Tìm hiểu về Font chữ I.Phông là gì ? Phông là tập hợp hoàn chỉnh các chữ cái, các dấu câu, các con số, và các ký tự đặc biệt, theo một kiểu loại, định dạng (thường hoặc đậm nét), hình dáng (thẳng hoặc nghiêng) và kích cỡ phù hợp và có thể phân biệt khác nhau. Thường thuật ngữ “typeface” được dùng không đúng để chỉ về kiểu loại. Có ba loại phông chữ: phông Bitmap, phông PostScript và phông True Type. Mỗi loại lại có hai phiên bản: phông màn hình (screen font) và phông máy in (printer font). 1.Phông Bitmap Được tạo ra bằng cách sử dụng ngôn ngữ trình bày của Quick Draw. Chúng được xây dựng từ các điểm nhỏ trên màn hình và được tận dụng độ phân giải 72 dpi của màn hình để thiết kế. Phông Bitmap luôn được đặt tên đại diện cho thành phố. Ví dụ: Geneva, New York, Monaco, Athent, Cairo… là tất cả những phông Bitmap. Đừng bao giờ sử dụng một phông mang tên một thành phố trừ khi đang sử dụng máy in Quick Draw. Máy in lasser và các thiết bị xuất khác như máy ghi phim chẳng hạn không thể đọc font Bitmap. 2.Phông PostScript (outline font) Được thiết kế bằng những công thức toán học viết trên ngôn ngữ Postscript, đúng hơn là bằng những điểm vuông nhỏ, mỗi công thức toán học tạo ra một ký tự bằng cách vẽ một hình bao thanh nhã và không bị méo, sau đó máy in sẽ lấp kín bên trong với những chấm có độ dày tuỳ theo độ phân giải tối đa của máy. Khác với các ảnh bitmap, các công thức toán tạo nên các cung tròn và các đường thẳng duyên dáng của kí tự hình bao. Đọc những công thức, mọi máy in Postscript có thể tạo ra những phông và thu phóng chúng đến một kích thước bất kỳ và độ phân giải phù hợp. Máy in có thể thay đổi dễ dàng cỡ chữ của phông outline mà không làm méo dạng như đối với phông bitmap (có thể chúng ta sẽ cần giảm trọng số của các cỡ phông chữ bé bằng một quá trình gọi là hinting, để khỏi bị mất những chi tiết tinh tế). Các phông outline thường có cài sẵn trong nhiều loại máy in laser hoặc được tải xuống từ đĩa. Hãng cung cấp hàng đầu các loại phông outline là Adobe System, Inc. Phông PostScript in ra rất đẹp và nếu có sử dụng ATM thì chúng hiển thị trên màn hình cũng rất đẹp. Phông outline thì không bao giờ được đặt tên theo tên thành phố. Ví dụ các phông outline: Avant Garde, Bookman, Helvetica, Times… Thực tế, phông outline cấu tạo gồm hai phần: Phần một là phông màn hình (screen font) mà thực tế là một sự diễn dịch hình ảnh của phông outline. Máy tính sử dụng phông màn hình để hiển thị loại trên màn hình . Phần hai của phông outline là phông máy in (printer font), là dữ liệu kỹ thuật số của máy in PostScript sử dụng để in ra giấy. 3. Phông True Type Một công nghệ tạo phông chữ kèm theo System 7 của hãng Apple Computer và Microsoft Windows 3.1 là họ đưa ra các phông chữ có thể thay đổi tỉ lệ cho màn hình và máy in của các hệ Macintosh và Window, do Apple Computer và Microsoft Coorporation hợp tác xây dựng. TrueType là một công nghệ phông tương đương với PostScirpt. TrueType không đòi hỏi phải có một trình tiện ích bổ sung hoặc một chương trình điều khiển bằng vi xử lý đắt tiền. Các phông chữ TrueType mà chúng ta nhìn thấy trên màn hình hoàn toàn giống như sẽ nhìn thấy khi in tài liệu đó ra. Hơn nữa các phông True Type đều có thể thay đổi ti lệ, có nghĩa là không có vấn đề gì khi chọn cỡ phông, chúng sẽ nhìn thấy chính xác cỡ đã chọn trên màn hình. Với True Type, chúng ta có thể in các tài liệu của mình trên các hệ máy tính khác hoặc máy in khác mà không phải định khuôn thức lại cho các phông đó. Ngay cả với các loại chương trình như WordPerfect 6. 0 for DOS hiện nay, chúng ta cũng có thể sử dụng các phông True Type được lưu trữ trong thư mục phụ System của Windows.
