nhom 05

Page 1

WEbsite DESIGN

PHÂN CẤP THÔNG TIN CHO CHỮ TRONG THIẾT KẾ WEBSITE

Nhóm 5 Bùi Văn Giáp - B18DCPT066 Vũ Đắc Dũng - B18DCPT047 Vũ Văn Hòa - B18DCPT091 Mai Thanh Chiến - B18DCPT037 Đồng Quang Đức - B18DCPT061



NỘI DUNG LỜI NÓI ĐẦU

1

1. TỔNG QUAN VỀ PHÂN CẤP THÔNG TIN CHO CHỮ

2

1.1 Khái niệm phân cấp thông tin cho chữ

3

1.2 Các cấp độ phân cấp thông tin cho chữ

4

2. PHÂN CẤP THÔNG TIN CHO CHỮ TRONG THIẾT KẾ WEBSITE

5

2.1 Vai trò của phân cấp thông tin cho chữ trong thiết kế website

6

2.2 Phân cấp thông tin cho chữ hiệu quả thông qua các yếu tố

7

3. TỔNG KẾT

8

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

9

1


LỜI NÓI ĐẦU Trong thời đại công nghệ số phát triển mạnh mẽ hiện nay, các công ty, doanh nghiệp không chỉ còn tập trung vào các hình thức kinh doanh truyền thống mà còn áp dụng các hình thức kinh doanh online cũng như quảng bá hình ảnh, thương hiệu qua các nền tảng số. Không chỉ các công ty doanh nghiệp kinh doanh, mà các tổ chức cũng truyền bá, thực hiện các hoạt động của mình thông qua các nền tảng số. Ở đó, mạng Internet truyền tải thông tin nhanh nhất tới khách hàng, người dùng mọi lúc mọi nơi. Các hình ảnh, thông tin được truyền tải đó được lưu trữ ở các trang thông tin được gọi là Website. Đúng như vậy, Website thực sự là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động Marketing online với rất nhiều lợi ích khác nhau. Website mang một tầm quan trọng như vậy nên việc thiết kế giao diện Website ngày càng

2

được chú trọng hơn. Thiết kế giao diện Website đẹp cũng chính là quảng bá bộ mặt cho doanh nghiệp, thương hiệu. Thiết kế giao diện Website dễ dàng sử dụng chính là góp phần giúp người dùng thoải mái hơn trong quá trình sử dụng, tương tác cũng như tiếp nhận thông tin. Để thiết kế một giao diện Website đảm bảo tính thẩm mỹ và công năng, chúng ta cần phải lưu ý đến rất nhiều yếu tố khác nhau. Người dùng khi truy cập Website sẽ tiếp nhận được chính xác và nhiều thông tin nhất nếu Website đó có cách phân cấp thị giác nói chung và phân cấp thông tin nói riêng một cách hiệu quả. Cốt lõi của một Website cũng chính là các thông tin mà nó mang lại. Vì vậy trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau đi bàn luận vấn đề “PHÂN CẤP THÔNG TIN CHO CHỮ TRONG THIẾT KẾ WEBSITE”.


In the current era of strong development of digital technology, companies and businesses not only focus on traditional business forms but also apply online business forms as well as promote images and brands. signals across digital platforms. Not only companies and enterprises do business, but organizations also spread and carry out their activities through digital platforms. There, the Internet transmits information fastest to customers and users anytime, anywhere. The transmitted images and information are stored on information pages called Websites. That's right, Website is really an effective support tool for online marketing activities with many different benefits. Website carries such an importance, so the design of Website interface is more and more focused. Designing a beautiful website interface is also

promoting the face of businesses and brands. Designing an easy-to-use Website interface is contributing to making users more comfortable in the process of using, interacting as well as receiving information. To design a Website interface that ensures aesthetics and functionality, we need to pay attention to many different factors. Users when accessing the Website will receive the most accurate and most information if that Website has an effective visual hierarchy in general and information hierarchy in particular. The core of a Website is also the information it brings. So in this article, we will discuss together the problem of "TYPOGRAPHIC HIERARCHY IN WEBSITE DESIGN".

