BÁO CÁO DIỄN ĐÀN “TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC GIỮA DOANH NGHIỆP VỚI KIỂM LÂM VÀ HẢI QUAN NHẰM THÚC ĐẨY THƯƠNG MẠI GỖ VIỆT NAM”
Dự án được tài trợ bởi EU-FAO-FLEGT “Thúc đẩy sự tham gia của khối tư nhân vào quá trình đàm phán thực thi Hiệp định Đối Tác tự nguyện (VPA)”
Huế, ngày 08 tháng 12 năm 2017 Diễn đàn: “Tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp với Kiểm lâm và Hải quan nhằm thúc đẩy Thương mại gỗ Việt Nam” trong khuôn khổ dự án “Thúc đẩy sự tham gia của khối tư nhân vào 1
quá trình đàm phán thực thi Hiệp định Đối tác Tự nguyện (VPA)” do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) tài trợ được Trung tâm Giáo dục và Phát triển (Trung tâm) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Đà Nẵng (VCCI Đà Nẵng) tổ chức vào ngày 08 tháng 12 năm 2017 tại Khách sạn Rosaleen, số 36 Chu Văn An, Phú Hội, thành phố Huế. Đây là hoạt động khuôn khổ của dự án và mục tiêu của diễn đàn gồm: Cập nhật các yêu cầu về thực thi luật pháp liên quan đến nguồn gốc, xuất xứ gỗ và thương mại gỗ; Thảo luận về cách làm thế nào để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể kiểm soát để đảm bảo gỗ hợp pháp được sử dụng trong toàn bộ chuỗi cung ứng; Thảo luận vai trò của các cơ quan kiểm lâm và hải quan trong thời gian tới liên quan đến kiểm soát gỗ hợp pháp; Đề xuất tăng cường sự hợp tác, hỗ trợ giữa doanh nghiệp, Hải quan và Kiểm lâm nhằm đảm bảo gỗ và sản phẩm gỗ sản xuất và chế biến ở Việt Nam có nguồn gốc hợp pháp. Tham dự diễn đàn có hơn 50 đại biểu đại diện cho các Hiệp hội gỗ: Hiệp hội Gỗ và lâm sản Bình Định (FPA), Hội Mỹ nghệ và Chế biến Gỗ thành phố Hồ Chí Minh (HAWA), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores); Đại diện VCCI Đà Nẵng, đại diện Chi cục Kiểm lâm các tỉnh miền Trung (Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, thành phố Đà Nẵng); đại diện Chi cục Hải quan các tỉnh miền Trung (Quảng Trị, Quảng Bình, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, …); Đại diện các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ tại miền Trung (Huế, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định..); đại diện mạng lưới VNGO FLEGT và các tổ chức xã hội và các tổ chức NGO đang thực hiện các dự án liên quan tới FLEGT. Chương trình diễn đàn được chia thành hai phần: Phần 1: Khai mạc, giới thiệu chương trình, mục tiêu, thành phần diễn đàn và các bài trình bày về những cam kết mới trong Hiệp định VPA, tác động của hiệp định đối với doanh nghiệp, tình hình xuất khẩu và nhập khẩu gỗ. Phần 2: Thảo luận chung về vai trò của Kiểm Lâm và Hải Quan trong thời gian tới liên quan đến kiểm soát gỗ xuất nhập khẩu; Hợp tác và phối hợp giữa Kiểm Lâm và Hải quan để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp; Việc giải đáp các vấn đề của doanh nghiệp từ các cơ quan chính 2
phủ có những điểm gì cần cải thiện? Ý kiến từ doanh nghiệp; Những điểm doanh nghiệp cần lưu ý: Ý kiến từ các cơ quan chính phủ. Xem thêm chương trình diễn đàn kèm theo báo cáo. Tóm tắt kết quả diễn đàn Phần 1: Khai mạc, giới thiệu chương trình, mục tiêu, thành phần và các bài trình bày về những cam kết mới trong Hiệp định VPA, tác động của hiệp định đối với doanh nghiệp, tình hình xuất khẩu và nhập khẩu gỗ. Đại diện lãnh đạo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại thành phố Đà Nẵng phát biểu khai mạc hội thảo, giới thiệu chương trình, mục tiêu và thành phần tham dự diễn đàn. Đại diện VCCI Đà Nẵng chia sẻ về sự kiểm soát chặt chẽ của Châu Âu về các sản phẩm của Việt Nam, trong đó có ngành gỗ và mong rằng các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp hãy quan tâm tới các thông tin được cung cấp trong những hội thảo và diễn đàn về VPA/FLEGT để từng bước chuẩn bị sẵn sàng thích ứng và tuân thủ VPA/FLEGT. Việc phối hợp giữa kiểm lâm, hải quan, hiệp hội doanh nghiệp nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp có đủ năng lực đáp ứng các yêu cầu VPA/FLEGT của Liên Minh Châu Âu là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Tiếp theo là phần cập nhật về những quy định mới của Hiệp định liên quan tới quản lý gỗ nhập khẩu và cấp phép FLEGT mà doanh nghiệp phải thực hiện từ các cơ quan Hải quan và Kiểm lâm, với 4 nội dung cam kết chính là Quản lý gỗ nhập khẩu, phân loại doanh nghiệp, xác minh xuất khẩu và cấp phép FLEGT. Với nội dung quản lý và kiểm soát gỗ nhập khẩu, hiệp định yêu cầu nhà nhập khẩu thực hiện trách nhiệm giải trình và tự khai báo gỗ nguyên liệu nhập khẩu, áp dụng bộ lọc rủi ro về loài