Phông True Type là sự ứng dụng kỹ thuật của Apple. Nó nhìn mịn trên màn hình ở mọi kích cỡ và vẫn có thể in nếu thiếu bất kỳ biểu tượng phông máy in nào tại mọi nơi. Chúng ta cần dự trữ một biểu tượng độc lập, là nơi trữ tất cả những phông khác. Những biểu tượng của phông True Type có 3 chữ A. Phông True Type in ra trên mọi máy in thì sạch sẽ và dễ đọc, và nếu in bằng một máy in không phải PostScript thì chắc chắn chúng ta có thể thích chúng. Chúng ta cũng có thể sử dụng cả hai: Phông PostScript và phông True Type. Nhưng đặc biệt, hỗn hợp phông PostScript và phông True Type luôn luôn có tên tương tự nhau. Ví dụ: Không có phông Helvetica True Type và phông Helve PostScript được cài đặt trong cùng hệ thống phông. II. Các kiểu phông. 1.Serif (chữ có chân) Vạch ngang mảnh ở đầu các nét chính của một ký tự. Đối với chữ in thường thì các phông serif dễ đọc hơn, tuy nhiên nhiều nhà thiết kế thích dùng các kiểu chữ sans serif cho chữ màn hình. 2.Sans Serif (chữ không chân) Một kiểu chữ in không có chân (gạch ngang hoặc đường cong mảnh ở đầu các nét chính của ký tự). Helvetica và Arial là hai phông chữ không dễ đọc. Các kiểu chữ không chân được ưa dùng để làm chữ màn hình, nhưng khi dùng làm chữ in thường thì khó đọc hơn so với chữ có chân, như Times Roman chẳng hạn. 3.Symbol Là loại phông chữ mà các ký tự có hình dáng những ký hiệu đặc biệt, những biểu tượng, thường dùng vào mục đích trang trí. 4.Display Là một loại phông chữ hiện đại, thường dùng vào các mục đích quảng cáo, trang trí. 5.Script Là loại phông chữ mà các ký tự có hình dạng dựa theo các kiểu chữ viết tay có nhiều nét hoa mỹ, các nét thường nối liền nhau và dáng ký tữ thường hơi nghiêng. I.Phông PostScript Type 1 Được phát triển từ hãng Adobe vào cuốt thập niên 80 bởi sự ra đời của ngôn ngữ PostScript. Năm 1990, Adobe công bố phần mềm quản lý phông Adobe Type Manager (ATM), cho phép hiển thị phông Type 1 trên máy tính Macintosh, một cách sắc nét ở bất kỳ kích cỡ nào. Phông Type 1 in được trên cả máy in PostScript và không PostScript. II.Phông PostScript Type 3 Ra đời sau phông Type 1 cũng vào cuối thập niên 80 do các nhà sản xuất khác (không phải hãng Adobe) phát triển. Điều đặc biệt là phông Type 3 không có Hinting. * Hinting là một thuộc tính tích hợp bên trong một phông để giúp cho máy in biết được việc giữ tỉ lệ các đường in tạo thành một ký tự. Ví dụ đối với chữ M hoa. Hai nét gạch đứng có cùng chiều dài và chiều rộng. Nếu không có hinting, máy in có thể in một nét bằng 3 điểm in của máy và nét kia bằng 4 điểm in. Hinting sẽ đảm bảo sự bằng nhau về chiều dài và rộng của cả hai nét này.
