ĐỀ THI THỬ TN THPT KHỐI 12 CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG CHUYÊN, CÁC SỞ GIÁO DỤC MỚI NHẤT NĂM 2021 MÔN ĐỊA LÍ

Page 1

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT KHỐI 12 ĐỊA LÍ

vectorstock.com/20159066

Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT KHỐI 12 CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG CHUYÊN, CÁC SỞ GIÁO DỤC TRÊN CẢ NƯỚC MỚI NHẤT NĂM 2021 MÔN ĐỊA LÍ CÓ LỜI GIẢI (01-10) WORD VERSION | 2021 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594


ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT KHỐI 12 CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG CHUYÊN, CÁC SỞ GIÁO DỤC TRÊN CẢ NƯỚC MỚI NHẤT NĂM 2021 MÔN ĐỊA LÍ CÓ LỜI GIẢI (01-10) 1. Đề thi thử TN THPT môn Địa - Trường THPT chuyên Thái Bình năm 2021 - Lần 1 2. Đề thi thử TN THPT môn Địa - Trường THPT Tiên Du - Bắc Ninh năm 2021 3. Đề thi thử TN THPT môn Địa năm 2021 - Trường THPT chuyên Bắc Ninh - Lần 1 4. Đề thi thử TN THPT môn Địa năm 2021 - Trường THPT Đội Cấn - Lần 1 5. Đề thi thử TN THPT 2021 - Môn Địa Lý - THPT Chuyên Thái Bình - Lần 2 6. Đề thi thử TN THPT 2021 - Môn Địa Lý - THPT Chuyên Lam Sơn - Thanh Hóa - Lần 1 7. Đề thi thử TN THPT 2021 - Môn Địa Lý - THPT Chuyên Trần Phú - Hải Phòng - Lần 1 8. Đề thi thử TN THPT 2021 - Môn Địa Lý - THPT Hồng Lĩnh - Hà Tĩnh - Lần 1 9. Đề thi thử TN THPT 2021 - Địa Lí - THPT Hồng Lĩnh - Hà Tĩnh - Lần 1 10. Đề thi thử TN THPT 2021 - Địa Lí - Chuyên Hoàn Văn Thụ - Hòa Bình - Lần 1


SỞ GD&ĐT THÁI BÌNH

ĐỀ THI THỬ THPTQG LẦN 1

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

NĂM HỌC 2020 – 2021

THÁI BÌNH

MÔN: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề

Câu 1 (NB): Vị trí nước ta nằm hoàn toàn trong vùng mọi chí tuyến, đã quy định: A. lãnh thổ thuộc múi giờ thứ bay

B. thiên nhiên mang tính nhiệt đới

C. hoạt động của gió mùa châu Á

D. sự đa dạng khoáng sản, sinh vật

Câu 2 (VD): Cho biểu đồ: Các khu vực kinh tế trong GDP của nước ta qua một số năm

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? A. Sản lượng các ngành kinh tế trong GDP của nước ta, giai đoạn 2010 - 2018. B. Chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của nước ta, giai đoạn 2010 - 2018 C. Quy mô và cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của nước ta giai đoạn 2010 - 2018 D. Tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế trong GDP của nước ta, giai đoạn 2010 - 2018. Câu 3 (VD): Cho biểu đồ sau Cơ cấu sản lượng lúa của nước ta năm 2015 và năm 2017 (%)

Trang 1


(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018) Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu sản lượng lúa của nước ta năm 2015 và năm 2017? A. Tỉ trọng lúa mùa lớn hơn lúa đông xuân B. Tỉ trọng lúa mùa luôn lớn hơn lúa hè thu C. Lúa đông xuân luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất. D. Lúa hè thu luôn chiếm tỉ trọng nhỏ nhất Câu 4 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây của nước ta có diện tích lớn nhất? A. Gia Lai.

B. Nghệ An.

C. Bắc Ninh.

D. Quảng Ninh

Câu 5 (VDC): Nguyên nhân chính làm cho địa hình khu vực đồi núi của nước ta bị xâm thực mạnh là do A. lượng mưa phân hóa theo mùa, địa hình có độ cao và độ dốc lớn. B. thảm thực vật bị phá hủy, sông ngòi có nhiều nước và độ dốc lớn C. mưa lớn tập trung trên nền địa hình dốc, lớp phủ thực vật bị phá hủy. D. nền nhiệt ẩm cao, mạng lưới sông ngòi dày đặc, lưu lượng nước lớn. Câu 6 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết đồng bằng Tuy Hòa được mở rộng bởi phù sa sông của hệ thống sông nào sau đây? A. Sông Gianh

B. Sông Trà Khúc

C. Sông Xê Xan

D. Sông Đà Rằng.

Câu 7 (TH): Vùng núi nào sau đây của nước ta có các dãy núi song song, so le nhau theo hướng tây bắc – đông nam? A. Trường Sơn Nam

B. Tây Bắc

C. Trường Sơn Bắc

D. Đông Bắc

Câu 8 (VD): Cho bảng số liệu: Sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 2010- 2017 Năm

2005

2007

2010

2013

2017

Tổng sản lượng

3467

4200

5142

6020

7312

- Sản lượng khai thác

1988

2075

2414

2804

3420

- Sản lượng nuôi trồng

1479

2125

2728

3216

3892

(Nguồn số liệu theo website: www.gso.gov.vn) Theo bảng số liệu trên, để thể hiện sản lượng thủy sản của nước ta giai đoạn 2015 - 2017, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Cột

B. Tròn

C. Miền

D. Kết hợp

Câu 9 (VD): Sinh vật nước ta đa dạng là kết quả tác động của các nhân tố chủ yếu là A. đất đai phong phú, tác động của con người lại tạo và thay đổi sự phân bố. B. khí hậu phân hoá, con người lai tạo giống, vị trí trung tâm Đông Nam Á C. địa hình phần lớn đồi núi, vị trí giáp biển, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa D. vị trí nơi gặp gỡ của các luồng di cư, địa hình, khí hậu, đất đai phân hoá Câu 10 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị nào sau đây là đô thị loại đặc biệt? Trang 2


A. Hải Phòng

B. Cần Thơ

C. Đà Nẵng

D. Hà Nội

Câu 11 (VD): Đất ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo mùn, nhiều cát, ít phù sa sông là do A. các sông miền Trung ngắn, hẹp và rất nghèo phù sa B. đồng bằng nằm ở chân núi, nhận nhiều sỏi, cát từ sông. C. bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều D. khi hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu. Câu 12 (NB): Vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển là A. nội thuỷ.

B. lãnh hải.

C. tiếp giáp lãnh hải.

D. đặc quyền kinh tế.

Câu 13 (NB): Căn cứ vào Atlat trang 26, tỉnh duy nhất của vùng Trung du vn miền núi Bắc Bộ giáp biển là A. Lào Cai

B. Quảng Ninh.

C. Bắc Giang

D. Lạng Sơn

Câu 14 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trong 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây của nước ta có vĩ độ cao nhất? A. Hà Giang.

B. Khánh Hòa

C. Điện Biên

D. Cà Mau.

Câu 15 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang thuộc tỉnh nào sau đây? A. Quảng Nam.

B. Quảng Ngãi.

C. Kon Tum.

D. Gia Lai.

Câu 16 (VD): Cho bảng số liệu: Diện tích và sản lượng lúa của một số tỉnh năm 2017 Tỉnh

Hải Dương

Hà Tĩnh

Phú Yên

An Giang

Diện tích (nghìn ha)

116,4

102,7

56,5

623,1

Sản lượng (nghìn tấn)

703,1

535,2

381,6

3890,7

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2014, MAH Thống kê 2019). Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh năng suất lúa của các tỉnh năm 2018? A. An Giang thấp hơn Phú Yên

B. Hải Dương thấp hơn Hà Tĩnh

C. Hà Tĩnh cao hơn An Giang

D. Hải Dương cao hơn Phú Yên

Câu 17 (TH): Đông Nam Á lục địa chủ yếu có khí hậu A. nhiệt đới gió mùa

B. ôn đới gió mùa

C. cận nhiệt gió mùa

D. ôn đới lục địa

Câu 18 (NB): Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc là A. có các khối núi và cao nguyên

B. gồm bốn cánh cung lớn

C. có nhiều núi cao nhất nước ta.

D. địa hình thấp, hẹp ngang

Câu 19 (VD): Cho bảng số liệu: Dân số một số quốc gia năm 2017 (Đơn vị: triệu người) Quốc gia Tổng số dân

In-đô-nê-xi-a

Ma-lai-xi-a

Phi-lip-pin

Thái Lan

264,0

31,6

105,0

66,1 Trang 3


Dân số thành thị

143,9

23,8

46,5

34,0

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019) Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh tỉ lệ dân thành thị của một số quốc gia, năm 2017? A. Thái Lan thấp hơn Phi-lip-pin

B. In-đô-nê-xi-a thấp hơn Phi-lip-pin

C. Thái Lan cao hơn Ma-lai-xi-a

D. Ma-lai-xi-a cao hơn In-đô-nê-xi-a

Câu 20 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế ven biển nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ? A. Hòn La

B. Vũng Áng

C. Vân Phong

D. Nghi Sơn

Câu 21 (NB): Vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển là A. lãnh hải

B. tiếp giáp lãnh hải

C. đặc quyền kinh tế

D. nội thủy

Câu 22 (NB): Phạm vi lãnh thổ vùng đất của nước ta bao gồm toàn bộ phần đất liền và A. khu vực đồng bằng B. khu vực đồi nú

C. các hải đảo

D. thềm lục địa

Câu 23 (VD): Cho bảng số liệu: Tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô của một số địa phương nước ta năm 2018 Địa phương

Tỉ suất sinh thô (%)

Tỉ suất tử thô (%)

Hà Nội

14,7

6,1

Vĩnh Phúc

17,5

8,2

Bắc Ninh

19,8

7,7

Hải Dương

16,9

8,8 (Nguồn: Số liệu thống kê Việt Nam 2019)

Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh tỷ lệ gia tăng tự nhiên giữa một số địa phương ở nước ta năm 2018? A. Hải Dương cao hơn Vĩnh Phúc

B. Vĩnh Phúc thấp hơn Hà Nội.

C. Bắc Ninh cao hơn Hải Dương.

D. Bắc Ninh thấp hơn Hà Nội.

Câu 24 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trung 19, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng lúa cao nhất? A. Long An

B. An Giang

C. Sóc Trăng

D. Đồng Tháp.

Câu 25 (VD): Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi là do A. nước ta nằm ở gần trung tâm vùng Đông Nam Á B. vị trí giáp biển Đông và ảnh hưởng của gió mùa C. nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến D. nằm ở vị trí tiếp giáp của nhiều hệ thống tự nhiên. Câu 26 (TH): Cho biểu đồ: GDP của Thái Lan, Phi-lip-pin, Việt Nam qua các năm Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

Trang 4


(Nguồn: số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê 2018) A. Chuyển dịch cơ cấu GDP của Phi-líp-pin, Thái Lan và Việt Nam, giai đoạn 2010 - 2016. B. Cơ cấu GDP của Phi-lip-pin, Thái Lan và Việt Nam, giai đoạn 2010 – 2016. C. Tốc độ tăng trưởng GDP của Phi-lip-pin, Thái Lan và Việt Nam, giai đoạn 2010 – 2016. D. Giá trị GDP của Phi-lip-pin, Thái Lan và Việt Nam, giai đoạn 2010 - 2016 Câu 27 (VD): Cho bảng số liệu sau:Dân số nước ta phân theo thành thị, nông thôn (Đơn vị: Nghìn người) Năm

Thành thị

Nông thôn

Tổng số

2010

26516

60 432

86 948

2012

28269

60 540

88 809

2014

30 035

60 694

90 729

2017

32 813

60 858

93 671

(Nguồn số liệu theo Website: http://www.gso.gov.vn) Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây đúng về dân số nước ta phân theo thành thị và nông thôn giai đọan 2010 - 2017? A. Thành thị tăng nhiều hơn cả nước

B. Thành thị tăng nhanh hơn cả nước

C. Nông thôn nhiều hơn cả nước

D. Nông thôn ít hơn thành thị

Câu 28 (TH): Đặc điểm nào sau đây không đúng với vị trí địa lí nước ta? A. Trên đường di cư của nhiều loài sinh vật.

B. Nằm liền kề các vành đai sinh khoảng lớn.

C. Vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương.

D. Nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á.

Câu 29 (TH): Đặc điểm nổi bật của vùng núi Đông Bắc nước ta là A. chủ yếu đồi núi thấp.

B. hướng núi tây bắc - đông nam.

C. địa hình cao nhất cả nước

D. nhiều cao nguyên badan.

Câu 30 (NB): Địa hình đồi trung du phần nhiều là các thềm phù sa cổ bị chia cắt chủ yếu do A. tác động của dòng chảy.

B. vận động tạo núi Himalaya

C. tác động của con người

D. mưa lớn tập trung theo mùa Trang 5


Câu 31 (VD): Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho địa hình caxtơ khá phổ biến ở nước ta? A. Địa hình dốc, mất lớp phủ thực vật, khí hậu nóng. B. Bề mặt đá vôi, khí hậu nóng, mất lớp phủ thực vật. C. Khí hậu khô nóng, mưa nhỏ, mất lớp phủ thực vật. D. Bề mặt đá vôi, khí hậu nhiệt đới, có lượng mưa lớn. Câu 32 (VD): Cho bảng số liệu: Số dân và tỉ lệ dân thành thị nước ta qua một số năm Năm

1990

2000

2015

2019

Số dân thành thị (triệu người)

12,9

18,8

31,0

33,4

Tỉ lệ dân thành thị so với dân số cả nước (%)

19,5

24,2

33,8

34,7

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019) Theo bảng số liệu trên, để thể hiện số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị so với số dân cả nước của nước ta giai đoạn 1990 - 2019, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Miền

B. Tròn

C. Cột

D. Kết hợp

Câu 33 (NB): Địa hình bán bình nguyên nước ta phổ biến nhất ở vùng A. Đông Nam Bộ.

B. Bắc Trung Bộ

C. rìa Đồng bằng sông Hồng.

D. Trung du và miền núi Bắc Bộ

Câu 34 (TH): Đặc điểm nổi bật của vùng núi Trường Sơn Nam nước lại là A. thấp và hẹp ngang

B. tả ngạn sông Hồng

C. hướng núi vòng cung

D. các cao nguyên đá vôi

Câu 35 (TH): Biển Đông không có đặc điểm nào sau đây? A. Tương đối kín

B. Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa

C. Nằm ở phía Đông Thái Bình Dương

D. Diện tích rộng

Câu 36 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 17, cho biết trung tâm kinh tế nào có ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất? A. Vũng Tàu

B. Biên Hòa

C. Thủ Dầu Một

D. Tp. Hồ Chí Minh.

Câu 37 (VD): Cho bảng số liệu: Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của một số quốc gia năm 2015 (Đơn vị Tỷ đô la Mỹ) Ma-lai-xi-a

Thái Lan

Xin-ga-po

Việt Nam

Xuất khẩu

210,1

272,9

516,7

173,3

Nhập khẩu

187,4

228,2

438,0

181,8

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Theo bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ của một số quốc gia năm 2015? A. Thái Lan xuất siêu nhiều hơn Xin-ga-po.

B. Việt Nam là nước nhập siêu.

C. Ma-lai-xi-a là nước nhập siêu

D. Ma-lai-xi-a nhập siêu nhiều hơn Thái Lan. Trang 6


Câu 38 (VD): Nguyên nhân chủ yếu nào dưới đây giúp Đông Nam Á phát triển mạnh cây lúa gạo? A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc với lượng nước dồi dào. B. Khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo C. Có nhiều cao nguyên đất đỏ bazan màu mỡ D. Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa gạo. Câu 39 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết điểm công nghiệp khai thác than nào sau đây có sản lượng khai thác dưới 1 triệu tấn/năm? A. Vàng Danh.

B. Hà Tu.

C. Cẩm Phả.

D. Phú Lương

Câu 40 (VD): Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho các nước Đông Nam Á gặp không ít khó khăn trong quản lí, ổn định chính trị và xã hội? A. Có nhiều dân tộc và tôn giáo. B. Một số dân tộc phân bố không theo biên giới quốc gia C. Các dân tộc phân bố không đều. D. Đời sống văn hóa của các dân tộc có nhiều khác biệt Đáp án 1-B

2-B

3-C

4-B

5-C

6-D

7-C

8-A

9-D

10-D

11-D

12-C

13-B

14-A

15-A

16-A

17-A

18-C

19-D

20-C

21-A

22-C

23-C

24-B

25-B

26-C

27-B

28-D

29-A

30-A

31-D

32-D

33-A

34-C

35-C

36-D

37-B

38-B

39-D

40-B

LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án B Phương pháp giải: Kiến thức bài 2 – Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Giải chi tiết: Vị trí địa lí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên nhận được lượng bức xạ Mặt Trời lớn, nền nhiệt cao ổn định quanh năm => thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới. Câu 2: Đáp án B Phương pháp giải: Kĩ năng nhận diện nội dung biểu đồ Giải chi tiết: Biểu đồ miền => thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của nước ta giai đoạn 2010 – 2015. Câu 3: Đáp án C Phương pháp giải: Kĩ năng nhận xét biểu đồ Giải chi tiết: - A sai: Tỉ trọng lúa mùa ít nhất và luôn thấp hơn lúa đông xuân => A Sai Trang 7


- B sai: Tỉ trọng lúa mùa luôn ít hơn lúa hè thu => B sai - C đúng: Lúa đông xuân luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất => C đúng - D sai: Lúa mùa luôn chiếm tỉ trọng nhỏ nhất => D sai Câu 4: Đáp án B Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 4 – 5 Giải chi tiết: Tỉnh có diện tích lớn nhất ở nước ta là Nghệ An.. Câu 5: Đáp án C Phương pháp giải: Liên hệ đặc điểm địa hình, khí hậu vùng núi Giải chi tiết: Do mưa lớn tập trung theo mùa trên nền địa hình đồi núi dốc lại bị mất lớp phủ thực vật do phá hủy (chặt rừng..) khiến đất đai vùng núi dễ bị sạt lở, xói mòn, gây nên hiện tượng lũ quét sạt lở đất nghiêm trọng. Câu 6: Đáp án D Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 10 Giải chi tiết: Sử dụng Atlat Địa lí trang 10, đồng bằng Tuy Hòa được mở rộng bởi phù sa sông của hệ thống sông Đà Rằng. Câu 7: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức bài 6 – Khu vực đồi núi Giải chi tiết: Vùng núi Trường Sơn Bắc có các dãy núi song song, so le nhau theo hướng tây bắc – đông nam. Câu 8: Đáp án A Phương pháp giải: Kĩ năng nhận dạng biểu đồ Giải chi tiết: Đề bài yêu cầu thể hiện “sản lượng”, trong thời gian 5 năm, bảng số liệu có 1 đơn vị => Biểu đồ cột thích hợp nhất để thể hiện sản lượng thủy sản của nước ta giai đoạn 2005 – 2017 Câu 9: Đáp án D Phương pháp giải: Kiến thức bài 2 – Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ: Ý nghĩa tự nhiên Giải chi tiết: Sinh vật nước ta đa dạng là kết quả tác động của các nhân tố chủ yếu: vị trí gặp gỡ của các luồng di cư sinh vật từ phương bắc, phương nam và phía tây sang; địa hình – khí hậu – đất đai có sự phân hóa đa dạng (theo độ cao, bắc nam, đông – tây…) Câu 10: Đáp án D Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 15 Giải chi tiết: Hà Nội là đô thị đặc biệt ở nước ta Trang 8


Câu 11: Đáp án D Phương pháp giải: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi (Khu vực đồng bằng) Giải chi tiết: Đất ở đồng bằng ở ven biển miền Trung có đặc tính nghèo mùn, nhiều cát, ít phù sa là do biển đóng vai trò chủ yếu trong quá trình hình thành đồng bằng. Câu 12: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức bài 2 – Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ (trang 15 sgk Địa 12) Giải chi tiết: Vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ta là: vùng tiếp giáp lãnh hải Câu 13: Đáp án B Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa trang 26 Giải chi tiết: Tỉnh duy nhất của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp biển là Quảng Ninh Câu 14: Đáp án A Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 4 – 5 Giải chi tiết: Tỉnh có vĩ độ cao nhất chính là nơi chứa điểm cực Bắc của nước ta => tỉnh Hà Giang. Câu 15: Đáp án A Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 28 Giải chi tiết: Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang thuộc huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam Câu 16: Đáp án A Phương pháp giải: Kĩ năng tính toán số liệu và nhận xét Giải chi tiết: Công thức: Năng suất lúa = Sản lượng / Diện tích (tạ/ha) Áp dụng công thức tính được năng suất lúa các tỉnh như sau: Tỉnh Năng suất lúa (tạ/ha)

Hải Dương

Hà Tĩnh

Phú Yên

An Giang

60,4

52,1

69,3

62,4

Nhận xét: - A đúng: An Giang (62,4 tạ/ha) thấp hơn Phú Yên (69,3 tạ/ha) - B sai: vì Hải Dương (60,4 tạ/ha) cao hơn Hà Tĩnh (52,1 tạ/ha) - C sai: vì Hà Tĩnh (52,1 tạ/ha) thấp hơn An Giang (62,4 tạ/ha) - D sai: vì Hải Duong (60,4 tạ/ha) thấp hơn Phú Yên (69,3 tạ/ha) Câu 17: Đáp án A Phương pháp giải: Kiến thức bài 11 – Đông Nam Á (phần tự nhiên) Trang 9


Giải chi tiết: Đông Nam Á lục địa chủ yếu có khí hậu nhiệt đới gió mùa Câu 18: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi Giải chi tiết: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc là có địa hình núi cao nhất nước ta, độ dốc lớn. Câu 19: Đáp án D Phương pháp giải: Kĩ năng tính toán và nhận xét bảng số liệu Giải chi tiết: Công thức: Tỉ lệ dân thành thị = (Dân số thành thị / Tổng số dân) x 100 (%) => Áp dụng công thức tính được:

Nhận xét: - A sai: vì tỉ lệ dân thành thị của Thái Lan (51,4%) cao hơn Phi-lip-pin (44,2%) - B sai vì: tỉ lệ dân thành thị của In-đô-nê-xi-a (54,5%) cao hơn Phi-lip-pin (44,2) - C sai vì: tỉ lệ dân thành thị của Thái Lan (51,4%) thấp hơn Ma-lai-xi-a (75,3%) - D đúng: Ma-lai-xi-a có tỉ lệ dân thành thị cao nhất (75,3%) và cao hơn In-đô-nê-xi-a (54,4%) Câu 20: Đáp án C Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 17 Giải chi tiết: Khu kinh tế ven biển Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ => không thuộc vùng Bắc Trung Bộ Câu 21: Đáp án A Phương pháp giải: Kiến thức bài 2 – Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Giải chi tiết: Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển Câu 22: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức bài 2 – Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Giải chi tiết: Phạm vi lãnh thổ vùng đất của nước ta bao gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo. Câu 23: Đáp án C Phương pháp giải: Kĩ năng tính toán và nhận xét bảng số liệu Giải chi tiết: Công thức: Tỉ lệ gia tăng tự nhiên = (Tỉ suất sinh thô – Tỉ suất tử thô) /10 (%) => Kết quả: Trang 10


Tỉnh/thành phố Tỉ lệ gia tăng tự nhiên (%)

Hà Nội

Vĩnh Phúc

Bắc Ninh

Hải Dương

0,86

0,88

1,21

0,81

Nhận xét: - A sai: vì tỉ lệ gia tăng tự nhiên của Hải Dương (0,81%) thấp hơn Vĩnh Phúc (0,88%) - B sai: vì tỉ lệ gia tăng tự nhiên của Vĩnh Phúc (0,88% cao hơn Hà Nội (0,86%) - C đúng vì tỉ lệ gia tăng tự nhiên của Bắc Ninh (1,21%) cao hơn Hải Dương (0,81%) - D sai: vì tỉ lệ gia tăng tự nhiên của Bắc Ninh (1,21%) cao hơn Hà Nội (0,86%) Câu 24: Đáp án B Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 19 Giải chi tiết: Tỉnh có sản lượng lúa cao nhất là An Giang Câu 25: Đáp án B Phương pháp giải: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Giải chi tiết: Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi là do nước ta có vị trí tiếp giáp biển Đông rộng lớn được cung cấp lượng hơi ẩm và mưa dồi dào, mặt khác vị trí nằm trong khu vực gió mùa châu Á nên nước ta cũng đón những đợt gió mùa mùa hạ nóng ẩm mang lại lượng mưa lớn. Câu 26: Đáp án C Phương pháp giải: Kĩ năng nhận diện nội dung biểu đồ Giải chi tiết: Biểu đồ đường => thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP của Phi-lip-pin, Thái Lan và Việt Nam giai đoạn 2010 – 2016 Câu 27: Đáp án B Phương pháp giải: Kĩ năng tính toán và nhận xét bảng số liệu Giải chi tiết: - Tốc độ tăng tỉ lệ dân thành thị = (32 813 / 26 516) x 100 = 123,7% - Tốc độ tăng tỉ lệ dân nông thôn = (60 858 / 60 432) x 100 = 100,7% - Tốc độ tăng tỉ lệ dân thành thị = (93 671 / 86 948) x 100 = 107,7 % - Số dân thành thị tăng thêm: 32 813 – 26 516 = 6297 (nghìn người) - Số dân nông thôn tăng thêm: 60 858 - 60 432 = 426 (nghìn người) - Số dân cả nước tăng thêm: 93 671 – 86 948 = 6723 (nghìn người) => Nhận xét: - A sai: vì dân thành thị tăng ít hơn cả nước (6297 < 6723) - B đúng vì dân thành thị tăng nhanh hơn cả nước (123,7% > 107,7%) - C sai vì dân nông thôn tăng ít hơn cả nước (426 < 6723) Trang 11


- D sai vì nông thôn tăng ít hơn thành thị (426 < 6723) Câu 28: Đáp án D Phương pháp giải: Kiến thức bài 2 – Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Giải chi tiết: Vị trí địa lí nước ta có đặc điểm: nằm ở gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á, không phải ở trung tâm => D sai Câu 29: Đáp án A Phương pháp giải: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi (trang 30 sgk Địa 12) Giải chi tiết: Vùng núi Đông Bắc có đặc điểm: chủ yếu là đồi núi thấp, hướng vòng cung Câu 30: Đáp án A Phương pháp giải: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi (trang 32 sgk Địa 12) Giải chi tiết: Địa hình đồi trung du phần nhiều là các thềm phù sa cổ bị chia cắt chủ yếu do tác động của dòng chảy Câu 31: Đáp án D Phương pháp giải: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa Giải chi tiết: Nước ta có nhiều vùng núi đá vôi, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm mưa lớn khiến quá trình phong hóa hóa học diễn ra mạnh => làm biến đổi bề mặt địa hình đá vôi, hình thành nên các hang động, cấu trúc núi đá vôi rất đặc sắc. Câu 32: Đáp án D Phương pháp giải: Kĩ năng nhận diện biểu đồ Giải chi tiết: - Đề bài yêu cầu: thể hiện số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị so với cả nước, trong thời gian 4 năm - Bảng số liệu có 2 đơn vị khác nhau => Biểu đồ kết hợp cột + đường là thích hợp nhất Câu 33: Đáp án A Phương pháp giải: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi Giải chi tiết: Địa hình bán bình nguyên nước ta phổ biến nhất ở vùng Đông Nam Bộ với bậc thềm phù sa ở độ cao khoảng 100m . Câu 34: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi Giải chi tiết: Vùng núi Trường Sơn Nam nước ta là có hướng núi vòng cung (lưng lồi ra biển Đông) Trang 12


Câu 35: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Giải chi tiết: Biển Đông là vùng biển rộng, tương đối kín và nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa => loại A, B, D Biển Đông thuộc vùng biển Thái Bình Dương và nằm ở gần bờ phía Tây Thái Bình Dương => Nhận định C ở phía Đông là sai Câu 36: Đáp án D Phương pháp giải: Kĩ năng nhận xét bảng số liệu Giải chi tiết: Quan sát biểu đồ các trung tâm kinh tế, Tp. Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế có tỉ trọng ngành dịch vụ lớn nhất trong cơ cấu (hơn 50%) Câu 37: Đáp án B Phương pháp giải: Kĩ năng nhận xét bảng số liệu Giải chi tiết: Cán cân xuất nhập khẩu = Xuất khẩu – Nhập khẩu => Kết quả: Quốc gia

Ma-lai-xi-a

Thái Lan

Xin-ga-po

Việt Nam

Cán cân

+22,7

+44,7

+78,7

-8,5

- A sai: Thái Lan xuất siêu ít hơn Xin-ga-po - B đúng: Việt Nam là nước nhập siêu (cán cân XNK âm) - C sai: Ma-lai-xi-a là nước xuất siêu (cán cân XNK dương) - D sai: Ma-lai-xi-a nhập siêu ít hơn Thái Lan Câu 38: Đáp án B Phương pháp giải: Kiến thức Địa lí 11: bài 11 – Đông Nam Á Giải chi tiết: Đông Nam Á phát triển mạnh cây lúa gạo nhờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi như khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo đem lại nguồn nhiệt ẩm dồi dào và lượng mưa lớn quanh năm => phù hợp với sự sinh trưởng phát triển của cây lúa nước. Câu 39: Đáp án D Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 22 Giải chi tiết: Điểm công nghiệp khai thác than có sản lượng khai thác dưới 1 triệu tấn/năm là Phú Lương Câu 40: Đáp án B Phương pháp giải: Kiến thức Địa lí 11 – Bài 11: Đông Nam Á (trang 101) Giải chi tiết: Trang 13


Các nước Đông Nam Á gặp không ít khó khăn trong quản lí, ổn định chính trị và xã hội nguyên nhân chủ yếu là do khu vực này có một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia.

Trang 14


SỞ GD&ĐT BẮC NINH

ĐỀ THI THỬ THPTQG LẦN 1

TRƯỜNG THPT TIÊN DU SỐ 1

NĂM HỌC 2020 – 2021 MÔN: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề

Câu 1 (VD): Sự phân hóa thiên nhiên giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc của nước ta chủ yếu là do A. tác động của gió mùa với hướng các dãy núi. B. tác động của gió mùa với ảnh hưởng của Biển Đông. C. tác động của độ cao địa hình với hướng của các dãy núi. D. tác động của độ cao địa hình với ảnh hưởng của Biển Đông. Câu 2 (NB): Cho bảng số liệu: NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH CÁC THÁNG TẠI HÀ NỘI VÀ TP.HỒ CHÍ MINH (Đơn vị: 0C) Địa điểm

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Hà Nội

16,4 17,0 20,2 23,7 27,3 28,8

28,9 28,2

27,2 24,6 21,4 18,2

TP. Hồ Chí Minh

25,8 26,7 27,9 28,9 28,3 27,5

27,1 27,1

26,8 26,7 26,4 25,7

Biên độ nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh lần lượt là A. 3,20C và 12, 50C.

B. 9,40C và 13,30C.

C. 13,70C và 9,40C.

D. 12, 50C và 3,20C.

Câu 3 (TH): Diện tích rừng ngập mặn của nước ta ngày càng bị suy giảm, nguyên nhân chủ yếu là do A. ô nhiễm môi trường đất và môi trường nước. B. phá rừng để mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản. C. phá rừng để lấy đất ở. D. phá rừng để khai thác gỗ củi. Câu 4 (TH): Vùng có điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng cảng biển ở nước ta là A. Bắc Trung Bộ.

B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Nam Bộ.

D. Bắc Bộ.

Câu 5 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết vùng nào sau đây tập trung nhiều đất mặn nhất? A. Bắc Trung Bộ.

B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 6 (VD): Cho biểu đồ dưới đây:

Trang 1


Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? A. Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa nước ta giai đoạn 1990 - 2014. B. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa ở nước ta trong giai đoạn 1990 - 2014. C. Cơ cấu sản lượng lúa ở nước ta trong giai đoạn 1990 - 2014. D. Tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng lúa ở nước ta giai đoạn 1990 - 2014. Câu 7 (TH): Nước ta không có khí hậu nhiệt đới khô hạn như một số nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi là do A. nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch. B. nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. C. tiếp giáp Biển Đông và nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa Châu Á. D. nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến của Bắc bán cầu. Câu 8 (TH): Ngành sản xuất nào sau đây chịu ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa nước ta? A. Ngành thương mại.

B. Ngành nông nghiệp.

C. Ngành công nghiệp.

D. Ngành du lịch.

Câu 9 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất ? A. Bạc Liêu.

B. Cà Mau.

C. An Giang.

D. Đồng Tháp.

Câu 10 (NB): Ở đồng bằng sông Hồng, khu vực vẫn được bồi tụ phù sa vào mùa nước lũ là A. các ô trũng ngập nước.

B. vùng ngoài đê.

C. rìa phía tây và tây bắc.

D. vùng trong đê.

Câu 11 (NB): Nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bão ở nước ta là A. Khu vực duyên hải Nam Trung Bộ.

B. Khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

C. Khu vực Bắc Trung Bộ.

D. Khu vực ven biển đồng bằng sông Hồng.

Câu 12 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết thành phố nào sau đây thuộc đô thị loại 1? Trang 2


A. Vinh, Quy Nhơn.

B. Hải Phòng, Đà Nẵng.

C. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

D. Đồng Hới, Tuy Hòa.

Câu 13 (TH): Đặc điểm nào sau đây không phải của Biển Đông? A. Là biển rộng thứ hai trong các biển của Thái Bình Dương. B. Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. C. Là biển tương đối kín, phía đông và đông nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo. D. Là biển nóng, nhiệt độ hầu như không thay đổi trong năm. Câu 14 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết Đà Lạt thuộc cao nguyên nào sau đây? A. Lâm Viên.

B. Kon Tum.

C. Đắc Lăk.

D. Di Linh.

Câu 15 (NB): Đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nước ta là A. đồi núi thấp chiếm ưu thế; hướng núi vòng cung; các thung lũng sông lớn với đồng bằng mở rộng. B. núi cao chiếm ưu thế; hướng núi đông - tây; các thung lũng sông lớn với đồng bằng mở rộng. C. núi cao chiếm ưu thế; hướng núi vòng cung; các thung lũng sông lớn với đồng bằng mở rộng. D. đồi núi thấp chiếm ưu thế; hướng núi tây bắc - đông nam; các thung lũng sông lớn với đồng bằng mở rộng. Câu 16 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cửa khẩu nào sau đây nằm giữa biên giới Việt Lào? A. Lào Cai.

