số 90-91 tháng 1&2 năm 2013
Thư chúc Tết Độc giả Tuổi Thơ thân quý, Bạn đang cầm trên tay Tuổi Thơ số 90-91 Tết Quý Tỵ tháng 01&02 năm 2013 với nội dung và hình ảnh cho chuyên mục đặc biệt Tết cổ truyền Việt Nam bên cạnh các chuyên mục định kỳ. Chuyên mục Tết cổ truyền Việt Nam như một bức tranh Tết đầy màu sắc của những câu đối, âm thanh của những phiên chợ quê, mùi vị của các món ngon 3 miền Bắc Trung Nam, và cả niềm vui trẻ thơ gói ghém trong những câu chuyện ngày xuân. Tạp chí chuyên đề Tuổi Thơ Tết 2013 còn dành tặng độc giả Sách tranh vẽ về loài động vật thời tiền sử nổi tiếng – khủng long với cách vẽ kết nối các đường nét dễ thực hiện nhưng tạo hiệu quả sống động. Ban biên tập Tuổi Thơ xin cảm ơn những tình cảm và sự tin yêu của độc giả đã dành cho Tuổi Thơ trong suốt một năm qua. Chúng tôi cố gắng để tạp chí luôn là một người bạn thân thiết của độc giả, là cầu nối giữa nhà trường – gia đình – xã hội, là một ấn phẩm có chất lượng cả về nội dung lẫn hình thức. Nhân dịp Tết cổ truyền của dân tộc, Ban biên tập Tuổi Thơ thân chúc quý độc giả và gia đình năm mới vạn sự như ý.
6
CHỢ TẾT
8
CÂU ĐỐI TẾT
Tổng biên tập NGUYỄN THANH TÚ Phó tổng biên tập LÊ Ý CƠ Cố vấn chuyên môn Th.S TẠ VĂN DOANH Thầy LÊ NGỌC ĐIỆP Trưởng phỏng Tiểu học Sở GD&ĐT TP.HCM Cô NGUYỄN THỊ KIM DUNG Trưởng phòng mầm non Sở GD&ĐT TP.HCM Tòa soạn 300 Điện Biên Phủ, Q.3, TP.HCM
Nhà thơ Đoàn văn Cừ là nhà thơ tả cảnh tài tình nhất trong làng thi ca Việt Nam
Để trang hoàng nhà cửa và để thưởng xuân, người Việt có phong tục treo “câu đối đỏ”
HƯƠNG VỊ TẾT QUÊ Tết nhà quê, chợ tết quê, phong tục tết của người Việt
10
MÓN ĂN 3 MIỀN NGÀY TẾT Các món ăn đặc trưng ngày Tết
14
ẢNH TẾT Bức tranh Xuân
TẬP TỤC ĐÓN NĂM MỚI KỲ LẠ TRÊN THẾ GIỚI
22
TRUYỆN KỂ CÁC CHÚ CHÓ Ở TRƯỜNG SA
24
LỊCH SỬ KHỦNG LONG
22
KHOA HỌC VIỄN TƯỞNG TRỞ THÀNH SỰ THẬT
24
Mỹ thuật Louey Ng Thiết kế Phong Chac Quảng cáo NGUYỄN PHÚC ANH Tel: 0938 715489 Email: anh.nguyen@tapchituoitho.vn Thư bài cộng tác, liên hệ TUỔI THƠ Hộp thư 440 Bưu điện Trung tâm Sài Gòn Email: info@tapchituoitho.vn Giấy phép xuất bản 2232/GP-BTTTT ISSN-1895-123X In tại Công ty Trần Phú Phát hành toàn quốc Công ty Trường Phát Công ty Phát hành Báo chí TW
18
Giá bán: 13.500đ
Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi Sương hồng lam e ấp nóc nhà tranh Trên con đường viền trắng mép đồi xanh Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biết Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh Người mua bán ra vào đầy cổng chợ
T Ế T 2 0 1 3
Nhà thơ Đoàn văn Cừ là nhà thơ tả cảnh tài tình nhất trong làng thi ca Việt Nam. Bất cứ ở đâu, nhà thơ đều có thể diễn tả phong cảnh một cách chân thật, tỉ mỉ và rõ ràng. Đọc thơ của ông, ta như sống trong cảnh mà ông miêu tả. Cảnh người, cảnh vật trong bài "Chợ Tết" được nhà thơ diễn tả một cách hợp tình, hợp ý, bằng những từ tượng hình và tượng thanh làm cho cảnh trong thơ càng thêm sống động.
Con trâu dường vờ dim hai mắt ngủ Tai lắng nghe người khách nói bô bô Anh hàng tranh kẽo kịt quảy đôi bồ Tìm đến chỗ đông người ngồi dở bán Một thầy khóa gò lưng trên cánh phản Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ Nước thời gian gội tóc trắng phau phau Chú Hoa-Nam đầu chít chiếc khăn nâu Ngồi xếp lại đống vàng trên mảnh chiếu Áo cụ Lý bị người chen sấn kéo Khăn trên đầu đang chít cũng tung ra Lũ trẻ con mãi ngắm bức tranh gà Quên cả chị bên đường đang đứng gọi Các cô gái đua nhau cười rũ rượi Cạnh anh chàng bán pháo dưới cây đa Những mẹt cam đỏ chót tựa son pha Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết Con gà sống mao thâm như cục tiết Một người mua cầm cẳng dốc xem Chợ tưng bừng như thế đến gần đêm Khi chuông tối bên chùa văng vẳng đánh Trên con đường đi các làng hẻo lánh Những người quê lũ lượt trở ra về Ánh dương vàng trên cỏ kéo lê thê Lá đa rụng tơi bời quanh quán chợ.
ĐOÀN VĂN CỪ
6
PHONG TỤC TẾT CỦA NGƯỜI VIỆT
T
Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy.
Các trò chơi ngày Tết tùy từng địa phương tổ chức theo tập quán, nhưng phổ biến nhất là múa lân, đánh đu, đánh cờ người, đấu vật…
Trong 3 ngày Tết Nguyên đán, các gia đình thường tiến hành cúng các lễ chính:
Cúng các vị thần Thổ Công (thần giữ đất nơi gia đình ở), Táo quân (coi sóc việc bếp núc của gia đình), Nghệ Sư (ông Tổ truyền dạy nghề mà gia đình đang làm).
Cúng gia tiên Tổ tiên, ông bà và những người thân trong gia đình đã khuất.
Tết Nguyên đán là dịp sum họp người thân trong gia đình. Bởi vậy, dù đi làm ăn xa tận đâu, người ta cũng cố thu xếp công việc và thời gian về quê ăn Tết, thắp nén nhang thơm vái lạy Tổ tiên và chúc tết, mừng tuổi cho từng người trong gia đình.
2 0 1 3
Tết là dịp người ta gặp gỡ, giao lưu, chúc tụng nhau những điều tốt lành may mắn trong năm mới; mời nhau thưởng thức những món ăn hương vị quê hương, trong đó không thể thiếu món bánh chưng xanh, bánh tét (phong tục Bắc - Nam), mâm ngũ quả bày trên bàn thờ Tổ tiên cùng với chai rượu, quả cau, lá trầu.
T Ế T
ừ xa xưa, hàng năm trên đất nước ta đã có những lễ Tết được các thế hệ người Việt thực hiện một cách phổ biến và duy trì lâu dài trở thành phong tục mang bản sắc dân tộc rât sâu đậm. Tết xưa thường diễn ra trong 3 ngày. Tục ngữ, ca dao đã có những câu: No ba ngày tết, ấm ba tháng hè.
