Chuyên đề “Phương pháp giải một số dạng bài tập về đột biến nhiễm sắc thể” hướng đổi mới

Page 1

CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA

vectorstock.com/28062415

Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection DẠY KÈM QUY NHƠN EBOOK PHÁT TRIỂN NỘI DUNG

Chuyên đề “Phương pháp giải một số dạng bài tập về đột biến nhiễm sắc thể” hướng đổi mới WORD VERSION | 2020 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594


MỤC LỤC I. Đặt vấn đề:............................................................................................................................. 1 II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:.................................................................................... 2 III. Số tiết bồi dưỡng: .............................................................................................................. 2

IC IA L

IV. Hệ thống kiến thức sử dụng trong chuyên đề. ............................................................... 2 4.1. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể .................................................................................. 2 4.2. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể................................................................................. 5 V. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP : ........................................................................................ 113

FF

5.1. Dạng 1: Xác định tỉ lệ giao tử đột biến cấu trúc NST: ...........................................12 5.2. Dạng 2: Xác định các loại đột biến cấu trúc NST: .................................................13

O

5.3. Dạng 3: Xác định số lượng NST trong tế bào thể ĐB NST: .................................13

N

5.4. Dạng 4: Xác định số dạng lệch bội:..........................................................................15

Ơ

5.5. Dạng 5: Cách viết giao tử và xác định kết quả lai thể đột biến. ..........................16 5.6. Dạng 6: Cơ chế phát sinh giao tử dẫn đến ĐB số lượng NST: .............................20

H

5.7. Dạng 7: Sử dụng toán xác suất trong bài tập ĐB số lượng NST: .........................24

N

VI. BÀI TẬP VẬN DỤNG:..................................................................................................26

Y

6.1. BÀI TẬP THEO CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC ..................................................26

U

6.2. TỔNG HỢP CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TRONG CÁC ĐỀ THI ĐẠI HỌC,

Q

CAO ĐẲNG........................................................................................................................33

D

ẠY

M

TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Đặt vấn đề: Cùng với việc đổi mới sách giáo khoa và đổi mới kỉểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong các kì thi đặc biệt kì thi THPT Quốc Gia và thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Giáo viên ngoài việc giúp học sinh chủ động, tích cực tiếp nhận kiến thức mới, còn tìm ra những phương pháp, kinh nghiệm giúp các em ôn tập tốt hơn để chuẩn bị

IC IA L

cho các kỳ thi và các em có thể tiếp cận nhanh với cách kiểm tra đánh giá mới.

Trong các kì thi TNTHPT Quốc Gia đề thi ở dạng TNKQ, đòi hỏi các em không được học tủ mà phải giải quyết các câu hỏi một cách nhanh chóng và chính xác trong một thời gian ngắn cũng gây một áp lực không nhỏ tới học sinh.

FF

Chính vì thế việc giáo viên hướng dẫn giải bài tập thường gặp khó khăn mà hiệu

quả lại không cao, do vậy phải có phương pháp để giải các dạng bài tập cho học sinh dễ

O

hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng và phát huy được khả năng tự học, độc lập tư duy, sáng tạo của

N

mình trong lĩnh hội tri thức.

Ơ

Trong chương trình sinh học lớp 12 có ba phần kiến thức trọng tâm đó là: Di truyền học, tiến hóa và sinh thái học, trong đó phần di truyền có kiến thức rộng và khó. Kiến thức

H

bài tập di truyền rất đa dạng và trừu tượng, mỗi dạng bài tập khác nhau đều có những đặc

N

trưng riêng, không có sự liên quan về kĩ năng, phương ph áp. Bên cạnh đó nội dung sách

Y

giáo khoa phổ thông không cung cấp cho các em những công thức cơ bản để giải bài tập,

U

trong khi chương trình sinh 12 chỉ có 1 tiết giải bài tập duy nhất gói gọn trong 1 chương

Q

thì không thể đáp ứng được nhu cầu học hỏi của các em đối với các bài tập di truyền. Chương I là một trong những chương trọng tâm ôn thi THPT Quốc Gia. Do vậy với

M

trách nhiệm của người dạy tôi nhận thấy mình cần phải đưa ra một số phương pháp giải

bài tập di truyền tối ưu nhất để giúp học sinh của mình. Nhằm giúp các em nắm được một số phương pháp và kỹ năng cơ bản để giải được các bài tập di truyền trong chương trình

ẠY

sinh học 12 góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở nhà trường. Do đó tôi chọn chuyên đề: “Phương pháp giải một số dạng bài tập về đột biến

D

nhiễm sắc thể”. Qua đó, các em có thể giải quyết nhanh những bài toán liên quan đến đột biến số lượng NST. Điểm mới của chuyên đề là: - Kiến thức đã được xây dựng một cách hệ thống lôgic và thống nhất giữa chương trình cơ bản với chương trình nâng cao.

1


- Phân loại câu hỏi và bài tập theo dạng và mức độ kiến thức nhằm giúp học sinh dễ hiểu và biết vận dụng làm bài tập. - Bước đầu xây dựng một số câu hỏi và bài tập vận dụng bám sát các đề thi THPT Quốc gia. II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

IC IA L

Học sinh lớp 12A1,2 của Trường THPT Đồng Đậu III. Số tiết bồi dưỡng: dự kiến 12 tiết. IV. Hệ thống kiến thức sử dụng trong chuyên đề. 4.1. Đột biến cấu trúc NST: tự các gen → làm thay đổi hình dạng, cấu trúc của NST

FF

*Khái niệm: Là những biến đổi trong cấu trúc của NST, dẫn tới sự sắp xếp lại trình

O

(Được phát hiện nhờ quan sát TB đang phân chia, phương pháp nhuộm băng NST)

N

*Nguyên nhân chung: Do các tác nhân gây ĐB:

Ơ

+Tác nhân bên ngoài: Tia phóng xạ, tia tử ngoại, các chất hóa học(các chất siêu ĐB –EMS, chất độc hóa học, thuốc trừ sâu, chất diệt cỏ…)

H

+Tác nhân bên trong TB: Do các biến đổi sinh lí nội bào, virut…

N

- Tuỳ thuộc vào độ bền vững về cấu trúc của NST ở các giai đoạn khác nhau mà 1

Y

loại tác nhân gây ĐB tác động có thể tạo ra các dạng ĐB và với tần số khác nhau.

U

- Dưới tác động của các tác nhân gây ĐB trên, NST bị đứt ra, có khi 1 NST bị đứt

Q

thành nhiều đoạn và sau đó nối lại, nhưng thường không giữ cấu trúc cũ và đưa đến nhiều kiểu ĐB cấu trúc khác nhau. Có thể ảnh hưởng tới quá trình nhân đôi AND hay trao đổi

M

chéo không đều giữa các crômatit.

*Cơ chế chung: Các tác nhân gây đột biến ảnh hưởng đến quá trình tiếp hợp, trao đổi chéo...hoặc

trực tiếp gây đứt gãy NST → làm phá vỡ cấu trúc NST. Các đột biến cấu trúc NST dẫn

ẠY

đến sự thay đổi trình tự và số lượng các gen, làm thay đổi hình dạng NST.

D

*Các dạng ĐB, cơ chế, hậu quả và ý nghĩa của các dạng ĐBCTNST: ĐBCTNST làm rối loạn sự liên kết của các cặp NST tương đồng trong giảm phân,

làm thay đổi tổ hợp các gen trong giao tử, dẫn đến biến đổi KG và KH. Nhiều ĐB có hại đối với cơ thể nhất là ở thể đồng hợp tử. →Đột biến này thực chất là sự sắp xếp lại những khối gen trên và giữa các NST, được phát hiện nhờ phương pháp nhuộm băng NST (tiêu bản NST). Các tác nhân vật lý 2


như các tia phóng xạ, tác nhân hóa học và các tác nhân sinh học như virus có thể gây ra đột biến dạng này. Gồm 4 dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn. 4.1.1 Mất đoạn * Là sự mất đi từng đoạn NST( do bị đứt), có thể mất đoạn nhỏ hoặc mất đoạn lớn * Hậu quả:

IC IA L

NST. - Làm giảm số lượng gen trên NST→ thường gây chết hoặc giảm sức sống đối với thể ĐB do sự mất cân bằng của hệ gen đặc biệt là mất đoạn dài. * Ý nghĩa(vai trò):

FF

- Mất đoạn nhỏ có thể không làm giảm sức sống →Vận dụng hiện tượng mất đoạn nhỏ để loại bỏ các gen có hại.

O

- Ngoài ra vận dụng để xác định vị trí gen trên NST → lập bản đồ DT ở người

N

* VD:

Ơ

- Ở người: NST thứ 21, 22 bị mất đoạn (1 phần vai dài: NST philađenphia,ph1→ sẽ gây ung thư máu ác tính.

H

- NST số 5 bị mất đoạn → gây hội chứng trẻ em có tiếng khóc như tiếng mèo kêu.

N

Mất đoạn làm giảm số lượng gen trên NST. Mất đoạn thường gây chết và giảm sức

Y

sống hoặc mất các tính trạng tương ứng. Do đó người ta ứng dụng đột biến mất đoạn để

U

loại khỏi NST những gen không mong muốn hoặc xác định vị trí của gen trên NST -> lập

Q

bản đồ gen. 4.1.2. Lặp đoạn

M

* Là 1 đoạn của NST có thể được lặp lại 1 hay nhiều lần → làm tăng số lượng gen

trên NST → làm mất cân bằng trong hệ gen. * Gây tăng cường hoặc giảm sự biểu hiện của tính trạng. Nhìn chung Lặp đoạn

thường không gây hậu quả nghiêm trọng như mất đoạn. Lặp đoạn dẫn đến lặp gen, tạo

ẠY

điều kiện cho ĐBG tạo ra các alen mới trong quá trình tiến hoá.

D

* Có ý nghĩa đối với tiến hóa vì tạo ra đoạn vật liệu DT bổ sung. * VD: - Ở ruồi giấm cái: Lặp đoạn Bar làm mắt lồi thành mắt dẹt. - Ở Đại mạch: lặp đoạn làm tăng hoạt tính của Enzim Amilaza → có ý nghĩa

trong cộng nghiệp sản xuất bia.

3


4.1.3. Đảo đoạn. * Là 1 đoạn NST nào đó bị đứt ra rồi đảo ngược 180 0 rồi lại nối vào vị trí cũ trên NST. Đoạn bị đảo có thể chứa tâm động hoặc không. * Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST. Ít ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức sống vì vật chất DT không mất mát. Tuy nhiên vẫn có thể gây hại cho thể ĐB: có

IC IA L

thể làm cho gen đang ở dạng hoạt động →dạng không hoạt động→ giảm sức sống, gây bán bất thụ (ở cơ thể dị hợp: mang đoạn đảo khi giảm phân, nếu trao đổi chéo diễn ra

trong vùng đoạn đảo sẽ tạo ra các giao tử không bình thường →hợp tử sẽ bị giảm sức sống). Tuy nhiên, cơ thể đồng hợp về đột biến này vẫn sinh sản bình thường.

FF

* Sự sắp xếp lại các gen do đảo đoạn →đã góp phần tạo ra sự đa dạng giữa các thứ, các nòi trong cùng 1 loài →tạo nguồn nguyên liệu DT cho quá trình tiến hóa và chọn

O

giống.

N

* VD: - Ở loài muỗi: Quá trình đảo đoạn được lặp lại trên các NST→ góp phần tạo

Ơ

nên các loài mới.

- Ở ruồi giấm: đã phát hiện 12 dạng đảo đoạn trên NST sô 3 liên quan tới khả năng

H

thích ứng với t 0 khác nhau của môi trường.

N

(hình ảnh NST đảo đoạn tiếp hợp -> cách nhận biết đột biến đảo đoạn)

Y

4.1.4. Chuyển đoạn

U

* Là dạng ĐB dẫn đến sự trao đổi đoạn trong 1 NST hoặc giữa các NST không tương

Q

đồng.

Có thể chuyển đoạn từ NST này sang NST khác hoặc chuyển đoạn cùng NST. Do

M

đó có thể làm thay đổi hoặc giữ nguyên số lượng gen. Tuy nhiên trong chương trình

thường chỉ xét chuyển đoạn giữa các NST không tương đồng. Chuyển đoạn giữa hai NST không tương đồng

Chuyển đoạn tương hỗ: là 1 đoạn của NST này chuyển dang 1 NST khác và

ẠY

ngược lại.

D

Chuyển đoạn không tương hỗ: là trường hợp 1 đoạn của NST hoặc cả 1 NST này

sáp nhập vào NST khác (gọi riêng trường hợp này là đột biến Robecson - giả thuyết của quá trình hình thành loài người từ tinh tinh. * Chuyển đoạn nhỏ ít ảnh hưởng, có thể có lợi cho sinh vật: → ứng dụng trong chọn và tạo giống ->Có vai trò quan trọng trong hình thành loài mới. *VD:- Người ta phát hiện nhiều đột biến chuyển đoạn nhỏ ở lúa, chuối, đậu… 4


- Thể chuyển đoạn giảm khả năng sinh sản nên có thể dùng côn trùng mang chuyển đoạn làm công cụ phòng trừ sâu hại bằng pháp DT. Vai trò – Chuyển đoạn có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành lo ài mới. Đột biến chuyển đoạn: Ví dụ:

IC IA L

Ở người, đột biến chuyển đoạn không cân giữa NST 22 với NST 9 tạo nên NST 22 ngắn hơn

FF

bình thường gây nên bệnh ung thư máu ác tính.

O

4.2 ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST 4.2.1.Đột biến lệch bội

N

*Khái niệm và phân loại

Ơ

Đột biến lệch bội là đột biến làm thay đổi số lượng NST ở một hay một số cặp tương

H

đồng.