B. Tây Trang.

C. Hữu Nghị.

D. Xà Xía.

Câu 17 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết Đồng bằng sông Cửu Long có các loại khoáng sản chủ yếu nào sau đây? A. Đá vôi xi măng, đá axit, đất hiếm.

B. Đá vôi xi măng, đá axit, bôxit.

C. Đá vôi xi măng, đá axit, than đá.

D. Đá vôi xi măng, đá axit, than bùn.

Câu 18 (NB): Đường biên giới trên đất liền của nước ta phần lớn nằm ở A. khu vực trung du.

B. khu vực miền núi.

C. khu vực cao nguyên D. khu vực đồng bằng.

Câu 19 (NB): Quá trình feralit diễn ra mạnh ở khu vực nào của nước ta? A. Khu vực núi cao, địa hình dốc.

B. Khu vực đồi núi thấp.

C. Khu vực đồi núi thấp trên đá mẹ axít.

D. Khu vực đồng bằng.

Câu 20 (NB): Toàn bộ phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa, đó là vùng A. thềm lục địa

B. lãnh hải

C. nội thuỷ.

D. tiếp giáp lãnh hải.

Câu 21 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, đỉnh núi nào sau đây cao nhất vùng núi Trường Sơn Bắc? A. Bạch Mã.

B. Rào Cỏ.

C. Pu Xai Lai Leng.

D. Động Ngài.

Câu 22 (NB): Thành phần loài sinh vật nào chiếm ưu thế ở nước ta? A. Các loài nhiệt đới.

B. Các loài cận xích đạo.

C. Các loài ôn đới.

D. Các loài cận nhiệt đới. Trang 3


Câu 23 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không tiếp giáp với Campuchia? A. Kiên Giang.

B. Gia Lai.

C. Kon Tum.

D. Điện Biên.

Câu 24 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết những khu vực nào sau đây có nhiệt độ cao nhất vào tháng VII? A. Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải miền Trung. B. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. C. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. D. Tây Bắc, Đồng bằng sông Hồng. Câu 25 (TH): Cấu trúc địa hình nước ta không có đặc điểm nào sau đây? A. Địa hình được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt. B. Quá trình xâm thực mạnh ở miền đồi núi, bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông. C. Địa hình gồm hai hướng chính, hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung. D. Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam và phân hóa đa dạng. Câu 26 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, cho biết dân tộc nào sau đây có số dân đông nhất? A. Hmông.

B. Nùng.

C. Hà Nhì.

D. Mường.

Câu 27 (NB): Nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố tiếp giáp với biển? A. 28

B. 29

C. 27

D. 30

Câu 28 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12,cho biết vườn quốc gia nào sau đây nằm trên đất liền? A. Côn Đảo.

B. Phú Quốc.

C. Bạch Mã.

D. Cát Bà.

Câu 29 (TH): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế cửa khẩu nào không thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long? A. Hà Tiên.

B. Mộc Bài.

C. An Giang.

D. Đồng Tháp.

Câu 30 (NB): Cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta là A. hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất phù sa. B. hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit. C. hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất mùn. D. hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới gió mùa phát triển trên đất feralit. Câu 31 (TH): Địa hình của vùng núi Tây Bắc nước ta có đặc điểm nào sau đây? A. Chủ yếu là đồi núi thấp, hướng tây bắc - đông nam. B. Có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông - Tây, hướng vòng cung. C. Địa hình cao nhất nước, hướng tây bắc - đông nam. D. Thấp và hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu, thấp ở giữa, hướng tây bắc - đông nam. Câu 32 (VD): Ở vùng ven biển miền Trung, đất đai bị hoang mạc hóa là do Trang 4


A. nước mặn xâm nhập sâu vào trong đồng bằng. B. khai thác lâu đời và không được bồi đắp phù sa hàng năm. C. chịu ảnh hưởng của hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc. D. vào mùa mưa thường xuyên bị ngập trên diện rộng. Câu 33 (NB): Gió Tín phong Bắc bán cầu khi thổi vào nước ta có hướng A. đông nam.

B. tây bắc.

C. đông bắc.

D. tây nam.

Câu 34 (VD): Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH VÀ ĐỘ CHE PHỦ RỪNG CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1943 – 2014 Năm

Tổng diện tích có rừng (Triệu ha)

Trong đó Diện tích rừng tự nhiên

Diện tích rừng trồng

(triệu ha)

(triệu ha)

Độ che phủ

1943

14,3

14,3

0

43,0

1983

7,2

6,8

0,4

22,0

2005

12,7

10,2

2,5

38,0

2014

13,8

10,1

3,7

41,6

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016) Để thể hiện diện tích và độ che phủ rừng của nước ta trong thời gian trên, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Biểu đồ kết hợp.

B. Biểu đồ cột.

C. Biểu đồ đường.

D. Biểu đồ miền.

Câu 35 (TH): Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của sông ngòi nước ta biểu hiện ở đặc điểm nào sau đây? A. Sông ngòi dày đặc, nhiều nước, giàu phù sa, chế độ nước theo mùa. B. Sông ngòi dày đặc, nhiều nước, giàu phù sa, chế độ nước ổn định. C. Sông ngòi dày đặc, chủ yếu là hướng tây bắc - đông nam. D. Sông ngòi dày đặc, nhiều nước, ít phù sa, chế độ nước thất thường. Câu 36 (VD): Khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa là do nguyên nhân nào sau đây? A. Nằm ở vùng vĩ độ thấp nên nhận được nhiều nhiệt và tiếp giáp Biển Đông nên mưa nhiều. B. Nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới bán cầu Bắc, quanh năm nhận lượng bức xạ lớn. C. Nằm trong vùng gió mùa, giữa hai đường chí tuyến nên có lượng mưa lớn và góc nhập xạ lớn. D. Nằm trong vùng nội chí tuyến, trong khu vực hoạt động của gió mùa Châu Á và tiếp giáp Biển Đông. Câu 37 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết ngành công nghiệp nào sau đây không thuộc nhóm ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm? A. Chè, cà phê, thuốc lá, hạt điều.

B. Rượu, bia, nước giải khát.

C. Sản phẩm chăn nuôi.

D. Dệt may.

Câu 38 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết sông nào sau đây thuộc hệ thống sông Hồng? Trang 5


A. Sông Cầu.

B. Sông Mã.

C. Sông Cả.

D. Sông Chảy.

Câu 39 (NB): Những khối núi đá vôi đồ sộ của vùng núi Đông Bắc nước ta tập trung chủ yếu ở A. giáp biên giới Việt - Trung.

B. khu vực phía Nam của vùng.

C. thượng nguồn sông Chảy.

D. khu vực trung tâm của vùng.

Câu 40 (VD): Cho biểu đồ:

Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên? A. Sông Mê Công có lưu lượng nước trung bình các tháng đều lớn hơn và tháng đỉnh lũ sớm hơn sông Hồng. B. Sông Mê Công có lưu lượng nước trung bình các tháng đều nhỏ hơn và tháng đỉnh lũ muộn hơn sông Hồng. C. Sông Mê Công có lưu lượng nước trung bình các tháng đều nhỏ hơn và tháng đỉnh lũ sớm hơn sông Hồng. D. Sông Mê Công có lưu lượng nước trung bình các tháng đều lớn hơn và tháng đỉnh lũ muộn hơn sông Hồng. Đáp án 1-A

2-D

3-B

4-B

5-C

6-A

7-C

8-B

9-C

10-B

11-C

12-B

13-D

14-A

15-A

16-B

17-D

18-B

19-C

20-A

21-C

22-A

23-D

24-A

25-B

26-D

27-A

28-C

29-B

30-B

31-C

32-C

33-C

34-A

35-A

36-D

37-D

38-D

39-A

40-D

LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án A Phương pháp giải: Kiến thức bài 10 – Thiên nhiên phân hóa đa dạng (Tiết 1) Giải chi tiết: Sự phân hóa thiên nhiên giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc của nước ta chủ yếu là do sự tác động của gió mùa với hướng các dãy núi. Trang 6


Cụ thể là do dãy Hoàng Liên Sơn ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lấn sâu về phía Tây => Tây Bắc có mùa đông đến muộn và bớt lạnh hơn so với Đông Bắc. Ngược lại Đông Bắc địa hình đồi núi thấp hướng vòng cung tạo hành lang hút gió mùa Đông Bắc lấn sâu vào đất liền. Câu 2: Đáp án D Phương pháp giải: Kĩ năng tính toán Giải chi tiết: Biên độ nhiệt năm = Nhiệt độ tháng cao nhất – Nhiệt độ tháng thấp nhất (Đơn vị: 0C) => Biên độ nhiệt năm của Hà Nội là: 28,9 – 16,4 = 12,50C Biên độ nhiệt năm của TP.HCM là: 28,9 – 25,7 = 3,20C Câu 3: Đáp án B Phương pháp giải: Kiến thức bài 8 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Giải chi tiết: Diện tích rừng ngập mặn của nước ta ngày càng bị suy giảm, nguyên nhân chủ yếu là do con người phá rừng để mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản. Câu 4: Đáp án B Phương pháp giải: Kiến thức bài 12 – Thiên nhiên phân hóa đa dạng Giải chi tiết: Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng cảng biển ở nước ta, với đường bờ biển dài, khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh nước sâu kín gió. Câu 5: Đáp án C Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 11 Giải chi tiết: Vùng tập trung nhiều đất mặn nhất nước ta là vùng Đồng bằng sông Cửu Long (kí hiệu nền màu tím đậm) Câu 6: Đáp án A Phương pháp giải: Kĩ năng đặt tên biểu đồ Giải chi tiết: Biểu đồ đường => có khả năng thể hiện tốt nhất tốc độ tăng trưởng của đối tượng trong 1 giai đoạn => Biểu đồ đã cho thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa nước ta giai đoạn 1990 – 2014 Câu 7: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức bài 8 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Giải chi tiết: Nước ta không có khí hậu nhiệt đới khô hạn như một số nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi là do vị trí tiếp giáp biển Đông rộng lớn được cung cấp nguồn nhiệt ẩm dồi dào, kết hợp với vị trí trong khu vực gió mùa châu Á cũng đem lại lượng mưa lớn, đặc biệt mưa mùa hạ. Câu 8: Đáp án B Trang 7


Phương pháp giải: Liên hệ ngành sản xuất phụ thuộc nhiều vào tự nhiên nhất Giải chi tiết: Ngành sản xuất chịu ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa nước ta là ngành nông nghiệp. Các hoạt động của thiên tai mưa bão, lũ lụt, hạn hán…có thể khiến phá hoại mùa màng, cuốn trôi nhiều cây con hoặc gây dịch bệnh hư hại. Câu 9: Đáp án C Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 20 Giải chi tiết: Tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất nước ta là: An Giang Câu 10: Đáp án B Phương pháp giải: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi Giải chi tiết: Ở đồng bằng sông Hồng khu vực vẫn được bồi tụ phù sa vào mùa nước lũ là vùng ngoài đê. Câu 11: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức bài 15 – Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai Giải chi tiết: Nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bão ở nước ta là khu vực Bắc Trung Bộ (gồm các tỉnh Thanh Hóa Nghệ An – Hà Tĩnh – Quảng Bình – Quảng Trị - Thừa Thiên – Huế) Câu 12: Đáp án B Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 15 Giải chi tiết: Thành phố thuộc đô thị loại 1 là Hải Phòng, Đà Nẵng Câu 13: Đáp án D Phương pháp giải: Kiến thức bài 8 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Giải chi tiết: Biển Đông mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa => nhiệt độ nước biển có sự thay đổi khác nhau theo mùa. => Nhận định D không đúng Câu 14: Đáp án A Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 14 Giải chi tiết: Đà Lạt thuộc cao nguyên Lâm Viên của tỉnh Lâm Đồng Câu 15: Đáp án A Phương pháp giải: Kiến thức bài 12 – Thiên nhiên phân hóa đa dạng Giải chi tiết:

Trang 8


Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có đặc điểm: đồi núi thấp chiếm ưu thế; hướng núi vòng cung; các thung lũng sông lớn với đồng bằng mở rộng. Câu 16: Đáp án B Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 23 Giải chi tiết: Cửa khẩu nằm giữa biên giới Việt – Lào là của khẩu Tây Trang (thuộc tỉnh Điện Biên) Câu 17: Đáp án D Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 8 Giải chi tiết: Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu gồm các loại khoáng sản như: đá vôi, xi măng, đá a xit, than bùn Câu 18: Đáp án B Phương pháp giải: Kiến thức bài 1 – Vị trí địa lí phạm vi lãnh thổ Giải chi tiết: Đường biên giới trên đất liền của nước ta nằm khu vự miền núi phía Tây và phía Bắc Câu 19: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức bài 10 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa Giải chi tiết: Quá trình feralit diễn ra mạnh ở khu vực đồi núi thấp trên đá mẹ axit. Câu 20: Đáp án A Phương pháp giải: Kiến thức bài 1 – Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Giải chi tiết: Toàn bộ phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa, đó là vùng thềm lục địa. Câu 21: Đáp án C Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 Giải chi tiết: Đỉnh núi cao nhất vùng núi Trường Sơn Bắc là núi Pu Xai Lai Leng (2711m) Câu 22: Đáp án A Phương pháp giải: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa Giải chi tiết: Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa => thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế. Câu 23: Đáp án D Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 4 – 5 Giải chi tiết: Tỉnh không tiếp giáp Campuchia là Điện Biên. Câu 24: Đáp án A Trang 9


Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 9 Giải chi tiết: Những khu vực có nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 là: đồng bằng sông Hồng và Duyên hải miền Trung. Nền nhiệt phổ biến từ trên 280C (do ảnh hưởng của gió Tây khô nóng) Câu 25: Đáp án B Phương pháp giải: Kiến thức bài Đất nước nhiều đồi núi Giải chi tiết: Quá trình xâm thực mạnh ở miền đồi núi, bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông là biểu hiện của đặc điểm thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. => Đây không phải là biểu hiện của cấu trúc địa hình nước ta Câu 26: Đáp án D Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 16 Giải chi tiết: Dân tộc có số dân đông nhất là dân tộc Mường (1137515 người) Câu 27: Đáp án A Phương pháp giải: Kiến thức bài 2 – Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Giải chi tiết: Nước ta có 28 tỉnh/thành phố giáp biển Câu 28: Đáp án C Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 12 Giải chi tiết: Vườn quốc gia nằm trên đất liền là Bạch Mã. Các vườn quốc gia Côn Đảo, Phú Quốc, Cát Bà đều nằm trên đảo. Câu 29: Đáp án B Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 17 Giải chi tiết: Khu kinh tế cửa khẩu không thuộc đồng bằng sông Cửu Long là: Mộc Bài (thuộc vùng Đông Nam Bộ) Câu 30: Đáp án B Phương pháp giải: Kiến thức bài 11 – Thiên nhiên phân hóa đa dạng Giải chi tiết: Cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta là: hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit. Câu 31: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi Giải chi tiết:

Trang 10


Địa hình của vùng núi Tây Bắc nước ta có đặc điểm địa hình cao nhất cả nước, hướng tây bắc – đông nam. Câu 32: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Giải chi tiết: Ở vùng ven biển miền Trung đất đai bị hoang mạc hóa là do chịu ảnh hưởng của hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc. Câu 33: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa Giải chi tiết: Gió Tín phong Bắc bán cầu khi thổi vào nước ta có hướng đông bắc (từ biển vào) Câu 34: Đáp án A Phương pháp giải: Kĩ năng nhận diện biểu đồ Giải chi tiết: Bảng số liệu có 2 đơn vị khác nhau => Để thể hiện diện tích và độ che phủ rừng của nước ta trong thời gian trên, biểu đồ thích hợp nhất là kết hợp (cột + đường) Câu 35: Đáp án A Phương pháp giải: Kiến thức bài 10 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa Giải chi tiết: Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của sông ngòi nước ta biểu hiện ở đặc điểm: Sông ngòi dày đặc, nhiều nước, giàu phù sa, chế độ nước theo mùa. Câu 36: Đáp án D Phương pháp giải: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa Giải chi tiết: Khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa là do vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến, trong khu vực hoạt động của gió mùa châu Á và tiếp giáp biển Đông rộng lớn: - Tính nhiệt đới: vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến nên nhận được lượng bức xạ lớn, nền nhiệt cao - Tính ẩm: nhờ vai trò của biển Đông cung cấp lượng ẩm dồi dào, mang lại mưa lớn - Tính gió mùa: vị trí nằm trong khu vực gió mùa châu Á điển hình trên thế giới => gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông. Câu 37: Đáp án D Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 22 Giải chi tiết: Ngành công nghiệp không thuộc công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là: dệt may Câu 38: Đáp án D Trang 11


Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 10 Giải chi tiết: Sông thuộc hệ thống sông Hồng là sông Chảy Câu 39: Đáp án A Phương pháp giải: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi Giải chi tiết: Những khối núi đá vôi đồ sộ của vùng núi Đông Bắc nước ta tập trung chủ yếu ở khu vực giáp biên giới Việt Trung. Câu 40: Đáp án D Phương pháp giải: Kĩ năng nhận xét biểu đồ Giải chi tiết: Sông Mê Công có lưu lượng nước trung bình các tháng đều lớn hơn và tháng đỉnh lũ muộn hơn sông Hồng (sông Cửu Long lũ vào tháng 8, sông Mê Công đỉnh lũ vào tháng 10)

Trang 12


SỞ GD&ĐT BẮC NINH

ĐỀ THI THỬ THPTQG LẦN 1 NĂM HỌC 2020 – 2021 MÔN: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề

Câu 1 (VD): Gió phơn tây nam ảnh hưởng sâu sắc đến vùng Bắc Trung Bộ do A. có nhiều thung lũng khuất gió.

B. bức chắn Bạch Mã và Tam Điệp.

C. bức chắn Trường Sơn Bắc

D. lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang.

Câu 2 (VD): Cho bảng số liệu sau: DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CỦA NƯỚC TA NĂM 1990 VÀNĂM 2018 Năm

Diện tích (nghìn ha)

Sản lượng (nghìn tấn)

1990

6 042,8

19 225,1

2018

7 570,9

44 046,0

Căn cứ vào bảng số liệu trên, năng suất lúa của nước ta năm 2018 là A. 5,82 tạ/nghìn ha

B. 5,82 nghìn tấn/ha

C. 58,2 tạ/ha

D. 58,17 kg/ha

Câu 3 (VDC): Cơ sở quan trọng để tăng sản lượng lương thực ở Đồng bằng sông Cửu long là A. đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ và thay đổi cơ cấu mùa vụ. B. khai hoang, cải tạo diện tích đất phèn, đất mặn ven biển. C. chuyển đổi mục đích sử dụng đất và phát triển thủy lợi. D. khai thác đất trồng lúa từ các bãi bồi ven sông, ven biển. Câu 4 (TH): Sự phân hóa của yếu tố chủ yếu nào sau đây cho phép và đòi hỏi nước ta áp dụng các hệ thống canh tác nông nghiệp khác nhau giữa các vùng? A. Địa hình, đất trồng.

B. Chế độ nhiệt, mưa

C. Loại gió thịnh hành.

D. Chế độ nước sông.

Câu 5 (VD): Để tăng vai trò trung chuyển và đẩy mạnh giao lưu theo chiều Bắc – Nam, Duyên hải Nam Trung Bộ cần phải thực hiện biện pháp chủ yếu nào sau đây? A. Nâng cấp quốc lộ 1 và đường sắt Bắc – Nam. B. Đẩy mạnh phát triển các tuyến đường ngang. C. Phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. D. Khôi phục và hiện đại hóa hệ thống sân bay. Câu 6 (VDC): Mạng lưới đường bộ ở nước ta mở rộng và hiện đại hóa do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây? A. Hội nhập toàn cầu và khu vực ngày càng sâu, rộng. B. Nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách lớn. C. Tốc độ phát triển kinh tế nhanh nên nhu cầu lớn. D. Huy động được các nguồn vốn và tập trung đầu tư Trang 1


Câu 7 (TH): Đất cát ở các đồng bằng Bắc Trung Bộ thuận lợi cho phát triển A. các loại cây lương thực

B. cây công nghiệp lâu năm.

C. cây công nghiệp hàng năm.

D. các loại cây ăn quả, rau đậu.

Câu 8 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết giá trị sản xuất công nghiệp nước ta năm 2000 so với năm 2007 nhỏ hơn bao nhiêu lần? A. 3,07

B. 3,20

C. 2,07

D. 2,90

Câu 9 (VDC): Phương hướng quan trọng nhất nhằm giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay là A. chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động và tăng cường sự quản lí của nhà nước B. hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất và thu hút nguồn vốn đầu tư lớn C. đẩy mạnh xuất khẩu lao động và mở rộng, đa dạng hóa loại hình đào tạo các cấp. D. kiểm soát tốc độ gia tăng dân số, phân bố lại dân cư, đẩy mạnh công nghiệp hóa Câu 10 (VDC): Nguyên nhân chủ yếu đe dọa xói mòn đất nếu lớp phủ thực vật bị phá hoại ở Tây Nguyên là A. sự đắp đổi giữa mùa khô kéo dài và mùa mưa B. đất chủ yếu là feralit phát triển trên đá badan C. chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới D. địa hình nhiều đồi núi, mức độ chia cắt lớn Câu 11 (VD): Cho bảng số liệu DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP HẰNG NĂM VÀ CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 – 2010 Năm

2005

2010

2015

2018

Cây công nghiệp hằng năm

861,5

797,6

676,8

580,7

Cây công nghiệp lâu năm

1633,6

2010,5

2154,5

2222,6

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018 NXB Thống kê, 2019) Để thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng cây công nghiệp phân theo nhóm cây ở nước ta giai đoạn 2005 - 2018, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Biểu đồ đường.

B. Biểu đồ cột.

C. Biểu đồ miền

D. Biểu đồ tròn

Câu 12 (VD): Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho một số mặt hàng xuất khẩu của nước ta có sự cạnh tranh còn thấp? A. Chú trọng xuất khẩu nhiều khoáng sản thô. B. Xuất khẩu chủ yếu sang nước đang phát triển. C. Nguồn hàng xuất khẩu ngày càng đa dạng. D. Công nghiệp chế biến còn nhiều hạn chế. Câu 13 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết sông Chu thuộc lưu vực sông nào? A. Lưu vực sông Mã

B. Lưu vực sông Cả

C. Lưu vực sông Đồng Nai

D. Lưu vực sông Thái Bình.

Câu 14 (TH): Trong khu vực II, chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp và đa dạng hóa sản phẩm tốt nhằm Trang 2


A. tạo ra các sản phẩm giá rẻ, phù hợp với yêu cầu của thị trường. B. tạo ra các sản phẩm có chất lượng và cạnh tranh được về giá cả C. phù hợp với thị hiếu tiêu dùng và tăng hiệu quả sản xuất. D. phù hợp với yêu cầu của thị trường và tăng hiệu quả đầu tư. Câu 15 (VDC): Trung du miền núi Bắc Bộ đảm bảo được an ninh lương thực nhờ A. xây dựng các công trình thủy lợi cấp nước vào mùa đông. B. diện tích nương rẫy không ngừng được mở rộng. C. đẩy mạnh thâm canh ở nơi có khả năng tưới tiêu D. hình thành nhiều điểm công nghiệp chế biến gạo và chè. Câu 16 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 – 7, hãy cho biết núi Tây Côn Lĩnh phân bố ở phía nào của vùng núi Đông Bắc? A. Tây nam

B. Phía nam

C. Tây bắc

D. Đông bắc

Câu 17 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 11, cho biết phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm đất của Đồng bằng sông Cửu Long? A. Diện tích đất phù sa sông lớn hơn đất cát biển B. Đất phù sa sông phân bố ven sông Tiền, sông Hậu C. Đất mặn phân bố chủ yếu ở ven biển phía Tây D. Diện tích đất phèn lớn hơn đất cát biển, đất mặn. Câu 18 (VDC): Các vùng trên lãnh thổ nước ta khác nhau về chế độ mưa chủ yếu do tác động của A. gió tây nam thổi vào mùa hạ, vị trí địa lí, độ cao và hướng các dãy núi B. gió mùa Tây Nam, gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến, vị trí địa lí C. gió mùa Đông Bắc, Tín phong bán cầu Bắc, vị trí địa lí và địa hình núi. D. Tín phong bán cầu Bắc, hoạt động của gió mùa, vị trí địa lí và địa hình. Câu 19 (TH): Vấn đề quan trọng trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển của nước ta không phải là A. tăng cường khai thác nguồn lợi ven bờ

B. phòng chống ô nhiễm môi trường biển

C. thực hiện biện pháp phòng tránh thiên tai

D. sử dụng hợp lý nguồn lợi thiên nhiên biển

Câu 20 (NB): Nước ta có gió tín phong hoạt động chủ yếu do A. nằm trong khu vực Châu Á gió mùa

B. tiếp giáp với biển Đông rộng lớn.

C. tiếp giáp với nhiều hệ thống tự nhiên

D. vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến.

Câu 21 (VD): Cho biểu đồ:

Trang 3


SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2010 - 2018 Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về sản lượng và giá trị xuất khẩu cà phê Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2018? A. Thời kì 2010 – 2014, sản lượng và giá trị tăng nhanh hơn thời kì 2014 – 2018 B. Sản lượng và giá trị xuất khẩu cà phê đều có xu hướng tăng C. Có sự biến động về sản lượng cà phê và giá trị xuất khẩu D. Sản lượng cà phê có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn giá trị xuất khẩu. Câu 22 (NB): Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết ở phía đông bắc nước ta, đỉnh núi nào sau đây có độ cao 1980m? A. Phia Booc

B. Tam Đảo.

C. Phia Uắc

D. Phia YA

Câu 23 (TH): Cho biểu đồ:

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG SẢN LƯỢNG THAN SẠCH, DẦU MỎ VÀ ĐIỆN CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 - 2014 Cho biết lỗi sai nằm ở vị trí nào sau đây của biểu đồ? A. Tỉ lệ trên trục tung và trục hoành.

B. Tỉ lệ trên trục hoành và bảng chú giải.

C. Bảng chủ giải và trục tung

D. Tên biểu đồ và bảng chú giải.

Câu 24 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết tỉnh nào sau đây chưa thành lập khu kinh tế ven biển? Trang 4


A. Quảng Nam.

B. Ninh Thuận.

C. Khánh Hòa

D. Quảng Ngãi

Câu 25 (VD): Cho bảng số liệu: LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM Địa điểm

Lượng mưa (mm)

Lượng bốc hơi (mm)

Hà Nội

1676

989

Huế

2868

1000

TP. Hồ Chí Minh

1931

1686

Căn cứ vào bảng số liệu trên, cho biết cân bằng ẩm ở Huế là bao nhiêu? A. 1198 (mm)

B. 1868 (mm)

C. 687 (mm)

D. 245 (mm)

Câu 26 (VDC): Những nhân tố nào sau đây là chủ yếu tạo nên sự giống nhau về tự nhiên giữa miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ? A. Vị trí địa lí, hoàn lưu khí quyển và địa hình B. Gió mùa, dải hội tụ nhiệt đới và địa hình C. Hoạt động của gió mùa, vị trí địa lí, địa hình D. Gió mùa Tây Nam, gió Tín phong, địa hình Câu 27 (TH): Biện pháp nào dưới đây không nhằm khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong lâm nghiệp của Đông Nam Bộ? A. Bảo vệ rừng ngập mặn

B. Bảo vệ vườn quốc gia

C. Trồng rừng chắn gió, bão

D. Bảo vệ rừng đầu nguồn

Câu 28 (NB): Nơi phân bố chủ yếu của công nghiệp chế biến rượu, bia, nước ngọt là ở A. vùng nông thôn

B. các đô thị lớn

C. khu vực ven biển

D. vùng đồng bằng

Câu 29 (VD): Quá trình phân công lao động xã hội nước ta chậm chuyển biến chủ yếu do A. phân bố lao động không đều giữa các ngành, các thành phần kinh tế và giữa các địa phương. B. chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chất lượng, năng suất và thu nhập của lao động thấp C. quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, trình độ đô thị hóa thấp và phân bố đô thị không đều. D. quy mô dân số lớn, cơ cấu dân số trẻ, tốc độ gia tăng dân số giảm nhưng vẫn còn cao Câu 30 (VDC): Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng có số dân đô thị nhiều nhất cả nước chủ yếu do A. mức sống được nâng cao

B. cơ sở vật chất hiện đại.

C. chuyển dịch lao động nhanh.

D. công nghiệp hóa nhanh.

Câu 31 (VD): Mục đích chủ yếu của việc tăng nhanh tỉ trọng khu vực dịch vụ ở Đồng bằng sông Hồng là A. đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế B. thúc đẩy sự hình thành nền kinh tế hàng hóa C. hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm. D. khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Câu 32 (NB): Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho hoạt động khai thác hải sản xa bờ ở nước ta ngày càng phát triển do Trang 5


A. cơ sở chế biến thủy sản phát triển

B. lao động có kinh nghiệm đông đảo.

C. tàu thuyền và ngư cụ hiện đại hơn.

D. nguồn lợi sinh vật biển phong phú.

Câu 33 (VD): Ờ đồng bằng châu thổ sông Hồng có nhiều chân ruộng cao bạc màu và các ô trũng là do A. mưa nhiều, dòng chảy chia cắt các thềm phù sa B. việc đào đất và đắp đê ngăn lũ diễn ra từ lâu đời. C. địa hình còn đồi núi sót, thường xuyên bị lũ lụt. D. lịch sử kiến tạo và truyền thống canh tác lâu đời. Câu 34 (NB): Tính chất địa đới của tự nhiên Việt Nam được biểu hiện ở A. nhiệt độ giảm theo độ cao, gió mùa tây nam và đất phù sa B. địa hình nhiều đồi núi, gió đông nam và đất xám trên phù sa cổ. C. có các đồng bằng hạ lưu sông, gió phơn và đất phèn, mặn. D. nhiệt độ trung bình năm >20°C, gió tín phong và đất feralit. Câu 35 (TH): Biện pháp nào sau đây không nhằm hạn chế xói mòn trên đất dốc ở khu vực miền núi? A. làm ruộng bậc thang.

B. chống ô nhiễm đất.

C. trồng cây theo băng.

D. đào hố vảy cá

Câu 36 (NB): Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19. Năng suất lúa của nước ta năm 2007 đạt được là A. 49,9 tạ/ha

B. 39,9 tạ/ha

C. 69,9 tạ/ha

D. 59,9 tạ/ha

Câu 37 (VDC): Nhân tố chủ yếu thúc đẩy sự phát triển hoạt động du lịch của nước ta trong nhưng năm qua là A. loại hình dịch vụ nhà hàng, khách sạn và hướng dẫn đa dạng. B. cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú đang được đầu tư và nâng cấp. C. sự phát triển của nền kinh tế và điều kiện sống được nâng lên. D. tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân văn phong phú, đa dạng. Câu 38 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết lưu lượng nước trung bình năm của sông Cửu Long lớn gấp bao nhiêu lần lưu lượng nước trung bình năm của sông Hồng? A. 5,4 lần

B. 45 lần.

C. 5,5 lần. D.

D. 4,5 lần

Câu 39 (NB): Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 17, cho biết khu kinh tế ven biển nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ? A. Vũng Áng.

B. Vân Đồn.

C. Nghi Sơn.

D. Đông Nam Nghệ An.

Câu 40 (VD): Cho bảng số liệu SỔ DÂN NỮ VÀ NAM CỦA VÙNG ĐÔNG NAM BỘ, ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2018. (Đơn vị nghìn người) Vùng

Tây Nguyên

Đồng bằng sông Cửu Long

Nữ

2872,7

8683,5

Nam

2923,7

8597,1 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2018) Trang 6


Tỷ số giới tính của Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2016 theo tính toán từ bảng số liệu trên lần lượt là A. 50,3 và 49,7.

