kiến trúc của rcr architecture

Page 1

Phần 1 : Cuộc Đối Thoại với RCR Arquitectes Phần 2 : Thế Giới của RCR Đây là 2 bài viết mở đầu trên tạp chí kiến trúc El Croquis 162 , tạp chí viết về các công trình từ năm 2007-2012 của văn phòng RCR. Những bài viết này phần nào khắc họa và đưa ra các phân tích tổng quan xoay quanh các nghiên cứu và các công trình của họ . Chúng tôi hi vọng rằng tài liệu này sẽ ít nhiều truyền thêm cảm hứng trong công việc hiện tại của các bạn. Phần biên dịch không thể tránh khỏi các thiếu sót, chúng tôi mong sẽ nhận được góp ý và đóng góp thêm . Chân thành cảm ơn, Đặng Ngọc Anh- Nguyễn Mạnh Hùng - 3.2017 arch.dangngocanh@gmail.com ; hung09k6@gmail.com


rcr và william curtis

đối thoại với rcr arquitectes tác giả : william j.r. curtis - tạp chí El Croquis 162 biên dịch : nguyễn mạnh hùng


Cuộc phỏng vấn này được thực hiện tại văn phòng của RCR Arquitectes, nơi từng là một xưởng đúc kim loại phía sau những dãy phố của Olot, bắc Catalunya. Không gian làm việc của bộ ba sáng lập có một cái bàn rất lớn ở chính giữa, là nơi họ chia sẻ và phản biện các ý tưởng dự án. Phòng phía trên có thể được tiếp cận thông qua một cầu thang thép màu đen, và môi trường được xác định bởi hàng loạt các cung bậc sắc thái (tones) và chất liệu bề mặt (texture) màu đen. Chúng tôi đang chìm trong một thế giới của các mặt phẳng thép, có chỗ là sự thô ráp với những vết ố hoen rỉ,vài chỗ nhẹ nhàng hơn, tan biến và bóng bẩy, gần giống với chất sơn mài ở phương Đông. Các kiến trúc sư lướt nhẹ nhàng đôi chân xung quanh không gian này, trên những chiếc dép màu đen. Đâu đó trong cái thẩm mỹ giản dị này, ẩn chứa một sự liên tưởng về nước Nhật xa xưa.

Bề mặt vật liệu tại văn phòng RCR

Không khí ở đây mộc mạc và thân thuộc như thể các cuộc trò chuyện vừa mới xảy ra vào một thời điểm nào đó. Đổi lại, các cuộc trò chuyện làm củng cố sự trao đổi cá nhân xảy ra giữa tác giả bài viết này với từng thành viên RCR trong hơn một ngày rưỡi vừa qua. Một trong số đó là một ngày dài trò chuyện cùng Rafael Aranda khi đi tham quan những công trình gần đây tại Barcelona, Besalu và Olot. Một cuộc đối thoại nữa là với Ramon Vilalta khi ông đang nghiên cứu mô hình trong studio. Buổi sáng trước cuộc thảo luận tập trung đông đủ của chúng tôi, là nửa ngày làm việc hiệu quả khi tham quan các dự án ở Ripoll và Olot cùng với Carme Pigem. Tôi đi thẳng đến Barcelona từ Rome, nơi Rafael đã có một bài tham luận với tiêu đề “Bóng tối của thời gian: Những tiếng vang từ Voyage d’Orient của Le Corbusier” tại Palazzo Baldassini (1517), nơi chỉ cách ngôi đền Pantheon một đoạn ngắn. Bài tham luận trong dịp kỷ niệm 100 năm hành trình đáng nhớ của kiến trúc sư Le Corbusier vào năm 1911 đến thế giới Địa Trung Hải cổ đại trong nghiên cứu về những thành tố cơ bản của kiến trúc. Nó cũng khám phá những sự chuyển biến trong các thời kì sáng tác suốt cuộc đời của Le corbusier. Cuộc trò chuyện với Rafael đã được nhấn mạnh với rất nhiều tham chiếu tới những tu viện và tầm quan trọng của chúng đối với Le Corbusier, cũng như đối với RCR trong một số căn nhà của họ với những không gian bên trong đậm chất thiền và những khung cảnh hướng tới tự nhiên. Truyền thống là một động lực sống: các thế hệ quay trở lại với một vài ý tưởng tương tự cơ bản từ thế hệ trước , để rồi tiếp tục tiến lên. Trước khi ghi âm cuộc trò chuyện, người phỏng vấn và các kiến trúc sư thống nhất rằng bài phỏng vấn này nên tập trung vào những chủ đề dài hạn; dựa trên những dự án gần đây, đã thi công và chưa thi công; dựa trên những câu hỏi rộng hơn về văn hóa đương đại; và dựa trên “sự hiểu biết” của RCR về các kiến trúc sư khác, như Alvar Aalto với những công trình mà họ đã trải nghiệm gần đây, lần thứ hai. Cuộc trò chuyện chia ra làm hai phần, phần một là trước bữa trưa, phần hai là sau đấy. Những câu hỏi được thực hiện bằng tiếng Anh, Pháp hoặc Tây Ban Nha. Những câu trả lời chủ yếu là tiếng Tây Ban Nha, nhưng với một chút từ lóng tiếng Catalan. Vì cả người phỏng vấn và Carme Pigem nói tiếng Pháp khá tốt, một số phần giải thích được trao đổi bằng tiếng Pháp. Trong quá trình biên soạn, sẽ có những chỗ cần tổng hợp và giản lược khi cần thiết.

Voyage d’Orient là các ghi chép và kí họa của Le corbusier trong chuyến đi vòng quanh châu âu, Grand Tour 1911.


Bề mặt vật liệu tại văn phòng RCR

Phòng mô hình và thảo luận


Phòng làm việc

Phòng làm việc


Phòng nhân viên

Góc nhìn ra khu vườn


Chúng ta bắt đầu nào . Hôm nay là ngày bao nhiêu nhỉ? P (Carme Pigem): 11/11/11: có vẻ như một ngày đặc biệt ? Một ngày có tỷ lệ cân bằng tuyệt vời. Chúng ta sẽ bắt đầu với các dự án hoàn thành gần đây của RCR, Lều của nhà hàng Les Cols, một trong những phần xây thêm trong khu phức hợp mà RCR thiết kế cho Les Cols tại Olot. Tôi thấy công trình này – hay tôi nên gọi nó là một cấu trúc, hay một không gian? – rất hấp dẫn, rất nguyên bản. Hơn nữa nó tóm lại rất nhiều tiêu chí, chủ đề của các bạn từ thuở bắt đầu. Rafael chiều hôm qua đã cùng với tôi đi tham quan cái Pavilion trong làn ánh sáng đang dần tắt. Anh ta đã nhìn thấy đôi mắt tôi bừng sáng đầy sức sống! Tôi không thể giấu nổi phản ứng của tôi với kiến trúc. Nó tác động ngay lập tức. Có một sự rung động của ánh sáng và bóng tối trong cái Pavilion. Nơi đó thực sự huyền diệu. Những tuyên bố kiến trúc rất rõ ràng: sự tương phản giữa mái nhà nổi và sàn đá hạt thô; bầu không khí được tạo ra bởi các lớp mờ ảo với các tấm rèm làm bằng nhựa mờ; bóng đổ của thực vật và cành cây. Các bạn có cho rằng dự án này chứa đựng rất nhiều ý tưởng đã dẫn dắt công việc của văn phòng trong suốt những năm qua?

cảnh quan vùng Garotta

A (Rafael Aranda): Trong tất cả các dự án của chúng tôi, mối quan hệ giữa bên trong và bên ngoài là một yếu tố quan trọng. Mang bên ngoài vào bên trong là một nỗi ám ảnh thường trực - trong Casa M-Lidia, Hồ bơi trong nhà ở Manlleu, các văn phòng gần đây mà chúng tôi xây dựng ở Plaza de Europa ngoại ô Barcelona. Các pavilions mà chúng tôi đã xây dựng một vài năm trước đây cho nhà hàng Les Cols, tất cả đều là sự hòa quyện với nhau giữa không gian nội thất và ngoại thất. Chức năng cho Marquee (cái lều) ở Les Cols là một không gian để cho người ta rảo bước ngang qua. Chúng tôi muốn mọi người có một cảm giác bên ngoài, vì nó là một phần trong trải nghiệm của họ. Chúng tôi muốn tạo ra một không gian mà không thể tồn tại bên trong một tòa nhà: một nơi mà mọi người sẽ cảm nhận được sự thay đổi thời gian trong ngày và sự thay đổi của thời tiết, sự khác nhau đến từng phút một của mưa, của ánh sáng. Chúng tôi muốn phát triển một mối quan hệ giữa cuộc sống và thiên nhiên. Đó là những gì chúng tôi đang tìm kiếm.

Marquee for the Les Cols Restaurant


Nhưng tòa nhà chuyển hóa thiên nhiên: nó là một khái niệm trừu tượng. The Marquee là một bộ lọc. Đó là một cách để hấp thu năng lượng của thiên nhiên. Sự đột phá quan trọng là việc sử dụng các tấm nhựa mờ. Các bạn có thể bình luận, trước tiên dựa trên “ý tưởng”, sau đó tầm quan trọng của vật liệu nói chung, rồi trên hết tầm quan trọng của tấm màng này không? V (Ramón Vilalta): Rafael đã nhấn mạnh về khía cạnh bên trong và bên ngoài ở những công trình của chúng tôi. Trong thực tế phần lớn trong số này, như Tussols-Basil Bathing Pavilion tại Olot được thực hiện gần hai mươi năm trước. Đối với kiến trúc của chúng tôi, nó không phải là việc thiết lập các giới hạn bởi những bức tường, mà bằng các phương tiện khác. Vâng chắc chắn là The Marquee cũng kéo theo nhiều khía cạnh của các dự án trước đó. Một trong số đó liên quan đến sự nhập nhằng, không rõ ràng của các giới hạn (the ambiguity of limits). Một số khác liên quan đến sự nhập nhằng của các định nghĩa (the ambiguity of definitions). Người ta sẽ không chắc chắn và cứ loanh quanh tự hỏi liệu công trình này là một dự án kiến trúc, một dự án cảnh quan, một dự án “tự nhiên”, hay một dự án “sinh thái”? Cũng sẽ có một sự nhập nhằng trong sự trải nghiệm các kích thước của nó, và cả trong cách sử dụng. Nó có thể phục vụ cho nhiều mục đích. Nó được xây dựng cho một chức năng nhưng nó đủ rõ ràng để có thể phục vụ cho rất nhiều chức năng khác. Ví dụ như một không gian triển lãm? V: Chính xác. Hơn nữa những giới hạn nhập nhằng, không rõ ràng này xuất phát từ sự quan tâm đặc biệt đến vật liệu, giống như các trường hợp trong nhiều dự án của chúng tôi. Chúng tôi không chỉ quan tâm đến phi vật chất mà còn ở tính xác thực của vật liệu. Thép là thép mà không cần đến bất kỳ sự tô vẽ nào. Các cấu trúc tạo ra những rung động quang học. Bê tông thì phải cực kì bê tông. Một số dự án của chúng tôi rất vật chất (như Nhà máy rượu ở Bell-Lloc) và những dự án khác khao khát phi vật chất hóa. Dự án này, Marquee, là cả vật chất và phi vật chất. Nó là rắn rỏi và thanh tao cùng một lúc. A: Quay trở về với khía cạnh giới hạn trong kiến trúc: Trường mẫu giáo El Petit Comte tại Besalu với các cột màu có thể được cảm nhận như một hình chữ nhật khi nhìn từ bên ngoài. Nhưng từ bên trong nó tan chảy vào môi trường xung quanh. Trong Marquee chúng tôi tìm kiếm không gian không thể định nghĩa, rằng nó sẽ còn mở rộng trong chiều sâu không gian ... Những không gian có thể thở ? A: Vâng, hít vào và thở ra thật sâu. Những không gian với chiều sâu vô tận, không bị xác định bởi các giới hạn.

