ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NAM SÔNG CÁI TP NHA TRANG

Page 1

RIVER LINK CITY



QUY HOẠCH PHÂN KHU ĐÔ THỊ DỌC BỜ SÔNG CÁI THÀNH PHỐ NHA TRANG – TỈNH KHÁNH HÒA TỶ LỆ: 1/2000


NỘI DUNG I

GIỚI THIỆU – LÝ DO VÀ SỰ CẦN THIẾT

II

CƠ SỞ NGHIÊN CỨU

III

CÁC VẤN ĐỀ HIỆN TRẠNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU

IV CÁC NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT, Ý TƯỞNG VÀ PHƯƠNG ÁN CƠ CẤU V

SỬ DỤNG ĐẤT, KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN, THIẾT KẾ ĐÔ THỊ

VI KHU TRUNG TÂM VÀ KHU DÂN CƯ KIM BỒNG VII GIẢI PHÁP VỀ MÔI TRƯỜNG


I

GIỚI THIỆU – LÝ DO VÀ SỰ CẦN THIẾT


1. VỊ TRÍ KHU VỰC LẬP QUY HOẠCH Khu dân cư dọc bờ sông Cái thành phố Nha Trang, thuộc phường Phương Sơn, phường Ngọc Hiệp, phường Phương Sài, tp. Nha Trang Quy mô: 141.8 ha Dân số: 12.500 dân

2. LÝ DO VÀ SỰ CẦN THIẾT  Khu dân cư dọc bờ sông Cái Nha Trang nằm trong đô thị trung tâm vùng Duyên hải Nam Trung bộ, nằm bên bờ vịnh đẹp nổi tiếng thế giới, thành phố Nha Trang có nhiều tiềm năng lợi thế phát triển kinh tế tổng hợp mà trong đó đặc biệt nổi trội là lĩnh vực du lịch – dịch vụ. Để thực hiện mục tiêu xây dựng thành phố Nha Trang thành trung tâm du lịch lớn và có sức hấp dẫn đối với du khách trong nước cũng như quốc tế, trong những năm qua, công tác quy hoạch và quản lý xây dựng theo quy hoạch của Thành phố được các cơ quan của Tỉnh và Thành phố đặc biệt quan tâm. Nhiều dự án quy hoạch các khu dân cư cũng như các khu chức năng đô thị đã được thực hiện, đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.  Tồn tại song song trong quá trình phát triển các khu đô thị mới là các khu dân cư cũ nằm đan xen. Các khu vực này đang trong tình trạng môi trường đô thị xuống cấp, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật rất thiếu thốn, điều kiện ở và sinh hoạt của người dân không đảm bảo.  Khu dân cư bờ Nam sông Cái là một phần của các phường Phương Sơn, phường Ngọc Hiệp và Phương Sài là một trong những khu dân cư hiện hữu như thế, và cần phải lập quy hoạch để phát triển thành một khu vực đô thị hiện đại, khai thác được giá trị của Sông Cái, sông Bà Vệ và sông Kim Bồng. Mặt khác, việc phát huy hiệu quả giá trị của sông để phát triển dịch vụ và du lịch, nhằm tạo thêm sản phẩm du lịch cho thành phố Nha trang, tăng sức hấp dẫn cho đô thị và tạo cơ hội phát triển tốt hơn về phía Tây thành phố.  Đặc biệt, khu vực đang triển khai dự án Môi trường bền vững các thành phố Duyên hải - Tiểu dự án thành phố Nha Trang là một trong những dự án đặc biệt quan trọng trong việc giảm thiểu ngập úng, thu gom và xử lý nước thải cho thành phố Nha Trang theo định hướng Quy hoạch chung của thành phố Nha Trang đến 2025, cần được triển khai gấp rút.  Vì vậy, nhằm đáp ứng nhu cầu điều chỉnh đất đai, tận dụng hạ tầng để phát triển đô thị, đồng thời cụ thể hóa các định hướng phát triển cho khu vực từ đồ án quy hoạch phân khu, tạo cơ sở triển khai các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án chỉnh trang, cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng và không gian công cộng..., việc nghiên cứu lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 cho khu vực này là hết sức cần thiết.


II

CƠ SỞ NGHIÊN CỨU


CƠ SỞ NGHIÊN CỨU

II

MỤC TIÊU CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP  Cụ thể hóa nội dung đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Nha Trang đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê quyệt.  Khai thác các lợi thế về vị trí địa lý, môi trường cảnh quan thiên nhiên và văn hóa xã hội ven sông Cái, sông Kim Bồng, sông Bà Vệ nhằm xây dựng một khu vực đô thị thân thiện với sinh thái, phục vụ du lịch và dịch vụ nhằm xây dựng hình ảnh đặc trưng cho khu vực, đồng thời tham gia hiệu quả phát triển du lịch của thành phố.  Cải tạo, sắp xếp khu dân cư hiện hữu đồng bộ về kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo hướng phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, đáp ứng các yêu cầu:  “Hiện đại, thân thiện, bản sắc và hiệu quả kinh tế”.  Làm cơ sở pháp lý để lập quy hoạch chi tiết và quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch được duyệt.

