Dặc san tv 2016 200 trang phần ii

Page 1

(Tiếp theo DSTV 2015 trang 112) Hòn đảo Buồn Lo Bi Đát Khoảng 10 giờ sáng ngày 12 tháng 12 năm 1982 tất cả 16 người tầu của mình cộng với 50% các người của tầu khác lên xe rời Marang để ra bến tầu đi đảo Paula Bidong, người Việt mình gọi là hòn đảo “Buồn Lo Bi Đát” vì tại đây người tị nạn được các nước phỏng vấn sơ khởi nếu được nhận thì được lên danh sách chuyển trại, còn bị xù thì buồn bã nằm lại đảo chờ khi nào có đợt “hốt rác“ mới mong được rời đảo… đó chính là lý do gọi hòn đảo đó là Buồn Lo Bi Đát là vậy… Từ trong đất liền tầu cao tốc chậy mất khoảng một tiếng thì cặp bến Sungei của hòn đảo Paula Bidong, trên đường vô chỗ tập trung mình thấy dân tị nạn đang sống trên đảo túa ra “chào đón” thứ nhất kiếm thân nhân, kế mình nghe rất nhiều câu hỏi vang lên - có ai là cha thầy ni cô hay bà phước gì không xin thương cho con ghép hộ ? Lúc đó mình không hiểu, nhưng sau này mới biết đó là những người bị các phái đoàn xù nên mỗi khi có người mới tới đảo thì ra kiếm các vị tu sỹ để hy vọng được ghép hộ để được đi ké…

“Buồn Lâu Bi Đát…” Tất cả được tập trung trong một dẫy nhà tiền chế sát mé biển, sau một số thủ tục đầu tiên là khám đồ, chích thuốc ngừa, điền một số chi tiết vô tờ khai an ninh đầu tiên …chừng một tiếng sau mọi người được phân phối về chỗ ở, tất cả 16 người tầu của mình được phân phối về khu F, anh Việt, Kim và 2 chị em Hà Hiệp được phân phối ở chung trong một cái chòi có 2 cái giường cây tự chế và một cái võng tòn ten cũng tự chế, còn mình và Quang được đưa đến ở chung trong một căn

chòi có 4 thanh niên đang ở từ trước… đang lưỡng lự không biết nên ở hay đi kiếm chỗ khác vì mình thấy qua dáng dấp và cách ăn ở những thanh niên này có vẻ là những người không đàng hoàng, thì may quá Hà chạy sang kêu về ở chung cho vui vì toàn bộ gia đình này vừa rời trại để đi Pháp… Thế là 6 người chung tầu cùng sống chung một nhà, cánh đàn ông đi kiếm củi, 2 chị em Hà Hiệp lo nấu nướng cái chòi này khá nên thơ phía sau dựa vào sườn núi phía trước nhà cách 2 bước có cái giếng nước trong vắt và lúc nào nước cũng trào ra ngoài miệng giếng, bên nhà hàng xóm có gia đình bác Sinh là dân trên đảo khá lâu, bác thật thà vui vẻ thấy lũ “lục nhân” mới tới cả gia đình tận tình giúp đỡ, hai bác tận tình chỉ vẽ các sinh hoạt ở trại nhất là trong vấn đề phái đoàn phỏng vấn, khoảng 4 hay 5 giờ chiều cả tầu được kêu đi làm thẻ xã hội, hồ sơ Liên hiệp quốc, thẻ tị nạn, tầu của mình được mang số BI 324 và Case # PB 756 (tức số tầu thứ tự ở đảo), rồi đề cử anh Việt làm đại diện cho tầu và cứ 2 tuần thì cả tầu đi nhận thực phẩm với anh Việt. Thực phẩm ở đây đa số là đồ hộp, đồ khô gạo mắm muối đủ cả và đôi khi có thực phẩm tươi… Tới tối thì Trần Huệ Cơ sang chơi cho biết cô ở chung với một gia đình người quen rồi cả bọn kéo sang thăm chỗ ở của gia đình các anh Sơ, Hiệp… uống trà và tán chuyện gẫu về chuyến hải hành vừa qua … Nếm mùi đồng hương, lên đảo được chừng một ngày thì những cơn sốt rét bị vướng trong thời gian bị giam cầm ở cồn Cù, Láng Cháo, huyện duyên hải (quận Long toàn cũ) Trà Vinh hành hạ chịu không nổi, nên khoảng trưa đang khi lên cơn sốt mình lê tấm thân bệnh hoạn vào bệnh viện Sick bay. Hôm đó lại là ngày lễ nghỉ và cũng là giờ trưa, khi tới văn phòng gặp khoảng 3 anh chị Việt Nam có lẽ họ là những người thông dịch để giúp đồng hương đang ngồi tán gẫu, sau khi nghe mình kể tình trạng bịnh và muốn gặp bác sĩ hay y tá ngay vì nếu sau khi hết cơn sốt rét có thử máu cũng không tìm ra vi trùng sốt rét… nhưng cả ba đều nói lúc này là giờ trưa, chú cứ về sau 14 giờ chú trở lại, đang chần chừ thì may quá mình thoáng thấy một cô Mỹ người da đen chẳng hiểu là

Đặc San Trà Vinh Số 16 – năm Bính Thân 2016

101


bác sỹ hay y tá, tiến thẳng lại gặp cô sau khi nghe mình kể bịnh tình cô đưa ngay mình vô phòng Lab lấy máu cho nhập viện rồi đích thân đưa mình vô phòng lạnh nghỉ. Nằm dưỡng sức được 3 ngày cơm nước đầy đủ thuốc thang dư thừa nên mình thấy khoẻ ra, trước khi xuất viện cô y tá người da đen dễ mến hỏi mình có muốn làm thông dịch giúp người Việt không, cô sẽ đưa tên để mình về làm việc tại Sick bay…, rồi cô lại hỏi mình một câu rất ngộ và bất ngờ, trông anh không giống người Việt sao anh lại là boat people vậy… có thể là câu nói đùa của cô làm mình nhớ lại mấy người cố vấn Mỹ khi trước mỗi lần gặp mình cũng hay hỏi câu tương tự như vậy, thật chỉ có trời mới trả lời được câu hỏi này, còn việc làm thông dịch mình cám ơn và cho cô biết mình đã nhận làm chỗ khác rồi, trước khi tạm biệt cô nói lần sau có cần hãy tới gặp thẳng cô ta không cần qua mấy người Việt ở bàn đó.

Pulau Bidong: Khu Bệnh Xá Về tới nhà mấy người trong cùng tầu nói chú có ai quen làm ở đây không mà có một cô người Mã xinh lắm tới tìm chú … mình cười nói chú mới vắng nhà có mấy ngày sao các cháu học ở đâu mà xạo xịa thế… kế bác Sinh hàng xóm sang hỏi thăm tình trạng sức khoẻ, rồi bác thao thao kể tội mấy người Việt làm thông dịch trên bịnh viện (chẳng hiểu có đúng không) nào là ăn cắp thuốc đem ra ngoài bán, nào là cắt xén phần ăn của bịnh nhân, vấn đề thuốc thì mình không rõ nhưng khẩu phần của bịnh nhân thì khi nằm ở bịnh viện có một bữa trưa có bác nằm kế mình có hỏi, ở Việt nam ông làm lớn hay sao mà vô đây tôi thấy ông được uu đãi quá, mình không hiểu nên hỏi - bác nói như vậy có ý gì, lúc đó bác mới nói thì ông coi phần ăn của ông cái gì cũng gấp đôi tôi, lúc đó mình mới để ý và quả tình đúng như vậy, nhưng mình nói trớ mỗi người bịnh khác nhau nên phần ăn cũng phải khác nhau chứ… không ai nhẫn tâm cắt xén của

bác đâu… ngẫm lại tình đồng hương là vậy đó… thật thấm thía… Trong khi đang ăn cơm thì anh Tấn hiệu trưởng trường huấn nghệ ( ETSL ) ở căn chòi đối diện sang nhờ mình đứng lớp giúp phần anh ngữ cho các học viên lớp huấn nghệ… mình đồng ý giúp một giờ gọi là giúp người tị nạn, bỗng bác Sinh nói có cô người Mã tới kiếm chú… mình còn đang chần chừ thì mấy người trong nhà nói – chú cứ đi lên trên đó đi, còn cơm nước chú đừng lo tới giờ chú về ăn, còn về trễ tụi cháu để phần… thế là mình từ giã mọi người xách hành lý (nói cho oai vậy) theo cô người Mã (tên cô ta dịch qua tiếng Việt là Hoa Hướng Dương, xin viết tắt là HHD), trên đồi tôn giáo mình được làm “chủ” một mình một phòng, phía ngoài là nơi làm việc, tiếp khách phía trong được ngăn bởi một bức vách gỗ là chỗ ngủ, người đẹp HHD nói cô sẽ mang lên thêm mấy tấm mền nữa để mình có thể làm nệm nằm cho êm. Căn phòng có cửa sổ lớn nên ban đêm nhìn được toàn cảnh bên dưới với những ánh đèn lung linh trông thật huyền ảo, ban ngày từ trên cao mình thích nhất vẫn là ngắm nhìn sinh hoạt của đồng bào ta ở khu phố chợ, không biết khởi đầu từ đâu và lúc nào mà nó thành khu chợ của người tị nạn, thật phục các bà các cô không nề hà buôn tần bán tảo, thôi thì buôn bán đủ thứ từ con tôm con cá có lẽ do chồng con hay anh em chi đó đi câu…, có người khá hơn có vốn nghe nói móc ngoặc với mấy nhân viên ra vô đất liền nên những người này có đủ loại trái cây để bán, đặc biệt nghe nói có một người tị nạn dân Chợ Lớn đã thành chúa đảo vì bị các phái đoàn xù hoài… vì cái tội nghe đồn là dân trùm ma túy ở Việt Nam trước kia, có vốn ông nhờ mua máy may rồi cho thuê 50 dollar một tháng, mình có hỏi một cô sửa đồ cô ấy cho biết trừ sở phí cô cũng kiếm được tí vốn. Hòn đảo tuy nhỏ khoảng một cây số vuông một phần nhỏ phía Nam của đảo là khu vực của cao uỷ, còn lại khu vực của người tị nạn được chia thành năm khu theo thứ tự A,B,C,D,F. riêng một góc của khu C là nơi an nghỉ của những người xin nhận hòn đảo này làm quê hương, trên đảo có một bức tượng gọi là ông gìà Bidong ngồi nhìn hướng tầm mắt về quê hương. Nghe chuyện kể khi lên tới đảo ông nói ông rất mãn nguyện khi được đặt chân lên mảnh đất tự do vì vậy nếu có chết ông cũng mãn nguyện và sau đó trong một ngày đẹp trời ngồi dưới gốc cây dừa nhìn về cố quốc ông đã bị một trái dừa rơi trúng đầu chết tại chỗ…, ngoài nhà thờ, chùa, thánh thất, coi về vấn đề tâm linh trại

Đặc San Trà Vinh Số 16 – năm Bính Thân 2016

102


còn các lớp dậy anh văn, dậy nghề… tuy nhiên lại có những điều mình không biết vui hay buồn, vì gần như mỗi gốc cây dừa đều có đóng bản yết thị nhắc nhở trai thanh gái lịch nhớ tới bịnh viện để được phát miễn phí cái gọi là “áo mưa”, mình tự hỏi đời sống của người tị nạn bắt đầu từ tình trạng này sao ???

Pulau Bidong: Đường lên nhà thờ Sau đó ngoài những lúc làm việc với cô HHD, mình còn giúp dậy lớp giáo lý bao đồng cho chừng 30 em, chủ yếu là dậy thánh kinh, thời gian giúp các em tìm hiểu lời chúa là thú vị nhất vì các em vô tư trong sáng … trong dịp tết cổ truyền của dân tộc các thầy Độ (giờ là linh mục tại Pháp), thầy Mỹ (nay là linh mục tại Úc), thầy Đăng linh mục thuộc điạ phận Los Angeles) rất khéo léo vì ngoài phần mục vụ giáo dân còn được hái lộc đầu xuân, sáng mồng một tết thầy Mỹ cùng các em lớp bao đồng tới chúc tết, ca hát rồi mình cùng thấy Mỹ và các em ra viếng nơi an nghỉ của những người tị nạn kém may mắn.Một hôm cô HHD đưa cho mình một hồ sơ nói có nhiều người tố cáo anh X là Cộng sản, trong hồ sơ có đính kèm một số giấy tờ của ban ninh trại, cô còn thêm nghe nói anh X này đã bị ban an ninh trại tra tấn chi đó… mình có trực tiếp gặp những người tố cáo, cả anh X, và… rồi mình đúc kết và đề nghị với cô HHD chuyển ý kiến tới ban ninh trại xếp hồ sơ. Chỉ còn khoảng 48 giờ nữa mình được rời trại, khoảng 19 giờ một người quen cho biết có một vị sĩ quan vừa đặt chân lên đảo thì bị thuộc cấp nhận diện và tố cáo là cộng sản, khi được biết đó là trung uý H, trước ngày mất nước 2 hay 3 năm chi đó anh bị tình nghi … và bị thuyên chuyển khỏi tỉnh Vĩnh Bình , được tin này mình đã đi kiếm anh ngay, trước là để thăm sau muốn hỏi anh có cần giúp gì không… nhưng không biết vì mình vô duyên hay anh muốn tránh né mà cả 3 lần đến tìm

anh nhưng không gặp… sau này biết anh bị Mỹ xù có thể từ những lời tố cáo… nhưng thôi hình như nước Pháp được sắp xếp để nhận những trường hợp bị Mỹ xù như vậy nên anh đã được định cư tại đó cũng là tốt rồi. Đúng là hòn đảo Buồn Lo Bi Đát, trừ những người bị phái đoàn xù vài lần có vẻ những người này ít bồn chồn trong vấn đề đi hay ở,c òn lại những người chưa được phỏng vấn lần nào thì chộn rộn lắm, có lần nói chuyện với HHD cô ấy nói đúng ra anh thuộc diện được chuyển trại sớm nhất nhưng xui cho anh là trong thời gian này phái đoàn họ nghỉ sinh nhật, tết tây rồi lại tết Việt Nam nên khoảng đầu tháng 3 các phái đoàn mới trở lại làm việc… ôi nghe vậy sao mình cảm thấy thời gian chờ đợi sao dài thế… Mấy ngày đầu tháng 3 đã qua mà sao phái đoàn các nước vẫn chưa tới phỏng vấn làm ai cũng hồi hộp, cuối cùng lúc 13 giờ ngày 9 mình được lên phái đoàn phỏng vấn sơ khởi, lúc 9 giờ sáng ngày 11 mình được lên vòng tái xét sau đó được phái đoàn chính thức chúc mừng và cho chuyển trại, việc đầu tiên sau khi được nhận mình tới khu nhà giành cho cao uỷ để từ giã cô HHD, uống lon bia lạnh uống ly trà nóng … Thật kẻ vui người buồn … nghĩ lại khi làm việc với cô mình bị hiểu lầm hơi nhiều, đến độ khi Hà từ Canada sang thăm anh Việt tại San Jose cả hai khi xuống thăm mình, không hỏi thăm chú có khoẻ không mà nhất định bắt chú phải trả lời chú và cô HHD có gì với nhau không, khi trả lời - chú trong như tờ giấy thì Hà nói - trong sao được khi nhiều người thấy có khi 4 hay 5 giờ sáng cô mặc quần sà lỏn và chỉ có áo lót ở trong phòng của chú… hèn chi cô cho chú một mình một phòng là phải… mình nói tại cháu không biết cô ấy có chứng mất ngủ, những lúc ấy cô đem cà phê lên phòng chú uống nói chuyện đời cho vui vậy thôi.

Pulau Bidong: Chùa Từ Bi Ngày 23 tháng 3 năm 1983 các thuyền nhân làm thủ tục cuối cùng là trả đồ, tất cả những gì

Đặc San Trà Vinh Số 16 – năm Bính Thân 2016

103


được cấp phát ở đảo đều được mang theo, trừ cái mền thì phải hoàn lại có lẽ để cấp phát cho người sẽ tới sau … Tầu cao tốc Blue Sark tới, bước chân lên cầu tầu sao vừa vui vừa buồn, vui vì được nhận nhưng cũng có những nỗi buồn riêng tư phía sau, thời gian tại đảo tuy ngắn nhưng mình đã đón nhận được biết bao tình người, Paula Bidong - tạm biệt hòn đảo thân thương , giã từ con phố chợ tuy nhỏ nhưng lúc nào cũng chật người, giã từ thư viện lúc nào cũng thiếu chỗ ngồi, vẫy tay lần chót từ giã hội trường nơi mà bất cứ ai dù tự tin cách mấy nhưng khi bước chân vào đó con tim cũng đập liên hồi vì không biết khi quầy trở ra - ai khóc ai cười… giã từ Sick Bay hospital, cùng những phòng học những nhà tạm trú luôn nực hơi người, cuối cùng giã từ hàng dừa xanh rợp bóng, những con sóng bạc đầu khi mình đùa giỡn cùng sóng nước. Người lái tầu như hiểu tâm trạng kẻ đi nên chiếc Blue Sark lượn qua đồi tôn giáo lần chót trước khi phóng tầu qua đảo cá mập và ra khơi lướt sóng thẳng tới đất liền tạm trú tại trại Marang một đêm trước khi được chuyển về trại Sungei Besi.

Giả từ Pulau Bidong Trại Sungei Besi 5 giờ sáng ngày 24 tháng 3 năm 1983 mình lên xe bus chuyển trại, đường đến trại Sungei Besi tuy không lớn nhưng rất sạch và đẹp, ở Mã chỗ nào mình cũng thấy rừng chà là (ở Việt Nam thường bán vào các dịp tết âm lịch), nhiều nơi đường vắt qua sườn núi một bên là thung lũng sâu thẳm trông đến rợn người, đặc biệt lần đầu tiên trong đời được hưởng cảm giác khi xe chạy xuyên qua lòng núi dài chừng hơn cây số với hệ thống ánh sáng mát dịu, khoảng 14 giờ xe tới trại Sungei Besi, mình có cảm giác trại giống như một trại tù ngoài lớp rào kẽm gai xung quanh còn được che chắn bởi những tấm tôn, trước khi tới sân trại còn phải qua 3 lớp cổng gác… sau khi làm vài thủ tục đơn giản mình được phân phối về giẫy nhà “barrack”, barrack trông giống như cái nhà lồng chợ bên quê nhà,

không có cửa nẻo chi cả, còn chỗ ngủ là sạp 2 tầng kéo dài từ đầu tới cuối barrack liền tù tì bà con ở đây dùng đủ loại từ tấm mềm, tấm nilông, miếng vải bố ngay cả mấy miếng carton lượm được… để che chắn tạo sự riêng tư… Người hướng dẫn mình đang kiếm chỗ thì lại có sự bất ngờ mình được chuyển sang chỗ mới là D29 F5, đây là khu nhà tiền chế trong không có phòng ốc chi cả, chỗ ngủ là giường tầng bằng sắt kiểu nhà binh và được kê sát vách xung quanh phòng mấy người có gia đình tối căng màn ngủ ở sàn còn giường làm chỗ để đồ, riêng mình cũng may vì không có ai nên mình ngủ tầng dưới còn giường trên làm chỗ để đồ… Vấn đề cơm nước ở đây đã có nhà thầu lo tới giờ sẽ có loa phóng thanh gọi từng khu vực tới lãnh cơm …đại khái vì trong đất liền có thể có nhiều phái đoàn đến thanh tra quan sát nên khá hơn hồi ở đảo , tuy nhiên cá chiên tuần được 1 lần còn lại thì sáng cơm gà chiều gà cơm … còn thịt heo theo đạo Hồi là con vật dơ bẩn nên không bao giờ được ăn , mình nhớ hoài cứ sau bữa ăn có mấy cụ lại ra thùng rác giòm rồi càm ràm ở Việt nam cơm không có ăn sang đây đổ bỏ uổng phí quá , trại tuy được canh gác cẩn mật nhưng nghe nói có một số người Việt gốc Hoa vẫn móc ngoặc để ra ngoài làm sáng đi chiều có xe chở về rồi leo rào vô… Khi biết tin mình sang ông R. tới tìm và nói tại đây có 3 việc cho anh chọn - trưởng kho B , phó ban xã hội hoặc giúp tôi dịch các giấy tờ nhất là từ Việt nam gởi sang, nghe xong mình nói tôi chọn việc thứ 3 và giới thiệu thêm Phương (định cư tại Canada) và anh Việt (định cư tại Mỹ ), trước khi từ giã ông nói khi nào cô S. gặp thì chúng ta bắt tay vào việc, vì ông R. rất rành tiếng Việt nên đa số các tài liệu giấy tờ đều do chính ông tự dịch trừ mấy tiếng Việt mới của Cộng sản ông mới hỏi nghĩa để ông dịch cho chính xác… Ngoài ra mình phụ giúp công việc nhà thờ và cùng với souer Hà (dòng Đa minh Thủ Đức) phụ hướng dẫn một khoá huấn luyện huynh truởng về đề tài tâm lý ấu và thiếu. Những người được chuyển trại sang đây tuy mừng vì đã thoát được vòng loại tại hòn đảo Paula Bidong, tuy nhiên mọi người rất căng thẳng và hồi hộp vì nơi đây mới chính là nơi quyết định số phận của người tị nạn, nếu được các nước khác nhận sau khi hoàn tất thủ tục chừng một hay hai tuần những người này được chuyển thẳng tới các nước đó trừ Hoa Kỳ thì được chuyển sang Phi luật Tân để học anh ngữ và học nghề từ sáu tháng tới một năm.

Đặc San Trà Vinh Số 16 – năm Bính Thân 2016

104


Những người đi Mỹ phải qua 2 bàn phỏng vấn người Việt gọi là lên bàn 1 và bàn 4 thời gian cách nhau giữa hai bàn thì vô chừng… đầu tháng 6 mình được lên bàn 1 gặp bà Mỹ trắng sau khi thấy bà lật qua hồ sơ – bà nói ngay hôm nay tôi sẽ cho anh lên bàn 4 , để anh có thể đi Mỹ trong thời gian sớm nhất nhưng việc này chỉ có tôi và anh biết thôi, tuy nhiên khi gấp hồ sơ bà thấy có tờ note ghi chi đó đính kèm ở bìa hồ sơ nên bà lại bảo mình ngồi đợi và nói giờ tôi đổi ý sẽ viết lại toàn bộ hồ sơ cho anh… Ngày 10 tháng 6 lên bàn 4 nhưng thật là xui xế trưa trời tự dưng nổi cơn giông bão, trại bị lụt cây cối đổ ngổn ngang nhưng khổ nhất là điện toàn trại bị cúp, không có loa phóng thanh để gọi nên những người phụ trách phải lội nước đến kêu từng người, anh Việt xắn quần lội nước về kêu mình lên hội trường nhưng xui thật là xui khi còn chân trong chân ngoài ở cửa phòng thì ông Mỹ trắng ngồi ở bàn nói xin lỗi không thể tiếp tục làm việc được vì tối quá không thấy gì hết, thế là phải đợi một tháng nữa vì sau hôm nay phái đoàn đi Sigapore nghỉ hè một tháng. Đúng một tháng sau ngày 11 tháng 7 phái đoàn vô làm việc trở lại, tuy phái đoàn chưa bắt đầu làm việc nhưng tin đã loan truyền nhanh chóng - Có Bà La Sát Mang Máy Chém Vô – theo những gì được người tị nạn kể bà Mỹ người da đen này không biết có thân Hà nội hay có thân nhân hy sinh trong chiến tranh VN hay không mà cứ quân nhân là xù, công chức là xù, có người bà hỏi đúng có một câu rồi xù… đa số những người được bà nhận là diện không dính đến quân đội hay làm việc cho chính quyền,và có thân nhân bảo lãnh ở Mỹ… Tuy tự tin ở số mệnh nhưng khi bước vô phòng thấy bà, con tim tự dưng nó cũng đánh lô tô, anh Việt phụ trách thông dịch nháy mắt với mình khi vừa ngồi xuống ghế chưa kịp chào hỏi nhau bà đã phạng ngay cú phủ đầu, tại sao anh không nói tiếng Mỹ mà phải qua thông dịch, mình bình tĩnh trả lời - đại ý chỉ khi nào bà cho phép, sau đó mình không rõ anh Việt và người thư ký được mời ra khỏi phòng lúc nào… chỉ còn lại mình đối diện với bà… chỉ nội câu hỏi về lý do vượt biên bà bắt nói đi nói lại ba lần bà mới chịu (hay tại mình nói tiếng Mỹ bà không hiểu?), sau đó có khi bà nói tràng giang đại hải tưởng như không ăn nhập gì tới vấn đề phỏng vấn rồi đột nhiên bà đặt câu hỏi… Hơn một giờ sau khi ra khỏi phòng đã thấy hơn 12 giờ trưa, thật phờ cả người đúng nghĩa là toát cả mồ hôi lạnh… bên ngoài chỉ còn anh Việt và người thư ký cùng mấy người cháu ăn cơm chung trong

cuộc đời tị nạn là Châu, Toàn, Chinh, Sự… khi ra họ không thấy mình cười ai cũng tưởng bị xù nên không ai dám lên tiếng mãi tới khi ra tới đường vào cổng trại Chinh mới chậy theo hỏi – chú có được nhận không vậy – mình trả lời - Được nhận thế là tất cả ôm lấy nhau chúc mừng , lúc này anh Việt mới nói, sợ anh bị xù nên không dám hỏi…

Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Về tới phòng mọi người ai cũng chúc mừng , nhất là mấy người dính đến lính tráng ai cũng chạy sang hỏi thăm để rút kinh nghiệm nếu bị gặp bà… Hai ngày sau có list chuyển trại , sau đó mọi người được chuyển trại phải làm một số thủ tục như khám sức khoẻ tổng quát, chụp phổi, thử mắt, thử máu… rồi lăn tay chuyến bay , khám sức khoẻ tổng quát cho chuyến bay… rồi chờ ngày rời trại. Trước khi được chuyển trại ngoài những kỷ niệm thật ấm tình người với anh chị Chiến, Việt, các huynh trưởng trong đó có Quốc, Đoàn, và các em trong lớp giáo lý bao đồng… những tình cảm này chẳng bao giờ mình trả lại được… cạnh đó cũng có một cái gai nho nhỏ mà khi viết những giòng này làm mình vẫn không hiểu được về tâm tính của một ít người phụ nữ (tuyệt nhiên không có ý nói xấu). Số là sau khi mình ở được chừng ba ngày có lẽ không thấy ai khác mà chỗ mình lại rộng rãi nên có một bà (cũng ở chung phòng) áng chừng dưới 40 với một đứa con gái khoảng 10 tuổi tới nói – sao ông được uu đãi vậy, có một mình mà tới hai giường vậy cho mẹ con tôi để nhờ đồ được không… rồi tối đến bà tự nhiên như người “Hà Lội“ giăng màn ngủ ngay dưới sàn chỗ giường của mình… tới đêm thứ hai bà khều nói nhỏ - anh xuống đây ngủ cho ấm – không phải là thánh nhân nhưng mình kỵ ba cái vụ lộn chồng này nên làm bộ ngủ… sau hai đêm như vậy thấy mình ngủ say quá… bữa sau bà nói chắc ông chê tôi - rồi bà đưa mình sang căn nhà kế giới thiệu cho một bà đồng hương, bà này cũng đi với một đứa con gái nhỏ

Đặc San Trà Vinh Số 16 – năm Bính Thân 2016

105


chừng 12 tuổi… Ôi chỉ còn ít tháng nữa là được xum họp gia đình nhưng sao các bà lại nhẫn tâm làm vậy với chồng con đang mong từng ngày… mình nghĩ những bà này khi còn ở Việt nam không biết bao giờ mới gặp được chồng có lẽ có tiền của chồng gởi về họ còn tung trời ghê lắm. Trở lại với bà chung phòng chừng hai ngày sau bà đưa về một chàng trai trẻ chừng 18 tuổi và giới thiệu đây là đứa cháu (?) tôi mới gặp nó ở barrack… thấy nó cực quá nên kêu về ở chung cho vui… Ôi đàn bà… và đàn bà. Philippine Refugee Processing Center (PRPC) Chuyến rời trại đi Phi luật Tân ngày 25 tháng 7 năm 1983 có tất cả 72 người, mặc dù những người đi được tập trung từ 4 giờ sáng nhưng thật cảm động trừ Thuận bị đau chân còn lại những bạn trẻ ăn cơm chung đều ra tiễn, và không ngờ có cả các huynh trưởng và cả những em thuộc lớp giáo lý bao đồng cũng vẫy tay tiễn đưa… 8 giờ sáng xe tới phi trường quốc tế Kualumpur những người tị nạn được đáp chuyến bay PP544V của hãng Philippine Airlines mình ngồi ghế số 12 A, đúng 9 giờ sáng phi hành đoàn chào mừng hành khách và đúng 12 giờ trưa cùng ngày tới phi trường Manila, tuy nhiên phải đợi thêm người tị nạn từ Thái Lan qua nên mãi 17 giờ cùng ngày mọi người mới lên xe bus về trại tị nạn P.R.P.C. Xe qua những con phố của thủ đô mình thấy có một loại xe nhỏ chở khách khá đặc biệt giống như xe jeep nhưng thùng xe được nối dài để chở khách giống kiểu xe Lambro của Việt nam trước 1975 chỉ khác là xe được sơn đủ mầu sắc loè loẹt, sau đó thì mưa như trút nước nên chẳng ngắm được gì… tới 21 giờ thì tới trại và được Sự đón đưa về ở nhà số 505 I .

hạt nhân Bataan , sức chứa tối đa tới hai chục ngàn người có tất cả 10 vùng thì người Việt chiếm hết 7 mỗi vùng người Việt ở có trên ngàn người, còn vùng của người Miên, Lào chỉ khoảng 500 người, ngoài những giẫy nhà dài gọi là long houses còn lại là những giẫy nhà ngắn có ba căn, mỗi căn phía trước có một cái bàn hai cái ghế dài ( bench ), sau vách ngăn kê một cái giường lớn (ở Việt nam kêu là giường tây) có thể nằm được 4 người, qua một vách ngăn có treo hai cái võng tòng teng rồi tới nhà bếp. Ngoài ra còn có một cái gác lửng có thể chứa được 6 người, phía sau có một cái vườn nho nhỏ, vườn nhà mình có “ao“ rau muống, bạc hà, mồng tơi, rau dền, các loại rau thơm… người trước trồng người sau hưởng cứ thế tiếp tục… cho nên ai dọn đến cũng có rau xanh ăn ngay… Có lẽ số mình hên nên ở chỗ nào cũng rộng rãi ít người nên một mình một giường thoải mái… để cung cấp nước sạch cho các sinh hoạt hàng ngày có xe bồn đi bơm nuớc vô các bồn chứa lớn của từng khu, còn lương thực trại cấp phát mỗi tuần kể cả dầu nấu bếp, có nhiều gia đình để có tiền chi xài việc khác họ đem dầu nấu bếp, gạo… bán chủ yếu cho dân địa phương rồi mỗi lần đi suối tắm họ lại vác về bó củi, vấn đề nấu nuớng và lãnh thực phẩm cho nhà 4 người thì có cô đầu bếp Quỳnh và bé Chinh lo nên mình có nhiều giờ lo việc khác… đa số người tị nạn có thân nhân ở nước ngoài hoặc có vàng, dollar mang theo nên nói chung vì không sợ bị xù nên ai cũng có cuộc sống thoải mái, có nhu cầu mua thì có nhu cầu bán nên có ngôi chợ nhỏ sinh hoạt khá nhộn nhịp, ngoài ra còn có người mở “tiệm tạp hóa” bán đủ thứ linh tinh… Ngoài cổng trại có mấy gia đình người bản xứ họ mở “tiệm nhậu”, phòng chiếu băng video… đa số giới trẻ hay xé rào ra ngoài, để không bị bắt “nhốt chuồng cọp” họ thủ sẵn bao thuốc lá hoặc 5 peso tiền Phi để lót tay cho mấy tay cảnh sát của trại… Trong ban giảng huấn của trường có vợ chồng bà Mai nghe nói trước 1975 người chồng Phi Luật Tân làm việc tại Tây Ninh, hai ông bà cũng đang được gia đình bên vợ bảo lãnh qua Mỹ… Năm 1981 đức giáo hoàng John Paul 2 có ghé thăm trại tị nạn PRPC, trong trại về mặt tâm linh phía người Việt có chùa của đạo Hoà Hảo, thánh thất Cao Đài, hội trường Tin Lành, nhà thờ công giáo, đặc biệt ngôi chùa Phật giáo mà vị trụ trì lại là một vị thượng tọa người Anh chính tông từ Anh quốc sang xây dựng và làm Phật sự , hàng ngày trông thật cảm động khi thấy ngài đi khất thực để tín đồ có dịp làm công quả…, khi đi lễ chủ

Trại PRPC được thành lập để đón người tị nạn từ ngày 8 tháng 8 năm 1978 (trại đóng cửa ngày 30 tháng 10 năm 1991 ), chiều dài khoảng 3 cây số , ngang khoảng 1 cây số gần Morong tỉnh Bataan phía nam vịnh Subic, phía bắc gần nhà máy điện Đặc San Trà Vinh Số 16 – năm Bính Thân 2016

106


nhật đầu tiên tại trại mình gặp ông Long, ông đã “bắt cóc” vào hội đồng giáo xứ, sau đó mình phụ trách hướng dẫn thánh lễ cho người Miên và người Lào… do đó có nhiều dịp làm việc với những anh em này giúp giải quyết được một số khó khăn cho họ về vật chất cũng như tinh thần… Ngoài ra mình còn tham gia một số giờ tình nguyện cho trại, ngày 6 tháng 8 tới cơ quan Casdet phỏng vấn rồi mình cũng không nhớ như thế nào mà mình đến làm thông dịch cho cô May của cơ quan Caritas từ ngày 8/8, sau đó ngày 12/9 cũng không hiểu sao mình lại chuyển sang làm việc cho chương trình The Assistant Teacher (AT), mình đứng hai lớp chính thức với cô Aida N. Abjiero và một lớp part time với bà Michael W. Franklin, còn những người không thích làm việc chuyên môn vì bị gò bó thì mỗi ngày họ được phân phối làm lao động chân tay 2 giờ… có lẽ cái thú nhất ở Phi là đi tắm suối, mình cùng một số bạn trẻ hay rủ nhau tắm suối vùng 4, vùng 4 ½ và vùng 8… chỉ trừ những ngày mưa còn không thì ngày nào mình cũng đi bơi lội dưới làn nước mát dịu, hưởng cái thú nhàn tản…

PRPC: những giẫy nhà dài long houses Trong thời gian làm việc nhà thờ cha Robert người Canada hay chở “cầy tơ” vô cho hội đồng giáo xứ “hạ cờ tây”, có lần mình hỏi cha bên Âu Tây nghe nói không ăn thịt mấy con Pets, cha cười nói bây giờ thì không chứ mấy chục năm trước thì họ cũng đâu có từ, rồi cha tiếp cha đã ăn “cầy tơ” tại Nhật, Đại Hàn…nhưng món đó chỉ có do người Việt nấu là không chê được… nghe nói khi làm việc tại Việt nam cha có tên Việt , coi giáo xứ Việt tại Vũng Tầu ngoài ra cha còn có một trung tâm nuôi những đứa trẻ bụi đời tại Vũng Tầu, có lẽ những việc làm tốt của cha đã làm rung động con tim của một sĩ quan công an tại Vũng Tầu nên khi trên thành phố H.C.M. có chỉ thị bắt cha thì vị sĩ quan này đã bí mật báo cho giáo xứ hay, mặc dù biết tin sẽ bị bắt nhưng cha vẫn không chịu đi trốn,

cuối cùng một số giáo dân đã trói cha lại bỏ xuống tầu cho đi vượt biên… có thể vì vậy nên trong một số bài giảng cha có vẻ không thích các “người đã đi tu mà còn vượt biên tìm sự sung sướng…” cha hay nói – trong thế kỷ 20 có được phúc tử đạo rất khó, ở lại Việt Nam để hưởng được phúc đó thì lại bỏ ra đi, lần khác cha rất bực mình khi trưng ra một lá thư của một chủng sinh khi đã sang Mỹ viết thư nói là mượn cha 10 ngàn dollar để mua xe… Ngày 29 tháng 7 những người mới tới trại cùng chuyến với mình dự thi để xếp lớp ESL, kết quả mình được xếp lớp AT nhưng lượng sức chưa khá nên xin học lớp E và bắt đầu từ đầu tháng 9 cắp sách đi học lớp ESL tại vùng 6, bất ngờ một hôm thầy giáo chính của lớp vắng mặt nên cô Mell vô dậy thế, sau giờ học đầu cô đã nói chuyện riêng với mình… từ đó vào những buổi trưa cô hay xuống nhà chơi, cô hút thuốc khá nhiều tuy nhiên rất lịch sự trước khi hút bao giờ cũng xin phép, sau mỗi lần hút cô ta lại lấy ra chai thuốc nhỏ xịt vào miệng để cho khỏi hôi mùi thuốc lá. Việt Nam mình hay nói có đi thì phải có lại… nên mình cũng lên thăm cô ta gọi là để đáp lễ, những lần như vậy mình hay nói đùa cô xuống tôi thì ngồi ghế gỗ uống nước lạnh, còn lên cô thì có nệm có trà có rượu… Mình có rất nhiều kỷ niệm ở đây nói ra thì rất dài tuy nhiên có ba lần không hiểu sao mình được mời dự ba bữa cơm gia đình, lần thứ nhất có thể do cô Anna tổ chức khách dự khoảng 6 hay 7 người được giới thiệu là bác sĩ, dược sĩ… chỉ có cô Anna là nhà giáo, lần thứ hai cũng khoảng 10 người, mà người dự toàn là nhà giáo có lẽ do cô Mell tổ chức, trong cả hai bữa cơm gia đình đó không hiểu câu chuyện dẫn dắt thế nào mà đã đưa đến việc mình đã phân tích tình hình Việt Nam trước và sau 1975 chỉ rõ Cộng Sản Bắc Việt và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam chỉ là một, và ở Phi Cộng Sản Hook và The New Army People cũng chỉ là một, sau đó họ đã đề nghị mình viết bài phân tích này để họ phổ biến vì người Phi ngay cả giới trí thức cũng không hiểu mà cho phong trào Hook là Cộng Sản còn The New Army People là tập hợp những người chống độc tài Marcos chứ không phải là Cộng Sản, sau đó mình còn được mời dự một bữa cơm gia đình thứ ba rất đặc biệt khi đến mình mới hay vì chỉ có một người đó là cô Mell… Buổi tối rảnh rỗi mấy bạn trẻ đề nghị mình hướng dẫn tiếng Anh cho họ, đây cũng là dịp để mình học thêm nên mỗi tối từ 19 giờ có mấy bạn trẻ ở kế bên và gần đó tới cùng học với mình gồm

Đặc San Trà Vinh Số 16 – năm Bính Thân 2016

107


Hương, Linh, Toàn, Sự, Đam, và Tuấn sau đó ít lâu mình khuyến khích Tuấn đi làm thông dịch ở Dispensary. Trở lại chuyện đi đứng, những người tới trại này thường chỉ ở 6 tháng để học Anh văn và nghề còn một số rất ít mới ở tới một năm, tuy nhiên có một số trường hợp cá biệt mình nghe kể có một số gia đình khi được chuyển trại sang đây theo diện con lai thì bị Mỹ xù, những gia đình này tưởng đã chắc ăn được đi Mỹ nên đã đối xử không đẹp với những đứa con lai nên đã bị tố ngược lại họ là ‘Con Được Mua’ chứ không phải là Con Được Nuôi… không biết số phận những gia đình này tương lai như thế nào… Tại trại khi được cơ quan đại diện chính phủ Hoa Kỳ là J.V.A phỏng vấn, họ cho biết mình không được chấp thuận cho về bang California dù có thân nhân bảo lãnh, hỏi thì họ chỉ trả lời vì bang California đông người Việt quá rồi và hình như họ có yêu cầu mình ký một cái giấy đồng ý đi định cư bất cứ tiểu bang nào mà họ tìm được người bảo trợ, mình đồng ý vì quan trọng là làm sao vô được đất Mỹ cái đã, khi về báo tin mọi người quen đều buồn, nhưng cuối cùng các cháu cũng trấn an, chú đừng lo vô tới MỸ rồi muốn đi đâu thì đi chứ đâu có kiểm soát hộ khẩu giống VN đâu mà lo… Ngày 10/12 khi có danh sách đi Mỹ chính thức, những người được đi lên gặp phái đoàn J.V.A để ký nợ chuyến bay, sau đó phái đoàn thông báo người được nhận sẽ được định cư ở đâu và hỏi có ý kiến xin thay đổi gì không, riêng mình thì cái lo là không biết bang mình sẽ đến có gần CALI .không, tuy nhiên sau khi ký giấy nợ xong mình được phái đoàn thông báo mình được nhận cho về Cali, hú hồn khi ra khỏi phòng những người thân quen ai cũng chúc mừng…sau đó là những tiệc nho nhỏ tiễn chân, hội đồng giáo xứ được cha cho hạ cầy tơ để làm tiệc tiễn chân, mấy cháu học trò lớp tại gia tổ chức party và tặng mình cái nón len do Linh đan đội cho ấm đầu, từ giã Mell, khi gặp May cô ấy đưa cho mình cái xách tay và hỏi muốn lấy mấy bộ quần áo, những vật dụng khác… nhưng mình chỉ lấy một bộ để có đồ thay đổi. Từ giã Abe Jero Anna cô đưa mình sang guest house ăn cơm tối, nói chuyện vui buồn trước ngày chia tay, sau đó cô tặng mình một cái hộp khá đẹp đựng chiếc khăn tay… khăn mousoir kỷ niệm này giờ mình vẫn còn giữ chỉ có cái hộp là không còn… ba cô gái mình làm việc với họ May thì kín đáo, Mell sống có vẻ buông thả, còn Anna chững chạc, dáng người mệnh phụ và có vẻ là người lai nên nước da rất trắng .

Khi rời trại với bao kỷ niệm vui buồn, bao nhiêu đứa cháu đưa tiễn đều bắt chú phải đem theo đủ thứ để có cái ăn khi ngủ qua đêm ở Manila nào là nước ngọt, kẹo cao su, bánh mì… Tuy nhiên mình cũng không quên được vài nét tiêu cực khi được biết đã có vụ hãm hiếp xẩy ra, cuộc sống trai gái buông thả mà cái gác lửng nhà mình không có người ở nên cũng đã được mượn để cho bạn trẻ làm chỗ tâm sự, dẫy nhà mình có ba căn mà căn đầu dẫy có một bà mẹ với một đứa con nhỏ chừng 12 tuổi được độc quyền cư ngụ, đổi lại gần như thâu đêm bà luôn có khách Phi nghe nói phải tốn 20 Peso một lần để được đến thăm bà … Tới vùng đất hứa Đúng 8 giờ sáng ngày 12 tháng 12 mình bước chân lên xe bus để rời trại đi Manila, qua một đêm tại đó, sáng 13/12 những người đi đáp chuyến bay 104 cất cánh đúng 10 giờ 36 phút của hãng hàng không Northwest Orient và tới phi trường Tokyo lúc 16 giờ 35, trong chuyến bay mình ngồi cạnh một cô Mỹ gốc Tầu khi được biết mình là người tị nạn đang trên đường đi Mỹ cô ấy nói cô làm việc và sống tại bang California, cô đang đi nghỉ hè và đi du lịch mấy nước Á châu, trước khi từ giã tại Nhật cô đưa cho mình tên, địa chỉ, số điện thoại và dặn khi tới California sau ngày đó liên lạc có cần bất cứ điều gì trong khả năng cô sẻ giúp… Sau đó những người tị nạn được nhân viên ICFM hướng dẫn ngồi chờ tại phi trường để chờ chuyến bay mới, khoảng 19 giờ đổi máy bay cũng cùng một hãng, chuyến bay lần này là 002 ghế ngồi cúa mình là 438, khoảng 8 hay 9 giờ cùng ngày phi cơ hạ cánh xuống phi trường LAX… Xuống máy bay tất cả được dẫn vô một cái lều mầu trắng để làm thủ tục nhập cảnh, vô đây mình mới biết đây là cái lều tạm được dựng lên trong khi phi trường đang được tân trang để chuẩn bị đón Thế Vận Hội Mùa Hè 1984. Tới 11 giờ mọi thủ tục xong từ giã những người bạn cùng chuyến bay rồi ra gặp thân nhân, chờ mãi không thấy ai, sau đó nhân viên ICM dẫn mình đi tìm thì may quá Nam, Dung và bé An đang đứng đợi ở chỗ khác. Sau khi Nam ký nhận áo lạnh của ICM, thế là coi như họ hết trách nhiệm, sau khi chờ thêm Hiệp, Đạm tới nữa rồi tất cả lên xe về về tới nhà đã hơn 13 giờ... Ngày 15 tháng 12 mình đi làm thẻ an sinh xã hội… từ đây mình chính thức là dân hợp pháp của một nước Tự Do Dân Chủ… và cuộc đời mới bắt đầu… ĐI LÊN hay ĐI XUỐNG cũng từ đây.

Đặc San Trà Vinh Số 16 – năm Bính Thân 2016

Kiều Trương 108


DIỄN HÀNH TẾT ẤT MÙI 21/02/2015 WESTMINSTER (BBC Tổng hợp): Hàng ngàn người, gồm các vị dân cử liên bang, tiểu bang, địa phương, các tổ chức, hội đoàn, cộng đồng, đoàn thế, các cơ quan truyền thông báo chí, và cư dân nhiều sắc tộc, đã tham dự Diễn Hành Tết Ất Mùi 2015 trên Đại Lộ Bolsa, Thành Phố Westminster, Nam California, vào sáng Thứ Bảy, ngày 21 tháng 2 năm 2015, nhắm ngày Mùng Ba Tết. với chủ đề "Người Việt Hải Ngoại 40 Năm Đoàn Kết Và Phát Triển". Cả trăm đơn vị, xe hoa diễn hành, chưa kể đoàn xe mô tô hàng vài chục chiếc của tổ chức VHOG, khán đài chính được thiết lập tại khu Tượng Đài Đức Thánh Trần và hàng chục ngàn người dự khán hai bên đường. Little Saigon hôm nay dưới bầu trời mây xám nhạt và ánh nắng dịu nhẹ trong không khí tươi mát của buổi sáng sớm Xuân mới với một chút se lạnh. Niềm hy vọng đầu năm của người Việt tha hương vẫn luôn muốn làm được điều gì tốt đẹp nhất cho quê hương dân tộc để sớm thoát khỏi họa cộng sản hiện nay. Đây là lần thứ ba do Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam Cali (CĐNVQGNC) tổ chức, nhóm chủ trương này đã bầu anh Ngô Thiện Đức trong vai trò Trưởng BTC, thay mặt cho giới trẻ, phối hợp giữa hai thế hệ trước và nay đứng chung trong Ban Điều Hợp cho công việc diễn hành Tết Ất Mùi - 2015 này.

Hình ảnh trong cuộc diễn hành Tết Ất Mùi 2015 trên Đại Lộ Bolsa, thành phố Westminster. (Photo Việt Báo)

Tờ mờ 6 giờ sáng, các xe hoa diễn hành đã tập trung trên đường Bushard, khoảng từ đường Mc Fadden tới Đại Lộ Bolsa để chuẩn bị cho cuộc diễn hành bắt đầu từ 9 giờ sáng. Năm nay, địa điểm xuất phát của đoàn xe diễn hành có khác với những năm trước, thay vì tập trung trên Đại Lộ Bolsa khoảng từ Đường Magnolia lui về Đường Newland. Từ 7, 8 giờ sáng người tham dự từ khắp các thành phố lân cận tại Quận Cam và các thành phố thuộc Quận Los Angeles, Pomona, Riverside, cũng có nhiều người từ các tiểu bang xa về ăn Tết tại Quận Cam, đã đổ về khu vực diễn hành trên Đại Lộ Bolsa khoảng từ Đường Bushard tới đường Magnolia. Đại Lộ nầy đã đóng hoàn toàn vào lúc 8 giờ sáng tới 1 giờ chiều ngày Thứ Bảy, 21-2-2015. Ban Điều Hợp buổi Diễn Hành gồm Ngô Thiện Đức, Nguyễn Thu Hà, Lý Vĩnh Phong, Bùi Phát, Nguyễn Khanh, và Nguyễn Phục Hưng. MC tại khán đài chính gồm Minh Phượng, Quỳnh Như, Thuỵ Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 109


Trinh, LS. Nguyễn Hoàng Dũng, và Jonathan Huỳnh Gia Bảo. Cuộc diễn hành được bắt đầu với phần nghi thức rước Quốc Quân Kỳ Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa cùng với lễ chào quốc kỳ và hát quốc ca.