Ngoài ra, người Việt còn có các ngày Tết như: Tết Khai Hạ: ngày mồng bảy tháng giêng, người ta hạ cây nêu, kết thúc Tết Nguyên đán, mở đầu công việc làm ăn của năm mới với niềm vui mới, hy vọng mới. Ngày này được gọi là Tết Khai Hạ. Tết Thượng Nguyên (còn gọi là Tết Nguyên Tiêu) vào đúng ngày rằm tháng Giêng, chủ yếu tổ chức tại các chùa. Sau khi đi lễ chùa, mọi người về nhà cúng gia tiên và ăn cỗ. KHAI XUÂN
7
Chiều ba mươi nợ réo tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa, Sáng mồng một rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà. (Nguyễn Công Trứ)
Đ
ể trang hoàng nhà cửa và để thưởng xuân, người Việt có phong tục treo “câu đối đỏ”.Những câu đối này được viết bằng chữ nho (màu đen hay vàng) trên những tấm giấy đỏ hay hồng đào cho nên thường được gọi chung là câu đối đỏ. Chữ nghĩa ở các câu đối ngày xưa thường là chữ Nôm, những lời chúc tụng nhân năm mới: T Ế T
Thiên tăng tuế nguyệt, nhân tăng thọ Xuân mãn càn khôn, phúc mãn đường.
2 0 1 3
(Trời thêm tuổi mới, người thêm thọ Xuân khắp mọi nơi, phúc khắp nhà)
Tân niên hạnh phúc bình an tiến Xuân nhật vinh hoa phú quý lai. (Năm mới hạnh phúc bình an đến Ngày Xuân vinh hoa phú quý về)
Câu đối còn được gọi là liễn. Liễn thường là những tấm giấy màu đỏ hay hồng đào, hai đầu có trục bằng gỗ hay bằng tre để khi treo lên được ngay ngắn. Cũng có khi liễn được dán ở hai bên bàn thờ, các cột nhà, hay ngoài cổng.Trước đây ở thôn quê, mỗi khi Tết đến, người ta còn cẩn thận dán liễn đỏ ở cửa chuồng heo, trâu, bò hoặc ở thân cây dừa, nhãn, ổi,... để cầu mong cho mọi sự được tốt đẹp - heo, trâu, bò chóng lớn, sinh đẻ đầy đàn; cây sai trái. Các nhà thơ nhân dịp Tết cũng thường làm câu đối để bày tỏ ý chí của mình hoặc chỉ trích những thói hư tật xấu.
8
Chúng nó dại vô cùng, pháo nổ đì đùng thêm mất chó, Ông đây khôn bất trị, rượu say túy lúy lại nằm mèo (Nguyễn Khuyến)
Những câu đối Tết hay được sưu tầm: Già trẻ gái trai đều khoái Tết, Cỏ cây hoa lá cũng mừng Xuân. Đêm 30 nghe tiếng pháo nổ... Đùng !... ờ ờ... Tết Sáng mùng 1 ra chạm niêu đánh... Cộc !... á à... Xuân. Tết cho những người con xa quê hương nhắc nhớ về cội nguồn: Ngào ngạt mùi hương, dẫu tại đất người, không mất gốc Lung linh ánh lửa, dù xa quê cũ, chẳng quên nguồn. Và mong ước một cái Tết, một năm mới thanh bình, ấm no, hạnh phúc cho cả dân tộc: Tống cựu nghinh tân mừng năm mới Dân an quốc thái đón thanh bình. (ý nghĩa là tiễn năm củ đón năm mới, cầu mong đất nước thanh bình, người dân no ấm).
VĨNH LỘC (tổng hợp)
T แบพ T
2 0 1 3
9
T Ế T
Tết nhà quê C
2 0 1 3
hỉ ở quê, tôi mới được thấy củ cải trắng đầy ắp trên gánh hàng của những mẹ, những dì, tất tả mang xuống chợ bán cho kịp Tết. Và chỉ ở quê, tôi mới được thấy hoa vạn thọ vàng ươm dọc một dải đất dài đang chờ nhổ, những mảnh sân trước nhà nhuộm đỏ màu hạt dưa mà người ta tự nhuộm đem phơi, mái hiên nhà ai nia mứt hãy còn hong nắng trước lúc được bọc giấy màu. Không hiểu tập tục này có tự lúc nào, mà cứ mỗi lần Xuân về, Tết đến là nhà nhà ở quê tôi đều có món thịt trứng và măng kho. Thế nên, mấy ngày trước Tết thường thấy hình ảnh mấy chị ngồi xé măng, còn mấy đứa nhỏ thì dành phần lột trứng. Mẹ bảo khi xưa, ông bà nghèo, chỉ có mấy ngày Tết mới mua chút thịt về kho. Mình nghĩ, hay là chính vì thế mà con cháu bây giờ cứ nghĩ Tết phải có nồi thịt kho? Người dân quê dù còn nghèo nhưng vẫn cố trang hoàng
10
bàn thờ ông bà đủ sắc màu hoa và bánh. Nhà ai khắm khá có thêm tiếng tí tách củi lửa nấu nồi bánh chưng. Ở quê, giàn nước nhà này nhìn qua thấy giàn nước nhà kia, nên tiếng nói cười, tiếng nước giặt giũ xối xả cuối năm làm rộn ràng không khí đón Tết. Tôi vẫn còn nhớ thuở người dân quê tôi tranh thủ gánh nước đổ đầy “mái trong mái ngoài”, những chiếc thùng, chiếc chậu to đều được tận dụng để chứa nước, bởi những ngày Tết ông bà kỵ không cho gánh nước. Vệt nước trải dài trên đường, vệt này nối tiếp vệt kia, kẻ trước người sau, sóng sánh đôi gánh nước, lạ thay không thấy mệt chút nào. Tết ở quê rộn ràng, chan hòa tình làng xóm. Mọi người còn rủ nhau đi chợ, chạy qua nhà nhau phụ gói bánh chưng, sên mứt, cắt củ kiệu, củ cải trắng …và chia sẻ chút quà đấy cho nhau. Ở Sài Gòn nhà nhà cũng tất bật chuẩn bị cho Tết, nhưng không phải “nhà tôi
T Ế T 2 0 1 3
nấu bánh chưng, nhà chị làm dưa món, mình chia nhau chút ít để ăn Tết cho vui”, mà là những giỏ quà đủ món được bao bọc đẹp mắt chuyển đến những người thân; là mấy tiếng đồng hồ trong siêu thị chọn lựa bánh mứt, thức ăn rồi xếp hàng đợi tính tiền chứ không thể
ngửi được mùi mứt thơm phức bốc lên từ gian bếp sau hè, không nhìn thấy đường quện vào đôi đũa của mẹ khi quấy chảo mứt dừa trên bếp củi đỏ rực đêm cuối năm … NHÃ LAN
11
Chợ tết quê Ở quê, đến những ngày giáp Tết, điều mà người người và đặc biệt là trẻ con háo hức, mong chờ nhất là được đi chợ Tết. Chợ Tết thường là phiên chợ cuối cùng của năm hoặc là những phiên chợ giáp ngày Tết. Chợ Tết quê thường gắn liền với không gian sinh hoạt thường ngày rất bình dị như chợ Đình, chợ Bến, chợ Cầu …
T Ế T
Ở những vùng quê, thường cả một xã hoặc một vùng mới có một khu họp chợ. Có những loại chợ họp theo phiên, cũng có những loại chợ họp thường nhật. Nhưng ở quê, hàng hóa không nhiều, lại chỉ mang tính tự cung, tự cấp nên chợ thường chỉ họp theo phiên, 2 hoặc 3 ngày một phiên và đa số chỉ có người dân trong vùng đến họp. Tuy nhiên, đến những ngày Tết, chợ Tết được mở rộng hơn, thu hút cả những người ở vùng quê khác đến chơi hoặc mua bán.