3


1. TỔNG QUAN VỀ PHÂN CẤP THÔNG TIN CHO CHỮ 1.1 Khái niệm phân cấp thông tin cho chữ

Phân cấp thông tin cho chữ là sự quy định các định dạng khác nhau cho từng nhóm từ, nhóm văn bản tùy theo đặc tính, mức độ quan trọng của nhóm văn bản trong thiết kế.

1.2 Các cấp độ phân cấp thông tin cho chữ Với bản thân Typography – thẩm mỹ và kỹ thuật sắp xếp từ các ký tự, các từ, cho đến các đoạn văn một cách rời rạc đã là việc không hề đơn giản. Vậy nên để hình thành một khối thông tin lớn trong một khung hình, trong một giao diện thì việc phân cấp thông tin cho chúng còn phức tạp hơn rất nhiều. Nhưng nhờ việc phân cấp thông tin, nhóm các loại thông tin cùng đặc điểm lại với nhau giúp chúng ta dễ dàng kiểm soát được nội dung thông tin hơn. Lại nói về Typography với rất nhiều các thành phần và yếu tố khác nhau vì thế việc phân cấp các cấp độ cũng có không chỉ một cách. Cơ bản chúng ta có thể chia ra bằng cách: - Dựa vào kích thước hay ngữ nghĩa: Tiêu đề chính, các tiêu đề phụ, đoạn văn - Dựa vào chức năng của các thành phần: Chữ display trang trí, chữ đoạn văn, câu quote, chữ chú thích, . . . Nhưng tóm lại, để có khi hình dung dễ dàng ra các cấp bậc trong một hệ thống văn bản, chúng ta sẽ chia thành 3 cấp độ chính là Sơ cấp, thứ cấp và đoạn văn.

4


SƠ CẤP

THỨ CẤP

ĐOẠN VĂN

Cấp độ sơ cấp trong thành phần chính là các tiêu đề chính cũng như các “Big type” chủ yếu có công dụng thu hút sự chú ý của người dùng. Các tiêu đề cũng chính là cơ hội để bạn gây ấn tượng với người dùng, một trong những yếu tố quyết định xem người dùng có tiếp tục tiếp nhận các thông tin phía dưới hay không. Là cấp độ đầu tiên cũng là thành phần được sử dụng kích thước typeface lớn nhất, chúng ta có thể thoải mái lựa chọn những typeface sáng tạo khác nhau, miễn là tạo được ấn tượng cũng như định hình phong cách, nội dung cho thiết kế là được. Thậm chí cũng có thể dùng chữ viết tay vào cho các phần này. Đặc biệt với cấp độ sơ cấp, chúng ta có thể nhắc đến một thành phần chữ đặc biệt

Cấp độ thứ cấp bao gồm các thành phần thường thấy như rõ ràng nhất là các tiêu đề phụ. Ngoài ra còn có các thành phần khác như câu quote, chú thích, … Với các tiêu đề phụ, chúng thường nằm ngay dưới các tiêu đề chính, kích thước nhỏ hơn tiêu đề chính nhưng lớn hơn kích thước font chữ đoạn văn. Trong một hệ thống thông tin văn bản phức tạp hơn, chúng ta cũng có thể bắt gặp hệ thống cấp bậc phức tạp hơn với nhiều cấp bậc tiêu đề phụ, tiêu đề phụ lớn, nhỏ khác nhau. Mục đích của các tiêu đề phụ là để chia bố cục không gian thiết kế, các đoạn văn bản thành các phần khác nhau. Cung cấp cho người đọc thông tin bao quát của một đoạn văn bản cũng như mở rộng thông tin cho tiêu đề chính. Với các câu quote hay chú

