2015 Nov - Make It Noise No2 from BetterCre

Page 1

NO.2

MAKEITNOISE

MISCONCEPTIONS ABOUT PR, MARKETING, BRANDING & SOCIAL MEDIA Phần I: Bi & Hài: Câu chuyện PR Phần II: Những lầm tưởng về thương hiệu & Xây dựng thương hiệu Phần III: Chuyện hoang đường về Social Media Phần IV: Những ngộ nhận tiềm ẩn “nguy hiểm” về Marketing

Chia Sẻ

CHUYÊN ĐỀ

Insight

Bạn giải thích như thế nào về PR?

Ngộ nhận thường gặp về PR, Marketing, Branding & Social Media

Người làm PR và những yếu tố đặc biệt cần có

Bản tin chuyên ngành PR/Marketing từ BetterCre Agency | www.bettercre.com

1


Love it? see more at www.makeitnoise.com

2

www.makeitnoise.com


Chào các bạn, Hơn 500 emails yêu cầu nhận bản tin và cũng gần 500 lượt tương tác, đọc và tải về là những kết quả ghi nhận đầu tiên của MIN No.1 chủ đề “Truyền thông nội bộ”. Chúng tôi đã ghi nhận rất nhiều ý kiến góp ý chân thành và thẳng thắn dành cho bản tin đầu tiên (được ra đời trong một sự “rụt rè” cần thiết). Thực sự cảm kích vì sự đón nhận của các bạn đồng nghiệp trẻ! Cũng trên tinh thần tiếp thu các đóng góp từ độc giả, BBT đã quyết định từ số này MIN sẽ được xuất bản với tần suất một tháng 1 số thay vì một tháng 2 số như chúng tôi đã dự định. Với việc rút gọn số phát hành, chúng tôi tập trung xây dựng và đầu tư bài viết với chất lượng sâu hơn, đa chiều hơn, đa dạng hơn và giúp các bạn có một món ăn thực sự “đầy đủ dinh dưỡng” cũng như đẹp mắt hơn với số trang nội dung lên tới hơn 100 trang. Đặc biệt, nội dung hoàn toàn do chúng tôi thực hiện và biên tập 100%. Các bạn thân mến, Cách đây 10 năm khi tìm hiểu về nghề PR, thú thực tôi đã nghĩ rằng nghề nghiệp mới mẻ này có tính chất giống như Quảng cáo. Đến khi học rồi, gặp ai thắc mắc cũng cố gắng giải thích “PR không phải là Quảng cáo đâu”. Ra trường, mong tìm một bến đỗ trong thị trường PR non trẻ mà loanh quanh chợ tuyển dụng cứ nhan nhản tuyển PR với chức năng chỉ vỏn vẹn làm Tổ chức sự kiện, Đối ngoại, Tiếp khách, Bán hàng… Nhiều năm trước là vậy, đến bây giờ… vẫn thế. Rất nhiều những câu hỏi ngô nghê và đôi lần khiến tôi thấy “chạnh lòng” vì nghề nghiệp mình gắn bó vô tình bị hiểu sai lệch. Đồng nghiệp của chúng tôi trong ngành công nghiệp Marketing, Truyền thông, PR có lẽ đều có những trăn trở tương tự như tôi. Những ngộ nhận, hiểu lầm vì sự thiếu thông tin, hạn chế kiến thức từ cả chủ quan lẫn khách quan đã khiến những người làm nghề như chúng tôi không ít lần cảm thấy buồn và gặp các khó khăn trong công việc. Với tất cả những trăn trở này, chúng tôi quyết định “bùng cháy” ở MIN No.2 với chủ đề (mà chúng tôi tin là sẽ) rất thú vị: NGỘ NHẬN THƯỜNG GẶP TRONG PR, MARKETING, BRANDING VÀ SOCIAL MEDIA. Trong quá trình nghiên cứu và chọn lọc thông tin, chúng tôi phát hiện ra rằng, rất nhiều Ngộ Nhận trong những lĩnh vực này tại Việt Nam cũng là những Ngộ Nhận chung trên toàn thế giới. Không biết nên coi đó là một điều an ủi hay là số phận! Thôi thì, cùng chia sẻ để những bạn chưa biết – sẽ biết, những bạn chưa hiểu – hiểu hơn. Với riêng những đồng nghiệp – chúng ta sẽ cùng nhau cảm thông và nỗ lực hơn cho một môi trường làm Marketing, PR & Truyền thông Đúng & Sạch ở Việt Nam. Hãy tiếp tục phản hồi với chúng tôi những ý kiến của bạn! Thay mặt MIN Team, Linh Phan Founder makeitnoise.com

www.bettercre.com

3


Tin tức Tin quốc tế

Instagram cho ra mắt tài khoản kinh doanh Instagram muốn thăm dò người dùng về việc có một phương tiện hỗ trợ tiếp thị hợp pháp. Nền tảng truyền thông xã hội này đã tạo một tài khoản @ instagramforbusiness cho cộng đồng doanh nghiệp. Mike Hayes, Giám đốc tiếp thị kỹ thuật số toàn cầu của Ben & Jerry cho biết: “Chúng tôi nhận thấy Instagram là phương tiện kết nối mạnh mẽ giữa chúng tôi với khách hàng. Chúng tôi có thể nói chuyện với họ và khi họ sử dụng Instagram, doanh nghiệp sẽ có thể thừa hưởng nhiều quảng cáo hơn”. Đây sẽ được xem như một phương tiện mới để hỗ trợ thêm cho doanh nghiệp trong việc tiếp thị sản phẩm. 4

www.makeitnoise.com

Người dùng công khai giới tính thật trên Facebook tăng gấp đôi so với năm trước Sau khi Tòa án tối cao tại Mỹ ban hành phán quyết ủng hộ hôn nhân đồng giới vào tháng 6 năm 2015, nhiều người đã tự tin công khai giới tính thật trên các phương tiện truyền thông xã hội. Theo số liệu thống kê của Facebook ngày 15/10/2015, ngày càng nhiều người công khai tùy chỉnh giới tính trên Facbook, công khai mối quan hệ tình dục đồng giới và con số này tăng gấp đôi so với cùng kì năm 2014. Cũng theo Facebook, số lượng người dùng “like” các trang về cộng đồng LGBT cũng tăng 25% so với năm ngoái.

Người dùng sẽ phải trả tiền để xem các nội dung mới trên YouTube Theo báo cáo mới, YouTube đang đầu tư nội dung thông qua việc hợp tác với một số nhà sáng tạo nội dung hàng đầu. Theo đó nội dung trên YouTube sẽ được đặt sau một paywall và người dùng sẽ chỉ có thể xem nếu như họ trả tiền. Điều này sẽ giúp YouTube có thêm nhiều người trả tiền cho các dịch vụ và nội dung cao cấp hơn, đồng thời YouTube cũng có thể cung cấp cho họ những nội dung độc quyền có giá trị. YouTube sẽ công bố chi tiết dịch vụ này trong sự kiện vào ngày 21/10 tại Los Angeles.


Twitter thử nghiệm tính năng thăm dò người dùng

Google cho phép các nhà Tiếp thị tiếp cận khách hàng thông qua Gmail, Youtube Ngày 29/9/2015, Google công bố sự kiện “ Customer Match”, cho phép các nhà tiếp thị tiếp cận đến khách hàng mục tiêu thông qua Gmail và Youtube bằng cách tải danh sách email lên AdWords. Cụ thể, Google sẽ đồng bộ các địa chỉ email được tải lên cho người dùng đã đăng nhập Gmail, từ đó những nhà tiếp thị có thể tạo ra quảng cáo và đặt giá thầu cho khách hàng của họ. Customer Match cũng cho phép Google phù hợp hơn với những nền tảng có sẵn như Facebook và Twitter thông qua các tính năng tương ứng là Custom Audiences và Tailored Audiences. Những tính năng này cho phép đăng tải CRM lên Facebook và Twitter. Sau đó một ngày, Google cũng giới thiệu quảng cáo mua sắm (Shopping Ads) đến những nhà quảng cáo trên Youtube.

Facebook cho phép sử dụng video làm ảnh đại diện Người dùng sẽ có thể tự tạo một đoạn phim ngắn để thay thế cho giao diện cũng như ảnh đại diện nhàm chán cũ của Facebook. Video này sẽ được phát cho những người ghé thăm Facebook của bạn, bạn có thể dùng video để giới thiệu thêm một chút cá tính của bản thân. Tính năng mới hiện chỉ có mặt trên ứng dụng Facebook cho iPhone dành cho người dùng tại Anh và người dùng tại bang California (Mỹ), trước khi có mặt rộng rãi hơn cho người dùng toàn cầu trong thời gian ngắn sắp tới. Facebook cho biết tính năng mới này nhằm giúp người dùng có thêm sự sáng tạo và khả năng thể hiện cá tính trên trang cá nhân của mình. Ngoài ra Facebook cũng đang thử nghiệm một vài tính năng thú vị khác cho mạng xã hội của mình.

Twitter đang thử nghiệm một tính năng bỏ phiếu khi tweets. Khi sử dụng tính năng này, người dùng Twitter có thể cho phép những người đang theo dõi mình lựa chọn một trong hai gợi ý, với số người được chọn trong các tweet. Mỗi cuộc thăm dò như trên sẽ kéo dài trong khoảng 24 giờ. Tuy nhiên tính năng này chỉ dành cho một số loại tài khoản nhất định, bao gồm các nhân viên của Twitter và các tài khoản xác nhận chọn lựa. Twitter phát biểu với Business Insider rằng tính năng này đã được thử nghiệm bằng một cách mới nhằm thăm dò ý kiến người dùng trên Twitter, tuy nhiên công ty chưa công bố chi tiết cũng như tiết lộ khi nào tính năng này sẽ được tung ra cho toàn bộ cấu hình. Nếu tính năng này được đưa vào hoạt động và có sẵn cho các loại tài khoản trên Twitter thì các hoạt động PR và tiếp thị sẽ có thêm một cách thức giúp tương tác với khách hàng của mình. Các cuộc thăm dò Twitter cũng sẽ là một cách hiệu quả cho các nhà quản trị thương hiệu thu thập phản hồi về sản phẩm, dịch vụ và nội dung.

www.bettercre.com

5


Việt Nam thắng Giải vàng Global Smarties Award 2015 Ngày 27/9/2015, lần đầu tiên một chiến dịch đến từ Việt Nam được vinh danh giải vàng tại giải thưởng danh giá Global Smarties Awards 2015 tổ chức tại NewYork với hạng mục Truyền thông Xã hội trên Di động (Mobile Social). Chiến dịch “vàng” đã vượt qua nhiều tên tuổi lớn như Mercedes, Nike, Dukin’s Donuts… để đạt giải này mang tên “Ngôn ngữ tóc”, được kết hợp thực hiện bởi nhãn hàng Sunsilk (Unilever), Mindshare Việt Nam, Ogilvy và Zalo (Adtima). Global Smarties Award là giải thưởng uy tín được tổ chức thường niên bởi Hiệp hội Tiếp thị Di động toàn cầu (MMA) nhằm tôn vinh những những chiến dịch tận dụng hiệu quả tiếp thị trên di động để tạo ra giá trị truyền thông cho thương hiệu. Vào ngày 30/10/2015, Giải thưởng Smarties Việt Nam 2015 cũng sẽ được tổ chức tại khách sạn InterContinental Asiana Saigon, thành phố Hồ Chí Minh.

6

www.makeitnoise.com

Tin tức Tin trong nước


Chính phủ Việt Nam tham gia Facebook Trang thông tin điện tử Chính phủ vừa có tài khoản trên Facebook với tên gọi “Thông tin Chính phủ” nhằm đưa thông tin hoạt động của Chính phủ rộng rãi hơn trên Internet. Ngoài ra, cũng trên Facebook, Chính phủ còn lập thử nghiệm trang “Diễn đàn Cạnh tranh quốc gia”. Nội dung đưa lên hai tài khoản Facebook này là thông cáo báo chí, chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng, các Phó thủ tướng và một số hoạt động của Chính phủ. Bằng cách này, Chính phủ kỳ vọng sẽ được người dân tiếp cận dễ dàng hơn.

Bộ Ngoại Giao Việt Nam ra mắt video “Welcome to Viet Nam” Video được giới thiệu vào

ngày 21/9 bằng 9 ngôn ngữ với những cảnh quay tuyệt đẹp về danh lam thắng cảnh, văn hóa, con người Việt Nam cùng những thành tựu mọi mặt trong 30 năm đổi mới. Video tái hiện trọn vẹn một Việt Nam hòa hợp giữa giá trị truyền thống và nỗ lực không ngừng vươn lên để hòa nhập cùng thế giới đã nhận được sự ủng hộ tích cực cả trong và ngoài nước. Đại diện Bộ Ngoại giao cũng cho biết Bộ đang thí điểm sử dụng hình thức Facebook để góp phần quảng bá đất nước Việt Nam một cách đa dạng hơn.

thể cho dị vật vào dễ dàng. Mặc dù người kiện bị tòa bác bỏ đơn, nhiều người vẫn cho rằng CocaCola Việt Nam có thắng thì vẫn là… thua. Trong khi đó, Kinh Đô chọn cách im lặng qua mùa Trung Thu khi bị tố dùng trứng muối bẩn để làm bánh, tránh gây ồn ào trong người tiêu dùng, biến tờ báo tung tin thành bên bị động. Công chúng vẫn đang chờ những động thái tiếp theo của Kinh Đô, nhưng bước đầu có thể thấy trong hai trường hợp này, Kinh Đô đã bảo vệ thương hiệu một cách khôn ngoan hơn.

Kinh Đô và CocaCola Việt Nam xử lý khủng hoảng vệ sinh an toàn thực phẩm Những ngày cuối tháng 9, hai ông lớn trong ngành thực phẩm ở Việt Nam đều vướng phải lùm xùm về vệ sinh an toàn thực phẩm. CocaCola đối mặt với vụ kiện sản phẩm có dị vật bằng cách cố gắng “tự bảo vệ” mình nhưng lại phản tác dụng khi lộ ra nhược điểm sản phẩm của CocaCola có www.bettercre.com

7


CHUYÊN ĐỀ NGỘ NHẬN THƯỜNG GẶP VỀ PR, MARKETING, BRANDING & SOCIAL MEDIA Thực hiện: Ngọc Linh, Bạch Dương Thùy Trang, Thảo Anh, Hồng N hung

8

www.makeitnoise.com


PHẦN I: BI & HÀI: CÂU CHUYỆN PR

www.bettercre.com www.bettercre.com

9


Bi & Hài: câu chuyện PR NHỮNG HIỂU LẦM CƠ BẢN 1. Quảng cáo, Marketing và PR là một Đây có thể coi là nhầm lẫn cơ bản nhất về 3 lĩnh vực này. Theo Hiệp hội PR Mỹ (PRSA) thì PR là “một quá trình truyền thông chiến lược nhằm xây dựng một mối quan hệ hai bên cùng có lợi giữa tổ chức và công chúng của họ”. Định nghĩa này cho thấy Marketing và Quảng cáo cũng sẽ sử dụng PR trong một giai đoạn hay một phần nào đó của chiến lược chung. Tuy nhiên, 3 lĩnh vực này có những cách thức triển khai khác nhau và mục tiêu cũng khác nhau! 2. PR xóa tan mọi tin xấu về công ty trên mặt báo Với mức độ phát triển của truyền thông và công nghệ thông tin như hiện nay, không gì có thể ngăn sự lan truyền của các tin xấu trên mặt báo, hầu hết khủng hoảng của các công ty lớn đều đạt tới quy mô toàn cầu chỉ trong vòng 24h. Trong những trường hợp này, PR chỉ giúp giảm thiểu tác động và ảnh hưởng của các tin xấu đối với công ty thông qua việc xây dựng một hình ảnh tốt hơn về công ty hoặc xác định những dấu hiệu của khủng hoảng từ trước khi nó xảy ra và chuẩn bị biện pháp ứng phó tốt nhất. Đây chính là lý do tất cả các tổ chức cần coi PR như một hoạt động thiết yếu khi vận hành tổ chức. 3. PR giúp sản phẩm của tôi nổi tiếng chỉ sau một đêm PR không phải là một phép lạ. Trường hợp một sản phẩm/dịch vụ có thể trở nên nổi tiếng ngay sau một đêm nhờ vào PR là điều cực kì hiếm xảy ra trong thực tế. Một chiến dịch PR thông thường cần ít nhất khoảng 3 10 www.makeitnoise.com

