CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ RỦI RO 1/ Thực trạng về quản trị rủi ro của công ty Hiện tại hệ thống quản lý của công ty chưa có hệ thống quản lý rủi ro. Trong khi thực tế hiện tại lĩnh vực kinh doanh chủ đạo của công ty là thi công xây lắp – lĩnh vực chứa đựng rất nhiều rủi ro như chậm tiến độ, vượt ngân sách, chất lượng sản phẩm xây dựng không đảm bảo… Cách ứng phó với rủi ro của công ty hiện tại đang rất thụ động, tùy tiện và không có kế hoạch. Các rủi ro không được dự báo, cảnh báo trước, khi xảy ra thì mới tìm cách giải quyết. Ví dụ: Chậm tiến độ thi công ở công trường do chủ đầu tư chưa có bản vẽ được phê duyệt (Newtatco). Tài chính của chủ đầu tư không tốt (Công ty đầu tư và xây dựng Xuân Mai). Điều khoản hợp đồng chưa chặt chẽ dẫn tới bất lợi khi xảy ra tranh chấp (Hợp đồng thi công Alumium).. Việc có một hệ thống quản trị rủi ro tốt không những giảm thiểu thiệt hại lãng phí, gia tăng lợi nhuận công ty mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh dài hạn cho công ty. Do đó yêu cầu cấp thiết của công ty là phải triển khai xây dựng hệ thống quản trị rủi ro và thực hiện quản trị rủi ro cho toàn bộ công ty. 2/ Phân loại và Nhận diện rủi ro của công ty Để xây dựng và triển khai được hệ thống quản trị rủi ro cho công ty, cần phải phân loại và nhận diện được đầy đủ, toàn diện những rủi ro có thể xảy ra với công ty. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của VPM luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro, bao gồm các rủi ro bên ngoài và nội tại Công ty. Những rủi ro này có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và kết quả hoạt động của VPM 2.1. Rủi ro về phát triển nguồn việc Là một doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực thi công xây lắp dân dụng và công nghiệp, đây là rủi ro chính của công ty khi luôn phải chịu áp lực từ các công ty thi công xây dựng lớn có bề dày kinh nghiệm thi công, sở hữu các
công nghệ thi công tiên tiến. Dưới đây là phần tích liên quan đến rủi ro phát triển nguồn việc của VPM: a. Nguồn việc của công ty chủ yếu của công ty trong Tập đoàn Nguồn việc của công ty chủ yếu đến từ các nguồn việc của các công ty thành viên trong Tập đoàn dẫn tới việc Công ty chưa tạo dựng được vị thế, thương hiệu trên thị trường. Chưa xây dựng được thế mạnh riêng cho công ty do các dự án thi công không áp dụng các công nghệ thi công mới hoặc do dự án nhỏ. b. Áp lực cạnh tranh trên thị trường Thi công xây lắp gặp nhiều cạnh tranh trên thị trường chủ yếu thông qua áp lực từ các đối thủ thi công xây lắp chuyên nghiệp, có bề dày kinh nghiệm thi công, sở hữu các công nghệ thi công tiên tiến đặc thù (thi công nhà cao tầng bằng công nghệ cốp pha trượt, thi công sàn dữ ứng lực, thi công tầng hầm sâu bằng công nghệ Top – Down…); đặc biệt các đối thủ cạnh tranh với tiềm lực tài chính lớn hơn, sở hữu nhiều máy móc thiết bị thi công hơn sẵn sàng chào thầu các dự án với mức giá thấp hơn nhiều để thắng thầu. Không những đứng trước rủi ro cạnh tranh của các công ty xây dựng lớn mà Công ty còn phải chịu sự cạnh tranh thay thế gay gắt của các công ty xây dựng mới, các công ty dạng Design & Build. 