NHIỆM VỤ CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP  Khảo sát đánh giá hiện trạng để khớp nối dân cư hiện có, các sự án đã và đang triển khai trên khu vực, quy hoạch đường giao thông để đảm bảo đồng bộ về tổ chức không gian kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật chung.  Xác định cơ cấu chức năng sử dụng đất hợp lý với các chỉ tiêu quy hoạch – kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật cụ thể cho từng ô đất. Xây dựng khu vực hiện đại đồng bộ cùng với các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.  Nghiên cứu mặt bằng sử sụng đất và tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu vực. Tạo điểm nhấn cảnh quan cho khu vực, hiện đại, văn minh và mang đậm bản sắc địa phương.  Đề xuất các quy định về quản lý xây dựng trong khu vực lập quy hoạch làm cơ sở để có đồ án đúng, và bám sát thực tế quy hoạch.  Kết nối giao thông khu vực xung quanh. Xác định trục đường chính của khu quy hoạch với định hướng đảm bảo kết nối mạng lưới giao thông.  Xác định phạm vi, quy mô dân số, tính chất, phân khu chức năng sử dụng đất, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu về sử dụng đất, hạ tầng xã hội và hạ tầng kĩ thuật.  Nghiên cứu đề xuất xây dựng hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật và đánh giá môi trường chiến lược.

MỤC TIÊU ĐÔ THỊ BỀN VỮNG


III

CÁC VẤN ĐỀ HIỆN TRẠNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU


CÁC VẦN ĐỀ HIỆN TRẠNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU

III

HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT Tổng diện tích khu vực nghiên cứu thiết kế là 141,8 ha. Khu vực nằm ven bờ nam sông Cái, có sông Bà Vệ và sông Kim Bồng chảy qua giữa khu dân cư, là nơi bắt nguồn của sông Kim Bồng, với hiện trạng sử dụng đất như sau: - Đất dân cư: chủ yếu tập trung dày đặc dọc theo tuyến đường Hương Lộ 45, và ven sông Bà Vệ và sông Kim Bồng. - Đất công trình công cộng và trường học trong khu vực nghiên cứu Chỉ tiêu này còn thấp so với quy chuẩn (2,7m2/người). - Đất cơ quan: là đất của đội quản lý thị trường Khánh Hòa. - Đất tôn giáo: các công trình hầu hết có chất lượng tốt. Một số công trình có diện tích đất khá lớn với cảnh quan đẹp như: Chùa Phổ Tế Ni Tự, Đình đền Lư Cẩm, chùa Quang Thánh, chùa Kim Long, chùa Phổ Tịnh, Tịnh xá Ngọc Trang. Đây là những không gian giao lưu quan trọng trong cộng đồng dân cư. - Đất nông nghiệp: đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm, với tổng diện tích 22,41ha, nằm rải rác trong khu dân cư. Trong đó, đất trồng cây lâu năm có diện tích lớn nhất (11,99ha) tập trung ở phía bắc khu vực nghiên cứu và dọc theo bờ sông Bà Vệ và sông Cái. - Quỹ đất trống: Cùng với đất ngập trũng có thể sử dụng chuyển đổi sang chức năng xây dựng đô thị hợp lý hơn. - Đất cây xanh công viên vui chơi giải trí, mặt nước tập trung phục vụ cho khu dân cư trong khu vực nghiên cứu hầu như không có.

STT

LOẠI ĐẤT

I

ĐẤT XÂY DỰNG ĐÔ THỊ

1

ĐẤT DÂN DỤNG

DIỆN TÍCH (HA)

TỶ LỆ

CHỈ TIÊU

(%)

(M2/NG)

100.45

70.84

81.8

96.40

67.98

77.2

83.79

59.09

66.6

1.1

ĐẤT Ở HIỆN TRẠNG

1.2

ĐẤT CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG

0.41

0.29

0.3

1.3

ĐẤT TRƯỜNG HỌC

1.82

1.28

1.4

1.4

ĐẤT GIAO THÔNG ĐÔ THỊ

10.38

7.32

8.8

ĐẤT NGOÀI DÂN DỤNG

4.6

4.05

2.86

2.1

2

ĐẤT CƠ QUAN THUỘC ĐÔ THỊ

0.05

0.04

0

2.2

ĐẤT TÔN GIÁO

1.99

1.40

2.4

1.42

2.2

2.3

ĐẤT GIAO THÔNG ĐỐI NGOẠI

II

ĐẤT KHÁC

2.1

ĐẤT LÚA

2.2

ĐẤT TRÔNG CÂY LÂU NĂM

2.3 2.4 2.5

2.01 41.35

29.16

5.55

3.91

4.4

18.30

12.91

10.5

ĐẤT TRỐNG

4.40

3.10

3.9

ĐẤT NGHĨA TRANG

1.62

1.14

11.48

8.10

MẶT NƯỚC TỔNG

141.80 100.00

Bảng đánh giá hiện trạng sử dụng đất


CÁC VẦN ĐỀ HIỆN TRẠNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU

III

HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC Hình thức công trình khu vực này tương đối đa dạng, bao gồm:  Các công trình kiên cố như: nhà phố, biệt thự, nhà vườn, nhà dân trong các khu vực làng tập trung. Kiến trúc công trình tương đối đẹp, màu sắc nhẹ nhàng, có sân vườn trước nhà tạo cảm giác thân thiện.  Các công trình bán kiên cố, nhà tạm như: các công trình nhà kết hợp vườn ven sông Cái, nhà xây dựng sát khu vực sông Kim Bồng, sông Bà Vệ và một số công trình trong khu vực làng xóm hiện hữu. Chất lượng kiến trúc công trình kém, ảnh hưởng đến mỹ quan, không gian sống của khu dân cư cũng như chất lượng sống của người dân.