Dưới đây là 25 hiểu lầm phổ biến chúng tôi ghi nhận được sau gần 10 năm học, làm và đồng hành cùng nghề, chủ yếu xoanh quanh các vấn đề cơ bản: Bản chất của PR, người làm nghề PR, tuyển dụng PR và các PR Agency.

tháng để có thể tạo dựng tương đối các mối quan hệ với công chúng và truyền thông. Và trừ khi sản phẩm của bạn có tác động thay đổi thế giới, các hoạt động PR cần phải liên tục được diễn ra nếu bạn không muốn sản phẩm của mình bị lãng quên, đây được gọi là “drip drip” – nguyên tắc nhỏ giọt trong PR. Theo thời gian, mức độ quan tâm của truyền thông và công chúng đối với sản phẩm và công ty sẽ ngày càng được tăng cao. Chúng ta cần nhiều thời gian để thấy được tác dụng của PR nhưng hiệu quả mà nó mang lại thì tồn tại vững chắc và lâu dài. 4. PR không cần đến nhiều tiền PR thường tiêu tốn ít hơn so với quảng cáo và marketing, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc PR rẻ hay không cần dành


lĩnh vực PR cá nhân. Thực chất, PR là tạo dựng danh tiếng và sự tin tưởng, vì vậy có thể trở nên hữu ích với bất kì cá nhân thuộc bất kì lĩnh vực nào. Đối với người nổi tiếng, họ cần dùng PR để bảo vệ hình ảnh của mình trước sự chú ý của đông đảo truyền thông và công chúng. Còn đối với cá nhân ở các lĩnh vực khác, PR bản thân có thể giúp tìm được một công việc và những mối quan hệ tốt hơn trong cuộc sống. Nếu bạn là những người ở vị trí lãnh đạo, PR bản thân càng cần thiết vì hình ảnh của bạn có thể góp phần tác động đến danh tiếng và sự phát triển của công ty, tạo lợi ích cho việc kinh doanh, tuyển dụng nhân sự…

Photo: www.salesforce.com

nhiều tiền cho các hoạt động của nó. Trong trường hợp tổ chức sử dụng hình thức PR in-house, khoản tiền thuê một nhân sự toàn thời gian cố định để làm PR hiệu quả cùng với những chi phí in ấn, tổ chức… trong thời gian dài hạn và liên tục là không hề nhỏ. Đối với việc thuê các agency truyền thông trong các quãng thời gian ngắn, mức giá này sẽ tùy thuộc vào một số yếu tố như danh tiếng, quy mô và chất lượng dịch vụ mà những agency đó cung cấp. Mặc dù ở Việt Nam, PR còn gặp nhiều hạn chế nhưng ở những nước phát triển như Mỹ, PR có thể tiêu tốn của một công ty tối thiểu hàng chục ngàn đô la một tháng.

6. PR thúc đẩy doanh số bán hàng ngay lập tức PR có thúc đẩy doanh số bán hàng, nhưng không thúc đẩy doanh số bán hàng ngay lập tức. PR không phải là Sale. PR chú trọng vào việc tăng độ nhận diện thương hiệu, tăng cường danh tiếng của thương hiệu, tạo ra các kết nối với các đối tượng công chúng khác nhau. Bằng cách đó, khi doanh nghiệp tung ra các chiến dịch bán hàng, sản phẩm, dịch vụ mới, khách hàng đã có sự tin tưởng và sự quen thuộc nhất định đối với doanh nghiệp đó, điều này sẽ khiến họ chú ý nhiều hơn đến sản phẩm và dịch vụ, thúc đẩy khả năng mua hàng. Nói một cách khác, PR tạo ra một thế thuận lợi để việc bán hàng có thể hoạt động hiệu quả nhất. Và điều này nhất định cần phải có thời gian. 7. PR có gì là khó, chỉ là gửi bài đăng báo thôi mà PR là một trong những ngành rất “đa di năng” ngày nay. Quan hệ báo chí và gửi thông tin cho báo chí chỉ là một phần rất nhỏ trong số những hoạt động cơ bản của PR. Những hoạt động cơ bản của PR theo nghĩa rộng có thể gồm cả dư luận xã hội, mối quan hệ với chính phủ, quan hệ tài chính, quan hệ quốc tế, quan hệ với người tiêu dùng, nghiên cứu thống kê và truyền thông đại chúng.

5. Chỉ người nổi tiếng mới cần đến PR Đây là một quan niệm sai lầm khi nói đến www.bettercre.com 11


8. PR có thể yêu cầu nhà báo viết những gì họ muốn, chỉ cần trả tiền là được Thực tế nhiều doanh nghiệp/cá nhân cho rằng chỉ cần trả tiền, PR có thể yêu cầu nhà báo viết bài theo ý họ. Để có một bản tin hay bài viết PR dùng cho đăng tải, quy trình xử lí thông tin bao gồm: PR cung cấp thông tin, phóng viên tiếp nhận và xử lí thông tin bước đầu; Biên tập viên biên tập thông tin thành bài viết hoàn chỉnh; cuối cùng Thư kí tòa soạn quyết định đăng hay không đăng bài viết đó. Quy trình này đòi hỏi người làm PR phải xây dựng mối quan hệ tốt với nhà báo. Cụ thể là luôn chủ động cung cấp thông tin cho báo chí, tạo ra những bài viết, những sự kiện có tính thông tin cao, hấp dẫn với báo chí, chủ động giúp nhà báo tiếp cận nguồn tin, kiểm soát thông tin phù hợp với mục tiêu của tổ chức để tránh sai lệch trong quá trình tiếp nhận và xử lí thông tin. Trên lý thuyết, mối quan hệ giữa PR và Báo chí vẫn luôn là “win - win”. 12 www.makeitnoise.com

9. PR bóp méo sự thật và không đáng tin Ngộ nhận này xuất phát nhầm lẫn giữa PR và Quảng cáo. Quảng cáo có thể khuếch đại thông tin nhằm tăng độ tin cậy nhưng PR thì không. Các chuyên gia PR đã khẳng định rằng: PR không được phép tách rời sự thật. Những người làm PR được phép sử dụng ngôn ngữ phù hợp, đôi khi là bóng bẩy, hấp dẫn, tuy nhiên họ không được phép nói sai sự thật. 10. Công ty phải lớn mới nên làm PR Doanh nghiệp nào cũng có những câu chuyện của riêng họ, dù lớn hay nhỏ. Và PR là một trong những phương cách tốt để mang những câu chuyện đó tới công chúng. Có 2 lý do mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên tận dụng lợi thế của PR. Một là, PR là lựa chọn phù hợp để chuẩn bị và tạo dựng dư luận tốt thông qua sự ủng hộ của giới truyền thông và các chuyên gia phân tích thương mại. Hai là, chi phí rẻ hơn, độ tin cậy cao hơn.

11. PR là hữu xạ tự nhiên hương “Tự nhiên hương” khó có thể áp dụng trong môi trường kinh doanh cạnh tranh. PR không tự nhiên làm một tổ chức hay doanh nghiệp trở nên nổi tiếng. PR phải trải qua nhiều nỗ lực khác nhau. Từ việc đem lại sự nhận biết cho công chúng, đến việc làm cho công chúng thấu hiểu, tạo dựng các mối quan hệ khác nhau với những nhóm đối tượng khác nhau và tạo dựng niềm tin. Làm PR như làm dâu trăm họ. Không dễ tự nhiên được biết đến mà phải trải qua rất nhiều giai đoạn và quá trình hoạt động khác nhau mới có thể cân bằng giữa quan hệ công ty, lợi ích công ty và lợi ích khách hàng.


12. Số lượng quan trọng hơn chất lượng, xuất hiện trên càng nhiều báo càng tốt, báo càng lớn càng hiệu quả Phải thừa nhận rằng, báo nổi tiếng thì có lượng đọc lớn, hay có nhiều độc giả. Tuy nhiên liệu thông tin được đăng tải có phù hợp với tính chất tờ báo? Chúng ta không thể đăng thông tin quảng bá cho một sự kiện thời trang trên tờ báo chuyên về nông nghiệp hay công nghệ. Cũng là không phù hợp đưa một tờ quảng cáo những sản phẩm thực phẩm trên một tạp trí thời trang lớn như Nilon hay Harper Baazar. Việc lựa chọn kênh truyền thông thích hợp phải dựa trên sự nghiên cứu về đối tượng công chúng mục tiêu

của doanh nghiệp hay tổ chức. Các nội dung khai thác trên báo cần đa chiều, đa diện, nhiều góc cạnh chứ không chỉ là “copy - paste” từ Thông cáo báo chí ra và tờ báo nào cũng đăng tải giống hệt như nhau. Sự phát triển của Truyền thông xã hội cũng đang tạo nên một kênh thông tin mới cho các doanh nghiệp và Tổ chức muốn đăng tải thông tin của mình, bên cạnh các tờ báo và các kênh truyền thông chính thống.

Nói một cách khác, PR tạo ra một thế thuận lợi để việc bán hàng có thể hoạt động hiệu quả nhất. Và điều này nhất định cần phải có thời gian.

www.bettercre.com 13


NHỮNG HIỂU LẦM VỀ NGƯỜI LÀM NGHỀ

Thực hiện: Bạch Dương

13. PR rất thú vị, bạn có thể tiếp cận và gặp gỡ những người nổi tiếng! Làm việc trong ngành PR có một số đặc quyền như… gặp gỡ những người tuyệt vời và giúp xây dựng nên những mối quan hệ. Điều này thì đúng nhưng không phải tất cả đều vui vẻ và thú vị. Chúng tôi đối phó với phản hồi tiêu cực của khách, những cuộc khủng hoảng bất ngờ và những trường hợp khẩn cấp. PR có mặt trong nhiều lĩnh vực: bán lẻ, công nghệ, giải trí, thực phẩm… Một số ngành không đòi hỏi người làm PR phải quyến rũ như xã hội nghĩ. Làm PR cũng không nhất thiết phải liên quan với rất nhiều bên, nhưng chắc chắn nó luôn nằm trong một mạng lưới và không ngừng xây dựng các mối quan hệ. Nó có thể không phải lúc nào cũng là công việc hấp dẫn, nhưng chắc chắn rất hữu ích và ý nghĩa. 14. Bạn phải là người có xu hướng hướng ngoại mới có thể làm PR Trong khi nhiều người sử dụng tiêu chí “hướng ngoại” để làm tiêu chuẩn cho nghề PR thì thực tế tính cách phù hợp cho ngành này cần có là đáng tin cậy, cầu toàn và thân thiện. Có rất nhiều bài báo cần phải gửi đi cũng như nhiều cuộc gặp gỡ trực tiếp kiểu “face to face”. Khả năng hướng ngoại cũng là một yếu tố, nhưng tính cách, thái độ và sự đáng tin mới là yếu tố “nặng ký”. Những 14 www.makeitnoise.com

điều này cũng có thể áp dụng cho bất kỳ lĩnh vực chuyên nghiệp nào. 15. Chỉ có phụ nữ mới làm PR Hoàn toàn không đúng! Như chúng tôi đã đề cập, PR có mặt trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau như thời trang, bán lẻ, khách sạn, du lịch, công nghệ, giải trí… Bất kỳ ai và bất kỳ giới nào cũng có thể làm việc trong ngành PR miễn là phù hợp với sở thích và nhu cầu của họ. 16. Nhà báo có thể làm tốt PR Không phủ nhận các phóng viên, nhà báo có khả năng nhạy bén đặc biệt với thông tin và mối quan hệ rộng rãi cùng với sự am hiểu về lĩnh vực báo chí. Tuy nhiên, PR không chỉ đơn thuần là công việc duy trì quan hệ với giới báo chí. Sai lầm là nhiều lãnh đạo và doanh nghiệp nghĩ rằng sẽ tốt hơn nếu họ tuyển dụng được một nhân sự đã từng hoạt động báo chí để phụ trách vị trí PR. PR còn đòi hỏi rất nhiều những kỹ năng khác ngoài viết lách. Mặc dù ngày nay có khá nhiều phóng viên, nhà báo chuyển nghề sang PR, và cũng có người thành công, nhưng điều này chưa đủ để khẳng định nghề báo và nghề PR có nhiều điểm trung chuyển như nhiều người nghĩ.


“BÓ TAY” VỚI TUYỂN DỤNG PR

17. Thuê nhân viên PR chuyên để Tổ chức sự kiện Nhân viên PR thì có thể thực hiện công việc của một người quản lý sự kiện, nhưng nhân viên tổ chức sự kiện thì có thể không phải là nhân viên PR. Người làm PR là người quản lý thông tin được tương tác dưới các dạng thức và trên các kênh truyền thông khác nhau nhằm đạt được mục đích giao tiếp với các nhóm đối tượng tiếp cận. Sự kiện là một trong các dạng thức hiệu quả của thông tin được người làm PR sử dụng rất thường xuyên trong quá trình hành nghề. Doanh nghiệp nên hiểu theo hướng thuê người làm PR về phụ trách mảng tổ chức sự kiện để có định hướng công việc và mô tả công việc cho chính xác cho nhân sự. Chính xác thì nhân sự này sẽ thực hiện quản lý thông tin dưới dạng sự kiện, truyền tải thông tin thông qua tổ chức tốt các sự kiện để đạt được những mục đích truyền thông chung của bộ phận và doanh nghiệp.

18. Thuê nhân viên PR chỉ để mua bài và kiểm soát báo chí Nhiều nhà tuyển dụng do thiếu hiểu biết thấu đáo về nghề MarCom nên mặc định “làm PR” đơn thuần là “book bài trên báo chí” bởi vậy thường có sắp xếp trong bộ phận 1 chỉ tiêu nhân sự thuê về chỉ để “mua bài”. Trên thực tế, người làm PR phụ trách đầu việc liên quan đến báo chí cần phải là người tổng hợp thông tin, nghiên cứu và phân tích các kênh báo chí, xây dựng các mối quan hệ với các cơ quan báo chí, từ đó cung cấp các nhóm thông tin hiệu quả để có lợi cho cả hai phía. Hiệu quả của nhân sự PR này sẽ được đo đếm dựa trên hàm lượng chất xám bỏ ra để có được những nhóm thông tin cần thiết cho doanh nghiệp đăng trên các đầu báo liên quan, với mức chi phí tiết kiệm nhất, phù hợp nhất trong từng giai đoạn hoặc chiến dịch. 19. Thuê nhân viên PR chỉ để đi tiếp khách, đối ngoại, quan hệ Một trong các chức năng của PR là quảng bá giúp gia tăng hiểu biết về sản phẩm và doanh nghiệp tới các nhóm công chúng. Có nhiều hình thức quảng bá, trong đó có việc quảng bá trực tiếp trong cuộc gặp gỡ giữa các lãnh đạo cao cấp của các doanh nghiệp (Các cuộc gặp B2B không chính thức). Người làm PR, Marketing cho doanh nghiệp thường là những nhân sự có hiểu biết tường tận về các nhóm thông tin có trong doanh nghiệp, lại là những cá nhân quảng

giao nên thường được lựa chọn tham gia các cuộc gặp gỡ như vậy. Điều đó đôi khi gây hiểu nhầm rằng mô tả công việc của người làm PR là đi tiếp khách, đối ngoại là chủ yếu. 20. Thuê nhân viên PR để quảng cáo và bán hàng Trong rất nhiều nỗ lực của những nhà làm truyền thông chuyên nghiệp, họ cố gắng để tìm cách làm rõ cho thị trường hiểu và phân biệt được PR với Quảng cáo và Bán hàng. Nhưng nỗ lực này vẫn còn rất cần thiết trong bối cảnh ngày càng có nhiều doanh nghiệp mới được thành lập với bộ máy vận hành là những chuyên gia từ những lĩnh vực khác nhau nhưng thiếu kiến thức và kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp hay truyền thông. Xin được một lần nữa nhấn mạnh, PR là chuỗi quyết định về quản lý thông tin: từ việc tiếp nhận, đóng gói, biên tập xử lý, phân phối lên các kênh. Mục đích đầu ra của các hoạt động PR là cung cấp thông tin giúp nâng cao hiểu biết, nâng cao nhận thức, thúc đẩy thái độ ủng hộ và thay đổi hành vi của các nhóm công chúng đối với tổ chức của mình. Một trong các mục đích đầu ra của việc quản lý thông tin PR là góp phần nâng cao uy tín của sản phẩm dịch vụ, giúp tác động tốt đến quyết định mua hàng của các nhóm khách hàng tiềm năng. PR không giúp bán hàng trực tiếp như lầm tưởng của nhiều nhà quản lý. www.bettercre.com 15


21: Các PR Agency lớn thì luôn tốt hơn

Mặc dù các chuyên gia PR có khả năng sáng tạo tuyệt vời và rất tháo vát, nhưng họ không có khả năng tạo ra phép lạ

16 www.makeitnoise.com 16 www.makeitnoise.com

Một số công ty và lãnh đạo tin rằng PR là thứ gì đó rất hào nhoáng và đắt tiền mới có thể mang lại hiệu quả. Điều này hoàn toàn không đúng. Thực sự, những gì các doanh nghiệp thực sự đang trả tiền chỉ là họ sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong các phương án. Thực tế, PR agency lớn thường được đặt tại những văn phòng lớn và nhiều nhân sự giỏi không có nghĩa là sẽ có gì đó để truyền thông nói đến họ. Quy mô tổ chức hay nhân sự của một PR Agency không quyết định được chất lượng


PR AGENCY VÀ NHỮNG CÂU CHUYỆN KHÔNG THẬT

hay các mối quan hệ mà họ xây dựng được. Chưa kể các PR Agency thường tiêu tốn khá nhiều chi phí và ngân sách của bạn.

