GIÁO ÁN ĐỊA LÍ THEO PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
vectorstock.com/10212084
Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection
Giáo án địa lý lớp 8 phương pháp mới theo phát triển năng lực 5 hoạt động (Hướng dẫn chi tiết Mục tiêu, Phương pháp, Hình thức tổ chức, Các bước tiến hành) (2019-2020) BY NHỮNG GIÁO VIÊN ĐỊA LÝ TRẺ TRUNG YÊU NGHỀ WORD VERSION | 2021 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Tuần 1 - Ngày soạn: 01/08/2019 PPCT: Tiết 1
BÀI 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN CHÂU Á I.
MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Xác định được vị trí địa lí của châu Á trên bản đồ thế giới, - So sánh được kích thước, địa hình của châu Á với các châu lục khác đã học. - Trình bày được đặc điểm địa hình và khoáng sản của châu Á. - Đánh giá được những thế mạnh đặc biệt của thiên nhiên châu Á đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. 2. Kĩ năng - Xác định được các dạng địa hình của châu Á, kể tên được các sơn nguyên, cao nguyên, dãy núi và hướng núi của châu Á. - Kể tên và xác định được các mỏ khoáng sản của châu Á. 3. Thái độ - Đánh giá được tầm quan trọng của tự nhiên đối với phát triển KT-XH - Khoáng sản châu Á giàu có nhưng cần khai thác hợp lí và tiết kiệm 4. Năng lực - Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, thuyết trình, tự học và giải quyết vấn đề. - Năng lực chuyên môn: Khai thác thông tin Địa lí qua tranh ảnh, bản đồ. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - Bài giảng, bản đồ tự nhiên châu Á, bản đồ thế giới các châu lục, tranh ảnh về các vùng núi, cao nguyên của khu vực châu á. - Phiếu học tập, giấy A2 2. Chuẩn bị của học sinh - Sách giáo khoa, tập bản đồ, tập vở ghi bài. - Bút màu các loại, giấy note III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC HÌNH THÀNH NỘI NHẬN THÔNG VẬN DỤNG VẬN DUNG BIẾT HIỂU THẤP DỤNG CAO Xác định Nêu được Vị trí và được trên bản ý nghĩa của kích thước đồ, nằm ở vị trí địa lí đâu, kích khu vực, so
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 thước nhiêu
bao sánh diện tích châu lục với các châu khác.
Nhận xét được sự phân Trình bày Xác định bố các dạng địa Đặc điểm được châu lục được vị trí hình, dự báo địa hình và có mấy dạng các dạng địa tầm ảnh hưởng khoáng sản địa hình hình của địa hình với khí hậu.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Tình huống xuất phát (7 phút) 1. Mục tiêu - Khảo sát mức độ hiểu biết của HS về Châu Á - Khảo sát nhu cầu khám phá, tìm hiểu, học tập về châu Á - Tạo hứng thú cho học sinh khi bước vào bài mới. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp/ kĩ thuật: KWL - Hình thức: HS làm việc cá nhân 3. Phương tiện - Phiếu KWL 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: GV phát phiếu KWL Hướng, dẫn HS điền thông tin hiểu biết về châu Á trong cột K; Mong muốn tìm hiểu châu Á trong cột W. Cột L bỏ trống, điền sau khi học xong về châu Á. - Bước 2: HS làm việc trong 2 phút - Bước 3: GV gọi nhanh các HS nêu thông tin, yêu cầu không lặp lại - Bước 4: GV ghi nhanh thông tin lên bảng và vào bài mới.
Tích hợp bảo vệ tài nguyên khoáng sản, nhất là khoáng sản nhiên liệu dầu mỏ. liên hệ Việt Nam.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu vị trí địa lí và kích thước châu Á (10 phút) 1. Mục tiêu - Học sinh trình bày được vị trí địa lí châu Á, so sánh kích thước với các châu lục đã học khác 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Đàm thoại/nhóm cặp (Phương án 2, GV thiết kế 1 đoạn phim dùng Google Earth để mô tả, giới thiệu về Châu Á, HS ghi bài trên PHT sau đó yêu cầu các em chỉ bản đồ) 3. Phương tiện - Bản đồ châu châu Á và các châu lục thế giới, phiếu học tập. 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh, sau đó chia nhóm theo cặp ngẫu nhiên bằng trò chơi để chia nhóm cặp. - Bước 2: Yêu cầu công việc: Học sinh hãy dựa vào tập bản đồ và kiến thức sách giáo khoa hoàn thành phiếu học tập làm cá nhân trong vòng 2 phút. - Bước 3: Sau khi học sinh làm xong, HS có 2 phút chia sẻ/đối chiếu kết quả với bạn trong cặp của mình.. - Bước 4: Giáo viên gọi học sinh bất kì trình bày kết quả thu lượm được từ tự xử lí thông tin đến tìm hiểu các thông tin/ trò chơi đơn giản/rút thăm ngẫu nhiên - Bước 5: Giáo viên chốt kiến thức. Học sinh sửa thông tin vào phiếu học tập Phiếu học tập 1: Kể tên các châu lục theo thứ tự có diện tích từ nhỏ đến lớn S Châu lục Diện tích (Km2) TT 1 2 3 4 5 6
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Phiếu học tập số 2: Điền các thông tin còn thiếu vào chỗ trống 1. Xác định tọa độ của các điểm cực Bắc và Nam của châu Á Điểm cực
Bắc …………… ……
Tọa địa lí
độ
Khoảng cách (km)
Mũi: Che-liuskin
Nam ……………… ….. Mũi Pi-ai
Từ A đến B : …………………
Đôn
Tây
g 1690
26o4’
Đ
Đ
Mũi Đê-giơnép
Mũi Ba-ba
Từ C đến ………………..
D:
2. Cho biết châu Á giáp với những đại dương nào 3. Châu Á giáp với những châu lục nào: 4. Ý nghĩa của vị trí đối với khí hậu và cảnh quan châu lục
GV có thể kể thêm về các câu chuyện liên quan đến châu Á như câu chuyện lịch sử/câu chuyện của các nhà Địa lí khi khám phá châu Á…. Nội dung cần đạt: 1. Vị trí địa lí và kích thước châu lục Châu Á là một bộ phận của lục địa Á – Âu Diện tích: 41,5 triệu km2 – là châu lục lớn nhất thế giới Châu Á giáp với 3 đại dương và 3 châu lục Có chiều dài đông – tây là 9200km và chiều dài bắc – nam là 8500km Do lãnh thổ trải dài từ cực bắc đến xích đạo nên châu á có đầy đủ các đới khí hậu trên trái đất. HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu đặc điểm địa hình và khoáng sản của Châu Á (15 phút) 1. Mục tiêu - Học sinh trình bày được đặc điểm địa hình và khoáng sản châu Á
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học Đàm thoại. ghép
Kĩ
thuật
Mảnh
3. Phương tiện - Bản đồ tự nhiên châu Á. Phiếu học tập. Giấy A2 4. Tiến trình hoạt động Vòng 1: Chuyên gia: - Bước 1: Giáo viên chia 4 nhóm theo 2 cách. Hoặc là chơi trò chơi hoặc là chia theo ngẫu nhiên random mà giáo viên chuẩn bị sẵn. - Bước 2: Giao nhiệm vụ. nhóm 1, 2, 3 và 4. Mỗi thành viên đều có phần trả lời cá nhân trên phiếu học tập để hoàn thành sau khi tổng kết. HS dựa vào những gợi ý trên phiếu học tập để hoàn thành nhiệm vụ nhóm mình được giao - Bước 3: Phát giấy A2 và giao yêu cầu, thời gian trong 5 phút nhóm hoàn thành nội dung phần 2 dưới dạng sơ đồ tư duy theo những gợi ý sau. ● Kể tên các dạng địa hình của châu Á. Mỗi dạng địa hình xác định trên bản đồ. Hướng núi của yếu là hướng nào? Xác định các dãy núi có hướng đó trên bản đồ. ● Kể tên các đồng bằng của châu Á. Xác định các đồng bằng trên bản đồ. ● Nhận xét sự phân bố các dạng địa hình của châu Á. ● Nguồn khoáng sản của châu Á có đặc điểm gì? Kể tên các loại khoáng sản quan trọng. ● Vẽ hình các đối tượng Địa lí trên sản phẩm ● Đánh giá những giá trị của địa hình, khoáng sản trong phát triển KT-XH ● Học sinh vẽ sơ đồ tư duy lưu ý: Mỗi nhánh là 1 màu, chữ viết phải nghiêng về một phía và dùng cả sơ đồ cho 1 màu chữ. Có thể thay thế chữ bằng các icon mà con biết vẽ. Trên sơ đồ có 4 nội dung lớn cho mục 2. Mỗi nhánh là đánh số theo thứ tự 1,2,3,4. Và sử dụng kèm tập bản đồ để chỉ.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 - Bước 4: Thực hiện vòng 2: nhóm ghép : Sau 5 phút. Giáo viên cho HS đánh số và di chuyển về nhóm mới. Đếm từ 1 đến 4. Người không có số đứng lên đếm lại. Mỗi nhóm có thời gian 1 phút để nói lại phần được giao trình bày. Người số 1 trình bày nội dung số 1. Người số 2 trình bày nội dung số 2. Người số 3 trình bày nội dung số 3. Người số 4 trình bày nội dung số 4. Mỗi một nhóm trình bày theo số thứ tự đã phân công đến phiên ai người đó nói. Hết 1 phút di chuyển sang bàn khác/chuyền sản phẩm. Trong quá trình mình trình bày có thể bổ sung trên sản phẩm cho nhóm. - Bước 5: Giáo viên kiểm tra bằng cách bốc ngẫu nhiên trình bày. Và chốt ý chính của
bài, và nói thêm về khoáng sản là tài nguyên không thể phục hồi GD ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường (tích hợp). Học sinh hoàn thành phiếu học tập.
Nội dung cần đạt 2. Đặc điểm địa hình và khoáng sản a. Địa hình Châu á có hệ thống núi, sơn nguyên, cao nguyên đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng lớn bậc nhất thế giới.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Các dãy núi chạy theo 2 hướng chính: Đông – Tây, hoặc gần đông – tây, và Bắc – Nam hoặc gần Bắc – Nam. Địa hình bị chia cắt phức tạp. Các dãy núi sơn nguyên, cao nguyên tập trung ở trung tâm châu lục, còn các đồng bằng tập trung ở ven biển. b. Khoáng sản Có nguồn khoáng sản phong phú đa dạng và có trữ lượng lớn. Một số khoáng sản quan trọng nhất là: Dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crom… C. Hoạt động luyện tập (…..phút) 1. Mục tiêu - Giúp học sinh nhớ lại bài. Vận dụng vào trả lời các câu hỏi cuối bài. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Trò chơi – AI NHANH HƠN 3. Phương tiện - Bảng trả lời câu hỏi - Bài trình chiếu câu hỏi. 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giáo viên chuẩn bị câu hỏi ngắn cho học sinh trả lời. Có thể lặp lại các câu hỏi mà đầu bài đã nêu để học sinh trả lời. Các câu hỏi ngắn: + Châu Á giáp với châu lục nào? + Việt Nam nằm ở khu vực nào của châu Á + Dãy núi nào cao nhất châu Á (Himalaya) + Sơn nguyên nào cao và đồ sộ nhất châu Á (Tây Tạng) + Tên 1 đồng bằng tiêu biểu ở Nam Á/Đông Á (Ấn-Hằng/Hoa Bắc…) + Kể tên 3 loại khoáng sản tiêu biểu của châu lục (Than đá, dầu mỏ, sắt) + Hướng núi chính của châu Á là gì? (Tây Bắc – Đông Nam và Đông – Tây) + Với thế mạnh về than đá, dầu mỏ; Ngành CN nào ở châu Á có điều kiện phát triển mạnh? (Khai thác/Năng lượng) + Địa hình gây khó khăn như thế nào cho phát triển kinh tế? (di chuyển Tây – Đông…)… - Bước 2: GV tổ chức cho HS chơi - Bước 3: GV tổng kết và đánh giá. D. Hoạt động nối tiếp - hướng dẫn học tự học (...phút) 1. Mục tiêu - Hệ thống lại kiến thức về châu lục. - Đánh giá thế mạnh về tài nguyên và hiện trạng khai thác
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Khai thác phương tiện trực quan và Internet 3. Phương tiện - Hình ảnh liên quan 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: GV giao nhiệm vụ: ● Căn cứ vào hình ảnh và sử dụng công cụ tìm kiếm google và sự hiểu biết bản thân hãy viết báo cáo/đánh giá về tự nhiên và thế mạnh châu Á. ● Quy định báo cáo không quá 200 từ. ● Thời gian thực hiện: về nhà làm tiết sau báo cáo. - Bước 2: HS ghi lại nhiệm vụ về nhà làm. V. RÚT KINH NGHIỆM
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Tuần - Ngày soạn: /08/2019 PPCT: Tiết
BÀI 2. KHÍ HẬU CHÂU Á I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được đặc điểm khí hậu châu Á - Giải thích được sự đa dạng và phân hóa phức tạp của khí hậu châu Á - So sánh được sự khác biệt về các kiểu khí hậu lục địa và các kiểu khí hậu gió mùa trong khu vực. - Đề xuất giải pháp nhằm khắc phục một số khó khăn do các kiểu khí hậu mang lại. 2. Kĩ năng - Xác định được sự phân bố của các kiểu khí hậu, các đới khí hậu của châu Á trên bản đồ. - Đọc và nhận xét biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của các địa điểm 3. Thái độ - Có nhận thức đúng đắn về khí hậu ở từng khu vực là khác nhau do nhiều nguyên nhân và những ảnh hưởng của khí hậu đến sản xuất cũng như đời sống nhân dân. 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: Tự học, giao tiếp, hợp tác, thuyết trình, giải quyết vấn đề. - Năng lực chuyên môn: Đọc lược đồ khí hậu, xác định sự phân bố các đới các kiểu khí hậu. Đọc biểu đồ nhiệt độ lượng mưa và nhận xét. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: - Bài giảng, phiếu học tập, bảng nhóm, lược đồ khí hậu châu Á 2. Học sinh: - Sách, tập ghi bài, bút viết, bút màu các loại, bút viết bảng. III. BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC HÌNH THÀNH Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao thấp 1. Khí hậu Trình bày Giải thích phân hóa đa được châu Á được vì sao dạng có mấy kiểu khí hậu châu á khí hậu, mấy phân hóa đa đới khí hậu dạng 2. Khí hậu Trình bày Phân biệt Liên hệ khí Qua phân tích biểu châu Á phổ được đặc được 2 kiểu hậu gió đồ nhiệt độ lượng biến là kiểu khí điểm khí hậu khí hậu này mùa châu Á mưa của 1 địa điểm
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 hậu gió mùa và gió mùa là gì? khác nhau như tới Việt khí hậu lục địa Khí hậu lục thế nào, xác Nam và địa là gì? định nó trên Nam Á bản đồ. Giải thích được tại sao có 2 kiểu khí hậu đó
nêu được đặc điểm khí hậu của nơi đó như thế nào. Giải thích được tại sao ở địa phương em sinh sống chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa. Đề xuất giải pháp nhằm khắc phục một số khó khăn do các kiểu khí hậu mang lại.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Tình huống xuất phát 1. Mục tiêu - Tạo sự hứng thú cho học sinh khi bắt đầu tiết học 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp kể chuyện – đàm thoại - Hoạt động cá nhân 3. Phương tiện - Video clip về khí hậu nóng khô và mưa nhiều. 4. Tiến trình hoạt động - Giáo viên cho học sinh xem VIDEO và đặt câu hỏi để dẫn dắt vào bài học mới A. Hình thành kiến thức mới HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về sự phân hóa đa dạng của khí hậu (15 phút) 1. Mục tiêu - Học sinh giải quyết vấn đề và trình bày được sự phân hóa đa dạng của khí hậu. - Giải thích được vì sao có sự phân hóa đó. - Đọc được lược đồ khí hậu châu Á. - Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Đọc hiểu, trực quan - Hoạt động: Nhóm cặp 3. Phương tiện - Lược đồ tự nhiên châu Á - Bản đồ Địa hình châu Á 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giáo viên chia nhóm theo cặp đôi bằng cách chơi trò chơi hoặc chia theo chỗ ngồi.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 - Bước 2: Giao nhiệm vụ: 1 nửa bên trái làm phần a – gọi là cụm A: Kể tên và xác định phạm vi trên bản đồ các đới khí hậu của châu Á và giải thích nguyên nhân. Nửa bên phải lớp làm phần b – gọi là cụm B: Kể tên các kiểu khí hậu trong mỗi đới. Giải thích tại sao có sự phân hóa nhiều kiểu khí hậu. Hoàn thành phiếu học tập Nội dung Phần trả lời Phần giải thích nguyên nhân Kể tên các đới khí hậu (Cụm A) Kể tên các kiểu khí hậu trong mỗi đới khí hậu (Cụm B) Kết luận - Bước 3: Học sinh có 3 phút để làm theo cặp ở mỗi cụm. Học sinh sẽ làm theo cặp phần mình được giao. Sau 3 phút HS di chuyển thành 2 hàng, cụm 1 đối diện cụm 2. Trong 2 phút đầu cụm 1 sẽ chia sẻ với cụm 2 nội dung của mình làm trước đó theo cặp. 2 phút tiếp theo sẽ là cụm 2 chia sẻ cụm 1 về nội dung mình trình tìm hiểu trước đó. Điểm tính cho cả 2 người nghe và người nói. - Bước 4: Giáo viên sẽ kiểm tra lại chéo nhau theo sự quan sát của mình. Đánh giá người trình bày bằng cách hỏi chéo cụm. Cụm 1 trả lời câu hỏi của cụm 2 và cụm 2 Cụm 1 Cụm 2 trả lời câu hỏi cụm 1. Điểm tính cho cả 2 bạn. Sau đó gọi ngẫu nhiên hs chỉ bản đồ và trình bày trước lớp. ít nhất 2 bạn. - Bước 5: Giáo viên chốt vấn đề. Học sinh bổ sung vào phần tổng kết: Khí hậu châu Á phân hóa đa dạng, từ bắc xuống nam, từ đông sang tây và từ thấp lên cao. Do lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ từ xích đạo đến cực bắc, và trải rộng từ tây sang đông, bờ biển bị cắt xẻ nhiều nên chia thành nhiều kiểu. Địa hình có nhiều núi cao ở trung tâm châu lục nên còn có sự phân hóa theo độ cao. - Khí hậu châu Á phân hóa đa dạng, từ bắc xuống nam, từ đông sang tây và từ thấp lên cao. - Do lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ từ xích đạo đến cực bắc, và trải rộng từ tây sang đông, bờ biển bị cắt xẻ nhiều nên chia thành nhiều kiểu. - Địa hình có nhiều núi cao ở trung tâm châu lục nên còn có sự phân hóa theo độ cao.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu kiểu khí hậu phổ biến của châu Á là gió mùa và lục địa (20 phút) 1. Mục tiêu - Trình bày được đặc điểm của các kiểu khí hậu. - Lí giải được về đặc trưng của các kiểu khí hậu. - Liên hệ được với khí hậu VN và địa phương - So sánh được sự khác biệt giữa 2 kiểu khí hậu này trong châu lục. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Hoạt động nhóm/ kĩ thuật mảnh ghép 3. Phương tiện - Bản đồ khí hậu, phiếu học tập, giấy A2 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giáo viên Cho học sinh chơi trò chơi: “Đại bàng thấy” để chia nhóm. Mỗi nhóm 5 người. hoặc dùng random chia nhóm. GV chia lớp thành 2 cụm cụm 1 làm về kiểu khí hậu gió mùa. Cụm 2 làm về kiểu khí hậu lục địa. Mỗi cụm 3 hoặc 4 nhóm tùy số lượng học sinh theo lớp.
N1
N2
N3
N4
N5
N6
N7
N8
CỤM 1 CỤM 2 - Bước 2: Gv giao nhiệm vụ. ❖ Vòng 1: (3 phút) Hs cụm 1 tìm hiểu về khí hậu gió mùa. HS cụm 2 tìm hiểu về khí hậu lục địa. Ghi kết quả ra giấy A2 theo gợi ý của phiếu học tập cá nhân. HS quan sát lược đồ khí hậu châu Á và biểu đồ nhiệt độ lượng mưa của Y-angun và E-riat
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Đặc điểm
Khí hậu gió mùa
Khí hậu lục địa
Tính chất chung (nhiệt độ, lượng mưa) Mùa đông
Mùa hè
Phân bố Cảnh quan Thuận lợi và khó khăn
❖ Vòng 2 phương án 1: Giáo viên cho học sinh 2 cụm tự do di chuyển học tập giữa 2 cụm và làm sao hoàn thành phiếu học tập cá nhân của mình một cách nhanh nhất. Ai nhanh nhất tính điểm cộng cá nhân bằng dấu good job nhé. ❖ Vòng 2 phương án 2: Sử dụng kĩ thuật hẹn hò: với 3 khung giờ khác nhau, cho hs tự vẽ đồng hồ lên giấy note. Cho hs 1 phút hẹn được ít nhất 3 người. sau đó GV cho giờ hẹn để học sinh tìm hẹn và cuộc hẹn diễn ra trong vòng 90 giây để trình bày nội dung - Bước 3: Giáo viên gọi bất kì học sinh nào lên trình bày theo kiểu chéo cánh. Cụm 1 trình bày cụm 2, và cụm 2 trình bày cụm 1. Ai không trình bày được trừ điểm cả cụm. Học sinh có 1 phút 30 giây để ghi nhớ những gì mình học được và xác định bản đồ. Cuộc thi bắt đầu. HS được gọi ngẫu nhiên lên trình bày và chỉ bản đồ phân bố. Giáo viên ghi chép cho điểm.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 - Bước 4: Giáo viên gọi mỗi nhóm về vị trí ban đầu trong 30 giây và mỗi nhóm cử 1 bạn lên lấy mảnh ghép về hoàn thành trong 90 giây hoàn thành mảnh ghép. Điểm cộng cho nhanh nhất đúng nhất 2 điểm.
- Bước 5: Giáo viên chốt vấn đề và liên hệ Việt Nam. Giải pháp đặt ra cho những nước nằm trong khu vực khí hậu gió mùa là gì. Nội dung cần đạt 2. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa a. Kiểu gió mùa - Phân bố ở Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á - Một năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa đông gió từ lục địa thổi ra nên thời tiết lạnh khô và mưa không đáng kể. Mùa hè gió từ đại dương thổi vào làm cho thời tiết nóng ẩm gây mưa nhiều. b. Kiểu lục địa: - Phân bố ở vùng nội địa và Tây Nam Á - Mùa đông lạnh khô, mùa hạ khô và nóng, lượng mưa thấp, cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc phát triển. C. Hoạt động luyện tập (…..phút) 1. Mục tiêu - Học sinh nhớ lại bài học. - Trình bày, phân tích, giải thích sự phân bố khí hậu của châu Á 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Đàm thoại, kĩ thuật trò chơi. “món quà bất ngờ” 3. Phương tiện - Power point trò chơi. Bộ câu hỏi trả lời ngắn. 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: GV phổ biến luật chơi ✔ Học sinh được chọn hộp quà mình thích. ✔ Nhấp chuột vào sẽ ra câu hỏi trả lời.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
✔ ✔
Trả lời đúng có điểm sai không có điểm. Lấy điểm cá nhân nhé. BỘ CÂU HỎI: 1. Châu Á có những đới khí hậu nào? Xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới, cận cực và cực. 2. Vì sao khí hậu châu Á chia làm nhiều đới khí hậu khác nhau? Vì lãnh thổ trải dài từ xích đạo tới cực bắc 3. Khí hậu châu Á phổ biến có những kiểu nào? Mỗi đới khí hậu chia làm nhiều kiểu nhưng chủ yếu là kiểu gió mùa và kiểu lục địa. 4. Kiểu gió mùa phân bố ở đâu? Ở Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á. 5. Kiểu khí hậu lục địa phân bố ở đâu? Tây Nam Á, Trung Á, Bắc Á. 6. Ở Việt Nam chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ như thế nào? Làm cho miền bắc và Tây Nguyên và Nam bộ có mưa lớn, ven biển trung bộ ít mưa, khô nóng nhất là ven biển Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế. 7. Trình bày đặc điểm khí hậu lục địa. Nóng khô mùa hè, lạnh khô mùa đông, lượng mưa ít 200 – 500mm/năm 8. Trình bày đặc điểm kiểu khí hậu gió mùa Một năm có 2 mùa rõ rệt: mùa đông gió từ lục địa ra nên khô lạnh mưa không đáng kể. mùa hè gió từ đại dương thổi vào nóng ẩm và có mưa nhiều. - Bước 2: HS tiến hành chơi - Bước 3: GV tổng kết và tặng quà! D. Hoạt động nối tiếp- hướng dẫn học tự học (…..phút) - Về nhà xem trước bài 3 V. RÚT KINH NGHIỆM
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Tuần - Ngày soạn: /08/2019 PPCT: Tiết
BÀI 3. SÔNG NGÒI VÀ CẢNH QUAN CHÂU Á I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được đặc điểm chung và thế mạnh của sông ngòi ở châu Á. - So sánh và giải thích được sự khác nhau về chế độ nước của sông ngòi ở các khu vực châu Á. - Liệt kê và giải thích ngắn gọn sự phân bố cảnh quan tự nhiên của châu Á. - Đánh giá thế mạnh tự nhiên trong phát triển kinh tế châu Á. 2. Kĩ năng - Sử dụng bản đồ để xác định vị trí và một số đặc điểm sông ngòi và cảnh quan của Châu Á. - Xác lập mối quan hệ giữa khí hậu, địa hình với sông ngòi và cảnh quan tự nhiên. - Phân tích và đánh giá các mối quan hệ nhân quả trong Địa lí. 3. Thái độ - Có trách nhiệm bảo vệ các dòng sông và cảnh quan xung quanh. - Thể hiện niềm đam mê, ưa khám phá bộ môn. 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: tự học, sáng tạo, hợp tác, giải quyết vấn đề, sử dụng CNTT. - Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, khảo sát thực tế. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Lược đồ địa hình, khoáng sản và sông hồ châu Á - Lược đồ các đới khí hậu châu Á. - Lược đồ các đới cảnh quan tự nhiên châu Á. - Tranh ảnh về cảnh quan tự nhiên, kinh tế châu Á 2. Chuẩn bị của HS - Tập bản đồ các châu lục. - Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. Bút màu các loại, - Các kiến thức đã học về vị trí, khí hậu châu Á - Tìm hiểu thông tin về đặc điểm sông ngòi ở Việt Nam III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH Nội Dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 cao So sánh và Sử dụng bản đồ để giải thích tìm đặc điểm sông Trình bày được được sự khác ngòi và cảnh quan Sông ngòi đặc điểm chung nhau về chế của Châu Á. Xác lập mối của sông ngòi độ nước ; giá Xác định trên bản châu Á quan hệ giữa châu Á. trị kinh tế của đồ vị trí các cảnh khí hậu, địa các hệ thống quan tự nhiên, các hình với sông sông lớn. hệ thống sông lớn. ngòi và cảnh Trình bày được quan tự nhiên các cảnh quan Quan sát tranh ảnh cũng như ý Đánh giá tự nhiên ở châu và nhận diện về nghĩa kinh tế. thuận lợi, khó Cảnh quan Á và giải thích. các cảnh quan tự khăn của thiên Châu Á nhiên châu Á. được sự phân bố nhiên châu Á của một số cảnh quan. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Tình huống xuất phát (5 phút) 1. Mục tiêu - HS mô tả vắn tắt về sông ngòi, đã được học ở lớp 6. - Định hướng nội dung bài học. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Sử dụng phương tiện trực quan - HS làm việc cá nhân 3. Phương tiện - Tranh ảnh về một số con sông lớn ở châu Á 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giao nhiệm vụ ● Cho học sinh xem hình ảnh về một số con sông lớn ở châu Á (đi kèm với tên quốc gia có con sông đó) và đoán tên sông ? Ghi lại tên con sông đoán được ra giấy note. ● Vì sao vào mùa đông một số con sông không có thuyền bè đi lại ? Sông đó nằm ở khu vực nào của châu Á. - Bước 2: ● Giáo viên mời 2 học sinh bất kỳ đọc tên con sông em ghi nhận được. ● Gọi xung phong trả lời ý thứ 2 của tình huống. - Bước 3: Từ phần trả lời của học sinh, giáo viên dẫn vào bài.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 B. Hình thành kiến thức mới HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu đặc điểm sông ngòi châu Á (18 phút) 1. Mục tiêu - Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi ở châu Á. - So sánh và giải thích được sự khác nhau về chế độ nước của sông ngòi ở các khu vực châu Á - Đánh giá một số giá trị kinh tế nổi bật của sông ngòi. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Đàm thoại/ Giảng giải, mảnh ghép, khai thác bản đồ - Hoạt động: Cá nhân – Nhóm 3. Phương tiện - Lược đồ địa hình, khoáng sản và sông hồ châu Á 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giao nhiệm vụ - Sông ngòi châu Á được chia thành những khu vực nào ? HĐ nhóm: GV chia lớp thành 6 nhóm (tùy sĩ số) yêu cầu các nhóm quan sát hình 1.2 (SGK/5), khai thác SGK, dựa vào kiến thức đã học, hiểu biết thực tế, hoàn thành phiếu học tập của các nhóm theo các nội dung: ✔ Mạng lưới sông ✔ Chế độ nước, lưu lượng nước ✔ Sông điển hình ✔ Giải thích đặc điểm chế độ nước sông ● Nhóm 1,4 tìm hiểu sông ở Bắc Á. ● Nhóm 2,5 tìm hiểu sông ở Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á. ● Nhóm 3,6 tìm hiểu sông ở Tây Nam Á và Trung Á. - Bước 2: ❖ Vòng 1: Nhóm chuyên gia: Từ nhóm 1 đến nhóm 6 các học sinh có số 1 + 2 dùng giấy thảo luận màu hồng; 3 + 4 dùng giấy thảo luận màu vàng và nhóm 5 + 6 dùng giấy thảo luận màu xanh. Sau khoảng thời gian quy định thảo luận (5 phút) các cặp đôi sẽ ghi nội dung đã thống nhất vào phiếu học Cụm 1
tập. - Bước 3:
Lối di chuyển
Cum 2
Nhóm 1
Nhóm 4
Nhóm 2
Nhóm 5
Nhóm 3
Nhóm 6
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
❖
Vòng 2: Nhóm ghép: Ở vòng 2 có 6 nhóm mới:
Cụm 1: - Các học sinh có số 1 + 2 ở nhóm 1, 2, 3 hình thành 1 Cụm 1 Lối di Cụm 2 chuyển nhóm mới Số 1+2 - Các học sinh có số 3 + 4 ở nhóm 1, 2, 3 hình thành 1 Số 1+2 nhóm mới Số 3+4 Số 3+4 - Các học sinh có số 5 + 6 ở nhóm 1, 2, 3. Hình thành 1 Số 5+6 Số 5+6 nhóm mới Cụm 2: - Tương tự như vậy đối với các nhóm 4,5 và 6 Các nhóm đổi chỗ cho nhau theo hướng dẫn. Để tránh việc học sinh di chuyển lộn xộn giáo viên cần quy định cách di chuyển, có hình thức khen/nhắc nhở khi nhóm di chuyển trật tự/ồn ào. Giáo viên chiếu sơ đồ và hs có 30 giây để di chuyển về nhóm mới. Lưu ý: Các thầy cô có thể bố trí lớp học sao cho học sinh di chuyển được thuận lợi và không bị rối. Để tăng thêm không khí cho lớp có thể cho học sinh bắt tay, chào hỏi nhau và vỗ tay khi hình thành nhóm mới. - Mỗi cặp đôi có 2 phút để trình bày lại những gì mình làm được ở nhóm chuyên gia cho các bạn ở nhóm mới của mình. (3 cặp đôi thay nhau chia sẻ) - Bước 5: Thảo luận nhóm mảnh ghép Sau khi nhóm mảnh ghép chia sẻ xong. Giáo viên giao nhiệm vụ mới cho các nhóm “mảnh ghép”. Nhiệm vụ này mang tính khái quát, tổng hợp toàn bộ nội dung đã được tìm hiểu từ các nhóm “chuyên sâu”. Nêu đặc điểm chung sông ngòi Châu Á ? - Bước 6: Giáo viên kiểm tra, đánh giá các chuyên gia bằng cách hỏi các bạn được truyền tải lại kiến thức vừa rồi. Sau đó cho điểm hoạt động chuyên gia. Mỗi cụm gọi ít nhất 3 người. - Bước 7: Giáo viên chốt kiến thức. PHIẾU HỌC TẬP HOẠT ĐỘNG 1 Khu vực Bắc Á Đông Á, ĐNA, Tây Nam Á và Nam Á Trung Á - Mạng lưới sông, hướng chảy - Chế độ nước -
Lượng nước
- Sông điển hình
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 -
Giải thích đặc điểm
-
Giá trị kinh tế
Nội dung phần 1 1. Đặc điểm sông ngòi : - Châu Á có hệ thống sông ngòi khá phát triển, có nhiều sông lớn - Phân bố không đều - Chế độ nước phức tạp - Sự phân hóa: + Khu vực Bắc Á: Hướng chảy từ Nam lên Bắc. Mạng lưới sông dày đặc, ít nước. Mùa đông đóng băng, mùa xuân hạ có lũ băng. + Khu vực Tây Nam Á và Trung Á: rất ít sông, nguồn cung cấp nước cho sông là nước băng tan, nước ngầm. Sông ngòi chết trong hoang mạc. + Khu vực ĐÁ, ĐNÁ, NÁ: Hướng TB-ĐN; B-N. Có mạng lưới sông dày đặc, sông nhiều nước, chế độ nước sông theo mùa. - Giá trị kinh tế: giao thông, thủy điện, sản xuất, sinh hoạt, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu các đới cảnh quan tự nhiên châu Á (8 phút) 1. Mục tiêu - Trình bày được các cảnh quan tự nhiên của châu Á. - Giải thích được sự phân bố của các cảnh quan. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Khai thác bản đồ, tranh ảnh, giảng giải. - Hình thức tổ chức hoạt động: Cặp đôi 3. Phương tiện - Lược đồ các đới khí hậu châu Á. - Lược đồ các đới cảnh quan tự nhiên châu Á. - Tranh ảnh về cảnh quan tự nhiên châu Á 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giao nhiệm vụ Dựa vào hình 2.1 (SGK/7) và Hình 3.1 (SGK/11), em hãy thảo luận với bạn và thực hiện nhiệm vụ sau: a. Đặt tên phù hợp cho A và B ? b. Nối các ô ở cột A với các ô ở cột B cho phù hợp A: ……………………….
B:……………………….
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Rừng nhiệt đới ẩm
Ôn đới
Hoang mạc và bán hoang mạc
Cận nhiệt
Rừng cận nhiệt đới ẩm
Nhiệt đới
Rừng lá kim
Xích đạo
Đài nguyên
Cực và cận cực
- Bước 2: Giáo viên dùng số ngẫu nhiên gọi cặp đôi bất kì trình bày. Những cặp đôi khác dùng bút đỏ tích vào các ý đúng/sửa sai và bổ sung các ý mình chưa có vào phiếu. - Bước 3: Yêu cầu HS giải thích tại sao cảnh quan châu Á đa dạng Giáo viên sẽ chốt và trình chiếu một số hình ảnh cảnh quan tự nhiên để học sinh nhận diện.
Rừng lá kim Thảo nguyên
Hoang mạc Rừng nhiệt đới ẩm
2. Các đới cảnh quan tự nhiên Châu Á - Cảnh quan châu Á đa dạng. - Có sự phân hóa từ B-N và từ Đ-T; theo độ cao - Nguyên nhân phân bố của một số cảnh quan: lãnh thổ rộng lớn >> Phân hóa đông-tây; lãnh thổ trải dài >> phân hóa Bắc Nam; Địa hình cao >> Phân hóa theo độ cao
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 HOẠT ĐỘNG 3 Đánh giá thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á (6 phút) 1. Mục tiêu - Đánh giá được thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: đàm thoại, động não - Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân/ Nhóm 3. Phương tiện - Bảng học tập/giấy A2 cho các nhóm 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giao nhiệm vụ Giáo viên cho các nhóm (lấy nhóm hình thành sau mảnh ghép vòng 2 và đếm số từ 16 ở mỗi nhóm) liệt kê những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á ra bảng học tập của nhóm (2 phút) - Bước 2: Giáo viên dùng số ngẫu nhiên gọi nhóm và số bất kì liệt kê ra 1 thuận lợi và 1 khó khăn của thiên nhiên châu Á. Xoay vòng cho tới hết các nhóm. - Bước 3: GV nêu vấn đề: Với thế mạnh và hạn chế như thế, chúng ta sẽ khai thác tài nguyên như thế nào để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất? - Bước 4: GV chuẩn kiến thức. 3. Thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á - Thiên nhiên châu Á có nhiều thuận lợi tuy nhiên cũng có không ít khó khăn (liệt kê) - Con người cần có những hành động tích cực, khai thác những thuận lợi và khắc phục khó khăn do thiên nhiên mang lại (dẫn chứng) Một số hình ảnh
Khai thác thủy điện
Khai thác than
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Động đất
Sóng thần
C. Hoạt động luyện tập (5 phút) 1. Mục tiêu + Kiến thức: Củng cố lại kiến thức về đặc điểm sông ngòi và cảnh quan châu Á. + Kĩ năng: Thiết kế sơ đồ tư duy. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Thiết kế sơ đồ/làm việc cá nhân 3. Phương tiện - Vở ghi/giấy A4 - Bút màu, bút chì 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: GV giao nhiệm vụ tóm tắt kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy. HS có 5 phút hoàn thành sơ đồ tư duy - Bước 2: HS hoàn thành sản phẩm. Chú ý ghi các từ khóa và số liệu nổi bật. Liên kết kiến thức bằng các mũi tên màu đỏ - Bước 3: Giới thiệu sản phẩm. GV chấm vài bài nhanh nhất và nhận xét chung D. Vận dụng và mở rộng ( 3 phút) Có thể cho tìm hiểu ở nhà) 1. Mục tiêu (Kiến thức, kĩ năng…) - Kiến thức: Vận dụng kiến thức liên hệ thực tiễn ở Việt Nam - Kĩ năng: giải quyết vấn đề 2. Chuẩn bị 3. Hoạt động - Bước 1: GV giao nhiệm vụ: HS trả lời câu hỏi Sông ngòi, cảnh quan tiêu biểu của Việt Nam là gì? Chúng ta đã và đang khai thác sông ngòi và cảnh quan như thế nào để phát triển kinh tế? - Bước 2: HS trao đổi và phát biểu nhanh ý kiến - Bước 3: GV chốt ý và khen ngợi HS V. RÚT KINH NGHIỆM
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Tuần 1 - Ngày soạn: 01/08/2019 PPCT: Tiết 1
BÀI 4. PHÂN TÍCH HOÀN LƯU GIÓ MÙA Ở CHÂU Á I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được họat động của gió mùa khu vực châu Á. - Phân tích được các hướng gió chính vào mùa đông và mùa hạ ở châu Á. - Đánh giá tác động của gió mùa đến tự nhiên. 2. Kĩ năng - Đọc, phân tích được sự thay đổi khí áp và hướng gió trên bản đồ. - Kĩ năng làm việc nhóm 3. Thái độ - Thể hiện niềm đam mê, ưa khám phá bộ môn. 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề, ngôn ngữ - Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng các công cụ địa lí (thống kê, phân tích lược đồ). II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Lược đồ các đới khí hậu châu Á. - Hai lược đồ phân bố và hướng gió chính về mùa đông và mùa hạ Châu Á. 2. Chuẩn bị của HS - Tập bản đồ địa lí 8. - Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. Bút màu các loại. - Các kiến thức đã học về vị trí, khí hậu châu Á. III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC Nội Dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Đọc tên các Mô tả, trình Xác định hướng Liên hệ với khí vùng khí áp, bày nguồn gốc gió, phạm vi ảnh hậu Việt Nam trị số các hình thành. hưởng của hoàn Hoàn lưu đường đẳng Phân tích một lưu gió mùa. gió mùa áp và khu số t ính chất vực ảnh của các loại hưởng. gió
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT ( 5 PHÚT) 1. Mục tiêu - HS mô tả vắn tắt về gió, đã được học ở lớp 6. - Định hướng nội dung bài học. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: đàm thoại/vấn đáp - Hoạt động: cá nhân 3. Phương tiện - Tranh ảnh về ảnh hưởng của gió mùa mùa đông và mùa hạ - Video/Clip về hoạt động của gió 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giao nhiệm vụ + Đối tượng tự nhiên nào được nhắc đến trong clip ? Đối tượng đó được hình thành bởi yếu tố nào ? + Cho học sinh xem Clip (https://www.youtube.com/watch?v=8aLD7IQgKMc) - Bước 2: Giáo viên mời 2-3 học sinh bất kỳ trả lời. - Bước 3: Từ phần trả lời của học sinh, giáo viên dẫn vào bài. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI HOẠT ĐỘNG 1: XÁC ĐỊNH CÁC TRUNG TÂM ÁP THẤP VÀ ÁP CAO Ở CHÂU Á (10 PHÚT) 1. Mục tiêu - Xác định được các trung tâm áp thấp và áp cao được hình thành ở khu vực châu Á. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Đàm thoại/ vấn đáp - Hoạt động: Cá nhân/ cặp đôi 3. Phương tiện - Hai lược đồ phân bố và hướng gió chính về mùa đông và mùa hạ Châu Á. - Học sinh chuẩn bị giấy Note 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giao nhiệm vụ - Dựa vào hình 4.1 và Hình 4.2 SGK/14+15 em hãy: Xác định và đọc tên các trung tâm áp thấp và áp cao ở khu vực khí hậu gió mùa châu Á vào tháng 1 và tháng 7?
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
- Bước 2: Học sinh thực hiện yêu cầu, làm việc cá nhân trong 3 phút , hết thời gian các cặp đôi chia sẻ với nhau 2 phút. - Bước 3: Giáo viên gọi cặp đôi bất kỳ đọc các trung tâm áp thấp và áp cao ở tháng 1 và tháng 7. (2 cặp đôi cho 2 tháng)/Hoặc GV có thể tổ chức trò chơi bằng cách chuẩn bị sẵn các thẻ thông tin có gắn nam châm lá phía sau, trong 2 phút lên gắn vào ô trên bảng. - Bước 4: Giáo viên kiểm tra, đánh giá, chốt kiến thức bằng bảng tổng hợp. Học sinh ghi chú/chỉnh sửa và dán tờ Note lên vở ghi của mình. PHIẾU HỌC TẬP HOẠT ĐỘNG 1 Khu vực Áp cao (C) Áp thấp (T) Tháng 1 Tháng 7 1. Xác định các trung tâm áp cao và áp thấp ở châu Á vào tháng 1 và 7. Khu vực Áp cao (C) Áp thấp (T) - Axo - Ai-xơ-len - Xibia - A-lê-út Tháng 1 - Nam Đại Tây Dương - Xích đạo – Ô-xtrây- li-a - Nam Ấn Độ Dương - Nam Ấn Độ Dương - Nam Đại Tây Dương - I-Ran - Nam Ấn Độ Dương Tháng 7 - Ô-xtrây- li-a - Ha-oai
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU HƯỚNG GIÓ CHÍNH Ở TỪNG KHU VỰC VỀ MÙA ĐÔNG VÀ MÙA HẠ ( 15 PHÚT ) 1. Mục tiêu - Phân tích được các hướng gió chính vào mùa đông và mùa hạ ở châu Á. - Liên hệ tình hình gió mùa ở VN - Đánh giá tác động của gió mùa đến khí hậu nói chung - Vẽ được các hướng gió lên bản đồ 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Khai thác bản đồ, tranh ảnh. - Hình thức tổ chức hoạt động: Nhóm/cá nhân. 3. Phương tiện - Tập bản đồ địa lí 8. - Lược đồ tự nhiên các khu vực châu Á: Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á (nếu trường nào học sinh không sử dụng tập bản đồ hay không mua thì GV chuẩn bị) - Hai lược đồ phân bố và hướng gió chính về mùa đông và mùa hạ Châu Á. 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Chia lớp thành 6 nhóm, các nhóm thảo luận trong 3 phút. + Giao nhiệm vụ. Học sinh kết hợp quan sát: Hai lược đồ phân bố và hướng gió chính về mùa đông và mùa hạ Châu Á; Lược đồ tự nhiên các khu vực châu Á: Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á trong Tập bản đồ địa lí 8. + Dùng bút màu xanh vẽ hướng di chuyển của gió mùa đông và bút màu đỏ vẽ hướng di chuyển gió mùa hạ lên lược đồ được phát. Sau đó hoàn thành ghi chú vào phiếu học tập của cá nhân. Nhóm 1+4: Xác định các hướng gió chính ở khu vực Đông Á về mùa hạ và mùa đông Nhóm 2+5: Xác định các hướng gió chính ở khu vực Đông Nam Á về mùa hạ và mùa đông Nhóm 3+6: Xác định các hướng gió chính ở khu vực Nam Á về mùa hạ và mùa đông
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
- Bước 2: Kết thúc thời gian thảo luận, học sinh có 1 phút để hẹn hò các bạn của mình: Kĩ thuật hẹn hò: + Vẽ đồ hồ có các giờ chẵn/lẻ tùy GV + Đi hẹn với 1 bạn vào 1 khung giờ tương ứng, ghi tên bạn vào vị trí giờ hẹn, mỗi vị trí giờ hẹn chỉ được hẹn với bạn nhóm khác để trao đổi sao cho đầy đủ kiến thức ở 2 khu vực mình chưa thảo luận: TRÒ CHƠI HẸN HÒ • Thành viên nhóm 1+4 chỉ được hẹn hò với thành viên nhóm 2 hoặc 5 và 3 hoặc 6 • Thành viên nhóm 2 +5 chỉ được hẹn hò với thành viên nhóm 1 hoặc 4 và 3 hoặc 6 • Thành viên nhóm 3+6 chỉ được hẹn hò với thành viên nhóm 1 hoặc 4 và 2 hoặc 5 - Bước 3: Bắt đầu hẹn hò. Quy định từ 12 giờ theo vòng thuận chiều kim đồng hồ. (như vậy mỗi học sinh sẽ có cơ hội trao đổi nhiều nhất với 6 học sinh ở 2 khu vực khác nhóm đã làm) Thời gian cho mỗi lần hẹn hò là 1 phút. Tối đa cho hoạt động này là 6 phút Lưu ý: cần quy định bắt buộc phải có đầy đủ các khu vực - Bước 4: Kết thúc hoạt động, học sinh trao đổi phiếu cho nhau để chấm chéo theo kết quả giáo viên công bố. - Bước 5: Học sinh dán phần phiếu thảo luận vào vở học tập của mình
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
(Nguồn: Phát triển năng lực trong môn Địa lí 8) Nội dung phần 2 2. Hướng gió chính ở từng khu vực Hướng gió chính mùa hạ Khu vực (T7) Đông Á Đông Nam Nam Á Đông Bắc Đông Nam Á Bắc, Đông Bắc
Hướng gió chính mùa đông (T1) Tây Bắc Tây Nam Nam, Tây Nam
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( 8 PHÚT) 1. Mục tiêu 1. Mục tiêu (Kiến thức, kĩ năng…) + Kiến thức: Củng cố lại kiến thức về hoàn lưu gió mùa châu Á. + Kĩ năng: so sánh hoạt động của gió mùa hạ và mùa đông. Hệ thống kiến thức. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Thiết kế sơ đồ/làm việc cá nhân 3. Phương tiện - Vở ghi, phiếu học tập
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Dựa vào bảng tổng hợp về gió mùa hạ và gió mùa đông ở châu Á đã hoàn thiện ở 2 hoạt động trước, hãy phân tích sự khác nhau giữa gió mùa hạ và gió mùa đông ở châu Á bằng cách hoàn thiện sơ đồ sau: - Bước 2: HS hoàn thành sản phẩm. Chú ý ghi các từ khóa. - Bước 3: Giới thiệu sản phẩm. GV chấm vài bài nhanh nhất và nhận xét chung D. Vận dụng và mở rộng ( 7 phút) - Có thể cho tìm hiểu ở nhà 1. Mục tiêu (Kiến thức, kĩ năng…) + Kiến thức: Vận dụng kiến thức liên hệ thực tiễn + Kĩ năng: giải quyết vấn đề 2. Chuẩn bị 3. Hoạt động - Bước 1: GV giao nhiệm vụ: 1. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu gió ngừng thổi trên Trái Đất ? 2. Qua tìm hiểu thực tế, em hãy cho biết sự khác nhau của gió mùa hạ và gió mùa đông có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người? 3. Ở Việt Nam, gió mùa hoạt động như thế nào? - Bước 2: HS trao đổi và phát biểu nhanh ý kiến - Bước 3: GV chốt ý và khen ngợi HS 1. Khi gió ngưng thổi, Trái Đất sẽ phải hứng chịu một sự khác biệt lớn về nhiệt độ giữa 2 cực và vùng xích đạo cũng như giữa biển và đất liền do mật độ phân bố nhiệt sẽ không đồng đều. Những khu vực lạnh sẽ trở nên cực lạnh, khu vực nóng sẽ trở nên cực kỳ nóng, điều này có nghĩa là sự sống không thể tồn tại trên Trái Đất. 2. Câu hỏi mở GV chốt ý cho học sinh. V. RÚT KINH NGHIỆM ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. .................................................................................................................................
Tuần: Tiết:
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Bài 5. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU Á I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được đặc điểm dân số của châu Á. - Giải thích nguyên nhân dân số đông của châu Á. - Trình bày được đặc điểm và sự phân bố các chủng tộc và tôn giáo ở châu Á. - Đánh giá được một số tác động của dân số, chủng tộc và tôn giáo đến sự phát triển kinh tế, xã hội của châu lục. 2. Kĩ năng - Kĩ năng phân tích bảng số liệu dân số - Kĩ năng quan sát ảnh và phân tích lược đồ các chủng tộc và tôn giáo - Kĩ năng hợp tác nhóm 3. Thái độ - Trân trọng các giá trị văn hóa các dân tộc của châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng - Có đánh giá khách quan về tình hình dân số các nước châu Á 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: tự học, sáng tạo, hợp tác, giải quyết vấn đề. - Năng lực chuyên biệt: + Nhận thức khoa học địa lí: mô tả được sự phân hóa không gian của các hiện tượng dân cư, văn hóa. + Tìm hiểu địa lí: Sử dụng các công cụ của địa lí học: Khai thác tài liệu văn bản; sử dụng bản đồ; tính toán, thống kê. + Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Cập nhật thông tin, liên hệ thực tế. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Lược đồ các nước trên thế giới - Bảng số liệu dân số các châu lục - Lược đồ phân bố dân cư châu Á. - Lược đồ phân bố các chủng tộc châu Á. - Tranh ảnh về dân cư, xã hội châu Á 2. Chuẩn bị của HS - Tập bản đồ các châu lục. - Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. Bút màu các loại. - Các kiến thức đã học về điều kiện tự nhiên châu Á - Tìm hiểu thông tin dân cư, xã hội ở Việt Nam
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH Nội Dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao So sánh được số dân của châu Á Sử dụng lược đồ Kể được tên so với các châu So sánh, đánh giá để xác định vị trí Châu lục các quốc gia lục khác. dân số của VN so các khu vực tập đông dân đông dân Giải thích được với các nước trung đông dân ở nhất thế nhất ở châu vì sao châu Á là trong châu lục Châu Á. giới Á Châu lục đông dân nhất thế giới So sánh chủng Xác định sự phân Xác định sự tộc của châu Á Đánh giá thuận bố các chủng trên Các chủng phân bố của lợi, khó khăn với châu Âu? chủng lược đồ phân bố tộc ở châu các của thiên nhiên Liên hệ chủng tộc chính ở các chủng tộc ở Á châu Á tộc của người châu Á châu Á. Việt Nam. Liên hệ về tôn Trình bày giáo ở Việt Nam được sự Lập bảng so Quan sát tranh và địa phương phân bố, thời sánh được về ảnh và nhận ra em. hình các tiêu chí ở được đó là tín Tôn giáo ở gian Đánh giá vai trò thành, nguồn mức độ nhận ngưỡng của tôn châu Á của tôn giáo gốc của các biết các tôn giáo giáo nào? trong đảm bảo an tôn giáo ở ở châu Á. ninh, hòa bình châu Á. thế giới IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Tình huống xuất phát (5 phút) 1. Mục tiêu - HS mô tả khái quát về sự phân bố dân cư và các chủng tộc đã được học ở bài 2, lớp 7. - Định hướng nội dung bài học. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Sử dụng phương tiện trực quan - HS làm việc cá nhân
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 3. Phương tiện - Lược đồ phân bố dân cư thế giới - Ảnh chủng tộc - Bảng nhóm hoặc phiếu trả lời Trắc nghiệm 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giao nhiệm vụ + Cho học sinh xem hình ảnh và trả lời câu hỏi trắc nghiệm. + Thời gian 5s - Bước 2: Nội dung câu hỏi Câu 1. Châu lục có quy mô dân số đông nhất là A. Châu Á B. Châu Phi C. Châu Mĩ D. Châu Âu Câu 2. Khu vực nào sau đây có mật độ dân số cao nhất? A. Trung Phi B. Nam Mĩ C. Nam Á D. Đông Âu Câu 3. Tóc xoăn, da đen, răng trắng…. là những đặc điểm cơ bản của người thuộc chủng tộc nào? A. Môn–gô-lô-ít Nê-gro-ít B. C. Ơ-rô-pê-ô-ít Câu 4. Chủng tộc Môn–gô-lô-ít là người có màu da gì? A. Da vàng B. Da trắng C. Da đen D. Da đỏ Câu 5. Người Việt Nam thuộc chủng tộc nào? (tên tiếng anh) - Mongoloid - Bước 3: Từ phần trả lời của học sinh, và thực tế trả lời câu 5, giáo viên dẫn vào bài.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 B. Hình thành kiến thức mới (20 phút) HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu dân số, các chủng tộc, tôn giáo của châu Á 1. Mục tiêu - Trình bày được đặc điểm dân số của châu Á. - Giải thích nguyên nhân dân số đông của châu Á. - Trình bày được đặc điểm và sự phân bố các chủng tộc và tôn giáo ở châu Á. - Đánh giá được một số tác động của dân số, chủng tộc và tôn giáo đến sự phát triển kinh tế, xã hội của châu lục. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp/ kĩ thuật: Dạy học theo góc/trạm, sơ đồ tư duy, vấn đáp, động não,…. - Hoạt động: Cá nhân – Nhóm 3. Phương tiện - Video, băng hình về dân số châu Á - Tài liệu tham khảo về phân bố dân cư ở châu Á - Tranh ảnh về các chủng tộc châu Á - Máy tính có kết nối internet để tìm hiểu về các tôn giáo lớn ở châu Á Một số tư liệu hỗ trợ: Link dân số châu Á: https://danso.org/chau-a/ Link bài báo về các tôn giáo: https://www.gotquestions.org/Viet/cac-ton-giao-tren-thegioi.html
Clip tôn giáo: https://www.youtube.com/watch?v=eXn4DWLpORA 4. Tiến trình hoạt động Phương án 1: Học tập theo góc - Bước 1: Giáo viên giới thiệu cho học sinh các góc/trạm học tập + Góc học tập thứ 1: Góc nghe – nhìn: Video, clip về dân số, tôn giáo và chủng tộc châu Á (GV tự thiết kế) + Góc học tập thứ 2: Góc đọc - Tài liệu tham khảo về dân số, tôn giáo và chủng tộc ở châu Á + Góc học tập thứ 3: Góc tranh - ảnh – bản đồ: Tranh ảnh, lược đồ, bản đồ về các dân số, tôn giáo và chủng tộc châu Á + Góc học tập thứ 4: Góc đánh giá – Làm bài tập sau khi hoàn thành kiến thức ở các trạm/góc tương ứng góc này có nhiều PHT để HS làm và là góc rộng nhất. (HS có thể mang về chỗ ngồi để giải quyết) Bước 2: Hình thành nhóm học sinh mới ở các góc: GV cho các em lựa chọn theo nhu cầu, mỗi góc 10 HS. Chú ý, phải là HS có năng lực/có sở thích/có đặc điểm tương ứng mới về các góc đó.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 - Giáo viên xác định nhiệm vụ ở mỗi góc và quy định thời gian tối đa cho mỗi góc là
5 phút. - Giáo viên phân các nhóm về các góc rồi hướng dẫn học sinh chọn góc theo sở thích và luân chuyển qua các góc mới sau khi hoàn thành nhiệm vụ (HS tìm hiểu thêm về vấn đề để kĩ lưỡng hơn về kiến thức)
Bước 3: Giáo viên các góc
Vòng 1 2 3 4
Góc 1
Góc 2
Góc 4
Góc 3
hướng dẫn học
Góc 1 sang Góc 2 sang Tìm hiểu tại góc của nhóm 2 3 3 4 4 1
sinh sơ đồ di chuyển
Góc 3 sang
Góc 4 sang
4 1 2
1 2 3
Bước 4: Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh hoàn thành phiếu học tập ở từng góc PHIẾU HỌC TẬP HOẠT ĐỘNG 1 Tiêu chí Đặc điểm Số dân và tỉ lệ dân số của châu Á so với thế giới năm 2000 và Dân số 2017: - Năm 2000:………, chiếm…… % của thế giới.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 - Năm 2017:……….. , chiếm…….% của thế giới. - Dân số Việt Nam đứng thứ ….. ở châu Á..
