1 Bản tin | Số 3
Bản tin
Số 3
VAI TRÒ CỦA ĐÀO TẠO ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI TRONG DOANH NGHIỆP
Bạn có biết Góc giảng viên Góc doanh nghiệp Điểm tin dự án Các hoạt động sắp tới
3 4 5 7 7
2 Bản tin | Số 3
Tăng cường năng lực phòng ngừa ứng phó rủi ro thiên tai cho doanh nghiệp Việt Nam Dự án “Đẩy mạnh hợp tác công – tư trong quản lý rủi ro thiên tai (QLRRTT) và tăng khả năng chống chịu của cộng đồng tại Việt Nam” là dự án đầu tiên ở Việt Nam dành cho cộng đồng doanh nghiệp (DN). Để đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ như hiện nay, dự án đã trải qua 5 năm thực hiện với nhiều hoạt động đào tạo, tập huấn, đem lại nhiều tác động tích cực cho cộng đồng doanh nghiệp (DN) trên cả nước. Tổ chức 03 khóa đào tạo giảng viên nguồn cho 62 học viên, chọn ra 20 giảng viên nòng cốt
Tham khảo tài liệu nước ngoài
Đánh giá nhu cầu đào tạo 03 tỉnh
2011-2012
Xuất bản 07 cuốn tài liệu hướng dẫn QLRRTT
Xây dựng 01 bộ tài liệu đào tạo cho giảng viên và DN Bồi dưỡng 20 giảng viên nòng cốt:
2012-2013 Xây dựng và xuất bản 04 ấn phẩm về QLRRTT Đánh giá nhu cầu đào tạo tại 05 tỉnh Khảo sát, đánh giá khả năng lồng ghép QLRRTT vào chương trình đào tạo của các Trường ĐH, CĐ và cơ sở đào tạo
Tổ chức 16 khoá tập huấn cho 474 học viên tới từ 340 DN
Tổ chức 18 khoá tập huấn cho 527 học viên tới từ 374 DN
Tổ chức 32 khoá tập huấn cho 1.008 học viên tới từ 672 DN
2013-2014
Đào tạo 01 khoá giảng viên cho 30 học viên
Xây dựng 02 ấn phẩm QLRRTT
Tổ chức 20 khoá tập huấn lồng ghép cho 170 DN
Xây dựng khoá học trực tuyến cho giảng viên và doanh nghiệp
Tổ chức 02 khoá tập huấn cho 80 học viên tới từ 60 DN tại KKT Dung Quất và KCN Hiệp Phước
Đánh giá nhu cầu đào tạo 04 tỉnh miền Bắc
Tổ chức 54 khoá tập huấn cho 1.647 học viên tới từ 1.013 DN
Đào tạo 01 khoá giảng viên cho 22 học viên
2014-2015
Tổ chức 30 khoá lồng ghép cho 456 học viên tới từ 227 DN
Xây dựng và xuất bản 01 ấn phẩm
Tổ chức 06 diễn đàn cho 731 sinh viên
2015-2016 27/10/2016 thành lập Câu lạc bộ Giảng viên QLRRTT với 23 thành viên tham gia
Tổ chức 03 khoá tập huấn trong KKT Dung Quất và KCN Hiệp Phước cho 120 học viên
Tổ chức 02 khoá tập huấn cho KCN Nam Cấm và KCN Điện Nam-Điện Ngọc cho 120 học viên tới từ 80 DN
3 Bản tin | Số 3
Bạn có biết Số doanh nghiệp được dự án tập huấn về QLRRTT: Mục tiêu khoá tập huấn: Học viên nắm được kiến thức và kỹ năng cơ bản về các bước lập kế hoạch ứng phó với RRTT và BĐKH; Xây dựng được một số mẫu kế hoạch cho các doanh nghiệp tham gia tập huấn làm cơ sở để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện sau khi tập huấn. Đến nay, dự án đã tập huấn 129 khoá cho 3.780 học viên tới từ 2.630 doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh miền Bắc, miền Trung và miền Nam Mỗi khóa tập huấn diễn ra trong 02 ngày với các nội dung, gồm: Khái niệm QLRRTT, Quy trình QLRRTT, Bài tập thực hành xây dựng kế hoạch ứng phó thiên tai trong tình huống khẩn cấp, và Kế hoạch diễn tập. Xem chi tiết nội dung khóa học tại: https://goo.gl/argmW4
Số sinh viên tham gia tập huấn: Cho đến nay, dự án đã tập huấn 08 khoá cho 1.051 sinh viên tới từ các Trường Đại học và Cao đẳng kinh tế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và Hồ Chí Minh. Chi tiết xem tại: https://goo. gl/01bipv
