[Tài liệu] Hướng dẫn thực hiện Đồ án KTCQ Chung Cư Cao Tầng

Page 1

TRƯỜNG ĐẠI ĐẠI HỌC DỰNG TRƯỜNG HỌCXÂY XÂY DỰNG KHOA KIẾN TRÚC VÀ QUYQUAN HOẠCH BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH

BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

Tài liệu hướng dẫn thực hiện

ĐỒ ÁN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN CHUNG CƯ CAO TẦNG Hà Nội, 2021

Nhóm thực hiện: TS. KTS Phạm Anh Tuấn

Ths.KTS Bùi Công Minh


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

Mở đầu Tài liệu này được biên soạn với mục đích Hỗ trợ sinh viên ngành Kiến trúc và Quy hoạch thực hiện đồ án môn học Kiến trúc cảnh quan với chủ đề thiết kế cảnh quan nhà cao tầng.

2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN 1.5.Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình thiết kế

MỤC LỤC Mở đầu 1. TỔNG QUAN VỀ KTCQ CHUNG CƯ CAO TẦNG

1.5.1. Vị trí 1.5.2. Điều kiện tự nhiên 1.5.3. Nhu cầu sử dụng

1.5.4. Mức đầu tư/chi phí xây dựng

1.1.Các khái niệm

1.5.5. Phong cách kiến trúc, nội thất

1.2.Chức năng cảnh quan chung cư cao tầng

1.5.6. Yếu tố kỹ thuật/ kết cấu/ công nghệ

1.2.1. Nhu cầu sử dụng hiện tại

1.5.7. Gia tăng giá trị hình ảnh CĐT, hình ảnh dự án

1.2.2. Xu thế trên thế giới 1.3.Các không gian cảnh quan trong chung cư cao tầng

1.6. Một số giải pháp tham khảo

1.3.1. Cảnh quan ngoài nhà 1.3.2. Cảnh quan mái đế 1.3.3. Cảnh quan mặt đứng 1.3.4. Cảnh quan mái 1.3.5. Cảnh quan sân trong 1.4.Các yếu tố cấu thành cảnh quan chung cư cao tầng 1.4.1. Cây xanh 1.4.2. Vật liệu ốp lát 1.4.3. Trang thiết bị ngoại thất 1.4.4. Thiết bị chiếu sáng 1.4.5. Mặt nước 1.4.6. Công trình điêu khắc 1.4.7. Công trình kiến trúc phụ trợ

2. TỪNG BƯỚC THIẾT KẾ ĐỒ ÁN CẢNH QUAN CHUNG CƯ CAO TẦNG 2.1.Phân tích hiện trạng 2.2.Hình thành ý tưởng tổng thể 2.3.Thiết kế mặt bằng 2.4.Thiết kế mặt cắt 2.5.Thiết kế điểm nhấn Kiến trúc 2.6.Diễn họa phối cảnh 3D 2.7.Chi tiết cấu tạo 2.8.Các nội dung khác

3. MỘT SỐ TIÊU CHUẨN, TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN

1.4.8. Hạ tầng kỹ thuật cảnh quan

1.4.9. Công nghệ cảnh quan

4. TÀI LIỆU THAM KHẢO

2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

1. TỔNG QUAN VỀ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN NHÀ CHUNG CƯ CAO TẦNG

4


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

1.1 CÁC KHÁI NIỆM 1.1.1 Định nghĩa chung cư cao tầng

a) Định nghĩa : Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh. (Luật nhà ở số 65/2014/QH13)

Nguồn ảnh: Tòa nhà SunJin, 603 Phạm Văn Đồng

5


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

1.1 CÁC KHÁI NIỆM 1.1.2 Phân loại chung cư cao tầng

1. Phân hạng A,B,C theo nhóm tiêu chí

• Chung cư hạng A

b. Về hệ thống thiết bị kỹ thuật

• Áp dụng tại Thông tư 31/2016/TTBXD thì chung cư được công nhận phân hạng A,B,C. Trong đó, cơ sở phân hạng là 4 nhóm tiêu chí, bao gồm:

a. Về quy hoạch, kiến trúc

+ Có máy phát điện đảm bảo đủ công suất để dự phòng. Và có hệ thống cấp điện đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt bên trong căn hộ và các có thiết bị, chiếu sáng dùng chung khi tòa nhà gặp sự cố mất điện.

+ Quy hoạch, kiến trúc. + Hệ thống thiết bị - kỹ thuật. + Dịch vụ - Hạ tầng xã hội. + Chất lượng – quản lý – vận hành.

+ Vị trí cách tuyến đường phố chính và các điểm giao thông công cộng ( ga tàu, bến đỗ, tàu điện trên cao…) dưới 0,5km. + Mật độ xây dựng không vượt 45% tổng diện tích. + Sảnh chính độc lập với lối vào khu vực thương mại, nhà để xe, khu vực dịch vụ, có quầy lễ tân. + Hành lang căn hộ rộng >=1m8 + S căn hộ trung bình tính trên số phòng ngủ tối thiểu đạt 35m2.

+ Trang bị mỗi thang máy tải trọng tối đa cho 40 căn hộ, mỗi căn hộ có >=1 chỗ để ô tô có mái che.

Nguồn ảnh: internet

+ Trang bị bể chứa nước dùng cho sinh hoạt của căn hộ tính trên tổng số các căn có dung tích min 1.600 lít. + Từng căn hộ trang bị hệ thống Internet & truyền hình cáp tốc độ cao. + Trang bị cho mỗi căn hộ và khu công cộng của tòa nhà chung cư hệ thống chữa cháy tự động. c. Về dịch vụ và hạ tầng xã hội + Trong vòng bán kính 1km có siêu thị hoặc trung tâm thương mại.

+ Phải có 2 trong những tiện ích bể bơi, sân chơi trẻ em, sân tennis, phòng gym… thuộc tổng thể quy hoạch hoặc dành riêng trong công trình. + Trong bán kính 0,5km phải có các tiện ích thiết yếu là trường mầm non, tiểu học, phòng khám, bệnh viện. d. Chất lượng quản lý và vận hành + Có đơn vị quản lý vận hành chuyên nghiệp.Trong khu vực công cộng thường xuyên hút bụi quét dọn, chăm sóc cây xanh sân vườn. + Trang bị camera các khu sảnh, bãi xe, cầu thang và hành lang. Kiểm soát ra vào chung cư bằng vân tay, thẻ từ, mã điện tử. Chiếu sáng, thang máy…đảm bảo vận hành tốt.

6


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

1.1 CÁC KHÁI NIỆM 1.1.2 Phân loại chung cư cao tầng

1. Phân hạng A,B,C theo nhóm tiêu chí

• Chung cư hạng B

b. Về hệ thống thiết bị kỹ thuật

• Áp dụng tại Thông tư 31/2016/TTBXD thì chung cư được công nhận phân hạng A,B,C. Trong đó, cơ sở phân hạng là 4 nhóm tiêu chí, bao gồm:

a. Về quy hoạch, kiến trúc

+ Có máy phát điện đảm bảo đủ công suất để dự phòng. Và có hệ thống cấp điện đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt bên trong căn hộ và các có thiết bị, chiếu sáng dùng chung khi tòa nhà gặp sự cố mất điện.

+ Quy hoạch, kiến trúc. + Hệ thống thiết bị - kỹ thuật. + Dịch vụ - Hạ tầng xã hội. + Chất lượng – quản lý – vận hành.

+ Vị trí cách tuyến đường phố chính và các điểm giao thông công cộng ( ga tàu, bến đỗ, tàu điện trên cao…) dưới 0,5km. + Mật độ xây dựng không vượt 55% tổng diện tích. + Sảnh chính độc lập với lối vào khu vực thương mại, nhà để xe, khu vực dịch vụ, có quầy lễ tân. + Hành lang căn hộ rộng >=1m5 + S căn hộ trung bình tính trên số phòng ngủ tối thiểu đạt 30m2.

+ Trang bị mỗi thang máy tải trọng tối đa cho 50 căn hộ, mỗi 02 căn hộ có >=1 chỗ để ô tô có mái che.

Nguồn ảnh: internet

+ Trang bị bể chứa nước dùng cho sinh hoạt của căn hộ tính trên tổng số các căn có dung tích min 1.200 lít. + Từng căn hộ trang bị hệ thống Internet & truyền hình cáp tốc độ cao. + Trang bị cho mỗi căn hộ và khu công cộng của tòa nhà chung cư hệ thống chữa cháy tự động. c. Về dịch vụ và hạ tầng xã hội + Trong vòng bán kính 1km có siêu thị hoặc trung tâm thương mại.

