Gửi các bạn chiến sỹ! Hôm nay với vai trò là một người đã từng được sống và “máu lửa” trong 4 mùa chiến dịch Mùa hè xanh, anh muốn chia sẻ với các bạn đôi điều trong ngày cuối cùng của chiến dịch, với những bạn lần đầu tiên khoác trên mình chiếc áo xanh tình nguyện hay đã nhiều hơn thế.
N
ăm nay, trong không khí của 25 năm các Chiến dịch tình nguyện hè và anh em chúng ta là thành phần trong các chiến dịch đó. Mỗi lần nghe đến 3 chữ “Mùa hè xanh”, nó như là một chất “gây hưng phấn” khiến cho những ai đã từng chạm đến đều phải thổn thức và canh cánh trông chờ. Mỗi lần đến với mùa hè xanh, anh thấy tâm hồn mình như được trẻ lại, nhưng trái tim và suy nghĩ thì càng nồng ấm và sâu sắc hơn, cũng bởi điều Mùa hè xanh mang lại không phải chỉ là trách nhiệm của thế hệ trẻ với xã hội, mà đó còn là những trăn trở, hành động và yêu thương. Cái cảm giác ngây ngô, tò mò, nâng niu, chăm chú ngắm nhìn thật kỹ cái ảnh “ba bốn” được “quánh trắng” và cắt xén, bên cạnh danh hiệu “chiến sĩ” mới được phong trên chiếc thẻ sẽ gắn chặt với mình suốt cả mùa hè, hay cứ quấn tới quấn lui tìm đủ cách để sao cho cái khăn rằn vừa vặn và độc đáo nhất với cái áo Mùa hè xanh mới toanh. Hàng trăm cái suy nghĩ trăn trở áp dụng chuyên môn như thế nào, mình sẽ làm gì khi đến với địa bàn, khó khăn nào đang chờ mình phía trước, dần được “giải phóng” khi nhìn thấy những nụ cười đáng yêu đáp lại của các em thiếu nhi, học sinh và sự chăm lo, hợp tác không thể tận tình hơn của người dân địa phương. Những công trình, mục tiêu đầu tiên dần được hoàn thành, “lăn lê bò càng” với đám đồng đội “đa sắc màu” cũng đã ngót nghét hơn mười ngày, cũng nhiều lúc khó chịu với nhiều đứa “không hợp tánh” nhưng sau cùng nghĩ lại quyết khám phá (khám và phá) cho cùng cái nét “duyên ngầm” của nó.
Có lẽ rất khó để đong đếm và kể hết những gì chúng ta đã và sẽ làm được trong mỗi mùa chiến dịch, những điều mà chúng ta nên tự hào nhất đó là mỗi khi các thế hệ chiến sĩ của trường ta bước chân đến đâu thì những cô chú ở hộ nuôi quân đã phải rơi những giọt nước mắt vì phải nói lời tạm biệt, những em thiếu nhi, học sinh cứ quấn quýt không rời trong những ngày cuối cùng của chiến dịch với hy vọng hết sức nhỏ nhoi: “Năm sau các anh chị lại về chơi với tụi em nhé!”. Những cái ôm thật chặt của người đồng đội, những điều chúng ta đã học tập, lao động, cống hiến sẽ vẫn luôn là những hành trang vô giá và là tán cây xanh mãi trong cuộc đời này. Những ngày cuối cùng của chiến dịch sẽ là thời gian khó khăn, vì đến lúc này các bạn phải chạy nhanh hơn nữa, cố gắng nhiều hơn nữa để hoàn thành nhiệm vụ. Anh mong các bạn hãy luôn mỉm cười, bình tĩnh vượt qua những thử thách, cam go, phải nghiêm khắc với bản thân và đồng đội giữ gìn an toàn và sức khỏe. Cảm ơn các bạn vì đã lựa chọn dành hết khoảng thời gian nghỉ hè để tham gia chiến dịch. Anh luôn yêu mùa hè, anh tin các bạn cũng sẽ có cùng tình yêu đó và vẫn luôn như thế, bởi lẽ với chúng ta, những sinh viên “Nghĩ khoa học, Sống tự nhiên”, đó là cả một chân trời mới để học và thực hành cách yêu thương. Hãy nhớ rằng sự yêu thương mà chúng ta cho đi là sự yêu thương duy nhất mà chúng ta giữ được, mà đối với chúng ta, nó đã trở thành một lẽ tự nhiên. Huỳnh Tuấn Khương Chỉ huy trường CDTN Mùa hè xanh 2018 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM
BAN CHỈ HUY CDTN MÙA HÈ XANH 2018
C
hiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh trường Đại học Khoa học Tự nhiên năm 2018 nằm trong nhịp kỉ niệm 25 năm các chiến dịch tình nguyện hè. Với mục tiêu xác lập từ đầu chiến dịch là tập trung nguồn lực để giải quyết các nhu cầu của đơn vị và địa phương, các chiến sĩ đã vượt qua 42 ngày thực hiện chiến dịch, với tinh thần “Chiến sĩ tình nguyện Mùa hè xanh Thành phố Hồ Chí Minh- Sáng tạo, tình nguyện vì cộng đồng” và khẩu hiệu “Chiến sĩ Mùa hè xanh Đại học Khoa học Tự nhiên ở dân thương - làm dân tin - đi dân nhớ”.
Đ/c Huỳnh Tuấn Khương Chỉ huy trưởng
Đ/c Phạm Nguyễn Trung Nghĩa Chỉ huy phó
Đ/c Trần Minh Tâm Thường trực Ban chỉ huy
Đ/c Võ Thị Thu Sương Chỉ huy phó
Đ/c Trần Quốc Đạt Thường trực Ban chỉ huy
Những kết quả đạt được trong CDTN
MÙA HÈ XANH 2018
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM Công trình thanh niên “Chuyến xe yêu thương” tại xã An Hiệp, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre: trao 10 suất học bổng và 1000 quyển tập trắng cho các em tại ngày hội Ươm mầm tuổi thơ. Thắp sáng 2000 mét đường giao thông nông thôn. Trao tặng 40 Bộ máy tính và hỗ trợ Hướng dẫn tin học văn phòng. Nạo vét 01 Tuyến kênh tiêu tại xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi. Chuyên giao 1000 ấn phẩm Tuyên truyền vệ sinh An toàn thực phẩm.
Lắp đặt và trao tặng 07 hệ thống lọc nước phèn. Xây dựng 03 Không gian Xanh. Xây dựng 01 Không gian thiếu nhi bằng vật liệu tái chế. Chuyển giao 02 mô hình vườn cây xanh. Tổ chức 10 ngày hội trọng điểm. Thành lập 01 Câu lạc bộ Khoa học Trái đất. Bê tông hóa 250 mét đường giao thông.
Mùa hè xanh Đại học Khoa học Tự nhiên
sau 25 năm
Lửa vẫn cháy
“
Cứ mỗi mùa chiến dịch đi qua lại khắc khoải trong lòng mỗi người chiến sĩ dòng ký ức về chuỗi ngày hoạt động cùng nhau, những cái tên xa lạ bỗng chốc hóa thành thân quen, những bữa cơm với đủ thứ vị trên đời, cái nắng ngày hè cháy đến sạm da và những đêm quây quần bên nồi chè nồi sắn.
N
”
ăm nay, Chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh bước vào tuổi thứ 25, cũng là dịp kỷ niệm 25 năm các chương trình, chiến dịch tình nguyện hè của Thanh niên Thành phố kể từ khi ra đời chiến dịch Ánh sáng văn hóa hè vào năm 1994. Trong không khí chung của tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM), sinh viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHKHTN – ĐHQG.HCM) mà tiền thân là Đại học Tổng hợp TP.HCM đã tích cực tham gia và góp mặt trong những năm đầu diễn ra chiến dịch. Đến nay, qua gần 25 năm tồn tại và phát triển, chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh của sinh viên trường đã có những bước phát triển mạnh mẽ, cũng như để lại dấu ấn riêng biệt trong tổng thể phong trào tình nguyện của sinh viên Thành phố.
