Bộ đề thi học sinh giỏi môn Sinh Học 10 - 11 (15 đề chính thức có lời giải chi tiết)

Page 1

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 THPT NĂM HỌC 2016-2017 ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC 10 – THPT Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề. (Đề gồm 02 trang)

Câu 1 (1,0 điểm) a. Theo hệ thống phân loại 3 Lãnh giới, sinh vật được phân loại thành 3 nhóm lớn gồm: Lãnh giới Vi sinh vật cổ, Lãnh giới Vi khuẩn, Lãnh giới Sinh vật nhân thực. Trình bày điểm khác nhau cơ bản giữa sinh vật thuộc Lãnh giới Vi khuẩn và sinh vật thuộc Lãnh giới Vi sinh vật cổ. b. Nêu những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng suy giảm đa dạng sinh vật trên Trái Đất. Câu 2 (1,0 điểm) a. Kể tên các loại đại phân tử hữu cơ chính trong tế bào. Những đại phân tử nào có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân? Đơn phân cấu tạo nên các đại phân tử đó là gì? b. Trình bày các loại liên kết hóa học đảm bảo tính ổn định trong cấu trúc và tính linh hoạt trong chức năng của phân tử ADN xoắn kép. Câu 3 (1,0 điểm) Trong cơ thể động vật, hai tế bào nhận biết nhau dựa vào loại chất nào trên màng tế bào? Loại chất này được tổng hợp và vận chuyển đến màng sinh chất như thế nào? Câu 4 (1,0 điểm) a. Trong các hình thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất, hình thức nào không tiêu dùng năng lượng có trong ATP? b. Ở tế bào nhân thực, chất nào được vận chuyển từ tế bào chất vào trong nhân trong số những chất sau: protein loại histon, nuclêôtit, tARN? Giải thích. Câu 5 (1,0 điểm) a. Trong thí nghiệm tách chiết ADN từ các tế bào gan, để tách ADN ra khỏi tế bào và nhân tế bào, người ta cho một lượng nước rửa chén bát vào dịch nghiền tế bào. Sau đó khuấy nhẹ rồi để yên trong 15 phút. Cho tiếp vào ống nghiệm một lượng nước cốt dứa và khuấy thật nhẹ. Hãy cho biết vai trò của nước rửa chén bát và nước cốt dứa trong thí nghiệm này. b. Biết màng nhân tạo được cấu tạo chỉ từ lớp kép phôtpholipit. Trong các chất sau: tinh bột, vitamin K, Ca2+, CO2, những chất nào có thể khuếch tán qua màng sinh chất, những chất nào có thể khuếch tán qua cả màng sinh chất và màng nhân tạo? Câu 6 (1,0 điểm) a. Trong pha sáng quang hợp, ôxi được sinh ra từ quá trình nào? Trình bày vai trò của quá trình đó. b. Trong pha tối quang hợp, sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình C3 là chất nào? Tại sao người ta lại gọi con đường C3 là chu trình? Câu 7 (1,0 điểm) a. Trong hô hấp tế bào, để phân giải hoàn toàn một phân tử glucôzơ trong điều kiện có ôxi, tế bào cần bao nhiêu phân tử NAD+ và FAD+? b. Tại sao tế bào sử dụng năng lượng có trong ATP cung cấp cho các hoạt động sống mà không sử dụng trực tiếp năng lượng từ glucôzơ? Câu 8 (1,0 điểm) Các câu sau đây đúng hay sai? Giải thích. a. Các tế bào thực vật liên kết với nhau thành mô nhờ chất nền ngoại bào. b. Màng của lưới nội chất được cấu tạo từ một lớp kép phôtpholipit.


c. Ở kì đầu của giảm phân I luôn có hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo của cặp nhiễm sắc thể tương đồng. d. Trong chất nền ti thể và chất nền lục lạp có chứa ribôxôm giống với ribôxôm của vi khuẩn. Câu 9 (1,0 điểm) a. Trong điều kiện: tế bào có bộ NST bình thường; quá trình nguyên phân, giảm phân diễn ra bình thường. So sánh cấu trúc nhiễm sắc thể ở kì giữa của nguyên phân với cấu trúc nhiễm sắc thể ở kì giữa của giảm phân II. b. Tại sao trong quá trình phân đôi của vi khuẩn (phân bào trực tiếp) không cần hình thành thoi vô sắc vẫn có thể chia đồng đều vùng nhân của tế bào mẹ cho hai tế bào con? Câu 10 (1,0 điểm) a. Hãy cho biết kiểu dinh dưỡng của một số vi sinh vật sau: nấm, vi khuẩn ôxi hóa lưu huỳnh, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía và màu lục, vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục và màu tía? b. Nuôi cấy vi khuẩn E. coli trong môi trường chỉ có nguồn cung cấp năng lượng là glucôzơ và các chất cần thiết cho sự sinh trưởng của vi khuẩn. Khi quần thể vi khuẩn sinh trưởng ở pha lũy thừa, lấy các mẫu vi khuẩn đưa vào 2 bình nuôi cấy sau: - Bình nuôi cấy 1: Chỉ có nguồn cung cấp năng lượng là glucôzơ và các chất cần thiết cho sự sinh trưởng của vi khuẩn. - Bình nuôi cấy 2: Chỉ có nguồn cung cấp năng lượng là saccarôzơ và các chất cần thiết cho sự sinh trưởng của vi khuẩn. Biết bình 1 và bình 2 là môi trường nuôi cấy không liên tục. Các chất cần cho sự sinh trưởng của vi khuẩn ở các môi trường nuôi cấy là như nhau. Vẽ và giải thích đường cong sinh trưởng của vi khuẩn E. coli trong hai bình trên. -------Hết------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:…………………….………..……; Số báo danh:………………


SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC (Đáp án có 02 trang)

KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 THPT NĂM HỌC 2016-2017 ĐÁP ÁN MÔN: SINH 10 – THPT

I. LƯU Ý CHUNG: - Hướng dẫn chấm chỉ trình bày một cách giải với những ý cơ bản phải có. Khi chấm bài học sinh làm theo cách khác nếu đúng và đủ ý thì vẫn cho điểm tối đa. - Điểm toàn bài tính đến 0,25 và không làm tròn. II. ĐÁP ÁN: Câu Nội dung trình bày Điểm a. Khác nhau giữa vi khuẩn và vi sinh vật cổ: 1(1đ) 0,25 - Vi khuẩn có thành tế bào cấu tạo từ peptidoglican, hệ gen không chứa intron - Vi sinh vật cổ có thành tế bào không phải peptidoglican, hệ gen chứa 0,25 intron, sống trong điều kiện môi trường rất khắc nghiệt b. Nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học: 0,25 - Do con người khai thác quá mức, không có kế hoạch đối với các nguồn tài nguyên, nhất là khai thác rừng. - Ô nhiễm môi trường làm tổn hại đến nguồn thức ăn, nơi ở cũng như điều 0,25 kiện sinh sống của sinh vật. a. - Các loại đại phân tử hữu cơ chính trong tế bào gồm: cacbohidrat, lipit, 2(1đ) protein, axit nucleic 0,25 - Những đại phân tử có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân: + Cacbohidrat: đơn phân là đường đơn. + Protein: đơn phân là axit amin. 0,25 + Axit nucleic (gồm ADN, ARN): đơn phân là nucleotit. b. - Đảm bảo tính ổn định: liên kết cộng hóa trị trên một mạch và liên kết 0,25 hidro giữa 2 mạch. 0,25 - Tính linh hoạt về chức năng: liên kết hidro giữa 2 mạch. - Hai tế bào nhận ra nhau nhờ phân tử glicoprotein 3(1đ) 0,25 - Quá trình tổng hợp và vận chuyển đến màng sinh chất. 0,25 + Protein được tổng hợp ở các riboxom trên mạng lưới nội chất hạt, sau đó đưa vào xoang của mạng lưới nội chất hạt và tạo thành túi tiết. + Túi tiết được đưa đến bộ máy Gôngi. Ở bộ máy gongi, protein được hoàn 0,25 thiện cấu trúc và gắn thêm hợp chất saccarit để tạo thành glicoprotein hoàn chỉnh. + Glicoprotein được gắn vào màng của các túi tiết, đưa đến màng và dung 0,25 hợp giữa màng của túi với màng tế bào. a. - Hình thức vận chuyển không tiêu tốn năng lượng ATP: Vận chuyển thụ 4(1đ) 0,25 động. - Chất vận chuyển từ tế bào chất vào trong nhân tế bào: 0,25 + Protein loại histon, nuclêôtit: là thành phần cấu tạo của nhiễm sắc thể. + tARN không được vận chuyển vào trong nhân vì tARN không tham gia 0,25 vào hoạt động hay thành phần cấu tạo của nhân tế bào. (Có thể trình bày ý 0,25 khác, nếu đúng vẫn cho điểm)


5(1đ)

6(1đ)

7(1đ)

8(1đ)

9(1đ)

10(1đ)

a. - Nước rửa chén : phá vỡ màng sinh chất và màng nhân. - Dịch chiết quả dứa: chứa enzim proteaza phân giải protein (loại histon) giải phóng ADN khỏi protein. b. Những chất có thể khuếch tán qua màng sinh chất - Vitamin K, Ca2+, CO2. Những chất có thể khuếch tán qua màng sinh chất và màng nhân tạo - Vitamin K, CO2. a. - Ôxi trong quang hợp được hình thành từ quá trình quang phân li nước. - Ý nghĩa của quá trình quang phân li nước: Tạo electron cung cấp cho chuỗi truyền e trong pha sáng (truyền e cho diệp lục) b. - Sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình C3 là APG (Axit phôtpho glixêric). - Con đường C3 được gọi là chu trình vì + Ở giai đoạn mở đầu CO2 kết hợp với RiDP. + Giai đoạn sau RiDP lại được tái tạo để tiếp tục gắn với CO2 tiếp theo. a. 10 NAD+ và 2FAD+ b. - ATP được sử dụng trực tiếp cho hoạt động sống vì + Mang liên kết cao năng, phân giải đủ năng lượng cần thiết cho các phản ứng đơn lẻ + Thông qua quá trình tiến hóa, các enzim đã thích nghi với việc dùng năng lượng ATP cung cấp cho các hoạt động cần năng lượng của tế bào. - Tế bào không sử dụng năng lương từ phân giải trực tiếp glucôzơ: giải phóng lượng năng lượng quá lớn so với các phản ứng đơn lẻ, gây thất thoát nhiều dưới dạng nhiệt đốt cháy tế bào. a. Sai - Tế bào thực vật không có chất nền ngoại bào. b. Đúng. c. Sai - Trao đổi chéo là quá trình không bắt buộc. Có thể xảy ra hoặc không. d. Đúng. a. - Giống nhau: NST ở trạng thái kép, xoắn cực đại - Khác nhau: + Ở kì giữa nguyên phân, nhiễm sắc thể gồm hai nhiễm sắc tử giống hệt nhau. + Ở kì giữa giảm phân II, nhiễm sắc thể có thể gồm hai nhiễm sắc tử khác biệt nhau về mặt di truyền do trao đổi chéo xảy ra ở giảm phân I. b. - Vùng nhân (phân tử ADN) gắn vào nếp gấp của màng sinh chất (mêzôxôm) và nhân đôi. - Sự di chuyển của nếp gấp màng sinh chất về 2 bên dẫn đến phân chia đồng đều vùng nhân cho 2 tế bào. (Cho điểm nếu nêu được nếp gấp của màng sinh chất hoặc mêzôxôm) a. - Nấm: Hóa dị dưỡng - Vi khuẩn ôxi hóa lưu huỳnh: Hóa tự dưỡng - Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía và màu lục: Quang tự dưỡng - Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục và màu tía: Quang dị dưỡng. b. - Bình 1: đồ thị không có pha tiềm phát. Vì vi khuẩn đã thích nghi với môi trường có glucôzơ.

0,25 0,25 0,25

0,25 0,25 0,25 0,25 0,25

0,25 0,25

0,25 0,25

0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25

0,25 0,25 0,25

0,25

0,25 0,25


- Bình 2: đồ thị có đầy đủ 4 pha. Vì vi khuẩn phải thích nghi với môi trường có chất mới là saccarozơ.

0,25


SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

KÌ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 THPT NĂM HỌC 2015-2016 ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC 10 - THPT

ĐỀ CHÍNH THỨC

Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề.

(Đề thi gồm 02 trang) Câu 1 (1 điểm). Một loại polisaccarit ở thực vật được cấu tạo từ các phân tử glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết -1,4-glycôzit thành mạch thẳng không phân nhánh. Nêu tên và vai trò của loại polisaccarit này trong cơ thể thực vật. Ở tế bào nấm, chất hóa học nào thay thế vai trò của loại polisaccarit này? Cho biết đơn phân cấu tạo nên chất hóa học này. Câu 2 (1 điểm). a) Cấu trúc nào trong tế bào có khả năng tổng hợp một số prôtêin mà các prôtêin này

không được mã hóa bởi các gen trong nhân? b) Khi nói về cấu trúc của tế bào nhân thực có nhận định sau: “Màng của các bào quan

trong tế bào nhân thực đều là lớp kép phôtpholipit tương tự như màng sinh chất”. Theo em, nhận định này đúng hay sai? Lấy ví dụ về một quá trình sống diễn ra trong tế bào để chứng minh quan điểm của em. Câu 3 (1 điểm). Người ta đánh dấu phóng xạ vào một axit amin, sau đó cho nó xâm nhập vào trong tế bào. Một thời gian sau người ta thấy nó có trong một loại prôtêin tiết ra ngoài tế bào. Hãy cho biết sau khi xâm nhập vào tế bào thì axit amin đó đã đi qua những thành phần nào của tế bào. Ở mỗi thành phần tế bào nó đi qua xảy ra quá trình nào? Câu 4 (1 điểm). a) Giải thích tại sao ion Mg2+ không được khuếch tán trực tiếp qua lớp kép phôtpholipit

của màng sinh chất. b) Khi nói về quá trình vận chuyển các chất qua màng sinh chất, có nhận định cho rằng:

“Chỉ có vận chuyển chủ động (vận chuyển tích cực) mới tiêu dùng năng lượng ATP”. Theo em, nhận định này đúng hay sai? Tại sao? Câu 5 (1 điểm). Một nhà khoa học sử dụng phương pháp đánh dấu phóng xạ để nghiên cứu nguyên liệu và sản phẩm của quá trình quang hợp và hô hấp tế bào. a) Trong hô hấp tế bào, nếu thu được phân tử nước có nguyên tử oxi được đánh dấu

phóng xạ thì nhà khoa học đã sử dụng oxi đánh dấu ở nguyên liệu nào? Giải thích tại sao. b) Trong quá trình quang hợp, nếu nhà khoa học sử dụng nước có đánh dấu phóng xạ

nguyên tử oxi thì sẽ thu được phân tử nào có đánh dấu phóng xạ? Giải thích tại sao. Câu 6 (1 điểm). a) Trình bày tóm tắt sơ đồ chu trình Canvin. APG là chất có mấy cacbon? b) Khi nói về quá trình quang hợp, có nhận định cho rằng: “Pha sáng là quá trình

chuyển đổi quang năng thành hóa năng”. Nhận định trên đúng hay sai? Giải thích tại sao.


Câu 7 (1 điểm). a) Quá trình vận chuyển H+ từ xoang gian màng vào chất nền ti thể để tổng hợp ATP

được thực hiện theo hình thức vận chuyển nào? Nêu điều kiện để xảy ra hình thức vận chuyển đó. b) Trong quá trình hô hấp hiếu khí có 10 phân tử glucôzơ được phân giải. Tính số

NADH và FADH2 tạo ra. Câu 8 (1 điểm). Nêu hai sự kiện chỉ xảy ra trong quá trình phân bào giảm phân mà không xảy ra trong phân bào nguyên phân dẫn đến sự đa dạng di truyền. Giải thích tại sao. Câu 9 (1 điểm). a) Trình bày các hình thức hô hấp ở vi sinh vật. b) Vi khuẩn oxi hóa lưu huỳnh lấy năng lượng từ những phản ứng hóa học nào?

Câu 10 (1 điểm). Cho hỗn hợp các sản phẩm sau: (1): CO2 + C2H5OH; (2): CH3CHOHCOOH ; (3): CH3CHOHCOOH + CO2+ C2H5OH. a) Cho biết tên các vi sinh vật có thể tạo thành các hỗn hợp sản phẩm trên nhờ lên men

đường glucôzơ. b) Ở người có quá trình tạo sản phẩm (2) không? Nếu có thì xảy ra trong điều kiện nào? c) Nêu ứng dụng quá trình tạo sản phẩm (2) và (3) trong đời sống.

---------------Hết-------------Thí sinh không được sử dụng bất cứ tài liệu nào. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ tên thí sinh: …………………………………………Số báo danh…………….............


SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 THPT Năm học 2015 – 2016 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC 10 - THPT (hướng dẫn chấm gồm 02 trang)

Câu

Đáp án - Polisacarit đó là xenlulôzơ………………………………………… - Vai trò trong cơ thể thực vật là cấu trúc thành tế bào……………… Câu 1 (1 điểm) - Trong tế bào nấm, chất này được thay thế bằng kitin……………… - Đơn phân cấu tạo kitin là N-acetyl glucozamin……………………

Điểm 0,25 đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ

a) -Ty thể……………………………………………………………. Câu 2 (1 điểm) - Lục lạp…………………………………………………………….. b) - Đúng……………………………………………………………. - Lưới nội chất tạo ra bóng sản phẩm chuyển đến nhập vào bộ máy Gôngi => màng của 2 bào quan này tương tự nhau. Bộ máy Gôngi tạo ra bóng dung hợp với màng sinh chất xuất bào => màng của bộ máy Gôngi tương tự như màng sinh chất……………………………….. - Ở ribôxôm: aa được gắn với t-ARN trong quá trình dịch mã………. Câu 3 (1 điểm) - Ở các túi tiết: chứa đựng chuỗi polipeptit trước khi chuyển vào bộ máy Gôngi…………………………………………………………… - Ở bộ máy Gôngi: hoàn chỉnh cấu trúc, tạo thành prôtêin hoàn chỉnh. - Màng sinh chất: thực hiện cơ chế xuất bào…………………………. a) - Mg2+ được bao bọc bởi lớp nước…………………………………. Câu 4 (1 điểm) - Tương tác kị nước giữa Mg2+ và đuôi kị nước của màng làm cho chúng không được khuếch tán trực tiếp qua màng sinh chất…………. b) - Sai………………………………………………………………… - Xuất nhập bào đòi hỏi phải có sự biến đổi của màng và tiêu dùng năng lượng……………………………………………………………. a) Đã đánh dấu oxi……………………………………………………. Câu 5 (1 điểm) - Oxi là chất nhận e trong chuỗi truyền e và H+ tạo thành H2O……… b) - Oxi……………………………………………………………….. - Quang phân li nước tạo ra Oxi……………………………………… a) Câu 6 (1 điểm) RiDP + CO2  APG + ATP + NADPH  AlPG  GLUCÔZƠ + RiDP (Hình SGK ) ……………………………………………….. - APG: 3 các bon…………………………………………………….. b) - Đúng……………………………………………………………… - Năng lượng ánh sáng chuyển vào liên kết hóa học trong ATP và NADPH………………………………………………………………. a) - Phương thức: Bị động (thụ động) (khuếch tán). ............................ Câu 7 (1 điểm) - Điều kiện: Cần phải có chênh lệch nồng độ, kênh prôtêin................. b) - Số NADH và FADH2 tạo ra: - Số NADH tạo ra: 10 x 10 =100.......................................................... - Sô FADH2 tạo ra:10 x 2 = 20............................................................. - Sự trao đổi chéo diễn ra trong kì đầu của giảm phân I…………….. Câu 8 (1 điểm) - Trao đổi chéo tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về cấu trúc so với giao tử không có trao đổi chéo………………......................................