gỗ nhập khẩu và vùng địa lý, bổ sung thêm văn bản/giấy tờ chứng minh nguồn gốc gỗ nếu thuộc nhóm rủi ro cao (chứng chỉ quản lý rừng bền vững (QLRBV), giấy phép khai thác hoặc giấy tờ thay thế khác). Phân loại doanh nghiệp áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng gỗ từ khâu khai thác, nhập khẩu, chế biến, vận chuyển tới xuất khẩu, doanh nghiệp tự làm bản đánh giá theo các tiêu chí do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) hướng dẫn, Chi cục kiểm lâm tỉnh thẩm định và gửi kết quả cho Cục kiểm lâm để công bố kết quả, cục kiểm lâm quyết định và công bố kết quả phân loại, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu phân loại, phân bổ quyền truy cập cơ sở dữ liệu cho các bên liên quan. Còn về vấn đề cấp phép, các lô hàng xuất khẩu sang EU phải có giấy phép FLEGT trước khi làm thủ tục thông 3
quan. Chính phủ Việt Nam sẽ ban hành Văn bản pháp luật quy định trách nhiệm, trình tự, thủ tục cấp phép FLEGT: Mẫu giấy phép, thông tin, thủ tục cấp, gia hạn, thay thế, thu hồi, quản lý, hồ sơ cấp phép. Cơ quan cấp phép FLEGT sẽ xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu cấp phép. Tiếp theo là phần trình bày của đại diện chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế về tình hình quản lý gỗ nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Bài trình bày của đại diện kiểm lâm tập trung vào giải thích về Gỗ nhập khẩu và phân loại gỗ nhập khẩu, tình hình nhập khẩu gỗ của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Các quy định hiện hành về nhập khẩu và quản lý gỗ nhập khẩu gồm: Nghị định số 187/2013/NĐ-CP và Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế; Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT qui định về hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản và Thông tư 40/2015/TT-BNNPTNT về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01; Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN về quy chế quản lý và đóng búa kiểm lâm và Quyết định số 107/2007/QĐBNN thôn sửa đổi, bổ sung QĐ 44/2006/QĐ-BNN; Và CITES (Thông tư 04/2017/TT-BNNPTNT ban hành Danh mục CITES); Kiểm tra lâm sản nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh tại cửa khẩu (điều 30, TT 01/2012/TTBNNPTNT). Bên cạnh đó, việc quản lý gỗ nhập khẩu cũng sẽ được Hạt Kiểm lâm, kiểm lâm trên địa bàn quản lý và giám sát các cơ sở cưa xẻ gỗ trên địa bàn bằng cách quản lý cơ sở kinh doanh, định kỳ kiểm tra cơ sở chế biến, kiểm tra đột xuất khi có thông tin có chứa lâm sản bất hợp pháp. Việc quản lý gỗ nhập khẩu cũng sẽ được quản lý bằng sổ ghi chép theo dõi nhập lâm sản của chủ cơ sở và xác nhận lâm sản của cơ quan kiểm lâm. Tuy nhiên, việc quản lý gỗ nhập khẩu trên địa bàn cũng gặp một số khó khăn do doanh nghiệp ghi chép vào sổ nhập lâm sản không rõ ràng, thiếu chính xác; sổ theo dõi lâm sản không thể hiện rõ từng loại lâm sản hiện có; một số chủ cơ sở sản xuất lâm sản không qua xác nhận của Kiểm lâm sở tại theo quy định; một số doanh nghiệp có gỗ tồn kho quá lớn, nhưng không thống kê theo chủng loại, không xếp riêng theo loại; nhiều doanh nghiệp và cơ sở sản xuất không báo cáo hàng quý theo quy định tại thông tư 01cho Hạt Kiểm lâm sở tại. Ngoài ra, việc quản lý gỗ nhập khẩu cũng khó khăn do các quy định hiện hành như: nước xuất khẩu không xác định tên loài và không đóng búa Kiểm lâm nhưng dấu hiệu đặc trưng không rõ ràng; Ngược lại qui định buộc phải đóng búa đối với gỗ nhập khẩu nước ta không chặt chẽ; Trên địa bàn tỉnh các doanh 4
nghiệp chủ yếu mua lại các Công ty trong nước nên hồ sơ lâm sản theo qui định tại điều 14, TT 01/2012/TT-BNNPTNT việc quản lý Hóa đơn theo qui định của BTC tại thời điểm xuất bán lâm sản, bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan kiểm lâm sở tại rất khó khăn, biểu báo cáo theo mẫu số 5 thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT không phân ra gỗ nhập khẩu, nên chỉ biết khối lượng gỗ nhập vào, xuất ra và tồn kho. (Trong tồn kho, không biết bao nhiêu là gỗ nhập khẩu). Cuối cùng, đại diện VCCI Đà Nẵng trình bày về đánh giá của doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp về tác động tích cực, tiêu cực và giải pháp đối với các yêu cầu mới trong VPA, gồm có: quản lý gỗ nhập khẩu, phân loại doanh nghiệp, xác minh xuất khẩu và cấp phép FLEGT Đà Nẵng. Đây là tổng hợp các ý kiến và đóng góp từ các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp tham gia hội thảo tham vấn ở Đà Nẵng trước đó. Theo đó, hầu hết các tác động tích cực từ VPA là dành cho