23 minute read
3.4.3. Marina One
3.4.3.. Marina One Singapore ( Singapore, 2017):
Advertisement
Marina One là đóng góp sáng tạo về giải pháp kiến trúc cho các thành phố lớn, đặc biệt là ở vùng nhiệt đới đặc biệt là trong bối cảnh đang phải đối mặt với gia tăng dân số và những thách thức to lớn từ biến đổi khí hậu. Theo kiến trúc sư thiết kế Ingenhoven, Marina One là mô hình không gian sống và làm việc quốc tế, hiện đại.
(Nguồn: kienviet.net)
Khu phức hợp bao gồm bốn tòa nhà phục vụ cho văn phòng, nhà ở và cửa hàng bán lẻ. Hai tòa tháp văn phòng có diện tích sàn sử dụng là 175.000m2, hai tháp căn hộ cung cấp 1042 căn hộ và penthouse cho khoảng 3000 cư dân Nhà hàng, quán cà phê, khu vực bán lẻ, câu lạc bộ thể dục, hồ bơi, siêu thị, khu ẩm thực và các khu vực tổ chức sự kiện trên các bậc thang mở khác nhau không chỉ cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho cư dân, nhân viên văn phòng và khách viếng thăm mà còn tạo ra một môi trường tương tác xã hội.
Hình. Mặt bằng tổng thể Marina One ( nguồn: marinaonesingapore.net)
Hình. Mặt bằng tầng điển hình ( Nguồn: archdaily.com)
Hình. Trái tim xanh ( Nguồn: archdaily.com)
Không gian chung là “trái tim xanh” – một không gian công cộng mở rộng qua nhiều tầng, một ốc đảo xanh ba chiều phản ánh sự đa dạng của hệ thực vật nhiệt đới. “ Trái tim xanh” như một thung lũng xanh, nơi tụ sinh của hơn 350 loại cây và thực vật khác nhau.
Hình. Mặt cắt công trình ( Nguồn: archdaily.com)
Hình. Podium công trình ( Nguồn: archdaily.com)
3.5. Nghiên cứu chuyên sâu: Thiết kế không gian mở trong chung cư cao tầng phức hợp: 3.5.1. Khái niệm không gian mở:
Khái niệm không gian mở trong kiến trúc:là khoảng trống không sử dụng vào mục đích xây dựng các công trình bất động sản, liền kề với không gian ở trong khu ở với nhiều cấp độ khác nhau trong khu ở, nó kết hợp với một hệ thống đường nội bộ có thiết kế hợp lý tạo ra được một khu vực có tính công cộng ở mọi cấp độ đô thị, từ cấp vùng cho đến cấp khu. ( Theo Wikipedia) Không gian mở: bao gồm không gian chức năng sân chơi ( sân thể thao và sân chơi đa năng), không gian chức năng công viên cây xanh – vườn dạo, không gian trống ( quảng trường), không gian chức năng công cộng ngoài trời ( chòi nghỉ, khu BBQ ngoài trời) và không gian chức năng giao thông tĩnh – động.
Không gian mở có chức năng chính là tạo cảnh quan cho công trình và cải thiện môi trường sinh thái. Trong không gian mở, bắt buộc phải có không gian cây xanh, vì đây chính là “ bộ máy tự nhiên” để cải thiện vi khí hậu, lọc bụi, chắn gió, ngăn tiếng ồn như các vành đai xanh, hành lang xanh,cây xanh cách ly tốt nhất cho các khu nhà ở
Sơ đồ minh họa khái niệm không gian mở trong chung cư cao tầng
3.5.2. Năm yếu tố không gian tương tác và mối quan hệ giữa các loại hình tổ chức không gian của chung cư cao tầng phức hợp: /ʅNZՉVUՒLIÙOHHJBOUԋԊOHUÈDWËNՒJRVBOIՍHJաBDÈDMPԺJIÖOIUՔDI՞DLIÙOH HJBOD՝BDIVOHDԋDBPUԽOHQI՞DI՛Q
,IÙOHHJBOLIՒJÿՉ ,IÙOHHJBONՙ ,IÙOHHJBOLIՒJUIÈQ DʅOIՖ ,IÙOHHJBOÿÙUIՏ ,IÙOHHJBOUԽOHIԽN 5SPOHÿØOʅNZՉVUՒLIÙOHHJBOOËZUԋԊOHUÈDMԿOOIBV IՕUS՛WËLՊNDIՉOIBV UԺP SBOIաOHZÐVDԽVMJÐOÿJUSPOHUIJՉULՉ NËՙUSԋOHI՛QOËZ UBYÏUSJÐOHNՒJRVBO
IՍHJաBLIÙOHHJBONՙWËDÈDMPԺJUԋԊOHUÈDLIÙOHHJBOLIÈD
Quan hệ giữa không gian khối đế và không gian mở:
- Dựa trên các nguyên lý thiết kế kiến trúc, có nhiều cách binh các dạng tổ hợp hình khối khối đế để tạo ra các hình dáng không gian đóng mở linh hoạt khác nhau. - Xét về tổ hợp không gian chức năng, tổ chức không gian khối Sơ đồ năm không gian tương tác đế khác nhau buộc các không gian chức năng của không gian mở cũng khác nhau tương ứng, để phù hợp. Cụ thể hơn, nếu loại hình khối đế tổ chức làm bãi đậu xe thì lúc này chức năng của không gian mở phải thiên về yếu tố động, như tổ chức các sân chơi, sân thể dục thể thao,... và tách biệt với khu vườn dạo và khu nghỉ tĩnh.