2.2. Rủi ro về nguồn nguyên vật liệu Công ty chưa chủ động được nguồn cung cấp vật liệu, mà hoàn toàn phụ thuộc vào các nhà cung cấp, nhà cung cấp “khu vực”. Do đó, công ty gặp rủi ro trong việc ổn định giá vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất. Đặc biệt là các nguyên vật liệu chính như thép, bê tông, gạch, cát, đá, xi măng. Tình trạng nhà cung cấp cấp thiếu, cấp chậm, đơn giá cao chưa kiểm soát được tốt như (Công ty CNC Hòa Lạc cấp Vật liệu cát, đá, xi măng cho chung cư 21T1, thi công điện nước nhà mẫu Newtatco…) 2.3. Rủi ro về hoạt động sản xuất a. Mở rộng đội ngũ nhân sự Trong năm 2015, 2016 Công ty đã tuyển dụng thêm nhiều cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý phục vụ cho các dự án thực hiện của công ty. Dẫn tới rủi ro giảm
hiệu quả kinh tế khi công ty không đảm bảo được tăng trưởng doanh thu với tăng nguồn nhân sự. Thời điểm một số dự án của công ty thi công đã hoàn thiện, cán bộ kỹ thuật của các công trường phải điều chuyển về các dự án đã đủ số lượng cán bộ dẫn tới sự dư thừa cán bộ trên các dự án (Séc G3, chung cư 21T1). b. Gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh Là một doanh nghiệp thi công, Công ty luôn phải đối mặt với rủi ro gián đoạn hoạt động sản xuất dẫn tới việc không đáp ứng tiến độ thi công, từ đó làm ảnh hưởng tới quan hệ giữa công ty và các chủ đầu tư, giảm uy tín trên thị trường và tác động tiêu cực đến kết quả kinh doanh. Các nguyên nhân dẫn tới gián đoạn hoạt động sản xất kinh doanh bao gồm khách quan và chủ quan như mưa gió, mùa màng, thiếu hụt nguồn cung vật liệu, máy móc thiết bị hỏng, sản phầm xây dựng kém chất lượng phải phá bỏ… 2.4. Rủi ro về chất lượng nguồn nhân lực Rủi ro về chất lượng nguồn nhân lực phát sinh khi Công ty không đảm bảo được nguồn nhân lực có trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng phù hợp cho định hướng chiến lược những năm tiếp theo bắt kịp với tốc độ tăng trưởng cao về quy mô sản xuất kinh doanh , đặc biệt là những vị trí quản lý cấp cao và các cán bộ, công nhân có kinh nghiệm. Hiện nay công ty đang thiếu vị trí cán bộ quản lý (trưởng phòng thi công), các đội thợ thi công có tay nghề cao cho các dự án đòi hỏi chất lượng thi công cao như nhà mẫu, chùa… 2.5. Rủi ro về pháp lý a. Rủi ro về các tranh chấp pháp lý Trong lĩnh vực thi công xây dựng, Công ty luôn phải đối mặt với các tranh chấp đến từ nhà cung cấp, thầu phụ, chủ đầu tư… hoặc các tranh chấp liên quan tới chất lượng hàng hóa, dịch vụ từ các nhà cung cấp, thầu phụ. Hoặc các rủi ro đến từ tính pháp lý của các nhà cung cấp, thầu phụ. Các rủi ro này đến chủ yếu từ việc
không dự liệu được đầy đủ các tình huống, không lường trước được các khó khăn để đưa vào trong các điều khoản của hợp đồng. Trong năm 2015, 2016 đã gặp phải rủi ro với trong một số hợp đồng như với chủ đầu tư Tây Hồ View – Dự án nhà mẫu Newtatco (hợp đồng bị hủy giữa chừng), nhà thầu phụ không đủ tư cách pháp lý (thầu phụ thi công Alumium), hay một số đơn vị cung cấp vật liệu ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành trách nhiệm thuế với cơ quan thuế. b. Rủi ro về thay đổi quy định của pháp luật Trong lĩnh vực thi công xây dựng ở Việt Nam thường xuyên có sự thay đổi các quy định, chính sách về pháp luật. Do đó, hoạt động chào thầu, ký kết hợp đông thi công xây dựng tiềm ẩn nhiều rủi ro do không thay đổi kịp thời, chính