The Marquee


Điều này khá là thiết yếu trong tất cả các công trình của các bạn. Một sự nhập nhằng khác sẽ là giữa chìm và nổi, lực hấp dẫn và phản lực hấp dẫn. Với cái mái của Marquee, có một cảm giác của ‘sự linh hoạt’, của trọng lượng và trọng lực, và sức căng, như những cây tre thép ( steel bamboos) . Nhưng đó cũng là cảm giác ‘lơ lửng’. Các chi tiết của các đầu dầm được thực hiện với các mặt bích giúp nâng hai điểm đầu ra khỏi bức tường, tách mái ra nhờ sự hỗ trợ vững chắc. Nhưng hướng về phía trung tâm là một cảm giác của sự cân bằng. Tất cả điều này là rất quan trọng trong sự lo sợ trực tiếp của kiến trúc. Một mặt khác của dự án là yếu tố con người, không chỉ giới thiệu quy mô mà còn là một sự hiện diện của con người. Có một khía cạnh mang tinh thần nghi lễ. Đó là một nơi hội họp. Có một cái gì đó về nó mà làm tôi nhớ đến nhà hát. Nó cũng giống như một ngôi đền trang nghiêm, một nơi cho một giáo phái! Nhưng đồng thời nó cũng rất thoải mái,thân mật . Bạn có thể nói rằng đây là một mối quan hệ nhập nhằng khác. Nó đối xứng theo nghĩa nào đó, nhưng nó không được trải nghiệm một cách đối xứng, chứ không phải trong một con đường ngoằn ngoèo. Nó là chính thống trang nghiêm nhưng nó cũng là về mối quan hệ đời thường giữa người với người. Tỷ lệ của hình ảnh con người là điều cần thiết, như là sự hiện diện mờ ảo của người di chuyển về như những hình chiếu 2D. Nó giống như một sân khấu kịch nghệ - nó nhắc tôi về múa rối bóng !! V: Có một số yếu tố quan trọng ở đây đưa chúng tôi trở lại với Villa Mairea của Alvar Aalto (1938) mà chúng tôi đã viếng thăm gần đây. Trong trường hợp của Marquee, yếu tố con người kích hoạt toàn bộ không gian. Với Villa Mairea, chúng tôi đã có ấn tượng về một kiến trúc mà có thể tồn tại mà không có người. Tuy nhiên đây không phải là một trường hợp nằm trong ý đồ của chúng tôi. Yếu tố con người là cần thiết để mang lại cho nó một sức sống, như các ngôi nhà đã hoàn thành gần đây mà Rafael đã tự xây dựng cho anh ấy… A: Đó là một nơi: một không gian mà đạt được sự viên mãn của cuộc sống ngay từ bên trong. Với Villa Mairea chúng tôi cảm thấy rằng tòa nhà có thể tự tạo ra sức sống.

Villa Mairea, Alvar Aalto

Liệu rằng Marquee giống như một loại nhạc cụ và sẽ trở nên có sức sống khi được chơi? RCR (đồng thanh): Đúng vậy, nó là một ‘nơi’ được kích hoạt theo những cách khác nhau trong cùng một hình thái. Tôi may mắn được ở lại tại Villa Mairea vài lần. Mỗi khách có phòng riêng của mình và cuộc sống riêng tư nhìn vào rừng. Có một chiều sâu lớn trong các cửa sổ góc cạnh và các ngưỡng cửa. Con người được neo trong một cái khung nhìn ra ngoài. Các hành lang trên lầu là không gian chung rộng và chúng chảy xuống cầu thang để mọi người tụ tập trong phòng khách hoặc thư viện. Với ba trăm người nó vẫn hoạt động hoàn hảo. Nó giống như một bãi biển với nhiều nhóm người. V: Nhưng chúng tôi vẫn cảm thấy rằng Villa Mairea là rất khác biệt trong cách mà nó xử lý các đối tượng cá nhân ... Sân khấu được thiết lập. Trong Marquee các phối cảnh nổi lên từ các cá thể. Không gian trở nên trung lập hơn.


Villa Mairea, Alvar Aalto

Marquee

Chúng ta hãy quay trở lại Marquee và cách mà nó được đào xuống tầng bậc, và có vẻ như ẩn mình một phần dưới lòng đất. Nhìn như một thung lũng, thậm chí là một đống đổ nát. Có một sự tương phản mạnh mẽ giữa mái nhà và các cốt thấp hơn được rải các hạt đá và bê tông. Chúng ta đặt nó xuống với ý nghĩa của mặt đất và những gì ẩn dưới nó. Cùng với Carme, Tôi đã nói chuyện sáng nay về Tu viện La Tourette của Le Corbusier (1953-7) và về việc xử lý bê tông trần. Mặt sàn bê tông phía trên tương đối trơn tru và được rạch rãnh theo Modulor. Nhưng xuống dưới, bên trong hầm mộ cong cong, nó giống như một hang động với nham thạch thô và các loại sỏi đá kích thước khác nhau. Hiệu ứng này không chỉ là tính chất bề mặt, nó cũng có tính tinh thần. Trong dự án của các bạn có sự tương phản giữa sự chiếu sáng của những không gian chính và mật độ của các khu vực thấp hơn. Nó rất vật chất. Các bức tường bên , mặt khác, có các loại sỏi lớn nhưng với khớp vữa đầy đủ đôi khi bao phủ các cạnh của đá. Có một sự nhập nhằng về trọng lượng. Chúng ta có thể gọi đó là ‘ngữ pháp’ của đá.

Marquee

A: Đúng vậy . Đá Bazan được phát lộ trong khi thi công, sau đó đã được trả lại cho chính mảnh đất của nó, và bây giờ được thể hiện trọn vẹn hơn, nó giúp hình thành những không gian của riêng mình thông qua các bờ bao, sàn và các bức tường. P: Tôi muốn quay trở lại sơ đồ công năng của Marquee. Trước tiên các không gian lớn là cần thiết. Nhưng chúng tôi phải suy nghĩ lại về cái mục đích để biến nó thành một nơi cho các bữa tiệc. Chúng tôi đã quan tâm đến cảm giác được ở trong một không khí cởi mở, trong việc đưa ra một không gian bảo vệ, một salon hoặc một căn phòng ngoài trời. Thứ hai, chúng tôi đã phải xem xét các đặc tính của địa điểm chúng tôi muốn tạo ra. Địa điểm này trước đó rất khó nhận biết. Có một vài kho bãi đang chừa lại. Vì vậy, chúng tôi tạo ra một không gian thông qua sự nạo vét địa hình sẵn có.


Chính xác thì trước đó có cái gì ở trên khu đất này? P: Một vườn rau. Vì vậy, các bạn đào xuống để tạo ra một thung lũng? Khi chúng ta lái xe trở lại từ Ripoll bạn nói rằng một ngọn hải đăng không nhất thiết phải là một tòa tháp mà chỉ cần là một nguồn sáng ở một độ cao nhất định. Bạn ngụ ý rằng cách tiếp cận của bạn là nhìn vào mỗi công việc lại từ đầu, không định kiến. P: Một cách chính xác: Bản chất của từng nhiệm vụ, từng chức năng là gì? Cái gì là những tiêu chí khởi đầu? Bạn cũng nói rằng cái ‘salle des fêtes ‘- Marquee - đã phải tránh khái niệm thông thường của một căn phòng. Nó phải là một không gian chứa 4, 44 hay 444 người một cách dễ dàng như nhau. Bạn đã nhấn mạnh ý tưởng của vùng lãnh thổ, vịnh, các mặt phẳng. Nơi này nên có khả năng để sắp xếp một nhóm nhỏ hoặc một đám đông. Có một khái niệm về tính lỏng: khoảng trống với những cái cây; các khe với các cây con tạo ra các khung cảnh. Ý tưởng này đã có từ trước? P: Vâng, thực tế nó là một khu rừng nhỏ với các thân, nhánh, cành cây, lá và các khoảng trống.

Marquee

Sáng nay chúng ta đã nói chuyện về Giàn che vườn của Nhà Schinkel tại Potsdam (1829) và ý tưởng về nguồn gốc kiến trúc. Chúng tôi đã ở Berlin vào mùa hè này. Đó là một cơ hội tham quan lại công trình New National Gallery của Mies van der Rohe (1963), và Ngôi nhà Casa Lemke khiêm tốn của ông ấy (1933) – một công trình tạo ra năng lượng cho cảnh quan xung quanh. Mies tiếp thu nhiều ý tưởng từ Schinkel - người giải quyết các vấn đề về ‘nguồn gốc’ và ‘tự nhiên’ như là một hình mẫu cho kiến trúc. Chúng gắn liền với các chủ đề trong lịch sử kiến trúc, và người ta tái khám phá chúng thông qua các bộ lọc như của Mies hoặc các ngôn ngữ cổ điển. Trong cuốn sách mà tôi đã thực hiện tại Nhà máy rượu của bạn tại Bell-Lloc, tôi hình dung những câu hỏi về “độ nhám”: đó là sự di chuyển từ mặt đất đến bầu trời từ phần chân kết cấu lên đến gờ mái. Chúng được ”Làm mới” liên tục. Có lẽ đã đủ cho Marquee ngoại trừ việc chúng ta chưa nói về kỹ thuật của phần mái kép. Điều này dẫn đến một sự cộng sinh giữa hình học “tự nhiên” của các thanh thép ống có sức căng , chịu uốn như một đường cong, và một lớp màng được đặt phủ toàn bộ đỉnh với bộ lọc in lụa ( serigraph filter) . Các bạn có thể giải thích cách cái mái này tinh lọc các tia nắng mặt trời?


