GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM SOẠN THEO CÁC BƯỚC CÔNG VĂN 5512 (1 CỘT) NĂM HỌC 2021-2022

Page 1

GIÁO ÁN ĐỊA LÍ SOẠN T H E O C Á C B Ư Ớ C

vectorstock.com/10212084

Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection

GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM SOẠN THEO CÁC BƯỚC CÔNG VĂN 5512 (1 CỘT) NĂM HỌC 2021-2022 WORD VERSION | 2022 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

BÀI MỞ ĐẦU: NHẬP MÔN ĐỊA LÍ 10 I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: - Nắm được những nội dung sẽ được học trong chương trình địa lí 10. - Biết phần trọng tâm của chương trình,có kiến thức tổng quát về môn học. - Biết những kỹ năng của bộ môn địa lí: đọc bản đồ, vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu,… 2. Năng lực: - Tự học, giao tiếp và hợp tác. - Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian - Sử dụng các công cụ địa lí trong học tập và thực hành. 3.Phẩm chất: Chăm chỉ, có trách nhiệm ý thức học tập tốt bộ môn. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Một số tài liệu cần có để học tốt địa lí 10 làm mẫu. - Một số bảng số liệu liên quan. 2. Học sinh - Sách giáo khoa III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Ổn định lớp: STT Lớp Sĩ số Ghi chú 1 10 2 10 3 10 4 10 5 10 6 10 7 10 1. KHỞI ĐỘNG: khảo sát đầu năm a) Mục tiêu: biết về sở thích và năng lực địa lí của HS b) Nội dung: HS làm phiếu khảo sát về sở trường, sở thích, năng lực địa lí.

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 1


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

c) Sản phẩm: phiếu khảo sát được điền đầy đủ thông tin. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1 GV phát phiếu khảo sát cho HS

PHIẾU KHẢO SÁT ĐẦU NĂM Họ và tên HS: …………………………………………… Lớp: ……………………………………………………… Nội dung khảo sát: (HS khoanh vào ô lựa chọn hoặc ghi rõ ý kiến khác) Câu hỏi Khoanh vào ô đáp án Ý kiến khác (nếu có) 1. Bạn có thế mạnh về KH TN KHXH Ngoại nhóm môn học nào? ngữ 2. Bạn có học tốt môn địa lí Tốt Bình Không tốt chứ? thường 3. Điểm môn địa của bạn Giỏi Khá Dưới 6,5đ trước đây thường: Trên 8,0 6,5 – 8,0 4. Bạn có yêu thích bộ môn Có Bình Không Địa lý không? thường 5. Bạn có thường xuyên tìm Có Bình Không hiểu về kiến thức bộ môn địa thường lí không? (về tự nhiên, dân cư, xã hội, kinh tế,…) 6. Bạn có thể kể về 1 kỷ niệm đối với giáo viên địa lí mà bạn ấn tượng nhất? ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………… NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 2


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

7. Nội dung nào của môn địa lý khiến bạn cảm thấy yêu thích? ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………… 8. Hãy chia sẻ một kinh nghiệm để học tốt môn địa lý của bạn: ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………… 9. Bạn đã từng học đội tuyển HSG môn địa lý chưa?…………………………………… 10. Bạn đã từng dự thi HSG môn địa lý cấp nào? ………………………………………..

Bước 2 HS điền phiếu khảo sát. Bước 3 HS hoàn thiện, thu phiếu khảo sát. Bước 4 GV đọc một số phiếu, sử dụng để thống kê và xây dựng kế hoạch dạy học. 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 2.1 Hoạt động tìm hiểu nội dung chương trình môn địa lí 10 a) Mục tiêu: Giới thiệu khái quát nội dung địa lí 10 b) Nội dung: Nghiên cứu SGK, đàm thoại gợi mở c) Sản phẩm: HS biết được cấu trúc nội dung chương trình địa lý 10 d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: HS nghiên cứu mục lục SGK địa 10, nêu cấu trúc nội dung chương trình gồm các chương, bài nào? Bước 2: HS thực hiện nghiên cứu sgk Bước 3: HS trình bày, HS bổ sung Bước 4: GV giới thiệu nội dung chương trình địa 10 I/ chương trình địa lý 10: - Là kiến thức đại cương về địa lý tự nhiên và địa lý kinh tế - xã hội thế giới. - Được chia làm 2 phần: + Địa lý tự nhiên tìm hiểu về vũ trụ, hệ mặt trời, trái đất, cấu trúc của trái đất, các quyển, các quy luật địa lý. + Địa lý kinh tế - xã hội đại cương: Tìm hiểu về dân số, cơ cấu kinh tế, các ngành kinh tế,.. trên thế giới. - Từ sự phát triển kinh tế, xã hội thế giới, liên hệ Việt Nam. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 3


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Ngoài ra có phần tích hợp về MT và TNTN. Hoạt động 2.2: tìm hiểu ý nghĩa, mục đích, phương pháp học tập chương trình địa lý 10. a) Mục tiêu: tìm hiểu ý nghĩa, mục đích và một số phương pháp học địa lí 10 b) Nội dung: HS thảo luận cặp, dạy học giải quyết vấn đề. c) Sản phẩm: HS hiểu được ý nghĩa, mục đích việc học tập chương trình địa lí 10 d) Tổ chức thực hiện: Bước 1 Gv yêu cầu hs thảo luận theo cặp hoặc cá nhân trả lời cho các câu hỏi: 1/ Học chương trình địa lí 10 nhằn ý nghĩa, mục đích gì? 2/ Với những nội dung trên, làm cách nào để có thể lĩnh hội tốt nhất kiến thức 10? Bước 2 HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3 HS đưa ra câu trả lời, chia sẻ một số phương pháp để học tập môn địa lí. Bước 4 GV đưa ra một số phương pháp để giúp hs hiểu cách học theo hướng tư duy thực tế và gợi mở thêm về một số kỹ năng cần có trong học tập bộ môn địa lí. II. Mục đích của chương trình địa lí 10: - Giúp HS năm được những khái niệm cơ bản trong địa lí tự nhiên và kinh tế xã hội. - Định hình được kiến thức địa lý, biết một số đặc điểm cơ bản về không gian địa lí trên thế giới. - Chuẩn bị kiến thức, vận dụng nó vào giải thích một số vấn đề thực tiễn. - Rèn luyện kỹ năng tư duy, xử lý số liệu bản đồ biểu đồ,… - Có cái nhìn toàn diện về không gian địa lí. III. Phương pháp để học tập tốt môn địa lí 10: - Tìm hiểu kỹ sách giáo khoa. - Đối với phần địa lí tự nhiên: Đọc SGK ko đủ, phải nghiên cứu thên, làm thí nghiệm thực tế, xem các tư liệu hình và tư duy trừu tượng. - Từ những đặc điểm về tự nhiên, dân cư, xã hội để giải thích một cách khái quát tình hình phát triển kinh tế của quốc gia hoặc khu vực đó. => Chính là hình thành tư duy logic. - Một số phương pháp để học tốt môn địa lí: + Phương pháp bản đồ, biểu đồ. + Phương pháp tư duy logic. + Phương pháp thực địa. + Thu thập và phân tích dữ liệu,… 3. LUYỆN TẬP a) Mục đích: giúp HS nhớ lại những kỹ năng địa lí từng học. b) Nội dung: Gợi mở, kỹ thuật đặt câu hỏi NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 4


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

c) Sản phẩm: HS nhớ lại và nêu được một số kỹ năng, cách vận dụng kỹ năng địa lí trong học tập. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV đưa ra một số câu hỏi: ? Ở cấp 2, khi học địa lý, các em được tiếp cận với những kỹ năng nào? ? Muốn phân tích bản đồ để giải thích một vấn đề cần phải làm gì? ? có những dạng biểu đồ nào em đã học, những dạng biểu đồ thường gặp? ? Sau khi vẽ biểu đồ, phần nhận xét, phân tích BSL, biểu đồ được thực hiện như thế nào? Bước 2: HS suy nghĩ, tìm câu trả lời Bước 3: Nhận xét bổ sung Bước 4: GV định hướng 4. VẬN DỤNG a) Mục đích: HS vận dụng kiến thức đã học trong quá trình học tập môn địa lí, đặc biệt các phương pháp, kỹ năng cần thiết. b) Nội dung: Giao học sinh về nghiên cứu chương trình SGK. c) Sản phẩm: HS biết được cấu trúc chương trình, nội dung giảm tải, nội dung cần học,… d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV yêu cầu HS về nhà, tìm hiểu toàn bộ chương trình SGK 10, chuẩn bị nội dung bài 2 trong sgk để chuẩn bị tiết tiếp theo Bước 2: HS về nhà tìm hiểu Bước 3: Chuẩn bị tư liệu cho bài mới Bước 4: GV dặn dò. --------------------------------

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 5


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Tuần:……………..Ngày soạn:…../9/2021

Tiết PPCT: 02

PHẦN I: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN Chương I: BẢN ĐỒ BÀI 2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ - Hiểu được mỗi một phương pháp đều có thể biểu hiện được một số đối tượng địa lí nhất định trên bản đồ và từng đặc điểm của đối tượng đều được thể hiện ở từng phương pháp. 2. Năng lực: - Năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học. - Sử dụng được các công cụ địa lý (bản đồ, tranh ảnh,..) để khai thác kiến thức. - Xác định và lí giải được sự phân bố các đối tượng địa lí. - Phân tích được mối quan hệ giữa đặc điểm của đối tượng địa lí với phương pháp biểu hiện bản đồ. 3. Phẩm chất: chăm chỉ, có trách nhiệm trong học tập II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video 2. Học liệu: SGK, dụng cụ học tập III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC * Ổn định: STT Lớp Sĩ số Ghi chú 1 NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 6


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

2 3 4 5 6 7 * Kiểm tra bài cũ: Gv yêu cầu HS tiến hành các bước cơ bản khi đọc bản đồ vận dụng trên 1 bản đồ bất kỳ: tên, tỉ lệ, xác định phương hướng, bảng chú giải, các đối tượng chính và phụ. * Hoạt động học tập: 1.KHỞI ĐỘNG a) Mục đích: HS nhớ lại những kiến thức về vai trò của bản đồ, phương pháp thể hiện trên bản đồ đã được học. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV treo bản đồ công nghiệp Việt Nam, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi: Để thể hiện cho các đối tượng tượng địa lí trên bản đồ (các trung tâm CN...) người ta làm thế nào? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động tìm hiểu về một số phương pháp thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ a) Mục đích: Biết được đối tượng biểu hiện, các dạng và khả năng biểu hiện của phương pháp kí hiệu, phương pháp kí hiệu đường chuyển động, phương pháp chấm điểm và phương pháp bản đồ, biểu đồ. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: Phương pháp NĂM HỌC: 2021 - 2022

Đối tượng biểu hiện

Khả năng biểu hiện

Ví dụ Trang 7


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Kí hiệu Là các đối tượng + Kí hiệu hình học. địa lí phân bố theo + Kí hiệu chữ. những điểm cụ thể. + Kí hiệu tượng hình. Là sự di chuyển Kí hiệu đường của các đối tượng, chuyển động hiện tượng Địa lí.

Chấm điểm

Bản đồ, biểu đồ

Vị trí, số lượng, cấu Điểm dân cư, trúc, chất lượng và hải cảng, mỏ động lực phát triển khoáng sản... của đối tượng địa lí.

Hướng, tốc độ, số lượng, khối lượng của các đối tượng di chuyển. Sự phân bố, số Là các đối tượng, lượng của đối hiện tượng địa lí tượng, hiện tượng phân bố phân tán, địa lí. lẻ tẻ.

Là giá trị cộng của một tượng địa lí một đơn vị thổ.

tổng hiện trên lãnh

Thể hiện được số lượng, chất lượng, cơ cấu của đối tượng.

Hướng gió, dòng biển, luồng di dân...

Số dân, đàn gia súc... Cơ cấu cây trồng, thu nhập GDP của các tỉnh, thành phố...

d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập: PHIẾU HỌC TẬP Khả năng biểu Phương pháp Đối tượng biểu hiện Ví dụ hiện Kí hiệu Kí hiệu đường chuyển động Chấm điểm Bản đồ, biểu đồ + Nhóm 1: Tìm hiểu về phương pháp kí hiệu (đối tượng thể hiện, cách thể hiện, khả năng thể hiện) + Nhóm 2: Tìm hiểu về phương pháp kí hiệu đường chuyển động (đối tượng thể hiện, cách thể hiện, khả năng thể hiện) + Nhóm 3: Tìm hiểu về phương pháp chấm điểm (đối tượng thể hiện, cách thể hiện, khả năng thể hiện) + Nhóm 4: Tìm hiểu về phương pháp bản đồ - biểu đồ (đối tượng thể hiện, cách thể hiện, khả năng thể hiện) NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 8


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. 3. LUYỆN TẬP a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: Câu 1. Đối tượng địa lí nào sau đây thường được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu? A. Hải cảng. B. Hòn đảo. C. Các dãy núi. D. Đường biên giới. Câu 2. Để thể hiện sự phân bố dân cư trên bản đồ người ta thường dùng phương pháp A. kí hiệu. B. nền chất lượng. C. chấm điểm. D. bản đồ - biểu đồ. Câu 3. Trên bản đồ tự nhiên, đối tượng địa lí nào sau đây không được thể hiện bằng phương pháp đường chuyển động? A. Hướng gió. B. Dòng biển. C. Dòng sông. D. Hướng bảo. Câu 4. Trên bản đồ kinh tế - xã hội, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động là A. các nhà máy, sự trao đổi hàng hoá. B. biên giới, đường giao thông. C. các luồng di dân, các luồng vận tải. D. các nhà máy, đường giao thông. Câu 5. Phương pháp chấm điểm không thể hiện được đặc tính nào sau đây của đối tượng A. cơ cấu. B. sự phân bố. C. số lượng. D. chất lượng. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 9


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

4. VẬN DỤNG a) Mục đích: HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học được để phân tích các phương pháp thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: * Câu hỏi 1: Dựa vào hình 2.2 hãy chứng minh rằng phương pháp kí hiệu không những chỉ nêu được tên và vị trí mà còn thể hiện được cả chất lượng của các đối tượng trên bản đồ. * Câu hỏi 2: Quan sát hình 2.3 cho biết phương pháp kí hiệu đường chuyển động biểu hiện được những đặc điểm nào của gió và bão trên bản đồ. * Câu hỏi 3: Quan sát hình 2.4, hãy cho biết: Các đối tượng địa lí được biểu hiện bằng những phương pháp nào? Mỗi điếm chấm trên bản đồ tương ứng bao nhiêu người? * Trả lời câu hỏi: - Câu hỏi 1: + Thấy được các nhà máy nhiệt điện ở Phả Lại, ở TP Hồ Chí Minh… Các nhà máy thủy điện ở Hòa Bình, ở Đa Nhim…, thấy được các trạm 220 KV, 500 KV… + Thấy được các nhà máy thủy điện đã đưa vào sản xuất và những nhà máy thủy điện còn đang xây dựng. - Câu hỏi 2: + Thấy được hướng chuyển động của các loại gió, bão. + Thấy được tần suất khác nhau của các cơn bão đến nước ta - Câu hỏi 3: + Phương pháp kí hiệu thể hiện các đô thị có quy mô dân số trên 8 triệu và từ 5 triệu đến 8 triệu. + Phương pháp chấm điểm thể hiện phân bố dân cư trên lãnh thổ, mỗi điểm chấm tương ứng 500.000 người. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. * Củng cố, dặn dò: - GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài. - Học bài cũ, trả lời câu hỏi 1,2 SGK - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 10


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Chuẩn bị bài mới: + Tìm hiểu vai trò của bản đồ trong học tập, đời sống + Tìm hiểu phương SD bản đồ, Atlat trong quá trình học địa lí trên cơ sở bản đồ, Atlat địa lí + Tìm hiểu phương pháp sử dụng bản đồ, Atlat trong quá trình học địa lí. ---------------------------------------

Tuần:……………..Ngày soạn:…../9/2021

Tiết PPCT: 03

BÀI 3. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỔNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Hiểu rõ ý nghĩa của bản đồ trong học tập và đời sống. - Biết cách sử dụng bản đồ để xác định vị trí, nhận xét đối sự phân bố và giải thích mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý. - Hiểu rõ một số nguyên tắc cơ bản khi sử dụng bản đồ và Atlat trong học tập. 2. Năng lực: - Năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và tự học, sáng tạo. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 11


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Phân tích được vai trò của bản đồ trong học tập địa lý. - Sử dụng bản đồ, atlat địa lý để khai thác thông tin, kiến thức cần thiết; khai thác được các kênh thông tin bổ sung (biểu đồ, tranh ảnh,...) từ bản đồ, atlat địa lí; đọc được lát cắt địa hình; sử dụng được một số bản đồ thông dụng trong thực tế. 3. Phẩm chất: Phẩm chất: chăm chỉ trong học tập, có trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video 2. Học sinh: SGK, Atlat. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Ổn định: STT Lớp Sĩ số Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 1. KHỞI ĐỘNG a) Mục đích: HS nhớ lại những kiến thức về vai trò của bản đồ, cách đọc bản đồ đã được học. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết cá nhân để hoàn thành yêu cầu được giao: Vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống? Khi sử dụng bản đồ trong học tập địa lí chúng ta cần lưu ý những vấn đề gì? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống a) Mục đích: HS biết được vai trò của bản đồ trong học tập và cuộc sống. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 12


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: I. Vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống 1. Trong học tập: - Bản đồ là phương tiện không thể thiếu trong học tập (học tại lớp, học ở nhà, để kiểm tra). - Qua bản đồ có thể xác định được vị trí của một địa điểm, mối quan hệ giữa các thành phần địa lí, đặc điểm của các đối tượng địa lí.... 2. Trong đời sống: - Là phương tiện được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày. - Phục vụ trong các ngành kinh tế, quân sự... d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi: + Câu hỏi 1: dựa vào bản đồ tự nhiên Châu Á tìm các dãy núi cao, các dòng sông lớn? + Câu hỏi 2: dựa vào bản đồ các nước Châu Á, xác định con đường đi từ Hà Nội đến Bắc Kinh?

+ Câu hỏi 3: Bản đồ có vai trò như thế nào trong học tập và đời sống? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về việc sử dụng bản đồ, Atlat trong học tập

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 13


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

a) Mục đích: HS hiểu và trình bày được phương pháp sử dụng bản đồ, Atlat địa lí để tìm hiểu đặc điểm của các đối tượng, hiện tượng và phân tích các mối quan hệ địa lí. Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ và Atlat trong học tập. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: II. Sử dụng bản đồ, Atlat trong học tập: 1. Chọn bản đồ phù hợp với nội dung cần tìm hiểu 2. Cách đọc bản đồ: - Đọc tên bản đồ để biết được nội dung thể hiện trên bản đồ. - Tìm hiểu tỉ lệ bản đồ. - Xem các kí hiệu trên bản đồ. - Xác định phương hướng trên bản đồ. - Tìm hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí trên bản đồ. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi: + Câu hỏi 1: Muốn sử dụng bản đồ có hiệu quả ta phải làm như thế nào? + Câu hỏi 2: Tại sao phải làm như vậy? Lấy ví dụ cụ thể trên bản đồ?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 14


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. 3. LUYỆN TẬP a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: Câu 1. Để tìm hiểu về chế độ nước của một con sông, cần phải sử dụng bản đồ nào sau đây? A. Bản đồ khí hậu. B. Bản đồ địa hình. C. Bản đồ nông nghiệp. D. Bản đồ địa chất. Câu 2. Trong học tập, bản đồ là một phương tiện để học sinh A. thư giãn sau khi học xong bài. B. học thay sách giáo khoa. C. học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí. D. xác định vị trí các bộ phận lãnh thổ trong bài. Câu 3. Trong đời sống, bản đồ là một phương tiện để A. trang trí nơi làm việc. B. xác lập mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí. C. tìm đường đi, xác định vị trí. D. biết được sự phát triển KT - XH của một quốc gia. Câu 4. Trước khi đọc bản đồ cần phải nghiên cứu kĩ yếu tố nào sau đây? A. Tỉ lệ bản đồ. B. Phương hướng. C. Bảng chú giải. D. Nội dung bản đồ. Câu 5. Trên bản đồ tỉ lệ 1: 300 000, 3 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km ngoài thực địa? A. 0, 9 km. B. 9 km. C. 90 km. D. 900 km. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. 4. VẬN DỤNG a) Mục đích: HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để giải thích lí do bản đồ là phương tiện sử dụng rộng rãi trong đời sống. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 15


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: * Câu hỏi: Chứng minh rằng bản đồ là phương tiện được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày? * Trả lời câu hỏi: + Trong nông nghiệp: Dự báo thời tiết, biết được sự phân bố các nhóm đất để trồng các loại cây thích hợp. + Trong công nghiệp: Làm thủy lợi, nghiên cứu thơi tiết và khí hậu, xây dựng các trung tâm công nghiệp, mớ các tuyến giao thông… + Trong quân sự: Xây dựng phương án tác chiến, cần lợi dụng địa hình, địa vật trong phòng thủ và tấn công… + Trong đời sống: Là bản chỉ đường đi trong các thành phố. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức. * Củng cố, dặn dò: - GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài. - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. - Chuẩn bị bài mới: Bài thực hành + Tổ 1 + 3: Phóng to H2.2 và xác định các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí, đối tượng biểu hiên, khả năng biểu hiện của từng phương pháp trên H 2.2 + Tổ 2: Phóng to H2.3 và xác định các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí, đối tượng biểu hiên, khả năng biểu hiện của từng phương pháp trên H 2.3 + Tổ 4: Phóng to H2.4 và xác định các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí, đối tượng biểu hiên, khả năng biểu hiện của từng phương pháp trên H 2.4 ------------------------------------------

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 16


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Tuần:……………..Ngày soạn:…../9/2021

Tiết PPCT: 04

BÀI 4. THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Hiểu rõ một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ - Nhận biết được một số đặc tính của đối tượng địa lí được biểu hiện trên bản đồ. 2. Năng lực: - Năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và tự học, tính toán. - Sử dụng được bản đồ địa kết hợp với kiến thức đã học để xác định vị trí của một điểm trên thực địa; xác định được vị trí của một sự vật, hiện tượng địa lí trên bản đồ. - Xác định và lí giải được sự phân bố các đối tượng địa lí. - Sử dụng bản đồ hoặc lược đồ để trình bày về mối quan hệ không gian của các đối tượng địa lí - Đọc được bản đồ để khai thác thông tin, kiến thức cần thiết; khai thác được các kênh thông tin bổ sung (biểu đồ, tranh ảnh,...) từ bản đồ, atlat địa lí. 3. Phẩm chất: - Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, bản đồ. 2. Học liệu: SGK, bút chỉ bản đồ. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC * Ổn định: STT Lớp Sĩ số Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 * Hoạt động học tập: 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a) Mục đích: HS xác định được yêu cầu, nhiệm vụ của bài thực hành. b) Nội dung: HS sử dụng SGK. c) Sản phẩm: HS nêu đúng yêu cầu của bài thực hành. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 17


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, xác định rõ yêu cầu của bài thực hành. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 02 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động thực hành a) Mục đích: Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. Hiểu rõ được hệ thống kí hiệu dùng để thể hiện các đối tượng. Nhận biết một số phương pháp phổ biến để biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: xác định các đối tượng địa lí và phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ tự nhiên, kinh tế. Phát triển kỹ năng sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: Hình 2.2 Hình 2.3 Hình 2.4 Bản đồ phân Bản đồ thể hiện công Bản đồ gió và bão ở Tên bản đồ nghiệp điện Việt bố dân cư Việt Nam Nam Châu Á Nội dung thể Các nhà máy điện, hệ Các loại gió, hướng Mật độ dân số hiện thống truyền tải điện gió, tần suất bão. Tên phương Phương pháp kí hiệu Phương pháp Phương pháp kí hiệu pháp đường chuyển động chấm điểm Biểu hiện các đối Biểu hiện các đối Biểu hiện sự loại gió, phân bố dân Phương pháp tượng: nhà máy điện, tượng: biểu hiện đường dây truyền tải hướng gió, tần suất cư của Châu điện, các trạm biến áp bão, hướng bão Á Sự phân bố, số lượng, Đặc tính của đối Hướng di chuyển, số Số lượng, quy mô, cấu trúc và lượng, chất lượng của chất lượng tượng được thể chất lượng của đối hiện đối tượng của đối tượng tượng d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:GV chia lớp thành 6 nhóm đọc nội dung bản đồ và điền vào phiếu học tập sau: PHIẾU HỌC TẬP Hình 2.2 Hình 2.3 Hình 2.4 NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 18


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Tên bản đồ Nội dung thể hiện Tên phương pháp Phương pháp biểu hiện Đặc tính của đối tượng được thể hiện + Nhóm 1, 3: Hình 2.2 + Nhóm 2, 5: Hình 2.3 + Nhóm 4, 6: Hình 2.4

Hình 2.2 Hình 2.3 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Hinhd 2.4

Trang 19


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. 3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành trả lời câu hỏi: * Câu hỏi: Hãy xác định các phương pháp thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ Tự nhiên Việt Nam. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV treo bản đồ Tự nhiên Việt Nam lên bảng và trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. 4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a) Mục đích: HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để giải thích dạng véc tơ được sử dụng rộng rãi trong phương pháp kí hiệu đường chuyển động. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: * Câu hỏi: Vì sao trong phương pháp kí hiệu đường chuyển động, dạng véc tơ được sử dụng rộng rãi? * Trả lời câu hỏi: Dạng véc tơ được sử dụng rộng rãi vì: nó trực quan, dễ thấy hướng di chuyển. Hướng của vecto cho biết hướng di chuyển của hiện tượng hay hướng của mối liên hệ, hướn gió... Độ rộng hoặc chiều dài của vec to phản ánh số lượng của hiện tượng, sự phân chia theo tỉ lệ của vec tơ thể hiện được cấu trúc của hiện tượng. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. * Củng cố, dặn dò: NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 20


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài. - Hoàn thành bài thực hành. - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. - Chuẩn bị bài mới: + Tìm hiểu khái quát về Vũ Trụ, hệ Mặt Trời trong Vũ Trụ, Trái Đất trong hệ Mặt Trời. + Tìm hiểu các hệ quả chủ yếu của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. ---------------------------------------

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 21


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Tuần:……………..Ngày soạn:…../9/2021

Tiết PPCT: 05

Chương II: VŨ TRỤ. HỆ QUẢ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT TIẾT 5+6 - CHỦ ĐỀ: VŨ TRỤ. HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT

Vấn đề cần giải quyết trong bài học Vũ Trụ là vô cùng rộng lớn. Hệ Mặt Trời trong đó có Trái Đất chỉ là một bộ phận rất nhỏ bé trong Vũ Trụ. Hiểu các khái niệm: Vũ trụ, Thiên Hà, Dải Ngân Hà, Hệ Mặt Trời. - Giải thích được các hiện tượng : Sự luân phiên ngày đêm, giờ trên Trái Đất, sự lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái Đất. - Giải thích được các hệ quả sinh ra do sự chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời, đó là : Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời, hiện tượng mùa, hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa. - Biết xác định hướng chuyển động của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời, vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời. - Xác định các múi giờ, hướng lệch của các vật thể khi chuyển động trên bề mặt Trái Đất. - Biết sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, mô hình để trình bày và giải thích các hệ quả của sự chuyển động xung quanh Mặt trời của Trái Đất.... Sự sắp xếp các tiết dạy trong chương trình là dạy trong 2 tiết vì vậy để thuận tiện cho việc tổ chức các hoạt động học nối tiếp nhau thành một chuỗi và lô gic không để thành 2 bài riêng lẻ nữa mà tạo thành chủ đề về vũ trụ,hệ mặt trời,trái đất trong hệ mặt trời và các hệ quả chuyển động của trái đất Nội dung bài học - khái quát về vũ trụ,hệ mặt trời,trái đất - hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của trái đất - hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của trái đất I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức: - Hiểu được khái quát Vũ Trụ, hệ Mặt Trời trong Vũ Trụ, Trái Đất trong hệ Mặt Trời. - Trình bày và giải thích được các hệ quả chủ yếu của chuyển động tự quay quanh trục và chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất :

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 22


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

+ Chuyển động tự quay : sự luân phiên ngày đêm, giờ trên Trái Đất, sự chuyển động lệch hướng của các vật thể. + Chuyển động quanh Mặt Trời : chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời, hiện tượng mùa và hiện tượng ngày đêm dài, ngắn theo mùa. - Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, mô hình để trình bày, giải thích các hệ quả chuyển động của Trái Đất. 2. Về năng lực - HS có năng lực tự học và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác và giao tiếp. - Nhận thức được chuyển động của trái đất, các hành tinh trong hệ mặt trời và không gian của vũ trụ qua tranh ảnh, tư liệu, video,... - Sử dụng được các công cụ địa lý như: SGK, tranh ảnh, video,... để tìm hiểu về các khái niệm Vũ trụ, Thiên Hà, Hệ Mặt trời, Trái Đất,... - Vận dụng được kiến thức địa lý để giải thích các hiện tượng của tự nhiên liên quan đến hệ quả chuyển động của Trái đất. 3. Về phẩm chất: - Sống có trách nhiệm, ứng xử tích cực với thiên nhiên. - Chăm chỉ trong học tập và hăng say nghiên cứu để hiểu rõ nguồn gốc của vấn đề. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU : 1. Giáo viên: Bản đồ múi giờ; tài liệu, video hình ảnh về chuyển động của trái đất và các hệ quả. 2.Học sinh: sách giáo khoa, đồ dùng học tập (máy tính, thước kẻ, …) III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : * Ổn định: STT Lớp Sĩ số Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 * Hoạt động học tập 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a) Mục đích: HS nhớ lại những kiến thức về hệ quả chuyển động của Trái Đất đã học, tạo tâm thế học tập cho bài mới. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK. Tham gia trò chơi ô chữ c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi lật các ô chữ đưa ra. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 23


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chia đội (2 đội/ 2 dãy), công bố quy tắc trò chơi, thời gian và hình thức tính điểm, bắt đầu trò chơi với các từ khóa ngang như: Thiên Hà, Hệ Mặt trời, Trái Đất, 24 múi giờ,…. Và từ khóa dọc: Vũ Trụ,….

Bước 2: HS tham gia trò chơi trong thời gian 05 phút. Bước 3: Thư ký ghi điểm cho từng đội, báo cáo kết quả. Bước 4: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 2.1. Hoạt động tìm hiểu về Vũ Trụ, Hệ Mặt trời, Trái đất trong Hệ Mặt trời: a) Mục tiêu: + Biết kiến thức chung về Vũ Trụ, Thiên Hà, dải Ngân Hà. + Biết về Hệ mặt trời, các hành tinh trong Hệ mặt trời + Biết một số kiến thức về kích thước, vị trí của Trái Đất trong Hệ mặt trời và chuyển động của Trái Đất. b) Nội dung: Làm việc cá nhân/ lớp, sử dụng phương pháp dạy học trực quan nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại gợi mở. c) Sản phẩm: I/ Khái quát về Vũ Trụ. hệ Mặt Trời. Trái Đất trong hệ Mặt Trời 1/ Vũ Trụ - Vũ Trụ là khoảng không gian vô tận chứa các Thiên hà. - Thiên hà là một tập hợp của nhiều thiên thể, khí bụi. - Thiên hà có chứa hệ Mặt Trời gọi là dải Ngân Hà. * Thiên Hà chứa Mặt Trời được gọi là dải Ngân Hà có dạng xoắn ốc giống một cái đĩa với đường kính là 100.000 năm ánh sáng (năm ánh sáng bằng 9460 tỉ km) 2/ Hệ Mặt Trời - Mặt Trời cùng với các thiên thể chuyển động xung quanh nó và các đám bụi khí được gọi là hệ Mặt Trời. - Các hành tinh vừa chuyển động quanh Mặt Trời lại vừa tự quay quanh trục theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 24


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

* Quỹ đạo của Diêm Vương tinh không nằm trên cùng một mặt phẳng với quĩ đạo của các hành tinh khác, hiện nay Diêm Vương tinh không được gọi là hành tinh nữa 3/ Trái Đất trong hệ Mặt Trời a. Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời - Trái Đất là hành tinh thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời, khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời khoảng 149,6 triệu km. b. Các chuyển động chính của Trái Đất - Chuyển động tự quay quanh trục: + Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục theo hướng từ Tây - Đông. + Thời gian chuyển động một vòng quay quanh trục là 24 giờ (23h56’04’’). - Chuyển động xung quanh Mặt Trời. + Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời trên quỹ đạo hình elip theo hướng Tây sang Đông. + Thời gian để Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời là 365 ngày 6 giờ. + Khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất không thay đổi độ nghiêng và hướng nghiêng. * Trái Đất ở gần Mặt Trời nhất vào ngày 3/1 điểm cận nhật, do lực hút của Mặt Trời lớn nên tốc độ chuyển động của Trái Đất lên tới 30.3km/s. Trái Đất ở xa Mặt Trời nhất vào ngày 5/7 - điểm viễn nhật, tốc độ chuyển động của Trái Đất lúc này là 29,3km/s d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV yêu cầu HS đọc SGK mục 1,2,3 / I trong 1p, quan sát hình 5.1,5.2 trong SGK. Xem video và trả lời cho câu hỏi:

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 25


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

+ Em biết gì về vũ trụ quanh trái đất? nói vũ trụ là khoảng không gian vô tận là đúng hay sai? Vì sao? + hệ Mặt trời của chúng ta có những hành tinh nào? + Trái đất là hành tinh thứ mấy trong Hệ mặt trời và vì sao trái đất lại tồn tại sự sống? Bước 2: HS đọc SGK, quan sát hình ảnh, xem video, có thể trao đổi suy nghĩ với bạn bên cạnh. Bước 3: HS lần lượt đưa ra câu trả lời, HS khác nhận xét bổ sung. Bước 4: Gv nhận xét, gợi mở, chuẩn kiến thức. 2.2. Hoạt động tìm hiểu về hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất a) Mục tiêu: + Biết một số hệ quả chuyển động tự quay quanh trục và quay quanh mặt trời của Trái đất. + Hiểu và phân tích được những biểu hiện, nguyên nhân sinh ra hệ quả chuyển động của Trái đất quanh trục và quanh Mặt trời. + Giải thích được một số hiện tượng của tự nhiên liên quan đến chuyển động của Trái Đất. b) Nội dung: GV chia nhóm và thực hiện dạy học dự án, từ nghiên cứu ở trên lớp đến việc thảo luận và đưa ra sản phẩm. c) Sản phẩm: Thông qua việc quan sát các video, tham quan tranh ảnh tư liệu, học sinh có được những ghi chép cụ thể về biểu hiệu và nguyên nhân sinh ra các hệ NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 26


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

quả chuyển động của trái đất tự quay quanh trục và quay quanh Mặt trời, từ đó xây dựng được sơ đồ tư duy về hệ quả chuyển động của trái đất

(Hình ảnh minh họa sp của HS) d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ * Ở tiết 1: + Gv cho hs nghiên cứu SGK, xem video về chuyển động của trái đất quanh trục và quanh mặt trời => có những ghi chép cụ thể và khái quát về hệ quả chuyển động của trái đất.

https://www.youtube.com/watch?v=qm94yFdCNog NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 27


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

+ Chia lớp thành 4 nhóm, phân công nhóm trưởng và yêu cầu các nhóm về nhà thảo luận, nghiên cứu, vẽ sơ đồ tư duy về hệ quả chuyển động của trái đất quanh mặt trời, ngoài ra chuẩn bị những ví dụ cụ thể cho từng hệ quả khi yêu cầu trình bày. * Ở tiết 2: + Các nhóm treo sơ đồ tư duy đã hoàn thành vào các góc, GV chia lại nhóm ghép có đầy đủ thành viên của từng nhóm cũ trong 1 nhóm mới, sau đó thực hiện đi vòng quanh các sơ đồ, đến sơ đồ của nhóm nào nhóm đó trình bày và giới thiệu ý tưởng, hs nhóm khác ghi chép ưu nhược điểm của nhóm trình bày trong 3p. + Sau khi xong cả 4 sơ đồ, GV tổ chức cho lớp phân tích, so sánh giữa các sơ đồ tư duy, đánh giá theo thang rubic. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ cả ở nhà và trên lớp. Bước 3: HS trình bày, ghi chép, so sánh, tranh luận, chấm điểm nhóm bạn và nhóm mình theo thang tiêu chí. Bước 4: Gv nhận xét sản phẩm, quá trình làm việc của HS, định hướng kiến thức. II/ Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất 1/ Sự luân phiên ngày, đêm: Do Trái Đất có dạng khối cầu và tự quay quanh trục nên có sự luân phiên ngày và đêm trên Trái Đất 2/ Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế: - Giờ địa phương (giờ Mặt Trời). - Giờ múi. - Giờ quốc tế (giờ GMT). 3/ Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể: - Ở nửa cầu Bắc các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất bị lệch sang bên phải so với hướng chuyển động. - Ở nửa cầu Nam các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất bị lệch sang bên trái so với hướng chuyển động. II/ Hệ quả chuyển động của trái đất quanh mặt trời 1/ Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời Là chuyển động không có thực của Mặt Trời giữa hai chí tuyến Bắc và Nam. - Hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12h trưa gọi là Mặt Trời lên thiên đỉnh. - Chuyển động không có thực của Mặt Trời được gọi là chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời. - Từ 23027’B đến 23027’N + Hai lần ở khu vực nội chí tuyến + 1 lần ở chí tuyến bắc và chí tuyến nam + Ở ngoại chí tuyến không có hiện tượng này - Nguyên nhân: do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi chuyển động quanh Mặt Trời. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 28


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

2/. Các mùa trong năm - Mùa là khoảng thời gian trong một năm có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu. - Nguyên nhân: do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương nên bán cầu Nam và bán cầu Bắc lần lượt ngả về phía Mặt Trời khi Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo. - Mùa ở bán cầu Bắc: + Mùa xuân: 21/3 đến 22/6 + Mùa hạ: 22/6 đến 23/9 + Mùa thu: 23/9 dến 22/12 + Mùa đông: 22/12 đến 21/3 - Mùa ở bán cầu Nam: ngược lại 3/ Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ a. Theo mùa: - Mùa xuân và mùa hạ có ngày dài hơn đêm. - Mùa thu và mùa đông có ngày ngắn hơn đêm. - Ngày 21 - 3 và 23 - 9 có ngày dài bằng đêm ở khắp nơi trên Trái Đất b. Theo vĩ độ: - ở Xích Đạo ngày và đêm quanh năm dài bằng nhau. - Càng xa Xích Đạo, thời gian ngày và đêm càng chênh lệch. - Khu vực từ hai vòng cực về cực có ngày hoặc đêm dài 24 giờ. 3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: củng cố lại kiến thức đã học; rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS. b) Nội dung: HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm. c) Sản phẩm: HS trả lời chính xác các câu hỏi của Gv d) Tổ chức thực hiện: Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Câu 1. Vào ngày 21/3 và 23/9 Mặt Trời lên thiên đỉnh tại A. xích đạo. B. chí tuyến. C. vòng cực. D. hai cực. Câu 2. Vào ngày nào trong năm thì bán cầu Bắc có ngày dài nhất và đêm ngắn nhất? A. 21/3. B. 23/9. C. 22/6. D. 22/12. Câu 3. Nơi nào trên Trái Đất quanh năm độ dài của ngày và đêm luôn bằng nhau? A. Vùng cực. B. Hai cực. C. Chí tuyến. D. Xích đạo. Câu 4. Trong khoảng thời gian từ 21/3 đến 23/9 khu vực nào trên Trái Đất nhận được nhiều nhiệt và ánh sánh Mặt Trời nhất? NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 29


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

A. Ngoại chí tuyến bán cầu Bắc. B. Nội chí tuyến bán cầu Bắc. C. Ngoại chí tuyến bán cầu Nam. D. Nội chí tuyến bán cầu Nam. Câu 5. Câu ca dao “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối” chỉ ra hệ quả địa lí nào sau đây của Trái Đất? A. Ngày, đêm dài ngắn theo mùa. B. Sự luân phiên ngày, đêm. C. Ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ. D. Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. Bước 3: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV đánh giá kết quả của HS, chốt các đáp án đúng và kiến thức có liên quan. 4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a) Mục tiêu: HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để giải thích được các hiện tượng trong thực tế. b) Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học vào giải thích một số hiện tượng tự nhiên nước ta. c) Sản phẩm: HS lý giải được vấn đề Gv đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: * Câu hỏi 1: Vì sao ở miền Bắc nước ta các mùa khác nhau và có đặc điểm thời tiết khác nhau giữa các mùa? * Câu hỏi 2: Dựa vào kiến thức địa lí giải thích câu ca dao sau “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mươi chưa cười đã tối” Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. Bước 3: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV đánh giá kết quả của HS, chốt các đáp án đúng và kiến thức có liên quan. Hướng dẫn trả lời: + Câu hỏi 1: - Mùa xuân Mặt Trời bắt đầu di chuyển biểu kiến từ Xích Đạo lên chí tuyến Bắc  lượng nhiệt tăng dần nhưng vì mới bắt đầu tích lũy nên nhiệt độ chưa cao, thời tiết ấm dần lên. - Mùa hạ vì góc nhập xạ lớn, nhiệt lượng được tích lũy nhiều nên khí hậu nóng bức - Mùa thu góc nhập xạ giảm nhưng còn nhiệt lượng dự trữ trong mùa hè, khí hậu trở nên mát mẻ.

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 30


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Mùa đông góc nhập xạ nhỏ mặt đất đã tiêu hao hết lượng nhiệt dự trữ, khí hậu lạnh. + Câu hỏi 2: - VN nằm ở BCB của trái đất, tháng 5 là rơi vào thời điểm mùa hạ, nửa BCB ngả về phía MT (do trái đất nghiêng), khoảng chiếu sáng nhiều hơn khoảng bóng tối => ngày dài hơn đêm. - Tháng 10 âm lịch là thời điểm mùa đông, nửa BCB ngả về phía xa mặt trời, khoảng bóng tối lớn hơn khoảng được chiếu sáng => đêm dài hơn ngày. Câu hỏi về nhà: Nếu trái đất chỉ quay quanh trục mà không quay quanh mặt trời thì trái đất có mùa không, chuyện gì sẽ xảy ra? Vì sao? -------------------------------------

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 31


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

CHƯƠNG III: CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT. CÁC QUYỂN CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÝ Tuần….Ngày soạn: …. /…. /…. TIẾT 7 - BÀI 7. CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT. THẠCH QUYỂN. THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Nêu được sự khác nhau giữa các lớp cấu trúc của trái đất (lớp vỏ, lớp manti, lớp nhân) về thể tích, độ dày, thành phần vật chất cấu tạo chủ yếu, trạng thái. - Biết được khái niệm thạch quyển, phân biệt được thạch quyển và vỏ trái đất. - Trình bày được nôi dung cơ bản của thuyết kiến tạo mảng và vận dụng thuyết kiến tạo mảng để giải thích sơ lược sự hình thành các vùng núi trẻ, các vành đai động đất và núi lửa. 2. Năng lực: - Năng lực giao tiếp và hợp tác, tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo.. - Sử dụng các công cụ địa lý: sơ đồ, tranh ảnh để mô tả nhận thức về không gian cấu trúc của trái đất; sử dụng bản đồ hoặc lược đồ để trình bày về mối quan hệ không gian của các mảng kiến tạo với các hiện tượng địa chất trên trái đất. - Chon lọc thông tin và trình bày được cấu trúc của trái đất, giải thích được hệ quả việc dịch chuyển các mảng kiến tạo. - Khai thác Internet các thông tin về cấu trúc của trái đất, một số thuyết khoa học về vỏ trái đất., cập nhật tri thức mới hiện nay. 3. Phẩm chất: chăm chỉ, có trách nhiệm trong học tập II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu. 2. Học sinh: SGK, thiết bị truy cập Internet III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC * Ổn định: STT Lớp Sĩ số Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 * Kiểm tra bài cũ: NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 32


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Câu hỏi 1: Nêu chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời? - Câu hỏi 2: Tại sao trên Trái Đất lại có các mùa? * Đáp án - Câu hỏi 1: + Khái niệm: Là chuyển động nhìn thấy nhưng không có thật của Mặt Trời diễn ra hằng năm giữa hai chí tuyến. + Nguyên nhân: Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương nên khi chuyển động cho ta ảo giác Mặt Trời chuyển động. + Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh lần lượt xuất hiện từ chí tuyến Nam (22/12) lên chí tuyến Bắc (22/6). + Khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần/năm: khu vực giữa hai chí tuyến. + Khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh một lần/năm: tại chí tuyến Bắc và Nam. + Khu vực không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh: vùng ngoại chí tuyến Bắc và Nam. - Câu hỏi 2: Do trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất và trong suốt năm, trục của Trái Đẩt không đổi phương trong không gian, nên có thời kì bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Điều đó làm cho thời gian chiếu sáng và sự thu nhận lượng bức xạ mặt trời ở mỗi bán cầu đều thay đổi trong năm. * Hoạt động học tập: 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a) Mục đích: HS nhớ lại những kiến thức về thạch quyển đã được học ở bậc THCS. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết cá nhân hãy trả lời: Con người có thể đi từ bán cầu này sang bán cầu kia thông qua một đường hầm xuyên qua lòng Trái Đất không? Vì sao? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về cấu trúc của Trái Đất

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 33


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

a) Mục đích: Nêu được sự khác nhau giữa các lớp cấu trúc của Trái Đất (lớp vỏ, lớp manti, nhân Trái Đất) về tỉ lệ thể tích, độ dày, thành phần vật chất cấu tạo chủ yếu, trạng thái. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: I. Cấu trúc của Trái Đất Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp: - Lớp vỏ Trái Đất. - Lớp Man ti. - Nhân Trái Đất. Nội dung Lớp vỏ TĐ Manti Nhân TĐ 5 - 70 Km (5 km - vỏ Độ dày đại dương, 70 km - vỏ 2885 Km 3470 Km LĐ) Tỉ lệ thể Chiếm khoảng 15% V Chiếm khoảng 5% Chiếm hơn 80% V của TĐ tích của TĐ V của TĐ TP vật 3 tầng đá (TT, granit, Cấu tạo chủ yếu bằng đá Chủ yếu là KL chất cấu badan) trong đó rất mềm, trong đó giàu magie nặng: Ni và Fe tạo chủ giàu Silicat và nhôm và sắt (nhân nife) yếu - Manti trên: Quánh dẻo - Nhân ngoài: Trạng thái Cứng - Manti dưới: trạng thái Lỏng vật chất - Nhân trong: Rắn rắn d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK, H7.1, H7.2 kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập: PHIẾU HỌC TẬP Nội dung Lớp vỏ TĐ Manti Nhân TĐ Độ dày Tỉ lệ thể tích TP vật chất cấu tạo chủ yếu Trạng thái vật chất + Nhóm 1, 3: Nghiên cứu về vỏ TĐ + Nhóm 2, 5: Nghiên cứu về lớp manti + Nhóm 4, 6: Nghiên cứu về nhân TĐ NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 34


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Hình 7.1

Hình 7.2 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về thạch quyển và thuyết kiến tạo mảng a) Mục đích: Biết được khái niệm thạch quyển, phân biệt được thạch quyển và vỏ Trái Đất. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: * Khái niệm thạch quyển NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 35


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Lớp vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti (đến độ sâu 100km) được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau tạo thành lớp võ cứng ở ngoài cùng của Trái Đất được gọi là Thạch quyển. II. Thuyết kiến tạo mảng - Lớp vỏ Trái Đất gồm nhiều mảng kiến tạo nằm kề nhau, luôn luôn di chuyển với tốc độ chậm. - Cách tiếp xúc phổ biến của các địa mảng là hai mảng xô vào nhau (tiếp xúc dồn ép) hoặc hai mảng tách xa nhau (tiếp xúc tách dãn). - Ở ranh giới các mảng kiến tạo hình thành nên các dãy núi cao hay các đứt gãy lớn và thường xuyên xảy ra các hoạt động kiến tạo như động đất, núi lửa... d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, quan sát hình 7.3 kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi: + Câu hỏi 1: Thạch quyển được cấu tạo bởi những mảng nào? + Câu hỏi 2: Căn cứ vào mũi tên cho biết hướng di chuyển của các mảng. + Câu hỏi 3: Giải thích tại sao các mảng kiến tạo có thể di chuyển được ? + Câu hỏi 4: Kết quả chuyển dịch của các mảng, cho ví dụ.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. 3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 36


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: Câu 1. Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo chủ yếu bởi loại đá nào? A. Đá trầm tích. B. Đá Granit. C. Đá bazan. D. Đá cát kết. Câu 2. Thành phần vật chất chủ yếu của nhân Trái Đất là A. niken, silic. B. niken, bôxit. C. niken, sắt. D. niken, apatit. Câu 3. Vỏ trái đất trong quá trình thành tạo bị biến dạng do các đứt gãy và tách nhau ra thành một số đơn vị kiến tạo. Mỗi đơn vị kiến tạo được gọi là A. mảng kiến tạo. B. mảng lục địa. C. mảng đại dương. D. vỏ trái đất. Câu 4. Nơi tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo sẽ thường xuất hiện A. động đất, núi lửa. B. bão. C. ngập lụt. D. thủy triều dâng. Câu 5. Dãy núi Hi - ma - lay - a được hình thành do A. mảng Phi xô vào mảng Âu - Á. B. mảng Thái Bình Dương xô vào mảng Âu - Á. C. mảng Bắc Mĩ xô vào mảng Âu - Á. D. mảng Ấn Độ - Ôxtrâylia xô vào mảng Âu - Á. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. 4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a) Mục đích: HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để giải thích được sự khác nhau giữa vỏ lục địa và đại dương, kết quả khi hai mảng kiến tạo tách rời nhau và xô vào nhau. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: * Câu hỏi 1: Quan sát hình 7.2 cho biết sự khác nhau giữa vỏ lục địa và đại dương? * Câu hỏi 2: Quan sát hình 7.4, cho biết kết quả khi hai mảng kiến tạo tách rời nhau và xô vào nhau. + Câu hỏi 1: - Lớp vỏ lục địa và lớp vỏ đại dương khác nhau về cấu tạo địa chất, độ dày - Lớp vỏ lục địa gồm các tầng trầm tích, tầng đá granit tầng này làm thành nền của các lục địa, tầng badan. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 37


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Lớp vỏ đại dương gồm tầng trầm tích và tằng badan. + Câu hỏi 2: - Khi hai mảng kiến tạo tách rời nhau tạo ra sống núi ngầm ở Đại Tây Dương. - Khi hai mảng kiến tạo xô vào nhau tạo ra đảo núi lửa và vực sâu. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. * Củng cố, dặn dò: - GV có thể củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài. - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. - Chuẩn bị bài mới: + Tìm hiểu về khái niệm nội lực, nguyên nhân sinh ra nội lực. + Tìm hiểu về tác động của nội lực đến ĐH bề mặt Trái Đất. ----------------------------------------------TIẾT 8. BÀI 8. TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Hiểu khái niệm nội lực và nguyên nhân sinh ra nội lực. - Phân tích được tác động của vận động theo phương thẳng đứng và theo phương nằm ngang đến địa hình bề mặt Trái đất. 2. Năng lực: - Năng lực giao tiếp và hợp tác, tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo - Sử dụng được sơ đồ, tranh ảnh để xác định vị trí của mộ số uốn nếp, đứt gãy, khu vực nâng lên, hạ xuống trên trái đất. - Giải thích được cơ chế diễn ra, nguyên nhân hệ quả của các hiện tượng tác động do nội lực. - Đọc hiểu các sơ đồ, mô hình về uốn nếp, đứt gãy. - Tìm kiếm được các nguồn thông tin đáng tin cậy về tác động của nội lực ở nước ta hiện nay. 3. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 38


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu. 2. Học liệu: SGK, thiết bị truy cập Internet. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC * Ổn định: STT Lớp Sĩ số Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 * Kiểm tra bài cũ: - Câu hỏi 1: Nêu cấu trúc Trái Đất? - Câu hỏi 2: Nêu khái niệm thạch quyển và nội dung thuyết kiến tạo mảng? * Đáp án - Câu hỏi 1: Trái Đất có cấu tạo không đồng nhất, có 3 lớp chính: + Lớp vỏ Trái Đất: vỏ đại dương, vỏ lục địa + Lớp Manti: manti trên, manti dưới + Lớp nhân: nhân ngoài, nhân trong - Câu hỏi 2: + Thạch quyển: Lớp vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti (đến độ sâu 100km) được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau tạo thành lớp võ cứng ở ngoài cùng của Trái Đất được gọi là Thạch quyển. + Thuyết kiến tạo mảng > Thạch quyển được cấu tạo bởi các mảng kiến tạo. > Các mảng kiến tạo không đứng yên mà dịch chuyển. > Nguyên nhân dịch chuyển của các mảng kiến tạo: do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong tầng Manti trên. > Ranh giới, chổ tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo là vùng bất ổn, thường xảy ra các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa… * Hoạt động học tập: 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a) Mục đích: HS nhớ lại kiến thức về các lực tác động đến việc hình thành các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất đã được học ở bậc THCS. Kích thích nhu cầu khám phá kiến thức, kỹ năng bài mới. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 39


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi và yêu cầu HS trả lời: Có phải bề mặt Trái Đất ở mọi nơi đều bằng phẳng không? Vì sao? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về nội lực a) Mục đích: HS trình bày được khái niệm nội lực và nguyên nhân sinh ra nội lực. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: I. Nội lực a. Khái niệm: Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất b. Nguyên nhân: - Do năng lượng của sự phân huỷ các chất - Sự chuyển dịch và sắp xếp lại vật chất cấu tạo bên trong Trái Đất theo trọng lực. - Năng lượng của các phản ứng hoá học, sự ma sát vật chất. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi: + Câu hỏi 1: Nội lực là gì? + Câu hỏi 2: Nguyên nhân sinh ra nội lực? + Câu hỏi 3: Bản đồ có vai trò như thế nào trong học tập và đời sống? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái đất a) Mục đích: b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 40


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

II. Tác động của nội lực 1. Vận động theo phương thẳng đứng: - Diễn ra chậm chạp và trên một diện tích lớn - Kết quả: Làm cho vỏ Trái Đất được nâng lên hay hạ xuống ở một vài khu vực sinh ra hiện tượng biển tiến và biển thoái. - Nguyên nhân: Do sự chuyển dịch vật chất theo trọng lực. 2. Vận động theo phương nằm ngang: - Là vận động làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép, tách giãn… gây ra hiện tượng uốn nếp, đứt gãy. a) Hiện tượng uốn nếp + Là hiện tượng các lớp đá bị uốn thành nếp, nhưng tính chất liên tục của nó không bị phá vỡ. + Do tác động của lực nằm ngang, xảy ra ở vùng đá có độ dẻo cao. + Đá bị xô ép, uốn cong, tạo thành các nếp uốn, các dãy núi uốn nếp. b) Hiện tượng đứt gãy - Là hiện tượng các lớp đá bị đứt gãy, tính chất liên tục của nó bị phá vỡ. + Do tác động của lực nằm ngang. Xảy ra ở vùng đá cứng. + Đá bị gãy, vỡ và chuyển dịch.Tạo ra các địa hào, địa luỹ… d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK, quan sát hình ảnh và kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ: + Nhóm 1, 3: Tìm hiểu về vận động theo phương thẳng đứng. + Nhóm 2, 5: Tìm hiểu về hiện tượng uốn nếp. + Nhóm 4, 6: Tìm hiểu về hiện tượng đứt gãy.