0,25đ 0,25đ 0,25đ

0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ

0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ


Câu

Đáp án - Sự phân li của các nhiễm sắc kép ở kì sau giảm phân I……………. - Sự phân li theo nhiều kiểu khác nhau tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau………………………………………………………………….. a) - Hô hấp hiếu khí: Chất nhận e cuối cùng là Oxi…………………. Câu 9 (1 điểm) - Hô hấp kị khí: Chất nhận e cuối cùng là CO2, NO3- ………………. b)

Điểm 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ

Câu 10 a) (1) –nấm men; (2) – vi khuẩn lăctic đồng hình……………………. (3)- vi khuẩn lactic dị hình………………………………………… (1 điểm) b) Quá trình tạo sản phẩm (2) có ở người, diễn ra khi các cơ hoạt động liên tục mà thiếu oxi…………………………………………………. c) Ứng dụng quá trình tạo sản phẩm (2) và (3): làm dưa chua, sữa chua…………………………………………………………………… -----------------Hết--------------

0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ


SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2014-2015 ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC (Dành cho học sinh THPT không chuyên) Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1 (1,0 điểm). Nhận định nào sau đây sai? Vì sao? a) Tất cả tế bào thực vật đều có màng sinh chất, tế bào chất, trung thể và nhân. b) Tất cả các tế bào sinh dưỡng đều có bộ nhiễm sắc thể là 2n. c) Quá trình lên men rượu và lên men lactic đều là các phản ứng oxi hóa khử. d) Mỗi tế bào đều có màng sinh chất, tế bào chất và nhân. Câu 2 (1,0 điểm). Thành phần chính trong cấu trúc của màng sinh chất theo mô hình khảm động của Singer và Nicolson (1972) là gì? Các thành phần đó giúp màng sinh chất thực hiện được chức năng như thế nào? Câu 3 (1,0 điểm). Ở tế bào động vật, bào quan nào có chứa ADN? Nêu đặc điểm cấu tạo của bào quan đó. Câu 4 (1,0 điểm). Trình bày cấu tạo của ATP? Hãy phân loại các kiểu phôtphorin hóa để tổng hợp ATP trong tế bào nhân thực? Trong các kiểu phôtphorin hóa đó thì kiểu nào tạo ra hầu hết các phân tử ATP cung cấp cho hoạt động sống của tế bào? Câu 5 (1,0 điểm). a) Sử dụng phôtpholipit và prôtêin để tạo ra một màng tế bào nhân tạo, trong tế bào nhân tạo này có chứa dung dịch saccarôzơ với nồng độ 0,15 mol/l và trên màng nhân tạo có kênh prôtêin để thực hiện trao đổi chất. Ở nhiệt độ 270C, người ta đưa tế bào này vào trong dung dịch có áp suất thẩm thấu 2atm. Tế bào nhân tạo này có bị vỡ ra hay không? Vì sao? b) Sơ đồ dưới đây mô tả các con đường chuyển hóa giả định. Mũi tên chấm gạch chỉ sự ức chế ngược. Nếu chất G và F dư thừa trong tế bào thì nồng độ chất nào sẽ tăng lên một cách bất thường? Giải thích.

Câu 6 (1,0 điểm). Phân biệt pha sáng và pha tối của quang hợp về các dấu hiệu (điều kiện xảy ra, nơi xảy ra và sản phẩm tạo ra). Tại sao trong quang hợp, pha tối lại phụ thuộc vào pha sáng? Câu 7 (1,0 điểm). Nêu đặc điểm các pha trong kì trung gian của quá trình nguyên phân. Nhận xét gì về kì trung gian ở các loại tế bào sau: Tế bào vi khuẩn, tế bào hồng cầu, tế bào thần kinh, tế bào ung thư? Câu 8 (1,0 điểm). Biết ruồi giấm (Drosophila melanogaster) có bộ nhiễm sắc thể 2n=8. Có một tế bào của ruồi giấm đang phân bào, người ta quan sát thấy có 4 nhiễm sắc thể kép xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. Tế bào đang ở kì nào của quá trình phân bào? Giải thích. Câu 9 (1,0 điểm). a) Trình bày các đặc điểm chung của vi sinh vật. b) Phân biệt hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí, lên men. Câu 10 (1,0 điểm). Phân tích kiểu dinh dưỡng của một chủng vi khuẩn dựa vào sự quan sát khi nuôi cấy chúng trên các môi trường A, B. Thành phần các môi trường được tính bằng g/l: - Môi trường A: (NH4)3PO4 – 0,2; CaCl2 – 0,1; KH2PO4 – 1,0; NaCl – 5,0; MgSO4 – 0,2. - Môi trường B: Thành phần như môi trường A + glucôzơ – 0,8. Sau khi cấy chủng vi khuẩn đó, nuôi ủ trong tủ ấm với thời gian và nhiệt độ thích hợp, người ta thấy môi trường A không có vi khuẩn phát triển, còn trong môi trường B có vi khuẩn phát triển. a) Môi trường A là loại môi trường gì? Giải thích. b) Kiểu dinh dưỡng theo nguồn cacbon của chủng vi khuẩn trên là gì? -------------Hết------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.


Họ và tên thí sinh: …………………….………..…….….….…Số báo danh…………………… SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2014-2015 HDC MÔN: SINH HỌC (HDC có 02 trang) (Dành cho học sinh THPT không chuyên) Câu

1 (1,0đ)

2 (1,0đ)

3 (1,0đ)

4 (1,0đ)

5 (1,0đ)

Nội dung a) Sai. Vì chỉ tế bào thực vật bậc thấp mới có trung thể, tế bào thực vật bậc cao không có trung thể....................................................................................................................... b) Sai. Vì có tế bào sinh dưỡng có bộ NST là n như tế bào sinh dưỡng ở rêu, cây phát triển từ nuôi cấy hạt phấn.................................................................................................. c) Đúng.............................................................................................................................. d) Sai. Vì tế bào nhân sơ (vi khuẩn) chưa có nhân mà chỉ có vùng nhân.......................... - Thành phần chính của màng sinh chất theo mô hình khảm động của Singơ và Nicônsơn là: Phôtpholipit và prôtêin………………………………………………....... - Màng sinh chất thực hiện những chức năng cơ bản của nó nhờ có các thành phần chính này thể hiện: + Vận chuyển các chất qua màng có tính chọn lọc: Lớp phôtpholipit của màng sinh chất chỉ cho các phân tử nhỏ tan trong dầu mỡ (không phân cực) đi qua. Các kênh prôtêin trên màng chỉ cho các chất phân cực và tích điện thích hợp đi qua.…................. + Thụ thể: Các prôtêin thụ thể trên màng sinh chất nhận các tín hiệu lí hóa học. Nhờ đó màng có khả năng thu nhận thông tin từ bên ngoài cho tế bào để có những đáp ứng thích hợp đối với sự thay đổi của ngoại cảnh…................................................................. + Dấu chuẩn: Các “dấu chuẩn” trên màng sinh chất là glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào. Nhờ đó màng có khả năng nhận biết các tế bào cùng cơ thể và các tế bào lạ (tế bào của cơ thể khác, tế bào ung thư,...)…………………………………..................... - Ở tế bào động vật, bào quan có chứa ADN là nhân và ti thể........................................... - Nhân: + Màng kép, trên màng nhân có các lỗ nhân, cấu trúc mỗi lớp màng gồm lớp kép phôtpholipit có đầu ưa nước quay ra ngoài đuôi kị nước quay vào trong và những phân tử prôtêin xuyên màng và bám màng, giữa 2 lớp màng có xoang gian màng. + Bên trong là dịch nhân chứa sợi nhiễm sắc và nhân con. Chất nhiễm sắc có thành phần chủ yếu là ADN và prôtêin dạng histon, số lượng sợi nhiễm sắc đặc trưng cho loài. Nhân con (hạch nhân) thành phần chủ yếu là prôtêin và rARN. .............................. - Ti thể: + Màng kép: Màng ngoài trơn, nhẵn, màng trong ăn sâu vào khối cơ chất tạo nên các mào ti thể làm tăng diện tích màng. Trên màng trong có hệ thống enzim tham gia quá trình hô hấp, có hệ vận chuyển điện tử, ATP sintetaza. Giữa 2 lớp màng là khoảng gian màng. + Bên trong khối cơ chất có chứa nhiều enzim xúc tác phản ứng hô hấp hiếu khí (chu trình Crep), có ADN, ribôxôm 70S..................................................................................... * Cấu tạo: Gồm 2 thành phần là ađênôzin (bazơ ađênin + đường ribôzơ) và triphôtphat ( 3 gốc phôtphat)................................................................................................................ * Các kiểu phôtphorin hoá: - Phôtphorin hoá quang hoá: Vòng và không vòng............................................................ - Phôtphorin hoá ôxi hoá: Ở mức nguyên liệu và mức enzim............................................ * Kiểu phôtphorin hoá ôxi hoá ở mức enzim tạo ra hầu hết các phân tử ATP cung cấp cho hoạt động sống của tế bào..................................................................................... a) - Tế bào nhân tạo này bị vỡ ra vì áp suất thẩm thấu của tế bào lớn hơn áp suất thẩm thấu của môi trường nên H2O sẽ thẩm thấu từ môi trường ngoài vào tế bào làm cho tế bào trương lên và vỡ ra. ............................................................................................................ - ASTT của tế bào nhân tạo: P = RTCi = 0,082 x (273+27) x 0,15 x 1 = 3,69 atm..........

Điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25

0,25

0,25

0,25 0,5

0,25

0,25 0,25 0,25 0,25 0,25

0,25 0,25


6 (1,0đ)

7 (1,0đ)

8 (1,0đ)

9 (1,0đ)

10 (1,0đ)

b) - Nếu chất G và F dư thừa trong tế bào thì nồng độ chất H sẽ tăng lên bất thường…....... - Giải thích: Do cơ chế ức chế ngược của enzim; G và F tăng cao ức chế ngược trở lại làm giảm phản ứng chuyển C thành D và E → nồng độ chất C tăng lên → ức chế ngược trở lại làm giảm phản ứng chuyển hóa A thành B. Do đó A chuyển hóa thành H nhiều hơn → nồng độ chất H tăng lên…………………………………........................... * Phân biệt pha sáng và pha tối Dấu hiệu Pha sáng Pha tối Điều kiện xảy ra Chỉ xảy ra khi có ánh sáng Xảy ra cả khi có ánh sáng và cả trong tối…........................................ Nơi xảy ra Ở màng tilacôit của lục lạp Trong chất nền của lục lạp…........... Sản phẩm tạo ra ATP và NADPH, O2 Cacbohiđrat (khởi đầu là Glucôzơ).. *Trong quang hợp, pha tối phụ thuộc vào pha sáng vì: Trong pha tối xảy ra sự biến đổi CO2 thành glucôzơ nhờ ATP và NADPH được tạo ra trong pha sáng ………………..... (TS chỉ cần trả lời đúng các dấu hiệu, không bắt buộc lập bảng) - Đặc điểm các pha: G1, S, G2. + Pha G1: Tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng. + Pha S: Nhân đôi ADN và NST. + Pha G2: Tổng hợp prôtêin có vai trò đối với sự hình thành thoi phân bào………..... - Nhận xét: + Vi khuẩn: Phân chia trực phân không có kì trung gian. + Hồng cầu: Không có khả năng phân chia, không có kì trung gian. + Tế bào thần kinh: Kì trung gian kéo dài suốt đời sống cá thể. + Tế bào ung thư: Kì trung gian rất ngắn………………………………………..... - Tế bào đang ở kì giữa của lần giảm phân II………………………................................. - Giải thích: Các NST kép đang xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo → đang ở kì giữa của nguyên phân hoặc giảm phân II. Do số lượng NST trong tế bào lúc này chỉ có 4 NST (đã giảm đi một nửa so với 2n =8) → ở kì giữa giảm phân II…....................... a) - Kích thước nhỏ bé, chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi. - Cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực, một số là tập hợp đơn bào. - Hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh, sinh trưởng và sinh sản nhanh. - Phân bố rộng.................................................................................................................... b) Dấu hiệu Hô hấp hiếu Hô hấp kị khí Lên men khí Điều kiện Cần O2 Không cần O2 Không cần O2 2Chất nhận điện O2 Chất vô cơ (NO3 , SO4 ..) Chất hữu cơ tử cuối cùng Năng lượng Nhiều Ít Ít nhất.............. - Môi trường A là môi trường tổng hợp………………………………............................. - Giải thích: Vì đã biết rõ thành phần và hàm lượng các chất có trong môi trường……... - Glucôzơ cung cấp nguồn cacbon hữu cơ cho chủng vi khuẩn ……................................ → Kiểu dinh dưỡng theo nguồn cacbon: Dị dưỡng…………………............................... -------------Hết-------------

0,25

0,25

0,25 0,25 0,25 0,25

0,5

0,5 0,5

0,5

0,5

0,5 0,25 0,25 0,25 0,25


SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2013-2014 ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC (Dành cho học sinh THPT không chuyên) Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1 (1,0 điểm). Nêu các đặc điểm của một cơ thể sống. Câu 2 (1,0 điểm). Dựa trên đặc điểm cấu tạo và tính chất của phân tử nước, hãy giải thích các hiện tượng sau: a) Khi bảo quản rau quả tươi, người ta chỉ để trong ngăn lạnh chứ không để trong ngăn đá của tủ lạnh. b) Khi cơ thể đang ra mồ hôi, nếu có gió thổi sẽ có cảm giác mát hơn khi không có gió. c) Trên bề mặt phía ngoài của cốc đựng nước đá thường có các giọt nước hình thành. d) Một số côn trùng (nhện nước, ...) có khả năng chạy trên mặt nước mà không bị chìm. Câu 3 (1,0 điểm). a) Trong tế bào thực vật, bào quan nào có khả năng tổng hợp ATP nhờ năng lượng ánh sáng? Nêu cấu trúc của bào quan đó. b) Bào quan trên có chứa những loại axit nuclêic nào? Mô tả cấu trúc các loại axit nuclêic đó? Câu 4 (1,0 điểm). a) Các tế bào nhận biết nhau bằng các “dấu chuẩn” có trên màng sinh chất. Theo em dấu chuẩn là hợp chất hóa học nào? Chất này được tổng hợp và chuyển đến màng sinh chất như thế nào? b) Nêu những chức năng chính của prôtêin màng trong hoạt động sống của tế bào? Câu 5 (1,0 điểm). Nêu sự khác nhau giữa quá trình quang hợp và quá trình hô hấp ở sinh vật nhân thực (vị trí xảy ra, nguyên liệu sử dụng, sản phẩm tạo thành, vai trò của quá trình). Câu 6 (1,0 điểm). Viết phương trình tổng quát của pha sáng và pha tối trong quá trình quang hợp của cây xanh. Tại sao hai pha này lại xảy ra ở hai nơi khác nhau trong lục lạp? Câu 7 (1,0 điểm). a) Sự thiếu O2 ảnh hưởng như thế nào đến chuỗi êlectron hô hấp và quá trình tổng hợp ATP theo cơ chế hóa thẩm? b) Quá trình hô hấp tế bào của một vận động viên đang tập luyện diễn ra mạnh hay yếu? Vì sao? Câu 8 (1,0 điểm). Tại sao nói chu trình Crep là trung tâm của các quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào và cơ thể? Câu 9 (1,0 điểm). a) Phân biệt các loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật. Nước dưa là môi trường gì? Giải thích. b) Khi nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường không liên tục thì thu hoạch sinh khối vào thời điểm nào là hiệu quả nhất? Giải thích. Câu 10 (1,0 điểm). Người ta thực hiện một thí nghiệm sau: Phá bỏ thành tế bào cầu khuẩn, trực khuẩn, phẩy khuẩn. Sau đó cho chúng phát triển trong môi trường đẳng trương. a) Xác định hình dạng của các loại vi khuẩn trên? Qua thí nghiệm ta có thể rút ra kết luận gì? b) Vi khuẩn có các đặc điểm gì để thích nghi cao độ với môi trường sống? -------------Hết----------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: …………………….………..…….….….…Số báo danh……………………


SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC (Đáp án có 03 trang) Câu

1 (1,0đ)

2 (1,0đ)

3 (1,0đ)

4 (1,0đ)

KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2013-2014 ĐÁP ÁN MÔN: SINH HỌC (Dành cho học sinh THPT không chuyên) Nội dung

* Đặc điểm của cơ thể sống: - Có cấu trúc tế bào............................................................................................................. - Có các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của sự sống: + Trao đổi chất và năng lượng theo phương thức đồng hóa và dị hóa + Sinh trưởng và phát triển + Sinh sản + Cảm ứng + Di truyền và biến dị........................................................................................................ a) Do nước đá có thể tích lớn hơn nước lỏng nên khi để rau quả tươi (là dạng vốn đang chứa nhiều nước) vào ngăn đá, nước trong đó sẽ thành nước đá  phá vỡ tế bào  làm hỏng, làm giảm chất lượng của rau quả............................................................................. b) Do nước trong mồ hôi khi bay hơi phải lấy nhiệt của cơ thể giúp làm giảm nhiệt của bề mặt cơ thể. Có gió sẽ giúp nước trong mồ hôi bay hơi nhanh hơn  làm giảm nhiệt nhanh hơn  tạo cảm giác mát hơn khi không có gió............................................. c) Do hơi nước trong không khí quanh cốc nước đá có nhiệt độ cao hơn thành cốc  bị mất nhiệt khi tiếp xúc với thành cốc hình thành liên kết hidro giữa các phân tử nước trên bề mặt cốc  tạo thành các giọt nước....................................................................... d) Do sự liên kết giữa các phân tử nước (bằng liên kết hidro) tạo sức căng bề mặt cho khối nước. Lực này tuy yếu nhưng lớn hơn trọng lực của cơ thể → có khả năng đỡ được một số côn trùng nhỏ  chúng có thể di chuyển được trên mặt nước mà không bị chìm………....................................................................................................................… a) Bào quan - Bào quan đó là lục lạp..................................................................................................... - Cấu trúc lục lạp: + Thường có dạng hình bầu dục, kích thước trung bình < 10µm + Bên ngoài gồm hai lớp màng, bên trong lục lạp chứa chất nền. Trong chất nền có ADN mạch kép dạng vòng, ribôxôm 70S và một hệ thống các túi dẹt (các tylacôit) xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc hạt gọi là grana. Trên màng của tylacôit chứa sắc tố và enzim quang hợp. Trong chất nền cũng chứa nhiều enzim quang hợp........................ b) Cấu trúc các loại axit nucleic + ADN trần, vòng, kép...................................................................................................... + ARN 1 mạch, hở............................................................................................................. a) Dấu chuẩn: - Dấu chuẩn là hợp chất glycôprôtêin............................................................................ - Prôtêin được tổng hợp ở các Ribôxôm trên màng lưới nội chất hạt, sau đó đưa vào trong xoang của mạng lưới nội chất hạt  tạo thành túi  bộ máy gôngi. Tại đây prôtêin được hoàn thiện cấu trúc, gắn thêm hợp chất saccarit  glycôprôtêin hoàn chỉnh  đóng gói đưa ra ngoài màng bằng xuất bào.................................................... b) Chức năng chính của prôtêin màng gồm: - Ghép nối 2 tế bào với nhau - Là thụ thể bề mặt tiếp nhận các thông tin - Giúp tế bào nhận biết nhau nhờ dấu hiệu nhận biết đặc hiệu (glicôprôtêin) - Là các kênh vận chuyển các chất qua màng - Là enzim màng................................................................................................................