Phân bố
Dân cư châu Á tập trung đông ở …………………………… Thưa thớt ở khu vực: ……………………………………… Kể tên các quốc gia đông dân của châu Á: ……………………………………………………………… Sự phân bố các chủng tộc ở châu Á: Chủng - Môn-go-lo-it:……………………………………………….. tộc - Ơ-rô-pê-ô-it:………………………………………………… - Ô-xtra-lô-it:…………………………………………………. - Ở Việt Nam là chủng tộc: ………………………………….. Tôn giáo Điền tên và nơi ra đời các tôn giáo ở châu Á vào chỗ trống …………… ● Thời gian ra đời: thế kỉ đầu của thiên …………… niên kỉ thứ I TCN …………… ● Nguồn gốc:…………………………. …………… ● Thờ thần Bra-ma, Si-va, thần Vệ Nữ ● Nơi thờ cúng: thánh địa, đền thờ …………… ● Thời gian ra đời: thế kỉ Vi TCN …………… ● Nguồn gốc:…………………………. …………… ● Thờ Phật Thích ca ● Nơi thờ cúng: chùa …………… ● Thời gian ra đời: Thế kỉ IV TCN …………… ● Nguồn gốc:…………………….. …………… ● Thờ Chúa Giê-su …………… ● Nơi thờ cúng: nhà thờ …………… ● Thời gian ra đời: Thế kỉ VII sau CN …………… ● Nguồn gốc:……………………….. …………… ● Thờ thánh A-la …………… ● Nơi thờ cúng: nhà thờ, thánh địa Tôn giáo ở ● VN Bước 4: - Sau khi học sinh đã luân chuyển qua đủ các góc. GV quay số bất kì để xác định một số học sinh ở các góc (vòng cuối) trình bày kết quả học tập (dùng máy đa vật thể để quét lên máy chiếu hoặc dùng phần mềm trên điện thoại (Ip wellcome hoặc IV wellcome) - Các học sinh khác bổ sung ý kiến (quay số ngẫu nhiên hoặc rút thăm ngẫu nhiên)
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Bước 5: Giáo viên chốt nội dung kiến thức phiếu học tập Bước 6: HS hoàn chỉnh phiếu học tập kẹp vào vở ghi
Phương án 2: Dùng kĩ thuật trạm/mảnh ghép/phòng tranh ch nội dung toàn bài - Bước 1: GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm. Hình thành 9 nhóm chuyên gia tương đương 3 cụm. Nhiệm vụ mỗi nhóm thiết kế được 1 sản phẩm trình bày có dùng phương pháp tương ứng ● Nhóm 1, 2,3: Nghiên cứu, tìm hiểu về dân số châu Á ● Nhóm 4,5,6: Nghiên cứu, tìm hiểu về chủng tộc châu Á ● Nhóm 7,8,9: Nghiên cứu, tìm hiểu về tôn giáo châu Á Phiếu học tập Dân số Chủng tộc Tôn giáo Thông tin Thông tin chung Tình hình phân bố Những tích cực Những hạn chế Tiêu chí đánh giá 1 điểm 2 điểm 3 điểm Tiêu chí Nội dung chính xác, thể hiện đầy đủ, trọn vẹn kiến thức bài học Sản phẩm có cấu trúc, bố cục khoa học, rõ ràng. Có hình vẽ, icon trực quan Thuyết trình lưu loát, hấp dẫn, chuyên nghiệp
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Đảm bảo đúng giờ - Bước 2: HS hoàn thành sản phẩm trong 10 phút theo cấu trúc ở phiếu học tập. - Bước 3: HS dán sản phẩm lên góc lớp theo vị trí GV đã cho trước. HS chia lại nhóm, 3 nhóm tạo thành một cụm, HS ghép nhóm, di chuyển theo trạm. Mỗi trạm HS có 3 phút trình bày, hỏi đáp
- Bước 4: HS thuyết trình theo trạm, mỗi trạm 3 phút - Bước 5: Đánh giá + GV gọi ngẫu nhiên HS trả lời nhanh thông tin + GV khen ngợi nhóm có kết quả tốt + GV chốt ý HOẠT ĐỘNG 2: Mở rộng, luyện tập (10 phút) 1. Mục tiêu - Ảnh hưởng của sự biến động dân số châu Á đến sự phát triển kinh tế- xã hội châu Á? - Giải thích được vì sao châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới? - So sánh thành phần chủng tộc của châu Á với châu Âu (đã học lớp 7) 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Nhóm kết hợp khăn trải bàn - Hình thức tổ chức hoạt động: Nhóm 3. Phương tiện - Bảng dân số các châu lục và khu vực 2017 - Lược đồ các chủng tộc trên thế giới 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giao nhiệm vụ cho các nhóm + Tại sao dân số châu Á đông và tăng nhanh? + Dân số quá đông ở châu Á sẽ có những thuận lợi khó khăn như thế nào cho phát triển kinh tế, xã hội + Các tôn giáo của châu Á sẽ có những thuận lợi và khó khăn như thế nào đến phát triển kinh tế - xã hội? ✔ HS có 2 phút suy nghĩ và trả lời cá nhân ✔ HS có 3 phút để hoàn thành thông tin trả lời trên bảng nhóm
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 - Bước 2: Quay số ngẫu nhiên xác định HS trả lời; nhận xét câu trả lời - Bước 3: GV chốt kiến thức, đánh giá sự đa dạng của châu Á và nhấn mạnh đến ý nghĩa phát triển du lịch, bảo tồn di sản. GV cũng liên hệ Việt Nam. C. Luyện tập, mở rộng (5 phút) 1. Mục tiêu (Kiến thức, kĩ năng…) + Kiến thức: Vận dụng kiến thức để chơi trò chơi + Kĩ năng: tư duy và trả lời 2. Phương pháp, kĩ thuật - Trò chơi 3. Chuẩn bị - Các mảnh ghép quốc kì 4. Tiến trình hoạt động Bước 1: Trò chơi: AI NHANH HƠN - Giáo viên mời 2 đội chơi: Mỗi đội 5 học sinh - Luật chơi: Mỗi đội có 10 miếng ghép quốc kì quốc gia đông dân ở châu Á. Trong đó có 5 miếng ghép đúng và 5 miếng ghép sai - Từng học sinh của mỗi đội cầm miếng ghép về các quốc gia lên bảng ghép sao cho đúng vào bản đồ châu Á. Bạn thứ nhất về chỗ, bạn tiếp theo mới được lên. Thời gian cho mỗi đội là 40 giây. - Đội nào ghép đúng, nhanh và đẹp nhất thì giành được phần thắng. Bước 2. Bài tập (Có thể về nhà làm) Viết một đoạn thơ hoặc một đoạn RAP nêu cảm nhận của em về dân cư châu Á - Giáo viên gọi vài học sinh đọc đoạn thơ, đoạn RAP cảm nhận về dân cư châu Á - Giáo viên lồng ghép vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường. - Giáo viên tổng kết đánh giá hoặc chốt nhấn nội dung cần lưu ý. D.Vận dụng, nâng cao (5 phút) 1. Mục tiêu (Kiến thức, kĩ năng…) - Thiết kế 1 bài báo cáo/sản phẩm sáng tạo về 1 tôn giáo/công trình tôn giáo mà em yêu thích (mô hình, tranh vẽ, bưu thiếp…) - Kĩ năng vẽ/thiết kế - Phát triển năng lực sáng tạo 2. Phương pháp, kĩ thuật 3. Chuẩn bị 4. Tiến trình hoạt động Bước 1: GV giới thiệu yêu cầu Bước 2: GV nêu hướng dẫn/tiêu chí
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 V. RÚT KINH NGHIỆM
Tư liệu: Bảng dân số các khu vực
Cơ cấu tôn giáo trên TG
Phân bố các tôn giáo
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Phân bố dân cư thế giới
Dân số các nước
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Tuần 1 - Ngày soạn: 01/08/2019 PPCT: Tiết 1
Bài 6. THỰC HÀNH ĐỌC, PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC THÀNH PHỐ LỚN CỦA CHÂU Á I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Phân tích lược đồ phân bố dân cư của châu Á. - Phân tích được bảng số liệu về dân số của một số thành phố lớn ở châu Á. 2. Kĩ năng - Xác định vị trí của các thành phố lớn đông dân của châu Á. Những nơi tập trung đông dân, nơi thưa dân. - Phân tích bản đồ dân cư châu Á, bản đồ tự nhiên châu Á, tìm mối quan hệ địa lí giữa dân cư và tự nhiên, giải thích sự phân bố đó. - Rèn cho học sinh một số kĩ năng sống như: Tư duy, giải quyết vấn đề và tự nhận thức. 3. Thái độ - Thực hành tích cực - Thể hiện niềm đam mê, ưa khám phá bộ môn. 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: tự học, sáng tạo, hợp tác, giải quyết vấn đề, sử dụng CNTT. - Năng lực chuyên biệt: nhận thức khoa học địa lí, tìm hiểu địa lí, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Lược đồ mật độ dân số và các thành phố lớn của châu Á - Lược đồ phân bố dân cư châu Á. - Lược đồ phân bố các chủng tộc châu Á. - Tranh ảnh về dân cư, xã hội châu Á 2. Chuẩn bị của HS - Tập bản đồ các châu lục. - Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. Bút màu các loại. - Các kiến thức đã học về dân cư, xã hội châu Á.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH Nội Dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Liên hệ mật độ dân Nhận biết và xác định được số Việt Nam là bao Kể tên được mật độ dân số Sử dụng lược đồ nhiêu? So sánh với các kí hiệu của các khu để xác định mật mật độ các khu vực ở Mật độ dân của bảng vực. độ dân số của châu Á và trung bình số các vùng chú giải về Giải thích các khu vực ở của thế giới. ở châu Á mật độ dân châu Á. Liên hệ thực tế mật được nguyên số nhân về mật độ dân số vùng HS độ dân số ở sinh sống và giải các khu vực. thích nguyên nhân? Liên hệ Việt Đóng vai một Tìm được vị Nam có những hướng dẫn viên du trí các thành thành phố lớn lịch, giới thiệu cho Đọc được tên phố lớn trên nào trực thuộc bạn bè về những Các thành các thành lược đồ Trung ương? điểm nổi bật của phố lớn ở phố lớn ở Giải thích sự Những thành phố thành phố thuộc tỉnh châu Á châu Á phân bố các nào đông dân cư (thành phố) em đang thành phố lớn nhất? sinh sống IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Tình huống xuất phát (5 phút) 1. Mục tiêu - HS kể được tên quốc qua ảnh - Định hướng nội dung bài học. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Sử dụng phương tiện trực quan - HS làm việc cá nhân 3. Phương tiện - Bộ ảnh trang phục truyền thống các quốc gia ở châu Á: - Việt Nam - Trung Quốc - Sin-ga-po - Nhật Bản - Hàn Quốc
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 - Ma-lay-si-a - Thái Lan - I-rắc - Ấn Độ
Việt Nam
Thái Lan
Hàn Quốc
Nhật Bản
Ấn Độ
Lào
Cambodia
Indonesia
4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giao nhiệm vụ + Yêu cầu: Xem ảnh đoán tên quốc gia liên quan đến nội dung bức ảnh, ghi lại ra giấy theo số thứ tự + Xem bộ ảnh (có thể trình chiếu hoặc đưa về dạng video có nhạc) - Bước 2: Trình bày kết quả + Quay số ngẫu nhiên chọn các học sinh trả lời tên quốc gia (mỗi HS trả lời 1 quốc gia, HS sau trả lời không trùng HS trước). + HS cũng có thể ghi đáp án nhóm ra bàng, GV cho HS đoán và chấm chéo - Bước 3: Từ phần trả lời của học sinh, GV dẫn vào bài. B. Hình thành kiến thức mới HOẠT ĐỘNG 1: Phân bố dân cư châu Á 1. Mục tiêu - Phân tích được lược đồ phân bố dân cư của châu Á. - Giải thích sự phân bố dân cư của châu Á.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp/ kĩ thuật: Nhóm, khăn trải bàn - Hoạt động: Cá nhân – Nhóm 3. Phương tiện - Lược đồ phân bố dân cư châu Á - Phiếu học tập về mật độ dân số ở châu Á - Giấy A5 kẻ dạng khăn trải bàn 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: GV giao nhiệm vụ + Yêu cầu HS quan sát lược đồ mật độ dân số của châu Á: ● 2 HS đọc tên biểu đồ, bảng chú giải ● GV chuẩn nội dung lược đồ + Kết hợp lược đồ hình 1.2 và hình 2.1 – thảo luận theo nhóm 4 rồi điền vào phiếu học tập. - Bước 2: Trình bày kết quả, nhận xét, bổ sung. ST Mật độ DS trung Nơi phân bố T bình 1
Dưới 1ng/km2
2
1 – 50 ng/km2
3
51 – 100 ng/km2
4
Trên 100 ng/km2
Ghi chú
+ Gọi 4 nhóm trình bày kết quả theo từng mức độ phân bố, gọi nhóm khác bổ sung + GV nhận xét, chuẩn kiến thức, HS hoàn chỉnh phiếu học tập dán vào vở ST Mật độ DS trung Nơi phân bố Ghi T bình chú 1
Dưới 1ng/km2
2
1 – 50 ng/km2
Trung Á, Tây Nam Á
3
51 – 100 ng/km2
Đông Á, Đông Nam Á
Bắc Liên Bang Nga, trung tâm châu Á, bán đảo Ả-Rập
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
4
Trên 100 ng/km2
Nam Á, Đông Nam Á, Đông Á
- Bước 3: GV yêu cầu HS + Nêu đặc điểm phân bố dân cư châu Á. Giải thích nguyên nhân. + Hình thức: Khăn trải bàn nhóm 4 viết ra giấy A5 #HS viết ý kiến cá nhân ra giấy note trong 1 phút, nêu được ít nhất 3 nguyên nhân #HS chia sẻ ý kiến trong nhóm, thư kí ghi tổng hợp vào phần trung tâm bảng phụ #HS trình bày nguyên nhân theo vòng tròn, thi dua giữa các nhóm. - Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức 1. Phân bố dân cư châu Á - Dân cư châu Á phân bố không đều: + Dân cư tập trung đông đúc tại các đồng bằng, vùng ven biển, khu vực có hoạt động của gió mùa ở Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á. + Dân cư thưa thớt ở Bắc Á, Trung Á và Tây Nam Á. - Nguyên nhân: Phân bố dân cư phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu, tài nguyên) và kinh tế xã hội (cơ sở hạ tầng, trình dộ phát triển kinh tế…) HS trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, GV chuẩn kiến thức về sự phân bố dân cư và nguyên nhân dẫn đến sự phân bố dân cư. - Bước 5: Mở rộng/ vận dụng + Liên hệ mật độ dân số Việt Nam là bao nhiêu? So sánh với mật độ các khu vực ở châu Á và trung bình của thế giới. Năm 2019: 96,2 triệu người, MDDS: 290 người/km2. + Liên hệ thực tế mật độ dân số vùng HS sinh sống và giải thích nguyên nhân? HOẠT ĐỘNG 2: Các thành phố lớn ở châu Á 1. Mục tiêu - Phân tích được bảng số liệu về dân số của một số thành phố lớn ở châu Á.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 - Giải thích sự phân bố các thành phố lớn
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Nhóm kết hợp vấn đáp, gợi mở - Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân và nhóm 3. Phương tiện - Lược đồ mật độ dân số và những thành phố lớn của châu Á. - Các mảnh giấy có ghi tên các thành phố lớn ở châu Á. 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giao nhiệm vụ cho các nhóm + Phân nhóm: + Mỗi nhóm tìm vị trí của 5 thành phố trong 3 phút. + Nhóm 1 và 2: 5 thành phố đầu tiên. + Nhóm 3 và 4: thành phố thứ 6 đến 10. + Nhóm 5 và 6: thành phố thứ 11 đến 15. - Bước 2: + HS các nhóm quay số xác định ngẫu nhiên 1 bạn lên bảng tìm tên các thành phố của nhóm mình và dán đúng vị trí trên bản đồ. Các nhóm khác nhận xét. GV chuẩn hóa. + Vấn đáp gợi mở: Dựa kết quả đã tìm được, cho biết: ● Các thành phố đông dân của châu Á tập trung ở đâu? Vì sao? ● Sự phân bố dân cư của châu Á như vậy sẽ tác động như thế nào đến tự nhiên cũng như kinh tế của châu Á? 2. Các thành phố lớn của châu Á - Các thành phố lớn của châu Á thường tập trung ở ven biển (ven hai đại dương lớn: Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương), và ven các con sông lớn. - Nguyên nhân: Các khu vực này có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế: + Đồng bằng châu thổ màu mỡ, rộng lớn. + Khí hậu nhiệt đới gió mùa Thuận lợi cho sinh hoạt của con người, phát triển giao thông, sản xuất nông nghiệp – nhất là nền nông nghiệp lúa nước.
- Bước 3: GV chốt kiến thức C. Hoạt động luyện tập (5 phút) 1. Mục tiêu (Kiến thức, kĩ năng…) - Kiến thức: Vận dụng kiến thức để chơi trò chơi
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 - Kĩ năng: tư duy và trả lời 2. Chuẩn bị - Bộ câu hỏi trắc nghiệm - Bộ ảnh 5 thành phố trực thuộc Trung ương 3. Hoạt động - Bước 1: Trò chơi trắc nghiệm Đ, S 1. Dân cư châu Á tập trung ở ven biển, phía đông của Đông Á, Đông Nam Á 2. Những nơi tập trung đông dân cư ở châu Á là những nơi có khí hậu khắc nghiệt, lạnh giá quanh năm và các hoang mạc. 3. Những nơi thưa dân ở châu Á là những khu vực nằm xa biển, có địa hình núi cao, giao thông khó khăn. 4. Thành phố Hà Nội là thành phố đông dân nhất Việt Nam 5. Ấn Độ là thành phố đông dân nhất châu Á. - Bước 2: Đoán tên thành phố lớn của Việt Nam qua ảnh. 1. Hà Nội: Hồ Gươm 2. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà thờ Đức Bà 3. Đà Nẵng: Cây cầu có tượng bàn tay 4. Hải Phòng: Hoa phượng đỏ 5. Huế: Cầu Trường Tiền 6. Hội An: chùa Cầu
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
D. Vận dụng và mở rộng - Đóng vai một hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu cho bạn bè về những điểm nổi bật của thành phố thuộc tỉnh (thành phố) em đang sinh sống. - Chuẩn bị trước bài 7 “Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội châu Á”, đóng vai 1 phóng viên biên tập cuộc phỏng vấn về hoạt động kinh tế - xã hội của Nhật Bản. V. RÚT KINH NGHIỆM
Tư liệu: 1/https://vov.vn/du-lich/top-20-thanh-pho-dong-dan-nhat-the-gioi-689630.vov 2/http://vietbao.vn/The-gioi/10-thanh-pho-lon-nhat-chau-A/45152063/162/ 3/http://www.hanoimoi.com.vn/hinh-anh/Chuyen-la/928818/nhung-sieu-do-thi-trung-quoc-dongdan-hon-mot-so-quoc-gia
Bảng số liệu về số dân của 15 thành phố lớn nhất châu Á năm 2015[trang 19]
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
(Đơn vị: triệu người) Thứ bậc
Thành phố
Quốc gia
Số dân
1
Tô-ki-ô
Nhật Bản
38,0
2
Đê-li
Ấn Độ
25,7
3
Thượng Hải
Trung Quốc
23,7
4
Mum-bai
Ấn Độ
21,0
5
Bắc Kinh
Trung Quốc
20,4
6
Ô-xa-ca
Nhật Bản
20,2
7
Đắc-ca
Băng-la-đet
17,6
8
Ca-ra-si
Pa-ki-xtan
16,6
9
Côn-ca-ta
Ấn Độ
14,9
10
I-xtan-bun
Thổ Nhĩ Kỳ
14,2
11
Trùng Khánh
Trung Quốc
13,3
12
Ma-ni-la
Phi-lip-pin
12,9
13
Quảng Châu
Trung Quốc
12,5
14
Thiên Tân
Trung Quốc
11,2
15
Thâm Quyến
Trung Quốc
10,7
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Tuần - Ngày soạn: PPCT:
Bài 7: ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CÁC NƯỚC CHÂU Á I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Liệt kê được các nhóm nước có trình độ phát triển kinh tế giống nhau. - Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế xã hội của các nước ở châu Á - So sánh sự phát triển kinh tế - xã hội các nước và bước đầu lí giải nguyên nhân của sự chênh lệch trình độ phát triển. - Liên hệ với tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam 2. Kĩ năng - Phân tích bảng số liệu về chỉ tiêu kinh tế của một số nước ở châu Á. - Thu thập, thống kê các thông tin kinh tế - xã hội để nhận định, đánh giá mở rộng kiến thức. 3. Thái độ - Có ý thức học tập tốt để xây dựng đất nước - Trân trọng thành quả KT-XH các nước 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác và thuyết trình trước đám đông. - Năng lực chuyên biệt: + Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ: + Năng lực sử dụng bản đồ + Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý, video clip. + Năng lực lí giải Địa lí II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Tranh ảnh, tài liệu về các trung tâm kinh tế lớn, các thành phố lớn của một số quốc gia ở châu Á. 2. Chuẩn bị của HS - Tìm hiểu bài trước. - Tìm đọc các thông tin kinh tế ở một số nước ở châu Á có nền kinh tế phát triển III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 - Liệt kê được các nhóm nước. - Đặc điểm KT của các nhóm nước.
- Trình bày được các yếu tố phân chia các nhóm nước. - Đọc bảng số liệu để so sánh sự khác nhau về trình độ phát triển KTXH ở các nhóm nước
- Phân tích được nguyên nhân của sự phát triển KTXH không đều ở các nước
- Liên hệ đến tình hình kinh tế xã hội hiện nay ở châu Á ảnh hưởng đến thế giới và Việt Nam
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC B. Tình huống xuất phát (5 phút) 1. Mục tiêu - Học sinh kể tên được quốc gia được nhắc đến qua hình ảnh. - Tạo hứng thú cho việc học tập - Giáo viên dẫn dắt vào bài học mới 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: động não, đàm thoại gợi mở - Hoạt động: Cá nhân 3. Phương tiện - Tranh ảnh 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ + Giáo viên cho học sinh xem các nhãn hiệu hàng hóa nổi bật ở một số quốc gia. + Học sinh quan sát và đoán tên quốc gia qua hình ảnh. + Em hãy đặt một câu hỏi mà em muốn hỏi nhất về nền kinh tế của một trong số các quốc gia em vừa ghi nhận được ? - Bước 2: HS ghi tên các địa danh thể hiện sự hiểu biết về đối tượng. - Bước 3: Giáo viên mời các học sinh cho biết kết quả, mời học sinh khác trả lời câu hỏi của bạn. - Bước 4: Giáo viên chuẩn kiến thức, dẫn dắt vào bài mới.
Nhãn hiệu Ô-tô của Nhật Bản Nhãn hiệu điện thoại, tivi của Hàn Quốc
Nhãn hiệu điện thoại của Trung Quốc
Nhãn hiệu cafe Trung Nguyên của Việt
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI HOẠT ĐỘNG 1: ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC NƯỚC (25 phút) 1. Mục tiêu - Liệt kê được các nhóm nước có trình độ phát triển kinh tế giống nhau. - Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế xã hội của các nước ở châu Á - Phân tích bảng số liệu về chỉ tiêu kinh tế của một số nước ở châu Á. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Nêu vấn đề, trực quan - Hoạt động: Cá nhân/cặp đôi/nhóm 3. Phương tiện - Bảng số liệu một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của một số nước ở châu Á. - Phiếu học tập 4. Tiến trình hoạt động ❖Nhiệm vụ 1: (5 phút) - Bước 1: Giáo viên cho học sinh quan sát bảng số liệu: Bảng 7.2. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội ở một số nước châu Á năm 2015 Cơ cấu GDP (%) Tốc độ GDP/ng Quốc tăng Mức ười Nông Công Dịch gia GDP thu nhập (USD) nghiệp nghiệp vụ (%) Nhật Bản
1,1
25,5
73,4
1,4
34524
Kuwait
2,0
50,7
47,3
0,6
29301
2,3
38,0
59,7
2,8
27222
8,5
36,4
55,1
5,0
9768
Trung Quốc
8,9
40,9
50,2
6,9
8028
Lào
27,4
30,9
41,7
7,3
1818
Việt Nam
27,0
33,3
39,7
6,7
2190
Hàn Quốc Malaysia
+ Tính sự chênh lệch bình quân GDP đầu người giữa nước cao nhất và nước thấp nhất khoảng bao nhiêu lần ? + Điền các từ cao, trung bình, thấp vào cột Mức thu nhập ở bảng 7.2 ?
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 + Em có nhận xét gì về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nước châu Á ? - Bước 2: Học sinh làm cá nhân và trao đổi với bạn bên cạnh mình, hoàn thành phiếu học tập. Thời gian hoàn thành 5p - Bước 3: Giáo viên quay số, mời học sinh bất kỳ trả lời. Học sinh cả lớp quan sát, nhận xét. - Bước 4: Giáo viên chuẩn kiến thức. Học sinh chấm chéo phiếu học tập và báo cáo. ❖ Nhiệm vụ 2: Trò chơi “Mảnh ghép bí mật” Bước 1: GV phát cho mỗi nhóm một bộ mảnh ghép và phổ biến luật chơi.
Bước 2: Học sinh chơi trò chơi, trò chơi kết thúc khi có ½ số nhóm hoàn thành mảnh ghép bí mật. Nhóm hoàn thành đầu tiên sẽ được cộng điểm. Bước 3: GV kiểm tra kiến thức của học sinh bằng kỹ thuật tia chớp hỏi đáp nhanh xoay quanh nội dung trò chơi. Bước 4: Giáo viên chuẩn kiến thức, chiếu các thông tin, hình ảnh về các quốc gia phản ánh trình độ phát triển các nước. Nội dung Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của các nước và lãnh thổ châu Á hiện nay. − Trình độ phát triển kinh tế giữa các nước không đều. − Chia thành các nhóm nước: ❖ Phát triển: Nhật Bản ❖ Nước công nghiệp mới: Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore… ❖ Nước đang phát triển ✔ Nước nông – công nghiệp: Lào, Campuchia, Mianma ✔ Nước giàu nhưng trình độ phát triển chưa cao: Kuwait, Các tiểu VQ Ả rập ✔ Tốc độ công nghiệp hóa nhanh: Thái Lan, TQ, Malaysia…
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (7 phút ) 1. Mục tiêu - Hệ thống lại kiến thức bài học - Liên hệ đến kinh tế Việt Nam 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: động não - Hoạt động: cá nhân 3. Phương tiện 4. Tiến trình hoạt động Bước 1: Giao nhiệm vụ • Sự phát triển kinh tế xã hội ở các nước châu Á hiện nay như thế nào ? • Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có trình độ phát triển kinh tế như thế nào ? Lấy ví dụ để chứng minh điều em nhận định sự phát triển kinh tế của Việt Nam ? Bước 2: Học sinh làm việc cá nhân. GV có thể cho HS sử dụng thiết bị điện tử để tìm kiếm thông tin và hoàn thành thông tin trên bảng/PHT. THÔNG TIN KINH TẾ VIỆT NAM 1/ Quy mô GDP 2/ Tăng trưởng GDP 3/ Bình quân thu nhập 4/ Cơ cấu kinh tế 5/ Các ngành tiêu biểu 6/ Sản phẩm xuất khẩu chủ lực 7/ Tổng vốn FDI 8/ Nợ công hiện nay 9/ Tham gia vào các tổ chức kinh tế 10/ Các trung tâm kinh tế quan trọng Bước 3: HS cùng nhau hoàn thành bảng. Giáo viên chốt kiến thức, khen ngợi học sinh
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – MỞ RỘNG ( 8 phút) 1. Mục tiêu (Kiến thức, kĩ năng…) + Kiến thức: Vận dụng kiến thức liên hệ thực tiễn ở châu Á và Việt Nam + Kĩ năng: giải quyết vấn đề 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Động não, hùng biện/phản biện - Làm việc cá nhân 3. Phương tiện - Đọc/tìm kiếm tài liệu trong sách tham khảo, nguồn Internet 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giao nhiệm vụ: “TÔI LÀ CHUYÊN GIA KINH TẾ” Em hãy đóng vai một chuyên gia kinh tế, hùng biện về cuộc chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ có ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới nói chung và châu Á nói riêng (lưu ý có liên hệ với Việt Nam). Link tham khảo các bài báo về chiến tranh thương mại Trung Quốc – Mỹ ● https://tinyurl.com/y4ws7qgk ● https://tinyurl.com/https-vnexpress-net-the-gioi ● https://www.bbc.com/vietnamese/business-49544949 ● http://cafef.vn/chien-tranh-thuong-mai-my-trung-qua-khu-dau-thuongtuong-lai-mit-mu-20181221170134885.chn - Bước 2: HS chuẩn bị bài luận để hùng biện trước lớp, mỗi học sinh có 3 phút để hùng biện. Độ dài bài luận không quá 200 chữ, cấu trúc chính: + Nguyên nhân của vấn đề + Hiện trạng vấn đề + Những tác động + Giải pháp nào cho vấn đề này? - Bước 3: Mời ít nhất 2 học sinh hùng biện trước lớp. Cả lớp quan sát để phản biện. - Bước 4: Giáo viên chốt kiến thức. Khen ngợi học sinh.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 V. RÚT KINH NGHIỆM
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
BÀI 8: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
CÁC NƯỚC CHÂU Á I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được tình hình phát triển của các ngành kinh tế - Đánh giá được những thành tựu về nông nghiệp, công nghiệp ở các nước và vùng lãnh thổ châu Á. - Phân tích được xu hướng phát triển hiện nay của các nước và vùng lãnh thổ là ưu tiên phát triển công nghiệp, dịch vụ và không ngừng nâng cao đời sống. 2. Kĩ năng - Rèn kỹ năng đọc và phân tích mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên với hoạt động kinh tế, đặc biệt với sự phân bố cây trồng và vật nuôi. - Kĩ năng làm việc nhóm 3. Thái độ - Giáo dục ý thức tự hào dân tộc, xây dựng và bảo vệ tài nguyên môi trường. 4. Năng lực hình thành - Năng lực tư duy địa lí: Tìm kiếm và xử lí thông tin từ dữ liệu GV đưa cho về tình hình phát triển kinh tế - xã hội các nước Châu Á. - Năng lực sử dụng các công cụ địa lí học thông qua việc phát triển các kĩ năng làm việc với lược đồ và tranh ảnh. - Năng lực phân tích các mối liên hệ địa lí. - Năng lực giao tiếp: Phản hồi/ lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ/ ý tưởng hợp tác, giao tiếp khi làm việc nhóm. - Năng lực tự nhận thức: tự tin khi trình bày về kết quả làm việc nhóm nhỏ. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Máy tính, máy chiếu. - Giáo án. Phiếu học tập. - Tư liệu bài dạy. 2. Chuẩn bị của HS - Đồ dùng học tập. - Tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội các nước Châu Á. III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH Vận Nhận Vận dụng Nội Dung Thông hiểu dụng biết cao thấp Liên hệ VN, Tình hình Trình bày Đánh giá được những thành tựu Đọc phát triển được tình về nông nghiệp, công nghiệp ở lược đồ đề xuất giải KTXH các hình phát các nước và vùng lãnh thổ châu và biểu pháp phát nước Châu triển của Á. Phân tích được xu hướng đồ đánh triển kinh tế Á các ngành phát triển hiện nay của các giá thành
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 kinh tế.
nước và vùng lãnh thổ là ưu tựu tiên phát triển công nghiệp, kinh tế dịch vụ và không ngừng nâng cao đời sống.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC C. Tình huống xuất phát - GV dẫn dắt vào bài bằng những câu hỏi sau: Câu 1: Hình ảnh sau cho em liên tưởng đến quốc gia nào? Quốc gia này đến từ châu lục nào mà em biết. Kể 3 thông tin về quốc gia này mà em biết?
Câu 2: Em có suy nghĩ gì khi biết được thông tin dưới đây?
GV dẫn dắt vào bài: Kinh tế châu Á là nền kinh tế của hơn 4 tỉ người (chiếm 60% dân số thế giới) sống ở 48 quốc gia khác nhau. Như tất cả các vùng miền khác trên thế giới, sự thịnh vượng của kinh tế châu Á có sự khác nhau rất lớn giữa các nước và ở cả ở trong một nước. Những nền kinh tế lớn nhất trong châu Á tính theo GDP danh nghĩa là Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ. Kinh tế có quy mô khác nhau, từ Trung Quốc với nền kinh tế đứng thứ hai thế giới, tới Campuchia là một
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 trong những nước nghèo nhất. Để hiểu rõ hơn về tình hình phát triển KTXH các nước Châu Á, cô và các em sẽ tìm hiểu bài hôm nay…. B. Hình thành kiến thức mới HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu ngành nông nghiệp Châu Á ( 10 phút) 1. Mục tiêu - Liệt kê được các loài cây trồng, vật nuôi chính của Châu Á. - Mối quan hệ giữa VTĐL – Khí hậu – Sản phẩm ngành nông nghiệp Châu Á. - Ngưỡng mộ thành quả đạt được của ngành trồng lúa gạo ở các nước Châu Á gió mùa. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận - Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, động não, trò chơi, chia sẻ nhóm đôi 3. Phương tiện 4. Tiến trình hoạt động ✔Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu sự phân bố các cây trồng, vật nuôi ở Châu Á. Bước 1: - GV chia lớp thành 4 đội, bốn đội được nhận 1 khu vực và các kí hiệu về các cây trồng, vật nuôi. + Đội 1,3: Khu vực Bắc Á, Tây Nam Á và các vùng nội địa + Đội 2,4: Khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á. - Nhiệm vụ của mỗi đội trong vòng 3 phút phải gắn đúng vị trí của các cây trồng vật nuôi của các khu vực. - Sau đó đại diện của các đội 1,4 và 2,3 sẽ ghép các khu vực lại với nhau.
KHU VỰC BẮC Á, TÂY NAM Á VÀ VÙNG NỘI ĐỊA
KHU VỰC ĐÔNG Á, ĐÔNG NAM Á VÀ NAM Á
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Bước 2: Tiến hành chơi Bước 3: GV nhận xét các đội chơi Bước 4: GV đặt vấn đề - Theo em, điều gì khiến cho khu vực Bắc Á chỉ thấy nuôi tuần lộc mà không thấy sự có mặt của các loại cây trồng? - Giả sử em là thương nhân Châu Á với mặt hàng lúa gạo và lúa mì. Em hãy vạch ra chiến lược thị trường nhập và xuất khẩu 2 mặt hàng này? - Hoàn thiện sơ đồ sau để thấy được mối quan hệ giữa VTĐL – Khí hậu – Sản phẩm nông nghiệp ở Châu Á. GV phát cho mỗi HS 1 phiếu học tập. HS điền nội dung còn thiếu ở các ô. GV chữa bài và yêu cầu HS dán nội dung phiếu học tập sau vào vở. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
✔Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về cây lúa gạo – cây lương thực chủ lực của Châu Á Bước 1: GV đặt vấn đề. - GV sử dụng kĩ thuật Chia sẻ nhóm đôi (Think, Pair, Share) để hoàn thành phiếu học tập dưới đây.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 - Giáo viên giới thiệu vấn đề, đặt câu hỏi mở, dành thời gian 1 phút để học sinh suy nghĩ. - Sau đó học sinh thành lập nhóm đôi và chia sẻ ý tưởng, thảo luận, phân loại. - Nhóm đôi này lại chia sẻ tiếp với nhóm đôi khác. Sau đó kết nhóm để hoàn thành phiếu học tập. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 - Cây trồng chủ lực của khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á là………………….. - Khu vực này có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây lúa gạo: + Khí hậu:………………… + Đất: ……………………...
Top 3 quốc gia có sản lượng lúa gạo đứng đầu thế giới:
3 quốc gia xuất khẩu lúa gạo đứng đầu thế giới:
1…………….
1…………….
2…………….
2…………….
3…………….
3…………….
TẠI SAO quốc gia đứng đầu về sản lượng lúa gạo lại không phải là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới? Bước 2: Các cặp nhóm hoạt động theo sơ đồ sau
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Bước 3: GV sử dụng máy chiếu vật thể để chữa bài cùng HS. Bước 4: GV cho HS quan sát bức hình sau Em biết gì về bức hình này?
⇨ Thiết kế dựa trên lúa gạo, lương thực chính và có lẽ là cây trồng quan trọng nhất đối với người dân Đông Nam Á. Từ thời xa xưa, lúa gạo luôn gắn liền với sự thịnh vượng, phúc lợi và sự giàu có. Điều này tương ứng với tầm nhìn của những người sáng lập ASEAN để tạo ra một khu vực hòa bình và thịnh vượng ở Đông Nam Á. ✔Nhiệm vụ 3: Thấy được ngành nông nghiệp phát triển không đều giữa các nước ở Châu Á Bước 1: GV cho HS quan sát 2 bức hình sau, HS động não và trả lời những câu hỏi dưới đây
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 - Nội dung bức ảnh? - Số lao động? - Công cụ lao động? ⇨ Nhận xét về trình độ sản xuất nông nghiệp ở In-đô-nê-xi-a thời xưa?
⇨ Nhận xét về trình độ sản xuất nông nghiệp ở In-đô-nê-xi-a hiện nay? Bước 2: Em có suy nghĩ gì khi đọc bài báo sau. So sánh trình độ sản xuất nông nghiệp ở In-đô-nê-xi-a và Brunei?
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Bước 3: GV liên hệ so sánh Việt Nam với Thái Lan
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu ngành công nghiệp Châu Á. 1. Mục tiêu: Trình bày sự phát triển của ngành công nghiệp Châu Á. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Thảo luận nhóm, đặt và giải quyết vấn đề - Kĩ thuật dạy học: Trò chơi địa lí, động não, tia chớp 3. Phương tiện 4. Tiến trình hoạt động ✔Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu sự phân bố các ngành công nghiệp ở Châu Á Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK Bước 2: GV cho HS chơi trò chơi “Tìm nhà của tớ” - GV chia lớp thành 4 đội, mỗi đội sẽ nhận được 1 phiếu tranh dưới đây ( in trên khổ giấy A2 và 3 loại thẻ màu chưa ghi gì) - HS làm theo hướng dẫn trên phiếu tranh. - Lưu ý: Thẻ màu GV in nhiều cho HS gắn tên các nhóm ngành lên lược đồ Châu Á để thấy được sự phân bố các ngành công nghiệp Châu Á. TÊN TỚ LÀ GÌ? (Dựa vào hình ảnh, HS đặt tên của 3 nhóm ngành này)
BẠN BIẾT NHÀ TỚ Ở ĐÂU KHÔNG?
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
HÃY SỬ DỤNG TÊN CỦA TỚ VÀ GẮN CHÍNH XÁC NHÀ CỦA TỚ TRÊN ĐÂY NHÉ!
Bước 3: GV tiến hành cho HS chơi Bước 4: GV nhận xét các đội chơi Bước 5: GV sử dụng kĩ thuật tia chớp, đặt câu hỏi yêu cầu HS giơ bảng tên và trả lời nhanh NHANH NHƯ CHỚP - Nước nào ngành công nghiệp phát triển nhất Châu Á? - Nước nào ngành công nghiệp kém phát triển Châu Á? - Ngành công nghiệp nào phát triển ở hầu hết các nước thuộc Châu Á? - Ngành công nghiệp nào ở Châu Á đòi hỏi trình độ tay nghề cao?
✔Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu tình hình khai thác than và dầu mỏ ở một số quốc gia Châu Á năm 1998 và hiện nay Bước 1: GV cho HS phân tích bảng sản lượng than và dầu mỏ ở một số nước Châu Á năm 1998
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Dựa vào bảng số liệu trên, em hãy hoàn thành phiếu học tập sau bằng cách viết tên các quốc gia vào dấu “…” PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Bước 2: GV đặt vấn đề “ Theo em, quốc gia nào ở trên có khả năng xuất khẩu than và dầu mỏ nhiều nhất? Vì sao?” Bước 3: GV mở rộng kiến thức. Cho HS quan sát 2 bảng số liệu về sản lượng than và sản lượng tiêu thụ than của các khu vực so với toàn thế giới.
⇨ Việc nhu Cầu sử dụng than lớn hơn lượng hàng Cung ứng như hiện nay ở các nước Châu Á sẽ khiến cho các nhà chức trách của các quốc gia Châu Á phải trăn trở. Em hãy đề xuất 1 số giải pháp ngắn hạn và dài hạn để giải quyết vấn đề trên? HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu ngành dịch vụ Châu Á. 1. Mục tiêu: Thấy được sự phát triển của ngành dịch vụ Châu Á 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề - Kĩ thuật dạy học: Động não
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 3. Phương tiện 4. Tiến trình hoạt động Bước 1: GV cho HS quan sát những bức hình dưới đây: - Kể tên các loại hình dịch vụ phát triển ở Châu Á? - Nhận xét sự phát triển của ngành dịch vụ ở Châu Á?
CHÂU Á CÓ 4/10 TRUNG TÂM TÀI CHÍNH HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI
Bước 2: Quan sát bảng 7.2 cho biết: - Tỉ trọng giá trị dịch vụ trong cơ cấu GDP của Nhật Bản, Hàn Quốc là bao nhiêu? - Mối quan hệ giữa tỉ trọng giá trị dịch vụ trong cơ cấu GDP với GDP theo đầu người của các nước nói trên như thế nào?
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Bước 3: HS động não suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV
C. Hoạt động luyện tập 1. Mục tiêu - Hoàn thiện, bổ sung những kiến thức học sinh còn chưa nắm vững 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Thảo luận nhóm - Kĩ thuật dạy học: Trò chơi địa lí 3. Phương tiện: Quân bài Domino 4. Tiến trình hoạt động Bước 1: GV chia nhóm, đưa ra thể lệ trò chơi. - GV chia lớp thành 5 nhóm. Mỗi nhóm 8 thành viên. - Hình thức trò chơi: Trò chơi quân bài Domino - GV phổ biến thể lệ trò chơi.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Bước 2: Tiến hành chơi.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Bước 3: GV nhận xét các đội chơi.
D. Hoạt động nối tiếp - hướng dẫn học tự học 1. Mục tiêu Từ những kiến thức đã được học, học sinh vận dụng để giải quyết một số bài tập 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề - Kĩ thuật dạy học: Động não, giao việc 3. Phương tiện 4. Tiến trình hoạt động Bước 1: GV cho HS đọc thông tin sau
Bước 2: HS đọc thông tin và trả lời những câu hỏi sau - Em có suy nghĩ gì khi đọc thông tin trên. - Em có biết hiện nay ở Châu Á còn có những cuộc chiến tranh dầu mỏ nào? Tìm hiểu các cuộc chiến tranh dầu mỏ trên thế giới hiện nay? ⇨ Tham vọng kiểm soát các nguồn lợi dầu mỏ của các nước luôn dẫn đến cảnh đổ máu, phá vỡ hoặc làm mất ổn định tình hình khu vực và thế giới. Lợi nhuận khổng lồ từ dầu mỏ khiến cuộc chiến giành quyền kiểm soát nguồn lợi này đã kéo dài hàng trăm năm qua. Bước 3: GV Liên hệ chiến tranh dầu mỏ Việt Nam – Trung Quốc trên Biển Đông. Từ đó giáo dục ý thức tự hào dân tộc, xây dựng và bảo vệ tài nguyên môi trường.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 V. RÚT KINH NGHIỆM
Tư liệu: 1/ http://www.hoanduong.com/xuat-khau-gao-5/ 2/http://cafef.vn/du-bao-toan-canh-thi-truong-lua-gao-the-gioi-nam-2019-20202019053110195254.chn
Bảng số liệu về sản xuất, tiêu thụ than và dầu mỏ của một số nước châu Á năm 2015 Tiêu chí Quốc gia
Sản lượng than(triệu tấn quy dầu)*
Sản lượng dầu mỏ(triệu tấn)
Sản xuất
Tiêu thụ
Sản xuất
Tiêu thụ
Trung Quốc
1827,0
1920,4
214,6
559,7
Ấn Độ
283,9
407,2
41,2
195,5
In-đô-nê-xi-a
241,1
80,3
40,0
73,5
0,6
119,4
-
189,6
Cô-oét
-
-
149,1
23,6
A-rập Xê-út
-
-
568,5
168,1
Nhật Bản
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Tiết 11 - Bài 9 KHU VỰC TÂY NAM Á I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Phân tích được vị trí địa lí mang tính chiến lược của khu vực Tây Nam Á. - Trình bày được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực Tây Nam Á. - Đề xuất giải pháp phát triển kinh tế và vấn đề xung đột – khủng bố tại khu vực 2. Kĩ năng - Kĩ năng đọc bản đồ tự nhiên, phân tích mối quan hệ nhân quả. - Kĩ năng hùng biện, phản biện, làm việc nhóm 3. Thái độ - Có ý thức về vấn sử dụng tài nguyên thiên nhiên, đề cao tinh thần đoàn kết, hòa bình 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: tự học, sáng tạo, hợp tác, giải quyết vấn đề. - Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sử dụng bảng thống kê, tư duy tổng hợp II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Lược đồ tự nhiên Tây Nam Á. - Lược đồ các nước khu vực Tây Nam Á - Tài liệu tranh ảnh về tự nhiên, kinh tế (Khai thác dầu) - Clip “Cho em tuổi thơ, cho em hòa bình” https://www.youtube.com/watch?v=Lq6eOyTo5gc 2. Chuẩn bị của HS - Tập bản đồ địa lí 8. - Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. Bút màu các loại, - Các kiến thức đã học về vị trí, khí hậu châu Á - Tìm hiểu thông tin về bài học trước ở nhà. III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC Nội Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao Dung thấp
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Khu vực Đọc và giới Đánh giá Giải thích Tây thiệu vị trí của thuận lợi và tại sao khu Nam Á khu vực trên khó khăn do vực này là bản đồ thế vị trí, địa một “điểm giới đình đem lại. nóng” trên Trình bày đặc thế giới điểm vị trí, địa hình khu vực IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Tình huống xuất phát (5 phút) 1. Mục tiêu - Tạo cảm xúc cho HS sau khi xem xong Clip - HS trân trọng hòa bình, phản đối chiến tranh 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: trực quan - Hoạt động: cá nhân 3. Phương tiện - Clip: Cho em tuổi thơ, cho em hòa bình https://www.youtube.com/watch?v=Lq6eOyTo5gc - Giấy note 4. Tiến trình hoạt động Phương án 1:
- Đánh giá thuận lợi và khó khăn của từng quốc gia trong khu vực. - Giải thích tầm quan trọng của đảm bảo an ninh khu vực này đối với toàn thế giới.
- Bước 1: Hướng dẫn HS học tập: + Quan sát đoạn clip và cho biết nội dung chính của clip này + Viết 1 đoạn cảm nhận chia sẻ nỗi đau của nhân dân Syria - Bước 2: GV chiếu clip ● Học sinh ghi nội dung khi xem tranh ảnh/clip. ● Giáo viên mời các học sinh bất kỳ chia sẻ, đánh giá - Bước 3: Từ phần trả lời của học sinh, giáo viên dẫn vào bài. Phương án 2: Trò chơi trả lời nhanh: - Phương tiện: Bảng con, phấn/bút viết bảng - Tiến trình: + Câu 1: Nơi nào có độ cao thấp dưới mực nước biển nhất thế giới? >>> Biển chết (-400m)
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 + Câu 2: Tháp cao nhất thế giới nằm ở quốc gia nào? >>> Các Tiểu VQ Ả rập thống nhất + Câu 3: Tên con kênh nối liền biển Đỏ và Địa Trung Hải? >>> Kênh đào Suez + Câu 4: Kinh thành được nhắc đến nhiều trong truyện Nghìn lẻ một đêm đó là gì? >> Bát – đa >>> GV dẫn dắt vào bài mới, khu vực Tây Nam Á B. Hình thành kiến thức mới HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu vị trí Tây Nam Á (10 phút) 1. Mục tiêu - HS xác định được trên bản đồ vị trí địa lí, nơi tiếp giáp của khu vực Tây Nam Á - Nêu được ý nghĩa do vị trí đem lại. - Rèn kĩ năng đọc, phân tích lược đồ. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Đàm thoại/ Giảng giải - Hoạt động: Cá nhân – cặp đôi 3. Phương tiện - Lược đồ tự nhiên Tây Nam Á.
4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV phát phiếu học tập, yêu cầu học sinh hoạt động theo cặp đôi a. Ghi tên các vịnh, biển, các khu vực, các châu lục tiếp giáp với Tây Nam Á lên lược đồ được phát ở phiếu học tập ? b. Nêu giới hạn vị trí lãnh thổ của Tây Nam Á nằm trong các khoảng vĩ độ nào ? c. Tại sao khu vực này có ý nghĩa chiến lược?
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 - Bước 2: HS trao đổi ý kiến cá nhân với bạn cặp đôi của mình, hoàn thành phiếu học tập - Bước 3: Đại diện cặp đôi trình bày, lên bảng xác định trên lược đồ các nội dung mới thảo luận. Hs khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Giáo viên kiểm tra, đánh giá hoạt động của các cặp đôi, nhận xét chung. Giáo viên chốt kiến thức >>> vị trí chiến lược >>> tranh giành ảnh hưởng của các nước lớn >>> bất ổn. HS chấm chéo sản phẩm làm việc, báo cáo KQ, GV ghi nhận. b. Tây Nam Á nằm trong khoảng vĩ độ: …………………………………………… …………………………………………… Ý nghĩa của vị trí địa lí: …………………………………………… …………………………………………… …………………………………………… …………………………………………… …………………………………………… …………………………………………… …………………………………………… ……………………………………………
PHIẾU HỌC TẬP HOẠT ĐỘNG 1
Nội dung phần 1 1. Vị trí địa lí - Nằm trong khoảng Vĩ độ: từ 120B - 420B - Tiếp giáp: - Vịnh: Pec-xich - Biển: Đen, Đỏ, A-rap, Ca-xpi, Địa Trung Hải. - Khu vực: Trung Á, Nam Á - Châu lục: Châu Âu, châu Á, Châu Phi Ý nghĩa : Nằm ở ngã ba của ba châu lục, Tây Nam Á có vị trí địa lý chiến lược quan trọng về kinh tế, giao thông, quân sự.. HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên ( 12 phút) 1. Mục tiêu - Trình bày được những nét nổi bật về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 - Phân tích được thuận lợi, khó khăn do tự nhiên đem lại. - Rèn kĩ năng xác định và phân tích lược đồ, quan sát hình ảnh. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Khai thác lược đồ, tranh ảnh, giảng giải, tia chớp - Hình thức tổ chức hoạt động: Cặp đôi/cá nhân 3. Phương tiện - Lược đồ các đới khí hậu châu Á. - Lược đồ các đới cảnh quan tự nhiên châu Á. - Lược đồ tự nhiên Tây Nam Á 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giao nhiệm vụ: Nhắc đến đặc điểm tự nhiên là nói đến những yếu tố nào ? (mục đích kiểm tra bài cũ) Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh, yêu cầu học sinh quan sát các lược đồ ở hình: Hình 9.1; Hình 2.1 và Hình 3.1 trao đổi với bạn bên cạnh hoàn thành phiếu học tập Đặc điểm tự nhiên Khu vực Tây Nam Á Địa hình Khí hậu Sông ngòi Cảnh quan Khoáng sản PHIẾU HỌC TẬP HOẠT ĐỘNG 2
- Bước 2: Giáo viên dùng số ngẫu nhiên gọi cặp đôi bất kì trình bày. Những cặp đôi khác dùng bút đỏ tích vào các ý đúng/sửa sai và bổ sung các ý mình chưa có vào phiếu. - Bước 3: Mời học sinh lên bảng xác định các khu vực địa hình, các đới khí hậu, cảnh quan, sông ngòi trên lược đồ. - Bước 4: Câu hỏi thảo luận: Dựa trên các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, Tây Nam Á có thể phát triển các ngành kinh tế nào? >>>HS trả lời theo vòng tròn, lí giải ngắn gọn - Bước 5: Giáo viên chuẩn kiến thức, nhận xét trình bày. 2. Đặc điểm tự nhiên : - Địa hình: Các miền địa hình từ đông bắc xuống tây nam gồm: + Phía Đông Bắc là miền núi cao trên 2000 m và 500 – 2000m. + Ở giữa là vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn (dưới 500 m).
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 + Phía Tây Nam là: Sơn nguyên A-rap có độ cao 500-2000m. Các hoang mạc lớn (Xiri, Nê-phút, Rup-en Kha-li), Dải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển phía Tây Nam - Khí hậu: Khá đa dạng nhưng nổi bật là khí hậu khô, nóng - Sông ngòi: Kém phát triển, lớn nhất là Sông Ti-grơ và Ơ-phrat. - Cảnh quan: Chủ yếu là hoang mạc và bán hoang mạc - Khoáng sản: Dầu mỏ và khí đốt có trữ lượng lớn, tập trung ở ĐB Lưỡng Hà, quanh vịnh Pec-xích. Thế mạnh: ● Về nông nghiệp: Trồng lúa mì, bông, chà là, chăn nuôi cừu =>Bởi vì ở đây có khí hậu khô khan, có nhiều các cao nguyên. ● Về công nghiệp: Khai thác và chế biến dầu mỏ => Bởi vì ở đây là khu vực có trữ lượng dầu khí lớn. ● Về dịch vụ: Phát triển giao thông, du lịch => Bởi vì Tây Nam Á nằm có vị trí địa lí nằm thông thương giữa hai đại dương lớn qua biển Đỏ và Địa Trung Hải. HOẠT ĐỘNG 3 Đặc điểm dân cư, kinh tế, chính trị (12 phút) 1. Mục tiêu - Trình bày được những đặc điểm nổi bật về dân cư, kinh tế xã hội của khu vực Tây Nam Á. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Trò chơi - Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân/ Nhóm 3. Phương tiện: Phiếu trả lời bingo 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Đọc SGK trong 3 phút >>> Gạch chân các từ khóa theo kĩ thuật 5W1H >>> Điền các từ khóa quan trọng vào phiếu bingo. Nguyên tắc không được sửa đáp án, chỉ ghi 1 lần duy nhất. PHIẾU BINGO
- Bước 2: Tham gia trò chơi – BINGO + GV đọc câu hỏi ngắn >>> HS trả lời >>> Nếu đúng thì dùng bút dạ highlight trong phiếu bingo xác nhận đáp án đúng. Nếu có 4 đáp án đúng thẳng hàng (ngang/chéo/dọc) tức là đạt bingo >>> cuối giờ mang lên xác nhận lấy điểm cộng hoặc Hs có số câu trả lời đúng nhiều nhất
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 20 câu hỏi ngắn: 1/Số dân của vùng là bao nhiêu? >>> đáp án số dân SGK là 286 triệu người 2/ Dân cư phân bố như thế nào? >>> không đều 3/ Tôn giáo chính của khu vực >>> Hồi giáo 4/ Tài nguyên quan trọng nhất? >>> dầu mỏ, khí đốt hoặc dầu khí 5/ Ngành kinh tế chính >>> Xuất khẩu/thương mại/khai thác 6/ Đặc điểm an ninh khu vực như thế nào >>> Bất ổn 7/ Dân cư tập trung chủ yếu ở đâu? >>> Ven biển/nguồn nước 8/ Nhóm người khu vực có tên là gì? >>> Ả - Rập 9/ Tỉ lệ dân thành thị là bao nhiêu? >>> 80 – 90% 10/ Gv tự thêm vào - Bước 3: GV mời HS ngẫu nhiên khái quát thông tin mục lớn này. - Bước 4: GV chốt ý kiến thức đơn giản. Nhấn mạnh đến các thành tựu kinh tế to lớn của các nước, biến sa mạc thành nơi trù phú như ở Israel nhưng nhiều nơi còn chìm trong chiến tranh, nguyên nhân bất ổn do tôn giáo, vị trí, tranh giành tài nguyên… 3. Đặc điểm dân cư, kinh tế, chính trị a, Đặc điểm dân cư: - Số dân 390 triệu người (2019), phần lớn là người Ả-rập theo đạo Hồi - Sự phân bố dân cư không đều - Tỉ lệ dân thành thị cao 80 – 90% b, Đặc điểm kinh tế, chính trị *Kinh tế: - Ngành công nghiệp khai thác và chế biến dầu, khí đốt phát triển có vai trò chủ yếu trong nền kinh tế TNÁ - Là khu vực xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới *Chính trị: - Là khu vực không ổn định, luôn xảy ra các cuộc tranh chấp, chiến tranh dầu mỏ. Ảnh hưởng tới đời sống, kinh tế của khu vực C. Hoạt động luyện tập (5 phút) 1. Mục tiêu
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 1. Mục tiêu (Kiến thức, kĩ năng…) + Kiến thức: - Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học + Kĩ năng: Phản biện, thuyết trình 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học Thảo luận, hình thức THINK – PAIR – SHARE 3. Phương tiện - Vở ghi/giấy A4 - Bút màu, bút chì 4. Tiến trình hoạt động Bước 1: GV nêu vấn đề: là một khu vực bất ổn, thường xảy ra chiến tranh, xung đột, gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống >>> dân di cư rất lớn >>> khủng hoảng dân di cư ở châu Âu >>> đau thương, mất mát. Nếu anh/chị là lãnh đạo các nước, anh chỉ sẽ giải quyết tình hình này như thế nào? Bước 2: HS suy nghĩ cá nhân >>>> Ghi ra giấy note giải pháp quan trọng của bản thân mình trong 1 phút Bước 3: Chia sẻ với thành viên bên cạnh trong 2 phút Bước 4: Trình bày ý kiến cá nhân trước lớp. Gv tổ chức cho HS cùng nhau chia sẻ ý kiến, phản biện, nhấn mạnh đến các chính sách hòa bình, thịnh vượng chung. D. Vận dụng và mở rộng ( 3 phút ) Có thể cho tìm hiểu ở nhà 1. Mục tiêu (Kiến thức, kĩ năng…) + Kiến thức: Tóm tắt về Tây Nam Á + Kĩ năng: Thiết kế sản phẩm sáng tạo 2. Chuẩn bị 3. Hoạt động Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Thiết kế 1 sản phẩm sáng tạo thể hiện đặc trưng nổi bật về khu vực. Gợi ý: + 1 bài báo + 1 bài cảm nhận + 1 bưu ảnh + 1 bức tranh + 1 mind map… Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn. GV giới thiệu tiêu chí nội dung, bố cục, hình thức Bước 3: GV dặn dò, khen ngợi HS làm tốt hôm nay V. RÚT KINH NGHIỆM
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Phụ lục
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Tiết 12 - Bài 10 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NAM Á I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Mô tả vị trí của khu vực, phạm vi lãnh thổ của khu vực Nam Á. - Nhận biết được 3 miền địa hình: Miền núi ở phía bắc, đồng bằng ở giữa và phía nam là sơn nguyên. - Giải thích được khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình. - Phân tích ảnh hưởng của địa hình đối với khí hậu của khu vực 2. Kĩ năng - Kĩ năng nhận biết phân tích các yếu tố tự nhiên trên bản đồ, rút ra mối quan hệ giữa chúng - Đọc lược đồ và phân tích các đối tượng thể hiện trên lược đồ - Kĩ năng làm việc nhóm, phản biện. 3. Thái độ - Đồng cảm với những khó khăn của nhân dân Nam Á do tác động của các yếu tố tự nhiên 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: tự học, sáng tạo, hợp tác, giải quyết vấn đề. - Năng lực chuyên biệt: Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian; sử dụng các công cụ địa lí: bản đồ, tranh ảnh, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; Giải thích các hiện tượng và quá trình Địa lí II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Lược đồ tự nhiên khu vực Nam Á - Lược đồ phân bố lượng mưa (phóng to) - Bản đồ tự nhiên Châu Á - Tranh ảnh, tài liệu cảnh quan tự nhiên Châu Á 2. Chuẩn bị của HS - Tập bản đồ địa lí 8. - Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. Bút màu các loại, - Đọc trước và tìm hiểu bài ở nhà. - Thảo luận và trả lời những câu hỏi của giáo viên. III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC Nội Dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao - Đặc - Nêu và trình - Nhận biết - Phân tích các - Xác định mối quan hệ điểm tự bày vị trí, các lược đồ phân yếu tố tự nhiên giữa các yếu tố tự nhiên nhiên
miền tự nhiên
bố mưa, thấy
trên bản đồ.