+ Phải có 2 trong những tiện ích bể bơi, sân chơi trẻ em, sân tennis, phòng gym… thuộc tổng thể quy hoạch hoặc dành riêng trong công trình. + Trong bán kính 1km phải có các tiện ích thiết yếu là trường mầm non, tiểu học, phòng khám, bệnh viện. d. Chất lượng quản lý và vận hành + Có đơn vị quản lý vận hành chuyên nghiệp.Trong khu vực công cộng thường xuyên hút bụi quét dọn, chăm sóc cây xanh sân vườn. + Trang bị camera các khu sảnh, bãi xe, cầu thang và hành lang. Kiểm soát ra vào chung cư bằng vân tay, thẻ từ, mã điện tử. Chiếu sáng, thang máy…đảm bảo vận hành tốt.

7


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

1.1 CÁC KHÁI NIỆM 1.1.2 Phân loại chung cư cao tầng

1. Phân hạng A,B,C theo nhóm tiêu chí • Áp dụng tại Thông tư 31/2016/TTBXD thì chung cư được công nhận phân hạng A,B,C. Trong đó, cơ sở phân hạng là 4 nhóm tiêu chí, bao gồm: + Quy hoạch, kiến trúc. + Hệ thống thiết bị - kỹ thuật. + Dịch vụ - Hạ tầng xã hội. + Chất lượng – quản lý – vận hành.

• Chung cư hạng C Những chung cư không đáp ứng được các tiêu chí trên bị xếp vào chung cư hạng C.

Nguồn ảnh: Chung cư hạng C thấp cấp thiếu tiện nghi

8


1.1 CÁC KHÁI NIỆM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

1.1.2 Phân loại chung cư cao tầng

2. Phân loại theo độ cao hay số tầng • Chung cư có độ cao trung bình: là loại nhà có sô tầng từ 7 đến 12 tầng hay có độ cao từ 21m đến 36m (nếu lấy độ cao trung bình mỗi tầng là 3m). • Chung cư có độ cao tương đôi lớn: là loại nhà có số tầng từ 13 đến 26 tầng hay có độ cao từ 39 đến 78m. • Chung cư có độ cao lớn: loại nhà có số tầng từ 27 đến 30 tầng. • Chung cư siêu cao hay nhà chọc trời: là loại chung cư có sô” tầng trên 30 tức là có độ cao trên 90m so với mặt đâ’t. Tòa nhà Landmark 81 Vinhome Central Park Nguồn ảnh: internet

Khách sạn Nacimex Hải Dương 25 tầng

Tòa nhà văn phòng cho thuê Đà Nẵng

9


1.1 KHÁI NIỆM NHÀ CAO TẦNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

1.1.2 Phân loại chung cư cao tầng

3. Phân loại theo hình dáng bên ngoài • Dạng “diện” hay “tấm” (barre) tức các khối chữ nhật mỏng được kéo dài vối những biến thể của nó với một hướng hay nhiều hướng, trực giao hay gãy khúc. • Dạng “điểm” hay “tháp” (tour) tức những khối nhà có mặt bằng gọn vươn theo chiều cao cùng với hình thức mặt bằng vuông, tròn, đa giác, chạc cây, chữ thập … • Tổ hợp giật cấp thu gọn khi khối vươn cao theo một hướng, hai hướng ” hay nhiều hưóng … vối khả năng tạo sân tròi và các không gian phục vụ công cộng ở phía dưói, trong lòng ngôi nhà hay ở các tầng cao. Shanghai tower, Trung Quốc Với thiết kế dạng “Xoắn” Nguồn ảnh: internet

Burj Califa, Dubai Với thiết kế dạng “Tháp”

Tòa nhà Dimsum, Singapore Với thiết kế dạng “Tháp”

10


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

1.1 KHÁI NIỆM NHÀ CAO TẦNG 1.1.2 Phân loại chung cư cao tầng

4. Phân loại theo công năng • Chung cư với chức năng ở đóng vai trò chủ đạo. • Tòa nhà văn phòng cho thuê với chức năng cho các doanh nghiệp thuê làm việc là chủ yếu. • Các khu phức hợp kết hợp đa chức năng dịch vụ - thương mại…

• Công trình du lịch – thương mại như khách sạn, Condotel…

Chung cư cao cấp

Nguồn ảnh: internet

Tòa nhà văn phòng cho thuê

Khu phức hợp đa chức năng

11


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

1.2 CHỨC NĂNG CẢNH QUAN TRONG CHUNG CƯ CAO TẦNG 1.2.1 Các chức năng phổ thông

a. Phục vụ nhu cầu sử dụng của con người • Là các không gian phục vụ nhu cầu của người dân, có thể là các vườn chơi bố trí các thiết bị vui chơi cho trẻ nhỏ, là các khu vườn yên tĩnh để cụ già đọc sách báo, nam nữ hẹn hò, là các không gian quảng trường để hang xóm gặp gỡ giao lưu văn nghệ…

Khu vui chơi trẻ em

Nguồn ảnh: internet

Khu người già

Khu thanh thiếu niên

12


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

1.2 CHỨC NĂNG CẢNH QUAN TRONG NHÀ CAO TẦNG 1.2.1 Các chức năng phổ thông

b. Điều hòa không khí, làm sạch môi trường sống • Cây xanh từng lớp cao – thấp, tường rào cây … đóng vai trò che cản bụi, tiếng ồn và gió mạnh vào không gian sử dụng bên trong. • Các đài phun nước, bể cảnh cũng đóng vai trò làm mát nhiệt độ và cản bụi.

Nguồn ảnh: internet

13


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

1.2 CHỨC NĂNG CẢNH QUAN TRONG NHÀ CAO TẦNG 1.2.1 Các chức năng phổ thông

c. Đóng góp vào hình ảnh Kiến trúc công trình và đô thị • Khi đầu tư các dự án nhà cao tầng, nhiều lúc các chủ đầu tư phải đề xuất xin cải tạo các vỉa hè hiện trạng đã xuống cấp, cũng như các vấn đề đấu nối hạ tầng kỹ thuật, điều chỉnh vỉa hè để mở ra các lối vào, drop-off để tiếp cận công trình. • Đối với các khu vực có vỉa hè làm mới, công tác thiết kế phần cảnh quan bên trong cần kết hợp hài hòa với các khu vực vỉa hè, để tạo ra 1 không gian tổng thể hài hòa, thuận tiện sử dụng.

Cảnh quan ngoài nhà kết hợp hài hòa với vỉa hè tuyến phố tạo thành tổng thể thống nhất Nguồn ảnh: Chung cư Han Jardin, Ngoại giao đoàn, Hà Nội

14


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

1.2 CHỨC NĂNG CẢNH QUAN TRONG NHÀ CAO TẦNG 1.2.1 Các chức năng phổ thông

d. Nâng cao giá trị bất động sản • Để tối ưu hóa phương án đầu tư, cũng như hiệu quả sử dụng, hình ảnh mặt đứng kiến trúc các tòa chung cư cao tầng không có sự khác biệt quá lớn, hầu hết sẽ là các khu vực logia, cửa sổ được mở rộng tối đa để đón nắng gió. Khi đó, yếu tố tạo nên sự hấp dẫn cho khu vực sẽ là các không gian cảnh quan ngoài nhà. Việc đầu tư vào cảnh quan, tạo nên những kiến trúc, hình thái khác biệt, hấp dẫn sẽ giúp nâng cao giá trị cho bất động sản.

