ĐỀ SỐ 6 Câu 1: Nguồn cung cấp nito tự nhiên cho cây là A. Nito trong không khí và trong đất.
B. Nito tự do trong không khí.
C. Nito trong nước.
D. Nito trong đất.
Câu 2: Trong cơ thể, hệ nào sau đây có vai trò điều chỉnh hoạt động của các hệ khác? A. Hệ thần kinh và hệ nội tiết.
B. Hệ bạch huyết và hệ da.
C. Hệ bạch huyết và hệ nội tiết.
D. Hệ tim mạch và hệ cơ.
Câu 3: Tưới tiêu hợp lí cho cây trồng là A. Dựa vào điều kiện giữ nước trong đất và thời tiết. B. Dựa vào nhu cầu nước của cây, điều kiện giữ nước trong đất và thời tiết. C. Tưới nhiều nước cho cây. D. Dựa vào nhu cầu nước của cây. Câu 4: Khi thở ra, không khí qua các phần của đường hô hấp theo trật tự: A. các phế nang, khí quản, phế quản, hầu, mũi. B. các phế nang, phế quản, khí quản, hầu, mũi. C. các phế nang, phế quản, khí quản, mũi, hầu. D. phế quản, các phế nang, khí quản, hầu, mũi Câu 5: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản có đường kính A. 2 nm.
B. 30 nm.
C. 11 nm.
D. 300 nm.
Câu 6: Trong trường hợp trội không hoàn toàn, khi lai giữa 2 bố mẹ thuần chủng khác nhau 1 cặp tính trạng tương phản sau đó cho F1 tự thụ hoặc giao phấn thì ở F2 sẽ xuất hiện tỉ lệ phân tính: A. 1 : 1 :1 :1.
B. 1:1.
C. 1:2:1.
D. 3 : 1.
Câu 7: Quần thể tự phối ban đầu có toàn kiểu gen Aa, sau 3 thế hệ tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tồn tại trong quần thể là: A. 50%
B. 75%
C. 25%
D. 87,5%
Câu 8: Cấu trúc của NST sinh vật nhân thực có các mức xoắn theo trật tự A. phân tử ADN → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → nucleoxom → cromatit. B. phân tử ADN → nucleoxom → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → cromatit. C. phân tử ADN → nucleoxom → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → cromatit. D. phân tử ADN → sợi cơ bản → nucleoxom → sợi nhiễm sắc → cromatit. Câu 9: Cơ quan thoái hoá là A. cơ quan chưa phát triển lúc còn non sau đó phát triển mạnh ở cơ thể trưởng thành.
B. cơ quan phát triển lúc còn non sau đó tiêu giảm ở tuổi trưởng thành. C. cơ quan phát triển đầy đủ ở cơ thể trưởng thành. D. cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành. Câu 10: Hiện nay có một số bằng chứng chứng tỏ: Trong lịch sử phát sinh sự sống trên Trái Đất, phân tử được dùng làm vật chất di truyền (lưu giữ thông tin di truyền) đầu tiên là A. prôtêin và sau đó là ARN.
B. prôtêin và sau đó là ADN.
C. ADN và sau đó là ARN.
D. ARN và sau đó là ADN.
Câu 11: Đối với cá rô phi nuôi ở Việt Nam, khoảng nhiệt độ 5,60C đến 420C được gọi là A. giới hạn sinh thái về nhiệt độ.
B. khoảng chống chịu.
C. khoảng thuận lợi.
D. khoảng ức chế.
Câu 12: Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã cho biết: A. mức độ gần gũi giữa các cá thể trong quần xã. B. con đường trao đổi vật chất và năng lượng trong quần xã. C. mức độ tiêu thụ chất hữu cơ của các sinh vật. D. nguồn thức ăn của các sinh vật tiêu thụ. Câu 13: Sắc tố nào tham gia trực tiếp chuyển hóa năng lượng mặt trời thành ATP, NADPH trong quang hợp? A. Diệp lục a, b.
B. Diệp lục a.
C. Diệp lục b.
D. Diệp lục a, b và carotenoit.
Câu 14: Vì sao hệ tuần hoàn của thân mềm và chân khớp được gọi là hệ tuần hoàn hở? A. Vì giữa mạch đi từ tim (động mạch) và (tĩnh mạch) không có mạch nối. B. Vì máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp. C. Vì còn tạo hỗn hợp dịch mô - máu. D. Vì tốc độ máu chảy chậm. Câu 15: Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E. coli chỉ chứa N15 phóng xạ. Nếu chuyển những vi khuẩn E. coli này sang môi trường chỉ có N14 thì một tế bào vi khuẩn E. coli này sau 4 lần phân bào liên tiếp sẽ tạo ra bao mạch ADN mới được tổng hợp ở vùng nhân hoàn toàn chứa N14? A. 30.
B. 8.
C. 32.
D. 16.
Câu 16: Một nhóm tế bào sinh tinh chỉ mang đột biến cấu trúc ở hai NST thuộc 2 cặp tương đồng số 3 và số 5. Biết giảm phân diễn ra bình thường không có trao đổi chéo. Theo lí thuyết tỉ lệ giao tử không mang đột biến trong tổng số giao tử tạo ra là A. 1/4.
B. 1/2.
C. 3/4.
D. 1/8.
Câu 17: Cơ thể mang kiểu gen
AB Dd , mỗi gen qui định một tính trạng lai phân tích có ab
hoán vị gen với tần số 20% thì tỉ lệ kiểu hình ở con lai là: A. 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1.
B. 4 : 4 : 4 : 4 : 1 : 1 : 1 : 1.
C. 9 : 9 : 3 : 3 : 1 : 1.
D. 3 : 3 : 3 : 3 : 1 : 1 : 1 : 1.
Câu 18: Tiến hoá nhỏ là A. quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của giới. B. quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của lớp. C. quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của bộ. D. quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể. Câu 19: Nội dung quy luật giới hạn sinh thái nói lên A. Giới hạn phát triển của sinh vật. B. Khả năng thích ứng của sinh vật với môi trường. C. Giới hạn phản ứng của sinh vật với môi trường. D. Mức độ thuận lợi của sinh vật với môi trường. Câu 20: Khi nói về hệ sinh thái tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Các hệ sinh thái tự nhiên được hình thành bằng các quy luật tự nhiên và có thể bị biến đổi dưới tác động của con người. B. Các hệ sinh thái tự nhiên dưới nước chỉ có một loại chuỗi thức ăn được mở đầu bằng sinh vật sản xuất. C. Các hệ sinh thái tự nhiên trên Trái Đất rất đa dạng, được chia thành các nhóm hệ sinh thái trên cạn và các nhóm hệ sinh thái dưới nước. D. Trong các hệ sinh thái trên cạn, sinh vật sản xuất gồm thực vật và một số loài vi sinh vật. Câu 21: Thành phần nào sau đây không phải là thành phần cấu trúc của lục lạp? I. Stroma.
II. Grana.
III. Lizoxom.
IV. Tilacoit
V. Lưới nội chất Số phương án đúng là A. 1
B. 2
C. 4
D. 3
Câu 22: Nhịp tim của thú có khối lượng nhỏ nhanh hơn thú có khối lượng cơ thể lớn vì: A. Động vật càng nhỏ càng dễ bị tác động trực tiếp của điều kiện nhiệt độ, ánh sáng,..từ môi trường. B. Động vật càng nhỏ thì tỉ lệ S/V càng lớn, nhiệt lượng mất vào môi trường xung quanh càng nhiều, chuyển hóa tăng lên, tim đập nhanh hơn để đáp ứng đủ nhu cầu ôxi cho quá trình chuyển hóa.
C. Động vật càng nhỏ hiệu quả trao đổi chất càng thấp, tim đập nhanh hơn để đáp ứng đủ nhu cầu ôxi cho quá trình chuyển hóa. D. Động vật nhỏ, một hoạt động nhỏ của cơ thể cũng ảnh hưởng đến tim làm chúng đập nhanh hơn. Câu 23: Một cá thể có bộ NST lưỡng bội kí hiệu là AaBb, trong đó A, B là các NST có nguồn gốc từ bố còn a, b là các NST có nguồn gốc từ mẹ. Giả sử có 304 tế bào sinh dục của cá thể này thực hiện giảm phân hình thành tinh trùng, trong đó 40 tế bào xảy ra trao đổi chéo tại 1 điểm chỉ ở 1 cặp NST Aa, 72 tế bào xảy ra trao đổi chéo tại 1 điểm chỉ ở 1 cặp NST Bb. Các tế bào sinh tinh còn lại xảy ra trao đổi chéo tại 1 điểm ở đồng thời 2 cặp NST Aa và Bb. Biết rằng không có đột biến mới xảy ra, quá trình giảm phân diễn ra bình thường, số lượng tinh trùng mang cả 2 NST có nguồn gốc từ mẹ không có trao đổi chéo là A. 104.
B. 38.
C. 152.
D. 26.
Câu 24: Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Các gen quy định màu thân và hình dạng cánh đều nằm trên một nhiễm sắc thể thường. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Cho giao phối ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ với ruồi đực thân xám, cánh dài, mắt đỏ (P), trong tổng số các ruồi thu được ở F1, ruồi có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt trắng chiếm tỉ lệ 2,5%. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh cụt, mắt đỏ ở F1 là A. 11,25%
B. 60,0%
C. 22,0%
D. 7,5%.
Câu 25: Hai loài họ hàng sống trong cùng khu phân bố nhưng không giao phối với nhau. Có bao nhiêu nguyên nhân mô tả về hiện tượng cách li trước hợp tử? (1) Chúng có nơi ở khác nhau nên các cá thể không gặp gỡ nhau được. (2) Nếu có giao phối cũng không tạo ra con lai hoặc tạo ra con lai bất thụ. (3) Chúng có mùa sinh sản khác nhau. (4) Con lai được tạo ra có sức sống kém nên bị đào thải. (5) Chúng có tập tính giao phối khác nhau. (6) Chúng có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau. A. 5
B. 2
Câu 26: Cho các mối quan hệ sau: (1) Vi khuẩn Rhizobium và rễ cây họ đậu. (2) Cây phong lan sống bám trên cây thân gỗ. (3) Chim tu hú đẻ trứng mình vào tổ chim khác.
C. 4
D. 3
(4) Vi khuẩn lam và nấm sống chung tạo địa y. (5) Chim sáo đậu trên lưng trâu. (6) Kiến và cây kiến. (7) Vi khuẩn lam sống dưới lớp biểu mô của san hô. Có bao nhiêu mối quan hệ thuộc kiểu quan hệ cộng sinh? A. 3
B. 4
C. 5
D. 2
Câu 27: Cho các phát biểu sau: (1) Nếu vì một lí do nào đó mà loài ưu thế bị mất đi thì loài sẽ thay thế là loài chủ chốt. (2) Loài ngẫu nhiên có thể thay thế cho một nhóm loài khác khi nhóm này suy vong vì một lí do nào đó. (3) Nhóm loài ưu thế là loài có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của các loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã. (4) Nhóm loài ngẫu nhiên là nhóm loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú thấp, nhưng sự có mặt của chúng lại làm tăng mức đa dạng cho quần xã. (5) Vai trò của nhóm loài chủ chốt là quyết định chiều hướng phát triển của quần xã. (6) Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một vài quần thể, có thể có số lượng nhiều và có vai trò quan trọng so với các loài khác. Số phát biểu có nội dung đúng là: A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
Câu 28: Nguyên nhân làm suy giảm chất lượng cuộc sống của con người: (1) Sự gia tăng nhanh dân số tạo sức ép lên nguồn tài nguyên thiên nhiên. (2) Khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên không bền vững. (3) Môi trường ngày càng ô nhiễm. (4) Sự bất công trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. (5) Xây dựng ngày càng nhiều các khu bảo tồn thiên nhiên. A. 5
B. 3
C. 2
D. 4
Câu 29: Một loài sinh vật có số nhóm liên kết bằng 10. Cho các phát biểu sau: (1) Do đột biến NST, bộ NST có 22 NST nên đây là dạng đột biến thể ba kép. (2) Do đột biến NST, bộ NST có 19 NST nên đây có thể là dạng đột biến thể một. (3) Do đột biến NST, bộ NST có 18 NST nên đây có thể là dạng đột biến thể một kép hoặc đột biến thể không. (4) Do đột biến NST, bộ NST có 30 NST nên đây có thể là dạng đột biến tam bội. Số kết luận đúng là:
A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
Câu 30: Trong các phát biểu sau về nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Thành phần của nhiễm sắc thể gồm ADN và chủ yếu là prôtêin histon. (2) Mỗi nuclêôxôm gồm một đoạn ADN có 146 nuclêôtit quấn quanh khối cầu gồm 8 phân tử histon. (3) Nhiễm sắc thể bị đột biến thường gây hại cho sinh vật. (4) Lặp đoạn nhiễm sắc thể tạo điều kiện cho đột biến gen xảy ra. (5) Nhiễm sắc thể là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử. Chọn câu trả lời đúng: A. 3
B. 5
C. 4
D. 2
Câu 31: Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho các cây hoa tím (P) lai với cây hoa tím có kiểu gen dị hợp tử, F1 thu được kiểu hình phân ly theo tỷ lệ 11 cây hoa tím : 1 cây hoa trắng. Có những nhận xét nào sau: (1) F1 có 3 kiểu gen quy định cây hoa tím. (2) F1 có tỷ lệ phân li kiểu gen là 2:2:1 (3) Trong số những cây hoa tím F1cây hoa tím có kiểu gen đồng hợp chiếm tỷ lệ 50% (4) Cho các cây hoa tím F1 tự thụ phấn, xác suất thu được hoa trắng ở đời con là 13,6 %. (5) Cho các cây hoa tím F1 tự thụ phấn, xác suất thu được hoa tím dùng làm giống ởđời con là 54%. Số nhận xét đúng: A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
Câu 32: Ở một loài thực vật, xét 2 gen nằm trong nhân tế bào, mỗi gen đều có 2 alen, các gen phân li độc lập cùng qui định một tính trạng. Cho hai cây (P) thuần chủng khác nhau về cả hai cặp gen giao phấn với nhau, thu được F1. Cho F1 lai với cơ thể đồng hợp tử lặn về cả hai cặp gen, thu được Fa. Biết không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Theo lí thuyết, trong các trường hợp về tỉ lệ kiểu hình sau đây, có tối đa bao nhiêu trường hợp phù hợp với tỉ lệ kiểu hình của Fa? (1) Tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1.
(2) Tỉ lệ 3 : 1.
(3) Tỉ lệ 1 : 1.
(4) Tỉ lệ 3 : 3 : 1 : 1.
(5) Tỉ lệ 1 : 2 : 1.
(6) Tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
A. 5
B. 3
C. 2
D. 4
Câu 33: Ở một loài thực vật, xét các tế bào sinh hạt phấn có kiểu gen Aa BD//bd. Nếu quá trình giảm phân tạo các tiểu bào tử xảy ra hoán vị ở cặp B và D; đồng thời ở 1 số tế bào xảy ra sự không phân ly ở cặp BD//bd trong giảm phân I, mọi diễn biến khác của quá trình giảm
phân đều bình thường. Số loại giao tử đột biến tối đa được tạo ra từ các tế bào sinh hạt phấn nói trên là? A. 7
B. 5
C. 10
D. 4
Câu 34: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do 1 cặp gen quy định, tính trạng hình dạng quả do 1 cặp gen khác quy định. Cho cây hoa đỏ, quả tròn thuần chủng giao phấn với cây hoa vàng, quả bầy dục thuần chủng thu được F1 100% cây hoa đỏ, quả tròn. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 có cây hoa đỏ, quả bầu dục chiếm tỉ lệ 9%. Biết rằng diễn biến trong giảm phân ở bên đực và cái như nhau. Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng với phép lai trên? (1) F2 có 10 loại kiểu gen. (2) Ở F2, số cây hoa đỏ, quả tròn thuần chủng chiếm 16%. (3) F2 có 4 loại kiểu gen đồng hợp về cả 2 cặp gen. (4) F1 xảy ra hoán vị gen với tần số 40%. A. 4
B. 2
C. 3
D. 1
Câu 35: Một loài thực vật, khi cho giao phấn giữa cây quả dẹt với cây quả bầu dục (P), thu được F1gồm toàn cây quả dẹt. Cho cây F1 lai với cây đồng hợp lặn về các cặp gen, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây quả dẹt : 2 cây quả tròn : 1 cây quả bầu dục. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2. Cho tất cả các cây quả tròn F2 giao phấn với nhau thu được F3. Có bao nhiêu kết luận đúng sau đây? (1) Lấy ngẫu nhiên một cây F3 đem trồng, theo lí thuyết, xác suất để cây này có kiểu hình quả bầu dục là 1/12 (2) Tỷ lệ kiểu hình ở F3 là 2:6:1 (3) Tỷ lệ đồng hợp ở F3 là: 1/6 (4) Số loại kiểu gen ở F3 là 9 (5) Các cây F3 cho quả dẹt đều có hai cặp gen dị hợp. A. 5
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 36: Ở một loài động vật, khi cho lai 2 nòi thuần chủng thân xám, cánh dài và thân đen, cánh ngắn thì ở F1 nhận được toàn thân xám, cánh dài. Khi cho lai giữa con đực và con cái F1 thì ở F2 thu được tỉ lệ phân tính: 3 thân xám, cánh dài: 1 thân đen, cánh ngắn. Biết rằng các gen nằm trên NST thường. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Thân xám trội hoàn toàn so với thân đen, cánh dài trội hoàn toàn so với cánh ngắn. (2) F1 có kiểu gen dị hợp. (3) Tỉ lệ phân li kiểu gen ở F2 là 1 : 2 : 1. (4) Lai phân tích F1 đời con có tỉ lệ kiểu hình là 1 : 1.
(5) Chỉ có thể giải thích là do các gen quy định các tính trạng nằm trên cùng 1 NST và liên kết hoàn toàn với nhau. A. 3
B. 4
C. 2
D. 5
Câu 37: Ở một loài thực vật, màu sắc hoa do hai cặp gen A,a và B,b cùng quy định. Hình dạng quả do một gen có 2 alen quy định, alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả bầu. Cho biết bố mẹ đều thuần chủng khác nhau ba cặp gen tương phản, đời F1 đều xuất hiện cây hoa đỏ, quả tròn. Tiếp tục cho F1 giao phấn, thu được F2 kết quả sau: 738 cây hoa đỏ, quả tròn; 614 cây hoa hồng, quả tròn; 369 cây hoa đỏ, quả bầu; 124 cây hoa hồng, quả bầu; 123 cây hoa trắng, quả tròn. Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau: (1) Tính trạng màu sắc hoa được di truyền theo quy luật tương tác bổ sung của hai cặp gen không alen. (2) Gen quy định hình dạng quả phải liên kết không hoàn toàn với một trong hai gen quy định màu sắc hoa. (3) Có hiện tượng hoán vị gen với tần số 20%. (4) kiểu gen của F1 có thể là Aa A. 3
Bd Ad hoặc Bb bD aD
B. 1
C. 4
D. 2
Câu 38: a+, b+, c+ và d+ là các gen trên NST thường phân ly độc lập, điều khiển chuỗi tổng hợp sắc tố để hình thành lên màu đen theo sơ đồ dưới đây:
Các alen này bị đột biến thành dạng mất chức năng tương ứng là a, b, c và d. Người ta tiến hành lai một cá thể màu đen có kiểu gen a+a+b+b+c+c+d+d+ với một cá thể không màu có kiểu gen aabbccdd và thu được cn lai F1. Vậy, khi cho các cá thể F1 lai với nhau, thì tỷ lệ cá thể ở F2 tương ứng với kiểu hình không màu và màu nâu là bao nhiêu? A. 27/64 và 37/256.
B. 33/64 và 27/64.
C. 37/64 và 27/256.
D. 37/64 và 27/64.
Câu 39: Ở mèo gen quy định màu lông nằm trên NST X .Gen D lông đen ,gen d lông hung, Dd lông tam thể .Quần thể cân bằng có mèo đực lông hung chiếm 20% tổng số mèo đực.Theo lý thuyết phát nào sau đây đúng: (1) cấu trúc di truyền quần thể là: Giới đực: 0,8XDY : 0,2XdY; Giới cái: 0,64XDXD : 0,32XDXd : 0,04Xd Xd (2) Quần thể có 2000 con thì có số mèo tam thể khoảng 320 con. (3) Số lượng mèo đực lông đen gấp 5 lần mèo cái lông đen.
(4) Số lượng mèo đực lông hung bằng số lượng mèo cái lông hung. A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Câu 40: Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định, alen trội là trội hoàn toàn.
Biết rằng không xảy ra đột biến. Xác suất người con đầu lòng của cặp vợ chồng III.15 và III.16 sinh con không mang gen gây bệnh là A. 1/3.
B. 7/18.
C. 7/15.
D. 31/36.
Đáp án 1-A
2-A
3-B
4-B
5-C
6-C
7-D
8-C
9-D
10-D
11-A
12-B
13-B
14-A
15-A
16-A
17-B
18-D
19-C
20-B
21-B
22-B
23-A
24-A
25-C
26-B
27-C
28-D
29-D
30-A
31-C
32-B
33-D
34-C
35-B
36-B
37-A
38-C
39-C
40-C
ĐỀ SỐ 7 Câu 1: Rễ cây chỉ hấp thụ được dạng nito trong đất là A. Nitrat và amon.
B. Nitric và nito tự do (N2).
C. Nitrat và nito tự do (N2).
D. Amon và amin
Câu 2: Ở người, thời gian mỗi chu kì hoạt động của tim trung bình là: A. 0,8 giây(s), trong đó pha tâm nhĩ co (0,1s), tâm thất co (0,3s), thời gian dãn chung(0,4 s) B. 0,8 giây(s), trong đó pha tâm nhĩ co (0,1s), tâm thất co (0,4s), thời gian dãn chung(0,3 s) C. 0,8 giây(s), trong đó tâm thất co(0,4s), tâm nhĩ co (0,1s), thời gian dãn chung (0,3 s). D. 0,8 giây(s), trong đó tâm thất co (0,1s), tâm nhĩ co (0,3s), thời gian dãn chung (0,4 s) Câu 3: Ý nào sau đây là không đúng với sự đóng mở của khí khổng? A. Tế bào hình hạt đậu trương nước khí khổng sẽ mở. B. Ánh sáng là nguyên nhân duy nhất gây nên việc mở khí khổng. C. Một số cây khi thiếu nước ở ngoài sáng khí khổng đóng lại. D. Một số cây sống trong điều kiện thiếu nước khí khổng đóng hoàn toàn vào ban ngày. Câu 4: Vì sao nồng độ CO2 thở ra cao hơn so với hít vào phổi? A. Vì một lượng CO2 còn lưu trữ trong phế nang. B. Vì một lượng CO2 đã khuếch tán từ mao mạch phổi vào phế nang trước khi ra khỏi phổi. C. Vì một lượng CO2 được thải ra trong hô hấp tế bào của phổi. D. Vì một lượng CO2 được dồn về phổi từ các cơ quan khác trong cơ thể. Câu 5: Nếu thiếu tirôxin sẽ dẫn đến hậu quả gì đối với trẻ em? A. Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển. B. Người bé nhỏ hoặc khổng lồ. C. Các đặc điểm sinh dục phụ nam kém phát triển. D. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tụê kém. Câu 6: ở 1 loài hoa, gen A – quy định màu vàng, gen a – không màu; gen B – quy định màu đỏ đồng thời át A, gen b – không màu và không át. Bố mẹ có kiểu gen nh¬ thế nào để đời con có tỉ lệ kiểu hình: 6 đỏ : 1 vàng : 1 không màu? A. AaBb x AaBb
B. AABb x AaBB
C. AABb x AaBb
D. AaBb x aaBb
Câu 7: Giao phối cận huyết và tự thụ phấn bắt buộc dẫn đến hiện tượng thoái hoá là do… A. các thể đồng hợp tăng, trong đó các gen lặn gây hại biểu hiện thành kiểu hình B. các gen lặn gây hại bị gen trội lấn át trong KG dị hợp C. xảy ra hiện tượng đột biến gen D. tập trung các gen trội có hại ở thế hệ sau Câu 8: Quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit diễn ra ở bộ phận nào của tế bào nhân thực?
A. thể Gongi.
B. tế bào chất.
C. nhân.
D. màng tế bào.
Câu 9: Để xác định quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật, người ta không dựa vào A. cơ quan tương đồng.
B. bằng chứng phôi sinh học.
C. bằng chứng sinh học phân tử.
D. cơ quan tương tự.
Câu 10: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát cổ ngự trị ở A. kỉ Đệ tam thuộc đại Tân sinh.
B. kỉ Pecmi thuộc đại Cổ sinh.
C. kỉ Jura thuộc đại Trung sinh.
D. kỉ Triat (Tam điệp) thuộc đại Trung sinh.
Câu 11: Kích thước tối thiểu của quần thể là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể phải có, đủ đảm bảo cho A. các cá thể trong quần thể có thể đối phó với thiên tai. B. quần thể có khả năng duy trì nòi giống. C. các cá thể trong quần thể có thể giúp nhau tìm kiếm thức ăn. D. các cá thể trong quần thể có thể chống đỡ trước kẻ thù. Câu 12: Nguyên nhân dẫn tới phân ly ổ sinh thái của các loài trong quần xã là: A. mỗi loài kiếm ăn ở vị trí khác nhau. B. mỗi loài kiếm ăn vào một thời gian khac nhau trong ngày. C. mỗi loài ăn một loại thức ăn khác nhau. D. cạnh tranh khác loài. Câu 13: Cấu tạo ngoài nào của lá thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng ? A. Có cuống lá.
B. có diện tích bề mặt lớn.
C. Các khí khổng tập trung ở mặt dưới.
D. Phiến lá mỏng
Câu 14: Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào trao đổi khí hiệu quả nhất? A. Phổi và da của ếch nhái.
B. Phổi của bò sát.
C. Phổi của chim.
D. Da của giun đất
Câu 15: Ở thể đột biến của một loài giao phối, khi một tế bào sinh dưỡng nguyên phân liên tiếp 4 lần đã tạo ra số tế bào con có tổng cộng là 176 NST. Thể đột biến này thuộc dạng: A. Thể không hoặc thể một
B. Thể một hoặc thể ba
C. Thể bốn hoặc thể không
D. Thể ba hoặc thể bốn
Câu 16: Một loài có bộ NST lưỡng bội kí hiệu là AaBbDd. Nếu tế bào của loài tham gia nguyên phân mà một NST kép của cặp Aa không phân li, bộ NST trong hai tế bào con có thể là: (1) AAaBbDd và aBbDd;
(2) AAaaBbDd và BbDd
(3) AaaBbDd và ABbDd
(4) AaBbDd và AABbDd
A. 1, 3, 4.
B. 1, 4.
C. 1, 3.
D. 1, 2, 3.
Câu 17: Ở ruồi giấm, gen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với a quy định thân đen, gen B quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Gen D quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Gen quy định màu mắt nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Ở phép lai giữa ruồi giấm
AB D d AB D X X với ruồi giấm X Y cho ab ab
F1 có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỷ lệ 15%. Tính theo lý thuyết, tỷ lệ ruồi cái F1 thân đen, cánh cụt, mắt đỏ là: A. 10%.
B. 15%.
C. 2,5%.
D. 7%
Câu 18: Về mối quan hệ giữa các loài Đacuyn cho rằng: A. Các loài là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung. B. Các loài biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện nhưng có nguồn gốc riêng rẽ. C. Các loài đều được sinh ra cùng một lúc và không hề bị biến đổi. D. Các loài là kết quả của quá trình tiến hoá từ rất nhiều nguồn gốc khác nhau. Câu 19: Hai loài chim ăn hạt và chim ăn sâu sống trong cùng một khu vực người ta gọi sự phân bố của chúng là A. thuộc hai hệ sinh thái khác nhau.
B. thuộc hai quần xã khác nhau.
C. thuộc một ổ sinh thái.
D. thuộc hai ổ sinh thái khác nhau.
Câu 20: Trong vườn cây có múi người ta thường thả kiến đỏ vào sống. Kiến đỏ này đuổi được loài kiến hôi (chuyên đưa những con rệp cây lên chồi non. Nhờ vậy rệp lấy được nhiều nhựa cây và thải ra nhiều đường cho kiến hôi ăn). Đồng thời nó cũng tiêu diệt sâu và rệp cây. Hãy cho biết mối quan hệ giữa: 1. quan hệ giữa rệp cây và cây có múi. 2. quan hệ giữa rệp cây và kiến hôi. 3. quan hệ giữa kiến đỏ và kiến hôi. 4.quan hệ giữa kiến đỏ và rệp cây. Phương án trả lời đúng là: A. 1. Quan hệ kí sinh; 2. hợp tác; 3. cạnh tranh; 4. động vật ăn thịt con mồi. B. 1. Quan hệ hỗ trợ; 2. hội sinh; 3. cạnh tranh; 4. động vật ăn thịt con mồi. C. 1. Quan hệ kí sinh; 2. hội sinh; 3. động vật ăn thịt con mồi; 4. cạnh tranh. D. 1. Quan hệ hỗ trợ; 2. hợp tác; 3. cạnh tranh; 4. động vật ăn thịt con mồi. Câu 21: Cho các phát biểu sau: I. Pha sáng xảy ra ở stroma của lục lạp. II. Pha tối xảy ra ở tilacotit của lục lạp.
III. Tilacoit là đơn vị cấu trúc của Grana. IV. Đơn vị chức năng của lục lạp là quangtoxom. V. Quangtoxom có chứa đầy đủ hệ enzim photphorin hóa, đây là đặc điểm quan trọng nhất để nó là đơn vị chức năng của lục lạp. VI. Do lục lạp có hình phiến mỏng, còn các tế bào lá chứa lục lạp hình khối nên tổng diện tích của lục lạp lớn hơn diện tích lá của chúng. Số phát biểu có nội dung đúng là A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
Câu 22: Câu trắc nghiệm (0.25 điểm) Quá trình biến đổi thức ăn theo hình thức cơ học có vai trò I. Cắt, xé, nghiền nát thức ăn từ lớn thành nhỏ. II. Biến đổi thức ăn thành chất đơn giản, tế bào cơ thể hấp thụ được. III. Nhào lộn thức ăn thấm đều dịch tiêu hóa. IV. Làm tăng diện tích tiếp xúc thức ăn với dịch tiêu hóa. Số phương án đúng là A. 2
B. 4
C. 1
D. 3
Câu 23: Hai tế bào sinh dục đực có kiểu gen AaBb(DE/de) khi giảm phân bình thường cho số loại giao tử tối đa là A. 8
B. 4
C. 16
D. 2
Câu 24: Ở một loài thực vật, khi cho tự thụ phấn các cây F1 dị hợp 3 cặp gen với nhau, thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình là 49,5% cây hoa đỏ, dạng kép : 6,75% cây hoa đỏ, dạng đơn : 25,5% hoa trắng, dạng kép : 18,25% cây hoa trắng, dạng đơn. Biết rằng tính trạng dạng hoa do một cặp gen qui định. Trong các phát biểu sau, số phát biểu đúng là: (1) màu hoa chịu sự tương tác bổ sung của 2 cặp gen không alen. (2) có 3 cặp gen chi phối 2 tính trạng. (3) có sự phối hợp giữa tương tác gen và liên kết hoàn toàn. . (4) dạng kép trội hoàn toàn so với dạng đơn. A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
Câu 25: Câu trắc nghiệm (0.25 điểm) Trong những nhận định sau, có bao nhiêu nhận định không đúng khi nói về tiến hoá nhỏ? (1) Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể qua các thế hệ. (2) Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi vốn gen của quần thể qua thời gian. (3) Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian địa chất lâu dài và chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp.
(4) Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn, phạm vi tương đối hẹp. (5) Tiến hóa nhỏ hình thành các nhóm phân loại trên loài (chi, họ, bộ...). (6) Tiến hóa nhỏ chỉ làm biến đổi tần số alen, không làm biến đổi tần số kiểu gen. A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
Câu 26: Cho các hiện tượng sau: (1). Vi khuẩn nốt sần và rễ cây họ đậu. (2). Một loài cây mọc thành đám, rễ liền nhau. (3). Vi khuẩn phân hủy xenlulozo sống trong ruột già ở người. (4). Bọ chét, ve sống trên lưng trâu. (5). Những con sói cùng nhau hạ một con bò rừng. (6). Nhờ có tuyến hôi, bọ xít không bị chim dùng làm thức ăn. (7). Một số cây khi phát triển, bộ rễ tiết ra các chất kìm hãm các cây xung quanh phát triển. Có bao nhiêu mối quan hệ thuộc kiểu quan hệ hỗ trợ cùng loài? A. 3
B. 0
C. 1
D. 2
Câu 27: Câu trắc nghiệm (0.25 điểm) Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật, có các phát biểu sau đây: (1) Cấu trúc của lưới thức ăn càng phức tạp khi đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao. (2) Trong một chuỗi thức ăn, mỗi mắt xích có thể có nhiều loài sinh vật (3) Chuỗi thức ăn thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã. (4) Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái dưới nước thông thường kéo dài quá 8 mắt xích (5) Tất cả các chuỗi thức ăn của quần xã sinh vật trên cạn đều khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng (6) Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp Số phát biểu có nội dung đúng là: A. 5
B. 2
C. 4
Câu 28: Câu trắc nghiệm (0.25 điểm) Cho các đặc điểm sau: (1) Có vùng phân bố hẹp, kích thước quần thể nhỏ. (2) Có vùng phân bố rộng, kích thước quần thể lớn. (3) Biến dị di truyền cao, khả năng di cư cao. (4) Biến dị di truyền có giới hạn, khả năng di cư hạn chế. (5) Sức sinh sản thấp, số lượng con non ít. (6) Sức sinh sản cao, số lượng con non nhiều.
D. 3
(7) Tiềm năng sinh học thấp. (8) Tiềm năng sinh học cao. (9) Tuổi thọ thấp, kích thước cơ thể nhỏ. (10) Tuổi thọ cao, kích thước cơ thể lớn. Trong điều kiện khí hậu toàn cầu biến đổi rất nhanh do hiệu ứng nhà kính, loài có những đặc tính nào dưới đây dễ bị diệt vong? A. (4), (1), (6), (8), (9).
B. (1), (3), (4), (5), (6).
C. (1), (4), (5), (7), (10).
D. (2), (3), (4), (7), (9).
Câu 29: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã. II. Đột biến gen có thể tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể. III. Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một cặp nuclêôtit trong gen. IV. Đột biến gen làm thay đổi cấu trúc của gen. V. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường. A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
Câu 30: Trong các đặc điểm nêu dưới đây, có bao nhiêu đặc điểm có ở quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực và có ở quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ? (1) Có sự hình thành các đoạn Okazaki. (2) Nuclêôtit mới được tổng hợp được liên kết vào đầu 3' của mạch mới. (3) Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu quá trình tái bản. (4) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn. (5) Enzim ADN polimeraza không làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN. (6) sử dụng 8 loại nucleotit A, T, G, X, A, U, G, X làm nguyên liệu. Số câu trả lời đúng là A. 4
B. 5
C. 3
D. 6
Câu 31: Ở 1 loài côn trùng, con đực: XY, con cái: XX. Khi cho P thuần chủng con đực cánh đen lai với con cái cánh đốm thu được F1 toàn cánh đen. Cho F1 giao phối với nhau, F2 có tỉ lệ 3 cánh đen : 1 cánh đốm trong đó cánh đốm toàn là con cái. Biết rằng tính trạng do 1 gen qui định, gen A qui định cánh đen trội hoàn toàn so với gen a qui định cánh đốm. Có bao nhiêu giải thích nào sau đây có nội dung đúng? (1) Gen qui định màu sắc cánh nằm trên NST giới tính. (2) Kiểu gen của con cái P là XaXa. (3) Kiểu gen của con đực F1 là XaY. (4) Tỉ lệ kiểu gen ở F2 là 1 : 1 : 1 : 1.
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
Câu 32: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng, alen B quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp. Cho giao phối cây lưỡng bội thuần chủng khác nhau về hai tính trạng trên thu được F1. Xử lí cônsixin với các cây F1, sau đó cho 2 cây F1 giao phấn với nhau thu được đời con F2 có kiểu hình phân li theo tỉ l ệ 121 : 11 :11 : 1. Các phép lai có thể cho kết quả trên gồm: (1) AAaaBBbb x AaBb.
(2) AAaaBb x AaBBbb.
(3) AaBbbb x AAaaBBbb.
(4) AAaaBBbb x AaaaBbbb.
(5) AaaaBBbb x AAaaBb.
(6) AaBBbb x AAaaBbbb.
Có mấy trường hợp mà cặp bố mẹ F1 phù hợp với kết quả F2? A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
Câu 33: Người ta nuôi một tế bào vi khuẩn E.coli trong môi trường chỉ chứa N14 (lần thứ 1). Sau ba thế hệ, người ta chuyển sang môi trường nuôi cấy chỉ chứa N15 (lần thứ 2) để cho mỗi tế bào nhân đôi 2 lần. Sau đó, lại chuyển các tế bào đã được tạo ra sang nuôi cấy trong môi trường có N14(lần thứ 3) để chúng nhân đôi 2 lần nữa. Cho các nhận xét sau về các tế bào khi kết thúc 3 quá trình: (1) Số tế bào chứa cả N14 và N15 là 24. (2) Số tế bào chỉ chứa N14 là 104. (3) Số tế bào chỉ chứa N15 là 24. (4) Kết thúc 3 lần nhân đôi, số phân tử ADN có trong tất cả các tế bào là 64. Số nhận xét có nội dung đúng là: A. 1
B. 2
C. 3
D. 0
Câu 34: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, alen D quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với alen d quy định vỏ hạt xanh, các gen phân li độc lập với nhau. Cho cây thân cao, hoa đỏ, hạt vàng có kiểu gen dị hợp cả 3 cặp gen tự thụ phấn được F1. Chọn ngẫu nhiên 1 cây thân cao, hoa trắng, vỏ hạt vàng và 1 cây thân thấp, hoa đỏ, vỏ hạt xanh ở F2 cho giao phấn ngẫu nhiên với nhau được F2. Nếu không có đột biến và chọn lọc, tính theo lí thuyết, khả năng xuất hiện kiểu hình thân cao, hoa đỏ, vỏ hạt xanh ở F2 là: A.
2 27
B.
8 27
C.
6 27
D.
4 27
Câu 35: Ở gà, xét tính trạng màu lông do 1 gen có 2 alen quy định, alen trội là trội hoàn toàn. Cho gà trống lông đen giao phối với gà mái lông vằn, thu được F1 gồm 50% gà trống lông
vằn và 50% gà mái lông đen, cho F1 giao phối ngẫu nhiên tạo ra F2, cho F2 giao phối ngẫu nhiên tạo ra F3. Dự đoán nào sau đây đúng? A. Ở F2 có tỉ lệ kiểu hình là 3 con lông vằn : 1 con lông đen. B. Tỉ lệ gà trống dị hợp ở F3 chiếm 25%. C. Tỉ lệ gà không mang alen lặn ở F3 chiếm 25%. D. Có 4 loại kiểu gen quy định kiểu hình màu lông. Câu 36: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định tính trạng thân cao, alen a quy định thân thấp; gen B quy định tính trạng hoa đỏ, alen b quy định hoa trắng. Các gen quy định các tính trạng nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau. Cho cây đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp 2 cặp gen tự thụ phấn thu được F1. Chọn ngẫu nhiên 1 cây thân cao, hoa trắng và 1 cây thân thấp, hoa đỏ ở F1 cho giao phấn với nhau thu được F2. Biết rằng không có đột biến và chọn lọc. Trong các kết luận sau đây về F2 có bao nhiêu kết luận đúng? (1) Kiểu hình thân cao, hoa trắng chiếm tỉ lệ 2/9. (2) Kiểu hình thân cao, hoa đỏ chiếm tỉ lệ 4/9. (3) Các cá thể dị hợp về một cặp gen chiếm tỉ lệ 4/9. (4) Các cá thể dị hợp về 2 cặp gen chiếm tỉ lệ 2/9. A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
Câu 37: Ở ruồi giấm, hai gen B và V cùng nằm trên một cặp NST tương đồng trong đó B quy định thân xám trội hoàn toàn so với b quy định thân đen; V quy định cánh dài trội hoàn toàn so với v quy định cánh cụt. Gen D nằm trên NST giới tính X ở đoạn không tương đồng quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với d quy định mắt trắng. Cho ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ giao phối với ruồi đực thân đen, cánh cụt, mắt trắng được F1 có 100% cá thể mang kiểu hình giống ruồi mẹ. Các cá thể F1 giao phối tự do thu được F2. Ở F2, loại ruồi đực có thân xám, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 1,25%. Nếu cho ruồi cái F1 lai phân tích thì ở đời con, loại ruồi đực có thân xám, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ A. 1,25%.
B. 12,5%.
C. 25%.
D. 2,5%.
Câu 38: Một người đàn ông (1) không bị mắc bệnh M, có bố và mẹ đều không bị bệnh này nhưng có em gái bị bệnh M. Người đàn ông này kết hôn với 1 người phụ nữ không bị bệnh M, người phụ nữ (2) có bố và mẹ đều không bị bệnh nhưng có em trai bị bệnh M. Cặp vợ chồng (1) và (2) sinh được 1 người con gái và 1 người con trai (3) đều không bị bệnh M. Người con trai (3) kết hôn với một người phụ nữ không bị bệnh này (4). Người phụ nữ (4) có bố và mẹ đều không bị bệnh M nhưng có em gái bị bệnh M. Cho biết bệnh M do 1 trong 2 alen của 1 gen quy định, không phát sinh đột biến mới ở tất cả những người trong các gia đình trên. Trong các phát biểu sau đây có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Bệnh M do 1 alen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST X quy định. (2) Nếu cặp vợ chồng (1) và (2) sinh người con thứ 3 thì xác suất đứa con này không bị bệnh M là 8/9. (3) Xác suất cặp vợ chồng (3) và (4) sinh đứa con đầu lòng không mang alen gây bệnh M là 1/2. (4) Cơ thể xác định được chính xác kiểu gen của những người (1), (2), (3), (4) trong các gia đình trên. A. 3
B. 4
C. 2
D. 1
Câu 39: Ở gà, có một đột biến lặn trên nhiễm sắc thể thường làm cho mỏ dưới của gà dài hơn mỏ trên. Những con gà như vậy mổ được rất ít thức ăn nên rất yếu ớt. Những chủ chăn nuôi thường xuyên phải loại bỏ chúng ra khỏi đàn. Khi cho giao phối ngẫu nhiên 150 cặp gà bố mẹ có mỏ bình thường, một người chủ thu được1200 gà con, trong đó có 12 con gà biểu hiện đột biến trên. Giả xử không có đột biến mới xảy ra và khả năng nở của các trứng là như nhau. Hãy cho biết có bao nhiêu gà bố mẹ là dị hợp tử về gen đột biến trên? A. 12.
B. 40.
C. 30.
D. 60.
Câu 40: Sơ đồ phả hệ sau đây mô tả một bệnh di truyền ở người do một alen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, alen trội tương ứng quy định không bị bệnh. Biết rằng không có các đột biến mới phát sinh ở tất cả các cá thể trong phả hệ.
Xác suất sinh con đầu lòng không bị bệnh của cặp vợ chồng III.12 – III.13 trong phả hệ này là A. 8/9.
B. 5/6.
C. 7/8
D. 1/6.
ฤ รกp รกn 1-D
2-A
3-B
4-B
5-D
6-D
7-A
8-B
9-D
10-C
11-B
12-D
13-B
14-C
15-B
16-C
17-A
18-A
19-D
20-A
21-A
22-D
23-A
24-B
25-C
26-D
27-B
28-C
29-B
30-B
31-D
32-C
33-D
34-D
35-B
36-C
37-D
38-C
39-D
40-B
ĐỀ SỐ 8 Câu 1: Vì sao sau khi bón phân, cây sẽ khó hấp thụ nước? A. Vì áp suất thẩm thấu của rễ giảm.
B. Vì áp suất thẩm thấu của rễ tăng
C. Vì áp suất thẩm thấu của đất giảm.
D. Vì áp suất thẩm thấu của đất tăng.
Câu 2: Nhịp tim của Mèo là 120 nhịp/phút, chu kì tim của Mèo có thời gian là A. 0,1 giây.
B. 0,5 giây.
C. 1 giây.
D. 0,8 giây.
Câu 3: Nước và muối khoáng là thành phần chủ yếu của A. Thân cây
B. Dịch mạch rây
C. Dịch mạch gỗ.
D. Rễ.
Câu 4: Quá trình tiêu hoá cỏ trong dạ dày 4 ngăn của Trâu diễn ra theo trình tự nào ? A. Dạ cỏ → dạ múi khế → dạ lá sách → dạ tổ ong. B. Dạ cỏ → dạ tổ ong → dạ lá sách → dạ múi khế. C. Dạ cỏ → dạ tổ ong → dạ múi khế → dạ lá sách. D. Dạ cỏ → dạ lá sách → dạ tổ ong → dạ múi khế. Câu 5: Loại nuclêôtit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN? A. Ađênin.