HIỆN TRẠNG CÔNG TRÌNH KIÊN CỐ

HIỆN TRẠNG CÔNG TRÌNH BÁN KIÊN CỐ VÀ NHÀ TẠM ĐÁNH GIÁ CHO THẤY : - TỶ TỆ CÔNG TRÌNH NHÀ KIÊN CỐ CHỈ CHIẾM 37% chủ yếu tập trung ở phiá đông đường sắt , hai bên tuyến đường lương định của và đường 20-10 CÒN LẠI 63% LÀ NHÀ TẠM VÀ NHÀ GẠCH 1 TẦNG tập trung nhiều ở ven sông cái , ven sông bà vệ và sông kim bồng Từ đó đã phân ra được khu vực tập trung nhiều nhà gách 2 tầng và nhà bê tông và khu vực tập trung nhiều nhà tạm và nhà gạch 1 tầng


CÁC VẦN ĐỀ HIỆN TRẠNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU

III

HIỆN TRẠNG CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG HÀNH CHÍNH, TÔN GIÁO – LÀNG NGHỀ LƯ CẤM Cùng với việc đánh giá vị trí các công trình di tích tôn giáo các công trình công cộng và khu vực làng nghề lư cấm nhóm em nhận thấy các công trình đó đều nằm bên khu vực chứa nhiều nhà gách 2 tầng và nhà bê tông là khu vực phát triển của đô thị.

Công trình tôn giáo chiếm 2,99 ha, các công trình hầu hết có chất lượng tốt. Một số công trình có diện tích đất khá lớn với cảnh quan đẹp như: Chùa Phổ Tế Ni Tự, Đình đền Lư Cẩm, chùa Quang Thánh, chùa Kim Long, chùa Phổ Tịnh, Tịnh xá Ngọc Trang. Đây là những không gian giao lưu quan trọng trong cộng đồng dân cư.

Các công trình phúc lợi công cộng trong đơn vị ở gồm có: 2 trường mầm non, 1 trường tiểu học, 1 trường THCS, 1 Trung tâm học tập cộng đồng, 1 nhà văn hóa,1 trung tâm y tế phường và 1 chợ. Tổng diện tích đất các công trình này là khoảng 2,23 ha. Tuy nhiên, hiện nay trong khu vực nghiên cứu, chưa có công trình trường mầm non nào đạt chuẩn quốc gia, vị trí khu dân cư lại tương đối tách biệt so với khu vực xung quanh do giao thông đối ngoại, sông và các hướng tiếp cận vào khu vực dân cư rất ít. Vì vậy, nhu cầu diện tích đất cho các tiện ích công cộng rất cấp thiết, đặc biệt là trường mầm non.

Làng gốm Lư Cấm trở thành một trong những điểm đến thường xuyên của các tour du lịch Nha Trang với những hoạt động trải nghiệm quy trình làm gốm truyền thống. Tuy nhiên, số lượng các đoàn khách du lịch còn hạn chế nên thu nhập từ hoạt động du lịch cũng không đáng kể. Năm 2016, nghề gốm Lư Cấm đã được công nhận là nghề truyền thống, được hưởng các ưu đãi về phát triển ngành nghề nông thôn.


CÁC VẦN ĐỀ HIỆN TRẠNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU

III

HIỆN TRẠNG ĐỊA HÌNH  Khu vực nghiên cứu có địa hình thấp trũng, dốc thoải từ Tây sang Đông. Cao nhất ở khu vực gần đường sắt hiện trạng, cao độ nền hiện trạng 1,8m-4,3m, thấp nhất về phía sông Bà Vệ , Kim Bồng, Sông Cái cao độ nền <1,2m.  Cao độ nền hiện trạng thấp hơn khu vực xung quanh, khiến thoát nước hiện tại ở các khu vực này tương đối khó khăn và có một số khu vực bị ngập trên 60 cm khi có mưa lớn. Những khu vực này cần được quan tâm đến giải phát thiết kế, thoát nước khi nghiên cứu phương án quy hoạch hoặc có định hướng phát triển riêng cho những khu vực này. ĐÁNH GIÁ VỀ ĐỊA HÌNH CHO THẤY KHU VỰC CÓ CAO ĐỘ <1.2M CHIẾM 31% tập trung chủ yếu tại trung tâm và ven sông là nới dễ xảy ra ngập úng khi mưa lớn

ĐÁNH GIÁ VỀ QUỸ ĐẤT XÂY DỰNG

BẢN ĐỒ ĐÁNH GIÁ QUỸ ĐẤT XÂY DỰNG

BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG SỰ CẦN THIẾT TÁC

Đánh giá đất xây dựng : mặc dù quỹ đất xây ít nhưng qua đánh giá hiện trạng nhóm e rút ra được sự cần thiết và mức độ tác động tới khu vực nghiên cứ như sau : - Khu vực đất ở cần được tái thiết có đất trống nhà tạm và dễ xảy ra ngập úng Khu vực cải tạp chỉnh trang với nhiều công trình kiên cố tôn giáo công cộng và làng nghề . Đánh giá quỹ đất xây dựng đã làm rõ đất làng xóm thành các phần cần cải tạo chỉnh trang vì những vấn đề là: •chất lượng công trình ở mức độ là nhà Tạm và nhà gạch 1 tầng •Trong vùng ngập lụt => Những khu vực đó cần phải cải tạo nếu không nước sông dâng lên sẽ gây ngập úng và ô nhiễm môi trường nên việc cải tạo là rất cần thiết. - Phần đất làng xóm giữ lại là bao nhiêu phần lý do là: •chất lượng công trình tốt •làng nghề cần bảo tồn để phát triển du lịch.