xác, đầy đủ. Ví dụ, trong từ năm 2014 đến 2016 bộ xây dựng đã ra rất nhiều Nghị định thông tư liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng (Nghị định 32/2015/NĐCP về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng), quản lý dự án đầu tư xây dựng (Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng), hợp đồng xây dựng (Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng) và một số thông tư về thay đổi đơn giá nhân công… 3. Quy trình và công cụ Quản trị rủi ro 3.1. Quy trình 6 bước để quản trị rủi ro
B1: Lập danh sách các rủi ro
B2 + B3: Xác định khả năng xảy ra và mức độ tác hại của các rủi ro
B4: Ngăn chặn hoặc giảm nhẹ rủi ro
B5: Chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp ứng phó
B6: Xác định điểm kích hoạt và biện pháp ứng phó
a. Bước 1: Lập danh sách các rủi ro Giai đoạn này cần huy động trí tuệ tập thể để lập ra một danh sách các rủi ro tiềm tàng. Ví dụ, trước khi ký kết một thực hiện một dự án BLĐ công ty sẽ họp nhóm các cá nhân, phòng ban liên quan để lập ra một danh sách các rủi ro theo như danh mục phân loại bên trên. b. Bước 2, bước 3: Xác định khả năng xảy ra và mức độ ưu tác hại của các rủi ro Hai bước này giúp rà soát kỹ lưỡng danh sách các rủi ro, để xác định thứ tự ưu tiên cho các rủi ro (Sử dụng Ma trận rủi ro). Ở bước này cần trả lời 2 câu hỏi: - Mỗi rủi ro có bao nhiêu khả năng trở thành sự thật? - Mỗi rủi ro nếu trở thành sự thật thì sẽ gây tác hại đến mức nào? c. Bước 4: Ngăn chặn hoặc giảm nhẹ rủi ro Bước này được thực hiện trước khi rủi ro xảy ra. Ví dụ, ở dự án A có một nhà cung cấp vật liệu xây dựng thường xuyên bị trễ tiến độ cấp hàng, chất lượng hàng hóa không đồng đều… thì có thể ngăn chặn rủi ro cho dự án B bằng cách tìm một nhà cung cấp khác đáng tin cậy hơn để thay thế. Trong trường hợp vẫn phải tiếp tục sử dụng nhà cung cấp đo thì cần phải thực hiện các giải pháp khác để cải thiện tiến độ cấp hàng và kiểm soát chất lượng đầu vào của hàng hóa để giảm nhẹ rủi ro. d. Bước 5: Chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp ứng phó Bước này là bước thể hiện các hành động cụ thể sẽ được thực hiện nếu rủi ro xảy ra. Cần trả lời câu hỏi “Nếu rủi ro đó trở thành sự thật, chúng ta sẽ làm gì?” (Sử dụng bảng liệt kê danh mục rủi ro). e. Bước 6: Xác định điểm kích hoạt biện pháp ứng phó Điểm kích hoạt là yếu tố quan trọng nhất của kế hoạch quản trị rủi ro. Điểm kích hoạt được xác định là khi rủi ro đã trở thành sự thật và buộc phải triển khai các biện pháp ứng phó. Điểm kích hoạt là thời điểm tối ưu để có thể tối đa hóa giá trị của các biện pháp ứng phó. Ví dụ, một thời hạn bảo lãnh tạm ứng hợp đồng của một thầu phụ A đến ngày 7/11 hết hạn trong khi chưa thực hiện khấu trừ hết trong các đợt thanh toán. Thì kế hoạch ứng phó là yêu cầu thầu phụ A gia hạn thời hạn bảo lãnh tạm ứng đó. Nếu thời gian để thực hiện việc gia hạn của ngân hàng la 1 tuần thì Điểm kích hoạt ở đây là ngày 1/11. 3.2. Công cụ quản trị rủi ro
a. Ma trận rủi ro
TÁC ĐỘNG
Cao
Trung bình
Thấp
Thấp
Trung bình
Cao
KHẢ NĂNG XẢY RA
b. Bảng liệt kê danh mục rủi ro STT
Tên rủi ro
Mô tả rủi ro và ảnh hưởng
Khả năng xảy ra
Tác động
Nguyên nhân
Giải pháp khắc phục, giảm thiểu và ứng phó với rủi ro
1 2 3
