Đại Tạng KinhThử tải, cài đặt và khởi động Đại Tạng Kinh là một di sản văn hoá Phật giáo và cũng là di sản văn hoá của nhân loại. Ở đó chứa đựng một số lượng đồ sộ các văn bản Kinh, Luật, Luận và rất nhiều tài liệu về lịch sử, nghệ thuật, văn hoá, phong tục phương Đông. Ngày xưa những công việc có liên quan đến thỉnh, cung nghinh, an vị, phiên dịch Đại Tạng là những công việc khó khăn, hệ trọng đến văn hoá của triều đình và gắn liền với những nghi lễ long trọng. Đại Tạng giống như một tàng thư khổng lồ, trãi qua bao nhiêu lần biên chép, kết tập, nay đã có số lượng ít có bộ sách nào lớn hơn. Để thỉnh được Đại Tạng đã khó, việc đọc, hiểu, và thực hành tinh hoa của Đại Tạng để đem lại hạnh phúc càng khó hơn. Tuy vậy, ngày nay nhờ công đức của biết bao thế hệ tiền nhân mà việc tải về, cài đặt, khởi động bộ Đại Tạng dưới dạng sách điện tử, thư viện sách điện tử trên máy tính của mình là việc không quá khó.
1. Chuẩn bị: - Yêu cầu máy: chỉ cần máy cấu hình thấp Pentium II, 398 GHz, Ram 128 Mb, đĩa cứng 20 GB là đủ. Nếu máy chưa kết nối Internet thì cần USB 512 Mb là được. - Cài đặt phần mềm: Intrenet dowload manage, WINRAR (hoặc tương đương) (mua hoặc tải miễn phí). Việc cài đặt cũng chỉ cần kiến thức tin học cơ bản là đủ.
2. Tìm Đại Tạng trên mạng:
Vào google.com, đánh chữ: “ha tai tai lieu nghien cuu phat giao”-> tìm được bài: “Hạ tải tài liệu nghiên cứu Phật giáo”. (Ở địa chỉ: http://daitangkinhvietnam.org/nghien...ao-852008.html Bài này có chứa đường dẫn để tải Đại Tạng Kinh (nhiều dạng thức), chứa font chữ cần thiết, trong đó cũng hướng dẫn cách tải và nhiều tài nguyên khác có liên quan. Hoặc tải ở: http://daitangkinhvietnam.org/hatai/...ntudaitang.rar
3. Cài font chữ: Trong bài “Hạ tải tài liệu…” nói trên, tìm và nhắp chuột vào font “Arian unicode MS” -> tải, giải nén ta được font “Arialluni.TTF”. Copy font này và dán vào Control Panel\font.
4. Tải Đại Tạng Kinh về máy : Trong bài “Hạ tải tài liệu…”, ta nhắp chuột vào cụm từ: “Đại Chánh Tân Tu và Tục
1
Tạng Kinh”. Internet dowload manage sẽ tự động tải “chanhta ntudaitang_2.rar” (462 MB) về thư mục: My Documants\dowload\commpress\chanhta ntudaitang_2.rar. Từ đây máy đã có Đại Tạng Kinh dưới dạng nén (bằng WINRAR). Nếu là máy Dịch vụ, chép vào USB
5. Cài đặt: Copy “chanhtantudaitang_2.rar” vào ổ E:\ (chẳng hạn). -Giải nén tại chỗ, ta có thư mục “Tripitaka” (590 MB) -Nhắp chuột vào thư mục này, vào thư mục Setup.exe. -Nhắp chuột vào thư mục Setup.exe, máy sẽ xuất hiện bảng: “CB Reader 2007 Setup: Installation Folder Destination Folder :\Cbeta\” - Ở chữ “Browse” (đường dẫn) ta chọn E:\ (chẳn hạn) và đánh chữ “data” kế bên, thành E:\data. - Máy sẽ tự động xuất hiện: C:\Cbeta\data. - Máy sẽ tự động chạy, chờ khá lâu đến khi xuất hiện “Finish” (OK).