(1995 – 2000) NHỮNG NGÀY ĐẦU CHIẾN DỊCH
S
au 1 năm Đại học Sư phạm TP.HCM khởi xướng chiến dịch Ánh sáng văn hóa hè thì đến mùa hè năm 1995, trường Đại học Tổng hợp TP.HCM cũng chính thức tham gia chiến dịch. Đến tháng 7/1996 – Hội sinh viên trường ĐHKHTN – ĐHQG.HCM được thành lập trên cơ sở tách ra từ trường Đại học Tổng hợp TP.HCM và tiếp tục phát động tham gia chiến dịch. Trong khoảng thời gian này, bên cạnh việc tham gia của sinh viên còn có sự tham gia của thầy cô cán bộ trẻ trên tất cả các mặt trận. Năm đầu tiên ra quân, trường đã phát động chiến dịch tại các xã thuộc Bình Chánh như An Phú Tây, Hưng Long, Đa Phước, Bình Hưng, Phong Phú và Thị trấn An Lạc. Trong những năm tiếp theo, chiến dịch được mở rộng ra khắp các huyện ngoại thành khác như: Cần Giờ, Thủ Đức, Củ Chi, Nhà Bè. Đến năm 1997, Chiến dịch Ánh sáng văn hóa hè được đổi tên thành Chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh. Điểm khác biệt lớn nhất của Mùa hè xanh và Ánh sáng văn hóa hè nằm ở nội dung hoạt động. Nội dung hoạt động trong chiến dịch Mùa hè xanh, bên cạnh việc tổ chức các lớp học giúp xóa mù chữ cho người dân các chiến sĩ tham gia còn tham gia giải quyết các công việc cụ thể của địa phương như vận động bà con ăn uống vệ sinh, tuyên truyền giáo dục sức khỏe sinh sản, pháp luật của nhà nước, hỗ trợ thanh niên lập nghiệp... Đây đều là những hoạt động hữu ích và có giá trị; chính vì vậy chiến dịch Mùa hè xanh nhanh chóng nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ bà con nhân dân cũng như làm cho tất cả các bạn sinh viên tham gia cảm thấy tự hào khi được đóng góp một phần sức lực của mình cho cộng đồng, xã hội.
m gìn giữ N
Người ơi! Người có nhớ chăng! Một thời tuổi trẻ, hăng say cùng Người, Người dạy tôi học chữ “người” Cùng bao kỷ niệm, khóc cười (với) anh em Vì thế, tôi đã lớn thêm Cùng đi, cùng bước, hướng lên mỗi ngày Hôm nay hạnh phúc tràn đầy Biết ơn anh, chị, bạn bè xung quanh Tuy chưa như ý toại thành Tôi luôn ghi dấu, trưởng thành, tiên phong! Anh Huỳnh Nguyên Hà Cựu chiến sĩ Mùa hè xanh trường ĐHKHTN
(2001 – 2007) SỨC TRẺ KHOA HỌC TRÊN NHỮNG MIỀN XA
ăm 2001, chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh của trường ĐH KHTN, ĐHQG-HCM bắt đầu mở rộng địa bàn hoạt động đến các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Đầu tiên đó là “xứ dừa” Bến Tre, sau đó là Trà Vinh, Vĩnh Long và An Giang. Tại mỗi địa bàn mà chiến dịch đi qua, các Các địa phương trường Đại học KHTN chiến sĩ đã để lại nhiều dấu ấn trong từng công trình phần việc của mình như đắp đường, xây cầu, tặng nhà đã tổ chức chiến dịch tình nghĩa – tình bạn, phát quang bụi rậm, sinh hoạt 2001: Huyện Chợ Lách – tỉnh Bến Tre thiếu nhi. Trong khoảng thời gian 7 năm tổ chức chiến 2002: Huyện Thạnh Phú – tỉnh Bến Tre dịch, các chiến sĩ ĐHKHTN – ĐHQG.HCM đã thực hiện 2003: Huyện Tiểu Cần – tỉnh Trà Vinh 64 căn nhà tình bạn, xây mới 13 cây cầu bêtông dài 2004: Huyện Tiểu Cần – tỉnh Trà Vinh 211 mét, phát quang 26.600 mét đường giao thông 2005: Huyện Duyên Hải – tỉnh Trà Vinh nông thôn; đắp 59.983 mét đường giao thông, nạo vét 2006: Huyện Bình Minh – tỉnh Vĩnh Long 7.210 mét kênh mương; thu hút 21.924 lượt thiếu nhi 2007: Huyện Tịnh Biên – tỉnh An Giang tham gia sinh hoạt và phát gần 68.000 phiếu bướm tuyên truyền. Khoảng thời gian này, Chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh của sinh viên trường ĐHKHTN – ĐHQG.HCM cũng ghi dấu ấn đặc biệt với sự ra đời của các đội hình với các nội dung riêng biệt, có thể kể đến như Đội hình Văn nghệ xung kích (2000), Đội hình Phổ cập tin học (2004 – 2007); Đội hình chuyên Viết phần mềm tin học (2004 – 2007); Đội hình chuyên chuyển giao kỹ thuật trồng nấm (2004), Đội hình chuyên “Hướng dẫn nuôi tôm” (2005), Đội hình chuyên xử lý nước (2004 - 2005), Đội hình chuyên làm bộ mẫu về động, thực vật (2005), Đội hình chuyên Tuyên truyền Môi trường (2005); Đội hình chuyên tuyên truyền lịch sử (2007). Có thể nói, đây chính là những viên gạch đầu tiên đánh dấu sự chuyển hướng quan trọng trong việc xác lập nội dung hoạt động của chiến dịch tại trường. Các đội hình chuyên đã góp phần tạo điều kiện nhằm phát huy tối đa kiến thức của sinh viên trường trong việc tham gia giải quyết các vấn đề thực tiễn, điển hình như việc phổ cập tin học cho thanh thiếu niên vùng sâu vùng xa, cho đến viết phần mềm phục vụ cho công tác Đoàn, Hội của trường.
(2008 – nay) PHÁT TRIỂN TRÊN NỀN TẢNG CHUYÊN MÔN
C
“Nếu quay ngược dòng thời gian và suy nghĩ tại sao vào năm 2008, bản thân lúc đó là chỉ huy trưởng đã quyết định là không đi mặt trận tỉnh chỉ tập trung ở thành phố thì tôi cho rằng quyết định của mình là rất táo bạo. Với mong muốn những hoạt động tình nguyện không chỉ dừng trong một tháng mà sau đó còn tiếp tục được duy trì ở những đơn vị địa phương mà mình đã làm để duy trì hiệu quả của những việc đã thực hiện thành công trong chiến dịch. Và mặt trận thành phố là một trong những mặt trận mình có thể thực hiện ý tưởng này” Chị Phan Thị Thanh Phương (Nguyên Bí thư Đoàn trường, Chủ tịch Hội sinh viên trường)
hính vì lẽ đó, mà trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2013, chiến dịch Mùa hè xanh trường ĐHKHTN – ĐHQG.HCM chuyển hướng và tập trung cho địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cũng như chứng kiến sự hình thành phát triển của những Mặt trận/ Đội hình mới cùng những nội dung hoạt động đa dạng và hấp dẫn. Năm 2007, Mặt trận Mái ấm nhà mở được thành lập với nội dung chính là tổ chức các lớp học, các sân chơi, hoạt động nhằm hỗ trợ việc học và trau dồi kỹ năng sống cho các em thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt đang sinh hoạt tại các Mái ấm – Nhà mở trên địa bàn Thành phố. Đến năm 2008, với tiền thân là Đội hình Ong học trò hoạt động tại xã Long Hòa – huyện Cần Giờ (năm 2006) và Đội hình Ong nghiên cứu hoạt động tại nhà thiếu nhi tỉnh An Giang (năm 