22. PR trong “PR Agency” có nghĩa là Press Release Rất nhiều người có ấn tượng sai lầm rằng các PR Agency chỉ làm tốt việc viết Thông cáo báo chí. Họ không nhận thức được tất cả những khía cạnh khác của một PR Agency như quản lý danh tiếng, đào tạo người phát ngôn, định vị thương hiệu cũng như truyền thông trong khủng hoảng và quan hệ báo chí. Một PR Agency cũng là một đối tác tốt để giúp các doanh nghiệp lập chiến lược tổng thể giúp nâng cao nhận thức của khác hàng mục tiêu và thúc đẩy sự tham gia của khách hàng vào các hoạt động của doanh nghiệp.

23. PR Agency có thể biến một SPDV không có gì đặc biệt trở nên tuyệt vời Mặc dù các chuyên gia PR có khả năng sáng tạo tuyệt vời và rất tháo vát, nhưng họ không có khả năng tạo ra phép lạ. Thật ra, tất cả các chiến dịch PR đều được xây dựng dựa trên một công thức bao gồm việc lập kế hoạch, chuẩn bị tài liệu, phân phối các thông điệp, đo lường và đánh giá. Tuy nhiên, tất cả thường bắt đầu với những thông tin có giá trị đáng để khai thác và đưa tin trên các kênh truyền thông hoặc một ý kiến đáng chú ý. Cũng khá tuyệt vời nếu như mọi người nhìn chuyên gia PR như “phù thủy”, nhưng thực tế các PR Agency sẽ có trách nhiệm tư vấn cho các doanh nghiệp đâu là điểm mạnh, điểm nội bật đế từ đó phát triển các ý tưởng và đem lại kết quả có thể đo lường được. Khi tất

cả được thực hiện, nếu như nó có vẻ giống như là một “phép màu” thì thực ra nó chỉ là bằng chứng cho thấy các PR Agency đã sử dụng chiến thuật tốt nhất và phương pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề của mình.

24. PR Agency chỉ là một đơn vị thuê ngoài, tách biệt hoàn toàn với công ty Quan điểm này sẽ dẫn tới những sự nhầm lẫn hoặc không rõ ràng về mục tiêu. Thực tế, PR Agency không thể hoạt động trong môi trường “chân không”, họ cũng cần thông tin, cần “input” từ nhiều đơn vị và bộ phân khác trong doanh nghiệp của bạn, chẳng hạn như bán hàng, tiếp thị…để có cái nhìn bao quát và thực hiện những ý tưởng tốt nhất có thể. Tuy nhiên, điều quan trọng các doanh nghiệp khi thuê PR Agency cần hiểu là những gì các

bạn nhìn thấy trong một tài liệu hay kế hoạch PR có thể có những điều khác biệt hoặc chưa phù hợp với công ty như thông điệp quảng cáo, cách thức hay nguồn nhân lực sản xuất.

25.Bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể làm các công việc của một PR Agency Nhiều doanh nghiệp cho rằng bộ phận PR in-house hoặc chuyên viên PR có thể làm được tất cả các công việc chuyên môn về PR, hay sai lầm hơn là nghĩ rằng phụ trách PR chỉ đơn giản là viết một cái thông cáo báo chí và gửi đi các báo. Các mảng hoạt động của PR rất rộng, có những đầu việc sẽ cần sự hỗ trợ từ bên ngoài, chẳng hạn như phát triển quan hệ với giới truyền thông, xử lý truyền thông khủng hoảng, hoặc tổ chức các chiến dịch có quy mô lớn đòi hỏi nhiều nguồn lực…

www.bettercre.com 17 www.bettercre.com 17


NHỮNG HIỂU NHẦM VỀ PR DƯỚI CON MẮT CÁC CHUYÊN GIA PR QUỐC TẾ Những ngộ nhận phổ biến về PR chúng tôi đã từng gặp trong hơn 22 năm hành nghề: 1. Nữ PR là phải xinh đẹp, đi xe xịn và thường xuyên tham dự party 2. PR là một nghề nghiệp nhẹ nhàng 3. PR chỉ làm việc vài giờ mỗi ngày, còn lại là tiệc tùng 4. Làm PR phải có bằng cấp liên quan 5. PR là Press Release 6. Những người “chém gió” giỏi thì làm PR cũng giỏi 7. Những người có kỹ năng “digital” giỏi thì làm PR cũng giỏi 8. PR có hiệu quả giống như Quảng cáo 9. Làm PR thì bạn không thể nói trực tiếp, thẳng thắn và trung thực với khách hàng hoặc nhà báo 10. Các nhà báo sẽ làm PR tốt (có thể nhưng không phải là tất cả) 11. Làm PR in-house nhàn hơn PR Agency 12. Copywriter tốt thì làm PR sẽ tốt 13. Sáng tạo quan trọng hơn chiến lược trong PR 14. Bạn cần phải làm việc ở một công ty lớn thì mới có thể làm PR 15. Big Agency thì tốt hơn là những công ty nhỏ 16. PR nằm độc lập với Marketing 17. PR giống như một miền đất hứa, một người yêu hoàn hảo cho các bạn trẻ 18. PR chỉ là các thuật ngữ lý thuyết

18 www.makeitnoise.com


Ngộ nhận nào về PR bạn muốn làm sáng tỏ?

PRNews đã thực hiện một cuộc thăm dò không chính thức trên trang Fanpage với câu hỏi “Ngộ nhận nào về PR bạn muốn làm sáng tỏ?”. Rất nhiều câu trả lời thú vị và chắc chắn rất “quen tai” với người làm PR. Rất nhiều câu trả lời khiến chúng ta phải suy nghĩ: Hóa ra những hiểu lầm về nghề vẫn còn quá nhiều. Thiết nghĩ, PR không chỉ là tạo lập mối quan hệ mà chúng ta còn cần nỗ lực giáo dục công chúng về những gì chúng ta đã và đang làm để tránh những quan niệm sai lầm. Dưới đây là những ngộ nhận PRNews đã tổng hợp: 1. PR truyền thống vẫn còn quan trọng. 2. Tôi đã từng được dạy PR về cơ bản là Bullshitter và làm thế nào để thực sự trở thành Bullshitter. 3. PR lý tưởng hóa mọi thứ. 4. PR mang tính thuyết phục và là người kể chuyện nhiều hơn thay vì giao tiếp hai chiều. 5. PR chỉ là các hoạt động công cộng với chi phí thấp. 6. Phương tiệu truyền thông xã hội giống như mốt thời trang nhất thời. 7. PR chỉ là người quảng cáo sản phẩm. 8. Marketing quan trọng hơn PR. 9. PR = Social media. 10. PR chỉ là một phần của hoạt động Marketing. 11. Giống như báo chí, PR chịu trách nhiệm về việc viết đúng sự thật và trung thực. Bất cứ những biểu hiện trong PR mà có vẻ không bình thường, nó có thể đã trở thành một phần của “Marketing”. 12. Quan hệ báo chí là hoạt động duy nhất trong PR.

13. PR tương tự như Quảng cáo. 14. PR là một Thông cáo báo chí. 15. PR, Marketing, Quảng cáo là một. 16. Ai cũng có thể làm PR. 17. Làm PR chỉ là viết một Thông cáo báo chí. 18. Điều làm tôi bực mình là khi các nhà báo và những người khác công khai một thông tin và đánh giá nó là “PR”. 19. PR là một hoạt động độc lập không cần liên kết với các nhóm tiếp thị, bán hàng, dịch vụ khách hàng, nhân sự… 20. PR là một công cụ bán hàng. 21. PR là tổ chức các bữa tiệc. 22. PR là tổ chức các hoạt động từ thiện, gây quỹ. 23. PR là tiếp thị. 24. PR không tuyệt vời quyến rũ như cách nhân viên Samantha miêu tả trong “Sex and the City”. 25. Thiện chí có thể được xây dựng chỉ sau một đêm 26. PR có thể đạt được thành công với ít nỗ lực. 27. PR chỉ cần xinh đẹp (thực ra là rất cần thông minh và sự tận tâm). 28. PR là làm việc với báo chí, chỉ cần lên báo nhiều là tốt. 29. Có thể dễ dàng sửa thông tin với báo chí sau khi đã đăng tải. 30. Kết quả PR có thể nhìn thấy và đánh giá ngay lập tức. 31. PR là cocktail, swettie, sâm banh, tiệc tùng… 32. PR không mang lại kết quả hữu hình như Marketing. 33. PR là tổ chức sự kiện. 34. PR là quảng cáo trả tiền và kiểm soát

www.bettercre.com 19


G N TƯ Ở LẦ M G N H

Ữ 20 www.makeitnoise.com

N

PHẦN 02


VỀ THƯƠNG HIỆU & XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU

www.bettercre.com 21


Những lầm tưởng về thương hiệu và xây dựng thương hiệu “Xây dựng thương hiệu là trách nghiệm của mọi người trong một doanh nghiệp, từ nhân viên đến lãnh đạo.”

26. Marketing và Branding là một Theo MC. Cathy, marketing là quá trình nghiên cứu khách hàng: họ là ai? họ muốn gì? làm thế nào để đáp ứng nhu cầu của họ, nhằm tạo ra lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp thông qua việc cung cấp những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khách hàng cần. Branding (xây dựng thương hiệu) là quá trình là quá trình lựa chọn và kết hợp những thuộc tính vô hình cũng như hữu hình với mục đích để khác biệt hóa sản phẩm, dịch vụ hoặc nhãn hiệu theo một cách thức thú vị, hấp dẫn. Như vậy có thể thấy rằng, xây

dựng thương hiệu (branding) ít thiên về marketing, quảng cáo hay quan hệ công chúng mà thiên nhiều hơn về lãnh đạo, sự tận tâm và khả năng của một tổ chức hay doanh nghiệp để thực hiện những thỏa thuận, những vấn đề xã hội mà doanh nghiệp đã tuyên bố thực hiện. Quá trình xây dựng thương hiệu không phản ánh lợi nhuận của doanh nghiệp mà phản ánh những giá trị của doanh nghiệp như: Công việc, danh tiếng, sự lãnh đạo, đội ngũ nhân viên, văn hóa doanh nghiệp, giá trị doanh nghiệp hướng đến cộng đồng. 27. Chỉ cần đổi logo, thay slogan

22 www.makeitnoise.com

thật ấn tượng là đã xây dựng thương hiệu thành công Hiểu lầm này nhiều khi gây ra khá nhiều tổn thất không đáng có cho doanh nghiệp. Một vài nhãn hiệu và doanh nghiệp đã chi rất nhiều tiền để thay đổi logo cho doanh nghiệp, sản phẩm, đồng thời mất rất nhiều thời gian để xây dựng nhưng slogan hay tagline. Tuy nhiên không phải cứ có một tagline hay một logo ấn tượng thì chúng ta đã xây dựng thương hiệu thành công. Xây dựng thương hiệu không chỉ bao gồm những giá trị bên ngoài mà còn hướng nhiều hơn đến những giá trị cốt lõi bên trong.

Nếu tất cả doanh nghiệp đều có một slogan, một logo ấn tượng và tung hàng loạt những quảng cáo mà không thể hiện được sự tận tâm, trách nhiệm và văn hóa doanh nghiệp mình thì quá trình xây dựng thương hiệu cũng không thể thành công. 28. Branding là nhiệm vụ của phòng Truyền thông, marketing, PR Sự thật, branding không phải nhiệm vụ của riêng một phòng ban nào trong một tổ chức. Khách hàng lần đầu tiên tìm đến một doanh nghiệp sẽ ấn tượng với người đầu tiên nói chuyện với họ, có thể đó là người bảo


vệ hay nhân viên lễ tân, không nhất thiết phải là nhân viên marketing hay PR. Xây dựng thương hiệu là trách nghiệm của mọi người trong một doanh nghiệp, từ nhân viên đến lãnh đạo. 29. Thương hiệu chỉ nhằm mục đích cuối

cùng là bán hàng Ngày nay, thương hiệu hiện giờ thuộc về cộng đồng, nghĩa là thuộc về những người có chung một giá trị và liên kết với nhau bằng niềm tin. Họ không chỉ muốn tiêu dùng một thương hiệu nào đó mà còn muốn hiểu về nó, hiểu về những người tạo ra thương

hiệu và họ cần được củng cố niềm tin nhiều hơn về thương hiệu. Quá trình hướng đến khách hàng hiện nay của thương hiệu không chỉ là lợi nhuận mà còn là những giá trị “BiếtTin-Yêu”. (Trang tiếp)

www.bettercre.com 23


30. Các thương hiệu mạnh đều được xây dựng thông qua quảng cáo Nói một cách chính xác hơn thì quảng cáo chỉ có vai trò hỗ trợ cho các thương hiệu như đưa thương hiệu đến với khách hàng, thông báo những tính chất, tính năng của thương hiệu chứ không thể quyết định tất cả về thương hiệu. Một thương hiệu mạnh không thể chỉ nhờ vào quảng cáo để phát triển mà còn nhờ vào rất nhiều hình thức khác như marketing, PR, branding…

ing nhằm khuếch trương hệ thống nhận biết thương hiệu. Brand marketing lại hướng nhiều hơn về những khía cạnh chiến lược và quản trị thương hiệu với ý nghĩa là một chiến dịch marketing tổng thể. Branding thường không chú ý đến nghiên cứu phát triển sản phẩm mà chỉ tập trung khai thác những giá trị cảm tính hơn là lí tính. Chung quy lại, branding đi vào chiến lược hình ảnh thương hiệu còn brand marketing là chiến lược tổng thể.