2
6. Trở ra màn hình nền: -Nhắp chuột vào biểu tượng “CB Reader 2007” - Nếu hiện dòng chữ: “Corretion of apperent erorr”, gõ OK. Như vậy, ta đã đến với Đại Tạng Kinh (gồm “Đại Chánh Tân Tu” và “Tục Tạng Kinh”.
7. Thử tìm đường vào “Đại Tạng Kinh”:
3
Từ Giao diện Đại Tạng: - Nhìn chung, bên trái chứa “Menu” (chữ Anh). - Bên phải chứa nội dung kinh văn (chữ Hán). - Mặc định: “Tripitaka catalo” (Mục lục Đại Tạng). - Nhắp chuột vào từng bộ kinh, quyển kinh, mục lục… (Bên trái) sẽ xuất hiện nội dung kinh văn tương ứng (bên phải). Ở bên phải, nội dung kinh văn chữ Hán, có thể cho phép copy- dán vào phần mềm phiên âm “Tự điển Hán Việt” để phiên âm hoặc dán vào từ điển trực tuyến “Việt Hán Nôm”, chọn chức năng hỗ trợ phiên âm để phiên âm) (Xin xem bài: “Dịch thô văn bản Hán Việt ở Diễn Đàn hoalinhthoai.com http://hoalinhthoai.com/forum/showthread.php?t=382 ). - Trên Menu: tìm văn bản kinh điển: Text search” -> “Go to” -> “by volum” (tập)/ “by Sutra” (kinh) Taisho (Bộ Đại Chánh..) Xuzong (Bộ Tục Tạng…) Ví dụ đánh số 1 vào Sutra (Taisho), ta được bộ kinh: 長阿含經序 (Trường A hàm kinh tự) Đánh số 1 vào Sutra (Xuzong) ta được bộ:圓覺經佚文 (Viên giác kinh dật văn ) (nhưng ở Suta , tìm Tục Tạng kinh (Xuzong) theo số thứ tự thì không phải các số đều có thể cho kết quả). (Ta có thể tải “Mục lục Đại Tạng Kinh” từ mạng để tham khảo. Ta vào: "Mục lục Hán Tạng" tại địa chỉ: http://www.daitangvietnam.com/taisho_index.htm Từ đây toàn bộ tựa các bộ kinh xuất hiện (có cả chữ Hán và phiên âm Hán Việt và được xếp theo bộ). Chọn vào copy tựa kinh cần (chữ Hán) tìm dán vào chỗ “tìm kiếm” (ô trống phía trênbên phải giao diện)trong Đại Tạng để tìm. Tựa tinh tìm được sẽ xuất hiện ở phía dướibên phải giao diện. Nhắp chuột vào tựa ở vị trí này thì nguyên tác sẽ xuất hiện bên phải giao diện) -Nếu tìm kinh trong "Tục Tạng Kinh" ta làm theo các bước: Bước 1. Khởi động Đại Tang đã cài đặt. Nhắp chuột vào phím “Find” trong giao diện Đại Tạng. Bước 2.. Từ đây, nhắp chuột vào dấu tam giác nhỏ giữa “All” và “Find” sẽ ra cửa sổ . Bước 3. Từ cửa sổ này, Khi chọn Xuzang (“Tục Tạng Kinh”), mặc định “All” (phía
4
dưới), nhắp chuột trái vào phím “Find” kế Bên, 88 tập “Tục Tạng Kinh” sẽ xuất hiện phía dưới. Nhắp chuột vào từng tập phía dưới, các nội dung tương ứng sẽ xuất hiện Bên phải. Bước 4. Ví dụ chọn văn Bản đầu tiên X 01, ta có nguyên văn tương ứng, phía trên là tựa kinh: 圓覺經佚文 (Viên Giác kinh dật văn/vấn) Ta có thể vào Mục lục "Tục Tạng kin" sơ thảo tại: http://www.hoalinhthoai.com/forum/showthread.php?t=798 Từ Mục lục, ta có thể copy tựa kinh-sách shu74 Hán dán vào ô trống phía trên - bên phải giao diện Đại Tạng để tìm nguyên tác.
