CLB VIẾT KHOA BÁO NN&VH HÀN QUỐC
BÁO ƯỚC MƠ XANH SỐ 1 3/2020
Báo Ước Mơ Xanh 푸른 꿈 TỔNG BIÊN TẬP TS. Trần Thị Bích Phượng PHÓ TỔNG BIÊN TẬP TS. Hoàng Thị Yến
Số 1 (T3/2020)
MỤC LỤC ĐIỂM TIN THỜI SỰ
Chính phủ Hàn Quốc ra quy định xoá bỏ trường III tư thục, trường chuyên.............6 Toà án Hàn Quốc bác bỏ đơn kiện của nữ nhân viên Channel Yêu cầu trang điểm đi làm - Phép lịch sự hay bất bình đẳng giới...............................9 Doanh nghiệp Hàn Quốc bị cấm dán nhãn thực phẩm tuỳ tiện Chính phủ nỗ lực bảo vệ người tiêu dùng........................................................................12 Lý giải việc cựu Bộ trưởng Tư pháptrưởng Cho Kuk im lặng trong suốt 8 tiếng thẩm vấn: Góc nhìn chuyên sâu..............................................................................14
THƠ - VĂN
BIÊN TẬP Cô Nguyễn Thị Thanh Hoa Cô Lê Thị Phượng Cô Trần Mai Loan THIẾT KẾ Vũ Kiều Loan 18K2 Ngô Mai Hoa 18K6 Phạm Mỹ Duyên 19K7 Trần Đại Nghĩa 19K1
Tảng đá giữa đường và phần thưởng cho người vượt qua trở ngại............................17 Cô giáo cũ..............................................................................................................................18 봄비..........................................................................................................................................21 Chàng tiều phu và tiên nữ...................................................................................................22 Tuổi 25....................................................................................................................................24 Đi học......................................................................................................................................25 Bài học đầu tiên....................................................................................................................26
VĂN HÓA
Bát canh “cộng tuổi”.............................................................................................................27 Ngày Nhà giáo ở Việt Nam và Hàn Quốc.........................................................................30 Sự khác biệt trong lễ Giáng sinh ở Việt Nam và Hàn Quốc..........................................33 Quy tắc ứng xử trên bàn ăn của người Hàn Quốc..........................................................36
THƯ GIÃN - GIẢI TRÍ
Bài hát 나의 시춘기에게 (To my youth) - Bobbalgan4.....................................................39 Lắng đọng đêm giáng sinh với bài hát “Miracles in December” EXO.........................40 Giới thiệu bài hát Give Love - AKMU.................................................................................41 Đố vui......................................................................................................................................42 Truyện cười............................................................................................................................44 Khám phá MT - những chuyến đi đậm chất Hàn Quốc................................................46
HỌC TẬP
Những từ dễ nhầm lẫn trong tiếng Hàn...........................................................................48 Các biểu hiện ngữ pháp nguyên nhân-kết quả trong tiếng Hàn..................................50 Phương pháp viết cảm nhận văn học...............................................................................53
NHÂN VẬT
Huấn luyện viên Park Hang Seo - người có công đưa bóng đá Việt Nam lên một tầm cao mới...........................................................................................................56 Đại vương Sejong.................................................................................................................60 Chung Yu Jung - Người sáng lập toàn đoàn Hyundai...................................................64 Tướng quân Yi Sun Shin......................................................................................................68
DU HỌC VÀ TRẢI NGHIỆM CLB VIẾT - BÁO (푸른 꿈 동아리) Kênh truyền thông: Báo 푸른 꿈 + fanpage: clbvietbao.ulis Email CLB: clbvietbao.ulis@gmail.com Slogan: 지혜로 향하는 꿈 Ước mơ vươn tới tri thức; Logo: Hình con cú mèo
Trải nghiệm du học trao đổi đổi Đại học Chungang - Seoul Campus........................70 Trải nghiệm du học trao đổi trường Đại học Dongguk - GyeongJu Campus............73 Cuộc sống du học tại Hanyang - Seoul............................................................................76 Học bổng trao đổi.................................................................................................................78
ĐIỂM SÁCH
Kim Ji YoYoung sinh năm 1982 Bức tranh chân thực về cuộc sống của đa số phụ nữ Hàn Quốc đương đại............80 Tuyển tập Văn học cổ điển Hàn Quốc..............................................................................82 Cô gà mái xổng chuồng......................................................................................................84 Hãy chăm sóc mẹ................................................................................................................88 Lời chia tay đẹp nhất thế gian............................................................................................92 Yêu thương bằng con tim không phải bằng lí trí.............................................................95
THẾ GIỚI ĐÓ ĐÂY
Sự nghiệp kinh doanh ốc sên ăn được của Taylor Knapp, những lợi ích to lớn ốc sên mang lại và Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) không chấp thuận việc xuất khẩu ốc sên ăn được...........................................................................................................98 Calligraphy - Sự ưu ái đặc biệt dành cho cái đẹp trong từng nét chữ........................100
1
2019년한국어 및 한국문화 학부
680 150
8 Thành lập Trung tâm Sự gia tăng nghiên cứu Hàn Quốc số lớp tiếng học, lần đầu tiên triển khai Hàn CLC lên 8 dự án AKS CORE tại Việt lớp mỗi mùa Nam và mở mới Bộ môn tuyển sinh. Dịch và bộ môn Phương 특 수교육과정 pháp giảng dạy trực thuộc 정규 8반 모집 Khoa.
KHOA NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ HÀN QUỐC
Tổng số sinh Tổng số sinh viên chính qui viên NN2 đang học 제 2외국어
Hội thảo quốc tế AKS CORE 2019
재학생수
재학생 수
한국학 연구 센터 설립, 베트남 최초의 AKS CORE 프로그램 설립, 통.번역 부문과 교수법 부문 개설
1000
650 211 Khoa Ngôn ngữ và Văn Tổng số học viên Tổng số sinh Tổng số sinh hóa Hàn Quốc đã thành đang theo học tại viên Bằng kép viên tốt nghiệp lập 5 bộ môn và 2 trung TT Sejong Hà Nội 2 복수전공 학생수 졸업생수 tâm thực thuộc 소속 5 부문과 2 센터
1994 Bộ môn Tiếng Hàn 한국 언어 부문
하노이2 세종학당 재학생수
Trung tâm Sejong Hà Nội 2
Bộ môn Hàn Quốc học
하노이 2 세종학당
한국학 부문
2011
2016
2012 Bộ môn Ngôn ngữ Hàn Quốc 한국 언어학 부문
2019
Bộ môn Bộ môn Phương pháp giảng dạy Dịch 교수법 부문 통-번역 부문
2
TS. Trần Thị Hường TRƯỞNG KHOA 학부장님
Hoạt động ngoại khóa 방과후 활동
TS. Lã Thị Thanh Mai PHÓ TRƯỞNG KHOA 부 학부장님
ThS. Nguyễn Thùy Dương PHÓ TRƯỞNG KHOA 부 학부장님
BAN CHỦ NHIỆM KHOA
괸리위원회
Ngày hội Hangeulnal năm 2019, Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc đã có một mùa thu đại thắng khi xuất sắc giành 3 giải nhất tại 3 nội dung: Quiz show, tài năng văn nghệ và trang trí trại. 2019년 한글날 축제에는 큐즈쇼1등, 자기자랑1등, 캠프 장식 1등
Từ năm 2018, phối hợp với các đối tác nước ngoài để tổ chức các chương trình trải nghiệm văn hóa và đào tạo tiếng Hàn ngắn hạn cho các sinh viên hệ CLC 2018년 ~ 현재: 특수교육과정 정규 대학생을 위한 체험 프로그램
3
Hoạt động nghiên cứu khoa học 학술연구 활동
Từ năm 2006 ~ nay: Khoa đã có 2 đề tài NCKH cấp ĐHQGHN, 10 đề tài NCKH cấp trường ĐHNN 2006 년 ~ 현재: 국립외대급 연구과제 논문 10 편; 하노이국립대학교 발표 논문 2 편
Từ năm 2019 đến nay: Khoa đã tổ chức thành công 5 HTQT xoay quanh các chủ đề về giảng dạy và nghiên cứu ngôn ngữ, văn hóa Hàn Quốc vào các năm 2009, 2012, 2015, 2017, 2019 2009년 ~ 현재: 5가지의 국제 학술 대회 개최
Tính đến năm 2019: Đội ngũ giáo viên trong Khoa đã xuất bản được khoảng 20 cuốn sách chuyên khảo và giáo trình phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu 2019년까지 20권의 교재와 도서 출간
Tính đến nay, Khoa có 40 giáo viên, trong đó có 9 Tiến sĩ, 2 NCS, 11 Thạc sĩ, 18 giáo viên đang là học viên cao học 현재까지 박사: 9명; 약50% 의 석박사 과정 학위 수유 강가진 보유 4
Ðào tạo và hợp tác quốc tế 교육 및 국제합력
Từ năm 2008 đến nay, Khoa đã tổ chức nhiều buổi BDCM do chuyên gia nước ngoài thuyết giảng đến từ nhiều trường Đại học danh tiếng như ĐHQG Seoul, Yonsei, Chungang, Inha… 2008년~ 현재: 서울대, 연세대, 중앙대, 인하대, 이화여대, 배재대, 경희대 등 교수들의 언어학, 한국학 특강 개최 Từ 9/2014 đến nay: là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam triển khai chương trình dạy Tiếng Hàn cho nhân viên ưu tú của công ty Sam Sung 2014년 9월부터 현재까지: 국내 최초로 삼성의 우수한 직원을 위한 한국어 강좌 Khoa đã và đang đón nhận nhiều chương trình học bổng danh giá cho sinh viên như học bổng SAMSUNG, KEB, POSCO, PONY CHUNG, LOTTE… 한국기업체인 삼성, 롯데, KEB, 포스코 등 수 많은 재학생들이 장학금 수혜 Tổ chức nhiều khoá học tiếng Hàn ngắn hạn cho sinh viên tại những trường Đại học nổi tiếng tại Hàn Quốc như: Chungang, Kookmin, Seoul, Hanyang… 중앙대학교, 서울대학교, 건국대학교, 국민대학교, 동국대학교, 한양대학교 등의 교환학생 프로그램 및 단기 한국어 교육 과정 진행 Kí MOU với nhiều đối tác uy tín như ĐH Baesok, ĐH Kookmin, ĐH Kwangun, ĐH Seoul... 배석대학교, 국민대학교, 광운대학교, 서울대학교, 목원대학교 등과 같은 여러 한국 파트너와 MOU 체결
KIẾN LỬA
5
CHÍNH PHỦ HÀN QUỐC RA QUY ĐỊNH
XOÁ BỎ TRƯỜNG CẤP III TƯ THỤC, TRƯỜNG CHUYÊN Hạn đến 2025
한국 정부 “자사고•외국어고•국제고 2025년 일괄 폐지, 일반고로 전환” ĐỖ HỒNG HẠNH (Tổng hợp và dịch) Trong hệ thống giáo dục Hàn Quốc, trường cấp 3 tuy không phải giáo dục bắt buộc (의무교육) nhưng lại là lựa chọn của 91,3% học sinh vào năm 2019 sau khi hoàn thành chương trình cấp 2. Theo quy định của Bộ Giáo dục Hàn Quốc, trường cấp 3 có 3 loại hình chính: Trường thông thường (일반 고등학교) Trường tự quản (자율 고등학교): Bao gồm trường tự quản tư nhân nằm trong diện sẽ bị xóa bỏ và thay thế. Trường chuyên biệt (특수목적고등학교, gọi tắt là 특목고): Bao gồm trường quốc tế, trường chuyên ngữ là đối tượng sẽ bị xóa bỏ và thay thế thành trường cấp 3 thường. Sau vụ án cựu Bộ trưởng Tư pháp Cho Guk Bộ trưởng Bộ Giáo dục Hàn Quốc Yu Eun Hye phát biểu ngày 7/11 về quyết định bãi bỏ trường cấp 3 tư thục, cấp 3 chuyên ngữ. dựa vào thanh thế gia đình để ngụy tạo hồ sơ, (Nguồn: Hangyeore)` đưa con gái vào học tại trường Đại học Korea danh tiếng dù không đủ năng lực, xã hội Hàn Quốc trở nên phẫn nộ và sôi sục về tính công bằng trong giáo dục phổ thông. Các cuộc biểu tình lớn đã diễn ra tại quảng trường Gwanghwamun nhằm yêu cầu chính phủ cải tổ ngành Tư pháp và tăng cường sự minh bạch trong giáo dục nước nhà. 6
Trước tình hình đó, vào ngày 7/11 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Hàn Quốc Yu Eun Hye có bài phát biểu tại Tổ hợp chính phủ trung ương về quyết định xóa bỏ các trường cấp 3 tự quản tư nhân, trường quốc tế và trường chuyên ngữ trên toàn quốc, biến các trường này thành trường cấp 3 thông thường. Cho đến năm 2025, tất cả các trường phải hoàn thành chỉ thị này của chính phủ. Quyết định này đã lôi kéo sự quan tâm mạnh mẽ của dư luận Hàn Quốc với các phe ủng hộ và phản đối mâu thuẫn gay gắt Phe ủng hộ cho rằng chính sách này sẽ xóa bỏ sự thứ bậc hóa trong hệ thống trường THPT, từ đó tăng cường tính công bằng trong tuyển sinh đại học. Trái lại, phe phản đối cho rằng chính phủ đang làm ngơ tầm quan trọng của giáo dục tinh hoa, làm xói mòn năng lực nhân tài khi dồn tất cả học sinh với trình độ khác nhau cùng học chung một chương trình đào tạo. Bên cạnh đó, chính phủ cũng cam kết sẽ sửa đổi luật Giáo dục phổ thông, cho phép áp dụng chính sách tín chỉ vào chương trình THPT như đang thực hiện tại các trường đại học. Một tổ chức dân sự biểu tình ngày 8/11 phản đối kế hoạch bãi bỏ trường cấp 3 tư thục và cấp 3 chuyên ngữ của chính phủ. (Nguồn: Donga Ilbo)
7
Trước đó, vào ngày 5/11, Bộ Giáo dục Hàn Quốc cũng đã công bố kết quả điều tra thực trạng tuyển sinh tại các trường đại học lớn (bao gồm Đại học Quốc gia Seoul, Đại học Yonsei, Đại học Kyunghee,…) cho thấy có sự phân biệt thí sinh dựa trên xuất thân trường cấp 3, trong đó học sinh từ trường chuyên, trường nhân tài sẽ được ưu tiên hơn phần nào so với học sinh từ trường thường. Sự thật này là cơ sở để chính phủ đưa ra quyết định gây tranh cãi nói trên. Trên thực tế, chính sách chuẩn hóa giáo dục THPT với mục đích tạo môi trường học tập đồng đều cho học sinh toàn quốc đã được Hàn Quốc thực hiện từ năm 1974. Dưới ảnh hưởng của chính sách này, hàng loạt trường cấp 3 danh giá theo vùng miền đã biến mất, thay vào đó là sự lên ngôi của giáo dục tinh hoa (elite education) mà bằng chứng là các trường chuyên ngữ, trường tư thục nổi tiếng tại Seoul. Năm nay, với chính sách bãi bỏ các trường ngoài hệ thống công, chính phủ Hàn Quốc hướng tới tham vọng chuẩn hóa hoàn toàn giáo dục trên cả nước.
Số lượng trường THPT theo từng loại hình tại Hàn Quốc. (Nguồn: Yonhap News)
Dự kiến, các trường cấp 3 chuyên ngữ sau khi bị chuyển đổi sang mô hình trường thường vẫn được giữ nguyên tên gọi cũ. Tuy nhiên, trường sẽ bị tước quyền tuyển chọn học sinh theo bài thi riêng và phải nhận học sinh được nhà nước phân bố ngẫu nhiên theo khu vực sinh sống. Thêm vào đó, trường chuyên cũng sẽ không được thu thêm 1 triệu won học phí mỗi tháng như hiện tại mà buộc phải thực hiện chính sách giáo dục miễn phí như các trường công lập khác. Bù lại, ban lãnh đạo trường được phép tổ chức chương trình học đặc biệt cho môn ngoại ngữ. Khi được hỏi về bối cảnh đưa tới quyết định trên, đại diện Bộ Giáo dục cho biết theo kết quả điều tra về chi phí học thêm ngoài giờ được thực hiện năm 2018, phụ huynh học sinh trường quốc tế và trường chuyên ngữ chi nhiều hơn gấp 1.7 lần so với trường thường để con em mình được học thêm tại cơ sở tốt hơn. Điều này làm dấy lên mối quan ngại về sự lấn át của giáo dục ngoài giờ so với giáo dục chính quy và nguy cơ bất bình đẳng cơ hội giữa các học sinh dựa theo thu nhập của cha mẹ. 8
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng chính sách xóa bỏ hệ thống trường tư của chính phủ là quá đột ngột. Nhất là sau cuộc bầu cử Tổng thống năm 2022, nếu chính phủ mới lên nắm quyền thì rất có thể chính sách này sẽ tan thành mây khói. Đáp lại ý kiến này, chính phủ cho rằng: “Theo điều tra dư luận hiện tại thì tỷ lệ ủng hộ chính sách này đã vượt quá 50%, do đó khả năng chính sách bị loại bỏ là rất khó. Nhất là trong bối cảnh hiện tại, giới trẻ Hàn Quốc đang cực kỳ nhạy cảm về phân biệt đối xử và bất bình đẳng xã hội.” Trong 5 năm từ giờ đến 2025, chính phủ Hàn Quốc dự tính sẽ chi khoảng 2,2 nghìn tỷ won để tăng cường năng lực cạnh tranh của hệ thống trường cấp 3 thông thường, làm tiền đề cho việc bãi bỏ hệ thống trường tư, trường chuyên ngữ.
자율 사립 고등학교 (자사고): Trường tự quản tư thục 특수목적고등학교 (특목고): Trường chuyên biệt 일반고 역량강화: Tăng cường năng lực cho trường cấp 3 thông thường 평준화: Chuẩn hóa 학점제: Chế độ tín chỉ 교육부 장관: Bộ trưởng Bộ Giáo dục 정부서울청사: Tổ hợp chính phủ trung ương (nằm ở Jongno-gu, Seoul) 고교서열화: Thứ bậc hóa trường THPT 일괄적/일제히 전환하다: Chuyển đổi toàn bộ 폐지하다: Bãi bỏ 엘리트 교육: Giáo dục tinh hoa 무상 교육: Giáo dục miễn phí 시행령 개정: Sửa đổi nghị định 차기 정부: Chính phủ kế nhiệm
Tôi nhìn màn hình máy tính nhiều, mắt khô nên lấy kính đeo. Thấy vậy sếp liền bảo: “Chị nghĩ em nên bỏ kính ra thì hơn”.
Trong công ty tôi, tuyệt đối không được mặc váy mà không đi tất.
Ngồi làm cả ngày ở công ty với bộ đồng phục bó sát làm tôi lúc nào cũng phải chuẩn bị thuốc tiêu hóa.
Son môi của tôi chỉ phai chút thôi mà đồng nghiệp đã thắc mắc: “Cậu mệt lắm à? Đêm qua không ngủ được sao?”
Đó là những lời tâm sự của các nhân viên nữ đến từ nhiều công ty khác nhau tại Hàn Quốc. Họ đều có chung một đặc điểm: Phải chạy theo guồng quay của một thứ gọi là “lao động quản lý ngoại hình” (꾸밈 노동). “꾸밈 노동” (tạm dịch: “lao động quản lý ngoại hình”) dùng để chỉ việc tuân theo những quy tắc trang điểm, ăn mặc mà xã hội áp đặt lên phái nữ. Những quy tắc này rất khắt khe, đòi hỏi phụ nữ phải đầu tư mỹ phẩm, quần áo và dành nhiều thời gian gấp đôi nam giới để chải chuốt vẻ ngoài trước khi ra đường. Điều này khiến cho việc làm đẹp tưởng chừng như chỉ mang lại lợi ích cá nhân giờ đây lại nặng nề đến mức được người ta nâng lên thành một loại “lao động”.
Ngày 7/11 vừa qua, việc Tòa án Hàn Quốc bác bỏ đơn kiện tập thể của 334 nhân viên thuộc Công đoàn công ty Chanel đã gây ra nhiều tranh cãi. 334 nhân viên này đâm đơn kiện Ban lãnh đạo với nội dung: Yêu cầu trả lương làm thêm giờ cho các nhân viên nữ khi họ phải đến công sở trước giờ làm 30~40 phút chỉ để trang điểm và chuẩn bị trang phục theo quy định. Họ cho rằng, “lao động quản lý ngoại hình” cũng là một loại lao động giúp nâng cao hình ảnh và doanh số bán hàng của công ty nên cũng phải được đối xử xứng đáng như những công việc khác. Theo Luật lao động tiêu chuẩn, giờ làm việc được quy định từ 9h30 sáng ~ 6h30 chiều. Tuy nhiên, các nhân viên nữ của Chanel thường phải có mặt ở chỗ làm muộn nhất là 9h sáng, bởi lẽ phía công ty quy định mọi thao tác make up lẫn trang phục đều phải hoàn thành trước giờ làm việc. Như vậy, nếu ngày nào cũng đến sớm 30 phút thì sau 3 năm, mỗi người có quyền được nhận thêm 5 triệu won tiền thù lao. Phía công đoàn cũng cung cấp tài liệu nội bộ được phát hành mỗi tháng của Chanel mang tên “Grooming Guide” (Hướng dẫn làm đẹp) quy định chi tiết kiểu trang điểm, kiểu tóc, kiểu kính áp tròng dành cho nhân viên, trong đó yêu cầu tất cả nhân viên công ty phải thực hiện nghiêm túc. 9
Bất bình trước thực trạng hằng ngày phải đi làm 30 phút không lương, vào tháng 4/2018, một số nhân viên Chanel đã mặc thường phục và biểu tình đòi trả lương làm thêm giờ ngay tại khu vực cửa hàng. Trước quyết định xử thua 334 nhân viên Chanel của Tòa án, dư luận Hàn Quốc đã có sự tranh cãi quyết liệt. Phe ủng hộ cho rằng: Người lao động đã nhận lương thì phải có trách nhiệm làm tất cả những thứ phục vụ cho công việc mà không được phép đòi hỏi, và nam giới cũng phải âu phục, cà vạt chỉnh tề chứ không riêng gì nữ giới. Phe phản đối cho rằng: Tuy rằng nam giới cũng phải để ý trang phục nhưng không cần tuân thủ các quy tắc nghiêm ngặt về trang điểm, kiểu tóc như nữ giới, cũng không bị phán xét ngoại hình nhiều như phụ nữ. Điều này là bất công và cần phải được thay đổi.
Tuy nhiên, tư tưởng tôn sùng ngoại hình thái quá không phải là vấn đề mới tại Hàn Quốc. Vào tháng 11/2018, vụ việc một nhân viên nữ tại cửa hàng đồ uống Yogerpresso chi nhánh Cheonan bị đuổi việc sau 5 phút chỉ vì cắt tóc ngắn và không trang điểm cũng đã thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận nước này. Có nhiều chỉ trích cho rằng xã hội Hàn Quốc còn tồn tại khuynh hướng gia trưởng khi áp đặt định kiến khắt khe về ngoại hình với người khác, khiến họ thiếu tự tin và không phát huy được hết năng lực của mình.
Năm ngoái, theo công bố khảo sát của Hội Liên kết phụ nữ Hàn Quốc (Womenlink) về các tiền lệ bất bình đẳng giới thì trong tất cả các lĩnh vực công việc, “quy chuẩn phục trang” được chọn là dấu hiệu đầu tiên của phân biệt giới tính. Kim Hee Young, người phụ trách điều tra chia sẻ: “Ở Hàn Quốc, phụ nữ nếu không trang điểm sẽ bị coi là thiếu lịch sự và thiếu chuyên nghiệp. Mặc dù người Hàn đã dày công tạo dựng được nền chính trị dân chủ tự do nhưng trong cuộc sống thường ngày, họ còn giữ cho mình quá nhiều định kiến.” Các sự kiện liên quan tới đấu tranh cho bình đẳng giới tại Hàn Quốc dự kiến còn kéo dài và sẽ liên tục được cập nhật. 10
1. 명품 업체: Doanh nghiệp kinh doanh hàng hiệu 2. 청구 소송을 제기하다: Khởi kiện 3. 청구를 기각하다: Bác đơn kiện 4. 노동조합: Công đoàn 5. 조기 출근: Đi làm sớm 6. 수당 지급: Chi trả phụ cấp 7. 회사 이미지 제고: Nâng cao hình ảnh công ty 8. 꾸밈비: Phí làm đẹp 9. 미(美)의 잣대: Quy chuẩn cái đẹp 10. 성차별: Phân biệt giới tính 11. 고정관념: Quan niệm cố hữu,
ĐỖ HỒNG HẠNH (Tổng hợp và dịch)
định kiến
11
Từ tháng 11/2019 trở đi, các doanh nghiệp thực phẩm Hàn Quốc sẽ bị ràng buộc bởi một loạt các quy chế về nội dung quảng cáo và nhãn mác hàng hóa. Điều này được quy định dựa trên “Quy chuẩn về nội dung nhãn mác và quảng cáo” do Cục An toàn thực phẩm và dược phẩm Hàn Quốc ban hành ngày 13 vừa qua. Theo đó, các công ty sẽ không được phép sử dụng tùy tiện cụm từ “super food”, “tự nhiên”, “sản phẩm sáng chế độc quyền” trên nhãn sản phẩm nếu không có tài liệu chứng minh đầy đủ.
Chợ truyền thống tại Hàn Quốc (Nguồn: Hangyeore)
12
Các sản phẩm đồ uống không phải là nước lọc cũng không được phép để nhãn có chữ ”nước” nhằm tránh gây hiểu lầm cho người tiêu dùng. Đặc biệt, doanh nghiệp thực phẩm sẽ không được phép đề trên nhãn mác những thuật ngữ dễ gây bối rối hoặc không có bằng chứng khoa học đầy đủ, tiêu biểu như “super food” , “chỉ số glycemic”, “phthalate” . Thuật ngữ “super food” – siêu thực phẩm (thực phẩm được cho là mang lại lợi ích vượt trội cho sức khỏe) đã bị Liên minh châu Âu (EU) cấm sử dụng trong tiếp thị từ lâu vì những tranh cãi trong giới khoa học về tính thực tế cũng như chủng loại của nó. Các câu văn mang tính phỉ báng, bôi nhọ đối thủ như “Khác với công ty X, công ty chúng tôi không hề thêm chất phụ gia Y vào sản phẩm” cũng sẽ không được chấp nhận. Các câu quảng cáo lừa dối người tiêu dùng cũng sẽ bị cho vào danh sách đen. Ví dụ: Chính phủ Hàn Quốc vốn đã có điều luật nghiêm cấm cho thêm màu hóa học vào các
loại thực phẩm như mỳ, thịt tẩm ướp sẵn, nước sốt, trà, cà phê. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp cố tình treo quảng cáo “Không màu hóa học” với ẩn ý “nhiều sản phẩm khác trên thị trường đều có màu hóa học, và chính phủ không quản lý chặt chẽ tình trạng này” sẽ bị coi là lừa dối khách hàng và bị cơ quan chức năng xử lý. Bên cạnh đó, các cụm từ quảng cáo kích thích sự tò mò về giới tính như “thạch dẻo khiến ai cũng muốn sờ” cũng sẽ là những đối tượng bị cấm theo quy định mới này. Ngoài ra, Chính phủ cũng cấm doanh nghiệp thiết kế bao bì sản phẩm dưới dạng lá phiếu sổ xố hoặc lá bài, nhằm tránh việc kích động tâm lý cầu may của người dân. Nếu doanh nghiệp vi phạm quy định mới này và bị phát giác thì sẽ bị phạt tù lên tới 10 năm, phạt tiền lên tới 100 triệu won. Người đại diện Cục An toàn thực phẩm và dược phẩm cho rằng: “Quy định mới với các điều khoản pháp lý rõ ràng được kì vọng sẽ củng cố tính khách quan và minh bạch của cơ quan hành pháp, từ đó bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.”