Hiện tượng uốn nếp

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 41


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Hiên tượng đứt gãy - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 10 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. 3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: Câu 1. Nội lực là lực phát sinh từ A. bên trong Trái đất. B. nhân của Trái đất. C. bức xạ của Mặt trời. D. bên ngoài Trái đất. Câu 2. Trong các đứt gãy theo phương nằm ngang bộ phận trồi lên được gọi là A. địa hào. B. địa lũy. C. biển tiến. D. biển thoái. Câu 3. Vận động làm cho diện tích lớn lục địa bị hạ xuống được gọi là hiện tượng A. biển thoái. B. biển tiến. C. uốn nếp. D. đứt gãy. Câu 4. Dãy núi con Voi ở tả ngạn sông Hồng là dạng địa hình nào sau đây do hiện tượng đứt gãy tạo nên? A. Núi lửa. B. Núi uốn nếp. C. Địa lũy. D. Địa hào. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 42


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Câu 5. Hiện tượng đứt gãy xảy ra ở nơi nào sau đây? A. Đất đá có độ dẻo cao. B. Nơi có hoạt động động đất. C. Đất đá có độ cứng cao. D. Nơi tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. 4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a) Mục đích: HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để giải thích mối quan hệ giữa sự chuyển dịch của các mảng kiến tạo với việc hình thành các nếp uốn. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: * Câu hỏi: 1. Dựa vào kiến thức đã học, hãy nêu mối quan hệ giữa sự chuyển dịch của các mảng kiến tạo với việc hình thành các nếp uốn? 2. Tác động của nội lực khiến địa hình trái đất thay đổi theo hướng nào? * Trả lời câu hỏi: - Trong quá trình dịch chuyển các mảng có nhiều kiểu tiếp xúc và khi mà hai mảng xô vào nhau thì chỗ tiếp xúc của các mảng đất đá bị dồn ép lại nhô lên hình thành cá dãy núi uốn nếp. (Hoặc các vực sâu các đảo núi lửa kèm theo động đât núi lửa như sự xô vào của mảng Bắc Mĩ và Thái Bình Dương hình thành nên hệ thống núi trẻ ở rìa phía tây Châu Mĩ). - Tác động của nội lực khiến cho địa hình trái đất trở nên ghồ ghề, mấp mô. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. * Củng cố, dặn dò: - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. - Chuẩn bị bài mới: NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 43


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

+ Tìm hiểu về KN ngoại lực, nguyên nhân sinh ra nội lực + Tìm hiểu về tác động của ngoại lực đến ĐH bề mặt trái đất thông qua quá trình phong hóa. -----------------------------------------------

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 44


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Tuần…. Ngày soạn: …. /…. /…. TIẾT 9 - BÀI 10. THỰC HÀNH: NHẬN XÉT VỀ SỰ PHÂN BỐ CÁC VÀNH ĐAI ĐỘNG ĐẤT VÀ CÁC VÙNG NÚI TRẺ TRÊN BẢN ĐỒ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Biết được sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các dãy núi trẻ trên thế giới. - Nhận xét được mối quan hệ giữa sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các dãy núi trẻ với các mảng kiến tạo. 2. Năng lực: - Năng lực giao tiếp và hợp tác, tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo - Sử dụng được bản đồ và chỉ trên bản đồ vị trí các mảng kiến tạo, các dãy núi trẻ để xác định các mảng kiến tạo trên trái đất, các vành đai động đất, núi lửa và các dãy núi trẻ. - Nhận xét và giải thích được mối quan hệ giữa sự phân bố các mảng kiến tạo với các vành đai động đất, núi lửa, các dãy núi trẻ trên TG.. - Khai thác Internet các hoạt động địa chất hiện nay trên thế giới và ở VN. 3. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu. 2. Học liệu: SGK, thiết bị truy cập Internet. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC * Ổn định: STT Lớp Sĩ số Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 * Kiểm tra bài cũ: - Câu hỏi: Nêu khái niệm nội lực? Trình bày các tác động của nội lực? - Đáp án: - Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất. - Tác động của nội lực NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 45


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

+ Vận động theo phương thẳng đứng: Diễn ra chậm chạp và trên một diện tích lớn. Kết quả: Làm cho vỏ Trái Đất được nâng lên hay hạ xuống ở một vài khu vực sinh ra hiện tượng biển tiến và biển thoái. Nguyên nhân: Do sự chuyển dịch vật chất theo trọng lực. + Vận động theo phương nằm ngang: Là vận động làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép, tách giãn… gây ra hiện tượng uốn nếp, đứt gãy. > Hiện tượng uốn nếp: + Là hiện tượng các lớp đá bị uốn thành nếp, nhưng tính chất liên tục của nó không bị phá vỡ. Do tác động của lực nằm ngang, xảy ra ở vùng đá có độ dẻo cao. Đá bị xô ép, uốn cong, tạo thành các nếp uốn, các dãy núi uốn nếp. > Hiện tượng đứt gãy: Là hiện tượng các lớp đá bị đứt gãy, tính chất liên tục của nó bị phá vỡ. Do tác động của lực nằm ngang. Xảy ra ở vùng đá cứng. Đá bị gãy, vỡ và chuyển dịch.Tạo ra các địa hào, địa luỹ… * Hoạt động học tập: 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a) Mục đích: HS xác định được yêu cầu, nhiệm vụ của bài thực hành. b) Nội dung: HS sử dụng SGK. c) Sản phẩm: HS nêu đúng yêu cầu của bài thực hành. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, xác định rõ yêu cầu của bài thực hành. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 02 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2.1. Xác định các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ trên bản đồ a) Mục đích: HS xác định các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ trên bản đồ. Biết được sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên thế giới. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: II. Tiến hành thực hành 1. Các vành đai động đất: - Vành đai Tây Thái Bình Dương - Vành đai phía Tây châu Mĩ - Vành đai sống lưng Đại Tây Dương NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 46


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Vành đai Địa Trung Hải - Ấn Độ Dương 2. Các vành đai núi lửa: - Vành đai lửa Tây Thái Bình Dương - Vành đai lửa phía Tây châu Mĩ - Khu vực Địa Trung Hải 3. Các vùng núi trẻ: - Himalaya (châu Á) - Coocđie, Andes (châu Mĩ) - An pơ, Cap ca, Pyrenees (châu Âu) d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 6 nhóm, chiếu cho HS xem hình 10, yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và hoạt động theo nhóm: + Nhóm 1, 3: Xác định vị trí một số vùng có nhiều động đất. + Nhóm 2, 5: Xác định vị trí một số vùng có nhiều núi lửa. + Nhóm 4, 6: Nêu tên và xác định vị trí các vùng có núi trẻ trên thế giới

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. Hoạt động 2.2. Nhận xét sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 47


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

a) Mục đích: Nhận xét được mối quan hệ giữa sự phân bố của các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ với các mảng kiến tạo. Trình bày, phân tích và giải thích sự liên quan giữa các khu vực trên bản đồ (lược đồ). b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: III. Nhận xét về sự phân bố của các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ: - Núi lửa thường phân bố tập trung thành vùng lớn và trùng với các vùng động đất, tạo núi hoặc những khu vực kiến tạo Trái Đất. - Nó là kết quả của các thời kì kiến tạo có liên quan tới các vùng tiếp xúc của các mảng. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu cho HS quan sát hình 7.3 và hình 10, yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi: + Câu hỏi: trình bày mối quan hệ giữa sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ với sự chuyển dịch các mảng kiến tạo của thạch quyển và giải thích? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. 3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: Câu 1. Trong các đứt gãy, bộ phận được trồi lên gọi là A. địa hào. B. địa lũy. C. địa tầng. D. nâng lên. Câu 2. Nơi tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo sẽ thường xuất hiện A. động đất, núi lửa. B. bão. C. ngập lụt. D. thủy triều dâng. Câu 3. Những vùng bất ổn của vỏ Trái Đất thường nằm ở NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 48


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

A. trung tâm các lục địa. B. ngoài khơi đại dương. C. trên các dãy núi cao. D. nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo. Câu 4. Những vùng bất ổn của vỏ Trái Đất thường nằm ở vị trí A. trung tâm các lục địa. B. nơi tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo. C. ngoài khơi đại dương. D. trên các dãy núi cao. Câu 5. Sống núi ngầm dưới đáy Đại Tây Dương là kết quả của vận động A. tách dãn giữa mảng Bắc Mỹ và mảng Âu - Á. B. dồn ép giữa mảng Bắc Mỹ và mảng Âu - Á. C. tách dãn giữa mảng Ấn Độ và mảng Âu - Á. D. Dồn ép giữa mảng Ấn Độ và mảng Âu - Á. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. 4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a) Mục đích: HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để giải thích được việc tiếp xúc và kết quả của các mảng kiến tạo tiếp xúc nhau. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: * Câu hỏi: Các mảng kiến tạo tiếp xúc như thế nào? Kết quả của sự tiếp xúc? * Trả lời câu hỏi: - Hai mảng rời xa nhau (tách giãn) tạo thành các dãy núi ngầm dưới đại dương, hẻm vực trên lục địa. - Hai mảng tiến sát nhau: > Nếu cả 2 là mảng lục địa: tạo ra các vùng núi uốn nếp, đứt gãy. > Nếu 1 mảng đại dương, 1 mảng lục địa: mảng đại dương chui xuống, mảng lục địa nâng lên. - Hai mảng trượt ngang: tạo ra những vết nứt lớn. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 49


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. * Kiểm tra bài thường xuyên số 1: Câu hỏi: So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa hiện tượng uốn nếp và đứt gãy? Gợi ý trả lời: So sánh Uốn nếp Đứt gãy Giống nhau: - Đều là vận động theo phương nằm ngang, xảy ra trên quy mô hẹp (một vùng núi hoặc miền nào đó) - Có tác động làm thay đổi địa hình trái đất Khác nhau: - Là hiện tượng đất đá bị uốn - Là hiện tượng đất đá bị đứt thành nếp nhưng không phá vỡ gãy, dịch chuyển theo 2 hướng ngược nhau và phá vỡ cấu trúc cấu trúc vật chất. - Xảy ra với lực tác động từ từ vật chất ban đầu từ, mạnh dần ở vùng địa chất - Xảy ra mạnh, đột ngột ở vùng mềm đá cứng - Hệ quả: sinh ra các nếp uốn, - Sinh ra các địa lũy và địa hào. vùng đồi lượn sóng. * Hướng dẫn về nhà: - Hoàn thành bài thực hành. - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. + Tìm hiểu khái niệm khí quyển, nguyên nhân hình thành và tính chất của các khối khí. + Tìm hiểu khái niệm Frông và các Frông, hiểu và trình bày được sự di chuyển của các khối khí, Frông và ảnh hưởng của chúng tới thời tiết, khí hậu. + Trình bày được nguyên nhân hình thành nhiệt độ không khí. -------------------------------------------TIẾT 10. BÀI 9. TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Hiểu khái niệm ngoại lực, nguyên nhân sinh ra và các tác nhân ngoại lực. - Trình bày được khái niệm về quá trình phong hoá. Phân biệt được: phong hoá lí học, phong hoá hoá học và phong hoá sinh học. - Phân biệt được những khái niệm: bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ và biết tác động của các quá trình này đến địa hình bề mặt Trái đất. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 50


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Phân tích được mối quan hệ giữa các quá trình: bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ. 2. Năng lực: - Năng lực giao tiếp và hợp tác, tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo.. - Sử dụng được sơ đồ, tranh ảnh để khai thác thông tin về các quá trình ngoại lực. - Giải thích được cơ chế diễn ra, nguyên nhân hệ quả của các hiện tượng tác động do ngoại lực. - Tìm kiếm được các nguồn thông tin đáng tin cậy về tác động của ngoại lực ở nước ta hiện nay. 3. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập. 2. Học liệu: SGK. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC * Ổn định: STT Lớp Sĩ số Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 * Hoạt động học tập: 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a) Mục đích: HS nhớ lại những kiến thức về các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất đã được học ở bậc THCS. Kích thích nhu cầu khám phá, tìm hiểu kiến thức, kỹ năng mới. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu video và yêu cầu HS quan sát, trả lời câu hỏi: hãy tìm hiểu nguyên phân vì sao ở Quảng Bình lại có nhiều hang động? Vì sao vào ban đêm trong các sa mạc thường có những tiếng nổ lớn? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 51


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về ngoại lực a) Mục đích: b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: I. Ngoại lực a. Khái niệm: Là những lực được sinh ra do nguồn năng lượng ở bên ngoài của lớp vỏ Trái Đất. b. Nguyên nhân: Chủ yếu là do nguồn năng lượng bức xạ Mặt Trời. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi: + Câu hỏi 1: Ngoại lực là gì? + Câu hỏi 2: Nguyên nhân sinh ra ngoại lực ? + Câu hỏi 3: Phân biệt nội lực và ngoại lực ? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái đất a) Mục đích: HS biết được tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất. Quan sát và nhận xét tác động của quá trình ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất qua tranh ảnh, video; tìm ra mối quan hệ giữa các quá trình ngoại lực. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, thảo luận nhóm để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: II. Tác động của ngoại lực 1. Quá trình phong hoá + Khái niệm: Quá trình phong hoá là quá trình phá huỷ và làm biến đổi các loại đá và khoáng vật về kích thước, thành phần hoá học. + Có ba loại phong hoá. Phong hoá lí học Phong hoá hoá học Phong hoá sinh học Khái Là quá trình phá hủy đá và Là quá trình phá hủy Là sự phá hủy đá và niệm khoáng vật thành các khối chủ yếu làm biến đổi các khoáng vật dưới NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 52


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

vụn có kích thước to nhỏ các thành phần, tính khác nhau mà không làm chất hóa học của đá biến đổi về màu sắc, thành và khoáng vật. phần khoáng vật và hóa học của chúng.

Biểu hiện

Đá bị phá huỷ thành các khối vụn, không thay đổi thành phần hoá học.

Do sự thay đổi nhiệt độ, hiện tượng đóng băng của Nguyên nước, do muối khoáng kết nhân tinh, tác động của sinh vật, của con người......

Kết quả

Đá bị rạn nứt, vỡ thành những tảng và mảnh vụn.

Hoạt động khai thác đá, hoạt động khai thác mỏ VD

2. Quá trình bóc mòn Nội dung Nhóm 1 Tên hình ảnh Khe rãnh xói mòn

tác động của sinh vật, làm cho đá và khoáng vật vừa bị phá hủy về mặt cơ giới, vừa bị phá hủy về mặt hóa học. Quá trình phá huỷ đá Đá bị phá huỷ hoặc và khoáng vật kèm thay đổi thành phần theo sự biến đổi thành hoá học. phần hoá học. Do tác động của nước Do tác động của sinh các chất khí, các hợp vật như sự lớn lên chất hoà tan trong của rễ cây, sự bài tiết nước, khí CO2, O2, của sinh vật. axít hữu cơ của sinh vật... Đá và khoáng vật bị Đá và khoáng vật bị phá hủy, biến đổi các phá hủy cả về mặt cơ thành phần, tính chất giới cũng như hóa hóa học. học. Động Phong Nha Cây ở trên núi đá rễ (Quảng Bình), Động tiết ra chất để hòa Hương Tích (Hà Tây) tan đá vôi nuôi cây nên gỗ cây rắn và chắc

Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Ngọn đá sót Vách biển và hình nấm (nấm bậc thềm sóng Phi - o đá) vỗ

Tác nhân Nước chảy (dòng chảy Gió gây ra tạm thời)

Sóng biển

Băng hà

Ven biển (đặc Vùng khí hậu Nơi thường Nơi có địa hình dốc biệt là vùng ven Vùng khí khô hạn (sa xảy ra mất lớp phủ thực vật biển có địa hình hậu lạnh mạc) cao, dốc) Hình ảnh là Xâm thực và Xâm thực Thổi mòn Mài mòn kết quả của mài mòn NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 53


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

hình bóc nào?

thức mòn

Rãnh nông (do nước chảy tràn), mương xói Kể tên một (do dòng chảy tạm số dạng địa thời), các thung lũng hình khác? sông, suối; hồ móng ngựa.... (do dòng chảy thường xuyên).

Cột đá, đá vọng phu, bề mặt đá rỗ tổ ong, hố trũng thổi mòn...

Cao Hàm ếch sóng nguyên vỗ, các vịnh băng hà, biển, các mũi đá trán đất nhô ra biển. cừu....

3. Quá trình vận chuyển - Khái niệm: Vận chuyển là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác. - Khoảng cách vận chuyển phụ thuộc vào: + Động năng của quá trình + Kích thước và trọng lượng vật liệu + Điều kiện địa lí tự nhiên khác nhau của bề mặt đệm. - Các hình thức vận chuyển: Có hai hình thức + Cuốn theo (đối với vật liệu nhỏ, nhẹ) + Lăn trên mặt đất dốc (đối với vật liệu lớn, nặng) 4. Quá trình bồi tụ - Khái niệm: Bồi tụ là quá trình tích tụ các vật liệu phá hủy - Quá trình bồi tụ diễn ra rất phức tạp chủ yếu dựa vào động năng của các nhân tố ngoại lực. - Quá trình bồi tụ tạo ra các dạng địa hình như: Bãi bồi ven sông, đồng bằng châu thổ sông (do nước chảy) ; cồn cát, đụn cát ở sa mạc (do gió) ; các bãi cát, cồn cát ven biển, cồn ngầm, doi cát nối liền giữa các đảo, đầm phá... (do sóng biển) d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu một số hình ảnh, video liên quan đến quá trình ngoại lực, yêu cầu HS nghiên cứu SGK, tranh ảnh, thảo luận theo bàn để hoàn thành các phiếu học tập: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Phong hoá lí học Phong hoá hoá học Phong hoá sinh học Khái niệm Biểu hiện Nguyên nhân Kết quả NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 54


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

VD PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Nội dung Tên hình ảnh Tác nhân gây ra Nơi thường xảy ra Hình ảnh là kết quả của hình thức bóc mòn nào? Kể tên một số dạng địa hình khác?

Trả lời

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Quá trình vận chuyển Khái niệm Biểu hiện Nhân tố a/h Kết quả VD PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Quá trình bồi tụ Khái niệm Biểu hiện Nhân tố a/h Kết quả VD: - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các cặp bàn nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. + GV: quan sát và trợ giúp. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Các nhóm trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau + Đại diện một số nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. 3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 55


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: Câu 1. Quá trình bóc mòn là A. quá trình tích tụ các sản phẩm đã bị phá huỷ, biến đổi. B. quá trình phá huỷ, làm biển đổi các loại đá và khoáng vật. C. quá trình làm các sản phẩm đã bị phá huỷ, biến đổi dời khỏi vị trí ban đầu. D. quá trình di chuyển các sản phẩm đã bị phá huỷ, biến đổi từ nơi này đến nơi khác. Câu 2. Những cánh đồng giữa núi của nước ta ở Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình được hình thành do quá trình A. xâm thực bởi băng hà. B. xâm thực bởi nước chảy trên mặt. C. thổi mòn do gió. D. sự vận động nâng lên của địa hình hai bên. Câu 3. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long của nước ta được hình thành do dạng bồi tụ nào? A. Dòng chảy. B. Gió. C. Sóng biển. D. Con người. Câu 4. Ở Việt Nam quá trình bóc mòn tác động đến dạng địa hình nào nhiều nhất? A. Miền núi. B. Đồng bằng. C. Cao nguyên. D. Trung du. Câu 5. Quá trình phong hoá lí học xảy ra mạnh nhất ở A. miền khí hậu xích đạo nóng, ẩm quanh năm. B. miền khí hậu khô nóng và miền khí hậu lạnh. C. miền khí hậu cực đới và miền khí hậu ôn đới hải dương. D. miền khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và miền khí hậu ôn đới. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. 4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a) Mục đích: HS vận dụng kiến thức để giải thích được một số hiện tượng trong thực tế. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 56


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Câu hỏi 1: Địa hình đồi núi nước ta bị xâm thực mạnh là do? Câu hỏi 2: Kể tên một số dạng địa hình do quá trình bóc mòn, bồi tụ tạo thành? Câu hỏi 3: Xu hướng tác động của ngoại lực khiến cho địa hình bề mặt trái đất thay đổi như thế nào? => Trả lời câu hỏi: + Câu hỏi 1: - Có độ cao và độ dốc lớn. - Tác động của yếu tố khí hậu. Nền nhiệt ẩm cao với một mùa mưa và một mùa khô xen kẽ đã thúc đẩy quá trình xâm thực cơ giới diễn ra mạnh mẽ. + Câu hỏi 2: - Quá trình bóc mòn là quá trình các tác nhân ngoại lực (nước chảy, sóng biển, băng hà, gió...) làm chuyển dời các sản phẩm phong hóa khỏi vị trí ban đầu vốn có của nó. - Một số dạng địa hình do quá trình bóc mòn tạo thành: > Rãnh nông (do nước chảy tràn), khe rãnh xói mòn (do dòng chảy tạm thời), các thung lũng sông, suối (do dòng chảy thường xuyên). > Những hố trũng thổi mòn, bề mặt đá rỗ tổ ong, những ngọn đá sót hình nấm... (do gió tạo thành). > Hàm ếch sóng vỗ, vách biển, bậc thềm sóng vỗ (do tác động xâm thực và mài mòn của sóng biển). > Vịnh hẹp băng hà (phi - o), cao nguyên băng hà, đá trán cừu... (do băng hà tạo thành). - Một số dạng địa hình bồi tụ: đồng bằng, tam giác châu, cồn cát, doi cát,… + Câu hỏi 3: Ngoại lực có xu hướng san bằng địa hình, quá trình trước tạo tiền đề cho quá trình sau, diễn ra đồng thời và liên tục. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. * Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng, chuẩn bị bài mới. ---------------------------------------Tuần …. Ngày soạn: …. /…. /…. TIẾT 11. BÀI 11. KHÍ QUYỂN. SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 57


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Biết được khái niệm khí quyển. - Biết được nguyên nhân hình thành và tính chất của các khối khí. - Biết được khái niệm Frông và các Frong, hiểu và trình bày được sự di chuyển của các khối khí, Frong và ảnh hưởng của chúng tới thời tiết, khí hậu. - Trình bày được nguyên nhân hình thành, sự phân bố và các nhân tố ảnh hưởng đến nhiệt độ không khí. 2. Năng lực: - Năng lực giao tiếp và hợp tác, tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo.. - Sử dụng các công cụ địa lý: sơ đồ, tranh ảnh để khai thác kiến thức về cấu trúc của khí quyển; sử dụng bản đồ hoặc lược đồ để trình bày về các khối khí, frong khí trên trái đất. - Khai thác bảng số liệu, nhận xét và giải thích được sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất.. - Liên hệ thực tiễn, cập nhật số liệu về nhiệt độ khí quyển hiện nay và lý giải tình trạng biến đổi khí hậu trên trái đất, từ đó có ứng xử phù hợp trước tác động của biến đổi khí hậu.. 3. Phẩm chất: chăm chỉ, có trách nhiệm trong học tập II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu. 2. Học sinh: SGK III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC * Ổn định: STT Lớp Sĩ số Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 * Kiểm tra bài cũ: Trình bày các quá trình ngoại lực, kể tên một số dạng địa hình bồi tụ ở nước ta? => gợi ý trả lời: - 4 quá trình: phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ. - địa hình bồi tụ: đồng bằng, tam giác châu, bãi biển, cồn cát, doi cát,… * Hoạt động học tập: NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 58


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a) Mục đích: HS nhớ lại những kiến thức về các quyển trên Trái Đất và vai trò của khí Oxi trong khí quyển. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi và yêu cầu HS trả lời: Kể tên 5 quyển của Trái Đất? Trong 5 quyển đó, quyển nào cung cấp Oxi cho sự sống trên Trái Đất? Ngoài cung cấp Oxi, trong quyển đó còn diễn ra những hiện tượng khí tượng nào?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về khí quyển a) Mục đích: HS biết được khái nệm khí quyển. Hiểu được nguyên nhân hình thành và tính chất của các khối khí: cực, ôn đới, chí tuyến, Xích Đạo. Biết được khái niệm Frông và các Frông: Hiểu và trình bày được sự di chuyển của các khối khí, Frông và ảnh hưởng của chúng tới thời tiết, khí hậu. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: I. Khí quyển 1. Khí quyển Là lớp không khí bao quanh Trái Đất bao gồm: + 78% là khí nitơ NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 59


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

+ 21% là khí ôxi + 1% là hơi nước và các khí khác. 2. Các khối khí: - Tùy theo vị trí hình thành và bề mặt tiếp xúc mà hình thành các khối khí khác nhau. Mỗi bán cầu gồm 4 khối khí chính. Khối khí Kí hiệu Đặc điểm Cực A Rất lạnh Ôn đới P Lạnh Chí tuyến T Rất nóng Xích Đạo E Nóng ẩm - Mỗi một khối khí lại phân biệt thành kiểu hải dương (m) và kiểu lục địa (c). Riêng khối khí Xích Đạo chỉ có một kiểu là khối khí hải dương (Em). 3. Frông (F): - Là mặt ngăn cách hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí (nhiệt độ, hướng gió) - Trên mỗi bán cầu có hai Frông căn bản: + Frông địa cực (FA): ngăn cách khối khí cực và ôn đới + Frông ôn đới (FP): ngăn cách giữa khối khí ôn đới và chí tuyến - Khu vực Xích Đạo có dải hội tụ nhiệt đới. - Các khối khí, Frông không đứng yên một chỗ mà luôn di chuyển. Mỗi khi di chuyển đến đâu thì lại làm cho thời tiết ở nơi đó có sự thay đổi d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập: Phiếu học tập số 1 (Tìm hiểu về khí quyển) - Khí quyển: ............................................................................................................ - Thành phần: .......................................................................................................... - Ý nghĩa: ................................................................................................................ Phiếu học tập số 2 (Tìm hiểu về khối khí) - Tên, kí hiệu, đặc điểm: ......................................................................................... - Các kiểu của một khối khí:................................................................................... - Khối khí chí tuyến bao phủ ở vùng vĩ độ cao hơn lại nóng hơn khối khi xích đạo vì:. ................................................................................................................................. Phiếu học tập số 3 (Tìm hiểu về Frông) NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 60


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Frông: ................................................................................................................... - Tên, vị trí các loại Frông: ..................................................................................... - Tác động của Frông: ............................................................................................. - Nguyên nhân hình thành dải hội tụ nhiệt đới: ...................................................... ................................................................................................................................. + GV giao nhiệm vụ cho các nhóm hoàn thành phiếu học tập: + Nhóm 1, 3: Phiếu học tập số 1. + Nhóm 2, 5: Phiếu học tập số 2. + Nhóm 4, 6: Phiếu học tập số 3. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. giới thiệu thêm về dải hội tụ nhiệt đới.

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về sự phân bố của nhiệt độ không khí trên Trái Đất a) Mục đích: HS trình bày được nguyên nhân hình thành nhiệt độ không khí và các nhân tố ảnh hưởng đến nhiệt độ không khí. Nhận biết nội dung kiến thức qua hình ảnh, bảng thống kê, bản đồ. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: II. Sự phân bố của nhiệt độ không khí trên Trái Đất 1. Bức xạ và nhiệt độ không khí: - Bức xạ Mặt Trời là dòng vật chất và năng lượng của Mặt Trời tới Trái Đất. - Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của bề mặt NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 61


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Trái Đất được Mặt Trời đốt nóng 2. Sự phân bố nhiệt độ của không khí trên Trái Đất: a. Phân bố theo vĩ độ địa lí: - Nhiệt độ không khí giảm dần từ Xích Đạo về Cực. - Biên độ nhiệt trung bình năm tăng dần từ Xích Đạo về Cực. b. Phân bố theo lục địa và đại dương: - Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa. - Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn c. Phân bố theo địa hình: - Nhiệt độ không khí giảm dần theo độ cao: trung bình 0,60C/100m. - Nhiệt độ không khí còn thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn phiếu học tập: Phiếu học tập số 1 Nhiệm vụ: Dựa vào bảng 11, kết hợp những kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích: - Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm: ................................................................... - Giải thích: ............................................................................................................. - Nhận xét biên độ nhiệt độ năm: ........................................................................... - Giải thích: ............................................................................................................. Phiếu học tập số 2 Nhiệm vụ: Dựa vào hình 11.3, kết hợp kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích: - Nhận xét sự thay đổi của biên độ nhiệt năm ở các điểm Va - len - xi - a, Pô - dơ nan Vacsaava, Cuôcxcơ:.......................................................................................... - Giải thích: ............................................................................................................. - Kết luận sự thay đổi biên độ nhiệt từ biển vào lục địa: ....................................... ................................................................................................................................. Phiếu học tập số 3 Nhiệm vụ: Dựa vào hình 11.4, kết hợp kiến thức đã học, hãy: - Nhận xét nhiệt độ ở 2 sườn núi: ........................................................................... - Giải thích: ............................................................................................................. - Kết luận chung: .................................................................................................... + Nhóm 1, 3: Phiếu học tập số 1. + Nhóm 2, 5: Phiếu học tập số 2. + Nhóm 4, 6: Phiếu học tập số 3. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 62


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

+ HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. nói thêm về hiện tượng hiệu ứng nhà kính.

3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: Câu 1. Thành phần chính trong không khí là khí A. Nitơ. B. Ô xi. C. Cacbonic. D. Hơi nước. Câu 2. Trong tầng đối lưu, trung bình lên cao 100m nhiệt độ không khí giảm A. 0, 4 độ C. B. 0, 6 độ C. C. 0, 8 độ C. D. 1 độ C. Câu 3. Frông khí quyển là bề mặt ngăn cách A. giữa hai khối khí di chuyển ngược chiều nhau. B. giữa hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lý. C. giữa hai khối khí khác biệt nhau về tính chất hóa học. D. giữa một khối khí với mặt đất nơi khối khí hình thành. Câu 4. Khu vực nào có nhiệt độ trung bình năm cao nhất? A. Xích đạo. B. Chí tuyến. C. Ôn đới. D. Cực. 0 Câu 5. Khi ở chân núi nhiệt độ không khí là 32 C đến độ cao 2500m thì nhiệt độ ở đỉnh núi lúc đó là NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 63


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

A. 100C. B. 170C. C. 190C. D. 200C. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. * Khi các nhóm trình bày GV đưa thêm câu hỏi: + Tại sao nhiệt độ cao nhất không phải ở Xích Đạo mà ở vĩ tuyến 20oB? + Giải thích vì sao nhiệt độ giảm dần theo độ cao? 4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a) Mục đích: HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để giải thích được sự giống và khác nhau giữa Frông và dải hội tụ nhiệt đới. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: * Câu hỏi: So sánh sự giống và khác nhau giữa Frông và dải hội tụ nhiệt đới.? * Trả lời câu hỏi: - Giống nhau: đều là mặt tiếp xúc giữa hai khối khí có hướng gió khác nhau. - Khác nhau: + Frông là mặt ngăn cách giữa hai khối khí khác nhau về tính chất vật lí, còn dải hội tụ nhiệt đới là nơi gặp nhau của hai khối khí nóng ẩm chỉ khác nhau về hướng gió. + Khi Frông đi qua có sự thay đổi về nhiệt độ, còn dải hội tụ nhiệt đới thì nhiệt độ ít thay đổi. + Mưa của Frông là do không khí nóng gặp không khí lạnh và bị đẩy lên, còn dải hội tụ nhiệt đới là do áp thấp. + Phạm vi hoạt động của Frông tập trung nhiều ở vùng ôn đới, không có ở ở vùng Xích Đạo; còn dải hội tụ nhiệt đới chỉ quanh khu vực Xích Đạo, ít khi lên tới chí tuyến. + Trên mỗi bán cầu có hai Frông cơ bản là Frông địa cực và Frông ôn đới, còn trên Trái Đất chỉ có một dải hội tụ nhiệt đới. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 64


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. * Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. - Chuẩn bị bài mới: + Tìm hiểu mối quan hệ giữa khí áp và gió, nguyên nhân làm thay đổi khí áp. + Tìm hiểu nguyên nhân hình thành một số loại gió thổi thường xuyên trên trái đất,gió mùa và một số loại gió địa phương. -----------------------------------------------TIẾT 12. BÀI 12. SỰ PHÂN BỐ KHÍ ÁP. MỘT SỐ LOẠI GIÓ CHÍNH I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Phân tích mối quan hệ giữa khí áp và gió, nguyên nhân làm thay đổi khí áp. - Biết được nguyên nhân hình thành một số loại gió thổi thường xuyên trên trái đất, gió mùa và một số loại gió địa phương. 2. Năng lực: - Năng lực giao tiếp và hợp tác, tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo.. - Sử dụng các công cụ địa lý: sơ đồ, tranh ảnh để khai thác kiến thức về các đai khí áp và các loại gió chính trên trái đất. - Phân tích, so sánh và lí giải được sự thay đổi các đai khí áp, sự khác nhau giữa các loại gió. - Liên hệ thực tiễn, cập nhật thông tin về hoạt động của các loại gió ở nước ta hiện nay. 3. Phẩm chất: chăm chỉ, có trách nhiệm trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu/ sơ đồ, bản đồ. 2. Học sinh: SGK III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC * Ổn định: STT Lớp Sĩ số Ghi chú 1 2 3 4 5 6 NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 65


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

7 * Kiểm tra bài cũ: - Câu hỏi: Trình bày sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất? Đáp án: - Sự phân bố nhiệt độ của không khí trên Trái Đất: + Phân bố theo vĩ độ địa lí: > Nhiệt độ không khí giảm dần từ Xích Đạo về Cực. > Biên độ nhiệt trung bình năm tăng dần từ Xích Đạo về Cực. + Phân bố theo lục địa và đại dương: > Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa. > Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn + Phân bố theo địa hình: > Nhiệt độ không khí giảm dần theo độ cao: trung bình 0,60C/100m. > Nhiệt độ không khí còn thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi. * Hoạt động học tập: 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a) Mục đích: HS nhớ lại những kiến thức về sự hình thành các loại gió trên Trái Đất đã học ở bậc THCS. Kích thích tính tò mò khám phá kiến thức, kỹ năng bài mới. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu một số hình ảnh về các loại gió để HS quan sát. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Gió bắt đầu từ đâu? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về sự phân bố khí áp a) Mục đích: HS phân tích được mối quan hệ giữa khí áp và gió, nguyên nhân làm thay đổi khí áp. Sử dụng bản đồ Khí hậu thế giới để trình bày sự phân bố các khu áp cao, áp thấp. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: I. Sự phân bố khí áp - Khí áp là sức nén của không khí xuống bề mặt Trái Đất. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 66


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

1. Phân bố các đai khí áp trên Trái Đất: - Các đai khí áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo. Không khí di chuyển từ nơi có khí áp cao đến nơi có khí áp thấp tạo nên gió. - Các đai khí áp phân bố không liên tục trên bề mặt Trái Đất. - Kí hiệu: ( + ) áp cao, ( - ) áp thấp. * Vùng cực: áp cao, do nhiệt độ quá lạnh; Khu vực 600 B, N: áp thấp; Khu vực 300 B, N: áp cao do nhận được không khí bị nở ra ở khu vực Xích đạo; Khu vực Xích đạo: áp thấp, do nhiệt độ cao và độ ẩm không khí lớn. 2. Nguyên nhân thay đổi khí áp: - Khí áp thay đổi theo độ cao: Càng lên cao khí áp càng giảm. Vì càng lên cao, không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ - Khí áp thay đổi theo nhiệt độ + Nhiệt độ tăng không khí nở ra, tỉ trọng giảm đi, khí áp giảm + Nhiệt độ giảm không khí co lại tỉ trọng tăng lên, khí áp tăng - Khí áp thay đổi theo độ ẩm: Độ ẩm càng tăng khí áp càng giảm và ngược lại. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi: + Câu hỏi 1: Nêu khái niệm khí áp? + Câu hỏi 2: Quan sát hình 12.1 đọc tên và nêu vị trí các đai khí áp và giải thích nguyên nhân hình thành chúng?

SƠ ĐỒ CÁC ĐAI KHÍ ÁP

KHU VỰC HOẠT ĐỘNG

GIÓ MÙA + Câu hỏi 3: Nêu và giải thích nguyên nhân thay đổi khí áp? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 67


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

+ Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về một số loại gió chính a) Mục đích: HS phân tích được mối quan hệ giữa khí áp và gió. Biết được nguyên nhân hình thành một số loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất. Biết được nguyên nhân hình thành một số loại gió chính. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: Các loại Gió Mậu Gió Tây ôn Gió đất, gió Gió mùa Gió phơn gió dịch đới biển Vùng phía Ở một số đới Các vùng sau dãy núi 300 - 00 ở 2 300 - 600 ở 2 nóng và một Phạm vi ven biển, hồ cao có gió bán cầu bán cầu số nơi thuộc lớn thổi vượt vĩ độ TB qua Do sự thay Do chênh Do chênh Do sự nóng Nguyên đổi luân lưu lệch khí áp lệch khí áp lên và lạnh Do gió phải nhân khí áp ngoài giữa áp thấp giữa áp cao đi không đều vượt qua biển và trong hình dãy núi cao. XĐ và áp CCT với áp giữa LĐ và thành đất liền giữa cao CCT thấp ôn đới đại dương ngày và đêm Gió đất: Thổi từ đất - ĐB ở BBC - TN ở BBC Ngược nhau liền ra biển, Hướng Gió biển thổi - ĐNở NBC - TB ở NBC giữa 2 mùa từ biển vào đất liền TG hoạt Trong một Quanh năm Quanh năm Theo mùa Từng đợt động ngày đêm Độ ẩm cao, Một mùa Tính chất Khô gây mưa ẩm, một mùa Ôn hòa Khô nóng nhiều khô d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 8 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập: Các loại gió Gió mậu dịch Gió Tây Gió mùa Gió đất, Gió NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 68


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

ôn đới

gió biển

phơn

Phạm vi Nguyên nhân hình thành Hướng TG hoạt động Tính chất + Nhóm 1, 3: Tìm hiểu về gió Tây ôn đới. + Nhóm 2, 5: Tìm hiểu về gió Mậu dịch. + Nhóm 4, 7: Tìm hiểu về gió mùa. + Nhóm 6, 8: Tìm hiểu về gió địa phương (gió đất, gió biển, gió phơn). - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. 3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: Câu 1. Khí áp giảm khi nhiệt độ A. tăng lên. B. giảm đi. C. không tăng. D. không giảm. Câu 2. Gió Mậu dịch ở nửa cầu Bắc thổi theo hướng A. Đông Bắc. B. Đông Nam. C. Tây Bắc. D. Tây Nam. Câu 3. Gió mùa là loại gió A. thổi theo mùa. B. thổi quanh năm. C. thổi trên cao. D. thổi ở mặt đất. Câu 4. Đặc tính nổi bật của gió mùa ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á là A. mùa hạ nóng và khô, mùa đông lạnh và ẩm. B. mùa hạ nóng và ẩm, mùa đông lạnh và khô. C. mùa hạ nóng và ẩm, mùa đông lạnh và ẩm. D. mùa hạ nóng và khô, mùa đông lạnh và khô. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 69


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Câu 5. Gió đất thổi ra biển vào ban đêm là do A. ban đêm ở đất liền lạnh hơn biển. B. ban đêm ở đất liền có khí áp cao hơn biển. C. ban đêm ở biển lạnh hơn đất liền. D. ban đêm ở đất liền có khí áp thấp hơn biển. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. 4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a) Mục đích: HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để trình bày về sự hình thành và hoạt động của gió phơn, liên hệ tại Việt Nam. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: * Câu hỏi: Dựa vào hình 12.4 - SGK 47 hãy trình bày sự hình thành và hoạt động của gió gió phơn? Liên hệ Việt Nam? * Trả lời câu hỏi: + Ở sườn Tây đón gió ẩm, không khí bị đẩy lên cao gặp lạnh đổ mưa, làm nhiệt độ giảm (lên cao nhiệt độ giảm 0,60/ 100 m) + Sườn Đông: do vượt qua đỉnh núi xuống sườn Đông hơi nước đã giảm nhiều, nhiệt độ lại tăng (10/100 m) không khí trở nên rất khô và nóng (sườn khuất gió). > Liên hệ Việt Nam: Ở Việt Nam gió phơn hoạt động ở vùng núi vào mùa hạ là chủ yếu. Gió Tây nam khi vượt qua dãy Trường Sơn vào Việt Nam do chịu hiệu ứng phơn cũng trở nên khô và nóng. (Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây bên nắng đốt, bên mưa bay…). Đó chính là gió Lào hay gió phơn Tây Nam. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. * Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 70


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Chuẩn bị bài mới: Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới lượng mưa và sự phân bố mưa trên trái đất. ---------------------------------------------

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 71


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Tuần….Ngày soạn: …. /…. /…. TIẾT 13. BÀI 13. NGƯNG ĐỌNG HƠI NƯỚC TRONG KHÍ QUYỂN. MƯA I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới lượng mưa và sự phân bố mưa trên Trái đất. 2. Năng lực: - Năng lực giao tiếp và hợp tác, tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo.. - Sử dụng các công cụ địa lý: sơ đồ ngưng đọng hơi nước, biểu đồ phân bố mưa, bản đồ để khai thác kiến thức về sự ngưng đọng hơi nước và phân bố mưa trên trái đất. - Phân tích, so sánh và lí giải được sự thay đổi lượng mưa theo vĩ độ và kinh độ. - Liên hệ thực tiễn, cập nhật thông tin về phân bố mưa ở nước ta hiện nay. 3. Phẩm chất: chăm chỉ, có trách nhiệm trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu/ sơ đồ, bản đồ. 2. Học sinh: SGK III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC * Ổn định: STT Lớp Sĩ số Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 * Kiểm tra bài cũ: - Câu hỏi 1: Trình bày sự phân bố khí áp. - Câu hỏi 2. Nêu đặc điểm của một số loại gió chính. * Đáp án - Câu hỏi 1: Khí áp là sức nén của không khí xuống bề mặt Trái Đất. + Phân bố các đai khí áp trên Trái Đất: > Các đai khí áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo. Không khí di chuyển từ nơi có khí áp cao đến nơi có khí áp thấp tạo nên gió. > Các đai khí áp phân bố không liên tục trên bề mặt Trái Đất. > Kí hiệu: ( + ) áp cao, ( - ) áp thấp. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 72


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

+ Nguyên nhân thay đổi khí áp: > Khí áp thay đổi theo độ cao: Càng lên cao khí áp càng giảm. Vì càng lên cao, không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ > Khí áp thay đổi theo nhiệt độ Nhiệt độ tăng không khí nở ra, tỉ trọng giảm đi, khí áp giảm. Nhiệt độ giảm không khí co lại tỉ trọng tăng lên, khí áp tăng. > Khí áp thay đổi theo độ ẩm: Độ ẩm càng tăng khí áp càng giảm và ngược lại. - Câu hỏi 2: + Gió Tây ôn đới. > Khu vực hoạt động: Áp cao cận nhiêt về áp thấp ôn đới. > Hướng thổi: BCB là tây nam, BCN là Tây bắc. > Thời gian hoạt động: quanh năm. > Tính chất: ẩm, mưa nhiều. + Gió Mậu dịch. > Khu vưc hoạt động: Áp cao cận nhiêt về áp thấp xích đạo. > Hướng thổi: BCB là đông bắc, BCN là đông nam. > Thời gian hoạt động: quanh năm. > Tính chất: khô. + Gió địa phương > Gió biển, gió đất Hình thành ở vùng ven biển Hướng gió thay đổi theo ngày và đêm. Ban ngày gió thổi từ biển vào đất liền, ban đêm ngược lại > Gió phơn: Là loại gió bị biến tính khi vượt qua núi trở nên nóng và khô + Gió mùa > Gió mùa là gió thổi theo mùa có chiều ngược hướng nhau và tính chất khác nhau. > Gió mùa: Gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. > Thời gian hoạt động: Thay đổi theo mùa. > Nguyên nhân: Do sự nóng lên hoặt lanh đi không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa nên hình thành các vùng khí áp khác nhau giữa lục địa và đại dương. > Khu vưc hoạt động: thường ở đới nóng: Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi... * Hoạt động học tập: 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a) Mục đích: HS nhớ lại những kiến thức những kiến thức về độ ẩm không khí và mưa ở bậc THCS, liên hệ với hiểu biết thực tế. Kích thích nhu cầu khám phá, tìm hiểu kiến thức và kỹ năng bài mới. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 73


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu video/hình ảnh về sự hình thành mưa, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Cho biết mưa được hình thành như thế nào? Có phải mọi nơi trên bề mặt Trái Đất có lượng mưa như nhau không? Giải thích lí do?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về những nhân tố ảnh hưởng tới lượng mưa a) Mục đích: HS phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa và sự phân bố mưa trên thế giới. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: Nhân tố Khu vực Khu vực mưa ảnh Nguyên nhân mưa ít (VD) nhiều (VD) hưởng Vùng hoạt - Áp thấp: Hút gió và đấy không khí Vùng hoạt động của áp ẩm lên cao, sinh ra mây và mưa. động của áp cao 1. Khí áp cao - Áp cao: Không khí ẩm không bốc VD: KV ôn VD: ở chí lên được, lại chỉ có gió thổi đi không đới, XĐ tuyến, cực có gió thổi đến. - Do sự tranh chấp giữa hai khối khí Mưa lớn 2. Frông nóng và lạnh dọc các F đẫn đến nhiễu VD: ĐNÁ, và dải hội động không khí và sinh ra mưa. Đông Á, Tây tụ - Miền có frông và dải hội tụ nhiệt Âu đới đi qua thường có mưa lớn. 3. Gió -Những khu - Khu vực hoạt - Những vùng nằm sâu trong nội địa NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 74


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

vực nằm sâu trong lục địa không có gió từ biển thổi vào -Khu vực hoạt động của gió mậu dịch

động của gió không có gió từ đại dương thổi vào tây ôn đới, gió thì mưa ít. mùa (Đông Á, - Miền có hoạt động của gió mậu ĐNÁ, Nam Á) dịch thì mưa ít vì gió mậu dịch là gió khô. - Miền có hoạt động của gió mùa thì mưa nhiều vì có một nửa năm gió thổi từ đại dương vào đất liền. - Dòng biển nóng: Không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi Nơi có dòng Nơi có dòng nước,gió đưa hơi nước vào lục địa 4. Dòng biển lạnh biển nóng gây mưa biển - Không khí trên dòng biển lạnh không bốc lên được nên mưa rất ít - Theo độ cao: Càng lên nhiệt độ càng giảm, độ ẩm tăng nên mưa nhiều - Nơi có địa nhưng chỉ đến một độ cao nhất định 5. Địa hình cao nhất Đỉnh núi cao nào đó thì không còn mưa nữa. hình định - Theo hướng sườn: Sườn đón gió - Sườn đón gió mưa nhiều, khuất gió mưa ít (hiệu ứng phơn). d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập: Nhân tố ảnh hưởng Khu vực mưa Khu vực mưa Nguyên ít nhiều nhân 1. Khí áp 2. Frông và dải hội tụ 3. Gió 4. Dòng biển 5. Địa hình + Nhóm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của khí áp tới lượng mưa? Quan sát H13.1 cho biết những khu vực nào trên Trái Đất có mưa lớn, nhỏ hoặc không có mưa do ảnh hưởng của nhân tố khí áp? + Nhóm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của frông và dải hội tụ nhiệt đới tới lượng mưa? Dựa vào kiến thức đã học cho biết những nơi nào trên Trái Đất có mưa lớn do ảnh hưởng của frông và dải hội tụ nhiệt đới? NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 75


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

+ Nhóm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của gió tới lượng mưa? Những nơi nào trên Trái Đất có mưa lớn, ít mưa do ảnh hưởng của yếu tố gió? Trả lời câu hỏi SGK + Nhóm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố dòng biển tới lượng mưa? Phân tích H13.2, trả lời câu hỏi kèm theo? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về sự phân bố lượng mưa trên Trái đất a) Mục đích: HS phân tích trình bày được sự phân bố lượng mưa trên Trái đất b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: II. Sự phân bố lượng mưa trên Trái đất 1. Lượng mưa phân bố không đều theo vĩ độ. - Phân bố lượng mưa không đều theo vĩ độ (từ xích đạo về cực). - Khu vực xích đạo mưa nhiều nhất. - Hai khu vực chí tuyến mưa ít. - Hai khu vực ôn đới mưa nhiều. - Hai khu vực ở cực mưa ít nhất. 2. Lượng mưa phân bố không đều do ảnh hưởng của đại dương. - Ở mỗi đới từ Tây sang Đông có sự phân bố mưa không đều. - Do ảnh hưởng của những yếu tố về lục địa, đại dương, địa hình… + Ví dụ: Khu vực Đông Âu và Tây Á, Tây và Đông của Bắc Mĩ, lượng mưa rất khác nhau d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS quan sát hình 13.1 và 13.2, kết hợp với hình ảnh trên màn chiếu. Trao đổi với bạn bên cạnh và ghi ra giấy nháp sự phân bố lượng mưa theo vĩ độ và ảnh hưởng của đại dương.