-Nếu tìm kinh trong Đại Chánh Tân tu ta cũng làm tương tự (nhưng không chọn Xuzong mà chọn Taisho -Bộ Đại Chánh..) - Ở Menu, nhắp chuột vào External, ta sẽ được “Đinh Phúc Bảo đại tự điển, “Nam Sơn luật học từ điển” có sẵn”, còn lại các tự điển và liên kết ngoài khác tuy c ó ghi sẵn nhưng phải kết nối Internet. Như vậy là ta có thể sở hữu Đại Tạng Kinh và những thao tác cơ bản thử khởi động Đại Tạng. Mọi thứ còn lại tuỳ vào trình độ ngoại ngữ, ý chí, sự nhiệt tình và sự hỗ trợ của yếu tố niềm tin, c ái t âm mỗi người. Hơn nữa việc khám phá Đại Tạng cũng cần sự tụng đọc kinh điển thông minh. Các bộ như “Phật học phổ thông”, “Trái tim của Bụt”… là những cách tiếp cận và xuyên qua Đại Tạng một cách vô cùng thông minh, vừa thấy rừng và cũng vừa thấy cây. Nếu gặp khó khăn về ngôn ngữ, ta có thể vào google.com tìm "Đại Tạng Việt Nam" (đang xây dựng) hoặc vào "thư viện kinh điển" của các trang liên kết của hoalinhthoai.com (ta có thể vào các trang liên kết của hoalinhthoai.com như thuvienhoasen.org (http://thuvienhoasen.org/index-kinhsach-e-book.htm), quangduc.com (http://quangduc.com/tusachphathoc.html... ) để tìm kinh điển đã dịch sang tiếng Việt (gồm Hán Tạng và Pàli Tạng) *Cách 2:: Đại tạng Kinh cũng có thể được tải từ trang gốc: http://www.cbeta.org/ (nhắp chuột vào chữ 下載 (hạ tải) (dòng thứ 3 cột bên trái của trang) tức là ta ở trang: http://www.cbeta.org/download/cbreader.htm).Từ đây, nhìn xuống dưới ta có các dạng CBReader, nhắp chuột tải về máy và cài đặt như trên. Nếu dùng Word 2003 thì font Arial unicode MS có sẵn. Tải font Pali (Sidam) và font Sanskrit (Grandhari Unicode): nhìn xuống phía dưới - bên phải trang, tải và cài vào máy. Các dạng Tự điển, sách... phía dưới - bên phải trang. Ghi chú: "Đại Chánh Tân tu": Dưới triều Ðại Chánh (1912 - 1926) ở Nhật Bản, hai bác sĩ Nhật là ông Cao Nẫm Thuận Thứ Lang và Ðộ Biên Hải Húc đã phát đại nguyện xuất bản Ðại Tạng kinh bằng cách gom góp, sưu tầm, tra cứu, đối chiếu, tổ chức, có hệ thống tất cả bản kinh đã có được thành một Ðại Tạng kinh hoàn bị gồm 2.920 bộ cộng thành một Ðại Tạng kinh 11.970 quyển, đóng thành 85 tập dày, đặt tên là Ðại Chánh Tân Tu Ðại Tạng
5