31. Branding và Brand marketing là một Đây cũng là một trong số những hiểu lầm mà nhiều doanh nghiệp mắc phải. Branding và brand marketing hoàn toàn khác nhau. Branding thiên về phần hình thức, hình ảnh thương hiệu. Cụ thể hơn, brand-

32. Chỉ có những doanh nghiệp lớn mới cần phải xây dựng thương hiệu Không chỉ doanh nghiệp lớn mà mọi doanh nghiệp đều cần xây dựng thương hiệu. Quá trình xây dựng thương hiệu sẽ tạo ra chỗ đứng vững chắc cho sản phẩm, hàng hóa dịch vụ của do-

24 www.makeitnoise.com

anh nghiệp trên thị trường, đồng thời khẳng định vị trí, vai trò của doanh nghiệp đó. Những doanh nghiệp vừa và nhỏ càng cần xây dựng thương hiệu, bởi đó là cách thức hữu ích nhất để tạo dựng niềm tin với khách hàng. Trong thời đại cạnh tranh khốc liệt, bạn không chỉ cần nói cho khách hàng biết “Bạn là ai” mà còn phải nói cho họ biết “Bạn có gì” và “Tại sao họ phải cần bạn”. 33. Phải có ngân sách khổng lồ thì mới dám làm branding Trên thực tế, nếu khéo léo, doanh nghiệp có khi sẽ không mất đồng nào để xây dựng thương hiệu. Ngân sách doanh nghiệp thường phải chi rất nhiều cho các chiến lược marketing, các chiến dịch PR, các ấn phẩm quảng cáo, dịch vụ chăm sóc khách hàng… Tuy nhiên đôi


khi việc xây dựng thương hiệu thành công chỉ nhờ vào nụ cười của người bảo vệ hay thái độ cởi mở, thân thiện của nhân viên trong một công ty. Chắc chắn sẽ không có doanh nghiệp nào phải trả lương cho người bảo vệ để họ cười mỗi khi thấy khách hàng hay một cô lễ tân để cô ta phục vụ chu đáo. Xây dựng thương hiệu là tất cả những gì doanh nghiệp đã làm và cách doanh nghiệp đó thể hiện ra đối với khách hàng, phản ánh văn hóa doanh nghiệp. Nếu biết tận dụng tối đa những tài nguyên con người và văn hóa doanh nghiệp có sẵn, bạn sẽ chẳng phải bỏ ra một đồng nào cho xây dựng thương hiệu. 34. Branding được quyết định bởi người tiêu dùng Khi chuẩn bị quá trình xây dựng thương hiệu, theo logic, doanh nghiệp sẽ tiến hành một cuộc nghiên cứu khách hàng. Nghiên cứu này sẽ được thực hiện với một nhóm khách hàng đại diện cho thị trường: họ muốn gì, họ muốn thương hiệu của doanh nghiệp sẽ trông như thế nào? Tương tự, một doanh nghiệp đối thủ cũng thực hiện quá trình nghiên cứu như vậy và thu về những câu trả lời gần giống nhưng gì doanh nghiệp bạn có được và như vậy, 2 doanh nghiệp sẽ cùng xây dựng thương hiệu dựa trên những thứ giống nhau. Xây dựng thương hiệu không hoàn toàn được quyết định bởi khách hàng. Doanh nghiệp cần chủ động xem xét xem thị trường thiếu gì, xã hội có vấn đề gì mà những doanh

nghiệp khác chưa hướng đến, từ đó thực hiện những chiến dịch branding độc đáo và khác biệt. 35. Branding thực chất là những câu chuyện đằng sau sản phẩm, dịch vụ Không hẳn vậy, branding không chỉ là kể những câu chuyện đằng sau sản phẩm, dịch vụ. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể sáng tạo ra những câu chuyện mới để thu hút khách hàng. Xây dựng thương hiệu, bên cạnh kể những chuyện đằng sau những người tạo ra những sản phẩm, còn kể những câu chuyện về lí do tại sao họ lại tạo ra nó. Xây dựng thương hiệu luôn là những câu chuyện về con người: Những người tạo ra sản phẩm, những người ảnh hưởng đến sản phẩm, những giá trị sản phẩm mang lại cho con người. 36. Branding là một cách gọi khác của “Indentity Corporate” Nhiều người hiểu lầm rằng xây dựng thương hiệu và

nhận diện thương hiệu là một. Nhận diện thương hiệu là cách định vị thương hiệu bằng hình ảnh. Nghĩa là tất cả những gì có thể nhìn thấy và tạo sự liên tưởng đến thương hiệu. Nhận diện thương hiệu chỉ là một phần của xây dựng thương hiệu. Bên cạnh nhận diện thương hiệu, quá trình xây dựng thương hiệu còn bao gồm định vị thương hiệu, xây dựng tầm nhìn, chiến lược, lập kế hoạch truyền thông… 37. Xây dựng thương hiệu không đem đến giá trị hữu hình cho doanh nghiệp Đây là một trong những khẳng định không đúng về xây dựng thương hiệu. Người ta luôn nghĩ xây dựng thương hiệu chỉ mang lại cảm tình của khách hàng về doanh nghiệp chứ không mang lại doanh thu hay các giá trị hữu hình khác. Thử tưởng tượng, doanh nghiệp của bạn tung ra hàng loạt những sản phẩm dịch vụ, doanh nghiệp phá vỡ những cam kết với cộng đồng, bỏ qua mọi lời hứa với khách

www.bettercre.com 25


>>>>> Bạn đang đọc : Những lầm tưởng về thương hiệu và xây dựng thương hiệu hàng. Thử làm điều này trong 3 tháng và xem xét kết quả. Chắc chắn sẽ không ai bận tâm xem bạn bán gì, tậm chí là tẩy chay doanh nghiệp của bạn và doanh thu của công ty sẽ tuột dốc không phanh. Xây dựng thương hiệu đem lại những giá trị vô hình, và những giá trị đó sẽ quyết định đến những giá trị hữu hình khác.

hiện các vấn đề liên quan đến thương hiệu vì khách hàng của họ thực sự không quan tâm lắm. Tuy nhiên những mong muốn của khách hàng đôi khi chủ doanh nghiệp không thể nhận thức hết. Khách hàng khi mua bất kì hàng hóa nào đều rất quan tâm đến thương hiệu của nó hay xem xét xem hàng hóa đó có thu hút họ không.

38. Xây dựng thương hiệu không quan trọng, chỉ cần sản phấm tốt là được Nhiều chủ doanh nghiệp tin rằng, nếu họ tạo ra một sản phẩm tốt và cung cấp một sản phẩm tốt với mức giá hợp lí thì doanh nghiệp đó sẽ thành công. Tuy nhiên người tiêu dùng lại có xu hướng dựa vào cảm xúc hơn là logic khi quyết định mua hàng. Nếu quá trình xây dựng thương hiệu của một doanh nghiệp tạo ra được phản ứng tích cực từ khách hàng và chiếm được cảm tình của họ thì sản phẩm của bạn sẽ được khách hàng đón nhận nhiều hơn là chỉ dựa vào chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

40. Không cần quan tâm đến đối thủ khi xây dựng thương hiệu Doanh nghiệp tin rằng chỉ cần quan tâm nội bộ doanh nghiệp là họ có thể có chỗ đứng. Tuy nhiên thực tế là cần phải cân nhắc và để tâm đến công ty đối thủ xem họ đang làm gì, thế mạnh, điểm yếu của họ để từ đó xây dựng những chiến lược phát triển thương hiệu riêng và hạn chế mắc phải những sai lầm. Biết được đối thủ đang làm những gì sẽ tạo ra hướng đi khác cho doanh nghiệp bạn và giúp doanh nghiệp bạn tìm ra những khía cạnh mới để khai thác.

39. Khách hàng thực sự không quan tâm đến chuyện có thương hiệu hay không Có nhiều ngành công nghiệp mà hàng hóa của nó ít hấp dẫn hơn so với những ngành khác. Nhiều chủ doanh nghiệp của những ngành đó nghĩ rằng họ không cần thực 26 www.makeitnoise.com

41. Thương hiệu tốt thì không cần thay đổi gì nữa Thực tế cho thấy dù sản phẩm có tốt đến đâu nhưng qua thời gian vẫn phải thay đổi vì nhu cầu khách hàng. Những nhu cầu của khách hàng thay đổi theo từng giờ, hôm nay họ muốn cái này, ngay ngày mai thôi nhu cầu đó đã khác. Thương hiệu phải không ngừng cải tiến

mình để bắt kịp xu hướng và nhu cầu đó, nếu không sẽ bị tụt dốc và trở nên lạc hậu. Thêm một dịch vụ mới có thể đem lại phản ứng không tốt, tuy nhiên điều này không có nghĩa là không nên thay đổi. Thương hiệu chỉ mạnh khi nó đánh trúng vào nhu cầu và sở thích của khách hàng và biến đổi cho phù hợp với những yêu cầu mới.


www.bettercre.com 27


CHUYỆN

“HOANG ĐƯỜNG” VỀ SOCIAL MEDIA

28 www.makeitnoise.com


Ngồi yên mẹ chụp ảnh “up lên” facebook nào

www.bettercre.com 29


CHUYỆN “HOANG ĐƯỜNG” VỀ SOCIAL MEDIA 30 www.makeitnoise.com

42. Càng xuất hiện trên nhiều trang social media, chúng tôi càng tiếp cận được với nhiều khách hàng SAI! Bởi bạn xuất hiện trên mọi nền tảng social media, ở trên một trang mới nhất và lớn nhất có thể giúp bạn tiếp cận nhiều người hơn những chưa chắc đã đúng người. Điều quan trọng là trước khi bắt tay vào khai thác social media thì bạn phải có những nghiên cứu riêng của doanh nghiệp/tổ chức của mình. Khi xác định được các yếu tố về nhân khẩu học, bạn mới nên xem xét những kênh phù hợp và tập trung vào đó. 43. Càng đưa lên nhiều thông tin càng tốt Bạn cho rằng đưa lên khoảng hơn 10 lần một ngày sẽ giúp bạn có kết quả tối ưu trên các kênh social media? Nếu bạn là một công ty có tới hơn 10 những nội dung giá trị để đưa lên hàng ngày, hãy tự vỗ tay


tốt nhất đừng bận tâm đến kênh truyền thông này. 45. Social media là miễn phí Điều này đã và đang trở nên phổ biến với nhiều người. Việc tham gia social media cơ bản là miễn phí, nhưng nếu bạn muốn mình được chú ý, bạn phải đầu tư một số tiền vào nó. Cho dù đó là việc bản trả tiền để thuê người quản lý hay trả tiền quảng cáo cho dịch vụ, bài viết …thì cũng đều tốn kém cả. Bạn có 20,000 lượt thích ở trang Fanpage không có nghĩa là tất cả những thông tin bạn đưa lên đều xuất hiện ở newsfeed của họ. 46. Bạn muốn có kết quả ngay lập tức Cũng giống như nhiều công cụ truyền thông khác, không bao giờ bạn thấy được ngay kết quả chỉ sau có một đêm. Cần phải mất thời gian để bạn xây dựng được một cộng đồng hữu cơ (organic) trên social media và nó cần thời gian để bạn có thể nhìn thấy kết quả. Hãy kiên nhẫn, nhất quán và không quá lâu, kết quả bạn mong muốn sẽ được ghi nhận. vì đây là một điều kỳ lạ. Hãy tập trung vào giá trị nội dung, chứ không phải dựa trên số lượng. Đưa nhiều thông tin nhưng chỉ là một mớ hổ lốn thực sự sẽ chỉ làm thương hiệu của bạn tồi tệ hơn là có lợi. 44. Tôi chỉ cần kiểm tra trang vài lần một tuần là đủ Quản lý social media cũng là một công việc toàn thời gian, nhưng điều này không có nghĩa là bạn phải nhất thiết thuê một ai đó quản lý trang cả bạn. Điều quan trọng bạn phải hiểu là: dù tắt hay bật, mọi người đều có thể đang nói về bạn. Hãy chắc chắn doanh nghiệp của bạn cập nhật thông tin thường xuyên và có những cuộc trò chuyện, tương tác với các đối tượng khách hàng của bạn. Đây là một kênh giao tiếp và chăm sóc khách hàng trực tuyến tuyệt vời. Nếu bạn không có thời gian và không thể sử dụng social media thường xuyên,

(Trang tiếp) NGHỀ QUẢN TRỊ SOCIAL MEDIA

www.bettercre.com 31


NGHỀ QUẢN TRỊ SOCIAL MEDIA Có đến một nửa người số người tôi từng nói chuyện nghĩ rằng social media là một nghề đáng mơ ước. Tuy nhiên, những quan điểm sai lầm sau đây về nghề social media vẫn luôn chi phối các cuộc đối thoại liên quan đến chuyện nghề nghiệp.

47. Chúng tôi “tweet” cả ngày Tôi không thể đếm nổi bao nhiêu lần tôi được hỏi câu “Bạn mất bao lâu để viết được 140 kí tự?”. Câu trả lời là rất nhanh - chỉ khi bạn đã có chiến lược. Những người làm social media chi một phần nhỏ thời gian của mình – chắc chỉ ít hơn 10% - để viết bài cho các kênh truyền thông khác nhau.

nghĩa là những người làm social media hết việc. Facebook và Twitter là các kênh social media, nhưng social media giống như là nghề thiên về sử dụng các công cụ digital hơn là kết nối và thu hút. Social media đang ngày càng tiến triển và công việc chúng tôi sẽ phải tiến triển cùng nó chứ không được phép bỏ mặc.

Thời gian chính của chúng tôi là xây dựng chiến lược và luôn theo dõi tổng quan những gì xảy ra đang thay đổi liên tục. Chúng tôi thảo luận với đồng đội để phát triển những sáng kiến mới cho các nền tảng xã hội, đánh giá các kênh để xem rằng khách hàng nói gì và phản hồi gì (và sau đó phản hồi lại họ), theo dõi những người cùng địa vị, đối thủ cạnh tranh và khán giả của họ, xem xét các tổ chức (và mạng Internet) để tìm kiếm bất kì công cụ nào phù hợp, đọc những xu hướng digital mới nhất và lên kế hoạch để định hướng chiến lược cho mình. Hãy luôn nhớ phân tích, đo lường các chỉ số thật nhiều vào. Đó mới chỉ là bước khởi đầu. 48. Chúng tôi cùng sống chết với Facebook và Twitter Facebook và Twitter không hiện hữu ở bất cứ mọi nơi và bất cứ lúc nào, thậm chí nếu chúng ngưng hoạt động không có

49. Chúng tôi là những người giỏi tính toán hoặc là những người có óc sáng tạo Chúng tôi phải là cả hai. Chúng tôi phải xử lí tốt các con số để phân tích xem cái gì đang chạy tốt, cái gì đang không chạy và lí do vì sao. Sau đó chúng tôi phải đưa ra ý tưởng để cải thiện nó trong một môi trường rất cần sự nhạy bén.

32 www.makeitnoise.com

50. Chúng tôi phải luôn đi trước một bước. Điều đó vừa là gánh nặng nhưng cũng tuyệt vời! Thật sự, chúng tôi rất yêu công việc của mình. Một người làm social media mà không có đam mê về social media thì sẽ bị đào thải sớm (điều này sẽ trở nên ngày càng nghiêm trọng). Tuy nhiên, làm việc trong môi trường Facebook không hề giống với việc hoạt động cá nhân trên Facebook.


Chúng tôi không sử dụng Facebook cho vui, mà là để xem: Vì sao chỉ số tương tác ở bài đăng này cao hơn bài đăng trước? Nguyên nhân ở nội dung hay thời gian đăng bài? Có thể ngày mai tôi sẽ thay đổi giờ đăng bài vào buổi sáng. Liệu hình ảnh này cần hấp dẫn hơn vào hôm nay? Điều này nhắc nhở tôi cần đến bàn với Sally về những bức ảnh mới. Hãy nhìn xem, đối thủ của tôi vừa đăng bài mới. Thật thú vị. Tôi thắc mắc họ bố cục bài như thế nào? Tôi sẽ kiểm tra xem. 51. Chúng tôi phải có hiểu biết về công nghệ Mặc dù chúng tôi có vẻ hiểu biết về công nghệ nhiều hơn mức trung bình vì sự cần thiết, nhưng nó không có nghĩa là chúng tôi có thể sửa máy tính cho bạn chỉ vì chúng tôi biết các đặt mục tiêu cho quảng cáo trên Facebook. Chúng tôi không phải phòng IT và chúng tôi làm việc dựa vào họ nhiều giống như bạn (có thể nhiều hơn bởi vì chúng tôi hướng tới việc phá vỡ những điều thường xuyên ra ngoài sự tò mò hiển nhiên).

Chỉ bởi vì chúng tôi giỏi truyền thông online không có nghĩa là chúng tôi giảm đi sự truyền thông truyền thống. Giao tiếp trên Social Media chỉ là cách làm tăng thêm sự giao tiếp, chứ không thể thay thế cho sự giao tiếp trong xã hội thực tại.