các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp có đủ khả năng để thích nghi với hiệp định. VPA cũng góp phần khiến cho môi trường kinh doanh được lành mạnh, minh bạch và đảm bảo được chất lượng hàng hóa hơn cho người tiêu dùng. Ngược lại, VPA mang lại những thách thức vô cùng to lớn cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ chưa đáp ứng được yêu cầu của hiệp định: ví dụ như việc xác minh, giải trình nguồn gốc gỗ; những quy định liên quan đến việc đổi mới quản lý doanh nghiệp, quản lý người lao động trong tổ chức. VPA cũng đặt ra yêu cầu nâng cấp và cải thiện lại hệ thống quản lý thông tin cho các cơ quan nhà nước và các nhà chức trách, phòng chống tham nhũng. Những giải pháp được đề xuất bao gồm: sử dụng công nghệ thông tin, công cụ trực tuyến, số hóa cơ sở dữ liệu để hỗ trợ việc quản lý; các cơ quan có thẩm quyển, ban ngành liên quan phải phối hợp với nhau để tạo sự hỗ trợ, cơ hội, tổ chức các khóa huấn luyện kịp thời đối với các doanh nghiệp trong nước để đáp ứng được yêu cầu của VPA; việc kiểm tra hậu kỳ cần được thực hiện nhanh chóng, công khai, minh bạch, tránh rườm rà thủ tục để hạn chế nhũng nhiễu, quan liêu. Phần 2: Diễn đàn trao đổi và thảo luận giữa đại diện các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp Diễn đàn trao đổi và thảo luận tập trung vào những vấn đề sau: -
Vai trò của Kiểm Lâm và Hải Quan trong thời gian tới liên quan đến kiểm soát gỗ xuất
-
nhập khẩu; Hợp tác và phối hợp giữa Kiểm Lâm và Hải quan để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong thời gian tới khi VPA đi vào thực thi; 5
-
Việc giải đáp các vấn đề của doanh nghiệp từ các cơ quan chính phủ có những điểm gì
-
cần cải thiện từ trước đến nay và khi thực thi VPA? Ý kiến từ doanh nghiệp; Những điểm doanh nghiệp cần lưu ý để chứng minh nguồn gốc gỗ hợp pháp: Ý kiến từ các cơ quan chính phủ.
Các doanh nghiệp cũng đưa ra những thử thách trong thời gian tới và gợi ý giải pháp đối với những yêu cầu mới từ VPA, liên quan đến Quản lý gỗ nhập khẩu, Phân loại doanh nghiệp, Xác minh xuất khẩu và cấp phép FLEGT. Các đại biểu tham dự diễn đàn thảo luận và đóng góp ý kiến dựa trên các câu hỏi gợi ý trên và dưới đây là kết quả tổng hợp của các nhóm vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm và có phản hồi của cơ quan chính phủ và hiệp hội doanh nghiệp. 1. Việc cấp phép có phù hợp với thực tế xuất khẩu của doanh nghiệp không? Doanh nghiệp cho rằng với việc quản lý và kiểm soát gỗ nhập cho cả hợp đồng mà không theo từng lô sẽ rất khó khăn cho doanh nghiệp. Và băn khoăn rằng một hợp đồng vận chuyển mua bán có thời hạn trong vòng 1 năm, khoảng cách từ đơn vị bán tới đơn vị mua rất xa, và hợp đồng chia thành nhiều lần nhập, vậy hợp đồng đó sẽ được cơ quan kiểm lâm xác nhận vào ngay lô đầu của hợp đồng hay vào cuối hợp đồng? -
Về việc băn khoăn của doanh nghiệp, theo các chuyên gia thì do doanh nghiệp chưa cập nhật và chưa có đủ thông tin, vì vậy hiểu chưa đúng về việc cấp phép FLEGT. Theo thông tin cập nhật mới nhất của cam kết trong Hiệp định VPA, hiện nay việc cấp phép FLEGT dựa vào việc phân loại doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp thuộc nhóm 1 sẽ tự xác nhận vào bảng kê Lâm sản, doanh nghiệp nhóm 2 sẽ do cơ quan Kiểm lâm xác nhận bảng kê Lâm sản và kiểm tra thực tế tối thiểu 20% khối lượng của mỗi lô hàng. Vì vậy, cấp phép FLEGT sẽ phải theo từng lô hàng và EU sẽ làm rất chặt chẽ và nghiêm ngặt. Nếu cấp phép FLEGT bị chênh lệch 5% so với kiểm tra thực tế của Hải quan thì sẽ cấp phép lại giấy phép FLEGT mới cho lô hàng thay cho giấy phép FLEGT cũ đã được cấp.
2. Chi phí phát sinh khi thực hiện VPA? Chi phí hiện nay để xuất hàng đi EU, do yêu cầu trách nhiệm giải trình nên chi phí tăng thêm rất nhiều, giá sản phẩm thì ngày càng thấp đi. Doanh nghiệp đã rât khó khăn. Sau này, khi VPA đi vào thực thi thì liệu chi phí có phát 6
sinh nhiều so với hiện tại không? Liệu làm giấy phép ở Việt Nam, chi phí về thời gian, tiền bạc doanh nghiệp bỏ ra có phát sinh thêm nhiều so với chi phí làm trách nhiệm giải trình hiện tại theo quy chế gỗ EU không? -
Việc tuân thủ quy định mới của luật lao động, lao động trên 1 tháng cần có hợp đồng lao động sẽ có nhiều doanh nghiệp vướng. Đặc thù ngành gỗ, lao động thời vụ cao, chỉ tập trung mấy tháng làm trong năm, còn lại toàn bộ thời gian khác không có việc làm, lao động có việc làm khác. Nếu doanh nghiệp cần ký hợp đồng lao động thì chi phí cho doanh nghiệp và cả người lao động bỏ ra là quá lớn. Cần có giải pháp cho vấn đề này.