B. Timin.
C. Guanin.
D. Uraxin.
Câu 6: Ở cừu, gen A quy định có sừng, gen a quy định không sừng, kiểu gen Aa biểu hiện có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái. Gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Cho lai cừu đực không sừng với cừu cái có sừng được F1, cho F1 giao phối với nhau được F2, cho các cừu F2 giao phối tự do. Theo lý thuyết, xác suất gặp 1 con cừu cái không sừng trong quần thể ở F3 A. 1/4.
B. 3/16.
C. 3/8.
D. 1/3.
Câu 7: Trong một quần thể giao phối có tỉ lệ phân bố các kiểu gen ở thế hệ xuất phát là 0,36AA + 0,48Aa + 0,16 aa = 1, tần số tương đối của các alen A: a là: A. A: a = 0,64: 0,36
B. A: a = 0,36: 0,64
C. A: a = 0,6: 0,4
D. A: a = 0,75: 0,25
Câu 8: Ở vi khuẩn, axit amin đầu tiên được đưa đến riboxom trong quá trình dịch mã là A. Valin.
B. formyl metionin.
C. metionin.
D. Alanin.
Câu 9: Cơ quan tương đồng có ý nghĩa trong tiến hoá là A. phản ánh nguồn gốc chung của sinh vật.
B. phản ánh chức năng quy định cấu tạo.
C. phản ánh sự tiến hóa đồng quy.
D. phản ánh lịch sử phát triển của mỗi loài.
Câu 10: Đầu kỉ Cacbon có khí hậu ẩm và nóng, về sau khí hậu trở nên lạnh và khô. Đặc điểm của sinh vật điển hình ở kỉ này là A. dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện, lưỡng cư ngự trị, phát sinh bò sát. B. xuất hiện thực vật có hoa, cuối kỉ tuyệt diệt nhiều sinh vật kể cả bò sát cổ. C. cây hạt trần ngự trị, bò sát ngự trị, phân hóa chim. D. cây có mạch và động vật di cư lên cạn.
Câu 11: Kích thước của quần thể là A. số lượng cá thể hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể của quần thể có trong khoảng không gian sống của quần thể đó. B. số lượng cá thể hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể trong khoảng không gian của quần thể. C. khối lượng hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể của quần thể có trong khoảng không gian sống của quần thể đó. D. số lượng cá thể hoặc khối lượng trong các cá thể của quần thể có trong khoảng không gian sống của quần thể đó. Câu 12: Trong lá xanh có các nhóm sắc tố nào? I. Phicobilin. II. Carotenotit. III. Plastoquinon. IV. Clorophyn Số phương án đúng là A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
Câu 13: Mối quan hệ nào sau đây là quan hệ đối kháng trong quần xã? A. cộng sinh
B. Hội sinh
C. ức chế- cảm nhiễm D. hợp tác
Câu 14: Tìm câu phát biểu đúng 1. Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên trong pha tối của thực vật C3 là AOA 2. Chất nhận CO2 trong pha tối của thực vật C4 là Ribulôzơ điphôtphat 3. Giống nhau giữa thực vật C3, C4 và CAM trong pha tối quang hợp là đều xảy ra chu trình Canvin 4. Xương rồng, dứa, thanh long, thuốc bỏng, mía, rau dền thuộc nhóm thực vật CAM A. 3
B. 2
C. 1, 4
D. 1, 3
Câu 15: Vì sao cơ quan tiêu hóa ở động vật ăn thực vật có dạ dày lớn và ruột rất dài ? A. Vì thức ăn của chúng thuộc loại khó tiêu B. Vì hàm lượng chất dinh dưỡng trong thức ăn ít, nên dạ dày phải lớn và ruột phải đủ dài để tiêu hóa và hấp thụ đủ chất dinh dưỡng. C. Vì enzim của chúng hoạt động yếu. D. Vì chúng tiết ra ít enzim tiêu hóa. Câu 16: Cho một số cấu trúc và một số cơ chế di truyền sau:
1. ADN có cấu trúc một mạch.
2. mARN.
3. tARN.
4. ADN có cấu trúc hai mạch.
5. Prôtêin.
6. Phiên mã.
7. Dịch mã.
8. Nhân đôi ADN.
Các cấu trúc và cơ chế di truyền có nguyên tắc bổ sung là: A. 1,2,3,4,6.
B. 4,5,6,7,8.
C. 2,3,6,7,8.
D. 3,4,6,7,8.
Câu 17: Gen A có chiều dài 153nm và có 1169 liên kết hiđrô bị đột biến thành alen a . Cặp gen Aa tự nhân đôi lần thứ nhất đã tạo ra các gen con, tất cả các gen con này lại tiếp tục nhân đôi lần thứ hai. Trong 2 lần nhân đôi, môi trường nội bào đã cung cấp 1083 nuclêôtit loại ađênin và 1617 nuclêôtit loại guanin. Dạng đột biến đã xảy với gen A là A. mất một cặp A - T.
B. thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T.
C. mất một cặp G - X.
D. thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X.
Câu 18: Ở một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng chiều cao cây do hai gen không alen là A và B cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu cứ thêm một alen trội A hay B thì chiều cao cây tăng thêm 20 cm. Khi trưởng thành, cây thấp nhất của loài này có chiều cao 200 cm. Giao phấn (P) cây cao nhất với cây thấp nhất, thu được F1, cho các cây F1 tự thụ phấn. Biết không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, cây có chiều cao 220 cm ở F2 chiếm tỉ lệ A. 37,5%.
B. 6,25%.
C. 12,5%.
D. 25%.
Câu 19: Phát biểu nào dưới đây không đúng về vai trò của đột biến đối với tiến hóa? A. Đột biến nhiễm sắc thể thường gây chết cho thể đột biến, do đó không có ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa. B. Đột biến đa bội đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa vì nó góp phần hình thành loài mới. C. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của sinh vật. D. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể góp phần hình thành loài mới. Câu 20: Phát biểu nào sau đây là đúng: A. Giới hạn sinh thái là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật. B. Giới hạn sinh thái là khoảng nhiệt độ mà sinh vật có thể sống được. C. Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định về một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. D. Giới hạn sinh thái là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
Câu 21: Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền theo một chiều từ A. môi trường vào sinh vật phân giải sau đó sinh vật sản xuất. B. sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường. C. sinh vật này sang sinh vật khác và quay trở lại sinh vật ban đầu. D. sinh vật tiêu thụ vào sinh vật sản xuất và trở về môi trường. Câu 22: Cho các phát biểu sau: I. Vận tốc máu di chuyển trong mạch, phụ thuộc chủ yếu vào độ quánh của máu (độ đặc). II. Khi tổng tiết diện mạch nhỏ, huyết áp sẽ cao và vận tốc máu sẽ lớn. III. Máu chảy nhanh nhất trong động mạch và nhỏ nhất trong mao mạch. IV. Máu vận chuyển từ nơi có huyết áp cao đến nơi có huyết áp thấp. V. Hệ mạch càng đi xa tim, huyết áp càng giảm. Số phương án đúng là A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
Câu 23: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể, xét một gen có hai alen. Do đột biến, trong loài đã xuất hiện 3 dạng thể ba kép tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, các thể ba kép này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen đang xét? A. 144.
B. 108.
C. 36.
D. 64.
Câu 24: Ở một loài thực vật, khi cho cây F1 hoa đỏ, thân cao giao phấn với cây hoa trắng, thân thấp mang kiểu gen đồng hợp lặn, ở Fa thu được tỉ lệ kiểu hình: 2 hoa đỏ, thân cao : 1 hoa đỏ, thân thấp : 1 hoa trắng , thân thấp. Cho F1 giao phấn với cây khác, thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 50% hoa đỏ, thân cao : 43,75% hoa đỏ, thân thấp : 6,25% hoa trắng, thân thấp. Những phép lai nào sau đây của F1 với cây khác có thể phù hợp với kết quả trên? Biết rằng tính trạng chiều cao cây do một gen có hai alen D và d quy định. AD AD Bb Bb ad ad Bd BD ( 3) Aa Aa bd bd Bd Bd ( 5) Aa Aa bD bD AD Ad ( 7 ) Bb Bb ad ad
(1)
A. (1) và (4).
Ad Ad Bb Bb aD aD BD BD ( 4 ) Aa Aa bd bd Bd Bd ( 6 ) Aa Aa bD bd Ad Ad (8) Bb Bb aD ad
( 2)
B. (2) và (5).
C. (3) và (7).
D. (6) và (8).
Câu 25: Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, có mấy phát biểu sau đây là đúng?
(1) Thực chất của chọn lọc tự nhiên là phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong loài (2) Giao phối không ngẫu nhiên không chỉ làm thay đổi tần số alen mà còn làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. (3) Yếu tố ngẫu nhiên là nhân tố duy nhất làm thay đổi tần số alen của quần thể ngay cả khi không xảy ra đột biến và không có chọn lọc tự nhiên. (4) Chọn lọc tự nhiên đào thải alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại alen trội. A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
Câu 26: Một người đánh cá khai thác cá rô phi ở một hồ không rõ tình hình quần thể cá ở đây như thế nào. Số phát biểu đúng trong các phát biểu sau đây: (1) Nếu người đánh cá bắt được toàn cá con thì nên ngừng khai thác (2) Nếu người đánh cá bắt được toàn cá sau thời kì sinh sản thì nên tiến hành khai thác mạnh mẽ (3) Nếu người đánh cá bắt được toàn cá đang trong thời kì sinh sản và sau sinh sản thì nên tiến hành khai thác (4) Nếu người đánh cá bắt được tỉ lệ cá đồng đều giữa trước, đang và sau thời kì sinh sản thì nên khai thác hợp lí A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
Câu 27: Trong các kiểu phân bố cá thể của quần thể, kiểu phân bố theo nhóm có bao nhiêu đặc điểm sau đây? (1) Các cá thể tập hợp thành từng nhóm. (2) Xảy ra trong các quần thể không có sự cạnh tranh giữa các cá thể. (3) Xảy ra khi điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường. (4) Làm tăng cường sự hợp tác giữa các cá thể trong quần thể. A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
Câu 28: Cho các nhận định sau: (1) Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng cho chúng. (2) Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín. (3) Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học thấp hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. (4) Hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. Có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về điểum khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên?
A. 3
B. 5
C. 4
D. 2
Câu 29: Từ 1 tế bào xoma có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n, nguyên phân liên tiếp 8 lần. Tuy nhiên, trong một lần phân bào ở một tế bào con có hiện tượng tất cả các nhiễm sắc thể không phân li nên chỉ tạo ra một tế bào có bộ nhiễm sắc thể 4n, tế bào 4n này và các tế bào con khác tiếp tục nguyên phân bình thường với chu kì tế bào như nhau. Kết thúc quá trình nguyên phân trên đã tạo ra 224 tế bào con. Theo lý thuyết lần nguyên phân xảy ra đột biến và tỷ lệ tế bào 4n so với tế bào 2n sinh ra ở lần cuối cùng lần lượt là A. 5 và 1/7.
B. 3 và 1/6
C. 3 và 1/7.
D. 5 và 1/6.
Câu 30: Giả sử có một đột biến lặn ở một gen nằm trên NST thường qui định. Ở một phép lai, trong số các loại giao tử đực thì giao tử mang gen đột biến lặn chiếm tỉ lệ 5%; trong số các giao tử cái thì giao tử mang gen đột biến lặn chiếm tỉ lệ 20%. Theo lí thuyết, trong số các cá thể mang kiểu hình bình thường, cá thể mang gen đột biến có tỉ lệ A. 23/99
B. 3/32
C. 1/100
D. 23/100
Câu 31: Trong số những phát biểu sau, có mấy phát biểu đúng về NST giới tính? (1) NST giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục, không tồn tại trong tế bào xoma. (2) Trên NST giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, cái còn có các gen quy định các tính trạng thường. (3) Ở tất cả các loài động vật, nhiễm sắc thể giới tính chỉ gồm 1 cặp tương đồng, giống nhau giữa giới đực và giới cái. (4) Ở tất cả các loài động vật, cá thể cái có cặp NST giới tính XX, cá thể đực có cặp NST giới tính XY. (5) Các gen trên vùng tương đồng của NST X và Y không tuân theo quy luật phân li. A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 32: Cho các phép lai giữa các cây tứ bội sau đây (1) AAaaBBbb x AAAABBBb
(2) AAAaBBbb x Aaaabbbb
(3) AaaaBBBB x AaaaBBbb
(4) AAaaBBbb x AAaabbbb
(5) AaaaBBBb x AAaaBBbb
(6) AAAaBBBb x AaaaBbbb
Biết rằng các cây tứ bội giảm phân chỉ cho các loại giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Theo lí thuyết, trong các phép lai trên, những phép lai cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 8:4:4:2:2:1:1:1:1 là A. 2
B. 4
C. 1
D. 3
Câu 33: Ở một loài lưỡng bội, một một cơ thể đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY, khi giảm phân có thể tạo ra tối đa 768 loại giao tử. Biết rằng trong quá trình giảm phân có 3 cặp nhiễm sắc thể tương đồng xảy ra trao đổi chéo một điểm, cặp nhiễm sắc thể giới tính bị rối
loạn giảm phân 2 ở tất cả các tế bào, các cặp còn lại không trao đổi chéo và đột biến. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài là: A. 2n = 8.
B. 2n =12.
C. 2n = 16.
D. 2n = 10.
Câu 34: Ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể thường xét hai cặp gen dị hợp, trên cặp nhiễm sắc thể giới tính xét một gen có hai alen nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Nếu không xảy ra đột biến thì khi các ruồi đực có kiểu gen khác nhau về các gen đang xét giảm phân có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại tinh trùng? A. 16
B. 24
C. 128
D. 192
Câu 35: AA-quả tròn, Aa-quả bầu, aa-quả dài; B-quả đỏ, b-quả xanh; D-hạt to, d-hạt nhỏ. Giảm phân không xảy ra hoán vị, 2 trong 3 cặp alen nói trên liên kết với nhau. Phép lai phân tích cá thể dị hợp về 3 cặp gen nói trên cho tỷ lệ kiểu hình là 1:1:1:1, có bao nhiêu phép lai có thể cho tỷ lệ trên? A. 8
B. 2
C. 4
D. 6
Câu 36: Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Trong các phép lai sau , có bao nhiêu phép lai cho đời con có tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình ?
(1) AaBb aabb ( 3)
( 2 ) AaBb AABb
AB AB ab ab
( 4)
(5) Aaaabbb x aaaaBbbb
Ab aB ab ab
(6) AaaaBbbb x aaaabbbb
(7) AAaaBBbb x aaaabbbb A. 3
B. 2
C. 5
D. 4
Câu 37: Một đột biến gen lặn làm mất màu lục lạp đã xảy ra số tế bào lá của một loại cây quý. Nếu sau đó người ta chỉ chọn phần lá xanh đem nuôi cấy để tạo mô sẹo và mô này được tách ra thành nhiều phần để nuôi cấy tạo các cây con. Cho các phát biểu sau đây về tính trạng màu lá của các cây con tạo ra: (1) Các cây con đều mang số lượng gen đột biến như nhau. (2) Các cây con tạo ra đều có sức sống như nhau. (3) Các cây con đều có kiểu hình đồng nhất. (4) Các cây con đều có số lượng gen bằng nhau. Số phát biểu đúng là: A. 1
B. 0
C. 2
D. 3
Câu 38: Ở phép lai ♂AaBbDdEe x ♀AabbddEe. Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, cặp NST mang cặp gen Aa ở 10% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường; Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, cặp NST mang cặp gen Ee ở 2% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Ở đời con, loại hợp tử đột biến chiếm tỉ lệ A. 11,8%.
B. 2%.
C. 0,2%.
D. 88,2%.
Câu 39: Cho biết gen A quy định cây cao, trội hoàn toàn so với alen a quy định cây thấp. Gen B quy định hạt đen trội hoàn toàn so với alen b quy định hạt nâu, các gen phân li độc lập nhau. Trong một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền, người ta đem giao phối ngẫu nhiên một số cá thể thì thu được F1 gồm 504 cây cao, hạt đen : 21 cây cao, hạt nâu : 168 cây thấp, hạt đen : 7 cây thấp, hạt nâu. Có bao nhiêu kết luận đúng trong số những kết luận sau: (1) Tần số alen A và alen a lần lượt là 0,5 và 0,5. (2) Tần số alen B và alen b lần lượt là 0,7 và 0,3. (3) Lẫy ngẫu nhiên 2 cây cao, hạt đen ở F1. Xác suất để 2 cây này đều có kiểu gen AABb là (4) Nếu chỉ tính trong số cây thấp, hạt đen ở F1 thì cây có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ
1 . 81
1 . 3
(5) Đem tất cả cây cao, hạt đen ở F1 cho giao phối ngẫu nhiên thì đời F2 xuất hiện 1 cây có kiểu hình cây thấp, hạt nâu với xác suất A. 1
B. 4
1 324
C. 2
D. 3
Câu 40: Cho sơ đồ phả hệ sau: sơ đồ phả hệ sau:
Bệnh P được quy định bởi gen trội (P) nằm trên nhiễm sắc thể thường; bệnh Q được quy định bởi gen lặn (q) nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Biết rằng không có đột biến mới xảy ra. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III trong sơ đồ phả hệ trên sinh con đầu lòng là con trai và mắc cả hai bệnh P, Q là:
A. 3,125%.
B. 6,25%.
C. 12,5% .
D. 25%.
ฤ รกp รกn 1-C
2-B
3-C
4-B
5-D
6-C
7-C
8-B
9-A
10-A
11-B
12-B
13-C
14-A
15-B
16-D
17-D
18-D
19-A
20-C
21-B
22-D
23-A
24-C
25-D
26-D
27-C
28-D
29-B
30-A
31-B
32-A
33-B
34-D
35-D
36-D
37-B
38-A
39-D
40-B
ĐỀ SỐ 9 Câu 1: Nồng độ Ca2+ trong cây là 0,5%, trong đất là 0,2%. Cây sẽ nhận Ca2+ bằng cách nào? A. Thẩm thấu
B. Hấp thụ thụ động
C. Khuếch tán.
D. Hấp thụ chủ động
Câu 2: Dạ dày của động vật nào sau đây có 4 ngăn ? A. Ngựa.
B. Chuột.
C. Thỏ.
D. Bò.
Câu 3: Sự mở chủ động của khí khổng diễn ra khi nào ? A. Khi cây ở trong bóng râm.
B. Khi cây ở ngoài ánh sáng.
C. Khi lượng axit abxixic (ABA) tăng lên.
D. Khi cây thiếu nước.
Câu 4: Sự tiêu hoá thức ăn ở dạ múi khế diễn ra như thế nào? A. Tiết enzim pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở sinh vật và cỏ. B. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xenlulôzơ. C. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại. D. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn. Câu 5: Trong các dạng đột biến cấu trúc NST, dạng làm cho số lượng vật chất di truyền không thay đổi là A. Đảo đoạn.
B. Chuyển đoạn.
C. Mất đoạn.
D. Lặp đoạn.
Câu 6: Đặc diểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của bệnh di truyền do gen lặn liên kết với NST giới tính X ở người? A. Người nữ khó biểu hiện bệnh do muốn biểu hiện gen bệnh phải ở trạng thái đồng hợp. B. Bệnh có xu hướng dễ biểu hiện ở nam do gen lặn đột biến không có alen bình thường tương ứng trên Y át chế. C. Mẹ mang gen bệnh ở trạng thái dị hợp sẽ làm biểu hiện bệnh ở một nửa số con trai. D. Bố mang gen bệnh sẽ truyền gen bệnh cho một nửa số con gái. Câu 7: Điều nào dưới đây nói về quần thể giao phối là không đúng: A. Có đặc trưng là sự giao phối ngẫu nhiên và tự do giữa các cá thể trong quần thể. B. Có sự đa dạng về kiểu gen tạo nên sự đa hình trong quần thể. C. Các cá thể trong quần thể chỉ giống nhau ở những nét cơ bản và khác nhau về rất nhiều chi tiết. D. Các cá thể trong quần thể có kiểu gen khác nhau không thể có sự giao phối với nhau. Câu 8: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của mã di truyền? A. Tính thoái hóa.
B. Tính phổ biến.
C. Tính đặc hiệu.
D. Tính bán bảo tồn.
Câu 9: Xương cùng, ruột thừa, răng khôn ở người được xem là bằng chứng về A. cơ quan tương tự.
B. phôi sinh học.
C. cơ quan tương đồng D. cơ quan thoái hóa.
Câu 10: Nhóm động vật phát triển mạnh ở kỉ Jura trong đại Trung sinh là A. lưỡng cư.
B. thú có túi.
C. bò sát khổng lồ.
D. cá giáp có hàm.
Câu 11: Ý có nội dung không phải là nguyên nhân làm cho quần thể bị suy thoái dẫn đến diệt vong khi kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu là số lượng cá thể trong quần thể quá ít, A. sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường. B. số lượng cá thể trong quần thể quá ít, nên hiện tượng giao phối gần xảy ra nhiều, làm cho đặc điểm có hại ngày càng nhiều đe doạ sự tồn tại của quần thể. C. số lượng cá thể của quần thể ít, làm cho kẻ thù càng tăng cường tìm kiếm vì vậy số lượng của nó lại càng giảm nhanh hơn. D. số lượng cá thể trong quần thể quá ít, khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của các cá thể đực với cá thể cái ít. Câu 12: Trong mùa sinh sản, tu hú thường hay hất trứng chim chủ để đẻ thế trứng của mình vào đó. Vậy tu hú và chim chủ có mối quan hệ: A. ức chế - cảm nhiễm.
B. cạnh tranh (về nơi đẻ).
C. hội sinh.
D. hợp tác (tạm thời trong mùa sinh sản).
Câu 13: Muốn tăng khả năng quang hợp của cây, ta cần phải A. Bón nhiều phân đạm.
B. Bón nhiều phân hữu cơ.
C. Bón phân hợp lý cho cây trồng.
D. Bón nhiều phân hóa học.
Câu 14: Điểm khác nhau giữa quá trình tiêu hoá ở Trùng giày và quá trình tiêu hoá ở Thuỷ tức là A. Ở Trùng giày, thức ăn được tiêu hoá trong túi tiêu hoá thành những phần nhỏ rồi tiếp tục được tiêu hoá nộibào. Ở Thuỷ tức, thức ăn được tiêu hoá trong không bào tiêu hoá - tiêu hoá nội bào. B. Ở Trùng giày, thức ăn được tiêu hoá ngoại bào rồi trao đổi qua màng vào cơ thể. Ở Thuỷ tức, thức ăn được tiêu hoá nội bào thành các chất đơn giản, dễ sử dụng. C. Ở Trùng giày, thức ăn được tiêu hoá ngoại bào thành các chất đơn giản hơn rồi tiếp tục được tiêu hoá nội bào. Ở Thuỷ tức, thức ăn được tiêu hoá trong túi tiêu hoá thành những chất đơn giản, dễ sử dụng. D. Ở Trùng giày, thức ăn được tiêu hoá trong không bào tiêu hoá - tiêu hoá nội bào. Ở Thuỷ tức, thức ăn được tiêu hoá trong túi tiêu hoá thành những phần nhỏ rồi tiếp tục được tiêu hoá nội bào.
Câu 15: Một đoạn sợi cơ bản gồm 10 nuclêôxôm và 9 đoạn ADN nối, mỗi đoạn nối trung bình có 50 cặp nuclêôtit. Tổng chiều dài của đoạn ADN xoắn kép trong đoạn sợi cơ bản trên và tổng số phân tử prôtêin Histôn có trong đoạn sợi cơ bản đó lần lượt là: A. 6492 A0; 89.
B. 6492 A0; 80.
C. 6494 A0; 79.
D. 6494A0; 89.
Câu 16: Cho các sự kiện sau nói về quá trình phiên mã ở vi khuẩn E.coli (1) ARN polimeraza bám vào bộ ba mã mở đầu làm gen tháo xoắn để lộ mạch gốc có chiều 3’ → 5’. (2) Khi ARN tiếp xúc với bộ ba mã kết thúc thì quá trình phiên mã dừngdại. (3) ARN polimeraza bắt đầu tồng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (trước bộ ba mã mở đầu của gen) (4) ARN polimeraza di chuyển trên mạch gốc theo chiều từ 3’ → 5’. (5) Khi ARN polimeraza di chuyển đến cuối gen (sau bộ ba mã mở đầu) gặp tín hiệu kết thúc thì dừng lại. (6) ARN polimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại bộ ba mã mở đầu. (7) ARN polimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ mạch gốc có chiều 3’ → 5’. Trình tự đúng của quá trình phiên mã A. (7) → (6) → (4) → (2).
B. (1) → (6) → (4) → (2).
C. (7) → (3) → (4) → (5).
D. (1) → (3) → (4) → (5).
Câu 17: Ở một loài thực vật, biết A qui định thân cao trội hoàn toàn so với a qui định thân thấp, B qui định quả đỏ trội hoàn toàn so với b qui định quả vàng, hai gen này nằm trên cặp NST số 1. Alen D qui định quả tròn trội hoàn toàn so với d qui định quả dài nằm trên cặp NST số 2 . Cho cây dị hợp về 3 cặp gen trên tự thụ phấn, thu được F1 gồm 20000 cây, trong đó cây có kiểu hình thân cao, quả vàng, dài gồm 1050 cây. Biết rằng quá trình sinh noãn và hạt phấn là như nhau. Theo lý thuyết số cây thân cao, quả đỏ, tròn trong tổng số cây ở F1 là: A. 8100 cây.
B. 10800 cây.
C. 15000 cây.
D. 1800 cây.
Câu 18: Cho các nhân tố sau: (1) Biến động di truyền.
(2) Đột biến.
ngẫu nhiên.
(4) Giao phối ngẫu nhiên.
(3) Giao phối không
Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là: A. (1), (2).
B. (1), (4).
C. (2), (4).
D. (1), (3).
Câu 19: Khi nói về giới hạn sinh thái, điều nào sau đây không đúng? A. Loài sống ở vùng xích đạo có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn loài sống ở vùng cực. B. Ở cơ thể còn non có giới hạn sinh thái hẹp hơn so với cơ thể trưởng thành. C. Những loài có giới hạn sinh thái càng hẹp thì có vùng phân bố càng rộng. D. Cơ thể sinh vật sinh trưởng thành tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn.
Câu 20: Khi nói về hệ sinh thái nông nghiệp, điều nào sau đây không đúng? A. Có tính ổn định thấp, dễ bị biến đổi trước các tác động của môi trường. B. Không tính đa dạng cao về thành phần loài, cấu trúc mạng lưới dinh dưỡng đơn giản. C. Có tính đa dạng thấp hơn hệ sinh thái tự nhiên. D. Chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích và có nhiều chuỗi thức ăn được bắt đầu bằng động vật ăn mùn hữu cơ. Câu 21: Cho biết vai trò các nhóm sắc tố trong quang hợp như sau: 1. Nhóm 1 hấp thụ chủ yếu các tia đỏ và xanh tím, chuyển quang năng cho quá trình quang phân li nước và các phản ứng quang hóa để hình thành ATP và NADPH. 2. Nhóm 2 hấp thụ tia sáng có bước sóng ngắn. 3. Nhóm 3 sau khi hấp thụ ánh sáng truyền năng lượng thu được cho nhóm 1. 4. Nhóm 4 tạo ra sắc tố đỏ, xanh, tím… của dịch bào. Cho các phát biểu sau: I. Vai trò của nhóm 1 thuộc sắc tố phicobilin II. Sắc tố antoxian thuộc vai trò của nhóm 4. III. Nhóm 2 thuộc nhóm sắc tố clorophyl. IV. Nhóm 3 thuộc nhóm sắc tố carotenoit. Số phát biểu có nội dung đúng là A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
Câu 22: Trong các dịch tiêu hóa sau đây, loại dịch tiêu hóa nào có chứa enzim tiêu hóa thức ăn? I. Nước bọt.
II. Dịch vị.
III. Mật
IV. Dịch tụy
V. Dịch ruột.
Số phương án đúng là A. 1
B. 4
C. 2
D. 3
Câu 23: Một cá thể ở một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 12. Khi quan sát quá trình giảm phân của 2000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 20 tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li trong trong giảm phân 1, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, trong tổng số giao tử được tạo thành từ quá trình trên thì số giao tử có 5 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ A. 0.25%
B. 0.5%
C. 2%
Câu 24: Cho các kiểu tương tác giữa các gen sau đây: (1) Alen trội át hoàn toàn alen lặn (2) Tương tác bổ sung. (3) Tương tác cộng gộp. (4) Alen trội át không hoàn toàn alen lặn.
D. 1%
(5) Hiện tượng đồng trội. Có bao nhiêu kiểu tương tác giữa các gen không alen? A. 5
B. 3
C. 4
D. 2
Câu 25: Cho các thông tin sau: (1) Trong tế bào chất của một số vi khuẩn không có plasmit. (2) Vi khuẩn sinh sản nhanh, thời gian thế hệ ngắn. (3) Chất nhân chỉ chứa 1 phân tửADN kép vòng, nhờ nên các đột biến khi xảy ra đều biểu hiện ra ngay kiểu hình. (4) Vi khuẩn cỏ thể sống kí sinh, hoại sinh hoặc tự dưỡng Có mấy thông tin đúng được dùng làm căn cứ để giải thích sự thay đổi tần số alen trong quẩn thể vi khuẩn nhanh hơn so với sự thay đổi tần số alen của quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội? A. 1
B. 2
C. 4
D. 3
Câu 26: Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa: (1) Đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện môi trường, tồn tại ổn định với thời gian, chống lại các tác nhân bất lợi từ môi trường. (2) Giúp quần thể sinh vật duy trì mật độ cá thể phù hợp với sức chứa của môi trường. (3) Tạo hiệu quả nhóm, khai thác tối ưu nguồn sống. (4) Loại bỏ các cá thể yếu, giữ lại các cá thể có đặc điểm thích nghi với môi trường, đảm bảo và thúc đẩy quần thể phát triển. (5) Tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể. Số nội dung đúng là: A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
Câu 27: Khi nói về độ da dạng của quần xã, cho các kết luận như sau: (1) Quần xã có độ đa dạng càng cao thì cấu trúc càng dễ bị thay đổi. (2) Độ đa dạng của quần xã phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường. (3) Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã tăng dần. (4) Độ đa dạng của quần xã càng cao thì sự phân hóa ổ sinh thái càng mạnh. Số phát biểu đúng là:
A. 4
B. 2
C. 3
Câu 28: Cho những hoạt động sau đây của con người (1) Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp. (2) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên không tái sinh. (3) Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá. (4) Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lý.
D. 1
(5) Bảo vệ các loài thiên địch. (6) Tăng cường sử dụng các chất hóa học để tiêu diệt các loài sâu hại. Có bao nhiêu hoạt động là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái? A. 3
B. 5
C. 6
D. 4
Câu 29: Cho các phát biểu sau: (1) Mã di truyền được đọc trên mạch gốc của ADN theo chiều 3’-5’. (2) Mã di truyền chỉ được đọc trên mARN theo chiều 5’-3’. (3) Mã di truyền ở đa số các loài là mã không gối. (4) Có một số mã bộ ba đồng thời mã hóa cho 2 axit amin. (5) Mã di truyền có tính thoái hóa. (6) Mã di truyền có tính phổ biến. (7) Sự thay thế cặp nucleotit này bằng cặp nucleotit khác xảy ra ở cặp nucleotit thứ hai trong bộ ba có thể dẫn tới sự thay đổi axit amin này bằng axit amin khác hoặc không thay đổi. (8) Mã thoái hóa phản ánh tính đa dạng của sinh giới. (9) Mã thoái hóa phản ánh tính phổ biến. Số phát biểu có nội dung đúng là A. 5
B. 6
C. 4
D. 7
Câu 30: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa trắng. Lai cây thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp, hoa trắng ở thế hệ lai thu được 4 loại kiểu hình, trong đó có 36% cây thân thấp, hoa trắng. Cho biết không có đột biến xảy ra, kết quả đời con như sau: I. Có 2 kiểu gen quy định kiểu hình thân cao, hoa đỏ. II. Ở thế hệ lai có 36% cây thân cao, hoa đỏ mang kiểu gen dị hợp. III. Trong tổng số cây thu được có ít nhất 3 loại cây có kiểu gen thuần chủng. IV. Ở thế hệ lai thu được cây cao trắng và cây thấp đỏ với tỷ lệ bằng nhau. Có bao nhiêu kết quả đúng? A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
Câu 31: Một cặp vợ chồng đều thuận tay phải, mắt nâu, sinh được 3 người con: Người đầu: thuận tay phải, mắt nâu; Người thứ hai: thuận tay trái, mắt nâu; Người thứ ba thuận tay phải, mắt đen. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, nằm trên một nhiễm sắc thể thường. Cho các kết luận sau:I. Các tính trạng mắt nâu, thuận tay phải là những tính trạng trội.II. Cả bố và mẹ đều có kiểu gen dị hợp tử hai cặp gen.III. Người con thứ nhất có thể có tối đa 4 kiểu gen.IV. Người con thứ hai có thể có tối đa 3 kiểu gen.Số kết luận đúng là A. 1
B. 2
C. 4
D. 3
Câu 32: Ở một loài, cho cây có kiểu hình thân cao, hoa đỏ tự thụ, thu được F1 có tỉ lệ 27 thân cao, hoa đỏ: 18 thân cao, hoa hồng: 9 thân thấp, hoa đỏ: 6 thân thấp, hoa hồng: 3 thân cao, hoa trắng: 1 thân thấp, hoa trắng. Cho các phát biểu sau: (1) Tính trạng chiều cao và màu sắc hoa do 3 cặp gen không alen qui định. (2) Các cặp gen phân li độc lập, xảy ra hiện tượng tương tác cộng gộp. (3) Xảy ra hiện tượng hoán vị gen. (4) Nếu lai phân tích giống cây trên, Fa xuất hiện tỷ lệ cây cao, hoa đỏ là 25%. Số phát biểu có nội dung đúng là: A. 2
B. 1
C. 0
D. 3
Câu 33: Cơ chế phát sinh biến dị tổ hợp: (1) Do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân và thụ tinh. (2) Do sự tác động qua lại giữa các gen không alen. (3) Do sự không phân li của các cặp nhiễm sắc thể ở kì sau của quá trình phân bào. (4) Do sự hoán vị gen ở kì đầu của phân bào I giảm phân. (5) Do sự ảnh hưởng của điều kiện môi trường. Số nội dung đúng là: A. 5
B. 3
Câu 34: Giả sử một tế bào sinh tinh có kiểu gen
C. 2
D. 4
Ab Dd giảm phân bình thường và có hoán aB
vị gen giữa alen B và b. Theo lí thuyết, các loại giao tử được tạo ra từ tế bào này là A. AB D; Ab D; aB d; ab d hoặc AB d; Abd; aB D; ab D. B. AB D; AB d; ab D; ab d hoặc Ab D; Abd; aB d; aB D. C. ab D; abd hoặc AB d; AB D hoặc AbD; aB d. D. AB D; abd hoặc AB d; ab D hoặc AbD; aB d.Câu 35: Ở một loài thực vật, màu sắc hoa do một cặp gen quy định – cánh hoa chịu sự chi phối của hai cặp gen. màu hoa đỏ trội hoàn toàn so với màu hoa trắng. Cho hai cây thuần chủng thụ phấn được F1. Cho F1 thụ phấn với cây chưa rõ kiểu gen, thế hệ lai gồm. 135 cây hoa đơn – màu đỏ 105 cây hoa kép – màu trắng 135 cây hoa đơn – màu trắng 105 cây hoa kép – màu đỏ Kiểu gen của F1 và cây được thụ phấn lần lượt là A. AaBbDd và Aabbdd.
B. AaBbDd và AaBbdd.
C. Aa
BD bd Aa bd bd
D. Bb
AD AD bb ad ad
Câu 36: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao do một cặp gen quy định, tính trạng hình dạng quả do một cặp gen khác quy định. Cho cây thân cao, quả dài thuần chủng giao phấn với cây thân thấp, quả tròn thuần chủng (P), thu được F1 gồm 100% cây thân cao, quả tròn. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó cây thân cao, quả tròn chiếm tỉ lệ 50,64%. Biết rằng trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen với tần số như nhau. Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng với phép lai trên? (1) F2 có 10 loại kiểu gen. (2) F2 có 4 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình mang một tính trạng trội và một tính trạng lặn. (3) Ở F2, số cá thể có kiểu gen khác với kiểu gen của F1 chiếm tỉ lệ 64,72%. (4) F1 xảy ra hoán vị gen với tần số 16%. (5) Ở F2, số cá thể có kiểu hình thân thấp, quả tròn chiếm tỉ lệ 24,84% A. 4
B. 2
C. 4
D. 3
Câu 37: Khi khảo sát về hai cặp tính trạng kích thước thân và hình dạng hoa ở một loài thực vật, người ta cho lai giữa cặp bố mẹ đều thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản, đời F1đồng loạt xuất hiện cây thân cao, hoa dạng kép. Cho F1 tự thụ phấn thu được đời F2 phân li: 3123 cây thân cao, hoa dạng kép 1386 cây thân thấp, hoa dạng đơn 1041 cây thân thấp, hoa dạng kép. Biết tính trạng hình dạng hoa được điều khiển bởi 1 cặp alen. Số kết luận có nội dung đúng trong số những kết luận sau là: I. P có thể có 2 trường hợp về kiểu gen. II. Gen quy định hình dạng hoa phải liên kết không hoàn toàn với một trong hai gen quy định chiều cao thân. III. Có hiện tượng hoán vị gen với tần số 30%. IV. kiểu gen của F có thể là Bb A. 3
B. 4
AD BD (hoặc Aa ) ad bd
C. 1
D. 2
Câu 38: Ở một loài động vật có cơ chế xác định giới tính: giới cái XX; giới đực XY. Xét 3 tính trạng: màu mắt, chiều dài cánh, màu sắc thân. Trong đó, Gen qui định màu mắt nằm trên NST X ở vùng không tương đồng giữa X và Y, trong đó mắt đỏ trội hoàn toàn so với mắt
trắng. Gen qui định màu sắc thân và chiều dài cánh nằm trên cùng 1 NST thường, xảy ra hoán vị gen ở cả 2 giới với tần số như nhau. Trong đó: cánh dài trội hoàn toàn so với cánh ngắn, thân đen trội hoàn toàn so với thân xám . Phép lai P: cái, mắt đỏ, thân đen, cánh dài x đực, mắt đỏ, thân đen, cánh dài. Thu được F1 có kiểu hình mắt trắng, thân xám, cánh ngắn là 4%. Theo lí thuyết, số phát biểu có nội dung đúng trong các phát biểu dưới đây về F1? (1) Có 2 trường hợp cho phép lai P xảy ra với giả thiết của bài toán. (2) Có 40 kiểu gen, 12 loại kiểu hình (3) Trong tổng số các cá thể cái mang kiểu hình trội của 3 tính trạng trên, số cá thể có kiểu gen đồng hợp 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 8/99 (4) Số cá thể mang kiểu hình trội của 1 trong 3 tính trạng trên chiếm 11/50 (5) Số cá thể mang 3 alen trội trong 3 gen trên chiếm tỉ lệ là 0.24 A. 1
B. 4
C. 2
D. 3
Câu 39: Ở một loài thực vật, A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen đột biến a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có 100% số cây hoa đỏ. Ở thế hệ F2, số cá thể mang gen đột biến a chiếm tỉ lệ là 36%.Có bao nhiêu phát biểu đúng trong số những phát biểu sau: (1) Tần số alen A trong quần thể là 0,8. (2) Lấy một cây hoa đỏ ở F2, xác suất để thu được 1 cây thuần chủng là 1/3 (3) Lấy ngẫu nhiên 2 cây hoa đỏ, xác suất thu được 2 cây thuần chủng là 44,44%. (4) Lấy ngẫu nhiên 3 cây hoa đỏ, xác suất để trong 3 cây này có 2 cây thuần chủng là 44,44%. A. 4
B. 1
C. 3
D. 2
Câu 40: Cho sơ đồ phả hệ về một bệnh ở người do một đột biến gen lặn nằm trên NST thường
quy
định
như
sau: Cặp vợ chồng ở thế hệ III hi vọng sinh con bình thường với xác suất là: A. 5/6
B. 1/8
C. 1/6
D. 3/4
ฤ รกp รกn 1-D
2-D
3-B
4-A
5-A
6-D
7-D
8-D
9-D
10-C
11-C
12-A
13-C
14-D
15-D
16-C
17-A
18-D
19-C
20-D
21-C
22-B
23-B
24-D
25-B
26-B
27-C
28-D
29-C
30-C
31-D
32-B
33-B
34-A
35-B
36-A
37-D
38-A
39-C
40-A
ĐỀ SỐ 10 Câu 1: Các nguyên tố có vai trò quan trọng nhất xây dựng nên đại phân tử hữu cơ là A. Ca, P, K.
B. N, P, K.
C. C, H, O, N.
D. O, N, P, K.
Câu 2: Trong ống tiêu hóa, chất dinh dưỡng được hấp thụ vào máu chủ yếu ở A. dạ dày.
B. thực quản.
C. ruột non.
D. miệng.
Câu 3: Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là: A. vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh B. vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. C. vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. D. vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. Câu 4: Đặc điểm nào là của cơ thể đa bội? A. Dễ bị thoái hóa giống
B. Tốc độ sinh trưởng và phát triển chậm
C. Cơ quan sinh dưỡng to lớn
D. Cơ quan sinh dưỡng bình thường
Câu 5: Tia tử ngoại( UV) làm cho 2 bazơ timin trên cùng 1 mạch ADN liên kết với nhau dẫn đến phát sinh đột biến gen dạng: A. thay thế cặp A – T bằng cặp G – X.
B. mất một cặp nucleotit.
C. thay thế cặp G – X bằng cặp A – T.
D. thêm một cặp nucleotit.
Câu 6: Đặc diểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của bệnh di truyền do gen lặn liên kết với NST giới tính X ở người? A. Bệnh có xu hướng dễ biểu hiện ở nam do gen lặn đột biến không có alen bình thường tương ứng trên Y át chế. B. Mẹ mang gen bệnh ở trạng thái dị hợp sẽ làm biểu hiện bệnh ở một nửa số con trai. C. Bố mang gen bệnh sẽ truyền gen bệnh cho một nửa số con gái. D. Người nữ khó biểu hiện bệnh do muốn biểu hiện gen bệnh phải ở trạng thái đồng hợp. Câu 7: Đặc điểm nổi bật của quần thể ngẫu phối là A. có sự đồng nhất về kiểu hình còn kiểu gen không đồng nhất. B. có sự đồng nhất về kiểu gen và kiểu hình. C. có kiểu hình đồng nhất ở cả hai giới trong quần thể. D. có nguồn biến dị di truyền rất lớn trong quần thể. Câu 8: Phân tử mARN được tổng hợp theo chiều A. từ 5’ → 3’.
B. mạch khuôn.
C. từ 3’ → 5’.
D. ngẫu nhiên.
Câu 9: Bằng chứng giải phẫu nào sau đây cho thấy sự tiến hoá của các loài trong sinh giới theo hình thức phân li ? A. Cơ quan thoái hoá.
B. Cơ quan tương tự.
C. Cơ quan tương đồng.
D. Cơ quan giống nhau.
Câu 10: Thực vật có hoa xuất hiện ở A. đại Nguyên sinh.
B. đại Tân sinh.
C. đại Cổ sinh.
D. đại Trung sinh.
Câu 11: Kích thước tối đa của quần thể là A. số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. B. tổng khối lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. C. tổng khối lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt đượckhi trong quần thể sự cạnh tranh giữa các quần thể diễn ra. D. số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được khi trong quần thể sự cạnh tranh giữa các quần thể diễn ra. Câu 12: Đặc trưng nào sau đây có ở quần xã mà không có ở quần thể? A. Tỷ lệ tử vong.
B. Tỷ lệ nhóm tuổi.
C. Tỷ lệ đực cái.
D. Độ đa dạng.
Câu 13: Quang hợp ở thực vật: A. là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời được diệp lục hấp thu để tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản (CO2). B. là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thu để tổng hợp cacbonhyđrat và giải phóng oxy từ cacbonic và nước. C. là quá trình sử dụng năng lượng ATP được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbonhydrat và giải phóng ôxy từ CO2 và nước. D. là quá trình tổng hợp được các hợp chất cacbonhyđrat và O2 từ các chất vô cơ đơn giản xảy ra ở lá cây. Câu 14: Hãy sắp xếp các sinh vật tương ứng với dạng tiêu hóa: Dạng tiêu hóa 1. Tiêu hóa nội bào 2. Tiêu hóa thức ăn trong túi tiêu hóa
Dạng sinh vật a. Trùng đế giày b. Thủy tức. c. Châu chấu d. Giun dẹp e. Sứa f. Giun đốt g. Bọt biển
A. 1 (a) ; 2 (b, d, g)
B. 1 (a, g) ; 2 (b, d, e)
C. 1 (a, g) ; 2 (b, d, e, g)
D. 1 (a, g) ; 2 (b, e, f)
Câu 15: Có bao nhiêuphép lai trong số những phép lai dưới đây gắn liền với quá trình đa bội hóa? (1) 4n x 4n → 4n.