2 0 1 3
Vào buổi họp chợ Tết, từ gà gáy, người người trong vùng đã í ới gọi nhau đi chợ, từng tốp người vừa đi vừa cười nói râm ran khắp ngả vì đi đến đâu cũng gặp người làng, người quen. Tiếng chào nhau, nói chuyện rôm rả, chuyện mùa màng, chuyện sắm Tết, chuyện gói bánh chưng … râm ran khắp những con đường. Cả vùng dân cư mới có một khu chợ nên phiên chợ Tết rất đông người, mà phải chen chúc nhau mới thích. Đến chợ Tết, người mua cũng cố mua và người bán cũng cố bán cho bằng được. Người mua dù có những mặt hàng đắt nhưng vừa ý thì dù giá có đắt cũng chẳng mấy người than phiền, vì là chợ Tết, miễn sao mua được những thứ đẹp, vừa ý về trang hoàng nhà cửa, cúng gia tiên, đem lại may mắn, hạnh phúc cho gia đình trong cả năm. Còn người bán cũng thường rất xởi lởi, không tính đến chuyện đắt rẻ, vì chủ yếu là người trong làng xã với nhau, hơn nữa cũng mong bán hết hàng cho có lộc đầu năm.
12
Người lớn thường gọi chợ Tết là chợ trẻ con, bởi những ngày đó đến chợ chỉ thấy chủ yếu là trẻ con. Trẻ con lúc đó đều đã được nghỉ học, được bố mẹ đưa đến chợ Tết sắm quần áo và đồ chơi. Khắp chợ đâu đâu cũng chỉ thấy trẻ con.Trẻ con, đến khi được nghỉ học và chuẩn bị đi chợ Tết thì vui sướng háo hức có khi cả đêm ngủ chẳng say, chỉ sợ khi thức dậy anh chị em trong nhà lại trốn đi chợ trước. Trẻ con đến chợ, thấy hàng nào cũng sà vào, xem đủ thứ, mà thứ gì cũng thích. Chợ Tết là hỗn hợp của đủ các loại âm thanh rộn rã, đó là âm thanh của các loại gia súc, gia cầm, đó là tiếng trò chuyện, cười nói râm ran của người lớn và trẻ con.Đó là âm thanh của những niềm vui, niềm hân hoan trong tâm hồn mỗi người. Chợ Tết còn là sự hòa trộn giữa các mùi hương, tạo nên hương vị rất riêng, mùi rất riêng của ngày Tết. Đó là mùi của hoa quả ngày Tết, mùi của hương trầm ngào ngạt, mùi của lá dong giềng, mùi của bắp khoai … Nhắc đến hương chợ Tết là không thể quên được mùi hương rất đặc biệt, đó là hương của cây mùi… Nhiều gia đình vẫn không quên được nếp tắm lá mùi cuối năm để tẩy trần và cũng là để đón hương Xuân nên xung quanh những gánh lá mùi luôn luôn đông đúc người vây kín. Tết cả tạo nên loại mùi rất Tết, mùi của sự sung túc, loại “mùi Tết” đó tạo nên sự háo hức trong lòng người, cả trẻ con lẫn người lớn. Mặc dù chưa đến Tết nhưng đến chợ Tết để thấy Tết đang đến thật gần, chỉ ở ngay đầu làng mà thôi, để chuẩn bị vào từng nhà trong ngày mùng 1 Tết. SONG VIỆT
T แบพ T
2 0 1 3
13
Tuổi Thơ giới thiệu các món ăn đặc trưng ngày Tết ở 3 miền Bắc, Trung, Nam do chuyên gia ẩm thực Võ Quốc của Món Ngon Việt Nam, cô Hồ Thị Hoàng Vân thực hiện, đặc biệt các món ăn theo khẩu vị Nam Bộ được sáng tạo bởi bếp trưởng Đỗ Quang Long, nhà hàng Đệ Nhất.
Miền Bắc
Cá chép kho riềng
C
ác món ăn ngày Tết ở miền Bắc thể hiện sự tao nhã. Trong mâm cỗ của người Miền Bắc, đầu tiên là phải kể đến món cá chép kho riềng. Đây là món ăn này đã gắn thành những ký ức khó phai, chính vì thế trong mâm cỗ tết để dâng cúng ông bà, tổ tiên không thể thiếu nó. Bên cạnh đó, món gà nấu giấm bỗng cũng là món ăn rất đặc biệt. Mâm cỗ của người Miền Bắc còn món chả tôm - món ăn đặc trưng của người Thanh Hóa, cách ăn gần giống với bón bún chả của người Hà Nội nhưng thịt ở đây được thay thế bằng tôm và được gói trong miếng bánh phở rồi mới mang đi nướng nên chả tôm không bị khét và luôn có vị như hấp ăn rất dòn và ngon. Phải ăn chả tôm bằng cả tai lẫn mắt thì mới thấy hết được sự thú vị của món ăn. Với người Hà Nội, món chè kho phải được dâng cùng tổ tiên ông bà vào đêm giao thừa và mời khách trong ngày mồng một Tết.
Gà nấu giấm bỗng
Chả tôm Thanh Hóa
Chè kho
14
Miền Trung
Gà hầm hạt sen
C
anh gà hầm hạt sen với mùi thơm của thịt gà hòa quyện với vị bùi bùi của hạt sen làm cho không khí ngày Tết ấm dần lên. Món mắm tôm chua phải được làm sẵn từ trước. Tôm phải là tôm rằn còn tươi, ngâm với rượu, ướp với muối để qua đêm rồi mới mang đi ướp gia vị, phơi dưới nắng lớn trong bình thủy tinh, phơi đi phơi lại độ 2 tuần mới ăn được. Mâm cỗ của người miền Trung còn có món xôi thịt hon với vị dẻo thơm của nắm xôi trắng hòa quyện cùng vị sánh béo của miếng bắp giò. Bên cạnh đó, món miến xào thịt cua và gỏi thập cẩm rau củ không chỉ làm rộn ràng thêm cho bàn tiệc mà còn mang lại cảm giác ngon miệng vì ít dầu mỡ. Những món ăn này thường xuất hiện trong các mâm cỗ của giới thượng lưu ngày xưa ở Huế, đặc biệt là trong các ngày lễ tết. Mỗi món ăn như níu kéo lại hương vị của một thời đã qua, chất chứa cả hơi thở của cố đô. Gỏi thập cẩm rau củ
Mắm tôm chua
Miến xào gạch cua
Xôi thịt hon
15
Bánh trôi nhân thốt nốt
Bò nấu thơm
Cá hồi lúc lắc xoài
Miền Nam
Đ
ầu bếp Đỗ Quang Long, bếp trưởng nhà hàng Đệ Nhất là người chính gốc miền Nam. Người miền Nam ăn uống dễ chịu, không cầu kỳ, luôn thích khám phá, tìm hiểu những điều mới mẻ, và có tư duy đổi mới. Những món ăn được giới thiệu có nguyên liệu từ sung, thơm, dừa, đu đủ, xoài như một lời chúc phúc, cầu may mắn.