CÁC VẦN ĐỀ HIỆN TRẠNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU

III

HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG KHU VỰC

HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG XÃ HỘI

HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT

Các công trình phúc lợi công cộng trong đơn vị ở gồm có: 2 trường mầm non, 1 trường tiểu học, 1 trường THCS, 1 Trung tâm học tập cộng đồng, 1 nhà văn hóa,1 trung tâm y tế phường và 1 chợ. Tổng diện tích đất các công trình này là khoảng 2,23 ha. Tuy nhiên, hiện nay trong khu vực nghiên cứu, chưa có công trình trường mầm non nào đạt chuẩn quốc gia, vị trí khu dân cư lại tương đối tách biệt so với khu vực xung quanh do giao thông đối ngoại, sông và các hướng tiếp cận vào khu vực dân cư rất ít. Vì vậy, nhu cầu diện tích đất cho các tiện ích công cộng rất cấp thiết, đặc biệt là trường mầm non.  Chất lượng công trình công cộng tương đối tốt, kiên cố và có không gian sân trong thoáng đãng.  Trong khu vực chưa có trường cấp 3 vì vẫn đáp ứng được với nhu cầu hiện tại song sẽ không đáp ứng với lượng dân trong tương lai.

Về hạ tầng kĩ thuật  Hạ tầng xã hội hiện nay đủ để đáp ứng được cho khu vực song cần bổ siung thêm để phù hợp với định hươnghs phát triển  hạ tầng kĩ thuật giao thông : chỉ chiếm 8.7% khu vực sẽ có tuyến đường vành đai 2 thành phố Nha trang và tuyến đường kết nối đông – tây thành phố Nha trang đi qua được định theo quy hoạch chung sẽ tạo thuận lợi cho phát triển sau này.


CÁC VẦN ĐỀ HIỆN TRẠNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU

III

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG Hiện trạng môi trường đất  Đất công trình công cộng hiện trạng có nguy cơ ô nhiễm từ rác thải nhưng mức độ ô nhiếm thấp  Đất nông nghiệp hiện trạng người dân chủ yếu trồng lúa nên có nguy cơ ô nhiễm các loại thuốc bảo vệ thực vật  Đất trồng cây lâu năm - hằng năm hiện trạng người dân chủ yếu trồng dừa có giá trị kinh tế và cải thiện điều kiện vi khí hậu  Đất chưa sử dụng hiện trạng tập trung nhiều ở vùng trũng trung tâm đất nhiều nơi đã được san nền tạo quỹ đất cho tương lai  Đất ở hiện trạng hiện trạng tập trung nhiều ở vùng trũng trung tâm phát sinh nhièu chất thải sinh hoạt  Đất mặt nước hiện trạng chủ yếu là sông kim bồng và sông bà vệ , có mức độ ô nhiễm cao vì việc xả rác của người dân  Đất di tích tôn giáo hiện trạng có nhiều công trình di tích tôn giáo trong khu vực nghiên cứu, cần được bảo tồn và phát triển  Đất nghĩa địa hiện trạng có nhiều nghĩa địa tự phát nằm rải rác trong khu dân cư có nguy cơ gây ô nhiễm nước ngầm

Đánh giá ngập lụt  Khu vực <1,2m thường xuyên bị nước triều lên ngập lên 20cm.  Khu vực từ 1,2m-1,5m khi mưa lớn bị ngập lên từ 30-60cm  Khu vực từ 1,5m-1,8m khi mưa lớn bị ngập khoảng 5-30cm  Khu vực >1,8m, khi mưa lớn ít ngập.  Đa phần người dân đã tôn sàn công trình lên khoảng 0,5-1,5m.  Tháng 12/2016 vừa qua, xảy ra mưa lớn kéo dài khiến cho nhiều khu vực bị ngập, tuyến đường Hương Lộ 45 bị ngập > 0,5m (ngập đến cao độ khoảng 2,3m).  Tháng 12/2016 vừa qua, xảy ra mưa lớn kéo dài , nước sông Cái dâng cao khiến hàng loạt nhà dân sinh sống ven sông và nhiều khu vực khác bị ngập, nhiều tuyến giao thông bị chia cắt. Tuyến đường Hương Lộ 45 có những nơi bị ngập > 0,5m (ngập đến cao độ khoảng 2,3m). Bản đồ đánh giá hiện trạng sử dụng đất