Quan hệ giữa không gian mở và không gian đô thị:
- Không gian mở nối kết với không gian đô thị sẽ hình thành các tuyến hàng lang xanh nối kết các khu chung cư cao tầng với nhau. - Khi kết hợp với hình khối kiến trúc của chung cư cao tầng, không gian mở sẽ giúp cho công trình trở thành một điểm nhấn trong không gian đô thị.
Quan hệ giữa không gian khối tháp và không gian mở
- Dân cư sống trong các căn hộ là những người trực tiếp hưởng thụ những giá trị mà không gian mở mang lại. - Cách thức tổ chức không gian mở sẽ định hình bản sắc cộng đồng dân cư qua hình thức tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng, các không gian giao tiếp, không gian sân chơi - vườn dạo,...
Mối quan hệ giữa không gian mở và đô thị. Nếu ngăn cách bằng tường rào kín cổng cao tường, vô tình sẽ giết chết mối liên hệ giữa không gian đường phố và bản sắc khu chung cư, ngược lại nếu tổ chức một không gian mở hoàn toàn thì sẽ thu hút người dân khi tiếp cận công trình hơ nhưng đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ hơn để tách bạch phần không gian công cộng và phần không gian riêng tư của cư dân.
3.5.3.Những bài học kinh nghiệm trên thế giới và vận dụng vào Việt Nam:
Vào những năm 1950, người ta bắt đầu quan tâm hơn đến việc tổ chức các không gian mở và không gian khối đế cho những khu nhà ở cao tầng. Đơn cử một khu chung cư điển hình trong giai đoạn này là Pruit Igoe.
Mô tả dự án chung cư Pruit Igoe:
Đây là dự án khu nhà ở cao tầng được xây dựng hoàn tất năm 1956, được tiến hành do áp lực về nhà ở sau chiến tranh thế giới thứ II. Dự án bao gồm 33 tòa nhà cao 11 tầng, sau khi hoàn thành sẽ có 2870 căn hộ. Đây là một dự án nhà ở lớn của kiến trúc sư Minoru Yamasaki thiết kế theo quan điểm của kiến trúc sư Le Corbusier. Các khối nhà cao tầng được để trống các hàng lang nối kết với các sảnh thang máy và một vài tầng được để trống. Theo nhà thiết kế, đó là các không gian dành cho các sinh hoạt cộng đồng và không gian giao tiếp. Tuy nhiên, chính vì những ý tưởng này mà dự án Pruit Igoe phá sản hoàn toàn sau vài năm hoạt động. Những không gian ở không người quản lý, với sự thiếu ý thức bảo vệ của công, các không gian chung trở thành lãnh địa tự do cho tội phạm hoạt động từ đó kéo theo sự xuống cấp của tòa nhà. Các căn hộ dần bị bỏ trống, ngay cả những người nghèo cũng không muốn ở Pruit Igoe. Cho đến năm 1972, sau nhiều nỗ lực sửa chữa và tiêu tốn hơn năm triệu đô la để xử lý những vấn đề xây dựng và tổ chức lại môi trường ở Pruit Igoe, cơ quan quản lý đành chấp nhận thất bại và phải giật sập ba khối nhà. Một năm sau đó phần còn lại của dự án cũng bị phá hủy nốt.