(địa hình, khí hậu), giải
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 khu vực Nam Á.
khu vực Nam Á.
được sự ảnh hưởng của địa hình đối với
- Phân
tích ảnh hưởng của địa hình
thích sự khác biệt phân bố lượng mưa ở khu vực Nam Á.
lượng mưa
đối với khí hậu của khu
- Từ đó học sinh liên hệ với khí hậu Việt Nam,
vực.
giải thích được vì sao cùng nằm trên vĩ độ nhưng lại có khí hậu khác biệt với các quốc gia Nam Á.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT ( 3 PHÚT) 1. Mục tiêu - HS xác định được dãy núi Himalaya cao nhất thế giới - Định hướng nội dung bài học. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: đàm thoại/vấn đáp - Hoạt động: cá nhân 3. Phương tiện - Clip về Himalaya: https://www.youtube.com/watch?v=PDrMH7RwupQ 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giao nhiệm vụ + Đỉnh núi nào cao nhất thế giới? + Dãy núi có đỉnh cao nhất thế giới là dãy núi nào ? + Dãy núi này có ảnh hưởng như thế nào tới tự nhiên của khu vực Nam Á ? - Bước 2: HS xem clip - Bước 3: Giáo viên mời 1-2 học sinh bất kỳ trả lời. - Bước 4: Từ phần trả lời của học sinh, giáo viên dẫn vào bài. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI HOẠT ĐỘNG 1: GIỚI THIỆU BÀI MỚI ( 2 PHÚT) 1. Mục tiêu - Xác định được vị trí các khu vực của châu Á và nhấn mạnh khu vực Nam Á. - Đọc tên các quốc gia trong khu vực 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, gợi mở, sử dụng bản đồ - Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân / vấn đáp
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 3. Phương tiện - Bản đồ tự nhiên Châu Á 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giao nhiệm vụ GV giới thiệu bản đồ Châu Á khái quát các khu vực đã và sẽ được học trong chương trình gồm Khu vực Tây Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á để làm nổi bật khu vực Nam Á. - Bước 2: Gọi HS đọc tên các khu vực của châu Á. - Bước 3: Để tìm hiểu điều kiện tự nhiên của một khu vực, chúng ta cần tìm hiểu những nội dung gì? - Bước 4: + Gọi học sinh trả lời, giáo viên chốt. + GV phát phiếu học tập (sơ đồ tư duy trống) yêu cầu học sinh ghi bài theo sơ đồ tư
duy (SĐTD) Phương án 1: HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU VỊ TRÍ ĐỊA LÍ ( 5 phút) 1. Mục tiêu - Xác định vị trí của khu vực, phạm vi lãnh thổ của khu vực Nam Á. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, gợi mở, sử dụng bản đồ - Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân / vấn đáp
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 3. Phương tiện - Lược đồ tự nhiên khu vực Nam Á - Bản đồ tự nhiên Châu Á 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giao nhiệm vụ: Dựa vào hình 10.1 Lược đồ tự nhiên khu vực Nam Á em hãy cho biết : ● Vị trí của Nam Á trên bản đồ tự nhiên Châu Á ? ● Nam Á nằm trong khoảng các vĩ độ nào? ● Tiếp giáp với các khu vực, các vịnh biển nào ? - Bước 2: Gọi HS lên bảng xác định vị trí và tiếp giáp của khu vực Nam Á trên lược đồ. - Bước 3: Giáo viên gọi học sinh nhật xét và chốt kiến thức - Bước 4: Học sinh điển các thông tin vào SĐTD
HOẠT ĐỘNG 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH ( 10 phút) 1. Mục tiêu - Nhận biết được 3 miền địa hình: Miền núi ở phía bắc, đồng bằng ở giữa và phía nam là sơn nguyên. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, gợi mở, sử dụng lược đồ - Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân / Cả lớp / Cặp nhóm / vấn đáp 3. Phương tiện - Tập bản đồ địa lí 8.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 - Lược đồ tự nhiên các khu vực Nam Á trắng đen. - Bút màu 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giao nhiệm vụ. ❖Dựa vào hình 10.1 Lược đồ tự nhiên khu vực Nam Á em hãy : ▪ Tô màu nhanh theo mẫu hình 10.1 (hình màu SGK/tập bản đồ) ▪ Kể tên các miền địa hình chính từ bắc xuống nam? ▪ Nêu đặc điểm địa hình của mỗi miền ? - Bước 2: Gọi 1-2 bất kỳ HS lên bảng xác định các miền địa hình và đặc điểm của từng khu vực địa hình của Nam Á trên lược đồ. - Bước 3: Giáo viên gọi học sinh nhật xét và chốt kiến thức - Bước 4: Học sinh điển các thông tin vào SĐTD
HOẠT ĐỘNG 4: ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU (13 phút)
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 1. Mục tiêu - Giải thích được khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, tính nhịp điệu; Hoạt động gió mùa ảnh hưởng sâu sắc đến nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của dân cư trong khu vực. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Khai thác lược đồ, tranh ảnh, trực quan, phát vấn, so sánh, phân tích - Hình thức tổ chức hoạt động: Cặp/ Nhóm/Cá nhân 3. Phương tiện - Tập bản đồ địa lí 8. - Lược đồ phân bố lượng mưa (phóng to) - Lược đồ khí hậu châu Á 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giao nhiệm vụ. ▪ Cho biết Nam Á có những kiểu khí hậu nào ? Kiểu khí hậu nào nổi bật ? ▪ Em hãy nêu đặc điểm của kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa ? ▪ Thảo luận nhóm (4 phút) Chia lớp thành 6 nhóm, đều thảo luận 1 nội dung - Đọc và nhận xét số liệu khí hậu 3 địa điểm Muntan, Sa-ra-pun-di, Mumbai ở H10.2, giải thích đặc điểm lượng mưa của 3 địa điểm trên ? (Phát phiếu học tập)
✔ Gv hướng dẫn học sinh chú ý phần chú thích ở lược đồ phân bố mưa ở Nam Á.
- Bước 2: Gv chọn nhóm học sinh làm nhanh nhất lên thuyết trình.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 - Bước 3: Mời các nhóm còn lại nhận xét và bổ sung, giáo viên chốt kiến thức
Hoạt động 5 : TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI, CẢNH QUAN (7 phút) 1. Mục tiêu - Xác định được sông lớn và cảnh quan tự nhiên ở Nam Á 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Khai thác lược đồ, tranh ảnh - Hình thức tổ chức hoạt động: Cặp/ Nhóm nhỏ/ Cá nhân 3. Phương tiện - Tập bản đồ địa lí 8. - Lược đồ cảnh quan châu Á - Lược đồ tự nhiên Nam Á 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giao nhiệm vụ. ✔ Dựa vào H10.1 cho biết các con sông chính trong khu vực Nam Á? ✔ Dựa vào lược đồ các đới cảnh quan tự nhiên châu Á em hãy cho biết: Cảnh quan tự nhiên chính của Nam Á? - Bước 2: Gọi HS lên bảng xác định sông chính và cảnh quan tự nhiên chính của khu vực Nam Á trên lược đồ. - Bước 3: Giáo viên gọi học sinh nhật xét và chốt kiến thức
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 - Bước 4: Học sinh điển các thông tin vào SĐTD
Phương án 2: (25 phút) 1. Mục tiêu + Thiết kế sơ đồ/sketchnote/mindmap về các đặc điểm tự nhiên của Nam Á + Đánh giá đặc điểm tự nhiên Nam Á và những tác động đến sản xuất của khu vực. + Kĩ năng: Thiết kế sơ đồ tư duy, làm việc nhóm + Phát triển năng lực hợp tác, sử dụng các công cụ Địa lí, Giải thích các hiện tượng và quá trình Địa lí. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Thiết kế sơ đồ/làm việc cá nhân/trạm – mảnh ghép 3. Phương tiện - Giấy A4, tập bản đồ - Bút màu, máy tính bảng/thiết bị điện tử 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: GV chia lớp thành 8 nhóm nhỏ (nhóm chuyên gia) theo hình thức đếm số hoặc random ngẫu nhiên. - Bước 2: Giao nhiệm vụ cho các nhóm với PHT cụ thể. Yêu cầu HS thể hiện sáng tạo trên giấy A4 với các nội dung cho trước. + Phân công nhiệm vụ: Số 1 quản lí nhóm, thúc đẩy, nhắc nhở; Số 2 thiết kế sản phẩm; Số 3 tìm tư liệu thông tin – hình ảnh để vẽ; Số 4 tóm tắt SGK; Số 5 thực hiện hỗ trợ các thành viên, thiết kế cùng số 1. + Thông tin về thời gian + Thông tin về tiêu chí đánh giá: Nội dung, bố cục, hình thức, sáng tạo và đảm bảo thời gian Phiếu học tập số 1
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
+ Kể tên các quốc gia trong khu vực Nam Á + Tô màu các quốc gia + Xác định vĩ độ Địa lí của khu vực + Diện tích của khu vực: + Đánh giá tác động vị trí, lãnh thổ đối với phát triển kinh tế Phiếu học tập số 2:
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Địa hình Nam Á chia làm những bộ phận nào? Đặc điểm và ý nghĩa kinh tế từng bộ phận? Phiếu học tập số 3:
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Khí hậu Nam Á có đặc điểm gì nổi bật? Tại sao gió mùa ở đây lại quan trọng? Phiếu học tập số 4:
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Tài nguyên Nam Á có đặc điểm gì nổi bật? Ý nghĩa của các tài nguyên khoáng sản, sinh vật, sông ngòi? - Bước 3: Thực hiện thiết kế. Thời gian 10 phút. Trong quá trình HS làm việc, GV quan sát, nhắc nhở, hỗ trợ. - Bước 4: HS thiết kế, thực hiện sản phẩm. GV nhắc giờ, tạo động lực. - Bước 5: Thực hiện kĩ thuật mảnh ghép + Đếm số 1-4. Thành viên dư của mỗi nhóm đứng lên, GV đếm 1-4 tiếp theo. Thực hiện nhóm mảnh ghép Cụm 1: - HS có số 1 ở nhóm 1, 2, 3 ,4 hình thành 1 nhóm mới và HS số 5-N1 + số 6 - N2 (theo màu sắc) - HS có số 2 ở nhóm 1, 2, 3,4 hình thành 1 nhóm mới và HS số 5-N2 + số 6-N1 ->Tương tự như vậy cho nhóm 3,4 mới dưới hình Cụm 2: - Tương tự như vậy đối với các nhóm 5, 6 ,7,8 Các nhóm đổi chỗ cho nhau theo hướng dẫn. Để tránh việc HS di chuyển lộn xộn GV cần quy định cách di chuyển, có hình thức khen/nhắc nhở khi nhóm di chuyển trật tự/ồn ào.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 GV chiếu sơ đồ và hs có 30 giây để di chuyển về nhóm mới. - Các thầy cô có thể bố trí lớp học sao cho HS di chuyển được thuận lợi và không bị rối. Để tăng thêm không khí cho lớp có thể cho HS bắt tay, chào hỏi nhau và vỗ tay khi hình thành nhóm mới. - Mỗi HS có 2 phút để trình bày lại những gì mình làm được ở nhóm chuyên gia cho các bạn ở nhóm mới của mình. (HS trùng nhóm bổ sung, thay nhau chia sẻ) - Bước 3: Thảo luận nhóm mảnh ghép Sau khi nhóm mảnh ghép chia sẻ xong. Giáo viên giao nhiệm vụ mới cho các nhóm “mảnh ghép”. Nhiệm vụ này mang tính khái quát, tổng hợp toàn bộ nội dung đã được tìm hiểu từ các nhóm “chuyên sâu”. Chứng minh rằng, dãy himalaya có ảnh hưởng lớn đến khí hậu khu vực Đánh giá giá trị kinh tế của tài nguyên khu vực đến phát triển kinh tế - Bước 4: Giáo viên kiểm tra, đánh giá các chuyên gia bằng cách hỏi các bạn được truyền tải lại kiến thức vừa rồi. Sau đó cho điểm hoạt động chuyên gia. Mỗi cụm gọi ít nhất 4 người. GV chú ý đánh giá những phân tích của Hs về tác động của các yếu tố tự nhiên.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( 7 PHÚT) 1. Mục tiêu + Kiến thức: Củng cố lại kiến thức về tự nhiên khu vực Nam Á. + Kĩ năng: thuyết trình, hùng biện 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Thử tài làm MC 3. Phương tiện - Giấy nháp/note 4. Tiến trình hoạt động Bước 1: Phổ biến luật: + HS viết nháp ý tưởng trong 2 phút + Trình bày 1p/lượt + Thuyết minh, giới thiệu vẻ đẹp đất nước Bước 2: HS thể hiện, GV và HS theo dõi Bước 3: HS chia sẻ, nhận xét, đánh giá bình chọn MC xuất sắc nhất. GV kết bài D. Vận dụng và mở rộng giao cho tìm hiểu ở nhà nếu đã hết giờ 1. Mục tiêu (Kiến thức, kĩ năng…) + Kiến thức: Vận dụng kiến thức liên hệ thực tiễn + Kĩ năng: giải quyết vấn đề 2. Chuẩn bị 3. Hoạt động Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Tại sao cùng vĩ độ với miền bắc Việt Nam mà khu vực Nam Á có mùa đông ấm hơn ? Bước 2: HS trao đổi và phát biểu nhanh ý kiến Bước 3: GV chốt ý và khen ngợi HS
Phụ lục: 1.
SƠ ĐỒ TƯ DUY
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Link tài liệu: 1/http://kenh14.vn/kham-pha/ve-dep-sung-so-cua-day-nui-hoanh-trang-nhat-the-gioi20110909084052402.chn 2/https://news.zing.vn/song-hang-linh-thieng-cua-nguoi-an-do-mot-dong-song-hai-so-phanpost762248.html 3/http://www.vinacomin.vn/tru-luong-than-cua-an-do-dang-can-kiet/tru-luong-than-cua-an-dodang-can-kiet-6301.htm
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Tuần: Tiết:
Bài 11 DÂN CƯ VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KHU VỰC NAM Á I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày khái quát đặc điểm dân cư, kinh tế khu vực Nam Á - Chứng minh Ấn Độ là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất và tiêu biểu choo khu vực. - Giải thích sự gia tăng dân số và phân bố dân cư của khu vực - Đánh giá trình độ phát triển của khu vực và liên hệ tới Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. 2. Kĩ năng - Đọc lược đồ, tranh ảnh, bảng số liệu - Kĩ năng làm việc nhóm - Kĩ năng thuyết trình, hùng biện 3. Thái độ - Trân trọng những thành tựu kinh tế của các nước Nam Á. - Quan tâm, học hỏi kinh nghiệm từ việc xây dựng và phát triển kinh tế 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: Tự học, sáng tạo, hợp tác, giải quyết vấn đề, ngôn ngữ - Năng lực chuyên biệt: + Nhận thức khoa học địa lí: mô tả được sự phân hóa không gian của các hiện tượng dân cư, văn hóa. + Tìm hiểu địa lí: Sử dụng các công cụ của địa lí học: Khai thác tài liệu văn bản; sử dụng bản đồ; tính toán, thống kê. + Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Cập nhật thông tin, liên hệ thực tế. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Bản đồ các nước Nam Á - Lược đồ dân cư, kinh tế Nam Á - Tranh ảnh kinh tế, dân cư
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 - Bảng số liệu diện tích và dân số một số khu vực châu Á; Cơ cấu GDP Ấn Độ 2. Chuẩn bị của HS - Tập bản đồ Địa lí 8 - Sách giáo khoa, tập ghi bài, bút màu, bút chì, com pa, máy tính. - Thiết bị điện tử tìm kiếm thông tin (nếu có) III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH Vận dụng Vận dụng Nội Dung Nhận biết Thông hiểu thấp cao Trình bày được quy Giải thích Tính mật độ Liên hệ Việt mô và phân bố dân sự gia tăng dân số Nam, so sánh cư dân số và và đề xuất Dân cư phân bố dân giải pháp dân cư số Nhận xét được quá Chứng minh Đọc bản đồ Thiết kế sản trình phát triển kinh được Ấn Độ kinh tế khu phẩm sáng Đặc điểm tế và một số thành là quốc gia vực, xác định tạo về Ấn Độ kinh tế - xã tựu của khu vực nói đầu tàu của sự phân bố và hội chung và Ấn Độ nói khu vực các trung tâm riêng kinh tế chính IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC D. Tình huống xuất phát (7 phút) 1. Mục tiêu - HS đưa ra được những nhận định ban đầu về dân số Nam Á - Xác định được vị trí các quốc gia khu vực - Tạo động lực học tập thông qua thi đua nhóm và cá nhân 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Sử dụng phương tiện trực quan - Trò chơi: TỚ LÀ CHUYÊN GIA BẢN ĐỒ 3. Phương tiện - Lược đồ trống khu vực Nam Á - Tên các quốc gia - Số liệu dân số các nước 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giao nhiệm vụ và hướng dẫn + Chuyển PHT đến HS nghiên cứu + Điền tên quốc gia và tô màu tên nước
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 + Nối ghép tên quốc gia và dân số tương ứng + Thời gian 3 phút
1/Ấn Độ
a/ 827 750
2/Pakistan
b/ 29 996 397
3/ Maldives
c/ 168 360 049
4/Nepal
d/ 21 029 447
5/Buhtan
e/ 1 371 157 268
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 6/Srilanka
f/ 205 234 398
7/Bangladesh
g/ 452 913
(nguồn: danso.org) - Bước 2: HS làm việc cá nhân trong 3 phút - Bước 3: HS lên viết đáp án nối trên bảng - Bước 4: Từ phần trả lời của học sinh, và thực tế bài học, GV dẫn dắt vào bài mới. B. Hình thành kiến thức mới (30 phút) HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu đặc điểm dân cư Á (15 phút) 1. Mục tiêu - Trình bày khái quát đặc điểm dân cư, kinh tế khu vực Nam Á - So sánh quy mô dân số của Nam Á với các khu vực khác - Giải thích sự gia tăng dân số và phân bố dân cư của khu vực - Phát triển năng lực làm việc với các công cụ địa lí và ngôn ngữ, hợp tác 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Thảo luận nhóm, khai thác lược đồ dân cư - Kĩ thuật khăn trải bàn 3. Phương tiện - Bảng số liệu 11.1 - Lược đồ dân cư Nam Á. - Máy tính bỏ túi, bảng phụ cho thảo luận 4. Tiến trình hoạt động Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh, thời gian làm việc là 4 phút + Đọc lược đồ phân bố dân cư Nam Á, xác định các khu vực đông dân và thưa dân + Dựa vào bảng 11.1, so sánh dân số của Nam Á với khu vực khác. Tính nhanh mật dộ dân số và so sánh + Cho biết, tôn giáo chính của khu vực là gì?
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Quan sát lược đồ bên và SGK rút ra nhận xét ngắn gọn về phân bố dân cư, tôn giáo Nam Á: Mật độ số:.................................... Phân bố .................................
dân dân
cư:
+ Khu vực đông dân: .............................................................. .... + Khu vực thưa dân: .............................................................. .... + Siêu đô ........................................... + Tôn ..............................................
thị: giáo:
Dựa vào BSL, tính mật độ dân số trung bình của các khu vực châu Á và đưa ra nhận định chung Bảng số liệu về diện tích và số dân một số khu vực của châu Á năm 2001 và năm 2015
Khu vực
Diện tích (nghìn km2)
Số dân(triệu người) Năm 2001
Năm 2015
Đông Á
11762
1503
1612
Nam Á
4489
1356
1823
Đông Nam Á
4495
519
632
Trung Á
4002
56
67
Tây Nam Á
7016
286
257
Mật độ dân số Năm 2015 (người/km2)
Bước 2: Học sinh thảo luận theo cặp nhóm 4p và điền các thông tin vào phiếu học tập. Bước 3: Hoạt động “NHANH NHƯ CHỚP” + GV nêu nhanh câu hỏi
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 + Gọi ngẫu nhiên 1 thành viên bất kì trong nhóm trả lời. Yêu cầu thành viên đó phải nói được ngay kết quả. Nói chậm hoặc sai là bị trừ điểm. Sai, chậm >>> nhóm khác giành quyền bổ sung + Gọi ngẫu nhiên 2 HS lên đọc lược đồ Bước 4: GV chốt nhanh kiến thức. + Nhấn mạnh đây là khu vực có dân số rất đông, có văn hóa nhiều điểm độc đáo. + Tôn giáo chính là Ấn giáo và Hồi giáo + Kể một số nét tiêu biểu về tôn giáo và tín ngưỡng (thờ thần, kiêng ăn bò...) + Những quốc gia nào có dân số đông hơn VN? Bước 5: Hoạt động Khăn trải bàn
+ Cá nhân suy nghĩ và trả lời trong giấy note thời gian 1 phút + Nhóm thống nhất ý kiến vào bảng nhóm Câu hỏi: Giải thích tại sao dân cư tập trung đông ở đồng bằng và ven biển? Dân số quá đông ở Nam Á gây nên những tác động tiêu cực nào? Bước 6: HS trả lời theo vòng tròn. GV chiếu một số hình ảnh cho HS phân tích và đánh giá, liên hệ tới VN. GV chuyển ý 1. Dân cư Nam Á - Khu vực đông dân thứ 2 ở châu Á, sau Đông Á - Mật độ dân số cao, phân bố không đều. Dân cư tập trung đông vùng ven biển và đồng bằng Ấn Hằng. - Các siêu đô thị như Mumbai, New Dehli, Calcutta, Karachi, Darka - Dân số vẫn tăng nhanh, gây nên nhiều áp lực đến đời sống và xã hội - Tôn giáo chính: Ấn giáo, Phật giáo, Hồi giáo... Tư liệu
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm kinh tế - xã hội Nam Á (15p) 1. Mục tiêu - Đánh giá thành tựu kinh tế của khu vực Nam Á - Thiết kế sản phẩm sáng tạo chia sẻ với các thành viên về kinh tế Ấn Độ - Phân tích chiến lược phát triển đất nước của Ấn Độ từ đó học tập - Phát triển năng lực tự học và sử dụng CNTT 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Cá nhân, mảnh ghép - Trực quan, ứng dụng CNTT 3. Phương tiện - Tư liệu, link web cho HS nghiên cứu (tiết trước) - Sản phẩm trình bày A4 HS giới thiệu, chia sẻ - Bảng 11.2 về cơ cấu kinh tế của Ấn Độ 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: GV giới thiệu nhanh về kinh tế Nam Á để HS có cái nhìn khái quát về khu vực. Nhấn mạnh: + Đây là khu vực trước kia là thuộc địa + Kinh tế đang phát triển, ở trình độ thấp
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 + Những rào cản về xã hội, tôn giáo khiến kinh tế còn trì trệ + Ấn Độ là quốc gia phát triển nhất trong khu vực
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Bảng số liệu về cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo ngành của Ấn Độ qua các năm [trang 39] (Đơn vị: %)
Năm
1995
1999
2001
2014
Nông - lâm -ngư nghiệp
28,4
27,7
25,0
17,0
Công nghiệp - xây dựng
27,1
26,3
27,0
30,0
Dịch vụ
44,5
46,0
48,0
53,0
Các ngành
Link tham khảo: 1/https://diembaodientu.com/vuot-phap-tro-thanh-nen-kinh-te-lon-thu-sau-gioi/ 2/https://www.tin247.com/kinh_te_asean_va_an_do_nam_2019_qua_nhung_du_bao-225339340.html
- Bước 2: Chia sẻ sản phẩm sáng tạo. HS đã chuẩn bị ở nhà + HS chọn ngẫu nhiên nhóm 4 thành viên, cùng chia sẻ, ghi nhận hiện trạng kinh tế Ấn Độ + Vắn tắt lại thông tin cơ bản nhất để thi đua cuối giờ + Giới thiệu 1-2 sản phẩm ấn tượng nhất Tiêu chí: + Nội dung ngắn gọn, thể hiện; Quy mô nền kinh tế; cơ cấu GDP; Các ngành kinh tế chính; Sản phẩm xuất khẩu chủ lực; Mối quan hệ VN - Ấn Độ; Định hướng phát triển 2. Đặc điểm kinh tế - xã hội a/ Khái quát chung -
Nam Á trước đây là thuộc địa của Anh trong thời gian dài >>> kinh tế
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 kém phát triển Hiện nay, kinh tế coo1 nhiều khởi sắc Ấn Độ là nước phát triển nhất khu vực b/ Kinh tế Ấn Độ Quy mô GDP lớn. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ấn Độ đạt 2.597 tỉ đô la Mỹ năm 2017 theo giá hiện hành, tăng 14% so với năm trước đó, theo số liệu của Ngân hàng thế giới (World Bank). Cơ cấu kinh tế thay đổi tích cực Các ngành chính: Công nghiệp (năng lượng, luyện kim, cơ khí, hóa chất…); Nông nghiệp đạt được thành tựu to lớn đảm bảo lương thực, sữa (CM xanh và CM trắng trong trồng trọt và chăn nuôi) Ấn Độ là bạn hàng quan trọng của VN C. Luyện tập và mở rộng ( 3 phút) 1. Mục tiêu - Đề xuất giải pháp phát triển kinh tế cho Nam Á qua nghiên cứu ở nhà - Phát triển năng lực ngôn ngữ thông qua thuyết trình, phản biện 2. Phương pháp /kĩ thuật dạy học - Đóng vai: NẾU TÔI LÀ THỦ TƯỚNG ẤN ĐỘ - Phản biện 3. Phương tiện: Sản phẩm cá nhân 4. Tiến trình hoạt động Bước 1: Nêu vấn đề + Nam Á là khu vực đông dân, kinh tế còn chậm phát triển + Nếu là Thủ tướng của một quốc gia trong khu vực (Ấn Độ), chúng ta cần tập trung vào giải pháp nào hàng đầu nhằm nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế? Bước 2: HS sinh nghĩ nhanh trong 1 phút Bước 3: GV gọi xung phong, lên trình bày quan điểm, ý tưởng. Các HS khác lắng nghe và phản biện. Bước 4: GV chốt nội dung + Giải quyết dân số: DS còn tăng nhanh + Giải quyết xã hội: Phân biệt tầng lớp còn phổ biến (liên hệ phim Cô dâu 8 tuổi) + Giải quyết về chính sách đầu tư (hạ tầng, kĩ thuật, công nghệ, giao thông…)…. D.Vận dụng, nâng cao (3 phút) 1. Mục tiêu (Kiến thức, kĩ năng…)
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 - Thiết kế 1 bài báo cáo/sản phẩm sáng tạo về 1 tôn giáo/công trình tôn giáo mà em yêu thích ở Ấn Độ (mô hình, tranh vẽ, bưu thiếp…) - Kĩ năng vẽ/thiết kế - Phát triển năng lực sáng tạo 2. Phương pháp, kĩ thuật 3. Chuẩn bị 4. Tiến trình hoạt động Bước 1: GV giới thiệu yêu cầu Bước 2: GV nêu hướng dẫn/tiêu chí + Nội dung + Hình thức + Bố cục, màu sắc, chất liệu V. RÚT KINH NGHIỆM
Tư liệu: LINK THAM KHẢO 1/https://www.youtube.com/watch?v=JNQhpCOoD4w 2/https://www.youtube.com/watch?v=OEkJMZ1AnVc 3/https://www.youtube.com/watch?v=33w5mbE-DqU 4/http://vietnamexport.com/nuoc-lanh-tho/87/tong-quan.html
KHU VỰC NAM Á
Cơ cấu tôn giáo trên TG
Phân bố các tôn giáo
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Biểu tượng đất nước
Thông tin lí thú
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Tiết 14 - Bài 12 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC ĐÔNG Á I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày vị trí, phạm vi lãnh thổ của khu vực Đông Á. - Phân tích và đánh giá được đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á. - Đề xuất giải pháp nhằm hạn chế các tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu 2. Kĩ năng - Kĩ năng nhận biết phân tích các yếu tố tự nhiên trên lược đồ, rút ra mối quan hệ giữa chúng. - Đọc lược đồ và phân tích các đối tượng thể hiện trên lược đồ 3. Thái độ - Thông cảm sâu sắc với những khu vực tự nhiên khắc nghiệt của khu vực - Hãnh diện về vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ khu vực Đông Á 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: tự học, tính toán, hợp tác, giải quyết vấn đề. - Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sử dụng bảng thống kê, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Lược đồ tự nhiên khu vực Đông Á - Lược đồ tự nhiên Châu Á - Lược đồ khí hậu, cảnh quan châu Á - Tranh ảnh, tài liệu cảnh quan tự nhiên Châu Á 2. Chuẩn bị của HS - Tập bản đồ địa lí 8. - Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. Bút màu các loại, - Đọc trước và tìm hiểu bài ở nhà. - Thảo luận và trả lời những câu hỏi của giáo viên. III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC Nội Dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao - Xác định - Đọc thông - Phân tích - Thu thập thông được vị trí địa tin trên bản đồ kênh hình nhằm tin về ảnh hưởng Đặc điểm tự lí của khu vực, tự nhiên Đông đánh giá những của biến đổi khí nhiên Đông Á. kể tên các Á. thuận lợi, khó hậu và đặc điểm tự quốc gia và -
Trình
bày khăn đặc điểm nhiên của khu vực
các vùng lãnh khái quát được tự nhiên khu và đánh giá hiện
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 thổ thuộc các đặc điểm vực Đông Á. Đông Á. về địa hình, khí hậu, sông
trạng của vấn đề đồng thời đề xuất giải pháp
ngòi và cảnh quan tự nhiên của khu vực Đông Á. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT ( 5 PHÚT) 1. Mục tiêu - HS nhận biết được các địa danh/biểu tượng ở các nước Đông Á. - Định hướng nội dung bài học. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: đàm thoại/vấn đáp - Hoạt động: cá nhân 3. Phương tiện - Tranh ảnh 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giao nhiệm vụ - Cho học sinh xem hình ảnh về: ● Vạn Lý Trường Thành hoặc (Tam Quốc Diễn Nghĩa, Tây Du Ký) của Trung Quốc. ● Núi Phú Sĩ hoặc (Hoa Anh Đào, Võ sĩ Samurai) của Nhật Bản ● Tên lửa, vũ khí hạt nhân của Triều Tiên ● Món ăn Kim chi hoặc (Nhân sâm) của Hàn Quốc + Hãy cho biết tên các đối tượng địa lí và các quốc gia gắn với hình ảnh mà các em vừa xem? + Hãy lên xác định trên bản đồ các quốc gia đó ? + Em còn biết gì về khu vực này?
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
- Bước 2: HS ghi tên các thông tin mà các em biết ra giấy. Giáo viên mời 9 học sinh bất kỳ trả lời trả lời lần lượt các bức tranh. HS tự so sánh kết quả và đưa ra điểm số thi đua - Bước 3: Từ phần trả lời của học sinh, giáo viên dẫn vào bài. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI KHU VỰC ĐÔNG Á ( 10 PHÚT) 1. Mục tiêu - Xác định vị trí của khu vực, phạm vi lãnh thổ của khu vực Đông Á. - Dự đoán đặc điểm tự nhiên của khu vực - Phát triển năng lực sử dụng công cụ Địa lí 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, sử dụng lược đồ - Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân /cặp đôi 3. Phương tiện - Lược đồ tự nhiên khu vực Đông Á - Bản đồ tự nhiên Châu Á 4. Tiến trình hoạt động – TỚ LÀ CHUYÊN GIA BẢN ĐỒ - Bước 1: Giao nhiệm vụ: Dựa vào hình 12.1 Lược đồ trắng đen khu vực Đông Á em hãy cho biết: ● Khu vực Đông Á bao gồm những quốc gia và vùng lãnh thổ nào ? Tô màu (2 màu đối lập) để phân biệt vùng lãnh thổ của Đông Á ? ● Các quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Á tiếp giáp với các khu vực, các biển nào ?
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 - Bước 2: HS trao đổi ý kiến cá nhân với bạn cặp đôi của mình, hoàn thành phiếu học tập - Bước 3: Đại diện cặp đôi trình bày, lên bảng xác định trên lược đồ các nội dung mới thảo luận. Hs khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Giáo viên kiểm tra, đánh giá hoạt động của các cặp đôi, nhận xét chung. Giáo viên chốt kiến thức, đánh giá điểm thi đua nhóm. PHIẾU HỌC TẬP HOẠT ĐỘNG 1
a. Các quốc gia Đông Á: ………………………………………………… ………………………………………
Vùng lãnh thổ ………………………………………………… ………………………………………
Tiếp giáp khu vực: ………………………………………………… ………………………………………
Tiếp giáp với các biển: ………………………………………………… ………………………………………
Nội dung phần 1 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
Khu vực Đông Á gồm các quốc gia và vùng lãnh: Trung Quốc, Nhật Bản, CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc và Đài Loan Khu vực gồm 2 bộ phận: Đất liền và Hải đảo HOẠT ĐỘNG 2: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN ( 20 phút) 1. Mục tiêu - Trình bày được đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Đàm thoại/Trạm/mảnh ghép - Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân / Nhóm 3. Phương tiện - Sản phẩm học tập các nhóm - Phiếu học tập
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 4. Tiến trình hoạt động – TỚ LÀ CHUYÊN GIA TỰ NHIÊN - Bước 1: Giao nhiệm vụ. Chia nhóm chuyên gia (Học sinh đã quen với hoạt động này với các bài trước. Do vậy giáo viên chia lớp thành 8 nhóm, học sinh chuẩn bị sản phẩm tại nhà, nội dung theo câu hỏi định hướng GV đưa cho các nhóm). HS trao đổi, hoàn thiện nhanh sản phẩm với thời gian 3 phút.. PHẦN CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG ▪ Nhóm 1 + 5: Địa hình + Kể tên các dạng địa hình chính của khu vực + So sánh sự khác biệt giữa địa hình trên đất liền và hải đảo + Đánh giá những thuận lợi và khó khăn do địa hình mang lại ▪ Nhóm 2 + 6: Sông ngòi + Hãy kể tên và xác định các con sông trong khu vực trên lược đồ? + Nêu đặc điểm các sông lớn. + Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa S. Hoàng Hà và S. Trường Giang? ▪ Nhóm 3 + 7: Khí hậu + Mô tả và trình bày đặc điểm khí hậu hai miền đông – tây của khu vực + Giải thích đặc điểm khí hậu + Đánh giá tác động khí hậu đến sản xuất và đời sống ▪ Nhóm 4 + 8: Cảnh quan + Kể tên các kiểu cảnh quan của Đông Á ? + Lí giải tại sao cảnh quan Đông Á đa dạng. + Cảnh quan nào chiếm diện tích lớn? Giải thích tại sao?
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 - Bước 2: Sau khi hoàn thiện sản phẩm, HS chia nhóm theo kỹ thuật mảnh ghép, thành lập nhóm mảnh ghép mới (mỗi nhóm mảnh ghép đảm bảo đều có các chuyên gia đã tham gia
HÌNH THÀNH NHÓM MẢNH GHÉP
SƠ ĐỒ DI CHUYỂN TRẠM HỌC TẬP
làm việc tại nhà với phần câu hỏi định hướng. Học sinh di chuyển nhóm mảnh ghép về trạm học tập được quy ước theo nhóm của giáo viên. - Bước 3: Tổ chức học tập theo trạm (trình chiếu quy tắc di chuyển và phân cụm chia sẻ). + Thời gian hđ: 4 phút/trạm + Tại mỗi trạm học sinh là chuyên gia của trạm đó sẽ trình bày, các học sinh nhóm khác nghe và hoàn thành phiếu học tập. Cách này đảm bảo học sinh nào cũng được trình bày, các học sinh khác vì sẽ chấm phiếu học tập nên muốn được điểm cao cũng cần lắng nghe, hỏi để hiểu nội dung đó. + GV cung cấp phiếu học tập mang tính định hướng về kiến thức trong nd đó để hs khi nghe thuyết trình có trọng tâm trọng điểm
PHIẾU HỌC TẬP HOẠT ĐỘNG 2
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 - Bước 4: Học sinh trở về nhóm ban đầu của mình, giáo viên kiểm tra bằng cách đưa Nội dung 2 2. Đặc điểm tự nhiên a, Địa hình, khí hậu và cảnh quan tự nhiên: * Phần phía đông và Hải đảo Phiá đông: Vùng đồi, núi thấp xen với đồng bằng, đồng bằng: rộng, bằng phẳng Hải đảo: Vùng núi trẻ, núi lửa, động đất đang hoạt động Có khí hậu gió mùa ẩm + Mùa đông: gió mùa tây bắc rất lạnh và khô + Mùa hè: Có mùa đông nam, mưa nhiều + Cảnh quan: Rừng cận nhiệt đới * Phần phía tây đất liền: Núi cao hiểm trở, sơn nguyên đồ sộ, bồn địa cao rộng Khí hậu cận nhiệt lục địa quanh năm khô Cảnh quan: Thảo nguyên khô, hoang mạc b, Sông ngòi: Khu vực có 3 sông lớn: A-mua, Trường Giang, Hoàng Hà Các sông lớn bồi tụ lượng phù sa cho các đồng bằng ven biển
bảng tổng hợp. Học sinh đưa bài cho bạn chấm chéo kết quả hoạt động trên phiếu học tập. - Bước 5: Giáo viên nhận xét các hoạt động của lớp, tuyên dương nhóm/cá nhân hoạt động tích cực, hiệu quả. Đánh giá thi đua nhóm. GV kể chuyện về một số đối tượng địa lí tự nhiên, nhấn mạnh các giá trị kinh tế đặc biệt của các đối tượng như sông ngòi, tài nguyên… C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( 5 PHÚT) 1. Mục tiêu 1. Mục tiêu (Kiến thức, kĩ năng…) + Kiến thức: Củng cố lại kiến thức về tự nhiên khu vực Đông Á. + Kĩ năng: Thiết kế sơ đồ tư duy. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Thiết kế sơ đồ/làm việc cá nhân 3. Phương tiện - Vở ghi, phiếu học tập 4. Tiến trình hoạt động – TỚ LÀ CHUYÊN GIA SƠ ĐỒ - Bước 1: GV giao nhiệm vụ: gọi các học sinh bất kỳ lên bảng, chọn một mảnh ghép, ghép các nhánh trống để hoàn thành sơ đồ tư duy. Phần này giáo viên chuẩn bị sẵn các mảnh ghép dạng sơ đồ tư duy để học sinh sử dụng - Bước 2: HS hoàn thành sản phẩm. - Bước 3: Giới thiệu sản phẩm. Nhận xét chung, đánh giá hoạt động.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
PHƯƠNG ÁN 2: TRÒ CHƠI ĐOÁN TỪ - TỚ LÀ CHUYÊN GIA NGÔN NGỮ Bước 1: Nêu thể lệ + Gồm 10 từ khóa + Người gợi ý không lặp từ, tách từ + Các nhóm đoán đúng nếu là thành viên của nhóm thì tính 2 điểm và không phải thì tính 1 điểm Bước 2: Tiến hành trò chơi Các từ: Tây Tạng; Trường Giang; Hoàng Hà; Hải đảo, Động đất; Cận nhiệt đới lục địa; Gió mùa ẩm; Rừng lá rộng; Đồng bằng phù sa; Hoang mạc; Bồn Địa; Trung Quốc; Nhật Bản; Hàn Quốc; Đài Loan; Triều Tiên; sơn nguyên… Bước 3: Đánh giá, tổng kết, khen ngợi D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG ( 5 PHÚT) (giao cho tìm hiểu ở nhà nếu đã hết giờ) 1. Mục tiêu (Kiến thức, kĩ năng…) + Kiến thức: Vận dụng kiến thức liên hệ thực tiễn + Kĩ năng: giải quyết vấn đề + Giáo dục kĩ năng sống + Phát triển tư duy phản biện 2. Chuẩn bị: Một số hình ảnh minh họa thiên tai và giải pháp của Nhật Bản 3. Phương pháp/kĩ thuật - Trực quan sinh động - Phản biện 3. Hoạt động Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Ở các nước Đông Á, nhất là ở Nhật Bản, hoạt động của núi lửa và động đất thường xuyên xảy ra. Em hãy tìm hiểu và cho biết: 1. Vì sao ở Nhật Bản, hoạt động của núi lửa và động đất thường xuyên xảy ra ? 2. Nhật Bản đã có những giải pháp nào nhằm hạn chế và chung sống với các thiên tai này? Bước 2: HS trao đổi và phát biểu nhanh ý kiến. HS phản biện ý kiến lẫn nhau Bước 3: GV chốt ý và khen ngợi HS V. RÚT KINH NGHIỆM
PHỤ LỤC
Lược đồ
Sông Hoàng Hà
Sông Hoàng Hà và Trường Giang
Tây Tạng
Link 1/https://www.tourtrungquoc.net.vn/dia-diem-du-lich/kham-pha-ve-dep-bat-tan-cua-song-truonggiang-o-trung-quoc.html
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 2/https://news.zing.vn/tay-tang-10-canh-sac-tuyet-voi-khong-the-bo-qua-post501218.html 3/https://khoahoc.tv/bang-tan-o-tay-tang-va-moi-nguy-doi-voi-viet-nam-67281 4/http://kenh14.vn/bai-hoc-dau-doi-va-ca-doi-cua-nguoi-nhat-tham-hoa-khong-the-tranh-khoinhung-hay-luon-hop-tac-va-doan-ket-20161122232041622.chn 5/https://vtv.vn/chuyen-dong-24h/thien-tai-o-nhat-ban-hau-qua-va-ung-pho20180719162759821.htm
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Bài 13 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC ĐÔNG Á I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được đặc điểm dân cư, kinh tế - xã hội khu vực Đông Á. - Trình bày và phân tích được sự phát triển kinh tế của một số quốc gia Đông Á. - So sánh nền kinh tế giữa Nhật Bản và Trung Quốc. - Liên hệ tình hình xuất nhập khẩu giữa các nước khu vực Đông Á và Việt Nam. 2. Kĩ năng - Phân tích các bảng số liệu về KT-XH. - Kĩ năng thu thập, thống kê các thông tin KT – XH mở rộng kiến thức. 3. Thái độ - HS trân trọng về mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nước. - Thể hiện thái độ khách quan trong mối quan hệ VN – Trung Hoa 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: tự học, sáng tạo, hợp tác, giải quyết vấn đề - Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Bảng thống kê dân số các khu vực châu Á, các châu lục. - Bảng thống kê xuất, nhập khẩu của một số quốc gia Đông Á. - Hình ảnh về sự phát triển kinh tế - xã hội của Đông Á. - Giấy A1. 2. Chuẩn bị của HS - Vở ghi, bút, bút chì, giấy nháp, màu vẽ. - Đọc trước nội dung bài học. III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH Nội Dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao tích Kĩ năng tìm kiếm Đóng vai lãnh bày Phân Đặc điểm Trình đặc được bảng số thông tin trên đạo bộ Ngoại dân cư và được giao đưa ra đặc điểm điểm dân cư, liệu và giải mạng Internet. chính kinh tế khu kinh tế - xã thích nguyên Liên hệ tình hình những
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 vực Á
Đông hội khu vực nhân về cán xuất nhập khẩu sách cụ thể cho Đông Á cân xuất nhập giữa các nước nền kinh tế mở khẩu một số khu vực Đông Á của Việt Nam để quốc gia Đông và Việt Nam. hội nhập sâu, Á. rộng hơn trên trường quốc tế. Trình bày và Đặc điểm phân tích So sánh nền phát triển được sự phát kinh tế giữa của triển kinh tế Nhật Bản và Nhật Bản, của một số Trung Quốc. Trung quốc gia Quốc Đông Á. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Tình huống xuất phát (5 phút) 1. Mục tiêu - Gây hứng thú cho bài học - Giới thiệu nội dung bài học 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Sử dụng phương tiện trực quan - HS làm việc cá nhân 3. Phương tiện - Hình ảnh logo về các hãng ô tô của châu Á. 4. Tiến trình hoạt động Bước 1: Giao nhiệm vụ - Xem hình ảnh logo hãng xe ô – tô của Đông Á: Huyn – đai, Kia, Toyota, Hon – da, Mazda, Lexus, Mitsubishi, Susuki, Nissan… - Dựa vào những hiểu biết của bản thân đoán tên hãng xe ô - tô.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Bước 2: HS quan sát hình ảnh và đoán tên bằng cách ghi nhanh ra PHT của mình. Bước 3: GV cho các em nêu đáp án và tự chấm chéo lẫn nhau sau đó ghi nhận điểm hoạt động cá nhân (Hỏi bao nhiêu em chính xác hết). GV đặt câu hỏi: + Các thương hiệu xe này đến từ những nước nào? + Em biết gì về quốc gia đó Từ phần trả lời của HS, GV vào bài mới. B. Hình thành kiến thức mới HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu khái quát về dân cư và đặc điểm phát triển kinh tế khu vực Đông Á (15 phút) 1. Mục tiêu - Trình bày được đặc điểm dân cư, kinh tế - xã hội khu vực Đông Á. - Phát triển kĩ năng tìm kiếm thông tin trên mạng internet 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Đàm thoại/ Giảng giải, khai thác bảng số liệu. - Hoạt động: Cá nhân 3. Phương tiện - Bảng số liệu dân số, xuất nhập khẩu. - Phương tiện trực quan. 4. Tiến trình hoạt động Bước 1: Tìm hiểu khái quát về dân cư Đông Á - Giao nhiệm vụ: + Dựa vào bảng số liệu, tính tỉ lệ dân số các khu vực trong cơ cấu dân số châu Á theo khu vực năm 2018. Khu vực Dân số (triệu người) Cơ cấu dân số (%) Châu Á
4 496,0
100,0
Đông Á
1 609,0
......................................... ........
Đông Nam Á
649,9
......................................... ........
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Tây Á
263,0
......................................... ........
Trung Á
66,3
......................................... ........
Nam Á
1 907,8
......................................... ........
(Nguồn: Niên giám thống kê 2018. NXB Thống kê, Hà Nội, 2019) + So sánh số dân của Đông Á với các châu lục năm 2018 Châu lục Dân số (triệu người) Châu Á
4 496,0
Châu Âu
740,0
Châu Phi
1 246,6
Châu Mĩ
1 010,9
Châu Đại Dương
40,5
(Nguồn: Niên giám thống kê 2018. NXB Thống kê, Hà Nội, 2019) + Nhận xét về số dân khu vực Đông Á + Quan sát Lược đồ hình 6.1, cho biết dân cư Đông Á tập trung chủ yếu ở những khu vực nào? Gồm những chủng tộc nào là chủ yếu? (xem hình 5.1 SGK). - HS tính toán, báo cáo kết quả, nêu nhận xét. - GV chốt kiến thức. 1. Khái quát về dân cư và đặc điểm phát triển kinh tế khu vực Đông Á a. Dân cư - Đông Á là khu vực có số dân đông nhất châu Á: 1,61 tỉ người (năm 2018) – nhiều hơn dân số của các châu lục khác như châu Phi, châu Âu, châu Mĩ. - Dân cư tập trung chủ yếu ở phía đông. - Thành phần chủng tộc chủ yếu là người Môn-gô-lô-it. - Có nền văn hóa rất gần gũi với nhau. Bước 2: Tìm hiểu về đặc điểm phát triển kinh tế khu vực Đông Á - Quá trình phát trình phát triển kinh tế các nước Đông Á + Dựa vào nội dung kiến thức SGK (hoặc GV tự thiết kế một video về quá trình phát triển kinh tế, HS xem video) HS hoàn thành sơ đồ sau đây: ……………………… ………………………… ……………………….. Nền kinh tế kiệt quệ, sản xuất không đủ, phải nhập khẩu.
……………………… ………………………… …………………………N ền kinh tế hồi phục, sản xuất để thay thế hành nhập khẩu
……………………… ………………………… …………………………N ền kinh tế phát triển, hoạt động sản xuất hướng đến xuất khẩu.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
+ HS đọc, xem video và điền nội dung vào sơ đồ. + GV chuẩn kiến thức - Tình hình xuất nhập khẩu của một số nước Đông Á: + Dựa vào bảng số liệu cho biết tình hình xuất nhập khẩu của các nước? Nước nào có giá trị xuất khẩu vượt giá trị nhập khẩu cao nhất trong các nước? Giải thích nguyên nhân? Bảng. Xuất, nhập khẩu một số quốc gia Đông Á năm 2016 (tỉ USD) Nhật Bản Trung Quốc Hàn Quốc Xuất khẩu
797,8
2200,0
598,2
Nhập khẩu
749,7
1944,5
598,2
(Nguồn: Niên giám thống kê 2018. NXB Thống kê, Hà Nội, 2019) + HS so sánh, trả lời, nhận xét Tổng giá trị xuất, nhập khẩu lớn – xuất siêu Trung Quốc: vượt 255,5 tỉ USD). Vì xuất khẩu các sản phẩm của ngành công nghiệp hiện đại như ô tô, rô bốt và các hàng hóa thiết yếu của cuộc sống, trong khi phần lớn chỉ nhập khẩu nguyên liệu thô). b. Đặc điểm phát triển kinh tế - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế kiệt quệ, đời sống nhân dân rất cực khổ. - Ngày nay, nền kinh tế Đông Á có đặc điểm: + Phát triển nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng cao. + Quá trình phát triển đi từ sản xuất thay thế hàng nhập khẩu đến sản xuất để xuất khẩu, điển hình là Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc.
+ GV chuẩn kiến thức HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu đặc điểm phát triển của một số quốc gia Đông Á 1. Mục tiêu - Trình bày và phân tích được sự phát triển kinh tế của một số quốc gia Đông Á. So sánh nền kinh tế giữa Nhật Bản và Trung Quốc. - Kĩ năng tìm kiếm thông tin, vẽ sơ đồ tư duy/sketchnote.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Khai thác bản đồ, tranh ảnh, giảng giải. - Hình thức tổ chức hoạt động: Nhóm 3. Phương tiện - Phương tiện trực quan - Giấy A4, màu vẽ 4. Tiến trình hoạt động Bước 1: Nhắc lại nhiệm vụ đã giao tuần trước phân công HS chuẩn bị tư liệu và sản phẩm trình bày. Hs tự chọn quốc gia nhưng đã cân đối số lượng đảm bảo các quốc gia tương đương nhau. - Nhiệm vụ: + Nhóm 1 và 2: Nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của Nhật Bản. + Nhóm 3 và 4: Nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc. + Nhóm 5 và 6: Nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội Hàn Quốc - Thời gian chỉnh sửa, bổ sung 3 phút. - Yêu cầu: Dựa vào nội dung SGK và internet hoàn thiện 1 sơ đồ tư duy/bản thông tin về các đặc điểm của kinh tế các nước vào giấy A1. Link mạng tham khảo: https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=512&idmid=5&ItemID=19298 Bước 2: Các thành viên tự sửa, bổ sung thêm thông tin và hoàn thiện sản phẩm cá nhân Bước 3: Tổ chức cụm 3 HS có sản phẩm khác nhau chia sẻ. Thời gian thực hiện 10 phút Bước 4: GV theo dõi phần chia sẻ của HS. HS ghi phiếu HT Tiêu chí Trung Quốc Hàn Quốc Nhật Bản Diện tích Dân số Tuổi thọ Chỉ số HDI Quy mô GDP Tăng kinh tế
trưởng
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Bình quân thu nhập Cơ cấu kinh tế Sản phẩm tiêu biểu Văn trưng
hóa
đặc
Biểu tượng quốc gia Thông tin lí thú Tiêu chí đánh giá: + Nội dung đầy đủ, ngắn gọn, chính xác + Bố cục cân đối, hài hòa + Màu sắc rõ nét, hình vẽ, icon ấn tượng + Trình bày lưu loát, dễ hiểu Bước 4: HS đề xuất 3 HS có sản phẩm tiêu biểu trình bày trước lớp Bước 5: GV chốt kiến thức trên SĐTD mẫu ví dụ về 2 QG
2. Đặc điểm phát triển một số quốc gia Đông Á (theo SĐTD)
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 C. Hoạt động luyện tập 1. Mục tiêu - Củng cố lại kiến thức về kinh tế - xã hội Đông Á 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Trò chơi HIỂU Ý ĐỒNG ĐỘI 3. Phương tiện - Bộ ảnh về Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc 4. Tiến trình hoạt động Bước 1: Hướng dẫn thể lệ + 2 HS đại diện nhóm Nam và Nữ, GV gọi ngẫu nhiên hoặc lớp cử ra thi đấu cho hào hứng + Quay lưng vào bảng + GV dùng hình ảnh hoặc máy chiếu để các thành viên dưới lớp gợi ý cho 2 thành viên đoán. + Người gợi ý không lặp từ, tách từ
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
GV có thể kiếm các hình ảnh, biểu tượng khác để cho HS đoán thêm Bước 2: HS tham gia trò chơi Bước 3: GV nhận xét, khen ngợi các Hs đã có những hiểu biết rất tốt về các quốc gia. D. Vận dụng và mở rộng (5 phút) 1. Mục tiêu - Kiến thức: Vận dụng kiến thức liên hệ thực tiễn ở Việt Nam - Kĩ năng: giải quyết vấn đề 2. Chuẩn bị - Mẫu phiếu hoạt động 3. Hoạt động Bước 1: Giao nhiệm vụ - Kể tên các mặt hành xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam với một số quốc gia Đông Á vào bảng: Quốc gia Mặt hàng xuất khẩu sang Mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam
Việt Nam
Nhật Bản
Trung Quốc Hàn Quốc + Nêu nhận xét về các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam với một số quốc gia Đông Á? + Làm thế nào để hàng hóa VN có thể tới các nước HQ và NB nhiều hơn nữa?
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Bước 2: HS kể tên, nhận xét và trả lời các câu hỏi.. HS có thể phản biện qua lại. Bước 3: GV chuẩn kiến thức, liên hệ mối quan hệ tốt đẹp giữa VN và các nước. Một số sản phẩm NK tiêu biểu
V. RÚT KINH NGHIỆM
TƯ LIỆU
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Bài 14 ĐÔNG NAM Á - ĐẤT LIỀN VÀ HẢI ĐẢO I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Mô tả và trình bày vị trí, phạm vi lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á. - Trình bày được đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Nam Á. - Phân tích ảnh hưởng của địa hình đối với khí hậu của khu vực 2. Kĩ năng - Kĩ năng đọc và phân tích lược đồ, bản đồ - Đọc lược đồ và phân tích các đối tượng thể hiện trên lược đồ 3. Thái độ - Tự hào về khu vực đa dạng về tự nhiên - Thông cảm sâu sắc với các khu vực khó khăn 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: tự học, sáng tạo, hợp tác, giải quyết vấn đề, sử dụng CNTT. - Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Lược đồ địa hình và hướng gió ở Đông Nam Á. - Biểu đồ nhiệt độ lượng mưa (phóng to).. - Bản đồ tự nhiên Châu Á. - Tranh ảnh, tài liệu cảnh quan tự nhiên Đông Nam Á. 2. Chuẩn bị của HS - Tập bản đồ địa lí 8. - Sách giáo khoa, sách tập ghi bài, bút màu các loại. - Đọc trước và tìm hiểu bài ở nhà. - Thảo luận và trả lời những câu hỏi của giáo viên. III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC Nội Dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Vị trí địa lí Xác định vị trí Phân tích được ý Chỉ được trên và giới hạn của khu vực, nghĩa của VTĐL bản đồ vị trí và khu vực phạm vi lãnh tới sự phát triển giới hạn của Đông Nam thổ của khu của khu vực khu vực. Á vực Đông Nam
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Á.