Goldmark City, Hồ Tùng Mậu Nguồn ảnh: internet

15


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

1.2 CHỨC NĂNG CẢNH QUAN TRONG NHÀ CAO TẦNG 1.2.2 Các xu thế trên thế giới

e. Kiến trúc sinh thái • “Nếu chúng tôi phải xây dựng một tòa nhà thì chúng tôi sẽ làm chúng gần gũi với hệ sinh thái nhất có thể” - Ken Yeang -

Editt Tower Nguồn : Trích từ bài CNN phỏng vấn kts. Ken Yeang

16


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

1.2 CHỨC NĂNG CẢNH QUAN TRONG NHÀ CAO TẦNG 1.2.2 Các xu thế trên thế giới

f. Kiến trúc xanh, kiến trúc bền vững • Kiến trúc xanh gồm các yếu tố hiệu quả năng lượng, sử dụng cáca nguồn năng lượng tái tạo như gió, nước , năng lượng mặt trời tạo ra môi trường trong nhà lành mạnh, ứng dụng hệ thống thông gió tự nhiên và vật liệu xây dựng giảm thiểu sử dụng các hợp chất hữu cơ • Kiến trúc bền vững có tác dụng giảm thiểu tác động của nó đối với môi trường và phải có trách nhiệm môi trường, Nguyên liệu bền vững không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, không gây ô nhiễm không khí hoặc giảm nguồn cung lâu dài

Tòa nhà Bosco Verticale, Mylan Nguồn ảnh: internet

17


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

1.3 CÁC KHÔNG GIAN CẢNH QUAN TRONG NHÀ CAO TẦNG 1.3.1 Không gian cảnh quan ngoài nhà

Không gian cảnh quan ngoài nhà được tính là phần diện tích tính từ chân công trình đến ranh giới dự án.

• Tùy vào từng dự án khác nhau, không gian cảnh quan ngoài nhà có thể chỉ là các phần đường giao thông, cũng có thể đủ diện tích để thiết kế các vườn hoa, công viên cỡ nhỏ. • Ngoài chức năng phục vụ dân cư đô thị, giải quyết các vấn đề về giao thông… như đã đề cập ở mục 1.2; cảnh quan ngoài nhà bổ trợ cho các công năng khu vực tầng 1 tòa cao tầng, giải quyết các vấn đề đấu nối kỹ thuật và các tranh chấp với phần tầng hầm.

Nguồn ảnh: Dự án The Line Mochit , Phuket, Thái Lan.

18


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

1.3 CÁC KHÔNG GIAN CẢNH QUAN TRONG NHÀ CAO TẦNG 1.3.1 Không gian cảnh quan ngoài nhà

• Thông thường, không gian cảnh quan ngoài nhà cho nhà cao tầng sẽ tập trung vào 1 số khu vực như : Khu vực sảnh chính, khu vực điểm nhấn quảng trường trung tâm, khu vực lối vào - cổng chào dự án, khu vực bể bơi…

Nguồn ảnh: Dự án The Line Mochit , Phuket, Thái Lan.

19


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

1.3 CÁC KHÔNG GIAN CẢNH QUAN TRONG NHÀ CAO TẦNG 1.3.2 Cảnh quan mái đế

Không gian cảnh quan mái đế là phần diện tích mái tiếp xúc với không gian ngoài trời trên mái khối đế của các tòa cao tầng, thường xuất hiện trong các tòa phức hợp hoặc chung cư cao cấp. • Không gian mái đế thông thường được thiết kế riêng tư hơn, không mấy khi phục vụ hành khách bên ngoài mà chủ yếu phục vụ dân cư tòa nhà. • Không gian cảnh quan tầng mái khối đế được ưa chuộng hơn vì không gian này tránh được yếu tố bụi bặm và tiếng ồn mà phần cảnh quan ngoài nhà gặp phải. Tuy nhiên vấn đề chính của khu vực này là độ hút gió rất mạnh, các vấn đề liên quan tới rơi đồ đạc từ các tầng trên xuống và giải pháp công nghệ, kết cấu.

Nguồn ảnh: Dự án The Line Mochit , Phuket, Thái Lan.

20


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

1.3 CÁC KHÔNG GIAN CẢNH QUAN TRONG NHÀ CAO TẦNG 1.3.2 Cảnh quan mái đế

• Có lúc toàn bộ khu vực cảnh quan mái đế sẽ do cư dân tòa nhà vận hành, cũng có lúc khu vực này sẽ do nhà thầu vận hành, quản lý dịch vụ thương mại khối đế quản lý sử dụng.

Nguồn ảnh: Dự án The Line Mochit , Phuket, Thái Lan.

21


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

1.3 CÁC KHÔNG GIAN CẢNH QUAN TRONG NHÀ CAO TẦNG 1.3.4 Cảnh quan mặt đứng

Không gian cảnh quan mặt đứng của các công trình cao tầng biến đổi rất đa dạng :

• Cảnh quan các khu vực ban công, logia đóng góp phần chính vào các không gian kiến trúc mặt đứng. Ban quản lý tòa nhà thường sẽ đưa ra những chế tài riêng biệt để đảm bảo hình thức chung cho các không gian này. • Những mảng tường cây mặt đứng diện lớn đóng góp hiệu quả thẩm mỹ rất tốt cho kiến trúc công trình. Tuy nhiên khí hậu đặc thù gió bão nhiều tại Việt Nam, cũng như việc bảo trì bảo dưỡng phức tạp là 1 hạn chế cho thể loại này.

Nguồn ảnh: Dự án The Deck Patong , Phuket, Thái Lan.

22


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

1.3 CÁC KHÔNG GIAN CẢNH QUAN TRONG NHÀ CAO TẦNG 1.3.4 Cảnh quan mặt đứng

• Cảnh quan mặt đứng có thể là những patriot cây xanh được sắp đặt theo từng vị trí khác nhau của từng tầng, đây thường là những không gian nghỉ chung, đứng hút thuốc ở các tòa tổ hợp văn phòng hoặc chung cư. Cũng có thể là nguyên cả 1 mặt sàn được thiết kế là không gian nghỉ cho dân cư tại các tòa cao tầng.

Nguồn ảnh: Dự án The Deck Patong , Phuket, Thái Lan.

23


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

1.3 CÁC KHÔNG GIAN CẢNH QUAN TRONG NHÀ CAO TẦNG 1.3.3 Cảnh quan mái

Không gian cảnh quan mái là phần cảnh quan bên ngoài tầng tum của các cao tầng, có thể là cảnh quan phủ lên phần tầng mái trên cùng của tòa nhà. • Đối với các tòa nhà thương mại, phức hợp sầm uất, khu vực cảnh quan mái rất được quan tâm, đây có thể thành 1 không gian café ngoài trời lý tưởng, hoặc là nơi tổ chức các hoạt động nghệ thuật, quán bar ngoài trời. • Tuy nhiên đối với chung cư, phần không gian này thường được tận dụng để bố trí các hộp kỹ thuật, téc nước cho tòa nhà. Các phần trống còn lại chủ yếu chỉ bố trí không gian nghỉ nhẹ, ngắm cảnh hoặc nướng BBQ phục vụ dân cư tòa nhà, ít khi được sử dụng cho mục đích kinh doanh vì không hiệu quả.

24


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

1.3 CÁC KHÔNG GIAN CẢNH QUAN TRONG NHÀ CAO TẦNG 1.3.3 Cảnh quan mái

• Sau khi tòa nhà đi vào sử dụng, việc vận chuyển cây xanh cũng như chăm tỉa cho khu vực mái có khá nhiều bất cập.

Nguồn ảnh: Dự án The Deck Patong , Phuket, Thái Lan.

25


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

1.3 CÁC KHÔNG GIAN CẢNH QUAN TRONG NHÀ CAO TẦNG 1.3.5 Cảnh quan sân trong

Cảnh quan sân trong có thể là những khu vườn bên trong lõi của tòa nhà.

• Đối với các tòa nhà thương mại, phức hợp sầm uất, khu vực cảnh quan mái rất được quan tâm, đây có thể thành 1 không gian café ngoài trời lý tưởng, hoặc là nơi tổ chức các hoạt động nghệ thuật, quán bar ngoài trời. • Tuy nhiên đối với chung cư, phần không gian này thường được tận dụng để bố trí các hộp kỹ thuật, téc nước cho tòa nhà. Các phần trống còn lại chủ yếu chỉ bố trí không gian nghỉ nhẹ, ngắm cảnh hoặc nướng BBQ phục vụ dân cư tòa nhà, ít khi được sử dụng cho mục đích kinh doanh vì không hiệu quả.