B. 50,2 và 49,5.

C. 101,8 và 99.

D. 93,8 và 98,3.

Đáp án 1-C

2-C

3-B

4-A

5-A

6-D

7-C

8-C

9-D

10-A

11-A

12-D

13-A

14-D

15-C

16-C

17-C

18-D

19-A

20-D

21-D

22-D

23-B

24-B

25-B

26-A

27-C

28-B

29-B

30-D

31-A

32-C

33-B

34-D

35-B

36-A

37-C

38-C

39-B

40-C

LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa Giải chi tiết: Gió phơn tây nam ảnh hưởng sâu sắc đến vùng Bắc Trung Bộ do gió này gặp bức chắn địa hình là dãy Trường Sơn Bắc => khi vượt qua núi gió bị biến tính trở nên khô nóng. Câu 2: Đáp án C Phương pháp giải: Kĩ năng tính toán Giải chi tiết: Công thức: Năng suất lúa = Sản lượng/ Diện tích (tạ/hạ) => Năng suất lúa của nước ta năm 2018 là: 44 0460 / 7 570,9 = 58,2 (tạ/ha) Câu 3: Đáp án B Phương pháp giải: Kiến thức bài 41 – Vùng đồng bằng sông Cửu Long Giải chi tiết: - A sai: thâm canh, tăng vụ, thay đổi cơ cấu mùa vụ là biện pháp phù hợp với vùng Đồng bằng sông Hồng - C sai: chuyển đổi mục đích sử dụng đất và phát triển thủy lợi là biện pháp phù hợp với vùng Đông Nam Bộ - D sai: vùng ven biển của đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là đất phèn đất mặn, thường xuyên bị xâm nhập mặn, muốn khai thác cần phải cải tạo - B đúng: đồng bằng sông Cửu Long mới được khai thác nên còn nhiều vùng có tiềm năng chưa được khai thác hết => do vậy biện pháp quan trọng để tăng sản lượng lương thực ở đồng bằng sông Cửu Long là mở rộng diện tích đất canh tác bằng cách đẩy mạnh khai hoang, cải tạo diện tích đất phèn, đất mặn. Câu 4: Đáp án A Phương pháp giải: Kiến thức bài 21 – Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta Giải chi tiết: Trang 7


Sự phân hóa địa hình, đất trồng cho phép và đòi hỏi nước ta áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng: - Vùng trung du miền núi thế mạnh là các cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn - Vùng đồng bằng thế mạnh là các cây trồng ngắn ngày, thâm canh tăng vụ và nuôi trồng thủy sản Câu 5: Đáp án A Phương pháp giải: Kiến thức bài 36 – Vấn đề phát triển kinh tế -xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ Giải chi tiết: Để tăng vai trò trung chuyển và đẩy mạnh giao lưu theo chiều Bắc – Nam, Duyên hải Nam Trung Bộ cần phải thực hiện các biện pháp chủ yếu là nâng cấp quốc lộ 1 và đường sắt Bắc – Nam. Bởi đây là 2 trục đường chính, kéo dài theo chiều Bắc Nam, đảm nhận vai trò vận chuyển khối lượng hàng hóa rất lớn giữa các địa phương miền Bắc và miền Trung, Nam nước ta. Câu 6: Đáp án D Phương pháp giải: Kiến thức bài 30 – Vấn đề giao thông vận tải và thông tin liên lạc Giải chi tiết: Chú ý từ khóa: “chủ yếu” nhất Mạng lưới đường bộ ở nước ta mở rộng và hiện đại hóa do nguyên nhân chủ yếu là nhờ huy động được các nguồn vốn và tập trung đầu tư. Câu 7: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức bài 35 – Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ Giải chi tiết: Đất cát ở đồng bằng Bắc Trung Bộ thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp hằng năm như lạc, mía, thuốc lá… Câu 8: Đáp án C Phương pháp giải: Sử dụng Atlat trang 18 Giải chi tiết: Giá trị sản xuất công nghiệp nước ta năm 2000 so với năm 2007 nhỏ hơn: 338553 / 16333,5 = 2,07 lần Câu 9: Đáp án D Phương pháp giải: Kiến thức bài 17 – Lao động và việc làm Giải chi tiết: Phương hướng quan trọng nhất nhằm giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay là kiểm soát tốc độ gia tăng dân số, phân bố lại dân cư, đẩy mạnh công nghiệp hóa. - Kiểm soát tốc độ tăng dân số: nhằm hạn chế tình trạng dừ thừa lao động quá nhiều trong điều kiện kinh tế chưa thực sự phát triển - Phân bố lại dân cư: giúp cho việc phân bổ và sử dụng lao động có hiệu quả hơn, khai thác tốt lợi thế về tài nguyên ở các vùng, vùng đông dân sẽ được di tản bớt về các vùng thưa dân và tài nguyên giàu có…

Trang 8


- Đẩy mạnh công nghiệp hóa: để tạo nhiều việc làm cho người lao động, giải quyết tình trạng thiếu việc làm. Câu 10: Đáp án A Phương pháp giải: Tìm mối liên hệ giữa đặc điểm đất – chế độ mưa – lớp phủ thực vật ở Tây Nguyên Giải chi tiết: - Tây Nguyên không phải là vùng chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới => loại C - Tây Nguyên gồm các cao nguyên xếp tầng có độ cao từ 500 – 800 – 1000m => đặc điểm đồi núi, độ chia cắt lớn là không đúng => loại D - Đặc điểm đất feralit trên đá badan không phải là nguyên nhân gây xói mòn đất => loại B - Tây Nguyên có sự phân hóa mùa mưa – khô sâu sắc, vào mùa khô đất badan khô, nứt nẻ thành từng tảng, khi có mưa lớn tập trung kết hợp lớp phủ thực vật không có => những tảng đất khô này sẽ dễ dàng bị xói, rửa trôi theo dòng chảy nước => gây hiện tượng sạt lở xói mòn nghiêm trọng => A đúng Câu 11: Đáp án A Phương pháp giải: Kĩ năng nhận diện biểu đồ Giải chi tiết: Đề bài yêu cầu thể hiện tốc độ tăng trưởng => Biểu đồ đường thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng của đối tượng Câu 12: Đáp án D Phương pháp giải: Kiến thức bài 31 – Thương mại và du lịch Giải chi tiết: Nguyên nhân chủ yếu làm cho một số mặt hàng xuất khẩu của nước ta có sự cạnh tranh còn thấp là do công nghiệp chế biến còn nhiều hạn chế, nước ta chủ yếu xuất thô, tỉ lệ các mặt hàng chế biến hay tinh chế còn thấp và tăng chậm => khó cạnh tranh với các nước Câu 13: Đáp án A Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 10 Giải chi tiết: Sông Chu thuộc lưu vực sông Mã (chảy qua tỉnh Thanh Hóa) Câu 14: Đáp án D Phương pháp giải: Kiến thức bài 20 – Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Giải chi tiết: Trong khu vực II, chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp và đa dạng hóa sản phẩm tốt để phù hợp hơn với yêu cầu của thị trường và tăng hiệu quả đầu tư. Câu 15: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức bài 32 – Trung du miền núi Bắc Bộ Giải chi tiết:

Trang 9


Trung du miền núi Bắc Bộ đảm bảo được an ninh lương thực nhờ đẩy mạnh thâm canh ở nơi có khả năng tưới tiêu, điều này giúp nâng cao năng suất sản lượng lúa. Câu 16: Đáp án C Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 6 – 7 Giải chi tiết: Núi Tây Côn Lĩnh phân bố ở phía Tây Bắc của vùng núi Đông Bắc. Câu 17: Đáp án C Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 11 Giải chi tiết: - A đúng: đất phù sa sông lớn hơn đất cát biển - B đúng: đất phù sa sông phân bố ven sông Tiền, sông Hậu - D đúng: diện tích đất phèn (41%) lớn hơn đất cát biển, đất mặn - C không đúng: đất mặn phân bố chủ yếu ở ven biển phía đông và đông nam (ven biển dọc các cửa sông) => nhận xét C không đúng Câu 18: Đáp án D Phương pháp giải: Liên hệ mối liên hệ về đặc điểm địa hình và khí hậu Giải chi tiết: Các vùng trên lãnh thổ nước ta khác nhau về chế độ mưa chủ yếu do tác động của Tín phong bán cầu Bắc, hoạt động của gió mùa, vị trí địa lí và địa hình. Ví dụ: - Khi Nam Bộ và Tây Nguyên đón gió mùa Tây Nam đem lại mưa lớn thì Đông Trường Sơn là mùa khô. Ngược lại, khi Đông Trường Sơn đón Tín phong Bắc bán cầu thổi hướng Đông Bắc từ biển vào đem lại mưa lớn thì Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô. - Đầu mùa hạ, khi gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương thổi đến đem lại mưa cho vùng núi phía Tây, trong khi vùng núi phía đông là hiện tượng phơn khô nóng. Câu 19: Đáp án A Phương pháp giải: Kiến thức bài 8 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Giải chi tiết: Vấn đề quan trọng trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển của nước ta là: - Sử dụng hợp lí nguồn lợi thiên nhiên biển - Phòng chống ô nhiễm môi trường biển - Thực hiện những biện pháp phòng tránh thiên tai => loại đáp án B, C, D Tăng cường khai thác nguồn lợi ven bờ không phải là vấn đề quan trọng trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển. Câu 20: Đáp án D Trang 10


Phương pháp giải: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa Giải chi tiết: Nước ta có tín phong hoạt động chủ yếu do vị trí địa lí nằm trong vùng nội chí tuyến. Câu 21: Đáp án D Phương pháp giải: Kĩ năng nhận xét biểu đồ Giải chi tiết: - A đúng: + Giai đoạn 2010 – 2014: sản lượng tăng 144%; giá trị xuất khẩu tăng 202% + Giai đoạn 2014 – 2018: sản lượng tăng 111%; giá trị xuất khẩu tăng 100% => Giai đoạn 2010 – 2014, sản lượng và giá trị xuất khẩu đều tăng nhanh hơn thời kì 2014 – 2018 - B đúng: giai đoạn 2010 – 2018 sản lượng tăng 160% và giá trị xuất khẩu tăng 201% - C đúng: trong cả giai đoạn sản lượng và giá trị xuất khẩu đều có sự biến động tăng – giảm không ổn định - D không đúng: giá trị xuất khẩu tăng nhanh hơn sản lượng (200% > 160%) Câu 22: Đáp án D Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 13 Giải chi tiết: Ở phía đông bắc nước ta, đỉnh núi có độ cao 1980m là: núi Phia YA Câu 23: Đáp án B Phương pháp giải: Kĩ năng nhận diện lỗi sai của biểu đồ Giải chi tiết: Lỗi sai nằm ở tỉ lệ trục hoành và bảng chú giải - Trục hoành chia tỉ lệ đều nhau là không đúng - Bảng chú giải không cần ghi đơn vị Câu 24: Đáp án B Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 28 Giải chi tiết: - Quảng Nam có khu kinh tế ven biển Chu Lai - Quảng Ngãi có khu kinh tế ven biển Dung Quất - Khánh Hòa có khu kinh tế ven biển Vân Phong - Ninh Thuận chưa có khu kinh tế ven biển Câu 25: Đáp án B Phương pháp giải: Kĩ năng tính toán Giải chi tiết: Cân bằng ẩm = Lượng mưa – Lượng bốc hơi => Cân bằng ẩm ở Huế = 2868 – 1000 = 1868 (mm) Trang 11


Câu 26: Đáp án A Phương pháp giải: Kĩ năng phân tích so sánh, liên hệ kiến thức bài Thiên nhiên phân hóa đa dạng Giải chi tiết: Nhân tố chủ yếu tạo nên sự giống nhau về tự nhiên giữa miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là vị trí địa lí, hoàn lưu khí quyển và địa hình - Cả hai vùng đều có vị trí địa lí nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc => khí hậu mang tính chất nhiệt đới với nền nhiệt cao trên 200C - Cả hai vùng đều nằm trong vùng gió mùa điển hình của châu Á, có gió tín phong thổi quanh năm - Cả hai vùng đều có địa hình với hướng nghiêng tây bắc – đông nam, vùng núi hướng vòng cung, phía nam là vùng đồng bằng châu thổ sông rộng lớn (đồng bằng sông Hồng và đb sông Cửu Long) Câu 27: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức bài 39 – Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ Giải chi tiết: Biện pháp khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong lâm nghiệp của Đông Nam Bộ là: - Phục hồi và phát triển rừng ngập mặn - Bảo vệ vốn rừng trên vùng thượng lưu của các sông để tránh mât nước ở hồ chứa, giữ được mực nước ngầm - Bảo vệ nghiêm ngặt các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển => Loại A, B, D Trồng rừng chắn gió, bão không phải là biện pháp khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong lâm nghiệp ở Đông Nam Bộ. Câu 28: Đáp án B Phương pháp giải: Kiến thức bài 27 – Một số vấn đề phát triển ngành công nghiệp trọng điểm Giải chi tiết: Công nghiệp chế biến rượu, bia, nước ngọt là các đô thị lớn. Câu 29: Đáp án B Phương pháp giải: Kiến thức bài 17 – Lao động và việc làm Giải chi tiết: Quá trình phân công lao động xã hội nước ta chậm chuyển biến chủ yếu do cơ cấu kinh tế chậm chuyển biến, chất lượng, năng suất và thu nhập của lao động thấp. Câu 30: Đáp án D Phương pháp giải: Liên hệ mối liên hệ giữa dân số và kinh tế Giải chi tiết: Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng có số dân đô thị nhiều nhất cả nước chủ yếu do 2 vùng này có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, nền kinh tế phát triển => thu hút nhiều lao động từ các vùng khác đến. Câu 31: Đáp án A Trang 12


Phương pháp giải: Kiến thức bài 33 – Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng Giải chi tiết: Mục đích chủ yếu của việc tăng nhanh tỉ trọng khu vực dịch vụ ở đồng bằng sông Hồng là đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là các ngành tài chính – ngân hàng, giáo dục – đào tạo… Câu 32: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức bài 24 – Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp Giải chi tiết: Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho hoạt động khai thác hải sản xa bờ ở nước ta ngày càng phát triển là tàu thuyền và ngư cụ hiện đại hơn. Câu 33: Đáp án B Phương pháp giải: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi Giải chi tiết: Ở đồng bằng châu thổ sông Hồng có nhiều chân ruộng cao bạc màu và các ô trũng là do kết quả của việc đào đất và đắp đê ngăn lũ diễn ra từ lâu đời. Câu 34: Đáp án D Phương pháp giải: Liên hệ kiến thức về tính địa đới ở lớp 10 Giải chi tiết: Tính chất địa đới của tự nhiên Việt Nam được biểu hiện ở việc vị trí địa lí nước ta nằm hoàn toàn trong đới khí hậu nhiệt đới => quy định các đặc điểm cơ bản của tự nhiên Việt Nam là: nhiệt độ trung bình năm trên 200C, gió tín phong thổi quanh năm và đất feralit là loại đất đặc trưng. Câu 35: Đáp án B Phương pháp giải: Kiến thức bài 14 – Vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên Giải chi tiết: Biện pháp nhằm hạn chế xói mòn trên đất dốc ở khu vực miền núi là làm ruộng bậc thang, chống ô nhiễm đất và trồng cây theo băng => loại A, C, D Chống ô nhiễm đất không phải là biện pháp nhằm hạn chế xói mòn trên đất dốc ở khu vực đồi núi Câu 36: Đáp án A Phương pháp giải: Sử dụng Atlat trang 19 + kĩ năng tính toán Giải chi tiết: Năng suất lúa = Sản lượng / Diện tích (tạ/ha) Năng suất lúa của nước ta năm 2007 là: 7207 / 35942 = 4,99 tấn/ha = 49,9 tạ/ha Câu 37: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức bài 31 – Thương mại và du lịch Giải chi tiết:

Trang 13


Nhân tố chủ yếu thúc đẩy sự phát triển hoạt động du lịch của nước ta trong những năm qua là sự phát triển của nền kinh tế và điều kiện sống được nâng lên. Bởi khi kinh tế phát triển và điều kiện sống cao thì nhu cầu về các hoạt động nghỉ dưỡng, du lịch sẽ tăng lên => điều này là động lực cho ngàng du lịch phát triển. Câu 38: Đáp án C Phương pháp giải: Sử dụng Atlat trang 10 Giải chi tiết: Lưu lượng nước trung bình năm của sông Cửu Long là: 14890,7 m3/s Lưu lượng nước trung bình năm của sông Hồng là: 2705,8 m3/s => Lưu lượng nước trung bình năm của sông Cửu Long gấp sông Hồng là: 14890,7 / 2705,8 = 5,5 lần Câu 39: Đáp án B Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 17 Giải chi tiết: Khu kinh tế ven biển Vân Đồn thuộc tỉnh Quảng Ninh => Không thuộc vùng Bắc Trung Bộ Câu 40: Đáp án C Phương pháp giải: Kĩ năng tính toán Giải chi tiết: Công thức: Tỉ số giới tính = (Số nam / Số nữ) x 100 => Tỉ số giới tính Tây Nguyên = (2923,7 / 2872,7) x 100 = 101,8 Tỉ số giới tính ĐBS Cửu Long = (8597,1 / 8683,5) x 100 = 99

Trang 14


SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

ĐỀ THI THỬ THPTQG LẦN 1

TRƯỜNG THPT ĐỘI CẤN

NĂM HỌC 2020 – 2021 MÔN: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề

Câu 1 (TH): Các đồng bằng ở Đông Nam Á lục địa màu mỡ, vì A. có lớp phủ thực vật phong phú. B. được phù sa của các con sông bồi đắp. C. được phủ các sản phẩm phong hóa từ dung nham núi lửa D. được con người cải tạo hợp lí. Câu 2 (NB): Khu vực nào sau đây vào nửa cuối mùa đông hầu như không có mưa phùn? A. Đồng bằng Bắc Trung Bộ.

B. Vùng ven biển.

C. Vùng núi Tây Bắc

D. Đồng bằng Bắc Bộ.

Câu 3 (VD): Quá trình địa mạo chủ yếu chi phối đường bờ biển nước ta là A. mài mòn

B. xâm thực

C. xâm thực, bồi tụ

D. tích tụ.

Câu 4 (VD): Cho biểu đồ sau: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA MĨ LA TINH GIAI ĐOẠN 1985 - 2010 (Đơn vị: %)

Dựa vào biểu đồ, nhận xét nào đúng về tốc độ tăng GDP của các nước Mĩ La tinh? A. Tốc độ tăng GDP những năm gần đây thấp. B. Tốc độ tăng trưởng GDP liên tục tăng. C. Năm 1995, tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất. D. Tốc độ tăng GDP không ổn định. Câu 5 (NB): Vùng biển được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền là A. Đặc quyền kinh tế. B. Lãnh hải.

C. Nội thuỷ.

D. Tiếp giáp lãnh hải.

Câu 6 (NB): Biểu hiện của tính đa dạng địa hình ven biển nước ta là: A. có vịnh cửa sông và bờ biển mài mòn

B. có đầm phá và các bãi cát phẳng

C. có nhiều địa hình khác nhau.

D. có các đảo ven bờ và quần đảo xa bờ. Trang 1


Câu 7 (TH): Đặc điểm địa hình thấp, được nâng cao ở hai đầu, thấp trũng ở giữa là của vùng núi A. Trường Sơn Nam. B. Trường Sơn Bắc

C. Tây Bắc

D. Đông Bắc

Câu 8 (TH): Lợi ích của việc phát triển các ngành công nghiệp ở địa bàn nông thôn Trung Quốc không phải là A. tận dụng nguyên vật liệu sẵn có ở nông thôn. B. đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của người dân. C. để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. D. sử dụng lực lượng lao động dồi dào tại chỗ. Câu 9 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là lớn nhất? A. TP. HCM.

B. Biên Hòa

C. Vũng Tàu.

D. Thủ Dầu Một.

Câu 10 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết sắt có ở nơi nào sau đây? A. Quỳ Châu.

B. Thạch Khê.

C. Lệ Thủy.

D. Phú Vang

Câu 11 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nào sau đây có quy mô nhỏ? A. Phan Thiết.

B. Nha Trang.

C. Quy Nhơn.

D. Đà Nẵng.

Câu 12 (TH): Phát biểu nào sau đây không đúng về tự nhiên của Đông Nam Á lục địa? A. Có rất nhiều núi lửa và đảo. mạnh.

B. Nhiều đồng bằng châu thổ. C. Địa hình bị chia cắt

D. Nhiều nơi núi lan ra sát biển.

Câu 13 (NB): Gió Tín phong hoạt động ở nước ta có hướng A. Tây nam.

B. Tây bắc

C. Đông nam.

D. Đông bắc

Câu 14 (NB): Biển Đông trước hết nhất ảnh hưởng đến thành phần tự nhiên nào? A. Đất đai.

B. Khí hậu.

C. Sông ngòi.

D. Địa hình.

Câu 15 (VD): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết tỷ trọng của khu vực ngoài nhà nước trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phân theo thành phần kinh tế năm 2007 là A. 27.644 tỉ đồng

B. 638.842 tỉ đồng

C. 85,6%

D. 3,7%

Câu 16 (NB): Hướng nghiêng chung của địa hình nước ta là A. bắc - nam.

B. tây nam - đông bắc C. tây bắc - đông nam D. tây - đông.

Câu 17 (VD): Cho bảng số liệu sau: Tình hình sản xuất lúa gạo ở Nhật Bản qua các năm Năm

1965

1975

1985

1988

2000

Diện tích (nghìn ha)

3123

2719

2318

2067

1600

Sản lượng (nghìn tấn)

12585

12235

11428

10128

9600

Nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình sản xuất lúa gạo ở Nhật Bản qua các năm? A. Năng suất lúa gạo của Nhật Bản năm 2000 là 60 tạ/ha B. Năng suất lúa gạo của Nhật Bản có xu hướng tăng. Trang 2


C. Lúa gạo là cây lương thực chính của Nhật Bản. D. Sản lượng lúa gạo giảm nhanh hơn so với diện tích. Câu 18 (VDC): Mùa mưa ở dải đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ chịu tác động chủ yếu của A. gió hướng đông bắc, gió mùa Tây Nam, dải hội tụ, bão và áp thấp nhiệt đới. B. áp thấp nhiệt đới và bão, gió mùa Tây Nam, gió Tây và gió mùa Đông Bắc C. dải hội tụ, Tín phong bán cầu Bắc và gió tây nam từ Bắc Ân Độ Dương đến. D. gió mùa Tây Nam, áp thấp nhiệt đới, gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến Câu 19 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp với Trung Quốc cả trên đất liền và trên biển? A. Lạng Sơn.

B. Cao Bằng.

C. Hà Giang.

D. Quảng Ninh.

Câu 20 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về chế độ nhiệt của Hà Nội so với Cần Thơ? A. Nhiệt độ trung bình tháng I thấp hơn.

B. Nhiệt độ trung bình năm cao hơn.

C. Biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ hơn. D. Nhiệt độ trung bình tháng VII thấp hơn. Câu 21 (TH): Do nằm trong khu vực nội chí tuyến nên Biển Đông có A. bão và áp thấp nhiệt đới, nhiệt độ nước biển cao và độ muối khá lớn. B. khí hậu xích đạo, nhiệt độ cao, ẩm dối dào, gió hoạt động theo mùa C. khí hậu nhiệt đới, mưa theo mùa, sinh vật biển đa dạng, phong phú. D. dải hội tụ, bão, áp thấp nhiệt đới, dòng hải lưu, nhiều vùng ngập mặn. Câu 22 (VD): Thế mạnh của vị trí địa lí nước ta trong khu vực Đông Nam Á sẽ được phát huy cao độ nếu biết kết hợp xây dựng các loại hình giao thông vận tải A. đường hàng không và đường biển

B. đường biển và đường sắt.

C. đường ô tô và đường biển

D. đường ô tô và đường sắt.

Câu 23 (VD): Cho bảng số liệu: Tỉ trọng GDP và dân số của EU và một số nước trên thế giới năm 2004 (Đơn vị: %) Các nước, khu vực

GDP

Dân số

EU

31,0

7,1

Hoa kì

28,5

4,6

Nhật Bản

11,3

2,0

Trung Quốc

4,0

20,3

Ấn Độ

1,7

17,0

Các nước còn lại

23,5

49,0

Để so sánh tỉ trọng GDP, dân số của EU và một số nước trên thế giới, dùng biểu đồ nào thích hợp nhất? A. biểu đồ cột chồng. B. biểu đồ cột ghép.

C. biểu đồ tròn.

D. biểu đồ miền.

Câu 24 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào trong các tỉnh sau đây có số lượng bò lớn nhất? Trang 3


A. Nam Định.

B. Ninh Bình.

C. Thanh Hóa.

D. Thái Bình.

Câu 25 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hồ Trị An nằm trong lưu vực hệ thống sông nào sau đây? A. Sông Cả.

B. Sông Ba.

C. Sông Thu Bồn.

D. Sông Đồng Nai.

Câu 26 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy sản khai thác lớn hơn thủy sản nuôi trồng? A. An Giang.

B. Bạc Liêu.

C. Sóc Trăng.

D. Kiên Giang.

Câu 27 (VD): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết phát biểu nào sau đây đúng về chế độ nhiệt và mưa của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa? A. Mưa lớn nhất ở Hoàng Sa vào tháng XI, Trường Sa tháng X. B. Trong năm, Trường Sa có một cực đại về nhiệt, Hoàng Sa có hai. C. Biên độ nhiệt độ trung bình năm ở Trường Sa lớn hơn Hoàng Sa D. Tổng lượng mưa năm ở Hoàng Sa nhỏ hơn so với Trường Sa Câu 28 (VD): Điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi là: A. Được nâng lên yếu trong vận động Tân kiến tạo. B. Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và Đồng bằng. C. Được hình thành do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ. D. Có cả đất phù sa cổ lẫn đất badan. Câu 29 (TH): Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và khép kín của Biển Đông được thể hiện qua yếu tố A. hải văn và sinh vật.

B. sinh vật và thủy triều.

C. hải văn và dòng biển.

D. nhiệt độ và độ muối.

Câu 30 (TH): Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình Việt nam? A. Địa hình vùng nhiệt đới ẩm.

B. Địa hình đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích.

C. Cấu trúc địa hình đa dạng.

D. Địa hình ít chịu tác động mạnh mẽ của con người.

Câu 31 (NB): Nước Việt Nam nằm ở A. bán đảo Trung Ấn, khu vực nhiệt đới. B. phía đông Thái Bình dương, khu vực kinh tế sôi động. C. rìa đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á. D. rìa phía đông châu Á, khu vực ôn đới. Câu 32 (TH): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết nhận xét nào sau đây đúng với sản xuất nông nghiệp của nước ta? A. Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có diện tích cây công nghiệp lâu năm lớn nhất cả nước B. Lúa được trồng chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. C. Tỉ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng liên tục từ năm 2000 đến năm 2007. D. Diện tích và sản lượng lúa tăng liên tục từ năm 2000 đến năm 2007. Câu 33 (NB): Vùng núi có các thung lũng sông cùng hướng Tây Bắc – Đông Nam điển hình là: Trang 4


A. Tây Bắc

B. Trường Sơn Bắc

C. Trường Sơn Nam. D. Đông Bắc

Câu 34 (TH): Cho biểu đồ về dầu thô và điện của Phi-lip-pin, giai đoạn 2010 - 2015:

(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? A. Quy mô, cơ cấu sản lượng dầu thô và điện của Phi-lip-pin, giai đoạn 2010 - 2015. B. Sản lượng dầu thô và sản lượng điện của Phi-lip-pin, giai đoạn 2010 - 2015. C. Chuyển dịch cơ cấu sản lượng dầu thô và điện của Phi-lip-pin, giai đoạn 2010 - 2015. D. Tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu thô và điện của Phi-lip-pin, giai đoạn 2010 - 2015. Câu 35 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết Khu kinh tế ven biển Năm Căn thuộc tỉnh nào sau đây? A. Cà Mau.

B. Sóc Trăng.

C. Trà Vinh.

D. Bến Tre.

Câu 36 (VD): Điểm khác chủ yếu của Đồng bằng sông Hồng so với Đồng bằng sông Cửu Long là ở đồng bằng này có A. diện tích rộng hơn Đồng bằng sông Cửu Long. B. hệ thống đê sông chia đồng bằng thành nhiều ô. C. hệ thống kênh rạch chằng chịt. D. thủy triều xâm nhập gần như sâu toàn bộ đồng bằng về mùa cạn Câu 37 (VDC): Yếu tố nào sau đây có tác động chủ yếu đến sự phát triển giao thông vận tải biển Nhật Bản? A. Đất nước quần đảo có vùng biển rộng bao bọc B. Nhu cầu du lịch nước ngoài của dân tăng cao. C. Nhiều vũng, vịnh sâu thuận lợi xây dựng cảng. D. Nhu cầu xuất và nhập khẩu hàng hóa gia tăng. Câu 38 (TH): Nội dung nào không đúng với xu thế đường lối Đổi mới ở nước ta? A. Dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội. Trang 5


B. Tăng cường giao lưu hợp tác với các nước trên thế giới. C. Phát triển nền kinh tế theo hướng tự cung tự cấp. D. Phát triển nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa Câu 39 (VD): Tác động tiêu cực của địa hình miền núi đối với đồng bằng của nước ta là A. thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ lụt. B. ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa tây nam gây khô nóng. C. mang vật liệu bồi đắp đồng bằng, cửa sông. D. chia cắt đồng bằng thành các châu thổ nhỏ. Câu 40 (VDC): Đồng bằng sông Cửu Long bị xâm nhập mặn nặng trong mùa khô là do A. nhiều cửa sông, ba mặt giáp biển, có nhiều vùng trũng rộng lớn. B. địa hình thấp, ba mặt giáp biển, sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. C. có nhiều vùng trũng rộng lớn, ba mặt giáp biển, địa hình đa dạng. D. sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, ba mặt giáp biển, nhiều cửa sông. Đáp án 1-B

2-C

3-A

4-D

5-C

6-C

7-B

8-C

9-A

10-B

11-A

12-A

13-D

14-B

15-C

16-C

17-D

18-A

19-D

20-A

21-A

22-A

23-C

24-C

25-D

26-D

27-D

28-B

29-A

30-D

31-C

32-B

33-A

34-B

35-A

36-B

37-D

38-D

39-D

40-B

LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án B Phương pháp giải: Kiến thức bài 11 – Đông Nam Á (Sgk Địa 11) Giải chi tiết: Các đồng bằng ở Đông Nam Á lục địa màu mỡ nhờ được bồi đắp bởi phù sa của các hệ thống sông lớn. Câu 2: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (SGK Địa 12) Giải chi tiết: Vào nửa cuối mùa đông, gió mùa đông bắc lệch qua biển được tăng cường ẩm => đem lại mưa phùn cho vùng đồng bằng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. => Loại đáp án A, B, D Riêng vùng núi Tây Bắc do nằm khuất sau dãy Hoàng Liên Sơn => không chịu ảnh hưởng nhiều bởi gió mùa đông bắc, nửa cuối mùa đông hầu như không có mưa phùn. Câu 3: Đáp án A Phương pháp giải: Kiến thức bài 8 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Giải chi tiết: Quá trình địa mạo chủ yếu chi phối đường bờ biển nước ta là mài mòn Trang 6


=> Do tác động của sóng biển vỗ vào bờ khiến bờ biển bị mài mòn, hình thành các mỏm đá… Câu 4: Đáp án D Phương pháp giải: Kĩ năng nhận xét biểu đồ Giải chi tiết: - A sai: tốc độ tăng GDP những năm gần đây rất cao - B sai: tốc độ tăng trưởng GDP không liên tục => giai đoạn 1985 – 1995 giảm rất nhanh, sau đó lại tăng lên rất nhanh - C sai: Năm 1995 tốc độ tăng GDP thấp nhất (0,4%) - D đúng: tốc độ tăng GDP không ổn định (giai đoạn đầu giảm, giai đoạn sau tăng lên) Câu 5: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức bài 2 – Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ (Địa lí 12) Giải chi tiết: Vùng nội thủy cũng được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền. Câu 6: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức bài 8 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa Giải chi tiết: Biểu hiện của tính đa dạng địa hình ven biển nước ta là: có nhiều dạng địa hình khác nhau, bao gồm: các vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, tam giác châu có bãi triều rộng, các bãi cát phẳng, cồn cát, đầm phá, vũng vịnh nước sâu, đảo ven bờ, rạn san hô… Câu 7: Đáp án B Phương pháp giải: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi (Địa 12) Giải chi tiết: Địa hình thấp, được nâng cao ở hai đầu, thấp trũng ở giữa là đặc điểm của vùng núi Trường Sơn Bắc. Câu 8: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức bài 10 – Trung Quốc (sgk Địa 11) Giải chi tiết: Lợi ích của việc phát triển các ngành công nghiệp ở địa bàn nông thôn Trung Quốc là: - Tận dụng nguyên vật liệu sẵn có ở nông thôn - Đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của người dân (cung cấp hơn 20% giá trị hàng hóa ở nông thôn) - Sử dụng lực lượng lao động dồi dào tại chỗ => Đáp án A, B, C đúng Việc phát triển các ngành công nghiệp ở địa bàn nông thôn Trung Quốc không phải là để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Câu 9: Đáp án A Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 30 Giải chi tiết: Trang 7


Trung tâm công nghiệp lớn nhất ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là: TP. Hồ Chí Minh Câu 10: Đáp án B Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 8 Giải chi tiết: Sắt có ở Thạch Khê (Hà Tĩnh) Câu 11: Đáp án A Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 22 Giải chi tiết: Các trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có quy mô vừa là: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang. Trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có quy mô nhỏ là Phan Thiết Câu 12: Đáp án A Phương pháp giải: Kiến thức bài 11 – Đông Nam Á (Địa lí 11) Giải chi tiết: Đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á lục địa là địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều đồng bằng châu thổ lớn và có nhiều nơi núi lan ra sát biển. => đáp án B, C, D Có rất nhiều núi lửa và đảo là đặc điểm địa hình của Đông Nam Á hải đảo. Câu 13: Đáp án D Phương pháp giải: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Sgk Địa 12) Giải chi tiết: Gió Tín phong hoạt động ở nước ta có hướng đông bắc (cùng hướng với gió mùa đông bắc) Câu 14: Đáp án B Phương pháp giải: Kiến thức bài 8 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển (sgk Địa 12) Giải chi tiết: Biển Đông trước hết nhất ảnh hưởng đến khí hậu. Biển Đông là nguồn dự trữ nhiệt ẩm dồi dào, đem lại lượng mưa và độ ẩm lớn cho khí hậu nước ta, làm cho khí hậu nước ta mang tính hải dương điều hòa hơn. Câu 15: Đáp án C Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 24 Giải chi tiết: Công thức: Tỉ trọng A = (Giá trị A / Tổng giá trị) x 100 => Áp dụng công thức: Tỷ trọng của khu vực ngoài nhà nước trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phân theo thành phần kinh tế năm 2007 là: (638 842 / 746 159) x 100 = 85,6 % Câu 16: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi (sgk Địa 12) Trang 8


Giải chi tiết: Hướng nghiêng chung của địa hình là tây bắc – đông nam (thấp dần từ tây bắc xuống đông nam) Câu 17: Đáp án D Phương pháp giải: Kĩ năng tính toán và nhận xét bảng số liệu Giải chi tiết: Công thức: Năng suất = Sản lượng / Diện tích (tạ/ha) => Năng suất lúa gạo ở Nhật Bản qua các năm là: Năm

1965

1975

1985

1988

2000

Năng suất (tạ/ha)

40,3

50

49,3

49

60

Nhận xét: - A đúng: năng suất lúa gạo năm 2000 là 60 tạ/ha - B đúng: năng suất lúa gạo có xu hướng tăng (từ 40,3 tạ/ha năm 1965 lên 60 tạ/ha năm 2000) - C đúng: lúa gạo là cây lương thực chính của Nhật Bản - D không đúng: Sản lượng lúa gạo giảm 23,8%; diện tích lúa giảm 49% => diện tích giảm nhanh hơn Câu 18: Đáp án A Phương pháp giải: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa Giải chi tiết: Mùa mưa ở dải đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ chịu tác động chủ yếu của các yếu tố: - Bão và dải hội tụ nhiệt đới gây mưa lớn - Các luồng gió hướng đông bắc thổi từ biển vào đem lại mưa lớn (bao gồm tín phong bắc bán cầu thổi hướng đông bắc và gió mùa đông bắc lệch qua biển) - Gió mùa Tây Nam vào nửa cuối mùa hạ gây mưa lớn cho hai miền Nam Bắc và mưa vào tháng 9 cho Trung Bộ. => Chọn A - Loại B vì: gió Tây (hay chính là gió phơn) có tính chất khô nóng, không gây mưa - Loại C và D: vì gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương (vào thời kì nửa đầu mùa hạ) chỉ gây mưa cho vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên, gió bị chắn lại bởi dãy Trường Sơn Nam nên không gây mưa cho vùng ven biển Nam Trung Bộ. Câu 19: Đáp án D Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 4 – 5 Giải chi tiết: Tỉnh giáp với Trung Quốc trên đất liền và trên biển là Quảng Ninh. Câu 20: Đáp án A Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 9 Giải chi tiết: Nhận xét: Trang 9