Số người tham gia đào tạo trực tuyến 2.807 lượt xem
Cho đến nay, khoá học trực tuyến đã có 2.807 lượt xem. Nội dung khoá học bao gồm 2 phần: Phần I: Các khái niệm và thông tin cơ bản về quản lý rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu trong doanh nghiệp; Phần II: Lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó với thiên tai. Để học hết các nội dung khoá học trực tuyến, học viên cần dành thời gian ít nhất là 02 tiếng (phần I khoảng 30 phút và phần II khoảng 1h30 phút). Xem chi tiết chương trình đào tạo trực tuyến tại: https://goo.gl/EXPD1n
Số người trong KKT, KCN tham gia tập huấn 04 khoá cho 320 học viên tới từ KCN Hiệp Phước, KCN Điện Nam-Điện Ngọc, KCN Nam Cấm và KKT Dung Quất. Thời lượng khoá tập huấn kéo dài 01 ngày với các nội dung, gồm 02 phần: Phần I: Giới thiệu chung về lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó thiên tai; Phần II: Lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó với thiên tai. Chi tiết xem tại: https://goo.gl/8Kx6KK
Câu lạc bộ giảng viên QLRRTT cho doanh nghiệp “Duy trì hoạt động của câu lạc bộ là góp phần kết nối cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ở Việt Nam, nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về biến đổi khí hậu và tầm nhìn chủ động trong quản lý rủi ro thiên tai trong DNNVV” Trong 05 năm (2011-2016), Quỹ Châu Á phối hợp cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) và Trung tâm Hỗ trợ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEDEC2) đã triển khai thực hiện các hoạt động của 5 pha thuộc dự án “Đẩy mạnh hợp tác công – tư trong quản lý rủi ro thiên tai (QLRRTT) và tăng khả năng chống chịu của cộng đồng tại Việt Nam”. Nhằm duy trì và phát triển bền vững dự án, tạo môi trường trao đổi và hỗ trợ các giảng viên tổ chức các khóa đào tạo về tăng cường QLRRTT cho các DNNVV tại Việt Nam, SMEDEC2 tổ chức thành lập Câu lạc bộ Giảng viên chương trình QLRRTT cho DNNVV. Các hoạt động của Câu lạc bộ hướng tới việc kết nối và hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức tiếp cận với thông trong chủ động quản lý rủi ro thiên tai của các DNNVV tại Việt Nam. Cho tới nay, dự án đã đào tạo được 114 giảng viên, thành lập Câu lạc bộ QLRRTT ngày 27/10/2016 với 23 thành viên tham gia cho tới thời điểm này, dự án đang tiếp tục kêu gọi các giảng viên đã được tập huấn đăng ký tham gia Câu lạc bộ. Xem thêm thông tin chi tiết tại: https://goo.gl/1l5hYt
4 Bản tin | Số 3
Góc giảng viên “Cần có một ngành nghề giảng viên đào tạo, tư vấn quản lý rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu cho doanh nghiệp. Từ năm 2011 cho đến nay, Dự án đã đào tạo được hàng nghìn học viên và giảng viên, tuy nhiên nhiều giảng viên chưa có điều kiện hoặc môi trường để rèn luyện, trau dồi năng lực của mình. Nên chăng đã đến lúc chúng ta nghĩ đến việc cần có một ngành nghề giảng viên đào tạo, tư vấn quản lý rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu cho doanh nghiệp để hoạt động này trở nên chuyên nghiệp và đi vào chiều sâu”. (Ông Nguyễn Diễn, Phó giám đốc VCCI Đà Nẵng)