(2). 4n x 2n → 3n. (3). 2n x 2n → 4n.
(4).
3n x 3n → 6n. A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
Câu 16: Ở một loài thực vật, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định hoa trắng. Cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng. Lứa thứ nhất thu được toàn cây hoa đỏ. Lứa thứ hai có đa số cây hoa đỏ, trong đó có một cây hoa trắng. Biết không có gen gây chết, bộ NST không thay đổi. Kết luận nào sau đây đúng? A. Có đột biến gen, xảy ra trong quá trình phát sinh giao tử ở cây hoa đỏ. B. Có đột biến dị bội xảy ra trong quá trình phát sinh giao tử ở cây hoa đỏ. C. Có đột biến cấu trúc NST xảy ra trong quá trình phát sinh giao tử ở cây hoa đỏ. D. Sự biến dị tổ hợp tạo nên cây hoa trắng. Câu 17: Một loài thực vật có A – cây cao, a – cây thấp, B – hoa kép, b – hoa đơn. DD – hoa đỏ, Dd – hoa hồng, dd – hoa trắng. Cho giao phấn hai cây bố mẹ thu được tỉ lệ phân li kiểu hình là 6 :6 :3 :3 :3 :3 : 2 :2 :1 :1 :1 :1. Kiểu gen của bố mẹ trong phép lai trên là : A. AaBbDd x AabbDd hoặc AaBbDd x AabbDd B. AaBbDd x aaBbDd hoặc AaBbDd x aaBbDD. C. AaBbDd x AabbDd hoặc AaBbDd x aaBbDd. D. AaBbDd x aaBbDd hoặc AaBbDd x aaBbdd. Câu 18: Đối với tiến hoá, quá trình giao phối có vai trò (1) trung hoà tính có hại của đột biến do đưa đột biến vào trạng thái dị hợp. (2) làm thay đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể. (3) làm đột biến được phát tán trong quần thể. (4) tạo ra các biến dị tổ hợp. Phương án đúng là A. 2, 3, 4.
B. 1, 2, 3.
C. 1, 2, 4.
D. 1, 3, 4.
Câu 19: Nội dung nào sau đây là không đúng khi nói về quần thể? A. Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể sinh vật khác loài. B. Các cá thể sinh vật trong quần thể có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới. C. Tỉ lệ giới tính là một đặc trưng cơ bản của quần thể. D. Quần thể phân bố trong một phạm vi nhất định gọi là nơi sinh sống của quần thể. Câu 20: Sự khác nhau cơ bản giữa mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh và mối quan hệ con mồi - vật ăn thịt là
A. vật kí sinh thường có số lượng ít hơn vật chủ, còn vật ăn thịt thường có số lượng nhiều hơn con mồi. B. vật kí sinh thường có kích thước cơ thể lớn hơn vật chủ, còn vật ăn thịt thì luôn có kích thước cơ thể nhỏ hơn con mồi. C. trong thiên nhiên, mối quan hệ vật kí sinh - vật chủ đóng vai trò kiểm soát và khống chế số lượng cá thể của các loài, còn mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi không có vai trò đó. D. vật kí sinh thường không giết chết vật chủ, còn vật ăn thịt thường giết chết con mồi. Câu 21: Điểm phân biệt giữa quá trình photphorin hóa vòng và quá trình photphorin hóa không vòng là (1) Con đường đi của điện tử vòng và không vòng (2) Quá trình photphorin hóa vòng chỉ tạo ATP, trong lúc quá trình photphorin hóa không vòng tạo ATP, NADPH và O2. (3) Hệ sắc tố tham gia PS I có sóng dài, trong khi hệ sắc tố tham gia PS II có sóng ngắn cả sóng dài. (4) Photphorin hóa vòng là phản ứng photphorin hóa quang hóa còn photphorin hóa không vòng là phản ứng photphorin hóa oxi hóa. Số phát biểu có nội dung đúng là A. 1
B. 4
C. 2
D. 3
Câu 22: Lông ruột có đặc điểm cấu tạo nào để nó được gọi là đơn vị hấp thụ chất dinh dưỡng? I. Lớp tế bào biểu mô xếp ngoài cùng II. Có dây thần kinh đến III. Hệ thống mạch máu và mạch bạch huyết. IV. Chứa nhiều enzim hấp thụ. Số phương án đúng là A. 3
B. 1
C. 4
D. 2
Câu 23: Một tế bào hợp tử mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n, qua một số lần nguyên phân liên tiếp đã tạo ra các tế bào con. Tuy nhiên, trong một lần phân bào, ở hai tế bào con xảy ra hiện tượng một nhiễm sắc thể kép không phân li; các tế con mang bộ nhiễm sắc thể bất thường và các tế bào con khác nguyên phân bình thường với chu kì như nhau. Kết thúc quá trình nguyên phân trên đã tạo ra 8064 tế bào mang bộ nhiễm sắc thể bình thường. Theo lí thuyết, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu sai? (1) Kết thúc quá trình nguyên phân đã tạo ra 32 tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể 2n – 1. (2) Kết thúc quá trình nguyên phân, tỉ lệ tế bào mang bộ nhiễm sắc thể 2n + 1 chiếm tỉ lệ 1/254 .
(3) Mỗi tế bào con được tạo ra từ quá trình nguyên phân bất thường bởi hai tế bào trên, nguyên phân liên tiếp 4 lần. (4) Quá trình nguyên phân bất thường của hai tế bào con xảy ra ở lần nguyên phân thứ bảy. A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
Câu 24: Cho biết mỗi cặp tính trạng do 1 cặp gen quy định và trội hoàn toàn. Xét các phép lai: 1. AaBb xAaBB.
2. Aabb x aaBb.
3. AaBb x aaBb.
4. AaBb x aabb.
5. aaBb x aaBb.
6. AABb x aaBb.
7. AABb x Aabb.
8. Aabb x Aabb.
Tính theo lí thuyết, có bao nhiêu phép lai cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con là 3 : 1? A. 4
B. 3
C. 2
D. 5
Câu 25: Cho các cặp cơ quan sau: (1) Cánh sâu bọ và cánh dơi.
(2) Mang cá và mang tôm.
(3) Chân chuột chũi và chân dế chũi.
(4) Gai cây hoàng liên và gai cây hoa hồng.
(5) Gai cây hoa hồng và gai cây xương rồng.
(6) Nọc độc của rắn và nọc độc của bọ cạp.
Số cặp cơ quan tương tự là A. 6
B. 3
C. 5
D. 4
Câu 26: Có bao nhiêu khẳng định đúng trong số những khẳng định sau: (1) Lúc đang thực hiện sinh sản, sức chống chịu của động vật thường giảm. (2) Trong khoảng chống chịu của các nhân tố sinh thái, hoạt động sinh lí của sinh vật thường bị ức chế. (3) Ở ngoài giới hạn sinh thái về một nhân tố nào đó, sinh vật vẫn có thể tồn tại nếu các nhân tố sinh thái khác đều ở vùng cực thuận. (4) Sinh vật luôn sinh trưởng phát triển tốt nhất ở khoảng nhiệt độ cực thuận. (5) Loài sống ở vùng biển khơi có giới hạn sinh thái về độ muối hẹp hơn sống ở vùng cửa sông. (6) Cơ thể đang bị bệnh có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn so với cơ thể cùng lứa tuổi không bị bệnh. A. 4
B. 3
C. 5
D. 2
Câu 27: Cho các dữ kiện sau: 1. Một đầm nước mới xây dựng. 2. Các vùng đất quanh đầm bị cói mòn, làm cho đáy đầm bị nông dần. Các loài sinh vật nổi ít dần, các loài động vật chuyển vào sống trong lòng đầm ngày một nhiều. 3. Trong đầm nước có nhiều loại thủy sinh ở các tầng khác nhau, các loài rong rêu và cây cỏ mọc ven bờ đầm. 4. Đầm nước nông biến đổi thành vùng đất trũng. Cỏ và cây bụi dần đân đến sống trong đầm.
5. Hình thành cây bụi và cây gỗ. Sơ đồ sau đây thể hiện diễn thể ở đầm nước nông? A. 1 → 2 → 3 → 5 → 4.
B. 1 → 3 → 2 → 5 → 4.
C. 1 → 3 → 2 → 4 → 5.
D. 1 → 2 → 3 → 4 → 5.
Câu 28: Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về điểm giống nhau giữa chu trình vật chất và dòng năng lượng trong hệ sinh thái? (1) Luân chuyển trong quần xã thông qua chuỗi thức ăn và lưới thức ăn. (2) Đi vào quần xã thông qua sinh vật sản xuất. (3) Trả lại môi truongThông qua các vi khuẩn phân phân hủy các chất thải bả, các xác chết của sinh vật. (4) Quá trình trao đổi giữa quần xã và môi trường vô cơ tạo thành vòng tuần hoàn hở. (5) Bậc dinh dưỡng càng cao thì sự tích lũy (vật chất, năng lượng) càng giảm. A. 5
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 29: Khi nói về quá trình tự nhân đôi của ADN có các nội dung: (1) Diễn ra chủ yếu ở trong nhân, tại kì trung gian của quá trình phân bào của tế bào nhân thực. (2) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn. (3) Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới. (4) Mạch đơn mới được tổng hợp theo chiều 5'→ 3'. (5) Khi một phân tử ADN tự nhân đôi 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự phát triển của chạc chữ Y Số nội dung nói đúng là: A. 5
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 30: Một cá thể ở một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 48. Khi quan sát quá trình giảm phân của 1000 tế bào sinh tinh, người ta thấy trong tất cả các tế bào con được tạo thành sau giảm phân I có 60 tế bào con có nhiễm sắc thể kép số 1 không phân li trong giảm phân II, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, trong tổng số giao tử được tạo thành từ quá trình trên, số giao tử có 25 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ A. 6%.
B. 3%.
C. 0,5%
D. 1,5%
Câu 31: Cho biết F1 có kiểu gen dị hợp hai cặp gen (Aa, Bb), kiểu hình cây cao, chín sớm. Đem giao phối F1 với cá thể khác chưa biết kiểu gen, thu được F2 : 598 cây cao, chín sớm : 603 cây thấp, chín muộn : 202 cây cao, chín muộn : 198 cây thấp, chín muộn. Cho các phát biểu sau : (1) Cả hai tính trạng chiều cao thân và thời gian chín di truyền theo quy luật phân li độc lập.
(2) Kiểu gen của F1 về 2 tính trạng trên là
AB ab
(3) F2 có tối đa 10 loại kiểu gen. (4) Loại kiểu gen aaBb xuất hiện ở F2 với tỉ lệ 12,5%. (5) Tỉ lệ xuất hiện các loại kiểu gen đời F2 là 1 :2 :1 :1 :2 :1. A. 4
B. 2
C. 3
D. 1
Câu 32: Cho biết mỗi tính trạng do một cặp gen qui định và trội hoàn toàn. Xét các phép lai: (1) aaBbDd x AaBBdd.
(2) AaBbDd x aabbDd.
(3) AAbbDd x aaBbdd.
(4) aaBbDD x aabbDd.
(5) AaBbDD x aaBbDd. (6) AABbdd x AabbDd.
Theo lý thuyết, trong 6 phép lai trên có bao nhiêu phép lai mà đời con có 4 loại kiểu hình, trong đó mỗi loại chiếm 25% ? A. 1
B. 4
C. 2
D. 3
Câu 33: Ở một loài động vật giao phối, hai cặp gen Aa và Bb nằm trên các NST thường khác nhau. Trong phép lai: (♂) AaBb x (♀) Aabb, quá trình giảm phân ở cơ thể đực có 30% số tế bào mang cặp NST chứa cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, cặp NST mang cặp gen Bb giảm phân bình thường. Quá trình giảm phân bên cơ thể cái diễn ra bình thường. Theo lý thuyết, trong tổng số cá thể mang đột biến số lượng NST ở đời con của phép lai trên, số cá thể mang đột biến thể ba nhiễm chiếm tỉ lệ bao nhiêu? A. 35%
B. 30%
C. 50%
D. 15%
Câu 34: Ở một loài lưỡng bội, gen A quy định cây cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thấp; gen B quy định cánh hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Hai cặp gen Aa và Bb cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường di truyền liên kết gen. Nếu không xét đến vai trò của giới tính, thì trong quần thể có thể có bao nhiêu phép lai cho tỷ lệ phân tính kiểu hình là 3 : 1? A. 16
B. 9
C. 8
D. 11
Câu 35: Ở một loài thực vật, nếu trong kiểu gen có mặt cả hai alen trội A và B thì cho kiểu hình thân cao, nếu thiếu một hoặc cả hai alen trội nói trên thì cho kiểu hình thân thấp. Alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Cho giao phấn giữa các cây dị hợp về 3 cặp gen trên thu được đời con phân li theo tỉ lệ 9 cây thân cao, hoa đỏ : 3 cây thân thấp, hoa đỏ : 4 cây thân thấp, hoa trắng. Biết các gen quy định các tính trạng này nằm trên nhiễm sắc thể thường, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến và hoán vị gen. Phép lai nào sau đây là phù hợp với kết quả trên? A.
ABD AbD abd aBd
B. Aa
Bd Bd Aa bD bd
C.
ABd Abd abD aBD
D. Bb
AD AD bb ad ad
Câu 36: Cho các thông tin sau: (1) Các gen nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể. (2) Mỗi gen nằm trên một nhiễm sắc thể khác nhau. (3) Thể dị hợp hai cặp gen giảm phân bình thường cho 4 loại giao tử. (4) Tỉ lệ một loại kiểu hình chung bằng tích tỉ lệ các loại tính trạng cấu thành kiểu hình đó. (5) Làm xuất hiện biến dị tổ hợp. (6) Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, nếu P thuần chủng, khác nhau về các cặp tính trạng tương phản thì F1 đồng loạt có kiểu hình giống nhau và có kiểu gen dị hợp tử. Số điểm giống nhau giữa quy luật phân li độc lập và quy luật hoán vị gen là: A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
Câu 37: Ở một loài thực vật, chiều cao cây do 2 cặp gen Aa và Bb quy định. Màu sắc hoa do một cặp gen Dd quy định. Cho giao phấn giữa các cây F1 có kiểu gen giống nhau, thu được đời con F2 phân li theo tỉ lệ 387 cây thân cao, hoa đỏ : 131 cây thân thấp, hoa đỏ : 170 cây thân thấp, hoa trắng. Biết các gen quy định các tính trạng này nằm trên nhiễm sắc thể thường, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến và hoán vị gen. Phép lai nào sau đây là phù hợp với kết quả trên? A.
ABD AbD abd aBd
B.
ABd Abd abD aBD
C. Aa
Bd Bd Aa bD bD
D. Bb
AD AD Bb ad ad
Câu 38: Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A – cao > alen a-thấp; B-đỏ > b-vàng. Cho 3 cây cao đỏ tự thụ phấn (P) thu được F1. Tỉ lệ kiểu hình có thể thu được ở F1 là: (1) 9 cao đỏ : 3cao vàng : 3 thấp đỏ : 1 thấp vàng. (2) 3 cao đỏ : 1 thấp vàng. (3) 3 cao đỏ : 1 thấp đỏ. (4) 100% cao vàng. (5) 51% cao đỏ : 24% cao vàng : 24% thấp đỏ : 1% thấp vàng. (6) 9 cao đỏ : 9 cao vàng : 3 thấp đỏ : 1 thấp vàng. A. 7
B. 4
C. 3
D. 5
Câu 39: Cho các phát biểu sau về di truyền quần thể: (1) Quá trình tự phối thường làm tăng tần số các alen lặn, làm giảm tần số alen trội. (2) Các quần thể tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết thường dẫn tới sự phân hóa thành các dòng thuần. (3) Quá trình ngẫu phối thường làm cho quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền. (4) Tần số các alen trội hoặc lặn trong các quần thể tự phối và quần thể giao phối không thay đổi qua các thế hệ trong trường hợp không có các tác động của các nhân tố tiến hóa.
Có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
Câu 40: Một bệnh di truyền đơn gen xuất hiện trong phả hệ dưới đây:?
Những kết luận từ phả hệ trên: (1) Gen quy định bệnh trên là gen trội và có thể nằm trên nhiễm sắc thể thường. (2) Gen quy định bệnh trên là gen lặn và nhiều khả năng gen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen tương ứng trên Y. (3) Gen quy định bệnh trên là gen lặn và có thể nằm ở vùng tương đồng của nhiễm sắc thể X và Y. (4) Người II.9 có kiểu gen dị hợp. Số kết luận có thể có nội dung đúng là: A. 4
B. 1
C. 2
D. 3
ฤ รกp รกn 1-C
2-C
3-B
4-C
5-B
6-C
7-D
8-A
9-C
10-D
11-A
12-D
13-B
14-B
15-B
16-A
17-C
18-D
19-A
20-D
21-D
22-C
23-C
24-A
25-A
26-A
27-C
28-B
29-D
30-D
31-B
32-D
33-D
34-B
35-D
36-C
37-D
38-B
39-D
40-D
ĐỀ SỐ 11 Câu 1: Cách nhận biết rõ rệt nhất thời điểm cần bón phân là A. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của thân cây. B. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của hoa. C. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của lá cây. D. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của quả mới ra. Câu 2: Nhịp tim trung bình ở người là A. 85 nhịp/phút ở người trưởng thành, 120-140 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh. B. 65 nhịp/phút ở người trưởng thành, 120-140 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh. C. 75 nhịp/phút ở người trưởng thành, 120-140 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh. D. 75 nhịp/phút ở người trưởng thành, 100-120 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh. Câu 3: Khi tế bào khí khổng trương nước thì A. Vách dày căng ra làm cho vách mỏng co lại nên khí khổng mở ra. B. Vách dày căng ra làm cho vách mỏng căng theo nên khí khổng mở ra. C. Vách (mép) mỏng căng ra, vách (mép) dày co lại làm cho khí khổng mở ra D. Vách mỏng căng ra làm cho vách dày căng theo nên khí khổng mở ra. Câu 4: Giải thích nào sau đây đúng khi để cá lên cạn thì cá sẽ nhanh bị chết A. Vì các phiến mang cá bị xẹp xuống làm giảm bề mặt trao đổi khí, mang cá bị khô nên không hô hấp được B. Vì làm cho da của cá bị khô nên không trao đổi khí được C. vi làm cho bề mặt trao đổi khí giãn ra nên không trao đổi khí được D. Vì nhiệt độ trên cạn cao hơn nên không lấy được oxi Câu 5: Trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp, enzim được sử dụng để gắn gen cần chuyển vào thể truyền là A. restrictaza.
B. ADN pôlimeraza.
C. ARN pôlimeraza.
D. ligaza.
Câu 6: Tiến hành lai giữa hai tế bào sinh dưỡng của cơ thể có kiểu gen AAbbDd với cơ thể có kiểu gen MMnn thì tế bào lai sẽ có kiểu gen là: A. AabbDdMMnn. C. AAbbDdMN.
B. AbDMn hoặc AbdMn. D. AabbDd. Câu 7: Quần thể ngẫu phối là quần thể
A. mà các các thể trong quần thể giao phối ngẫu nhiên với nhau.
B. chỉ thực hiện giao
phối giữa cá thể đực khoẻ nhất với các cá thể cái. C. có các cá thể đực được lựa chọn những bạn tình tốt nhất cho riêng mình. D. có các cá thể cái được lựa chọn những bạn tình tốt nhất cho mình. Câu 8: Ở người, thể lệch bội có 3 NST 21 sẽ gây ra
A. bệnh ung thư máu.
B. hội chứng mèo kêu.
C. hội chứng Đao.
D. hội chứng Claiphento.
Câu 9: Các cơ quan ở các loài khác nhau được gọi là cơ quan tương đồng vì chúng A. nằm ở vị trí khác nhau trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi. B. có kiểu cấu tạo khác nhau, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi.
C. nằm
ở vị trí khác nhau trên cơ thể, không cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi. D. có kiểu cấu tạo giống nhau, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi. Câu 10: Đặc điểm của sinh vật điển hình ở kỉ Cácbon (Than đá) là A. cây hạt trần ngự trị. Bò sát cổ ngự trị. Phân hóa chim. B. phát sinh thực vật. Tảo biển ngự trị. Tuyệt diệt nhiều sinh vật. C. dương xỉ phát triển mạnh. Thực vật có hạt xuất hiện. Lưỡng cư ngự trị. Phát sinh D. cây có mạch và động vật lên cạn.
bò sát.
Câu 11: Biến động số lượng cá thể của
quần thể là sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể A. do sự chênh lệch giữa tỉ lệ sinh sản và mức xuất cư. B. do sự thay đổi nguồn thức ăn và không gian sống. C. dưới tác dụng tổng hợp của các nhân tố môi trường. mức nhập cư và mức xuất cư.
D. do sự chênh lệch giữa
Câu 12: Hai loài ếch sống trong cùng một hồ nước, số lượng
của loài A giảm chút ít, còn số lượng của loài B giảm đi rất mạnh. Điều đó chứng minh cho mối quan hệ A. cạnh tranh. B. ức chế - cảm nhiễm.
C. con mồi – vật dữ. D. hội sinh.
Câu 13:
Cho sơ đồ mô tóm tắt mối quan hệ giữa pha sáng và pha tối trong quang hợp như sau:
Các
số
tương ứng 1, 2, 3, 4 sẽ là: A. H2O, ATP, NADPH, CO2.
B. CO2, ATP, NADPH, H2O
C. CO2, ATP, NADPH, RiDP
D. H+, ATP, NADPH, CO2.
Câu 14: Một loài thực vật có A – cây cao, a – cây thấp, B – hoa kép, b – hoa đơn. DD – hoa đỏ, Dd – hoa hồng, dd – hoa trắng. Cho giao phấn hai cây bố mẹ thu được tỉ lệ phân li kiểu hình là 6 :6 :3 :3 :3 :3 : 2 :2 :1 :1 :1 :1. Kiểu gen của bố mẹ trong phép lai trên là :
A. AaBbDd x AabbDd hoặc AaBbDd x aaBbDd. B. AaBbDd x AabbDd hoặc AaBbDd x AabbDd C. AaBbDd x aaBbDd hoặc AaBbDd x aaBbdd. D. AaBbDd x aaBbDd hoặc AaBbDd x aaBbDD. Câu 15: Các thành phần tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit: I. gen. II. mARN. A. 1
III. axit amin. IV. tARN. B. 3
Số phương án đúng là C. 2
D. 4
Câu 16: Một loài có bộ NST lưỡng bội kí hiệu là AaBb. Nếu tế bào của loài tham gia giảm phân mà cặp NST Aa không phân li ở giảm phân 1, bộ NST trong các giao tử có thể là A. AaB, AAB, aab, B, b.
B. AAB, B hoặc AaB, b.
C. Aab và b hoặc AAB và B.
D. AaB và b hoặc Aab và B.
Câu 17: Ở một loài thực vật, chiều cao cây do 3 cặp gen không alen phân li độc lập, tác động cộng gộp. Sự có mặt mỗi alen trội làm chiều cao tăng thêm 5cm. Cho giao phấn cây cao nhất với cây thấp nhất của quần thể được F1 có chiều cao 190cm, tiếp tục cho F1 tự thụ phấn. Về mặt lý thuyết thì cây có chiều cao 180 cm ở F2 chiếm tỉ lệ A. 3/32.
B. 5/16.
C. 1/64.
D. 15/64.
Câu 18: Trong quá trình tiến hoá nhỏ, sự cách li có vai trò A. tăng cường sự khác nhau về kiểu gen giữa các loài, các họ. B. xoá nhoà những khác biệt về vốn gen giữa hai quần thể đã phân li. C. góp phần thúc đẩy sự phân hoá kiểu gen của quần thể gốc. D. làm thay đổi tần số alen từ đó hình thành loài mới. Câu 19: Khi khai thác một quần thể cá trong hồ nếu nhiều mẻ lưới đều thu được tỷ lệ các lớn chiếm ưu thế hơn so với cá con thì kết luận nào sau đây là chính xác ? A. Khai thác quá mức tiềm năng sinh học của quần thể cá ở trong hồ. B. Khai thác đến mức quần thể cá chuẩn bị suy kiện về số lượng cá thể của quần thể cá trong hồ. C. Khai thác đúng với tiềm năng sinh học về số lượng cá thể của quần thể cá trong hồ. D. Chưa khai thác hết tiềm năng sinh học của quần thể cá ở trong hồ. Câu 20: Theo hình tháp sinh khối thì sinh khối sẽ giảm đi qua mỗi bậc trong tháp điều hòa nào sau đây giải thích được vấn đề này một cách chính xác nhất: A. Khi sinh vật chết tại bậc cao hơn sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của sinh vật ở cấp dưới và làm cho sinh khối của bậc phía dưới cao hơn. B. Năng lượng bị mất vào môi trường tại mỗi bậc, vì vậy sinh khối tạo được ở bậc cao hơn sẽ ít đi.
C. Sinh vật ở bậc cao hơn sẽ chết nhiều hơn sinh vật ở bậc thấp hơn, vì vậy sinh khối sẽ giảm dần. D. Sinh vật bị phân hủy tại mỗi bậc, và vì vậy bậc cao hơn sẽ có ít sinh khối hơn. Câu 21: Cho các đặc điểm của lá sau phù hợp với chức năng quang hợp I. Hình bản, xếp xen kẽ, hướng quang. II. Có mô xốp gồm nhiều khoang trống chứa CO2, mô giậu chứa nhiều lục lạp. III. Hệ mạch dẫn (bó mạch gỗ của lá) dày đặc, thuận lợi cho việc vận chuyển nước, khoáng và sản phẩm quang hợp. IV. Bề mặt lá có nhiều khí khổng giúp trao đổi khí. Só đặc điểm đúng là A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
Câu 22: Cho các phát biểu sau: I. Quá trình biến đổi hóa học thức ăn xảy ra nhờ tác dụng của các hóa chất phù hợp có trong cơ thể. II. Trong cơ thể động vật ăn thịt và động vật ăn tạp có các tuyến tiêu hóa là tuyến nước bọt, tuyến dạ dày, tuyến tụy. III. Trong các loại dịch tiêu hóa của cơ thể động vật ăn thịt và động vật ăn tạp, dịch tụy có tác dụng biến đổi thức ăn mạnh nhất. IV. Dịch mật do gan tiết ra, có vai trò chủ yếu là trung hòa tính axit của thức ăn được chuyển từ dạ dày xuống ruột non. V. Người bị phẫu thuật cắt 2/3 dạ dày vẫn xảy ra quá trình biến đổi thức ăn. Số phát biểu có nội dung đúng là A. 3
B. 0
C. 2
D. 1
Câu 23: Trong các phát biểu sau: (1) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục (2) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới tính. (3) Hợp tử mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY bao giờ cũng phát triển thành cơ thể đực. (4) Nhiễm sắc thể giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng. Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở động vật? A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 24: Ở một loài thực vật, tiến hành tự thụ phấn cây P dị hợp các locus, ở đời sau thu được 198 cây hoa đỏ, chín sớm: 102 hoa trắng, chín sớm: 27 hoa đỏ, chín muộn: 73 hoa trắng, chín muộn. Biết rằng tính trạng thời gian chín do 1 locus 2 alen chi phối, hoán vị nếu xảy ra sẽ như nhau ở 2 giới. Trong số các nhận định dưới đây, số lượng nhận định đúng về phép lai nói
trên là:(1) Có 3 locus tham gia chi phối 2 tính trạng nói trên, có hiện tượng tương tác 9:6:1(2) Cơ thể đem lai dị hợp tử đều với tần số hoán vị là 10%(3) Nếu cho cơ thể dị hợp các locus nói trên đem lai phân tích, ta được tỷ lệ 9:6:1:4(4) Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử ở P, có 40% số tế bào sinh giao tử có hoán vị. Chọn câu trả lời đúng: A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
Câu 25: Cho các đặc điểm sau của các nhân tố tiến hoá: (1) Làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể. (2) Có thể dẫn đến làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền. (3) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm. (4) Cung cấp nguồn biến dị thứ cấp cho quá trình tiến hoá. (5) Làm thay đổi thành phần kiểu gen nhưng không thay đổi tần số alen của quần thể. (6) Làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một hướng xác định. (7) Có thể làm phong phú vốn gen của quần thể. (8) Làm tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp, giảm dần tần số kiểu gen dị hợp. (9) Cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hoá.(10) Qui định chiều hướng tiến hoá. Trong các đặc điểm trên, nhân tố giao phối không ngẫu nhiên có mấy đặc điểm? A. 7
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 26: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật? (1) Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu có thể bị đào thải khỏi quần thể. (2) Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể. (3) Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể. (4) Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thể A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
Câu 27: Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau: (1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống. (2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường. (3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường. (4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái. Có bao nhiêu thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là:
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
Câu 28: Trong chu trình sinh địa hóa, trong các quá trình dưới đây, có bao nhiêu quá trình làm cacbon có thể trở lại môi trường vô cơ? (1) Hô hấp của thực vật. (2) Hô hấp của động vật. (3) Quang hợp của cây xanh. (4) Phân giải chất hữu cơ của vi sinh vật. (5) Hoạt động công nghiệp đốt cháy các nguyên liệu hóa thạch như than đá, dầu lửa,.. (6) Sự phát triển của các ngành giao thông vận tải.(7) Hoạt động của núi lửa. (8) Động đất. A. 5
B. 6
C. 3
D. 4
Câu 29: Hình vẽ sau đây mô tả hai tế bào ở hai cơ thể lưỡng bội đang phân bào
Biết rằng không xảy ra đột biến; các chữ cái A, a, B, b, c, D, M, n kí hiệu cho các nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng? A. Khi kết thúc quá trình phân bào ở hai tế bào trên thì từ tế bào 1 tạo ra hai tế bào lưỡng bội, từ tế bào 2 tạo ra hai tế bào đơn bội. B. Hai tế bào đều đang ở kì sau của nguyên phân. C. Bộ nhiễm sắc thể của tế bào 1 là 2n = 4, bộ nhiễm sắc thể của tế bào 2 là 2n = 8. D. Tế bào 1 đang ở kì sau của giảm phân II, tế bào 2 đang ở kì sau của nguyên phân. Câu 30: Cho bộ NST 2n = 4 ký hiệu AaBb (A, B là NST của bố; a, b là NST của mẹ). Có 200 tế bào sinh tinh đi vào giảm phân bình thường hình thành giao tử, trong đó: - 20% tế bào sinh tinh có xảy ra hiện tượng bắt chéo tại 1 điểm ở cặp nhiễm sắc thể Aa, còn cặp Bb thì không bắt chéo. - 30% tế bào sinh tinh có xảy ra hiện tượng bắt chéo tại 1 điểm ở cặp nhiễm sắc thể Bb, còn cặp Aa thì không bắt chéo. - Các tế bào còn lại đều có hiện tượng bắt chéo tại 1 điểm ở cả 2 cặp nhiễm sắc thể Aa và Bb Số tế bào tinh trùng chứa hoàn toàn NST của mẹ không mang gen trao đổi chéo của bố là: A. 200
B. 50
C. 75
D. 100
Câu 31: Giả sử : A : hạt tròn, a : hạt dài, B : hạt đục, b : hạt trong. Cho lai giữa cây hạt tròn, đục với cây hạt dài, trong thu được F1 toàn cây hạt tròn, đục. F2 xuất hiện 1112 cây hạt tròn,
đục : 367 cât hạt tròn, trong : 365 cây hạt dài, đục : 123 cây hạt dài, trong.Có bao nhiêu kết luận đúng trong số những kết luận sau : (1) Hai tính trạng hình dạng hạt và màu sắc hạt di truyền liên kết với nhau. (2) Kiểu gen của F1 về 2 tính trạng trên là
AB ab
(3) Nếu thế hệ lai xuất hiện tỉ lệ kiểu hình 3 : 3 : 1 : 1, thì kiểu gen của P có thể là một trong 2 trường hợp. (4) Nếu F1 phân li 3 : 1 về tính trạng hình dạng hạt, đồng tính về tính trạng màu sắc hạt thì có 3 công thức lai phù hợp cho kết quả trên. (5) Nếu F1 đồng tính về tính trạng hình dạng, phân li 1 : 1 về màu sắc thì kiểu gen của P sẽ là một trong 6 trường hợp.
A. 4
B. 1
C. 3
D. 2
Câu 32: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Các cặp gen này phân li độc lập. Cho hai cây lai với nhau, thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình cây thân cao, quả dài chiếm 25%. Biết rằng không phát sinh đột biến. Có bao nhiêu phép lai phù hợp với kết quả trên? A. 6 phép lai.
B. 4 phép lai.
C. 5 phép lai.
D. 3 phép lai.
Câu 33: Trong giảm phân I ở người, 10% số tế bào sinh tinh của bố có 1 cặp NST không phân li, 30% số tế bào sinh trứng của mẹ cũng có một cặp NST không phân li. Các cặp NST khác phân li bình thường, không có đột biến khác xảy ra. Xác suất để sinh một người con trai chỉ duy nhất bị hội chứng Đao (không bị các hội chứng khác) là: A. 0,3695%
B. 0,008%
C. 0,032%
D. 0,739%
Câu 34: Ở một loài gen A:thân cao, gen a: thân thấp, gen B: hoa kép, gen b: hoa đơn, gen D: hoa đỏ, gen d: hoa vàng. Biết không xảy ra sự hoán vị gen trong quá trình giảm phân. Phép lai nào sau đây cho cây con có tỷ lệ kiểu hình là: 1 thân cao – hoa kép – màu vàng 1 thân cao – hoa đơn – màu đỏ 1 thân thấp – hoa kép – màu vàng 1 thân thấp – hoa đơn – màu đỏ A. Aa
Bd bd aa bD bd
B. Bb
AD ad bb ad ad
C. Aa
BD bd aa bd bd
D. Bb
Ad ad bb aD ad
Câu 35: Ở một loài thực vật có gen A quy định quả màu đỏ, gen a quy định quả màu vàng, gen B quy định quả tròn, gen b quy định quả dẹt, gen D quy định quả ngọt, gen d quy định
quả chua. Khi lai phân tích cây dị hợp tử 3 cặp gen người ta thu được 51 cây vàng, tròn, chua : 51 cây đỏ, dẹt, ngọt. Kiểu gen của cây đem lai phân tích là : A.
AbD aBd
B.
AB Dd ab
C.
ABD abd
D. AaBbDd
Câu 36: Biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Cho các phép lai sau: (1) AaBb × Aabb.
(2) AaBb × aabb. (3) Aabb × aaBb.
Ab ab (có hoán vị với tần số 50%). aB ab
(4)
(5)
Ab Ab . aB ab
(6)
Ab aB . ab ab
Tính theo lí thuyết, số phép lai cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1 là bao nhiêu? A. 2
B. 3
C. 5
D. 4
Câu 37: Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai
AB AB DdHhEe x DdHhEe ab ab
liên kết hoàn toàn sẽ cho kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 3 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ A. 15/128
B. 9/64
C. 27/256
D. 27/128
Câu 38: Cho lai thứ đậu thuần chủng có quả đỏ, tròn với thứ đậu thuần chủng có quả vàng, bầu dục được F1 đều có quả đỏ, tròn. Lai phân tích F1 thu được ở Fa có tỉ lệ kiểu hình là 9 quả vàng, bầu dục: 3 quả đỏ, bầu dục: 3 quả vàng, tròn: 1 quả đỏ, tròn. Kiểu gen của F1 là A. AaBb.
B. AaBbDdEe.
C.
Ab DE aB de
D. AaBb
DE de
Câu 39: Cho biết tính trạng hình dạng quả ở một loài thực vật do tương tác giữa hai cặp gen không alen, mỗi gen nằm trên một NST. Nếu trong kiểu gen chỉ có alen A hoặc B sẽ biểu hiện quả bầu, nếu có cả 2 alen A và B sẽ biểu hiện quả tròn, thể đồng hợp lặn sẽ biểu hiện quả dài. Khi ở trạng thái cân bằng về thành phần kiểu gen, một quần thể có tần số alen A chiếm 90%, tần số alen b chiếm 80%. Có bao nhiêu phát biểu đúng trong số những phát biểu sau: (1) Trong quần thể, cây quả tròn thuần chủng chiếm tỉ lệ 3,24%. (2) Tỉ lệ cá thể trong quần thể có kiểu gen đồng hợp lặn về cả 2 cặp gen 0,64%. (3) Tần số kiểu gen AaBb trong quần thể là 51,84%. (4) Tần số kiểu gen aaBb trong quần thể là 3,2%. A. 1
B. 2
C. 4
Câu 40: Sơ đồ phả hệ sau mô tả sự di truyền của một bệnh ở người:
D. 3
Biết rằng bệnh này do một trong hai alen của một gen quy định và không phát sinh đột biến mới ở tất cả những người trong phả hệ. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng? (1) Có 5 người trong phả hệ này không xác định được chính xác kiểu gen. (2) Tất cả những người bị bệnh trong phả hệ này đều có kiểu gen đồng hợp. (3) Có tối đa 6 người trong phả hệ này có kiểu gen đồng hợp trội. (4) Xác suất sinh con trai bị bệnh của cặp vợ chồng III.13 – III. 14 là 25%. (5) Cặp vợ chồng I.3 – I.4 không mang alen gây bệnh. A. 5
B. 3
C. 2
D. 4
ฤ รกp รกn 1-C
2-C
3-D
4-A
5-D
6-A
7-A
8-C
9-D
10-C
11-C
12-A
13-A
14-A
15-B
16-D
17-A
18-C
19-D
20-B
21-D
22-D
23-A
24-A
25-C
26-C
27-B
28-B
29-D
30-C
31-D
32-C
33-A
34-A
35-A
36-D
37-A
38-B
39-B
40-D
ĐỀ SỐ 12 Câu 1: Vai trò chủ yếu của Mg đối với cây: A. Thành phần của axit nucleic.
B. Thành phần của protein.
C. Thành phần của diệp lục, hoạt hóa enzim. D. Thành phần của enzim Câu 2: Khi cá thở vào, diễn biến nào dưới đây đúng? A. Cửa miệng mở ra, thềm miệng hạ thấp xuống, nắp mang đóng. B. Cửa miệng mở ra, thềm miệng nâng cao lên, nắp mang đóng. C. Cửa miệng mở ra, thềm miệng nâng cao lên, nắp mang mở. D. Cửa miệng mở ra, thềm miệng hạ thấp xuống, nắp mang mở. Câu 3: Các tế bào chết là quản bào và mạch ống là thành phần cấu tạo của A. Cành cây.
B. Mạch rây.
C. Mạch gỗ
D. Rễ cây.
Câu 4: Tiêu hóa là quá trình: A. Biến đổi hóa học thức ăn nhờ các enzim để tạo ra năng lượng nuôi sống cơ thể. B. Biến đổi chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể hấp thu được. C. Tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng từ thức ăn để cơ thể có thể sử dụng để tồn tại. D. Tạo ra các chất dinh dưỡng từ thức ăn để cơ thể có thể sử dụng để tồn tại. Câu 5: Câu trắc nghiệm (0.25 điểm) Theo dõiBáo lỗi câu hỏi Cho sơ đồ sau
(1), (2), (3) tương ứng là : A. Tái bản, dịch mã và Phiên Mã
B. Tái bản, Phiên Mã, và dịch mã
C. Dịch Mã, Phiên Mã và tái bản
D. Phiên Mã, Sao Mã và dịch mã
Câu 6: Khi lai hai cây đậu thuần chủng hoa trắng với nhau được F1: 100% hoa tím, F2: 9 hoá tím: 7 hoa trắng. Tính trạng màu hoa di truyền theo quy luật A. tương tác gen theo kiểu bổ sung
B. Tương tác gen theo kiểu cộng gộp.
C. trội lặn không hoàn toàn
D. trội lặn hoàn toàn.
Câu 7: Đặc trưng di truyền của một quần thể giao phối được thể hiện ở A. số loại kiểu hình khác nhau trong quần thể. B. số lượng cá thể và mật độ cá thể. C. nhóm tuổi và tỉ lệ giới tính của quần thể. D. tần số alen và tần số kiểu gen. Câu 8: Sự nhân đôi của AND xảy ra ở những bộ phận nào trong tế bào nhân thực?
A. Nhân, trung thể, ti thể.
B. Ti thể, nhân, lục lạp.
C. Lục lạp, trung thể, ti thể.
D. Lục lạp, nhân, trung thể.
Câu 9: Hiện nay, tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào. Đây là một trong những bằng chứng chứng tỏ A. quá trình tiến hoá đồng quy của sinh giới (tiến hoá hội tụ). B. nguồn gốc thống nhất của các loài. C. sự tiến hoá không ngừng của sinh giới. D. vai trò của các yếu tố ngẫu nhiên đối với quá trình tiến hoá. Câu 10: Nội dung nào sau đây sai khi đề cập đến quá trình phát sinh sự sống. A. Sự sống chỉ được lên cạn sau khi phương thức tự dưỡng xuất hiện. B. Sinh vật ở nước chiếm ưu thế hơn so với sinh vật trên cạn. C. Sự sống ban đầu xuất hiện ở nước, sau đó mới chuyển lên cạn. D. Sinh vật dị dưỡng có trước, tự dưỡng xuất hiện sau. Câu 11: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kích thước của quần thể là A. mức sinh sản, mức tử vong, mức xuất cư, mức nhập cư. B. khối lượng tối đa của cá thể, mức sinh sản, mức xuất - nhập cư. C. mức sinh sản, mức tử vong, mức xuất - nhập cư, nguồn sống. D. mức sinh sản, mức tử vong, kích thước tối đa của cá thể. Câu 12: Loài nào sau đây có thể cộng sinh với nấm và hình thành địa y? A. Tảo đơn bào.
B. Hải quỳ.
C. Tôm.
D. Rêu.
Câu 13: Lục lạp có nhiều trong tế bào nào của lá? A. Tế bào mô giậu, tế bào mô xốp.
B. Tế bào biểu bì dưới.
C. Tế bào mô xốp.
D. Tế bào biểu bì trên
Câu 14: Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là A. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm. B. Cơ quan sinh sản. C. Trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết. D. Các cơ quan dinh dưỡng như: thận, gan, tim, mạch máu… Câu 15: Hình vẽ sau đây mô tả hai tế bào ở hai cơ thể lưỡng bội đang phân bào.
Biết rằng không xảy ra đột biến; các chữ cái A, a, B, b, c, D, M, n kí hiệu cho các nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Bộ nhiễm sắc thể của tế bào 1 là 2n = 4, bộ nhiễm sắc thể của tế bào 2 là 2n = 8. B. Hai tế bào đều đang ở kì sau của nguyên phân. C. Tế bào 1 đang ở kì sau của giảm phân II, tế bào 2 đang ở kì sau của nguyên phân. D. Khi kết thúc quá trình phân bào ở hai tế bào trên thì từ tế bào 1 tạo ra hai tế bào lưỡng bội, từ tế bào 2 tạo ra hai tế bào đơn bội. Câu 16: Xét một cặp gen Bb của một cơ thể lưỡng bội đều dài 4080 A0, alen B có 3120 liên kết hidro và alen b có 3240 liên kết hidro. Do đột biến lệch bội đã xuất hiện thể 2n + 1 và có số nucleotit thuộc các alen B và alen b là A = 1320 và G = 2280 nucleotit. Kiểu gen đột biến lệch bội nói trên là A. BBB.
B. Bbb.
C. BBb.
D. bbb.
Câu 17: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp. gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa trắng. Lai cây thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp, hoa trắng thu được F 1 phân li theo tỉ lệ 37,5% cây thân cao, hoa trắng : 37,5% cây thân thấp, hoa đỏ : 12,5% cây thân cao, hoa đỏ : 12,5% cây thân thấp, hoa trắng. Cho biết không có đột biến xảy ra. Kiểu gen của cây bố, mẹ trong phép lai trên là A.
Ab ab aB ab
B.
AB ab ab ab
C. AaBB x aabb.
D. AaBb x aabb.
Câu 18: Theo quan niệm tiến hoá hiện đại, giao phối không ngẫu nhiên A. chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể. B. làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một hướng xác định. C. làm thay đổi tần số alen nhưng không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. D. làm xuất hiện những alen mới trong quần thể Câu 19: Trong tự nhiên, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cạnh tranh cùng loài là do A. khí hậu quá khắc nghiệt.
B. mật độ cao quá mức.
C. nhu cầu sống giống hệt như nhau.
D. có kẻ thù xuất hiện.
Câu 20: Khi hai loài trong một quần xã trùng nhau về ổ sinh thái thì sự cạnh tranh giữa chúng có thể dẫn đến sự phân li ổ sinh thái. Mỗi loài sẽ thu hẹp ổ sinh thái của mình về vùng thuận lợi nhất tạo nên ổ sinh thái riêng cho loài đó. Khu sinh học nào sau đây sẽ có nhiều ổ sinh thái hẹp? A. Rừng mưa nhiệt đới.