- A đúng: Hà Nội có nhiệt độ trung bình tháng 1 dưới 150C => thấp hơn Cần Thơ - B sai: Hà Nội có nhiệt độ trung bình năm (dưới 240C) thấp hơn Cần Thơ (trên 240C) - C sai: Biên độ nhiệt trung bình năm của Hà Nội lớn và lớn hơn Cần Thơ (khoảng 120C), trong khi Cần Thơ nhỏ (khoảng 2 – 30C) - D sai: nhiệt độ tb tháng 7 của Hà Nội cao hơn Cần Thơ (Hà Nội trên 280C, Cần Thơ dưới 280C) Câu 21: Đáp án A Phương pháp giải: Kiến thức bài 8 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Giải chi tiết: Do nằm trong khu vực nội chí tuyến nên biển Đông có: bão và áp thấp nhiệt đới, nhiệt độ nước biển cao và độ muối khá lớn. Tính chất nhiệt đới của biển Đông không thể hiện qua hoạt động của gió, mưa theo mùa và vùng rừng ngập mặn => loại B, C, D Câu 22: Đáp án A Phương pháp giải: Kiến thức bài 2 – Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Giải chi tiết: Thế mạnh vị trí địa lí của nước ta trong khu vực Đông Nam Á sẽ được phát huy cao độ nếu biết kết hợp xây dựng các loại hình giao thông vận tải đường hàng không và đường biển. Bởi: nước ta nằm trên ngã tư đường hàng không và hàng hải quốc tế quan trọng với nhiều cảng biển lớn và các sân bay quốc tế => nối liền nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới, tạo điều kiện để nước ta giao lưu thuận lợi với các nước. Câu 23: Đáp án C Phương pháp giải: Kĩ năng nhận dạng biểu đồ Giải chi tiết: Đề bài yêu cầu so sánh tương quan về tỉ trọng, có 2 đối tượng là GDP và Dân số => Biểu đồ tròn thích hợp nhất để so sánh tỉ trọng GDP, dân số của EU và một số nước trên thế giới (1 hình tròn thể hiện GDP, một hình tròn thể hiện dân số) Câu 24: Đáp án C Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 19 Giải chi tiết: Tỉnh có số lượng bò lớn nhất là Thanh Hóa (cột màu xanh da trời cao nhất) Câu 25: Đáp án D Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 10 Giải chi tiết: Hồ Trị An nằm trong lưu vực hệ thống sông Đồng Nai Câu 26: Đáp án D Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 20 Trang 10


Giải chi tiết: Tỉnh có sản lượng thủy sản khai thác lớn hơn nuôi trồng là Kiên Giang (cột màu hồng cao hơn cột màu xanh) Câu 27: Đáp án D Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 9 Giải chi tiết: Quan sát kĩ 2 trạm khí hậu - A sai: vì Hoàng Sa cố mưa lớn nhất vào tháng X, Trường Sa vào tháng XI - B sai: vì Trường Sa có 2 cực đại về nhiệt - C sai: vì biên độ nhiệt năm ở Trường Sơn thấp hơn Hoàng Sa - D đúng: Tổng lượng mưa năm của Hoàng Sa nhỏ hơn so với Trường Sa Câu 28: Đáp án B Phương pháp giải: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi Giải chi tiết: Điểm giống nhau chủ yếu giữa địa hình bán bình nguyên và đồi là: nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng. Câu 29: Đáp án A Phương pháp giải: Kiến thức bài 8 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa Giải chi tiết: Tính chất khép kín của biển Đông được thể hiện qua yếu tố hải văn và sinh vật Câu 30: Đáp án D Phương pháp giải: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi Giải chi tiết: Địa hình Việt Nam chịu tác động mạnh mẽ của con người. => nhận xét D không đúng Câu 31: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức bài 2 – Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Giải chi tiết: Nước Việt Nam nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á Câu 32: Đáp án B Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 19 Giải chi tiết: Nhận xét đúng với sản xuất nông nghiệp của nước ta: - A sai: vùng có diện tích cây công nghiệp lâu năm lớn nhất nước ta là Đông Nam Bộ - B đúng: lúa được trồng chủ yếu ở ĐBSH và ĐBSCL

Trang 11


- C sai: tỉ trọng giá trị sx ngành chăn nuôi tăng có tăng lên nhưng không liên tục (từ 2005 – 2007 giảm nhẹ) - D sai: diện tích lúa giảm liên tục từ 2000 – 2007 Câu 33: Đáp án A Phương pháp giải: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi Giải chi tiết: Vùng núi có các thung lũng sông cùng hướng Tây Bắc – Đông Nam điển hình là: Tây Bắc Câu 34: Đáp án B Phương pháp giải: Kĩ năng nhận diện nội dung biểu đồ Giải chi tiết: Biểu đồ trên thể hiện sản lượng dầu thô và sản lượng điện của Philipin giai đoạn 2010 – 2015 Câu 35: Đáp án A Phương pháp giải: Sử dụng Atlat trang 17 Giải chi tiết: Khu kinh tế ven biển Năm Căn thuộc tỉnh Cà Mau Câu 36: Đáp án B Phương pháp giải: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi Giải chi tiết: Điểm khác biệt chủ yếu của đồng bằng sông Hồng so với đồng bằng sông Cửu Long là: ở đồng bằng sông Hồng có hệ thống đê sông chia cắt đồng bằng thành nhiều ô (đồng bằng sông Cửu Long không có hệ thống đê) Câu 37: Đáp án D Phương pháp giải: Kiến thức bài 9 – Nhật Bản (địa lí 11) Giải chi tiết: Yếu tố tác động chủ yếu đến sự phát triển giao thông vận tải biển Nhật Bản là sự nền kinh tế phát triển mạnh mẽ nên nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa với các nước trong khu vực và thế giới gia tăng => thúc đẩy sự phát triển vận tải biển Câu 38: Đáp án D Phương pháp giải: Kiến thức bài 1 – Công cuộc Đổi mới Giải chi tiết: Xu thế của đường lối Đổi mới ở nước ta là phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Câu 39: Đáp án D Phương pháp giải: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi Giải chi tiết:

Trang 12


- A sai: vì lũ lụt ở vùng đồng bằng là do mưa lớn kết hợp với địa hình thấp trũng, khó thoát nước hoặc triều cường - B sai: vì gió mùa tây nam là nguyên nhân gây mưa cho 2 miền Nam Bắc - C sai: Tác động tiêu cực của địa hình miền núi đối với đồng bằng của nước ta là có nhiều dãy núi lan ra sát biển, làm chia cắt đồng bằng thành các châu thổ nhỏ. Câu 40: Đáp án B Phương pháp giải: Liên hệ đặc điểm địa hình vùng đồng bằng sông Cửu Long Giải chi tiết: Đồng bằng sông Cửu Long bị xâm nhập mặn nặng trong mùa khô là do: - Vùng có địa hình thấp, ba mặt giáp biển nên nước biển xâm nhập sâu vào đất liền - Mặt khác, trong điều kiện mùa khô khéo dài, hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt sẽ tạo thành mao dẫn cho nước biển lấn sâu vào đất liền hơn.

Trang 13


SỞ GD&ĐT THÁI BÌNH

ĐỀ THI THỬ THPTQG LẦN 2

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

NĂM HỌC 2020 – 2021

THÁI BÌNH

MÔN: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề

Câu 1 (NB): Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, đất trồng cây lương thực, thực phẩm và cây hàng năm có diện tích lớn nhất ở những vùng nào? A. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long. B. Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng. D. Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ. Câu 2 (VD): Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, nhận xét nào sau đây không đúng về ngành chăn nuôi nước ta? A. Chăn nuôi có vai trò chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp. B. Tỉ trọng chăn nuôi gia súc luôn cao nhất và liên tục tăng. C. Hai tỉnh nuôi nhiều bò nhất là Thanh Hóa và Nghệ An. D. Lợn và gia cầm được nuôi nhiều ở Đồng bằng sông Hồng. Câu 3 (NB): Theo Atlat Địa lý Việt Nam trang 15, các đô thị có quy mô dân số lớn nhất vùng Bắc Trung Bộ là: A. Thanh Hóa và Vinh.

B. Vinh và Huế.

C. Thanh Hóa và Huế.

D. Đồng Hới và Hà Tĩnh.

Câu 4 (VD): Đặc điểm của Biển Đông có ảnh hưởng nhiều nhất đến thiên nhiên nước ta là A. có các dòng hải lưu hoạt động theo mùa B. vùng biển có diện tích rộng 3,447 triệu km. C. vùng biển có diện tích rộng và tương đối kín. D. nóng, ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa Câu 5 (TH): Tác động của sự phân hoá khí hậu đến sản xuất nông nghiệp ở nước ta thể hiện ở việc A. tăng khả năng thâm canh, nâng cao năng suất cây trồng. B. trồng nhiều loại cây có giá trị kinh tế như lúa gạo, cà phê… C. tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp lúa nước. D. tạo điều kiện đa dạng hoá sản phẩm cây trồng, vật nuôi. Câu 6 (TH): Cho biểu đồ:

Trang 1


Biểu đồ trên thể hiện nội dung gì? A. Quy mô và cơ cấu diện tích cây công nghiệp nước ta giai đoạn 2005 - 2015. B. Chuyển dịch cơ cấu diện tích cây công nghiệp nước ta giai đoạn 2005 - 2015. C. Diện tích các loại cây công nghiệp của nước ta giai đoạn 2005 - 2015. D. Tốc độ trăng trưởng diện tích cây công nghiệp nước ta giai đoạn 2005 - 2015. Câu 7 (VD): Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG VÀ SẢN LƯỢNG LỦA CẢ NĂM Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2005 VÀ 2014 Diện tích (nghìn ha)

Sản lượng (nghìn tấn)

2005

2014

2005

2014

Đồng bằng sông Hồng

1.186,1

1.122,7

6.398,4

7.175,2

Đồng bằng sông Cửu Long

3.826,3

4.249,5

19.298,5

25.475,0

Vùng

Theo bảng trên, nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình sản xuất lúa của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2005 và năm 2014? A. Đồng bằng sông Cửu Long: diện tích tăng và sản lượng tăng. B. Đồng bằng sông Hồng: diện tích giảm và sản lượng tăng. C. Đồng bằng sông Cửu Long có tốc độ tăng năng suất nhanh hơn. D. Đồng bằng sông Cửu Long có tốc độ tăng sản lượng chậm hơn. Câu 8 (TH): Vào mùa hạ, miền Bắc nước ta có gió mùa Đông Nam là do ảnh hưởng của A. hướng nghiêng địa hình.

B. hướng núi cánh cung.

C. áp thấp Bắc Bộ.

D. áp thấp I – ran.

Câu 9 (NB): Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, tỉnh nào có sản lượng thuỷ sản nuôi trồng lớn nhất cả nước? A. Cà Mau

B. Bạc Liêu

C. Đồng Tháp

D. An Giang

Câu 10 (VDC): Thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và có sự phân hóa đa dạng là do ảnh hưởng của các nhân tố: A. vị trí địa lí, hình thể lãnh thổ, gió và địa hình. Trang 2


B. vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ và hướng núi. C. tác động của Biển Đông và bức chắn địa hình. D. vị trí địa lí, hình dáng lãnh thổ và nguồn nước. Câu 11 (VD): Cho biểu đồ:

CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT GDP THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO HOẠT ĐỘNG CỦA NƯỚC TA NĂM 2000 VÀ 2010 (%) Nhận xét nào sau đây đúng với cơ cấu giá trị sản xuất thuỷ sản phân theo hoạt động của nước ta năm 2000 và năm 2010? A. Cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản không thay đổi. B. Tỉ trọng của hoạt động nuôi trồng tăng nhanh C. Tỉ trọng của hoạt động đánh bắt tăng nhanh. D. Tỉ trọng của cả đánh bắt và nuôi trồng luôn cao. Câu 12 (VD): Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 6, 7 và 9, hãy cho biết những nơi nào sau đây có lượng mưa trung bình năm lớn ở nước ta? A. Móng Cái, Bạch Mã, Ngọc Linh, Cao Nguyên Mơ Nông. B. Móng Cái, Bạch Mã, Mẫu Sơn, Cao Nguyên Mơ Nông. C. Móng Cái, Ngọc Linh, Lũng Cú, Cao Nguyên Mộc Châu. D. Móng Cái, Ngọc Linh, Bạch Mã, đồng bằng Nam Bộ. Câu 13 (VD): Giới hạn của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở phần lãnh thổ phía Nam cao hơn so với phần lãnh thổ phía Bắc nước ta chủ yếu là do nguyên nhân nào? A. Độ cao trung bình của địa hình thấp hơn. B. Ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc C. Chịu tác động mạnh của gió mùa Tây Nam. D. Chịu tác động của Biển Đông sâu sắc hơn. Câu 14 (TH): Những lưu vực sông suối có độ dốc lớn thường dễ xảy ra Trang 3


A. ngập lụt.

B. mưa đá.

C. lũ quét.

D. hạn hán.

Câu 15 (TH): Thời tiết của Nam Bộ nước ta vào thời kì mùa đông có đặc điểm A. nắng, ít mây và mưa nhiều.

B. nắng nóng, trời nhiều mây.

C. nắng nóng và mưa nhiều.

D. nắng, tạnh ráo và ổn định.

Câu 16 (NB): Nét đặc trưng nổi bật nhất của lớp phủ thổ nhưỡng - sinh vật ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là A. nhiều loài đặc hữu bậc nhất nước ta.

B. có đầy đủ hệ thống các đai cao.

C. số lượng, thành phần loài phong phú.

D. có sự phân hoá đa dạng.

Câu 17 (TH): Cho bảng số liệu: DÂN SỐ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 – 2019 (Đơn vị: nghìn người) Năm

2005

2009

2013

2019

Thành thị

22.332

25.585

28.875

33.059

Nông thôn

60.060

60.440

60.885

63.149

Tổng dân số

82.392

86.025

89.756

91.714

Biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển dân số Việt Nam thời kì 2005 - 2019 theo bảng số liệu trên? A. Kết hợp

B. Cột ghép

C. Đường

D. Cột chồng

Câu 18 (TH): Tính chất ẩm của khí hậu nước ta là do A. hình dạng lãnh thổ.

B. hướng của địa hình.

C. có gió mùa hoạt động.

D. vị trí giáp Biển Đông.

Câu 19 (TH): Nhận xét nào không đúng với thiên nhiên vùng biển nước ta? A. Có diện tích lớn gấp 3 lần diện tích đất liền. B. Thềm lục địa từ Bắc vào Nam nông và rộng. C. Thiên nhiên vùng biển đa dạng và giàu có. D. Thiên nhiên có tính nhiệt đới ẩm gió mùa. Câu 20 (NB): Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, lưu lượng nước chênh lệch giữa tháng lũ và tháng cạn lớn nhất thuộc về hệ thống sông A. Mê Kông.

B. Kì Cùng.

C. Hồng.

D. Đà Rằng.

Câu 21 (VD): Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, nhận xét nào sau đây không đúng với dân cư của Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Mật độ dân số cao hơn trung bình cả nước B. Phân bố dân cư không đều theo lãnh thổ. C. Phân hoá rõ rệt trong nội bộ từng vùng.

D. Có sự phân hoá giữa thành thị - nông thôn.

Câu 22 (NB): Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, 13 và 14, hệ thống sông nào sau đây thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ? A. Sông Thu Bồn.

B. Sông Đồng Nai.

C. Sông Thái Bình.

D. Sông Mã

Câu 23 (NB): Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc mang sắc thái Trang 4


A. nhiệt đới gió mùa

B. xích đạo gió mùa

C. cận nhiệt gió mùa

D. cận xích đạo gió mùa

Câu 24 (NB): Đặc trưng địa hình nổi bật ở đồng bằng sông Hồng là A. hẹp ngang và bị chia cắt.

B. cao ở rìa Tây Nam.

C. cao ở rìa Tây và Tây Bắc

D. thấp và bằng phẳng.

Câu 25 (VD): Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp ở nước ta đã A. làm cho địa hình miền núi nước ta ít hiểm trở. B. bảo toàn tính chất nhiệt đới ẩm của khí hậu. C. làm cho địa hình có tính phân bậc rõ rệt. D. tạo nên sự phân hóa sâu sắc của thiên nhiên. Câu 26 (TH): Để đảm bảo vấn đề chủ quyền biên giới quốc gia trên đất liền, Việt Nam cần trực tiếp đàm phán với các nước A. Trung Quốc và Lào.

B. Lào và Cam-pu-chia.

C. Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia

D. Cam-pu-chia và Trung Quốc

Câu 27 (VDC): Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước trên diện rộng chủ yếu hiện nay ở nước ta là A. Chất thải sinh hoạt từ khu dân cư.

B. Hóa chất dư thừa từ nông nghiệp.

C. Chất thải của hoạt động du lịch.

D. Chất thải công nghiệp và đô thị.

Câu 28 (NB): Tài nguyên khoáng sản biển có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta hiện nay là A. titan.

B. cát thủy tinh.

C. muối.

D. dầu khí.

Câu 29 (TH): Quá trình feralit diễn ra mạnh mẽ nhất ở vùng A. ven biển.

B. đồng bằng.

C. núi thấp.

D. núi cao

Câu 30 (VD): Sự phân hóa thiên nhiên giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc chủ yếu do A. gió mùa và hướng núi.

B. độ cao và hướng địa hình.

C. độ dày lớp phủ thực vật.

D. vị trí gần hay xa biển.

Câu 31 (VD): Điều kiện tự nhiên cho phép triển khai các hoạt động du lịch biển quanh năm ở các vùng A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

B. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

C. Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.

D. Bắc Bộ và Nam Bộ.

Câu 32 (NB): Hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên thuộc loại rừng A. phòng hộ.

B. sản xuất

C. đặc dụng

D. ven biển

Câu 33 (VDC): Sự đối lập về mùa mưa - khô giữa đồng bằng ven biển Trung Bộ với Tây Nguyên là do tác động kết hợp của A. gió Đông Bắc, dải hội tụ nhiệt đới, bão, áp thấp nhiệt đới. B. áp thấp nhiệt đới, bão, gió Tây và gió mùa Đông Bắc C. gió Tây Nam từ Bắc Ấn Độ Dương và dãy Trường Sơn. D. gió Đông Bắc, gió Tây Nam đầu hạ và bức chắn địa hình. Câu 34 (VD): Cho biểu đồ sau:

Trang 5


BIỂU ĐỒ TỈ SUẤT SINH, TỈ SUẤT TỪ CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1960 - 2014 Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào dưới đây đúng với sự gia tăng dân số nước ta giai đoạn 1960 2014? A. Tỉ suất tử của nước ta không có sự thay đổi. B. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên liên tục giảm. C. Tỉ suất sinh có xu hướng giảm không liên tục D. Tỉ suất tử giảm nhanh hơn tỉ suất sinh giảm. Câu 35 (NB): Căn cứ vào Atlat trang 13, các cánh cung núi ở vùng núi Đông Bắc lần lượt từ Đông sang Tây là A. Sông Gâm, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Đông Triều B. Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Sông Gâm. C. Sông Gâm, Bắc Sơn, Đông Triều, Ngân Sơn. D. Đông Triều, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Sông Gâm Câu 36 (NB): Nước ta có gió Tín phong hoạt động là do vị trí A. nằm ở nơi giao tranh của các khối khí

B. nằm liền kề với Biển Đông rộng lớn.

C. thuộc vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc

D. nằm trong khu vực châu Á gió mùa

Câu 37 (VD): Cho bảng số liệu sau: TÔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GDP) THEO GIÁ HIỆN HÀNH PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA NĂM 2000 VÀ 2014 (Đơn vị: nghìn tỉ đồng) Năm

2010

2014

Khu vực kinh tế Nhà nước

633,2

1.331,3

Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước

926,9

1.706,4

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

327,0

704,3

Nhận xét nào sau đây đúng với sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế của nước ta? A. Tỉ trọng khu vực kinh tế Nhà nước tăng, ngoài Nhà nước giảm. B. Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm, khu vực Nhà nước tăng. Trang 6


C. Tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng, kinh tế Nhà nước giảm. D. Tỉ trọng khu vực kinh tế Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất. Câu 38 (NB): Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, dãy núi nào sau đây không có hướng Tây Bắc - Đông Nam? A. Đông Triều.

B. Trường Sơn Bắc

C. Pu Đen Đinh.

D. Hoàng Liên Sơn.

Câu 39 (TH): Đặc điểm nào sau đây không đúng với sông ngòi nước ta? A. Chế độ nước theo sát với chế độ mưa

B. Sông ngòi dày đặc, nhiều sông nhỏ, dốc

C. Chế độ dòng chảy diễn biến thất thường

D. Quanh năm đều có lượng phù sa lớn

Câu 40 (TH): Đồng bằng sông Hồng ngập úng nghiêm trọng nhất cả nước không phải là do A. mực nước biển dâng.

B. mật độ xây dựng cao.

C. có đê điều bao bọc

D. diện mưa bão rộng. Đáp án

1-A

2-A

3-B

4-D

5-D

6-B

7-D

8-C

9-D

10-A

11-B

12-A

13-B

14-C

15-D

16-B

17-D

18-D

19-B

20-A

21-A

22-C

23-A

24-C

25-B

26-C

27-D

28-D

29-C

30-A

31-B

32-C

33-D

34-B

35-B

36-C

37-A

38-A

39-D

40-A

LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án A Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 18 Giải chi tiết: Đất trồng cây lương thực, thực phẩm và cây hằng năm có diện tích lớn nhất ở 2 vùng đồng bằng lớn của nước ta là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. (kí hiệu nền màu vàng) Câu 2: Đáp án A Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 19 kết hợp kĩ năng đọc biểu đồ Giải chi tiết: Nhận xét: - A không đúng: chăn nuôi mới chỉ chiếm 24,4% giá trị sản xuất nông nghiệp nước ta năm 2007 (trồng trọt lớn nhất với 73,9% năm 2007) => chăn nuôi chưa phải là ngành đóng vai trò chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp nước ta - B đúng: Tỉ trọng chăn nuôi gia súc luôn cao nhất (72% năm 2007) và tăng lên liên tục - C đúng: Hai tỉnh nuôi nhiều bò nhất là Thanh Hóa và Nghệ An - D đúng: Lợn và gia cầm được nuôi nhiều nhất ở đb sông Hồng Trang 7


Câu 3: Đáp án B Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 15 Giải chi tiết: Các đô thị có quy mô lớn nhất vùng Bắc Trung Bộ là: Vinh và Huế (kí hiệu hình vuông màu trắng: từ 200 001 đến 500 000 người) Câu 4: Đáp án D Phương pháp giải: Kiến thức bài 8 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Giải chi tiết: Biển Đông có tính chất nóng, ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa => đặc điểm này có ảnh hưởng lớn đến các thành phần tự nhiên của nước ta như khí hậu, sinh vật - Biển Đông có nhiệt độ cao và biến động theo mùa đã làm tăng độ ẩm cho các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa độ ẩm lớn, làm cho thiên nhiên nước ta mang tính hải dương điều hòa hơn. - Mang lại nguồn lợi sinh vật biển phong phú Câu 5: Đáp án D Phương pháp giải: Kiến thức bài 21 – Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta Giải chi tiết: Tác động của sự phân hóa khí hậu đến sản xuất nông nghiệp ở nước ta thể hiện ở việc tạo điều kiện đa dạng hóa sản phẩm cây trồng vật nuôi: từ các sản phẩm nhiệt đới đến cận nhiệt và ôn đới Câu 6: Đáp án B Phương pháp giải: Kĩ năng đặt tên biểu đồ Giải chi tiết: Biểu đồ miền => có khả năng thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu của đối tượng => Biểu đồ đã cho thể hiện: Sự chuyển dịch cơ cấu diện tích cây công nghiệp nước ta giai đoạn 2005 2015. Câu 7: Đáp án D Phương pháp giải: Kĩ năng nhận xét bảng số liệu Giải chi tiết: Nhận xét: - A đúng: Đồng bằng sông Cửu Long: diện tích tăng từ 3 826,3 lên 4 249,5 nghìn ha; sản lượng tăng từ 19 298,5 lên 25 475,0 nghìn tấn.

Trang 8


- B đúng: Đồng bằng sông Hồng: diện tích giảm từ 1 186,1 xuống 1 122,7 nghìn ha; sản lượng tăng từ 6 398,4 lên 7 175,2 nghìn tấn. - C đúng: + Năng suất lúa đồng bằng sông Hồng: năm 2005 là 53,9 tạ/ha; năm 2014 là 63,9 tạ/ha => tăng 118,5% + Năng suất lúa đb sông Cửu Long: năm 2005 là 50,4 tạ/ha; năm 2015 là 59,9 tạ/ha => tăng 118,8% => Năng suất lúa đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh hơn đb sông Hồng => C đúng, D không đúng Câu 8: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Giải chi tiết: Vào mùa hạ, miền Bắc nước ta có gió mùa Đông Nam là do ảnh hưởng của áp thấp Bắc Bộ hút gió mùa Tây Nam đổi hướng Đông Nam. Câu 9: Đáp án D Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 20 Giải chi tiết: Tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất cả nước là An Giang (263 914 nghìn tấn) Câu 10: Đáp án A Phương pháp giải: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa + Bài 11 – Thiên nhiên phân hóa đa dạng Giải chi tiết: Thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và có sự phân hóa đa dạng là do tác động tổng hợp của các nhân tố: vị trí địa lí, hình thể thể lãnh thổ, gió và địa hình. - Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa: + Vị trí địa lí nằm trong vùng nội chí tuyến bắc bán cầu nên quanh năm nhận được lượng nhiệt lớn => tính nhiệt đới + Vị trí địa lí tiếp giáp biển Đông rộng lớn đem lại lượng mưa và độ ẩm lớn cho nước ta => tính ẩm + Vị trí nước ta nằm hoàn toàn trong khu vực gió mùa điển hình của châu Á, trong năm có 2 mùa gió =>quy định tính gió mùa của khí hậu. - Thiên nhiên phân hóa bắc – nam, đông – tây, độ cao: + Lãnh thổ kéo dài chiều Bắc – Nam kết hợp với gió mùa đông bắc và bức chắn địa hình dãy Bạch Mã khiến thiên nhiên có sự phân hóa theo chiều Bắc – Nam + Hoàn lưu gió mùa (các hướng gió đông bắc và tây nam) kết hợp với bức chắn địa hình dãy núi hướng Tây Bắc – Đông Nam (dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam) khiến thiên nhiên nước ta có sự phân hóa rõ rệt theo chiều Đông – Tây. Trang 9


+ Ở những vùng núi cao trên 2000m thiên nhiên có sự phân hóa theo độ cao (đặc biệt ở khu vực dãy Hoàng Liên Sơn với 3 đai cao) Câu 11: Đáp án B Phương pháp giải: Kĩ năng nhận xét biểu đồ Giải chi tiết: Nhận xét: - A không đúng: cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản năm 2010 có sự thay đổi so với năm 2000: đánh bắt giảm, nuôi trồng tăng. - B đúng: tỉ trọng của hoạt động nuôi trồng tăng nhanh, từ 45,5% lên 61,5% (tăng 16%) - C không đúng: tỉ trọng của hoạt động đánh bắt giảm, từ 55,5% xuống 38,4% (giảm 17,1%) - D không đúng: Tỉ trọng của cả đánh bắt và nuôi trồng không giống nhau, năm 2000 đánh bắt nhiều hơn nhưng đến 2010 nuôi trồng nhiều hơn. Câu 12: Đáp án A Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 6,7 và 9 Giải chi tiết: Quan sát Atlat trang 9, màu xanh càng đậm thì lượng mưa càng lớn => Những nơi có lượng mưa trung bình năm lớn ở nước ta gồm: Móng Cái, Bạch Mã (thuộc Thừa Thiên – Huế), Ngọc Linh và cao nguyên Mơ Nông (thuộc Tây Nguyên). Đây là những khu vực có địa hình cao, đón gió nên đem lại mưa lớn. Câu 13: Đáp án B Phương pháp giải: Kiến thức bài 12 – Thiên nhiên phân hóa đa dạng Giải chi tiết: Giới hạn của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở phần lãnh thổ phía Nam cao hơn so với phần lãnh thổ phía Bắc nước ta chủ yếu là do phần lãnh thổ phía Nam ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên gần như không có mùa đông, nền nhiệt độ trung bình cao quanh năm và cao hơn miền Bắc. Câu 14: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức bài 15 – Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai Giải chi tiết: Những lưu vực sông suối có độ dốc lớn thường dễ xảy ra lũ quét và sạt lở đất, do mưa lớn trên nền đất dốc bị mất lớp phủ thực vật sẽ khiến đất đai dễ bị cuốn trôi. Câu 15: Đáp án D Phương pháp giải: Trang 10


Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa Giải chi tiết: Thời tiết của Nam Bộ nước ta vào thời kì mùa đông có đặc điểm là nắng, tạnh ráo và ổn định, do đây đang là thời kì mùa khô của Nam Bộ và Tây Nguyên. Câu 16: Đáp án B Phương pháp giải: Kiến thức bài 12 – Thiên nhiên phân hóa đa dạng Giải chi tiết: Nét đặc trưng nổi bật nhất của lớp phủ thổ nhưỡng – sinh vật ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là: có đầy đủ hệ thống 3 đai cao (nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới) Câu 17: Đáp án D Phương pháp giải: Kĩ năng nhận diện biểu đồ Giải chi tiết: Để thể hiện tình hình phát triển dân số Việt Nam thời kì 2005 – 2019 => sử dụng biểu đồ cột => loại A, C Vì bảng số liệu có cột Tổng => biểu đồ cột chồng là thích hợp nhất. Câu 18: Đáp án D Phương pháp giải: Kiến thức bài 8 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Giải chi tiết: Nước ta tiếp giáp biển Đông rộn lớn nên được cung cấp một lượng mưa lớn và độ ẩm dồi dào, khí hậu mang tính hải dương điều hòa hơn => quy định tính chất ẩm của khí hậu nước ta. Câu 19: Đáp án B Phương pháp giải: Kiến thức bài 8 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Giải chi tiết: Vùng thềm lục địa nước ta ở rộng ở 2 vùng đồng bằng Đồng bằng sông Hồng và đb sông Cửu Long, thu hẹp hơn ở duyên hải miền Trung, đặc biệt vùng biển Duyên hải Nam Trung Bộ nước ta có thềm lục địa sâu và hẹp nhất cả nước. => nhận xét B sai Câu 20: Đáp án A Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 10 Giải chi tiết: Lưu lượng nước chênh lệch giữa tháng lũ và tháng cạn lớn nhất ở sông Mê Công (màu tím), tập trung chủ yếu vào thời kì mùa mưa. Trang 11


Câu 21: Đáp án A Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 15 Giải chi tiết: - A không đúng: vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu là dân tộc ít người với mật độ dân số thấp, thấp hơn cả nước - B đúng: dân cư phân bố không đều theo lãnh thổ, vùng Đông Bắc dân cư đông đúc hơn Tây Bắc - C đúng: phân bố dân cư có sự phân hóa rõ rệt trong nội bộ từng vùng (một số nơi có mật độ dân số rất thấp dưới 50 người/km2 như vùng phía Tây Bắc các tỉnh Điện Biên Phủ và Lai Châu, vùng núi cao Hoàng Liên Sơn…) - D đúng: Có sự phân hóa giữa thành thị - nông thôn: mật độ dân số cao hơn ở khu vực thành thị, thưa thớt ở nông thôn. Câu 22: Đáp án C Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 10, 13, 14 Giải chi tiết: - Hệ thống sông thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là sông Thái Bình - Hệ thống sông Mã miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ => loại D - Hệ thống sông Đồng Nai, sông Thu Bồn thuộc miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ => loại A, B Câu 23: Đáp án A Phương pháp giải: Kiến thức bài 11 – Thiên nhiên phân hóa đa dạng Giải chi tiết: Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc mang sắc thái nhiệt đới gió mùa Câu 24: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi: Khu vực đồng bằng Giải chi tiết: Đặc trưng địa hình nổi bật ở đồng bằng sông Hồng là cao ở rìa Tây và Tây Bắc Câu 25: Đáp án B Phương pháp giải: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi Giải chi tiết: Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp ở nước ta đã bảo toàn tính chất nhiệt đới ẩm của khí hậu nước ta. Câu 26: Đáp án C Phương pháp giải: Trang 12


Kiến thức bài 2- Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Giải chi tiết: Để đảm bảo vấn đề chủ quyền biên giới quốc gia trên đất liền, Việt Nam cần trực tiếp đàm phán với các quốc gia có chung đường biên giới trên đất liền với nước ta là: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia Câu 27: Đáp án D Phương pháp giải: Kiến thức bài 15 – Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai Giải chi tiết: Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước trên diện rộng chủ yếu hiện nay ở nước ta là chất thải công nghiệp và đô thị. Gồm nước thải từ các nhà máy sản xuất công nghiệp và chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư đô thị. Câu 28: Đáp án D Phương pháp giải: Kiến thức bài 8 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Giải chi tiết: Tài nguyên khoáng sản biển có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta hiện nay là dầu khí, tập trung với trữ lượng lớn ở thềm lục địa phía Nam. Đây là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế rất lớn ở nước ta. Câu 29: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức bài 10 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa Giải chi tiết: Quá trình feralit diễn ra mạnh mẽ nhất ở vùng đồi núi thấp nước ta. Câu 30: Đáp án A Phương pháp giải: Kiến thức bài 12 – Thiên nhiên phân hóa đa dạng Giải chi tiết: Sự phân hóa thiên nhiên giữa hai vùng Đông Bắc và Tây Bắc chủ yếu là do sự kết hợp giữa gió mùa và hướng địa hình: do bức chắn địa hình dãy Hoàng Liên Sơn nên càng về phía tây và phía nam ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc càng giảm dần => Tây Bắc có mùa đông ngắn và đỡ lạnh hơn vùng Đông Bắc. Ngược lại Đông Bắc có hướng núi vòng cung mở rộng về phía Bắc tạo hành lang hút gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng sâu rộng hơn. Câu 31: Đáp án B Phương pháp giải: Kiến thức bài 12 – Thiên nhiên phân hóa đa dạng Giải chi tiết:

Trang 13


Vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ có khí hậu mang tính chất nhiệt đới cận xích đạo, nền nhiệt cao và ổn định, không có mùa đông lạnh => thuận lợi cho phát triển du lịch biển quanh năm Câu 32: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức bài 14 – Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên Giải chi tiết: Hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên thuộc loại rừng đặc dụng. Câu 33: Đáp án D Phương pháp giải: Kiến thức bài 12 – Thiên nhiên phân hóa đa dạng Giải chi tiết: Sự đối lập về mùa mưa - khô giữa đồng bằng ven biển Trung Bộ với Tây Nguyên là do tác động kết hợp của gió Đông Bắc, gió Tây Nam đầu hạ và bức chắn địa hình. - Vào đầu mùa hạ, khi Tây Nguyên trực tiếp đón gió Tây Nam đem lại mưa lớn thì sườn Đông Trường Sơn nhiều nơi chịu tác động của gió Tây khô nóng. - Vào mùa đông, khi ven biển miền Trung đón gió Đông Bắc từ biển vào đem lại mưa lớn thì Tây Nguyên bước vào mùa khô, do nằm khuất sau bức chắn địa hình dãy Trường Sơn Nam. Câu 34: Đáp án B Phương pháp giải: Kĩ năng nhận xét biểu đồ Giải chi tiết: - A không đúng: vì tỉ suất tử của nước ta có xu hướng giảm và còn biến động - B đúng: tỉ suất gia tăng tự nhiên nước ta liên tục giảm, từ 3,4% xuống 1,03% - C không đúng: vì tỉ suất sinh thô có xu hướng giảm liên tục - D không đúng: vì tỉ suất tử giảm chậm hơn tỉ suất sinh. Câu 35: Đáp án B Phương pháp giải: Sử dụng Atlat trang 13 Giải chi tiết: Các cánh cung núi ở vùng núi Đông Bắc lần lượt từ Đông sang Tây là: . Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Sông Gâm. Câu 36: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa Giải chi tiết: Nước ta có gió tín phong hoạt động là do vị trí địa lí thuộc vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc. Trang 14


Câu 37: Đáp án A Phương pháp giải: Kĩ năng nhận xét bảng số liệu Giải chi tiết: Tính tỉ trọng cơ cấu thành phần kinh tế nước ta (đơn vị: %) Công thức: Tỉ trọng thành phần A = (Giá trị thành phần A / Tổng giá trị) x 100 (%) => Kết quả: Năm

2010

2014

Khu vực kinh tế Nhà nước

33,6

35,6

Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước

49,1

45,6

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

17,3

18,8

Nhận xét: - A đúng: khu vực kinh tế Nhà nước tăng (33,6% lên 35,6%) - B không đúng: vì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng (từ 17,3% lên 18,8%) - C không đúng: vì khu vực ngoài Nhà nước giảm (từ 49,1% xuống 45,6%) - D không đúng: vì khu vực kinh tế Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn thứ 2 (sau khu vực kinh tế ngoài Nhà nước) Câu 38: Đáp án A Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 13 Giải chi tiết: Dãy núi không có hướng Tây Bắc – Đông Nam ở nước ta là dãy Đông Triều, đây là dãy núi có hướng vòng cung (thuộc cánh cung núi Đông Bắc) Câu 39: Đáp án D Phương pháp giải: Kiến thức bài 10 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa Giải chi tiết: Sông ngòi nước ta có đặc điểm là chế độ nước sát với chế độ mưa; mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều sông nhỏ, dốc; chế độ dòng chảy thất thường (do chế độ mưa thất thường) => A, B, C đúng Sông ngòi nước ta giàu phù sa nhưng lượng phù sa lớn chỉ có vào thời kì mùa lũ, mưa nhiều; mùa hạ nước cạn phù sa ít hơn. => D không đúng Câu 40: Đáp án A Phương pháp giải: Kiến thức bài 15 – Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai Trang 15


Giải chi tiết: Đồng bằng sông Hồng ngập úng nghiêm trọng nhất cả nước chủ yếu do diện mưa bão rộng trong điều kiện mật độ xây dựng cao, lại có hệ thống đê điều bao bọc nên khó thoát nước, gây nên tình trạng ngập úng kéo dài nghiêm trọng. => loại B, C, D Mực nước biển dâng không phải là nguyên nhân gây ngập úng nghiêm trọng ở Đồng bằng sông Hồng

Trang 16


SỞ GD&ĐT THANH HÓA

ĐỀ THI THỬ THPTQG LẦN 1

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

NĂM HỌC 2020 – 2021

LAM SƠN

MÔN: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề

Câu 1 (VD): Kim ngạch xuất, nhập khẩu của nước ta liên tục tăng chủ yếu do A. Cự phát triển của nền kinh tế trong nước cùng những đổi mới trong cơ chế quản lí. B. đa dạng hoá các đối tượng tham gia hoạt động xuất, nhập khẩu. C. tăng cường nhập khẩu dây chuyền máy móc, thiết bị toàn bộ và hàng tiêu dùng. D. thị trường thế giới ngày càng mở rộng. Câu 2 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết hiện trạng sử dụng đất của vùng Đồng bằng sông Hồng chủ yếu là A. đất phi nông nghiệp. B. đất trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả. C. đất trồng cây lương thực, thực phẩm và cây hàng năm. D. đất lâm nghiệp có rừng. Câu 3 (NB): Trình độ thâm canh cao, sản xuất hàng hoá, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp là đặc điểm sản xuất của vùng nông nghiệp A. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. B. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. C. Tây Nguyên và Đồng bằng sông Hồng. D. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 4 (VD): Ngành chăn nuôi gia súc ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh chủ yếu nào dưới đây để phát triển? A. Khí hậu thích hợp và điều kiện chăn thả trong rừng thuận lợi. B. Thị trường tiêu thụ rộng lớn từ vùng Đồng bằng sông Hồng. C. Có nguồn thức ăn từ các đồng cỏ và hoa màu lương thực dành cho chăn nuôi được đảm bảo. D. Nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản đang ngày càng phát triển của vùng Câu 5 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết tỉ trọng GDP của vùng Bắc Trung Bộ so với GDP cả nước (năm 2007) là A. 6,8%.

B. 9,8%.

C. 8,8%.

D. 7,8%.

Câu 6 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, hãy cho biết tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ có mở thiếc là A. Nghệ An.

B. Thanh Hoá.

C. Hà Tĩnh.

D. Quảng Bình.

Câu 7 (VDC): Nhân tố nào sau đây có vai trò lớn nhất làm tăng sự phân hóa thiên nhiên theo chiều Bắc Nam ở nước ta? Trang 1


A. Lãnh thổ nước ta kéo dài theo hướng Bắc -Nam. B. Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời. C. Ảnh hưởng của các dãy núi theo chiều Tây-Đông. D. Hoạt động của gió mùa Đông Bắc vào mùa đông. Câu 8 (VD): Cho biểu đồ:

Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về nhiệt độ, lượng mưa của Lai Châu? A. Mưa tập trung từ tháng IV đến tháng XII, biên độ nhiệt trung bình năm là 9,9°C. B. Tháng I có lượng mưa và nhiệt độ thấp nhất trong năm. C. Biên độ nhiệt độ trung bình năm là 11,50C, mưa nhiều từ tháng V đến tháng X. D. Tháng VII có lượng mưa và nhiệt độ cao nhất trong năm. Câu 9 (VD): Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA Ở MỘT SỐ VÙNG CỦA NƯỚC TA NĂM 2018 Vùng

Diện tích (nghìn ha)

Sản lượng (nghìn tấn)

Đồng bằng sông Hồng

999,7

6085,5

Trung du và miền núi Bắc Bộ

631,2

3590,6

Tây Nguyên

245,4

1375,6

Đông Nam Bộ

270,5

1423,0

Đồng bằng sông Cửu Long

4107,4

24441,9

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019) Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng với năng suất lúa của các vùng ở nước ta năm 2018? A. Đồng bằng sông Hồng cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long. B. Đồng bằng sông Cửu Long thấp hơn Tây Nguyên. C. Tây Nguyên cao hơn Trung du và miền núi Bắc Bộ. D. Trung du và miền núi Bắc Bộ thấp hơn Đông Nam Bộ. Câu 10 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết Việt Nam xuất khẩu sang các nước và vùng lãnh thổ có giá trị trên 6 tỉ USD (năm 2007) là Trang 2


A. Nhật Bản và Đài Loan.

B. Hoa Kì và Nhật Bản.

C. Nhật Bản và Xingapo.

D. Hoa Kì và Trung Quốc

Câu 11 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết hệ thống sông nào sau đây của nước ta đổ ra biển qua cửa Hội? A. Sông Thái Bình.

B. Sông Ba (Đà Rằng).

C. Sông Cả.

D. Sông Cửu Long.

Câu 12 (NB): Căn cứ vào Bản đồ cây công nghiệp Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết hai tỉnh nào dưới đây có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm lớn nhất nước ta? A. KonTum và Gia Lai.

B. Bình Phước và ĐăkLăk.

C. ĐăkLăk và Lâm Đồng.

D. Lâm Đồng và Gia Lai.

Câu 13 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế ven biển nào dưới đây thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Định An.

B. Sông Ba (Đà Rằng) C. Vũng Áng.

D. Vân Đồn.

Câu 14 (TH): Biểu hiện nào dưới đây là hệ quả của quá trình xâm thực, bào mòn mạnh bề mặt địa hình miền đồi núi? A. Các vùng thềm phù sa cổ bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng. B. Bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá. C. Bồi tụ mở mang nhanh chóng các đồng bằng hạ lưu sông. D. Ở vùng núi đá vôi hình thành địa hình caxtơ với các hang động, suối cạn, thung khô. Câu 15 (VD): Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông là do A. bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều. B. biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành đồng bằng. C. đồng bằng nằm ở chân núi, nhận nhiều sỏi, cát trôi sông. D. các sông miền Trung ngắn, hẹp và rất nghèo phù sa. Câu 16 (NB): Đất feralit nâu đỏ ở đại nhiệt đới gió mùa của nước ta phát triển trên A. đá vôi và đá phiến

B. đá phiến và đá axit.

C. đá mẹ ba dan và đá vôi.

D. đá mẹ badan và đá axit.

Câu 17 (VD): Cho bảng số liệu: DÂN SỐ VÀ TỈ LỆ GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM Năm

1989

1999

2009

2014

2019

Dân số (triệu người)

64,4

76,3

86,0

90,7

96,2

Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên (%)

2,1

1,51

1,06

1,08

0,9

(Nguồn: Tổng điều tra dân số Việt Nam năm 2019) Theo bảng số liệu, để thể hiện dân số và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta qua các năm, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? Trang 3


A. Kết hợp.

B. Đường.

C. Tròn.

D. Miền.

Câu 18 (VD): Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh các hoạt động A. vận tải, công nghệ chế biến và bảo quản nông sản. B. vận tải, đẩy mạnh xuất khẩu. C. áp dụng khoa học - kĩ thuật trong việc lai tạo các giống cây, con phù hợp với điều kiện sinh thái từng mùa. D. đẩy mạnh xuất khẩu gắn với việc tạo dựng và quảng bá thương hiệu nông sản. Câu 19 (VD): Cho biểu đồ về xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta giai đoạn 2010 – 2018

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019) Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? A. Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2010 - 2018. B. Chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2010 - 2018. C. Giá trị xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2010 - 2018. D. Quy mô và cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2010 - 2018. Câu 20 (VDC): Sự đối lập nhau về mùa mưa và mùa khô giữa Tây Nguyên và sườn Đông Trường Sơn chủ yếu là do sự kết hợp của A. gió mùa Tây Nam, gió mùa Đông Bắc và hai sườn dãy núi Trường Sơn. B. địa hình đồi núi, cao nguyên và các hướng gió thổi trong năm. C. các gió hướng Tây Nam nóng ẩm và địa hình núi, cao nguyên, đồng bằng. D. dãy núi Trường Sơn và các gió hướng Tây Nam, gió hướng Đông Bắc Câu 21 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết ba khu kinh tế cửa khẩu quan trọng nằm trên biên giới Việt - Trung theo thứ tự từ Đông sang Tây là A. Lào Cai, Móng Cái, Đồng Đăng - Lạng Sơn. B. Đồng Đăng - Lạng Sơn, Lào Cai, Móng Cái. C. Móng Cái, Đồng Đăng - Lạng Sơn, Lào Cai. Trang 4


D. Đồng Đăng - Lạng Sơn, Móng Cái, Lào Cai. Câu 22 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết đỉnh núi Phu Luông có độ cao là A. 3096m

B. 2445m.

C. 2445m

D. 2985m.

Câu 23 (VD): Sự thiếu ổn định về sản lượng điện của các nhà máy thủy điện ở nước ta chủ yếu do A. cơ sở hạ tầng còn yếu

B. sông ngòi ngắn dốc

C. sự phân mùa của khí hậu.

D. nhu cầu sử dụng điện cao

Câu 24 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đâu là nhóm các đô thị loại 2 của nước ta? A. Nam Định, Vinh, Buôn Ma Thuột, Nha Trang, Biên Hoà. B. Vũng Tàu, Plây – cu, Buôn Ma Thuột, Đồng Hới, Thái Bình. C. Thái Nguyên, Nam Định, Việt Trì, Hải Dương, Hội An. D. Biên Hoà, Mỹ Tho, Cần Thơ, Long Xuyên, Đà Lạt. Câu 25 (NB): Vùng lãnh hải có đặc điểm nào dưới đây? A. Vùng tiếp giáp với vùng biển quốc tế. B. Vùng có độ sâu khoảng 200m. C. Vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển. D. Vùng biển rộng 200 hải lí. Câu 26 (VD): Nhiều vùng trũng ở Bắc Trung Bộ và đồng bằng hạ lưu các sông lớn Nam Trung Bộ bị ngập lụt mạnh vào các tháng IX-X là do A. các dãy núi ăn lan ra sát biển ngăn cản dòng chảy sông ngòi trong mùa lũ. B. mưa bão lớn, nước biển dâng, lũ về nguồn. C. xung quanh có đê sông, đê biển bao bọc D. địa hình thấp ven biển, mưa lớn kết hợp với triều cường. Câu 27 (VDC): Yếu tố nào sau đây là chủ yếu làm cho Trung du và miền núi Bắc Bộ khai thác có hiệu quả thế mạnh tổng hợp kinh tế biển? A. Hoàn thiện và đồng bộ cơ sở vật chất kĩ thuật, hạ tầng. B. Thu hút đầu tư, đổi mới chính sách, mở rộng thị trường. C. Nâng cao ý thức người dân, đào tạo và hỗ trợ việc làm. D. Phân bố dân cư ven biển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Câu 28 (NB): Hướng chuyên môn hoá của tuyến công nghiệp Đáp Cầu - Bắc Giang là A. vật liệu xây dựng, khai thác than và cơ khí. B. dệt may, xi măng và hoá chất. C. cơ khí và luyện kim.

D. vật liệu xây dựng và phần hoá học

Câu 29 (VD): Hướng giải quyết việc làm nào cho người lao động nước ta sau đây là chủ yếu? A. Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài B. Phân bố lại dân cư và nguồn lao động C. Mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu Trang 5


D. Thực hiện đa dạng hoá các hoạt động sản xuất Câu 30 (VD): Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm chậm việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng? A. Số dân đông, thiếu nguyên liệu để phát triển công nghiệp. B. Một số tài nguyên đang xuống cấp và đang cạn kiệt. C. Các thế mạnh chưa sử dụng hợp lí, mật độ dân số cao D. Nhiều thiên tai, phần lớn nguyên liệu lấy từ nơi khác Câu 31 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết đất feralit trên đá vôi tập trung nhiều nhất ở A. Tây Bắc

B. Đông Bắc

C. Bắc Trung Bộ.

D. Tây Nguyên.

Câu 32 (VDC): Hãy cho biết đâu là nhược điểm lớn của đô thị nước ta làm hạn chế khả năng đầu tư phát triển kinh tế? A. Phân bố tản mạn về không gian địa lí.

B. Nếp sống xen lẫn giữa thành thị và nông thôn.

C. Phân bố không đồng đều giữa các vùng.

D. Có quy mô, diện tích và dân số không lớn.

Câu 33 (NB): Kĩ thuật nuôi tôm ở nước ta được sắp xếp theo trình độ từ thấp đến cao là A. quảng canh, quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh công nghiệp B. bán thâm canh, quảng canh cải tiến, quảng canh và thâm canh công nghiệp. C. Quảng canh, quảng canh cải tiến, thâm canh công nghiệp và bán thâm canh D. thâm canh công nghiệp, quảng canh, quảng canh cải tiến và bán thâm canh. Câu 34 (VD): Trong phát triển các ngành công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ cần ưu tiên giải pháp nào dưới đây? A. Thu hút nguồn lao động có chất lượng cao. B. Phòng chống và ứng phó tốt với các thiên tai bão, lũ lụt, hạn hán. C. Xây dựng vùng nguyên liệu khoáng sản và nông-lâm-thủy sản vững chắc. D. Phát triển cơ sở năng lượng (điện). Câu 35 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, hãy cho biết vườn quốc gia nào sau đây thuộc tỉnh Tây Ninh? A. Chu Yang Sin.

B. Lò Gò - Xa Mát.

C. Bạch Mã

D. Kon Ka Kinh.

Câu 36 (VDC): Để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ở đồng bằng sông Hồng, vấn đề trọng tâm nhất hiện nay là A. cải tạo đất, phòng chống thiên tai và xây dựng lịch thời vụ phù hợp. B. sử dụng nhiều giống mới, tăng cường hệ thống thủy lợi. C. nâng cao chất lượng lao động, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng. D. phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến, mở rộng thị trường. Câu 37 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết làng nghề cổ truyền Tân Vạn thuộc vùng Trang 6


A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Đông Nam Bộ.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 38 (NB): Ở nước ta, hiện tượng khô hạn và tình trạng hạn hán có thời gian kéo dài nhất là vùng nào dưới đây? A. Vùng ven biển cực Nam Trung Bộ. B. Các thung lũng khuất gió Yên Châu, Sông Mã (Sơn La), Lục Ngạn (Bắc Giang). C. Đồng bằng Nam Bộ và vùng thấp Tây Nguyên. D. Vùng đồi núi phía Tây chịu ảnh hưởng gió Lào ở Bắc Trung Bộ. Câu 39 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết ngành sản xuất ô tô ở nước ta (năm 2007) mới chỉ có ở các trung tâm công nghiệp nào sau đây? A. Hà Nội và Hải Phòng.

B. TP. Hồ Chí Minh và Vũng Tàu.

C. Hà Nội và Đà Nẵng.

D. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Câu 40 (VD): Nước ta phát triển đa dạng các loại hình du lịch do có A. nhu cầu của khách du lịch ngày càng tăng và điều kiện phục vụ ngày càng tốt hơn. B. lao động dồi dào, cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng tốt. C. định hướng ưu tiên phát triển du lịch và các nguồn vốn đầu tư. D. tài nguyên du lịch phong phú và nhu cầu của khách du lịch ngày càng tăng. Đáp án 1-A

2-C

3-D

4-C

5-A

6-A

7-D

8-C

9-A

10-B

11-C

12-B

13-D

14-B

15-B

16-C

17-A

18-A

19-B

20-D

21-C

22-D

23-C

24-A

25-C

26-B

27-B

28-D

29-D

30-C

31-A

32-C

33-A

34-D

35-B

36-D

37-B

38-A

39-D

40-D

LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án A Phương pháp giải: Kiến thức bài 31 – Vấn đề phát triển thương mại Giải chi tiết: Kim ngạch xuất, nhập khẩu của nước ta liên tục tăng chủ yếu do sự phát triển của nền kinh tế trong nước cùng những đổi mới trong cơ chế quản lí. - Sự phát triển của nền kinh tế trong nước cũng như nhu cầu tiêu dùng tăng lên => nhu cầu nhập khẩu hàng hóa máy móc thiết bị sản xuất và hàng tiêu dùng cũng tăng lên => nhập khẩu tăng - Những đổi mới trong cơ chế quản lí phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế thế giới hiện nay đã giúp nước ta mở rộng và đa dạng hóa thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu => xuất khẩu tăng lên Câu 2: Đáp án C Trang 7


Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 18 Giải chi tiết: Hiện trạng sử dụng đất của vùng ĐB sông Hồng chủ yếu là: đất trồng cây lương thực, thực phẩm và cây hằng năm. Bởi đây là vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa là chủ yếu. Câu 3: Đáp án D Phương pháp giải: Kiến thức bài 25 – Đặc điểm nền nông nghiệp Giải chi tiết: Trình độ thâm canh cao, sản xuất hàng hóa, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp là đặc điểm sản xuất của vùng nông nghiệp Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 4: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức bài 32 – Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du miền núi Bắc Bộ Giải chi tiết: Ngành chăn nuôi gia súc ở Trung du miền núi Bắc Bộ có thế mạnh để phát triển, chủ yếu dựa vào nguồn thức ăn từ các đồng cỏ và hoa màu lương thực dành cho chăn nuôi được đảm bảo. Câu 5: Đáp án A Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 27 Giải chi tiết: Tỉ trọng GDP của vùng Bắc Trung Bộ so với GDP cả nước (năm 2007) là: 6,8 % Câu 6: Đáp án A Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 8 Giải chi tiết: Tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ có mỏ thiếc là: Nghệ An. Câu 7: Đáp án D Phương pháp giải: Liên hệ kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và bài 11 – Thiên nhiên phân hóa đa dạng Giải chi tiết: Nhân tố có vai trò lớn nhất làm tăng sự phân hóa thiên nhiên theo chiều Bắc – Nam ở nước ta là hoạt động của gió mùa Đông Bắc vào mùa đông. Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh mẽ từ dãy Bạch Mã trở ra đem lại một mùa đông lạnh, kéo dài cho miền Bắc với nền nhiệt mùa đông xuống dưới 200C (có 3 tháng dưới 150C). Từ dãy Bạch Mã trở vào Nam gió mùa đông Bắc gần như không hoạt động, do vậy miền Nam không có mùa đông lạnh, nền nhiệt trung bình năm luôn trên 200C. Trang 8


Câu 8: Đáp án C Phương pháp giải: Kĩ năng nhận xét biểu đồ Giải chi tiết: - A sai vì: mưa tập trung từ tháng 5 – 10 - B sai vì: tháng 2 là tháng có lượng mưa thấp nhất trong năm - C đúng vì: biên độ nhiệt năm là 11,50C (biên độ nhiệt = 25,20C – 13,70C = 11,50C), mưa nhiều từ tháng 5 – 10 - D sai vì: nhiệt độ cao nhất rơi vào tháng 5 (25,20C) Câu 9: Đáp án A Phương pháp giải: Kĩ năng tính toán và nhận xét bảng số liệu Giải chi tiết: Công thức tính: Năng suất = Sản lượng/ Diện tích (tạ/ha) Kết quả: Nhận xét năng suất lúa các vùng: - A đúng: năng suất lúa ĐBS Hồng cao hơn ĐBS Cửu Long - B sai: năng suất lúa ĐB sông Cửu Long cao hơn Tây Nguyên - C sai: năng suất lúa Tây Nguyên thấp hơn TDMN Bắc Bộ - D sai: năng suất lúa TDMN Bắc Bộ cao hơn Đông Nam Bộ Câu 10: Đáp án B Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 24 Giải chi tiết: Việt Nam xuất khẩu sang các nước và vùng lãnh thổ có giá trị trên 6 tỉ USD (năm 2007) là Hoa Kì và Nhật Bản. Câu 11: Đáp án C Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 10 Giải chi tiết: Hệ thống sông của nước ta đổ ra biển qua cửa Hội là sông Cả. Câu 12: Đáp án B Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 19 Giải chi tiết:

Trang 9


Căn cứ vào Bản đồ cây công nghiệp Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hai tỉnh có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm nhất nước ta là: Bình Phước và Đăk Lăk. Câu 13: Đáp án D Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 17 Giải chi tiết: Khu kinh tế ven biển thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ là: Vân Đồn (Quảng Ninh) Câu 14: Đáp án B Phương pháp giải: Kiến thức bài 10 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Địa hình) Giải chi tiết: Biểu hiện là hệ quả của quá trình xâm thực – bào mòn mạnh mẽ bề mặt địa hình ở miền đồi núi là: bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá. Câu 15: Đáp án B Phương pháp giải: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi (Khu vực đồng bằng) Giải chi tiết: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông là do: biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành đồng bằng Câu 16: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức bài 12 – Thiên nhiên phân hóa đa dạng (Phân hóa theo độ cao) Giải chi tiết: Đất feralit nâu đỏ ở đai nhiệt đới gió mùa nước ta phát triển trên đá mẹ badan và đá vôi. Câu 17: Đáp án A Phương pháp giải: Kĩ năng nhận diện biểu đồ Giải chi tiết: Bảng số liệu có 2 đơn vị khác nhau, có 5 năm => Để thể hiện dân số và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta qua các năm, biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ kết hợp. Câu 18: Đáp án A Phương pháp giải: Kiến thức bài 21 – Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta Giải chi tiết:

Trang 10


Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh các hoạt động: vận tải, công nghệ chế biến và bảo quản nông sản. Câu 19: Đáp án B Phương pháp giải: Kĩ năng đặt tên biểu đồ Giải chi tiết: Biểu đồ miền => thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu => Biểu đồ đã cho thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của nước ta giai đọa 2010 – 2018 Câu 20: Đáp án D Phương pháp giải: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa Giải chi tiết: Sự đối lập nhau về mùa mưa và mùa khô giữa Tây Nguyên và sườn Đông Trường Sơn chủ yếu là do sự kết hợp của dãy núi Trường Sơn và các hướng gió Tây Nam (gió tây nam đầu mùa hạ và gió mùa Tây Nam), gió hướng Đông Bắc (Tín phong Bắc bán cầu và gió mùa Đông Bắc). Đáp án A còn nêu thiếu các loại gió => loại A Câu 21: Đáp án C Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 17 Giải chi tiết: Khu kinh tế cửa khẩu nằm trên biên giới Việt – Trung theo thứ tự từ Đông sang Tây là: Móng Cái, Đồng Đăng – Lạng Sơn, Lào Cai Câu 22: Đáp án D Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 13 Giải chi tiết: Núi Phu Luông có độ cao là: 2985m Câu 23: Đáp án C Phương pháp giải: Liên hệ kiến thức phần tự nhiên và bài 26 – Các ngành công nghiệp nước ta Giải chi tiết: Sự thiếu ổn định về sản lượng điện của các nhà máy thủy điện ở nước ta chủ yếu là do sự phân mùa của khí hậu. Bởi thủy điện sử dụng nguồn nước từ dòng chảy sông ngòi, trong khi đó lưu lượng nước sông ngòi nước ta có chế độ nước phân mùa và phụ thuộc vào chế độ mưa: mùa mưa trùng với mùa lũ, mùa khô trùng mùa cạn. Câu 24: Đáp án A Trang 11


Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí 15 Giải chi tiết: Nhóm các đô thị loại 2 của nước ta gồm: Nam Định, Vinh, Buôn Ma Thuật, Nha Trang, Biên Hòa. Câu 25: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức bài 2 – Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Giải chi tiết: Vùng lãnh hải có đặc điểm là: vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển. Câu 26: Đáp án B Phương pháp giải: Kiến thức bài 15 – Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai Giải chi tiết: Nhiều vùng trũng ở Bắc Trung Bộ và đồng bằng hạ lưu các con sông lớn Nam Trung Bộ thường bị ngập lụt mạnh vào các tháng IX – X là do đây là thời kì vùng có mưa bão lớn (mưa lớn tập trung nhiều vào các tháng thu đông: tháng 9, 10), kết hợp với ảnh hưởng của bão, nước biển dâng khiến lũ trên thượng nguồn dồn về nhanh, nước dâng cao. Câu 27: Đáp án B Phương pháp giải: Kiến thức bài 32 – Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ Giải chi tiết: Yếu tố chủ yếu làm cho Trung du và miền núi Bắc Bộ khai thác có hiệu quả thế mạnh tổng hợp kinh tế biển là: vùng đã có nhiều sự đổi mới về chính sách quản lí, thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư trong và ngoài nước, mở rộng thị trường tiêu thụ. Câu 28: Đáp án D Phương pháp giải: Kiến thức bài 26 – Cơ cấu công nghiệp Giải chi tiết: Hướng chuyên môn hóa của tuyến công nghiệp Đáp Cầu – Bắc Giang là: vật liệu xây dựng, phân hóa học Câu 29: Đáp án D Phương pháp giải: Kiến thức bài 17 – Lao động và việc làm Giải chi tiết: Hướng giải quyết việc làm chủ yếu cho người lao động nước ta là thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất ở vùng nông thôn và thành thị: gồm có các nghề truyền thống, tiểu thủ công nghiệp…, đặc biệt chú ý thích đáng các hoạt động dịch vụ. Trang 12


Câu 30: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức bài 33 – Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế the ngành ở đồng bằng sông Hồng Giải chi tiết: Nguyên nhân chủ yếu làm chậm việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở đồng bằng sông Hồng là do các thế mạnh chưa sử dụng hợp lí, mật độ dân số cao. - Vùng có nhiều thế mạnh về nguồn lao động, thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, tỉ lệ thất nghiệp thiếu việc làm vẫn còn cao do kinh tế chưa phát triển mạnh. Thứ 2, vùng còn hạn chế về nguồn nguyên liệu cho phát triển sản xuất, trong khi nhiều tài nguyên đang bị xuống cấp do khai thác chưa hợp lí. - Mật độ độ dân số của vùng rất cao (cao nhất cả nước) => gây nhiều sức ép về kinh tế - xã hội – môi trường Câu 31: Đáp án A Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 11 Giải chi tiết: Đất feralit trên đá vôi tập trung nhiều nhất ở Tây Bắc. Câu 32: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức bài 18 – Đô thị hóa Giải chi tiết: Nhược điểm lớn của đô thị nước ta làm hạn chế khả năng đầu tư phát triển kinh tế là nếp sống xen lẫn giữa thành thị và nông thôn. Sự xen lẫn giữa nếp sống thành thị và nông thôn sẽ làm ảnh hưởng đến cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng và nhu cầu người dân => điều này ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư của các đô thị. Câu 33: Đáp án A Phương pháp giải: Kiến thức bài 24 – Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp Giải chi tiết: Kĩ thuật nuôi tôm ở nước ta được sắp xếp theo trình độ từ thấp đến cao là: quảng canh, quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh công nghiệp. Câu 34: Đáp án D Phương pháp giải: Kiến thức bài 35 – Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ Giải chi tiết:

Trang 13


Trong phát triển các ngành công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ, cần ưu tiên phát triển cơ sở năng lượng (điện). Bởi điện là cơ sở hạ tầng quan trọng và cơ bản nhất để có thể tiến hành phát triển các ngành kinh tế. Hơn nữa vùng còn hạn chế về nguồn năng lượng tại chỗ. Câu 35: Đáp án B Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 12 Giải chi tiết: Vườn quốc gia thuộc tỉnh Tây Ninh là: Lò Giò – Xa Mát. Câu 36: Đáp án D Phương pháp giải: Kiến thức bài 33 – Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở đồng bằng sông Hồng Giải chi tiết: Để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở đồng bằng sông Hồng, vấn đề trọng tâm hiện nay là: phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, đồng thời tìm kiếm mở rộng thị trường để đẩy mạnh hoạt động trao đổi nông sản, tăng hiệu quả kinh tế. Câu 37: Đáp án B Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 25 Giải chi tiết: Làng nghề cổ truyền Tân Vạn thuộc trung tâm du lịch Thành phố Hồ Chí Minh => thuộc vùng Đông Nam Bộ Câu 38: Đáp án A Phương pháp giải: Kiến thức bài 15 – Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai Giải chi tiết: Ở nước ta, hiện tượng khô hạn và tình trạng hạn hán có thời gian kéo dài nhất ở vùng ven biển cực Nam Trung Bộ (5 – 7 tháng) Câu 39: Đáp án D Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 21 Giải chi tiết: Ngành sản xuất ô tô ở nước ta (năm 2007) mới chỉ có ở các trung tâm công nghiệp rất lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Câu 40: Đáp án D Phương pháp giải: Kiến thức bài 31 – Thương mại, du lịch Trang 14


Giải chi tiết: Nước ta phát triển đa dạng các loại hình du lịch nhờ có tài nguyên du lịch phong phú và nhu cầu của khách du lịch ngày càng tăng.

Trang 15


SỞ GD&ĐT HẢI PHÒNG

ĐỀ THI THỬ THPTQG LẦN 1

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

NĂM HỌC 2020 – 2021

TRẦN PHÚ

MÔN: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề

Câu 1 (VD): Cho bảng số liệu: TỈ TRỌNG PHÂN BỔ DÂN CƯ THEO CÁC CHÂU LỤC, NĂM 2015 VÀ NĂM 2019 (Đơn vị: %) Năm

2015

2019

Châu Á

60,7

59,5

Châu Phi

16,4

16,8

Châu Âu

10,1

9,6

Các châu lục khác

12,8

14,1

Thế giới

100,0

100,0 (Nguồn: Niên giám thống kê 2019, NXB Thống kê 2020)

Căn cứ vào bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về tỉ trọng phân bố dân cư theo các châu lục, năm 2015 và 2019? A. Châu Á giảm, châu Phi tăng.