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 76


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. 3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: Câu 1. Ở những nơi có khí áp cao sẽ có lượng mưa A. rất lớn. B. trung bình. C. ít hoặc không mưa. D. không mưa. Câu 2. Ở những nơi có khu áp thấp lượng mưa thường A. rất lớn. B. trung bình. C. mưa ít hoặc không mưa. D. không mưa. Câu 3. Miền có Frông, nhất là dãy hội tụ nhiệt đới đi qua thường A. không mưa. B. mưa nhiều. C. khô hạn. D. mưa rất ít. Câu 4. Phân bố lượng mưa trên các lục địa theo vĩ tuyến 300 Bắc từ Đông sang Tây A. tăng dần. B. giảm dần. C. không giảm. D. không tăng. Câu 5. Nước mưa ở những khu vực nằm sâu trong lục địa chủ yếu có nguồn gốc từ A. đại dương. B. ao hồ, rừng cây. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 77


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

C. nước ngầm. D. gió thổi đến. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. 4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a) Mục đích: HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để giải thích khí hậu tại miền ven Đại Tây Dương của Tây Bắc châu Phi và Việt Nam. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: * Câu hỏi: Dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích vì sao miền ven Đại Tây Dương của Tây Bắc châu Phi cũng nằm ở vĩ độ như nước ta, nhưng có khí hậu nhiệt đới khô, còn nước ta lại có khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều? * Trả lời câu hỏi: - Tây Bắc châu Phi có khí hậu nhiệt đới khô vì nằm gần áp cao Axôrat làm cho không khí không bốc hơi nhiều dẫn đến mưa ít đồng thời hơi nước bị gió mậu dịch đông bắc thổi đi và kèm theo tác dụng lạnh khô của dòng biển lạnh Canari. - Còn nước ta chịu sự chi phối của gió mùa nhiều. Một năm có đến nửa năm gió thổi từ biển mang hơi nước vào gây mưa dẫn đến khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. * Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. - Chuẩn bị bài thực hành: + Tổ 1 phóng to bản đồ kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. + Tổ 2 phóng to bản đồ kiểu KH ôn đới lục địa. + Tổ 3 phóng to kiểu KH ôn đới hải dương. + Tổ 4 phóng to bản đồ kiểu KH cận nhiệt Địa Trung Hải ---------------------------------------NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 78


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 79


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

TIẾT 14. BÀI 14. THỰC HÀNH: ĐỌC BẢN ĐỒ SỰ PHÂN HÓA CÁC ĐỚI VÀ CÁC KIỂU KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT. PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ CỦA MỘT SỐ KIỂU KHÍ HẬU I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Biết được sự hình thành và phân bố các đới, các kiểu khí hậu chính trên trái đất. 2. Năng lực: - Năng lực giao tiếp và hợp tác, tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Sử dụng được bản đồ khí hậu để xác định và trình bày vị trí của các đới khí hậu, kiểu khí hậu trên trái đất. - Sử dụng được biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa để phân tích, so sánh và lí giải được sự khác nhau giữa các kiểu khí hậu. - Thực hiện được một số tính toán cần thiết về lượng mưa, nhiệt độ TB, biên độ nhiệt để khai thác kiến thức. - Liên hệ thực tiễn, cập nhật thông tin về khí hậu của Hà Nội. 3. Phẩm chất: chăm chỉ, có trách nhiệm trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu/ sơ đồ, bản đồ. 2. Học sinh: SGK III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC * Ổn định: STT Lớp Sĩ số Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 * Kiểm tra bài cũ: - Câu hỏi: Trình bày sự phân bố mưa theo vĩ độ, nêu nhân tố a/h đến phân bố mưa? * Đáp án: + Mưa nhiều nhất ở xích đạo, giảm về chí tuyến, tăng lên ở vùng ôn đới và giảm mạnh về 2 cực. bán cầu nam mưa nhiều hơn bán cầu bắc. + Nhân tố a/h: khí áp, gió, frong, địa hình, dòng biển. *Hoạt động học tập: 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 80


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

a) Mục đích: HS xác định được yêu cầu, nhiệm vụ của bài thực hành. b) Nội dung: HS sử dụng SGK. c) Sản phẩm: HS nêu đúng yêu cầu của bài thực hành. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, xác định rõ yêu cầu của bài thực hành. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 02 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2.1. Đọc bản đồ các đới khí hậu trên Trái Đất a) Mục đích: Hiểu rõ sự phân hóa các đới khí hậu trên Trái Đất. Nhận xét sự phân hóa các kiểu khí hậu ở đới khí hậu nhiệt đới chủ yếu theo vĩ độ; ở đới ôn hòa chủ yếu theo kinh độ. Đọc bản đồ xác định ranh giới của các đới, sự phân hóa các kiểu khí hậu ở nhiệt và ôn đới. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: 1. Đọc bản đồ các đới khí hậu trên Trái Đất - HS tự xác định trên bản đồ. - Nhiệt đới: + Nhiệt đới lục địa. + Nhiệt đới gió mùa. - Cận nhiệt: + Cận nhiệt lục địa. + Cận nhiệt gió mùa. + Cận nhiệt Địa Trung Hải. - Ôn đới: + Ôn đới lục địa. + Ôn đới hải dương. - Sự phân hoá các kiểu khí hậu ở đới khí hậu nhiệt đới chủ yếu phân hóa theo vĩ độ. - Sự phân hoá các kiểu khí hậu ở đới khí hậu ôn đới chủ yếu phân hóa theo kinh độ. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu bản đồ các đới khí hậu trên Trái Đất hoặc hình 14.1 yêu cầu HS thảo luận cặp hòan thành câu hỏi sau: NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 81


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

+ Câu hỏi 1: Xác định phạm vi từng đới khí hậu trên bản đồ? + Câu hỏi 2: Đọc bản đồ, tìm hiểu hiểu sự phân hóa khí hậu ở một số đới: Nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới? + Câu hỏi 3: Nhận xét sự phân hoá khác nhau giữa đới khí hậu ôn đới và đới khí hậu nhiệt đới? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. Hoạt động 2.2. Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa a) Mục đích: HS biết đọc và phân tích biểu đồ các kiểu khí hậu, tính được nhiệt độ Tb và biên độ nhiệt, phân biệt các tháng mưa nhiều và mưa ít. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: Kiểu khí hậu Nhiệt đới Ôn đới Ôn đới Cận nhiệt Đặc điểm gió mùa lục địa hải địa trung dương hải 0 0 0 Nhiệt độ cao nhất 30 C 19 C 16 C 220C Nhiệt độ Nhiệt độ thấp nhất 170C - 140C 70C 110C Biên độ nhiệt năm 130C 330C 9 110C NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 82


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Tổng lg mưa (mm) 1694 584 1416 692 Tháng mưa > 5 → 10 5→9 7→3 10 → 4 Lượng mưa 100mm Tháng mưa <100 11 → 4 10 → 4 4→6 5→9 mm d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 8 nhóm, trình chiếu phiếu học tập và vâu hỏi, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành: PHIẾU HỌC TẬP Kiểu khí hậu Nhiệt Ôn đới Cận nhiệt Ôn đới đới gió hải địa trung lục địa mùa dương hải Đặc điểm Nhiệt độ cao nhất Nhiệt Nhiệt độ cao nhất độ Nhiệt độ trung bình Biên độ nhiệt năm Tổng lượng mưa (mm) Lượng Tháng mưa > 100 mưa mm Tháng mưa <100 mm + Nhóm 1, 3: Phân tích biểu đồ kiểu khí hậu nhiêt đới gió mùa - Hà Nội (Việt Nam) và ôn đới lục địa. + Nhóm 2, 5: Phân tích biểu đồ kiểu khí hậu ôn đới lục địa - Upa (Liên Bang Nga). + Nhóm 4,7: Phân tích biểu đồ kiểu khí hậu ôn đới hải dương - Valenxia (Ailen). + Nhóm 6,8: Phân tích biểu đồ kiểu khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải - Palecmo (Italia) - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. 3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 83


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: Câu 1. Khu vực xích đạo có lượng mưa A. ít nhất. B. nhiều nhất. C. trung bình. D. khá nhiều. Câu 2. Ý nào sau đây không đúng với sự phân bố nhiệt độ không khí theo lục địa và đại dương? A. Lục địa có nhiệt độ trung bình năm cao nhất. B. Lục địa có nhiệt độ trung bình năm thấp nhất. C. Biên độ nhiệt năm ở lục địa nhỏ. D. Biên độ nhiệt năm ở đại dương nhỏ. Câu 3. Đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ hơn lục địa vì A. Đất hấp thụ nhiệt và tỏa nhiệt nhanh hơn nước. B. Nhiệt độ trung bình của lục địa lớn hơn đại dương. C. Đại dương là nơi chứa nước nên mát mẻ hơn lục địa. D. Bề mặt lục địa trồi lên nhận nhiều nhiệt hơn đại dương. Câu 4. Vào mùa Thu - Đông ở dãy Trường Sơn nước ta, sườn có mưa nhiều là A. Trường Sơn Đông. B. Trường Sơn Tây. C. cả hai sườn đều mưa nhiều. D. không có sườn nào. Câu 5. Nhiệt độ trung bình năm ở vĩ độ 200 lớn hơn ở xích đạo là do A. tầng khí quyển ở vĩ độ 200 mỏng hơn. B. bề mặt trái đất ở vĩ độ 200 ít đại dương. C. không khí ở vĩ độ 200 trong, ít khí bụi hơn. D. góc chiếu của tia bức xạ mặt trời ở vĩ độ 200 lớn hơn. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. 4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a) Mục đích: HS vận dụng những kiến thức đã học và kiến thức của bài thực hành để xác định và giải thích về kiểu khí hậu của Việt Nam. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 84


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

* Câu hỏi: Việt Nam nằm ở đới và kiểu khí hậu nào? Trình bày đặc điểm của khí hậu Việt Nam? * Trả lời câu hỏi: - Việt Nam nằm ở đới khí hậu nhiệt đới và kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. - Những đặc điểm của khí hậu Việt Nam: nhiệt độ, lượng mưa tập trung theo mùa và thay đổi theo mùa gió. Thời tiết diễn biến thất thường như hạn hán lũ lụt… diễn ra rất bất thường. + Nhiệt độ TB > 200C. + Biên độ nhiệt trung bình khoảng 80C. + Lượng mưa > 1000 mm. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. * Hướng dẫn về nhà: - Hoàn thành bài thực hành. - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. - Chuẩn bị bài mới: + Hệ thống hóa KT chương I,II và bài 6,7,8,10,11,12 của chương III để tiết sau ôn tập. --------------------------------------------------------

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 85


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Tuần …. Ngày soạn: …. /…. /…. TIẾT 15: ÔN TẬP GIỮA KỲ I I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Ôn tập, Hệ thống hoá, khái quát hoá kiến thức của các chương đã học: - Chương I: Bản đồ - Chương II: Vũ trụ. Hệ quả các chuyển động của Trái đất. - Chương III: Cấu trúc Trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí. 2. Năng lực: - Năng lực giao tiếp và hợp tác, tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Sử dụng được sơ đồ trí nhớ để mô tả lại các vấn đề đã học, tổng hợp và trình bày được những nội dung chính từ bài 2 đến bài 14. - Vận dụng được kiến thức đã học vào giải quyết các nhiệm vụ học tập. 3. Phẩm chất: chăm chỉ, có trách nhiệm trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu/ sơ đồ, bản đồ. 2. Học sinh: SGK III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC * Ổn định: STT Lớp Sĩ số Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 * Hoạt động học tập: 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a) Mục đích: HS nắm được cấu trúc đề kiểm tra. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân để đặt câu hỏi đối với những nội dung chưa rõ hoặc chưa hiểu. I. Cấu trúc đề kiểm tra 1. Trắc nghiệm (7,0 điểm = 28 câu) STT Nội dung/chủ đề Số câu 1 Bản đồ 05 NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 86


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

2 Vũ trụ. Hệ quả các chuyển động của Trái Đất 10 3 Cấu trúc của Trái Đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí 13 2. Tự luận (3,0 điểm = 02 câu) - Vũ trụ. Hệ quả các chuyển động của Trái Đất. - Cấu trúc của Trái Đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu cấu trúc đề kiểm tra giữa kì. Yêu cầu HS rà soát lại kiến thức và đưa ra câu hỏi đối với những nội dung lí thuyết chưa nắm rõ hoặc chưa hiểu. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 5 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS đặt câu hỏi và yêu cầu các HS khác lắng nghe, trả lời, giải thích câu hỏi của bạn. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào hoạt động ôn tập. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HƯỚNG DẪN ÔN TẬP a) Mục đích: HS hệ thống lại kiến thức đã được học. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để hệ thống hóa kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành việc hệ thống hóa kiến thức theo nội dung GV hướng dẫn: II. Nội dung ôn tập: Bản đồ: - Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. - Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống. Vũ trụ. Hệ quả các chuyển động của Trái Đất. - Vũ trụ. Hệ mặt trời và trái đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của trái. - Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của trái đất. Cấu trúc của Trái Đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí. - Cấu trúc trái đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng. - Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt trái đất - Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất. - Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất. - Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính. - Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung kiến thức đã học bằng sơ đồ dưới sự hướng dẫn của GV và theo cấu trúc đề kiểm tra. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS nhớ lại và hệ thống hoá các kiến thức đã học.

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 87


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Mỗi câu hỏi đại diện HS sẽ trả lời các HS khác nhận xét và bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. 3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: Câu 1. Phương pháp kí hiệu thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm phân bố A. không đồng đều. B. khắp lãnh thổ. C. phân tán, lẻ tẻ. D. theo điểm cụ thể. Câu 2. Vào ngày 21/3 và 23/9 Mặt Trời lên thiên đỉnh tại A. xích đạo. B. chí tuyến. C. vòng cực. D. hai cực. Câu 3. Thành phần vật chất chủ yếu của nhân Trái Đất là A. niken, silic. B. niken, bôxit. C. niken, sắt. D. niken, apatit. Câu 4. Vận động theo phương nằm ngang ở lớp đá có độ dẻo cao sẽ xảy ra hiện tượng. A. Biển tiến. B. Biển thoái. C. Uốn nếp. D. Đứt gãy. Câu 5. Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực là A. vận động theo phương nằm ngang. B. vận động theo phương thẳng đứng. C. năng lượng bức xạ Mặt Trời. D. sự di chuyển các dòng vật chất. Câu 6. Khối khí xích đạo có tính chất là A. lạnh. B. rất lạnh. C. nóng ẩm. D. rất nóng. Câu 7. Khí áp giảm khi nhiệt độ A. tăng lên. B. giảm đi. C. không tăng. D. không giảm. Câu 8. Ở những nơi có khí áp cao sẽ có lượng mưa A. rất lớn. B. trung bình. C. ít hoặc không mưa. D. không mưa. Câu 9. Ở miền ôn đới lạnh, sông thường lũ lụt vào mùa nào trong năm? NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 88


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

A. Mùa hạ. B. Mùa đông. C. Mùa xuân. D. Mùa thu. Câu 10. Mối quan hệ qua lại lẫn nhau của các thành phần vật chất giữa các quyển trong lớp vỏ địa lí tạo nên A. quy luật thống nhất và hoàn chỉnh. B. quy luật địa đới. C. quy luật phi địa đới. D. quy luật đai cao. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. 4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a) Mục đích: Hs vận dụng kiến thức, kỹ năng, năng lực đã học và rèn luyện được để trả lời các câu hỏi gắn với thực tiễn, mang tính chất liên hệ. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: Câu 1. Để trình bày và giải thích chế độ mưa của vùng núi Tây Bắc ở Việt Nam, cần phải sử dụng bản đồ nào sau đây? A. Khí hậu và địa hình. B. Địa hình và địa chất. C. Thủy văn và địa hình. D. Địa chất và đất đai. Câu 2. Cho câu ca dao sau: “Đêm tháng năm, chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười, chưa cười đã tối” Câu ca dao trên, phản ánh đúng hiện tượng đêm tháng năm, ngày tháng mười ở khu vực A. xích đạo. B. nửa cầu Bắc (trừ vòng cực đến cực). C. hai cực. D. Nửa cầu Nam (trừ vòng cực đến cực). Câu 3. Sống núi ngầm giữa Đại Tây Dương được hình thành do sự tiếp xúc giữa những mảng kiến tạo nào sau đây? A. Mảng Phi và mảng Nam Cực. B. Mảng Thái Bình Dương và mảng Bắc Mĩ. C. Mảng Âu - Á và mảng Bắc Mĩ. D. Mảng Âu - Á và mảng Ấn Độ - Ôxtrâylia. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 89


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Câu 4. Ở Việt Nam quá trình bóc mòn tác động đến dạng địa hình nào nhiều nhất? A. Miền núi. B. Đồng bằng. C. Cao nguyên. D. Trung du. Câu 5. Sườn đông dãy Trường Sơn nước ta có gió phơn khô nóng là do nguyên nhân nào sau đây? A. Có khí áp cao. B. Gió Mậu Dịch thổi đến C. Gió khô Tây Nam thổi đến. D. Ảnh hưởng của địa hình chắn gió. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. * Hướng dẫn về nhà: - GV nhấn mạnh những nội dung trọng tâm liên quan đến bài thi. - Yêu cầu HS hoàn thành các bài tập đã ra. - Yêu cầu HS làm dàn ý, đề cương vào vở - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập - Ôn tập chuẩn bị kiểm tra. ----------------------------------------TIẾT 16: KIỂM TRA GIỮA KỲ I I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Kiểm tra lại kiến thức từ bài 2 đến bài 14. 2. Năng lực: Tổng hợp kiến thức để giải quyết vấn đề, sáng tạo 3. Phẩm chất: trung thực, trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: Đề kiểm tra 2. Học sinh: Bút, thước kẻ, giấy nháp. III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

Chủ đề Bản đồ

Nhận biết Biết

được

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

các Hiểu được tỉ lệ Sử dụng Atlat Địa Trang 90


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

phương pháp thể của bản đồ. hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. Vai trò của bản đồ trong học tập, cách xác định phương hướng trên bản đồ.

12,5 % tổng điểm = 1,25 điểm Vũ trụ. Hệ quả các chuyển động của Trái đất

40 % tổng điểm = 4,0 điểm Cấu trúc Trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí. 47,5 % tổng điểm = 4,75 điểm Tổng số 100%= 10 điểm

Số câu: 02 TN Số điểm: 0,5

Số câu: 01 TN Số điểm: 0,25

Biết được số lượng các hành tinh trong Hệ Mặt trời, vị trí Trái đất trong Hệ Mặt trời và mộ số hệ quả chuyển động của Trái đất.

Hiểu được một số hệ quả chuyển động của Trái đất.

Số câu: 05 TN Số điểm: 1,25

Số câu: 05 TN Số điểm: 1,25

Giải thích được Trình bày được sự đặc điểm, cấu cấu trúc của Trái trúc, sự phân bố, đất, các quyển của sự thay đổi các lớp vỏ địa lí. yếu tố trong các quyển của lớp vỏ địa lí.

lí Việt Nam để nhận biết một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên một số bản đồ trong Atlat.

Số câu: 02 TN Số điểm: 0,5 Tính giờ.

Số câu: 01 TL Số điểm: 1,5 Liên hệ sự phân bố, sự thay đổi của một số yếu tố trong các quyển ở tự nhiên nước ta.

Số câu: 05 TN + 01 TL Số điểm: 2,75

Số câu: 05 TN Số điểm: 1,25

Số câu: 03 TN Số điểm: 0,75

Số câu: 12 TN + 01 TL Số điểm: 4,5

Số câu: 11 TN Số điểm: 2,75

Số câu: 05 TN Số điểm: 1,25

Số câu: 01 TL Số điểm: 1.5

IV/ ĐỀ KIỂM TRA ĐÁP ÁN NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 91


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

ĐỀ SỐ 01 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM) Câu 1. Phương pháp kí hiệu thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm phân bố A. không đồng đều. B. khắp lãnh thổ. C. phân tán, lẻ tẻ. D. theo điểm cụ thể. Câu 2. Trong học tập địa lí, khi sử dụng bản đồ vấn đề cần lưu ý đầu tiên là A. đọc kĩ bảng chú giải. B. chọn bản đồ phù hợp. C. nắm được tỉ lệ bản đồ. D. phương hướng trên bản đồ. Câu 3. Trên bản đồ có tỉ lệ 1: 6.000.000 thì 1cm trên bản đồ sẽ tương ứng với bao nhiêu km ngoài thực địa? A. 6000. B. 6. C. 60. D. 600. Câu 4. Căn cứ vào At lat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết các trung tâm công nghiệp được biểu hiện bằng phương pháp nào? A. Kí hiệu. B. Đường chuyển động. C. Chấm điểm. D. Bản đồ - biểu đồ. Câu 5. Căn cứ vào Át lát địa lí Việt Nam trang 9, cho biết phương pháp kí hiệu đường chuyển động biểu hiện cho đối tượng địa lí nào? A. Sự phân bố áp cao, áp thấp. B. Sự di chuyển của gió và bão. C. Ranh giới miền khí hậu. D. Ranh giới vùng khí hậu. Câu 6. Trong Hệ Mặt Trời, hành tinh nào sau đây nằm xa Mặt trời nhất? A. Thủy tinh. B. Mộc tinh. C. Thổ tinh. D. Hải vương tinh. Câu 7. Đường chuyển ngày quốc tế được lấy theo kinh tuyến nào sau đây? A. 0°. B. 180°. C. 90°T. D. 90°Đ. Câu 8. Nơi chỉ xuất hiện hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 1 lần duy nhất trong năm là A. vùng ngoại chí tuyến. B. vùng nội chí tuyến. C. vòng cực. D. chí tuyến. Câu 9. Phát biểu nào sau đây đúng về hệ Mặt Trời? A. Có tám hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời. B. Các thiên thể có quỹ đạo chuyển động hình tròn. C. Các hành tinh đều chuyển động từ Đông sang Tây. D. Gồm nhiều thiên thể nằm trong Dải Ngân Hà. Câu 10. Do tác động của lực Côriôlit ở bán cầu Bắc, các vật chuyển động sẽ bị lệch theo hướng nào? A. Phía bên phải theo hướng chuyển động. B. Phía bên trái theo hướng chuyển động. C. Phía bên trên theo hướng chuyển động. D. Phía bên dưới theo hướng chuyển động. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 92


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Câu 11. Trong khi bán cầu Bắc đang là mùa đông thì ở bán cầu Nam là A. mùa xuân. B. mùa hạ. C. mùa thu. D. mùa đông. Câu 12. Vào ngày nào trong năm thì bán cầu Bắc có ngày dài nhất và đêm ngắn nhất? A. 21/3. B. 23/9. C. 22/6. D. 22/12. Câu 13. Hiện tượng nào sau đây không chịu tác động của lực Côriolit? A. Gió mùa. B. Dòng biển. C. Thủy triều. D. Đêm trắng. Câu 14. Phát biểu nào không phải là hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất? A. Hiện tượng luân phiên ngày, đêm. B. Sự lệch lướng chuyển động của các vật thể. C. Giờ và đường chuyển ngày quốc tế. D. Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời. Câu 15. Nguyên nhân sinh ra các mùa trên Trái Đất là do A. Trái Đất tự chuyển động quanh trục. B. Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục. C. Trái Đất tự chuyển động tịnh tuyến quanh Mặt Trời. D. trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi tự quay quanh Mặt Trời. Câu 16. Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo chủ yếu bởi loại đá nào? A. Đá trầm tích. B. Đá Granit. C. Đá bazan. D. Đá cát kết. Câu 17. Trong các đứt gãy theo phương nằm ngang bộ phận trồi lên được gọi là A. địa hào. B. địa lũy. C. biển tiến. D. biển thoái. Câu 18. Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực là A. vận động theo phương nằm ngang. B. vận động theo phương thẳng đứng. C. năng lượng bức xạ Mặt Trời. D. sự di chuyển các dòng vật chất. Câu 19. Nguồn nhiệt chủ yếu cung cấp cho không khí ở tầng đối lưu do A. khí quyển hấp thụ trực tiếp từ bức xạ Mặt Trời. B. hoạt động sản xuất của con người. C. nhiệt của bề mặt Trái Đất được Mặt Trời đốt nóng. D. các phản ứng hóa học từ trong lòng đất. Câu 20. Gió Mậu dịch ở nửa cầu Bắc thổi theo hướng A. Đông Bắc. B. Đông Nam. C. Tây Bắc. D. Tây Nam. Câu 21. Nước mưa ở những khu vực nằm sâu trong lục địa chủ yếu có nguồn gốc từ A. đại dương. B. ao hồ, rừng cây. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 93


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

C. nước ngầm. D. gió thổi đến. Câu 22. Gió mùa là loại gió thổi theo mùa với đặc tính như thế nào? A. Mùa hạ gió nóng khô, mùa đông gió lạnh ẩm. B. Mùa hạ gió nóng ẩm, mùa đông gió lạnh khô. C. Mùa hạ gió mát mẻ, mùa đông gió ấm áp. D. Mùa hạ gió nóng bức, mùa đông gió lạnh ẩm. Câu 23. Nhiệt lượng Mặt Trời mang đến bề mặt Trái Đất luôn thay đổi theo vĩ độ là do A. góc chiếu của tia bức xạ. B. mặt đất bức xạ càng mạnh khi lên cao. C. mặt đất nhận nhiệt nhanh. D. mặt đất tỏa nhiệt nhanh. Câu 24. Dạng địa hình nào sau đây không phải do quá trình băng hà tạo thành? A. Phi - o. B. Vách biển. C. Cao nguyên băng hà. D. Đá trán cừu. Câu 25. Địa hào, địa lũy là kết quả của A. sự bồi đắp phù sa. B. hiện tượng đứt gãy. C. hiện tượng uốn nếp. D. biển tiến, biển thoái. Câu 26. Dãy núi con Voi ở tả ngạn sông Hồng là dạng địa hình nào sau đây do hiện tượng đứt gãy tạo nên? A. Núi lửa. B. Núi uốn nếp. C. Địa lũy. D. Địa hào. Câu 27. Những cánh đồng giữa núi của nước ta ở Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình được hình thành do quá trình A. xâm thực bởi băng hà. B. xâm thực bởi nước chảy trên mặt. C. thổi mòn do gió. D. sự vận động nâng lên của địa hình hai bên. Câu 28. Các hang động ở vịnh Hạ Long nước ta là kết quả của quá trình phong hóa nào? A. vật lí. B. sinh học. C. hóa học. D. vật lí, sinh học. B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM) Câu 1 (1,5 điểm): Trình bày và giải thích sự phân bố mưa ở xích đạo? Câu 2 (1,5 điểm): Một bức điện được gửi từ Luân Đôn (múi giờ số 0) đến TP. Hồ Chí Minh (múi giờ số 7) lúc 21h00 ngày 28/10/2020, 2 tiếng sau trao cho người nhận. Hỏi người nhận nhận được bức điện đó vào lúc mấy giờ? Ngày bao nhiêu? ĐỀ SỐ 02 NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 94


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM) Câu 1. Để thể hiện sự phân bố dân cư trên bản đồ người ta thường dùng phương pháp A. kí hiệu. B. nền chất lượng. C. chấm điểm. D. bản đồ - biểu đồ. Câu 2. Trong đời sống, bản đồ là một phương tiện để A. trang trí nơi làm việc. B. xác lập mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí. C. tìm đường đi, xác định vị trí. D. biết được sự phát triển KT - XH của một quốc gia. Câu 3. Tỉ lệ bản đồ 1: 10.000.000, cho biết 1cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu km ngoài thực địa? A. 10. B. 100. C. 1000. D. 10000. Câu 4: Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết tổng sản lượng thủy sản của các tỉnh được biểu hiện bằng phương pháp nào sau đây? A. Kí hiệu. B. Đường chuyển động. C. Chấm điểm. D. Bản đồ - biểu đồ. Câu 5: Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 19 (phần cây công nghiệp), cho biết phương pháp kí hiệu biểu hiện cho đối tượng địa lí nào sau đây? A. Diện tích. B. Loại cây công nghiệp. C. Giá trị. D. Vùng trồng cây công nghiệp. Câu 6. Giờ quốc tế được tính theo múi giờ số mấy? A. Múi giờ số 0. B. Múi giờ số 6. C. Múi giờ số 12. D. Múi giờ số 18. Câu 7. Nếu đi từ đông sang phía tây qua kinh tuyến 180o thì A. tăng thêm 1 ngày lịch. B. lùi lại 1 giờ. C. tăng thêm 1 giờ. D. lùi lại 1 ngày lịch. Câu 8. Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm 2 lần ở khu vực A. chí tuyến Bắc. B. chí tuyến Nam. C. nội chí tuyến. D. ngoại chí tuyến. Câu 9. Do ảnh hưởng của lực Côriôlit, các vật thể chuyển động ở bán cầu Nam sẽ bị lệch theo hướng nào? A. Bên trên theo hướng chuyển động. B. Bên dưới theo hướng chuyển động. C. Bên phải theo hướng chuyển động. D. Bên trái theo hướng chuyển động. Câu 10. Hệ mặt trời có các đặc điểm nào nào dưới đây? A. Trái Đất chuyển động xung quanh mặt trời và các thiên thể khác trong hệ. B. Trái đất ở trung tâm mặt trời và các thiên thể khác chuyển động xung quanh. C. Mặt trời ở trung tâm, Trái Đất và các thiên thể khác chuyển động xung quanh. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 95


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

D. Mặt Trời chuyển động xung quanh các thiên thể khác trong hệ và chiếu sáng cho chúng. Câu 11. Địa điểm không thay đổi vị trí khi Trái Đất tự quay quanh trục là A. xích đạo. B. chí tuyến. C. vòng cực. D. hai cực. Câu 12. Vào ngày 22/12, vòng cực Bắc sẽ có hiện tượng nào sau đây? A. Ngày dài đêm ngắn. B. Ngày dài bằng đêm. C. Ngày dài 24 giờ. D. Đêm dài 24 giờ. Câu 13. Trong năm khu vực nhận được lượng nhiệt lớn nhất từ Mặt Trời là A. hai cực. B. xích đạo. C. vòng cực. D. chí tuyến. Câu 14. Trong các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục, có ý nghĩa nhất đối với sự sống là A. sự luân phiên ngày đêm. B. sự lệch hướng chuyển động của các vật thể. C. cơ sở xây dựng mạng lưới tọa độ trên Trái Đất. D. giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế. Câu 15. Ở cùng một thời điểm người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau nên có giờ khác nhau. Nguyên nhân là gì? A. Trái Đất tự quay quanh trục. B. trục Trái Đất nghiêng. C. Trái Đất có dạng hình khối cầu. D. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời Câu 16. Thành phần vật chất chủ yếu của nhân Trái Đất là A. niken, silic. B. niken, bôxit. C. niken, sắt. D. niken, apatit. Câu 17. Vận động theo phương nằm ngang ở lớp đá có độ dẻo cao sẽ xảy ra hiện tượng. A. Biển tiến. B. Biển thoái. C. Uốn nếp. D. Đứt gãy. Câu 18. Tác động của ngoại lực, một chu trình hoàn chỉnh nhìn chung diễn ra tuần tự theo các quá trình như sau A. phong hoá - vận chuyển - bóc mòn - bồi tụ. B. phong hoá - bồi tụ - bóc mòn - vận chuyển. C. phong hoá - bóc mòn - vận chuyển - bồi tụ. D. phong hoá - bóc mòn - bồi tụ - vận chuyển. Câu 19. Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho mặt đất là A. năng lượng bức xạ Mặt Trời. B. nhiệt bên trong lòng đất tỏa ra. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 96


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

C. từ các vụ phun trào của núi lửa. D. năng lượng từ phản ứng hóa học. Câu 20. Gió Mậu dịch có tính chất A. khô, ít mưa. B. ẩm, mưa nhiều. C. lạnh, ít mưa. D. nóng, mưa nhiều. Câu 21. Phân bố lượng mưa trên các lục địa theo vĩ tuyến 300 Bắc từ Đông sang Tây A. tăng dần. B. giảm dần. C. không giảm. D. không tăng. Câu 22. Sự dịch chuyển các đai áp trên Trái Đất chủ yếu là do A. sự thay đổi nhiệt độ giữa lục địa và đại dương. B. sự thay đổi độ ẩm. C. chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong năm. D. sự thay đổi của hướng gió mùa. Câu 23. Khu vực nào có nhiệt độ trung bình năm cao nhất? A. Xích đạo. B. Chí tuyến. C. Ôn đới. D. Cực. Câu 24. Địa hình cac - xtơ rất phát triển ở vùng đá A. vôi. B. granit. C. badan. D. thạch anh. Câu 25. Hiện tượng biển tiến, biển thoái là kết quả của vận động nào sau đây? A. Thẳng đứng. B. Nằm ngang. C. Nâng lên. D. Hạ xuống. Câu 26. Thung lũng sông Hồng ở nước ta được hình thành do kết quả của hiện tượng A. đứt gãy. B. biển tiến. C. uốn nếp. D. biển thoái. Câu 27. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long của nước ta được hình thành do dạng bồi tụ nào? A. Dòng chảy. B. Gió. C. Sóng biển. D. Con người. Câu 28. Hang động Phong Nha - Khẻ Bàng do quá trình phong hóa nào sau đây hình thành? A. Lý học. B. Hóa học. C. Sinh học. D. Sinh - lý học. B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM) Câu 1 (1,5 điểm): Trình bày và giải thích sự phân bố mưa ở vùng ôn đới? Câu 2 (1,5 điểm): Một bức điện được gửi từ Luân Đôn (múi giờ số 0) đến thủ đô Hà Nội (múi giờ số 7) lúc 23h00 ngày 28/10/2020, 2 tiếng sau trao cho người nhận. Hỏi người nhận nhận được bức điện đó vào lúc mấy giờ? Ngày bao nhiêu? C. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 01 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 97


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

1 2 3 4 D B C A 15 16 17 18 D B B C B. PHẦN TỰ LUẬN Câu

5 B 19 C

6 D 20 A

7 B 21 B

8 D 22 B

Đáp án

9 A 23 A

10 A 24 B

11 B 25 B

12 C 26 C

13 D 27 B

14 D 28 C Điểm

* Trình bày sự phân bố lượng mưa: 0,5 - Khu vực xích đạo mưa nhiều nhất 0,25 - Lượng mưa lên tới 1700mm 0,25 * Giải thích: 1,0 - Do có áp thấp xích đạo. 0,25 - Có dải hội tụ nhiệt đới. 0,25 - Nhiệt độ cao. 0,25 - Bề mặt chủ yếu là đại dương. 0,25 2 - Bức điện đến TP. Hồ Chí Minh lúc: 4h ngày 29/10/2020 0,75 - 2 tiếng sau mới trao tay người nhận nên bức điện đến tay người 0,75 nhận lúc: 6h ngày 29/10/2020 ĐỀ SỐ 02 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 C C B D B A A C D C D D B A 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 C C C C A A B A B A A A A B B. PHẦN TỰ LUẬN Câu Đáp án Điểm 1 * Trình bày sự phân bố mưa ở vùng ôn đới: 0,5 - Ở hai vùng ôn đới mưa nhiều. 0,25 - Lượng mưa trung bình 800 - 1200mm/năm. 0,25 * Giải thích: 1,0 - Do có áp thấp ôn đới. 0,25 - Có frong ôn đới. 0,25 - Hoạt động của gió tây ôn đới. 0,25 - Gần dòng biển nóng. 0,25 2 - Bức điện đến thủ đô Hà Nội lúc: 6h ngày 29/10/2020. 0,75 - 2 tiếng sau mới trao tay người nhận nên bức điện đến tay người 0,75 nhận lúc: 8h ngày 29/10/2020 1

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 98


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Tuần....Ngày soạn: …. /…. /…. TIẾT 17 . BÀI 15: THỦY QUYỂN, MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG. MỘT SỐ SÔNG LỚN TRÊN TRÁI ĐẤT. I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Trình bày được khái niệm thuỷ quyển. Mô tả được vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn của nước trên Trái đất. - Phân tích hình ảnh để nhận biết các vòng tuần hoàn nước. Trình bày được một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước của một con sông. - Biết cách phân loại sông theo nguồn tiếp nước. 2. Năng lực: - Năng lực giao tiếp và hợp tác, tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Sử dụng được sơ đồ vòng tuần hoàn của nước để xác định và trình bày về vòng tuần hoàn của nước trên trái đất. - Phân tích, tổng hợp và lý giải được ảnh hưởng của các nhân tố đến chế độ nước sông. - Liên hệ thực tiễn, xác định được vị trí và nguồn cung cấp nước chủ yếu của các sông lớn trên thế giới. 3. Phẩm chất: chăm chỉ, có trách nhiệm trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu/ sơ đồ, bản đồ. 2. Học sinh: SGK III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC * Ổn định: STT Lớp Sĩ số Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 * Hoạt động học tập: 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a) Mục đích: HS nhớ lại những kiến thức về thủy quyển đã học ở bậc THCS. Liên hệ thực tiến, kích thích tính tò mò, mong muốn được tìm hiểu kiến thức, kỹ năng bài mới. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 99


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu video về vòng tuần hoàn của nước. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: “Nước rơi xuống các lục địa, phần lớn do nước từ các đại dương bốc lên, rồi lại chảy về đại dương”. Câu nói trên đúng hay sai? Giải thích lí do? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về thủy quyển a) Mục đích: HS biết được khái niệm thủy quyển. Hiểu và trình bày được vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: I. Thủy quyển 1. Khái niệm Thủy quyển la lớp nước trên bề mặt trái đất bao gồm: nước trong các biển đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển 2. Tuần hoàn của nước trên trái đất - Vòng tuần hoàn nhỏ: Nước biển bốc hơi tạo thành mây và mưa, mưa rơi xuống biển, rồi nước ở biển lại bốc hơi..... - Vòng tuần hoàn lớn: Nước biển bốc hơi tạo thành mây, mây đươc gió đưa vào đất liền, gặp lạnh tạo thành mưa và tuyết; mưa rơi và tuyết tan chảy vào các dòng sông,hồ và một phần thấm xuống đất thành nước ngầm, nước ngầm chảy ra cung cấp nước cho sông ngòi; nước sông suối từ lục địa chảy ra biển, nước biển lại bốc hơi… d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi: + Câu hỏi 1: Em hãy cho biết nước trên TĐ tồn tại ở những dạng nào? Chúng phân bố chủ yếu ở đâu? Em hiểu thế nào là thủy quyển? + Câu hỏi 2: Cho biết các giai đoạn hình thành vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn của nước trên Trái Đất? NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 100


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông a) Mục đích: b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: II. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông 1. Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm. a. Chế độ mưa: Chế độ nước sông phụ thuộc vào chế độ mưa b. Băng tuyết: Là nguồn cung cấp nước cho sông. Các con sông có nguồn cung cấp nước là băng tuyết thường có lũ vào mùa xuân. c. Nước ngầm Cung cấp nước và điều tiết chế độ nước cho sông. 2. Địa thế, thực vật và hồ đầm a. Địa thế: Sông ở miền núi có dòng chảy nhanh hơn ở đồng bằng. b. Thực vật Có vai trò điều tiết chế độ nước cho sông. c. Hồ đầm Điều tiết chế độ nước cho sông. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 101


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ: + Nhóm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ mưa đến chế độ nước sông. Liên hệ tới chế độ nước sông của Việt Nam. + Nhóm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của băng tuyết đến chế độ nước sông. Liên hệ tới chế độ nước của sống I - ê - nit - xây? + Nhóm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ nước ngầm đến chế độ nước sông. Ở những nơi nào trên Trái Đất thì chế độ nước sông phụ thuộc nhiều vào nước ngầm? + Nhóm 4: Cho biết ảnh hưởng của địa thế đến chế độ nước sông? Trả lời câu hỏi: Vì sao lũ ở các sông ngòi miền Trung nước ta thường lên rất nhanh? + Nhóm 5: Cho biết vai trò của thực vật đến chế độ nước sông? Trả lời câu hỏi: Rừng phòng hộ thường được trồng ở đâu trên lưu vực các con sông? Tại sao? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về một số sông lớn trên Trái Đất a) Mục đích: HS biết được đặc điểm và sự phân bố của một số sông lớn trên giới b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: Sông Nin Amadôn I - ê - nit – xây 2 2 Diện tích lưu vực 2 881 000km 7 170 000km 2 580 000km2 6685 km (Dài T2 6800 km (Dài nhất 4102 km (Dài T3 Chiều dài thế giới) thế giới) thế giới) Hướng Nam - Bắc Tây - Đông Nam - Bắc mùa lũ: mùa xuân thượng lưu lượng nhiều nước quanh và đầu mùa hạ; Thủy chế nước lớn, hạ lưu năm. mùa cạn: mùa thu, lượng nước nhỏ. đông. d) Tổ chức thực hiện:

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 102


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập: PHIẾU HỌC TẬP Sông Nin Amadôn I - ê - nit – xây Diện tích lưu vực Chiều dài Hướng Thủy chế + Nhóm 1, 3: Xác định và nêu đặc điểm của sông Nin. + Nhóm 2, 5: Xác định và nêu đặc điểm của sông Amadôn. + Nhóm 4, 6: Xác định và nêu đặc điểm của sông I - ê - nit - xây. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 103


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: 1. Dựa vào vào kiến thức đã học và các bản đồ trên bảng, em hãy sắp xếp cột A và B sao cho hợp lý: A. Các sông B. Nguồn cung cấp nước chủ yếu 1. Sông Amadôn a. Nước mưa 2. Sông Nin 3. Sông Hằng b. Nước ngầm 4. Sông Hoàng Hà 5. Sông Cửu Long c. Băng, tuyết tan 6. Sông Hồng d. Hồ, đầm 2. Câu nào sau đây sai ? a. Nin là sông dài nhất thế giới. b. A-ma-dôn là sông lớn nhất thế giới. c. Nguồn cung cấp nước chủ yếu của Sông I-ê-nít-xây là nước mưa và nước ngầm. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG : a) Mục đích: HS vận dụng kiến thức Thủy quyển để giải thích được chế độ khí hậu ở một số vùng. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: * Câu hỏi: Dựa vào H16.4, SGK và kiến thức đã học, hãy cho biết: Chế độ nước sông ở nước ta thể hiện đặc điểm nào của khí hậu? * Trả lời câu hỏi: - Nguồn nước sông dồi dào => mưa nhiều, ẩm cao. - Chế độ nước theo mùa => mưa theo mùa. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 104


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Sông ở mỗi vùng có mùa lũ và mùa cạn khác nhau => khí hậu phân hóa đa dạng. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. * Hướng dẫn về nhà : -Tìm hiểu về sông trên thế giới - Đọc trước nội dung bài 16, liệt kê và xác định các dòng biển nóng và lạnh trên thế giới. ------------------------------------------Tiết 18 . Bài 16 : SÓNG. THUỶ TRIỀU. DÒNG BIỂN. I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Trình bày khái niệm về sóng biển và nguyên nhân chủ yếu gây ra sóng biển, sóng thần. - Hiểu rõ tương quan giữa vị trí Mặt Trăng, Mặt trời và Trái Đất đã ảnh hưởng tới thuỷ triều như thế nào. - Nhận biết được đặc điểm phân bố của các dòng biển trên Trái đất. - Nhận thức được nguyên nhân sinh ra thuỷ triều. Biết được cách vận dụng hiện tượng này trong cuộc sống. 2. Năng lực: - Năng lực giao tiếp và hợp tác, tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Sử dụng được sơ đồ, bản đồ để khai thác kiến thức, lý giải và trình bày được hiện tượng sóng, hoạt động của thủy triều và dòng biển trên trái đất. - Phân tích, tổng hợp và lý giải được ảnh hưởng của sóng, thủy triều, dòng biển đến tự nhiên và ứng dụng vào hoạt động sản xuất của con người. - Liên hệ thực tiễn về thủy triều, dòng biển ở nước ta. 3. Phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, có trách nhiệm trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu/ sơ đồ, bản đồ. 2. Học sinh: SGK III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC * Ổn định: STT Lớp Sĩ số Ghi chú 1 NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 105


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

2 3 4 5 6 7 * Hoạt động học tập: 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a) Mục đích: HS nhớ lại những kiến thức về thủy quyển đã học ở bậc THCS. Liên hệ thực tiến, kích thích tính tò mò, mong muốn được tìm hiểu kiến thức, kỹ năng bài mới. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu video về hoạt động của sóng, thủy triều, dòng biển và hỏi: Nước trong các biển và đại dương có những vận động dưới hình thức nào? Em biết gì về những vận động đó? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS xem video, thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về sóng biển a) Mục đích: HS mô tả và giải thích được nguyên nhân sinh ra hiện tượng sóng biển, sóng thần. khơi dạy phẩm chất nhân ái trong hs trước nạn nhân của những đợt sóng thần. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: I. Sóng biển 1. Khái niệm Là hình thức giao động của sóng biển theo chiều thẳng đứng. 2. Nguyên nhân Chủ yếu là gió, gió càng mạnh thì sóng càng lớn 3. Sóng thần - Sóng thần: có chiều cao khoảng 20 - 40 m truyền theo chiều ngang. Tốc độ có NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 106


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

thể tới 400 - 800 km/h. - Do động đất, núi lửa phun ngầm dưới đáy biển gây ra, ngoài ra còn do bão. - Sóng thần khi tràn vào bờ có sức tàn phá rất lớn d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi: + Câu hỏi 1: Em hãy cho biết sóng là gì? + Câu hỏi 2: nguyên nhân tạo ra sóng, sóng thần?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về thủy triều a) Mục đích: HS mô tả và giải thích được nguyên nhân sinh ra hiện tượng thủy triều. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: II. Thuỷ triều 1. Khái niệm Thuỷ triều là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kì của các khối nước trong biển và đại dương. 2. Nguyên nhân Được hình thành chủ yếu do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời. 3. Đặc điểm + Triều cường: Khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng thì giao động thuỷ triều lớn nhất. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 107


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

+ Triều kém: Khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất nằm vuông góc với nhau thì giao động thuỷ triều nhỏ nhất. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu một số hình ảnh, video về thủy triều, yêu cầu HS tham khảo SGK, vốn hiểu biết, thảo luận theo cặp nhóm, trả lời các câu hỏi sau: + Câu hỏi 1: Thủy triều là gì? Nguyên nhân sinh ra thủy triều? + Câu hỏi 2: Quan sát hình 16.1; H16.2; H16.3 và cho biết hiện tượng triều cường, triều kém diễn ra như thế nào? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về dòng biển a) Mục đích: HS mô tả sự phân bố và chuyển động của các dòng biển nóng, lạnh trong đại dương thế giới. Sử dụng bản đồ các dòng biển trong đại dương thế giới để trình bày về các dòng biển lớn: tên 1 số dòng biển lớn, vị trí, nơi xuất phát, hướng chảy của chúng. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: III. Dòng biển 1.Phân loại Có hai loại: dòng biển nóng và dòng biển lạnh. 2. Phân bố - Các dòng biển nóng thường phát sinh ở 2 bên xích đạo, chảy về hướng Tây, khi gặp lục địa chuyển hướng chảy về phía cực - Các dòng biển lạnh xuất phát từ khoảng vĩ tuyến 300 - 400 gần bờ đông của đại dương chảy về phía xích đạo - Ở vùng gió mùa thường xuất hiện các dòng biển đổi chiều theo mùa - Các dòng biển nóng và lạnh đối xứng nhau qua các đại dương. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu bản đồ Tự nhiên thế giới, chia lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ các nhóm quan sát bản đồ tự nhiên thế giới và thảo luận và chỉ ra một số dòng biển theo yêu cầu: NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 108


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

+ Nhóm 1, 3: dòng biển nóng. + Nhóm 2, 5: dòng biển lạnh. + Nhóm 4, 6: quy luật phân bố các dòng biển nóng, lạnh. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. 3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: Câu 1. Nhân tố nào sau đây ít ảnh hưởng đến chế độ nước sông? A. Chế độ mưa. B. Băng tuyết. C. Địa thế. D. Dòng biển. Câu 2. Ở miền ôn đới lạnh, sông thường lũ lụt vào mùa nào trong năm? A. Mùa hạ. B. Mùa đông. C. Mùa xuân. D. Mùa thu. Câu 3. Hai nhân tố chính ảnh hưởng tới tốc độ dòng chảy của sông là A. độ dốc và chiều rộng. B. độ dốc và vị trí. C. chiều rộng và hướng chảy. D. hướng chảy và vị trí. Câu 4. Các dòng biển nóng thường chảy về hướng nào? A. Hướng đông. B. Hướng tây. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 109