Điểm 0,5

0,5

0,25

0,25

0,25

0,25 0,25

0,25 0,25 0,25 0,25

0,25

0,5


Điểm phân biệt Vị trí xảy ra Nguyên liệu Sản phẩm 5 (1,0đ)

Vai trò

Quang hợp

Hô hấp

Lục lạp. Chất vô cơ (CO2, H2O). Chất hữu cơ, oxi.

Tế bào chất, ti thể. Chất hữu cơ (glucoz …). CO2, H2O, một số chất hữu cơ trung gian, năng lượng (ATP, nhiệt) - Tạo ra nguồn hữu cơ từ các chất - Giải phóng năng lượng cho vô cơ cho sinh giới. mọi hoạt động sống của tế bào - Chuyển hóa năng lượng ánh - Trong quá trình hô hấp, có tạo ra một số sản phẩm trung sáng thành hóa năng. gian làm nguyên liệu cho một - Góp phần điều hòa khí hậu. số quá trình sống khác.

0,25 0,25 0,25

0,25

6 * Viết PTPƯ: (1,0đ) - Pha sáng: 12 H2O + 12 NADP+ + 18 ADP + 18 Pi → 12 NADPH + 18 ATP + 6 H2O + 6 O2.......

0,25

- Pha tối: 6 CO2 + 12 NADPH + 18 ATP + 12 H2O → C6H12O6 + 12 NADP+ + 18ADP + 18 Pi..

0,25

* Pha sáng xảy ra ở màng tilacôit, pha tối xảy ra ở strôma vì: - Trên màng tilacôit có định vị các sắc tố quang hợp, hệ enzim của chuỗi truyền êlectron và phức hệ ATP synteaza để tổng hợp ATP và NADPH cung cấp cho pha tối... - Trong strôma có hệ enzim khử CO2................................................................................. a) Không có O2 để nhận e, H+ không được bơm vào xoang gian màng của ty thể và hóa thẩm không xảy ra, photphoryn hóa dừng lại và không tổng hợp được ATP................... b) - Quá trình hô hấp tế bào của một vận động viên đang tập luyện diễn ra mạnh, vì khi tập luyện các tế bào cơ cần nhiều năng lượng, do đó quá trình hô hấp tế bào phải được 7 (1,0đ) tăng cường. ........................................................................................................................ - Nếu tập luyện quá sức, nhiều khi quá trình hô hấp ngoài không cung cấp đủ ô xi cho hô hấp ở tế bào, các tế bào cơ phải sử dụng quá trình lên men tạo ATP. Khi đó có sự tích luỹ axit lactic trong tế bào dẫn đến đau mỏi cơ. ....................................................... Vì: - Cung cấp năng lượng ATP cho các hoạt động sống……………………………...……. 8 - Tạo ra các sản phẩm trung gian cho các quá trình sinh tổng hợp…………………....... (1,0đ) - Đầu mối của nhiều con đường chuyển hóa……………………………………….....… - Tạo ra các coenzim tham gia vào quá trình chuyển hóa……………………….............. 9 a) Phân biệt môi trường nuôi cấy:

0,25 0,25 0,5

0,25

0,25

0,25 0,25 0,25 0,25


(1,0đ) - Môi trường tự nhiên: Chưa biết rõ thành phần và hàm lượng các chất. - Môi trường tổng hợp: Đã biết rõ thành phần và hàm lượng các chất. - Môi trường bán tổng hợp: Là môi trường tự nhiên có bổ sung thêm một số chất biết rõ hàm lượng........................................................................................................................... * Nước dưa là môi trường tự nhiên. Vì chưa biết rõ thành phần và hàm lượng các chất trong đó........................................................................................................................................ b) - Thu hoạch sinh khối vào cuối pha lũy thừa, đầu pha cân bằng là tốt nhất..................... - Vì: Lúc này quần thể vi khuẩn có sinh khối lớn nhất, ít chất thải nhất, thời gian nuôi cấy không kéo dài và không tốn thêm thức ăn………………………………...…………

0,25 0,25

0,25 0,25

10 a) (1,0đ) - Các vi khuẩn đều có hình cầu: ……………………………………………...….....…… - Kết luận: thành tế bào quy định hình dạng của tế bào vi khuẩn: ………….................... b) - Tỉ lệ S/V lớn → hấp thụ và chuyển hóa vật chất nhanh. - Hệ gen đơn giản → dễ phát sinh đột biến trong đó có các đột biến có lợi, đột biến biểu hiện ngay ra kiểu hình - Thành tế bào giúp duy trì áp suất thẩm thấu. - Có khả năng hình thành nội bào tử khi gặp điều kiện sống không thuận lợi…............... (Học sinh trả lời đúng 3/4 ý cho điểm tối đa) -------------Hết-----------

0,25 0,25

0,5


SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2012-2013

ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC ĐỀ CHÍNH THỨC

(Dành cho học sinh THPT không chuyên) Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1. Cho biết chức năng chính của không bào ở các tế bào sau đây: - Tế bào cánh hoa. - Tế bào lông hút của rễ cây. - Tế bào đỉnh sinh trưởng. - Tế bào lá cây của một số loài cây mà động vật không dám ăn. Câu 2. a) Trong tế bào có các phân tử sinh học: Lipit, ADN và prôtêin. Cho biết những phân tử nào có liên kết hiđrô? Vai trò của liên kết hiđrô trong các phân tử đó? b) Vì sao tế bào thực vật không dự trữ glucôzơ mà dự trữ tinh bột? Câu 3. a) Người ta làm thí nghiệm dung hợp một tế bào chuột và một tế bào người với nhau sau một thời gian quan sát thấy prôtêin trong màng của tế bào chuột và tế bào người sắp xếp xen kẽ nhau. Kết quả thí nghiệm trên chứng minh tính chất nào của màng? Ý nghĩa của tính chất đó với tế bào? b) Khi tiến hành thí nghiệm về tính thấm của tế bào sống và tế bào chết, kết quả có sự khác nhau về màu sắc của lát cắt phôi không đun cách thủy với lát cắt phôi đun cách thủy. Hãy giải thích về sự khác nhau đó ? Câu 4. a) Các chất tan vận chuyển qua màng sinh chất có thể đi theo những con đường nào? b) Tốc độ khuếch tán của các chất ra hoặc vào tế bào qua màng sinh chất phụ thuộc vào những yếu tố nào? Câu 5. Có giả thuyết cho rằng, ti thể và lục lạp có nguồn gốc từ tế bào nhân sơ ẩn nhập vào tế bào nhân thực bằng con đường thực bào. Bằng những hiểu biết về cấu trúc và chức năng của hai bào quan này hãy chứng minh giả thuyết trên? Câu 6. a) Hoạt động chính của nấm men trong môi trường có O2 và trong môi trường không có O2? b) Làm nước sirô quả trong bình nhựa kín, sau một thời gian thì bình sẽ căng phồng. Hãy giải thích hiện tượng trên? Câu 7. a) Vì sao nói hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí, lên men đều là quá trình dị hoá? Căn cứ vào đặc điểm nào người ta phân biệt 3 quá trình này? b) Trong nước mắm và trong tương có rất nhiều axit amin. Chất này có nguồn gốc từ đâu, do vi sinh vật nào tác động để tạo thành? Câu 8. Chứng minh rằng virut nằm giữa ranh giới cơ thể sống và vật không sống? Câu 9. Một cốc rượu nhạt (5%->6% etanol) hoặc bia, cho thêm một ít chuối, đậy cốc bằng vải màn, để nơi ấm, sau vài ngày sẽ có váng trắng phủ trên bề mặt môi trường. Rượu đã biến thành giấm. - Hãy điền hợp chất được hình thành vào sơ đồ sau: CH3CH2OH + O2 -> …………………+ H2O + Q - Váng trắng do vi sinh vật nào tạo ra? Ở đáy cốc có loại vi sinh vật này không? Tại sao? Câu 10. Ở người có 2n= 46, các nhiễm sắc thể có cấu trúc khác nhau và cấu trúc của nhiễm sắc thể không thay đổi trong giảm phân. Hãy xác định khả năng sinh ra đứa trẻ không mang nhiễm sắc thể của ông nội và mang 2 nhiễm sắc thể của bà ngoại?

-------------Hết----------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.


Họ và tên thí sinh:……….………..…….…….….….; Số báo danh………………. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC (Đáp án có 03 trang)

KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2012-2013

ĐÁP ÁN MÔN: SINH HỌC (Dành cho học sinh THPT không chuyên)

I. LƯU Ý CHUNG: - Hướng dẫn chấm chỉ trình bày một cách giải với những ý cơ bản phải có. Khi chấm bài học sinh làm theo cách khác nếu đúng và đủ ý thì vẫn cho điểm tối đa. - Điểm toàn bài tính đến 0,25 và không làm tròn. II. ĐÁP ÁN: Câu Ý

Nội dung trình bày

Điểm

- Tế bào cánh hoa: Chứa các sắc tố để thu hút côn trùng ..........................................

0.25

- Tế bào lông hút của rễ cây: Chứa các chất khoáng để tạo áp suất thẩm thấu giúp tế bào hút nước và muối khoáng.................................................................................

0.25

- Tế bào đỉnh sinh trưởng: Chứa nhiều nước có tác dụng làm cho tế bào dài ra nên sinh trưởng nhanh.......................................................................................................

0.25

- Tế bào lá cây của một số loài cây mà động vật không dám ăn: Chứa các chất độc, chất phế thải ..............................................................................................................

0.25

1 điểm

1

1 điểm

2 a

0.5 điểm * Những phân tử có liên kết hiđrô: - ADN, prôtêin...........................................................................................................

0.25

* Vai trò của liên kết hiđrô trong cấu trúc các phân tử: Tạo nên cấu trúc không gian của các phân tử. (ADN: Các nuclêôtit giữa hai mạch 0.25 đơn liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung tạo cấu trúc không gian của ADN; Prôtêin: Tham gia cấu trúc không gian của prôtêin).................................................. b

0.5 điểm Tế bào thực vật không dự trữ glucôzơ mà thường dự trữ tinh bột vì: - Tinh bột không tan trong nước, không tạo áp suất thẩm thấu. Còn glucôzơ tan 0.25 trong nước, tạo áp suất thẩm thấu............................................................................... - Tinh bột khó bị ôxi hóa, còn glucôzơ dễ bị ôxi hóa (tính khử mạnh)......................

0.25

1 điểm

3 a

0.5 điểm * Thí nghiệm chứng minh tính động của màng…….......………...................…......

0.25

* Ý nghĩa tính động của màng với tế bào: Giúp màng tế bào linh hoạt để thực hiện 0.25 chức năng của mình.................................................................................................. b

0.5 điểm Giải thích :

0.25


- Phôi sống không nhuộm màu vì màng tế bào sống có tính thấm chọn lọc ............. - Phôi chết bắt màu vì tế bào phôi đã chết nên màng không có tính thấm chọn lọc .. 0.25 1 điểm

4 a

b

0.5 điểm Các con đường mà chất tan có thể đi qua: - Qua trực tiếp lớp kép phôtpholipit...........................................................................

0.25

- Qua kênh prôtêin......................................................................................................

0.25

0.5 điểm Tốc độ khuếch tán theo phương thức bị động phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Kích thước của chất cần vận chuyển - Sự chênh lệch nồng độ 2 bên màng.........................................................................

0.25

- Bản chất hoá học của chất được vận chuyển. - Môi trường: Nhiệt độ, độ nhớt, ............................................................................... ( Đúng 2 trong 4 ý cho 0,25đ)

0.25

1 điểm

5

* Về cấu trúc - Có cấu trúc màng kép, màng ngoài giống với màng của tế bào nhân thực, màng trong là của vi sinh vật nhân sơ..................................................................................

0.25

- Có ADN kép dạng vòng, có ribôxôm riêng,...do đó có thể tự tổng hợp prôtêin....

0.25

* Về chức năng - Lục lạp có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ nhờ quang hợp -> có nguồn gốc từ vi sinh vật tự dưỡng...................................................................................................

0.25

- Ti thể có khả năng phân giải chất hữu cơ trong điều kiện hiếu khí -> có nguồn gốc từ vi sinh vật dị dưỡng………………………………………………................

0.25

1 điểm

6 a

b

0.5 điểm Hoạt động chính của nấm men: - Trong môi trường không có O2 thực hiện quá trình lên men tạo rượu etylic...........

0.25

- Trong môi trường có O2 thực hiện hô hấp hiếu khí .................................................

0.25

0.5 điểm Giải thích: - Nấm men sẽ lên men đường thành rượu êtilic và CO2.............................................

0.25

- Khí CO2 được tạo ra không thể thoát ra khỏi bình kín nên làm cho bình căng phồng lên.....................................................................................................................

0.25

1 điểm

7 a

0.5 điểm


b

8

* Vì: Cả 3 quá trình này đều là quá trình phân giải chất hữu cơ, đồng thời giải phóng năng lượng.......................................................................................................

0.25

* Căn cứ vào chất nhận e cuối cùng. Hô hấp hiếu khí (Chất nhận e cuối cùng là O2), hô hấp kị khí (Chất nhận e cuối cùng là chất vô cơ như: NO3-, SO42-,...), lên men (Chất nhận e cuối cùng là chất hữu cơ)..............................................................

0.25

0.5 điểm - Axit amin trong nước mắm có nguồn gốc từ prôtêin động vật (cá), vi sinh vật tác động để tạo thành là: vi khuẩn ...................................................................................

0.25

- Axit amin trong tương có nguồn gốc từ prôtêin thực vật (đậu tương), vi sinh vật tác động để tạo thành là: Nấm sợi (nấm vàng hoa cau)..............................................

0.25

1 điểm Chứng minh: - Dấu hiệu sự sống: Khi trong tế bào vật chủ nó có biểu hiện những dấu hiệu đặc trưng cơ bản của sự sống ( trao đổi chất và năng lượng, sinh sản...).........................

0.5

- Dấu hiệu không là sinh vật sống: + Chưa có cấu tạo tế bào (cấu tạo đơn giản gồm 2 thành phần vỏ prôtêin và lõi axit 0.25 nuclêic) + Khi tồn tại bên ngoài tế bào vật chủ thì không các dấu hiệu đặc trưng của sự sống............................................................................................................................. 9

10

0.25

1 điểm - Chất được tạo thành là giấm CH3CH2OH + O2 -> CH3COOH + H2O + Q..............................................................

0.5

- Váng trắng là do vi khuẩn axêtic liên kết với nhau tạo ra. Ở đáy cốc không có loại vi khuẩn này, vì chúng là những vi sinh vật hiếu khí bắt buộc……….............

0.5

1 điểm * Tỉ lệ từng loại giao tử của bố, mẹ: - Tổng số loại giao tử được tạo ra: 223........................................................................

0.25

- Tỉ lệ số loại giao tử của bố không mang NST của ông nội: 1/223............................

0.25

- Số loại giao tử của mẹ mang 2 NST của bà ngoại: 23!/2!(23-2)!= 253. Tỉ lệ giao tử của mẹ mang 2 NST của bà ngoại: 253/223............................................................

0.25

* Tỉ lệ trẻ sinh ra không mang NST của ông nội và mang 2 NST của bà ngoại: 1/223 x 253/223= 253/246……………………………………………………...

0.25

----------Hết----------


SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ——————— ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 NĂM HỌC 2011 – 2012 ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC Dành cho học sinh THPT không chuyên Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề. ———————————

Câu 1. Đặ

m

u bả ữ nh m ? Câu 2. a. u m bả u m b. C : b , u z , .C ả m C ìm y ụ Câu 3. Vớ uy ệu í ặ í . Dụ ụ í qu , í X10, X40 ị í X10, X15, ỡ d , m mũ m , í , í , ỏ , ớ , du dị mu ă (8%), y m. Hãy u ả í quả í ệm co uy Câu 4. u dụ ệ dụ zm b ớ . Câu 5. a. C ch gen, p uy qu m bằ b. C b b u bằ “d u uẩ ” m . m “d u uẩ ” C y ổ uy m c. M ă t ng ớ u ú ụ Gả í Câu 6. a. G ả í b c ụ ì ẽ “mỏ ” ụ ữ b. ú dụ , ì b dụ u z u ím dù mỡ ằm uA P Câu 7. a. ễm ắ ả ắ a tr ớ b ớ ì u qu ì â b ? Đ u ì ẽ ảy u ì ớ uy â â b ì ? b. G ả m b ễm ắ 2 10. X 15 b í 15 b í ảm â bì .X ị ù u ổ ễm ắ ổ m m m ặ ễm ắ ồ ? c. Ở ù ả m 4 b dụ uy â m ỏ m b u uy ệu 1496 ễm ắ .C b con sinh u ảm â 152 m ả u 1672 ễm ắ .X ị b ễm ắ ỡ b (2n) ớ í

- Hết Họ và tên thí sinh...............................................................SBD......................................


SỞ GD VÀ ĐT VĨNH PHÚC CHÍNH THỨC Câu

1 (1.0đ)

2 (2,0đ)

3 (1,0đ)

4 (1,0đ)

HƯỚNG DẪN CHẤM HSG 10 THPT NĂM 2011 -2012 MÔN THI: SINH HỌC (Không chuyên)

Nội dung Điểm c ngành đ ng v t không ng s ng t th p đ n cao: â , u ,Gu d ,Gu ,Gu , â m m, C â ớ ,D ............ 0,25 h c nhau giữa nh m đ ng v t không ng s ng và nh m đ ng v t c ng s ng: Động v t không x ng s ng Động v t c x ng s ng b ,b bằ ụ ặ bằ 0,25 u bằ ....................................... ớ dây ặ m ụ.............. 0,25 H ẩm u qu d ặ bằ í H bằ m ặ bằ ổ .............. d ặ u Hệ d mặ . 0,25 mặ bụ ................................................... ...................................................................... a. it nucl ic là ch t không thể thi u v : C ă u ữ, bả quả uy d uy .............. 0,25 rôt in không thể thi u đ c m i c thể s ng v : -Đ u ú â , m b qu , ặ b ệ ệ m í .................................................................................................................... 0,25 -C z m ( bả ) ú ả .................. 0,25 -C bả ă bả ệ â ây bệ ............................................................................................................................................. 0,25 -C m ớ t ă u qu ì ổ ................... 0,25 in m ă ,d ữ ă , ỡ, ụ ......... 0,25 b. -C ả â ( m ) ì u 0,25 â (m m ) ................................................................................................................... -C ìm y ụ u z ...................................................................... 0,25 ch ti n hành và gi i th ch k t qu th nghi m co ngu n sinh: - ym ảy m u í ặ í , dù m mũ m ớ ym m b u bì mặ . Dù ỡ d ắ m m ỏ mỏ ặ ắ í ớ m ớ .Đ y í u bả í , m b ỏ u uy m b ớ .................................................................................... 0,25 - ỏm du dị mu ă 8% m í í , í dệ ặ m y m ú ớ d d ........................................................................................................... 0,25 -V ú u y b d h ỏ b u , u ù m ì m ú.Đ ệ uy ..... 0,25 * i i th ch: - D du dị mu ă 8% m ặ (m u ) dị b ớ b .......................................................................................................................... 0,25 ng d ng en im ngo i bào c a vi sinh v t: - Am z ( y â b ) dù m , u, ệ ả u b , ệ dệ , ả u ............................................................................................................ 0,25 -P z ( y â ) dù m , b ị, ệ u d , ệ b ặ .................................................................................................................. 0,25 -X u z ( y â u z ) dù b ả, í bã ả dù m ă ă u ả u b ặ .............................................................................. 0,25 z ( y â ) dù ệ b ặ ẩy a................................. 0,25


a. -Ơ l qu ớ tpholipit........................................................ -P í ớ qu ớ ả qu m b bằ u , b ............... b. - D u uẩ ...................................................................................................... -P ổ b m m ớ , u xoan m ớ , ú, ụ b m y , b 5 , ệ u ú , ắ m (2,0đ) m y ỉ . -G m bằ u b ................... c. -M ớ m ụ . ................................................. - Vì: 2 m y u â b u zm uy ệ A P+ z . ệ ồ H 2 í m ẽ ổ A P....................