B. Sa mạc.
C. Rừng taiga.
D. Đồng rêu đới lạnh.
Câu 21: Cho các phát biểu sau: I. Người ta phân biệt nhóm thực vật C3, C4 chủ yếu dựa vào sự khác nhau ở các phản ứng sáng. II. Sản phẩm đầu tiên trong pha tối của nhóm thực vật C3 là ribulozo 1,5 điphotphat III. Sản phẩm đầu tiên trong pha tối của nhóm thực vật C4 là axit oxalo axetic. IV. Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM giống nhau ở sản phẩm cố định CO2 đầu tiêu đều là APG. V. Trong chu trình Canvin, hợp chất quan trọng nhất để tiến hành khử ADPG thành ALPG là NADPH. Số phát biểu có nội dung đúng là A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
Câu 22: Ruột non có đặc điểm cấu tạo như thế nào để nó có thể hấp thụ hầu hết các chất dinh dưỡng? I. Bề mặt hấp thụ của ruột tăng lên nhiều lần nhờ các nếp gấp của niêm mạc ruột (van ruột). II. Cấu tạo bởi cơ vân nên tạo nhu động ruột đẩy thức ăn di chuyển trong lòng ruột. III. Bề mặt các nếp gấp lại có nhiều lông ruột và vi lông hút nằm trên đỉnh của tế bào lông ruột. IV. Lông ruột chứa lớp tế bào biểu mô, bên trong có hệ mạch máu và dây thần kinh. Số phương án đúng là A. 2
B. 4
C. 1
D. 3
Câu 23: Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có một số tế bào có cặp NST mang cặp gen Dd không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường các tế bào khác giảm phân bình thường .Trong quán trình giám phân của cá thể cái một số tế bào có cặp NST mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân II, giảm phân I diễn ra bình thường các tế bào khác giảm phân bình thường. Ở đời con của phép lai:♂AaBbDd x ♀AaBbDd, sẽ có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen đột biến lệch bội về cặp NST nói trên ? A. 186.
B. 54.
C. 162.
D. 432.
Câu 24: Khi lai thứ lúa thân cao, hạt gạo trong với thứ lúa thân thấp, hạt đục. F1 thu được toàn cây thân cao, hạt gạo đục. Cho các cây F1 tự thụ với nhau ở F2 thu được 15600 cây bao gồm 4 kiểu hình, trong đó có 3744 cây thân cao, hạt trong. (Biết rằng mỗi tính trạng do một gen tác động riêng rẽ quy định). Có bao nhiêu kết luận đúng trong số những kết luận sau: (1) F2 có tối đa 10 loại kiểu gen khác nhau. (2) Có xảy ra hiện tượng hoán vị gen với tần số 10%. (3) Cây F1 có kiểu gen Ab/aB
(4) Ở F2 cây có kiểu hình thân cao, hạt gạo đục chiếm tỉ lệ 51%. (5) Ở F2, tỉ lệ cây thân cao, hạt gạo trong bằng tỉ lệ cây thân thấp, hạt gạo đục. A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
Câu 25: Cho các phát biểu sau đây: (1) Chọn lọc tự nhiên đào thải alen lặn chậm hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại alen trội. (2) Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động khi điều kiện môi trường sống thay đổi. (3) Đột biến và di - nhập gen là nhân tố tiến hoá có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể sinh vật (4) Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số các alen không theo một hướng xác định. (5) CLTN phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể (6) CLTN sẽ đào thải hoàn toàn một alen trội có hại ra khỏi quần thể khi chọn lọc chống lại alen trội Số phát biểu đúng theo quan điểm hiện đại về tiến hóa là: A. 3
B. 5
C. 4
D. 6
Câu 26: Cho các ví dụ về biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau: (1) Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 80 C. (2) Số lượng thỏ và mèo rừng Canađa biến động theo chu kì 9 – 10 năm. (3) Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều. (4) Ở đồng rêu phương Bắc, số lượng cáo và chuột lemmut biến động theo chu kì 3 – 4 năm. (5) Số lượng ếch nhái ở Miền Bắc giảm mạnh khi có đợt rét đầu mùa đông đến. (6) Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô. Có bao nhiêu ví dụ về biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật mà nguyên nhân gây biến động là nhân tố không phụ thuộc mật độ quần thể? A. 4
B. 5
C. 3
D. 2
Câu 27: Trong một quần xã sinh vật, xét các loài sau: cỏ, thỏ, mèo rừng, hươu, hổ, vi khuẩn gây bệnh ở thỏ và sâu ăn cỏ. Trong các nhận xét sau đây về mối quan hệ giữa các loài trên, có bao nhiêu nhận xét đúng? (1) Thỏ và vi khuẩn là mối quan hệ cạnh tranh khác loài. (2) Mèo rừng thường bắt những con thỏ yếu hơn nên có vai trò chọn lọc đối với quần thể thỏ. (3) Nếu mèo rừng bị tiêu diệt hết thì quần thể thỏ có thể tăng số lượng nhưng sau đó được điều chỉnh về mức cân bằng. (4) Sâu ăn cỏ, thỏ và hươu là các sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1. (5) Hổ là vật dữ đầu bảng có vai trò điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể trong quần xã.
A. 5
B. 3
C. 2
D. 4
Câu 28: Các hình thức sử dụng tài nguyên thiên nhiên (1) Sử dụng năng lượng gió để sản xuất điện. (2) Sử dụng tối đa các nguồn nước (3) Tăng cường trồng rừng để cung cấp đủ nhu cầu cho sinh hoạt và phát triển công nghiệp. (4) Thực hiện các biện pháp: tránh bỏ hoang đất, chống xói mòn và chống ngập mặn cho đất. (5) Tăng cường khai thác than đá, dầu mỏ, khí đốt phục vụ cho phát triển kinh tế. Trong các hình thức trên, có bao nhiêu hình thức sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên. A. 5
B. 4
C. 2
D. 3
Câu 29: Một cá thể ở một loài động vật có bộ NST 2n = 12. Khi quan sát quá trình giảm phân của 2000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 20 tế bào có cặp NST số 1 không phân ly trong giảm phân I, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Loại giao tử có 6 NST chiếm tỷ lệ? A. 80%
B. 40%
C. 99%
D. 49,5%
Câu 30: Quan sát quá trình phân bào của một tế bào sinh tinh và một tế bào sinh trứng ở một loài động vật (2n = 4) dưới kính hiển vi với độ phóng đại như nhau, người ta ghi nhận được một số sự kiện xảy ra ở hai tế bào này như sau:
Biết rằng trên NST số 1 chứa alen A, trên NST số 1’ chứa alen a; trên NST số 2 chứa alen B, trên NST số 2’ chứa alen b và đột biến chỉ xảy ra ở một trong hai lần phân bào của giảm phân. Cho một số phát biểu sau đây: (1) Tế bào X bị rối loạn giảm phân 1 và tế bào Y bị rối loạn giảm phân 2.
(2) Tế bào X không tạo được giao tử bình thường. (3) Tế bào Y tạo ra giao tử đột biến với tỉ lệ 1/2. (4) Tế bào X chỉ tạo ra được hai loại giao tử là ABb và a (5) Nếu giao tử tạo ra từ hai tế bào này thụ tinh với nhau có thể hình thành nên 2 hợp tử với kiểu gen AaBbb và aab. Số phát biểu đúng là: A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
Câu 31: Cho gen I và II, mỗi gen có 2 alen cùng nằm trên một cặp NST thường. Có bao nhiêu nhận định đúng trong các nhận định sau: (1) Số kiểu gen đồng hợp là 4 kiểu gen. (2) Số kiểu gen dị hợp là 6 kiểu gen. (3) Số kiểu gen tối đa tạo được bởi 2 gen là 9 kiểu gen. (4) Số kiểu tổ hợp giao tử là 100 kiểu. (5) Số kiểu giao phối là 81 kiểu. A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
Câu 32: Ở người, hình dạng tóc do một cặp gen có hai alen quy định. Một cặp vợ chồng đều tóc xoăn sinh ra một đứa con đầu lòng có tóc thẳng (con số 1), biết rằng em gái của người chồng và em vợ đều có tóc thẳng, những người khác trong hai gia đình đều có tóc xoăn. Cho các kết luận sau: (1) Xác suất sinh ra đứa con thứ 2 có kiểu gen dị hợp là 3/4. (2) Cả 2 vợ chồng trên đều có kiểu gen dị hợp. (3) Xác suất để đứa con (1) không mang alen lặn là 1/2. (4) Tất cả các con của cặp vợ chồng này đều có tóc thẳng. A. 0
B. 2
C. 1
D. 3
Câu 33: Ở một loài động vật bậc cao, một tế bào sinh tinh giảm phân cho ra 4 tinh trùng. Có 3 tế bào sinh tinh của cơ thể loài này có kiểu gen AaBb giảm phân tạo giao tử. Không có đột biến xảy ra, tính theo lý thuyết nếu 3 tế bào này giảm phân tạo ra 4 loại giao tử thì tỷ lệ các loại giao tử là A. 1/8 : 1/8 : 3/8 : 3/8. B. 1/5 : 1/5 : 1/5 : 2/5. C. 1/4 : 1/4 : 1/4 : 1/4. D. 1/6 : 1/6 : 1/3 : 1/3. Câu 34: Ở một loài lưỡng bội, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng; gen B quy định cánh hoa hình bầu dục trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh xẻ thùy. Hai cặp gen Aa và Bb cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường di truyền liên kết gen. Nếu không xét đến vai trò của giới tính, thì trong quần thể có thể có bao nhiêu phép lai cho tỷ lệ phân tính kiểu hình là 1 : 1?
A. 15.
B. 11.
C. 16.
D. 20.
Câu 35: Ở một loài, khi đem P thuần chủng tương phản lai với nhau, thu được F1 đồng nhất một loại kiểu hình. Đem các cây F1 với cây khác, thu được tỉ lệ phân li kiểu hình về 2 tính trạng được xét tới là: 9 cây cao, màu đỏ: 3 cây thấp, màu đỏ : 3 cây thấp, màu trắng: 1 cây cao, màu trắng. Cho rằng, chiều cao cây do hai cặp gen Aa và Bb quy định, màu sắc hoa do một cặp gen Dd quy định. Kiểu gen của cơ thể F1 và cơ thể khác là A. Aa
Bd BD AA bD bd
B. Bb
Ad AD bb aD ad
C. Bb
Ad aD bb aD ad
D. AA
Bd Bd Aa bD bd
Câu 36: Cho một số phát biểu về gen ngoài nhân: (1) Gen ngoài nhân được di truyền theo dòng mẹ. (2) Gen ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử. (3) Các gen ngoài nhân phân chia cho các tế bào con trong phân bào chỉ có tính tương đối. (4) Gen ngoài nhâ chỉ biểu hiện ra kiểu hình ở giới cái mà không biểu hiện ra kiểu hình ở giới đực. (5) Tính trạng do gen ngoài nhân quy định biểu hiện đều ở cả 2 giới. Số phát biểu đúng là: A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 37: Ở một loài thực vật, tính trạng hình dạng quả do hai gen không alen Aa và Bb phân li độc lập cùng quy định. Tính trạng màu sắc hoa do một gen có 2 alen D và d quy định. Cho cây quả dẹt, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 210 cây quả dẹt, hoa đỏ : 177 cây quả tròn, hoa đỏ : 104 cây quả dẹt, hoa trắng : 34 cây quả tròn, hoa trắng : 35 cây quả dài, hoa đỏ. Biết rằng không xảy ra đột biến, kiểu gen nào của (P) sau đây phù hợp với kết quả trên? A. BB
Ad aD
B. Bb
Ad aD
C. Aa
BD bd
D. Bb
AD ad
Câu 38: Ở một loài thực vật lưỡng bội: gen (A) quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen (a) quy định thân thấp; gen (B) quy định cánh hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen (b) quy định cánh hoa trắng. Mọi diễn biến trong giảm phân và thụ tinh đều bình thường. Cho phép lai P: (thân cao, hoa đỏ) x (thân thấp, hoa trắng) → F1: 100% thân cao, hoa đỏ. Đem F1 tự thụ thu được F2 gồm 4 kiểu hình; trong đó cây thân thấp, hoa đỏ đồng kiểu gen đồng hợp chiếm 1,44%. Cho các nhận kết luận sau: (1) Ở F1 alen A và B cùng nằm trên 1 nhiễm sắc thể. (2) F2 gồm 16 kiểu tổ hợp giao tử. (3) F2 có kiểu hình mang 2 tính trạng trội chiếm 64,44%.
(4) Khi lai F1 với cây thấp, đỏ có kiểu gen dị hợp, thì đời con (F2-1) xuất hiện cây cao, hoa trắng là 6%. Số kết luận đúng: A. 4
B. 1
C. 3
D. 2
Câu 39: Một quần thể thực vật tự thụ phấn, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. alen B quy định thân cao trội hoàn toàn so với b thân thấp. hai cặp gen này cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể và liên kết hoàn toàn. Quần thể ban đầu có cấu trúc di truyền: 0,3
Ab Ab ab : 0,3 : 0, 4 ab aB ab
Biết rằng các cá thể có kiểu hình hoa trắng, thân thấp không có khả năng sinh sản. Theo lí thuyết, sau 1 thế hệ, tỉ lệ cây hoa trắng thân cao là: A. 37,5%.
B. 50%.
C. 12,5%.
D. 25%.
Câu 40: Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định.
Biết rằng không phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ, xác suất sinh con đầu lòng mang alen gây bệnh của cặp vợ chồng ở thế hệ IV là A.
23 28
B.
9 14
C.
1 7
D.
1 14
Đáp án 1-C
2-A
3-C
4-B
5-B
6-A
7-D
8-B
9-B
10-A
11-A
12-A
13-D
14-C
15-C
16-C
17-A
18-A
19-B
20-A
21-C
22-D
23-B
24-D
25-B
26-C
27-B
28-D
29-C
30-C
31-D
32-C
33-D
34-C
35-B
36-C
37-B
38-A
39-C
40-B
ĐỀ SỐ 13 Câu 1: Một trong những biện pháp để duy trì và tăng cường độ mầu mỡ của đất là A. Tăng cường bón phân hóa học B. Trồng cây công nghiệp. C. Trồng cây họ đậu và cây xanh có khả năng cố định nito. D. Trồng lúa. Câu 2: Tiêu hóa là quá trình: A. Biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được B. Biến đổi các chất đơn giản thành các chất phức tạp đặc trưng cho cơ thể C. Biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ D. Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo ra ATP Câu 3: Nước và các ion khoáng xâm nhập từ đất vào mạch gỗ của rễ theo những con đường A. Gian bào và màng tế bào
B. Gian bào và tế bào nội bì.
C. Gian bào và tế bào biểu bì.
D. Gian bào và tế bào chất.
Câu 4: Hô hấp ở động vật là A. quá trình tế bào sử dụng các chất khí như O2 và CO2 để tạo năng lượng cho các hoạt động sống B. quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường, đảm bảo cho cơ thể có đầy đủ oxi và CO2 cung cấp cho các quá trình oxi hoá các chất trong tế bào C. tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ bên ngoài vào để oxi hoá các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài D. quá trình tiếp nhận O2- và CO2 của cơ thể từ môi trường sống và giải phóng ra năng lượng Câu 5: Các yếu tố quyết định sự khác biệt trong cấu trúc các loại ARN là: A. Số lượng, thành phần, trật tự của các loại ribônuclêôtit và cấu trúc không gian của ARN B. Số lượng, thành phần các loại ribônuclêôtit trong cấu trúc C. Cấu trúc không gian của ARN D. Thành phần, trật tự của các loại ribônuclêôtit Câu 6: Biết 1 gen quy định 1 tính trạng và alen trội lặn hoàn toàn, phân li độc lập và tổ hợp tự do. Theo lý thuyết phép lai AaBbDd x AaBbDd sẽ cho tỷ lệ kiểu hình trội về 3 tính trạng là A. 1/3
B. 9/64
C. 27/64
Câu 7: Định luật Hacđi-Vanbec phản ánh A. trạng thái tồn tại của quần thể trong tự nhiên. B. trạng thái cân bằng các alen trong quần thể.
D. 1/16
C. thời gian tồn tại của quần thể trong tự nhiên. D. trạng thái cân bằng di truyền trong quần thể. Câu 8: Trong mô hình cấu trúc của opêron Lac, vùng vận hành là nơi A. prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã. B. mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin ức chế. C. ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã. D. chứa thông tin mã hoá các axit amin trong phân tử prôtêin cấu trúc. Câu 9: Bằng chứng nào sau đây là bằng chứng trực tiếp về nguồn gốc của các loài sinh vật trên Trái Đất? A. Bằng chứng về hóa thạch của sinh vật.
B. Bằng chứng phôi sinh học.
C. Bằng chứng giải phẫu so sánh.
D. Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.
Câu 10: Lưỡng cư phát sinh ở kỉ A. Cacbon (Than đá). B. Đệ tam.
C. Pecmi.
D. Đêvôn.
Câu 11: Về phương diện lí thuyết, quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học khi A. mức độ sinh sản giảm và mức độ tử vong tăng. B. điều kiện môi trường bị giới hạn và không đồng nhất. C. mức độ sinh sản và mức độ tử vong xấp xỉ như nhau. D. điều kiện môi trường không bị giới hạn (môi trường lí tưởng). Câu 12: Trong diễn thế sinh thái, vai trò quan trọng hàng đầu thường thuộc về nhóm loài nào? A. Sinh vật tiên phong. B. Sinh vật phân hủy. C. Sinh vật ưu thế.
D. Sinh vật sản xuất.
Câu 13: Cột A Cột B 1. Lá có bản rộng, mỏng. a. Trao đổi khí và hơi nước khi quang hợp. 2. Mạch dẫn b. Chứa lục lạp thực hiện quang hợp. 3. Biểu bì c. Hấp thụ được nhiều ánh sáng. 4. Mô giậu d. Vận chuyển nước, khoáng và các chất hữu cơ. 5. Khí khổng e. Bảo vệ. Hãy chọn đáp án đúng nhất khi kết hợp cột A với cột B là: A. 1 – c, 2 – d, 3 – e, 4 – b, 5 – a.
B. 1 – b, 2 – d, 3 – e, 4 – c, 5 – a.
C. 1 – a, 2 – b, 3 – c, 4 – d, 5 – e.
D. 1 – a, 2 – d, 3 – e, 4 – b, 5 – c.
Câu 14: Ở cá, đường đi của máu diễn ra theo trật tự A. Tâm thất → động mạch lưng → động mạch mang → mao mạch mang → mao mạch các cơ quan → tĩnh mạch → tâm nhĩ B. Tâm nhĩ → động mạch mang → mao mạch mang → động mạch lưng → mao mạch các cơ quan → tĩnh mạch → tâm thất
C. Tâm thất → động mạch mang → mao mạch đến các cơ quan → động mạch lưng → mao mạch mang → tĩnh mạch → tâm nhĩ D. Tâm thất → động mạch mang → mao mạch mang → động mạch lưng → mao mạch các cơ quan → tĩnh mạch → tâm nhĩ Câu 15: Tế bào có kiểu gen AaBb trong quá trình giảm phân hình thành giao tử có thể tạo ra những loại giao tử nào. Biết rằng mọi diễn biến diễn ra bình thường. A. AB và aB hoặc ab và Ab
B. Aa , Bb, ab, AB
C. AB và ab hoặc Ab và aB.
D. AB, Ab, aB và ab
Câu 16: Ở một loài loài (2n = 46), Một trong số các hợp tử này nguyên phân liên tiếp 5 đợt ở kì giữa của lần nguyên phân thứ 5, người ta đếm được trong các tế bào con có 1504 cromatít. Hợp tử này là dạng đột biến nào? A. Thể ba.
B. Thể không.
C. Thể một.
D. Thể bốn.
Câu 17: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Hai cặp gen này nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 1. Alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài, cặp gen Dd nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 2. Cho giao phấn giữa hai cây (P) đều thuần chủng được F1 dị hợp về 3 cặp gen trên. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2, trong đó cây có kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả tròn chiếm tỉ lệ 12%. Biết rằng hoán vị gen xảy ra cả trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Tính theo lí thuyết, cây có kiểu hình thân cao, hoa đỏ, quả dài ở F2 chiếm tỉ lệ A. 49,5%.
B. 16,5%.
C. 66,0%.
D. 54,0%.
Câu 18: Cách li sau hợp tử là A. các cá thể thuộc các loài có cấu tạo các cơ quan sinh sản khác nhau nên không thể giao phối với nhau. B. những cá thể của các loài có họ hàng và sống ở những sinh cảnh khác nhau không thể giao phối với nhau. C. những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ. D. các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể sinh sản vào những mùa khác nhau nên giao phối với nhau. Câu 19: Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.
B. Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. C. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. D. Phân bố đồng đều có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. Câu 20: Ví dụ nào sau đây không thể hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể? A. Khi thiếu thức ăn, một số động vật ăn lẫn nhau, như ở cá mập, khi cá mập con mới nở ra sử dụng ngay các trứng chưa nở làm thức ăn. B. Ở thực vật, tre, lứa thường sống quần tụ với nhau giúp chúng tăng khả năng chống chịu với gió bão. Nhưng, khi gặp phải gió bão quá mạnh các cây tre, lứa đổ vào nhau. C. Khi thiếu thức ăn, nơi ở người ta thấy nhiều quần thể cá, chim, thú đánh lẫn nhau, dọa nạt nhau bằng tiếng hú hoặc động tác nhằm bảo vệ thức ăn, nơi ở. D. Ở những quần thể như rừng bạch đàn, rừng thông ở những nơi cây mọc quá dày người ta thấy có hiện tượng một số cây bị chết đó là hiện tượng “tự tỉa thưa” ở thực vật. Câu 21: Khi đề cập mối liên quan giữa O2 và CO2 đến cường độ hô hấp. Có bao nhiêu phát biểu đúng trong những phát biểu dưới đây? I. Oxi có vai trò ức chế quá trình hô hấp. II. Nồng độ CO2 cao sẽ ức chế quá trình hô hấp, cường độ hô hấp sẽ giảm. III. Trong hô hấp hiếu khí, oxi trực tiếp oxi hóa chất hữu cơ và là chất nhận điện tử cuối cùng để hình thành nước. IV. Thiếu oxi cây chuyển sang hô hấp kị khí và bất lợi cho cây trồng. A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
Câu 22: Cho các phát biểu sau: I. Quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật nhai lại trải qua các giai đoạn: Biến đổi cơ học và biến đổi hóa học. II. Sự biến đổi thức ăn theo hình thức sinh học của động vật nhai lại diễn ra ở dạ tổ ong III. Ở động vật ăn cỏ, dạ lá sách của dạ dày có thể tích lớn nhất. IV. Quá trình biến đổi hóa học của thức ăn ở động vật nhai lại diễn ra ở cả dạ múi khế và ruột. V. Sự biến đổi sinh học thức ăn ở động vật ăn thực vật có dạ dày đơn xảy ra ở ruột tịt. Số phát biểu có nội dung đúng là A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
Câu 23: Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai P: ♂AaBb × ♀ AaBb Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không
phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác diễn ra bình thường; cơ thể cái giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử lưỡng bội và bao nhiêu loại hợp tử lệch bội thể ba? A. 3 và 6
B. 9 và 6
C. 9 và 12
D. 12 và 4
Câu 24: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao, alen a quy định thân thấp; gen B quy định quả màu đỏ, alen b quy định quả màu vàng; gen D quy định quả tròn, alen d quy định quả dài. Biết rằng các gen trội là trội hoàn toàn. Cho giao phấn cây thân cao, quả màu đỏ, tròn với cây thân thấp, quả màu vàng, dài thu được F1 gồm 81 cây thân cao, quả màu đỏ, dài; 80 cây thân cao, quả màu vàng, dài; 79 cây thân thấp, quả màu đỏ, tròn; 80 cây thân thấp, quả màu vàng, tròn. Trong trường hợp không xảy ra hoán vị gen, sơ đồ lai nào dưới đây cho kết quả phù hợp với phép lai trên? A.
BD bd Aa aa bd bd
B.
AB ab Dd dd ab ab
C.
Ad ad Bb bb aD ad
D.
AD ad Bb bb ad ad
Câu 25: Cho các phát biểu sau đây : (1) Chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn nhanh hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại alen trội. (2) Chọn lọc phân hóa diễn ra khi môi trường sống ổn định (3) Đột biến và di - nhập gen là nhân tố tiến hoá có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể sinh vật. (4) Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số các alen không theo một hướng xác định. (5) Chọn lọc tự nhiên phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể. (6) Chọn lọc tự nhiên sẽ đào thải hoàn toàn một alen trội có hại ra khỏi quần thể khi chọn lọc chống lại alen trội. Số phát biểu đúng theo quan điểm hiện đại về tiến hóa là: A. 3
B. 5
C. 4
D. 6
Câu 26: Cho các tập hợp cá thể sau: (1) Cá trắm cỏ trong ao. (2) Cá rô phi đơn tính trong hồ. (3) Bèo trên mặt ao. (4) Các cây ven hồ. (5) Chuột trong vườn. (6) Ốc bươu vàng ở ruộng lúa. (7) Chim ở lũy tre làng Có bao nhiêu tập hợp cá thể được coi là quần thể? A. 4
B. 2
C. 3
D. 5
Câu 27: Cho biểu đồ và các phát biểu sau về sự sinh trưởng của hai loài trùng cỏ cùng ăn một loại thức ăn trong những điều kiện thí nghiệm khác nhau:
(1) Khi nuôi riêng, hai loài trên đều được tăng trưởng theo tiềm năng sinh học. (2) Khi nuôi riêng, tốc độ tăng trưởng và kích thước tối đa của quần thể của loài 2 cao đều hơn loài 1. (3) Khi nuôi riêng, tốc độ tăng trưởng quần thể loài 1 và loài 2 đều đạt giá trị tối đa vào khoảng ngày thứ 4 của quá trình nuôi cấy. (4) Khi nuôi chung hai loài trong cùng một bể nuôi, sự phân li ổ sinh thái đã diễn ra. (5) Loài 2 có khả năng cạnh tranh cao hơn so với loài 1. Số phát biểu có nội dung đúng là: A. 3
B. 1
C. 0
D. 2
Câu 28: Cho các phát biểu sau đây về chuỗi thức ăn: (1) Chuỗi thức ăn cho thấy mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã sinh vật. (2) Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau. (3) Quần xã càng đa dạng thì chuỗi thức ăn càng dài, có thể không có mắc xích kết thúc. (4) Dựa trên nguồn chất hữu cơ đi vào chuỗi thức ăn, người ta chia chuỗi thức ăn thành 2 loại. (5) Chuỗi thức ăn dưới nước thường dài hơn chuỗi thức ăn trên cạn. Số phát biểu đúng là: A. 5
B. 3
C. 2
D. 4
Câu 29: Cho các trường hợp sau: (1) Gen tạo ra sau tái bản ADN bị mất 1 cặp nuclêôtit (2) Gen tạo ra sau tái bản ADN bị thay thế ở 1 cặp nuclêôtit (3) mARN tạo ra sau phiên mã bị mất 1 nuclêôtit (4) mARN tạo ra sau phiên mã bị thay thế 1 nuclêôtit Có bao nhiêu trường hợp được xếp vào đột biến gen? A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
Câu 30: Khi lai thứ cà chua đỏ lưỡng bội thuần chủng với thứ cà chua lưỡng bội quả vàng thì ở F1 thu được toàn quả đỏ. Xử lí consixin để tứ bội hoá các cây F1, rồi chọn 3 cây bố mẹ để giao phấn thì ở F2 xảy ra 3 trường hợp: Trường hợp 1: 1890 cây quả đỏ và 54 cây quả vàng Trường hợp 2: 341 cây quả đỏ và 31 cây quả vàng Trường hợp 3: 151 cây quả đỏ và 50 cây quả vàng ( cho biết tính trạng màu sắc quả do 1 gen chi phối và quá trình giảm phân ở các cây F1 xảy ra bình thường). Cho các phát biểu sau: (1) Ở trường hợp 1, bố mẹ đem lai đều có kiểu gen AAaa. (2) Ở trường hợp 2, bố mẹ đem lai có kiểu gen: AAaa x Aaaa.
(3) Ở trường hợp 3, bố mẹ đem lai có kiểu gen: Aaaa x Aaaa. (4) Khi lai những cây cà chua quả đỏ có kiểu gen AAAa và Aaaa thì thế hệ lai có sự phân tính theo tỉ lệ 3 đỏ : 1 vàng. (5) Khi lai những cây cà chua quả đỏ có kiểu gen AAaa và Aaaa thì thế hệ lai có sự phân tính theo tỉ lệ 11 đỏ : 1 vàng. Số phát biểu đúng là: A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
Câu 31: Ở một loài thực vật lưỡng bội, gen A quy định thân cao là trội hoàn toàn so với a thân thấp. Gen B quy định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với b hoa trắng.Biết rằng 2 gen quy định 2 tính trạng nằm trên cùng nhóm gen liên kết. Mọi diễn biến trong giảm phân và thụ tinh đều diễn ra bình thường và hoán vị gen xảy ra ở 2 giới. Phép lai P (thân cao,hoa đỏ) x ( thân thấp, hoa trắng), F1 thu được 100% thân cao, hoa đỏ.Cho F1 lai phân tích đời con Fa thu được 40% cây thân thấp, hoa trắng. Đem F1 tự thụ phấn được F2. Cho các kết luận sau: (1) F2 có kiểu gen
Ab chiếm tỷ lệ 8%. aB
(2) F2 gồm 4 kiểu hình trong đó cây thân thấp, hoa trắng chiếm 16%. (3) Ở F2 tỷ lệ thân cao, hoa đỏ dị hợp là 50%. (4) Tỷ lệ kiểu gen dị hợp tử ở F2 chiếm 66%. (5) Tần số HVG là 20%. (6) Số kiểu gen ở F2 là 7. Có bao nhiêu kết luận đúng? A. 3
B. 5
C. 4
D. 2
Câu 32: Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và trội hoàn toàn. Xét các phép lai. (1) aaBbDd x AaBBdd. (2) AaBbDd x aabbDd. (3) AAbbDd x aaBbdd. (4) aaBbDD x aabbDd. (5) AaBbdd x aabbDd. (6) AABbdd x AabbDd. (7) AabbDD x AabbDd. (8) aaBbDd x Aabbdd. Theo lí thuyết, trong 8 phép lai nói trên, có bao nhiêu phép lai mà đời con có 8 loại kiểu hình, trong đó mỗi loại chiếm 12,5%? A. 3
B. 5
C. 2
D. 4
Câu 33: Khi nói về quá trình dịch mã, xét các kết luận sau đây: (1) Ở trên một phân tử mARN, các riboxom khác nhau tiến hành đọc mã từ các điểm khác nhau, mỗi điểm đặc hiệu với mỗi riboxom (2) Quá trình dịch mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc bổ sung được thể hiện giữa bộ ba đối mã của tARN với bộ ba mã hóa trên mARN.
(3) Các riboxom trên mARN trượt theo từng bộ ba ở trên mARN theo chiều 5’ đến 3’ từ bộ ba mở đầu đến khi gặp bộ ba kết thúc. (4) Mỗi phân tử mARN có thể tổng hợp được nhiều chuỗi polipeptit, các chuỗi polipeptit được tổng hợp từ một mARN luôn có cấu trúc giống nhau. Có bao nhiêu kết luận đúng? A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Câu 34: Cho cá thể đực có các cặp NST mang kiểu gen là AaBbDd và cá thể cái có các cặp NST kiểu gen là Aabbdd. Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, cặp NST mang cặp gen Aa ở 20% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, cặp NST mang cặp gen bb ở 10% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể ở đời con, xác suất để thu được cá thể có kiểu gen aabbdd là A. 2,25%.
B. 9%.
C. 72%.
D. 4,5%.
Câu 35: Thực hiên phép lai hai cây đậu thuần chủng (P) khác nhau về các cặp tính trạng tương phản, F1 thu được toàn bộ là cây thân cao, hoa tím, quả bầu dục. Cho F1 lai với cây khác, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là 860 cây thân cao, hoa tím, quả dài: 864 cây thân cao, hoa trắng, quả bầu dục: 859 cây thân thấp, hoa tím, quả dài: 861 cây thân thấp, hoa trắng, quả bầu dục: 210 cây thân cao, hoa tím, quả bầu dục: 216 cây thân cao, hoa trắng, quả dài: 212 cây thân thấp, hoa tím, quả bầu dục: 217 cây thân thấp, hoa trắng, quả dài. Biết rằng mỗi gen qui định một tính trạng, không xảy ra đột biến. Có bao nhiêu nhận xét sau đây có nội dung đúng? (1) Cặp gen qui định tính trạng màu sắc di truyền độc lập với hai cặp gen qui định chiều cao và hình dạng quả. (2) Cặp tính trạng chiều cao thân di truyền liên kết với cặp tính trạng màu sắc hoa (3) Khi cho F1 tự thụ, tỉ lệ cây thân thấp, hoa tím, quả dài ở F2 là 2,5% (4)Hai cặp gen qui định chiều cao và hình dạng quả di truyền liên kết và có hoán vị gen xảy ra (5) Tần số hoán vị gen là 25% A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
Câu 36: A.
AB ab Dd dd ab ab
B. Aa
BD bd aa bd bd
C. Bb
Ad ad bb aD ad
D. Bb
AD ad bb ad ad
Câu 37: Ở người, bệnh điếc bẩm sinh do gen lặn trên nhiễm sắc thể thường quy định, bệnh mù màu do gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X. Ở một cặp vợ chồng: Bên phía vợ có bố và anh trai bị mù màu, có bà ngoại và mẹ bị điếc bẩm sinh. Bên phía chồng có em gái bị điếc bẩm sinh, những người khác của cặp vợ chồng này không bị hai bệnh trên. Cho các phát biểu sau:
(1) Người vợ chắc chắn có kiểu gen AaXMXm (2) Người chồng chắc chắn có kiểu gen AaXMY (3) Tỉ lệ sinh con không bị bệnh điếc của cặp vợ chồng này là (4) Xác suất họ sinh con bị bệnh mù màu
5 . 6
1 . 2
(5) Xác suất họ sinh con bình thường về cả hai bệnh là
5 . 8
Số phát biểu đúng là: A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
Câu 38: Xét 4 gen cùng nằm trên một cặp NST thường mỗi gen đều có 2 alen. Cho rằng trình tự các gen trong nhóm liên kết có thể đổi, số loại kiểu gen và giao tử nhiều nhất có thể được sinh ra từ các gen trên đối với loài A. 5760 kiểu gen và 16 loại giao tử.
B. 3264 kiểu gen và 384 loại giao tử.
C. 240 kiểu gen và 16 loại giao tử.
D. 5760 kiểu gen và 384 loại giao tử.
Câu 39: Ở một quần thể sau khi trải qua ba thế hệ tự phối, tỉ lệ của thể dị hợp trong quần thể bằng 8%. Biết rằng ở thế hệ xuất phát, quần thể có 20% số cá thể đồng hợp trội và cánh dài là tính trạng trội hoàn toàn so với cánh ngắn. Hãy cho biết trước khi xảy ra quá trình tự phối, tỷ lệ kiểu hình nào sau đây là của quần thể trên? A. 16% cánh dài: 84% cánh ngắn.
B. 36% cánh dài: 64% cánh ngắn.
C. 64% cánh dài: 36% cánh ngắn.
D. 84% cánh dài:16% cánh ngắn.
Câu 40: ơ đồ phả hệ sau đây mô tả một bệnh di truyền ở người do một alen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, alen trội tương ứng quy định không bị bệnh. Biết rằng không có các đột biến mới phát sinh ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất sinh con trai đầu lòng không bị bệnh của cặp vợ chồng III.12 – III.13 trong phả hệ này là
A. 1/9.
B. 1/18.
C. 4/9.
D. 8/9.a
ฤ รกp รกn 1-C
2-A
3-D
4-C
5-A
6-C
7-D
8-A
9-A
10-D
11-D
12-C
13-A
14-D
15-C
16-A
17-B
18-C
19-B
20-B
21-A
22-D
23-B
24-C
25-C
26-B
27-A
28-D
29-B
30-D
31-C
32-C
33-B
34-D
35-A
36-C
37-D
38-B
39-D
40-C
ĐỀ SỐ 14 Câu 1: Phốtpho được cây hấp thụ dưới dạng: A. Hợp chất chứa phốtpho
B. PO43-, H2PO4-
C. Phốt phát vô cơ
D. H3PO4
Câu 2: Động vật đơn bào hay đa bào có tổ chức thấp (ruột khoang, giun tròn, giun dẹp) có hình thức hô hấp như thế nào? A. Hô hấp bằng hệ thống ống khí.
B. Hô hấp bằng phổi.
C. Hô hấp bằng mang.
D. Hô hấp qua bề mặt cơ thể.
Câu 3: Quá trình hấp thụ nước ở rễ xảy ra theo những giai đoạn nào? 1) Giai đoạn nước từ đất vào lông hút 2) Giai đoạn nước từ lông hút vào mạch gỗ của rễ 3) Giai đoạn nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân. 4) Giai đoạn nước từ mạch gỗ của thân lên lá. Tổ hợp đúng là: A. 1, 3, 4
B. 2, 3, 4
C. 1, 2, 3
D. 1, 2, 4
Câu 4: Động mạch là những mạch máu: A. Chảy về tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hòa lượng máu đến các cơ quan. B. Xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và thu hồi sản phẩm bài tiết của các cơ quan. C. Xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và tham gia điều hòa lượng máu đến các cơ quan. D. Xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hòa lượng máu đến các cơ quan. Câu 5: Thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp quá trình dịch mã A. Riboxom
B. ARN vận chuyển
C. ADN
D. ARN thông tin
Câu 6: Khi đem lai 2 giống đậu Hà lan thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản, ở thế hệ F2 Men đen đã thu được tỉ lệ phân tính kiểu hình là: A. 3:3:3:3.
B. 9:3:3:1.
C. 3:3:1:1.
D. 1:1:1:1.
Câu 7: Một quần thể giao phối có cấu trúc di truyền dạng: p2 AA + 2 pq Aa + q2 aa = 1, p(A) + q(a) = 1. Đây là quần thể A. đạt trạng thái cân bằng di truyền. Có cấu trúc di truyền nhìn chung không ổn định. B. đạt trạng thái cân bằng sinh thái. Có cấu trúc di truyền nhìn chung không ổn định. C. đạt trạng thái cân bằng di truyền. Tần số alen A và alen a duy trì ổn định qua các thế hệ.
D. đang chuyển từ trạng thái cân bằng sang trang thái mất cân bằng. Câu 8: Ở lúa có bộ NST 2n = 24. Tế bào nào sau đây là thể tứ bội A. Tế bào có 23 NST. B. Tế bào có 48 NST. C. Tế bào có 36 NST. D. Tế bào có 25 NST. Câu 9: Hiện nay, tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào. Đây là một trong những bằng chứng chứng tỏ A. vai trò của các yếu tố ngẫu nhiên đối với quá trình tiến hoá. B. quá trình tiến hoá đồng quy của sinh giới (tiến hoá hội tụ). C. nguồn gốc thống nhất của các loài. D. sự tiến hoá không ngừng của sinh giới. Câu 10: Hiện tượng động vật từ nước di cư lên cạn hàng loạt, xảy ra ở thời kì nào? A. Kỉ Jura của đại Trung sinh.
B. Đại Thái cổ và đại Nguyên sinh.
C. Đại Tân sinh.
D. Kỉ Silua của đại Cổ sinh.
Câu 11: Biến động số lượng cá thể của quần thể được chia thành hai dạng là biến động A. không theo chu kì và biến động theo chu kì. B. theo chu kì ngày đêm và biến động không theo chu kì. C. theo chu kì ngày đêm và theo chu kì mùa. D. theo chu kì mùa và theo chu kì nhiều năm. Câu 12: Mối quan hệ nào sau đây là biểu hiện của quan hệ cộng sinh? A. Làm tổ tập đoàn giữa nhạn và cò biển.
B. Trùng roi sống trong ống tiêu hóa của mối.
C. Dây tơ hồng bám trên thân cây lớn.
D. Sâu bọ sống trong các tổ mối.
Câu 13: Hô hấp sáng xảy ra qua 3 bào quan lần lượt là: A. Lục lạp → perôxixôm → ti thể
B. Ti thể →lục lạp → perôxixôm
C. Lục lạp → Ti thể → perôxixôm
D. Perôxixôm → lục lạp → ti thể
Câu 14: Ở người, bộ phận có vai trò quan trọng nhất trong trao đổi khí là A. Thanh quản.
B. Phế quản.
C. Phế nang.
D. Khoang mũi.
Câu 15: Ở một loài lưỡng bội có 8 nhóm gen liên kết. Số nhiếm sắc thể có trong mỗi tế bào ở thể ba của loài này là A. 17
B. 16
C. 18
D. 19
Câu 16: Một loài có bộ NST 2n = 14, một hợp tử của loài đã nguyên phân ba đợt cần môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương 91 NST đơn. Bộ NST của hợp tử là A. 2n -1 = 13.
B. 3n = 21.
C. 2n = 14.
D. 2n + 1 = 15.
Câu 17: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở hai giới với tần số như nhau. Tiến
hành phép lai P:
AB AB DD Dd , trong tổng số cá thể thu được ở F1 , số cá thể có kiểu hình ab ab
trội về ba tính trạng trên chiếm tỉ lệ 50,73%. Theo lí thuyết, số cá thể F1 có kiểu hình lặn về hai trong ba tính trạng trên chiếm tỉ lệ A. 22,43%.
B. 16,91%.
C. 27,95%.
D. 16,04%.
Câu 18: Các cá thể thuộc các loài khác nhau sinh sản vào các mùa khác nhau nên chúng không có điều kiện giao phối với nhau là thuộc dạng cách li nào sau đây? A. Cách li thời gian.
B. Cách li nơi ở.
C. Cách li tập tính.
D. Cách li cơ học.
C. đồng đều.
D. theo nhóm.
Câu 19: Trong quần thể, không gặp kiểu phân bố A. ngẫu nhiên.
B. rải rác.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật? A. Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn không thể chung sống trong cùng một sinh cảnh. B. Mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh là sự biến tướng của quan hệ con mồi - vật ăn thịt. C. Trong tiến hoá, các loài gần nhau về nguồn gốc thường hướng đến sự phân li về ổ sinh thái của mình. D. Quan hệ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã được xem là một trong những động lực của quá trình tiến hoá. Câu 21: Cho các phát biểu sau về mối quan hệ giữa nước và quang hợp I. Thoát hơi nước ảnh hưởng đến sự đóng mở khí khổng. Do đó ảnh hưởng đến lượng CO2 đi vào lục lạp. II. Nước ảnh hưởng tới sự đóng mở khí khổng. Do đó ảnh hưởng đến lượng CO2 đi vào lục lạp. III. Nước ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng nên ảnh hưởng tới kích thước bộ lá. IV. Nước trong tế bào ảnh hưởng đến độ hydrat hóa của chất nguyên sinh nên ảnh hưởng đến hoạt động các enzim quang hợp. V. Nước là nguyên liệu trực tiếp cung cấp cho quá trình quang hợp. VI. Thoát hơi nước điều nhiệt cho lá, do vậy đã ảnh hưởng đến quang hợp. Số phương án đúng là A. 6
B. 3
C. 5
D. 4
Câu 22: Những dạng đột biến nào sau đây chắc chắn làm thay đổi chiều dài của nhiễm sắc thể? (1) Đột biến gen. (2) Mất đoạn nhiễm sắc thể. (3) Lặp đoạn nhiễm sắc thể. (4) Đảo đoạn ngoài tâm động. (5) Chuyển đoạn không tương hỗ.
Tổng số phương án đúng là: A. 2
B. 4
C. 5
D. 3
Câu 23: Cho các chất: Chuỗi peptit tương đối ngắn, khoáng, lipit đơn giản, axit amin, đường saccarozo, vitamin, tinh bột, nước, glixerol, đường đơn, axit béo. Số chất được tế bào lông ruột hấp thụ để cơ thể sử dụng là: A. 6
B. 8
Câu 24: Ba tế bào sinh giao tử có kiểu gen
C. 5
D. 7
Ab Dd thực hiện quá trình giảm phân tạo giao tử. aB
Biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến, quá trình giảm phân không xảy ra hoán vị gen. Theo lí thuyết, trong các tỉ lệ giao tử dưới đây, có tối đa bao nhiêu tỉ lệ giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của ba tế bào trên? (1) 1: 1.
(2) 1: 1: 1: 1.
(3) 1: 1: 1: 1: 1: 1.
(4) 1: 1: 2: 2.
(5) 1: 1: 1.
(6) 2: 1.