CÁC VẦN ĐỀ HIỆN TRẠNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU

III

CÁC VẤN ĐỀ KHU VỰC CẦN PHẢI GIẢI QUYẾT b. Về kinh tế Về xã hội -Thiếu chỗ bán -Dân cư tự phát hàng về để xe -Khu trung tâm -Thương mại nhỏ lẻ không đủ chức năng tự phát phục vụ, và đảm -Làng nghề mai một bảo cho tương lai -Giá trị kinh tế đất -Tỷ lệ đất công cộng kém thấp -Đô thị hóa lmà mất -Hạ tâng chưa được giá trị du lịch quy hoạch -Chưa tận dụng -Chất lượng du lịch được giao thông dịch vụ chưa cao đối ngoại, giao Thiếu trung tâm tổng thông đường thủy hợp -Nguồn kinh phí thấp

ĐÁNH GIÁ SWOT

TỔNG HỢP LỢI THẾ CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU Khu vực nghiên cứu ven sông cái và có hệ thống sông Kim Bồng và sông Bà Vệ Chảy trong lòng đô thị

Làng nghề gốm với lịch sử 200 năm cùng với hệ thống đình đèn chùa linh thiêng, kiến trúc đẹp

Có vị trí kết nối thuận tiện với trung tâm thành phố

c. Về môi trường -Nghĩa trang rải rác chưa có đấy cây xanh thể dục thể thao, sân chơi trẻ em -Ô nhiễm nguồn nước, sông -Ô nhiễm không khí và đất -Ô nhiễm rác thải -Bờ sông sạt nở Thường xuyên bị ngập úng -Ảnh hưởng nước biển dâng


IV

CÁC NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT, Ý TƯỞNG VÀ PHƯƠNG ÁN CƠ CẤU


CÁC NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT, Ý TƯỞNG VÀ PHƯƠNG ÁN CƠ CẤU

IV

ĐỊNH HƯỚNG QHC TP NHA TRANG TẦM NHÌN 2025 CHO KHU VỰC QUY HOẠCH  Định hướng chung cho đô thị ở đây là mật độ sử dụng thấp, nhiều khoảng trống, cây xanh, nhưng lại rất cao cấp, vì đây là khu đất thuộc loại giá trị nhất của thành phố. giải pháp cây xanh ở xung quanh.  Chỉ kè những khu vực có nguy cơ bị sạt lở, giải pháp kè kết hợp trồng cây xanh, hạn chế tác động đến cảnh quan. Đường mép nước giữ gần với tự nhiên.  Về giao thông, trong khu đô thị này chú trọng giao thông đường thủy, với những taxi nước, tàu  thuyền cá nhân. Có thể xây dựng những cảnh trên bến dưới thuyền, với những dãy phố đi dạo ven nước, chợ nổi dưới thuyền v.v.

MỤC TIÊU HƯỚNG TỚI CỦA ĐÔ THỊ

RIVER LINK CITY

BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Hình ảnh thể hiện các chống biến đổi khi hậu từng vùng của Hà Lan Là một quốc gia nằm dưới mực nước biển, HÀ LAN được coi là “vùng trũng” của Châu Âu, hà lan thay vì tập trung vào xử lý nước khu vực thượng nguồn là tăng sức chứa nước của đô thị, bằng cách mở rộng lòng sông, thêm hồ chứa nước và làm tăng độ cao địa hình giúp làm giàm mực nước, nguy cơ ngập úng giảm đáng kể, cùng với việc kết hợp với thế kế đô thị và quy hoạch không gian để đạt được đô thị phát triển bền vững

Chiến lược chống lũ lụt tổng thể của copenhagen

Chiến lược giải quyết các vấn đề chính về quản lý lũ lụt và chất lượng nước, đồng thời tìm cách tạo ra sức mạnh tổng hợp lớn nhất có thể với môi trường đô thị. Cơ sở hạ tầng xanh xanh mới này giải quyết các dịch vụ thiết yếu của thành phố như di động, giải trí, y tế và đa dạng sinh học, tạo ra một cách tiếp cận chiến lược và khả thi để đảm bảo khả năng phục hồi và kinh tế lâu dài.

Làng gốm Bát Tràng Gắn bảo tồn làng nghề truyền thống với phát triển du lịch tại Bát Tràng Sự phát triển của làng gốm Bát Tràng còn giải quyết được vấn đề thất nghiệp, và đặc biệt là giải quyết tình trạng thiếu việc làm tại khu vực nông thôn. Sự phát triển của làng gốm nhờ sự quan tâm và định hướng bằng việc đưa ra các biện pháp quy hoạch các khu chức năng như chợ, khu trung tâm làng nghề, cảnh quan làng nghề, và các dịch vụ kèm theo giúp làm nghề phát triển bền vững.