(Trang tiếp) SOCIAL MEDIA TRONG HOẠT ĐỘNG TIẾP THỊ

52. Chúng tôi giỏi truyền thông online hơn truyền thông offline www.bettercre.com 33


SOCIAL MEDIA TRONG HOẠT ĐỘNG TIẾP THỊ 53. Khách hàng sử dụng Social Media luôn đòi hỏi bạn phải có phản hồi ngay lập tức Trừ phi là các giao dịch trực tuyến để mua hàng, còn lại khách hàng sử dụng Social Media hoàn toàn chấp nhận thời gian, trong một khoảng thời gian nhất định. Họ chấp nhận việc bạn đang kinh doanh và có thể phải trả lời nhiều khách hàng cùng một lúc. Tất nhiên, thời gian chờ không nên lâu hơn 24 - 48 tiếng. 54. Social Media là tương tác hai chiều như một cuộc đối thoại Không phủ nhận Social Media có tính chất tương tác rất cao. Tuy nhiên, xu hướng hiện nay cũng đang cho thấy Social Media cũng là nơi để người sử dụng tiếp nhận thông tin và tin tức một chiều. 55. Khách hàng của tôi không sử dụng Social Media Điều này khó có thể chấp nhận bởi hiện nay đã có hơn 1000 tỷ người dùng Facebook và hàng trăm triệu người sử dụng các trang mạng xã hội khác như Twitter, Instagram… Mọi ngành công nghiệp đều có khách hàng đang sử dụng phương tiện social media. 56. Xuất hiện trên mọi trang social media

34 www.makeitnoise.com

Không có quá nhiều bất ngờ nếu xuất hiện những sai lầm tiếp thị trên một phương tiện còn khá mới như các phương tiện truyền thông xã hội. Những sai lầm này có thể là do sự thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm, thiếu chuyên môn và quá lạm dụng phương tiện truyền thông xã hội trong chiến lược tiếp thị trực tuyến. Ngoài ra, một số các doanh nghiệp cũng sử dụng sai kênh, sai phương tiện… Để làm sáng tỏ những điều này, danh sách dưới đây của chúng tôi chính là những gì mà một doanh nghiệp muốn tiếp thị qua social media cần phải “giác ngộ”.

Để bắt đầu một chương trình tiếp thị online, bạn có thể bắt đầu với Facebook, bởi số lượng ngưởi sử dụng nó đang là lớn nhất. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải xem xét xem những trang nào sẽ phù hợp với tính chất “nhân khẩu học” của khách hàng và của chính công ty bạn. Nếu không bạn sẽ chỉ lãng phí thời gian và tiền bạc trên những trang mạng xã hội đó. 57. Chỉ cần tập trung vào khách hàng tiềm năng Lượng khách hàng càng lớn thì doanh thu càng có cơ hội tăng lên. Tại sao lại phải tự thu hẹp và giới hạn khách hàng? 58. Các tương tác nên được thực hiện trong giờ làm việc Cần xác định đâu là thời gian vàng để những thông tin của bạn xuất hiện trên social media, và có thể tác động tới hành vi mua của khách hàng, không nhất thiết phải là trong giờ làm việc. Nó cũng có thể là buổi tối hoặc cuối tuần. 59. Phải giữ nó chuyên nghiệp, nghiêm túc Chắc chắn bạn luôn muốn giữ những hoạt động tiếp thị của mình chuyên nghiệp. Tuy nhiên, Social Media cũng là một môi trường tuyệt vời để bạn phá cách, thể hiện cá tính


và sự tinh tế của riêng mình. Điều này sẽ giúp bạn nổi bật hơn. 60. Giám sát rất mất thời gian Điều này đúng trong quá khứ, nhưng hầu hết các phương tiện truyền thông xã hội hiện nay đều cung cấp các công cụ phân tích và theo dõi, thống kê. 61. Chỉ nhắm tới khách hàng trẻ Cá nhân lớn tuổi tực ra cũng đang có xu hướng sử dụng social media nhiều hơn. Số liệu đã cho thấy có khoảng 40% người dùng trên 35 tuổi đang sử dụng các kênh này. 62. Các Marketer trẻ sẽ vận hành các kênh social media tốt hơn Điều này chưa chắc đã đúng, bởi thực tế một marketer nhiều năm kinh nghiệm sẽ có khả năng biến các kênh này trở nên giá trị hơn, và họ cũng không bao giờ quá lạm dụng kênh này. 63. Social Media quá rộng lớn đối với chúng tôi Khi bạn lạm dụng quá nhiều kênh, tất nhiên bạn khó có thể kiểm soát được hiệu quả. Thay vì cố gắng tạo ra thật nhiều kênh, hãy cố gắng phát triển 1-2 kênh thực sự mang lại giá trị. 64. Social Media có thể khiến lan truyền tin đổi xấu về công ty Nó là con dao hai lưỡi, bạn có thể lật ngược tình thế và sử dụng chính social media để cải chính các thông tin tiêu cực.

www.bettercre.com 35


PHẦN IV: NHỮNG NGỘ NHẬN TIỀM ẨN “NGUY HIỂM” VỀ MARKETING

36 www.makeitnoise.com


www.bettercre.com 37


NHỮNG NGỘ NHẬN GÂY ẢNH HƯỞNG XẤU TỚI DOANH NGHIỆP Chúng ta đều biết một chiến lược marketing hiệu quả là điều then chốt để làm nên thành công của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, những hiểu nhầm về lĩnh vực này vẫn còn tồn tại không ít. Trong một môi trường cạnh tranh như hiện nay, những hiểu nhầm đó có thể cản trở doanh nghiệp trong lộ trình quảng bá sản phẩm và dịch vụ của họ. Chúng tôi có liệt kê dưới đây 7 hiểu nhầm mà các doanh nghiệp thường gặp về marketing – những hiểu lầm mà chúng tôi nghĩ rằng có thể giới hạn tính hiệu quả của chiến lược marketing và khiến bạn bỏ lỡ mất các cơ hội để thúc đẩy doanh thu. 65. “Chúng tôi chỉ là công ty nhỏ thôi mà, cần gì đến kế hoạch marketing chứ” Hiểu một cách đơn giản, chiến lược marketing là bản trình bày việc bạn sẽ giới thiệu tổ chức của bạn đến với thị trường như thế nào. Nếu không có một kế hoạch tổng thể và chặt chẽ, doanh nghiệp rất dễ gặp phải tình huống không hiểu rõ được thị trường tiềm năng của mình, dẫn đến lãng phí tiền bạc cho những hoạt động vô ích. Mọi doanh nghiệp, ngay cả những doanh nghiệp một thành viên, cũng đều cần đến một chiến lược rõ ràng nếu muốn thu được những kết quả tốt nhất từ marketing. 66. “Chúng tôi có làm marketing mà. Chúng tôi chạy quảng cáo đấy thôi!” Quảng cáo dĩ nhiên có thể trở thành một hoạt động marketing đắt giá. Tuy nhiên, đó chỉ là một chiến thuật trong rất nhiều cách mà doanh nghiệp có thể truyền tải các thông điệp marketing của bạn đến công chúng mục tiêu. Để đạt được trọn vẹn các mục tiêu về nhận thức, điều hướng thị trường và cả doanh số bán hàng, doanh nghiệp cần một kế hoạch tích hợp được nhiều chiến thuật khác nhau và chỉ ra được làm thế nào để các chiến thuật đó có thể phối hợp hiệu quả với nhau chứ không chỉ dựa vào quảng cáo. 67. “Chúng tôi biết rất rõ khách hàng nghĩ gì!” 38 www.makeitnoise.com

Rất nhiều marketer nghĩ rằng mình hiểu rõ khách hàng, nhưng sẽ ra sao nếu sự thực là họ không hiểu rõ đến thế? Một điều chắc chắn rằng bạn không thể đặt cược vào những suy đoán để triển khai toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp. Vậy nên bước đầu tiên để có được một chiến dịch marketing hiệu quả là thấu hiểu khách hàng, và việc này cần phải được thực hiện bằng những nghiên cứu thật cụ thể và chuyên nghiệp trên nhiều đối tượng công chúng khác nhau. 68. “Marketing chỉ hướng đến những đối tượng tiềm năng thôi chứ chẳng cần hướng tới khách hàng hiện tại làm gì!” Đừng bao giờ ảo tưởng rằng những ai đang là khách hàng của bạn cũng sẽ tiếp tục mua hàng của bạn cả đời. Nếu không muốn khách hàng của bạn hôm nay lại chuyển hướng sang sử dụng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh vào ngày mai, bạn cần phải liên tục, mỗi ngày đều chỉ ra cho họ thấy những lí do hấp dẫn và thuyết phục để họ muốn tiếp tục mua hàng của bạn. Dĩ nhiên cần phải đẩy mạnh tiếp thị đến những đối tượng tiềm năng, nhưng hãy nhớ chăm sóc thật tốt những khách hàng hiện tại. 69. “Chúng tôi cũng muốn sử dụng những kênh marketing đó, nhưng chúng tôi không có nhiều tiền!”


Nhiều marketers thường có những quan điểm không thực sự chính xác về số tiền phải trả cho các kênh marketing như quảng cáo truyền hình hay thư điện tử. Tuy nhiên đừng bao giờ loại một kênh nào đó ra khỏi kế hoạch marketing của bạn chỉ vì nghĩ rằng nó quá đắt. Hãy tìm hiểu kỹ những kênh đó và tìm ra lựa chọn hợp lý nhất cho ngân sách của doanh nghiệp. Bạn sẽ thấy rằng rất nhiều kênh mà mình từng nghĩ ngoài tầm với hoàn toàn nằm trong khả năng chi trả. 70. “Ngành nghề của chúng tôi chẳng cần xuất hiện trên truyền thông đại chúng làm gì cả.” Đừng quên rằng dù bạn có bán gì đi chăng nữa, thì khách hàng, các đối tượng tiềm năng và các công ty đối thủ của bạn sẽ vẫn sử dụng và hưởng lợi từ các phương tiện truyền thông đại chúng. Nếu bạn mãi chọn cách đứng ngoài, thì việc bị gạt ra khỏi những cuộc hội thoại và các tương tác không ngừng giữa những đối tượng kể trên là điều chắc chắn sẽ xảy ra. Và thật không may, hiện nay, việc trao đổi các luồng thông tin giữa các đối tượng này lại chính là thứ định hình nên thị trường mà bạn đang muốn bán sản phẩm. Vậy nên đừng chần

chừ gì nữa mà hãy tham gia vào cuộc chơi truyền thông đại chúng ngay thôi. 71. “Doanh số bán hàng giảm nên chúng tôi cũng cần cắt giảm chi phí marketing.” Công ty nào cũng sẽ gặp phải những thời kì khó khăn, kéo theo đó là việc cần cân đối và quyết định phân bổ ngân sách thật hợp lý. Tuy nhiên, hãy cố gắng hết sức để không cắt giảm khoản tiền dành cho marketing. Mặc dù marketing không phải là con đường duy nhất giúp bạn thoát khỏi cuộc khủng hoảng doanh thu, nhưng chỉ cần bạn dừng việc tương tác với khách hàng và các đối tượng tiềm năng, chỗ trống trên con đường đi giữa doanh nghiệp đến khách hàng sẽ được tạo ra và những đối thủ cạnh tranh sẽ lập tức nhảy vào lấp đi chỗ trống đó trong lúc bạn đang vắng mặt. Đừng tặng miễn phí cho họ cơ hội béo bở này.

www.bettercre.com 39


HIỂU SAI VỀ CONTENT MARKETING (TIẾP THỊ NỘI DUNG) 72. Tiếp thị nội dung là Kỹ thuật số Tiếp thị nội dung có một lịch sử phát triển khá lâu dài. Nhiều người lầm tưởng tiếp thị nội dung chính là kĩ thuật số. Tuy nhiên trước khi web ra đời, những chiến lược tiếp thị nội dung đã bao gồm rất nhiều mảng như: hội nghị, hội thảo, bài giảng, báo cáo công nghiệp, giấy tờ nghiên cứu khách hàng, những tạp chí, ấn phẩm cho khách hàng. Tiếp thị nội dung là thúc đẩy, là truyền đạt những nội dung hữu ích. Hiện nay, tiếp thị kĩ thuật số, hay tiếp thị trực tuyến chỉ là một trong những cách thức giúp doanh nghiệp tiếp cận đối tượng một cách nhanh chóng và hiện đại, tuy nhiên như vậy là chưa đủ cho một chiến lược tiếp thị thành công. Đôi khi phải có sự kết hợp giữa cả 2 yếu tố tiếp thị nội dung với tiếp 40 www.makeitnoise.com

thị kĩ thuật số hay tiếp thị trực tuyến để đạt hiệu quả cao trong marketing. 73. Sáng tạo nội dung là tiếp thị nội dung Đây là một trong số những hiểu lầm mà người làm marketing hay gặp phải. Sáng tạo nội dung chỉ là một phần rất nhỏ trong tiếp thị nội dung. Tiếp thị nội dung bao hàm nhiều hơn thế. Từ phân phối nội dung, đến giao tiếp, tương tác với khách hàng, đồng thời xác định rõ ràng mục tiêu mà doanh nghiệp muốn tiếp cận. Tùy thuộc vào mục tiêu và ý tưởng của chiến dịch mà những người làm tiếp thị nội dung có thể sắp xếp và phân bổ việc sản xuất và phân phối nội dung cụ thể cho các bộ phận. 74. Càng nhiều nội dung càng tốt

Hiểu lầm này rất phổ biến và nếu không cẩn thận thì nó sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng và khiến các chiến dịch tiếp thị nội dung của bạn thất bại hoàn toàn. Một điều không thể phủ nhận là một chiến dịch tiếp thị với nội dung đầy đủ sẽ thu hút công chúng. Những không phải vì thế mà nhét tất cả những gì bạn thấy cần thiết vào chiến dịch. Những thông tin được dàn trải la liệt, khô khốc và thiếu hấp dẫn sẽ khiến người xem cảm thấy mệt mỏi, thậm chí họ sẽ liệt nội dung của bạn vào mục spam vì những thông tin thừa thãi, không hữu ích. 75. Làm nội dung SEO chính là Tiếp thị nội dung Hiện nay, Google được xem là một công cụ hữu dụng để đưa nội dung bạn muốn


tiếp thị xuất hiện trong tầm ngắm của khách hàng. Nhưng sản xuất nội dung trong tối ưu hóa công cụ tìm kiếm không phải tiếp thị nội dung. Nội dung trong tiếp thị nội dung phải được tạo ra cho khách hàng và đáp ứng những nhu cầu của khách hàng. Nếu tối ưu hóa công cụ tìm kiếm nội dung để đưa nó lên đầu mỗi khi ai đó search từ khóa nhưng nội dung lại không như những gì khách hàng mong muốn sẽ chỉ làm chiến lược tiếp thị nội dung của bạn bị thất bại. 76. Tiếp thị nội dung là tạo ra nội dung cho Google Nhiều người nghĩ rằng tiếp thị nội dung là dành cho Google. Thực chất bản chất của tiếp thị nội dung và mục tiêu của nó là phục vụ khách hàng. Nội dung đó xuất hiện trên Google nhưng là để phục vụ khách hàng. Nếu bạn sản xuất nội dung cho Google thì bạn đang làm SEO, mà SEO thì không phải tiếp thị nội dung.

77. Tiếp thị nội dung không phù hợp với ngành công nghiệp Lisa Barone của Overit đã tuyên bố trong cuộc phỏng vấn với ExploreB2B rằng: “Việc phàn nàn về ngành công nghiệp của bạn chỉ cho chúng tôi thấy 2 điều, một là bạn không hiểu khách hàng của bạn đang muốn gì, cần gì. Hai là bạn đúng là rất nhàm chán”. Bất kể bạn đang hoạt động trong lĩnh vực gì hay ngành công nghiệp của bạn như thế nào thì cơ hội làm tiếp thị nội dung là hoàn toàn có thể. Doanh nghiệp đó có thể hoạt động trong dịch vụ cung ứng vật liệu, đồ nội thất, đồ gia dụng… Tiếp thị nội dung trong các ngành công nghiệp không nhất thiết cứ phải là 100% nói về ngành công nghiệp đó. Những doanh nghiệp hoàn toàn có thể tìm ra những hướng mới, bổ sung nhưng thông tin thú vị xoay quanh ngành nghề của mình, nhằm tạo ra sự thích thú và thu hút khách hàng.

là chiến lược đúng đắn trong mọi hoàn cảnh Trong mọi hoàn cảnh, đặc biệt là trong các chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp cần nhìn nhận và đánh giá đúng mực hoàn cảnh, từ đó mới đi đến kết luận có nên sử dụng tiếp thị nội dung hay không. Thực tế đúng là có nhiều doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận từ một chiến lược tiếp thị nội dung được xây dựng công phu và bài bản. Tuy nhiên trong kinh doanh, chúng ta nên đặt ra nhiều câu hỏi và cân nhắc kĩ lưỡng chứ không nên lao vào một chiến dịch tiếp thị nội dung một cách mù quáng.