A. 2
B. 4
C. 5
D. 3
Câu 25: Trong những nhận định sau, có bao nhiêu nhận định không đúng về tiến hóa nhỏ? (1) Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể qua các thế hệ. (2) Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi vốn gen của quần thể qua thời gian. (3) Tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian địa chất lâu dài và chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp. (4) Tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn, phạm vi tương đối hẹp. (5) Tiến hóa nhỏ hình thành các nhóm phân loại trên loài (chi, họ, bộ…). (6) Tiến hóa nhỏ chi làm biến đổi tần số alen, không làm biến đổi tần số kiểu gen. A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
Câu 26: Khi nói về mật độ cá thể, có các nội dung sau: (1) Khi mật độ giảm tới mức tối thiểu thì sức sinh sản tăng tới mức tối đa. (2) Mật độ cá thể của quần thể không đánh giá được mức độ suy vong hay phát triển của một quần thể. (3) Ở trạng thái cân bằng mức sinh sản là cao nhất. (4) Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trưởng thành sống trong một đơn vị thể tích hoặc diện tích. (5) Mật độ cá thể của quần thể luôn cố định theo thời gian. Số nội dung đúng là: A. 2
B. 1
C. 0
D. 3
Câu 27: Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật, xét các kết luận sau đây: (1) Trong tự nhiên, chỉ có một loại chuỗi thức ăn được khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng. (2) Khi đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao, cấu trúc của lưới thức ăn ở các hệ sinh thái càng trở nên phức tạp hơn. (3) Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài có thể tham gia vào chuỗi thức ăn khác nhau. (4) Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì các chuỗi thức ăn càng có ít mắt xích chung. Có bao nhiêu kết luận đúng? A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
Câu 28: Để bảo tồn đa dạng sinh học, tránh nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài động vật và thực vật quý hiếm, cần ngăn chặn các hành động nào sau đây? (1) Khai thác thủy, hải sản vượt quá mức cho phép. (2) Trồng cây gây rừng và bảo vệ rừng. (3) Săn bắt, buôn bán và tiêu thụ thịt các loài động vật hoang dã. (4) Bảo vệ các loài động vật hoang dã. (5) Sử dụng các sản phẩm từ động vật quý hiếm như mật gấu, ngà voi, cao hổ, sừng tê giác,… Số phương án đúng là A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
Câu 29: Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, trong điều kiện không có đột biến xảy ra, có những phát biểu sau: (1) Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị tái bản. (2) Trong quá trình dịch mã, sự kết cặp giữa các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung diễn ra ở tất cả các nuclêôtit của phân tử mARN. (3) Trong quá trình nhân đôi ADN, sự kết cặp giữa các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung diễn ra ở tất cả các nuclêôtit trên mỗi mạch đơn. (4) Trong quá trình phiên mã, sự kết cặp giữa các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung diễn ra ở tất cả các nuclêôtit trên mạch mã gốc ở vùng mã hóa. (5) Trong quá trình nhân đôi ADN, tại mỗi đơn vị tái bản, enzim ligaza chỉ tác động vào một mạch mới được tổng hợp. Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
Câu 30: Trong quá trình phát triển phôi sớm ở ruồi giấm đực có bộ nhiễm sắc thể được ký hiệu AaBbDdXY, ở lần phân bào thứ 6 người ta thấy ở một số tế bào cặp Dd không phân ly. Cho
rằng phôi đó phát triển thành thể đột biến. Có những nội dung nói về thể đột biến tạo ra như sau: I. Thể đột biến có hai dòng tế bào đột biến là 2n+1 và 2n-1. II. Thể đột biến có hai dòng tế bào đột biến là 2n+2 và 2n-2. III. Thể đột biến có ba dòng tế bào gồm một dòng bình thường 2n và hai dòng đột biến 2n+2 và 2n-2. IV. Thể đột biến có ba dòng tế bào gồm một dòng bình thường 2n và hai dòng đột biến 2n+1 và 2n-1. Số nội dung có thể đúng khi nói về thể đột biến trên là A. 4
B. 3
C. 3
D. 2
Câu 31: Cho các hiện tượng sau đây: (1) Loài cáo Bắc Cực (Alopex lagopus) sống ở xứ lạnh vào mùa đông có lông màu trắng, còn vào mùa hè thì có lông màu vàng hoặc xám. (2) Lá của cây vạn niên thanh thường có rất nhiều đốm hoặc vệt màu trắng xuất hiện trên mặt lá xanh. (3) Trong quần thể của loài bọ ngựa (Mantis reigiosa) có các cá thể có màu lục, nâu hoặc vàng ngụy trang tốt trong lá cây, cành cây hoặc cỏ khô. (4) Màu hoa cẩm tú cầu (Hydrangea macrophylla) thay đổi phụ thuộc vào độ pH của đất, nếu pH axit thì hoa có màu lam, nếu pH trung tính hoa có màu trắng sữa còn pH kiềm thì hoa có màu hồng hoặc vàng. (5) Bệnh PKU ở người do rối loạn chuyển hóa aa pheninalanin. Nếu được phát hiện sớm và áp dụng chế độ ăn kiêng thì trẻ có thể phát triển bình thường. Trong 5 hiện tượng trên có bao nhiêu hiện tượng được coi là minh họa của thường biến? A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
Câu 32: Ở một loài thực vật lưỡng bội: gen (A) quy định hoa đơn trội hoàn toàn so với alen (a) quy định hoa kép; gen (B) quy định cánh hoa dài trội hoàn toàn so với alen (b) quy định cánh hoa ngắn. Biết rằng 2 gen quy định 2 tính trạng trên cùng nhóm gen liên kết và cách nhau 20cM. Mọi diễn biến trong giảm phân và thụ tinh đều bình thường. Phép lai P: (đơn,dài) x (kép,ngắn) → F1: 100% đơn,dài. Đem F1 tự thụ → thu được F2. Cho các nhận kết luận sau: (1) F2 có kiểu gen
AB chiếm tỉ lệ 32% ab
(2) F2 gồm 16 tổ hợp giao tử bằng nhau. (3) F2 gồm 4 kiểu hình: 66%A-B-:9%A-bb:9%aaB-:16%aabb. (4) Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp ở F2 chiếm 34%.
(5) Khi lai phân tích F1 thì đời con (Fa) gồm 40% cây kép, ngắn. Số kết luận đúng: A. 4
B. 3
C. 2
D. 5
Câu 33: Cho các nhận định sau: (1) Riboxom tách thành 2 tiểu đơn vị sau khi hoàn thành dịch mã. (2) Mạch gốc là mạch mang thông tin di truyền. (3) Nguyên tắc bổ sung không thể hiện trong quá trình dịch mã. (4) Sự điều hòa hoạt động của gen chỉ xảy ra ở cấp độ phiên mã. (5) Quá trình phiên mã và dịch mã ở sinh vật nhân chuẩn xảy ra đồng thời. (6) Có bao nhiêu riboxom tham gia dịch mã sẽ có bấy nhiêu phân tử protein được tổng hợp. Có bao nhiêu nhận định đúng trong số các nhận định trên? A. 2
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 34: Đem cây có kiểu hình quả tròn, hoa vàng lai phân tích, thu được kết quả 42 quả tròn, hoa vàng; 108 quả tròn, hoa trắng; 258 quả dài, hoa vàng; 192 quả dài, hoa trắng. Biết rằng màu sắc hoa do một gen quy định. Kiểu gen của bố mẹ trong phép lai phân tích trên có thể là A.
Ad ad Bb bb , liên kết gen hoàn toàn. aD ad
B.
AD ad Bb bb , hoán vị gen với tần số 28%. ad ad
C.
AD ad Bb bb , liên kết gen hoàn toàn. ad ad
D.
Ad ad Bb bb , hóan vị gen với tần số 28%. aD ad
Câu 35: Ở một loài, trong kiểu gen nếu có mặt cả 2 gen trội A và B thì biểu hiện lông đen, chỉ có A: lông hung, chỉ có B: lông nâu, có mặt 2 cặp alen lặn (aabb): lông vàng. Biết gen nằm trên nhiễm sắc thể thường phân li độc lập. Trong số những dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán đúng: (1) Cho con lông đen lai với con lông vàng, con sinh ra có lông vàng, kiểu gen của bố mẹ là: AaBb × aabb. (2) Cho con lông hung lai với con lông nâu có thể sinh ra đời con có cả lông đen và lông vàng. (3) Cho con lông đen lai với con lông hung thuần chủng có thể sinh ra con lông vàng. (4) Có tối đa 4 loại kiểu gen quy định màu lông đen. A. 0
B. 2
C. 3
D. 1
Câu 36: Khi đem hai cơ thể hoa trắng thuần chủng lai với nhau thu được F1 đồng loạt hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỷ lệ 9 hoa đỏ: 7 hoa trắng. Cho các cây hoa đỏ F2 lai ngẫu nhiên với nhau. Nếu không xét đến vai trò của giới tính, thì có bao nhiêu phép lai có cho kiểu hình đời sau đồng nhất? A. 6
B. 5
C. 7
D. 4
Câu 37: Ở ruồi giấm: alen A quy định tính trạng thân xám, alen a quy định tính trạng thân đen, alen B quy định tính trạng cánh dài, alen b quy định tính trạng cánh ngắn; các gen qui định các tính trạng cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể thường. Tiến hành lai phân tích ruồi cái F1 dị hợp tử, ở FB thu được 41% mình xám, cánh ngắn; 41% mình đen, cánh dài; 9% mình xám, cánh dài; 9% mình đen, cánh ngắn. Cho các nhận định sau: (1) Tần số hoán vị giữa các gen là 18%. (2) Ruồi cái F1 có kiểu gen
Ab aB
(3) Ruồi đực dùng lai phân tích có kiểu gen
ab . ab
(4) Tần số hoán vị được tính bằng tổng tỉ lệ kiểu hình khác bố mẹ. Số phát biểu đúng là A. 3
B. 2
C. 0
D. 1
Câu 38: 3 gen cùng nằm trên một cặp NST thường, mỗi gen đều có 3 alen. Cho rằng trình tự các gen trong nhóm liên kết không đổi, số loại kiểu gen và giao tử nhiều nhất có thể được sinh ra từ các gen trên đối với loài A. 621 kiểu gen và 16 loại giao tử
B. 528 kiểu gen và 32 loại giao tử
C. 378 kiểu gen và 27 loại giao tử
D. 110 kiểu gen và 8 loại giao tử
Câu 39: Cho quần thể có cấu trúc di truyền như sau: P: 0,4 AABb : 0,4 AaBb : 0,2 aabb. Người ta tiến hành cho quần thể trên tự thụ phấn hoặc bắt buộc qua 1 thế hệ. Tỉ lệ cơ thể mang hai cặp gen đồng hợp lặn ở F1 là A. 21/160.
B. 36/625.
C. 9/40.
D. 3/8.
Câu 40: Bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định. Hai người phụ nữ đều có mẹ bị bệnh bạch tạng, bố không mang gen gây bệnh. Họ lấy chồng bình thường không mang gen bạch tạng, người phụ nữ thứ nhất sinh một người con gái bình thường, người phụ nữ thứ hai sinh một người con trai bình thường. Tính xác suất để con của hai người phụ nữ này lớn lên lấy nhau sinh ra một đứa con bị bệnh bạch tạng? A. 26/128
B. 1/16.
C. 49/144
D. 1/4
ฤ รกp รกn 1-B
2-D
3-C
4-C
5-C
6-B
7-C
8-B
9-C
10-D
11-A
12-B
13-A
14-C
15-A
16-A
17-B
18-A
19-B
20-A
21-A
22-D
23-D
24-B
25-C
26-C
27-C
28-A
29-B
30-B
31-B
32-A
33-A
34-D
35-C
36-B
37-A
38-C
39-C
40-B
ĐỀ SỐ 15 Câu 1: Các nguyên tố vi lượng cần cho cây với hàm lượng nhỏ, nhưng có vai trò quan trọng vì: A. chúng được tích luỹ trong hạt. B. chúng tham gia vào hoạt động chính của các enzim. C. chúng có trong cấu trúc của tất cả bào quan D. chúng cần cho một số pha sinh trưởng. Câu 2: Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra theo hướng nào? A. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa ngoại bào. B. Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào. C. Tiêu hóa ngoại bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào. D. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào →Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào. Câu 3: Biện pháp tác động để các dòng vận chuyển trong cây được thuận lợi A. Bón nhiều phân hóa học.
B. Tưới nhiều nước.
C. Chăm sóc không để cây bị gãy đổ.
D. Bón nhiều phân đạm.
Câu 4: Phổi của chim có cấu tạo khác với phổi của các động vật trên cạn khác như thế nào? A. Khí quản dài.
B. Có nhiều phế nang.
C. Có nhiều ống khí.
D. Phế quản phân nhánh nhiều.
Câu 5: Đại phân tử nào sau đây trong cấu trúc không có liên kết hidro A. ARN thông tin
B. ARN riboxom
C. ADN.
D. ARN vận chuyển
Câu 6: Cho lai hai giống hoa thuần chủng của cùng một loài thu được F1 tất cả hoa hồng ,cho F1 giao phối với nhau thu được F2:148 cây hoa đỏ,300 cây hoa hồng,152 cây hoa trắng. Kiểu gen cây bố mẹ và quy luật di truyền mầu sắc hoa là: A. AA x aa; trội hoàn toàn
B. AA x Aa; trội không hoàn toàn
C. AA x aa; trội không hoàn toàn
D. AABB x aabb; di truyền độc lập
Câu 7: Trong một quần thể ngẫu phối, có hai alen A là trội hoàn toàn so với a. Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền tần số alen A là 0,3, cấu trúc di truyền của quần thể sẽ là A. 0,3 AA + 0,7 aa = 1.
B. 0,15 AA + 0,3 Aa + 0,55 aa =1.
C. 0,09 AA + 0,42 Aa + 0,49 aa = 1.
D. 0,2 AA + 0,2 Aa + 0,6 aa = 1.
Câu 8: Ở một loài thực vật lưỡng bội, trong một tế bào ở lá có 64 nhiễm sắc thể, số nhóm gen liên kết ở loài này là A. 23.
B. 32.
C. 64.
D. 46.
Câu 9: Ruột tịt (manh tràng) ở động vật ăn thịt, hiện tại không phát triển và không có chức năng tiêu hóa, nhưng xưa kia rất phát triển và có chức năng tiêu hóa cỏ ở động vật ăn thực vật. Đó là bằng chứng về
A. phôi sinh học.
B. cơ quan tương tự.
C. cơ quan thoái hóa.
D. cơ quan tương đồng.
Câu 10: Sự kiện nổi bật nhất trong đại cổ sinh là A. Sự chuyển đời sống của sinh vật từ dưới nước lên cạn. B. Sự xuất hiện của lưỡng cư và bò sát. C. Sự xuất hiện cây hạt trần. D. Sự sống từ chỗ chưa có cấu tạo tế bào thành đơn bào rồi đa bào. Câu 11: Mức sinh sản của quần thể là A. số cá thể mới được sinh ra trong một đơn vị thời gian xác định. B. số cá thể sống sót đến tuổi trưởng thành của quần thể. C. số cá thể được sinh ra trong thời gian tồn tại của quần thể. D. hiệu số giữa số cá thể được sinh ra với số cá thể bị chết đi. Câu 12: Sự phân bố của một loài trong quần xã thường phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố. A. thay đổi do hoạt động của con người.
B. thay đổi do các quá trình tự nhiên.
C. diện tích của quần xã.
D. nhu cầu về nguồn sống.
Câu 13: Khi được chiếu sáng cây xanh giải phóng O2, các phân tử O2 đó được bắt nguồn từ: A. phân giải đường
B. sự khử CO2.
C. quá trình hô hấp sáng.
D. quá trình quang phân li nước.
Câu 14: Phần lớn nguồn cung cấp protein cho Trâu, bò là A. Nguồn nước uống giàu protein
B. Do nguồn vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ
C. Chủ yếu bổ sung từ ngoài
D. Chủ yếu từ cỏ
Câu 15: Những phát biểu nào sau đây đúng với đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể (1). Làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên nhiễm sắc thể (2). Làm giảm hoặc tăng số lượng các gen trên nhiễm sắc thể (3). Làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết (4). Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến A. (2), (4)
B. (1), (4)
C. (1), (2)
D. (2), (3)
Câu 16: Một gen ở sinh vật nhân thực có 4800 liên kết hiđrô và có tỉ lệ A/X = 1/2, bị đột biến thành alen mới có 4799 liên kết hiđrô. Số Nu mỗi loại của gen sau đột biến là A. A = T = 599, G = X = 1201
B. A = T = 601, G = X = 1199
C. A = T = 600, G = X = 1200
D. A = T = 1199, G = X = 601
Câu 17: Ở một loài động vật, lôcut gen quy định màu sắc lông gồm 2 alen, trong đó các kiểu gen khác nhau về một lôcut này quy định các kiểu hình khác nhau; lôcut gen quy định màu mắt gồm 2 alen, alen trội là trội hoàn toàn. Hai lôcut này nằm trên NST giới tính X ở vùng
không tương đồng. Cho biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, số loại kiểu gen và số loại kiểu hình tối đa về cả hai giới ở hai lôcut trên là: A. 10 KG và 6 KH.
B. 14 KG và 8 KH.
C. 9 KG và 4 KH.
D. 14 KG và 10 KH.
Câu 18: Điều nào sau đây đúng về quá tình hình thành loài bằng cách li địa lí: A. Loài đó dễ tích lũy nhiều đột biến hơn các loài ít có khả năng phát tán. B. loài đó càng có cơ hội hình thành nhiều quần thể cách li nhau về mặt địa lí dẫn đến cách li sinh sản. C. quá trình hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa xảy ra nhanh hơn. D. các quần thể của loài dễ phân hóa về mặt tập tính, đặc biệt là tập tính sinh sản dẫn đến cách li sinh sản. Câu 19: Các cá thể của quần thể phân bố theo nhóm có tác dụng A. làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các cá thể của quần thể B. tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường. C. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. D. hỗ trợ nhau chống chọi điều kiện bất lợi của môi trường. Câu 20: Khi nói về hệ sinh thái tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Các hệ sinh thái tự nhiên dưới nước chỉ có một loại chuỗi thức ăn được mở đầu bằng sinh vật sản xuất. B. Các hệ sinh thái tự nhiên được hình thành bằng các quy luật tự nhiên và có thể bị biến đổi dưới tác động của con người. C. Các hệ sinh thái tự nhiên trên Trái Đất rất đa dạng, được chia thành các nhóm hệ sinh thái trên cạn và các nhóm hệ sinh thái dưới nước. D. Trong các hệ sinh thái trên cạn, sinh vật sản xuất gồm thực vật và vi sinh vật tự dưỡng. Câu 21: Cho các phát biểu sau: I. Thực vật C4 có hai dạng lục lạp: Lục lạp của tế bào mô giậu và lục lạp của tế bào bao bó mạch. II. Ở thực vật CAM, quá trình cacboxi hóa sơ cấp xảy ra vào ban đêm. Còn quá trình tổng hợp đường lại xảy ra vào ban ngày. III. Trong các con đường cố định CO2, hiệu quả quang hợp ở các nhóm thực vật được xếp theo thứ tự C3 > C4 > CAM. IV. Nhóm thực vật C3 và C4, pha tối diễn ra khác nhau ở chất nhận CO2 đầu tiên và sản phẩm cố định CO2 đầu tiên. Số phát biểu có nội dung đúng là A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
Câu 22: Cho các chất: Chuỗi peptit tương đối ngắn, khoáng, lipit đơn giản, axit amin, đường saccarozo, vitamin tan trong nước, vitamin tan trong dầu, tinh bột, nước, glixerol, đường đơn, axit béo. Số chất được hấp thụ vào con đường máu là: A. 5
B. 6
C. 8
D. 7
Câu 23: Ở một loài thực vật, cặp NST số 1 chứa cặp gen Aa, cặp nhiễm sắc thể số 3 chứa cặp gen Bb. Nếu ở tất cả các tế bào, cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li trong phảm phân II, cặp nhiễm sắc thể số 3 không phân li trong giảm phân I; các sự kiện khác diễn ra bình thường. Tính theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen AaBb giảm phân sẽ tạo ra các loại giao tử có kiểu gen: A. AABb; aaBb; Bb; O hoặc Aab; bb; AAbb; ab. B. AABb; aaBB; Aabb; aa hoặc Abb; aabb; Aab; ab. C. Aab; bb; AAbb; ab hoặc AABb; aaBB; Aabb; aa. D. AABb; Bb; aa; O hoặc AA; O; aaBb; Bb. Câu 24: Ở một loài động vật, biết mỗi tính trạng do một gen quy định và alen trội là trội hoàn toàn, khi không có đột biến phát sinh, hoán vị gen xảy ra ở cả hai giới với tần số là 20%. Cho phép lai:
AB AB Dd dd . Theo lý thuyết, kết luận nào sau đây là đúng? ab ab
A. Ở đời con có tối đa 27 loại kiểu gen. B. Số cá thể dị hợp về 3 cặp gen trong số các cá thể mang 3 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 17/32. C. Số cá thể trội về 2 trong 3 tính trạng trên chiếm tỉ lệ 42%. D. Tỉ lệ kiểu hình mang 3 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 49,5%. Câu 25: Loài A có bộ NST 2n = 30, loài B có bộ NST 2n =26; loài C có bộ NST 2n = 24; loài D có bộ NST 2n = 18. Loài E là kết quả của lai xa và đa bội hóa giữa loài A và loài B. Loài F là kết quả của lai xa và đa bội hóa giữa loài C và loài E. Loài G là kết quả của lai xa và đa bội hóa của loài E và loài D. Loài H là kết quả của lai xa giữa loài F và loài G. Dựa vào những thông tin trên, các nhận định sau đây có bao nhiêu nhận định đúng? (1) Số NST của loài E là 28.
(2) Số NST của loài F là 40.
(3) Số NST của loài G là 74.
(4) Số NST của loài H là 114.
A. 1
B. 2
C. 4
D. 3
Câu 26: Cho các phát biểu sau về kích thước quần thể: (1) Khả năng cung cấp các nguồn sống của môi trường là yếu tố chi phối kích thước tối đa của quần thể. (2) Sự thay đổi về mức sinh sản và mức tử vong là nhân tố chủ yếu điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.
(3) Bên cạnh mức sinh sản và mức tử vong, sự biến động kích thước của quần thể còn chịu ảnh hưởng của hiện tượng xuất cư và nhập cư. (4) Với mỗi quần thể mức sinh sản và mức tử vong thường ổn định và chịu chi phối bởi tiềm năng di truyền của loài mà không phụ thuộc môi trường. (5) Quần thể sẽ tăng trưởng kích thước theo đồ thị dạng chữ J trong điều kiện thức ăn đầy đủ, không gian cư trú bị giới hạn gây nên sự biến động số lượng cá thể. Số phát biểu đúng là A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
Câu 27: Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau: (1) Xuất hiện ở môi trường trống trơn( chưa có quần xã sinh vật từng sống) (2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường. (3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường. (4) Kết quả cuối cùng luôn dẫn tới hình thành một quần xã đỉnh cực (5) Song song với quá trình diễn thế, có sự biến đổi về cấu trúc của quần xã sinh vật. (6) Quá trình diễn thế có thể do tác động của nhân tố bên ngoài quần xã hoặc do tác động của quần xã. (7) Làm biến đổi cấu trúc của quần xã và có thể dẫn tới hủy diệt quần xã. ( diễn thế thứ sinh) Trong các thông tin nói trên, có bao nhiêu thông tin chỉ có ở diễn thế nguyên sinh mà không có ở diễn thế thứ sinh ? A. 4
B. 5
C. 2
D. 3
Câu 28: Điểm khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là ở chỗ: A. Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng cho chúng. B. Do có sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. C. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín. D. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. Câu 29: Cho phép lai (P): ♀AaBbDd x ♂AaBbDd. Biết rằng: 8% số tế bào sinh tinh có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb không phân ly trong giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể khác phân ly bình thường, giảm phân II bình thường, các tế bào sinh tinh khác giảm phân bình thường; 20% số tế bào sinh trứng có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Dd không phân ly trong giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể khác phân ly bình thường, giảm phân II bình thường; 16%
số tế bào sinh trứng có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân ly trong giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể khác phân ly bình thường, giảm phân II bình thường, các tế bào sinh trứng khác giảm phân bình thường; các giao tử có sức sống và khả năng thụ tinh ngang nhau. Số loại kiểu gen đột biến tối đa có thể thu được ở F1 là A. 64.
B. 108.
C. 204.
D. 96.
Câu 30: Bệnh bạch tạng ở người do đột biến gen lặn trên NST thường, alen trội tương ứng quy định người bình thường. Một cặp vợ chồng đều mang gen gây bệnh ở thể dị hợp. Về mặt lý thuyết, hãy tính xác suất các khả năng có thể xảy ra về giới tính và tính trạng trên nếu họ có dự kiến sinh 2 người con? Cho các phát biểu sau: I. Xác suất sinh con trai bình thường là 3/8. II. Xác suất sinh con gái bị bệnh là 1/8. III. Xác suất sinh 2 con trai bị bệnh là 9/64. IV. Xác suất sinh 1 trai bình thường và 1 gái bình thường là 6/64. Số phát biểu đúng là: A. 5
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 31: Ở ruồi giấm, gen A qui định mắt đỏ, gen a qui định mắt trắng ; gen B qui định cánh xẻ và gen b qui định cánh thường. Phép lai giữa ruồi giấm cái mắt đỏ, cánh xẻ với ruồi giấm đực mắt đỏ, cánh xẻ đã thu được F1 ruồi cái 100% mắt đỏ, cánh xẻ ; ruồi đực gồm có 40% đực mắt đỏ, cánh thường : 40% đực mắt trắng, cánh xẻ : 10% đực mắt đỏ, cánh xẻ : 10% đực mắt trắng, cánh thường. Cho các phát biểu sau: (1) Cặp tính trạng màu mắt và dạng cánh của ruồi giấm di truyền liên kết không hoàn toàn trên NST giới tính X. (2) Tần số hoán vị gen là 10%. (3) Kiểu gen P: ♀ X Ab X aB ♂ X AB Y . (4) Khi cho ruồi cái P lai phân tích, thế hệ lai thu được tỉ lệ phân li kiểu hình ở giới cái bằng tỉ lệ phân li kiểu hình ở giới đực. Số phát biểu có nội dung đúng là: A. 3
B. 1
C. 4
D. 2
Câu 32: Ở một loài thực vật lưỡng bội: gen (A) quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen (a) quy định thân thấp; gen (B) quy định cánh hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen (b) quy định cánh hoa trắng. Mọi diễn biến trong giảm phân và thụ tinh đều bình thường. Cho phép lai P: (thân cao, hoa đỏ) x (thân thấp,hoa trắng) → F1: 100% thân cao, hoa đỏ. Đem F1 tự thụ thu
được F2 gồm 4 kiểu hình; trong đó cây thân thấp, hoa đỏ đồng kiểu gen đồng hợp chiếm 1,44%. Cho các nhận kết luận sau: (1) Ở F1 alen A và B cùng nằm trên 1 nhiễm sắc thể. (2) F2 gồm 16 kiểu tổ hợp giao tử không bằng nhau. (3) F2 có kiểu hình mang 2 tính trạng trội chiếm 64,44%. (4) Khi lai F1 với cây thấp, đỏ có kiểu gen dị hợp, thì đời con (F2-1) xuất hiện cây cao, hoa trắng là 6%. Số kết luận đúng: A. 4
B. 1
C. 2
D. 3
Câu 33: Trong các nhận định dưới đây, có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về đột biến đa bội: (1) Đột biến dị đa bội phát sinh do lai xa hoặc đa bội hóa. (2) Đột biến đa bội có thể phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân. (3) Đột biến đa bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho một số hoặc tất cả cặp nhiễm sắc thể không phân li. (4) Đột biến tự đa bội làm tăng số nguyên lần số lượng NST trong bộ đơn bội của loài và lớn hơn 2n. A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 34: Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng, các gen phân li độc lập. Cho cây thân cao, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 cho tỷ lệ phân li kiểu hình là 9:3:3:1. Cho cây P giao phấn với hai cây khác nhau: - Với cây thứ nhất, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3:1. - Với cây thứ hai, thu được đời con chỉ có một loại kiểu hình. Biết rằng không xảy ra đột biến và các cá thể con có sức sống như nhau. Kiểu gen của cây P, cây thứ nhất và cây thứ hai lần lượt là: A. AaBb, aabb, AABB.
B. AaBb, AABb, AABB.
C. AaBb, aabb, AaBB.
D. AaBb, aaBb, AABb.
Câu 35: Cho gà trống lông trắng lai với gà mái lông trắng, thu được F1 gồm 43,75% con lông nâu còn lại là các con lông trắng. Biết màu lông do 2 cặp gen Aa, Bb nằm trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau quy định. Theo lí thuyết, có bao nhiêu kết luận trong số những kết luận sau đây đúng? (1) Ở F1 có 5 loại kiểu gen quy định kiểu hình trắng.
(2) Nếu chỉ chọn các con lông nâu ở F1 cho giao phối ngẫu nhiên thì tỉ lệ kiểu hình thu được là 41 on lông nâu : 8 con lông trắng. (3) Tỉ lệ cá thể có kiểu gen đồng hợp 2 cặp gen trong số các cá thể trắng F1 chiếm 10%. (4) Nếu chỉ chọn các con lông trắng ở F1 cho giao phối ngẫu nhiên thì tỉ lệ kiểu hình thu được là 75% con lông trắng : 25% con lông nâu. A. 2
B. 3
C. 1
D. 0
Câu 36: Khi đem hai cơ thể hoa trắng thuần chủng lai với nhau thu được F1 đồng loạt hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỷ lệ 9 hoa đỏ: 7 hoa trắng. Cho các cây hoa trắng F2 lai ngẫu nhiên với nhau. Nếu không xét đến vai trò của giới tính, thì có bao nhiêu phép lai có cho kiểu hình đời sau đồng nhất? A. 10.
B. 4.
C. 12.
D. 16.
Câu 37: Cho các nhận xét sau: (1) Hoán vị gen xảy ra do hiện tượng trao đổi chéo giữa 2 cromatit cùng nguồn của cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở kì đầu 1. (2) Hoán vị gen tạo điều kiện cho sự tái tổ hợp của các gen không alen trên nhiễm sắc thể. (3) Hoán vị gen làm xuất hiện biến dị tổ hợp cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống. (4) Các gen càng xa nhau trên nhiễm sắc thể càng khó xảy ra hoán vị. (5) Tần số hoán vị gen luôn nhỏ hơn hoặc bằng 50%. Khi nói về hoán vị gen, có bao nhiêu phát biểu ở trên là đúng? A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
Câu 38: Ở một loài thực vật, chiều cao cây do hai cặp gen Aa và Bb quy định, màu sắc hạt do một cặp gen Dd quy định. Khi đem dòng thuần chủng tương phản lai với nhau, thu được F1 đồng nhất một loại kiểu hình. Khi lai F1 với cây khác, thu được tỉ lệ phân li kiểu hình về 2 tính trạng được xét tới là: 9 thân thấp, hạt vàng: 3 thân cao, hạt vàng : 3 thân cao, hạt trắng: 1 thân thấp, hạt trắng. Kiểu gen của cơ thể F1 dị hợp về tất cả các cặp gen là A. Bb
Ad aD Bb aD ad
B. Aa
Bd Bd Aa bD bD
C. Aa
Bd BD AA bD bd
D. Bb
Ad AD Bb aD ad
Câu 39: Một quần thể lưỡng bội giao phấn ngẫu nhiên, xét 1 gen có 3 alen, A1 quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen A2 quy định hoa vàng và alen A3 quy định hoa trắng, alen A2 trội hoàn toàn so với A3. Thế hệ xuất phát của quần thể này có tần số các alen A1 = 0,3; A2 = 0,2; A3 = 0,5. Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng về gen đang xét. (1) Tần số cây có kiểu hình hoa đỏ trong quần thể chiếm tỉ lệ 51%. (2) Tần số các kiểu gen A1A1, A2A2, A3A3 trong quần thể lần lượt là 9%, 4%, 25%.
(3) Tỉ lệ các loại kiểu hình trong quần thể là: 51% cây hoa đỏ : 24% cây hoa vàng : 25% cây hoa trắng. (4) Trong tổng số cây hoa vàng của quần thể, số cây có kiểu gen đồng hợp tử chiếm tỉ lệ 20%. Số phương án đúng là A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
Câu 40: Ở người, bệnh Pheninketo niệu do một gen nằm trên NST thường quy định, alen d quy định tính trạng bị bệnh, alen D quy định tính trạng bình thường. Gen (D, d) liên kết với gen quy định tính trạng nhóm máu gồm ba alen (IA, IB, IO), khoảng cách giữa hai gen này là 11cM. Dưới đây là sơ đồ phả hệ của một gia đình
(1) Kiểu gen của cặp vợ chông (3) và (4) là: (3)
dI A DI B ; (4) dI O dI O
(2) Kiểu gen của cặp vợ chông (3) và (4) là: (3)
dI A DI B ; (4) dI O dI O
(3) Người vợ (4) đang mang thai. Xác suất đứa trẻ sinh ra mang nhóm máu B và bị bệnh pheninketo niệu là 2,75% (4) Người vợ (4) đang mang thai. Xác suất đứa trẻ sinh ra mang nhóm máu B và không bị bệnh pheninketo niệu là 2,75% (5) Người vợ (4) đang mang thai. Xác suất đứa trẻ sinh ra mang nhóm máu O và không bị bệnh pheninketo niệu là 2,75% Có bao nhiêu phương án trả lời đúng? A. 2
B. 3
C. 5
D. 4
Đáp án 1-B
2-A
3-C
4-C
5-A
6-C
7-C
8-B
9-C
10-A
11-A
12-D
13-D
14-B
15-B
16-B
17-D
18-B
19-D
20-A
21-D
22-A
23-D
24-C
25-A
26-A
27-C
28-A
29-C
30-B
31-A
32-A
33-B
34-B
35-C
36-C
37-D
38-A
39-B
40-B
ĐỀ SỐ 16 Câu 1: Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể như tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông đen. Tại sao các tế bào của cùng một cơ thể, có cùng một kiểu gen nhưng lại biểu hiện màu lông khác nhau ở các bộ phận khác nhau của cơ thể? Để lí giải hiện tượng này, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm: cạo phần lông trắng trên lưng thỏ và buộc vào đó cục nước đá; tại vị trí này lông mọc lên lại có màu đen. Từ kết quả thí nghiệm trên, người ta rút ra các kết luận: (1) Các tế bào ở vùng thân có nhiệt độ cao hơn các tế bào ở các đầu mút cơ thể nên các gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin không được biểu hiện, do đó lông có màu trắng. (2) Gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin biểu hiện ở điều kiện nhiệt độ thấp nên các vùng đầu mút của cơ thể lông có màu đen. (3) Nhiệt độ đã ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin (4) Khi buộc cục nước đá vào lưng có lông bị cạo, nhiệt độ giảm đột ngột làm phát sinh đột biến gen ở vùng này làm cho lông mọc lên có màu đen. Số kết luận đúng là A. 1
B. 2
C. 0
D. 3
Câu 2: Khi lai 2 cây thuần chủng khác nhau về 3 cặp tính trạng tương phản quả tím, dài, hoa trắng với quả trắng ,tròn, hoa đỏ đc F1 đồng loạt quả tím, tròn, hoa đỏ. Cho F1 giao phấn với nhau ở F2 thu tỉ lệ: 45% cây quả tím, tròn, hoa đỏ
25% cây quả trắng, tròn, hoa đỏ
20% quả tím, dài, hoa trắng 5% cây quả tím, tròn, hoa trắng 5% cây quả tím, dài, hoa đỏ. Biết 1 gen quy định 1 tính trạng, cấu trúc NST của hạt phấn ko thay đổi trong giảm phân. Kiểu gen của F1 là? A.
Abd Abd , f B− b = 20% aBD aBD
B.
Abd Abd , f A −a = 20% aBD aBD
C.
ABD ABD , f B− b = 20% abd abd
D.
ABD ABD , f A −a = 20% abd abd
Câu 3: Khi cho lai hai thứ cây thuần chủng là hoa kép, màu trắng với hoa đơn, màu đỏ thì F1 gồm toàn cây hoa kép màu hồng. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau thì thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 42% cây hoa kép, màu hồng; 24% cây hoa kép, màu trắng;
16% cây hoa đơn, màu đỏ;
9% cây hoa kép, màu đỏ;
1% cây hoa đơn, màu trắng.
8% cây hoa đơn, màu hồng;
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và mọi diễn biến của nhiễm sắc thể trong tế bào sinh hạt phấn và tế bào sinh noãn đều giống nhau. Như vậy tần số hoán vị gen trong bài toán trên là A. 36%.
B. 10%.
C. 20%.
D. 40%.
Câu 4: Cho cây thân cao lai phân tích với cơ thể mang hai cặp gen lặn đời con thu được 75% cây thân thấp : 25% cây thân cao. Nếu cho giao phấn giữa cây thân cao bất kì với từng cây thân thấp của quần thể này thì tỉ lệ các kiểu hình có thể thu được là: (1) 1 thân cao: 1 thân thấp.
(2) 5 thân cao : 3 thân thấp.
(3) 5 thân thấp : 3 thân cao.
(4) 3 thân thấp: 1 thân cao.
(5) 3 thân cao : 1 thân thấp.
(6) 3 trắng : 1 đỏ.
(7) 100% thân cao. Số phương án đúng là: A. 4
B. 7
C. 5
D. 6
Câu 5: Trong chọn giống, sự tương tác gen sẽ giúp con người mở ra khả năng A. Có nhiều biến dị tổ hợp để tạo gen mới. B. Tìm được nhiều tính trạng quý thường đi kèm với nhau. C. Hạn chế biến dị ở đời sau, làm giống ổn định. D. Tìm được tính trạng mới có thể có lợi. Câu 6: Một gen có 3000 nu và 3900 liên kết hiđrô. Sau khi đột biến ở 1 cặp nu, gen tự nhân đôi 3 lần và đã sử dụng của môi trường 4193A và 6300 guanin. Số lượng từng loại nu của gen sau đột biến là: A. A=T= 599; G=X = 900
B. A=T=1050; G=X=450
C. A=T= 600; G=X=900
D. A=T= 900; G=X = 600
Câu 7: Dưới đây là một số đặc điểm liên quan đến đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể: I. Xảy ra ở cấp độ phân tử và thường có tính thuận nghịch. II. Đa số là có hại và thường được biểu hiện ngay thành kiểu hình. III. Có thể mất, thêm 1 đoạn ADN. IV. Đa số ở trạng thái lặn nên khó phát hiện. Có bao nhiêu điểm khác biệt giữa đột biến gen so với đột biến nhiễm sắc thể là: A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 2.
Câu 8: Cho ruồi giấm có kiểu gen AB/ab XDXd giao phối với ruồi giấm có kiểu gen AB/abXDY. Ở đời F1, loại kiểu gen ab/ab XdY chiếm tỉ lệ 4,375%. Nếu cho ruồi cái AB/abXDXd lai phân tích thì ở đời con, loại kiểu gen ab/ab XDY chiếm tỉ lệ: A. 3,75%
B. 2,5%
C. Câu 9
D.
Câu 9: Đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ diễn ra theo trật tự A. Tim → động mạch giàu CO2 → mao mạch → tĩnh mạch giàu O2 → tim B. Tim → Động mạch giàu O2 → mao mạch → tĩnh mạch giàu CO2 → tim C. Tim → động mạch ít O2 → mao mạch → tĩnh mạch có ít CO2 → tim D. Tim → động mạch giàu O2 → mao mạch→ tĩnh mạch có ít CO2 → tim Câu 10: Khi đem hai cơ thể hoa trắng thuần chủng lai với nhau thu được F1 đồng loạt hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỷ lệ 9 hoa đỏ: 7 hoa trắng. Cho các cây ở F2 lai ngẫu nhiên với nhau. Nếu không xét đến vai trò của giới tính, thì có bao nhiêu phép lai có cho kiểu hình đời sau đồng nhất? A. 23.
B. 36.
C. 9.
D. 24.
Câu 11: Có thể sử dụng phép lai thuận nghịch để phát hiện mấy quy luật trong các quy luật di truyền sau đây? (1) Phân li độc lập.
(2) Liên kết gen và hoán vị gen.
(3) Tương tác gen.
(4) Di truyền liên kết với giới tính.
A. 2
B. 1
(5) Di truyền qua tế bào chât.
C. 3
D. 4
Câu 12: Cho những ví dụ sau: (1) Cánh dơi và cánh côn trùng.
(2) Vây ngực của cá voi và cánh dơi.
(3) Mang cá và mang tôm.
(4) Chi trước của thú và tay người.
Những ví dụ về cơ quan tương đồng là A. (1) và (3).
B. (1) và (4).
C. (2) và (4).
D. (1) và (2).
Câu 13: Phát biểu nào sau đây là chính xác nhất? A. Quá trình hình thành đặc điếm mới thích nghi là sơ sở dẫn đến hình thành loài mới. B. Sự thay đổi điều kiện sinh thái là nguyên nhân trực tiếp của sự hình thành loài mới. C. Sự thay đổi điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp của sự hình thành loài mới. D. Quá trình hình thành đặc điếm mới thích nghi tất yếu dẫn đến hình thành loài mới. Câu 14: Kỉ có dương xỉ phát triển mạnh là A. kỉ Ocđôvic.
B. kỉ Đệ tứ.
C. kỉ Silua.
D. kỉ Cacbon (Than đá).
Câu 15: Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm là hiện tượng A. đấu tranh sinh tồn.
B. cạnh tranh cùng loài.
C. cạnh tranh giữa các loài.
D. khống chế sinh học.
Câu 16: Hiện tượng liền rễ ở hai cây thông nhựa mọc gần nhau là quan hệ A. hỗ trợ.
B. ký sinh.
C. cạnh tranh.
D. ức chế - cảm nhiễm.
Câu 17: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài. Đem hai dòng thuần chủng tương phản lai với nhau, thu được F1. Đem các cơ thể F1 tạp giao với nhau, thu được F2 phân li theo tỷ lệ 3 cây thân cao, hoa đỏ, quả dài; 1 cây thân cao, hoa trắng, quả dài; 6 cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn; 2 cây thân cao, hoa trắng, quả tròn; 3 cây thân thấp, hoa đỏ, quả tròn; 1 cây thân thấp, hoa trắng, quả tròn. Biết rằng không xảy ra đột biến, kiểu gen của F1 là A. Bb
AD ad
B. Bb
Ad aD
C. Aa
Bd bD
D.
AB Dd ab
Câu 18: Trong một quần thể số lượng cá thể lớn, giao phối ngẫu nhiên, không có chọn lọc tự nhiên, không đột biến, không có di nhập gen, tần số tương đối của các alen thuộc một gen nào đó sẽ xảy ra như thế nào? A. Tăng lên từ thế hệ này sang thế hệ khác. B. Biến động và không đặc trưng qua các thế hệ. C. Biến động tuỳ theo quy luật di truyền chi phối. D. Được duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác. Câu 19: Mức nhập cư là A. số cá thể từ các quần thể khác chuyển đến sống trong quần thể. B. số cá thể chuyển đến trong thời gian tồn tại của quần thể. C. số cá thể từ quần thể chuyển đến sống ở các quần thể khác. D. là hiệu số giữa số cá thể chuyển đến với số cá thể chuyển đi. Câu 20: Cho các biểu hiện sau về hệ sinh thái, số phát biểu đúng là: I. Hệ sinh thái là tập hợp của quần thể và môi trường vô sinh của nó. II. Hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh như một cơ thể. II. Hệ sinh thái là một động lực mở và tự điều chỉnh. IV.Các sinh vật tương tác với nhau tạo nên chu trình địa hóa và sự biến đổi năng lượng. A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 21: Cho các phát biểu sau: I. Trong nông nghiệp, việc trồng cây nhãn và nuôi ong đồng thời là ứng dụng của quan hệ hợp tác. II. Việc ứng dụng của quan hệ cộng sinh là trồng luân canh, xen canh các cây hoa màu với các cây họ đậu. III. Mô hình "Tôm ôm cây đước" là một ứng dụng của quan hệ hội sinh giữa các loài.