26


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

1.4 Các yếu tố cấu thành cảnh quan nhà cao tầng 27


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

1.5 CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH CẢNH QUAN NHÀ CAO TẦNG 1.4.1 Hệ thống cây xanh

Hệ thống cây xanh • Cây bóng mát • Cây bụi • Thảm thực vật • Cây leo, cây giàn

Nguồn ảnh: Khu đô thị Ngoại Giao Đoàn – Hà Nội

28


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

1.5 CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH CẢNH QUAN NHÀ CAO TẦNG 1.4.2 Hệ thống vật liệu ốp lát

Hệ thống vật liệu ốp lát • Vật liệu lát đường dạo • Vật liệu ốp lát trang thiết bị ngoại thất • Vật liệu ốp lát công trình kiến trúc điểm nhấn, tảng đá trang trí, bước dạo • Vật liệu ốp lòng bể bơi, lan can, tam cấp… • Vật liệu ốp lát bồn cây

Nguồn ảnh: Khu phức hợp D’ Capital, Hà Nội

29


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

1.5 CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH CẢNH QUAN NHÀ CAO TẦNG 1.4.3 Trang thiết bị ngoại thất

Trang thiết bị ngoại thất

• Thiết bị vui chơi trẻ em • Ghế nghỉ • Thùng rác công cộng • Hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn, bảng tin… • Thiết bị tập thể dục thể thao ngoài trời • Thiết bị ngoại thất phục vụ giao thông

Nguồn ảnh: Khu đô thị Park city Hà Nội

30


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

1.5 CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH CẢNH QUAN NHÀ CAO TẦNG 1.4.4 Hệ thống thiết bị chiếu sáng

Trang thiết bị chiếu sáng • Đèn cao áp (h>=7m) • Đèn chuyên dụng cho sân thể thao • Đèn trụ sân vườn (h=2,4m-3,7m) • Đèn trụ bollard • Đèn led dây trang trí • Đèn hắt • Đèn nấm • Đèn gắn tường • Đèn điểm • Đèn âm sàn

Nguồn ảnh: wisont.wordpress.com

31


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

1.5 CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH CẢNH QUAN NHÀ CAO TẦNG 1.4.5 Cảnh quan mặt nước

Cảnh quan mặt nước • Bể vầy, bể bơi bơi • Đài phun nước • Bể cá, bể cảnh trồng thủy sinh

Nguồn ảnh: Chung cư Sol Forest, Ecopark

32


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

1.5 CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH CẢNH QUAN NHÀ CAO TẦNG 1.4.6 Công trình điêu khắc

Công trình điêu khắc • Công trình điêu khắc nghệ thuật • Tranh tượng, phù điêu trang trí

Nguồn ảnh: http://landezine.com/

33


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

1.5 CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH CẢNH QUAN NHÀ CAO TẦNG 1.4.7 Công trình kiến trúc phụ trợ

Công trình kiến trúc phụ trợ • Nhà vệ sinh công cộng • Giàn hoa, chòi nghỉ, tiểu đình • Nhà bảo vệ • Cổng chào • Kiot bán tạp hóa nhỏ • Quán cafe

Nguồn ảnh: (a), (c) Chung cư Goldmark, Hà Nội (Eden Landscape); Viva Riverside, HCM (LSS)

34


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

1.5 CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH CẢNH QUAN NHÀ CAO TẦNG 1.4.8 Hạ tầng kỹ thuật cảnh quan

Hạ tầng kỹ thuật cảnh quan • Bộ điện, sang điện, nhà.

môn cấp điện: Các vị trí ổ cắm hệ thống dây điện phục vụ chiếu và các thiết bị công cộng dùng tủ điện, trạm điện bố trí ngoài

• Bộ môn cấp nước: hệ thống cấp nước tưới cây, cấp nước sạch dung các không gian cảnh quan công cộng. a) Tủ điện ngoài nhà

• Bộ môn thoát nước mặt: hệ thống rãnh thu nước mưa ngoài nhà. • Bộ môn san nền: Khớp nối cốt cao độ chân công trình – cảnh quan – vỉa hè ngoài dự án và các cao độ trong không gian cảnh quan.

c) Trang trí rãnh thu nước ngoài nhà

b) Ổ cắm điện ngoài nhà Nguồn ảnh: internet

35


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

1.5 CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH CẢNH QUAN NHÀ CAO TẦNG 1.4.9 Công nghệ cảnh quan

Công nghệ cảnh quan • Hệ thống camera an ninh: Thường được bố trí tại các khu vực bãi xe ngoài nhà, các vị trí cổng vào … • Hệ thống bảng hiệu điện tử: Bảng thông tin sự kiện chung của tòa nhà, bảng thông tin về chỗ đỗ xe… • Hệ thống loa: thông báo các thông báo chung tại các khu vực công cộng, bật nhạc cho các khu công năng đặc thù, tổ chức sự kiện… • Hệ thống tưới nước tự động: phục vụ các không gian cảnh quan ngoài nhà, các vị trí cây xanh mặt đứng khó chăm tỉa, cây xanh thảm cỏ trên mái nhà. • Hệ thống wifi, tưới tự động, công nghệ bể bơi- đài phun nước, xạc pin xe điện, pin năng lượng mặt trời, uống nước sạch...

a) Hệ thống camera ngoài nhà

d) Hệ thống bể cân bằng đài phun nước Nguồn ảnh: internet

b) Loa âm thanh giả đá trang trí

e) Hệ thống tưới tự động

c) Bảng hiệu điện tử hướng dẫn bãi xe

f) Trạm sạc điện thoại tích hợp

36


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới thiết kế cảnh quan nhà cao tầng 37


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

1.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUÁ TRÌNH THIẾT KẾ 1.5.1 Vị trí dự án

Vị trí dự án là nội dung đầu tiên cần khảo sát trong khâu khảo sát hiện trạng.

Trung tâm TP

• Vị trí dự án cho cái nhìn khái quát vể bức tranh kinh tế - xã hội trong khu vực lớn (thành phố, phường, quận), định hướng đường hướng phát triển hiện tại và tương lai của dự án trong tổng thể quy hoạch.

• Vị trí dự án nghiên cứu các lối giao thông huyết mạch, định hướng kế hoạch phát triển cảnh quan dự án.

VỊ TRÍ DỰ ÁN

Cao tốc Pháp Vân

• Vị trí dự án nghiên cứu các dự án lân cận có khả năng cạnh tranh, các công trình xung quanh có sự ảnh hưởng nhất định tới đồ án.

38


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

Điều kiện tự nhiên là các yếu tố tự nhiên trong phạm vi khu vực nghiên cứu bao gồm:

Nắng

1.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUÁ TRÌNH THIẾT KẾ 1.5.2 Điều kiện tự nhiên Gió

• Nắng • Gió • Thổ nhưỡng • Khí hậu • Địa Hình • Âm thanh, tiếng ồn …. Nghiên cứu về các điều kiện tự nhiên giúp khám phá ra các giá trị của cảnh quan khu vực, nhằm bảo tồn, phát triển, tận dụng các giá trị tích cực, đồng thời có phương án giảm thiểu các giá trị tiêu cực.

39


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

1.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUÁ TRÌNH THIẾT KẾ 1.5.3 Yêu cầu thiết kế

• Thông thường, Nhiệm vụ thiết kế (hay Yêu cầu thiết kế) cảnh quan sẽ do Chủ đầu tư cung cấp, đôi khi Chủ đầu tư sẽ để tư vấn thiết kế thực hiện nội dung này. • NVKT mô tả đề bài cho gói thầu thiết kế, bao gồm các nội dung chính như : Chi phí, Phạm vi công việc, Nội dung công việc, Tiến độ thực hiện… • Nhiệm mục thiết kế mô tả chi tiết những nhu cầu của Chủ đầu tư, đòi hỏi sản phẩm phải đáp ứng được bằng hoặc hơn những yêu cầu trong NVTK. Tuy nhiên không phải lúc nào NVTK do CĐT cung cấp cũng đã hợp lý. Nghiên cứu, nhận xét và đưa ra ý kiến phản hồi, điều chỉnh NVTK mới đảm bảo được chất lượng của 1 NVTK.

Chung Cư

Condotel

40


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

1.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUÁ TRÌNH THIẾT KẾ 1.5.4 Tổng mức đầu tư dự án

• Tổng mức đầu tư hay chi phí xây dựng của dự án thể hiện mức độ kinh phí sẽ đầu tư cho hạng mục Cảnh quan nói riêng hay tổng thể dự án nói chung là bao nhiêu. • Thông thường các Chủ đầu tư sẽ mô tả hạng mục này ở mức độ tương đối ( Ví dụ phân khúc Trung bình khá, phân khúc Cao cấp …). Cũng có 1 số trường hợp Chủ đầu tư sẽ đưa ra 1 hạn mức cụ thể và ngay từ khâu hình thánh ý tưởng, Tư vấn thiết kế sẽ phải tính toán, phân bổ, lựa chọn các kiểu dáng, phong cách phù hợp.