78. Tiếp thị nội dung

80. Nội dung hấp dẫn

79. Tiếp thị nội dung là một chiến dịch Nội dung tiếp thị không phải là chiến dịch, đó là một cách tiếp cận, một triết lí, một chiến lược kinh doanh. Nó bao gồm nhiều hơn một nội dung, nó bao gồm sản xuất, xuất bản, chia sẻ nội dung, tương tác xung quanh nội dung.

www.bettercre.com 41


thì khách hàng sẽ tự động tìm đến Ngày nay, có nhiều chiến lược tiếp thị nội dung bị lãng quên hoặc không được chú ý đến mặc dù nội dung được đầu tư và chăm chút vô cùng kĩ lưỡng. Nguyên nhân sâu xa là những người làm tiếp thị nội dung quá tự tin về nội dung của họ mà quên mất rằng, phải thông qua quảng cáo thì các thông điệp của họ mới được mọi người biết đến. 81. Tiếp thị nội dung quyết định kết quả bán hàng Đúng là tiếp thị nội dung mang lại hiệu ứng bán hàng khá tốt. Tuy nhiên không thể vì thế mà kết luận tiếp thị nội dung quyết định kết quả bán hàng. Kết quả bán hàng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng hàng hóa, dịch vụ, giá thành, sự yêu thích của khách hàng. Nhiều doanh nghiệp quá kì vọng và đầu tư nhiều ngân sách vào tiếp thị nội dung để rồi phải thất vọng vì nó không đem lại hiệu quả mong muốn. 82. Làm Tiếp thị nội dung là tạo ra các “link” trên internet Đây được coi như một trong những hiểu lầm tai hại nhất của nhiều doanh nghiệp khi thực hiện tiếp thị nội dung. Họ nghĩ rằng càng nhiều đường link dẫn đến trang web bán hàng của họ thì càng tốt và chèn link vào bất kì từ khóa nào doanh nghiệp thấy có giá trị. Thay vì số lượng link, 42 www.makeitnoise.com

có nhiều yếu tố để đánh giá chất lượng website của bạn như nguồn trích dẫn, sự bắt mắt, chất lượng link, thương hiệu. Thực chất, xây dựng các link liên kết vẫn có hữu dụng, tuy nhiên nên xây dựng đúng cách và không nên đặt hoạt động đó vào mục đích chính của tiếp thị nội dung. 83. Tiếp thị nội dung nên áp dụng theo đúng sách vở và những gì chuyên gia nói Nghe có vẻ vô lí nhưng nhiều người hay mắc phải điều này. Những cuốn sách dạy về marketing chỉ phù hợp cho những mô hình kinh doanh lớn trong một

vài trường hợp nhất định. Hơn nữa những gì sách dạy và những điều chuyên gia nói chỉ đúng tại thời điểm cuốn sách đó được viết và chuyên gia đó phát biểu. Sự thật là thị trường luôn biến động và phát sinh ra nhiều yếu tố mới. Thử tưởng tượng ai cùng đọc

sách, ai cũng nghe những gì các CEO khuyên, vậy thì mọi doanh nghiệp đều làm những chiến dịch như nhau. Doanh nghiệp chỉ nên coi những gì trong sách và những lời khuyên của các CEO thành đạt như một tư liệu tham khảo chứ không nên áp dụng hoàn toàn vào với doanh nghiệp của mình.


Tiếp thị nội dung là thúc đẩy, là truyền đạt những nội dung hữu ích.

www.bettercre.com 43


NGỘ NHẬN VỀ MARKETERS “Marketer” thực chất không giống những gì bạn nghĩ! Marketing là một từ thường được chúng ta sử dụng rất nhiều nhưng lại hiếm có những định nghĩa thật chính xác. Nếu bạn không tham dự một vài lớp học về Marketing hoặc quen biết một người làm Marketing, chắc hẳn bạn sẽ có nhiều thắc mắc về việc marketer thì làm gì? Liệu có phải chúng tôi thiết kế quảng cáo? Chúng tôi chỉ việc ngồi một chỗ và lên ý tưởng? Hay chúng tôi được trả tiền chỉ để vào Facebook? Dưới đây, chúng tôi sẽ làm rõ 6 quan niệm sai lầm phổ biến nhất về những marketers - người làm nghề Marketing!

84. Công việc của chúng tôi chỉ là làm quảng cáo Khi bạn hình dung về việc giới thiệu một sản phẩm hay dịch vụ đến với công chúng, có thể hình ảnh đầu tiên bạn nghĩ đến sẽ là quảng cáo: bảng quảng cáo ngoài trời hay các đoạn TVC trên truyền hình. Tuy nhiên vẫn còn vô vàn cách khác để các marketer chúng tôi có thể làm được điều đó. Marketing thực chất không bắt đầu và kết thúc chỉ bằng quảng cáo, cũng không chỉ là những câu slogan hay những hình ảnh chau chuốt. Marketing là việc dùng đúng cách để đưa được các thông điệp về sản phẩm đến người dùng, phân tích thị trường, đưa ra chiến lược giá 44 www.makeitnoise.com

và những hoạt động thúc đẩy bán hàng. 85. Marketer chỉ là cách gọi khác của “Advertiser” hoặc “Chuyên gia PR”. Tuy Marketing có liên quan đến một vài khái niệm tương tự như quảng cáo hay quan hệ công chúng nhưng thực ra đây lại là một lĩnh vực hoàn toàn độc lập. Để giải thích cho điều này, tôi sẽ sử dụng một hình ảnh mà tôi gọi là “Sự liên tục


của nhận diện thương hiệu”: Hình thứ 2 chỉ ra việc làm thế nào một thương hiệu có thể giao tiếp với khách hàng của mình. Bạn có thể chọn cách làm mình trở nên nổi bật và truyền tải những thông điệp chung chung đến một lượng đông đảo công chúng, hoặc chọn cách tìm ra những thông điệp riêng và truyền tải cho từng nhóm đối tượng nhỏ hơn. Trong khi Quảng cáo tập trung vào việc chia sẻ thông điệp đến một số lượng lớn các đối tượng khác nhau, PR tập trung chia sẻ những thông tin cụ thể đến từng nhóm đối tượng thì Marketing sẽ cân bằng ở khoảng giữa.

Marketing hoàn toàn không phải là một ngành nghề lừa đảo hay thất đức!

Sẽ có lúc hoạt động Marketing cần sẽ xây dựng rất nhiều quảng cáo, hoặc đôi khi cần tổ chức một buổi họp báo quy mô chỉ để giải quyết một vấn đề nhỏ, tuy nhiên thường thì, những người làm Marketing sẽ luôn cố gắng để đưa những thông tin cần thiết nhất đến nhóm khách hàng phù hợp nhất. 86. Chúng tôi biết làm tất cả mọi thứ từ SEO, thiết kế đồ họa, website, bán hàng cho đến mạng xã hội. Điều này có lẽ là quan niệm sai lầm nhất mà các khách hàng của những công ty Marketing đang gặp phải. Hiển nhiên

là hầu hết các marketer lành nghề đều có những kiến thức và kĩ năng cơ bản vể các lĩnh vực này, tuy nhiên nghề của chúng tôi cũng như các nghề khác – mỗi lĩnh vực đều cần có những nhân sự chuyên biệt! Trừ phi công ty đó lớn và hoạt động trải dài trên tất cả các công cụ tiếp thị, bằng không việc bạn liên hệ với công ty Marketing thường sẽ không giúp bạn giải quyết hết ngay tất cả các vấn đề bạn

đang gặp phải. 87. Chúng tôi chỉ “nói quá” để thu hút và bẫy được khách hàng Marketing hoàn toàn không phải là một ngành nghề lừa đảo hay thất đức! Chúng tôi cần cung cấp một sản phẩm hay dịch vụ nào đó, chúng tôi tìm hiểu xem những ai muốn mua hay sử dụng chúng, sau đó chúng tôi tìm một cách ấn tượng và hiệu quả nhất để truyền các thông tin về sản phẩm và dịch vụ đến họ. Nói cách khác, chúng tôi không hề cố điều khiển người khác mua những thứ mà họ không cần, và chúng tôi chắc chắn

không bao giờ muốn lừa dối các khách hàng tiềm năng của công ty về những gì mà họ sắp mua. Để dễ hình dung, bạn có thể coi marketer như những người mai mối - chúng tôi chỉ ghép một sản phẩm tốt với những người tiêu dùng phù hợp nhất.

www.bettercre.com 45


Tổ chức phi lợi nhuận, cũng giống như các công ty có lợi nhuận, đang đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt bởi vì tất cả đều chung mục đích là đánh vào nhận thức con người, tìm kiếm người ủng hộ và các nhà tài trợ. Khán giả ngày càng có nhiều sự lựa chọn và môi trường truyền thông ngày càng phức tạp đến khó tin. Bởi vậy, một chiến lược marketing xã hội (marketing phi lợi nhuận) chi tiết, rõ ràng là điều bắt buộc cho sự phát triển của tổ chức và là lựa chọn duy nhất để bạn có chỗ đứng giữa một môi trường hỗn loạn. Có nhiều trở ngại lớn trong một chiến dịch marketing online và có những sự hiểu nhầm có thể khiến nỗ lực của bạn sụp đổ. 4 nhầm lẫn dưới đây cũng là bài học kinh nghiệm cho các chiến lược marketing nói chung.

NONPROFIT MARKETING (TIẾP THỊ PHI LỢI NHUẬN)

46 www.makeitnoise.com


88. Email là một nhân tố bị bỏ lỡ Nhìn vào đống email rác tràn lan không có tín hiệu thuyên giảm trong hộp thư đến ngày nay, email có thể đang bị coi là một nhận tố bị bỏ lỡ đối với người làm marketing. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng email một cách thông minh và hấp dẫn để đạt được kết quả đầy triển vọng. Ví dụ, thay vì gửi email bị động theo kiểu “cảm ơn vì sự đóng góp”, hãy khiến cho email của bạn có sự tương tác cao hơn và tập trung vào “các sự kiện, các chiến dịch gây quỹ và sự phát triển trong lĩnh vực của bạn với mục tiêu phi lợi nhuận”. 89. Website là một địa điểm, không phải công cụ Website của bạn không đơn giản chỉ là một điểm đến - đó nên là nơi các vị khách được khuyến khích để hành động: đọc một câu chuyện về sự thành công, xem một video, đăng kí làm tình nguyện viên, tham gia vào việc xin tài trợ

hay đề nghị một khoản đóng góp. Nó còn là công cụ, không chỉ là địa điểm, nơi mà mọi người có thể bước vào mối quan hệ sâu rộng hơn với tổ chức của bạn và tham gia hoạt động một cách xác thực và có ý nghĩa. 90. Không có gì để nói trên blog Không có gì quan trọng rằng bất kì ai nghĩ hoặc nhận xét blog là một các tuyệt vời để tăng lượt ghé thăm, làm tăng nhanh quỹ đóng góp, xây dựng nhận thức và xác nhận sự làm chủ ý nghĩ của bạn. Một blog có thể phản án “tâm hồn” của tổ chức và sau đó nó có thể dễ dàng được chia sẻ và lan truyền thông qua các công cụ truyền thông trên nền tảng mạng xã hội để lôi cuốn mọi người. Nếu blog của bạn chia sẻ các thông tin và nội dung chất lượng có liên quan thì mọi người sẽ muốn dùng nó và chia sẻ với những người khác.

91. Social Media chỉ dành cho các bạn trẻ Social Media đang hiện hữu, nó không thể thế chỗ cho các công cụ truyền thống nhưng nó chắc chắn thay đổi luật chơi và đang trên đà trở thành nguồn công cụ có ảnh hưởng lớn. Một báo cáo gần đây chỉ ra rằng trung bình một người chi nhiều giờ đồng hồ online mỗi ngày để xem Netflix, đọc báo hoặc tham gia vào mạng xã hội như Facebook và Instagram. Không còn nghi ngờ gì nữa khi mà con người, ở mọi độ tuổi, đang chuyển đổi từ công cụ truyền thống sang công cụ online ở mức kinh ngạc. Tổ chức phi lợi nhuận của bạn chỉ có một lựa chọn duy nhất là xuất bản nội dung hữu ích cho khách hàng, truyền tải thông qua mọi kênh online.

“Một chiến lược marketing xã hội (marketing phi lợi nhuận) chi tiết, rõ ràng là điều bắt buộc cho sự phát triển của tổ chức và là lựa chọn duy nhất để bạn có chỗ đứng giữa một môi trường hỗn loạn”

www.bettercre.com 47


48 www.makeitnoise.com


“MARKETING TAKES A DAY TO LEARN. UNFORTUNATELY, IT TAKES A LIFE TIME TO MASTER” Philip Kotler

www.bettercre.com 49


INSIGHT

50 www.makeitnoise.com


NỘI DUNG INSIGHT NGƯỜI LÀM PR VÀ NHỮNG YẾU TỐ ĐẶC BIỆT CẦN CÓ GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VỀ MARKETING TỪ PHILIP KOTLER NHÌN NHẬN LẠI CHO ĐÚNG VỀ CONTENT MARKETING

www.bettercre.com 51


NGƯỜI LÀM PR VÀ NHỮNG YẾU TỐ ĐẶC BIỆT CẦN CÓ Đằng sau những chuyến công tác, những bức hình đẹp, những sự kiện hoành tráng, những mối quan hệ rộng rãi, những ưu đãi miễn phí… có nhiều khía cạnh về nghề PR mà chắc hẳn chỉ có những người đã lăn lộn trong nghề mới cảm nhận và thấu hiểu. Đó là những góc khuất, là những vất vả không phải lúc nào cũ­ ng “đẹp đẽ” và “hào nhoáng” như nhiều bạn trẻ vẫn tưởng tượng. Không chỉ đòi hỏi sự đam mê mà hơn cả đây là những yếu tố đặc biệt mà một người làm PR cần có, dù ở vị trí hay cấp độ nào trong nghề. 1. Vừa lao động trí óc, vừa lao động cả… chân tay Người làm PR, dù là PR Agency hay PR in-house, việc bồi bổ sức khỏe là không thể coi nhẹ! PR không phải là công việc nhẹ nhàng kiểu bàn giấy văn phòng, cũng không có chuyện PR chỉ ngồi nguyên một chỗ cả ngày. Dù bạn làm PR đối ngoại hay PR 52 www.makeitnoise.com

nội bộ thì cũng luôn phải giao tiếp không ngừng và đi “quan hệ” khắp nơi nhất là những tổ chức/ tập đoàn lớn. Những ngày lễ tết phải gặp gỡ, tặng quà, cảm ơn, tri ân… với không biết bao nhiêu đối tượng, không có sức khỏe, chắc sẽ không cầm cự nổi. Đối với việc đối ngoại, ám ảnh nhất có lẽ là việc chạy cho những đợt 21/6, Tết âm, Tết dương, 8/3, 20/10. Cứ những ngày này là ngập ngụa trong quà và lịch hẹn kín mít, một ngày chạy show không biết bao lần từ cực đông sang cực tây thành phố. Mà nào phải chỉ có gặp không, riêng các anh chị nhà báo thì còn phải cà phê tâm sự hoặc chí ít cũng uống chén trà xong rồi mới lại được đi “chiến đấu” tiếp. Mỗi đợt như vậy kéo dài khoảng 1 tuần, nếu không đảm bảo “thể lực”, bạn sẽ rất dễ gục với một trận ốm hoặc suy nhược cơ thể vì phơi mặt quá nhiều trên đường. Nhẹ thì sưng họng vì tới đâu cũng được các anh chị rủ rê “tâm sự”.