New National Gallery

Casa Lemke l Mies Vande Roher

A: Những lớp màng lọc được 50% ánh sáng mặt trời, và sẽ lọc được nhiều hơn khi các cành cây tán cây phát triển bên trên lớp mái. Chúng cũng lọc tiếng ồn nữa. Địa điểm này ở giữa một khu đô thị, âm thanh đường phố được phát ra với một âm lượng nhất định, vì vậy nó phải có khả năng chống tiếng ồn trong hai trường hợp: để ngăn chặn tiếng ồn đường phố gây ra khi du khách bước vào, và để ngăn chặn tiếng ồn của nó thoát ra ngoài. Lớp màng kép có một không gian đệm khí dày 10 cm giúp điều chỉnh sự trao đổi nhiệt và cũng cải thiện âm thanh. Các bức tường, kè và mặt đất cũng hỗ trợ tích cực, và mái biến đổi sự cảm nhận về bầu trời, những đám mây, mặt trăng và các sự trình diễn của bóng tối. Chúng tôi thực sự muốn có thứ bóng tối này! Khi thời gian trôi qua, những thân cây sẽ mọc dày hơn. Vấn đề là không gian này thay đổi từng ngày, từng khoảnh khắc. Đó chính là một phương thức tiếp cận với kiến trúc. V: Hơn nữa, dự án giải quyết một số câu hỏi mà vẫn còn ‘mông lung’ vào lúc đó, một vài trong số chúng là vấn đề tài chính . Có những câu hỏi về hiệu quả hoạt động của tòa nhà; mối quan hệ của nó với thiên nhiên; sự hiện diện của các yếu tố tự nhiên; tính hai mặt của vật chất và phi vật chất. Công nghệ ngày nay cho phép những khả năng mới để người kiến trúc sư xử lý âm thanh và ánh sáng. Trong Marquee chúng tôi đã khám phá cách thức để tổng hợp tất cả những việc này lại với nhau theo những cách mới. Các công nghệ mới như tấm màng lọc này mở ra lối đi cho những đột phá khác nhau từ những năm đầu thế kỷ XX. Dự án tập trung vào một số vấn đề trọng tâm được quan tâm hiện nay. Nó chính là một kiểu phân tích độc nhất vô nhị.


Bạn đang nói rằng đằng sau dự án này là sự nghiên cứu theo các chủ đề liên quan rộng lớn hơn ngày nay. Nó không chỉ là một “dự án đẹp” mà còn là cả một sự phân tích về ánh sáng, không khí, âm thanh, nhiệt, vật chất, cảnh quan .v.v. Làm thế nào để sử dụng các yếu tố rất hiện đại nhưng tiết kiệm: chúng ta sẽ gọi đây là ‘Olot Tech’ ? Dự án tạo ra một lớp đệm không khí cho ‘bien être’ (well-being: lợi ích sức khỏe) của chúng ta. V: Nó sử dụng một vài chủ đề cũ nhưng cũng mở ra những con đường mới. Phần lớn, có một số yếu tố lặp lại của ngôn ngữ kiến trúc được sử dụng và tái sử dụng. Ví dụ, có người sử dụng lặp lại texture. Điều này khiến chúng tôi nhớ lại Bathing Pavilion. Có một mối quan tâm đặc biệt ở phần texture dưới chân - sự khám phá về một tòa nhà thông qua chất liệu mặt đất. Tại mặt đứng có một kiểu design cũ của rèm cửa, nhưng ở đây thể hiện bởi các tán lá bằng nhựa mờ bán trong mềm. Đôi khi trong các tác phẩm của bạn ‘rèm cửa’, là những dải thép. Có một sự phân tích theo các cao độ: 1 Trệt. 2 Phần trung gian. 3 Mái. Có lẽ điều này không hoàn toàn tạo thành một ngữ pháp, nhưng nó chắc chắn củng cố cho khu vực được phân tích. P: Vâng, mọi không gian trú ẩn đều phát triển giữa hai mặt phẳng (đầu tiên và thứ ba), được bao bọc bởi mặt phẳng thứ hai Có ‘khu vực’ để ăn uống, chụp hình, nấu nướng, diễn thuyết , vệ sinh ... Người ta có thể đi qua tấm màn màu trắng hoặc bạc , gợi nhắc một trong những chiếc váy cưới theo một cách thức nào đó. Có một chút kịch tính về nó, một tham chiếu tao nhã đến trang phục hoặc quần áo. Rất nhiều trong số các kiểu design này cũng có mặt trong Nhà máy rượu ở Bell-Lloc, nhưng chúng được xử lý theo một cách khác. Tại Bell-Lloc những tảng đá lơ lửng trong ánh sáng phía sau các lớp vải bằng thép. Trường hợp dự án này, liên quan đến bóng tối hơn là ánh sáng. Nó là một người anh em họ với Marquee, một ‘contre-partie’.(Đồng đẳng)

Nhà máy rượu Bell Lloc

V: Thực tế cả hai dự án này có điểm chung: cả hai đều nói về cảnh quan và cả hai đều có đặc trưng bản sắc rất rõ ràng. Tại Bell-Lloc có sự nhập nhằng trong cách sử dụng. Nó chính là một cửa hàng rượu vang (một nhà máy rượu), nhưng nó cũng là một rạp hát, một salon nhạc vv. Cả hai đều bắt nguồn từ địa điểm của chúng. Không có cái nào trong số chúng là một đối tượng bị cô lập. Nếu tách ra từ các khu đất mà chúng được cắm rễ, chúng sẽ không còn tồn tại.


Sáng nay chúng tôi đã xem dự án La Lira Theatre Public Domain, một không gian đô thị bị bao bọc ở Ripoll, nhìn như một thềm trước của sân khấu, và chúng tôi đã nói chuyện về các khoảng trống, cũng như những sự rung động, các hệ lưới, … P: Vâng, vâng, tất cả đều nhấn mạnh đến các khoảng trống. Và phẩm chất này được thể hiện rất tốt trong cả Marquee và Bell-Lloc. Nhưng chúng rất đặc biệt, các trường hợp rất độc đáo. Cửa hàng rượu vang là bất động sản của một người rất giàu có, một đại gia. The Marquee được đưa vào trong cấu trúc của một nhà hàng hiện có, cho phép nó tồn tại ở mọi vị trí - đó là một phần của một hòn đảo, một thế giới nhỏ của thử nghiệm ẩm thực. Khách hàng đóng vai trò then chốt trong cả hai trường hợp – họ là những người sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Bây giờ chúng ta hãy chuyển sang Ripoll. Điều này gây ấn tượng với tôi như là một ý tưởng rất mạnh mẽ: mở tấm vải cũ ra để cho nó được thở trong các hoạt động sống của xã hội. Một lần nữa, tất cả điều này như tạo ra một nhà hát.

la Lira

P: Vâng, nó là một khung cảnh, một khung cảnh trung tính. Và là một khung cảnh được kích hoạt bởi người sử dụng. V: Thực tế, nó đã thế chỗ cho cái nhà hát cũ bị bỏ hoang la Lira. A: Nó là một khoảng trống và nó đóng khung những view nhìn. Ý tưởng này cũng áp dụng trở lại trong những dự án của chúng tôi ở San Felieu và Riudaura, thậm chí cho cả Bathing Pavilion. Khoảng khí này kéo theo sự hoạt động tại địa điểm của nó.


Nó hoạt động theo cả hai cách: đóng khung view nhìn ra cảnh quan ở xa và khắc họa chúng bên trong; đồng thời đóng khung các hoạt động đô thị theo hướng ngược lại. Khi bạn đóng khung những hoạt động đó, nó sẽ trở thành một cái gì đó khác lạ. Mọi người đều trở thành diễn viên. Đó là một cách khác để trải nghiệm cuộc sống của thành phố, nhờ đó, nó trở thành một nhà hát nhỏ. Nói như một nhà sử học, đây là một chủ đề cũ trong lịch sử kiến trúc: nhà hát như thành phố, và thành phố như nhà hát. Cây cầu trong dự án rất hiệu quả, nó có liên quan tới sự hiện diện của con người. Nó cũng được thực hiện rất tốt. Làm thế nào để người ta đi xuyên vào nó? Làm sao để người ta cập bến? Sự trải nghiệm khi nhìn qua các tấm lưới xuống dòng nước đang chảy xiết của con sông, với cây cối hai bên ... Trong dự án của RCR, nước đóng một vai trò quan trọng – là một dòng chảy, là một bề mặt tĩnh lặng, là những vật chất trong suốt có mối quan hệ với mưa, là mặt nước bao quanh Bathing Pavilion. Tại Ripoll, RCR xử lý cây cầu một cách không đối xứng, nó đặc ở một bên, và rỗng ở bên còn lại. Phía dưới cây cầu có một không gian mặt kính trong suốt có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh dòng sông từ bên trong công trình. Tôi muốn thấy cấu trúc này hoạt động khi trời mưa. Nước có lẽ rất quan trọng trong công trình của RCR. V: Sống ở những nơi có nước là một phần rất quan trọng trong tinh thần của chúng ta, một cách vô thức. Quan trọng là phải có những cửa sổ nhìn ra những khoảng sân trước. Lớp vải thép mỏng cho phép thực vật mọc ở một bên. Thực vật khá tương phản với các vật liệu đặc chắc của cấu trúc đô thị. Chúng tôi đưa thiên nhiên vào những bức tường nhờ cây dây leo. Đó là một không gian thực sự sống, bao gồm cả việc mưa cũng có thể xuyên qua lớp lưới trên mái. Nó sống cùng với thiên nhiên.

la Lira

Vâng đó thực sự là một phương pháp để thu giữ năng lượng tự nhiên ngay tại chỗ. V: Bằng cách này, con người sẽ hiện diện rõ ràng hơn, họ cũng sẽ nhận thức rõ hơn những cảm nhận của riêng mình.


Trong thời kỳ Phục hưng, Serlio diễn tả quan điểm của anh ta cho thấy các thành phố như những khung cảnh, khung cảnh có thể bi thảm như một quảng trường, hoặc có thể đầy châm biếm như một khoảng trống trong rừng. Tôi vừa đến đây từ Rome, nơi các quảng trường là những rạp hát cùng một kiểu cấu trúc. Và cấu trúc này của RCR ở Ripoll là hiện đại nhưng nó cũng có phần cổ xưa - như một kết cấu công nghiệp bị bỏ lại từ thế kỷ 19. V: Vâng khía cạnh phi thời gian là có liên quan. Trong thực tế Ripoll có một quá khứ công nghiệp rất quan trọng với các nhà máy và xưởng đúc sắt. Thậm chí còn có một bảo tàng về chúng. Chúng tôi muốn làm một dự án mà sẽ phù hợp tốt với tất cả những điều này. Nhưng nó thậm chí còn cổ xưa hơn: Hy Lạp cổ đại, chưa từng có tiền lệ! Do đó đây là một phương pháp để đối phó với một bối cảnh bằng cách phá vỡ một số thứ nhưng củng cố những thứ khác. Bây giờ chúng ta hãy nhìn vào tòa nhà với kết cấu thép của RCR tại Barcelona (Plaça Europa 31) được đặt trong một bối cảnh rất khác biệt, một bên đang ở trong quá trình tiến hóa, một bên có đầy đủ các mâu thuẫn và khó khăn. Chúng ta đến với nó thông qua bãi đậu xe ngầm, đi qua khu thương mại ngầm theo phong cách giả cổ điển của marketing toàn cầu hóa – một kiểu kiến trúc cám lợn!! Nó có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào, Thượng Hải, Dubai. Quá trình suy nghĩ của RCR để đối phó với thiết lập này là gì? V: Nó là một bối cảnh phóng đại, cách xa khỏi truyền thống đô thị với các dãy nhà và sân trong ở Barcelona. Trong thực tế, Plaza de Europa là một không gian đô thị hoàn toàn kỳ lạ. Người ta ở Barcelona, nhưng người ta không cảm thấy như vậy. Giống như những phát triển đô thị khác gần đây, logic là: sân bay, trung tâm hội nghị, khách sạn, khu mua sắm, tuyến đường tự động ... Vì vậy, nó được đặt nằm giữa sân bay và trung tâm đô thị. Nhưng nó được thực hiện với một kiểu đóng gói, một kỳ vọng trên bề mặt ‘đô thị’. Các hình đồng tâm là một giải pháp? P: Vâng, nhưng câu trả lời không đến từ một khối tích khép kín trong cái form của một cung đa giác, mà nó toả tròn, thông qua một bộ xương ngoài với cấu trúc một vòng cung, bắt giữ không khí từ bên ngoài quảng trường, và cho phép nó đi xuyên qua. Tất cả mọi thứ đã được đưa ra, bao gồm cả cấu trúc lặp lại từng bước.