N

Ở sinh vật lưỡng bội, đột biến lệch

bội thường có các dạng chính+ Thể

Q

+ Thể một 2n-1.

U

+ Thể không: 2n -2.

Y

lưỡng bội bình thường 2n.

M

+ Thể một kép: 2n-1-1. + Thể ba: 2n+1.

+ Thể bốn: 2n+2.

D

ẠY

+ Thể bốn kép: 2n+2+2.

5


D

ẠY M

KÈ Y

U

Q H

N Ơ N

IC IA L

FF

O

* Cơ chế phát sinh.

6


Đột biến lệch bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp NST tương đồng không phân li. Sự không phân li của một hay một số cặp NST trong giảm phân tạo ra các giao tử thừa hay thiếu một vài NST. phân li có thể xảy ra ở các cặp NST thường hay NST giới tính.

IC IA L

Các giao tử này kết hợp với giao tử bình thường sẽ tạo ra các thể lệch bội . Sự không Lệch bội cũng có thể xảy ra trong nguyên phân ở các tế bào sinh dưỡng 2n làm cho một phần cơ thể mang đột biến lệch bội và hình thành thể khảm. * Hậu quả.

FF

Sự tăng hay giảm số lượng của một hay vài cặp NST một cách khác thường đã làm mất cân bằng của toàn hệ gen nên các lệch bội thường không sống được hoặc giảm sức

O

sống, giảm khả năng sinh sản tùy loài.

N

Đột biến lệch bội ở người và nhiều loài động vật thường hay chết ( trong đó thể

Ơ

một nhiễm hay chết hơn thể thể ba), trong đó các loài thực vật tỏ ra chống chịu tốt hơn với các đột biến lệch bội)

H

Ở người, trong số các ca xảy thai tự nhiên có bất thường NST thì tỉ lệ thai thể ba là

N

53,7%, thể một là 15,3%..... Điều đó chứng tỏ đa số lệch bội gây chết từ giai đoạn sớm .

Y

Nếu sống được đến khi sinh đều mắc bệnh hiểm nghèo như hội chứng Đao (ba NST số 21),

U

hội chứng Tocno (chỉ có một NST giới tính X) …..

Q

Hội chứng Đao: có 3 NST 21 (tần số 0,15% ở trẻ sơ sinh): bị nhiều dị tật tuổi thọ chỉ 17 tuổi và chỉ khoảng 8% sống qua tuổi 40. Các nhà khoa học cho rằng việc quá trình

M

giảm phân I (tiếp hợp và hình thành các bắt chéo giữa các NS tử trong cặp tương đồng) tồn

tại quá lâu ở người mẹ lớn tuổi nên có xác suất cao để xảy ra sự không phân li của NST trong giảm phân I. Hội chứng Đao có thể xuất hiện do chuyển đoạn và trường hợp này di

ẠY

truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hội chứng Tocno (OX): không có khả năng sinh sản, tầm vóc thấp và bị nhiều dị

D

tật khác. Hội chứng Claiphenter (XXY): đàn ông có thân hình cao gầy, không có khả năng

sinh sản, chỉ số IQ thấp hơn bình thường , ngoài ra họ còn có một số thiên về hướng nữ như vú phát triển, lông mu mọc theo kiểu nữ, ít râu…. Thể ba kiểu XYY: nam giới, hung hãn hơn bình thường – NST tội phạm, có khả năng sinh sản bình thường vì NST X chỉ bắt đôi với một NST Y trong quá trình giảm phân còn 7


NST Y còn lại không bắt đôi và không truyền lại cho tinh trùng. Vì vậy người XYY tạo ra các tinh trùng mang X hoặc mang Y mà không mang XY hoặc YY. Thể thể ba kiểu (XXX) : nữ giới có khả năng sinh sản bình thường và thể thể ba này không được di truyền vì trong quá trình giảm phân chỉ có hai NST X bắt đôi với nhau còn NST X còn lại thì không và do vậy không bao giờ tạo ra trứng có XX.

IC IA L

Ở thực vật cũng đã gặp các lệch bội, đặc biệt ở chi Cà và chi Lúa. Ví dụ: ở cà độc dược đã phát hiện được lệch bội ở cả 12 cặp NST tương đồng cho các dạng quả khác nhau về hình dạng, kích thước cũng như sự phát triển các gai.

Đột biến lệch bội hay bị chết thậm chí nhiều hơn thể đa bội do thể lệch bội gây mất

FF

cân bằng gen ở các cơ thể đơn bội, lưỡng bội hay đa bội thì tỉ lệ các gen trên NST này so

với các gen trên NST khác là 1:1, còn đột biến thể lệch bội thì lệch hẳn đi. Ví dụ: gen A

O

trên NST số 1; gen B trên NST số 3. Ở cơ thể lưỡng bội là AA :BB = 1:1; Ở cơ thể thể ba

N

là AA : BBB = 1:1,5.

Ơ

Khi số lượng của một gen trong tế bào tăng lên thì lượng sản phẩm của gen đó trong gây nên hiệu ứng liều lượng gen.

H

tế bào cũng thường tăng lên ở mức độ tăng lên tương ứng số lượng bản sao của gen vì thế

N

Khi sản phẩm của một số gen trong tế bào tăng lên quá mức bình thường sẽ gây

Y

nên hàng loạt các rối loạn về sinh lí, hóa sinh trong tế bào và trong cơ thể dẫn đến xuất

U

hiện các hội chứng bệnh khác nhau thậm chí gây chết.

Q

Để tránh hiện tượng hiệu ứng liều lượng gen đối với các gen đối với các gen trên NST X ở các loài động vật có cơ chế xác định giới tính kiểu XX – XY, quá trình tiến hóa

M

đã duy trì cơ chế được gọi là bù trừ liều lượng gen (do một trong hai NST X của cơ thể cái

bị bất hoạt) để cho sản phẩm của các gen trên NST X ở hai giới là như nhau. Trên cặp XY trong đó Y hầu như chỉ có các gen quy định các tính trạng khác ngoại

trừ một số rất ít các gen quy định sự hình thành tinh hoàn và phát triển tinh trùng. Ngược

D

ẠY

lại trên NST X vẫn chứa nhiều gen quy định các protein tối quan trọng cho sự trao đổi chất

8


của tế bào cũng như của cả cơ thể. Vì thế, ở các con cơ thể cái nếu cả hai NST hoạt động thì sản phẩm của các gen trên X ở con cái sẽ cao gấp hai lần so với ở cơ thể đực. Thể một hay đơn bội gây chết là do gen lặn có cơ hội được biểu hiện. * Ý nghĩa. Đột biến lệch bội cũng cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.

IC IA L

Trong thực tế chọn giống có thể sử dụng lệch bội để xác định vị trí gen trên NST.

*Ví dụ: một loài thực vật A- hoa đỏ, a- hoa trắng. Trước tiên tạo các dòng hoa đỏ

thuần chủng và thể ba ở tất cả các cặp NST. Khi cho các cơ thể hoa đỏ thuần chủng thể ba lai với hoa trắng theo dõi đến F2 kết hợp với quan sát tiêu bản NST ta có thể xác định gen

FF

quy định hoa đỏ nằm trên NST nào. Vì khi tỉ lệ phân li ở F2 khác 3:1 thì đó là do gen quy 4.2.2 Đột biến đa bội.

N

* Khái niệm và cơ chế phát sinh thể tự đa bội.

O

định hoa đỏ đang ở thể thể ba.

Ơ

Đột biến đa bội là dạng đột biến làm tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội của

D

ẠY

M

Q

U

Y

N

H

loài và lớn hơn 2n. Cơ thể sinh vật mang bộ NST bất thường như 3n,5n, 6n, 7n, 8n….được

9


gọi là thể đa bội. Trong đó: 3n, 5n, 7n,…. gọi là các thể đa bội lẻ còn 4n,6n,8n….. gọi là thể đa bội chẵn.

Y

N

H

Ơ

N

O

FF

IC IA L

Thể tự đa bội có thể được phát sinh bằng một số cơ chế sau:

U

+ Thể tự tam bội 3n: tạo thành do kết hợp các giao tử đơn bội n với giao tử lưỡng

Q

bội 2n do rối loạn phân bào hoặc lai cơ thể 2n với cơ thể 4n. + Thể tự tứ bội 4n: tạo thành do kết hợp giao tử lưỡng bội 2n với nhau.

M

+ Trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, nếu tất cả các NST không phân li thì

cũng tạo nên thể tứ bội. + Trong nguyên phân xảy ra nhân đôi nhưng không phân li ở đỉnh sinh trưởng tạo

ẠY

nên cành tứ bội trên cây lưỡng bội.

D

* Khái niệm và cơ chế phát sinh thể dị đa bội. Dị đa bội là hiện tượng làm tăng số bộ NST đơn bội của hai loài khác nhau trong

một tế bào.

10


IC IA L FF O N

Loại đột biến này chỉ được phát sinh ở các con lai khác loài.

H

con lai có sức sống nhưng bất thụ.

Ơ

Các loài thực vật có họ hàng thân thuộc đôi khi có thể giao phấn với nhau cho ra

N

Nếu ở con lai xảy ra đột biến đa bội làm tăng gấp đôi số lượng cả 2 bộ NST của hai loài khác nhau thì sẽ tạo ra thể dị đa bội.

U

thụ (thể song nhị bội).

Y

Loài AA x loài BB → con lai AB bất thụ → đa bội hóa AABB: thể dị đa bội hữu

Q

Thể dị đa bội được tạo ra có thể phát triển và hữu thụ như dạng bình thường 2n.

M

Hiện tượng lai xa kèm theo đa bội hóa như vậy có vai trò rất quan trọng trong quá trình tiến hóa hình thành loài mới ở nhiều loài thực vật có hoa.

Nhà khoa học Kapetrenco đã lai cải củ có 2n = 18R với cải bắp 2n = 18B. Con lại

F1 có 18NST (9R + 9B) bất thụ do bộ NST không tương đồng. Sau đó, ông đã may mắn

D

ẠY

nhận được thể dị đa bội ( song nhị bội hữu thụ) có bộ NST 18R +18B.

11


IC IA L FF O N Ơ H N Y U

Q

* Hậu quả và vai trò của đột biến đa bội. Tế bào đa bội có số lượng AND tăng gấp bội nên quá trình sinh tổng hợp các chất

M

hữu cơ xảy ra mạnh mẽ. Vì vậy, thể đa bội có tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển

khỏe, chống chịu tốt.

Các thể tự đa bội lẻ (3n, 5n,…) hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường.

Những giống cây ăn quả không hạt như nho, dưa hấu,… thường là tự đa bội lẻ và không

D

ẠY

có hạt. Hiện tượng đa bội khá phổ biến ở thực vật trong khi ở động vật là tương đối hiếm. Đột biến đa bội đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa vì nó góp phần

hình thành nên loài mới, chủ yếu là các loài thực vật có hoa.

12


V. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP : Sau khi học sinh nắm vững phần lí thuyết, tôi chia các bài tập phần đột biến NST thành các dạng, sau mỗi dạng có công thức tổng quát và bài tập áp dụng để các em dễ dàng 5.1. Dạng 1: Xác định tỉ lệ giao tử đột biến cấu trúc . Chú ý : •

IC IA L

nắm kiến thức.

Khi NST chưa nhân đôi nếu cặp NST tương đồng nếu có 1 chiếc bị đột biến cấu trúc thì Tỉ lệ sinh giao tử đột biến ở cặp NST này là ½

-

Tỉ lệ sinh giao tử không đột biến ở cặp NST này là 1/2

FF

-

GP 1

GP 2A; A ; a; a

A-A ; a-a

N

Ta có A a

O

Ví dụ : A là NST không bị đột biến , a là NST bị đột biến

Ơ

Sau khi NST đã nhân đôi nếu 1 cromatit trong cặp tương đồng bị đột biến cấu trúc thì

H

- Tỉ lệ sinh ra giao tử đột biến ở cặp NST này là 1/4

N

- Tỉ lệ sinh ra giao tử không đột biến là 3/4 ĐB A-a A-A

GPA-a 1 ; AA

GP A;2 A; A ; a

U

AA Nhân đôi A-A A-A

Y

Ví dụ A là NST không bị đột biến, a là NST bị đột biến ta có

Q

Ví dụ 1 : Cà độc dược có 2n = 24 . Có một thể đột biến trong đó cặp NST số 1 có 1 chiếc bị mất đoạn , một chiếc NST số 3 bị đảo 1 đoạn khi giảm phân nếu các NST phân li bình

?

M

thường thì trong số các loại giao tử được tạo ra giao tử không mang NST đột biến có tỉ lệ Cặp NST số 1. Giả sử chiếc bình thường là A, chiếc bị mất đoạn là a Cặp NST số 3. Giả sử chiếc bình thường là B, chiếc bị đảo đoạn là b

ẠY

Vậy thể đột biến có dạng AaBb

D

Giảm phân bình thường cho 4 loại giao tử tỉ lệ bằng nhau là AB = Ab = aB = ab = 25% AB là giao tử không mang NST đột biến chiếm tỉ lệ 25% Ví dụ 2 : Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24 Một thể đột biến bị mất 1 đoạn NST số 1 , đảo đoạn ở NST số 2 . Nếu giảm phân bình thường thì tỷ lệ giao tử mang đột biến bao nhiêu? Bài giải : 13


Mỗi cặp NST tương đồng gồm 1 chiếc bình thường và 1 chiếc bị đột biến, giảm phân tạo giao tử mang NST bình thường chiếm tỉ lệ 1/2. Có 2 cặp như vậy nên giao tử mang tất cả các NST bình thường là 1/2x1/2 = 1/4 => Tỷ lệ giao tử mang gen đột biến sẽ là 1 – 1/4= 3/4 = 75%. 5.2. Dạng 2: Xác định các loại đột biến cấu trúc NST:

IC IA L

- Dựa vào khái niệm và hậu quả của các đột biến cấu trúc NST

- Quan sát hình vẽ hoặc sơ đồ về gen trên NST rồi xác định sự thay đổi các gen tương ứng các loại đột biến cấu trúc NST

H

Ơ

N

O

Ví dụ 2: Hình 2 mô tả dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây? A. Đảo đoạn. B. Chuyển đoạn. C. Lặp đoạn. D. Mất đoạn.