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

C. Hướng bắc. D. Hướng nam. Câu 5. Vào ngày trăng tròn dao động thủy triều sẽ có đặc điểm nào sau đây? A. Lớn nhất. B. Nhỏ nhất. C. Trung bình. D. Yếu nhất. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. 4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a) Mục đích: HS vận dụng kiến thức Thủy quyển để giải thích được chế độ khí hậu ở một số vùng. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: * Câu hỏi: ảnh hưởng của dòng biển đến khí hậu ven các đại dương * Trả lời: HS liên hệ được kiến thức bài 13. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. * Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. - Chuẩn bị bài mới. -------------------------------------------

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 110


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Tuần …. Ngày soạn: …. /…. /…. TIẾT 19. BÀI 17. THỔ NHƯỠNG QUYỂN. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH THỔ NHƯỠNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Biết được khái niệm, vai trò của thổ nhưỡng, thổ nhưỡng quyển. - Trình bày được các nhân tố và vai trò của chúng đối sự hình thành đất. 2. Năng lực: - Năng lực giao tiếp và hợp tác, tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Sử dụng được sơ đồ, bản đồ để khai thác kiến thức, lý giải và trình bày được khái niệm, nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất. - Liên hệ thực tiễn về quá trình hình thành đất và các loại đất ở nước ta. 3. Phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, có trách nhiệm trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu/ sơ đồ, bản đồ. 2. Học sinh: SGK III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC * Ổn định: STT Lớp Sĩ số Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 * Kiểm tra bài cũ. - Câu hỏi: Nêu những hiểu biết của em về sóng biển và thủy triều? + Sóng biển: Là hình thức giao động của sóng biển theo chiều thẳng đứng. + Nguyên nhân: Chủ yếu là gió, gió càng mạnh thì sóng càng lớn + Sóng thần: > Sóng thần: có chiều cao khoảng 20 - 40 m truyền theo chiều ngang. Tốc độ có thể tới 400 - 800 km/h. > Do động đất, núi lửa phun ngầm dưới đáy biển gây ra, ngoài ra còn do bão. > Sóng thần khi tràn vào bờ có sức tàn phá rất lớn. + Thuỷ triều: Thuỷ triều là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kì của các khối nước trong biển và đại dương. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 111


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

+ Nguyên nhân: Được hình thành chủ yếu do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời. + Đặc điểm: > Triều cường: Khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng thì giao động thuỷ triều lớn nhất. > Triều kém: Khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất nằm vuông góc với nhau thì giao động thuỷ triều nhỏ nhất. * Hoạt động học tập: 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a) Mục đích: HS nhớ lại những kiến thức đã được học về đất. Liên hệ thực tiễn, kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức, kỹ năng bài mới. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu video về Tây Nguyên. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Tây Nguyên được xem thủ phủ của cây cà phê và một số loại cây CN khác nhờ vào tài nguyên đất. Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết cá nhân và kiến thức đã học hãy cho biết đất ở Tây Nguyên chủ yếu là đất nào? Em biết gì về loại đất đó? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về thổ nhưỡng (đất) a) Mục đích: HS biết được khái niệm thổ nhưỡng, độ phì của đất, thổ nhưỡng quyển. Sử dụng tranh ảnh để nhận biết và trình bày vị trí lớp vỏ thổ nhưỡng b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: I. Thổ nhưỡng - Thổ nhưỡng: Lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì. - Độ phì: Là khả năng cung cấp nước, nhiệt khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển - Thổ nhưỡng quyển: Lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp nằm trên bề mặt các lục địa. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS tham khảo SGK, hình 24.1 kết hợp với vốn hiểu biết, thảo luận theo cặp nhóm, trả lời các câu hỏi sau: NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 112


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

+ Câu hỏi: Phân biệt các khái niệm: thổ nhưỡng (đất), độ phì của đất, thổ nhưỡng quyển? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về các nhân tố hình thành đất a) Mục đích: HS hiểu và trình bày được các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành đất b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: Vai trò trong việc hình thành Nhân tố Ví dụ đất - Cung cấp vật chất vô cơ, quyết - Đá có nguồn gốc a xít  đất định thành phần khoáng vật, cơ chua. 1. Đá mẹ giới - Đá khác nhau  đất khác - ảnh hưởng trực tiếp tính chất nhau. lí, hoá của đất. - Hình thành đất nhanh hay chậm, tầng phong hoá dày hay mỏng. - Phá huỷ đá, hoà tan, rửa trôi, - Vùng nhiệt đới tầng phong 2. Khí hậu tích tụ vật chất cho đất. (nhiệt, ẩm) hoá dày hơn vùng khí hậu lạnh. - Tạo môi trường để vi sinh vật phân giải, tổng hợp chất hữu cơ. - Khí hậu khác nhau  đất khác NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 113


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

nhau - Vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất. - Thực vật: cung cấp vật chất - Rễ cây góp phần phá huỷ đá. 3. Sinh vật hữu cơ. - Vi sinh vật giúp phân huỷ - Rễ thực vật, vi sinh vật, động chất hữu cơ. vật đào hang làm thay đổi tính chất lí hoá của đất. - Vùng núi cao, nhiệt độ thấp, quá trình hình thành đất yếu. - Ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián - Địa hình dốc tầng đất mỏng 4. Địa hình tiếp đến quá trình hình thành đất. và dễ bạc màu nếu rừng bị phá. - Địa hình bồi tụ: tầng đất dày, giàu dinh dưỡng. - Tất cả quá trình hình thành đất - Miền nhiệt đới và cận nhiệt: đều cần có thời gian. tuổi đất già vì quá trình hình - Các miền tự nhiên khác nhau, thành đất không bị gián đoạn. 5. Thời gian quá trình hình thành đất khác - Miền cực và ôn đới: Tuổi đất nhau  tuổi của đất khác nhau. trẻ. - Tích cực: bón phân, trồng cây Ảnh hưởng trực tiếp đến tính hợp lí  bảo vệ đất, tăng độ phì 6. Con người chất của đất thông qua hoạt động cho đất. sản xuất. - Tiêu cực: phá rừng, canh tác không hợp lí  đất bạc màu. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập: PHIẾU HỌC TẬP Vai trò trong việc hình thành Nhân tố Ví dụ đất 1. Đá mẹ 2. Khí hậu (nhiệt, ẩm) 3. Sinh vật 4. Địa hình 5. Thời gian 6. Con người + Nhóm 1, 3: Đọc mục 1, 2 trang 64 SGK kết hợp hiểu biết hoàn thành mục 1, 2 trong phiếu học tập. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 114


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

+ Nhóm 2, 5: Đọc mục 3, 4 trang 64 SGK kết hợp hiểu biết hoàn thành mục 3, 4 trong phiếu học tập. + Nhóm 4, 6: Đọc mục 5, 6 trang 65 SGK, kết hợp hiểu biết hoàn thành mục 5, 6 trong phiếu học tập. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. 3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: Câu 1. Nhân tố nào sau đây quyết định thành phần khoáng vật của đất? A. Đá mẹ. B. Khí hậu. C. Sinh vật. D. Địa hình. Câu 2. Nhân tố đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất là A. đá mẹ. B. khí hậu C. sinh vật. D. địa hình Câu 3. Nhân tố vừa ảnh hưởng trực tiếp, vừa gián tiếp đến sự hình thành đất là A. đá mẹ. B. khí hậu. C. sinh vật. D. địa hình. Câu 4. Khí hậu ảnh hưởng gián tiếp đến sự hình thành đất thông qua A. ánh sáng. B. nước. C. lớp phủ thực vật. D. nhiệt độ. Câu 5. Tác động nào sau đây không phải là tác động tích cực của con người đến sự hình thành đất? A. Thau chua, rửa mặn. B. Bón phân, cải tạo đất. C. Đốt rừng làm rẫy. D. Trồng rừng. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 115


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. 4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a) Mục đích: Liên hệ nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành các loại đất ở nước ta. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: * Câu hỏi: kể tên một số loại đất chính ở nước ta và giải thích vì sao nước ta có những loai đất này? * Trả lời câu hỏi - Đất chính là feralit và phù sa - Ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, lượng nhiệt và ẩm cao, quá trình phong hoá diễn ra mạnh mẽ làm lớp đất trên mặt dày, tơi xốp. Mưa nhiều rửa trôi các chất kiềm và kiềm thổ trong đất như K, Na, Ca, Mg, đồng thời có sự tích tụ ô xít nhôm và ô xít sắt dẫn đến đất chua và có màu đỏ vàng. Quá trình xâm thực mạnh ở miền núi và bồi tụ mạnh ở đồng bằng. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu bản đồ các loại đất của VN, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. * Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. - Chuẩn bị bài mới: + Tìm hiểu khái niệm sinh quyển, giới hạn, chiều dày và vai trò của sinh quyển + Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố sinh vật trên trái đất ---------------------------------------TIẾT 20. BÀI 18. SINH QUYỂN. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CỦA SINH VẬT I. MỤC TIÊU NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 116


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

1. Kiến thức: - Trình bày được khái niệm sinh quyển. xác định được giới hạn và vai trò của sinh quyển - Hiểu và trình bày được vai trò của từng nhân tố vô cơ, sinh vật, con người đến sự phân bố sinh vật. 2. Năng lực: - Năng lực giao tiếp và hợp tác, tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Sử dụng được sơ đồ, bản đồ để khai thác kiến thức, lý giải và trình bày được khái niệm, nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật trên trái đất. - Vận dụng được kiến thức, kỹ năng vào lý giải vai trò của sinh quyển và có ứng xử phù hợp trước môi trường tự nhiên. 3. Phẩm chất: - yêu thiên nhiêu, có trách nhiệm trong bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học. - chăm chỉ trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu/ sơ đồ, bản đồ. 2. Học sinh: SGK III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC * Ổn định: STT Lớp Sĩ số Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 * Kiểm tra bài cũ. - Câu hỏi: Phân tích ảnh hưởng của khí hậu và sinh vật đến sự hình thành thổ nhưỡng? * Đáp án: - Khí hậu + Các yếu tố nhiệt, ẩm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trinhf hình thành đất: Nhiệt độ, độ ẩm làm đá bị phá huỷ trở thành sản phẩm bị phong hoá; hoà tan, rửa trôi, tích tụ, phân giải, tổng hợp chất hữu cơ. - Sinh vật + Đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất. + Thực vật: cung cấp xác vật chất hữu cơ đất, phá huỷ đá. + Vi sinh vật: Phân giải xác vật chất hữu cơ và tổng hợp thành mùn. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 117


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

+ Động vật: Góp phần làm thay đổi tính chất vật lí của đất. * Hoạt động học tập: 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a) Mục đích: Rèn luyện kĩ năng so sánh, nhận xét và liên hệ thực tiễn. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu video về một số loại cây trồng, vật nuôi ở xứ lạnh và xứ nóng. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy kể tên một số cây trồng, vật nuôi ở xứ lạnh, xứ nóng mà em biết? Theo em nếu đưa cây trồng, vật nuôi ở xứ nóng lên xứ lạnh trồng thì chúng có sinh trưởng và phát triển bình thường không?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về sinh quyển a) Mục đích: Biết và hiểu về khái niệm, giới hạn của sinh quyển, vai trò của sinh quyển trên trái đất và có ứng xử đúng mực trong bảo vệ đa dạng sinh học. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: I. Sinh quyển 1. Khái niệm: Sinh quyển là toàn bộ sinh vật sinh sống trên Trái Đất. 2. Giới hạn của sinh quyển: Toàn bộ thuỷ quyển, phần thấp của khí quyển, lớp NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 118


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

phủ thổ nhưỡng và lớp vỏ phong hoá. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS tham khảo SGK, hình 25.1 kết hợp với vốn hiểu biết, thảo luận theo cặp nhóm, trả lời các câu hỏi sau: + Câu hỏi: Sinh quyển là gì? Sinh quyển có giới hạn như thế nào? Vì sao phải bảo vệ sự đa dạng của các loại trên trái đất?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật a) Mục đích: HS hiểu được khái niệm sinh quyển, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật. Sử dụng tranh ảnh để nhận biết các thảm thực vật chính trên Trái Đất: đài nguyên, rừng lá kim, rừng lá rộng và rừng hỗn hợp, thảo nguyên. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: Nhân tố Ảnh hưởng Ảnh hưởng trực tiếp thông qua: nhiệt độ, độ ẩm, lượng 1. Khí hậu mưa, ánh sáng. - Nhiệt độ Mỗi loài SV thích nghi với một chế độ nhiệt nhất định. - Nước và độ ẩm Nhiệt ẩm dồi dào  SV phong phú và ngược lại. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 119


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Ánh sáng 2. Đất

Ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự quang hợp của thực vật Ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng và phân bố SV do khác nhau về đặc điểm lí, hoá và độ phì.

3. Địa hình - Độ cao, hướng, độ Ảnh hưởng đến sự phân bố sinh vật vùng núi. dốc - Vành đai sinh vật Thay đổi theo độ cao. Ở các hướng sườn khác nhau nên độ cao bắt đầu và kết - Lượng nhiệt ẩm thúc của các vành đai SV khác nhau. 4. Sinh vật - Thức ăn Quyết định sự phát triển và phân bố của ĐV. - MQH giữa ĐV và + Thực vật là nơi cư trú của động vật. TV + Thức ăn của động vật. 5. Con người Phân bố lại động thực vật trên Trái Đất; Tạo ra các giống - Tích cực vật nuôi và cây trồng mới có khả năng thích nghi. Khai thác bừa bãi làm cho nhiều loài động thực vật tuyệt - Tiêu cực chủng d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập: PHIẾU HỌC TẬP Nhân tố Ảnh hưởng 1. Khí hậu - Nhiệt độ - Nước và độ ẩm - Ánh sáng 2. Đất 3. Địa hình - Độ cao, hướng, độ dốc - Vành đai sinh vật - Lượng nhiệt ẩm 4. Sinh vật - Thức ăn - MQH giữa ĐV và TV 5. Con người NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 120


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Tích cực - Tiêu cực + Nhóm 1, 3: Hoàn thành phiếu học tập mục 1, 2, 4. + Nhóm 2, 4: Hoàn thành phiếu học tập mục 3, 5. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. 3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: Câu 1. Ở lục địa, giới hạn phía dưới của sinh quyển xuống tới đáy của A. lớp phủ thổ nhưỡng. B. lớp vỏ phong hoá. C. lớp dưới của đá gốc. D. lớp vỏ lục địa. Câu 2. Loài cây ưa nhiệt thường phân bố ở vùng A. ôn đới, nhiệt đới. B. nhiệt đới, cận nhiệt. C. nhiệt đới, xích đạo. D. cận nhiệt, ôn đới. Câu 3. Nhân tố quyết định đến sự phân bố của sinh vật là A. địa hình. B. nguồn nước. C. khí hậu. D. đất. Câu 4. Vùng có khí hậu thuận lợi để sinh vật phát triển không phải là A. xích đạo. B. nhiệt đới ẩm gió mùa. C. ôn đới hải dương. D. hoang mạc. Câu 5. Loại đất nào thích hợp với sự phát triển của các cây sú, vẹt, đước, bần, mắm? A. Đất cát. B. Đất phèn. C. Đất mặn. D. Đất feralit. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 121


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. 4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a) Mục đích: HS vận dụng kiến thức đã học để giải thích sự thay đổi các vành đai thực vật ở vùng đới nóng và ôn hòa. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: * Câu hỏi: Quan sát hình nhận xét và giải thích sự thay đổi của các vành đai thực vật ở vùng núi đới nóng và vùng núi đới ôn hoà.

* Trả lời câu hỏi - Vành đai thực vật ở vùng núi thuộc hai đới đều có đặc điểm là thay đổi theo độ cao, nhưng ờ vành đai đới nóng có 6 vành đai: rừng rậm, rừng cận nhiệt trên núi, rừng hỗn giao ôn đới trên núi, rừng lá kim ôn đới núi cao, đồng cỏ núi cao và vành đai tuyết vĩnh viễn. Còn ở đới ôn hoà chỉ có 5 vành đai: rừng lá rộng ôn đới, rừng hỗn giao ôn đới, rừng lá kim, đồng cỏ núi cao và vành đai tuyết vĩnh viễn. - Như vậy, đới nóng có thêm vành đai rừng rậm nhiệt đới mà đới ôn hoà không có. Ở đới nóng, các vành đai thực vật nằm ở độ cao cao hơn đới ôn hoà. - Nguyên nhân: do ở đới nóng luôn có nhiệt độ cao hơn ở đới ôn hoà. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. * Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 122


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Chuẩn bị bài mới: nghiên cứu trước bài 19. -------------------------------------

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 123


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Tuần …. Ngày soạn: …. /…. /…. TIẾT 21. BÀI 19. SỰ PHÂN BỐ CỦA SINH VẬT VÀ ĐẤT TRÊN TRÁI ĐẤT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Biết được tên một số kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính , phân bố một số kiểu thảm thực vật. - Hiểu được quy luật phân bố của một số loại đất và thảm thực vật chính trên Trái đất. - Giải thích nguyên nhân của sự phân bố đó. 2. Năng lực: - Năng lực giao tiếp và hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề. - Xác định và lý giải được sự phân bố các thảm thực vật và các loại đất chính trên Trái đất. - Đọc được bản đồ để khai thác thông tin cần thiết. 3. Phẩm chất: Yên thiên nhiên; chăm chỉ, trách nhiệm trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu/ sơ đồ, bản đồ. 2. Học sinh: SGK III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC * Ổn định: STT Lớp Sĩ số Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 * Kiểm tra bài cũ. - Câu hỏi: Phân tích ảnh hưởng của khí hậu và địa hình đến sự phân bố sinh quyển? * Đáp án: - Khí hậu: Ảnh hưởng trực tiếp thông qua: nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ánh sáng. + Nhiệt độ: Mỗi loài SV thích nghi với một chế độ nhiệt nhất định + Nước và độ ẩm: Nhiệt ẩm dồi dào  SV phong phú và ngược lại + Ánh sáng: ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự quang hợp của thực vật. - Đất: Ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng và phân bố SV do khác nhau về đặc NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 124


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

điểm lí, hoá và độ phì. - Địa hình + Độ cao, hướng sườn, độ dốc của địa hình ảnh hưởng đến sự phân bố sinh vật vùng núi. + Vành đai SV thay đổi theo độ cao. + Lượng nhiệt ẩm ở các hướng sườn khác nhau nên độ cao bắt đầu và kết thúc của các vành đai SV khác nhau. * Hoạt động học tập: 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a) Mục đích: HS nhớ lại những kiến thức về các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố sinh vật. Liên hệ thực tiễn, kích thích nhu cầu khám phá, tìm hiểu kiến thức, kỹ năng bài mới. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: : GV trình chiếu video về một số thảm thực vật. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Thảm thực vật và đất trên toàn bộ Trái Đất có đồng nhất không? Vì sao? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về khái niệm thảm thực vật, nguyên nhân dẫn tới sự phân bố các kiểu thảm thực vật và đất trên Trái Đất a) Mục đích: HS biết một số thảm thực vật và sự phân bố các kiểm thảm thực vật. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: - Thảm thực vật: Toàn bộ các loài thực vật chung sống trên một vùng rộng lớn. - Các thảm thực vật và đất phân bố theo vĩ độ và độ cao địa hình. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi: + Câu hỏi: Cho biết thế nào là thảm thực vật? Sự phân bố các thảm thực vật trên thế giới phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào? Sự phân bố của các thảm thực vật và đất tuân theo quy luật nào? NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 125


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về sự phân bố sinh vật và đất trên Trái Đất a) Mục đích: HS hiểu và trình bày quy luật sự phân bố của sinh vật và đất theo vĩ độ. Nhớ được một số thảm thực vật và nhóm đất chính trên Trái Đất. Rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích bản đồ, lược đồ, tranh ảnh để rút ra kết luận. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: Nhóm Đới tự Kiểu Thảm đất Phân bố nhiên khí hậu thực vật chính chính Đài Cận cực lục địa. Rêu, địa y. Đài - 600 trở lên, nguyên nguyên ở rìa Bắc Âu - Á, Bắc Mỹ Ôn đới - ôn đới lục địa - Rừng lá kim. - Pôtdôn - Bắc Âu - Á, lạnh. - Rừng lá rộng và Bắc Mỹ - ôn đới hải hỗn hợp Nâu - Tây Âu, Trung dương. - Thảo nguyên. xám Âu, Đông Bắc Mỹ - ôn đới lục địa - Đen Cận - Cận nhiệt gió - Rừng cận nhiệt - Đỏ vàng - Âu - Á, Bắc nhiệt mùa ẩm Mỹ, Nam Âu, Tây NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 126


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Nhiệt đới

- Cận nhiệt Địa - Rừng và cây bụi Trung Hải lá cứng cận nhiệt - Cận nhiệt lục - Hoang mạc, bán hoang mạc. địa. - Nhiệt đới lục - Xavan địa - Nhiệt đới gió - Rừng nhiệt đới mùa ẩm - Xích đạo - Rừng xích đạo

- Đỏ nâu

Hoa Kì - Bắc Phi, Tây Á, - Xám Đông Nam, Tây Nam, Ôxtrâylia. - Xám - Trung Phi, Tây Phi, Trung Nam - Đỏ vàng Mỹ. Đông Nam Á, Trung Mỹ, - Đỏ vàng Nam Mỹ, Nam Phi.

d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập + GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ các nhóm dựa vào hình 19.1, 19.2, tranh ảnh và kiến thức đã học hoàn thành phiếu học tập sau: Kiểu khí Thảm thực vật Nhóm đất Phân Đới tự nhiên hậu chính chính bố 1. Đài nguyên 2. Ôn đới 3. Cận nhiệt 4. Nhiệt đới + Nhóm 1, 3: Hoàn thành phiếu học tập mục 1, 2. + Nhóm 2, 4: Hoàn thành phiếu học tập mục 3, 4. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về sự phân bố sinh vật và đất theo độ cao a) Mục đích: HS hiểu và trình bày quy luật sự phân bố của sinh vật và đất theo độ cao. Rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích tranh ảnh để rút ra kết luận. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: II. Sự phân bố đất và sinh vật theo độ cao - Sinh vật và đất có sự thay đổi rõ rệt theo độ cao. Độ cao (m) Vành đai thực vật Đất NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 127


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

0 - 500 Rừng sồi Đất đỏ cận nhiệt 500 - 1200 Rừng dẻ Đất nâu 1200 - 1600 Rừng lãnh sam Đất pôtdôn núi 1600 - 2000 Đồng cỏ núi Đất đồng cỏ núi 2000 - 2800 Địa y và cây bụi Đất đá > 2800 Băng tuyết - Nguyên nhân: Sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa theo độ cao dẫn tới sự thay đổi của đất và sinh vật theo độ cao d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS dựa vào hình 19.11 kết hợp với vốn hiểu biết, thảo luận theo cặp nhóm, trả lời các câu hỏi sau:

+ Câu hỏi: Nêu tên các vành đai thực vật, vành đai đất từ chân núi đến đỉnh núi ? Nhận xét? Giải thích? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. 3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: Câu 1. Kiểu thảm thực vật đài nguyên được phân bố ở kiểu khí hậu NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 128


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

A. ôn đới khô. B. ôn đới ẩm. C. cận cực. D. cận cực lục địa. Câu 2. Thảm thực vật chính phát triển trên kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa là A. rừng nhiệt đới ẩm. B. rừng lá rộng. C. Rừng lá kim. D. Thảo nguyên. Câu 3. Rừng lá kim thường phân bố tương ứng với kiểu khí hậu A. ôn đới lục địa lạnh. B. ôn đới hải dương. C. ôn đới lục địa nưa khô hạn. D. ôn đới lục địa khô. Câu 4. Loài cây ưa nhiệt thường phân bố ở đâu? A. Ôn đới, nhiệt đới. B. Nhiệt đới, cận nhiệt. C. Nhiệt đới, xích đạo. D. Cận nhiệt, ôn đới. Câu 5. Ở kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa, thực vật hầu như không phát triển, hình thành các hoang mạc chủ yếu do nguyên nhân? A. Gió thổi mạnh. B. Nhiệt độ quá cao. C. Độ ẩm quá thấp. D. Thiếu ánh sáng. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. 4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a) Mục đích: HS vận dụng kiến thức đã học để giải thích về thảm thực vật và nhóm đất ở Việt Nam và liên hệ địa phương cụ thể. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: * Câu hỏi: Ở Việt Nam có những kiểu thảm thực vật và nhóm đất nào? Nhận xét về nhóm đất và thảm thực vật ở Gia Lai? * Trả lời câu hỏi - Kiểu thảm thực vật ở Việt Nam: Rừng nhiệt đới ẩm, Rừng cận nhiệt ẩm, rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt. Nhóm đất: Đất feralit đỏ vàng. - Ở Gia Lai: + Theo phân loại của FAO - UNESCO thì đất đai của tỉnh gồm các loại sau: + Nhóm đất phù sa: diện tích 64.218ha, chiếm 4,13% diện tích tự nhiên. + Nhóm đất xám: diện tích 364,638ha, chiếm 23,47% diện tích tự nhiên. + Nhóm đất đỏ vàng: diện tích 756.433ha, chiếm 48,69% tổng diện tích tự nhiên. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 129


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

+ Nhóm đất đen dốc tụ: diện tích 16.774ha, chiếm 1,08% diện tích tự nhiên. + Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: diện tích 164.751ha, chiếm 10,60% diện tích tự nhiên. > Đất nông nghiệp chiếm 83,69% diện tích tự nhiên của Gia Lai. + Thảm thực vật rừng: rừng tự nhiên ở Gia Lai chiếm khoảng 78,3% diện tích đất lâm nghiệp. Rừng non tái sinh và cây bụi phân bố ở khắp các vùng trên địa bàn tỉnh, trên các dạng địa hình và các loại đất khác nhau với thảm thực vật chủ yếu là cây họ dầu, họ đậu, họ xoan, họ dẻ…ngoài ra còn có thảm cỏ tự nhiên, thực vật trồng và nhiều loại cây lương thực khác. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. * Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. - Chuẩn bị bài mới: + Tìm hiểu khái niệm lớp vỏ địa lí + Tìm hiểu quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí: Biểu hiện, ý nghĩa. ---------------------------------CHƯƠNG IV: MỘT SỐ QUY LUẬT CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÝ TIẾT 22. BÀI 20. LỚP VỎ ĐỊA LÍ. QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ HOÀN CHỈNH CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Biết được khái niệm và giới hạn của lớp vỏ địa lí, - Hiểu được nội dung, biểu hiện, ý nghĩa của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh. 2. Năng lực: - Năng lực giao tiếp và hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề. - Phân tích và lý giải được nội dung, biểu hiện, ý nghĩa của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh. - Tìm kiếm, chọn lọc được những thông tin phù hợp từ các văn bản tài liệu liên quan và tìm ra mối liên hệ giữa các thành phần tự nhiên của lớp vỏ địa lý. 3. Phẩm chất: Yên thiên nhiên; chăm chỉ, trách nhiệm trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 130


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu/ sơ đồ, bản đồ. 2. Học sinh: SGK III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC * Ổn định: STT Lớp Sĩ số Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 * Kiểm tra bài cũ. - Câu hỏi: Nêu sự phân bố sinh vật và đất theo độ cao? * Đáp án: - Sinh vật và đất có sự thay đổi rõ rệt theo độ cao. Vành đai thực Đất Độ cao (m) vật 0 - 500 Đất đỏ cận Rừng sồi nhiệt 500 - 1200 Rừng dẻ Đất nâu 1200 - 1600 Rừng lãnh sam Đất pôtdôn núi 1600 - 2000 Đồng cỏ núi Đất đồng cỏ núi 2000 - 2800 Địa y và cây bụi Đất đá > 2800 Băng tuyết - Nguyên nhân: Sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa theo độ cao dẫn tới sự thay đổi của đất và sinh vật theo độ cao. * Hoạt động học tập: 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a) Mục đích: HS nhớ lại kiến thức về lớp vỏ địa lí. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu video về cấu tạo của vỏ địa lí. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Lớp vỏ địa lí bao gồm các thành phần nào? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 131


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về lớp vỏ địa lí a) Mục đích: HS hiểu khái niệm của lớp vỏ địa lí. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: I. Lớp vỏ địa lí - Khái niệm: Lớp vỏ địa lí là lớp vỏ của Trái Đất bao gồm các lớp vỏ bộ phận như: Khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển xâm nhập và tác động lẫn nhau a. Vỏ Trái Đất - Chiều dày: 5 → 70 km - Phạm vi: Từ bề mặt Trái Đất đến bao Manti - Trạng thái, thành phần: Vỏ cứng, gồm các lớp trầm tích, granit (sian), badan (sima) b. Vỏ địa lí - Chiều dày: 30 → 35 km - Phạm vi: Từ giới hạn dưới của tầng ô dôn đến: đáy vực thẳm đại dương, đáy lớp vỏ phong hóa - Trạng thái, thành phần: gồm 5 quyển: khí, thạch, thủy, thổ, sinh  Những hiện tượng và quá trình xảy ra trong lớp vỏ địa lí đều do các quy luật tự nhiên chi phối. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc mục I trang 74, 75 SGK kết hợp quan sát hình 20.1, thảo luận theo cặp nhóm, trả lời các câu hỏi sau:

+ Câu hỏi 1: Lớp vỏ địa lí gồm những quyển nào? + Câu hỏi 2: Giới hạn, đặc điểm của lớp vỏ địa lí ? + Câu hỏi 3: So sánh lớp vỏ địa lí ở lục địa với lớp vỏ địa lí ở đại dương? NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 132


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí a) Mục đích: HS hiểu và trình bày quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí. Rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích bản đồ, lược đồ, tranh ảnh để rút ra kết luận. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: II. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí 1. Khái niệm - Khái niệm: là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ của lớp vỏ địa lí. - Nguyên nhân: + Là do tất cả các thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của nội lực và ngoại lực + Những thành phần này luôn xâm nhập vào nhập vào nhau trao đổi vật chất và năng lượng với nhau, khiến chúng gắn bó mật thiết để tạo nên một thể thống nhất và hoàn chỉnh 2. Biểu hiện của quy luật - Các thành phần ảnh hưởng qua lại phụ thuộc nhau - Nếu một thành phần của lớp vỏ địa lí bị thay đổi thì các thành phần khác sẽ bị biến đổi theo. 3. Ý nghĩa của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh Có thể dự báo trước về sự thay đổi của các thành phần tự nhiên khi chúng ta sử dụng chúng. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ: + Nhóm 1, 3: Tìm ví dụ khi có sự thay đổi của thực vật thì các thành phần tự nhiên khác sẽ thay đổi như thế nào? + Nhóm 2,5: Tìm ví dụ khi nguồn nước thay đổi. Khi con người đắp đập xây dựng nhà máy thuỷ điện. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 133


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

+ Nhóm 4, 6: Tìm ví dụ khi có sự thay đổi của nhiệt độ. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. 3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ học tập c) Sản phẩm: Vẽ sơ đồ mối quan hệ các tp trong tự nhiên và cho ví dụ? d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. 4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a) Mục đích: HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để giải thích các hiện tự nhiên trong thực tiễn. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: * Câu hỏi: Việc phá rừng đầu nguồn sẽ gây hậu quả gì đối với đời sống và môi trường tự nhiên?

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 134


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

* Trả lời câu hỏi - Gây lũ lụt, đặc biệt là rừng đầu nguồn vì rừng có thể điều tiết nước rất tốt. - Sạt lở, xói mòn đất vì rừng giúp giữ đất. - Làm mất nơi sinh sống của các loài động vật, gây tuyệt chủng. Gián tiếp phá hoại đời sống con người vì khi không còn nơi sinh sống, thú vật sẽ về phá hoại công trình của con người, thậm chí đe dọa cả tính mạng. - Gián tiếp gây hiệu ứng nhà kính và khí hậu ấm dần lên vì rừng lọc khí CO2 tạo ra O2, giúp cân bằng và duy trì lượng CO2 cho khí quyển, không vượt quá mức cho phép… d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. * Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. - Chuẩn bị bài mới: Tìm hiểu về biểu hiện của quy luật địa đới và quy luật phi địa đới. ---------------------------------------NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 135


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 136


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Tuần …. Ngày soạn: …. /…. /…. TIẾT 23. BÀI 21. QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI VÀ QUY LUẬT PHI ĐỊA ĐỚI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Biết và trình bày được nội dung, biểu hiện của quy luật địa đới và quy luật phi địa đới - Hiểu được nguyên nhân hình thành quy luật. 2. Năng lực: - Năng lực giao tiếp và hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề. - Phân tích và lý giải được nội dung, biểu hiện, ý nghĩa của quy luật địa đới, phi địa đới. - Sử dụng được sơ đồ, tranh ảnh, liên hệ được kiến thức đã học ở các bài 11, 12, 14, 19 để chứng minh được biểu hiện của quy luật địa đới, phi địa đới. 3. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu/ sơ đồ, bản đồ. 2. Học sinh: SGK III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC * Ổn định: STT Lớp Sĩ số Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 * Kiểm tra bài cũ. Câu hỏi: Trình bày quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí? + Khái niệm: là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ của lớp vỏ địa lí. + Nguyên nhân: Là do tất cả các thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của nội lực và ngoại lực. Những thành phần này luôn xâm nhập vào nhập vào nhau trao đổi vật chất và năng lượng với nhau, khiến chúng gắn bó mật thiết để tạo nên một thể thống nhất và hoàn chỉnh. + Biểu hiện của quy luật > Các thành phần ảnh hưởng qua lại phụ thuộc nhau NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 137


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

> Nếu một thành phần của lớp vỏ địa lí bị thay đổi thì các thành phần khác sẽ bị biến đổi theo. + Ý nghĩa của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh: Có thể dự báo trước về sự thay đổi của các thành phần tự nhiên khi chúng ta sử dụng chúng. * Hoạt động học tập: 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a) Mục đích: HS nhớ lại những kiến thức về sự phân bố của thành phần tự nhiên, cảnh quan tự nhiên trên Trái Đất. Liên hệ thực tiễn, dẫn dắt vào bài mới. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu câu hỏi và yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học hãy cho biết nhiệt độ thay đổi như thế nào khi đi từ Xích đạo về 2 cực, từ chân núi đến đỉnh núi? Sự thay đổi của nhiệt độ sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần tự nhiên nào? Ví dụ? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về quy luật địa đới a) Mục đích: HS hiểu và trình bày được khái niệm về quy luật địa đới. Biết được nguyên nhân và biểu hiện của quy luật này. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: I. Quy luật địa đới 1. Khái niệm: Là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh qan địa lí theo vĩ độ. 2. Nguyên nhân: Góc chiếu của tia sáng Mặt Trời đến Trái Đất nhỏ dần từ xích đạo về hai cực → lượng bức xạ Mặt Trời cũng giảm theo. 3. Biểu hiện của quy luật a) Sự phân bố của vòng đai nhiệt Trên Trái Đất có 5 vòng đai nhiệt (vòng đai nóng, hai vòng đai ôn hoà, hai vòng đai lạnh, hai vòng đai băng giá vĩnh cửu). b) Các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất - Có 7 đai áp. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 138


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Có 6 đới gió trên hành tinh. c) Các đới khí hậu trên Trái Đất - Có 7 đới khí hậu chính. d) Các đới đất và các thảm thực vật - Có 10 kiểu thảm thực vật. - Có 10 nhóm đất. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS quan sát hình 12.1, 14.1, 19.1, 19.2 kết hợp nội dung SGK và kiến thức đã học, thảo luận theo cặp nhóm, trả lời các câu hỏi sau:

+ Câu hỏi 1: Đọc tên các vành đai nhiệt, các đới khí hậu, vành đai khí áp trên Trái Đất ? + Câu hỏi 2: Nhận xét - Giải thích sự thay đổi của thổ nhưỡng, sinh vật (cảnh quan) Xích đạo về cực? + Câu hỏi 3: Quy luật địa đới là gì ? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về quy luật phi địa đới a) Mục đích: HS hiểu và trình bày quy luật sự phân bố của sinh vật và đất theo vĩ độ. Nhớ được một số thảm thực vật và nhóm đất chính trên Trái Đất. Rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích bản đồ, lược đồ, tranh ảnh để rút ra kết luận. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 139


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: II. Quy luật phi địa đới 1. Khái niệm Là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lí và cảnh quan. 2. Nguyên nhân Do nguồn năng lượng bên trong lòng đất phân chia bề mặt Trái Đất thành lục địa, đại dương và địa hình núi cao 3. Biểu hiện của quy luật a) Quy luật đai cao - Khái niệm: sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên theo độ cao địa hình. - Nguyên nhân: Do sự thay đổi nhiệt ẩm theo độ cao. - Biểu hiện: Sự phân bố các vành đai thực vật theo độ cao. b) Quy luật địa ô - Khái niệm: Sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo kinh độ. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 140


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Nguyên nhân: Do sự phân bố đất, biển và đại dương. - Biểu hiện: Sự thay đổi thảm thực vật theo kinh độ. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập: Khái niệm Nguyên nhân Biểu hiện 1. Quy luật phi địa đới 2. Quy luật đai cao 3. Quy luật địa ô + Nhóm 1, 3: Tìm hiểu và điền mục 1, 2? + Nhóm 2, 4: Tìm hiểu và điền mục 1, 3? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. 3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: Câu 1. Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo A. vĩ độ. B. độ cao địa hình. C. kinh độ. D. vị trí gần hay xa đại dương. Câu 2. Sự phân bố nhiệt trên Trái Đất được phân biệt bởi A. Vòng đai nóng, vòng đai ôn hòa, vòng đai lạnh. B. Hai vòng đai nóng, vòng đai ôn hòa, hai vòng đai lạnh. C. Vòng đai nóng, hai vòng đai ôn hòa, hai vòng đai lạnh. D. Hai vòng đai nóng, hai vòng đai ôn hòa, hai vòng đai lạnh. Câu 3. Nguyên nhân chính gây ra tính địa đới là A. Sự phân bố theo đới của lượng bức xạ mặt trời. B. Sự thay đổi theo mùa của lượng bức xạ mặt trời. C. Trái Đất hình cầu, lượng bức xạ mặt trời giảm dần từ Xích đạo về hai cực. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 141


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

D. Sự phân phối không đều của lượng bức xạ mặt trời trên Trái Đất. Câu 4. Biểu hiện nào là rõ nhất của quy luật đai cao? A. Sự phân bố các vành đai đất và thực vật theo độ cao. B. Sự phân bố các vành đai khí hậu theo độ cao. C. Sự phân bố các vành đai nhiệt theo độ cao. D. Sự phân bố các vành đai khí áp theo độ cao. Câu 5. Nguyên nhân dẫn tới quy luật địa ô là do A. bức xạ Mặt Trời thay đổi theo mùa. B. sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất. C. sự phân bố đất liền và biển, đại dương. D. góc nhập xạ thay đổi từ Xích đạo về cực. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. 4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a) Mục đích: HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để giải thích các hiện tự nhiên trong thực tiễn. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: * Câu hỏi: Hãy lấy ví dụ chứng minh rằng địa đới là quy luật phổ biến của các thành phần địa lí? * Trả lời câu hỏi - Từ Bắc cực đến Nam cực có 7 vòng đai nhiệt: vòng đai nóng chung hai bán cầu, 2 vòng đai ôn hòa, 2 vòng đai lạnh, 2 vòng đai băng giá vĩnh cửu. - Các đới gió trên Trái Đất: gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới, gió Đông cực. - Mỗi bán cầu có các đới khí hậu: cực, cận cực, ôn đới, cận nhiệt đới, nhiệt đới, cận xích đạo, xích đạo - Các kiểu thảm thực vật từ cực về Xích đạo: hoang mạc lạnh; đài nguyên; rừng lá kim; rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới; rừng cận nhiệt ẩm; rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt; hoang mạc, bán hoang mạc; thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao; xa van, cây bụi; rừng nhiệt đới, xích đạo. - Các nhóm đất từ cực về Xích đạo: băng tuyết, đất đài nguyên; đất pốt dôn; đất nâu; xám rừng lá rộng ôn đới; đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng cỏ núi cao; đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng; đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm; đất xám hoang mạc, bán hoang mạc; đất đỏ, nâu đỏ xavan; đất đỏ vàng (feralit), đen nhiệt đới. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 142


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. * Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. - Chuẩn bị bài mới: + Tìm hiểu về xu hướng biến đổi quy mô dân số thế giới và hậu quả của nó? + Tìm hiểu các thành phần cấu tạo nên sự gia tăng dân số. --------------------------------------

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 143


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

PHẦN II: ĐỊA LÝ KINH TẾ-XÃ HỘI CHƯƠNG V: ĐỊA LÝ DÂN CƯ Tuần ….. ngày soạn...../…./….. TIẾT 24 - BÀI 22 : DÂN SỐ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ. I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày và giải thích được xu hướng biến đổi quy mô dân số thế giới và hậu quả của nó. - Biết được các thành phần cấu tạo nên sự gia tăng dân số là gia tăng tự nhiên ( sinh thô./, tử thô ) và gia tăng cơ học ( nhập cư, xuất cư ) - Biết cách tính tỉ suất sinh, tỉ suất tử, gia tăng tự nhiên - Sức ép của dân số đối với tài nguyên ,môi trường. 2. Năng lực - Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo. - Nhận xét được biểu đồ về gia tăng dân số. - Sử dụng biểu đồ và bảng số liệu để khai thác kiến thức về dân số. Vẽ được sơ đồ ảnh hưởng của gia tăng dân số đến KT-XH-TNMT - Phân tích được tác động của dân số đông và tăng nhanh đến KTXH, TNMT. 3. Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu/ bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video. 2. Học sinh: SGK III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC * Ổn định: STT Lớp Sĩ số Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 * Hoạt động học tập: 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a) Mục đích: HS nhớ lại kiến thức về dân số đã học ở bậc THCS. Liên hệ thực tiễn, kích thích nhu cầu khám phá, tìm hiểu kiến thức, kỹ năng bài mới. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 144


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu video về sự gia tăng dân số ở một số nước hoặc thế giới. Yêu cầu HS nhận xét về sự gia tăng dân số ở một số nước, ảnh hưởng của sự gia tăng dân số đối với phát triển kinh tế - xã hội? https://www.youtube.com/watch?v=uSVp-5OEL0E

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về tình hình phát triển dân số thế giới a) Mục đích: HS trình bày và giải thích được xu hướng biến đổi quy mô dân số thế giới và hậu quả của nó. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: I. Tình hình phát triển dân số thế giới và hệ quả 1. Tình hình phát triển dân số - Quy mô dân số thế giới lớn: Năm 2005 dân số thế giới là 6,477 tỷ người (2013 7,2 tỷ người). - Quy mô dân số không đều giữa các quốc gia. - Quy mô dân số tăng nhanh: + Từ 1804 đến 2013 dân số thê giới tăng 6,2 tỷ người. + Thời gian dân số tăng thêm 1 tỷ người ngày càng rút ngắn: dẫn chứng (SGK). NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 145


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

+ Thời gian dân số tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn: dẫn chứng (SGK). 2. Hệ quả của tình hình gia tăng dân số nhanh Dân số tăng nhanh và không hợp lí gây sức ép lên ba vấn đề: Kinh tế; xã hội và môi trường d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu và kiến thức SGK trang 82, vốn hiểu biết, thảo luận theo cặp nhóm, trả lời các câu hỏi sau: + Câu hỏi 1: Nhận xét về tình hình phát triển dân số của thế giới? + Câu hỏi 2: Cho biết những hậu quả của tình hình gia tăng dân số nhanh và không hợp lí? Liên hệ với Việt Nam? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về tỷ suất gia tăng dân số a) Mục đích: HS biết được các thành phần nên sự gia tăng dân số là gia tăng tự nhiên (sinh thô, tử thô). Biết được các thành phần cấu tạo nên sự gia tăng dân số là gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học (nhập cư, xuất cư). Rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích biểu đồ, lược đồ, bảng số liệu về tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ suất gia tăng tự nhiên. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: II. Các tỷ suất gia tăng dân số 1. Gia tăng tự nhiên a. Tỷ suất sinh thô (%) - Công thức: S = s/D × 1000 - Tỷ suất sinh thô của thế giới cao nhưng ngày càng giảm và không đều giữa các nhóm nước. + Tỷ suất sinh thô của nhóm nước đang phát triển luôn cao hơn nhóm nước phát triển. + Nguyên nhân: chủ yếu do tâm lí và nhận thức xã hội… b. Tỷ suất tử thô (%) - Công thức: T = t/D × 1000 - Tỷ suất tử thô của thế giới ngày càng giảm nhưng không đều giữa các nhóm nước và theo từng giai đoạn: NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 146


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

+ Từ 1950 - 1990: tỷ suất tử của nhóm nước đang phát triển cao hơn nhóm nước phát triển (nhóm nước phát triển có trình độ phát triển kinh tế cao hơn ; công tác y tế, chăm sóc sk người dân tốt hơn... vì vậy tuổi thọ trung bình cao hơn và ngược lại) + Từ 1990 đến nay: Trình độ phát triển của nhóm nước đang phát triển ngày càng nâng cao, tuổi thọ trung bình ngày càng lớn trong khi đó, các nước phát triển chịu tác động của hệ quả cơ cấu dân số già nên tỷ lệ tử cao hơn) c. Tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên (%) - Công thức: Tg = S - T (%) - Tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên của thế giới từ 1950 - 2005 (đơn vị: %) Giai đoạn Tỷ suất tăng tự nhiên 1950 1,1 1955 1975 1,6 1980 1985 1,6 1990 1995 1,4 2000 2004 1,2 2005 - Tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên không đều giữa các nhóm nước: nhóm nước đang phát triển có tỷ suất gia tăng tự nhiên cao hơn nhóm phát triển. d) Hậu quả của gia tăng dân số - Gây sức ép đối với sự phát triển kinh tế - xã hôi - môi trường. 2. Gia tăng cơ học (%): - Sự di chuyển của dân cư từ nơi này đến nơi khác  sự biến động cơ học của dân cư. - Công thức: (Xuất cư - Nhập cư)/DTB x 100 - Gia tăng cơ học không ảnh hưởng lớn đến vấn đề dân số trên thế toàn thế giới. 3. Gia tăng dân số: Tg + TCơ học (nhưng Tg là động lực chính của sự gia tăng dân số thế giới). d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ: * Nhóm 1, 3: Dựa vào kiến thức và hình 22.1 SGK, hãy: + Nêu công thức tính tỷ suất sinh thô.