Plaça Europa 31


Tôi đã cho rằng quảng trường mới này là một cách đáp lại Plaza de las Glorias Catalanas với những tòa nhà chọc trời của nó ở đầu kia Barcelona. Nó giống như một bộ sưu tập về nhà chọc trời và các kiểu kiến trúc động vật. Cái nhà chọc trời của Toyo Ito với độ lớn kỳ lạ của nó là một scandal. Tòa nhà của Jean Nouvel với những mẫu phông nền ở bên ngoài cũng chẳng khá hơn. Người ta có vẻ rất muốn có một giải pháp trung lập hơn. Dự án của bạn có hiệu lực phê phán bối cảnh này - phê phán hình thức khối hộp tầm thường và phiên bản trang trí của khối hộp tầm thường đó. RCR (đồng thanh): Vâng, vâng, hiển nhiên !! V: Trong thực tế, chúng tôi muốn vẽ một cái gì đó tích cực từ không gian nội thất và các mối quan hệ với các sự thiết lập bao gồm ánh sáng, mặt trời, vv Cấu trúc hình học của mặt bằng phải làm được việc này. Các cấu trúc nhiều lớp, ánh sáng, không gian - một vài ý tưởng đã đến cùng một lúc? P: Đúng vậy. Sự đại diện, hình học .... V: Một hình học và cấu trúc của các mặt cắt tập trung vào quảng trường, tạo ra mặt bằng đồng tâm. P: Thủy tinh và cấu trúc: cấu trúc như một hình thức của không gian. Có sự nhập nhằng giữa bên trong và bên ngoài. Tòa nhà trông rất mở nhưng nó cũng được bảo vệ. Bạn không có cảm giác bước vào một khối hộp, mà là một đống đổ nát, hoặc một khoảng trống trong một khu rừng với ánh sáng luồn vào bên trong: một đống đổ nát với các cột, một cấu trúc trong không khí. Kính được thụt sâu vào bên trong cấu trúc. Các không gian văn phòng giống như một cảnh quan. Logic. Nó mang tính quy chuẩn theo một ý nghĩa nhất định, nhưng khách hàng muốn nhiều hơn nữa, vì ông ta muốn một phần của tòa nhà là trụ sở cho công ty của ông. Nó phải là một tòa nhà văn phòng với sự sang trọng, có thể cho thuê. khách hàng của chúng tôi rất quan tâm đến kiến trúc. Trong thực tế, ông là chủ đầu tư cho tòa tháp Torre Agbar, Barcelona.

Torre Agbar

Toyo Ito’s towers

Một lần nữa RCR lại có một khách hàng với những tham vọng kiến trúc. Trong trường hợp này, giải pháp khung xương bên ngoài tạo ra một ‘văn phòng cảnh quan’ mở. Nó giải phóng không gian nội thất để có thể dễ dàng điều chỉnh sau này. Nhưng còn sự khẳng định về màu đen. Đó có phải là một vấn đề? A: Đây là véc ni trên thép. Nó không được sơn. Có một thái độ trung thực đối với các vật liệu. Nhưng thép thì rất nặng, liệu ai đó sẽ thuê ?


P: Ai đó tìm kiếm những văn phòng với các thiết kế cấu trúc được giải phóng, ngập tràn ánh sáng, với những không gian đa chức năng và tất nhiên chứa đựng những mối tương tác với không gian bên ngoài. Nếu tòa nhà của các bạn có một ‘người anh em họ’ trong kiến trúc Barcelona gần đây, nó sẽ là tòa nhà chọc trời khung thép vát góc trên Diagonal Mar thiết kế bởi Carlos Ferrater, kiểu cũng đẩy cấu trúc ra ngoài các cạnh, và nó cũng đáp ứng với bối cảnh trong hình dạng của nó . A: Cái cấu trúc trong công trình của chúng tôi là cái mà nó phải là!

Torre Mediapro en Barcelona. Carlos Ferrater, Patrick Genard y Xavier Marti Vâng, nó đại diện cho một triết lý nhất định. Đây là một trường hợp khá hiếm cho các tòa nhà văn phòng và nhà cao tầng gần đây, thông thường nó sẽ bị ốp các lớp vỏ và có nhiều hình ảnh quảng cáo, nhưng hiệu quả đạt được lại chỉ là các loại hình cũ tầm thường trong việc tổ chức không gian bên trong. Của RCR gần như ngược lại. P: Các cấu trúc xác định các không gian bên trong và bên ngoài. Điều này cũng đúng với Nhà hát La Lira ở Ripoll, và với Les Cols, nó không cần thêm cấu trúc phụ - một cấu trúc chính đủ để giải quyết tất cả các không gian và không cần thêm các lớp bổ sung. Ý tưởng là để giải quyết sự phức tạp nhưng trong một sự thống nhất. Thực ra, vẫn có sự phức tạp, nhưng nó là trong các mối quan hệ. Đó là trong không gian chảy. Chúng tôi quan tâm đến tính lỏng trong không gian này. Nó cũng là một câu hỏi về ngôn ngữ kiến trúc. Một số yếu tố được sử dụng lại nhưng với các biến thể. P: Vâng nhưng nguyên tắc thì vẫn giống nhau. Nhà hàng Les Cols, Bell-Lloc Winery, tòa nhà văn phòng trên quảng trường Plaça Europa - chúng đều tạo ra không gian mở với những thanh chống song song làm từ thép. Nó là một ngôn ngữ rất trừu tượng. Người ta nghĩ đến Mozart và sự hình thành bản giao hưởng sonata. Trong đó ông đã tạo ra bầu không khí và các biến thể khác nhau. Thực ra tôi đã rất lo lắng khi thấy công trình Sant Antoni – Joan Oliver Library của các bạn ở Barcelona. Tôi có thể đánh giá cao những chuyển động lớn của thiết kế. Nhưng ở phía sau, các dải thép ở mặt tiền phía sau dường như quá khổ! Quá nhiều, gượng ép! Sẽ tốt hơn nếu tìm ra một cái gì đó khác biệt trong trường hợp này. Sai số cho phép của một thành phần kiến trúc là gì? Tại điểm nào thì nó trở nên quá lớn và đòi hỏi một sự thay đổi, hoặc một phát minh để tạo ra một yếu tố mới?


Experimental House, Muuratsalo – Alvar Aalto Bữa ăn trưa diễn ra trong studio. Những món ăn nhẹ như bocadillos, đồ uống, cà phê. Cuộc nói chuyện trở lại với chuyến đi gần đây của RCR tới Phần Lan, nơi họ trình bày một bài giảng tại trường Kiến trúc ở Otaniemi, sau đó đi thăm các tòa nhà của Alvar Aalto. Bữa trưa được phục vụ trên các phiến đá đen như những cái đĩa. Sau nửa giờ cuộc thảo luận lại tiếp tục. Bữa trưa nhanh với với mận đen, kem đen, rượu vang đen, tất cả mọi thứ phục vụ trên những cái đĩa đen - những bữa ăn nhẹ giữa ngày tại RCR ngập tràn màu đen! Trong giờ ăn trưa, chúng tôi lại nói về sự trải nghiệm trong công trình của Aalto. Lắng nghe các kiến trúc sư thảo luận về công trình của kiến trúc sư khác, như phát hiện ra một sự phản chiếu trong gương. Chúng tôi gọi Villa Mairea Alto (1938) như một khoảng trống trong một khu rừng. RCR cũng đã đi tới miền trung Phần Lan và thăm Experimental House tại Muuratsalo (1953), ngôi nhà mùa hè bên cạnh hồ. Nhưng RCR cảm thấy nó kém phần thú vị với chức năng là một ngôi nhà? P: Vâng, nếu là một ngôi nhà, nhưng nó cũng có cách để phản hồi lại một địa điểm thú vị: đó là việc lựa chọn vị trí tại nơi này , đáng kinh ngạc.


OK, nhưng với những phương tiện kiến trúc nào mà Aalto lựa chọn địa điểm này? Sau cùng Aalto là một kiến trúc sư. Phải chăng đó là trực giác của ông ta cho những địa điểm, những tảng đá, hồ ...? P: Vâng, và cho các phòng tắm hơi ở những bãi biển nhỏ, cho các đường dẫn thông qua các khu rừng, hay các điểm quan sát giữa hai bờ sông vv Rồi một hàng hiên với lò sưởi mở nằm giữa và một bên là tường, tạo ra một hiệu ứng đóng khung view nhìn tuyệt vời. Nó tạo ra một sự mơ hồ trong cảm nhận. Hàng hiên của Aalto thường bị phá vỡ theo cách này. Trong trường hợp này, mặt đất được điều chỉnh cũng như để thu hút các cảnh quan ở xa. Nó là một cái khung. Có một hiện tượng bên trong / bên ngoài - với những bức tường quét vôi bên ngoài và tường gạch đỏ bên trong, trái ngược với những gì người ta mong đợi. Sau đó, có một cảm giác trực quan dành cho con đường và những hòn đá. P: Đúng vậy, địa điểm này không chỉ là một khu đất cho một công trình….

Experimental House, Muuratsalo – Alvar Aalto Vậy RCR rút ra được bài học gì từ công trình của Aalto? V: Con người có những cảm nhận rất nhạy cảm - và kiến trúc sư là người phản ánh nó trên rất nhiều cấp độ. Có một sự nhạy cảm tinh tế với tự nhiên. Nhưng một vài công trình thì nghiêm ngặt hơn những công trình khác. Bảo tàng ở Jyvaskyla thì lại không được tốt lắm. Đây là một kiến trúc sư có thể làm mọi thứ từ tổng thể công trình cho đến chi tiết từng cái nắm cửa. Aalto có khả năng làm mọi thứ ở đẳng cấp bậc thầy. A: Thực tế chúng tôi đã cảm nhận rõ về ông ấy, cũng như rất nhiều kts Catalan khác trong những năm 80, và tiếp thu rất nhiều từ ông.


