiệp của Cựu Hoàng và vì cung Thê rất tốt, có Tử Vi + Thiên Tướng tại cung Thìn mà. Nhân Ông bạn vong niên nhắc đến Cựu Hoàng Bảo Đại trị vì được 13 năm, tức từ năm 1932 đến năm 1945 thì thoái vị, làm tôi lần tay tính lại thì thấy, cuộc đời của Ngài có nhiều con số 13 xin lượt liệt kê như sau : Ngài sanh năm 1913. Ngài nối nghiệp cha năm 13 tuổi (tức năm 1926). Ngài là vị vua thứ 13 của triều Nguyễn. Ngài chánh thức trị vì được 13 năm, tức từ năm 1932 đến năm 1945 thoái vị. Người Tây Phương xem con số 13 là con số không được tốt, nhứt là ngày thứ sáu 13 là ngày xem như ngày xấu hơn hết.


Nhưng, nếu chúng ta đã biết 10 con số căn bản là : 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Vậy muốn tìm con số 13 trở thành con số căn bản phải làm như thế nào? Trước hết lấy con số 13 tức con số 1 và 3, rồi đem cộng chúng lại thì nó có kết quả như sau : 1 + 3 = 4. Từ đó, con số 13 trở thành con số căn bản là 4 tức là con số Tứ Quý. Do vậy, Ngài đã có nhiều con số Từ Quý rất tốt hơn người tầm thường, đúng là mạng đế vương.


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.