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 147


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

+ Nhận xét tình hình tỷ suất sinh thô của thế giới, nhóm nước đang phát triển, nhóm nước phát triển. + Giải thích sự khác nhau về tỷ suất sinh thô giữa các nhóm nước. * Nhóm 2, 5: Dựa vào kiến thức và hình 22.2 SGK, hãy: + Nêu công thức khái quát tính tỷ suất tử thô. + Nhận xét tình hình tỷ suất tử thô của thế giới, nhóm nước đang phát triển, nhóm nước phát triển. + Giải thích sự khác nhau về tỷ suất tử thô giữa các nhóm nước theo từng giai đoạn. * Nhóm 3, 6: Tỷ suất sinh thô và tỷ suất tử thô của thế giới từ 1950 đến 2005 (Đơn vị: %) Giai đoạn Tỷ suất sinh Tỷ suất tử 1950 - 1955 36 25 1975 - 1980 31 15 1985 - 1990 27 11 1995 - 2000 23 9 2004 - 2005 21 9 Dựa vào bảng số liệu, kiến thức và hình 22.3 SGK, hãy: + Đưa ra công thức tính tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên. + Tính tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên của thế giới theo bảng đã cho. + Nhận xét về tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên giữa các nhóm nước (dựa vào hình 22.3). - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 10 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. 3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: Câu 1. Cơ cấu dân số theo giới biểu thị tương quan giữa A. số trẻ em nam và nữ sinh ra so với tổng số dân. B. giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân. C. giới nữ so với số dân trung bình ở cùng thời điểm. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 148


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

D. giới nam so với số dân trung bình ở cùng thời điểm. Câu 2. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá phản ánh A. trình độ dân trí và học vấn của dân cư. B. tỉ lệ người biết chữ trong xã hội. C. số năm đến trường trung bình của dân cư. D. đời sống văn hóa và trình độ dân trí của dân cư. Câu 3. Nhân tố nào quyết định sự biến động dân số trên thế giới? A. Sinh đẻ và tử vong. B. Số trẻ tử vong hằng năm. C. Số người nhập cư. D. Số người xuất cư. Câu 4. Cơ cấu dân số già gây hậu quả nào sau đây? A. Tỉ lệ sinh cao. B. Tuổi thọ trung bình thấp. C. Tỉ lệ tử cao. D. Thiếu nguồn lao động. Câu 5. Cơ cấu lao động của các nước phát triển có A. Tỉ trọng lao động trong khi vực III rất cao. B. Tỉ trọng lao động trong khi vực II rất cao. C. Tỉ trọng lao động trong khi vực I rất cao. D. Tỉ trọng lao động trong khi vực III rất thấp. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. 4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a) Mục đích: Giải thích được các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: Câu hỏi: Sự phân bố dân cư phụ thuộc vào các nhân tố nào? Ví dụ minh họa? Trả lời câu hỏi: Sự phân bố dân cư không đều do tác động đồng thời của các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội. - Nhân tố tự nhiên + Những nơi dân cư tập trung đông đúc thường là?; > Các vùng đồng bằng châu thổ các con sông, có đất đai màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất, địa hình bằng phẳng thuận tiện cho đi lại > Các vùng có khí hậu ôn hòa, ấm áp, tốt cho sức khỏe con người và thuận lợi cho hoạt động sản xuất... + Những nơi dân cư thưa thớt thường là NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 149


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

> Những nơi có địa hình, địa chất không thuận lợi như vùng núi cao, đầm lầy... > Những nơi có khí hậu khắc nghiệt như nóng quá, khô quá hay lạnh quá... - Nhân tố kinh tế - xã hội > Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất có thể làm thay đổi sự phân bố dân cư, khắc phục những bất lợi về tự nhiên gây ra > Tính chất của nền kinh tế: Nơi có hoạt động công nghiệp dân số có khả năng tập trung đông hơn hoạt động nông nghiệp > Lịch sử khai thác lãnh thổ: Những nơi có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, dân cư tập trung đông hơn các nới mới khai thác.... d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. * Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. - Chuẩn bị bài mới: tìm hiểu về cơ cấu dân số -------------------------------------------

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 150


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Tuần….ngày soạn…/…/….. TIẾT 25 - BÀI 22 : CƠ CẤU DÂN SỐ. I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hiểu và trình bày được cơ cấu sinh học ( tuổi, giới tính ) và cơ cấu xã hội ( lao động, trình độ văn hóa ) của dân số. - Nhận xét được ảnh hưởng của cơ cấu dân số đối với phát triển dân số và phát triển kinh tế -xã hội. - Biết cách phân chia số dân theo nhóm tuổi và cách biểu hiện tháp tuổi. 2. Năng lực - Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo. - Sử dụng biểu đồ và bảng số liệu về cơ cấu dân số: Các kiểu tháp dân số cơ bản, biểu đồ cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế để khai thác kiến thức về cơ cấu dân số thế giới. - Thu thập, xử lý thông tin, tính được số liệu về cơ cấu. - Liên hệ thực tiễn dân số nước ta 3. Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu/ bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video. 2. Học sinh: SGK III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC * Ổn định: STT Lớp Sĩ số Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 * Kiểm tra bài cũ: - Trình bày nhân tố ảnh hưởng đến tỉ suất sinh thô và tử thô? - Gợi ý: + Sinh: trình độ KTXH, mức sống, chính sách dân số, tâm lý, phong tục tập quán, tôn giáo,… + Tử: Yte, giáo dục, văn hóa, trình độ, cơ cấu dân số,… * Hoạt động học tập: 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 151


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

a) Mục đích: HS nhớ lại kiến thức về dân số đã học ở bậc THCS. Liên hệ thực tiễn, kích thích nhu cầu khám phá, tìm hiểu kiến thức, kỹ năng bài mới. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu video về sự gia tăng dân số ở một số nước hoặc thế giới. Yêu cầu HS nhận xét về sự gia tăng dân số ở một số nước, ảnh hưởng của sự gia tăng dân số đối với phát triển kinh tế - xã hội? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về cơ cấu sinh học a) Mục đích: HS hiểu và phân biệt được các loại cơ cấu sinh học (tuổi, giới). Phân tích được ảnh hưởng của cơ cấu dân số đến sự phát triển dân số và phát triển kinh tế xã hội. Phân tích biểu đồ và bảng số liệu về dân số: các kiểu tháp dân số cơ bản. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: III. Cơ cấu sinh học 1. Cơ cấu dân số theo giới - Khái niệm: Cơ cấu dân số theo giới biểu thị tương quan giữa giớ nam so với giới nữ hoặc với tổng số dân (Đơn vị %). CT: TNN = DNam/ DNữ ĐV: % - Cơ cấu DS biến động theo thời gian và khác nhau ở từng nước, từng khu vực. - Cơ cấu dân số theo giới ảnh hưởng tới sự phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia 2. Cơ cấu dân số theo tuổi. - Khái niệm: Cơ cấu dân số theo tuổi là sự tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định. - Cơ cấu dân số theo tuổi phân làm 3 nhóm: + Dưới tuổi lao động: 0 - 14 tuổi + Trong tuổi lao động: 15 - 59 tuổi hoặc đến 64 tuổi. + Trên tuổi lao động: 60 tuổi hoặc 65 tuổi trở lên. - Tháp dân số là biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo tuổi và giới. - Có 3 kiểu tháp DS: NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 152


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

+ Kiểu mở rộng + Kiểu thu hẹp + Kiểu ổn định d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ: + Nhóm 1, 3: Cho DS Việt Nam 2004 là: 78,7 tr. Trong đó số nam là 38,7, số nữ là 40,0. Tính tương quan nam so với nữ và nam so với tổng dân số? Cơ cấu DS theo giới có ảnh hưởng như thế nào tới việc phát triển KT và tổ chức đời sống XH của các nước? Tại sao? + Nhóm 2, 4: Cho DS việt Nam năm 2007 là: 82,04 tr. Trong đó nam: 40,33.số nữ là: 41,74. Tính tương quan nam so với nữ và nam so với tổng DS? So sánh sự khác nhau giữa 3 kiểu tháp DS.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về cơ cấu xã hội a) Mục đích: HS hiểu và phân biệt được các loại cơ cấu xã hội (lao động, trình độ văn hóa) của dân số. Phân tích biểu đồ và bảng số liệu về dân số: biểu đồ cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: IV. Cơ cấu xã hội 1. Cơ cấu dân số theo lao động NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 153


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

a. Nguồn lao động - Gồm bộ phận DS trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động. - Chia làm 2 nhóm: + Dân số hoạt động kinh tế + DS không hoạt động kinh tế b. Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế - Dân số lao động theo khu vực kinh tế gồm 3 khu vực + Khu vực I: nông - lâm - ngư nghiệp + Khu vực II: công nghiệp - xây dựng + Khu vực III: Dịch vụ + Nước đang phát triển: KV I cao nhất + Nước phát triên: KV III cao nhất 2. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá. - Ý nghĩa: Phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư. - Tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống của một quốc gia. - Căn cứ: + Tỉ lệ người biết chữ (15 tuổi trở lên) + Số năm đến trường (25 tuổi trở lên) d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi: + Câu hỏi 1: Phân biệt dân số hoạt động kinh tế và dân số không hoạt động kinh tế? + Câu hỏi 2: Cho biết ý nghĩa của cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá? Các tiêu chí đánh giá trình độ văn hoá? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. 3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: Câu 1. Cơ cấu dân số theo giới biểu thị tương quan giữa NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 154


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

A. số trẻ em nam và nữ sinh ra so với tổng số dân. B. giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân. C. giới nữ so với số dân trung bình ở cùng thời điểm. D. giới nam so với số dân trung bình ở cùng thời điểm. Câu 2. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá phản ánh A. trình độ dân trí và học vấn của dân cư. B. tỉ lệ người biết chữ trong xã hội. C. số năm đến trường trung bình của dân cư. D. đời sống văn hóa và trình độ dân trí của dân cư. Câu 3. Nhân tố nào quyết định sự biến động dân số trên thế giới? A. Sinh đẻ và tử vong. B. Số trẻ tử vong hằng năm. C. Số người nhập cư. D. Số người xuất cư. Câu 4. Cơ cấu dân số già gây hậu quả nào sau đây? A. Tỉ lệ sinh cao. B. Tuổi thọ trung bình thấp. C. Tỉ lệ tử cao. D. Thiếu nguồn lao động. Câu 5. Cơ cấu lao động của các nước phát triển có A. Tỉ trọng lao động trong khi vực III rất cao. B. Tỉ trọng lao động trong khi vực II rất cao. C. Tỉ trọng lao động trong khi vực I rất cao. D. Tỉ trọng lao động trong khi vực III rất thấp. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt kiến thức có liên quan. 4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a) Mục đích: Giải thích được các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: * Câu hỏi: Sự phân bố dân cư phụ thuộc vào các nhân tố nào? Ví dụ minh họa? * Trả lời câu hỏi: Sự phân bố dân cư không đều do tác động đồng thời của các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội. - Nhân tố tự nhiên + Những nơi dân cư tập trung đông đúc thường là?; > Các vùng đồng bằng châu thổ các con sông, có đất đai màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất, địa hình bằng phẳng thuận tiện cho đi lại NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 155


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

> Các vùng có khí hậu ôn hòa, ấm áp, tốt cho sức khỏe con người và thuận lợi cho hoạt động sản xuất... + Những nơi dân cư thưa thớt thường là > Những nơi có địa hình, địa chất không thuận lợi như vùng núi cao, đầm lầy... > Những nơi có khí hậu khắc nghiệt như nóng quá, khô quá hay lạnh quá... - Nhân tố kinh tế - xã hội > Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất có thể làm thay đổi sự phân bố dân cư, khắc phục những bất lợi về tự nhiên gây ra > Tính chất của nền kinh tế: Nơi có hoạt động công nghiệp dân số có khả năng tập trung đông hơn hoạt động nông nghiệp > Lịch sử khai thác lãnh thổ: Những nơi có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, dân cư tập trung đông hơn các nới mới khai thác.... d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. * Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. - Chuẩn bị bài mới. --------------------------------------Tuần…. ngày soạn../…./…. CHỦ ĐỀ (tiết 26,27) - BÀI 24-25 PHÂN BỐ DÂN CƯ. CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ VÀ ĐÔ THỊ HOÁ. Vấn đề cần giải quyết trong bài học - Dân cư thế giới phân bố không đều do nhiều nhân tố tác động. - Phân bố dân cư thế giới theo thời gian và không gian - Nhân tố tác động gồm tự nhiên và kinh tế xã hội - Đô thị hóa là một quá trình - Các loại hình quần cư phổ biến - Rèn kĩ năng đọc và xác định trên bản đồ các khu vực đông dân, thưa dân - Rèn kĩ năng phân tích số liệu, tính toán Sự sắp xếp các tiết dạy trong chương trình là dạy trong 2 tiết vì vậy để thuận tiện cho việc tổ chức các hoạt động học nối tiếp nhau thành một chuỗi và lô gic không để thành 2 bài riêng lẻ nữa mà tạo thành chủ đề về phân bố dân cư. Nội dung bài học - Phân bố dân cư NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 156


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Các loại hình quần cư - Đô thị hóa I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được khái niệm phân bố dân cư, chỉ được trên bản đồ và trình bày sự phân bố dân cư trên thế giới. Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư. - Phân biệt được đặc điểm của quần cư nông thôn và quần cư thành thị. - Trình bày được các đặc điểm của đô thị hóa, những mặt tích cực và tiêu cực của quá trình đô thị hóa. - Biết tính mật độ dân số, xác định các thành phố lớn trên thế giới. 2. Năng lực - Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo. - Sử dụng bản đồ để nhận và giải thích được sự phân bố dân cư thế giới. - Thu thập thông tin, nhận xét và phân tích thông tin để hiểu rõ tác động của đô thị hóa đến môi trường. - Liên hệ Việt Nam. 3. Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu/ bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video. 2. Học sinh: SGK III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC * Ổn định: STT Lớp Sĩ số Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 * Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. * Hoạt động học tập: 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a) Mục đích: HS nhớ lại kiến thức về dân số đã học ở bậc THCS. Liên hệ thực tiễn, kích thích nhu cầu khám phá, tìm hiểu kiến thức, kỹ năng bài mới. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 157


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu video về sự gia tăng dân số ở một số nước hoặc thế giới. Yêu cầu HS nhận xét về sự gia tăng dân số ở một số nước, ảnh hưởng của sự gia tăng dân số đối với phát triển kinh tế - xã hội? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về phân bố dân cư a) Mục đích: HS trình bày được khái niệm phân bố dân cư, giải thích được đặc điểm phân bố dân cư theo không gian, thời gian. Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư. Rèn luyện kỹ năng nhận xét, phân tích biểu đồ, sơ đồ, lược đồ và bảng số liệu về tình hình phân bố dân cư. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: V. Sự phân bố dân cư 1. Khái niệm - Phân bố dân cư: Là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu của xã hội - Tiêu chí MĐDS = DS/S (ng/km2) 2. Đặc điểm - Mật độ dân số trung bình trên thế giới là 48 người /km2 - Phân bố dân cư không đều trong không gian (Các khu vực trung đông dân như: Tây Âu, Nam Âu, Ca - ri - bê, Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á… Các khu vực thưa dân là châu Đại Dương, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Trung Phi, Bắc Phi…) - Phân bố dân cư không đều theo thời gian (thể hiện ở sự thay đổi tỷ trọng dân cư của các châu lục giai đoạn 1650 - 2000). 3. Các nhân tố ảnh hưởng tới phân bố dân cư + Các nhân tố tự nhiên: Khí hậu, nước, địa hình đất, khoáng sản. + Các nhân tố kinh tế - xã hội: > Trình độ phát triển của LLSX > Tính chất nền kinh tế > Lịch sử khai thác lãnh thổ. > Chuyển cư...  Quyết định sự phân bố dân cư VI. Quần cư NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 158


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Là hình thức biểu hiện cụ thể của việc phân bố dân cư trên bề mặt Trái Đất, bao gồm mạng lưới các điểm dân cư tồn tại trên một lãnh thổ nhất định. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ: + Nhóm 1, 3: Em hiểu như thế nào về phân bố dân cư? Phân tích bảng số liệu 24.1, trả lời câu hỏi kèm theo? Dân cư phân bố không đều là do ảnh hưởng của những nhân tố nào? + Nhóm 2, 4: Tiêu chí thể hiện tình hình phân bố dân cư? Phân tích bảng 24.2, trả lời câu hỏi kèm theo? Dân cư phân bố không đều là do ảnh hưởng của những nhân tố nào? + Xác định trên bản đồ các khu vực đông dân, thưa dân trên TG

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. => hs chỉ trên bản đồ phân bố dân cư thế giới khu vực đông dân, thưa dân, các quốc gia dẫn đầu dân số trên TG. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về đô thị hóa a) Mục đích: HS trình bày được đặc điểm của đô thị hóa, những mặt tích cực và tiêu cực của quá trình đô thị hóa. Rèn luyện kỹ năng nhận xét, phân tích bảng số liệu về dân cư thành thị. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 159


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

VII. Đô thị hoá 1. Khái niệm: (SGK) 2. Đặc điểm - Dân cư thành thị có xu hướng tăng nhanh - Dân cư tập trung vào các thành phố lớn, cực lớn. - Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị. 3. Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường * Tích cực: - Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. - Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. - Làm thay đổi phân bố dân cư và lao động - Chất lượng cuộc sống, trình độ dân trí được nâng lên, các quá trình sinh, tử, hôn nhân cũng thay đổi. - Cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện. * Tiêu cực: - Nếu ĐTH không xuất phát và gắn liền với quá trình CNH sẽ dẫn tới những ảnh hưởng tiêu cực: + Nông thôn mất đi một phần nhân lực. + Thành thị chịu sức ép lớn về vấn đề việc làm, nhà ở, y tế, giáo dục, môi trường ô nhiễm. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc mục 1, 2 kết hợp với bảng số liệu 24.3 và lược đồ tỉ lệ dân thành thị thế giới để, thảo luận theo cặp nhóm, trả lời các câu hỏi: + Câu hỏi 1: Nêu khái niệm quá trình ĐTH? + Câu hỏi 2: Nêu đặc điểm của quá trình ĐTH? + Câu hỏi 3: Phân tích ảnh hưởng của ĐTH đến phát triển KT - XH và môi trường? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. 3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a) Mục đích: Củng cố kiến thức về phân bố dân cư, các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư trên thế giới. Đọc, phân tích, giải thích bản đồ phân bố dân cư thế giới: xác

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 160


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

định được những khu vực đông dân, những khu vực thưa dân. Giải thích nguyên nhân. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: VIII. Phân tích bản đồ phân bố dân cư Thế giới a) Dân cư trên thế giới phân bố không đều, đại bộ phận cư trú ở Bắc Bán Cầu - Các khu vực thưa dân: Bắc Mĩ, Liên Bang Nga, Ôxtrâylia, Bắc Phi, Trung Á. - Các khu vực đông dân: Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á, Châu Âu. - Đại bộ phận dân cư thế giới tập trung ở cực lục địa Á - Âu. b) Giải thích Sự phân bố dân cư không đều là do tác động của các nhân tố tự nhiên và kinh tế xã hội - Nhân tố tự nhiên: Những nơi có khí hậu phù hợp với sức khỏe con người, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho các hoạt động sản xuất → dân cư đông đúc (các vùng khí hậu ôn hòa, ấm áp; châu thổ các con sông; các vùng đồng bằng địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ...). - Những nơi có khí hậu khắc nghiệt (nóng lạnh hoặc mưa nhiều quá), các vùng núi cao → dân cư thưa thớt. - Nhân tố kinh tế - xã hội: + Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất → thay đổi phân bố dân cư. + Tính chất của nền kinh tế. Ví dụ: Hoạt động công nghiệp → dân cư đông đúc hơn nông nghiệp. + Lịch sử khai thác lãnh thổ: Những khu vực khai thác lâu đời có dân cư đông đúc hơn những khu vực mới khai thác. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc mục 1, 2 kết hợp với bảng số liệu 24.3 và lược đồ tỉ lệ dân thành thị thế giới để, thảo luận theo cặp nhóm, trả lời các câu hỏi: + Câu hỏi 1: Xác định các khu vực thưa dân và các khu vực đông dân trên thế giới? + Câu hỏi 2: Giải thích tại sao lại có sự phân bố dân cư không đều như vậy? + Câu hỏi 3: Phân tích ảnh hưởng của ĐTH đến phát triển KT - XH và môi trường? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 161


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. 4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS b) Nội dung: Dạy học trực quan: quan sát bản đồ dân cư nước ta và nhận xét, giải thích. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: * Câu hỏi: Nhận xét sự phân bố dân cư nước ta? Sự phân bố dân cư phụ thuộc vào các nhân tố nào? Ví dụ minh họa? * Trả lời câu hỏi: Phân bố dân cư không đều (Chỉ trên bản đồ khu vực đông dân, thưa dân), nguyên nhân do tác động đồng thời của các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội. - Nhân tố tự nhiên + Những nơi dân cư tập trung đông đúc thường là?; > Các vùng đồng bằng châu thổ các con sông, có đất đai màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất, địa hình bằng phẳng thuận tiện cho đi lại > Các vùng có khí hậu ôn hòa, ấm áp, tốt cho sức khỏe con người và thuận lợi cho hoạt động sản xuất... + Những nơi dân cư thưa thớt thường là > Những nơi có địa hình, địa chất không thuận lợi như vùng núi cao, đầm lầy... > Những nơi có khí hậu khắc nghiệt như nóng quá, khô quá hay lạnh quá... - Nhân tố kinh tế - xã hội > Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất có thể làm thay đổi sự phân bố dân cư, khắc phục những bất lợi về tự nhiên gây ra > Tính chất của nền kinh tế: Nơi có hoạt động công nghiệp dân số có khả năng tập trung đông hơn hoạt động nông nghiệp > Lịch sử khai thác lãnh thổ: Những nơi có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, dân cư tập trung đông hơn các nới mới khai thác.... d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. * Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. - Chuẩn bị bài mới: NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 162


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

+ Khái niệm, phân loại, vai trò của các nguồn lực đối với phát triển kinh tế. + Khái niệm, các bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế. -----------------------------------------------

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 163


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

CHƯƠNG VI: CƠ CẤU NỀN KINH TẾ Ngày soạn: …. /…. /…. TIẾT 28. BÀI 26. CƠ CẤU NỀN KINH TẾ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Trình bày được các loại nguồn lực và vai trò của chúng đối với sự phát triển KT XH. - Trình bày được khái niệm cơ cấu kinh tế và các bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế. 2. Năng lực: - Năng lực giao tiếp và hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề, sáng tạo. - Sử dụng được sơ đồ, bảng số liệu để khai thác kiến thức về cơ cấu kinh tế đại cương. - Cập nhật xu thế phát triển của kinh tế thế giới và xu hướng chuyển dịch kinh tế của Việt Nam 3. Phẩm chất: - Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu/ bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video. 2. Học sinh: SGK III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC * Ổn định: STT Lớp Sĩ số Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 * Hoạt động học tập: 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a) Mục đích: HS nhớ lại kiến thức về các điều kiện phát triển kinh tế. Dẫn dắt vào bài mới. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 164


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV gửi link, hs gõ cụm từ liên quan câu hỏi

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về các nguồn lực phát triển kinh tế a) Mục đích: HS trình bày được khái niệm nguồn lực, phân biệt được các loại nguồn lực và vai trò của chúng. Nhận xét, phân tích sơ đồ nguồn lực và cơ cấu nền kinh tế để hiểu cách phân loại nguồn lực dựa vào nguồn gốc và phân biệt các bộ phận của cơ cấu nền kinh tế: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu lãnh thổ. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: I. Các nguồn lực phát triển kinh tế 1. Khái niệm: Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường …ở cả trong nước và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của 1 lãnh thổ nhất định. 2. Các nguồn lực: a. Căn cứ vào nguồn gốc - Vị trí địa lí - Nguồn lực tự nhiên - Nguồn lực kinh tế - xã hội b. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ - Nguồn lực trong nước (Nội lực) - Nguồn lực ngoài nước (Ngoại lực) 3. Vai trò của nguồn lực đối với phát triển kinh tế - Vị trí địa lí: Tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây khó khăn trong việc trao đổi, giao NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 165


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

lưu KT - XH giữa các vùng trong một nước và giữa các nước trên Thế giới. - Nguồn lực tự nhiên: Là cơ sở tự nhiên của quá trình SX. - Nguồn lực kinh tế - xã hội: Có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lươc phát triển kinh tế phù hợp với từng giai đọan của đất nước. Có tính chất quyết định tốc độ phát triển. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi: + Câu hỏi 1: khái niệm nguồn lực? Dựa vào những căn cứ nào để phân loại nguồn lực? + Câu hỏi 2: Cho biết vai trò của từng nguồn lực đối với phát triển kinh tế? Lấy VD minh hoạ? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về cơ cấu kinh tế a) Mục đích: HS hiểu và trình bày được các loại cơ cấu kinh tế. Rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích bản đồ, lược đồ, tranh ảnh để rút ra kết luận. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: II. Cơ cấu nền kinh tế 1. Khái niệm: Cơ cấu nền kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành 2. Các bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế a. Cơ cấu ngành kinh tế: Gồm 3 nhóm ngành: - Nông - lâm - ngư nghiệp - Công nghiệp - xây dựng - Dịch vụ b. Cơ cấu thành phần kinh tế - Được hình thành trên cơ sở chế độ sở hữu, bao gồm nhiều thành phần kinh tế có tác động qua lại lẫn nhau - Cơ cấu thành phần kinh tế phản ánh các hình thức sở hữu gồm: + Khu vực kinh tế trong nước NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 166


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

+ Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài c. Cơ cấu lãnh thổ. - Được hình thành thông qua quá trình phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành trên cơ sở phân bố. - Dựa vào không gian lãnh thổ để phân biệt, gồm: + Toàn cầu và khu vực. + Quốc gia. + Vùng. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ: + Nhóm 1, 3: Tìm hiểu cơ cấu ngành kinh tế? + Nhóm 2, 5: Tìm hiểu cơ cấu thành phần kinh tế? + Nhóm 3, 6: Tìm hiểu cơ cấu lãnh thổ kinh tế? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. 3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: Câu 1. Trong các căn cứ sau đây căn cứ nào để phân loại nguồn lực? A. Vai trò và thuộc tính. B. Nguồn gốc và phạm vi lãnh thổ. C. Mức độ ảnh hưởng. D. Thời gian và công dụng. Câu 2. Cơ cấu kinh tế nào sau đây được hình thành dựa trên chế độ sở hữu? A. cơ cấu lãnh thổ. B. cơ cấu ngành kinh tế. C. cơ cấu thành phần kinh tế. D. cơ cấu lao động. Câu 3. Nguồn vốn, thị trường, khoa học và công nghệ, kinh nghiệm quản lí từ nước ngoài hưởng tới sự phát triển kinh tế của một quốc gia được gọi là nguồn lực A. tự nhiên. B. bên trong. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 167


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

C. bên ngoài. D. kinh tế - xã hội. Câu 4. Nguồn lực có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội? A. Thứ yếu. B. Chủ đạo. C. Quyết định. D. Quan trọng. Câu 5. Nguồn lực kinh tế - xã hội quan trọng nhất có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế của một đất nước là A. khoa học - kĩ thuật và công nghệ. B. nguồn vốn. C. thị trường tiêu thụ. D. con người. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. 4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a) Mục đích: HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để giải thích quan hệ giữa nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: * Câu hỏi: Hãy nêu quan hệ giữa nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài? * Trả lời câu hỏi - Nguồn lực bên trong và bên ngoài có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đó là mối quan hệ hỗ trợ, hợp tác và bổ sung cho nhau. + Nguồn lực bên trong đóng vai trò quyết định với việc phát triển kinh tế - xã hội cùa mồi quốc gia, quyết định đến việc sử dụng các nguồn lực bên ngoài. + Nguồn lực bên ngoài đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ, thúc đẩy việc sử dụng có hiệu quả nguôn lực trong nước. - Mối quan hệ giữa chúng còn thể hiện ở chỗ, một quốc gia muốn có sức mạnh tồng hợp để phát triển đất nước luôn cố gẳng kết hợp hai nguồn lực này. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. * Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 168


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. - Chuẩn bị bài mới: + Tìm hiểu vai trò và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp. + Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp. ----------------------------------------------

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 169


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

CHƯƠNG VII: ĐỊA LÝ NÔNG NGHIỆP Tuần….. Ngày soạn: …. /…. /…. TIẾT 29. BÀI 27. VAI TRÒ. ĐẶC ĐIỂM. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP. MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Trình bày được vai trò và đặc điểm của nông nghiệp. - Phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội tới phát triển và phân bố nông nghiệp - Biết được một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp chủ yếu: trang trại, vùng nông nghiệp 2. Năng lực: - Năng lực giao tiếp và hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề. - Sử dụng được sơ đồ, bản đồ để khai thác kiến thức về ngành nông nghiệp. - Liên hệ ngành nông nghiệp của Việt Nam 3. Phẩm chất: - Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu/ bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video. 2. Học sinh: SGK III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC * Ổn định: STT Lớp Sĩ số Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 * Kiểm tra bài cũ: - Câu hỏi: Phân biệt rõ các bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế? - Đáp án + Khái niệm: Cơ cấu nền kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành + Các bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 170


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

> Cơ cấu ngành kinh tế: Gồm 3 nhóm ngành: Nông - lâm - ngư nghiệp, Công nghiệp - xây dựng, Dịch vụ > Cơ cấu thành phần kinh tế: Được hình thành trên cơ sở chế độ sở hữu, bao gồm nhiều thành phần kinh tế có tác động qua lại lẫn nhau. Cơ cấu thành phần kinh tế phản ánh các hình thức sở hữu gồm: Khu vực kinh tế trong nước, Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài > Cơ cấu lãnh thổ: Được hình thành thông qua quá trình phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành trên cơ sở phân bố. Dựa vào không gian lãnh thổ để phân biệt, gồm: Toàn cầu và khu vực.Quốc gia. Vùng. * Hoạt động học tập: 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a) Mục đích: HS nhớ lại kiến thức về ngành nông nghiệp. Liên hệ thực tiễn, kích thích nhu cầu khám phá tìm hiểu kiến thức, kỹ năng bài mới. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu một số hình ảnh về ngành nông nghiệp, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bức ảnh em đang theo dõi thuộc lĩnh vực nào? Nêu những hiểu biết của em về ngành đó?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về vai trò và đặc điểm của nông nghiệp NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 171


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

a) Mục đích: HS hiểu và trình bày được các vai trò và đặc điểm của ngành nông nghiệp. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: I. Vai trò và đặc điểm của nông nghiệp 1. Vai trò - Cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. - Đảm bảo nguyên liệu cho CN CB. - Tạo nguồn hàng xuất khẩu thu ngoại tệ. - Giải quyết vấn đề việc làm đặc biệt ở các nước đang phát triển. 2. Đặc điểm - Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế - Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi - SX nông nghiệp có tính mùa vụ. - SX nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. - Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi: + Câu hỏi 1: Cho biết vai trò của nông nghiệp, lấy VD cụ thể cho mỗi vai trò đó? + Câu hỏi 2: Tại sao đối với các nước đang phát triển và đông dân, phát triển nông nghiệp được coi là chiến lược hàng đầu? + Câu hỏi 3: Nêu đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, theo em những đặc điểm nào là quan trọng nhất, tại sao? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp a) Mục đích: HS biết các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 172


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

II. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp. 1. Nhân tố tự nhiên: là tiền đề cơ bản để phát triển và phân bố nông nghiệp. Gồm: - Đất đai: ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, năng suất và phân bố cây trồng vật nuôi. - Khí hậu - nguồn nước: cơ cấu cây trồng, thời vụ, hình thức canh tác, tính chất ổn định hay bấp bên trong sản xuất nông nghiệp. - Sinh vật: cơ sở tạo giống cây trồng, vật nuôi; cơ sở thức ăn cho chăn nuôi. 2. Các nhân tố kinh tế - xã hội: có ảnh hưởng quan trọng đến phát triển và phân bố nông nghiệp. - Dân cư - lao động: ảnh hưởng đến cơ cấu và phân bố cây trồng, vật nuôi. - Sở hữu ruộng đất: con đường phát triển nông nghiệp, hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp. - Tiến bộ KHKT trong nông nghiệp: giúp chủ động trong sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sản lượng. - Thị trường tiêu thụ: ảnh hưởng đến giá cả nông sản, điều tiết sản xuất và hướng chuyên môn hóa. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ: + Nhóm 1, 3: Trình bày ảnh hưởng của nhóm nhân tố TN đến phát triển và phân bố nông nghiệp? + Nhóm 2, 4: Trình bày ảnh hưởng của nhóm nhân tố KT - XH đến phát triển và phân bố nông nghiệp? + Các nhóm tùy theo yêu cầu được giao để hoàn thành theo bản sơ đồ tóm tắt như mẫu dưới đây:

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 173


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp a) Mục đích: HS biết một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: III. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp 1. Trang trại: - Gắn liền với quá trình CNH - Cách thức tổ chức SX tiến bộ, đẩy mạnh công nghiệp hoá và thâm canh. - Mục đích chủ yếu là SX nông phẩm hàng hoá theo nhu cầu thị trường. - Quy mô đất đai,tiền vốn tương đối lớn. - TLSX thuộc quyền sở hữu,quyền sử dụng của một người chủ độc lập. - Các trang trại đều thuê mướn lao động. 2. Vùng nông nghiệp - Phân bố nông nghiệp hợp lí, bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện kinh tế - xã hội - Quy mô đất đai rất lớn. - Hình thành các vùng chuyên môn hoá nông nghiệp d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ: + Nhóm 1, 3: Nghiên cứu về hình thức trang trại? + Nhóm 2, 4: Nghiên cứu về vùng nông nghiệp? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. 3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 174


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: Câu 1. Hoạt động nào sau đây ra đời sớm nhất trong lịch sử phát triển của xã hội loài người? A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp. C. Thương mại. D. Thủ công nghiệp. Câu 2. Tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế của ngành nông nghiệp là A. nguồn nước. B. đất đai. C. địa hình. D. sinh vật. Câu 3. Hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp được hình thành và phát triển trong thời kì công nghiệp hóa là A. trang trại. B. hợp tác xã. C. hộ gia đình. D. vùng nông nghiệp. Câu 4. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là A. Máy móc và cây trồng. B. Hàng tiêu dùng và vật nuôi. C. Cây trồng và vật nuôi. D. Cây trồng và hàng tiêu dùng. Câu 5. Vai trò của công nghiệp đối với đời sống nhân dân là A. khai thác hiệu quả các tài nguyên. B. làm thay đổi phân công lao động. C. tạo ra nhiều việc làm mới, tăng thu nhập. D. thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. 4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a) Mục đích: HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để giải thích đặc điểm quan trọng nhất của ngành sản xuất nông nghiệp. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: * Câu hỏi: Ngành sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm gì? Theo em đặc điểm nào là quan trọng nhất? Vì sao? * Trả lời câu hỏi NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 175


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

+ Những đặc điểm của ngành sản xuất nông nghiệp: - Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và khhng thể thay thế. - Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cây trồng và vật nuôi. - Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ. - Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên - Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa. + Giải thích - Đặc điểm quan trọng nhất: Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế. - Đặc điểm quan trọng nhất: + Phân biệt nông nghiệp với công nghiệp. + Không thể có sản xuất nông nghiệp nếu không có đất đai. Quy mô, phương hướng sản xuất, mức độ thâm canh, tổ chức lãnh thổ phụ thuộc nhiều vào đất đai.. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. * Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. - Chuẩn bị bài mới: Tìm hiểu đặc điểm sinh thái, tình hình phát triển và phân bố cây lương thực trên trái đất. -------------------------------------

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 176


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Tuần …Ngày soạn: …. /…. /…. Chủ đề 2 tiết (30,31) BÀI 28. ĐỊA LÍ NGÀNH TRỒNG TRỌT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Trình bày được vai trò, đặc điểm sinh thái, sự phân bố các cây lương thực chính và các cây công nghiệp chủ yếu. - Trình bày được vai trò của rừng; tình hình trồng rừng. 2. Năng lực: - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề. - Phân tích được thông tin, số liệu để khai thác kiến thức về ngành trồng trọt. - Chỉ được trên bản đồ các khu vực phân bố một số loại cây trồng chính trên thế giới. - Liên hệ ngành trồng trọt của Việt Nam 3. Phẩm chất: - Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu/ bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video. 2. Học sinh: SGK III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC * Ổn định: STT Lớp Sĩ số Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 * Kiểm tra bài cũ: - Câu hỏi: Nêu vai trò và đặc điểm của nông nghiệp? * Đáp án + Vai trò - Cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. - Đảm bảo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. - Tạo nguồn hàng xuất khẩu thu ngoại tệ. - Giải quyết vấn đề việc làm đặc biệt ở các nước đang phát triển. + Đặc điểm NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 177


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế - Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi - SX nông nghiệp có tính mùa vụ. - SX nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. - Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa. * Hoạt động học tập: 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a) Mục đích: HS nhớ lại kiến thức về ngành trồng trọt. Liên hệ thực tiễn, kích thích nhu cầu khám phá, tìm hiểu kiến thức, kỹ năng bài mới. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu một số hình ảnh về cây trồng, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bức ảnh em đang theo dõi là cây gì, nó thuộc nhóm cây trồng nào?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về vai trò và đặc điểm của ngành trồng trọt a) Mục đích: HS trình bày được vai trò của ngành trồng trọt, cách phân loại cây trồng. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: I. Vai trò của ngành trồng trọt NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 178


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Là nền tảng của sản xuất nông nghiệp: + Cung cấp lương thực, thực phẩm. + Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. + Cung cấp nguồn hàng xuất khẩu. + Là cơ sở để phát triển chăn nuôi. - Theo giá trị sử dụng: + Cây lương thực. + Cây thực phẩm. + Cây công nghiệp. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi: + Câu hỏi 1: Vai trò của ngành trồng trọt? + Câu hỏi 2: Cách phân loại cây trồng? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về các loại cây trồng chính a) Mục đích: HS biết được vai trò, phân biệt được các loại cây trồng chính và khu vực phân bố của chúng, giải thích sự phân bố. b) Nội dung: Dạy học hợp tác: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, thảo luận nhóm để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: II. Cây lương thực 1. Vai trò - Cung cấp tinh bột và chất dinh dưỡng cho con người, gia súc. - Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. - Tạo nguồn hàng xuất khẩu có giá trị. 2. Các cây lương thực chính Cây lương thực

Đặc điểm sinh thái

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Tình hình sản xuất

Phân bố

Trang 179


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Lúa gạo

Lúa mì

Ngô

Sản lương ngày ƯA khí hậu nóng ẩm,, một tăng 92% sản chân ruộng ngập nước, lượng thuộc châu đất phù sa màu mỡ, cần Á, chủ yếu ở bắc nhiều công chăm bón bán cầu.

Trung Quốc, Ấn Độ, In đô - nê - xia,Việt Nam, Thái Lan. Xuất khẩu là Thái Lan, Việt Nam, Hoa Kì

Ưa khí hậu ấm khô, cần nhiệt độ thấp vào thời kì Sản lượng lúa mì đầu sinh trưởng, thích cũng ngày một hợp đất màu mỡ, cần tăng. chăm bón

Trung Quốc, Ấn độ, LB Nga, Pháp, Canada, Hoa Kì Xuất khẩu: Canada, Hoa Kì.

Ở hầu hết khắp nơi trên các châu lục, kể cả trên Ưa nhiệt, đất ẩm nhiều núi cao mùn dễ thoát nước, loại Sản lượng tăng Hoa Kì, TQ, Brazil, Mê cây dễ thích nghi với đều qua các năm. hi - cô… nhiều loại khí hậu Xuất khẩu: Hoa Kì, Trung Quốc

3. Các cây lương thực khác. - Đặc điểm của cây hoa màu: Dễ thích nghi, chịu hạn giỏi, không cần nhiều công chăm sóc và phân bón. - Vùng ôn đới có: đại mạch, kiều mạch,yến mạch, khoai tây; vùng nhiệt đới có: Khoai lang, săn, kê, cao lương. II/ Cây công nghiệp 1. Vai trò và đặc điểm * Vai trò: - Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp. - Tận dụng tài nguyên đất, phá thế độc canh, bảo vệ môi trường. - Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. * Đặc điểm - Cây công nghiệp ưa nhiệt, ẩm, đòi hỏi đất thích hợp, cần lao động có kĩ thuật và kinh nghiệm. - Được trồng ở các nơi có điều kiện thuận lợi nhất, tạo nên các vùng trồng cây công nghiệp tập trung. 3. Các cây công nghiệp chủ yếu Cây công nghiệp

Ví dụ

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Đặc điểm

Phân bố

Trang 180


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Cây lấy đường

Mía phân bố ở vùng nhiệt đới Mía cần nhiệt ẩm cao, phân hóa Mía, từ chí tuyến B đến chí tuyến theo mùa, cần đất phù sa Củ cải N Củ cải đường thích hợp đất đen, đường Củ cải đường phân bố ở vùng đất phù sa, cày bừa kĩ ôn đới như tây âu, bắc mỹ Cà Phê ưa nhiệt và độ ẩm, đất tơi xốp giàu chất dinh dưỡng Chè thích hợp nhiệt độ ôn hòa, độ ẩm không khí và đất là 70 80% chịu được sương muối, thích hợp đất chua

Cà phê phân bố ở Nam Mỹ Brazil, Đông Nam Á, Việt Nam, Ấn Độ… Chè trồng nhiều ở Trung Quốc, Đông NAm Á, Đông Phi, NGa,

Bông

Ưa nóng, ưa ánh sáng

Hoa Kì, Trung Mỹ, Pê - ru, Brazil, Ấn Độ, TQ, Trung Á,...

Cây lấy dầu

Đậu tương

Phía bắc bán cầu đến vĩ Thích hợp với nhiều loại đất, tơi tuyến 50, Lục địa Á - Âu và xốp, thoát nước Bắc Mỹ. Đông Á và Đông Nam Á

Cây lấy nhựa

Cây cao su

Ưa nhiệt ẩm, không chịu được Ấn Độ, Đông Nam Á, như gió bão, phát triển tốt trên đất đỏ Thái, In đô nê xia, Việt Nam ba dan

Cây cho chất kích thích

Cây lấy sợi

Cà phê, chè

d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành câu hỏi và phiếu học tập: PHIẾU HỌC TẬP 1 Cây lương Đặc điểm sinh thái Tình hình sản xuất Phân bố thực 1. Lúa gạo 2. Lúa mì 3. Ngô 4. Cây lương thực khác: PHIẾU HỌC TẬP 2 Cây lương thực Ví dụ Đặc điểm Phân bố 1. Cây lấy đường NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 181


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

2. Cây cho chất kích thích 3. Cây lấy sợi 4. Cây lấy dầu 5. Cây lấy nhựa + Nhóm 1, 3: Trả lời câu hỏi chung và hoàn thành mục phiếu học tập 1? + Nhóm 2, 4: Trả lời câu hỏi chung và hoàn thành mục phiếu học tập 2? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 10 phút. Có thể cho về nhà làm báo cáo. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về ngành trồng rừng a) Mục đích: HS trình bày được vai trò của ngành trồng rừng và tình hình trồng rừng trên thế giới. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: III/ Ngành trồng rừng 1. Vai trò của rừng: - Quan trọng với môi trường sinh thái và con người. - Điều hòa lượng nước trên mặt đất. - Lá phổi xanh của Trái đất, bảo vệ đất, chống xói mòn. - Cung cấp lâm đặc sản, phục vụ sản xuất, đời sống công nghiệp, xây dựng dân sinh, nguyên liệu giấy, thực phẩm, dược liệu quý... 2. Tình hình trồng rừng: - Trên thế giới rừng đang bị tàn phá do con người. - Năm 2000 Tổng diện tích rừng trồng của toàn thế giới là 187 triệu ha. Mỗi năm trồng thêm được 4,5 triệu ha. - Nước trồng rừng nhiều: Trung Quốc, Ấn Độ, LB Nga, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Braxin, Thái Lan... d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi: + Câu hỏi: Vai trò của rừng và tình hình trồng rừng trên thế giới? NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 182


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. 3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: Câu 1. Lúa gạo phân bố tập trung ở miền A. nhiệt đới. B. ôn đới. C. cận nhiệt. D. hàn đới. Câu 2. Nước nào sau đây trồng nhiều lúa gạo? A. Trung Quốc. B. Hoa Kì. C. LB Nga. D. Ô - xtrây - li - a. Câu 3. Phát biểu nào sau đây không đúng về vai trò của cây công nghiệp? A. Khắc phục được tính mùa vụ, phá thế độc canh. B. Tận dụng tài nguyên đất, góp phần bảo vệ môi trường. C. Cung cấp tinh bột và chất dinh dưỡng cho người và gia súc. D. Là nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm. Câu 4. So với các cây lương thực khác cây ngô có đặc điểm sinh thái là A. trồng chủ yếu ở đới nóng, đất đai màu mỡ. B. trồng chủ yếu ở đới lạnh, đất đai màu mỡ. C. chỉ trồng được ở chân ruộng ngập nước. D. dễ thích nghi với sự dao động của khí hậu. Câu 5. Phần lớn sản lượng lương thực ở các nước đang phát triển thường được sử dụng để A. chế biến cho xuất khẩu thu ngoại tệ. B. làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. C. đảm bảo lương thực cho người dân. D. chế biến thức ăn cho ngành chăn nuôi. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 183


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. 4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a) Mục đích: HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để chứng minh vai trò của một lĩnh vực trồng trọt cụ thể ở nước ta. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: * Câu hỏi: Chứng minh rằng cây lúa gạo có vai trò quan trọng ở nước ta. * Trả lời câu hỏi: - Cung cấp lương thực cho nhân dân. - Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. - Cung cấp hàng hóa xuất khẩu có giá trị cao. - Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi. - Các vai trò khác…. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. * Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. - Chuẩn bị bài mới: Tìm hiểu vai trò, đặc điểm của ngành chăn nuôi. ----------------------------------------------

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 184


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Tuần … Ngày soạn: …. /…. /…. TIẾT 32. BÀI 29. ĐỊA LÍ NGÀNH CHĂN NUÔI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Trình bày được vai trò, đặc điểm của ngành chăn nuôi, sự phân bố các ngành chăn nuôi: gia súc, gia cầm. - Trình bày được vai trò của thủy sản, tình hình nuôi trồng thủy sản. 2. Năng lực: - Năng lực giao tiếp và hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề. - Sử dụng được sơ đồ, bản đồ để khai thác kiến thức về ngành chăn nuôi. Chỉ được trên bản đồ khu vực phân bố chủ yếu của một số loại vật nuôi chính trên thế giới. - Liên hệ ngành chăn nuôi của Việt Nam 3. Phẩm chất: - Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu/ bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video. 2. Học sinh: SGK III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC * Ổn định: STT Lớp Sĩ số Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 * Kiểm tra bài cũ: - Câu hỏi: Nêu vai trò và đặc điểm chủ yếu của cây công nghiệp? => Đáp án + Vai trò: - Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp. - Tận dụng tài nguyên đất, phá thế độc canh, bảo vệ môi trường. - Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. + Đặc điểm - Cây công nghiệp ưa nhiệt, ẩm, đòi hỏi đất thích hợp, cần lao động có kĩ thuật và kinh nghiệm. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 185


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Được trồng ở các nơi có điều kiện thuận lợi nhất, tạo nên các vùng trồng cây công nghiệp tập trung. * Hoạt động học tập: 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a) Mục đích: HS nhớ lại kiến thức về ngành chăn nuôi, vai trò của ngành chăn nuôi ở nước ta. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu một số hình ảnh về vật nuôi và thủy sản. Yêu cầu HS vận dụng kiến thức và vốn hiểu biết để trả lời câu hỏi: Hiện nay, ở nước ta, ngành chăn nuôi có tầm quan trọng như thế nào?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về vai trò và đặc điểm của nông nghiệp a) Mục đích: HS biết được vai trò và đặc điểm của ngành chăn nuôi. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: I. Vai trò và đặc điểm của ngành chăn nuôi. 1. Vai trò - Cung cấp thực phẩm có chất dinh dưỡng cao cho con người. - Cung cấp nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp dược NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 186


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Cung cấp hàng xuất khẩu có giá trị. - Cung cấp sức kéo, phân bón cho ngành trồng trọt, tận dụng phụ phẩm của ngành trồng trọt. 2. Đặc điểm - Phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở thức ăn - Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi có tiến bộ vượt bậc nhờ những thành tựu KH - KT - Có nhiều thay đổi về hình thức và hướng chuyên môn hóa. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi: + Câu hỏi 1: Vai trò của ngành chăn nuôi? Lấy ví dụ cụ thể cho mỗi vai trò đó? + Câu hỏi 2: Thức ăn cho ngành chăn nuôi được lấy từ nguồn nào? Cơ sở thức ăn có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của ngành chăn nuôi? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về các ngành chăn nuôi a) Mục đích: HS hiểu được tình hình phân bố các vật nuôi quan trọng trên thế giới, giải thích được nguyên nhân phát triển của ngành chăn nuôi. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: II. Các ngành chăn nuôi - Gia súc lớn: + Trâu: Trung Quốc, Ấn Độ, Etiopi, Đông Nam Á(Việt Nam) + Bò: Ấn Độ, Braxin, Trung Quốc, Hoa Kì... - Gia súc nhỏ: + Lợn: Trung Quốc, Hoa Kì, Braxin, CHLB Đức, Tây Ban Nha, Việt Nam. + Cừu: Trung Quốc, Ôx - trây - li - a, Ấn Độ, Iran, Niudilan + Dê: Ấn Độ, Trung Quốc, Xuđăng… - Gia cầm: Trung Quốc, Hoa Kì, EU… d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS căn cứ vào hinh 29.3 SGK trang 115 hoàn thành phiếu học tập: NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 187


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

PHIẾU HỌC TẬP Phân bố

Giải thích

1. Trâu, bò 2. Lợn 3. Cừu, dê 4. Gia cầm + Nhóm 1: Nhận xét về sự phân bố đàn trâu, bò trên thế giới. Giải thích về sự phân bố đó? + Nhóm 2: Nhận xét về sự phân bố đàn lợn trên thế giới. Giải thích về sự phân bố đó? + Nhóm 3: Nhận xét về sự phân bố đàn cừu trên thế giới. Giải thích về sự phân bố đó? + Nhóm 4: Nhận xét về sự phân bố đàn gia cầm trên thế giới. Giải thích về sự phân bố đó - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về ngành nuôi trồng thủy sản a) Mục đích: HS nắm được vai trò và đặc điểm của ngành nuôi trồng thủy sản. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: III. Ngành nuôi trồng thuỷ sản 1. Vai trò - Cung cấp đạm động vật bổ dưỡng dễ hấp thụ, có lợi cho sức khoẻ. - Cung cấp nguyên liêụ cho công nghiệp thực phẩm - Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. 2. Tình hình nuôi trồng thuỷ sản - Ngày càng phát triển và có vị trí đáng kể (Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng: 35 triệu tấn chiếm 1/5 lượng thủy sản của thế giới và có xu hướng ngày càng tăng). - Sản phẩm nuôi trồng phong phú, nhiều loại có giá trị cao và trở thành đối tượng nuôi trồng để xuất khẩu (tôm, cá, đồi mồi, ngọc trai..) - Các nước co ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển: Trung Quốc, Nhật, Pháp, Hoa NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 188


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Kì, Canađa, Hàn Quốc… d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc nội dung SGK trang 116, 117 và kiến thức đã học, thảo luận theo cặp nhóm, trả lời các câu hỏi sau: + Câu hỏi 1: Những đặc điểm chung của các nước có ngành nuôi trồng thủy sản phát triển? + Câu hỏi 2: Tóm tắt tình hình nuôi trồng thuỷ sản thế giới? Đặc điểm chung của những nước có ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. 3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: Câu 1. Vai trò cơ bản và quan trọng nhất của ngành chăn nuôi là cung cấp A. nguyên liệu để sản xuất ra các mặt hàng tiêu dùng. B. nguồn thực phẩm có dinh dưỡng cao. C. gen quý hiếm. D. nguyên liệu để sản xuất dược phẩm. Câu 2. Loại gia súc được nuôi nhiều ở vùng trồng cây lương thực là A. trâu. B. bò. C. lợn. D. dê. Câu 3. Nhân tố quan trọng nhất đối với sự phát triển và phân bố chăn nuôi là A. thức ăn. B. dịch vụ thú y. C. hệ thống chuồng trại. D. nhu cầu của thị trường. Câu 4. Nguồn thủy sản cung cấp cho thế giới nhiều nhất đến từ A. khai thác ở sông, suối. B. nuôi trong các ao, hồ, đầm. C. khai thác từ các biển và đại dương. D. nuôi ở các vùng ven biển. Câu 5. Ngành nuôi trồng thủy sản đang phát triển nhanh hơn ngành khai thác là do A. không phải đầu tư ban đầu. B. nguồn thủy sản tự nhiên đã cạn kiệt. C. đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 189


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

D. thiên tai ngày càng nhiều nên không thể đánh bắt được. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. 4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a) Mục đích: HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để giải thích vai trò và sự phát triển của chăn nuôi. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: * Câu hỏi: Trình bày vai trò của ngành chăn nuôi? Tại sao Lợn là vật nuôi phổ biến ở nước ta? * Trả lời câu hỏi - Vai trò chăn nuôi: + Cung cấp thực phẩm có chất dinh dưỡng cao cho con người. + Cung cấp nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp dược + Cung cấp hàng xuất khẩu có giá trị. + Cung cấp sức kéo, phân bón cho ngành trồng trọt, tận dụng phụ phẩm của ngành trồng trọt. - Lợn được nuôi phổ biến ở nước ta vì: + Cơ sở thức ăn tốt: từ ngành trồng cây lương thực, phụ phẩm thủy sản và công nghiệp chế biến. + Thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong và ngoài nước. + Các điều kiện tự nhiên thuận lợi:.... d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. * Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 190


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Chuẩn bị bài mới: Chuẩn bị bài thực hành: Tính bình quân lương thực theo đầu người của thế giới và một số nước; vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng lương thực và dân số của một số nước. --------------------------------------

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 191


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Ngày soạn: …. /…. /…. TIẾT 33. BÀI 30. THỰC HÀNH: VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC, DÂN SỐ CỦA THẾ GIỚI VÀ MỘT SỐ QUỐC GIA I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức về địa lí cây lương thực - Nhận biết mối liên hệ giữa dân số với bình quân lương thực, vai trò của đảm bảo an ninh lương thực. 2. Năng lực: - Năng lực giao tiếp và hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề, sáng tạo. - Vẽ được biểu đồ cột 2 trục tung, tính được bình quân lương thực trên người và nhận xét, so sánh được số liệu về dân số, sản lượng lương thực, bình quân lương thực trên người của một số quốc gia.. - Liên hệ Việt Nam 3. Phẩm chất: - Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu/ bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video. 2. Học sinh: SGK III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC * Ổn định: STT Lớp Sĩ số Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 * Kiểm tra bài cũ: - Câu hỏi: Nêu vai trò và đặc điểm của ngành chăn nuôi? * Đáp án: + Vai trò - Cung cấp thực phẩm có chất dinh dưỡng cao cho con người. - Cung cấp nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp dược - Cung cấp hàng xuất khẩu có giá trị. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 192


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Cung cấp sức kéo, phân bón cho ngành trồng trọt, tận dụng phụ phẩm của ngành trồng trọt. + Đặc điểm - Phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở thức ăn - Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi có tiến bộ vượt bậc nhờ những thành tựu KH - KT - Có nhiều thay đổi về hình thức và hướng chuyên môn hóa. * Hoạt động học tập: 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a) Mục đích: HS xác định được yêu cầu, nhiệm vụ của bài thực hành. b) Nội dung: HS sử dụng SGK. c) Sản phẩm: HS nêu đúng yêu cầu của bài thực hành. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, xác định rõ yêu cầu của bài thực hành. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 02 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2.1. xác định yêu cầu của bài thực hành a) Mục đích: HS biết tính bình quân lương thực, biết vẽ biểu đồ. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: I. Yêu cầu của bài - Vẽ biểu đồ cột nhóm. - Tính bình quân lượng thực trên người - Nhận xét. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu hs đọc SGK, cho biết yêu cầu của bài thực hành? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc và nêu yêu cầu - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS khác bổ sung - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chốt yêu cầu cần thực hiện. Hoạt động 2.2. Thực hành a) Mục đích: HS biết tính bình quân lương thực, biết vẽ biểu đồ. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 193


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

II. Thực hành 1. Vẽ biểu đồ - Vẽ biểu đồ cột nhóm. + Vẽ chính xác. + Vẽ đầy đủ. + Vẽ đẹp. 2. Tính bình quân lương thực theo đầu người Bình quân lương thực theo đầu người (kg/ Tên nước người) Trung Quốc 312 Hoa Kỳ 1041 Ấn Độ 212 Pháp 1161 Inđônêxia 267 Việt Nam 460 Toàn TG 327 d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ: + Nhóm 1, 3: Vẽ biểu đồ. + Nhóm 2, 4: Tính bình quân lương thực theo đầu người. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 15 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. 3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: * Câu hỏi: Tại sao Trung quốc có sản lượng lương thực lớn nhất nhưng lại không phải là nước có bình quân lương thực cao nhất?