CÁC NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT, Ý TƯỞNG VÀ PHƯƠNG ÁN CƠ CẤU

IV

SƠ ĐỒ CẤU TRÚC KHU VỰC

STT

DỰ BÁO PHÁT TRIỂN Quy mô dân số được xác định trên cơ sở quy hoạch chung TP. Nha Trang, nhu cầu bố trí tái định cư trong khu vực và định hướng phát triển đô thị du lịch ven sông Cái: 20000 người ( quy mô dân số đến năm 2025 với chỉ tiêu 52m2/ng ); BẢNG TÍNH TOÁN CÁC LOẠI ĐẤT QUY HOẠCH

I 1.1 1.2 1.3 1.4 II 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 2.9

LOẠI ĐẤT ĐẤT ĐƠN VỊ Ở ĐẤT Ở ĐẤT CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG ĐẤT CÂY XANH THỂ DỤC THỂ THAO ĐẤT GIAO THÔNG ĐỐI NỘI ĐẤT NGOÀI ĐƠN VỊ Ở ĐẤT TÔN GIÁO, DI TÍCH ĐẤT CƠ QUAN ĐẤT HỖN HỢP - THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ĐẤT CẢNH QUAN VEN SÔNG ĐẤT PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ ĐẤT CÂY XANH CÁCH LY ĐƯỜNG SẮT ĐẤT GIAO THÔNG CHÍNH ĐÔ THỊ ĐẤT GIAO THÔNG ĐỐI NGOẠI ĐẤT KHÁC TỔNG

DIỆN CHỈ TỶ LỆ TÍCH TIÊU (%) (HA) (M2/NG) 98.81 69.7 49.41 69.06 48.7 34.53 6.75 4.8 3.38 4 2.8 2.00 19 13.4 9.50 43 30.3 2.5 1.8 2 1.4 1.00 3 2.1 20 14.1 10.00 2 0.0 0.5 0.4 5 3.5 2.50 9 6.3 4.50 1 0.7 141.81 100.0

DIỆN TÍCH DÂN SỐ DỰ (ha)

BÁO (NG)

SỐ TRẺ MẦN NON SỐ HS

ĐƠN VỊ Ở 1

DIỆN TÍCH

CẤP 1 SỐ HS

CẤP 2

DIỆN TÍCH

SỐ HS

CẤP 3

DIỆN TÍCH

SỐ HS

CÂY XANH

19

2800

140

2100

2800

NHÓM Ở 2

8.9

2000

100

1500

2000

NHÓM Ở 3

19.6

2800

140

2100

2800

NHÓM Ở 4

11.3

3000

150

2250

45.29

9400

NHÓM Ở 5

6.7

2200

110

1650

2200

NHÓM Ở 6

13.3

3500

175

2625

3500

NHÓM Ở 7

6.7

2200

110

1650

2200

NHÓM NGOÀI

5.9

1500

75

1125

141.8

20000

NHÓM Ở 1

ĐƠN VỊ Ở 2

KHU VỰC

BẢNG DỰ BÁO QUY HOẠCH

583

CHỢ

TÍCH

10600

10335

TDTT

DIỆN

75.7

689

Y TẾ

8745

21200

500

0.3

0.2

500

0.3

0.2

0.3

0.2

3000 611

9165

517

7755

18800

1500 800 12000

5


CÁC NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT, Ý TƯỞNG VÀ PHƯƠNG ÁN CƠ CẤU

IV

PHƯƠNG ÁN CHỌN Ý tưởng của đồ án RIVER LINK CITY là tạo KẾT NỐI tất cả các yếu tố trong đô thị, từ văn hóa đến hiện đại, con người với thiên nhiên, con người với con người, sinh thái mặt nước với công trình nhân tạo bằng việc:  Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng thấy hệ thống mặt nước liên kết toàn khu, từ đó có thể xây dựng mạng bảo vệ môi trường và quảng bá khu vực, kết nốlưới liên kết toàn khu, một phần liên kết với giao thông đường bộ.  Tiếp theo là xây dựng không gian xanh phi tập trung chạy theo dòng chảy để tạo hệ sinh thái liền mạch, và kết nối các công trình văn hóa, các khoảng anh không mặt nước tới hệ thống mặt nước quanh đô thị  Tạo không gian để con người hoạt động đi lại trên không gian xanh đó, để con người về với thiên nhiên, và là nói con người kết nối với nhau  Tạo ra du lịch và hoạt động đường thủy, chèo thuyền để i hệ thống du lịch tỉnh và cả nước. TỪ CƠ CẤU ĐÃ CHO THẤY Ý TƯỞNG KẾT NỐI MẶT NƯỚC PHI TẬP TRUNG. CHẢY QUA CÁC KHU VỰC QUAN TRỌNG CỦA ĐÔ THỊ NHƯ KHU TRUNG TÂM, TRUNG TÂM CÁC ĐƠN VỊ Ở, NHÓM Ở, CÁC KHU VỰC VĂN HÓA VÀ LÀNG NGHỀ.


IV

SỬ DỤNG ĐẤT, KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN, VÀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ


SDD, KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN, THIẾT KẾ ĐÔ THỊ

V

BẢN ĐỒ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

Phân khu chức năng chính trong khu đô thị NAM SÔNG CÁI bao gồm:  Đất các đơn vị ở: gồm đất ở cũ, đất ở biệt hự và đất ở hỗn hợp, đất tái định cư  Đất công trình công cộng đô thị bao gồm : ủy ban xã, chợ, y tế, phòng khám đa khoa, văn hóa, thương mại các trung tâm của từng khu dân cư.  Đất trường học, đất giao thông  Đất cây xanh thể dục thể thao được bố trí xung quanh các khu dân cư.  Đất xây dựng ngoài khu dân dụng bao gồm đất tôn giáo di tích và đất đầu mối hạ tầng  Mặt nước bao gồm sông Bà Vệ, sông Kim Bồng và hệ thống nước được dẫn len lỏi vào các khu dân cư.  Đất du lịch trải nghiệm làng nghề gốm truyền thống, sẽ được trích quỹ đất để tạo động lực phát triển và tạo khu vực tập trung cho du lịch và làng nghề