Đặc điểm tự Mô tả đặc điểm nhiên địa hình, khí hậu, sông ngòi, tài nguyên
Giải thích đặc điểm khí hậu và sông ngòi. Phân tích các mối quan hệ nhân quả
So sánh tự nhiên giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo
Đánh giá tác động tự nhiên đến phát triển kinh tế Liên hệ VN
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT ( 3 PHÚT) 1. Mục tiêu - HS nhận biết được một số quốc gia ở Đông Nam Á qua các biểu tượng - Định hướng nội dung bài học. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: đàm thoại/vấn đáp - Hoạt động: cá nhân 3. Phương tiện - Tranh ảnh về 2 quốc gia In-đô-nê-xi-a, Phi - lip - pin 4. Tiến trình hoạt động Bước 1: Giao nhiệm vụ - ĐÂY LÀ QUỐC GIA NÀO – CÂU HỎI DỮ KIỆN - Cho học sinh xem hình ảnh về quốc gia In-đô-nê-xi-a với các gợi ý về nội dung bức ảnh để HS đoán tên quốc gia. 1. Bản đồ các nước Đông Nam Á 2. Ảnh đạo Hồi 3. Ảnh đảo Ba-li 4. Ảnh quốc kì In-đô-nê-xi-a - Cho học sinh xem hình ảnh về quốc gia Phi-lip-pin với các gợi ý về nội dung bức ảnh để HS đoán tên quốc gia. 1. Bản đồ các nước Đông Nam Á 2. Ảnh cây dừa 3. Ảnh thiên tai 4. Ảnh quốc kì Phi-lip-pin - Thời gian mỗi bức ảnh là 5s.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
PHI – LIP – PIN
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Bước 2: HS ghi tên ra giấy note, yêu cầu không sửa. GV chiếu đáp án, HS tự báo KQ (GV cho giơ tay) Bước 3: Từ phần trả lời của học sinh, giáo viên dẫn vào bài. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (Phương án dạy theo các mục SGK) HOẠT ĐỘNG 1: Định hướng khu vực Đông Nam Á (3 phút)
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 1. Mục tiêu - Xác định các khu vực của châu Á và nhấn mạnh khu vực Đông Nam Á. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, gợi mở, sử dụng bản đồ - Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân / vấn đáp 3. Phương tiện - Bản đồ tự nhiên Châu Á 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giao nhiệm vụ GV giới thiệu bản đồ Châu Á khái quát các khu vực đã và sẽ được học trong chương trình gồm Khu vực Tây Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á để làm nổi bật khu vực Đông Nam Á. - Bước 2: Gọi HS đọc tên các khu vực của châu Á. - Bước 3: Để tìm hiểu điều kiện tự nhiên của một khu vực, chúng ta cần tìm hiểu những vấn đề gì? - Bước 4: + Gọi học sinh trả lời, GV chốt. + Gv phát phiếu học tập (sơ đồ tư duy trống) yêu cầu học sinh ghi bài theo sơ đồ tư duy (SĐTD). Lưu ý HS vẽ ra giữa trang vở 2 mặt để các bài sau về dân cư, kinh tế sẽ hoàn thiện các mục đó.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ GIỚI HẠN (5 phút) 1. Mục tiêu - Xác định vị trí của khu vực, phạm vi lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, gợi mở, sử dụng bản đồ - Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân /vấn đáp 3. Phương tiện - Lược đồ địa hình và hướng gió ở Đông Nam Á - Bản đồ tự nhiên Châu Á 4. Tiến trình hoạt động Bước 1: Giao nhiệm vụ: Dựa vào hình 1.2 và 14.1. Lược đồ địa hình và hướng gió ở Đông Nam Á và H15.1. Lược đồ các nước Đông Nam Á hãy cho biết : ● Vị trí của Đông Nam Á trên bản đồ tự nhiên Châu Á ? ● Đông Nam Á nằm trong khoảng các vĩ độ nào? ● Tiếp giáp với các khu vực, các vịnh biển nào? ● Cho biết các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của khu vực? Bước 2: Gọi HS lên bảng xác định vị trí và tiếp giáp của khu vực Nam Á trên lược đồ. Bước 3: Giáo viên gọi học sinh nhật xét và chốt kiến thức 1. Vị trí địa lí và phạm vi khu vực Đông Nam Á. - Nằm ở phía Đông Nam của lục địa Á – Âu. - Diện tích: khoảng 4,5 triệu km2. - Bao gồm 2 bộ phận: - Đông Nam Á lục địa (bán đảo Trung Ấn) - Đông Nam Á hải đảo (Quần đảo Mã Lai) Bước 4: Học sinh điền các thông tin vào SĐTD HOẠT ĐỘNG 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH (7 phút) 1. Mục tiêu - Nhận biết được 2 miền địa hình: Đất liền và hải đảo 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, gợi mở, sử dụng lược đồ - Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân / Cả lớp / Cặp nhóm / vấn đáp 3. Phương tiện - Tập bản đồ địa lí 8. - Lược đồ địa hình và hướng gió ở Đông Nam Á trắng đen.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 - Bút màu 4. Tiến trình hoạt động Bước 1: Giao nhiệm vụ. Dựa vào hình 14.1 Lược đồ địa hình và hướng gió Đông Nam Á em hãy : ▪ Tô màu nhanh theo mẫu hình 14.1 (hình màu SGK/tập bản đồ) ▪ Nhận xét sự phân bố các núi, cao nguyên và đồng bằng ở phần đất liền và hải đảo của khu vực Đông Nam Á? ▪ Nêu đặc điểm địa hình Đông Nam Á đất liền, Đông Nam Á hải đảo ?
Bước 2: Gọi 1-2 bất kỳ HS lên bảng xác định các dãy núi, cao nguyên và đồng bằng của từng khu vực địa hình của Đông Nam Á trên lược đồ. Bước 3: GV gọi học sinh nhật xét và chốt kiến thức, mở rộng về tài nguyên khoáng sản giàu có của khu vực. Bước 4: Học sinh điền các thông tin vào SĐTD theo mẫu.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
HOẠT ĐỘNG 4: ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU (5 phút) 1. Mục tiêu - Phân tích và giải thích được đặc điểm khí hậu khu vực Đông Nam Á. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Khai thác lược đồ, tranh ảnh, trực quan, phát vấn, so sánh, phân tích - Hình thức tổ chức hoạt động: Cặp/ Nhóm/Cá nhân 3. Phương tiện - Tập bản đồ địa lí 8. - Lược đồ phân bố lượng mưa (phóng to) - Lược đồ khí hậu châu Á 4. Tiến trình hoạt động Bước 1: Giao nhiệm vụ. ▪ Quan sát H14.1, nêu các hướng gió của Đông Nam Á vào mùa hạ và mùa đông? ▪ Thảo luận nhóm 4, nhận xét biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của hai địa điểm tại H14.2 cho biết chúng thuộc đới, kiểu khí hậu nào? Tìm vị trí các điểm đó trên H14.1. (Phát phiếu học tập) PHT: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa Biểu Nhiệt độ đồ khí Cao Thấp hậu nhất nhất
Lượng mưa Biên Các Các độ dao tháng tháng
Lượng mưa
Nhận chung
xét Thuộc đới khí hậu
Thuộc kiểu khí hậu
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 động
mưa nhiều
mưa ít
trung bình
Pa đăng Y-angun
Bước 2. - HS trả lời, nhận xét - Chọn nhóm HS làm nhanh nhất lên thuyết trình. (phiếu học tập) Bước 3. Mời các nhóm còn lại nhận xét và bổ sung, GV chuẩn kiến thức Bước 4. HS hoàn thiện SĐTD
Hoạt động 5 : TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI, CẢNH QUAN (7 phút) 1. Mục tiêu - Xác định được sông lớn và cảnh quan tự nhiên ở Đông Nam Á 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Khai thác lược đồ, tranh ảnh - Hình thức tổ chức hoạt động: Cặp/ Nhóm nhỏ/ Cá nhân 3. Phương tiện - Tập bản đồ địa lí 8. - Lược đồ cảnh quan châu Á - Lược đồ địa hình và hướng gió ở Đông Nam Á 4. Tiến trình hoạt động Bước 1: Giao nhiệm vụ. ✔ Dựa vào H14.1 xác định vị trí 5 con song lớn: nơi bắt nguồn, hướng chảy của song, các biển, vịnh nơi nước sông đổ vào.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
✔ Dựa vào lược đồ các đới cảnh quan tự nhiên châu Á em hãy cho biết: Cảnh quan tự nhiên chính của Đông Nam Á? - Bước 2: Gọi HS lên bảng xác định sông chính và cảnh quan tự nhiên chính của khu vực Đông Nam Á trên lược đồ. - Bước 3: GV gọi HS nhật xét và chuẩn kiến thức - Bước 4: Học sinh điền các thông tin vào SĐTD
HOẠT ĐỘNG 6. ĐÁNH GIÁ THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN (5 phút) 1. Mục tiêu - Đánh giá thuận lợi, khó khăn của tự nhiên khu vực Đông Nam Á 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Khăn trải bàn - Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân, nhóm. 3. Phương tiện - Giấy A4 - SĐTD tự nhiên khu vực Đông Nam Á 4. Tiến trình hoạt động Bước 1: Giao nhiệm vụ - Đánh giá thuận lợi, khó khăn của tự nhiên khu vực Đông Nam Á - HS viết những thuận lợi, khó khăn ra góc tờ giấy trong 1 phút - Cả nhóm thống nhất chốt ý kiến chung vào giữa tờ giấy Bước 2: HS thực hiện, địa diện 1 nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung nếu không bị trùng Bước 3: GV nhận xét, chuẩn kiến thức
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 3. Những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên khu vực Đông Nam Á * Thuận lợi: - Khoáng sản giàu có - Khí hậu nóng ẩm, đất đai màu mỡ, nguồn nước phong phú,... tạo điều kiện để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới - Tài nguyên biển, rừng,...phong phú * Khó khăn: - Thiên tai: động đất, núi lửa, sóng thần,... - Khí hậu nóng ẩm: Sâu bệnh,... - Tài nguyên rừng suy thoái,... - Ô nhiễm môi trường,... PHƯƠNG ÁN 2 DẠY HỌC THEO TRẠM – MẢNH GHÉP VÀ PHÒNG TRANH (22 phút) 1. Mục tiêu - Trình bày các kiến thức cơ bản về đặc điểm tự nhiên Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á biển đảo - Đánh giá các thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên đối với phát triển kinh tế của khu vực. - Liên hệ đặc điểm tự nhiên của Việt Nam - Phát triển năng lực hợp tác thông qua làm việc nhóm và ngôn ngữ thông qua thuyết trình - Phát triển năng lực sáng tạo thông qua thiết kế sản phẩm - Phát triển năng lực sử dụng CNTT thông qua tìm kiếm tư liệu và hình ảnh….. - Phát triển năng lực làm việc với các công cụ địa lí như bản đồ, hình ảnh… 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Thảo luận nhóm - Kĩ thuật mảnh ghép – trạm và phòng tranh 3. Phương tiện - Giấy A1 - Bút màu - Tranh ảnh minh họa 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giao nhiệm vụ + Trình bày đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo
Cụm 1
Lối di chuyển
Cụm 2
Số 1+2
Số 1+2
Số 3+4
Số 3+4
Số 5+6
Số 5+6
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 + Đánh giá các thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên đối với phát triển kinh tế của khu vực. + Liên hệ đặc điểm tự nhiên của Việt Nam HĐ nhóm: GV chia lớp thành 6 nhóm (tùy sĩ số) yêu cầu các nhóm quan sát hình và khai thác SGK, dựa vào kiến thức đã học, hiểu biết thực tế, hoàn thành phiếu học tập của các nhóm theo các nội dung, Thời gian hoàn thành 10 phút ● Nhóm 1,4 tìm hiểu địa hình ● Nhóm 2,5 tìm hiểu khí hậu ● Nhóm 3,6 tìm hiểu sông ngòi, cảnh quan, khoáng sản
- Bước 2:
❖
Vòng 1: Nhóm chuyên gia: Từ nhóm 1 đến nhóm 6 các học sinh có số 1 + 2 dùng giấy thảo luận màu hồng; 3 + 4 dùng giấy thảo luận màu vàng và nhóm 5 + 6 dùng giấy thảo luận màu xanh. Sau khoảng thời gian quy định thảo luận (5 phút) các cặp đôi sẽ ghi nội dung đã thống nhất vào phiếu học Cụm 1
Lối di chuyển
Cum 2
Nhóm 1
Nhóm 4
Nhóm 2
Nhóm 5
Nhóm 3
Nhóm 6
tập. - Bước 3:
❖
Vòng 2: Nhóm ghép: Ở vòng 2 có 6 nhóm mới:
Cụm 1: - Các học sinh có số 1 + 2 ở nhóm 1, 2, 3 hình thành 1 nhóm mới - Các học sinh có số 3 + 4 ở nhóm 1, 2, 3 hình thành 1 nhóm mới - Các học sinh có số 5 + 6 ở nhóm 1, 2, 3. Hình thành 1 nhóm mới Cụm 2: - Tương tự như vậy đối với các nhóm 4,5 và 6 Các nhóm đổi chỗ cho nhau theo hướng dẫn. Để tránh việc học sinh di chuyển lộn xộn giáo viên cần quy định cách di chuyển, có hình thức khen/nhắc nhở khi nhóm di chuyển trật tự/ồn ào. Giáo viên chiếu sơ đồ và hs có 30 giây để di chuyển về nhóm mới.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Lưu ý: Các thầy cô có thể bố trí lớp học sao cho học sinh di chuyển được thuận lợi và không bị rối. Để tăng thêm không khí cho lớp có thể cho học sinh bắt tay, chào hỏi nhau và vỗ tay khi hình thành nhóm mới. - Mỗi cặp đôi có 2 phút để trình bày lại những gì mình làm được ở nhóm chuyên gia cho các bạn ở nhóm mới của mình. (3 cặp đôi thay nhau chia sẻ) - Bước 5: Thảo luận nhóm mảnh ghép Sau khi nhóm mảnh ghép chia sẻ xong. Giáo viên giao nhiệm vụ mới cho các nhóm “mảnh ghép”. Nhiệm vụ này mang tính khái quát, tổng hợp toàn bộ nội dung đã được tìm hiểu từ các nhóm “chuyên sâu”, hoàn thành bảng thông tin. Khu vực Địa hình Khí hậu Sông ngòi, cảnh quan khoáng sản Đất liền Hải đảo Thuận lợi Khó khăn - Bước 6: Giáo viên kiểm tra, đánh giá các chuyên gia bằng cách hỏi các bạn được truyền tải lại kiến thức vừa rồi. Sau đó cho điểm hoạt động chuyên gia. Mỗi cụm gọi ít nhất 3 người. GV cũng có thể tổ chức kiểm tra bằng cách; + Hỏi nhanh – đáp gọn với các câu hỏi ngắn về kiến thức + Trò chơi nhỏ + Kiểm tra 5 phút - Bước 7: Giáo viên chốt kiến thức. CHỐT KIẾN THỨC Khu Địa hình Khí hậu Sông ngòi, cảnh quan khoáng sản vực Đất liền Núi có hướng TB- Nhiệt đới ẩm gió Sông dài, nhiều nước ĐN mùa Rừng nhiệt đới gió mùa Đồng bằng phù sa Phía bắc lạnh Khoáng sản phong phú như than, ven biển và hạ lưu sắt sông Địa hình chia cắt mạnh Hải đảo Núi lửa Mang tính xích đạo, Sông ngắn, dốc Đồng bằng ven biển nóng ẩm Rừng rậm nhỏ hẹp Khoáng sản phong phú Thuận Mặt bằng cho nông Dễ canh tác NN Tiềm năng thủy điện, rừng, khoáng lợi nghiệp sản Khó Di chuyển Thiên tai bão lũ Địa hình khó khai thác, tài nguyên khăn suy giảm
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( 5 PHÚT) 1. Mục tiêu - Kiến thức: Củng cố lại kiến thức về tự nhiên khu vực Đông Nam Á. - Kĩ năng: Thiết kế sơ đồ tư duy. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Thiết kế sơ đồ/làm việc cá nhân 3. Phương tiện - Vở ghi, phiếu học tập 4. Tiến trình hoạt động Bước 1: GV giao nhiệm vụ: vẽ lại SĐTD bài học vào vở theo trí nhớ của mình Bước 2: HS hoàn thành sản phẩm. Bước 3: Giới thiệu sản phẩm. GV chấm vài bài nhanh nhất và nhận xét chung D. Vận dụng và mở rộng (5 phút) 1. Mục tiêu - Kiến thức: Vận dụng kiến thức liên hệ thực tiễn - Kĩ năng: giải quyết vấn đề 2. Chuẩn bị 3. Hoạt động Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Đông Nam Á nằm trong vùng thường xuyên xảy ra thiên tai. Hãy sưu tầm một số video và viết một đoạn thông tin dưới dạng BTV Dự báo thời tiết để phân tích biểu hiện, ảnh hưởng của thiên tai ở khu vực Đông Nam Á. Bước 2: HS trao đổi và phát biểu nhanh ý kiến Bước 3: GV chốt ý và khen ngợi HS V. RÚT KINH NGHIỆM
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Link tư liệu: 1/https://www.sphin-sea.unibas.ch/SphinSEA/SphinSEA_creation.htm 2/https://infonet.vn/sieu-bao-mangkhut-do-bo-vao-philippines-tan-pha-moi-thu-tren-duong-dipost274693.info 3/https://tuoitre.vn/dong-dat-manh-ngoai-bien-indonesia-phat-canh-bao-song-than20190707232041183.htm 4/http://www.achautravel.com/indonesia-dat-nuoc-van-dao-van-nguoi-me-dang-cho-ban-kham-pha/
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Tuần 20 - Ngày soạn: PPCT: Tiết 20 Bài 15. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI ĐÔNG NAM Á I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội của khu vực Đông Nam Á - So sánh được các điểm tương đồng và khác biệt về mặt xã hội của các nước trong khu vực và nhận định được những thuận lợi của khu vực. - Đánh giá được các thế mạnh và hạn chế của dân cư xã hội Đông Nam Á 2. Kĩ năng - Phân tích và nhận xét được các bảng số liệu thống kê về dân số của khu vực Đông Nam Á - Khai thác được các kiến thức từ tranh ảnh và video clip - Tính được mật độ dân số của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. 3. Thái độ - Có ý thức chấp hành chính sách dân số và bảo vệ môi trường - Trân trọng các giá trị văn hóa đặc trưng của các nước 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ - Năng lực chuyên biệt: + Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ + Năng lực sử dụng bản đồ + Phân tích bảng số liệu về kinh tế xã hội + Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý, video clip. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV 1. Giáo viên: Bản đồ phân bố dân cư châu Á, bài giảng PPt, bảng số liệu, phiếu học tập, giấy A2 2. Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi và máy tính casio, tập bản đồ Địa lí 8 2. Chuẩn bị của HS - SGK, atlat - Tranh ảnh về các dân tộc VN (nếu có)
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp cao - Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội của khu vực Đông Nam Á
- So sánh được các điểm tương đồng và khác biệt về mặt xã hội của các nước trong khu vực và nhận định được những thuận lợi của khu vực.
- Tính mật độ dân số. Phân tích và nhận xét được các bảng số liệu thống kê về dân số của khu vực Đông Nam Á - Khai thác được các kiến thức từ tranh ảnh và video clip - Đánh giá được các thế mạnh và hạn chế của dân cư xã hội Đông Nam Á
Viết 1 cảm nhận ngắn về văn hóa các nước.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Tình huống xuất phát (5 phút) 1. Mục tiêu - Trân trọng giá trị văn hóa đặc trưng các nước - Tạo sự hứng khởi, tìm tòi trong bài học mới - Phát triển kĩ năng hợp tác 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Kĩ thuật trò chơi 3. Phương tiện - Tranh ảnh, giấy note 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: GV nêu luật chơi, trò chơi + Có các bức hình về trang phục phụ nữ các nước + Trong 1 phút phải ghi tên quốc gia với trang phục tương ứng - Bước 2: Thực hiện trò chơi - Bước 3: GV công bố đáp án. HS tự chấm và báo cáo kết quả. Yêu cầu HS nhận xét, so sánh về sự khác nhau – tương đồng về trang phục giữa các nước. - Bước 4: GV dẫn dắt vào bài
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Đáp án B. Hình thành kiến thức mới HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về đặc điểm dân cư khu vực Đông Nam Á (10 phút) 1. Mục tiêu - Học sinh trình bày được những đặc điểm cơ bản về dân cư khu vực Đông Nam Á. - Tính được mật độ dân số. - So sánh quy mô dân số nước ta với các nước trong khu vực. - Nhận xét sự phân bố dân cư của Đông Nam Á. - Đánh giá tác động của dân số đến phát triển kinh tế - xã hội các nước 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Thảo luận nhóm/kỹ thuật khăn trải bàn. - Vấn đáp, cặp đôi 3. Phương tiện - Biểu đồ dân số - Bản đồ phân bố dân cư
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 - Phiếu học tập 4. Tiến trình hoạt động Bước 1: GV nêu yêu cầu hoạt động, cung cấp các tư liệu: + Bảng số liệu dân số, diện tích các nước + Tháp dân số một số nước lớn như Indonesia, Việt Nam, Phi – lip – pin, Thái Lan, Malaysia + Lược đồ phân bố dân cư Bước 2: HS hoàn thành thông tin nhận xét, đánh giá trong 5 phút
Cơ cấu dân số theo tuổi
Tháp dân số
Phân bố dân cư
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Bảng dân số các nước Đông Nam Á Diện tích
Số dân
Km2
Người
Tỉ lệ dân Mật độ thành thị % Ng/km2
Đông timor
14.862
1.356.638
30,6
Brunei
5.269
440.067
77,6
Indonesia
1.812.108
269.912.117
55,3
328.543
32.514.772
76,04
Phi-lip-pin
298.192
108.335.079
46,9
Singapore
700
5.876.256
100
Thái Lan
510.844
69.318.638
50,0
Mianma
653.407
54.402.365
30,6
Việt Nam
310.060
97.561.094
35,9
Lào
230.612
7.078.245
35,0
Campuchia
176.446
16.515.426
23,39
Nước
Malaysia
Thông tin hoàn thành - Tổng số dân - Mật độ dân số
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 - Tình hình phân bố dân cư - Tỉ lệ dân thành thị - Ngôn ngữ chính: - Nhận xét chung - Bước 3: GV gọi HS báo cáo vòng tròn, bổ sung cho nhau - Bước 4: GV nhận xét chung, khen ngợi các nhóm, ghi một số thông tin lên bảng/đối chiếu đáp án trên slide - Bước 5: Thực hiện kĩ thuật Khăn trải bàn với câu hỏi thảo luận: + Với dân số đông và mật độ cao như vậy ở Đông Nam Á sẽ có những tác động tích cực và tiêu cực như thế nào đến phát triển kinh tế, xã hội hiện nay? + Thời gian thảo luận: * 1 phút cho ghi ý kiến cá nhân ra giấy note * 2 phút ghi thông tin chung vào bảng nhóm * GV rút thăm ngẫu nhiên tên HS trình bày. Mỗi HS ph6an tích, làm rõ 1 ý + GV đánh giá chung, kết luận. HS tự ghi ảnh hưởng từ việc bổ sung thông tin và phần ghi chép của nhóm + HS báo cáo điểm số thu hoạch được. - Bước 6: GV tổng kết chung và chuyển ý 1. Đặc điểm dân cư - Dân số đông: 663,3 triệu người - Năm 2019 (8,6% dân số thế giới). - Mật độ dân số cao: 153 người/ km2, gấp gần 3 lần TG. - Tỉ lệ gia tăng tự nhiên nhanh: 1,1%/ năm - Ngôn ngữ được dùng phổ biến trong khu vực là tiếng Anh, Hoa và Mã Lai. → Ngôn ngữ bất đồng gây khó khăn trong giao lưu kinh tế, văn hóa. - Phân bố dân cư không đều. + Tập trung ở các đồng bằng châu thổ, các thành phố và vùng ven biển. + Sâu trong nội địa phần bán đảo và các đảo dân cư tập trung ít hơn. HOẠT ĐỘNG 2: Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm xã hội của khu vực Đông Nam Á (15 phút) 1. Mục tiêu - Trình bày được đặc điểm xã hội cơ bản của khu vực Đông Nam Á.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 - Phân tích được những thuận lợi và khó khăn do đặc điểm xã hội tạo ra. - Phát triển các kĩ năng giao tiếp, hợp tác và thuyết trình và sáng tạo trong học tập. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Nhóm/cặp - Sơ đồ tư duy 3. Phương tiện - Biểu đồ dân số - Bản đồ phân bố dân cư - Hình ảnh/clip đặc trưng về văn hóa xã hội các nước - Máy chiếu 4. Tiến trình hoạt động ● Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 8 nhóm theo cách thông thường dùng random hoặc chơi trò chơi nếu thấy còn nhiều thời gian (Trò chơi Đại bàng thấy – thấy gì thấy gì? Cách này chọn nhóm ngẫu nhiên rất hay nhằm thay đổi không khí lớp học). và trong mỗi nhóm sẽ tự đặt cho mình một cái tên và đếm số từ 1 đến 5 ● Bước 2: GV phát giấy A2 và bút màu. Yêu cầu học sinh trong 10 phút hoàn thành sơ đồ tư duy của phần đặc điểm xã hội Đông Nam Á. ● Bước 3: Trong thời gian học sinh làm GV làm bảng đánh giá điểm đồng đẳng của học sinh trên bảng và chuẩn bị sẵn phiếu đánh giá đồng đẳng phát cho học sinh các nhóm. (Tiêu chí đánh giá ở bảng phụ lục) ● Bước 4: Học sinh hoàn thành nội dung và trang trí. Khi nộp sản phẩm, học sinh phải có kế hoạch phân công đính kèm: Ai là người nhắc giờ, ai trang trí, ai chuẩn bị nội dung và ai viết nội dung (kế hoạch này giáo viên khi giao nhiệm vụ yêu cầu cụ thể về cả thời gian thường là 1 phút còn 9 phút học sinh làm sản phẩm) ● Bước 5: Các nhóm lên nộp sản phẩm và dán lên tường ở 4 góc khác nhau. Giáo viên sẽ dùng công cụ gọi ngẫu nhiên bất kì nhóm nào và số nào trong nhóm trình bày. Ví dụ nhóm “con gấu”, số thứ tự là 4. Thì người số 4 trong nhóm con gấu trình bày sản phẩm của mình. Và tất cả các số 4 ở các nhóm còn lại đứng ở sản phẩm của mình, tất cả cùng lắng nghe nhóm trình bày nói. Người đứng trực sẽ dùng bút đỏ tích vào những ý mà mình cũng có và gạch chéo những phần mình thiếu. Sau khi nhóm đại diện trình bày giáo viên sẽ cho các nhóm tự phát biểu bổ sung, phản biện, đặt câu hỏi. Nếu tự giác GV sẽ cộng thêm điểm cho nhóm. Còn nếu học sinh không tự giác giáo viên sẽ gọi bất kì số nào ở bất kì nhóm nào. (Phần này chỉ tính điểm khi nhóm góp ý bổ sung đúng) Khi bị gọi mà không có câu hỏi hay bổ sung gì sẽ bị trừ điểm.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 (bước này diễn ra trong 5 phút). GV đưa câu hỏi vì sao có những nét tương đồng trong sinh hoạt cho các nhóm giải thích. ● Bước 6: Mỗi thành viên trong nhóm cầm phiếu đánh giá đồng đảng đi hết các sản phẩm của các nhóm cho điểm. (Phần này chiếm 30% tổng số điểm trong hoạt động này) Học sinh có 2 phút làm việc này. Sau khi đánh giá cá nhân học sinh cộng trung bình điểm của nhóm. Thư kí ghi bảng. ● Bước 7: Giáo viên chuẩn kiến thức, chốt hoạt động và cho điểm ● Tình huống: Bạn Asari đến nhà Nam ở TP. HCM chơi. Bạn theo Đạo Hồi. Vậy, Nam sẽ mời bạn món ăn nào? Và tránh món ăn nào? Hãy tìm 1 nhà thờ Hồi giáo cho bạn để bạn đi lễ. >>> HS dùng thiết bị điện tử, tìm kiếm đặc điểm của Đạo Hồi và thông tin có liên quan. Nhóm nào nhanh nhất sẽ giành được điểm cộng. - Nội dung kiến thức cần đạt 2. Đặc điểm xã hội - Có nhiều nét tương đồng về sinh hoạt và sản xuất: ● Cùng trồng lúa nước, dùng trâu bò làm sức kéo, lương thực chính là gạo - Những nét khác biệt trong phong tục tập quán và thể chế chính trị ● Đa số người Ma-lai-xi-a và In-do-ne-xi-a theo đạo Hồi ● Mi-an-ma, Lào, Campuchia, Thái theo đạo phật ● Đa số người Philippin theo đạo Kito giáo ● Đa số người Việt theo đạo Phật ● Các nước có thể chế quân chủ lập hiến và chế độ cộng hòa. - Nguyên nhân có những nét tương đồng đó là: nằm ở vị trí cầu nối đất liền - hải đảo, nằm ở giữa 2 nền văn minh lớn là Trung Quốc và Ấn độ. Cùng có lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. ⇨ Tất cả những nét tương đồng trong sinh hoạt và sản xuất tạo thuận lợi cho sự hợp tác toàn diện và giao lưu kinh tế trong khu vực. Hoạt động tổng kết – củng cố (3 phút) 1. Mục tiêu - Kiểm tra kiến thức và trình bày nội dung vừa học - Hoàn thành phiếu đánh giá - Phát huy năng lực tự học, tự đánh giá của HS 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Cá nhân
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 3. Phương tiện - Phiếu học tập, đánh giá 4. Tiến trình hoạt động Học sinh hoàn thành phiếu học tập củng cố: HS nối các ý cột A sang cột B sao cho hợp Cột A
Cột B
1. Nét tương đồng trong sinh a. Cùng trồng lúa nước hoạt 2. Nét khác biệt trong phong b. Đa số người Ma-lai-xi-a, In-do-ne-xi-a theo đạo Hồi tục tập quán, tín ngưỡng và thể chế chính trị c. Mi-an-ma, Lào, Thái, Campuchia theo đạo Phật d. Đa số dân Philippin theo đạo Ki – tô giáo và Hồi e. Đa số người Việt theo đạo Phật, đạo Ki-tô và các tín ngưỡng địa phương f. Đa số có thể chế chính trị quân chủ lập hiến và cộng hòa. g. Nguồn lương thực chính là lúa gạo h. Dùng trâu, bò làm sức kéo
Phụ lục: 2.1. Tiêu chí đánh giá hoạt động nhóm cặp Các tiêu chí
Điểm
Hoàn thành nhanh
1 điểm
Tôn trọng và lắng nghe
1 điểm
Hợp tác và trình bày (nhóm trình bày, nhóm phản biện)
1 điểm
Tổng
3 điểm
2.2. Tiêu chí đánh giá sản phẩm sơ đồ tư duy (đánh giá đồng đảng) - Yêu cầu SĐTD đã được hướng dẫn: Làm chủ đề chính, chia làm nhiều nhánh chính. Nhánh đầu tiên gọi là nhánh cấp 1, tiếp theo sau nhánh cấp 1 gọi là nhánh, cấp
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 2 cấp 3. Mỗi chuỗi nhánh là một màu. Nhưng chữ viết phải dùng 1 màu, và phải quay chữ về một hướng để đọc. - Hình vẽ đúng yêu cầu của SĐTD 2 điểm - Trang trí đẹp,/có hình ảnh hoặc các icon trên đó 3 điểm - Có kế hoạch phân công: 1 điểm - Nội dung đầy đủ, chữ rõ ràng: 4 điểm Tiêu chí Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Hình vẽ đúng yêu cầu Trang trí đẹp/có Icon Kế hoạch phân công Nội dung đầy đủ, chữ rõ ràng Tổng
V. RÚT KINH NGHIỆM …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …… …………………………………………………………………………………………………… … Phụ lục hình ảnh
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Bảng số liệu một số tiêu chí về dân số của Đông Nam Á, châu Á và thế giới năm 2002 và năm 2015 [trang 51] Số dân(triệu người)
Mật độ dân (người/km2)
Năm 2002
Năm 2015
Năm 2002
Năm 2015
Năm 2002
2010 - 2015
Đông Nam Á
536
632
119
146
1,5
1,24
Châu Á*
3766*
4391
85
142
1,3
1,07
Thế giới
6215
7346
46
56
1,3
1,18
Lãnh thổ
số Tỉ lệ gia nhiên(%)
tăng
tự
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 * Không bao gồm dân số của Liên bang Nga Bảng số liệu về một số tiêu chí của các nước Đông Nam Á năm 2015 [trang 52] Diện tích
Số dân
(nghìn km )
(triệu người)
Tỉ lệ gia tăng dân số giai đoạn 2010-2015 (%)
Mi-an-ma
676,6
53,9
0,8
Cam-pu-chia
181,0
15,6
1,6
Lào
236,8
6,8
1,7
Việt Nam
331,0
91,7
1,1
Phi-lip-pin
300,0
100,7
1,6
Bru-nây
5,8
0,4
1,5
In-đô-nê-xi-a
1910,9
257,6
1,3
Xin-ga-po
0,7
5,6
2,0
Ma-lai-xi-a
330,8
30,3
1,5
Thái Lan
513,1
68,0
0,4
Đông Ti-mo
14,9
1,2
1,1
Tên nước
2
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Tuần Tiết Ngày soạn:
BÀI 16: ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu Trình bày được đặc điểm kinh tế khu vực Đông Nam Á Giải thích được vì sao khu vực này có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng không ổn định Phân tích được nguyên nhân vì sao khu vực có sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Đánh giá hiện trạng kinh tế các nước, liên hệ kinh tế Việt Nam và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế nhằm khai thác thế mạnh của các nước. 2. Kĩ năng Phân tích được bảng số liệu thống kê về khu vực kinh tế Đông Nam Á Quan sát và nhận xét được lược đồ phân bố nông nghiệp, công nghiệp khu vực Đông Nam Á Phân tích được mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và khai thác tài nguyên ảnh hưởng tới môi trường 3. Thái độ Có ý thức xây dựng nền kinh tế đất nước Có ý thức bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. 4. Định hướng năng lực Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, ngôn ngữ Năng lực chuyên môn: Sử dụng các công cụ Địa lí; Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên: Bài giảng PPTx, bảng số liệu cập nhật mới, lược đồ các ngành kinh tế Đông Nam Á, giấy A2, bút màu các loại, phiếu học tập 2. Chuẩn bị của học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi bài, bút iết, máy tính casio III. BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Trình bày được
Giải thích được
Phân tích, nhận
Đánh giá hiện
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 một số đặc điểm chung về cơ cấu kinh tế của các nước Đông Nam Á
sự thay đổi cơ cấu xét bảng số liệu kinh tế các nước. để mô tả được đặc Đánh giá được điểm KT các nước sức mạnh kinh tế ĐNÁ.
trạng kinh tế một số nước và đề xuất giải pháp thay đổi.
một số nước hiện nay
Liên hệ tình hình phát triển kinh tế hiện nay của VN
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP A. Tình huống xuất phát (5 phút) 1. Mục tiêu Mục đích tạo hứng thú cho học sinh khi bắt đầu bài mới, và kiểm tra lại kiến thức bài học trước. Phát triển năng lực hợp tác, làm việc với bản đồ, BSL 2. Phương pháp/kĩ thuật: Trò chơi nối cột 3. Phương tiện: Lược đồ các nước Đông Nam Á 4. Tiến trình hoạt động: Bước 1: Giáo viên đưa lược đồ các nước Đông Nam Á và thông tin về GDP cũng như tên các nước trong khu vực, yêu cầu học sinh trong vòng 2 phút, nối tên nước với tổng quy mô GDP tương ứng và đánh số thứ tự tên nước vào quốc gia trong lược đồ.
Quốc Gia 1.
Việt Nam
Quy mô GDP (USD - 2017)
a.
1,015,420,587,285 (5)
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 2.
Thái Lan
b.
455,302,682,986 (2)
3.
Mianma
c.
323,907,234,412 (8)
4.
Malaysia
d.
314,710,259,511 (10)
5.
Indonesia
e.
313,595,208,737 (4)
6.
Lào
f.
223,779,865,815 (1)
7.
Campuchia
g.
67,068,745,521 (3)
8.
Singapore
h.
22,158,209,503 (7)
9.
Brunei
i.
16,853,087,485 (6)
10.
Philippin
12,128,089,002 (9)
11.
Đông timor
j. k.
2,954,621,000 (5)
(năm 2017, tổng giá trị của thế giới là: $80,934,771,028,340) Bước 2: Học sinh làm việc, GV đi quanh quan sát Bước 3: HS nêu nhanh kết quả, chấm chéo. Bước 3: Giáo viên dẫn dắt đi vào đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á. Nhấn mạnh sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế các nước. Vì sao có sự chênh lệch đó? Chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay. B. Hình thành kiến thức mới (25 phút) Hoạt động 1: Tìm hiểu thành tựu kinh tế của các nước Đông Nam Á (15 phút) 1. Mục tiêu: Học sinh trình bày được đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á Phân tích được nguyên nhân tại sao nền kinh tế ở đây tăng trưởng không ổn định. Nhận xét và giải thích được sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của khu vực. Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác và thuyết trình. 2. Phương pháp/kĩ thuật: Vấn đáp, đàm thoại, hoạt động cá nhân/ nhóm/ cặp/thuyết trình 3. Phương tiện: Bảng số liệu thống kê, có cập nhật mới, lược đồ nông nghiệp, công nghiệp các nước Đông Nam Á. Giấy A2, bút màu các loại 4. Tiến trình hoạt động: ● Bước 1: GV chia lớp thành 2 đội + Nhóm chẵn: Chứng minh rằng, các nước Đông Nam Á có nền kinh tế phát triển khá nhanh, cơ cấu có thay đổi và đạt được nhiều thành tựu to lớn.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 + Nhóm lẻ: Chứng minh rằng, kinh tế các nước Đông Nam Á phát triển chưa đều và chưa vững chắc. ● Bước 2: Giáo viên phát phiếu học tập, tư liệu để các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi (HS có 5 phút để hoàn thành) Phiếu học tập số 1: Bảng số liệu về tăng trưởng kinh tế của một số nước Đông Nam Á qua các năm (% GDP tăng trưởng so với năm trước) [trang 54]
Năm Tên nước
199 0
In-đô-nê-xi-a
199 5
8
9,0
8,4
Ma-lai-xi-a
9,0
9,8
Phi-lip-pin
3,0
4,7
Thái Lan
11, 2
Việt Nam Xin-ga-po Trung bình thế giới
199
8,1
5,1
9,5
8,9
7,0
2,9
3,0
200 0
13,2
200 5
201 0
201 5
4,8
5,7
6,2
4,8
-7,4
8,3
5,3
7,4
5,0
-0,6
4,0
4,8
7,6
5,8
4,4
4,2
7,5
2,8
6,7
7,5
6,4
6,7
9,9
7,5
4,3
3,8
10,8 5,8 0,1 3,0
15, 2 4,3
2,0 2,5
Trả lời: ………………………………………………………………………………… ……………. ………………………………………………………………………………… ……………. ………………………………………………………………………………… ……………. ………………………………………………………………………………… ……………. Phiếu học tập số 2: Bảng số liệu về cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo ngành kinh tế
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 của một số nước Đông Nam Á qua các năm [trang 55] (Đơn vị: %) Nông nghiệp Nướ
Công nghiệp
Dịch vụ
Nă m 1980
Nă m 2000
Nă m 2014
Nă m 1980
Nă m 2000
Nă m 2014
Nă m 1980
Nă m 2000
Nă m 2014
Cam 46, -pu-chia 6
37,
30,
13,
23,
27,
39,
39,
42,
c
Lào
8
39, 7
Philip-pin
1
Thái Lan
2
5 52,
9 25,
24, 0
14, 0
23,
6 14, 1 11,
3 10,
5
8
22,
8 33,
5 34,
5 28,
7
1
8 38,
10, 5
0
46, 2
31, 2
40, 0
2 24, 3 36,
1 36,
8
4
51, 5
48, 1
42, 5 57, 5
49, 5
52, 7
Trả lời: ………………………………………………………………………………… ……………. ………………………………………………………………………………… ……………. ………………………………………………………………………………… ……………. ………………………………………………………………………………… ……………. Phiếu học tập số 3: Bảng số liệu về sản lượng một số cây trồng, vật nuôi của Đông Nam Á, châu Á và thế giới năm 2013 [trang 57]
Lãnh thổ Đông Nam Á Châu Á
Lúa
Mía
(triệu tấn)
(triệu tấn)
212,4
192,3
Cà phê (nghìn tấn)
Lợn
Trâu
(triệu con)
(triệu con)
73,37
13,29
588,80
187,60
2413 665,9
742,2
2873
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Thế giới
735,1
1898,0
9038
974,6
193,3
Trả lời: ………………………………………………………………………………… ……………. ………………………………………………………………………………… ……………. ………………………………………………………………………………… ……………. ………………………………………………………………………………… ……………. Phiếu học tập số 4:
Nhận xét sự phân bố của cây lương thực và các cây công nghiệp. -
Nhận xét sự phân bố các ngành công nghiệp chính của khu vực.
Trả lời: ………………………………………………………………………………… ……………. ………………………………………………………………………………… …………….
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 ………………………………………………………………………………… ……………. ………………………………………………………………………………… ……………. ● Bước 3: Giáo viên gọi ngẫu nhiên bất kì 1 số ngẫu nhiên trong nhóm chẵn trình bày trước sau đó gọi đến nhóm lẻ. hai bên trình bày, phản biện qua lại nhằm liệt kê ra nhiều thành tựu và những hạn chế chính trong phát triển kinh tế của khu vực. ● Bước 4: Giáo viên tổng kết hoạt động và yêu cầu học sinh sử dụng internet tìm hiểu thêm về cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực năm 1997 - 1998. ● Bước 5: Giáo viên đưa ra nội dung chính cần đạt. Nhấn mạnh đến việc đầu tư và phát triển sẽ không tránh khỏi những tác động đến vấn đề ô nhiễm môi trường và tàn phá tài nguyên. 1. Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh cơ cấu kinh tế có những thay đổi và đạt được nhiều thành tựu to lớn - Trong thời gian qua, Đông Nam Á đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, điển hình như các nước Xingapo, Malaixia. - Tăng trưởng cao hơn trung bình của thế giới - Tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm nhanh, tăng nhanh tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ. - Nhiều sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp có sản lượng lớn, quan trọng đối với nền kinh tế thế giới. 2. Kinh tế các nước Đông Nam Á phát triển chưa đều và chưa vững chắc. - Tăng trưởng kinh tế các nước chưa đều, nhìn chung còn thấp - Tỉ trọng ngành nông nghiệp còn cao trong cơ cấu kinh tế - Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra còn chậm Hoạt động 1: Tìm hiểu một số vấn đề về kinh tế của các nước Đông Nam Á (10 phút) 1. Mục tiêu: Phân tích được một số nguyên nhân giúp các nước Đông Nam Á đạt được một số thành tựu to lớn Đánh giá vấn đề phát triển kinh tế chưa bền vững, gây tổn hại đến môi trường và tự nhiên
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 2. quan 3. -
Phát triển năng lực lí giải, phân tích các mối quan hệ nhân quả Phát triển năng lực phân tích hình ảnh Phương pháp/kĩ thuật: Kĩ thuật khăn trải bàn; Kĩ thuật tia chớp; Trực Phương tiện: Tranh ảnh minh họa; Giấy note Tư
liệu:
https://vass.gov.vn/noidung/tintuc/Lists/KhoaHocCongNghe/View_Detail.aspx?ItemID=6 1
4. Tiến trình hoạt động: Bước 1: GV nêu vấn đề + Đông Nam Á là khu vực có tăng trưởng kinh tế khá cao, nhiều nước đang phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Đây cũng là khu vực có nhiều mặt hàng xuất khẩu lớn của thế giới như lúa gạo, hạt tiêu, cao su, cà phê, thủy sản… + Hãy lí giải, tại sao các nước Đông Nam Á đạt được một số thành tựu to lớn đó? + Trong quá trình hội nhập và hợp tác, các nước còn gặp những vấn đề gì? Hãy liên hệ Việt Nam để làm sáng tỏ
Một cánh rừng bị tàn phá
Khu vực rác thài ở Phi – lip - pin
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Ô nhiễm trong khai thác khoáng sản
Ô nhiễm biển ở Việt Nam
Bước 2: Khăn trải bàn + HS ghi ý kiến các nhân ra góc tương ứng trong thời gian 1 phút + HS tổng hợp ý kiến các thành viên trong 2 phút + Trình bày ý kiến theo vòng tròn Bước 3: Trình bày HS trả lời nhanh các thông tin theo vòng tròn dưới sự điều khiển của GV. Thời gian không qúa 30s Bước 4: GV tổng kết, liên hệ VN, nhấn mạnh phát triển KT phải gắn liền với
BVMT (tích hợp BVMT) 2. Một số vấn đề về kinh tế của các nước Đông Nam Á
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 a. b. kiệt -
Những thế mạnh nổi bật Dân đông, lao động dồi dào, chất lượng tăng Thị trường trên 600 triệu dân Tài nguyên phong phú >>> khai thác, chế biến thuận lợi Những vấn đề cần quan tâm Phát triển kinh tế không bền vững Khai thác tài nguyên quá mức như rừng và khoáng sản >>> cạn Phát triển công nghiệp gây ô nhiễm môi trường
PHƯƠNG ÁN 2 Nội dung 1: Kinh tế các nước Đông Nam Á phát triển nhanh nhưng chưa vững chắc. ● Bước 1: Giáo viên cho học sinh thảo luận cặp đôi (2 học sinh ngồi cùng bàn là 1 cặp) và trả lời các câu hỏi sau ● Bước 2: Giáo viên phát phiếu học tập để các cặp đôi trả lời câu hỏi (hs có 8 phút để hoàn thành) Câu hỏi Câu trả lời 1. Cho biết thực trạng chung của nền kinh tế, xã hội các nước ĐNA khi còn là thuộc địa? 2. Dựa vào SGK kết hợp kiến thức đã học cho biết các nước ĐNA có những thuận lợi gì cho sự phát triển kinh tế? 3. Đọc bảng 16.1, nhận xét tình hình tăng trưởng kinh tế của ĐNÁ giai đoạn 1990 – 2014? 4. Tại sao mức tăng trưởng kinh tế của các nước ĐNA giảm trong giai đoạn 1997-1998? 5. So sánh mức tăng trưởng kinh tế của khu vực với mức tăng trưởng kinh tế trung bình của thế giới? 6. Từ việc phân tích trên em hãy nhận xét tình hình tăng trưởng kinh tế của ĐNA? Giải thích? 7. Những mặt tồn tại trong phát triển kinh tế của khu vực hiện nay là gì?
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 ● Bước 3: Giáo viên gọi ngẫu nhiên bất kì cặp nào trả lời thứ tự từng câu hỏi. Xung phong công 1 điểm, Các cặp khác nghe phản biện và bổ sung. (3 phút) ● Bước 4: Giáo viên tổng kết hoạt động và yêu cầu học sinh sử dụng internet tìm hiểu thêm về cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực năm 1997. Tích hợp vấn đề phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Liên hệ đến Việt Nam, khi kinh tế phát triển nhất là công nghiệp phát triển mạnh thì môi trường sẽ bị những ảnh hưởng gì? Học sinh tham gia trả lời cá nhân. (3 phút) ● Bước 5: Giáo viên đưa ra nội dung chính cần đạt trong 1 phút 1. Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh, song chưa vững chắc - Khi còn là thuộc địa của các nước đế quốc kinh tế chủ yếu tập trung vào sản xuất lương thực, trồng cây công nghiệp, hương liệu và công nghiệp khai khoáng. - Đông Nam Á là khu vực có điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi cho sự tăng trưởng kinh tế. - Trong thời gian qua, Đông Nam Á đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, điển hình như các nước Xingapo, Malaixia. - Kinh tế của Đông Nam Á tăng trưởng chưa vững chắc, dễ bị tác động từ bên ngoài. - Môi trường chưa được chú ý bảo vệ trong quá trình phát triển kinh tế. ● Nội dung 2: Cơ cấu kinh tế đang có sự thay đổi (15 phút) ● Bước 1: Giáo viên chia nhóm (4 nhóm). Dùng random chia nhóm, hoặc tạo một trò chơi chia nhóm ● Bước 2: Học sinh ngồi theo nhóm và nhận giấy A2 hoàn thành các bộ câu hỏi sau Nhóm 1,3 Dựa vào kiến thức đã học và bảng 16.2 SGK tr55 trả lời câu hỏi + Nền kinh tế của một nước thuộc địa sẽ có đặc điểm gì? Đặc điểm đó gây ra những hậu quả như thể nào đến kinh tế các nước Đông Nam Á. + Các nước Đông Nam Á đã làm gì để khôi phục nền kinh tế. Nêu các thành tựu đạt được của các nước Đông Nam Á. + Cho biết tỉ trọng các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của từng quốc gia đông nam á tăng giảm như thế nào? Nhóm 2,4 Dựa vào kiến thức đã học và hình 16.1 SGK tr56 trả lời câu hỏi + Kể tên các cây trồng vật nuôi ở Đông Nam Á, nhận xét về sự phân bố cây trồng vật nuôi ở đây và giải thích tại sao có sự phân bố đó. + Kể tên các ngành công nghiệp chủ yếu ở Đông Nam Á. Nhân xét về sự phân bố công nghiệp ở đây và giải thích nguyên nhân vì sao có sự phân bố đó. + Kể tên các trung tâm công nghiệp đa ngành của khu vực Đông Nam Á. Xác định trên lược đồ.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 ● Bước 3: Giáo viên dùng lá thăm gọi bất kì nhóm trình bày: cụm nhóm 1,3 gọi 1 nhóm lên trình bày. Cụm nhóm 2,4 gọi một nhóm trình bày. Nhóm còn lại nghe bổ sung vào bảng của mình rồi ý kiến và phản biện, bổ sung. Những ý bổ sung hay, câu hỏi phản biện hay GV dùng dấu good job chấm điểm cộng cho mỗi học sinh. ● Bước 4: Học sinh hoàn thiện bài ghi của mình từ bảng nhóm. Nhóm nào hoàn thành nhanh đầy đủ các thành viên trong nhóm đều được chấm dấu cộng điểm. ● Bước 5: Giáo viên tổng kết và mở rộng kiến thức. - Các nước đang mở rộng thăm dò điều tra đánh giá tiềm năng tài nguyên... - Trong điều kiện nền kinh tế TG đang có nhiều biến động như hiện nay- suy thoái kinh tế, khủng hoảng nợ công ở châu Âu và Mĩ thì kinh tế châu á lại có nhiều khởi sắc. Điển hình là sự trỗi dậy mạnh mẽ của TQ và các quốc gia trong khu vực ĐNA. Năm 2011, nhiều nước ĐNA lọt vào nhóm 10 nước thu hút FDI lớn nhất TG: Xigapo - 7, Malai- 10, Inđô-9... - Hoạt động du lịch đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho nhiều nước: Thái Lan, Malai, Xingapo, Inđô.... - Nhìn chung sự phát triển kinh tế khá nhanh song chưa đều, các nước trên bán đảo Trung ấn còn yếu kém và phải đối phó với nhiều khó khăn thử thách về kt-xh.... nhiệm vụ quan trọng hiện nay là phải phát triển “ kinh tế tri thức” để có thể đi trước, đón đầu, đuổi kịp các nền kinh tế phát triển cũng như thu hẹp khoảng cách giữa các thành viên trong khu vực. Kiến thức cần đạt 2. Cơ cấu kinh tế đang có những thay đổi - Cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch rõ rệt theo hướng công nghiệp hoá: tỉ trọng nông nghiệp giảm, công nghiệp và dịch vụ tăng. - Nông nghiệp: trồng nhiều lúa gạo, cây công nghiệp nhiệt đới (cao su, dầu cọ, dừa, cà phê, ca cao, hồ tiêu, mía...) và các loại hoa quả nhiệt đới. - Công nghiệp: + Các ngành phát triển: khai khoáng (dầu khí, than, kim loại....), luyện kim, chế tạo máy, hoá chất, thực phẩm… + Phân bố : đồng bằng, ven biển. C. 1. 2. 3.
Luyện tập và vận dụng (8 phút) Mục tiêu: Đề xuất giải pháp phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường Phát triển năng lực ngôn ngữ, hợp tác Phương pháp/kĩ thuật: Kĩ thuật ổ bi/hò hẹn Phương tiện:
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Giấy, vở ghi 4. Tiến trình hoạt động: Bước 1: GV nêu vấn đề: Kinh tế Đông Nam Á phát triển chưa đều và có nhiều tác động tiêu cực đến tự nhiên và môi trường. Anh/chị hãy đề xuất 3 giải pháp quan trọng nhất để giúp các nước đẩy nhanh phát triển kinh tế và bền vững Bước 2: HS làm việc cá nhân trong 1 phút ra giấy Bước 3: HS chia sẻ theo hình thức ổ bi/hẹn hò/vòng tròn nhằm thu thập nhiều giải pháp trong 2 phút Bước 4: HS lựa chọn 1 giải pháp tiêu biểu, trình bày ý kiến trước lớp, thể hiện quan điểm cá nhân của mình Bước 5: HS khác lắng nghe, phản biện. GV hỗ trợ và đánh giá chung
Phát triển gắn với đầu tư
Phát triển bền vững
D. Mở rộng và nâng cao (3 phút) 1. Mục tiêu: Vẽ biểu đồ tròn Liên hệ thực tế địa phương 2. Phương pháp/kĩ thuật: 3. Phương tiện: SGK và bài tập 4. Tiến trình hoạt động: Bước 1: GV nêu yêu cầu, bài tập 2 trang 57 SGK (sử dụng số liệu mới của GV cung cấp) Tìm hiểu về ASEAN theo mẫu phiếu:
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Tiêu chí
Thông tin
Năm thành lập Thành viên hiện tại Năm VN gia nhập Khẩu hiệu ASEAN Logo Thành tựu tiêu biểu Hoạt động hợp tác -
Bước 2: GV dặn dò hoàn thành trước khi đến lớp tuần sau V. RÚT KINH NGHIỆM
TƯ LIỆU Link: 1/
http://vneconomy.vn/bon-rui-ro-cua-kinh-te-dong-nam-a-trong-nam-20192018122610285291.htm
2/http://vaa.net.vn/Tin-tuc/Tin-chi-tiet/newsid/4418/Du-bao-tang-truong-GDP-cua-Dong-NamA-cham-lai-trong-nam-2019-trong-boi-canh-chien-tranh-thuong-mai
3/ https://bnews.vn/co-hoi-moi-cho-dong-nam-a-cac-con-so-an-tuong-phan-1-/115707.html 4/https://vietstock.vn/2018/12/cac-nuoc-dong-nam-a-se-doi-mat-voi-thach-thuc-gi-trong-nam2019-775-645331.htm
5/ http://thitruongluagao.com/dong-nam-a-tiep-tuc-dung-dau-trong-xuat-khau-gao_3889.html
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Tuần - Ngày soạn: PPCT:
Bài 17: HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được quá trình hình thành, nguyên tắc và mục tiêu phát triển tổ chức Asean. - Giải thích nguyên nhân ra đời của tổ chức - Đánh giá được vai trò của Việt Nam trong Asean. - Phân tích được khi tham gia Asean Việt Nam có thuận lợi và khó khăn gì. 2. Kĩ năng - Đọc hiểu lược đồ các nước Đông Nam Á thành viên, Phân tích được bảng số liệu thống kê - Vẽ và nhận xét được biểu đồ cột bài tập 3 trang 61 3. Thái độ - Có ý thức bảo vệ môi trường, xây dựng tình hữu nghị hòa bình trong khu vực. - Có ý thức xây dựng và phát triển đất nước. - Tự hào về tổ chức khu vực có tầm nhìn và chiến lược cụ thể. 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: Rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề, tự học, giao tiếp hợp tác làm việc nhóm và thuyết trình. - Năng lực chuyên môn: làm việc với các công cụ địa lí: Đọc lược đồ các nước ASEAN, phân tích bảng số liệu, vẽ và nhận xét biểu đồ cột. Khai thác thông tin từ tranh ảnh và video clip, lập sơ đồ quá trình phát triển của Asean. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án PPt, bản đồ, tranh ảnh các quốc gia, phiếu học tập, bộ câu hỏi định hướng và giấy A2 2. Chuẩn bị của HS - Sách, vở, bút màu các loại, ngồi theo nhóm như đã phân công ở tiết trước. III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH Vận dụng Nội Dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao thấp Các nước Kể được tên các - Phân tích - Lấy VD về Đánh giá Đông Nam thành viên của QT thành lập, sự hợp tác những thuận lợi
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Á
hiệp hội các mục tiêu của của các nước và khó khăn của nước ĐNÁ ASEAN. ĐNÁ. Việt Nam khi - Xác định thời - Giải thích - Vẽ biểu đồ gia nhập gian gia nhập nguyên nhân hình cột và ASEAN của các ra đời của tổ nhận xét biểu nước trên bản chức đồ. đồ. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Tình huống xuất phát (3 phút) 1. Mục tiêu - Tạo hứng thú cho học sinh khi vào tiết học. Tạo sự tập trung và định hướng bài học cho học sinh. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Vấn đáp, đàm thoại, quan sát hình ảnh trả lời câu hỏi/cá nhân 3. Phương tiện - Hình logo khối ASEAN và bộ câu hỏi vào bài.