Nguyên nhân thất bại của dự án Pruit Igoe:
Một số người cho rằng dự án cao tầng khổng lồ như vậy thất bại bởi vì các cơ quan quản lý đã vội vã chấp nhận thuyết quan điểm đô thị hiện đại của Le Corbusier mà không để ý đến thành phần dân cư, ý thức xã hội, trình độ văn hóa và quan điểm sống của các tầng lớp người sẽ đến cư ngụ. Dự án Pruit Igoe với quy mô rất lớn, sau khi hoàn tất sẽ có 2870 căn hộ trong 33 tòa nhà cao 11 tầng, trong đó bao gồm một khu vực với quy mô và chất lượng cao cho người da trắng và một khu vực riêng cho người da màu có thu nhập trung bình. Và Pruit Igoe thất bại vì lý do này: không một người da trắng nào muốn đến ở và thế là cả khu vực Pruit Igoe chỉ còn dành cho người da đen nghèo khó. Cho dù đã nỗ lực rất nhiều nhưng Pruit Igoe đi ngược lại mục tiêu ban đầu và kéo theo sự suy tàn khu ở.
Bài học rút ra từ Pruit Igoe
- Lý thuyết về nhà cao tầng, dù tuyệt vời như Le Corbusier cũng cần được cân nhắc trong bối cảnh kinh tế, xã hội và trình độ của người dân địa phương. - Mọi dự án nhà ở đều phải thực hiện trên cơ sở những nhu cầu thực tế, phù hợp với những ước muốn của những người sinh sống, không phải áp đặt từ ý muốn của nhà đầu tư.
Hình. Mô hình chung cư Pruit Igoe ( Nguồn: www.palm-landscape.com)
Ngoài ra một số khu ở với không gian mở có những đặc thù sắc thái riêng cần tham khảo kinh nghiệm như: - Hà Lan có các không gian mở không lớn nhưng nhờ việc khéo léo thiết kế nên các không gian cây xanh, đường dạo tạo được sự ấm cúng và mang sắc thái riêng. - Khu nhà ở Wasserstadt tại Berlin: tổ chức các không gian cảnh quan bằng cách khai thác triệt để điều kiện tự nhiên ven hồ và cũng là nơi tổ chức các không gian công cộng. - Singapore nghiên cứu quy hoạch lại các chung cư bằng cách tạo ra các nhà tháp có những không gian mở với nhiều chức năng và những mảng xanh thân thiện với môi trường tự nhiên, là điểm nhấn mạnh của khu nhà. Việc nghiên cứu này rất thích hợp với đời sống đô thị hiện đại. Giữa không gian các nhà ở là vườn cây xanh nhiều tầng, sân chơi cho thiếu nhi, ghế nghỉ cho khách bộ hành và giao tiếp của cư dân khu ở. Mỗi khu nhà đều có bãi đỗ xe, tầng một của ngôi nhà thường là không gian trống, trong đó chỉ bố trí thang máy, giữa các cầu thang là những khoảng đất trống bằng cỏ xanh được chăm sóc bảo dưỡng cẩn thận. Một ví dụ điển hình cho mô hình phát triển chung cư của Singapore đang thực hiện rất tốt là tổ hợp nhà ở Pungol Waterway Terraces
Hình. Punggol Waterway Terraces ( Nguồn: archdaily.com)
Liên hệ vào khu vực Thành phố Hồ Chí Minh:
Tại TPHCM hiện nay, công tác quản lý quy hoạch cũng như chất lượng của các khu chung cư mới được thả nổi theo tiêu chí lợi ích kinh tế cho các nhà đầu tư. Chỉ cần có một khu đất nhỏ khoảng 1000m2 trở lên là chủ đầu tư có thể xây dựng một khu chung cư cao tầng với mật độ xây dựng và số tầng cao theo cơ chế “ xin-cho”. Do đó các không gian mở cũng như hạng mục phục vụ dân sinh của chung cư hoàn toàn phụ thuộc vào “ cái tâm” và sự tính toán thiệt hơn của chủ đầu tư. Tầm quan trọng của không gian mở đang dần trở nên “khát” hơn bao giờ hết. Từ những bài học kinh nghiệm các nước nêu trên, TPHCM nên có bước chuyển mình xác định rõ ràng và tập trung phát triển những không gian mở, theo những giải pháp đề xuất dưới đây.