Ấy là còn chưa kể những bạn làm PR mà phải kiêm nhiệm cả chân chạy tổ chức sự kiện thì thôi, cứ gọi là phờ phạc, đờ đẫn sau mỗi chương trình. Cho dù nhiều khi niềm vui vì hoàn thành công việc, vì sự kiện thành công hay vì cảm thấy có thêm một mối quan hệ thân thiết hơn có thể lấn át được hết mệt mỏi thì sự thật vẫn là với người làm PR không chỉ cần có tư duy sáng tạo hay các kỹ năng liên quan tới lao động trí óc mà cần phải có cả sức khỏe để “lao động thể chất” nữa. 2. Phải “đa di năng” Có những lúc bạn sẽ phải vùi đầu vào bảng excel tính toán, có những lúc bơi trong bể thông tin và phải ngồi chọn lọc viết lách, lại có những lúc quay cuồng ngồi chuẩn bị tài liệu và quà tặng cho khách hàng như một ngươi thợ thủ công tỉ mỉ và rồi có những lần tham dự các cuộc họp với những chủ đề hoành tráng kéo dài hết cả giờ hành chính với khách hàng mới. Các công


việc của một người làm PR đa di năng và đa dạng vô cùng, bạn càng hoàn thiện nhiều các kỹ năng, bạn càng được hỗ trợ nhiều hơn và dễ thành công hơn. 3. Giao tiếp linh hoạt & nhạy cảm Làm PR có nhiều khi sẽ rơi vào tình thế đứng giữa “2 dòng nước”, đó chính là khi khủng hoảng xảy ra, đặc biệt là các khủng hoảng giữa bản thân doanh nghiệp và công chúng hoặc đơn giản hơn là khủng hoảng giữa các nhóm công chúng nội bộ bên trong doanh nghiệp. Nếu không biết lắng nghe, giao tiếp và xử lý khéo léo thì chẳng khác gì đổ thêm dầu vào lửa. Cho dù đối tượng mà chúng ta giao tiếp là ai thì cũng đều luôn phải bình tĩnh, ngọt ngào và thậm chí là cả … vỗ về từ những thứ nhỏ nhất để họ cảm thấy tốt hơn.

quan tâm và “chăm sóc” cẩn thận. Đôi khi chính bạn là người trực tiếp trả lời những truy vấn và thắc mắc của khách hàng trên facebook, bạn cần biết những bước xử lý cơ bản của dịch vụ khách hàng để có thể có những hành xử phù hợp và hiệu quả nhất. Còn bạn, bạn nghĩ người làm PR cần có thêm những tố chất đặc biệt nào nữa?

4. Thấu hiểu công việc dịch vụ khách hàng Là người quản trị thương hiệu, và cũng là người đứng giữa thương hiệu với người tiêu dùng, bạn cần chắc chắn cả hai bên đều được

www.bettercre.com 53


Giải đáp thắc mắc về

Cái tên của Philip Kotler đã trở nên quá quen thuộc với lĩnh vực tiếp thị. Ông được hàng triệu người trên thế giới biết đến như một chuyên gia cừ khôi trong lĩnh vực marketing, một thuyết trình viên cao cấp, tác giả hoặc đồng tác giả của hơn 100 cuốn sách và bài báo chuyên về marketing và quản trị kinh doanh; trong đó có Marketing Management (ấn hành lần đầu năm 1967), một trong những cuốn sách kinh điển nhất của ngành tiếp thị và gối đầu giường giới quản trị kinh doanh thế giới. Số này, MIN xin được tổng hợp và lược dịch những giải đáp cơ bản của Philip Kotler xoay quanh kiến thức cơ bản về Marketing trong bối cảnh hiện nay. Hi vọng nội dung này sẽ mang tới cho độc giả một cái nhìn đúng đắn hơn, đầy đủ hơn và hiện đại hơn về Marketing. 54 www.makeitnoise.com

Marketing là gì? Marketing là khoa học và nghệ thuật của sự khám phá, sự sáng tạo và cung cấp các giá trị để thỏa mãn nhu cầu của một thị trường mục tiêu và thu về lợi nhuận. Marketing tìm ra các nhu cầu và mong muốn chưa được đáp ứng. Nó xác định, đo lường và định lượng quy mô của thị trường và cả tiềm năng lợi nhuận của thị trường đó. Nó định vị chính xác phân khúc nào doanh nghiệp có khả năng phục vụ tốt nhất để thiết kế và quảng bá các sản phẩm và dịch vụ phù hợp. Marketing thường được thực hiện bởi một phòng ban trong tổ chức. Điều này vừa tốt vừa xấu. Tốt là bởi vì nó tập hợp được một nhóm nhân sự được đào tạo để tập trung vào nhiệm vụ marketing. Xấu là bởi vì hoạt động marketing không nên được tiến hành ở


Marketing từ Philip Kotler Philip Kotler sinh tại Chicago, Hoa Kỳ; là Giáo sư Marketing nổi tiếng thế giới; “cha đẻ” của marketing hiện đại, được xem là huyền thoại duy nhất về marketing, ông tổ của tiếp thị hiện đại thế giới, một trong bốn “Nhà quản trị vĩ đại nhất mọi thời đại” cùng với Peter Drucker, Fack Welch và Bill Gates (theo bình chọn của Financial Times). Ông là giáo sư của Trường Đại học Northwestern, Hoa Kỳ; là chuyên gia hàng

một phòng ban duy nhất mà chúng nên có mặt trong tất cả các hoạt động của tổ chức. Trong lần tái bản thứ 11 của cuốn “Quản trị Marketing” (Marketing Management), tôi miêu tả các ý tưởng quan trọng nhất của marketing trong chương đầu. Đó là: phân khúc thị trường, thị trường mục tiêu, định vị thị trường, nhu cầu, mong muốn, lượng cầu, lượng cung, thương hiệu, giá trị và sự thỏa mãn, trao đổi, giao dịch, mối quan hệ và mạng lưới, kênh tiếp thị, chuỗi cung ứng, cạnh tranh, môi trường tiếp thị,

đầu của Tập đoàn tiếp thị Kotler trong lĩnh vực hoạch định chiến lược marketing, và là giáo sư tại các trường đại học như Johnson & Son, Viện Marketing Kellogg. Ông đã từng tư vấn cho nhiều chính phủ và các công ty nổi tiếng trên thế giới như IBM, General Electric, AT&T, Honeywell, Bank of America, v.v... Những nguyên lý và phương pháp tiếp thị của ông được tiếp nhận, áp dụng rộng rãi trong giới kinh doanh toàn cầu.

và chương trình tiếp thị. Các thuật ngữ này tạo nên từ vựng của ngành marketing. Các quá trình chính của marketing là: (1) xác định cơ hội, (2) phát triển sản phẩm mới, (3) thu hút khách hàng, (4) duy trì khách hàng và xây dựng lòng trung thành, và (5) hoàn thành đơn hàng. Một công ty có thể xử lí hiệu quả các quy trình này thường sẽ thu được thành công. Nhưng khi một công ty thất bại ở bất cứ bước nào, nó sẽ không thể tồn tại.

Trong các hiểu nhầm lớn về marketing đang tồn tại trong các công ty ở thời điểm hiện tại, ông muốn nhắc đến điều gì nhất? Marketing là một vấn đề kinh tế bị công chúng hiểu nhầm một cách nghiêm trọng. Các doanh nghiệp cho rằng marketing tồn tại để hỗ trợ hoạt động sản xuất. Sự thật lại là điều ngược lại, sản xuất tồn tại để hỗ trợ marketing. Doanh nghiệp luôn có thể

www.bettercre.com 55


GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VỀ MARKETING TỪ PHILIP KOTLER >>> Tiếp tục

chuyển hoạt động sản xuất ra bên ngoài. Điều tạo nên một công ty chính là các lời chào hàng và các ý tưởng marketing. Sản xuất, mua hàng nghiên cứu và phát triển, tài chính và các hoạt động khác của công ty tồn tại để hỗ trợ cho công việc ở thị trường khách hàng của doanh nghiệp. Marketing cũng hay bị nhầm lẫn với bán hàng. Bán hàng chỉ là đỉnh của tảng băng chìm marketing. Những thứ không nhìn thấy được bao gồm việc điều tra thị trường sâu rộng, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm thích hợp, thách thức để định giá đúng các sản phẩm, khai phá các kênh phân phối và khiến cho thị trường biết về sản phẩm. Vì vậy, marketing là một quá trình toàn diện hơn nhiều so với bán hàng. Marketing và bán hàng cơ bản là đối nghịch nhau. Cách đây khá lâu tôi từng nói: “Marketing không phải là nghệ thuật tìm kiếm các phương pháp thông minh giúp bán được các sản phẩm bạn làm ra. Marketing là nghệ thuật tạo ra các giá trị khách hàng đích thực. Đó là nghệ thuật giúp khách hàng của bạn trở nên hài lòng hơn. Các khẩu hiệu của các nhà marketing là chất lượng, dịch vụ và giá trị.” 56 www.makeitnoise.com

Bán hàng bắt đầu chỉ khi bạn có sản phẩm. Marketing bắt đầu từ trước khi sản phẩm ra đời. Marketing là bài tập về nhà mà các doanh nghiệp làm để xác định được thứ mọi người thích và thứ công ty nên sản xuất. Marketing quyết định làm thế nào để khởi động, định giá, phân phối và quảng bá các sản phẩm/ dịch vụ được tung ra trên thị trường. Marketing sau đó kiểm soát các kết quả và cải thiện việc chào bán qua thời gian. Marketing cũng quyết định khi nào nên kết thúc việc chào bán. Chúng ta đều biết, marketing không phải là nỗ lực bán hàng trong ngắn hạn mà là một nỗ lực đầu tư dài hạn. Khi marketing được thực hiện tốt, nó sẽ được xúc tiến trước khi doanh nghiệp sản xuất bất cứ một sản phẩm hay gia nhập một thị trường mới nào; và sẽ tiếp tục kéo dài sau khi bán được hàng. Marketing xuất hiện đầu tiên khi nào? Marketing xuất hiện cùng với sự xuất hiện lần đầu của loài người. Lấy câu chuyện Kinh thánh đầu tiên làm ví dụ, chúng ta thấy rằng Eve thuyết phục Adam ngăn trái cấm. Nhưng Eve không phải là nhà

tiếp thị đầu tiên. Mà là con rắn đã thuyết phục Eve chào mời Adam. Marketing là một chủ đề đã xuất hiện ở Hoa Kì trong nửa đầu thế kỉ 20 trong việc giảng dạy các khóa học cần phải làm gì với phân phối, đặt biệt là bán sỉ và bán lẻ. Các nhà kinh tế học, trong niềm say mê lí thuyết thuần túy, đã phớt lờ các hoạt động hỗ trợ kinh doanh. Đường cung và cầu chỉ cho thấy mức giá bán ở đâu nhưng không giải thích chuỗi giá cả từ nhà sản xuất qua các nhà bán buôn và rồi lại qua các nhà bán lẻ. Nên các nhà tiếp thị thời kì đầu đã lấp đầy lỗ hổng tư duy để lại bởi các nhà kinh tế học. Tuy nhiên, các ngành kinh tế học vẫn là mẹ đẻ của marketing. Marketing giống một nghề thủ công chuyên nghiệp hơn là giống một loại hình nghệ thuật. Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ và Viện Marketing Anh Quốc đang độc lập nghiên cứu các tài liệu chuyên môn đáng tin cậy phục vụ cho marketing chuyên nghiệp. Họ tin rằng các thí nghiệm có thể được xây dựng để phân biệt các nhà marketing thực lực và những người sáo rỗng. Trong khi đó, nhiều người không phải là các nhà marketing lại là những


ngườikhởi đầu các ý tưởng tiếp thị thông minh. Ingvar Kampard không phải là một nhà tiếp thị nhưng công ty IKEA của ông đã thành công trong việc mang đến cho mọi người các đồ nội thất chất lượng tốt có giá thấp. Sự sáng tạo là một phần quan trọng trong thành công của marketing và các marketer không bao giờ cần giới hạn điều này cả. Tuy nhiên, khoa học và lý thuyết cũng quan trọng với marketing. Các nhà marketing có được những phát hiện thú vị thông qua nghiên cứu thị trường, minh họa thị trường và phân tích phỏng đoán. Các nhà tiếp thị đang sử dụng các chỉ số để ra quyết định và dẫn đường cho việc đầu tư của mình. Họ đang phát triển các tiêu chuẩn để chỉ ra được tác động của các hoạt động lên doanh số và lợi nhuận. Tôi sẽ không nói chắc chắn rằng marketing giống một nghệ thuật, một nghề thủ công hay một ngành khoa học hơn. Có lẽ đúng hơn cả là khi định nghĩa rằng tất cả những yếu tố này đều vận hành bên trong marketing. Nhiệm vụ của marketing là gì? Có ít nhất 3 câu trả lời khác nhau cho câu hỏi này. Câu trả lời đầu tiên: nhiệm vụ của marketing là bán một hoặc toàn bộ sản phẩm của công ty cho các cá nhân và số đông. Câu trả lời thứ hai, phức tạp hơn: nhiệm vụ của marketing là tạo ra những sản phẩm giúp các khách hàng mục tiêu thỏa mãn những nhu cầu chưa được đáp ứng. Câu thứ ba, mang tính triết lí cao

hơn: nhiệm vụ của marketing là làm tăng đời sống vật chất trên khắp thế giới cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống. Vai trò của marketing là thấu hiểu những nhu cầu chưa được thỏa mãn của mọi người và sáng tạo nên những giải pháp thật thu hút. Lấy bối cảnh các căn bếp cùng những trang thiết bị hiện đại sẽ cho ta một ví dụ thú vị về người phụ nữ được giải phóng khỏi công việc nhà buồn chán và có thời gian phát triển những

năng lực riêng của họ. Ông có nói rằng marketing đóng vai trò dẫn đầu trong việc hình thành các chiến lược kinh doanh. Vậy ông có nghĩ rằng những nhà quản trị kinh doanh ý thức đầy đủ về vai trò của marketing trong việc giúp công ty thành công? Các CEO thường xem marketing chỉ như một bộ phận tham gia vào quy trình sau khi sản phẩm được hoàn www.bettercre.com 57


thiện và cần đến việc bán nó ra thị trường. Nhưng tôi cho rằng thực tế marketing phải được nhìn nhận như việc thiết lập hướng đi chiến lược cho doanh nghiệp. Hơn 30 năm về trước, Peter Drucker đã phát biểu điều này: ”Một công ty chỉ có hai trách nhiệm cơ bản: đổi mới và tiếp thị”.

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VỀ MARKETING TỪ PHILIP KOTLER

Theo thời gian, quyền lực trong kinh doanh đã chuyển từ nhà sản xuất sang nhà phân phối, và giờ đây đang chuyển qua phía khách hàng. Khách hàng là Thượng đế.

58 www.makeitnoise.com

Ông từng nói nếu Phòng marketing của công ty không thể tạo ra thêm bất kì cơ hội mới nào thì nên sa thải họ. Tuy nhiên nếu sự thực là do không còn nhiều cơ hội tốt xuất hiện thì sao? Có những thông tin đã chứng minh được rằng số lượng chính xác những cơ hội trong một nền kinh tế sẽ thay đổi theo chu kỳ kinh doanh và chu kỳ công nghệ. Đúng là những cơ hội sẽ trở nên khan hiếm trong thời kì suy thoái và khi công nghệ mới chưa phát triển. Tuy nhiên luôn có những cơ hội! Chỉ cần nhìn vào các sản phẩm mới vẫn tiếp tục xuất hiện trong các cuốn catalog như Sharper Image hoặc Innovation hoặc Fascination. Bất cứ công ty nào cũng có thể tạo ra cơ hôi cho sản phẩm của mình bằng cách sửa đổi, kết hợp chúng, cung cấp các kích cỡ khác nhau hoặc thêm vào các đặc tính hoặc dịch vụ mới. Những thay đổi này không những có thể định hình lại các thị trường khác nhau mà còn có thể được mở ra các cơ hội ở những bối cảnh mới. Tôi đã phát hành cuốn “Lateral Marketing” (đồng tác giả với Fernando Trias De Bes), trong đó có đưa ra một phương pháp tiếp cận sáng

tạo khác biệt với việc sử dụng marketing theo chiều dọc (ví dụ như sự phân khúc thị trường) để tìm ra giải pháp mới. Marketing theo chiều dọc chỉ hoạt động trong một số thị trường nhất định và sẽ giúp gợi nhớ sản phẩm trong một bối cảnh mới. Có thể kể ra nhiều ví dụ như hiện nay, chúng ta có thể mua đồ ăn tại các nhà ga; thực hiện giao dịch ngân hàng tại siêu thị; truy cập máy tính tại quán café; chụp ảnh bằng điện thoại di động; chúng ta có thể nhai kẹo cao su y học để hấp thụ đúng loại thuốc cho cơ thể; ăn ngũ cốc dưới hình dạng của một thỏi kẹo. Tôi không tin những điều đó lại không phải là cơ hội. Tôi chỉ có thể tin rằng một vài marketer thiếu đi khả năng nhìn nhận thời cơ. Marketing không thất bại trong suốt thời kì suy thoái, chỉ có những marketer thiếu ý tưởng mới thất bại. Trong sách của ông, ông có chỉ ra rằng toàn cầu hóa, siêu cạnh tranh và Internet là những yếu tố tái định hình các thị trường và ngành nghề kinh doanh. Vậy theo ông những động lực này có tác động gì đến marketing? Cả ba động lực này đóng vai trò gia tăng áp lực giảm giá bán. Toàn cầu hóa có nghĩa là các công ty sẽ chuyển hoạt động sản xuất đến các địa điểm rẻ hơn và đem các sản phẩm vào các nước với giá bán thấp hơn các nhà cung cấp địa phương. Siêu cạnh tranh tức là có nhiều nhà cung cấp cạnh tranh để giành lấy cùng một khách hàng, việc này dẫn tới cắt giảm giá bán. Và Internet


