6 minute read
T\u1EA1i sao ph\u1EA3i ch\u1ED1ng th\u1EA5m cho \u0111\u00E1 t\u1EF1 nhi\u00EAn v\u00E0 c\u00E1ch l\u00E0m?
1. Tại sao phải chống thấm đá tự nhiên?
Khi đá tự nhiên: Đá hoa cương (granite), đá cẩm thạch (marble), đá vôi (lime stone)… đặc biệt là đá cẩm thạch và đá vôi trong quá trình sử dụng nếu thường xuyên phải tiếp xúc với nước thì sau 1 thời gian sử dụng, nước sẽ dễ dàng thấm vào bên trong khiến cho bề mặt đá dễ vàng ố và nhạt trông mất thẩm mỹ. Với đá không được chống thấm tốt, khi vệ sinh không đúng cách, đúng hóa chất, các hóa chất lau sàn sẽ dễ ngấm vào đá, làm đá bị rỗ, nặng hơn sẽ bị vỡ, mẻ đá.
Advertisement
Các đặc tính của đá tự nhiên khiến chúng ta phải chống thấm
• Đá tự nhiên rất dễ bị ăn mòn. Hiện tượng này có thể gây ra bởi các phản ứng hóa học khi đá tự nhiên ở trong môi trường nước chứa hàm lượng khí cacbonic lớn hoặc các loại axit.
• Các loại bụi bẩn nguồn gốc vô cơ và hữu cơ từ các chất thải công nghiệp hoặc trong đời sống hàng ngày tích tụ trên bề mặt hoặc trong các lỗ rỗng của đá tự nhiên là môi trường để cho vi khuẩn phát triển và phá hoại đá tự nhiên.
• Ngoài ra, đá tự nhiên là vật liệu có độ rỗng (xốp) cao. Thông thường, độ thấm hút nước trong đá tự nhiên dao dộng từ 0.5% đến 3-4%.
• Vì vậy, đá tự nhiên cần phải được chống thấm để ngăn cản nước và các dung dịch thấm sâu vào đá, gây ra vết ố, làm hỏng bề mặt đá. Mỗi hạng mục công trình có những vật liệu và cách thi công khác nhau.
• Nếu ứng dụng đúng, linh hoạt thì việc chống thấm sẽ bền vững theo tuổi thọ của công trình. Chất chống thấm tốt sẽ không thay đổi màu sắc ban đầu của đá. Để đạt hiệu quả tốt nhất, trước khi chống thấm nên tham khảo ý kiến các nhà chuyên môn. Tốt nhất là lựa chọn các đơn vị uy tín để thực hiện chống thấm.
Kiểm tra đá có chống thấm hay chưa?
Cách đơn giản nhất là bạn nhỏ vài giọt nước lên mặt đá. Nếu nước nổi lên thành từng giọt trên bề mặt đá thì đá của bạn đã được chống thấm rất tốt, nếu nước ngấm vào và không nổi thành giọt thì đá của bạn cần được chống thấm ngay.
2. Bản chất của hóa chất chống thấm đá tự nhiên
Dựa trên tính chất kháng nước của gốc silicone, cũng cấp khả năng chống thấm hiệu quả cho vật liệu chống lại sự thẩm thấu của nước và dầu vào bề mặt vật liệu.
Thành phần hoạt tính: Silicone; pH: 10- 1; VOC: No VOC; Chống UV: Tốt; Nhiệt độ sử dụng: 5- 30 độ C. Bảo quản: 2 năm ở nơi khô mát
Đặc tính cho phép bề mặt " thở " bằng cách cho hơi ẩm thoát ra mà không cho ẩm thâm nhập vào vật liệu. Ngăn cản và giảm nấm, rêu mốc trên bề mặt vật liệu, giữ vẻ đẹp tự nhiên bền lâu
Các đặc tính của hóa chất chống thấm đá tự nhiên cần có
• Giảm & ngăn chặn đáng kể tính hút nước của các loại đá tự nhiên
• Tăng tuổi thọ cho sản phẩm được xử lý.
• Bề mặt được xử lý vẫn giữ màu sắc nguyên thủy.
• Chống thấm ố & chống ẩm cho bề mặt vật liệu. Giảm thất thoát nhiệt cho vật liệu.
• Ít bị ảnh hưởng bởi quá trình đông giá, tan chảy (chỉ có ở xứ lạnh).