4. Tiến trình hoạt động ● Bước 1: GV cho HS quan sát hình logo của tổ chức ASEAN. + Em biết gì về hình này? + Logo này có nghĩa là gì? + Tại sao ASEAN lại dùng logo này? ● Bước 2: Cá nhân học sinh đứng tham gia trả lời câu hỏi ● Bước 3: GV chốt ý và dẫn dắt vào bài B. Hình thành kiến thức mới HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu hiểu sự hình thành và phát triển của Đông Nam Á (12 phút) 1. Mục tiêu - Học sinh mô tả và trình bày được quá trình thành lập, mục tiêu và nguyên tắc hoạt đông của các nước ASEAN. Giải thích nguyên nhân tổ chức này ra đời.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Trực quan/hoạt động nhóm cặp/ kĩ thuật động não 3. Phương tiện - Phiếu học tập, bản đồ - Clip: https://www.youtube.com/watch?v=iR0Och2hRHU 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm một cụm. Chia thành 2 cụm. Tùy số lượng học sinh mà chia 3 hoặc 4 nhóm 1 cụm. Giáo viên phát phiếu học tập và yêu cầu học sinh sử dụng tập bản đồ để hoàn thành phiếu học tập sau và trả lời câu hỏi vì sao tổ chức này được thành lập? Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN là gì? Số quốc gia Đông Quốc gia Nam Á Các quốc gia thành lập ASEAN năm 1967 Các quốc gia gia nhập ASEAN năm 1984 Các quốc gia gia nhập ASEAN năm 1995 Các quốc gia gia nhập ASEAN năm 1997 Các quốc gia gia nhập ASEAN năm 1999 Tổng số quốc gia trong khu vực ASEAN Quốc gia chưa gia nhập - Bước 2: Học sinh làm việc cá nhân 2 phút hoàn thành và thống nhất trong với bạn 1 phút. - Bước 3: Giáo viên cho các nhóm báo cáo vòng tròn. Mỗi cặp nhóm được gọi tên nêu lên 1 ý kiến và ý người sau không trùng ý người trước. - Bước 4: Giáo viên chốt kiến thức
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Nội dung phần 1 1. Hiệp hội các nước Đông Nam Á - Ra đời năm 1967, gồm 5 nước Thái Lan, In-đo-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Philip-pin và Xin-ga-po là thành viên sáng lập. - Số thành viên ngày càng tăng, đến nay đã có 10 quốc gia thành viên. - Việt Nam gia nhập năm 1995 - Quốc gia chưa tham gia ASEAN là Đông-ti-mo Những nguyên nhân: Lịch sử, chính trị, kinh tế, quá trình toàn cầu hóa => các quốc gia liên kết, hình thành tổ chức nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh. - Mục tiêu: Giữ vững ổn định hòa bình an ninh khu vực. - Nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng chủ quyền lãnh thổ. HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu vấn đề “ Hợp tác để phát triển kinh tế - xã hội” (15 phút) 1. Mục tiêu - Học sinh trình bày được những điều kiện thuận lợi để hợp tác và phát triển. Nêu được các biểu hiện của sự hợp tác để phát triển kinh tế. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp trực quan, vấn đáp/ cặp/ kĩ thuật ổ bi 3. Phương tiện - Video clip về tự nhiên Đông Nam Á: https://www.youtube.com/watch?v=-05LDbKhyo 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giáo viên chia nhóm theo cặp đôi. Bằng cách chơi 1 trò chơi nhỏ “Tôi cần – cần gì”. Sau khi chia nhóm giáo viên đưa ra nhiệm vụ. ● Nhiệm vụ 1: Xem video clip và nêu ra các điều kiện thuận lợi để hợp tác và phát triển trong ASEAN. ● Nhiệm vụ 2: Dựa vào sách giáo khoa hãy chỉ ra những biểu hiện của sự hợp tác để phát triển kinh tế. ● Nhiệm vụ 3: Nêu ra các khó khăn của ASEAN trong quá trình hợp tác kinh tế - xã hội. - Bước 2: Giáo viên quy định thời gian cho hoạt động cặp là 2 phút. Sau đó cho 30 giây để di chuyển ra giữa lớp đứng thành 2 hàng.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 ● Quy định: Hàng A và hàng B. lượt số 1: những bạn ở hàng A sẽ chia sẻ với bạn hàng B nhiệm vụ 1. Lượt hai hàng B chia sẻ lại hàng A nhiệm vụ 2. Lượt 3 hàng A chia sẻ hàng B nhiệm vụ 3. … ● Mỗi lượt như vậy học sinh 2 hàng đúng đối mặt với nhau, di chuyển sang trái mình 2 bước. để hình thành cặp mới. thời gian mỗi lượt là 1 phút. Tổng cộng 6 lượt.
hs1
hs 2
hs 3
hs 4
hs 5
hs 6
hs 7
hs 8
hs 9
18
17
16
15
14
13
12
11
10
- Bước 3: Giáo viên cho báo cáo vòng tròn trong từng cặp. Điểm tính cho cả hai.
- Bước 4: Giáo viên chốt kiến thức
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Nội dung phần 2 2. Hợp tác để phát triển kinh tế – xã hội. - Điều kiện thuận lợi: + Vị trí địa lí gần nhau + Có văn hoá tương đồng + Tài nguyên phong phú, đa dạng + Lao động trẻ, dồi dào… - Hợp tác để phát triển kinh tế – xã hội được biểu hiện qua: + Thành lập tam giác tăng trưởng KT + Nước phát triển hơn giúp đỡ cho các nước chậm phát triển trong đào tạo nghề, chuyển giao công nghệ, đưa công nghệ mới vào sản xuất… + Trao đổi hàng hoá giữa các nước. + Xây dựng giao thông. + Phối hợp khai thác và bảo vệ lưu vực sông Mê Công. - Tuy nhiên khu vực còn gặp khó khăn nên đòi hỏi phải đoàn kết, hợp tác để phát triển vững chắc và lâu dài. HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu về vai trò của Việt Nam trong ASEAN (10 phút) 1. Mục tiêu - Học sinh trình bày được những khó khăn thách thức và lợi ích khi chúng ta gia nhập tổ chức này. - Đánh giá cao những đóng góp của VN trong ASEAN 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Đọc hiểu/ kĩ thuật khăn trải bàn 3. Phương tiện - Sách giáo khoa - Clip trên youtube - Bài báo minh họa; http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/nr040807104143/ns100720093549 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giáo viên ghi yêu cầu lên bảng và giữ nguyên 4 nhóm. + HS làm việc cá nhân 1 phút + Phát giấy A2 học sinh làm việc cá nhân 2 phút và ghi ý kiến chung của nhóm vào ô ý kiến chung và báo cáo vòng tròn
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 - Bước 2: Giáo viên gọi nhóm báo cáo được gọi ngẫu nhiên, các nhóm khác nghe, theo dõi những ý trùng với nhóm mình thì tích vào giấy nhóm, những phần mình không trùng thì dùng bút đỏ bổ sung. - Bước 3: Giáo viên cho các nhóm còn lại phản biện và thắc mắc, bổ sung nếu có. - Bước 4: Giáo viên chốt ý đúng và thống nhất để học sinh nhận biết. Và đưa ra 1 video clip kết thúc bài học thay cho lời kết. (Tham khảo video trên youtube và thầy cô gọt ngắn và nội dung phù hợp) https://www.youtube.com/watch?v=eMvM4H3bDAo - Bước 5: Giáo viên chốt kiến thức 3. Việt Nam trong ASEAN Việt Nam tích cực tham gia vào các hoạt động hợp tác kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ: + Quan hệ mậu dịch, tốc độ tăng 26,8%. + Hoạt động buôn bán chiếm 32,4% tổng buôn bán quốc tế của nước ta. + XK: nông sản, khoáng sản… + NK: nguyên liệu xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, điện tử… + Thực hiện dự án phát triển hành lang Đông – Tây tại lưu vực sông Mê Công. Nhiều thách thức lớn: sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, xã hội, khác biệt về chính trị, ngôn ngữ C. Hoạt động luyện tập (3 phút) 1. Mục tiêu: giúp học sinh hình dung lại bài học và trình bày được một số nội dung đã học 2. Phương pháp/kĩ thuật; Trò chơi 3. Tiến trình - Bước 1: GV nêu thể lệ - Bước 2: Tiến hành trò chơi GV tổ chức trò chơi cho HS chơi “Ai nhanh hơn” Câu 1: Việt Nam gia nhập ASEAN năm nào? 1995 Câu 2: Asean thành lập năm nào, có mấy thành viên: năm 1967, 5 thành viên Câu 3: Hiện tại Asean có bao nhiêu thành viên: 10
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Câu 4: Tam giác tăng trưởng Xi -giô – ri là nói đến các nước nào trong khu vực: Singapore – Malaysia-Indonesia. Câu 5: Biểu tượng của ASEAN là gì? >>> Bó lúa Câu 6: Tại sao ASEAN hình thành?>>> Liên kết, thúc đẩy phát triển kinh tế - Bước 3: Tổng kết D. Hoạt động nối tiếp- hướng dẫn học tự học (5 phút) 1. Mục tiêu - Hướng dẫn vẽ biểu đồ cột - So sánh bình quân thu nhập giữa các nước - Làm việc hiệu quả với BSL 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp trực quan/tự học 3. Phương tiện - Bảng số liệu thu nhập bình quân các nước 4. Tiến trình hoạt động 4. GV cung cấp BSL 5. GV hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ cột: Trên cùng 1 hệ tọa độ vẽ biểu đồ cột thể hiện GDP/người của các nước Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Singapore, Việt Nam năm 2014.. 6. So sánh thu nhập bình quân giữa các nước. 7. Giải thích tai sao Singapore có thu nhập bình quân cao nhất.? Bảng số liệu về thu nhập quốc dân bình quân đầu người của các nước Đông Nam Á qua các năm [trang 61] 8. (Đơn vị: USD) Thu nhập quốc dân/người Nước Năm 2000 Năm 2010
Năm 2014
Bru-nây
20117
34596
40525
Cam-pu-chia
257
745
1040
In-đô-nê-xi-a
776
3037
3385
Lào
299
1007
1669
Ma-lai-xi-a
3836
8512
10551
Mi-an-ma
153
800
1243
Phi-lip-pin
1219
2586
3444
Xin-ga-po
24309
46284
54224
Thái Lan
1972
4887
5648
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Đông Ti-mo
546
3051
2494
Việt Nam
383
1262
1916
V. RÚT KINH NGHIỆM
TƯ LIỆU 1/https://www.youtube.com/watch?v=62KnOwHCCgw 2/https://www.youtube.com/watch?v=eMvM4H3bDAo 3/https://www.youtube.com/watch?v=C3nERqkVKLY
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Tuần - Ngày soạn: PPCT: Tiết
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Bài 18 THỰC HÀNH – TÌM HIỂU LÀO VÀ CAMPUCHIA I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Xác định được vị trí của Lào và Campuchia trên lược đồ. - Phân tích được đặc điểm tự nhiên của Lào và Campuchia. - Đánh giá được khả năng liên hệ và điều kiện để phát triển nông nghiệp của Lào và Campuchia - Tập hợp và sử dụng các tư liệu để tìm hiểu địa lí một quốc gia và trình bày bằng văn bản. 2. Kĩ năng - Đọc lược đồ tự nhiên, kinh tế Lào và Campuchia. 3. Thái độ - Thể hiện tinh thần dân tộc, đoàn kết cùng phát triển với các nước Lào và Campuchia. 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: tự học, sáng tạo, hợp tác, giải quyết vấn đề, sử dụng CNTT. - Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Lược đồ các nước Đông Nam Á. - Lược đồ tự nhiên, kinh tế của Lào và Campuchia. 2. Chuẩn bị của HS - Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. Bút màu các loại - Tư liệu về Lào và Campuchia - Các kiến thức đã học và tìm hiểu trước bài học. III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao - Xác định vị trí, - Phân tích lược đồ Đánh giá những - Thuyết trình so tiếp giáp của Lào xác định các dạng thuận lợi và khó sánh sự khác nhau và Campuchia địa hình, khí hậu, khăn của tự nhiên giữa vị trí và địa thủy văn của Lào và đối với phát triển hình đối với sự Campuchia nông nghiệp. phát triển KTXH IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT ( 5 PHÚT) 1. Mục tiêu - Nhận biết được các hình ảnh/biểu tượng của 2 quốc gia Lào và Campuchia.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 - Định hướng nội dung bài học. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: trực quan/đàm thoại/vấn đáp - Hoạt động: cá nhân 3. Phương tiện - Tranh ảnh về Lào và Campuchia 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giao nhiệm vụ ● Cho học sinh xem một số hình ảnh tiêu biểu về Lào và Campuchia ● Học sinh ghi chú ra giấy Note và sắp xếp các biểu tượng đó đúng với quốc gia - Bước 2: Giáo viên mời 2-3 học sinh bất kỳ trả lời. - Bước 3: Từ phần trả lời của học sinh, giáo viên dẫn vào bài. Quốc gia:……………………………
Quốc gia:……………………………
Tháp Thạt Luồng
Đền Angkor Wat
Văn hóa múa “Lăm Vông”
Chế độ diệt chủng Pol pot
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Quốc kì Lào
Quốc kì Campuchia
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU VỊ TRÍ ĐỊA LÍ (10 PHÚT) 1. Mục tiêu - Xác định được vị trí của Lào và Campuchia trên lược đồ. - Đánh giá khả năng liên hệ với nước ngoài của mỗi nước. - Đọc lược đồ tự nhiên Lào và Campuchia 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Trực quan/ Đàm thoại/ vấn đáp - Hoạt động: Cá nhân/ cặp đôi 3. Phương tiện - Lược đồ tự nhiên Lào và Campuchia. - Phiếu học tập, bút màu 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giao nhiệm vụ : Dựa vào hình 18.1 và Hình 18.2 SGK/62 + 63 em hãy: ● Tô màu đỏ vào phần lãnh thổ của Lào trong phiếu học tập ● Tô màu xanh vào phần lãnh thổ của Campuchia trong phiếu học tập ● Điền và ghi tên các quốc gia tiếp giáp với Lào và Campuchia Điền tên các biển và vịnh biển tiếp giáp với Lào (nếu có) và Campuchia (Nguồn: Phát triển năng lực trong môn Địa lí 8) - Bước 2: Học sinh thực hiện yêu cầu, làm việc cá nhân trong 5 phút , hết thời gian các cặp đôi chia sẻ với nhau 3 phút. - Bước 3: Giáo viên gọi cặp đôi bất kỳ đọc các thông tin làm được trong phiếu học tập (2 cặp đôi cho 2 quốc gia) - Bước 4: Giáo viên kiểm tra, đánh giá, chốt kiến thức bằng bảng tổng hợp. Học sinh ghi chú/chỉnh sửa và dán tờ Note lên vở ghi của mình. PHIẾU HỌC TẬP HOẠT ĐỘNG 1
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Tiếp giáp:
❖ Quốc gia……………………………... ……………………………………
❖ Vịnh, biển……………………………. ……………………………………… …..
❖ Khả năng liên hệ Lược đồ Campuchia
……………………............................... ... ……………………………………… ….. Tiếp giáp:
❖ Quốc gia……………………………... ……………………………………… …...
❖ Vịnh, biển……………………………. ……………………………………… …... Lược đồ Lào
❖ Khả
năng hệ……………………...
liên
……………………………………… …...
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Nội dung phần 1 Vị trí địa lí Campuchia Tiếp giáp: Việt Nam, Lào, Thái Lan Giáp Vịnh Thái Lan của Biển Đông Khả năng liên hệ: Đường bộ, đường biển, đường sông và đường hàng không Lào Tiếp giáp: Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Mianma, Trung Quốc. Không giáp biển Khả năng liên hệ: Đường bộ và đường hàng không HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ( 20 PHÚT ) 1. Mục tiêu - Phân tích được đặc điểm tự nhiên của Lào và Campuchia. - Đánh giá được điều kiện để phát triển nông nghiệp của Lào và Campuchia. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Hoạt động nhóm chuyên gia - mảnh ghép - Hình thức tổ chức hoạt động: Nhóm/cá nhân 3. Phương tiện - Đọc lược đồ tự nhiên, kinh tế Lào và Campuchia. 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ: Cụm 1 Cụm 2 Lối di chuyển GV chia lớp thành 6 nhóm , yêu cầu các nhóm quan Nhóm 1 Nhóm 2 sát Hình 18.1; Hình 18.2, khai thác SGK bài 14 và dựa vào kiến thức đã học, hiểu biết thực tế, hoàn Nhóm 3 Nhóm 4 thành phiếu học tập của các nhóm: Nhóm 5 Nhóm 6 ● Nhóm 1,2 tìm hiểu địa hình ● Nhóm 3,4 tìm hiểu khí hậu ● Nhóm 5,6 tìm hiểu thủy văn - Bước 2: Vòng 1: Nhóm chuyên gia: Học sinh có 3 phút Lối di Cụm 2 làm chuyên gia để thực hiện nhiệm vụ và hoàn thành sản Cụm 1 chuyển phẩm trên phiếu học tập. Số 3 - Bước 3: Vòng 2: Nhóm ghép: Tùy theo số lượng học sinh Số 1 chia thành 2 cụm hoặc 3 cụm. Mỗi cụm 3 nhóm tương ứng Số 2 Số 2 với 3 nội dung được giao. Mỗi nhóm chuyên gia sẽ đếm số Số 1 từ 1 đến 3. Ai chưa có số đứng lên đếm lại từ đầu. và di Số 3
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 chuyển theo sơ đồ. Lưu ý là chỉ di chuyển trong cụm của mình. Giáo viên chiếu sơ đồ và học sinh có 30 giây để di chuyển về nhóm mới. - Học sinh có 3 vòng di chuyển sản phẩm (nếu lớp chật) còn rộng thì sản phẩm của nhóm chuyên gia dán cố định trên bàn. Mỗi nhóm có 2 phút để trình bày lại những gì mình làm được ở nhóm chuyên gia cho các bạn ở nhóm mới. - Bước 4: Sau khi các nhóm chia sẻ xong, giáo viên nêu câu hỏi cho các nhóm: Điều kiện tự nhiên có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển nông nghiệp của Lào và Campuchia ? - Bước 5: Giáo viên kiểm tra, đánh giá các chuyên gia bằng cách hỏi các bạn được truyền tải lại kiến thức vừa rồi. Sau đó cho điểm hoạt động chuyên gia. Mỗi cụm gọi ít nhất 3 người. PHIẾU HỌC TẬP HOẠT ĐỘNG 2 Đặc điểm tự nhiên Lào Campuchia Nhóm 1+2 Địa hình
Gợi ý: -
Dạng địa hình nào cơ
bản?
Nhóm 3+4
Thuộc đới khí hậu nào ?
Khí hậu
-
Nhóm 5+6
-
-
Thủy văn
Đặc điểm mùa khí hậu ? Sông ngòi có đặc điểm gì ?
Nhóm ghép Vai trò của tự nhiên đối với sản xuất nông nghiệp
Thuận lợi Khó khăn
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( 8 PHÚT) 1. Mục tiêu - Củng cố lại kiến thức bài học - Kiểm tra mức độ bộ theo kịp bài của học sinh - Giúp đỡ những em em còn chưa hoàn thành 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Học sinh làm theo cặp đôi
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 3. Phương tiện - Vở ghi, phiếu học tập 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1. hai học sinh ngồi cạnh nhau sẽ kiểm tra tiến độ bộ và chất lượng của bài thực hành. - Bước 2. báo cáo nhanh với những học sinh chưa kịp làm bài để có sự điều chỉnh về thời lượng bài tập. Cho học sinh thời gian về nhà để hoàn thiện bài thực hành. - Bước 3. Tuyên dương những học sinh làm tốt và phân công để giúp đỡ những bạn chưa hoàn thành. D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG ( 7 phút) Có thể cho tìm hiểu ở nhà 1. Mục tiêu (Kiến thức, kĩ năng…) + Kiến thức: Đề xuất giải pháp khai thác hiệu quả thế mạnh vị trí và địa hình. + Kĩ năng: Phản biện, thuyết trình 2. Chuẩn bị 3. Hoạt động - Bước 1: GV giao nhiệm vụ: ● Think: HS làm việc cá nhân, viết 1 đoạn thông tin ngắn để phân tích sự khác biệt về vị trí và địa hình của Lào và Campuchia. ● Pair: HS chia sẻ cặp đôi trong nhóm trong 2 phút ● Share: HS thể hiện khả năng thuyết trình, lập luận và trình bày trong 1 phút. - Bước 2: HS phản biện nhanh - Bước 3: GV chốt ý và khen ngợi HS PHƯƠNG ÁN 2: TỔ CHỨC GIAN HÀNG QUỐC GIA Có thể kết hợp với các quốc gia khác làm thành 1 buổi triển lãm; - Quốc gia gợi ý: TQ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Singapore, Lào, Campuchia - Số lượng quốc gia bằng số nhóm hiện có để thực hiện nhóm mảnh ghép - Thông tin trưng bày: + Poster quốc gia giới thiệu khái quát về vị trí, tự nhiên, dân cư, kinh tế + Quốc kì vẽ tay + Bookmark/postcard làm quà tặng cho HS đến tham quan + Các mặt hàng mình họa + Mang trang phục biểu trưng + Trang trí ấn tượng + Sản phẩm handmade như gỗ, nhựa…. + Các sản phẩm gia đình đang dùng có thể mang trưng bày
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 + Món ăn đặc trưng - Thuyết trình theo trạm - Chấm điểm đánh giá theo tiêu chí tự xây dựng RÚT KINH NGHIỆM ............................................................................................................................................. ...... ............................................................................................................................................. ...... ............................................................................................................................................. ......
PHẢN HỒI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Đặc điểm tự nhiên Lào - Chủ yếu là núi và cao
Nhóm 1+2
nguyên
Địa hình
- Đồng bằng nằm ven sông
Mê Công Nhóm 3+4 Khí hậu Nhóm 5+6 Thủy văn Nhóm ghép Vai trò của tự nhiên đối với sản xuất nông nghiệp
- Nhiệt đới gió mùa
Campuchia - Chủ yếu là đồng bằng - Núi nằm ở 3 mặt: Bắc, Đông ,
Tây - Nhiệt đới gió mùa, có 1 mùa
mưa và mùa khô rõ rệt
- Sông ngòi dốc, phát triển
- Nhiều sông lớn, phát triển giao
thủy điện.
thông.
- Khí hậu nóng quanh năm,
- Khí hậu nóng ẩm, diện tích
cây trồng sinh trưởng tốt.
trồng trọt lớn.
- Diện tích đất canh tác ít,
- Thiếu nước mùa khô, mùa mưa
mùa khô thiếu nước
có lũ lụt.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Tuần ........ - Ngày soạn: …………. PPCT: Tiết ................
BÀI 22 . VIỆT NAM ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày và xác định được vị trí tiếp giáp của Việt Nam. - So sánh được những thay đổi của nước ta trước và sau đổi mới. - Liên hệ thực tế ngày nay và chỉ ra được những thành tựu của nước ta từ khi đổi mới. - Trình bày được nội dung chương trình địa lí Việt Nam và đưa ra được những phương pháp học tập địa lý Việt Nam hiệu quả. 2. Kĩ năng - Xác định được vị trí của Việt Nam trên bản đồ. - Rèn kỹ năng đọc bảng số liệu về tỷ trọng các ngành kinh tế. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức học tập yêu thích môn học - Tôn trọng những thành quả mà ông cha ta đã xây dựng. 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực chuyên biệt: + Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ: + Năng lực sử dụng bản đồ. + Năng lực sử dụng bảng thống kê. + Năng lực nhận xét biểu đồ. + Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý, hình vẽ.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Bản đồ các nước trên thế giới. - Bản đồ khu vực Đông Nam Á. - Tranh ảnh Việt Nam xưa và nay. - Hình ảnh về tự nhiên, văn hóa – xã hội Việt Nam. - Các phiếu câu hỏi trò chơi. - Giấy A3 ép nhựa cứng làm bảng nhóm. 2. Chuẩn bị của HS - Atlat Địa lí VN - SGK III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH Nội Dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Trình bày Xác định được vị Việt Nam trên bản đồ được vị trí tiếp trí tiếp giáp của giáp của Việt Việt Nam trên thế giới Nam bản đồ - Trình bày - Phân tích được So sánh được Liên hệ được Việt Nam những hình ảnh Việt những thay đổi thực tế Việt Nam trên con được đường xây khó khăn của Nam trước và của nước ta trước ngày nay. và sau đổi mới. dựng và nước ta trước sau đổi mới. đổi mới. Nhận xét phát triển - Trình bày được bảng số được những liệu. thành tựu của nước ta sau đổi mới. Tìm ra được Áp dụng các Cách học Nêu được nội Phân tích hình những phương phương pháp đã địa lý Việt dung chương ảnh, hình vẽ pháp học địa lí tìm được để học Nam hiệu trình Địa lí Việt Nam hiệu quả. địa lí. quả IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Tình huống xuất phát (10 phút) 1. Mục tiêu - HS có thể liên hệ được kiến thức của bài mới. - Gây hứng thú cho HS trước bài mới.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Nhóm, trò chơi 3. Phương tiện - Bộ câu hỏi trò chơi “Đi tìm công chúa” - Phiếu trả lời 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm. GV phổ biến trò chơi “Đi tìm công chúa”: Có 1 nàng công chúa bị mất tích, hoàng tử đang đi tìm công chúa, dựa vào những gợi ý cô cho, các nhóm hãy giúp hoàng tử tìm xem công chúa đang ở đâu. Nhóm nào tìm ra vị trí của công chúa đúng và ở những gợi ý ít nhất sẽ là nhóm cao điểm nhất. + Có 4 gợi ý nơi công chúa đang ở. Khi GV đọc hoặc chiếu gợi ý, các nhóm sẽ viết vị trí của công chúa đang ở vào phiếu GV phát sẵn. + Mỗi câu trả lời trong vòng 30s. Sau 30s, GV đọc hoặc chiếu gợi ý tiếp theo. + Tới gợi ý nào, các nhóm cứ viết câu trả lời vào phiếu. + Hết cả 4 gợi ý và sau khi thu lại phiếu của các nhóm, GV mới công bố đáp án. + GV đọc gợi ý 1: Trong vòng 30s, HS thảo luận và ghi nhanh vị trí mà nhóm nghĩ là công chúa đang ở đó vào phiếu trả lời. Nếu không có câu trả lời thì để trống. + GV tiếp tục đọc gợi ý 2: Trong vòng 30s, HS thảo luận và ghi nhanh vị trí mà nhóm nghĩ là công chúa đang ở đó vào phiếu. + Tương tự như vậy cho đến gợi ý số 4, các nhóm sẽ kết luận xem công chúa đang ở đâu. Nếu không có câu trả lời thì để trống. + GV thu lại các phiếu của các nhóm, nhóm nào tìm ra vị trí của công chúa ở gợi ý đầu tiên sẽ được 40 điểm, gợi ý thứ 2 được 30 điểm, gợi ý thứ 3 được 20 điểm và gợi ý thứ 4 được 10 điểm. + Lưu ý: GV sẽ dựa vào kết luận và đối chiếu xem nhóm đó tìm ra vị trí công chúa ở gợi ý số mấy để tính điểm cho các nhóm. Mục đích GV không loại trừ các nhóm trả lời sai ngay từ đầu là để các em vẫn tập trung vào những gợi ý, thu hút các em vào trò chơi và cho các em cơ hội trả lời. + HS sẽ tiếp tục có những hoạt động để tính điểm, cuối giờ GV sẽ cộng điểm các nhóm lại, nhóm nào nhiều điểm nhất là nhóm chiến thắng. Stt
Gợi ý:
1
- Công chúa đang ở một quốc gia độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời.
2
- Quốc gia này gắn liền với lục địa Á - Âu, nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương và nằm gần trung tâm Đông Nam Á.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 3
- Quốc gia này gia nhập ASEAN từ tháng 7/1995
4
- Phía Bắc giáp TQ, phía Tây giáp Lào và Campuchia, phía đông giáp biển Đông. Phiếu trả lời
Gợi ý 1
Nơi công chúa ở……………..
Gợi ý 2
Nơi công chúa ở……………..
Gợi ý 3
Nơi công chúa ở……………..
Gợi ý 4
Nơi công chúa ở……………..
Kết luận: Công chúa đang ở ………………………………………….. - Bước 2: HS thực hiện trò chơi, GV quan sát, điều khiển trò chơi và ổn định trật tự lớp. - Bước 3: Kết thúc trò chơi. GV ổn định lớp. GV vinh danh nhóm chiến thắng và khéo léo dẫn dắt vào bài: Như vậy, công chúa đang ở Việt Nam. Để tìm hiểu sâu hơn về Việt Nam – đất nước của chúng ta thì các em sẽ cùng đi vào bài học hôm nay. Những gợi ý cô đưa ra cũng chính là nội dung chính của phần 1 trong bài học này. B. Hình thành kiến thức mới HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về Việt Nam trên bản đồ thế giới (8 phút) 1. Mục tiêu - Xác định được vị trí của Việt Nam trên bản đồ Thế giới và bản đồ các nước ĐNÁ. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học Trực quan, đặt câu hỏi 3. Phương tiện - Bản đồ các nước trên thế giới. - Bản đồ các nước khu vực Đông Nam Á. - Hình ảnh về tự nhiên, văn hóa, xã hội của Việt Nam. 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: GV chiếu hoặc treo bản đồ các nước trên thế giới và bản đồ khu vực Đông Nam Á lên bảng. Yêu cầu các nhóm lên bảng xác định vị trí của Việt Nam trên bản đồ, đảm bảo trả lời được các câu hỏi sau: + Việt Nam gắn liền với châu lục nào, đại dương nào? + Việt Nam có chung biên giới trên đất liền và trên biển với những quốc gia nào?
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
- Bước 2: GV chuẩn xác và xác định nhanh vị trí của Việt Nam trên bản đồ.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 - Bước 3: GV chiếu nhanh cho HS xem một số hình ảnh về tự nhiên, văn hóa, xã hội của Việt Nam. + Về tự nhiên
+ Về văn hóa – xã hội
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Nội dung phần 1 - Việt Nam trên bản đồ Thế giới - Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời. - Việt Nam gắn liền với lục địa Á - Âu, nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương và nằm gần trung tâm Đông Nam Á. - Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Campuchia, phía đông giáp biển Đông. HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển (13 phút) 1. Mục tiêu - So sánh được những thay đổi của nước ta trước và sau đổi mới.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 - Liên hệ thực tế ngày nay và liệt kê được những thành tựu của nước ta từ khi đổi mới. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Nhóm, đặt câu hỏi. 3. Phương tiện - Hình ảnh Việt Nam xưa và nay 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: GV chiếu một số hình ảnh trước và sau đổi mới, yêu cầu HS dựa vào những hình ảnh đó hãy nhận xét về hình ảnh Việt Nam xưa và nay. + Việt Nam xưa:
Nạn đói 1945
Các chị em đang đãi gạo thổi cơm
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Người dân đang cấy lúa
Những người ở Hà Nội gánh tre đi bán
Link tham khảo: https://hinhanhvietnam.com/anh-hiem-ve-cuoc-song-cua-nguoi-vietnam-xua/ Việt Nam ngày nay:
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
- Bước 2: HS trả lời. - Bước 3: GV chiếu bảng số liệu sau: yêu cầu HS nhận xét. Bảng số liệu về cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo ngành của Việt Nam qua các năm (Đơn vị: %) Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
Năm 1990
Năm 2010
Năm 2014
Năm 1990
Năm 2010
Năm 2014
Năm 1990
Năm 2010
Năm 2014
38,7
21,0
19,7
22,7
36,7
36,9
38,6
42,3
43,4
- Bước 4: GV yêu cầu các nhóm thảo luận và và rút ra những thành tựu của Việt Nam sau công cuộc đổi mới trong 3 phút, viết vào bảng nhóm. Nhóm nào viết đúng và nhiều nhất được 40 điểm, nhóm đứng thứ 2 được 30 điểm, nhóm đứng thứ 3 được 20 điểm và nhóm đứng thứ 4 được 10 điểm. (GV cộng tiếp điểm cho các nhóm kể từ hoạt động xuất phát). Nội dung phần 2 - Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển - Khó khăn: chiến tranh tàn phá, nề nếp sản xuất cũ kém hiệu quả. - Đường lối: xây dựng nền kinh tế - xã hội theo con đường kinh tế thị trường định hướng XHCN. - Kinh tế xã hội có nhiều thành tựu nổi bật kể từ khi đổi mới năm 1986: + Cơ cấu kinh tế chuyển biến theo hướng tích cực. + Đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện. - Mục tiêu: năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu cách học địa lý Việt Nam hiệu quả (7 phút) 1. Mục tiêu - Trình bày được nội dung chương trình địa lí Việt Nam. - Đưa ra được những phương pháp học tập địa lý Việt Nam hiệu quả. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học Nhóm, đặt câu hỏi 3. Phương tiện - Hình ảnh, hình vẽ minh họa, giấy trắng A3 ép nhựa cứng làm bảng nhóm. 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: GV yêu cầu HS lật phần mục lục trong SGK địa lí 8. Yêu cầu HS nhận xét phần 2: Địa lí Việt Nam học về những nội dung gì? - Bước 2: GV gọi 1 hoặc 2 HS trả lời. GV nhận xét và tổng kết: Để học về đất nước Việt Nam, chúng ta sẽ được tìm hiểu về tự nhiên và kinh tế - xã hội. Trong chương trình Địa lí 8, các em sẽ tìm hiểu về tự nhiên của Việt Nam, lên lớp 9 các em sẽ tìm hiểu về kinh tế - xã hội của Việt Nam. Vậy có những cách nào để học địa lí Việt Nam hiệu quả? Các em sẽ chơi trò chơi sau: GV cho HS chơi trò chơi đoán từ khóa dựa vào hình ảnh. GV chiếu hình ảnh, trong vòng 45s, các nhóm viết từ khóa vào bảng nhóm, hết giờ các nhóm giơ bảng lên. GV chiếu đáp án. Nhóm nào trùng với đáp án hoặc đáp án tương tự sẽ được 10 điểm. Nhóm nào sai sẽ không có điểm. LÀM BÀI TẬP
KHAI THÁC ATLAT
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
ĐỌC SÁCH (TÌM HIỂU THÔNG TIN/ SƯU TẦM TƯ LIỆU)
DU LỊCH (THỰC ĐỊA/KHẢO SÁT THỰC TẾ)
NGHIÊM TÚC HỌC TẬP (TẬP TRUNG NGHE GIẢNG)
- Bước 3: HS thực hiện trò chơi. GV quan sát, hướng dẫn các nhóm. - Bước 4: Kết thúc trò chơi. GV nhận xét và giới thiệu: Các từ khóa các em vừa tìm được cũng chính là chìa khóa để mở cánh cửa học tốt địa lí Việt Nam. Nội dung phần 3 - Cách học địa lý Việt Nam hiệu quả - Đọc, hiểu và làm tốt các bài tập trong SGK. - Khai thác Atlat Địa lí Việt Nam. - Sưu tầm các tư liệu, khảo sát thực tế... C. Hoạt động luyện tập (6 phút) 1. Mục tiêu - Kể tên và phân tích được một số bài hát, bài thơ ca ngợi đất nước Việt Nam.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học Nhóm 3. Phương tiện Bảng nhóm 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: GV yêu cầu 4 nhóm liệt kê các bài thơ, bài hát hoặc bài ca dao ca ngợi đất nước Việt Nam trong 2 phút. + Các nhóm ghi vào bảng nhóm. Hết giờ GV yêu cầu các nhóm dừng bút, đại diện từng nhóm đứng lên trình bày kết quả. + Nhóm nào kể tên được nhiều nhất sẽ được 40 điểm. Tương tự như vậy nhóm về vị trí thứ 2 còn 30 điểm, vị trí thứ 3 còn 20 điểm và vị trí cuối cùng còn 10 điểm. + Mỗi nhóm sẽ chọn 1 trong số những bài đã liệt kê để trình bày và phân tích vẻ đẹp của Việt Nam được ca ngợi trong bài đó ở trước lớp (có thể là hát, đọc thơ). - Bước 2: Các nhóm họp, thảo luận và trình bày trước lớp. - Bước 3: GV nhận xét phần trình bày của các nhóm, sau đó tổng kết điểm của các nhóm. Vinh danh nhóm chiến thắng (tặng quà hoặc cho điểm cộng). D. Hoạt động nối tiếp - hướng dẫn học tự học (1 phút) 1. Mục tiêu: Phát triển năng lực sáng tạo của HS 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Tự học, tự nghiên cứu/cá nhân 3. Phương tiện: Giấy A4, bút màu 4. Tiến trình hoạt động: GV yêu cầu HS về nhà: - Sưu tầm tài liệu về tự nhiên Việt Nam. - Sưu tầm tranh ảnh về phong cảnh Việt Nam V. RÚT KINH NGHIỆM
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Tuần 1 - Ngày soạn: 01/08/2019 PPCT:
Bài 23. VỊ TRÍ, GIỚI HẠN, HÌNH DẠNG LÃNH THỔ VIỆT NAM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Xác định được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Việt Nam - Nhận diện được hình dạng về lãnh thổ của nước ta - Trình bày được đặc điểm lãnh thổ nước ta. - Đánh giá được ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta về tự nhiên và kinh tế - xã hội. - Đề xuất giải pháp nhằm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ 2. Kĩ năng - Kỹ năng đọc bản đồ Việt Nam - Kỹ năng làm việc nhóm, thảo luận - Kỹ năng sử dụng tranh ảnh, video - Có được kiến thức tư duy về lãnh thổ tự nhiên và ý nghĩa của vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ 3. Thái độ - Yêu quê hương đất nước Việt Nam nhỏ bé hùng cường. - Có tấm lòng tương thân tương ái và yêu chuộng hòa bình. 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác và ngôn ngữ - Năng lực chuyên biệt: + Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ: + Năng lực sử dụng bản đồ + Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý, video clip. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Bài giảng, giấy A2 hoặc bảng nhóm, bản đồ việt nam hình thể, phiếu học tập 2. Chuẩn bị của HS - Sách tập ghi bài, bút viết, bút màu các loại, tập bản đồ III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH Nội Dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Nêu được ý Giải thích được Đề xuất giải nghĩa của vị vì sao nước ta pháp để góp trí địa lí đối hay bị giặc ngoại phần bảo vệ quê với tự nhiên xâm dòm ngó và hương đất nước. và đối với xâm lược kinh tế - xã Đánh giá được vị hội. trí của nước ta Trình bày thuận lợi để phát được ý nghĩa triển mạnh ngành của các hòn nghề gì? đảo xa bờ, các quần đảo đối với an ninh phong quốc của nước ta IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Tình huống xuất phát (5 phút) 1. Mục tiêu - Học sinh nhận biết được các địa danh ở Việt Nam. - Tạo hứng thú cho việc học tập - Giáo viên dẫn dắt vào bài học mới 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: động não, đàm thoại gợi mở - Hoạt động: Cá nhân 3. Phương tiện - Tranh ảnh - Giấy Note 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ + Giáo viên chiếu/trưng bày các hình ảnh nổi bật của Việt Nam + Học sinh quan sát và đoán tên địa danh qua hình ảnh. - Bước 2: HS ghi tên các địa danh thể hiện sự hiểu biết về đối tượng. - Bước 3: Giáo viên cho học sinh thách đố nhau trả lời được đúng bao nhiêu địa danh (chọn học sinh cao nhất trả lời trước, nếu đúng hết em đó chiến thắng, chưa đúng hết em còn lại được trả lời. Nếu có cùng 2 học sinh trả lời đúng hết giáo viên sẽ dùng câu hỏi phụ để xác định học sinh chiến thắng. Câu hỏi phụ giáo viên linh hoạt theo hình ảnh: hỏi địa danh đó gắn với đơn vị hành chính nào …….) 1 vị trí địa lí Trình bày và giới hạn được vị trí địa lí của nước ta và xác định được trên lược đồ châu Á, Đông Nam Á Trình bày được các bộ phận hợp thành lãnh thổ nước ta
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 - Bước 4: Giáo viên chuẩn kiến thức, dẫn dắt vào bài mới.
Cảng Hải Phòng
Nhà giàn DK1
Cửa khẩu Móng Cái
Vịnh Hạ Long
Đảo Phú Quốc
Cột cờ Lũng Cú
Phương án 2: Thi kể tên các bài hát về biển/đảo Phương án 3: GV hát bài hát về biển như “Nơi đảo xa”, “Gần lắm Trường Sa” B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI HOẠT ĐỘNG 1: Vị trí và giới hạn lãnh thổ (15 phút) 1. Mục tiêu - Trình bày và xác định được vị trí địa lí nước ta trên lược đồ Việt Nam. - Nhận biết các bộ phận của lãnh thổ Việt Nam. - Nêu được đặc điểm của vị trí địa lí về mặt tự nhiên và ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên. - Rèn kỹ năng bản đồ 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Sử dụng phương tiện trực quan - Hoạt động: Cá nhân/cặp đôi/nhóm 3. Phương tiện - Tập bản đồ địa lí 8/Atlat
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 - Bản đồ hành chính Việt Nam - Bản đồ câm Việt Nam - Bút màu 4. Tiến trình hoạt động ❖ Nhiệm vụ 1: (5 phút) - Bước 1: Giáo viên phát phiếu học tập và yêu cầu học sinh dựa vào SGK và tập bản đồ địa lí em hãy: + Điền tọa độ các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của phần đất liền lên lược đồ câm ? + Viết tên các quốc gia tiếp giáp với Việt Nam vào lược đồ câm ? + Viết tên các vịnh biển, các quần đảo xa bờ vào lược đồ câm ? - Bước 2: Học sinh làm cá nhân và trao đổi với bạn bên cạnh mình, hoàn thành phiếu học tập. - Bước 3: Giáo viên quay số, mời học sinh bất kỳ trả lời, đồng thời lên bảng xác định trên lược đồ. Học sinh cả lớp quan sát, nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Giáo viên chuẩn kiến thức. - Bước 5: Giáo viên giảng giải, chốt kiến thức lãnh thổ nước ta gồm: Vùng đất liền, vùng biển và vùng trời. ❖ Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm (5 phút) Kỹ thuật “3 lần 3” - Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm (sĩ số 4x) Mỗi nhóm sử dụng kỹ thuật 3 lần 3 và hãy nêu: ● 3 đặc điểm của vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên ? ● 3 thuận lợi của vị trí địa lí đối với tự nhiên nước ta ? ● 3 khó khăn của vị trí địa lí về mặt tự nhiên nước ta ? - Bước 2: Học sinh dựa vào SGK, tập bản đồ và sự hiểu biết cá nhân. Nhóm thảo luận, thống nhất đáp án ghi ra bảng học tập. Lưu ý: Hướng dẫn học sinh nên khai thác từ đặc điểm vị trí địa lí về mặt tự nhiên sẽ liên hệ tới thuận lợi và khó khăn của vị trí đó - Bước 3: Giáo viên mời các nhóm lần lượt phát biểu, ghi lại trên bảng lớp để học sinh theo dõi các ý kiến. Giáo viên dừng lại khi các nhóm đã hết ý kiến. - Bước 4: Giáo viên chuẩn kiến thức. THÔNG TIN PHẢN HỒI Ảnh hưởng của vị trí về mặt tự nhiên Đặc điểm vị trí về mặt tự nhiên 1. Vùng nội chí tuyến
Thuận lợi
Khó khăn
Nền nhiệt cao
Hạn hán
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 2. Gần trung tâm khu vực ĐNÁ 3. Cầu nối giữa các nước ĐNÁ đất liền và hải đảo
Giao lưu kinh tế
4. Nơi tiếp xúc của các gió mùa và luồng Khí hậu, sinh vật đa sinh vật dạng
Nội dung phần 1 Vị trí, giới hạn và lãnh thổ *Vùng đất Diện tích: 331 212 km2 -Tọa độ địa lí: Bảng 23.2/SGK *Vùng biển -Diện tích: khoảng 1 triệu km2 *Vùng trời ❖ Đặc điểm của vị trí địa lí tự nhiên: − Vùng nội chí tuyến − Gần trung tâm khu vực ĐNÁ − Cầu nối giữa các nước ĐNÁ đất liền và hải đảo − Nơi tiếp xúc của các gió mùa và luồng sinh vật HOẠT ĐỘNG 2: Đặc điểm lãnh thổ ( 15 phút) 1. Mục tiêu - Nhận diện được hình dạng về lãnh thổ của nước ta - Trình bày được đặc điểm lãnh thổ nước ta. - Đánh giá hình dạng lãnh thổ ảnh hưởng tới tự nhiên. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Nêu vấn đề - Hoạt động: Cặp đôi 3. Phương tiện - Bản đồ hành chính Việt Nam. - Bản đồ tự nhiên Việt Nam - Tập bản đồ/Atlat 4. Tiến trình hoạt động - Giáo viên cho HS quan sát lược đồ hành chính Việt Nam
Bảo vệ chủ quyền
Biến động thời tiết
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Hãy xác định giới hạn toàn bộ lãnh thổ phần đất liền nước ta trên lược đồ. Mô tả hình dáng lãnh thổ nước ta bằng 1 câu ngắn gọn. - Ngoài hình dạng chữ S thì lãnh thổ nước ta còn đặc điểm gì, các em sẽ cùng tìm hiểu phần 2 Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu lãnh thổ nước ta phần đất liền. - Bước 1: GV hướng dẫn HS. Hoàn thành phiếu học tập: “LÀM ĐI CHỜ CHI”: Dựa vào nội dung SGK, điền các thông tin phù hợp với các số liệu sau: PHIẾU HỌC TẬP
Đặc điểm
THÔNG TIN PHẢN HỒI
Số liệu
1650 km 50 km 3260 km 4600 km - Bước 2: HS thảo luận, thống nhất ý kiến. Các cặp đôi báo cáo. HS nhận xét, phản biện - Bước 3: Nhận xét, đánh giá hoạt động. Tuyên dương các cặp đôi hoạt động tốt, tích cực - Bước 4: Giáo viên chốt: Lãnh thổ nước ta kéo dài theo chiều Bắc-Nam và hẹp chiều Đông-Tây. Đường bờ biển uốn cong hình chữ S hợp với đường biên giới trên đất liền làm thành khung cơ bản lãnh thổ Việt Nam. ❖ GV mở rộng và khắc sâu kiến thức: GV: Hình dạng lãnh thổ có ảnh hưởng như thế nào tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động GTVT ? ❖ Dự kiến HS trả lời: - Thiên nhiên bị phân hóa đa dạng - Chịu ảnh hưởng của biển - Địa hình hẹp ngang, giao thông khó khăn ❖ Gv nhận xét, chuẩn xác kiến thức: - Đối với thiên nhiên: Phong phú, đa dạng, có sự khác biệt rõ giữa các vùng, các miền. Ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền làm tăng tính chất nóng ẩm của thiên nhiên. - Đối với GTVT: Phát triển được nhiều loại hình GTVT. - Tuy nhiên hình dạng lãnh thổ nước ta cũng mang lại không ít khó khăn. Khó khăn của hình dạng lãnh thổ: Lãnh thổ dài và hẹp ngang, nằm sát biển nên các
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 tuyến đường dễ bị hư hỏng bởi thiên tai: Bão, lũ lụt, sóng, nhất là tuyến đường BắcNam. - Giáo viên tìm hình ảnh phù hợp với nội dung để chiếu cho học sinh xem. Chuyển ý: Ngoài phần đất liền thì phần biển của nước ta cũng đóng vai trò rất quan trọng. Vậy biển Đông có đặc điểm và vai trò như thế nào đối với nước ta, các em cùng xem đoạn phim và trả lời các câu hỏi sau. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu đặc điểm biển Đông thuộc chủ quyền của nước ta - Bước 1: Cho học sinh quan sát Hình 23.2 và vốn hiểu biết của mình, em hãy cho biết: - Tên đảo lớn nhất của nước ta là gì ? Thuộc tỉnh nào ? - Nêu tên quần đảo xa nhất của nước ta ? Chúng thuộc tỉnh, thành phố nào ? - Kể tên một số ngành kinh tế biển mà em biết ? - Bước 2: HS thảo luận, thống nhất ý kiến. Các cặp đôi báo cáo. HS nhận xét, phản biện - Bước 3: Nhận xét, đánh giá hoạt động. Tuyên dương các cặp đôi hoạt động tốt, tích cực - Bước 4: Giáo viên chiếu hình ảnh các ngành kinh tế biển cho học sinh xem
* Lồng ghép an ninh quốc phòng: ❖ GV: An ninh quốc phòng: có vai trò quan trọng
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 + Tuyến phòng thủ hướng Đông của đất nước. + Các đảo và quần đảo trên Biển Đông, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, không chỉ có ý nghĩa trong việc kiểm soát các tuyến đường biển qua lại Biển Đông mà còn có ý nghĩa phòng thủ chiến lược quan trọng đối với Việt Nam. ❖ GV: Biển Đông có ý nghĩa chiến lược, vì vậy việc bảo vệ chủ quyền biển-đảo rất quan trọng. ❖ Là một công dân có trách nhiệm cao với đất nước, em có đánh giá như thế nào về việc tàu HD của TQ hoạt động trên vùng biển chủ quyền nước ta? Nếu là lãnh đạo, em giải quyết vấn đề đó như thế nào? Tại sao? >>> HS hoạt động theo hình thức THINK – PAIR – SHARE - Suy nghĩ 1 phút - Chia sẻ theo cặp 1 phút - Trình bày trước lớp 1 phút - GV dẫn dắt để cùng thống nhất ý kiến và quan điểm Nội dung phần 2 2. Đặc điểm lãnh thổ - Phần đất liền: + Hình dạng chữ S, kéo dài hướng Bắc – Nam và hẹp theo hướng Đông – Tây. + Đường biên giới trên đất liền dài. - Phần biển: + Mở rộng về phía Đông và Đông Nam. + Có nhiều đảo, quần đảo + Biển Đông có ý nghĩa chiến lược về an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế.
C. Hoạt động luyện tập ( 5 phút ) 1. Mục tiêu - Hệ thống lại kiến thức về vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: - Hoạt động: cá nhân 3. Phương tiện 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giao nhiệm vụ Phương án 1: Học sinh hệ thống lại kiến thức bằng sơ đồ tư duy Phương án 2: GV đưa ra các bài tập trắc nghiệm liên quan đến nội dung bài học. - Bước 2: GV giáp đáp những nội dung HS chưa nắm được (nếu có). HS làm hoàn thành phần luyện tập GV chuẩn xác đáp án.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 D. Hoạt động nối tiếp- hướng dẫn học tự học ( 5 phút) 1. Mục tiêu (Kiến thức, kĩ năng…) + Kiến thức: Vận dụng kiến thức liên hệ thực tiễn ở Việt Nam + Kĩ năng: giải quyết vấn đề 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Làm việc cá nhân 3. Phương tiện - Đọc/tìm kiếm tài liệu trong sách tham khảo, nguồn Internet 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giao nhiệm vụ: Học sinh lựa chọn 1 trong 2 hình thức sau ❖ Viết 1 đoạn văn khoảng 10 dòng nêu những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lý và hình dạng lãnh thổ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. ❖ Đóng vai một hướng dẫn viên du lịch, thuyết minh về một danh lam thắng cảnh của Việt Nam mà em thích nhất ? (không quá 3 phút) - Bước 2: HS trao đổi và phát biểu nhanh ý kiến - Bước 3: GV chốt ý và khen ngợi HS V. RÚT KINH NGHIỆM ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ........................................................
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Tuần …… - Ngày soạn: 01/08/2019 PPCT: Tiết …..
Bài 24. VÙNG BIỂN VIỆT NAM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được một số đặc điểm của biển Đông và vùng biển nước ta. - Đánh giá được một số tác động của biển Đông đến phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta . - Phân tích được nguyên nhân cần thiết phải bảo vệ môi trường biển từ đó đề xuất giải pháp hợp lí. - Thiết kế 1 khẩu hiệu về biển Việt Nam 2. Kĩ năng - Sử dụng bản đồ, lược đồ khu vực Đông Nam Á, bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam để xác định và nhận xét về vị trí, giới hạn của biển Đông. - Sử dụng bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, các lược đồ nhiệt độ nước biển tầng mặt, dòng biển theo mùa trên biển Đông làm cơ sở để xác định thành phần và một số đặc điểm của vùng biển Việt Nam. - Kĩ năng làm việc nhóm 3. Thái độ - Tự hào là quốc gia biển - Thể hiện được trách nhiệm cá nhân về sử dụng hợp lí và bảo vệ môi trường vùng biển Việt Nam. - Tham gia vào hoạt động trồng rừng ven biển, làm sạch vùng biển tại địa phương nếu có 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ - Năng lực chuyên biệt: Nhận thức thế giới quan theo quan điểm không quan thông qua việc xác định và trình bày các đặc điểm nổi bật của biển Đông và vùng biển nước ta. + Năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí. + Năng lực sử dụng công cụ địa lí học thông qua quá trình phát triển các kỹ năng làm việc với lược đồ, tranh ảnh,… + Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng vào thực tiễn và truyền đạt thông tin địa lí thông qua việc vận dụng hiểu biết của mình để giải thích hiện tượng địa lí liên quan đến biển.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Bản đồ: vùng biển và đảo Việt Nam (hoặc khu vực Đông Nam Á). Tài liệu, tranh ảnh về tài nguyên và cảnh biển bị ô nhiễm ở Việt Nam. - Videos các bài hát về biển đảo Tổ quốc 2. Chuẩn bị của HS - Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về tài nguyên và cảnh biển bị ô nhiễm của Việt Nam. - Atlat Địa lí Việt Nam hoặc tập bản đồ III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH Nội Dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao - Xác định - Chứng minh - Đọc lược đồ để - Tuyên truyền được vị trí được Việt xác định vị trí, về bảo vệ chủ của biển Nam là quốc giới hạn biển quyền biển đảo Vùng biển đông và vùng gia biển trường Đông và vùng trong Việt Nam biển nước ta. - Phân tích biển nước ta lớp, địa phương. - Trình bày được nguyên - Đọc sơ đồ để - Nhận thức rõ được các loại nhân làm ô nhận biết được vai trò và trách tài nguyên nhiễm môi các bộ phận nhiệm của bản vùng biển nước thân với bảo vệ biển nước ta trường biển và vấn đề ô - Chứng minh ta. biển đảo tổ quốc. nhiễm môi được biển trường biển. nước ta mang - Thiết kế khẩu tính chất nhiệt hiệu, nêu được đới ẩm gió các giải pháp để mùa bảo vệ tài nguyên và môi trường biển IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Tình huống xuất phát (3 phút) 1. Mục tiêu - Tạo sự hứng thú cho hs - Thu hút hs vào nội dung bài học sắp tới 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Trò chơi 3. Phương tiện - Videos 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Tổ chức “Trò chơi âm nhạc”
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 GV Cắt các đoạn nhạc của 05 bài hát về biển, mỗi bài một đoạn chạy trong 10S phần điệp khúc yêu cầu HS nghe và đoán tên bài hát
- Bước 2: HS cả lớp thay nhau đoán đến khi đúng tên bài hát hoặc sau 3 lần đoán thì chuyển qua bài khác (GV có thể yêu cầu HS hát một số câu trong bài hát) - Bước 3: Cho biết nội dung chủ đạo của các bài hát? - Bước 4: HS trả lời và GV dẫn dắt vào bài học: + Có ý kiến đã cho rằng VN là quốc gia biển và công dân VN là công dân biển. Vậy ý kiến này có đúng không? + Vùng biển nước ta có những đặc điểm gì và môi trường biển ra sao? + Chúng ta đã và đang khai thác các tiềm năng của biển như thế nào? Để trả lời cho những thắc mắc trên cô mời các em cùng đi tìm hiểu nội dung bài. B. Hình thành kiến thức mới HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu vị trí địa lí của biển Đông và các đặc điểm nổi bật của biển Đông ( 5 phút) 1. Mục tiêu - Xác định được vị trí của biển Đông - Trình bày được một số đặc điểm nổi bật của biển Đông 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm 3. Phương tiện - Lược đồ hình 24.1
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Gv yêu cầu thảo luận theo cặp đôi trong vòng 3 phút và hoàn thành yêu cầu sau: 1. Quan sát hình 24.1 SGK, xác định vị trí của biển Đông. Biển Đông tiếp giáp những quốc gia nào? Tại sao nói biển Đông có vị trí “cầu nối” ? 2. Đọc nội dung mục 1.a kết hợp hình 24.1, hãy tìm dẫn chứng chứng minh những nội dung sau:
Các câu hỏi định hướng 1. Tại sao nói biển Đông là biển kín ? Kể tên các đảo, quần đảo bao quanh biển Đông. 2. Biển Đông thông với Thái Bình Dương qua eo biển nào? - Bước 2: HS trao đổi và trả lời câu hỏi - Bước 3: GV đánh giá và kết luận
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 1. Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam a. Khái quát Biển Đông là biển lớn, có diện tích lớn thứ hai Thái Bình Dương Là biển tương đối kín, được bao bọc bởi các đảo và vòng cung đảo - Nằm từ xích đạo đến chí tuyến nên biển mang tính nhiệt đới ẩm gió mùa HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về vị trí và các đặc điểm nổi bật của vùng biển Việt Nam ( 15 phút) 1. Mục tiêu - Xác định được vị trí, diện tích và các bộ phận của vùng biển Việt Nam. - Nêu được các đặc điểm nổi bật về tự nhiên của vùng biển Việt Nam. - Giáo dục tinh thần yêu nước và bảo vệ chủ quyền biển đảo. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Sử dụng đồ dùng trực quan, thảo luận nhóm 3. Phương tiện - Sơ đồ cắt ngang vùng biển Việt Nam - Phiếu học tập - Hình ảnh về vùng biển nước ta 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Đọc đoạn thông tin và sơ đồ dưới, làm việc các nhân trong 4 phút để trả lời hoàn thành bảng sau
+ Bao gồm mấy bộ phận? Xác định vị trí và kể tên các bộ phận của vùng biển nước ta.
Hình 1: Sơ đồ lát cắt ngang vùng biển nước ta Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, có địa chính trị
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 và địa kinh tế rất quan trọng không phải bất kỳ quốc gia nào cũng có. Với bờ biển dài trên 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới. Chỉ số chiều dài bờ biển trên diện tích đất liền của nước ta là xấp xỉ 0,01 (nghĩa là cứ 100 km2 đất liền có 1km bờ biển). Trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước thì 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa dân số sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển. Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, biển đảo luôn gắn với quá trình xây dựng và phát triển của đất nước và con người Việt Nam. Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nước ta có diện tích biển khoảng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện tích Biển Đông (cả Biển Đông gần 3,5 triệu km2). Vùng biển nước ta có khoảng 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ và 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa, được phân bố khá đều theo chiều dài của bờ biển đất nước, với vị trí đặc biệt quan trọng như một tuyến phòng thủ tiền tiêu để bảo vệ sườn phía Đông của đất nước. Nguồn: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh Hòa - Bước 2: Hs nghiên cứu và trả lời câu hỏi - Bước 3: GV nhận xét, cho điểm và tổng kết 1. Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam a. Khái quát Vùng biển Việt Nam nằm ở bờ Tây của biển Đông Diện tích hơn 1 triệu Km2. Gấp 3 lần diện tích đất liền Gồm 5 bộ phận: Nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế - Bước 4: GV trình chiếu bản đồ hình lưỡi bò của Trung Quốc và một số hình ảnh dưới đây, yêu cầu dựa vào hiểu biết bản thân cho biết: + Em biết gì về tình hình biển Đông trong những năm gần đây ? + Chính sách của Đảng và Nhà nước ta như thế nào về vấn đề biển Đông ?