Gà nướng lá dừa
Chả giò đu đủ Tôm thấu trái sung
16
Ý NGHĨA TỤC “LÌ XÌ”
Chúng ta đã quen với những chiếc phong bao lì xì trong mỗi dịp Tết. Trẻ con được nhận tiền lì xì hay ăn chóng lớn; người già cũng được con cháu lì xì mừng thọ chúc sức khỏe.
Tục lì xì có khá nhiều nguồn gốc khác nhau. Ngày xưa, ở Đông Hải có một cây đào to, có rất nhiều yêu quái sống trong bộng cây, như hồ ly tinh, chuột tinh... Chúng luôn muốn ra ngồi bộng cây để gây hại bá tánh, song lúc nào cũng bị các thần tiên ở hạ giới canh giữ. Tuy nhiên, cứ vào lúc giao thừa thì tất cả các thần tiên đều phải về trời để nhận công việc mới theo sự phân công của Thượng đế. Nhân cơ hội này, có một loài yêu quái có tên là con Tuy xuất hiện để xoa đầu trẻ con đang ngủ khiến trẻ giật mình khóc thét rồi bị sốt hoặc trở nên ngớ ngẩn. Vì vậy các gia đình có con nhỏ thường thức suốt cả đêm để canh không cho con Tuy ám hại con mình. Lì xì đầu năm đem lại cái hên, điều lành, điều tốt dịp đầu xuân Một lần có mấy vị tiên đi ngang nhà kia hóa thành những đồng tiền nằm bên chỗ mấy đứa trẻ. Thấy vậy, cha mẹ chúng đem gói những đồng tiền này vào tấm vải đỏ. Khi con Tuy đến, những đồng tiền trong tấm vải đỏ liền lóe sáng khiến con Tuy sợ hãi bỏ chạy. Phép lạ này nhanh chóng lan truyền ra khắp nhân gian, nên khi tết đến, người ta lại bỏ tiền vào trong những cái túi màu đỏ tặng trẻ con, gọi là tiền mừng tuổi nhưng thực tế là để tống khứ con Tuy. Tục “lì xì” là một phần đậm đà của phong vị Tết Việt Nam, đặc biệt đối với trẻ con, khiến trẻ nhớ tới Tết như một thời điểm mở đầu năm mới. Cuốn từ điển thời nay do Viện Ngôn ngữ học, Trung tâm Từ điển học chẳng hạn, mục từ lì xì giải thích: "Lì xì là
mừng tuổi (bằng tiền). Tiền lì xì cho trẻ con ngày mùng 1 Tết". "Lì xì" bằng tiền không chỉ giới hạn trong mùng một Tết, mà "liền tù tì" suốt ba ngày đầu năm, thậm chí kéo dài tận những ngày "mùng" cuối cùng của Tết như mùng 9, mùng 10. Tiếng '' lì xì'' có gốc là ''lợi thì'' trong tiếng Hoa, mang nghĩa là tiền hên, tiền may mắn, điều lành, điều tốt… Phong bao lì xì cũng mang nhiều ý nghĩ tốt đẹp. Bao lì xì thường có màu đỏ, với người Châu Á màu đỏ là một trong những màu cát tường nhất trong những lễ hội. Phong bao lì xì còn tượng trưng cho tài lộc - người ta nhận được hay cho đi càng nhiều bao lì xì thì người ta càng tin rằng mình đã phát tài phát lộc... Phong tục lì xì có ý nghĩa tốt đẹp như vậy, nên nó được người Việt giữ gìn và duy trì đến tận ngày nay. Người Việt Nam theo tục lệ từ xưa, hằng năm, cứ vào sáng mồng một tết Nguyên đán là con cháu trong nhà lần lượt nói lời chúc tết, chúc thọ và tặng quà hoặc một số tiền cho ông bà, cha mẹ mình. Sau đó, con cháu được ông bà, cha mẹ “lì xì” lại một phong bao màu đỏ, bên trong đựng một ít tiền gọi là lấy hên và mang lại niềm vui trong ngày đầu năm mới. Không chỉ người lớn mừng tuổi con cháu, mà trứơc đây theo cổ truyền, con cháu phải mừng tuổi ông bà trước. Tục mừng tuổi nay còn đó. Ông bà, cha mẹ, chú bác, cô dì, cậu mợ lì xì lớp cháu, con. Khách tới nhà ai chúc Tết lì xì trẻ con của nhà đó. Hoặc chủ nhà đón khách tới chúc Tết lì xì trẻ em đi theo khách. Ý nghĩa chính không nằm ở "tiền" mà quan trọng là lòng mong ước cầu chúc các cháu hay ăn chóng lớn, vui chơi, học hành tấn tới, còn phong bì nặng nhẹ nhiều ít (tiền) không phải là điều đáng để tâm lắm.
17
Tết hiện diện trong mọi ngõ ngách, từ thành thị đến thôn quê, trong ký ức của người già, nụ cười của trẻ thơ. Không khí Tết hiện rõ trong từng bức ảnh Tuổi Thơ giới thiệu bên dưới đây đến độc giả.
18
19
20
21
Đan Mạ
ch
Ở
T Ế T
Đan Mạch, khi thức dậy vào sáng ngày đầu tiên của năm mới và phát hiện một đống bát đĩa vỡ trước cửa nhà thì đây chính là lời chúc năm mới mà người Đan Mạch dành cho nhau. Những bát đĩa không sử dụng được cất giữ cả năm và được đem ra ném trước cửa nhà bạn bè, người thân để thể hiện tình cảm và những lời cầu chúc tốt đẹp.
2 0 1 3
N
ăm mới, người Philippines thường cầu ine mong có nhiều tiền. Philip Họ cố gắng dùng nhiều thứ hình tròn nhất có thể như trang phục có đường tròn, thức ăn hình tròn, bởi theo họ, hình tròn tượng trưng cho đồng tiền.
22
N
gười Ecuador lại có tập tục đốt ảnh vào đêm giao thừa. Trong khi hầu hết người dân trên thế giới đều chụp ảnh những khoảnh khắc đón chào năm mới thì người Ecuador có tập tục đốt ảnh vào đêm giao thừa. Họ cho rằng những bức ảnh đó lưu lại những điều đáng tiếc hoặc không may, Ec uador cần đốt bỏ để bắt đầu một năm mới may mắn hơn. Đêm giao thừa, người Ecuador cũng đốt cháy các bù nhìn bằng giấy để xua đuổi bệnh tật, xui xẻo.
T
ại Nhật Bản, theo truyền thống Phật giáo, khi 108 hồi chuông vang lên lúc giao thừa cũng là lúc mọi tội lỗi và ưu phiền được rũ bỏ. Người Nhật cho rằng năm mới sẽ gặp may mắn nếu cười lớn thành tiếng.
ản Nhật B
L
2 0 1 3
N
gười Tây Ban Nha phải ăn hết 12 quả nho trước khi Tây chuông đồng hồ báo hiệu bước Ba nN ha qua thời điểm năm mới. Mỗi quả nho ứng với một tiếng chuông. Nếu thành công nghĩa là họ đã có được may mắn cho năm mới.