Rước Quốc Quân Kỳ Việt Mỹ Trong phần nghi thức khai mạc diễn hành có phần cầu nguyện của Hội Đồng Liên Tôn tại Hoa Kỳ đã cầu nguyện cho chúng sinh an bình, cho sự đoàn kết và phát triển của cộng đồng ngượi Việt, cho tiến trình thăng hoa tâm linh, và cho dân tộc và đất nước Việt Nam sớm có tự do, dân chủ và nhân quyền.

Rừng cờ vàng được các em học sinh trường trung học Westminster diễn hành sau tấm đại kỳ tạo nên nhiều cảm xúc trong ngày đầu xuân Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 110


Ông Ngô Thiện Đức, Trưởng Ban Tổ Chức Diễn Hành Tết Ất Mùi 2015, đã phát biểu khai mạc với lời chúc mừng năm mới đến toàn thể mọi người. Ông nói đây là lần diễn hành thứ 3 do cộng đồng tổ chức và là dịp đánh dấu 40 năm người Việt tỵ nạn định cư tại Hoa Kỳ. Ông cũng nhấn mạnh đền sự cần thiết của công cuộc đấu tranh cho Việt Nam sớm có tự do, dân chủ và nhân quyền. Ông cũng không quên nêu cao tấm gương sáng chói của những vị anh hùng dân tộc một lòng yêu nước đã quyết chiến chống lại ngoại xâm để gìn giữ giang sơn gấm vóc của đất nước Việt Nam. Thị Trưởng Tạ Đức Trí đại diện cho Hội Đồng Thành Phố Westminster và Luật Sư Nguyễn Xuân Nghĩa, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California, chúc mừng cư dân và cộng đồng Việt một năm mới an khang và thịnh vượng.

3 hồi Trống của Đoàn Trống Thiên Ân Trường Trung Học Westminster (Photo Việt Báo) Cũng nằm trong phần nghi thức khai mạc có phần biểu diễn 3 hồi chiêng trống do các em học sinh trong Đoàn Trống Thiên Ân của Trường Trung Học Westminster. Tiếng trống vang lên hùng dũng như tiếng trống thúc quân ra trận của Đại Đế Quang Trung dẹp tan 20 vạn quân xâm lược nhà Thanh vào năm Kỷ Dậu 1789 trong trận Ngọc Hồi và Đóng Đa.

Hình ảnh các đại diện dân cử chuẩn bị khai mạc cuộc diễn hành Kết thúc phần nghi thức khai mạc là phần cắt băng mở đường diễn hành và đốt pháo mừng xuân với hàng chục dây pháo dài thườn thượt tiếng nổ dòn tan vang dội một góc trời, khói pháo xông lên mù mịt. Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 111


Dẫn đầu đoàn diễn hành là Trường Trung Học La Quinta tại thành phố Westminster, sau đó là đoàn cung nghinh đất thiêng Tổ Quốc do những nhân sĩ trong Hội Đền Hùng đảm trách.

Đoàn diễn hành dẫn đầu của Trường Trung Học La Quinta High (Photo Việt Báo)

Những chiếc áo dài tha thước trong đoàn diễn hành (Photo Việt Báo) Tham gia diễn hành còn hàng trăm xe hoa và đoàn diễn hành của các tổ chức, hội đoàn, đoàn thể, cộng đồng như xe hoa Chùa Điều Ngự thành phố Westminster, xe hoa Chùa Phật Quang thành phố Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 112


Huntington Beach, xe hoa của Hội Đồng Hương và Liên Trường Quảng Nam Đà Nẵng, Xe hoa của Hội Ái Hữu Trà Vinh, đoàn diễn hành của Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, v.v… Nổi bật và mang tính lịch sử là xe diễn hành chở nguyên chiếc trực thăng loại mà đã từng tham chiến trong thời chiến tranh Việt Nam.

Bên cạnh xe hoa, xe ngựa, xe cứu hỏa, xe chở học sinh, còn có cả sự xuất hiện của một chiếc Trực Thăng UH1, mà theo lời ông Trần Vê, “Đây là loại máy bay chính trong cuộc chiến Việt Nam.”

Đoàn Diễn Hành Tết của Hội Ái Hữu Trà Vinh:

Biểu ngữ dẫn đầu đoàn diễn hành Hội AHTV Lần đầu tiên Hội Ái Hữu Trà Vinh tham dự diễn hành nhân dịp Tết Ất Mùi Kỷ Niệm 40 năm viễn xứ. Tuy răng tổ chức vôi vã, nhưng xe diễn hành của Hội Ái Hữu Trà Vinh cũng được các đồng hương hoan Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 113


hô nhiệt liệt nhất là các bạn trẻ Trà Vinh tay trong tay với trang phục Áo Dài ngày Tân Hôn truyền thống Việt Nam.

Hội Ái Hữu Trà Vinh tham gia diễn hành

Mr. Thomas Huỳnh Trung, Đạo diễn Thúy và Miss Trà Vinh tham gia đoàn diễn hành Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 114


Gia đình cụ Hội Trưởng tham gia diễn hành

Xe diễn hành của Hội AHTV với Cô Dâu Chú Rể Thực hiện được Đoàn Diễn Hành của Hội lần nầy phải nói là một kỳ công,, một cố gắng phi thường của tất mọi người: Anh Thomas Huỳnh Trung vận động tích cực với đoàn quay phim của cô Thúy từ cả tháng trước; Anh Lâm Vĩnh Hiếu phụ trách về kỷ thuật dàn dựng xe hoa… Ngày diễn hành từ tờ mờ 5.00 giờ sáng, gọi nhau ơi ới như gọi công cấy ở quê nhà Trà Vinh vậy. Anh Văn Tường chạy lấy bánh mì cà phê, cả đoàn quay phim đã có mặt tại nhà sách Văn Bút, Anh Thành Nguyễn chạy lo tiếp tế vật liệu trang trí, Cụ Hàng Công Thành, Cụ Hải Đường cũng nhất định không chịu thua các Anh Em bạn trẻ tới lui thăm hỏi mọi người… Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 115


PHẠM PHONG DINH (Tiếp theo ĐSTV 15Xuân Ất Mùi- trang 69 Qua khe cửa, Vĩnh nhăn mặt nhìn. Đúng là gã quản Định và gã khả ố ấy đang ôm cứng lấy hai cô gái họ Khun hôn say sưa. Hai cô gái oằn người lả ra dưới những nụ hôn ham hố thô bạo. Vĩnh quay mình lẩn vào bóng tối vài giây phút trước khi bốn cái bóng lách qua cánh cửa nhà kho biến vào cõi đêm mờ ảo. Vĩnh quyết định bám theo gót gã trai trẻ. Hăn ta đang đi thật nhanh về hướng căn nhà sàn, thỉnh thoảng hắn bất ngờ quay lại dáo dác nhìn quanh, suýt chút nữa Vĩnh đã không lẩn kịp vào một khóm cây bên đường. Gã thanh niên đi nhanh thoăn thoắt về hướng ngôi nhà sàn. Hắn nhẹ nhàng bước lên từng bậc thang như một con mèo đêm. Vĩnh tự hỏi trong đêm khuya thế này hắn trèo lên nhà sàn làm gì. chàng quyết định phải theo dõi hắn, để xem có phải hắn đang mưu toan làm chuyện điên rồ nào đó.

(Ảnh minh họa) Lui tới thăm viếng nhiều lần nên gã thanh niên rất quen thuộc từng ngóc ngách một bên trong căn biệt thự rộng mênh mông này. Vĩnh khéo léo theo sau hắn băng qua căn phòng khách. Gã thanh niên nhanh chóng quặt vào hướng một căn phòng mà Vĩnh đoán có lẽ là phòng ngủ của nàng Hoàng Lan. Muôn ngàn câu hỏi dậy lên trong lòng Vĩnh. Hoàng Lan đã hẹn hò với gã tình nhân này. Hay gã tự tiện xâm nhập vào phòng riêng của nàng. Câu trả lời đến ngay với Vĩnh, khi chàng thấy gã ngần ngừ đứng khá lâu trước cửa phòng. Mãi sau, hắn bậm môi quyết định gõ cửa. Có tiếng của Hoàng Lan nhỏ nhẹ vọng ra ngạc nhiên có pha chút âu lo:

- Ai vậy, có phải em Khun ? Gã thanh niên áp miệng vào khe cửa : - Hoàng Lan, là anh đây... - Anh Vương Long đó hở, anh tìm tôi làm gì trong đêm hôm khuya khoắc thế này ? Vĩnh cố nén một tiếng thở phào. Thì ra bà chủ của chàng đúng là một cô gái đoan trang nghiêm chính. Ở cái tuổi xuân phới phới như vậy mà nàng vẫn chưa sớm dứt khoát tìm kiếm một người bạn đời mới để cùng xây đắp hạnh phúc. Vương Long tha thiết : - Anh nhớ em quá, nên anh muốn vào đây nhìn thấy em. Anh chờ đợi câu trả lời của em đã lâu quá rồi... anh chịu không nỗi nữa... Cánh cửa mở rộng, ánh sáng từ trong hắt ra làm thành một vệt dài màu vàng trải xuống nền nhà. Vĩnh lùi vào nấp sau bức bình phong Nhật Bản. Hoàng Lan mảnh mai trong chiếc áo ngủ bằng màu hồng kín đáo ôm chặt lấy thân thể của nàng bằng một sợi dây lụa thắt ngang chiếc hông thon nhỏ. Vương Long sững người ra trân trối nhìn cô gái, gã ú ớ: - Hoàng Lan, em ...em... đẹp quá ! Hoàng Lan hơi nhíu mày, nàng lạnh lùng: - Xin anh cẩn thận cách xưng hô, tôi chưa có quyết định về lời cầu hôn của anh. Chúng ta hãy coi nhau như bạn là hay hơn cả. - Nhưng mà anh, ơ...xin lỗi... tôi nghĩ là Hoàng Lan còn tìm kiếm ở đâu nữa chứ. Trong đôi mắt của em...ơ..của Hoàng Lan, tôi không là gì hết sao? Hoàng Lan thờ dài : - Mình chưa có nhiều thời gian để tìm hiểu nhau lắm đâu, tôi không muốn vội vã, để rồi ân hận về sau. Thôi anh Vương Long về nghỉ nhé, ngày mai mình còn đi dạo chơi đây đó, tha hồ mà tâm sự. Anh nghĩ sao ? Vương Long khẩn khoản: - Thời gian có chờ đợi ai đâu, tôi mong Hoàng Lan sớm quyết định, ngoài tôi ra có còn ai giàu có xứng đáng với Hoàng Lan nữa. Hoàng Lan tỏ vẻ khó chịu: - Thôi anh về đi, coi chừng có ai trông thấy thì tôi mang tiếng đó... Vương bỗng bạo dạn một cách bất ngờ, hắn sấn tới nắm lấy tay cô gái:

Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 116


- Hoàng Lan em, anh ... Hoàng Lan tái mặt rút mạnh tay lùi lại. nhưng nàng lại vấp một chiếc ghế nằm cạnh cửa lảo đảo muốn ngã. Vương Long nắm tay Hoàng Lan kéo ngược trở về, cô gái không gượng được, nàng bị gã ôm gọn vào lòng. Không kềm được lòng yêu đương cháy bỏng như ngọn lửa đang thiêu đốt trái tim, gã thô bạo ghì đầu Hoàng Lan hôn mạnh vào đôi môi mọng ướt của nàng. Nhưng Hoàng Lan đã rút tay ra, nàng tặng cho hắn một cái tát kêu đánh bốp chát chúa, đến cả Vĩnh cũng phải giật mình. Vương Long lùi lại ôm má nhăn nhó: - Em lạnh lùng quá... Hoàng Lan chỉ tay về hướng cầu thang: - Mời anh ra khỏi đây ngay, ngày mai tôi cho người tiễn anh về Đài Loan. Vương Long ngồi xuống ghế nhìn Hoàng Lan chăm chăm với một vẻ kỳ lạ: - Thôi được, bây giờ mình bàn chuyện làm ăn. Cái đề nghị của người ta cô trả lời dứt khoát đi. - Tôi đã nói với anh là tôi đã giàu đủ rồi, tôi không muốn tham dự vào chuyện làm ăn bất chánh đó ! - Em không sợ thế lực của mấy ông trùm sao ? Vương hơi ngã người tới trước tha thiết : - Ông trùm Khun Sa nghe đồn em... ông ta muốn mời em qua thăm ổng một chuyến. Đó là lý do tại sao anh hối thúc em nhận lời làm vợ anh. Gã cười đểu : - Nghe nói Khun Sa còn muốn cưới thêm nhiều vợ lẻ lắm đó ! - Hoàng Lan lạnh lùng với tay lấy cây súng treo trên vách xuống chỉa vào mặt Vương Long: - Tôi đếm đến ba, anh cầu nguyện đi... Một...

Tôi đếm đến … Vương Long nhảy dựng lên như ngồi phải lửa, gã xua tay: - Ấy, chớ, để tôi đi... Gã thụt lùi ra cửa cay cú: - Không ai có thể cùng lúc đương đầu với nhiều thế lực, em hãy cộng tác với họ, nếu không sẽ nguy hiểm lắm đó.

- Tôi không muốn làm người phản quốc, hai... - Anh cho em biết cái bí mật này, chồng em cũng đã nói với Khun Sa câu nói đó ! Hoàng Lan rụng rời buông cây súng rớt xuống sàn gỗ lạc giọng: - Sao, chồng tôi, ai giết chồng tôi ? Vương Long nhẹ nhàng dùng mũi giày hất cây súng lên. Đến lượt hắn chỉa mũi súng vào cô gái: - Nếu em chịu làm vợ anh thì Khun Sa sẽ không đụng đến em, bằng không cả cái sản nghiệp này sẽ đổ sụp xuống thành đống tro than. Chuỗi xích làm ăn đã hình thành, chỉ còn một cái mắt xích đơn độc là cái trang trại của em. Em thân gái yếu đuối làm sao chống lại với họ được, em cần phải có anh ... Hoàng Lan ôm mặt khóc thút thít: - Ai giết chồng tôi ? Vương Long cười độc ác, hắn trả lời lơ lửng: - Những người chung quanh đều phản em hết cả rồi ! Hoàng Lan nấc lên một tiếng bi thương, nàng ngã vật về phía sau ngất lịm. Vương Long nhảy tới ôm xốc lấy cô gái, mái tóc đen óng mướt của cô gái rủ xuống rũ rượi trong vòng tay của hắn. Trong bóng tối mờ đục ánh mắt của Vương Long đỏ hực như mắt con hổ săn thú đêm, háo hức nhìn xuống khoảnh ngực vun tròn trắng mịn ẩn hiện sau làn vải. Hắn đá nhẹ cánh cửa qua một bên bồng cô gái đi vào bên trong. Ánh đèn hắt từ phòng ra hành lang cho Vĩnh nhìn thấy cái bóng của gã thanh niên đang lom khom đặt Hoàng Lan lên chiếc giường. Cái bóng của hắn cúi thật thấp xuống, đôi bàn tay của hắn mày mò muốn chạm lên hàng nút áo ngực của nàng. Vĩnh có cái cảm giác chàng đang đứng trên một bãi than hực lửa. Gã đốn mạt muốn làm cái chuyện ván đã đóng thuyền, để Hoàng Lan thuộc về hắn vĩnh viễn. Bất cứ giá nào Vĩnh cũng phải xông ra cứu bà chủ của mình để giữ gìn trinh tiết cho nàng. Nhưng bằng cách nào, nếu Vương Long chụp được cây súng trước chàng. Bỗng nhiên Vĩnh cảm thấy, dường như, có một cái vật gì mềm mại, mát rượi áp sát vào chân. Cái vật ấy vờn vờn, cọ sát vào làn da của chàng, một luồng giá buốt chạy dọc theo cột sống lưng Vĩnh trrong một nỗi sợ hãi tái tê. Chàng rên lên trong lòng. Trời ơi, con gì mà nhờn nhợt và mát lạnh thế này. Vĩnh cúi xuống nhìn, chàng nghe tiếng rù rù nho nhỏ. Trong bóng tối chàng trông hai cái đốm xanh đang ngước lên nhìn chàng. À há. Một con mèo. Có lẽ là con mèo của bà chủ. Vậy mà Vĩnh cứ tưởng tượng là một con rắn hổ ở rừng, mà nạn nhân thứ nhất chính là chàng. Vĩnh thở ra một hơi

Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 117


dài khe khẽ, nhẹ nhàng ẳm con vật lên. Chợt một ý nghĩ trong óc nhoáng lên như một tia sét vắt ngang bầu trời đêm. Vĩnh quấu mạnh vào tai con mèo rồi thẩy nó rơi vào phòng Hoàng Lan. Con mèo kêu lên eo éo rợn người. Giữa đêm khuya tiếng gào của nó rền rền như như tiếng rú của quỷ vọng lên từ đáy vực, bốn cái chân của con vật oằn oại trong không khí và cuối cùng bấu được vào lưng của Vương Long. Con mèo giương móng quào vào đầu gã một cái. Vương Long kêu thét lên đau đớn, hắn hoảng kinh múa tay chân đấm đá tứ tung loạn đả trong cõi ánh sáng mờ nhạt như một tên điên. Những chiếc bình sứ ngã vở loảng xoảng. Cơn lửa dục của Vương Long bị tắt ngúm, hắn ôm đầu bỏ chạy trối chết ra khỏi căn nhà sàn. Vĩnh nhanh nhẹn phóng ra khỏi bức bình phong đóng cửa phòng lại, chàng không dám nhìn vào bên trong, nhưng chàng biết chắc giờ đây Hoàng Lan đã an toàn. Chàng rón rén bước xuống cầu thang. Trời đã quá khuya, cái lạnh giá của miền sơn cước như lưỡi dao mỏng sắc cứa sâu vào tận xương tủy, làm Vĩnh co ro khoanh tay chặt lại quanh ngực. Chàng ngồi cong người dưới lòng cầu thang, thu mình trong vũng tối đen. Vĩnh không dám trở về phòng của mình, vì chàng sợ bọn Vương Long kéo nhau quay lại hãm hại Hoàng Lan. Trời lạnh quá, hai hàm răng Vĩnh cắn chặt vào nhau muốn vỡ tung ra mà chúng vẫn cứ đánh cồm cộp như người ta gõ hai thanh tre rao bán hủ tiếu khuya. Cho đến khi tia rạng đông đầu tiên vừa chớm hồng ở chân trời, tiếng gà rừng đập cánh gáy rộn rã, Vĩnh mới yên tâm bò về đến căn phòng. Rồi chàng ngã lên giường, hồn phách bỗng chốc thăng thiên lên tận đỉnh đèo biên giới... Đêm hôm sau, Vĩnh ngồi dở từng trang của những cuốn sổ kế toán dầy cộm theo dõi những xuất nhập trong những tháng vừa qua. Doanh số xuất hàng của đồn điền khá lớn. Cà phê Việt Nam nổi tiếng thế giới và được ưa chuộng có lẽ còn hơn loại cà phê của Brasil và Columbia. Sự thịnh vượng của đồn điền Hoàng Lan là yếu tố thúc đẩy ông Tây Robert xin hợp tác để mở rộng thêm thị trường, cùng hỗ tương làm ăn. Trong bữa ăn ngày hôm qua, bà chủ trang trại đã tỏ ý không có gì trở ngại, vì dù sao ông Robert cũng từng có mối giao hảo rất tốt lâu nay với chồng nàng. Điều mà Vĩnh cứ mãi băn khoăn, là tại sao ông Tây cứ nhất định phải hợp tác với Hoàng Lan, ông ta cũng có thể tự lực xuất cảng một mình được mà. Nhưng nói cho cùng, trong thời thế cạnh tranh gay gắt, thì việc

hợp tác để tăng thêm vốn và sức mạnh là chuyện cũng nên. Đột nhiên Vĩnh rùng mình ớn lạnh. giác quan thứ sáu báo cho chàng biết, dường như có một cái gì, hay một người nào đó đang đứng nhìn chàng từ bên ngoài. Vĩnh ngước mắt nhìn về phía cánh cửa sổ mở. Trong vùng mờ tối, chàng trông thấy một đôi mắt long lanh đang chăm chú nhìn chàng bằng những tia đắm đuối kỳ lạ. Đôi mắt đó tiến đến gần khung cửa, ánh sáng trắng của chiếc đèn neon nhỏ đặt trên bàn hắt ra rọi lên một thân thể tròn trĩnh bó chặt trong bộ quần áo tơ mềm nhiều màu sắc. Vĩnh chưa biết phải phản ứng làm sao, thì không biết bằng cách nào, cái bóng người ấy đã nhẹ nhàng lách vào đứng trước mặt chàng. Vĩnh bối rối toan đứng dậy nhìn cho rõ, thì cái bóng đã đặt hai tay lên vai chàng ấn xuống, chàng nghe một tiếng nói trong trẻo thì thầm ngọt như mật rót vào tai: - Anh ơi, em đã hứa em sẽ đến với anh... Vĩnh chưa kịp nói gì thì cô gái đã ngồi tọt vào lòng và đưa hai cánh tay mềm mại vòng quanh cổ chàng. Một mùi hương đậm đà và ngầy ngật từ da thịt mát rượi của nàng quấn quít lấy thân thể chàng. Vĩnh sững sờ nhận ra khuôn mặt nàng Khun Mai, “cái con nhỏ phá phách dữ lắm”. Vĩnh đã nhớ lại lời cảnh cáo trước của cô chị Khun Ling. Chàng có thể cảm nhận được hơi thở thơm như hương hoa dạ lý của nàng phà vào mặt chàng. Khuôn mặt ửng hồng kiều diễm của Khun Mai gần như là áp sát vào đôi môi của Vĩnh. Nàng từ từ ngước mặt lên. Vĩnh bàng hoàng như bị cuốn sâu vào tận đáy mắt ướt đầy thứ nước sóng sánh đang chỉ cách chỏm mủi chàng một làn chỉ mỏng manh.

Em đã đến với anh... Khun Mai kéo đầu Vĩnh xuống, đôi môi hai người chỉ còn cách nhau một lằn chỉ nhỏ, nàng tình tứ thủ thỉ: - Anh ơi, em đã đến với anh...

Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 118


Cô gái rướn người lên, khuôn ngực tròn đầy, mềm và ấm của nàng miết chặt vào thân thể Vĩnh. Một cơn nhiệt nóng hừng hực bừng lên trong từng sớ thịt, những mạch máu căng phồng lên một thứ cảm giác man dại. Một luồng dục vọng cuồng bạo bỗng dậy lên chạy rần rật từ tận đáy cột xương sống xuyên lên những mạch máu cổ, làm chúng trương nở phập phồng muốn vỡ tung. Vĩnh đờ đẫn nhìn chết cứng vào cái cổ thon trắng nhiều ngấn của người thiếu nữ. Những mạch máu màu xanh lờ mờ dưới làn da mịn cũng phập phồng đập dữ dội. Chàng đờ đẫn ôm lấy cái vòng hông nhỏ xíu của Khun Mai kéo sát vào. Chàng liền cảm nhận được khoảnh da thịt trong đôi bàn tay chàng uyển chuyển đung đưa ẻo lả như một con rắn đang cuộn tròn. Đột nhiên Khun Mai ghì đầu Vĩnh xuống áp mạnh đôi môi đỏ thắm của nàng vào môi chàng trai. Vĩnh ú ớ toan ngước đầu lên tránh, thì đôi cánh tay mềm quá gần như không có xương của nàng đã ôm chặt lấy phía sau vòng cổ chàng miết vào. Chiếc lưỡi ướt đặc sệt chất nước ngọt và nhỏ như lưỡi một con rắn len mạnh vào miệng, làm Vĩnh phải mở hai hàm răng ra đón nhận. Vĩnh gần như hoàn toàn không còn sức đề kháng. Mùi hương kỳ dị từ thân thể và chất ngọt từ môi miệng Khun Mai, giống như một thứ ngãi yêu huyền bí tước đoạt mọi khả năng chống cự của Vĩnh. Hai người ôm hôn nhau cuồng nhiệt . Vĩnh cảm thấy nghẹt thở, nhưng đôi môi và chiếc lưỡi hừng hực ham muốn của Khun Mai vẫn hút chặt lấy miệng chàng. Chiếc áo tơ chẽn bó quá chặt bằng những cái nút bấm yếu ớt , khi Khun Mai rên rĩ rướn người lên lần nữa cọ mạnh vào ngực Vĩnh, thì chúng đã bung lục bục ra hết. Hai cánh áo trước của nàng bị sức dồn ép kéo lật ra, để lộ khoảng ngực trần trắng, tròn cứng như sáp tạc. Vĩnh thấy tối sầm mặt mũi. Chàng rên lên một tiếng và cố làm một cử chỉ kháng cự cuối cùng. Dưới ánh đèn neon mờ dục, những đường nét uốn lượn huyền ảo trên tấm thân trắng ngà của Khun Mai hực lên sức quyến rũ dữ dội của loài ma nữ liêu trai khát tình. Vĩnh lồng lên ấn Khun Mai nằm xuống chiếc giường nệm ấm, từ những sợi dây thanh quản trong vòm họng chàng phát ra những tiếng rên hừ hừ vô nghĩa. Chàng hung hăng cúi xuống đưa tay giật lấy chiếc áo tuột ra khỏi cái thân thể khêu gợi, rồi chàng gục đầu xuống vùng da thịt phập phồng ngồn ngộn. .. Trong cơn dục tình tuyệt vọng, từ tận đáy tiềm thức của Vĩnh bỗng bừng lên hình ảnh quản Định

ôm cứng lấy Khun Mai trong căn nhà kho đêm qua. Trời ơi, làn môi ướt át và ánh mắt đa tình này, tấm thân mềm mại này đã bị nhàu nát trong tay những người đàn ông khác rồi. Vĩnh có cảm giác như có một thau nước lạnh úp chụp lên đầu mình, chàng lắc đầu sực tĩnh cơn mê đắm. Luồng dục vọng bỗng biến thành sương khói và tan biến vào cõi hư không. Vĩnh kéo Khun Mai ngồi dậy, chàng ném chiếc áo trả cho nàng, không nhìn vào khuôn ngực đang hổn hển ngạc nhiên của cô gái: - Mặc áo vào và đi về đi, tôi không phải hạng người như cô nghĩ đâu... Khun Mai thảng thốt kêu lên: - Anh, em thật lòng với anh mà... Nàng ôm chiếc áo che ngực đứng dậy muốn sà vào lòng Vĩnh lần nữa, nhưng chàng trai đã dưa tay ngăn lại: - Cô về đi, nếu không tôi sẽ gọi bà chủ đến đây ! Khun Mai cắn môi nhìn Vĩnh bằng ánh mắt kỳ lạ: - Anh chê em phải không ? Chắc em không bằng... Thôi để em kêu chị Khun Ling đến với anh... Vĩnh quay lại khoanh tay rắn rỏi nhìn nàng nghiêm nghị: - Thôi đủ rồi, cám ơn cảm tình của cô. Trước khi cô rời khỏi nơi này, tôi có một lời khuyên. Nếu chị em cô biết dừng lại ngay bây giờ thì vẫn hãy còn kịp đó, dừng dấn sâu hơn nữa vào vũng lầy tội lỗi, bà chủ đối xử với các cô tốt quá mà... Khun Mai tiến tới đưa tay ra khẩn khoản muốn nói lời trần tình, bỗng ngoài cửa có tiếng gõ nhẹ. Vĩnh rùng mình được nghe lại gọng nói thanh tao dịu dàng của nàng: - Thầy ký ơi, còn thức không ? Nghe tiếng bà chủ, Khun Mai tái mặt, nàng ném cho Vĩnh một cái nhìn nửa căm phẫn nửa tha thiết. Bằng một động tác nhẹ nhàng, nàng trườn người qua cửa sổ mất hút vào bóng tối, khéo léo như một con trăn gió quăng mình vào cõi đêm. Vĩnh sửa lại trang phục, chàng cẩn thận nhìn lên vai áo, xem có còn sợi tóc nào còn vướng trên đó, và cầm cái kiếng nhỏ xem coi môi má chàng có còn dính những vết son nào không. Xong, chàng trịnh trọng mở cửa đón bà chủ vào. Hoàng Lan tươi cười chào chàng bên ngạch cửa, Vĩnh ép mình qua một bên mời: - Bà chủ đến bất ngờ quá, xin mời bà vào. Chị em Khun Mai hở hang khêu gợi bao nhiêu, thì Hoàng Lan kín đáo và đoan thục bấy nhiêu. Từ con người thanh nhã và dáng vẻ nghiêm chỉnh của nàng, làm cho người ta kính cẩn chiêm ngưỡng và

Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 119


tôn thờ, hơn là có những tư tưởng đen tối. Vĩnh kéo ghế: - Mời bà chủ ngồi, để tôi pha trà. Hoàng Lan dịu dàng đưa tay ngăn lại: - Thôi khỏi anh Vĩnh. Cánh mũi nhỏ trắng hồng xinh xinh của nàng bỗng nhiên chun lại trông rất dễ thương. Trống ngực Vĩnh đánh thình thình. Chết rồi. Nàng đang đánh hơi thấy mùi hương kỳ quái của Khun Mai. Đàn bà họ có những giác quan nhạy cảm. Và cả linh tính nữa. Nhưng may mắn cho chàng, mùi hương dạ lý từ ngoài theo cơn gió đêm thoảng vào tràn ngập phòng. Vĩnh nhận thấy cuối khóe mắt của cô gái, dường như, hiện lên những nét nhăn mờ âu lo. Ruột gan chàng quặn thắt thương cảm. Tội nghiệp làm sao. Cô gái nhỏ này đáng lẽ đang vui hưởng một cuộc sống êm ấm hạnh phúc bên một người chồng xứng đáng nào đó. Thì giờ đây nàng ngồi thu mình và cô đơn như một cánh hoa quỳnh nở trong đêm hiu quạnh. Liệu đôi vai tròn nhỏ ấy có chịu đựng nỗi những cơn phong ba mà rồi đây sẽ cuồn cuộn cuốn trôi nàng đi như một chiếc lá rừng yếu ớt. Hoàng Lan đan hai bàn tay vào nhau ngước mắt nhìn Vĩnh, ngần ngừ một vài giây: - Anh Vĩnh, tôi cần ý kiến giúp đỡ của anh ! Vĩnh ngạc nhiên nhìn Hoàng Lan trân trối: - Một anh ký quèn như tôi còn có ý kiến gì hay ho đâu ... - Không, tôi có cái cảm giác... cái linh tính... sự hiện diện của anh, đúng vào lúc tôi găp khó khăn. Anh Vĩnh ơi, tôi sợ... Hoàng Lan chợt úp mặt vào hai bàn tay, đôi vai nàng run lên. Vĩnh bàng hoàng nghe tiếng thút thít khe khẽ của nàng. Hoàng Lan ngước lên nhìn Vĩnh đăm đăm, đôi mắt nàng mọng đầy nước: Đêm qua, tôi có một cơn ác mộng... Người ta muốn ám hại tôi... Khi tôi tỉnh dậy thì đồ đạc trong phòng bể vỡ hết. Vĩnh trấn an Hoàng Lan: - Có thể là do mấy con mèo của bà đuổi chuột. Hoàng Lan nhìn Vĩnh, trong mắt nàng ánh lên vẻ soi mói khó hiểu: - Chưa bao giờ con mèo ấy làm đổ bể cái gì. Anh Vĩnh ơi, nếu tôi bán cái đồn điền này thì anh thấy sao? - Nhưng mà công việc đang phát đạt... Hoàng Lan thở dài: - Tôi cảm thấy mệt mỏi lắm rồi, giàu có mà làm gì, tôi phải chịu đựng sự cô đơn triền miên này đến bao giờ nữa.

- Tôi xin lỗi bà chủ nếu tôi đường đột hỏi không phải lúc, tôi có nghe người ta nói là ông Vương Long có ngỏ lời... Vĩnh trông thấy đôi mắt buồn của cô gái sáng rực lên vẻ căm hận: - Thôi đừng nhắc đến Vương Long, tôi với anh ta không có gì đâu. Nếu tôi có tái giá thì tôi sẽ chọn cho tôi một người chồng Việt Nam... Hai người lặng thinh không nói gì. Giữa đêm vắng, chỉ có tiếng dun dế rỉ rả những nốt nhạc buồn. Vĩnh cố tránh không nhìn ánh mắt lạ lùng của cô gái. Hoàng Lan uể oải đứng lên: - Thôi xin phép anh Vĩnh tôi về... Hoàng Lan nhẹ nhàng bước ra cửa, khi bàn tay nhỏ nhắn đã vịn lấy cái nắm xoay, bỗng nàng quay lại nhìn Vĩnh đăm đăm: - Nếu tôi dọn đồn điền đi chỗ khác, thì anh ký có... theo tôi không ? Vĩnh lúng túng khoanh hai tay trước ngực suy nghĩ: - Tôi không biết, nhưng nếu tôi còn có được cái hân hạnh theo bà thì tôi rất sung sướng... Trước khi khép cánh cửa lại, Hoàng Lan mĩm cười dịu dàng: - Anh Lộc gọi tôi bằng tên, vậy anh Vĩnh cũng đừng gọi tôi bằng bà chủ nữa ! - Dạ tôi không dám...

…chỉ có tiếng giun dế rỉ rả những nốt nhạc buồn Buổi sáng ngày ba mươi đồn điền Hoàng Lan vắng tênh. Hầu hết công nhân đều đã trở về buôn làng của họ. Những công nhân người Việt thì xe vận tải của trang trại chở về dưới phố chợ xã, rồi từ đó họ đáp xe vế phố quận hay thị trấn. Bọn công nhân được nghỉ đến ngày mùng bốn, chỉ còn lác đác năm, ba người độc thân và quê quán ở quá xa như Vĩnh ở lại trang trại. Những chiếc bình sứ lớn cắm những cây mai rừng đang nở đầy hoa. Hoa

Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 120


mai từng chùm đong đưa vàng ối trên cành. Những cành mai này do công nhân lặn lội lên dãy núi bên đèo biên giới tìm chặt đem về tặng bà chủ xinh đẹp, gọi là lòng tri ân người đã nuôi sống gia đình họ. Gã Vương Long sau đêm hôm đó đã đi đâu mất, nghe nói hắn đã trở về Đài Loan rồi. Hai chị em họ Khun cứ mỗi lần chạm mặt Vĩnh, thì cứ y như là hai cô nàng cúi đầu xuống rất ngượng ngùng. Sóng mắt của hai chị em nàng dường như không còn long lanh ướt át nữa. Đôi lúc Vĩnh bất chợt bắt gặp những cái nhìn trộm kỳ bí của họ, nhưng chàng làm ngơ như không biết. Hai chị em đùn đẩy mãi, sau cùng Khun Ling mới dám nhè nhẹ gõ cửa báo cho Vĩnh biết bà chủ mời chàng lên nhà dùng cơm trưa. Hai người đi song song bên nhau sượng sùng không nói một tiếng nào. Khun Ling vân vê tà áo cúi đầu lí nhí: - Con Khun Mai nó gửi lời xin lỗi thầy ký. Nó nói mai mốt tụi em không còn ở dây nữa thì thầy ký có nhớ nó không ? Vĩnh ngạc nhiên dừng bước: - Các cô định nghỉ việc sao ? Khun Ling đưa mắt u sầu nhìn Vĩnh: - Dạ tụi em phải đi, ông chú tụi em bên đó kêu tụi em về lấy... chồng. Vĩnh nhìn thấy đôi mắt ướt của nàng ngấn đầy nước. Dẫu biết rằng con tim của mình không còn rung động trước sắc đẹp của hai cô gái song sinh, nhưng lòng chàng cũng chùng xuống, một nỗi tiếc nuối nhè nhẹ dâng lên, như vừa đánh mất một cái gì đó. Vĩnh gượng gạo nở một nụ cười để che dấu sự bối rối : - Như vậy thì tôi xin chúc mừng... Khun Ling buồn rầu đưa mắt nhìn khoảnh rừng cà phê lẩm bẩm, dường như chỉ cho mỗi nàng nghe: - Em không muốn về bên đó, buồn lắm thầy ơi... Những cơn mưa rừng lê thê, ôi em sợ... Hai người vừa đi đến khu nhà sàn, thì bỗng có tiếng vó ngựa gõ lọc cọc từ ngoài cái vòm trang trại. Rồi một người kỵ mã hối hả thúc ngựa xông vào. Khun Ling nhận ra người công nhân trông coi trại ngựa dưới chân đèo, nàng chạy tới đón đầu nắm lấy dây cương ghì con ngựa lại: - Kìa chú Tám, có chuyện gì vậy. Ơ hơ… sao mặt mũi chú đầy lọ than vậy ? Người được gọi là chú Tám đưa tay quệt mồ hôi, làm khuôn mặt đầy vệt than của của chú thêm nhòe nhoẹt, chú thở hổn hển:

- Nguy rồi, trại ngựa bị người ta đốt cháy hết hồi khuya qua ! Khun Ling đưa hai tay lên ôm ngực thảng thốt: - Trời ơi, ai đốt vậy chú ? - Không biết, một bọn phỉ lạ mặt. - Còn anh Năm đâu ? Chú Tám gục đầu xuống thảm não: - Bị tụi nó quăng xuống vực thẳm rồi ! Vĩnh không kịp nhìn Khun Ling kêu thét lên đau đớn, nàng ngã ngồi xuống đất ôm mặt khóc, chàng chạy nhanh về phòng hối hả mở ba lô lấy ra một vật mà chàng cất dấu rất kỹ. Vĩnh đang lúi húi làm công việc phải làm của chàng, thì khuôn mặt đẫm đầy lệ của Khun Mai hiện ra bên khung cửa: - Anh Vĩnh ơi, thầy ký ơi, bà chủ lên ngựa đi rồi ! Vĩnh chỉ kịp cất cái vật quí báu ấy vào ngực áo vừa nói vọng ra: - Khun Mai thắng ngựa, chúng ta cùng đuổi theo !

Trại ngựa bị người ta đốt cháy… Khi chàng và hai chị em Khun Ling chạy đến trại thì đã thấy Hoàng Lan đang ngồi sững trên lưng ngựa như một pho tượng đá. Từng cơn gió lạnh từ hướng núi thổi về làm cho mái tóc của nàng bay lồng lộng tơi bời. Cô gái cắn môi đến rướm máu nhìn đống khói than vẫn còn hừng hực sức nóng, kèo cột ngã đổ ngỗn ngang. Những con ngựa đã bỏ chạy đâu mất. Chỉ có một con ngựa bị mái chuồng ngã đè, nó nằm thở thoi thóp. Hoàng Lan thẫn thờ leo xuống chầm chậm bước đến và quì xuống bên con vật bất hạnh. Không nhịn được, Hoàng Lan gục đầu áp mặt vào mõm con ngựa khóc nấc lên. Vĩnh quì bên cạnh Hoàng Lan, chàng bối rối không biết lựa lời như thế nào để an ủi nàng. Bỗng Hoàng Lan ngước lên, khuôn mặt tái xanh và đầm đìa nước mắt, nàng đưa hai bàn tay nhuộm đầy một thứ nước đỏ ngòm như máu: - Anh Vĩnh, đây chính là con ngựa hãn huyết bảo câu mà tôi thương nhất.

Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 121


Con ngựa nhìn cô chủ bằng cặp mắt mờ đục, cái màng trắng từ từ kéo lên che kín hết tròng mắt của nó. Con ngựa thở hắt, bốn chân dãy dụa mấy cái, cái đầu của nó ngoẻo qua một bên bất động. Hoàng Lan ôm con ngựa thân yêu nức nở, mái tóc rối bời của nàng che phủ lên mặt con vật. Hoàng Lan chống tay đứng dậy chầm chậm đi đến bên bờ vực, nàng cúi nhìn. Những giọt nước mắt rơi lã chã xuống đáy thẳm xanh rì. Nào có thấy gì đâu. Chỉ có mây mù cuồn cuộn che kín vách núi. Hoàng Lan thổn thức nói với Vĩnh: - Tội nghiệp anh Năm, tôi chỉ còn mỗi ảnh là người trung thành duy nhất ... Một cơn sốt nóng hừng hực bốc lên, Hoàng Lan đột nhiên thấy xây xẩm choáng váng, nàng rên lên một tiếng và ngã nhào xuống vực. Thật may mắn, Vĩnh vừa kịp nắm lấy cánh tay của nàng kéo lại. Hoàng Lan yếu ớt ngã vào lòng Vĩnh, đôi mắt nàng nhắm nghiền thiêm thiếp. Vĩnh hốt hoảng lay gọi cô gái: - Bà chủ... Hoàng Lan tỉnh lại đi ! Chợt có tiếng nhiều người ồm ồm hung bạo, âm thanh chát chúa như những mũi dùi xoáy vào tai: - Quăng tụi nó xuống vực luôn đi ! Vĩnh giật mình quay lại. Một bọn kỵ mã bịt kín mặt đang xếp thành một hình vòng cung bao quanh chàng và Hoàng Lan, tên nào cũng mang súng trận, lại còn vắt sau vai những thanh mã tấu sáng loáng trông rất lạnh tim. Một tên nào đó khoát tay ngăn lại cười khả ố: - Ấy chớ, giết thằng thư ký, bắt con đó đem về cho ông trùm... Hai chị em họ Khun chạy đến đứng chắn trước mặt bọn kỵ mã giang tay ra hét lên: - Không được động đến bà chủ ! Tên kỵ mã hừm lên một tiếng: - Ông trùm có lệnh gọi hai đứa bây về, công tác chấm dứt. Khun Ling đưa đôi mắt căm hờn nhìn gã, nàng nghiến răng: - Không về, tôi thà chết chứ không về... Khun Mai tiến lên một bước: - Chẳng thà chị em tôi chết chứ quyết không trở về sống với hắn. Sống làm gì mà bị đày đọa thể xác lẩn tâm hồn. Chị em tôi chẳng khác gì những con vật nô lệ xác thịt, chuyền hết tay người này đến người khác. - Ông trùm có lệnh, kháng cự giết chết tại chỗ ! Khun Mai ưỡn ngực thách thức: - Vậy thì cứ giết đi !

Gã kỵ mã gầm lên một tiếng giận dữ, hắn quày tay rút cây mã tấu chém vù vù trong không khí. Vĩnh quát lớn: - Đủ rồi. Các anh hãy buông vũ khí quy hàng, sẽ được chúng tôi tha thứ, đừng để quá muộn... Bọn kỵ mã nhìn nhau cười ngã nghiêng trên lưng ngựa: - Thằng điên, có đứa nào ra nắm cổ nó quăng nó xuống vực đi... Vĩnh vẫn không run sợ: - Được, nếu các người đã muốn vậy. Nhưng trước hết tôi thách các người dám giở khăn che mặt ra đường đường chiến đấu với chúng tôi.

Một bọn kỵ mã xếp thành vòng cung vây quanh

Bọn cướp nhìn gã kỵ mã, tên này ngần ngừ vài giây, hắn miễn cưỡng gật đầu. Bọn thổ phỉ đồng loạt giật khăn che xuống. Một lũ xa lạ hoàn toàn. Nét đặc trưng trên khuôn mặt cho thấy bọn chúng không phải người Kinh, không phải người Thượng. Chắc chúng là người bên kia đèo biên giới. Có điều lạ lùng là hãy còn ba tên cướp vẫn còn chưa chịu lộ diện. Vĩnh cười nhạt: - Vương Long, quản Định và cai Giao, còn chờ gì nữa mà không mở khăn che chào bà chủ đi. Ba tên cướp ngượng nghịu nhìn nhau, chúng vẫn không dám kéo khăn xuống. Hoàng Lan giương đôi mắt mệt mỏi gượng hỏi: - Các ông là ai, chúng tôi có thù oán gì với các ông ? Vĩnh trao Hoàng Lan lại cho chị em họ Khun, chàng tiến lên đứng chắn trước mặt mấy cô gái: - Bọn họ là thủ hạ của trùm Khun Sa vùng tam giác vàng Miến Điện giáp biên với Thái Lan và Lao, trùm buôn lậu thuốc phiện và ma túy. Khun Sa cấu kết với bọn thổ phỉ Lào, thổ phỉ Việt tìm con đường tải ma túy ra biển một cách chính thức, từ đó tung ra khắp thế giới. Cái đồn điền của Tây Robert và của ông chủ trang trại Hoàng Lan là những mắt xích trong chuỗi hoạt động của chúng. Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016 trang 122


Tây Robert chịu khuất phục, còn ông chủ trang trại này quá cứng rắn nên chúng phục thuốc giết ông và bác thư ký. Một số lượng lớn ma túy này cũng được dự trù tung vào đất nước chúng ta để làm ung thối sức mạnh chiến đấu của quân đội, từ đó kẻ thù tràn xuống chiếm lấy. Chúng dùng nữ sắc và tiền bạc mua chuộc người trong trang trại Hoàng Lan. Những kiện cà phê của Tây Robert chất đầy ma túy sẽ xếp chung với những kiện cà phê xuất cảng của đồn điền Hoàng Lan, để có thể qua mặt các đồn biên giới. Còn Vương Long, một tên du thủ du thực nợ nần như chúa chổm, một tên cờ gian bạc lận ở Ma Cau đội lốt công tử Đài Loan đi lừa gạt những thiếu phụ giàu có nhẹ dạ. Khun Ling và Khun Mai là hai nàng hầu của Khun Sa, cha mẹ nàng bị hắn giết chết, rồi hắn cưỡng hiếp những cô gái đáng thương ây. Tôi nói như vậy có đúng không, có cần bổ túc gì thêm không? Một trong ba gã bịt mặt vung mã tấu lên hét to: - Thằng này nguy hiểm, hãy giết nó trước ! Tên kỵ mã dẫn đầu đưa tay ngăn lại: - Không thằng này quí giá lắm, nó biềt nhiều chuyện quá, bắt nó đem giao cho mấy ổng khai thác, mấy ổng sẽ trả nhiều tiền. Vĩnh cười gằn: - Nhân danh chính phủ nước Việt Nam Cộng Hòa, tôi ra lệnh cho các ông buông súng đầu hàng ! Vĩnh móc trong ngực áo ra một cái ống tròn nhỏ đưa cao lên bấm. Một chiếc hỏa tiễn bắn vút lên không trung nổ tung thành một cái nấm khói đỏ. Đó chính là cây súng hỏa hiệu báo vị trí. Tên kỵ mã hối hả rút súng ra chỉa vào Vĩnh phất tay ra lệnh: - Giết chết hết tụi...nó... ặc... Gã chưa quát hết lệnh thì một lưỡi dao từ xa đã phóng tới cấm ngập vào cổ họng, gã kỵ mã ngã nhào xuống ngựa, nặng nề như một thân chuối đổ. Bọn cướp còn lại nhốn nháo cả lên trong tiếng ngựa hí hoảng loạn vang rền cả một vùng sơn cước. Năm từ trong một lùm rậm hiện ra hét lên, tay vung vẫy một lưỡi dao sáng lóa: - Đã có Năm Cầu Bông ở Sài Gòn đây rồi ! Quân đội Cộng Hòa đã tới ! Đòn cân não của Năm không biết có phải thật hay không, nhưng làm bọn cướp hoảng sợ quày ngựa bỏ chạy. Bỗng nhiên núi rừng dậy lên tiếng ầm ầm như sấm rền. Đã từng biết loại tiếng động này là thứ tiếng gì, Vĩnh bồng Hoàng Lan và ra hiệu cho mấy cô gái theo chàng núp vào một gian

chuồng ngựa còn chưa ngã đổ hết. Hai chị em Khun Ling mừng quá vẫy tay rối rít: - Anh Năm, anh Năm vào đây ! Từ hướng đèo biên giới, cơn sóng hung hãn của hàng trăm thớt ngựa cuốn tới. Trên chót đỉnh xuất hiện những cái đầu lố nhố và những chiếc bờm bay lồng lộng theo hướng gió. Hoàng Lan nằm trong lòng Vĩnh cố nhướng mắt nhìn lên đình núi thều thào: - Anh Vĩnh, có phải lũ ngựa trời ? - Phải, chính là chúng ! Hàng trăm con ngựa đủ màu sắc tuôn nhau phi xuống trên con đường đèo ngoằn ngoèo trông thật ngoạn mục, thật kiêu dũng và phiêu phưởng như những con thiên mã bay từ trên trời xuống. Những chiếc vó ngựa bóng loáng sãi trên mặt cỏ xanh ken đặc vào nhau, làm cho người ta có cái cảm giác như chúng đang bay là đà trên không. Bầy ngựa đông quá. Chúng vẽ thành một vệt dài cong queo đầy màu sắc từ sườn xuống đến chân núi, rồi tỏa rộng ra thành một đội hình hàng ngang hừng hực phóng về phía trại ngựa. Đoàn ngựa trời càng tới gần, chợt Năm reo lên: - Bà chủ ơi, có cả ngựa của trại mình nữa kìa, ấy... đó, con ngựa bông giống Ả Rập đang dẫn đầu. Hoàng Lan nắm lấy bàn tay thô ráp của Năm nghẹn ngào: - Anh Năm, anh còn sống thật sao ? Năm cười lên ha hả: - Thằng Năm Cầu Bông này thiên lôi đánh không chết, có sá gì bọn cướp núi vô dụng này ! Bọn cướp nháo nhào gọi nhau: - Ngựa trời, ngựa trời, chạy tụi bây, chết...