Dù cả phông Type 3 và Type 1 được viết dựa trên ngôn ngữ PostScript của hãng Adobe nhưng phông Type 3 khi xuất ra sẽ không được chính xác như Type 1 và nó có thể dẫn đến việc nhảy chữ và các thuộc tính Kerning – Tracking bị thay đổi và điều quan trọng là phông Type 3 không tương thích với ATM và các máy in không phải PostScript. Chính vì vậy mà người ta rất ít sử dụng phông Type 3. III.Phông True Type Được hãng Apple công bố chính thức vào năm 1991 và tích hợp vào hệ điều hành Mac OS của mình. Đến đầu măm 1992 thì Microsoft đưa phông True Type vào hệ điều hành Windows 3.1 và phông True Type trở thành tiêu chuẩn cho Windows đến ngày nay, nó vừa in được trên máy in PostScript và không PostScript. Chính vì vậy mà trình quản lý phông trong Control Panel của Windows chỉ có thể quản lý được phông True Type. Cận cảnh một font chữ Hình ảnh có rất nhiều ý nghĩa, bản thân nó nói lên rất nhiều điều. Nhưng hãy tưởng tượng cả thế giới trản ngập bởi hình ảnh và là phương cách duy nhất dùng để giao tiếp. Chuyện gì sẽ xảy ra ? Khi cần trao đổi một khái niệm, chúng ta sẽ phải vẽ nó ra trên mặt giấy. Bạn sẽ nghĩ sao khi một người đang tả chiếc cúp mà anh ta vừa đoạt được qua thư và người nhận lại hiểu rằng anh ta đang muốn cho họ thấy món đồ trang trí nội thất mới ? Rất may mắn là dạng truyền thông phổ biến nhất vẫn là chữ viết (typography). Đa số mọi người nghĩ về trình bày chữ chỉ đơn giản là các font có sẵn. Điều này là hoàn toàn đúng, nhưng khi nắm vững được nò thì khi đó Typography không còn là một công việc chán ngắt mà được nâng lên thành một môn nghệ thuật thật sự và tạo được sự quan tâm bởi các designer chuyên nghiệp cũng như tất cả mọi người. Trong bài viết này, một số các thuật ngữ sẽ được sử dụng bằng tiếng Anh thay vì chuyển sang tiếng Việt, việc này sẽ làm mất đi ý nghĩa của chữ. A. Đầu tiên ta hãy xem cấu trúc của một form chữ. Hãy chọn 2 font chữ, 1 dạng Serif (có chân), 1 dạng Sans Serif (không chân), đây là 2 nhóm cơ bản nhất của font chữ. Hãy xem các thành phần chi tiết của chữ trong hình 2:
Tiếp theo ta hãy xem đến sự tương quan và cân đối, những yếu tố quyết định đến hình dạng chữ (Visual apperance); Có 4 yếu tố tác động: 1. Tỷ lệ giữa độ dày của nét với chiều cao. 2. Sự khác biệt về độ dày mỏng của các nét trong cùng chữ. 3. Kéo dãn và thu hẹp (Expand & Condense) 4. Chiều cao thân chữ (X-height) và sự tương quan với các nét cao và thấp (Asender & descender) 1. Tỷ lệ giữa độ dày của nét với chiều cao. Trong ví dụ này bạn thấy nét bằng 1/10 chiều cao, nếu bạn tăng hay giảm độ dày của nét, form chữ sẽ thay đổi hoàn toàn.
2. Sự khác biệt về độ dày giữa các nét trong chữ. Có sự tưởng phản của nét dày và nét mỏng của chữ trong hình 4. Nếu ta thay đổ tỷ lệ tương phản, toàn bộ hình dạng chữ cũng thay đổi.