ĐỖ HỒNG HẠNH (Tổng hợp và dịch) Các công ty thực phẩm sẽ phải đối mặt với bài toán khó trong quảng cáo khi các từ khóa đầy sức ảnh hưởng như “super food” bị liệt vào danh sách đen. (Nguồn: Getty Images Bank)
6. 오인하다: Ngộ nhận 7. 타르색소: Màu hóa học 8. 식품 용기: Bao bì đựng thực phẩm 9. 사행심을 조장하다: Kích động tâm lý cầu may 10. 적발되다: Bị phát giác 11. 소비자를 기만하다: Lừa dối người tiêu dùng 12. 징역: Phạt tù 13. 벌금형: Phạt tiền
1. 자사 : Công ty mình 2. 타사 : Công ty khác 3. 식품의약품안전처: Cục An toàn thực phẩm và dược phẩm 4. 제정하다: Ban hành (luật, nghị định,...) 5. 당지수 (GI), 당부하지수 (GL): Chỉ số đường huyết của thực phẩm – phản ánh tốc độ tăng đường huyết của cơ thể sau khi ăn thực phẩm đó 13
Như truyền thông đã đưa tin, ông Cho Kuk – cựu Bộ trưởng Tư pháp Hàn Quốc (tại vị 35 ngày từ 9/9~14/10/2019) gần đây đã dính líu đến một loạt các bê bối trong quá trình điều tra tư cách Bộ trưởng. Các bê bối bao gồm: Cáo buộc của Viện Kiểm sát Hàn Quốc cho rằng gia đình ông đã can thiệp vào quá trình xét tuyển đại học của con gái, cho phép cô này đậu đại học Korea danh tiếng dù không đủ năng lực, và những nghi ngờ xoay quanh quỹ tài chính bất hợp pháp của vợ ông – bà Jeong Kyeong Shim, hiện đang là giảng viên tại Đại học Dong Yang.
LÝ GIẢI VIỆC CỰU BỘ TRƯỞNG TƯ PHÁP CHO KUK IM LẶNG TRONG SUỐT 8 TIẾNG THẨM VẤN: TỪ GÓC NHÌN CHUYÊN SÂU ‘검찰 출석’한 조국은 왜 묵비권을 행사했을까?
ĐỖ HỒNG HẠNH (TỔNG HỢP VÀ DỊCH) Vào ngày 14/11 và 21/11 vừa qua, Tòa án Hàn Quốc ra trát triệu tập ông Cho Kuk tới thẩm vấn dưới danh nghĩa nghi phạm trong các vụ án trên. Điều đáng nói là trong cả 2 phiên thẩm vấn kéo dài 8 tiếng, vị cựu Bộ trưởng đều nhất quyết thực hiện quyền im lặng và từ chối cung cấp lời khai. Điều này đã gây ra không ít phẫn nộ trong lòng dư luận Hàn Quốc. Vậy quyền im lặng là gì và tại sao ông Cho Kuk – cựu Bộ trưởng Tư pháp kiêm cựu giáo sư trường Luật Đại học Quốc gia Seoul lại thực thi quyền này một cách triệt để đến thế?
14
1. Quyền im lặng trong tố tụng là gì? Theo Luật Tố tụng hình sự Hàn Quốc, quyền từ chối cung cấp lời khai (진술거부권) hay quyền im lặng (묵비권) là quyền cho phép công dân từ chối trả lời các nội dung chất vấn của bên tiến hành tố tụng, bất kể nội dung chất vấn đó có lợi hay bất lợi cho mình. Quyền này được xây dựng dựa trên cơ sở đảm bảo bình đẳng giữa tất cả các bên tham gia tố tụng. Vì lẽ đó, tất cả các lời khai có được do dùng nhục hình, bức cung đều không thể được đem ra làm bằng chứng trước tòa án. Ngoài ra, trước khi tiến hành thẩm vấn, bên kiểm sát hoặc cảnh sát có nghĩa vụ phải thông báo đầy đủ, minh bạch cho công dân được biết về quyền im lặng của mình. Khoản 2 điều 12 Hiến pháp Hàn Quốc cũng quy định: “Tất cả các công dân đều không phải chịu sự tra tấn hay ép buộc cung cấp lời khai bất lợi cho mình trong quá trình điều tra, tố tụng.” Im lặng là quyền hiến định tại Hàn Quốc. ( Nguồn: Chosun Ilbo)
2. Tại sao cựu Bộ trưởng Cho Kuk lại thực thi quyền im lặng? Liên quan tới việc ông Cho Kuk liên tục từ chối trả lời thẩm vấn tại cơ quan điều tra, nhiều nhà phân tích đã đưa ra những phỏng đoán khác nhau. Trước tiên, luật sư Lee Tae Han – nguyên Trưởng ban điều tra Viện kiểm sát Ulsan cho rằng việc này có mối liên hệ với các phát ngôn trước đó của ông Cho Kuk tại buổi điều trần phê chuẩn chức Bộ trưởng diễn ra vào tháng 9 vừa qua. Theo đó, rất có thể ông Cho Kuk lo ngại nội dung lời khai sẽ không trùng khớp với các phát ngôn tại buổi điều trần tháng 9 và hồ sơ của cơ quan điều tra. Nếu các nội dung thông tin không trùng khớp, khả năng cao ông Cho Kuk sẽ tự đặt mình vào thế bất lợi. Bên cạnh đó, cũng có phân tích cho rằng ông Cho Kuk đang sử dụng chiến thuật kéo dài thời gian để có cơ hội nắm bắt các thông tin bên công tố đang nắm giữ về mình. Một luật sư giấu tên cho hay: “Trong quá trình thẩm vấn, cựu Bộ trưởng Cho Kuk ghi chép rất kỹ nội dung câu hỏi mà phía điều tra đưa ra, có lẽ ông định dựa vào đó để quyết định kế sách đối phó tại tòa án.” 15
Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng dù ông Cho Kuk không trả lời thẩm vấn thì bên kiểm sát cũng sẽ không gặp trở ngại gì lớn trong việc xử lý nghi phạm. Trên thực tế, mặc dù được quy định rõ ràng trong Luật Tố tụng hình sự nhưng quyền im lặng lại không được nghi phạm sử dụng nhiều, bởi lẽ việc im lặng rất có thể sẽ trở thành cái cớ để bên kiểm sát tiếp tục ra lệnh bắt giữ. Tuy nhiên với việc vợ ông Cho Kuk là bà Jeong Kyeong Shim đã bị bắt và quy trình khám xét của bên kiểm sát cũng đã thực hiện gần xong, khả năng ông Cho Kuk bị bắt giữ tiếp là khá thấp. Bởi lẽ theo thông lệ, nhà chức trách sẽ không thực hiện bắt giữ đồng thời cả vợ và chồng. Với việc ông Cho Kuk từ chối cho lời khai tại Viện kiểm sát, giới pháp lý cho rằng khả năng cao ông Cho sẽ làm sáng tỏ mọi nghi ngờ tại Tòa án. Thông qua đoàn luật sư biện hộ, ông Cho truyền đạt lại lập trường của bản thân như sau: “Quá trình điều tra cũng đã kéo dài khá lâu. Nếu bên điều tra quyết định khởi tố tôi lên Tòa án, tôi sẽ phân định rõ đúng sai cũng như làm sáng tỏ mọi sự thật tại tòa.”
Bên kiểm sát cũng khẳng định rõ lập trường: Nếu ông Cho Kuk tiếp tục im lặng, Viện kiểm sát sẽ công khai tất cả chứng cứ then chốt tại Tòa án. Trong một bài viết trên tạp chí pháp lý “Justice” phát hành vào tháng 6/2017, ông Cho Kuk thể hiện quan điểm: “Im lặng là vũ khí duy nhất mà nghi phạm có thể sử dụng trên thực tế.[...] Chính phủ cần có cơ chế mở rộng sự tham gia của luật sư biện hộ trong quá trình thẩm vấn, đồng thời cơ quan điều tra không được phép dùng bức cung, nhục hình”. Một bộ phận giới luật sư cũng chủ trương ủng hộ thân chủ “vừa đối đáp, vừa im lặng” trong quá trình điều tra xét xử.
3. Quyền im lặng: Được quy định trong luật nhưng thực tế chẳng mấy ai làm
Như đã đề cập ở trên, quyền từ chối cung cấp lời khai (quyền im lặng) là quyền lợi của công dân được công nhận trong Hiến pháp và Luật Tố tụng hình sự. Nhà chức trách cũng có nghĩa vụ thông báo đầy đủ cho công dân về quyền lợi trên. Trong vụ việc lần này, dân chuyên ngành luật như cựu Bộ trưởng Cho Kuk đã tận dụng triệt để quyền lợi hiến định của mình. Tuy nhiên, việc từ chối trả lời từ đầu đến cuối các câu hỏi điều tra như cựu Bộ trưởng Cho Kuk là rất hiếm khi xảy ra trên thực tế. Luật sư Yoo Hyeon Shik – một cựu kiểm sát viên cũng chia sẻ: “Trong 20 năm hành nghề luật sư và kiểm sát, ngoại trừ các vụ liên quan tới an ninh, tôi chưa từng chứng kiến một nghi phạm nào từ chối trả lời mọi câu hỏi điều tra như thế này cả”. Trong quá khứ, nguyên Thủ tướng Hàn Quốc Han Myeong Suk đã từng thực hiện quyền im lặng khi thẩm vấn. Tháng 12/2009, bà Han Myeong Suk bị cảnh sát bắt giữ vì nghi ngờ nhận hối lộ. Trong suốt quá trình chất vấn tại Viện kiểm sát và trên tòa án, bà đều nhất mực im lặng trước mọi câu hỏi đưa ra. Gần đây, đại biểu quốc hội Hwang Gyo An thuộc Đảng Hàn Quốc tự do cũng đã thực hiện quyền im lặng khi bị điều tra trong vụ “Fast-track” (vụ án liên quan tới “Đề xuất 3 Đạo luật cần được xử lý cấp bách” do 4 đảng trong Quốc hội đưa ra, bao gồm luật cải tổ bầu cử, luật về điều tra tội phạm quan chức cấp cao và luật về quyền hạn điều tra của cảnh sát). Trên lý thuyết, nếu nghi phạm từ chối cho lời khai thì cơ quan điều tra vẫn có thể lập cáo trạng dựa trên chứng cứ đã thu thập và lời khai của các nhân chứng. Đứng trên lập trường của nghi phạm, việc im lặng giúp họ không phải đưa ra lời khai bất lợi cho mình, tuy nhiên đôi khi, im lặng lại là nguyên do khiến người bị điều tra vuột mất cơ hội tự bào chữa. Do đó, quyền im lặng có thể coi là con dao hai lưỡi trong điều tra và tố tụng.
진술거부권/묵비권을 행사하다: Thực hiện quyền từ chối cung cấp lời khai/quyền im lặng 형사소송법: Luật tố tụng hình sự
BẢNG THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN
강요에 의한 진술: Lời khai có được do ép buộc 피고인: Bị can/bị cáo 피의자: Nghi phạm 피의자신문참여권: Quyền tham gia thẩm vấn nghi phạm 수사기관: Cơ quan điều tra 인사청문회: Buổi điều trần phê chuẩn nhân sự 구속 영장: Lệnh bắt giữ 압수수색 영장: Lệnh khám xét và tịch thu (chứng cứ) 양날의 검: Con dao hai lưỡi 16
Tảng đá giữa đường và phần thưởng cho người vượt qua trở ngại
길에서의 바윗돌과 장애를 극복한 사람을 위한 보상 Ở một vương quốc nọ, đức vua muốn thử lòng người nên đã sai đặt một tảng đá to ở giữa một con đường nhiều người qua lại. Sau đó, nhà vua đóng giả người thường để quan sát xem ai sẽ là người dịch chuyển tảng đá khỏi con đường. Rất nhiều thương gia giàu có và cận thần của nhà vua đã đi qua con đường nhưng họ chỉ đi vòng qua tảng đá. Thậm chí, nhiều người còn phê phán nhà vua vì không có biện pháp giữ cho đường sá thông thoáng, nhưng không ai làm bất cứ điều gì để giải quyết vấn đề.
어떤 왕국에서 왕이 사람의 마음을 시험하고 싶어해서 많은 사람들이 다니는 길 한가운데 큰 바위를 놓으라고 명령했다. 그 다음에 왕은 평범한 사람으로 개장하여 누가 도로에서부터 바위를 제거할지를 관찰하고 있다. 많은 부유한 상인들과 왕의 측근들이 그 길을 지나갔지만 그 바윗돌을 돌아서 갔다. 심지어 적지 않 사람들이 도로를 좋은 상태로 유지하기 위한 조치를 취하지 않는다고 왕을 비난했다. 그렇지만 아무도 이 문제를 해결하는 데에 나서지는 않았다. 어느날, 한 농부가 시장에서 판매하러 채소를 가지고 갔다. 그는 그 바윗돌에 다가오자 채소를 내려놓고 길 가운데 있는 바윗돌을 제거하도록 시도했다. 결국 그 바윗돌을 길에서 내밀어 냈다. 그러자 돈과 금을 많이 담는 주머니와 왕의 편지를 발견했다. 그 편지에는 주머니 안의 돈이란 길에서의 바윗돌을 제거한 사람을 위한 것이라고 씌어져 있다.
Một ngày nọ, một người nông dân mang rau ra chợ bán. Khi đến gần tảng đá, anh ta đã đặt gánh rau xuống và cố gắng tìm cách đẩy hòn đá ra khỏi vị trí án ngữ trên đường. Sau khi đẩy được hòn đá đi, anh nông dân phát hiện một chiếc túi đựng rất nhiều tiền vàng và một bức thư của nhà vua nhắn rằng: “Vàng trong túi dành cho người đã loại bỏ tảng đá ra khỏi con đường.”
Bài học: Mọi trở ngại chúng ta gặp đều là cơ hội để cải thiện bản thân. Trong khi những người lười biếng than phiền thì những người chăm chỉ đang tạo ra cơ hội bằng sự hiểu biết, trái tim nhân hậu, lòng hảo tâm và sẵn sàng làm mọi thứ. 교훈: 살아가면서 만나는 모든 장애는 자신을 개선하기 위한 기회이다. 게으른 사람은 푸념하는가 하면 부지런한 사람은 농후한 마음과 독지로 자신의 기회를 창출하도록 최선을 다하고 있다. Người dịch: Hiệu đính: 17
Trần Thị Thu Phương 18K8 Nguyễn Thanh Hương 18K7 Trần Thị Bích Phượng
Trong cuộc đời của người học trò không có gì may mắn và hạnh phúc hơn việc gặp được những thầy cô yêu thương mình thật lòng. Sắp đến ngày 20.11, em xin kính chúc tất cả các thầy cô luôn mạnh khoẻ, thành công và hạnh phúc! Nhân đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả những người thầy “vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa”, với chiếc áo nhuốm màu bụi phấn thời gian và với tình yêu nồng nàn dành cho những cô cậu học trò nhỏ! Dưới đây là một câu chuyện nho nhỏ của bạn sinh viên nọ nhớ về ngày 20/11 trong quá khứ.
Hồi ức
của cô trò nhỏ
về cô giáo cũ 18
Tôi nhớ lần đầu tiên tôi gặp cô là một ngày trời nắng, cái nắng gay gắt như muốn đổ ập chảo lửa vào đầu người ta. Chúng tôi đã xếp một hàng dài trước sân trường nơi tập trung các bạn đội tuyển 9 dưới cái nắng gay gắt ấy. Trong tâm trí của tôi - một cô trò nhỏ đầy nhiệt huyết, cô là người có khuôn mặt hiền dịu với giọng nói nhẹ nhàng, truyền cảm. Nếu nói về kỉ niệm long trời nở đất, hay như kiểu yêu ngay từ giây phút đầu, tình cảm bất chợt đến thì hẳn là không có. Tình cảm của tôi đối với cô là câu chuyện của từng ngày, từng tháng, trải 4 mùa xuân, hạ, thu, đông mà thành. Nó không đến như bão bùng, nhanh như sấm chớp, tình yêu nhẹ nhàng kết thành từ những kỉ niệm, bắt đầu từ những ngày bên nhau. Từ những buổi học đầu tiên cô nhắn tin cho tôi bởi lo lắng cô dạy không ổn nên các bạn không giơ tay nhiều (nhưng cô ơi, lười phát biểu môn văn chắc là bệnh chung của giới học trò ^^). Từ buổi các bạn trong đội tuyển bất ngờ tổ chức sinh nhật cho cô, từ ngày cô sửa cho tôi bài phát biểu nhân dịp 20/11 ở hội trường huyện, rồi khi tôi phát biểu xong run run bước xuống dưới, đã thấy nụ cười và vòng tay ấm áp của cô. Từ lời nói động viên của cô với một đứa học sinh điểm cứ lên xuống thất thường, khóc rống lên khi biết chỉ được giải ba, khi biết đã phụ lòng cô và chính mình. Cô là người đã khép lại quyển lưu bút của tôi với hai chữ “tự hào”. Cô tự hào về tôi! Rồi, sau này, rời trường cấp II, chấp chới giữa những lựa chọn khó khăn đi hay ở, tôi cũng vừa khóc vừa gọi điện xin cô tư vấn. Khi đạt được thành tựu lớn đầu tiên trong đời tôi cũng hăm hở điện báo cho cô, cả lúc nghe tin mình đỗ đại học,….
Cô là thanh xuân, là thời điên cuồng đến 1 giờ chiều chưa ngủ để làm bài tập còn dang dở, chỉ để chiều ngồi ngáp đợi các bạn làm, là soạn văn dài dằng dặc kín các mặt giấy toàn chữ là chữ, là vì bút xoá mà dỗi mãi với bạn cùng bàn, là sự nuối tiếc khi người bạn ấy chẳng được đi thi, là nhặt được 10 ngàn đồng hôm mưa gió rồi cả lũ vui vẻ rủ nhau đi mua bimbim, là buổi tối học ôn thi huyện “thám thính” kết quả thi của tỉnh khác, là giây phút dễ dàng oà khóc, chẳng phút giây nào hài lòng với bản thân, là khát khao trở về thời cấp 2 chẳng mấy lo âu,…. Cô là người mở lối đưa em vào thế giới văn chương, với Viếng lăng Bác làm lay động lòng con dân đất Việt “Ngày ngày mặt trời đi qua trong lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”, với Truyện Kiều mà đến giờ vẫn còn ám ảnh bởi "Một cung gió thảm mưa sầu/ Bốn dây rỏ máu năm đầu ngón tay”, với bài thơ được yêu thích nhất năm Sang thu của Hữu Thỉnh, và lắng đọng với Ánh trăng của Nguyễn Duy - bài thơ càng lớn lên càng thấu hiểu cái “giật mình” của “thi sĩ thảo dân” (cách gọi của thầy Chu Văn Sơn),....
19
Thế nên, nếu ai đó hỏi lí do sao giữa rất nhiều thầy cô tôi yêu quý, tôi lại có tình cảm đặc biệt với cô đến thế, có lẽ tôi chẳng thể đáp rõ ràng. Vì như muôn vàn tình yêu trên đời này vốn dĩ chẳng có lí do. Vậy, tôi dùng một chữ "duyên", duyên gặp, duyên yêu, duyên coi cô như một người trong gia đình, khó khăn lắm chỉ cần nhìn thấy cô là lòng thấy thanh thản hơn. Cảm ơn cô, vì tất cả! Vậy mà đã 4 năm xa cô rồi cô nhỉ? Em chẳng có mấy lần quay lại trường cũ thăm cô! Về thăm cô được năm đầu tiên rồi lại bộn bề trong một đống bài vở. Năm nay hẹn đứa bạn thân cùng về thì cả hai đứa cùng lỡ nhau vì bài kiểm tra ở đất thủ đô! Nhưng đâu có khoảng cách nào là vô biên mà làm ta xa mãi mãi. Tôi vẫn gửi Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm, vẫn gửi Chú chó đợi chờ,... gửi tình yêu và nỗi nhớ của tôi với cô qua đôi quyển sách. “Em hẹn gặp lại cô, vào một ngày trời đầy nắng, cô nhé?”. Năm nay, có lẽ tôi sẽ viết như vậy.
Nguồn ảnh: Kenh14.vn
20
봄비
어느 새벽엔 나는 벌떡 일어났다. 즐겁고
한국에 왔을 때 날씨가 너무 썰렁하였다.
텔레비전에 나온 일기예보에 의하면 심한 건조 낭랑한 새소리가 들렸기 때문이다. 창문으로 봐서 지방이 많아질 뿐만 아니라 건조주의보조차 있었다 깜짝 놀랐다. 차갑고 어두운 겨울이 개고 화창한 날씨에 진짜 과거로 밀리게 되었다. 청명한 봄날이
.
기숙사 뒤에 있는 산 숲에서 홀로 온 것은 꿈인 줄 알았다. 내가 급히 밖에 나가서 산보하는데 찬 산바람이 세게 불어서 내가 덜덜 신나게 등산하였다. 가로수들의 썩어보는 줄 떨렸다. 주변을 돌아보더니 작은 나무나 큰 나무, 가지에는 아주 작은 꽃봉오리와 싹이 트기 화초나 고목 할 것 없이 잎이 하나도 없으며 너무 시작하였다. 멀리서 보면 반짝거린 이슬방울인 줄 말라서 나무 줄 가지가 다 흰색이나 검색으로 변해 아는 사람도 있을지 몰랐다. 여기 저기에 목련꽃, 버렸다. 앞으로 여기에서 이런 가혹한 날씨를 모란 꽃, 동백꽃, 진달래꽃 등과 같은 여러 가지 견뎌내고 잘 지낼 수 있을 지 없을 지를 걱정하였다. 꽃들이 피게 되었다. 신선하고 향기로운 공기가 온 만물에 가득 찬 것 같았다. 어딘가 제비의 즐거운 어느
밤,
봄비가
보슬보슬
내리기 울음소리가 들렸다. 산들산들 부는 봄바람이 얇은
시작하였다. 날씨가 따뜻하게 되어서 우울했던 제 꽃잎들을 흔들리게 하였다. 마음도 차츰 풀리고 후련하게 되었다. 밤낮 내내 내가 신발을 벗고 잔디밭에 걸어가면서
며칠 동안에 봄비가 주룩주룩 끓임 없이 내린 것
같았다. 높은 산에 있는 마른 나무들이 침묵하게 상쾌하게 단 꽃향기를 맡고 마음이 편안하고 서있고 빗소리를 기울여 있는 모양였다. 자연이 흐뭇하게 느꼈다. 고요한 자리를 찾아 앉아서 정말 신비해서 이해하려면 여간 힘들지 않은 것을 매력적인 경치를 마음껏 감상하였다. 며칠 전에의 실감하게 되었다. 훌륭하고 대단한 힘을 숨긴 것 경치와 많이 다르게 된 것은 분명히 보게 되었다. 작은 봄비 방울이 하나하나씩 열심히 내렸는데
같았다.
그런지 온 천지를 이렇게 새롭게 하는 힘이 될 수 있을까? 정말 신비한 봄비다! 나도 하나의 봄비방울이 되고 싶다.
Kiến Đen 21
소와녀 나무 꾼
글(Lời): Người dịch: Hiệu đính:
어느날, 산에 나무를 하러 갔을 때였어요. 사슴 한 마리가 뛰어오며 소리쳤어요. "아저씨, 살려 주세요! 사냥꾼이 쫓아와요."
Chàng tiều phu và tiên nữ
쌈지글방 (Ssamjigeulbang) Thu Phương - 18K8, Huệ - 19K8 Thanh Hương - 18K7 Thu Hoa - 19K6, Hải Yến - 19K1 Trần Thị Bích Phượng
Một hôm, trên đường lên núi đốn củi, chàng bỗng thấy một con hươu chạy tới cất tiếng kêu thất thanh: - Anh tiều phu ơi, cứu tôi với! Có một tên thợ săn đang đuổi theo tôi. 나무꾼은 사슴이 불쌍해 숨겨 주었지요. 그러고는 사냥꾼에게 엉뚱한 곳을 알려 주었지요. "사냥꾼이 멀리 갔으니, 이제 나오렴." 사슴은 보답으로 선녀들이 목욕을 하는 연못을 나무꾼에게 가르쳐 주었어요. Chàng tiều phu thương tình, liền giấu chú hươu đáng thương đi. Sau đó anh chỉ tên thợ săn đi hướng khác. - Thợ săn đã đi xa rồi, hãy ra đi thôi. Để báo đáp lại ơn cứu mạng, chú hươu đã chỉ cho chàng tiều phu cái hồ nơi các nàng tiên thường xuống tắm. 그날 밤, 나무꾼은 산꼭대기 연못으로 갔어요. 사슴의 말대로 예쁜 선녀들이 내려와 목욕을 했어요. 나무꾼은 날개옷 한 벌을 홈치고는, 선녀들의 목욕이 끝나기를 기디렸답니다. 목욕을 마친 선녀들이 하늘로 올라갔어요. 그런데 한 선녀만 남아 소리쳤어요. "내 날개옷이 없어졌어!" 그때 나무꾼이 나타났어요. “날개옷은 제 손에 있어요, 부디 제 아내가 되어 주세요." Đêm đó, chàng tìm đến hồ nước trên đỉnh núi. Đúng như lời của chú hươu, những tiên nữ xinh đẹp tuyệt trần đang tắm dưới hồ. Chàng bèn lấy trộm một bộ cánh tiên và chờ đợi. Tắm xong, các nàng tiên lại bay về trời. Duy chỉ có một nàng tiên vẫn ở lại, nàng kêu lên: - Bộ cánh của tôi biến mất rồi! Đúng lúc ấy chàng tiều phu xuất hiện và nói: - Bộ cánh tiên của nàng đang nằm trong tay tôi, xin nàng hãy bằng lòng làm vợ của tôi.
옛날 예날 하늘나라 선녀들이 내려와 숲 속 연못에서 목욕하던 옛날에..... 간난한 나무꾼이 살았어요. 나무꾼은 홀어머니를 모시는 효자였지요. 하지만 간난해서 늦도록 장가를 못 갔답니다. Ngày xửa ngày xưa đã lâu lắm rồi khi các tiên nữ trên trời còn xuống trần tắm ở ao trong rừng, có một chàng tiều phu nghèo nhưng vô cùng hiếu thảo. Chàng sống cùng với người mẹ già góa bụa. Vì nhà nghèo nên dù đã nhiều tuổi rồi mà chàng vẫn chưa lấy được vợ. 22
선녀는 어쩔 수 없이 나무꾼의 아내가 됬었어요. 예쁜 아이도 둘이나 낳았지요. 하지만 선녀는 늘 하늘나라를 그리워했어요. 지켜보는 나무꾼의 마음도 아팠지요. 그래서 선녀에게 날개옷을 보여 주기로 했어요.
나무꾼은 이제 홀로 계신 어머니가 걱정이었어요. 그러자 선녀가 용마를 주며 말했어요. “이 용마를 타고 어머님께 다녀오세요 . 하지만 용마에서 내리면 안 돼요.” Thế nhưng lúc này, chàng lại lo lắng cho người mẹ già cô độc dưới hạ giới. Thấu hiểu lòng chàng, nàng tiên đã đưa cho chàng một con ngựa và căn dặn rằng: - Chàng hãy cưỡi con long mã này về gặp mẹ nhưng tuyệt đối không được rời khỏi nó.