2007); Mặt trận Ong nghiên cứu ra đời. Kể từ đây, hành trình của những chú Ong mang sứ mệnh gieo niềm đam mê nghiên cứu khoa học cho các học sinh tại trường THPT bắt đầu. Những kiến thức khô khan của các lĩnh vực Toán – Lý – Hóa – Sinh đã được các chú ong nghiên cứu biến thành những buổi sinh hoạt sinh động, hấp dẫn. Đây cũng có thể nói là một cách thức giới thiệu hình ảnh trường ĐHKHTN – ĐHQG.HCM đến các bạn học sinh THPT. Cũng trong năm 2008, với tiền thân là Đội hình chuyên tuyên truyền môi trường (2005), Mặt trận Tuyên truyền Môi trường cũng chính thức được khai sinh. Các chiến sĩ
Tuyên truyền môi trường mang theo trách nhiệm giới thiệu những kiến thức cần thiết về bảo vệ môi trường đặc biệt là những vấn nạn mới đang ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của bà con nhân dân bằng hình thức trao đổi trực tiếp hoặc thông qua các hoạt động. Năm 2009, Đội hình chuyên Vườn ươm Tuổi thơ ra đời. Đối tượng chính mà đội hình hướng tới là các em thiếu nhi tại các trường tiểu học. Bên cạnh việc nghiên cứu xây dựng các mô hình vườn cây trong trường, các chiến sĩ Vườn ươm tuổi thơ còn tích cực tổ chức nhiều buổi sinh hoạt thiếu nhi nhằm nhắc nhở và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong các em. Đến năm 2013, sau 4 năm hoạt động, Đội hình Vườn ươm tuổi thơ được nâng cấp thành Mặt trận Vườn ươm Tuổi thơ với địa bàn và số lượng đội hình được mở rộng. Manh nha ra đời từ năm 2008 nhưng mãi đến năm 2009 Đội hình chuyên Bản tin xanh mới chính thức ra mắt và sau đó đến tháng 10/2013 thì chính thức trở thành Ban truyền thông M.A.T trực thuộc Đoàn trường ĐHKHTN – ĐHQG.HCM. Cho dù với tên gọi nào đi chăng nữa thì nhiệm vụ chính của những chiến sĩ thông tin là tác nghiệp địa bàn, là chụp hình, quay phim, viết bài, thiết kế, là “đi trước về sau” để kịp cho ra mắt những sản phẩm hấp dẫn và ý nghĩa nhất. Năm 2018, mặt trận Sống xanh được thành lập với 2 đội hình Sự kiện xanh và Công trình xanh với nhiệm vụ chính là chinh phục người
dân thành phố bằng những hình thức tuyên truyền sáng tạo, gần gũi và thiết thực, đồng thời xây dựng các sản phẩm, mô hình giải quyết vấn đề môi trường tại địa phương. Dù chỉ mới là một mặt trận mới mẻ nhưng Sống xanh cũng đã kịp để lại dấu ấn với những công trình và hoạt động hữu ích cho bà con tại địa bàn quận 9, hứa hẹn những bước phát triển mới trong tương lai. Thật thiếu sót nếu không nhắc đến một Đội hình đã xuất hiện từ những ngày đầu chiến dịch, và đó không gì khác hơn chính là Đội hình Văn nghệ xung kích. Được hình thành từ năm 2000, đến nay Văn nghệ xung kích đã thực sự trưởng thành và ngày càng chuyên nghiệp hơn. Thông qua những tiết mục “cây nhà lá vườn, các chiến sĩ Văn nghệ xung kích đã đem lời ca, tiếng hát, điệu nhảy của mình để phục vụ, khích lệ toàn chiến dịch vượt qua mọi khó khăn và sớm hoàn thành nhiệm vụ. Mặt khác, cũng trong khoảng thời gian này, nhiều đội hình/ ban chức năng cũng được ra đời tùy