giúp mọi người so sánh giá cả một cách nhanh chóng hơn nhằm tìm được nơi bán giá thấp nhất. Vì vậy, thách thức trong marketing ở đây là cần phải tìm cách để duy trì giá bán cũng như lợi nhuận khi đối mặt với các xu thế vĩ mô này. Không ngành công nghiệp nào ở các nước sẽ giữ được khách hàng của mình nếu nó không thể tiếp tục dẫn đầu việc chào bán giá trị tốt nhất. Và đáp án cho thách thức này phải là: định hướng mục tiêu tốt hơn, khác biệt hóa và chú trọng xây dựng thương hiệu. Chúng ta cần phải chú ý đến xu thế nào trong thời gian tới? Bối cảnh kinh tế hiện tại cơ bản đã thay đổi nhờ sự phát triển của công nghệ và toàn cầu hóa. Các doanh nghiệp ở các nơi khác nhau cũng đều có thể cạnh tranh nhờ vào kết nối mạng toàn cầu và sự tự do hơn trong giao thương. Động lực chính của kinh tế là sự siêu cạnh tranh, nghĩa là các doanh nghiệp có thể sản xuất ra nhiều hàng hóa hơn số lượng có thể bán ra, tạo nên áp lực lớn về giá. Điều này cũng buộc các doanh nghiệp phải khác biệt hóa chính mình. Tuy nhiên, nhiều điểm khác biệt lại chỉ mang lý tính chứ không hề thực tế. Ngay cả khi đạt được thì lợi thế hiện tại của một công ty cũng không kéo dài lâu trong một nền kinh tế như hiện tại – nơi bất cứ lợi thế nào cũng có thể bị sao chép nhanh chóng. Các doanh nghiệp cần chú ý tới một sự thật rằng khách hàng ngày càng có nhiều hiểu biết và nhiều công cụ giúp suy xét cẩn thận hơn khi quyết định mua hàng (ví dụ như Internet). Theo thời gian, quyền lực trong kinh doanh đã chuyển từ nhà sản xuất sang nhà phân phối, và giờ đây đang chuyển qua phía khách hàng. Khách hàng là Thượng đế.

www.bettercre.com 59


Nhìn nhận lại cho đúng về Content Marketing “Content Marketing” đã trở thành một cụm từ nóng hơn bao giờ hết, hơn tất thảy “inbound”, “SEO” hay những thuật ngữ khác liên quan tới các Marketers thời đại kỹ thuật số. Lý do Content Marketing (Tiếp thị nội dung) lên ngôi là bởi những thống kế đã cho thấy: Đo lường lợi tức đầu tư (ROI) của Tiếp thị nội dung cao hơn gấp 3 lần so với Tìm kiếm trả tiền; Tăng tưởng lưu lượng truy cập trang web hàng năm cao gấp 7 lần khi áp dụng chiến lược Tiếp thị nội dung phù hợp; đặc biệt chi phí Tiếp thị nội dung thấp 62% so với Tiếp thị truyền thống. Những thương hiệu hiểu họ cần làm Tiếp thị nội dung nhưng lại hiểu sao nó là gì và làm thế nào để thực hiện nó. Nhiều công ty đã thành công nhưng cũng không ít doanh nghiệp bỏ lỡ do không có người giám sát thực hiện hoặc thiếu hiểu biết. Dưới đây là những lưu ý cần phải được nhìn nhận lại cho đúng đắn khi làm tiếp thị nội dung:

1. Tiếp thị nội dung: KHÔNG HỀ Dễ và rẻ Internet thì chắc chắn là miễn phí. Bất cứ ai cũng có thể bắt đầu thực hiện một trang web hoặc có một tài khoản trên các kênh social media. Có lẽ bởi vậy nên nhiều thương hiệu cho rằng Tiếp thị nội dung là dễ dàng, rằng bạn không cần bằng cấp hoặc một khóa huấn luyện chuyên môn nào để tạo ra nội dung! Quan điểm này là sai lầm bởi đã đánh giá thấp khả năng tạo ra nội dung tốt cho thương hiệu. Tạo ra một nội dung đòi hỏi kiến thức sâu sắc về thương hiệu, về kỹ thuật số, về đối tượng khách hàng, khán giả… Đây là một nhiệm vụ không dễ dàng. Liệu độc giả của bạn có tương tác với những nội dung bạn tạo ra trên facebook, một video, email hay blog? Nếu bạn 60 www.makeitnoise.com

không đầu tư thích hợp, bạn có thể sẽ phí phạm thời gian và nguồn lực và một chiến lược tiếp thị nội dung thành công vẫn còn là điều xa vời. 2. Nội dung tiếp thị KHÔNG chỉ để phục vụ SEO Đóng vai trò cho SEO là một quan điểm sai lầm lớn nhất về tiếp thị nội dung. Đó là khi tất cả các nội dung phải hướng đến công cụ tìm kiếm. Thực ra không sai, nội dung là một thứ tuyệt vời để bạn cải thiện một cách hữu cơ vị trí tìm kiếm. Nhưng sai lầm là một số thương hiệu cố gắng “nhét” vào nội dung của họ những từ khóa có liên quan tới lĩnh vực kinh doanh. Nhồi nhét từ khóa có thể giúp traffic của bạn tăng lên chút đỉnh nhưng Google thực ra đang theo dõi những gì người sử dụng đang

làm. Thuật toán là thông minh, và nếu nó phát hiện nội dung của bạn không có giá trị gì với người tìm kiếm, nó sẽ đẩy trang web của bạn xuống thấp hơn ở vị trí tìm kiếm. Khi sáng tạo nội dung, hãy cố gắng giúp nó thân thiện và gần gũi với công cụ tìm kiếm, nhưng quan trọng hơn hãy tập trung trước tiên vào việc cung cấp nội dung có giá trị với độc giả mục tiêu của bạn. Một thực tế đáng buồn là hiện nay nhiều khóa học ngắn hạn về Content Marketing được mở ra chỉ nhằm phục vụ cho mục đích SEO, đã định hướng và gây nhầm lẫn nghiêm trọng trong các bạn học viên. 3. Tiếp thị nội dung KHÔNG chỉ dành cho B2Cs Mọi người thương cho rằng Tiếp thị nội dung phù hợp


với các thương hiệu nhắm tới người tiêu dùng. Nhưng rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy B2Bs cũng có thể gặt hái được hiệu quả từ Tiép thị nội dung. Đơn cử một ví dụ về SunGard (1 công ty IT chuyên hỗ trợ các công ty trong Top 100 Fortume) đã tạo ra một video có tính hài hước đề cập tới lĩnh vực và các điểm mạnh của ngành công nghiệp của họ, đồng thời phân tích mô hình hoạt động của họ. Chỉ trong 3 ngày họ tiếp cận được với hơn 3000 khách hàng tiềm năng và ghi nhận tỷ lệ click chuột là 87,4%. 4. Tiếp thị nội dung không giống với Tiếp thị nâng cao nhận biết thương hiệu Nhận biết thương hiệu có thể là mục tiêu đầu tiên – nhưng lại khó để đo lường – của tiếp thị nội dung. Và thật sự, nếu nội dung chỉ để thỏa mãn

mục tiêu “nhận biết thương hiệu” thì có lẽ không cần phải viết gì thêm nữa. Có rất nhiều thương hiệu đã không nhận ra rằng tiếp thị nội dung không phải là bước đầu tiên của việc thúc đẩy bán hàng hay tiếp cận với khách hàng. Nội dung được tạo ra và tối ưu hóa để giải quyết các nhu cầu của khách hàng, thông qua những quy trình gắn liền với sản phẩm và dịch vụ của bạn. Nội dung cũng là “lý do” để khách quay trở lại với trang web hay tìm kiếm các thông tin của bạn. 5. Tiếp thị nội dung đo lường được Theo 2 nghiên cứu năm 2015 của CMI B2B, chỉ có 35% các nhà tiếp thị có các kế hoạch tiếp thị nội dung. Và rõ ràng khi không có các tài liệu đối chiếu, khó để có thể đo lường được kết quả thực sự. Có một loạt các công cụ có

thể theo dõi các tác động từ nội dung của bạn như Google Analytics, các kênh social media, blog… Hãy theo dõi những kết quả của bạn ngay từ bây giờ! 6. Tiếp thị nội dung không phải chỉ là tạo ra nội dung Tất nhiên, nội dung là điều chính yếu, nhưng chỉ là một phần của chiến lược tổng thể. Tiép thị nội dung bao gồm nhiều khâu từ phân phối, hành động và truyền thông. Bạn không phải chỉ tạo ra và gửi một bài viết lên blog hay web. Bạn cần thúc đẩy nội dung đó lan tỏa. Ảnh: Rivaliq & Sumitdhawan

www.bettercre.com 61


“YOUR BRAND IS WHAT SAY ABOUT YOU WHEN THE ROOM.”

www.makeitnoise.com 62 www.makeitnoise.com


OTHER PEOPLE YOU’RE NOT IN – JEFF BEZOS, CEO & FOUNDER AMAZON

www.bettercre.com www.bettercre.com 63 63


Bạn giải thích như thế nào về PR?

Đôi khi khó khăn của nghề nghiệp không đến từ nghề nghiệp, mà đến từ việc không thể giải thích sao để bạn bè và người thân hiểu mình đang làm gì.

Những câu hỏi tôi thường gặp nhất từ người thân và bạn bè đó là “Vậy công việc của cháu là tiếp thị à” hoặc “Có làm việc cho người nổi tiếng nào không?” hay “Tức là cháu làm quảng cáo?”… Tôi thường xuyên gặp trường hợp như vậy, bạn thì sao? Câu trả lời đáng ra là KHÔNG nhưng không phải lúc nào cũng có thời gian để ngồi giải thích cặn kẽ và có đầu đuôi rõ ràng. Một bài báo gần đây tôi đọc trên PRDaily đã đưa tôi đến với ý nghĩa rằng phải tìm được một cách dễ dàng để giải thích công việc của mình. Các bạn trong ngành đều đã biết “PR là một quá trình giao tiếp hai chiều nhằm xây dựng 64 www.makeitnoise.com

các mối quan hệ cùng có lợi giữa tổ chức và công chúng của họ”. Định nghĩa này đến từ PRSA (Public Relations Society of America), và cũng là một giải thích khá “mơ hồ” đối với nhiều người, trong mọi lĩnh vực. Chưa kể, người hỏi vẫn chẳng thể nào tưởng tượng được công việc hàng ngày của những người làm PR. Bởi vậy, tôi đã nghĩ rằng những liệt kê dưới đây biết đâu sẽ là những gợi ý phù hợp để các bạn sử dụng khi chia sẻ về nghề nghiệp của mình với người thân và bạn bè! 1. Chúng tôi làm việc với các nhà báo để cung cấp thông tin cho những câu chuyện của họ. Chúng tôi thu hẹp khoảng cách với các nhà báo cũng như khách hàng của mình, điều phối các cuộc phỏng

vấn, sắp xếp chụp ảnh và tổng hợp những thông tin, vấn đề trong ngày có liên quan tới doanh nghiệp xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng. 2. Chúng tôi tin vào sức mạnh của các mối quan hệ nhắm tới các nhóm công chúng của doanh nghiệp. Chúng tôi phân phối Thông cáo báo chí cho hàng loạt tờ báo trên cả nước. 3. Chúng tôi đứng sau hỗ trợ các hoạt động tiếp thị chứ không phải là bộ phận chuyên đi tiếp thị. Chúng tôi cũng không phải là đại diện cho một cá nhân hay doanh nghiệp nào đó. 4. Chúng tôi cố gắng thấu hiểu khách hàng và các nhóm công


xây dựng lại càng sớm càng tốt.

– một hoạt động thực hành của PR!

Chúng tôi không thể đưa ra một bản mô tả công việc đơn giản hơn, đây mới chỉ là một phần rất nhỏ công việc thực sự của một PR. Nhưng đó là một phần tốt nhất trong công việc mà chúng tôi làm hàng ngày. Cho dù bạn ở một bữa tiệc gia đình hay gặp gỡ một vài người bạn ở quán cà phê và có người hỏi “Làm PR là gì” thì cũng đừng bao giờ lười biếng vì bản thân việc giải thích cũng chính là nghệ thuật giao tiếp

chúng mục tiêu bằng cách thực hiện các nghiên cứu để xác định đối tượng mục tiêu và những phương tiện truyền thông mà họ thường sử dụng. 5. Chúng tôi xây dựng và biên tập những nội dung trên các phương tiện truyền thông đó để nhắm tới từng nhóm khách hàng. Chúng tôi cũng tạo ra những bài viết và ấn phẩm mang lại giá trị cho các nhóm công chúng. 6. Chúng tôi giữ hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt công chúng, cũng làm hết sức để kiểm soát hình ảnh trước các rủi ro khủng hoảng. Khi có điều gì sai, chúng tôi xử lý hoặc tư vấn xử lý một cách đúng đắn, chính xác, kịp thời để giảm thiểu hậu quả và các mức độ thiệt hại, đồng thời

“PR là một quá trình giao tiếp hai chiều nhằm xây dựng các mối quan hệ cùng có lợi giữa tổ chức và công chúng của họ”. Định nghĩa này đến từ PRSA (Public Relations Society of America)”

www.bettercre.com 65


www.makeitnoise.com 66 www.makeitnoise.com


“WE DON’T HAVE A CHOICE ON WHETHER WE DO SOCIAL MEDIA, THE QUESTION IS HOW WELL WE DO IT.” - ERIK QUALMAN

ERIK QUALMAN IS AN AMERICAN AUTHOR OF SOCIALNOMICS,

www.bettercre.com www.bettercre.com 67 67


QUẢNG CÁO

Khoác áo mới “thật Tây” cho doanh nghiệp của bạn với các gói thiết kế nhận diện thương hiệu từ BetterCre. Đã có 16 doanh nghiệp đặt gói thiết kế Brand Identity của Bet tháng 10 này Xem các thiết kế của Bet tại www.bettercre.com Đặt hàng Bet làm lại Brand Identity cho công ty bằng cách inbox hoặc gọi tới số 04 6259 6712 (Gặp Hiếu) Hệ thống nhận diện thương hiệu là sự diễn đạt bản sắc của một công ty bằng hình ảnh thông qua việc sử dụng văn từ và các biểu tượng. Hệ thống nhận diện thương hiệu gồm những yếu tố nhận biết cấu thành thương hiệu được thể hiện một cách đồng bộ, nhất quán, lặp lại tạo nên đặc điểm riêng giúp phân biệt thương hiệu đó với những thương hiệu khác. -BetterCre - A Creative/PR/Marketing Agency Website: www.bettercre.com Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà CTM, 299 Cầu Giấy, Hà Nội

BetterCre là một doanh nghiệp mang tới các dịch vụ sáng tạo, tập trung vào tư vấn triển khai chiến lược PR, Marketing, Truyền thông và Sản xuất ấn phẩm đồ họa.

68 www.makeitnoise.com


www.bettercre.com 69


MAKEITNOISE BẢN TIN CHIA SẺ KIẾN THỨC & TRUYỀN CẢM HỨNG VỀ PR, TRUYỀN THÔNG VÀ MARKETING SỐ 02 | PHÁT HÀNH NGÀY 29/10/2015

CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG LINH PHAN BAN BIÊN TẬP LINH PHAN BẠCH DƯƠNG NHÓM NỘI DUNG BẠCH DƯƠNG THÙY TRANG THẢO ANH HỒNG NHUNG THIẾT KẾ/DÀN TRANG TRUNG TRẦN ĐƠN VỊ THỰC HIỆN BETTERCRE CREATIVE AGENCY Việc sao chép và sử dụng bài viết trong Bản tin này cần được đảm bảo dẫn nguồn đầy đủ. Mọi ý kiến góp ý và đóng góp bài vở vui lòng liên hệ: makeitnoise@bettercre.com

WWW.MAKEITNOISE.COM BETTERCRE.COM


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.