Từ hướng đèo biên giới hàng trăm thớt ngựa cuốn tới

Chúng quày ngựa bỏ chạy trối chết. Chúng biết, một khi con sóng thần đó tràn đến, thì bọn chúng chỉ còn là những cái xác nhầy nhụa nát tan dưới những chiếc móng cứng. Từ phía đỉnh đèo, một hợp đoàn trực thăng bay vòng đuổi theo bọn cướp, nhưng bầy ngựa quá

Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 123


đông, những con chim sắt ấy cũng không dám đáp xuống, chúng cứ vần vũ trên đầu bọn cướp. Con ngựa bông dẫn đầu lũ ngựa trời chạy về hướng trại ngựa, nó chuyển sang nước kiệu rồi quặt vào trại. Cả một đoàn ngựa tràn vào bao quanh cái chuồng ngựa trong đó bọn Vĩnh đang ẩn trú. Bầy ngựa tản rộng ra, chúng cúi xuống gặm những đám cỏ xanh non tươi ngon. Năm nhẹ nhàng bước ra ngoài đưa tay lên vò đầu con bông: - Bông, mày ngoan lắm ! Con bông dụi đầu vào ngực Năm tỏ vẻ thân thiết. Vĩnh đặt Hoàng Lan ngồi tựa vào một gốc thông già. Đột nhiên từ trong đám ngựa trời có hai con ngựa da hung đỏ phóng về phía gốc cây. Vĩnh nhận ra là hai con ngựa mẹ và con trong vũng bùn ngày trước. Con ngựa con phóng lọc cọc dến chúi mõm vào lòng Vĩnh khịt khịt âu yếm hít lấy. Một chiếc trực thăng ầm ầm hạ cánh trên trảng cỏ trống. Lộc nhảy xuống đưa mắt tìm kiếm, chàng tươi cười đưa tay vẫy Vĩnh: - Ê, Vĩnh, bắt trọn gói tụi nó rồi. Lộc kêu lên: - Ngựa đâu mà nhiều thế này, để tao chở vài con về Trường Đua Phú Thọ bán, tụi mình cất nhà lầu, hà hà... Cánh quạt và tiếng nổ trực thăng làm lũ ngựa hoảng sợ, con ngựa đầu đàn hí lên một tràng báo hiệu, nó chuyển mình chạy ra xa, cả bầy đang ăn cỏ ngước mặt lên ngơ ngác, rồi bọn chúng rùng rùng phóng theo con đầu đàn. Một làn sóng màu sắc lại cuồn cuộn chảy trên biển cỏ xanh. Hai con ngựa hung quyến luyến, dùng dằng không muốn chạy theo bầy. Năm khéo léo lùa chúng vào cái chuồng ngựa cũ. Con bông và lũ ngựa nhà đủng đỉnh ngước đầu nhìn theo bọn bạn rừng xanh mỗi lúc mỗi xa dần.

Một hợp đoàn trực thăng đuổi theo bọn cướp… Lộc hân hoan bước đến chào Hoàng Lan:

- Chào bà chủ, coi bộ bà chủ không được khỏe lắm đâu, xin phép cho tôi cái hân hạnh được chở bà vào bệnh viện nhé. Hoàng Lan đứng lên: - Cám ơn anh, tôi đã thấy khỏe lắm rồi... - Đột nhiên nàng quay lại tát vào mặt Vĩnh đánh bốp một cái chát chúa: - Tôi không ngờ anh lên đây là để dò xét cả tôi nữa... Vĩnh biệt anh ! Vĩnh chưa kịp phân giải gì, thì nàng đã phóng lên lưng con ngựa của chàng cưỡi từ trang trại, giật cương cho nó chạy. Hoàng Lan gọi với lại: - Khun Ling, Khun Mai theo tôi. Hai cô gái leo lên lưng ngựa ngơ ngác nhìn Vĩnh lắc đầu, rồi cũng giật cương phóng nước đại đuổi theo bà chủ. Lộc chống nạnh đứng nhìn theo thở dài não nuột: - Cái thằng có số đào hoa. Mình kiếm một cô không có, nó có tới ba cô. Vĩnh bần thần dõi trông bóng ba con ngựa, chàng xoa xoa má càu nhàu: - Đào hoa mà ăn một cái tát nổ đom đóm sao ! Lộc đặt tay lên vai bạn dạy đời: - Khi một người đàn bà cho mày ăn tát tay, có nghĩa là nàng nếu không thù oán mày tận xương tủy và có thể giết chết mày như một con ngóe, thì nàng chắc chắn yêu mày điên cuồng. Tao bảo đảm nếu Hoàng Lan yêu mày, dù mày có trốn tận chân trời góc biển nàng cũng sẽ tìm ra mày và còng tay mày lại dẫn về dạy bảo. Vậy mày còn chờ gì nữa mà không phóng theo. Vĩnh buồn rầu lắc đầu: - Không, đã đến lúc tao phải đi rồi, tao không được phép... Lộc nhìn bạn chằm chằm từ đầu đến chân: - Khi mày vác cái mặt lên đây, tao đã nghi mày là một thằng cớm cội gì rồi. Khi mày gọi máy kêu cứu khẩn cấp, thì tao biết mày... - Thôi, xin mày làm ơn im cái mõm lại, mày biết tới đó là đủ rồi. Bây giờ cảm phiền mày kêu mấy cha pilot chở tao về thành phố. - Còn Hoàng Lan thì sao ? Vĩnh thở dài: - Mày liệu cách thuyết phục nàng bán cái đồn điền và dọn về Ban Mê Thuột, Đà Lạt hay Long Khánh gì đó. Vùng này rồi sắp tới đây không còn an ninh nữa đâu. Khi chiếc trực thăng đã lên đến tầng mây trắng và bay về hướng biển, Vĩnh bồi hồi nghiêng người nhìn qua khung cửa kiếng. Khu trại ngựa chỉ còn là một vệt xám điêu tàn. Chàng nhìn về phía đỉnh

Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 124


đèo, đột nhiên chàng thấy một vệt dài ngoằn ngoèo đang cuộn khúc. Lũ ngựa trời đang quay trở về bên kia biên giới. Chàng cố tìm kiếm dãi rừng cà phê. Dường như chàng trông thấy một vệt nhỏ màu đỏ bằng cái hộp quẹt nằm giữa đám cây xanh. Tim chàng dậy lên một nỗi niềm thẫn thờ không tên. Ở đó, có một người con gái cô đơn và đáng thương. Nhưng biết làm sao hơn được, chàng như cánh chim còn say mê tung bay khắp bốn phương làm nhiệm vụ người trai thời chiến, tận tụy quyết hy sinh thân sống cho đất nước. Cái ranh giới giữa sống và chết chỉ cách nhau có một lằn chỉ mong manh. Thì lưu luyến làm gì một hình ảnh và một mối tình chàng biết chắc khó có được nỗi hạnh phúc tương phùng... Sài Gòn mùa xuân năm sau trong một ngày nắmg đẹp. Chợ hoa Nguyễn Huệ đông nghìn nghịt người. Những tà áo dài tha thướt bên những chậu hoa ngát hương khoe sắc rực rỡ. Những cô gái miền quê trong chiếc áo bà ba dễ thương rao bán những nhánh mai hoa nở vàng ối. Trên lề đường, ở một vài góc phố, những ông đồ già đang còng lưng hí hoáy múa bút, những nét chữ đen sắc nét tung hoành trên nền giấy đỏ. Người ta đứng xem thì nhiều, nhưng người mua thì ít quá đến tội nghiệp. Năm nào cũng thấy những ông đồ bày giấy đỏ và nghiên mực. Mỗi năm hoa mai nở lại thấy ông đồ già. Mỗi lần xuân về, lưng ông đồ còng thêm một chút nữa. Ông chăm chú và kiên nhẫn viết chữ bán cho đời. Nhưng có bao nhiêu người còn cảm nhận được cái thâm thúy và tinh túy của những nét truyền thần ông đã để hết tâm huyết vào đó. Một đám xích lô đậu chờ khách thành một hàng dài dọc theo lề những con đường chung quanh chợ hoa. Hai anh xích lô đang vung vẫy tay tán dóc với nhau. Một anh dáng người nhỏ thó, đầu hớt quá ngắn gần như là trọc đang mê mãi nhìn theo mấy cô nữ sinh áo trắng đang ôm cặp lượn giữa những khóm hoa. Anh chỉ cho anh bạn ngồi vắt chân chữ ngũ trên cái nệm xe bên cạnh: - Ê, mày, mấy cô nữ sinh và mấy cái bông, cái nào đẹp hơn ? Anh bạn, một người tầm thước, nước da ngăm đen chăm chú nhìn theo hướng bạn chỉ gật gù: - Cái nào cũng đẹp, nhưng theo tao thì hoa làm cho các cô thêm đẹp. - Mày thích cô nào ? Anh xích lô đập tay vào vai bạn cười buồn: - Bọn xích lô nghèo như tụi mình mà cũng có quyền thích với không thích sao ?

- Sao không, thích là quyền của mình, còn có thích mình không là chuyện của mấy cô ! Anh bạn xích lô cười phì : - Mày nói chuyện huề vốn . Bỗng anh nghe người bạn gọi giật ngược: - Ê Vĩnh, mày coi kìa, cái cô mặc áo màu hoa cà mang mắt kiếng xanh, đó, trời ơi, cô đẹp quá đi ! Vĩnh giật mình nhìn. Chàng thấy ruột gan quặn thắt như có một bàn tay nắm chặt và nghiền nát chúng. Trời ơi, chính là nàng. Là Hoàng Lan. Một năm nay chàng đã hành hạ lấy chàng, khi chàng cố chiến đấu, dằn vặt bứt xé trái tim chàng. Để cố quên đi hình bóng kiều diễm của nàng. Giờ đây, Hoàng Lan đang chỉ đứng cách chàng có mỗi một con đường. Chỉ có mấy thước mà Vĩnh đau đớn thấy nó xa bằng hàng ngàn dặm. Chàng lăn lộn trong giới lao động để truy lùng những cái gọi là anh Ba, anh Tư, anh Năm, anh Sáu, đủ thứ loại anh này chị nọ của chúng nó mưu toan xâm nhập vào thành phố để phá hoại. Người ta đã gửi chàng ra một cái quân trường mãi tận ngoài Nha Trang. Để hành xác, nhuộm đen màu da của chàng và để biến đổi con người của chàng khác đi nhiều. Cô gái đột nhiên quay về hướng đám xích lô, có lẽ nàng tìm người giúp nàng chở mấy chậu hoa mà nàng đã chọn. Vĩnh giật thót người lên, chàng có cảm giác sau cặp kính xanh đậm ấy, đôi mắt đẹp của nàng đang đăm đăm nhìn chàng. Vĩnh rút tờ báo dưới nệm giả vờ ngáp lên một cái thật dài: Hôm qua ế thê thảm, chờ khách tới khuya chẳng có mạng nào, bữa nay tao buồn ngủ quá, tao nhường cho tụi mày rước khách đó. Vĩnh úp tờ báo lên mặt, qua khe hở của tờ báo, chàng trông thấy Hoàng Lan đang đi thẳng về hướng chàng như một đường kẻ chỉ. Vĩnh rên lên trong lòng: - Chết rồi, thằng Lộc nói đúng thật ! Bọn xích lô nhao nhao mời khách, cô ơi cô hỡi. Nhưng cô gái đã mĩm cười đi đến bên chiếc xích lô của Vĩnh. Nàng đặt bàn tay mềm mại của nàng lên vai chàng, giọng nhẹ nhàng và tha thiết, mà Vĩnh có thể nếm được vị ngọt nồng nàn của tình yêu trong đó: - Anh ký xích lô ơi, thức dậy chở em về trang trại Hoàng Lan đi... PHẠM PHONG DINH Địa chỉ: 81 Shady Shores Dr. W Winnipeg, MB R2J 3T8 CANADA * Ghi Chú: Những hình ảnh trong bài viết chỉ để minh hoạ.

Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 125


Hội Ái Hữu Trà Vinh tổ chức Picnic Hè 2015 Bài THANH PHONG _ Hình ảnh: NGUYỄN VĂN NHỰT

Ái Hữu Trà Vinh Picnic Hè 2015 FOUNTAIN VALLEY - Tin Tổng Hợp: Mỗi năm cứ vào trung tuần Tháng Bảy, lúc các em học sinh đang nghỉ Hè, Hội Ái Hữu Trà Vinh Nam California lại tổ chức buổi họp mặt ngoài trời để mọi người gặp gỡ vui chơi trong khung cảnh thiên nhiên tại công viên, vừa thưởng thức những món ăn đặc sản truyền thống của Trà Vinh, trong đó món Bún Nước Lèo không thể bỏ qua. Buổi Picnic Hè năm nay được tổ chức vào Chủ Nhật 19 tháng 7, 2015 cũng tại địa điểm cũ trong công viên Mile Square Regional Park gần góc đường Euclid – Warner thuộc thành phố Fountain Valley. Hai tấm biểu ngữ lớn (trong hình) được ban tổ chức cho treo trước địa điểm sinh hoạt gần sát mặt đường Warner nên rất dễ nhận thấy. Vào phía trong, dưới những tàn cây tỏa bóng mát, hàng trăm đồng hương Trà Vinh già, trẻ lớn bé đang ngồi vừa nghe các ca sĩ cây nhà lá vườn hát, vừa thưởng thức những món ăn Trà Vinh.

hay giễu: một năm, chờ tới picnic Hè Trà Vinh, ăn một tô bún nước lèo, với chiếc chả giò, một miếng thịt heo quay là đủ rồi, mà phải rặt là bún nước lèo của Trà Vinh đó nghe, lai lai là không được, bún ở miền khác là 'no,' thà không có!”

Những tô bún hấp dẩn trên chiếc bàn dài…

Hôm nay có rất nhiều món ăn như thịt heo quay ăn với bánh hỏi, xôi, bánh mặn, mì xào, nem Huế, bánh ích, chả giò, bánh lọt, chè hột lựu, rau câu, Bánh chuối, Pizard và chips cho các em nhỏ…, nhưng trên một chiếc bàn dài, những tô bún trong có mấy lát thịt heo, rau thơm, bắp chuối thái nhỏ được sắp trên bàn, đồng hương Trà Vinh bước đến là một chị phụ trách chế nước lèo đang sôi sùng sục vào tô đưa cho khách, chị múc luôn tay chứng tỏ món này được đồng hương Trà Vinh ưa chuộng nhất, chả thế mà ca dao Trà Vinh có câu: Picnic thì phải có ăn uống. Ðây cũng là dịp để “Trà Vinh không bún nước lèo các bà nội trợ Trà Vinh trổ tài “tay ngọc bên bếp Như cây thiếu nước, bánh xèo thiều rau.” hồng.” Các món ăn được mọi người thưởng thức Ðược biết, mỗi lần có picnic, gia đình phụ và bình chọn theo ý kiến của đồng hương. Món ăn trách nấu bún nước lèo hơn 14 năm qua ai cũng vừa ngon miệng vừa có ý nghĩa tình tự quê hương. biết đó là anh chị Thạch Tạo. Năm nay, vì trục trặc Ông Văn Tường, Hội Trưởng cho biết, “Thật kỹ thuật phải lo công việc riêng cho gia đình, nên tình mà nói, nhiều bà con nói, tui không biết vui, vợ chồng anh không thể giúp như những năm trước Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016 trang 126


được. Nhưng khổ nỗi, vì có câu: “Trà Vinh thiếu bún nước lèo, như cây thiếu nước, như bánh xèo thiếu rau.” Do đó, năm nay, việc nấu bún nước lèo, các anh chị trong ban tổ chức phải xăn tay áo thực hiện: Nước lèo do anh Trung và anh Hiếu nấu với sự hướng dẫn của chị Tạo. Bún thì anh Vui luộc 15 bịch, chị Diệp sẽ lo phần salad 10 bịch, anh Nhựt sẽ lo phần rau ghém, muối ớt, heo quay. Còn mọi việc khác như mọi năm, không có gì thay đổi.

khả năng của mình phục vụ quê hương Trà Vinh. Cuộc thi rất hào hứng, nhiều em trả lời đúng các địa danh ở Trà Vinh như các quận, huyện, danh nhân đất Trà Vinh, những giòng sông, cây cầu, những danh lam thắng cảnh của Trà Vinh và cả những món ăn đặc sản. Những tràng pháo tay nổ dòn mỗi khi các em trả lời trúng câu đố. Ngoài thi đố về địa danh Trà Vinh, ban tổ chức cũng dành một số phần thưởng trao cho các em học sinh xuất sắc gọi là Giải Khuyến Học.

Hàn huyên tâm sự dưới bóng mát Theo ban tổ chức cho biết, họp mặt Hè nào cũng có nhiều tiết mục vui chơi cho các em, có chương trình thi đua thể thao, văn nghệ và nhiều bộ môn giải trí khác nhau cho từng thế hệ. Ðây cũng là dịp cho các con em làm quen với sinh hoạt cộng đồng cũng như sinh hoạt ngoài trời tạo thêm cơ hội gắn bó, thân thiện, đoàn kết và vui vẻ.

Đầu bếp danh tiếng Những phần thưởng có được là do các vị hảo tâm, các cơ sở thương mại của người đồng hương Trà Vinh đóng góp. Giải Khuyến Học đã khuyến khích các em chăm chỉ học hành nên hiện nay có những em được Giải Khuyến Học vào những năm đầu tiên của Giải (năm nay là năm thứ 15) một số em đã trở thành luật sư, bác sĩ, kỹ sư như em Huỳnh Đỗ Quyên nay là nữ bác sĩ, em Dennis Dương là Luật sư, em Anderson Văn đang học về ngành Dược v.v.. Năm nay có tổng cộng 28 em học sinh được trao Giải Khuyến Học.

Đố vui để học - còn tuổi trẻ là còn tiếp nối… Trong lúc mọi người một tô bún, vừa ăn vừa trò truyện rôm rả; các em thiếu nhi tung tăng chạy nhảy, đá banh, rượt đuổi nhau trên những thảm cỏ xanh mướt. Một số thanh niên, thiếu nữ chơi vũ cầu, bóng chuyền, thi nhảy bao bố, đặc biệt năm nào cũng có màn thi đố vui về địa danh Trà Vinh. Là nhà giáo các thầy Văn Tường, Hội Trưởng, Thầy Vui Hội Phó, luôn mong ước các thế hệ trẻ của Trà Vinh biết về nguồn gốc quê hương của mình để yêu mến và sau này có dịp trở về khi đất nước thật sự được tự do, dân chủ, các em sẽ đem

Bún nước lèo Trà Vinh đây bà con… Hội Ái Hữu Trà Vinh Nam California tuy không đông đúc như một vài hội đồng hương khác nhưng sinh hoạt rất xôm tụ. Mỗi năm đều có hai lần họp mặt vào mùa Xuân và Mùa Hè. Trong dịp Diễn Hành Tết trên đại lộ Bolsa vừa qua, Hội Ái Hữu Trà Vinh cũng có một xe hoa và một đoàn

Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 127


diễn hành không thua kém ai. Được như vậy là nhờ tinh thần đoàn kết, hỗ trợ của người dân Trà Vinh, nhất là của những vị luôn hy sinh thì giờ, “ăn cơm nhà vác ngà voi” như Cụ Hàng Công Thành, Cố Vấn của Hội, Thầy Văn Tường (Hội Trưởng); ông Nguyễn Văn Thành; ông Nguyễn Văn Vui, ông Thomas Huỳnh Trung, Ông Lâm Vĩnh Hiếu, ông Nguyễn Văn Thành và nhiều vị khác phụ trách các phần vụ chuyên môn. Được biết Hội Ái Hữu Trà Vinh nhiệm kỳ 2012-2016 vẫn do Giáo Sư Văn Tường làm Hội Trưởng với thành phần Ban Chấp Hành gồm có 24 người phụ trách các chức vụ trong Ban Chấp Hành. Bên cạnh có Hội Đồng Cố Vấn gồm các vị như: Trần Xiều, Hàng Công Thành, Nguyễn Văn Cung, Nguyễn Ánh Nhựt, Võ Trung Tín, Võ Văn Diệu, Tăng Đông Sanh, Nguyễn Lưu Viên, Huỳnh Văn Lang, các anh: Trần Hữu Quang, Huỳnh Kim Tiến, Trịnh Hảo Tâm và Chị Trần Thị Phụng. Ngoài ra cũng phải kể đến công lao của các vị sáng lập Hội: Cụ Trần Xiều, các ông Hà Kim Danh, Văn Tường, Huỳnh Kim Tiến, Võ Văn Diệu, Nguyễn Văn Vui, Lâm Vĩnh Hiếu, Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Tấn Tài, Thạch Tạo, Võ Trung Tín mà Hội mới đứng vững và càng ngày càng phát triển như hôm nay. Ngoài những sinh hoạt thường xuyên của hội nhất là trong việc quan, hôn, tang tế, hàng năm hội còn cho phát hành Ðặc San Trà Vinh vào dịp Xuân với nhiều bài vở và tài liệu giá trị do những ngòi bút của đồng hương và thân hữu Trà Vinh khắp nơi đóng góp.

Về đây nghe Anh, Về đây mặc áo the, đi guốc mộc - Kể chuyện tình bằng lời ca dao…

Và tìm nhau như tìm xót xa …

Về đây cho nhau nụ cười tương lai…

Phái Đoàn đông đảo về từ San Diego Buổi Picnic Hè do Hội Ái Hữu Trà Vinh tổ chức kết thúc tốt đẹp vào buổi chiều cùng ngày. Qúy Ðồng Hương muốn tìm hiểu về những sinh hoạt của Hội Ái Hữu Trà Vinh xin liên lạc: Giáo Sư Văn Tường (714) 895-7080, Thomas Huỳnh Trung (562) 253 8068, Võ Trung Tín (714) 545-0105, Kiên Phi Bằng (562) 569 2083.

Nhà Thơ Huỳnh Tâm Hoài đến từ Sacramanto

Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 128


THANH-NGUYEN Chỉ nhìn vào tên bài, tôi biết có người sẽ...cau mày và nghĩ "Cái anh nầy dở hơi, vớ vẩn...". Bởi vì Ngày Xuân ai ai người ta cũng thi nhau cầu taì, cầu phước, cầu lộc, mọi sự hanh-thông, mua may bán đắt, tiền vô như...nước sông Đà..gì, gì đó....chứ có ai lại lẩm cẩm đi nói chuyện...nhức đầu ?! Quả là tôi có ...không bình thường (!), viết những "chuyện nhức đầu" nầy tôi còn...e ngại là Ban- Báo- Chí sẽ không chịu 'cho zô' vì sợ làm...hoen ố Đặc-San Xuân và 'đôc-giả Trà-Vinh thân-mến' sẽ tẩy chay cho...bỏ ghét ! Nhưng 'Đố ai quét sạch lá rừng.... Để tôi bảo dạ...thôi đừng viết nhăng !". Tôi phải viết ra những 'chuyện nhức đầu' nầy chỉ vì tôi bị... ‘bức-xúc’ ! (chắc lại bị...xỉ vã vì dùng từ cuả Vi-Xi !). Có người nói "Mổi con người là một vũ-trụ...", ngụ ý rằng thượng đế tạo ra con người với những cá thể mà không ai giống ai và cũng không thể hiểu được nhau... nếu người ta không thố lộ tâm-tư để cho người khác hiểu! Có đúng vậy không? Theo tôi thì hoàn-toàn... đúng! Chỉ lấy một thídụ đơn-giản thế nầy: Nếu vợ chồng mà ĐỌC ĐƯỢC Ý-TƯỞNG cuả nhau thì sẽ ra sao ? Tôi cho rằng gia-đình hạnh-phúc ấm êm như mưa thuận gió hoà thì rất ít mà sóng gió đì đùng như biển Đông thì nhiều! Đừng nói chi đến bạn bè rồi ra xả-hội... Nếu con người ĐỌC ĐƯỢC Ý-TƯỞNG cuả nhau thì...thật là khó sống ! Cho nên tôi cứ phải nói chuyện nhức đầu trong ngày Xuân... Vì, Bạn không thể hiểu tôi nghĩ gì trong những Ngày Xuân phơi phới ! Có những tin tức 'thời-sự' mà những năm gần đây, hoặc mới đây, hầu như mọi người VN hải ngoại, có thể cả trong nưóc, đều nghe biết qua. Mới đây nhất là chuyện một cô gái gốc VN ở Canada, cùng người tình, thuê băng đảng vào nhà giả cướp và GIẾT LUÔN CHA MẸ! Người Mẹ chết, may mắn thay người Cha sống sót! Chỉ vì...cô gái đã trót nói dối cha mẹ về thành quả học tập cuả mình, trong suốt nhiều năm. Đến khi bị lộ, bị cha mẹ kỷ-luật thì...phản-ứng !

David M., Eric Carty, Daniel Wong and Jennifer Pan

(Jennifer Pan (28 tuổi) Cô gái trẻ người Canada gốc Việt sống ở thành phố Markham, phía bắc Toronto, từng là sinh viên hạng A tại một trường Công giáo, sau đó, cô giành được học bổng và sớm được nhận vào đại học. Theo đúng mong ước của cha, Pan tốt nghiệp ngành dược uy tín của Đại học Toronto và nhanh chóng tìm được một chỗ tại phòng thí nghiệm máu của bệnh viện SickKids. Những thành tích trong suốt quá trình học tập của Pan luôn khiến cha mẹ, bà Bich Ha và ông Huei Hann Pan tự hào. Là những người nhập cư từ Việt Nam và làm công nhân trong 1 nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô, cặp vợ chồng trung niên tỏ ra vô cùng vui sướng khi con cái có được tương lai tươi sáng mà bản thân họ không thể có được. Nhưng những thành tích xán lạn mà Jennifer Pan đạt được chỉ là kết quả của một màn kịch dối trá chuyên nghiệp. Trên thực tế, Jennifer Pan đã không hoàn thành chương trình trung học hay theo học Đại học Toronto như những lời đã nói với cha mẹ. Pan giả mạo mọi giấy tờ từ báo cáo, thư từ, học bổng, bảng điểm đại học… để tạo ra hình ảnh một đứa con hoàn hảo. Phía sau vỏ bọc ấy là một góc khuất trong con người cô gái trẻ. Có những vết cắt trên cánh tay của Pan cho thấy sự bất ổn, trầm cảm và ngượng ngùng. Pan chưa bao giờ vào đại học. Cô cũng chưa bao giờ tốt nghiệp trung học. “Cha mẹ Pan luôn nghĩ rằng con gái họ là sinh viên hạng A. Nhưng thực tế, cô gái trẻ chỉ toàn được điểm B”. Với nhiều học sinh, điểm B cũng là một thành tích rất đáng ghi nhận và sẽ được nhận vào Đại học Ryerson ở Toronto. Tuy nhiên trong ngôi nhà nghiêm khắc như của Pan, thành tích đó là không thể chấp nhận được. Bởi vậy, Pan phải làm giả kết quả học tập hết lần này đến lần khác. Thực ra, do trượt môn Toán trong kỳ thi cuối cấp nên cánh cửa đại học đã đóng lại. Nỗ lực giấu nhẹm kết quả học tập trung học, Pan nói dối cha mẹ rằng mình sẽ bắt đầu học Đại học Ryerson vào mùa Thu. Cô dự định sẽ học 2 năm chuyên ngành khoa học, sau đó sẽ học lên chương trình dược của Đại học Toronto, đúng như kỳ vọng của cha. Với thành tích học tập cũng như dự định của con, cha của Pan tỏ ra vô cùng mừng rỡ. Ông đã mua cho con gái một máy tính xách tay trong khi đó, Pan cũng thu thập các loại sách tham khảo về đúng chuyên ngành mình theo học để nghiên cứu. Đúng như kế hoạch, vào tháng Chín năm đó, Pan đã giả vờ đi học tuần đầu tiên của sinh viên năm thứ nhất tại Đại học Ryerson. Thậm chí lúc

Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 129


này, cô còn đi vay tiền để lừa bịp cha mẹ rằng mình đã nhận được học bổng trị giá 3.000 USD. Sau 2 năm học hành chăm chỉ, Pan tiếp tục giả vờ chuyển trường tới Đại học Toronto. Vào ngày lễ tốt nghiệp, Pan nói dối với cha mẹ rằng do không có đủ vé nên cha mẹ cô không thể tham dự. Đến lúc này, cha mẹ Pan mới bắt đầu tỏ ra nghi ngờ. Họ bắt đầu theo dõi và tra hỏi Pan. Sau khi cô con gái thú nhận toàn bộ sự thật, không khí gia đình bắt đầu trở nên căng thẳng. Cha mẹ Pan đã nuôi dạy cô và anh trai, Felix, đồng thời, tin tưởng tuyệt đối vào sự quan trọng tối thượng của sự thành công trong học tập, bởi vậy, họ hạn chế mọi hoạt động vui chơi của con cái để tập trung cho việc học hành. Ngoài những hoạt động ngoại khóa ở trường như trượt băng nghệ thuật, chơi piano, học vẽ và bơi thì Pan bị hạn chế nghiêm ngặt mọi hoạt động vui chơi cùng bạn bè, Pan cũng không được phép hẹn hò với người yêu Daniel Wong. Khi phát hiện ra sự thật và cho rằng con gái là “một đứa trẻ hư”, họ bắt đầu áp đặt những cấm đoán nghiêm khắc hơn: Không điện thoại, không máy tính… Quá tù túng, Pan bắt đầu nghĩ rằng cuộc sống của mình sẽ tốt hơn biết bao nếu không có cha mẹ. Và với sự giúp đỡ của Daniel, Pan đã lập kế hoạch giết cha mẹ để thoát khỏi cuộc sống cầm tù trong chính ngôi nhà của mình. Tình tiết về vụ án mạng xảy ra trong gia đình Pan được hé lộ, khiến nhiều người không khỏi bàng hoàng, kinh ngạc. Sau khi cố tình dàn dựng hiện trường là 1 vụ trộm cắp, Pan còn đóng giả là nhân chứng tuyệt vọng khi 3 người đàn ông được cô thuê(gồm David Mylvaganam, Lenford Crawford và Eric Carty) ra tay bắn chết mẹ và làm trọng thương cha mình. Sau khi mọi chuyện hoàn tất, Pan thậm chí còn gọi điện báo 911 để kịch bản được hoàn hảo hơn. Sau những cuộc điều tra tích cực suốt 2 tuần, cuối cùng, sự thật cũng được hé lộ. Cảnh sát cho biết người đứng sau vụ giết người dã man không ai khác lại chính là cô con gái duy nhất trong gia đình, Jennifer Pan. Tại phiên tòa xét xử, Jennifer Pan cùng Wong, Crawford và Mylvaganam đã bị kết án 25 năm tù giam. Trong khi đó, Carty sẽ được xét xử trong 1 phiên tòa khác vì nghi phạm này một mực chối bỏ mọi cáo buộc)

* Một vụ khác, cách nay vài năm, tại thành phố Garden Grove, Nam California, Hoa Kỳ, có một thanh niên Việt đã... BÓP CỔ MẸ ĐẾN CHẾT, nghe đâu chỉ vì người Mẹ ép con phải học ngành y để làm Bác-sĩ !

(Nguyễn Lâm Sơn, 31 tuổi, vốn là đứa con ngoan, biết vâng lời, ít khi rời xa mẹ. Bà Nguyễn Thu Nương là bậc cha mẹ luôn tận tụy nuôi con, ước mơ được thấy đứa con đầu lòng của mình lớn lên trở thành một bác sĩ. Gia đình của Nguyễn vượt biên và được định cư tại Mỹ từ năm 1983, ngụ ở San Diego. Lúc đó, Sơn được 5 tuổi và Hải, em trai, 2 tuổi. Mẹ của Sơn là bà Nguyễn Thu Nương, Dược sĩ, và cha là Nguyễn Thịnh, chuyên viên về ngành Điện. Năm 2000, cha mẹ Sơn ly dị, dọn ra ở riêng, Hải theo cha, còn Sơn theo sống với mẹ. Bà Nương muốn ít nhất con bà phải là một bác sĩ. Hải không thể thực hiện được như ý của mẹ, vì anh không muốn làm bác sĩ hay dược sĩ, nên đã chọn môn Tâm Lý Học và đã có bằng Cao Học Về Tâm Lý. Sơn học ngành sinh vật ở trường University of California, Irvine. Sau đó, anh theo học hai năm ở trường Dược tại Massachusetts, rồi chuyển sang học Y khoa tại Ross University, ở Caribbean. Vào năm 2008, Sơn rời trường Y cùng mẹ dọn về Garden Grove. Tại đây, Sơn muốn tiếp tục học Dược, vì anh chỉ còn một năm nữa là xong, trong khi học Y, anh phải còn lâu lắm mới tốt nghiệp, nhưng bà Nương không đồng ý. Trong lời khai khi được thẩm vấn, Sơn cho biết: “Theo văn hóa nước

tôi, cha mẹ nào cũng kỳ vọng con cái làm theo lời họ. Nếu con cái tuân theo lời thì mang lại vinh dự cho gia đình; ngược lại, chỉ làm mất mặt và coi như đồ bỏ. ” “Vào buổi chiều ngày 21 tháng 12 năm 2008, khi tôi đang ngồi viết email thì mẹ tới nói chuyện với tôi, bà hỏi tôi có còn tiếp tục theo đuổi ngành Y nữa chăng? Tôi trả lời là muốn trở lại trường Dược vì chỉ còn một năm nữa là hoàn tất. Mẹ tôi không bằng lòng, nói rằng tôi phải trở thành bác sĩ, để bà hãnh diện với bạn bè. Tôi đã trả lời mẹ:“Sao mẹ không để cho con đi theo hướng con thích? Cái gì quan trọng với mẹ hơn,bạn bè của mẹ hay hạnh phúc của con mình?” Thế là hai mẹ con lớn tiếng cãi nhau. Sơn khai với cảnh sát là anh đã mất bình tĩnh, đã đặt hai tay lên cổ mẹ mà bóp mạnh, một lúc sau anh buông tay ra, thấy mẹ ho khan mấy tiếng rồi gục xuống, anh sợ quá, bỏ chạy ra khỏi phòng vào trong xe đóng cửa lại vả ở đó suốt đêm. Sáng hôm sau khi trở vào thì mẹ anh đã chết. Anh gọi cảnh sát và bị bắt).

Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 130


Trong cả hai trường hợp, theo báo VN, cả hai người con đều thuộc dạng được cha mẹ "cưng như cưng trứng, hứng như hứng hoa...!", nhưng cũng... 'làm áp lực' mong con học hành tốt, đổ đạt, nên người! Suy cho cùng, Cha Me người VN ai mà chẳng thế ?! Cũng có vài cây viết cuả báo Anh-ngử, ở HoaKỳ lẩn Canada... đã phê-phán không tiếc lời về thói độc đoán cuả những bậc Cha Mẹ người Á Châu nói chung và VN nói riêng. Đúng, sai... tùy người "đối diện" ! Dù sao, đây cũng là một "vấn-đề" mà cộngđồng VN cần suy gẩm ! * Mới đây nhất, bà Hong Hoa Nguyen, 52 tuổi, cư dân Toronto, Canada, dùng dao đâm nhiều nhát liên tiếp vào ngực chị mình hôm Thứ Sáu August 07, 2015. Theo nguồn tin CP24 Toronto's Breaking News, khi xe cấp cứu đến một ngôi nhà trên đường Old Weston Road lúc 1:00 pm thì thấy nạn nhân nằm sóng xoài trên nền nhà bếp với nhiều vết đâm ở ngực. Cạnh bà là con dao bếp được cho là vũ khí giết người. Cảnh sát cho hay nạn nhân từ Việt Nam sang Canada thăm em là Hong Hoa Nguyen. Họ sống với nhau trong ngôi nhà xảy ra án mạng này nhưng chưa rõ là bao lâu, Cả hai chị em bà Hong Hoa Nguyen đều không có tiền án.

cạnh chỉ có một mình ông Đặng Ngọc Đức (48 tuổi, ngụ ở Xuân Thọ, Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai). Trong lúc ngà ngà say, ông Đáp nhìn qua bàn bên cạnh, thấy chỉ có một mình ông Đức lai rai, ông Đáp bỗng nổi hứng đi qua bàn của ông Đức tự ý lấy thuốc lá của ông Đức để trên bàn hút. Ông Đức không đồng ý nên túm cổ áo và dùng tay đấm vào mặt ông Đáp làm ông Đáp ngã ngửa xuống nền quán. Sau đó, ông Đáp về nhà ói ra máu, gia đình đã đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Nam Bình Thuận và chuyển vào Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu. Đến 2h rạng sáng ngày 29.4, ông Đáp đã tử vong tại bệnh viện.

Giết người chỉ vì... điếu thuốc lá

* Gia đình một 'đại gia' ngành gổ (Bình Dương), bị thảm-sát sáu (6) người, có cả trẽ em. Một trong những hung thũ lại chính là... người yêu cuả con gái nạn-nhân ! ( Biết gia đình người yêu cũ giàu có, Nguyễn Hải Dương đã cùng Vũ Văn Tiến lên kế hoạch cướp tài sản và gây ra vụ thảm sát 6 người trong gia đình đại gia ngành gỗ ở Bình Phước. Công an cho hay, Dương khai có liên hệ tình cảm với Lê Thị Ánh Linh (22 tuổi, con gái ông Mỹ) trong nhiều năm. Vài tháng trước vì xảy ra mâu thuẫn nên hai người chia tay. Thời gian gần đây, Dương nảy sinh ý định cướp tài sản của gia đình người yêu cũ vì biết họ rất giàu có. Do từng nhiều lần đến căn biệt thự nhà của ông Mỹ, hắn biết mọi ngõ ngách và thói quen sinh hoạt của mọi người. "Dương khai đã rủ Vũ Văn Tiến (cùng 24 tuổi), bàn kế hoạch chuẩn bị hung khí, đột nhập vào nhà ông Mỹ để lấy tài sản. Khoảng 7h ngày 7/7/2015, bà Đoàn Thị Cẩm Loan (38 tuổi), giúp việc cho gia đình ông Lê Văn Mỹ (48 tuổi) tại căn biệt thự sát quốc lộ 13 (xã Minh Hưng, Chơn Thành) đến làm thì thấy cửa sau khóa, cửa trước khép hờ. Vào trong, bà phát hiện nhiều vết máu. Ông chủ và vợ Nguyễn Thị Ánh Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016 trang 131

Câu hỏi được đặt ra ở đây là: Tại sao "lươngtri" cuả người Việt chúng ta bây giờ lại...xuống cấp thê-thảm đến như vậy ? Đó là vài chuyện... nhức đầu cuả NGƯỜI VIỆT HẢI-NGOẠI. Còn TRONG NƯỚC thì... trời đất ơi (!) ...nói sao cho xiết ! Đúng là chỉ còn biết kêu Trời ! * Vụ cháu giết bà ngoại xảy ra ở phường Long Phú, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang báo động về hậu quả nguy hại khôn lường từ việc trẻ nghiện game. Cháy túi vì tiền chơi game đã hết, Dấn chạy về nhà xin tiền bà ngoại để tiếp tục "thỏa mãn cơn nghiện". Do sợ đứa cháu 13 tuổi của mình hư hỏng với các trò ảo trên mạng rồi bê tha việc học hành, bà của Dấn đã la mắng và không cho tiền. Bất ngờ, Dấn rút dao đâm nhiều nhát vào người bà rồi dùng dây nịt siết cổ cho đến chết.) * Giết người chỉ vì... điếu thuốc lá: Tại quán nhậu của bà Nguyễn Thị Ái, thôn 1, xã Trà Tân, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận. Hôm 26.4.15, nguồn tin Công an cho biết: Vào chiều tối ngày kể trên trong quán nhậu có bàn nhậu gồm ông Huỳnh Đức Hùng (51 tuổi), Hoàng Thành Đáp (55 tuổi, cùng ngụ thôn 1B, xã Trà Tân) và bàn nhậu bên


Nga (44 tuổi) cùng cậu con trai đã chết trên nền nhà. Chạy lên lầu, bà Loan thấy Linh và cô em họ 18 tuổi chết ở phòng ngủ. Công an đến hiện trường phát hiện thêm thi thể cháu ông Mỹ (14 tuổi) nằm ở cổng nhà. Tất cả đều bị thương nghiêm trọng ở phần cổ. Chỉ duy nhất bé Na - 18 tháng tuổi - con út của vợ chồng nạn nhân được người giúp việc tìm thấy khi đang ngủ trong phòng và thoát nạn.)

Nguyễn Hải Dương và Vũ Văn Tiến

* Một thiếu niên 15 tuổi ( Đồng Nai ), ngồi uống cà phê trong quán, sanh chuyện cải vả với hai thanh niên cuả bàn bên cạnh, bèn rút dao đâm... và một người chết! ( Khoảng 15h ngày 9/8, tại hồ bơi Kim Đình (ấp Võ Dõng 1, xã Gia Kiệm, Thống Nhất) đã xảy ra một vụ án mạng nghiêm trọng, khiến 1 người chết, 1 người khác nguy kịch. Vào thời gian trên, trong lúc ngồi uống cà phê trên sân thượng của hồ bơi Kim Đình, Trần Quốc Hưng (15 tuổi, ngụ ấp Tây Kim, xã Gia Kiệm) đã gây sự, dẫn đến xô xát với nhóm Nguyễn Ngọc Phước và Phạm Trần Lê Phước Tài (cùng 16 tuổi, ngụ ấp Đông Bắc, xã Gia Kiệm). Lập tức, Hưng rút dao bấm (thủ sẵn trong người) đâm một nhát vào ngực anh Tài làm nạn nhân ngã xuống chết tại chỗ. Phước liền can ngăn cũng bị Hưng đâm 2 nhát, gây thủng phổi. Gây án xong, Hưng chạy về nhà thay đồ và giấu con dao dùng gây án.

Một giờ sau, Công an huyện Thống Nhất đã có mặt tại hiện trường và đã truy bắt hung thủ.)

* Ngày 14/8/15, tại Mỏ cày, Bến Tre, trên đường giao thông, hai xe gắn máy va chạm, sanh cải vả, một người lấy dao, chém đứt cổ đối phương, chết tại chổ ! (Khoảng 16h chiều 13/8 anh Phạm Văn P. lái xe gắn máy lưu thông trên đường liên xã ở Thành Thới A, huyện Mỏ Cày Nam thì xảy ra va chạm với xe gắn máy của Huỳnh Văn Phương và Lê Văn Tèo chạy theo chiều ngược lại. Va chạm hai bên không thiệt hại gì nhưng lao vào cự cãi nhau. Sau đó Phương và Tèo vây đánh anh P. Phương và Tèo đã chạy vào nhà dân chụp lấy một con dao dùng làm hung khí tấn công và đã đè anh này xuống mặt đường vung dao cắt cổ làm anh P. chết liền tại chỗ. Rất nhiều, quá nhiều tin khác đại loại như thế, cho thấy có vẻ thanh thiếu niên ở VN (thời CS) hay "thủ sẳn dao" khi ra đường ? Và, thoải mái 'tựxử', bất cần luật-pháp. Phải chăng người dân chẳng còn tin vào các thứ LUẬT RỪNG cuả CSVN ? Hay chính sự hung ác cuả chế-độ CS đã... làm gương cho cả xả-hội ? Bởi vì, cụ thể SỰ HUNG ÁC CUẢ LỰC LƯỢNG CÔNG AN CÙNG VỚI BỌN CÔN ĐỒ DO CHẾ ĐỘ CSVN NUÔI DƯỞNG' (GỌI CHUNG LÀ CÔN AN), ĐANG HẰNG NGÀY GIEO RẮC KINHHOÀNG CHO NGƯỜI DÂN VN . Tôi còn nhớ, MIỀN NAM VIỆT-NAM, từ thập-

niên 50 cho đến 1975, thời gian tôi bắt đầu hiểu biết cho đến khi chấm dứt chế-độ VNCH, việc hàng xóm... oánh nhau cũng có song rất là hạn hửu. Còn thậm chí chém giết nhau thì là CHUYỆN ĐỘNG TRỜI, tôi chưa bao giờ nghe nói ! Từ sau Mậu-Thân (68) gia đình lên định-cư ở Sài-Gòn, cho đến 75, xả-hội đô-thành nầy cũng rất bình yên, hoàn toàn không giống như ngày nay: VN THỜI CỘNG-SẢN ! CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN: LÀ TAI TRỜI ÁCH NƯỚC CUẢ DÂN-TỘC VIỆT-NAM !

Đứng trước ngày tàn không sao tránh khỏi, CSVN vẩn ngoan cố đánh ván bài chót : XIN SÁP NHẬP VN VÀO TRUNG CỘNG (Hiệp-ước Thành-Đô 1990, thực-hiện đợt I: 2020) để chúng vẩn còn là MỘT BẦY THÁI THÚ với miếng bả vinh hoa phú quý, ăn trên ngồi trước mà chúng hy vọng ÔNG CHỦ... TÀU sẽ ban phát. THANH-NGUYEN Hung thủ: Trần Quốc Hưng 15 tuổi

BOÏN VIEÄT COÄNG HEØN VÔÙI GIAËC, AÙC VÔÙI DAÂN

Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 132


Nguyễn Văn Nhựt Đây là chuyện nghịch lý. Mới nghe qua thì rất khó tin, vì cá là phải sống trong nước. Không sống trong nước thì không phải là cá rồi. Nếu không gọi là cá thì càng nghịch lý hơn. Tạo hóa đã sanh ra vũ trụ, sanh ra vạn vật không một vật nào giống vật nào. Khi chúng ta quan sát thiên nhiên sẽ thấy nhiều điều kỳ diệu của Đấng Hóa Công. Con người, bàn tay và khối óc của con người rất là hạn hẹp, không thể làm, không thể hiểu nổi những gì mà thiên nhiên đã có. Chúng ta chỉ biết nghiên cứu, quan sát, tìm hiểu rồi thần phục. Đây là chuyện nhà quê. Chuyện quê tôi - Về tuổi ấu thơ của mình. Nhà ở ven sông, nhìn dòng nước mà biết thời gian.Ngày rằm nước rong, mùng mười nước kém. Ba mươi nước ngập, hai mươi nước ương. (Nước ương là dòng nước dường như không chảy, nước lớn và nước ròng rất ít phân biệt vào những ngày nầy). Mỗi ngày nước ròng rồi nước lớn. Nghe người lớn kêu là “Con nước- Con nước lớn, con nước ròng”. Muốn quan sát loài cá không sống trong nước nầy thì phải đợi con nước ròng. Nước thủy triều rút đi, còn lại 2 bên sông là đất, là bãi bùn, bãi phù sa là địa phận hoạt động thích họp nhứt của loài cá không sống trong nước.

thấy chúng thường leo lên cây bần, gốc mấm. Chúng đùa chơi rượt bắt trên cây. Đôi khi từ trên cây nhảy xuống nước. Từ trên cây nhảy xuống bãi bùn. Có lẽ đây là trò chơi thích thú nhứt của chúng. Thói quen là lên khỏi mặt nước bò đi chơi. Thường tìm nơi bóng mát, dưới gốc cây. ở dưới các bụi ô rô, cốc kèn. 2 cái vi phía trước như là 2 cánh tay, rất mạnh khỏe. Thức ăn là con muổi, bồ mắc. Về cơ thể thì rất đặc biệt. Thở bằng phổi, thở bằng da (Như loài ếch nhái) và thở bằng mang (Go như các loài cá thường). Về Trí khôn: Loài cá nầy có trí khôn hay tính nhớ người quen. Vì chúng rất dạn dỉ và thân thiện nên tôi đã từng bắt vài con nuôi trong khạp nhỏ. Lâu ngày chúng quen. Khi tôi xòe tay ra thì một con nhảy vào lòng bàn tay cho tôi nâng lên để cho ăn. Ăn cám heo. Con heo ăn thế nào cũng rơi rớt đầy cám heo xung quanh cái máng. Vì nhà tôi ở ven sông nên rất nhiều con cá bóng sao leo lên bờ ăn cám xung quanh cái máng. Ngày qua ngày thành thói quen. Có khi cả mười, 2 mươi con say sưa bu xung quanh máng. Chúng không sợ người, không sợ heo. Chúng biết tất cả là bạn. không ai làm hại chúng.

bãi bùn ven sông thích họp cho loài cá nầy Để thích nghi những con cá phải thoát ly khỏi môi trường nước để đi lại, kiếm ăn trên cạn. Những loài cá dưới đây đều là một bước đột phá trong sự sáng tạo của tự nhiên. Loài cá nầy có nhiều loài giống nhau có tên là: - Cá bóng sao - Cá bóng nói - Cá thòi lòi Nhiều người gọi chung một tên là “Cá leo cây”. Vì có chung đặc tính là không thể sống trong nước mà lại thích leo cây. Khi nước lớn, chúng ta

Loài cá nầy sống rất gần gũi với người Cũng cần ghi nhớ rằng, ở quê tôi không có ai ăn loài cá bóng sao, bóng nói nầy. Tôi cũng không

Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 133


hiểu vì sao. Có lẽ vì lúc đó tôi còn nhỏ quá không có đặt câu hỏi và xem đây là chuyện bình thường. Tôi càng thích thú hơn và thương chúng hơn khi biết chỉ một mình tôi là đưa tay ra thì chúng nhận biết, nhảy lên bàn tay tôi một cách không sợ hãi. Còn đứa em gái của tôi thì không. Có lẽ vì em gái tôi hay chọc ghẹo chúng, quơ tay qua, quơ tay lại như là đuổi chúng. Chúng sợ? Chúng nhớ mặt người?