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 - Bước 5: GV kết luận, đưa thông điệp GD chủ quyền biển đảo qua luật biển 1982 và một số căn cứ về chủ quyền vùng biển nước ta. Sau đó tổ chức trò chơi “5 bước vươn ra biển” (có thể bỏ qua nếu thiếu thời gian) + GV mô tả luật chơi: ⇨ Hãy nhắm mắt lại và tưởng tượng trước mắt các em là biển (lúc này GV mở nhạc sóng biển), hãy ghi nhớ các bộ phận của vùng biển nước ta và mô tả nó qua bước chân của mình, suy nghĩ trong 1 phút. ⇨ Chú ý khoảng cách giữa các bước chân để mô tả đúng nhất về khoảng cách giữa các bộ phận của vùng biển nước ta. (Trò chơi này giúp HS buộc phải ghi nhớ tỉ lệ giữa các bộ phận của vùng biển nước ta, phát huy trí tưởng tượng và cụ thể hóa kiến thức khó nhớ bằng những cách đơn giản nhất)
+ Mời 3 hs xếp thành hàng ngang và thực hiện trước lớp, lớp quan sát bước chân của các bạn, sau đó nêu nhận xét và giải thích vì sao lại đưa ra nhận xét như vậy. + GV tổng kết trò chơi và cho điểm những thành viên tích cực. - Bước 6: Gv chia lớp thành 6 nhóm theo cách đếm số thứ tự (đếm từ 1 đến 6, các số giống nhau hình thành một nhóm). + Nhiệm vụ 1: Yêu cầu các nhóm đọc nội dung 1.b SGK thảo luận trong vòng 5 phút, hoàn thành bảng sau: Các yếu tố tự nhiên Đặc điểm Chế độ nhiệt Khí hậu Chế độ mưa Chế độ gió Dòng biển Hải văn Chế độ triều Độ muốn + Nhiệm vụ 2: Thảo luận trong 1 phút nêu tên các thiên tai biển thường gặp ở nước ta ?
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 - Bước 6: Các nhóm thảo luận và hoàn thành yêu cầu, GV gọi ngẫu nhiên nhóm và HS trình bày, các nhóm khác theo dõi bổ sung. - Bước 7: GV nhận xét và kết luận Nội dung phần 2 Các yếu tố tự nhiên Đặc điểm Chế độ - Nhiệt độ trung bình năm của tầng nước mặt trên Khí hậu nhiệt 23oC - Biên độ nhiệt năm nhỏ - Mùa hè mát mẻ, mà đông ấm áp Chế độ mưa - Lượng mưa từ 1100-1300mm/năm - Mưa trên biển ít hơn trên đất liền Chế độ gió - Gió thổi theo mùa: + Gió hướng ĐB: chiếm ưu thế và hoạt động từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau + Gió hướng TN hoạt động từ tháng 5 đến tháng 9 Dòng biển - Dòng biển lạnh theo hướng ĐB Hải văn - Dòng biển óng theo hướng TN Chế độ triều - Nhật triều và bán nhật triều Độ muốn - Trung bình, khoảng 30 -33%o HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu tài nguyên và môi trường vùng biển nước ta (10 phút ) 1. Mục tiêu - Trình bày được những ảnh hưởng của biển đến phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. - Đánh giá hiện trạng vấn đề môi trường biển nước ta, nguyên nhân và các giải pháp. - Ý thức trách nhiệm được vai trò của mình trong gì giữ tài nguyên và môi trường biển 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Thảo luận nhóm, đàm thoại gợi mở, kĩ thuật 3 lần 3 3. Phương tiện - Hình ảnh, thông tin bổ trợ về tài nguyên biển nước ta 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: GV cho hs quan sát các hình ảnh sau, thảo luận nhóm trong 4 phút: + Em hãy đặt tên cho từng bức ảnh (tên thật hấp dẫn và đúng chủ đề), lí giải cách đặt tên đó.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 +
Nêu
nhận
xét
về
nguồn
tài
nguyên
biển
nước
ta.
- Bước 2: Gv dùng kĩ thuật 3 lần 3 để tổ chức cho hs tìm hiểu về các vấn đề vùng biển nước ta hiện nay: Thảo luận nhóm trong 3 phút yêu cầu: + Nêu 3 nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển nước ta + Nêu 3 vấn đề về đặt ra với môi trường biển nước ta + Nêu 3 biện pháp khắc phục để bảo vệ môi trường biển nước ta. - Bước 3: Gv hỏi nhanh học sinh bất kì của nhóm bất kì trả lời, có thể hỏi nhóm 1 nguyên nhân, chuyển qua nhóm khác hiện trạng và giải pháp để đảm bảo nhiều nhóm được trả lời. - Bước 4: Gv nhận xét cho điểm và tổng kết 2. Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển Việt Nam - Vùng biển Việt Nam giàu tài nguyên và đem lại nhiều giá trị to lớn về kinh tế, quốc phòng và khoa học. - Môi trường biển của nước ta đang đứng trước nhiều vấn đề như ô nhiễm, suy giảm nguồn lợi hải sản,.... C. Hoạt động luyện tập ( 5 phút) 1. Mục tiêu - Củng cố lại nội dung bài học - Thay đổi không khí lớp học 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Đóng vai 3. Phương tiện - Máy chiếu 4. Tiến trình hoạt động Phương án 1:
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 - Bước 1: GV tổ chức cho HS đóng vai là hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về vùng biển Việt Nam cho du khách quốc tế + Thảo luận nhóm trong 2 phút để đưa ra tóm tắt ý tưởng của bài giới thiệu + 3 phút trình bày, gọi 3 HS ngẫu nhiên, mỗi lượt trình bày 1 phút Phương án 2: Tổ chức buổi tọa đàm “Việt Nam tiến ra biển” Phương án 3: Sử dụng các câu hỏi Câu 1: Việt Nam có phải là quốc gia biển không? Hãy nêu dẫn chứng để chứng minh. Câu 2: Theo em là một HS cần làm gì để cùng bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc? Câu 3: Hãy giới thiệu các tỉnh thành nước ta có nền kinh tế và an ninh quốc phòng gắn liền với biển đảo ? (khai thác Atlat) D. Hoạt động nối tiếp - hướng dẫn học tự học ( 5 phút) Thiết kế 1 khẩu hiệu tuyên truyền, chọn một trong các chủ đề + Chủ quyền vùng biển Việt Nam + Tài nguyên biển Việt Nam Tiêu chí: + Độ dài không quá 20 từ + Có âm điệu, tính nhạc + Làm trên A4, trang trí, màu sắc, kiểu chữ ấn tượng Hạn nộp: tuần sau V. RÚT KINH NGHIỆM
TÀI NGUYÊN 1/ http://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve-dang/book/sach-chinh-tri/100-cau-hoidap-ve-bien-dao-danh-cho-tuoi-tre-viet-nam-337 2/ https://tuoitre.vn/nguon-tai-nguyen-bien-cua-viet-nam-508694.htm
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Tuần ........ - Ngày soạn: …………. PPCT: Tiết ................ BÀI 25: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Kể tên được các giai đoạn phát triển của tự nhiên Việt Nam. - Trình bày được một số đặc điểm của các giai đoạn hình thành lãnh thổ. - Đánh giá được ảnh hưởng của các giai đoạn phát triển của tự nhiên tới cảnh quan và tài nguyên thiên nhiên nước ta. 2. Kĩ năng - Xác định trên sơ đồ các vùng địa chất kiến tạo Việt Nam, một số đơn vị nền móng địa chất kiến tạo của từng giai đoạn hình thành lãnh thổ. - Đọc được bảng niên biểu địa chất rút gọn. 3. Thái độ - Yêu thích vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam. - Có ý thức và hành vi bảo vệ thiên nhiên. 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực chuyên biệt: + Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ. + Năng lực sử dụng bản đồ. + Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Sơ đồ các vùng địa chất kiến tạo Việt Nam. - Bảng niên biểu địa chất rút gọn. - Bộ từ khóa trò chơi “đoán ý đồng đội”. - Bộ câu hỏi trò chơi “nhanh tay, nhanh mắt”. - Giấy trắng bìa cứng khổ A3 ép nhựa làm bảng nhóm. - Tranh ảnh về thiên nhiên Việt Nam. - Bản đồ Việt Nam trống. 2. Chuẩn bị của HS - SGK - Màu
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH Nội Dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao - Xác định trên sơ đồ các vùng địa chất kiến tạo Việt Kể tên và Đánh giá được Nam, một số ảnh hưởng của Liên hệ được Các giai trình bày đơn vị nền các giai đoạn giai đoạn tân đoạn phát được đặc móng địa chất điểm của 3 phát triển của tự kiến tạo vẫn triển của kiến tạo của giai đoạn nhiên tới cảnh đang tiếp diễn ở tự nhiên từng giai đoạn phát triển của quan và tài các khu vực nào Việt Nam hình thành nguyên thiên tự nhiên Việt hiện nay. lãnh thổ. Nam. nhiên nước ta. - Đọc được sơ đồ địa chất (niên biểu địa chất). IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Tình huống xuất phát (8 phút) 1. Mục tiêu - Gây hứng thú cho HS trước bài mới. - HS có thể liên hệ được kiến thức của bài mới. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Nhóm, trò chơi 3. Phương tiện - Bộ từ khóa 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: GV chia lớp thành 2 nhóm lớn. GV phổ biến trò chơi “đoán ý đồng đội”: Các nhóm sẽ chọn 1 đại diện lên diễn tả các từ khóa mà GV đưa ra. Các nhóm chỉ có 1 phút để vừa diễn tả vừa trả lời 1 từ khóa. Mỗi nhóm sẽ có 3 từ khóa. Nhóm nào đúng được nhiều từ khóa nhất sẽ là nhóm chiến thắng. Lưu ý: HS diễn tả bằng lời, không dùng từ có trong từ khóa, không dùng từ đồng nghĩa hoặc tiếng anh. HS dưới lớp được phép thảo luận nhanh và chốt 1 câu trả lời. Từ khóa nhóm 1 1. Bờ biển khúc khuỷu
Từ khóa nhóm 2 1. Núi cao
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 2. Núi đá vôi 3. Cao nguyên
2. Đồng bằng 3. Than đá
- Bước 2: HS thực hiện trò chơi, GV quan sát, điều khiển trò chơi và ổn định trật tự lớp. - Bước 3: Kết thúc trò chơi. HS ổn định lớp. GV vinh danh nhóm chiến thắng và khéo léo dẫn dắt vào bài: Như vậy, các từ khóa mà các bạn tìm được là các dạng địa hình hoặc khoáng sản được hình thành trong các giai đoạn phát triển của tự nhiên nước ta. Để biết cụ thể xem mỗi giai đoạn sẽ hình thành nên dạng địa hình nào thì các em sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay. B. Hình thành kiến thức mới HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về các giai đoạn phát triển của tự nhiên Việt Nam (22 phút) 1. Mục tiêu - Kể tên được các giai đoạn phát triển của tự nhiên Việt Nam. - Trình bày được một số đặc điểm của các giai đoạn hình thành lãnh thổ. - Đánh giá được ảnh hưởng của các giai đoạn phát triển của tự nhiên tới cảnh quan và tài nguyên thiên nhiên nước ta. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Trò chơi, đặt câu hỏi. 3. Phương tiện - Hình ảnh thiên nhiên Việt Nam. - Lược đồ địa chất kiến tạo VN. - Bảng câu hỏi, bảng nhóm. 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: GV cho HS xem bảng 25.1. Niên biểu địa chất (rút gọn) và hình 25.1 Sơ đồ các vùng địa chất kiến tạo (phần đất liền Việt Nam). GV giải thích nhanh về các giai đoạn và yêu cầu HS đọc SGK trong 3 phút. Đọc thật kĩ bài sau đó chơi trò chơi “nhanh tay, nhanh mắt”. Hình thức theo cặp, 2 HS ngồi cạnh nhau tạo thành 1 cặp. + GV phổ biến luật chơi. + GV đọc hoặc chiếu câu hỏi (HS được sử dụng tài liệu là SGK). Mỗi câu hỏi HS có 1 phút để vừa đọc lại SGK và vừa ghi đáp án. + Khi GV đọc hiệu lệnh hết thời gian, HS dừng bút và giơ bảng nhóm lên. + Cặp nào trả lời chính xác thì tích 1 dấu sao bên góc phải trên cùng của bảng nhóm. Cứ lần lượt như vậy cho các câu hỏi tiếp theo. + Kết thúc trò chơi, GV tổng kết xem cặp nào nhiều sao nhất sẽ chiến thắng.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
- Bước 2: GV lần lượt đọc câu hỏi. Các cặp thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát, ổn định lớp. Bộ câu hỏi trò chơi “nhanh tay, nhanh mắt” Câu hỏi
Đáp án
1. Kể tên các giai đoạn phát triển của tự nhiên VN?
Tiền Cambri � Cổ kiến tạo � Tân kiến tạo.
2. Thời kỳ Tiền Cambri cách nay bao nhiêu triệu năm?
Khoảng 542 triệu năm
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 3. Vào thời Tiền Cambri, lãnh thổ Việt Nam chủ yếu là biển hay đất liền?
Biển
4. Kể tên 2 mảng nền cổ lớn ở nước ta hình thành trong thời Tiền Cambri?
Việt Bắc và Kon Tum
5. Giai đoạn Cổ kiến tạo cách nay bao nhiêu triệu năm?
Cách đây ít nhất 65 triệu năm
6. Tên các mảng nền hình thành vào giai Đông Bắc, Trường Sơn Bắc, Đông đoạn Cổ sinh và Trung sinh? Nam Bộ, Sông Đà 7. Vào giai đoạn Cổ kiến tạo, phần lớn lãnh thổ Việt Nam là biển hay đất liền?
Đất liền
8. Những khối núi đá vôi và những bể than đá lớn được hình thành trong giai đoạn nào?
Giai đoạn Cổ kiến tạo
9. Giai đoạn nào vẫn đang tiếp diễn đến ngày nay?
Giai đoạn Tân kiến tạo
10. Kể tên khu vực được hình thành vào giai đoạn Tân kiến tạo?
Hà Nội, Tây Nam bộ (các đồng bằng phù sa)
11. Điểm nổi bật của giai đoạn Tân kiến tạo?
Nâng cao địa hình, hoàn thiện giới sinh vật (Sự xuất hiện của loài người).
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Nếu trả lời đúng, vẽ cho tớ 1 sao (*) ở vị trí này nha
- Bước 3: GV nhận xét và cho HS xem một số hình ảnh về thiên nhiên Việt Nam ở từng giai đoạn. + Giai đoạn Tiền Cambri
Đỉnh Fansipan
+
Giai
Đỉnh Ngọc Linh
đoạn Cổ kiến tạo
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Đứt gãy sông Đà
Khối núi đá vôi
+ Giai đoạn Tân kiến tạo
Đồng bằng Sông Hồng
Đồng bằng Sông Cửu Long
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Nội dung: Các giai đoạn phát triển của tự nhiên Việt Nam Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam chia làm 3 giai đoạn lớn: 1. Giai đoạn Tiền Cambri - Cách đây 570 triệu năm. - Đại bộ phận lãnh thổ bị nước biển bao phủ. - Có 1 số mảng nền cổ. - Sinh vật rất ít và đơn giản, chưa có vai trò gì. - Điểm nổi bật: lập nền móng sơ khai của lãnh thổ. 2. Giai đoạn Cổ kiến tạo - Thời gian: Cách đây ít nhất 65 triệu năm, kéo dài 500 triệu năm - Phần lớn lãnh thổ là đất liền, diễn ra đại Cổ sinh và Trung sinh, vận động tạo núi diễn ra liên tiếp. - Sinh vật chủ yếu: bò sát khủng long và cây hạt trần. - Cuối Trung sinh, ngoại lực chiếm ưu thế -> địa hình bị san bằng. Các kiến trúc cổ bị bào mòn, vùi lấp, phá huỷ -> bề mặt san bằng thấp và thoải. - Điểm nổi bật: phát triển, mở rộng và ổn định lãnh thổ. 3. Giai đoạn Tân kiến tạo - Cách đây 25 triệu năm và còn tiếp diễn cho đến ngày nay. - Vận động tạo núi Hymalaya diễn ra rất mãnh liệt. - Đặc điểm nổi bật: Nâng cao địa hình, hoàn thiện giới sinh vật.
C. Hoạt động luyện tập (10 phút) 1. Mục tiêu - Xác định được vị trí của một số khu vực hình thành trong giai đoạn Tiền Cambri, Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học Nhóm, tô màu 3. Phương tiện Bản đồ Việt Nam trống. 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: GV chia lớp thành 3 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 bản đồ Việt Nam trống. Yêu cầu: + Nhóm 1: Tô màu và điền tên những khu vực hình thành trong giai đoạn Tiền Cambri + Nhóm 2: Tô màu và điền tên những khu vực hình thành trong giai đoạn Cổ kiến tạo + Nhóm 3: Tô màu và điền tên những khu vực hình thành trong giai đoạn Tân kiến tạo - Bước 2: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ và dán sản phẩm lên bảng, sau đó lên trình bày. - Bước 3: GV nhận xét và tổng kết bài. PHƯƠNG ÁN 2 DẠY HỌC THEO TRẠM – MẢNH GHÉP VÀ PHÒNG TRANH (25 phút) 1. Mục tiêu - Kể tên được các giai đoạn phát triển của tự nhiên Việt Nam. - Trình bày được một số đặc điểm của các giai đoạn hình thành lãnh thổ. - Đánh giá được ảnh hưởng của các giai đoạn phát triển của tự nhiên tới cảnh quan và tài nguyên thiên nhiên nước ta.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 - Phát triển năng lực hợp tác thông qua làm việc nhóm và ngôn ngữ thông qua thuyết trình - Phát triển năng lực sáng tạo thông qua thiết kế sản phẩm - Phát triển năng lực sử dụng CNTT thông qua tìm kiếm tư liệu và hình ảnh….. - Phát triển năng lực làm việc với các công cụ địa lí như bản đồ, hình ảnh… 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Thảo luận nhóm - Kĩ thuật mảnh ghép – trạm và phòng tranh 3. Phương tiện - Giấy A1 - Bút màu - Tranh ảnh minh họa 4. Tiến trình hoạt động Cụm 1 Lối di Cụm 2 chuyển - Bước 1: Giao nhiệm vụ + Trình bày đặc điểm của giai đoạn kiến tạo Số 1+2 Số 1+2 + Đánh giá tác động đến tự nhiên ngày nay Số 3+4 Số 3+4 HĐ nhóm: GV chia lớp thành 6 nhóm (tùy sĩ số) Số 5+6 Số 5+6 yêu cầu các nhóm quan sát hình 1.2 (SGK/5), khai thác SGK, dựa vào kiến thức đã học, hiểu biết thực tế, hoàn thành phiếu học tập của các nhóm theo các nội dung, Thời gian hoàn thành 10 phút ● Nhóm 1,4 tìm hiểu Tiền Cambri ● Nhóm 2,5 tìm hiểu Cổ kiến tạo ● Nhóm 3,6 tìm hiểu Tân kiến tạo
- Bước 2: ❖ Vòng 1: Nhóm chuyên gia: Từ nhóm 1 đến nhóm 6 các học sinh có số 1 + 2 dùng giấy thảo luận màu hồng; 3 + 4 dùng giấy thảo luận màu vàng và nhóm 5 + 6 dùng giấy thảo luận màu xanh. Sau khoảng thời gian quy định thảo luận (5 phút) các cặp đôi sẽ ghi nội dung đã thống nhất vào phiếu học tập. Cụm 1
Lối di chuyển
Cum 2
Nhóm 1
Nhóm 4
Nhóm 2
Nhóm 5
Nhóm 3
Nhóm 6
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 - Bước 3: ❖ Vòng 2: Nhóm ghép: Ở vòng 2 có 6 nhóm mới: Cụm 1: - Các học sinh có số 1 + 2 ở nhóm 1, 2, 3 hình thành 1 nhóm mới - Các học sinh có số 3 + 4 ở nhóm 1, 2, 3 hình thành 1 nhóm mới - Các học sinh có số 5 + 6 ở nhóm 1, 2, 3. Hình thành 1 nhóm mới Cụm 2: - Tương tự như vậy đối với các nhóm 4,5 và 6 Các nhóm đổi chỗ cho nhau theo hướng dẫn. Để tránh việc học sinh di chuyển lộn xộn giáo viên cần quy định cách di chuyển, có hình thức khen/nhắc nhở khi nhóm di chuyển trật tự/ồn ào. Giáo viên chiếu sơ đồ và hs có 30 giây để di chuyển về nhóm mới. Lưu ý: Các thầy cô có thể bố trí lớp học sao cho học sinh di chuyển được thuận lợi và không bị rối. Để tăng thêm không khí cho lớp có thể cho học sinh bắt tay, chào hỏi nhau và vỗ tay khi hình thành nhóm mới. - Mỗi cặp đôi có 2 phút để trình bày lại những gì mình làm được ở nhóm chuyên gia cho các bạn ở nhóm mới của mình. (3 cặp đôi thay nhau chia sẻ) - Bước 5: Thảo luận nhóm mảnh ghép Sau khi nhóm mảnh ghép chia sẻ xong. Giáo viên giao nhiệm vụ mới cho các nhóm “mảnh ghép”. Nhiệm vụ này mang tính khái quát, tổng hợp toàn bộ nội dung đã được tìm hiểu từ các nhóm “chuyên sâu”, hoàn thành bảng thông tin. Khu vực
Tiền Cambri
Cổ kiến tạo
Tân kiến tạo
Cách nay Thời gian kéo dài Đặc điểm địa chất Sinh vật Ảnh hưởng tới lãnh thổ - Bước 6: Giáo viên kiểm tra, đánh giá các chuyên gia bằng cách hỏi các bạn được truyền tải lại kiến thức vừa rồi. Sau đó cho điểm hoạt động chuyên gia. Mỗi cụm gọi ít nhất 3 người. GV cũng có thể tổ chức kiểm tra bằng cách; + Hỏi nhanh – đáp gọn với các câu hỏi ngắn về kiến thức + Trò chơi nhỏ (Phần nhanh tay nhanh mắt)
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 + Kiểm tra 5 phút - Bước 7: Giáo viên chốt kiến thức. CHỐT KIẾN THỨC Khu vực
Tiền Cambri
Cổ kiến tạo
Tân kiến tạo
Cách nay
Trên 570 tr năm
570 triệu năm trước
70 tr năm trước
Thời gian kéo dài
2 tỉ năm
500tr năm
Đang tiếp diễn
Đặc điểm địa chất
Yên tĩnh
Nhiều chu kì tạo núi
Tạo núi Himalaya
Sinh vật
Rất ít, đơn giản
Phát triển mạnh: bò sát và cây hạt trần
Phát triển mạnh: thú và cây hạt kín
Ảnh hưởng tới lãnh thổ
Hình thành nền móng
Tạo thành khối núi đá vôi, bể than
Núi non sông ngòi trẻ lại, bồi tụ đồng bằng, hình thành cao nguyên bazan, tạo bể dầu…
D. Hoạt động nối tiếp - hướng dẫn học tự học (5 phút) 1. Mục tiêu - Thiết kế mindmap về các thời kì 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Tự học, trực quan 3. Phương tiện - Giấy A4, màu chì 4. Tiến trình hoạt động: GV yêu cầu HS về nhà: - Thiết kế mindmap - Sưu tầm tài liệu về khoáng sản Việt Nam - Sưu tầm những tư liệu về khai thác tài nguyên khoáng sản V. RÚT KINH NGHIỆM
Link tham khảo: 1/https://khotrithucso.com/tai-lieu-pho-thong/sinh-hoc/sinh-hoc-lop-12/lich-su-hinh-thanh-va-phattrien-lanh-tho-viet-nam.html 2/http://idm.gov.vn/Nguon_luc/Xuat_ban/Anpham/Diatang1/HTM/Mucluc.htm
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 3/https://www.academia.edu/19669234/D%E1%BB%8Ba_ch%E1%BA%A5t_Vi%E1%BB%87t_ Nam
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Tuần ........ - Ngày soạn: …………. PPCT: Tiết ................ BÀI 26: ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN VIỆT NAM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Kể tên được một số loại khoáng sản của nước ta. - Chứng minh được Việt Nam là nước giàu khoáng sản nhưng giàu về chủng loại, phần lớn các mỏ có trữ lượng nhỏ và vừa. - Phân tích được những nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn tài nguyên khoáng sản và nêu được hậu quả khi sử dụng lãng phí tài nguyên. - Đề xuất được những biện pháp bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên. 2. Kĩ năng - Đọc được các kí hiệu của một số khoáng sản trên bản đồ. - Kĩ năng làm việc nhóm 3. Thái độ - Xây dựng ý thức tiết kiệm khi sử dụng tài nguyên. - Tự hào về tài nguyên đất nước 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực chuyên biệt: + Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ. + Năng lực sử dụng bản đồ. + Năng lực phân tích thông tin video địa lí + Năng lực phân tích và tổng hợp thông tin bài báo. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Lược đồ khoáng sản Việt Nam. - Video/ bài báo về vấn đề khai thác khoáng sản chưa hợp lí. - Kí hiệu khoáng sản bằng giấy. - Bản đồ Việt Nam để trống. 2. Chuẩn bị của HS - SGK III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH Nội Dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 thấp - Kể tên được Tiềm năng một số loại khoáng sản khoáng sản chính của Việt Nam nước ta.
cao
Chứng minh được Việt Nam là nước giàu tài nguyên khoáng sản.
Đề xuất được - Đưa ra được những nguyên nhân làm cạn những biện Vấn đề Liên hệ thực kiệt nguồn tài nguyên pháp bảo vệ khai thác tế hoặc lấy khoáng sản. và sử dụng và bảo vệ ví dụ chứng - Nêu được hậu quả tiết kiệm tài tài nguyên minh khi sử dụng lãng phí nguyên. khoáng sản tài nguyên. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC B. Tình huống xuất phát (7 phút) 1. Mục tiêu - HS có thể liên hệ được kiến thức của bài mới. - Gây hứng thú cho HS trước bài mới. - Kể tên được một số loại khoáng sản. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học Trò chơi 3. Phương tiện 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: GV phổ biến trò chơi “Đi tìm khoáng sản”: Cả lớp xếp thành vòng tròn xung quanh lớp, lần lượt mỗi HS trong lớp sẽ kể tên 1 loại khoáng sản (yêu cầu: không trùng nhau). Bạn nào không kể được sẽ về chỗ ngồi. HS cứ tiếp tục quay vòng kể tên khoáng sản cho đến khi chỉ còn lại 1 bạn. Bạn đó sẽ là người chiến thắng. (Nếu lớp đông, GV có thể cho số lượng người chiến thắng tùy sĩ số lớp và thời gian). - Bước 2: HS thực hiện trò chơi, GV quan sát, điều khiển trò chơi và ổn định trật tự lớp. - Bước 3: Kết thúc trò chơi. HS ổn định chỗ ngồi. GV vinh danh người chiến thắng và khéo léo dẫn dắt vào bài: Nước ta có khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản khác nhau, nhiều loại đã và đang được khai thác. Để tìm hiểu về đặc điểm tài nguyên khoáng sản của nước ta, các em sẽ cùng học trong bài học ngày hôm nay. - Nêu được thực trạng khai thác tài nguyên khoáng sản hiện nay.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 B. Hình thành kiến thức mới HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về tiềm năng khoáng sản Việt Nam (15 phút) 1. Mục tiêu - Chứng minh được Việt Nam là nước giàu khoáng sản nhưng giàu về chủng loại, phần lớn các mỏ có trữ lượng nhỏ và vừa. - Xác định được vị trí của một số loại khoáng sản của Việt Nam trên bản đồ. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Nhóm, trực quan, đặt câu hỏi 3. Phương tiện - Lược đồ khoáng sản Việt Nam. - Kí hiệu khoáng sản bằng giấy. - Bản đồ Việt Nam để trống. - Phiếu bốc thăm. 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: GV chia lớp thành 6 nhóm. Yêu cầu HS chọn đại diện lên bốc thăm tên nhóm: + Nhóm: Than – dầu – khí + Nhóm: Sắt – thiếc + Nhóm: Vàng – đồng + Nhóm: Đá quý – đất hiếm + Nhóm: Bô xít – Mangan + Nhóm: Ti tan – cát GV giới thiệu: Tên các nhóm vừa bốc thăm là tên của 1 số loại khoáng sản chính ở nước ta. Sau đó GV chiếu hình 26.1, yêu cầu các nhóm xem nhanh và nhớ vị trí khoáng sản của nhóm mình trong 1 phút. GV dán bản đồ trống VN lên bảng (khổ A0) hoặc GV có thể vẽ trước bản đồ VN lên bảng. + Yêu cầu các nhóm lên dán kí hiệu khoáng sản của nhóm mình lên bản đồ. (GV có thể chuẩn bị sẵn những kí hiệu khoáng sản cho các nhóm, hoặc cho các nhóm tự vẽ và cắt những kí hiệu đó, có đính băng keo ở mặt sau). + Cá nhân tìm kiếm thông tin về loại khoáng sản đó ở Việt Nam
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
- Bước 2: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát ổn định trật tự lớp. - Bước 3: GV nhận xét, chỉnh sửa những khoáng sản dán không đúng vị trí. Đặt câu hỏi cho HS: + Hãy nhận xét về thành phần và trữ lượng khoáng sản ở Việt Nam? + Các nhóm lên chỉ bản đồ và trình bày về sự phân bố khoáng sản của nhóm mình. - Bước 4: GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức. Nội dung phần 1 - Tiềm năng khoáng sản Việt Nam - Nước ta có nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng. Phần lớn các mỏ có trữ lượng vừa và nhỏ. - Đất nước ta có lịch sử hàng trăm triệu năm, cấu trúc địa chất phức tạp. Nước ta lại nằm trong vành đai sinh khoáng lớn của thế giới là Địa Trung Hải và Thái Bình Dương nên khoáng sản nước ta đa dạng. - Khoáng sản có vai trò vô cùng quan trọng, là nguyên, nhiên liệu cho hầu hết tất cả các hoạt động công nghiệp nhằm phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản (15 phút) 1. Mục tiêu - Phân tích được những nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn tài nguyên khoáng sản và nêu được hậu quả khi sử dụng lãng phí tài nguyên. - Đề xuất được những biện pháp bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên. - Rèn luyện kĩ năng tranh luận. - Lên án các hành vi khai thác trái phép khoáng sản 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Nhóm, đóng vai. 3. Phương tiện - Video về khai thác khoáng sản trái phép. - Bài báo về khai thác khoáng sản trái phép. 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: GV chia lớp thành 2 nhóm lớn (có thể gom 3 nhóm cũ thành 1 nhóm lớn). + Trường hợp 1: nếu có máy chiếu, GV cho HS xem video về khai thác khoáng sản trái phép (chưa hợp lí). Link tham khảo: https://www.youtube.com/watch?v=msd9x-TLdvs https://www.youtube.com/watch?v=j1fUpnkMaGA https://www.youtube.com/watch?v=WhlmeYx53Fg https://www.youtube.com/watch?v=rjAVvlyUg5Q + Trường hợp 2: nếu không có máy chiếu, GV in bài báo và phát cho mỗi nhóm 1 bài báo về việc khai thác khoáng sản trái phép. Link tham khảo: https://dantri.com.vn/moi-truong/quang-nam-phat-nang-3-ca-nhan-khai-thac-khoangsan-trai-phep-20151128150026531.htm https://dantri.com.vn/kinh-doanh/so-ho-trong-quan-ly-nhieu-ca-nhan-su-dung-thudoan-tinh-vi-khai-thac-than-trai-phep-20170313082002318.htm Yêu cầu các nhóm xem video (đọc báo) và trả lời câu hỏi: 1. Nội dung video (bài báo) nói về vấn đề gì? 2. Nguyên nhân và hậu quả của vấn đề đó? - Bước 2: GV gọi đại diện mỗi nhóm trả lời. Sau đó GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm. Cụ thể: + Nhóm 1: Vào vai là các nhà quản lí tài nguyên, đứng trước thực trạng khai thác và sử dụng chưa hợp lí dẫn đến việc cạn kiệt tài nguyên. Nhiệm vụ của họ là tìm ra những giải pháp bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên. + Nhóm 2: Vào vai là các công ty hoặc cá nhân đã có hành vi khai thác khoáng sản trái phép. Cần nêu được lí do dẫn đến hành vi đó và phải chịu trách nhiệm
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 trước những hành vi đó, đồng thời cần phải phối hợp với nhóm 1 để tìm ra tiếng nói chung trong việc bảo vệ tài nguyên khoáng sản theo luật khoáng sản. - Bước 3: HS nghiên cứu thông tin GV phát, trao đổi thảo luận. GV quan sát và hướng dẫn. - Bước 4: Hết giờ thảo luận, các nhóm tiến hành giải quyết tình huống đặt ra, cử đại diện của 2 bên lên tranh luận, sau đó thảo luận bàn bạc và cùng thống nhất đưa ra giải pháp tốt nhất cho cả 2 bên. GV quan sát và hướng dẫn. - Bước 5: GV nhận xét và chốt kiến thức. Nội dung phần 2 - Vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản - Khoáng sản là loại tài nguyên không thể phục hồi. Do đó, dù giàu có đến mấy chúng ta cũng phải khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên này. - Việc khai thác, vận chuyển khoáng sản ở một số vùng của nước ta đã và đang làm ô nhiễm môi trường sinh thái. Cần phải thực hiện nghiêm chỉnh “Luật khoáng sản” của nhà nước ta. C. Hoạt động luyện tập (7 phút) 1. Mục tiêu - Ôn tập và củng cố lại kiến thức đã học. - Tạo niềm vui, giải trí cuối giờ. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Trò chơi, đặt câu hỏi 3. Phương tiện - Bộ câu hỏi trò chơi 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: GV cho HS chơi trò chơi “đào vàng” hoặc có thể gọi là “đào khoáng sản”. Gọi HS xung phong hoặc gọi ngẫu nhiên. Để đào được loại khoáng sản mà HS chọn thì cần trả lời đúng câu hỏi. Nếu trả lời sai thì nhường lại cho bạn khác trả lời. Giá trị của loại khoáng sản nhận được tương ứng với mức độ câu hỏi khó/dễ.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Bộ câu hỏi trò chơi “đào khoáng sản” Câu hỏi
Đáp án
Giá trị
1. Nước ta có khoảng bao nhiêu loại khoáng sản?
60 loại
70 $
2. Phần lớn các mỏ khoáng sản có trữ lượng như thế nào?
Phần lớn các mỏ có trữ lượng vừa và nhỏ
100 $
3. Kể tên một số loại có trữ lượng lớn?
Than, dầu khí, sắt, đồng, bôxit,...
80 $
4. Than đá phân bố nhiều nhất ở đâu?
Phía Đông Bắc (Quảng Ninh)
400 $
5. Bôxit phân nhiều nhất ở đâu?
Tây nguyên
600 $
Không phục hồi
250 $
bố
6. Khoáng sản là tài nguyên phục hồi hay
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 không phục hồi? 7. Thực trạng tài nguyên khoáng sản ở nước ta?
Cạn kiệt và sử dụng lãng phí
150 $
8. Nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn tài nguyên khoáng sản?
Khai thác bừa bãi, trái phép. Sử dụng lãng phí.
500 $
9. Biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản?
- Thực hiện nghiêm “luật khoáng sản” - Sử dụng năng lượng, vật liệu thay thế. - Tăng cường quản lí, giám sát của nhà nước đối với việc khai thác khoáng sản.
900$
10. Kể tên một số năng lượng thay thế?
NL mặt trời, gió, địa nhiệt, thủy triều.
800 $
- Bước 2: HS chơi trò chơi. GV đọc câu hỏi. (GV có thể thiết kế cho HS chơi trên PPT) - Bước 3: Kết thúc trò chơi. GV nhận xét, tổng kết lại nội dung của bài. D. Hoạt động nối tiếp - hướng dẫn học tự học (1 phút) 1. Mục tiêu: Phát triển năng lực sáng tạo của HS 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Tự học, tự nghiên cứu/cá nhân 3. Phương tiện: Giấy A4, bút màu 4. Tiến trình hoạt động: GV yêu cầu HS về nhà: - Tự thiết kế 1 câu khẩu hiệu về bảo vệ tài nguyên khoáng sản. - Chuẩn bị bài thực hành. V. RÚT KINH NGHIỆM
Khai thác tài nguyên gây ảnh hưởng tới môi trường
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Khai thác đá ở BR-VT
Khai thác vàng ở Hòa Bình
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Tuần - Ngày soạn: PPCT:
Bài 27. THỰC HÀNH: ĐỌC BẢN ĐỒ VIỆT NAM (Phần hành chính và khoáng sản) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Đánh giá được tầm chiến lược của vị trí địa lí nước ta - Đánh giá tiềm năng khoáng sản trong phát triển kinh tế đất nước 2. Kĩ năng - Xác định được vị trí của các tỉnh, thành phố ven biển, nội địa, các tỉnh đường biên giới với Trung Quốc, Lào và Campuchia. - Đọc được bản đồ hành chính và lược đồ khoáng sản Việt Nam. 3. Thái độ - Nâng cao ý thức tiết kiệm nguồn tài nguyên khoáng sản không phục hồi. - Tôn trọng chủ quyền và lãnh thổ quốc gia 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực chuyên biệt: + Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ: + Năng lực sử dụng bản đồ + Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý, video clip. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Bài giảng, phiếu học tập, tranh ảnh bản đồ, video clip 2. Chuẩn bị của HS - Sách vở, bút màu các loại, tập bản đồ. III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH Nội Dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Bài 1 Xác định Thống kê Đánh giá ý nghĩa Viết bài quảng được các tỉnh được các tỉnh vị trí và khoáng bá ngắn giới giáp biển và giáp biển, giáp sản thiệu về một bãi các nước TQ, Lào và biển đẹp ở địa láng giềng Campuchia phương em
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC C. Tình huống xuất phát (3 phút) 1. Mục tiêu - Nhằm làm cho học sinh tập trung vào bài học và tạo hứng thú khi bắt đầu tiết học. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Chơi trò chơi/nhóm 3. Phương tiện - Không có 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giáo viên chia lớp thành các nhóm. Sau đó ra chủ đề cho các nhóm ghi vào phiếu trong 2 phút, nhóm nào ghi được nhiều đáp án đúng nhóm đó thắng cuộc. - Bước 2: Giáo viên ra chủ đề cho các nhóm. Để cho công bằng các nhóm không ồn ào và thảo luận ghi chép trong trật tự. ● Phiếu làm bài: Các tỉnh, thành Tên các tỉnh thành phố có chữ cái đầu như cột bên có chữ cái đầu là cạnh H
Hà Nội, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, …
B
Bắc Giang, Bắc Ninh, Bình Thuận, Bình Định, Bình Dương, Bình Phước, Bạc Liêu, Bến Tre, Bắc Cạn
L
Lai Châu, Lào Cai, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Long An,
- Bước 3: Giáo viên cho các nhóm đưa sản phẩm lên để đánh giá và kiểm tra đúng sai cho điểm từng nhóm. - Bước 4: Giáo viên dẫn vào bài thực hành đọc bản đồ Việt Na B. Hình thành kiến thức mới HOẠT ĐỘNG 1: Hoàn thành bài tập 1 (25 phút) 1. Mục tiêu - Học sinh xác định được phương hướng trên bản đồ, vị trí tiếp giáp của một địa phương. Xác định các điểm cực của nước ta. - Đánh giá ý nghĩa vị trí và khoáng sản - Tìm và xác định được các tỉnh giáp các nước láng giềng trên đất liền và các tỉnh thành giáp biển Đông. - Thống kê được số tỉnh tiếp giáp với biển, giáp Trung Quốc, Lào và Campuchia. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Trực quan/hoạt động cá nhân, kĩ thuật trạm
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 3. Phương tiện - Phiếu học tập 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm theo random hoặc trò chơi “kết đoàn – kết mấy” ● Trạm 1: Quan sát bản đồ Tp.HCM ghi tên các tỉnh giáp TP.HCM Xác định vị trí
Bản đồ
- Bắc giáp: - Nam giáp: - Tây Giáp: - Nam giáp - Hãy tô màu xanh lá vào tỉnh Tây Ninh - Hãy tô màu hồng vào tỉnh Long An - Hãy tô màu vàng vào tỉnh Tiền Giang - Hãy tô màu đỏ vào tỉnh Đồng Nai - Hãy tô màu tím vào tỉnh Bình Dương - Hãy tô màu xanh biển vùng biển Đông ● Trạm 2: Quan sát bản đồ Việt Nam xác định tọa độ các điểm cực của nước ta. Học sinh dùng các thẻ bài sau ghép vào cho đúng và đặt lên bản đồ. 23023’B và 105020’Đ 22022’B và 102009’Đ 8034’B và 1040Đ 12040’B và 109024’Đ
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Xã Lũng Cú – Huyện Đồng Văn – tỉnh Hà Giang Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau Xã Sín2:thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên - Bước Xã Vạn Thành, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
● Trạm 3: Tô màu Xanh lá và ghi tên các tỉnh giáp Trung Quốc lên bản đồ ● Trạm 4: Tô màu vàng và ghi tên các tỉnh giáp Lào trên bản đồ. ● Trạm 5: Tô màu đỏ và ghi tên các tỉnh giáp Campuchia ● Trạm 6: Tô màu Cam và ghi tên các tỉnh giáp biển - Bước 3: Giáo viên quy định thời gian ở các trạm là 2 phút, nhóm nào hoàn thành nhanh nhất các nhiệm vụ ở các trạm là thắng cuộc và giành được 3 dấu sao. Dừng cuộc di chuyển và chấm điểm chéo cho các nhóm. Tùy mức độ mà có 2 sao hay 1 sao. - Bước 4: Giáo viên chốt vấn đề và yêu cầu các nhóm hoàn thành bài chưa xong trong thời gian còn lại của hoạt động, nhóm thắng cuộc hỗ trợ. Nội dung phần 1 Có 28 tỉnh thành giáp biển Có 7 tỉnh giáp Trung Quốc Có 10 tỉnh giáp Lào Có 10 tỉnh giáp Campuchia Có 2 tỉnh giáp 2 quốc gia: Điện Biên: Lào và Trung Quốc; Kon Tum giáp Lào và Campuchia HOẠT ĐỘNG 2: Bài tập 2 (10 phút) 1. Mục tiêu - Học sinh xác định được các mỏ khoáng sản và kí hiệu từng loại khoáng sản 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Trực quan, gợi mở/ hoạt động nhóm
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 3. Phương tiện - Thẻ trò chơi, bản đồ khoáng sản, tập bản đồ địa 8 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, chơi trò chơi “Ai nhanh nhất” - Bước 2: Giáo viên phát cho mỗi nhóm 1 tờ bản đồ câm về lãnh thổ Việt Nam giấy A3. Và bộ thẻ các loại khoáng sản để học sinh ghép. Trong vòng 5 phút học nhóm nào ghép được nhanh nhất nhóm đó thắng cuộc được 2 dấu sao. ● Bộ thẻ bài: Giáo viên chuẩn bị in ra và cắt, học sinh nối thành từng bộ và để lên bản đồ hành chính Việt Nam
Loại khoáng sản
Kí hiệu trên bản đồ
Phân bố các mỏ chính
Than
Tây Nguyên
Sắt
Quảng Ninh
Dầu mỏ
Cao Bằng
Thiếc
Lào Cai
Apatit
Hà Tĩnh
Bôxit
Biển Bà Rịa - Vũng Tàu
Crom
Al
Thanh Hóa
- Bước 3: Học sinh trưng bày sản phẩm, các nhóm khác nhận xét chấm chéo theo tiêu chí, sai 1 vị trí trừ 1 điểm. - Bước 4: Giáo viên chốt vấn đề và yêu cầu các nhóm còn lại hoàn thành bài trong thời gian còn lại của hoạt động. Nội dung phần 2 Phần này không chốt kiến thức mà thể hiện trên sản phẩm C. Hoạt động luyện tập (5 phút) 1. Mục tiêu - Học sinh sử dụng tập bản đồ và khai thác các kiến thức từ bản đồ - Đánh giá được ý nghĩa của tài nguyên 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Cá nhân làm việc - Thảo luận cặp/nhóm
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 3. Phương tiện - Không có. 4. Tiến trình hoạt động - Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc cá nhân sử dụng tập bản đồ xác định các mỏ khoáng sản và tên gọi các loại khoáng sản, tên các bãi biển nổi tiếng Việt Nam. - Sau đó bắt cặp: 2 người ngồi cạnh nhau chơi đố vui. Người A nói Than đá người B trả lời Quảng Ninh, và người B lại nói Sắt người A trả lời Hà Tĩnh. Bãi biển Đồ Sơn – Hải Phòng, .... - Trong thời gian 1 phút đố cặp, ai thắng tiếp tục đấu với người thắng của cặp khác, cuối cùng người chiến thắng là người luôn đúng. - Rút ra đánh giá về tài nguyên khoáng sản và ý nghĩa đối với phát triển kinh tế đất nước D. Hoạt động nối tiếp- hướng dẫn học tự học (… phút) 1. Mục tiêu - Thực hiện viết một bài không quá 200 chữ nhằm giới thiệu vẻ đẹp biển/núi quê hương/tình hình khai thác tài nguyên khoáng sản - Phát triển năng lực ngôn ngữ, khả năng tự học và sáng tạo của HS 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Cá nhân - Tự học 3. Phương tiện - Không có. 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: GV giới thiệu yêu cầu: HS chọn 1 trong 2 đề tài + Học sinh hoàn thành bài và viết quảng bá 1 bài về bãi biển đẹp/cảnh núi đồi quê em. + Thực trạng khai thác tài nguyên khoáng sản, hậu quả và giải pháp - Bước 2: GV giới thiệu tiêu chí - Bước 3: Hỏi đáp, dặn dò HS thực hiện V. RÚT KINH NGHIỆM
Một số loại khoáng sản nước ta
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Apatit
Quặng sắt
Than đá
Crom
Quặng đồng
Quặng mangan
1/https://toplist.vn/top-list/tai-nguyen-khoang-san-pho-bien-nhat-viet-nam-1971.htm 2/http://www.dgmv.gov.vn/bai-viet/gioi-thieu-ve-tiem-nang-khoang-san-viet-nam 3/http://moitruongviet.edu.vn/nuoc-ta-co-nguon-tai-nguyen-khoang-san-rat-phong-phu/ 4/https://www.tienphong.vn/kinh-te/nhieu-khoang-san-viet-nam-sap-can-884258.tpo
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Ngày soạn: Ngày dạy:
BÀI 28: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VIỆT NAM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày và giải thích được 3 đặc điểm địa hình Việt Nam. - Đánh giá vai trò của địa hình đối với đời sống, sản xuất, con người. - Phân tích được một số tác động tích cực, tiêu cực của con người đến địa hình. - Đề xuất giải pháp khai thác hiệu quả tài nguyên địa phương 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng đọc, hiểu khai thác kiến thức về địa hình Việt Nam trên bản đồ địa hình. - Kĩ năng phân tích lát cắt địa hình để thấy được sự phân bậc địa hình Việt Nam. - Nhận xét tác động của con người tới địa hình qua tranh ảnh thực tiễn. 3. Thái độ - Hình thành ý thức bảo vệ địa hình, môi trường Việt Nam. - Giữ gìn, bảo vệ trạng thái ban đầu địa hình của địa phương mình đang ở. 4. Năng lực - Năng lực tư duy địa lí: Tìm kiếm và xử lí thông tin từ dữ liệu GV đưa cho về đặc điểm địa hình Việt Nam. - Năng lực sử dụng các công cụ địa lí học thông qua việc phát triển các kĩ năng làm việc với lược đồ và tranh ảnh. - Năng lực phân tích các mối liên hệ địa lí: giữa địa hình với các thành tố tự nhiên khác. - Năng lực giao tiếp: Phản hồi/ lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ/ ý tưởng hợp tác, giao tiếp khi làm việc nhóm. - Năng lực tự nhận thức: tự tin khi trình bày về kết quả làm việc nhóm nhỏ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Máy tính, máy chiếu. - Giáo án. Phiếu học tập. - Tư liệu bài dạy. 2. Học sinh - Đồ dùng học tập. - Tìm hiểu về đặc điểm địa hình nước ta. III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Mức độ Nội dung
Biết
Nêu được 3 đặc điểm Đặc điểm địa hình chung của địa hình Việt Nam Việt Nam
Hiểu Trình bày được đặc điểm chung của địa hình Việt Nam.
Vận thấp
dụng
Phân tích được các mối quan hệ giữa địa hình tới các thành tố tự nhiên khác
Vận dụng cao Đề xuất khải pháp khai thác hiệu quả tài nguyên địa phương
IV. TIẾN TRÌNH A. Hoạt động khởi động ( 5 phút) - GV dẫn dắt vào bài bằng những câu hỏi sau: Câu 1: GV cho HS nghe bài “ Trên đỉnh Phù Vân” - Dạng địa hình nào ở nước ta được nhắc đến trong bài hát? - Dạng địa hình đó được nhạc sĩ miêu tả bằng những từ ngữ như thế nào? Câu 2: Có ý kiến cho rằng “ Địa hình nước ta rất đa dạng, nó phản ánh lịch sử phát triển của địa chất, và mang đậm tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa” Em có đồng ý với nhận định trên không? Để trả lời cho câu hỏi trên, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay… B. Hoạt động bài mới Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu trúc địa hình Việt Nam 1. Mục tiêu: - Kể được các dạng địa hình tiêu biểu ở nước ta. So sánh các dạng địa hình Việt Nam. - Giải thích được tại sao “ đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam” - Thấy được ảnh hưởng của địa hình đồi núi đến tự nhiên và KTXH. 2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: - Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận - Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, động não, trò chơi, 3 lần 3 3. Hình thức tổ chức: Cá nhân, cặp, nhóm 4. Các bước tiến hành: ✔ Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu cấu trúc địa hình Việt Nam Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ Quan sát những bức hình dưới đây: - Điền vào dấu … nội dung thích hợp - Nối từ cột A sang cột B sao cho hợp lí
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Cột A:………
Nối
Cột B:……. Cao nguyên
Đồng bằng
Bờ biển
Núi
✔Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu sự phân bố của các dạng địa hình Bước 1: GV cho HS chơi trò chơi “ Tiếp sức” - GV chia lớp thành 2 đội xếp thành 2 hàng. - GV sử dụng lược đồ 2 câm - Yêu cầu HS ở các đội chơi lần lượt từng học sinh sử dụng các thẻ có ghi tên các dãy núi, các cao nguyên, các đồng bằng lên gắn trên lược đồ trong vòng 2 phút. - Trong vòng 2 phút đội nào gắn được nhiều nhất và đúng nhất là đội chiến thắng. Bước 2: HS tiến hành chơi
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Lược đồ Câm
Thẻ học
Bước 3: GV nhận xét các đội chơi ✔Nhiệm vụ 3: Thấy được đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam Bước 1: GV đặt vấn đề “ Tại sao nói đồi núi là bộ phận quan trọng trong cấu trúc địa hình nước ta” Bước 2: GV phát phiếu học tập cho HS thảo luận theo cặp. Học sinh hoàn thành bảng sau:
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Bước 3: GV chọn ngẫu nhiên 1 cặp mang phiếu học tập lên. GV sử dụng máy chiếu vật thể cùng học sinh chữa bài. Bước 4: GV đưa ra vấn đề “ Đồi núi ảnh hưởng như thế nào đến cảnh quan tự nhiên và sinh hoạt sản xuất của con người?” GV cho HS thảo luận theo cặp. Sử dụng kĩ thuật 3 lần 3. - GV phát cho mỗi bạn phiếu học tập dưới đây. HS ghi tên mình vào hình trái tim. - Giả định HS là địa hình đồi núi. Hãy nêu 3 thế mạnh, 3 hạn chế của đồi núi ảnh hưởng đến cảnh quan tự nhiên và sinh hoạt sản xuất của con người. Từ đó đề xuất 3 giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn của địa hình đồi núi. - Yêu cầu HS dựa vào hiểu biết của bản thân kết hợp kiến thức trong SGK nghiên cứu và trả lời câu hỏi trên trong 1 phút ( HS điền đáp án của mình vào 1 ô trong hình) - Sau 1 phút HS quay sang bạn bên cạnh chia sẻ ý kiến bằng cách trao đổi phiếu. HS nhận được phiếu bạn ghi đáp án vào 1 ô ( lưu ý phải ghi tên mình bên cạnh đáp án). Lần lượt chuyển xuống bàn dưới theo chiều đồng hồ đến khi thu thập đủ 4 ý kiến. - HS khi hết 1 vòng nhận lại ý kiến của các bạn. HS đó dùng bút ghi chú tô phần ý kiến mà mình cho là đúng và phù hợp để chốt đáp án của mình.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Bước 5: HS hoạt động theo yêu cầu của GV. Bước 6: GV sử dụng phiếu của 1 bạn để chữa bài. Hoạt động 2: Tìm hiểu yếu tố nội và ngoại lực trong việc hình thành địa hình Việt Nam (20 phút) 1. Mục tiêu: Phân tích được các yếu tố hình thành địa hình nước ta. 2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: - Phương pháp: Thảo luận nhóm - Kĩ thuật dạy học: Trạm, động não 3. Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm 4. Các bước tiến hành: Bước 1: GV chia lớp làm 4 nhóm ( mỗi nhóm 6 thành viên). Trường hợp lớp đông có thể xây dựng 2 dãy trạm. Bước 2: Phát phiếu các trạm cho HS. GV thống nhất nội quy các trạm.
- Mỗi nhóm bắt đầu từ 1 trạm (không trùng nhau) - Tại mỗi trạm, các nhóm sẽ dựa vào thông tin để hoàn thành nhiệm vụ - Thời gian làm việc tại mỗi trạm là 3 phút - Sau đó, từng nhóm di chuyển theo kim đồng hồ để sang trạm tiếp theo - Sau 3 phút, từng nhóm lại di chuyển tiếp cho tới khi hết 4 trạm. - Ở mỗi trạm sẽ có 1 máy tính xách tay. Các nhóm đến các trạm phải hoàn thành các câu hỏi của trạm học tập trên máy tính đã được cài sẵn. - Ở mỗi trạm khi học sinh trả lời đúng sẽ nhận được những thẻ học tương ứng được đựng trong hộp ( Thẻ học này dùng để hệ thống hóa kiến thức
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 bằng sơ đồ tư duy sau khi học sinh hoàn thành hết các trạm và về điểm dừng chân). CÁC THẺ HỌC Ở CÁC TRẠM
Bước 3: Học sinh hoạt động cùng các trạm thông tin sau
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Bước 4: Hết thời gian, tất cả các nhóm về điểm dừng chân. Các nhóm có 1 phút để hoàn thành sơ đồ tư duy sau bằng cách dán các thẻ học đã thu thập được ở các trạm. Lưu ý: các nhóm ngồi quay mặt hướng về các trạm.
Gợi ý sơ đồ của học sinh
Bước 5: GV lấy 1 nhóm nhanh nhất lên trình bày Bước 6: GV dẫn dắt chốt kiến thức Vừa rồi chúng ta đã tìm hiểu các nhân tố hình thành lên địa hình nước ta. Nhờ có nội lực, quá trình Tân kiến tạo làm cho địa hình nước ta được nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp. Cùng với Tân kiến tạo, hoạt động ngoại lực của khí hậu, dòng nước và của con người cũng là những nhân tố quan trọng trong việc hình
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 thành địa hình nước ta. Chính vì vậy, địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người. C. Hoạt động luyện tập (5 phút) 1. Mục tiêu: Hoàn thiện, bổ sung những kiến thức học sinh còn chưa nắm vững 2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: - Phương pháp: Thảo luận nhóm - Kĩ thuật dạy học: Trò chơi địa lí 3. Hình thức tổ chức hoạt động nhóm 4. Các bước tiến hành Bước 1: GV chia nhóm, đưa ra thể lệ trò chơi. - GV chia lớp thành 6 nhóm. Mỗi nhóm 6 thành viên. - Hình thức trò chơi: Trò chơi quân bài Domino - GV phổ biến thể lệ trò chơi. Bước 2: Tiến hành chơi.
Bước 3: GV nhận xét các đội chơi. D. Hoạt động nối tiếp – hướng dẫn tự học (5 phút)
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 1. Mục tiêu: Từ những kiến thức đã được học, học sinh vận dụng để giải quyết một số bài tập 2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: - Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề - Kĩ thuật dạy học: Động não, giao việc 3. Hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm Thời gian: 5 phút 4. Các bước tiến hành: ✔Nhiệm vụ 1: Thấy được mối liên hệ giữa địa hình với các thành tố tự nhiên khác. Bước 1: GV nêu vấn đề “ Địa hình có ảnh hưởng như thế nào đến các thành tố tự nhiên khác ở nước ta?” Bước 2: HS thay phiên nhau trả lời, không quan trọng đúng/sai Bước 3: GV cùng HS lựa chọn các ý hợp lí và yêu cầu HS lí giải nhanh sự lựa chọn Gợi ý câu trả lời của học sinh - Địa hình ảnh hưởng lớn đến khí hậu: + Địa hình ảnh hướng đến gió bằng cách tạo ra các bức tường chắn gió và các đường hầm gió. + Địa hình ảnh hưởng đến nhiệt độ: Càng lên càng nhiệt độ càng giảm. + Địa hình ảnh hưởng đến độ ẩm: Càng lên càng nhiệt độ càng giảm, độ ẩm tăng, khả năng tạo mưa và băng tuyết càng lớn. - Địa hình ảnh hưởng lớn đến thủy văn: địa hình có thể làm thay đổi mật độ sông ngòi, diện tích lưu vực, chiều dài, độ dốc, tốc độ dòng chảy. - Địa hình ảnh hưởng lớn đến Thổ nhưỡng: + Ảnh hưởng đến sự hình thành đất, độ dày của đất. + Làm thay đổi nhiệt độ, độ ẩm và tạo khả năng giữ đất khác nhau. Địa hình ảnh hưởng lớn đến sinh vật: Độ cao, hướng sườn, độ dốc của địa hình ảnh hưởng đến sự phân bố sinh vật.