Năm 1999 tôi đã tiến hành một cuộc ‘Đối thoại với Alvaro Siza’ dành cho El Croquis (El Croquis, 95, 1999), trong đó ông nói về Aalto. Ông nói với tôi rằng đối với ông, Aalto đã tái tạo hàng hiên của Địa Trung Hải ở phía bắc để người ta sau đó có thể tái nhập nó trong một hình thức hiện đại về phía Nam. Aalto tất nhiên gây ảnh hưởng tới Utzon, và lần lượt các kiến trúc sư Tây Ban Nha như Moneo từng phát biểu. Năm 2003 Rogelio Salmona, kiến trúc sư người Colombia, đã được trao tặng Huân chương Alvar Aalto. Ông đến Phần Lan và đã tận mắt nhìn thấy những thứ tốt nhất truyền cảm hứng trong suốt cả cuộc đời mình. Trong những năm 1960 ở Colombia đã có một sự sùng bái về kiến trúc ‘hữu cơ’ bằng gạch chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi Aalto. Khi Salmona thăm công trình của Aalto vào năm 2003, ông nói: “Tôi biết điều đó, nhưng tôi thực sự không biết nó”. Khi RCR và tôi lần đầu tiên nói chuyện trong năm 2003 các bạn đề cập đến sự hình thành của RCR và một truyền thống hiện đại của Catalan. Nhưng bạn cũng nói về sự cần thiết phải hít thở không khí trong lành – bằng việc đi du lịch đến Mỹ và xem những tác phẩm của Kahn và Mies van der Rohe, đi du lịch đến Nhật Bản để xem các công trình hiện đại và cổ xưa. Nhật Bản hiện diện trong các công trình của RCR. Và tất nhiên nó cũng hiện diện trong công trình của Aalto. Vậy, Nhật Bản có ý nghĩa gì đối với các bạn? P: Sự trải nghiệm Nhật Bản là một tập hợp của những ký ức mà vẫn còn đọng lại trong chúng tôi- như ký ức tuổi thơ. Nó chắc chắn có liên quan tới cách thức tổ chức không gian và sự dịch chuyển: sức nén của tiền cảnh và hậu cảnh, sự sắp đặt các thân cây tre, tự nhiên và nhân tạo, các lớp (layers) và các rung động ... V: Nhưng nó còn sâu hơn thế, không chỉ là về hình thức và tính thẩm mỹ, mà về trải nghiệm cuộc sống. Chúng tôi đến thăm Katsura Imperial Villa. Nó mang nhiều ý nghĩa hơn những gì bạn nhìn thấy. Có những sự kết nối, những sự kết nối rất trực quan.

Katsura Imperial Villa

Nó chính là tính tinh thần của sự vật? P: Chất lượng của không gian bên ngoài và những sự chuyển tiếp. Ở Nhật Bản, tất cả đều giữ nguyên: cái bàn cho các buổi lễ trà là một ví dụ. Có một phẩm chất phổ quát. V: Sau đó là sự chặt chẽ trong xây dựng: là kết quả của nhiều năm sàng lọc – cầu toàn, hoàn hảo. Có một sự tao nhã trong việc chế tạo các đồ vật với một khía cạnh rất trực diện. Việc xây dựng không hề mập mờ. Tôi nhớ lại vài năm trước đây các bạn đã nói về tầm quan trọng của Ando, đặc biệt là Water Temple (1993) với con đường uốn khúc, vv. Còn các công trình gần đây tại Nhật Bản thì sao? V: Công trình của Sejima bao gồm nhiều vấn đề đương đại với những sự nhập nhằng và trong suốt. Tại Naoshima, những can thiệp gần đây của Ando giống với những người lớn tuổi nhưng với sự hiện diện tối thiểu.


Tất nhiên trong những công trình kiến trúc gần đây có một số sự thêm thắt với các vật liệu thực vật và vật liệu công nghiệp, ví dụ như trong công trình của Nouvel. Những thứ như vậy đã tạo ra những sự thú vị nhất định thời gian gần đây. Nhưng thường thì chúng chỉ là thủ thuật. Bây giờ chúng ta hãy tiếp tục đến thăm Rodez và nhiệm vụ của việc tạo ra một không gian cho họa sĩ Soulages: Bảo tàng Soulages. Soulages là một trong những sự tham khảo xuyên suốt của RCR: đen và trừu tượng. Vì vậy, ở đây bạn đã có một cơ hội để triển lãm và tôn vinh các tác phẩm của Soulages. Phản ứng của bạn với nhiệm vụ này là gì? Và đối với địa điểm ở Rodez, cái nào thực sự khó khăn?

Soulages Museum

P: Đó là một cuộc thi. Chúng tôi hào hứng tham gia và cuối cùng chúng tôi đã được chọn. Có 80 đồ án lọt vào vòng cuối, sau đó còn 4: hai kiến trúc sư người Pháp, Marc Barani và Paul Andreu, và hai từ nước ngoài, Kengo Kuma và RCR. Chúng tôi tập trung vào nội dung: chúng tôi đã tham gia cuộc thi và chúng tôi đã thắng. Đối với các chức năng, Soulages nói nó phải là: “Một bảo tàng trong một khu vườn”. Khu đất này khá phức tạp, với các cao độ khác nhau và các nút giao, trong gốc và sang hai bên. Chúng tôi muốn phóng tầm mắt xuyên tới những dãy núi, và phải có cửa sổ với các view nhìn. Chúng tôi tranh luận vị trí đặt công trình và quyết định dựa trên các sườn dốc kết hợp chặt chẽ các cao độ trên và dưới. Công trình này không chỉ dành cho những “bức tranh đen”(thứ có rất ít trong bảo tàng này), mà còn cho những bức tranh ‘ broux de noix ‘(phủ hạt óc chó) của những năm 1950, mà thực ra, là toàn bộ quỹ đạo của các nghệ sĩ . Bảo tàng đã phải đặt tác phẩm “ vitrauz” của Soulages cho Romanesque church of Conques trong phát triển tổng thể của ông , và khai thác các chủ đề riêng biệt cũng như kỹ thuật trong xử lý tác phẩm của Soulages. Một không gian triển lãm có kích thước vừa đủ cho trưng bày tạm thời cũng cần thiết. Rất nhiều sự tương tác giữa các không gian được dự tính, nhưng khu đất thì rất phức tạp và chúng tôi đã phải nghĩ đến các liên kết ngang. Các tác phẩm lớn được treo trong không gian chứ? P: Thực tế không có nhiều các tác phẩm lớn. Và tranh vẽ được đóng khung chứ? P: Không, chúng được gắn lên các bức tường trong các tủ kính dọc. V: Bảo tàng tạo ra sự liên kết của họa sĩ Soulage với Rodez, những cuốn sách của ông, cuộc sống của ông. Ánh sáng tự nhiên được đưa vào theo nhiều cách khác nhau, bao gồm cả những giếng trời. Nó là một sự liền mạch thông qua các các không gian có kích thước khác nhau, với chất lượng ánh sáng khác nhau, và có cả một nhà hàng theo sự yêu cầu của Michel Bras.


Soulages Museum

Soulages Museum


Horizon House

Nó là một người anh em họ của Horizon House với những cái cánh song song và những khoảng cách hở đan xen vào cảnh quan? P: Vâng ở ngoài thì những cái cánh tách biệt nhưng bên trong thì chúng kết nối. Sau đó là Trung tâm Nghệ thuật La Cuisine trong Nègrepelisse ở phía tây nam nước Pháp không xa nơi tôi sống. Đây là một trường hợp cấy sự hiện đại vào bên trong cấu trúc cũ, tái sử dụng một pháo đài cũ bên cạnh sông Aveyron. Như bạn đã biết, tôi là một thành viên của ban giám khảo này, và tôi có thể nói rằng tất cả mọi người đã ủng hộ dự án của bạn, không chỉ ban giám khảo mà còn cả thị trấn. Đó là một dự án rất kín đáo yên tĩnh và phù hợp với người già.

La cuisine


P: Vâng, dự án này là em họ của Thư viện của chúng tôi (Sant Antoni – Joan Oliver Library) tại Barcelona với một sân trong tại các trung tâm như là một cử chỉ để kết nối. Trong Nègrepelisse có cây cối, thành lũy, sân trong với các chức năng phân phối cả hai mặt của nó như là hai tòa nhà. Trong thư viện của chúng tôi tại Barcelona với hàng hiên phía sau, người ta luôn luôn có cảm giác ở trong thành phố. Thành phố tiếp tục chảy vào bên trong và xung quanh tòa nhà. Tại Nègrepelisse có nhiều ý tưởng tương tự. Hiên nhà tạo ra sức sống. Nếu nó chỉ là một sân trong thì không ổn. Nó phải là một phần của thành phố. V: Hồi phục không gian nội thất ở Barcelona là một vấn đề. Thường thì các sân trong hoàn toàn cắt đứt với bên ngoài và có cảm giác không thuộc về khu đất. Trong Thư viện này hàng hiên được liên kết với bên ngoài, nhưng nó cũng được đặt liền kề với trung tâm của người già. Mọi người bắt buộc phải vượt qua nó. Nó không phải là một cái ngõ cụt. Tại Nègrepelisse có các dãy Allée (đường chạy) tạo bởi các hàng cây miếng phẳng dẫn tới khu đất như là một loại hiên tự nhiên. V: Chúng tôi muốn hợp nhất cái lâu đài cổ. Nó không phải là một object (vật thể) ở trong hoặc bên trên lâu đài. Nó đang ở trong lâu đài, như nhà máy rượu trong lòng đất hoặc The Marquee trong không khí, hoặc cái nhà hát La Lira được bao quanh bởi các bức tường. Chúng tôi đã có một cuộc tranh luận về việc này. Tôi hỏi ban giám khảo; nếu chèn cái mới trong cái cũ, thì chèn ở điểm nào để không ai biết rằng nó là cái mới? Có một sự thay đổi trong phần nề của các bức tường bên ngoài? Đã có rất nhiều cuộc thảo luận về cách thức người ta đối xử với một di tích lịch sử. RCR là những người duy nhất chèn dự án vào trong pháo đài. Những người khác thường có xu hướng đặt trên đỉnh của nó. V: Đây là một dự án rất bình lặng nhưng cũng rất mạnh mẽ, vì nó có khả năng kích hoạt toàn bộ lâu đài. Đó là một khoảng trống - nhưng là một khoảng trống nhìn vào cảnh quan. Một phần của ý tưởng liên quan đến các cánh đồng. Đó là một ngôi đền nhỏ dành riêng cho ẩm thực và sản phẩm nông nghiệp tươi. Đây là một lời nhắc nhở về tầm quan trọng của ẩm thực đối với chúng ta - nó ở khắp mọi nơi trong công trình của RCR: những nghi thức chuẩn bị và phục vụ thức ăn ... Cuối cùng, chúng ta hãy nói về Mediatheque ở Ghent (De Krook).