Không còn cách nào khác, nàng tiên đành chấp nhận trở thành vợ của chàng tiều phu và đã hạ sinh được hai đứa trẻ xinh xắn. Thế nhưng trong lòng nàng, nỗi nhớ thiên đường vẫn không thể nguôi. Nhìn cảnh ấy, chàng vô cùng đau lòng. Thế nên chàng đã quyết định cho nàng xem bộ cánh tiên.
나무꾼은 용마를 타고 와 어머니를 만났어요. 어머니는 아들에게 뭐라도 먹여서 보내고 싶었어요. "얘야, 호박죽 한 그릇만 먹고 가렴."
“뭐, 보여 주기만 하는 건데, 별일이야 있겠어?” 날개옷을 본 선녀의 표정이 환해졌어요. "어머! 내 날개옷, 한 번만 입어 볼게요.” 그런데 선녀는 날개옷을 입더니 아이 둘을 양팔에 안고 하늘로 훨훨 날아가 버렸답니다.
Chàng tiều phu cưỡi long mã về gặp mẹ. Người mẹ muốn cho con ăn chút gì đó trước khi chia tay nên bảo: - Con ơi, con ăn bát cháo bí đỏ này rồi hãy đi.
"Có gì đâu, chỉ là cho xem thôi mà, có gì lớn chuyện đâu?" Vừa nhìn thấy bộ cánh tiên, khuôn mặt của nàng sáng bừng lên. - Ôi! Đôi cánh của em, cho em mặc thử nó một lần nhé. Nói rồi, nàng mặc bộ cánh tiên vào, hai tay cắp hai con và bay vù lên trời.
나무꾼이 뜨거운 죽 그릇을 받으려다 말 등에 죽을 쏟고 말았어요. 뜨거운 죽이 닿자 용마가 펄쩍 뛰고 나무꾼은 말에서 떨어지고 말았어요. Chàng vừa định đỡ lấy bát cháo nóng từ tay mẹ thì chẳng may cháo bị đổ xuống lưng long mã. Cháo nóng khiến con long mã nhảy lồng lên hất chàng khỏi lưng nó.
그 후 나무꾼은 선녀와 아이들 생각만 했어요. 그러던 어느 날, 나무꾼 앞에 사슴이 나타났어요. “오늘 밤, 그 연못으로 큰 두레박이 내려올 거예요. 그 두레박을 타고 가면 부인과 아이들을 만날 수 있어요.” 나무꾼은 사슴의 도움으로 하늘나라로 올라갔어요. 옥황상제도 나무꾼의 정성에 감동했어요. 그래서 하늘나라에서 살 수 있게 해 주있어요.
용마는 곧장 하늘로 올라가 버렸어요. 나무꾼은 부인과 아이들을 그리워하며 시름시름 앓다 죽어서 수탉이 되었대요. Thế rồi long mã một mình bay thẳng lên trời. Chàng tiều phu nhớ thương vợ con đến sầu gan héo ruột. Chàng chết đi và hóa thành gà trống.
Chàng tiều phu còn lại một mình suốt ngày chỉ nghĩ đến vợ và hai con. Một ngày kia, con hươu ngày trước xuất hiện và nói: - Đêm nay sẽ có một cái gầu lớn được thả xuống. Nếu ngồi vào đó mà đi lên trời thì anh có thể gặp được vợ con của mình. Nhờ sự giúp đỡ của con hươu, chàng đã lên được xứ sở nhà trời. Ngọc Hoàng thượng đế cũng cảm động với tấm chân tình của chàng nên cho phép chàng ở lại nhà trời.
꼬끼오! 꼬끼오! 지금도 수탉이 높은 곳에 올라 우는 것은 나무꾼이 선녀와 아이들을 부르는 소리랍니다. Cho đến tận bây giờ, gà trống vẫn leo lên chỗ cao để gáy: “Ò ó o! Ò ó o!”. Người ta nói rằng đó chính là tiếng chàng tiều phu gọi vợ con mình.
23
Tuổi 25
thanh xuân tuổi mộng chí cao cần chuyên dấn bước anh hào xông pha yêu thương xanh mãi thiết tha đoàn viên ngày hội lời ca dâng tràn tri ân thuở ấy nghèo nàn bao nhiêu tâm sức từ nan không đành
mừng nay hoa đẹp trái lành chung vui ngày hội tựu thành ngát hương thanh xuân chí ở bốn phương chẳng quên chốn cũ nhà chung thâm tình hai nhăm năm ấy chúng mình dẻo chân, bền chí, tuệ minh, phước dầy
1994 - 2019
24
등교 작가: 황 밍 찡 (Hoàng Minh Chính) 작곡: 부이 딩 타오 (Bùi Đình Thảo) Hương rừng thơm đồi vắng Nước suối trong thầm thì Cọ xòe ô che nắng Râm mát đường em đi.
향기로운 숲과 고요한 언덕, 속삭이는 맑은 시냇물, 우산처럼 잎 펴서 그늘 만드는 종려 나무가 제가 가는 길을 응달지게 해줍니다.
Hôm qua em tới trường Mẹ dắt tay từng bước Hôm nay mẹ lên nương Một mình em đến lớp Chim đùa theo trong lá Cá dưới khe thì thào Hương rừng chen hương cốm Em tới trường hương theo.
어제 학교 갔을 때 엄마의 손을 잡고 한 걸음 한 걸음 걸어갔는데 오늘은 엄마가 밭에 나가셨기에 저는 혼자서 학교에 갑니다. 나뭇잎 사이에 새들이 짹짹거리며 날아들고 있으며 시냇물 속에 물고기들이 빠끔빠끔하면서 노닐고 있습니다. 숲의 향기가 꼼 (cốm)의 향기와 더불어 은근히 퍼져서 저를 따라 학교에 갑니다.
Trường của em be bé Nằm lặng giữa rừng cây Cô giáo em tre trẻ Dạy em hát rất hay
조그마한 저희 학교가 나무숲 속에 잠잠하게 지어져 있으며, 저희 젊은 선생님이 저에게 노래를 잘 가르쳐 주십니다.
Hương rừng thơm đồi vắng Nước suối trong thầm thì Cọ xòe ô che nắng Râm mát đường em đi.
향기로운 숲과 고요한 언덕, 속삭이는 맑은 시냇물, 우산처럼 잎 펴서 그늘 만드는 종려 나무가 제가 가는 길을 응달지게 해 줍니다.
25
Thưa thầy em đã thuộc bài học sáng nay 선생님, 오늘 아침 배운 수업 내용을 잘 깨달았습니다.
쯔엉 쒄 먼 Trương Xuân Mẫn
Trong bài giảng có bụi phấn trắng bay bay trên tóc thầy. 그 수업 중엔 분필 가루가 여기저기 날려 선생님 머릿가락에 묻어 있었습니다. Giọng thầy như tiếng hát Lời thầy như bài thơ 노랫소리와 같은 선생님 목소리, 시어와 같은 선생님 말씀이 Cho em những ước mơ Tới chân trời rộng mở. 저에게 널따란 지평선까지 향하는 꿈을 심어 주셨습니다.
Bài học đầu tiên có bóng hình núi sông 그 첫교훈에 강산의 모습도 담겨 있으며 Yêu thương những cánh đồng Vẽ tiếp đường cha ông 들판에 대한 사랑과 조상들이 가셨던 길을 이어 그리려는 의지도 담겨 있습니다. Bài học đầu tiên ấm êm lời ru của Mẹ 그 첫교훈에도 어머니의 달콤한 자장가도 들려 있으며 Con cò trắng bay qua câu ca dao ngọt ngào. 감미로운 선율의 민요에 훨훨 날아다니는 백로도 보여 있습니다. Bài học đầu tiên sóng vỗ lời biển xanh 또한 그 첫교훈에서는 파도가 쳐서 푸른 바다의 말을 만들며 Căng no những cánh buồm chở tiếng hò quê hương 고향의 노래를 실어 나르기 위해 돛을 활짝 펴도록 합니다. Bài học đầu tiên cám ơn thầy, thầy đã dạy 그 첫교훈을 가르쳐 주셔서 감사드립니다. Con đường tới tương lai xây đất nước đẹp giàu. 그것은 바로 아름답고 부강한 나라를 건설할 미래의 길입니다. Bài học đầu tiên em đã thuộc rồi thầy ơi 선생님, 가르쳐 주셨던 첫교훈을 잘 깨달았습니다. Là bài ca yêu Tổ Quốc không bao giờ em quên. 그것은 바로 잊을 수 없는 나라를 사랑하는 노래입니다. 26
Đúng như tiến sĩ Sook-ja Yoon, người sáng lập và là giám đốc Viện bảo tàng Tteokguk từng nói, tất cả các món ăn truyền thống của Hàn Quốc đều mang một ý nghĩa tượng trưng nào đó. Hẳn những ai có quan tâm đến Hàn Quốc đều đã từng nghe đến những món ăn truyền thống như songpyeon (송편), tteokguk (떡국), ....
BÁT CANH
“CỘNG TUỔI”
Songpyeon là loại bánh làm bằng bột nếp, có hình nửa vầng trăng thường được ăn vào dịp Trung Thu. Còn tteokguk là loại loại canh được nấu bằng nguyên liệu chính là bánh làm từ bột gạo (garaetteok, 가래떡) có hình thanh tròn được thái miếng mỏng thường được ăn vào dịp Tết nguyên đán. Chúng mình hãy cùng nhau tìm hiểu xem tại sao người Hàn Quốc lại ăn canh tteokguk dịp đó nhé.
1
Thời điểm người Hàn . ăn món canh “cộng tuổi”
Tết là ngày khởi đầu của một năm và là thời điểm bắt đầu của một năm mới. Từ xưa người Hàn Quốc đã quan niệm Tết là sự khởi đầu mới của vạn vật trong đất trời vì thế Tết cũng là ngày con người có thêm một tuổi. Bắt nguồn từ suy nghĩ thanh lọc cơ thể và tâm hồn để bắt đầu cho một khởi đầu mới người Hàn Quốc đã làm ra món canh từ bánh gạo trắng để ăn. Món canh ấy được gọi là tteokguk (떡국).
떡 국 27
2.Ý
Tteokguk là loại loại canh được nấu bằng nguyên liệu chính là garaetteok (가래떡). Garaetteok là bánh được làm từ bột gạo được nặn thành hình thanh tròn
NGHĨA C Ủ A B Á T CANH BÁNH G Ạ O
dài. Bởi vậy khi thái garaetteok thành những lát mỏng theo hình tròn thì trông nó giống như mặt trời to và sáng. Màu trắng của bánh biểu trưng cho sự tinh khiết còn hình dáng dài của bánh biểu trưng cho tài sản sinh sôi nảy nở và trường thọ. Chính vì thế vào ngày đầu năm mới người Hàn Quốc thường ăn tteokguk với ý nghĩa đón lấy ánh sáng mặt trời, từ bỏ cái cũ và đón lấy cái mới, sự khởi đầu mới của vạn vật để cầu mong cho một năm mới ấm no, hạnh phúc và tuổi thọ dài lâu.
Hơn nữa những lát garaetteok được thái mỏng theo hình tròn trông giống như những đồng tiền xu nên nhiều lát bánh hình tròn xếp lại với nhau trông giống như những đồng tiền được xếp chồng lên nhau. Vậy nên người Hàn Quốc quan niệm rằng ăn canh làm từ garaetteok sẽ có thể trở nên giàu có. Đó là những lí do khiến người dân Hàn Quốc thường ăn tteokguk vào sáng ngày mùng một Tết nguyên đán. Người Hàn Quốc quan niệm rằng ăn một bát tteokguk vào ngày này là họ được tăng thêm một tuổi. Chính vì vậy thay vì hỏi “Bạn bao nhiêu tuổi?” người Hàn cũng thường hỏi rằng: “Bạn đã ăn bao nhiêu bát tteokguk rồi?” Ngày nay mặc dù cuộc sống sinh hoạt đã khác xưa nhiều nhưng cứ đến dịp Tết đến xuân về các thành viên trong gia đình lại quây quần bên nhau và cùng nhau thưởng thức món canh ‘cộng tuổi’ này. 28
Nguyên liệu chính để nấu tteokguk là bánh làm bằng bột gạo (garaetteok). Garaetteok được làm từ bột gạo trắng, nặn thành những thỏi tròn dài. Để nấu tteokguk người ta thái garaetteok thành những miếng mỏng hình tròn hoặc hình bầu dục. Nước dùng để nấu tteokguk thường là nước được ninh từ thịt bò. Cách làm nước dùng là thái nhỏ thịt bò, cho gia vị vào xào lên sau đó đổ nước vào ninh. Sau khi đã ninh được nước dùng, người ta thả garaetteok đã thái vào nấu chín. Tùy thuộc vào từng vùng miền và khẩu vị của từng gia đình, người ta có thể xào thịt bò băm nhỏ hoặc cắt nhỏ trứng chiên hay lá kim đặt lên trên bát canh. Dù chỉ là một món ăn đơn giản, thanh đạm và dễ làm song tteokguk lại có ý nghĩa vô cùng to lớn trong ngày đầu năm mới của người Hàn Quốc. Nếu thiếu đi món canh này thì ngày Tết cổ truyền của người Hàn Quốc sẽ không được trọn vẹn. Nếu như có dịp ghé thăm xứ sở kim chi các bạn nhớ thưởng thức món ăn truyền thống đầy ý nghĩa này nhé!
Phạm 18 Thị K Thu Hương 5 29
3.
CÁCH L À M B Á T CANH BÁNH G Ạ O
Những câu hát mà ai trong chúng ta đều cảm thấy bồi hồi nghẹn ngào khi nghe, những câu hát về người thầy người cô đã dìu dắt từng bước để chúng ta ngày càng khôn lớn, trưởng thành. Những người thầy người cô luôn đứng sau nâng đỡ mỗi chúng ta, động viên chúng ta cố gắng nỗ lực, những người thầy người cô đáng kính ngày ngày chắc tay chèo đưa biết bao thế hệ học trò cập bến bờ của tri thức, của đạo lí làm người. Công lao to lớn ấy chúng ta khó có thể đền đáp được. Mỗi quốc gia có một ngày lễ riêng để kỉ niệm ngày Nhà giáo và dành sự tri ân đối với những người thầy người cô với sứ mệnh cao cả trong sự nghiệp trồng người. Hãy cùng chúng mình khám phá những điều thú vị có lẽ bạn chưa biết về ngày Nhà giáo của Việt Nam và Hàn Quốc nhé.
Ngày Nhà giáo ở
và
1. Lịch sử hình thành này đã trở thành căn cứ để Trung ương đoàn Hội thanh thiếu niên Chữ Thập Đỏ quyết định lấy ngày 26 tháng 5 làm Ngày tri ân thầy cô. Và đến năm 1965 người ta lại lấy ngày 15 tháng 5, ngày sinh của đại vương Sejong - người thầy vĩ đại của dân tộc Hàn Quốc, làm ngày kỉ niệm ngày Nhà giáo. Vậy là ngày Nhà giáo Hàn Quốc chính là ngày sinh của vị vua anh minh, người sáng lập ra chữ Hanguel mà chúng ta đang học ngày nay. Thế còn ngày Nhà giáo của Việt Nam thì thế nào? Tại sao chúng ta lại lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam?
Ngày Nhà giáo Hàn Quốc là ngày 15 tháng 5 hàng năm, trong tiếng Hàn ngày này được gọi là Ngày của Thầy (스승의 날). Chúng mình cùng trở lại năm 1963 để tìm hiều về nguồn gốc ra đời của ngày lễ này nhé. Ngày kỉ niệm ngày Nhà giáo Hàn Quốc bắt nguồn từ hoạt động của Hội thanh thiếu niên Chữ Thật Đỏ của Trường phổ thông cơ sở và ph thông trung học nữ Ganggyeong tại Chungnam vào năm 1958. Những thành viên của Hội mà đứng đầu là Yun Seok Ran đã tổ chức đi thăm hỏi những thầy cô bị ốm và động viên an ủi những thầy cô về hưu. Những hoạt động 30
2. Hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo
Tháng 01/1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris (thủ đô nước Pháp) lấy tên là FISE (Féderation International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục). Năm 1949, tại Hội nghị quốc tế Vacsava (Varsovie - thủ đô của Ba Lan) tổ chức FISE đã xây dựng một bản giáo gồm 15 chương. Nội Hiến chương các nhà giáo dung chủ yếu của Hiến chương chương là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến; xây dựng nền giáo dục tiến bộ; bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo. Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với FISE với mục đích tranh thủ các diễn đàn quốc tế để tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh. Mùa xuân năm 1953, đoàn Việt Nam do thứ trưởng Bộ quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn giáo dục của một số nước trong đó có Việt Nam vào tổ chức FISE tại Viên (công đoàn Giáo dục Việt Nam được thành lập ngày 22 tháng 7 năm 1951). Từ ngày 26 đến 30/8/1957 tại thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE được tổ chức có 57 nước tham dự, trong đó Công đoàn Giáo dục Việt Nam, lấy ngày 20/11 làm ngày Quốc tế hiến chương các nhà giáo. Ngày 20/11/1958, lần đầu tiên lễ kỉ niệm ngày Quốc tế hiến chương các nhà giáo được tổ chức trên toàn miền Bắc. Những năm sau đó, các vùng giải phóng ở miền Nam cũng tổ chức lễ kỉ niệm ngày 20/11. Theo đề nghị của ngành Giáo dục, ngày 28 tháng 9 năm 1982 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167 – HĐBT về ngày Nhà giáo Việt Nam, trong đó có điểu khoản quy định lấy ngày 20/11 làm ngày Nhà giáo Việt Nam. Ngày 20/11/1982 lần đầu tiên lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam được tổ chức trọng thể trong cả nước. Từ đó đến nay, ngày 20/11 trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục để tôn vinh những người làm công tác trồng người.
Mỗi đất nước có những hoạt động riêng để kỉ niệm ngày Nhà giáo nhưng tất cả đều là những hoạt động thể hiện sự kính trọng và lòng biết ơn của các thế hệ học trò đối với các thầy cô của mình. Tại Hàn Quốc vào ngày Nhà giáo các trường học sẽ tổ chức các hoạt động chào mừng tri ân công ơn thầy cô. Người Hàn Quốc cũng thường đến thăm hỏi và cảm ơn các thầy cô giáo cũ, thăm hỏi và động viên những thầy cô đã nghĩ hưu đang ốm đau hoặc có hoàn cảnh khó khăn, .... Đặc biệt vào ngày này, các học trò thường cài hoa hoa cẩm chướng – loài hoa được người dân Hàn Quốc dành tặng cho cha mẹ, lên ngực áo thầy cô để tỏ lòng kính trọng, biết ơn. Với người Hàn Quốc thầy cô được coi như người cha, người mẹ thứ hai - có công dưỡng dục, nâng đỡ đôi cánh tri thức của họ. Trong tục ngữ Hàn Quốc có câu “Không dẫm lên dù chỉ là cái bóng của thầy (스승의 그림자라도 밟지 않는다)” để tỏ lòng tôn kính hết mực đối với người đã dạy dỗ mình. Mỗi đất nước có những hoạt động riêng để kỉ niệm ngày Nhà giáo nhưng tất cả đều là những hoạt động thể hiện sự kính trọng và lòng biết ơn của các thế hệ học trò đối với các thầy cô của mình. Tại Hàn Quốc vào ngày Nhà giáo các trường học sẽ tổ chức các hoạt động chào mừng tri ân công ơn thầy cô. Người Hàn Quốc cũng thường đến thăm hỏi và cảm ơn các thầy cô giáo cũ, thăm hỏi và động viên những thầy cô đã nghĩ hưu đang ốm đau hoặc có hoàn cảnh khó khăn, .... Đặc biệt vào ngày này, các học trò thường cài hoa hoa cẩm chướng – loài hoa được người dân Hàn Quốc dành tặng cho cha mẹ, lên ngực áo thầy cô để tỏ lòng kính trọng, biết ơn. Với người Hàn Quốc thầy cô được coi như người cha, người mẹ thứ hai - có công dưỡng dục, nâng đỡ đôi cánh tri thức của họ. Trong tục ngữ Hàn Quốc có câu “Không dẫm lên dù chỉ là cái bóng của thầy (스승의 그림자라도 밟지 않는다)” để tỏ lòng tôn kính hết mực đối với người đã dạy dỗ mình. 31
3.Bài hát mừng ngày Nhà giáo
Để tri ân công ơn thầy cô và tôn vinh nghề giáo, mỗi quốc gia đều có những bài hát hay, xúc động lòng người về những người chèo lái con đò trí tuệ chuyên chở các thế hệ học sinh bằng trách nhiệm và tình yêu vô bờ bến. Nếu ở Việt Nam chúng ta có bài hát “ Bài ca người giáo viên nhân dân” rất nổi tiếng thì ở Hàn Quốc có bài hát “Công ơn thầy cô (스승의 은혜)” cũng rất lay động lòng người. Hai bài hát đều nói về những công lao to lớn của những người làm nghề giáo, thắp sáng tâm hồn và mở ra chân trời mới cho mỗi chúng ta, dạy cho ta những bài học làm người. Những giai điệu ấy luôn được vang lên ở các trường học mỗi khi đến ngày Nhà Giáo và luôn được in sâu trong trái tim mỗi thế hệ học sinh sinh viên. Các bạn thấy những điều chúng mình vừa chia sẻ có thú vị không ? Hy vọng là qua bài viết này các bạn có thêm được nhiều thông tin bổ ích về ngày đặc biệt quan trọng của Việt Nam và Hàn Quốc. Mình cũng mong rằng không phải chỉ tới ngày này mà tất cả các ngày trong năm các bạn đều không quên bày tỏ lòng biết ơn và thái độ tôn kính đối với những người thầy, người cô đang tận tụy hết mình vì chúng ta.
Hoàng Thị Phương 19K6
Nguồn tổng hợp: korea.net.vn giaoduc.net.vn trungtamtienghan.edu.vn 32
SỰ KHÁC BIỆT TRONG LỄ GIÁNG SINH CỦA HÀN QUỐC VÀ VIỆT NAM
5 K 9 1 à H g n à o H n ễ y u Ng (tổng hợp) com
. tmas .com s i r h whyc hanquoc o.kr/ a.c gtin thon /www.yn iet.com/ :/ i-v https ww.nguo ssy.gov/ ://w usemba s p t t h //vn. : s p t ht
Không khí Giáng sinh đang đến gần. Chắc hẳn các bạn sinh viên đang theo học ngành tiếng Hàn sẽ thắc mắc không biết lễ Giáng sinh của Hàn Quốc có khác gì với lễ Giáng sinh của Việt Nam. Chúng mình cùng nhau tìm hiểu những nét khác biệt trong ngày lễ Giáng sinh của hai đất nước Hàn Quốc và Việt Nam nhé!
1. Quan niệm về ngày Giáng sinh Hàn Quốc là quốc gia có gần 30% dân số theo Công giáo (bao gồm cả Thiên Chúa giáo và Cơ đốc giáo) nên Giáng Sinh được coi là một ngày lễ quan trọng. 25/12 hàng năm là ngày nghỉ lễ chính thức của Hàn Quốc. Từ trường học tới nơi công sở, từ thành thị tới thôn quê, đâu đâu cũng cảm nhận được bầu không khí Giáng sinh tràn ngập. So với Hàn Quốc, số giáo dân của Việt Nam chiếm một tỉ lệ khiêm tốn trong tổng số dân của Việt Nam. Tính đến năm 2018, ước tính tổng số giáo dân trên toàn lãnh thổ Việt Nam chiếm khoảng trên 8% tổng dân số. Đây chính là lí do ngày Giáng sinh chưa thể trở thành ngày lễ chính thức của người dân Việt Nam. Ngày 25/12 hàng năm các cơ quan, doanh nghiệp, trường học,... vẫn làm việc và học tập bình thường. Tuy nhiên, trong không khí hội nhập ngày càng sâu rộng, những năm gần đây Giáng sinh đã trở nên gần gũi hơn với người dân Việt Nam. Đặc biệt ở các đô thị lớn, hầu hết các chung cư, trường học, bệnh viện, trung tâm mua sắm,... đều được trang hoàng lộng lẫy với cây thông Noel vào dịp Giáng sinh. Dù không phải là ngày nghỉ chính thức song vẫn có những gia đình, tổ chức, nhóm cá thể tổ chức lễ kỷ niệm để chào đón “ngày Đức Chúa ra đời”. Trẻ em Việt cũng hình thành văn hoá viết thư gửi ông già Noel để bày tỏ những ước mơ, mong muốn của mình vào ngày Giáng sinh. 33
Vào ngày này, người dân Hàn Quốc tổ chức rất nhiều chương trình, hoạt động đặc biệt chào mừng Giáng sinh. Trước tiên phải kể đến thói quen dọn dẹp nhà cửa, trang trí cây thông Noel bắt đầu từ đầu tháng 12 hàng năm. Cây thông là hình ảnh đặc trưng báo hiệu Giáng sinh sắp đến. Do đó chúng không chỉ xuất hiện trong các căn hộ gia đình mà còn được đặt tại những địa điểm công cộng như siêu thị, đường phố, khu trung tâm thương mại. Tuy nhiên ở Hàn Quốc không cho phép mang cây thông thật vào trong các tòa nhà vì lí do an toàn cháy nổ đa phần người ta dùng cây thông làm các vật liệu nhân tạo. Trên cây thông, người ta thường treo túi Bokjumeoni (복주머니- một túi nhỏ làm bằng lụa có nghĩa là túi Hạnh phúc) hoặc Beoseon (버선 - tất chân) để cầu mong điều may mắn. Ở nước ta, hoạt động này diễn ra không được sôi động như ở Hàn Quốc. Chỉ những trung tâm thương mại hoặc các chung cư, trường học lớn mới tiến hành công tác chuẩn bị này khi gần đến ngày Noel. Đối với các gia đình, ngoại trừ các gia đình theo Công giáo, mọi hoạt động vẫn diễn ra bình thường. Dường như khái niệm dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa để đón Giáng sinh không tồn tại trong tâm thức của người Việt. Tuy nhiên điều này cũng đang dần thay đổi khi Việt Nam ngày một hội nhập sâu với thế giới và đang hòa mình vào một xã hội đa văn hóa.
34
3. Văn hoá tặng quà Giáng sinh Ở Hàn Quốc, Giáng sinhh là dịp đặc biệt ý nghĩa để tặng quà cho nhau. Không chỉ những người có quan hệ đặc biệt với nhau mới tặng quà cho nhau mà tất cả mọi người đều có thể tặng nhau quà. Những người yêu nhau tặng nhau quà, con cháu tặng quà cho ông bà bố mẹ, anh chị em tặng quà cho nhau, bạn bè đồng nghiệp, thủ trưởng và nhân viên cũng có thể tặng nhau quà. Những món quà cũng chỉ đơn giản, nhỏ xinh như cái mũ, thỏi son, cuốn sổ, nến thơm. Không chỉ vậy, vào ngày lễ này, người Hàn còn đến chợ Bangsan – Seoul để mua nguyên liệu làm bánh và tự tay làm bánh để mời bạn bè, người thân. Khác với Hàn Quốc, ở Việt Nam dường như Giáng sinh là ngày lễ đặc biệt dành cho trẻ em. Giáng sinh là dịp các bé nôn nao chờ đợi những món quà từ Ông già Noel. Các bé tin rằng ông già Noel sẽ thưởng cho mình những món quà vì mình đã làm nhiều điều tốt trong năm vừa qua. Nhân dịp này, các bậc cha mẹ cũng có thể nói ra những mong muốn của mình với con trẻ, chủ yếu là về sức khỏe và thành tích học tập ở trường. Ngoài ra, Giáng sinh còn là một thời điểm quan trọng của các cặp tình nhân. Nhân dịp này họ tặng những món quà có giá trị, ý nghĩa cho người thương, chủ yếu là trang sức, nước hoa và hàng dệt kim. Thậm chí có nhiều cặp đôi lựa chọn thời điểm này để thực hiện những màn tỏ tình đầy bất ngờ và lãng mạn.