Cuối cùng trong hệ thống cấp độ phân cấp thông tin đó chính là đoạn văn. Đây là phần chữ sẽ chứa đựng tất cả nội dung chi tiết của các tiêu đề cũng như tiêu đề phụ đề cập ở bên trên. Chiếm nhiều không gian thiết kế nhất cũng làm phần đoạn văn trở nên nặng nề trong thiết kế. Vì vậy khi thiết kế các đoạn văn chúng ta cần tránh sử dụng các loại typeface phức tạp, nặng nề, hay sử dụng kích thước font chữ quá to. Phần cung cấp thông tin chi tiết cho người đọc, vì vậy chúng ta cũng cần phải ưu tiên tính dễ đọc cũng như thoải mái khi đọc cho người dùng. Tham khảo các typeface thường được sử dụng cho đoạn văn bản, giúp chúng có khả năng đọc tốt hơn.

5


đó là “Big type”. Big type xuất hiện với một kích thước quá khổ trong không gian thiết kế, không chỉ mang trong mình thông tin (vì căn bản vẫn là chữ) nó còn mang trong mình nhiều hơn thế đó là các mảng miếng lớn tác động lên cả những hình ảnh xung quanh không gian thiết kế. Big type thì cũng có tác dụng làm điểm nhấn cũng như khơi gợi cảm xúc, ấn tượng ban đầu,… thường được sử dụng trên các poster đơn lẻ cũng như bìa sách,… Một số có thể sử dụng trên các trang web với phong cách độc đáo.

thích chúng ta thường thấy chúng xuất hiện thậm chí xen giữa các các đoạn văn. Thường đó là các trích dẫn của một nhân vật nổi tiếng nào đó, hay cũng có thể là để giải thích bổ sung cho thông tin đoạn văn. Các câu quote có thể được dùng khác font so với đoạn văn bằng cách in nghiêng, hoặc để nổi bật hơn cũng có thể thay đổi cả typeface nữa.

2. PHÂN CẤP THÔNG TIN CHO CHỮ TRONG THIẾT KẾ WEBSITE 2.1 Vai trò của phân cấp thông tin cho chữ trong thiết kế website Phân cấp thông tin cho chữ là một yếu tố quan trọng trong thiết kế vì chúng cho phép người đọc hiểu và nắm bắt được thứ tự, mức độ quan trọng của thông tin một cách nhanh chóng. Thiết kế website được xây dựng dựa trên nguyên tắc phân cấp thông tin cho chữ sẽ tạo nên hiệu ứng rõ ràng, sự phân cấp trực quan giúp người đọc dễ tập trung hơn vào nội dung, đồng thời sẽ nắm bắt được sự chú ý của người xem vào những chi tiết nổi bật, từ đó hướng mọi người đến một mục đích mong muốn. Từ những yếu tố này, chúng ta có thể thấy được phân cấp thông tin cho chữ đóng vai trò rất quan trọng để tạo nên 1 website đẹp và thân thiện với người dùng.

6


VAI TRÒ CỦA PHÂN CẤP THÔNG TIN CHO CHỮ

7


2.2 Phân cấp thông tin cho chữ hiệu quả trong thiết kế website thông qua các yếu tố 2.2.1 Kích thước Yếu tố đầu tiên chính là kích thước. Để thực hiện phân cấp là chỉ cần thay đổi kích thước văn bản. Mắt người xem dễ bị thu hút bởi những đối tượng có kích thước lớn. Do đó mà việc điều chỉnh kích thước chữ to theo thứ tự quan trọng giảm dần là cách thức đơn giản và cũng vô cùng hiệu quả để phân cấp thông tin. Ta có thể sử dụng phông chữ lớn hoặc đậm cho thông tin quan trọng nhất và sử dụng phông chữ gọn gàng hơn hoặc kích thước phông chữ nhỏ hơn cho thông tin ít quan trọng hơn. Có thể tăng thêm thứ bậc bằng cách sử dụng các tiêu đề phụ bên cạnh tiêu đề và nội dung.