Chung Cư Cao Cấp

Chung Cư Tầm Trung

41


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

1.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUÁ TRÌNH THIẾT KẾ 1.5.5 Phương án Kiến trúc

• Đối với các đồ án cảnh qua nhà cao tầng, thông thường hạng mục cảnh quan đóng vai trò bổ trợ, góp phần làm các đường nét kiến trúc trở nên uyển chuyển, mềm mại và thân thiện hơn. • Ở hầu hết dự án, công năng và phong cách của Cảnh quan cần đồng bộ, tương trợ với phong cách Kiến trúc công trình, tại những không gian đặc thù, không gian cảnh quan cần đồng bộ công năng, phong cách với các không gian Nội thất bên trong.

Công trình tổ hợp chung cư The Interlace theo phong cách thiết kế hiện đại từ Kiến trúc – Cảnh Quan

42


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

1.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUÁ TRÌNH THIẾT KẾ 1.5.6 Văn bản pháp lý

Có những văn bản pháp lý mang tính chất hướng dẫn, và có những văn bản pháp lý quan trọng mà quá trình thiết kế phải tuân thủ. • Hình 1:Thiết kế các tuyến đường phục vụ xe cứu hỏa cần tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu về kết cấu đường, bề rộng long đường, các góc cua và tránh xe… • Hình 2:Thiết kế đường cho người tàn tật tuân thủ những yêu cầu về độ dốc, độ rộng lòng đường…

Hình 1

Hình 2

43


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

1.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUÁ TRÌNH THIẾT KẾ 1.5.7 Giải pháp Kỹ thuật/ Kết cấu/ Công nghệ

Giải pháp Kỹ thuật công trình thường ảnh hưởng tới quá trình thiết kế cảnh quan tại các vị trí:

Giải pháp Kết cấu công trình cần đồng bộ với kết cấu Cảnh quan và ngược lại.

Giải pháp Hạ tầng kỹ thuật ảnh hưởng tới quá trình thiết kế cảnh quan tại các vị trí:

Giải pháp Công nghệ thường ảnh hưởng tới quá trình thiết kế cảnh quan tại các vị trí:

• Các hộp kỹ thuật, lỗ thông gió tầng hầm • Vị trí đặt trạm điện, tủ điện • Đường phòng cháy • Vị trí đặt thang thoát hiểm từ tầng hầm • Khu vực xử lý rác thải

• Tải trọng của các không gian cây xanh cảnh quan tác động lên các khu vực mái đế, tum mái dự án. • Kết cấu các công trình kiến trúc cảnh quan như tượng đài, cổng chào, giàn hoa… • Kết cấu các loại đường dạo, đường phòng cháy. • Giải pháp kết cấu chống chịu gió mạnh ở các không gian mái đế, mái.

• Đấu nối dây điện phần trong nhà và ngoài nhà, các công tắc, tủ điện và quản lý sử dụng. • Phương án thoát nước mặt. • Phương án cấp nước. • Đấu nối Hạ tầng kỹ thuật ngoài nhà với hệ thống Hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực.

• Công nghệ bể bơi, đài phun nước. • Công nghệ điện nhẹ :wifi, loa, camera • Công nghệ thông tin : Bảng biển quảng cáo, biển chỉ dẫn giao thông • Công nghệ tưới tự động • Các công nghệ tiết kiệm năng lượng, kiến trúc xanh…

44


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

1.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUÁ TRÌNH THIẾT KẾ 1.5.8 Nhận diện thương hiệu

Nhận diện thương hiệu là Giá trị hình ảnh của Chủ đầu tư trong nhiều trường hợp trực tiếp gây ảnh hưởng tới quá trình thiết kế. • Có những Chủ đầu tư đồng ý cho Kiến trúc sư thoải mái phóng tác. Bên cạnh đó, có những Chủ đầu tư đã nghiên cứu cho mình những kế hoạch phát triển hình ảnh rất rõ rang. ( Ví dụ CĐT X muốn hình ảnh tập đoàn được quảng bá rất mạnh mẽ, phương án thiết kế sẽ cần tính toán, đưa ra những vị trí đặt bẳng hiệu tên, logo của tập đoàn tại những vị trí quan trọng, và chủ đề phương án cần bám theo những slogan từ kế hoạch quảng bá của Chủ đầu tư…).

45


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

1.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUÁ TRÌNH THIẾT KẾ 1.5.9 Trải nghiệm của người sử dụng

Trải nghiệm của người sử dụng nghiên cứu về con người trong khu vực, và nhu cầu sử dụng các không gian cảnh quan trong khu vực. Sự thành bại của 1 không gian cảnh quan phụ thuộc vào việc người sử dụng có yêu thích và muốn trải nghiệm trên không gian đó không !

46


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

1.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUÁ TRÌNH THIẾT KẾ 1.5.10 Yếu tố thị trường

Yếu tố cạnh tranh thị trường là điều ở khía cạnh đầu tư các Chủ đầu tư cần tính toán trước hết. Trong quá trình khảo sát hiện trạng, việc nghiên cứu trong 1 bán kính nhất định, thì các dự án tương đồng đang có những ưu điểm gì, để tạo ra tính cạnh tranh thì phương án cảnh quan cần đưa them vào các công năng gì, hơn kém dự án khác ra sao cần nghiên cứu kỹ lưỡng.

Chung cư mở bán 20 lần vẫn ko ai mua

Chung cư sầm uất, kín người mua ngay sau khi mở bán

47


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

1.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUÁ TRÌNH THIẾT KẾ 1.5.11 Quản lý vận hành/ bảo trì/ bảo dưỡng

Đối với các chung cư cao tầng, sau khi đã hoàn tất bàn giao nhà cho cư dân, các Chủ đầu tư sẽ tiến hành bàn giao lại việc quản lý vận hành tòa nhà cho cư dân quản lý. Trong khi đó, đối với các dự án phức hợp, tòa nhà dịch vụ thương mại, Chủ đầu tư sẽ thỏa thuận với cư dân tòa nhà khu vực nào họ sẽ tiếp tục vận hành và khu vực nào sẽ bàn giao cho dân cư quản lý. Khi đó các vấn đề về chi phí phải chi trả cho việc bảo trì, bảo dưỡng từng không gian từ kiến trúc đến cảnh quan đều cần phải tính toán kỹ lưỡng, rất nhiều dự án ban đầu được thiết kế, đầu tư hoành tráng nhưng sau 1 thời gian ngắn vận hành phải cắt bỏ bớt các chức năng không hiệu quả.

48


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

1.6 Một số giải pháp minh họa 49


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

Trích dẫn : Dự án khu đô thị Cát Lái, Quận 2 , HCM – Tư vấn thiết kế Mia

1.5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP MINH HỌA 1.6.1 Dự án Tham khảo

50


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

Trích dẫn : Dự án khu đô thị Cát Lái, Quận 2 , HCM – Tư vấn thiết kế Mia

1.5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP MINH HỌA 1.6.1 Dự án Tham khảo

51


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

Trích dẫn : Dự án khu đô thị Cát Lái, Quận 2 , HCM – Tư vấn thiết kế Mia

1.5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP MINH HỌA 1.6.1 Dự án Tham khảo

52


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

Trích dẫn : Dự án khu đô thị Cát Lái, Quận 2 , HCM – Tư vấn thiết kế Mia

1.5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP MINH HỌA 1.6.1 Dự án Tham khảo

53


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

Trích dẫn : Dự án khu đô thị Cát Lái, Quận 2 , HCM – Tư vấn thiết kế Mia

1.5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP MINH HỌA 1.6.1 Dự án Tham khảo

54


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

Trích dẫn : Dự án khu đô thị Cát Lái, Quận 2 , HCM – Tư vấn thiết kế Mia

1.5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP MINH HỌA 1.6.1 Dự án Tham khảo

55


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

Trích dẫn : Dự án khu đô thị Cát Lái, Quận 2 , HCM – Tư vấn thiết kế Mia

1.5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP MINH HỌA 1.6.1 Dự án Tham khảo

56


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

2. CÁC BƯỚC THIẾT KẾ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN NHÀ CHUNG CƯ CAO TẦNG

57


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

Nội dung : a) Mặt bằng vị trí khu vực dự án b) Vị trí dự án trong khu đô thị c) Mối liên hệ vùng lân cận

Mặt bằng khu vực dự án

2.1 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG 2.1.1 Vị trí khu đất và mối liên hệ vùng Vị trí dự án trong khu đô thị Trung tâm TP

VỊ TRÍ DỰ ÁN

Cao tốc Pháp Vân

Tham khảo : Tòa nhà trụ sở Vietinbank – tư vấn thiết kế Belt Collins.