✔Nhiệm vụ 2: Tạo sản phẩm học tập Bước 1: GV giao nhiệm vụ - GV Chia lớp làm 4 nhóm + Nhóm 1: Làm mô hình cấu trúc địa hình Việt Nam bằng các vật liệu thân thiện với môi trường. + Nhóm 2: Tạo clip ngắn 3 phút giới thiệu về các địa danh nổi tiếng ở Việt Nam. + Nhóm 3: Thiết kế trò chơi Domino về nội dung bài học ngày hôm nay? ( GV hướng dẫn HS cách làm)
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 + Nhóm 4: Vùng đồi núi hiện nay ở nước ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nhất là việc đến trường của các bạn học sinh. Nhóm hãy xây dựng kế hoạch bản giấy với chủ đề “ Thắp sáng bản làng – Đưa em đến trường”. Bước 2: Các nhóm nhận nhiệm vụ và báo cáo kết quả thực hiện cho GV. Bước 3: GV đánh giá chung V. RÚT KINH NGHIỆM
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Tuần Ngày soạn:
Bài 29 : ĐẶC ĐIỂM CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH VIỆT NAM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được vị trí, đặc điểm cơ bản của các khu vực địa hình. - Giải thích được sự phân hóa địa hình đồi núi ở Việt Nam, đặc điểm mỗi khu vực địa hình và sự khác nhau giữa các khu vực đồi núi. - Trình bày được đặc điểm chung của đồng bằng nước ta và sự khác nhau giữa các đồng bằng. - Phân tích được mối quan hệ giữa địa hình với các thành phần tự nhiên khác. - So sánh các khu vực địa hình. 2. Kĩ năng - Sử dụng bản đồ Tự nhiên Việt Nam, lược đồ Địa hình Việt Nam, lược đồ các miền tự nhiên để hiểu và trình bày, mô tả các đặc điểm và sự phân bố các khu vực địa hình ở nước ta. - Đọc bản đồ địa hình để xác định được vị trí các dãy núi, đỉnh núi và dòng sông, trên lược đồ: dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng... 3. Thái độ - Yêu thiên nhiên Việt Nam và có các tác động phù hợp đối với các dạng địa hình nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất nhưng không làm tổn hại đến môi trường tự nhiên. - Trân trọng, tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước 4. Năng lực hình thành - Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực tự học - Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; Năng lực sử dụng bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh; Năng lực vận dụng kiến thức nội môn và kiến thức liên môn II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Bản đồ giáo khoa treo tường Địa lý tự nhiên Việt Nam, lược đồ Địa hình Việt Nam - Át lát địa lý Việt Nam. - Phiếu học tập, bảng biểu, sơ đồ. 2. Chuẩn bị của HS - Đọc và soạn trước bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình. Trình bày được đặc điểm các khu vực địa hình; so sánh các khu vực địa hình - Sưu tầm một số hình ảnh về cảnh quan khu vực đồi núi
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Xác định được các Trình bày đặc điểm Giải thích sự Đánh giá đặc khu vực địa hình của các khu vực địa phân hóa các điểm địa hình tại Kể tên các khu vực hình khu vực địa địa phương So sánh được các hình địa hình Liệt kê các kiểu địa khu vực địa hình hình IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Tình huống xuất phát (5 phút) 1. Mục tiêu - Giúp cho HS (học sinh) gợi nhớ lại những đặc điểm của địa hình Việt Nam. - Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ của HS, thông qua đó tìm hiểu được một số đặc điểm về địa hình của Việt Nam. - Tìm ra những nội dung HS chưa biết, để từ đó bổ sung và khắc sâu những kiến thức của bài học cho HS. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Đàm thoại gợi mở, phát vấn. - Khai thác tranh ảnh. 3. Phương tiện - Lược đồ Địa hình Việt Nam. - Bản đồ tự nhiên Việt Nam - Sử dụng phương tiện trực quan: bản đồ, sơ đồ. 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1. Giao nhiệm vụ . HS đọc bản đồ địa hình Việt Nam và ghi ra giấy những nội dung về đặc điểm của địa hình Việt Nam mà mình đã được học. - Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ trong 2 phút. - Bước 3. Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả: HS so sánh kết quả với các bạn bên cạnh để chỉnh sửa và bổ sung cho nhau. GV gọi HS lên bảng ghi kết quả thực hiện được, trên cơ sở kết quả đó GV dắt dẫn vào bài học. - Bước 4. Đánh giá: GV quan sát, đánh giá hoạt động của HS.
Phương án 2: 1. Mục tiêu - Liệt kê nhanh một số địa danh núi nổi tiếng Việt Nam - Gọi tên được một số dạng địa hình
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 - Phát biểu nhanh một số đặc điểm chung của địa hình nước ta - Đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác tài nguyên vùng núi 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Trò chơi - Hình thức: cá nhân/nhóm nhỏ 3. Phương tiện: - Một số hình ảnh về các dạng địa hình nước ta như: dãy núi, dòng sông, hang động… - Phiếu học tập 4. Tiến trình hoạt động Bước 1. Giao nhiệm vụ: Trò chơi - Trả lời nhanh, 8 câu Bước 2: Giới thiệu thể lệ trò chơi ● GV sẽ chiếu lần lượt 10 tấm hình ● HS ghi nhanh tên các đối tượng/địa danh chỉ địa hình nước ta trong ô trống tương ứng ở PHT ● Thời gian hoàn thành 10s Bước 3. Thực hiện nhiệm vụ: GV chiếu lần lượt các tấm hình tương ứng với các câu hỏi trả lời nhanh: ● Địa danh nghỉ dưỡng nào có tên là thành phố hoa? ● Dãy núi nào dài nhất nước ta? ● Công trình nhân tạo nào đồ sộ nhất nước có từ thời Lý, Trần? ● Tên loại công trình xuyên qua núi? ● Hiện tượng thường xảy ra miền núi do mưa lớn, không giữ được đất ở vùng dốc? ● Tên đỉnh núi cao nhất nước? ● Tên hang động lớn nhất thế giới tỉnh Quảng Bình? ● Tên Cao Nguyên ở vùng Tây Bắc, nổi tiếng là vùng trồng chè lớn? ● Tên hình thức canh tác ở miền núi phía Bắc, là danh thắng cấp quốc gia? ● Dạng địa hình thấp, bồi tụ bởi phù sa
Đèo
Fansipan
Sơn Đoòng
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Đà Lạt
Đê
Hầm
Mộc Châu
Ruộng bậc thang
Đồng bằng
Dãy Trường Sơn
GV vào bài: Địa hình nước ta đa dạng và chia thành các khu vực địa hình khác nhau. Do lịch sử hình thành mà làm cho địa hình nước ta có những đặc điểm này, không thống nhất. Mỗi khu vực có những nét nổi bật riêng về cấu trúc và kiến tạo. Do đó việc phát triển kinh tế - xã hội trên mỗi khu vực địa hình cũng có những thuận lợi và khó khăn riêng. Để tìm hiểu rõ hơn, thầy mời các em tìm hiểu bài học ngày hôm nay. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI PHƯƠNG ÁN 1 VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG 1: Khám phá về khu vực địa hình đồi núi (13 phút) 1. Mục tiêu - Kiến thức: Nêu được vị trí, đặc điểm cơ bản của khu vực đồi núi và sự khác nhau giữa các khu vực đồi núi. Học sinh hiểu được sự phân hóa địa hình đồi núi nước ta - Kĩ năng: Sử dụng bản đồ Tự nhiên Việt Nam để trình bày các đặc điểm nổi bật về địa hình núi nước ta. Phân tích so sánh đặc điểm các khu vực địa hình núi. - Thái độ: Giáo dục tư tưởng, tình yêu quê hương đất nước 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Đàm thoại gợi mở, phát vấn.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 - Thảo luận nhóm - Khai thác tranh ảnh. - Sử dụng phương tiện trực quan: bản đồ, sơ đồ. 3. Phương tiện - Bản đồ tự nhiên Việt Nam - Lược đồ Địa hình Việt Nam. - Lược đồ địa hình các miền tự nhiên: Hình 41.1; Hình 42.1 và Hình 43.1 - Phiếu học tập. 4. Tiến trình hoạt động HĐộng: Cá nhân/ Cặp - GV: Sử dụng bản đồ tự nhiên Việt nam treo tường để giới thiệu, phân tích khái quát sự phân hoá địa hình từ Tây sang Đông lãnh thổ; các bậc địa hình kế tiếp nhau thấp dần từ đồi núi – đồng bằng – thềm lục địa. - GV giới thiệu toàn thể khu vực đồi núi trên toàn lãnh thổ. - Khu vực đồi núi nước ta được chia thành những vùng núi nào ? Hoạt động: Thảo luận nhóm (5 phút) Bước 1: Chia nhóm phân công nhiệm vụ. Yêu cầu: HS đọc lược đồ địa hình Việt Nam (hình 28.1), kết hợp với đọc thông tin trang 104, 105 SGK Địa lí 8, và việc chuẩn bị tìm hiểu bài ở nhà, hãy: Lựa chọn thông tin và điền vào sơ đồ sau: (Phiếu học tập số 1) - Bước 2: Cá nhân HS phải nghiên cứu sơ đồ, đọc nội dung SGK, dự kiến các nội dung trả lời điền vào sơ đồ và trao đổi với bạn trong nhóm. Nhóm trưởng giao việc cho các nhóm nhỏ đảm nhận trách nhiệm, nhóm trưởng chú ý quản lí thời gian khi làm việc nhóm. - Bước 3: Nhóm đại diện báo cáo phần thảo luận, các nhóm lắng nghe, ghi chép, nhận xét, góp ý cho nhóm báo cáo - Bước 4: GV nhận xét đánh giá quá trình hoạt động của các nhóm, đánh giá sản phẩm và chuẩn hóa kiến thức. Chuyển ý: Đồi núi nước ta chiếm ¾ diện tích, là cấu trúc quan trọng nhất của địa hình nước ta. Đồng bằng chiếm ¼ diện tích nhưng lại là khu vực tập trung rất đông dân số và là khu vực có nền kinh tế phát triển. Để hiểu được nguyên nhân, chúng ta cùng khám phá khu vực đồng bằng. PHIẾU HỌC TẬP HOẠT ĐỘNG 1 Các khu vực núi Yếu tố Trường Sơn Đông Bắc Tây Bắc Trường Sơn Bắc Nam Giới hạn
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Độ cao Hướng núi Đặc điểm nổi bật HOẠT ĐỘNG 2: Khám phá địa hình đồng bằng ( 11 phút) 1. Mục tiêu - Phân tích được đặc điểm địa hình đồng bằng nước ta và sự khác nhau giữa các đồng bằng. - Sử dụng bản đồ Tự nhiên Việt Nam để trình bày các đặc điểm nổi bật về địa hình đồng bằng nước ta. - Phân tích mối quan hệ của các yếu tố tự nhiên. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Đàm thoại gợi mở - Thảo luận nhóm/cặp đôi - Sử dụng bản đồ, sơ đồ 3. Phương tiện - Bản đồ tự nhiên Việt Nam. - Lược đồ hình 29.2 và hình 29.3 SGK/Trang 106 - Phiếu học tập. 4. Tiến trình hoạt động HĐ: Thảo luận cặp đôi (3 Phút) Bước 1: Phân công nhiệm vụ. HS đọc lược đồ hình 29.2 và 29.3, kết hợp với đọc thông tin trang 105, 106 SGK Địa lí 8, và việc chuẩn bị tìm hiểu bài ở nhà, hoàn thành sơ đồ tìm hiểu địa hình các vùng đồng bằng? (Phiếu học tập số 2) - Bước 2: Cá nhân HS phải nghiên cứu sơ đồ, đọc nội dung SGK, dự kiến các nội dung trả lời điền vào sơ đồ và trao đổi với bạn bên cạnh (hoặc phía trước/sau). - Bước 3: GV mời đại diện HS báo cáo phần mình đã thảo luận, HS cả lớp lắng nghe, ghi chép, nhận xét, góp ý cho bạn báo cáo. - Bước 4: . GV đánh giá nhận xét kết quả làm việc của HS, GV chọn một vài sản phẩm giống và khác biệt nhau giữa các nhóm HS để nhận xét, đánh giá. PHIẾU HỌC TẬP HOẠT ĐỘNG 2 Đặc điểm ĐB Sông Cửu ĐB Duyên Hải ĐB Sông Hồng Long Miền Trung Vị trí Diện tích Độ cao trung bình Đặc điểm nổi bật
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Hướng cải tạo và sử dụng HOẠT ĐỘNG 3: Khám phá địa hình bờ biển và thềm lục địa ( 7 phút) 1. Mục tiêu - Phân tích được đặc điểm địa hình bờ biển và thềm lục địa ở nước ta và sự khác nhau giữa các đồng bằng. - Sử dụng bản đồ Tự nhiên Việt Nam/ Lược đồ địa hình Việt Nam để trình bày các đặc điểm nổi bật về địa hình bờ biển và thềm lục địa nước ta. - Phân tích mối quan hệ của các yếu tố tự nhiên. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Đàm thoại gợi mở - Sử dụng bản đồ, sơ đồ 3. Phương tiện - Bản đồ tự nhiên Việt Nam - Lược đồ địa hình Việt Nam 4. Tiến trình hoạt động - Giáo viên cho học sinh nhận xét bờ biển Việt Nam trên bản đồ tự nhiên ? - Địa hình bờ biển bao gồm những dạng cơ bản nào ? vị trí của các địa hình bờ biển đó ? - Các dạng bờ biển có những giá trị kinh tế nào ? - Dựa vào bản đồ tự nhiên hãy xác định vị trí các dạng bờ biển chính nước ta. xác định vị trí Hạ Long, Cam Ranh, Đồ Sơn, Vũng Tàu, Hà Tiên ? Kết bài: Các dạng địa hình có nguồn gốc hình thành khác nhau tạo nên các dạng địa hình khác nhau. Mỗi dạng địa hình có những thuận lợi và khó khăn riêng trong việc phát triển kinh tế xã hội. Nhưng yếu tố quyết định đến sự phát triển kinh tế ở các vùng, các khu vực địa hình là do con người, khó khăn đó chỉ mang tính tạm thời mà thôi. PHƯƠNG ÁN 2 VỚI CÁC TRÒ CHƠI (20 phút) 1. Mục tiêu - Kiến thức: Liệt kê được các bộ phận của địa hình nước ta. Trình bày một số đặc điểm cơ bản của địa hình. So sánh một số bộ phận địa hình cơ bản - Kĩ năng: Sử dụng bản đồ Tự nhiên Việt Nam/Atllat Địa lí Việt Nam để trình bày các đặc điểm nổi bật về địa hình núi nước ta. Phân tích so sánh đặc điểm các khu vực địa hình núi. - Thái độ: Giáo dục tư tưởng, tình yêu quê hương đất nước - Phát triển năng lực hợp tác, tự học
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Trò chơi: Giải cứu công chúa - Thảo luận nhóm - Khai thác tranh ảnh. - Sử dụng phương tiện trực quan: bản đồ, sơ đồ. 3. Phương tiện - Bản đồ tự nhiên Việt Nam - Lược đồ Địa hình Việt Nam. - Lược đồ địa hình các miền tự nhiên: Hình 41.1; Hình 42.1 và Hình 43.1 - Phiếu học tập. 4. Tiến trình hoạt động Bước 1: GV phổ biến thể lệ + Chia lớp thành 10 nhóm với 2 cụm hoạt động, từ nhóm 1 đến nhóm 5. + HS sẽ di chuyển qua các nhóm theo sơ đồ. Mỗi nhóm là 1 thử thách + Hoàn thành thử thách trong thời gian tối đa 3 phút + HS được dùng SGK và Atlat làm tài liệu tham khảo + Hoàn thành trước 3 phút, mang lên xác nhận và đóng dấu để nhận thử thách tiếp theo + Đội chiến thắng nhanh nhất >>> Cứu được công chúa và nhận điểm 10 Bước 2: Tiến hành hoạt động. GV theo dõi phần làm việc của các nhóm, thúc đẩy, tảo động lực, mở nhạc.... Bước 3: Tổng kết – hỏi nhanh đáp gọn các kiến thức, GV xử lí các câu HS làm sai hoặc cho HS hỗ trợ nhau giải quyết. Bước 4: Khen ngợi các nhóm hoàn thành xuất sắc. Tuyên bố ”Công chúa đã được cứu” PHIẾU HỌC TẬP TRẠM 1 Vùng núi Tiêu chí Đông Bắc Phạm vi/Giới hạn Độ cao, hướng núi Đặc điểm nổi bật
Tây Bắc
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Điểm du lịch PHIẾU HỌC TẬP TRẠM 2 Vùng núi Tiêu chí Trường sơn Bắc
Trường Sơn Nam
Phạm vi/Giới hạn Độ cao, hướng núi Đặc điểm nổi bật Điểm du lịch PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Tiêu chí về 4 vùng núi
Thông tin
Các dãy núi tiêu biểu Các cao nguyên, sơn nguyên Điểm giống nhau giữa Tây Bắc và Đông Bắc Tại sao có sự khác nhau giữa các vùng núi PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Đặc điểm ĐB Sông Hồng Vị trí Diện tích Độ cao trung bình Đặc điểm nổi bật Hướng cải tạo và sử dụng PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
ĐB Sông Cửu ĐB Duyên Long Miền Trung
Hải
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Tiêu chí
Thông tin, đặc điểm
Chiều dài bờ biển Các kiểu địa hình bờ biển Giá trị nổi bật của các dạng địa hình bờ biển Kể tên 4 vịnh biển trang 6,7 Thềm lục địa ĐBSH khác gì so với ĐBSCL C. Hoạt động luyện tập ( 5 phút ) 1. Mục tiêu - Hệ thống lại kiến thức về các khu vực địa hình 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Sơ đồ tư duy - Hoạt động: cá nhân 3. Phương tiện 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giao nhiệm vụ: Học sinh hệ thống lại kiến thức bằng sơ đồ tư duy - Bước 2: Giáo viên chốt kiến thức, học sinh chuyển bài cho các bạn chấm chéo. D. Hoạt động vận dụng- hướng dẫn học tự học ( 5 phút) 1. Mục tiêu (Kiến thức, kĩ năng…) + Kiến thức: Vận dụng kiến thức liên hệ thực tiễn ở Việt Nam + Kĩ năng: giải quyết vấn đề 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Làm việc cá nhân 3. Phương tiện - Đọc/tìm kiếm tài liệu trong sách tham khảo, nguồn Internet 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giao nhiệm vụ: Vai trò của địa hình đối với sự phân hóa thiên nhiên ở nước ta ? - Bước 2: HS trao đổi và phát biểu nhanh ý kiến
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 - Bước 3: GV chốt ý và khen ngợi HS Đáp án - Đối với phân hoá các thành phần tự nhiên: địa hình là bề mặt làm phân hoá các thành phần tự nhiên khác, biểu hiện trước hết ở sự phân phối lại tương quan nhiệt ẩm, từ đó tác động đến mạng lưới dòng chảy sông ngòi, ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất và lớp phủ thực vật. - Đối với sự phân hoá theo không gian: + Phân hoá theo Bắc - Nam: dãy Bạch Mã trong sự kết hợp với gió mùa Đông Bắc được xem là một trong hai nguyên nhân gây ra sự phân hoá. + Phân hoá theo Đông - Tây: các dạng địa hình (vùng biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi) được xem là cơ sở cho sự phân hoá. + Phân hoá theo độ cao: độ cao địa hình là nguyên nhân chủ yếu gây ra.
V. RÚT KINH NGHIỆM
Các khu vực núi Yếu tố Đông Bắc
Tây Bắc
Trường Sơn Bắc
Giới hạn
- Tả ngạn sông Hồng
- Giữa S.Hồng và sông Cả
Phía nam sông cả và tới dãy Bạch Mã
- Dãy Bạch Mã đến Đông Nam Bộ
Độ cao
- Đồi núi thấp.
- Vùng núi cao hùng vĩ.
Đồi núi thấp.
- Cao nguyên hùng vĩ, xếp tầng
Hướng núi chính
- Cánh cung
- Hướng núi: Tây Bắc – Đông Nam
Hướng núi: Tây Bắc – Đông Nam
- Các cánh cung lớn
Đặc điểm nổi bật
- Địa hình Cácxtơ phổ biến
Địa Cácxtơ
2 sườn không đối xứng. Núi có nhiều nhánh ăn lan sát biển.
- Có lớp đất đỏ Ba dan màu mỡ.
THÔNG TIN PHẢN HỒI 1 THÔNG TIN PHẢN HỒI 2
hình
Trường Sơn Nam
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Đặc điểm
ĐB Sông Hồng
ĐB Sông Cửu Long
ĐB Duyên Miền Trung
Hải
Vị trí
Hạ lưu sông Hồng
Hạ lưu sông Mêkong
Ven biển miền trung
Diện tích
15.000 km2
40.000 km2
15.000 km2
Độ cao Thấp hơn mực nước Cao TB 2m -3m so với sông ngoài đê 3m đến mực nước biển trung 7m bình Đặc điểm - Hình dạng tam giác. - Có hệ thống đê điều nổi bật vững chắc. - Đất không được bồi đắp phù sa thường xuyên
- Không có đê ngăn lũ Nhỏ hẹp - Kênh rạch chằng chịt Kém phì nhiêu - Diện tích đất bị ngập úng lớn. - Phù sa bồi đắp thường xuyên
Đắp đê ngăn nước mặn, - Sống chung với lũ. Trồng rừng chắn cát Hướng Tăng cường công tác cải tạo và cải tạo đất thủy lợi sử dụng PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 Tiêu chí
Thông tin, đặc điểm
Chiều dài bờ biển
3260 km
Các kiểu địa hình bờ biển
Mài mòn và bồi tụ
Giá trị nổi bật của các dạng địa hình bờ biển
Nuôi trồng hải sản, trồng rừng, bến cảng, tránh bão, du lịch
Kể tên 4 vịnh biển trang 6,7
Hạ Long, Bắc Bộ, Đà Nẵng, Xuân Đài
Thềm lục địa
Mở rộng ở BB và NB
ĐBSH khác gì so với ĐBSCL
Diện tích nhỏ hơn Có đê Có các ô trũng
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 TƯ LIỆU
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Ngày soạn: PPCT:
BÀI 30: THỰC HÀNH ĐỌC BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH VIỆT NAM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được các đơn vị địa hình cơ bản của nước ta. - Trình bày đặc điểm địa hình một số khu vực lãnh thổ - Đánh giá tác động của địa hình đến đời sống kinh tế và xã hội - Liên hệ những thuận lợi và khó khăn của địa hình địa phương 2. Kĩ năng - Đọc bản đồ địa hình Việt Nam. - Đọc lát cắt địa hình - Kĩ năng làm việc nhóm, hợp tác 3. Thái độ: - Trân trọng những vẻ đẹp của thiên nhiên nước ta - Cảm thông sâu sắc với nhân dân các vùng khó khăn, hiểm trở 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực chuyên biệt: + Sử dụng các công cụ địa lí: hình vẽ, tranh ảnh, video + Năng lực lí giải II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Bản đồ hành chính Việt Nam - Bản đồ địa hình hoặc bản đồ tự nhiên Việt Nam. - Tranh ảnh, tư liệu về một số đèo lớn ở Việt Nam 2. Chuẩn bị của học sinh: Atlat địa lí Việt Nam III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH Nội Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Dung 1. Bài tập 1 - Xác định - Nhận xét, đánh - Liên hệ các dạng - Phân tích được được các giá được các ảnh địa hình ở địa tầm quan trọng của 2. Bài tập 2 núi, con hưởng của địa hình phương. việc khai thác các sông lớn, tới sự phát triển dạng địa hình
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 3. Bài tập 3.
các đèo lớn kinh tế- xã hội. ở nước ta
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Tình huống xuất phát (3 phút) 1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh và định hướng cho học sinh tìm hiểu nội dung bài mới. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề 3. Phương tiện: Clip bài hát 4. Tiến trình hoạt động: Bước 1: GV cho học sinh nghe bài hát “Tàu anh qua núi”. GV đặt câu hỏi định hướng: + Các bạn hãy cho biết Đèo nào được nhắc đến trong bài hát? + Nêu hiểu biết của em về đèo Hải Vân? Bước 2: GV chiếu bài hát hoặc GV tự hát. Link: (https://www.youtube.com/watch?v=huk1xSXFwSY). Bước 3: Học sinh trả lời. GV dẫn dắt: Qua bài hát vừa nghe, chúng ta có thích được một lần ra Bắc vào Nam để được chiêm ngưỡng những cảnh đẹp của đất nước mình không? Chúng ta hãy cùng tiếp tục khám phá về địa hình, nước non một dải của chúng ta trong ngày hôm nay B. Hình thành kiến thức mới HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu bài tập 1 (10’) 1. Mục tiêu: - Xác định được các dãy núi và các con sông trên lược đồ. - Mô tả, nhận xét đặc điểm địa hình các khu vực 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: + Nêu và giải quyết vấn đề + Sử dụng, lược đồ, tranh ảnh 3. Phương tiện: - Lược đồ tự nhiên Việt Nam - Bản đồ sông ngòi Việt Nam. - Atlat địa lí Việt Nam 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Cho học sinh đọc yêu cầu nội dung bài tập 1: Đi theo vĩ tuyến 220 B, từ biên giới Việt – Lào đến biên giới Việt- Trung ta phải vượt qua: Các dãy núi? Các con sông nào? - Bước 2:
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 + HS quan sát hình ảnh, xác định vĩ tuyến 220B. (HS sử dụng Atlat địa lí Việt Nam để xác định)
+ HS làm việc cá nhân, ghi kết quả vào giấy nhớ. - Bước 3: GV gọi ngẫu nhiên một số Hs trả lời câu hỏi và xác định trên bản đồ tên các địa danh tương ứng. HS khác bổ sung nếu sai. HS tự ghi bài. GV giới thiệu thêm về địa hình qua một số hình ảnh; Cho học sinh quan sát một số hình ảnh. Liên hệ địa phương: có các dãy núi và con sông nào.
Sông Lô
Sông Gâm
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Sông Cầu
Sông Đà
Câu hỏi thảo luận: Cho biết ảnh hưởng của địa hình đồi núi và sông ngòi tới sự phát triển kinh tế- xã hội? + Hình thức: Khăn trải bàn + HS ghi phần trả lời cá nhân với 2 ý thuận lợi và 2 ý khó khăn trong 1 phút + HS thảo luận thông tin, thống nhất ý kiến các thành viên trong 2 phút vào bảng nhóm >> GV gọi các nhóm trả lời theo vòng tròn, tính điểm thi đua.. GV kết luận mục 1 Bài tập 1 Các dãy núi Các con sông Dãy Pu- đen -đinh Sông Đà Hoàng Liên Sơn Sông Hồng Con voi Sông Chảy Cánh cung Sông Gâm Sông Lô Cánh cung Ngân Sơn Sông Gâm Cánh cung Bắc Sơn Sông Cầu Sông Kì Cùng. HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu lát cắt địa hình (10’) 1. Mục tiêu: - Học sinh xác định được các cao nguyên trên lược đồ - Đánh giá được đặc điểm địa hình và nham thạch của các cao nguyên qua lát cắt.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: - Trò chơi đoán từ - Sử dụng lược đồ, lát cắt. - Hoạt động nhóm/cá nhân 3. Phương tiện: - Lát cắt địa hình dọc kinh tuyến 1080Đ - Bản đồ địa hình Việt Nam
4. Tiến trình hoạt động Bước 1: HS tự nghiên cứu lát cắt trong 2 phút, sao cho có thể nhớ được nhiều nhất các thông tin để trả lời cho câu hỏi: Đi dọc kinh tuyến 1080Đ (hình 30.1), đoạn từ dãy núi Bạch Mã đến bờ biển Phan Thiết, ta phải đi qua các cao nguyên nào? Nhận xét địa hình và nham thạch của các cao nguyên này? Bước 2: Trò chơi đoán từ: Các từ để HS đoán: Ngọc Linh, Pleiku, Xê xan, Buôn Ma Thuột, Hồ Lăk, sông Đồng Nai, Phan Thiết, Đak lak; Kon Tum, Di Linh, Lâm Viên, badan, trầm tích, Granit và biến chất. + Người gợi ý không lặp từ, tách từ + Người đoán chỉ được sai 1 lần Thời gian trò chơi 3 phút >>> HS tập trung tham gia, hết giờ sẽ lên , mô tả lát cắt bằng ngôn ngữ riêng, chú ý tạo thành đoạn thông tin logic và hấp dẫn. - GV: treo sản phẩm của các nhóm lên bảng, nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức. Liên hệ: các cao nguyên ở địa phương. Những cao nguyên này có giá trị kinh tế ra sao? GV sử dụng một số hình ảnh minh họa: Nội dung mục 2
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 a. Các cao nguyên: Kon Tum - Plây Ku - Đắc Lắk - Lâm Viên - Di Linh b. Nhận xét về địa hình: Đây là vùng cao nguyên xếp tầng với độ cao khác nhau. Địa hình khá bằng phẳng, điểm thấp nhất là hồ Lak c. Nhận xét về nham thạch. Các cao nguyên được hình thành trên các loại đá bazan, trầm tích, gra-nít và biến chất; trong đó đá bazan là chủ yếu.
Hồ Lak
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu bài tập 3 (15’)
Cao nguyên Pleiku
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 1. Mục tiêu: - Học sinh xác định được đèo trên lược đồ. - Đánh giá được ảnh hưởng của các đèo tới giao thông Bắc- Nam và phát triển kinh tế - xã hội 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: - Nêu và giải quyết vấn đề - Sử dụng lược đồ. - Hoạt động nhóm/cá nhân 3. Phương tiện: - Bản đồ địa hình Việt Nam. - Atlat địa lí Việt Nam. - Thông tin, tranh ảnh về các đèo lớn. 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Cho học sinh quan sát lược đồ địa hình Việt Nam kết hợp Atlat Địa lí + Cho biết quốc lộ 1 A từ Lạng Sơn tới Cà Mau vượt qua các đèo nào? + Em đã đi qua đèo nào? Ấn tượng của em là gì? + Em có nhận xét, đánh giá như thế nào về việc đi qua nhiều đèo từ Bắc vào Nam? - Bước 2: Cho học sinh chơi trò chơi “TRỞ THÀNH HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH” (hs có thể chuẩn bị thông tin ở nhà hoặc GV cung cấp thông tin cho học sinh) + GV chia học sinh thành 6 nhóm tương ứng với 6 nhóm. Hãy giới thiệu những thông tin về các đèo lớn này. + HS thu thập thông tin từ Internet, trình bày theo cách hướng dẫn viên du lịch. ⇨ Tên đèo là gì? ⇨ Độ dài bao nhiêu ⇨ Thuộc địa phận tỉnh nào? ⇨ Những nét độc đáo của đèo này là gì? + HS làm việc nhóm trong 5 phút + HS bình chọn cá nhân làm tốt nhất ra thi tài giữa các nhóm + Đại diện HS trình bày, có cổ vũ, chấm điểm, thời gian 1 phút thể hiện, không nhìn giấy. GV: Căn cứ kết quả để cho điểm các nhóm làm tốt nội dung này. Khen ngợi các HS thể hiện tốt và có thông tin hấp dẫn, lôi cuốn..
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
- Bước 3: HS thảo luận cặp đôi và trả lời nhanh: Các đèo này ảnh hưởng đến giao thông Bắc-Nam như thế nào? >>> HS trả lời theo vòng tròn. GV chốt kiến thức. Liên hệ mở rộng : Hiện nay các đèo đã được xây dựng đường hầm để rút ngắn thời gian di chuyển cũng như hạn chế được tai nạn giao thông Liên hệ: địa phương em có các đèo lớn nào?
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Nội dung mục 3 a. Các đèo: Sài Hồ,Tam Điệp, Ngang, Hải Vân, Cù Mông, Cả. b. Ảnh hưởng của các đèo tới giao thông bắc – nam: + Tốn kém trong xây dựng đường giao thông, vượt qua đèo rất nguy hiểm. +Làm chậm tốc độ và dễ gây ra tai nạn giao thông đường bộ. + Gây ách tắc giao thông vào mùa mưa lũ do hiện tượng đất trượt, đá lở. Hầm đường bộ:
>>> Phân tích ý nghĩa của các hầm đường bộ HS suy nghĩ, chia sẻ cặp đôi và phát biểu trước lớp. GV cùng HS phân tích ý nghĩa >> Nhấn mạnh vai trò của tuyến đường xuyên quốc gia, quốc lộ 1 >>> Mở rộng, phát triển cao tốc, xây hầm, xây cầu cực kì có ý nghĩa. Nếu HS ở địa phương có QL 1 đi qua/có hầm/đèo thì cho các em phân tích thêm. C. Hoạt động luyện tập (5’) 1. Mục tiêu: - Học sinh khái quát được nội dung bài học - HS hào hứng với việc học tập - Phát triển năng lực hợp tác 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề 3. Phương tiện: Phiếu học tập 4. Tiến trình hoạt động
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Câu 1: Tên một cánh cung mà vĩ tuyến 220B đi qua?(7 ô chữ) Câu 2. Tên ngọn núi cao nhất vùng Tây Nguyên và Nam Bộ?(8 ô chữ) Câu 3: Cao nguyên nằm giữa CN. Kom Tum và CN. Đắk Lắk?(6 ô chữ) Câu 4: Gắn với cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược của Quang Trung (1788-1789) là con đèo nào?( 7 ô chữ) Câu 5: Đèo có hầm đường bộ xuyên qua dài nhất Việt Nam?( 6 ô chữ) Câu 6: Dãy núi cao nhất Việt Nam có tên gì?(12 ô chữ) Câu hỏi: Đặc điểm nổi bật nhất của địa hình nước ta là gì?( 6 ô chữ) D. Hoạt động nối tiếp- hướng dẫn học tự học (2’) 1. Mục tiêu: - Hướng dẫn học tập - Phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Trực quan 3. Phương tiện: Chương trình dự báo thời tiết trên tivi 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giao nhiệm vụ + Chuẩn bị ghi chép + Theo dõi chương trình dự báo thời tiết
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 + Ghi lại nhiệt độ của khu vực đang sinh sống mà chương trình thông tin trong vòng 1 tuần + Rút ra nhận xét chung về khí hậu và thời tiết - Bước 2: Hỏi đáp, hướng dẫn - Bước 3: Kết thúc bài dạy, khen ngợi nhóm xuất sắc V. RÚT KINH NGHIỆM
Tư liệu: 1/https://vnexpress.net/thoi-su/thong-xe-ham-deo-ca-thoi-gian-qua-deo-chi-con-10-phut3630451.html 2/https://news.zing.vn/nui-lua-chu-dang-ya-hung-vi-giua-nui-rung-tay-nguyen-post633584.html 3/https://nongnghiep.vn/noi-thuong-nguon-song-da-bi-an-song-da-post33501.html 4/https://www.24h.com.vn/du-lich-24h/deo-hai-van-cung-duong-tuyet-tac-cua-the-gioic76a1017341.html 5/https://www.youtube.com/watch?v=n47RIBtWSHc
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Tuần ……. - Ngày soạn: 27/07/2019 PPCT: Tiết…..
Bài 31. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VIỆT NAM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Mô tả được đặc điểm khí hậu nước ta và giải thích nguyên nhân hình thành tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm và tính chất đa dạng thất thường. - Phân tích mối liên hệ giữa các nhân tố hình thành. - Vận dụng kiến thức đã học để giải thích những hiện tượng thời tiết thường gặp trong cuộc sống. 2. Kĩ năng - Sử dụng bản đồ, Atlat để trình bày tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa qua thành phần khí hậu - Phân tích các bảng số liệu về khí hậu Việt Nam. - Tính được biên độ nhiệt dựa trên biểu đồ hoặc bảng số liệu về nhiệt độ. 3. Thái độ - Sống hài hòa với thiên nhiên - Phát huy được thế mạnh tự nhiên vùng miền qua thành phần khí hậu nhằm khai thác tốt thế mạnh của loại tài nguyên đặc biệt này 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: + Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, + Năng lực sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp + Năng lực sử dụng ngôn ngữ - Năng lực chuyên biệt: + Năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội thông qua việc xác định các mối quan hệ địa lí giữa vị trí địa lí và khí hậu + Năng lực sử dụng bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam - Átlát Địa lí Việt Nam - Hình 31.1 sgk trang 111 2. Chuẩn bị của HS - Atlat Địa lí Việt Nam. - Sách giáo khoa, sách tập ghi bài, bút màu các loại - Tìm hiểu thông tin về đặc điểm khí hậu ở Việt Nam III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH Nội Dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Trình bày ngắn Giải thích tính chất Tính chất gọn biểu hiện nhiệt đới và ẩm của nhiệt đới gió của đặc điểm khí hậu mùa ẩm nhiệt đới gió mùa ẩm Tính chất đa - Nêu được các dạng và thất biểu hiện của thường tính chất đa dạng và thất thường của khí hậu nước ta
Phân tích bảng số liệu về nhiệt độ và Atlat khí hậu
Đề xuất giải pháp thích ứng và sản xuất trong đời sống.
- Lấy được các ví Liên hệ một số Đề xuất giải pháp dụ chứng minh tính biểu hiện khí khắc phục một số chất đa dạng và thất hậu và thời tiết bất thường của khí thường tại địa phương hậu - Phân tích được các yếu tố gây nên tính chất đa dạng và thất thường của khí hậu nước ta IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC D. Tình huống xuất phát (3 phút) 1. Mục tiêu - Tăng sự hứng thú và tập trung cho người học khi mở đầu tiết học 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Giải quyết vấn đề 3. Phương tiện - Hình ảnh, câu thơ và câu thành ngữ 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Quan sát hai hình ảnh cùng với nội dung của thành ngữ và đoạn thơ sau, hãy cho biết: Câu thành ngữ và câu thơ sau đây phản ánh hiện tượng thời tiết gì ở nước ta? Hiện
tượng này có thể ở đâu trên đất nước ta? - Bước 2: HS trả lời, GV dẫn dắt vào bài học
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 B. Hình thành kiến thức mới HOẠT ĐỘNG 1: Chứng minh tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta (15 phút) 1. Mục tiêu - Học sinh trình bày được đặc điểm khí hậu của Việt Nam đó là tính chất nhiệt đới, tính chất ẩm và tính chất gió mùa. - Giải thích được nguyên nhân vì sao có đặc điểm đó. - Phát triển kĩ năng giao tiếp, hợp tác và thuyết trình. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Hoạt động nhóm với kĩ thuật hẹn hò 3. Phương tiện - Phiếu học tập, sơ đồ di chuyển, nhạc 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: GV chia lớp thành 6 nhóm ngẫu nhiên dựa vào đếm số (cho HS cả lớp lần lượt đếm từ 1-6, hs cùng số di chuyển thành nhóm theo sơ đồ GV đã nêu) hoặc dùng giấy màu (cùng màu kết thành một nhóm).
- Bước 2: Gv giao nhiệm vụ và phiếu học tập cho các nhóm thảo luận chuyên sâu trong vòng 5 PHÚT. Nhiệm vụ các nhóm chuyên sâu như sau: Nhóm 1, 4: Tìm hiểu về tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta theo phiếu học tập 1
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Nhóm 2,5: Tìm hiểu về tính chất gió mùa theo yêu cầu phiếu học tập 2
Nhóm 3,6: Tìm hiểu về tính chất ẩm của khí hậu nước ta theo phiếu học tập số 3
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
- Bước 3: Tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi “Hẹn hò” chia sẻ cho nhau về nội dung tìm hiểu ở nhóm chuyên sâu và hoàn thành nội dung phiếu học tập (phát phiếu học tập cá nhân trước lúc chơi)
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 + Luật chơi: GV cho cả lớp 1 phút để lên 2 lịch hẹn vào các khung giờ chẵn với các thành viên ở nhóm khác, sau đó tổ chức hẹn hò giữa các nhóm theo hai vòng như sơ đồ sau: + Hết vòng 1 GV hô khẩu lệnh cho HS tiếp tục tham gia hẹn hò vòng 2 theo sơ đồ
- Bước 4: GV chọn một HS bất kì để trình bày, kèm hỏi thêm các câu hỏi phụ vì sao để kiểm tra mức độ hiệu quả của vòng chuyên sâu và chia sẻ trò chơi hẹn hò. Các HS khác có thể đổi phiếu chấm chéo và công bố kết quả. - Bước 5: Cho HS quan sát bảng số liệu và hình ảnh dưới cho biết: vì sao Đà Lạt mặc dù có lượng bức xạ rất lớn nhưng nhiệt độ trung bình lại thấp hơn 200C (không theo quy tắc chung vừa tìm hiểu)
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Địa phương Số giờ Nhiệt độ TB năm nắng (giờ) (0C) 21,6 Lạng Sơn 1593 Hà Nội
1464
23,4
Huế
1894
25,1
Đà lạt
2319
18.3
An Giang
2732
27.3
(Số giờ nắng và nhiệt độ trung bình năm có xu hướng tăng dần từ Bắc vào Nam do lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ. Đà Lạt có nền nhiệt độ thấp do Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên, sự phân hoá nhiệt độ theo độ cao làm cho Đà Lạt có nhiệt độ TB năm thấp) Bước 6: GV tổng kết và làm rõ thêm nguyên nhân của 3 đặc điểm trên. GV làm sâu hơn về mối quan hệ giữa vị trí và khí hậu, nhấn mạnh nguyên nhân làm cho nước ta không mang khí hậu khô nóng như các nước có cùng vĩ độ.
GV: Sự hoạt động của gió Tín phong là 1 biểu hiện khác của tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta. Ở nước ta, Tín phong thổi quanh năm, xen kẽ gió mùa, bị gió mùa lấn át nên chỉ có tác động rõ rệt vào các thời kì chuyển tiếp giữa 2 mùa gió. Là khối khí chí tuyến, Tín phong thường đem lại thời tiết nóng, ổn định, không mưa, trừ trường hợp gặp bức chắn địa hình núi, khi này Tín phong có thể đem lại lượng mưa lớn như Duyên hải Trung Bộ vào mùa thu – đông. Mặc dù nước ta nằm trong vị trí của đới gió Tín Phong BBC song sự chênh lệch nhiệt độ giữa lục địa Á – Âu rộng lớn với Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương đã hình thành nên các
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 trung tâm khí áp thay đổi theo mùa, lấn át hoạt động của gió Tín phong, hình thành chế độ gió mùa đặc biệt ở nước ta. Chuyển ý: GV hát một vài câu trong bài hát Con gái: “Trời có lúc nắng lúc mưa/ Trời có lúc mưa lúc nắng/ Con gái có lúc hiền như nai/….dài dài”/ Người ta thường hay nói sự thất thường của con gái giống với yếu tố tự nhiên nào? (thời tiết)/ dẫn dắt vào đặc điểm tiếp theo. HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu tính chất đa dạng và thất thường của khí hậu nước ta (thời gian: 10 phút) 1. Mục tiêu Học sinh trình bày được những đặc điểm thất thường và đa dạng của khí hậu nước ta và giải thích được vì sao có đặc điểm này 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Kĩ thuật khăn trải bàn 3. Phương tiện - Giấy A2, sách giáo khoa 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: GV tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn với yêu cầu: Lấy ví dụ trong thực tế về biểu hiện của tính chất đa dạng và thất thường của khí hậu nước ta ? + Vòng 1: Phát cho mỗi hs trong nhóm một tờ giấy nhớ màu sắc khác nhau, yêu cầu suy nghĩ cá nhân trong 2 PHÚT và ghi ví dụ ra giấy của mình. + Vòng 2: Thảo luận nhóm 1 PHÚT để thống nhất và tổng hợp ví dụ vào tờ giấy A4. - Bước 2: GV hỏi nhanh về kết quả các đội và gọi bất kì một số hs nêu ví dụ của nhóm. - Bước 3: Thảo luận cặp đôi trong 4 PHÚT đọc nội dung sgk trang 111, 112 và kết quả vừa thảo luận để hoàn thành sơ đồ sau:
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 - Bước 4: GV chuẩn xác kiến thức qua sơ đồ tư duy trên bảng và phân tích làm rõ hơn nguyên nhân. *Tích hợp: GV đề cập đến vấn đề biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường khiến thời tiết diễn biến ngàng càng phức tạp: + Bão ngày càng mạnh và khó đoán + Nhiệt độ tăng cao kỉ lục + Hiện tượng rét, tuyết rơi diễn ra bất thường... (GV có thể cho HS về nhà tìm dẫn chứng >>> liên hệ bài 32) Điều này ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất? Giải pháp của chúng ta là như thế nào? >>> HS trả lời nhanh thông tin. GV cùng các em hoàn thiện thông tin liên quan C. Hoạt động luyện tập và nâng cao (5 phút) 1. Mục tiêu - Học sinh nhớ lại bài, hệ thống hóa kiến thức 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Trò chơi. 3. Phương tiện - Bộ câu hỏi 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: GV tổ chức trò chơi “Cùng nhau về đích” + Quay số ngẫu nhiên lấy mỗi nhóm 1 thành viên bước ra khu giữa lớp học, GV kẻ 3 vạch xuất phát và điểm về đích, trên mỗi đường đua hai hs đứng co một chân tại khoảng cách như hình. + Nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm còn lại là nghe câu hỏi từ người quản trò (GV/HS) và giơ cờ để trả lời thật nhanh. Với mỗi câu trả lời đúng thì thành viên của đội đó sẽ được bước tiếp một chân tiến lên. Cứ như vậy đội nào có thành viên đến đích nhanh nhất thì sẽ chiến thắng. + Khi thành viên của các đội 1,2,3 chạm đến vị trí của 4,5,6 mà phía nhóm 1,2,3 vẫn tiếp tục trả lời đúng và nhanh nhất thì hs của 4,5,6 trên đường đua được nhận kết quả và tiếp tục chặng đua.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Câu hỏi trò chơi: Câu 1: Địa điểm nào dưới đây có nhiệt độ trung bình năm cao hơn cả ? B. Huế. C. Đà Lạt. D. Hồ Chí Minh A. Hà Nội Câu 2: Giải thích nhanh câu thành ngữ sau: Mùa đông bán bông, mùa hè bán quạt. Câu 3: Mùa mưa lệch về thu đông là đặc trưng khí hậu của miền nào ? B. Phía Nam C. Biển Đông D. Đông Trường Sơn. A. Phía Bắc Câu 4: Câu thành ngữ: Làm thân con gái phải lo, mùa đông rét mướt ai cho mượn chồng. Hãy dự đoán người con gái này ở miền nào của nước ta ? >>> Miền Bắc Câu 5: Khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới vì ? A. Nằm ven biển. B. Nằm trong vùng nội chí tuyến. C. Nằm ở gần xích đạo. D. Địa hình nhiều đồi núi. Câu 6: Vùng nào chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió Tây khô nóng? A. Vùng Tây Bắc B. Duyên hải miền Trung C. Tây Nguyên D. Bắc Trung Bộ. - Bước 2: Nhận xét kết quả trò chơi và trao giải cho đội chiến thắng. D. Vận dụng và mở rộng (2 phút) 1. Sưu tầm những câu ca dao tục ngữ về thơi tiết khí hậu. 2. Giả sử không có mùa đông thì tự nhiên nước ta sẽ thay đổi như thế nào? V. RÚT KINH NGHIỆM
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Tuần - Ngày soạn: 08/08/2019 PPCT:
Bài 32: CÁC MÙA KHÍ HẬU VÀ THỜI TIẾT CỦA NƯỚC TA I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được những nét đặc trưng của khí hậu và thời tiết của hai mùa gió. - So sánh sự khác biệt về khí hậu và thời tiết của miền Bắc, Trung và Nam - Phân tích được những thuận lợi và khó khăn do khí hậu và thời tiết mang lại đối với đời sống và sản xuất của nhân dân. - Đánh giá được những biểu hiện hậu quả và đề xuất giải pháp phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu 2. Kĩ năng - Phân tích, so sánh được bảng số liệu nhiệt độ, lượng mưa ở các trạm Hà Nội, Huế, Tp.HCM - Phân tích video dự báo thời tiết 3. Thái độ - Chia sẻ những khó khăn với những người gặp tai họa do thời tiết khí hậu và biến đổi khí hậu gây ra. Có tinh thần tương thân tương ái. - Tuyên truyền để mọi người thấy được sự nguy hại của biến đổi khí hậu, góp phần nhỏ sức mình trong việc bảo vệ môi trường. 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ - Năng lực chuyên biệt: + Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ + Năng lực sử dụng bản đồ + Năng lực sử dụng, phân tích số liệu thống kê + Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý, video clip. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Bài giảng – các hoạt động học tập – Giấy A2 hoặc bảng nhóm 2. Chuẩn bị của HS - Sách giáo khoa, tập ghi bài, bút mực, màu các loại III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH Nội Dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Mục 1,2 gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ
Trình bày được thời gian hoạt động, hướng, tính chất của các loại gió thổi đến nước ta
Giải thích Đánh giá những Đưa ra các biện được vì sao thuận lợi và khó pháp giải quyết nước ta có 2 khăn của gió các khó khăn. mùa gió này mùa trong đời Đóng vai là nhà Phân tích sống và sản xuất. khí tượng đưa ra các cách phòng được bảng số tránh bão và bảo liệu nhiệt độ lượng mưa vệ sức khỏe khi của Hà Nội – thay đổi thời Huế tiết. Tp.HCM IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Tình huống xuất phát (3 phút) 1. Mục tiêu - Định hướng nội dung học tập, tạo hứng thú cho học sinh khi tham gia bài học 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Đàm thoại, kể chuyện/ Mở bài hát 3. Phương tiện Không 4. Tiến trình hoạt động Bước 1: Nêu nhiệm vụ + Lắng nghe bài hát + Ghi lại các hiện tượng thời tiết nhắc đến trong bài hát + Hiện tượng diễn ra vào thời kì nào trong năm? Bước 2: GV hát cho học sinh nghe “Hạt gạo làng ta” (thơ Trần Đăng Khoa) Hạt gạo làng ta có bão tháng bảy, có mưa tháng ba, giọt mồ hôi sa, những trưa tháng sau, nước như ai nấu, chết cả cá cờ. Cua ngoi lên bờ, Mẹ em xuống cấy. Bước 3: HS trả lời các câu hỏi >>> Lí giải tại sao tác giả viết như vậy. Bước 4: GV dẫn dắt vào bài Phương án 2: Kĩ thuật động não/tia chớp
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Bước 1: GV nêu câu hỏi định hướng: Tại sao, vốn là nước nông nghiệp, nhiều sản phẩm xuất khẩu quan trọng trên thế giới nhưng nông dân Việt Nam vẫn không giàu? Bước 2: GV cho HS suy nghĩ trả lời nhanh thông tin. Bước 3: GV tổng hợp các nguyên nhân và GV đặc biệt nhấn mạnh đến các khó khăn do khí hậu mang lại. B. Hình thành kiến thức mới HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu đặc trưng khí hậu gió mùa đông bắc và gió mùa tây nam (25 phút) 1. Mục tiêu - Trình bày được đặc trưng thời tiết và khí hậu của nước ta ở hai mùa gió: Đông bắc và Tây Nam - Phân tích bảng số liệu nhiệt độ lượng mưa của Hà Hội – Huế - Tp.HCM. - So sánh giữa hai mùa gió mùa đã tạo ra khí hậu trên cả nước phân hóa như thế nào? 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Đàm thoại, vấn đáp/nhóm chuyên gia mảnh ghép 3. Phương tiện Bảng nhóm/ giấy A2, tranh ảnh, bản đồ về gió mùa, bản đồ khí hậu nước ta. 4. Tiến trình hoạt động Phương án 1: ● Vòng 1: Nhóm chuyên gia 5 phút - Bước 1. GV chia học sinh thành 4 nhóm theo cách tổ chức trò chơi chia nhóm, hoàn thành phiếu học tập số 1 - Bước 2. Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm Nhóm 1: Tìm hiểu về thời gian đặc điểm mùa gió Đông Bắc Nhóm 2: Phân tích nhiệt độ lượng mưa và nhận xét về trạm Hà Nội, Huế, Tp.HCM tháng 11 đến tháng 4. Nhóm 3: Tìm hiểu về thời gian và hoạt động mùa gió Tây Nam Nhóm 4: Phân tích nhiệt độ lượng mưa và nhận xét về trạm Hà Nội, Huế, Tp.HCM tháng 4 đến tháng 10. - Bước 3: Giáo viên quan sát, đôn đốc, động viên các em học sinh hoàn thành nhiệm vụ của từng nhóm. ● Vòng 2: Nhóm mảnh ghép 8 phút Mục đích: Học sinh học được kĩ năng dùng ngôn ngữ của mình để trình bày vấn đề. Học cách dạy lại cho người khác. Từ đó các em học ghi nhớ hiệu quả.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 - Bước 4: Giáo viên cho từng nhóm đếm số từ 1 đến 4 những bạn nào có cùng một số về 1 nhóm. Nhóm đã được đánh số thứ tự trên bàn. GV yêu cầu học sinh di chuyển và về theo nhóm số ghép mới. Ở đây những thành viên trong nhóm sẽ đóng vai trò là chuyên gia trình bày cho bạn mình nghe lại những gì mình học được ở hoạt động trước. Mỗi người có 90 giây để nói ở mỗi lượt di chuyển. Cứ như vậy HS di chuyển lần lượt qua các bàn và ở mỗi bàn sẽ có chuyên gia trình bày. - Bước 5: Giáo viên thông báo hết giờ, ổn định học sinh theo nhóm ban đầu. Giáo viên chuẩn bị một bộ thẻ học sinh gọi tên học sinh trình bày lại những gì đã học được. Và chốt vấn đề. Nội dung phần 1 Kiến thức cần đạt 1. Mùa gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 - Tạo cho miền Bắc có mùa đông lạnh, nửa đầu mùa đông lạnh khô, nửa sau lạnh ẩm mưa phùn - Mưa lớn ở các tháng cuối năm ở duyên hải Nam Trung Bộ - Mùa khô nóng kéo dài ở miền Nam. 2. Mùa gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 - Mùa gió Tây Nam tạo nên mùa hạ nóng ẩm và có mưa to ở cả miền Bắc và miền Nam. Còn miền Trung mưa lùi về cuối thu đầu đông. - Xuất hiện thời tiết mưa giông, lốc, bão, áp thấp nhiệt đới Phương án 2: 1. Mục tiêu - Trình bày được đặc trưng thời tiết và khí hậu của nước ta ở hai mùa gió: Đông bắc và Tây Nam - Phân tích bảng số liệu nhiệt độ lượng mưa của Hà Hội – Huế - Tp.HCM. - So sánh giữa hai mùa gió mùa đã tạo ra khí hậu trên cả nước phân hóa như thế nào? 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Thảo luận - Trực quan 3. Phương tiện - Phiếu học tập - Clip Dự báo thời tiết 4. Tiến trình hoạt động Bước 1: GV phát PHT cho các nhóm Bảng: Các hiện tượng thời tiết đặc trưng ở mỗi miền theo mùa
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Miền
Mùa gió Đông Bắc (tháng 11 – 4)
Mùa gió Tây Nam (tháng 5 – 10)
Bắc
Trung
Nam
Bước 2: HS xem các clip liên quan đến gió mùa + SGK để điền thông tin Các thông tin điền trong phiếu ngắn gọn – Thời gian hoàn thành 3 phút Link clip: https://www.youtube.com/watch?v=TAgNihbeMjI&list=PLm8YCCTGZf4UqnfiJUYQ3M433QMb YQYKj&index=87 (cắt tới 1’10s) https://www.youtube.com/watch?v=xeLfwMn-Qyk (Cắt từ giây 20 tới 1’50s)
Bước 3: GV gọi HS trình bày trên bản đồ ngẫu nhiên, theo cặp. Các HS hỗ trợ nhau trình bày và bổ sung Bước 4: GV chốt ý, HS tự chấm điểm PHT GV nhấn mạnh đến sự phân hóa của khí hậu HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về những khó khăn và thuận lợi do khí hậu mang lại với nước ta (10 phút) 1. Mục tiêu - Học sinh nêu được những khó khăn và thuận lợi của thời tiết khí hậu nước ta ở từng mùa. - Đưa ra các giải pháp khắc phục các khó khăn đó. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Đàm thoại, vấn đáp/Khăn trải bàn 3. Phương tiện - Giấy A2 hoặc giấy note 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giáo viên phát giấy A2 cho học sinh đã kẻ sẵn nội khung hình khăn trải bàn
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 - Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh mỗi nhóm tự viết vào các góc của mình ngồi những ý kiến cá nhân mình vào. Trong 2 phút hoàn thành ý kiến cá nhân. Sau 2 phút các nhóm có 90 giây để ghi lại ý kiến chung của nhóm. - Bước 3: Giáo viên dùng thẻ gọi học sinh đứng lên trình bày, khi nhóm này trình bày nhóm khác phải lắng nghe và tick vào những nội dung mình trùng ý, còn khác hoặc không có thì bổ sung và phản biện nếu có. HS trả lời theo vòng tròn cho đến hết ý. - Bước 4: Giáo viên nhận xét, chốt vấn đề. HS đối chiếu và tính điểm thi đua cho nhóm mình. - Bước 5: GV chiếu một số thiên tai, biến đổi khí hậu và ảnh hưởng đến đồng bằng sông Cửu Long, yêu cầu HS trình bày các hiểu biết >>> đánh giá tác động và nêu giải pháp
Nội dung phần 2 2. Ảnh hưởng của khí hậu nước ta đối với sản xuất và đời sống. a. Thuận lợi - Thích hợp để trồng các cây nhiệt đới có giá trị cao - Sinh vật phát triển quanh năm - tăng cường thâm canh, tăng vụ xen canh. b. Khó khăn - Dịch bệnh, sâu bệnh nấm mốc ảnh hưởng năng suất cây trồng - Nhiều thiên tai gây thiệt hại nặng về người và của.