0,25 0,25 0,25 0,25

0,25 0,25 0,5

a. i i th ch: - Vì b ụ , b dụ xi m u ị => b bị bắ bu uy ị í > ây “mỏ ” .................................. b. i i th ch: 6 - ă ả mỡ y u b .A b ỉ ệ / b (1.0đ) u ớ u z > b , b u u xi............................................................................................................................................. -M m m b bị ớ b ả ă ệ u ,d y mặ dù â ả mỡ u ă b dụ mỡ ì u y ……………………………..... a. -C S ả ắ a tr ớ b ớ ì u ệ d uy 2 b dễ d , bị d í ớ S ....................................................... - u ì ớ uy â â b ì ì S â 2 b > b â > b b S ă (4n)........................................................................................................................................ 7 b. (2.0đ) -S ù : 15 4 60 ......................................................... -S : 15 1 15 .......................................................................... c. ễm ắ 2 = (1672-1496)/4 = 44 NST....................................................... -Gớ í :S b = 1672/44 = 38 S 1 b 152/38 4 > G ớ ...................

-----Hết-----

0,5

0,25

0,25

0,5

0,5 0,25 0,25 0,25 0,25


SỞ GD VÀ ĐT VĨNH PHÚC ………………. ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI CHỌN HSG 10 CẤP TỈNH NĂM 2010 -2011 MÔN THI: SINH HỌC (Dành cho HS không chuyên) Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 a. Người ta cho chuối chín vào ngăn đá tủ lạnh để nó đông cứng lại, sau đó lấy ra để tan hết đá thấy quả chuối mềm hơn rất nhiều so với lúc chưa để vào tủ lạnh. Hãy giải thích? b. Nêu vai trò của mỗi nhóm nguyên tố hóa học có trong tế bào? Câu 2 a. Vì sao phôtpholipit có tính lưỡng cực? b. Khi tiến hành thí nghiệm về tính thấm của tế bào sống và tế bào chết, kết quả có sự khác nhau về màu sắc của lát cắt phôi không đun cách thủy với lát cắt phôi đun cách thủy. Hãy giải thích về sự khác nhau đó ? Câu 3 a. Nước được hình thành trong quang hợp ở pha sáng hay pha tối? Bằng cách nào có thể chứng minh trong quá trình quang hợp nước sinh ra ở pha đó? b. Để tạo ra 20 phân tử glucôzơ, pha tối cần sử dụng bao nhiêu ATP, NADPH từ pha sáng? Câu 4 a. Vì sao nói hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí, lên men đều là quá trình dị hoá? Căn cứ vào đặc điểm nào người ta phân biệt 3 quá trình này? b. Quá trình vận chuyển H+ từ xoang gian màng vào chất nền ti thể để tổng hợp ATP được thực hiện theo phương thức vận chuyển nào? Điều kiện để xẩy ra phương thức vận chuyển đó? Câu 5 a. Cho biết các quá trình chuyển hoá vật chất có thể xẩy ra trong tế bào? Enzim làm giảm năng lượng hoạt hóa bằng cách nào? b. Nêu điểm khác biệt giữa hóa tổng hợp và quang tổng hợp về đối tượng thực hiện và nguồn năng lượng? Câu 6 a. Nhà khoa học tiến hành phá nhân của tế bào trứng ếch thuộc nòi A rồi lấy nhân của tế bào trứng ếch thuộc nòi B cấy vào. Ếch con được tạo ra mang đặc điểm chủ yếu của nòi nào? Thí nghiệm chứng minh điều gì? b. Tế bào cơ, tế bào hồng cầu và tế bào bạch cầu, loại tế bào nào có nhiếu lizôxôm nhất? Tại sao? Câu 7 Nêu các con đường vận chuyển các chất qua màng sinh chất? Điều kiện để xẩy ra vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất? Câu 8 a. Trong nước mắm và trong tương có rất nhiều axit amin. Chất này có nguồn gốc từ đâu, do vi sinh vật nào tác động để tạo thành? b. Làm nước sirô quả trong bình nhựa kín, sau một thời gian thì bình sẽ căng phồng. Hãy giải thích tại sao? Câu 9 a. Trong quá trình hô hấp nội bào, có 2 giai đoạn xẩy ra tại ti thể. Đó là giai đoạn nào và xẩy ra ở đâu? b. Trong quá trình hô hấp nội bào có 5 phân tử glucôzơ được phân giải. Tính số NADH và FADH2 tạo ra? Câu 10 Ở ruồi giấm, một tế bào nguyên phân liên tiếp một số lần, các tế bào con tạo ra đều qua giảm phân tạo giao tử. Các giao tử hình thành tham gia thụ tinh với hiệu suất là 12,5% đã tạo ra 16 hợp tử. Tổng số nguyên liệu tương đương với số nhiễm sắc thể đơn mà môi trường cung cấp cho quá trình trên là 504. Xác định số lần nguyên phân của tế bào ban đầu và giới tính của ruồi giấm. - Hết Họ và tên thí sinh...............................................................SBD......................................


SỞ GD VÀ ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ CHÍNH THỨC

HƯỚNG DẪN CHẤM HSG 10 NĂM 2010 -2011 MÔN THI: SINH HỌC (Không chuyên)

Câu Nội dung 1 a. Giải thích: (1.0đ) - Quả chuối khi chưa cho vào tủ lạnh, các tế bào chưa bị vỡ liên kết với nhau tạo độ cứng nhất định.......................................................................................................................................... - Khi đưa vào ngăn đá tủ lạnh, nước trong tế bào quả chuối đông thành đá -> tế bào bị vỡ -> khi đá tan tế bào đã vỡ không còn liên kết với nhau như ban đầu nữa => quả chuối sẽ mềm hơn..................................................................................................................... b. Vai trò của mỗi nhóm nguyên tố: - Nguyên tố đa lượng: Tham gia cấu tạo tế bào......................................................................... - Nguyên tố vi lượng: Tham gia trao đổi chất: Vì cấu tạo enzim xúc tác cho các phản ứng sinh hoá trong tế bào................................................................................................................... 2 a. Phôtpholipit có tính lưỡng cực vì : (1.0đ) - Phôtpholipit có cấu trúc gồm: 1 phân tử glixeron liên kết với 2 axit béo và 1 nhóm phôtphat (nhóm này nối glixeron với 1 ancol phức)................................................................. - Đầu ancol phức ưa nước, đuôi axit béo kị nước................................................................... b. Giải thích : - Phôi sống không nhuộm màu còn phôi chết bắt màu............................................................ - Tế bào sống có khả năng thấm chọn lọc chỉ cho các chất cần thiết đi qua màng vào trong tế bào, còn phôi chết không có đặc tính này. ............................................................................. 3 a. (1,0đ) - Nước được hình thành trong pha tối của quang hợp.............................................................. - Chứng minh nước sinh ra từ pha tối dựa trên phản ứng quang hợp đầy đủ: 6CO2 + 12H2O -> C6H12O6 + 6O2 + 6H2O Dùng ôxi nguyên tử đánh dấu trong CO2, khi quang hợp thấy ôxi nguyên tử đánh dấu có trong glucozơ và nước => Như vậy, ôxi của nước là ôxi từ CO2. Vì CO2 chỉ tham gia vào pha tối............................................................................................................................................... b. Tạo 20 glucôzơ, pha tối đã dùng: 20X18 = 360 ATP……………………………………………… 20X12 = 240 NADPH…………………………………………. 4 a. (1,0đ) * Vì: Cả 3 quá trình này đều là quá trình phân giải chất hữu cơ, đồng thời giải phóng năng lượng............................................................................................................................. * Căn cứ vào chất nhận e cuối cùng: Hô hấp hiếu khí (Chất nhận e cuối cùng là O2),hô hấp kị khí (Chất nhận e cuối cùng là ôxi liên kết), lên men (Chất nhận e cuối cùng là chất hữu cơ)..................................................................................................................................... b. - Phương thức: Bị động (thụ động)........................................................................................ - Điều kiện: Cần phải có chênh lệch nồng độ......................................................................... 5 a. (1,0đ) * Các quá trình chuyển hoá có thể xẩy ra: Đồng hoá và dị hoá............................................... * Enzim làm giảm năng lượng hoạt hoá bằng cách: Tạo nhiều phản ứng trung gian............... b. Phân biệt: Chỉ tiêu so sánh Hóa tổng hợp Quang tổng hợp Đối tượng Vi khuẩn hóa tổng hợp Vi khuẩn quang hợp, trùng roi, tảo, thực vật………………….. Nguồn năng lượng Phản ứng hóa học Năng lượng ánh sáng………..

Điểm

0,25

0,25 0,25 0,25

0,25 0,25 0,25 0,25 0,25

0,25 0,25 0,25

0,25

0,25 0,25 0,25 0,25 0,25

0,25 0,25


6 a. (1,0đ) - Kết quả: Ếch con này mang đặc điểm của nòi B.....................................................................

0,25

- Qua thí nghiệm chuyển nhân chứng minh được rằng nhân là nơi chứa thông tin di truyền của tế bào (Nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào)..............................

0,25

b. - Tế bào bạch cầu có nhiều lizoxom nhất................................................................................... - Giải thích: Do tế bào bạch cầu có chức năng tiêu diệt các tế bào vi khuẩn cũng như các tế bào bệnh lí, tế bào già nên nó phải có nhiều lizoxom nhất....................................................... * Các con đường vận chuyển các chất qua màng sinh chất: 7 (1.0đ) - Vận chuyển trực tiếp qua lớp kép phôtpholipit....................................................................... - Vận chuyển qua kênh prôtêin................................................................................................. * Điều kiện: - Phải có kênh prôtêin.............................................................................................................. - Phải được cung cấp năng lượng ATP.................................................................................... 8 a. (1.0đ) - Axit amin trong nước mắm có nguồn gốc từ protein của cá, vi sinh vật tác động để tạo thành là: vi khuẩn .................................................................................................................... - Axit amin trong tương có nguồn gốc từ đậu tương, vi sinh vật tác động để tạo thành là: Nấm sợi (nấm vàng hoa cau).....................................................................................................

0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25

0,25 0,25

b. Giải thích: - Trên vỏ quả có rất nhiều tế bào nấm men. Nấm men sẽ lên men đường thành rượu etilic và CO2............................................................................................................................................................................................................... - Khí CO2 được tạo thành không thể thoát ra khỏi bình kín nên làm cho bình căng phồng lên.............................................................................................................................................. a. Các giai đoạn hô hấp xẩy ra tại ti thể: 9 (1.0đ) - Chu trình crep: Xẩy ra tại chất nền ti thể………………………………………………….. - Chuỗi vận chuyển điện tử: Xẩy ra ở màng trong ti thể……………………………………. b. Số NADH và FADH2 tạo ra: - Số NADH tạo ra: 5 x 10 = 50................................................................................................ - Sô FADH2 tạo ra: 5 x 2 = 10................................................................................................. 10 Xác định số lần nguyên phân và giới tính (1.0đ) - Số giao tử tạo ra : (16 x 100) : 12,5 = 128………………………………………………… - Gọi k là số lần guyên phân của tế bào ban đầu (k nguyên, dương) + Số NST môi trường cung cấp cho nguyên phân : (2k – 1)2n = (2k – 1)8 + Số NST cung cấp cho quá trình giảm phân : 2k.2n = 2k . 8 => Từ giả thiết ta có : (2k – 1)8 + 2k . 8 = 504 < Số lần nguyên phân k = 5………………………………………………………..… - Số tế bào tạo ra qua nguyên phân (tế bào sinh giao tử) : 25 = 32………………………...... - Số giao tử sinh ra từ một tế bào sinh giao tử : 128/32 = 4  Một tế bào sinh giao tử qua giảm phân tạo ra 4 giao tử  Ruồi giấm đực………………. ………………………………………..Hết……………………………………….

0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25

0,25 0,25 0,25


SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ―――――― ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM 2009-2010 ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC (Dành cho học sinh THPT không chuyên) Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề. ——————————

Câu 1 (1 điểm). Nêu các đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống? Những đặc điểm nào là đặc điểm nổi trội đặc trưng cho thế giới sống? Câu 2 (1 điểm). Cho biết các đặc điểm của giới thực vật về các mặt: Cấu tạo, dinh dưỡng, sinh sản, và tổ tiên của chúng? Câu 3 (1 điểm). Nêu những chức năng chính của prôtêin màng trong hoạt động sống của tế bào? Câu 4 (1 điểm). Các chất tan vận chuyển qua màng có thể đi theo những con đường nào? Tốc độ khuếch tán của các chất ra hoặc vào tế bào phụ thuộc vào những yếu tố nào? Câu 5 (1 điểm). Trình bày cấu tạo của ATP? Hãy phân loại các kiểu phôtphorin để tổng hợp ATP trong tế bào nhân thực? Trong các kiểu đó thì kiểu nào tạo ra hầu hết các phân tử ATP cung cấp cho hoạt động sống của tế bào? Câu 6 (1 điểm). Cho biết các quá trình chuyển hoá vật chất có thể xẩy ra trong tế bào? Enzim làm giảm năng lượng hoạt hóa bằng cách nào? Nêu các đặc tính chính của enzim? Câu 7 (1 điểm). Trong tế bào thực vật có hai bào quan tổng hợp ATP là bào quan nào? Cho biết điểm giống nhau trong cấu tạo giữa 2 bào quan đó? Từ đó rút ra nhận xét gì về nguồn gốc 2 loại bào quan này? Câu 8 (1 điểm). Phân biệt pha sáng và pha tối của quang hợp về các dấu hiệu: Điều kiện xảy ra, nơi xảy ra và sản phẩm tạo ra. Tại sao trong quang hợp, pha tối lại phụ thuộc vào pha sáng? Câu 9 (1điểm): a.Tại sao khi tăng nhiệt độ lên quá cao so với nhiệt độ tối ưu của một enzym thì hoạt tính của enzym đó lại bị giảm thậm chí bị mất hoàn toàn? b.Tế bào nhân thực có các bào quan có màng bao bọc cũng như có lưới nội chất chia tế bào chất thành những xoang tương đối cách biệt có lợi gì cho sự hoạt động của các enzym? Câu 10 (1 điểm). Trong tinh hoàn của 1 gà trống có 6250 tế bào sinh tinh đều qua giảm phân hình thành tinh trùng. Nhưng trong quá trình giao phối với gà mái chỉ có 1/1000 số tinh trùng đó trực tiếp thụ tinh với các trứng. Các trứng hình thành trong buồng trứng đều được gà mái đẻ ra và thu được 32 trứng. Nhưng sau khi ấp, chỉ nở được 25 gà con. Biết ở gà 2n = 78. a. Tính số lượng tinh trùng hình thành, số lượng tinh trùng trực tiếp thụ tinh với các trứng. b. Cho biết số lượng tế bào sinh trứng của gà mái và số NST bị tiêu biến trong các thể định hướng khi các tế bào sinh trứng này qua giảm phân. ---Hết--Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh..................................................................................... SBD....................


SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ――――――

KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM 2009-2010 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC Dành cho học sinh THPT không chuyên ——————————

Câu Nội dung trả lời 1 * Những đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống: - Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc............................................................................... - Là 1 hệ thống mở và tự điều chỉnh............................................................................ - Thế giới sống liên tục tiến hoá.................................................................................. * Những đặc điểm nổi trội: TĐC và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, khả năng tự điều chỉnh............................................................................................................................. - Cấu tạo: Đa bào, nhân thực....................................................................................... 2 - Dinh dưỡng: Tự dưỡng theo kiểu quang hợp (phổ biến), dị dưỡng theo kiểu kí sinh ( một số)............................................................................................................... - Sinh sản: Vô tính( bào tử, sinh dưỡng), hữu tính.................................................... - Tổ tiên: Tảo lục đa bào nguyên thuỷ....................................................................... 3 * Chức năng chính của prôtêin màng gồm:

5

6

7

8

0,25 0,25 0,25

0,25 0,25 0,25 0,25 0,25

- Ghép nối 2 tế bào với nhau........................................................................................

0,25

- Là thụ thể bề mặt tiếp nhận các thông tin..................................................................