T Ế T
ễ hội Takanakuy ở Peru diễn ra vào cuối tháng 12, khi đó tất cả mọi người từ già, trẻ, gái, trai, đều có thể giải quyết các xung khắc, hiềm khích cá nhân bằng việc đánh nhau. u r Mỗi cuộc đối đầu đều có sự Pe giám sát chặt chẽ của cảnh sát. Takanakuy có nghĩa là “khi sôi máu”, nhưng hầu hết các trận đánh nhau đều diễn ra thân thiện, ít thương tích và biểu hiện cho sự dẹp bỏ hiềm khích để bắt đầu một năm mới vui vẻ hơn.
hi
Nam P
T
ại các nước Nam Mỹ như Mexico, Bolivia (ảnh) và Brazil, tất cả may mắn trong năm mới đều do chiếc quần lót mà người ấy mặc quyết định.
23
Mai Văn Phấn, chiến sỹ ở đảo Đá Lát, và trung uý Lại Tất Hà say sưa kể chuyện về những người bạn 4 chân trên đảo. Đảo Đá Lát có tổng số 5 “anh” chó. Chúng tự tìm cho mình chỗ ở dưới gầm những vườn rau xanh được đặt ở độ cao trên 1 mét. Ban ngày, chúng vẩn vơ trên cầu tàu, hay lang thang ở rìa mép bêtông xung quanh nhà kiên cố. Đó là những khu vực trống và có bóng râm.”
C
âu chuyện về những chú khuyển trên đảo Đá Lát được trung uý Lại Tất Hà kể lại: ban đầu là sáng kiến ngẫu nhiên của một chiến sỹ, về đất liền nghỉ phép mang ra một chú chó con. Chú chó ấy thành tài sản của cả đảo. Cứ ngỡ, ở môi trường mới nó không thích nghi được, ai dè nó sống khoẻ, không bệnh tật, chứng tỏ môi trường ngoài đảo quá trong lành! Có tiếng chó sủa nhóc nhách cũng khiến đảo đỡ buồn. Mấy năm trước, khi đất liền với đảo khơi còn là một
24
khoảng cách vời vợi, chưa có sóng điện thoại phủ, liên lạc với đất liền chỉ bằng thư. Thời gian nhớ nhà, nhớ gia đình, ngoài việc ôm đàn ghita hát, giờ có thêm chú chó làm bầu bạn. Chó sống trên đảo khôn ngoan và có kỷ cương, nề nếp đến giật mình: một chú chó đang hóng hớt làm quen với khách lạ, khi nghe tiếng quát liền cúp đuôi về chỗ ở, không dám bén mảng ra ngoài. Anh Hà bảo: đừng sợ, chó trên đảo không cắn ai cả, nó chỉ sủa theo đúng bổn phận, vì hình như, nó cũng mong có người ra thăm đảo. Chó nuôi trên đảo chủ yếu là chó nhà mang từ đất liền, giống chó thóc, nhỏ bé nhưng khôn ngoan, linh lợi. Nhiều chú chó nghịch ngợm và liều lĩnh, nhảy xuống biển bơi oàm oạp, và cũng biết cùng anh em chiến sỹ đi lùa cá, bắt cá ở vùng biển cạn gần nhà kiên cố. Đó là những bãi san hô ngầm, khi triều cạn chỉ xăm xắp quá mắt cá chân.
Đ
ảo Đá Tây B gồm hai nhà kiên cố được nối với nhau bằng một chiếc cầu bê-tông hẹp, có tay vịn. Bên mạn phải gần với nhà chỉ huy là tháp hải đăng của ngành dầu khí. So với Đá Lát, sự có mặt của ba công trình đồ sộ và kiên cố ấy phần nào cũng khiến biển cả bớt mênh mông.
ng ền hớ át, ạn. có một với úp ng hó ủa nó ảo.
nhà hỏ iều hảy iết cá ó là cạn
ên một tay huy hí. ng nào ng.
Chiều Đá Tây, nửa chang chang nắng, nửa lồng lộng gió biển. Thấy có khách tới thăm đảo, “gia đình” nhà chó trên đảo Đá Tây lũ lượt ra đón chúng tôi, lớn bé, già trẻ, đực, cái... lên tới vài chục con. Vài chú chó choai có lông màu khoang, tinh nghịch như một anh thanh niên mới lớn, sán vào lòng khách, có chú hiếu động ngoạm hẳn một chiếc dép có hơi người lạ ra một góc khuất nằm gặm chơi. Bị phát hiện, chú nhảy ùm xuống biển bơi một dạo, rồi lại tý tởn vào bờ, lại sán vào chỗ đông người, rũ bộ lông ẩm ướt làm nước biển bắn ra tứ phía.
gặm chơi; có cả tiếng sủa dõng dạc của một chú chó thanh niên vạm vỡ, đi theo sau những bóng áo lính hải quân đang bồng súng tuần tra biển... -TRUNG KIÊN
K
hi màn “chào hỏi” đã kết thúc, lũ chó lại lục tục đi tắm nắng. Chúng ngả ngốn chật kín trên chiếc cầu nối từ khu nhà chỉ huy sang khu nhà chiến sỹ, có cảm giác như, muốn từ nhà này sang nhà kia, phải nhón mũi chân. Nắng chiều hắt xuống mặt biển, tuỳ theo độ sâu của mực nước mà phản quang thành những khối màu khác nhau: khu vực bãi san hô ngay gần chỗ chúng tôi ngồi là những khoảng sáng đan xen như ô bàn cờ, vì nó soi rõ những khối san hô sáng trắng; càng ra xa, màu xanh càng trở nên sẫm đậm như màu mảnh chai.
G
ió chiều lồng lộng. Tôi nằm trên bờ xi-măng dẫn ra khu trận địa, thiu thiu ngủ. Trong giấc ngủ vội vàng ấy, tôi nhớ, có cả hình ảnh chú chó có bộ lông màu đen đang canh chừng bên đàn con vừa mở mắt; có cả chú chó tinh nghịch ngoạm chiếc dép của khách lạ ra ngoài
25
Các câu chuyện về chó
K
ết quả nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Đại học London, Anh được đăng tải trên tạp chí The Straits Times (Singapore) cho thấy chó cũng biết cảm thông và an ủi người đang khóc. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm với 18 chú chó có độ tuổi và huyết thống khác nhau. Sau đó họ để những người chủ của chúng hoặc những người xa lạ giả vờ khóc, phát ra những tiếng kêu kỳ quái hoặc giả như đang trò chuyện để xem phản ứng của những chú chó này ra sao cũng như để biết chắc liệu chúng có đoán được cảm xúc của con người hay không Kết quả cho thấy đối với những người đang khóc, rất nhiều chú chó đã chú ý nhìn, lại gần hoặc động chạm vào người đang khóc. Ngược lại rất ít trong số chúng có những phản ứng trên đối với những người phát ra những tiếng kêu kỳ quái. Riêng đối với những người đang trò chuyện, tất cả chúng đều bỏ qua và không thèm để tâm đến. Điều này cho thấy chó không chỉ nổi tiếng bởi sự thông minh và lòng trung thành mà còn là loài động vật sống rất giàu tình cảm.