3. Liệu việc cấp phép có công khai minh bạch hay không? Lo ngại chính của doanh nghiệp vẫn tập trung đến: Liệu cơ quan cấp phép có kịp thời cấp phép, không gây nhũng nhiễu và đảm bảo thời gian xuất hàng của doanh nghiệp không bị chậm trễ không? Có những công hàng xuất đi nhiều nơi khác nhau, làm sao có thể cấp phép kịp thời? -
Hiện nay gỗ và sản phẩm gỗ xuất đi Châu Âu đều sử dụng gổ rừng trồng, doanh nghiệp vẫn phải khai báo các thông tin về doanh nghiệp, chứng minh xuất xứ … Nhưng thực tế những vấn đề chi tiết liên quan đến lao động quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay doanh nghiệp không bị vướng. Nhưng tới đây, khi VPA đi vào thực hiện, hệ thống phân loại doanh nghiệp, đánh giá các tiêu chí về lao động, chắc chắn nhiều doanh nghiệp sẽ rơi vào loại 2.
4. Làm thế nào để doanh nghiệp loại 2 được xem xét và nâng hạn? Nhiều câu hỏi và thảo luận tập trung vào những doanh nghiệp loại 2 trong đó có cả các doanh nghiệp mới thành lập. Sau bao lâu được xem xét và đánh giá xếp loại lại? “Ví dụ tôi thành lập 1 doanh nghiệp xuất khẩu gỗ. Tôi đăng ký vào ngày 1/1/2018 nhưng nguyên cả năm 2018 đó tôi lo thủ tục giấy tờ, lo tìm vốn chưa phát sinh việc xuất khẩu đơn hàng nào trong một năm ấy, thì tôi có được lên loại một không, hay vẫn ở loại hai. Có quy định gì về việc xuất bao nhiêu lô, tôi bán được bao nhiêu.. Khi nào, những điều kiện nào để lên được loại một”? 7
-
Định nghĩa gỗ hợp pháp tại phụ lục 2 của Hiệp định VPA đã giải đáp những băn khoăn của doanh nghiệp về việc doanh nghiệp mình có tuân thủ đúng không và doanh nghiệp thuộc nhóm nào. Đinh nghĩa gỗ hợp pháp có 7 nguyên tắc và rất nhiều tiêu chí, trong đó có những tiêu chí liên quan tới lao động, môi trường, và những tiêu chí này rất nhiều doanh nghiệp đã và đang không quan tâm, vì vậy sẽ có nhiều doanh nghiệp khi đưa vào phân loại sẽ bị xếp vào loại 2.
-
Đối với doanh nghiệp được phân loại như thế nào, trong thời gian tới (2018), sẽ có nghị định hướng dẫn cụ thể về việc phân loại, sẽ có tiêu chí, sổ tay hướng dẫn để doanh nghiệp đối chiếu và thực hiện. Đối với doanh nghiệp mới thành lập, sẽ được xếp vào doanh nghiệp loại 2, vì để tránh việc doanh nghiệp bị xuống hạng sẽ thành lập doanh nghiệp mới để tiến hành xuất khẩu. Đối với vấn đề các doanh nghiệp loại 1, nếu vi phạm về thuế (bị công bố trên hệ thống của Cục thuế), hoặc luật lao động (bị công bố trên website của Bộ lao động thương binh xã hội) … sẽ bị hạ xuống loại 2 và chờ 1 năm sau để được đánh giá lại.
5. Quản trị doanh nghiệp thay đổi thể nào để thích ứng với yêu cầu mới? Các doanh nghiệp cũng có thảo luận về quản trị doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và các hộ gia đình: cách lưu trữ giấy tờ, bằng chứng, cách quản lý phân loại nguồn gỗ trong doanh nghiệp? Các câu hỏi khác tập trung vào: phân loại doanh nghiệp chỉ dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu sang EU hay cho tất cả doanh nghiệp trong ngành gỗ? -
Hệ thống phân loại doanh nghiệp sẽ áp dụng với tất cả doanh nghiệp trong ngành gỗ chứ không chỉ doanh nghiệp xuất khẩu.
-
Phân loại doanh nghiệp để xác minh và cấp phép xuất khẩu với các thị trường nước ngoài và trong nước, vì vậy tất cả các doanh nghiệp liên quan đến chế biến và thương mại gỗ đều phải chịu tác động và tuân thủ. Tuy nhiên mức độ tác động không giống nhau, những doanh nghiệp không xuất sang Châu Âu sẽ không chịu tác động lớn như những doanh nghiệp xuất sang Châu Âu. 8
-
Doanh nghiệp gỗ xuất trong nước vẫn phải chịu ảnh hưởng của thị trường nội địa, vẫn phải xác minh thương mại gỗ, và thông tư 01 cũng đã có, tuy nhiên việc tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp chưa nghiêm túc. Lộ trình để thực hiện cấp giấy phép FLEGT cũng phải mất 5-7 năm, và đây là thời gian để doanh nghiệp chuẩn bị sẵn sàng để tuân thủ và đáp ứng các yêu cầu của VPA/FLEGT.
-
Do ý thức của doanh nghiệp Việt Nam còn thấp, vì vậy chỉ các doạnh nghiệp xuất khẩu hoặc chịu trách nhiệm phải giải trình mới tuân thủ và đáp ứng quy định của pháp luật, các doanh nghiệp sản xuất trong nước, cho thị trường nội địa hoặc sản xuất không có yêu cầu khắt khe thì không thực hiện những yêu cầu của pháp luật.