.
4 Các loại hoạt động vui chơi giải trí Vì Giáng sinh là ngày nghỉ lễ chính thức nên người Hàn tổ chức nhiều hoạt động đa dạng và phong phú trong ngày này. Đầu tiên phải kể đến là hoạt động ăn uống, vui chơi. Người Hàn thường tụ tập và cùng nhau nướng thịt ăn hoặc ăn lẩu, uống rượu, sau đó đi hát karaoke rồi đi những nhà thờ lớn. Chính vì thế nên dịp này các nhà hàng, quán bia, quán nhậu, quán karaoke ở Hàn rất đắt khách, gần như phải gọi đặt chỗ trước vài ngày. Không khí giáng sinh còn tràn ngập trên các con đường với sắc đỏ của những bộ quần áo Ông già Noel hoặc có tông màu đỏ mặc trên người của khách bộ đường. Cùng với không khí và màu sắc Noel tràn ngập là các chương trình ca nhạc đặc biệt chào đón Giáng sinh được tổ chức suốt cả ngày. Đặc biệt, mỗi nhà thờ sẽ tổ chức một chương trình ca nhạc riêng. Người Hàn Quốc còn hay tham gia lễ hội ánh sáng được tổ chức hàng năm tại Everland, Myeongdong (Ga Myeongdong, đường tàu số 4) hoặc lễ hội ánh sáng Vườn Ngũ sắc tại Khu vườn buổi sáng yên tĩnh (아침고요수목원, THE GARDEN OF MORNING CALM). Những lễ hội này được tổ chức thường niên và cực kì hoành tráng, thu hút được rất nhiều khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đến tham quan trải nghiệm. Ngoài ra còn có những buổi nhạc kịch được đông đảo người dân đón xem vào tối Noel ở khu Daehangno (대학로). Ngoài ra người Hàn Quốc còn tham gia Hội chợ Giáng sinh Seoul thường được tổ chức từ ngày 11 đến ngày 20 tháng 12 tại Trung tâm triển lãm thương mại KINTEX. Đây là hội chợ không chỉ giới thiệu sản phẩm mà còn có rất nhiều chương trình trải nghiệm, biểu diễn nghệ thuật, giúp người xem tìm hiểu về văn hóa Giáng Sinh của Hàn Quốc và nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, lễ Giáng sinh không được người dân quá coi trọng như ở Hàn quốc, song chúng ta cũng có khá nhiều lễ hội ánh sáng, dù những lễ hội đó được tổ chức theo lịch mỗi năm và thường không ấn định địa điểm và thời gian cụ thể qua các năm. Lễ Giáng sinh ở Việt Nam là một dịp sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Trong đêm Giáng Sinh, những đôi tình nhân âu yếm tặng quà cho nhau, trẻ em háo hức chờ sự xuất hiện của ông già Noel, gia đình bè bạn rủ nhau đi lên phố, đi nhà thờ tận tưởng không khí giáng sinh,... và đặc biệt là những người Công giáo thì chuẩn bị tham dự Thánh lễ tại thánh đường giáo xứ hoặc giáo họ của mình.
Bạn thấy đấy, tuy cùng là hai quốc gia châu Á và đã từng chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo trong quá khứ nhưng quan niệm về lễ Giáng sinh của Hàn Quốc và Việt Nam có sự khác biệt lớn. Bạn thấy sao về những thông tin mà chúng mình chia sẻ với bạn? Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn phần nào có được những hiểu biết về lễ Giáng sinh ở Hàn Quốc và Việt Nam, đóng góp vào kho tàng kiến thức về văn hóa của hai quốc gia. Chúc các bạn có những trải nghiệm Giáng sinh thật vui vẻ, ấm áp và đầy thú vị!
35
QUY TẮC ỨNG XỬ TRÊN BÀN ĂN CỦA NGƯỜI HÀN QUỐC Ẩm thực Hàn Quốc luôn mang trong mình những nét độc đáo, hấp dẫn rất riêng. Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông trên bàn ăn của người Hàn luôn có những món ăn mang nét đặc trưng riêng biệt. Nếu bạn là người yêu mến ẩm thực của xứ sở “kimchi” thì tại sao không dành chút ít thời gian để khám phá những quy tắc trên bàn ăn của người Hàn Quốc? Những qui tắc mình giới thiệu dưới đây chắc chắn sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về văn hóa ứng xử của người Hàn trên bàn ăn, đồng thời giúp bạn cách tạo ấn tượng tốt với người Hàn khi có dịp ghé thăm đất nước xinh đẹp này đấy!
1. CÁCH SẮP XẾP BÀN ĂN CỦA NGƯỜI HÀN QUỐC Khác với người Việt Nam ăn cơm trên chiếu, người Hàn Quốc ăn cơm trên những chiếc bàn tròn, thấp. Họ thường ngồi xếp bằng trên những chiếc nệm nhỏ khi ăn. Giống như người Việt Nam, người Hàn Quốc cũng dùng đũa và thìa trong khi ăn. Về cơ bản, các đồ ăn trên bàn ăn của người Hàn được sắp xếp theo trật tự sau: • Bát cơm để bên trái người ăn (bát đựng cơm thường làm bằng sứ hoặc inox). • Bát canh được đặt bên phải của bát cơm (bát đựng canh thường nhỏ hơn bát đựng cơm) Hoặc dùng chung trong bát canh to đặt giữa bàn. • Thìa và đũa đặt ở phía phải của bát canh • Có thêm nhiều đĩa và bát nhỏ để những đồ ăn kèm chung cho mọi người đặt giữa bàn. Thông thường rau và những món ăn nguội và khô để bên trái, các loại kimchi đặt ở giữa, các món thịt để bên phải.
36
2. TRƯỚC KHI DÙNG BỮA
Cũng giống như người Việt Nam, người Hàn Quốc rất coi trọng các lễ nghi trong khi dùng bữa. Nếu như chúng ta bắt đầu bữa cơm với câu mời: “Con mới bố mẹ ăn cơm”, “Mời bác dùng cơm”, .... thì người Hàn Quốc mở đầu bữa cơm bằng lời chúc nhau ngon miệng. Có một điều khác biệt là vị thế của người nói là chủ nhà, người chuẩn bị bữa ăn hay khách mà lời mở đầu sẽ khác đi. Ví dụ nếu người nói là chủ nhà thì câu nói thông thường sẽ là “Chúc bác ăn ngon miệng (맛있게 드세요!)” hay nếu muốn thể hiện sự khiêm tốn thì có thể là “Chỉ có món cơm thường nhưng mong bác ăn ngon miệng (별거 아닌데 맛있게 드세요!)”. Còn nếu người nói là khách thì câu nói thông thường có thể là “Tôi sẽ ăn ngon miệng (맛있게 먹겠습니다/ 잘 먹겠습니다.)” để thể hiện lòng biết ơn đối với người đầu bếp hay người đã mời bạn ăn.
3. KHI DÙNG BỮA VỚI NGƯỜI LỚN TUỔI
Cũng giống như người Việt, kính lão là phép lịch sự của người Hàn trên bàn ăn. Con trẻ sẽ không đụng đũa nếu như những người lớn tuổi chưa cầm đũa lên. Người trẻ tuổi thường ngồi ở vị trí gần cửa ra vào và chỉ ngồi xuống sau khi những người lớn tuổi đã ngồi. Cần phải giữ tư thế ngồi ngay ngắn trước mặt người lớn. Trong khi ăn, cố gắng giữ tốc độ ăn uống tương đương với những người xung quanh. Nếu ăn quá nhanh thì cần phải ăn chậm lại để không kết thúc bữa ăn sớm hơn những người khác. Ngược lại, nếu ăn quá chậm thì cần phải cố gắng để không bị bỏ lại sau cùng. Chú ý khi người lớn dùng bữa xong và đứng lên thì nên đứng lên cùng.
5. CÁCH DÙNG THÌA VỚI ĐŨA Điều cấm kị đối với người Hàn Quốc là việc cắm đũa thẳng vào bát cơm và úp thìa xuống. Bởi điều này giống với việc cúng cơm trong đám tang của người Hàn Quốc. Người Hàn thường xếp đũa cạnh thìa và thìa được đặt ngửa. Không nên cầm thìa và đũa bằng cả hai tay trong khi ăn. Khi dùng thìa thì đặt đũa trên bàn ăn, và ngược lại. Thìa chỉ được dùng để xúc cơm và canh hoặc súp. Khi ăn cơm người Hàn Quốc đặt bát cơm và canh trên bàn và dùng thìa để xúc chứ không bưng lên ăn như người Việt. Đũa dùng để gắp thức ăn. Nhưng khác với người Việt, người Hàn không có thói quen đảo đầu đũa khi tiếp thức ăn cho người khác. Khi cần họ sẽ dùng một đôi đũa riêng.
6. KHI UỐNG NƯỚC RƯỢU Trong việc uống nước/rượu, phải rót mời bậc tiền bối trước rồi mới rót cho mình. Sẽ bị cho là bất lịch sự nếu từ chối lời mời rượu của người lớn. Nếu bạn được người trên rót đồ uống cho, hãy thể hiện sự tôn trọng của mình bằng việc giữ cốc bằng hai tay hoặc đặt nhẹ tay dưới khuỷu tay cầm cốc. Khi rót rượu/nước mời người lớn tuổi, có thể cầm chai/bình bằng hai tay hoặc đặt tay còn lại phía dưới khuỷu tay cầm chai/bình để bày tỏ thái độ cung kính đối với người trên. Khi uống rượu, nếu có những người bề trên, lớn tuổi thì những người bề dưới, nhỏ tuổi hơn phải quay người sang một phía và che miệng khi uống để thể hiện thái độ tôn trọng.
4. TRONG KHI DÙNG BỮA
Việc gây tiếng ồn trong khi ăn sẽ khiến người Hàn Quốc nghĩ bạn là người thô lỗ, không biết phép lịch sự. Một số hành vi bị coi là bất lịch sự trong bữa ăn là ngoáy tai, dùng tay chòi mũi, nhai không ngậm miệng lại, nói chuyện khi đồ ăn vẫn còn trong miệng, để phát ra tiếng khi nhai hoặc để thìa đũa va chạm vào dụng cụ khác phát ra tiếng kêu lách cách, dùng thìa hoặc đũa đảo cơm hoặc canh, bới tìm thứ mình muốn ăn trong món ăn chung, tự ý gắp bỏ khỏi món ăn chung thứ mình không thích, ho hay hắt xì hơi mà không dùng tay che miệng. Khi ăn canh, cần dùng thìa múc từng thìa nhỏ và không dùng miệng thổi cho cơm/canh nguội. Tuy nhiên, trong những tình huống thân mật, suồng sã có thể bỏ qua những qui tắc này.
37
7. SAU KHI DÙNG BỮA
Đào Thị Minh Hồng 19K6 tổng hợp từ các nguồn: dayhoctienghan.edu.vn languagelink.com.vn dulichvietnam.com.vn thongtinhanquoc.com giáo trình Tiếng Hàn Kyunghee wikipedia.org 90daysinkorean.com.
Sau khi ăn xong thì đặt đũa và thìa trở lại vị trí ban đầu, gấp khăn ăn gọn lại và đặt lại trên bàn ăn. Nếu bạn dùng đồ vệ sinh răng như tăm thì phải một tay che miệng, một tay dùng tăm để người khác không thấy miệng mình. Cũng giống như người Việt sau khi ăn xong thường nói: “Con xin phép (con dùng đủ rồi)”, sau khi ăn xong người Hàn thường nói: “Tôi đã ăn rất ngon miệng (잘 먹었습니다)” để tỏ lòng biết ơn đối với chủ nhà, người đã mời mình ăn, và cả đối với người chủ và thậm chí là cả những người phục vụ trong nhà hàng mà mình tới ăn. Ngoài ra, còn một số lưu ý quan trọng khác như dưới đây mà bạn không nên bỏ qua. - Thông thường người Hàn Quốc thường nếm thử canh trước rồi mới ăn đến cơm hoặc các món ăn khác. - Trong bữa ăn, nếu có xương cần bỏ thì nên bọc chúng trong giấy ăn để không ai nhìn thấy, rồi nhẹ nhàng vứt vào thùng rác. - Nên lấy đồ ăn trong tầm với của mình. Không nên cố vươn tay lấy các món ăn ở xa tầm với. - Không chấm lại món ăn đã được gắp cho vào bát.
Trên đây là một số qui tắc ăn uống cơ bản của người Hàn Quốc. Nhìn qua có vẻ khá nhiều và khó nhớ nhưng nếu để ý một chút bạn có thể nhận ra là nó có nhiều điểm tương đồng với những qui tắc ứng xử trên bàn ăn của người Việt. Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây có thể giúp cho bạn có được cái nhìn đầy đủ hơn về những qui tắc ứng xử trên bàn ăn của người Hàn Quốc và tận hưởng một cách trọn vẹn ẩm thực độc đáo của xứ sở kim chi khi có cơ hội nhé.
38
BÀI HÁT
나의 사춘기에게 (To my youth)
볼빨간 사춘기(Bolbbalgan4)
Tuổi trẻ là vậy sẽ có những lúc ta lạc lõng, muốn thoát khỏi cái thế giới xô bồ kia. Đã từng có lúc ta mong mình không tồn tại trên thế gian này. Ánh mắt của bạn bè, sự kì vọng của cha mẹ, người thân .....
나는 한때 내가 이 세상에 사라지길 바랬다 “차라리 죽으면 모든게 다 끝나지않을까?” 나에게 손가락질하는 친구들의 시선들과 바라보는 부모님의 시선도 모두 나를 두렵다. Nhưng bạn à, đau thương luôn chồng chất giữa những ngày tháng tươi đẹp kia. Tuổi trẻ là những va đập, là những vấp ngã. “Đời người là một hợp đồng trọn gói: niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc, khổ đau... Tất cả chỉ bán chung một gói, không thể mua riêng được.” Tuổi trẻ như chiếc hộp diệu kì, nơi đó ta cất giữ cho riêng mình năm tháng thanh xuân tươi đẹp, đầy những chông gai. Để rồi mỗi khi nhìn lại, chúng ta có thể tự nhủ rằng “À thì ra mình đã từng có một thanh xuân như thế!” Và như lời bài hát 나의 사춘기에게 (To my youth) - 볼빨간 사춘기 (Bolbbalgan4) mà Chuyên mục CLB báo tuần này muốn gửi tới các bạn:
어쩌면 그 모든 아픔을 내딛고서라도 짧게 빛을 내불까 봐” (Có thể sau khi đi qua những thương đau, bạn sẽ được toả sáng dù chỉ là một phút giây ngắn ngủi)
Bạn ơi, nếu mệt quá thì nên dừng lại nghỉ ngơi một chút, rồi tiếp tục tiến về phía trước. Đừng bỏ cuộc! Hãy đeo tai nghe và cảm nhận giai điệu của나의 사춘기에게 (To my youth) để có thêm sức mạnh bước tiếp cùng tôi bạn nhé.
Link youtube https://www.youtube.com/watch?v=7Q3eLs38328.
봄
18k7 39
VỚI BÀI HÁT
“Miracles in December” EXO
Giáng sinh đã đến với những ánh đèn rực rỡ ngoài kia, chắc hẳn ai bây giờ cũng đang có những giây phút tuyệt vời ấm áp bên gia đình và bạn bè phải không? Một chút âm nhạc cuối ngày sẽ giúp cho các bạn cảm thấy tuyệt vời hơn nữa. Hãy cùng nhau thưởng thức những giai điệu đầy ngọt ngào của bài hát “12월의 기적 (Miracles in December)” của EXO.
EXO là một nhóm nhạc nam được thành lập bởi SM Entertainment vào năm 2012. EXO đã mang đến cho KPOP nhiều bài hát hay với nhiều phong cách đa dạng. Bên cạnh những bài hát sôi động với sự kết hợp của nhiều thể loại như pop, hip-hop, R&B cùng các dòng nhạc dance điện tử với những vũ đạo tuyệt vời thì nhóm còn cho ra mắt nhiều ca khúc ballad ngọt ngào, đặc biệt là chuỗi những bài hát winter ra mắt vào những ngày cuối năm. Trong chuỗi các ca khúc đó, không thể không kể đến Miracles in December - một bài hát với giai điệu ngọt ngào và lời ca sẽ mang đến cho chúng ta cảm giác ấm áp trong mùa đông lạnh giá. Nội dung MV hết sức đơn giản là cảnh 12 anh chàng với một tông màu trầm buồn và xen lẫn những bông tuyết trắng. Nổi bật trong đó là cảnh bộ ba vocal Chen, D.O và BaekHuyn đứng hát dưới tuyết. Bài hát là một món quà mà EXO dành tặng fan nhân dịp giáng sinh. Nội dung bài hát là sự tiếc nuối, đau buồn của một chàng trai đã để mất tình yêu của mình. Tình yêu ấy đã từng xuất hiện trong cuộc đời chàng trai nhưng lúc đó cậu lại không biết trân trọng, đến khi mất đi rồi mới nhận ra người con gái đó quan trọng như thế nào. “…난 생각만 하면 세상을 너로 채울 수 있어 음 눈송이 하나가 네 눈물 한 방울이니까 단 한 가지 못하는 것은 널 내게로 오게 하는 일 이 초라한 초능력 이젠 없었으면 좋겠어 우…” “Nếu chỉ nghĩ về em, tôi sẽ để em lấp đầy toàn bộ thế giới này Bởi mỗi bông tuyết kia rơi xuống là một giọt lệ dành cho em Nhưng có một điều duy nhất tôi chẳng thể làm đó là khiến em đến bên tôi Tôi mong mình chẳng có thứ năng lực đáng thương này”
Hãy cùng thưởng thức bài hát tại đây nhé: https://youtu.be/yVLxRXoLaas Những giai điệu ngọt ngào từ các giọng ca đầy quyến rũ của các thành viên EXO sẽ đem đến cho bạn một giáng sinh trọn vẹn và đầy ấm áp. Cuối cùng chúc mọi người một buổi tối vui vẻ và một giáng sinh an lành, một năm mới hạnh phúc! Nguồn tham khảo:
Hoàng Thị Phương 19K6
wikipedia.org https://yeutienganh.com/music/song/miracles-in-december-208760 40
youtube.com
Akdong Musician (악동뮤지션, hay còn gọi là AKMU), được biết đến với tư cách là quán quân của chương trình Kpop Star mùa thứ hai và ra mắt dưới sự quản lý của YG Entertainment năm 2014. Nhóm nhạc gồm hai anh em ruột là Lee Chan Hyuk (이찬혁) và Lee Soo Hyun (이수현). YG Entertainment vốn nổi tiếng là một công ty giải trí với những nhóm nhạc và ca sĩ mang phong cách hip hop mạnh mẽ hay nhạc dance bắt tai. Thế nhưng, hai anh em Akdong Musician lại lựa chọn cho mình một định hướng âm nhạc hoàn toàn khác với con đường của số đông các nghệ sĩ cùng công ty. Âm nhạc của họ trẻ trung, đáng yêu, vui tươi và năng động, pha chút chất dân ca nhẹ nhàng, đó chính là điểm khác biệt của AKMU so với các nghệ sĩ cùng công ty nói riêng và toàn Kpop nói chung. Bài hát “Give Love” (사랑을 주세요) là một trong ba ca khúc chủ đề của album đầu tay “Play” của bộ đôi. Bài hát do chính tay người anh Lee Chan Hyuk sáng tác. “Give Love” là một ca khúc nhẹ nhàng, vui nhộn nói về tâm trạng của một cô gái mong muốn nhận được tình yêu từ người con trai mình rung động. Không chỉ ấn tượng về âm nhạc, MV bài hát cũng cực kì thú vị với cốt truyện một cô gái cố gắng gây chú ý với người mình thích. Được quay tại đảo Jeju nổi tiếng với những cảnh quay dễ thương, nhạc phẩm này chắc chắn sẽ làm bạn thoải mái hơn sau một ngày học tập căng thẳng. Hãy bật nhạc và thưởng thức cùng chúng mình nhé! Nguồn : Wikipedia.com Youtube.com
Give love
AKMU
https://www.youtube.com/watch?v=x2XX3cNW4K0 41
42
43
44
45
46
Thứ hai, một điều không thể thiếu trong bất cứ buổi MT nào đó là những chai rượu Soju (소주), bia (맥주) hay rượu gạo (막걸리). Mọi người sẽ cùng nhau uống rượu, nướng thịt và ăn uống suốt đêm khuya. Điều cuối cùng đó là ở MT không phải chỉ có những bữa tiệc ăn uống mà bên cạnh đó còn có những màn khai mạc, chào hỏi, biểu diễn văn nghệ và đặc biệt là rất nhiều trò chơi, cuộc thi nhỏ cũng được tổ chức nhằm tăng tinh thần gắn kết tập thể.
47
ừ t g n Nhữ
Biên soạn: Phạm Thị Thu Hương - 18K5 Hiệu đính: Trần Thị Bích Phượng
dễ nhầm lẫHnàn trong tiếng
Ở chuyên mục tuần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ý nghĩa và cách dùng của một số cặp từ dễ bị dùng nhầm trong tiếng Hàn thông qua các tình huống hội thoại nhé.
câu chuyện số 1 선생님: 은호, 너 지금 대체 몇 시인 줄 알아? 은호: 죄송합니다, 선생님. 늦잠을 자는 바람에 늦었어요. 선생님: 이따 수업 마치고 교무실로 와! 은호: 네에…. 예빈: 풉, 유은호 자체 지각 신기록 (갱신/경신) 했네.
Giáo viên: Eunho, em có biết bây giờ là mấy giờ rồi không hả? Eunho: Em xin lỗi thầy. Tại em ngủ quên nên đến lớp muộn ạ. Thầy giáo: Lát nữa học xong lên phòng giáo vụ gặp tôi. Eunho: Vââng…. Yebin: Chẹp, Yu Eunho tự phá kỉ lục đi muộn của mình luôn rồi
Trong đoạn thoại trên, Yebin dùng 갱신 hay 경신? Để biết rõ câu trả lời chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa và cách dùng của hai từ này nhé.
경신(更新)(하다) 1. Sửa đổi cái đã có, làm cho nó trở nên mới mẻ. 그의 이론은 논리학과 철학에 경신을 일으켰다 (Lí luận của ông mang lại sự đổi mới trong logic và triết học) 2. Phá vỡ kỉ lục của những lần trước đó (khi nói về kết quả). 그는 마라톤 세계 기록을 경신해 냈다 (Anh ta đã phá được kỉ lục marathon thế giới) 3. Phá vỡ chỉ số tối đa hoặc tối thiểu ở một lĩnh vực nào đó. 무더위로 최대 전력 수요 경신이 계속되고 있다 (Mức tiêu thụ điện tối đa liên tục bị phá vỡ vì nắng nóng)
경신(更新)(하다) 1. Sửa đổi cái đã có làm cho nó trở nên mới mẻ. 자기 갱신 đổi mới bản thân 환경 갱신 thay đổi môi trường 2. Việc kéo dài thời gian ràng buộc về mặt quan hệ pháp luật khi thời gian đó kết thúc. 계약 갱신 gia hạn hợp đồng 비자 갱신 gia hạn visa 3. Việc thay đổi, thêm, bớt nội dung đã có theo sự biến động thực tế (liên quan đến máy tính). 시스템의 갱신 nâng cấp hệ thống 48
Như vậy là 경신 và 갱신 cùng có chung một nét nghĩa là “sửa đổi cái đã có làm cho nó trở nên mới mẻ”. Thế nhưng, khi muốn diễn đạt rằng ‘ai đó đã phá vỡ kỉ lục gì đó’, ta dùng 경신 mà không dùng 갱신. Ngược lại, khi muốn diễn tả việc muốn kéo dài thời gian nào đó được quy định về mặt pháp luật, ta dùng 갱신 mà không dùng 경신. Giờ thì các bạn biết Yebin dùng từ nào rồi đúng không? Đáp án là ‘경신’ bởi Eunho đã phá vỡ kỉ lục đi muộn của chính mình.
câu chuyện số 2 은호: 세수만 대충 하고 로션도 못 바른 채로 달려와서 얼굴이 너무 (당겨 / 땅겨). 예빈: 쯧쯧, 내 핸드크림이라도 얼굴에 바를래? 은호: 그래, 고맙다.
Eunho: Sáng nay tớ mới rửa mặt qua loa, không kịp bôi kem dưỡng mà cứ thế chạy đến lớp nên giờ da mặt khô quá. Yebin: Chậc chậc, có lấy tạm kem dưỡng tay của tớ bôi lên mặt không? Eunho: Ừ thế cũng được. Cảm ơn cậu nhé!
Theo các bạn ở hội thoại 2 này, Yebin dùng ‘당겨’ hay ‘땅겨’?
당기다(động từ):
땅기다(tính từ):
Trở nên rất rắn và căng
1. Sinh lòng yêu thích nên bị lôi cuốn theo. 나는 그 이야기를 듣고 호기심이 당겼다. Nghe chuyện ấy tôi tò mò quá. 2. Muốn ăn, thèm ăn. 봄이 입맛이 당기는 계절이다. Mùa xuân là mùa thèm ăn. Vậy là các bạn có thể biết Yebin dùng từ nào rồi chứ? Đáp án ở đây là ‘땅겨’.
câu chuyện số 3 예빈: 근데 세수를 하긴 한 거야? 얼굴에 (눈꼽 / 눈곱)이 그대론데? 은호: 그래? 이거 바르기 전에 세수부터 다시 하고 와야겠다. 은호: 에휴, 월요일부터 몸이 천근만근이네.
Yebin: Nhưng mà cậu có rửa mặt thật không đấy? Vẫn còn đầy gỉ mắt kia kìa? Eunho: Thế á? Vậy thì trước khi bôi kem tớ phải đi rửa mặt lại cái đã. Eunho: Ôi, ngay từ thứ 2 đã thấy rã rời hết cả người rồi.