“Nên đưa vào chương trình đại học như một nội dung giảng dạy quản lý rủi ro cho doanh nghiệp. Đối với giảng viên đào tạo trong lĩnh vực quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu, điều đầu tiên phải giúp cho học viên nhận thức được tầm quan trọng của của việc quản trị rủi ro thiên tai và khơi gợi ở họ mong muốn được quản trị nó.” (Bà Nguyễn Thái Thùy Hoa, Trưởng phòng đào tạo SMEDEC 2)
“Không khí lớp học rất sôi nổi và hào hứng. Đây là sự cố gắng rất nhiều của giảng viên và toàn thể học viên. Sự cần thiết của việc đưa QLRRTT cho doanh nghiệp vào giảng dạy tại các trường đại học là rất rõ ràng. Thiết nghĩ cần có thêm nhiều lớp tập huấn như QLRRTT cho DNNVV để các giảng viên có thêm công cụ để nhanh chóng đưa vấn đề này vào chương trình giảng dạy.” (Ông Trần Đăng Nhân, Giảng viên Đại học kinh tế Đà Nẵng)
“Học viên rất quan tâm và phản ứng rất tích cực trong quá trình giảng dạy. Họ tỏ ra rất thích thú với chương trình, đặc biệt là những clip của Dự án mà chúng ta có hoặc tự xây dựng ở TP HCM của SMEDEC 2. Điều đó cho thấy, những hình ảnh đó có tác dụng rất lớn đối với sự quan tâm đến biến đổi khí hậu và ứng phó với thiên tai trong thời gian tới của các Doanh nghiệp Việt Nam”. (Ông Nguyễn Trường Sơn, Giảng viên cao cấp Tổ chức Lao động Quốc tế ILO)
“Là một giảng viên tham gia đào tạo tôi rất tâm đắc với giáo trình tập huấn dự án đã xây dựng. Tôi thấy tài liệu đào tạo của chương trình rất hay, rõ ràng. Tất nhiên mỗi công ty mỗi khác, họ có thể áp dụng phần này hoặc phần kia chứ không phải tất cả. Mỗi công ty tùy vào tình hình, năng lực thực tế của họ để họ có kế hoạch cho phù hợp”. (Bà Nguyễn Thị Thu Hà - Giảng viên nguồn Nghệ An)
“Nếu mở được một mã ngành về QLRRTT cho doanh nghiệp và thị trường có nhu cầu thì việc đào tạo sinh viên đáp ứng được nhu cầu thị trường sẽ rất tốt. Hiện nay Bộ môn BĐKH & PTBV, Đại học Tài nguyên và Môi trường có định hướng đa dạng hóa đào tạo, khuyến khích sinh viên học song bằng, tự đào tạo chuyên môn và kỹ năng để có thể làm đúng chuyên ngành sau khi tốt nghiệp. Phần đào tạo về thích ứng với BĐKH và tăng trưởng xanh đang chiếm ưu thế so với ứng phó với rủi ro thiên tai nhưng sắp tới, nhà trường sẽ lồng ghép và có thêm nhiều hoạt động tăng cường rèn luyện kỹ năng cho sinh viên. Đồng thời, nhiều hoạt động sẽ được tổ chức nhằm kết nối sinh viên với doanh nghiệp.” (TS. Tống Thị Mỹ Thi Giảng viên bộ môn BĐKH và Phát triển bền vững – ĐH Tài nguyên và Môi trường)
5 Bản tin | Số 3
Góc doanh nghiệp “Tôi rất ủng hộ cách học và cách dạy lấy học viên làm trung tâm. Bản thân tôi đã tham gia nhiều khóa học, cũng qua nhiều kỳ thi nhưng khóa học này làm người học chủ động hơn nhiều. Cách thức tổ chức, giảng dạy và thực tập rất tốt, mang ý nghĩa thiết thực, không xa vời lý thuyết. Chương trình đưa ra các biểu mẫu cụ thể hướng dẫn cách làm, cách thực hành, diễn tập cụ thể về QLRRTT.” (Ông Trần Ngọc Hoàng – Trưởng phòng Công ty Cổ phần Thủy điện Miền Trung, Đà N ẵng)
“Nội dung của lớp học rất hữu ích, tác dụng lớn đối với doanh nghiệp. Ở Khánh Hòa, công tác QLRRTT đối với các DN rất mơ hồ, khi xảy ra không có kế hoạch và không biết phối hợp với cơ quan nào để giải quyết các sự cố xảy ra. Sau khóa học thì DN đã hiểu rõ hơn, đánh giá được mức độ rủi ro của DN.” (Bà Nguyễn Thị Bích Hải – Giám đốc Công ty Cổ phần May Khánh Hòa)