4. Giải pháp cho các rủi ro trọng yếu của công ty Từ những phân tích những rủi ro mà công ty đang gặp, vận dụng quy trình và các công cụ quản trị rủi ro, giải pháp cho các rủi ro trọng yếu của công ty được lập thành bảng như dưới đây: S T T 1
Tên rủi ro
Mô tả rủi ro và ảnh hưởng
Rủi ro về phát triển nguồn
Công ty không phát triển
Khả năng xảy ra Rất cao
Tác động
Nguyên nhân
Giải pháp khắc phục, giảm thiểu rủi ro
Rất - Nguồn việc của công Tăng cường nghiêm ty chủ yếu đến từ các nghiên cứu thị trọng nguồn việc của các trường, cập nhật
S T T
2
3
4
Tên rủi ro
Mô tả rủi ro và ảnh hưởng
việc
được thị trường, doanh thu giảm sút
Rủi ro về nguồn nguyên vật liệu
Biến động giá vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất
Rủi ro về hoạt động sản xuất
Hệ thống sản xuất kinh doanh không đạt hiệu quả kinh tế hoặc hoạt động bị gián đoạn
Rủi ro về chất lượng nguồn nhân lực
Không đảm bảo được nguồn nhân lực
Khả năng xảy ra
Trung bình
Tác động
Rất ngiêm trọng
Nguyên nhân
Giải pháp khắc phục, giảm thiểu rủi ro
công ty thành viên trong Tập đoàn dẫn tới việc Công ty chưa tạo dựng được vị thế, thương hiệu trên thị trường.
thông tin đấu thầu, mở rộng các mối quan hệ với các chủ đầu tư
- Thi công xây lắp gặp nhiều cạnh tranh trên thị trường chủ yếu thông qua áp lực từ các đối thủ thi công xây lắp chuyên nghiệp, có bề dày kinh nghiệm thi công, sở hữu các công nghệ thi công tiên tiến đặc thù Công ty chưa chủ động được nguồn cung cấp vật liệu, mà hoàn toàn phụ thuộc vào các nhà cung cấp, nhà cung cấp “khu vực”. Tốc độ tăng nguồn nhân sự cao hơn với tốc độ tăng trưởng doanh thu
Xác định và tập trung nâng cao chất lượng sản phầm xây dựng, lấy chất lượng làm lợi thế cạnh tranh.
Rất Trung nghiêm Hoạt động sản xất kinh bình trọng doanh bị gián đoán do mưa gió, mùa màng, thiếu hụt nguồn cung vật liệu, máy móc thiết bị hỏng, sản phầm xây dựng kém chất lượng phải phá bỏ… Cao Nghiê - Công tác thu hút m nguồn nhân lực chất trọng lượng cao chưa tương ứng với kế hoạch phát triển
Liên tục tìm kiếm các nhà cung cấp vật liệu, thầu phụ mới Tìm kiếm và phát triển nguồn việc để đầy tốc độ tăng trưởng doanh thu phù hợp với tốc độ tăng trưởng nguồn nhân lực Xây dựng các quy trình ứng phó với các tình huống khẩn cấp, kiểm soát chất lượng.
Hoạch định chiến lược nhân sự phù hợp với chiến lược phát triển và mở rộng sản xuất
S T T
Tên rủi ro
Mô tả rủi ro và ảnh hưởng
Khả năng xảy ra
Tác động
có trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng phù hợp cho định hướng chiến lược những năm tiếp theo bắt kịp với tốc độ tăng trưởng cao về quy mô sản xuất kinh doanh
5
Rủi ro về pháp lý
Đẩy công ty vào nhứng tranh chấp, kiện tụng.
Nguyên nhân
Giải pháp khắc phục, giảm thiểu rủi ro
- Chưa có kế hoạch đào trong những năm tạo phát triển nguồn tiếp theo. nhân lực hiện có
Trung bình
Ngiêm trọng
Không dự liệu được đầy đủ các tình huống, không lường trước được các khó khăn để đưa vào trong các điều khoản của hợp đồng Lĩnh vực thi công xây dựng ở Việt Nam thường xuyên có sự thay đổi các quy định, chính sách về pháp luật
Xây dựng và phát triển bộ phận pháp chế của công ty để hoàn thiện các điều khoản hợp đồng chặt chẽ Thưởng xuyên cập nhật các thông tư, nghị định mới của nhà nước về đầu tư và quản lý xây dựng thông qua tài khoản trên hệ thống thư viện pháp luật online.