6. Cung cấp thông tin và truyền thông để giúp các bên liên quan có sự hiểu biết tốt và thống nhất về các yêu cầu của VPA: Hiện nay cách hiểu về các quy định của VPA giữa các doanh nghiệp, cơ quan chính phủ và các tổ chức xã hội vẫn còn khác nhau. Nhất là về vấn đề cấp phép như thế nào? theo từng lô hàng, cấp giấy phép giấy hay giấy phép điện tử? -
Những chi tiết về cấp phép như thế nào, phân loại doanh nghiệp …, các cơ quan Chính phủ đang xây dựng và sẽ tham vấn doanh nghiệp và các tổ chức liên quan khác trong quá trình xây dựng. VCCI đề nghị các cơ quan và doanh nghiệp tích cực tham gia để góp tiếng nói và đảm bảo quyền lời của doanh nghiệp. Cần có cơ chế để đảm bảo việc thực thi VPA hiệu quả: Cách hiện nay thiết kế thực hiện các chính sách liên quan đến FLEGT tập trung chủ yếu vào vai trò và quản lý của Chính phủ, thiếu các cơ chế chính xác rõ ràng để các cơ quan độc lập có thể tham gia giám sát hoặc xác minh cấp phép hay thực thi hệ thống VNTLAS. Theo các doanh nghiệp, cần có cơ chễ hoặc chính sách rõ ràng để các cơ quan hay tổ chức độc lập có thể tham gia (cả việc phân loại doanh nghiệp);
-
Theo VPA, các cơ quan/ tổ chức có thể tham gia phân loại doanh nghiệp (có sự cho phép của Chính Phủ), vì vậy nếu cơ quan/ tổ chức nào quan tâm thì theo dõi thêm để biết các thông tin chi tiết. 9
7. VPA ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp xuất khẩu, còn các doanh nghiệp chỉ sản xuất đồ gỗ tiêu dùng trong nước thì sao? Các doanh nghiệp không tham gia xuất khẩu vẫn còn băn khoăn, liệu các chính sách mới liên quan đến kiểm soát gỗ hợp pháp có liên quan đến họ không? -
Nhóm đối tượng bị ảnh hưởng rõ nhất là các làng nghề và các doanh nghiệp siêu nhỏ, hộ gia đình nhỏ lẻ. Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều làng nghề, Chính phủ cần có các dự án hay chương trình hỗ trợ giúp các doanh nghiệp hay hộ gia đình thích ứng với các yêu cầu mới. Những hộ gia đình hay doanh nghiệp không thể thích ứng thì giúp họ có hướng chuyển đổi để đảm bảo công ăn việc làm và sinh kế cho làng nghề.
-
Theo yêu cầu của EU, bất cứ lô hàng nào xuất sang EU cũng đều phải có giấy phép FLEGT, nếu không có giấy phép, sẽ không xuất được cho thị trường đó. Bên cạnh đó, qua một quá trình thực hiện VPA, các doanh nghiệp cũng phải tham gia vào hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp của VNTAS thì mới có thể xuất sang thị trường EU.
-
Tiêu chí để doanh nghiệp đạt loại 1 là doanh nghiệp phải đạt 12 tiêu chí, trong đó có 1 số tiêu chí rất khó thực hiện như báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy, bảng lương doanh nghiệp, công khai bảo hiểm y tế với người lao động thời hạn 1 tháng trở lên… Vì vậy, lộ trình để doanh nghiệp có thế đáp ứng với VPA/FLEGT cũng có tới 5-7 năm để chuẩn bị.
Kết quả đánh giá diễn đàn Đánh giá chung Diễn đàn đã thu hút 50 đại biểu tham dự (gồm cả ban tổ chức từ VCCI Đà Nẵng và CED). Kết thúc hội thảo, Trung tâm đã thu được 28 phiếu đánh giá (vì một số trong ban tổ chức không điền phiếu, một số tổ chức có nhiều hơn 1 người tham dự, một số không điền phiếu). Kết quả từ các đánh giá thu được cho thấycác đại biểu tham dự hài lòng với chuyên gia điều phối, các diễn giả, các nội dung thảo luận, các bài trình bày và công tác hậu cần. Cụ thể, 28 phiếu đánh giá cuối diễn đàn đưa ra 5 nội dung đánh giá (Tài liệu, bài trình bày, nội dung thảo luận, hậu cần và diễn giả/chuyên gia điều phối) và 5 mức độ đánh giá (gồm: Rất tốt, 10
Tốt, Khá, Trung bình và Kém). Tài liệu cho diễn đàn được 8 đại biểu đánh giá rất tốt, 11 đánh giá tốt, 9 đánh giá khá và 1 không đánh giá. Nội dung các bài trình bày tại diễn đàn được 6 đại biểu đánh giá rất tốt, 18 đại biểu đánh giá tốt, 4 đại biểu đánh giá khá. Nội dung thảo luận nhóm được 7 đánh giá rất tốt, 18 đánh giá tốt, 3 đánh giá khá. Công tác hậu cần cho diễn đàn thảo được 7 đánh giá rất tốt, 17 đánh giá tốt, 4 đánh giá khá. Chuyên gia điều phối/diễn giả được 6 đánh giá rất tốt, 18 đánh giá tốt và 3 đánh giá khá, 1 không đánh giá. Xem chi tiết hình 1.