FF

Ví dụ 1: Sơ đồ sau đây mô tả dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào? Sơ đồ: ABCD*EFGH → ABCDCD*EFGH A. Chuyển đoạn. B. Mất đoạn. C. Lặp đoạn. D. Đảo đoạn. Hướng dẫn: Nhìn sơ đồ thấy 2 đoạn CD xuất hiện →ĐB lặp đoạn (Đ/a C)

N

Hướng dẫn: Nhìn hình 2 thấy đoạn BCD thay đổi vị trí

Y

→ĐB đảo đoạn (Đ/a A)

Q

*Thể lệch bội

U

5.3. Dạng 3: Xác định số lượng NST trong tế bào thể đột biến: Các dạng thường gặp:

- Thể 1: 2n – 1

- Thể 3: 2n + 1

- Thể 4: 2n + 2

- Thể 1 kép : 2n – 1 – 1

- Thể 3 kép : 2n + 1+ 1

M

- Thể không : 2n – 2

(Với n: Số cặp NST).

ẠY

Ví dụ 1: Ruồi giấm có bộ NST 2n = 8. Số lượng NST có trong tế bào sinh dưỡng của ruồi giấm thuộc thể lệch bội dạng 4 nhiễm là:

D

A. 10

B. 16

C. 32

D. 12

(Đề thi TN năm 2008 – lần 1) Hướng dẫn: Thể 4 có số lượng NST là: 2n + 2 = 8 + 2 = 10. Chọn phương án A Ví dụ 2: Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Giả sử có 6 thể đột biến của loài này được kí hiệu từ I đến VI có số lượng nhiễm sắc thể (NST) ở kì giữa trong mỗi tế bào sinh dưỡng như sau: 14


Thể đột biến

I

Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng

25 84

II

III

IV

V

VI

26

36

23

48

Cho biết số lượng nhiễm sắc thể trong tất cả các cặp ở mỗi tế bào của mỗi thể đột biến là bằng nhau. Trong các thể đột biến trên, các thể đột biến lệch bội là: A. I, III, V.

B. II, VI.

C. I, III.

D. I, II, III, V.

IC IA L

Hướng dẫn: 12 nhóm gen LK vậy n = 12. Ta có 25= 2n+1, 26=2n+2, 23=2n-1 →A * Xác định số lượng NST trong tế bào đa bội: - Đa bội chẵn : Tứ bội (4n) ,Lục bội (6n) , Bát bội (8n) ... - Đa bội lẻ : Tam bội (3n) , Ngũ bội (5n) , Thất bội (7n) ...

FF

- Thể song nhị bội: 4n ( 2n A + 2n B).

Ví dụ 1: Loài cải củ có 2n = 18. Xác định số NST trong thể 3n, 4n.

4n = 4 x 9 = 36 NST.

N

NST.

n = 9. Số NST trong các thể: 3n = 3 x 9 = 27

O

Hướng dẫn: Theo bài ra ta có: 2n = 18

Ơ

Ví dụ 2: Khi lai cải củ 2n = 18 với cải bắp có 2n = 18 tạo ra cây lai song nhị bội hữu thụ

A. 27

B. 18

C. 54

n= 9

Cải bắp ( 2n = 18 B)

Y

G;

x

n=9

2n = 18 ( 9 A + 9 B)

Đa bội hóa 4n = 36 NST

U

Con lai

D. 36

N

Hướng dẫn: Cải củ ( 2n = 18 A)

( 18A +

Đáp án : D

Q

18 B)

H

có bộ NST là:

Ví dụ 3: Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Giả sử có 6 thể đột biến của

M

loài này được kí hiệu từ I đến VI có số lượng nhiễm sắc thể (NST) ở kì giữa trong mỗi tế

bào sinh dưỡng như sau: Thể đột biến

I

Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng

48 84

III

IV

V

VI

72

36

60

108

ẠY

II

Cho biết số lượng nhiễm sắc thể trong tất cả các cặp ở mỗi tế bào của mỗi thể đột biến là

D

bằng nhau. Trong các thể đột biến trên, các thể đột biến đa bội chẵn là: A. I, III, IV, V.

B. II, VI.

C. I, III.

D. I, II, III, V.

Hướng dẫn: 12 nhóm gen LK vậy n = 12. Thể đa bội chẵn 4n, 6n, 8n,…… Vậy Ta có thể đột biến số I và số III là dạng 4n và 6n -→ Đáp án C

15


5.4. Dạng 4: Xác định số dạng lệch bội: * Số dạng lệch bội đơn khác nhau: Trường hợp này, lệch bội có thể xảy ra ở mỗi cặp NST nên HS dễ dàng xác định số trường hợp = n. Giáo viên nên lưu công thức tổng quát để giúp các em giải quyết được những bài tập phức tạp hơn:

Cn1 = n

IC IA L

* Số dạng lệch bội kép khác nhau: Thể lệch bội kép tức đồng thời trong tế bào có 2 cặp NST tồn tại ở thể lệch bội khác nhau. Tổng quát:

Cn2 = n(n – 1)/2

* Có a thể lệch bội khác nhau:

FF

GV cần phân tích để HS thấy rằng:

- Với thể lệch bội thứ nhất sẽ có n trường hợp tương ứng với n cặp NST.

O

- Với thể lệch bội thứ hai sẽ có n – 1 trường hợp tương ứng với n – 1 cặp NST còn lại.

N

- Với thể lệch bội thứ ba sẽ có n – 2 trường hợp tương ứng với n – 2 cặp NST còn lại.

Ơ

- Với thể lệch bội thứ a( a < n) sẽ có n – a trường hợp tương ứng với n – a cặp NST còn lại.

N

Tổng quát: Ana = n!/(n –a)!

H

Kết quả = n(n – 1)(n – 2)(n - a) = Ana = n!/(n –a)!

Y

Ví dụ 1: Bộ NST lưỡng bội của loài 2n = 8. Xác định:

U

- Có bao nhiêu trường hợp thể 3 có thể xảy ra?

Q

- Có bao nhiêu trường hợp thể 1 kép có thể xảy ra? - Có bao nhiêu trường hợp đồng thời xảy ra cả 3 đột biến; thể 0, thể 1 và thể 3?

M

Hướng dẫn: * Số trường hợp thể 3 có thể xảy ra: 2n = 8→ n = 4

số trường hợp thể 3 = Cn1 = n = 4 * Số trường hợp thể 1 kép có thể xảy ra: C n2 = n(n – 1)/2 = 4.3/2 = 6

ẠY

* Số trường hợp đồng thời xảy ra cả 3 đột biến: thể 0, thể 1 và thể 3: Ana = n!/(n –a)! = 4!/(4 – 3)! = 4!/1! = 1.2.3.4=24.

D

Ví dụ 2: Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n. Loài này có thể có tối đa bao nhiêu dạng đột biến thể 3, bao nhiêu dạng đột biến thể 3 kép? (Đề thi HSG tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012 – 2013) Trả lời: - Số dạng thể 3 là: C1n = n!/[1!( n – 1)!] = n. - Số dạng đột biến thể 3 kép: C2n = n!/[2!( n – 2)!] = n(n-1)/2

16


5..5. Dạng 5: Cách viết giao tử và xác định kết quả lai thể đột biến. * Cách viết giao tử thể ba 2n+1 Cơ thể 2n+1 giảm phân cho giao tử n+1 mang 2 NST của cặp đó và giao tử n mang 1 NST của cặp đó, sử dụng sơ đồ hình tam giác.

IC IA L

- Ví dụ 1 : KG aaa và Aaa ở hoa cái theo sơ đồ sau

- Ví dụ 2: Ở một loài cây, gen A trội hoàn toàn quy định hoa đỏ, gen lặn a - hoa trắng, Khi

FF

lai cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F 1 toàn cây hoa đỏ. Dùng phấn của một cây F1 thụ phấn hoàn toàn cho một cây F1 khác, được F2 có tỷ lệ 11 cây hoa đỏ : 1 cây hoa

O

trắng. Hãy giải thích kết quả phép lai và viết sơ đồ lai từ P đến F 2. Hướng dẫn

N

- Giải thích:

Ơ

Tỷ lệ cây hoa trắng ở F2 là 1/12 = 1/2 x 1/6 suy ra cây F1 cho phấn có kiểu gen Aa, cây

H

nhận phấn là cây 3 nhiễm có kiểu gen AAa phát sinh do tế bào noãn n+1 (AA) của cây

N

hoa đỏ t/c AA kết hợp với hạt phấn n của cây aa (hoa trắng). + Cây F1 (Aa) tạo 2 loại hạt phấn với tỷ lệ 1/2A:1/2a khi thụ phấn cho cây 3 nhiễ m AAa

Y

có 6 kiểu giao tử đều thụ tinh được với tỉ lệ 1/6AA: 2/6 Aa : 2/6A : 1/6a đã tạo ra F 2 có tỉ Pt/c:

AA(Đỏ)

Q

Sơ đồ lai:

U

lệ 11/12 số cây có gen A (hoa đỏ) và 1/12 số cây kiểu gen aa (hoa trắng)

GP: A và AA

×

aa(Trắng)

a

M

F1: Aa(2n) và AAa(2n+1). Tất cả đều hoa đỏ.

F1 x F1 : ♂ Aa( 2n) × ♀ AAa(2n+1) GF!

1A : 1a

1AA : 2Aa : 2A : 1a

ẠY

F2 KG: 1AAA : 3AAa : 2Aaa : 2AA : 3Aa : 1aa KH: 11 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng

D

* Xác định kết quả lai ở thể lệch bội. - Trường hợp 1 Các giao tử sinh ra đều có khả năng sinh sản Xác định kết quả phân tính của F và tính trội, lặn khi biết kiểu gen P. Cách giải: - Xác định tính trội, lặn. - Quy ước gen và viết sơ đồ lai. - Xác định kết quả kiểu gen và kiểu hình của F. 17


Ví dụ : Ở đậu, Gen A trội hoàn toàn quy định hạt nâu so với gen a quy định màu hạt trắng. Cây đậu mang đột biến lệch bội 2n + 1 giảm phân cho loại giao tử chứa 2 NST, có loại giao tử chỉ mang 1 NST của cặp, cây đậu 2n giảm phân bình thường. Xác định kiểu gen và KH của F1 từ phép lai sau: Aaa

x

Aa .

Giải: - Bước 1: Xác định tính trội, lặn.

IC IA L

Theo bài ra: Hạt nâu là trội hoàn toàn so với hạt trắng. - Bước 2: Quy ước gen và viết sơ đồ lai gen A trội hoàn toàn quy định hạt nâu. gen a quy định màu hạt trắng. P

Aaa

x

Aa

Gp: 1/6 A; 2/6 Aa ; 1/6 aa; 2/6 a

FF

Sơ đồ lai:

1/ 2 A ; 1/2 a

O

- Bước 3: Xác định kết quả kiểu gen và kiểu hình của F.

Ơ

+ Kiểu hình: 9/12 Hạt nâu : 3/12 Hạt trắng.

N

+ Kiểu gen: 1/12 AA ; 3/12 Aa; 3/12 Aaa; 2/12 AAa ; 1/12 aaa; 2/12 aa. -Trường hợp 2 Giao tử đột biến không có khả năng sinh sản

N

Cách giải: - Xác định tính trội, lặn.

H

Xác định kết quả phân tính của F và tính trội, lặn khi biết kiểu gen P.

Y

- Quy ước gen và viết sơ đồ lai (chú ý giao tử đột biến không có khả năng sinh

U

sản vậy viết lại tỉ lệ giao tử trước khi viết hợp tử)

Q

- Xác định kết quả kiểu gen và kiểu hình của F Ví dụ: Ở cà độc dược alen A quy định quả tròn, a quy định quả bầu dục. Tế bào noãn thừa

M

1 NST mới thụ tinh được còn hạt phấn thừa 1 NST bị teo hoặc không nảy mầm trong ống

phấn để thụ tinh được. Cho cây thể ba có kiểu gen Aaa tự thụ phấn. Xác định tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ sau. Bước 1: Xác định tính trội, lặn.

ẠY

Theo bài ra: quả tròn là trội hoàn toàn so với quả bầu dục.

D

- Bước 2: Quy ước gen và viết sơ đồ lai gen A trội hoàn toàn quy định quả tròn. gen a quy định màu quả bầu dục. Sơ đồ lai:

P

Cơ thể cái

Aaa

Gp: 1/6 A; 2/6 Aa ; 1/6 aa; 2/6 a

x Cơ thể đực

Aaa

1/6 A; 2/6 Aa ; 1/6 aa; 2/6 a

Giao tử đực thừa NST không thụ tinh được nên viết lại:

1/3 A: 2/3 a 18


- Bước 3: Xác định kết quả kiểu gen và kiểu hình của F. + Kiểu gen: 1/18 AA : 2/18 AAa: 5/18 Aaa:4/18Aa: 2/18aaa:4/18 aa. + Kiểu hình: 12/18 quả tròn: 6/18 quả bầu dục. * Cách viết giao tử của thể đa bội : - Thể tứ bội (4n): Giảm phân tạo ra loại giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Do đó phương

IC IA L

pháp xác định giao tử nhanh nhất là sơ đồ hình chữ nhật: Ví dụ :

O

FF

- Đối với kiểu gen AAAa: cá thể này tạo 2 loại giao tử với tỉ lệ.