‘눈곱’ (gỉ mắt) là từ ghép được tạo thành bởi ‘눈’ và ‘곱’. Các bạn có biết ‘곱’ có nghĩa gì không? ‘곱’ vốn có nghĩa là những chất giống như mủ có trong mụn nhọt. Vì gỉ mắt trông giống như chất mủ quánh lại nên được gọi là ‘눈곱’. ‘눈곱’ được phát âm là [눈꼽] nên có người đã ghi lại từ theo phát âm thành ‘눈꼽’. Giờ thì hẳn bạn đã biết Yebin dùng ‘눈곱’ hay ‘눈꼽’ rồi đúng không nào? Trong quá trình học và sử dụng tiếng Hàn, có khi nào bạn bối rối không biết nên dùng từ nào cho đúng không? Hãy chia sẻ cùng chúng mình nhé! 49
Đối với những ai đang đã và đang theo học tiếng Hàn, một ngôn ngữ khá thông dụng hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới, chắc sẽ không tránh khỏi một vài lần mắc lỗi khi sử dụng những cấu trúc ngữ pháp chỉ nguyên nhân – kết quả bởi có quá nhiều cách diễn đạt nguyên nhân/lí do – kết quả trong tiếng Hàn. Để giúp các bạn sinh viên đang theo học tiếng Hàn có được sự hiểu biết về đa dạng trong cách biểu đạt nguyên nhân/lí do – kết quả mình đã thống kê lại 8 cấu trúc ngữ pháp biểu đạt nguyên nhân – kết quả được sử dụng thường xuyên trong tiếng Hàn. Với mỗi cấu trúc ngữ pháp, mình có đưa ra giải thích về cách dùng cùng với lưu ý và ví dụ sao cho người đọc có thể tiếp cận một cách dễ dàng, dễ hiểu nhất. Hãy cùng mình tìm hiểu và phân biệt cách sử dụng của 8 cấu trúc ngữ pháp dễ nhầm lẫn này nhé!
các biểu hiện ngữ pháp nguyên nhân - kết quả trong tiếng hàn
1. Động từ/tính từ + 아/어/여서
Cấu trúc diễn tả hành động hay trạng thái của động từ/tính từ đứng trước ‘아/어/여서’ là nguyên nhân hoặc lí do của hành động hay trạng thái được diễn tả ở vế sau. 눈이 와서 길이 미끄럽다. 길이 좁아서 차가 못 지나간다. Chú ý: 1) ‘아/어/여서’ không kết hợp với các tiểu từ chỉ thì như ‘었/았/였’ hay ‘겠’. 어제 배가 아팠어서 병원에 갔어요. (X) 어제 배가 아파서 병원에 갔어요. (O) 2) ‘아/어/여서’ không kết hợp với thức mệnh lệnh, thỉnh cầu. 시험이 있어서 열심히 공부하세요. (X) 시험이 있어서 열심히 공부하고 있어요. (O) 오후에 시간이 많아서 같이영화를 보러 갈까요? (X) 오후에 시간이 많아서 영화를 보러 가려고 합니다.(O) 50
2. Động từ/ tính từ /이다 + 기 때문에 Cấu trúc diễn tả hành động hay trạng thái của động từ/tính từ đứng trước ‘기 때문에’ là nguyên nhân hoặc lí do của hành động hay trạng thái được diễn tả ở mệnh đề sau. 그 일을 잘 모르기 때문에 말씀을 드리지 못합니다. 그는 경제적인 사정이 좋지 않았기 때문에 이번 학기에 등록하지 못했다. Chú ý: 1) ‘기 때문에’ có thể kết hợp với các tiểu từ chỉ thì như ‘았/었/였’, ‘겠’. 어제 머리가 아팠기 때문에 학교에 못 갔어요. 2) ‘기 때문에’ không kết hợp với thức mệnh lệnh, thỉnh cầu. 날씨가 좋기 때문에 산책할까요? (X) 날씨가 좋았기 때문에 산책했어요. (O) 3) ‘때문에’ có thể kết hợp với danh từ dưới dạng thức: Danh từ + 때문에 시험 때문에 잠을 제대로 잘 수 없었어요.
3. Động từ/ tính từ/ 이다 + (으)니까 Cấu trúc diễn tả hành động hay trạng thái của động từ/tính từ đứng trước ‘(으)니까’ là nguyên nhân hoặc căn cứ/ tiền đề của hành động hay trạng thái được diễn tả ở mệnh đề sau. 약속을 했으니까 비가 와도 가야만 해요. 그 길은 좋지 않으니까 다른 길로 갈까요? 이 옷이 작으니까 좀 큰 것으로 바꿔 주세요. Chú ý: 1) ‘(으)니까’ có thể kết hợp với các tiểu từ chỉ thì ‘았/었/였’, ‘겠’. 감기에 걸렸으니까 집에서 푹 쉬세요. 2) Mệnh đề phía sau ‘(으)니까’ thường ở thức mệnh lệnh, thỉnh cầu. 날씨가 좋으니까 공원에 놀러 가자. 시간이 별로 없으니까 빨리 갔다 오세요. 3) Nguyên nhân/ lí do mà ‘(으)니까’ diễn tả thường mang tính chủ quan của người nói. 버스 터미널에 사람이 많으니까 답답해 죽겠다. (Tớ thấy) ở bến xe đông người nên chắc là bức bối chết mất. 버스터미널에 사람이 많아서 답답해 죽겠다. Ở bến xe đông người nên rất bức bối.
51
4. Động từ/tính từ/이다 + 거든(요) Đây là đuôi kết thúc câu, thường được sử dụng trong khẩu ngữ để đáp lại câu hỏi hoặc đưa ra lý do/ căn cứ nào đó. Cấu trúc này chỉ được sử dụng giữa những người thân thiết, không sử dụng trong các trường hợp trang trọng. 가: 왜 그 가수를 좋아해요? 나: 노래를 잘 부르거든요.
5. Động từ + 는 바람에 Đây là cấu trúc thường được dùng để biểu đạt nguyên nhân/căn cứ của hành động/trạng thái được diễn tả ở mệnh đề sau mà kết quả của nó thường mang nghĩa tiêu cực. 길에서 미끄러지는 바람에 사고가 났습니다. Chú ý: 1) ‘- 는 바람에’ chỉ kết hợp với động từ. 머리가 아프는 바람에 공부에 집중하지 못했다. (X) 갑자기 비가 오는 바람에 옷이 다 젖었다. (O) 2) Động từ trước ‘는 바람에’ ở dạng nguyên thể, không chia. 갑자기 감기에 걸렸는 바람에 약속을 취소했어요. (X) 갑자기 감기에 걸리는 바람에 약속을 취소했어요. (O) 3) ‘는 바람에’ không kết hợp với đuôi kết thúc ở dạng thức mệnh lệnh hay thỉnh cầu. 날씨가 추워지는 바랍에 외출할 때 따뜻하게 입으세요. (X) 눈이 많이 내리는 바람에 집에서 쉴까요? (X)
6. Danh từ +(으)로 인해(서) Đây là cấu trúc dùng để diễn tả nguyên nhân dẫn đến kết quả mang tính tiêu cực. (으)로 인해(서) thường được sử dụng trong văn viết. (으)로 인해(서) có thể dùng dưới các dạng như ‘(으)로’, ‘(으)로 인해’, ‘(으)로 인하여’. 이번 태풍으로 인해 사람이 많이 죽었다고 합니다. 부주의로 인해 사고를 냈어요.
52
7. Động từ +는 탓에 Đây là cấu trúc thường được dùng để diễn tả nguyên nhân/ lí do của một hiện tượng mang tính tiêu cực. 어제 술이 과한 탓에 실수를 저질렀어요.
8. Động từ/ tính từ/ 이다 + 길래 Đây là dạng thức khẩu ngữ của cấu trúc ‘-기에’.‘Động từ/tính từ/이다+길래’ diễn tả nguyên nhân hay căn cứ của hành động ở mệnh đề sau. 과일이 맛있어 보이길래 좀 샀어요. Chú ý: 1) Chủ ngữ của mệnh đề phía sau ‘길래’ là ngôi thứ nhất. 배가 아프길래 언니가 병원에 갔어요. (X) 배가 아프길래 병원에 갔어요. (Chủ ngữ là “tôi”) (O) 2) ‘길래’ có thể kết hợp được với những tiểu từ chỉ thì như ‘었/았/였’, ‘겠’. 얼마니 먹었길래 배가 그렇게 볼록하니? 3) ‘길래’ không kết hợp với đuôi câu mệnh lệnh, thỉnh cầu. 꽃이 예쁘길래 여자 친구한테 사 줄래요? (X) 꽃이 예쁘길래 여자 친구한테 사 주었어요. (O) 4) ‘길래’ có thể kết hợp với cấu trúc trích dẫn gián tiếp. 책이 재미있다고 하길래 읽어 봤어요. 책이 재미있다길래 읽어 봤어요.
Thế là chúng ta đã cùng nhau tổng hợp lại kiến thức và đưa ra những chú ý cần thiết để không bị nhầm lẫn khi sử dụng 8 cấu trúc ngữ pháp diễn tả nguyên nhân/lí do – kết quả. Các bạn thấy thế nào? Hy vọng những kiến thức hôm nay sẽ phần nào giúp ích cho các bạn trong quá trình học tiếng Hàn và các bài thi trong tương lai nhé~ Nguyễn Ngọc Diễm - 18K2 53
Phương pháp viết
cảm nhận văn học
1. Đọc kỹ tác phẩm văn học - Đọc kỹ tác phẩm và nắm bắt tư tưởng, dụng ý sáng tác của tác giả. - Ghi nhớ những cảnh, phân đoạn ưa thích cũng như lời nói, hành động của nhân vật (đối với truyện ngắn, tiểu thuyết), những câu thơ, ý thơ, hình tượng thơ (đối với tác phẩm thơ). Ví dụ: Đối với Nhàn trung lục, chúng ta có thể ghi nhớ cuộc đối thoại giữa hai cha con đức vua Yeongjo, cuộc đối thoại giữa thế tử Sado và cung Hyegyeong, những câu nói của cung Seonheui với cung Hyegyeong sau cái chết của thế tử Sado, ….
Các bước viế t cảm nhận văn học 1. Đọc kỹ tác ph ẩm 2. Phân tích tá c phẩm 3. Viết bài cảm nhận
2. phân tích tác phẩm văn học - Tìm những phần ấn tượng trong tác phẩm, từ đó đi vào phân tích những ấn tượng đó bằng con mắt chủ quan của mình. - Căn cứ vào tình cảm của tác giả được thể hiện trong tác phẩm để phát biểu cảm nghĩ của bản thân dựa trên sự đồng cảm, thẩu hiểu với cảm xúc của tác giả. - Phân tích tác phẩm trong mối tương quan giữa tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, … - Phân tích tác phẩm theo một cách nhìn mới đặt trong tương quan so sánh với những bài phân tích, bình luận của các chuyên gia, nhà nghiên cứu khác. 54
3. các bước viết một bài cảm nhận 3.1. Đặt tiêu đề Tiêu đề phải là sự đúc kết ý chính, những triết lí được cảm nhận trong tác phẩm hoặc là chủ đề chính bao trùm toàn bộ tác phẩm, là sự tóm lược những suy nghĩ về tác phẩm hoặc cũng có thể là một phần nào đó trong tác phẩm mang lại ấn tượng sâu sắc nhất cho người viết. Ví dụ: Với tác phẩm Nhàn trung lục, có thể đặt tiêu đề là “Nhàn trung lục – Hồi ức đau thương của một cung tần”. 3.2. Viết mở bài Có thể nêu ra lí do thôi thúc bản thân đọc tác phẩm, lí do khiến bản thân lựa chọn tác phẩm hoặc có thể nêu cảm nhận khi đọc tác phẩm. Lựa chọn một hình thức phù hợp để giới thiệu về tác phẩm, những phần đáng nhớ, những nội dung ấn tượng trong tác phẩm, hoặc những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân sau khi đọc tác phẩm. Ví dụ: Với Nhàn trung lục, có thể viết như sau: “Mỗi khi đọc lại Nhàn trung lục tôi lại giật mình tự hỏi liệu mình có dịch sai tựa đề sách hay không. Bởi cung Hyegyeong nói rằng khi viết Nhàn trung lục “tâm thần thảng thốt, gan ruột rối bời, nước mắt lã chã rơi trên từng con chữ khiến cho ta không tài nào viết nổi nên câu”. Nhàn trung lục là cuốn hồi ức của bà – con dâu của vua Yeongjo, vợ của thế tử Sado, mẹ của vua Jeongjo, về cuộc đời muôn vàn sóng gió nơi chốn cung đình. Nhưng có lẽ cái đọng lại nhất trong lòng người đọc là sự kiện có một không hai xảy ra nơi chốn cung đình của Joseon khi vua cha đích thân hạ lệnh giam con mình trong hòm chứa lương thực cho tới chết.”
3.3. Viết thân bài Trong phần thân bài, cần nêu được những nội dung chính của tác phẩm để giúp người đọc có thể suy đoán được nội dung của toàn bộ câu chuyện được phản ánh trong tác phẩm (đối với truyện ngắn, tiểu thuyết), có thể cảm nhận được tâm tư, cảm xúc của của tác giả, nắm bắt được hình tượng trữ tình của tác phẩm (đối với tác phẩm thơ). Tuy nhiên, không nên liệt kê những nội dung chính một cách thuần túy. Trong khi giới thiệu nội dung chính nên đưa vào những so sánh, kinh nghiệm cá nhân, những suy nghĩ, cảm nhận về lời nói, hành động, biến cố của nhân vật. Ví dụ: Trong Nhàn trung lục cung Hyegyeong đã viết rằng: “Giá như cha có đối xử quá đáng mà con vẫn cố gắng giữ lòng hiếu thuận hoặc dù con có hành xử không được chín chắn mực thước mà cha vẫn ân cần yêu thương chỉ bảo thì có lẽ mọi chuyện đã tốt đẹp.” “Giá như hai vị đối xử với nhau theo mối quan hệ cha con thông thường, dù chỉ đôi chút thôi, thì đâu đến nỗi xảy ra thảm cảnh đau lòng đến nhường ấy.” Tấn thảm kịch xảy ra trong hoàng cung xuất phát từ cách hành xử thiếu mực thước của cha và con. Thế nhưng không chỉ có thế. Đó còn là sự mâu thuẫn của rất nhiều mối quan hệ ràng buộc mà cái đích cuối cùng phải hướng đến là việc bảo vệ vương triều. Bảo vệ vương triều là mục đích tối thượng khiến cho họ phải hi sinh tình mẫu tử, tình phụ tử, vốn là mối quan hệ thiêng liêng nhất trong các quan hệ của con người. Vua Yeongjo quyết định cho thế tử Sado vừa lọt lòng mẹ ra ở Đông cung, tách thế tử ra khỏi vòng tay của mẹ cũng bởi nôn nóng muốn củng cố vương quyền. Cung Hyegyeong phê phán cách hành xử của vua Yeongjo đối với thế tử Sado. Nhưng đến lượt bà, để bảo vệ vững chắc ngai vàng cho con trai nhiều lúc bà cũng đành phải đặt tình mẫu tử sang một bên.
55
TIP viết phần giới thiệu nội dung tác phẩm - Liên hệ với trải nghiệm, cuộc sống của bản thân khi viết về nội dung của tác phẩm. - Có thể đứng trên lập trường của nhân vật để suy xét về những sự kiện, hành động của các nhân vật trong tác phẩm, từ đó đưa ra phán xét mang tính chủ quan của bản thân (đối với truyện ngắn, tiểu thuyết). - Làm nổi bật phần ấn tượng nhất trong tác phẩm. - Nói lên những suy nghĩ của bản thân về tác giả, tác phẩm, hình tượng văn học được thể hiện trong tác phẩm. - Phát biểu cảm nghĩ của bản thân về hành động của nhân vật chính, về hình tượng văn học được phản ánh trong tác phẩm trong mối liên hệ với bản thân.
4. Viết phần kết luận
TIP viết một bài cảm nhận văn học Đánh giá nhận xét tác phẩm dựa trên quan điểm, suy nghĩ chủ quan của bản thân.
(1) Trong phần kết bài, cần nêu được cảm nhận của bản thân về những cảnh, những tình tiết đáng nhớ nhất trong tác phẩm.
Phân tích, đánh giá tác phẩm dựa trên những căn cứ phù hợp.
(2) Nói lên những điều bản thân cảm thấy tâm tắc hoặc hiểu ra sau khi đọc tác phẩm. (3) Đồng thời, người viết cũng phải thể hiện được tình cảm/ lập trường của bản thân đối với các nhân vật, đặt biệt là nhân vật chính trong tác phẩm.
Trình bày, thể hiện một cách sáng tạo, mới mẻ.
# Bên cạnh những tác phẩm văn học, chúng ta cũng có thể viết cảm nhận đối với những thể loại nghệ thuật khác như một bức tranh, một bộ phim, một bản nhạc, một công trình điêu khắc, một kì quan thiên nhiên, .…
- Trần Thị Bích Phượng -
56
CHUNG JU YUNG NGƯỜI SÁNG LẬP TẬP ÐOÀN HYUNDAI
Là một sinh viên có niềm đam mê với tiếng
Hàn Quốc và văn hóa đất nước xinh đẹp này, chắc
hẳn các bạn cũng quan tâm và biết đến các thương
hiệu nổi tiếng đã góp phần đưa Hàn Quốc vươn ra thế giới và nhanh chón hội nhập với nền kinh tế toàn
cầu như: Samsung, LG, Hyundai,...Trong bài viết này
chúng mình sẽ giới thiệu tới các bạn ngài chủ tịch tập đoàn Hyundai- một người xuất thân trong một gia đình nghèo nhưng lại trở thành một nhân vật tầm cỡ và là chủ nhân của những thành tựu kinh tế đáng kinh n tựu kinh tế
57
đáng kinh ngạc.
ÔNG LÀ AI?
Ông chính là doanh nhân và tỷ phú Hàn Quốc Chung Ju Yung (19152001), người sáng lập tập đoàn Hyundai một tập đoàn đa quốc gia có quy mô đứng thứ 2 tại Hàn Quốc. Ông có ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế Hàn Quốc nói chung và có đóng góp to lớn trong quá trình phục hồi kinh tế cũng như vươn lên thành một nước giàu mạnh của Hàn Quốc. Chung Ju Yung sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân thuần túy tại Asan thuộc Tongchon (Bắc Triều Tiên). Ông bắt đầu lao động từ lúc 10 tuổi. Tính cần cù là bài học quý giá đầu tiên trong cuộc đời giúp ông có được thành công như ngày hôm nay. Tuy nhiên, Chung Ju Yung không chấp nhận cuộc sống khổ cực vì thế ông đã quyết định trốn nhà đến 4 lần để đi đến Chongjin rồi lên Seoul chỉ với số tiền ít ỏi làm lộ phí đi đường. Dù bị đói khát, bị người khác lừa hết tiền, nhiều lần bị cha bắt trở về quê song ông vẫn không từ bỏ ý định của mình. Chung Ju Yung nhớ đến câu chuyện về con ếch xanh. Nó muốn nhảy lên cành liễu nhưng cành liễu quá cao, dù vậy chú ếch vẫn tiếp tục nhảy 20, 30 lần và cuối cùng đã thành công. Câu chuyện “Con ếch xanh” đó đã tiếp thêm cho ông dũng khí và sức mạnh để tiếp tục theo đuổi con đường mình đã chọn. Ông lại tiếp tục lên Seoul và vào làm việc tại một cửa hàng gạo. Bằng sự cố gắng, chăm chỉ, ham học hỏi, thật thà, làm việc đầy trách nhiệm cho nên từ một người chở một bao gạo bằng xe đạp chưa vững ông đã nhanh chóng trở thành một ông chủ cửa hàng gạo khi mới tròn 22 tuổi.
58
Nhưng cuộc sống vốn không dễ dàng! Khi ông vừa khởi nghiệp chưa được bao lâu, có được một chút vốn thì chiến tranh nổ ra. Ông buộc phải đóng cửa cửa hàng gạo và bắt đầu đối mặt với hàng loạt khó khăn khác nhau. Ông từng thu mua lại một cửa hàng sửa chữa ô tô nhưng sau một thời gian xưởng bị cháy, tai họa này khiến ông lâm vào tình trạng nợ nần chồng chất. Nhưng bằng ý chí, nghị lực của mình, ông lại một lần nữa đứng dậy, tự xoay sở mở được một nhà máy sửa chữa xe ô tô quy mô nhỏ. Tháng 4 năm 1946, ông nâng cấp nhà máy nhỏ “Công ty Công nghiệp xe hơi Hyundai”. Tuy nhiên rất nhanh sau đó, ông nhận ra cơ hội phát triển của ngành xây dựng lớn hơn rất nhiều so với ngành sửa chữa ô tô. Vì thế, ông quyết định mở “Công ty xây dựng cơ bản Hyundai” vào năm 1947.
Đầu những năm 1960, công ty Hyundai xúc tiến mở rộng ra thị trường nước ngoài bởi ông nhận ra rằng: Nếu không tiến ra thị trường thế giới thì sớm muộn ngành xây dựng Hàn Quốc sẽ bị tụt hậu. Tập đoàn của ông bắt đầu tìm kiếm và thực hiện các dự án lớn. Ông mạnh dạn nhận thầu làm đường cao tốc Pattani Narathiwat tại Thái Lan, xây dựng cầu trong vùng núi ở môi trường âm 40 độ của Alsaka tại Nhật, tiếp đến là công trình quân sự và nhà ở tại đảo Guam, công trình trạm phát điện thủy lực dưới đất ở Papua New Guinea… Tuy còn gặp nhiều khó khăn song chính những kinh nghiệm làm việc ở nước ngoài ấy chính là bàn đạp để tập đoàn của ông phát triển và trưởng thành. “Không có đường thì tìm đường, tìm không thấy thì làm đường mà đi”. Chung Ju Yung nói vậy và ông luôn kiên trì, quyết tâm làm cho bằng được, quyết tâm theo đuổi mục đích của mình.
59
Ông lại. tiếp. tục với ước mơ lớn của mình, lấn sang ngành đóng tàu vượt đại dương. Ông đã phải trải qua vô vàn khó khăn khi phải tự mình tìm kiếm nguồn vốn đầu tư từ những ngân hàng nước ngoài, rồi thuyết phục khách hàng mua tàu của mình... Bằng sự kiên trì và niềm tin mãnh liệt, ông gặt hái được thành công với việc xây dựng nên nhà máy đóng tàu có số vốn khổng lồ 80 triệu USD ở Ulsan. Không thỏa mãn với những thành tựu đã đạt được, ông lại tiếp tục chinh phục thử thách tiếp theo. Ông cùng các cộng sự đã giành được tấm vé cuối cùng cho công trình lớn nhất ngành xây dựng trong thập kỉ 20, đó là công trình xây dựng cảng công nghiệp Dubai. Chung Ju Yung cũng là người chỉ đạo xây dựng thành công đê ngăn sóng biển ở vịnh Chonshu, giúp Hàn Quốc có thêm khoảng một triệu mét vuông đất nông nghiệp ven biển. Và, còn rất nhiều những thành tựu to lớn khác mà ngài chủ tịch Chung Ju Yung của Hyundai đã đạt được để tạo dựng nên một tập đoàn kinh tế vững mạnh, góp phần đưa nền kinh tế Hàn Quốc phát triển vượt bậc, trở thành một trong bốn con rồng kinh tế châu Á bên cạnh Nhật Bản, Hồng Kông và Singapore.
60
Ông quan niệm rằng: “Tinh thần
tiến thủ và niềm tin chính là “chìa khóa để làm nên kỳ tích”. Tôi chỉ là người luôn mang niềm tin vững vàng và phấn đấu một cách bất khuất chứ không phải là một con người đặc biệt.” Sức mạnh của Chung Ju Yung chính là ở chỗ: ông luôn xem các thất bại, dù là thất bại to lớn nhất không phải là thất bại, mà chỉ là những thử thách của cuộc sống để tôi rèn nên bản lĩnh của chính mình. Sự vươn lên từ khó khăn đến thành công của cá nhân Chung Ju Yung dường như phản ánh sự lớn mạnh vượt bậc của đất nước Hàn Quốc và kết quả của nó chính là “kì tích sông Hàn”. Những năm cuối đời mình (từ 1980 đến 2000), ông thực hiện nhiều chương trình từ thiện ở khắp nơi trên thế giới. Ông lập Quỹ Ansan có quy mô hoạt động lớn có thể sánh ngang với các quỹ từ thiện lớn trên thế giới khác như Ford của Mỹ hay Rockefeller của vương quốc Anh. Thông qua câu chuyện về người sáng lập tập đoàn Hyundai, mong rằng sinh viên khoa Hàn – Ulis chúng mình nói riêng và các bạn trẻ nói chung sẽ rút ra cho mình những bài học quý báu. Đừng ngại mơ ước cũng đừng rụt rè, đừng run sợ trước những thử thách trong cuộc sống. Chúng ta chỉ cần có niềm tin, nhiệt huyết, đam mê, tinh thần sáng tạo và sự nỗ lực không biết mệt mỏi thì chắc chắn các bạn sẽ cũng có thể tạo nên những kì tích riêng của mình.