SDD, KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN, THIẾT KẾ ĐÔ THỊ

V SƠ ĐỒ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN


SDD, KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN, THIẾT KẾ ĐÔ THỊ

V

PHÂN VÙNG KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN Không gian ven sông cái gồm các công trình điểm nhấn như khách sạn 35 tầng .các không gian mở như khu vực tham quan và trải nghiệm làng gốm , khu vực quảng trường kết hợp bến thuyền tạo bộ mặt cho đô thị Khu vực không gian phát triển mới gồm các dãy chung cư cao tầng kết hợp thương mại với khối tầng cao dạng mỏng để đảm bảo khả năng đón gió tự nhiên bố trí thuyêo tuyến bám 2 bên trục chính đô thị và tổ chức trục đi bộ ven sông kết hợp thương mại dịch vụ 2 bên chính tạo ra bộ mặt đô thị và là điểm thu hút cho đô thị Không gian trung tâm gồm hệ thống hạ tầng xã hội và công viên trung tâm kết hợp với hồ điều hoà . khu vực còn có trục cảnh quan trung tâm kết nối mặt nước và cây xanh với công viên trung tâm , hai bên trục cảnh quan được bố trí nhà phố shophouse để tăng lợi ích kinh tế và tạo nên bộ mặt khu trung tâm

Khu vực cải tạo chỉnh trang dân cư cũ là khu vực ở cũ được đánh giá hình thức kiến truc đẹp thân thiện. tố chức cải tạo chỉnh trang các công trình năm ven các tuyến đường liên kết chính – bổ sung cây xanh tdtt cho khu vực đồng thời cải tạo khớp nối các tuyến giao thông hiện trạng theo QHPK


SDD, KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN, THIẾT KẾ ĐÔ THỊ

V

KHUNG THIẾT KẾ ĐÔ THỊ TỔNG THỂ Các không gian đô thị được hình thanh theo các trục cảnh quan chính  TRỤC CẢNH QUAN VEN SÔNG CÁI với đặc trung cảnh quan sông nước trồng dừa thành tuyến và mảng kết hợp với một số lọai cây ven sông khác để nhấn mạnh và khai thác các giá trị cảnh quan sinh thái đặc trưng  TRỤC CẢNH QUAN CHÍNH là trục khôn gian mở trong lõi đô thị kết hợp đi bộ ven sông kết nối ra trục cảnh quan ven sông cái . bố trí các công trình điểm nhấn và không gian mở ven trục để tạo sự hấp dẫn chính là động lực phát triển cho đô thị  TRỤC CHÍNH ĐÔ THỊ : được bố trí kết nối đường 20-10 với tuyến đường kết nối đông tây tpnha trang theo quy hoạch chung , song song với trục cảnh quan chính . tạo ra bộ mặt của đô thị  CÁC TUYỂN CẢNH QUAN VEN SÔNG : là hệ thống đi bộ kết hợp đi xe đạp ven sông kết nối các khônng gian trong đô thị với nhau tạo nên một đô thị có tính liên kết chính là điểm đặc trưng tạo nên đô thị  Các Công Trình Điểm Nhấn được bố trị dọc theo trục chính đô thị và trục cảnh quan chính  Sơ Đồ Tuyến Liên Kết Xanh : tổ chức tuyến cảnh quan ven sông cái vừa là hành lang xanh vừa là một trong những tuyến cảnh quan chính của đô thị  Tổ Chức Trục Cảnh Quan Chính Đô Thị bám theo hệ thống sông kim bồng – bà vệ kết nối với tuyến cảnh quan ven sông cái tạo thành trục xanh xương sống cho toàn đô thị  TỔ CHỨC CÁC TUYẾN CẢNH QUAN VEN SÔNG hệ thống sông kim bồng bà vệ kết nối các không gian mở chính với nhau  Tổ Chức Hệ Thống Tuyến Liên Kết Xanh để hoàn thiện hệ thống kết nối các không gian chức năng tiện ích các không gian xanh không gian di tích tôn giáo với nhau


SDD, KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN, THIẾT KẾ ĐÔ THỊ

V

SƠ ĐỒ MẬT ĐỘ XÂY DỰNG SƠ ĐỒ QUY ĐỊNH MẬT ĐỘ XÂY DỰNG VÀ TẦNG CAO CÔNG TRÌNH  Về mật độ xây dựng tuân thủ theo QCXDVN cụ thể là  các khu vực không gian mở có mật độ xây dựng <10%  Khu vực ở hiện trạng cải tạo chỉnh trang 10 -40 %  Khu vực ở mới cao tầng và hỗn hợp ven sông có mật độ xây dựng 40-60 % với tầng cao công trình từ 15- 25 tầng một số công trình điểm nhấn sẽ con tầng cao 30 -35 tầng  Khu vực ở mới thấp tầng có mật độ >60% với tầng cao quy định dưới 3 tầng Trung tâm giáo dục thương mại và cảnh quan công viên Nơi giao lưu văn hòa và thương mại dịch vụ Shophouse cùng với chợ Sông Cái, cũng với phòng khám đa khoa và trường cấp 3 cấp đô thị. Mật độ xây dựng : 30 - 40%. Tầng cao : 3-5 tầng Khu Biệt thự Được đặt men theo cảnh quan ven sông Kim Bồng, giúp tăng giá trị đất cũng như tăng giá trị cảnh quan đô thị Mật độ xây dựng: 25-35% Tầng cao từ 2 đến 3 tầng. Khu nhà phố thương mại Mật độ xây dựng : 60 – 80% Tầng cao từ 3 đến 5 tầng.