0,25

- Giúp tế bào nhận biết nhau nhờ dấu hiệu nhận biết đặc hiệu ( glicôprôtêin).............. 4

Điểm

- Là các kênh vận chuyển các chất qua màng, là enzim màng ................................... * Các con đường các chất tan có thể đi qua: - Qua trực tiếp lớp phôtpholipit................................................................................... - Qua kênh prôtêin....................................................................................................... * Tốc độ khuếch tán theo phương thức bị động phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Kích thước của chất cần vận chuyển - Sự chênh lệch nồng độ 2 bên màng........................................................................... - Bản chất hoá học của chất - Môi trường: Nhiệt độ, độ nhớt, ................................................................................ * Cấu tạo: Gồm 2 thành phần là ađênôzin( bazơ ađênin + đường ribôzơ) và triphôtphat( 3 gốc phôtphat)......................................................................................... * Các kiểu phôtphorin hoá: - Phôtphorin hoá quang hoá: Vòng và không vòng..................................................... - Phôtphorin hoá ôxi hoá: Ở mức nguyên liệu và mức enzim..................................... * Kiểu phôtphorin hoá ôxi hoá ở mức enzim tạo ra hầu hết các phân tử ATP cung cấp cho hoạt động sống của tế bào.................................................................... * Các quá trình chuyển hoá có thể xẩy ra: Đồng hoá và dị hoá............................. * Enzim làm giảm nặng lượng hoạt hoá bằng cách: Tạo nhiều phản ứng trung gian............................................................................................................................... * Đặc tính của enzim: - E có hoạt tính mạnh................................................................................................... - E có tính chuyên hoá cao........................................................................................... * Đó là 2 bào quan: Ti thể và lục lạp......................................................................... * Điểm giống nhau: - Đều có cấu tạo 2 lớp màng ....................................................................................... - Có ADN vòng, trần, kép; có ribôxôm 70S................................................................ * Nhận xét: 2 bào quan này đều có chung từ 1 nguồn gốc ( từvi khuẩn)................... * Phân biệt pha sáng và pha tối của quang hợp về : Dấu hiệu Pha sáng Pha tối

0,25 0,25 0,25 0,25

0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25


Điều kiện xảy ra Chỉ xảy ra khi có ánh sáng

9

10

Xảy ra cả khi có ánh sáng và cả trong tối…………………………. Nơi xảy ra Ở màng tilacôit của lục lạp Trong chất nền của lục lạp . …… Sản phẩm tạo ra ATP và NADPH ,Ôxi Cacbohiđrat ,ADP, NADP……… * Trong quang hợp, pha tối phụ thuộc vào pha sáng vì: Sản phẩm của pha sang là nguyên liệu chop ha tối……………………………………………………………… a. Vì: E có bản chất là pr-> khi tăng nhiệt độ quá tối ưu của E-> E bị biến tính, mất chức năng xúc tác........................................................................................................... b. Vì: Mỗi E có thể cần các điều kiện khác nhau -> vì vậy mỗi bào quan là môi trường thích hợp cho hoạt động của một số loại E nhất định..................................................... a. Số tinh trùng được hình thành là: 6250 x 4 = 25 000( tinh trùng).............................. - Số tinh trùng trực tiếp tham gia thụ tinh với trứng: 25 000 x 1/1000 = 25(tinh trùng). b. Số lượng tế bào sinh trứng = số lượng trứng tạo ra = 32 tế bào. .............................. - Số thể định hướng bị tiêu biến có số nhiễm sắc thể là: 32 x 3 x 39 = 3744 (NST)................................................................................... ---Hết---

0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25


SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 THPT NĂM HỌC 2016-2017 ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC 11 – THPT Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề. (Đề gồm 02 trang)

Câu 1 (1,0 điểm) a. Trao đổi nước ở thực vật CAM có đặc điểm gì để thích nghi với điều kiện khí hậu khô nóng? b. Nước được vận chuyển ở thân cây theo những con đường nào? Động lực nào giúp dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây gỗ cao lớn hàng chục mét? Câu 2 (1,0 điểm) a. Trình bày vai trò của các nguyên tố N, Mg, Fe đối với hàm lượng diệp lục trong cây. b. Tại sao người ta thường dùng phân hữu cơ để bón lót cho cây? Câu 3 (1,0 điểm) a. Người ta trồng hai loài thực vật trong điều kiện khí hậu ôn đới, một loài thực vật C3 và một loài thực vật C4. Giả sử cả hai loài trên đều thích nghi với khí hậu, thổ nhưỡng và mọi điều kiện cho quá trình quang hợp là tối ưu. Loài thực vật nào có năng suất sinh học cao hơn? Giải thích. b. Tại sao dựa vào hệ số hô hấp có thể đánh giá được tình trạng hô hấp của cây? Câu 4 (1,0 điểm) a. Giải thích tại sao ruột của thú ăn cỏ thường dài hơn ruột của thú ăn thịt? b. Trong các bước thực hành quan sát hoạt động của tim ếch, tại sao phải tiến hành huỷ tuỷ ếch mà không huỷ não? Câu 5 (1,0 điểm) a. Một người thợ cắt gỗ do không tuân thủ an toàn lao động đã bị lưỡi cưa cắt đứt một ngón tay. Sau một vài giờ nằm ngoài cơ thể và không được cung cấp ôxi, ngón tay có thể được các bác sĩ phẫu thuật nối lại. Tại sao tế bào ngón tay có thể sống được trong điều kiện thiếu ôxi một thời gian dài còn con người thì không thể nhịn thở quá lâu? b. Trình bày các đặc điểm chung của bề mặt trao đổi khí ở động vật. Câu 6 (1,0 điểm) a. Ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, tại sao các tập tính của chúng hầu hết là tập tính bẩm sinh? b. Trong quá trình di cư, động vật có thể định hướng không gian nhờ những yếu tố nào? Câu 7 (1,0 điểm) a. Trình bày đặc điểm chung của hoocmôn thực vật. b. Trình bày ý nghĩa của phitôcrôm đối với quang chu kì ở thực vật. Câu 8 (1,0 điểm) a. Ở người, vận tốc máu trong loại mạch nào là chậm nhất? Giải thích. b. Trình bày vai trò của muối mật trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Câu 9 (1,0 điểm) Hãy ghép nội dung cột 1 với nội dung cột 2 cho phù hợp. Cột 1 Cột 2 1. Ức chế hạt nảy mầm a. Auxin 2. Tạo chồi ở mô sẹo b. Gibêrelin 3. Đóng mở khí khổng c. Xitôkinin 4. Hướng động d. Axit abxixic 5. Tăng trưởng lóng cây 1 lá e. Êtilen


mầm 6. Kích thích mô sẹo tạo rễ 7. Phát triển chồi bên 8. Tạo quả sớm Câu 10 (1,0 điểm) a. Xếp các động vật sau vào những dạng hệ thần kinh tương ứng thủy tức, châu chấu, cá chép, ếch, rắn, thỏ, giun đất. b. Khi trời rét, thấy môi tím tái, sởn gai ốc, ta vội đi tìm áo ấm mặc. Những phản ứng này thuộc loại phản xạ nào? Có những bộ phận nào của hệ thần kinh tham gia? -------Hết------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh …………………….………..……; Số báo danh ………………

.


SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC (Đáp án có 02 trang)

KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 THPT NĂM HỌC 2016-2017 ĐÁP ÁN MÔN: SINH 11 – THPT

I. LƯU Ý CHUNG: - Hướng dẫn chấm chỉ trình bày một cách giải với những ý cơ bản phải có. Khi chấm bài học sinh làm theo cách khác nếu đúng và đủ ý thì vẫn cho điểm tối đa. - Điểm toàn bài tính đến 0,25 và không làm tròn. II. ĐÁP ÁN: Câu

1(1đ)

2(1đ)

3(1đ)

4(1đ)

Nội dung trình bày a. - Tích nước trong thân (thân mọng nước). - Khí khổng đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm. b. Các con đường vận chuyển nước ở thân - Vận chuyển từ dưới lên theo mạch gỗ - Vận chuyển từ trên xuống theo mạch rây - Vận chuyển ngang từ mạch gỗ sang mạch rây và ngược lại Cơ chế đảm bảo vận chuyển nước ở thân - Lực hút ở lá (Thoát hơi nước qua lá). - Lực đẩy của rễ. - Lực trung gian. a. - N, Mg tham gia cấu tạo chất diệp lục - Fe hoạt hóa enzim tổng hợp diệp lục b. - Cây chỉ hấp thụ chất dinh dưỡng dưới dạng ion khoáng hòa tan. - Các loại chất hữu cơ ở trong phân được hệ vinh sinh vật phân giải dần thành ion vô cơ hòa tan cung cấp dinh dưỡng cho cây. a. Thực vật C4 có năng suất sinh học cao hơn - Trong điều kiện quan hợp tối ưu. Thực vật C3 sử dụng năng lượng ATP và NADH ít hơn thực vật C4 (do C4 có thêm chu trình C4). Nhưng cường độ quang hợp (lượng CO2/dm2/giờ) của C3 bằng 1 nửa C4, mà năng suất sinh học phụ thuộc vào lượng chất không tích lũy => C4 có năng suất sinh học cao hợn C3 . b. Dựa vào hệ số hô hấp có thể biết được loại chất mà cây sử dụng cho quá trình hô hấp. - Nếu hệ số hô hấp = 1 => cây đang sử dụng Cacbon hidrat => cây hô hấp ở trạng thái bình thường. - Nếu hệ số hô hấp khác 1 => cây đang sử dụng chất khác không phải là Cacbon hiđrat => cây có thể đang ở trạng thái hô hấp bất thường. a. - Thú ăn cỏ: thức ăn nghèo dinh dưỡng, chủ yếu là xenlulose, thức ăn cứng, khó tiêu hoá nên ruột phải dài để quá trình tiêu hóa và hấp thụ được triệt để. - Thú ăn thịt: thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và giàu chất dinh dưỡng, tiêu hóa cơ học ở miệng được thực hiện mạnh, nên ruột không cần quá dài cho quá trình phân giải và hấp thụ chất dinh dưỡng. b. - Cần hủy tủy để ếch không thực hiện các phản xạ vận động từ các chi, ếch vẫn sống và nằm yên, dễ thao tác, dễ quan sát hơn.

Điểm 0,25 0,25

0,25

0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25

0,25 0,25

0,25 0,25

0,25


5(1đ)

6(1đ)

7(1đ)

8(1đ)

9(1đ) 10(1đ)

- Hủy não sẽ ảnh hưởng đến các trung khu tuần hoàn, hô hấp, gây chết. a. - Tế bào thần kinh cần rất nhiều năng lượng (ATP) để duy trì hoạt động. Thiếu oxi các tế bào thần kinh thực hiện quá trình lên men với cường độ cao tạo ra nhiều axit lactic và một số loại axit khác làm thay đổi độ pH của tế bào, gây độc và gây chết tế bào thần kinh. - Tế bào trong ngón tay cần ít năng lượng ATP hơn tế bào thần kinh, vì vậy khi thiếu oxi quá trình lên men diễn ra không mạnh mẽ nên lượng axit lactic tạo ra ít => mức độ bị ngộ độc axit của tế bào ngón tay ít hơn tế bào thần kinh. b. - Bề mặt trao đổi khí rộng - Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt. - Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp. - Có sự lưu thông khí a. - Hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch có cấu tạo đơn giản, số lượng tế bào thần kinh không nhiều nên khả năng học tập và rút kinh nghiệm rất khó khăn. - Tuổi thọ thường ngắn nên không có nhiều thời gian cho việc học tập. b. - Động vật sống trên cạn thường dựa vào vị trí mặt trời, trăng, sao, địa hình, từ trường trái đất - Động vật sống dưới nước thường dựa vào thành phần hóa học của nước, hướng dòng chảy a. - Được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở một nơi khác trong cây. - Trong cây, hoocmon thực vật di chuyển trong mạch gỗ và mạch rây - Với nồng độ thấp có thể gây ra biến đổi lớn trong cơ thể. - Tính chuyên hóa thấp hơn nhiều so với hoocmôn động vật bậc cao b. Sự ra hoa của các cây ngày ngắn và cây ngày dài đã chịu ảnh hưởng của ánh sáng mà phitôcrôm đã nhận được. - Ánh sáng đỏ có bước sóng 660nm, ức chế sự ra hoa của cây ngày ngắn, nhưng kích thích sự ra hoa của cây ngày dài. a. – Mao mạch - Vì mao có tổng tiết diện là lớn nhất b. - Muối mật giúp nhũ tương hóa mỡ, cần thiết cho quá trình tiêu hóa mỡ - Muối mật cũng cần thiết cho sự hấp thu các vitamin tan trong dầu như A, D, E, K - 1d, 2c, 3d, 4a, 5b, 6a,7c, 8b (2 ý đúng cho 0,25 điểm) a. Sắp xếp các động vật vào ba dạng hệ thần kinh - Hệ thần kinh dạng lưới thủy tức. - Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch giun đất, châu chấu. - Hệ thần kinh dạng ống cá chép, ếch, rắn, thỏ. b. - Môi tím tái, sởn gai ốc: Phản xạ không điều kiện – Hệ thần kinh sinh dưỡng. - Đi tìm áo ấm mặc: Phản xạ có điều kiện – Bán cầu đại não.

0,25 0,25

0,25

0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25

0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 1 0,25 0,25 0,25 0,25


SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

KÌ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 THPT NĂM HỌC 2015-2016 ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC 11 - THPT

ĐỀ CHÍNH THỨC

Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề. (Đề thi gồm 02 trang)

Câu 1 (1 điểm). Tại sao cây trồng ở vùng không ngập mặn đem ra trồng ở vùng đất ngập mặn lại bị chết? Vì sao nói hô hấp có vai trò quan trọng trong quá trình hấp thụ khoáng của rễ cây? Câu 2 (1 điểm). Tính lượng phân đạm (theo kg) cần bón cho lúa để đạt năng suất trung bình 45 tạ/ha trong các trường hợp: Dùng phân đạm urê, dùng phân đạm nitrat (KNO3). Biết rằng, để thu 100 kg thóc cần 1,4 kg N; 1kg phân đạm urê có 0,46 kg N, 1kg phân đạm nitrat (KNO3) có 0,13 kg N; hệ số sử dụng trung bình N ở cây lúa đạt 60%; lượng chất dinh dưỡng còn lại trong đất bằng 0. Câu 3 (1 điểm).

Ribulôzơ – 1,5 DiP Nồng độ CO2 cao

Nồng độ O2 cao Ribulôzơ – 1,5 DiP oxigenaza (1)

(I)

(II)

Ribulôzơ – 1,5 DiP cacboxilaza (2)

a) Biết (1), (2) là sản phẩm đầu tiên của hai quá trình. Sản phẩm (1) và (2) là chất gì? b) (I), (II) là quá trình nào và xảy ra ở đâu? Nêu tên nhóm sinh vật có quá trình (I) xảy ra. Câu 4 (1 điểm). a) Tại sao các biện pháp bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả đều nhằm mục đích giảm thiểu cường độ hô hấp? Có nên giảm cường độ hô hấp đến 0 hay không? Vì sao? b) Ở cây ngô có những loại lục lạp nào? Phân tích chức năng của mỗi loại lục lạp đó trong quá trình cố định CO2. Câu 5 (1 điểm). a) Mưa rào có thể gây phản ứng khép lá ở cây trinh nữ và cây gọng vó không? Vì sao? b) Một cây măng tre cao 70 cm, bị gãy phần ngọn, cây măng này có tiếp tục cao thêm được không? Vì sao? Câu 6 (1 điểm). Auxin có vai trò gì trong hướng động của cây? Nêu ứng dụng trong nông nghiệp về vận động hướng động. Câu 7 (1 điểm). Sự tiêu hoá hoá học ở dạ dày diễn ra như thế nào? Thức ăn sau khi được tiêu hoá ở dạ dày được chuyển xuống ruột từng đợt với lượng nhỏ có ý nghĩa gì? Trình bày cơ chế của hiện tượng trên.


Câu 8 (1 điểm). a) Tim của động vật có vú có áp lực trong tâm thất trái và tâm thất phải khác nhau. Nêu nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó và tác dụng đối với hệ tuần hoàn. b) Mạch đập ở cổ tay và thái dương có phải do máu chảy trong hệ mạch gây nên hay không? Vì sao? Câu 9 (1 điểm). Tại sao pH trung bình của máu chỉ dao động trong giới hạn hẹp: 7,35 đến 7,45? Câu 10 (1 điểm). a) Điện thế nghỉ là gì? Điện thế nghỉ hình thành chủ yếu do yếu tố nào? b) Tốc độ dẫn truyền xung thần kinh phụ thuộc vào yếu tố nào? Tại sao xung thần kinh được dẫn truyền trong một cung phản xạ chỉ theo một chiều?

-----------------Hết-------------Thí sinh không được sử dụng bất cứ tài liệu nào. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ tên thí sinh: …………………………………………Số báo danh……………


SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 THPT Năm học 2015 – 2016 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC 11 - THPT (hướng dẫn chấm gồm 03 trang)

Câu

Đáp án

Câu 1

- Ở vùng đất ngập mặn có áp suất thẩm thấu của dịch đất rất cao nên cây không lấy được nước nên cây bị chết…………………………………………. 0,25 - Vì phần lớn các chất khoáng được hấp thụ qua rễ vào cây theo cách chủ động cần tới ATP và các chất mang…………………………………………………. 0,25

(1 điểm)

- ATP và các chất mang được cung cấp chủ yếu từ quá trình hô hấp…………..

Điểm

0,25

- Tạo ra CO2: CO2 + H2O  H2CO3- + H+, H+ sinh ra thực hiện hút bám trao đổi ion khoáng với keo đất…………………………………………………….. 0,25 - Lượng N lúa sử dụng để đạt năng suất 45 tạ/ha: 1,4 x 45 = 63 kg N............ Câu 2

0,25

- Do hệ số sử dụng của N chỉ đạt 60% nên lượng N phải cung cấp là:

(1 điểm)

63 x100/60 = 105 kg N.............................................................................

0,25

- Lượng phân urê cần bón: 105 x 100/46 = 228,3 kg.........................................

0,25

- Lượng phân nitrat cần bón: 105 x 100/13 = 807,7 kg......................................

0,25

Câu 3

a) 1 là Axit Glicolic; 2 là Axit Photphoglixeric (APG)………………………..

0,25

(1 điểm)

b. - I là quá trình hô hấp sáng ở thực vật Xảy ra ở 3 bào quan: lục lạp – peroxixôm – ti thể……………………………… 0,25 - II là pha tối trong quang hợp xảy ra ở lục lạp…………………………………

0,25

- Thực vật C3........................................................................................................

0,25

Câu 4

a) * Vì:

(1 điểm)

Mục đích của bảo quản là bảo tồn số lượng và chất lượng vật bảo quản, mà hô hấp mạnh sẽ tiêu hao nhanh chóng số lượng và chất lượng vật bảo quản…….. *Không nên giảm cường độ hô hấp đến 0. Vì đối tượng bảo quản sẽ chết, nhất 0,25 là hạt giống, củ giống…………………………………………………………..

b) Ngô thuộc nhóm thực vật C4 nên có 2 loại lục lạp:

0,25

- Lục lạp ở tế bào mô giậu: có enzim PEP - cacboxilaza cố định CO2 tạo AOA, dự trữ CO2……………………………………………………………………… - Lục lạp ở tế bào bao bó mạch: có enzim RiDP - cacboxilaza cố định CO2 0,25 trong hợp chất hữu cơ………………………………………………………… 0,25


Câu

Đáp án

Câu 5

a) - Mưa rào chỉ gây khép, cụp lá ở cây trinh nữ vì chúng rất nhạy cảm với kích thích cơ học. Khi có va chạm, sức trương nước của các tế bào thể gối ở cuống lá và gốc lá chét giảm do sự vận chuyển ion K+ ra khỏi không bào gây 0,25 mất nước, giảm áp suất thẩm thấu → lá cụp xuống

(1 điểm)

Điểm

- Còn ở cây gọng vó chúng phản ứng cùng lúc với kích thích cơ học và hóa học, trong khi đó kích thích hóa học có tác động mạnh hơn nên nước mưa không gây được phản ứng khép lá. ……………………………………………. 0,25

b) - Có. …………………………………………………………………………

0,25

- Vì khi phần ngọn bị gãy, ở mỗi lóng măng còn lại đều có chứa mô phân sinh lóng, các tế bào vẫn phân chia bình thường làm cho mỗi lóng dài ra…………. 0,25 Câu 6 (1 điểm)

Auxin có vai trò trong hướng đất và hướng sáng của thực vật, do sự phân bố không đều của auxin ở rễ và chồi……………………………………………… 0,5 * Ứng dụng: - Hướng đất: làm đất tơi xốp, thoáng khí đủ ẩm để rễ cây sinh trưởng ăn sâu. - Hướng nước: nơi nào được tưới nước thì rễ phân bố đến đó. Tưới nước ở rãnh làm cho rễ vươn rộng. Khi nước thấm sâu rễ ăn sâu……………………… 0,25 - Hướng sáng: trồng nhiều loại cây, chú ý mật độ trồng từng loại cây, không che lấp nhau. Chiếu sáng sát mặt đất cho cây và cành thấp phát triển tạo nhiều quả. - Hướng hóa: bón phân theo tán lá nơi có nhiều rễ phụ và lông hút. Bón gốc làm phát triển bộ rễ theo chiều sâu. Bón phân nông cho cây rễ chùm, bón phân 0,25 sâu cho cây rễ cọc. ( Trả lời đúng 2 ý cho 0,25 đ)

Câu 7 (1 điểm)

- Chủ yếu là biến đổi Prôtêin thành các chuỗi polipeptit ngắn dưới tác dụng của enzim pepsin với sự có mặt của HCl……………………………………… 0,25 - Ý nghĩa: + Dễ dàng trung hoà lượng axít trong thức ăn từ dạ dày xuống ít một, tạo môi trường cần thiết cho hoạt động của các enzim trong ruột (vì có NaHCO3 từ tuỵ và ruột tiết ra với nồng độ cao)………………………………………………… 0,25 + Đủ thời gian để tuyến tụy và tuyến ruột tiết enzim tiêu hóa. Đủ thời gian tiêu hóa triệt để thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng vào thành ruột…………… 0,25 - Cơ chế đóng mở môn vị có liên quan đến: + Sự co bóp của dạ dày với áp lực ngày càng tăng làm mở cơ vòng + Phản xạ co thắt cơ vòng môn vị do môi trường ở tá tràng bị thay đổi khi thức ăn từ dạ dày dồn xuống( Phải nêu đủ 2 ý mới cho điểm tối đa)………………..