theo nguồn lực và nhu cầu thực tiễn từng năm, có thể kể đến như Đội hình Tin học hóa (2009, 2010, 2013- 2017), Đội hình Thắp nến tri ân (2012 – 2013), Đội hình Phóng viên xanh (2009 – 2011, 2013), Đội hình chuyên Địa chất (2010, 2011, 2015, 2016), Đội hình Nghiên cứu Môi trường (2014), Đội hình chuyên Hóa học (2016), Đội hình Tình nguyện Quốc tế (2017), Ban hoạt động (2014 – nay). Mỗi đội hình dù xuất hiện tồn tại trong thời gian ngắn hay dài nhưng đều đã để lại nhiều thành quả quan trọng trong tổng thể các hoạt động của chiến dịch Mùa hè xanh. Bên cạnh đó, từ năm 2008 đến nay, nội dung thường trực gắn với một địa phương cụ thể vẫn tiếp tục được duy trì cùng nhiều nội dung công việc thiết thực, hiệu quả, góp phần cụ thể để phát triển các địa phương, có thể kể đến như: mặt trận Huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh (2009, 2011), mặt trận huyện Bình Chánh (2008, 2011 – 2013), mặt trận huyện Cần Giờ (2008, 2014 – 2015), mặt trận huyện Củ Chi, Hóc Môn (2009 – 2010) và gần đây
là tại xã An Hiệp, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre (2016 – nay). Dù ở đâu, các chiến sĩ ĐHKHTN – ĐHQG.HCM vẫn luôn phát huy khẩu hiệu “Ở dân thương – Làm dân tin – Đi dân nhớ”. Ngoài ra, từ khi Thành Đoàn – Hội sinh viên TP.HCM phát động việc tổ chức chiến dịch trên địa bàn quốc tế tại Lào và tại mặt trận đảo, Đại học KHTN – ĐHQG.HCM cũng là một trong những đơn vị tham gia rất tích cực.
NGỌN LỬA NĂM NÀO VẪN CHÁY
G
ần 25 năm đã trôi qua kể từ ngày đầu tiên chiếc xe chuyên chở những chiến sĩ khoác áo xanh về những vùng đất xa xôi và những con người xa lạ. 25 năm – gần một phần ba đời người đã trôi đi, những chiến sĩ ngày ấy đầu đã hai thước tóc. 25 năm – biết bao nhiêu câu chuyện đã được ghi lại, đã được kể ra với biết bao thế hệ chiến sĩ tình nguyện Mùa hè xanh của trường ĐHKHTN – ĐHQG.HCM. Dẫu cho có là người đã lâu rồi không còn có cơ hội được tham gia chiến dịch Mùa hè xanh hay cho đến các bạn sinh viên năm nhất mới lần đầu tham gia chiến dịch thì khi có cơ hội được ngồi xuống kể về một tháng chiến dịch của mình, đôi mắt ai vẫn cứ long lanh và tim vẫn tràn đầy lửa nhiệt huyết. Ngọn lửa của niềm tin, của sức trẻ, của khát khao cống hiến vẫn đang ngày qua ngày được các thế hệ sinh viên trường chuyền tay nhau, người trước đưa ra, người sau nhận lấy và nỗ lực giữ gìn, làm cho ngọn lửa cháy sáng nhiều hơn và lâu hơn. Giá trị của Chiến dịch Mùa hè xanh không chỉ dừng lại ở những con số thành quả được liệt kê ngay hàng thẳng lối mà nó còn là tất cả những bài học cuộc sống vô cùng sống động của 30 ngày được cùng ăn, cùng ở, cùng làm với đồng đội. Đến với chiến dịch là cơ hội để mỗi người trẻ bước ra khỏi cái vòng an toàn hàng ngày của mình để hiểu thêm về chính mình và biết được rằng điều gì đang thật sự xảy ra trong cuộc sống này. Hóa ra mang khát vọng CHO ĐI khi đến với chiến dịch, vậy mà mỗi chiến sĩ lại NHẬN LẠI nhiều quá đỗi. Ban truyền thông MAT