IV.Trồng rau thường xen kẽ với tỏi là một ví dụ về việc ứng dụng của quan hệ ức chế - cảm nhiễm trong nông nghiệp. Số phát biểu đúng là: A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 22: Cho các phát biểu sau về quá trình hô hấp ở thực vật I. Quá trình hô hấp trong cơ thể thực vật trải qua các giai đoạn: Đường phân hiếu khí và chu trình Krebs. II. Trong quá trình hô hấp, đường phân xảy ra trong ti thể và kị khí III. Trong giai đoạn phân giải đường, nguyên liệu của hô hấp là glucozo được phân giải đến sản phẩm đơn giản nhất chứa 3 nguyên tử cacbon là axit piruvic. IV. Kết quả của giai đoạn đường phân, từ một phân tử glucozo đã tạo được 2 phân tử axit piruvic và 3ATP. Số phát biểu có nội dung đúng là A. 1
B. 0
C. 2
D. 3
Câu 23: Cho các chất: Chuỗi peptit tương đối ngắn, khoáng, lipit đơn giản, axit amin, đường saccarozo, vitamin (A, D, E, K), tinh bột, nước, glixerol, đường đơn, axit béo. Số chất được hấp thụ và vận chuyển vào con đường bạch huyết là: A. 4
B. 3
C. 6
D. 5
Câu 24: Đặc điểm cấu tạo của tế bào lông hút ở rễ cây là A. Thành tế bào mỏng, có thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn. B. Thành tế bào dày, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn. C. Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm nhỏ. D. Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn. Câu 25: Có một số ví dụ về sự biến động số lượng sinh vật sau: (1) Quần thể ruồi nhà ở nhiều vùng nông thôn xuất hiện nhiều vào một khoảng thời gian trong năm. (2) Dịch cúm H5N1 làm chết hàng loạt gà. (3) Tảo tăng số lượng khi được chiếu sáng vào ban ngày, còn ban đêm chúng giảm về số lượng. (4) Rươi tìm nhau và sinh sản vào khoảng ngày 20 tháng 9 đến mùng 5 tháng 10 âm lịch. (5) Số lượng muỗi ít vào mùa đông, nhiều vào mùa hè. (6) Nhiều loài sinh vật bị chết sau siêu bão Haiyan ở Philippin năm 2013. Số ví dụ là ví dụ về biến động có chu kì là A. 5
B. 4
Câu 26: Xét các phát biểu sau:
C. 2
D. 3
(1) Quá trình nhân đôi ADN, nếu có sự xuất hiện bazo nito dạng hiếm có thể dẫn tới đột biến gen. (2) Đột biến gen trội xảy ra ở tế bào sinh dưỡng khi ở dạng dị hợp cũng được biểu hiện ra kiểu hình gọi là thể đột biến. (3) Đột biến gen muốn phát sinh thì ADN phải nhân đôi trong môi trường có các tác nhân đột biến. (4) Đột biến gen được phát sinh ở pha S của chu kì tế bào. (5) Đột biến gen sau khi xảy ra sẽ được nhân lên nhờ quá trình nhân đôi của ADN và được di truyền cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính. Số phát biểu có nội dung đúng là: A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
Câu 27: Môi trường là A. khoảng khu vực sinh vật di chuyển và hoạt động, ở đó các yếu tố cấu tạo nên môi trường trực tiếp tác động lên sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. B. khoảng không gian sống bao quanh sinh vật mà ở đó các yếu tố cấu tạo nên môi trường gián tiếp tác động lên sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. C. phần không gian bao quanh sinh vật mà ở đó các yếu tố cấu tạo nên môi trường trực tiếp hay gián tiếp tác động lên sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. D. khoảng không gian kiếm ăn, hoạt động và sinh sản của sinh vật, ở đó các yếu tố cấu tạo nên môi trường gián tiếp tác động lên sự sinh trưởng của sinh vật. Câu 28: Loại bông trồng ở Mỹ có bộ NST 2n = 52, trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ được hình thành từ loài bông châu Âu có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn và loài bông hoang dại ở Mỹ có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST nhỏ bằng con đường lai xa kèm đa bội hóa. Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm đúng với loài bông trồng ở Mỹ? (1) Mang vật chất di truyền của loài bông châu Âu và loài bông hoang dại ở Mỹ. (2) Trong tế bào sinh dưỡng các nhiễm sắc thể tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 nhiễm sắc thể tương đồng. (3) Có khả năng sinh sản hữu tính. (4) Có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen. A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
Câu 29: Khi nói về liên kết gen và hoán vị gen có các phát biểu sau (1) Xét trên toàn bộ cơ thể, nếu có các gen liên kết với nhau sẽ không xảy ra hiện tượng biến dị tổ hợp. (2) Các gen nằm trên cùng một NST luôn di truyền cùng nhau tạo thành nhóm gen liên kết. (3) Sự hoán vị gen xảy ra ở kì đầu giảm phân I giữa 2 cromatit chị em. (4) Tần số hoán vị gen chỉ được xác định nhờ phép lai phân tích.
Số phát biểu có nội dung đúng là: A. 1
B. 3
C. 2
D. 0
Câu 30: Sự xâm nhập chất khoáng chủ động vào cây phụ thuộc vào A. Gradien nồng độ chất tan.
B. Hiệu điện thế màng.
C. Trao đỏi chất của tế bào.
D. cung cấp năng lượng.
Câu 31: Cho các kết luận sau: (1) Không gây độc hại đối với cây trồng, vật nuôi. (2) Không độc nông phẩm và ô nhiễm môi trường. (3) Cung cấp các nguyên tố khoáng với hàm lượng rất lớn mà cây khó hấp thụ được hết. (4) Dư lượng phân bón khoáng chất sẽ làm xấu lí tính của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi. Kết luận không đúng khi nói về hậu quả khi bón liều lượng phân bón hóa học cao quá mức cần thiết cho cây là: A. (1), (2), (4).
B. (1), (2).
C. (1), (2), (3).
D. (1), (2), (3), (4).
Câu 32: Khi nói về quá trình dịch mã những phát biểu nào sau đây không đúng? (1) Dịch mã là quá trình tổng hợp prôtêin, quá trình này diễn ra trong tế bào chất của sinh vật nhân thực và nhân sơ. (2) Quá trình dịch mã có thể chia thành hai giai đoạn là hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuỗi pôlipeptit. (3) Trong quá trình dịch mã, nhiều riboxom có thể cùng tham gia tổng hợp 1 chuỗi polipeptit gọi là hiện tượng poliriboxom. (4) Quá trình dịch mã kết thúc khi tARN bổ sung với một trong bộ ba kết thúc trên mARN. A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 33: Để xác định chính xác thể đa bội sử dụng phương pháp: A. quan sát các sản phẩm thu được.
B. quan sát kiểu hình.
C. quan sát và đếm số NST.
D. theo dõi thời gian sinh trưởng.
Câu 34: Ở người, theo dõi sự di truyền tính trạng lông mi ở phả hệ sau:
Xác suất cặp vợ chồng III.4 và III.5 sinh ra con trai lông mi thẳng là bao nhiêu? A. 1/12.
B. 1/18.
C. 1/4.
D. 1/6.
Câu 35: Khi nói về đặc điểm chung của đột biến đảo đoạn NST và đột biến lệch bội dạng thể một có các nội dung sau: (1) Không thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào. (2) Không làm thay đổi thành phần, số lượng gen trên NST. (3) Làm xuất hiện các alen mới trong quần thể. (4) Không làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN. Có bao nhiêu đặc điểm có nội dung đúng? A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
Câu 36: Hậu quả của đột biến mất đoạn lớn NST là A. làm giảm cường độ biểu hiện của tính trạng. B. ít ảnh hưởng tới sức sống của cơ thể. C. làm giảm sức sống hoặc gây chết. D. làm tăng cường độ biểu hiện của tính trạng. Câu 37: Ưu điểm của tiêu hoá thức ăn ở động vật có túi tiêu hoá so với động vật chưa có cơ quan tiêu hoá là A. có sự tham gia của enzim tiêu hóa. B. tiêu hóa nội bào trên thành túi tiêu hóa. C. tiêu hoá được thức ăn có kích thước lớn hơn. D. thức ăn được biến đổi thành các chất đơn giản Câu 38: Ý nào dưới đây không đúng với đặc điểm của bề mặt trao đổi khí ở động vật? A. Bề mặt trao đổi khí rộng giúp tăng diện tích trao đổi khí. B. Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt giúp O2 và CO-2 dễ dàng khuếch tán qua. C. Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp. D. Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt trao đổi khí và thể tích cơ thể nhỏ. Câu 39: Một phân tử ADN tự nhân đôi liên tiếp 5 lần, mỗi gen con phiên mã 2 lần sẽ tạo ra số phân tử ARN là A. 25
B. 64
C. 6
D. 32
Câu 40: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Một quần thể thế hệ xuất phát (P) có 10% cây hoa trắng. Sau một thế hệ thấy số cây hoa trắng trong quần thể chiếm tỉ lệ 9%. Cho rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng? A. Ở đời F3 cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 40%.
B. Ở F3 trong số các cây hoa đỏ cây có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ 53,8%. C. Ở thế hệ xuất phát cây có kiểu gen đồng hợp chiếm 50%. D. Đây là loài thực vật tự thụ phấn. Đáp án 1-D
2-A
3-C
4-C
5-D
6-A
7-D
8-C
9-A
10-D
11-C
12-A
13-A
14-D
15-D
16-A
17-B
18-D
19-A
20-C
21-D
22-A
23-B
24-D
25-B
26-A
27-C
28-B
29-D
30-D
31-B
32-B
33-B
34-D
35-A
36-C
37-C
38-D
39-B
40-B
ĐỀ SỐ 17 Câu 1: Biết một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Trong các phép lai sau đây, có mấy phép lai cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:2:1? (1)
Ab Ab , liên kết gen hoàn toàn. aB aB
(2)
Ab ab , hoán vị gen xảy ra với tần số 25%. aB ab
(3)
AB Ab , liên kết gen hoàn toàn. ab aB
(4) ♀
AB Ab ♂ , hoán vị gen xảy ra ở con cái với tần số 18%, ở con đực không xảy ra ab aB
hoán vị gen. (5) ♀
AB Ab ♂, hoán vị gen xảy ra ở con cái với tần số 20%, ở con đực không xảy ra ab aB
hoán vị gen. A. 3
B. 2
C. 4
D. 5
Câu 2: Tính trạng thân xám (A), cánh dài(B) ở ruồi giấm là trội hoàn toàn so với thân đen(a), cánh cụt(b); 2gen quy định tính trạng trên cùng nằm trên một cặp NST thường. Gen D quy định mắt màu đỏ là trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X. Thế hệ P cho giao phối ruồi ♀
Ab D d X X aB
với ruồi ♂
AB d X Y được F1 160 cá thể trong số đó có 6 ruồi cái đen, dài, trắng. Cho rằng tất cả các ab
trứng tạo ra đều tham gia vào quá trình thụ tinh và hiệu suất thụ tinh của trứng là 80%; 100% trứng thụ tinh được phát triển thành cá thể. Có bao nhiêu tế bào sinh trứng của ruồi giấm nói trên không xảy ra hoán vị gen trong quá trình tạo giao tử? A. 96 tế bào.
B. 40 tế bào.
C. 32 tế bào.
D. 120 tế bào.
Câu 3: Đem lai P thuần chủng khác nhau về kiểu gen thu được F1. Cho F1 tự thụ nhận được F2: 27 cây quả tròn- ngọt, 9 cây quả tròn-chua, 18 cây quả bầu - ngọt, 6 cây quả bầu -chua, 3 cây quả dài - ngọt, 1 cây quả dài – chua. Biết vị quả do 1 cặp alen Dd quy định. Kết quả lai giữa F1 với cá thể khác cho tỉ lệ phân li kiểu hình: 12: 9: 4: 3: 3: 1. Có bao nhiêu sơ đồ lai phù hợp với kết quả trên: A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 4: Ở một loài thực vật, hình dạng hoa do sự tương tác bổ sung của 2 gen không alen phân li độc lập. Biết kiểu gen (A-B-) cho kiểu hình hoa kép, các kiểu gen còn lại cho kiểu
hình hoa đơn. Đem hai cá thể lai với nhau được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 1. Có bao nhiêu phép lai phù hợp với kết quả trên? A. 8 phép lai
B. 10 phép lai
C. 4 phép lai
D. 6 phép lai
Câu 5: Ở ruồi giấm, cho lai ruồi cái thân xám cánh dài, mắt đỏ, với ruồi đực thân đen, cánh ngắn, mắt trắng thu được F1 đồng loạt ruồi thân xám cánh dài mắt đỏ. Cho ruồi đực F1 lai phân tích, đời con thu được có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 1 cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ: 1 đực thân xám, cánh dài, mắt trắng: 1 cái thân đen, cánh ngắn, mắt đỏ: 1 đực thân đen, cánh ngắn, mắt trắng. Cho F1 giao phối với nhau thu được F2 với 3000 cá thể với 12 KH khác nhau, trong đó 1050 cá thể cái lông xám cánh dài mắt đỏ. Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng. theo lí thuyết: (1) Tần số hoán vị gen là 20% (2) Các gen quy định các tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường và hoán vị gen xảy ra cả 2 giới. (3) Ruồi giấm cái F1 phát sinh các loại giao tử với tỉ lệ 10% và 40% (4) Gen quy định đặc điểm thân và chiều dài cánh nằm trên nst thường (5) Ở F2 có 525 con có kiểu hình thân xám cánh dài mắt trắng Số phương án đúng là: A. 4
B. 2
C. 3
D. 1
Câu 6: Biến dị di truyền bao gồm: A. Đột biến nhiễm sắc thể và đột biến gen
B. Thường biến và biến dị tổ hợp
C. Biến dị tổ hợp và đột biến
D. Thường biến và đột biến
Câu 7: Có bao nhiêu nhân tố sau đây có thể làm nghèo vốn gen của quần thể? (2) Đột biến.
(1) Các yếu tố ngẫu nhiên. (3) Giao phối không ngẫu nhiên. A. 2
B. 4
(4) Giao phối ngẫu nhiên. C. 1
D. 3
Câu 8: Điểm quyết định trong cơ chế nhân đôi đảm bảo cho phân tử ADN con có trình tự nuclêôtít giống phân tử ADN mẹ là: A. Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong quá trình lắp ghép các nuclêôtít tự do. B. Cơ chế nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn. C. Hoạt động theo chiều từ 3’ đến 5’ của enzim ADN-pôli meraza. D. Sự phá vỡ và tái xuất hiện lần lượt các liên kết hiđrô trong cấu trúc. Câu 9: Tế bào sinh noãn của một cây nguyên phân 4 lần liên tiếp đã sinh ra các tế bào con có tổng cộng 224 NST. Loài đó có thể có tối đa bao nhiêu loại giao tử lệch bội dạng n + 1? A. 5
B. 1
C. 3
Câu 10: Ở một loài động vật, xét 4 phép lai sau đây:
D. 7
Phép lai 1: ( P ) : Aa aa Phép lai 3: ( P )
Phép lai 2: ( P ) AaBb AaBb
AB D d AB d X X X Y ab ab
Phép lai 4: ( P )
ABd MN mn aBd MN X X X Y abD ABd
Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến; các phép lai trên đều tạo ra F1, các cá thể F1 của mỗi phép lai ngẫu phối với nhau tạo ra F2 Theo lí thuyết, có bao nhiêu kết luận đúng: (1) Phép lai 1 cho F2 có tỉ lệ phân li kiểu gen giống với tỉ lệ phân li kiểu hình. (2) Phép lai 2 cho F2 có 4 kiểu hình và 9 kiểu gen (3) Phép lai 3 luôn cho F1 có kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng chiếm tỉ lệ nhỏ hơn hoặc bằng 12.5% (4) Phép lai 4 cho F1 có tối đa 120 kiểu gen. A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
Câu 11: Ở một loài, tính trạng hình dạng quả do hai cặp gen Aa và Bb tương tác với nhau quy định theo kiểu nếu kiểu gen có cả A và B thì cho quả dẹt; nếu chỉ có A cho quả tròn; nếu chỉ có B cho quả bầu; nếu không có cả A và B cho quả dài. Tính trạng màu sắc cây do cặp gen Dd quy định. Cho cây F1 có kiểu hình quả dẹt, hoa đỏ lai với nhau được F2 gồm các kiểu hình tỉ lệ như sau: 37,50% cây quả dẹt, hoa đỏ;
18,75% cây quả dẹt, hoa vàng;
18,75% cây quả tròn, hoa đỏ;
12,50% cây quả bầu dục, hoa đỏ;
6,25% cây quả bầu dục, hoa vàng;
6,25% cây quả dài, hoa đỏ.
Kiểu gen của cây F1 là A. Aa
Bd bD
B. Bb
Ad ad
C. Aa
BD bd
D. Bb
AD ad
Câu 12: Cơ quan tương đồng là A. cơ quan có hình thái khác nhau, có nguồn gốc khác nhau trong quá trình phát triển phôi. B. cơ quan nằm ở vị trí tương ứng trên cơ thể, có nguồn gốc khác nhau trong quá trình phát triển phôi. C. cơ quan có hình thái hoàn toàn giống nhau, có nguồn gốc khác nhau trong quá trình phát triển phôi. D. cơ quan nằm ở vị trí tương ứng trên cơ thể, có nguồn gốc chung trong quá trình phát triển phôi. Câu 13: Chuối nhà 3n được coi là một loài khác so với chuối rừng 2n là vì A. Quần thể chuối nhà có sự khác biệt với quần thể chuối rừng về số lượng nhiễm sắc thể. B. Quần thể chuối nhà có các đặc điểm về hình thái như kích thước cơ quan sinh dưỡng lớn hơn hẳn chuối rừng. C. Quần thể chuối nhà giao phấn với quần thể chuối rừng cho ra cây lai bất thụ.
D. Quần thể chuối nhà không thể giao phấn được với quần thể chuối rừng. Câu 14: Điều nào sau đây không đúng khi nói về hóa thạch? A. Hóa thạch có ý nghĩa to lớn trong nghiên cứu địa chất học. B. Căn cứ vào hóa thạch có thể suy ra lịch sử phát sinh, phát triển và diệt vong của sinh vật. C. Hóa thạch là bằng chứng gián tiếp của tiến hóa và phát triển của sinh vật. D. Hóa thạch có ý nghĩa to lớn để nghiên cứu lịch sử vỏ Trái Đất. Câu 15: Trong một hệ sinh thái A. vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng. B. năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng. C. vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được sinh vật sản xuất tái sử dụng. D. năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được sinh vật sản xuất tái sử dụng. Câu 16: Sự phân bố theo nhóm trong của các cá thể trong quần thể có ý nghĩa gì : A. Tăng sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể. B. Tận dụng được nguồn sống từ môi trường. C. Hỗ trợ nhau chống chọi với bất lợi từ môi trường. D. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể. Câu 17: Ý nghĩa thực tiễn của định luật Hacđi-Vanbec là Từ tần số các cá thể có kiểu hình A. lặn có thể tính được tần số các alen lặn, alen trội và tần số các loại kiểu gen trong quần thể. B. lặn có thể dự đoán được tỷ lệ phân li của kiểu hình của các cặp tính trạng trong quần thể. C. trội có thể dự đoán được tỷ lệ phân li của kiểu hình của các cặp tính trạng trong quần thể. D. trội có thể tính được tần số các alen trội, alen lặn và tần số các loại kiểu gen trong quần thể. Câu 18: Cơ chế chủ yếu điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là sự thống nhất, mối tương quan giữa A. tỉ lệ tử vong và mức nhập cư của quần thể. B. tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tự vong của quần thể. C. tỉ lệ sinh sản và mức xuất cư của quần thể. D. mức nhập cư và mức xuất cư của quần thể. Câu 19: Hiện tượng khống chế sinh học đã A. làm cho quần xã chậm phát triển.
B. làm cho một loài bị tiêu diệt.
C. mất cân bằng trong quần xã.
D. đảm bảo cân bằng sinh thái trong quần xã.
Câu 20: Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau: (1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
(2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường. (3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường. (4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái. Có mấy thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh ? A. 4
B. 1
C. 3
D. 2
Câu 21: Xét các đặc điểm sau: 1. Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể 2. Máu được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu - dịch mô 3. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh 4. Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim 5. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm Có bao nhiêu đặc điểm đúng với hệ tuần hoàn hở? A. 5
B. 3
C. 4
D. 2
Câu 22: Cho các phát biểu sau: I. Quá trình biến đổi thức ăn về mặt cơ học ở động vật nhai lại xảy ra chủ yếu ở lần nhai thứ hai. II. Dạ dày của động vật nhai lại được chia làm 3 ngăn, trong đó dạ múi khế là quan trọng nhất. III. Động vật ăn thực vật có dại dày đơn nhai kĩ hơn động vật nhai lại. IV. Gà và chim ăn hạt không nhai, do vậy trong diều có nhiều dịch tiêu hóa dễ biến đổi thức ăn trước khi xuống ruột non. V. Ở động vật ăn thực vật, các loài thuộc lớp chim có dạ dày khỏe hơn cả. Số phát biểu có nội dung đúng là A. 1
B. 3
C. 2
Câu 23: Vì sao dưới bóng cây mát hơn mái che bằng vật liệu xây dựng? A. Mái che ít bóng mát hơn. B. Cây tạo bóng mát. C. Cây có khả năng hấp thụ nhiệt. D. Lá cây thoát hơi nước làm hạ nhiệt độ môi trường xung quang. Câu 24: Vai trò chủ yếu của kali đối với cây: A. Thành phần của protein. B. Thành phần của diệp lục. C. Hoạt hóa enzim, cân bằng nước và ion, mở khí khổng. D. Mở khí khổng.
D. 4
Câu 25: Khi đề cập đến mối liên quan giữa nước với quá trình hô hấp. Trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng? I. Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước của cơ thể, cơ quan hô hấp. II. Nước là dung môi, là môi trường để các phản ứng hóa học xảy ra nên là nhân tố liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp. III. Trong cơ quan hô hấp, nước càng ít làm nhiệt độ cao, thúc đẩy cường độ hô hấp càng mạnh. IV. Sản phẩm của quá trình hô hấp có tạo ra nước. A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
Câu 26: Khi nói về sự phân bố cá thể trong không gian của quần thể, có bao nhiêu kết luận đúng trong số những kết luận sau: (1) Phân bố theo nhóm xảy ra khi môi trường sống đồng nhất và các cá thể cạnh tranh gay gắt. (2) Trong tự nhiên, hầu hết các quần thể đều có kiểu phân bố cá thể theo nhóm. (3) Phân bố đồng đều là kiểu phân bố có vai trò làm giảm cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. (4) Phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa giúp sinh vật tận dụng nguồn sống tiềm tàng trong môi trường. (5) Phân bố đồng đều xảy ra khi môi trường đồng nhất và các cá thể không có tính lãnh thổ. A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
Câu 27: Cho các hoạt động của con người: (1) Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp. (2) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên không tái sinh. (3) Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá. (4) Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí. (5) Bảo vệ các loài thiên địch. (6) Tăng cường sử dụng các chất hoá học để tiêu diệt các loài sâu hại. Có bao nhiêu hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái? A. 4
B. 5
C. 2
D. 3
Câu 28: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây được quy định bởi 4 cặp gen không alen phân li độc lập và tương tác theo kiểu cộng gộp. Mỗi alen trội trong kiểu gen làm cho cây cao thêm 5 cm. Cây thấp nhất có chiều cao là 80 cm. Cho giao phấn cây thấp nhất với cây cao nhất để thu F1, cho F1 tự thụ phấn thu được F2. Theo lý thuyết, nếu lấy ngẫu nhiên một cây F2 có chiều cao 95 cm thì xác suất cây này mang một cặp gen dị hợp là A. 7/32.
B. 5/32.
C. 3/7.
D. 15/32.
Câu 29: Đem lai phân tích F1 (Aa, Bb , Dd) x (aa, bb, dd). Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng trội lặn hoàn toàn. Nếu Fa xuất hiện 4 loại kiểu hình trong đó có 2 loại kiểu hình giống bố mẹ chiếm tỉ lệ bằng nhau và bằng 45% thì trong các kết luận nào sau đây: (1) Mỗi loại kiểu hình còn lại chiếm 55%. (2) Ba cặp gen cùng nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng và xảy ra hoán vị gen với tần số 10% . (3) F1 tạo 4 kiểu giao tử có tỉ lệ 45%, 45% , 5% , 5% . (4) Ba cặp gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng, các gen trội liên kết với nhau và có xảy ra trao đổi chéo ở 1 cặp với tần số hoán vị gen bằng 10% . Có bao nhiêu kết luận đúng? A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
Câu 30: Điểm bão hòa quang hợp là giá trị mà tại đó: A. cường độ quang hợp cân bằng với cường độ hô hấp. B. quá trình quang hợp không thể xảy ra được. C. quá trình quang hợp đạt cường độ cực đại và không tăng lên được nữa. D. quá trình quang hợp cân bằng với quá trình trao đổi nước và muối khoáng. Câu 31: Có 8 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 112 mạch pôlinuclêôtit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là A. 6
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 32: Trong mề gà (dạ dày cơ của gà) thường có những hạt sỏi nhỏ. Chức năng của các viên sỏi này là? A. Giảm hiệu quả tiêu hóa hóa học
B. Tăng hiệu quả tiêu hóa hóa học
C. Tăng hiệu quả tiêu hóa cơ học
D. Cung cấp một số nguyên tố vi lượng cho gà
Câu 33: Ba tế bào sinh giao tử có kiểu gen Ab//aB Dd thực hiện quá trình giảm phân tạo giao tử. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, trong các tỉ lệ giao tử dưới đây, có tối đa bao nhiêu tỉ lệ giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của ba tế bào trên? (1) 2:2:2:2:1:1:1: 1.
(2) 1: 1: 1: 1.
(3) 3: 3: 2: 2: 1: 1.
(4) 1: 1: 2: 2.
(5) 1: 1 : 1.
(6) 2: 1.
A. 6
B. 3
C. 5
D. 4
Câu 34: Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do gen A quy định có 3 alen là A, a, a1 quy định theo thứ tự trội lặn là A>a>a1. Trong đó A quy định hoa đỏ, a quy định hoa vàng, a1 quy định hoa trắng. Nếu cây tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ
tinh bình thường thì theo lí thuyết, phép lai ♂Aaa1a1 x ♀Aaaa1 cho loại cây có hoa vàng ở đời con chiếm tỉ lệ: A. 1/9
B. 1/6
C. 1/4
D. 2/9
Câu 35: Đặc điểm nào dưới đây không có ở thú ăn thịt? A. Thức ăn qua ruột non trải qua tiêu hoá cơ học, hoá học và được hấp thụ B. Manh tràng phát triển C. Ruột ngắn hơn thú ăn thực vật D. Dạ dày đơn Câu 36: Cho các phát biểu có nội dung sau: (1) Khi ADN tiến hành quá trình nhân đôi, trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen. (2) Gen ở tế bào chất bị đột biến thành gen lặn thì kiểu hình đột biến vẫn được biểu hiện. (3) Cơ thể mang đột biến gen trội ở trạng thái dị hợp không được gọi là thể đột biến. (4) Đột biến gen làm biến đổi cấu trúc của gen luôn dẫn tới làm thay đổi cấu trúc và chức năng của prôtêin. (5) Đột biến giao tử và đột biến tiền phôi, gen đột biến có thể được biểu hiện ngay ra thành kiểu hình ở cơ thể phát sinh đột biến. Có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 37: Cho các sự kiện sau: (1) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc bán bảo tồn. (2) Cần sự xúc tác của enzim. (3) Trên một phễu tái bản thì một mạch được tổng hợp liên tục, còn một mạch được tổng hợp gián đoạn. (4) Sự nhân đôi của phân tử ADN xảy ra đồng thời với sự phân bào. (5) Tốc độ nhân đôi ADN của nhân sơ thường chậm hơn nhân thực. Có bao nhiêu phát biểu đúng nếu đề cập đến sự nhân đôi của sinh vật nhân sơ? A. 5
B. 4
C. 2
D. 3
Câu 38: Đột biến được ứng dụng để loại khỏi NST những gen không mong muốn : A. Đột biến đảo đoạn NST.
B. Đột biến mất đoạn NST.
C. Đột biến chuyển đoạn NST.
D. Đột biến lặp đoạn NST.
Câu 39: Ở muỗi sốt xuất huyết Aedes aegypti, bọ gậy bình thường có màu trắng đục. Tính trạng màu sắc thân bọ gậy do một gen trên nhiễm sắc thể thường quy định. Một đột biến lặn ở gen này làm cho thân bọ gậy có màu đen. Trong phòng thí nghiệm người ta cho giao phối ngẫu nhiên 100 cặp muỗi bố mẹ, thu được 10.000 trứng và cho nở thành 10000 con bọ gậy,
trong số đó có 100 các bọ gậy thân đen. Do muốn loại bỏ đột biến này ra khỏi quần thể, người ta đã loại bỏ đi tất cả các bọ gậy thân đen. Giả sử rằng không có đột biến mới xảy ra. Tần số alen của quần thể muỗi khi loại bỏ bọ gậy thân đen là: A. p = 0,91 và q = 0,09
B. p = 0,90 và q = 0,10.
C. p = 0,81 và q = 0,19.
D. p = 0,80 và q = 0,20.
Câu 40: Tay - xách là một bệnh di truyền đơn gen ở người do gen lặn gây ra, người có kiểu gen đồng hợp tử về alen gây bệnh thường chết trước tuổi trưởng thành. Cho sơ đồ phả hệ sau đây:
Xác suất mỗi người con do cặp vợ, chồng người phụ nữ ở thế hệ III sinh ra mắc bệnh Tayxách là bao nhiêu? Biết rằng bố đẻ của người vợ đến từ một quần thể không có alen gây bệnh; không có đột biến. A.
1 18
B.
1 6
C.
1 4
D.
1 12
Đáp án 1-C
2-B
3-B
4-B
5-A
6-C
7-A
8-B
9-D
10-B
11-A
12-D
13-D
14-C
15-B
16-C
17-A
18-B
19-D
20-D
21-C
22-B
23-D
24-C
25-C
26-A
27-A
28-C
29-C
30-C
31-B
32-C
33-A
34-C
35-B
36-B
37-B
38-B
39-A
40-A
ĐỀ SỐ 18 Câu 1: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn với alen b quy định hoa trắng. hai cặp gen này nằm trên 2 nhiễm sắc thể tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn thu được F1. Biết không xảy ra đột biến. Tính theo lí thuyết, trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng? (1) Các cây có kiểu gen đồng hợp thu được ở F1 chiếm tỉ lệ
3 . 16
(2) Chọn ngẫu nhiên một cây thân cao, hoa đỏ ở thế hệ F1 cho tự thụ phấn. Xác suất thu được cây thân cao, hoa đỏ ở thế hệ F2 là
25 . 36
(3) Chọn ngẫu nhiên 2 cây thân cao, hoa đỏ ở thế hệ F1 cho giao phấn với nhau. Xác suất thu được cây thân thấp hoa trắng ở thế hệ F2 là
1 . 81
(4) Chọn ngẫu nhiên một cây thân cao, hoa trắng và một cây thân thấp, hoa đỏ ở thế hệ F1 cho giao phấn với nhau. Xác suất thu được cây thân cao, hoa đỏ ở thế hệ F2 là A. 4
B. 3
C. 1
Câu 2: Quá trình giảm phân của một tế bào sinh tinh có kiểu gen
1 . 9
D. 2 AB D d X X không xảy ra đột ab
biến nhưng xảy ra hoán vị gen giữa alen A và alen a. Theo lí thuyết, các loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là: A. ABXD, AbXd, aBXD, abXd hoặc ABXd, AbXD, aBXd, abXD. B. ABXD, AbXD, aBXd, abXd hoặc ABXd, AbXd, aBXD, abXD. C. ABXD, AbXd, aBXD, abXd hoặc ABXd, AbXd, aBXD, abXD. D. ABXD, AbXD, aBXd, abXd hoặc ABXd, AbXD, aBXd, abXD. Câu 3: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, alen B quy định quả chín sớm trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chín muộn. Các gen đều nằm trên nhiễm sắc thể thường và sự biểu hiện kiểu hình không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Tiến hành cho hai cây giao phấn với nhau (P). Ở thế hệ F1 gồm 4 kiểu hình và các cây hoa đỏ, quả chín sớm chiếm tỉ lệ 45%. Biết không xảy ra đột biến. Tính theo lí thuyết, nếu không xét đến vai trò bố mẹ thì số phép lai tối đa phù hợp với kết quả trên là A. 9
B. 7
C. 3
D. 5
Câu 4: Ở các con ong mật, xét tính trạng hình dạng cánh, alen A qui định cánh nguyên trội hoàn toàn so với alen a qui định cánh xẻ. Xét tính trạng kích thước cánh, alen B qui định cánh rộng trội hoàn toàn so với alen b cánh hẹp. Hai cặp gen này cùng nằm trên một NST thường và liên kết hoàn toàn với nhau. Cho ong cái cánh nguyên, rộng giao phối với ong đực cánh xẻ, hẹp thu được 100% cánh nguyên, rộng. Nếu cho ong cái F1giao phối với ong đực cánh nguyên, rộng. Xét các kiểu gen sau: Ab . Ab AB ( 5) . ab
aB . ab AB ( 6) . AB
(1)
( 2)
AB . Ab Ab (7) . aB
Ab . ab ab (8) . ab
( 3)
( 4)
Số kiểu gen có thể có ở đời F2 là: A. 5
B. 4
C. 2
D. 7
Câu 5: Một cơ thể của một loài thực vật tự thụ phấn nghiêm ngặt có kiểu gen Aa
BD . Cơ thể bd
này giảm phân hình thành giao tử, vào kì giữa giảm phân I tất cả các tế bào sinh dục đều có cùng một kiểu sắp xếp nhiễm sắc thể, các giao tử tạo ra đều tham gia thụ tinh bình thường, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, đời con có thể có những kiểu gen nào sau đây? A. AA
BD BD BD BD BD BD ; Aa ;aa ; Aa ;aa hoặc AA BD bd bd bd bd BD
B. AA
BD BD bd bd BD BD ; Aa ;aa ;aa hoặc AA ; Aa . BD bd bd bd bd BD
C. AA
bd BD BD BD BD bd ; Aa ;aa ; Aa ;aa hoặc AA . bd bd bd bd bd bd
D. AA
Bd BD Bd bD BD bD ; Aa ;aa ; Aa ;aa hoặc AA . BD bd bd bd bd BD
Câu 6: Theo Menden, nội dung của quy luật phân li là : A. Mỗi nhân tố di truyền của cặp phân li về giao tử với xác suất như nhau, nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền (alen) của bố hoặc mẹ. B. F2 có tỉ lệ phân li kiểu gen với tỉ lệ 3 trội : 1 lặn. C. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 3 trội : 1 lặn. D. Ở thể dị hợp, tính trạng trội át chế hoàn toàn tính trạng lặn Câu 7: Cho các nhân tố sau : (1) Chọn lọc tự nhiên.
(2) Giao phối ngẫu nhiên.
(3) Giao phối không ngẫu nhiên.
(4) Các yếu tố ngẫu nhiên.
(5) Đột biến.
(6) Di gen
Có bao nhiêu nhân tố nói trên có thể làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể ? A. 3
B. 4
C. 2
D. 5
Câu 8: Sự linh hoạt trong các hoạt động chức năng của ADN được đảm bảo bởi A. Sự đóng và tháo xoắn của sợi NST. B. Cấu trúc không gian xoắn kép của ADN. C. Tính bền vững của các liên kết phôphođieste. D. Tính yếu của các liên kết hiđrô. A 1 = , bị đột biến thành alen có 4801 liên G 2
Câu 9: Một gen có 4800 liên kết hidro và có tỉ lệ
kết hidro và có khối lượng 108 × 104 đvC. Số nucleotide mỗi loại của gen sau đột biến là A. A = T = 598 G = X = 1202.
B. A = T = 600 G = X = 1202.
C. A = T = 601 G = X = 1199.
D. A = T = 599 G = X = 1201.
Câu 10: Ở ngô, màu sắc hạt do một cặp gen Aa quy định và trội hoàn toàn. Chiều cao của cây chịu sự chi phối của hai cặp gen Bb và Dd, cho cây F1 tự thụ phấn, F2 có tỷ lệ kiểu hình: 6 cây cao – hạt đỏ 6 cây thấp – hạt đỏ 3 cây cao – hạt trắng 1 cây thấp – hạt trắng Kiểu gen của cây F1 như thế nào? A. Aa
BD bd
B. Aa
Bd bD
C. Bb
Ad aD
D. AaBbDd
Câu 11: Tính trạng lông vằn và không vằn ở một nòi gà do một cặp alen A, a quy định, F1 đồng loạt một kiểu hình, F2 có 19 gà trống lông vằn : 11 gà mái lông vằn : 9 gà mái lông không vằn. Cho các phát biểu sau: (1) Tính trạng lông vằn trội so với lông không vằn. (2) Bố mẹ có vai trò ngang nhau trong việc truyền tính trạng cho con. (3) Cặp NST giới tính của gà mái là XX, gà trống là XY. (4) Cho các cá thể F2 lai ngẫu nhiên với nhau, thu được F3 có tỷ lệ phân li kiểu hình: 13 lông vằn : 3 lông không vằn. Số kết luận đúng là A. 3
B. 1
C. 2
Câu 12: Kiểu cấu tạo giống nhau của các cơ quan tương đồng phản ánh A. nguồn gốc chung của chúng trong quá trình phát triển phôi. B. sự tiến hóa theo hướng tiêu giảm về cấu tạo và chức năng.
D. 4
C. sự phát triển cá thể là sự rút gọn sự phát triển của loài. D. sự tiến hóa đồng quy trong quá trình phát triển của cá thể. Câu 13: Loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52 gồm 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Loài bông châu Âu có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn. Loài bông hoang dại ở Mĩ có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST bé. Loài bông trồng ở Mĩ được hình thành bằng con đường: A. lai xa và đa bội hóa. B. cách li tập tính.
C. cách li sinh thái.
D. cách li địa lí.
Câu 14: Để xác định tuổi của hoá thạch có tuổi khoảng 50 000 năm thì người ta sử dụng phương pháp phân tích nào sau đây? A. Xác định đồng vị phóng xạ của nitơ 14 có trong mẫu hoá thạch. B. Xác định đồng vị phóng xạ của photpho 32 có trong mẫu hoá thạch. C. Xác định đồng vị phóng xạ cácbon 14 có trong mẫu hoá thạch. D. Xác định đồng vị phóng xạ urani 238 có trong mẫu hoá thạch. Câu 15: Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. B. Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường. C. Phân bố đồng đều có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. D. Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. Câu 16: Loại diễn thế xảy ra trên môi trường không có quần xã hay có số sinh vật không đáng kể được gọi là: A. Diễn thế thứ sinh.
B. Diễn thế nguyên sinh.
C. Diễn thế hỗn hợp.
D. Biến đổi nguyên thủy.
Câu 17: Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai
AB AB DdEe x DdEe liên ab ab
kết hoàn toàn sẽ cho kiểu gen mang 4 alen trội và 4 alen lặn ở đời con chiếm tỉ lệ A. 3/16.
B. 9/16.
C. 7/32.
D. 9/64.
Câu 18: Định luật Hacđi-Vanbec không có ý nghĩa là A. từ tỷ lệ kiểu hình có thể tính được tỷ lệ kiểu gen và tần số các alen. B. giải thích vì sao trong thiên nhiên có những quần thể tồn tại qua thời gian dài. C. phản ánh khả năng tồn tại và phát triển của quần thể. D. trạng thái cân bằng di truyền trong quần thể quần thể.
Câu 19: Trường hợp nào sau đây làm tăng kích thước của quần thể sinh vật? A. Mức độ sinh sản giảm, mức độ tử vong tăng. B. Các cá thể trong quần thể không sinh sản và mức độ tử vong tăng. C. Mức độ sinh sản và mức độ tử vong bằng nhau. D. Mức độ sinh sản tăng, mức độ tử vong giảm. Câu 20: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật? (1) Mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi là động lực thúc đẩy quần thể con mồi tiến hóa nhưng không thúc đẩy sự tiến hóa của quần thể vật ăn thịt. (2) Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn giống nhau và cùng chung sống trong một sinh cảnh sẽ xảy ra sự cạnh tranh khác loài. (3) Ở mối quan hệ vật kí sinh - vật chủ, vật kí sinh thường phụ thuộc nguồn dinh dưỡng từ vật chủ. (4) Quan hệ cạnh tranh khác loài là một trong những động lực thúc đẩy quá trình tiến hóa. A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
Câu 21: Trong các phát biểu sau: 1. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hơn 2. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa 3. Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào 4. Điều hòa phân phối máu đến các cơ quan nhanh 5. Đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất cao Có bao nhiêu phát biển đúng về ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở? A. 1
B. 5
C. 3
D. 4
Câu 22: Thành phần chủ yếu của dịch mạch rây là A. Các ion khoáng
B. Nước và khoáng
C. Các chất hữu cơ.
D. Các chất vô cơ.
Câu 23: Quá trình hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí (lên men) đều tạo năng lượng nhưng: A. khác nhau ở sản phẩm cuối cùng và giá trị năng lượng thu được. B. chỉ hô hấp kị khí mới diễn ra trong ty thể. C. khác nhau ở giai đoạn đường phân. D. chỉ hô hấp kị khí mới giải phóng CO2 và ATP. Câu 24: Một cơ thể mang cặp NST giới tính XY, trong quá trình giảm phân hình thành tinh trùng khi nghiên cứu trên cặp NST giới tính người ta đã phát hiện thấy một số ít tế bào rối loạn phân li NST ở lần giảm phân I, nhóm tế bào khác rối loạn phân li NST ở lần giảm phân II. Cơ thể trên có thể cho ra những loại tinh trùng nào cho dưới đây?
A. X, Y, O XY.
B. X, Y, XX, YY,O.
C. X, Y, XX, YY, XY, O.
D. X, Y, YY, O.
Câu 25: Một loài động vật có 5 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd, Ee, Hh. Trong các cơ thể có bộ nhiễm sắc thể sau đây, có bao nhiêu thể một? I. ABbDdEeHh.
II. AaaBbDdEeHh.
IV. AaBbDdEeHh.
V. AaBbDdEeHhh. VI. AaBbDdEeh.
A. 2
B. 3
III. AaBbDEeHh.
C. 4
D. 1
Câu 26: Điều nào không đúng với cấu trúc của gen? A. Vùng khởi đầu nằm ở đầu gen mang tín hiệu khởi đầu và kiểm soát quá trình dịch mã. B. Vùng mã hóa ở giữa gen mang thông tin mã hóa axit amin. C. vùng khởi đầu nằm ở đầu gen mang tín hiệu khởi đầu và kiểm soát quá trình phiên mã. D. vùng kết thúc nằm ở cuối gen mang tín hiệu kết thúc phiên mã. Câu 27: Khi nói về sự phân tầng trong quần xã, xét các kết luận sau: (1) vùng có khí hậu nhiệt đới, tất cả các quần xã đều có cấu trúc phân tầng và số lượng tầng giống nhau (2) Sự phân tầng làm giảm sự cạnh tranh và tăng khả năng khai thác nguồn sống của môi trường (3) Ở tất cả các khu hệ sinh học, các quần xã đều có cấu trúc phân tầng và sự phân tầng tương tự nhau (4) Sự phân tầng gắn liền với sự thu hẹp ổ sinh thái của các loài trong quần xã Có bao nhiêu kết luận đúng A. 1
B. 4
C. 2
D. 3
Câu 28: Hiện nay người ta thường sử dụng biện pháp nào để bảo quản nông sản, thực phẩm? I. Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao, gây ức chế hô hấp. II. Bảo quản bằng cách ngâm đối tượng vào dung dịch hóa chất thích hợp. III. Bảo quản khô. IV. Bảo quản lạnh. V. Bảo quản trong điều kiện nồng độ O2 cao. Số phương án đúng là A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
Câu 29: Có bao nhiêu phát biểu có nội dung không đúng trong số những phát biểu dưới đây: I. Ở chim ăn hạt và gia cầm, sự biến đổi cơ học của thức ăn không có ý nghĩa gì về tiêu hóa. II. Tại dạ dày của chim ăn hạt và gia cầm vẫn xảy ra sự biến đổi hóa học thức ăn. III. Quá trình tiêu hóa xảy ra ở dạ dày (mề) quan trọng hơn so với ruột non.
IV. Dạ dày cơ biến đổi cơ học, còn dạ dày tuyến có vai trò biến đổi hóa học về thức ăn của chim ăn hạt và gia cầm. A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
Câu 30: Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái? A. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ vi sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất rồi trở lại môi trường. B. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm. C. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải,... chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn. D. Năng lượng được truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng trở lại. Câu 31: Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định, alen trội là trội hoàn toàn.
Biết rằng không xảy ra đột biến. Xác suất người con đầu lòng của cặp vợ chồng III. 15 và III. 16 sinh con không mang gen gây bệnh là: A. 31/36
B. 7/18
C. 7/15
D. 1/3
Câu 32: Cho các phát biểu sau về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể: (1) Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thể. (2) Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể. (3) Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể. (4) Cạnh tranh cùng loài không xảy ra do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể.