0,25


Câu

Đáp án

Câu 8

a) Nguyên nhân: Do thành tâm thất trái dày hơn thành tâm thất phải nên khi co tạo áp lực lớn hơn ………………………………………………………….. 0,25 Tác dụng: - Tâm thất trái tạo ra áp lực lớn để thắng sức cản lớn trong vòng tuần hoàn lớn. Tâm thất phải tạo ra áp lực nhỏ hơn đủ để thắng sức cản máu trong vòng tuần hoàn nhỏ……………………………………………………… 0,25

(1 điểm)

Điểm

b) Mạch đập ở cổ tay và thái dương không phải do máu chảy trong hệ mạch gây nên mà do tính đàn hồi của thành động mạch và nhịp co bóp của tim gây nên. Câu 9 (1 điểm)

0,5

pH của máu chỉ dao động trong giới hạn hẹp là nhờ các hệ đệm và một số cơ quan khác……………………………………………………………………… 0,25 - Hệ đệm: + Hệ đệm bicacbonat: H2CO3/ NaHCO3 + Hệ đệm phốt phát: NaH2PO4/NaHPO4+ Hệ đệm protêinat: hệ đệm mạnh nhất. ( Học sinh nêu tên đủ 3 hệ đệm được 0,25đ)……………………………………

0,25

- Phổi tham gia điều hòa pH bằng cách thải CO2 vì khi CO2 tăng lên sẽ làm tăng pH trong máu. …………………………………………………………… 0,25 - Thận tham gia điều hòa pH nhờ khả năng thải H+, tái hấp thu Na+, thải NH3 Câu 10 (1 điểm)

0,25

a) - Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm so với phía bên ngoài mang điện dương………………………………………………………………. 0,25 - Điện thế nghỉ hình thành chủ yếu là do 3 yếu tố: Sự phân bố ion ở hai bên màng tế bào và sự di chuyển của ion qua màng tế bào; tính thấm có chọn lọc của màng tế bào với ion; bơm Na – K ( Học sinh nêu tên đủ 3 yếu tố cho đủ điểm)………………………………………… 0,25

b) - Tốc độ dẫn truyền xung thần kinh phụ thuộc vào đường kính của sợi trục và có hay không có bao miêlin…………………………………………………

0,25

- Xung thần kinh được dẫn truyền trong một cung phản xạ chỉ theo một chiều vì tính trơ tuyệt đối của vùng màng vừa bị kích thích; các nơron trong cung phản xạ liên hệ với nhau qua xináp, mà xináp chỉ cho xung thần kinh đi qua theo một chiều…………………………………………………………………. 0,25

-----------------Hết--------------


SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2014-2015 ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC (Dành cho học sinh THPT không chuyên) Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề

Câu 1 (1,0 điểm). Cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu ở thực vật ở cạn là gì? Tế bào lông hút có đặc điểm như thế nào để phù hợp với chức năng hút nước và hút khoáng? Câu 2 (1,0 điểm). Phân biệt hai con đường thoát hơi nước ở thực vật. Tại sao thoát hơi nước qua lá vừa là một “tai họa” và cũng là một “tất yếu”? Câu 3 (1,0 điểm). a) Thực vật đã có đặc điểm thích nghi như thế nào trong việc bảo vệ tế bào khỏi bị dư lượng NH3 đầu độc? b) Ý nghĩa của việc xới xáo, làm cỏ, sục bùn trong nông nghiệp? Câu 4 (1,0 điểm). Một nhà sinh lý học thực vật đã làm thí nghiệm như sau: Đặt 2 cây A và B vào 2 bình thí nghiệm có chiếu sáng với cường độ như nhau nhưng thay đổi nồng độ O2 trong bình. Kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau: Cường độ quang hợp (mg CO2/dm2/giờ) Thí nghiệm Cây A Cây B Thí nghiệm 1 (21% O2) 20 40 Thí nghiệm 2 (0% O2) 35 41 a) Hãy trình bày mục đích và nguyên lý của thí nghiệm trên? b) Giải thích kết quả của thí nghiệm. Câu 5 (1,0 điểm). a) Người ta làm thí nghiệm cắt rời tim ếch ra khỏi cơ thể rồi nuôi trong dung dịch sinh lý và quan sát. Theo em, tim ếch sau khi tách rời khỏi cơ thể có còn đập không? Tại sao? b) Phân biệt những đặc điểm cơ bản giữa hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín. Câu 6 (1,0 điểm). Hoạt động hô hấp của tế bào ở các cơ quan luôn sản sinh ra các chất (CO2, axit lactic,…) có thể làm thay đổi pH của máu. Mặc dù vậy, pH của máu vẫn duy trì của mức độ ổn định khoảng 7,35 – 7,45. Tại sao? Câu 7 (1,0 điểm). a) Vì sao ở động vật có vú, những loài có khối lượng cơ thể nhỏ thường có nhịp tim nhanh hơn nhịp tim của những loài có khối lượng cơ thể lớn? b) Ở người, những động mạch nhỏ không có huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu giống như ở những động mạch lớn. Giải thích. Câu 8 (1,0 điểm). a) Cắt đỉnh chồi của hai cây hướng dương, sau đó bôi một lớp bột chứa axit indol axetic lên vết cắt của một trong hai cây. Sau một thời gian quan sát thấy chỉ một trong hai cây mọc chồi nách. Hãy giải thích hiện tượng trên. Ý nghĩa của biện pháp ngắt ngọn trong sản xuất nông nghiệp là gì? b) Ở thực vật, có hiện tượng cây trồng trong bóng râm bị rụng cành, phân cành muộn và ít hơn cây trồng nơi quang đãng. Hãy giải thích tác dụng của hoocmôn thực vật tới hiện tượng này. Câu 9 (1,0 điểm). Hình thức sinh trưởng của cây Một lá mầm và của cây Hai lá mầm khác nhau như thế nào? Giải thích vì sao trên mặt cắt ngang thân cây gỗ (rõ nét nhất là ở phần gỗ lõi) có những vòng tròn màu tối, sáng khác nhau. Câu 10 (1,0 điểm). Em hãy cho biết các hiện tượng sau thuộc loại tập tính nào của động vật? a) Hươu đực có tuyến nằm cạnh mắt tiết ra một loại dịch có mùi đặc biệt. Nó quệt dịch có mùi đó vào cành cây để thông báo cho các con đực khác biết lãnh thổ đã có chủ. b) Ong thợ lao động cần mẫn suốt cả cuộc đời chỉ để phục vụ cho sinh sản của ong chúa hoặc khi có kẻ đến phá tổ nó lăn xả vào chiến đấu và hi sinh cả tính mạng mình để bảo vệ tổ. c) Đến mùa sinh sản, chim công đực thường nhảy múa và khoe mẽ bộ lông sặc sỡ của mình để quyến rũ chim cái, sau đó chúng giao phối với nhau. Chim cái đẻ trứng và ấp trứng nở thành chim công con. d) Hổ, báo rình con mồi, sau đó nhảy lên vồ hoặc rượt đuổi, cắn vào cổ con mồi. --------------Hết--------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.


Họ và tên thí sinh: …………………….………..…….…….….….; Số báo danh…………………… SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC (HDC gồm 02 trang)

Câu

1 (1,0đ)

2 (1,0đ)

3 (1,0đ)

4 (1,0đ)

5 (1,0đ)

KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2014-2015 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC (Dành cho học sinh THPT không chuyên)

Nội dung * Đó là: Rễ................................................................................................................................. * Đặc điểm phù hợp của tế bào lông hút với chức năng hút nước và khoáng: - Thành tế bào mỏng, không thấm cutin.................................................................................... - Chỉ có một không bào trung tâm lớn....................................................................................... - Nhiều ti thể → Hô hấp mạnh → Tạo năng lượng hút khoáng chủ động, tạo áp suất thẩm thấu cao...................................................................................................................................... * Điểm khác biệt giữa hai con đường thoát hơi nước: Con đường qua cutin Con đường qua khí khổng - Vận tốc nhỏ. - Vận tốc lớn......................................................................... - Không được điều chỉnh. - Được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng................. * Thoát hơi nước là một “tai họa” và cũng là một “tất yếu”: - Là “tai họa” vì: Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển thực vật phải mất đi một lượng nước quá lớn.................................................................................................................... - Là “tất yếu” vì: có thoát hơi nước thì mới tạo một lực hút để lấy được nước, điều hòa nhiệt độ lá, làm mở khí khổng giúp trao đổi CO2 cung cấp cho quang hợp...................................... a) Cách bảo vệ tế bào khỏi lượng NH3 dư thừa: - Hình thành amit: sử dụng axit amin đicacbôxilic kết hợp với NH3 tạo thành amit……........ - Ví dụ: Axit glutamic + NH3 +2H+→ Glutamin…………………........................................... (Thí sinh có thể lấy ví dụ với axit aspartic vẫn cho điểm tối đa) b) Ý nghĩa: - Tăng độ thoáng khí cho đất → quá trình hô hấp tăng → tạo ra nhiều năng lượng, chất hữu cơ trung gian thúc đẩy quá trình hút nước, hút khoáng của cây. - Ngăn chặn sự mất nitơ của đất vì quá trình phản nitrat hóa diễn ra trong điều kiện kị khí. - Làm cỏ → giảm sinh vật cạnh tranh với cây trồng. - Xới xáo → bộ rễ phát triển tốt hơn → hút nước, hút khoáng tốt hơn…................................. (Thí sinh trình bày được 1-2 ý đạt 0,25đ, 3-4 ý đạt điểm tối đa) a) Mục đích, nguyên lý TN: - Mục đích thí nghiệm: Xác định cây C3 và cây C4……………......................................……. - Nguyên lý của thí nghiệm: Cây C3 phân biệt với cây C4 ở đặc điểm hô hấp sáng. Trong đó, cây C3 có hô hấp sáng còn cây C4 không có; mà hô hấp sáng lại phụ thuộc chặt chẽ vào nồng độ O2 không khí................................................................................................................ b) Giải thích: - Cây A ở 2 lần thí nghiệm có cường độ quang hợp khác nhau vì ở thí nghiệm 2 nồng độ O2 là 0% đã làm giảm hô hấp sáng đến mức tối đa → cường độ quang hợp tăng lên → Cây A là cây C3........................................................................................................................................ - Cây B ở 2 lần thí nghiệm có cường độ quang hợp hầu như không đổi → nồng độ O2 không ảnh hưởng đến quang hợp của cây B → Cây B không có hô hấp sáng → cây B là cây C4............ a) Kết quả thí nghiệm: - Tim ếch sau khi tách rời khỏi cơ thể vẫn còn đập tự động...................................................... - Giải thích: Do tim có nút xoang nhĩ có khả năng tự phát xung điện. Xung điện lan ra khắp cơ tâm nhĩ làm tâm nhĩ co, sau đó lan đến nút nhĩ thất, đến bó His rồi theo mạng Puôckin lan ra khắp thành cơ tâm thất làm tâm thất co...........................................................................

Điểm 0,25 0,25 0,25 0,25

0,25 0,25

0,25 0,25 0,25 0,25

0,5

0,25

0,25

0,25 0,25 0,25

0,25


6 (1,0đ)

7 (1,0đ)

8 (1,0đ)

9 (1,0đ)

10 (1,0đ)

b) Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín: Hệ tuần hoàn hở Hệ tuần hoàn kín - Máu được tim bơm vào động mạch và sau - Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục đó tràn vào khoang cơ thể. Máu tiếp xúc và trong mạch kín, từ động mạch qua mao trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó mạch, sau đó về tĩnh mạch. Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch........... trở về tim. - Máu chảy trong động mạch dưới áp lực - Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy thấp, tốc độ máu chảy chậm. nhanh........................................................... - Cơ chế duy trì ổn định pH của máu nhờ các hệ đệm: do chúng có khả năng lấy đi H+ hoặc OH- khi các ion này xuất hiện trong máu................................................................................. - Hệ đệm bicacbonat: NaHCO3/H2CO3 (HCO3-/CO2 ).............................................................. - Hệ đệm phôtphat: Na2HPO4/NaH2PO4 (HPO42-/HPO4- )........................................................ - Hệ đệm prôtêin: là hệ đệm quan trọng của máu, nhờ khả năng điều chỉnh cả độ axit lẫn kiềm: điều chỉnh độ kiềm nhờ gốc –COOH; điều chỉnh độ axit nhờ gốc -NH2 của prôtêin........................................................................................................................................ a) Giải thích: - ĐV càng nhỏ thì tỉ lệ S/V càng lớn → cơ thể mất nhiệt càng nhiều → tốc độ chuyển hóa càng cao, tiêu tốn O2 để giải phóng năng lượng cho duy trì thân nhiệt càng nhiều → tần số hô hấp càng lớn và nhịp tim càng nhanh................................................................................... - ĐV càng nhỏ có khối lượng tim càng nhỏ, lực co bóp của tim càng yếu nên tim càng phải đập nhanh để kịp thời cung cấp máu cho cơ thể…………………............................................ b) Giải thích: - Ở các động mạch nhỏ không có huyết áp tối đa và tối thiểu vì: Các động mạch nhỏ ở xa tim, nhờ sự đàn hồi của thành các động mạch lớn nên khi máu tới các động mạch nhỏ không còn phụ thuộc vào nhịp co bóp của tim……………………………......................................... - Ở các động mạch lớn có huyết áp tối đa và tối thiểu vì: Các động mạch lớn ở gần tim, khả năng đàn hồi của thành động mạch có hạn nên áp lực máu trong các động mạch lớn phụ thuộc nhiều vào nhịp co bóp của tim. ………………………………....................................... a) - Cây có xử lý AIA không mọc chồi nách do AIA có vai trò duy trì ưu thế đỉnh và ức chế sinh trưởng chồi nách, ngược lại cây không được xử lý AIA sẽ hình thành chồi nách.....…… - Ý nghĩa trong sản xuất nông nghiệp: khi ngắt ngọn → mất ưu thế đỉnh (do auxin sinh ra chủ yếu ở đỉnh) → cây sẽ mọc nhiều chồi nách cho nhiều hoa quả (đậu tương, đậu côve,…) hay cho nhiều ngọn (rau bí, mồng tơi,…).................................................................................. b) - Trên các cành trong bóng râm, cường độ quang hợp giảm, lá sản sinh ít auxin → tỉ lệ auxin/etylen giảm, etylen làm cành già đi và gãy rụng............................................................. - Ngược lại, với cây trồng nơi quang đãng thì tỉ lệ auxin/etylen tăng làm cành phát triển……………………………………………………............................................................ - Đa số cây Một lá mầm chỉ có sinh trưởng sơ cấp nên chủ yếu cây sinh trưởng về chiều cao. Những cây Hai lá mầm có cả sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp, nhờ vậy cây không chỉ sinh trưởng về chiều cao mà còn sinh trưởng cả về chiều ngang............................. - Những vòng tròn màu tối là tập hợp các mạch ống hẹp, có thành ống dày, hình thành từ những tế bào sinh ra và lớn lên trong điều kiện môi trường bất lợi (mùa đông); những vòng tròn màu sáng là tập hợp các mạch ống rộng, có thành ống mỏng; hình thành từ những tế bào sinh ra và lớn lên trong điều kiện môi trường thuận lợi (ấm áp, đủ ánh sáng và dinh dưỡng)........................................................................................................................................ a) Tập tính bảo vệ lãnh thổ........................................................................................................ b) Tập tính vị tha (HS viết tập tính xã hội vẫn cho điểm tối đa)............................................. c) Tập tính sinh sản....................................................................................................................

0,25

0,25 0,25 0,25 0,25

0,25

0,25 0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25 0,25

0,5

0,5 0,25 0,25 0,25


d) Tập tính kiếm ăn................................................................................................................... -------------Hết-------------

0,25


SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2013-2014 ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC (Dành cho học sinh THPT không chuyên) Thời gian thi: 180 phút, không kể thời gian giao đề

ĐỀ CHÍNH THỨC

Câu 1 (1,0 điểm). Vào những ngày nắng nóng, tế bào lỗ khí kiểm soát tốc độ thoát hơi nước của cây như thế nào? Tại sao hiện tượng đó lại vừa có lợi, vừa có hại cho cây trồng? Câu 2 (1,0 điểm). Vì sao ở những vùng đất tơi xốp, nhiều mùn thì cây trồng lại xanh tốt? Câu 3 (1,0 điểm). Ảnh hưởng của nguyên tố phôtpho đối với cây trồng như thế nào? (Dạng hấp thụ, vai trò, triệu chứng khi thiếu). Vì sao khi bón phân lân cho cây trồng người ta thường đào thành rãnh quanh gốc rồi mới bón? Câu 4 (1,0 điểm). Ở một số loại hạt (ngô, đậu...) người ta thấy rằng: Nếu lấy hạt tươi đem ủ ở nhiệt độ và độ ẩm tối ưu thì hiệu suất nảy mầm không đạt 100%. Nhưng nếu phơi khô những loại hạt tươi đó, một thời gian sau đem ngâm nước rồi ủ ở nhiệt độ và độ ẩm tối ưu thì hiệu suất nảy mầm cao hơn, có thể đạt 100%. a) Giải thích hiện tượng trên. b) Nêu cách đơn giản nhất để kiểm chứng giải thích trên. Câu 5 (1,0 điểm). Sự đồng hóa cácbon trong quang hợp ở các loài thực vật CAM thể hiện đặc điểm thích nghi với môi trường sống như thế nào? Câu 6 (1,0 điểm). a) Vì sao trong mô thực vật diễn ra quá trình khử nitrat? b) Thực vật đã có đặc điểm thích nghi như thế nào trong việc bảo vệ tế bào khỏi bị dư lượng NH3 đầu độc? c) Điểm khác nhau cơ bản về cách lan truyền của xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin so với sợi thần kinh không có bao miêlin. Tại sao xung thần kinh lan truyền trên sợi thần kinh có bao miêlin lại có đặc điểm như vậy? Câu 7 (1,0 điểm). Nêu đặc điểm của mao mạch phù hợp với chức năng của chúng. Tại sao bình thường ở người chỉ có chừng 5% tổng số mao mạch là luôn có máu chảy qua? Câu 8 (1,0 điểm). Đối với một số động vật hô hấp bằng phổi (cá voi, hải cẩu…), nhờ những đặc điểm nào giúp chúng có thể lặn được rất lâu trong nước? Câu 9 (1,0 điểm). Ở người, tại sao động mạch phần dưới của cơ thể không có van nhưng tĩnh mạch phần dưới của cơ thể lại có van? Câu 10 (1,0 điểm). Hãy thiết kế thí nghiệm chứng minh: Hô hấp là một quá trình tỏa nhiệt. Giải thích kết quả của thí nghiệm. -------------Hết----------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.