H

Ơ

N

+ Đối với kiểu gen AAaa: cá thể này tạo 3 loại giao tử với tỉ lệ.

* Tứ bội (4n) :

AAaa

Aaaa

aaaa

N

1/2AA : 1/2Aa

Y

AAAa

100% AA

U

Q

AAAA

1/6AA :4/6Aa : 1/6aa

1/2Aa : 1/2 aa 100 % aa

M

* Cơ thể tứ bôi (4n) xét có 2 cặp gen:

- Viết giao tử từng cặp gen sau đó viết chung theo sơ đồ phân nhánh. Ví dụ: cơ thể tứ bội AAAaBbbb

ẠY

- Kiểu gen AAAa giảm phân cho giao tử: ½ AA: ½ Aa - Kiểu gen Bbbb giảm phân cho giao tử: ½ Bb : ½ bb

D

- cơ thể AAAaBbbb giảm phân cho giao tử ½ AA

½ Aa

½ Bb

¼ AABb

½ bb

¼ AAbb

½ Bb

¼ AaBb

½ bb

¼ Aabb

19


* Xác định kết quả phép lai ở đột biến đa bội: -Trường hợp 1: Phép lai thuận: Biết kiểu gen hoặc kiểu hình của P, biết tính trội lặn, xác định kết quả phân tính của F. Cách giải: Thực hiện theo 3 bước: + Bước 1: Quy ước gen.

IC IA L

+ Bước 2: Xác định kiểu gen của P.

+ Bước 3: Viết sơ đồ lai, ghi kết quả, tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình của F.

Ví dụ : Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn, gen a quy định quả vàng. Khi cho giao phấn giữa các cây cà chua 4n quả đỏ thuần chủng với cây quả vàng 4n. Xác định

FF

KG, KH của F1.

Hướng dẫn: Bước 1: Quy ước gen. Theo bài ra ta có: gen A quy định quả đỏ trội hoàn

O

toàn, gen a quy định quả vàng.

N

Bước 2: Xác định kiểu gen của P.

AAAA AA

aaaa

N

Gp

x

H

Bước 3: Viết sơ đồ lai: P:

Cây quả vàng 4n có KG: aaaa.

Ơ

Cây quả đỏ thuần chủng 4n có KG: AAAA.

AAaa ( 100% Quả đỏ)

Y

F1:

aa

U

-Trường hợp 2: Phép lai nghịch: Biết kết quả phân tích của F, tìm kiểu gen, kiểu

Q

hình của P.

Cách giải: Thực hiện theo 3 bước:

M

+ Bước 1: Xác định tính trội, lặn. Quy ước gen.

+ Bước 2: Xác định tỉ lệ phân tính của F. Dựa vào kiểu hình lặn của F1 viết kiểu gen của kiểu hình này sau đó xác định kiểu gen và kiểu hình của P. + Bước 3: Viết sơ đồ kiểm trứng.

ẠY

Ví dụ : Ở thực vật, gen A quy định hoa đỏ, gen a quy định hoa trắng. Khi cho giao phấn

D

giữa các cây 4n. F1 thu được 35 hoa đỏ ; 1 hoa trắng. Xác định KG, KH của P. Hướng dẫn: -Bước 1: Theo bài ra ta có: gen A : quy định hoa đỏ; a: hoa trắng. -

Bước 2: Do F1 phân li theo tỉ lệ: 35 hoa đỏ : 1 hoa trắng.

Hoa trắng chiếm tỉ lệ: 1/36 mang toàn gen lặn = 1/6 giao tử lặn x 1/6 giao tử lặn. Do đó cây 4n cho giao tử 1/6 mang toàn gen lăn có kiểu gen: AAaa Vậy kiểu gen, kiểu hình của P là: AAaa (hoa đỏ) x AAaa (hoa đỏ) 20


Bước 3: sơ đồ lai:

-

AAaa (hoa đỏ)

P

x

AAaa (hoa đỏ)

GP: 1/6 AA; 4/6Aa; 1/6aa

1/6 AA; 4/6Aa; 1/6aa

Lập khung pennet ta có kết quả F1:

- Kiểu gen: 1/36 AAAA; 8/36 AAAa ; 18/36

AAaa; 8/36 Aaaa; 1/36 aaaa.

IC IA L

Kiểu hình: 35/36 hoa đỏ : 1/ 36 hoa trắng

-

5.6. Dạng 6: Cơ chế phát sinh giao tử dẫn đến đột biến số lượng NST * Trường hợp 1: Xảy ra trên 1 cặp NST: * Giảm phân không bình thường:

FF

- Xảy ra ở lần phân bào I: Tự nhân đôi AAaa

O

Aa (2n) Lần 1( NST không phân li)

N

O ( Không mang NST của cặp)

Ơ

AAaa

Aa Aa O (n + 1) (n + 1) (n - 1) Kết quả giảm phân: Từ 1 tế bào sinh giao tử đực (2n)

O (n - 1) 2 loại giao tử đực: n + 1 và

N

H

Lần phân bào 2 BT

n–1

Y

Từ 1 tế bào sinh giao tử cái (2n)

1 loại giao tử cái: n + 1 hoặc n – 1

U

Ví dụ 1: Khi các cá thể của một quần thể giao phối ( quần thể lưỡng bội) tiến hành giảm

Q

phân hình thành giao tử đực và cái, ở một số tế bào sinh giao tử, một cặp NST thường không phân li trong giảm phân I, giảm phân 2 diễn ra bình thường. Sự giao phối tự do giữa

M

các cá thể có thể tạo ra các kiểu tổ hợp về NST là: B. 2n+1, 2n-1-1-1, 2n.

C. 2n-2, 2n, 2n+2+1.

C. 2n+1, 2n-2-2, 2n, 2n+2.

A. 2n, 2n-1, 2n+ 1, 2n-2, 2n+2.

ẠY

( Đề TS Đại học năm 2008)

Hướng dẫn: Theo sơ đồ 2: Khi các cá thể của một quần thể giao phối ( quần thể lưỡng bội)

D

tiến hành giảm phân hình thành giao tử đực và cái, ở một số tế bào sinh giao tử, một cặp NST thường không phân li trong giảm phân I, giảm phân 2 diễn ra bình thường sẽ tạo các giao tử n + 1, n – 1 và n, sự giao phối tự do giữa các cá thể có thể tạo ra các kiểu tổ hợp sau: - Nếu giao tử n

x

giao tử n

- Nếu giao tử n

x giao tử n +1

hợp tử 2n hợp tử 2n +1 21


- Nếu giao tử n

x

giao tử n - 1

hợp tử 2n - 1

- Nếu giao tử n – 1 x giao tử n - 1

hợp tử 2n - 2

- Nếu giao tử n + 1

hợp tử 2n +2

x giao tử n +1

Đáp án: A Ví dụ 2 Trong một tế bào sinh tinh, xét hai cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa và Bb.

IC IA L

Khi tế bào này giảm phân, cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là A. ABb và a hoặc aBb và A. B. Abb và B hoặc ABB và b.

FF

C. ABb và A hoặc aBb và a. D. ABB và abb hoặc AAB và aab.

Hướng dẫn: 1 TB sinh tinh (sinh giao tử đực) cặp Aa phân ly bình thường cho giao tử A

O

và a còn cặp Bb không phân ly trong giảm phân I cho giao tử Bb và O.

N

Vậy gia tử tạo ra ở đây là: ABb và a hoặc aBb và A → Đ/a : A

Ơ

- Xảy ra ở lần phân bào II: Tự nhân đôi

AAaa

H

Aa (2n)

N

Lần 1

AA

U

Y

Lần phân bào 2 ( NST không phân li)

AA (n+1)

O(n-1)

Q

Kết quả giảm phân:

aa

a (n)

a(n)

3 loại giao tử: n, n + 1 và n – 1

Từ 1 tế bào sinh giao tử cái (2n)

1 loại giao tử: n hoặc n + 1 hoặc n – 1

Hoặc:

M

Từ 1 tế bào sinh giao tử đực (2n)

Tự nhân đôi AAaa

ẠY

Aa (2n)

D

Lần

AA

aa

Lần phân bào 2 ( NST không phân li) A (n)

A (n)

aa (n + 1)

O (n - 1)

Kết quả giảm phân: Từ 1 tế bào sinh giao tử đực (2n)

3 loại giao tử: n, n + 1 và n – 1

Từ 1 tế bào sinh giao tử cái (2n)

1 loại giao tử: n hoặc n + 1 hoặc n – 1 22


Hoặc: Tự nhân đôi Aa (2n)

AAaa

Lần aa

Lần phân bào 2 ( NST không phân li) AA (n+1)

O (n-1)

aa (n + 1)

O (n - 1)

Kết quả giảm phân:

IC IA L

AA

2 loại giao tử: n + 1 và n – 1

Từ 1 tế bào sinh giao tử cái (2n)

1 loại giao tử: n + 1 hoặc n – 1

FF

Từ 1 tế bào sinh giao tử đực(2n)

Ví dụ 1: Ở một loài thực vật, cặp NST số 1 chứa cặp gen Aa, cặp NST số 3 chứa cặp gen

O

Bb. Nếu ở tất cả các tế bào, cặp NST số 1 không phân li trong phả m phân II, cặp NST số

N

3 phân li bình thường thì cơ thể có kiểu gen Aabb giảm phân sẽ tạo ra các loại giao tử có

Ơ

kiểu gen:

H

A. AAb ; aab ; b. C. AAbb.

B. Aab ; b ; Ab ; ab.

D. Abb ; abb ; Ab ; ab.

N

Hướng dẫn: Theo sơ đồ 3: - Cặp Aa không phân li trong giảm phân 2 cho 3 loại giao tử:

Y

AA, aa, O.

bb giảm phân bình thường cho giao tử: b

-

Do đo cơ thể Aabb giảm phân cho các giao tử: b x ( AA, aa, O) = AAb ; aab ; b.

Q

U

-

Đáp án A.

M

Xảy ra trên cặp NST giới tính:

*Cặp NST giới tính XX ( đối với đa số các loài con cái có cặp NST giới tính XX). - Phân li không bình thường ở lần phân bào I: Kết quả giảm phân: Từ 1 tế bào sinh trứng (2n)

1 loại trứng: XX ( n + 1) Hoặc O

ẠY

(n – 1)

D

- Phân li không bình thường ở lần phân bào II: Kết quả giảm phân: Xảy ra 1 TB: từ 1 tế bào sinh trứng (2n)

1 loại trứng: X (n) hoặc XX ( n + 1) Hoặc O

(n – 1). Xảy ra 2 TB: từ 1 tế bào sinh trứng (2n)

1 loại trứng: XX ( n + 1) hoặc O (n – 1).

* Cặp NST giới tính XY ( đối với đa số các loài con đực có cặp NST giới tính XY). 23


- Phân li không bình thường ở lần phân bào I: Kết quả giảm phân: Từ 1 tế bào sinh tinh (2n)

2 loại tinh trùng: XY ( n + 1) và O (n

– 1) - Phân li không bình thường ở lần phân bào II: + Cặp XX ở lần phân bào 2 không phân li. Từ 1 tế bào sinh tinh (2n)

IC IA L

Kết quả giảm phân:

3 loại tinh trùng: Y (n), XX ( n + 1) và O (n – 1)

+ Cặp YY ở lần phân bào 2 không phân li. Kết quả giảm phân:

3 loại tinh trùng: X (n), YY ( n + 1) và O (n – 1).

FF

Từ 1 tế bào sinh tinh (2n)

+ Cặp YY, XX ở lần phân bào 2 không phân li. (2n)

2 loại tinh trùng: XX, YY ( n + 1) và O (n – 1).

N

Từ 1 tế bào sinh tinh

O

Kết quả giảm phân:

Ơ

Ví dụ 1: Mẹ có kiểu gen XA Xa , bố có kiểu gen XA Y, con gái có kiểu gen XA Xa Xa. Cho biết quá trình giảm phân ở bố, mẹ không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc NST. Kết

H

luận nào sau đây về quá trình giảm phân ở bố , mẹ là đúng?

N

A.Trong giảm phân 2 ở bố NST giới tính không phân li, ở mẹ giảm phân bình thường.

Y

B.Trong giảm phân 1 ở bố NST giới tính không phân li, ở mẹ giảm phân bình thường.

U

C.Trong giảm phân 2 ở mẹ NST giới tính không phân li, ở bố giảm phân bình thường.

Q

D.Trong giảm phân 1 ở mẹ NST giới tính không phân li, ở bố giảm phân bình thường. ( Đề TS Đại học năm 2008)

M

Hướng dẫn: Do mẹ có kiểu gen XA Xa , bố có kiểu gen XA Y, con gái có kiểu gen XA Xa

Xa. Mà quá trình giảm phân ở bố, mẹ không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc NST. Nên trong giảm phân 2 ở mẹ NST giới tính Xa không phân li tạo giao tử Xa Xa , ở bố giảm phân bình thường tạo giao tử XA . Sự kết hợp của giao tử bố và mẹ tạo hợp tử X A Xa Xa.

ẠY

Đáp án: C

D

Ví dụ 2 : Một cơ thể có tế bào chứa cặp NST giới tính X A Xa. Trong quá trình giảm phân phát sinh giao tử, ở một số tế bào cặp NST này không phân li trong lần phân bào II. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ cơ thể trên là: A. XA Xa , Xa Xa, XA, , Xa, O.