58


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

Nội dung : a) Mặt bằng vị trí khu vực dự án b) Vị trí dự án trong khu đô thị c) Mối liên hệ vùng lân cận

Không gian xanh khu vực dự án

Tham khảo : Tòa nhà trụ sở Vietinbank – tư vấn thiết kế Belt Collins.

2.1 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG 2.1.1 Vị trí khu đất và mối liên hệ vùng Không gian mặt nước khu vực dự án

59


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

Nội dung : a) Mặt bằng vị trí khu vực dự án b) Vị trí dự án trong khu đô thị c) Mối liên hệ vùng lân cận

Các công trình lân cận

Tham khảo : Tòa nhà trụ sở Vietinbank – tư vấn thiết kế Belt Collins.

2.1 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG 2.1.1 Vị trí khu đất và mối liên hệ vùng Các khu dự án trong tương lai

60


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

Nội dung : a) Mặt bằng vị trí khu vực dự án b) Vị trí dự án trong khu đô thị c) Mối liên hệ vùng lân cận

2.1 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG 2.1.1 Vị trí khu đất và mối liên hệ vùng

Mối liên hệ vùng lân cận

Tham khảo : Tòa nhà trụ sở Vietinbank – tư vấn thiết kế Belt Collins.

61


2.1 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN Điểm nhìn

2.1.2 Điều kiện tự nhiên Hướng nắng gió

Nội dung : a) Hướng nắng b) Hướng gió c) Khí hậu d) Điểm nhìn e) Âm thanh f) Đặc điểm kinh tế - thị trường g) Nguyên vật liệu bản địa

Tham khảo : Tòa nhà trụ sở Vietinbank – tư vấn thiết kế Belt Collins.

62


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

2.1 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG 2.1.3 Phân tích hiện trạng Kiến trúc công trình

Nội dung : a) Phân tích hiện trạng Kiến trúc Tổng thể công năng kiến trúc Lối tiếp cận Phong cách kiến trúc Công nghệ kỹ thuật Nguyên vật liệu sử dụng b) Phân tích hiện trạng Hạ tầng kỹ thuật Cốt cao độ Cấp điện Cấp nước Thoát nước mặt Thoát nước thải Điện nhẹ Thông tin liên lạc …

Tham khảo : Chung cư Hà Nội Aqua Center – Tư vấn thiết kế VNCC

63


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

c) Phân tích hiện trạng Thiết kế đô thị Hiện trạng tuyến phố vỉa hè Yêu cầu quản lý đô thị khu vực d) Phân tích hiện trạng Cảnh quan Hiện trạng cây xanh Hiện trạng thổ nhưỡng Hiện trạng môi trường sinh vật e) Phân tích hiện trạng Nội thất Hiện trạng các không gian nội thất

2.1 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG 2.1.3 Phân tích hiện trạng Kiến trúc công trình

Phân tích hiện trạng Kiến trúc công trình

Tham khảo : Chung cư cao cấp Ha Noi Aqua Central, Yên Phụ, Hà Nội

64


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

2.1 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG 2.1.4 Phân tích hiện trạng Thiết kế đô thị

a) Phân tích hiện trạng Thiết kế đô thị Hiện trạng tuyến phố vỉa hè Yêu cầu quản lý đô thị khu vực b) Phân tích hiện trạng Cảnh quan Hiện trạng cây xanh Hiện trạng thổ nhưỡng Hiện trạng môi trường sinh vật c) Phân tích hiện trạng Nội thất Hiện trạng các không gian nội thất

Hình minh họa : Biệt thự tuyến phố

Tham khảo : Nguồn Internet

65


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

2.1 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG 2.1.5 Điều tra Xã hội học

Lập bảng phân tích không gian hoạt động bao gồm các nội dung : - Đối tượng người sử dụng (độ tuổi, nhóm công việc…) - Nhu cầu sử dụng không gian cảnh quan - Múi giờ tập trung - Các tiềm năng/ rủi ro…

Tham khảo : Nguồn Internet

66


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

2.1 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG 2.1.6 Phân tích các yếu tố cạnh tranh thị trường

a) Thương hiệu của Chủ đầu tư b) Các dự án tương đồng Chủ đầu tư đã thực hiện c) Phân khúc dự án d) Các dự án có tính cạnh tranh trong khu vực

Tham khảo : Nguồn Internet

67


2.1 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

a) Lập bảng SWOT đánh giá tổng quát dự án b) Đưa ra các đầu dòng kết luận tổng hợp đánh giá các vấn đề trọng yếu của đồ án sẽ gây ảnh hưởng lớn hoặc các yếu tố them chốt tới quá trình làm phương án.

2.1.7 Kết luận

-Tuyến đường dọc bờ sông mang lại những giá trị cảnh quan vô giá. -Nguồn tài nguyên xanh vô hạn mang đến những tiềm năng môi trường sống tốt. -Hệ thống hạ tầng cơ sở và hạ tầng kỹ thuật của khu vực còn thiếu thốn. -Sự có mặt của tuyến cột điện cao thế gây ảnh hưởng tới tổng thể cảnh quan và môi trường sống.

Tham khảo : Thiết kế cảnh quan khu đô thị Millennia Long An – tư vấn thiết kế Belt Collins

-Tỉnh Long An đang đầu tư mạnh vào hệ thống đường xá và hạ tầng, giá đất tang gấp đôi 10 tháng gần đây. -Giá bán nhà đang rẻ hơn so với các dự án cạnh tranh, thu hút lượng lớn các gia đình và nhà đầu tư bất động sản. -Cảnh quan xung quanh chỉ là đồng ruộng và đầm lầy. -Sự gia tăng các dự án bất động sản lân cận mang đến thách thức cho dự án.

68


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

2.2 HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG TỔNG THỂ 2.2.1 Nguồn cảm hứng

Nội dung a) Khoanh vùng ý tưởng b) Hình thành, lựa chọn ý tưởng c) Biểu đạt ý tưởng d) Phân mảng, khu chức năng từng khu vực chính e) Định hình chức năng tuyến phố

Hình minh họa : Lựa chọn phong cách cho một khu đô thị

Tham khảo : Nguồn cảm hứng dưa ra ý tưởng cho phần cảnh quan dự án Kimono – Vinhomes Village

69


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

Nội dung a) Khoanh vùng ý tưởng b) Hình thành, lựa chọn ý tưởng c) Biểu đạt ý tưởng d) Phân mảng, khu chức năng từng khu vực chính e) Định hình chức năng các trục giao thông chính, lối tiếp cận

2.2 HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG TỔNG THỂ 2.2.2 Phân khu chức năng

Phân tích hiện trạng Kiến trúc công trình

Tham khảo : Chung cư Hà Nội Aqua Centre – tư vấn RSP

70


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

2.2 HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG TỔNG THỂ 2.2.3 Thiết kế sơ đồ bong bóng

Nội dung a) Lựa chọn các loại hình công năng b) Xác định quy mô các công năng - Khu vực động/ tĩnh - Các công năng cơ bản phục vụ từng nhóm đối tượng ( khu người già, khu trẻ em, khu thể dục thể thao…) c) Thiết lập sơ bộ không gian d) Lập mặt bằng sơ đồ bong bóng e) Định hình, phân cấp giao thông - Tuyến đường thương mại, - Tuyến đường xe phòng cháy, - Tuyến đường dân cư nội bộ, - Các tuyến đường dịch vụ, xử lý rác, - Các tuyến đường dạo cảnh quan… f) Tạo hình sơ bộ đường nét mặt bằng Hình minh họa : Sơ đồ bong bóng tạo hình đường nét mặt bằng

Tham khảo : Sách Từ ý đến hình trong thiết kế cảnh quan

71


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

2.2 HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG TỔNG THỂ 2.2.4 Thiết kế mặt bằng sơ bộ

Hình minh họa : Tạo hình đường nét cảnh quan hình thành mặt bằng cảnh quan sơ bộ

Tham khảo : Sách Từ ý đến hình trong thiết kế cảnh quan

72


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

Lưu ý Các vấn đề thường gặp trong quá trình thiết kế mặt bằng cảnh quan tầng 1 : - Hệ thống tủ điện được để ra ngoài không gian cảnh quan, gây ảnh hưởng tới không gian thiết kế, sự an toàn và thẩm mỹ. - Lỗ thông gió tầng hầm có thể ở dạng nổi, có thể là tấm nằm ngang chiếm diện tích khá lớn, gây ảnh hưởng tới mỹ quan chung. - Tuyến đường phòng cháy phải tuân thủ theo đề bài được duyệt, các quy định của Nhà nước. - Các luồng giao thông lên xuống hầm cần đảm bảo không bị chắn tầm nhìn, thuận tiện, và tránh những xung đột với các luông giao thông khác. - Thang thoát hiểm ngoài nhà cần đảm bảo việc thoát người thuận tiện nhất, không gây xung đột giao thông.