• Bảo toàn ngoại quan tự nhiên của bề mặt xử lý và bảo toàn khả năng trao đổi khí của vật liệu
• Giữ vẻ đẹp tự nhiên và duy trì độ bóng cho đá.
• Cho phép đá “thở” tự nhiên, hơi ẩm có thể thoát xuyên qua lớp hóa chất xử lý.
• Thẩm thấu sâu vào đá, không tạo màng. Không độc hại và không cháy.
• Bảo vệ bề mặt đá không bị thấm bẩn trong thời gian thi công xây dựng.
3. Hướng dẫn sử dụng hóa chất chống thấm đá tự nhiên Hướng dẫn cơ bản nhất khi chống thấm đá tự nhiên bao gồm các bước sau:
• Dùng cọ hoặc vải mềm quét trên, dưới và bốn cạnh xung quanh viên đá. (Đối với đá đã ốp rồi, chỉ có thể quét bề mặt vật liệu.
• Quét từ 1 – 3 lớp tùy vào độ thẩm thấu của vật liệu.
• Mỗi lớp quét cách nhau từ 1 – 3 phút. Lớp đầu tiên là lớp chủ yếu (nên quét thật kỹ).
• Sau khi quét lớp cuối cùng từ 3-5 phút, dùng vải khô lau sạch lớp hóa chất còn đọng lại trên mặt viên đá. Đá sẽ bị vết phim trắng trên bề mặt nếu không làm động tác này.
• Thường xuyên kiểm tra sự nhiễm màu và nồng độ hao hụt của hóa chất khi quét để điều chỉnh kịp thời.
• Khu vực đã quét hóa chất phải được giữ khô ráo hoàn toàn trong nhà có mái che và thông thoáng khí tối thiểu 12 giờ. Cho phép lưu thông sau 6 giờ.
• Vật liệu đã quét hóa chất sẽ đạt hiệu quả cao nhất sau 24 giờ.
3. Chống thấm đá tự nhiên khi thi công
Khi thi công, nếu phải mài bớt các cạnh, thì cần phải chống thấm lại các cạnh đã mài. Sau khi mài xong, phải để khô và chống thấm lại, nếu không đá sẽ bị thấm từ các vị trí cắt mài này.
Không bôi chất chống thấm khi đang phơi đá. Sau khi chống thấm không đem phơi đá ngay.
Phải đảm bảo độ khô của đá khi bôi chất chống thấm, nếu độ khô không đảm bảo, quá trình chống thấm không có ý nghĩa nhiều.
4. Chống thấm cho đá tự nhiên khi phục hồi, đánh bóng sàn đá
Sau khi đánh bóng, và phục hồi sàn đã cũ, chúng ta đã làm mất đi lớp chống thấm trên bề mặt đá. Do đó, cần phải chống thấm lại cho bề mặt này các hóa chất chông thấm đá tự nhiên chuyên dụng. Đây là khâu bắt buộc mà chỉ có dịch vụ đánh bóng đá tự nhiên chuyên nghiệp mới lưu tâm đến. Vì nếu không đá tự nhiên sẽ xuống cấp rất nhanh, du sau khi phục hồi nhìn rất đẹp và bắt mắt.
Hãy yêu cầu dịch vụ đánh bóng, phục hồi sàn đá tự nhiên thực hiện bước này trước khi nghiệm thu để sàn đá tự nhiên của bạn được bảo vệ tốt nhất.
5. Lưu ý khi vệ sinh sàn đá tự nhiên sau chống thấm
Không nên sử dụng các chất chứa axit, chanh, dấm hay các chất tẩy rửa thông thường, đặc biệt là nước lau rửa nhà vệ sinh để rửa hoặc tẩy vết bẩn trên nền đá (đặc biệt với đá marble sẽ làm phá vỡ kết cấu hạt nơi bề mặt đá).
Có thể bạn quan tâm:
- Dịch vụ đánh bóng sàn đá Marble: https://tktg.vn/dich-vu/dich-vu-danh-bong-san-da-marble/ - Dịch vụ đánh bóng sàn đá Granite: https://tktg.vn/dich-vu-danh-bong-da-granite-hoa-cuong-hcm/ - Dịch vụ đánh bóng sàn đá mài, terrazzo, bê tông: https://tktg.vn/dich-vu/dich-vu-danh-bong-phuc-hoi-san-damai-terrazzo-granito/ - Dịch vụ đánh bóng cầu thang: https://tktg.vn/dich-vu/danh-bong-cau-thang/
Nguồn công ty vệ sinh TKT Cleaning: https://tktg.vn