Đánh giá chung về diễn đàn Chuyên gia điều phối hội thảo Hậu cần Nội dung thảo luận Bài trình bày Tài l iệu 0
2
4
6
8
Rất tốt
10 Tốt
12
14
16
18
20
Khá
Hình 1. Kết quả đánh giá chung về diễn đàn Đánh giá về nội dung các bài trình bày Phần trình bày những quy định mới của Hiệp định liên quan tới quản lý gỗ nhập khẩu, phân loại doanh nghiệp, xác minh xuất khẩu và cấp phép FLEGT mà doanh nghiệp phải tuân thủ được 8 đại biểu đánh giá rất tốt, 19 đánh giá tối và 1 đánh giá khá. Xem hình 2. Đánh giá về bài trình bày Cập nhật những quy định mới của Hiệp định Khá Tốt Rất tốt 0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
Hình 2. Kết quả đánh giá về bài trình bày Cập nhật những quy định mới của Hiệp định 11
Bài trình bày về Kiếm soát nguồn gốc gỗ nhập khẩu và xuất khẩu (những yêu cầu hiện tại và dự kiến thay đổi trong thời gian tới) được 6 đánh giá rất tốt, 15 đánh giá tốt và 6 đánh giá khá, 1 không đánh giá. Xem hình 3. Đánh giá về bài trình bày Kiểm soát nguồn gốc gỗ nhập khẩu và xuất khẩu Khá Tốt Rất tốt 0
2
4
6
8
10
12
14
16
Hình 3. Kết quả đánh giá về bài trình bày Kiểm soát nguồn gốc gỗ nhập khẩu và xuất khẩu (những yêu cầu hiện tại và dự kiến thay đổi trong thời gian tới) Bài trình bày Yêu cầu kiểm soát gỗ theo quy định hiện hành (những thuận lợi và khó khăn khi làm việc với các doanh nghiệp) được 6 đại biểu đánh giá rất tốt, 14 đánh giá tốt, 6 đánh giá khá và 1 đánh giá trung bình, 1 đại biểu không đánh giá. Xem hình 4. Đánh giá về bài trình bày Yêu cầu kiểm soát gỗ theo quy định hiện hành Trung bình Khá Tốt Rất tốt 0
2
4
6
8
10
12
14
16
Hình 4. Kết quả đánh giá về bài trình bày Yêu cầu kiểm soát gỗ theo quy định hiện hành (những thuận lợi và khó khăn khi làm việc với các doanh nghiệp) Bài trình bày Tác động tích cực, tiêu cực và giải pháp của 3 nội dung: quản lý gỗ nhập khẩu, phân loại doanh nghiệp, xác minh xuất khẩu và cấp phép FLEGT được 7 đại biểu đánh giá rất tốt, 16 đánh giá tốt, 5 đánh giá khá. Xem hình 5.
12
Đánh giá về bài trình bày Tác động tích cực, tiêu cực và giải pháp của 3 nội dung: quản lý gỗ nhập khẩu, phân loại doanh nghiệp, xác minh xuất khẩu và cấp phép FLEGT Khá
Tốt
Rất tốt 0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
Hình 5. Kết quả đánh giá về bài trình bày Tác động tích cực, tiêu cực và giải pháp của 3 nội dung: quản lý gỗ nhập khẩu, phân loại doanh nghiệp, xác minh xuất khẩu và cấp phép FLEGT Kết luận Diễn đàn đã kết thúc thành công, các nội dung thiết kế hầu hết đáp ứng được sự mong đợi và kỳ vọng từ phía những đại biểu tham dự. Diễn đàn đã thu nhận được nhiều ý kiến chia sẻ của các đại diện từ phía các cơ quan, ban ngành, hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp gỗ và các tổ chức NGO. Thứ nhất, vai trò của các hiệp hội là vô cùng quan trọng khi tham gia vào VPA. Ví dụ, khi một doanh nghiệp trong hiệp hội không khai báo đúng sự thật với kiểm lâm, bị phát hiện sẽ khiến hiệp hội bị EU đánh giá ở mức thấp. Điều này có nghĩa, hiệp hội khi phát hiện ra doanh nghiệp nào vi phạm cần phải nhắc nhở, chấn chỉnh kịp thời hoặc báo kiểm lâm trước khi bị EU phát hiện và phân loại doanh nghiệp xuống mức thấp. Thứ hai, hệ thống phân loại doanh nghiệp theo các tiêu chí sẽ được xây dựng và hoàn thiện trong thời gian tới. Hiện tại, trong hiệp định mới chỉ có các tiêu chí để xây dựng hệ thống này. Trong tương lai, các cơ quan có thẩm quyền sẽ thường xuyên liên hệ, lấy ý kiến của các doanh nghiệp để thiết lập và hoàn thiện hệ thống. Để làm được điều này đòi hỏi các doanh nghiệp và các cơ quan kiểm lâm, hải quan cần thiết có sự liên kết chặt chẽ và phối hợp hiệu quả. Thứ ba, trả lời ý kiến của các doanh nghiệp về việc đối xử với các doanh nghiệp mới thành lập: Doanh nghiệp mới thành lập sẽ được xếp vào loại 2 để tăng cường kiểm tra hồ sơ cũng như kiểm tra thực tế hoạt động để chứng minh được doanh nghiệp là tốt, minh bạch và có đủ tiêu chuẩn để đáp ứng tiêu chí doanh nghiệp loại 1. Cùng với đó, việc doanh nghiệp khi tham gia vào 13