“Trong khóa học, tôi đánh giá cao chu trình QLRRTT. Nếu không học sẽ ko biết được điều này. Chương trình đào tạo đã giúp chúng tôi nắm được nhiều kiến thức bổ ích như phương pháp xác định điểm mạnh, điểm yếu và cách tính toán mức độ tổn thương dùng công thức RRTT = cường độ thiên tai x tính dễ bị tổn thương/năng lực. Ngoài ra chúng tôi còn được hướng dẫn lập danh sách điện thoại nóng của các đơn vị hỗ trợ.” (Ông Lê Đình Tuyển Công ty TNHH Thiên Phú, Nghệ An)
“Khoá tập huấn đã cho tôi nhận thức được QLRRTT là của cả doanh nghiệp chứ không phải của riêng chủ doanh nghiệp. Trước đây, tôi chỉ nghĩ việc phòng chống bão lũ là của lãnh đạo, mình phải tự lo nhưng sau đi tập huấn về tôi đã thay đổi quan điểm rằng đây là trách nhiệm của cả doanh nghiệp, một mình mình làm không xuể và cũng không hiệu quả. Khóa tập huấn còn có rất nhiều điều bổ ích như làm cho DN nhận diện được một số rủi ro thiên tai rình rập và giúp DN xác định được phải có biện pháp phòng ngừa trước rủi ro thế nào, trong rủi ro phải ứng xử thế nào và xử lý sau rủi ro ra sao.” (Ông Nguyễn Văn Thảo Giám đốc Công ty TNHH Việt Mỹ, Nghệ An)
“Tôi thấy khóa tập huấn rất bổ ích đối với bản thân tôi. Giảng viên truyền đạt kiến thức dễ hiểu, đưa ra ví dụ cụ thể làm cho người nghe dễ hiểu hơn, không nhàm chán trong việc tiếp thu các kiến thức đó.” (Ông Nguyễn Phú Hoàng – Phó GĐ Tổ chức - Hành Chính, Công ty CP y tế Danameco, Đà Nẵng)
6 Bản tin | Số 3
Góc sinh viên
“
Các diễn giả trong buổi toạ đàm trình bày bài giảng thu hút, dễ hiểu. Môn học này khi đưa vào trường đại học thì nên đưa vào như một khóa học thực tế, trải nghiệm và tiếp xúc trực quan hơn là một môn học nặng theo giáo trình lý thuyết thông thường”. (Lê Thị Tiên Chi)
“
Em đã xem các vấn đề môi trường trên ti-vi nhưng chưa bao giờ tham dự một buổi tọa đàm với các diễn giả nói chuyện thu hút và thu hoạch được nhiều kiến thức như hôm nay. Vấn đề BĐKH hiện có đề cập trong môn kinh tế môi trường, nhưng kiến thức không liên tục và dàn trải suốt kì học. Theo em, nên tổ chức môn học BĐKH thành các buổi tọa đàm thườngn xuyên để cung cấp thêm nhiều kiến thức hơn cho sinh viên”. (Nguyễn Thị Ly Na)
"Biến đổi khí hậu là một chủ đề nóng không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới, không những đối với những người trong cuộc mà với cả cộng đồng. Thầy cô đã cho chúng em thấy được tầm quan trọng của tình hình biến đổi khí hậu, tầm ảnh hưởng của việc phát triển kinh tế bền vững và qua đó đã gợi mở cho chúng em những việc cần làm ngay lúc này và trong thời gian tới.” (Bùi Minh Chí, lớp 40K20) tại Hội thảo Sinh viên với Biến đổi khí hậu tổ chức vào 29/10/2016 tại trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng
7 Bản tin | Số 3
Điểm tin dự án VCCI: Sáng 15/12/2016, VCCI phối hợp với Quỹ Châu Á (TAF) tổ chức diễn đàn “Doanh nghiệp Việt Nam với thiên tai và biến đổi khí hậu - Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp” với sự tham gia của 80 đại biểu đến từ các DN, tổ chức xã hội và các trường đại học trên cả nước. Chiều 15/12/2016 diễn ra buổi thảo luận “Lấy ý kiến chuyên gia về đề cương Sách Trắng cho DNNVV Việt Nam ứng phó với thiên tai và BĐKH”. Nhiều chuyên gia đến từ Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng, tổ chức xã hội dân sự, công ty tái bảo hiểm quốc gia, hiệp hội DN ở Đà Nẵng đã tham gia đóng góp ý kiến. Chi tiết xem tại: https:// goo.gl/91TRTi