2.2 HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG TỔNG THỂ 2.2.4 Thiết kế mặt bằng sơ bộ

Hình 1-1 Tủ điện ngoài nhà mất mỹ quan và gây nguy hiểm

Hình 2-1 Sơ đồ nguyên lý giải pháp thông gió tầng hầm

Hình 1-2 Phương án che chắn tủ điện, góp phần cải thiện cảnh quan chung

Hình 2-2 Chọn lựa các loại cây và phương án trang trí lỗ thông gió tầng hầm

Tham khảo : Chuỗi chung cư cao tầng đô thị Ngoại giao Đoàn – Hà Nội

73


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

Lưu ý - Đài phun nước và bể bơi đòi hỏi hệ thống kỹ thuật ngầm, các hệ đường ống và bể cân bằng lớn( Bể cân bằng có khối tích = 1/3 khối tích bể bơi). Cần tính toán để tránh xung đột với công năng tầng hầm. - Nguyên cứu phương án che chắn các vị trí lối xuống hầm, đảm bảo an toàn sử dụng và sự rung lắc vì mật độ xe qua lại nhiều. Hình 3-1 Sơ đồ nguyên lý bể cân bằng bể bơi, các dạng đài phun nước đặc thù. - Trồng cây xây các khu vực nóc tầng hầm cần nghiên cứu, xử lý các vấn đề liên liên quan đến kết cấu, tính toán quỹ đất đủ cho cây phát triển, giải pháp thoát nước mặt và các vấn đề đấu nối đường ống với hệ thống kỹ thuật công trình. - Các không gian công cộng đảm bảo thuận tiện cho người già, người tàn tật. Hình 5-1 Phương án che chắn tủ điện, góp phần cải thiện cảnh quan chung

Tham khảo : Chuỗi chung cư cao tầng đô thị Ngoại giao Đoàn – Hà Nội

2.2 HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG TỔNG THỂ 2.2.4 Thiết kế mặt bằng sơ bộ

Hình 4-1 Giải pháp bồn trồng cây bóng mát trên nóc tầng hầm

Hình 6-1 Đường dốc cho người tàn tật

74


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

2.3 THIẾT KẾ MẶT BẰNG 2.3.1 Tổng mặt bằng bố trí cảnh quan

Nội dung a) Tổng mặt bằng bố trí cảnh quan Lược bỏ chi tiết mặt bằng kiến trúc, không đổ màu vào phần kiến trúc, chỉ chú thích vào các công năng chính ảnh hưởng tới cảnh quan. Đổ màu không gian thiết kế, lập bảng chú thích các công năng cảnh quan chính từng khu vực. Thể hiện các nét hoa gió, ranh giới, lối tiếp cận và các ghi chú cần thiết. Thể hiện sơ bộ bóng đổ công trình và đường nét công trình kiến trúc lân cận có thể gây ảnh hưởng. Thể hiện kích thước cây xanh đúng thực tế, cây bóng mát giảm độ đậm để nhìn được đường nét công năng dưới tán cây

Tham khảo : Chung cư Hà Nội Aqua Centre – tư vấn RSP

75


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

2.3 THIẾT KẾ MẶT BẰNG 2.3.2 Thiết kế các mặt bằng khai triển

Nội dung b) Mặt bằng bố trí cây xanh Lược bỏ các layer khác, chỉ giữ lại đường nét cảnh quan và giữ màu hạng mục cây xanh. Lập bảng thống kê cây xanh phân loại các lớp cây : Cây bóng mát, cây bụi, cây cảnh, thảm thực vật. Bảng thống kê thể hiện hình minh họa cây, icon kí hiệu, các thông số kỹ thuật cơ bản cây xanh ( mùa rụng lá, nở hoa, màu hoa, điều kiện đặc biệt …) và kích thước cây (đường kính tán, chiều cao mong muốn, kiểu cắt tỉa mong muốn) Thể hiện lớp đo kích thước cơ bản các vị trí cây xanh chính.

Hình minh họa : Mặt bằng bố trí cây xanh

Tham khảo : Chung cư N01_T8 Ngoại Giao Đoàn – tư vấn VNCC

76


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

2.3 THIẾT KẾ MẶT BẰNG 2.3.2 Thiết kế các mặt bằng khai triển

Nội dung c) Mặt bằng bố trí vật liệu ốp lát và thống kê (tương tự) d) Mặt bằng bố trí trang thiết bị ngoại thất và thống kê (tương tự) e) Mặt bằng bố trí thiết bị chiếu sáng

Hình minh họa : Mặt bằng bố trí vật liệu ốp lát

Tham khảo : Chung cư N01_T8 Ngoại Giao Đoàn – tư vấn VNCC

77


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

2.3 THIẾT KẾ MẶT BẰNG 2.3.3 Thiết kế khu vườn trên mái

Lưu ý - Các không gian vườn mái thường bố trí các hệ thống kỹ thuật như lỗ thông gió, phòng thang máy, không gian – phòng lánh nạn và khu đặt téc nước … - Việc tận dụng các không gian còn lại của khu vực để cho thuê hoặc kinh doanh một mặt hàng nào đó sẽ giảm thiểu được chi phí vận hành tòa nhà. Tuy nhiên hiệu quả kinh doanh của các dịch vụ như bar, café … không cao, lại gây ảnh hưởng đến sự riêng tư của cư dân, nên khu vực này thường không đầu tư nhiều.

Hình 1 – Không gian lánh nạn chung cư cao tầng

Tham khảo : Nguồn Internet

Hình 2 – Không gian đặt tec nước

78


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

2.3 THIẾT KẾ MẶT BẰNG 2.3.3 Thiết kế khu vườn trên mái

Lưu ý - Việc tận dụng các không gian còn lại để tạo một khu vườn nghỉ, hóng gió, ngắm cảnh hay bố trí các khu bếp nướng BBQ cho cư dân được ưa chuộng hơn. - Các vườn rau trên mái sẽ thành xu thế trong tương lai.

Hình 1 – Khu vườn nghỉ thư giãn không gian mái

Tham khảo : Nguồn Internet

Hình 2 – Vườn rau trên mái

79


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

2.4 THIẾT KẾ MẶT CẮT 2.4.1 Thiết kế cốt cao độ

Nội dung a) Khớp nối cốt cao độ Cảnh quan với các cốt cao độ hoàn thiện Kiến trúc bên trong và cốt cao độ Hạ tầng ngoài nhà. b) Định hình sơ bộ giải pháp thoát nước mưa, các vấn đề kỹ thuật đặc thù như tính toán phòng đặt bể cân bằng bể bơi, đài phun nước, kỹ thuật bồn trồng cây… c) Lên ý tưởng tạo dáng các không gian cảnh quan chính – phụ.

Hình minh họa : Thiết kế môi trường địa hình trong không gian cảnh quan

Tham khảo : Sách Từ ý đến hình trong thiết kế cảnh quan

80


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

2.4 THIẾT KẾ MẶT CẮT 2.4.2 Thiết kế không gian

Nội dung a) Từ đường nét mặt bằng sơ bộ ( trang 61) và các nghiên cứu về cốt cao độ mục 2.4.1 b) Định hình sơ bộ giải pháp thoát nước mưa, các vấn đề kỹ thuật đặc thù như tính toán phòng đặt bể cân bằng bể bơi, đài phun nước, kỹ thuật bồn trồng cây… c) Lên ý tưởng tạo dáng các không gian cảnh quan chính – phụ.