3.5.4. Các giải pháp tổ chức không gian mở của chung cư cao tầng phức hợp
Mục tiêu chiến lược phát triển nhà ở cho quận 2 đã xác định mô hình nhà ở cao tầng là một xu hướng tất yếu để giải quyết nhu cầu ở của người dân. Với sự tập trung đông người trong dạng nhà ở này, việc tạo ra những không gian đa năng phức hợp, thích hợp với nhiều loại hình có thể kích thích sự phát triển cũng như tạo ra bản sắc riêng của một khu dân cư. Xuất phát từ chức năng ở và đảm bảo cung ứng các dịch vụ tại chỗ, chung cư phải đảm đương nhiều chức năng hơn, đồng nghĩa các chức năng phức hợp này chủ yếu tập trung vào khối đế. Như vậy chúng ta phải giải quyết mối quan hệ đa chiều, đa chức năng của tổ hợp chung cư phức hợp.
Giải pháp
Đường đi dạo Cụm nhà công cộng Phần không gian yên tĩnh Nội dung / Phương thức
- Mỗi nhóm văn hóa cần một khu vực trung tâm cho các hoạt động cộng đồng, nơi mà bạn có thể đến gặp gỡ mọi người. - Khuyến khích hình thành dần dần thói quen đi dạo của cộng đồng. - Liên kết những nút hoạt động chính. - Đặt những điểm thu hút chính ở hai điểm đầu và cuối để thúc đẩy sự vận
động. - Cung cấp một cụm nhà với không gian công cộng thuộc sở hữu chung của tất cả các hộ gia đình - Sắp xếp các cụm nhà này để cư dân đi bộ xuyên qua chúng mà không
cảm thấy xâm phạm. phía sau
Dân cư có thể được bảo vệ khỏi ô nhiễm tiếng ồn nhờ những bức tường và tòa nhà. - Thiết kế một con đường dọc theo phần sau yên tĩnh này, con đường này không phải là một lối đi tắt phục vụ giao thông tắc nghẽn. - Kết nối đường dẫn này với các lối đi khác để tạo thành một dải những con hẻm yên tĩnh. NԻOHYBOI - Cung cấp không gian mở xanh - Tạo dựng không gian công cộng xanh trong vòng vài phút đi bộ. - Tạo nên mảng xanh ít nhất 150 feet Sơ đồ
Hồ bơi và suối nhân tạo - Nước đóng vai trò cơ bản trong tâm lý con người - Cư dân cần liên tục tiếp cận với nước. - Tạo những đường đi bộ dọc theo hồ bơi / suối và cầu đi bộ băng qua chúng. - Thu nước mưa và cho nó chảy dọc theo đường dành cho người đi bộ
Sân chơi - Dựng lên một nơi để giải trí cho trẻ em ở mỗi khu vực - Cung cấp những chất liệu như lưới, thùng gỗ, hàng rào, cây xanh, dây thừng, những vật dụng đơn giản và nền cỏ để tái tạo lại trải nghiệm của một nơi vui chơi cho trẻ.
Nhóm gia đình
- Tạo ra những mô hình, tạo cơ hội cho những nhóm từ 8-12 người quay quần và có những hoạt gia đình - Cung cấp một không gian riêng tư cho các hội nhóm và gia đình - Là một nơi dành cho những hoạt động chung như: làm vườn, trông nom trẻ - Là một nơi để mọi người có thể đến và ngồi lại với nhau $BGÏÿԋOHQIՒ - Café đường phố cung cấp sự sắp đặt độc đáo. - Thiết kế mặt trước của quán café sao cho một bộ phận bàn ghế kéo dài từ trong quán ra đường
$IFDIՁOÿՀVYF - Cổng vào bãi đậu xe cũng như cổng vào chính của tòa nhà: cần được nhìn thấy rõ ràng. - Cách ly giao thông của xe và người đi bộ
Khoanh vùng giao thông - Nhiều công trình phức hợp gặp vấn đề về việc việc định hướng trong không gian, dẫn đến việc người ta cảm nhận một sự áp lực về mặt tâm lý - Việc xác định một mạng lưới không gian trong một căn hộ phức hợp là hoàn toàn khả thi - Mỗi không gian có cho mình một không gian tuần hoàn chính, có thể tiếp cận trực tiếp từ lối vào của không gian đó - Lối vào của bất kì không gian nào đề mở trực tiếp đến một vòng tuần hoàn của một không gian lớn hơn.