VPA phải cải tiến, hoàn thiện cách quản lý cũng là một đòn bẩy kích thích doanh nghiệp phải ngày càng hành xử chuyên nghiệp, lành mạnh và phát triển hơn. Không chỉ tập trung vào doanh nghiệp xuất khẩu mà các doanh nghiệp chưa xuất khẩu cũng như những hộ dân sản xuất ở các làng nghề cũng phải được các cơ quan chức năng, Nhà nước quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ để thích ứng với hiệp định bởi đây cũng là một thành phần quan trọng trong toàn bộ hệ thống thương mại gỗ. Hiện tại, VPA chưa có nhiều tác động lên các doanh nghiệp nội địa hoặc các doanh nghiệp không xuất khẩu gỗ sang EU. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là trong tương lai những doanh nghiệp này không bị tác động. Với tham vọng của hiệp định, VPA sẽ ngày càng mở rộng và có tầm ảnh hưởng sâu rộng, tất cả các doanh nghiệp, không chỉ mình doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải chuẩn bị kỹ càng để đối mặt với những yêu cầu VPA. Cuối cùng, các đại biểu nhất trí rằng, việc Nhà nước đặt ra các tiêu chí để xác minh rồi chính Nhà nước lại là người kiểm tra sẽ dẫn đến tham nhũng, không minh bạch. Nhà nước cũng không thể có đủ nhân lực để đáp ứng các hoạt động thanh tra, kiểm tra này. Bởi vậy, cần thiết phải có các tổ chức đánh giá độc lập, các tổ chức xác minh độc lập được thành lập và hoạt động trong lĩnh vực này. Một số lưu ý mà doanh nghiệp phải quan tâm: Khi thực thi VPA đồng nghĩa với rất nhiều hoạt động của doanh nghiệp sẽ bị thanh tra, kiểm tra để phù hợp với hiệp định. Doanh nghiệp phải thường xuyên chú ý quản lý giấy tờ doanh nghiệp (thang bảng lương, báo cáo hoạt động hàng năm, …) và nộp lên các cơ quan có thẩm quyền đúng thời hạn và yêu cầu trong VPA để có thể được cấp phép xuất
khẩu và được ở trong thang đánh giá doanh nghiệp loại tốt, không vi phạm. Chi phí cho doanh nghiệp để thay đổi và đáp ứng VPA có thể là rất lớn. Doanh nghiệp
cần chuẩn bị sẵn tinh thần cho điều này cũng như có kế hoạch, lộ trình thay đổi hợp lý. Các doanh nghiệp có tính chất thời vụ, thường xuyên sử dụng lao động thời vụ cần chú ý những quy định về lao động trong hiệp định để không vi phạm.
Thêm vào đó, các đại biểu cũng đưa ra một số kiến nghị đối với dự án và các cơ quan liên quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện tốt các yêu cầu của VPA/FLEGT. -
Tích cực lấy ý kiến từ doanh nghiệp để nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện hệ thống phân loại doanh nghiệp và đưa vào vận hành.
14
-
Việt Nam cần phải cho phép các tổ chức xác minh độc lập được hoạt động để tránh việc Nhà nước đồng thời làm cả hai việc: đưa ra tiêu chí và kiểm tra, giám sát nhằm giảm thiểu tham nhũng.
-
Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền cần quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp không xuất khẩu, các hộ dân ở làng nghề nói chung. Đây là bộ phận quan trọng trong hệ thống thương mại gỗ nhưng còn thiếu sót rất nhiều để có thể đáp ứng được các nội dung của VPA.
15
Phụ lục: Phụ lục 1: Chương trình diễn đàn DIỄN ĐÀN TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC GIỮA DOANH NGHIỆP VỚI KIỂM LÂM VÀ HẢI QUAN NHẰM THÚC ĐẨY THƯƠNG MẠI GỖ VIỆT NAM Thời gian: 08:00 – 12:00, Thứ 4, ngày 08 tháng 12 năm 2017 Địa điểm: Khách sạn Rosaleen - 36 Chu Văn An - Phú Hội - Tp. Huế Thời gian 07:30-08:00 8:00-8:10 08:10-08:30 8:30-10:00
Nội dung
Người thực hiện
Đón tiếp đại biểu Khai mạc
Ban tổ chức VCCI Đà Nẵng
Giới thiệu chương trình, mục tiêu, thành VCCI phần Cập nhật những quy định mới của Hiệp Cục Chế biến và Phát triển thị định liên quan tới quản lý gỗ nhập khẩu, trường Nông sản phân loại doanh nghiệp, xác minh xuất khẩu và cấp phép FLEGT mà doanh nghiệp phải thực hiện. -
Trình bày của Hải Quan – Kiểm soát nguồn gốc gỗ nhập khẩu và xuất Hải quan khẩu (những yêu cầu hiện tại và dự kiến thay đổi trong thời gian tới) -
-
Trình bày của Kiểm Lâm – Yêu cầu kiểm soát gỗ theo quy định hiện Kiểm lâm hành (những thuận lợi khó khăn khi làm việc với các DN)
-
Trình bày của VCCI Đà Nẵng: Tác động tích cực, tiêu cực và giải pháp VCCI Đà Nẵng của 3 nội dung: quản lý gỗ nhập khẩu, phân loại doanh nghiệp, xác minh xuất khẩu và cấp phép FLEGT (ý kiến từ tham vấn ở Đà Nẵng
Hỏi & đáp 10:00-10:15
Giải lao 16
10:15-11:30
Thảo luận về nội dung: -
-
-
-
Vai trò của Kiểm Lâm và Hải Quan Đại diện các nhóm trong thời gian tới liên quan đến kiểm soát gỗ xuất nhập khẩu Hợp tác và phối hợp giữa Kiểm Lâm và Hải quan để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việc giải đáp các vấn đề của doanh nghiệp từ các cơ quan chính phủ có những điểm gì cần cải thiện? Ý kiến từ doanh nghiệp Những điểm doanh nghiệp cần lưu ý: Ý kiến từ các cơ quan chính phủ.