Đào Thị Minh Hồng -19K6 tổng hợp
KHÔNG CÓ ĐƯƠNG THÌ TÌM ĐƯỜNG, TÌM KHÔNG THẤY THÌ LÀM ĐƯỜNG MÀ ĐI. - CHUNG YU JUNG 61
huấn luyện viên PARK HANG SEO người có công đưa bóng đá Việt Nam lên một tầm cao mới 62
N
hững bạn yêu thích bóng đá nói riêng và người
dân Việt Nam nói chung chắc hẳn không còn xa lạ với vị
HLV trưởng đội tuyển bóng đá nam quốc gia kiêm đội tuyển U23 Việt Nam người Hàn Quốc – Park Hang Seo. Dưới sự dẫn dắt của ông, bóng đá Việt Nam trong vòng 2 năm qua đã đạt được nhiều thành công rực rỡ. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu đôi chút về vị HLV tài ba này nhé! HLV Park Hang Seo (tên viết chữ Hàn: 박항서) sinh ngày 01/10/1957 (tuy nhiên, trên một số giấy tờ ngày tháng năm sinh của ông được ghi là ngày 04/01/1959) tại huyện Sancheong, tỉnh Gyeongsangnam, Hàn Quốc. Khi còn nhỏ, ông đã sớm bộc lộ sự ham thích và năng khiếu chơi bóng. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, ông theo học chuyên ngành nghiên cứu thảo dược tại trường Đại học Hangyang. Tuy nhiên, sau khi học xong đại học, do đam mê môn thể thao vua nên ông quyết định theo sự nghiệp bóng đá, khác hoàn toàn chuyên môn được đào tạo ở đại học. Năm 1981, ông bắt đầu sự nghiệp bóng đá của mình tại CLB Korea First Bank và bị gián đoạn trong 2 năm tham gia nhập ngũ. Năm 1983, ông hoàn thành nghĩa vụ quân sự và năm 1984, ông tham gia vào CLB Lucky-Goldstar Hwangso (sau này đổi tên thành FC Seoul). Với khả năng di chuyển linh hoạt, ông được bố trí chơi ở vị trí tiền vệ và đã để lại nhiều dấu ấn trong lòng người hâm mộ. Trong 4 năm (1984 - 1988), ông được ra sân chơi 99 lần và ghi 15 bàn. Một trong những thành công nổi bật của ông trong khoảng thời gian này là việc ông được xếp vào đội hình tiêu biểu K-League năm 1985. Dù vóc dáng không mấy cao lớn, thể hình khiêm tốn, nhưng ông Park Hang Seo có lối chơi bản lĩnh, thông minh, sử dụng nhiều chiến thuật hợp lý. Những đường chuyền bóng của ông luôn rất nhanh, chính xác và tạo cơ hội cho đồng đội dứt điểm thành công. 63
Năm 1989, ông bắt đầu chuyển sang vị trí mới, đó là huấn luyện viên. Đầu tiên, ông làm trợ lý huấn luyện viên và đội bóng đầu tiên ông thử nghiệm vai trò này chính là CLB LuckyGoldstar Hwangso. Năm 2002, HLV Park Hang Seo ghi đậm dấu ấn trong sự nghiệp bóng đá của mình khi cùng đội tuyển quốc gia Hàn Quốc lọt vào tứ kết World Cup 2002 với vị trí trợ lý cho huấn luyện viên trưởng - ông Guus Hiddink. Chính thành công vang dội này đã giúp ông được LĐBĐ Hàn Quốc (KFA) tin tưởng giao trọng trách làm huấn luyện viên trưởng cầm quân thi đấu tại giải ASIAD 2002. Tuy nhiên, khi đó, đội tuyển Olympic Hàn Quốc thi đấu chưa thực sự thành công. Họ chỉ dừng lại ở vị trí thứ ba với tấm huy chương đồng sau khi thắng đội tuyển Thái Lan. Điều này đã gây áp lực không nhỏ và buộc HLV Park Hang Seo phải thôi chức huấn luyện viên trưởng. Ông không tham gia dẫn dắt đội tuyển nào trong một khoảng thời gian cho đến năm 2003, ông trở lại giữ chức huấn luyện viên trưởng cho một số đội bóng tham gia các giải đấu của Hàn Quốc (giải Gyeongnam FC, giải Chunnam Dragons hay giải Sangju Sangmu). Dù vậy, thời gian ông gắn bó với các đội bóng này không nhiều. Đội bóng được ông dẫn dắt trong thời gian dài nhất có lẽ là 3 năm và trong khoảng thời gian đó, ông cũng không để lại được nhiều dấu ấn đặc biệt. Có thể nói, năm 2017 là năm mở ra một trang mới trong sự nghiệp huấn luyện viên bóng đá của ông Park Hang Seo khi được ông Đoàn Nguyên Đức (phó chủ tịch liên đoàn bóng đá Việt Nam VFF) mời làm huấn luyện viên trưởng cho đội tuyển quốc gia bóng đá nam của Việt Nam. Dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên Park Hang Seo, đội tuyển bóng đá nam Việt Nam đã gặt hái nhiều thành công rực rỡ làm nức lòng người hâm mộ. Đó là đội tuyển U23 xuất sắc giành tấm vé vào trận chung kết giải U23 châu Á. Dù không thể giành được tấm huy chương vàng nhưng thầy trò ông Park Hang Seo khi đó đã tạo nên một cột mốc đáng nhớ trong lịch sử bóng đá Việt Nam
64
Đó là tại Đại hội Thể thao châu Á
Trong đêm nhận giải thưởng
2018 (AFF 2018), đội tuyển bóng đá huấn luyện viên của năm tại AF nam đã mang về chức vô địch quý giá. Awards 2019, ông Park Hang Seo đã Ngay trước trận chung kết lượt về AFF chia sẻ “Điều ý nghĩa nhất bây giờ là Cup 2018, HLV Park Hang-seo đã được tôi muốn gửi lời cảm ơn đến nhân dân báo chí Hàn Quốc tôn vinh với giải Việt Nam và người hâm mộ. Chúng ta thưởng Nhân vật của năm 2018. Không cũng biết rằng, trong bóng đá để dừng lại ở đó, năm 2019 ông đã giúp ĐT thành công có nhiều yếu tố.” Quả Việt Nam dẫn đầu bảng G tại vòng loại đúng như lời ông nói, không chỉ trong thứ 2 World Cup 2022 khu vực châu Á bóng đá mà trong lĩnh vực nào cũng và cùng U22 Việt Nam giành tấm huy vậy, để thành công, chúng ta không chỉ cần có năng lực chuyên môn vững chương vàng tại SEA Games 30. Không chỉ bộc lộ tài năng trong vàng mà còn phải có sự tâm huyết, việc sử dụng và huấn luyện chiến thuật kiên trì, bền bỉ cùng một thái độ tích chơi bóng, thầy Park còn giỏi khơi dậy cực, luôn luôn học hỏi và tin tưởng tinh thần đoàn kết và ý chí vươn tới vào bản thân mình, luôn cần có sự giành chiến thắng cho các học trò của gắn kết với tập thể. Tôi tin chắc rằng, mình. Ở vị trí HLV trưởng, ông hiểu rằng với tâm huyết và tình yêu dành cho trong mỗi trận đấu, tinh thần của các bóng đá, thầy Park và đội tuyển Việt cầu thủ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nam sẽ gặt hái được nhiều thành tựu Nó tạo nên nguồn sức mạnh to lớn giúp rực rỡ hơn nữa trong tương lai. các học trò của ông vượt qua khó khăn và phát huy hết khả năng của mình. Bởi vậy, sự đoàn kết luôn được giữ vững trong từng trận thi đấu để các cầu thủ có thể ra sân với tâm lý vững vàng nhất dù đối thủ của họ là ai.
65
Nguyễn Thị Thu Hường Lớp 19K5 tổng hợp
66
67
68
69
70
Yi Sun Shin là người trực tiếp xây dựng, đặt nền tảng cho thủy quân phát triển. Ông đã phát triển Thuyền Rùa (거북선) trở thành một trong 10 chiến thuyền mạnh nhất thế giới thời phong kiến và là niềm tự hào của đất nước Hàn Quốc. Ngày nay, hình ảnh của tướng Yi Sun Shin được khắc trên đồng xu 100 won của Hàn Quốc để tưởng nhớ công lao to lớn của ông trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Hàn.
71
외국어 학습자에게는 그 나라에서 생활하는 것은 누구나 원하는 것이다. 나도 마찬가지다. 다행히 하노이 국립 외국어 대학교 한국 문화 및 한국어학부에서 1 년 동안 공부한 후 소중한 기회를 받아 교환 학생으로서 한국에 오게 되었다. 중앙 대학교 서울 캠퍼스에서 공부하는
DU HỌC TRAO ĐỔI
시간이 나에게 절대 잊지 못할 체험이다. CAU는 1918 년에 설립 된 명문 사립 대학으로 한국 최고의 7 대 대학 중 하나이라고 한다. 특히 중앙대는 연극, 영화, 촬영 분야에서 연예인을 훈련시키는 데 강점이있으며 이민호, 김수현, 장나라 등의 출신 대학교이다. CAU에 오기 전에 그런 것을 알게 되었지만, 이제 날이 갈수록 인상을 더 많이 받았다.
Đ Ạ I H Ọ C
CHUNGANG
SEOUL CAMPUS
CAU에 도착했을 때 첫 인상은 무엇인지 물어보냐면 바로 오르막길이다. 언덕 위에 위치한 학교이기 때문에 오르막길과 계단이 많아서 매일 학교에 다닐 때 매우 피곤하다. 그런데 학교는 한강 옆에 있어 걷기, 운동, 친구 사귀기에 이상적인 장소이다. CAU 캠퍼스는 다른 학교보다 규모가 좀 작지만 좋은 시설들도 갖추고 기숙사도 깨끗하다. 나는 학교의 경치을 정말 좋아해서 시간이 날 때마다 걸어 다니며 기념 사진을 많이 찍었다.
72
교환 학생으로서 우리는 한국 학생 못지 않게 혜택을 누릴 뿐만 아니라 외국 학생들을 위한 한국 문화 수업을 들을 수 있었다. 그리고 매월에 재미있는 문화 체험 프로그램에 참여하는 기회도 있다. 학교에서는 교환 학생에게 많은 관심을 주었다. 예를 들면 국제 협력을 촉진하기 위해 GLOBAL FAIR를 개최하는 것으로 교환 학생들이 한국 친구들과 외국 친구들에게 자신의 학교를 소개 할 기회를 주었다.게다가GLOBAL FAIR에서는 해외 유학을 원하는 CAU 학생들도 유익한 정보를 얻을 수 있다.
수업 후에 한국을 알아보기 위해 시간을 내기도 한다. 매주 또는 공휴일에는 여기저기를 구경하러 갔다. 북촌, 경북궁, 남산 타워, 남대문, 강남, 이태원 등 서울의 유명한 곳을 제외하고 수원, 강릉, 파주, 남이섬, 평창, 고양, 양평, 인천 등 다른 먼 곳에도 가 본 적이 있었다. 나에게는 곳곳마다 고유의 아름다움 뿐만 아니라 특별한 인상이 있어 내가 상상했던 한국의 다양한 모습을 실제로 볼 수 있었다.
73
2 K 8 1 l.com g i n a a m r @g T ị h laza T Lê glee.p rt an
새로운 베트남 친구들과 외국 친구들을 많이 사귀었고 좋은 사이로 지내고 있었다. 나는 전에 한 번도 하지 못 했던 것들을 체험하게 되었고, 자기가 갈 수 없다는 곳들에 지금 갈 수 있었다. 시간이 오래 되지 않지만 더 많은 것을 배우며 서울과 한국을 나만의 느낌으로 즐길 수 있었다. 그리고 CAU 와 한국에서 생활하는 것은 아름다운 추억이 될 것이라고 믿는다. 친구들, 나와 함께 배낭을 들고 유학가면 어떨까?
74
TRẢI NGHIỆM DU HỌC TRAO ĐỔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
경주
DONGGUK
불국사
대릉원 첨성대
GYEONGJU CAMPUS
enjoy
life 75
대부분 한국어를 공부하고 있는 학생들에게 한국에 유학 가는 것이 자기의 취미와 꿈을 추구한다는 기회일 뿐만 아니라 한국에서 직접 체험하고 지식을 넓히는 시간이다. 2년동안 하노이 국립 대학교 외국어대학 - 한국어 및 한국문화 학부에서 열심히 노력한 후에 드디어 학부의 교환 프로그램으로 동국대학교 경주캠퍼스에서 교환할 수 있는 기회를 받았다. 1년동안 한국어를 배우고 다른 한국 대학생과 수업을 듣고 동아리에 참가하고, 학교의 복지 시설을 사용할 기회를 잡았다. 학부의 교수님들, 선배들과 친구들 덕분에 유학 준비 과정이 매우 잘 되었다. 비행기 창문으로 한국의 모습을 본 순간까지도 한국에 가서 공부할 수 있다는 것을 믿을 수 없었다. 그 다음에 경주에 도착해서 동국대에 가서 새로운 친구들을 만나며 교환학생으로서 객지 생활을 시작한다. 1906년에 개설된 동국대학교는 한국의 가장 오래된 대학교 중에 하나이자 다양한 전공이 있는 불교의 대학교이다. 여기에 온지 3개월밖에 안 됐는데 선배님들의 말씀과 사진으로 동국대의 아름다움을 충분히 느낄 수 있다.
유학 기간에는 학교캠퍼스뿐만 아니라 첨성대, 대릉원, 불국사, 보문과 같은 경주의 여행지를 구경하는 기회가 많았다. 각각의 여행지는 특별한 아름다움이 있는데 모두가 다 역사적인 흔적을 가지고 있기 때문에 경주의 독특한 모습에 초점을 맞춘다.
76
“...서울, 부산과 같은 소란스러운 도시와 달리 경주는 사건적인 매력이 있다고 생각한다.” 경주시에 주말마다 젊은 사람들이 자주 놀아가는 시내가 있다. 여기에서는 옷가게, 화장품 가게, 커피숍, 식당 외에 생활품, 사무용품, 기념품과 같은 다양한 것을 판매하는 가게도 무수히 있다. 가게들에 들어가서 귀엽고 독특한 건축에 빠지게 될 수 있다.
특히 추석에 우리 학교 국제 사무실에서 진행된 한복 체험을 참여하며 귀여운 추석 선물을 받을 뿐만 아니라 친구들과 함께 부산으로 가서 추석을 보내기로 했다. 몇 달 전에, 부산에 대한 발표 과제를 했을 때 준비한 자료를 모두 인터넷으로 검색하여 정리했지만 추석 때 부산을 직접 눈으로 볼 수 있어서 기적인 것 같다. 부산 1박2일 동안 감천문화마을, 자갈치시장, 해운대 해수욕장, 광안리 해수욕장과 서면역에 놀러 이리 저리 돌아 갔다. 아름다운 경치와 친절한 시민들이 우리에게 아름다우면서 깊은 인상을 주었다. 기회가 된다면 부산에 다시 돌아가고 아직 못 가본 여행지에 놀러 가고 싶다. 서울, 부산 등과 같은 소란스러운 도시와 달리 경주는 사적인 매력이 있다고 생각한다. 경주에서 1년 동안 잘 살고 공부도 잘 하고 아주 귀중한 체험들도 많이 쌓기 바란다.
77
CUỘC SỐNG DU HỌC TẠI TRƯỜNG
HANYANG Seoul
“ HAN 그 The
best
“
Y forthe A better N world. G
말처럼 한양대학교는 한국에서 기술 과학에 대해 제일 잘 교육시키는 것으로 유명한 학교이자 교육질도 제일 좋은 대학교들 중에서 하나이다. 그 뿐만 아니라 한국어를 잘 가르치는 만큼 세계 학생들은 한국어를 공부하려고 한양대에 많이 찾아온다. 그러므로 한양대에 대해 알아보고 선생님들 덕분에 한국에 온다는 꿈을 이루게 되고 지금 나는 한양’이라는 청춘을 가지고 있다. 우리 학부에 있는 교환 학생 프로그램과 달리 한양대학교 교환 학생 프로그램은 특별한 점이 있다. 대학교에 다니기 아니라 대학원에 다니는 것이다. 처음 듣기에 당황할 수 있겠지만 우리 학력과 어울리는 과목을 선택할 수 있으니 걱정할 필요가 없다. 게다가 국제 교육원에서 한국어를 공부하는 코스를 무료로 제공해 준다는 것이 정말 좋은 것이다. 한국어 실력을 78
늘리려면 한국의 명문 대학교에서 한국어를 공부하는 것이 누구나 갖고 싶은 기회가 아닌가? 대학원에 다니기에 대해 말하면 나도 처음에 당황스러웠다. 그런데 한국학과 오리엔테이션 데이를 통해 선생님들의 열정적인 도움으로 그 두려움은 사라지게 되었다. 특히 김유은 학과장 교수님은 항상 베트남 교환 학생들에게 특별한 관심을 주셨다. 어느 날에 수업이 끝나고 집에 가는 길에 김유은 교수님 우연히 만나 뵈었다. 교수님께서 우리와 학교 생활에 대해 이야기를 나누어 주시고 학과 엠티에 꼭 참여하라고 하셨기 때문에 우리는 정말 기뻤다. 서울에서 먼 곳에 가고 문화 체험 수업을 들을 수 있는 기회를 통해 수 많은 것을 알게 되었다.
국제 교육원에서 한국어를 공부하는 코스를 통해 세계에서 온 친구들을 많이 만나게 되었다. 언어 차이 때문에 이야기하려면 한국어를 할 수밖에 없다. 그로 인해 한국어 능력도 개선할 수 있다. 한 반에 학생의 수가 적어 학생들끼리 쉽게 친해질 수 있는 데다가 귀여우시고 열정 넘치시는 선생님들은 책에 있는 지식을 가르쳐 주실 뿐만 아니라 삶의 재미있는 이야기들로 수업을 지루하지 않게 해주신다. 학습 환경이 너무 편해 매일 매일 학교에 다니는 것을 좋아하게 되었다.통해 세계에서 온 친구들을 많이 만나게 되었다. 언어 차이 때문에 이야기하려면 한국어를 할 수밖에 없다.
그로 인해 한국어 능력도 개선할 수 있다. 한 반에 학생의 수가 적어 학생들끼리 쉽게 친해질 수 있는 데다가 귀여우시고 열정 넘치시는 선생님들은 책에 있는 지식을 가르쳐 주실 뿐만 아니라 삶의 재미있는 이야기들로 수업을 지루하지 않게 해주신다. 학습 환경이 너무 편해 매일 매일 학교에 다니는 것을 좋아하게 되었다. 유학 생활은 환상적일 만큼 좋지 않을 때도 있지만 우리 인생에 한번 체험할 만한 것이다. 처음 한국에 왔을 때 서투른 것이 많이 있었는데 한양대학교에는 외국 학생들이 한국 79
생활에 익숙하기 위해 도와 주는 동아리나 프로그램이 많다. 무료로 여기저기 갈 수 있으면서 좋은 친구를 사귈 수 있는 여행들은 더 이상 끝내줄 수 있는가? 한국에 있는 시간이 길지 않지만 한국, 특히 한양대학교는 엄청나게 좋은 체험에 대한 감정을 주어 왔다. 새로운 친구들 만남, 먼 곳에 가는 여행, 가족을 떠나 다른 나라에 사는 것으로 나는 많이 성장하게 되었다. 그리고 선생님들께서 항상 좋은 기회를 주셔서 진심으로 감사하다는 말을 전하고 싶다.
PHẠM THỊ YẾN - 17K2 yentpham99@gmail.com
HỌC BỔNG TRAO ĐỔI
Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Hàn Quốc trường / tiêu chí
thời gian học
số lượng
chương trình học
yêu cầu
benefits (loại học bổng)
mùa mùa xuân thu
x
HAN YANG
chung ang
AJOU
campus
Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN
x
x
x
Seoul
Seoul
Gyeongju
- Có cơ hội được học cùng thạc sĩ, được trải nghiệm các chương trình giao lưu - Hoàn thành tối thiểu 1 văn hoá, toạ đầm học thuật của khoa Hàn và của năm. trường. - GPA từ 3.2 và có chứng - Hỗ trợ 100% học phí 1 chỉ TOPIK 5. năm (2 kì). - Được đăng kí ở trong kí túc xá (on hoặc off).
5
5~10
5
Tiếng Anh hoặc tiếng Hàn (khuyến khích học ngành Hàn Quốc học bằng tiếng Anh)
Học bằng tiếng Anh hoặc Hàn.
- Hoàn thành tối thiểu 1 - Hỗ trợ 100% tiền học năm. phí. - GPA từ 3.2 và có chứng - Cung cấp chỗ ở kí túc xá chỉ TOPIK 5. miễn phí dựa theo yêu cầu của sinh viên. - Có điểm trung bình chung - Được đăng ký dịch vụ các học kì tối thiểu 3.0/4.0. đón tại sân bay Incheon, - Trình độ ngoại ngữ: TOEFL đăng kí ở tại kí túc xá. 71, IELTS 6.0. - Được hỗ trợ 100% học - Là sinh viên đại học từ phí trong quá trình học. năm 2 trở lên.
Kì đầu học tiếng Hàn với 1 môn chuyên ngành.
dong guk
x
x Gyeongju
5
mokwon x
Daejon
5
- Kì 2 học các môn chuyên ngành như ngôn - Hoàn thành ít nhất 1 học ngữ học, tiếng Hàn kinh kì. tế, văn hoá,... Kết quả của các môn chuyên - Điểm GPA tối thiểu 3.0. ngành ở kì 2 được chuyển về trường đại học đang theo học tại Việt Nam.
HỌC BỔNG TỪ CÁC CÔNG TY
- Được hỗ trợ 100% học phí trong suốt quá trình học.
Học thạc sĩ sau đó quay trở lại làm cho công ty đó
80
seoul
INHA
x
x
x
pony chung (trường goryeo và seoul)
x
Seoul
- Chương trình học: + Chương trình học thông thường (có 1 số môn học được dạy bằng tiếng Anh). + Chương trình học tiếng Hàn: ngôn ngữ và văn hoá Hàn Quốc (không bắt buộc).
x Incheon
học bổng
x
Có 2 sinh viên được nhận học bổng Goryeo 600USD. và Seoul Trong đó 1 sinh viên nhận được học bổng toàn phần
- Là sinh viên theo học tại các trường là đối tác của Đại học Inha. - Hoàn thành tối thiểu 2 học kì tại trường Đại học của mình. - Chương trình không áp dụng đối với những sinh viên từng nhận học bổng chình phủ Hàn Quốc. - Trình độ ngoại ngữ: tối thiểu phải có chứng chỉ TOPIK 5.
- Chương trình học: + Học chương trình đào tạo chuẩn như sinh viên Hàn Quốc, các môn học chủ yếu thuộc 국어국문학과 và môn đại cương.
thời gian học
campus
số lượng
mùa mùa xuân thu
học bổng online
5
(chungang)
học bổng từ các công ty
Trợ cấp: 2.000.000 won/kì ( không thường xuyên).
- Được miễn phí hoàn toàn học phí trong quá trình học trao đổi. - Tiền trợ cấp ổn định: 200.000 won (khi đến nơi). - Tiền trợ cấp hàng tháng: 500.00 won/ tháng.
Là sinh viên năm 2, năm 3 khoa Hàn (Đại học ngoại ngữ) có nguyện vọng tham Được hỗ trợ 100% học gia chương trình trao đổi ở phí, sinh hoạt phí và vé Hàn Quóc trong vòng 10 máy bay. tháng do quỹ Pony Chung tài trợ.
+ Tham gia khoá học tiếng mùa hè ở Korea University Korean Center.
trường / tiêu chí
Chương tình trải nghiệm ngắn hạn
- Là sinh viên năm 2, năm 3 hệ chính quy của ĐHQGHN. - Có điểm trung bình chung các học kì tối thiểu 3.0/4.0. - Trình độ ngoại ngữ: + Tiếng Anh tối thiểu phải có chứng chỉ IELTS 6.0 hoặc TOÈL iBT 88. + Tiếng Hàn tối thiểu phải có chứng chỉ TOPIK 5.
- Chương trình học: + Chương trình học thông thường (regular curriculum)* + Chương trình học tiếng Hàn: ngôn ngữ và văn hoá Hàn Quốc. * Sinh viên có thể chọn chương trình học tại trường mà không thuộc chuyên ngành/ khoa của mình. Tuy nhiên, 1 số khoá học sẽ bị hạn chế.
chương trình học
yêu cầu
benefits (loại học bổng)
tuần trải Sinh viên năm 3, 4 khoa 1 Hàn - Đại học Ngoại nghiệm căn hoá ngữ có điểm cao nhất tại CAU trong khoá học online. Trải Trải nghiệm văn hoá tại Hàn Quốc.
81
Cuốn tiểu thuyết “Kim Ji Young, sinh năm 1982” của tác giả Cho Nam Joo xuất bản lần đầu tiên vào năm 2016 đã gây được tiếng vang lớn và nhận được sự quan tâm sâu sắc từ độc giả trên toàn thế giới khi bán được hơn 1 triệu bản, được dịch sang 16 thứ tiếng và nằm trong top sách bán chạy nhất trên các bảng xếp hạng ở Nhật Bản, Đài Loan. Cuốn sách kể về cuộc đời của một người phụ nữ tên là Kim Ji Young từ thời niên thiếu, lúc đi làm cho đến khi kết hôn. Qua mỗi chặng đường đời, chúng ta lại bắt gặp một Kim Ji Young với những sự thay đổi trong suy nghĩ, tâm lí và lồng ghép trong cuốn sách là vấn đề về bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại trong xã hội. Chỉ là một cuốn tiểu thuyết viết về một người phụ nữ bình thường với những mẩu chuyện nhỏ trong cuộc sống, tại sao cuốn tiểu thuyết này lại thu hút được sự quan tâm từ đông đảo độc giả trên toàn thế giới như vậy? Có lẽ các độc giả đã nhìn thấy chính bản thân mình, của người mẹ thân yêu, cũng như của rất nhiều những người phụ nữ khác qua hình ảnh nhân vật Kim Ji Young. Mốc thời gian mở đầu “Kim Ji Young, sinh năm 1982” là mùa thu năm 2015, lúc này, Ji Young 34 tuổi, đã kết hôn được 3 năm, cô từng làm cho một công ty truyền thông nhỏ nhưng mới nghỉ việc để sinh con. Câu chuyện bắt đầu khi Jung Da Hyun - chồng của Ji Young phát hiện vợ của mình có những biểu hiện và hành động kì lạ. Nhiều khi, anh cảm giác vợ mình như một con người hoàn toàn khác: cô gọi chồng là con rể, như thể đang đóng vai mẹ vợ, thậm chí, có lúc cô còn nhập vào vai Cha Seung Yeon - bạn thân đã mất của Ji Young và Da Hyun. Ban đầu, Da Hyun tưởng vợ mình đang đùa và cho rằng hành động của cô thật đáng yêu, nhưng rồi anh phát hiện sự việc ngày càng trở nên nghiêm trọng. Ji Young dường như đánh mất đi chính tiếng nói của mình và không nhận thức được việc mình đang làm.
82
Điều gì đã khiến Ji Young trở nên như vậy? Da Hyun đã tìm đến bác sĩ để xác định xem có phải vợ mình đã mắc chứng trầm cảm sau sinh hay không. Từ đó, cuốn tiểu thuyết như một câu chuyện dài của bác sĩ điều trị về những nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự biến đổi tâm lí và những rắc rối ở hiện tại của Ji Young. Chúng bắt nguồn từ những sự việc, những hành động liên quan đến bất bình đẳng giới mà bản thân Ji Young từng chứng kiến hoặc tự mình trải qua trong suốt hơn 30 năm trong cuộc đời của cô. Cuốn tiểu thuyết thuật lại các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời của nữ nhân vật, từ thời thơ ấu tới lúc đi học, lúc tốt nghiệp đại học và đi làm, cho đến khi kết hôn và sinh con. Nổi bật qua mỗi câu chuyện nhỏ là tư tưởng “trọng nam khinh nữ” và những biểu hiện của nó vẫn đang tồn tại trong xã hội Hàn Quốc. Ở đó, nam giới luôn được coi trọng và ưu tiên hơn về mọi mặt, từ công việc, tiền lương cho đến các vị trí trong xã hội và người ta coi rằng, đó là điều hoàn toàn bình thường và đương nhiên. Bởi vậy mà nhiều khi chính những người phụ nữ cũng vô thức mà mất đi tiếng nói phản kháng đối với những bất công mình phải chịu đựng. Sự bất bình đẳng mà Ji Young chứng kiến và trải qua bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt nhất trong gia đình, như khi cô ăn sữa bột công thức của em trai thì bà nội sẽ đánh vào lưng cô tới khi nào phun hết sữa ra cả đằng mũi và đằng miệng mới thôi, với bất cứ đồ dùng hoặc đồ ăn nào thì em trai cô cũng sẽ luôn nhận được sự ưu đãi đặc biệt. Khi đi học tiểu học, Ji Young nhận ra lớp trưởng lớp mình luôn là các bạn nam. Dù nhiều giáo viên luôn nói rằng học sinh nữ thông minh hơn học sinh nam, các học sinh cũng nghĩ các bạn nữ học giỏi và nói năng lưu loát, rành mạch hơn, nhưng khi bầu lớp trưởng thì nhất định phải là một bạn nam. Khi đi làm ở công ty, nữ nhân viên thường phải tiếp rượu cho sếp nam. Chính những uất ức bị dồn nén cứ ứ đọng lại đã hình thành nên bóng đen tâm lí của Ji Young sau này.
Bằng lối văn nhẹ nhàng, bình thản, “Kim Ji Young, sinh năm 1982” đã chinh phục trái tim của hàng triệu độc giả và cũng đồng thời gây ra những cuộc tranh cãi lớn khi đề cập đến một vấn đề tiêu cực vẫn còn tồn tại trong xã hội Hàn Quốc. Đó là sự bất bình đẳng giới, quan niệm "trọng nam khinh nữ" - một quan niệm bảo thủ, một tư tưởng lạc hậu đã gây ra biết bao tổn thương và sự bất công cho một nửa thế giới. Hơn ai hết, cá nhân Kim Ji Young trong cuốn tiểu thuyết hay hình tượng Kim Ji Young đại diện cho những người phụ nữ trong xã hội, mong muốn được tôn trọng và được tự do phát triển, tự do kiếm tìm hạnh phúc và hoàn thành những ước mơ của mình trong một môi trường xã hội bình đẳng.