Tạo sự sống động không gian ngoài trời - Không gian bên ngoài những toà nhà sẽ không được sử dụng thường xuyên
Phân cấp không gian mở - Tạo một không gian nhỏ hơn để nhìn vào và đóng vai trò như một nền tảng thiên nhiên cho nó
Không gian sân trong
- Làm phần sân vườn đều có thể được nhìn thấy từ một không gian mở lớn hơn 7ՏUSÓUSՓOHDÉZ Trồng cây dựa trên đặc tính tự nhiên của chúng để tạo nên những hàng rào, hành lang, ô vuông và một cây chính lớn hướng về giữa không gian mở
5ԺPLIVWբD5ԺPNՖULIÙOHHJBODIVOHDIPNՕJ trung tâm OIØNÿՒJUԋ՛OHTՠE՜OH
C. PHẦN KẾT LUẬN:
Chung cư cao tầng phức hợp là một thể loại công trình không mới mà đã xuất hiện từ thời kỳ xa xưa. Cũng như thời trang, nó có xu hướng “mốt” và “đề mốt” trở lại khi vào đúng hoàn cảnh thích hợp. Với bề dày phát triển từ thời La Mã cổ đại, và được nhiều kiến trúc sư trên thế giới đề xuất, sáng tạo ra các nguyên tắc, chung cư cao tầng phức hợp có đầy đủ tiền đề để phát triển vững mạnh và khẳng định vị trí của mình trong tương lai. Dưới sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là kinh tế xã hội dẫn đến quá tải dân số, đặc biệt trong điều kiện đất chật người đông và môi trường ô nhiễm, con người cần một môi trường sống chất lượng hơn, tiết kiệm hơn, thuận lợi hơn, thời kì của chung cư cao tầng nói chung và chung cư cao tầng phức hợp nói riêng đã trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết sau đợt khủng hoảng về chung cư năm 2006. Đa phần ở Thành phố Hồ Chí Minh, khái niệm chung cư cao tầng phức hợp còn mới, còn “trong dự án”, nhưng tương lai hứa hẹn một sự bùng nổ của loại hình này. Với những ưu điểm to lớn trong việc tạo nên môi trường sống, cũng như bảo vệ môi trường, chắc chắn chung cư cao tầng phức hợp sẽ đầy tiềm năng phủ sóng rộng trong thời gian tới. Là một chung cư cao tầng cộng thêm tính chất phức hợp, bản chất chung cư cao tầng phức hợp vẫn là một chung cư, nên nó vẫn có đầy đủ những đặc điểm, tính chất của chung cư, vẫn áp dụng những quy định, quy chuẩn cho chung cư. Những vấn đề phát sinh trong loại hình này như đã đề cập ở trên, vẫn có những hướng khắc phục và cải thiện dần theo thời gian. Thực trạng tại Việt Nam hiện nay đã xuất hiện rất nhiều loại hình phức hợp, như khu đô thị phức hợp, chung cư phức hợp, cao ốc phức hợp,...nhưng đa phần trong quản lí sử dụng đều bị vấn đề “nhập nhằng”, nhất là về công năng, diện tích sử dụng chung riêng và phí quản lí luôn là nỗi nhức nhối của rất nhiều cư dân hiện nay. Thậm chí có nhiều dự án quảng bá là phức hợp, phức hợp cao cấp, trải nghiệm thượng lưu,...vẫn còn rất nhiều sạn, các hình thức phức hợp chỉ mang tính “treo đầu dê bán thịt chó”, không có đầy đủ công năng chức năng như trong quảng bá. Những hạt sạn này vô hình chung đã làm mất lòng tin của người dân vào chung cư phức hợp, làm họ tẩy chay chung cư phức hợp, có nhiều dự án phải “đắp chiếu” cả một thời gian dài vẫn chưa thấy khởi công do không có người đầu tư giao dịch mua bán. Do đó, cần phải khắc phục trước những vấn đề trong quản lí, xây dựng và quảng bá, mới có thể phát triển một mô hình chung cư phức hợp lành mạnh, tiến bộ và hiện đại.