CHÓ CẢM THÔNG AN ỦI
C
âu chuyện xảy ra tại thiền viện Shuri Kannodo ở miền nam Nhật Bản. Chú chó hơn 1 năm tuổi thuộc giống Chihuahua có tên là Conan có thể bắt chước sư phụ Yoshikuni chắp tay lạy Phật hằng
ngày. Conan ngồi thẳng trên hai chân sau, hai chân trước chạm vào nhau theo tư thế lạy Phật . Rất nhiều người dân và du khách kéo đến thiền viện để tận mắt chứng kiến hình ảnh này. Theo sư phụ Yoshikuni: “Conan theo dõi việc tôi niệm Phật mỗi sáng và tối rồi nghĩ ra cách riêng của nó để bắt chước theo”. Hiện tại, Conan đang được sư phụ dạy thiền. “ Đơn giản là tôi giữ cho nó đứng yên theo cách của nó, chứ không phải là đan 2 chân lại với nhau như chúng ta thường làm”.
CHÓ LẠY PHẬT
T
heo New York Daily News, ít nhất ba nhóm đồng cảm đầu tuần qua đem những chú chó trị liệu tâm lý, đã qua huấn luyện, đến giúp người lớn, trẻ nhỏ thị trấn Newtown vượt qua cú sốc tâm lý sau vụ xả súng hàng loạt tại trường tiểu
học Sandy Hook. “Cháu yêu chó, vì vậy khi cháu ở bên chúng, chúng làm cháu thấy khá hơn”, bé Ryan Williams, 12 tuổi cho biết. “Khi chúng đến bên và cháu cưng nựng chúng, cháu sẽ quên đi chút ít những điều đang diễn ra”. Mười chú chó cũng đến Newtown từ bang Illinois và Indiana thông qua chương trình “chó an ủi” của hội từ thiện Lutheran Church. Chương trình này bắt đầu sau vụ xả súng làm 5 sinh viên thiệt mạng năm 2008 tại đại học Northern Illinois. Jenna Stuart, một người lái xe buýt ở Newtown, cho hay những chú chó đã giúp ích rất nhiều cho cô con gái 4 tuổi, Kylie, người đã mất bạn sau thảm kịch. “Cháu thích chó vì chúng làm cháu thấy vui vẻ”, Kylie nói sau khi xoa đầu một chú chó. Gần 25.000 chú chó và những người chủ đã đăng ký với tổ chức Chó Trị liệu Quốc tế, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở ở bang New Jersey, cơ quan đặt ra những tiêu chuẩn cho các chú chó “đem niềm vui và sự an ủi cho mọi người”.
26
CHÓ TRỊ LIỆU TÂM LÝ
Lý lịch trích ngang: - 5 tuổi - AK đang theo học ở một
trường quốc tế tại TP.HCM - AK biết đọc và viết từ năm
3 tuổi
AK - TRUYỆN KỂ VỀ
THÁI DƯƠNG HỆ BẰNG TRANH VẼ Khả năng giao tiếp tiếng Anh lưu loát không làm cho TT ngạc nhiên mà chính niềm say mê thiên văn học và kiến thức về các hành tinh trong thái dương hệ của AK mới thật sự cuốn hút TT. TT và AK đã có cuộc trò chuyện thú vị trong chính căn phòng nhỏ của AK, được thiết kế như một trạm nghiên cứu không gian thu nhỏ, nơi mà AK dành thời gian tìm hiểu về thái dương hệ qua chiếc kính thiên văn do ba của AK thiết kế riêng cho AK. Điều thú vị nhất chính là câu chuyện về các hành tinh trong hệ mặt trời được kể bằng tranh sơn dầu do chính AK vẽ.
27
28
Bộ tranh sơn dầu thái dương hệ của AK.
29
NHỮNG CÁCH ĐẶT TÊN CHO KHỦNG LONG
T
rong cái tên Pachycephalosaurus, “Pachy” xuất phát từ tiếng Hy Lạp nghĩa là dầy; “cephale” nghĩa là đầu, còn “saurus” nghĩa là thằn lằn. Tất cả những từ đó gộp lại và bạn sẽ có một con thằn lằn với cái đầu chắc nịch (mặc dù ngày nay, các nhà khoa học không bao giờ xếp khủng long vào nhóm thằn lằn nữa). Tên của khủng long có thể là sự pha trộn giữa các từ Hy Lạp và Latin, mô tả những đặc điểm bên ngoài của chúng, chẳng hạn người bạn của chúng ta với cái đầu lớn.
30
Hoặc chúng có thể được đặt tên theo nơi mà các nhà khoa học tìm ra hoá thạch cổ đại của loài bò sát này. Chẳng hạn, loài Albertosaurus được tìm thấy ở Alberta, Canada. Một số loài khủng long được theo tên của người đã tìm thấy xương của chúng, ví như loài Diplodocus carnegii bắt nguồn từ tên của Andrew Carnegie, người đã tài trợ cho đoàn thám hiểm phát hiện ra con khủng long to lớn này. Những loài vật mới được tìm thấy ngày nay thường được đặt tên theo cách tương tự.
G N O L G N Ủ H K Ề V I ĐỐ VU
1. Khủng long (không thuộc họ chim) sống 6. Xét về thân nhiệt, khủng long là động vào thời nào? - Kỷ Đại trung sinh (Mesozoic) - Kỷ Paleozoic - Kỷ Monolithic
vật: - Máu nóng giống các loài có vú - Máu lạnh giống bò sát - Có thể vừa nóng vừa lạnh
2. Khủng long bị tuyệt chủng như thế nào? 7. Loài khủng long chạy nhanh nhất là: - Bị con người săn đến cạn kiệt - Bị một virus chết người tấn công - Bị quét sạch sau một vụ va chạm thiên thạch
- Compsognathus - Tyrannosaurus rex - Speedipus rex
3. Xương khủng long biến thành hóa thạch 8. Chim tiến hóa từ nhóm khủng long nào:
như thế nào? - Sauropod (Khủng long ăn cỏ cổ dài) - Xương bị chôn vùi và được khai quật lên một - Theropod (Khủng long ăn thịt đi bằng 2 chân) cách nguyên vẹn - Ipod - Các nhà khoa học tạo ra từ chất dẻo - Xương bị khoáng hóa qua thời gian và trở Sue, hóa thạch khủng long chân ngắn thành đá đuôi dài (tyrannosaur) lớn nhất, được lấy tên từ? - Người phụ nữ phát hiện ra nó Một số loài khủng long có thể... - Một bài hát được bật khi người ta phát hiện - Bay tốc độ ra nó - Chao liệng trên không trung - Vợ của người đàn ông đã phát hiện ra nó. - Bay vào vũ trụ
9.
4.
5. Màu da của khủng long:
- Không được duy trì trong mẫu hóa thạch - Thường có màu đất - Rất sặc sỡ
10. Một trong những loài có vú lớn nhất sống vào thời đại của khủng long là: - Loài vật to bằng con thỏ - Loài vật có hình giống quỷ Tasmania - Người cổ đại
*Kết quả trang 33
31
10
ĐIỀU NHẦM TƯỞNG
VỀ KHỦNG LONG Tạp chí NewScientist liệt kê 10 quan niệm sai lầm về khủng long. Liệu chúng ta đã biết đầy đủ về loài vật huyền thoại này? Sai lầm 1: Con người sống cạnh khủng long từ lâu
Người và khủng long sống chan hoà cùng nhau chỉ có trong sách báo, phim ảnh và phim hoạt hình. Con khủng long cuối cùng chết trong thảm kịch cách đây 65 triệu năm, trong khi hoá thạch cổ nhất của con người được tìm thấy chỉ cách đây khoảng 6 triệu năm.