Vì cái khạp nhỏ tôi nuôi chúng để bên mái nhà nên khi mưa thì nước mưa chảy vào. Sau cơn mưa tôi phải đổ nước ra. Một hôm vì quên đổ nước ra, sáng hôm sau thì tất cả đều chết. Tôi biết rằng chúng không thể sống vì ngập nước, nhứt là nước mưa. Khi chúng lội ngoài sông thì cũng nổi nguyên mình lên. Hai cái vi trước bơi bơi như con người, tạo nên 2 bên là làn sóng theo sau. Khi lặn thì hụp đầu xuống chẳng khác nào con người. Có điều là chúng lặn ở dưới nước lâu hơn.

Cá thòi lòi lội sông Trí khôn có thể tìm thấy ở các hang cá thòi lòi. Chúng làm một hang chính đi xuống và rất nhiều ngỏ ngách để đi lên. Khi bị chận ở ngách nầy thì chúng lại thoát ở ngách khác. Người dân bắt cá gọi chúng là cá quỷ quyệt vì chúng rất khôn lanh. Có thể đoán được ý của người? Khi đang đùa giởn trên cây, gặp bóng người tới thì nhảy liền xuống nước, lâu lâu lại nổi lên, nhìn xung quanh không có ai thì lại leo cây đùa giởn tiếp. Nếu vừa nổi lên mặt nước mà thấy bóng người thì lại lặn xuống. Cá bóng sao: Cá có kích thước nhỏ, thường sống ở vùng nước lợ, rừng ngập mặn. Cá bống sao thường làm hang sống trong bùn nơi các bãi bồi ven biển, nhiều nhất là những nơi có nhiều cây bần mọc hoang dọc bờ sông Tiền và sông Hậu. Chúng có tên là cá bóng sao, có lẽ vì trên thân mình có nhiều đốm như là sao. Vào ban đêm thì những đốm nầy chiếu óng ánh (Có chất lân tinh?) sáng lên rất đẹp.

Cá bóng sao có nhiều đốm như sao chiếu óng ánh

Như ca sĩ opera, những cá bóng hát há miệng rất to

Cá bóng nói: Cũng cùng giống và hình dạng, kích thước với cá bóng sao là cá bóng nói. Lúc nhỏ thì tôi không thể phân biệt giữa 2 loài cá nầy. Chỉ có người lớn mới phân biệt được. Nghe người lớn phân biệt thí cái đầu cá bóng nói to hơn, thân mình thì không có đốm hoặc ít hơn. Đặc biệt là cái miệng cá bóng nói to và biết hát nữa, giống như những ca sĩ opera hợp ca, miệng chúng mở thật lớn, đôi mắt nhắm lại như say sưa chỉ chăm chú vào bài hát nên gọi là bóng nói, hay bóng hát. Thật ra những con cá thòi lòi đực nầy đang biểu dương sức mạnh trên bờ sông để tranh giành lãnh địa chuẩn bị đánh nhau để giành vị trí tốt cho hoạt động tìm kiếm thức ăn hoặc bạn tình và sinh sản. Khi cạnh tranh những con cá opera nầy thường nhảy nhót, há miệng, gương vây rồi lao vào nhau cấu xé.

Hai chàng đang lấy gân biểu dương bản lỉnh

Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 134


Cá thòi lòi: Sống ở các bãi lầy gần cửa sông vùng nước lợ, cá thòi lòi xuất hiện tại nhiều khu rừng ngập mặn tại Cần Giờ, đất mũi Cà Mau, U Minh Thượng… Ngay từ hình dáng, cá thòi lòi đã tỏ ra “dị hợm” so với các loài cá thông thường bởi đôi mắt lồi như mắt ếch, nhô hẳn trên đỉnh đầu như là 2 hòn bi vì vậy có tên thòi lòi. Nhưng điều lạ lùng khiến cá thòi lòi chẳng giống bất cứ loài cá nào là ở chỗ chúng thở bằng phổi nên có thể sống, chạy, nhảy và kiếm mồi ngay trên cạn một cách rất điêu luyện nhờ đôi vây trước có hệ cơ phát triển như một đôi “tay”, khi ở dưới nước thì chúng vẫn thở bằng mang như các loài cá khác.

Cá thòi lòi leo cây Cá thòi lòi trưởng thành có chiều dài đến 27 cm. Có con nặng tới 2- 300 grams vì vậy nhiều người cũng ăn loại cá nầy. Cách thức bắt thì người ta không thể bắt chúng trong nước, vì chúng lội trên mặt nước rất nhanh. Chỉ đợi nước ròng. Chúng thường sống trong hang. Nhưng lại không thể ở dưới hang quá lâu. Lợi dụng nhược điểm của cá thòi lòi, người ta làm những cái bẩy- gọi là “sà di” (Tên tiếng của Khmer) - khi ở dưới hang bị ngộp vừa trồi lên là lọt vào “sa di”. Người ta chỉ cần đi gom các “Sà Di” lại là có cá bên trong còn sống. Người ta không ăn thịt cá thòi lòi chết bao giờ. Ban đêm, chúng leo lên cây hoặc phơi mình trên bãi đất bùn. Khi gặp đèn pin rọi ngay vào mắt thì chúng nằm bất động. Người ta chỉ cần đến bắt bỏ vào giỏ. Cách bắt cá thòi thòi nầy cần 2 người, một người rọi đèn và một người bắt cá. Nhiều người cho rằng thịt cá thòi lòi ngon hơn các cá khác, vì thịt rắn chắc hơn, ngọt hơn. Đa số các nhà nghiên cứu về loài cá, họ không mấy quan tâm về loài cá nầy. Có nơi họ xếp hạng vào cá bóng trắng. Nhưng cá bóng trắng không một điểm nào tương quan với loài cá nầy. Không một loài cá nào có thể dùng 2 cái vi trước như là 2

cái tay hay 2 cái chân để đi trên bờ, nhứt là leo cây, đôi khi còn đu dây một cách điêu luyện. Mới đây, năm 2011, tổ chức “Sinh Vật Thế Giới” xếp loại loài cá nầy là “Một Trong Sáu Sinh Vật Kỳ Lạ Nhất Thế Giới”. Mà kỳ lạ thật. Cá phổi Đôi khi để thích nghi những con cá phải thoát ly khỏi môi trường nước để đi lại, kiếm ăn trên cạn. Tương tự như cá leo cây, cá phổi cũng có khả năng hít thở không khí như sinh vật trên cạn. Đặc biệt, chúng là một trong những sinh vật sống lâu trên thế giới với tuổi thọ lên tới 81 năm, trong đó có những quãng thời gian dài tới 4 năm chúng không hề ăn uống. Cá phổi có tên khoa học là Dipnoi. Hiện nay các loài cá phổi chỉ còn sống trong các ao hồ nước ngọt ở Châu Phi, Nam Mỹ và Úc. Đây là các khu vực có khí hậu khắc nghiệt nhất hành tinh, với lượng mưa hằng năm ít và nhiệt độ mùa hè rất nóng. Điều đó làm cho các ao hồ sẽ trở nên khô cạn vào mùa hè. Các loài cá và các sinh vật khác trong ao hồ một là di cư hoặc là chết khô. Tuy nhiên loài cá phổi này vẫn có thể sống sót qua mùa hè khô hạn bằng cách giấu mình trong bùn và ngủ hè. Lúc này chúng sẽ hít thở không khí, và hạn chế trao đổi chất để sống sót.

Cá phổi Phi Châu

Cá lon mây Thái Bình Dương Loài cá này có tên khoa học là Alticus arnoldorum - là loài cá sống trên đất liền và có thể nhảy rất xa dù không có chân. Đây là một loài cá biển nhưng rất kỳ lạ khi chúng dành phần lớn thời gian để leo trên các bờ đá. Loài cá này rất khó bắt và cực kỳ nhanh nhẹn trên đất liền. Chúng di chuyển rất nhanh trên các bề mặt lởm chởm đá bằng cách sử dụng hành động xoắn đuôi độc đáo kết hợp với các vây ngực và vây đuôi mở rộng để bám vào gần như bất cứ bề mặt nào. Để nhanh chóng lên được bề mặt cao hơn, Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016 trang 135


chúng cũng có thể xoắn cơ thể mình và búng đuôi để nhảy xa gấp nhiều lần chiều dài cơ thể. Cá lon mây trưởng thành trú ẩn ở các khe đá lúc thủy triều cao và thủy triều thấp, xuất hiện vào khoảng giữa đợt thủy triều để đi kiếm thức ăn, sinh sản và “giao lưu xã hội” theo nhiều cách phức tạp đáng ngạc nhiên. Cá đực thường ở trên cạn và sử dụng nhiều biểu hiện phức tạp để cảnh báo đối thủ và thu hút bạn tình. Cá cái tích cực bảo vệ lãnh thổ, thức ăn của nó vào đầu mùa sinh sản trong khi cá đực giơ ra chiếc vây màu đỏ và gật đầu mạnh để hấp dẫn bạn tình vào lỗ đá được bảo vệ chặt chẽ của mình. Có rất ít hiểu biết về sự sinh sản của chúng và sự phát triển của cá con, nhưng có vẻ con cái chỉ làm nhiệm vụ đẻ trứng trong một lỗ đá đã được lựa chọn rồi phó thác việc chăm sóc con cho “chồng”. Phần lớn loại cá lon mây này có thể tìm thấy ở khu vực quanh đảo Guam, khiến nơi đây trở thành một phòng thí nghiệm tiến hóa độc đá.

Cá lon mây Thái Bình Dương Cá “đi trên cạn” tràn ngập nước Úc: Các nhà khoa học Uc Châu cảnh báo một loài cá nước ngọt họ cá rô có khả năng sống trong môi trường nước mặn và ở trên cạn tới 6 ngày sẽ trở thành "hiểm họa" đối với các loài thủy sinh bản địa của Australia. Loài cá rô này có thế sống 6 ngày trên mặt đất, di chuyển bằng nắp mang và sống trong nước mặn. Chúng có thể ngủ đông suốt 6 tháng trong bùn và hiện đã xâm nhập vào quần đảo Torres Strait trong lãnh thổ nước Úc. Những nhà sinh thái học rất lo lắng trước số phận của các sinh vật bản địa châu Úc nếu loại cá rô này sinh sôi nảy nở. Loại cá rô nầy được phát hiện vào tháng 12 năm 2014, và kể từ đó, nó gióng lên một hồi chuông cảnh báo khi vào mùa khô, nước tại các khu vực đất ẩm có mật độ muối rất cao, gấp đôi so

với lượng muối trong nước biển, song loài cá này vẫn có thể sống được. Sức sống bền bỉ của chúng trong môi trường khắc nghiệt sẽ ảnh hưởng tới sự cân bằng sinh thái. Nhiều người tin rằng giống cá ngoại lai này đã bơi qua đại dương để đến đất liền hoặc “đi nhờ” các tàu đánh cá hoặc mắc vào lưới rồi bị vứt lại.

loài cá rô này có thế sống 6 ngày trên mặt đất Loài cá nước ngọt này được phát hiện trên đảo Boigu và Saibai, phía bắc của Australia, cách Papua New Guinea không đến 10 km và mũi York của Australia 160 km. Với đôi nắp mang cứng, loài cá rô này là mối đe dọa đối với những loài cá ăn thịt bản địa. Các nhà khoa học đã phát hiện những xác cá chẽm (barramundi) và cá trê trên đảo Boigu và Saibai chết do ăn phải những con cá ngoại lai này và bị đôi nắp mang mắc tại cổ. Ngoài cá, những loài chim cũng có thể là nạn nhân của sinh vật này. Với khả năng chịu đựng cao, chúng có thể phát triển mạnh ở những điều kiện sống khắc nghiệt, gây ảnh hưởng tới sự sinh tồn của các loài thủy sinh khác. Cá Rô có thể là sinh vật lạ đối với một số nước nhưng nó là loài cá quen thuộc đối với nhiều nước ở châu Á, đặc biệt là ở Việt Nam. Về khả năng “biết đi” của cá Rô, trước đây, khi ở Việt Nam còn nhiều ao, hồ, sông suối, cứ đến tháng 4 tháng 5 hàng năm, vào những hôm có các cơn mưa đầu mùa Hạ cá Rô thường rạch lên bờ, di chuyển từ nơi này sang nơi khác để tìm môi trường mới để đẻ trứng, duy trì giống nòi. Nó là loại cá sống ở môi trường nước ngọt, nước lợ. Chúng có thịt béo, thơm, dai, ngon, có giá trị cao tiêu thụ khá mạnh cả ở nông thôn lẫn thành phố. Kích thước của chúng có thể tới 250 mm. Cá rô thường sinh sống ở các ruộng lúa, ao, mương, rãnh, hào, đầm, sông rạch...

Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

Nguyễn Văn Nhựt

trang 136


Ý nghĩa chữ Cochinchine B. S. Nguyễn Lưu Viên Đất Nam Kỳ, Pháp gọi là Cochinchine, vậy danh từ Cochinchine có từ đâu ra ? Theo sách “Cochinchina: Reassessment of the Origin and Use of a Westernized Place Name” by Dinh D. Vu, Ph.D. [Vietnamese translation by Dr. Hoang Xuan Chinh] Meadows Place Texas, 2000, thì: 1 - Theo Ông Aurousseau (1924), cố Giám-đốc Trường Viễn Đông Bác Cổ [École Francaise d’Extrême Orient], thì nước Viet Nam thời xưa không được người Bồ-đào-nha [Portugais] hoặc người Âu châu biết đến một cách trực tiếp trước năm 1515, do đó sự hiểu biết tên nước đó phải được người Arab giới thiệu với Tây Phương. Ông chứng minh rằng chữ Cochinchina là do chữ Bồđào-nha Quachymchyna , mà chữ này lại bắt nguồn từ chữ Arab “Kawci-min-cin”. Theo Ông thì “Kawci” là chữ Arab tương đương với chữ “Kiaotche” là tiếng Tàu chỉ nước Việt Nam thời đó [Giao Chỉ]. Còn từ ngữ “min-cin” có nghĩa là thuộc Trung Hoa Nhưng Ông Aurousseau đã không đưa ra được một bằng chứng cụ thể nào về tên Cochin-china bắt nguồn từ chữ Giao-Chỉ. Hơn nữa, Ông đã không có một bản đồ chính xác nào để hỗ trợ cho giả thuyết của Ông. [tr.2 v] 2 - Mọi người đều đồng ý là danh từ Cochinchina có hai phần là Cochin và China.

Bản đồ Việt Nam thời Bắc thuộc Chữ China thì không thành vấn đề vì nó được dùng để chỉ định một địa phương đã được biết rõ.

Còn chữ Cochin thì đã đưa đến nhiều giải thích khác nhau. Vì có điểm giống nhau giữa cách đánh vần chữ Chanocochin và danh từ chỉ một nơi trên bờ biển Malabar Coast của Ân-độ, mà mgười Bồ-đào-nha đã biết đến vào thế kỷ thứ 15 như Colchi, Cocym, hay Cochin, ta có thể dự đoán là các nhà vẽ họa đồ Tây Phương đã mượn những từ ngữ trên. Nhưng sự tiếp xúc trực tiếp giữa Tây phương và VN sau này đã dẫn đến sự thay đổi từ ngữ đó. Trên bản đồ của Ribeiro năm 1529, người ta đã cố gắng chuyển tên Cửu Chân trong tiếng Việt sang ngôn ngữ Tây phương, Ông gọi vinh Bắc kỳ [Golfe du Tonkin] là Cauchechina. Cửu Chân là một trong chín quận được thiết lập bởi vua Hiếu Vũ nhà Hán năm 111 B.C. Danh từ này được đọc là Cẩu Chân theo tiếng Quảng Đông. Biên giới của Cửu Chân được thay đổi theo thời gian, nhưng tên gọi không thay đổi cho tới năm 1407 . Đó là tên độc nhất của một khu vực hành chánh lớn ở VN đã được biết đến suốt 15 thế kỷ. [tr.10 v] Kể từ năm 1529 từ ngữ Cauchechina bắt đầu xuất hiện thường xuyên. Nó được thấy trên bản đồ của Gastaldi, Ortolio, Homen và Luis dưới dạng Gauchi, Cauchy, hay Cauchin. Cho tới năm 1565 ta thấy có dấu hiệu trở lại cách viết ban đầu khi Berteli dùng chữ Cochinchina cho bản đồ của Ông. Trong nhiều thập niên hai tên kể trên xuất hiện thường xuyên , có khi đứng cạnh nhau cùng trên một bản đồ [hình 4]. Mãi tới thế kỷ thứ 17 thì từ ngữ Cochinchina mới vĩnh viễn thay thế địa danh Cauchinchina.[tr.11 v] 3 - Vậy, ta có thể dựa vào những bằng chứng nào để phủ nhận giả thuyết của Aurousseau cho rằng Cochin là từ Giao-Chỉ [Chiao-chih, Kiaotche] mà ra ? Giao Chỉ không còn được xử dụng như một địa danh quan trọng ngay trong giai đọan đầu của lịch sử nước ta; Cửu Chân [Chiu-Chen] trái lại được dùng cho tới khi người Tây phương đến. Hơn nữa cách đánh vần tên cho thấy có sự liên hệ giữa Cửu Chân và Cochin[Cochin/china][tr.11v] Kết luận: “Tóm lại, họa đồ và những kiến thức mới về sử địa của VN cho ta có một cái nhìn khác về nguồn gốc và sự xử dụng danh từ Cochinchina . Hình thức sớm nhất, Chanocochim, là sự phối hợp của hai tên: China và Cochin . Nó chỉ một vùng đất ở VN, giống như một miền ở bờ biển Malabar

Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 137


Coast, nhưng dân chúng ở Cochinchina đã có những đặc tính văn hóa giống như Trung Quốc. Nhờ ở những cuộc tiếp xúc giữa Tây phương và VN sau này, tên Cửu Chân đã được dùng để chuyển dịch sang tiếng Tây phương. Sự dùng từ ngữ Cauchinchina [Cửu Chân của Trung Hoa] được tiếp tục cho tới phần đầu của thế kỷ XVII. Sau đó nó được thay thế bởi từ Cochinchina, một tên mà các nhà truyền giáo thích hơn và sau cùng được chính quyền Pháp chính-thức-hóa để chỉ 20 tỉnh ở cực Nam của Việt Nam.” [tr. 12 v]

đầu bằng hai chữ HF [nghĩa là Hydrographie Fluviale] rồi số thứ tự kể trên của tỉnh [như tôi ở TràVinh thì là HF5-] rồi mới tới số thứ tự trong sổ của tỉnh [thí dụ như: HF5-1357] thì chủ ghe phải vẽ số đó trên ghe của mình. Làm như vậy còn giúp cho việc giữ gìn an ninh, vì trong làng ông Hương Quản [lo về an ninh] hay ở tỉnh Ông Cò [Chef de police Tây] nhìn thấy số sau chữ HF là biết ghe đó từ đâu đến [như bản số xe bên Mỹ] để rồi, nếu thấy từ xa đến, thì kiểm soát kỹ lưỡng hơn. Hình ảnh Nam Kỳ dưới thời Cochinchine:

Dinh Thống đốc Nam Kỳ (Dinh Gia Long)

Bản đồ Nam Kỳ đầu nhà Nguyễn đến năm 1941 Nói thêm: 20 tỉnh của Nam Kỳ hồi xưa có tên và được sắp xếp theo thứ tự như sau [thành một bài mà học trò lớp Tiểu Học trong Nam phải thuộc lòng]: Gia, Châu, Hà, Rạch, Trà, Sa, Bền, Long, Tân, Sóc, Tây, Biên, Chợ, Mỹ, Bà, Gò, Thủ, Vĩnh, Cần, Bạc. Tức là: 1: Gia Định; 2: Châu Đốc; 3: Hà Tiên; 4: Rạch Giá; 5: TràVinh; 6: Sa Đéc; 7: Bến Tre; 8: Long Xuyên; 9: Tân An; 10: Sóc Trăng; 11: Tây Ninh; 12: BiênHòa; 13: Chợ Lớn; 14: Mỹ Tho; 15: Bà Rịa; 16: Gò Công; 17: Thủ Dầu Một; 18: Vĩnh Long; 19: Cần Thơ 20: Bạc Liêu. Tôi không biết tại sao có thứ tự đó; nhưng trong Nam sông lớn rạch nhỏ chằng chịt với nhau, nên hồi xưa dân thường hay dùng xuồng tam-bản, hay ghe thuyền, để di chuyển và chuyên chở. Người nào có ghe thì phải đóng thuế, nên phải lên tỉnh xin đăng bộ, thì tỉnh cho một cái thẻ có số bắt

Kho bạc Sài Gòn trên đường Nguyễn Huệ

Chợ Bến Thành thời xưa

Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 138


Trung Đông Liệt Quốc và Hồi Gi áo Vĩnh Thuận Khủng Bố và Hồi Giáo: Tổ chức khủng bố và Hồi Giáo gắn bó chặt chẽ với nhau. Tín đồ Hồi Giáo thực hiện khủng bố, nhân danh đạo Hồi để khủng bố. Thánh chiến (Jihad) khủng bố để thành lập một Nhà Nước Hồi Giáo ISIL (Islamic State of Iraq and the Levant) hoặc là ISIS (Islamic State of Iraq and Syria). Tổ chức này tuyên bố lãnh thổ của họ bao gồm Iraq và Syria, trong tương lai bao trùm cả khu vực Levant - tức cả Liban, Israel, Jordan, Cyprus và nam Thổ Nhĩ Kỳ. Thánh chiến là con đường duy nhất và được chết vì Allah (đấng Toàn Năng) là thể hiện sự trung thành. Chết vì thánh chiến thì sẽ được lên thiên đàng đạo Hồi và sẽ được thưởng 72 thiếu nữ đồng trinh 13 tuổi.

Thành viên ISIL trên đường phố Mosul. Mười năm sau chiến tranh Iraq, bao nhiêu mâu thuẫn nằm sẵn“dưới mặt nước”ở vùng Trung Ðông đã nổi lên, hiện rõ. Mâu thuẫn Shi’ah và Sunni nổ bùng khắp nơi. Phong trào quá khích này nguội đi thì nhiều phong trào khác xuất hiện. Những nước Iraq, Syria, Yemen coi như không có chính quyền. Các vương quốc Á Rập bề ngoài yên ổn nhưng bên trong dân chúng đầy bất mãn. Sau khi Hussein bị giết cả vùng Trung Ðông đã hỗn loạn cho tới bây giờ. Ða số dân Iraq theo giáo phái Shi’ah cùng với Iran, khi Hussein chết rồi thì Iran bành trướng thế lực ở cả Iraq lẫn Syria, và giờ đây lại đang chế ngự Yemen! Trong thế giới bát nháo ấy, chính quyền Obama không thể “xác định bạn thù” phân minh cho nên đang thêm thù mà mất bạn! Niềm an ủi của Obama là có thêm bạn mới: xứ Iran với vũ khí tàn sát. Một nhân vật Dân Chủ sáng giá, Leon Panetta, nguyên đổng lý văn phòng cho Bill Clinton, rồi Giám đốc CIA và Tổng Trưởng quốc phòng cho Obama xác nhận chuyện đó: “không thể tin được Iran!”

Các cường quốc đồng minh của Hoa Kỳ Đứng đầu là Saudi Arabia, Egypt và Turkey cùng một chục nước nhỏ đang phải tự lo lấy thân trước sự bành trướng của tổ chức khủng bố xưng danh Nhà Nước Hồi Giáo ISIL. Đồng thời họ còn phải ngăn ngừa thế lực của một cường quốc khác là Iran, có thể sẽ chế tạo vũ khí hạch tâm sau khi đạt thỏa thuận “giải giới” với Hoa Kỳ. Cựu Đại Sứ James Jeffrey của Tổng Thống Obama tại Iraq đã nhận xét rằng chiến lược Trung Đông của Hoa Kỳ đang rớt tự do. Free Fall. (Nhưng không chỉ tại Trung Đông, Hoa Kỳ còn rơi tự do ở Đông Á) Khu vực này gồm ít ra có bốn sắc tộc là Á Rập, Ba Tư, Thổ, và Kurd cùng theo đạo Hồi nhưng theo hai hệ phái không đội trời chung là Sunni (đa số) và Shi’ah (thiểu số, mà rất mạnh tại Iran). Cộng đồng các quốc gia ấy sống chung đụng với nhau nảy sinh ra nhiều thứ vấn đề va chạm và đụng độ nhau tới nháng lửa! Chưa đủ nhiễu nhương: Châm thêm vào lò lửa đang rực cháy đó là hai lực lượng khủng bố cùng hệ phái Sunni mà nay đang thành kình địch là al-Qaeda và ISIL. Cộng thêm hai tổ chức khủng bố khác được Iran bảo trợ để khuynh đảo Lebanon và Israel, là Hezbollah và Hamas. Rồi ngó vào xứ Yemen bên Vịnh Aden với chính quyền Sunni thân Saudi bị lực lượng Houthi theo hệ phái Shi’ah thân Iran tấn công khiến hoàng gia Saudi phải cùng các nước Á Rập Hồi Giáo tung quân vào trận để đẩy lui ảnh hưởng của Iran. Trong khi ấy, chế độ hiếu sát của Bashar al-Assad vẫn tồn tại ở Syria nhờ sự yểm trợ của Iran, và các giáo chủ Iran còn xông vào tấn công lực lượng ISIL tại Iraq, gần như có phối hợp với các đợt không tập của Mỹ. Tổ chức al-Qaeda (tiếng Ả Rập: "El-Qā'idah" hay "Al-Qā'idah") là một tổ chức vũ trang bắt nguồn từ những người Hồi Giáo Sunni do Osama bin Laden thành lập. Al-Qaeda là “cơ sở nền tảng” hoặc "đại bản doanh" để tiến hành cuộc cách mạng Hồi giáo trên khắp thế giới. Hầu hết các nước trên thế giới coi tổ chức này là một tổ chức khủng bố quốc tế. Al-Qaeda đang tìm cách kích động phong trào Jihad (Thánh chiến) trên toàn cầu nhằm lật đổ các chế độ mà Al-Qaeda cho là thối nát và phản Hồi giáo tại các quốc gia Ả Rập và các nước Hồi giáo

Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 139


khác. Al-Qaeda muốn thay thế các chế độ nói trên bằng một nhà nước Hồi Giáo duy nhất hoặc một đế chế được quản lý chặt chẽ bằng cái gọi là sharia (Luật Hồi giáo). Mạng lưới khủng bố này luôn coi Mỹ và các nước phương Tây khác là rào cản chính trên con đường thực hiện mục tiêu tham vọng trên, bởi vì các nước này có mối quan hệ liên minh với hầu hết các nước Al-Qaeda cho là mục nát. Nhà nước Hồi giáo ISIL- là một nhóm chiến binh Jihad, gồm các tay súng Hồi giáo cực đoan dòng Sunni cầm đầu các hoạt động khủng bố tàn bạo ở Iraq và Syria. Tổ chức này được thành lập vào những năm đầu của cuộc chiến tranh Iraq và cam kết trung thành với al-Qaeda vào năm 2004. Nhóm này được hỗ trợ bởi một loạt các nhóm nổi dậy bao gồm tổ chức Hội đồng Mujahideen Shura, Al-Qaeda ở Iraq (AQI).... Từ khoảng giữa năm 2013 ISIL và AlQaeda đã có những tranh chấp với nhau và sau 8 tháng tranh dành quyền lực, Al-Qaeda đã cắt đứt mọi liên hệ với nhóm này.

Hồi giáo".Thành lập từ ngày 14/12/1987, chỉ ít ngày sau khi cuộc nổi dậy của người Palestine chống lại sự chiếm đóng của Israel bùng nổ. Phong trào Hồi giáo Sunni vũ trang Hamas đã được thành lập với mục tiêu dài hạn là thành lập một nhà nước Hồi Giáo của người Palestine trên vùng lãnh thổ được hoạch định trước năm 1948. Hamas khước từ mọi giải pháp hòa bình, và không công nhận nhà nước Israel. Và để thành lập một nhà nước Palestine Hồi giáo, đối với họ, không có con đường nào khác ngoài việc tiến hành cuộc thánh chiến. Đúng như lời nhận xét của một học giả VN cách đây trên nửa thế kỷ, Cụ Nguyễn Hiến Lê đã ví tình trạng phân liệt của Trung Đông trong đó giống như chuyện Đông Châu Liệt Quốc của Tàu khựa ngày xưa. Đông Châu Liệt Quốc bao gồm thời Xuân Thu (722-476 trước Công Nguyên) và thời Chiến Quốc (476-221 TCN). Nhưng ở bên Tàu lúc đó chỉ có các nước nhỏ tranh hùng với nhau, trong khi các ông Hoàng Đế nhà Châu vẫn còn làm thiên tử (con trời). Ở Trung Đông thì khác. Từ đầu thế kỷ thứ 20 đến giờ, ngoài các tiểu quốc tranh hùng, vùng này còn chịu cảnh bị các cường quốc trên thế giới chi phối, như Mỹ, Nga, và các nước Châu Âu. Nếu thời Đông Châu Liệt Quốc kéo dài gần 500 năm thì chắc chuyện Trung Đông Liệt Quốc sẽ phải chờ cả vài trăm năm nữa mai ra mới có cơ được ổn định.

Lịch Sử Hồi Giáo: Đạo Hồi, còn gọi là đạo Islam, là một tôn giáo độc thần, xuất hiện vào thế kỷ 7 tại bán đảo Ả Rập do Nhà Tiên Tri Muhammad sáng lập. Đối với tín đồ, Muhammad là vị Thiên Sứ cuối cùng được Allah mặc khải Thiên Kinh Qur'an qua Thiên thần Khu vực Trung Đông Jibrael. Mỗi lời nói trong Kinh Qur’an của đạo Hồi Hezbollah - Đảng của Thượng đế, là một tổ là từ miệng của một người duy nhất là nhà Tiên Tri chức quân sự và chính trị của người Hồi Giáo dòng Mohammed đã nói ra trong vòng 22 năm vào đầu Shi’ah ở Lebanon Libăng. Tổ chức này do một thế kỷ thứ 7. Kinh Koran là một trong các thánh nhóm giáo sĩ Hồi giáo thành lập năm 1982 sau khi thư đã ảnh hưởng tới đời sống của hàng trăm triệu Israel xâm chiếm Libăng, chủ trương đánh đuổi người. Tất cả các lời kinh được viết bằng tiếng Ả người Do Thái trên những vùng định cư (nơi Israel Rập vừa có tính thôi miên (a hypnotic Arabic), vừa chiếm đóng), đấu tranh đòi Israel rút quân, trả đất. mang tính hùng biện, khiến cho lời kinh không Trong những năm xung đột, thành viên của phải là lời nói của một con người mà có vẻ là lời Hezbollah thường bắn hỏa tiển từ Nam Lebanon của chính Thượng Đế (the Word of God Himself). sang lãnh thổ Israel. Đáp lại, Israel trả đủa bằng bộ Đây là tôn giáo lớn thứ hai trên thế giới, binh có xe tăng thiết giáp yểm trợ, bắn đạn pháo, sau Kitô giáo, và là tôn giáo đang phát triển nhanh máy bay ném bom xuống vùng trú ẩn của nhất với số tín đồ hiện nay là 1,57 tỷ, chiếm 23% Hezbollah. dân số thế giới, thuộc mọi sắc dân sống trên mọi Hamas là chữ viết tắt Harakat al-Muqawama lục địa của trái đất và các quốc gia Hồi Giáo trải al-Islamiyya, có nghĩa là "Phong trào Kháng chiến dài từ Maroc ở phía tây tới Pakistan ở phía đông, Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016 trang 140


và tại vùng Viễn Đông còn có hai nước theo Hồi Giáo là Mã Lai và Indonesia. Hầu hết người theo đạo Hồi thuộc hai dòng Sunni (80-90%), hoặc Shi’ah (10-20%). Có khoảng 13% người theo đạo Hồi sống ở Indonesia, cộng đồng quốc gia Hồi giáo lớn nhất; 25% ở Nam Á; 20% Trung Đông, và 15% ở hạ Sahara. Một số cộng đồng khác ở Châu Âu, Trung Quốc, Nga, và châu Mỹ. Các cộng đồng di dân và chuyển đạo cũng có ở nhiều nơi trên thế giới. Tiểu sử Mohamed Nhà Tiên Tri Mohammed, hay là Mohammad, Muhammad, sinh ngày 12 tháng 3 âm lịch Á Rập, năm 570 tại thành phố Mecca (Makkah), thủ đô của xứ Saudi Arabia ngày nay. Sau 23 năm viết sách Thánh Kinh Koran và thuyết giảng về đạo Islam, ông qua đời ngày 8 tháng 6 năm 632 tại thành phố Medina (Madinah) cách Mecca khoảng 200 miles về phía Bắc, hưởng thọ 62 tuổi. Hai thành phố Mecca và Medina thuộc về miền Tây của xứ Ả Rập Saudi.

sao. Mohammed nhận thấy đồng bào của ông thiếu hẳn một niềm tin để kết hợp lại với nhau và do từ nhỏ bị nghèo khó, mồ côi và ở giai cấp thấp, ông ta đặc biệt bất mãn đối với những kẻ giàu có kiêu ngạo, chỉ biết coi trọng tiền bạc. Đoàn thương buôn thường xuyên bị bọn cướp tấn công cướp hàng, cho nên mọi người phải luyện tập võ nghệ và khả năng tự vệ. Và cuộc chiến trên giang hồ không bao giờ chấm dứt. Mohamed tinh thông về quân sự như: cởi ngựa, bắn cung, đấu kiếm, đô vật và ngay cả mưu lược chiến thuật và phương cách bày binh bố trận chống lại bọn cướp. Lăn lộn trên giang hồ, Mohamed trở thành một võ sĩ, một tướng quân.

Về đường vợ con Năm 595 Mohamed muốn cưới con gái của chú tên Fakhita, nhưng ông chú muốn gả Fakhita cho một nhà giàu có ở Mecca. Để đền bù, ông chú đứng làm trung gian mai mối để Mohamed lấy bà Khadija, một phụ nữ sang trọng, giàu có bậc nhất vùng Mecca. Bà nầy khoảng 40 tuổi đã có hai đời chồng và 7 đứa con. Bà Khadija đang cần một người có tài năng để dẫn đoàn thương buôn từ Mecca, băng qua sa mạc đến mua bán ở Syria. Thế là hợp tác song phương, loan phượng hòa minh hai bên cùng có lợi. Tình Tuổi thơ nghèo đói nghĩa vợ chồng với Bà Khadija kéo dài 24 năm đến Mohamed là con của Abdallah, một thương gia lúc bà mất 64 tuổi (năm 619). Theo sử liệu, giàu có ở Mecca. Ông cha làm ăn thất bại, sạt Mohamed xem bà như một người mẹ, một cố vấn nghiệp nên buồn rầu sanh bịnh rồi chết hai tháng hơn là người vợ bình thường. trước khi Mohamed chào đời. Vì quá nghèo, bà mẹ Bà Khadija sinh cho Mohamed 7 đứa con, 3 là Anima đem Mohamed nhờ ông nội là Muttalib trai, 4 gái. Nhưng 5 người con đầu đều chết trẻ, chỉ nuôi dưỡng. Hai năm sau, cơn đói đã qua bà mẹ còn lại 2 người con gái. Con gái út tên Fatimah. mang Mohamed về nuôi. Khi Mohamed 6 tuổi, bà Khi ông chú Abu Talib bị sạt nghiệp thì Mohamed mẹ chết. Mohamed lại trở về sống với ông nội. xin đứa con trai út của ông chú tên Ali (5 tuổi) đem Rồi sau đó ít lâu, ông Nội cũng qua đời, về nuôi. Sau đó ông gả con gái út tên Fatimah cho Mohamed được đưa đến sống ở nhà ông chú là Ali. Ali và Mohamed là anh em chú bác và Ali là Abu Talib. Ông chú là một thủ lãnh đoàn thương con rể của Mohamed. Ngoài việc nhận nuôi Ali, vợ buôn của dòng họ Talib nhà ông. chồng Muhammad còn nuôi một bé trai nô lệ là Zayd. Khi Zayd lớn lên, Muhammad trả tự do cho Lăn lộn giang hồ Zayd và từ đó Zayd trở thành con nuôi của Khi Mohamed 12 tuổi, ông chú quyết định cho Mohammed. Mohamed đi theo đoàn lữ hành tải hàng từ Mecca Một năm sau, sau khi người vợ đầu tiên là bà sang buôn bán ở Syria. Kể từ đó, Mohamed luôn Khadija qua đời (620), Mohamed lấy cô Sawdah luôn theo đoàn thương buôn băng qua sa mạc (30 tuổi) là một góa phụ, em dâu của tù trưởng Syro-Arabia, đến khắp nơi trong vùng để mua bán. Amir, với ý định liên minh quân sự với tù trưởng Do công việc thương mại, Mohammed đã có lần nầy, nhưng sau đó Amir chống lại Mohamed và bị được gặp gỡ các người theo đạo Thiên Chúa tại bắt làm tù binh ở Medina. Syria, đã được nghe nói tới Chúa Jesus và các nhà Cũng cùng năm 620, người bạn thân giàu có là tiên tri và đã quan sát thấy các người Do Thái và Abu Bakr hứa gả con gái tên Aisha mới có 6 tuổi người theo Thiên Chúa giáo tôn thờ Thượng Đế ra cho Mohamed. Sự hứa gã chỉ có tính cách hình Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016 trang 141


thức vì Aisha vẫn sống với cha mẹ. Đến năm 9 tuổi thì Aisha mới chính thức về làm vợ của Mohamed. Tổng cộng, Mohamed có 5 vợ và một tiểu thiếp. Bất ngờ lên làm thánh: Trọng tâm tín ngưỡng của đạo Hồi là Thiên Chúa. Tiếng Ả Rập "Allah" có nghĩa là Thiên Chúa Cao Cả (The High God). Trước khi có đạo Hồi, phần đông người Ả Rập đã chịu ảnh hưởng đạo Do Thái Nguyên Thủy của Abraham. Do đó, người Ả Rập đã sẵn có từ lâu ý niệm về Thiên Chúa (God/Allah). Muhammad vốn là người thuộc bộ lạc Quraysh (Qu-rê) theo đạo cổ truyền Ả Rập. Vào thế kỷ thứ 6, Bộ lạc Quraysh trở thành giàu có. Một thế kỷ sau, tức vào thời Mahummad, dân Quraysh mãi mê chạy theo bạc tiền, chỉ lo làm giàu bằng đủ mọi thủ đoạn và hoàn toàn vứt bỏ mọi giá trị của tôn giáo cổ truyền. Xã hội Ả Rập trở nên hỗn loạn và phân hóa. Muhammad tự cảm thấy cần phải có một giáo lý tôn giáo mới để thống nhất các dân tộc Ả Rập thành một cộng đồng vững mạnh. Năm 605, lúc đó Mohamed 35 tuổi. Bộ lạc Quraysh quyết định xây lại ngôi đền Kab’ah tại Makkah, một vài năm trước khi xuất hiện đạo Islam. Đó là việc quan trọng và rất tốn kém, cần phải có nhiều người đóng góp mới thực hiện được. Các nhà lãnh đạo các bộ tộc đã bị lôi cuốn vào cuộc tranh chấp với nhau để tranh giành vinh dự đặt an vị phiến Đá Đen tại vị. Đó là một phiến đá rắn chắc duy nhất còn sót lại từ sự cấu trúc cổ xưa từ thời Ibrahim của ngôi đền Thiêng. “Tảng Đá Đen” (The Black Stone of Mecca) Người muslim tin rằng phiến đá đen này có từ thời ông tổ phụ Abraham là người muslim đầu tiên đến đây lập nghiệp (khoảng 2000 năm trước Tây lịch). Ông và người con lớn Ishmael đã đặt tảng đá này là dấu ấn đầu tiên xây dựng đền thờ Kaaba, ngày nay trở thành Thánh Địa của Islam.

Đền Grand Mosque tại Kaaba

Sau năm ngày tranh cãi về những ý kiến trái ngược nhau nên không có kết quả. Cuối cùng, các vị tộc trưởng tham dự giao ước với nhau: “Nếu một người đàn ông nào đó đến đền thờ ngay trong lúc nầy thì chúng ta hỏi ý kiến người đó, và ý kiến đó sẽ là quyết định chung”. Thật bất ngờ, người đàn ông bước vào đền thờ lúc đó chính là Mohamed. Theo thông lệ, sau chuyến lữ hành thành công và an toàn thì Mohamed đến đền thờ để tạ ơn Thượng Đế. Mohamed dõng dạc trả lời: “Tất cả chúng ta hãy tìm mọi cách để di chuyển “Tảng Đá Đen” đến giữa đền thờ rồi cùng nhau đoàn kết xây lại nơi thờ phượng đấng Allah. Chúng ta sẽ biến nơi nầy thành trung tâm của thế giới”. Muhammad lấy một tấm vải bọc phiến đá lại và bảo những người tranh chấp hãy cùng nhau nắm lấy mỗi người một góc của tấm vải rồi cùng nhau di chuyển phiến đá ấy đến chỗ an vị đã định, thế là không ai đứng bên ngoài tranh giành với ai cả. Mọi người đều hài lòng với giải pháp sáng suốt của Muhammad và đã hè nhau di chuyển phiến Đá Đen đến nơi an vị trong không khí êm thấm. Nhờ đó, việc gây cấn giữa các trưởng tộc chấm dứt và hòa bình được duy trì từ đó. Cho nên khi người Muslim đến ngôi đền Kab’ah hành hương là dịp để hôn hay sờ Phiến Đá Đen chính là để tưởng nhớ tới Muhammad, Người sáng trí đã mang lại an bình cho các bộ tộc trong giờ phút gay go nhất. Nhận mặc khải của thượng đế. Vào năm 610, lúc đó Muhammad vừa 40 tuổi, ông thường cầu nguyện, bố thí và thích tìm đến nơi vắng vẻ một mình để suy tưởng về Thiên Chúa. Vào một đêm thứ Bảy mùa chay Ramadan, Zayd và Muhammad lên núi trong một hang động thuộc tỉnh Hedja của nước Arabia để cầu nguyện.Trong lúc Zayd đang cầu xin Thiên Chúa ban ơn mặc khải thì vừa lúc Muhammad tỉnh giấc mơ sau một lúc ngủ mê. Muhammad kể cho Zayd biết một thiên thần hiện ra tự xưng mình tên là Jabrael. Thiên sứ báo cho Muhammad biết là ông đã được chọn để làm tông đồ cho Thiên Chúa (Allah), và ra lệnh cho ông ta phải thuật lại các mệnh lệnh của Thiên Chúa. Sau 3 lần từ chối, cuối cùng Muhammad phải tuân lệnh Chúa kể lại cho mọi người biết các điều Chúa phán dạy cùng ông. Đó là sự mặc khải (revelation) của Thiên Chúa dành riêng cho một mình tiên tri Muhammad được biết mà thôi. Muhammad bắt đầu viết sách kể lại giấc mơ của

Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 142


mình như sau: Chúa phán "Hãy kể lại mọi sự nhân danh Đấng Quan Phòng của con, đấng đã tạo dựng loài người từ những tế bào mầm sống. Hãy kể lại, vì Đấng Quan Phòng của con là Đấng Trọn Tốt, Trọn Lành là Đấng đã dạy loài người biết xử dụng ngòi bút và đã dạy loài người biết được những điều nó không biết". (Recite in the name of thy Sustainer who has created man out of germcell. Recite, for thy sustainer is the Most Bountiful, One who has taught man the use of the pen, taught him what he did not know - Koran 96: 1). Vào thời đại đó, người dân Ả Rập theo tà giáo (paganism) đã tin rằng tiêu chuẩn của sự thành công là tài sản giàu có mà người ta tích lũy được và sự chết là sự chấm dứt tất cả, kể cả đời người. Năm 613 tại Mecca, Mohammed bắt đầu đi thuyết giảng tại các nơi công cộng. Ông ta dạy rằng Allah là Chúa Tể Duy Nhất của Vũ Trụ và con người phải biết ơn và tôn thờ Allah vì lẽ sống của mình. Mohammed cũng rao giảng rằng mọi người đều bình đẳng trước Thượng Đế, người giàu có phải san xẻ tài sản cho người nghèo khó và cảnh cáo mọi người về số mệnh của con người trong tay Thượng Đế: sẽ có một Ngày Phán Xét (a Day of Judgment) dành cho mọi người. Từ đó Mohammed đã trở nên một Sứ Đồ (the Messenger) của Thượng Đế, là nhà Tiên Tri (the Prophet) của một tôn giáo mới là Đạo Hồi và đã có 4 tín đồ đầu tiên là bà vợ Khadija, người em họ trẻ tuổi Ali, rồi Zayd, một tên nô lệ được trả tự do và cuối cùng là Abu Bakr, một người giàu có. Riêng Abu Bakr và Ali là hai nhân vật sau này sẽ giữ các vai trò quan trọng trong việc bành trướng đạo Hồi. Chỉ một thế kỷ sau khi ông chết, đế quốc Hồi Giáo đã mở rộng từ Ma Rốc sang đến bắc Ấn Độ với tín đồ trên 1 tỷ như ngày nay.

Đoàn người di cư của Muhammad đã tới ốc đảo Yathrib ngày 24 tháng 9 năm 622. Đây là ngày trọng đại trong lịch sử Hồi Giáo vì đó chính là ngày mở đầu cho một kỷ nguyên Hồi Giáo. Lịch Hồi Giáo bắt đầu từ ngày này chứ không phải từ ngày sinh của Muhammad. Năm 622 Dương Lịch trở thành năm thứ nhất của Âm Lịch Hồi Giáo. Thành phố Yathrib nguyên là tên gọi theo tiếng Hebrew của người Do Thái, nay được đổi tên thành Medina, chữ tắt của Madinat Al Rasul có nghĩa là Thành Phố của Thiên Sứ. Medina từ một ốc đảo heo hút giữa sa mạc đã trở thành thánh địa thứ hai sau Mecca. Hiện nay mỗi năm cũng có khoảng từ 2 đến 3 triệu tín đồ trên khắp thế giới đến đây hành hương.