Họ và tên thí sinh: …………………….………..…….…….….….; Số báo danh…………………… SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC (Đáp án gồm 02 trang)

Câu

1 (1,0đ)

2 (1,0đ)

3 (1,0đ)

4 (1,0đ)

5 (1,0đ)

KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2013-2014 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC (Dành cho học sinh THPT không chuyên)

Nội dung Điểm * Tế bào lỗ khí kiểm soát tốc độ thoát hơi nước của cây vào những ngày nắng nóng bằng cách: - Khi trời nóng, khô cây mất nhiều nước, tế bào thực vật sản sinh hoocmôn thực vật là axit abxixic, hoocmôn này truyền tín hiệu cho tế bào bảo vệ, K+ bị bơm ra khỏi các tế bào, nước bị thoát ra khỏi tế bào bảo vệ → khí khổng đóng lại………………………............................ 0,25 - Khi trời nóng, khô cây mất nhiều nước, cây bị héo, K+ bị bơm ra khỏi tế bào hình hạt đậu. Nước đi ra theo sự thẩm thấu, tế bào hạt đậu trở nên mềm, duỗi ra và khí khổng đóng lại… 0,25 *Ưu điểm: Hạn chế sự mất nước của cây, làm cây không bị héo, chết................................... 0,25 *Tác hại: Hạn chế sự xâm nhập của CO2 → làm giảm hiệu quả quang hợp, oxi còn bị giữ lại trong khoảng gian bào gây nên hô hấp sáng ở thực vật C3…….......................................... 0,25 *Cây trồng xanh tốt vì: - Trong mùn có nhiều chất hữu cơ, là nguồn dự trữ các chất khoáng và có nhiều nitơ........... 0,25 - Đất tơi xốp sẽ thoáng khí, có nhiều oxi, ít khí độc, độ ẩm thích hợp là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ, đặc biệt là các vi sinh vật phân giải prôtêin và chuyển hóa nitơ tạo NO3- và NH4+ để cung cấp cho cây…………………………….............. 0,5 - Đất tơi xốp, thoáng khí là điều kiện để cho bộ rễ phát triển, hô hấp tốt, từ đó lấy được nhiều nước và khoáng đảm bảo cho cây sinh trưởng, phát triển tốt …………………............. 0,25 3* Dạng hấp thụ: PO4 .............................................................................................................. 0,25 *Vai trò: - Cấu tạo axit nucleic, prôtêin, ATP - Cần thiết cho sự phân chia tế bào, sự sinh trưởng của mô phân sinh, kích thích phát triển của rễ, ra hoa quả và hạt - Tham gia tích cực vào quá trình quang hợp, hô hấp, điều chỉnh sinh trưởng, làm tăng cường hoạt tính Rhizobia và các nốt sần ở rễ………………………………….....…………. 0,25 *Triệu chứng: Toàn thân còi cọc, lá màu sẫm, khi thiếu trầm trọng lá và thân có màu tía. Rễ kém phát triển. Quả chín chậm không có hạt và quả phát triển kém. Duy trì ưu thế đỉnh ít phân cành. Gây ra việc thiếu các nguyên tố vi lượng như Zn, Fe (khi thừa)..………….......... 0,25 *Đào thành rãnh quanh gốc, vì: P liên kết chặt với đất ít di động nhờ khuyếch tán, tốc độ khuyếch tán rất thấp → tăng cường tiếp xúc với vùng hoạt động của rễ → tăng khả năng hút P.................................................................................................................................... 0,25 a. - Khi còn tươi, lượng ABA (axit abxixic) cao gây ức chế quá trình nảy mầm. ABA cao làm cho các hạt này "ngủ" chờ thời tiết thuận lợi mới nảy mầm → thể hiện đặc điểm thích nghi sinh sản với khí hậu………….....…………………………….....................…………… 0,25 - Khi phơi khô hạt một thời gian, hoạt tính của ABA bị mất, vì vậy hiệu suất nảy mầm tăng lên (hiện tượng này thường thấy ở cây một năm) ..…..…………….…….....………………… 0,25 b. Cách đơn giản nhất là so sánh hàm lượng ABA của hạt tươi và của hạt đã phơi khô rồi được ngâm nước. ................................................................................................................. 0,5 - Thực vật CAM là nhóm thực vật mọng nước, sống nơi hoang mạc, khô hạn....................... 0,25 - Ở thực vật CAM sự đồng hóa CO2 xảy ra trong pha tối của quá trình quang hợp, trong đó có sử dụng các sản phẩm pha sáng là ATP, NADPH2 để khử CO2 tạo thành các chất hữu cơ gồm.. 0,25 + Giai đoạn cố định CO2 đầu tiên diễn ra vào ban đêm khi khí khổng mở……...….....……… 0,25 + Giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Calvin diễn ra vào ban ngày khi khí khổng đóng.. 0,25


6 (1,0đ)

7 (1,0đ)

8 (1,0đ)

9 (1,0đ)

10 (1,0đ)

a. Giải thích: - Vì thực vật hấp thụ nitơ ở 2 dạng: NH4+ (dạng khử) và NO3- (dạng ô xi hóa), nhưng trong cơ thể thực vật nitơ chỉ tồn tại ở dạng khử, do vậy NO3- cần được khử thành amôniac để tiếp tục hình thành aa → tổng hợp Prôtêin........................................................................................ b. Đặc điểm thích nghi để tự bảo vệ: - Hình thành amit .................................................................................................................... c. Điểm khác nhau cơ bản: - Xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin lan truyền theo kiểu nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác (tốc độ nhanh). Xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin lan truyền liên tiếp từ vùng này sang vùng khác kề bên (tốc độ chậm)……........... *Giải thích: - Do bao miêlin có tính chất cách điện nên không thể khử cực và đảo cực ở vùng có bao miêlin được................................................................................................................................ * Cấu tạo mao mạch phù hợp với chức năng: - Mao mạch có đường kính rất nhỏ chỉ đủ để cho các tế bào hồng cầu di chuyển theo một hàng nhằm tối đa hoá việc trao đổi các chất với dịch mô .…...…………….........................… - Mao mạch chỉ được cấu tạo từ một lớp tế bào không xếp sít với nhau nhằm giúp cho một số chất cần thiết và bạch cầu có thể dễ ra vào mao mạch nhằm thực hiện chức năng vận chuyển các chất và bảo vệ cơ thể……………………………………................…………… * Giải thích: Số lượng mao mạch trong các cơ quan là rất lớn, chỉ cần khoảng 5% số mao mạch có máu lưu thông là đủ, số còn lại có tác dụng điều tiết lượng máu đến các cơ quan khác nhau theo các nhu cầu sinh lý của cơ thể. Lượng máu tới các mao mạch được điều tiết bởi các cơ vòng ở đầu các động mạch máu nhỏ trước khi tới lưới mao mạch. …………...…............……….. - Lá lách rất lớn dự trữ nhiều máu, trong máu lượng O2 rất lớn................................................ - Hàm lượng prôtêin myoglôbin cao trong hệ cơ để tích luỹ O2 .............................................. - Để bảo tồn O2 chúng hoạt động cơ ít, thay đổi độ chìm nổi của cơ thể để di chuyển trong nước 1 cách thụ động................................................................................................................. - Nhịp tim và tốc độ tiêu thụ O2 giảm trong thời gian lặn. Máu cung cấp cho cơ bị hạn chế trong thời gian lặn...................................................................................................................... *Giải thích: - Tĩnh mạch phần dưới cơ thể có van. Do huyết áp trong tĩnh mạch thấp, máu có xu hướng rơi xuống phía dưới. Van tĩnh mạch ngăn không cho máu xuống phía dưới, chỉ cho máu đi theo một chiều về phía tim. ....................................................................................................... - Huyết áp trong động mạch cao, áp lực máu chảy trong mạch lớn → nên không cần van............................................................................................................................................. *Thiết kế thí nghiệm: Lấy 1 kg hạt thóc hoặc đậu, ngô... ngâm trong nước, vớt ra, ủ cho nảy mầm: Gói hạt trong túi vải, đặt túi hạt trong hộp xốp cách nhiệt, cắm nhiệt kế vào túi hạt, theo dõi nhiệt độ trên nhiệt kế. Ghi nhiệt độ ở các thời gian khác nhau sẽ thấy khi hô hấp, hạt tỏa nhiệt mạnh (nhiệt kế tăng lên)....................................................................................................................... * Giải thích hiện tượng: Trong quá trình hô hấp nội bào, khi phân giải hoàn toàn 1 phân tử glucôzơ hiệu suất giải phóng năng lượng (ATP) chỉ chiếm khoảng 40%, còn phần lớn năng lượng tỏa ra dưới dạng nhiệt → quá trình hô hấp tỏa nhiệt............................................................................................. -------------Hết-----------

0,25 0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,5 0,25 0,25 0,25 0,25

0,5 0,5

0,5

0,5


SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2012-2013

ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC ĐỀ CHÍNH THỨC

(Dành cho học sinh THPT không chuyên) Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1. a) Tại sao các tế bào mạch gỗ là tế bào chết còn các tế bào mạch rây là tế bào sống lại phù hợp với chức năng của chúng? b) Khi cắt ngang thân cây hoa cúc vào sáng sớm sau vài phút thì thấy hiện tượng gì xảy ra? Câu 2. a) Tỉ lệ auxin/xitôkinin ảnh hưởng đến sự hình thành chồi ở mô sẹo trong nuôi cấy mô tế bào như thế nào? b) Tại sao ở cây đơn tính nếu nuôi cây non có nhiều lá, ít rễ thì có đến 90% là cây đực còn nếu có nhiều rễ và ít lá thì đa phần là cây cái? Điều gì sẽ xảy ra nếu cây đó có nhiều rễ và lá? Câu 3. Ở thực vật, để góp phần vào sự đa dạng di truyền. Các loài thực vật đã ngăn cản sự tự thụ phấn bằng cách nào? Câu 4. Nếu bạn trộn dịch vị với thức ăn nghiền thì quá trình tiêu hóa diễn ra như thế nào? Sự tiêu hoá này khác với việc tiêu hóa viên thức ăn đó được đưa từ miệng xuống dạ dày như thế nào? Câu 5. a) Giải thích vì sao khi để giun đất trên mặt sân khô ráo thì giun sẽ nhanh chết? b) CO2 được vận chuyển như thế nào từ nơi sinh ra đến cơ quan trao đổi khí ở phế nang của phổi để đẩy ra ngoài? Câu 6. a) Tại sao nói sự chênh lệch điện thế giữa 2 phía của màng là một dấu hiệu để nhận biết tế bào đó còn sống hay đã chết? b) Trình bày cơ chế phát sinh điện thế hoạt động của nơron? Câu 7. a) Một người bị bệnh hở van tim thì nhịp tim và huyết áp của người này có thay đổi không. Tại sao? b) Một người đi xét nghiệm thấy lượng hồng cầu ở tĩnh mạch chiếm 44% thể tích, còn ở động mạch chỉ chiếm 40%. Hãy cho biết người này có bệnh hay không và nêu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên? (hiện tượng này chỉ xảy ra ở vòng tuần hoàn lớn) Câu 8. Để phân biệt thực vật C3 và thực vật C4, người ta đã tiến hành các thí nghiệm sau: a) Đưa cây C3 và cây C4 vào trong chuông thuỷ tinh kín và chiếu sáng liên tục. b) Trồng cây C3 và cây C4 trong nhà kính có nồng độ O2 cao (khoảng gấp 10 lần so với CO2). Hãy cho biết kết quả thí nghiệm trên và nguyên tắc của các thí nghiệm đó? Câu 9. Nước được hấp thụ từ đất vào rễ cây theo những con đường nào? Nêu những điểm có lợi và bất lợi của mỗi con đường đó? Hệ rễ đã khắc phục những điểm bất lợi đó như thế nào? Câu 10. a) Tại sao xung thần kinh truyền qua xináp chỉ đi theo một chiều? b) Tại sao động vật bậc thấp có hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch, hầu hết tập tính của chúng là tập tính bẩm sinh?

-------------Hết----------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.


Họ và tên thí sinh:……….………..…….…….….….; Số báo danh………………. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC (Đáp án có 03 trang)

KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2012-2013

ĐÁP ÁN MÔN: SINH HỌC (Dành cho học sinh THPT không chuyên)

I. LƯU Ý CHUNG: - Hướng dẫn chấm chỉ trình bày một cách giải với những ý cơ bản phải có. Khi chấm bài học sinh làm theo cách khác nếu đúng và đủ ý thì vẫn cho điểm tối đa. - Điểm toàn bài tính đến 0,25 và không làm tròn. II. ĐÁP ÁN: Câu Ý Nội dung trình bày Điểm 1.0 điểm

1 a

b

0.75 điểm - Các tế bào mạch gỗ là các tế bào chết do: + Mạch gỗ có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng nên tế bào chết giúp 0.25 giảm sức cản của dòng nước vận chuyển trong mạch ngược chiều trong lực…….. + Mạch gỗ được cấu tạo từ các tế bào chết giúp các ống dẫn không bị vỡ vì chịu 0.25 áp suất của nước…………………………………………………………………… - Các tế bào mạch rây là tế bào sống do: Mạch rây có chức năng vận chuyển chủ 0.25 động các chất dinh dưỡng nên cần các tế bào sống.................................................... 0.25 điểm Khi cắt ngang thân cây hoa cúc vào sáng sớm sau vài phút thì thấy hiện tượng 0.25 những giọt dịch rỉ ra từ phần thân bị cắt.................................................................... 1 điểm

2 a

0.25 điểm Tỉ lệ Auxin/Xitôkinin >1 thì kích thích mô sẹo ra rễ. Tỉ lệ Auxin/Xitôkinin <1 thì 0.25 kích thích mô sẹo ra chồi……………………………………………………………

b

3

4

0.75 điểm - Cây non nhiều lá, ít rễ thì tổng hợp nhiều gibêrelin -> tỉ lệ cây đực cao...............

0.25

- Cây non nhiều rễ, ít lá thì tổng hợp nhiều xitôkinin -> tỉ lệ cây cái cao................

0.25

- Cây có nhiều rễ và nhiều lá tạo sự cân bằng hoocmôn thì tỉ lệ đực cái bằng nhau

0.25

1.0 điểm * Trường hợp 1: Tạo cây đơn tính chỉ có hoa đực hoặc hoa cái thì cây không có sự tự thụ phấn.......................................................................................................... * Trường hợp 2: Với cây có cả hoa đực và hoa cái (cả nhị và nhụy): - Thời gian chín của nhị và nhụy khác nhau............................................................. - Cách sắp xếp của nhị và nhụy làm cho động vật thụ phấn không thể chuyển hạt phấn của hoa tới chính đầu nhụy của hoa đó........................................................... - Cây có khả năng tự từ chối hạt phấn của chính mình.............................................

0.25 0.25 0.25 0.25

1.0 điểm Trộn dịch vị với thức ăn nghiền: 0.25 - Trong dịch vị có HCl, enzim pepsin,…………………………………………… - HCl sẽ làm biến tính prôtêin, enzim pepsin cắt prôtêin thành các chuỗi peptit 0.25 ngắn…………………………………………………………………………………. 1


* Sự khác nhau: Nội dung so sánh Số loai enzim Sự tiêu hóa cacbohiđrat 1.0 điểm

5

Trộn thức ăn với dịch vị 1 loại (pepsin)……

Tiêu hóa viên thức ăn từ miệng đưa xuống Nhiều hơn ( có thêm enzim ở khoang miệng)………………………………. Không có………… Có xảy ra ở giai đoạn đầu khi viên …………………… thức ăn mới được đưa xuống dạ dày…

0.25 0.25

a

0.5 điểm - Giun đất trao đổi khí với môi trường qua da, da giun đất cần sự ẩm ướt để trao 0.25 đối khí……………………………………………………………………………… - Nếu bắt giun đất để mặt sân khô ráo thì da bị khô không trao đổi khí được -> 0.25 giun nhanh chết……………………………………………………………………

b

0. 5 điểm - CO2 được vận chuyển từ tế bào đến cơ quan hô hấp (phổi) nhờ máu và dịch mô.

0.25

- CO2 được vận chuyển chủ yếu dưới dạng natri bicacbônat (NaHCO3), một phần 0.25 kết hợp với hêmôglôbin và một phần nhỏ hoà tan trong huyết tương……………… 1.0 điểm

6 a

0.5 điểm Sự chênh lệch điện thế giữa 2 phía của màng là một dấu hiệu nhận biết tế bào đó còn sống hay đã chết vì: - Sự chênh lệch điện thế giữa 2 bên của màng liên quan tới tính thấm chọn lọc và cơ chế vận chuyển chủ động các chất qua màng tế bào -> tế bào sống có tính thấm 0.25 chọn lọc .................................................................................................................... - Tế bào chết chức năng thấm chọn lọc và vận chuyển chủ động không còn nữa ..... 0.25

b

0.5 điểm - Khi nơron bị kích thích, các kênh Na+mở ra, dòng Na+ từ ngoài đi vào nơron gây 0.25 mất phân cực, rồi đảo cực ……………………... ………………………………….. - Ngay tiếp sau đó kênh Na+ đóng lại và kênh K+ mở ra, K+ từ trong tràn ra ngoài 0.25 dẫn tới tái phân cực …………………………………………… …………………. 1.0 điểm

7 a

0.5 điểm - Nhịp tim lúc đầu tăng lên để đáp ứng nhu cầu máu của các cơ quan, sau đó giảm 0.25 vì bị suy tim………………………………………………….……………………... - Huyết áp lúc đầu không đổi do nhịp tim tăng, về sau huyết áp giảm do bị suy tim. 0.25

b

0.5 điểm - Kết quả: Người này không mắc bệnh gì cả……………………………….……… 0.25 - Nguyên nhân: Máu tĩnh mạch là máu từ cơ quan đổ về tim nên nhiều CO2 làm tăng thể tích hồng cầu còn máu ở động mạch ít CO2 nên không xảy ra hiện tượng 0.25 này…………………................................................……………………………….. 1.0 điểm

8 a

0.5 điểm 2


- Kết quả: Cây chết trước là cây C3

0.25

- Nguyên tắc: Dựa vào điểm bù CO2: Cây C4 có điểm bù CO2 thấp hơn…………. 0.25 b

0.5 điểm - Kết quả: Năng suất cây nào giảm thì đó là cây C3

0.25

- Nguyên tắc: Dựa vào hô hấp sáng: Chỉ thực vật C3 mới có hô hấp sáng ………..