3. Kéo dãn và thu hẹp (Expand & Condense) Đây là dạng thay đổi rất quen thuộc với mọi người. Hãy nhập vào một chữ bằng bất cứ chương trình đồ họa nào, thử kéo giãn hay bóp dẹp lại và xem những thay đổi của form chữ
Trong hình 5, cả 2 chữ đều cùng 1 font và 1 size, nhưng khi kéo giãn và bóp dẹp đã cho ra 2 chữ hoàn toàn khác nhau. 4. Chiều cao thân chữ (X-height - thường cao bằng ký tự x thường) và sự tương quan với các nét cao và thấp (Asender & descender)
Các font chữ bằng nhau nhưng khi thay đổi X-height sẽ cho ra hình dạng hoàn toàn khác nhau. B. Cân bằng thị giác trong 1 font chữ. • Hãy vẽ 1 hình tròn, 1 hình vuông và 1 hình tam giác với cùng 1 kích thước, thị giác sẽ cho ta kết quả hình vuông và hình tam giác luôn luôn thấp hơn hình tròn. Do đó khi tạo ra những font chữ, nhà thiết kế thường sẽ tạo ra các chữ có đỉnh nhọn như A và các chữ tròn như O, S, C, cao hơn các chữ có nét bằng như L hay V.
• Cũng vậy, mỗi chữ có 2 phần trên và dưới không hoàn toàn bằng nhau. Nói một cách khác, nếu chia 1 chữ làm 2 phần bằng nhau một cách chính xác toán học (mathematic center) thì phần trên sẽ cho cảm giác lớn hơn phần dưới. Để điều chỉnh, font chữ thường được tạo ra với phần trên hơi nhỏ hơn phần dưới.
• Những nét theo phương ngang của các chữ sẽ mảnh hơn các nét đứng để chiều ngang không có cảm giác quá nặng.
• Các chỗ nối giữa 2 nét hơi mở ra nhằm tránh cảm giác quá dày tại điểm giao nhau.
• Các nét cong sẽ dày hơn tại chính giữa hơn nét thẳng tạo cảm giác cân đối.
Những chi tiết trên là rất nhỏ và thường không được người sử dụng quan tâm và nhận ra, nhưng chính chúng tạo ra sự cân đối và hài hoà cho một font chữ. C. Các nhóm chữ: Có rất nhiều font chữ khác nhau được tạo ra và rất khó để sắp xếp chúng. Thường chữ được chia làm 5 nhóm chính. Một font chữ đầy đủ bao gồm các ký tự: • Chữ HOA:
• Chữ thường: Chữ Small-Caps: Chữ hoa nhưng có X-height bằng với chữ thường.
• Bộ số hoa.
• Bộ số thường.
• Số mũ và chân.
• Các phân số.
Các chữ ghép.
Ký hiệu toán học. ] • Dấu câu.
• Chữ có dấu trọng âm
• Ký hiệu đặc biệt.
• Các đơn vị tiền tệ.
. Kích thước chữ: Đơn vị đo lường kích thước chuẩn của chữ đầu tiên được phát triển vào thế kỷ 15 bởi Johann Gutenberg bởi những khối kim loại.