Mecca và Medina trên bán đảo Saudi Arabia Dần dần, trong vòng 5 năm kế tiếp, cả 6 bộ lạc Ả Rập ở Medina đều theo đạo Hồi và tất cả thành phố Medina được đặt dưới quyền lãnh đạo duy nhất của Muhammad. Cả 6 bộ lạc ở Medina cùng ký với nhau một hiệp ước gọi là "Umma", đó là một cộng đồng Hồi Giáo liên kết với nhau trên nền tảng tôn giáo chứ không đặt trên nền tảng huyết thống hay chủng tộc. Kinh Koran nêu lên điều căn bản cho cộng đồng Hồi Giáo như sau: "Quan hệ giữa các tín đồ Hồi Giáo với nhau là quan hệ anh em ruột thịt" (The believers are bond of brothers Koran 49:10). Một điều đặc biệt là tại Medina, Muhammad ra lệnh cho các tín đồ phải nghe lời ông như nghe lời Chúa. Tất cả các tín đồ già trẻ lớn bé đều tuân lệnh của ông răm rắp. Ông viết trong kinh Koran: "Ai vâng lời tiên tri là vâng lời chính Thiên Chúa" (He that obeys the Apostle, obeys Allah himself)Koran 4:80). Muhammad biết trước những người đa thần giáo ở Mecca sớm muộn cũng sẽ tấn công cộng đồng Hồi Giáo tại Medina. Do đó ông phải lo tăng cường binh lực, lạc đà, ngựa, vũ khí và tích lũy lương thực bằng cách thực hiện rất nhiều cuộc đột kích (raids) nhằm mục đích tấn công các đoàn lữ

Thành lập Cộng đồng Islam đầu tiên Trong thời gian này, tại thành phố Yathrib đã có khoảng 100 gia đình theo đạo Hồi. Yathrib là một ốc đảo khá lớn, cách Mecca khoảng 200 dặm về phia bắc. Đây là nơi cư ngụ lâu đời của sáu bộ lạc Ả Rập và ba bộ lạc Do Thái. Vào tháng 9 năm 622, một phái đoàn 75 người từ Yathrib đến Mecca mời Muhammad cùng gia đình và các tín đồ Hồi Giáo di cư về Yathrib để thành lập cộng đồng Hồi Giáo đầu tiên. Sau một thời gian ngắn chuẩn bị, Muhammad và khoảng 100 gia đình Hồi Giáo bí mật rời khỏi Mecca để chạy trốn sự ngược đãi của những người đa thần giáo ở Mecca di cư đến Yathrib. Trong số này có gia đình của Abu Bakr. Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 143


hành đi qua sa mạc để cướp lạc đà, ngựa, vũ khí, hàng hóa và các loại thực phẩm. Muhammad luôn kêu gọi cộng đồng Hồi Giáo tại Medina phải sẵn sàng chiến đấu và tích cực tham gia thánh chiến (Jihad). Ý niệm "thánh chiến" trong Hồi Giáo không chỉ có nghĩa là sẵn sàng tử đạo mà còn có nghĩa là một "bổn phận thiêng liêng" của mọi tín đồ. Do đó, các chương trong kinh Koran được viết tại Medina đều mang đậm nét về chính trị, xã hội, kinh tế và cả quân sự nữa. Về hình thái chiến tranh, cho rằng Thiên Chúa đứng cùng phe với mình trong các cuộc chiến là một đặc tính trong truyền thống của các đạo thờ Thiên Chúa, bao gồm cả đạo Do Thái, đạo Ki Tô và đạo Hồi. Diệt địch nhân danh Chúa là đặc quyền của người Hồi Giáo. Muhammad đã diễn đạt những ý trên trong kinh Koran như sau: "Anh đã không giết người như anh nghĩ mà là Chúa đã giết họ. Khi anh quật ngã họ nhưng không phải do anh mà là Chúa đã quật họ. Đó là đặc quyền mà Chúa đã ban cho những tín đồ của Ngài". (Koran 8:17). Về hình thái tôn giáo, đạo Hồi rất gần đạo Do Thái (Judaism) và đạo Thiên Chúa (Christianity) và hai thế giới Hồi Giáo và Thiên Chúa Giáo ít khác nhau về ý thức hệ (ideology) hơn là về chính trị và kinh tế. Hệ thống niềm tin của đạo Hồi chứa trong Kinh Koran do Mohammed đọc ra và được bổ túc bằng bộ sách Hadith, ghi lại những gì Mohammed đã nói và đã làm. Rồi vào các thời đại khác nhau và tại các địa điểm khác nhau, các người kế tiếp Mohammed đã biến đổi giáo luật, làm bành trướng Đế Quốc Hồi Giáo, lấn át hai đế quốc Byzantine và Ba Tư (Persan), mở mang tầm ảnh hưởng rộng lớn hơn cả Đế Quốc La Mã với phạm vi trải dài từ Tây Ban Nha tới Ấn Độ. Hồi Giáo bành trướng Sau khi giáo chủ Muhammad chết (632), nhiều nhà lãnh đạo Hồi Giáo đầy tham vọng đã dùng Hồi Giáo làm công cụ để tranh giành quyền lực và làm bá chủ nhiều vùng trên thế giới, gây thảm họa cho nhân loại và ngay cả cho Hồi Giáo. Abu Bakr (632-634), Sau khi Muhammad qua đời người bạn thân cũng là cha vợ (gả Aisha cho Mohamed lúc còn 6 tuổi), vừa là vị Tông Ðồ, kề cận nhất tên là Abu Bakr được bầu vào cương vị lãnh đạo, ông chính thức trở thành người Khalifah hay caliph (người kế tục) đầu tiên của Islam. Khi lên nắm quyền lảnh đạo cộng đồng Hồi Giáo còn non trẻ ấy, Ông đã nghiêm khắc ban hành

ngay hai Sắc Lệnh khẩn cấp để bảo vệ đạo Hồi và cộng đồng Hồi Giáo: (1) Cấm các tín đồ Hồi Giáo không được rời bỏ cộng đồng Hồi Giáo (Islamic confederacy). (2) Cấm không ai được tự xưng là tiên tri, vì Muhammad là vị tiên tri cuối cùng được Thiên Chúa sai đến trên trần gian. Abu Bakr tiến hành những cuộc thánh chiến đẫm máu để xâm chiếm toàn bán đảo Á Rập (gồm Saudi Arabia, Yemen, Quatar, Omar & Emerite), và Trung Đông bao gồm Iraq, Syria, Palestine, Ai Cập và phía tây Iran. Abu Bakr lãnh đạo cộng đồng Muslim chỉ vỏn vẹn 2 năm, ông chết ngày 22-08-634 Tây lịch.

Đoàn Kỵ Binh đạo Hồi chinh phục thế giới Sau đó ba người kế vị nối tiếp đã mở rộng đế quốc Hồi Giáo bằng nhiều cuộc thánh chiến đẫm máu xâm lăng toàn bộ Trung Đông rồi lan sang các quốc gia châu Âu. Các dân tộc bị trị bắt buộc phải theo đạo Hồi. Umar Khattab (634-644), Umar là một thiên tài quân sự kiệt xuất trong lịch sử Hồi Giáo. Ông đã ban hành trên toàn lãnh thổ Ả Rập những biện pháp sau đây: - Để bảo toàn lực lượng, các bộ lạc trong Cộng đồng Islam tuyệt đối không được đánh nhau. - Mọi người Nam trong các bộ lạc trên lãnh thổ bán đảo Ả Rập đều là binh sĩ, tất cả đều được huấn luyện quân sự và được sắp xếp thành các đơn vị quân đội. Umar tự xưng là "Tư lệnh của các tín đồ" (The commander of the faithful). Sau hai năm huấn luyện binh sĩ và trang bị vũ khí đầy đủ, Umar bắt đầu mở mang nước Chúa bằng sức mạnh quân sự: - Năm 636, Umar đích thân chỉ huy quân Hồi Giáo chiếm Iraq và Syria. - Năm 637, Umar chiếm toàn lãnh thổ của đế quốc Sassanian (Ba Tư) và chiếm thành phố lớn nhất của đế quốc Byzantine là Anatolia.

Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 144


- Năm 638, Umar xua quân chiếm Palestine và thánh địa Jerusalem. - Năm 641, Umar chiếm toàn bộ các nước Bắc Phi gồm Ai Cập, Algeria, Tunisa và Maroc. Một điều đáng chú ý là những đoàn quân Hồi Giáo đã tiến chiếm những vùng đất xa xôi thuộc nhiều hướng khác nhau nhưng vị chỉ huy tối cao là Umar vẫn đặt bản doanh ở Medina, một ốc đảo trong sa mạc Syro - Arabia. Ông chỉ huy các đoàn quân Hồi Giáo trên những sa bàn và những bản đồ tại văn phòng của ông. Dưới sự lãnh đạo kiệt xuất của Umar trong 10 năm, Hồi Giáo từ một giáo phái nhỏ ở sa mạc đã biến thành một đế quốc rộng lớn. Các tín đồ Hồi Giáo cho đó là một phép lạ của Allah, trong khi Âu Châu bắt đầu cảm thấy e ngại trước sự lớn mạnh của một tôn giáo mới. Họ gọi đạo Hồi là "đức tin của bạo lực" (A violent faith) hoặc là một "tôn giáo quân phiệt" (a militaristic religion). Vào một ngày định mệnh trong tháng 11 năm 644, trong khi Umar đang cầu nguyện trong đền thờ tại Medina thì bị một tù binh người Ba Tư đâm chết.

Vó ngựa xâm lăng của đạo Hồi Uthman (644-656) Uthman là cánh tay mặt và phục vụ dưới trướng của Umar 10 năm. Uthman đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm về tài thao lược quân sự của người tiền nhiệm. Vào lúc nầy, Hồi Giáo là một quyền lực quân sự lớn ở trong vùng. Dưới sự lãnh đạo tài ba của Uthman trong 12 năm, quân Hồi đã lập nên nhiều kỳ tích chưa từng thấy: - Trước hết, quân Hồi chiếm Hy Lạp và nhiều nước phía đông Địa Trung Hải. - Mấy năm sau, một cánh quân tiến về phía Tây chiếm Libya. - Một cánh quân khác tiến về phía Đông chiếm nước Armenia Âu Châu, tiến vào miền Caucase của Nga. Trong khi đó một cánh quân khác tràn

xuống phía Nam đánh chiếm Bắc Ấn Độ (tức Afganistan và Pakistan ngày nay). Lúc này, Hồi Giáo đã thành một đế quốc mênh mông kéo dài từ Âu sang Á tới Bắc Phi. Những quân lính Ả Rập Hồi Giáo hầu hết đều đã xa nhà trên 10 năm, phần đông đều cảm thấy chán nản. Năm 656, một nhóm Tướng và binh sĩ bất mãn đã bất thần trở về Medina vây bắt và giết chết Uthman tại chỗ. Nhóm này đưa Ali Talib lên làm vị Caliph thứ tư của Hồi Giáo. Ali Talib (656-662) Vụ sát hại Uthman để đưa Ali lên thay là một biến cố vô cùng tai hại cho Hồi Giáo trong suốt nhiều thế kỷ qua và còn kéo dài mãi mãi về sau. Ali bin Abu Talib (17-3-600 – 27-1-661) là một nhân vật lỗi lạc trong Hồi Giáo. Những tín đồ xem ông như một vị vua. Ali bin Abu Talib được mọi người nể trọng vì tính rộng lượng, tài hùng biện và nhất là tài năng của một vị tướng. Ali là em họ và đồng thời là con rễ của Muhammad. Khi vừa được bầu lên làm Caliph, Ali đã gặp phải sự chống đối của Muawiyah, người nhà của Uthman. Muawiyah lúc đó là quan toàn quyền Hồi Giáo cai trị Syria lên tiếng chỉ trích Ali đã không trừng phạt kẻ sát hại Uthman. Ali mang quân đánh Muawiyah nhưng 2 bên đánh nhau khá lâu không phân thắng bại nên phải ngưng chiến. Năm 662, Ali và con trai cả của ông là Hassan đều bị ám sát chết.. Kế đó là triều đại Umayyad kéo dài đến 1250. Muawiyah (661-680) và triều đại Umayyad. Muawiyah là anh rễ của Muhammad tự cho mình là người đang nắm quyền lực quân sự mạnh nhất nên tự xưng là Caliph lãnh đạo cộng đồng Hồi Giáo. Y tự ý dời thủ đô Hồi Giáo từ Medina về Damacus lúc đó là thủ đô của Syria. Muawiyah mở đầu cho một triều đại Hồi Giáo kéo dài tới 6 thế kỷ. Đó là triều đại Umayyad (Umayyad Dynasty) gồm những vị vua cai trị các nước Hồi Giáo, tất cả đều tự xưng là Caliph (661-1250). Riêng cá nhân Muawiyah cai trị toàn bộ cộng đồng Hồi Giáo rộng lớn trong 19 năm. Ông biến những người theo ông thành một giai cấp thống trị (a ruling class) với chủ thuyết cai trị dân bằng sức mạnh quân sự (military aristocracy). Muawiyah chết vì bệnh năm 680. Trong thời gian đó, những người Hồi Giáo thân Ali đã lập ra một giáo phái mới là giáo phái Shi’ah. Số tín đồ Hồi Giáo còn lại được gọi chung là Sunni, có nghĩa là đa số. Năm 680, vua Yazid

Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 145


(con của Muawiyah) đến Medina chặn bắt con trai thứ hai của Ali là Husayn và giết nhiều người thuộc giáo phái Shiite. Năm sau (681), Yazid mang quân trở lại Medina (nơi ở của Muhammad) tàn phá và dìm thành phố thánh địa này trong biển máu. Để trả thù, Phái Shi’ah mang quân chiếm thánh địa Mecca và tàn phá nặng nề thành phố này. Từ đó đến nay, trải qua trên 13 thế kỷ, hai giáo phái Sunni và Shi’ah thường xuyên xung đột nhau nhiều trận đẫm máu. Số người tử trận cả hai bên có thể lên tới nhiều chục triệu người. Đây là một thảm họa lớn nhất trong lịch sử thế giới Hồi Giáo. Thời kỳ của các đế quốc Hồi Giáo Tiếp theo đó, ba đế quốc khác của Hồi Giáo đã được thiết lập và mở rộng, đó là đế Quốc Mughul (1162-1831), đế quốc Ottoman (1289-1924) rồi đế quốc Safavids của giáo phái Shiite (1501-1779). Ba đế quốc này đã phát triển song hành với nhau.

Lảnh thổ đế quốc Mogul qua các thời kỳ 1. Đế Quốc Mughul - Mughul là tiếng phiên âm Ả Rập để gọi người Mông Cổ (Mongol). Người sáng lập đế quốc Mông Cổ là Thành Cát Tư Hãn (Genghis Khan 1162-1227). Thoạt đầu ông thống nhất các bộ lạc du mục Mông Cổ vốn có tài cưỡi ngựa và bắn cung. Sau đó ông huấn luyện và tổ chức họ thành quân ngũ và biến họ thành những đoàn kỵ binh bách chiến bách thắng. Với đoàn quân hùng mạnh này, Thành Cát Tư Hãn đã lần lượt đánh chiếm nhiều nước từ Á sang Âu tới tận Trung Đông và Phi Châu. Luật tác chiến rất nổi tiếng của Thành Cát Tư Hãn là: Hễ tới nơi nào

ngoan ngoãn đầu hàng thì tha, bất cứ một thành phố hay làng mạc nào chống cự đều bị phá bình địa và tất cả mọi người dân không kể già trẻ lớn bé đều phải chết! - Năm 1219, quân Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn đánh chiếm Thổ Nhĩ Kỳ. Vua Thổ cùng đoàn tùy tùng bỏ chạy bị quân Mông Cổ truy kích qua Iran tới tận Azerbaizan thì bị bắt. Quân Mông Cổ tới đâu đều để lại phía sau sự đổ nát hoang tàn. - Năm 1231, hàng loạt các thành phố nổi tiếng của Hồi Giáo như Baghdad, Bukhara, Damacus... đều bị đốt phá bình địa với những xác chết la liệt trên đường phố. Dân chúng sợ hãi lũ lượt kéo nhau chạy qua các nước lân cận. - Năm 1255, Mông Cổ hoàn thành một đế quốc rộng lớn bao la bao gồm Trung Quốc, Cao Ly, Ngoại Mông, hàng chục nước Trung Á và Bắc Ấn Độ, Syria, Palestine, Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng một biến cố quan trọng đã xảy ra cho cả Hồi Giáo lẫn Mông Cổ, đó là vào năm 1295, hoàng đế Mông Cổ Ghazan Khan theo đạo Hồi thuộc giáo phái Sunni. Từ đó về sau, các hoàng đế Mông Cổ đều theo đạo Hồi. Càng về sau, các quan và cả triều đình Mông Cổ trong đế quốc đều thành những tín đồ Hồi Giáo thành tín. Các học sĩ Hồi Giáo Ả Rập (Ulama) được trọng dụng, nhất là trong việc soạn thảo các bộ luật hình sự và dân sự phỏng theo luật Hồi Giáo Sharia. Hoàng đế Mông Cổ Timur Lenk đóng đô tại Thổ Nhĩ Kỳ xua quân đánh chiếm Iran năm 1387, chiếm hải cảng Golden Horde của Nga năm 1395, chiếm Ấn Độ năm 1398, tàn phá thủ đô New Delhi và giết hàng chục ngàn tù binh Hindu tại đây. Năm 1400,Timur chiếm hai nước Iran và Iraq. Tại đây, Timur ra lệnh tàn sát hàng triệu người thuộc giáo phái Shiite. Vì quá say máu chiến thắng, năm 1404, Timur kéo quân ngược về phía Trung Á rồi vượt biên giới tiến đánh vào phía Tây Trung Quốc. Cuộc chiến kéo dài qua năm sau, Trung Quốc phản công giết quân Mông Cổ rất nhiều và bản thân Timur cũng bị tử trận trong năm 1405. Những hoàng đế Mông Cổ kế tiếp chú trọng việc mở rộng đế quốc ở Châu Á: - Năm 1478, đế quốc Mughul chiếm Indonesia và biến nước này thành nước Hồi Giáo. Ngày nay, Indonesia là một nước đông dân nhất của thế giới đạo Hồi với trên 200 triệu dân. - Từ 1520 đến 1837, đế quốc Mughul đánh chiếm và cai trị toàn Ấn Độ. ( Thời kỳ nầy Ấn Độ mang tên Mughul Empire of India). Hoàng đế Mông Cổ đóng đô tại New Delhi. Năm 1643, hoàng đế Mông

Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 146


Cổ cho xây ngôi mộ của hoàng hậu ở ngoại ô New Delhi rất nổi tiếng, đó là ngôi mộ Taj Mahal… - Năm 1747, đế quốc Mughul chiếm Afganistan và cai trị nước này 100 năm. - Năm 1831, người Anh chiếm Ấn Độ và chấm dứt đế quốc Mughul trên lục địa Châu Á.

Lảnh thổ đế quốc Ottoman (Thổ Nhỉ Kỳ) 2. Đế quốc Ottoman (1289-1924) Ottoman là tên của bộ lạc du mục OSMAN ở phía tây Thổ Nhĩ Kỳ. Bộ lạc này bắt đầu khởi binh từ năm 1280. Trong 9 năm, họ chiếm một vùng lãnh thổ rộng lớn gồm Tây Nam Á Châu, Đông Nam Âu Châu và Đông Bắc Phi Châu. Họ gọi đế quốc của họ là OTTOMAN. Những người lãnh đạo đế quốc này đều theo đạo Hồi thuộc giáo phái Sunni. Họ chẳng những nổi tiếng về tài năng thao lược quân sự mà còn nổi tiếng về khả năng chính trị rất khéo léo của họ. Nhờ vậy, đế quốc Ottoman đã tồn tại qua 7 thế kỷ. - Năm 1389, Ottoman chiếm Albania và Kosovo, biến vùng này thành những nước theo Hồi Giáo. - Năm 1444, quân Ottoman đánh tan Thập Tự Quân của giáo hoàng La Mã tại Bulgaria. - Tháng 4.1453, quân Hồi Giáo Ottoman xóa sổ đế quốc Byzantine, tức đế quốc Ki Tô Giáo Đông Phương và chiếm thủ đô của đế quốc này là thành phố Constantinople. Điểm son của Ottoman là sau khi chiếm Constantinople và nhiều lãnh thổ của Byzantine, Ottoman công bố chính sách khoan dung tôn giáo đối với Do Thái Giáo và Ki Tô Giáo. Nhờ vậy, nhiều thế kỷ sau, Ottoman đã mở rộng thương mại với các nước Âu Châu Ki Tô Giáo và trong lãnh thổ đế quốc không có một cuộc nổi loạn nào. Tuy nhiên, đối với giáo phái Shiite, Ottoman có một chính sách quyết liệt không khoan nhượng. - Năm 1467,Ottoman công bố thánh chiến với phái Shiite, các tín đồ Shiite trong nước bị lùng giết. - Từ 1467 đến 1520, quân Ottoman tiến chiếm Syria, Ai Cập, Bắc Phi và toàn bán đảo Arabia.

- Từ 1520 đến 1534, quân Ottoman chiếm Nam Tư và một phần Âu Châu tới thủ đô Vienne của Áo. - Năm 1606, Ottoman chiếm Romania, Hungaria, Ba Lan và Tiệp Khắc. Tới đây, đế quốc Ottoman trở thành siêu cường quốc tế (World Power). 3. Đế quốc Safavids của phái Shiite (1501-1779) Khởi thủy Safavids là một nhánh của giáo phái Shiite xuất phát tại nước Azerbaizan ở tây nam biển Caspian.

Lảnh thổ Đế quốc Safavids của phái Shiite Năm 1501, lãnh tụ của giáo phái Safavids là Esmail khởi binh chiếm luôn cả nước Azerbaizan. Esmail tự xưng là "Vua Hồi Giáo" (Sha/Sultan) và ra lệnh cho toàn dân phải theo đạo Hồi (giáo phái Shiite). Ít lâu sau, Esmail xua quân đánh chiếm các nước lân cận theo Chính Thống Giáo là Armenia, Georgia và vùng núi Caucase của Nga. Trong thời gian chiếm đóng, quân Hồi Safavids đã giết hại rất nhiều người Chính Thống Giáo. Riêng tại Armenia số tín đồ Chính Thống Giáo bị giết lên tới một triệu người. Sau đó quân Safavids tấn công thành phố Anatolia của đế quốc Ottoman theo giáo phái Sunni, chiếm Iran và ra lệnh cho cả nước Iran phải theo Shiite, ai bất tuân đều bị giết. Các học sĩ (Ulamas) lãnh đạo giáo phái Sunni đều bị chém đầu. Từ đó, các vua Hồi Giáo Iran được gọi là Sha hay Sultan. Kể từ đó, nước Ba Tư (Iran) trở thành một quốc gia toàn tòng theo giáo phái Shiite. Các vua Hồi Giáo Ba Tư vừa là vua vừa là giáo chủ, phần đông đều cực đoan và hung dữ. Họ luôn luôn có thái độ bất khoan dung với các tôn giáo khác, nhất là đối với giáo phái Hồi Giáo Sunni, chiếm 80% dân số đạo Hồi. Đến thế kỷ 18, Âu Châu trở nên hùng mạnh và bắt đầu đẩy lùi các đế quốc Hồi Giáo. Nga đánh tan quân Ottoman ở vùng Hắc Hải năm 1774, chiếm lại Armenia và vùng Caucase. Năm 1792 Nga chiếm Georgia và Romania từ tay Ottoman. Đầu thế kỷ 19, Nga chiếm lại toàn bộ miền Trung Á gồm nhiều nước theo đạo Hồi thuộc đế

Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 147


quốc Mughul. Hòa Lan chiếm Indonesia và Mã Lai. Anh chiếm Ấn Độ bao gồm cả tiểu lục địa (sau 1947, Ấn Độ bị chia thành nhiều nước: Pakistan, Bangladesh, Tích Lan và Ấn Độ). Cuối thế kỷ 19, Anh chiếm Ai Cập và Sudan. Pháp chiếm Algeria, Tunisia và Maroc. Đầu thế kỷ 20, Ý chiếm Lybia, Anh và Pháp chiếm Palestine, Jordan, Iraq, Syria và Liban. Từ đây, các đế quốc Hồi Giáo bị dồn vào thế suy tàn. Từ sau Thế Chiến II đến nay, có rất nhiều lãnh tụ tôn giáo cũng như chính trị Hồi Giáo vẫn nuôi mộng tái lập lại một đế quốc Hồi Giáo giống như Đế Quốc Ottoman ngày xưa, chẳng hạn như Khomeini của Iran, Hussein của Iraq, Mubarak của Ai Cập, Gaddafi của Libya hay Bashar al-Assad của Syria… Và Al-Baghdadi là một biểu tượng mới nhất. Thời đại dùng giáo quyền để xây dựng thế quyền, sẽ không bao giờ trở lại nữa. Nền văn hóa của Hồi Giáo đã quá lỗi thời, nếu không được cải tiến thì không thể vươn lên để có thể theo kịp đà tiến của nhân loại được.

khẩu rộng khắp bán đảo Ả Rập. Kinh có 30 phần, 114 chương và 6,235 câu do Mohamed viết ra, được cho là do đấng Allah chuyển đến Mohamed qua trung gian của thiên thần Jabrael. Kinh Koran khuyến khích chế độ đa thê: Trong hoàn cảnh xã hội Á Rập có nhiều góa phụ, thường hay bị lạm dụng, bị bắt nạt cho nên cần phải có đàn ông để bảo vệ. “Nếu thấy điều đó là tốt cho anh, phải lấy thêm hai, ba, bốn vợ” (Koran 4:3) Những điều cấm trong kinh Koran:Một số điều cấm trong kinh Koran - Cấm cho vay nặng lãi Cấm ăn thịt heo - Cấm ăn máu (tiết canh, huyết) Cấm cờ bạc và săn bắn - Cấm giao hợp khi phụ nữ có kinh. Phải đi hành hương một lần trong đời người Phải ăn chay trong tháng Ramadan - Phải rửa chân tay trước khi cầu nguyện - Đàn bà ngoại tình thì bị ném đá đến chết ở nơi công cộng. Bất cứ những ai chống đấng Allah hoặc chống Mohamed đều phải bị chặt đầu hoặc đóng đinh trên thập tự giá. Kinh Koran chủ trương khủng bố? Đa số tín đồ Hồi Giáo không phải là cực đoan nhưng hầu hết những kẻ khủng bố trên thế giới hiện nay là tín đồ Hồi Giáo. Tất cả những hành vi khủng bố được thần thánh hóa bằng việc xử dụng những câu trong kinh Koran. Trong sách Hadith, lời của Mohamed được ghi lại như sau:“Nếu kẻ nào nhục mạ ta mà tín đồ nghe thấy thì hãy giết nó ngay lập tức”. (If anyone insults me, then any Muslim who hears this must kill them immediately). Giết người vô tội là mục đích chính. Các tổ chức khủng bố Hồi Giáo ngày nay xem thường sinh mạng người vô tội. Họ coi việc giết thường dân là mục tiêu chính để đạt được tiếng vang trong dư luận quần chúng và cũng gây sợ hãi cho đối phương vì thế đặt bom ở những nơi công cộng như khu thương mại chẳng hạn. Kinh Koran đã ghi: “Ta sẽ gieo kinh hoàng nơi trái tim của những kẻ ngoại đạo. Các con hãy chặt đầu chúng và hãy cắt rời tất cả các đầu ngón tay của chúng” (Koran 8:12) (I will cast terrors into their hearts of those who disbelieve. Therefore strike off their heads and strike off every fingertips of them-Koran 8:12). Kinh Koran xúi giục tín đồ giết người ngoại đạo mà không chịu trách nhiệm vì hành vi sát nhân của mình vì cho đó là việc của đấng Allah. “Không phải các ngươi đã giết chúng, mà đấng Allah đã giết chúng. Không phải các ngươi đập tan kẻ thù

Kinh Koran Tổng quát về kinh Koran: Về phương diện tâm linh, kinh Koran là sự nối kết những dòng tư tưởng về một tôn giáo độc thần khởi đầu từ tổ phụ Abraham, qua Mai-sen (Moses) qua Jesus đến thiên sứ cuối cùng là Muhammad. Từ 2000 năm trước Công Nguyên, những người Ả Rập đã biết đến Thiên Chúa của Abraham mà họ gọi là Allah. Điều đó có nghĩa là họ đã thờ Allah từ 27 thế kỷ trước khi có Muhammad và đạo Hồi. Từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 7, người Ả Rập tiếp xúc với những người Ki Tô Giáo thuộc đế quốc Byzantine rộng lớn và từ những nước lân bang như Syria, Ai Cập và Ethiopia... Mặc dù rất ít người Ả Rập lúc đó theo Ki Tô Giáo nhưng cũng không cảm thấy xa lạ với Jesus. Tuy cùng một hệ thống tôn giáo độc thần khởi nguồn từ Abraham nhưng giáo lý Hồi giáo không chịu ảnh hưởng tư tưởng của Ki tô giáo và Do Thái giáo (theo kinh Cựu Ước và Tân Ước). Thể hiện rõ trong kinh Koran, đạo Hồi chỉ có duy nhất một quyển thiên kinh Qur'an, Đối với các tín đồ Hồi giáo, thiên kinh Qur'an là một vật linh thiêng, vì đó chính là lời phán của Allah, Đấng Toàn Năng. Kinh Koran còn được viết là Quran, Qur’an, Koran, Coran là một tác phẩm văn xuôi có vần có điệu (poetic rhymed prose - biền ngẫu) rất thích hợp với khẩu vị văn chương của những người du mục ở nơi hoang dã sa mạc. Chính vì vậy mà kinh Koran đã mau chóng được truyền bá qua truyền Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 148


mà Allah mới là đấng đập tan chúng” (Koran 8:17) (“You did not slay but it was God who slew them. You did not smite the enemy but it was God who smote”. Koran 8:17). Đạo Hồi chia thế giới làm hai khu vực. Khu vực Hồi Giáo. (Land of Islam) còn gọi là Nền Hòa Bình Hồi Giáo. Các nước Hồi Giáo trở thành anh em với nhau. Không đánh giết nhau. Khu vực hoà bình. Khu vực ngoại đạo. (Land of unbelievers). Kinh Koran ghi lại như sau: “Những kẻ theo sự sai lầm. Tất cả những kẻ ngoại đạo đều đáng phải bị chặt đầu hoặc bị bỏ tù” (Koran 47:4)

thuộc dòng dõi của Muhammad để cai trị nhiều quốc gia trong đế quốc được, do đó người kế nhiệm ông sẽ được bầu chọn bởi cộng đồng. Sunni tố cáo Shiite đã nâng Ali lên ngang hàng với Muhammad một cách sai lạc

Hệ phái Shiite (Shi’ah) Phía Shiite nói rằng, người anh em họ Ali và cũng là con rể của Muhammad là kẻ thừa kế đúng đắn nhất, nhưng bị phe Sunni lừa gạt, khi quyền cai trị lọt vào tay những người tên Abu Bakr, Omar và Othman, và sau cùng là Ali, bốn người được mệnh danh là bốn ‘Rightfully Guided Caliphs’. Tiếng Á Rập là Shi’ah đọc là Shi’a, rút gọn Tệ nạn phân hoá trong Hồi giáo. Qua quá của thành ngữ Shī‘atu‘Ali nghĩa là người theo Ali trình phát triển theo thời gian, hầu như không có bin Abu Talib. Phe Shiites chủ trương: Người thừa tôn giáo nào thoát khỏi tệ nạn phân hóa. Tuy nhiên, kế Muhammad thẩm quyền lãnh đạo cộng đồng có tôn giáo phân hóa trong hòa bình, như đạo Phật Hồi Giáo về mặt tinh thần, tiếng Ả Rập gọi là chẳng hạn (Đại Thừa, Tiểu Thừa… không bao giờ IMAM phải là một vị thánh (a holy man) thuộc chém giết nhau). Trái lại, hầu hết các đạo độc thần dòng dõi Ali-Fatima vì theo họ, Ali là vị Imam đầu đã đi đến sự phân hóa sau các cuộc xung đột gay tiên của Hồi Giáo do Muhammad chỉ định. Giáo gắt và luôn luôn kéo theo các cuộc "thánh chiến" phái Shiite tin rằng: Ali và những người thừa kế đẫm máu. Điển hình là sự phân hóa của Công Giáo được Thiên Chúa ban ơn soi sáng đặc biệt để cai trị La Mã: Công Giáo Đông Âu tách rời năm 1052 để cộng đồng Hồi Giáo nên không thể sai lầm. Imam biến thành Chính Thống Giáo, Anh Giáo ly khai không chỉ cai trị thế giới Hồi Giáo mà sau này toàn trong thế kỷ 16 và phong trào cải cách tôn giáo do nhân loại sẽ phải tùng phục ngài. Luther khởi xướng vào đầu thế kỷ 16 cũng đưa đến Người Shiite có khoảng 200 triệu trong tổng số sự ly khai khỏi Công Giáo La Mã để hình thành 1.57 tỷ Hồi Giáo. (10% - 20%) Shiite chiếm đa số các giáo phái Tin Lành. Tất cả các tôn giáo và giáo ở Iran, Iraq và Bahrain, cộng thêm những cộng phái ly khai đều đã bị Công Giáo dùng sức mạnh đồng quan trọng ở Lebanon, Yemen, Syria, Saudi quân sự đàn áp trong máu lửa. Arabia, Kuwait và các nới khác trong Vùng Vịnh. Tình trạng phân hóa của đạo Hồi đã diễn ra chỉ Shiite tin rằng trong lần hành hương cuối cùng vài chục năm sau khi giáo chủ Muhammad qua của Muhammad đến Mecca, trong lần tập hợp đời. Hậu quả của sự phân hóa này đã làm thiệt người Hồi giáo tại hồ Khumm để chia tay mạng nhiều chục triệu tín đồ Hồi Giáo trong 14 thế Muhammad đã chỉ định con nuôi là Ali ibn Abi kỷ qua và hiện nay vẫn còn tiếp tục. Talib làm người kế vị đầu tiên. Và thế là họ tin Sự phân hóa của đạo Hồi là sự phân hóa đẫm rằng Ali và những hậu duệ, gọi là Imam, không máu nhất và lâu dài nhất trong lịch sử các tôn giáo những được quyền thừa kế Muhammad đúng đắn trên thế giới. Đến nay Hồi giáo đã phân chia ra làm nhất, mà còn sở hữu một trí tuệ tôn giáo đặc biệt nhiều nhánh với những giáo lý và quan điểm chính nữa. Đa số người Shiite tin rằng có tất cả 12 'imam' trị khác biệt. Sự chia rẽ bắt nguồn từ câu hỏi, ai sẽ mà phần lớn “tuẫn đạo” đều do bàn tay của người thừa kế việc dìu dắt Hồi Giáo sau khi Đấng Sunni, và người thứ 12 bị mất tích, rồi một ngày Muhammad qua đời vào năm 632. nào đó sẽ trở lại và phục hồi công lý. Tại một số quốc gia hai cộng đồng Hồi Giáo Hệ phái Sunni Phe SUNNI, tiếng Ả Rập có nghĩa là phe Đa nầy sống cách biệt với nhau. Tháng 3 năm 2011, Số chủ trương: những người kế vị Muhammad chính phủ Malaysia tuyên bố Shiite là tà giáo và (Caliphs) không nhất thiết phải là người thuộc cấm họ phổ biến niềm tin của hệ phái nầy. Căng thẳng giữa hai hệ phái nầy ngày càng dòng dõi của ngài vì Muhammad không qui định điều này, ngài không có con trai và chỉ có một con khốc liệt, đến độ người ta không còn lạ gì khi thấy gái duy nhất còn sống sót là Fatima, vợ của Ali mà đầy dẫy những biếm họa, lời miệt thị, chỉ trích lẫn thôi. Vào thời điểm đó, Hồi Giáo đã trở thành một nhau. Những tranh cãi gay gắt từ thời sơ khai của đế quốc khá lớn nên không thể tìm người lãnh đạo Hồi Giáo ấy đến nay vẫn còn vang vọng. Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016 trang 149


Ba nguyên nhân gây hận thù trong Hồi Giáo Có 3 nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa: 1. Nguyên nhân thứ nhất. Tranh chấp quyền kế vị Khi sắp qua đời, Muhammad đã không tiên liệu việc chỉ định người kế vị để cai trị cộng đồng Hồi Giáo của ông. 2. Nguyên do thứ hai. Sự khác biệt về kinh sách: Đối với các tín đồ cuồng tín thì kinh Koran là cuốn sách toàn hảo về mọi phương diện.Trong thực tế, Koran là cuốn sách rất mơ hồ về giáo lý và rất nhiều thiếu sót về luật pháp. Do đó người ta đã phải bổ túc bằng những cuộc sưu tập để thu thập các bản tài liệu, dử kiện về hành vi và lời nói của Muhammad. Các báo cáo này được đúc kết lại thành sách Hadiths (Collections of Reports). Các Hadiths được tập trung lại thành Sunnah để làm sách gối đầu cho mọi hành động của tín đồ Hồi Giáo (Ways of Acting). Tất cả các sách nói trên được các nhà làm luật Hồi Giáo tham khảo để soạn ra luật Hồi Giáo gọi là Sharia (Holy Islamic Law). Kinh Koran mơ hồ thiếu sót đã đưa đến những lý luận giải thích khác nhau, từ đó phát sinh những phe phái khác nhau trong đạo Hồi. Các sách Hadiths, Sunnah và Sharia cũng không được tất cả công nhận. Có những sách được phe này công nhận lại bị phe khác phủ nhận và kết án là tà đạo... 3. Nguyên nhân tiếp theo là sự bành trướng quá nhanh và quá rộng của các đế quốc Hồi Giáo khiến cho giáo lý của đạo Hồi bị pha trộn với các nền văn hóa khác. Điển hình là các giáo phái Sufis và Bahai đã hình thành do chịu ảnh hưởng của các dòng khổ tu của Công Giáo La Mã, một phần khác do ảnh hưởng văn hóa Hy Lạp và giáo lý của nhiều tôn giáo khác. Sự chia rẻ kéo dài 1,400 năm làm thiệt mạng hàng triệu tín đồ của tôn giáo nầy. Những vụ đẫm máu nhất được ghi lại như sau: Năm 1400, hoàng đế Timur của đế quốc Hồi Giáo Sunni đánh chiếm hai nước Iran và Iraq đã giết trên một triệu người Shiite - Năm 1467, đế quốc Thổ Nhỉ Kỳ Ottaman thuộc Sunni đã chiếm Syria, Ai Cập, Bắc Phi và Saudi Arabia, cai trị những nước nầy 53 năm, đã tiêu diệt hàng triệu tín đồ Shiite - Đế quốc Hồi Giáo Shiite Safavid, tồn tại 270 năm khi đánh chiếm nước nào thì toàn bộ học sĩ (Clerics) người Sunni đều bị chặt đầu. Tử vì đạo - Niềm tự hào ảo tưởng - sự tráo trở của cấp lảnh đạo. Tử vì đạo nghe có vẻ như là một điều gì đó thật thiêng liêng và cao quý. Nhưng cũng chính

danh từ này đã gây ra sự ngộ nhận về thế giới các quốc gia theo đạo Hồi. Nhân loại nhìn thấy các tín đồ Hồi Giáo một sự manh động và hiếu sát. Tìm hiểu giáo lý kinh điển Hồi giáo chúng ta thấy vị giáo chủ truyền lại việc răn dạy các tín đồ làm điều thiện, việc thiện. Hạn chế cả việc giết hại sinh mạng loài vật. Thật sự tín đồ đạo Hồi đã bị lợi dụng. Giới lãnh đạo tinh thần của họ hiện nay đã tráo trở, đổi trắng thay đen nhằm biến họ thành một công cụ giết người hữu hiệu - Họ đã làm ngược lại những lời răn không lạm sát con người của Thánh Allah. Có rất nhiều vụ đánh bom liều chết mà một số tổ chức Hồi Giáo lên tiếng nhận trách nhiệm với niềm tự hào, kiêu hãnh. Họ tự hào giết được rất nhiều người mà họ chỉ cần một tín đồ cuồng tín, liều chết. Họ đã tự hào vì đã thực thi tội ác giết người nhằm củng cố vị thế lãnh đạo. Một số người chết, trong đó có cả những người Hồi giáo tín thành - Người đã đánh bom. Sự manh động, cuồng sát, gian ác trắng trợn của họ khiến nhân loại nhận định không đúng về Tín đồ đạo Hồi. Phần lớn những tín đồ tử vì đạo họ có cuộc sống khó khăn, có đức tin mãnh liệt với Thánh Allah. Họ đã bị các thủ lãnh tinh thần dối gạt về hành vi thánh chiến để về cộng trú với Thánh Allah và những cam kết đảm bảo cuộc sống tốt cho gia đình, người thân của họ. Đức tin khiến những tín đồ thuần thành đó chết nhưng họ có về cộng trú với Thánh Allah chăng? Khi giết người là tội ác, Thánh Allah liệu có đón họ về với đôi bàn tay đẫm máu và cùng với rất nhiều xác thịt của loài người? Giới lãnh đạo lại tiếp tục kích động bạo lực chiến tranh, đẩy các tín đồ vào hận thù. Và khi xung đột, giao tranh xảy ra thì giới lãnh đạo lẩn trốn vào hầm trú ẩn an toàn. Thậm chí, họ sẽ chấp nhận sống lưu vong, nương nhờ các tổ chức khủng bố, các quốc gia lân cận khác. Họ bỏ mặc sự sống chết của những người dân thường vô tội, những tín đồ Hồi giáo. Họ không dám đối mặt nhận lấy hậu quả, chịu trách nhiệm những việc họ đã gây ra. Tại sao họ không tự thân ra mặt thánh chiến, ôm bom liều chết - Tử vì đạo, để về cộng trú với Thánh Allah? Bởi vì họ hiểu rằng “Giữ được non xanh, sợ gì không có củi đốt”. Đây là sự tráo trở ở giới lãnh đạo. Họ phải giữ lấy mạng sống vì mạng sống của họ rất trân quý. Sau này, khi giao tranh tạm lắng họ lại sẽ ra mặt kích động hận thù, củng cố lại vị thế thủ lĩnh tinh thần và lại tiếp tục xua những tín đồ cuồng tín ôm

Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 150


bom liều chết. Đó chính là bộ mặt thật gian trá của giới lãnh đạo Hồi giáo cực đoan, hiếu sát. Hiểm họa nhập cư di dân Á Rập HG ở Âu Châu: Ngày nay, Các cuộc xung đột và tình hình bất ổn ở Trung Đông và Bắc Phi cũng như yếu tố an ninh liên quan đến tình hình Syria đã khiến làn sóng tỵ nạn đã tràn ngập vào biên giới của các nước Âu Châu tìm nơi lánh nạn, gây nên một cuộc khủng hoảng người nhập cư ở châu lục này. Theo các tin tức trên báo chí, đến cuối tháng 10 2015, tổng số di dân nầy đã lên tới 800 ngàn người, hầu hết là Hồi Giáo. Âu châu không chờ đợi người Hồi Giáo tới nhưng ngày nay họ đã tràn ngập một cách công khai và được luật pháp bảo vệ. Chánh phủ các nước Âu châu vẫn phải nói tiếng nói chánh thức đây là những người tỵ nạn chiến tranh! Mặc dầu có suy nghĩ họ là những người hồi giáo xâm nhập để làm đạo quân thứ năm cho tương lai hay sẽ làm khủng bố thì cũng không dám nói ra điều đó. Chẳng những không dám nói mà thật lòng chánh phủ, nhứt là chánh phủ xã hội chủ nghĩa ở Pháp, cũng không muốn nói vì áp lực lá phiếu. Ý hệ tả phái bây giờ không còn gì khác hơn là bày tỏ «lòng thương người». Thực tế ai cũng thấy Cái gọi là ”Nhà nước Hồi Giáo” đang sử dụng một thứ vũ khí mới mà đối phương không cách gì đở nổi «Tạo xáo trộn các nước Âu châu vùng Địa trung hải» nhằm ngăn chận Âu Châu can thiệp quân sự ở Trung Đông. Theo Ông Christopher Caldwell, một nhà báo Mỹ, nêu nhận xét: “Nước Pháp (hay Âu Châu) sẽ vở tung với máu và nước mắt trong vòng 15 hay 20 năm nữa”. Ông giải thích, chính quyền hiện nay và trong tương lai không có khả năng ứng phó trước hiểm họa Hồi Giáo. Và rồi, mọi người dân sẽ cam chịu luật Shariah của đạo Hồi, do các chính trị gia thỏa mãn những yêu sách của cử tri Hồi Giáo. Vấn đề di dân nhập cư ở Mỹ: Ngày nay, thảm nạn hồi giáo không chỉ ở Âu châu mà cả ở Hoa kỳ. Những xứ càng dân chủ thì nơi đó sẽ là môi trường tốt cho người hồigiáo tranh đầu để hồi giáo hóa. Ứng cử viên Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc meeting hôm 17/9/2015, đã phải tuyên bố một cách nghiêm trọng:“Chúng ta có một vấn đề tại đất nước này, đó là những người hồi giáo”. Tây phương sẽ không tránh khỏi nạn hồi giáo hóa nếu những nhà hoạt động chánh trị vẫn thấy yêu lá phiếu hơn yêu nước.

Chiến lược tiêu diệt tổ chức ISIL của Mỹ Chiến lược cụ thể để tiêu diệt tổ chức khủng bố Nhà Nước Hồi Giáo với hai mục tiêu rõ ràng: 1. Làm suy yếu rồi sau mới tiêu diệt. 2. Sách lược “củi đậu nấu đậu”của Mỹ. Khủng bố là ung bướu phải cắt bỏ. Một trong những biện pháp tiêu diệt khủng bố Hồi Giáo là dùng chính sách “củi đậu nấu đậu” tức là tạo cơ hội để hai phe Hồi Giáo xung đột, tự làm suy yếu để giảm việc tấn công vào Mỹ và phương Tây. Tại Iraq, Mỹ viện trợ cho chính quyền Shiite để chống lại Sunni của ISIL. Đồng thời viện trợ để đa số người dân Sunni lớn mạnh đủ sức đối đầu với chính quyền Shiite. Mỹ cũng không tích cực viện trợ để chính quyền Shiite Iraq đủ mạnh để có thế khống chế người Sunni chiếm đa số ở Iraq. Hoa Kỳ không chủ trương tái lập một nhà nước đủ mạnh để thống nhất các phe phái Hồi Giáo, trái lại tạo ra mâu thuẩn, chia rẻ và phân hóa trong mỗi quốc gia Á Rập Hồi Giáo. Hoa Kỳ ủng hộ người Kurd thành lập quốc gia để làm trái độn giữa các nước Hồi Giáo láng giềng. Các nước Iran, Thổ Nhỉ Kỳ và Syria lo ngại sự ly khai của người Kurd ở Iraq sẽ kéo theo sự ly khai ở nước họ. Người Kurd: một dân tộc trên 4 quốc gia. Thủ tướng Do Thái, Benjamin Netanyahu, kêu gọi một nhà nước độc lập người Kurd để cản trở bước tiến của Hồi Giáo ở Iraq. Cố Thủ Tướng nước Anh có lần nhận xét về nước Mỹ: “Bạn có thể luôn luôn tin rằng người Mỹ bao giờ cũng biết cách hành động đúng nhất.” Nhưng ông chú thích thêm: “Sau khi họ đã thử đủ các cách hành động khác.” Ở Trung Ðông, không biết hiện giờ người Mỹ đã thử đủ “các cách khác” để rút ra một bài học sau cùng hay chưa?