SMEDEC 2 Ngày 23/12/2016, CLB Giảng viên “Quản lý Rủi ro thiên tai cho DNVVN” (Disaster Risk Management Trainer Club - DRMT Club) họp lần một với sự tham gia của 15 giảng viên đến từ trường Đại học và các trung tâm đào tạo tư vấn. Chi tiết xem tại: https://goo.gl/3ZsjAI Ngày 23/11/2016, tổ chức hội thảo đối thoại với sinh viên các trường đại học trên địa bàn. Chi tiết xem tại: https:// goo.gl/Avhq7u
CED Tháng 11/2016 phối hợp với Ban quản lý KKT Đông Nam Nghệ An hỗ trợ 04 DN tại KCN Nam Cấm hoàn thiện bản kế hoạch PCTT 12/2016 phối hợp với Ban quản lý các Khu công nghiệp Quảng Nam hỗ trợ 8 DN trong KCN Điện Nam – Điện Ngọc rà soát, bổ sung và hoàn thiện 8 bản kế hoạch PCTT. Tháng 11-12/2016: Xây dựng khung và cấu trúc trang web tiếng Anh, dịch những tài liệu dự án sang tiếng Anh dùng làm nội dung cho trang http://readyasia.com/ 26-27/11/2016 tham dự và đóng góp ý kiến cho Hội thảo “Bảo hiểm rủi ro thiên tai cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam”. Mục tiêu hội thảo nhằm lấy ý kiến về phương thức hỗ trợ DNNVV liên quan đến bảo hiểm rủi ro thiên tai và thúc đẩy hoạt động hỗ trợ DNNVV tại Việt Nam.
Tham dự Hội thảo ông Trần Hải Nguyên chuyên viên Ban Quản lý Rủi ro - Tổng công ty Tái bảo hiểm Việt Nam (VINARE) cho biết: “Bảo hiểm như một công cụ tài chính tốt giúp quản lý rủi ro cho chính doanh nghiệp” “Việc bảo hiểm rủi ro thiên tai cho doanh nghiệp ở Việt Nam nhìn chung chưa phát triển, mức độ nhận biết và mua bảo hiểm này ở doanh nghiệp chưa cao. Trong khi thực tế, để có sự phát triển bền vững lâu dài thì bảo hiểm chính là một kênh quản trị rủi ro rất cần thiết và hữu ích cho doanh nghiệp. Người dân, chính phủ và DN cần hiểu rõ hơn về bản chất của bảo hiểm như một công cụ tài chính tốt giúp quản lý rủi ro cho chính DN”. * * *
Các hoạt động sắp tới VCCI Dự kiến 02/03/2017, tổ chức tọa đàm lấy ý kiến đóng góp cho Sách Trắng. Hoàn thiện sách trắng vào cuối tháng 03.
SMEDEC 2 Dự kiến trong tháng 02/2017: họp Câu lạc bộ Giảng viên QLRRTT lần 3 tại văn phòng SMEDEC2 và tổ chức hội thảo Sinh viên với các hoạt động QLRRTT và biến đổi khí hậu lần thứ 3 và 4. Cuối tháng 2/2017: xây dựng và phát sóng các phim ngắn 30 giây về QLRRTT, và cuối tháng 3/2017 tổ chức hội thảo vùng Đồng bằng Sông Cửu Long cho khoảng 150 đại biểu.
CED: Cuối tháng 2/2017: Tổchức 1 cuộc họp lấy ý kiến cho bản thảo cuốn tài liệu hướng dẫn QLRRTT cho KCN, KCX và KKT, dự kiến tháng cuối tháng 3/2013 bổ sung tài liệu theo ý kiến thu thập được và tháng 4/2017 hoàn thiện và xuất bản tài liệu hướng dẫn.
TRUNG TÂM GIÁO DỤC VÀ PHÁT TRIỂN Phòng 1502, tòa nhà 3A, KĐT Resco, 74 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội Tel: (84-4)3 562 7494; Fax: (84-4)3 540 1991 Email:cedhanoi@ced.edu.vn Biên tập và thiết kế Trung tâm Giáo dục và Phát triển Để nhận bản tin vui lòng gửi thư về địa chỉ email: cedhanoi@ced.edu.vn