Sai lầm 3: Khủng long chết vì bị các loài thú ăn mất trứng
Kẻ thù đáng sợ nhất với khủng long là những con khủng long bé nhỏ hơn. Hầu hết các loài thú ở thời điểm đó quá nhỏ bé để ăn trứng của những con bò sát khổng lồ này.
Sai lầm 2: Các loài thú chỉ tiến hoá sau khi khủng long qua đời
Những con thú tí hon sống dưới bóng của khủng long trong hơn 150 triệu năm, chiếm cứ những hốc nhỏ dưới dạng các con thú ăn đêm, và chỉ nặng khoảng 20 gram. Tổ tiên của thú thực ra đã xuất hiện từ trước khủng long. Sự suy tàn của khủng long đã tạo ra các hang hốc trú ẩn cho những con thú kích cỡ to lớn hơn. Hầu hết các loài thú ngày nay đều tiến hoá sau giai đoạn này.
Sai lầm 4: Một thiên thạch duy nhất đã khiến khủng long tuyệt chủng
Một thiên thạch rộng 10 km đã rơi xuống vùng nước nông nay là bán đản Yucatan của Mexico 65 triệu năm trước. Nó tạo ra miệng hố Chicxulub rộng đến 180 km. Tuy nhiên không có bằng chứng thuyết phục chứng tỏ không có con khủng long không nào sống sót sau thảm hoạ này. Và đến bây giờ, chúng ta vẫn không chắc vì sao khủng long tuyệt diệt. Cú va chạm có thể chỉ giết chết khủng long ở gần cái hố đó mà thôi. Nhưng cũng có thể nó tạo ra những cơn sóng thần khổng lồ, mưa axit hay các đám mây bụi bao phủ trái đất trong hàng tháng, hoặc cả thập kỷ. Sự kết hợp của tất cả các yếu tố này có thể đã khiến khủng long biến mất. 32
Khủng long sống sót hơn 150 triệu năm, vì thế chúng không thể bị xem là không thành công. Các giống người chỉ mới xuất hiện khoảng 6 triệu năm trước, và Homo sapiens thì có tiểu sử không quá 200.000 năm. Khủng long đã đánh bại những loài khác trong kỷ nguyên của chúng, nhưng lại thua cuộc trong trận chiến với tác động của thiên thạch.
Sai lầm 8: Tất cả các loài bò sát lớn trên đất liền từ thời tiền sử đều là khủng long
Các loài bò sát trên đất liền đã đạt độ dài 5 mét trước khi những con khủng long đầu tiên xuất hiện. Một số như loài Dimetrodon có lưng buồm, sống đông đúc ở Bắc Mỹ trong kỷ Permi (290 đến 240 triệu năm trước) - có họ hàng với khủng long, nhưng không phải là khủng long thực thụ.
Sai lầm 10: Những con bò sát biết bay là khủng long Các loài bò sát biết bay được gọi là thằn lằn bay xuất hiện lần đầu tiên ngay sau khi có khủng long, và chết cùng thời với khủng long. Những con lớn nhất có kích cỡ bằng một chiếc máy bay nhỏ. Tuy nhiên, dù là họ hàng gần, chúng cũng không phải là khủng long thực sự.
Sai lầm 6: Tất cả các loài khủng long đều chết khoảng 65 triệu năm trước.
Chim tiến hoá khoảng 150 triệu năm trước. Hầu hết các chuyên gia tin rằng chúng xuất xứ từ những loài khủng long ăn thịt nhỏ.
Sai lầm 7: Khủng long chậm chạm và lờ đờ
Các nhà cổ sinh vật học ban đầu ngỡ rằng khủng long phải chậm chạm lắm mới bị thua cuộc trong “cuộc chạy đua tiến hoá” với chim và thú. Nhưng các nghiên cứu hiện đại không tìm ra dấu hiệu nào chứng tỏ chúng là những sinh vật lề mề kéo lê cái đuôi phía sau.
Sai lầm 9: Các loài bò sát biển - như ngư long - cũng là khủng long.
Một vài loại bò sát biển khổng lồ sống cùng thời với khủng long, nhưng tất cả các loài khủng long thực thụ đều là những động vật đất liền. Các loài cá sấu biển, giống như những loài cá sấu khác, chỉ được xem là họ hàng với khủng long, và các loài bò sát biển cỡ lớn đã tuyệt chủng khác (như plesiosaurs, pliosaurs, mosasaurs và ichthyosaurs) cũng vậy.
Đáp án: 1. Kỷ Đại trung sinh 2. Bị quét sạch sau một vụ va chạm thiên thạch 3. Xương bị khoáng hóa qua thời gian trở thành đá 4. Chao liệng trên không trung 5. Không được duy trì trong mẫu hóa thạch 6. Có thể vừa nóng vừa lạnh 7. Compsognathus 8. Theropod 9. Người phụ nữ phát hiện ra nó 10. Loài vật có hình giống quỷ Tasmania
G
Sai lầm 5: Khủng long chết vì chúng không đi theo theo thuyết tiến hoá
33
7
Ý TƯỞNG KHOA HỌC VIỄN TRỞ THÀNH HIỆN THỰC !
iPad là một trong những phát minh công nghệ đình đám nhất trên thế giới với nhiều tính năng hiện đại nhất. Bạn sẽ phản ứng như thế nào khi chúng tôi nói với bạn rằng ý tưởng về sản phẩm này đã có cách đây hơn 40 năm. Trong số này chúng ta sẽ tìm hiểu một số thiết bị và ý tưởng mà trước đây chúng ta chỉ nghe nhắc đến trong truyện hoặc phim khoa học viễn tưởng.
34
?
Khoa học viễn tưởng là gì
Đó là những ý tưởng hay còn được xem là sản phẩm của trí tưởng tượng vô hạn của con người về một sự vật hay hiện tượng mà con người chưa từng thấy hoặc chứng kiến. Ở một góc cạnh khác, khoa học viễn tưởng lại gắn với các lĩnh vực nghiên cứu như khoa học công nghệ tương lai, thám hiểm không gian, hay người ngoài hành tinh.
ỄN TƯỞNG
1. Thám hiểm mặt trăng
Con người chính thức đặt chân lên mặt trăng vào năm 1969. Cách thời điểm đó hơn 100 năm về trước, nhà văn người Pháp Jules Verne, tác giả của những câu chuyện viễn tưởng nổi tiếng, đã đề cập đến việc chinh phục mặt trăng trong quyển sách mang tên “Từ trái đất đến mặt trăng” (From the Earth to the Moon) xuất bản vào năm 1865. Khi đó, chẳng ai có thể tin vào việc con người có thể đặt chân lên mặt trăng và mọi người đều cho rằng đó là một ý tưởng hài hước. Nhưng sự thật đã diễn ra theo đúng những gì mà quyển sách mô tả. Chuyến thám hiểm mặt trăng được thực hiện từ Florida, với phi hành đoàn gồm 3 người. Sau khi thực hiện chuyến đi bộ trên mặt trăng, phi hành đoàn “rơi” trở về trái đất ở vùng biển thuộc Thái Bình Dương và được tàu hải quân Mỹ vớt. Chiếc phi thuyền trong câu chuyện được đặt tên là Columbiad, còn chiếc phi thuyền đáp xuống mặt trăng có tên là Columbia. Điều thú vị nhất là nhà văn mô tả tình trạng không trọng lượng trên mặt trăng, mà ở vào thời điểm đó con người ta không hề biết về điều này.