Ngày nay, chúng ta xác định kích thước của chữ bằng hệ đơn vị point (viết tắt là pts) và pica. Trong đó: 1 inch = 72 pts 1 pica = 12 pts 1 inch = 6 pica Typography là gì ? tôi thường xuyên hỏi câu này mỗi khi bắt đầu suy nghĩ về một artwork mới. Nó đã trở thành một điều gì đó ám ảnh tôi khi bắt đầu nhìn vào một tác phẩm. Vậy tại sao một thành phần có thể được xem là phụ lại có sức hấp dẫn như vậy ? Nó không đơn thuần là một thứ để trang điểm thêm cho những hình ảnh, bản thân nó có sức sống và sức mạnh riêng của mình. Và bạn đã bao giờ hình dung một thế giới tràn ngập bởi hình ảnh mà không có chữ viết sẽ như thế nào. Tôi cũng đã được tiếp cận bước đầu đến với những lý thuyết về typhography, cũng như các kỹ thuật và yêu cầu của nó và nhiều người cũng đã được tiếp cận với những kiến thức này thông qua các lớp học hay các kiến thức từ sách vở. Nhưng để hiểu rõ được nét đẹp của typography, một người thiết kế phải nhìn nó với góc độ chữ không phải là công cụ chỉ để mô tả, mà phải hiểu nó là một tác phẩm thật sự. Như đã biết, typography bao gồm các quy tắc và kỹ thuật có thể chia thành những nhóm như Typographic, Form, Space hay Support. Và trong những nhóm này có những kỹ thuật thể hiện rất cụ thể. Thế nhưng, phải chăng typography chỉ bao gồm có thế, chọn lựa một vài chữ cái, một vài font chữ và làm mọi cách áp dụng nó theo một khuôn mẫu có sẵn ? Đó không hẳn là typography, nó chỉ là những bài tập để nắm vững các kỹ thuật và nguyên tắc mà thôi. Trước tiên, có một câu hỏi cần trả lời, chắc chắn bạn có một vài font chữ yêu thích nhất của mình. Vậy bạn đã từng nghiên cứu kỹ về nó chưa ? Là một tác phẩm nghệ thuật, bạn đã từng biết ai là người tạo ra nó, lịch sử hình thành và những thay đổi theo thời gian để phù hợp vào yêu cầu sử dụng từng thời kỳ, những phiên bản khác nhau của các công ty tạo ra, ý nghĩa mà nó thể hiện thông qua typeface và đặc biệt là những chi tiết có thể nhận biết nó với những font chữ cùng loại. Tất cả những thứ đó chính là giá trị một font chữ và cũng chính những điều đó quyết định một font chữ có thể tồn tại được hay không. Việc hiểu rõ các font chữ sẽ giúp người thiết kế có thể đưa ra quyết định tại sao dùng font chữ này mà
không dùng font chữ kia, mặc dù đó không phải là font yêu thích của mình. Một font chữ ko thể dùng hoàn hảo trong mọi trường hợp, và cũng không có font chữ không thể nào sử dụng được. Bên cạnh đó, một tác phẩm đẹp sẽ không hoàn chỉnh nếu nó không mang trong mình một ý nghĩa gì ngoại trừ một vẻ ngoài bắt mắt, hãy đánh giá cao những ý nghĩa bên trong của một tác phẩm. Đối với Typography cũng vậy, hãy tạm thời quên đi ý nghĩ làm cách nào áp dụng càng nhiều kỹ thuật vào càng tốt, hãy tận dụng những kỹ thuật đơn giản và cần thiết nhất để thể hiện một ý tưởng. Đó chính là sức hấp dẫn của typography, sử dụng chữ để nói lên ý tưởng của mình một cách thật sự hấp dẫn, không chỉ đơn giản là viết ra giấy điều đó. Thường thì nhiều người khi mới bắt đầu đã quên mất điều này mà chỉ nghĩ nhiều đến cách nào làm cho ra được factor này hay cắt ghép font kia ra sao. Nói như vậy không có nghĩa là bỏ đi hết nguyên tắc hay kỹ thuật, mà chỉ là áp dụng một cách cân nhắc và quan trọng là có thể đạt được một cái gì đó hơn là một món lẩu thập cẩm về chữ. Hãy bắt đầu công việc nếu bạn thật sự yêu thích Typography bằng việc trả lời câu hỏi, đâu là font chữ mình thích, và tại sao mình thích nó. Hãy tìm hiểu và hãy để bản thân bị cuốn hút với nét đẹp rất riêng của Typography. 