kinh, ấn bản đầu tiên vào năm 1921 Tây lịch, dưới triều Ðại Chánh Nhật Bản. Trong số 85 tập này, từ tập 1 đến tập 55 gồm kinh, luật, luận, sớ chú, sử truyện. Từ tập thứ 56 đến 85 gồm Tục Kinh Sớ, Tục Luật Sớ, Tục Luận Sớ...Trong số 2.920 bộ (11.970 quyển) này chia làm hai loại: Loại A là những kinh dịch từ Phạn văn. Loại này gồm có 1.692 bộ tổng cọng 6.256 quyển mà trong đó 2/3 là các kinh luật chính, còn 1/3 là những kinh có kèm lời chú giải và các sáng tác phẩm của các vị cao tăng Ấn Ðộ. Loại B là những bản kinh có kèm chú giải và những sáng tác phẩm của các nhà Phật học Trung Hoa và Nhật Bản. Loại B này gồm có 1.228 bộ chia thành 5.714 quyển. Đến nay, hội CBETA đã hoàn thành một Đại Tạng điện tử gồm có 56 tập/100 tập Đại Chánh (Tập 1-55 và 85 của Đại Chánh Đại Tạng) (còn thiếu) và 88 Tập Tục Tạng (Tập 1-88) (Bản chúng ta đang sử dụng là bản này). "Càn Long đại tạng kinh" (bản điện tử đã hoàn tất), có thể tải (dạng pdf) tại: http://e-asia.uoregon.edu/buddhism/qianlong.htm hoặc: http://e-asia.uoregon.edu/buddhism/kami.htm#16 Các Bộ: Càn Long Đại Tạng Kinh (乾 隆 大 藏 經) Vạn Tân Toản Tục Tạng Kinh (卍 新 纂 續 藏 經) Vĩnh Lạc Bắc Tạng (永 樂 北 藏) Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (大 正 新 脩 大 藏 經) Có thể tải tại địa chỉ: (http://dharmasound.net/?type=files&p...nese_Tripitaka) (dang: PDF) Ngoài ra có thể tải "Đại Tạng Kinh" (Pali) tại địa chỉ: http://www.metta.lk/tipitaka/ (font và hướng dẫn -giải nén tại đĩa chỉ này) "Đại Tạng Kinh" (Sanskrit) tại: http://www.uwest.edu/UWest/sanskritweb/index.html Đơn giản nhất, bạn có thể tìm được nguyên tác đồng thời với bản phiên âm của toàn bộ kinh điển trong "Đại Chánh tân tu" tại: http://www.daitangvietnam.com/phienamdaitang.htm Xin tham khao them: http://www.hoalinhthoai.com/forum/showthread.php?t=292 http://www.hoalinhthoai.com/forum/showthread.php?t=288 #2 04-11-2010, 03:53 PM
6
Ðề: Đại Tạng Kinh- Thử tải, cài đặt, khởi động
Đại Tạng kinh phiên bản mới (3/2009) Quý Thầy và các bạn có thể tải bộ Đại Tạng phiên bản mới nhất để cài đặt tại: http://www.cbeta.org/download/cbreader/cbreader38.7z Ngoài những tính năng cũ (Đại Chánh tân tu (Taisho), Tục Tạng kinh (Vạn tự) (Xuzang), Từ điển...), phiên bản mới còn bổ sung thêm: Gia Hưng tạng tuyển tập (Jiaxing) Tư liệu chánh sử Phật giáo... #3 03-06-2011, 12:14 PM
Ðề: Đại Tạng Kinh điện tử phiên bản mới
Đại Tạng kinh phiên bản mới nhất đã hoàn thành (4/2011), vô cùng phong phú! Bên cạnh “Đại Chánh tân tu” và “Tục Tạng kinh” (Tạng Chữ Vạn), còn có nhiều phiên bản khác nữa. Ví dụ các phiên bản Đại tạng: Gia Hưng, Kim, Càn Long, Cao Ly, Vĩnh lạc…. Xin vui lòng vào: http://www.cbeta.org/download/cbreader.htm Chọn: CBReader V3.10 閱藏系統壓縮檔 Ta được file CBReader310.7z dạng nén (548Mb). Dùng WinRar giải nén vào thư mục gốc của C:/ là được. Kích hoạt vào Cbreder.exe là xong (không cần cài đặt. (Có thể thiết lập shortcut ngoài màn hình).
7