De Krook


P: Thực phẩm là rất quan trọng! Có lẽ nó là là cầu nối với dự án của chúng tôi ở Ghent. Les MOULES et les gaufres! (Trai biển and bánh quế!). Nó phản ứng khác nhau trên các mặt khác nhau - con kênh, con nước. Mặt cắt tiết lộ tòa nhà và cái cách mà nó kết nối đến các đường phố nhỏ và hai cốt cao độ - kênh đào và các cây cầu. Các cao độ khác nhau được kết hợp bên trong. A: Vị trí ở Ghent là một trường hợp đặc biệt, với các nhà thờ lân cận, và một con kênh kéo dài dọc theo nó. Dự án của chúng tôi là một kiểu hồi phục. Đó là một tòa nhà mới cho trường đại học. Nó thuộc sở hữu của thành phố và của một tổ chức. Nó kết hợp không gian xã hội, một thư viện và một không gian trưng bày. Chúng tôi làm việc với các diện ngang và với các mảnh vỡ. Ở vị trí đặc biệt này, chúng tôi phản hồi lại các góc và các mặt đứng của thành phố. Dự án của chúng tôi cởi mở với các tòa nhà lân cận. Nó nhô ra ở một số nơi, nó rút xuống ở những nơi khác. Nó nói về khoảng trống, về việc tạo ra một quảng trường. Một rạp xiếc vĩnh cửu! Nó tìm kiếm các mối quan hệ với tất cả các yếu tố của khu đất. Đó là một cảnh quan. V: Thành phố này thiết lập một đề tài rất quan trọng. Nó là một nơi gặp gỡ, một tòa nhà của cộng đồng, một trung tâm xã hội, một diễn đàn. Nó uốn khúc trên nhiều tầng, đáp ứng các yếu tố địa hình và thay đổi cao độ với các kết nối từ bên này sang bên kia. Dự án cố gắng để kéo tất cả các mảnh vụn lại với nhau. Đó là một không gian tuyệt vời với đô thị và địa hình phức tạp. Nó giống như một con tàu với các miếng ván ghép và sàn. Nó là một dạng trong cảnh quan đô thị với ‘mọi tầng lớp nhân dân’. A: Các ván ghép ngang và không gian thẳng đứng: nó rung. Tất cả mọi thứ đều chảy.



thế giới của rcr tác giả : josep maria montaner- tạp chí El Croquis 162 biên dịch : đặng ngọc anh


Sau gần 25 năm thành lập, sản phẩm của văn phòng RCR ( Rafael Aranda, Carme Pigem và Ramon Vilalta ) có thể được đánh giá rõ ràng. Bước ngoặt của văn phòng bắt nguồn từ hai điểm mốc quan trọng : các dự án ở Dubai năm 2017, mặc dù không được xây dựng, nhưng là cuộc thử nghiệm tuyệt vời cho các kiểu mẫu ( typologies) , mối quan hệ ( relationships) , sự biến đổi ( gradients) và các không gian; và năm 2008, chiến thắng trong cuộc thi thiết kế bảo tàng Soulages tại Rodez.

Toàn cảnh Olot

Văn phòng RCR đặt tại Olot, một nơi cách xa sự ồn ào, vội vã và căng thẳng của các thành phố lớn. Một mặt, họ kiên nhẫn tìm tòi, khám phá mối quan hệ giữa địa điểm, nơi chốn với cảnh quan, vật liệu . Cùng với đó, họ tiếp tục hiện thực hóa các ý tưởng với những người thợ thủ công và các nhà máy sản xuất công nghiệp. Khả năng làm việc với những vấn đề của cảnh quan, nơi chốn chính là khía cạnh đã biến RCR trở thành những tác giả tầm quốc tế. Mối quan hệ chặt chẽ của họ với nơi chốn làm cho các dự án được thấu hiểu và đã mang lại những cảm xúc trong nhiều bối cảnh khác nhau.

Xưởng đúc kim loại Barberi – Văn phòng kiến trúc của RCR Trước khi được cải tạo thành văn phòng, nơi đây từng là một xưởng đúc kim loại. Được mua lại năm 2004, lên ý tưởng năm 2005 và bắt tay thực hiện năm 2008. Nhà xưởng này đã được biến đổi thành không gian thử nghiệm của văn phòng RCR, với các không gian cho sự tập trung tinh thần, thư giãn, gặp gỡ khách hàng, đối tác và khách thăm quan; không gian cho mô hình, không gian cho thảo luận, xưởng thiết kế; và lưu trữ . RCR đã chọn đặc trưng của mỗi không gian công nghiệp ở đây cho từng hoạt động của văn phòng theo hơn 20 năm kinh nghiệm hoạt động . Phòng làm việc là một khối lập phương, vẫn lưu giữ những bức tường đá cũ ,một phía nhìn ra các cửa sổ lớn với mành che, và nhìn thẳng ra một khu vườn. Làm việc trong một môi trường như vậy dường như đã giúp mọi người nhận thức sâu sắc mối quan hệ cơ bản giữa con người với chất cảm vật liệu.

Văn phòng Rcr


phòng thảo luận , mô hình

Phòng thảo luận dự án và mô hình, một không gian tách biệt, thực sự là một kiệt tác, có thể liên tưởng nó như một phòng trà ( teahouse) tại vùng đất Olot nghệ thuật và công nghiệp. Không gian được bao quanh bởi những bức tường cũ thô mộc . Mái được làm phẳng và chứa một lớp nước mỏng bên trên. Bên trong là một không gian tĩnh lặng, những tia sáng dịu nhẹ phản chiếu xuống sàn.Khi ngồi xuống, ta sẽ cảm thấy một cảm giác của sự tập trung vào một không gian hướng nội, trong khi đứng ta sẽ cảm thấy một mối giao hòa các thành phần công nghiệp của nhà xưởng , ngập ánh sáng và thảm thực vật, cây cối.

Văn phòng Rcr

Việc lưu giữ nhà máy, nơi các tác phẩm nghệ thuật và đồ thủ công được đúc thủ công bằng kim loại, thực sự là một không gian phù hợp để suy nghĩ, tưởng tượng và thực hành kiến trúc. Nó được sắp xếp như một không gian thí nghiệm hoàn hảo cho những phân tích và sáng tạo của các kiến trúc sư. Bản chất của không gian bền vững này là việc sử dụng tòa nhà cũ để hưởng thụ ánh sáng tự nhiên, sử dụng nước và đem thảm thực vật vào không gian. Văn phòng này như một tu viện nhỏ cho nghiên cứu , nơi không chỉ các dự án được thực hiện mà còn là nơi có các không gian để trao đổi văn hóa, cũng như các buổi thảo luận, công bố được thực hiện bởi quỹ Bunka Foundation.

Bunka Foundation: Là một quỹ khởi xướng bởi các kts RCR cho việc nghiên cứu và thảo luận Kiến trúc, thiết kế đô thị , xây dựng và thiết kế tạo dáng công nghiệp.


KHÔNG GIAN Từ góc nhìn thời gian, các dự án của RCR là số ít trong những thiết kế có nghiên cứu không gian kiến trúc đương đại sâu sắc nhất. Văn phòng này thực sự là bậc thầy về kiến tạo không gian bên trong và bên ngoài, họ bền bỉ tiếp nối kiến trúc hiện đại , phá bỏ những ranh giới, giới hạn giữa không gian nội thất và ngoại thất, bên trong và bên ngoài. Họ có khả năng tạo ra các không gian chuyển tiếp và không gian đệm một cách hoàn hảo, không chỉ là mối quan hệ trong – ngoài thường thấy. (filters and in-between spaces)

Điêu khắc của Jorge Oteiza

Công trình La Lira Thetre Public space ở Ripoll ( 2003-2011), đặt tại nơi từng là một nhà hát, là một ví dụ hoàn hảo. RCR làm việc trên những khoảng trống. Có thể thấy công trình này thô ráp chưa được gọt rũa, nhìn giống một bức điêu khắc của Jorge Oteiza, chưa hoàn thiện, bị chôn vùi một phần dưới lòng đất.

La lira thetre public space (Ảnh : Hisao Suzuki)

Nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật Alois Riegl đã viết trong cuốn “ Late Roman Art Industry” ( 1901) “ Từ một góc nhìn đơn thuần nhất, không gian được lấp đầy bởi “không khí” ,mỗi vật thể dường như tách biệt với phần còn lại . “Không khí” không phải là một cá thể vật chất mà là sự vắng mặt của vật chất ; và do đó không là gì cả (nothing). Không gian không thể chuyển thể một cách nguyên bản như một tác phẩm nghệ thuật cổ đại, bởi vì nó không thể xác định được bằng vật chất. Alois Riegl nhấn mạnh rằng trong lịch sử nghệ thuật, vật thể và không gian bên trong công trình từng được xác định, không phải là “không gian vô hạn giữa các cá thể vật chất riêng biệt”. Cuối cùng, bản chất của không gian là sự đầy ắp khoảng không và khoảng trống , ví dụ : chính là bản thân không gian đó. Thực tế không gian được tạo ra bởi các khoảng không vô định, nhưng chúng ta luôn nhìn thấy và chỉ cảm nhận được những đồ vật hữu hình. Công việc của RCR đã hoàn toàn cống hiến cho một kết quả cuối cùng, đó là sự hòa tan của đồ vật, vật chất với giới hạn, ranh giới không gian của chúng , phát triển đến tận cùng của khoảng trống.


Bathing pavilion in Tussolsbasil

Trong khi Enric Miralles, đặc biệt trong giai đoạn làm việc với Carme Pinos ( văn phòng EMBT Architects), bị dẫn lối bởi sự trừu tượng, tập trung vào sự phá vỡ các không gian thông thường; thì qua nhiều năm RCR lại kiên nhẫn giải phẫu phân tách không gian thành các thành phần khác nhau : vật liệu, ánh sáng, sự mờ đục, sự chuyển tiếplọc, phản xạ, sự vô hình, môi trường,nhiệt độ, và xúc giác. RCR tập trung khai thác các khoảng trống và các góc nhìn. Họ đã áp dụng điều này cho một chiếc cổng chào của thị trấn Ripoll, tại Fageda d’en Jorda entrance pavilion ( 1993-1994), Bathing pavilion in Tussolsbasil ( 1995-1998), và Olot athetic track entrance pavilion ( 1991-2012)

Fageda d’en Jorda entrance pavilion

Bathing pavilion in Tussolsbasil

Không gian công cộng La lira tại Ripoll là một ví dụ cho khả năng của họ trong việc tạo ra một kết cấu mở như một dạng sân khấu, tạo ra một bộ lọc nhà kính (green - house - like filter), ở đó khối lượng của tòa nhà như bị triệt . Họ thiết kế cho thị trấn một không gian giao hòa, bắt đầu là một cây cầu bắc qua con kênh đối diện với phía nam và thị trấn, sau đó tỏa ra một đường viền lớn tại cửa ngõ đô thị, các tấm chớp được tách rời với bức tường, các thiết bị được đặt ở khoảng giữa này, và cho cây trồng được phát triển. Hai mảng đế tương phản với tỉ lệ con người, một mảng là những thanh thép đặc thô ráp, một mảng làm bằng kính là mặt tiền của một quán café nhỏ và lối vào cho phòng hội trường và hội thảo bên dưới.

la Lira


Công trình này một ví dụ khác cho sự phẫu thuật để tạo khoảng trống trong mạng lưới đô thị dày đặc, giúp tăng cường sự kết nối và không gian công cộng, được thiết kế cùng công trình Library and retirees centre ở Barcelona ( 2003-2007). Quảng trường Firalet ( 2003-2011, giai đoạn 1) , một không gian đô thị tại Olot được tạo ra giữa những tán cây , đèn và mặt đường bằng đá .