B. XA XA , XA Xa, XA, , Xa, O.

C. XA XA, Xa Xa, XA, , Xa, O.

C. XA Xa , XA XA, XA, , O.

( Đề TS Đại học năm 2007) 24


Hướng dẫn: - Tế bào chứa cặp NST giới tính XA Xa khi giảm phân hình thành giao tử ở lần phân bào 1 bình thường tạo thành 2 tế bào có bộ NST n kép là X A XA và Xa Xa . - ở lần phân bào 2, nếu không phân li ở tế bào X A XA, còn tế bào Xa Xa phân li bình thường sẽ tạo thành giao tử XA XA, O, Xa. - ở lần phân bào 2, nếu không phân li ở tế bào X a Xa , còn tế bào XA XA phân li bình thường

IC IA L

sẽ tạo thành giao tử XA, O, Xa Xa. Do đó các loại giao tử có thể được tạo ra từ cơ thể trên là: C. XA XA, Xa Xa, XA, , Xa, O. Trường hợp 2: Xảy ra trên 2 cặp NST

Đối với đột biến xảy ra 2 cặp NST. Ta xét riêng đột biến từng cặp sau đó lấy tích kết quả

FF

của từng cặp.

Ví dụ Trong một cơ thể, xét hai cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa và Bb. Khi cơ thể

O

này giảm phân, cặp Aa không phân li trong giảm phân II ở tất cả các tế bào, giảm phân I

N

diễn ra bình thường, cặp Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình

Ơ

thường. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của cơ thể trên trên là B. AAbb và B và aaBB và b.

H

A. ABb và a và aBb và A.

C. AABb và AA và aaBb và aa và Bb và O.

N

Hướng dẫn:

D. AABb và AA và aaBb và aa và O.

Y

cặp Aa không phân ly trong giảm phân II cho giao tử AA và aa, O

U

cặp Bb không phân ly trong giảm phân I cho giao tử Bb và O.

Q

Vậy giao tử tạo ra ở đây là: AABb và AA và aaBb và aa và Bb và O. → Đ/a : C 5.7. Dạng 7: Sử dụng toán xác suất trong bài tập đột biến số lượng NST

M

* Xác định giao tử đột biến

- B1: Tách riêng từng cặp NST để xác định giao tử (chú ý: tỉ lệ cặp NST xảy ra rối loạn giảm phân)

- B2: Giao tử chung bằng tích các giao tử riêng từng cặp.

ẠY

- B3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất

D

Ví dụ: Một cơ thể có kiểu gen AaBbDd. Nếu trong quá trình giảm phân, có 12% số tế

bào đã rối loạn phân li của cặp NST mang cặp gen Bb ở giảm phân I, giảm phân II xảy ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Trong các giao tử sinh ra, lấy ngẫu nhiên 2 giao tử thì xác suất để được 1 giao tử mang gen ABbD là bào nhiêu? Giải: B1: 25


- Cặp gen Aa giảm phân bình thường cho 2 giao tử A và a, trong đó A = 1/2. - Cặp gen Dd giảm phân bình thường cho 2 giao tử D và d, trong đó D = 1/2. - Cặp Bb giảm phân không bình thường ở giảm phân I cho 2 loại giao tử Bb và O, trong đó Bb = 1/2. Nhưng có 12% tế bào giảm phân đột biến. Nên Bb = 6% B2: Giao tử ABbD = 1/2x1/2x6% = 1,5% → giao tử còn lại là 100% - 1,5% = 98,5%

IC IA L

B3: lấy ngẫu nhiên 2 giao tử thì xác suất để được giao tử mang gên ABbD là: C12 x0.015x0.985 = 2,955%. * Xác định hợp tử đột biến loạn giảm phân) - B2: Hợp tử chung bằng tích các hợp tử riêng từng cặp.

O

- B3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất

FF

- B1: Tách riêng phép lai từng cặp NST để xác định hợp tử (chú ý: tỉ lệ cặp NST xảy ra rối

N

Ví dụ: Cho biết quá trình giảm phân của cơ thể đực có 16% số tế bào có cặp NST mang

Ơ

cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường, cơ thể cái giảm phân bình thường. Ở phép lai con đực có kiểu

H

gen AaBb lai với con cái có kiểu gen AaBB sinh ra F1. Lấy ngẫu nhiên 1 các thể ở F1, xác

N

suất để thu được cá thể có kiểu gen aaBb là bao nhiêu?

Y

Giải:

U

- Hợp tử có kiểu gen aaBb là hợp tử không đột biến, nó được sinh ra do sự thụ tinh giữa

Q

giao tử đực không đột biến ab với giao tử cái không đột biến aB. Hoặc hợp tử aa của cặp NST (A,a) với hợp tử Bb của cặp NST(B,b).

M

- Cơ thể đực có 16% số tế bào có đột biến → 84% số tế bào bình thường.

+, Phép lai Aa với Aa sẽ sinh ra aa = 1/4x0,84 = 0,21 +, Phép lai Bb x BB sẽ sinh ra Bb = 1/2 → hợp tử aaBb = 1/2x0,21 = 0,105

D

ẠY

Xác suất để thu được cá thể có kiểu gen aaBb là 0,105

26


VI. BÀI TẬP VẬN DỤNG: 6.1. BÀI TẬP THEO CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC * Nhận biết Câu 1: Thể lệch bội là thể có sự biến đổi số lượng NST ở B. một cặp NST.

C. cả bộ NST lưỡng bội (2n).

D. một hay một số cặp NST.

IC IA L

A. trong nhân tế bào. Đ/a D

Câu 2 Cơ chế hình thành thể đột biến NST XXX (hội chứng 3X) ở người diễn ra như thế nào?

FF

A. Cặp NST XX không phân li trong giảm phân C. Cặp NST XY không phân li trong giảm phân I.

N

D. NST XX không phân li trong nguyên phân.

O

B. Có hiện tượng không phân li của cặp NST XY trong nguyên phân.

Ơ

→ Đ/a. A

Câu 3: Tế bào mang 2 bộ NST lưỡng bội của 2 loài khác nhau gọi là B. thể song nhị bội

H

A. thể song lệch bội

N

C. thể tứ bội

Y

→ Đ/a: B

D. thể tứ bội khác nguồn

U

Câu 4 Trong tế bào sinh dưỡng của một người thấy có 47 NST. Đó là: B. Hội chứng Đao

Q

A. Hội chứng dị đa bội C. Thể ba nhiễm

D. Hội chứng Tocno.

M

→ Đ/a C.

Câu 5. Một cá thể động vật có sự rối loạn phân li ở một cặp NST tương đồng trong giảm phân của tế bào sinh tinh (2n), cá thể này A. luôn sinh ra đời con mắc đột biến lệch bội.

ẠY

B. không thể cho giao tử (n+1)

D

C. chỉ tạo ra các giao tử không có sức sống. D. có thể sinh ra con bình thường. → Đ/a D Câu 6 : Sơ đồ sau đây minh họa cho các dạng đột biến cấu trúc NST nào? (1): ABCD*EFGH →ABGFE*DCH (2) : ABCD*EFGH → AD*EFGBCH 27


A.(1) đảo đoạn chứa tâm động – (2) chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể B.(1) và (2) đều đảo đoạn chứa tâm động C.(1) chuyển đoạn không chứa tâm động (2) chuyển đoạn trong một NST D. (1) đảo đoạn chứa tâm động – (2) đảo đoạn không chứa tâm động → Đ/a A

IC IA L

Câu 7: Loại đột biến nào sau đây không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên một NST A. Lặp đoạn NST. B. Đảo đoạn NST. C. Mất đoạn NST, D. Chuyển đoạn giữa 2 NST khác nhau. → Đ/a B

FF

* Thông hiểu

O

Câu 8: Cà độc dược có 12 cặp NST tương đồng.Thể ba của loài, trong tế bào sinh dưỡng có bao nhiêu chiếc nhiễm sắc thể? B. 11

C. 25

N

A. 13

Ơ

→ Đ/a C

D. 36

H

Câu 9 : Một NST có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEG*HKM đã bị đột

N

biến. NST đột biến có trình tự ABCDCDEG*HKM . Dạng đột biến này: A.thường làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể

Y

B.thường gây chết cho cơ thể mang NST đột biến

U

C.thường làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài → Đ/a D

Q

D. thường làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện tính trạng

M

Câu 10 : Ở 4 dòng ruồi giấm có trình tự các gen trên nhiễm sắc thể số 2 là: Dòng 2: A B F . E D C G HI K.

Dòng 3: A B C D E . F G H I K.

Dòng 4: A B F . E H G C D I K.

Dòng 1: A B F . E H G I D C K.

ẠY

Giả thiết dòng 1 là dòng gốc và mỗi lần đột biến xảy ra chỉ có một dạng, ở một vị trí

thì các dòng mới đã tạo được ra theo trình tự nào sau đây là đúng?

D

A. Dòng 1 →Dòng 3 →Dòng 4 →Dòng 2. B. Dòng 1→ Dòng →2 Dòng 4→ Dòng 3. C. Dòng 1 →Dòng 4 →Dòng 3 →Dòng 2. D. Dòng 1 →Dòng 4 →Dòng 2 →Dòng 3.

28


Câu 11: Một bé gái mang hai hội chứng: Đao và Tocno thì trong tế bào có số lượng NST là: A. 2n = 44;

B. 2n=46;

C. 2n= 47;

D. 2n=45

HD: Hội chứng Đao thừa NST số 21 và Tocno thiếu 1 NST giới tính X → bé gái có bộ NST 2n

IC IA L

+1-1 = 46 → Đ/a B Câu 12: Thể lệch bội có điểm giống với thể đa bội là: A. thường chỉ tìm thấy ở thực vật B. đều không có khả năng sinh sản hữu tính

FF

C. hình thành từ cơ chế rối loạn sự phân li NST trong phân bào D. số NST trong tế bào và lớn hơn 2n.

O

Đ/a C

2. (21 + Y)

3. (22 + XX)

H

Phương án đúng là A. 3 và 4

4. (22 + Y)

Ơ

1. (23 + X)

N

Câu 13: Tổ hợp các giao tử nào dưới đây của người sẽ tạo ra hội chứng Đao?

B. 1 và 2

D. 1 và 4

N

HD:

C.2 và 3

Y

Hội chứng Đao thừa 1 NST số 21 → 2n +1 = 47. → (23 +X) và (22+Y) → Đ/a D

U

Câu 14: Hạt phấn của loài A có 8 nhiễm sắc thể, tế bào rễ của loài b có 24 nhiễm sắc thể.

Q

Cho giao phấn giữa loài A và loài B được con lai F1. Cơ thể F1 xảy ra đa bội hóa tạo cơ thể lai hữu thụ có bộ NST trong tế bào giao tử là: C. 16

D. 32

HD:

B. 40

M

A. 20

Hạt phấn của loài A có 8 NST → bộ NST của loài A: 2n = 16 NST Tế bào rễ của loài B có 24 NST → bộ NST của loài B: 2n= 24 NST

ẠY

Sơ đồ lai: Loài A(2n A = 16) x Loài B(2n B=24)

D

→ F: 2n = n A + n B = 20 → 4n = 2n A + 2n B= 40 → Đ/a B. Câu 15: Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Giả sử có 6 thể đột biến của loài này được kí hiệu từ I đến VI có số lượng nhiễm sắc thể (NST) ở kì giữa trong mỗi tế bào sinh dưỡng như sau: Thể đột biến

I

Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng

48 25

II

III

IV

V

VI

72

24

36

26 29


Cho biết số lượng nhiễm sắc thể trong tất cả các cặp ở mỗi tế bào của mỗi thể đột biến là bằng nhau. Trong các thể đột biến trên, các thể đột biến đa bội là: A. I, III, IV, V.

B. II, VI.

C. I, III. V

D. I, II, III, V.

Hướng dẫn: 12 nhóm gen LK vậy n = 12. Thể đa bội là 3n, 4n,5n, 6n, … Vậy Ta có thể đột biến số I và số III và V là dạng 3n, 4n và 6n -→ Đáp án C

IC IA L

Câu 16: Những dạng đột biến sau đây có bao nhiêu dạng làm thay đổi các gen trong nhóm gen liên kết: I – Mất đoạn, II – Lặp đoạn, III – Đảo đoạn, IV – Chuyển đoạn. A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đ/a: B

FF

* Vận dụng

Câu 17: Ở một loài thực vật cặp NST số 1 chứa cặp gen Aa; cặp NST số 3 chứa cặp gen

O

Bb. Nếu ở một số tế bào, cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân 2, cặp NST số 3

N

phân li bình thường thì cơ thể có kiểu gen Aabb giảm phân sẽ tạo ra các giao tử có kiểu

Ơ

gen: B. Aab, aab, b.

C. Aab, aab, b, Ab, ab.

C. AAb, aab, Ab, ab

N

H

A. Aabb, aabb, Ab, ab.

GP1

Cặp 1: Aa →AAaa

GP2

Y

HD

U

AA

aa,a,O

Q

aa

AA, A, O

→ Cặp một có thể cho giao tử AA, aa, A, a, O

M

→ Các loại giao tử: AAb, aab, Ab, ab, b → Đ/a C

Câu 18: Ở ruồi giấm 2n = 8 có một thể đột biến, trong đó ở cặp NST số 1 có một chiếc bị mất đoạn , một chiếc của NSt số 3 bị đảo 1 đoạn , ở NST số 4 bị lặp đoạn . Khi giảm phân nếu các cặp NST phân li bình thường thì trong số các loại giao tử được tạo ra giao tử mang

ẠY

2 NST bị đột biến chiếm tỷ lệ ?

D

A. 3/8

B. 1/2

C. 3/4

D. 1/4

Hướng dẫn giải : Cặp NST số 1, gọi chiếc bình thường là A, chiếc bị mất đoạn là a Cặp NST số 3, goị chiếc bình thường là B, chiếc bị đảo đoạn là b Cặp NST số 4, gọi chiếc bình thường là D, chiếc bị lặp đoạn là d

30


Kiểu gen có dạng AaBbDd, mỗi cặp NST bình thường-đột biến sẽ cho số giao tử mang chiếc NST bình thường và số giao tử mang chiếc NST bị đột biến giao tử mang 2 NST bị đột biến chiếm tỉ lệ 1/2×1/2×1/2×C2 3 = 3/8 →Đ/a A Câu 19: Nghiên cứu một loài thực vật, phát hiện thấy tối đa 120 kiểu thể thể ba kép (2n

IC IA L

+1 +1) khác nhau có thể xuất hiện trong quần thể của loài. Bộ NST lưỡng bội của loài đó là: A. 16

B. 32

C. 120

D. 240

HD

FF

Số loại thể ba kép của loài thực vật là n(n-1)/2 = 120 → n= 16 → 2n=32. → Đ/a B

Câu 20: Cà độc dược có bộ NST 2n= 12. Dạng thể ba của loài này có khả năng tạo ra bao

O

nhiêu giao tử không bình thường về số lượng NST trong trường hợp không có trao đổi

B. 64

C.12

D.32

Ơ

A. 24

N

chéo? Cho rằng sự kết hợp và phân li của các nhiễm sắc thể diễn ra hoàn toàn ngẫu nhiên.