Hình minh họa : Tạo dáng kiến trúc sơ bộ trong không gian cảnh quan

Tham khảo : Sách Từ ý đến hình trong thiết kế cảnh quan

81


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

2.4 THIẾT KẾ MẶT CẮT 2.4.2 Thiết kế không gian

Hình minh họa : Định hình sơ bộ các không gian cảnh quan trọng tâm của đồ án

Tham khảo : Trụ sở Vietin Bank – Norman Foster, Ciputra Hà Nội

82


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

Lưu ý Thiết kế mặt đứng cần lưu ý : - Đặc điểm khí hậu Việt Nam gió mạnh, không giống như Singapore, Malaysia. Nên khi bố trí các vị trí tường cây mặt đứng cần cân nhắc ở vị trí hạn chế gió, cây xanh lựa chọn chủng loại cây khỏe, ít cần chăm sóc, và thuận tiện bảo trì bảo dưỡng. - Để đảm bảo đồng bộ cảnh quan mặt đứng, Ban quản lý tòa nhà sẽ đưa ra những quy định chung để tránh việc 1 căn hộ trồng cây quá um tùm, để cây phát triển ảnh hưởng tới các căn hộ xung quanh.

2.4.3 Thiết kế cảnh quan mặt đứng

Hình 2 - Cây xanh mặt đứng công trình

Hình 1 - Sơ đồ nguyên lý hệ tường cây mặt đứng

Tham khảo : Nguồn Internet

2.4 THIẾT KẾ MẶT CẮT

Hình 3 - Trang trí cảnh quan ban công

83


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

2.5 THIẾT KẾ ĐIỂM NHẤN KIẾN TRÚC 2.5.1 Thiết kế điểm nhấn Kiến trúc

Vai trò a) Công trình Kiến trúc điểm nhấn đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế 1 không gian cảnh quan. b) Công trình điểm nhấn Kiến trúc có thể là 1 giàn hoa, 1 cây cảnh đẹp mắt, bảng hiệu logo dự án, cổng chào, đài phun nước hay 1 tác phẩm điêu khắc…. c) Công trình Kiến trúc phản ánh 1 thông điệp từ dự án, hoặc Chủ đầu tư d) Góc nhìn bao gồm công trình Kiến trúc điểm nhấn thường đồng thời là góc nhìn Marketing, hình ảnh thương hiệu cho dự án. …

Hình minh họa : Công trình kiến trúc điểm nhấn trong khu đô thị

Tham khảo : Công viên trung tâm khu đô thị Thanh Nê – tư vấn PLA

84


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

2.5 THIẾT KẾ ĐIỂM NHẤN KIẾN TRÚC 2.5.1 Thiết kế điểm nhấn Kiến trúc

Các yếu tố ảnh hưởng tới thiết kế công trình Kiến trúc điểm nhấn a) Vị trí b) Công năng c) Công nghệ, kết cấu d) Nguyên vật liệu bản địa e) Mức đầu tư f) Phong cách kiến trúc g)Thông điệp truyền tải …

Hình minh họa : Công trình kiến trúc điểm nhấn trong khu đô thị

Tham khảo : Điểm nhấn không gian cây xanh dự án đô thị Chợ Mới – tư vấn PLA

85


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

2.6 DIỄN HỌA PHỐI CẢNH 3D 2.6.1 Tiểu cảnh

Tiêu chí a) Góc ren lựa chọn cần phản ánh rõ nội dung chính muốn truyền tải ( tiểu cảnh minh họa diễn giải trọng tâm bức hình là giàn không gian điểm nhấn) b) Vị trí đặt góc ren và cao độ góc ren cần thực tế ( Các góc ren phối cảnh chim bay chỉ mang cái nhìn tổng thể, trong khi các góc ren ở cao độ bằng mắt người có phản ánh được thực tế kiến trúc và tính hiệu quả cao hơn. c) Màu sắc hài hòa với không gian kiến trúc d) Con người, trang thiết bị phản ánh được trọn vẹn ý đồ thiết kế trong các phối cảnh ( Hình minh họa không gian sảnh náo nhiệt, ghép nhiều người chủ đề mua sắm ) Hình minh họa : Công trình kiến trúc điểm nhấn trong khu đô thị

Tham khảo : Dự án Sky Oasis, Ecopark – tư vấn thiết kế PLA

86


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

2.6 DIỄN HỌA PHỐI CẢNH 3D 2.6.2 Phối cảnh

Tiêu chí e) Kiểm soát dung lượng file 3D dựng, có thể tách nhiều file nhiều phần, các phần công trình kiến trúc phụ bên ngoài dự án có thể dựng ở mức độ cơ bản và được làm mờ để dồn trọng tâm vào nội dung muốn truyền đạt

Hình minh họa : Công trình kiến trúc điểm nhấn trong khu đô thị

Tham khảo : Dự án Sky Oasis, Ecopark – tư vấn thiết kế PLA

87


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

2.7 THIẾT KẾ CHI TIẾT CẢNH QUAN

Một số chi tiết cơ bản: a) Chi tiết bồn cây b) Chi tiết bảng hiệu c) Chi tiết tường rào ….

Hình 1 – Chi tiết bồn cây nhiều tầng

Hình minh họa : Chi tiết bồn cây

Hình 2 – Chi tiết bồn cây tích hợp ghế nghỉ Tham khảo : Dự án cảnh quan cao tầng N04 Ngoại giao đoàn – tư vấn VNCC

88


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

2.7 THIẾT KẾ CHI TIẾT CẢNH QUAN

Hình minh họa : Chi tiết hàng rào

Tham khảo : Dự án cảnh quan cao tầng N04 Ngoại giao đoàn – tư vấn VNCC

89


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

a) b) c) …

2.8 THIẾT KẾ CÁC NỘI DUNG KHÁC

Thiết kế hạ tầng sinh thái Thiết kế công nghệ cảnh quan Thiết kế cảnh quan mặt nước

Hình minh họa : 1)Thiết kế cảnh quan bền vững – hệ chòi nghỉ sinh thái tái sử dụng nguồn nước mưa 2) Thiết kế hệ thống tảo nổi lọc nước trong các không gian mặt nước

Tham khảo : Nguồn Internet

Hình 1 – Hệ thống chòi nghỉ sinh thái

Hình 2 – Hệ thống tảo nổi

90


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

SÁCH THAM KHẢO 1) Từ ý đến hình trong thiết kế cảnh quan 2) Khái niệm,nguyên tắc, kỹ thuật dung trong chiếu sáng sân vườn nội bộ 3) Residential Landscape Architect 4) Urban Street Design Guide 5) Landscape Road City 6) Part for the future 7) Landscape design park 8) Timer Standards for Landscape Architecture

MỘT SỐ TIÊU CHUẨN – TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN CƠ BẢN

TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ 1) 4340/QĐ – UBND HN – Thiết kế mẫu hè đường đô thị 2) TCXDVN 264-2002 – Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng 3) 20/2009/TT-BXD – Hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị 4) TCVN 9258:2012 Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị 5) 7109/QĐ – UBND HN – Công bố quy trình, định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá duy trì công viên, cây xanh trên địa bàn thành phố Hà Nội

TẠP CHÍ 1) Public landscape street furniture 1 & 2 2) Urban sculpture as proto architecture 3) Urban landscape furniture

91


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) Dự án “Cảnh quan khu đô thị Sky Oasis” - tư vấn PLA. 2) Dự án “Cảnh quan Hanoi Water Tower” – tư vấn VNCC. 3) Dự án “Cảnh quan cao tầng Han Jardin” – tư vấn VNCC. 4) Dự án “Cảnh quan chung cư N04 Ngoại Giao Đoàn” – tư vấn VNCC. 5) Dự án “Cảnh quan đô thị Cát Lái” – Tư vấn Mia Sách “ Từ ý đến hình trong thiết kế Cảnh quan”. Đồ án tổng hợp sinh viên trường Đại học Xây Dựng. Hình ảnh sưu tầm nguồn Internet.

92


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG KHOA KIẾN TRÚC – QUY HOẠCH BỘ MÔN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN • • • • •

Phòng 411, nhà A1, Trường Đại học Xây dựng Số 55, Đường Giải Phóng, Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Tel: 043.628.52.80 Email: bm.ktcq@nuce.edu.vn Fanpage: Bộ môn Kiến Trúc Cảnh Quan - ĐHXD

• NHÓM TÁC GIẢ • TS.KTS Phạm Anh Tuấn • ThS.KTS Bùi Công Minh

CHÚC CÁC BẠN SINH VIÊN THỰC HIỆN ĐỒ ÁN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

ĐẠT KẾT QUẢ TỐT !

93


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.