1. Typography là gì ? Khi muốn tạo ra một sản phẩm, chúng ta phải bắt đầu bằng việc có nguyên liệu, như khi ta muốn đóng ra 1 cái bàn hay một cái ghế thì ta phải có các nguyên liệu khác nhau như: gỗ, đinh, keo... và khi đã có nguyên liệu thì ta phải biết đó cái bàn đó ra sao, đó là những kỹ thuật cưa, bào, đục, đóng ... thông qua những công cụ làm việc như búa, cưa, bào... Sau cùng kết quả ta đạt được chính là cái bàn. Cũng vậy, trong thiết kế, để có một tác phẩm, thì ta cũng phải bắt đầu có những nguyên liệu như hình ảnh, màu sắc, font chữ... và bắt đầu thực hiện bằng những kỹ thuật đồ họa: cắt, dán, vẽ, tạo hiệu ứng (effect) thông qua các chương trình đồ họa. Sau khi hoàn thành, kết quả ta có được sẽ là 1 tác phẩm đồ họa. VẬY TYPOGRAPHY LÀ GÌ ? Đơn giản Typography là một phương pháp thiết kế mà trong đó những nguyên liệu ta chọn là text, những ký tự, font chữ. Thông qua những kỹ thuật riêng của mình (sẽ được nói tới trong những phần sau) để cho ra đời một tác phẩm. Các kỹ thuật đó bao gồm chọn kiểu chữ, kết hợp chữ hoa hay thường, phân mảng, sử dụng đường viền hay kết hợp với những thành phần phụ trợ khác... Bất cứ người thiết kế đều đã ít nhất hơn một lần đứng trước những vấn đề lựa chọn font chữ thích hợp, hay kích cỡ chữ... Tất cả những công việc đó chính là Typography ở mức độ cơ bản nhất. Nói như vậy để thấy Typography không phải là cái gì quá cao siêu, nó rất gần gũi với thường ngày, chẳng qua ta có thể sử dụng và phát huy hết khả năng của Typography hay không. Với Typography, bạn gần như có thể được giải phóng hoàn toàn khỏi việc lựa chọn hình ảnh, hay tìm kiếm những thứ nguyên liệu khác. Khi đã nắm vững, Typography sẽ đem lại một sức mạnh thiết kế rất lớn, mà sự bắt đầu từ những chữ cái, những đường line tưởng chừng rất đơn giản. Chào mừng đến với thế giới của Typography.
2. Bắt đầu với Typography: 2.1 Typography có từ khi nào ? Từ ngàn xưa, con người đã bắt đầu tìm ra cách để có thể ghi lại những lời nói, ý nghĩ của họ. Và từ khi có chữ viết xuất hiện, Typography cũng đã được chính thức ra đời với những hình thức sơ khai của nó. Hầu như tất cả các kỹ thuật Typography đều đã được sử dụng trong suốt thời gian tồn tại và phát triển của chữ viết, sau này là chữ điện tử. Vậy tại sao chỉ với những yếu tố cơ bản là text, ký tự, font chữ và những thành phần phụ trợ đơn giản mà Typography lại có được sự thú vị như vậy. Đầu tiên ta phải nắm bắt được các thành phần này và sau đó phải tìm cách kết hợp chúng lại với nhau, khi đó ta sẽ có được bức tranh toàn diện về Typography. 2.2 Font chữ: Như ta đã biết, Typography chủ yếu làm việc với những chữ cái, những font chữ, vậy font chữ bắt đầu từ đâu ? Kế từ khi chữ viết xuất hiện tới nay, thì đã có rất nhiều kiểu chữ viết khác nhau xuất hiện và tồn tại. Một số kiểu chữ sau này được đưa vào sử dụng thông dụng trong máy tính như là những font chữ đã được khẳng định giá trị qua thời gian. Và cùng lúc có những nhà thiết kế mà công việc của họ là sáng tạo ra những kiểu chữ mới, họ được gọi là Typographer. Các font chữ mà ta sử dụng hàng ngày, từ những font thông thường cho đến những font lạ mắt đều là kết quả của một quá trình sáng tao. Từ đó dẫn đến nguyên tắc đầu tiên là: “Phải luôn tôn trọng những font chữ này”. Vd: Khi cần những font chữ dẹp hay kéo giãn, ta nên sử dụng những phiên bản condense hay extreme của font tương ứng. Có rất nhiều font chữ khác nhau được dùng, nhưng ta có thể chia 5 nhóm: - Serif: Là dạng chữ có chân. Vd: Times News Roman, Palatino... - San serif: Dạng chữ không chân. (Arial, Helvetica, Futura...) - Monospace: Đây là loại chữ mà tất cả các ký tự đều có bề ngang bằng nhau (Courier, Lucida...). - Script: Dạng chữ viết tay. - Fantasy – Decoration: Đây là dạng chữ khá đặc biệt, mỗi chữ cái là một thiết kế phức tạp, ví dụ như một chữ cái được lồng trong một hình vẽ cách điệu, hay được biến đổi thành một con vật... Trong tất cả các font chữ, có một số tồn tại qua thời gian và đã được thực tế chứng thực giá trị, ta có thể kế ra như: Helvetica, Futura, Arial, Courier, Times News Roman, Book, Century, New Baskerville, Palatino, Optima, Garamond, Goudy. Mỗi font chữ đều có những đặc tính khác nhau, thể hiện một ý nghĩa khác nhau, do đó cũng phải được dùng trong từng trường hợp khác nhau. Ví dụ: - Times New Roman thể hiện sự chắc chắn, rõ ràng, thường được sử dụng trong các văn bản. - Garamond được xem là một font chữ được thiết kế rất thanh lịch, có thể dùng trong các thể loại cần sự thanh lịch và sang trọng. - Futura là một trong những font chữ góc, thiết kết rất đơn giản, không có nhiều những yếu tố phụ trợ, với những nét tròn hoàn hảo cũng cũng những đường thẳng. Thể hiện sự đơn
giản và đặc tính cơ bản. Đặc biệt, Optima là một font chữ đặc biệt, là sự kết hợp giữa serif và san serif, kế thừa cả đặc tính của cả 2. 2.3. Typography và giới hạn. Typography với những nguyên liệu chính được sử dụng là text, nhưng không chỉ gói gọn trong những font chữ có sẵn trên máy tính, mà còn có thể là những font chữ được đang phát triển hay những mẫu phác thảo, vẽ tay ... chẳng hạn. Và tất nhiên ngoài các ký tự ra, ta hoàn toàn có thể sử dụng hình ảnh, hay các yếu tố đồ họa khác (graphic elements) như đường thằng, đường cong, mảng màu... như là những yếu tố phụ trợ. Tóm lại, đừng giới hạn bản thân vào bất cứ gì, mà hãy dùng mọi cách để thể hiện ý tưởng. 3. Khi đã bắt đầu nắm bắt được những khái niệm cơ bản, bây giờ là lúc để bạn bắt đầu đi sâu vào vấn đề, vào các luật lệ cơ bản phải theo, các kỹ thuật được áp dụng trong Typography. Luật cơ bản nhất là “Hãy tôn trọng tối đa một font chữ”, nếu không thật cần thiết hay là có một ý tưởng để phải thay đổi hình dáng chữ (kéo giãn hay bóp dẹp) thì đừng nên bóp dẹp hay kéo giãn chỉ vì để đủ chỗ hay lấp một khaỏng trống nào đó trên giao diện. Hãy thử dùng các phiên bản condensed (narrow) hay extreme (wide) trong trường hợp đó. Các kỹ thuật của Typography được chia làm bốn nhóm chính. • Những yếu tố Typographic: Đây chủ yếu là việc lựa chọn font chữ nào, uppercase hay lowercase, Bold, Italic hay không, bề ngang hay chiều cao của chữ... • Những yếu tố Form: Lựa chọn và kết hợp màu chữ, độ đậm nhạt, phân mảnh, đường viền, texture, hòa trộn với background. • Những yếu tố Space: Sắp xếp và vị trí của một chữ cái so với một nhóm hay giữa các nhóm với nhau, phương hướng của chữ, nhịp điệu của đoạn text... • Những yếu tố Support: Những chi tiết hỗ trợ thêm vào có thể là đường line, mảng màu, ký hiệu (symbol) hay hình ảnh nhằm hỗ trợ thêm hiệu quả. Khi áp dụng, tùy vào mỗi tác phẩm và ý tưởng mà ta áp dụng một hay kết hợp nhiều kỹ thuật lại với nhau.