HD:

H

2n = 12 →n = 6 cặp. Dạng thể 3 xảy ra 1 cặp cho 2 loại giao tử: giao tử mang 2 NST cặp

N

đó (gt đột biến) và giao tử mang 1 NST cặp đó (gt bình thường). 5 cặp NST khác giảm

Y

phân bình thường cho 2 5 giao tử . Vậy số giao tử đột biến là: 2 5 .1=32 →Đ/a D

U

Câu 21: Nghiên cứu ở một loài thực vật, người ta thấy cây dùng làm bố khi giảm phân

Q

không xảy ra đột biến và trao đổi chéo có thể cho tối đa 2 8 loại giao tử. Lai hai cây của loài này với nhau thu được một hợp tử F1. Hợp tử nguyên phân liên tiếp 4 đợt tạo ra các tế bào

M

mới với tổng số 384 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Hợp tử thuộc dang: B. thể lệch bội

C. thể tứ bội

D. thể tam bội

A. thể ba nhiễm HD:

Cây dùng làm bố khi giảm phân không xảy ra đột biến và trao đổi chéo có thể cho tối đa

ẠY

2 8 loại giao tử →n=8 →2n=16.

D

Hợp tử nguyên phân 4 lần liên tiếp 4 đợt tạo ra các tế bào mới với tổng số 384 NST ở trạng thái chưa nhân đôi: A. 2 n=384 → A=24 → thể tam bội (3n)→ Đ/c D Câu 22: Ở ngô, các gen liên kết ở NST số II phân bố theo trật tự bình thường như sau: gen bẹ lá màu xanh nhạt – gen lá láng bóng – gen có lông ở lá - gen màu sôcôla ở lá bì. Người ta phát hiện ở một số dòng ngô đột biến có trật tự như sau: gen bẹ lá màu xanh nhạt – gen có lông ở lá - gen lá láng bóng – gen màu sôcôla ở lá bì. Dạng đột biến nào đã xảy ra? 31


A. Chuyển đoạn.

B. Lặp đoạn.

C. Đảo đoạn.

D. Mất đoạn.

→ Đ/a: C Câu 23: Ở đậu Hà lan, bộ NST 2n=14, có bao nhiêu thể thể ba kép khác nhau có thể hình thành: A. 26

B.7

C.21

D.42

IC IA L

HD: Số thể thể ba kép là C27= 21 → Đ/a C

Câu 24: Người ta tiến hành các thực nghiệm sàng lọc trước khi sinh của một bà mẹ mang thai trong các tiêu bản quan sát tế bào dưới kính hiển vi, người ta nhận thấy trong kì đầu

FF

của hợp tử đang nguyên phân ở tất cả các tế bào đề có sự xuất hiện của 94 cromatit. Kh ả A. bình thường

B. khuyết nhiễm

C. thể ba

N

HD:

D. thể ba kép hoặc tứ nhiễm

O

năng dễ xảy ra nhất của hợp tử này là:

Ơ

Người có 2n=46. Bình thường trong kì đầu của nguyên phân sẽ xuất hiện 92 cromatit. Nếu trong kì đầu nguyên phân xuất hiện 94 cromatit → bộ NST = 47 → thể thể ba. Đ/a C B. bạch Đao.

C. máu khó đông.

N

A. ung thư máu.

H

Câu 25: Ở người, mất đoạn nhiễm sắc thể số 21 sẽ gây nên bệnh

Y

Đ/a: A

D. hồng cầu hình liềm.

U

* Vận dụng cao

Q

Câu 26 Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, các thể tứ bội giảm phân tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen

M

phân li theo tỉ lệ 1:2:1?

1. AAAa x AAAa; 2. Aaaa x Aaaa; 3. AAaa x AAAa; 4. AAaa x Aaaa. Đáp án đúng là:

B. 2,3;

C. 1,2

D. 3,4

ẠY

A. 1,4; HD

D

AAAa x AAAa → TLKG ¼ AAAA : ½ AAAa: ¼ AAaa Aaaa x Aaaa → TLKG ¼ AAaa : ½ AAAa: ¼ aaaa AAaa x AAAa → TLKG 1/12 AAAA : 5/12 AAAa: 5/12 AAaa: 1/12 Aaaa. AAaa x Aaaa → TLKG 1/12 AAAa : 5/12 AAaa: 5/12 Aaaa: 1/12 aaaa. →Đ/a C.

32


Câu 27: Cho một cây cà chua tứ bội có kiểu gen AAaa lai với một cây lưỡng bội có kiểu gen Aa. Quá trình giảm phân ở các cây bố mẹ diễn ra bình thường, các loại giao tử được tạo thành đều có khả năng thụ tinh, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn ở đời con là: A. 1/2;

B. 1/12;

C. 1/6;

D. 1/36

Cây cà chua AAaa cho 3 loại giao tử: 1/6 AA: 4/6Aa:1/6aa. Cây lưỡng bội A acho 2 loại giao tử: 1/2A:1/2a Tỉ lệ KG đồng hợp tử lặn ở đời con là: 1/6.1/2=1/12 →Đ/a B

IC IA L

HD:

Câu 28: Lai hai thứ cà chua tứ bội: AAAa (quả đỏ) x Aaaa(quả đỏ), tỉ lệ của kiểu gen Aaaa

B. 36%

C.50%

D.12,5%

O

A. 25%

FF

ở F1 là:

HD:

Cây có KG Aaaa = ½ .1/2= ¼ → Đ/a: A

Ơ

Cây có KG Aaaa cho tỉ lệ giao tử: ½ Aa: ½ aa

N

Cây có kiểu gen AAAa cho tỉ lệ giao tử: ½ AA: ½ Aa

H

Câu 29: Cho các cây có kiểu gen sau đây, cây có thể cho loại giao tử mang toàn gen lặn

2. BBb.

3. Bbb.

U

Phương án đúng là:

5. BBbb

6. Bbbb

B. 4,5,6

C. 1,3,6

D. 1,2,3

Q

A. 1,4,5

4. BBBb

Y

1. Bb

N

chiếm tỉ lệ 50%?

HD:

M

Cây có KG Bb giảm phân cho ½ B: ½ b

Cây có KG Bbb giảm phân cho 1/6B: 2/6 Bb: 2/6b: 1/6bb → Loại GT mang toàn gen lặn 2/6 +1/6 = ½

Cây có KG Bbbb giảm phân cho ½ Bb: ½ bb Đ/a C

ẠY

Câu 30 : Một thể đột biến chuyển đoạn không tương hỗ giữa cặp NST số 1 và số 3 , cặp

D

NST số 5 bị mất một đoạn các cặp NST khác bình thường Trong cơ quan sinh sản thấy 1200 tế bào bước vào vùng chín thực hiện giảm phân tạo tinh trùng . Số giao tử mang bộ NST đột biến là A. 4200

B. 2400

C. 4000

D. 3600

HD : Số giao tử mang bộ NST bình thường chiếm tỉ lệ :1/2×1/2×1/2=1/8 33


Số giao tử mang bộ NST bị đột biến là 1 – 1/8 = 7/8 1200 tế bào bước vào vùng chín thực hiện giảm phân tạo 4800 tinh trùng Vậy số giao tử mang bộ NST đột biến là 4800 x 7/8 = 4200 → Đ/a: A Câu 31: Khi lai hai thứ cà chua lưỡng bội quả đỏ với quả vàng thì F1 thu được toàn cà chua quả đỏ. Xử lí consixin để tứ bội hóa F1, rồi chọn các cây làm bố mẹ giao phấn với

IC IA L

nhau thì F2 thu được 341 quả đỏ: 31 quả vàng. Biết rằng màu sắc hoa do một cặp gen chi phối, quá trình giảm phân ở cây F1 diễn ra bình thường. Kiểu gen của cây F1 là: A. AAaa x Aaaa hoặc AAaa x Aa hoặc AAaa x Aaa

B. AAaa x Aaaa

C. AAaa x Aaaa hoặc AAaa x AAAa

D. AAaa x Aa

FF

HD:

P: AA (quả đỏ) x aa (quả vàng) → Aa (quả đỏ) xử lý bằng consixin thu được cây có KG

O

AAaa, Aa. F1 x F1 → F2 : 341 đỏ : 31 vàng = 11: 1 = 12 = 6.2 → AAaa x Aa → Đ/a D

N

Câu 32: Một cơ thể có kiểu gen AaBbDD. Quá trình giảm phân có 12% số tế bào bị rối

Ơ

loạn phân li của cặp NST mang cặp gen Bb ở giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường; các cặp NST khác phân li bình thường. Trong các giao tử được sinh ra, lấy ngẫu

B. 6%

C. 12%

D. 3%

N

A. 1,5%

H

nhiên 1 giao tử thì xác suất để thu được giao tử mang gen AbbD là bao nhiêu?

Y

6.2 TỔNG HỢP CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TRONG CÁC ĐỀ THI ĐẠI HỌC, CAO

U

ĐẲNG

Q

*Năm 2010

Câu 1: Trong một tế bào sinh tinh, xét hai cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa và Bb.

M

Khi tế bào này giảm phân, cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li trong giảm

phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình A. ABb và a hoặc aBb và A.

B. Abb và B hoặc ABB và b.

C. ABb và A hoặc aBb và a.

D. ABB và abb hoặc AAB và aab.

ẠY

giảm phân của tế bào trên là

D

Câu 2: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Biết rằng các cây tứ bội giảm phân cho giao tử 2n có khả năng thụ tinh bình thường. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa hai cây cà chua tứ bội có kiểu gen AAaa và aaaa cho đời con có tỉ lệ kiểu hình là A. 11 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.

B. 3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.

C. 5 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.

D. 35 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. 34


Câu 3: Ở một loài thực vật, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Trong một phép lai giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa đỏ có kiểu gen Bb, ở đời con thu được phần lớn các cây hoa đỏ và một vài cây hoa trắng. Biết rằng sự biểu hiện màu sắc hoa không phụ thuộc vào điều kiện môi trường, không xảy ra đột biến gen và

A. Thể một.

B. Thể bốn. C. Thể ba.

D. Thể không.

IC IA L

đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Các cây hoa trắng này có thể là thể đột biến nào sau đây? Câu 4: Trong một lần nguyên phân của một tế bào ở thể lưỡng bội, một nhiễm sắc thể của cặp số 3 và một nhiễm sắc thể của cặp số 6 không phân li, các nhiễm sắc thể khác phân li

bình thường. Kết quả của quá trình này có thể tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể là

FF

A. 2n + 2 và 2n – 2 hoặc 2n + 2 + 1 và 2n – 2 – 1. C. 2n + 1 + 1 và 2n – 2 hoặc 2n + 2 và 2n – 1 – 1.

O

B. 2n + 1 – 1 và 2n – 2 – 1 hoặc 2n + 2 + 1 và 2n – 1 + 1.

N

D. 2n + 1 + 1 và 2n – 1 – 1 hoặc 2n + 1 – 1 và 2n – 1 + 1.

Ơ

Câu 5: Ở một loài thực vật, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng. Cho biết các cây tứ bội giảm phân cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh

N

có tỉ lệ phân li kiểu hình là:

H

bình thường, không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, phép lai AAaa × Aaaa cho đời con

Y

A. 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng.

D. 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng.

U

C. 11 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng.

B. 35 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng.

Q

Câu 6: Cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử cái, cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình

M

thường. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực, cặp nhiễm sắc thể số 5 không

phân li, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Sự thụ tinh giữa giao tử đực và giao tử cái đều mang 11 nhiễm sắc thể được tạo ra từ quá trình trên sẽ tạo ra thể đột biến dạng

D

ẠY

A. thể ba.

B. thể một kép.

C. thể một.

D. thể không.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây về nhiễm sắc thể giới tính là đúng? A. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục, không tồn tại trong tế bào xôma.

35


B. Ở tất cả các loài động vật, nhiễm sắc thể giới tính chỉ gồm một cặp tương đồng, giống nhau giữa giới đực và giới cái. C. Trên nhiễm sắc thể giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, cái còn có các gen quy định các tính trạng thường. D. Ở tất cả các loài động vật, cá thể cái có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, cá thể đực

IC IA L

có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY. *Năm 2011

Câu 8: Ở một loài thực vật, xét cặp gen Bb nằm trên nhiễm sắc thể thường, mỗi alen đều có 1200 nuclêôtit. Alen B có 301 nuclêôtit loại ađênin, alen b có số lượng 4 loại nuclêôtit

FF

bằng nhau. Cho hai cây đều có kiểu gen Bb giao phấn với nhau, trong số các hợp tử thu Kiểu gen của loại hợp tử này là B. BBb.

C. Bbb.

D. BBbb.

N

A. Bbbb.

O

được, có một loại hợp tử chứa tổng số nuclêôtit loại guanin của các alen nói trên bằng 1199.