B. Châu Âu giảm, châu Phi giảm.

C. Châu Á tăng, châu lục khác giảm.

D. Châu lục khác giảm, châu Á giảm.

Câu 2 (VD): Cho biểu đồ:

CƠ CẤU DÂN SỐ THEO THÀNH THỊ, NÔNG THÔN CỦA NƯỚC TA (Nguồn: Số liệu theo niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê 2020) Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta qua các năm? A. Tỉ lệ dân nông thôn và thành thị đều giảm đi B. Tỉ lệ dân nông thôn nhỏ hơn tỉ lệ dân thành thị C. Tỉ lệ dân nông thôn và thành thị đều tăng lên D. Tỉ lệ dân nông thôn lớn hơn tỉ lệ dân thành thị Trang 1


Câu 3 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết tên 4 cánh cung của vùng núi Đông Bắc theo thứ tự từ Đông sang Tây? A. Sông Gâm, Ngân Sơn, Hoành Sơn, Trường Sơn Bắc B. Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều C. Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Sông Gâm. D. Đông Triều, Trường Sơn Nam, Ngân Sơn, Bắc Sơn. Câu 4 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5 cho biết Việt Nam có biên giới cả trên đất liền và trên biển với A. Trung Quốc, Campuchia

B. Trung Quốc, Lào

C. Thái Lan, Campuchia

D. Lào, Campuchia

Câu 5 (VDC): Yếu tố chính làm hình thành các trung tâm mưa nhiều, mưa ít ở nước ta là: A. độ vĩ

B. địa hình

C. độ lục địa

D. mạng lưới sông ngòi

Câu 6 (VD): Nguyên nhân gây mưa chủ yếu vào mùa hạ cho nước ta là do A. khối khí chí tuyến bắc Ấn Độ Dương

B. gió mùa Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới

C. địa hình và hoàn lưu khí quyển

D. hoạt động của bão và gió Tín phong.

Câu 7 (NB): Khoáng sản nào sau đây có nhiều ở vùng thềm lục địa nước ta? A. Dầu khí

B. Than đá

C. Titan

D. Bô-xít.

Câu 8 (NB): Cảnh quan tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Nam là A. đới rừng cận nhiệt đới gió mùa

B. đới rừng nhiệt đới gió mùa

C. đới rừng ôn đới gió mùa

D. đới rừng cận xích đạo gió mùa

Câu 9 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng khí hậu nào sau đây thuộc miền khí hậu phía nam? A. Đông Bắc Bộ

B. Nam Trung Bộ

C. Trung và Nam Bắc Bộ

D. Tây Bắc Bộ

Câu 10 (TH): Phát biểu nào sau đây không đúng với khu vực vùng núi Đông Bắc nước ta? A. Thấp dần từ tây bắc xuống đông nam

B. Đồi núi thấp chiếm ưu thế.

C. Địa hình cao nhất nước ta.

D. Hướng núi chính là vòng cung.

Câu 11 (TH): Cho bảng số liệu: LƯU LƯỢNG NƯỚC TRUNG BÌNH THÁNG CỦA SÔNG HỒNG TẠI TRẠM HÀ NỘI Tháng Lưu lượng nước

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

1040 885 765 889 1480 3510 5590 6660 4990 3100 2199 1370 (Nguồn: Atlat Địa lí Việt Nam – NXB Giáo dục Việt Nam)

Theo bảng số liệu, sông Hồng tại trạm Hà Nội có đỉnh lũ rơi vào tháng nào sau đây? A. Tháng I.

B. Tháng VIII.

C. Tháng XII.

D. Tháng III

Câu 12 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, hãy cho biết Sếu đầu đỏ là loài động vật đặc hữu của vườn quốc gia nào? A. Vũ Quang

B. Bạch Mã

C. Tràm Chim

D. U Minh Thượng Trang 2


Câu 13 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trong 10, cho biết sông nào sau đây không thuộc hệ thống sông Thái Bình? A. Cả

B. Thương

C. Lục Nam

D. Cầu

Câu 14 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông nào sau đây thuộc hệ thống sông Hồng? A. Đà

B. Lục Nam

C. Cầu

D. Thương

Câu 15 (NB): Ở nước ta, nơi có thềm lục địa hẹp nhất là A. vùng biển Bắc Trung Bộ

B. vùng biển Bắc Bộ

C. vùng biển Nam Trung Bộ

D. vùng biển Nam Bộ

Câu 16 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, hãy cho biết tên 6 cao nguyên từ dãy Bạch Mã trở vào Nam theo thứ tự là A. Trường Sơn Nam, Kon Tum, Pleiku, Đăk Lăk, Mơ Nông, Lâm Viên. B. Trường Sơn Nam, Kon Tum, PleiKa, Đăk Lăk, Mơ Nông, Di Linh. C. Kon Tum, Pleiku, Đăk Lăk, Mơ Nông, Di Linh, Lâm Viên. D. Kon Tum, Pleiku, Đăk Lăk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh. Câu 17 (NB): Gió mùa mùa đông thổi vào nước ta theo hướng nào sau đây? A. Đông Bắc

B. Tây Nam

C. Tây Bắc

D. Đông Nam

Câu 18 (NB): Nước ta có dạng địa hình chủ yếu nào sau đây? A. Sơn nguyên rộng

B. Bán bình nguyên

C. Đồi núi thấp

D. Đồi núi cao

Câu 19 (TH): Cho biểu đồ GDP của Ma-lai-xi-a và Phi-lip-pin qua các năm

(Nguồn: Niến giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2019) Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? A. Chuyển dịch cơ cấu GDP của Ma-lai-xi-a và Phi-lip-pin qua các năm B. Quy mô GDP của Ma-lai-xi-a và Phi-lip-pin qua các năm. C. Cơ cấu GDP của Ma-lai-xi-a và Phi-lip-pin qua các năm. D. Tốc độ tăng trưởng GDP của Ma-lai-xi-a và Phi-lip-pin qua các năm. Câu 20 (TH): Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa không trực tiếp gây nên thiên tai nào sau đây? Trang 3


A. Ngập lụt.

B. Hạn hán

C. Lũ quét

D. Động đất

Câu 21 (NB): Địa hình bán bình nguyên của nước ta thể hiện rõ nhất ở khu vực nào sau đây? A. Tây Nguyên.

B. Đông Bắc Bộ

C. Tây Nam Bộ.

D. Đông Nam Bộ.

Câu 22 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết lưu vực của hệ thống sông nào nằm ở Bắc Trung Bộ và Tây Bắc? A. Sông Thái Bình.

B. Sông Cả.

C. Sông Thu Bồn.

D. Sông Hồng.

Câu 23 (NB): Vùng nào sau đây có địa hình cao nhất nước ta? A. Trường Sơn Bắc

B. Tây Bắc

C. Trường Sơn Nam

D. Đông Bắc

Câu 24 (NB): Ranh giới vùng lãnh hải nước ta được xác định A. từ đường cơ sở mở rộng ra phía biển 12 hải lý. B. từ đường bờ biển mở rộng ra phía biển 12 hải lý. C. từ ranh giới phía ngoài lãnh hải đến bờ biển rộng 12 hải lý. D. từ vùng tiếp giáp lãnh hải mở rộng ra phía biển 12 hải lý. Câu 25 (TH): Đặc điểm nào sau đây không phải của biển Đông ? A. Là một biển tương đối kín.

B. Nằm trong vùng nhiệt đới đới ẩm gió mùa

C. Là một biển nhỏ trong Thái Bình Dương.

D. Là một biển lớn trong Thái Bình Dương.

Câu 26 (TH): Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây? A. Suy giảm về thể trạng của các cá thể trong loài. B. Suy giảm về số lượng thành phần loài. C. Suy giảm về nguồn gen quý hiếm. D. Suy giảm về kiều hệ sinh thái. Câu 27 (NB): Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7 cho biết cao nguyên/sơn nguyên nào không thuộc miền Bắc nước ta? A. Đồng Văn.

B. Sơn La

C. Mộc Châu

D. Di Linh

Câu 28 (VDC): Sự phân mùa của khí hậu nước ta chủ yếu là do A. ảnh hưởng của các khối không khí hoạt động theo mùa khác nhau về hướng và tinh chất B. ảnh hưởng của khối không khí lạnh và khối không khí xích đạo. C. ảnh hưởng của khối không khí từ vùng vịnh Bengan và Tín phong nửa cầu Bắc D. ảnh hưởng của Tín phong nửa cầa Bắc và khối không khí Xích đạo. Câu 29 (TH): Đây là biện pháp quan trọng nhất nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học A. đưa vào “Sách đỏ Việt Nam” những động, thực vật quý hiếm cần bảo vệ B. nghiêm cấm việc khai thác rừng, săn bắn động vật. C. tăng cường bảo vệ rừng và đẩy mạnh việc trồng rừng. D. xây dựng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên. Câu 30 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp biển? A. Bình Phước

B. Đồng Nai

C. Tây Ninh.

D. Ninh Thuận Trang 4


Câu 31 (VD): Ở vùng đồi núi nước ta, sự phân hóa thiên nhiên Đông- Tây chủ yếu do A. tác động của gió mùa với với hướng của các dãy núi B. sự tác động mạnh mẽ của con người C. độ cao phân thành các bậc địa hình khác nhau. D. độ dốc của địa hình theo hướng tây bắc - đông nam Câu 32 (TH): Thiên nhiên nước ta không có đai cao nào duới đây: A. Đai ôn đới gió mùa trên núi

B. Đai nhiệt đới gió mùa

C. Đai xích đạo gió mùa

D. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi

Câu 33 (NB): Từ Đông sang Tây, từ biển vào đất liền, thiên nhiên nuớc ta có sự phân hóa thành 3 đai rõ rệt là A. ùng biển và thềm lục địa - vùng đồi núi thấp - vùng đồi núi cao. B. vùng biển - vùng đất - vùng trời C. vùng biển - vùng đồng bằng - vùng cao nguyên. D. vùng biển và thềm lục địa -vùng đồng bằng ven biển – vùng đồi núi. Câu 34 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 9, hãy cho biết bão đổ bộ vào nước ta mạnh nhất tháng nào? A. 8

B. 9

C. 6

D. 7

Câu 35 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết nơi nào sau đây có khí tự nhiên? A. Bạch Hổ

B. Rạng Đông

C. Tiền Hải

D. Kiên Lương

Câu 36 (VD): Hiện tượng ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long là do A. vùng có lượng mưa quá lớn

B. địa hình thấp, bằng phẳng

C. mưa lớn và triều cường

D. thủy triều dâng cao

Câu 37 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết nơi nào sau đây có quặng crôm? A. Quỳ Châu.

B. Cổ Định.

C. Tĩnh Túc.

D. Lũng Cú.

Câu 38 (VDC): Nguyên nhân chính làm cho nguồn nước của nước ta bị ô nhiễm nghiêm trọng là: A. Hầu hết nước thải của công nghiệp và đô thị đổ thẳng ra sông mà chưa qua xử lí. B. Giao thông vận tải đường thuỷ phát triển, lượng xăng dầu, chất thải trên sông nhiều. C. Việc khai thác dầu khí ở ngoài thềm lục địa và các sự cố tràn dầu trên biển. D. Nông nghiệp thâm canh cao nên sử dụng quá nhiều phân hoá học, thuốc trừ sâu. Câu 39 (VD): Nước ta có lượng mưa lớn, trung bình 1500 – 2000 mm/năm, nguyên nhân chính là do A. địa hình cao đón gió gây mưa B. gió Tín phong mang mưa đến. C. các khối không khí qua biển mang ẩm vào đất liền. D. nhiệt độ cao nên lượng bốc hơi lớn. Câu 40 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết vườn quốc gia Ba Bể nằm ở phân khu địa lí động vật nào sau đây? Trang 5


A. Bắc Trung Bộ.

B. Trung Trung Bộ.

C. Tây Bắc.

D. Đông Bắc

Đáp án 1-A

2-D

3-C

4-A

5-B

6-B

7-A

8-D

9-B

10-C

11-B

12-C

13-A

14-A

15-C

16-D

17-A

18-C

19-B

20-D

21-D

22-B

23-B

24-A

25-C

26-A

27-D

28-A

29-D

30-D

31-A

32-C

33-D

34-B

35-C

36-C

37-B

38-A

39-C

40-D

LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án A Phương pháp giải: Kĩ năng nhận xét bảng số liệu Giải chi tiết: Nhận xét: - A đúng: châu Á giảm (60,7% xuống 59,5%), châu Phi tăng (16,4% lên 16,8%) - B sai: vì châu Phi tăng (16,4% lên 16,8%) - C sai: vì châu Á giảm (60,7% xuống 59,5%) - D sai: vì châu lục khác tăng (12,8% lên 14,1%) Câu 2: Đáp án D Phương pháp giải: Kĩ năng nhận xét biểu đồ Giải chi tiết: - A sai: vì tỉ lệ dân thành thị tăng lên (30,4% lên 35%) - B sai: vì tỉ lệ dân nông thôn lớn hơn dân thành thị (năm 2019: dân nông thôn 65% > 35% dân nông thôn) - C sai: vì tỉ lệ dân thành thị đang giảm xuống (tư 69,6% xuống 65%) - D đúng: tỉ lệ dân nông thôn luôn lớn hơn dân thành thị (năm 2019 dân nông thôn 65% dân thành thị 35% Câu 3: Đáp án C Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 13 Giải chi tiết: Tên 4 cánh cung của vùng núi Đông Bắc theo thứ tự từ Đông sang Tây là: Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Sông Gâm. Câu 4: Đáp án A Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 4 – 5 Giải chi tiết: Việt Nam có biên giới trên cả đất liền và trên biển với Trung Quốc và Campuchia Câu 5: Đáp án B Trang 6


Phương pháp giải: Liên hệ mối liên hệ giữa các nhân tố tự nhiên ở nước ta về khí hậu Giải chi tiết: Yếu tố chính làm nên các trung tâm mưa ít, mưa nhiều ở nước ta là địa hình: khu vực địa hình núi cao, đón gió sẽ hình thành các trung tâm mưa lớn (Huế, Móng Cái); khu vực vùng trũng thấp, địa hình khuất gió thường mưa ít, khô hạn ( phía Nam Điện Biên, các tỉnh cực Nam Trung Bộ). Câu 6: Đáp án B Phương pháp giải: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa Giải chi tiết: Nguyên nhân gây mưa chủ yếu vào mùa hạ cho nước ta là gió mùa Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới vào thời kì giữa và cuối mùa hạ. Chú ý từ “nước ta” => nghĩa là - Loại A: vì khối khí chí tuyến Bắc Ấn Độ Dương chỉ gây mưa cho Nam Bộ và Tây Nguyên vào đầu mùa hạ - Loại C: vì địa hình chỉ ảnh hưởng chủ yếu đến sự đối lập về mùa mưa theo không gian giữa sườn Đông và sườn Tây dãy Trường Sơn. - Loại D: vì gió Tín Phong chỉ gây mưa cho vùng ven biển phía đông dãy Trường Sơn vào thời kì mùa đông. Câu 7: Đáp án A Phương pháp giải: Kiến thức bài 8 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Giải chi tiết: Khoáng sản có nhiều ở vùng thềm lục địa nước ta là các bể dầu khí, với giá trị kinh tế rất lớn. Câu 8: Đáp án D Phương pháp giải: Kiến thức bài 11 – Thiên nhiên phân hóa đa dạng Giải chi tiết: Cảnh quan tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Nam là đới rừng cận xích đạo gió mùa. Câu 9: Đáp án B Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 9 Giải chi tiết: Vùng khí hậu thuộc miền khí hậu phía Nam là vùng Nam Trung Bộ. Câu 10: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi Giải chi tiết: Vùng núi Đông Bắc địa hình chủ yếu là đồi núi thấp có hướng vòng cung => Nhận định: địa hình cao nhất nước ta là không đúng Câu 11: Đáp án B Phương pháp giải: Kĩ năng nhận xét bảng số liệu Giải chi tiết: Trang 7


Trạm sông Hồng có đỉnh lũ rơi vào tháng 8 với lưu lượng nước cao nhất trong năm: 6660mm Câu 12: Đáp án C Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 12 Giải chi tiết: Sếu đầu đỏ là loài động vật đặc hữu của vưởn quốc gia Tràm Chim. Câu 13: Đáp án A Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 10 Giải chi tiết: Con sông không thuộc hệ thống sông Thái Bình là sông Cả. Sông Cả thuộc hệ thống sông Cả. Câu 14: Đáp án A Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 10 Giải chi tiết: Con sông thuộc hệ thống sông Hồng là sông Đà. Câu 15: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức bài 12 – Thiên nhiên phân hóa đa dạng Giải chi tiết: Ở nước ta, nơi có thềm lục địa hẹp nhất là vùng biển Nam Trung Bộ. Câu 16: Đáp án D Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 14 Giải chi tiết: Tên 6 cao nguyên từ dãy Bạch Mã trở vào Nam theo thứ tự là: Kon Tum, Pleiku, Đăk Lăk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh. Câu 17: Đáp án A Phương pháp giải: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa Giải chi tiết: Gió mùa mùa đông thổi vào nước ta theo hướng đông bắc. Câu 18: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi Giải chi tiết: Nước ta có dạng địa hình chủ yếu là đồi núi thấp. Đồi núi thấp chiếm khoảng 60% diện tích lãnh thổ nước ta. Câu 19: Đáp án B Phương pháp giải: Kĩ năng đặt tên biểu đồ Giải chi tiết: Biểu đồ cột ghép, đơn vị GDP (tuyệt đối) => Biểu đồ đã cho thể hiện quy mô GDP của Ma-lai-xi-a và Phi-lip-pin Trang 8


Câu 20: Đáp án D Phương pháp giải: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa Giải chi tiết: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa không trực tiếp gây nên động đất. Động đất xảy ra là do hoạt động nội lực bên trong Trái Đất. Câu 21: Đáp án D Phương pháp giải: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi Giải chi tiết: Địa hình bán bình nguyên của nước ta thể hiện rõ nhất ở khu vực Đông Nam Bộ. Câu 22: Đáp án B Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 10 Giải chi tiết: Lưu vực của hệ thống sông nằm ở Bắc Trung Bộ và Tây Bắc là lưu vực sông Cả. Câu 23: Đáp án B Phương pháp giải: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi Giải chi tiết: Tây Bắc là vùng có địa hình cao nhất nước ta, với địa hình dãy núi Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ nhất cả nước. Câu 24: Đáp án A Phương pháp giải: Kiến thức bài 2- Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Giải chi tiết: Ranh giới vùng lãnh hải nước ta được xác định từ đường cơ sở mở rộng ra phía biển 12 hải lý. Câu 25: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức bài 8 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Giải chi tiết: Biển Đông là một biển lớn trong Thái Bình Dương => nhận xét C sai Câu 26: Đáp án A Phương pháp giải: Kiến thức bài 14 – Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên Giải chi tiết: Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta biểu hiện ở: sự suy giảm về số lượng thành phần loài, suy giảm về nguồn gen quý hiếm, suy giảm kiểu hệ sinh thái. => loại B, C, D Suy giảm về thể trạng của các cá thể trong loài không phải là biểu hiện của suy giảm đa dạng sinh học. Câu 27: Đáp án D Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 6 – 7 Giải chi tiết: Trang 9


Các cao nguyên, sơn nguyên không thuộc miền Bắc nước ta là Di Linh. Cao nguyên Di Linh thuộc vùng tây Nguyên. Câu 28: Đáp án A Phương pháp giải: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa Giải chi tiết: Sự phân mùa của khí hậu nước ta chủ yếu do: ảnh hưởng của các khối không khí hoạt động theo mùa khác nhau về hướng và tính chất: - Miền Bắc có mùa đông lạnh ít mưa do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và mùa hạ nóng,ẩm mưa nhiều do ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam từ biển vào. - Miền Nam có mùa mưa – khô rõ rệt: do vào thời kì mùa hạ đón các luồng gió tây nam đem lại mưa lớn và kéo dài và ngược lại thời kì mùa đông mưa ít, khô hạn do vị trí khuất gió hướng đông bắc. - Giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Bộ cũng có sự đối lập mùa mưa – khô. Câu 29: Đáp án D Phương pháp giải: Kiến thức bài 14 – Vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên Giải chi tiết: Biện pháp quan trọng nhất nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học là xây dựng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên. Câu 30: Đáp án D Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 4 – 5 Giải chi tiết: Tỉnh Ninh Thuận thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ là tỉnh tiếp giáp biển Đông nước ta. Câu 31: Đáp án A Phương pháp giải: Kiến thức bài 12 – Thiên nhiên phân hóa đa dạng Giải chi tiết: Ở vùng đồi núi nước ta, sự phân hóa thiên nhiên Đông – Tây chủ yếu do tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi: - Khi Tây Nguyên và Nam Bộ (sườn tây Trường Sơn) đón gió mùa Tây Nam mang lại mưa lớn, thì sườn đông Trường Sơn là mùa khô do ở vị trí khuất gió - Ngược lại khi sườn Đông Trường Sơn đón các hướng gió đông bắc từ biển vào đem lại mưa lớn thì sườn Tây Trường Sơn đang là mùa khô. Câu 32: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức bài 12 – Thiên nhiên phân hóa đa dạng Giải chi tiết: Thiên nhiên nước ta không có đai xích đạo gió mùa Câu 33: Đáp án D Phương pháp giải: Kiến thức bài 12 – Thiên nhiên phân hóa đa dạng Trang 10


Giải chi tiết: Từ Đông sang Tây, từ biển vào đất liền, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành 3 đai rõ rệt là: vùng biển và thềm lục địa -vùng đồng bằng ven biển – vùng đồi núi. Câu 34: Đáp án B Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 9 Giải chi tiết: Bão đổ bộ vào nước ta mạnh nhất vào tháng 9 Câu 35: Đáp án C Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 8 Giải chi tiết: Nước ta có mỏ khí Tiền Hải ở Thái Bình. Câu 36: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức bài 15 – Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai Giải chi tiết: Hiện tượng ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long là do mưa lớn kết hợp với triều cường nước biển dâng => lũ khó thoát hơn dẫn đến ngập lụt nghiêm trọng. Câu 37: Đáp án B Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 8 Giải chi tiết: Nơi có quặng crôm là Cổ Định (Thanh Hóa) Câu 38: Đáp án A Phương pháp giải: Kiến thức bài 15 – Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai Giải chi tiết: - Nguyên nhân chính làm cho nguồn nước của nước ta bị ô nhiễm nghiêm trọng là do hầu hết nước thải của công nghiệp và đô thị đổ thẳng ra sông mà chưa qua xử lí. - Hoạt động khai thác, vận chuyển dầu khí làm ô nhiễm vùng biển là chủ yếu => loại B, C - Hoạt động nông nghiệp mặc dù có ảnh hưởng đến vấn đề ô nhiễm đất, nhưng đây không phải là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước ngọt ở nước ta. => loại D Câu 39: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức bài 8 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Giải chi tiết: Nước ta có lượng mưa lớn, trung bình 1500 – 2000mm/năm, nguyên nhân chính là do vị trí tiếp giáp biển Đông rộng lớn nên nước ta đón các khối không khí qua biển mang theo hơi ẩm, gây mưa lớn cho phần đất liền bên trong. Câu 40: Đáp án D Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 12 Trang 11


Giải chi tiết: Vườn quốc gia Ba Bể nằm ở phân khu địa lí động vật Đông Bắc.

Trang 12


SỞ GD&ĐT

ĐỀ THI THỬ THPTQG LẦN 1

TRƯỜNG THPT HỒNG LĨNH

NĂM HỌC 2020 – 2021 MÔN: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề

Câu 1 (VD): Nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích gieo trồng lúa gạo ở các nước Đông Nam Á giảm do A. đẩy mạnh thâm canh, năng suất lúa gạo tăng nhanh. B. ô nhiễm môi trường và chuyển đổi mục đích sử dụng đất. C. chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cơ cấu cây trồng. D. đời sống nâng cao, nhu cầu sử dụng lúa gạo giảm Câu 2 (VD): Vào nửa đầu mùa đông, gió mùa Đông Bắc ở nước ta có tính chất lạnh khô vì gió này di chuyển A. qua lục địa Trung Hoa rộng lớn.

B. xuống phía nam và mạnh lên.

C. lệch về phía tây và qua vùng núi.

D. lệch về phía đông qua biển.

Câu 3 (NB): Hiện tượng sạt lở bờ biển nước ta diễn ra mạnh nhất ở vùng A. Đông Nam Bộ.

B. Nam Bộ

C. Bắc Trung Bộ.

D. Trung Bộ

Câu 4 (NB): Do nước ta nằm ở nơi tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, nên A. khí hậu có nền nhiệt độ cao.

B. khí hậu có bốn mùa rõ rệt.

C. có tài nguyên sinh vật phong phú.

D. tài nguyên khoáng sản đa dạng.

Câu 5 (VDC): Mùa mưa ở Trung Bộ nước ta chủ yếu do các nhân tố nào sau đây tạo nên? A. Gió mùa Đông Bắc, gió Tây, áp thấp và dải hội tụ nhiệt đới. B. Tín phong bán cầu Bắc, gió tây nam, áp thấp nhiệt đới, bão. C. Tín phong bán cầu Bắc, gió Tây, bão và dải hội tụ nhiệt đới. D. Gió mùa TâyNam, dải hội tụ nhiệt đới, gió đông bắc và bão. Câu 6 (VD): Cho bảng số liệu: TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2018 (Tỉ USD) Năm

Phi-lip-pin

Xin-ga-po

Thái Lan

Việt Nam

2010

199,6

236,4

340,9

116,3

2018

330,9

364,1

504,9

254,1

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tổng sản phẩm trong nước của một số quốc gia, năm 2018 so với năm 2010? A. Phi-lip-pin tăng chậm nhất.

B. Xin – ga – po tăng nhiều nhất

C. Việt Nam tăng nhanh nhất.

D. Thái lan tăng ít nhất

Trang 1


Câu 7 (VD): Ngành công nghiệp điện tử trở thành thế mạnh của nhiều nước Đông Nam Á hiện nay chủ yếu là do A. nâng cao trình độ kĩ thuật cho người lao động. B. mở rộng thị trường tiêu thụ trong, ngoài nước. C. tiến hành hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật. D. liên doanh với các hãng nổi tiếng nước ngoài. Câu 8 (TH): Phát biểu nào không đúng với khu vực đồng bằng ven biển nước ta? A. Được bồi đắp phù sa của các sông lớn.

B. Hẹp ngang và chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.

C. Đất nghèo, nhiều cát ít phù sa sông.

D. Các đồng bằng thường phân ra thành ba dải.

Câu 9 (NB): Bộ phận nào sau đây của vùng biển nước ta nằm ở phía trong đường cơ sở? A. Nội thủy.

B. Vùng đặc quyền về kinh tế.

C. Lãnh hải.

D. Vùng tiếp giáp lãnh hải.

Câu 10 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí ViệtNamtrang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây có diện tích bé nhất? A. Bắc Ninh

B. Hà Nam.

C. Hưng Yên.

D. Vĩnh Phúc

Câu 11 (VD): Địa hình với các cánh cung núi mở ra về phía Bắc và phía Đông đã làm cho khí hậu vùng Đông Bắc có A. mưa nhiều vào mùa thu - đông.

B. mùa đông đến sớm và kết thúc muộn.

C. thời tiết biến động mạnh vào mùa đông.

D. gió tây khô nóng hoạt động yếu vào mùa hạ.

Câu 12 (TH): Phát biểu nào sau đây không đúng với vùng đất của lãnh thổ nước ta? A. Biên giới phần lớn ở miền núi.

B. Có hai quần đảo ở ngoài khơi xa.

C. Tiếp giáp với 2 quốc gia.

D. Bao gồm phần đất liền và các đảo.

Câu 13 (NB): Địa hình núi cao hiểm trở nhất của nước ta tập trung ở A. vùng núi Đông Bắc.

B. vùng núi Trường Sơn Nam.

C. vùng núi Tây Bắc.

D. vùng núi Trường Sơn Bắc.

Câu 14 (NB): Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng nước ta là A. địa hình đồi thấp xen thung lũng rộng.

B. địa hình bán bình nguyên và đồi trung du.

C. các bậc thềm phù sa cổ với mặt bằng rộng. D. bán bình nguyên xen thung lũng rộng. Câu 15 (VDC): Địa hình của nước ta đa dạng chủ yếu do tác động kết hợp của A. vận động nâng lên, hạ xuống; xâm thực, bồi tụ; hoạt động của con người. B. vị trí địa lí, các nhân tố ngoại lực, hoạt động của con người. C. vận động nâng lên, hạ xuống; xâm thực, bồi tụ; hoạt động khai thác khoáng sản. D. vận động nâng lên, hạ xuống; xâm thực, bồi tụ; vị trí địa lí. Câu 16 (TH): Hàng năm khí hậu nước ta có tổng bức xạ lớn và cân bằng bức xạ luôn dương do A. nằm trong khu vực nội chí tuyến.

B. các khối khí di chuyển qua biển.

C. địa hình nhiều đồi núi thấp.

D. gió mùa hoạt động trong năm.

Câu 17 (NB): Tính chất hải dương của khí hậu nước ta được thể hiện qua yếu tố Trang 2


A. nhiệt độ và lượng mưa.

B. nhiệt độ, hải lưu.

C. chế độ gió và lượng mưa.

D. lượng mưa và độ ẩm.

Câu 18 (VD): Căn cứ vào Atlat Địa lí ViệtNamtrang 9, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về chế độ nhiệt của Hà Nội so với Thành phố Hồ Chí Minh? A. Nhiệt độ trung bình năm cao hơn.

B. Biên độ nhiệt trung bình năm lớn hơn.

C. Nhiệt độ trung bình tháng VII thấp hơn.

D. Nhiệt độ trung bình tháng I thấp hơn.

Câu 19 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí ViệtNamtrang 11, cho biết đất feralit trên đá vôi phân bố nhiều nhất ở đâu? A. Bắc Trung Bộ.

B. Tây Bắc.

C. Tây Nguyên.

D. Đông Nam Bộ.

Câu 20 (VDC): Nguyên nhân chính làm cho tính chất nhiệt đới của thiên nhiên nước ta được bảo toàn là do A. tiếp giáp với biển Đông rộng lớn.

B. chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mậu dịch.

C. vị trí địa lí nằm trong vùng nhiệt đới.

D. lãnh thổ địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế.

Câu 21 (VD): Địa hình ven biển nước ta đa dạng chủ yếu do tác động kết hợp của A. sóng biển, thủy triều, sông ngòi và hoạt động kiến tạo. B. sóng biển, thủy triều, độ mặn của biển và thềm lục địa. C. các vùng núi giáp biển và vận động nâng lên, hạ xuống. D. thủy triều, độ mặn nước biển và các dãy núi ra sát biển. Câu 22 (TH): Hoạt động của gió mùa Tây Nam ở nước ta không có đặc điểm nào sau đây? A. Hoạt động từ tháng V đến tháng X . B. Xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Bắc. C. Đầu mùa hạ gây khô nóng cho Bắc Trung Bộ. D. Hoạt động trên phạm vi cả nước. Câu 23 (NB): Gió mùa Tây Nam hoạt động giữa và cuối mùa hạ (tháng VI đến tháng X) thổi vào lãnh thổ nước ta xuất phát từ khối khí A. cận chí tuyến bán cầu Bắc.

B. cận chí tuyến bán cầu Nam.

C. nhiệt đới Bắc Ấn Độ Dương.

D. lạnh phương Bắc.

Câu 24 (NB): Tài nguyên sinh vật biển Đông nước ta giàu về thành phần loài và có năng suất sinh học cao là do A. có nhiều cửa sông đổ ra biển, thức ăn dồi dào. B. nước biển ấm, nhiều ánh sáng, giàu ô xi. C. có nhiều ánh sáng, độ mặn nước biển cao. D. thềm lục địa nông, độ mặn nước biển lớn. Câu 25 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Namtrang 13, đỉnh núi nào sau đây không thuộc vùng núi Đông Bắc? A. Tây Côn Lĩnh.

B. Phu Luông.

C. Kiều Liêu Ti.

D. Pu Tha Ca. Trang 3


Câu 26 (VD): Bề mặt địa hình đồng bằng sông Hồng bị chia cắt thành nhiều ô là do A. xây dựng hệ thống đê ven sông ngăn lũ. B. phù sa sông bồi tụ trên một bề mặt không bằng phẳng. C. có hệ thống kênh mương thủy lợi phát triển D. con người khai phá từ lâu đời và làm biến đổi mạnh. Câu 27 (VD): Cho biểu đồ

Dựa vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng khi so sánh chế độ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội với TP. Hồ Chí Minh. A. Số tháng lạnh trong mùa Đông của Hà Nội nhiều hơn TP. Hồ Chí Minh. B. Biên độ nhiệt trung bình năm của Hà Nội lớn hơn TP. Hồ Chí Minh. C. Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội bé hơn TP. Hồ Chí Minh. D. Sự phân mùa của chế độ mưa Hà Nội sâu sắc hơn TP. Hồ Chí Minh. Câu 28 (VDC): Do nước ta nằm ở nơi giao nhau của nhiều đơn vị kiến tạo, nên A. khí hậu phân hóa đa dạng.

B. có tài nguyên sinh vật phong phú.

C. tạo nên phân hóa của địa hình.

D. chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.

Câu 29 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí ViệtNamtrang 8, cho biết quặng Sắt có ở nơi nào sau đây thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ ? A. Cổ Định.

B. Trại Cau.

C. Tĩnh Túc

D. Chợ Đồn.

Câu 30 (NB): Nguyên nhân chính làm suy giảm diện tích rừng ngập mặn ven biển ở nước ta hiện nay là A. mở rộng một phần diện tích đất nông nghiệp và cháy rừng. B. cháy rừng và khai thác rừng để lấy gỗ, than củi. C. biến đổi khí hậu diển ra rộng và nước biển dâng. D. môi trường đất bị ô nhiễm mạnh và biến đổi khí hậu. Câu 31 (VD): Cho bảng số liệu: XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA XIN-GA-PO, GIAI ĐOẠN 2010 – 2017 (Đơn vị: Tỷ đô la Mỹ) Trang 4


Năm Xuất khẩu Nhập khẩu

2010 471,1 408,6

2012 2014 2017 565,2 588,5 516,7 496,8 513,6 438,0 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)

Theo bảng số liệu, để thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Xin-ga-po, giai đoạn 2010 2017, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Kết hợp.

B. Đường.

C. Miền.

D. Cột.

Câu 32 (NB): Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hồ Lắk thuộc lưu vực sông nào sau đây? A. Sông Thu Bồn.

B. Sông Ba.

C. Sông Đồng Nai.

D. Sông Mê Kông.

Câu 33 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông Thu Bồn đổ ra biển Đông qua cửa biển nào? A. Cửa Hội.

B. Cửa Gianh.

C. Cửa Tùng.

D. Cửa Đại.

Câu 34 (VDC): Vùng ven biển Bắc Trung Bộ xãy ra hiện tượng cát bay, cát chảy chủ yếu do A. rừng phòng hộ ven biển bị tàn phá.

B. hàng năm bão hoạt động mạnh.

C. địa hình vuông góc với gió mùa Đông Bắc. D. dãy Trường Sơn Bắc lùi sâu về phía Tây. Câu 35 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí ViệtNamtrang 9, cho biết địa điểm nào sau đây có lượng mưa trung bình năm lớn nhất? A. Hà Nội.