Tổng hợp: Vĩnh Thuận Tham khảo: - Hồi giáo – Wikipedia tiếng Việt vi.wikipedia.org/wiki - Đạo Hồi và kế hoạch đối phó của Mỹ - Trúc Giang - ngày 26-1-2015 - Hồi Giáo và biến động lịch sử - Lữ Giang - Tin Tức Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ - Thế Giới Hồi Giáo Xưa và Nay - Charlie Nguyễn - Trung Đông Liệt Quốc – Ngô Nhân Dụng nhật báo Người Việt: Friday, 3/27/15. - Tin tức thời sự cập nhật từ các nhật báo, các hệ thống truyền thông Việt ngữ tại Little Sàigòn. - Âu Châu… Tới rồi của Nguyển Thị Cỏ May trên trang nhà Mộtgócphố.com

Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 151


CHÂN THÂN NVT "Càng hiểu không ra lúc cuối đời !" đó là hai vế cuả một câu thơ cuả Nhà Văn MAI THẢO ? Nếu tôi có nhớ lầm tên tác-giả thì cũng xin miển chấp ! Cái...rắc rối cuả tôi là từ sau khi bước qua lằn ranh 'thất thập', thì những ý tưởng giông giống như ý cuả câu thơ nầy vẩn thường theo đuổi tôi ! Bạn bè nói "đó là dấu hiệu cuả tuổi già !" Người già thì sống với dĩ vãng, tuổi trẽ thì sống với tương lai ! Khi đến lúc 'tuổi già bóng xế’ người ta bắt đầu ôn lại cuộc đời, nhớ lại những quảng đời đã đi qua... Cái 'đường đời' mà không ai có thể đi trở lại lần thứ hai. Cho đến khi chúng ta...bước vào ngưởng cửa hư vô và... mất hút ở đó ! Với tôi, đây là một trong 'vạn điều không hiểu'! * CHÂN THÂN NVT, CHÚT KỶ NIỆM XƯA LÀM TRÂU THÀNH PHỐ. Thời còn ở Trung-học tại thị-xả VĨNH-BÌNH, nay là TRÀ-VINH tên củ, chúng tôi có một nhóm 'Bạn văn nghệ', nói cho oai, chỉ là tập họp mấy thằng cùng viết lách nhằm trao đổi chuyện văn thơ, thực chất vẩn là nhóm bạn học trò (thứ ba, sau quỷ và ma), vì cũng có những khi lên vùng sân bay, vào rẩy miá... bẻ trộm mổi thằng một cây, cứ để nguyên cây dài ngoằng, vừa đi vừa ăn và cười giởn! Tôi ở bên Thánh-Gioan, cùng Phai, Tứ...Bên Trần-Trung-Tiên có HOÀI-GIANG LBD (Lê-BáDiệp) và một bạn nửa, hình như tên THỌ, tôi lại quên mất bút hiệu cuả anh. Bên Công-Lập có Thành (Trần), Tuấn... hai anh nầy nhảy vô bưng theo VC, Thành Trần có lần trở vào thị xả tìm đến nhà thầy củ là giáo sư Đê trong cư xá Phú De, chẳng rỏ có ý định gì, không may chạm mặt anh Tâm (con Ông Phán Luông, cùng khoá 15 Thủ Đức với tôi, còn Gs. Đê là anh rể cuả Tâm). Vì vốn là những bạn bè nên quá biết nhau, Tâm ôm vật Thành Trần ngay trước cửa nhà Ông Đê, Tâm khoẽ hơn nên đè được đối thủ, Thành Trần rút chốt lựuđạn, nhưng bị Tâm chụp tay gài lựu đạn xuống dưới bụng Thành Trần, lưu đạn nổ và Thành-Trần chét tại chổ. Còn Tuấn thì sau 75, giử chức Trưởng

ty TTVH. tỉnh Cửu-Long (gồm Trà-Vinh, VỉnhLong). Thuở ấy những bài thơ, văn, đăng báo tôi ký CHÂN THÂN NVT, bên kia có HOÀI GIANG LBD vv... mổi người có một bút danh (tôi không nhớ hết). Chúng tôi cũng đặt tên cho "Thi văn đoàn (!)" cuả mình hẳn hoi đấy chứ. Bên Trần-Trung-Tiên cuả Hoài Giang LBD thì là "TÂM TÌNH ĐẤT VĨNH" bên Thánh Gioan cuả tôi là "TIẾNG VỌNG TIỀN GIANG". Dù thuộc nhóm nào, chúng tôi chơi với nhau khá thân thiết. Một vài tuần thì họp nhau một lần để... khoe cuả, tức bài được đăng. Nếu là bài thơ thì tác giả đọc lên cho cả bọn nghe và góp ý phê bình! Bọn tôi cũng thường hẹn nhau uống cà phê rồi cùng lang thang nửa đêm ngoài phố... Còn nhớ trong một lần lang thang ngoài phố, HOÀI-GIANG cao hứng nói: "Người ta thì Làm Chim thành phố, còn tụi mình là LÀM TRÂU THÀNH PHỐ đó các bạn ơi! (lúc ấy có ngưới xuất bản tập truyện "Làm chim thành-phố" khá ăn khách, bọn tôi chỉ mua một quyển rồi chuyền nhau đọc, kiểu học trò mà, tiết kiệm chớ !). * KỶ NIỆM KHÓ QUÊN. Ai làm thơ cũng đều có một nàng thơ, tôi cũng thầm yêu trộm nhớ một nàng, bên cánh Pháp Văn cuả trường Thánh Gioan, những bài thơ tôi đăng báo thường hay đề tặng cho nàng. Có một lần, đăng một truyện ngắn, điều lệ cuả mục đó là khi bài được đăng, sẽ được gởi tặng ba tháng báo (tuần), tôi đề điạ chỉ cuả nàng để nhận báo. Nàng bị bất ngờ và phải tìm hiểu coi tác-giả CHÂN THÂN NVT là… gả lì lợm nào đây ? Nàng không phải mất nhiều công cho việc đó, vì ngay vào dịp Lể Noel kế đó vài tháng, tôi... bạo gan gởi cho nàng một thiệp Chúc Giáng Sinh! Nói rỏ cho Nàng biết CHÂN THÂN NVT, người gởi tặng báo là... người, lúc tan trường, vẩn hay tranh thủ ra sớm trước cổng nhà thờ để lặng yên đứng nhìn... 'Người Ta' ôm cặp ra về ! Nàng thơ đó... chính là 'một nửa cuả tôi' sau nầy. Còn nhóm 'bạn thơ văn' sau khi rả đàn tan nghé, người nhập ngủ quốc gia, đứa vô bưng theo

Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 152


VC... thế là thỉnh thoảng có nghe tin về nhau, trong chiến tranh cũng có vài thằng gục ngã, còn gặp lại nhau thì không một lần ! Đến một thời gian nào đó, mình ngồi ôn lại, nhớ người xưa nói mà se thắt lòng "Bạn bè lớp trước nay còn mấy...! Chuyện củ mười phần chín chẳng như". Dòng đời sao khắc nghiệt, cuộc đời như đám mây...tan ra rồi...có mong gì hợp lại ! Lại một điều trong "vạn điều không hiểu !" * CẢNH ĐỜI LẠ LẨM, NGƯỜI ĐỜI LẠ LẨM ! Tôi không biết phải bắt đầu để viết về cái... tâm-trạng nầy như thế nào? Nó như... một điều hoang tưởng, nó như... đến từ hư vô, nó như... ảo ảnh chập chờn... nó như... nửa tỉnh nửa mê... nó như... sắc sắc không không... Đó chính là cái tâm-trạng cuả tôi trong suốt cả năm dài sau khi NGƯỜI BẠN ĐỜI CUẢ TÔI ĐÃ LIÀ BỎ THẾ GIAN, GIẢ TỪ NHÂN THẾ ! Những con đường hàng ngày tôi vẫn lái xe ngang dọc ngược xuôi... sao bổng nhiên cảm thấy vừa quen vừa... xa lạ... Rồi những con người, ngay cả bạn bè rất thân quen, khi gặp nhau thì cũng tay bắt mặt mừng… nhưng sao cảm thấy như những người mình biết từ cỏi xa xôi nào… hay là mới biết đây... họ từ đâu đến ?... Cả những khu thương-mại, những toà building, những bảng tên đường... tôi đã tới lui, qua lại mấy chục năm rồi, sao giờ nhìn nó cũng vô cùng lạ lẩm... hoặc là lúc lạ khi quen ! Tôi sống như người vị vong, hay kẻ mộng du… có khi đứng trước người đời vẩn phải nói cười mà trong lòng tan nát... Như một nhạc sỉ nào đã viết "...môi cười mà lệ như rơi ...". Có lẻ Đại thi hào NGUYỄN DU cũng từng mang tâm trạng như thế, khi Ông kêu lên qua nhân vật Thúy Kiều: "Vui là vui gượng kẻo mà... Ai tri âm đó... mặn mà với ai !...". Đây cũng là một trong "vạn điều không hiểu !". * MẤT QUÊ HƯƠNG. Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người! Một nhạc sỉ nào (Quê Hương của Nhạc sĩ Giáp Văn Thạch, thơ Đỗ Trung Quân) đã viết như thế! Phải lắm, quê hương mổi người chỉ một, như là chỉ một Mẹ thôi ! Miền Nam sau khi thua trận, cả xả-hội Miền Nam bị bên thắng cuộc nhận chìm trong địa ngục! Bất cứ ai nếu có cơ hội thì... đi. "Cây cột đèn nếu có chân... nó cũng sẽ ... đi !" (Ca sỉ Hùng Cường nói thế). Nhưng mà... đi đâu ?... ĐI BẤT CỨ ĐÂU, MIỂN SAO THOÁT KHỎI CÁI VÙNG

TRỜI ĐIẠ NGỤC CỘNG SẢN NẦY ! Người Miền Nam sau 30/4/1975 có lẻ ai ai cũng đều mang nặng cái...tâm tư đó ! Vì vậy cho nên mới có hơn 500.000 người VN đã bỏ mình trên các nẻo đường vượt biên, trong đó, theo con số từ LHQ, có không dưới 350.000 người đã vuì thây trong lòng biển ! Gia-đình tôi cũng không ngoại lệ, cũng đi nhiều lần mà...không thoát ! Hai thằng con trai có lần bị bắt rồi... được thả sau khi bị cạo trọc đầu, họ nói vì chúng còn nhỏ quá ! May sao lại có chươngtrình H.O ! nên gia-đình tôi cùng nhiều trăm ngàn gia đình quân cán chính cuả Miền Nam, đối tượng chính bị CS trù dâp vì họ xem như kẻ thù số một, được thoát vùng hoả ngục ! Ngày lên đường rời xa đát Mẹ VN, bỏ lại vùng trời chôn nhau cắt rún, với tâm trạng ngổn ngang, tôi đâu kịp nghĩ rằng mình đang... MẤT QUÊHƯƠNG ! Có ai trong cỏi đời nầy lại ngĩ rằng có một lúc nào đó mình 'bị' mất quê-hương ? Thế nhưng chuyện đó đã xảy ra với hàng triệu người Việt Nam, nó thực tế sừng sửng như một bức tường bằng gạch đá, dù không sờ mó được, bởi vì nó nằm trong tâm tưởng cuả chúng ta: "Ra đi nặng một lời thề... Còn quân Cộng Sản, không về Việt Nam !...". Giờ đây, bốn mươi năm thua cuộc, mấy mươi năm sống đời lưu vong, rất nhiều người đã nghỉ yên nơi đất khách quê người. Trong đó có Người Bạn Đời cuả tôi ! Ngày đem hộp 'Tro Cốt" cuả Nàng ra Nghiả Trang, tôi nghẹn ngào viết cho Nàng đôi dòng tâm huyết: Gởi nắm xương tàn nơi đất khách Hồn còn vương vấn mải QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM, ôi ngọt ngào Đất Mẹ ! Lắng tiếng chim Quyên luống đoạn trường ! * Gởi nắm xương tàn nơi đất khách Hồn còn vương vấn mải...QUÊ HƯƠNG Bâng khuâng... từng bước đời phiêu bạt Gục đầu ta nuốt nổi tang thương ! Chưa bao giờ tôi đã nghĩ rằng... có một lần đi... là MẤT HẲN QUÊ HƯƠNG, một khi thân xác nầy đã xuôi tay nằm xuống nơi đất khách quê người! Lại thêm một trong "vạn điều không hiểu...!".

Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

CHÂN THÂN NVT 8/15 trang 153


Huỳnh Tâm Hoài Đêm giao thừa năm nay rơi vào ngày thứ năm, ngày hôm sau phải đi làm… mà có đi làm hay không thì đón giao thừa năm nào cũng vậy, chỉ có hai vợ chồng tôi thôi. Thường giao thừa là lúc nửa đêm, hai đứa con còn ở chung với vợ chồng tôi thì đi ngủ sớm, đứa thì lo đi làm, đứa thì lo đi học sáng hôm sau. Mấy đứa khác thì ở riêng. Chúng nó cũng đi ngủ sớm. Tết với tụi nhỏ giống như ngày thường, chỉ có người lớn thì quan tâm và cố gắng duy trì trong chừng mực nào đó có thể làm được. Cộng hưởng với sinh hoạt của xã hội Mỹ, mọi người phải chạy theo vòng quay không thể dừng lại được. Tuy nhiên gần Tết mọi người cũng phải cố gắng bỏ chút ít thời gian để lo chuẩn bị đón Tết.

Bạn bè lớp trước nay còn mấy ? Đêm Giao Thừa vợ tôi chuẩn bị mâm hoa quả: Cầu-dừa-đủ-xoài… thêm chậu bông, nhang đèn chờ 12 giờ khuya để cúng Giao Thừa. Có năm tôi mua thêm vài phong pháo để đốt cho vui. Quanh xóm có nhiều gia đình người Việt. Gần nhất là nhà đối diện với nhà tôi cũng là người Việt. Đêm Giao Thừa tiếng pháo hai nhà nổ vang và quanh đây đâu đó pháo cũng nổ đì đùng ở các nhà người Việt. Sau vài phút tiếng pháo dứt nổ. Chúng tôi nói với nhau: Chúc mừng năm mới … rồi thôi. Vợ tôi lâm râm với ba cây nhang khấn vái đất trời ngoài bàn thờ đặt trước cửa chính. Tôi cầm sẳn hai ly rượu vang chờ khi vợ tôi cúng xong cùng nâng ly chúc mừng sức khoẻ cho nhau. Gió lạnh thổi tạt vào người buốt lạnh. Chúng tôi khép cửa vào bên trong thấp nhang trên bàn Phật và bàn thờ ông bà, cha mẹ. Hai chiếc bóng ngồi lặng lẻ nhìn nhau… đôi khi tôi nhắc với vợ tôi vài câu chuyện nhỏ về Tết ở quê nhà. Những câu chuyện cũng ngắn gọn… rồi thu xếp bàn cúng rồi cùng đi ngủ vì ngày mai mùng

Một Tết, chúng tôi phải đi làm, mỗi người một công việc. Mấy chục năm qua… mỗi giao thừa dường như là như vậy. Lặng lẻ hai chiếc bóng già cố níu giử lại một phần nào đó của tập tục Tết quê nhà. Đôi khi ngày mồng 1 rơi vào thứ Bảy hoặc Chúa Nhật thì khi cúng cơm ông bà chúng tôi kêu các con đến thấp nhang trước bàn thờ và nói đôi điều về tập quán Tết ở Việt Nam. Tụi nhỏ nghe là nghe vậy chứ chúng chẳng thiết hỏi hang về tập tục đó vì chúng không quan tâm cho lắm… Ba đứa lớn sinh ở Việt Nam thì chỉ lờ mờ nhớ vài điều gì đó, còn thằng út sinh bên nầy thì cứ ngẩn ra chẵng biết gì hết. Tôi chợt nghĩ… rồi kế tiếp các thế hệ sau chắc sẽ mất luôn. Nghĩ mà buồn. Buồn rơi nước mắt…! Ở các thành phố đông người Việt trên đất Mỹ đều có tổ chức hội chợ Tết cho cộng đồng vui chơi. Thường thì các cụ cao niên và trung niên đứng ra tổ chức với sự tiếp tay của một số bạn trẻ qua đây lúc tuổi đủ để biết và nhớ về Tết Việt. Người lớn dắt trẻ em vào đó đi lòng vòng trong khu hội chợ ăn uống, nghe ca nhạc. Đa số các bà, các em bé mặc áo dài, còn các em lớn thì ăn mặc tùy tiện. Các lão bô mặc áo dài khăn đống làm lể Tết theo truyền thống. Lân múa, pháo nổ rộn rả trong hai ba ngày cuối tuần. Thi tài nói tiếng Việt, thi Hoa Hậu áo dài thiếu nử, bói quẻ, bốc xâm, trò chơi kêu lô tô… Màu sắc xuân tha phương chỉ có vậy. Người tổ chức cố gắng duy trì sinh hoạt hội Tết như một sự nối kéo, giử gìn truyền thống văn hóa Việt. Tôi chợt nghĩ có đủ để duy trì truyền thống cho lớp trẻ không? Khi chúng lớn lên trong cái tổng thể Mỹ, nói tiếng Mỹ nhiều hơn nói tiếng Việt… xã hội Mỹ cuốn chúng chạy theo với tháng ngày hội nhập… thời gian… rồi sẽ về đâu? Cộng đồng có mở các lớp Việt ngữ cho các cháu nhỏ học tiếng Việt, số con em đi học được là bao? chúng học tiếng Việt có đủ để đọc sách Việt không? Đa số các em được cha mẹ cho đi học từ nhỏ. Khi các cháu lên trung học thì sẽ khó mà học tiếp vì bài học, bài tập ở trường càng lúc càng nhiều. Lúc lên đại học thì bỏ luôn vì làm sao có thời giờ để đi học tiếng Việt. Các cháu miệt mài học toàn thời gian để mong ra trường và đi kiếm việc làm. Thử hỏi với số vốn mấy năm học chữ Việt có đủ để

Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 154


các em đọc và hiểu văn chương Việt không? Nhiều gia đình cố gắng bắt con cháu nói tiếng Việt ở nhà, tuy nhiên chúng cố gắng nói chuyện với người lớn, còn khi chúng nói chuyện với nhau thì toàn xử dụng ngôn ngữ Mỹ. Một số các em nói lưu loát tiếng Việt nhưng chưa chắc các em đọc và hiểu văn chương Việt. Chúng thường đọc sách tiếng Mỹ, nhiều em có năng khiếu viết văn thì chỉ viết bằng tiếng Mỹ. Mặc khác nền văn học bên ngoài nầy có đủ sách vở để các cháu tìm hiểu và đọc không? Thơ văn thì chỉ có những người lớn tuổi còn nghĩ đến, còn viết và in ra sách. Sách in ra tốn kém, nhưng khi ra mắt sách thì chỉ có các người lớn tuổi và bạn quen biết vài chục người, đông lắm là hơn trăm người tới tham dự. Số người tham dự mua sách ủng hộ chỉ đủ trả chi cho chi phí tổ chức ra mắt sách. Số sách còn lại cũng chỉ để tặng cho các bạn lớn tuổi đọc. Sách bày bán ở tiệm sách ư? người ta bỏ tiền ra ăn một tô phở 6, 7 đồng chứ chả thèm mua một quyển sách cở giá như vậy. Tôi có 2 tập thơ in thành sách. Quyển đầu in 300 cuốn để tặng bạn bè xa gần và các tổ chức hội đoàn trong các buổi sinh hoạt. Số còn lại khi có dịp sang Úc Châu thăm mấy đứa em tôi định cư ở đó. Tôi mang tâp thơ sang Úc để tặng cho bạn bè. Sẵn dịp đồng hương Trà Vinh có tổ chức buổi cơm từ thiện để quyên tiền giúp một em bé ở Trà Vinh bị phỏng nặng, được một người Úc bảo trợ cho sang Úc chửa trị. Trong dịp nầy tôi cho ra mắt tập thơ luôn… số tâp thơ còn lại trong đêm đó được bà con ủng hộ hết. Số tiền thu được khấm khá. Tôi xin tặng hết số tiền đó cho buổi cơm gây quỹ giúp cho em bé bị phõng. Mai quá 300 cuốn đã gần hết. Tập thơ thứ 2 vì muốn ra mắt sách chung với bạn thơ Giang Thiên Tường, con trai út của nhà văn Bình Nguyên Lộc nên tôi in 500 quyển. Sau buổi ra mắt và tặng bạn bè chỉ vơi đi hơn trăm cuốn, còn lại hơn 300 cuốn nằm mộc nấm ở nhà kho. Tôi nghĩ bụng sẽ không in nửa mặc dù tôi có thể in ra 2 tập thơ và một tập truyên ngắn ! Từ ngày Internet nở rộ, máy computer rẻ, các nhóm thơ văn thành hình nhiều.Thơ văn nở rộ trên hệ thống Net và được lan tỏa ra khắp thế giới. Người ta đọc thơ văn và tìm hiểu qua các tài liệu khá đầy đủ trên GOOGLE. Từ đó một số các tạp chí, nhật báo tự khai tử dần. Sách in ra ai ủng hộ đây? Tôi nghĩ cách “Tại sao mình không làm ở trang Blogger?”. Tôi thực hiện và phổ biến 2 tập thơ và tập truyện ngắn trên GOOGLE BLOGGER chỉ mất công mà không tốn kém lại được NET liên

kết đi khắp nơi. Tìm hiểu thơ văn trao đổi trên Net tôi thấy người viết cũng chỉ là những bậc cao niên hoặc trung niên làm thơ, viết văn, khảo luận, âm nhạc… chuyển đạt cho nhau hàng ngày. Có một số các bạn trẻ tham dự nhưng đây chỉ là các em lớn tuổi có trình độ học vấn sẵn ở Việt Nam được bão lảnh hay đi du học sang Mỹ còn thích văn chương Việt nên tham dự, tuy nhiên số nầy rất ít không thể vực dậy nền văn học trong tương lai ở hải ngoại một khi các bậc cao niên tàn lụi. Gần đây xuất hiện vài tài năng viết của các con em của cộng đồng Việt tại hải ngoại, nhưng chỉ viết bằng tiếng Anh. Đa số các tài năng trẻ Việt đi vào dòng chính của nước Mỹ hoàn toàn như người Mỹ. Sự thành công của con em người Việt trên mọi lảnh vực từ văn học, kỷ thuật, khoa học cả chính trường rất đáng tự hào… Chúng ta có những thế hệ đàn em, đàn con trở thành bác sĩ, dược sĩ, kỷ sư, những khoa học gia lổi lạc, các nghị viên thành phố, các nghị sĩ tiểu bang, liên bang. Trong chánh phủ có người làm chức cao trong Bộ Tư Pháp đến chức phụ tá Bộ Trưởng, trong quân đội thì mới đây có tin 13 sĩ quan gốc Việt được thăng cấp Đại Tá… nhưng đó là sự thành công của người Mỹ gốc Việt. Chúng ta chỉ còn giử được tinh thần Việt nhưng văn chương Việt khó mà kéo dài được trong mai hậu ở ngoài nầy khi lớp già không còn. Hoặc vã văn chương Việt cần được dịch ra tiếng Anh thì có cơ mai được con cháu chúng ta đón nhận. Chỉ có cách nầy mới đưa con em ta gần gủi với truyền thống Việt, văn hóa Việt. Còn các hình thức khác chỉ là thời vụ… không đủ để kéo chúng gần truyền thống Việt là bao. Tuy nhiên có còn hơn không. Cái khổ của những người lớn tuổi ở ngoài nầy là lòng hoài nhớ cố hương. Nỗi lòng như là cơn sống ngầm rì rầm dưới bề mặt cửa trùng dương êm ả. Nhìn về hướng quê nhà muốn quay về nhưng không về được… không về được trong một ý nghĩ không muốn nạp mình trong khuôn khổ bất an từ mọi phía ở đó. Ở bên ngoài an cư thoải mái nhưng thấp thõm chờ đợi một điều gì đó ở trong nước đổi thay, dể thở một chút...?.Họ bị dằn xé bởi hai phía. Đất dung thân thì chỉ cho là nơi tạm cư chờ ngày về quê hương. Ngày về thì cứ mịt mù bóng nhạn… Có người bạn tâm sự về chuyện về hay không về với tôi như thế nầy: “ Con cháu mình đang sinh hoạt nơi đây muốn dứt rời đâu phải dể! Mà trở về quê thì đâu dể sống như ngày xưa! Vì mấy chục năm sống quen với lối sống Mỹ và lối suy nghĩ của người dân Mỹ, sự an toàn tuyệt đối trong mọi lảnh vực: Trẻ con, phụ nữ, già yếu, bệnh tật được ưu

Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 155


tiên…! Nói một cách đơn giãn như bửa ăn ở đây chỉ có một con ruồi lọt vô nhà thôi thì bỏ đủa tìm đập nó cho bằng được. Bị bệnh vô nhà thương thì Bác Sĩ, Y Tá và mọi người trong bệnh viện săn sóc, trị liệu đúng mức, không phải chạy lót cho y tá, bác sĩ. Ở khắp nơi mọi người đều sắp hàng chờ đến lượt mình. Vô ý chạm người khác là xin lổi ngay. Một đứa trẻ thấy một đồng bạc rơi bảo nó lấy. Nó lắc đầu nói: Đó không phải là tiền của tôi. Người say rượu lái xe bị cảnh sát cồng tay phạt tù, phạt tiền trắng mắt… Nuôi một con gà gáy ó o… mà nhà bên hàng xóm không chịu, nó thưa cảnh sát… mình phải đem bán con gà đi…. Đó…! Những điều đơn giản như vậy đã quen mấy chục năm sống ở Mỹ… Liệu ông về bên đó có sống được không? Sống bên nầy thấy vậy mà nhất thế giới đó bạn...! Ngày qua ngày, bóng chiều càng nghiêng về một phía tuổi đời. Tôi nghĩ đến cái chết sẽ tới không xa… Chết nên chôn hay nên đốt thân xác thành tro bụi? Vợ tôi đọc kinh Phật, đi chùa nhiều thì nói: “Cứ đốt ra tro rồi đem tro ra biển… thân cát bụi hảy để cát bụi chìm vào biển…bụi không làm vướng bận trần ai”.Tôi thì nghĩ khác: “Nên chôn để có nơi cho các con cháu có dịp đến … cho dù ít- dù thường cũng là chổ nhớ để nhắc nhở mối liên hệ đời sau. Vợ tôi nói: Chôn tốn nhiều tiền mà chắc gì con cháu có thời giờ để đến thăm. Tôi đổi ý: nên đem tro cốt về Việt Nam chôn trong phần mộ gia tộc để khi các thế hệ con cháu có dịp về quê hương chúng nó thấp nén nhang cho mình và luôn cho ông bà tổ tiên trong khuôn viên gia tộc. Đó cũng là cái lý đề chúng về… về thăm mộ ba má ông bà. Tôi cho ý kiến nầy là đúng nhất (với tôi) và được sự đồng tình của một số em tôi. Chúng tôi lo chỉnh trang lại khu mộ gia tộc và chọn cho mình cách về nầy. Tôi làm bài thơ sau đây như là một lời nhắn chung cuộc của đời tôi. Lời nhắn của người cha già Một mai đây ba trở thành lú lấn Tay chân run không đi đứng vửng vàng Lùa miếng ăn rơi rớt đổ trên bàn Nhai trệu trạo răng chiếc còn chiếc mất Càng về già người hóa về trẻ nít Ba vụn về trong mọi chuyện con ơi! Lúc còn nhỏ con cũng như vậy thôi Ba đút mớm cho con từng chén bột Con phá phách bột trây đầy mặt đất Ba xoắn tay thu dọn những đớm rơi Ba dìu con đi bước một bước hai Con trợt té ba xuýt xoa đỡ lấy

Một vết đỏ làm má con giận lẩy Trách sao ba vô ý làm con đau Mới một tuổi con có đứa em sau Nên mỗi tối ba nằm kề con ngủ Rồi từ đó quen hơi ba ấp ủ Vắng ba… con đòi má gọi ba về… Một thoáng đời… qua nhiều nỗi nhiêu khê Nay ba sắp trở thành người bất khiển Cho dù thế nào trong cơn thay chuyển Hảy cho ba kề cận ở gần con Ở xứ nầy cứ theo lệ bàng quang Cứ bỏ mặc người già nơi viện lão Ở nơi đó bốn bức tường vôi mờ ảo Vắng bóng người và tiếng của người thân Vắng tiếng trẻ thơ và hơi ấm ân cần Ba sẽ chết với cơn buồn ray rức Óc lú lẫn nhưng có khi chợt thức Tai vẵng nghe hồn nhớ chuyện năm xưa Hảy để ba nằm lặng lẻ góc nhà Cho hạnh phúc chảy vào hồn già cổi…. Rồi một ngày hơi thở ba tắt vội. Hoả táng ba đem chút núm tro về Có dịp nào con trở lại đất quê Chôn hỏa cốt bên mộ phần gia tộc Hồn ba sẽ thỏa tình mơ ước Về đất xưa quyện hương khói làng xưa Khi già yếu bệnh hoạn thì sao? Vợ tôi nói phải đi Nursing home vì ở đó có y tá túc trực châm sóc. Ông nằm ở nhà ai lo. Con cái bận đi làm chúng nó làm sao lo cho kham. Bà xã tôi bắt kịp tiến bộ quá! Tôi thì cứ muốn nấn ná ở ngôi nhà mình đã tạo dựng… cho dù một gốc nhỏ để hưởng cái ấm áphơi hướm của gia đình. Tôi nghe nhiều câu chuyện người già sống cô độc ở trại dưởng lão hoặc bệnh hoạn nơi Nursing home mà buồn khi nghĩ nếu là mình…? Muốn là muốn nhưng nếu tình thế không thể thì làm sao? Đó là nỗi buồn của riêng tôi. Nhưng cái ý đem tro cốt về quê vẫn là cái ý nhất định như đinh đống cột. Nấm tro có về quê hương cũ… thì không còn gì để bận bịu với cuộc sống dương gian! Đêm thanh vắng trên khung giường một mình. Tôi chợt nghe ngoài trời gió lùa vi vút trên các nhánh cây trơ cành mùa đông. Năm nay trời lạnh nhiều hơn mọi năm. Tôi bật ho khan mấy tiếng. Cái ngổn ngang trong hồn đang triền miên tuôn chảy bổng dừng lại. Tôi nhủ thầm rằng: hảy vỗ giấc ngủ đi ta ơi! Ngày mai còn đi làm… Cho dù ở đâu-Thế nào “Cơm áo vẫn là sợi dây kéo ta bật dậy mà đi…! Cali đầu năm 2014

Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 156


Lucky Nguyễn Trong thế giới văn minh hiện đại, tất cả ngành nghề gì cũng áp dụng những kỷ thuật tân tiến, may móc, thế nhưng nhìn thấy cảnh nhổ mạ nông dân người Miến Điện (Burmese) làm cho tôi hồi tưởng lại cảnh nông dân nước mình trước biến cố Khỉ vể thành phố ngày 30 tháng tư 1975, họ vẫn cực nhọc suốt đời với mảnh vườn thửa ruộng, đó là sản nghiệp bao đời của tổ tiên ông cha mình để lại. Đất nước có thăng trằm thế nào đều ảnh hưởng trực tiếp với đời sống của người dân nông thôn chất phát.

thổi vào miền Nam từ tháng 4 dến tháng 10 Âm lịch. Cái phúc lợi làm cho đất miền Bắc mát mẽ là ngọn gió mùa Tây Bắc xuống Đông Nam mang theo hơi lạnh từ lục địa châu Á. Ngọn gió mùa nầy it khi thổi tới miền Nam và Trung phần ví nó gặp phải ngọn gió mùa Tây Nam lên Đông Bắc từ vịnh Thái Lan thổi lên nên miền Nam và một phần nam của Trung phần không có mưa vào mùa gần tết. Nhưng lâu lâu cũng có cơn mưa trái mùa do thời tiết thay đỗi bất thường. Sở dĩ chúng tôi muốn nhắc đến thời tiết của ba miền là vì có cái thắc mắc mỗi khi đọc bài Ca dao vê nghề Nông, Một bài nói: Tháng giêng ăn tết ở nhà Tháng hai rỗi rãi quay ra nuôi tằm. Tháng ba đi bán vải thâm Tháng tư đi gặt, tháng năm trở về. Tháng sáu em đi buôn chè Tháng bảy tháng tám trở về đong ngô. Chín mười cắt rạ đồng mùa...

Nhổ mạ Nghề làm ruộng của quê hương cổ xua quá nhọc nhằn, từ Nam ra Bắc người dân lam lũ chăm sóc mảnh ruộng phải tùy theo điạ thế đất đai, thời tiết và còn phải dùng sức người. Địa thế nước Việt Nam có hình chữ S, trải dài từ Bắc chí Nam, là mảnh đất hẹp chiều ngang. Miền Bắc và Trung có nhiều núi cao, miền Nam toàn là đồng bằng, chỉ có lác đác vài ngọn núi đất cúi dãy Trường Sơn như núi Bà Rá, Tánh Linh, Bà Đen và phần của núi Voi bên Cam bốt thồng qua như Thất Sơn Châu Thới Chứa Chan... Miền Bắc có khí hậu gần giống như bốn mùa nhưng không phân biệt rỏ khí hậu Hoa kỳ, Châu Âu và Nhật Bản. Do địa thế và thời tiết nên miền Bắc có cái phúc lợi là mát mẻ hơn hai miền Trung và Nam. Cái đặc lợi nữa của Bắc phần là một năm có hai mùa mưa. Mùa mưa thứ nhất theo gió mùa Đông Nam thổi lên Tây Bắc thổi vào Miền Trung và Bắc, mang theo nhiều lượng nước mưa kỷ lục và bão táp, ngọn gió nầy thổi vào miền Bắc từ thang 5 đến tháng 10 Âm lịch, thổi miền Trung từ tháng 9 đến hết tháng giêng Âm lịch, ngọn gió nầy

Đây là bài ca dao phát xuất phải là của người nông dân miền Bắc nên một năm mới có hai lần lo viên trồng lúa: vụ lúa mùa và vụ lúa chim Còn bài dưới đây phải là bài ca dao công việc nhà nông của miền Nam, vì lúa nước nổi của miền Nam xưa kia phải gieo trồng đến 6 tháng mới có lúa vô bồ được Tháng giêng ăn tết ở nhà, Tháng hai trồng đậu, tháng ba hội hè. Tháng tư cày vở ruộng ra, Ăn tết Đoan Ngọ đi vào tháng năm Tháng sáu buôn vải bán trăm Tháng bảy ngày rầm xá tội vong nhân Tám Chín chơi đèn kéo quân Tháng Mười buôn thóc bán bông, Tháng (Mười) Một, tháng Chạp lúa ngô đầy bồ. Những câu ca dao nầy chính thức được Bộ Quốc Gia Giáo Dục cho làm sách giáo khoa, còn nhiều câu ca dao khác tự họ chế biến rồi thấy lạ tai mà truyền đi mải với tính cách hiếu kỳ và giải trí hơn là ý nghỉa văn hóa giáo dục. Nhìn lại cảnh nhổ mạ xứ người, nhớ lại người dân quê tôi hồi năm nào rất cần cù chăm chỉ chăm sóc thửa ruộng miếng vườn rất siêng năng cần mẫn và rất sẵn sàng tương trợ lẫn nhau, nhất là đến vụ

Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 157


mùa lúa, mọi người trong thôn xóm cùng nhắc nhở nhau đến kỳ ngâm giống, đến kỳ gieo mạ đến thời kỳ nhổ mạ, gắp rút giúp nhau nhổ mạ giần công, cấy lúa giần công, hay là gặt lúa giần công...Hôm nay, trông thấy cảnh nhổ mạ xứ người mà tôi không sao quên được những lần "Nhổ Mạ Giần Công" ở quê tôi vào ngững ngày xa xưa trên quê hương yên bình yêu dấu không có bống thù cộng sản đem đến chiến tranh tương tàn, đất nước tan hoang, lòng dân ly tán không còn cảnh hiền lương chơn chất luôn tương trợ nhau như xưa.

đang nhổ hết đám mạ còn lại. Hai người anh của tôi với tuổi 16 và 18 mà về nhà nằm sảy tay, sáng dậy không nỗi. Má tôi và ông Bảy lại an ủi và khuyên mấy anh tôi cố gắng thêm. Nhờ sự hy sinh của hai anh mà giúp cho gia đình có những bát cơm thơm, đã cưu mang cho các em mình có cơ hội tiếp tục học hảnh mà vượt thoát được những xã chiến đấu ở xã Nhị Long Càng Long Trà Vinh do Việt Minh lập nên để thực hiện chủ trương tiêu thổ kháng chống Pháp, nhưng cốt yếu là bần cùng hóa nhân dân để chúng dễ bề khủng bố dân chúng. Nhớ đến ông Bảy Cạo, cụ già bản tính hiền lương chơn chất, luôn hy sinh và giúp đở nhữ người bất vụ lợi của người láng giềng tốt bụng. Ông đã qua đời trong chuyến Tây đi ruồng chiếm lại Trà Vinh. Ngày nay về thăm lại quê tôi chỉ thấy sông rạch đâu cũng bị lấp bít hết. Nước sông thành ao tù, không còn xuôi dòng, còn tệ hơn nữa là con cháu không còn biết tiếng "nước lớn , nước ròng" là gì cả

Lucky Nguyễn Cấy lúa Tôi còn nhớ, trước vụ mùa mỗi năm, ông Bảy Cạo (một thợ săn cua đinh nổi tiếng trong làng Nhị Long) thường nhắc nhở mấy anh của tôi, khi nào chọn giống lúa tốt, khi nào dọn đất để gieo mạ. Ông thường dẫn mấy anh của tôi đi coi cách người ta làm để học khôn mà làm ruộng. Vì gia cảnh góa bụa của má tôi có con nhỏ đông, nên lối xóm thương tình mà ông chỉ dạy mấy anh của chúng tôi biết cách làm ruộng nuôi sống gia đình, và cũng để giúp cho các em của có cơ hội tiếp tục cấp sách đến trường... Đến kỳ nhổ mạ, anh tôi lần đầu làm ruộng, ông Bảy đích thân nhảy xuống ruộng dạy các anh của tôi cách nhổ mạ. Thế dứng trước tiên phải vững, hai tay tóm lấy ngọn mạ non ở vừa cở tầm tay, nhẹ nhàng gom gọn rồi thủ thề trung bình tấn mà giựt mạnh nắm mạ lên, sau đó (nếu thuận tay phải) vung nắm mạ lên cao ngang vai phải, lấy thế đứng trụ một chân phải rồi dở chân trái lên, đồng thời đập nắm mạ vào lòng bàn chân trái cho bó mạ sạch bùn, mỗi nắm mạ phải bằng hai bàn tay chụm lại, nhổ chừng 3 nắm thì bó lại thành một bó. Cứ thế mà nhổ lên, mà vung lên vai, mà đập vào chân cho đến khi nhổ hết một công mạ... Hai người anh của tôi cứ thế mà làm mà vẫn bị té lên lé xuống, trong khi ông Bảy lo hướng dẫn mấy chú bác lối xóm

Bài thơ không chấm hết Trần Thế Phong Bài thơ viết từ lâu không chấm hết Ngàn thông xưa nhớ rũ nẻo đường qua Màu tơ tóc bẽ bàng chia đất lạ Tháng ngày kia nhớ lại đã phai nhoà Tôi cũng biết nước đôi dòng xuôi ngược Đoạn trường ai rụng trái mộng vàng phai Vào trong mắt rộng tìm nghe chân bước Bóng chiều xưa còn lại những bao ngày Chiều tĩnh mịch tàn khuya sao héo hắt Đèn đêm sầu rụng xuống nặng bờ vai Trăng nhỏ giọt bước tình ôi quá mệt Ngậm ngùi ơi bọt nước động sông dài Thơ chưa hết bởi người còn lỡ dỡ Lá đông lay trắng đọng luỵ mai vàng Cười nức nở bóng đêm chừng vấp ngã Dòng sông nào tôi biết được đò sang Bài thơ viết đến bao giờ mới hết Bởi tiếng trầm chìm lắng lạc về đâu Đôi mắt biếc môi hường không giữ được Tiếng đàn khuya đêm trở lạnh qua cầu..

Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

Trần Thế Phong trang 158


Lời giới thiệu: Đây là bài viết cãm niệm Vu Lan nhân ngày Hiếu chung các GĐPT năm 2015 của một Thiếu Niên, con của một đồng hương hiện cư ngụ tại Orange County, Em Nguyễn Thế Phong sinh năm 1996, đang sinh hoạt trong GĐPT Trúc Lâm. KỲ QUAN ĐẸP NHẤT. Có bao giờ trên con đường dài của cuộc sống ta dừng lại một lần để nhìn ngắm thế giới, mọi thứ xung quanh và ngẫm nghĩ lại xem đối với ta thì thứ gì là đẹp nhất? Bersot đã từng nói: “Trong vũ trụ có lắm kỳ-quan nhưng kỳ-quan đẹp nhất là trái tim người Mẹ” Câu nói ấy của ông thực là một câu nói đầy ý nghĩa làm chúng ta thổn thức, bật lên trong tâm trí một cảm xúc thật lâng lâng và tự động ai cũng sẽ nhận ra đây là điều quan trọng đối với mỗi con người chúng ta. Khi nhắc đến danh từ “Kỳ quan” ai cũng sẽ nghĩ về những nơi có phong cảnh đẹp, xao xuyến lòng người và cả vũ trụ rộng lớn này có biết bao nhiêu là kỳ quan đẹp không sao kể hết được. Có những nơi đã được con người khám phá nhưng có những nơi rừng thiên nước độc chưa hề có một dấu chân người nào đi qua. Nhưng suy cho cùng những nơi đó cũng chỉ là phong cảnh, chúng ta chỉ cảm nhận được nó bởi vẻ đẹp bên ngoài mà thôi. Còn nếu cảm nhận bằng cả tấm lòng và tình yêu vô bờ bến thì chỉ có duy nhất trái tim của người Mẹ. Mẹ ta là người sinh ra ta và nuôi ta khôn lớn, tình yêu thương mẹ dành cho ta là vô tận đến hết cuộc đời này. Những kỳ quan kia có thể mai một dần theo năm tháng nhưng kỳ quan “trái tim người mẹ” thì không và sẽ trường tồn vĩnh cửu. Trong thực tế, đôi khi chúng ta cũng có thể nhận thấy được tình yêu bao la của người Mẹ dành cho con cảm động biết chừng nào. Chúng ta đã thấy nhiều người Mẹ đã hy sinh tính mạng của mình để cho con mình được sống. Không chỉ con người chúng ta có những đức tính tốt đẹp đó mà loài vật cũng vậy. Có một con chim Mẹ sau khi nhận thấy rằng tổ của mình đang bị cháy đã dang rộng đôi cánh ra để bảo vệ cho đàn con của mình không màng đến tính mạng của chính mình, quả thực đã làm cho chúng ta vô cùng cảm động. Những câu chuyện về tình Mẹ không bao giờ hết. Vậy nên phận làm con dù bất kỳ hoàn cảnh

nào Cha Mẹ vẫn là Cha Mẹ, họ có làm những gì sai trái đi nữa thì cũng là Cha Mẹ của ta. Tội nặng nhất trong cuộc đời này là tội bất hiếu. Không ai có quyền lựa chọn Cha Mẹ cho mình và cũng không ai có quyền lựa chọn rằng mình sẽ sinh ra ai. Tất cả đều đã được trời đất sắp đặt sẵn vì thế hãy sống tốt để cho cha mẹ đừng phiền lòng và luôn tự hào về mình. Đó là cách để ta báo hiếu. Bản thân của đấng sinh thành khi sinh ra chúng ta thật sự đã không cần chúng ta báo hiếu, họ chỉ cần nghĩ là làm sao nuôi nấng để ta nên người mà thôi vì họ biết họ không thể nào sống đời với chúng ta được. Vì vậy những ai còn Cha Mẹ trên thế gian này thì hãy quý trọng từng ngày để làm cho Cha Mẹ vui. Vì khi ta tới tuổi lập gia đình, đa phần chúng ta đều dành thời gian nhiều cho gia đình nhỏ của ta hơn là đấng sinh thành. Một hạt cát không thể thay đổi được một vùng biển rộng lớn, một giọt nước không thể làm biến mất cả một vùng sa mạc rộng lớn mênh mông nhưng kỳ quan “trái tim người mẹ” có thể thay đổi và làm mọi thứ vì con. Bên cạnh đó, có những người con đối xử với ba mẹ mình rất vô lễ, bất hiếu với đấng sinh thành đã nuôi nấng họ nên người. Đáng lẽ họ không nên có được tình thương đó, họ không có trái tim, không có máu, không có nước mắt và quan trọng hơn hết là họ không có tình thương nên họ mới làm như vậy. Phật đã dạy cho chúng ta phải để đạo hiếu làm đầu; vì vậy là Phật tử hay nói cách bao quát hơn là con người thì chúng ta phải hiếu thảo với Cha Mẹ, phải biết chăm sóc cho Cha Mẹ những lúc họ ốm đau, bệnh tật. Cố gắng phấn đấu không ngừng nghỉ để Cha Mẹ vui lòng như vậy mới không lãng phí tình yêu mà Cha Mẹ dành cho mình. Có thể người đọc sẽ thắc mắc rằng tại sao tôi ghi về Mẹ nhiều như vậy nhưng lại không một chút gì nói về Mẹ của mình? Bởi vì tình yêu của Mẹ tôi dành cho tôi cũng như bao bà Mẹ trên thế gian khác, chỉ với hai từ: quá lớn, không thể nào chỉ với mấy trang giấy mà có thể nói ra hết được đâu. Và tôi cũng chỉ nói được một phần nào đó từ tận đáy lòng mình nhân mùa Vu Lan này rằng: “Mẹ ơi!

Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 159


Con yêu Mẹ nhiều lắm, Nếu có kiếp sau, thì chỉ nguyện xin một điều rằng được tiếp tục làm con của Cha Mẹ”. Tôi chỉ dám viết những dòng tâm sự này lên đây bởi vì tôi cũng giống số đông trong chúng ta là không dám bày tỏ lòng yêu thương trực tiếp với Mẹ. Vì vậy, những ai may mắn còn được cài bông hồng đỏ trên ngực nhân mùa Vu Lan thì hãy sống đúng với đao lý làm con đi, hãy cho nhiều hơn đi, nhận ít lại đi và nhất là yêu thương Cha Mẹ của mình nhiều hơn nữa đi. Thật sự tôi chưa hề muốn điều này xảy ra nhưng rồi sẽ có lúc mùa Vu Lan lại về, bông hồng đỏ năm nào đã hóa thành màu trắng tinh, màu của sự lạnh lẽo, cô đơn và mất mát. Tôi xin các bạn đừng để đến giờ phút đó rồi mới hối cãi thì đã muộn lắm rồi, người phụ nữ thương ta nhất đã không còn trên cõi đời này nữa. Nói tóm lại tình Mẹ là thiêng liêng nhất không gì sánh được hay nói cách khác là “trái tim người chúng ta và sẽ chẳng có kỳ quan nào có thể sánh được với trái tim đầy yêu thương này đâu. Nhân mùa Vu Lan, tôi xin gửi đến những người đang và sẽ làm Mẹ một mùa Vu Lan thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc bên gia đình và nhất là con của mình. Và một lần nữa con xin gửi những gì tuyệt vời nhất và tốt đẹp nhất đến với Cha Mẹ, hai người đã cho con cuộc sống này, mong Ba Mẹ sẽ mãi hạnh phúc và sẽ sống như vậy hoài với Anh Em con. Người xưa có câu: “Ai còn Mẹ xin đừng làm Mẹ khóc Đừng để buồn lên mắt Mẹ nghe không”

Nguyễn Thế Phong

Huỳnh Tâm Hoài Thưở nhỏ hay nép mình bên má Mỗi lần ba la mắn con hư Vòng tay má đón con che chở Những làn roi nhè nhẹ đánh nư Hương tóc má thơm mùi bồ kết Vừa mới gội còn thấm áo vai Con khẻ liết nhìn lên tóc má Một vừng đen thẫm rẻ đường ngôi Tóc má tháng ngày soi ánh nắng Cơ cực nuôi con tóc úa màu Những sợi hoe vàng đầu chót tóc Từng mấy gian nan má gánh vào Ba năm từng đứa con nối gót Chín đứa bòn hơi sức má gầy Hương tóc một mùi thơm bồ kết Thấm hồn mỗi đứa một bầu thương Con lớn vào đời làm lính trận Xa má những năm tháng phiêu bồng Mỗi bận có về thăm làng xóm Con ghiền hương tóc má gần con Rồi cuộc thăng trầm đau vận nước Tù tội con đành gảy súng gươm! Lưu đày rừng lạnh U Minh vắng Lặn lội đường xa má đến thăm Nhìn tóc mẹ giờ đầy đớm bạc Đôi mắt má buồn thương nhớ con Áp vào hương tóc con hỏi má Má ơi! Hương tóc cũ không còn! Những giọt mồ hôi đường xa đến Hương nào xót mặn má tìm con Vạt áo ướt đầy mồ hôi chảy Hương bay chắc má lắm mõi mòn Má ơi! Giờ cách xa viễn xứ Má về thiên cổ bóng hạc xa Mộ lạnh bên kia bờ quê cũ Bồi hồi con nhớ tóc hương xưa Huỳnh Tâm Hoài (Sacramento mùa lể mẹ năm 2011)

Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 160


1- Ba má nó đặt tên cho nó là Bần. Không biết có phải vì nhà quá nghèo túng, bần hàn lúc sinh nó ra nên đặt tên nó là Bần. Có người nói hỏng phải dzậy… Tại vì nhà ba má nó ở gần mé sông. Một cái chòi lá nằm lẩn trong đám bần mọc đầy xung quanh nên đặt cho nó cái tên Bần. Bần là cây bần chứ hỏng phải bần là nghèo. Nhưng mà nghĩ như vậy cũng chưa đúng vì nhà nó nghèo rớt mồng tơi nên ba má nó đặt tên nó để nhớ cái thời nghèo của gia đình. Ba nó có một chiếc ghe nhỏ dùng để chở mướn. Ai mướn chở gì thì chở cái đó. Nhưng nhiều nhất là chở trái cây vì nguyên cái cồn lớn nầy mọi người đều làm vườn: Chôm chôm, nhản, chuối và các loại cây trái khác. Ba nó chèo lái, Má nó chèo mũi. Còn nó thì nằm co ro trong khung buồng gần sau lái ghe. Công việc đi ghe có khi một buổi hoặc vài ngày tùy theo chuyến. Cho nên chiếc ghe như là chổ ở. Căn nhà chòi chỉ đến cuối năm, hoặc có giỗ quãy thì mới lên đó.