Ơ

Câu 9. Ở một loài thực vật, alen A quy đinh quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Dùng cônsixin xử lí các hạt của cây lưỡng bội (P), sau đó đem gieo các hạt này

N

H

thu được các cây F1. Chọn ngẫu nhiên hai cây F 1cho giao phấn với nhau, thu được F2 gồm 1190 cây quả đỏ và 108 cây quả vàng. Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến,

Y

các cây tứ bội đều tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen

U

của F2 là

B. 5 AAA: 1AAa: 5Aaa:1aaa

A. C. 5 AAA : 1 AAa : 1 Aaa : 5 aaa.

D. 1 AAA : 5 AAa : 1 Aaa : 5 aaa.

M

Q

A. 1 AAA : 5 AAa : 5 Aaa : 1 aaa.

Câu 10: Giả sử ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6, các cặp nhiễm sắc thể tương

đồng được kí hiệu là Aa, Bb và Dd. Trong các dạng đột biến lệch bội sau đây, dạng nào là thể một?

ẠY

A. A. AaBbDdd.

B. AaBbd.

C. AaBb.

D. AaaBb.

D

Câu 11: Giả sử trong một tế bào sinh tinh có bộ nhiễm sắc thể được kí hiệu là 44A + XY. Khi tế bào này giảm phân các cặp nhiễm sắc thể thường phân li bình thường, cặp nhiễm sắc thể giới tính không phân li trong giảm phân I; giảm phân II diễn ra bình thường. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là A. 22A và 22A + XX.

B. 22A + X và 22A + YY.

C. 22A + XX và 22A + YY.

D. 22A + XY và 22A.

36


Câu 12: Ở một loài động vật, người ta đã phát hiện 4 nòi có trình tự các gen trên NST số III như sau: Nòi 1: ABCDEFGHI; nòi 2: HEFBAGCDI; Nòi 3: ABFEDCGHI; nòi 4: ABFEHGCDI. Cho biết nòi 1 là nòi gốc, mỗi nòi còn lại được phát sinh do đột biến đảo đoạn. Trình tự

IC IA L

đúng của sự phát sinh các nòi trên là A. 1 → 2 → 4 → 3.

B. 1 → 3 → 2 → 4.

C. 1 → 3 → 4 → 2.

D. 1 → 4 → 2 → 3.

NST? A. Bệnh máu khó đông, hội chứng Tớcnơ.

O

B. Bệnh ung thư máu ác tính, hội chứng tiếng mèo kêu.

FF

Câu 13: Ở người, những bệnh, hội chứng nào sau đây liên quan đến đột biến cấu trúc

N

C. Bệnh bạch tạng, hội chứng Đao.

Ơ

D. Bệnh phêninkêto niệu, bệnh hồng cầu hình liềm *Năm 2012

H

Câu 14: Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, các thể tứ bội giảm phân tạo giao

N

tử 2n có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây cho đời con có các kiểu

Y

gen phân li theo tỉ lệ 1:2:1?

U

(1) AAAa × AAAa. (2) Aaaa × Aaaa. (3) AAaa × AAAa. (4) AAaa × Aaaa.

B. (2), (3).

Q

Đáp án đúng là:

B. (1), (4).

C. (1), (2).

D. (3), (4).

M

Câu 15: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định

quả vàng; alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và các cây tứ bội giảm phân bình thường cho các giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Cho cây tứ bội có kiểu gen AAaaBbbb tự thụ phấn. Theo lí

ẠY

thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là

D

A. 105:35:3:1.

B. 105:35:9:1.

C. 35:35:1:1.

D. 33:11:1:1.

Câu 16: Ở một loài thực vật lưỡng bội, trong tế bào sinh dưỡng có 6 nhóm gen liên kết. Thể một của loài này có số nhiễm sắc thể đơn trong mỗi tế bào khi đang ở kì sau của nguyên phân là A. 24.

B. 22.

C. 11.

D. 12.

37


Câu 17: Một nhóm tế bào sinh tinh đều có kiểu gen AaX BY tiến hành giảm phân hình thành giao tử, trong đó ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, cặp nhiễm sắc thể giới tính phân li bình thường. Nếu giảm phân II diễn ra bình thường thì kết thúc quá trình này sẽ tạo ra số loại giao tử tối đa là A. 6.

B. 7.

C. 4.

D. 8.

IC IA L

Câu 18: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định

hoa trắng. Biết rằng cơ thể tứ bội giảm phân bình thường cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 35 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng? B. AAaa × AAaa.

C. AAaa × Aaaa.

D. AAAa × AAAa.

FF

A. Aaaa × Aaaa.

Câu 19: Một hợp tử lưỡng bội tiến hành nguyên phân, trong lần nguyên phân thứ ba, ở

O

một tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li

N

bình thường, những lần nguyên phân tiếp theo diễn ra bình thường. Hợp tử này phát triển A. Hai loại.

Ơ

thành phôi, phôi này có bao nhiêu loại tế bào khác nhau về bộ nhiễm sắc thể? B. Ba loại.

C. Bốn loại.

D. Một loại.

H

Câu 20: Biết rằng các thể tứ bội giảm phân cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh

N

bình thường và không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con

B. AAaa × AAAa. C. Aaaa ×AAaa.

D. AAaa × AAaa.

U

A. Aaaa × Aaaa.

Y

có 5 loại kiểu gen?

Q

Câu 21: Ở một loài thực vật lưỡng bội (2n = 8), các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Do đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể một. Thể một này có

M

bộ nhiễm sắc thể nào trong các bộ nhiễm sắc thể sau đây? B. AaBbDdEe.

C. AaaBbDdEe.

D. AaBbDEe.

A. AaBbEe.

Câu 22: Một cá thể ở một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 12. Khi quan sát quá trình giảm phân của 2000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 20 tế bào có cặp nhiễm sắc thể số

ẠY

1 không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường;

D

các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, trong tổng số giao tử được tạo thành từ quá trình trên thì số giao tử có 5 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ A. 1%.

B. 0,5%.

C. 0,25%.

D. 2%.

Câu 23: Sự trao đổi chéo không cân giữa hai crômatit khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng xảy ra ở kì đầu của giảm phân I có thể làm phát sinh các loại đột biến nào sau đây? 38


A. Lặp đoạn và chuyển đoạn nhiễm sắc thể. B. Mất đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể. C. Mất đoạn và lặp đoạn nhiễm sắc thể. D. Lặp đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể. Câu 24: Cho các phép lai giữa các cây tứ bội sau đây: (1) AAaaBBbb × AAAABBBb.

(2) AaaaBBBB × AaaaBBbb.

IC IA L

*Năm 2013

(3) AaaaBBbb × AAAaBbbb.

(4) AAAaBbbb × AAAABBBb.

(5) AAAaBBbb × Aaaabbbb.

(6) AAaaBBbb × AAaabbbb.

FF

Biết rằng các cây tứ bội giảm phân chỉ cho các loại giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh

bình thường. Theo lí thuyết, trong các phép lai trên, những phép lai cho đời con có ki ểu

B. (3) và (6). C. (2) và (5). D. (1) và (5).

N

A. (2) và (4).

O

gen phân li theo tỉ lệ 8:4:4:2:2:1:1:1:1 là

Ơ

Câu 25: Biết rằng cây tứ bội giảm phân chỉ cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, phép lai giữa hai cây tứ bội AAAa × Aaaa ch o đời con có kiểu gen AAaa

B. 50%.

C. 56,25%. D. 25%.

N

A. 75%.

H

chiếm tỉ lệ

Y

Câu 26: Một loài thực vật có 10 nhóm gen liên kết. Số lượng nhiễm sắc thể có trong tế bào

B. 18 và 19.

C. 9 và 11.

D. 19 và 20.

Q

A. 19 và 21.

U

sinh dưỡng của thể một, thể ba thuộc loài này lần lượt là Câu 27: Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây không đúng?

tính.

M

A. Đột biến lệch bội chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường, không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới B. Đột biến lệch bội làm thay đổi số lượng ở một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể. C. Đột biến lệch bội có thể phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân.

ẠY

D. Đột biến lệch bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp nhiễm sắc

D

thể không phân li. Câu 28: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản và sợi nhiễm sắc có đường kính lần lượt là A. 30 nm và 300 nm.

B. 11 nm và 30 nm.

C. 30 nm và 11 nm.

D. 11 nm và 300 nm.

*Năm 2014 39


Câu 29: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể, xét một gen có hai alen. Do đột biến, trong loài đã xuất hiện 3 dạng thể ba tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, các thể ba này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về c ác gen đang xét? A. 64.

B. 36.

C. 144.

D. 108.

IC IA L

Câu 30: Phép lai P: ♀ AaBbDd × ♂ AaBbdd. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân

I; giảm phân II diễn ra bình thường. Quá trình giảm phân hình thành giao tử cái diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, phép lai trên tạo ra F1 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen? B. 24.

C. 18.

D. 56.

FF

A. 42.

giới tính ở động vật?

N

(1) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục.

O

Câu 31: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về nh iễm sắc thể

Ơ

(2) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới tính. (3) Hợp tử mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY bao giờ cũng phát triển thành cơ thể đực.

B. 2.

C. 4.

N

A. 1.

H

(4) Nhiễm sắc thể giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng. D. 3.

Y

Câu 32: Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?

U

A. Đột biến đảo đoạn làm cho gen từ nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác. nhiễm sắc thể.

Q

B. Đột biến chuyển đoạn có thể không làm thay đổi số lượng và thành phần gen của một

M

C. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường mà không xảy ra ở

nhiễm sắc thể giới tính. D. Đột biến mất đoạn không làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể. Câu 33: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây có thể làm cho hai alen của một

ẠY

gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể đơn?

D

A. Đảo đoạn. C. Lặp đoạn.

B. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể. D. Mất đoạn

*Năm 2015 Câu 34: Một loài thực vật lưỡng bội có 6 nhóm gen liên kết. Do đột biến, ở một quần thể thuộc loài này đã xuất hiện hai thể đột biến khác nhau là thể một và thể tam bội. Số lượng nhiễm sắc thể có trong một tế bào sinh dưỡng của thể một và thể tam bội này lần lượ t là 40


A. 6 và 13.

B. 6 và 12.

C. 12 và 36. D. 11 và 18.

Câu 35: Từ một tế bào xôma có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n, qua một số lần nguyên phân liên tiếp tạo ra các tế bào con. Tuy nhiên, trong một lần phân bào, ở một tế bào con có hiện tượng tất cả các nhiễm sắc thể không phân li nên chỉ tạo ra một tế bào có bộ nhiễm sắc thể 4n; tế bào 4n này và các tế bào con khác tiếp tục nguyên phân bình thường với chu

IC IA L

kì tế bào như nhau. Kết thúc quá trình nguyên phân trên tạo ra 240 tế bào con. Theo lí thuyết, trong số các tế bào con tạo thành, có bao nhiêu tế bào có bộ nhiễm sắc thể 2n? A. 208.

B. 224.

C. 212.

D. 128.

Câu 36. Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Giả sử có 6 thể đột biến của

FF

loài này được kí hiệu từ I đến VI với số lượng nhiễm sắc thể (NST) ở kì giữa trong mỗi tế Thể đột biến

II

III

IV

V

VI

Số lượng NST trong một tế 48 84 72 bào sinh dưỡng Trong các thể đột biến trên có bao nhiêu thể đa bội lẻ?

36

60

25

B. 2.

C. 3.

H

A.1.

Ơ

N

I

O

bào sinh dưỡng như sau:

D. 4.

N

Câu 37. Ở một loài thực vật, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định

Y

hoa trắng. Trong một phép lai giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa đỏ có ki ểu gen Bb,

U

thu được đời con gồm phần lớn các cây hoa đỏ và một vài cây hoa trắng. Biết rằng sự biểu

Q

hiện màu sắc hoa không phụ thuộc vào điều kiện môi trường, không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Các cây hoa trắng này có thể là B. thể ba.

M

A. thể một.

C. thể tam bội.

D. thể tứ bội.

Câu 38. Trong một tế bào sinh tinh, xét hai cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này giảm phân, cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình

D

ẠY

giảm phân của tế bào trên là A. Abb và B hoặc ABB và b.

B. ABb và A hoặc aBb và a.

C. ABB và abb hoặc AAB và aab.

D. ABb và a hoặc aBb và A.

Câu 39. Ở cà độc dược (2n = 24), người ta đã phát hiện được các dạng thể ba ở cả 12 cặp nhiễm sắc thể. Các thể ba này A. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma khác nhau và có kiểu hình khác nhau.

41


B. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma giống nhau và có kiểu hình giống nhau. C. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma khác nhau và có kiểu hình giống nhau. D. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma giống nhau và có kiểu hình khác nhau. Câu 40. Một cá thể ở một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Khi quan sát quá trình giảm phân của 1000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 10 tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 1

IC IA L

không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường;

các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, trong tổng số giao tử được tạo thành từ quá trình trên thì số giao tử có 3 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ A. 1%.

B. 0,5%.

C. 0,25%.

D. 2%.

FF

Câu 41. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6. Trên mỗi cặp NST, xét một gen có

hai alen. Do đột biến, trong loài đã xuất hiện 3 dạng thể ba tương ứng với các cặp NST.

B. 108.

C. 144.

D. 36.

N

A. 64.

O

Theo lí thuyết , các thể ba này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen đang xét?