Library and retirees centre ở Barcelona

Quảng trường Firalet - Olot


TOPOPHILIA – TÌNH YÊU CỦA CON NGƯỜI VỚI NƠI CHỐN Những dự án trong những khoảng trống của kiến trúc đương đại rất ít liên quan với việc thay đổi và xâm phạm. Sự phát triển ấn tượng này có thể gọi là “ topophilia” tình yêu của con người với nơi chốn. Ví dụ : sự vui thích , tìm kiếm và khả năng khám phá để tạo ra các không gian phục vụ tốt cho con người. Như những gì Gaston Bachelard định nghĩa trong The Poetics of Space ( 1957) như một “không gian hạnh phúc – happy space “; Trọng tâm trong các dự án của Christopher Alexander, hội tụ tại Pattern Languages, và như nhà địa lý Yi-Fu phát triển trong sách của ông. RCR tìm kiếm những mối quan hệ này trong các tỉ lệ, hình ảnh, sự tác động của bề mặt, hồi ức và sự thoải mái, nơi nhân tạo và tự nhiên hòa tan và xóa nhòa ranh giới. Cảm nhận với một không gian cụ thể này hoàn toàn chính xác với nhận thức của chúng ta, ví dụ, ngồi tại một bàn ở LesCols Restaurant ( 2002-2003) : Khoảng cách giữa kết cấu nhẹ , vật chất hữu hình của bàn và ghế , tủ đựng rượu và dao dĩa, mối quan hệ không gian trong vùng không gian giao thoa; mối quan hệ cộng sinh với bên ngoài, không gian xanh; không gian còn lại giữa các bàn tiệc và tường chính xác là khoảng đi lại cho người bồi bàn. Kiến trúc của RCR rất nhiều không gian tuyệt vời như vậy, thiết kế hoàn toàn cho các giác quan của con người, song hành cùng mối quan hệ trong các thành phần kiến trúc, ánh sáng, bề mặt và hình ảnh . Tất cả tồn tại đồng thời với nhau một cách hoàn hảo.

Ảnh : FLAVIO CODDOU

The Marquee


HỆ THỐNG RCR định nghĩa hệ thống kiến trúc theo một cách riêng. Hệ thống đó tóm gọn bởi tất cả các kĩ năng của họ, được đào tạo từng bước giống như những thiền sinh tu tập .Trong hệ thống này, họ tạo ra những khung nhìn cảnh quan và giải phẫu (phân tích) từng không gian, họ phá bỏ sự đối nghịch giữa thiên nhiên và con người, giữa vật hữu hình và sự vô hình, giữa nội thất và ngoại thất, giữa mở và đóng. Những hình dạng của những vật liệu hữu cơ trong hệ thống này với những dạng hình học quan trọng của trừu tượng và chủ nghĩa Tối giản. Công nghệ và vật liệu nhân tạo, như thép và kính, cho phép sự biến đổi hoàn toàn của công trình: Sự vô hình của hình dạng vật chất công trình và quay trở lại tới bản chất của tự nhiên. Hệ thống kiến trúc của RCR có thể phù hợp với từng vấn đề và bối cảnh cụ thể. Chúng ta có thể hiểu được hệ thống này, nhưng chúng ta không bao giờ hết bất ngờ với những giải pháp cụ thể, giống như trường hợp của “ El petit Comte’ Preschool ở Besalus ( 2005-2010). Tại dự án này, hình học trừu tượng được duy trì trong một lăng kính nằm ngang: những tia sáng chiếu xuống khu vực sân chơi của những đứa trẻ. Tại Besalu, sử dụng màu sắc là một giải pháp, cũng giống như màu sắc trên cửa sổ của Els Colour preschool ở Manlieu ( 2003-2004). Với những hàng trụ cột thép với đường kính khác nhau chuyển màu đưa đến bài học cơ bản về màu sắc như đồ chơi của những đứa trẻ.

El petit Comte’ Preschool Ảnh : Hisao Suzuki

Một lần tới thăm trường mầm non này, có sự xác nhận rằng đâu đó có nét tương đồng của RCR và SANAA: khối tích nằm ngang như một lăng kính, đục khoét bởi các khoảng sân trong cho phép hưởng thụ những góc nhìn, không gian chuyển tiếp, sự chính xác, tự nhiên , bề mặt và sự đa dạng trong phản xạ của kính. Nó chứng minh sự mãnh liệt , và cách làm việc nghiêm ngặt của họ, tất cả các vấn đề đều phải được giải quyết. Ví dụ như vành đai phục vụ giữa các lớp học và không gian đa năng cho chăm sóc và kho, được thiết kế rất đẹp bằng các module và tủ bằng kính mờ. Ánh sáng bên trên và vật liệu của vành đai này đã tạo đặc trưng riêng của không gian đa năng.

El petit Comte’ Preschool Ảnh : Hisao Suzuki


KIẾN TRÚC LÀ CẤU TRÚC

Sự mạch lạc của cấu trúc, sự trùng hợp của kết cấu và hình dạng kiến trúc được thấy qua tất cả các dự án của RCR. Điều này trở thành một tuyên ngôn ở dự án “Office building on plaza de Europa” ( 2006-2011). dự án này phải bám theo khối tích thấp, dọc theo các khách sạn, văn phòng và các block chung cư, mặt bằng tổng thể thiết kế bởi Albert Viapalana. RCR đã tạo ra một hình thức phù hợp nhất với chỉ giới chiều cao , và công năng có vẻ như hết sức cơ bản. Điểm đặc biệt ở công trình này chính là mạng lưới kết cấu với cột và dầm phẳng được lặp lại và hơi xoay theo bán kính có tâm tại Plaza de Europa, tạo nên sự bất ngờ với chỉ 1 thành phần duy nhất. Dự án này có thể làm gợi nhớ tới một kiệt tác nhà ở của kts Richard Neutra ở California, và MASP ở Sao Paolo của Lina Bo Bardi, kết cấu đô thị lớn của Paulo Mendes da rocha, nhưng có lẽ phải nhắc đến sự tương đồng với chi tiết và hình thức của Mies Van der Rohe.

Plaça Europa 31 Ảnh : David Cardelús

Giải pháp này đã tạo ra những không gian rất tuyệt ở tầng 1 với ánh sáng , không gian này có thể gợi nhớ tới Law Faculty-Girona( 1995-1999). Mạng lưới khung thép tạo cho không gian nội thất có sự kín đáo nhất định với các điểm nhìn từ bên ngoài, trong khi vẫn cho phép những góc nhìn lớn ra bên ngoài. Ở khía cạnh này, họ đã vượt qua giới hạn của đóng/mở.

Plaça Europa 31 Ảnh : David Cardelús


Library and retirees centre áť&#x; Barcelona


Law Facuty- Girona

Tại khu vực đô thị xung quanh Plaza de Europa, phần lớn các tòa nhà đều được phủ 1 lớp “ da” , thì công trình của RCR lại là 1 “cấu trúc”. Ở giữa đô thị mà các tòa nhà tự do chiếm ưu thế, công trình của RCR nhấn mạnh nhịp điêụ của những khung kết cấu.Tòa nhà văn phòng tiếp tục mạng lưới kết cấu từ tầng trệt. Tại vị trí lối vào gần nhất, công trình được thừa hưởng không gian nửa đóng , nửa mở, giống như một sảnh hay một không gian nghỉ.Hai khe sáng từ trên mái nâng cao chất lượng ánh sáng trong nội thất, ánh sáng và nước mưa chảy. Sân vườn tại vị trí này làm ta nhớ tới Barcelona Pavilion ( 1929) của Mies Van De Rohe . Dự án cho Mediatheque ở Ghent ( 2010) thích ứng hoàn hảo với bối cảnh, có vị trí tại trung tâm lịch sử bên cạnh một con kênh. Không gian công cộng tự nhiên được thể hiện chính bằng sự mạch lạc trong cấu trúc và kết cấu của công trình, như Kts Luis Kahn từng thể hiện .

Law Facuty- Girona

Soulages Museum


SỰ HIỆN HỮU CỦA THỜI GIAN Kiến trúc có vẻ giống với trường phái tối giản này, cuối cùng lại chỉ ra rằng sự ưu tiên không phải là tìm kiếm sự hiện diện vĩnh cửu, mà là sư tạo nên bởi những vật liệu cho phép thời gian tồn tại song hành, dần dần bộc lộ ra những dấu vết của năm tháng trên các lớp rêu phong của bề mặt. Tuy nhiên, không giống với các công trình tối giản chối bỏ sự xuất hiện của thời gian trên công trình. Các công trình của RCR vượt qua sự tạm thời hời hợt của xu hướng , mà tìm kiếm sâu sắc hơn ý nghĩa khác của sự tạm thời “denouement” (hồi kết) như khí hậu và các mùa trong năm. Họ kết hợp thời gian, ý thức được những dấu vết của sự hiện diện và sự vắng mặt. Một mối quan hệ đồng điệu với thời gian, được trải nghiệm bằng nắng, và mưa, gió và lá rụng của mùa thu. Thời gian – denouement- đơn điệu nhàm chán; nên là thời gian – tự nhiên – nuôi dưỡng và chữa lành. Trong tất cả các dự án của RCR, vật liệu tạo nên những khối đặc và phân chia không gian, cho phép thời gian và tự nhiên đọng lại bằng nhiều cách khác nhau. Sự thể hiện này có thể coi như những kí ức của địa điểm, của thành phố và các tòa nhà. Dự án tại Lalira Theatre thể hiện lại kí ức về Ripoll, trong khi dự án xưởng đúc Barberi Foundry ở Olot họ lưu giữ kí ức hoạt động trên những bức tường .

Barberi’



QUÊN ĐI HÌNH THỨC Khía cạnh bản chất của hệ thống kiến trúc của RCR là từ bỏ việc theo đuổi hình thức, hình dạng của công trình. Để gạt bỏ hình thức như ảnh hưởng bắt đầu, họ tránh những liên tưởng đến những khuôn mẫu hoặc hình ảnh có sẵn trong tâm trí. Điều quan trọng nằm ở ý tưởng và một quá trình sáng tạo ( intense concept and the creative process). Hình thức, vật liệu và màu sắc sẽ được nhận thức dần dần qua những khám phá kiên nhẫn qua vị trí khu đất, nhiệm vụ thiết kế, các cuộc đối thoại với khách hàng và người sử dụng. Hình thức, vật liệu và các điểm nhìn sẽ hiện lên tại điểm cuối của quá trình này. Quá trình này làm gợi nhắc đến kts Peter Zumthor với hình thức phụ thuộc vào từng khu đất, sử dụng vật liệu thể hiện tốt nhất ý đồ concept, củng cố công năng và làm cho thời gian được thể hiện theo năm tháng. Mặc dù RCR không theo đuổi sự hoàn hảo giống như kts người Thụy Sĩ .Chúng ta có thể nói về tranh chấp giữa tồn tại hay không tồn tại, hiện hữu và biến mất . Ở RCR, sự không tồn tại của hình thức, hình dạng công trình là phương tiện để đạt được cái tồn tại. Theo đuổi nghiên cứu triết học này cho cái nhìn thấy và cái trong suốt, câu nói của Derrida được cảm nhận sâu sắc bởi Bruno Taut, Scheerbart and Walter Benjamin, và vươn xa bởi các công trình của Peter Eisenman và Daniel Libeskind. RCR đã phát triển những dự án của sự không tồn tại và tồn tại. Tại điểm này chúng ta có thể khám phá lại các khía cạnh của Thiền Phật giáo, nơi đề cao những khoảng không và không áp đặt lên nó một hình dạng xác định, khoảng không vận hành mà không có sự áp lực hoặc chủ định nào cả, vận hành một cách tự nhiên như hơi thở. Tuy nhiên, mặc dù RCR cũng chối bỏ sự tự tồn tại của hình thức định sẵn và để cho quá trình thiết kế được phát triển một cách chậm rãi tự nhiên, nhưng phương pháp làm việc của họ lại bao gồm những chủ đích dành cho tương lai, một khía cạnh tương đối khác với triết lý chiêm niệm thụ động của Thiền.