2.2.1 Trọng lượng Trọng lượng đề cập đến độ dày tương đối của nét chữ. Một kiểu chữ có thể có nhiều trọng lượng và bốn đến sáu trọng số là một số điển hình có sẵn cho một kiểu chữ. Trọng lượng phổ biến: - Nhẹ (Light) - Thường (Regular) - Trung bình (Medium) - Nặng (Bold) Ngoài ra để phân chia kỹ càng hơn chúng ta cũng có các mức độ khác như Thin, Extra – Light, Semi – Bold, Extra – Bold, Black.

8


2.2.3 Màu sắc Là người đọc, chúng ta bị thu hút bởi màu sắc một cách trực quan, đặc biệt là khi nó được sử dụng một cách chiến lược để làm nổi bật thông tin. Con người có thể cảm nhận đến 7 triệu màu sắc nhờ vào những tham số màu thay đổi. Màu sắc được tạo ra bởi 3 tham số: - Hue: sắc độ. Nó là màu được tạo ra nhờ vào quang phổ ánh sáng. Hue của màu đỏ có thể nhìn thấy giống như nâu nếu độ bão hoà của nó thấp, hoặc trông có vẻ giống màu hồng nếu giá trị màu của nó bị nhạt đi. - Value: độ sáng tối của màu. Value không phụ thuộc vào Hue hoặc Saturation của màu. - Saturation: là độ bão hoà màu hay sắc độ màu, nó mô tả mức độ đậm nhạt của màu theo cường độ ánh sáng mạnh yếu. Đối với chữ, cần lưu ý một điều là chữ dùng để đọc, nguyên tắc duy nhất là đạt độ tương phản tốt giữa chữ và nền. Nếu nền sáng (value > 50% và Saturation < 50%) thì nên sử dụng chữ màu đen, hoặc màu tối. Ngược lại nếu nền tối (value <50% và Saturation >50%) thì nên dùng chữ màu trắng, hoặc màu sáng.

2.2.4 Độ tương phản Độ tương phản là một yếu tố quan trọng tạo nên phân cấp thông tin. Tương phản là sự khác biệt trái ngược hoàn toàn về tính chất, mức độ, trạng thái,… Theo đó, hai sự vật chỉ được coi là tương phản với nhau khi sở hữu tính chất đối lập hoàn toàn chứ không đơn thuần chỉ là khác nhau. Trong phân cấp thông tin về chữ trong website thì khi sắp xếp các chữ trong cùng một số yếu tố trong phân cấp thông tin ngược tính chất với nhau thì ta sẽ tạo ra sự tương phản. Các yếu tố của chữ có thể sử dụng để tạo độ tương phản bao gồm KÍCH THƯỚC, MÀU SẮC, TYPEFACE.

9


KÍCH THƯỚC

Đây có lẽ là cách sử dụng tương phản kiểu chữ phổ biến nhất. Thường sẽ là một tiêu đề với kích thước chữ lớn và ngay bên là mô tả với kích thước chữ nhỏ, tiêu đề lớn sẽ là nội dung chính mà người xem cần chú ý đến và dòng mô tả nhỏ sẽ bổ trợ cho nội dung bên trên.

MÀU SẮC

Cũng là một cách phổ biến để tạo nên sự tương phản. Bằng cách sử dụng một màu khác biệt cho một đoạn văn bản so với các văn bản bên cạnh hơn ta có thể làm nổi bật một đoạn văn bản để tạo sự chú ý vào đó, qua đó có thể thể hiện rằng đó là một thông tin quan trọng hoặc ý đồ của nhà phát triển. Tuy nhiên cũng cần lưu ý không sử dụng các màu sắc có thể khiến người dùng khó đọc.

TRỌNG LƯỢNG

Trọng lượng của chữ cũng tạo nên sự tương phản, những chữ dày và đậm tạo ra lực thị giác mạnh hơn, thu hút nhiều sự chú ý hơn qua đó như nhấn mạnh một thông tin trong văn bản.