Ơ

Câu 42: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 20. Cho hai cây thuộc loài này giao phấn với nhau tạo ra các hợp tử. Giả sử từ một hợp tử trong số đó (hợp tử H)

H

nguyên phân liên tiếp 4 lần, ở kì giữa của lần nguyên phân thứ tư, người ta đếm được trong

N

tất cả các tế bào con có tổng cộng 336 crômatit. Cho biết quá trình nguyên phân không xảy

Y

ra đột biến. Hợp tử H có thể được hình thành do sự thụ tinh giữa

U

A. giao tử (n - 1) với giao tử n.

D. giao tử n với giao tử 2n

Q

C. giao tử (n + 1) với giao tử n.

B. giao tử n với giao tử n.

Câu 43: Loại đột biến nào sau đây thường không làm thay đổi số lượng và thành phần gen

M

trên một nhiễm sắc thể? B. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.

A. Mất đoạn nhiễm sắc thể.

C. Chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể khác nhau. D. Đảo đoạn nhiễm sắc thể. Câu 44: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân

D

ẠY

thực, mức cấu trúc nào sau đây có đường kính 11 nm?

A. Crômatit. C. Vùng xếp cuộn (siêu xoắn).

B. Sợi cơ bản. D. Sợi nhiễm sắc (sợi chất nhiễm sắc).

* Năm 2016 Câu 45: Hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau đây có thể phát triển thành thể đa bội lẻ? 42


A. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (n + 1). B. Giao tử (n – 1) kết hợp với giao tử (n + 1). C. Giao tử (2n) kết hợp với giao tử (2n).

D. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (2n).

Câu 46: Quá trình giảm phân bình thường của một cây lưỡng bội (cây B), xảy ra trao đổi chéo tại một điểm duy nhất trên cặp nhiễm sắc thể số 2 đã tạo ra tối đa 128 loại giao tử. Quan sát quá trình phân bào của một tế bào (tế bào M) của một cây (cây A) cùng loài với

IC IA L

cây B, người ta phát hiện trong tế bào M có 14 nhiễm sắc thể đơn chia thành 2 nhóm đều

nhau, mỗi nhóm đang phân li về một cực của tế bào. Cho biết không phát sinh đột biến mới

và quá trình phân bào của tế bào M diễn ra bình thườn g. Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng?

FF

(1) Cây B có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14.

(2) Tế bào M có thể đang ở kì sau của quá trình giảm phân II.

O

(3) Khi quá trình phân bào của tế bào M kết thúc, tạo ra tế bào con có bộ nhiễm sắc thể

N

lệch bội (2n + 1).

B. 1.

C. 3.

D. 4.

H

A. 2.

Ơ

(4) Cây A có thể là thể ba.

*Năm 2017

N

Câu 47. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Giả sử đột biến làm phát

Y

sinh thể một ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu dạng thể

B. 24.

C. 25.

D. 23.

Q

A. 12.

U

một khác nhau thuộc loài này?

Câu 48. Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng.

M

Biết rằng thể tứ bội giảm phân bình thường cho các giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh.

Cho giao phấn hai cây cà chua tứ bội (P) với nhau, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 75% cây quả đỏ : 25% cây quả vàng. Kiểu gen của P là A. AAaa × aaaa.

B. AAaa × Aaaa.

C. Aaaa × Aaaa.

D. AAaa × AAaa.

ẠY

Câu 49. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n. Cây tứ bội được phát sinh từ

D

loài này có bộ nhiễm sắc thể là A. 4n.

B. n.

C. 3n.

D. 2n.

Câu 50. Phép lai P: ♀ XAXa × ♂ XaY, thu được F1. Biết rằng trong quá trình giảm phân hình thành giao tử cái, cặp nhiễm sắc thể giới tính không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường; Quá trình giảm phân hình thành giao tử đực diễn ra bình

43


thường. Theo lí thuyết, trong số các cá thể F1, có thể xuất hiện cá thể có kiểu gen nào sau đây? A. XAXAY.

B. XAXAXa.

C. XaXaY.

D. XAXaXa

Câu 51. Nuôi cấy các hạt phấn của một cây có kiểu gen AaBbDDee để tạo nên các mô đơn bội. Sau đó xử lí các mô đơn bội này bằng cônsixin để gây lưỡng bội hoá, thu được 80 cây thuyết, khi nói về 80 cây này, phát biểu nào sau đây sai? A. Mỗi cây giảm phân bình thường chỉ cho 1 loại giao tử. B. Trong các cây này, có cây mang kiểu gen AAbbDDee.

FF

C. Các cây này có kiểu gen đồng hợp tử về cả 4 cặp gen trên.

IC IA L

lưỡng bội. Cho biết không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Theo l í

D. Các cây này có tối đa 9 loại kiểu gen.

O

Câu 52. Một loài động vật có 4 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong

N

các cơ thể có bộ nhiễm sắc thể sau đây, có bao nhiêu thể ba? II. ABbDdEe.

IV. AaBbDdEe.

V. AaBbDdEEe.

H

A. 5.

III. AaBBbDdEe.

Ơ

I. AaaBbDdEe.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

N

* Năm 2018

VI. AaBbDddEe.

Y

Câu 53: Thể đột biến nào sau đây có thể được hình thành do sự thụ tinh giữa giao tử đơn

B. Thể tứ bội.

C. Thể tam bội.

D. Thể một.

Q

A. Thể ba.

U

bội với giao tử lưỡng bội?

Câu 54: Khi nói về thể đa bội ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

M

I. Thể đa bội lẻ thường không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.

II. Thể dị đa bội có thể được hình thành nhờ lai xa kèm theo đa bội hóa. III. Thể đa bội có thể được hình thành do sự không phân li của tất cả các nhiễm sắc thể trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử.

ẠY

IV. Dị đa bội là dạng đột biến làm tăng một số nguyên lần bộ nhiễm sắc thể đơn bội của

D

một loài. A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 55: Một loài thực vật giao phấn ngẫu nhiên có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 6. Xét 3 cặp gen A, a; B, b; D, D nằm trên 3 cặp nhiễm sắc thể, mỗi gen quy định một tính trạng và các alen trội là trội hoàn toàn. Giả sử do đột biến, trong loài đã xuất hiện các dạng thể ba tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể và các thể ba này đều có sức sống và khả năng sinh 44


sản. Cho biết không xảy ra các dạng đột biến khác. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Ở loài này có tối đa 42 loại kiểu gen. II. Ở loài này, các cây mang kiểu hình trội về cả 3 tính trạng có tối đa 20 loại kiểu gen. III. Ở loài này, các thể ba có tối đa 33 loại kiểu gen.

IC IA L

IV. Ở loài này, các cây mang kiểu hình lặn về 1 trong 3 tính trạng có tối đa 10 loại kiểu gen. A. 3.

B. 4.

C. 2.

D. 1.

Câu 56: Một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định

FF

hoa trắng. Phép lai P: AA × aa, thu được các hợp tử F1. Sử dụng cônsixin tác động lên

các hợp tử F1, sau đó cho phát triển thành các cây F1. Cho các cây F1 tứ bội tự thụ phấn,

O

thu được F2. Cho tất cả các cây F2 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F3. Biết rằng cây tứ

N

bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, tỉ lệ

Ơ

kiểu hình ở F3 là

D. 55 cây hoa đỏ : 9 cây hoa trắng.

N

C. 45 cây hoa đỏ : 4 cây hoa trắng.

B . 77 cây hoa đỏ : 4 cây hoa trắng

H

A. 31 cây hoa đỏ : 5 cây hoa trắng.

Y

Câu 57. Dùng cônsixin xử lý hợp tử có kiểu gen BbDd, sau đó cho phát triển thành cây

U

hoàn chỉnh thì có thể tạo ra thể tứ bội có kiểu gen B. BBbbDDDd.

C. BBbbDddd.

D. BBBbDDdd.

Q

A. BBbbDDdd.

Câu 58. Thể đột biến nào sau đây có thể được hình thành do sự không phân li của tất cả

M

các nhiễm sắc thể trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử lưỡng bội? B.Thể tam bội.

C. Thể tứ bội.

D.Thể ba.

A. Thể một.

Câu 59. Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Đột biến mất đoạn lớn thường gây hậu quả nghiêm trọng hơn so với đột biến lặp đoạn.

ẠY

II. Đột biến đảo đoạn được sử dụng để chuyển gen từ nhiễm sắc thể này sang nhiễm sắc

D

thể khác. III. Đột biến mất đoạn thường làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể. IV. Đột biến lặp đoạn có thể làm cho 2 alen của một gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể. A. 1.

B. 3.

C. 4.

D. 2.

45


Câu 60. Một loài thực vật, xét 6 gen mã hóa 6 chuỗi pôlipeptit nằm trên đoạn không chứa tâm động của một nhiễm sắc thể. Từ đầu mút nhiễm sắc thể, các gen này sắp xếp theo thứ tự: M, N, P, Q, S, T. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Đột biến mất 1 cặp nuclêôtit ở giữa gen M sẽ làm thay đổi trình tự côđon của các phần tử mARN được phiên mã từ các gen N, P, Q, S và T.

IC IA L

II. Nếu xảy ra đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể làm cho gen N chuyển vào vị trí giữa gen S và gen T thì có thể làm thay đổi mức độ hoạt động của gen N.

III. Nếu xảy ra đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể chứa gen N và gen P thì luôn có hại cho thể đột biến.

FF

IV. Nếu xảy ra đột biến điểm ở gen S thì có thể không làm thay đổi thành phần các loại

A. 3.

B. 1.

C. 4.

O

nuclêôtit của gen này.

D. 2.

N

Câu 61. Một loài thực vật giao phấn ngẫu nhiên có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội là 2n = 6.

Ơ

Xét 3 cặp gen A, a; B, b; D, D nằm trên 3 cặp nhiễm sắc thể, mỗi gen quy định một tính trạng và các alen trội là trội hoàn toàn. Giả sử do đột biến , trong loài đã xuất hiện các trạng

H

thể ba tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể và các thể này đều có sức sống và khả năng

N

sinh sản. Cho biết không xảy ra các dạng đột biến khác. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát

Y

biểu sau đây đúng?

U

I. Ở loài này có tối đa 45 loại kiểu gen.

Q

II. Ở loài này, các cây mang kiểu hình trội về cả ba tính trạng có tối đa 25 loại kiểu gen. III. Ở loài này, các thể ba có tối đa 36 loại kiểu gen.

gen.

M

IV. Ở loài này, các cây mang kiểu hình lặn về 1 trong 3 tính trạng có tối đa 18 loại ki ểu

A. 3.

B. 1.

C. 4.

D. 2.

*Năm 2019

D

ẠY

Câu 62: Một đoạn NST bị đứt ra, đảo ngược 180º và nối lại vị trí cũ làm phát sinh đột biến A. đảo đoạn. B. chuyển đoạn. C. lặp đoạn. D. mất đoạn. Câu 63: Cơ thể sinh vật có bộ NST gồm 2 bộ NST lưỡng bội của 2 loài khác nhau được gọi là A. thể tam bội.

B. thể một.

C. thể dị đa bội.

D. thể ba.

Câu 64: Một NST có trình tự các gen là ABCDEFG.HI bị đột biến thành NST có trình tự các gen là CDEFG.HIAB. Đây là dạng đột biến nào? A. Chuyển đoạn.

B. Lặp đoạn.

C. Đảo đoạn.

D. Mất đoạn. 46


Câu 65: Một loài thực vật, tiến hành phép lai P: AAbb × aaBB thu được các hợp tử lưỡng bội. Xử lí các hợp tử này bằng cônsixin đề tạo các hợp tử tứ bội. Biết rằng hiệu quả gây tứ bội là 36%; các hợp tử đều phát triển thành các cây F 1, các cây F1 đều giảm phân tạo giao tử, các cây tứ bội chỉ tạo giao tử lưỡng bội. Theo lí thuyết, giao tử có 2 alen trội của F 1 chiếm tỉ lệ B. 32%.

C. 34%.

D. 22%.

IC IA L

A. 40%.

Câu 65: Cơ thể thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n=18, trên mỗi cặp NST xét 2 cặp gen dị hợp. Giả sử quá trinh giám phân ở cơ thể này đã xảy ra hoán vị gen ở tất cả các cặp NST

nhưng ở mỗi tế bào chỉ xảy ra hoán vị gen nhiều nhất ở 1 cặp NST tại các cặp gen đang

A. 9216.

FF

xét. Theo lí thuyết, số loại giao tử tối đa về gen đang xét được tạo ra là B. 2048.

C. 5120.

D. 4608

O

Trên đây là chuyên đề “Phương pháp giải một số dạng bài tập về đột biến nhiễm

D

ẠY

M

Q

U

Y

N

H

Ơ

N

sắc thể” tôi vẫn chưa tiến hành dạy thử. Báo cáo trước hội thảo xin ý kiến góp ý.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. SGK Sinh học 12 – cơ bản và nâng cao của Vũ Văn Vụ, Nguyễn Như Hiền, Vũ Đức Lưu, Trịnh Đình Đạt, Chu Văn Mẫn, Vũ Trung Tạng – NXB Giáo Dục. 2. Lí thuyết và bài tập sinh học của Đỗ Mạnh Hùng, Trần Thanh Thúy – NXB Trẻ. 47


3. Phương pháp giải bài tập sinh học 11 và 12 của Phan Kỳ Nam – NXB Thành Phố Hồ Chí Minh. 4. Phương Pháp giải nhanh bài tập di truyền của Phan Khắc Nghệ - NXB Giáo Dục. 5. Bồi dưỡng học sinh giỏi 12 của Phan Khắc Nghệ - NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 6. Phương pháp giả toán xác suất sinh học của Phan Khắc Nghệ - NXB Đại học quốc gia

IC IA L

Hà Nội. 7. Một số trang web điện tử: https://hoc247.net/ https://sinhhoc247.com/

FF

http://www.quangvanhai.net https://moon.vn/

D

ẠY

M

Q

U

Y

N

H

Ơ

N

O

vv……

48


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.