B. Hà Tiên.

C. Huế.

D. Lũng Cú.

Câu 36 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí ViệtNamtrang 13, cho biết dãy núi nào sau đây có hướng vòng cung? A. Hoàng Liên Sơn.

B. Con Voi.

C. Ngân Sơn.

D. Tam Điệp.

Câu 37 (TH): Cho biểu đồ. GDP CỦA PHI-LIP-PIN, THAI LAN VÀ VIÊT NAM, GIAI ĐOẠN 2010-2016

( Nguồn số liệu theo niêm giám thống kê Việt Nam 2017, NXB thống kê, 2018) Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? A. Quy mô GDP của Phi-lip-pin, Thái Lan và ViệtNam, gia đoạn 2010-2016. B. Chuyển dịch cơ cấu GDP của Phi-lip-pin, Thái Lan và Việt Nam, gia đoạn 2010-2016. Trang 5


C. Tốc độ tăng trưởng GDP của Phi-lip-pin, Thái Lan và ViệtNam, gia đoạn 2010-2016. D. Cơ cấu GDP của Phi-lip-pin, Thái Lan và ViệtNam, gia đoạn 2010-2016. Câu 38 (TH): Căn cứ vào Atlat Địa lí ViệtNamtrang 9, hãy cho biết biểu đồ khí hậu nào dưới đây có biên độ nhiệt trung bình năm cao nhất? A. Biểu đồ khí hậu Lạng Sơn.

B. Biểu đồ khí hậu Thanh Hóa.

C. Biểu đồ khí hậu Đà Nẵng.

D. Biểu đồ khí hậu Cà Mau.

Câu 39 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí ViệtNamtrang 12, cho biết vườn quốc gia nào sau đây nằm trên đất liền? A. Cát Bà.

B. Phú Quốc.

C. Tràm Chim.

D. Côn Đảo.

Câu 40 (VD): Tính phân bậc của địa hình nước ta là nguyên nhân chính tạo nên A. sự phân hóa thiên nhiên theo kinh độ.

B. sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây.

C. sự phân hóa thiên nhiên theo đai cao.

D. sự phân hóa thiên nhiên theo vĩ độ. Đáp án

1-C

2-A

3-D

4-C

5-D

6-C

7-D

8-A

9-A

10-A

11-B

12-C

13-C

14-B

15-A

16-A

17-D

18-D

19-B

20-D

21-A

22-B

23-B

24-B

25-B

26-A

27-D

28-C

29-B

30-A

31-C

32-D

33-D

34-C

35-C

36-C

37-C

38-A

39-A

40-C

LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức Bài 11, tiết 2, trang 98-100, SGK 11 Giải chi tiết: Do chuyển đổi mục đích từ đất nông nghiệp sang đất chuyên dùng, đất ở Đời sống của người dân ĐNA tăng lên=> vấn đề ANLT được đảm bảo => giảm diện tích cây lương thực sang các loại cây khác có năng suất cao: cây công nghiệp, cây ăn quả, cây thực phẩm. Câu 2: Đáp án A Phương pháp giải: Kiến thức SGK bài 9, trang 40, 41, SGK 12 Giải chi tiết: Nửa đầu mùa đông, gió mùa Đông Bắc đi chuyển qua lục địa Trung Quốc rộng lớn trước khi về Việt Nam => mất hết hơi ẩm => khô, lạnh Câu 3: Đáp án D Phương pháp giải: Kiến thức bài 8, trang 39, SGK 12 Giải chi tiết: Hiện tượng sạt lở bờ biển nước ta diễn ra mạnh nhất ở Trung Bộ Câu 4: Đáp án C Trang 6


Phương pháp giải: Kiến thức bài 2, trang 16,17, SGK địa 12 Giải chi tiết: Nước ta tiếp giáp giữa lục địa và đại dương => tài nguyên sinh vật phong phú đa dạng. Câu 5: Đáp án D Phương pháp giải: Kiến thức bài 9, trang 40,41, SGK 12 Giải chi tiết: Mùa mưa ở Trung Bộ do - Gió Đông Bắc di chuyển qua biển => tích ẩm => mưa - Gió mùa Tây Nam gây mưa cho cả nước trong đó có miền Trung. - Dải hội tụ nhiệt đới + bão => gây mưa lớn Câu 6: Đáp án C Phương pháp giải: Kĩ năng nhận xét bảng số liệu Giải chi tiết: Từ 2010 - 2018, tổng sản phẩm trong nước của - Philippin tăng 131,3 tỉ USD, tương đương 1,7 lần. - Xingapo tăng 127,7 tỉ USD, tương đương 1,5 lần - Việt Nam tăng 137,8 tỉ USD, tương đương 2,1 lần - Thái Lan tăng 164 tỉ USD, tương đương 1,5 lần => Việt Nam tăng nhanh nhất: 2,1 lần => đúng Câu 7: Đáp án D Phương pháp giải: Kiến thức địa bài 11, trang 103, SGK 11. Giải chi tiết: Các sản phẩm công nghiệp ĐNÁ liên doanh với các hãng nổi tiếng của nước ngoài => tăng sức cạnh tranh và là thế mạnh trong phát triển kinh tế Câu 8: Đáp án A Phương pháp giải: Kiến thức bài 6, trang 33,34, SGK 12 Giải chi tiết: Đồng bằng ven biển có đặc điểm: - Được hình thành chủ yếu do tác động của biển => đất cát, nghèo dinh dưỡng - Lãnh thổ hẹp ngang, các dãy núi lan ra sát biển => chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ hẹp. - Đồng bằng gồm 3 dải là đầm phá, cồn cát => vùng trũng => đồng bằng => Không đúng với đặc điểm đồng bằng ven biển là A Câu 9: Đáp án A Phương pháp giải: Kiến thức bài 2, trang 15 , SGK 12 Giải chi tiết:

Trang 7


Vùng biển nước ta theo công ước luật biển quốc tế được chia thành bộ phận, bộ phận nằm trong đường cơ sở là nội thủy Câu 10: Đáp án A Phương pháp giải: Kĩ năng khai thác Atlat Giải chi tiết: Bắc Ninh có diện tích: 822,7 km2 Hà Nam có diện tích: 859,6 km2 Hưng Yên có diện tích: 923,4km2 Vĩnh Phúc có diện tích: 1231,8km2 Tỉnh có diện tích bé nhất là Bắc Ninh Câu 11: Đáp án B Phương pháp giải: Kiến thức bài 6, bài 9, bài 12 SGK 12 Giải chi tiết: Miền B, ĐBBB địa hình chủ yếu là cảnh cung, mở rộng về phía B, Đ => tạo các hành lang hút gió mùa đông bắc => mùa đông đến sớm, kết thúc muộn Câu 12: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức bài 2, SGK 12, trang 13 Giải chi tiết: Vùng đất Việt Nam có đặc điểm: - Đường biên giới dài, chủ yếu ở miền núi => A đúng - Gồm phần đất liền và hải đảo => D đúng - Có 2 quần đảo ở ngoài khơi xa là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa => B đúng Tiếp giáp với 3 nước: Lào, Campuchia, Trung Quốc => nhận định tiếp giáp với 2 quốc gia là không đúng Câu 13: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức bài 6, SGK 12, trang 29-31 Giải chi tiết: Địa hình cao, hiểm trở nhất nước ta là vùng núi Tây Bắc Câu 14: Đáp án B Phương pháp giải: Kiến thức bài 6, trang 32, SGK 12 Giải chi tiết: Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du là dạng địa hình nằm chuyển tiếp giữa miến núi và đồng bằng Câu 15: Đáp án A Phương pháp giải: Kiến thức bài 6, trang 29, SGK 12 Giải chi tiết: Địa hình nước ta có tính phân bậc rõ rệt do chịu tác động đồng thời của nội lực và ngoại lực: vận động nâng lên, hạ xuống, xâm thực, bồi tụ và tác động của con người. Trang 8


Câu 16: Đáp án A Phương pháp giải: Kiến thức bài 2 + bài 9, SGK 12 Giải chi tiết: Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến BBC => lượng bức xạ lớn, nhiệt độ cao, cân bằng bức xạ dương Câu 17: Đáp án D Phương pháp giải: Kiến thức bài 8, trang 36, SGK 12 Giải chi tiết: Do tác động của biển => gây mưa lớn => độ ẩm cao Tính chất hải dương của khí hậu thể hiện qua lượng mưa và độ ẩm. Câu 18: Đáp án D Phương pháp giải: Kĩ năng khai thác Atlat Giải chi tiết: - Xác định biểu đồ nhiệt – mưa của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh - Nhiệt độ trung bình năm Hà Nội <24 độ; TP HCM >24 độ C => A sai - Biên độ nhiệt Hà Nội:>10 độ C; TPHCM: 3-4 độ C=> B sai - Nhiệt độ trung bình tháng 7 của Hà Nội và TPHCM gần như nhau => C sai - Nhiệt độ tháng 1 Hà Nội: <18 độ C; TPHCM >20 độ C => D đúng Câu 19: Đáp án B Phương pháp giải: Kĩ năng khai thác Atlat Giải chi tiết: Xác định kí hiệu đất feralit trên đá vôi Xác định nơi phân bố: Tây Bắc Câu 20: Đáp án D Phương pháp giải: Kiến thức bài 6+bài 9 SGK 12 Giải chi tiết: Tính chất nhiệt đới: nhiệt độ cao, bức xạ lớn Địa hình nước ta chủ yếu là núi thấp => nhiệt độ gần như không có sự thay đổi lớn => Tính chất nhiệt đới được bảo toàn Câu 21: Đáp án A Phương pháp giải: Kiến thức bài 8, SGK 12, trang 36 Giải chi tiết: Địa hình ven biển nước ta rất đa dạng: đồng bằng, đầm phá, vũng vịnh, cồn cát,...do tác động của: sông ngòi, sóng biển, thủy triều, hoạt động kiến tạo nâng lên hạ xuống Câu 22: Đáp án B Phương pháp giải: Kiến thức bài 9, SGK 12, trang 41,42 Giải chi tiết: Trang 9


- Đặc điểm gió mùa Tây Nam: +Thời gian: V-X + Nguồn gốc: Xuất phát từ cao cận chí tuyến Nam Bán Cầu và áp cao Ấn Độ Dương + Đầu mùa hạ khi vượt qua dãy Trường Sơn => khô nóng + Hoạt động trên phạm vi cả nước => A,C,D đúng Câu 23: Đáp án B Phương pháp giải: Kiến thức bài 9, SGK 12, trang 40,41 Giải chi tiết: Vào nửa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao chí tuyến Nam Bán Cầu, vượt qua xích đạo đổi hướng thành Tây Nam di chuyển vào lãnh thổ Việt Nam Câu 24: Đáp án B Phương pháp giải: Kiến thức bài 8, SGK 12, trang 36,37 Giải chi tiết: Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa => nhiệt độ cao, nhiều ánh sáng, giàu ô xi => sinh vật phong phú, đa dạng, có năng suất cao Câu 25: Đáp án B Phương pháp giải: Kĩ năng khai thác Atlat trang 13 Giải chi tiết: - Xác định vùng núi Đông Bắc - Xác định tên đỉnh núi => đỉnh núi không thuộc vùng Đông Bắc là Phu Luông Câu 26: Đáp án A Phương pháp giải: Kiến thức bài 6, trang 32, SGK 12 Giải chi tiết: Đồng bằng sông Hồng có hệ thống đê ngăn lũ => chia bề mặt đồng bằng thành nhiều ô trũng Câu 27: Đáp án D Phương pháp giải: Kĩ năng nhận xét biểu đồ Giải chi tiết: Chú ý: nhận xét không đúng - Hà Nội có 3 tháng lạnh, TP.HCM không có tháng lạnh => A đúng - Biên độ nhiệt Hà Nội là 130C; TP.HCM là 5 0C => B đúng - Nhiệt độ trung bình Hà Nội thấp hơn TP.HCM => C đúng - Hà Nội lượng mưa cao nhất: khoảng 330m, thấp nhất khoảng 17mm TP.HCM lượng mưa cao nhất khoảng 330m, thấp nhất khoảng 8mm => Chênh lệch mùa khô, mưa của TP.HCM sâu sắc hơn Hà Nội => nhận xét D không đúng Trang 10


Câu 28: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức bài 6, SGK 12, trang 28,29 Giải chi tiết: Nước ta nằm ở nơi giao nhau của nhiều đơn vị kiến tạo: Đông Dương, Himalaya, vân nam… => Địa hình nước ta phân hóa đa dạng Câu 29: Đáp án B Phương pháp giải: Kĩ năng khai thác Atlat trang 8 Giải chi tiết: - Xác định kí hiệu: Sắt - Xác định vùng Bắc, Đông Bắc Bắc Bộ => Trại Cau Câu 30: Đáp án A Phương pháp giải: Kiến thức bài 8 + bài 14, SGK 12 Giải chi tiết: Diện tích rừng ngập mặn ven biển giảm do mở rộng diện tích nuôi tôm và cháy rừng Câu 31: Đáp án C Phương pháp giải: Kĩ năng nhận dạng biểu đồ Giải chi tiết: Xác định từ khóa: cơ cấu => miền hoặc tròn Giai đoạn 2010 – 2017: >4 năm => Biểu đồ miền Câu 32: Đáp án D Phương pháp giải: Kĩ năng khai thác atlat trang 10 Giải chi tiết: - Xác định hồ Lăk - Xác định kí hiệu lưu vực sông => thuộc sông Mê Koong Câu 33: Đáp án D Phương pháp giải: Kĩ năng khai thác atlat trang 10 Giải chi tiết: - Xác định vị trí sông Thu Bồn => cửa sông Thu Bồn đổ ra là Cửa Đại Câu 34: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức bài 8, SGK 12, trang 36 Giải chi tiết: Hiện tượng cát bay cát chảy thường xảy ra vào mùa khô từ Tháng 1 – tháng 5 Trang 11


Ven biển Bắc Trung Bộ chủ yếu là đất cát Bắc Trung Bộ nằm vuông góc với hướng gió mùa Đông Bắc => Xảy ra hiện tượng cát bay, cát chảy Câu 35: Đáp án C Phương pháp giải: Kĩ năng khai thác atlat trang 9 Giải chi tiết: - Xác định bản đồ lượng mưa - Xác định kí hiệu lượng mưa lớn nhất => lượng mưa lớn nhất: Huế (>2800mm) Câu 36: Đáp án C Phương pháp giải: Kĩ năng khai thác atlat trang 13 Giải chi tiết: - Xác định hướng vòng cung - Hướng núi vòng cung là: Ngân Sơn Câu 37: Đáp án C Phương pháp giải: Kĩ năng đặt tên cho biểu đồ Giải chi tiết: Biểu đồ đường => từ khóa: tốc độ tăng trưởng Câu 38: Đáp án A Phương pháp giải: Kĩ năng khai thác atlat trang 9 Giải chi tiết: - Biên độ nhiệt năm là chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và thấp nhất => biên độ nhiệt cao nhất: Lạng Sơn Câu 39: Đáp án A Phương pháp giải: Kĩ năng khai thác atlat trang 12 Giải chi tiết: - Xác định ký hiệu Vườn quốc gia => Vườn quốc gia trên đất liền: Tràm Chim Câu 40: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức bài 12 - Thiên nhiên phân hóa đa dạng Giải chi tiết: Tính phân bậc của địa hình đa dạng => phân hóa tự nhiên theo đai cao

Trang 12


ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN I NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn: Địa lí 12 Thời gian làm bài: 50 phút Mã đề: 257 MỤC TIÊU - Đề thi gồm 40 câu trắc nghiệm, đúng với cấu trúc đề thi tốt nghiệp năm 2020 - Phần kiến thức: 38/40 câu hỏi nằm trong chương trình Địa lí 12, thuộc chuyên đề Địa lí tự nhiên Việt Nam; 2 câu hỏi chương trình lớp 11, bài Đông Nam Á. - Phần kĩ năng: bao gồm các kĩ năng làm việc với Atlat, biểu đồ và bảng số liệu. - Mức độ câu hỏi từ nhận biết đến thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao; đề thi có nhiều câu hỏi hay, phù hợp cho nhiều đối tượng HS luyện tập, củng cố kiến thức. SỞ GD&ĐT HÀ TĨNH TRƯỜNG THPT HỒNG LĨNH

Câu 1: Nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích gieo trồng lúa gạo ở các nước Đông Nam Á giảm do A. đẩy mạnh thâm canh, năng suất lúa gạo tăng nhanh. B. ô nhiễm môi trường và chuyển đổi mục đích sử dụng đất. C. chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cơ cấu cây trồng. D. đời sống nâng cao, nhu cầu sử dụng lúa gạo giảm Câu 2: Vào nửa đầu mùa đông, gió mùa Đông Bắc ở nước ta có tính chất lạnh khô vì gió này di chuyển A. qua lục địa Trung Hoa rộng lớn. B. xuống phía nam và mạnh lên. C. lệch về phía tây và qua vùng núi. D. lệch về phía đông qua biển. Câu 3: Hiện tượng sạt lở bờ biển nước ta diễn ra mạnh nhất ở vùng A. Đông Nam Bộ. B. Nam Bộ C. Bắc Trung Bộ. D. Trung Bộ Câu 4: Do nước ta nằm ở nơi tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, nên có A. khí hậu có nền nhiệt độ cao. B. khí hậu có bốn mùa rõ rệt. C. có tài nguyên sinh vật phong phú. D. tài nguyên khoáng sản đa dạng. Câu 5: Mùa mưa ở Trung Bộ nước ta chủ yếu do các nhân tố nào sau đây tạo nên? A. Gió mùa Đông Bắc, gió Tây, áp thấp và dải hội tụ nhiệt đới.. B. Tín phong bán cầu Bắc, gió tây nam, áp thấp nhiệt đới, bão. C. Tín phong bán cầu Bắc, gió Tây, bão và dải hội tụ nhiệt đới. D. Gió mùa Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới, gió đông bắc và bão. Câu 6: Cho bảng số liệu: TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2018 (Tỉ USD) Năm Phi-lip-pin Xin - ga- po Thái lan Việt Nam 199,6 236,4 340,9 116,3 2010 330,9 364,1 504,9 254,1 2018 Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tổng sản phẩm trong nước của một số quốc gia, năm 2018 so với năm 2010? A. Phi-lip-pin tăng chậm nhất. B. Xin - ga - po tăng nhiều nhất C. Việt Nam tăng nhanh nhất. D. Thái lan tăng ít nhất Câu 7: Ngành công nghiệp điện tử trở thành thế mạnh của nhiều nước Đông Nam Á hiện nay chủ yếu là do A. nâng cao trình độ kĩ thuật cho người lao động. B. mở rộng thị trường tiêu thụ trong, ngoài nước. C. tiến hành hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật. D. liên doanh với các hãng nổi tiếng nước ngoài. Câu 8: Phát biểu nào không đúng với khu vực đồng bằng ven biển nước ta? Trang 1


A. Được bồi đắp phù sa của các sông lớn. B. Hẹp ngang và chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ. C. Đất nghèo, nhiều cát ít phù sa sông. D. Các đồng bằng thường phân ra thành ba dải. Câu 9: Bộ phận nào sau đây của vùng biển nước ta nằm ở phía trong đường cơ sở? A. Nội thủy. B. Vùng đặc quyền về kinh tế. C. Lãnh hải. D. Vùng tiếp giáp lãnh hải. Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết tỉnh nào sau đây có diện tích bé nhất? A. Bắc Ninh B. Hà Nam. C. Hưng Yên. D. Vĩnh Phúc Câu 11: Địa hình với các cánh cung núi mở ra về phía Bắc và phía Đông đã làm cho khí hậu vùng Đông Bắc có A. mưa nhiều vào mùa thu - đông. B. mùa đông đến sớm và kết thúc muộn. C. thời tiết biến động mạnh vào mùa đông. D. gió tây khô nóng hoạt động yếu vào mùa hạ. Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng với vùng đất của lãnh thổ nước ta? A. Biên giới phần lớn ở miền núi. B. Có hai quần đảo ở ngoài khơi xa. D. Bao gồm phần đất liền và các đảo. C. Tiếp giáp với 2 quốc gia. Câu 13: Địa hình núi cao hiểm trở nhất của nước ta tập trung ở A. vùng núi Đông Bắc. B. vùng núi Trường Sơn Nam. C. vùng núi Tây Bắc. D. vùng núi Trường Sơn Bắc. Câu 14: Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng nước ta là A. địa hình đồi thấp xen thung lũng rộng. B. địa hình bán bình nguyên và đồi trung du. C. các bậc thềm phù sa cổ với mặt bằng rộng. D. bán bình nguyên xen thung lũng rộng. Câu 15: Địa hình của nước ta đa dạng chủ yếu do tác động kết hợp của A. vận động nâng lên, hạ xuống; xâm thực, bồi tụ; hoạt động của con người. B. vị trí địa lí, các nhân tố ngoại lực, hoạt động của con người. C. vận động nâng lên, hạ xuống; xâm thực, bồi tụ; hoạt động khai thác khoáng sản. D. vận động nâng lên, hạ xuống; xâm thực, bồi tụ; vị trí địa lí. Câu 16: Hàng năm khí hậu nước ta có tổng bức xạ lớn và cân bằng bức xạ luôn dương do A. nằm trong khu vực nội chí tuyến. B. các khối khí di chuyển qua biển. C. địa hình nhiều đồi núi thấp. D. gió mùa hoạt động trong năm. Câu 17: Tính chất hải dương của khí hậu nước ta được thể hiện qua yếu tố A. nhiệt độ và lượng mưa. B. nhiệt độ, hải lưu. C. chế độ gió và lượng mưa. D. lượng mưa và độ ẩm. Câu 18: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Namtrang 9, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về chế độ nhiệt của Hà Nội so với Thành phố Hồ Chí Minh? A. Nhiệt độ trung bình năm cao hơn. B. Biên độ nhiệt trung bình năm lớn hơn. C. Nhiệt độ trung bình tháng VII thấp hơn. D. Nhiệt độ trung bình tháng I thấp hơn. Câu 19: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Namtrang 11, cho biết đất feralit trên đá vôi phân bố nhiều nhất ở đâu? A. Bắc Trung Bộ. B. Tây Bắc. C. Tây Nguyên. D. Đông Nam Bộ. Câu 20: Nguyên nhân chính làm cho tính chất nhiệt đới của thiên nhiên nước ta được bảo toàn là do A. tiếp giáp với biển Đông rộng lớn. B. chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mậu dịch. C. vị trí địa lí nằm trong vùng nhiệt đới. D. lãnh thổ địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế. Câu 21: Địa hình ven biển nước ta đa dạng chủ yếu do tác động kết hợp của A. sóng biển, thủy triều, sông ngòi và hoạt động kiến tạo. B. sóng biển, thủy triều, độ mặn của biển và thềm lục địa. C. các vùng núi giáp biển và vận động nâng lên, hạ xuống. Trang 2


D. thủy triều, độ mặn nước biển và các dãy núi ra sát biển. Câu 22: Hoạt động của gió mùa Tây Nam ở nước ta không có đặc điểm nào sau đây? A. Hoạt động từ tháng V đến tháng X. B. Xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Bắc. C. Đầu mùa hạ gây khô nóng cho Bắc Trung Bộ. D. Hoạt động trên phạm vi cả nước. Câu 23: Gió mùa Tây Nam hoạt động giữa và cuối mùa hạ (tháng VI đến tháng X) thổi vào lãnh thổ nước ta xuất phát từ khối khí A. cận chí tuyến bán cầu Bắc. B. cận chí tuyến bán cầu Nam. C. nhiệt đới Bắc Ân Độ Dương. D. lạnh phương Bắc. Câu 24: Tài nguyên sinh vật biển Đông nước ta giàu về thành phần loài và có năng suất sinh học cao là do A. có nhiều cửa sông đổ ra biển, thức ăn dồi dào. B. nước biển ấm, nhiều ánh sáng, giàu ô xi. C. có nhiều ánh sáng, độ mặn nước biển cao. D. thềm lục địa nông, độ mặn nước biển lớn. Câu 25: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, đỉnh núi nào sau đây không thuộc vùng núi Đông Bắc? A. Tây Côn Lĩnh. B. Phu Luông. C. Kiều Liêu Ti. D. Pu Tha Ca. Câu 26: Bề mặt địa hình đồng bằng sông Hồng bị chia cắt thành nhiều ô là do A. xây dựng hệ thống để ven sông ngăn lũ. B. phù sa sông bồi tụ trên một bề mặt không bằng phẳng. C. có hệ thống kênh mương thủy lợi phát triển D. con người khai phá từ lâu đời và làm biến đổi mạnh. Câu 27: Cho biểu đồ

Dựa vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng khi so sánh chế độ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội với TP. Hồ Chí Minh. A. Số tháng lạnh trong mùa Đông của Hà Nội nhiều hơn TP. Hồ Chí Minh. B. Biên độ nhiệt trung bình năm của Hà Nội lớn hơn TP. Hồ Chí Minh. C. Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội bé hơn TP. Hồ Chí Minh. D. Sự phân mùa của chế độ mưa Hà Nội sâu sắc hơn TP. Hồ Chí Minh. Câu 28: Do nước ta nằm ở nơi giao nhau của nhiều đơn vị kiến tạo, nên A. khí hậu phân hóa đa dạng. B. có tài nguyên sinh vật phong phú. C. tạo nên phân hóa của địa hình. D. chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. Câu 29: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết quặng sắt có ở nơi nào sau đây thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ ? A. Cổ Định. B. Trại Cau. C. Tĩnh Túc D. Chợ Đồn. Câu 30: Nguyên nhân chính làm suy giảm diện tích rừng ngập mặn ven biển ở nước ta hiện nay là A. mở rộng một phần diện tích đất nông nghiệp và cháy rừng. B. cháy rừng và khai thác rừng để lấy gỗ, than củi. C. biến đổi khí hậu diển ra rộng và nước biển dâng. D. môi trường đất bị ô nhiễm mạnh và biến đổi khí hậu. Trang 3


Câu 31: Cho bảng số liệu: XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA XIN-GA-PO, GIAI ĐOẠN 2010-2017 (Đơn vị: Tỷ đô la Mỹ) Năm 2010 2012 2014 2017 471,1 565,2 588,5 516,7 Xuất khẩu 408,6 496,8 513,6 438,0 Nhập khẩu (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019) Theo bảng số liệu, để thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Xin-ga-po, giai đoạn 2010 2017, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Kết hợp. B. Đường. C. Miền. D. Cột. Câu 32: Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hồ Lắk thuộc lưu vực sông nào sau đây? A. Sông Thu Bồn. B. Sông Ba. C. Sông Đồng Nai. D. Sông Mê Kông. Câu 33: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông Thu Bồn đổ ra biển Đông qua cửa biển nào? A. Cửa Hội. B. Cửa Gianh. C. Cửa Tùng. D. Cửa Đại. Câu 34: Vùng ven biển Bắc Trung Bộ xảy ra hiện tượng cát bay, cát chảy chủ yếu do A. rừng phòng hộ ven biển bị tàn phá. B. hàng năm bão hoạt động mạnh. C. địa hình vuông góc với gió mùa Đông Bắc. D. dãy Trường Sơn Bắc lùi sâu về phía Tây. Câu 35: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Namtrang 9, cho biết địa điểm nào sau đây có lượng mưa trung bình năm lớn nhất? A. Hà Nội. B. Hà Tiên. C. Huế. D. Lũng Cú. Câu 36: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây có hướng vòng cung? C. Ngân Sơn. D. Tam Điệp. A. Hoàng Liên Sơn. B. Con Voi. Câu 37: Cho biểu đồ. GDP CỦA PHI-LIP-PIN, THAI LAN VÀ VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 2010-2016

( Nguồn số liệu theo niêm giám thống kê Việt Nam 2017, NXB thống kê, 2018) Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? A. Quy mô GDP của Phi-lip-pin, Thái Lan và Việt Nam, gia đoạn 2010-2016 B. Chuyển dịch cơ cấu GDP của Phi-lip-pin, Thái Lan và Việt Nam, gia đoạn 2010-2016. C. Tốc độ tăng trưởng GDP của Phi-lip-pin, Thái Lan và Việt Nam, gia đoạn 2010-2016. D. Cơ cấu GDP của Phi-lip-pin, Thái Lan và Việt Nam, gia đoạn 2010-2016. Câu 38: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Namtrang 9, hãy cho biết biểu đồ khí hậu nào dưới đây có biên độ nhiệt trung bình năm cao nhất? A. Biểu đồ khí hậu Lạng Sơn. B. Biểu đồ khí hậu Thanh Hóa. C. Biểu đồ khí hậu Đà Nẵng. D. Biểu đồ khí hậu Cà Mau. Câu 39: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Namtrang 12, cho biết vườn quốc gia nào sau đây nằm trên đất liền? A. Cát Bà. B. Phú Quốc. C. Tràm Chim. D. Côn Đảo. Câu 40: Tính phân bậc của địa hình nước ta là nguyên nhân chính tạo nên Trang 4


A. sự phân hóa thiên nhiên theo kinh độ. C. sự phân hóa thiên nhiên theo đai cao.

B. sự phân hóa thiên nhiên theo Đông - Tây. D. sự phân hóa thiên nhiên theo vĩ độ.

-----------HẾT---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm ĐÁP ÁN

1-C

2-A

3-D

4-C

5-D

6-C

7-D

8-A

9-A

10-A

11-B

12-C

13-C

14-B

15-A

16-A

17-D

18-D

19-B

20-D

21-A

22-B

23-B

24-B

25-B

26-A

27-D

28-C

29-B

30-A

31-C

32-D

33-D

34-C

35-C

36-C

37-C

38-A

39-A

40-C

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1 (VD) Phương pháp: Kiến thức Bài 11, tiết 2, trang 98-100, SGK 11 Cách giải: Do chuyển đổi mục đích từ đất nông nghiệp sang đất chuyên dùng, đất ở Đời sống của người dân ĐNA tăng lên => vấn đề ANLT được đảm bảo => giảm diện tích cây lương thực sang các loại cây khác có năng suất cao: cây công nghiệp, cây ăn quả, cây thực phẩm. Chọn C Câu 2 (VD) Phương pháp: Kiến thức SGK bài 9, trang 40, 41, SGK 12 Cách giải: Nửa đầu mùa đông, gió mùa Đông Bắc đi chuyển qua lục địa Trung Quốc rộng lớn trước khi về Việt Nam => mất hết hơi ẩm => khô, lạnh Chọn A Câu 3 (NB) Phương pháp: Kiến thức bài 8, trang 39, SGK 12 Cách giải: Hiện tượng sạt lở bờ biển nước ta diễn ra mạnh nhất ở Trung Bộ Chọn D Câu 4 (NB) Phương pháp: Kiến thức bài 2, trang 16,17, SGK địa 12 Cách giải: Nước ta tiếp giáp giữa lục địa và đại dương => tài nguyên sinh vật phong phú đa dạng. Chọn C Câu 5 (VDC) Phương pháp: Kiến thức bài 9, trang 40,41, SGK 12 Cách giải: Mùa mưa ở Trung Bộ do Trang 5


- Gió Đông Bắc di chuyển qua biển => tích ẩm =>mưa - Gió mùa Tây Nam gây mưa cho cả nước trong đó có miền Trung. - Dải hội tụ nhiệt đới + bão => gây mưa lớn Chọn D Câu 6 (VD) Phương pháp: Kĩ năng nhận xét bảng số liệu Cách giải: Từ 2010 - 2018, tổng sản phẩm trong nước của - Philippin tăng 131,3 tỉ USD, tương đương 1,7 lần. - Xingapo tăng 127,7 tỉ USD, tương đương 1,5 lần - Việt Nam tăng 137,8 tỉ USD, tương đương 2,1 lần - Thái Lan tăng 164 tỉ USD, tương đương 1,5 lần > Việt Nam tăng nhanh nhất: 2,1 lần => đúng Chọn C Câu 7 (VD) Phương pháp: Kiến thức địa bài 11, trang 103, SGK 11. Cách giải: Các sản phẩm công nghiệp ĐNÁ liên doanh với các hãng nổi tiếng của nước ngoài => tăng sức cạnh tranh và là thế mạnh trong phát triển kinh tế Chọn D Câu 8 (TH) Phương pháp: Kiến thức bài 6, trang 33,34, SGK 12 Cách giải: Đồng bằng ven biển có đặc điểm: - Được hình thành chủ yếu do tác động của biển => đất cát, nghèo dinh dưỡng - Lãnh thổ hẹp ngang, các dãy núi lan ra sát biển => chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ hẹp. - Đồng bằng gồm 3 dải là đầm phá, cồn cát => vùng trũng => đồng bằng => Không đúng với đặc điểm đồng bằng ven biển là A Chọn A Câu 9 (NB) Phương pháp: Kiến thức bài 2 trang 15 , SGK 12 Cách giải: Vùng biển nước ta theo công ước luật biển quốc tế được chia thành bộ phận, bộ phận nằm trong đường cơ sở là nội thủy Chọn A Câu 10 (NB) Phương pháp: Kĩ năng khai thác Atlat Cách giải: Bắc Ninh có diện tích: 822,7 km2 Hà Nam có diện tích: 859,6 km2 Hưng Yên có diện tích: 923,4km2 Vĩnh Phúc có diện tích: 1231,8km2 Tỉnh có diện tích bé nhất là Bắc Ninh Chọn A Câu 11 (VD) Phương pháp: Kiến thức bài 6, bài 9, bài 12 SGK 12 Trang 6