(5) Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu, còn non có thể bị đào thải khỏi quần thể. Những phát biểu nào trên đây là đúng? A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
Câu 33: Quan sát hình ảnh sau đây:
Có bao nhiêu nhận xét về hình ảnh trên là đúng? (1) Cấu trúc (1) có chứa 8 phân tử histon và được gọi là nuclêôxôm. (2) Chuỗi các cấu trúc (1) nối tiếp với nhau được gọi là sợi nhiễm sắc với đường kính 11 nm. (3) Cấu trúc (2) được gọi là sợi siêu xoắn (vùng xếp cuộn) với đường kính 300 nm (4) Cấu trúc (3) là mức cuộn xoắn cao nhất của nhiễm sắc thể và có đường kinh 700 nm. (5) Cấu trúc (4) chỉ xuất hiện trong nhân tế bào sinh vật nhân thực vào kỳ giữa của quá trình nguyên phân. (6) Khi ở dạng cấu trúc 4, mỗi nhiễm sắc thể chứa một phân tử ADN mạch thẳng kép. A. 3
B. 4
C. 2
D. 1
Câu 34: Ở một loài động vật, gen A nằm trên NST thường quy định chân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định chân thấp. Thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có 300 con đực mang kiểu gen AA, 100 con cái mang kiểu gen Aa, 150 con cái mang kiểu gen aa. Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền, lấy ngẫu nhiên 2 cá thể chân cao, xác suất thu được 1 cá thể thuần chủng là: A. 24/121
B. 216/625
C. 12/49
D. 24/49
Câu 35: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; alen D quy định quả đỏ trội hoàn toàn với alen d quy định quả vàng; alen E quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen e quy định quả dài. Tính theo lí thuyết, phép lai P:
Ab DE Ab DE aB de aB de
trong trường hợp giảm phân bình thường, quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen giữa các alen B và b với tần số 20%, giữa các alen E và e có tần số 40%, cho F1 có kiểu hình thân cao, hoa tím, quả vàng, tròn chiếm tỉ lệ A. 4,5%.
B. 8,16%.
C. 30,09%.
D. 10,455%.
Câu 36: Chức năng của hoạt động tiêu hóa trong cơ thể là gì? A. Chuyển hóa năng lượng ATP B. Thải các chất bã ra khỏi tế bào. C. Vận chuyển chất dinh dưỡng đến các tế bào. D. Biến đổi thức ăn thành các sản phẩm đơn giản. Câu 37: Ống tiêu hóa của động vật ăn thực vật dài hơn của động vật ăn thịt vì thưc ăn của chúng A. đầy đủ chất dinh dưỡng hơn
B. nghèo dinh dưỡng
C. dễ tiêu hóa hơn
D. dễ hấp thụ
Câu 38: Tế bào ban đầu có 3 cặp nhiễm sắc thể tương đồng kí hiệu là AaBbDd tham gia nguyên phân. Giả sử một NST của cặp Aa và một NST của cặp Bb không phân ly trong nguyên phân. Có thể gặp các tế bào con có thành phần nhiễm sắc thể là: A. AAaaBBDd và AaBBbDd hoặc AAaBDd và aBBbDd. B. AAaBBbDd và abDd hoặc AAabDd và aBBbDd. C. AaBbDd và AAaBbbdd hoặc AAaBBDd và abbDd. D. AaBBbDd và abDd hoặc AAabDd và AaBbbDd. Câu 39: Cho các phương pháp sau: (1) Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ đối với cây giao phấn. (2) Dung hợp tế bào trần khác loài. (3) Lai giữa các dòng thuần khác nhau tạo ra F1. (4) Nuôi cấy hạt phấn rồi lưỡng bội hoá các dòng đơn bội. (5) Lai xa và đa bội hóa. Số phương pháp dùng để tạo ra thể song nhị bội là: A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
Câu 40: Vai trò chủ yếu của photpho đối với cây : A. Mở khí khổng.
B. Hoạt hóa enzim
C. Cân bằng nước.
D. Thành phần của axitnucleic, ATP, photpholipit.
ฤ รกp รกn 1-A
2-C
3-C
4-C
5-B
6-A
7-B
8-D
9-D
10-C
11-C
12-A
13-A
14-C
15-D
16-B
17-C
18-C
19-D
20-A
21-D
22-C
23-A
24-C
25-B
26-A
27-C
28-A
29-D
30-C
31-C
32-D
33-D
34-D
35-B
36-D
37-B
38-B
39-D
40-D
ĐỀ SỐ 19 Câu 1: Ở một loài thực vật, trong kiểu gen : có mặt hai gen trội (A,B) qui định kiểu hình hoa đỏ; chỉ có một gen trội A hoặc B qui định kiểu hình hoa hồng; không chứa gen trội nào qui định kiểu hình hoa trắng. Alen D qui định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen d qui định quả chua. Các gen năm trên nhiễm sắc thể thường. Cho F1 dị hợp 3 cặp gen tự thụ phấn ; F2 thu được tỉ lệ kiểu hình như sau: 37,5% đỏ ngọt: 31,25%hồng, ngọt: 18,75% đỏ,chua: 6,25% hồng,chua: 6,25% trắng,ngọt. Các nhận định đối với phép lai trên là (1) Ba cặp gen qui định hai cặp tính trạng trên nằm trên 3 cặp NST thường,phân li độc lập (2) Một trong các cặp gen qui định màu hoa liên kết hoàn toàn với cặp gen qui định vị quả (3) Một trong các cặp gen qui định màu hoa liên kết không hoàn toàn với cặp gen qui định vị quả, xảy ra hoán vị gen với tần số 20% (4) Kiểu gen của F1
Ad Bd Bb hoặc Aa, f = 0, 2 . aD bD
(5) Kiểu gen của F1
AD BD Bb hoặc Aa, f = 0, 2 . ad bd
(6) Kiểu gen của F1
Ad Bd Bb hoặc Aa . aD bD
Số nhận định đúng là A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
Câu 2: Cho con đực thân đen, mắt trắng thuần chủng lai với con cái thân xám, mắt đỏ thuần chủng được F1 đồng loạt thân xám, mắt đỏ. Cho F1 giao phối với nhau, đời F2 có 50% con cái thân xám, mắt đỏ : 20% con đực thân xám, mắt đỏ : 20% con đực thân đen, mắt trắng : 5% con đực thân xám, mắt trắng : 5% con đực thân đen, mắt đỏ. Cho biết mỗi tính trạng do 1 gen quy định. Phép lai này chịu sự chi phối của mấy quy luật di truyền trong số các quy luật dưới đây: (1) Di truyền trội lặn hoàn toàn (2) Gen nằm trên NST X, di truyền chéo. (3) Hoán vị gen. (4) Phân li độc lập. A. 4
B. 2
C. 3
D. 1
Câu 3: Xét 5 gen cùng nằm trên một cặp NST thường và liên kết không hoàn toàn, mỗi gen đều có 2 alen. Số loại kiểu gen và giao tử nhiều nhất có thể được sinh ra từ các gen trên đối với loài là: A. 528 kiểu gen và 32 loại giao tử.
B. 63360 kiểu gen và 3840 loại giao tử.
C. 110 kiểu gen và 32 loại giao tử. Câu 4: Thực hiện một phép lai P ở ruồi giấm: ♀
D. 528 kiểu gen và 18 loại giao tử. AB AB Dd x ♂ Dd thu được F1, trong đó ab ab
kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng chiếm tỉ lệ 4%. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng Có bao nhiêu dự đoán sau đây là đúng với kết quả ở F1? (1) Có 30 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình. (2) Số loại kiểu gen đồng hợp là 8. (3) Kiểu gen dị hợp về 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 16%. (4) Tỉ lệ kiểu hình có 2 trong 3 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 30%. Số dự đoán có nội dung đúng là: A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
Câu 5: Cho các nội dung sau: (1) Kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau, trong đó con lai thường mang tính trạng của mẹ thì tính trạng này di truyền theo dòng mẹ. (2) Hiện tượng một kiểu gen có thể thay đổi trước các điều kiện môi trường khác nhau gọi là thường biến. (3) Các tính trạng khối lượng, thể tích sữa chịu ảnh hưởng nhiểu bởi môi trường. (4) Thường biến thường có lợi cho sinh vật. Có bao nhiêu nội dung đúng? A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
Câu 6: Nhận xét nào sau đây không đúng về mức phản ứng? A. Năng suất vật nuôi, cây trồng phụ thuộc chủ yếu vào mức phản ứng ít phụ thuộc vào môi trường. B. Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau. C. Tính trạng số lượng thường có mức phản ứng rộng, tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng hẹp. D. Mức phản ứng của một tính trạng do kiểu gen quy định. Câu 7: Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, có mấy phát biểu đúng về chọn lọc tự nhiên (CLTN) (1) CLTN quy định chiều hướng tiến hóa. (2) CLTN không loại bỏ hoàn toàn các gen lặn. (3) CLTN tạo ra các kiểu gen thích nghi trong quần thể. (4) Alen trội có hại bị CLTN loại bỏ nhanh ra khỏi quần thể.
(5) CLTN tác động trực tiếp lên từng alen. Số phát biểu đúng: A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
Câu 8: Trong quá trình tổng hợp ARN không xảy ra hiện tượng nào sau đây? A. X trên mạch gốc liên kết với G của môi trường. B. G mạch gốc liên kết với X của môi trường nội bào. C. A trên mạch gốc liên kết với T của môi trường. D. T trên mạch gốc liên kết với A của môi trường. Câu 9: Thành phần nào của nucleotit bị tách ra khỏi chuỗi polynucleotit mà không làm đứt mạch polynuleotit của gen? A. đường deoxyribozơ và bazo nitơ.
B. gốc phôtphat.
C. bazơ nitơ.
D. đường đêoxyribozơ.
Câu 10: Ở một loài thực vật, quy ước: A-B- cho kiểu hình thân cao; A-bb, aaB-, aabb cho kiểu hình thấp. Alen D quy định hoa đỏ, alen d quy định hoa vàng. Trong một phép lai (P) người ta thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình là: 3 cao, vàng : 6 cao, đỏ : 6 thấp, đỏ : 1 thấp, vàng. Không có trao đổi chéo xảy ra trong quá trình giảm phân. Trong các phép lai sau đây:
(1)
Ad Ad Bb Bb aD aD
( 4 ) Aa
Bd Bd Aa bD bD
(2)
AD AD Bb Bb ad ad
( 5) Aa
Bd Bd Aa bD bd
( 3)
Ab Ab Dd Dd aB aB
( 6)
Ad Ad Bb bb aD aD
Có bao nhiêu phép lai phù hợp với kiểu gen của P? A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 11: Ở một quần thể sinh vật ngẫu phối, xét 3 lôcut trên NST thường, lôcut I có 2 alen, locut II có 3 alen, locut III có 4 alen. Nếu tất cả các lôcut đều liên kết với nhau và trật tự sắp xếp các gen trên 1 NST có thể thay đổi. Số loại giao tử tối đa khác nhau có thể có trong quần thể, là bao nhiêu A. 144.
B. 24.
C. 276.
D. 300.
Câu 12: Quá trình giao phối ngẫu nhiên không được xem là nhân tố tiến hóa vì A. tạo ra những tổ hợp gen thích nghi. B. tạo ra trạng thái cân bằng di truyền của quần thể. C. tạo ra vô số dạng biến dị tổ hợp. D. làm thay đổi tần số các alen trong quần thể. Câu 13: Trong khí quyển nguyên thuỷ chưa có hoặc rất ít khí A. ôxi (O2).
B. amôniac ( NH3) .
C. hơi nước (H2O).
D. các bônic (CO2).
Câu 14: Các nhân tố tiến hoá không làm phong phú vốn gen của quần thể là A. Đột biến, di nhập gen. B. Giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên. C. Đột biến, biến động di truyền. D. Di nhập gen, chọn lọc tự nhiên. Câu 15: Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, sự tăng trưởng kích thước của quần thể theo đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S, ở giai đoạn ban đầu, số lượng cá thể tăng chậm. Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng chậm số lượng cá thể là do A. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể diễn ra gay gắt. B. nguồn sống của môi trường cạn kiệt. C. kích thước của quần thể còn nhỏ. D. số lượng cá thể của quần thể đang cân bằng với sức chịu đựng (sức chứa) của môi trường. Câu 16: Trong diễn thế sinh thái nói chung, quần xã đỉnh cực là sẽ có những đặc điểm như thế nào? A. Quần xã phát triển ổn định.
B. Quần xã suy thoái.
C. Quần xã tiên phong.
D. Quần xã trung gian.
Câu 17: Xét thí nghiệm sau ở hoa Liên hình: Trong điều kiện 350C cho lai 2 cây hoa trắng với nhau thu được 50 hạt. Gieo các hạt này trong môi trường 200C thì mọc lên 25 cây hoa đỏ, 25 cây hoa trắng. Cho những cây này giao phấn tự do thu được 2000 hạt. Khi đem số hạt đó gieo trong điều kiện 200C thu được 875 cây hoa đỏ, 1125 cây hoa trắng. Có bao nhiêu trong số những kết luận sau có thể được rút ra từ thí nghiệm trên? 1. Tính trạng màu sắc hoa ở hoa Liên hình được di truyền theo quy luật phân li. 2. Sự thay đổi nhiệt độ đã dẫn tới sự phát sinh đột biến gen. 3. Sự biểu hiện kiểu hình của tính trạng màu sắc hoa ở hoa Liên hình chịu ảnh hưởng của nhiệt độ. 4. Tính trạng màu sắc hoa của hoa Liên hình là do hai cặp gen không alen tương tác theo kiểu bổ trợ. 5. Gen quy định tính trạng hoa đỏ là trội hoàn toàn so với gen quy định tính trạng hoa trắng. A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
Câu 18: Tại sao các quần thể phải có kích thước rất lớn thì tần số alen của quần thể mới ít bị biến đổi? A. Khi quần thể có kích thước lớn thì tác động các yếu tố ngẫu nhiên bị hạn chế. B. Khi quần thể có kích thước lớn thì tần số đột biến gen là không đáng kể. C. Khi quần thể có kích thước lớn thì tác động di nhập gen bị hạn chế. D. Khi quần thể có kích thước lớn thì tác động của CLTN bị hạn chế.
Câu 19: Những yếu tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng thường phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động là A. yếu tố vô sinh.
B. nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng.
C. các bệnh truyền nhiễm.
D. yếu tố hữu sinh.
Câu 20: Cho các hiện tượng sau, có bao nhiêu hiện tượng nói về mối quan hệ hợp tác giữa các loài sinh vật (1) Vi khuẩn nốt sần và rễ cây họ đậu. (2) Một loài cây mọc thành đám, rễ liền nhau. (3) Bọ chét, ve sống trên lưng trâu. (4) Dây tơ hồng sống trên cây thân gỗ (5) Động vật nguyên sinh sống trong ruột mối. (6) Cá ép sống bám trên các loài vật lớn. (7) Những con sói cùng nhau hạ một con bò rừng. A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
Câu 21: Trật tự đúng về cơ chế duy trì cân bằng nội môi là: A. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận điều khiển → bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích. B. Bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích. C. Bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích. D. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện → bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích. Câu 22: Hạt giống sau khi phát triển thành cây mầm, để cây tiếp tục sinh trưởng thì phải A. Tiếp tục tưới nước và bón phân.
B. Không bón phân.
C. Không cần tưới nước.
D. Cần tưới nước.
Câu 23: Enzim của VSV có khả năng phá vỡ liên kết ba của N2 là A. Proteaza.
B. Nitrogenaza.
C. Amilaza.
D. Có nhiều enzim.
Câu 24: Củ cà rốt, quả gấc, trái cà chua chứa nhiều sắc tố quang hợp loại nào làm chúng có màu đỏ? A. Diệp lục b.
B. Xantôphin .
C. Carôtênôit.
D. Phicobilin.
Câu 25: Trình tự nào sau đây phù hợp với trình tự nucleotit được phiên mã từ một gen có đoạn mạch bổ sung là AGX TTA GXA? A. TXG AAT XGT.
B. UXG AAU XGU.
C. AGX TTA GXA.
D. AGX UUA GXA.
Câu 26: Khi đề cập đến cơ chế hấp thụ các chất vào lông ruột. Có bao nhiêu phát biểu đúng trong số những phát biểu sau: I. Các ion hóa trị 1 được hấp thụ lâu hơn các ion hóa trị 2. II. Ở tá tràng nước không được hấp thụ. III. Ở ruột già, nước được hấp thụ bằng cơ chế tích cực. IV. Ở ruột non, nước hấp thu thụ động theo các chất hòa tan. A. 1
B. 4
C. 2
D. 3
Câu 27: Có bao nhiêu hiện tượng sau đây là biểu hiện của mối quan hệ cạnh tranh trong quần thể? (1) Bồ nông xếp thành hàng khi bắt cá. (2) Số lượng thân mềm tăng làm tăng khả năng lọc nước. (3) Khi thiếu thức ăn, cá mập mới nở ăn các trứng chưa nở. (4) Cỏ dại và lúa sống trong cùng một ruộng. (5) Khi trồng thông với mật độ cao, một số cây yếu hơn bị chết. A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
Câu 28: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về chuỗi thức ăn, lưới thức ăn và tháp sinh thái? (1) Trong một lưới thức ăn, động vật ăn động vật có thể được xếp vào nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau. (2) Trong một lưới thức ăn, mỗi loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau. (3) Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng thường chỉ có một loài sinh vật. (4) Trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài có thể thuộc nhiều mắt xích khác nhau. (5) Chuỗi và lưới thức ăn phản ánh mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã. (6) Quan sát một tháp sinh tháp có thể biết được mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần xã. (7) Lưới thức ăn gồm nhiều chuỗi thức ăn không có mắc xích chung. (8) Tháp sinh khối trong tự nhiên luôn luôn có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ. (9) Cơ sở để xác định chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật là vai trò của các loài trong quần xã. A. 6
B. 7
C. 5
D. 4
Câu 29: Khi xét về hô hấp hiếu khí và lên men, có các phát biểu sau: I. Hô hấp hiếu khí cần oxi, còn lên men không cần oxi. II. Trong hô hấp hiếu khí có chuỗi truyền điện tử còn lên men thì không. III. Sản phẩm cuối cùng của hô hấp hiếu khí là CO2, H2O còn của lên men là etanol, axit lactic. IV. Hiệu quả của hô hấp hiếu khí thấp hơn (tạo 2ATP) so với lên men (từ 36 – 38 ATP).
V. Hô hấp hiếu khí xảy ra ở tế bào chất còn lên men xảy ra ở ti thể. Số phương án đúng là A. 4
B. 1
C. 2
D. 3
Câu 30: Cho các đặc điểm sau: (1) Nhiệt độ cao khá ổn định (2) Nhiệt độ dao động mạnh theo mùa. (3) Lượng mưa cao, mưa tập trung vào mùa mưa. (4) Rụng lá vảo thời kì mùa khô. (5) Lượng mưa trung bình rải rác tương đối đều quanh năm. (6) Thời gian chiều sáng dài trong mùa hè. (7) Thời gian chiếu sáng ngày đêm dài như nhau. (8) Nhiều cây dây leo thân gỗ. Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới có đặc điểm: A. (1), (3),(7), (8)
B. (1), (3), (5), (8)
C. (1), (3), (6), (8)
D. (1), (6), (4), (7)
Câu 31: Một cá thể ở một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể là 2n=12. Khi quan sát quá trình giảm phân của 2000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 20 tế bào có cặp nhiễm sắc thể số không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường, các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, trong tổng số giao tử được tạo thành từ quá trình trên thì số giao tử có 5 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ: A. 0,5%
B. 2%
C. 0,25%
D. 1%
Câu 32: Cho sơ đổ phả hệ sau:
Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền một bệnh ở ngừoi do một trong hai alen của một gen quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cá các cá thể trong phả hệ. Trong những người thuộc phả hệ trên, số người chưa thể xác định chính xác kiểu gen là: A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
Câu 33: Một quần thể của một loài động vật, xét một locut gen có hai alen A và a. Ở thế hệ xuất phát (P): Giới đực có 860 cá thể, trong đó có 301 cá thể có kiểu gen AA; 129 cá thể có
kiểu gen aa. Các cá thể đực này giao phối ngẫu nhiên với các cá thể cái trong quần thể. Khi quần thể đạt tới trạng thái cân bằng thì thành phần kiểu gen trong quần thể là 0,49 AA:0,42Aa:0,09aa. Biết rằng tỉ lệ đực cái trong quần thể là 1:1. Nhận định nào sau đây đúng khi nói về quần thể trên ? A. Ở thế hệ (P) tấn số alen a ở giới cái chiếm tỉ lệ 20% B. Ở F1 số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn chiếm tỉ lệ 9%. C. Ở F1 số cá thể có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 46% D. Quần thể đạt tới trạng thái cân bằng ở thế hệ F1. Câu 34: Hình thức tiêu hóa ở ruột khoang là: A. Tiêu hóa trong ống tiêu hóa B. Tiêu hóa nội bào và ngoại bào trong túi tiêu hóa C. Tiêu hóa nội bào D. Tiêu hóa cơ học và hóa học trong túi tiêu hóa Câu 35: Cho phép lai P: ♂AaBbDdEe x ♀aaBbDDee, thu được F1. Tính theo lí thuyết, trong số các các thể tạo ra ở thế hệ F1 tỉ lệ cá thể mang biến dị tổ hợp là bao nhiêu? Biết rằng, các cặp gen qui định các tính trạng nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau, mỗi gen quy định một tính trạng. A. 1/3.
B. 3/8.
C. 1/2.
D. 5/8.
Câu 36: Chức năng của manh tràng ở ĐV ăn TV là: A. Tiêu hóa cơ thể thức ăn. B. Giúp tế bào được biến đổi tiếp tục trước khi vào ruột non. C. Chứa nhiều VSV sống cộng sinh tiếp tục tiêu hóa phần thức ăn chưa được tiêu hóa chuyển từ ruột non xuống. D. Là nơi sống của VSV phân giải Câu 37: Trong tế bào, ADN và protein có những mối quan hệ sau đây: (1) ADN kết hợp với protein theo tỉ lệ tương đương tạo thành sợi cơ bản. (2) Các sợi cơ bản lại kết hợp với protein theo tỉ lệ tương đương tạo thành sợi nhiễm sắc. (3) Gen (ADN) mang mã gốc quy định trình tự axit amin trong protein. (4) Protein enzim có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp ADN. (5) Protein ức chế đóng vai trò điều hòa hoạt động của gen cấu trúc. (6) Enzim tham gia quá trình tổng hợp đoạn mồi trong tái bản ADN. Số thông tin là quan hệ giữa ADN và protein trong cơ chế di truyền là A. 4
B. 2
C. 3
D. 5
Câu 38: Trong quá trình phát triển phôi sớm ở ruồi giấm đực có bộ nhiễm sắc thể được ký hiệu AaBbDdXY, ở lần phân bào thứ 6 người ta thấy ở một số tế bào cặp Dd không phân ly. Cho rằng phôi đó phát triển thành thể đột biến, thì ở thể đột biến đó A. có ba dòng tế bào gồm một dòng bình thường 2n và hai dòng đột biến 2n+2 và 2n-2. B. có hai dòng tế bào đột biến là 2n+1 và 2n-1. C. có ba dòng tế bào gồm một dòng bình thường 2n và hai dòng đột biến 2n+1 và 2n-1. D. có hai dòng tế bào đột biến là 2n+2 và 2n-2. Câu 39: Đột biến gen có đặc điểm: I. Thường ở trạng thái lặn. II. Xuất hiện vô hướng và có tần số thấp. III. Là nguồn nguyên liệu sơ cấp của tiến hóa. IV. Luôn di truyền được cho thế hệ sau. Số đặc điểm đúng là: A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
Câu 40: Có 1 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen
ABde ff tiến hành giảm phân bình abde
thường hình thành tinh trùng. Số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là A. 6
B. 2
C. 8
D. 4
Đáp án 1-C
2-C
3-B
4-C
5-D
6-A
7-D
8-C
9-C
10-B
11-A
12-B
13-A
14-B
15-C
16-A
17-A
18-A
19-D
20-C
21-A
22-A
23-B
24-C
25-D
26-D
27-C
28-D
29-D
30-A
31-A
32-B
33-A
34-B
35-D
36-C
37-A
38-A
39-B
40-D
ĐỀ SỐ 20 Câu 1: Trong một phép lai phân tích cây quả tròn, hoa vàng, thu được F1 gồm 42 cây quả tròn, hoa vàng : 108 cây quả tròn, hoa trắng : 258 cây quả dài, hoa vàng : 192 cây quả dài, hoa trắng. Biết tính trạng quả do 2 cặp gen Aa, Bb quy định; màu sắc hoa do cặp gen D, d quy định. Kiểu gen của cây quả tròn, hoa vàng đem lai phân tích là A. Aa
Bd bD
B.
Ab Dd aB
C. Aa
BD bd
D.
ABD abd
Câu 2: Ở phép lai ♂AaBbDdEe x ♀AabbddEe. Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, cặp NST mang cặp gen Aa ở 10% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường; Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, cặp NST mang cặp gen Ee ở 2% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Ở đời con, loại hợp tử đột biến chiếm tỉ lệ A. 2%.
B. 88,2%.
C. 0,2%.
D. 11,8%.
Câu 3: Trong những trường hợp dưới đây, số trường hợp đúng khi xem tính trội là trội không hoàn toàn: (1) Các con lai đồng loạt biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ thuần chủng tương phản khác nhau. (2) F1 tự thụ phấn cho con lai có tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình khác nhau. (3) F1 đem lai phân tích cho con lai có tỉ lệ phân li kiểu hình 1 trung gian: 1 lặn. (4) F2 có 3 loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1. (5) Trên cơ thể F1 biểu hiện đồng thời cả kiểu hình của mẹ và kiểu hình của bố. A. 4
B. 2
C. 3
D. 5
Câu 4: Cho biết các gen phân li độc lập, thể tứ bội chỉ tạo giao tử 2n. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phép lai sau đây tạo ra đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1 : 1 : 2 : 1? (1) AAaaBbbb × AAaaBbbb.
(2) AaaaBbbb × AAaaBbbb.
(3) Aaaabbbb × AaaaBbbb.
(4) AAAaBbbb × AaaaBBBB.
(5) aaaaBbbb × AaaaBbbb.
(6) AAAABbbb × AAaaBbbb.
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
Câu 5: Ở một loài động vật, A nằm trên NST thường quy định lông màu đỏ trội hoàn toàn so với a quy định lông màu trắng. Kiểu gen AA làm cho hợp tử bị chết ở giai đoạn phôi. Cho các cá thể dị hợp giao phối tự do với nhau, tỉ lệ kiểu hình ở đời con sẽ là A. 1 lông đỏ : 3 lông trắng.
B. 3 lông đỏ : 1 lông trắng.
C. 1 lông đỏ : 2 lông trắng.
D. 2 lông đỏ : 1 lông trắng.
Câu 6: Sự không phân li của NST giới tính ở ruồi giấm đực xẩy ra ở lần phân bào 2 giảm phân ở một tế bào sinh tinh sẽ tạo ra các loại tinh trùng A. XY,O
B. YY,X,O
C. XX,YY
D. X,YY,O hoặc Y,XX,O
Câu 7: Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về hệ sinh thái? (1) Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so vói hệ sinh thái tự nhiên. (2) Một hệ nhân tạo là một hệ kín do có sự can thiệp của con người. (3) Hệ sinh thái tự nhiên là một hệ mở, tự điều chỉnh. (4) Dựa vào nguồn gốc để phân loại ta có hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh nhân tạo. A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
Câu 8: Cho các nhân tố sau: (1) Chọn lọc tự nhiên
(2) Giao phối không ngẫu nhiên
(3) Giao phối ngẫu nhiên
(4) Các yếu tố ngẫu nhiên
(5) Đột biến
(6) Di nhập gen.
Có bao nhiêu nhân tố không làm thay đổi tần số alen của quần thể? A. 4
B. 5
C. 3
D. 2
Câu 9: Hoạt động nào sau đây là yếu tố đảm bảo cho các phân tử ADN mới được tạo ra qua nhân đôi, có cấu trúc giống hệt với phân tử ADN “mẹ”? A. Sự nối kết các đoạn mạch ngắn được tổng hợp từ mạch khuôn có chiều 5’→ 3’ do một loại enzim nối thực hiện. B. Sự tổng hợp liên tục xảy ra trên mạch khuôn của ADN có chiều 3’→ 5’. C. Hai mạch mới của phân tử ADN được tổng hợp đồng thời và theo chiều ngược với nhau. D. Sự liên kết giữa các nuclêôtit của môi trường nội bào với các nuclêôtit của mạch khuôn theo đúng nguyên tắc bổ sung. Câu 10: Ở 1 loài thực vật, xét 2 gen (A,a) qui định màu quả và (B,b) qui định dạng hạt quan hệ trội lặn hoàn toàn và cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng. Biết rằng, tính trạng quả đỏ và hạt trơn là trội hơn tính trạng quả vàng và hạt nhăn. Cho 2 cây có kiểu gen
AB ab và giao AB ab
phấn với nhau thu F1, cho F1 giao phấn ngẫu nhiên thu F2. Biết quá trình phát sinh giao tử ở các cây không xảy ra đột biến và cùng hoán vị với tần số f =20%. Cho các nhận định sau: (1) Trong các hạt trên cây F1, tỉ lệ các hạt mang gen trội về tính trạng hình dạng hạt là 0,75. (2) Trên các quả F1, ta thu được tỉ lệ hạt trơn : nhăn xấp xỉ là 3:1. (3) Khi thu hoạch quả trên các cây F1, ta nhận được tất cả quả đều là quả đỏ.
(4) Xác suất chọn được 1 hạt nhăn trong tổng hạt nhăn F2 khi đem gieo ta được cây cho quả vàng là 64%. Số nhận định đúng là A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
Câu 11: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao, alen a quy định thân thấp; gen B quy định quả màu đỏ, alen b quy định quả màu vàng; gen D quy định quả tròn, alen d quy định quả dài. Biết rằng các gen trội là trội hoàn toàn. Cho giao phấn cây thân cao, quả màu đỏ, tròn với cây thân thấp, quả màu vàng, dài thu được F1 gồm 81 cây thân cao, quả màu đỏ, dài; 80 cây thân cao, quả màu vàng, dài; 79 cây thân thấp, quả màu đỏ, tròn; 80 cây thân thấp, quả màu vàng, tròn. Trong trường hợp không xảy ra hoán vị gen, sơ đồ lai nào dưới đây cho kết quả phù hợp với phép lai trên? A. Aa
BD bd aa bd bd
B. Bb
Ad ad bb aD ad
C.
AB ab Dd dd ab ab
D. Bb
AD ad bb ad ad
Câu 12: Theo quan niệm hiện đại, di - nhập gen là nhân tố tiến hóa vì nó A. cân bằng tần số alen trong quần thể. B. làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. C. tạo ra nhiều kiểu gen mới trong quần thể. D. làm cho quần thể đa dạng phong phú về kiểu gen. Câu 13: Chọn lọc tự nhiên phát huy tác dụng từ khi A. sự sống xuất hiện trên Trái Đất.
B. có sự cạnh tranh giữa các sinh vật.
C. xuất hiện sinh vật đa bào trên Trái Đất.
D. sinh vật xuất hiện trên Trái Đất.
Câu 14: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, A. sự biến đổi ngẫu nhiên về tần số alen và thành phần kiểu gen thường xảy ra đối với những quần thể có kích thước lớn. B. cùng một kiểu gen không thể cho ra nhiều kiểu hình khác nhau. C. đột biến và biến dị tổ hợp là nguyên liệu của quá trình tiến hoá. D. cách li địa lí là nhân tố trực tiếp tạo ra sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể trong quá trình hình thành loài mới. Câu 15: Môi trường sống không đồng nhất và thường xuyên thay đổi, loại quần thể nào sau đây có khả năng thích nghi cao nhất? A. quần thể có kích thước nhỏ và sinh sản giao phối. B. quần thể có kích thước lớn và sinh sản giao phối. C. quần thể có kích thước nhỏ và sinh sản vô tính. D. quần thể có kích thước lớn và sinh sản tự phối.
Câu 16: Một khu rừng rậm bị người chặt phá quá mức, dần mất cây to, cây nhỏ và cây bụi chiếm ưu thế, động vật hiếm dần là: A. Diễn thế thứ sinh.
B. Diễn thế nguyên sinh.
C. Diễn thế hủy diệt.
D. Biến đổi tiếp diễn.
Câu 17: Ở một loài, gen A quy định thân cao, a: quy định thân thấp; B: quy định quả tròn, b: quy định quả bầu dục; D: quy định quả ngọt, d: quy định quả chua; E: quy định quả chín sớm, e: quy định quả chín muộn. Các gen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng. Nếu vị trí các gen trên NST có thể thay đổi. Số kiểu gen đồng hợp khác nhau có thể có trong quần thể là A. 384.
B. 120.
C. 136.
D. 768.
Câu 18: Phát biểu nào sau đây là đúng với định luật Hacđi – Vanbec? A. Trong những điều kiện nhất định thì trong lòng một quần thể giao phối tần số tương đối của các alen ở mỗi gen có khuynh hướng duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác. B. Trong những điều kiện nhất định thì trong lòng một quần thể giao phối tần số tương đối của các alen ở mỗi gen có khuynh hướng giảm dần qua các thế hệ. C. Trong những điều kiện nhất định thì trong lòng một quần thể giao phối tần số tương đối của các alen ở mỗi gen có khuynh hướng tăng dần từ thế hệ này sang thế hệ khác. D. Trong những điều kiện nhất định thì trong lòng một quần thể giao phối tần số của các alen trội có khuynh hướng tăng dần, tần số các alen lặn có khuynh hướng giảm dần qua các thế hệ. Câu 19: Những yếu tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng không phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động là A. yếu tố hữu sinh.
B. yếu tố vô sinh.
C. nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng.
D. các bệnh truyền nhiễm.
Câu 20: Khi hàm lượng glucozơ trong máu tăng, cơ chế điều hòa diễn ra theo trật tự A. gan → tuyến tụy và tế bào cơ thể → insulin → glucozơ trong máu giảm B. tuyến tụy → insulin → gan và tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm C. tuyến tụy → insulin → gan → tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm D. gan → insulin → tuyến tụy và tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm Câu 21: Ở một loài ngẫu phối, một gen có 2 alen là : gen A quy định tính trạng trội, gen a quy định tính trạng lặn. Trong quần thể hiện tại tỉ lệ kiểu gen là 0,6 AA : 0,4 Aa . Biết rằng qua nhiều thế hệ kiểu hình trong quần thể chỉ biểu hiện theo gen trội. Cho các nhận định sau cấu trúc di truyền của quần thể: (1) Ở thế hệ sau tỉ lệ kiểu gen trong quần thể sẽ là 0,67 AA : 0,33 Aa. (2) Tỉ lệ tần số alen A/a sau 3 thế hệ là 7/1. (3) Tần số của alen A tăng dần, tần số alen a giảm dần qua các thế hệ.
(4) Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp sẽ tăng dần, tỉ lệ kiểu gen dị hợp sẽ giảm dần qua các thế hệ. Số nhận định đúng là: A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 22: Sự hấp thụ nước và rễ cây chủ yếu theo cơ chế A. Thẩm thấu.
B. Chủ động và thụ động.
C. Tự nhiên.
D. Chủ động.
Câu 23: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về đột biến gen? (1) Xảy ra ở cấp độ phân tử, thường có tính thuận nghịch. (2) Làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể. (3) Làm mất một hoặc nhiều phân tử ADN. (4) Làm xuất hiện những alen mới trong quần thể. A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
Câu 24: Xét các phát biểu sau: (1) Mã di truyền có tính thoái hóa tức là một mã di truyền có thể mã hóa cho một hoặc một số loại axit amin. (2) Tất cả các ADN đều có cấu trúc mạch kép. (3) Phân tử tARN đều có cấu trúc mạch kép và đều có liên kết hiđrô. (4) Ở trong cùng một tế bào, ADN là loại axit nucleic có kích thước lớn nhất (5) ARN thông tin có cấu trúc mạch thẳng Có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
Câu 25: Phân tử AND ở vi khuẩn E.coli chỉ chứa N15 phóng xạ. Nếu chuyển E.coli này sang môi trường chỉ có N14 thì sau 4 lần sao chép sẽ có bao nhiêu phân tử AND còn chứa N15? A. Có 8 phân tử AND.
B. Có 2 phân tử AND.
C. Có 16 phân tử AND.
D. Có 4 phân tử AND.
Câu 26: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế phiên mã là A. A liên kết với T, G liên kết với X. B. A liên kết với X, G liên kết với T. C. A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G. D. A liên kết với U, G liên kết với X. Câu 27: Cho các mối quan hệ sinh thái sau: (1) Địa y.
(2) Cây nắp ấm bắt chim sẻ.
(3) Trùng roi và ruột mối.
(4) Hợp tác giữa chim sáo và trâu rừng.
(5) Chim mỏ đỏ và linh dương.
(6) Vi khuẩn lam trên cánh bèo dâu.
(7) Cầm tầm gửi trên thây cây gỗ Có mấy ví dụ trong các ví dụ trên thuộc mối quan hệ cộng sinh là A. 2
B. 6
C. 3
D. 5
Câu 28: Hiệu quả của hô hấp hiếu khí cao hơn so với lên men kị khí là do I. Cơ chất trong hô hấp hiếu khí được phân hủy triệt để hơn so với lên men. II. Trong điều kiện thiếu oxy, các enzim hoạt động yếu. III. Các sản phẩm trung gian trong quá trình lên men ức chế việc tạo ATP. IV. Trong hô hấp hiếu khí có chuỗi vận chuyển điện tử hình thành các coenzim dạng khử, có lực khử mạnh như NADH2, FADH2. Số phương án đúng là A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
C. 1
D. 2
Câu 29: Mật không có vai trò nào sau đây? I. Nhũ tương hóa lipit. II. Làm tăng nhu động ruột. III. Ức chế hoạt động của vi khuẩn. IV. Chứa enzim phân hủy lipit. V. Tăng tiết dịch tụy. Số phương án đúng là A. 3
B. 4
Câu 30: Tần số đột biến của mỗi gen rất thấp từ 10-6 - 10-4, nhưng đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho quá trình chọn lọc vì: (1) Đột biến gen ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống cơ thể sinh vật so với đột biến NST. (2) Số lượng gen trong tế bào là rất lớn. (3) Đột biến gen thường có hại cho thể đột biến nhưng lại thường ở trạng thái lặn. (4) Quá trình giao phối đã phát tán các đột biến và làm tăng xuất hiện các biến dị tổ hợp. Số nội dung nói đúng là A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
Câu 31: Nhóm thực vật nào trong pha tối có chu trình Canvin? A. Thực vật C3
B. Thực vật C3, C4, CAM
C. Thực vật C3, C4
D. Thực vật C4, CAM
Câu 32: Xét các ví dụ sau: (1) Cừu có thể giao phối với dê tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết mà không phát triển thành phôi (2) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la, con la không có khả năng sinh sản
(3) Các cây khác loài có mùa ra hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này không thụ phấn cho hoa của loài cây khác (4) Các loài ếch nhái sinh sản cùng một mùa nhưng có tập tính giao phối khác nhau nên giữa chúng thường không có sự sinh sản Có bao nhiêu ví dụ về cách li sau hợp tử A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Câu 33: Một quần thể động vật, ở thế hệ xuất phát (P) có thành phần kiểu gen ở giới cái là 0,1AA : 0,2Aa : 0,7aa; ở giới đực là 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Sau một thế hệ ngẫu phối thì thế hệ F1 (1) có kiểu gen đồng hợp tử lặn chiếm tỉ lệ 28% . (2) đạt trạng thái cân bằng di truyền. (3) Có kiểu gen đồng hợp tử trội chiếm tỉ lệ 16%. (4) có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ 56%. Số phương án đúng là A. 3
B. 2
C. 0
D. 1
Câu 34: Ở người, bệnh phêninkêtô niệu do một trong hai alen của gen nằm trên nhiễm sắc thể thường; bệnh máu khó đông do một trong hai alen của gen nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể X qui định. Theo dõi sự di truyền của hai bệnh này trong một gia đình qua hai thế hệ được thể hiện qua sơ đồ phả hệ dưới đây:
Không có sự phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong gia đình; các tính trạng trội, lặn hoàn toàn. Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng ở thế hệ thứ II đối với hai bệnh nói trên? (1) Xác suất không mang alen bệnh đối với cả hai bệnh trên bằng 1/4 (2) Xác suất chỉ bị một trong hai bệnh trên bằng 1/4 (3) Xác suất là con gái và không bị bệnh trong số hai bệnh trên bằng 5/12. (4) Xác suất là con trai và chỉ bị một trong hai bệnh trên bằng 1/6 A. 4
B. 1
C. 2
D. 3
Câu 35: Trong phép lai giữa hai cá thể có kiểu gen P: AaBbDdEeHH × AabbDDeehh. Các cặp gen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Tỉ lệ đời con (F1) có kiểu gen đồng hợp về 3 cặp và dị hợp về 2 cặp là A. 9/16.
B. 5/32.
C. 27/64.
D. 1/4.
Câu 36: Loài côn trùng A là loài duy nhất có khả năng thụ phấn cho loài thực vật B. Côn trùng A bay đến hoa của cây B mang theo nhiều hạt phấn và tiến hành thụ phấn cho hoa. Nhưng trong quá trình này, côn trùng A đồng thời đẻ trứng vào bầu nhụy của một số hoa loài B. Ở những hoa này, khi côn trùng nở gây chết noãn trong các bầu nhụy. Nếu noãn bị hỏng, quả cũng bị hỏng và dẫn đến ấu trùng của côn trùng A cũng bị chết. Đây là một ví dụ về mối quan hệ A. Ký sinh.
B. Cạnh tranh.
C. Ức chế cảm nhiễm. D. Hội sinh.
Câu 37: Hậu quả của việc bón phân quá liều là 1. Gây ô nhiễm nông phẩm 2. Gây ô nhiễm môi trường đất và nước 3. Gây độc hại cho cây A. 1, 2
B. 1, 3
C. 1, 2, 3
D. 2, 3
Câu 38: Trật tự tiêu hóa thức ăn trong dạ dày ở trâu như thế nào? A. Dạ cỏ → Dạ múi khế → Dạ lá sách → Dạ tổ ong. B. Dạ cỏ → Dạ múi khế → Dạ tổ ong → Dạ lá sách C. Dạ cỏ → Dạ lá sách → Dạ tổ ong → Dạ múi khế. D. Dạ cỏ →Dạ tổ ong → Dạ lá sách → Dạ múi khế. Câu 39: Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của người là: A. miệng → thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già → hậu môn B. miệng → dạ dày → ruột non → thực quản → ruột già → hậu m C. miệng → ruột non → dạ dày → hầu → ruột già → hậu môn D. miệng → ruột non → thực quản → dạ dày → ruột già → hậu môn Câu 40: Trong các câu sau đây khi nói vê đột biến điểm: (1) Đột biến điểm là những biến đổi nhỏ nên ít có vai trò trong quá trình tiến hóa. (2) Đột biến điểm là những biến đổi đồng thời tại nhiều điểm khác nhau trong gen cấu trúc (3) Trong bất cứ trường hợp nào, tuyệt đại đa số đột biến điểm là có hại. (4) Trong số các đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế một cặp nuclêôtit là gây hại ít nhất cho cơ thể sinh vật. (5) Xét ở mức độ phân tử, phần nhiều đột biến điểm là trung tính.
(6) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường và tổ hợp gen mà nó tồn tại. Có bao nhiêu câu đúng? A. 3
B. 2
C. 4
D. 5
Đáp án 1-A
2-D
3-C
4-B
5-D
6-D
7-B
8-D
9-D
10-A
11-B
12-B
13-A
14-C
15-B
16-A
17-A
18-A
19-B
20-B
21-D
22-A
23-B
24-A
25-B
26-C
27-C
28-D
29-C
30-C
31-B
32-C
33-D
34-A
35-D
36-C
37-C
38-D
39-A
40-A
ĐỀ SỐ 21 Câu 1: Ở một loài thực vật, dạng quả do 1 gen có 2 alen trội lặn hoàn toàn qui định: A quy định quả tròn, a qui định quả dài. Màu hoa do 2 gen phân li độc lập qui định: B qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với b qui định hoa vàng; màu hoa chỉ được biểu hiện khi trong kiểu gen có alen trội D, khi trong kiểu gen không có D thì cho kiểu hình hoa trắng. Cho cây có kiểu hình quả tròn, hoa đỏ (P) tự thụ phấn thu được F1 có tỉ lệ các loại kiểu hình như sau: 37,5% cây quả tròn, hoa đỏ: 25% cây quả tròn, hoa trắng: 18,75% cây quả dài, hoa đỏ: 12,5% cây quả tròn, hoa vàng: 6,25% cây quả dài, hoa vàng. Cho biết không xảy ra đột biến và cấu trúc NST ở hai giới không thay đổi trong giảm phân. Kiểu gen của cây P là: A.
AB Dd ab
B.
AD Bb ad
C.
Ad Bb aD
D.
Ab Dd aB
Câu 2: Cho sóc cái đuôi xù, lông nâu giao phối với sóc đực đuôi trơn, lông xám. F1 thu được toàn sóc đuôi xù, lông nâu. Cho F1 tạp giao với nhau, F2 thu được: 291 sóc đuôi xù, lông nâu 9
sóc đuôi xù, lông xám
9
sóc đuôi trơn, lông nâu
86 sóc đuôi trơn, lông xám Và một số sóc đuôi trơn, lông xám bị chết ngay khi sinh.Biết rằng tất cả các con sóc F2 có kiểu hình khác bố mẹ chúng đều là sóc đực. Xác định số lượng con sóc đuôi trơn, lông xám bị chết ? A. 28.