Soulages Museum


PHI VẬT CHẤT Mặc dù kiến trúc của RCR có ảnh hưởng lớn bởi các khoảng không và vật liệu, nhưng vẫn luôn chứa đựng sự tìm tòi ngầm cho sự trong suốt, không giới hạn sự ẩn mình của vật chất, đó chính là không gian thuần chất. Kiến trúc sư người Nhật Kazuo Shinohara cho rằng người ta phải trải qua sự hỗn loạn của các đô thị lớn của Nhật để tiến tới một sự cân bằng sâu thẳm trong nội tâm. Đối với RCR, cách duy nhất để tồn tại ở một địa điểm đó là phi vật chất. Sự phi vật chất này được tạo nên bởi công nghệ và vật liệu mới. Kiến trúc chỉ có thể là một không gian khi nó hoàn toàn biến mất. Phi vật chất để tồn tại. Thích ứng với địa điểm để trở thành một địa điểm. Để thuộc về nơi chốn, chỉ có một lối đi an toàn: đó là sự biến mất, tan biến, như Paul Virilio nói trong Vẻ đẹp của sự biến mất “ The aesthetics of disappearance ( 1980) cho thế giới của công nghệ, truyền thông và tốc độ. Các dự án của RCR nhắc chúng ta tới những gì Kts Franca Helg đã nói “ Tôi chỉ có những gì tôi cho đi” ( I only have what I gave). Bằng cách biến mất, nó có thể xuất hiện lại với năng lượng mới. Để đạt tới một hình dạng không có hình dạng , nó là phi vật chất . Mục đích này, được theo đuổi dài bởi RCR kể từ Les Cols pavilions ( 2002-2005) đến Marque ( 2007-2012) sự gộp của một nhà hàng và pavilion bên ngoài, được sử dụng cho tiệc cưới và các lễ kỉ niệm từ tháng 4 năm 2011. Không gian này nằm bên dưới một lớp kết cấu thép hình trụ và tấm polymer. Đây là một bước tiến gần hơn với phi vật chất , mục đích là tạo ra sự trong suốt trong không gian, vượt qua các giới hạn hướng tới các môi trường khác nhau. Sự trong suốt trong công trình Marquee and sự phản xạ của vật liệu bao che bếp, tủ giữ đồ, và vệ sinh. Các ranh giới này chìm trong đá ở 2 bên công trình, củng cố them tầm nhìn về một môi trường lơ lửng ( floating environment) Không gian Les Cois Marquee trở nên kì ảo vào ban đêm, sự trong suốt và ánh sáng tạo nên sự mờ ảo như những đám mây trôi giữa những tán cây trong một khu rừng, hay là một loại kiến trúc mới của dòng chảy hiện đại được phát triển bởi Kiến trúc sư Junya Ishigami, đặc biệt ở công trình Kangawa Institute of Technology Workshop. Kiến trúc biến mất hòa tan vào không gian như những đám mây, không gian như được dựng lên từ những thân cây mảnh mai, định nghĩa bằng sự di chuyển của con người, bàn và ghế được làm trong suốt hòa tan vào không gian.

Les Cols pavilions l ảnh :hotel-r.net




CÁC SƠ ĐỒ PHÂN TÍCH Tại RCR, những phân tích trừu tượng , sự tích hợp kiến trúc với cảnh quan đều được bắt đầu với những bức phác thảo màu nước. Tất cả các dự án , các ý tưởng cốt lõi đều được bắt nguồn từ những bức màu nước nhỏ; các sơ đồ phân tích diagram cũng thỉnh thoảng được sử dụng. Mục đích của các sơ đồ phân tích của RCR là để nắm bắt được trực giác mình và mục đích của dự án, cái gì là bản chất của đồ án. Nó có thể là vị trí công trình với cảnh quan, khu đất ; khối tích và hình dạng hình học ; nó được treo lên hay có mội phần ngầm xuống đất , mối quan hệ giữa các thành phần với nhau, chi tiết và bề mặt. Thực tế bề mặt và vật liệu được sử dụng thường được nghiên cứu trước đó. Các bản vẽ bằng màu nước và các nghiên cứu về vật liệu bổ sung cho nhau, tìm tòi cho bản chất của dự án. Đây là chất lượng đạt mức độ của Thiền tịnh ( Zen quality) . Chúng tồn tại như một lẽ tự nhiên đơn giản, không nhận thức, tự nhiên như hơi thở, nhưng họ không có ý định xác định kết quả hình dạng cuối cùng của dự án ngay lập tức. RCR tin rằng những phác thảo bằng bút lông là công cụ nhanh nhất và tốt nhất để thể hiện ý tưởng sơ khai. Nó cho phép họ sơ phác những ý tưởng bản chất mà chưa thể giải thích bằng lời và vẫn chưa có hình dạng cụ thể, lúc đó chỉ bằng những đường nét đơn giản nhất, giống như những bức thư pháp, họ có thể phác và định hướng dự án. Những phác thảo dạng này không thể thiếu trong các dự án của RCR, đã đóng góp không nhỏ cho chiến thắng tại cuộc thi Bảo tàng Soulages Museum ( 2009).Chúng ta có thể thấy những tương đồng nhất định giữa các bức vẽ của họa sĩ người Pháp, Soulages và các kiến trúc sư tại RCR. Khi thăm lại những công trình trước đây của RCR, như Law Faculty ở Girona, sau nhiều năm hoạt động , chúng vẫn giữ được trạng thái ý tưởng ban đầu. Những trực giác nội tâm bên trong này, với sự chuyển dần khối tích trên ngọn đồi, trở nên hoàn hảo với thực tế , được lấp đầy với sắp xếp cho hoạt độngc ủa con người , ánh sáng. Tại Bell loc Wine cellers ở Palamos ( 2005-2007) , tại mỗi không gian vào các thời điểm khác nhau, ta có thể nhận thức được sức mạnh tồn tại của màu nước, định nghĩa khối lượng của không gian, khoảng trống của các gian triển lãm và những khe sáng hẹp. Cuối cùng, mỗi dự án là một điểm mốc trong sự kiên nhẫn tìm kiếm. Công trình Les Cois marquee hướng tới một mục đích: biến mất và tan chìm vào không gian cảnh quan xung quanh, mang đến một không gian cho ánh sáng và con người bên trong nó.

Phác thảo bảo tàng Soulages, Pháp


Phác thảo bảo tàng Soulages, Pháp

‘Els Colors’ Kindergarten

Các bức họa của họa sĩ Soulages trong 1 triển lãm l ảnh


THÍCH NGHI VỚI CUỘC SỐNG Nền tảng cho những triết lý thiết kế của RCR. Họ suy nghĩ và thiết kế cho những cuộc sống đương đại: càng ngày con người càng muốn quay trở lại gần gũi với thiên nhiên hơn nữa và nhận thức được những khoảng trống, đồng thời con người cũng muốn sử dụng những phương tiện công nghệ hiện đại nhất . Có một suy nghĩ vĩnh cửu trong triết lý này của RCR: Thích nghi với cuộc sống, giống như câu chuyện rất hay của Julio Cortazar “ hướng dẫn leo một cái cầu thang” . RCR dạy chúng ta thích nghi với không gian của họ lại từ đầu, không chỉ là cách leo cầu thang mà còn là nấu ăn, cất giữ đồ, đi vệ sinh, rửa , giặt và ngủ. Các dự án của họ cũng giải quyết các thành phần của thiết kế công nghiệp , cần thiết cho cuộc sống hiện đại . Một bồn cầu được giấu kín trong tường, sử dụng cảm biến tự động xả nước trong một bồn rửa tay hoặc nhà tắm, hoặc ở một vài trường hợp sắp xếp những đồ đạc nhỏ xếp linh tinh vào những các module tủ.. Một vài thành phần này bây giờ được sản xuất thành các sản phẩm công nghiệp. Khía cạnh này có thể liên tưởng tới những ngôi nhà của Frank Lloyd Wridge, những khám phá đồ dung sáng tạo của Ray và Charles Eames và trên tất cả các thiết kế của Mary và Russel Wright. Các thiết kế này , có thể có các phản ứng trái ngược nhau, không thoải mái hoặc hài lòng. Thử tưởng tượng chúng ta không biết cách nào để mở một cánh cửa hoặc 1 cánh tủ, không tìm thấy công tắc, ổ cắm hoặc không thấy bồn vệ sinh đâu . Nhưng quá trình này là một quá trình chúng ta phải học để thích nghi trong kỉ nguyên của kĩ thuật số và phi vật chất.

Lagares WC

Lagares WC


Công trình Mas Del Vent

Roser house

Ví dụ điển hình nhất trong cách thiết kế này phải kể đến Mas Del Vent ( 20013-2010) hoặc Roser house ở Olot ( 2009-2011) một ngôi nhà từ đầu thế kỉ 20, được giữ lại tường và mái, nội thất được thay đổi với các khoảng thông tầng lớn và có những đường dốc và thang được cất dấu không nhìn thấy. Mục đích là để tạo ra không gian thuần khiết nhất chỉ với 2 bức tường không bị chi phối bởi các thành phần khác. Hai phòng, bếp phòng ăn và phòng khách không có giới hạn và đường biên. Tính riêng tư của không gian ở những tầng khác nhau. Lối vào, đường dốc và thang, phòng tắm và lò sưởi được dấu phía sau tấm màn che, dọc theo những bức tường cổ. Cách xử lý này làm mối quan hệ mở giữa view nhìn cảnh quan và ánh sáng mặt trời trực tiếp.. Cuộc sống hàng ngày được sử dụng một cách tự do trong những không gian khoảng trống thuần khiết này

Một chi tiết Wc trong Mas Del Vent

Kiến trúc của RCR trở thành một yêu cầu trong cuộc sống đương đại của chúng ta. Nó gồm những tham vọng, mở ra một tương lai không thể đoán trước. RCR đưa ra một hệ thống tiếp cận kiến trúc bằng concept và quá trình , tối giản các hình dạng và vật liệu sử dụng trong không gian, đưa không gian trở thành những khoảng trống thuần khiết nhất, nâng cao chất lượng cuộc sống con người .


Rafael Aranda, Carme Pigem vĂ Ramon Vilalta



Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.