TƯƠNG PHẢN VỀ TYPEFACE

thường là tạo ra tương phản bằng cách đặt 2 kiểu chữ có hình dáng khác nhau đáng kể gần nhau. Sử dụng đa dạng các typeface sẽ giúp văn bản trở nên sống động và thu hút hơn. Tuy nhiên cần lưu ý là ta không nên dùng quá ba kiểu chữ khác nhau trên cùng một văn bản. Thường thì trong phân cấp thông tin, người ta thường sử dụng kiểu chữ có 10

chân cho tiêu đề và không chân cho văn bản hoặc cũng có thể là ngược lại.


2.2.4 Khoảng cách Không kém phần quan trọng trong phân cấp thông tin về chữ là yếu tố Khoảng cách. Khoảng cách trong phân cấp thông tin về chữ trên website là khoảng cách giữa các dòng văn bản hoặc chữ trong website. Ta cũng có thể sử dụng khoảng cách như một kỹ thuật thiết kế đồ họa để tạo ra một hệ thống phân cấp trực quan bằng cách thêm nhiều khoảng trắng trên các phần tử quan trọng của văn bản của bạn vì điều này sẽ tạo ra sự nhấn mạnh hơn vào các phần đó đồng thời bạn sẽ có được một văn bản sạch sẽ hơn, tạo ra sự tách biệt giữa các phần thông tin khác nhau. Các thành phần chính trong việc sử dụng khoảng cách tạo ra phân cấp thông tin trên website bao gồm: KHOẢNG CÁCH DÒNG, KHOẢNG CÁCH CHỮ, THỤT LỀ.

KHOẢNG CÁCH DÒNG

Bằng cách thay đổi khoảng cách giữa các dòng, bạn sẽ giúp làm nổi bật một phần thông tin và tăng khả năng đọc của một đoạn văn bản. Nếu khoảng cách dòng quá chặt chẽ sẽ có cảm giác văn bản liền một khối và ta sẽ khó phân tách các từ qua đó gây mệt mỏi cho mắt.

KHOẢNG CÁCH CHỮ

Khoảng cách giữa các chữ là một khía cạnh quan trọng của việc tạo ra kiểu chữ hấp dẫn, dễ đọc. Chi tiết có vẻ nhỏ này đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết lập phân cấp thông tin. Khi muốn người dùng đọc chậm và chú ý vào một câu từ quan trọng trên website thì ta có thể cho khoảng cách chữ của câu từ đó lớn hơn bình thường nhưng tất nhiên là không lớn quá tạo cảm giác như đang đọc riêng lẻ từng từ

THỤT LỀ

Một cách khác để tạo ra phân cấp thông tin trong một đoạn văn bản ngắn đó hay sử dụng đó là thụt lề; điều này sẽ giúp người đọc biết được điểm bắt đầu của văn bản, ở những đoạn văn sau đó thì thường sẽ không còn thụt lề nữa.

11


2.2.6 Viết hoa - viết thường Viết hoa hay viết thường cần được sử dụng có chủ đích và có liều lượng để tạo ra phân cấp thông tin. Nghiên cứu chỉ ra rằng chữ viết hoa thu hút sự chú ý hơn nhưng cũng giảm khả năng đọc. Do đó, tiêu đề và tiêu đề phụ thường sẽ sử dụng chú ý hơn và chữ thường sẽ được sử dụng cho văn bản. Các từ viết hoa trong một dòng cũng làm nổi bật từ đó và khiến nó trở nên thu hút hơn.

2.2.7 Kết hợp Có thể kết hợp kích thước kiểu chữ, trọng lượng kiểu chữ và màu sắc tạo hệ thống phân cấp trực quan trong thiết kế, tổ chức thông tin theo tầm quan trọng của chúng và làm cho thông tin trông đẹp hơn trong thiết kế tổng thể. Tuy nhiên kết hợp kiểu chữ lại xảy ra phổ biến trong thiết kế hơn KIỂU CHỮ CÓ CHÂN VÀ KHÔNG CHÂN

Kiểu kết hợp này được sử dụng tương đối hiệu quả trên cả các dự án website cũng như các dự án in ấn. Việc kết hợp giữa một serif (kiểu chữ có chân) và một sans serif (kiểu chữ không chân) sẽ luôn đảm bảo tính rõ ràng cho nội dung văn bản của bạn. Bản thân 2 kiểu chữ này đã có độ tương phản nhất định, do đó tự chúng làm nổi bật nhau khi đứng cạnh nhau. Đây cũng là sự kết hợp kiểu chữ đơn giản và thường gặp nhất.