Ghe chòi nằm gần mé sông lẩn trong đám bần Được 11, 12 tuổi gì đó, ba nó gởi nó cho một người bà con xa là chủ đò để nó bán các thức ăn vụn vặt như bánh cam, bánh chuối, đậu phọng rang có khi thêm mấy chiếc quạt giấy cho khách đi đò… Và từ đó nó xuôi ngược trên con đò đưa khách. Lúc về bến thì nó lo quét rác trên sàn đò. Tối thì nó ngủ lại để giử đò. Thường khi nửa khuya nó bị giật đầu dậy vì bạn hàng đi buôn lục đục đem hàng xuống nói cười om xòm. Đời của nó dính liền với sông nước. Một buổi nọ chiếc đò chở nhiều khách coi rất lạ. Nó cũng chẵng để ý làm gì. Cứ đi tới đi lui rao

HUỲNH VĂN LUẬN bán hàng. Hôm nay mớ quạt giấy mà nó có bán hết sạch trơn. Cái xịa bánh cũng vơi đi nhiều. Chiếc đò hôm nay có gì đó trục trặc nên chạy chậm và cứ tấp nhiều nơi cho khách lên. Thường thì đò về đến bến khoảng chiều chiều. Hôm nay mặt trời đả xế bóng mà nó còn ì ạch… chắc tối mò mới về đến bến chơ., nó nghĩ bụng như vậy. Chiếc đò quay mũi vào bờ. Máy nổ xịt khói đen rồi tắt ngủm. Mọi người nói máy bị hư. Chủ đò xin lổi bà con bạn hàng vì chắc đò phải đâu lại để sửa chửa. Bà chủ nói sẽ thối tiền lại cho ai muốn qua các đò khác về thì cứ về. Các bạn hàng cầu nhầu một hồi rồi ai nấy nhận tiền đò lại và lo tìm phương tiện khác để về nhà. Hôm nay mớ bánh còn lại nó bán sạch trơn. Trời đã chạng vạng tối. Số khách còn lại không lên bờ. Họ là những người khách mà nó chưa bao giờ gặp đi trên chuyến đò nầy. Trời xụp tối hẳn. Có vài chiếc xuồng nhỏ tấp lại. Một số người bước nhanh vào khoan đò. Thằng Bần lúc nầy nằm co queo ngủ khò chẵng cần biết trời đất gì hết. Chiếc đò nổ máy chạy từ bao giờ... Nó mở mắt ra nhìn trên đò lúc nầy thêm nhiều người ngồi chật ních. Ngoài trời ánh trăng non mờ mờ. Giải sóng lấp lánh càng lúc càng rộng. Con đò ra khơi. Tin chiếc đò có thằng Bần đã vượt biển đồn đặi khắp nơi. Có người nói chiếc đò đã đi thoát. Có người nói chiếc đò bị lính biên phòng bắn chìm lúc mới ra khỏi cửa biển. Đò bị cháy mọi người trên đò bị chết hết. Ba má thằng Bần nghe tin buồn thúi ruột. Chắc cái số thằng Bần chỉ sống được đến đó. Má nó thấp nhang cầu nguyện:“Bần ơi! Sống khôn, thác linh về báo mộng cho ba má biết nghen con!” 2- Sống nơi xứ người gần chục năm. Thằng Bần lúc nầy là một kỷ sư điện toán làm cho một hảng Mỷ ở San Jose. Hồi mới qua nó được một gia đình người Mỹ nhận làm con nuôi. Nó được đi học với mọi tiện nghi đầy đủ. Nó học giỏi và đổ bằng kỷ sư điên toán lúc nó được hơn 26 tuổi. Nó muốn không quên cái tên của mình nên xin ba má nuôi cho nó giử lại cái tên cũ.. Vì tiếng Mỹ không có dấu, nên trong giấy tờ nó tên là Ban nhưng lấy họ cha nuôi là John. Ban John quen con bé, con của một gia đình khá giả ở Sài Gòn đi cùng chuyến. Cả hai cùng đi học chung trường Đại học ở San Jose. Sau khi tốt nghiệp đại học và có việc làm hai đứa làm đám cưới với nhau.

Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 161


Nếu còn sống trên con đò xuôi ngược từ Chơ Lách đến Mỹ Tho, từ Mỹ Tho về Chợ lách thì đời thằng Bần chắc cũng không hơn gì ba má nó. Vợ thằng Bần có điều kiện sống ở Sài Gòn lại khá giả chắc sẽ sống khá hơn và như vậy chắc rằng nó sẽ không bao giờ cưới được vợ nó như bây giờ nó có được. Cuộc đời khá giả của thằng Bần đã kéo đời sống ba má nó ra khỏi cái chòi ở bờ sông và chiếc ghe cũ kỷ. Trong một xã hội mà quyền sống con người được hưởng thụ giống nhau thì mọi người sẽ được thắng tiến như nhau nếu họ cùng đi trên một con đường. Trí óc con người cũng vậy khó nói ai thông minh hơn ai. Trong một điều kiện tốt thì trí óc con của một nhà bần hàn vẫn phát triển tốt như con của một nhà học giả uyên thâm .

Thằng Bần thành công với học vị Kỷ Sư Điện Toán

3- Hồi lúc còn nghèo cơm hẫm cháo thiu, đời sống hai vợ chồng cực ơi là cực, thì hôm sớm có nhau, khi có chút hơi hám của đồng tiền thì người ta học đòi thói trăng hoa. Giàu đổi bạn sang đổi vợ. Đó là tình cảnh của gia đình vợ chồng chị Gấm. Từ ngày thằng Bần con anh chị gởi tiền về mua được 10 công chôm chôm ở Phú Đa. Căn chòi ngày xưa chỉ để làm nơi cho mối láy tới thu mua cây trái nhà anh chị. Anh Gấm đủng đỉnh với mọi người rồi sanh tật mèo mỡ với một bạn hàng người gốc Sài Gòn. Chuyện ban đầu xì xàm chẳng ai tin, nhưng một hôm chị Gấm về quê cha mẹ đẻ ở Phú Phụng, lúc đi chị nói sẽ ở vài bửa… không dè chị về sớm nên bắt gặp anh Gấm đang tò te với con bạn hàng ở trong phòng ngủ của hai vợ chồng chị. Chị làm dử nhưng anh Gấm nài nỉ riết chị xụi lơ nhưng buồn lắm. Từ đó tình nghỉa giữa hai người lợt lạt dần. Còn anh Gấm thì quen hơi cứ tìm cách ăn vụn với con bạn hảng trẻ non, ổng a ổng ảnh… Cây nào không trái gái nào không con. Con bạn hàng cấn thai với anh Gấm. Hai người quì gối xin chị bỏ qua

vì dù sao cũng có thêm đứa con để hủ hỉ. Chị Gấm quyết chí không chịu và xách gói ra cái chòi lá ở. Đối với chị là không bao giờ chấp nhận chung chạ như vậy. Chị Gấm chỉ buồn cho cái số của mình sao lận đận, không gần con, gần chồng… Cuối cùng chị qua Mỹ theo diện bão lảnh của thằng Bần con của chị. Chị muốn đi phức cho thật xa để không còn nghe ngóng gì về anh Gấm. Hôm mới qua Mỹ, đêm nằm trên chiếc nệm dầy nịt, êm thì có êm đó nhưng sao hầm nực cái lưng quá. Chị cứ xoay trở mình hoài, lớp thì nhớ nhà, lớp thì lạ chổ, chị nghĩ ngợi: Qua Mỹ sướng ích gì đây cà…? Buồn muốn chết luôn…! Lúc chị mới qua con dâu chị cấn thai đứa con so, chị mừng mừng vì sắp có cháu nội ẫm. Tụi nó cưới nhau lâu rồi mà không dám đẻ con vì sợ bận bịu. Chị nhắc con nhỏ đi đứng cẩn thận và nhắc thằng con chị giử gìn chăn gối đề tránh hại cái thai. Chị tưởng tượng sau nầy có đứa cháu nội ẫm bồng chắc vui lắm. Tụi nó đi làm từ sáng đền chiều bỏ chị ở nhà một mình… Ngày ngày sao nó dài thường thượt. Ở được vài tháng ăn toàn thức ăn bên nầy, mỗi ngày cứ thịt bò, gà… cá thì chỉ có loại cá xứ ngoài nầy, cá rô, cá trê, lòng tong đâu không thấy. Gà thì thịt mềm rệu không dai như gà miềt vườn nơi quê nhà. Rau cỏ phải đi mua từng bó nhỏ… ở quê nhà làm gì phải tốn kém với mấy cái thứ nầy, ra sau nhà quơ cả nấm… Chị thấy thèm các món ăn nhà quê của mình như mắm kho, cá kho khô bỏ hành tiêu… Khi đến khu chợ Việt Nam chị để ý xem coi có cá mắm gì hay không? Chị vui mừng khi thấy được hủ mắm cá sặc làm ở Thái Lan. Chị mua đem về. Chỉ nghĩ nấu nồi mắm kho chắc thằng Bần ăn no bể bụng luôn. Chị mua thêm mớ rau cà, mớ cá đông lạnh chứ không có cá tươi. Về nhà chị bắt đầu nấu nồi canh mắm như hồi ở bên nhà.Nồi canh nấu xong bốc hơi thơm phức. Hôm nay thằng con chị về sớm.Vừa mở cửa ra nghe mùi nồi mắm kho nó ngạc nhiên lắm. Căn nhà kín mít nồng nặc mùi mắm. Nó vội mở các cửa sổ và nói với chị. - Má ơi! ở bền nầy má tìm đâu ra mắm vậy… nấu hôi nhà lắm! Chị cụt hứng vì cái mặt nhăn nhó của nó và nói: - Thơm lừng như vầy mà mầy chê hôi hả? Để má dọn cơm ra hai má con mình ăn. Thằng con chị không nở làm chị buồn nên nó ừ hử rồi vào phòng thay đồ. Hai má con đang ăn ngon lành thì con dâu mở cửa bước vào. Nghe mùi mắm kho nồng nặc cả

Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 162


phòng. Nó nôn ói, bụm miệng chạy vào phòng tắm ói mửa. Ban đầu chị chỉ nghỉ cái thai hành nên nó mới như vậy, không ngờ khi nó bước ra phòng ăn với gương mặt hầm hừ hỏi thằng con chị: “Má nấu món gì cho anh ăn mà hôi thúi như vậy? Thằng con chị sợ chị giận lại thêm sợ vợ cằn nhằng nên nhẹ lời: “ Má lở nấu rồi… không ăn sợ má giân. Lần sau anh nói má không nấu nửa.” Lần đó thằng con nói riêng với chị: Thôi má à… ở đây nhà kín mít, má nên nấu các món ăn đừng gây mùi hôi, vợ con cự nự lắm… Chuyện nấu ăn đã làm sức mẻ tình cảm giửa chị và con dâu, cả đến cái thằng con ngày xưa ưa ăn mắm của chị nữa… Buồn lòng lắm: Biết dzây chị không thèm qua đây làm gì cho mệt trí, ăn mà cũng kén chọn… chê hôi, chê thúi… Ở trong nhà hỏng được thì đem ra sau nhà để nấu. Không biết cớ gì cứ lâu lâu là chị đâm thèm các món mà chị nấu nướng như hồi ở quê nhà quá trời… Nghỉ vây chị mua cái lò điện nhỏ đem ra bên ngoài mái hiên phía sau nhà để nấu các món riêng cho chị ăn. Đâu đó vài bửa sau thằng con bị nhà người Mỹ trắng kế bên than phiền mùi hôi thúi xong qua nhà nó. Thằng con lại năn nỉ chị đừng nấu bên ngoài vì hảng xóm khíu nại… nó chỉ nói là họ sợ cháy nhà chứ không dám nói mùi hôi của thức ăn mà chị nấu… Chị buồn và cầu nhầu một mình: Nấu ăn nhà mình mắc mớ gì mà khíu nại. Chị nghĩ không ra cái xứ gì mà kỳ quá trời… tự do… văn minh ở chổ nào đâu! Còn mấy chuyện khác nữa.Chị vốn người cẩn thận và kim chỉ nên mấy chiếc lon nhôm thằng con uống chị gom một đống ở gốc nhà sau. Các bao ni lông đi chợ về xong chị vuốt vuốt gói lại một bao lớn. Lon nhôm đem bán cũng được vài chục mỗi tháng. Các bao ni lông gói rác khỏi mua bao rác… Chị hà tiên như vậy mà thằng con cứ cằn nhằn chị là ba cái đồ bỏ đó mà giử làm gì cho chật nhà… Ở lâu chừng vài tháng kế tiếp, chị thấy con dâu và thằng con của chị có cái gì đó hơi lục đục. Đêm khuya có khi thức giấc chị đi tiểu nghe tụi nó cải cọ trong phòng. Chị nghi là có chuyện gì đây hỏng biết, nên gạn hỏi riết thằng con của chị. Cuối cùng nó nói: Vợ con muốn mướn nhà riêng cho má ở… còn không thì nó đi ra ở riêng… Chị đứng trơ như trời trồng. Nhưng rồi mọi chuyện cũng đến hồi kết cuộc. Để con cái không hụt hặt chị đành gạt nước mắt ra ở riêng. Chị nghĩ ngợi: Chắc đây cũng là cái nghiệp chướng vì hồi đó chỉ cũng bỏ mặt nó khi mới 11, 12 tuổi đầu cho người bà con trên chuyến

đò chở khách…! Rồi nó trôi dạt qua xứ nầy cũng chỉ một mình sống với người lạ… Thôi thì cũng là quả báo…! Căn hộ của chị ở là khu chung cư dành cho người già ở. Chị cũng tuổi gần lục tuần rồi. Mọi chi phí thằng con chị lo và còn cho chị mỗi tháng vài trăm đồng để tiêu xài. Ơ căn phòng một mình chị buồn tủi vô cùng. Chị nói với thằng con cho chị về lại Việt Nam ở. Cái số của chị chắc sống một mình chứ không được ở với ai lâu. Nhưng nó nài nỉ và không cho chị về. Ở chung cư được ít lâu, chị quen một bà cũng bị con cái đẩy ra như chị. Bà nầy bày cho chị cùng đi quanh quẩn các khu chợ để kiếm lon nhôm trong các thùng rác. Tiền bán được gởi về tặng cho trại nuôi trẻ mồ côi ở Việt Nam. Thấy công việc từ thiện lại suốt ngày đở nằm không… khỏi lo nghĩ vẫn vơ mà đâm buồn nên chị và bà bạn cứ suốt ngày đi quanh quẩn các khu thương mại,chợ búa…

Biết dzây qua đây làm gì cho mệt… Môt hôm thằng con của chị được cảnh sát báo là chị bị xe đụng lúc quảy bao lon nhôm băng ngang đường. Nó tức tốc lái xe chạy đến nơi xảy ra tai nạn. Chị được đưa lên chiếc cáng cứu thương… các lon nhôm còn văng tung toé trên mặt đường. Thằng con bước đến hỏi: Má ơi! Má ơi! Má có sao không má? Chị rưng rưng nước mắt nhìn nó và nói: Con lượm mấy cái lon nhôm cho má. Má còn một bao lớn để ở phòng má chưa bán được. Con bán dùm má và gởi tiền về cho hội nuôi trẻ mồ côi ở Việt nam…! Chị được đưa lên xe cứu thương hú còi chạy mất. Thằng Bần đi gom mớ lon trên mặt đường bỏ lên xe của mình, rồi khóc. Nó kêu: Má ơi! Má ơi…! nghèn nghẹn trong cổ hong. Đối với những người trẻ như thằng Bần thường thích nghi với đời sống bên ngoài nầy mau chóng. Người lớn tuổi như chị Gấm thì chân đi bên nầy mà hồn cứ hướng vọng về quê hương với bao ký niệm… và thói quen… Quê hương luôn ở trong hồn chị.

Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 163


4. Cái may mắn của chị Gấm là vì chị băng ngang đường nhỏ trong khu thương mại. Chiếc xe chạy chậm và đụng vào bao lon nhôm quảy trên vai, nên chị bị đẩy té xuống đường. Một cánh tay bên trái và mông bị trầy. Sau khi vào bệnh viện khám tổng quát và chụp quang tuyến, bác sĩ cho biết xương bên cánh tay trái bị nức còn các bộ phận khác không bị tổn thương. Chị được băng bột cánh tay và nằm lại bệnh viện hai ngày. Thằng Bần con của chị buồn và hối hận rất nhiều vì đã đồng ý với vợ để chị ra ở riêng nên mới có cớ sự như vậy. Nó xin nghĩ làm vài ngày để châm sóc cho chị. Chị nói với nó: Má không sao đâu con… cứ đi làm đi và hỏi thăm vợ nó coi cái thai lớn chưa? Nó về nhà thuật mọi chuyện về má mình và bàn với vợ là nó quyết định đem má về. Nói nói:Anh mong em hiểu cho anh, anh chỉ có một mình má… anh không thể bỏ má như vậy được. Thử hỏi nếu má là má của em… thì em có đành lòng bỏ mặc má sống như vậy không? Anh sẽ bàn với má mọi chuyện… và sắp xếp cho má về. Vã lại khi có con nhỏ có má ở nhà trông coi thì tốt hơn phải nhờ người ngoài. Bà thương con hơn người dưng. Với lời thuyết phục chí lý đó, vợ thằng Bần đồng ý, nhưng nó nói là má nên sửa lại cách sống cho phù hợp với bên nầy. Riêng chị Gấm thì từ ngày ở chung cư, chị học hỏi được nhiều điều trong cách hội nhập với cuộc sống bên nầy. Chỉ có nấu nướng trong phòng của chị cũng bị bà quản lý chung cư kêu lên nói là các phòng kế bên họ phàn nàn. Nhiều bạn già đến nhà khuyên chị nên cẩn thận nấu nướng, mình ăn quen thì không nghe mùi hôi, người lạ thì họ ngửi không được. Ở quê mình nhà tranh vách là, cửa mở tàng quạt. Còn ở bên nầy nhà cửa kín mít, một con ruồi cũng không vô lọt. Mình ở đây quen rồi… lỡ mở cửa mà con ruồi nó bay vô là ráng đập cho nó chết không thôi chịu hỏng được... Mọi người trong làng xóm của mình quen ăn mắm khô, cá khô, muối quẹt,… Bên nầy ai mà thích các món nầy. Ở đâu quen đó chị ơi…! Thằng Bần thì tâm sự với chị: Má ơi! Con nhớ hồi đó gia đình mình nghèo làm gì có cá tươi, thịt sống mà nấu nướng, chỉ muối quẹt mắm kho thôi mà ăn cơm hết chén nầy qua chén khác. Hôm ăn cơm với mắm kho của má nấu, con ăn mà nhớ quê nhà… Con biết má cũng vậy…! Nhưng bên nầy khác má ơi! Ở đâu theo đó, con xin má dằn lòng để sống vui với xứ nầy. Con chỉ có má ở đây thôi làm sao con đành lòng bỏ má được. Con xin lổi má vì con mà má phải gánh tai nạn… Từ đây con quyết để má ở bên con…

Sự thương thảo tình lý giửa chị và gia đình thằng con yên ổn mọi bề. Chị về lại nhà thằng con từ từ thích nghi với chúng nó. Con dâu từ từ cũng thương cảm vì cách lo lắng của chị đối với nó. Mưa trên trời mưa xuống, người mẹ nào mà không thương con cho dù nó thế nào… Vợ thằng Bần đẻ một đứa con trai giống hệch nó hồi nhỏ. Ở nhà chị lăng xăng tìm cái lò điện nhỏ để hơ bụng cho thằng cháu, chị nghĩ ở đây làm gì có thang để hơ như ở bên nhà. Chị chuẩn bị một nồi muối cục để nung nóng, gói vào miếng vãi đấp bụng cho con dâu. Phải chi có miếng gạch thì hay biết mấy!

Thằng bé giống hệch ba nó hồi nhỏ… Sau hai ngày ở bệnh viện, con dâu về nhà thì mọi chuyện lo của chị đã không thành. Con dâu nói: Má à! Con có cái nịch bụng. Thằng con có cái nịch rún. Chị cụt hứng đem mấy thứ chị lo bỏ vào thùng rác. Mới về nhà mà nó đi ra đi vô… chị lo: Còn non ngày non tháng… sao nó không giử gìn? Hồi sanh thằng Bần, chị nằm than cả tháng, không dám đi đứng, không dám tắm gội, chỉ lấy khăn nóng lau mình… Con dâu chị cứ song sỏng mà đi, cứ tắm gội mỗi ngày… Chị lắc đầu: Cứ như vậy lúc có tuổi thì xụm lơ liền…! Hết nghĩ hậu sản con dâu chị đi làm trở lại. Nó dặn chỉ đủ điều… chị nghe nó nói mà không cãi. Chị nghĩ tao nuôi thằng Bần được còn cháu thì nhầm nhò gì. Thằng cháu nằm trên nôi, chị lấy tay đu đưa mơ màng hát ru khe khẻ: - Ầu ơ… “Gió năm non thổi lòn hang dếThương anh nhiều không biết để đâu…” - Ầu ơ.… “Chiều chiều ra đứng ngỏ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều” - Ầu ơ… “Má ơi! Đừng gả con xa… Chim kêu vược hú….ơ.. ờ…Biết nhà má đâu?” Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016 trang 164


Thằng nhỏ đã ngủ. Chị mơ màng nhớ thời con gái sống ở Phú Phụng. Mảnh vườn đời cố, đời ông để lại. Con cháu nẩy nở thêm mà đất chỉ có vậy. Đất chia ba, chia bảy mới 5,6 tuổi chị phải đi theo má làm cỏ vườn. Một mảnh vườn hai công đất mà ông ngoại chia 5, chia 3 làm sao đủ ăn. Ba phải đi làm mướn ở tuốt Năm Căn đem gạo về. Tuổi nhỏ cấp sách đến trường học i. a được vài chữ… chưa đầy lá mít, thì bỏ ngang đi làm cỏ mướn. Rồi đi lấy chồng … - Ầu ơ… Cây khô tưới nước cũng khô Vận nghèo đi tới xứ mô…nó…cũng nghèo… Cái mái chòi nghèo mà lưu luyến vì tình nghĩa vợ chồng, gắn bó có nhau. Rồi thằng Bần ra đời… Rồi nó lưu lạc sang đây mấy chục năm. - Ầu ơ…. Ngó lên trời …thấy con sao nhấp nhái Ngó xuống nước thấy con cá nó quẩy cái đuôi… Đến khi anh Gấm thay lòng đổi dạ… - Ầu ơ… Ghe lui còn để dấu dầm… Người thương đi vắng, cái…chổ năm còn đây… ơ .. .ờ. - Ầu ơ… Chim xa cành còn thương cây nhớ cội Chớ người xa người …tội lắm người ơi! Ngày xách gói ra cái chòi cũ ở, thì chị đau xót vô cùng… nhưng chị dằn lòng cố sống vì thằng con viết thư về nói là sẽ bão lảnh chị sang Mỹ. Rồi chị sang đây… tưởng cuộc sống sẽ thần tiên như những bức ảnh màu lộng đẹp mà thằng con gởi về: Nào xe, nào nhà, nào đường phố…Tất cả dồn trong đầu chị miền đất hứa hạnh phúc, đầy đủ, tươi vui. Nhưng… không phải giống như niềm mơ ước... Đầy đủ thì có chứ hạnh phúc… thì… chị lắc đầu.! Cuộc đời chị như miếng váng ghép ghe. Ghe trôi theo dòng nước… nước đưa đến đâu thì đi…! Hai dòng nước mắt chị bổng nhiên ứa ra, chảy dài trên đôi má ! HUỲNH VĂN LUẬN Viết trong mùa VU LAN

Còn bao lâu nửa mẹ ơi! Tuổi già năm tháng bước rời tuổi xanh Còn bao lâu nửa dỗ dành Tiếng mẹ khe khẽ ngọt mềm bên tai Còn bao lâu nữa mẹ ơi! Mỗi lần hầu mẹ, nghe lời mẹ khuyên Tiếng mẹ còn mãi êm đềm

Như cơn gió thổi, sóng triền miên vang Mỗi năm nhìn mẹ già thêm Nỗi đau xa mẹ làm mềm lòng con Tai nghe mẹ nói hơi run.. Mắt nhìn mẹ bước như chừng liu xiu Mẹ ơi! nắng đã về chiều Vẫn lo từng việc, muôn đều mẹ mang Trải lòng ..vẫn trải lòng ôm Đàn con khôn lớn mẹ còn lo toan Còn bao lâu nữa bên con? Con còn bên mẹ là còn trăng sao Là còn hương ấm ngọt ngào Là còn hạnh phúc tuyệt vời mẹ ơi!

Mùa hiếu hạnh HUỲNH VĂN LUẬN

Anh đến thăm em như một giấc mơ Ba mươi năm anh em vẫn đợi chờ Xuống đường hầm xe điện sao lạ quá?(1) Bến lạ chiều nay tưởng lạc lối về Anh đến Toronto một chiều thu Mưa phùn mờ mờ gió thổi hu hu Nhìn xuống đường bay mơ tưởng đồng ruộng Em đến phi trường nói chẳng nên lời Anh đến thăm em mùa thu trong mưa Hai bên đồi thấp, bong giấy lưa thưa Mưa qua đường ướt, mưa qua xa lộ Mưa buồn tình lệ nhớ người năm xưa. Anh đến thăm em mưa nhiều kỷ niệm Mưa lên phố lạ mưa qua bến vắng Phố cũ, phố xưa cái gì cũng có Rau đắng , rau sam bày bán bên lề Trước đến York Mill sau đến Ottana Anh đến phố nhỏ kể chuyện cầm ca Hạt mưa thu, trời mưa không dứt Dưới nhà hầm ca, nhảy karoke Anh đến thác Niagara nắng chiều Nước đổ ầm ì, gió thổi lành lạnh Dưới con suối chảy hai thuyền xanh đỏ Chúng mình chạy vào nhà hàng trú mưa Anh đến Mississauga, buổi xế chiều Mùa thu lá đổ anh đã đi rồi Lá vàng rơi rụng sao khóc lá xanh Giờ chỉ còn mình anh, tôi với tôi.

Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

Tú Sinh trang 165


1. Thành công trên đất hứa Từ ngày gia đình tôi định cư ở Mỹ 1984 chưa khi nào có dịp về Việt Nam để thăm lại Trà Vinh, với thân phận tật nguyền, phải ngồi xe lăn trên đất hứa Hoa Kỳ nầy, cũng nhờ được sự khuyến khích và hổ trợ hết lòng của bà xã, người hết lòng chung thủy lo lắng cho tôi ngay từ khi rời quân ngũ với tư cách một thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa bại liệt hai chân, và cũng có ý nêu gương siêng học cho những thằng con trai đến tuổi sắp sữa vào ngưởng cửa đại học, nên tôi quyết tâm ghi danh đi học lại cho vui với mấy đứa con mỗi ngày cho qua ngày tháng. Nhờ ơn trên giúp đở nên sau nhiều năm cực nhọc và nhờ có nhiều cố gắng mà mấy cha con cùng hảnh diện ra trường, tôi rất vui mừng nhận bằng Kỷ sư Điện vào năm 1993. Điều may mắn hơn nữa là tôi có việc làm không lâu sau đó. Cuộc đổi đời đến thật sự với gia đình tôi thật sự trên đất hứa Hoa Kỳ nầy.

Vấn đề tài chánh đã được ổn định và sau đó hơn năm, chúng tôi mới nghĩ đến việc về thăm lại quê hương Trà Vinh dấu yêu, nơi mà chúng tôi được chào đời và lớn lên. Rồi chúng tôi với nhiều bạn bè trang lứa cùng đến trường và lớn lên cho đến lúc trưởng thành thực hành ý nguyện "những cánh hoa dù" bay lơ lửng trên trời như những bông cây dầu , bông cây sao bay tung trước gió của bầu trời Trà Vinh. Nhớ Trà Vinh làm chúng tôi nôn nao thêm.

Trương Dưỡng 2. Vinh quy bái tổ Ý tưởng nôn nao gặp lải người thân trong gia đình, bà con láng giềng năm nào có càn ai quen biết không. Các cháu con có còn nhận ra mình không. Chúng tôi cụ bị những phần quà cho người thân mà không biết bao nhiêu hay món quà gì cho thích hợp. Trong khi nước Việt Nam cộng sản vẫn còn Hoa kỳ cấm vận. Bà con mình ai nấy cũng bị bon cộng sản kỳ thị nên rất thiếu thốn và đói khổ. Chúng tôi quyết định chỉ mang theo những vật nhẹ và gọn còn về đấy rồi tùy cơ ứng biến. Nỗi vui mừng về thăm lại quê hương chẳng khác nào ngày vinh quy bái tổ của các quan trạng ngày xưa. Ngày về đã đến và bà xã cùng đứa con lớn mua vé về thăm quê mà vẩn nôn nao coi như là "vinh quy bái tổ" các quan trạng về làng ngày xưa. Trước khi về quê, tôi có gọi cho Nguyễn Thành Chấn "phải" xin phép bà xã đến nhà tôi ăn uống sáng trưa chiều 3 bữa. Nhớ hoài, Chấn là thằng bạn thân vừa tri kỷ tri âm và vừa là ân nhân giúp tài chánh đi học Pétrus Ký ở Sài Gòn, lúc ấy Chấn tốt nghiệp sư phạm. Chấn đã gởi cho tôi $1000/tháng cho tới khi vừa xong Tú Tài 2, khi lên học Đại học ban toán nhưng lúc đó sinh viên phản chiến biểu tình bải khóa mãi, nên phải tình nguyện vô Võ Bị Đà Lạt. Khi ra trường, Chấn thì vẫn đi dạy học cho đến 1965 bị động viên Quang Trung, tôi chở bà xã đi thăm nhưng Chấn bận đi huấn luyện, đợi không được phải về sớm!

Bạn Cố tri Nguyễn Thành Chấn Về đến Việt Nam, có người nhà và bạn Chấn đón ngay cổng phi trường Tân Sơn Nhất, bao xe đi thẳng về nhà người thân rồi về Trà Vinh. Trên xe chúng tôi cùng tất cả mọi người mừng mừng tũi tũi, kể nhau nghe những chuyện lắm chuyện vui cười ra nước mắt. Chiếc xe chạy xuyên trên đường với hai bên ruộng lúa xanh tươi, ai nấy đều ngủ gà

Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 166


ngủ gật. chỉ còn ông tài xế với tôi và bạn Chấn trut bầu tâm sự chưa hết mà về gần đến nơi rồi. Hai thằng dều giành nhau kể chuyện củ của mình cho bạn nghe. Chân kể chuyện mình với những điều trớ trêu cảnh đời thay đổi khi lũ khỉ vi xi tràn vào thành phố, rồi bi mất việc, rồi vào tù, rồi ra tù, rồi cảnh đời của mình và người phài cơ cực ra sao!... Phần tôi, tôi cũng tranh kể những vùng chiến sự mà ngày trước chính tôi đã dự phần, những nơi có một phần thân thể cùng máu của tôi đã đổ, để góp phần bảo vệ nước Việt Nam Cộng Hòa thân yêu!... Về Trà Vinh chúng tôi luôn bận rộn thăm viếng người thân trong gia đình, sau vài ngày với sự sắp xếp của các bạn Chấn và Năm Châu tổ chức mời gọi được một số bạn bè củ cựu học sinh Trung Học Bán Công Trần Trung Tiên, bạn đồng khóa 22 Võ Bị Đà Lạt, cùng một số thầy cô cựu giáo sư dạy ở Trần Trung Tiên trong không khí vui mừng không thể tả như Cô Rạng, Thầy Tú, cùng với khoảng 50 học sinh cũ cùng nhóm học sinh Sàigon do thầy Nguyễn tinh Tú dẫn đầu gồm Phan Hữu Danh, Trang Vinh Thuận,...

Cựu hoc sinh và qúi Thầy Cô TTT họp mặt.

bữa toát mồ hôi. Trong phạm vi bạn bè, tôi với Chấn và Lâm Văn Nam: có nghĩ đến việc mình làm từ thiện giúp đỡ dân nghèo tỉnh nhà. Trong đó chính tôi góp phần tài chánh còn Chấn và các bạn bên quê nhà tùy nghi mua tặng vật đi giúp các nơi cần tùy khả năng mình có ít nhiều. Liên tiếp 4 năm từ 2012 tới 2015 mỗi năm càng đông hơn người cần giúp.

Phát quà cho đồng hương nghèo Riêng năm nay, 2015 đã phát quà tại 3 địa điểm: Địa Điểm Phước Hưng (Áp Đầu Giòng và xã Phước Hưng): 303 phần tiền mặt và gạo trị giá 78 triệu đồng; từ thiện (Gao) Tiểu Cần trị giá 3 triệu đồng. Địa Điểm Ba Si: 155 phần quà - Trong Xã Phương Thạnh 157 - Ngoài Xã 36 người - Chùa Phước Huệ xã Bình Phú 2.200.0000 đồng. Bếp ăn từ thiện Bệnh viện Càng Long 500.000, -BV Y Học Cổ Truyền Bến Có, ngoài ra còn giúp Tủ Thuốc Nam Phường 8, thăm bệnh Trung tâm, giúp Cơm trưa miễn phí cho học sinh nghèo Trường Tiểu Học A Phương Thạnh. - Tổng số Thu: 3920 usd + 100 Aud + 11.000.000 đvn = 100.468.000 VND ( trong đó có Quỹ tín dụng, Gđ Vân , gđ Chấn ) Chúng tôi tin tưởng lòng từ tâm của bạn bè làm việc đúng nơi quê nhà, nên mọi việc vẫn trôi chảy đều đặn trong nhiều năm qua. Nhờ làm kế toán rành mạch rỏ ràng với trang báo nhỏ không tiện trình bay chi tiết, phát quà cho người nghèo thực sự tới nơi đúng người cần, nên được tin cây các ân nhân hưởng ứng khá nhiều. Đối với gia dình chúng tôi và bạn bè chỉ mong đền ơn những phước báu ơn trên ban cho, chúng tôi chỉ mong chia sẽ phước báu ấy để gieo duyên lành cho kiếp sau. Chúng tôi thành tâm đa tạ các ân nhân khắp nơi đã góp một bàn tay với chúng tôi. Trương Dưỡng

Sau đó, Chấn cũng đưa tôi đi thăm nhà Phạm Thành Hiếu ở Bến Đáy, gặp Phan Văn Ngọ, Phan Hữu Ân ở đây rất vui... 3. Có duyên Báo Hiếu và Làm Từ Thiện Chuyến về quê nầy tôi có cơ hội được đúc cơm cho má, bà tuy lớn tuổi nhưng cũng còn “nhỏng nhẻo”, thích được tôi đúc cơm. Nhờ vậy khi về Mỹ, tôi thấy hài lòng vì được có dịp làm con hiếu thảo với mẹ. Từ đó tôi có ý nghĩ đến chuyện tích Mục Liên nhân ngày lễ Vu Lan báo hiếu vào rằm tháng Bảy. Lúc tôi về lại Hoa Kỳ một thời gian, má tôi đã mất đi khiến lòng tôi vô cùng thương xót và đau đớn!!. Má tôi mất rất êm thấm và được các các con cháu vây quanh đọc kinh liên tục đến khi bà nhắm mắt ra đi. Cũng trong chuyến thăm quê nầy, tôi thấy cảnh sống dân quê khó khăn, nhất là tá tiền chạy ăn từng Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 167


Nguyễn Thái Lai Sống ở xứ Mỹ, nơi dư thừa thưc ăn, không còn sợ đói, không phải xin phép với công an khi phải đi khỏi nơi mình ở, cũng không sợ bị bắt vô cớ, giống như ở quê nhà. Vậy mà tôi cũng không làm sao quên quê hương Việt Nam, đăc biêt làng xả Trà Vinh nơi chôn nhau cắt rún của tôi. Dù xa quê nhà 30 năm, trong giấc ngủ tôi vẩn thường mơ thấy mình sống tại quê nghèo, gặp lại người quen, mà chưa lần nào thấy mình sống ở quê hương đang cưu mang mình. Nhất là vào mùa Tết ta khiến tôi càng nhớ nhà nhiều hơn. Khi gặp bạn thân hay gặp lại đồng hương hoặc bạn bè cũ, nói cho nhau nghe chuyện quê nhà nhiều khi cũ mèm mà vẫn tưởng chừng như mới nghe. Tháng 7 năm nay, anh chị Vỏ văn Diệu sẳn dịp thăm cháu ngoại ở San Jose cũng chịu khó lái xe ghé Sacramento để gặp bạn bè. Vợ chồng Huỳnh văn Thì, Vợ chồng Huỳnh văn Luận, Vơ chồng tôi, chúng tôi lại có dịp nhắc chuyện vui năm nào. Anh chị Diêu vừa về thì có Trần Tử Quý tới San Jose thăm ban. Cùng thời gian đó có Đại nhạc Hội Cám ơn Anh nhằm gây quỷ giúp Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa tổ chưc tại San José. Quý, bạn của Quý, vợ chồng tôi cùng anh chị tôi lại có dịp gặp nhạu. Vài ngày sau khi Quý về lại New York thì Vỏ Trung Tín điên thoại cho biết là sè đến Sacramento thăm bà con hơn 50 năm chưa găp. Đúng là không hẹn mà găp. Bà con của Tín tôi cũng biết nên ngồi nghe nhắc lại quê Trà Vinh tôi như có dịp về lại quê xưa. Bạn bè về rồi, nhớ nhà cũng trở lại. Vợ chồng tôi rảnh rổi lại lái xe đi Fresno thăm bạn già. Lần nầy khi đên Fresno chúng tôi gặp lại bạn cũ sau lần vượt biên 30 năm trước. Trong bửa ăn chuyện coi bói cũng được nhắc tới. Tôi xin kể lại cho các bạn đọc cho vui. - Kỳ đó, sau lần coi bói ở nhà cô Ng. lưng gù chị đi lọt phải khổng ? - Không lọt chị ơi. Chị còn nhớ, hôm đó hai đứa minh ngồi chờ tới gần 9 giờ thì Cô Ng. cho biêt:

Cô chỉ coi có 15 người sáng nay, ai có số 16 thì về, mai trở lai. - Nhớ chứ, Vợ tôi trả lời câu hỏi của vợ bạn tôi rồi nói tiếp: - Coi vượt biên mà Cổ không coi riêng mà nói giừa đám đông tôi ngại quá, bụng thì đánh lô tô. Tôi cũng ráng ngồi chờ cô Ng. coi cho 2 người tôi không quen. Cô nọ hỏi cô ta đi vượt biên có thành công ? Cô Ng. nói : - Chi gạt người ta chớ có đi đâu mà tới. Cô này đứng dậy đi lẹ ra. Chị kế tiêp ngồi vào ghế chưa hỏi thì Ng. nói: - Chị bỏ chồng theo chủ tàu chị không sợ sao ? Lần đầu đi coi bói không biết trúng trật, lành dử ra sao mà thấy cô Ng. nói không kiêng nể tôi muốn đi về sợ ngồi lâu 2 bà kia giân kêu công an thì ket. - Chị còn nhớ là tôi vô trước chị không ? - Nhớ chứ, Cô nói cái gì mà chị đi ra mau vây, tôi không nhớ ? - Cổ nói tôi không cần coi. Tôi nghe vậy đi lẹ ra sợ ngồi lâu công an tới, còn chị ? - Chị đi ra tôi cũng theo không dám ngồi sợ bị bắt. - Sau đó chị có coi ở đâu không ? Chị bạn nói: - Tôi không dám đi coi vi`không biết tin ại. Ông xã tôi cùng không mấy tin thầy bói nên tự lo. Mai quá, năm 1984 chúng tôi tới Mã Lại. Hiên đang sống ở Texas. Hè này nhớ bạn bè đi thăm coi ai còn ai mất . - Còn chị, sau đó, có đi coi bói ai khác không ? - Chồng tôi không coi ai hết, đi 2 lần không xọng. Lần đó định đi hết nhà nên tôi muốn đi coi cho chắc, mà cô Ng. không coi. Tôi có đi coi nhiều chổ lắm. Để tôi nói vụ cô Ng. cho chị nghe: - Tôi có nghi vấn là 2 người bị cô Ng. xài xể là cò mồi quá. Coi bói bài mà dám nói chuyện đời tư không tốt đẹp trước nhiều người. Tôi thấy không ổn. - Chị có trở lại coi lần nào nữa không ? - Tôi không có trở lại vì chồng tôi nói Ba của cô Ng. là thầy giáo, biết chúng tôi nên vì vậy không muốn coi cho tôi.Tôi chỉ đoán thôi. - Thôi nói vụ coi chổ khác đi . - Để tôi nói vụ đi coi Cô Muối cho anh chị nghe: cô nầy ở xóm Phú De, xóm Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa, tữ quán hủ tiêu Hồng hoa Lệ đi

Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 168


qua đường số 1 là tới xóm Phú de. Nó nổi tiếng lộn xộn từ hồi nào không biết, khi mình còn nhỏ là nghe tên rồi. Hôm nọ cô em vợ tôi từ Sài gòn xuống Trà vinh thăm vợ tôi. Em tôi khen cô Muối coi hay lắm, còn gọi người thân đã mất về đươc nừa. Em tôi nói nó lén gọi anh Hai tôi về nữa.Tôi hỏi nó sao mầy biết đúng là Hồn của anh Hai ? Nó nói: ảnh gọi em là Tám (Em tôi thứ Tám) Anh hai còn uống hết 1 xị rượu trắng mà không say nữa đó. - Mầy có xin số đề không ? - Em xin số mà không biết bàn nên đánh trật. - Em vợ tôi nghe em tôi nói đòi đi coi. Tôi định nói nghi vấn của tôi cho mấy em tôi nghe mà ngại, chờ tụi nó về xem sao ! Khi vợ tôi cùng 2 đứa em về, tôi chưa kịp hỏi thì cô em vợ nói liền: - Em vừa đặt quẻ là con mẻ nói liền là chồng em tới nơi, em đừng lo sẽ đoàn tu. Mất mẹ nó 20,ngàn. Không lẻ em lấy tiền lại. - Trúng quá rồi còn tiếc tiền. Tao nghe là chồng Dì Út đi vượt biên tới rồi phải không ? - Thôi mốc họng hoài. Em mới nghe tin ảnh bị bắt ở Rạch Giá, giam ở trại Cây gừa Em có gặp mặt rồi buồn quá, sẳn ghé thăm anh chị, báo tin mà chưa kịp nói gì. Nghe thầy bói hay nên đi liền. Con mẻ còn cho em biết sẽ đoàn tụ. Em mà đoàn tụ kiểu nầy là chết cả lũ. - Chị Tám có coi khổng ? - Em nghe nói là nổi dich, kéo chị Tám về không kịp ở đó mà coi. - Thôi, ăn uống gì đi rồi tao nói cho nghe nhận xét của tao. Con Tám buôn bán ngoài chợ ai mà không biết nó thứ Tám. Cô Muối hay ai trong nhà biết con Tám, còn con Tám không biết người ta. Còn anh Hai tao, cả chơ này đều biết ảnh với 2 người nừa uống rượu có thuốc rầy mà chết. À tao quên hỏi con Tám là nó đi mua rượu hay trong nhà đưa rượu cho cô Muối uộng. Tao nghi cổ uống nươc lạnh quá. May là mầy bỏ về chứ cự lại dám bị Công an hỏi thăm lắm đó. Còn Dì là người lạ thì hỏi chuyên gì ngoài chuyện vượt biện. Coi chuyện vượt biên, may mà nói trúng thì khá tiền còn không trúng thì cũng có bị đòi tiền lại đâu. - Em tôi nói: - Chị Năm dẩn chị Út đi coi cô Ng. đi nghe nói cổ coi hay lắm. - Không biết cô này có bùa ngải gì không mà khách coi cũng đông Tôi thấy coi bói bài mà nói chuyện riêng tư y như biết chuyện nhà người ta nên người ta tin lắm. - Thôi, mầy ơi, tao có đi coi mà cô ta không coi cho tao ...