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 194


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

* Trả lời câu hỏi: Do Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới nên bình quân lương thực không cao. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. 4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a) Mục đích: HS vận dụng hoặc tìm hiểu thực tế để hiểu hơn về tình hình lương thực ở nước ta. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: * Câu hỏi: Theo em, vùng nào của nướct ta có bình quân lương thực theo đầu người cao nhất? Tại sao? * Trả lời câu hỏi: Đồng bằng sông Cửu Long. Vì vùng này có sản lượng lương thực lớn nhất, dân số lại không quá đông d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. * Hướng dẫn về nhà: - Hoàn thành bài thực hành. - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. - Hệ thống hoá kiến thức các phần sau để chuẩn bị cho ôn tập. -----------------------------------------------

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 195


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Tuần …. Ngày soạn: …. /…. /…. Tiết 34. ÔN TẬP CUỐI KỲ I I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Các quyển của lớp vỏ địa lí - Các quy luật của lớp vỏ địa lí - Địa lí dân cư - Cơ cấu nền kinh tế, ngành nông nghiệp. 2. Năng lực: - Năng lực giao tiếp và hợp tác, tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Sử dụng được sơ đồ trí nhớ để mô tả lại các vấn đề đã học, tổng hợp và trình bày được những nội dung chính từ bài 5 đến bài 30. - Vận dụng được kiến thức đã học vào giải quyết các nhiệm vụ học tập. 3. Phẩm chất: chăm chỉ, có trách nhiệm trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu/ bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video. 2. Học sinh: SGK III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC * Ổn định: STT Lớp Sĩ số Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 * Hoạt động học tập: 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a) Mục đích: HS nắm được cấu trúc đề kiểm tra. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân để đặt câu hỏi đối với những nội dung chưa rõ hoặc chưa hiểu. I. Cấu trúc đề kiểm tra 1. Phần trắc nghiệm (7,0 điểm = 28 câu) STT NĂM HỌC: 2021 - 2022

Nội dung/chủ đề

Số câu Trang 196


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

1 Chủ đề: Thủy quyển 5 2 Thổ nhưỡng quyển 5 3 Sinh quyển 5 4 Một số quy luật của lớp vỏ địa lí 5 5 Chủ đề: Địa lí dân cư 8 Lưu ý: Các dạng câu hỏi kỹ năng được lồng ghép trong các nội dung trên. 2. Phần tự luận (3,0 điểm = 02 câu) - Địa lí dân cư: dân số và sự gia tăng dân số; phân bố dân cư. Các công thức tính toán phần địa lí dân cư. - Một số quy luật của lớp vỏ địa lí: quy luật địa đới, quy luật phi địa đới. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu cấu trúc đề kiểm tra cuối kì. Yêu cầu HS rà soát lại kiến thức và đưa ra câu hỏi đối với những nội dung lí thuyết chưa nắm rõ hoặc chưa hiểu. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 5 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS đặt câu hỏi và yêu cầu các HS khác lắng nghe, trả lời, giải thích câu hỏi của bạn. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào hoạt động ôn tập. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HƯỚNG DẪN ÔN TẬP a) Mục đích: HS hệ thống lại kiến thức đã được học. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để hệ thống hóa kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành việc hệ thống hóa kiến thức theo nội dung GV hướng dẫn: II. Nội dung ôn tập 1. Lý thuyết a. Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông - Các vòng tuần hoàn của nước (vòng tuần hoàn lớn, vòng tuần hoàn nhỏ) - Các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông: + Chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm + Địa thế, thực vật, hồ đầm - Nguyên nhân sinh ra sóng biển, thủy triều - Quy luật hoạt động của dòng biển. b. Thổ nhưỡng quyển c. Sinh quyển. d. Một số quy luật của lớp vỏ địa lí e. Địa lí dân cư NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 197


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

2. Kỹ năng - Các kỹ năng tính toán phần Địa lí dân cư - Kỹ năng nhận xét bảng số liệu, nhận xét biểu đồ, chọn dạng biểu đồ... d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung kiến thức đã học bằng sơ đồ dưới sự hướng dẫn của GV và theo cấu trúc đề kiểm tra. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS nhớ lại và hệ thống hoá các kiến thức đã học. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Mỗi câu hỏi đại diện HS sẽ trả lời các HS khác nhận xét và bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. 3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS b) Nội dung: GV chia nhóm, giao nội dung và yêu cầu vẽ sơ đồ tư duy trí nhớ. c) Sản phẩm: HS hoàn thành sơ đồ tư duy về nội dung được giao. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia nhóm: + Nhóm 1: Tóm tắt về các quyển của vỏ địa lý ở chương 4 + Nhóm 2: tóm tát kiến thức chương 5 – dân cư. + Nhóm 3: Tóm tắt về cơ cấu kinh tế chương 6 + Nhóm 4: tóm tắt kiến thức chương 7 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và vẽ sơ đồ. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV cho các nhóm treo sơ đồ trong lớp, hs quan sát, nhận xét. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, nhận xét và chốt kiến thức có liên quan. 4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a) Mục đích: HS vận dụng được kiến thức, kỹ năng, năng lực đã học và rèn luyện được để trả lời các câu hỏi liên hệ thực tiễn b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: Câu 1. Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu nhất làm cho sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn? A. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp và lượng mưa lớn. B. Mưa lớn và nguồn nước từ ngoài lãnh thổ chảy vào. C. Thảm thực vật có độ che phủ cao và lượng mưa lớn. D. Lượng mưa lớn trên đồi núi dốc và ít lớp phủ thực vật. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 198


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Câu 2. Người dân sống ven biển thường lợi dụng thủy triều để A. phát triển du lịch. B. đánh bắt cá. C. sản xuất muối. D. nuôi hải sản. Câu 3. Việt Nam là đất nước nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa thì đất sẽ có những đặc điểm nào sau đây? A. phong hóa mạnh, tầng đất mỏng. B. tuổi đất già. C. phong hóa yếu, tầng đất dày. D. tuổi đất trẻ. Câu 4. Cho biểu đồ: SỐ DÂN THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 - 2016

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi số dân nước ta, giai đoạn 2005 - 2016? A. Số dân thành thị tăng, số dân nông thôn giảm. B. Số dân thành thị giảm, số dân nông thôn tăng. C. Số dân thành thị giảm, số dân nông thôn giảm. D. Số dân thành thị tăng, số dân nông thôn tăng. Câu 5. Cho bảng số liệu sau: DÂN SỐ VIỆT NAM NĂM 2005 VÀ NĂM 2015 (Đơn vị: nghìn người) Năm 2005 2015 Thành thị 22332, 0 31067, 5 Nông thôn 60060, 1 60642, 3 Tổng số dân 82392, 1 91709, 8 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Theo bảng số liệu, để thể hiện cơ cấu dân số nước ta năm 2005 và năm 2015, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Đường. B. Miền. C. Tròn. D. Cột. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 199


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. * Hướng dẫn về nhà: - Yêu cầu HS làm dàn ý, đề cương vào vở. - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập. - Ôn tập chuẩn bị kiểm tra. ------------------------------------------

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 200


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Tuần …. Ngày soạn: …. /…. /…. TIẾT 35. KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Kiểm tra lại kiến thức từ bài 5 đến bài 30. 2. Năng lực: Tổng hợp kiến thức để giải quyết vấn đề, sáng tạo 3. Phẩm chất: trung thực, trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Học sinh: Bút, thước kẻ, giấy nháp. 2. Giáo viên: Đề kiểm tra. III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Chủ đề

Thủy quyển

Nhận biết

Thông hiểu

- Biết được khái niệm thủy quyển. - Biết được đặc điểm và sự phân bố một số sông lớn trên thế giới.

- Hiểu và trình bày được vòng tuần hoàn của nước trên trái đất. - Giải thích được nguyên nhân sinh ra các hiện tượng: sóng biển, thủy triều, sự phân bố và chuyển động của các dòng biển nóng, lạnh trong đại dương thế giới.

Số câu: 02 TN Số điểm: 0,5 Thổ nhưỡng quyển

Sinh quyển

Biết được khái niệm thổ nhưỡng, thổ nhưỡng quyển. Số câu: 02 TN Số điểm: 0,5 Biết được khái niệm

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Số câu: 02 TN Số điểm: 0,5

Vận dụng

Vận dụng cao

Tổng

- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông.

Số câu: 01 TN Số điểm: 0,25

12,5 % 1,25 điểm

Hiểu được các nhân tố và vai trò của chúng đối sự hình thành đất.

Số câu: 03 TN Số điểm: 0,75

12,5 % 1,25 điểm

- Hiểu và trình bày được vai trò của từng Trang 201


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

sinh quyển, nhân tố vô cơ, sinh cấu trúc của vật, con người đến sự sinh quyển. phân bố sinh vật. - Hiểu được quy luật phân bố của một số loại đất và thảm thực vật chính trên trái đất Số câu: 02 Số câu: 03 TN TN Số điểm: 0,75 Số điểm: 0,5 Biết được - Hiểu và phân tích khái niệm được một số biểu lớp vỏ địa lí. hiện của quy luật Một số Trình bày thống nhất và hoàn quy luật được biểu chỉnh. của lớp vỏ hiện của - Hiểu và phân tích địa lí một số quy được một số biểu luật của lớp hiện của quy luật địa vỏ địa lí. đới và quy luật phi địa đới Số câu: 02 TN Số câu: 03 TN + 01 TL Số điểm: 0,75 Số điểm: 2,0 - Biết được các thành phần tạo nên sự gia tăng dân số là gia tăng Địa lí dân tự nhiên và cư gia tăng cơ học. - Trình bày được khái niệm phân bố dân cư. - Trình bày được các NĂM HỌC: 2021 - 2022

12,5 % 1,25 điểm

27,5 % 2,75 điểm

- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư. - Phân tích biểu đồ và bảng số liệu về dân số.

- Đánh giá tác động của đặc điểm dân số tới sự phát triển kinh tế - xã hội. - Tính toán: + Gia tăng dân số tự nhiên. + Mật độ dân số.

Trang 202


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

đặc điểm của đô thị hóa.

Số câu: 04 TN Số điểm: 1,0 Số câu: 12 TN + 01 TL Số điểm: 4,5

Số câu: 11 TN Số điểm: 2,75

Số câu: 04 Số câu: 01 30,5 % TN TL 3,5 điểm Số điểm: Số điểm: 1,5 1,0 28 câu Số câu: 05 Số câu: 01 TN TN TL 02 câu Số điểm: Số điểm: TL 1,25 1,5 100% 10 điểm

IV. ĐỀ KIỂM TRA VÀ ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 01 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 điểm) Câu 1. Sông ngòi ở vùng khí hậu nóng hoặc những nơi địa hình thấp của khí hậu ôn đới thì nguồn cung nước chủ yếu là A. nước mưa. B. băng tuyết. C. nước ngầm. D. các hồ chứa. Câu 2. Nhân tố nào sau đây ít ảnh hưởng đến chế độ nước sông? A. Chế độ mưa. B. Băng tuyết. C. Địa thế. D. Dòng biển. Câu 3. Vào ngày trăng khuyết, dao động thủy triều sẽ có đặc điểm nào sau đây? A. Lớn nhất. B. Nhỏ nhất. C. Trung bình. D. Lên xuống 2 lần. Câu 4. Ở vùng gió mùa thường xuất hiện các dòng biển A. thay đổi nhiệt độ theo mùa. B. thay đổi độ ẩm theo mùa. C. thay đổi chiều theo mùa. D. thay đổi tốc độ theo mùa. Câu 5. Mực nước lũ của các sông ngòi ở miền Trung nước ta thường lên rất nhanh do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây? A. Sông nhỏ, dốc, nhiều thác ghềnh. B. Sông lớn, lòng sông rộng, nhiều phụ lưu. C. Sông lớn, lượng mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày. D. Sông dốc, lượng mưa lớn, tập trung trong thời gian ngắn. Câu 6. Thổ nhưỡng là A. lớp vật chất tơi xốp trên bề mặt lục địa. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 203


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

B. lớp vật chất tơi xốp trên bề mặt lục địa và đại dương. C. lớp vật chất tơi xốp trên bề mặt lục địa - nơi con người sinh sống. D. lớp vật chất tơi xốp trên bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì. Câu 7. Vùng có tuổi đất trẻ nhất là A. nhiệt đới. B. cực. C. ôn đới. D. chí tuyến. Câu 8. Ở vùng núi cao quá trình hình thành đất yếu, chủ yếu là do A. trên núi cao áp suất không khí nhỏ. B. nhiệt độ thấp nên phong hoá chậm. C. lượng mùn ít, nghèo nàn. D. độ ẩm quá cao, mưa nhiều. Câu 9. Lớp phủ thực vật có tác dụng như thế nào đến sự hình thành đất? A. Hạn chế xói mòn đất. B. Phá hủy đá gốc. C. Phân giải chất hữu cơ. D. Tích tụ vật chất. Câu 10. Trong quá trình hình thành đất, đá mẹ có vai trò A. quyết định tính chất và thành phần khoáng vật. B. góp phần làm biến đổi tính chất của đất. C. bám vào các khe nứt của đá, làm phá hủy đá. D. phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn. Câu 11. Cho biểu đồ: SỐ DÂN THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 - 2016

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi số dân nước ta, giai đoạn 2005 - 2016? A. Số dân thành thị tăng, số dân nông thôn giảm. B. Số dân thành thị giảm, số dân nông thôn tăng. C. Số dân thành thị giảm, số dân nông thôn giảm. D. Số dân thành thị tăng, số dân nông thôn tăng. Câu 12. Giới hạn phía trên của sinh quyển là A. giáp đỉnh tầng đối lưu (8 - 16km). NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 204


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

B. giáp tầng ô - dôn của khí quyển (22km). C. giáp đỉnh tầng bình lưu (50km). D. giáp đỉnh tầng giữa (80km). Câu 13. Ở lục địa, giới hạn phía dưới của sinh quyển xuống tới đáy của A. lớp phủ thổ nhưỡng. B. lớp vỏ phong hoá. C. lớp dưới của đá gốc. D. lớp vỏ lục địa. Câu 14. Yếu tố nào của khí hậu quyết định sự sống của sinh vật? A. Nhiệt độ. B. Nước và nhiệt độ. C. Nước. D. Ánh sáng. Câu 15. Cho bảng số liệu: CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2014 (Đơn vị: %) Chia ra Tên nước Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 Pháp 3,8 21,3 74,9 Mê - hi - cô 14,0 23,6 62,4 Việt Nam 46,7 21,2 32,1 (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2014, NXB thống kê 2015) Theo bảng số liệu, để thể hiện cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của ba nước trên năm 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Miền. B. Tròn. C. Đường. D. Cột. Câu 16. Loài cây ưa lạnh phân bố chủ yếu ở A. các vùng ôn đới và các vùng đồng bằng. B. các vĩ độ thấp và các vùng ôn đới. C. các vĩ độ cao và các vùng núi cao. D. các vùng quanh cực Bắc và Nam. Câu 17. Vùng có khí hậu thuận lợi để sinh vật phát triển không phải là A. xích đạo. B. nhiệt đới ẩm gió mùa. C. ôn đới hải dương. D. hoang mạc. Câu 18. Giới hạn của lớp vỏ địa lí ở lục địa là A. lớp vỏ Trái Đất. B. lớp vỏ phong hóa. C. tầng trầm tích. D. tầng badan. Câu 19. Khí hậu chuyển từ khô hạn sang ẩm ướt dẫn đến sự biến đổi của dòng chảy, thảm thực vật, thổ nhưỡng là biểu hiện của sự biến đổi theo quy luật nào? A. Địa ô. B. Địa đới. C. Đai cao. D. Thống nhất và hoàn chỉnh. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 205


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Câu 20. Nguyên nhân chính nào tạo nên quy luật địa ô? A. Do sự phân bố đất liền và biển, đại dương. B. Sự thay đổi lượng bức xạ mặt trời theo vĩ độ. C. Ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến. D. Hoạt động của các đới gió thổi thường xuyên trên Trái Đất Câu 21. Biểu hiện nào sau đây không phải biểu hiện của tính địa đới? A. Trên Trái Đất có năm vòng đai nhiệt. B. Trên Địa Cầu có bảy vòng đai địa lí. C. Trên các lục địa, khí hậu phân hóa từ Đông sang Tây. D. Trên các lục địa, từ cực về Xích đạo có sự thay thế các thảm thực vật. Câu 22. Số dân toàn thế giới năm 2015 là 7346 triệu người. Giả sử tỉ suất gia tăng dân số là 1,2% và không thay đổi trong suốt thời kì 2000 - 2020. Số dân của năm 2014 là bao nhiêu triệu người? A. 7257,8. B. 7287,8. C. 7169,6. D. 7258,9. Câu 23. Hiện tượng đất đai bị xói mòn trơ sỏi đá là do các hoạt động sản xuất nào của con người gây nên? A. Khai thác khoáng sản. B. Ngăn đập làm thủy điện. C. Phá rừng đầu nguồn. D. Khí hậu biến đổi. Câu 24. Loại cơ cấu dân số nào thể hiện được tinh hình sinh tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia? A. Cơ cấu dân số theo lao động. B. Cơ cấu dân số theo giới. C. Cơ cấu dân số theo độ tuổi. D. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa. Câu 25. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tỉ suất tử thô trên thế giới có xu hướng giảm là A. tiến bộ về ý tế và khoa học, kĩ thuật. B. điều kiện sống và thu nhập được cải thiện. C. sự phát triển kinh tế - xã hội và y tế. D. hoà bình trên thế giới được đảm bảo. Câu 26. Cho bảng số liệu: SỐ DÂN TRÊN THẾ GIỚI QUA CÁC NĂM (Đơn vị: tỉ người) Năm 1804 1927 1959 1974 1987 1999 2011 Số dân 1 2 3 4 5 6 7 (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2015, NXB thống kê 2016) Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi nói về tình hình tăng dân số của thế giới giai đoạn 1804 - 2011? A. Thời gian để dân số tăng lên 1 tỷ người ngày càng tăng. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 206


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

B. Thời gian để dân số tăng lên 1 tỷ người ngày càng giảm. C. Thời gian để dân số tăng lên 1 tỷ người luôn bằng nhau. D. Thời gian để dân số tăng lên 1 tỷ người tăng theo cấp số nhân. Câu 27. Cho biểu đồ về dân số nước ta, năm 1999 và 2014:

(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016) Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? A. Quy mô và cơ cấu dân số theo nhóm tuổi. B. Quy mô và cơ cấu dân số theo giới tính. C. Quy mô và cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa. D. Quy mô và cơ cấu lao động. Câu 28. Cho bảng số liệu sau: DÂN SỐ CÁC CHÂU LỤC NĂM 2005 VÀ 2015 Châu lục

Dân số (triệu người) 2005

2015

Châu Đại Dương Châu Á (trừ Liên Bang Nga)

33 3920

40 4397

Châu Âu (kể cả Liên Bang Nga) Châu Mĩ Châu Phi

730 888 906

742 987 1171

Toàn thế giới

6477

7337

(Nguồn số liệu theo sách giáo khoa Địa lí 10 và niên giám thống kê, năm 2016) Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh dân số năm 2005 và năm 2015 của các châu lục? A. Châu Á tăng chậm hơn Châu Âu. B. Châu Âu tăng chậm hơn châu Đại Dương. C. Châu Đại Dương tăng nhanh hơn châu Phi. D. Châu Đại Dương tăng chậm hơn châu Mĩ. B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm) NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 207


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Câu 1 (1,5 điểm): 1. Dân số đông và tăng nhanh gây nên hậu quả gì? 2. Cho bảng số liệu: TỈ SUẤT SINH THÔ VÀ TỈ SUẤT TỬ THÔ CỦA CÁC CHÂU LỤC, NĂM 2015 Châu lục Tỉ suất sinh thô (‰) Tỉ suất tử thô (‰) Châu Đại Dương 17,3 6,9 Châu Á (trừ Liên Bang Nga) 17,8 7,0 Châu Âu (kể cả Liên Bang Nga) 10,8 11,1 Châu Mĩ 12,4 8,2 Châu Phi 35,8 9,8 Tính tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của các châu lục năm 2015. Câu 2 (1,5 điểm): Trình bày khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện của quy luật đai cao. ĐỀ SỐ 02 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 điểm) Câu 1. Sông ngòi ở miền khí hậu nào dưới đây có đặc điểm là nhiều nước quanh năm? A. Khí hậu nhiệt đới gió mùa. B. Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa. C. Khí hậu ôn đới lục địa. D. Khí hậu xích đạo. Câu 2. Số dân toàn thế giới năm 2015 là 7346 triệu người. Giả sử tỉ suất gia tăng dân số là 1,2% và không thay đổi trong suốt thời kì 2000 - 2020. Số dân của năm 2014 là bao nhiêu triệu người? A. 7257,8. B. 7287,8. C. 7169,6. D. 7258,9. Câu 3. Sông A - ma - dôn thuộc châu nào sau đây? A. Châu Âu. B. Châu Á. C. Châu Phi. D. Châu Mĩ. Câu 4. Vào ngày trăng tròn dao động thủy triều sẽ có đặc điểm nào sau đây? A. Lớn nhất. B. Nhỏ nhất. C. Trung bình. D. Lên xuống 2 lần. Câu 5. Các dòng biển nóng và dòng biển lạnh ở bờ đông và bờ tây đại dương có đặc điểm A. Thẳng hàng nhau. B. Đối xứng nhau. C. Xen kẽ nhau. D. Song song nhau. Câu 6. Cho bảng số liệu sau: DÂN SỐ CÁC CHÂU LỤC NĂM 2005 VÀ 2015 Châu lục

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Dân số (triệu người) 2005

2015 Trang 208


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Châu Đại Dương Châu Á (trừ Liên Bang Nga)

33 3920

40 4397

Châu Âu (kể cả Liên Bang Nga) Châu Mĩ Châu Phi

730 888 906

742 987 1171

Toàn thế giới 6477 7337 (Nguồn số liệu theo sách giáo khoa Địa lí 10 và niên giám thống kê, năm 2016) Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh dân số năm 2005 và năm 2015 của các châu lục? A. Châu Á tăng chậm hơn Châu Âu. B. Châu Âu tăng chậm hơn châu Đại Dương. C. Châu Đại Dương tăng nhanh hơn châu Phi. D. Châu Đại Dương tăng chậm hơn châu Mĩ. Câu 7. Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu nhất làm cho sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn? A. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp và lượng mưa lớn. B. Mưa lớn và nguồn nước từ ngoài lãnh thổ chảy vào. C. Thảm thực vật có độ che phủ cao và lượng mưa lớn. D. Lượng mưa lớn trên đồi núi dốc và ít lớp phủ thực vật. Câu 8. Độ phì của đất là A. lượng chất vi sinh, thành phần hóa học trong đất. B. độ tơi xốp của đất, trên đó thực vật có thể sinh trưởng và phát triển. C. lượng chất hữu cơ trong đất để cung cấp chất dinh dưỡng cho thực vật. D. khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cho thực vật. Câu 9. Vùng có tuổi đất già nhất là A. nhiệt đới. B. cực. C. ôn đới. D. cận cực. Câu 10. Cho bảng số liệu: SỐ DÂN TRÊN THẾ GIỚI QUA CÁC NĂM (Đơn vị: tỉ người) Năm 1804 1927 1959 1974 1987 1999 2011 Số dân 1 2 3 4 5 6 7 (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2015, NXB thống kê 2016) Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi nói về tình hình tăng dân số của thế giới giai đoạn 1804 - 2011? A. Thời gian để dân số tăng lên 1 tỷ người ngày càng tăng. B. Thời gian để dân số tăng lên 1 tỷ người ngày càng giảm. C. Thời gian để dân số tăng lên 1 tỷ người luôn bằng nhau. D. Thời gian để dân số tăng lên 1 tỷ người tăng theo cấp số nhân. Câu 11. Ở đồng bằng, tầng đất thường dày và giàu chất dinh dưỡng do A. phong hóa diễn ra mạnh. B. thảm thực vật đa dạng. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 209


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

C. thường xuyên bị ngập nước. D. quá trình bồi tụ chiếm ưu thế. Câu 12. Ở nơi địa hình dốc, tầng đất thường A. mỏng, dễ xói mòn. B. bạc màu, ít chất dinh dưỡng. C. dày do bồi tụ. D. dày, giàu chất dinh dưỡng. Câu 13. Cho biểu đồ về dân số nước ta, năm 1999 và 2014:

(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016) Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? A. Quy mô và cơ cấu dân số theo nhóm tuổi. B. Quy mô và cơ cấu dân số theo giới tính. C. Quy mô và cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa. D. Quy mô và cơ cấu lao động. Câu 14. Trong quá trình hình thành đất, vi sinh vật có vai trò A. cung cấp các vật chất vô cơ có ở trong đất. B. góp phần quan trọng trong việc phá huỷ đá. C. phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn. D. là nguồn cung cấp các chất hữu cơ cho đất. Câu 15. Giới hạn của sinh quyển bao gồm toàn bộ các quyển nào sau đây? A. Khí quyển và thủy quyển. B. Thủy quyển và thạch quyển. C. Thủy quyển và thổ nhưởng quyển. D. Thạch quyển và thổ nhưởng quyển. Câu 16. Giới hạn dưới của sinh quyển là A. đáy đại dương và đáy của lớp vỏ phong hoá. B. độ sâu 11km đáy đại dương. C. giới hạn dưới của lớp vỏ Trái đất. D. giới hạn dưới của vỏ lục địa. Câu 17. Nhân tố quyết định đến sự phân bố của các vành đai thực vật theo độ cao là A. đất. B. Nguồn nước. C. khí hậu. D. con người. Câu 18. Động, thực vật ở vùng cực nghèo nàn là do A. Quá lạnh. B. Thiếu ánh sáng. C. Độ ẩm cao. D. Mưa ít. Câu 19. Loại đất thích hợp với sự phát triển của cây cà phê, cao su? A. Đất phù sa. B. Đất phèn. C. Đất sét. D. Đất feralit. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 210


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Câu 20. Lớp vỏ địa lí còn được gọi là gì? A. Lớp phủ thực vật. B. Lớp vỏ cảnh quan. C. Lớp vỏ Trái Đất. D. Lớp thổ nhưỡng. Câu 21. Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo A. vĩ độ. B. độ cao địa hình. C. kinh độ. D. vị trí gần hay xa đại dương. Câu 22. Biểu hiện nào là rõ nhất của quy luật đai cao? A. Sự phân bố các vành đai đất và thực vật theo độ cao. B. Sự phân bố các vành đai khí hậu theo độ cao. C. Sự phân bố các vành đai nhiệt theo độ cao. D. Sự phân bố các vành đai khí áp theo độ cao. Câu 23. Biểu hiện rõ nhất của quy luật địa ô là A. sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm theo kinh độ. B. sự thay đổi lượng mưa theo kinh độ. C. sự thay đổi các kiểu thảm thực vật theo kinh độ. D. sự thay đổi các nhóm đất theo kinh độ. Câu 24. Theo quy luật thống nhât và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí, muốn đưa bất kì lãnh thổ nào sử dụng vào mục đích kinh tế, cần phải A. nghiên cứu đại chất, địa hình. B. nghiên cứu khí hậu, đất đai, địa hình. C. nghiên cứu kĩ khí hậu, đất đai. D. nghiên cứu toàn diện tất cả các yếu tố địa lí. Câu 25. Loại cơ cấu dân số nào sau đây không thuộc nhóm cơ cấu xã hội? A. cơ cấu dân số theo nhóm tuổi. B. cơ cấu dân số theo lao động. C. cơ cấu dân số theo dân tộc. D. cơ cấu dân số theo ngôn ngữ, tôn giáo. Câu 26. Yếu tố nào hiện nay giữ vai trò quan trọng nhất trong việc quyết định tỉ suất sinh? A. Phong tục tập quán. B. Trình độ phát triển kinh tế. C. Chính sách dân số. D. Tự nhiên - sinh học. Câu 27. Cho biểu đồ: SỐ DÂN THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 - 2016

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 211


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi số dân nước ta, giai đoạn 2005 - 2016? A. Số dân thành thị tăng, số dân nông thôn giảm. B. Số dân thành thị giảm, số dân nông thôn tăng. C. Số dân thành thị giảm, số dân nông thôn giảm. D. Số dân thành thị tăng, số dân nông thôn tăng. Câu 28. Cho bảng số liệu: CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2014 (Đơn vị: %) Chia ra Tên nước Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 Pháp 3,8 21,3 74,9 Mê - hi – cô 14,0 23,6 62,4 Việt Nam 46,7 21,2 32,1 (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2014, NXB thống kê 2015) Theo bảng số liệu, để thể hiện cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của ba nước trên năm 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Miền. B. Tròn. C. Đường. D. Cột. B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 1 (1,5 điểm): 1. Dân số đông và tăng nhanh gây nên hậu quả gì? 2. Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ CÁC CHÂU LỤC, NĂM 2015 Châu lục Diện tích (triệu km2) Dân số (triệu người) Châu Đại Dương 8,5 40 Châu Á (trừ Liên Bang Nga) 31,8 4397 Châu Âu (kể cả Liên Bang Nga) 23,0 742 Châu Mĩ 42,0 987 NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 212


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Châu Phi 30,3 1171 Tính mật độ dân số của các châu lục năm 2015. Câu 2 (1,5 điểm): Trình bày khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện của quy luật địa ô. C. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 01 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 điểm) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 A D B C D D B B A A D B B B 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 B C D B D A C D C C C B A B B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu Ý Nội dung Điểm 1 1 Hậu quả của dân số đông và tăng nhanh: 1,0 - Chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế. 0,25 - Chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 0,25 - Ảnh hưởng đến tiêu dùng và tích lũy vốn. 0,25 - Khó khăn để nâng cao chất lượng cuộc sống. 0,25 2 * Tính tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên 0,5 TỈ SUẤT GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN CỦA CÁC CHÂU LỤC, NĂM 2015 (Đơn vị: %) Châu lục Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên Châu Đại Dương 1,04 Châu Á (trừ Liên Bang Nga) 1,08 Châu Âu (kể cả Liên Bang Nga) - 0,03 Châu Mĩ 0,42 Châu Phi 2,6 2 Trình bày khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện của quy luật 0,5 đai cao. - Khái niệm: Là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên theo độ cao địa hình. 0,5 - Nguyên nhân: Do sự giảm nhanh nhiệt độ theo độ cao. Sự thay đổi về độ ẩm và lượng mưa ở sườn núi. 0,5 - Biểu hiện: sự phân bố các vành đai đất, thực vật theo độ cao. ĐỀ SỐ 02 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 điểm) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 NĂM HỌC: 2021 - 2022

12

13

14

Trang 213


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

D D D A B B B D A B D A A C 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 C A C A D B A A C D A C D B B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu Ý Nội dung Điểm 1 1 Hậu quả của dân số đông và tăng nhanh: 1,0 - Chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế. 0,25 - Chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 0,25 - Ảnh hưởng đến tiêu dùng và tích lũy vốn. 0,25 - Khó khăn để nâng cao chất lượng cuộc sống. 0,25 2 * Tính mật độ dân số: 0,5 MẬT ĐỘ DÂN SỐ CỦA CÁC CHÂU LỤC NĂM 2015 (Đơn vị: người/km2) Châu lục Mật độ dân số Châu Đại Dương 5 Châu Á (trừ Liên Bang Nga) 138 Châu Âu (kể cả Liên Bang Nga) 32 Châu Mĩ 24 Châu Phi 39 2 Trình bày khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện của quy luật địa ô: 0,5 - Khái niệm: Là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo kinh độ. 0,5 - Nguyên nhân: Do sự phân bố của đất liền và biển, đại dương. Do ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo chiều kinh tuyến. 0,5 - Biểu hiện: Là sự thay đổi của các thảm thực vật theo kinh độ. * Nhận xét, đánh giá: - GV: Nhận xét, đánh giá tiết kiểm tra. - Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………….... Ngày soạn: …. /…. /….

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 214


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

TIẾT 36. BÀI 31. VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG NGHIỆP. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Trình bày được vai trò và đặc điểm của sản xuất công nghiệp - Phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và KT - XH tới phát triển và phân bố công nghiệp. 2. Năng lực: - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin. - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh. 3. Phẩm chất: - Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu. 2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 3.1. Ổn định: Ngày dạy Lớp Sĩ số Ghi chú

3.2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 3.3. Hoạt động học tập: HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG) a) Mục đích: HS nhận biết được các ngành công nghiệp, vai trò của ngành công nghiệp. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu một số hình ảnh về các ngành công nghiệp: Đây là ngành công nghiệp gì? Nhận xét vai trò của ngành công nghiệp nói chung? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 215


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về vai trò và đặc điểm của công nghiệp a) Mục đích: HS hiểu về vai trò, đặc điểm của công nghiệp, so sánh với đặc điểm của nông nghiệp. Khai thác và sử dụng kiến thức trong SGK. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: I. Vai trò và đặc điểm của công nghiệp 1. Vai trò - Công nghiệp giữ vai trò chủ đao trong nền kinh tế quốc dân - Tạo ra tư liệu sản xuất và xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho các ngành kinh tế từ đó thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển. - Giải phóng sức lao động, tạo ra nhiều sản phẩm tiêu dùng, nâng cao trình độ văn minh của toàn xã hội. - Củng cố an ninh quốc phòng. - Khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. 2. Đặc điểm a. Sản xuất công nghiệp gồm 2 giai đoạn - Giai đoạn 1: Tác động vào đối tượng lao động để tạo ra nguồn nguyên liệu - Giai đoạn 2: Chế biến nguyên liệu để tạo ra tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng b. Sản xuất công nghiệp có tính tập trung cao độ: Thể hiện ở sự tập trung tư liệu sản xuất, nhân công và sản phẩm trên 1 diện tích nhất định. c. Sản xuất công nghiệp gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp chặt chẽ để tạo ra sản phẩm cuối cùng. 3. Phân loại - Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động ngành công nghiệp được chia thành hai nhóm: + Công nghiệp khai thác. + Công nghiệp chế biến. - Dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm ngành công nghiệp được chia làm hai nhóm: + Công nghiệp nặng (nhóm A). + Công nghiệp nhẹ (nhóm B). d) Tổ chức thực hiện: NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 216


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi: + Câu hỏi 1: kể tên các sản phẩm của ngành công nghiệp, kết hợp với nội dung mục 1 (SGK), cho biết vai trò của ngành công nghiệp? + Câu hỏi 2: Nêu đặc điểm của nông nghiệp, so sánh với đặc điểm công nghiệp? Phân tích sơ đồ SGK, nêu rõ hai giai đoạn của SX công nghiệp? Đặc điểm chung của hai giai đoạn? + Câu hỏi 3: Các ngành công nghiệp được phân loại như thế nào? Ví dụ? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp a) Mục đích: HS biết các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: II. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp 1. Vị trí địa lí - Lựa chọn địa điểm, cơ cấu ngành công nghiệp, hình thức tổ chức lãnh thổ. 2. Điều kiện tự nhiên - Khoáng sản: Chi phối tới quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp. - Khí hậu và nước:vừa tác động trực tiếp vừa tác động gián tiếp - Đất, rừng, biển: Đất - tạo mặt bằng để xây dựng xí nghiệp, rừng, biển - cung cấp nguyên liệu… 3. Kinh tế - xã hội - Dân cư - lao động: trình độ lao động cho phép phát triển và phân các ngành công nghiệp phù hợp. - Tiến bộ khoa học - kĩ thuật: Cho phép khai thác, sử dụng tài nguyên, phân bố các ngành công nghiệp hợp lí. Nâng cao năng suất, chất lượng - Thị trường: tác động tới hướng chuyên môn hóa sản phẩm - Cơ cở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật: tạo cơ sở cho sự phát triển công nghiệp - Đường lối chính sách NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 217


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ: + Nhóm 1: Phân tích ảnh hưởng của nhân tố vị trí địa lí tới sự phát triển và phân bố CN. + Nhóm 2: Phân tích ảnh hưởng của nhân tố tự nhiên tới sự phát triển và phân bố CN. + Nhóm 3: Phân tích ảnh hưởng của nhân tố kinh tế - xã hội (dân cư - lao động, tiến bộ KH - KT, thị trường) tới sự phát triển và phân bố CN. + Nhóm 4: Phân tích ảnh hưởng của nhân tố kinh tế - xã hội (đường lối chính sách, xu thế phát triển) tới sự phát triển và phân bố công nghiệp. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: Câu 1. Vai trò chủ đạo của ngành sản xuất công nghiệp được thể hiện A. cung cấp hầu hết tư liệu sản xuất. B. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. C. sản xuất ra nhiều sản phẩm mới. D. khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Câu 2. Điểm giống nhau cơ bản của hai giai đoạn sản xuất công nghiệp là A. đều sản xuất bằng thủ công. B. đều sản xuất bằng máy móc. C. cùng chế biến nguyên liệu để tạo ra sản phẩm tiêu dùng. D. cùng tác động vào đối tượng lao động để tạo ra nguyên liệu. Câu 3. Nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố kinh tế - xã hội có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp? A. Vị trí địa lí. B. Tiến bộ khoa học kĩ thuật. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 218


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

C. Thị trường. D. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật. Câu 4. Nhân tố có tính chất quyết định đến sự phát triển và phân bố công nghiệp là A. Dân cư, nguồn lao động. B. Thị trường. C. Cơ sỏ hạ tầng, vất chất kĩ thuật. D. Đường lối chính sách. Câu 5. Vai trò quan trọng của công nghiệp ở nông thôn và miền núi được xác định là A. Nâng cao đời sống dân cư. B. Cải thiện quản lí sản xuất. C. Xoá đói giảm nghèo. D. Công nghiệp hoá nông thôn. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a) Mục đích: HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để phân biệt được sự khác nhau trong sản xuất công nghiệp và sản xuất nông nghiệp. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: * Câu hỏi: Em hãy cho biết sự khác biệt của sản xuất công nghiệp so với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp? * Trả lời câu hỏi: Đặc Sản xuất công nghiệp Sản xuất nông nghiệp điểm - Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây con, có sự sinh Giai - Gồm hai giai đoạn, hai giai đoạn trưởng và phát triển qua nhiều đoạn sản này diễn ra đồng thời hoặc cách xa giai đoạn kế tiếp, theo quy luật xuất nhau về măt không gian. sinh học.  Cần tôn trọng quy luật sinh học. - Sản xuất công nghiệp có tính chất - Sản xuất nông nghiệp phân tập trung cao độ (trên một diện tích Mức độ tán trên một không gian rộng đất nhất định có thể xây dựng nhiều tập trung lớn. xí nghiệp, thu hút nhiều lao động - Mang tính mùa vụ. và tạo ra khối lượng hàng hóa lớn. Sản - Sản phẩm là những vật vô tri vô - Sản phẩm là những cá thể phẩm giác (tư liệu sản xuất, vật phẩm tiêu sống (cây, con). NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 219


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

dùng). Mức độ phụ thuộc tự nhiên

- Ít phụ thuộc vào điều kiện tự - Phụ thuộc nhiều vào điều nhiên kiện tự nhiên.

- Tính chuyên môn hóa cao, hợp tác hóa cao. Tính - Sản xuất công nghiệp bao gồm - Hình thành các vùng chuyên chuyên nhiều ngành phức tạp, được phân môn hóa nông nghiệp. môn hóa công tỉ mỉ và có sự phối hợp giữa nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. 3.4. Củng cố, dặn dò: GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài. 3.5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. - Chuẩn bị bài mới: Bài 32. Địa lí các ngành công nghiệp: I. Công nghiệp năng lượng.

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 220


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Ngày soạn: …. /…. /…. TIẾT 37. BÀI 32. ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Trình bày và giài thích được vai trò, đặc điểm, sự phân bố ngành CN năng lượng. 2. Năng lực: - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin. - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh. 3. Phẩm chất: - Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu. 2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 3.1. Ổn định: Ngày dạy Lớp Sĩ số Ghi chú

3.2. Kiểm tra bài cũ: - Câu hỏi: Chứng minh vai trò chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân? * Đáp án Vai trò chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân: - Tạo ra khối lượng sản phẩm rất lớn cho xã hội. Công nghiệp cung cấp hầu hết tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật cho tất cả các ngành, tạo ra sản phẩm tiêu dùng có giá trị... Ví dụ: Tất cả các thiết bị máy móc trong các ngành kinh tế (nông nghiệp, giao thông, thông tin liên lạc, dịch vụ, xây dựng, công nghiệp), các công cụ và đồ dùng sinh hoạt trong gia đình,... đều do ngành công nghiệp cung cấp.

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 221


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Công nghiệp góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp ở trên thế giới, và nhất là ở Việt Nam thường cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung. + Ví dụ: Thời kì 2000 - 2003, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới (GDP) là 3,3%/năm, riêng công nghiệp đạt 3,6%/năm; ở Việt Nam tương ứng là 7,0%/năm và 12,4%/năm. - Công nghiệp sản xuất ra nhiều sản phẩm mới mà không ngày sản xuất vật chất nào sánh được. + Ví dụ: Ngày nay, công nghiệp hiện đại phát triển mạnh mẽ và đạt nhiều thành tựu trong công nghiệp vũ trụ (phóng thành công các vệ tinh do thám, chế tạo tàu vũ trụ), điện tử - tin học, chế tạo vũ khí (tên lửa Tomahack), năng lượng hạt nhân... 3.3. Hoạt động học tập: HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG) a) Mục đích: HS nhận biết sản phẩm và hoạt động sản xuất của ngành công nghiệp năng lượng. Vai trò của ngành này. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu một số hình ảnh về hoạt động sản xuất và sản phẩm của công nghiệp năng lượng, yêu cầu HS quan sát và cho biết đó là hoạt động sản xuất và sản phẩm của ngành công nghiệp nào? Vai trò của ngành công nghiệp này? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về ngành công nghiệp năng lượng a) Mục đích: HS hiểu và phân biệt các ngành công nghiệp thuộc công nghiệp năng lượng. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: I. Công nghiệp năng lượng CN năng Khai thác than Khai thác dầu CN điện lực lượng Vai trò - Cung cấp nhiên - Cung cấp hầu hết - Là cơ sở để phát NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 222


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Trữ lượng

Sản lượng và phân bố

liệu cho các nhà máy nhiệt điện, luyện kim. - Là nguyên liệu cho CN hoá chất, dược phẩm.

nhiên liệu cho các động cơ đốt trong. - Cung cấp nguyên liệu cho CN hoá chất (SX nhiều loại hoá phẩm, dược phẩm.

triển nền CN hiện đại - Đẩy mạnh tiến bộ KH - KT - Đáp ứng yêu cầu của cuộc sống văn minh, hiện đại. Các loại hình SX: Nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử....

13.000 tỉ tấn.

400 - 500 tỉ tấn.

- Sản lượng: 5 tỉ tấn/năm. - Phân bố: + Chủ yếu ở bán cầu Bắc + Các nước: Hoa Kì, Nga, Trung Quốc, Đức...

- Sản lượng: 3,8 tỉ tấn/năm. - Phân bố: Khai - Sản lượng: 15.000 thác nhiều ở các tỉ kwh nước đang phát - Phân bố: Hoa Kì, triển, thuộc khu vực Nhật, Trung Quốc, Trung Đông, Bắc Canađa.. Phi, Mỹ La Tinh, ĐNA..

d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập: PHIẾU HỌC TẬP Khai thác CN năng lượng Khai thác dầu CN điện lực than Vai trò Trữ lượng Sản lượng và phân bố + Nhóm 1, 4: Tìm hiểu về khai thác than. + Nhóm 2, 5: Tìm hiểu về khai thác dầu. + Nhóm 3, 6: Tìm hiểu về công nghiệp điện lực. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 223


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. Câu 1. Ngành công nghiệp nào sau đây cần phải đi trước một bước trong quá trình công nghiệp hóa của các quốc gia đang phát triển? A. Điện lực. B. Thực phẩm. C. Điện tử - tin học. D. Sản xuất hàng tiêu dùng. Câu 2. Ngành khai thác than có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nhiên liệu cho A. nhà máy chế biến thực phẩm. B. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. C. nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim. D. nhà máy thủy điện, nhà máy điện hạt nhân. Câu 3. Ở nước ta, vùng than lớn nhất đang khai thác thuộc tỉnh A. Lạng Sơn. B. Hòa Bình. C. Cà Mau. D. Quảng Ninh. Câu 4. Cho biểu đồ về sản lượng một số sản phẩm công nghiệp nước ta, giai đoạn 2006 - 2015:

(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? A. Sản lượng than sạch, dầu thô và điện. B. Tốc độ tăng trưởng sản lượng than sạch, dầu thô và điện. C. Qui mô và cơ cấu sản lượng than sạch, dầu thô và điện. D. Cơ cấu sản lượng than sạch, dầu thô và điện. Câu 5. Ở nước ta, ngành công nghiệp nào cần được ưu tiên đi trước một bước? A. Điện lực. B. Sản xuất hàng tiêu dùng. C. Chế biến dầu khí. D. Chế biến nông - lâm - thủy sản. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 224


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a) Mục đích: HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để giải thích sự phân bố ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: * Câu hỏi: Tại sao các nhà máy nhiệt điện nước ta lại phân bố chủ yếu ở miền Bắc và miền Nam? * Trả lời câu hỏi: Vì ở miền Bắc và miền Nam gần với nguồn nhiên liệu phục vụ cho công nghiệp nhiệt điện: - Miền Bắc: có nguồn than phong phú. - Miền Nam: có nguồn dầu khí phong phú. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. 3.4. Củng cố, dặn dò: GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài. 3.5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. - Chuẩn bị bài mới: + II. Công nghiệp điện tử - tin học. + III. Công nghiệp cơ khí + III. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. + IV. Công nghiệp thực phẩm.

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 225


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Ngày soạn: …. /…. /…. TIẾT 38. BÀI 32. ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP (TIẾP THEO) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Trình bày và giải thích được vai trò, đặc điểm và sự phân bố của CN điện tử - tin học, Công nghiệp cơ khí, CN sản xuất hàng tiêu dùng và CN thực phẩm. 2. Năng lực: - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin. - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh. 3. Phẩm chất: - Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu. 2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 3.1. Ổn định: Ngày dạy Lớp Sĩ số Ghi chú

3.2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 3.3. Hoạt động học tập: HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG) a) Mục đích: HS nhận biết các sản phẩm của ngành công nghiệp điện tử - tin học, cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng và thực phẩm. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu một số hình ảnh về hoạt động sản xuất và sản phẩm của công nghiệp điện tử - tin học, cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng và thực phẩm, yêu cầu HS quan sát và cho biết đó là hoạt động sản xuất và sản phẩm của ngành công nghiệp nào? NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 226


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về các ngành công nghiệp a) Mục đích: HS hiểu và phân biệt các ngành công nghiệp điện tử - tin học, cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng và thực phẩm. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: Cơ khí Các ngành CN

Vai trò

Đặc điểm

- Giữ vai trò chủ đạo trong cuộc cách mạng kỹ thuật. - Sản xuất công cụ, máy móc cho các ngành khác.

CN điện tử - tin học

- Là ngành CN mũi nhọn của nhiều nước (nước phát triển) - Là thước đo trình độ KH KT của các nước. - Thúc đẩy các ngành KT khác phát triển. - Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Sử dụng - Tốn ít nguyên nhiều nguyên, liệu, ít gây ô nhiên liệu nhiễm MT - Không chiếm diện tích rộng - Cần lao động có trình độ chuyên môn KT

NĂM HỌC: 2021 - 2022

CN SX hàng tiêu dùng

Sản xuất sản phẩm tiêu dùng phục vụ đời sống con người

- SD nguồn nguyên liệu chủ yếu từ nông nghiệp - Cần LĐ dồi dào, TTTT rộng lớn

CN thực phẩm

- Đáp ứng nhu cầu ăn, uống của con người - Tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp - Vai trò chủ đạo đối với các nước đang phát triển

- Xây dựng tốn ít vốn đầu tư. - Quay vòng vốn nhanh. - Tăng khả năng tích luỹ cho nền kinh Trang 227


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

cao

SX và phân bố

- Gồm 4 phân ngành: Cơ khí thiết bị toàn bộ, Cơ khí máy công cụ, cơ khí hàng tiêu dùng, cơ khí chính xác. - Phát triển mạnh ở các nước phát triển.

- Gồm 4 nhóm ngành: Máy tính, thiết bị điện tử, điện tử tiêu dùng, điện tử viễn thông - Hàng đầu về CN điện tử - tin học: HK, EU, NB.

- Cần ít vốn, khả năng quay vòng vốn nhanh - Quy trình SX tương đối đơn giản, thu lợi nhanh, sản phẩm có khả năng xuất khẩu - Đa dạng, phong phú nhiều ngành, phục vụ mọi tầng lớp nhân dân. - Các ngành chính: dệt may, da giày, nhựa, sành sứ, thuỷ tinh.Trong đó dệt may là ngành chủ đạo. - Phân bố: Rộng khắp các nước trên TG

tế - quốc dân.