B. 5.
C. 8.
D. 10.
Câu 3: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và alen trội là trội hoàn toàn. Xét các phép lai sau: (1) AaBb x Aabb. (3)
(2) AaBb x aabb.
Ab ab (có hoán vị với tần số 50%). aB ab
(5) Aabb x aaBb.
(4)
Ab Ab . ab ab
(6)
Ab aB . ab ab
Nếu không có đột biến và các loại giao tử được thụ tinh với xác suất như nhau, các loại hợp tử có tỉ lệ sống sót như nhau thì trong các phép lai nói trên, số lượng phép lai mà đời con có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1 là A. 4
B. 3
C. 5
D. 2
Câu 4: Có hai tế bào ở một cơ thể sinh vật có kiểu gen: Aa
BD thực hiện giảm phân hình bd
thành giao tử có xảy ra hoán vị. Hai tế bào trên sau giảm phân có thể tạo ra số loại giao tử là: (1) 2 loại.
(2) 4 loại.
(3) 6 loại.
(4) 8 loại.
Có bao nhiêu kết luận trên là đúng? A. 3
B. 4
C. 2
D. 1
Câu 5: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; alen D quy định quả đỏ trội hoàn toàn với alen d quy định quả vàng; alen E quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen e quy định quả dài. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen giữa các alen B và b với tần số 20%, giữa các alen E và e với tần số 40%. Phép lai (P)
Ab DE Ab DE cho các phát biểu sau về F1: aB de aB de
(1) Kiểu hình thân cao, hoa tím, quả vàng, tròn chiếm tỷ lệ 8,16%. (2) Tỷ lệ thân cao, hoa trắng, quả đỏ, dài bằng tỷ lệ thân thấp, hoa tím, quả vàng, tròn. (3) Tỷ lệ kiểu hình mang 4 tính trạng trội có kiểu gen dị hợp cả 4 gen 9,62%. (4) Tỷ lệ kiểu hình lặn cả 4 tính trạng là 0,09%. Số phát biểu đúng là A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
Câu 6: Ở cừu, gen A nằm trên NST thường quy định có sừng, a quy định không sừng, kiểu gen Aa biểu hiện có sừng ở cừu đực và không sừng cở cừu cái. Cho lai cừu đực không sừng với cừu cái có sừng thu được F1. Nếu cho các cừu cái F1 giao phối với cừu đực không sừng, theo lí thuyết thì tỉ lệ kiểu hình ở đời con sẽ là : A. 75% có sừng : 25% không sừng.
B. 100% có sừng.
C. 25% có sừng : 75% không sừng.
D. 50% có sừng : 50% không sừng.
Câu 7: Trong quá trình nghiên cứu, người ta thấy rằng có nhiều trường hợp đột biến lặn có lợi nhưng vẫn bị CLTN loại bỏ ra khởi quần thể. Xét các điều giải thích sau đây: (1) Do bị tác động của các yếu tố ngẫu nhiên (2) Do gen đột biến dễ xảy ra hoán vị gen làm xuất hiện các tổ hợp gen có lợi. (3) Do tác động của đột biến nghịch làm cho đột biến lặn trở thành đột biến trội. (4) Do gen lặn đột biến liên kết chặt với gen đột biến trội có hại Có bao nhiêu kết luận đúng? A. 1
B. 4
C. 2
D. 3
Câu 8: Sau khi tổng hợp xong ARN thì mạch gốc của gen có hiện tượng nào sau đây? A. Bị enzim xúc tác phân giải. B. Rời nhân để di chuyển ra tế bào chất. C. Liên kết với phân tử ARN. D. Xoắn lại với mạch bổ sung với nó trên ADN. Câu 9: Phân tích thành phần các loại nucleotit trong một mẫu ADN lấy từ một bệnh nhân người ta thấy như sau: A = 22%; G = 20%; T= 28% ; X = 30%. Kết luận nào sau đây là đúng? A. ADN này không phải là ADN của tế bào người bệnh. B. ADN này là của sinh vật nhân sơ gây bệnh cho người. C. ADN của người bệnh đã bị biến đổi bất thường do tác nhân gây bệnh. D. ADN của người bệnh bị lai hóa với ARN. Câu 10: Lai hai cá thể đều dị hơp về 2 cặp gen (Aa và Bb). Trong tổng số các cá thể thu được ở đời con, số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn về cả 2 cặp gen trên chiếm tỉ lệ 2,25%. Biết 2 cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường và không có đột biến xảy ra. Có bao nhiêu kết luận phù hợp kết quả của phép lai trên? (1) Tính theo lý thuyết, ở đời con cơ thể mang 2 tính trạng trội có thể có 5 kiểu gen quy định. (2) Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 30%. (3) Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 10%. (4) Hoán vị gen chỉ xảy ra ở bố hoặc mẹ với tần số 9%. A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
Câu 11: Ở một quần thể sinh vật ngẫu phối, xét 4 lôcut trên NST thường, lôcut I có 2 alen, locut II có 3 alen, locut III có 4 alen, locus IV có 3 alen. Biết locus I và III cùng nằm trên cặp NST số 3; locus II nằm trên cặp NST số 5 và locus IV nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 6. Trật tự sắp xếp các gen trên 1 NST không thay đổi. Số loại giao tử tối đa khác nhau có thể có trong quần thể, là bao nhiêu A. 78.
B. 72.
C. 24.
D. 36.
Câu 12: Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn các alen lặn ra khỏi quần thể vì A. alen lặn có thể tồn tại trong quần thể ở trạng thái dị hợp tử nên tránh được tác động của chọn lọc tự nhiên. B. giá trị thích nghi của các alen lặn cao hơn các alen trội. C. chọn lọc tự nhiên sẽ chọn lọc các alen lặn có có lợi cho bản thân sinh vật. D. alen lặn thường nằm trong tổ hợp gen thích nghi. Câu 13: Việc phân định các mốc thời gian địa chất chủ yếu căn cứ vào A. lớp đất đá và hoá thạch điển hình.
B. sự thay đổi khí hậu trên Trái Đất. C. những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu và hoá thạch điển hình. D. tuổi của các lớp đất chứa các hoá thạch. Câu 14: Nguyên nhân của hiện tượng bất thụ ở cơ thể lai xa chủ yếu là do A. sự không phù hợp giữa nhân và tề bào chất của hợp tử. B. hai loài bố mẹ có số lượng và hình thái NST khác nhau. C. sự không tương hợp giữa hai bộ gen ảnh hưởng tới sự bắt cặp của các NST trong giảm phân. D. bộ NST ở con lai là số lẻ ví dụ như lừa cái lai với Ngựa đực tạo ra con La (2n = 63). Câu 15: Hai quần thể A và B khác loài sống trong cùng một khu vực địa lí và có các nhu cầu sống giống nhau, xu hướng biến động cá thể khi xảy ra cạnh tranh là: (1) Nếu quần thể A và B cùng bậc phân loại thì loài có tiềm năng sinh học cao hơn sẽ thắng thế, số lượng cá thể tăng. Loài còn lại giảm dần số lượng và có thể diệt vong. (2) Cạnh tranh gay gắt làm một loài sống sót, 1 loài diệt vong. (3) Nếu 2 loài khác bậc phân loại thì loài nào tiến hóa hơn sẽ thắng thế, tăng số lượng cá thể. (4) Hai loài vẫn tồn tại nhưng phân hóa thành các ổ sinh thái khác nhau. (5) Loài nào có số lượng nhiều hơn sẽ thắng thế, tăng số lượng. Loài còn lại bị diệt vong. Tổ hợp đúng là: A. (1), (2), (3), (4), (5). B. (1), (2), (5).
C. (2), (4), (5).
D. (1), (3), (4).
Câu 16: Có thể hiểu diễn thế sinh thái là: A. Sự biến động số lượng cá thể trong quần thể. B. Thay đổi hệ động thực vật trong một ổ sinh thái. C. Quá trình thu hẹp khu phân bố của các loài. D. Thay thế quần xã sinh vật này bằng quần xã sinh vật khác. Câu 17: Biết alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, alen B quy định thân cao, trội hoàn toàn so với alen b quy định thân thấp. Để xác định kiểu gen của cây thân cao, hoa đỏ (cây Q), có thể sử dụng bao nhiêu phép lai trong những phép lai sau đây? (1) Cho cây Q giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng thuần chủng (2) Cho cây Q giao phấn với cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng (3) Cho cây Q tự thụ phấn (4) Cho cây Q giao phấn với cây thân cao, hoa trắng thuần chủng A. 2
B. 1
C. 4
Câu 18: Ý nghĩa về mặt lý luận của định luật Hacđi - Vanbec là A. Giải thích được sự tiến hóa nhỏ diễn ra ngay trong lòng quần thể.
D. 3
B. Góp phần trong công tác chọn giống là tăng suất vật nuôi và cây trồng. C. Từ cấu trúc di truyền của quần thể ta xác định được tần số tương đối của các alen. D. Giải thích tính ổn định trong thời gian dài của các quần thể trong tự nhiên. Câu 19: Quần thể là một tập hợp cá thể A. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định. B. khác loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định vào một thời điểm xác định. C. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới. D. cùng loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới. Câu 20: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái. (1) Vi khuẩn phân giải, nấm và một số động vật khong xương sống đóng vai trò truyền năng lượng từ chu trình dinh dưỡng vào môi trường vô sinh. (2) Năng lượng được truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng trở lại. (3) Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hoa do thức ăn được sinh vật sử dụng nhưng không dược đồng hóa. (4) Thực vật đóng vai trò quan trọng trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng. (5) Một số vi khuẩn đóng vai trò quan trọng trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng. A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
Câu 21: Cho các phát biểu sau về tác động của nhân tố sinh thái lên cá thể sinh vật: (1) Các nhân tố sinh thái tác động một cách tổng hợp lên cá thể sinh vật. (2) Loài có giới hạn sinh thái càng rộng về nhiều nhân tố sinh thái thì càng phân bố hẹp. (3) Các nhân tố sinh thái khác nhau thì tác động lên cá thể sinh vật cũng khác nhau. (4) Các nhân tố sinh thái có thể kìm hãm nhau cũng có thể thúc đẩy nhau khi tác động lên cá thể sinh vật. Số phát biểu đúng là: A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
Câu 22: Tác dụng chính của kĩ thuật nhổ cây con đem cấy là gì A. Làm đứt chóp rễ và miền sinh trưởng, kích thích sự ra rễ con để hút được nhiều nước và muối khoáng. B. Bố trí thời gian thích hợp để cấy. C. Không phải tỉa bỏ bớt cây con sẽ tiết kiệm được giống.
D. Tận dụng được đất gie khi ruộng cấy chưa chuẩn bị kịp. Câu 23: Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau: (1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống. (2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường. (3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường. (4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái. Các thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là: A. (1) và (4).
B. (3) và (4).
C. (1) và (2).
D. (2) và (3).
Câu 24: Trong quá trình phát triển phôi sớm ở ruồi giấm đực có bộ nhiễm sắc thể được ký hiệu AaBbDdXY, ở lần phân bào thứ 6 người ta thấy ở một số tế bào cặp Dd không phân ly. Cho rằng phôi đó phát triển thành thể đột biến, thì ở thể đột biến đó A. có ba dòng tế bào gồm một dòng bình thường 2n và hai dòng đột biến 2n+1 và 2n-1. B. có ba dòng tế bào gồm một dòng bình thường 2n và hai dòng đột biến 2n+2 và 2n-2. C. có hai dòng tế bào đột biến là 2n+2 và 2n-2. D. có hai dòng tế bào đột biến là 2n+1 và 2n-1. Câu 25: Sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa gì đối với cây A. Tạo ra sức hút để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá. B. Làm cho cây dịu mát không bị đốt cháy dưới ánh mặt trời và tạo ra sức hút để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá. C. Làm cho cây dịu mát không bị đốt cháy dưới ánh mặt trời D. Làm cho không khí ẩm và dịu mát nhất là trong những ngày nắng nóng. Câu 26: Số bộ ba mã hóa các axit amin là A. 61.
B. 42.
C. 64.
D. 21.
Câu 27: Cho lưới thức ăn đồng cỏ đơn giản như hình bên. Hãy cho biết trong các nhận xét sau, có bao nhiêu nhận xét đúng?
(1) Lưới thức ăn này chỉ có một loại chuỗi thức ăn. (2) Diều hâu có thể là sinh vật tiêu thụ bậc 3 hoặc sinh vật tiêu thụ bậc 4. (3) Ếch và chuột cùng thuộc một bậc dinh dưỡng. (4) Rắn là sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4 và là một mắc xích chung. (5) Chuột và ếch có sự trùng lặp ổ sinh thái. A. 3
B. 5
C. 2
D. 4
Câu 28: Hô hấp hiếu khí và lên men giống nhau ở điểm nào sau đây? I. Đều sử dụng nguyên liệu là chất hữu cơ. II. Đều cần cung cấp oxi. III. Sản phẩm cuối cùng đều là axit piruvic. IV. Đều tạo ra năng lượng ATP. V. Đều cần H2O và giải phóng CO2. VI. Đều sử dụng hệ enzim photphorin hóa, oxi hóa. Số phương án đúng là A. 4
B. 3
C. 5
D. 2
Câu 29: Hô hấp không có vai trò nào sau đây? I. Cung cấp năng lượng cho toàn bộ hoạt động cơ thể II. Cung cấp oxi cho cơ thể và thải CO2 ra môi trường ngoài. III. Mang oxi từ cơ quan hô hấp đến cho tế bào và mang CO2 từ tế bào về cơ quan hô hấp. IV. Cung cấp các sản phẩm trung gian cho quá trình đồng hóa các chất. Số phương án đúng là A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
Câu 30: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về quá trình phiên mã? (1) Enzim tham gia quá trình phiên mã là enzim ARN pôlimeraza. (2) Phiên mã được bắt đầu trên vùng điều hòa của gen.
(3) Mạch khuôn được dùng để tổng hợp ARN có chiều 3’→5’. (4) Quá trình tổng hợp mARN được thực hiện theo đúng nguyên tắc bổ sung: A-U, T-A, GX, X-G. (5) Phân tử ARN được tổng hợp theo chiều 5’→3’. (6) Enzim ARN pôlimeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 3’→5’. (7) Enzim ARN pôlimeraza di chuyển đến đâu thì hai mạch của gen sẽ tách nhau ra đến đấy, những vùng em enzim này đã đi qua sẽ đóng xoắn trở lại, hiện tượng này gọi là đóng xoắn cục bộ. (8) Kết thúc quá trình phiên mã, phân tử ARN và enzim ARN pôlimeraza sẽ được giải phóng. A. 8
B. 5
C. 6
D. 7
Câu 31: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n. Một thể đột biến, khi tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 3 đợt đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương với 91 NST đơn. Cơ thể nói trên thuộc: A. thể dị bội.
B. thể đa bội.
C. thể một.
D. thể dị đa bội.
Câu 32: Hệ tuần hoàn hở có ở các động vật ? A. Giun tròn, cá, da gai.
B. Ruột khoang, thân mềm, giun dẹp.
C. Cá, giun tròn, thân mềm.
D. Chân khớp, thân mềm.
Câu 33: Nhận định nào sau đây không đúng: Để giúp quá trình trao đổi khí đạt hiệu quả cao, cơ quan hô hấp của đa số các loài động vật cần: A. bề mặt trao đổi khí rộng (tỉ lệ giữa diện tích bề mặt trao đổi khí và thể tích cơ thể lớn), có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp. B. có sự lưu thông khí (nước và không khí lưu thông) tạo ra sự chênh lệch về nồng độ khí O2, CO2 để khí đó dễ dàng khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí. C. có hệ thống ống khí phân nhánh tới các tế bào. D. bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt giúp O2 và CO2 dề dàng khuếch tán qua. Câu 34: Chức năng của bộ phận thực hiện cơ chế duy trì cân bằng nội môi là: A. tác động vào các bộ phận kích thích dựa trên tín hiệu thần kinh và hoocmôn. B. tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh. C. điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn. D. làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định. Câu 35: Quá trình giảm phân của 3 tế bào sinh tinh có kiểu gen Aa Bd/bD không xảy ra đột biến nhưng đều xảy ra hoán vị gen giữa alen D và alen d. Cho kết quả đúng là:
(1) 8 loại giao tử với tỉ lệ : 1A Bd : 1 a bD : 1A BD:1 a bd : 1 a Bd : 1 a BD: 1A bD: 1A bd (2) 8 loại giao tử với tỉ lệ phụ thuộc vào tần số hoán vị gen : A Bd = 1 a bD = a Bd =A bD ≥ 1/8 ; A BD = a bd = A BD = A bd ≤ 1/8 (3) Cho 4 loại giao tử với số lượng từng loại sau: 3A Bd = 3A BD = 3 a bD = 3 a bd (4) Cho 8 loại giao tử với số lượng từng loại sau: 2A Bd , 2A BD, 2 a bD , 2 a bd , 1 a Bd , 1 aBD, 1A bD , 1A bd A. (1) hoặc (2)
B. (2)
C. (3) hoặc (4)
D. (1) hoặc (2) hoặc (3) hoặc (4)
Câu 36: Ở người, theo dõi sự di truyền tính trạng lông mi ở phả hệ sau:
Xác suất cặp vợ chồng III.4 và III.5 sinh ra con trai lông mi thẳng là bao nhiêu? A. 1/6.
B. 1/18.
C. 1/12.
D. 1/4.
Câu 37: Mối quan hệ giữa nước với quang hợp được biểu hiện ở: (1) Thoát hơi nước ảnh hưởng tới sự đóng mở của khí khổng. Do đó ảnh hưởng đến lượng CO2 đi vào lục lạp. (2) Nước ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng nên ảnh hưởng tới kích thước bộ lá. (3) Nước là nguyên liệu trực tiếp cung cấp cho quá trình quang hợp. (4) Thoát hơi nước làm giảm nhiệt độ của lá. Phương án đúng là: A. (2), (3), (4)
B. (1), (2), (3), (4)
C. (3), (4)
D. (1), (2), (3)
Câu 38: Ở một loài xét 4 cặp gen dị hợp nằm trên 3 cặp nhiễm sắc thể. Khi đem lai giữa hai cơ thể P:
Ab Ab DdEe x DdEe, thu được F1. Biết cấu trúc của NST không thay đổi trong aB aB
quá trình giảm phân. Tính theo lý thuyết, trong số cá thể được tạo ra ở F1 số cá thể có kiểu hình mang hai tính trạng trội và hai tính trạng lặn chiếm tỷ lệ
A.
1 32
B.
7 32
C.
1 8
D.
9 64
Câu 39: Ở mèo, lông nhung do một alen lặn trên nhiễm sắc thể thường quy định. Một người nuôi mèo có đàn mèo gồm 500 con, trong đó có 80 con lông nhung. Một lần, có khách đến trả giá cao và mua cả 80 con lông nhung. Để tiếp tục có mèo lông nhung, người chủ đành cho lai ngẫu các con mèo còn lại với nhau. Giả sử đàn mèo ở trạng thái cân bằng di truyền, không có đột biến phát sinh, tính theo lý thuyết, tỷ lệ mèo lông nhung thu được ở thế hệ tiếp theo là A. 8,16%
B. 1,25%
C. 16,25%
D. 5,76%
Câu 40: Hình bên dưới mô tả cấu trúc của operôn ở sinh vật nhân sơ theo mô hình điều hoà operôn Lac đã được Jacob và Monod – 2 nhà khoa học người Pháp phát hiện ở vi khuẩn E. coli vào năm 1961. Quan sát hình và cho biết trong các thông tin dưới đây, có bao nhiêu thông tin đúng?
(1) Gen điều hoà (R) nằm cạnh nhóm gen cấu trúc mang thông tin mã hoá cho prôtêin ức chế. (2) Vùng vận hành (O) nằm trước nhóm gen cấu trúc, là nơi enzime phiên mã bám vào để khởi động phiên mã. (3) Ôperôn bao gồm 3 thành phần được sắp xếp theo trình tự liên tục là: Vùng vận hành (O), vùng khởi động (P), nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A). (4) Vùng khởi động (P) của operôn Lac nằm kế vùng vận hành (O) liên kết với ARN pôlimeraza để tiến hành phiên mã. c (5) Gen điều hoà (R) nằm trước gen vận hành (O) và có thể điều khiển nó thông qua hoạt động của prôtêin ức chế. A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
Đáp án 1-C
2-B
3-A
4-C
5-C
6-C
7-C
8-D
9-B
10-D
11-B
12-A
13-C
14-A
15-D
16-D
17-A
18-D
19-C
20-A
21-C
22-A
23-D
24-B
25-B
26-A
27-B
28-B
29-A
30-A
31-A
32-D
33-C
34-D
35-C
36-A
37-B
38-B
39-A
40-D
ĐỀ SỐ 22 Câu 1: Ở một loài, có 2 thứ cây thấp thuần chủng nguồn gốc khác nhau gọi là cây thấp 1 và cây thấp 2. TN1: cho cây thấp 1 giao phấn với cây cao thuần chủng được F1-1 có kiểu hình cây cao. Cho F1-1 tự thụ phấn được F2-1 phân li theo tỷ lệ 3 cây cao : 1 cây thấp. TN2: cho cây thấp 2 giao phấn với cây cao thuần chủng được F1-2 có kiểu hình cây cao. Cho F1-2 tự thụ phấn được F2-2 phân li theo tỷ lệ 3 cây cao : 1 cây. TN3: cho cây thấp 1 và cây thấp 2 giao phấn với nhau, thu được F1-3 toàn cây cao, cho F1-3 tự thụ, thu được F2-3 phân li theo tỷ lệ 9 cây cao : 7 cây thấp. Cho các kết luận sau: (1) Tính trạng chiều cao thân chịu sự chi phối của quy luật tương tác bổ sung. (2) Giả sử A-B-: cao; A-bb+ aaB- + aabb: thấp thì kiểu gen của cây thấp 1 là Aabb. (3) Giả sử A-B-: cao; A-bb+ aaB- + aabb: thấp thì kiểu gen của cây thấp 2 là aaBB. (4) Trong số các cây thấp F2 thu được từ thí nghiệm 3 thì tỉ lệ cây thấp đồng hợp là 3/7. (5) Trong số các cây cao F2 thu được từ thí nghiệm 2 thì tỉ lệ cây cao dị hợp là 2/3. Số kết luận có nội dung đúng là A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
Câu 2: Cho biết A-B- và A-bb quy định hoa trắng, aaB- quy định hoa vàng, aabb quy định hoa tím. D quy định quả tròn, d quy định quả dài. Trong 1 phép lai P người ta thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình là: 4 hoa trắng, quả dài : 8 hoa trắng, quả tròn : 3 hoa vàng, quả tròn : 1 hoa tím, quả tròn. Kiểu gen của P có thể là: A.
Ad Ad AD Ad Bb Bb hoặc Bb Bb aD aD ad aD
B. Aa
Bd Bd BD BD Aa Aa hoặc Aa . bD bD bd bd
C.
Ad Ad AD AD Bb Bb hoặc Bb Bb aD aD ad ad
D. Aa
Bd Bd BD Bd Aa Aa hoặc Aa bD bD bd bD
Câu 3: Đem lai P thuần chủng khác nhau về kiểu gen thu được F1. Cho F1 tự thụ nhận được F2: 27 cây quả tròn- ngọt, 9 cây quả tròn-chua, 18 cây quả bầu - ngọt, 6 cây quả bầu -chua, 3 cây quả dài - ngọt, 1 cây quả dài – chua. Biết vị quả do 1 cặp alen Dd quy định. Kết quả lai giữa F1 với cá thể khác cho tỉ lệ phân li kiểu hình: 4: 4: 3: 3: 1: 1. Số phép lai phù hợp với kết quả trên: A. 1
B. 6
C. 2
D. 4
Câu 4: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa trắng. Lai cây thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp, hoa trắng ở thế hệ lai F1 thu được 4 loại kiểu hình, trong đó có
16% cây thân thấp, hoa trắng. Cho biết không có đột biến xảy ra. Có các kết luận sau về thế hệ lai F1: (1) Có 5 kiểu gen quy định kiểu hình thân cao, hoa đỏ. (2) Ở thế hệ lai có 50% cây thân cao, hoa đỏ mang kiểu gen dị hợp. (3) Tỉ lệ % cây cao, hoa đỏ thuần chủng bằng cây thấp, hoa trắng. (4) Ở thế hệ lai thu được 4 loại kiểu hình với tỉ lệ không bằng nhau. Có bao nhiêu kết luận đúng? A. 3
B. 1
C. 0
D. 2
Câu 5: Cho con đực thân đen mắt trắng thuần chủng lai với con cái thân xám mắt đỏ thuần chủng được F1 toàn thân xám mắt đỏ. Cho F1 giao phối với nhau, đời F2 có tỉ lệ: Ở giới cái:100% thân xám mắt đỏ. Ở giới đực: 40% thân xám mắt đỏ: 40% thân đen mắt trắng: 10% thân xám mắt trắng: 10% thân đen mắt đỏ. Biết mỗi tính trạng do 1 cặp gen quy định. Phép lai này chịu sự chi phối của các quy luật: (1) Di truyên trội lặn hoàn toàn (2) Gen nằm trên NST X, di truyền chéo (3) Liên kết gen không hoàn toàn (4) Gen nằm trên NST Y, di truyền thẳng Số phương án đúng là A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
Câu 6: Ở ruồi giấm, hai gen B và V cùng nằm trên một cặp NST tương đồng trong đó B quy định thân xám trội hoàn toàn so với b quy định thân đen; V quy định cánh dài trội hoàn toàn so với v quy định cánh cụt. Gen D nằm trên NST giới tính X ở đoạn không tương đồng quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với d quy định mắt trắng. Cho ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ giao phối với ruồi đực thân đen, cánh cụt, mắt trắng được F1 có 100% cá thể mang kiểu hình giống ruồi mẹ. Các cá thể F1 giao phối tự do thu được F2. Ở F2, loại ruồi đực có thân xám, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 1,25%. Nếu cho ruồi cái F1 lai phân tích thì ở đời con, loại ruồi đực có thân xám, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ A. 12,5%.
B. 25%.
Câu 7: Gen B có chiều dài 0,51µm và tỷ lệ
C. 1,25%.
D. 2,5%.
A 3 = . Gen B bị đột biến tạo alen b có kích G 7
thước không đổi và có 4051 liên kết hidro. Khi tế bào có kiểu gen Bb bước vào nguyên phân, ở kỳ giữa, tổng số nucleotit từng loại trong các gen B và b là: A. mất 1 cặp nuclêôtit.
B. thêm hoặc thay thế 1 cặp nuclêôtit.
C. thay thế 1 cặp nuclêôtit.
D. thêm 1 cặp nuclêôtit.
Câu 8: Gen B có chiều dài 0,51µm và tỷ lệ . Gen B bị đột biến tạo alen b có kích thước không đổi và có 4051 liên kết hidro. Khi tế bào có kiểu gen Bb bước vào nguyên phân, ở kỳ giữa, tổng số nucleotit từng loại trong các gen B và b là: A. G = X = 4202; A = T = 1798.
B. G = X = 2010; A = T = 900.
C. G = X = 1798; A = T = 4202.
D. G = X = 2101; A = T = 999.
Câu 9: Ở một loài động vật, biết tính trạng màu sắc mắt do hai cặp gen A,a,B,b phân li độc lập quy định. Cho F1 có kiểu hình đỏ lai phân tích với cơ thể đồng hợp lặn thu được tỉ lệ 1 đỏ : 3 trắng. Dự đoán nào sau đây đúng? Chọn câu trả lời đúng: A. P: AaBb × aaBB cho đời con có tỉ lệ kiểu hình là 3 : 1. B. P: AaBb × aaBb và P AaBb × Aabb cho kết quả đời con giống nhau. C. Có 4 loại kiểu gen quy định kiểu hình trắng. D. Cho F1 lai với F1 thu được tỉ lệ kiểu hình là 9 trắng: 7 đỏ. Câu 10: Số alen của gen I, II và III lần lượt là 2, 3 và 4. Biết các gen đều nằm trên một cặp NST thường. Nếu trật tự sắp xếp các gen có thể thay đổi. Số kiểu gen đồng hợp và dị hợp có thể có trong quần thể lần lượt là: A. 24 và 253.
B. 144 và 1656.
C. 24 và 1518.
D. 144 và 270.
Câu 11: Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai
Ab Ab DdEe x DdEe liên kết aB aB
hoàn toàn sẽ cho kiểu gen mang 4 alen trội và 4 alen lặn ở đời con chiếm tỉ lệ A. 7/32.
B. 9/64.
C. 3/8.
D. 9/16.
Câu 12: Nhân tố nào dưới đây không tạo ra nguồn biến dị di truyền được? A. Quá trình đột biến.
B. Giảm phân.
C. Chọn lọc tự nhiên.
D. Thụ tinh.
Câu 13: Kết quả của tiến hoá tiền sinh học là tạo nên A. động vật bậc thấp.
B. các tế bào sơ khai đầu tiên.
C. các cơ thể đa bào đơn giản.
D. thực vật bậc thấp.
Câu 14: Trong các nhận đinh dưới đây có bao nhiêu nhận định đúng ? I. Điểm bù ánh sáng và điểm bù CO2 của thực vật C4 đều cao hơn nên chúng có năng suất sinh học cao. II. Trong quá trình bảo quản nông sản, thực phẩm cần phải khống chế sao cho cường độ hô hấp luôn ở mức tối thiểu.
III. Ở rễ, việc kiểm soát dòng nước và khoáng từ ngoài vào trong mạch gỗ là do chênh lệch áp suất thẩm thấu. IV. Khi độ ẩm không khí cao, sự hình thành các giọt nước ở mép lá là do áp suất rễ. A. 4
B. 1
C. 3
D. 2
Câu 15: Cơ quan tương đồng là những cơ quan: A. Bắt nguồn từ một cơ quan tổ tiên mặc dù hiện tại các cơ quan này không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm B. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. C. Bắt nguồn từ một cơ quan tổ tiên, đảm nhiệm những chức phận giống nhau. D. Bắt nguồn từ một cơ quan tổ tiên mặc dù hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng khác nhau. Câu 16: Trong các tổ chức sống nào sau đây, tổ chức sống nào nằm trong các tổ chức sống còn lại ? A. Quần xã.
B. Sinh quyển.
C. Hệ sinh thái.
D. Quần thể.
Câu 17: Ở một loài thực vật, gen trội A quy định quả đỏ, alen lặn a quy định quả vàng. Một quần thể của loài trên ở trạng thái cân bằng di truyền có 75% số cây quả đỏ và 25% số cây quả vàng. Tần số tương đối của các alen A và a trong quần thể là A. 0,4A và 0,6a.
B. 0,5A và 0,5a.
C. 0,2A và 0,8a.
D. 0,6A và 0,4a.
Câu 18: Trạng thái cân bằng của quần thể là trạng thái số lượng cá thể ổn định, phù hợp với nguồn sống do cơ chế điều chỉnh A. sự tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử.
B. sức sinh sản tăng, mức độ tử vong giảm.
C. sức sinh sản giảm, mức độ tử vong tăng.
D. sức sinh sản giảm, mức độ tử vong giảm.
Câu 19: Trong mối quan hệ tương tác giữa các loài, dấu + thể hiện loài có lợi, dấu – thể hiện loài bị hại, còn 0 thể hiện loài không được lợi cũng không bị hại. Mối quan hệ giữa cỏ dại và lúa trong một ruộng lúa được biểu diễn là A. -/-.
B. 0/+.
C. +/ 0.
D. +/-.
Câu 20: Khi nói về chọn lọc tự nhiên (CLTN), xét các kết luận sau đây: (1) CLTN không tạo ra kiểu gen thích nghi, nó chỉ đào thải các kiểu gen quy định kiểu hình kém thích nghi. (2) CLTN tác động đào thải alen trội sẽ làm thay đổi thành phần kiểu gen nhanh hơn với đào thải alen lặn (3) Các cá thể cùng loài, sống trong một khu vực địa lí luôn được CLTN tích lũy theo biến dị theo một hướng
(4) CLTN tác động lên quần thể vi khuẩn làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với tác động lên quần thể động vật bậc cao. (5) CLTN tác động trực tiếp lên alen, nó loại bỏ tất cả các alen có hại ra khởi quần thể. Có bao nhiêu kết luận đúng? A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
Câu 21: Trong một quần xã rừng tự nhiên ở vùng Đông Nam Á, các loài động vật ăn cỏ cỡ lớn như bò rừng mỗi khi di chuyển thường đánh động và làm các loài côn trùng bay khỏi tổ. Lúc này, các loài chim như diệc bạc sẽ bắt các con côn trùng bay khỏi tổ làm thức ăn. Việc côn trùng bay khỏi tổ cũng như việc chim diệc bạc bắt côn trùng không ảnh hưởng gì đến đời sống bò rừng. Chim gõ bò (một loài chim nhỏ màu xám) có thể bắt ve bét trên da bò rừng làm thức ăn. Trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng khi nói về mối quan hệ của các loài sinh vật trên? (1) Quan hệ giữa ve bét và chim gõ bò là quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác. (2) Quan hệ giữa chim gõ bò và bò rừng là mối quan hệ hợp tác. (3) Quan hệ giữa bò rừng và các loài côn trùng là mối quan hệ ức chế - cảm nhiễm. (4) Quan hệ giữa chim diệc bạc và cỏn trùng là mối quan hệ cạnh tranh. (5) Quan hệ giữa bò rừng và chim diệc bạc là mối quan hệ hợp tác. (6) Quan hệ giữa ve bét và bò rừng là mối quan hệ kí sinh - vật chủ. A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
Câu 22: Các dạng nitơ mà thực vật hấp thụ được là: A. NO2- và NH4+.
B. NH4+ và N2.
C. NO2- và NO3
D. NO3- và NH4+.
Câu 23: Bào quan nào sau đây thực hiện chức năng quang hợp? A. Lục lạp.
B. Ty thể.
C. Grana.
D. Diệp lục.
Câu 24: Có các nhận xét sau đây: 1. Khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường do ngoại cảnh quyết định 2. Cô Hằng được bố truyền cho tính trạng da trắng, mũi cao, má lúm đồng tiền. 3. Kiểu hình được tạo thành là kết quả tổ hợp các tính trạng được chọn lọc của bố, mẹ. 4. Mức độ mềm dẻo kiểu hình của cơ thể sinh vật phụ thuộc vào kiểu gen quy định kiểu hình đó. 5. Tính trạng do gen trong tế bào chất quy định vẫn tồn tại khi thay thế nhân tế bào. Số nhận xét không đúng là: A. 4
B. 2
C. 3
D. 1
Câu 25: Đặc điểm của con đường thoát nước qua bề mặt cutin là: A. Vận tốc lớn, không được điều chỉnh.
B. Vận tốc lớn, được điều chỉnh.
C. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.
D. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh.
Câu 26: Một cá thể sinh vật có tất cả các tế bào xoma đều thừa 1 NST ở 1 cặp nhất định so với bình thường. Cá thể đó được gọi là A. thể một.
B. thể tam bội.
C. thể khuyết.
D. thể ba.
Câu 27: Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau: (1) Xuất hiện ở môi trường trống trơn (chưa có quần xã sinh vật từng sinh sống). (2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của điều kiện môi trường. (3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường. (4) Kết quả cuối cùng có thể sẽ hình thành một quần xã đỉnh cực. (5) Song song với quá trình diễn thế có sự biến đổi về cấu trúc của quần xã sinh vật. (6) Quá trình diễn thế có thể do tác động của các nhân tố bên ngoài quần xã hoặc do tác động của quần xã. Trong các thông tin trên, có bao nhiêu thông tin là đặc điểm chung cho diễn thế thứ sinh và diễn thế nguyên sinh? A. 3
B. 5
C. 2
D. 4
Câu 28: Cho các phát biểu sau: I. Hô hấp ngoài là quá trình hô hấp xảy ra tại các tế bào ngoài cơ quan hô hấp. II. Hô hấp trong là quá trình hô hấp xảy ra trong cơ thể. III. Hô hấp tế bào là quá trình sử dụng oxi để oxi hóa đường glucozo, giải phóng CO2, H2O và tích lũy năng lượng cho hoạt động sống của tế bào IV. Hình thức trao đổi khí trực tiếp qua màng tế bào xảy ra ở lưỡng cư. V. Tôm và cua trao đổi khí với môi trường nhờ ống khí. Số phát biểu có nội dung đúng là A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
Câu 29: Quá trình tự nhân đôi AND, chỉ có một mạch được tổng hợp liên tục mạch còn lại tổng hợp gián đoạn vì enzim AND – polimeraza A. có lúc thì trượt theo mạch khuôn theo chiều 5’→ 3’, có lúc thì trượt trên mạch khuôn theo chiều 3’ → 5’ và mạch mới luôn tổng hợp theo chiều từ 5’→ 3’. B. chỉ trượt trên mạch khuôn theo chiều 5’ → 3’và tổng hợp mạch mới bổ sung theo chiều từ 3’ → 5’. C. có lúc thì trượt theo mạch khuôn theo chiều 5’→ 3’, có lúc thì trượt trên mạch khuôn theo chiều 3’ → 5’ và mạch mới luôn tổng hợp theo chiều từ 3’ → 5’.
D. chỉ trượt trên mạch khuôn theo chiều 3’ → 5’ và tổng hợp mạch mới bổ sung theo chiều từ 5’ → 3’. Câu 30: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về hệ sinh thái? A. Trong hệ sinh thái có các chu trình trao đổi vật chất. B. Kích thước của một hệ sinh thái rất đa dạng, có thể nhỏ như một giọt nước ao nhưng cũng có thể vô cùng lớn như trái đất. C. Chức năng của hệ sinh thái không giống với chức năng của một cơ thể vì chúng có mối quan hệ bên trong, không có sự trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường bên ngoài. D. Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã, trong đó các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với thành phần vô sinh của sinh cảnh. Câu 31: Trên hai cánh của NST số 1 hình chữ V ở ruồi giấm có 8 đoạn NST được đánh dấu từ a đến h. Khi nghiên cứu 4 nòi sau thuộc cùng một giống. Nòi 1: Có thứ tự các đoạn NST: AHBDCFEG Nòi 2: Có thứ tự các đoạn NST: AEDCFBHG Nòi 3: Có thứ tự các đoạn NST: AHBDGEFC Nòi 4: Có thứ tự các đoạn NST: AEFCDBHG Cho biết nòi nọ xuất phát từ nòi kia do xuất hiện một đột biến cấu trúc NST. Cho các phát biểu sau: I. Đột biến cấu trúc NST thuộc kiểu đột biến đảo đoạn NST xảy ra trong quá trình phân bào. II. Dạng đột biến này thường gây hậu quả nghiêm trọng làm cá thể đột biến bị chết. III. Nếu nòi 1 là nòi xuất phát thì có thể tạo thành nòi 2. IV. Hiện tượng đảo đoạn nòi 2 có thể tạo thành nòi 4. Số phát biểu đúng là A. 4
B. 1
C. 2
D. 3
Câu 32: Trong vòng tuần hoàn nhỏ của hệ tuần hoàn kép, máu theo tĩnh mạch phổi trở về tim là máu: A. giàu CO2.
B. giàu O2.
C. nghèo O2.
D. nghèo dinh dưỡng.
Câu 33: Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra như thế nào? A. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa ngoại bào. B. Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào. C. Tiêu hóa ngoại bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào. D. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào. Câu 34: Cho biết các đặc điểm sau:
(1) Số lượng cá thể của quần thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể. (2) Số lượng loài trong quần xã tăng làm gia tăng cạnh tranh khác loài dẫn tới làm giảm số lượng cá thể của quần thể. (3) Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với nhưng thay đổi của môi trường. (4) Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của cá thể đực với cá thể cái ít. (5) Môi trường suy giảm nguồn sống, không đủ cung cấp cho nhu cầu tối thiểu của các cá thể trong quần thể. Khi kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì sẽ kéo theo bao nhiêu những đặc điểm diễn ra tiếp theo? A. 3
B. 1
C. 4
D. 2
Câu 35: Vận tốc máu giảm dần từ: A. Động mạch => tĩnh mạch => mao mạch.
B. Tĩnh mạch => động mạch => mao mạch.
C. Động mạch => mao mạch => tĩnh mạch.
D. Mao mạch => động mạch => tĩnh mạch.
Câu 36: Cho sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền một bệnh ở người do gen lặn s quy định, alen tương ứng S không quy định bệnh.
Cho biết bố mẹ của những người II5, II7, II10 và III13 đều không có ai mang alen gây bệnh. Theo lý thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng? (1) Xác suất để cặp bố mẹ IV17 - IV18 sinh một đứa con bị bệnh là 1/96. (2) Xác suất để cặp bố mẹ IV17 - IV18 sinh một đứa con trai không bị bệnh là 39/80. (3) Xác suất để cặp bố mẹ IV17 - IV18 sinh một đứa con bị bệnh, một đứa con bình thường là 3/80. (4) Xác suất để cặp bố mẹ IV17 - IV18 sinh một đứa con gái đầu lòng bình thường, con trai sau bị bệnh là 95/36864. (5) Người IV16 có thể có kiểu gen dị hợp với xác suất 2/3. A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
Câu 37: Ở một loài thực vật cặp gen AA quy định hoa đỏ; Aa quy định hoa hồng; aa quy định hoa trắng. Khi trong kiểu gen có cả hai alen B và D thì cho quả dẹt; khi trong kiểu gen chỉ có B hoặc D thì cho quả dài; khi kiểu gen không có cả alen B và D thì cho quả tròn. Phép lai:
AB AB Dd x dd cho tỉ lệ cây hồng, tròn ở thế hệ lai là bao nhiêu? Biết rằng hoán vị xảy ab ab
ra ở hai bên với tần số 40%. A. 9%.
B. 6,25%.
C. 6%.
D. 12,5%.
Câu 38: Xét các phát biểu sau đây: (1) Tính thoái hóa của mã di truyền là hiện tượng một bộ ba mang thông tin quy định cấu trúc của một loại axit amin. (2) Trong quá trình dịch mã, riboxom trượt trên phân tử mARN theo chiều từ đầu 3’ – 5’ của mARN . (3) Tính phổ biến của mã di truyền là hiện tượng một loại aa do nhiều bộ khác nhau quy định tổng hợp. (4) Trong quá trình phiên mã, cả 2 mạch của gen đều được sử dụng làm khuôn để tổng hợp phân tử mARN. Trong 4 phát biểu trên,có bao nhiêu phát biểu nào đúng? A. 2
B. 3
C. 0
D. 1
Câu 39: Cấu trúc di truyền của một quần thể giao phối ở thế hệ xuất phát như sau: - Giới đực: 0,8 XAY: 0,2 XaY. - Giới cái: 0,4 XAXA: 0,4 XAXa: 0,2 XaXa. Sau 1 thế hệ ngẫu phối, cấu trúc di truyền của quần thể là: A. Giới đực: 0,8 XAY: 0,2 XaY; giới cái: 0,4 XAXA: 0,4 XAXa: 0,2 XaXa. B. Giới đực 0,4 XAY: 0,6 XaY; giới cái: 0,48 XAXA: 0,44 XAXa: 0,08 XaXa. C. Giới đực: 0,6 XAY: 0,4 XaY; giới cái: 0,44 XAXA: 0,48 XAXa: 0,08 XaXa. D. Giới đực: 0,6 XAY: 0,4 XaY; giới cái: 0,48 XAXA: 0,44 XAXa: 0,08 XaXa. Câu 40: Hình ảnh dưới đây cho biết mô hình cấu trúc ADN do J.Watson và C.Crick công bố năm 1953. Hãy quan sát hình và cho biết trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng?
(1) ADN được cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung. Trên cùng 1 mạch A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô, G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô. (2) Đường kính của phân tử ADN là 2 nm. (3) Mỗi chu kì xoắn dài 34Ao gồm 20 cặp nuclêôtit và có tỉ lệ
A+T đặc thù. G+X
(4) ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là 4 loại bazơ nitơ A, T, G, X. (5) Các nuclêôtit trên cùng mạch liên kết với nhau bằng liên kết yếu, điều này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình nhân đôi ADN. (6) ADN gồm hai mạch đối song song: 5’OH – 3’P và 3’OH – 5’P, xoắn đều xung quanh một trục. A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
ฤ รกp รกn 1-D
2-A
3-C
4-B
5-D
6-D
7-A
8-A
9-B
10-B
11-C
12-C
13-B
14-D
15-D
16-D
17-B
18-A
19-A
20-A
21-B
22-D
23-A
24-C
25-C
26-D
27-B
28-B
29-D
30-C
31-D
32-B
33-A
34-A
35-C
36-A
37-C
38-C
39-D
40-C