- Chị biết không ? Có lúc chán quá không biêt làm gì nghe đồn ở Vàm Trà Vinh, xóm Đầu Bờ mình có thầy cho số đề hay lắm. Vợ chồng tôi cũng theo người quen coi chơi cho biêt sẳn đi vòng vòng tìm đường. Trong đầu tôi cứ nghĩ nếu ông ta biết số trúng thì kêu người nhà đánh là giàu rồi. Đâu cần cho người ngoài. Tuy nghĩ vậy nhưng cũng đi cho biết. Chạy hết con đường từ ngả 3 Hòa thuân , qua khỏi nhà Vỏ trung Tín, nhà Vỏ thi Năm Châu, nhà Trần văn Ria, khỏi luôn nhà Thai, Hoàng (2 bạn này gốc Vỏ bị Đà Lạt), Qua luôn nhà Cô Ba Hòa Thuân, Qua luôn nhà chị Hai Khỏe thơ mạy Nhà thầy cho số gần sông cái (Sông này có tên là Tiền Giang là một nhánh của sông Cửu Long). Nhà lợp lá, trong nhà có nhiều bàn thờ, trông có vẻ huyền bị. Thầy ngồi chinh giữa, trùm khăn đỏ, hai bên có 2 người đàn bà đứng hầu. Khách độ 20 người. Chúng tôi đên trể nên chờ đợt sạu. Khách chờ cũng độ 10 ngượi. Tôi đứng sau lưng thầy đủ để thấy thầy đưa số cho người xịn Số đã được viết sẳn trong tờ giậy Số thầy cho không có giống nhạu. Mỗi tờ 2 số, 3 số. Nếu 20 người xem thì bao nhiêu số, rồi đánh đầu, đánh đuôi, lộn tới, lộn lui thì phải có số trúng. Ngoài tiền quẻ, còn tiền thưởng của người trúng có lẻ thầy mau khá. Thấy vậy tôi rút êm không chờ tới phiện. Chắc là thời gian sau thầy sè giàu. - Rồi anh chị có coi thầy nào khác vụ vượt biên nữa không ? - Có chứ. Chúng tôi bí quá đành nghe đồn Thầy Mù ở xóm Lò heo coi quẻ Dịch, gieo đồng tiền chứ không lên đồng. Vợ chồng tôi nghĩ mình có 2 con mắt sáng mà không biết lại nhờ người không có con mắt. Tôi đi không lọt nên người bà con có chuyến, tôi đành gởi con gái đi một mình. Bảy ngày qua rồi mà không có tin. Đi hỏi tin thì sợ bị lô. Vợ tôi lo quá nên tôi đành chở đi coi bói. Theo lời chỉ của người quen thì tới rạp hát quẹo vô đi khỏi xóm nhà Giáo sư Văn Tường, khỏi xóm nhà Trần Tử Quý, gần tới xóm nhà Dương Lưu Ba, Chung Hữu Hạnh thi`quẹo trái là tới xóm nha Thầy bói. Hỏi thăm con nít cùng biết. Nhà Thầy Mù ở không gần nhà ai. Trong nhà không có ai ngoài vợ chồng thầy với 3 đứa con. Một đứa là học trò của vơ tội. Nghe đứa học trò nói: Mẹ em sanh ở nhà, Ba em làm Bà Mụ. Vợ tôi nghe vậy cùng yên tâm. Vợ tôi không hỏi gì khác: Con tôi đi được không? Thầy lấy 3 đồng tiền điếu gieo quẻ rồi nói: Thấy chuyển mưa mà không có mưa. Chúng tôi cám ơn trả tiền rồi ra về không hỏi

Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 169


thêm. Trên đừơng về chúng tôi suy nghĩ, bàn luận về lời giải của thầy Mù. Ghe của bà con, không có rước khách thì không bị gạt rồi. Cả tuần rồi mà không có tin. Thôi rán chờ vài ngày rồi đi gặp bà cọn. Tơi nhà, chúng tôi vừa mở cửa nhà thì nhìn ra sân thấy con tôi chạy xe đạp vô cổng. Hai mẹ con ôm nhau mà khóc. Chúng tôi mừng con đi không được. Tôi hơi tin, còn vợ tôi thì thích coi bói với thầy Mù sau khi tôi đến đảo an toàn. Từ đó chúng tôi không dám cho con tôi đi vượt biên một mình. Còn tôi 3 lần rồi mà không xong. Hết khả năng đành chịu thua chờ phép lạ . - Trước khi đi đến đảo Mã Lai, Anh chị có đi coi thầy nào nữa không ? - Có chứ. Chúng tôi bàn với nhau là đi chung không được thì đi riệng. Chúng tôi có ghé ông Song An ở xóm Vườn Xoài. Nhà ông gần nhà vẻ Thanh Huyền, xung quanh nhà nhiều mồ mã. Vào trong nhà, trong khi chờ tôi thấy nhiều bàn thờ không biết thờ ai mà che kín trông có vẻ ma quái nên chúng tôi không dám coi vì sợ bùa ngải. Lý do khác là, có vài đứa học trò trường Mã Tiền chào tôi nên chúng tôi không dám ngồi lâu. - Lần khác, bạn bè hùn nhau mua ghe tự tổ chức vượt biên. Trong nhóm bạn bè có biết về Dịch Lý. mà không tự tin nên kéo nhau nhờ Thầy coi cho chắc ăn trước khi ra khơi. Chúng tôi đi Sa Đéc thăm Thầy. Vì không biết nhà nên phải nhờ đệ tử của Thầy hướng dẩn (anh này là Dược sĩ trước 1975 sau khi ở tù về làm Thầy thuốc Nam ở Sa Đéc). Sau lời thăm hỏi, chúng tôi chưa nói mục đích cuộc viếng thăm thì Thầy nói vói anh Dược Sĩ: - Con biết Dịch Lý mà dẩn các bạn con gặp Thầy vào giờ nầy? Rồi Thầy nói luôn: mấy con vào nhà Thầy nhằm quẻ “Sơn Thủy Mông”. Khi nghe tên quẻ chúng tôi tái mặt liền.Thầy nói tiếp lưới trời lồng lộng , một mải lông cũng không qua lọt . - Tôi cho Thầy biết là còn 3 ngày nữa là chúng tôi khởi hành, nhờ Thầy chỉ cho cách hóa giải. Thầy đề nghị hoản lại. Chúng tôi trình bày cho Thầy biết là chúng tôi chuẩn bị lâu rồi nên không muốn hoản lại nừa sợ bể. Thầy bảo tôi về lấy một miêng sắt đóng gần trước mủi ghe để hóa giải. Trên đường về chúng tôi bàn: Ghe này không bị gạt, không có khách khác. Ghe ngụy trang chở lá, chở củi đi buôn bán lâu rồi, đường xá cũng quẹn. Tài công là cậu tôi. Thợ máy là anh rể tôi. Người đi là gia đình của bạn và gia đình tôi. Taxi cũng trả tiền rồi. Khi ra khơi là tháng 3, thời tiết thuận tiện, thôi liều vậy. - Anh chị đi lọt phải không ?

- Ghe bị bắt, chúng tôi chưa xuống nên chạy được. - Ghe đi làm ăn, chuẩn bị kỷ sao bị bắt ? - Công an Bến Đáy bắt vì có người đi tố cáo. Xét trên ghe không có ai lạ chỉ có thêm một máy F7 (Máy này để dành khi máy ghe bị hư thì cũng xài tạm). Sau đó, tôi biết lý do va ai là người đi tố cáo. - Ai vậy, - Em bạn dì của tôi. Số là Cậu tôi trươc khi đi mới đi mua hủ tíu đem về nhà Dì tôi mời ngoại tôi ặn. Ngoại tôi ở nhà Dì tôi. Chuyên mua hủ tíu gây chú ý. Không biêt Cậu tôi có nói gì không mà chiều chuẩn bị lui ghe thì con nhỏ con bà dì tới. Cậu tôi đòi đạp nó xuống sông (Sau này con tôi nói lại vụ đạp xuống sông cho tôi nghe, cậu tôi giấu tôi vụ này. Nếu cậu cho nó đi là êm rồi) Nó lên bờ về bến Đáy báo công an (Bà con tôi ở Bến Đáy có chạy coi công an bắt ghe vượt biên, khi ghe chưa tới Bến Đáy. Khi kéo ghe vào mới thấy toàn là bà con trên ghe) Chúng tôi không hay ghe bị bắt. Chúng tôi chờ ở bải với ghe nhỏ (Taxi), Gần 3 giờ sáng không thấy ghe lớn chúng tôi quay về mới biết bị bể. Dù xét không thấy có đồ ăn, thức uống, không dầu dự trử cho vượt biên, công an Bến Đáy cũng bắt tịch thu ghẹ tãi công, thợ máy cũng bị tù. Chị tôi,con của chị và 2con tôi chỉ bị giử 1 ngày rồi cho về . Nhờ ơn trên ban phước ,chuyện vượt biên lần nầy dù thất bại nhưng công an không biết .Anh C. bạn thân của tôi bỏ cuộc không dám nghe tôi bàn chuyện vượt biên. Vợ chồng tôi, dù không còn tiền cũng tính chuyện ra đi. Chúng tôi không còn muốn coi bói nừa vì không phải tự mình tổ chức nên đãnh chờ thời. Sau đó vài tháng, thì có 2 thằng bạn thân ghé nhà thăm tôi. Chúng tôi không gặp nhau sau khi mât nước nhưng không ngại nói cho nhau nghe chuyện của chúng tôi đã làm. Sau khi nghe tôi nói vụ ghe bị bắt, 2 bạn nầy cho biết sẽ có cách chuộc ghe ra đươc. Chúng tôi tìm được người môi giới đem chiêc ghe về. Bạn tôi cho tôi và đứa con trai đi trong chuyến ghe mới chuộc ra. Tôi không dám cho vợ và con gái tôi đi theo vì không tiền và cũng chừa đường lui. Tôi đên Mã Lai an toàn sau 6 ngày trên biển. Vừa tới Mỹ là tôi làm giấy bảo lảnh. Năm năm sau, chúng tôi được đoàn tụ mà không dám tin là sự thật.

Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

Nguyễn Thái Lai Tháng 10 / 2015 trang 170


Tiền Vĩnh Lạc Ban Biên Tập: Đây là bài viết cuối cùng của Cụ Tiền Vĩnh Lạc hôm tháng 5/2015 gởi đến ĐSTV.16, Hội AHTV luôn ghi nhớ công đức nầy và cầu nguyện hương linh Cụ được cao đăng Phật Quốc. Kế toán là một nghề rất phổ biến. Bất cứ ở đâu có buôn bán, có doanh nghiệp đều có người làm kế toán. Một người chưa biết kế toán, khi nhìn vào một Bản Tổng Kết Tài Sản hoặc một Bản Cân Đối Tài Khoản đều lấy làm thú vị: những con số chi chít phân ra hai cột, cọng lại thì tổng số ở hai cột luôn luôn bằng nhau! Trái với một số ý kiến cho rằng kế toán là một nghề buồn chán vì suốt ngày chỉ loay hoay với những con số vô hồn, người làm kế toán lâu năm sẽ thấy kế toán cũng có lắm điều thú vị. Hành nghề kế toán có thể thấy ảnh hưởng của nguyên tắc kế toán vào đời sống hằng ngày. Riêng chúng tôi thấy có những điều thú vị sau đây: 1. Nguyên tắc thứ nhứt: Sự Quân Bình Quen với sự quân bình giữa hai cột trong các Bản Tổng Kết Tài Sản và các Bản Cân Đối Tài Khoản, những người hành nghề kế toán luôn chú ý đến sự quân bình trong đời sống hằng ngày. Trước tiên là quân bình ngân sách gia đình. Tùy theo thu nhập của mỗi người mà có mức sống trung bình hay khá cao, nhưng nói chung thì đời sống của người hành nghề kế toán cũng dễ chịu. Họ chia ngân sách làm nhiều phần: phần chi tiêu cho ăn, mặc, ở, đi lại, tiền học cho các con, v.v... phần tiết kiệm phòng khi bệnh hoạn hoặc bắt buộc phải chi tiêu bất thường phần dành riêng để giúp đỡ thân nhân, bạn bè khi hữu sự, hoặc giúp các cơ quan từ thiện lúc nào cũng cần sự tài trợ của toàn dân. Người hành nghề kế toán đã lập ngân sách thì ăn tiêu có chừng mực, đỡ phải lo lắng về tiền bạc, tinh thần được rảnh rang, lạc quan. Người biết quân bình ngân sách thì không ham mê cờ bạc hoặc các trò chơi may rủi, nên ít khi lâm vào cảnh túng thiếu ngặt nghèo. Trong tư tưởng, họ ít háo thắng, quá khích mà thường tỏ ra bình tĩnh và ôn hòa. Trong hành động,

họ ít khi hấp tấp. Họ làm việc một cách thận trọng nên ít khi phạm lỗi lầm. Trong quan hệ với người khác, họ không cho ai là hoàn toàn phải hay hoàn toàn sai. Ít khi họ cãi lẫy để tranh phần thắng và tránh cho người đối thoại khỏi phải mất lòng. 2. Nguyên tắc thứ hai: Trật Tự Hành nghề kế toán thì trật tự là điều quan trọng nhứt. Giấy tờ, tài liệu quá nhiều, cần phải sắp xếp lưu trữ cho cẩn thận để tới khi cần tài liệu nào thì có thể lấy ra ngay. Kế toán viên thường lưu trữ hồ sơ theo kỹ thuật kết hợp: theo thứ tự A B C theo thứ tự thời gian theo thứ tự địa phương theo thứ tự đề mục v.v... Trong quan hệ về tiền bạc giữa các cá nhân, người kế toán thường ghi chép rành rẽ để được rảnh trí. Ngoài những sổ sách kế toán của khách hàng, người nào cũng có một cuốn sổ chi tiêu cá nhân, ghi chép có khi rất tỉ mỉ. Đó cũng là một cách để giữ sự trong sạch về tiền bạc. “Tài thượng phân minh đại trượng phu”. Quen với trật tự rồi thì những chuyện vụn vặt trong đời sống hằng ngày cũng đương nhiên theo trật tự, từ ăn mặc, nói năng cho tới những vật dụng hằng ngày đều được sắp xếp theo thứ tự. Mỗi món đồ dùng đều để đúng nơi đúng chỗ, “Mỗi món có một chỗ và mỗi món đều để đúng chỗ của nó”. Người có trật tự, khi lên giường ngủ thì đôi dép được xếp ngay ngắn dưới gầm giường, để nửa đêm thức giấc buông chân xuống giường là xỏ ngay vào dép, khỏi phải quờ quạng, mò mẫm tìm dép khi đang mắc tiểu quýnh quáng! Lau tay, lau mặt xong, khăn lông vắt lại sào, hai mép ngay bằng nhau, không so le, chứng tỏ người này đã quen với trật tự. Khi trải chiếu, chiếu phải thẳng và ngay ngắn. Tất cả đồ đạc trong nhà đều để ngay ngắn, trông rất vui mắt. Trong khi làm việc, phải biết việc gì nên làm trước, việc gì nên làm sau để khỏi lụp chụp, làm việc này chưa xong, phải xoay qua làm việc khác, tốn công mà hiệu quả rất thấp.

Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 171


Người đã quen với trật tự thì sống rất thoải mái, không thấy bị gò bó khi theo trật 3. Nguyên tắc thứ ba: Tính Cách Nhị Biên Trong kế toán luôn luôn có hai điều trái ngược nhau trong mỗi sự việc. Hễ có người thâu thì phải có người xuất. Hễ người này được thì người kia mất. Hễ có người chủ nợ tất nhiên phải có người mắc nợ. Hễ số tiền của khoản này tăng thì phải có khoản khác giảm số tiền tương đương. Đã quen với nguyên tắc này rồi, thì mỗi khi làm một việc gì người kế toán sẽ phân tích: ai đưa ra, ai thâu vào ai là con nợ, ai là chủ nợ, khoản nào được tăng, khoản nào bị giảm thêm được khoản này, thì mất ở khoản khác v.v... Nguyên tắc nhị biên này giúp cho người kế toán luôn nghĩ đến hậu quả của mỗi việc làm, nhờ đó tránh được những lỗi lầm có thể gây phương hại đến người khác. Bản tính của nguyên tắc nhị biên trên đây nhằm đi đến sự công bình, tránh được những sự tranh chấp giữa những cá nhân. Trên đây là một số kinh nghiệm cá nhân của chúng tôi. Nếu các bạn đồng nghiệp có dịp đọc bài này, xin vui lòng góp ý, chúng tôi rất hoan nghinh. Tiền Vĩnh Lạc Tháng Năm 2015 * * * Thuế khóa cuối năm thật bộn bàng Các nhà doanh nghiệp chớ làm ngang Chứng từ sắp xếp theo trình tự Sổ sách chép ghi thật rõ ràng Tiền bạc thu chi dầu thiếu đủ Tồn kho nhập xuất phải còn hàng Thống kê tài sản làm cân đối Kế toán có đây, đã sẵn sàng! Tiền Anh Nhi Tháng Tám 2003

Thân tặng các Thân hữu Trà Vinh vừa có buổi hội ngộ ở Houston,TX - HtH

Trà Vinh!Trà Vinh 40 năm viễn xứ Người Trà Vinh qua năm tháng thăng trằm Ở muôn phương…dù xa xôi cách trở Cũng muốn gần nhau…tay bắt mặt mừng Bốn chục năm xa… gọi đàn chấp cánh Cùng tựu về…nối lại …buổi hàn huyên Bốn chục năm vù bay …ngồi nhớ lại Thuở Trà Vinh ngày tháng cũ thần tiên Người nhắc lại chuyện ngày xưa thơ ấu Đường hàng me thuở cấp sách đến trường Tuổi thanh xuân hồn nhiên còn thơ dại Như bướm bay lượn cả một trời thương Trang sách nhỏ chép đôi đều lưu luyến Thuở yêu ai vụn nhớ …nỗi niềm vương Những nụ hôn trao cho nhau vội vả Mà in sâu ký ức… tuổi yêu đương Trà Vinh ơi! Bốn mươi năm xa đó Như rất gần những kỷ niệm còn nguyên Đám con gái nhiều đêm ra đầu chợ Ngồi ăn kem…ly xâm bữu lượng thơm Vài thằng bạn thập thò ngồi ngó chéo Đêm Trà Vinh tim ai đó vổ...ngập ngừng Trà Vinh ơi! Bốn chục năm qua vội Ai nhớ ai…? Cuộc dời đổi tang thương! Trà Vinh ơi! Bốn chục năm còn dội Những bước chân qua phố cỗ trăm năm Phố không lớn người rất gần giáp mặt Người chưa quen... nhưng biết rất tình gần Cứ nhắc đến từng gian nhà, cửa tiệm Gọi từng tên nghe rất đổi…là quen Tây Huê, ThanhThưởng, KimTường, CẫmKý Hoa Nam, Tố Nga, Ken Ký, Yến Anh… Bốn chục năm qua rất dài nhung nhớ Ngồi nhắc hoài chưa hết nỗi niềm thương Buổi hôm nay đồng hương tình quyến luyến Sẽ nhớ hoài buổi hội ngộ Trà Vinh

Vĩnh Bình hội ngộ 40 năm tại Houston TX Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

Anh Ba Phước Hưng trang 172


Thầy MẠCH PHƯỚC LÂM, dạy môn Hán Văn Trường Trần Trung Tiên, Anh Rể của Trần Đắc Vĩnh và Trần Đắc Hòa, mãn phần tại Trà Vinh ngày 24/9/2015, hưởng thọ 86 tuổi. Đồng Hương TRƯƠNG THANH TRAI, Sinh ngày 13/10/1947 tại Sâm Bua (Hòa Lạc) Trà Vinh. Là Hội Viên Hội Ái Hữu Trà Vinh đã mệnh chung vào lúc 6:20 chiều ngày Thứ Năm 26/8/2015 (Nhằm ngày 13 Tháng Bảy năm Ất Mùi) tại Thành Phố Santa Ana California. Hưởng Thọ 68 tuổi. Cụ Ông TIỀN VĨNH LẠC Pháp danh THIỆN CHƠN Vừa từ trần lúc 9 giờ sáng ngày 30 tháng 06 năm 2015 Nhằm ngày Rằm tháng Năm năm Ất Mùi tại Darwin, Bắc Úc Hưởng thọ 87 tuổi Cụ Bà NGUYỄN BÁ THỌ, Nhũ Danh Nguyễn Thị Hiển Pháp Danh Diệu Vinh. Là hội viên Hội Ái Hữu Trà Vinh, Sinh quán Cầu Ngan Trà Vinh - Đã mãn phần ngày 25 tháng 6 năm 2015 (nhằm ngày 10 tháng 5 năm Ất Mùi), tại thành phố Garden Grove, California, Hoa Kỳ. Hưởng thượng thọ 100 tuổi Ông Bùi Quan Chiêu Là hội viên Hội Ái Hữu Trà Vinh đã qua đời tại Đức Quốc (Germany) Bà NGUYỄN THỊ HƯỞNG, Pháp danh: Tịnh Hỹ sinh 19/9/1945, quả phụ của bạn Lâm Thành Hổ (bút danh Hai Quẹo, Lâm Thanh), đã qua đời vào ngày 23 tháng 3 dl 2015, nhằm ngày mùng 4 tháng 2 năm Ất Mùi tại Long Đức, Trà Vinh (Việt Nam). Hưởng thọ 70 tuổi Ông NGUYỄN XUÂN QUAN, Pháp Danh NHẤT CỬU (hội viên ái hữu Trà Vinh). Đã tạ thế lúc 4:40 chiếu ngày 25 tháng 2 năm 2015 ( nhằm ngày mùng Bảy tháng Giêng năm Ất Mùi) tại Thành Phố Garden Grove . Hưởng thọ 75 tuổi. HỘI ÁI HỮU TRÀ VINH Thành kính chia buồn cùng Gia Quyến các Đồng Hương có thân nhân quá vãng và đồng cầu nguyện cho Chư Hương Linh được thong dong tự tại nơi cõi Vĩnh Hằng.

Cảm Tạ Kính gởi Hội Ái Hữu Trà Vinh, cùng quý đồng hương, Chúng tôi xin chân thành cảm tạ Hội Ái Hữu Trà Vinh cùng quý đồng hương đã gọi điện thoại, gởi điện thư để phân ưu, chia buồn và an ủi chúng tôi nhân Lễ Tang Ông TIỀN VĨNH LẠC Pháp danh THIỆN CHƠN từ trần lúc 9 giờ sáng ngày 30 tháng 06 năm 2015, nhằm ngày Rằm tháng Năm năm Ất Mùi, tại Darwin, Bắc Úc - Hưởng thọ 87 tuổi Trong lúc tang gia bối rối, có điều chi sơ xuất kính xin quý vị niệm tình tha thứ. Bà Tiền Vĩnh Lạc, nhũ danh Dương Chiêu Anh, Pháp danh Viên Huệ; Tiền Lạc Quan Pháp danh Minh Trọng và Tôn Nữ Song Yên Pháp danh Lệ Thuận, Tiền Anh Thơ Pháp danh Tâm Quang, Tiền Anh Nhi Pháp danh Lệ Tâm; Tiền Bảo Yên Hà (Katie) Pháp danh Lệ Hải, Tiền Bảo Minh Khôi (Laurence).

Tạ tình đồng hương Nghĩa đồng hương vô vàn thân thiết Hữu sự càng tha thiết chân tình Chúng ta ai cũng có gia đình Trên đất khách mưu sinh lao nhọc Thời giờ quý như vàng như ngọc Công giúp đỡ dốc sức tận lòng Ơn khó đáp, lời cảm khôn cùng Riêng thầm niệm chân thành bái tạ Rời đất Tổ bơ vơ nơi xứ lạ Sưởi ấm lòng tình đoàn kết thân thương Buồn vui cùng chia sẻ chốn tha phương Xin khắp nguyện vạn sự lành an lạc Nguyện con cháu học hành thành đạt Xây dựng cùng lạc nghiệp an cư Đại gia đình tiếp nối truyền lưu Ngày trở lại quê hương vinh hiển. Chân thành tri ân - Tháng Bảy năm 2015 Chiêu Anh

Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 173


Ân Tình Cha Vẫn biết có sanh là có diệt Mà sao lòng không thể nén đau thương Ai đã từng qua giây phút đoạn trường Khi non Thái không còn che bóng mát Một buổi sáng như muôn vàn buổi khác Trời vẫn xanh mây trắng vẫn nhỡn nhơ Mà tử sanh đã cách biệt đôi bờ Một sát-na nhân gian thành cõi mộng Tám bảy năm cha sống đời đáng sống Ông mất rồi cha bỏ học phụ bà Lo đàn em đến nên cửa nên nhà Cơn quốc biến thêm nặng tình yêu nước Hồng Thập Tự tham gia cùng nối bước Trên khắp đường quê phát thuốc nhổ răng Chia sẻ phần nào những nỗi khó khăn Xoa dịu bớt vết thương mùa tao loạn Cảnh tang tóc nỗi dân tình hoạn nạn Theo bước chân đoàn cứu trợ Long Viên (1) Cứu thiên tai, cứu đói khắp mọi miền Trên đất nước quê hương đầy thảm trạng Trải nhiều năm cùng Thầy Bảo Tạng (2) Bắc Trung Nam đây đó tiếng kêu thương Vùng xa xôi lặn lội cùng lên đường Không quản khó khăn, chẳng nề lao nhọc Giúp việc làm, giúp trò nghèo việc học Luôn sẵn sàng, luôn nghĩ đến mọi người Khó khăn chi cũng nở nụ cười tươi Bước đường đời chọn con đường phụng sự Hướng Đạo Sinh luôn luôn trọng danh dự Nơi xóm nghèo truyền bá chữ nước ta Ưa đọc sách, cùng họp bạn thi ca Thích du ngoạn cảnh thiên nhiên kỳ thú

Vì trau giồi nếp sống tâm linh Học Phật Pháp cùng khóa tu Giáo Hội Biết Khổ, Không, Vô Thường biến đổi Tóc xanh giờ nhuộm trắng màu thời gian Tim dứt nhịp, củi hết lửa cũng tàn Từ đây Vu Lan hoa hồng phai sắc thắm (5) Ân tình Cha suốt đời sâu thẳm Dòng máu Cha còn lưu chuyển trong con Tâm nguyện Cha con nguyện giữ vẹn tròn Vì Đạo Pháp, vì quê hương đân tộc. Tâm Quang Darwin, những ngày đau xót 30 tháng 06 – 09 tháng 07 năm 2015 Ghi Chú: - 1 Hòa Thượng Viện Chủ chùa Long Viên Phú Nhuận, Sài Gòn - 2 Thầy Thích Quảng Niệm - 3 Những chữ in nghiêng là tựa đề những tác phẩm và những bài viết của Ba - 4 Liên Chúng Bồ Tát Quảng Đức, Tổ Đình Quán Thế Âm, Phú Nhuận, Sài Gòn. - 5 Mùa Vu Lan, những ai có diễm phúc còn đủ cha mẹ thì cài hoa hồng màu đỏ, chỉ còn người cha hoặc mẹ thì cái hoa màu hồng, không còn cha mẹ thì cài hoa hồng màu trắng Một thương tóc chải láng o Hai thương tự tại chẳng lo ngại gì Ba thương độc đáo dáng đi Bốn thương quần áo phẳng lì mới tinh Năm thương tính rợ tài tình Sáu thương mến khách tiếp nghinh nồng nàn Bảy thương rộn rã tiếng đàn Tám thương huýt sáo âm vang yêu đời Chín thương hoạt động một thời Mười thương múa võ tuyệt vời bậc sư...

Bước tha hương lìa Người Xưa Làng Cũ (3) Chọn "Đất Lành Chim Đậu" tận Úc Châu Những Lá Thư Bắc Úc nối nhịp cầu Nhóm Nắng Chiều Hoa Không Mùa bằng hữu

Woodroffe, một ngày mưa 20/02/1994 Anh Nhi

Bát Quan Trai mỗi tuần cùng Pháp lữ Chùa Huê Lâm giúp Sư Trưởng dịch kinh Nơi Thiền môn thắm thiết mối đạo tình Chùa Quan Âm Liên Chúng Nam Cư Sĩ (4) Về đất Phật thỏa lòng thành ý "Dưới Chân Núi Tuyết" cuộc hành trình Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 174


Vài dòng tưởng niệm Ba - Tiền Lạc Quan “Mỗi năm hoa đào nở ...” Miền Nam không có hoa đào. Gần Tết, khi trời bắt đầu trở lạnh thì những nụ mai bắt đầu nhú, người ta lo lặt lá và canh ngày làm sao để bông mai nở rộ đúng sáng Mồng Một. Đây là một kinh nghiệm quý báu trong kỹ thuật trồng tỉa mà có lẽ sau này sẽ bị mai một, nhất là ở hải ngoại, vì không có cây mai, thật rất đáng tiếc! Tôi chưa được tận mắt nhìn thấy hoa đào, chỉ thấy qua phim ảnh, và cũng không rõ người ta có lặt lá để hoa đào nở rộ đúng ngày Mồng Một Tết không. Từ nhỏ tôi chỉ thấy ngoài chợ người ta bán những cành mai mỗi lần sắp Tết... Mỗi năm bông mai nở Lại được dịp cùng ba Rảo vòng quanh các chợ Rinh về mấy chậu hoa... Năm Ất Mùi sắp qua đi, lại thêm một cái Tết ở hải ngoại... Tết năm nay không còn Ba nữa... sẽ không còn có dịp cùng Ba rảo quanh các chợ...Thật ra đã 27 năm rồi, từ khi rời bỏ quê nhà, tôi đã không cùng Ba đi chợ Tết... Năm nay mai lại nở Nở rộ trước mùa mưa Gợi bao niềm tưởng nhớ Những cái Tết năm xưa ...

Tân Định gần nhà hơn một chút, từ nhà ra ngả đường Trần Tấn Phát, băng qua đường Hiền Vương, quẹo mặt, đi một đỗi thì tới đường Hai Bà Trưng, quẹo trái... Tôi không nhớ rõ chúng tôi xách đồ về nhà cách nào khi chỉ đi bộ, có lẽ là xách theo một hai cái giỏ... Đi chợ Tết, Má tôi viết sẵn một cái “liste”, cứ theo đó mà mua, và còn mua thêm nhiều thứ khác tùy thích. Những món “chủ yếu” gồm nào là một cặp dưa trọng trọng để chưng bàn thờ, bánh mứt để cúng Giao Thừa, trái cây cho mâm ngũ quả, khổ qua hoặc xìu xôi để nấu canh, v.v... lại thêm bông để chưng bàn thờ, thường là vạn thọ, cúc ta, v.v... Ba tôi cũng không quên lựa một nhánh mai ...

Đêm qua sân trước một cành Mai Ba tôi lựa mai thiệt khéo, lựa nhánh vừa vừa “Đình tiền tạc dạ nhất chi mai ...” khoảng chừng hơn một thước để chưng trên bàn Làm gì làm, ba ngày Tết trong nhà cũng phải “bureau” không đụng tới trần nhà, lựa nhánh nào có một cành mai. Sân nhà ở Pasteur khi xưa tuy có nhiều cành nhỏ uốn éo, đan qua đan lại, dáng rộng nhưng không có cây mai, cũng như sau này, “yểu điệu”, mềm mại, uyển chuyển, vì “vô nữ bất dọn về Duy Tân, nhà trong một hẻm nhỏ, không có thành mai”, cành mai mà thẳng băng, cứng đơ thì sân, nhưng Tết năm nào Ba tôi cũng chưng một còn gì đẹp. Cũng phải lựa cành nào thiệt nhiều nụ cành mai trên bàn “bureau”, đêm Giao Thừa nở để ngay đêm Giao Thừa nở rộ và để “chơi” được vàng rực... để tối Mồng Một tôi nghe những nụ lâu khoảng hơn một tuần lễ, ... Nhánh mai đem về mai rụng lộp độp suốt đêm ... phải đốt gốc, cắm vô bình cho thêm nửa viên Tôi không nhớ rõ lần đầu tiên cùng Ba đi chợ Aspirin ... Sau đó chúng tôi treo thêm một hai câu Tết là năm nào. Có lẽ là Tết Tân Sửu 1962, khi Má “Hoa Khai Phú Quý”, “Cung Chúc Tân Xuân”, ... vừa sanh con nhỏ em nên không đi chợ được. Lúc chữ viết lối “thư pháp” màu vàng kim chiếu chiếu đó tôi đã được 6 tuổi, bắt đầu biết phụ Ba Má rồi. trên miếng nhựa màu đỏ, hình vuông treo lủng lẳng Có lẽ từ năm đó Ba cùng tôi lãnh việc đi chợ Tết ... lại thêm vài cánh thiệp chúc Tết ... luôn. Năm 1967 có “phong trào” nhập cảng ồ ạt xe Năm nào cũng vậy, ngày 29 thì đi chợ đêm, đi gắn máy hai bánh từ Nhựt Bổn. Thông dụng nhứt chợ Tân Định, đi bộ từ Pasteur quẹo mặt đường là xe Honda 67 đàn ông, có lẽ vì vậy nên từ đó Phan Thanh Giản, rồi quẹo trái đường Hai Bà trong tiếng Việt, từ ngữ “xe Honda” có nghĩa là xe Trưng đi thẳng. Sau này dọn về Duy Tân thì đi chợ gắn máy hai bánh. Các loại xe gắn máy hai bánh, Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016 trang 175


dù hiệu khác cũng được kêu là “xe Honda”. Ba và chú tôi “cồm-măng” mỗi người một chiếc Suzuki M15 đàn ông, mới cáo chỉ còn trong thùng từ Nhựt Bổn. Loại xe này gắn động cơ hai thì, chạy xăng pha nhớt, chạy “đầm” hơn Honda 67 động cơ 4 thì, chạy xăng super, vô số rồ ga “dzọt” lẹ hơn, nhưng “đề-pa” có khi giựt ngược làm mình ngả ngửa hết hồn! Tôi còn nhớ đã nghe radio lời quảng cáo xe Suzuki trên Đài Phát Thanh Sài Gòn: “An toàn trên xa lộ, thanh lịch trên đường phố, tiện lợi khi vào ngõ hẻm, ... bà xã hài lòng, ... đó là chiếc xe Suzuki”. Có lẽ từ năm đó Ba chở tôi rảo vòng quanh các chợ tìm mua mấy chậu bông chưng ba ngày Tết. Mỗi lần rinh 2 chậu, một chậu ràng sau “bọt-ba-ga”, còn một chậu tôi ngồi phía sau ôm. Đi mua hai ba bận thì rinh về được hai ba cặp chậu bông, chưng trước nhà thiệt là hực hỡ... Thú chơi hoa kiểng ngày Tết cũng tùy cái “goût” của mỗi người. Ông Hai sau nhà năm nào cũng chưng một cặp kim quấc, ông lựa thiệt khéo, hai chậu y chang nhau, để hai bên cửa thiệt cân đối, cây nào cũng sai trái, trái nào trái nấy đều nhau, không có trái lớn trái nhỏ và trái nào cũng chín mộng một màu vàng cam rực rỡ. Còn Ba thích chưng những loại bông to lớn và có màu sắc tươi sáng, như thược dược màu hường, màu vàng nhạt hay màu kem... bông hướng dương vàng hực, cúc đại đóa nở cùng lúc những bông nhiều màu sắc.... Chạy vòng vòng nhiều chợ, trong đó có Chợ Hoa Nguyễn Huệ, cốt yếu để coi bông chớ chưa mua. Tới trưa Ba Mươi mới mua, bông rẻ hơn nhiều lắm, thường mua ở Bà Chiểu, người ta bày bán dọc theo lề đường trước Trường Vẽ. Ngày Ba Mươi Tết, tới 12 giờ trưa thì phải ngưng buôn bán để nhân viên Sở Vệ Sinh Đô Thành dọn rác, quét chợ sạch sẽ. Nhưng tới giờ đó mà các xe đò, xe hàng còn chở bông từ miệt Hốc Môn đổ về, chất các chậu bông xuống bán trước Trường Vẽ. Cho nên khi đó mua bông rất rẻ mà lại rất tươi, chơi được lâu hơn. Khi Ba Má sang Darwin đoàn tụ với con cháu, những ngày cuối tuần, Thứ Bảy hay Chủ Nhật, tôi thường “rủ” Ba Má đi viếng các vườn hoa của các tư gia hoặc các vườn ương cây, người ta mở cho công chúng vô coi chơi, theo chương trình “Australia’s Open Garden Scheme” (1987-2015). Ba rất thích viếng những nơi đó để coi người ta trồng bông hoa, cây kiểng, rau cải, cây ăn trái, v.v... Nhưng chỗ mà Ba thích nhứt là Vườn Thực Vật (Darwin Botanic Gardens), nơi đây có rất

nhiều kỳ hoa dị thảo muôn hình vạn trạng, muôn màu muôn sắc, có những nhà mát trồng nhiều loại lan ra nhiều bông rất lạ, có những lối đi rợp bóng cây... Tới viếng chỗ nào Ba cũng chụp hình một số cây kiểng và bông hoa, chỗ nào cũng có hình Ba chụp cùng với một cây kiểng lạ hoặc đứng trước những cảnh vườn cây đẹp mắt. Ba cũng rất thích những bông hoa dại nở rộ theo mùa trong những cánh rừng quanh khu nhà ở. Hồi còn mạnh khỏe, những buổi sáng Ba thường đạp xe chạy vòng quanh khu nhà ở, có nhiều “parks” có cây cao bóng mát, ra xa một chút khoảng hai ba cây số là tới những cánh rừng thưa, gồm chủ yếu là khuynh diệp, sinh cảnh thực vật tự nhiên, tiêu biểu của vùng “Top End”, cực Bắc nước Úc.

Chợ hoa ngày Tết Darwin, Bắc Úc, khí hậu tương tự như ở miền Nam quê nhà, có hai mùa mưa nắng. Mùa mưa bắt đầu khoảng cuối tháng 9, đầu tháng 10 dương lịch. Mưa suốt tới khoảng giữa tháng Tư, đầu tháng 5 sang mùa nắng. Khoảng tháng 6 dương lịch trời trở lạnh, có khi chỉ lạnh vài tuần thì trời nóng trở lại, rồi lại lạnh... Có thể nói từ khoảng đầu tháng 6 tới cuối tháng 9, trước khi trời mưa, là “mùa xuân Bắc Úc”. Mùa xuân Bắc Úc có nhiều bông hoa nở rộ mà Ba rất thích. Có thể kể nhiều loại cây rừng và cây cảnh trồng dọc đường phố và trong sân vườn các tư gia: - Turkey bush (Calytrix exstipulata), bụi cây cao khoảng 2-4 mét, không biết tiếng Việt gọi là cây gì, cùng Họ Myrtaceae với cây khuynh diệp, đầu tháng 5 tới tháng 8 là mùa hoa nở, nhuộm các cánh rừng một màu tím nhạt rất đẹp, - Hầu hết bông các loại cây rừng tự nhiên (Native flora) đều màu vàng hoặc màu kem... như các loài cây tràm bông vàng (Acacia), khuynh diệp (Eucalyptus), mùa hoa tràm (Melaleuca) nở cả cánh rừng thơm ngào ngạt mùi mật ngọt, ...

Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 176


- Phượng vỹ mùa này đơm bông đỏ rực, gợi nhớ những mùa hè ở quê nhà và tình yêu tuổi học trò... - Đầu tháng Mười bằng lăng cũng bắt đầu nhuộm tím những con đường, - Dạ lý hương hay mai chiếu thủy ban đêm tỏa hương thơm ngát, - Nếu ở Sydney, ở Perth hay ở một số nơi khác có cây phượng tím Jacaranda (không thuộc Họ Đậu Fabaceae như phượng vỹ), hoa nở rộ vào cuối mùa xuân đầu mùa hạ, cả thành phố ngả sang một màu tím rất đẹp, thì ở Darwin có cây Tabebuia chrysotricha (golden trumpet tree), cùng Họ thực vật Bignoniaceae với phượng tím mà không được gọi là “phượng vàng”, “mùa xuân Bắc Úc” cũng là mùa hoa nở rộ, vàng rực cả đường phố, - Lim sét (Peltophorum pterocarpum), nụ hoa màu nâu, trổ bông vàng rực rỡ nổi bật trên nền xanh thẫm của cành lá, - Cây muồng hoàng yến (Cassia fistula), tên tiếng Anh: golden shower, nhiều tên tiếng Việt như bò cạp vàng, mai dây, mai nở muộn, cây xuân muộn với từng chùm bông vàng rủ xuống, ... - Hai loại huỳnh anh (Allamanda), loại bụi cây thấp trồng dọc hàng rào và loại dây leo, bông vàng nở quanh năm, - Cây Rosewood (Pterocarpus indicus), họ Đậu Fabaceae, tàn cây rộng, cành lá rủ xuống cho nhiều bóng mát, mùa này ra bông vàng rực và có mùi thơm dễ chịu, - Rừng Bắc Úc có cây “kapok bush”, họ Hồng Mộc Cochlospermaceae (trước kia thuộc họ Bixaceae), bông cũng có 5 cánh màu vàng như bông mai, nhưng bông lớn hơn (5.5 cm – 8 cm). Cánh hoa ăn được, khi đi rừng buồn miệng, nhai một vài cánh hoa, ngọt ngọt bùi bùi... Mùa hoa nở rộ từ tháng 5 tới đầu tháng 9, lác đác những bụi cây ra bông vàng tươi điểm trang cho những cánh rừng thưa Bắc Úc khô cằn. Khi hoa bắt đầu nở thì lá cũng rụng dần hết. Từ tháng 7 tới đầu tháng 11 thì trái chín. Trái là một quả nang, khi khô thì nứt ra làm 5 mảnh, để hột phát tán theo gió nhờ hột được bao bọc bởi những sợi tơ trắng, mịn tương tự như bông gòn. Những sợi gòn này rất dễ bắt lửa, từ ngàn xưa người thổ dân Bắc Úc dùng trái khô cây này để làm mồi nhúm lửa. Không biết cây này tên tiếng Việt là gì, nên khi mới qua, chúng tôi tạm gọi là “mai rừng Bắc Úc”. Cắt vài nhánh cắm vô bình chưng cũng thấy giống như bông mai. Có điều hôm sau thì mủ tiết ra từ gốc nhánh cây, làm nước trong bình ngả màu hơi vàng, và trở nên nhớt, phải thay nước khác.

Từ xưa tới bây giờ, Ba thích trồng cây kiểng, cây ăn trái, v.v... “Một cụ già ưa trồng cây nuôi cỏ bón hoa...” Sang đây khí hậu ấm áp, chúng tôi trồng được nhiều loại bông hoa, rau cải, cây trái như ở quê nhà: bạc hà, bồ ngót, đậu đũa, mồng tơi, rau lang, rau muống, rau quế, ngò gai, khoai mì, dừa xiêm, dây sương sâm, chuối, mít, chanh, tắc, sả, ớt, v.v... Ba trồng thêm bốn năm gốc mảng cầu xiêm, hai ba cây đu đủ, vài bụi khóm, hai ba cây bông sứ... Chiều nào Ba cũng ra thăm vườn, chăm sóc cây kiểng, tưới nước, hái đậu...

Ba cùng gốc mai trong sân sau (08/08/2010) Nhất là như mơ ước của Má từ nhỏ, ngoài những chậu mai tứ quý, chúng tôi trồng được mai vàng ngày Tết, một hàng trong sân trước và hai hàng hai bên ngõ vô nhà trong sân sau, Ba Má chúng tôi rất thích. Mỗi năm vào đầu tháng Bảy những nụ mai bắt đầu nhú, Ba tôi lặt lá mai để những cây mai trong sân nhà nở rộ đúng vào “mùa xuân Bắc Úc”, vàng rực trong suốt khoảng từ đầu tháng Tám tới giữa tháng Mười dương lịch, không phải trong dịp Tết truyền thống. Do vậy Má tôi thường hay nói “ở cái xứ ngược đời này ...” Bây giờ Ba không còn nữa, mặc dầu không được lặt lá, những cành mai cũng ra đầy nụ và bông mai nở rộ, vàng rực cả sân vườn. Năm nay mai lại nở Ba vắng bóng sân vườn Những cánh vàng rực rỡ Cũng đượm buồn nhớ thương... Ngày Tết, Bắc Úc đang trong mùa mưa, Xuân đã tàn, những bông hoa xuân Bắc Úc cũng đã rụng gần hết... Nhưng xin “Chớ nói xuân tàn hoa rụng hết...” “Xuân tàn hoa rụng” không phải là chấm dứt, mà là bắt đầu giai đoạn kế tiếp trong vòng sinh diệt

Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 177


của tạo hóa. Xuân tàn thì vào hạ, hết hạ tới thu, đông... Cũng như hoa tàn không phải là hết, không phải là sự chết, mà là mở đầu cho mầm sống vươn lên. "Đơm hoa kết quả", “Ra hoa kết trái”, ... Khi những cánh hoa bắt đầu rụng thì bầu noãn của hoa sẽ phát triển, lớn dần thành trái, những hột bên trong trái phát triển, tới khi trái chín thì mầm xanh trong hột đã sẵn sàng vươn lên khi gặp điều kiện thuận lợi...

Trái mai non (12 tháng 09 năm 2010) Thí dụ như bông mai, khi những cánh hoa rụng hết thì mai đậu trái, một bông có thể đậu được 8 tới 10 trái, trái non màu xanh, khi chín màu đen. Khi trái chín thì từng bầy chim gọi nhau về ăn trái mai. Những trái rớt xuống đất sẽ mọc lên những cây mai con. Hột mai không tiêu hóa được, sẽ được chim thải ra ở những nơi xa, làm phát tán giống mai... Chiều chiều, Ba Má thích ngắm cảnh từng đàn chim về và nghe tiếng chim ríu rít sau vườn. Thiên nhiên thật kỳ diệu! Như khí hậu ở Bắc Úc chỉ có hai mùa mưa nắng. "Mùa xuân Bắc Úc" là mùa nắng khô hạn, nhưng mát mẻ. Trước khi mưa thì vào hạ, khí trời nóng bức hơn nên có những trận cháy rừng. Có những trận cháy rừng tự nhiên đã xảy ra hằng triệu năm nay trên lục địa Úc Châu, hoặc những trận cháy rừng do con người “đốt kiểm soát” (control burning). Cảnh tượng những cánh rừng bị cháy rụi làm ta liên tưởng tới cõi chết, nhưng cháy rừng ở một mức độ vừa phải, không phải là sự hủy diệt, mà là một trong những điều kiện thuận lợi cho mầm sống vươn lên. Hầu như những cây rừng Bắc Úc cần sức nóng của những trận cháy rừng để những trái nang cứng có thể nứt và phát tán hột và để phá vỡ miên trạng (tình trạng "ngủ") của những hột có vỏ cứng, như hột các loài tràm bông vàng, nhờ vậy hột mới có thể nẩy mầm. Nếu không có miên trạng, trong mùa nắng, sau khi hột nảy mầm, cây con sẽ chết

sớm vì thiếu nước, cũng như thiếu chất dinh dưỡng vì đất rừng Bắc Úc khô cằn, không có lớp đất thịt có nhiều chất đạm. Rồi mùa mưa tới, những mầm xanh lại “vươn lên từ cõi chết”, hột sẽ nẩy mầm từ dưới những lớp tro tàn và cây con sẽ lớn lên nhờ chất dinh dưỡng của tro than... Mùa mưa, cây sẽ không bị thiếu nước và khi sang mùa nắng cây đã trưởng thành, không cần nhiều nước nữa... Có lẽ sự chết cũng vậy, sự chết không phải là sự hủy diệt, mà sự chết bắt đầu cho giai đoạn kế tiếp trong vòng sinh diệt của tạo hóa... “Chớ nói xuân tàn hoa rụng hết...”, vì trong sân vườn, những gốc mai hơn 10 năm tuổi vẫn xanh tươi, vẫn tiếp tục đâm chồi nẩy lộc...“Đình tiền tạc dạ nhất chi mai...” Ngày Tết truyền thống Việt Nam ở Bắc Úc không phải là mùa mai nở nữa, nhưng chúng con sẽ chưng trên bàn thờ Ba một nhánh mai tươi, mới cắt trong vườn, còn chừa vài lá non, nhưng bông thì phải gắn những bông mai giả mua từ quê nhà mà Ba và chúng con đã từng làm hằng năm trong mười năm qua...

Gốc mai trong sân trước – 27 tháng 9 năm 2015 Nhìn di ảnh, Ba vẫn nụ cười tươi vui như hồi Mồng 3 Tết Ất Mùi... Chúng con cảm thấy Ba thật gần gũi, như vẫn còn quanh quẩn đâu đây... và Ba vẫn mãi mãi ở trong lòng con cháu... Nhưng Tết năm nay lòng chúng con trống vắng…vì Ba đã vĩnh biệt cõi trần ai, vãng sanh Cực Lạc, hay cõi “Vĩnh Lạc”, như danh tánh của Ba, nơi đây Ba đã được vĩnh viễn an vui... Ba đã ra người thiên cổ... để chúng con cũng tự hỏi: Không biết bây giờ Ba ở nơi nào…

Darwin, Bắc Úc, đầu mùa mưa, viết xong ngày 08 tháng 10 năm 2015 (Tuần Bách Nhựt – 100 ngày Ba vãng sanh) Tiền Lạc Quan Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016 trang 178


Trích sổ Thủ Quỷ Năm 2015 - Ban Điều Hành Hội Ái Hữu Trà Vinh

Ghi Chú: Những chữ viết tắc: NL= Niên Liễm; UH= Ủng hộ; QC= quảng cáo; DS= Đặc San; KH= khuyến học; DH= Diễn Hành; MO= money order Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 179


Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 180


Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 181


Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 182


Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 183


Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 184


Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 185


Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 186


Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 187


Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 188


Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 189


Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 190


Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 191


Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 192


Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 193


Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 194


Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 195


Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 196


Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 197


Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 198


Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 199


ĐẶC SAN TRÀ VINH XUÂN BÍNH THÂN – Năm 2016 Võ Trung Tín Văn Tường Võ Văn Diệu Nguyễn Văn Vui Nguyễn Văn Nhựt Huỳnh Văn Luận Từ Văn Thọ Thạch Bông Huỳnh Kim Tiến – Ngô Văn Thành Trương Bạc Xuổl & Kiên Phi Bằng

Với Sự đóng góp bài vở của: BS Nguyễn Lưu Viên Tiền Vĩnh Lạc Dương Chiêu Anh Nguyễn Minh Cần Ông Xã Năm Anh Ba Phước Hưng Ánh Nguyễn HtH Huệ Tường Huỳnh Khắc Sử Huỳnh Tâm Hoài Huỳnh Văn Luận Kiên Rẹm Steven Lucky Nguyễn Nam Sơn Nguyễn Thái Lai Nguyễn Châu Nguyên Nhung Nguyễn Văn Nhựt Nguyễn Văn Thành Nguyễn Thế Phong

Người Cầu Ngan NiNi Lê Phạm Phong Dinh Phụng Đoàn Phương Nam Tâm Quang Thanh Phong Tiền Anh Thơ Tiền Lạc Quan Trần Hữu Sơn Trần Thế Phong Trương Dưỡng Tú Rệu Tú Sinh Từ Văn Thọ Văn Tường Vĩnh Thuận Vĩnh Trường Võ Tiến Cảnh Võ Vĩnh Kim Vương Tần

Tòa soạn: 9242 Bolsa # B Westminster CA 92683 Tel: 714-856-9202 Trang Web: aihuutravinh.com or Travinhhaingoai.com Email: pvotin@gmail.com Đặc San Trà Vinh Số 16 – Năm Bính Thân 2016

trang 200


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.