12


HAI FONT CÙNG MỘT KIỂU CHỮ (HỌ CHỮ)

KẾT HỢP 2 KIỂU CHỮ PHONG CÁCH TRÁI NGƯỢC

Cách kết hợp này giúp bạn tiết kiệm tối đa thời gian mà vẫn có sự hiệu quả. Những font cùng một họ dễ dàng kết hợp với nhau vì có sự đồng bộ sẵn, bạn chỉ cần tạo độ tương phản cho chúng bằng việc: tăng giảm kích cỡ, độ đậm khác nhau, highlight phần text quan trọng.

Việc sử dụng những kiểu chữ cá tính, ấn tượng đặt cạnh nhau khiến chúng trở nên bất hòa và “cạnh tranh” lẫn nhau, sự tương phản không còn mà thay vào đó là sự tương khắc, cũng làm giảm tính chất phân cấp thông tin của thiết kế. Hãy thử làm cho tiêu đề thật ấn tượng, đột phá và phần nội dung dễ đọc nhất có thể.

2.2.8 Căn chỉnh Căn chỉnh liên quan đến vị trí để tạo hệ thống phân cấp trực quan trong văn bản của bạn, bạn có thể tùy chọn căn chỉnh khác nhau để tạo ra sự khác biệt rõ ràng giữa tiêu đề, tiêu đề phụ và nội dung văn bản.

13


CĂN CHỈNH CẠNH

Căn chỉnh cạnh đề cập đến vị trí của nội dung trên một trong hai cạnh của trang hoặc khung vẽ. Cho dù các yếu tố được đặt ở bên phải, bên trái, trên cùng hay dưới cùng của trang, mọi thứ đều được giữ trên cạnh.

CĂN GIỮA

Loại căn chỉnh này đặt nội dung trên đường tưởng tượng trung tâm. Mỗi văn bản có thể có chiều rộng khác nhau, nhưng chỉ được đặt ở giữa trang. Nếu đường tưởng tượng trung tâm chạy từ trên xuống dưới, những gì chúng ta nhận được là sự liên kết theo chiều ngang. Tương tự, nếu đường trung tâm chạy dọc theo mặt phẳng ngang từ bên này sang bên khác, nội dung của chúng ta sẽ được căn chỉnh theo chiều dọc.

14


CĂN CHỈNH TRUNG TÂM

Loại căn chỉnh này đặt nội dung ở phần trung tâm với giao diện đối xứng và có tổ chức. Tuy nhiên nó có thể khiến người xem mệt mỏi, khó đọc hơn. Không nên sử dụng văn bản lớn cho loại căn chỉnh này

CĂN CHỈNH HỢP LÝ

CĂN TRÁI

Căn chỉnh hợp lý tạo ra một giao diện gọn gàng cho văn bản của bạn. Nó không chỉ cho hình dạng phù hợp mà còn tạo ra biên bằng nhau ở cả hai bên. Nó lý tưởng để tạo các tài liệu chuyên nghiệp theo định hướng tổ chức, với nhiều cột văn bản. Tuy nhiên kiểu căn chỉnh này tạo ra những khoảng trống bất hớp lý giữa các từ trong văn bản

Là loại căn chỉnh ngang phổ biến nhất và được sử dụng rộng rãi nhất. Giúp cảm giác thoải mái và tự nhiên cho người xem, thích hợp cho những đoạn văn bản lớn và có sự phân bố cạnh không đồng đều. Cần đảm bảo tiêu đề cũng được căn trái như nội dung.