- Chia làm 3 ngành chính: chế biến các sản phẩm từ trồng trọt,chế biến các sản phẩm từ chăn nuôi, chế biến thuỷ hải sản. - Phân bố: Rộng khắp các nước trên TG

d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 8 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập: PHIẾU HỌC TẬP Cơ khí CN điện tử - tin CN SX hàng CN thực Các ngành CN học tiêu dùng phẩm NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 228


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Vai trò Đặc điểm SX và phân bố + Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về công nghiệp cơ khí. + Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về công nghiệp điện tử - tin học. + Nhóm 5, 6: Tìm hiểu về công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. + Nhóm 7, 8: Tìm hiểu về công nghiệp thực phẩm. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: Câu 1. Ngành được coi là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới là A. công nghiêp cơ khí. B. công nghiệp điện tử - tin học. C. công nghiệp năng lượng. D. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Câu 2. Phát biểu nào dưới đây không đúng với vai trò của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng? A. Giải quyết việc làm cho lao động. B. Nâng cao chất lượng cuộc sống. C. Phục vụ cho nhu cầu con người. D. Không có khả năng xuất khẩu. Câu 3. Hai ngành công nghiệp chính sử dụng các sản phẩm của cây công nghiệp là A. hóa chất và thực phẩm. B. sản xuất hàng tiêu dùng và dược phẩm. C. dệt may và thực phẩm. D. sản xuất hàng tiêu dùng và thực phẩm. Câu 4. Ti vi màu, cát sét, đồ chơi điện tử, đầu đĩa là sản phẩm của nhóm ngành nào sau đây? A. Máy tính. B. Thiết bị điện tử. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 229


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

C. Điện tử tiêu dùng. D. Điện tử viễn thông. Câu 5. Các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm thường phân bố ở A. gần nguồn nguyên liệu. B. gần thị trường tiêu thụ. C. ven các thành thố lớn. D. nơi tập trung đông dân. + Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án đúng. + Bước 3. GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a) Mục đích: HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để giải thích sự phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở nước ta. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: * Câu hỏi: Tại sao nước ta có ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển mạnh? * Trả lời câu hỏi: Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dung: - Thị trường tiêu thụ tại chỗ rộng lớn do dân số đông. - Lực lượng lao động dồi dào, giá rẻ. - Nguồn nguyên liệu phong phú. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. 3.4. Củng cố, dặn dò: GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài. 3.5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 230


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Chuẩn bị bài mới: Bài 33: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 231


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Ngày soạn: …. /…. /…. TIẾT 39. BÀI 33. MỘT SỐ HÌNH THỨC CHỦ YẾU CỦA TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Phân biệt được một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp. 2. Năng lực: - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin. - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh. 3. Phẩm chất: - Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu. 2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 3.1. Ổn định: Ngày dạy Lớp Sĩ số Ghi chú

3.2. Kiểm tra bài cũ: * Câu hỏi: Trình bày vai trò và đặc điểm của ngành công nghiệp điện tử - tin học ? * Đáp án: - Vai trò : + Là ngành CN mũi nhọn của nhiều nước (nước phát triển) + Là thước đo trình độ KH - KT của các nước. + Thúc đẩy các ngành KT khác phát triển. + Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. - Đặc điểm: + Tốn ít nguyên liệu, ít gây ô nhiễm MT + Không chiếm diện tích rộng + Cần lao động có trình độ chuyên môn KT cao NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 232


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

3.3. Hoạt động học tập: HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG) a) Mục đích: HS nhận biết được khu công nghiệp, điểm công nghiệp ở một số địa phương cụ thể. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu một số hình ảnh về các khu công nghiệp, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Đây là khu công nghiệp nào, thuộc địa phương nào? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về khái niệm, vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp a) Mục đích: HS biết khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp, vai trò và đặc điểm tổ chức lãnh thổ công nghiệp. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: * Khái niệm: Tổ chức lãnh thổ CN là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở SX công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có nhằm đạt hiệu quả cao về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. I. Vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp - Sử dụng hợp lí nguồn TNTN, vật chất và lao động. - Đạt hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường - Thúc đấy quá trình CNH - HĐH đất nước d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi: + Câu hỏi 1: Nêu khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp. + Câu hỏi 2: Nêu vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 233


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về một số hình thức của tổ chức lãnh thổ công nghiệp a) Mục đích: HS biết đặc điểm cơ bản của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: Đặc điểm

Điểm CN

Khu CN

Vài trăm ha, có ranh giới rõ ràng Thường đồng Quy mô (không có nhất với một lãnh thổ dân cư sinh điểm dân cư sống bên trong), có vị trí thuận lợi Một đến hai Số lượng xí xí nghiệp, nghiệp và không có mối mối liên hệ liên hệ giữa các xí nghiệp

Tập trung tương đối nhiều các xí nghiệp với khả năng hợp tác SX cao

- SX các SP vừa để tiêu Các xí nghiệp dùng trong Đặc trưng có tính độc nước và XK chính về SX lập trong quá - Có các xí trình SX nghiệp dịch vụ hỗ trợ SX CN

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trung tâm CN

Vùng CN

Gắn với các đô thị vừa và lớn, Vùng lãnh thổ rộng có VTĐL thuận lớn lợi

Bao gồm khu CN, điểm CN và nhiều xí nghiệp CN có mối liên hệ chặt chẽ về SX, kĩ thuật, công nghệ - Có các xí nghiệp nòng cốt (hướng chuyên môn hóa của trung tâm thường do các xí nghiệp nòng cốt quyết định) - Có các xí nghiệp bổ trợ và phục vụ.

Bao gồm nhiều điểm, khu CN, TTCN có mối liên hệ về SX và có những nét tương đồng trong quá trình hình thành CN - Có một vài ngành CN chủ đạo tạo nên hướng chuyên môn hóa của vùng, có hạt nhân tạo vùng (thường là TTCN lớn) - Có các ngành phục vụ và bổ trợ

Trang 234


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Các điểm CN chế biến chè, Ví dụ minh sữa ở TB; chế họa biến chè;cà phê ở TN…

Được hình thành ở VN vào những năm 90 cuả TK XX nhiều ở ĐNB: Tân tạo, Tân Bình, Bình Chiểu, Hiệp Phước…; Nội Bài, Sài Đồng A, B, Thăng Long…; ĐN, Hòa Khánh..Thụy Vân…

- Có ý nghĩa quốc gia: TPHCM, HN, Có nghĩa vùng: HP, ĐN. Cần Thơ; có ý nghĩa địa phương: Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh…

- VN có 6 vùng CN: Vùng 1 các tỉnh TD & MNBB (trừ QN); vùng 2: Các tỉnh ĐBSH, QN và TH, Nghệ An, HT; vùng 3: Các tỉnh Quảng Bình đến Ninh Thuận; vùng 4: Các tỉnh Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng); vùng 5: Các tỉnh ĐNB và Bình Thuận, Lâm Đồng; Vùng 6: các tỉnh ĐBSCL

d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 8 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập: PHIẾU HỌC TẬP Khu Trung tâm Vùng Đặc điểm Điểm CN CN CN CN Qui mô lãnh thổ Số lượng xí nghiệp và mối liên hệ Đặc trưng chính về SX Ví dụ minh họa + Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về điểm công nghiệp. + Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về khu công nghiệp tập trung. + Nhóm 5, 6: Tìm hiểu về trung tâm công nghiệp. + Nhóm 7, 8: Tìm hiểu về vùng công nghiệp. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 235


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: Câu 1. Mục đích chủ yếu của việc xây dựng các khu công nghiệp tập trung ở các nước đang phát triển là A. sản xuất phục vụ xuất khẩu. B. thu hút vốn đầu tư nước ngoài. C. đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất. D. tạo sự hợp tác sản xuất giữa các xí nghiệp. Câu 2. Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây? A. Điểm công nghiệp. B. Khu công nghiệp. C. Vùng công nghiệp. D. Trung tâm công nghiệp. Câu 3. Điểm khác nhau giữa trung tâm công nghiệp với vùng công nghiệp là A. có nhiều xí nghiệp công nghiệp. B. có các nhà máy, xí nghiệp bổ trợ phục vụ. C. sản phẩm vừa tiêu thụ trong nước vừa xuất khẩu. D. vùng công nghiệp có quy mô lớn hơn trung tâm công nghiệp. Câu 4. Ý nào sau đây không thuộc khu công nghiệp tập trung? A. Có các xí nghiệp phục vụ, bổ trợ. B. Có vị trí thuận lợi gần bến cảng, sân bay. C. Gồm nhiều nhà máy xí nghiệp có quan hệ với nhau. D. Gắn liền với đô thị vừa và lớn. Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng về điểm công nghiệp? A. Đồng nhất với một điểm dân cư. B. Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp. C. Được đặt ở những nơi gần nguồn nguyên, nhiên liệu, nông sản. D. Có xí nghiệp nòng cốt, một vài ngành tạo nên hướng chuyên môn hóa. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 236


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a) Mục đích: HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để so sánh sự khác biệt về đặc điểm một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: * Câu hỏi: So sánh sự khác biệt về đặc điểm giữa hai hình thức khu công nghiệp tập trung và trung tâm công nghiệp. * Trả lời câu hỏi: - Trung tâm công nghiệp có mức độ tập trung lớn hơn nên có quy mô lớn hơn - Trung tâm công nghiệp không có ranh giới rõ ràng, gắn với các thành phố có quy mô vừa và lớn. Khu công nghiệp có ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống. - Khu công nghiệp có ban quản lí riêng, trung tâm công nghiệp không có. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. 3.4. Củng cố, dặn dò: GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài. 3.5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. - Chuẩn bị bài mới: Bài 34. Thực hành. Vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp thế giới.

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 237


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Ngày soạn: …. /…. /….

TIẾT 40. BÀI 34. THỰC HÀNH. VẼ BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP THẾ GIỚI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức về ngành CN năng lượng. 2. Năng lực: - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin. - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh. 3. Phẩm chất: - Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu. 2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 3.1. Ổn định: Ngày dạy Lớp Sĩ số Ghi chú

3.2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình dạy bài mới. 3.3. Hoạt động học tập: HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG) a) Mục đích: HS xác định được yêu cầu, nhiệm vụ của bài thực hành. b) Nội dung: HS sử dụng SGK. c) Sản phẩm: HS nêu đúng yêu cầu của bài thực hành. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, xác định rõ yêu cầu của bài thực hành. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 02 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 238


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2.1. Thực hành vẽ biểu đồ a) Mục đích: HS rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ; nhận xét các số liệu. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: 1. Xử lí bảng số liệu: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CÁC SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CỦA THẾ GIỚI THỜI KÌ 1950 - 2003 Đơn vị: (%) 1950 1960 1970 1980 1990 2003 Than 100 143 161 207 186 291 Dầu mỏ 100 201 447 586 637 746 Điện 100 238 513 853 1224 1536 Thép 100 183 314 361 407 460 2. Vẽ biểu đồ

d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để tính tốc độ tăng trưởng của sản phẩm, sau đó trao đổi kết quả tính toán rồi tiến hành vẽ biểu đồ. Cụ thể: + Nhóm 1: Than. + Nhóm 2: Dầu mỏ. + Nhóm 3: Điện. + Nhóm 4: Thép. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các nhóm tính toán xử lí số liệu. Trao đổi kết quả tính toán. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 239


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

+ Đinh hướng và vẽ biểu đồ. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả tính toán xử lí số liệu. + GV yêu cầu 2 HS đại diện cho 2 nhóm lên bảng vẽ, các HS còn lại vẽ vào vở. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. Hoạt động 2.2. Thực hành. Nhận xét biểu đồ a) Mục đích: Hiểu và biết nhận xét biểu đồ. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: 3. Nhận xét và giải thích - Đây là sản phẩm của các ngành công nghiệp quan trọng: Năng lượng và luyện kim - Than là năng lượng truyền thống. Trong vòng 50 năm, nhịp độ tăng trưởng khá đều. Thời kì 1980 - 1990, tốc độ tăng trưởng có chững lại do đã tìm được nguồn năng lượng khác thay thế (dầu khí, hạt nhân). Vào cuối những năm 1990, ngành khai thác than lại phát triển do đây là loại nhiên liệu có trữ lượng lớn, do phát triển mạnh công nghiệp hoá học - Dầu mỏ: tuy phát triển muộn hơn công nghiệp than nhưng do những ưu điểm (khả năng sinh nhiệt lớn, không có tro, dễ nạp nhiên liệu, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.....) nên tốc độ tăng trưởng khá nhanh, trung bình năm là 14%. - Điện là ngành công nghiệp năng lượng trẻ, phát triển gắn liền với tiến bộ khoa học - kĩ thuật nên tốc độ phát triển rất nhanh, trung bình năm là 29%, đặc biệt từ thập kỉ 80 trở lại đây, tốc độ tăng trưởng rất cao, lên tới 1224% năm 1990 và 1535% năm 2003 so với năm 1950. - Thép là sản phẩm của ngành công nghiệp luyện kim đen, được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp chế tạo cơ khí, trong xây dựng và trong đời sống. Tốc độ tăng trưởng của thép từ 1950 đến nay khá đều, trung bình năm gần 9%, cụ thể là năm 1950 sản lượng thép là 189 triệu tấn, năm 1960 tăng lên 346 triệu tấn (183%), năm 1970 tăng lên 594 triệu tấn (314%), đến năm 2003 tốc độ tăng trưởng đạt 460% (870 triệu tấn). d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh nhận xét biểu đồ. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 240


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: Câu 1. Ngành công nghiệp năng lượng bao gồm những phân ngành nào sau đây? A. Công nghiệp điện lực, hóa chất và khai thác than. B. Khai thác dầu khí, công nghiệp luyện kim và cơ khí. C. Khai thác gỗ, khai thác dầu khí và công nghiệp nhiệt điện. D. Khai thác than, khai thác dầu khí và công nghiệp điện lực. Câu 2. Dầu mỏ tập trung nhiều nhất ở khu vực nào sau đây? A. Bắc Mĩ. B. Châu Âu. C. Trung Đông. D. Châu Đại Dương. Câu 3. Than là nguồn nhiên liệu quan trọng cho A. nhà máy chế biến thực phẩm. B. nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim C. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. D. nhà máy thủy điện, nhà máy điện hạt nhân. Câu 4. Khoáng sản nào sau đây được coi là “vàng đen” của nhiều quốc gia? A. Than. B. Dầu mỏ. C. Sắt. D. Mangan. Câu 5. Hoạt động công nghiệp nào sau đây không cần nhiều lao động A. Dệt - may. B. Giày - da. C. Thủy điện. D. Thực phẩm. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 241


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

a) Mục đích: HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để giải thích tốc độ tăng trưởng của công nghiệp điện. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: * Câu hỏi: Vì sao sản lượng điện có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất? * Trả lời câu hỏi: - Do nhu cầu của thị trường cao và ngày càng tăng… - Do tiềm năng để phát triển sản xuất điện lớn: nhiệt điện, thủy điện, năng lượng gió, Mặt trời, sóng biển, điện hạt nhân… d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. 3.4. Củng cố, dặn dò: GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài. 3.5. Hướng dẫn về nhà: - Hoàn thành bài thực hành. - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. - Hệ thống hoá kiến thức từ bài 31 đến bài 34 để chuẩn bị cho giờ ôn tập giữa kì I.

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 242


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Ngày soạn: …. /…. /…. TIẾT 41: ÔN TẬP GIỮA KỲ II I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Giúp HS nắm bắt lại một số vấn đề, nội dung kiến thức quan trọng ở một số bài học ở chương VIII. - Hệ thống hóa được kiến thức cơ bản, nắm vững, khác sâu kiến thức sau khi đã học. 2. Năng lực: - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin. - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh. 3. Phẩm chất: - Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu. 2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 3.1. Ổn định: Ngày dạy Lớp Sĩ số Ghi chú

3.2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 3.3. Hoạt động học tập: HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG) a) Mục đích: HS nắm được cấu trúc đề kiểm tra. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân để đặt câu hỏi đối với những nội dung chưa rõ hoặc chưa hiểu. I. Cấu trúc đề kiểm tra 1. Trắc nghiệm (7,0 điểm = 28 câu) Số STT Nội dung/chủ đề câu NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 243


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

1

Vai trò và đặc điểm của công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới 07 phát triển và phân bố công nghiệp. 2 Địa lí các ngành công nghiệp : Công nghiệp năng lượng. Công 14 nghiệp điện tử - tin học. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Công nghiệp thực phẩm. 3 Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp. 07 Lưu ý: Phần câu hỏi kỹ năng được lồng ghép trong các nội dung trên 2. Tự luận (3,0 điểm = 02 câu) - Địa lí ngành công nghiệp. - Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu cấu trúc đề kiểm tra giữa kì. Yêu cầu HS rà soát lại kiến thức và đưa ra câu hỏi đối với những nội dung lí thuyết chưa nắm rõ hoặc chưa hiểu. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 5 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS đặt câu hỏi và yêu cầu các HS khác lắng nghe, trả lời, giải thích câu hỏi của bạn. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào hoạt động ôn tập. HOẠT ĐỘNG 2: HƯỚNG DẪN ÔN TẬP a) Mục đích: HS hệ thống lại kiến thức đã được học. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để hệ thống hóa kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành việc hệ thống hóa kiến thức. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để lập sơ đồ hóa những nội dung kiến thức cơ bản đã học. + Nhóm 1,2: Vai trò và đặc điểm của công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp. + Nhóm 3,4: Địa lí các ngành công nghiệp : Công nghiệp năng lượng. Công nghiệp điện tử - tin học. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Công nghiệp thực phẩm. + Nhóm 5,6: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 10 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 244


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: * Câu hỏi: * Trả lời câu hỏi: d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a) Mục đích: b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: * Câu hỏi: * Trả lời câu hỏi: d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. 3.4. Củng cố, dặn dò: - GV nhấn mạnh những nội dung trọng tâm liên quan đến bài thi. - Yêu cầu HS hoàn thành các bài tập đã ra. 3.5. Hướng dẫn về nhà: - Yêu cầu HS làm dàn ý, đề cương vào vở - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập - Ôn tập chuẩn bị kiểm tra.

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 245


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Ngày soạn: …. /…. /…. TIẾT 42: KIỂM TRA GIỮA KỲ II I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Vai trò và đặc điểm của công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp. - Địa lí các ngành công nghiệp: Công nghiệp năng lượng. Công nghiệp điện tử tin học. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Công nghiệp thực phẩm. - Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp. 2. Năng lực: - Năng lực chung: Tổng hợp kiến thức để giải quyết vấn đề. 3. Phẩm chất: - Phẩm chất: trung thực, trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị: Bút, thước kẻ, giấy nháp. 2. Học liệu: Đề kiểm tra, Atlat. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 3.1. Ổn định: Ngày dạy Lớp Sĩ số Ghi chú

3.2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 3.3. Hoạt động học tập: A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vai trò và đặc điểm của công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới

Biết được vai trò và đặc điểm của công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp.

Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.

Giải thích được tình hình phát triển công nghiệp của các châu lục, các quốc gia.

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Vận dụng cao So sánh sự khác nhau giữa đặc điểm ngành công nghiệp với các ngành khác. Trang 246


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

phát triển và phân bố công nghiệp. 17,5 % tổng điểm = 1,75 điểm

Số câu: 02 TN Số điểm: 0,5

Số câu: 02 TN Số điểm: 0,5

Số câu: 02 TN Số điểm: 0,5

Số câu: 01 TN Số điểm: 0,25

Biết được vai trò, đặc điểm và sự Địa lí các phân bố một số ngành nghành công công nghiệp chủ yếu nghiệp trên thế giới.

Hiểu được vai trò, đặc điểm và sự phân bố một số nghành công nghiệp chủ yếu trên thế giới.

Nhận xét tình hình khai thác than và dầu mỏ của thế giới

Đánh giá được vai trò, các nhân tố tác động đến sự phát triển công nghiệp của một vùng, địa phương hay quốc gia cụ thể.

50 % tổng điểm = 5,0 điểm Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp. 32,5 % tổng điểm = 3,25 điểm Tổng số 100%= 10 điểm

Số câu: 03 TN + 01 TL Số điểm: 2,25 Phân biệt được một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Số câu: 03 TN Số điểm: 0,75

Số câu: 03 TN Số điểm: 0,75

So sánh sự khác nhau của một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Liên hệ với hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta và một số nước khác.

Số câu: 02 TN Số điểm: 0,5

Số câu: 02 TN Số điểm: 0,5

Số câu: 05 TN Số điểm: 1,25 Nhận biết được đặc trưng của một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Số câu: 01 TN + 01 TL Số điểm: 1,75 Số câu: 08 TN + 01 TL Số điểm: 3,5

Số câu: 02 TN Số điểm: 0,5

Số câu: 07 TN Số câu: 07 TN + 01 TL Số điểm: 1,75 Số điểm: 3,25 B. ĐỀ KIỂM TRA

Số câu: 06 TN Số điểm: 1,5

ĐỀ SỐ 01 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM) Câu 1. Vai trò chủ đạo của ngành sản xuất công nghiệp được thể hiện NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 247


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

A. cung cấp hầu hết tư liệu sản xuất. B. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. C. sản xuất ra nhiều sản phẩm mới. D. khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Câu 2. Nhân tố tự nhiên quan trọng nhất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp là A. khí hậu. B. khoáng sản. C. biển. D. rừng. Câu 3. Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm của công nghiệp? A. Sản xuất công nghiệp bao gồm hai giai đoạn. B. Sản xuất công nghiệp có tính tập trung cao độ. C. Sản xuất công nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. D. Sản xuất công nghiệp được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp giữa nhiều ngành. Câu 4. Tính chất tập trung cao độ trong công nghiệp được thể hiện rõ ở việc A. làm ra tư liệu sản xuất và sản phẩm tiêu dùng. B. phân phối sản phẩm công nghiệp trên thị trường. C. tập trung tư liệu sản xuất, nhân công và sản phẩm. D. tập trung nhiều điểm công nghiệp và xí nghiệp công nghiệp. Câu 5. Tính chất hai giai đoạn của ngành sản xuất công nghiệp là do A. trình độ sản xuất. B. đối tượng lao động. C. máy móc, thiết bị. D. trình độ lao động Câu 6. Ý nào sau đây đúng với vai trò của ngành sản xuất công nghiệp? A. Là cơ sở để phát triển ngành chăn nuôi. B. Cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. C. Sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn cho xã hội. D. Tạo ra mối liên hệ kinh tế, xã hội giữa các địa phương, các nước. Câu 7. Vai trò nào dưới đây không phải là của ngành công nghiệp? A. Sản xuất ra lương thực - thực phẩm cho con người. B. Thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác. C. Khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. D. Cung cấp tư liệu sản xuất cho tất cả các ngành kinh tế. Câu 8. Đâu không phải sản phẩm của ngành công nghiệp thực phẩm? A. Dệt - may, da giày, nhựa. B. Thịt, cá hộp và đông lạnh. C. Rau quả sấy và đóng hộp. D. Sữa, rượu, bia, nước giải khát. Câu 9. Ngành công nghiệp năng lượng bao gồm những phân ngành nào sau đây? A. Công nghiệp điện lực, hóa chất và khai thác than. B. Khai thác dầu khí, công nghiệp luyện kim và cơ khí. C. Khai thác gỗ, khai thác dầu khí và công nghiệp nhiệt điện. D. Khai thác than, khai thác dầu khí và công nghiệp điện lực. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 248


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Câu 10. Than là nguồn nhiên liệu quan trọng cho A. nhà máy chế biến thực phẩm. B. nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim C. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. D. nhà máy thủy điện, nhà máy điện hạt nhân. Câu 11. Nguyên liệu chủ yếu của công nghiệp thực phẩm là sản phẩm của ngành A. khai thác gỗ, khai thác khoáng sản. B. khai thác khoáng sản, thủy sản. C. trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. D. khai thác gỗ, chăn nuôi và thủy sản. Câu 12. Trong ngành công nghiệp điện tử - tin học, các sản phẩm: phần mềm, thiết bị công nghệ thuộc nhóm A. máy tính. B. thiết bị điện tử. C. điện tử tiêu dùng. D. thiết bị viễn thông. Câu 13. Ngành nào sau đây thuộc ngành công nghiệp năng lượng? A. luyện kim. B. dệt may. C. cơ khí. D. điện lực. Câu 14. Ngành công nghiệp nào sau đây được coi là ngành kinh tế quan trọng và cơ bản của các quốc gia? A. Thực phẩm. B. Năng lượng. C. Điện tử - tin học. D. Sản xuất hàng tiêu dùng. Câu 15. Trữ lượng dầu mỏ trên thế giới tập trung nhiều nhất ở A. Trung Đông. B. Bắc Mĩ. C. Mĩ La Tinh. D. Tây Âu. Câu 16. Cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới hiện nay có sự thay đổi theo hướng tập trung tăng tỉ trọng A. củi gỗ. B. than đá. C. dầu khí. D. năng lượng mới. Câu 17. Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chịu ảnh hưởng nhiều bởi A. việc sử dụng nhiên liệu, chi phí vận chuyển. B. thời gian và chi phí xây dựng tốn kém. C. lao động, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. D. nguồn nhiên liệu và thị trường tiêu thụ. Câu 18. Phát biểu nào dưới đây không đúng với vai trò của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng? A. Giải quyết việc làm cho lao động. B. Nâng cao chất lượng cuộc sống. C. Phục vụ cho nhu cầu con người. D. Không có khả năng xuất khẩu. Câu 19. Ngành công nghiệp dệt - may có tác động mạnh nhất tới ngành công nghiệp nào sau đây? NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 249


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

A. Công nghiệp cơ khí. B. Công nghiệp hóa chất. C. Công nghiệp luyện kim. D. Công nghiệp năng lượng. Câu 20. Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất là A. điểm công nghiệp. B. vùng công nghiệp. C. trung Tâm công nghiệp. D. khu công nghiệp tập trung. Câu 21. Các trung tâm công nghiệp thường được phân bố đâu? A. Thị trường lao động rẻ. B. Giao thông thuận lợi. C. Nguồn nguyên liệu phong phú. D. Những thành phố lớn. Câu 22. Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây có quy mô lớn nhất? A. Điểm công nghiệp. B. Vùng công nghiệp. D. Trung tâm công nghiệp. C. Khu công nghiệp. Câu 23. Ý nào sau đây là đặc điểm chính của vùng công nghiệp? A. Có ranh giới rõ ràng, có vị trí thuận lợi. B. Sản xuất các sản phẩm để tiêu dùng và xuất khẩu. C. Có một vài ngành tạo nên hướng chuyên môn hóa. D. Tập trung ít xí nghiệp, không có mối liên hệ với nhau. Câu 24. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp phổ biến nhất ở các nước đang phát triển là A. điểm công nghiệp. B. khu công nghiệp tập trung. C. trung tâm công nghiệp. D. vùng công nghiệp. Câu 25. Ở nước ta, vùng than lớn nhất đang khai thác thuộc tỉnh A. Lạng Sơn. B. Hòa Bình. C. Cà Mau. D. Quảng Ninh. Câu 26. Điểm khác nhau giữa trung tâm công nghiệp với vùng công nghiệp là A. có nhiều xí nghiệp công nghiệp. B. có các nhà máy, xí nghiệp bổ trợ phục vụ. C. sản phẩm vừa tiêu thụ trong nước vừa xuất khẩu. D. vùng công nghiệp có quy mô lớn hơn trung tâm công nghiệp. Câu 27. Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây? A. Điểm công nghiệp. B. Khu công nghiệp. C. Vùng công nghiệp. D. Trung tâm công nghiệp. Câu 28. Cho biểu đồ về một số sản phẩm công nghiệp của Việt Nam, giai đoạn 2006 - 2015:

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 250


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? A. Sản lượng than sạch, dầu thô và điện. B. Tốc độ tăng trưởng sản lượng than sạch, dầu thô và điện. C. Qui mô và cơ cấu sản lượng than sạch, dầu thô và điện. D. Cơ cấu sản lượng than sạch, dầu thô và điện. B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM) Câu 1 (1,5 điểm): Phân tích vai trò, trữ lượng, sản lượng và phân bố công nghiệp khai thác dầu khí. Câu 2 (1,5 điểm): Trình bày đặc điểm khu công nghiệp tập trung. Lấy ví dụ. ĐỀ SỐ 02 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM) Câu 1. Điểm giống nhau cơ bản của hai giai đoạn sản xuất công nghiệp là A. đều sản xuất bằng thủ công. B. đều sản xuất bằng máy móc. C. cùng chế biến nguyên liệu để tạo ra sản phẩm tiêu dùng. D. cùng tác động vào đối tượng lao động để tạo ra nguyên liệu. Câu 2. Nhân tố nào sau đây giúp ngành công nghiệp phân bố ngày càng hợp lí hơn? A. Dân cư và nguồn lao động. B. Thị trường. C. Đường lối chính sách. D. Tiến bộ khoa học kĩ thuật. Câu 3. Nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố kinh tế - xã hội có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp? A. Vị trí địa lí. B. Tiến bộ khoa học kĩ thuật. C. Thị trường. D. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật. Câu 4. Ý nào sau đây không đúng với vai trò của ngành công nghiệp? A. Luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP. B. Sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn. C. Cung cấp hầu hết các tư liệu sản xuất cho các ngành kinh tế. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 251


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

D. Tạo ra các sản phẩm tiêu dùng có giá trị, góp phần phát triển kinh tế. Câu 5. Ý nào sau đây không đúng với tính chất tập trung cao độ của công nghiệp? A. Tập trung tư liệu sản xuất. B. Thu hút nhiều lao động. C. Tạo ra khối lượng lớn sản phẩm. D. Cần không gian rộng lớn. Câu 6. Ngành sản xuất công nghiệp khác với ngành nông nghiệp ở chỗ A. đất trồng là tư liệu sản xuất. B. cây trồng, vật nuôi là đối tượng lao động. C. phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên. D. ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Câu 7. Đặc điểm nào sau đây khiến cho sản xuất công nghiệp không đòi hỏi những không gian rộng lớn? A. Bao gồm hai giai đoạn. B. Gồm nhiều ngành phức tạp. C. Gồm ít ngành sản xuất. D. Sản xuất có tính tập trung cao độ. Câu 8. Khoáng sản nào sau đây được coi là “vàng đen” của nhiều quốc gia? A. Than. B. Dầu mỏ. C. Sắt. D. Mangan. Câu 9. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng bao gồm A. thịt, cá hộp và đông lạnh, rau quả sấy. B. dệt - may, chế biến sữa, sành - sứ - thủy tinh. C. nhựa, sành - sứ - thủy tinh, nước giải khát. D. dệt - may, da giày, nhựa, sành - sứ - thủy tinh. Câu 10. Từ dầu mỏ người ta có thể sản xuất ra được nhiều loại A. hóa phẩm, dược phẩm. B. hóa phẩm, thực phẩm. C. dược phẩm, thực phẩm. D. thực phẩm, mỹ phẩm. Câu 11. Ngành công nghiệp được coi là thước đo trình độ phát triển khoa học - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới là A. công nghiệp năng lượng. B. điện tử - tin học. C. sản xuất hàng tiêu dùng. D. công nghiệp thực phẩm. Câu 12. Hoạt động nào sau đây thuộc giai đoạn tạo ra tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng? A. Khai thác bô xit. B. Khai thác than. C. Khai thác thủy sản. D. Chế biến cà phê. Câu 13. Phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm ngành công nghiệp dệt? A. Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú. B. Lao động dồi dào, nhu cầu lớn về nhân công. C. Thị trường tiêu thụ rộng lớn vì có dân số đông. D. Đòi hỏi trình độ khoa học - kĩ thuật cao. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 252


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Câu 14. Hoạt động công nghiệp nào sau đây không cần nhiều lao động A. Dệt - may. B. Giày - da. C. Thủy điện. D. Thực phẩm. Câu 15. Ý nào sau đây không phải vai trò của ngành công nghiệp điện lực? A. Đẩy mạnh tiến bộ khoa học - kĩ thuật. B. Là cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại. C. Đáp ứng đời sống văn hóa, văn minh của con người. D. Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị của nhiều nước. Câu 16. Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của ngành công nghiệp điện tử - tin học? A. Ít gây ô nhiễm môi trường. B. Không yêu cầu cao về trình độ lao động. C. Không chiếm diện tích rộng. D. Không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước. Câu 17. Hai ngành công nghiệp chính sử dụng các sản phẩm của cây công nghiệp là A. hóa chất và thực phẩm. B. sản xuất hàng tiêu dùng và dược phẩm. C. dệt may và thực phẩm. D. sản xuất hàng tiêu dùng và thực phẩm. Câu 18. Nguồn năng lượng nào dưới đây được coi là năng lượng sạch có thể tái tạo được? A. Than đá. B. Dầu mỏ. C. Khí đốt. D. Địa nhiệt. Câu 19. Đặc điểm nào sau đây thuộc về khu công nghiệp tập trung? A. Đồng nhất với một điểm dân cư. B. Các xí nghệp, không có mối liên kết nhau. C. Có ranh giới rõ ràng, được đặt nơi có vị trí thuận lợi. D. Gắn liền với đô thị vừa và lớn. Câu 20. Các trung tâm công nghiệp thường được phân bố đâu? A. Thị trường lao động rẻ. B. Giao thông thuận lợi. C. Nguồn nguyên liệu phong phú. D. Những thành phố lớn. Câu 21. Đặc điểm nào sau đây đúng với điểm công nghiệp? A. Gắn với đô thị vừa và lớn. B. Khu vực có ranh giới rõ ràng. C. Là một vùng lãnh thổ rộng lớn. D. Đồng nhất với một điểm dân cư. Câu 22. Phát biểu nào sau đây không đúng về điểm công nghiệp? A. Đồng nhất với một điểm dân cư. B. Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp. C. Được đặt ở những nơi gần nguồn nguyên, nhiên liệu, nông sản. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 253


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

D. Có xí nghiệp nòng cốt, một vài ngành tạo nên hướng chuyên môn hóa. Câu 23. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp phổ biến nhất ở các nước đang phát triển là A. điểm công nghiệp. B. khu công nghiệp tập trung. C. trung tâm công nghiệp. D. vùng công nghiệp. Câu 24. Ở nước ta hiện nay, dầu mỏ đang khai thác nhiều ở vùng A. Bắc trung Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Đông Nam Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 25. Mục đích chủ yếu của việc xây dựng các khu công nghiệp tập trung ở các nước đang phát triển là A. sản xuất phục vụ xuất khẩu. B. thu hút vốn đầu tư nước ngoài. C. đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất. D. tạo sự hợp tác sản xuất giữa các xí nghiệp. Câu 26. Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây? A. Điểm công nghiệp. B. Khu công nghiệp. C. Vùng công nghiệp. D. Trung tâm công nghiệp. Câu 27. Cho biểu đồ về một số sản phẩm công nghiệp của Việt Nam, giai đoạn 2006 - 2015:

(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? A. Sản lượng than sạch, dầu thô và điện. B. Tốc độ tăng trưởng sản lượng than sạch, dầu thô và điện. C. Qui mô và cơ cấu sản lượng than sạch, dầu thô và điện. D. Cơ cấu sản lượng than sạch, dầu thô và điện. Câu 28. Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây có quy mô lớn nhất? A. Điểm công nghiệp. B. Vùng công nghiệp. D. Trung tâm công nghiệp. C. Khu công nghiệp. B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM) Câu 1 (1,5 điểm): Phân tích vai trò, trữ lượng, sản lượng và phân bố công nghiệp khai thác than. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 254


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Câu 2 (1,5 điểm): Trình bày đặc điểm trung tâm công nghiệp. Lấy ví dụ. C. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 01 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 A B C C B C A A D B C A D B 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 A D C D B A D B C B D D D A B. PHẦN TỰ LUẬN Câu Đáp án Điểm 1 Phân tích vai trò, trữ lượng, sản lượng và phân bố công 1,5 nghiệp khai thác dầu khí. * Vai trò: - Cung cấp hầu hết nhiên liệu cho các động cơ đốt trong. 0,25 - Cung cấp nguyên liệu cho CN hoá chất (SX nhiều loại hoá 0,25 phẩm, dược phẩm. * Trữ lượng: 400 - 500 tỉ tấn. 0,5 * Sản lượng và phân bố: - Sản lượng: 3,8 tỉ tấn/năm. 0,25 - Phân bố: Khai thác nhiều ở các nước đang phát triển, thuộc khu 0,25 vực Trung Đông, Bắc Phi, Mỹ La Tinh, ĐNA.. 2 Trình bày đặc điểm khu công nghiệp tập trung. Lấy ví dụ 1,5 - Quy mô, vị trí: Vài trăm ha, có ranh giới rõ ràng (không có dân 0,25 cư sinh sống bên trong), có vị trí thuận lợi. 0,25 - Số lượng xí nghiệp và mối liên hệ: Tập trung tương đối nhiều các xí nghiệp với khả năng hợp tác SX cao. - Đặc trưng về sản xuất: SX các SP vừa để tiêu dùng trong nước 0,5 và XK; Có các xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ SX CN. - Ví dụ: Thụy Vân (Việt Trì), Tân Bình, Nội Bài… 0,5 ĐỀ SỐ 02 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 B D A A D D D B D A B D D C 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 D B D D C D D D B C B D A B B. PHẦN TỰ LUẬN Câu Đáp án Điểm 1 Phân tích vai trò, trữ lượng, sản lượng và phân bố công nghiệp 1,5 NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 255


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

2

khai thác than. * Vai trò: - Cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, luyện kim. - Là nguyên liệu cho CN hoá chất, dược phẩm. * Trữ lượng: 13.000 tỉ tấn. * Sản lượng và phân bố: - Sản lượng: 5 tỉ tấn/năm. - Phân bố: Chủ yếu ở bán cầu Bắc. Các nước khai thác nhiều: Hoa Kì, Nga, Trung Quốc, Đức... Trình bày đặc điểm trung tâm công nghiệp. Lấy ví dụ - Quy mô, vị trí: Gắn với các đô thị vừa và lớn, có VTĐL thuận lợi. - Số lượng xí nghiệp và mối liên hệ: Bao gồm khu CN, điểm CN và nhiều xí nghiệp CN có mối liên hệ chặt chẽ về SX, kĩ thuật, công nghệ. - Đặc trưng về sản xuất: Có các xí nghiệp nòng cốt (hướng chuyên môn hóa của trung tâm thường do các xí nghiệp nòng cốt quyết định); Có các xí nghiệp bổ trợ và phục vụ. - Ví dụ: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng…

0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 1,5 0,25 0,25 0,5

0,5 3.4. Nhận xét, đánh giá: - GV: Nhận xét, đánh giá tiết kiểm tra. - Rút kinh nghiệm 3.5. Hướng dẫn về nhà: - Chuẩn bị bài mới: Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 256


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Ngày soạn: …. /…. /…. TIẾT 43. BÀI 35. VAI TRÒ, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Hiểu và trình bày được cơ cấu của các ngành dịch vụ và vai trò to lớn của chúng trong nền kinh tế hiện đại. - Thấy được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ, đặc biệt nhân tố kinh tế - xã hội. - Trình bày được những đặc điểm phân bố ngành dịch vụ trên thế giới. 2. Năng lực: - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin. - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh. 3. Phẩm chất: - Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu. 2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 3.1. Ổn định: Ngày dạy Lớp Sĩ số Ghi chú

3.2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 3.3. Hoạt động học tập: HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG) a) Mục đích: HS nhớ lại kiến thức về ngành dịch vụ đã được học ở bậc THCS. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện:

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 257


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu một số hình ảnh về nghề thuộc nhóm ngành dịch vụ, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Đây là nghề gì? Những nghề này thuộc nhóm ngành nào? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về cơ cấu và vai trò của các ngành dịch vụ a) Mục đích: HS biết khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: I. Cơ cấu và vai trò của các ngành dịch vụ 1. Cơ cấu: Dịch vụ có cơ cấu ngành phức tạp, thường được chia làm 3 nhóm: - Dịch vụ kinh doanh. - Dịch vụ tiêu dùng. - Dịch vụ công cộng. 2. Vai trò: - Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm nhiều việc làm - Khai thác tốt hơn tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hoá, lịch sử và các thành tựu của khoa học. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi: + Câu hỏi 1: Trình bày những hiểu biết của mình về ngành dịch vụ? + Câu hỏi 2: Giải thích tại sao dịch vụ lại là ngành đang được đẩy mạnh ở tất cả các nước? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 258


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về về các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ a) Mục đích: HS hiểu và biết các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: II. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ (Sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ, SGK). d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ: + Nhóm 1: Phân tích và tìm ví dụ minh hoạ cho ý 1. + Nhóm 2: Phân tích và tìm ví dụ minh hoạ cho ý 2. + Nhóm 3: Phân tích và tìm ví dụ minh hoạ cho ý 3. + Nhóm 4: Phân tích và tìm ví dụ minh hoạ cho ý 4. + Nhóm 5: Phân tích và tìm ví dụ minh hoạ cho ý 5. + Nhóm 6: Phân tích và tìm ví dụ minh hoạ cho ý 6. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về đặc điểm phân bố ngành dịch vụ trên thế giới a) Mục đích: HS trình bày được tình hình phát triển dịch vụ trên thế giới và liên hệ đến sự phát triển ngành ở Việt Nam. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: III. Đặc điểm phân bố ngành dịch vụ trên thế giới - Ở các nước phát triển,ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP. - Các thành phố cực lớn chính là các trung tâm dịch vụ lớn có vai trò to lớn trong nền kinh tế toàn cầu. d) Tổ chức thực hiện:

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 259


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi: + Câu hỏi 1: Nhận xét sự phân hoá về tỉ trọng của các ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP của các nước trên thế giới qua hình 35.1? + Câu hỏi 2: Xác định trên bản đồ các nước trên thế giới các thành phố cực lớn đồng thời cũng là các trung tâm dịch vụ lớn? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: Câu 1. Ngành dịch vụ nào dưới đây thuộc nhóm dịch vụ tiêu dùng? A. Hoạt động đồn thể. B. Hành chính công. C. Hoạt động buôn, bán lẻ. D. Thông tin liên lạc. Câu 2. Những ngành nào sau đây không thuộc ngành dịch vụ? A. Ngành thông tin liên lạc. B. Ngành bảo hiểm. C. Ngành du lịch. D. Ngành xây dựng. Câu 3. Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của ngành dịch vụ là. A. Sức mua, nhu cầu dịch vụ. B. hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ. C. phân bố mạng lưới ngành dịch vụ. D. nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ. Câu 4. Khu vực nào có cơ cấu ngành hết sức phức tạp? A. Công nghiệp. B. Nông nghiệp. C. Dịch vụ. D. Xây dựng. Câu 5. Trung tâm dịch vụ lớn nhất ở Việt Nam là A. Đà Nẵng. B. Nha Trang. C. Hải Phòng. D. TP Hồ Chí Minh. d) Tổ chức thực hiện: NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 260


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a) Mục đích: HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để giải thích sự tập trung lao động trong khu vực dịch vụ của nước ta. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: * Câu hỏi: Tại sao lao động trong các ngành dịch vụ ở các nước đang phát triển còn ít? * Trả lời câu hỏi: - Trình độ phát triển của ngành dịch vụ chưa thật cao, chưa tạo ra nhiều việc làm. - Ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ tới các nước này còn yếu. - Trình độ đô thị hóa thấp, mạng lưới thành phố kém phát triển, tỉ lệ dân thành thị còn thấp. - Chất lượng nguồn lao động còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. 3.4. Củng cố, dặn dò: GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài. 3.5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. - Chuẩn bị bài mới: Chủ đề. Địa lí ngành giao thông vận tải.

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 261


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Ngày soạn: …. /…. /…. TIẾT 44 + 45 + 46 + 47. CHỦ ĐỀ: ĐỊA LÍ NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI (Thời lượng: 4 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Trình bày được vai trò, đặc điểm của ngành giao thông vận tải và các chỉ tiêu đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải. - Phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội đến sự phân bố và phát triển của ngành cũng như sự hoạt động của các phương tiện vận tải. - Nắm được các ưu điểm, hạn chế, đặc điểm phát triển và phân bố của ngành vận tải đường sắt, đường ô tô, đường ống, đường sông - hồ, đường biển và đường hàng không. - Hiểu được vị trí chiến lược của hai kênh đào Xuy - ê và Panama. - Thấy được những lợi ích về kinh tế của hai kênh đào. 2. Năng lực: - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin. - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh. 3. Phẩm chất: - Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu. 2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 3.1. Ổn định: Tiết Ngày dạy Lớp Sĩ số Ghi chú

3.2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 3.3. Hoạt động học tập: HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG) a) Mục đích: HS nhận diện được ngành GTVT thuộc nhóm ngành dịch vụ kinh doanh. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 262


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu một số hình ảnh về các loại hình GTVT, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: GTVT thuộc nhóm ngành dịch vụ nào? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về vai trò và đặc điểm ngành giao thông vận tải a) Mục đích: HS trình bày được vai trò và đặc điểm của ngành GTVT. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: I. Vai trò và đặc điểm của ngành GTVT 1. Vai trò: - Giúp cho các quá trình sản xuất diễn ra liên tục và bình thường. - Phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. - Góp phần thực hiện các mối liên hệ kinh tế - xã hội giữa các địa phương, củng cố tính thống nhất của nền kinh tế; tạo nên mối giao lưu kinh tế giữa các nước. - Thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hoá ở nhũng vùng xa xôi. - Tăng cường sức mạnh quốc phòng. 2. Đặc điểm: - Sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hoá. - Chỉ tiêu đánh giá: + Khối lượng vận chuyển (số hành khách, số tấn hàng hoá). + Khối lượng luân chuyển (người.km; tấn.km). + Cự li vận chuyển trung bình (km). d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi: + Câu hỏi 1: Ngành giao thông vận tải có vai trò như thế nào đối với sản xuất và đời sống? + Câu hỏi 2: Chứng minh giao thông vận tải là ngành sản xuất độc đáo? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 263


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

+ Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố ngành GTVT a) Mục đích: HS trình bày được các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và sự phân bố của ngành GTVT. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: II. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố ngành GTVT 1. Điều kiện tự nhiên: - Quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hình vận tải. - Ảnh hưởng lớn đến công tác thiết kế và khai thác các công trình giao thông vận tải. - ĐKTN (khí hậu và thời tiết) ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của các phương tiện vận tải. 2. Điều kiện kinh tế - xã hội. - Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết định tới sự phát triển và phân bố, cũng như sự hoạt động của ngành giao thông vận tải. - Phân bố dân cư đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị có ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ: + Nhóm 1 + 3: Nghiên cứu về ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên tới phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải. + Nhóm 2 + 4: Nghiên cứu về ảnh hưởng của điều kiện KT - XH tới phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 264


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về GTVT đường sắt, đường ô tô, đường ống a) Mục đích: HS phân tích được ưu điểm, nhược điểm, tình hình phát triển và phân bố của các loại hình GTVT đường sắt, đường ô tô và đường ống. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: III. Tìm hiểu về các ngành GTVT Loại hình Đường sắt Đường ô tô Đường ống GTVT - Tiện lợi, cơ động, có khả năng VC hàng hóa nặng trên Hiệu quả cao khi thích nghi cao với VC dầu, khí đốt, những tuyến đường với Ưu điểm mọi ĐH. tốc độ nhanh, ổn định, giá rẻ, không tốn - Đặc biệt có hiệu đất xây dựng giá rẻ quả với các cự li ngắn, trung bình Chỉ hoạt động trên các Gây ô nhiễm MT; Phụ thuộc vào địa tuyến đường ray cố định; Nhược gây ách tắc GT và hình, không vận chi phí lớn để XD đường điểm nhiều tai nạn giao chuyển được các ray, nhà ga, cần nhiều thông. vật chất rắn nhân viên - Sức kéo có sự thay đổi từ từ dầu máy chạy bằng hơi nước đến đầu máy Đã chế tạo được điezen,chạy điện và hiện nhiều loại ô tô đặc đại hơn cả là tàu chạy biệt là loại ô tô cần ít nhiên liệu, ít gây trên đệm từ Chiều dài đường - Khổ đường ray: Dạt ô nhiễm MT ống tăng nhanh. Tình hình khổ tiêu chuẩn, khổ rộng TG có 700 tr ô tô Trung Đông, HK, phát triển - Tổng chiều dài: 1,2 tr trong đó 4/5 là xe Nga, TQ… km du lịch. - Tốc độ tảu chạy: Các nước phát 500km/h triển: HK, Tây Âu, Ở các vùng CN phát Ôxtraylia triển: Châu Âu, đông bắc HK… NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 265


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập: PHIẾU HỌC TẬP Loại hình GTVT Đường sắt Đường ô tô Đường ống Ưu điểm Nhược điểm Tình hình phát triển và phân bố + Nhóm 1,3: Dựa vào kiến thức SGK, kết hợp với vốn hiểu biết hoàn thành phiếu tìm hiểu về đường sắt. Liên hệ với sự phát triển và phân bố của ngành đường sắt Việt Nam? + Nhóm 2,5: Dựa vào kiến thức SGK, kết hợp với vốn hiểu biết hoàn thành phiếu tìm hiểu về đường ô tô. Liên hệ với sự phát triển và phân bố của đường ô tô ở Việt Nam? + Nhóm 4,6: Dựa vào kiến thức SGK, kết hợp với vốn hiểu biết hoàn thành phiếu tìm hiểu về đường ống. Liên hệ với sự phát triển và phân bố của ngành đường ống Việt Nam? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. Hoạt động 2.4. Tìm hiểu về các ngành GTVT đường sông hồ, đường biển, đường hàng không a) Mục đích: HS phân tích được ưu điểm, nhược điểm, tình hình phát triển và phân bố của các loại hình GTVT đường sông hồ, đường biển và đường hàng không. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: III. Tìm hiểu về các ngành GTVT Đường hàng Loại hình GTVT Đường sông hồ Đường biển không Chi phí thấp Đảm bảo phần lớn Đảm bảo mối giao Ưu điểm Vận chuyển được trong vận tải hàng hoá lưu quốc tế. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 266


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

hàng hóa nặng, quốc tế. cồng kềnh không Khối lượng luân cần nhanh chuyển hàng hoá lớn nhất Giá khá rẻ.

Sử dụng có hiệu quả thành tựu mới của KHKT. Tốc độ nhanh nhất

Sản phẩm chủ yếu là Rất đắt. Phụ thuộc vào tự dầu thô và các sản Trọng tải thấp. Nhược điểm nhiên đặc biệt là phẩm dầu mỏ nên gây Ô nhiễm không khí khí hậu, thủy chế ô nhiễm biển Các đội tàu buôn tăng. Các kênh biển được Các cường quốc Các tàu chạy trên đào nên đã rút ngắn hàng không trên sông đã cải tiến, khoảng cách. thế giới: Hoa Kì, kênh nối các lưu Phát triển mạnh các Anh, Pháp, Đức, vực vận tải với cảng contenơ. LB Nga Các tuyến nhau. Tình hình phát Các cảng biển: ở hai hàng không sầm Các nước có triển và phân bố bên bờ ĐTD và TBD. uất nhất: mạng lưới đường Các kênh biển: kênh Các tuyến xuyên sông, hồ phát Xuy - ê, Panama, Ki - Đại Tây Dương triển: HK, Nga, en. Các tuyến nối Hoa Ca - na - đa… Các nước có đội tàu Kì với khu vực buôn lớn: Nhật Bản, Châu Á - TBD. Libêria, Panama d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập: PHIẾU HỌC TẬP Loại hình GTVT Đường sông Đường Đường hàng hồ biển không Ưu điểm Nhược điểm Tình hình phát triển và phân bố + Nhóm 1,3: Dựa vào kiến thức SGK, kết hợp với vốn hiểu biết hoàn thành phiếu tìm hiểu về đường sông hồ. Liên hệ với sự phát triển và phân bố của ngành đường sắt Việt Nam?