Phạm Thị Thu Hương - 18K5
Kim Ji Young trong cuốn sách là một người, nhưng trong hiện thực thì một Kim Ji Young này giống như là đại diện cho rất nhiều người phụ nữ khác cũng đang gặp những khó khăn, rắc rối do quan niệm bất bình đẳng giới gây ra. Bạn hãy thử nhìn xung quanh mình, chúng ta có thể bắt gặp một người như Kim Ji Young ở bất cứ đâu. Những người phụ nữ ấy không được tự do nói lên tiếng nói cá nhân và làm những điều mình khao khát ước mơ. Trong phần kết, tác giả Cho Nam Joo đã tâm sự: “Tôi luôn có cảm giác rằng Kim Ji Young đang thực sự sống ở đâu đó. Bởi cô ấy có quá nhiều điểm giống với những người bạn, những người chị và cả tôi. Lúc viết tôi luôn cảm thấy ngột ngạt và thương cảm cho Kim Ji Young. Nhưng tôi biết rõ cô ấy đã lớn lên như vậy, đã sống như vậy, không có cách thay đổi nào khác nên tôi đành phải viết như vậy”. Những cảm xúc ấy giờ đây không còn gói gọn trong tâm tư của một mình tác giả nữa mà đã lan tỏa đến tất cả các độc giả của “Kim Ji Young, sinh năm 1982”.
83
của đa số phụ nữ Hàn Quốc đương đại
Dịch giả: Trần Thị Bích Phượng
Gần đây những tác phẩm cổ điển của Hàn Quốc như Tam quốc di sự, Khê Tây dã đàm, Nhàn trung lục, … đã được giới thiệu tại Việt Nam, đem đến cho độc giả Việt Nam không chỉ những hiểu biết nhất định về diện mạo của nền văn học cổ điển Hàn Quốc mà còn cả những hiểu biết quý giá về lịch sử, văn hóa – xã hội và tâm thức của con người Hàn Quốc truyền thống. Tuy nhiên không phải độc giả nào cũng sẵn lòng đón đọc những tác phẩm này bởi sự đồ sộ về mặt dung lượng cũng như nội dung và cách thức mà nó phản ánh. Tuyển tập văn học cổ điển Hàn Quốc đã khắc phục được nhược điểm này.
Không quá dày và cũng không chỉ dừng lại ở một thể loại nhất định, Tuyển tập văn học cổ điển Hàn Quốc có nội dung hết sức phong phú với nhiều thể loại đa dạng như truyện kể dân gian, truyền kỳ, tiểu thuyết, dã đàm mang đến cho người đọc một bức tranh tương đối đầy đủ về diện mạo của văn học cổ điển Hàn Quốc mà tập trung chủ yếu là văn học thời kỳ Joseon. Đối tượng được phản ánh ở đây hết sức đa dạng, từ những hiệp khách, những hiếu tử, những tiết phụ đến những trang tài tử giai nhân, thậm chí cả những người ăn mày và ma quỷ. Tất cả đều được khắc họa một cách sinh động với những đường nét rõ ràng của những con người cá nhân có tâm tư tình cảm và cá tính riêng biệt. Cuộc sống của họ như những mảnh ghép đa dạng giúp chúng ta phần nào hình dung được diện mạo của xã hội Hàn Quốc truyền thống. Nếu như Ji Eun, người con gái hiếu thảo, Người quả phụ hiếu thảo nghĩa hiệp, Con sẽ thay cha ra chiến trường phần nào cho chúng ta biết về tư tưởng hiếu nghĩa của người Hàn thì Truyện nàng Seol, Truyện nàng Eun Ae, Truyện về người tiết phụ ở Hamyang, Truyện nàng Gil, Lời trăng trối của mẹ chồng lại cho chúng ta biết về tư tưởng tiết liệt cũng như sự thay đổi trong nhận thức của người Hàn về quan niệm này. Trong Lời trăng trối của mẹ chồng, trước lúc lâm chung người quả phụ đã tập hợp con cháu lại căn dặn rằng: “Trong trường hợp chẳng may phải trở thành quả phụ nếu tự tin rằng mình có thể thủ thiết thờ chồng thì thủ tiết, bằng không thì nên thưa chuyện với người trên mà cải giá..” Đây quả là một phát ngôn vô cùng quả cảm ở thời đại tôn sùng sự tuẫn tiết và thủ tiết của người phụ nữ như một đạo lý cao quý, đặc biệt khi nó được thốt ra từ miệng một quả phụ trong gia đình quý tộc. Bởi theo luật lệ của Joseon phụ nữ trong gia đình quý tộc nếu tái giá sẽ bị giáng cấp xuống làm dân thường, con cái sẽ không thể tham dự các kỳ khoa cử. Trong Nữ hiệp khách, Truyện hiệp khách núi Odae, Truyện Jang Bok Seon, hình tượng người hiệp khách được khắc họa hết sức đa dạng, phản ảnh sự thay đổi nhận thức về hình tượng con người nghĩa hiệp. Đặc biệt trong Nữ hiệp khách, thông qua nhân vật nữ chính, tác giả An Seok đã đưa ra một quan niệm khá mới mẻ về tình yêu và hạnh phúc của người phụ nữ sống trong xã hội Joseon bị chi phối bởi tư tưởng đạo đức nho giáo. Tuyển tập văn học cổ điển Hàn Quốc còn cho chúng ta thấy sự phá vỡ trật tự thân phận của xã hội Hàn Quốc cuối thời Joseon thông qua hình ảnh người quý tộc sa sút. Đứng trước thực tế cuộc sống, người quý tộc sa sút có những lựa chọn hết sức khác nhau. Nếu như nho sinh Hong lựa chọn việc khất thực (Quán meju) thì ông đồ Jo chọn nghề dạy học (Con gái lý trưởng Choi) và chàng Kim chọn nghề buôn muối (Muối) làm kế sinh nhai. Khất thực và dạy học được coi là xu hướng lựa chọn chính của những quý tộc sa sút để duy trì sinh kế nhưng những công việc như thế này không giúp họ đảm bảo cuộc sống. Nho sinh Hong đã phải chọn cái chết để chấm dứt cuộc sống tủi nhục, bị những người thuộc tầng lớp dưới khinh thường. Ông đồ Jo chết đi khiến người con trai không biết lấy gì làm kế sinh nhai, đành phải sống nhờ vào sự hảo tâm 84
khiến người con trai không biết lấy gì làm kế sinh nhai, đành phải sống nhờ vào sự hảo tâm của những học trò của cha. Ngược lại, chàng Kim không những đảm bảo được cuộc sống cho gia đình mình mà còn trở thành một cự phú. Qua nhân vật chàng Kim, tác giả No Myeong Heum đã cho chúng ta thấy sự thay đổi nhận thức về đẳng cấp xã hội cũng như giá trị cuộc sống của con người thời bấy giờ. Nếu như ở tiền kỳ Joseon đẳng cấp xã hội là thứ bất di bất dịch, việc hôn nhân giữa quý tộc và tầng lớp dưới hầu như là không thể (như chúng ta có thể thấy ở Truyện chàng Sim) thì ở hậu kỳ Joseon, đặc biệt sau loạn Nhâm Thìn, quan niệm này đã thay đổi. Đẳng cấp xã hội không còn là thứ quan trọng nhất chi phối mọi mối quan hệ của con người. Chúng ta có thể thấy điều này thông qua cuộc đối thoại giữa hai cha con chàng Kim. Khi người cha có ý phản đối việc hỏi con gái nhà lý trưởng về làm dâu vì cho rằng làm như thế là mất thể diện, chàng Kim đã bảo rằng: “Lời cha dạy thật không hợp với thực tế chút nào. Nhà chúng ta đã đến nước này rồi sao còn có thể phân biệt sang hèn được chứ?”. Cũng đề cập đến giai cấp quý tộc nhưng Khách ma lại cho ta thấy một khía cạnh khác của xã hội truyền thống của Hàn Quốc thời đại Joseon. Tác phẩm phản ánh cuộc sống khốn cùng của quý tộc bị sa sút không tự lao động sản xuất được mà phải sống dựa vào người khác. Thông qua sự xuất hiện và tác oai tác quái của con ma Mun Gyeong Gwan, tác giả Yi Hyeon Gi đã khắc họa một cách trào phúng sự trớ trêu, bất hợp lý trong văn hóa quý tộc. Đã là quý tộc thì phải giữ thể diện, khoản đãi tân khách, giúp đỡ những họ hàng nghèo khó cho dù bản thân cũng đang rơi vào tình cảnh khốn cùng. Nhưng trên hết, chủ đề được nói đến nhiều nhất trong Tuyển tập Văn học cổ điển Hàn Quốc vẫn là phụ nữ và tình yêu. Phần lớn những nhân vật nữ trong những tác phẩm này đều giành thế chủ động trong việc kiếm tìm hạnh phúc lứa đôi (Nữ hiệp khách, Truyện Choi Cheok, Lời thề sắt son). Họ cũng chính là những người đóng vai trò quyết định trong những bước ngoặt lớn của cuộc đời (Nữ hiệp khách, Truyện chàng Sim, Con gái lý trưởng Choi).
85
Chiến tranh loạn lạc cũng là một chủ đề khá nổi trội trong sách sách này mà tiêu biểu là Truyện chàng Yi nhòm trộm nàng Choi qua tường, Truyện chàng Choi Cheok, Con sẽ thay cha ra chiến trường. Một điều khá lý thú ở đây chính là bối cảnh đoàn tụ của hai nhân vật chính trong Truyện chàng Choi Cheok. Chiến tranh loạn lạc đã chia cắt chàng Choi và nàng Ok Yeong. Suốt bốn năm trời họ bặt tin nhau, mỗi người một ngã. Chàng được tướng quân nhà Minh đưa về Trung Quốc, còn nàng bị giặc bắt mang về Nhật Bản. Biển trời cách biệt. Tưởng rằng sẽ chẳng khi nào họ còn gặp lại được nhau. Thế nhưng, như một kỳ tích, bỗng dưng họ lại cùng nhau đoàn tụ tại một miền đất xa lạ. Miền đất ấy không phải đâu khác mà chính là cảng biển của Việt Nam! Tuyển tập Văn học cổ điển Hàn Quốc là một bức tranh sinh động với những mảng màu đa dạng, hết sức Hàn Quốc nhưng cũng thật gần gũi với Việt Nam. Đọc Tuyển tập Văn học cổ điển Hàn Quốc chúng ta không chỉ có cơ hội khám phá nhiều điều thú vị về đất nước, con người và văn hóa truyền thống của Hàn Quốc mà còn có cơ hội nhìn lại di sản văn học cổ điển của ông cha mình, tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai dân tộc đã từng chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền văn hóa Trung Hoa và tự mình lý giải nguyên nhân của những tương đường và khác biệt ấy, đồng thời có ý thức trân trọng, giữ gìn và phát triển văn hóa nước nhà.
KIẾN TÍM
86
Trong lúc cận kề cái chết, Mầm Lá được Vịt Trời - người bạn duy nhất mà Mầm Lá sẽ luôn ghi nhớ trong tim cứu giúp. Vịt Trời cũng có thể coi là cùng một giai cấp với Mầm Lá, là thành phần không ai mong muốn trong xã hội. Dù không bị hắt hủi lạnh lùng như Mầm Lá nhưng Vịt Trời cũng không được hoan nghênh trong gia đình sân vườn đó. Có thể đây là lý do Vịt Trời đồng cảm và nói giúp Mầm Lá trong lúc gặp khó khăn. Quả trứng Mầm Lá ấp chính là quả trứng của Vịt Trắng và Vịt Trời, vì vậy sau khi Vịt Trắng bị mụ Chồn cắn chết, cảnh tượng Mầm Lá ngồi ấp trứng trong khi không biết quả trứng đó là của ai thật khiến Vịt Trời cảm thấy biết ơn, cảm động. "Mầm Lá này, cậu là một cô gà mái mẹ vĩ đại". "Chúng mình tuy sinh ra có hình dáng khác nhau nên không thể hiểu hết ruột gan nhau, nhưng có thể yêu thương nhau mà. Mình kính trọng cậu". Đó là những gì Vịt Trời nói với một cô gà công nghiệp không thể đẻ trứng, bị ông bà chủ và thành viên trong gia đình sân vườn xua đuổi, không có nơi đi chốn về. Vịt Trời có thể đã nhìn thấy trong Mầm Lá một tâm hồn đẹp đẽ, đẹp hơn tất cả những thành viên gia đình sân vườn của cậu. Tình bạn của một chú vịt hoang và một cô gà công nghiệp thật đẹp làm sao! Dù khác nhau về ngoại hình, giống nòi... nhưng chỉ cần thông cảm, giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn cũng có thể làm nên một tình bạn đẹp - một tình bạn vĩnh cửu. "Mình sẽ không bao gờ quên cậu đâu, bạn của mình ạ!". Vịt Trời không nói cho Mầm Lá biết quả trứng cô đang ấp là của mình và Vịt Trắng vì Vịt Trời sợ Mầm Lá sẽ không tiếp tục ấp nữa nếu như biết sự thật. Vịt Trời không còn cách nào khác, cứ đến đêm lại nhảy múa điên cuồng để bảo vệ cho Mầm Lá và quả trứng khỏi mụ Chồn. Mầm Lá an toàn ấp trứng thì quả trứng mới có thể nở được. Sức lực của Vịt Trời cũng cạn kiệt vào ngày quả trứng nở. Vịt Trời đã hy sinh cả mạng sống của mình, hiến cả thân mình cho mụ Chồn để quả trứng được yên bình nở ra một chú vịt con xinh đẹp. Sau này, dù biết Đầu Xanh không phải gà con nhưng Mầm Lá cũng không bỏ mặc nó. Cô luôn cố gắng dành cho Đầu Xanh những điều tốt nhất, luôn sẵn sàng bảo vệ, không cho ai làm tổn hại đến Đầu Xanh. Dù phải hy sinh bản thân để bảo vệ Đầu Xanh, Mầm Lá cũng chấp nhận. Dù phải lang thang khắp nơi tìm chỗ nghỉ chân nhưng Mầm Lá vẫn chịu đựng vì sự an toàn của bản thân và của Đầu Xanh. Tất cả là vì Đầu Xanh là do Mầm Lá ấp nở ra, nó là con của Mầm Lá. Hơn nữa sự ra đi của Vịt Trời - người bạn duy nhất của Mầm Lá - chính là muốn đổi lại sự ra đời của Đầu Xanh. "Nếu có ai chết đi thì lại có ai đó được sinh ra. Trải nghiệm ly biệt và gặp gỡ cùng diễn ra đồng thời như vậy". Đầu Xanh khi lớn lên phải bay theo đàn vịt trời, bỏ lại Mầm Lá.
87
Dù cô đơn, buồn bã, nhưng Mầm Lá không trách con, vì nó vốn phải sống cùng đồng loại của nó, vì đó cũng là mong muốn to lớn nhất của Vịt Trời! "Vịt Trời đã mong muốn con lớn lên và bay xa, bay theo đàn của mình". Lúc đó, Mầm Lá chỉ có thể nhìn theo Đầu Xanh dang rộng đôi cánh to lớn của nó bay lượn trên bầu trời cao mà ước giá như mình có thể bay. Đầu Xanh cuối cùng cũng chỉ có thể chào Mầm Lá một tiếng "Mẹ" rồi bay đi theo đàn vịt trời! Tình cảm gia đình luôn là một điều rất linh thiêng và đáng quý. Hãy dành thời gian cho gia đình ngay cả khi bạn không hề biết điều gì đã và đang xảy đến với cuộc đời của mình. Tổng thống Mĩ Barack Obama đã từng nói:" Cảm hứng của tôi được tạo ra từ tình yêu mà mỗi bậc cha mẹ dành cho con cái của mình. Và nguồn cảm hứng đó tôi còn nhận được từ những đứa con của tôi, chúng làm trái tim tôi trở nên ấm áp và tràn ngập tình thương. Chúng làm tôi muốn làm việc để cải thiện thế giới dù chỉ là đôi chút. Và hơn cả những đứa con làm tôi trở thành một người tốt hơn.". Đầu Xanh có thể không phải là điều khiến Mầm Lá trở thành một "người" tốt hơn nhưng có một điều rõ ràng có thể nhận thấy, đó là Đầu Xanh đã khiến Mầm Lá trở nên mạnh mẽ, kiên cường - điều mà không một cô gà mái nào có thể có được. Ngược lại, đối với Đầu Xanh, Mầm Lá vô cùng quan trọng. Mầm Lá không chỉ mang Đầu Xanh đến cuộc đời này mà còn trang bị cho Đầu Xanh những hành trang quý giá nhất để bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, tự đương đầu với khó khăn thử thách, với kẻ thù để bảo vệ bản thân và đàn vịt trời. Quả thật, gia đình đã, đang và sẽ luôn mang đến cho chúng ta những điều quý giá nhất một cách vô điều kiện, không so đo, tính toán.
Bên cạnh tình bạn, tình cảm gia đình, sự hy sinh, chúng ta có thể cảm nhận được sự lạnh lùng, vô cảm trước đau khổ của người khác một cách rõ ràng. Nó được thể hiện trong qua hình ảnh các thành viên gia đình sân vườn và thậm chí cảnh vật cũng có lúc toát lên một vẻ lạnh lùng đáng sợ. Mầm Lá sau khi thoát ra khỏi lồng sắt, thoát khỏi cái chết cận kề không có chỗ để đi, bụng đói cồn cào. Mầm Lá chỉ muốn có một nơi để ở nhưng chẳng ai trong sân vườn chấp nhận cô. Hết lần này đến lần khác, kể cả khi Mầm Lá mang về một chú vịt con, với hy vọng mọi người có thể suy nghĩ lại và cho cô và con ở lại sân vườn. Thế nhưng, không! Cô vẫn luôn bị xua đuổi. Mầm Lá biết mình không có gì có thể đem so sánh với các thành viên sân vườn. Cô tự ý thức được bản thân là "đồ bỏ đi" nhưng vẫn luôn mong mỏi mọi người có thể thông cảm và chấp nhận cho cô gia nhập gia đình sân vườn. Đó không phải ước mơ từ khi còn bị nhốt trong lồng sắt của 88
của cô sao? Mọi người đều thật vô cảm trước hoàn cảnh khó khăn của Mầm Lá! Phải chăng họ đang sợ Mầm Lá sẽ làm đảo lộn cuộc sống yên bình, đầy đủ của họ? Các thành viên sân vườn thật sự đang có tất cả những điều họ mong muốn, họ hài lòng với cuộc sống hiện tại của mình và không muốn một kẻ xấu xí - từng bị ông bà chủ vứt chung xuống hố cùng những con gà chết - xuất hiện cũng như xen vào cuộc sống hoàn hảo đó. Những con gà mái công nghiệp suốt ngày chỉ biết ăn và đẻ trứng! Những con gà mái dễ dàng thỏa mãn với cuộc sống bên Gà Trống và gà con! Gà Trống thỏa mãn với ý nghĩ mình biết tất cả và mình là chủ của cái nhà kho!... Một cuộc sống nhàm chán và nhạt nhẽo có thể dễ dàng thỏa mãn những kẻ không có ước mơ, sống ích kỉ. Họ không nghĩ đến nỗi khổ, nỗi tuyệt vọng của người gặp nạn, chỉ chăm chăm bảo vệ cuộc
nạn, chỉ chăm chăm bảo vệ cuộc sống, quyền lợi của bản thân. Họ đánh giá bản chất qua bề ngoài và cho mình quyền phán xét người khác. Họ luôn cho rằng mình biết tất cả, địa vị cao trên mọi người. Thậm chí người khác dù có chết đi cũng không ai trong số họ mảy may quan tâm, chứ đừng nói gì đến thương xót!... Đó cũng là hiện trạng của một phần xã hội trong thế giới hiện nay. "Trong chốc lát, một mạng sống quý giá đã mất đi như vậy, nhưng thế gian vẫn rất lạnh lùng". Nếu đã nói đến cái ác thì không thể không nhắc đến mụ Chồn - kẻ săn mồi, mối nguy hiểm luôn rình rập suốt cuộc đời Mầm Lá. Mụ là một kẻ săn mồi nguy hiểm. Với đôi mắt sáng quắc trong đêm, nhanh thoăn thoắt linh hoạt rình bắt con mồi, chỉ bắt và ăn thịt con mồi còn sống,... mụ đã trở thành nỗi sợ ám ảnh Mầm Lá trong suốt thời gian dài. Mụ đã cắn chết Vịt Trắng và Vịt Trời. Không biết bao nhiêu lần, mụ đẩy Mầm Lá vào nguy hiểm cận kề cái chết một cách độc ác và tàn nhẫn. Đọc tác phẩm, có lẽ độc giả chúng ta đều cảm nhận chung một điều: Mụ Chồn là một kẻ săn mồi máu lạnh. Tuy nhiên, cái gì cũng có lý do và quy luật riêng của nó. Đối với mụ Chồn cũng vậy! Mụ phải đi săn mồi không phải chỉ để duy trì sự sống của bản thân mụ mà còn là để nuôi những đứa con mới đẻ còn đỏ hỏn của mình. Nếu mụ không đi săn, không nhẫn tâm cắn chết con mồi thì có thể người phải chết không sớm thì muộn sẽ là mụ và những đứa con của mụ! Xét cho cùng thì mụ Chồn cũng là một người mẹ, vì vậy khi thấy con mình bị đè dưới móng chân sắc lẹm của Mầm Lá, mụ đã vội vàng thỏa hiệp để bảo vệ con: "Nếu có thức ăn khác, ta hứa. Ta sẽ không động đến con của cô!". Lúc này, mụ Chồn cũng thật tội nghiệp! Mụ cũng chỉ tuân theo quy luật tuần hoàn khắc nghiệt của tự nhiên, như nhà phê bình văn học thiếu nhi Kim Seo-Jung đã nói, là nơi mà sự sống và cái chết, kẻ ăn và kẻ bị ăn thịt luôn luôn bị ràng buộc với nhau. "Con mẹ nhất định phải trở về ngay vì đàn con vẫn còn chưa mở mắt, con mẹ nếu không nhanh như gió sẽ không thể sống nổi, đó là kẻ đi săn cực nhọc chột mắt". Ta hãy cùng trở lại với nhân vật chính của câu chuyện là Mầm Lá. Từ đầu đến cuối truyện, có một "nhân vật" có ảnh hưởng lớn đến Mầm Lá, là hình ảnh đặc sắc gây ấn tượng mạnh với người đọc, đó là cây hoa Mimosa. "Mầm Lá đã nhìn thấy cây hoa Mimosa từ ngày đầu tiên cô bị nhốt vào trại gà". Cô đã dành rất
89
rất nhiều thời gian chỉ để ngắm nhìn cây hoa, tưởng chừng như nó tượng trưng cho chính con người tiềm ẩn bên trong Mầm Lá vậy. Lúc đầu Mầm Lá nghĩ rằng cây chỉ có hoa, nhưng sau khi hoa rụng chỉ còn tán lá xanh, tán lá xanh sau đó cũng rụng đi và những chiếc lá xanh non mới lại tiếp tục được mọc ra, mạnh mẽ chống chọi với những cơn gió và cơn mưa hung dữ. Tất cả sự biến đổi này giống như những điều đẹp đẽ, sự sống dồi dào không bao giờ mất đi, nó được nuôi dưỡng và khi thì biểu hiện qua những bông hoa, khi là những tán lá và những mầm lá non. Những ước mơ, khao khát bên trong con người Mầm Lá cũng vậy. Chúng được nhen nhóm, nuôi nấng qua từng ngày và đến khi đủ to lớn, cứng cáp như những tán lá thì dù có khó khăn, có mưa to, gió lớn cũng không thể quật ngã được. Trong diễn biến câu chuyện, cây hoa Mimosa không hề được nhắc đến, nó dường như đã bị lãng quên. Nhưng đến khi Đầu Xanh bay đi bỏ lại Mầm Lá cô độc một mình, cây hoa Mimosa lại một lần nữa xuất hiện. Tuy nhiên, nó không còn là hình dáng đầy sức sống, tràn trề hy vọng nữa mà là hình ảnh một cái cây với những bông hoa đã úa tàn. "Ôi, thì ra hoa Mimosa đã tàn rồi". Chính Mầm Lá - người đã từng ghen tị với cây hoa - thốt lên câu này. Hình ảnh cây hoa lúc đó hiện ra không phải là thật. Nó chỉ là hình ảnh Mầm Lá nhìn ra khi ngắm những bông tuyết bay trong không trung. Nói cách khác, những bông tuyết trắng bay lả tả chính là những bông hoa Mimosa trong mắt Mầm Lá. Cây hoa Mimosa chỉ xuất hiện những lúc Mầm Lá chỉ có một mình, cô độc. Hình ảnh cây hoa xuất hiện ở đầu truyện và cuối truyện là biểu hiện của lối kết cấu vòng tròn. Tác giả đã bắt đầu câu chuyện của mình với hình ảnh cây hoa Mimosa, Mầm Lá cô đơn và bị nhốt trong lồng sắt. Tác giả kết thúc câu chuyện của mình cũng với hình ảnh bông hoa Mimosa, Mầm Lá cô độc nhưng tự do.
Đọc thật kĩ từng dòng văn của “Hãy chăm sóc mẹ” của Shin Kyung Sook, chăm chú theo dõi từng dòng bình luận của những người đã đọc cuốn sách này, tôi đã nức nở theo từng câu văn và như thấy mình đâu đó trong cuốn sách đặc biệt này... Cuốn sách phác họa hình ảnh cuộc đời người mẹ qua những mảnh kí ức bị gián đoạn của những người thân trong gia đình: cô con gái nhà văn, người con trai cả, người chồng suốt cuộc đời mải mê trong những cuộc phiêu dạt khắp nơi. Cuốn sách gây ám ảnh cho người đọc ngay từ câu mở đầu: “Mẹ đã bị lạc một tuần”... Người mẹ đáng thương vô tình để tuột mất bàn tay chồng giữa dòng người chen lấn ở sân ga Seoul đông đúc... Một tình huống có vẻ “kì lạ”, không thể tin và hiểu được giống như băn khoăn của những đứa con và cũng là câu hỏi day dứt của bất kì người nào lần đầu tiên đến với cuốn sách. Phải đọc từng chương cho đến khi gấp cuốn sách lại, phải nhìn lại cuộc đời nhân vật mẹ qua hồi ức của đứa con gái, tôi mới có thể hiểu phần nào và trả lời cho câu hỏi tại sao đó. Kì lạ hơn, ấy là sức hấp dẫn đặc biệt của cuốn sách, những điều mẹ đã làm, những tâm tư mẹ ấp ủ, những điều mà các con của mẹ dường như còn chưa biết... Ngày anh trai mẹ trở về nhà sau những bốn năm năm xa cách, biệt tăm biệt tích, dài đằng đẵng, chỉ với một câu nói: “Em ơi, có ở nhà không?”, Chi-hon lần đầu tiên thấy người mẹ của mình chân trần quýnh quáng băng qua khoảng sân rộng trước nhà, òa khóc nức nở gọi “anh trai”như một đứa trẻ. Dù đó chính là người mà bấy lâu nay mẹ luôn trách móc, rằng vì ông ấy nợ tiền mẹ chồng của mẹ khiến cho mẹ khó xử. Rồi ngày chị gái mẹ mất, người ta lo lắng mẹ sẽ khóc ngất vì buồn đau, thì mẹ chẳng rơi lấy một giọt nước mắt, nhiều người, ngay cả những đứa con của mẹ cũng chẳng hiểu vì sao. Mãi đến sau này, con gái mẹ mới biết, lúc ấy mẹ đang quằn quại vì những cơn đau đầu dai dẳng như búa bổ, đau đến nỗi mẹ chẳng còn có thể khóc thêm được nữa. À, hóa ra, mẹ chẳng phải sinh ra đã làm mẹ, mẹ cũng đã từng lên ba, rồi mười hai, rồi hai mươi tuổi. Chi-hon đã nhận ra điều ấy, dẫu cho có muộn màng.