phi hành gia James B.Irwin đáp xuống mặt trăng trên phi thuyền Apollo 15 và thực hiện việc cắm quốc kỳ Mỹ vào ngày 1 tháng 8 năm 1971
35
2. Thẻ tín dụng – Credit Card Ngày nay thẻ tín dụng đã trở nên quá phổ biến. Thẻ tín dụng đầu tiên được đưa vào sử dụng vào những năm 1920. Năm 1888, trong quyển sách mang tên “Nhìn lại quá khứ: 2000 -1887” (Looking Backward: 2000-1887), nhà văn người Mỹ Edward Bellamy đã miêu tả chi tiết việc sử dụng thẻ tín dụng như thế nào; ông thậm chí còn sừ dụng chính xác cụm từ “credit card”. Quyển sách kể câu chuyện về một người đàn ông rơi vào giấc ngủ dài từ năm 1888 và tỉnh giấc vào năm 2000, khi mà thẻ tín dụng là một công cụ phổ biến để thanh toán các giao dịch mua sắm. Bellamy thậm chí còn miêu tả chi tiết và chính xác đến cả số lượng 2 hóa đơn được in ra khi thực hiện thanh toán bằng thẻ tín dụng.
3. Tai nghe – Earphones Hình ảnh một người nghe nhạc bằng tay nghe chẳng có gì là lạ lùng đối với chúng ta. Thế nhưng cách đây vài chục năm khi mà tay nghe chưa xuất hiện, trong quyển sách có tựa đề Fahrenheit 451 của tác giả người Mỹ Ray Bardbury xuất bản vào năm 1953, tay nghe mà chúng ta sử dụng hiện nay đã được mô tả chi tiết và được xem như một phương tiện để nghe nhạc khắp mọi nơi (music on the go!)
4. Bom nguyên tử Khoảng 30 năm trước khi vụ thử bom nguyên tử đầu tiên được thực hiện, nhà văn người Anh Author H. G.Wells đã miêu tả trong quyển sách có tựa đề “Thế giới tự do” (The World Set Free) xuất bản vào năm 1914. Vụ nổ bom nguyên tử trong quyển sách này được mô tả chi tiết và được cho là gây ra tác hại vô cùng kinh khủng đến sức khỏe con người; còn vùng đất nơi nổ bom nguyên tử không còn sự sống trong thời gian rất dài.
vụ thử bom nguyên tử được thực hiện tại Bikibi Attoll, thuộc quần đảo Marshall vào ngày 27 tháng 03 năm 1954
36
B
5. Trò chuyện nhìn thấy hình ảnh – Video Chat
Bạn nhớ người thân ở xa? Chỉ việc video chat
Nhắc đến internet thì không thể không nhắc đến “video chat” (thuật ngữ chỉ việc nhìn thấy hình ảnh của người đang trò chuyện với mình hoặc trò chuyện trực tuyến kèm theo hình ảnh). Khi chưa có internet, việc trò chuyện chỉ có thể thực hiện qua điện thoại. Sự thật là video chat đã được miêu tả trong quyển sách có tựa đề Ralph 124C 41+ của nhà văn và nhà phát minh người Mỹ gốc Luxembourg Hugo Gernsback. Ông mô tả một thiết bị có tên gọi là “telephot”. Telephot là một tấm kiếng treo tường có thể cho người ta nhìn thấy người đang nói chuyện với mình. Thiết bị này thậm chí còn có một nút bấm có chức năng dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác!
6. Xe tăng Ngoài bom nguyên tử được đề cập trong quyển sách “Thế giới tự do”, nhà văn H.G.Wells còn mô tả xe tăng trong quyển sách cùng tên được xuất bản vào năm 1903. Ông gọi nó là “chiếc xe bọc thép” (ironclad), dài 30 mét chở được 42 người và trang bị súng được điều khiển từ xa. Chiếc xe tăng đầu tiên xuất hiện ở chiến trường vào năm 1916, 13 năm sau câu chuyện kể của Wells.
7. iPad Nhiều người cho rằng mẫu iPad xuất hiện đầu tiên vào năm 2010 là sản phẩm công nghệ đỉnh cao. Thế nhưng chúng ta lại không biết rằng nhà văn người Anh Arthur C.Clarke đã miêu tả thiết bị tương tự từ năm 1968 trong quyển tiểu thuyết khoa học có tên gọi 2001: A Space Odyssey (2001: Cuộc phiêu lưu vào không gian). Ông đặt tên cho thiết bị này là “newspad”. Mặc dù không trùng tên với nhau, nhưng newspad và ipad lại có rất nhiều điểm giống nhau đến kinh ngạc.
37
Xoay quả cầu một cách ngẫu nhiên để làm rối những sợi dây bên trong. Quan sát các gút rối và gỡ rối bàng cách xoay quả cầu sao cho các sợi dây bên trong trở về hiện trạng ban đầu. Càng nhiều gút rối độ khó càng tăng. Lưu ý không làm căng dây quá mức. Brainstring rèn luyện tính kiên nhẫn.
Tháo sản phẩm thành chuỗi thẳng hàng, sau đó ráp lại như hình dáng ban đầu. Cần chú ý các rãnh trên các mảnh ghép. Duy trì sự kiên nhẫn, tăng khả năng quan sát, tốc độ tư duy và tìm ra quy luật để thành công.
Trò chơi ứng dụng phép toán cộng thông qua hoán đổi vị trí các mảnh ghép sao cho tổng các dấu chấm đen xung quanh mỗi nút số bằng chính nút số đó. Tiếp tục hoàn đổi vị trí các nút số để tạo nên hàng triệu lần chơi mới.
Có nhiều chiến thuật để thành công. Tìm ra chiến thuật di chuyển các khối màu sao cho mỗi mặt của sản phẩm có cùng một màu. Sự kiên nhẫn, suy luận logic chính là chiến thuật cần thiết để giải mã UFO.
-J
Ngựa đen lay hoay tìm lối thoát khỏi ma trận. Di chuyển ngựa đến vị trí chữ Y để thoát ra ngoài.
Giải cứu táo xanh khỏi chú sâu tham ăn bằng cách di chuyển chú sâu theo hình xoắn ốc. Chú ý một số vị trí đặc biệt có thể giúp thay đổi hướng di chuyển. Kiên nhẫn, khéo léo, nhanh trí là chìa khóa để thành công.
RUBIK 3D THẾ HỆ MỚI ĐÃ CÓ MẶT TẠI VIỆT NAM Sản phẩm phù hợp cho nhiều lứa tuổi, chứng minh được lợi ích thiết thực trong việc nâng cao trí tuệ, phát triển và định hình tư duy logic, khả năng sáng tạo cho trẻ em cũng như duy trì sự nhạy bén và trí nhớ cho người lớn; liên tục giành được nhiều giải thưởng danh giá từ các tổ chức, hội chợ uy tín trên thế giới. Sản phẩm nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu, đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm định khắc khe nhất.
Ola-Ola – nhà phân phối độc quyền sản phẩm Recent Toys tại khu vực Đông Dương Tel: (08) 3844 6924 | Hotline: (08) 66 5170 66 Email: info@olaola.vn www.olaola.vn
già trẻ gái trai đều khoái tết cỏ cây hoa lá cũng mừng xuân
40