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 267


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

+ Nhóm 2,5: Dựa vào kiến thức SGK, kết hợp với vốn hiểu biết hoàn thành phiếu tìm hiểu về đường biển. Liên hệ với sự phát triển và phân bố của đường ô tô ở Việt Nam? + Nhóm 4,6: Dựa vào kiến thức SGK, kết hợp với vốn hiểu biết hoàn thành phiếu tìm hiểu về đường hàng không. Liên hệ với sự phát triển và phân bố của ngành đường ống Việt Nam? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. Hoạt động 2.5. Tìm hiểu về kênh đào Xuy - ê và kênh đào Panama a) Mục đích: HS trình bày được hiểu biết về kênh đâò Xuy - ê và kênh đào Panama. b) Nội dung: HS lắng nghe giáo viên hướng dẫn. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức theo yêu cầu. d) Tổ chức thực hiện: GV hướng dẫn HS tự làm ở nhà. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: Câu 1. Sản phẩm của ngành giao thông vận tải là A. sự chuyên chở người và hàng hóa. B. phương tiện giao thông và tuyến đường. C. sự tiện nghi và sự an toàn của hành khách. D. các loại xe vận chuyển và hàng hóa. Câu 2. Ý nào sau đây không đúng về vai trò của ngành giao thông vận tải? A. sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn cho xã hội. B. cung ứng vật tư kỹ thuật, nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất. C. phục vụ nhu cầu đi lại và sinh hoạt của người dân được thuận tiện. D. đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, phân bố lại dân cư và lao động. Câu 3. Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành giao thông vận tải? A. cự li vận chuyển trung bình tính bằng km. B. sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hóa. C. Chất lượng sản được đo bằng tốc độ chuyên chở. D. khối lượng luân chuyển được đo bằng đơn vị: tấn. km. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 268


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Câu 4. Ở vùng ôn đới về mùa đông, loại hình giao thông vận tải nào hoạt động kém thuận lợi nhất? A. Đường sắt. B. Đường sông. C. Đường hàng không. D. Đường ô tô. Câu 5. Để phát triển kinh tế, văn hóa ở miền núi thì ngành nào phải đi trước một bước? A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp. C. Thông tin liên lạc. D. Giao thông vận tải. Câu 6. Yếu tố tự nhiên nào sau đây ít ảnh hưởng đến hoạt động của ngành giao thông vận tải? A. khí hậu. B. địa hình. C. sông ngòi. D. sinh vật. Câu 7. Nhân tố nào sau đây quy định sự có mặt của các loại hình giao thông vận tải? A. tài nguyên thiên nhiên. B. điều kiện tự nhiên. C. sự phân bố dân cư. D. sự phát triển công nghiệp. Câu 8. Số hành khách và số tấn hàng hóa được vận chuyển gọi là A. khối lượng luân chuyển. B. khối lượng vận chuyển. C. cự li vận chuyển trung bình. D. cự li và khối lượng vận chuyển. Câu 9. Nhân tố nào sau đây có vai trò quyết định ảnh hưởng đến phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải? A. Kinh tế - xã hội. B. Điều kiện tự nhiên. C. Vị trí địa lý. D. Tài nguyên thiên nhiên. Câu 10. Ngành đường sắt hiện nay đạt được tiến bộ chủ yếu là A. tốc độ nhanh. C. mạng lưới rộng. B. an toàn. D. giá thành hạ. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a) Mục đích: HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để chứng minh điều kiện tự nhiên ảnh hưởng lớn đến sự phát triển GTVT. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 269


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

* Câu hỏi: Chứng minh rằng các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng chủ yếu đến công việc xây dựng, khai thác mạng lưới giao thông và các phương tiện vận tải. * Trả lời câu hỏi: - Địa hình ảnh hưởng đến việc thiết kế, xây dựng các công trình vận tải. Địa hình núi non hiểm trở đòi hỏi xây dựng các tuyến đường bộ quanh co để giảm bớt độ dốc, xây dựng các tuyến đường sắt răng cưa, làm các đường hầm xuyên núi, các cầu vượt khe sâu, làm các công trình chống lỡ đất vào mùa mưa lũ (trên thế giới có hàng chục đường hầm cho xe lửa và ô tô xuyên qua các dãy núi, các eo biển; ở nước ta có nhiều nhánh núi ăn lan ra sát biển, tàu Thống Nhất chạy theo hướng Bắc Nam phải đi qua tới 27 hầm xuyên núi…). Địa hình bờ biển với các vũng vịnh kín gió, các đảo tự nhiên chắn sóng là cơ sở để xây dựng các cảng biển lớn. Các cảng nước sâu ở nước ta phần lớn được xây dựng chủ yếu ở Duyên hải miền Trung - nơi có nhiều vũng vịnh biển. - Mạng lưới sông ngòi dày đặc là cơ sở xây dựng mạng lưới đường thủy nội địa. Thủy chế sông ngòi ảnh hưởng đến hoạt động các phương tiện vận tải đường sông, cảng sông, kè sông… Sông ngòi bồi lắng phù sa ở hạ lưu, đòi hỏi phải nạo vét lòng sông thường xuyên thì tàu thuyền mới có thể đi lại. Đối với đường bộ, đường sắt, mạng lưới sông ngòi gây khó khăn vì phải đầu tư nhiều để xây dựng cầu, phà vượt sông. - Điều kiện thủy triều ảnh hưởng tới việc ra vào cảng của tàu bè, nhất là cảng nằm trên sông. Biên độ triều ảnh hưởng tới hoạt động của các công trình cảng. - Dòng biển, gió, bão… ảnh hưởng lớn đến hoạt động của vận tải biển. Ví dụ như ở Bắc Đại Tây Dương, dòng Gơnxtrim chảy từ tây nam lên đông bắc vì thế tàu bè đi từ châu Mĩ sang châu Âu nhanh hơn hướng ngược lại. Nơi 2 dòng biển nóng và lạnh gặp nhau tạo ra nhiều sương mù gây khó khăn cho tàu bè trên biển. - Khí hậu và thời tiết có ảnh hưởng sâu sắc tới các hoạt động vận tải. Ví dụ như ở nước ta về mùa lũ vận tải đường ô tô vag đường sắt gặp nhiều khó khăn, về mùa khô nhiều khúc sông cạn nước thuyền bè không thể qua lại. Ở các nước ôn đới về mùa đông nước đóng băng tàu bè không thể hoạt động, nhiều sân bay ngừng hoạt động do sương mù dày đặc hay do tuyết rơi quá dày. Các nước có khí hậu nhiệt đới ẩm đòi hỏi khi thiết kế các phương tiện vận tải phải chú ý đến vấn đề “nhiệt đới hóa”. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. 3.4. Tổng kết chủ đề, củng cố, dặn dò: a. Tổng kết chủ đề: NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 270


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- GV nhận xét, đánh giá về việc thực hiện chủ đề: những ưu điểm và hạn chế chủ yếu cần rút kinh nghiệm. b. Củng cố, dặn dò: - GV củng cố, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của chủ đề thông qua sơ đồ hóa đã được chuẩn bị sẵn. 3.5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. - Chuẩn bị bài mới: Tìm hiểu về vai trò, cơ cấu của ngành thương mại.

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 271


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Ngày soạn: …. /…. /…. TIẾT 48. BÀI 40. ĐỊA LÍ NGÀNH THƯƠNG MẠI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Biết vai trò của ngành thương mại đối với phát triển của nền kinh tế quốc dân và đối với phục vụ đời sống của nhân dân, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay - Hiểu và trình bày được một số khái niệm: thị trường, cán cân xuất - nhập khẩu - Hiểu được những nét cơ bản của thị trường thế giới và biến động của nó trong những năm gần đây. 2. Năng lực: - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin. - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh. 3. Phẩm chất: - Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu. 2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 3.1. Ổn định: Ngày dạy Lớp Sĩ số Ghi chú

3.2. Kiểm tra bài cũ: * Câu hỏi: Trình bày vai trò của giao thông vận tải. * Đáp án: - Giúp cho các quá trình sản xuất diễn ra liên tục và bình thường. - Phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. - Góp phần thực hiện các mối liên hệ kinh tế - xã hội giữa các địa phương, củng cố tính thống nhất của nền kinh tế; tạo nên mối giao lưu kinh tế giữa các nước. - Thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hoá ở nhũng vùng xa xôi. - Tăng cường sức mạnh quốc phòng. 3.3. Hoạt động học tập: NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 272


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG) a) Mục đích: HS nhớ lại kiến thức về ngành thương mại đã được học. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu một số hình ảnh về nghề thuộc nhóm ngành thương mại, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Đây là nghề gì? Những nghề này thuộc nhóm ngành nào? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về thị trường a) Mục đích: HS biết khái niệm thị trường, hàng hóa, dịch vụ, vật ngang giá, quy luật hoạt động của thị trường. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: I. Khái niệm về thị trường - Thị trường là nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua - Hàng hóa, dịch vụ: Là các sản phẩm hoặc các dịch vụ được đem ra trao đổi. - Vật ngang giá: Là vật để đo giá trị của hàng hóa. Vật ngang giá hiện đại nhất là tiền. - Thị trường hoạt động theo quy luật cung - cầu: + Cung > cầu: giá giảm, có lợi cho người mua. + Cung < cầu: giá tăng, kích thích sản xuất mở rộng. + Cung = cầu: giá cả ổn định  hoạt động maketing (tiếp thị) d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi: + Câu hỏi 1: Em hiểu hoạt động thương mại là gì? + Câu hỏi 2: Hoạt động thương mại diễn ra ở đâu? Nơi đó được gọi là gì? + Câu hỏi 3: HS dựa vào sơ đồ về hoạt động của thị trường trong SGK, trình bày các khái niệm: hàng hóa, dịch vụ, vật ngang giá? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 273


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

+ Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về ngành thương mại a) Mục đích: HS hiểu và biết vai trò, cán cân và cơ cấu xuất nhập khẩu. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: II. Ngành thương mại 1. Vai trò - Khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, điều tiết sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng. + Thương mại: nội thương và ngoại thương. + Nội thương: trao đổi hàng hoá dịch vụ trong nước. + Ngoại thương: trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia. 2. Cán cân xuất nhập khẩu và cơ cấu xuất nhập khẩu a. Cán cân xuất nhập khẩu. - Khái niệm: Quan hệ so sánh giữa giá trị hàng xuất khẩu (kim ngạch xuất khẩu) và giá trị hàng nhập khẩu (kim ngạch nhập khẩu) - Công thức tính: Cán cân xuất nhập khẩu = giá trị XK - giá trị NK. + Xuất khẩu > Nhập khẩu : Xuất siêu + Xuất khẩu < Nhập khẩu: Nhập siêu b. Cơ cấu hàng xuất - nhập khẩu. - Xuất khẩu : Nguyên liệu chưa qua chế biến, sản phẩm đã qua chế biến. - Nhập khẩu : tư liệu sản xuất và sản phẩm tiêu dùng - Các nước phát triển chủ yếu xuất siêu, các nước đang phát triển chủ yếu nhập siêu. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 5 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ: + Nhóm 1: Tìm hiểu về vai trò ngành thương mại. + Nhóm 2: Tìm hiểu về ngành nội thương (KN, vai trò + Nhóm 3: Tìm hiểu về ngành ngoại thương (KN, vai trò) + Nhóm 4: Tìm hiểu về cán cân xuất, nhập khẩu (KN, cách tính) + Nhóm 5: Tìm hiểu về cơ cấu hàng xuất nhập khẩu các nhóm nước NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 274


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về đặc điểm của thị trường thế giới a) Mục đích: HS trình bày được đặc điểm của thị trường thế giới. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: III. Đặc điểm của thị trường thế giới - Thị trường thế giới là một hệ thống toàn cầu. - Thị trường thế giới luôn biến động. - Các nước tư bản phát triển kiểm soát thị trường thế giới. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi: + Câu hỏi 1: Dựa vào hình 40 em hãy nhận xét tình hình xuất nhập khẩu trên thế giới? + Câu hỏi 2: Dựa vào bảng 40.1 nhận xét về tình hình xuất nhập khẩu 1 số nước có nền ngoại thương phát triển? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: Câu 1. Theo quy luật cung - cầu, khi cung lớn hơn cầu thì giá cả NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 275


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

A. tăng. B. giảm. C. ổn định. D. biến động. Câu 2. Đặc điểm nào sau đây đúng với hoạt động của ngành ngoại thương? A. Gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới. B. Trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một quốc gia. C. Liên kết thị trường các vùng trong một nước. D. Hợp tác sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Câu 3. Làm nhiệm vụ cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng là A. thị trường. B. hàng hóa. C. thương mại. D. tiền tệ. Câu 4. Cho bảng số liệu sau GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA MỘT SỐ NƯỚC NĂM 2014 ST TỔNG XUẤT NHẬP NƯỚC T SỐ KHẨU KHẨU Trung 1 4 501 2 252 2 249 Quốc 2 Hoa Kì 3 990 1 610 2 380 3 Nhật Bản 1 522, 4 710, 5 811, 9 4 Đức 2 866 1 547 1 319 5 Pháp 1 212, 3 578, 3 634 Dựa vào bảng số liệu trên, hãy cho biết trong năm 2014 các nước nào xuất siêu? A. Trung Quốc, Đức. B. Trung Quốc, Hoa Kì. C. Đức, Pháp. D. Đức, Nhật Bản d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a) Mục đích: HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để tính và nhận xét cán cân xuất nhập khẩu nước ta. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: * Câu hỏi: Cho bảng số liệu: NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 276


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2000 - 2017 (Đơn vị : tỉ USD) Năm Xuất khẩu Nhập khẩu 2000 14,5 15,6 2005 32,5 36,8 2010 72,2 84,8 2017 214,0 211,1 (Nguồn: Niên giám thông kê, Tổng cục thống kê2018) a. Tính cán cân xuất nhập khẩu nước ta, giai đoạn 2000 - 2017. b. Rút ra nhận xét về tình hình xuất nhập khẩu của nước ta, giai đoạn 2000 - 2017. * Trả lời câu hỏi: a. Cán cân xuất nhập khẩu nước ta giai đoạn 2000 - 2017. Năm 2000 2005 2010 2017 Cán cân XNK - 1.1 - 4.3 - 12.6 2.9 b. Nhận xét - Giá trị xuất nhập khẩu nước ta giai đoạn 2000 - 2007 đều tăng nhanh, xuất khẩu tăng nhanh hơn. - Cán cân xuất nhập khẩu thay đổi từ nhập siêu sang xuất siêu. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. 3.4. Củng cố, dặn dò: GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài. 3.5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. - Chuẩn bị bài mới: Chủ đề Môi trường và sự phát triển bền vững.

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 277


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Ngày soạn: …. /…. /…. TIẾT 49 + 50. CHỦ ĐỀ: MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (Thời lượng: 2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Hiểu và trình bày được khái niệm: môi trường, tài nguyên thiên nhiên, phát triển bền vững. - Hiểu được việc sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường là điều kiện của sự phát triển. 2. Năng lực: - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin. - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh. 3. Phẩm chất: - Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu. 2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 3.1. Ổn định: Tiết Ngày dạy Lớp Sĩ số Ghi chú

3.2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 3.3. Hoạt động học tập: HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG) a) Mục đích: Giúp học sinh hiểu và trình bày được khái niệm môi trường, tài nguyên thiên nhiên. Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích video clip, hình ảnh. Đặt ra câu hỏi và dẫn dắt vào chủ đề b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 278


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh quan sát một số hình ảnh và trả lời câu hỏi: Những hình ảnh trên khiến em suy nghĩ tới vấn đề gì?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về môi trường a) Mục đích: HS hiểu và trình bày được khái niệm, cách phân loại môi trường. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: I. Môi trường 1. Khái niệm: * Môi trường địa lí: Là không gian bao quanh Trái đất, có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. * Môi trường sống: Là tất cả hoàn cảnh bao quanh con người, có ảnh hưởng đến sự sống và phát triển của con người (như là 1 sinh vật và như 1 thực thể xã hội), đến chất lượng cuộc sống của con người. 2. Phân loại môi trường Môi trường được chia thành 3 loại: - Môi trường tự nhiên. - Môi trường xã hội. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 279


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

- Môi trường nhân tạo. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK (mục I, trang 159), kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi: + Câu hỏi: Nêu khái niệm môi trường? Cách phân loại môi trường? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về tài nguyên thiên nhiên a) Mục đích: HS biết và kể được một số loại tài nguyên thiên nhiên, hiểu về cách phân loại tài nguyên thiên nhiên. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: II. Tài nguyên thiên nhiên 1. Khái niệm: Là các thành phần của tự nhiên mà ở trình độ nhất định của lực lượng sản xuất chúng được sử dụng hoặc có thể được sử dụng làm phương tiện sản xuất và làm đối tượng tiêu dùng. 2. Phân loại: Có nhiều cách phân loại tài nguyên: - Theo thuộc tính tự nhiên: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật… - Theo công dụng kinh tế: tài nguyên nông nghiệp, tài nguyên công nghiệp, tài nguyên du lịch… - Theo khả năng có thể bị hao kiệt trong quá trình sử dụng: + Tài nguyên không bị hao kiệt: năng lượng mặt trời, không khí, nước. + Tài nguyên có thể bị hao kiệt: > Tài nguyên không khôi phục được: khoáng sản > Tài nguyên khôi phục được: đất trồng, các loài động thực vật d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK (mục II, trang 161), kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi: + Câu hỏi 1: Kể các tài nguyên thiên nhiên mà em biết, chúng có vai trò gì trong phát NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 280


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

triển kinh tế xã hội? + Câu hỏi 2: Trình bày các cách phân loại TNTN. Lấy ví dụ? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường là điều kiện để phát triển a) Mục đích: HS hiểu thế nào là phát triển bền vững, Vai trò, tầm quan trọng của việc sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đề xuất các giải pháp nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: III. Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường là điều kiện để phát triển - Khái niệm phát triển bền vững: Bảo đảm cho con người có đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao, trong môi trường sống lành mạnh - Loài người đang đứng trước thử thách lớn là: + Tài nguyên thiên nhiên đang bị cạn kiệt. + Môi trường ngày càng bị ô nhiễm và suy thoái.  Vì vậy chúng ta cần phải sử dụng hợp lí tài nguyên đồng thời phải bảo vệ môi trường để đảm bảo cho sự phát triển bền vững và lâu dài trên Trái Đất - Biện pháp: + Chấm dứt chạy đua vũ trang, chấm dứt chiến tranh. + Giúp các nước phát triển thoát khỏi cảnh nghèo đói. + Ứng dụng các tiến bộ KHKT để kiểm soát môi trường. + Sử dụng hợp lí tài nguyên. + Thực hiện các công ước quốc tế về môi trường, luật môi trường. + ... d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK (mục III, trang 163), kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi: + Câu hỏi 1: Thế nào là phát triển bền vững? Con người đã khai thác tài nguyên nhằm mục đích gì? Tốc độ khai thác như thế nào? + Câu hỏi 2: Tác động của việc khai thác tài nguyên quá mức đến môi trường như NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 281


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

thế nào? Biện pháp khắc phục? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: Câu 1. Môi trường sống của con người bao gồm A. tự nhiên, xã hội. B. tự nhiên, nhân tạo. C. nhân tạo, xã hội. D. tự nhiên, xã hội và nhân tạo. Câu 2. Tài nguyên thiên nhiên được phân thành A. đất, nước, không khí và sinh vật. B. có thể bị hao kiệt và không bị hao kiệt. C. tài nguyên phục hồi và không phục hồi. D. tài nguyên nông nghiệp, công nghiệp. Câu 3. Tài nguyên đất trồng thuộc loại A. không thể phục hồi. B. có thể phục hồi. C. bị hao kiệt. D. vô tận. Câu 4. Sự phát triển ngành kinh tế nào là nguyên nhân chính gây ra vấn đề ô nhiễm môi trường? A. Du lịch. B. Nông nghiệp. C. Công nghiệp. D. Ngoại thương. Câu 5. Sự hạn chế về trữ lượng của các nguồn tài nguyên thể hiện rõ nhất ờ tài nguyên nào sau đây? A. Khoáng sản. B. Đất. C. Sinh vật. D. Khí hậu. Câu 6. Theo công dụng kinh tế, tài nguyên thiên nhiên được chia thành A. tài nguyên đất, tài nguyên nông nghiệp. B. tài nguyên nước, sinh vật, khoáng sản. C. tài nguyên công nghiệp, đất, sinh vật. D. tài nguyên nông nghiệp, công nghiệp, du lịch. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 282


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Câu 7. Hiện tượng nào sau đây không phải là biểu hiện của tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường? A. Lỗ thủng tầng ô dôn. B. Nhiệt độ Trái Đất tăng. C. Gia tăng hạn hán. D. Cạn kiệt khoáng sản. Câu 8. Tài nguyên nào dưới đây không bị hao kiệt nhưng bị ô nhiễm? A. Bức xạ mặt trời. B. Nước trên mặt đất. C. Gió. D. Địa nhiệt. Câu 9. Điều nào sau đây nói lên sự khác biệt căn bản giữa môi trường tự nhiên và nhân tạo? A. Hình thành và phát triển theo quy luật của tự nhiên. B. Hình thành và phát triển do con người chi phối. C. Nguồn gốc hình thành của môi trường. D. Một phần là tự nhiên và một phần là nhân tạo. Câu 10. Phát triển bền vững là sự phát triển A. tạo nền tảng cho sự phát triển tương lai. B. đảm bảo kinh tế phát triển nhanh. C. giải quyết được vấn đề việc làm. D. không làm ảnh hưởng đến môi trường. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a) Mục đích: Vận dụng kiến thức môi trường và sự phát triển bền vững để giải thích được vấn đề sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường cụ thể. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: * Câu hỏi: Giải thích vì sao "Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại"? * Trả lời câu hỏi Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại vì: - Môi trường có vai trò rất quan trọng: + Là ngôi nhà chung của tất cả muôn loài, trong đó con người tồn tại và phát triển. + Cuộc sống mỗi con người có liên hệ mật thiết với môi trường, con người là một thành phần của môi trường và không thể tách rời môi trường. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 283


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

một môi trường bền vững là điều kiện lí tưởng cho con người và ngược lại. - Hiện nay ô nhiễm môi trường mở rộng trên phạm vi toàn thế giới: + Ở nước đang phát triển: Khai thác bừa bãi tài nguyên  cạn kiệt, hủy hoại môi trường  nghèo đói  Bảo vệ môi trường không thể tách rời cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo + Ở các nước phát triển: Sự phát triển kinh tế  tăng cường sử dụng chất CFCs với tốc độ và khối lượng lớn  tăng khí thải, chất thải  nguyên nhân chính làm thủng tầng ô zôn và hiệu ứng nhà kính... - Hậu quả: Con người đã tác động vào môi trường làm tổn hại môi trường gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng (Dẫn chứng)  Đe dọa trực tiếp đến sự phát triển kinh tế và sức khỏe con người. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. 3.4. Tổng kết chủ đề, củng cố, dặn dò: a. Tổng kết chủ đề: - GV nhận xét, đánh giá về việc thực hiện chủ đề: những ưu điểm và hạn chế chủ yếu cần rút kinh nghiệm. b. Củng cố, dặn dò: - GV củng cố, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của chủ đề thông qua sơ đồ hóa đã được chuẩn bị sẵn. 3.5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. - Chuẩn bị các nội dung ôn tập cuối kì..

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 284


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Ngày soạn: …. /…. /…. TIẾT 51: ÔN TẬP CUỐI KỲ II I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Giúp HS ôn tập, củng cố nội dung kiến thức và kỹ năng trong học kì II, đặc biệt là các nội dung: + Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ. + CĐ Địa lí giao thông vận tải. + Địa lí ngành thương mại. + Môi trường và sự phát triển bền vững. - Hệ thống hóa được kiến thức cơ bản, nắm vững, khắc sâu kiến thức sau khi đã học. 2. Năng lực: - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin. - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh. 3. Phẩm chất: - Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu. 2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 3.1. Ổn định: Ngày dạy Lớp Sĩ số Ghi chú

3.2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 3.3. Hoạt động học tập: HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG) a) Mục đích: HS nắm được cấu trúc đề kiểm tra. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân để đặt câu hỏi đối với những nội dung chưa rõ hoặc chưa hiểu. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 285


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

I. Cấu trúc đề kiểm tra 1. Trắc nghiệm (7,0 điểm = 28 câu) STT 1

Nội dung/chủ đề

Số câu 05

Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ. 2 CĐ Địa lí giao thông vận tải. 09 3 Địa lí ngành thương mại. 09 4 Môi trường và sự phát triển bền vững. 05 Lưu ý: Phần câu hỏi kỹ năng được lồng ghép trong các nội dung trên 2. Tự luận (3,0 điểm = 02 câu) - CĐ Địa lí giao thông vận tải. - Địa lí ngành thương mại. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu cấu trúc đề kiểm tra cuối kì. Yêu cầu HS rà soát lại kiến thức và đưa ra câu hỏi đối với những nội dung lí thuyết chưa nắm rõ hoặc chưa hiểu. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 5 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS đặt câu hỏi và yêu cầu các HS khác lắng nghe, trả lời, giải thích câu hỏi của bạn. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào hoạt động ôn tập. HOẠT ĐỘNG 2: HƯỚNG DẪN ÔN TẬP a) Mục đích: HS hệ thống lại kiến thức đã được học. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để hệ thống hóa kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành việc hệ thống hóa kiến thức. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để lập sơ đồ hóa những nội dung kiến thức cơ bản đã học. + Nhóm 1: Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ. + Nhóm 2: CĐ Địa lí giao thông vận tải. + Nhóm 3: Địa lí ngành thương mại. + Nhóm 4: Môi trường và sự phát triển bền vững. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 10 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 286


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: * Câu hỏi: * Trả lời câu hỏi: d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a) Mục đích: b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: * Câu hỏi: * Trả lời câu hỏi: d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. 3.4. Củng cố, dặn dò: - GV nhấn mạnh những nội dung trọng tâm liên quan đến bài thi. - Yêu cầu HS hoàn thành các bài tập đã ra. 3.5. Hướng dẫn về nhà: - Yêu cầu HS làm dàn ý, đề cương vào vở. - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập. - Ôn tập chuẩn bị kiểm tra. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 287


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 288


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Ngày soạn: …. /…. /…. TIẾT 52: KIỂM TRA CUỐI KỲ II I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ. - CĐ Địa lí giao thông vận tải. - Địa lí ngành thương mại. - Môi trường và sự phát triển bền vững. 2. Năng lực: - Năng lực chung: Tổng hợp kiến thức để giải quyết vấn đề. 3. Phẩm chất: - Phẩm chất: trung thực, trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị: Bút, thước kẻ, giấy nháp. 2. Học liệu: Đề kiểm tra, Atlat. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 3.1. Ổn định: Ngày dạy Lớp Sĩ số Ghi chú

3.2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 3.3. Hoạt động học tập: A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Chủ đề Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ.

Nhận biết Biết được vai trò của các ngành dịch vụ. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố dịch vụ.

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Thông hiểu Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ.

Vận dụng

Vận dụng cao

Giải thích được tình hình phát triển và phân bố ngành dịch vụ của các châu lục, các quốc gia.

Liên hệ tình hình phát triển các ngành dịch vụ cụ thể.

Trang 289


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

12,5 % tổng điểm = 1,25 điểm

Số câu: 02 TN Số điểm: 0,5

Biết được vai trò, CĐ Địa lí đặc điểm và sự giao phân bố một số thông vận loại hình giao tải. thông vận tải chủ yếu trên thế giới.

37,5 % tổng điểm = 3,75 điểm

Số câu: 03 TN + 01 TL Số điểm: 2,25

Số câu: 01 TN Số điểm: 0,25 Hiểu được vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các loại hình giao thông vận tải chủ yếu.

Số câu: 02 TN Số điểm: 0,5

Địa lí ngành thương mại.

Biết được vai trò, đặc điểm và sự phân bố hoạt động thương mại trên thế giới.

Hiểu được vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố thương mại.

22,5 % tổng điểm = 2,25 điểm

Số câu: 02 TN Số điểm: 0,5

Số câu: 03 TN Số điểm: 0,75

Môi trường và sự phát triển bền vững.

Biết được khái niệm, đặc điểm của môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Sự phát triển bền vững

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Phân tích được vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển của xã hội loài người.

Số câu: 01 TN Số điểm: 0,25 Phân tích được nguyên nhân dẫn đến sự phát triển giao thông vận tải ở một số khu vực và quốc gia cụ thể.

Số câu: 02 TN Số điểm: 0,5 Phân tích được nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thương mại ở một số khu vực và quốc gia cụ thể.

Số câu: 01 TN Số điểm: 0,25 Đánh giá được mối quan hệ giữa phát triển giao thông vận tải với tự nhiên, kinh tế - xã hội.

Số câu: 02 TN Số điểm: 0,5 Đánh giá được mối quan hệ giữa phát triển thương mại với các hoạt động kinh tế xã hội khác.

Số câu: 02 TN Số điểm: 0,5

Số câu: 02 TN Số điểm: 0,5

Phân tích dược các biện pháp để sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường là điều kiện để phát triển.

Liên hệ vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở nước ta và một số nước trong khu vực. Trang 290


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

27,5 % tổng điểm = 2,75 điểm Tổng số 100%= 10 điểm

Số câu: 02 TN Số điểm: 0,5 Số câu: 09 TN + 01 TL Số điểm: 3,75

Số câu: 01 TN + 01 TL Số điểm: 1,75

Số câu: 01 TN Số điểm: 0,25

Số câu: 01 TN Số điểm: 0,25

Số câu: 07 TN Số câu: 06 TN + 01 TL Số điểm: 1,5 Số điểm: 3,25 B. ĐỀ KIỂM TRA

Số câu: 06 TN Số điểm: 1,5

ĐỀ SỐ 01 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM) Câu 1. Ngành dịch vụ nào dưới đây thuộc nhóm dịch vụ tiêu dùng? A. Hoạt động đồn thể. B. Hành chính công. C. Hoạt động buôn, bán lẻ. D. Thông tin liên lạc. Câu 2. Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của ngành dịch vụ là. A. Sức mua, nhu cầu dịch vụ. B. hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ. C. phân bố mạng lưới ngành dịch vụ. D. nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ. Câu 3. Ngành dịch vụ phát triển mạnh có vai trò như thế nào đối với phát triển kinh tế? A. Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển. B. Sử dụng tốt hơn nguồn lao động ngoài nước. C. Phân bố lại dân cư giữa các vùng lãnh thổ. D. Thu hút dân cư từ thành thị về nông thôn. Câu 4. Cơ cấu dân số già thì đặt ra yêu cầu phát triển ngành dịch vụ nào? A. Các khu an dưỡng. B. Các khu văn hóa. C. Trường học, nhà trẻ. D. Hoạt động đoàn thể. Câu 5. Nguyên nhân nào sau đây chủ yếu nhất ở các nước đang phát triển lao động trong ngành dịch vụ cao? A. Năng suất lao động trong nông, công nghiệp cao. B. Ngành dịch vụ có trình độ cao. C. Trình độ phát triển kinh tế của đất nước. D. Ngành dịch vụ cơ cấu đa dạng. Câu 6. Ý nào sau đây không đúng về vai trò của ngành giao thông vận tải? A. sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn cho xã hội. B. cung ứng vật tư kỹ thuật, nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 291


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

C. phục vụ nhu cầu đi lại và sinh hoạt của người dân được thuận tiện. D. đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, phân bố lại dân cư và lao động. Câu 7. Đâu không phải là tiêu chí để đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải? A. khối lượng vận chuyển. B. khối lượng luân chuyển. C. cự li vận chuyển trung bình. D. sự hiện đại của các loại phương tiện. Câu 8. Ưu điểm của ngành giao thông vận tải đường sắt là A. vận tốc nhanh, đảm nhận vận chuyển quốc tế. B. vận chuyển được các hàng nặng, ổn định, giá rẻ. C. tiện lợi, cơ động, thích nghi cao với các điều kiện địa hình. D. tốc độ vận chuyển nhanh mà không phượng tiện nào sánh kịp. Câu 9. Yếu tố tự nhiên nào sau đây ít ảnh hưởng đến hoạt động của ngành giao thông vận tải? A. khí hậu. B. địa hình. C. sông ngòi. D. sinh vật. Câu 10. Yếu tố nào sau đây có tác động thúc đẩy đến sự phát triển ngành giao thông đường biển? A. Nhu cầu về tài nguyên, nguyên liệu để sản xuất. B. Do sự mở rộng buôn bán quốc tế. C. Do sự phát triển của nền kinh tế. D. Quan hệ quốc tế được mở rộng. Câu 11. Phần lớn các cảng biển đều nằm ở hai bờ đối diện Đại Tây Dương vì A. có bờ biển khúc khuỷu dễ dàng xây dựng các cảng biển. B. nối liền hai trung tâm kinh tế lớn Tây Âu và Nhật Bản. C. nối liền hai trung tâm kinh tế lớn Bắc Mỹ và Tây Âu. D. nối liền hai trung tâm kinh tế lớn Hoa Kì và Nhật Bản. Câu 12. Ở nước ta vào mùa lũ, các ngành vận tải gặp nhiều trở ngại nhất là A. đường ô tô, đường ống. B. đường ô tô, đường sông. C. đường sắt và đường sông. D. đường ô tô và đường sắt. Câu 13. Tiêu chí nào sau đây không dùng để đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải? A. Cự ly vận chuyển trung bình. B. Khối lượng luân chuyển. C. Cước phí vận chuyển. D. Khối lượng vận chuyển. Câu 14. Điều kiện tự nhiên của vùng đồng bằng sông Cửu Long thuận lợi cho loại hình giao thông vận tải nào sau đây phát triển? A. Đường sắt. C. Đường ôtô. B. Đường biển. D. Đường sông. Câu 15. Thị trường hoạt động theo quy luật NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 292


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

A. cung và cầu. B. mua và bán. C. sản xuất và tiêu dùng. D. xuất và nhập. Câu 16. Đặc điểm nào sau đây đúng với hoạt động của ngành ngoại thương? A. Gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới. B. Trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một quốc gia. C. Liên kết thị trường các vùng trong một nước. D. Hợp tác sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Câu 17. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về sự phát triển của ngành nội thương của một quốc gia? A. Đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất. B. Phân công lao động theo vùng và lãnh thổ. C. Phục vụ tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội. D. Góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Câu 18. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói thông qua việc đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, nền kinh tế trong nước sẽ có động lực mạnh mẽ để phát triển? A. Tăng hiệu quả kinh tế của nhiều ngành sản xuất. B. Tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. C. Hoạt động xuất nhập khẩu sẽ tạo đầu ra cho sản phẩm. D. Chỉ có lợi cho các nhà sản xuất, không có lợi cho người tiêu dùng. Câu 19. Chính sách nhập khẩu tư bản của các nước đang phát triển sẽ tạo điều kiện A. Ngoại thương sẽ phát triển mạnh. B. Thuận lợi cho việc khai thác tài nguyên thiên nhiên. C. Giá trị nhập khẩu tăng lên, nền kinh tế có điều kiện. D. Giải quyết nhiều việc làm và hiện đại hoá cơ sở vật chất. Câu 20. Cho bảng số liệu sau GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA MỘT SỐ NƯỚC NĂM 2014 STT NƯỚC TỔNG SỐ XUẤT KHẨU NHẬP KHẨU 1 Trung Quốc 4 501 2 252 2 249 2 Hoa Kì 3 990 1 610 2 380 3 Nhật Bản 1 522, 4 710, 5 811, 9 4 Đức 2 866 1 547 1 319 5 Pháp 1 212, 3 578, 3 634 Theo bảng số liệu, hãy cho biết trong năm 2014 các nước nào xuất siêu? A. Trung Quốc, Đức. B. Trung Quốc, Hoa Kì. C. Đức, Pháp. D. Đức, Nhật Bản Câu 21. Cho bảng số liệu sau:

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 293


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA MỘT SỐ NƯỚC NĂM 2014 (Đơn vị: tỉ USD) STT NƯỚC TỔNG SỐ XUẤT KHẨU NHẬP KHẨU 1 Trung Quốc 4 501 2 252 2 249 2 Hoa Kì 3 990 1 610 2 380 3 Nhật Bản 1 522, 4 710, 5 811, 9 4 Đức 2 866 1 547 1 319 5 Pháp 1 212, 3 578, 3 634 (số liệu chính thức được lấy từ nguồn CIA the world factbook) Theo bảng số liệu, để thể hiện giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của các nước trên, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Cột. B. Đường. C. Miền. D. Kết hợp. Câu 22. Hàng hoá nào sau đây có giá trị xuất khẩu cao trên thị trường thế giới? A. Nguyên liệu, nhiên liệu. B. Lương thực - thực phẩm sơ chế. C. Máy móc thiết bị. D. Sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao. Câu 23. Cho bảng số liệu: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2016 (Đơn vị: Tỷ đô la Mĩ) Quốc gia Cam - pu Bru Là Mi - an chia nây o ma Xuất khẩu 12, 3 5, 7 5, 5 11, 0 Nhập khẩu 13, 1 4, 3 6, 7 17, 7 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây không đúng về tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của một số quốc gia năm 2016? A. Bru - nây thấp hơn Lào. B. Lào thấp hơn Mi - an - ma. C. Mi - an - ma cao hơn Cam - pu - chia. D. Cam - pu - chia thấp hơn Lào. Câu 24. Môi trường tự nhiên có vai trò A. rất quan trọng nhưng không quyết định. B. không quan trọng sự phát triển loài người. C. quyết định sự phát triển của xã hội loài người. D. không thể thiếu sự tồn tại và phát triển xã hội loài người. Câu 25. Tài nguyên đất trồng được xem là NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 294


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

A. không thể phục hồi. B. có thể phục hồi. C. bị hao kiệt. D. vô tận. Câu 26. Môi trường không có chức năng nào sau đây? A. Là không gian sống của con người. B. Cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên. C. Chứa đựng các chất thải do con người tạo ra. D. Quyết định sự phát triển của xã hội loài người. Câu 27. Mục tiêu cho sự phát triển bền vững mà loài người đang hướng tới là phải đảm bảo cho con người có A. được làm việc, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. B. đời sống vật chất, tinh thần cao, môi trường sống lành mạnh. B. sống trong môi trường trong sạch, không bị ô nhiễm, suy thoái. D. cuộc sống ấm no, đồng thời đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Câu 28. Để hạn chế cạn kiệt tài nguyên hoá thạch, thì loài người cần phải làm gì? A. Ngừng khai thác. B. Tìm nguồn năng lượng mới thay thế. C. Khai thác hợp lí. D. Đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu khoáng sản. B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM) Câu 1 (1,5 điểm): Trình bày ưu điểm và nhược điểm của giao thông vận tải đường sắt. Câu 2 (1,5 điểm): Đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường. ĐỀ SỐ 02 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM) Câu 1. Các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, dịch vụ nghề nghiệp thuộc về nhóm ngành A. dịch vụ công. B. dịch vụ tiêu dùng. C. dịch vụ kinh doanh. D. dịch vụ cá nhân. Câu 2. Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của ngành dịch vụ là. A. Sức mua, nhu cầu dịch vụ. B. hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ. C. phân bố mạng lưới ngành dịch vụ. D. nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ. Câu 3. Ngành dịch vụ phát triển mạnh có tác dụng A. thu hút dân cư từ thành thị về nông thôn. B. phân bố lại dân cư giữa các vùng lãnh thổ. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 295


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

C. sử dụng tốt hơn nguồn lao động ngoài nước. D. thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển. Câu 4. Cơ cấu dân số có trẻ em đông thì đặt ra yêu cầu phát triển ngành dịch vụ nào? A. Các khu an dưỡng. B. Các khu văn hóa. C. Trường học, nhà trẻ. D. Hoạt động đoàn thể. Câu 5. Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho tỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ ở các nước đang phát triển còn thấp là do A. cơ cấu ngành đơn giản. B. thiếu lao động có kĩ thuật. C. phân bố các không đồng đều. D. trình độ phát triển kinh tế thấp. Câu 6. Sản phẩm của ngành giao thông vận tải là A. sự chuyên chở người và hàng hóa. B. phương tiện giao thông và tuyến đường. C. sự tiện nghi và sự an toàn của hành khách. D. các loại xe vận chuyển và hàng hóa. Câu 7. Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành giao thông vận tải? A. cự li vận chuyển trung bình tính bằng km. B. sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hóa. C. Chất lượng sản được đo bằng tốc độ chuyên chở. D. khối lượng luân chuyển được đo bằng đơn vị: tấn. km. Câu 8. Ưu điểm lớn nhất của ngành hàng không là A. ít gây ra những vấn đề về môi trường. B. vận chuyển được khối lượng hàng hóa lớn. C. tốc độ vận chuyển nhanh nhất. D. an toàn và tiện nghi. Câu 9. Để phát triển kinh tế, văn hóa ở miền núi thì ngành nào phải đi trước một bước? A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp. C. Thông tin liên lạc. D. Giao thông vận tải. Câu 10. Mạng lưới sông ngòi dày đặt ở Việt Nam có ảnh hưởng như thế nào đến ngành giao thông tải? A. phát triển giao thông đường thủy. B. phát triển giao thông đường sắt. C. phát triển giao thông đường hàng không. D. phát triển giao thông đường biển. Câu 11. Phần lớn các cảng biển đều nằm ở hai bờ đối diện Đại Tây Dương vì A. có bờ biển khúc khuỷu dễ dàng xây dựng các cảng biển. B. nối liền hai trung tâm kinh tế lớn Tây Âu và Nhật Bản. C. nối liền hai trung tâm kinh tế lớn Bắc Mỹ và Tây Âu. D. nối liền hai trung tâm kinh tế lớn Hoa Kì và Nhật Bản. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 296


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

Câu 12. Ở nước ta vào mùa lũ, các ngành vận tải gặp nhiều trở ngại nhất là A. đường ô tô, đường ống. B. đường ô tô, đường sông. C. đường sắt và đường sông. D. đường ô tô và đường sắt. Câu 13. Vì sao ngành hàng không có khối lượng vận chuyển hàng hóa nhỏ nhất? A. Tốc độ còn chậm, thiếu an toàn. B. Cước phí vận tải đắt, trọng tải thấp. C. Không cơ động, chi phí đầu tư lớn. D. Vận chuyển trên tuyến đường xa. Câu 14. Điều kiện tự nhiên của vùng đồng bằng sông Cửu Long thuận lợi cho loại hình giao thông vận tải nào sau đây phát triển? A. Đường sắt. C. Đường ôtô. B. Đường biển. D. Đường sông. Câu 15. Nhân tố nào sau đây có ảnh hưởng đến sức mua và nhu cầu dịch vụ? A. Tài nguyên thiên nhiên. B. Di sản văn hóa, lịch sử. C. Phân bố điểm dân cư. D. Mức sống và nhu cầu thực tế. Câu 16. Theo quy luật cung - cầu, khi cung lớn hơn cầu thì giá cả A. tăng. B. giảm. C. ổn định. D. biến động. Câu 17. Nhận định nào sau đây không đúng khi trong một quốc gia có sự phát triển của ngành ngoại thương? A. Góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. B. Gắn liền thị trường trong nước với thị trường thế giới rộng lớn. C. Làm cho nền kinh tế đất nước trở thành một bộ phận của nền kinh tế thế giới. D. Đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động theo vùng và lãnh thổ. Câu 18. Hiện nay nhiều liên kết kinh tế trên thế giới xuất hiện, điều đó góp phần đẩy nhanh xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế - xã hội thế giới là do nguyên nhân nào sau đây? A. Nhu cầu xuất khẩu lương thực, thực phẩm. B. Nhu cầu về xuất khẩu hàng điện tử và tin học. C. Nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng có công nghệ cao. D. Nhu cầu mở rộng các mối liên hệ kinh tế trên thế giới. Câu 19. Nhập siêu là kết quả về cán cân thương mại của một nước ở vào tình trạng A. thặng dư về mậu dịch. B. thâm hụt về mậu dịch. C. cân bằng về mậu dịch. D. có ưu thế về thương mại. Câu 20. Cho bảng số liệu sau GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ DÂN SỐ CỦA HOA KÌ, TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN NĂM 2014 STT Quốc gia Giá trị xuất Dân số Giá trị xuất NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 297


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

khẩu (tỉ USD)

1

(triệu người)

khẩu bình quân theo đầu người (tỉ USD) 4 970, 6

Hoa Kì 1 610 323, 9 Trung Quốc 2 (kể cả đặc khu Hồng 2 252 1 373, 5 1 639, 6 Công) 3 Nhật Bản 710, 5 126, 7 5 607, 7 (Số liệu chính thức được lấy từ nguồn CIA the world factbook) Theo số liệu ở bảng trên, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về giá trị xuất khẩu, dân số và giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người của Hoa Kì, Trung Quốc và nhật Bản năm 2014. A. Nhật Bản có giá trị xuất khẩu thấp nhất, nhưng giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người là cao nhất. B. Hoa Kì có giá trị xuất khẩu đứng thứ hai, nhưng giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người là cao nhất. C. Trung Quốc có giá trị xuất khẩu cao nhất, nhưng giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người là thấp nhất. D. Giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người cao nhất là Nhật Bản, tiếp theo là Hoa Kì và thấp nhất là Trung Quốc. Câu 21. Cho bảng số liệu sau GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ DÂN SỐ CỦA HOA KÌ, TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN NĂM 2014 Giá trị xuất Dân số STT Quốc gia khẩu (triệu người) (tỉ USD) 1 Hoa Kì 1 610 323, 9 Trung Quốc 2 (kể cả đặc khu Hồng 2 252 1 373, 5 Công) 3 Nhật Bản 710, 5 126, 7 (số liệu chính thức được lấy từ nguồn CIA the world factbook) Theo bảng số liệu, để thể hiện rõ nhất giá trị xuất khẩu và dân số vủa Hoa Kì, Trung Quốc và Nhật Bản, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Cột. B. Đường. C. Miền. D. Kết hợp. Câu 22. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu để thu ngoại tệ ở các nước Châu Phi, Tây Á, Mĩ La - tinh là A. khoáng sản thô hoặc mới sơ chế. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 298


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

B. các sản phẩm của ngành chăn nuôi. C. gỗ và các sản phẩm chế biến từ gỗ. D. sản phẩm từ các cây công nghiệp Câu 23. Cho bảng số liệu: GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA PHI - LIP PIN GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 (Đơn vị: Tỷ đô la Mỹ) Năm 2010 2012 2014 2015 Xuất khẩu 69, 5 77, 1 82, 2 82, 4 Nhập khẩu 73, 1 85, 2 92, 3 101, 9 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về cán cân xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Phi - lip - pin, giai đoạn 2010 - 2015? A. Từ năm 2010 đến năm 2015 đều xuất siêu. B. Giá trị nhập siêu năm 2015 nhỏ hơn năm 2014. C. Từ năm 2010 đến năm 2015 đều nhập siêu. D. Giá trị nhập siêu năm 2010 lớn hơn năm 2012. Câu 24. Chức năng của môi trường là A. không gian sống và cung cấp tài nguyên thiên nhiên. B. không gian sống và chứa đựng phế thải của con người. C. cung cấp tài nguyên thiên nhiên và chứa đựng phế thải. D. không gian sống, cung cấp tài nguyên và chứa đựng phế thải. Câu 25. Tài nguyên không bị hao kiệt là A. khoáng sản. B. rừng. C. không khí. D. động vật. Câu 26. Môi trường không có chức năng nào sau đây? A. Là không gian sống của con người. B. Cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên. C. Chứa đựng các chất thải do con người tạo ra. D. Quyết định sự phát triển của xã hội loài người. Câu 27. Mục tiêu cho sự phát triển bền vững mà loài người đang hướng tới là phải đảm bảo cho con người có A. được làm việc, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. B. đời sống vật chất, tinh thần cao, môi trường sống lành mạnh. B. sống trong môi trường trong sạch, không bị ô nhiễm, suy thoái. D. cuộc sống ấm no, đồng thời đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Câu 28. Biện pháp nâng cao chất lượng môi trường sống của xã hội loài người? A. Cần phải chung tay của từng nước và thế giới. B. Tăng trưởng kinh tế và góp phần bảo vệ môi trường. NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 299


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

C. Từng nước đề ra các biện pháp để cải thiện môi trường. D. Hạn chế khai thác tài nguyên và phát triển công nghiệp. B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM) Câu 1 (1,5 điểm): Trình bày ưu điểm và nhược điểm của giao thông vận tải đường ô tô. Câu 2 (1,5 điểm): Đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường. C. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 01 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 C B A A A A D B D B C D C D 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 A A D D D A A D D A B D B B B. PHẦN TỰ LUẬN Câu Đáp án Điểm 1 Trình bày ưu điểm và nhược điểm của giao thông vận tải 1,5 đường sắt. * Ưu điểm: - Vận chuyển được hàng nặng, cồng kềnh. 0,25 - Tốc độ nhanh. 0,25 - Ổn định. 0,25 - Giá rẻ. 0,25 * Nhược điểm: - Chỉ hoạt động được trên đường ray nên tính cơ động không cao. 0,25 - Chi phí xây dựng và mua sắm phương tiện lớn… 0,25 2 Đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi 1,5 trường. - Chấm dứt chạy đua vũ trang, chấm dứt chiến tranh. 0,25 - Giúp các nước phát triển thoát khỏi cảnh nghèo đói. 0,25 - Ứng dụng các tiến bộ KHKT để kiểm soát môi trường. 0,25 - Sử dụng hợp lí tài nguyên. 0,25 - Thực hiện các công ước quốc tế về môi trường, luật môi trường. 0,25 - Các giải pháp khác (học sinh liên hệ bản thân) 0,25 ĐỀ SỐ 02 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 300


GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 10 CẢ NĂM - SOẠN THEO CV 5512

1 C 15 D

2 B 16 B

3 D 17 D

4 C 18 D

5 D 19 B

6 A 20 B

7 C 21 A

8 C 22 A

9 D 23 C

10 A 24 D

11 C 25 C

12 D 26 D

13 B 27 B

14 D 28 A

B. PHẦN TỰ LUẬN Câu Đáp án Điểm 1 Trình bày ưu điểm và nhược điểm của giao thông vận tải 1,5 đường ô tô. * Ưu điểm: - Tiện lợi, cơ động cao. Thích nghi với mọi dạng địa hình. 0,25 - Hiệu quả cao với cự li vận chuyển ngắn và trung bình. 0,25 - Có thể kết hợp tốt với các loại hình giao thông vận tải khác. 0,25 - Giá rẻ. 0,25 * Nhược điểm: - Ô nhiễm môi trường. 0,25 - Thường xảy ra tai nạn, ách tắc giao thông... 0,25 2 Đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi 1,5 trường. - Chấm dứt chạy đua vũ trang, chấm dứt chiến tranh. 0,25 - Giúp các nước phát triển thoát khỏi cảnh nghèo đói. 0,25 - Ứng dụng các tiến bộ KHKT để kiểm soát môi trường. 0,25 - Sử dụng hợp lí tài nguyên. 0,25 - Thực hiện các công ước quốc tế về môi trường, luật môi trường. 0,25 - Các giải pháp khác (học sinh liên hệ bản thân) 0,25 3.4. Nhận xét, đánh giá: - GV: Nhận xét, đánh giá tiết kiểm tra. - Rút kinh nghiệm 3.5. Hướng dẫn về nhà: - Hướng dẫn ôn tập trong hè.

NĂM HỌC: 2021 - 2022

Trang 301


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.