90
Điều này làm tôi nhớ đến bố của Duk-sun trong bộ phim “Reply 1988” mà tôi vô cùng yêu thích, khi bố nhận ra mình đã đối xử chẳng công bằng đối với những đứa con của mình, bố đã nhận lỗi với Duk-sun: “Bố cũng không phải vừa sinh ra đã làm bố, hãy lượng thứ cho bố nhé!”. Khi mẹ của bố mất, bố vẫn thản nhiên uống rượu nói chuyện cùng các khách đến dự đám tang... Nhưng đến tận cuối tập phim, khi bác cả trở về, khi bố chẳng phải gánh trên vai mình trách nhiệm của một người con lớn trong gia đình, những giọt nước mắt đã vỡ òa trong vòng tay của bác cả... Thế giới của người lớn có lẽ là vậy, đôi khi, họ phải gồng mình lên, sống sao cho đúng với danh xưng “người lớn” của mình, và bố mẹ của chúng ta, dù là ai, dù có thân phận giàu có hay nghèo nàn cũng luôn sẵn sàng dành một phần đời của mình để nuôi nấng, dạy dỗ con cái. Đọc “Hãy chăm sóc mẹ”, tôi đã giật mình trước câu hỏi của người em gái của Chi-hon: “Chị có nghĩ mẹ thực sự thích ở dưới bếp không?”, và câu trả lời của mẹ đó là: “nhiều lần mẹ đập bể nắp chum”. Có lẽ, tôi cũng như Chi-hon, luôn nghĩ mẹ gắn liền với căn bếp, với mâm đồ ăn tinh tươm, với nhà cửa gọn gàng từng ngóc ngách, mà chưa từng giây phút nào tự hỏi, liệu đó có phải là điều mẹ thích hay không? Mẹ của Chi-hon đã từng nhiều lần bất lực vì công việc bếp núc ngày qua ngày lặp đi lặp lại, không gian như một nhà tù mà đập bể chum để giải tỏa tâm trạng bị dồn nén. Thế nhưng, mẹ vẫn giấu các con và người nhà, mẹ vẫn muốn nấu cho con trai cả bát mì vào đêm khuya, mẹ vẫn say sưa nhìn các con ngồi quây quần bên bàn vui vẻ ăn uống. Mẹ, thì ra chẳng phải lúc nào cũng mạnh mẽ, mẹ sẽ có đôi lúc buồn bã, thất vọng, mẹ sẽ cũng có đôi lúc chán nản, mệt mỏi. Và mẹ... cũng sẽ có ngày già đi, có ngày đau ốm khi trái gió trở trời. Người mẹ của Chi-hon trong trí nhớ của cô là người từng “bước đi giữa biển người với phong thái có thể đe dọa cả những tòa nhà lừng lững đang từ trên cao nhìn thẳng xuống...”, người mẹ “tóc ngắn muối tiêu”, khi đi lạc mang đôi xăng đan màu be lại được kể lại rằng : Mẹ đi đôi dép lê màu xanh, chân bị thương và mưng đầy mủ đến nỗi “ruồi bu quanh”, bà vì quá đói bụng nên bốc cả kim-bap trong thùng rác để ăn. Người mẹ từng quanh năm làm việc vất vả cũng đến lúc già, quằn quại trong những cơn đau của căn bệnh ung thư vú...
Nhưng sau tất cả, mẹ vẫn là mẹ. Và tình yêu thương của mẹ là nơi chẳng có điểm kết... Cuộc đời mẹ chẳng biết đến con chữ, mẹ phải nhờ Chi-hon đọc và viết bức thư cho người con trai cả, thế nhưng nếu nói về sự hi sinh và tấm lòng bao dung, tình yêu thương thì chẳng có ai có thể so sánh với mẹ... Người mẹ cả đời nhẫn nhịn nhưng lại sẵn sàng “nổi điên” với chồng và đập phá đồ đạc khi nghe chồng nói rằng: đứa con gái của bà sẽ không được đi học tiếp. Người mẹ sẵn sàng vất vả tích góp từng 91
chút một để con gái được đi học, bỏ ra ngoài tai, mặc kệ những định kiến lạc hậu của vùng quê nghèo. Người mẹ đến nhà con trai với hàng tá thứ trên tay, buộc quanh hông như đi “sơ tán chiến tranh”, nhiều đến nỗi, người trẻ tuổi khỏe mạnh như anh con trai cũng không thể hiểu nổi tại sao với vóc dáng nhỏ bé ấy mẹ làm được điều ấy. Người mẹ cả đời ủ nóng bát cơm đợi người chồng ham chơi trở về mỗi đêm, làm những chai nước đựng hoa quả, ướp đầy hũ mắm cá và muối dưa gửi cho các con... Người mẹ không nhớ nổi đường về nhà, lại có thể men theo những con đường một cách tuyệt đối chính xác về nơi con trai mình nhận được việc làm đầu tiên, đến ngôi nhà đầu tiên anh mua với đóa hồng mẹ trồng vẫn luôn nở rộ mỗi độ xuân về... Mẹ, dẫu cho có bị đãng trí bởi căn bệnh quái ác, bị dằn vặt bởi những cơn đau, mẹ có thể quên đi tất cả, chỉ trừ gia đình, trừ những đứa con của mẹ là mẹ chẳng bao giờ có thể quên được...
Cho những sự hối hận muộn màng... Mẹ của Chi-hon, cũng như bất kì bà mẹ truyền thống nào trên thế gian này, chẳng có lấy một giây phút ngơi nghỉ, cả cuộc đời sống vì con. Cứ như vậy làm chúng ta đôi khi vô tình lầm tưởng tình yêu ấy là một điều hiển nhiên. Nhân vật Chi-hon trong cuốn sách, một nữ nhà văn khao khát sống cuộc đời của riêng mình đã luôn gắt lên mỗi lần mẹ tỏ ý ngăn cản khi cô chuẩn bị cho một chuyển bay đến đất nước khác. Cô vẫn luôn tin rằng sức khỏe mẹ rất tốt mà chẳng hề hay biết mẹ đã từng bị tai biến. Mẹ vẫn đang chịu cơn đau đớn ấy ngày qua ngày khi con gái của mẹ bận rộn với công việc, vô tâm nói những lời làm mẹ tổn thương: “người nhà quê thật khó chịu”. Phải đến khi mẹ mất tích, Chi-hon gần như “phát điên” khi nhận ra mình nhớ mẹ đến nhường nào, khát khao nghe câu nói “Mẹ đây” ra sao. Có khi cô chạy ào ra ngoài đường phố Seoul dán tờ rơi bất kể nửa đêm hay tờ mờ sáng, đôi khi cô phát điên nhảy bổ vào đồn cảnh sát đòi tìm mẹ... Anh cả Hyong-chol day dứt sau bao ngày mẹ dè sẻn từng chút để nuôi anh học, cho đến khi anh lập gia đình vẫn chưa trở thành một công tố viên như mẹ mong ước. Người anh tưởng như đang dần bình thản chấp nhận sự vắng mặt của mẹ nhưng vẫn thường lang thang trên sân ga nơi mẹ đã bị lạc với đầu óc hoàn toàn trống trơn, và bật khóc.
92
93
Tác giả: Noh Hee Kyung Dịch giả: Thục Anh NXB Thanh Niên
94
95
96
Tình yêu luôn là đề tài nổi tiếng mà các nhà thơ, nhà văn hướng tới trong những tác phẩm của mình. Tác giả Bae Youn Koog cũng thế, ông đã lựa chọn đề tài này như bao tác giả khác, và trong một lần tình cờ tại hội sách, tôi đã lựa chọn tác phẩm “Yêu thương bằng con tim, không phải bằng lí trí” của ông. Tác giả Bae Youn Koog hiện đang giữ chức vụ tổng biên tập của “Nhật báo Thế giới”. Trước đó ông là trưởng ban Kinh tế - xã hội của tờ báo và cũng đã hai lần đoạt giải Nhà báo của Hội Nhà báo Hàn Quốc. Với quan niệm “Sách là lương thực của tâm hồn”, hằng ngày ông đều đọc sách, viết bài và đăng lên trang facebook cá nhân của mình với hi vọng có thể cùng độc giả tìm ra sự đồng điệu. Bae Youn Koog thích suy tư nghiền ngẫm hơn là nghiên cứu các vấn đề mang tính học thuật. Ông có tình yêu đặc biệt với thiên nhiên, trong đó sương và hoa có lẽ đã truyền cảm hứng dạt dào cho thơ văn của ông. Chắc hẳn đó cũng là lí do mà ông viết nên cuốn sách “Yêu thương bằng con tim, không phải bằng lí trí” có đăng kèm 22 bức ảnh về cây cối, hoa lá và giọt sương được chính ông chụp bằng điện thoại khi đi dạo trên những con đường trong trung tâm thành phố. Cuốn sách gồm những câu chuyện ngắn, tản văn nhỏ chất chứa tình yêu từ khắp mọi nơi trên thế giới. Những câu chuyện hay đôi dòng tản văn ngắn nhưng lại miêu tả sâu sắc và đậm nét về sự đa dạng và bình dị của tình yêu, qua đó để lại nhiều rung động trong lòng người đọc. Có lẽ cuốn sách sẽ đánh thức tình yêu sâu thẳm trong trái tim bạn, sưởi ấm trái tim mỗi người, chữa lành những vết thương về tinh thần cho những người đã và đang đau khổ trên thế giới. Hơn thế nữa, tác giả Bae Youn Koog hi vọng cuốn sách sẽ giúp cho ta nhận ra được rằng tình yêu chính là nguồn gốc của sinh mệnh và là “di sản” đáng giá nhất của tâm hồn mỗi con người.
97
Trong cuốn sách, tác giả khắc họa nhiều hình thái của tình yêu: tình yêu với người thân, với bạn bè, với bệnh nhân, với hàng xóm, với đồng nghiệp; tình yêu với cha mẹ, với người yêu; tình yêu giữa con người với con người và cả tình yêu giữa những loài động vật... Tình yêu rất đa dạng và nhiều màu sắc, được biểu lộ dưới rất nhiều dạng thức mà ta vẫn biết nhưng lại có thể chưa một lần nghĩ tới. Trong cuộc sống chúng ta vẫn thường nghĩ rằng, tình yêu hẳn là thứ gì đó cao cả lắm và chẳng thể với được. Thế nhưng, thực tế thì tình yêu có từ trong những điều bé nhỏ nhất, bình thường nhất ở quanh ta. Giống như tác giả Bae Youn Koog tình cờ yêu một bông hoa bồ công anh ở đầu ngõ, chúng ta bắt gặp tình yêu tha thiết đối với làng Đo Đo của nhân vật Ngạn trong bộ phim “Mắt biếc”, hay tình yêu nhẹ nhàng như cách ngọn gió heo may vương vấn, quấn quýt nơi nhành hoa sữa trên góc phố Hà Nội. Hẳn vẫn còn có không ít người trong chúng ta có cái nhìn chưa đúng về tình yêu và sức lan tỏa của nó. Vì cho rằng tình yêu chỉ có trong hôn nhân, trong những mối quan hệ cao siêu hay phức tạp mà chúng ta có thể đã bỏ qua ánh nhìn trìu mến mà người bà dành cho đứa cháu yêu quý, sự cưng chiều và yêu mến trong đôi mắt đứa trẻ dành cho chú chó nhỏ nhà hàng xóm, hay cái nhìn đầy xót xa và yêu thương của vị bác sĩ khi nhìn thấy những bệnh nhân đang phải đối mặt với căn bệnh ung thư... Với “Yêu thương bằng con tim, không phải bằng lí trí”, tác giả Bae Youn Koog mang đến cho chúng ta những câu chuyện, những hình ảnh đầm ấm, gần gũi và sinh động như thế về tình yêu. Từ những điều giản dị như một cái ôm, một tiếng gọi “mẹ” ngắn ngủi; lạ lùng như cuộc bán đấu giá một bộ kẹp quần áo, một phiên tòa mà người đến dự phải nộp phạt; hay kỳ tích như một cuộc phẫu thuật trị giá hơn 11 tỉ đô la và đặc biệt hơn cả là những cái ôm vĩnh cửu như “Người tình Valdard”, “Người tình Pompeii”… Tình yêu vượt qua những giới hạn về thể xác và tinh thần, giúp người mẹ chống đỡ cả một bức tường đổ sụp bảo vệ cho đứa con thơ. Tình yêu thách thức những khoảng cách về không gian và thời gian, ranh giới giữa sự sống và cái chết. Tình yêu có thể xóa nhòa sự phân biệt chủng tộc, thù hận hay chiến tranh... Sức mạnh phi thường của tình yêu đã thôi thúc khả năng của vạn vật, vượt lên khỏi những quy luật thông thường, khiến sự tồn tại của con người cũng trở nên to lớn, vĩ đại và thiêng liêng hơn.
98
Tình yêu ở quanh ta, không chỉ tồn tại giữa con người với con người, tình yêu còn tồn tại và kết nối con người với động vật, kết nối động vật với nhau. Tình yêu bao trùm cả thiên nhiên, lan rộng trên phạm vi toàn thế giới. Dường như tất cả mọi thứ đều được kết nối với danh từ trừu tượng mang tên “tình yêu”, nhưng lại hữu hình bởi sự vĩ đại mà nó mang lại. Có lẽ cũng bởi sự vĩ đại ấy mà có nhiều định nghĩa khác nhau về tình yêu. Những định nghĩa, suy tư về tình yêu mà tác giả đưa ra trong cuốn sách giúp ta có thêm những cái nhìn mới về nó. Chúng ta chẳng thể nào có những hình dung trọn vẹn về tình yêu, nhưng chúng ta vẫn có thể yêu bằng cả trái tim mình. Ngày nay thế giới vật chất đang trở nên ngày càng phong phú, tiện nghi; song tình cảm giữa con người với con người, con người với thế giới dường như lại ngày một nghèo nàn đi. Con người chần trở nên lạnh lùng, vô cảm hơn, chú trọng nhiều hơn đến tiền bạc và quyền lực mà lãng quên đi điều quan trọng nhất: đó là tình yêu. Mải mê làm việc, học tập, vật lộn với cuộc sống mà đôi khi chúng ta đã quên mất rằng, chỉ có tình yêu mới đem lại hạnh phúc thật sự - thứ mà cả tiền bạc và quyền lực đều không thể đánh đổi được. Bằng “Yêu thương bằng con tim, không phải bằng lí trí”, tác giả hướng chúng ta trở về với tình yêu, về với ý nghĩa và giá trị đích thực của nó. Chúng ta hãy cùng trao đi để rồi được nhận lại yêu thương!
“Đừng trì hoãn yêu thương Thời điểm tốt nhất để yêu chính là ngay bây giờ.”
99
Taylor Knapp là người sáng lập và là chủ sở hữu một trang trại ốc sên lớn nhất ở Mỹ, Peconic Escargot, có trụ sở tại Long Island, New York. Và hiện nay chỉ có hai trang trại như vậy được Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) chứng nhận để nuôi loài vật thân mềm này để đáp ứng cho sự tiêu thụ của con người. Taylor Knapp là người sáng lập và là chủ sở hữu một trang trại ốc sên lớn nhất ở Mỹ, Peconic Escargot, có trụ sở tại Long Island, New York. Và hiện nay chỉ có hai trang trại như vậy được Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) chứng nhận để nuôi loài vật thân mềm này để đáp ứng cho sự tiêu thụ của con người. Taylor tận tay đưa những con ốc tươi đến các nhà hàng ở thành phố New York và đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường. Anh ấy đã chứng kiến doanh số tăng lên gấp đôi mỗi năm kể từ lần đầu tiên mở cửa kinh doanh vào năm 2017. Người đàn ông 31 tuổi này cũng là một đầu bếp, đã nảy ra ý tưởng nuôi ốc sên sau khi lần đầu tiên nếm thử những con ốc tươi trong thời gian làm việc ở châu Âu. Anh ấy nói rằng chúng có vị ngon hơn nhiều so với các loại ốc sên đóng hộp hay là được nấu sẵn ở Mỹ. Tuy nhiên, việc các nhà hàng hoặc công ty thực phẩm của Mỹ nhập khẩu ốc tươi, bất kể là sống hay đã chết thì đều là bất hợp pháp vì chúng được coi là một loài gây hại và xâm chiếm mùa màng. Trong khi đó ba loài ốc sên ăn được chính đều có nguồn gốc từ châu Âu. Số liệu thương mại chỉ ra rằng mức tiêu thụ ốc sên ở Mỹ đã tăng 42% (tăng lên 300 tấn) vào năm 2018, từ đó mà Taylor đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh tuyệt vời và quyết định kinh doanh ốc sên ở Peconic để các đầu bếp Mỹ nơi đây có thể chạm tay vào những con ốc tươi này. Để có thể ra mắt ốc sên ở Peconic, Taylor và các đối tác kinh doanh của mình đã huy động 30.000 đô la Mỹ từ một chương trình tài trợ đám đông và từ các nhà đầu tư khác. Sau đó, anh phải làm việc chặt chẽ với USDA để có được sự chấp thuận kinh doanh theo quy định một cách hợp pháp. Taylor nói rằng anh ta đang nhắm đến việc mở rộng doanh số bán ra ngoài New York và đang xem xét việc hợp tác với một nhà phân phối hải sản để ốc của anh ta có thể được bảo quản lạnh một cách tốt nhất trong quá trình vận chuyển. Và hiện tại anh bán được tới 27kg thịt ốc mỗi tuần.
100
Với độ phổ biến của việc kinh doanh ốc sên hiện tại,Taylor chia sẻ :"Chúng tôi đã bão hòa thị trường New York, chúng tôi sẽ mở rộng kinh doanh ra một số thành phố ven biển phía đông khác như Boston và Philadelphia." Tuy nhiên, việc xuất khẩu là không thể vì Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) không cho phép, điều đó có nghĩa là Taylor Knapp sẽ phải chờ đợi trước khi có thể cố gắng tạo ra một sự bùng nổ lớn về việc kinh doanh mặt hàng ốc sên ăn được trên thị trường toàn cầu, với doanh số bán ra trị giá khoảng 117 triệu đô la mỗi năm. Về lý do tại sao việc kinh doanh ốc sên ăn được lại trở nên ngày càng phổ biến như vậy không phải chỉ nằm ở mùi vị của món ăn độc đáo này mà nó còn là những lợi ích thần kỳ mà ốc sên mang đến cho sức khỏe con người. Với các chất dinh dưỡng chính có trong ốc sên đó là Mangan (1013,04%), Magie (50,48%), Đồng (37,78%), Sắt (37,25%), Photpho (33,00%) thì ốc sên cung cấp cho chúng ta nguồn năng lượng dồi dào. Sự thiếu hụt sắt dẫn đến thiếu máu và mệt mỏi cực độ. Chính vì vậy mà ốc sên là một nguồn chất sắt tuyệt vời cần thiết để xây dựng các tế bào hồng cầu và vận chuyển năng lượng khắp cơ thể. Bên cạnh đó, ốc sên còn giúp cải thiện làn da. Chất nhờn của ốc sên đã được công nhận ở Hy Lạp cổ đại bởi Hippocrates đã sử dụng nó để chữa lành da và để giảm sẹo. Gần đây hơn, những người nuôi loại ốc này nhận thấy vết cắt trên tay được chữa lành rất nhanh và da của họ trở nên mềm mại hơn. Điều này là do chất nhờn có chứa allantoin, kháng sinh, axit glycolic, collagen và elastin, và do đó nó chữa lành và tái tạo tế bào da giảm thiểu sẹo. Ngoài ra, ốc sên còn giúp cải thiện vấn đề về mắt, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh ,duy trì chức năng của não…Chính vì vậy mà nhu cầu tiêu thụ ốc sên ở Mỹ nói riêng và trên thế giới nói chung ngày càng tăng cao, đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe con người. Với những lợi ích to lớn mà ốc sên mang lại cho đời sống con người thì bạn nghĩ sao về việc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) không chấp thuận việc xuất khẩu ốc sên ăn được ở đất nước mình?
ĐÀO ĐẠI NGHĨA
101
Chúng ta thường thấy những nét chữ kì lạ trên những tấm thiệp cưới, thiệp mừng, văn bản sự kiện… lẫn thiết kế nghệ thuật như thiết kế phông chữ và kiểu chữ, thiết kế logo viết tay, thiết kế đồ họa, nghệ thuật thư pháp... – những con chữ kì lạ đó được gọi là Calligraphy.
Calligraphy là thuật ngữ xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ đại, hàm chứa ý nghĩa về κάλλος (vẻ đẹp) và γραφή (văn bản). Ngày nay, có thể hiểu Calligraphy bằng cách giải thích "nghệ thuật tạo hình cho các con chữ một cách mượt mà, hài hòa và khéo léo".
Calli gra phy
Calligraphy là kết quả của việc sử dụng khéo léo bút lông hoặc bút mực để sáng tạo nên các nét đậm hoặc nhạt trên cùng một nét viết. Ở đây chúng ta hiểu rằng, nét đậm chỉ những nét đi xuống và những nét chữ đi lên thường thanh mảnh và nhẹ nhàng hơn. Không đơn thuần chỉ là viết chữ một cách dễ nhìn, Calligraphy có rất nhiều quy tắc, nó đòi hỏi người viết phải có hiểu biết và óc sáng tạo để điều chỉnh linh hoạt các nét chữ và có thể bố cục thiết kế một cách khéo léo, hợp lý. Để viết Calligraphy, ta cần có một số dụng cụ nhất định, đó là bút viết, giấy viết và mực. Trước hết, người viết cần học cách sử dụng ‘dip pen’ (bút chấm mực truyền thống - loại bút không có ống mực, phải chấm mực liên tục để sử dụng), hoặc loại bút đặc biệt có ngòi bút (nib) được làm bằng kim loại và được gắn với một cán bút (nib holder). Ngòi bút được những người mới học viết sử dụng nhiều nhất là Nikko G bởi nó có độ êm phù hợp và sự chắc chắn khi viết. Tiếp theo là giấy viết. Giấy viết thông thường sẽ có những sợi nhỏ li ti khiến bạn cảm thấy rất đau đầu khi đặt bút bởi tình trạng loang mực và khó tạo hình được cho nét viết. Bởi vậy người viết cần lựa chọn những loại giấy có thể sử dụng được với bút bi và bút chấm mực truyền thống. Một số hãng giấy được người dùng đề cử nhiều nhất là giấy Rhodia và Tomoe River bởi độ nhẵn và mịn màng của bề mặt giấy. 102
Có rất nhiều loại mực dành cho người mới tập viết sử dụng, Nhưng người viết vẫn cần lựa chọn kĩ càng nếu không muốn gặp phải phiền toái do mực không hợp với giấy, dẫn đến hiện tượng bị loang mực, nét bút bị nhòe. Mực Sumi hoặc Speedball India có thể là lựa chọn phù hợp cho bạn với giá cả phải chăng và dễ sử dụng. Khi bắt đầu đặt bút, tất cả những gì hiện lên trên giấy chính là kết quả của sự sáng tạo của người viết. Cách đơn giản nhất để khiến nét viết trông chuyên nghiệp hơn đó chính là thay đổi độ nghiêng của chữ, đơn giản là việc chúng ta điều chỉnh độ rộng của nét. Chỉ cần khéo léo thay đổi khoảng cách giữa các ký tự, tạo thêm chút góc cạnh hoặc đường cong cho các nét gốc một cách sáng tạo, một tác phẩm Calligraphy độc đáo mang đậm dấu ấn cá nhân của bạn sẽ được ra đời. Bên cạnh đó, Hand Lettering cũng rất được ưa chuộng. Giống như Calligraphy, Hand Lettering cũng sử dụng những nét đậm nhạt lên xuống nhưng không được viết bằng bút máy mà thường sử dụng bút lông đầu cọ hoặc bút lông kim. Điểm đặc biệt của Hand Lettering chính là việc “vẽ” các nét chữ và trang trí cho chúng, điều này khiến nét chữ được kiểm soát dễ dàng hơn. Calligraphy không phải một thú vui đắt đỏ nhưng lại mang theo nhiều ý nghĩa. Calligraphy là một thế giới sáng tạo của riêng bạn. Những nét chữ mềm mại đầy sáng tạo đem đến cho bạn cảm giác thư giãn. Người viết như muốn buông bỏ hết mọi thứ, lên đường phiêu lưu mỗi khi đặt bút và tạo nên những tác phẩm độc đáo chứa đựng cá tính độc đáo mà chỉ mình bạn có. 103
HÀ NHI
CLB VIẾT - BÁO (푸른 꿈 동아리)
Kênh truyền thông: Báo 푸른 꿈 + fanpage: clbvietbao.ulis Email CLB: clbvietbao.ulis@gmail.com Slogan: 지혜로 향하는 꿈 Ước mơ vươn tới tri thức; Logo: Hình con cú mèo
THỂ LỆ VIẾT BÀI ĐĂNG BÁO ƯỚC MƠ XANH 1. Về nội dung:
1) Nội dung bài viết phù hợp với các chuyên mục của Báo Ước mơ xanh 2) Tập trung vào các chủ đề lớn của từng số báo 3) Chú trọng việc nâng cao chất lượng + dấu ấn cá nhân
2. Về hình thức
1) Chọn văn phong phù hợp với đặc trưng của chuyên mục. 2) Ngôn ngữ: Có thể viết bằng tiếng Hàn hoặc tiếng Việt (khuyến khích viết bằng tiếng Hàn).
Yêu cầu trình bày bài viết
1
Tiêu đề
In hoa, dùng dấu sổ thẳng ngăn cách giữa tên chuyên mục và tên bài vd: GÓC NHÂN VẬT | TƯỚNG QUÂN YI SUN SHIN 2 Cỡ chữ 12 (chung cho cả tiếng Hàn, tiếng Việt) 3 Font tiếng Việt Time new roman 4 Font tiếng Hàn Magun Gothic 5 Lùi đầu dòng 1cm 6 Cách dòng 1.5cm 7 Căn lề đều 2 bên 8 Margins Normal 9 Size A4 3) Độ dài: Không qui định, khuyến khích viết nội dung sâu sắc, câu văn súc tích, bố cục chặt chẽ. 4) Đặt tên file bài viết theo mẫu (không dấu, không dùng dấu gạch dưới _): chuyenmuc.tenbai.hoten.lop vd: diemsach. cogamaisongchuong.nguyenthuhuong.19k2 5) Bài viết được trình bày theo thứ tự sau: (1) Tên bài viết: in hoa: tên chuyên mục | tên bài viết (2) Nội dung: bố cục rõ ràng, kèm tranh ảnh minh họa (nếu cần thiết). Tranh ảnh xin gửi kèm theo file ảnh bên ngoài. Tên file ảnh ghi rõ ràng tên ảnh, tên bài viết. (3) Nguồn tham khảo (bắt buộc với: góc văn hóa, góc nhân vật, điểm tin, thế giới đó đây...), khoảng từ 3-5 tài liệu/ trang web (chỉ ghi tên miền, không để link) (4) Thông tin người gửi (họ tên, lớp), vd: Nguyễn Thị Thu Hương 19K6 Với bài tổng hợp từ nhiều nguồn: Nguyễn Thị Thu Hương 19K6 tổng hợp
3. Về qui trình gửi, duyệt và đăng bài
1) Tác giả gửi bài cho gv phụ trách chmục + nhắn vào group zalo/facebook của nhóm ch mục 2) GV phụ trách cho ý kiến sửa + duyệt + gửi lại cho tác giả. Thêm: [coAcheck] ở đầu tên file + gửi lại cho tác giả, vd: [coAcheck]diemsach.cogamaisongchuong.nguyenthuhuong.19k2 3) Tác giả gửi bài vào mail chung của clb + nhắn vào group nhóm 4) Trưởng nhóm chuyên mục xử lí và up bài theo lịch của nhóm Quản lí web.
104