Kiến nghị
Xu hướng cách mạng 4.0 đang dần dần làm chủ và thâm nhập vào đời sống người dân Việt Nam, nó giúp con người quản lý và làm chủ cuộc sống nhanh chóng, không mất nhiều thời gian như trước đây. Không chỉ ứng dụng vào giải trí, công việc, hãy ứng dụng sức mạnh của công nghệ thông minh này vào quản lý nhà ở chung cư, đặc biệt là các thiết bị nội thất thông minh, ngăn chia không gian linh hoạt, mở rộng không gian linh động tùy theo ý muốn chủ nhân, hoặc quản lý từ xa để tiết kiệm thời gian công sức và tạo cảm giác an toàn cho cư dân nhiều hơn. Tuy nhiên, dựa trên những tính năng hiện đại của thời kì công nghệ số này, có nhiều việc sẽ được giản lược bớt. Ví dụ như, khi mua sắm online đang là xu hướng của giới trẻ ngày nay, cửa hàng kinh doanh online tăng lên, những cửa hàng bán lẻ retail có nên giảm diện tích , giảm số lượng cơ cấu, thương mại giảm bớt nhường chỗ cho những hoạt động phúc lợi hay giải trí, tiện ích công cộng của chung cư phức hợp? Có lẽ, đến một thời gian phát triển nào đó của công nghệ số, Internet phủ sóng, dưới đế thương mại của chung cư chỉ còn lại những cửa hàng tiện ích 24h? Phát triển phức hợp đa chức năng khẳng định đang là xu hướng mà con người hướng đến . Có thể thấy số lượng chung cư mở bán ngày nay rất hiếm những căn chung cư đơn thuần để ở, mà hầu như đều có kết hợp thương mại dịch vụ ở những tầng đế là một minh chứng cụ thể. Càng phức hợp nhiều hình thức chức năng khác nhau, càng tiện ích cho người dân và càng cao cấp. Nhưng dưới sức ép ngàn cân đè nặng một miếng đất, quá nhiều chức năng có ép cho cư dân không thể thở nổi, khi đi đâu cũng nhìn thấy những người khách vãng lai? Họ có an tâm không khi cho con cái mình chạy nhảy giữa những người xa lạ xô bồ? Phức hợp là tốt, nhưng phải biết chọn lọc những gì nên liên hợp, những gì không, nhà đầu tư đừng vì lợi ích kinh tế mà bỏ quên những quyền lợi người dân phải được hưởng. Một giải pháp kinh nghiệm đến từ các nước phát triển đi trước trên thế giới: hãy tập trung chú ý và thiết kế tốt không gian mở. Không gian mở là lá phổi xanh, là “ trái tim xanh” không những cứu cánh cho những không gian nhà ống ngột ngạt, mà còn lấy lại mảng xanh góp phần vào liên kết mảng xanh đô thị, góp phần bảo vệ môi trường. Không gian mở liên hệ chặt chẽ và tác động qua lại cùng rất nhiều yếu tố khác, đó sẽ là giải pháp gắn kết mọi người và gắn kết những không gian phức hợp rời rạc giữa đô thị, đưa loại hình chung cư phức hợp tiến đến xu hướng đương đại của kiến trúc thế giới: kiến trúc bền vững - kiến trúc sinh thái.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luận văn “ Một số nguyên tắc và giải pháp tổ chức không gian chung cư cao tầng trong các khu chung cư mới tại quận 2 TPHCM” ( Trần Quốc Bảo). 2. Bài báo nghiên cứu “ Sự biến đổi không gian kiến trúc trong chung cư tại thành phố Hồ Chí Minh” ( Nguyễn Thị Thái Huyên) 3. Luận văn “ Xu hướng biến đổi cấu trúc không gian trong tổ hợp nhà ở chung cư cao tầng tại TPHCM” ( Nguyễn Nguyên Toàn) 4. Luận văn “ Phát triển không gian tiện ích công cộng trong nhà ở chung cư tại thành phố Hồ Chí Minh” ( Hoàng Thái Tuấn) 5. Bài giảng Nhà cao tầng ( thầy Văn Tấn Hoàng) 6. Bài giảng Nguyên lý thiết kế nhà ở ( thầy Lê Hồng Quang - cô Lê Thị Xuân Trang). 7. Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 323:2004 8. Luật Nhà ở 2014 9. QCVN 05:2008 10. Tài liệu “REVITALIZATION OF OPEN SPACE OF HIGH RISE APARTMENT COMPLEX” ( Suh Bae Won) 11. Tài liệu chuyên đề các năm trước