Khu chung cư – thương mại - văn phòng Mô hình nhà ở gắn với công viên, cảnh quan xanh. Đặc trưng bởi các căn hộ và nhà chung cư cho thuê hỗn hợp với phần đế công trình dành cho bán lẻ. Mật độ xây dựng : 40-60% Tầng cao từ 15-30 tầng Diện tích 1 sàn từ 900 – 1800m2.

Khu phát triển làng nghề Nhắm thúc đẩy dịch vụ du lịch giao lưu văn hóa, bảo tồn và phát triển làng nghề Mật độ xây dựng : 40-60% Tầng cao từ 2-4 tầng


SDD, KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN, THIẾT KẾ ĐÔ THỊ

V

SƠ ĐỒ TUYẾN LIÊN KẾT XANH Sơ Đồ Tuyến Liên Kết Xanh  Tổ chức tuyến cảnh quan ven sông cái vừa là hành lang xanh vừa là một trong những tuyến cảnh quan chính của đô thị  Tổ Chức Trục Cảnh Quan Chính Đô Thị bám theo hệ thống sông kim bồng – bà vệ kết nối với tuyến cảnh quan ven sông cái tạo thành trục xanh xương sống cho toàn đô thị  TỔ CHỨC CÁC TUYẾN CẢNH QUAN VEN SÔNG hệ thống sông kim bồng bà vệ kết nối các không gian mở chính với nhau  Tổ Chức Hệ Thống Tuyến Liên Kết Xanh để hoàn thiện hệ thống kết nối các không gian chức năng tiện ích các không gian xanh không gian di tích tôn giáo với nhau


SDD, KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN, THIẾT KẾ ĐÔ THỊ

V

PHỐI CẢNH TỔNG THỂ

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐỒ ÁN ĐÃ GIẢI QUYẾT ĐƯỢC  Liên kết hài hòa giữa khu ở cũ và khu ở mới, các giá trị xưa cũ - mới

 Tổ chức được hệ thống cảnh quan ven sông kết nối các không gian chức năng của đô thị bằng hệ thống giao thông xanh

 Hệ thống hạ tầng xã hội đảm bảo phục vụ cho tương lai

 Hệ thống chống ngập úng thoát nước tự nhiên

 Làm tăng giá trị làng nghề và các công trình văn hóa đình đền chùa


VI

KHU TRUNG TÂM VÀ KHU DÂN CƯ KIM BỒNG


KHU TRUNG TÂM VÀ KHU DÂN CƯ KIM BỒNG

V

KHU TRUNG TÂM ĐÔ THỊ

Nguyên tắc tổ chức:  Trục cảnh quan chính chạy xuyên suốt thoe đường sông, chạy song song hay bên là tuyến đi bộ và đi xe đạp, cũng với hệ thống thuyền treo tay du lịch. Điểm nhấn chính là bến thuyền trung tâm của công viên, chính diện với lối vào chính của khu vực.  Các công trình điểm nhấn là chùa phổ tế ni tự, quán caffee phụ được đặt trong các khu chức năng nhỏ, là nơi nghỉ chân của người dân hoặc các công trình nằm ở điểm giao cắt hay những điểm cuối trục giao thông.

Ý tưởng về chức năng  Ngoài các chức năng chính đã được phân định trong định hướng phát triển không gian. Để phục vụ các nhu cầu về chức năng đầy đủ cho một khu trung tâm .Đề xuất các chức năng khác như : khu sân chơi văn hóa, khu thiền, khu chuyển trong công viên cũng các hoạt động trên mặt nước. quán caffee thư gian và khu đối cỏ vui chơi giải trí.  Đẩy sâu về chông ngập lụt khu vực vì được định hướng là khu điều hòa cho toàn khu vực, là một trong nhưng điểm xanh nhất của khu vực.  Các khu chức năng trên được kết nối bằng một trục giao thông xuyên suốt thông nhất, tạo nên một không gian trải nghiệm độc đáo cho người dân và khách du lịch.


KHU TRUNG TÂM VÀ KHU DÂN CƯ KIM BỒNG

V KHU DÂN CƯ KIM BỒNG


VII

GIẢI PHÁP CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG


GIẢI PHÁP CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG

V

MỤC TIÊU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

MÔ HÌNH MINH HỌA TỔ CHỨC ĐIỂM TẬP KẾT RÁC THẢI TẠI KHU KIM BỒNG

ĐÁNH GIÁ VỀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC

KHU VỰC CÂY XANH VEN SÔNG

TUYẾN GIAO THÔNG

KHU VỰC HỖN HỢP VEN SÔNG

KHU Ở MỚI

TRUNG TÂM CÔNG CỘNG

KHU DÂN CƯ HIỆN HỮU

DỰ BÁO VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC KHU VỰC NGHIÊN CỨU


RIVER LINK CITY


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.