Ngoài ra có thể thảo luận thêm: -
Quản lý gỗ nhập khẩu: khó khăn, tác động và giải pháp Phân loại doanh nghiêp: khó khăn, tác động và giải pháp Xác minh xuất khẩu và cấp phép FLEGT: khó khăn, tác động và giải pháp
11:30-11:45
Điền phiếu đánh giá
Toàn thể
11:45-12:00
Tổng kết và bế mạc
VCCI Đà Nẵng
12:00-13:30
Ăn trưa
17
Phụ lục 2: Danh sách đại biểu tham dự
St
Họ và tên
Chức vụ
Tên đơn vị
1
Lê Minh
Phó Đội trưởng
Cục Hải Quan Quảng Bình
2
Nguyễn Duy Hinh
TP Quản lý bảo vệ rừng
Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Triệu Hải
3
Bùi Quang Linh
PP
Cục Kiểm lâm Quảng Trị
4
Trần Quốc Vương
Tổ trưởng
Cục Hải Quan Quảng Trị
5
Nguyễn Đức Huy
TGĐ
Vinafor Đà Nẵng
6
Trương Phi Cường
PTGĐ
Vinafor Đà Nẵng
7
Nguyễn Thanh Ngọc
GĐ
Nedcen Đà Nẵng
8
Nguyễn Diễn
PGĐ
VCCI Đà Nẵng
9
Trần Thị Châu Hà
Cán bộ
VCCI Đà Nẵng
10
Hồ Anh Tuân
Cán bộ
VCCI Đà Nẵng
11
Phan Thế Dũng
Phó CC Trưởng
Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng
12
Đặng Hường
CV
Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng
13
Nguyễn Như Ngọc
Đội trưởng
Hải Quan - Cảng Đà Nẵng
14
Đặng Công Quang
GĐ
Forexco Quảng Nam
15
Ngô Văn Vinh
CV
Forexco Quảng Nam
16
Nguyễn Hữu Chương
CV
Cục Hải Quan Quảng Nam
17
Nguyễn Đức Tiến
TPKDXNK
Công ty CP Cẩm Hà
18
Trần Kim Ngọc
Chi cục trưởng
Kiểm Lâm Quảng Ngãi
19
Nguyễn Hữu Phước
TP
Kiểm Lâm Quảng Ngãi
20
Phạm Duy Hưng
TP Xây dựng
Kiểm Lâm Quảng Ngãi
21
Nguyễn Thanh Tấn
Nhân viên
Kiểm Lâm Quảng Ngãi
18
22
Trần Lê Huy
Tổng thư ký
Hiệp hội Gỗ Bình Định
23
Lê Thị Phượng
Nhân viên
Cty TNHH Hoàng Phát
24
Đinh Văn Dũng
Nhân viên
Công Ty TNHH Phương Nguyên
25
Nguyễn Lê Mạnh Quân
Nhân viên
Cty TNHH Tân Phước
26
Bùi Thị Huyền
GV
Đại học Hồng Đức
27
Đào Tiến Dũng
Chuyên gia
28
Nguyễn Mạnh Dũng
TP Phát triển TT sản phẩm trồng trọt
Hội Mỹ nghệ và Chế biến Gỗ Tp. Hồ Chí Minh (HAWA) Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản
29
Tô Kim Liên
GĐ
Trung tâm Giáo dục và Phát triển
30
Nguyễn Tiến Thành
Cán bộ
Trung tâm Giáo dục và Phát triển
31
Phạm Nguyên Quang
PGĐ
Công ty TNHH NN MTV Lâm nghiệp Nam Hòa
32
Tran Xuan Tien
NV
33
Hoang Thi Kim Thuy
NV
34
Bùi Văn Trình
NV
Công ty mộc Mỹ nghệ Xưa và Nay
35
Đặng Văn Kiệm
TP
Cục Kiểm Lâm TT Huế
36
Trần Đoàn Thanh Thanh
GV
Trường đại học kinh tế Huế
37
Lê Phùng
NV
Công ty CP Đầu tư và Thương mại EG
38
Phan Thế Sơn
NV
Công ty TNHHNN MTV Lâm nghiệp Tiền Phong
39
Phạm Nguyên Quang
PGĐ
Công ty TNHH NN MTV Lâm nghiệp Nam Hòa
40
Tran Xuan Tien
NV
41
Hoang Thi Kim Thuy
NV
42
Phạm Cường
GV
Trường Đại học Nông Lâm Huế
43
Hoàng Thị Hảo
GV
Trường đại học Lâm nghiệp
44
Hoàng Thị Nhung
CG
Viện Lâm nghiệp
Thua Thien Hue Wood Processing Joint Stock Company Thua Thien Hue Wood Processing Joint Stock Company
Thua Thien Hue Wood Processing Joint Stock Company Thua Thien Hue Wood Processing Joint Stock Company
19
45
Nguyễn Kim Trọng
GĐ
Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng chuyển giao Khoa học và Công nghệ (CARTEN)
46
Vũ Ngọc Nam
Phó chủ tịch hội
Hội Gỗ Mỹ nghệ Đồng Kỵ
47
Cao Thị Cẩm
Tổng Thư ký
Hiệp Hội Gỗ Và Lâm Sản Việt Nam
48
Lê Thị Phương
NV
Trung tâm Môi trường và Phát triển Cộng đồng
49
Lê Văn Việt
Cán bộ
50
Đinh Văn Tài
CB
TT nghiên cứu rừng và đát ngập nước
51
Trần Đức Dũng
Chủ tịch HH
SIYB
52
Vũ Thị Hằng
Chuyên gia
Tư vấn độc lập
53
Nguyễn Ngọc Năm
Chuyên gia truyền thông
VOV
54
Nguyễn Nữ Quỳnh Giao
NV
BIFA
55
Nguyễn Hải Sơn
GD dự án
BIFA
56
Lê Văn Việt
Cán bộ dự án
Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Nông Lâm nghiệp miền núi (ADC)
57
Hà Linh Chi
Chuyên gia truyền thông
Thời báo Ngân hàng
20
Phụ lục 3: Một số hình ảnh
21