15


CĂN PHẢI

Cũng giống như văn bản được căn giữa, việc căn lề phải có thể khiến cho người đọc cảm thấy khó chịu khi đã quen với việc căn trái nội dung. Phải sử dụng loại căn chỉnh này một cách linh hoạt và có chủ đích rõ ràng nếu không muốn gây tác dụng ngược đối với người xem.

2.2.9 Vị trí Cùng với sự căn chỉnh, vị trí cũng là một nguyên tắc thiết kế đồ họa mà bạn có thể áp dụng cho hệ thống phân cấp văn bản để tổ chức thông tin trên bố cục thiết kế của bạn tùy thuộc vào mức độ quan trọng của chúng, bạn có thể đặt thông tin quan trọng nhất ở vị trí nổi bật trong thiết kế của mình để tạo ra sự tách biệt trực quan khỏi nội dung văn bản làm cho người xem dễ dàng xác định các yếu tố chính trong văn bản của bạn. Vị trí là một trong những yếu tố quan trọng nhất thể hiện sự ưu tiên đối với các thông tin trong thiết kế.

16


2.3 Các lưu ý Ngoài các phương pháp cơ bản được áp dụng vào phân cấp thông tin cho chữ nói chung cũng như phân cấp thông tin cho chữ trong thiết kế website nói riêng, chúng ta cũng có rất nhiều các mẹo cũng như các phương pháp sáng tạo khác nhau. Hay để ý đến các yếu tố trong phân cấp thị giác nói chung khác để có được một bố cục thiết kế đẹp và tốt hơn. Khi áp dụng các phương pháp vào trong thiết kế nói chung cũng như thiết kế website nói riêng chúng ta cũng cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:

Sử dụng hợp lý các phương pháp cho phù hợp với từng trường hợp. Ví dụ như khi thiết kế poster, không thể áp đặt các nguyên tắc về chữ như khi thiết kế giao diện website, …

Không lạm dụng quá nhiều các yếu tố để trình bày thông tin trong một hệ thống cấp bậc thôn tin. Điều đó không những không giúp việc phân cấp thông tin hiệu quả hơn mà còn khiến việc phân cấp thông tin trở nên phức tạp và kém hiệu quả.

Ngoài ra để phân cấp thông tin được hiệu quả và thu hút người xem, chúng ta cũng cần sáng tạo và phá cách để có được những phương pháp mới mẻ và riêng biệt giúp thiế kế trở nên độc đáo, không chỉ dựa vào những yếu tố cơ bản thường thấy kể trên.

17


TỔNG KẾT Vậy là qua 2 phần ngắn ngủi của bài viết, chúng ta cũng đã tổng hợp được những thông tin kiến thức cơ bản liên quan đến phân cấp thông tin cho chữ trong thiết kế nói chung và trong thiết kế website nói riêng. Đầu tiên phần 1 giúp bạn đọc tiếp cận được những khái niệm cơ bản về phân cấp thông tin cho chữ, cũng như các cách phân loại, phân cấp thành phần cơ bản của chúng. Tiếp đến phần 2, nhóm đã nghiên cứu và tổng hợp

18

những vấn đề xoay quanh cách thức phân cấp thông tin cho chữ trong thiết kế website. Hi vọng những tổng hợp của nhóm sẽ đem đến cho bạn đọc một số kiến thức nhất định cũng như có thể áp dụng được vào trong thực tế. Trong quá trình tổng hợp, nghiên cứu và biên tập, nhóm cũng không thể tránh khỏi những sai sót đâu đó, mong sẽ nhận được những góp ý từ phía đọc giả.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Evan Brown (2018), The art of Alignment in graphic design [2] Yaroslav Iakovlev, Typographic Hierarchy [3] Cameron Chapman (2020), Introduction to typographic hierarchy [4] Ilene Strizver, Fonts, and Typography [5] Jennifer Farley (2011), Focus on typography: Space [6] Jerry Cao (2021), Typographic Hierarchy

19



Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.