0.25

1.0 điểm

9

- Có hai con đường hấp thụ nước của rễ cây là: Con đường qua thành tế bào – 0.25 gian bào và con đường chất nguyên sinh – không bào…………………………. - Điểm có lợi và bất lợi của mỗi con đường: + Con đường thành tế bào – gian bào: Hấp thụ nhanh được nhiều nước nhưng lượng nước và chất khoáng không được điều chỉnh………………………………... 0.25 + Con đường chất nguyên sinh – không bào: Lượng nước và chất khoáng được 0.25 điều chỉnh nhưng lại hấp thụ nước chậm………………………………………….. - Hệ rễ đã khắc phục đặc điểm bất lợi của hai con đường đó là:

0.25

Sử dụng cả hai con đường và có vòng đai caspari………………………………….. 1.0 điểm

10 a

0.5 điểm Xung thần kinh truyền qua xináp chỉ theo một chiều: 0.25 - Xung thần kinh chỉ truyền được theo một chiều từ chùy xináp sang màng sau xináp……………………………………………………………………………….. - Chỉ chùy xináp mới có chất trung gian hóa học và màng sau mới có thụ thể tiếp 0.25 nhận chất trung gian hoá học đó…………………...………………………………..

b

0.5 điểm Hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, hầu hết tập tính của chúng là tập tính bẩm sinh vì: - Có ít tế bào thần kinh, cấu tạo đơn giản nên khả năng học tập và rút kinh nghiệm 0.25 kém…………………… - Có tuổi thọ ngắn nên có ít thời gian học tập và rút kinh nghiệm………………….

---------- Hết ----------

3

0.25


SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ——————— ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1. os

về c u trìn c

n

KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 NĂM HỌC 2011 – 2012 ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC Dành cho học sinh THPT không chuyên Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề. ———————————

O2 tron p

CO2 -> Ax t ôx lô xêt c -> Axit malic

t

cây n ô: Axit malic -> CO2

Chu trìn Canvin-Benson

P ôtp o enol piruvat Axit piruvic (1) (2) (3) o t tên c u trìn trên c o n 1 2 3 n r v tr n o P cs n o nn o tron c u trìn trên Câu 2. a. s c c lo t c v t k khổng m v o n n y ón v o n êm. uy n ên, m t s lo t c v t s n tron ều k n t u n c cây x n r n cây m n n c s m c... k khổng l ón v o n n y m về êm. ều n y có n ìv c n . y t c c c ón m k k ổn c c c lo n y b. t ón c c lo p ân m N 4Cl, (NH4)2SO4, NaNO3 c o ất trong thờ n s l mt y ổ c tn n oc ất t c Câu 3. s ô ấp l ì n s ô ấp c x t stêaric (C18H36O2)? Ý n c n ên c u s ô ấp Câu 4. a. S t êu o o c d y nr n t n o c ăn s u k c t êu o d y c chuyển xu ng ru t từn t v l ng nhỏ có n ì b. S k c n u ữ t êu ó n o v t êu ó n o o c. P ân t k n m ô ấp n o v ô ấp tron Câu 5: a. Vì s o t m o t ng su t ờ m k ôn mỏi? N u tim c a m t n ời ph nữ p 60 lần trong m t p t có kh l n m u tron t m l 120ml v o cu tâm tr n v 75 ml cu tâm t u. L n m u c tim m tron m t p t c n ời ph nữ ó ằn o n êu b. Huy t p l ì s o n ữn n ờ uy t p t ấp y c ón m t c. H tuần o n sâu có c c năn v n c uyển k k ôn ? T i sao? Câu 6. ểm k c n u ữ v n n k p l x l cây p n v k trờ t v s n v v n n k p l x l c cây tr n nữ k có v c m c c Câu 7: Xn pl ì c t n p ần c a m t xin p ó c? S k c n u ữa lan truyền xung thần k n trên s i thần k n có o m êl n v trên s i thần k n k ôn có o m êl n Câu 8. a. y c o t c s thần kinh c a t p t n b. P ân t ìn t c c t p c n v tl c n ầm v c k ôn

------- Hết -----Họ và tên thí sinh:……………………………………SBD…………………


SỞ GD VÀ ĐT VĨNH PHÚC Câu 1 (1.0đ)

2 (1,5đ)

3 (1,0đ)

4 (2,0đ)

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HSG 11 NĂM 2011 -2012 MÔN: SINH HỌC (THPT không chuyên)

Nội dung * n ch t nh: u trìn c n O2 t c v t 4 u trìn tc -Slack)........................ * V tr x y ra: o n 1 x y r tron l c l p c t o mô u............................................................... - Gi o n 2 3 x y r tron l c l p c t o ó m c ...................................................... Pt m v ol m n ổ p c ất x t p ruv c t n p ôtp o nol p ruv c v t m v o c u trìn nv n............................................................................................................. a. -Ýn p cây t t k m n c tron ều k n t u n c................................................ c ón , m k k ổn c c c lo t c v t s n v n t un c + B n n y nhi t cao, cây n m l n x t x x c tron t o k k ổn tăn k c t c c c m on o t n n t ờ c c kên on m n n on r t r k ỏ t o P thẩm thấu c t o m m s c tr n n c k k ổn ón ................................ + B n êm n t thấp, s c tr n n c c a t o k k ổn tăn k k ổng m ......... b. t ón c c lo p ân m N 4Cl, (NH4)2SO4, NaNO3 s l m t y ổ P c ất... Vì + Bón p ân NH4Cl, (NH4)2SO4 cây ấp t N 4+ c n l mô tr ờn l- v O42- s k t p + v t o l v 2SO4 n n mô tr ờn x t.................................................................... + Bón NaNO3 cây ấp t NO3- c n l N + k t p v O - t o mô tr ờn z ................. * s ô ấp (RQ): l t s ữ s p ân t O2 t r v s p ân t O2 lấy v o k ô ấp. s ô ấp c x t stêaric: C18H36O2 + 26O2 = 18CO2 + 18H2O => RQ = 0,69 ................ Ýn n ên c u s ô ấp - o t n uyên l u n ô ấp l n óm c ất ì qu ó n tìn tr n ô ấp c cây - ó n p p o qu n nôn s n v c ăm sóc cây tr n p p........................................... a. - Ch y u l n ổ prôtê n t n c c c uỗ pôlipeptit ngắn t c ng c a enzim pepsin v i s có m t c a HCl................................................................................................................ -Ýn c a th c ăn xu ng ru t từn t v l ng nhỏ: +D n trun o l n x t tron t c ăn từ d y xu n t m t, t o mô tr ờng cần thi t cho ho t ng c c c nz m tron ru t vì có N O3 từ t y v ru t ti t ra v i n n cao)............................................................................................................................................. + ể c c nz m từ t y v ru t ti t r thờ n t êu o l ng th c ăn ó............................ + thời gian hấp th c c c ất n ỡng............................................................................... b. h c nha gi a ti h a n i bào à ti h a ngo i bào: - êu ó n o qu trìn n ổ t c ăn n r ên tron t o n ờ t n nz m..... - êu ó n o o qu trìn n ổ t c ăn n r ên n o t o t c ăn cc c nz m p ân ên n o t os u óm ấp t v o t o............................................... c. h n bi t kh i ni m hô h p ngoài à hô h p t ong: - Hô ấp n o tr o ổ k ữ c t ể v mô tr ờn ên n o ........................................ - ô ấp tron tr o ổ k ữ t o v mô tr ờn ên tron c t ể..............................

Điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25

0,25 0,25 0,25

0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25

0,25

0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25


5 (1,5đ)

6 (1,0đ)

7 (1,0đ)

8 (1,0đ)

a. Tim ho t đ ng suốt đời mà không mỏi : - Thời gian ngh tron 1 c u kì t m ể k ô p c kh năn o t ng c c t m. Tâm n co 0,1s ngh 0,7s; tâm t ất co 0,3s ngh 0 5s; n c un l 0 4s).............................................. - L n m u m/p t c n ời ph nữ bằng nh p p c t m n ân v l u l ng tim (thể t c tâm t u 60. 120 – 75 2700ml/ p t............................................................................. b. - Huy t p l p l c c m u t c n lên t n m ch.............................................................. - N ữn n ờ uy t p t ấp y c ón m t vì m u c y tron m c c m k ôn cun cấp c o n o........................................................................................................................ c. tuần o n sâu k ôn t m v n c uyển c ất k tron ô ấp............................. - Vì ct o c c t ể tr o ổ k tr c t p v k ôn k ên n o qu t n n k p ân n n t t n k k c c mô...................................................................................... h c nha : n c l cây p n n c l cây tr n nữ B n c ất L lo n n s n tr n L k ểu n n k ôn s n ............................................... tr n .......................................... c n ân k c t c n s n v c mc c......................... c ot c n c ux n n n o s t y ổ s c tr n n c s s n tr n k ôn n ều c t o c uyên ó nằm m t trên v m t l .......... cu n l k ôn l ên qu n t s n tr n ........................................... n c ất ểu n B ểu n c m có t n c u k B ểu n n n n k ôn có t n c u k .................................. ................................................ -Xn pl n ti p x c ữa t o t ần kinh v i t o t ần kinh, giữa t o t ần kinh v i t ok cn t oc t o tuy n .................................................................................... n p ần cấu t o x n p o c: M n tr c m n s u k x n p, ch y x n p có c c t ch c c c ất trun n o c.............................................................................................. Trên sợi không có bao miêlin Trên sợi có bao miêlin - D n truyền l ên t c trên s i tr c, t c - D n truyền nh y cóc từ o r nv n y n eo lan truyền ch m..................................... r nv k c t c lan truyền nhanh............... + + - T n t năn l n c o m N /K .... - T n nhiều năn l n c o m N +/K+........ a. s thần kinh c a t p t n l c c p n x ......................................................................... - T p t n ẩm s n l c uỗi ph n x k ôn ều ki n, t p t n c c l c uỗi ph n x có ều ki n................................................................................................................................ b. - c n ầm l k ểu c k ôn có t c k ôn t r l mìn c. u n y k có n u cầu t ì k n t c ó t n p n v t quy t c c c tìn u n t n t ............... - c k ôn l k ểu c có ch n có c nên tr c m t vấn ề m i sinh v t bi t p p c ckn n m c ể tìm c c quy t c c vấn ề ó .........................................................

.................... .. Hết ..................

0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25

0,25 0,25

0,25 0,25 0,25 0,25

0,25 0,25

0,25 0,25

0,25 0,25


SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ——————— ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2009-2010 ĐỀ THI MÔN : SINH HỌC (Dành cho THPT không chuyên) Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề. ——————————

Câu 1 (1 điểm): a. Lông hút có đặc điểm cấu tạo như thế nào phù hợp với chức năng hút nước? b. Số lượng lông hút thay đổi trong điều kiện nào? Câu 2 (1 điểm): a. Rễ cây hút khoáng theo các cơ chế nào? Nêu sự khác nhau giữa các cơ chế hút khoáng đó? b. Giải thích vì sao cây trên cạn ngập úng lâu sẽ chết? Câu 3 (1 điểm): a. Điểm bù ánh sáng quang hợp là gì? Điểm bù ánh sáng của cây ưa sáng và cây ưa bóng khác nhau như thế nào? Giải thích? b. Điểm bão hoà CO2 là gì? Sự bão hoà CO2 xảy ra trong điều kiện tự nhiên không? Câu 4 (1 điểm): Một người ở vùng đồng bằng lên sống ở vùng núi cao có không khí nghèo ôxi. Em hãy cho biết cơ thể người đó xảy ra những thay đổi gì để thích nghi với môi trường mới đó? Câu 5 (1 điểm): Hiện tượng xếp lá của cây trinh nữ khi có va chạm và hiện tượng xếp lá " thức, ngủ" của cây có gì giống và khác nhau ? Câu 6 (1 điểm): Mô tả quá trình tiêu hoá ở trùng đế giày? Từ đó rút ra nhận xét gì về tiêu hoá ở động vật đơn bào? Câu 7 (1 điểm): a. Tại sao giun tròn và sán sống kí sinh trong ruột người không có hệ tiêu hoá mà vẫn sống bình thường ? b. Động tác nhai lại thức ăn ở động vật nhai lại có tác dụng gì ? Câu 8 (1 điểm) : a. Giải thích vì sao ở động vật có vú những loài có khối lượng cơ thể nhỏ thường có nhịp tim nhanh hơn nhịp tim của những loài có khối lượng cơ thể lớn ? b. Sự tiêu hoá của ruột non ở giai đoạn nào là kém nhất? Giải thích? Câu 9 (1 điểm) : Đặc điểm của quá trình trao đổi khí qua da ở giun đất? Nêu cấu tạo của da giun đất phù hợp với chức năng hô hấp? Câu 10 (1 điểm): Vận tốc máu chảy trong hệ mạch như thế nào? Giải thích tại sao có sự khác nhau đó? ---Hết--Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh...................................................................SBD............................


SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ———————

Câu Ý 1 a

b 2

a

b 3

a

b

4

5

6

7

a

KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2009-2010 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN : SINH HỌC (Dành cho THPT không chuyên) ——————————

Nội dung *Cấu tạo lông hút phù hợp với chức năng hút nước: - Thành mỏng ,không thấm cutin-> dễ thấm nước……………………………………. - Không bào trung tâm lớn-> tạo áp suất thẩm thấu………………………………….. - Có nhiều ti thể -> hoạt động hô hấp mạnh -> áp suất thẩm thấu lớn……………….. * Số lượng lông hút thay đổi khi: Môi trường quá ưu trương, quá axit(chua), thiếu oxi………………………………….. * Khác nhau:…………………………………………………………………………… Cơ chế thụ động Cơ chế chủ động - Iôn khoáng từ đất vào rễ theo - Ngược građien nồng độ. građien nồng độ. - Không hoặc ít tiêu tốn ATP. - Tiêu tốn ATP - Không cần chất mang - Cần chất mang * Vì: Khi bị ngập úng -> rễ cây thiếu oxi-> ảnh hưởng đến hô hấp của rễ -> tích luỹ các chất độc hại đối với tế bào và làm cho lông hút chết, không hình thành lông hút mới-> cây không hút nước -> cây chết……………………………………………….. *Điểm bù ánh sáng là: cường độ ánh sáng giúp quang hợp và hô hấp bằng nhau…….. * Cây ưa bóng có điểm bù ánh sáng thấp hơn cây ưa sáng, vì: Cây ưa bóng có lục lạp to, nhiều hạt diệp lục hơn cây ưa sáng -> hấp thu ánh sáng tích cực, hiệu quả -> có điểm bù ánh sáng thấp, thích nghi với cường độ chiếu sáng tương đối yếu………….. * Điểm bão hoà CO2: nồng độ CO2 để quang hợp đạt mức cao nhất……………….. * Trong tự nhiên không xảy ra tình trạng bão hoà CO2, vì: hàm lượng CO2 trong tự nhiên chỉ vào khoảng 0,03% rất thấp so với độ bão hoà CO2( 0,06% - 0,4%)…… * Những thay đổi về hoạt động và cấu tạo... - Nhịp thở tăng nhanh hơn............................................................................................ - Tim đập nhanh hơn................................................................................................... - Tuỷ xương sản xuất thêm hồng cầu đưa vào máu làm tăng khả năng vận chuyển ôxi của máu......................................................................................................................... - Tăng dung tích trao đổi khí của phổi.......................................................................... * Giống nhau: Đều thực hiện do sự thay đổi trạng thái trương nước của các tế bào thể gối, khi tế bào trương nước lá sẽ mở, khi tế bào không trương nước lá sẽ khép lại…. * Khác nhau: + Khép lá của cây trinh nữ: thuộc loại ứng động không sinh trưởng, do va chạm cơ học……………………………………….………………………………………….. + Sự xếp lá " thức, ngủ" của cây: thuộc loại ứng động sinh trưởng, bởi sự thay đổi ánh sáng theo chu kì…………………………………………………………………. * Tiêu hoá ở trùng đế giày: …………………………………………………………… - G/đ 1: TĂ được lấy vào cơ thể theo hình thức nhập bào. Màng tế bào lõm xuống hình thành không bào tiêu hoá chứa thức ăn bên trong. - G/đ 2: Lizôxoom gắn vào không bào tiêu hoá-> tiết E tiêu hoá vào không bào tiêu hoá -> thuỷ phân các chất dinh dưỡng phức tạp thành các chất dinh dưỡng đơn giản. - G/đ 3: Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ từ không bào tiêu hoá vào tế bào chất. Phần thức ăn không tiêu hoá được trong không bào ra ngoài theo kiểu xuất bào. * Nhận xét: - Ở động vật đơn bào thức ăn được tiêu hoá trong không bào tiêu hoá-> tiêu hoá nội bào( tiêu hoá bên trong tế bào)……………………………………………………….. - Tiêu hoá hoá học…………………………………………………………………….. * Chất dinh dưỡng có sẵn trong ruột non dễ dàng chui qua bề mặt cơ thể mỏng cảu sán dây và giun chỉ-> hệ TH của chúng không cần thiết nữa và bị thoái hoá hoàn toàn

Điểm

0,25 0,25 0,25 0,25 0,5

0,5 0,25

0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5

0,25 0,25 0,5

0,25 0,25 0,5


b

8

a

b

9

10

* Vì: - Nghiền nát TĂ, phá vỡ thành xenlulôz của TB TV-> tạo điều kiện cho TH thức ăn trong dạ dày và ruột non……………………………………………………………… - Làm tăng tiết nước bọt -> tạo môi trường ẩm và kiềm trong dạ cỏ để VSV: hoạt động thuận lợi………………………………………………………………………… * Vì - Động vật càng nhỏ tỉ lệ S/V càng lớn, tốc độ chuyển hóa càng cao, tiêu tốn ôxi để giải phóng năng lượng cho duy trì thân nhiệt càng nhiều do đó nhịp hô hấp và nhịp tim càng tăng …………………………………………………………………………. - Động vật càng nhỏ khối lượng tim càng nhỏ, lực co bóp tim yếu nên tim phải co bóp nhanh hơn để kịp thời cung cấp máu cho cơ thể………........................................ * Vì: TH ở phần tá tràng trước khi có ống mật đổ vào là kém nhất do : muối mật làm nhũ tương hoá mỡ-> tăng khả năng TH mỡ của lipaza lên gấp 15 lần…………………... *TĐK ở giun: - Khí O2 khuyếch tán qua da vào máu-> đến Tb. Khí CO2 khuyếch tán từ bên trong cơ thể qua da ra ngoài do có sự chênh lệnh về phân áp O2 và CO2…………………. - Quá trình chuyển hoá bên trong cơ thể luôn tiêu thụ O2 và sinh ra CO2 -> làm chênh lệnh phân áp O2 và CO2………………………………………………. * Đặc điểm của da:…………………………………………………………………… - Tỉ lệ giữa S bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể khá lớn là nhờ cơ thể có kích thước nhỏ. - Da của giun đất luôn ẩm ướt-> chất khí dễ dàng khuyếch tán qua. - Dưới da có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp. - Khí O2 và CO2 khuyếch tán rất nhanh trong không khí -> giun đất trao đổi khí qua bề mặt cơ thể -> không cần thông khí. *Đặc điểm:………………………………………………………………………….... - Tốc độ máu giảm dần từ động mạch chủ đến tiểu đông mạch - Tốc độ máu thấp nhất trong mao mạch và tăng dần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ. * Giải thích:……………………………………………………………………………. - Tốc độ máu tỉ lệ thuận với diện tích của mạch. - Trong hệ động mạch tổng tiết diện tăng dần từ đông mạch chủ đến tiểu động mạch> tốc độ máu giảm dần. - Trong hệ tĩnh mạch tổng tiết diện giảm dần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ-> tốc độ máu tăng dần. - Tổng tiết diện lớn nhất ở mao mạch-> máu chảy với vận tốc chậm nhất.

---Hết---

0,25 0,25

0,25 0,25

0,5

0,25 0,25 0,5

0,5

0,5


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.