Cách giải: Miền B, ĐBBB địa hình chủ yếu là cảnh cung, mở rộng về phía B, Đ => tạo các hành lang hút gió mùa đông bắc => mùa đông đến sớm, kết thúc muộn Chọn B Câu 12 (TH) Phương pháp: Kiến thức bài 2, SGK 12, trang 13 Cách giải: Vùng đất Việt Nam có đặc điểm: - Đường biên giới dài, chủ yếu ở miền núi => A đúng - Gồm phần đất liền và hải đảo => D đúng - Có 2 quần đảo ở ngoài khơi xa là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa => B đúng Tiếp giáp với 3 nước: Lào, Campuchia, Trung Quốc => nhận định tiếp giáp với 2 quốc gia là không đúng Chọn C Câu 13 (NB) Phương pháp: Kiến thức bài 6, SGK 12, trang 29-31 Cách giải: Địa hình cao, hiểm trở nhất nước ta là vùng núi Tây Bắc Chọn C Câu 14 (NB) Phương pháp: Kiến thức bài 6, trang 32, SGK 12 Cách giải: Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du là dạng địa hình nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng Chọn B Câu 15 (VDC) Phương pháp: Kiến thức bài 6, trang 29, SGK 12 Cách giải: Địa hình nước ta có tính phân bậc rõ rệt do chịu tác động đồng thời của nội lực và ngoại lực: vận động nâng lên, hạ xuống, xâm thực, bồi tụ và tác động của con người. Chọn A Câu 16 (TH) Phương pháp: Kiến thức bài 2+ bài 9, SGK 12 Cách giải: Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến BBC =>lượng bức xạ lớn, nhiệt độ cao, cân bằng bức xạ dương Chọn A Câu 17 (NB) Phương pháp: Kiến thức bài 8, trang 36, SGK 12 Cách giải: Do tác động của biển => gây mưa lớn => độ ẩm cao Tính chất hải dương của khí hậu thể hiện qua lượng mưa và độ ẩm. Chọn D Câu 18 (VD) Phương pháp: Kĩ năng khai thác Atlat Cách giải: - Xác định biểu đồ nhiệt – mưa của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh - Nhiệt độ trung bình năm Hà Nội < 24 độ; TP HCM > 24 độ C => A sai - Biên độ nhiệt Hà Nội: >10 độ C; TPHCM: 3 - 4 độ C => B sai - Nhiệt độ trung bình tháng 7 của Hà Nội và TPHCM gần như nhau => C sai Trang 7


- Nhiệt độ tháng 1 Hà Nội: < 18 độ C; TPHCM >20 độ C => D đúng Chọn D Câu 19 (NB) Phương pháp: Kĩ năng khai thác Atlat Cách giải: Xác định kí hiệu đất feralit trên đá vôi Xác định nơi phân bố: Tây Bắc Chọn B Câu 20 (VDC) Phương pháp: Kiến thức bài 6+bài 9 SGK 12 Cách giải: Tính chất nhiệt đới: nhiệt độ cao, bức xạ lớn Địa hình nước ta chủ yếu là núi thấp => nhiệt độ gần như không có sự thay đổi lớn => Tính chất nhiệt đới được bảo toàn Chọn D Câu 21 (VD) Phương pháp: Kiến thức bài 8, SGK 12, trang 36 Cách giải: Địa hình ven biển nước ta rất đa dạng: đồng bằng, đầm phá, vùng vịnh, cồn cát,...do tác động của: sông ngòi, sóng biển, thủy triều, hoạt động kiến tạo nâng lên hạ xuống Chọn A Câu 22 (TH) Phương pháp: Kiến thức bài 9, SGK 12, trang 41,42 Cách giải: - Đặc điểm gió mùa Tây Nam: + Thời gian: V-X + Nguồn gốc: Xuất phát từ cao cận chí tuyến Nam Bán Cầu và áp cao Ấn Độ Dương + Đầu mùa hạ khi vượt qua dãy Trường Sơn => khô nóng + Hoạt động trên phạm vi cả nước => A,C,D đúng Chọn B Câu 23 (NB) Phương pháp: Kiến thức bài 9, SGK 12, trang 40,41 Cách giải: Vào nửa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao chí tuyến Nam Bán Cầu, vượt qua xích đạo đổi hướng thành Tây Nam di chuyển vào lãnh thổ Việt Nam Chọn B Câu 24 (NB) Phương pháp: Kiến thức bài 8, SGK 12, trang 36,37 Cách giải: Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa => nhiệt độ cao, nhiều ánh sáng, giàu ô xi => sinh vật phong phú, đa dạng, có năng suất cao Chọn B Câu 25 (NB) Phương pháp: Kĩ năng khai thác Atlat trang 13 Cách giải: - Xác định vùng núi Đông Bắc Trang 8


- Xác định tên đỉnh núi => đỉnh núi không thuộc vùng Đông Bắc là Phu Luông Chọn B Câu 26 (VD) Phương pháp: Kiến thức bài 6, trang 32, SGK 12 Cách giải: Đồng bằng sông Hồng có hệ thống để ngăn lũ => chia bề mặt đồng bằng thành nhiều ô trũng Chọn A Câu 27 (VD) Phương pháp: Kĩ năng nhận xét biểu đồ Cách giải: Chú ý: nhận xét không đúng - Hà Nội có 3 tháng lạnh, TP.HCM không có tháng lạnh => A đúng - Biên độ nhiệt Hà Nội là 130C; TP.HCM là 50C => B đúng - Nhiệt độ trung bình Hà Nội thấp hơn TP.HCM => C đúng - Hà Nội lượng mưa cao nhất: khoảng 330m, thấp nhất khoảng 17mm TP.HCM lượng mưa cao nhất khoảng 330m, thấp nhất khoảng 8mm => Chênh lệch mùa khô, mưa của TP.HCM sâu sắc hơn Hà Nội => nhận xét D không đúng Chọn D Câu 28 (VDC) Phương pháp: Kiến thức bài 6, SGK 12, trang 28,29 Cách giải: Nước ta nằm ở nơi giao nhau của nhiều đơn vị kiến tạo: Đông Dương, Himalaya, vẫn nam... => Địa hình nước ta phân hóa đa dạng Chọn C Câu 29 (NB) Phương pháp: Kĩ năng khai thác Atlat trang 8 Cách giải: - Xác định kí hiệu: Sắt - Xác định vùng Bắc, Đông Bắc Bắc Bộ => Trại Cau Chọn B Câu 30 (NB) Phương pháp: Kiến thức bài 8+ bài 14, SGK 12 Cách giải: Diện tích rừng ngập mặn ven biển giảm do mở rộng diện tích nuôi tôm và cháy rừng Chọn A Câu 31 (VD) Phương pháp: Kĩ năng nhận dạng biểu đồ Cách giải: Xác định từ khóa: cơ cấu => miền hoặc tròn Giai đoạn 2010 – 2017: > 4 năm => Biểu đồ miền Chọn C Câu 32 (NB) Phương pháp: Kĩ năng khai thác atlat trang 10 Cách giải: Trang 9


- Xác định hồ Lăk - Xác định kí hiệu lưu vực sông => thuộc sông Mê Koong Chọn D Câu 33 (NB) Phương pháp: Kĩ năng khai thác atlat trang 10 Cách giải: - Xác định vị trí sông Thu Bồn => cửa sông Thu Bồn đổ ra là Cửa Đại Chọn D Câu 34 (VDC) Phương pháp: Kiến thức bài 8, SGK 12, trang 36 Cách giải: Hiện tượng cát bay cát chảy thường xảy ra vào mùa khô từ Tháng 1 – tháng 5 Ven biển Bắc Trung Bộ chủ yếu là đất cát Bắc Trung Bộ nằm vuông góc với hướng gió mùa Đông Bắc => Xảy ra hiện tượng cát bay, cát chảy Chọn C Câu 35 (NB) Phương pháp: Kĩ năng khai thác atlat trang 9 Cách giải: - Xác định bản đồ lượng mưa - Xác định kí hiệu lượng mưa lớn nhất => lượng mưa lớn nhất: Huế (>2800mm) Chọn C Câu 36 (NB) Phương pháp: Kĩ năng khai thác Atlat trang 13 Cách giải: - Xác định hướng vòng cung - Hướng núi vòng cung là: Ngân Sơn Chọn C Câu 37 (TH) Phương pháp: Kĩ năng đặt tên cho biểu đồ Cách giải: Biểu đồ đường => từ khóa: tốc độ tăng trưởng Chọn C Câu 38 (TH) Phương pháp: Kĩ năng khai thác atlat trang 9 Cách giải: - Biên độ nhiệt năm là chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và thấp nhất => biên độ nhiệt cao nhất: Lạng Sơn Chọn A Câu 39 (NB) Phương pháp: Kĩ năng khai thác atlat trang 12 Cách giải: - Xác định ký hiệu Vườn quốc gia => Vườn quốc gia trên đất liền: Tràm Chim Trang 10


Chọn A Câu 40 (VD) Phương pháp: Kiến thức bài 12 - Thiên nhiên phân hóa đa dạng Cách giải: Tính phân bậc của địa hình đa dạng => phân hóa tự nhiên theo đai cao Chọn C --------- HẾT --------

Trang 11


SỞ GD&ĐT HOÀ BÌNH ----------------------TRƯỜNG THPT CHUYÊN HOÀNG VĂN THỤ

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA LẦN I NĂM HỌC 2020 – 2021 Môn: Địa lí 12 Thời gian làm bài: 50 phút Mã đề: 507

MỤC TIÊU - Đề thi gồm 40 câu trắc nghiệm, đúng với cấu trúc đề thi tốt nghiệp năm 2020 - Phần kiến thức: các câu hỏi nằm trong chương trình Địa lí 12, thuộc chuyên đề Địa lí tự nhiên Việt Nam và Địa lí dân cư Việt Nam. - Phần kĩ năng: bao gồm các kĩ năng làm việc với Atlat, biểu đồ và bảng số liệu. - Mức độ câu hỏi từ nhận biết đến thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao; đề thi có nhiều câu hỏi hay, phù hợp cho nhiều đối tượng HS luyện tập, củng cố kiến thức. Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 15, cho biết các đô thị nào sau đây có quy mô dân số năm 2007 trên 1 triệu người? B. Hà Nội, Hải Phòng. A. Đà Nẵng, Cần Thơ. C. Biên Hoà, Vũng Tàu. D. Việt Trì, Nam Định. Câu 2: Sự phân hóa thiên nhiên theo chiều Bắc - Nam ở nước ta là do A. Tin phong bán cầu Bắc hoạt động, độ cao địa hình. B. Ảnh hưởng sâu sắc của biển Đông, hướng núi chính. C. Có nhiều dãy núi đâm ngang ra biển, lãnh thổ hẹp ngang. D. Hình dạng lãnh thổ, hoạt động của gió mùa Đông Bắc. Câu 3: Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên có A. Gió mùa Đông Bắc hoạt động. B. Độ ẩm tương đối không khí cao. C. Tổng lượng mưa trong năm lớn. D. Hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh. Câu 4: Tự nhiên nước ta phân hóa đa dạng giữa miền Bắc và miền Nam là do A. Vị trí nằm trong vùng nhiệt đới. B. Lãnh thổ kéo dài theo chiều kinh tuyến. C. Tiếp giáp với vùng biển rộng lớn. D. Vị trí địa lí kết hợp hình thể. Câu 5: Đặc điểm nào sau đây đúng với vấn đề việc làm của nước ta hiện nay? A. Tỉ lệ lao động thất nghiệp ở khu vực nông thôn cao hơn thành thị. B. Tỉ lệ lao động thất nghiệp ở thành thị luôn cao hơn ở nông thôn. C. Tỉ lệ lao động thiếu việc làm ở thành thị cao hơn ở nông thôn. D. Nền kinh tế nước ta đáp ứng đủ nhu cầu việc làm cho lao động. Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 15, cho biết đô thị nào sau được xếp vào loại đặc biệt? A. Hà Nội. B. Hải Phòng. C. Biên Hòa. D. Hạ Long. Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 13, cho biết đỉnh núi nào sau đây cao nhất miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ? A. Phanxipăng. B. Pu Trà. C. Phu Luông. D. Phu Hoạt. Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 14, cho biết Biển Hồ nằm trên cao nguyên nào sau đây? A. Đắk Lắk. B. Pleiku. C. Kon Tum. D. Lâm Viên. Câu 9: Nước ta có tỉ lệ dân nông thôn còn lớn chủ yếu do A. Dịch vụ phát triển chậm, số lao động đồng. B. Gia tăng tự nhiên cao, tính mùa vụ phổ biến. C. Đô thị hóa chậm, công nghiệp hóa hạn chế. D. Trồng trọt chiếm ưu thế, nghề phụ hạn chế. Trang 1


Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết trạm khí tượng nào sau đây có lượng mưa lớn nhất vào tháng XI? A. Lạng Sơn. B. Nha Trang. C. Cà Mau. D. Đà Lạt. Câu 11: Cho bảng số liệu: LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2009 – 2019 (Đơn vị: Nghìn người) Năm 2009 2013 2017 2019 24606,0 24399,3 21458,7 18831,4 Khu vực I 9561,6 11086,0 14104,5 16456,7 Khu vực II 13576,0 16722,5 18145,1 19371,1 Khu vực III (Nguồn: Niên giám thống kê 2019, NXB Thống kê, 2020) Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng lao động phân theo khu vực kinh tế nước ta giai đoạn 2009 - 2019, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Tròn. B. Miền. C. Cột. D. Đường. Câu 12: Biện pháp chủ yếu để giảm tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn nước ta hiện nay là A. Đa dạng các hoạt động kinh tế. B. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. C. Mở rộng các loại hình đào tạo. D. Thực hiện tốt chính sách dân số. Câu 13: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết đảo Phú Quốc thuộc tỉnh nào sau đây? A. Sóc Trăng. B. Cà Mau. C. Kiên Giang. D. Bạc Liêu. Câu 14: Biện pháp kém hiệu quả nhằm chống xói mòn đất đai ở vùng đồi núi nước ta là A. Làm ruộng bậc thang. B. Bón phân hóa học C. Đào hố vẩy cá. D. Tích cực trồng rừng. Câu 15: Sự phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước chủ yếu nhằm A. Khai thác tốt tài nguyên, sử dụng lao động hợp lí. B. Thay đổi cơ cấu tuổi, khai thác hợp lí tài nguyên. C. Giảm bớt số lao động, nâng cao chất lượng sống. D. Giải quyết vấn đề việc làm, giảm gia tăng dân số. Câu 16: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, tháng đỉnh lũ của sông Mê Công, sông Hồng và sông Đà Rằng lần lượt là các tháng A. 11, 8, 10. B. 9, 8, 10. C. 10, 8, 11. D. 10, 8, 9. Câu 17: Nguyên nhân chủ yếu làm cho đất đai nước ta dễ bị suy thoái là do A. Địa hình đồi núi thấp, mưa lớn và tập trung theo mùa. B. Chế độ mưa phân hóa theo mùa, độ dốc của địa hình. C. Nhiệt ẩm cao, mưa theo mùa, địa hình nhiều đồi núi. D. Địa hình nhiều đồi núi, đất đá vụn bở và dễ bóc mòn. Câu 18: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 10, cho biết sống nào sau đây thuộc hệ thống sông Thái Bình? A. Lục Nam. B. Chảy. C. Gâm. D. Lô. Câu 19: Thiên nhiên vùng đồi núi Đông Bắc mang sắc thái A. Cận xích đạo gió mùa. B. Ôn đới gió mùa. C. Cận nhiệt đới gió mùa. D. Nhiệt đới ẩm gió mùa. Câu 20: Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ MỘT SỐ VÙNG NƯỚC TA, NĂM 2019 Vùng

Diện tích (km2)

Dân số (nghìn người) Trang 2


Trung du và miền núi Bắc Bộ Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long

95 221,9 54 508,3 23 552,8 40 816,4

12 569,3 5 861,3 17 930,3 17282,5

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020) Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh mật độ dân số của các vùng nước ta, năm 2019? A. Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn Đông Nam Bộ. B. Tây Nguyên cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long. C. Trung du và miền núi Bắc Bộ cao hơn Đông Nam Bộ. D. Trung du và miền núi Bắc Bộ cao hơn Tây Nguyên. Câu 21: Số dân đô thị nước ta ngày càng tăng do A. Ngành nông - lâm - ngư phát triển. B. Tác động của quá trình công nghiệp hoá. C. Đời sống dân thành thị ngày càng cao. D. Phân bổ lại dân cư giữa các khu vực. Câu 22: Cho biểu đồ:

CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NƯỚC TA, NĂM 2009 VÀ 2019 (%) (Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020) Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng với cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế nước ta năm 2019 so với 2009? A. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và Nhà nước tăng. B. Nhà nước tăng, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm. C. Nhà nước giảm, thành phần kinh tế ngoài Nhà nước tăng. D. Thành phần kinh tế Nhà nước và ngoài Nhà nước giảm. Câu 23: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 16, cho biết dân tộc nào sau đây có số người nhiều nhất? A. Kinh. B. Thái. C. Tày. D. Mường. Câu 24: Địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc khác với vùng núi Trường Sơn Nam chủ yếu do tác động của A. Hoạt động nội lực, các quá trình ngoại lực mỗi vùng khác nhau. B. Vận động tạo núi, quá trình phong hóa các giai đoạn khác nhau. C. Vận động kiến tạo nâng lên và hạ xuống khác nhau ở mỗi nơi. D. Quá trình phong hóa, bóc mòn và bồi tụ mỗi thời kì khác nhau. Trang 3


Câu 25: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 10, cho biết sông Thái Bình đổ ra biển ở cửa nào sau đây? A. Lạch Giang. B. Ba Lat. C. Trà Lí. D. Văn Úc. Câu 26: Ở nước ta, thời gian khô hạn kéo dài 6 - 7 tháng ở A. Vùng thấp Tây Nguyên. B. Thung lũng khuất gió miền Bắc. C. Đồng bằng Nam Bộ. D. Ven biển cực Nam Trung Bộ. Câu 27: Đồng bằng sông Hồng có nhiều ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước là do A. Việc đào đất và đắp để ngăn lũ diễn ra từ lâu đời. B. Lịch sử kiến tạo và truyền thống canh tác lâu đời. C. Mưa nhiều, dòng chảy chia cắt các thềm phù sa. D. Địa hình còn đồi núi sót, thường xuyên bị lũ lụt. Câu 28: Nhận xét nào sau đây đúng về phân bố đô thị của nước ta? A. Số lượng các thành phố lớn quá nhiều so với mạng lưới đô thị. B. Trung du miền núi phía Bắc có số lượng đô thị ít nhất cả nước. C. Đông Nam Bộ có quy mô dân số đô thị lớn nhất cả nước. D. Số lượng đô thị phân bố đồng đều giữa các vùng trên cả nước. Câu 29: Hiện tượng cát bay, cát chảy thường xảy ra ở vùng ven biển A. Đông Nam Bộ. B. Tây Nam Bộ. C. Miền Bắc. D. Miền Trung. Câu 30: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 11, cho biết loại đất nào sau đây có diện tích lớn nhất khu vực đồi núi nước ta? A. Đất feralit trên đá vôi. B. Đất feralit trên các loại đá khác. C. Các loại đất khác và núi đá. D. Đất feralit trên đá badan. Câu 31: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 4 - 5, cho biết bán đảo Sơn Trà thuộc tỉnh/thành phố nào sau đây? A. Quảng Nam. B. Khánh Hoà. C. Đà Nẵng. D. Bình Định. Câu 32: Cho biểu đồ về dân thành thị nước ta giai đoạn 2009 - 2019:

(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020) Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? A. Tốc độ tăng trưởng dân thành thị nước ta, giai đoạn 2009 - 2019. B. Quy mô, cơ cấu dân thành thị nước ta, giai đoạn 2009 - 2019. C. Số dân và tỉ lệ dân thành thị nước ta, giai đoạn 2009 - 2019. Trang 4


D. Thay đổi cơ cấu dân thành thị nước ta, giai đoạn 2009 - 2019. Câu 33: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 4 – 5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp Trung Quốc cả trên đất liền và trên biển? A. Lai Châu. B. Quảng Ninh. C. Điện Biên. D. Lạng Sơn. Câu 34: Nguyên nhân chủ yếu tạo nên đặc điểm cơ bản của tự nhiên miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là do A. Gió mùa Đông Bắc giảm sút, vị trí địa lí, ngoại lực có tác động mạnh. B. Địa hình núi cao, gió mùa Đông Bắc giảm sút, các quá trình ngoại lực. C. Vận động kiến tạo, gió mùa Đông Bắc giảm sút, đặc điểm vị trí địa lí. D. Vận động kiến tạo, vị trí địa lí, tác động của Tín phong bán cầu Bắc. Câu 35: Biển Đông nằm trong vùng nội chí tuyến làm cho B. Gió hướng Đông Nam thổi vào gây mưa. A. Các dòng biển nóng hoạt động suốt năm. C. Nhiệt độ nước biển thay đổi theo mùa. D. Thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế. Câu 36: Để tránh làm nghèo các hệ sinh thái rừng ngập mặn, cần A. Sử dụng hợp lí. B. Đào hố vẩy cá. D. Đẩy mạnh thâm canh. C. Làm ruộng bậc thang. Câu 37: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 6 - 7, cho biết cao nguyên nào sau đây nằm kề với sông Đà? A. Sơn La. B. Kon Tum. C. Lâm Viên. D. L Pleiku. Câu 38: Gió mùa là nhân tố quan trọng dẫn tới A. Gia tăng nhiệt độ trong mùa hạ. B. Phân mùa khí hậu giữa các vùng. C. Phân hoá khí hậu theo độ cao. D. Thay đổi lượng mưa theo độ cao. Câu 39: Khu vực đồng bằng nước ta tập trung dân cư đông đúc chủ yếu do A. Lịch sử quần cư lâu đời, gia tăng dân số cao. B. Có nhiều làng nghề và các khu công nghiệp. C. P Kinh tế phát triển, tự nhiên nhiều thuận lợi. D. Đất trồng tốt, sản xuất nông nghiệp trù phú. Câu 40: Vùng núi Tây Bắc có mùa đông đến muộn và kết thúc sớm chủ yếu là do A. Đặc điểm vị trí địa lí, bức chắn địa hình, Tín phong bán cầu Bắc. B. Tác động của gió mùa, đặc điểm vị trí địa lí, hướng núi chính. C. Địa hình đồi núi cao, hướng núi chính, hoạt động của gió mùa. D. Nhiều núi cao, Tín phong bán cầu Bắc, đặc điểm vị trí địa lí. ------- HẾT -------

Trang 5


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1. B 11. D 21. B 31. C

2. D 12. A 22. D 32. C

3. D 13. C 23. A 33. B

4. D 14. B 24. A 34. C

BẢNG ĐÁP ÁN 5. B 6. A 15. A 16. C 25. D 26. D 35. D 36. A

7. A 17. C 27. A 37. A

8. B 18. A 28. C 38. B

9. C 19. C 29. D 39. C

10. B 20. D 30. B 40. B

Câu 1 (NB) Phương pháp: Kĩ năng khai thác Atlat trang 15 Cách giải: - Xác định kí hiệu dân số trên 1 triệu người => 2 đô thị dân số trên 1 triệu người là: Hà Nội, Hải Phòng Chọn B Câu 2 (TH) Phương pháp: Kiến thức SGK bài 12, SGK 12 Cách giải: Lãnh thổ nước ta kéo dài => sự thay đổi thiên nhiên theo chiều Bắc – Nam Miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc => nhiệt độ hạ thấp => phân hóa Bắc – Nam rõ rệt Chọn D Câu 3 (NB) Phương pháp: Kiến thức bài 9, trang 40, SGK 12 Cách giải: Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến => có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh => nhiệt độ cao Chọn D Câu 4 (TH) Phương pháp: Kiến thức bài 12, SGK địa 12 Cách giải: - Lãnh thổ nước ta kéo dài khoảng 15 vĩ độ => tạo nên sự phân hóa B - N (quy luật địa đới) - Vị trí địa lí nằm trong vùng NCT; phía Bắc đón gió mùa đông bắc => nhiệt độ thấp => làm sâu hơn sự phân hóa B - N Chọn D Câu 5 (TH) Phương pháp: Kiến thức bài 17, SGK 12 Cách giải: - Vấn đề việc làm ở nước ta: thất nghiệp và thiếu việc làm + Thất nghiệp: chủ yếu ở thành thị + Thiếu việc làm: chủ yếu ở nông thôn => Tỉ lệ lao động thất nghiệp ở thành thị cao hơn ở nông thôn Chọn B Câu 6 (NB) Phương pháp: Kĩ năng khai thác Atlat trang 15 Cách giải: - Xác định kí hiệu đô thị đặc biệt => xác định đô thị đặc biệt: Hà Nội Chọn A Trang 6


Câu 7 (NB) Phương pháp: Kĩ năng khai thác Atlat trang13. Cách giải: Xác định đỉnh các dãy núi - Phanxipang: 3143 m - Pu Trà: 2504 m - Phu Luông: 2985 m - Phu Hoạt: 2452 m Chọn A Câu 8 (NB) Phương pháp: Kĩ năng khai thác Atlat trang 14 Cách giải: - Xác định vị trí Biển Hồ => Biển Hồ thuộc tỉnh Pleiku Chọn B Câu 9 (VD) Phương pháp: Kiến thức bài 17, SGK 12 Cách giải: Tỉ lệ dân nông thôn còn lớn do quá trình đô thị hóa chậm, công nghiệp hạn chế => dân nông thôn di chuyển ra thành thị còn thấp => dân nông thôn đang chiếm tỉ trọng cao Chọn C Câu 10 (NB) Phương pháp: Kĩ năng khai thác Atlat trang 9 Cách giải: - Xác định vị trí các trạm khí tượng - Xác định lượng mưa tháng 11 tại các trạm => Trạm có lượng mưa lớn nhất thánh 11 là Nha Trang Chọn B Câu 11 (VD) Phương pháp: Kĩ năng nhận dạng biểu đồ Cách giải: - Xác định từ khóa: Tốc độ tăng trưởng => biểu đồ thích hợp: Đường Chọn D Câu 12 (TH) Phương pháp: Kiến thức bài 17, SGK 12, trang 71 Cách giải: Ở nông thôn, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp => thời gian dư thừa lớn => thiếu việc làm => đa dạng các hoạt động kinh tế: nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, dịch vụ => giảm thời gian dư thừa => khắc phục tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn Chọn A Câu 13 (NB) Phương pháp: Kĩ năng khai thác Atlat trang 4 - 5 Cách giải: - Xác định vị trí đảo Phú Quốc => Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang Chọn C Trang 7


Câu 14 (NB) Phương pháp: Kiến thức bài 14, trang 32, SGK 12 Cách giải: - Biện pháp hiệu quả hạn chế chống xói mòn ở đồi núi là + Làm ruộng bậc thang + Đào hố vẩy cá + trồng rừng - Biện pháp bón phân hóa học chủ yếu cải tạo đất ở đồng bằng => kém hiệu quả miền núi Chọn B Câu 15 (VD) Phương pháp: Kiến thức bài 17, trang 29, SGK 12 Cách giải: Dân cư phân bố không đồng đều giữa miền núi – đồng bằng, thành thị - nông thôn => ảnh hưởng lớn đến khai thác tài nguyên và sử dụng lao động => Muốn sử dụng lao động hợp lí => phân bố lại dân cư Chọn A Câu 16 (NB) Phương pháp: Kĩ năng khai thác Atlat trang 10 Cách giải: - Xác định biểu đồ lưu lượng nước của các sông Mê Công, Hồng, Đà Rằng - Xác định đỉnh lũ của 3 con sông => đỉnh lũ là: tháng 10, 8, 11 Chọn C Câu 17 (VD) Phương pháp: Kiến thức bài 14, trang 36, SGK 12 Cách giải: Nước ta 3 là đồi núi, nhiệt độ cao => đất bở rời + mưa lớn tập trung => dễ bị suy thoái, xói mòn, sạt lở. 4 Chọn C Câu 18 (NB) Phương pháp: Kĩ năng khai thác Atlat trang 10 Cách giải: - Xác định kí hiệu hệ thống sông => sông thuộc hệ thông sống Thái Bình là sông Lục Nam Chọn A Câu 19 (VD) Phương pháp: Kiến thức bài 6+ 9+11+12, SGK 12 Cách giải: Vùng núi Đông Bắc nằm ở phía Bắc, có các cánh cung mở rộng về phía Bắc, phía Đông => tạo hành lang hút gió mùa đông bắc => nhiệt độ hạ thấp vào mùa đông => Thiên nhiên mang sắc thái khí hậu cận nhiệt đới gió mùa Chọn C Câu 20 (VD) Phương pháp: Kĩ năng nhận xét biểu đồ Cách giải: - Tính mật độ dân số các vùng + Trung du miền núi Bắc Bộ: 132 người/km2 Trang 8


+ Tây Nguyên: 107,5 người/km2 + ĐNB: 761,3 người/km2. + ĐBSCL: 423,4 người/km2. => Trung du miền núi Bắc Bộ cao hơn Tây Nguyên đúng Chọn D Câu 21 (TH) Phương pháp: Kiến thức bài 17, trang 77,78 SGK 12 Cách giải: Nước ta đang thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước => phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ => tạo ra khối lượng việc làm lớn => thu hút lao động từ nông thôn ra thành phố lớn => dân thành thị tăng lên Chọn B Câu 22 (VD) Phương pháp: Kĩ năng nhận xét biểu đồ Cách giải: Nhìn vào biểu đồ ta thấy - Lao động Khu vực vốn đầu tư nước ngoài giảm từ 86,2% xuống 83,6 % - Lao động khu vực nhà nước giảm từ 10,6% xuống 7,7 % - Lao động khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 3,2% lên 8,7% => Thành phần kinh tế nhà nước và ngoài nhà nước giảm Chọn D Câu 23 (NB) Phương pháp: Kĩ năng khai thác Atlat trang 16 Cách giải: Xác định quy mô dân số các dân tộc ở Việt Nam => dân tộc nhiều người nhất: Kinh Chọn A Câu 24 (VD) Phương pháp: Kiến thức bài 6, SGK 12 Cách giải: Quá trình nội lực, ngoại lực khác nhau ở một vùng => địa hình Ở Vùng núi Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam khác nhau Chọn A Câu 25 (NB) Phương pháp: Kĩ năng khai thác Atlat trang 10 Cách giải: - Xác định sông Thái Bình => cửa sông Thái Bình là Văn Úc Chọn D Câu 26 (NB) Phương pháp: Kiến thức bài 15, trang 64,65, SGK 12 Cách giải: Mùa khô kéo dài 6 - 7 tháng là ven biển cực Nam Trung Bộ => D đúng Tây Nguyên, ĐNB: 4 - 5 tháng Thung lũng khuất gió miền Bắc: 3 - 4 tháng => A, B,C sai Chọn D Câu 27 (VD) Trang 9


Phương pháp: Kiến thức bài 7, trang 33, SGK 12 Cách giải: Đồng bằng sông Hồng có hệ thống để ngăn lũ bao quanh sông => bề mặt sông Hồng bị chia cắt thành nhiều ô trùng nhỏ Chọn A Câu 28 (TH) Phương pháp: Kiến thức bài 17, trang 78, SGK 12 Cách giải: Đô thị nước ta phân bố không đồng đều; Trung du miền núi có số lượng đô thị lớn nhất nhưng quy mô dân số đô thị nhỏ; ĐNB có ít đô thị nhưng quy mô dân số đô thị đông nhất => C đúng Chọn C Câu 29 (NB) Phương pháp: Kiến thức bài 8, trang 39, SGK 12 Cách giải: Miền Trung đất cát => khi có bão, gió lớn => xảy ra hiện tượng cát bay, cát chảy Chọn D Câu 30 (NB) Phương pháp: Kĩ năng khai thác Atlat trang 11 Cách giải: Xác định kí hiệu các loại đất; xác định khu vực đồi núi => loại đất có diện tích lớn nhất ở vùng núi là đất feralit trên các loại đá khác Chọn B Câu 31 (NB) Phương pháp: Kĩ năng khai thác Atlat trang 4,5 Cách giải: Xác định bán đảo Sơn Trà => thuộc tỉnh Đà Nẵng Chọn C Câu 32 (TH) Phương pháp: Kĩ năng đặt tên cho biểu đồ Cách giải: Biểu đồ: kết hợp => từ khóa tên đối tượng: số dân và tỉ lệ dân thành thị Chọn C Câu 33 (NB) Phương pháp: Kĩ năng khai thác atlat trang 4,5 Cách giải: Xác định đường biên giới với Trung Quốc trên biển và trên đất liền => Tỉnh giáp Trung Quốc trên đất liền và biển là: Quảng Ninh Chọn B Câu 34 (VD) Phương pháp: Kiến thức bài 12, SGK 12, trang 54 Cách giải: Miền Tây Bắc, Bắc Trung Bộ có đặc điểm: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa không có mùa đông lạnh; núi cao, đồ sộ, cảnh quan mang sắc thái cận nhiệt, ôn đới Nguyên nhân chủ yếu do: vận động kiến tạo => nâng lên => cao, đồ sộ nhất cả nước; nằm ở phía Tây Bắc, địa hình HLS chắn => gió mùa đông bắc giảm sút => mùa đông ấm Chọn C Câu 35 (TH) Trang 10


Phương pháp: Kiến thức bài 8, trang 36, SGK 12 Cách giải: Biển đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa => nền nhiệt nhận được lớn, ánh sáng nhiều => thành phần đa dạng đặc biệt là các thành phần loài nhiệt đới Chọn D Câu 36 (TH) Phương pháp: Kiến thức bài 8+ 14 SGK 12 Cách giải: Các biện pháp đào hố vẩy cá, làm ruộng bậc thang => biện pháp bảo vệ xói mòn đất Đẩy mạnh thâm canh => cải tạo đất ở đồng bằng => B,C,D sai => Muốn hạn chế hệ sinh thái rừng ngập mặn phải sử dụng hợp lí Chọn A Câu 37 (TH) Phương pháp: Kĩ năng khai thác Atlat trang 6,7 Cách giải: - Xác định sông Đà - Xác định cao nguyên trên sông Đà => Sơn La Chọn A Câu 38 (VD) Phương pháp: Kiến thức bài 9, trang 40, SGK 12 Cách giải: Gió mùa là loại gió thổi theo mùa => khí hậu khác nhau theo mùa, theo vùng => sự phân mùa khí hậu giữa các vùng Chọn B Câu 39 (VD) Phương pháp: Kiến thức bài 16, SGK 12, trang 68,69 Cách giải: Đồng bằng có địa hình bằng phẳng, khí hậu ôn hóa, nhiều nước, đất đai màu mỡ + cơ sở hạ tầng khá đồng bộ, kinh tế phát triển => thu hút nhiều lao động => dân cư tập trung đông Chọn C Câu 40 (VD) Phương pháp: Kiến thức bài 11, SGK 12, trang 49 Cách giải: Tây Bắc nằm ở phía Tây Hoàng Liên Sơn Gió mùa Đông Bắc về VN gặp bức chắn địa hình là Hoàng Liên Sơn => không xâm nhập sâu sang phía Tây => Mùa đông ở Tây Bắc đến muộn, kết thúc sớm Chọn B -------- HẾT --------

Trang 11


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.