C. Hoạt động luyện tập ( 4 phút) 1. Mục tiêu - Ôn lại bài đã học 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Vấn đáp, hoạt động trò chơi 3. Phương tiện - Power point trò chơi
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 4. Tiến trình hoạt động Học sinh chơi trò chơi “Bay lên nào” Câu 1: Gió mùa Đông Bắc hoạt động trong thời gian nào? Tháng 11 đến tháng 4 Câu 2: Loại gió nào làm cho ven biển miền Trung khô nóng? Gió Lào Câu 3: Mùa gió nào làm cho cả miền bắc và miền nam mưa lớn? Gió mùa mùa hạ Câu 4 : Trong thời kì hoạt động của gió mùa đông bắc, thời tiết khí hậu của Bắc Bộ, Trung Bộ và nam bộ có giống nhau không ? Vì sao ? Không vì do ảnh hưởng của địa hình. Câu 5 : Gió mùa Tây Nam hoạt động trong thời gian nào? Tháng 5 đến 10 Câu 6 : Mùa mưa bão diễn ra ở vùng biển Vũng Tàu tới Cà Mau khi nào ? tháng 10 và 11 Câu 7 : Biến đổi khí hậu làm cho vùng nào của nước ta bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
D. Hoạt động nối tiếp- hướng dẫn học tự học (1.phút) - Tóm tắt chủ đề khí hậu bằng 1 sơ đồ tư duy - Đề xuất giải pháp nhằm khắc phục khó khăn do khí hậu gây nên cho sản xuất, đặc biệt là NN V. RÚT KINH NGHIỆM
Phiếu học tập trong bài PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Đặc điểm khí hậu và thời tiết nước ta vào mùa đông Gió mùa đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4 (mùa đông) Miền khí hậu
Bắc bộ
Trung bộ
Nam bộ
Trạm khí tượng
Hà Nội
Thừa thiên – Huế
Thành phố Hồ Chí Minh
Hướng gió chính Nhiệt độ tháng
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 thấp nhất Lượng mưa trung bình tháng thấp nhất (mm) Dạng thời tiết thường gặp Đặc trưng về khí hậu mùa này
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: Đặc điểm khí hậu và thời tiết nước ta vào mùa hạ Gió mùa tây nam từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa hạ) Miền khí hậu
Bắc bộ
Trung bộ
Nam bộ
Trạm khí tượng
Hà Nội
Thừa thiên – Huế
Thành phố Hồ Chí Minh
Hướng gió chính Nhiệt độ tháng thấp nhất Lượng mưa trung bình tháng thấp nhất (mm) Dạng thời tiết thường gặp Đặc trưng về khí hậu mùa này
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
TÀI NGUYÊN
Trâu bò chết rét
Băng giá Sapa
Băng giá
Hạn mặn kỉ lục
Thời tiết
Xâm nhập mặn
Giá rét
Xâm nhập mặn
Tuần Ngày soạn:
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
TIẾT 38 - BÀI 33 : ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày và giải thích được các đặc điểm chung của sông ngòi ở nước ta. - Đánh giá được giá trị của sông ngòi ở nước ta. - Phân tích được nguyên nhân sông ngòi nước ta bị ô nhiễm - Đề xuất giải pháp phải bảo vệ sự trong sạch của dòng sông. 2. Kĩ năng - Xác định được trên bản đồ, lược đồ các con sông lớn và hướng chảy chính - Sử dụng tranh ảnh, video...để trình bày đặc điểm sông ngòi nước ta và các sông lớn. - Nhận biết hiện tượng nước sông đang bị ô nhiễm qua tranh ảnh và trên thực tế. - Phân tích bảng số liệu thống kê về sông ngòi. 3. Thái độ - Có ý thức bảo vệ MT nước của các dòng sông. - Lên án những hành động làm ô nhiễm môi trường nước. - Giáo dục tư tưởng cho học sinh, tình yêu quê hương đất nước. 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: Tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; Năng lực sử dụng bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video; sử dụng số liệu thống kế; II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Bản đồ Các hệ thống sông Việt Nam, Lược đồ các hệ thống sông lớn ở Việt Nam (hình 33.1 SGK), Bảng mùa lũ trên các lưu vực sông (bảng 33.1 SGK) - Tranh vẽ, hình ảnh, video...về sông ngòi, về những tác động của con người tới nguồn nước, hiện tượng ô nhiễm nguồn nước sông ngòi. Máy vi tính, máy chiếu, bài giảng trên Powerpoint. Phiếu học tập, bảng biểu, sơ đồ tư duy 2. Chuẩn bị của HS - Đọc và soạn trước bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam. Bảng học tập cá nhân III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao thấp Trình bày và Nêu được những thuận lợi - Sử dụng bản Phân tích bảng giải thích được và khó khăn của sông ngòi đồ để trình số liệu, bảng đặc điểm đối với đời sống, sản xuất bày đặc điểm thống kê về chung của sông và sự cần thiết phải bảo vệ chung của sông ngòi…. ngòi Việt Nam. nguồn nước sông trong sông ngòi
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 sạch.
nước ta
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Tình huống xuất phát (5 phút) 1. Mục tiêu - Học sinh nhận biết được dòng sông - Tạo hứng thú cho việc học tập - Giáo viên dẫn dắt vào bài học mới 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Trò chơi - Hoạt động: Cá nhân 3. Phương tiện 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ ● Câu đố: Đã đi là chỉ về xuôi Dẫu trăm ngả vẫn một nơi hội cùng Lúc thì giận dữ điên khùng Khi thì hiền dịu, ung dung dịu dàng ( Là gì?) ● Em hãy thi kể tên các con sông ở nước ta mà em biết ? ● Bằng hiểu biết của mình, em hãy kể một số lợi ích từ dòng sông mang lại ? - Bước 2: HS thi đua kể tên theo dãy/nhóm nam – nữ nhằm tạo nên sự gay cấn - Bước 3: Giáo viên chuẩn kiến thức, dẫn dắt vào bài mới. Vào bài mới:Sông ngòi, kênh rạch, ao, hồ…là hình ảnh quen thuộc đối với mỗi người Việt Nam chúng ta. Vậy chúng có đặc điểm ra sao, có vai trò như thế nào trong đời sống và sản xuất? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua nội dung bài học hôm nay.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI HOẠT ĐỘNG 1: Khám phá về đặc điểm chung của sông ngòi (20 phút) 1. Mục tiêu ❖ Kiến thức: - Mô tả được các đặc điểm sông ngòi ở nước ta. - Xác định được trên bản đồ, lược đồ các con sông lớn và hướng chảy chính ❖ Kĩ năng: - Đọc tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, số liệu thống kê để nhận biết đặc điểm của sông ngòi Việt Nam. - Kĩ năng làm việc nhóm 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Đàm thoại gợi mở, phát vấn. - Thảo luận cặp đôi/nhóm - Kĩ thuật mảnh ghép/ khăn trải bàn 3. Phương tiện - Khai thác tranh ảnh. - Lược đồ địa hình Việt Nam - Lược đồ hệ thống các sông lớn ở Việt Nam - Phiếu học tập. 4. Tiến trình hoạt động ❖ Nhiệm vụ 1: (5 phút) Hoạt động: Cá nhân - Bước 1: ● Khi đề cập đến sông ngòi, chúng ta sẽ quan tâm đến những thông tin nào? ● Sông ngòi nước ta có những đặc điểm chung nào nổi bật ? - Bước 2: Giáo viên quay số, mời học sinh bất kỳ trả lời. Học sinh cả lớp quan sát, nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Giáo viên chuẩn kiến thức. ❖ Nhiệm vụ 2: Hoạt Động: Cá nhân/cặp đôi/nhóm Vòng 1: chia lớp thành 8 nhóm (thời gian 4 phút) Bước 1: giao nhiệm vụ ● Nhóm 1 + 5: Vì sao sông ngòi nước ta có mạng lưới dày đặc, phân bố rộng khắp nhưng phần lớn là sông nhỏ, ngắn và dốc ? ● Nhóm 2 + 6: Vì sao sông ngòi chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung ? ● Nhóm 3 + 7: Vì sao sông ngòi nước ta có chế độ nước theo mùa khác nhau rõ rệt ? ● Nhóm 4 + 8: Vì sao sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn ?
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 - Bước 2: Học sinh tìm hiểu câu hỏi thảo luận, làm việc cá nhân tìm ý trả lời. Trao đổi với bạn bên cạnh (đã được đánh số phân chia trước: 1+2; 3+4; 5+6, 7+8), cuối cùng là cả nhóm cùng thảo luận và đưa ra ý kiến cuối cùng. Ghi kết quả lên phiếu thảo luận. Lưu ý: GV cần quan sát và kịp thời hướng dẫn các nhóm thảo luận chưa đúng với nội dung yêu cầu để đảm bảo ở vòng 1 tất cả các em đều nắm được nội dung thảo luận của nhóm mình. Kết thúc vòng 1, học sinh các nhóm đổi vị trí theo kỹ thuật mảnh ghép. - Các nhóm đổi chỗ cho nhau theo hướng dẫn. Để tránh việc học sinh di chuyển lộn xộn giáo viên cần quy định cách di chuyển, có hình thức khen/nhắc nhở khi nhóm di chuyển trật tự/ồn ào.
-
Vòng 2 đổi nhóm: GV: Học sinh các nhóm mới lần lượt chia sẻ nội dung đã được thảo luận tại vòng 1 cho nhau (4 phút) GV: Qua việc thảo luận và chia sẻ. Các nhóm hãy cho biết: Sông ngòi nước ta có mối quan hệ với các nhân tố tự nhiên nào ? Cá nhân HS phải nghiên cứu, xem lại phần đã thảo luận và được chia sẻ, dự kiến các nội dung trả lời điền vào bảng cá nhân, và trao đổi với các bạn trong nhóm để cùng thống nhất nội dung. Nhóm trưởng giao việc cho các nhóm nhỏ đảm nhận trách nhiệm, nhóm trưởng chú ý quản lí thời gian khi làm việc nhóm. - Bước 3: Nhóm đại diện báo cáo phần thảo luận, các nhóm lắng nghe, ghi chép, nhận xét, góp ý cho nhóm báo cáo - Bước 4: GV nhận xét đánh giá quá trình hoạt động của các nhóm, đánh giá sản phẩm và chuẩn hóa kiến thức. GV mở rộng: Đê ngăn lũ là một trong những biện pháp mà nhân dân ta đã tiến hành khắc phục thiệt hại trong mùa lũ. Từ thời các vua Trần đã cho đắp đê ngăn lũ bảo vệ mùa màng và con người NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1 1. Đặc điểm chung
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 a). Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp. b). Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính là TB- ĐN và vòng cung. c). Sông ngòi nước ta có 2 mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt. d). Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn. HOẠT ĐỘNG 2: Khám phá giá trị của sông ngòi và vấn đề bảo vệ dòng sông ( 10 phút) 1. Mục tiêu - Đánh giá được giá trị của sông ngòi đối với tự nhiên, đời sống, các hoạt động sản xuất của con người. - Khai thác tri thức tranh ảnh, video...để nhận biết hiện trạng ô nhiễm sông ngòi. - Thể hiện ý thức, thái độ và hành động sẵn sàng tham gia các hoạt động bảo vệ nguồn nước. - Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Đàm thoại gợi mở - Thảo luận nhóm - Nêu và giải quyết vấn đề, động não, hợp tác 3. Phương tiện - Phiếu học tập. - Tranh ảnh về dòng sông - Clip về khai thác cát trên sông: 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giao nhiệm vụ Trò chơi “KHÁM PHÁ GIÁ TRỊ NHỮNG DÒNG SÔNG” ❖ Phổ biến luật chơi 1. Mỗi nhóm sẽ nhận được một bộ tranh ảnh (6 bức tranh khác nhau) về các hoạt động trên dòng sông. 2. Hãy đặt tên cho bức tranh để có thể thuyết minh các giá trị dòng sông hiệu quả nhất 3. Nhóm nào xong trước sẽ giơ tay báo hiệu, nhóm được ưu tiên thuyết trình - Bước 2: HS thảo luận, thống nhất ý kiến. Nhóm đại diện trình bày, mời các nhóm khác nhận xét - Bước 3: GV Nhận xét, đánh giá hoạt động. Tuyên dương các nhóm hoạt động tốt, tích cực Giáo viên mở rộng: Sông ngòi có nhiều giá trị. Có những giá trị gắn bó mật thiết với đời sống hàng ngày của chúng ta. Chính vì nhiều giá trị to lớn như vậy nên lịch
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 sử loài người luôn gắn bó với những dòng sông, tạo nên những nền văn minh lớn. Ở Việt Nam chúng ta có nền văn minh sông Hồng, là nền văn minh lúa nước đầu tiên ở Đông Nam Á, với những giá trị văn hóa truyền thống được lưu giữ cho tới ngày hôm nay. Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu vấn đề này trong những bài học khác của những môn học khác nhé. Bên cạnh những giá trị về kinh tế văn hóa. Từ xa xưa ông cha ta cũng đã biết dựa vào những dòng sông để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đất nước mình. Các em hãy nhớ lại những kiến thức đã được học và kể ra một số chiến thắng của quân và dân ta trên các dòng sông ? 1. Chiến thắng Bạch Đằng (Ngô Quyền – năm 938 – quân Nam Hán) 2. Chiến thắng Bạch Đằng (Lê Hoàn - năm 981 – quân Tống) Sông ngòi cũng được các nhà thơ, nhà văn sáng tác thành những bài thơ, bài ca ghi đậm dấu ấn quê hương Việt Nam ❖ Nước sông còn được người dân dùng để sinh hoạt, do vậy nước sông bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng tới đời sống và sức khỏe của con người. 1. Nguồn nước nhiễm Natri (Na) => gây bệnh cao huyết áp, tim mạch 2. Nguồn nước nhiễm Chì (Pb) => ung thư da 3. Nguồn nước nhiễm Lưu huỳnh (S) => gây bệnh tiêu hóa
Nuôi cá bè trên sông
Hồ Dầu Tiếng
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Thủy điện Sơn La
Chợ nổi miền Tây
Khai thác cát
Trạm bơm
Sông Nhuệ ô nhiễm
Lũ lụt
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Nội dung phần 2 2. Giá trị của sông ngòi Sông ngòi nước ta có giá trị to lớn về nhiều mặt: Thuỷ lợi, thuỷ điện, giao thông vận tải, bồi đắp phù sa, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản... 3. Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm - Thực trạng: Nguồn nước sông đang bị ô nhiễm. - Nguyên nhân: mất rừng đầu nguồn, chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, ý thức bảo vệ nguồn nước kém...
C. Hoạt động luyện tập/vận dụng (5 phút ) 1. Mục tiêu - Hệ thống lại kiến thức về đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam, giá trị của dòng sông 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: - Hoạt động: cá nhân 3. Phương tiện: 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giao nhiệm vụ Học sinh hệ thống lại kiến thức bằng sơ đồ tư duy - Bước 2: HS làm hoàn thành sơ đồ tư duy. - Bước 3: GV giải đáp những nội dung HS còn thắc mắc (nếu có). Học sinh chấm chéo sản phẩm. D. Hoạt động nối tiếp- hướng dẫn học tự học (5 phút) 1. Mục tiêu (Kiến thức, kĩ năng…) + Kiến thức: Vận dụng kiến thức liên hệ thực tiễn ở Việt Nam + Kĩ năng: giải quyết vấn đề 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Làm việc cá nhân 3. Phương tiện - Đọc/tìm kiếm tài liệu trong sách tham khảo, nguồn Internet 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giao nhiệm vụ: Ý KIẾN CHUYÊN GIA ● Bản thân các em đang là học sinh, em sẽ có hành động gì để bảo vệ sự trong sạch cho các dòng sông ?
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 ● Tại sao một số con sông ở vùng Tây Nguyên có thể xây dựng được nhiều nhà máy thủy điện trên cùng một dòng sông ? - Bước 2: HS trao đổi và phát biểu nhanh ý kiến - Bước 3: GV chốt ý và khen ngợi HS V. RÚT KINH NGHIỆM
LINK TƯ LIỆU 1/https://baotainguyenmoitruong.vn/ban-doc/binh-dinh-khai-thac-cat-tren-song-latinh-gay-sat-lo-bo-song-anh-huong-doi-song-va-san-xuat-cua-nguoi-dan1271821.html 2/https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/nhung-ky-luc-o-thuy-dien-son-la-102008.html 3/http://iwarp.org.vn/d457/ho-dau-tieng-huong-toi-muc-tieu-an-toan-va-hieu-qua.html 4/ Clip: https://www.youtube.com/watch?v=C965XdQhZHU
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Bài 34 CÁC HỆ THỐNG SÔNG Ở NƯỚC TA I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Kể tên được 9 hệ thống sông lớn ở nước ta. - Trình bày được đặc điểm ba vùng thủy văn: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. - Giải thích được sự khác nhau về chế độ nước, về mùa lũ của sông ngòi Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. - Đánh giá hiện trạng khai thác các nguồn lợi sông ngòi và giải pháp phòng chống lũ lụt ở nước ta. 2. Kĩ năng - Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, lược đồ Các hệ thống sông lớn ở Việt Nam để trình bày đặc điểm của các hệ thống sông lớn ở nước ta. - Phân tích bảng số liệu, bảng thống kê về các hệ thống sông lớn ở nước ta. 3. Thái độ - Yêu mến, tự hào, có ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường nước và các dòng sông để phát triển kinh tế bền vững. - Lên án hành vi hủy hoại, khai thác cạn kiệt tài nguyên sông ngòi. 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác nhóm, thuyết trình... - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng tranh ảnh địa lí; Năng lực lí giải... II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - SGK, SGV môn Địa lí 8. - Máy tính, máy chiếu, bài soạn. - Bản đồ Các hệ thống sông lớn ở Việt Nam. - Bảng hệ thống các sông lớn ở Việt Nam (bảng 34.1 SGK). - Mô hình; phiếu học tập, bút dạ,... 2. Chuẩn bị của HS - Nghiên cứu bài học - Sách giáo khoa, Atlat Địa lí Việt Nam, đồ dùng học tập... III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH Nội Dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 thấp Trình bày và so sánh được chế độ nước của Liên hệ Tích hợp với Xác định các hệ thống sông lớn ở những khó những môn học và khác trong Các hệ được một Bắc Bộ, Trung Bộ và khăn số cách phòng chương hệ Nam Bộ trình: thống Giải thích được sự khác tránh về vấn Ngữ văn, sông lớn thống ở nước ta sông lớn ở nhau về chế độ nước, đề mà địa GDCD, kĩ năng nước ta về mùa lũ của sông phương gặp sống cho HS ngòi Bắc Bộ, Trung Bộ phải: lũ lụt. và Nam Bộ IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Tình huống xuất phát (5 phút) 1. Mục tiêu - Ôn tập kiến thức cũ - Tạo hứng thú để HS dựa trên những hiểu biết về sông ngòi ở nước ta. Từ đó gợi mở kiến thức mới về các hệ thống sông lớn ở Việt Nam 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học Trò chơi Địa lí “HỎI NHANH – ĐÁP GỌN” 3. Phương tiện - Bộ câu hỏi 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Hướng dẫn thể lệ: + 2 HS sẽ thi đấu với nhau + HS thua bị loại, HS thắng sẽ thi đấu với HS khác + Người chiến thắng là trả lời và vượt qua nhiều đối thủ nhất - Bước 2: GV bắt đầu cuộc chơi với các câu hỏi ngắn về sông ngòi: 1/ Hãy cho biết sông ngòi nước ta chảy theo những hướng chủ yếu nào? >>>TBđN, Vòng cung 2/ Nước ta có bao nhiêu con sông dài trên 10km? >>> 2360 3/ Đập thủy điện Sơn La, Hòa Bình nằm trên dòng sông nào? >>> Đà 4/ Tháng đỉnh l4 của sông ngòi Bắc Bộ là tháng mấy? >>>8 5/ Kể tên 2 mùa nước trên sông? >>> mùa lũ và mùa cạn 6/ Bây giờ đang là mùa nước nào? >>> cạn/lũ tùy địa phương 7/ Tên con sông ở địa phương mình là gì? >> tự kể 8/ Công trình thủy lợi nào lớn nhất nước? >>> Hồ Dầu Tiếng 9/Con sông nào dài nhất miền Nam? >>> Đồng Nai 10/ Sông nào là biểu tượng của thành phố Huế? >> Hương - Bước 2: HS trả lời; GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi các HS làm tốt.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 - Bước 3: Từ phần trả lời của học sinh, giáo viên dẫn vào bài. B. Hình thành kiến thức mới HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu vị trí, tên gọi của 9 hệ thống sông lớn ở nước ta (5p) 1. Mục tiêu - Xác định được vị trí, tên gọi của chín hệ thống sông lớn ở nước ta. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Đàm thoại/ Giảng giải, khai thác bản đồ - Hoạt động: Cá nhân 3. Phương tiện - Lược đồ các hệ thống sông lớn ở Việt Nam 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Kiểm tra kiến thức về hệ thống sông, lưu vực sông (Đã học ở lớp 6). ? Thế nào là hệ thống sông, thế nào là lưu vực sông?
Phụ lưu Sông chính
Chi lưu
Lưu vực sông
- GV giới thiệu: Theo thống kê của Tổng cục Khí tượng – Thủy văn (năm 1985), đất nước ta có tới 2360 con sông có chiều dài dòng chảy trên 10 km. Các sông này lập thành 106 hệ thống sông lớn nhỏ, trong đó phần lục địa là 102 và phần hải đảo là 4 hệ thống sông. Nếu chỉ tính các hệ thống sông có chiều dài dòng chính trên 200 km và diện tích lưu vực trên 10 000 km2 thì Việt Nam có 9 hệ thống sông lớn. - Bước 2: Yêu cầu HS kể tên các hệ thống sông lớn + Quan sát bảng 34.1, em hãy kể tên các hệ thống sông lớn ở nước ta. + GV chốt kiến thức. - Bước 3: Xác định vị trí và lưu vực của chín hệ thống sông + Hãy tìm trên hình 33.1 vị trí và lưu vực của chín hệ thống sông lớn ở nước ta. + GV nhận xét, uốn nắn, sửa sai kĩ năng chỉ bản đồ của HS và chốt kiến thức.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Lược đồ các hệ thống sông lớn ở Việt Nam
- Bước 4: Xác định các vùng sông ngòi + Hãy cho biết sông ngòi nước ta được chia thành những vùng sông ngòi nào? + GV chốt: Phù hợp với chế độ mưa lũ, sông ngòi nước ta được phân ra thành 3 vùng thủy văn, tức là 3 vùng sông ngòi: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. + GV hướng dẫn HS ghi vở Nội dung chung - Việt Nam có 9 hệ thống sông lớn (Bảng 34.1 SGK trang 122). 1. Sông ngòi Bắc Bộ 2. Sông ngòi Trung Bộ 3. Sông ngòi Nam Bộ PHƯƠNG ÁN 1: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LỚP HỌC THEO NHƯ TIẾN TRÌNH SGK HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu các hệ thống sông lớn và đặc điểm ba vùng sông ngòi ở nước ta. (32p) 1. Mục tiêu - Xác định được vị trí, tên gọi của các hệ thống sông lớn của mỗi vùng. - Trình bày được đặc điểm ba vùng thủy văn. - Có một số hiểu biết về khai thác các nguồn lợi sông ngòi ở nước ta. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Khai thác bản đồ, nhóm - Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân, nhóm 3. Phương tiện - Lược đồ các hệ thống sông ở Việt Nam - Lược đồ tự nhiên Việt Nam - Tranh ảnh về sông ngòi Việt Nam
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 4. Tiến trình hoạt động THẢO LUẬN NHÓM (6 phút) - Bước 1: Chia nhóm, giao nhiệm vụ + GV: Chia lớp thành 6 nhóm + Giao nhiệm vụ: Dựa vào Atlat ĐLVN, nội dung SGK, kiến thức đã học và những hiểu biết thực tế, hãy: a) Kể tên các hệ thống sông lớn của mỗi vùng b) Đặc điểm nổi bật của mỗi vùng. Sau đó hoàn thiện phiếu học tập sau: Phiếu học tập Sông ngòi Bắc Bộ Sông ngòi Trung Bộ Sông ngòi Nam Bộ a) Các hệ thống sông lớn b) Đặc điểm Nhóm 1+4: Sông ngòi Bắc Bộ. Nhóm 2+5: Sông ngòi Trung Bộ. Nhóm 3+6: Sông ngòi Nam Bộ. + Thời gian: 4 phút. + GV quan sát, hỗ trợ HS. - Bước 2: Trưng bày kết quả + Sau 4 phút: GV yêu cầu các nhóm trưng bày kết quả thảo luận. + GV yêu cầu HS quan sát kết quả hoạt động của các nhóm trong 2 phút để tìm tòi, phát hiện, sau đó phát vấn. + HS quan sát, trao đổi. - Bước 3: Các nhóm báo cáo sản phẩm hoạt động nhóm. + Đại diện các nhóm báo cáo sản phẩm. + GV yêu cầu HS nhận xét; trao đổi, bổ sung kiến thức + GV chốt kiến thức, mở rộng, liên hệ thực tế. CỤ THỂ: Phần 1: SÔNG NGÒI BẮC BỘ (11 phút) - Đại diện nhóm 1, 4 trình bày kết quả thảo luận. - HS các nhóm trao đổi với nhau. - GV giới thiệu về hệ thống sông Hồng – hệ thống sông lớn nhất của vùng thủy văn Bắc Bộ.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Việt Trì
Tại sao sông ngòi Bắc Bộ lại có chế độ nước thất thường? Nhân dân ta đã có cách nào để phòng chống lũ lụt ở Đồng bằng sông Hồng? Lấy ví dụ cụ thể ở địa phương em? GV giới thiệu về hệ thống đê điều và đập phân lũ ở địa phương (lấy ảnh minh chứng)
CÔNG TRÌNH PHÂN LŨ ĐẬP ĐÁY
- GV giới thiệu mô hình một đoạn dòng chính của hệ thống sông Hồng chảy qua đồng bằng Bắc Bộ. Phần 2: SÔNG NGÒI TRUNG BỘ (5 phút) - Đại diện nhóm 2, 5 trình bày kết quả thảo luận. - HS các nhóm trao đổi với nhau. - GV chốt kiến thức, mở rộng, liên hệ thực tế. - GV cho HS xem hình ảnh, video lũ lụt ở miền Trung.
Thiệt hại của lũ
Hãy kể những việc làm cụ thể của bản thân em để chia sẻ với những khó khăn của đồng bào bị lũ lụt? GV tích hợp môn Giáo dục công dân: Tinh thần tương thân tương ái. Phần 3: SÔNG NGÒI NAM BỘ (10 phút)
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 - Đại diện nhóm 3, 6 trình bày kết quả thảo luận. - HS các nhóm trao đổi với các nhóm. - GV chốt kiến thức; mở rộng, liên hệ thực tế. Hãy kể tên các quốc gia có sông Mê Kông chảy qua. - GV giới thiệu về hệ thống sông Mê Công – hệ thống sông lớn nhất của vùng thủy văn Nam Bộ; yêu cầu HS xác định các cửa sông trên bản đồ.
- GV nhận xét và uốn nắn sửa sai - GV cho HS xem video về lũ ở đồng bằng sông Cửu Long và gợi ý HS quan sát, lắng nghe để chỉ ra thuận lợi, khó khăn và giải pháp.
Hãy nêu những thuận lợi và khó khăn do lũ gây ra ở đồng bằng sông Cửu Long? Giải pháp? - GV nhận xét; mở rộng Tại sao người dân Đồng bằng sông Cửu Long chọn giải pháp “Sống chung với lũ”, trong khi đó người dân đồng bằng Bắc Bộ lại đắp đê chống lũ? - GV nhận xét, đánh giá và giải thích; mở rộng. * GV tích hợp phòng chống đuối nước. Nội dung bài học: 1. SÔNG NGÒI BẮC BỘ a) Các hệ thống sông lớn: - Sông Hồng - Sông Thái Bình - Sông Kì Cùng - Bằng Giang
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 - Sông Mã b) Đặc điểm: - Chế độ nước theo mùa, thất thường. - Lũ tập trung nhanh và kéo dài tới 5 tháng (từ tháng 6 đến tháng 10). - Các sông có dạng nan quạt. 2. SÔNG NGÒI TRUNG BỘ a) Các hệ thống sông lớn: - Sông Cả - Sông Thu Bồn - Sông Đà Rằng. b) Đặc điểm: - Ngắn và dốc, phân thành nhiều lưu vực nhỏ độc lập. - Lũ lên rất nhanh và đột ngột. - Mùa lũ tập trung từ tháng 9 đến tháng 12 (lũ vào thu đông). 3. SÔNG NGÒI NAM BỘ a) Các hệ thống sông lớn - Sông Đồng Nai - Sông Mê Công. b) Đặc điểm + Lượng nước lớn. + Chế độ nước khá điều hòa. + Mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11 PHƯƠNG ÁN 2: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VỚI HÌNH THỨC KĨ THUẬT TRẠM – MẢNH GHÉP VÀ PHÒNG TRANH 1. Mục tiêu - Trình bày được đặc điểm của 3 vùng sông lớn nước ta - So sánh và giải thích được sự khác nhau về chế độ nước của sông ngòi ở các khu vực - Đề xuất giải pháp khắc phục đế độ nước và khai thác tài nguyên nước hiệu quả 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Đàm thoại/ Giảng giải, mảnh ghép, khai thác bản đồ - Hoạt động: Cá nhân – Nhóm 3. Phương tiện - Lược đồ sông ngòi - Tập bản đồ Địa lí - Phiếu học tập 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giao nhiệm vụ, chia nhóm
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 HĐ nhóm: GV chia lớp thành 6 nhóm (tùy sĩ số) yêu cầu các nhóm quan sát hình và khai thác SGK, dựa vào kiến thức đã học, hiểu biết thực tế, hoàn thành phiếu học tập của các nhóm theo các nội dung: ✔ Sông điển hình ✔ Mạng lưới sông ✔ Chế độ nước, lưu lượng nước ✔ Giá trị của hệ thống sông ✔ Giải thích đặc điểm chế độ nước sông ● Nhóm 1,4 tìm hiểu sông ngòi Bắc bộ ● Nhóm 2,5 tìm hiểu sông ngòi Trung Bộ ● Nhóm 3,6 tìm hiểu sông ngòi Nam Bộ - Bước 2: ❖ Vòng 1: Nhóm chuyên gia: Từ nhóm 1 đến nhóm 6 các học sinh có số 1 + 2 dùng giấy thảo luận màu hồng; 3 + 4 dùng giấy thảo luận màu vàng và nhóm 5 + 6 dùng giấy thảo luận màu xanh. Sau khoảng thời gian quy định thảo luận (5 phút) các cặp đôi sẽ ghi nội dung đã thống nhất vào phiếu học Cụm 1
tập. - Bước 3: ❖ Vòng 2:
Nhóm
Lối di chuyển
Cum 2
Nhóm 1
Nhóm 4
Nhóm 2
Nhóm 5
Nhóm 3
Nhóm 6
ghép:
Ở
vòng
2
Cụm 1: - Các học sinh có số 1 + 2 ở nhóm 1, 2, 3 hình thành 1 nhóm mới - Các học sinh có số 3 + 4 ở nhóm 1, 2, 3 hình thành 1 nhóm mới - Các học sinh có số 5 + 6 ở nhóm 1, 2, 3. Hình thành 1 nhóm mới
có
6
Cụm 1
nhóm
Lối di chuyển
mới:
Cụm 2
Số 1+2
Số 1+2
Số 3+4
Số 3+4
Số 5+6
Số 5+6
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Cụm 2: - Tương tự như vậy đối với các nhóm 4,5 và 6 Các nhóm đổi chỗ cho nhau theo hướng dẫn. Để tránh việc học sinh di chuyển lộn xộn giáo viên cần quy định cách di chuyển, có hình thức khen/nhắc nhở khi nhóm di chuyển trật tự/ồn ào. Giáo viên chiếu sơ đồ và HS có 30 giây để di chuyển về nhóm mới. Lưu ý: Các thầy cô có thể bố trí lớp học sao cho học sinh di chuyển được thuận lợi và không bị rối. Để tăng thêm không khí cho lớp có thể cho học sinh bắt tay, chào hỏi nhau và vỗ tay khi hình thành nhóm mới. - Mỗi cặp đôi có 2 phút để trình bày lại những gì mình làm được ở nhóm chuyên gia cho các bạn ở nhóm mới của mình. (3 cặp đôi thay nhau chia sẻ) - Bước 5: Thảo luận nhóm mảnh ghép Sau khi nhóm mảnh ghép chia sẻ xong. Giáo viên giao nhiệm vụ mới cho các nhóm “mảnh ghép”. Nhiệm vụ này mang tính khái quát, tổng hợp toàn bộ nội dung đã được tìm hiểu từ các nhóm “chuyên sâu”. - Bước 6: Giáo viên kiểm tra, đánh giá các chuyên gia bằng cách hỏi các bạn được truyền tải lại kiến thức vừa rồi. Sau đó cho điểm hoạt động chuyên gia. Mỗi cụm gọi ít nhất 3 người. - Bước 7: Giáo viên chốt kiến thức. PHIẾU HỌC TẬP Khu vực
Bắc Bộ
Mạng lưới sông, hướng chảy Chế độ nước Lượng nước Sông điển hình Giải thích đặc điểm Giá trị kinh tế C. Vận dụng và mở rộng (2p) 1. Mục tiêu - Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học 2. Chuẩn bị - Bộ câu hỏi
Trung Bộ
Nam Bộ
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 3. Hoạt động GV cho HS chơi trò chơi: Hộp quà may mắn bằng cách trả lời 4 câu hỏi Câu 1. Sông gì đỏ nặng phù sa Sông gì lại được hóa ra chín rồng? (Hãy cho biết các sông đó thuộc hệ thống sông nào ở nước ta) (sông Hồng và Cửu Long) Câu 2. Làng quan họ có con sông Hỏi con sông ấy là sông tên gì? Thuộc hệ thống sông nào ở nước ta? (Sông Cầu) Câu 3. Điền tên vùng sông ngòi tương ứng với mùa lũ: …………… Lũ thường vào mùa thu đông (Trung Bộ) …………… Lũ từ tháng 7 đến tháng 11 (Nam Bộ) …………… Lũ từ tháng 6 đến tháng 10 (Bắc Bộ) Câu 4. Các thành phố Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ nằm trên bờ những dòng sông nào? (Hồng, Sài Gòn, Hàn, Hậu) D. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn (5p) 1. Mục tiêu HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề liên quan đến sông ngòi. 2. Hình thức hoạt động: cá nhân. 3. Hoạt động: GV nêu yêu cầu 1. Trong chương trình Ngữ văn đã học, em đã được học những câu tục ngữ, ca dao, dân ca nào nói về sông ngòi ở nước ta. Giải thích ý nghĩa của tên gọi dòng sông đó? 2. Tìm hiểu vấn đề “Sống chung với lũ” ở Đồng bằng sông Cửu Long. 3. Chuẩn bị trước bài 35: Thực hành về khí hậu, thủy văn Việt Nam. V. RÚT KINH NGHIỆM
TƯ LIỆU 1/ https://www.youtube.com/watch?v=1fAPhXvgaMs 2/ https://www.youtube.com/watch?v=cicwMjPT-Qo 3/ https://www.youtube.com/watch?v=Ixv99-wXnlg
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Sông Hồng
Sông Thu Bồn
Sông Đồng Nai
Sông Cửu Long
Tuần – Ngày soạn: PPCT:
BÀI 35 – THỰC HÀNH VỀ KHÍ HẬU, THỦY VĂN VIỆT NAM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 - Giải thích được sự biến động lưu lượng nước trong năm của các sông Hồng và Gianh - Đánh giá được tác động của chế độ nước đến sản xuất và sinh hoạt 2. Kĩ năng - Vẽ được biểu đồ cột và đường - Tính toán và phân tích số liệu khí hậu – thủy văn. 3. Thái độ - Nêu cao trách nhiệm bảo vệ môi trường nước và các dòng sông để phát triển kinh tế bền vững. - Thể hiện niềm đam mê, ưa khám phá bộ môn. 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề,… - Năng lực chuyên biệt: vẽ biểu đồ, sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bảng số liệu thống kê… II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - Bản đồ tự nhiên Việt Nam. - Bản đồ các hệ thống sông lớn Việt Nam. - Bản đồ khí hậu Việt Nam. - Biểu đồ khí hậu thủy văn vẽ sẵn. 2. Chuẩn bị của học sinh - Át lát địa lí Việt Nam. - Sách giáo khoa. - Các kiến thức đã học về khí hậu, sông ngòi Việt Nam. - Tìm hiểu thông tin về biểu đồ khí hậu – thủy văn. III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Vẽ biểu Xác định và Tính được thời Vẽ biểu đồ kết Xác lập mối đồ khí hậu đọc tên sông gian và độ dài hợp thể hiện chế quan hệ giữa – thủy văn Hồng và sông của mùa mưa và độ mưa và chế độ mùa mưa và Gianh trên mùa lũ. dòng chảy trên mùa lũ. bản đồ. lưu vực sông Hồng (sông Gianh) IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Tình huống xuất phát (3 phút) 1. Mục tiêu - Định hướng nội dung bài học.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 2. Phương pháp /kĩ thuật dạy học - Sử dụng phương tiện trực quan. - HS làm việc cá nhân. - Trò chơi ghép nối 3. Phương tiện - Atlat Địa lí Việt Nam 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giao nhiệm vụ + Có các ô sông ngòi ở các khu vực + Có các thẻ ghi tên con sông + Trong vòng 2 phút, điền tên các con sông vào ô tương ứng + HS chấm chéo đáp án trong nhóm của mình SÔNG NGÒI BẮC BỘ
SÔNG NGÒI TRUNG BỘ
SÔNG NGÒI NAM BỘ
Hồng, Gianh, Lô, Đà, Chảy, Thu Bồn, Hương, Đà Rằng, Đồng Nai, Vàm Cỏ Đông, Thái Bình, Kì Cùng – Bằng Giang; Phó Đáy, Mã, Cả, Bưởi, Cửu Long, Bé, Sài Gòn - Bước 2: HS chấm chéo kết quả - Bước 3: GV kiểm tra bằng hình thức giơ tay xem các HS được bao nhiêu điểm. - Bước 4: GV dẫn dắt vào bài mới. B. Hình thành kiến thức mới HOẠT ĐỘNG 1: Vẽ biểu đồ khí hậu – thủy văn (15 phút) 1. Mục tiêu Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ khí hậu – thủy văn 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: sử dụng bản đồ, tranh ảnh, bảng số liệu… - Hoạt động: Cá nhân, cặp đôi 3. Phương tiện - Bảng 35.1: Bảng lương mưa (mm) và lưu lượng (m3/s) theo các tháng trong năm. - Bản đồ các hệ thống sông lớn ở Việt Nam. 4. Tiến trình hoạt động Bước 1: Gv yêu cầu HS đọc bảng 35.1 SGK trang 124. Bước 2: Gv hướng dẫn HS vẽ biểu đồ thể hiện lượng mưa và lưu lượng nước lưu vực sông Hồng tại trạm Sơn Tây: Vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường: - Chọn tỉ lệ phù hợp để biểu đồ cân đối. - Thống nhất thang chia cho 2 lưu vực sông. - Vẽ kết hợp biểu đồ lượng mưa hình cột, màu xanh, biểu đồ lưu lượng đường biểu diễn màu đỏ
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 GV: Yêu cầu các HS có số thứ tự lẻ vẽ biểu đồ trên lưu vực sông Hồng và các HS có số thứ tự chẵn vẽ biểu đồ trên lưu vực sông Gianh vào giấy. - 2 HS lên bảng vẽ (mỗi HS 1 biểu đồ) Bước 3: HS vẽ biểu đồ. GV quan sát và nhắc nhở 1 số lỗi trong quá trình vẽ. Bước 4: GV nhận xét một số biểu đồ để Hs rút kinh nghiệm và đưa ra biểu đồ vẽ mẫu. Bước 5: GV yêu cầu 2 HS ghép biểu đồ đã vẽ trên các lưu vực sông cho phù hợp với vị trí trên bản đồ. I. Vẽ biểu đồ khí hậu – thủy văn
HOẠT ĐỘNG 2: Nhận xét mối quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ trên từng lưu vực (15 phút) 1. Mục tiêu - Củng cố các kiến thức về khí hậu, thủy văn Việt Nam. - Giải thích chế độ nước trên các con sông - Đánh giá tác động của chế độ nước đến sản xuất và sinh hoạt - Rèn kĩ năng xử lí và phân tích số liệu khí hậu – thủy văn. 2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Đàm thoại/giảng giải, phân tích bảng số liệu
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 - Hoạt động: Cá nhân – cặp nhóm. 3. Phương tiện - Bảng 35.1: Bảng lượng mưa và lưu lượng theo các tháng trong năm. 4. Tiến trình hoạt động Bước 1: Gv yêu cầu Hs làm việc theo cặp đôi (cặp chẵn – Sông Hồng, cặp lẻ – sông Gianh) Dựa vào bảng 35.1 và biểu đồ vừa vẽ, xác định mùa lũ và mùa mưa ở từng lưu lực theo các chỉ tiêu sau: - Tính giá trị trung bình của lượng mưa và của lượng chảy trung bình tháng = tổng 12 tháng / 12 - Những tháng có lượng mưa, lượng nước chảy bằng hoặc lớn hơn giá trị trung bình thì xếp vào tháng mùa mưa và mùa lũ và ngược lại... - Hình vẽ phía trên đường giá trị trung bình đó là mùa mưa và mùa lũ Bước 2: HS tính toán và trình bày kết quả. (các cặp phản hồi, so sánh với nhau). Nhận xét bài làm trên bảng. Bước 3: GV nhận xét phần làm việc và đưa ra thông tin phản hồi Bước 4: GV yêu cầu HS quan sát bảng thống kê sau và em hãy rút ra nhận xét về mối quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ trên từng lưu vực sông? Lưu vực
Giá trị TB
Lượng mưa 153,3 mm Sông Hồng (trạm Sơn Tây) Lưu lượng 3632 m3/s Lượng mưa Sông Gianh 185,8 mm (trạm Đồng Lưu lượng Tâm) 61,7 m3/s
Tháng vượt giá trị TB (x) 1 2 3 4 5 6 7 x X x
8 x
9 x
10 11 12 x
X x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
X
Bước 5: Hs dựa vào bảng thống kê và trả lời. II. Tính thời gian mùa mưa và mùa lũ ở từng lưu vực 1. Lưu vực sông Hồng + Tổng lượng mưa: 1839,2 mm => Lượng mưa TB: 1839,2 : 12 = 153,2 mm Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. + Tổng lưu lượng dòng chảy: 43591 => Lưu lượng dòng chảy TB 43591 : 12 = 3632,5 => Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10 2. Lưu vực sông Gianh
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 + Tổng lượng mưa: 2230,1 mm => Lượng mưa TB: 2230,1 : 12 = 185,8 mm Mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 11. + Tổng lưu lượng dòng chảy: 740,4 => Lưu lượng dòng chảy TB 740,4 : 12 = 61,7 => Mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 11 Bước 6: Hoạt động thảo luận nhóm – hình thức khăn trải bàn + Quan sát 2 bức ảnh: Mùa lũ và mùa cạn trên sông Hồng
+ Tại sao tháng lũ, nước sông Hồng cao hơn rất nhiều so với các tháng cạn? Việc chênh lệch lớn lượng nước có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống và sản xuất? HS suy nghĩ, trả lời cá nhân trong 1 phút và thảo luận thống nhất ý kiến trong 2 phút HS trả lời theo vòng tròn, GV gọi ngẫu nhiên HS trình bày. GV tổng kết, đánh giá chung PHẦN MỞ RỘNG - Chế độ nước sông Hồng điển hình cho chế độ nước sông vùng nhiệt đới ẩm gió mùa - Mùa lũ nước sông lên cao là do đây là sông lớn + Địa hình 2 bên dốc >>> nước từ các sông Đà, Lô, Chảy, Gâm … dồn về. - ảnh hưởng đến đời sống; + Tích cực: Nước phục vụ cho sản xuất, giao thông… + Tiêu cực: Mùa cạn thiếu nước, tàu bè khó di chuyển… C. Hoạt động luyện tập (5 phút) 1. Mục tiêu - Củng cố các kiến thức về khí hậu thủy văn Việt Nam. - Rèn luyện kĩ năng biểu đồ và phân tích số liệu thống kê. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Tự đánh giá - Hoạt động cá nhân 3. Phương tiện - Biểu điểm của GV
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 4. Tiến trình hoạt động Bước 1: GV đưa biểu điểm HS tự chấm bài thực hành của nhau. GV chấm một số bài của HS. Bước 2: GV khắc sâu lại các cách vẽ biểu đồ lưu lượng và lượng mưa. D. Vận dụng và mở rộng (5 phút) 1. Mục tiêu - Kiến thức: Vận dụng kiến thức liên hệ thực tiễn ở địa phương. - Kĩ năng: giải quyết vấn đề 2. Chuẩn bị 3. Hoạt động Bước 1: GV giao nhiệm vụ: + Ở địa phương em có con sông nào? + cho biết thời điểm mùa lũ/cản của con sông + Giá trị nổi bật của con sông là gì? + Chụp hình + làm 1 bản A4 giới thiệu về con sông quê hương Bước 2: HS thắc mắc, trao đổi Bước 3: GV kết luận và dặn dò, khen ngợi cả lớp đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. V. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết Tuần Ngày
Bài 36 ĐẶC ĐIỂM ĐẤT VIỆT NAM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của đất Việt Nam - Xác định được đặc tính, sự phân bố và giá trị kinh tế của các nhóm đất chính ở nước ta. - Đánh giá được vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở nước ta hiện nay. - Đề xuất các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm đất ở địa phương. 2. Kĩ năng - Đọc lát cắt địa hình, bản đồ các loại đất chính. - Quan sát, nhận biết, phân loại đất thông qua mẫu đất.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 3. Thái độ - Tích cực tham gia bảo vệ tài nguyên đất. - Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước. 4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản. - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, tài liệu, sử dụng atlat địa lí Việt Nam. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Bài giảng điện tử. - Phiếu học tập nhóm - Tư liệu, học liệu liên quan đến vấn đề đất ở Việt Nam. - Tranh ảnh về đất, hiện trạng, nguyên nhân, sử dụng và cải tạo đất - Atlat địa lí Việt Nam, đồ dùng dạy học. 2. Chuẩn bị của HS - Ôn lại kiến thức về các thành phần tự nhiên đã học, mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất. - Đọc trước bài ở nhà, sưu tầm thông tin về các loại đất, tư liệu, tranh ảnh về hiện trạng và nguyên nhân về vấn đề sử dụng đất ở nước ta hiện nay.
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THÀNH Nội Dung Nhận biết Thông hiểu Giải thích được đặc điểm chung của đất Việt bày Nam. Đặc điểm Trình được đặc điểm Xác định được chung chung của đất đặc tính, sự của đất phân bố và giá Việt Nam Việt Nam. trị kinh tế các nhóm đất chính ở nước ta.
THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH Vận dụng thấp Vận dụng cao Qua tìm hiểu thực tế, báo cáo về tài nguyên đất ở địa phương em: Vai trò và chức năng Xác định được của đất ở địa phương mẫu đất là loại em; Hiện trạng sử đất gì? dụng và nguyên nhân gây ô nhiễm tài nguyên đất ở địa phương em; Đề xuất
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Giải thích được Đề xuất được các biện pháp khắc Trình bày nguyên nhân biện pháp khắc phục tình trạng ô Vấn đề sử được thực phục thực trạng phục thực trạng nhiễm đất ở địa dụng và trạng vấn đề ô nhiễm, suy ô nhiễm, suy phương em. cải tạo sử dụng và cải thoái tài thoái tài đất ở Việt tạo đất ở Việt nguyên đất ở nguyên đất ở Nam Nam. Việt Nam hiện Việt Nam hiện nay. nay. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Tình huống xuất phát (3 phút) 1. Mục tiêu - Tạo tâm thế học tập cho học sinh - Kiểm tra, đánh giá kiến thức đã có của học sinh để tạo tình huống kết nối vào bài mới. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Sử dụng phương tiện trực quan, kết hợp vấn đáp – gợi mở. - HS làm việc cá nhân. 3. Phương tiện - Ảnh các loại đất ở Việt Nam 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giao nhiệm vụ + Cho HS xem hình ảnh về các loại đất ở Việt Nam, hướng dẫn HS quan sát. + HS ghi lại những hiểu biết của mình về một trong những loại đất?
- Bước 2:
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Giáo viên quay số may mắn (Bằng ứng dụng của bảng thông minh, phần mềm classtool.net…) xác định 02 học sinh trình bày những hiểu biết của mình về một loại đất. - Bước 3: Từ phần trả lời của học sinh, giáo viên tổng kết và dẫn vào bài. B. Hình thành kiến thức mới HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu đặc điểm chung của đất Việt Nam (22p) 1. Mục tiêu - Trình bày được đặc điểm chung của đất Việt Nam đa dạng, phức tạp. - Nêu được đặc tính, sự phân bố và giá trị kinh tế của các nhóm đất chính. - Xác định được các nhóm đất chính trên bản đồ. - Hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, thuyết trình, sử dụng bản đồ. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: + Trực quan kết hợp vấn đáp, gợi mở. + Thảo luận nhóm để tìm ra đặc điểm của 3 nhóm đất chính. + Tích hợp liên môn: Hóa học, công nghệ. - Hoạt động: Cá nhân, nhóm. 3. Phương tiện - Bản đồ các loại đất của Việt Nam - Lát cắt địa hình – thổ nhưỡng theo vĩ tuyến 200B 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: GV hướng dẫn, dẫn dắt vào phần 1 đặc điểm chung + Hướng dẫn HS quan sát bản đồ Đất Việt Nam. GV: Xác định các loại đất trên bản đồ? Nhân xét về đất Việt Nam? - Bước 2: Nhận xét, chốt kiến thức về đặc điểm chung thứ nhất của đất Việt Nam. + GV nhận xét HS chỉ bản đồ, rút ra nhận xét đất ở nước ta. GV: Dựa vào kiến thức đã học (Lớp 6, Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng), giải thích tại sao đất ở nước ta đa dạng? + GV nhận xét, chốt kiến thức: Thiên nhiên đa dạng và tác động của con người là nguyên nhân tạo ra tính đa dạng của đất ở nước ta. - Bước 3: Đọc tên các loại đất theo lát cắt + Chiếu lát cắt địa hình - thổ nhưỡng (H36.1. SGK) + GV giới thiệu lát cắt: GV: Xác định vĩ tuyến 200B trên bản đồ các nhóm và loại đất chính GV: Trên lát cắt, từ Tây sang Đông có những dạng địa hình và các nhóm đất tương ứng nào? + HS trả lời, HS khác nhận xét + GV nhận xét, chốt kiến thức - Bước 4: Mở rộng về đặc điểm chung thứ nhất của đất Việt Nam GV: Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm tác động đến quá trình hình thành các nhóm đất này như thế nào? + HS trả lời thảo luận nhóm đôi
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 + GV nhận xét, bổ sung: Quá trình phong hóa diễn ra nhanh, tầng đất dày, nhiều mùn. Quá trình bồi tụ đất phù sa, hình thành đất feralit đỏ, vàng ở vùng đồi núi. + Chốt kiến thức: Đất Việt Nam thể hiện tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên - Bước 5: Hình thành kiến thức về ba nhóm đất chính + GV giới thiệu ba nhóm đất chính ở nước ta trên lát cắt địa hình thổ nhưỡng. HS quan sát lát cắt. + GV hướng dẫn HS khai thác các nguồn tư liệu để hoàn thành phiếu học tập. HS quan sát bản đồ kết hợp SGK và biểu đồ các nhóm đất chính ở Việt Nam. ● HS hoạt động cá nhân: (2p) để tự hoàn thiện phiếu học tập ● HS thảo luận nhóm 4: (3p) để trao đổi với bạn về ý kiến cá nhân của phiếu học tập ● GV gọi HS báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm nhận xét, bổ sung (Bảng các nhóm đất chính ở Việt Nam) - Bước 6: Mở rộng và chốt kiến thức về ba nhóm đất chính của Việt Nam +HS trả lời câu hỏi: Giải thích vì sao đất phù sa tơi xốp, giàu mùn? + GV mở rộng vấn đề đất phù sa: Mưa rửa trôi lớp đất phía trên của vùng đồi núi tơi xốp, giàu mùn vận chuyển về đồng bằng tích tụ tạo đất phù sa; là loại đất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp; ý nghĩa của ĐBSCL, ĐHSH với sản xuất nông nghiệp. + GV chốt kiến thức: 3 nhóm đất chính khác nhau về đặc tính và giá trị sử dụng. - Bước 7: Quan sát mẫu đất + GV cho HS quan sát mẫu đất (mẫu đất HS mang theo tại địa phương và GV có chuẩn bị) ● Quan sát các mẫu đất kết hợp với kiến thức vừa học để xác định tên các loại đất? ● HS quan sát mẫu đất và xác định. + GV chốt các loại đất: ● Số 1: Đất feralit ● Số 2: Đất phù sa ● Số 3: Đất mùn - Bước 8: Liên hệ thực tế địa phương Với Hà Nội. + Nhận xét gì về đất feralit bị đá ong hóa? Cứng, khó trồng trọt, có nhiều ở ngoại thành Hà Nội như Sóc Sơn, Sơn Tây… + Muốn hạn chế đá ong hóa cần phải làm gì? GV chốt biện pháp chống xói mòn rửa trôi là biện pháp quan trọng ở vùng đồi núi Với Quảng Ngãi. + Quảng Ngãi có rất nhiều loại đất chính: cồn cắt, đất cát ven biển, đất mặn, đất phù sa, đất glây, đất xám, đất đỏ vàng, đất nứt nẻ, đất xói mòn trơ sỏi đá. GV: Nhận xét về đất xói mòn trơ sỏi đá? + Đất xói mòn trơ sỏi đá có ở hầu hết các huyện trong tỉnh, nơi thảm thực vật đã bị phá hủy một cách nghiêm trọng.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 + Muốn hạn chế đất xói mòn trơ sỏi đá cần phải làm gì? + GV chốt: Đất xói mòn trơ sỏi đá có thành phần cơ giới đất cát pha, thịt pha cát; chất hữu cơ trung bình; lân tổng số rất nghèo; kali tổng số nghèo => tốt nhất là trồng rừng và phục hồi rừng. Nội dung phần 1 1. Đặc điểm chung của đất Việt Nam - Đất nước ta đa dạng, thể hiện tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm. - 3 nhóm đất chính: + Đất mùn núi cao: Tỉ lệ diện tích: 11%, phân bố: vùng núi cao; Đặc tính: Màu nâu đen, tơi xốp, giàu mùn. + Đất feralit đồi núi thấp: Tỉ lệ 65%; Phân bố vùng đồi núi thấp; Đặc tính: Chua, nghèo mùn, nhiều sét, dễ rửa trôi, kết von, màu đỏ vàng; Giá trị: trồng cây công nghiệp. + Đất phù sa: Tỉ lệ 24%; Phân bố: vùng đồng bằng; Đặc tính: Tơi xốp, giữ nước tốt, màu nâu.; Giá trị: trồng cây lương thực, ăn quả.. HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu vấn đề sử dụng và cải tạo đất (15p) 1. Mục tiêu - HS nêu được thực trạng và nguyên nhân dẫn đến các vấn đề sử dụng đất ở Việt Nam hiện nay. - HS giải thích được lí do cần sử dụng hợp lí và cải tạo đất Việt Nam. - Trình bày được một số biện pháp cải tạo và sử dụng đất hợp lí. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: + Trực quan kết hợp vấn đáp + Thảo luận nhóm tìm biện pháp + Tích hợp bảo vệ môi trường - Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân, nhóm 3. Phương tiện - Báo cáo các nhóm đã chuẩn bị 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giao nhiệm vụ + GV dẫn vào phần 2 + GV tổ chức HS báo cáo phần chuẩn bị: thực trạng và nguyên nhân của thực trạng đất nước ta hiện nay. - Bước 2: + Các nhóm báo cáo: Mỗi nhóm báo cáo một nội dung (Quay số ngẫu nhiên xác định nhóm báo cáo thành viên báo cáo) + Nhóm khác nhận xét, bổ sung - Bước 3: GV nhận xét, chốt kiến thức Nguyên nhân chủ yếu:Diện tích khai thác liên tục lâu năm, lạm dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu bừa bãi.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Thực trạng: 50% diện tích đất cần cải tạo, 10 triệu ha đất trồng, đồi trọc, bị xói mòn mạnh…) - Bước 4: Phân tích nguyên nhân + GV cho HS nhận xét biểu đồ cơ cấu các nhóm đất phân theo mục đích sử dụng
+ HS quan sát biểu đồ, nhận xét về tỉ lệ nhóm đất chưa sử dụng? + GV chốt nguyên nhân phải sử dụng và cải tạo hợp lí đất vì diện tích đất chưa sử dụng ít, diện tích đã sử dụng lớn đang bị suy giảm về chất lượng. - Bước 5: GV tổ chức HS thảo luận trong bàn tìm biện pháp + Giao nhiệm vụ câu hỏi: ? Nêu những biện pháp để cải tạo và sử dụng hợp lí tài nguyên đất? ? Là HS con sẽ làm gì để bảo vệ tài nguyên đất? + HS trả lời + GV chốt kiến thức: Đất là tài nguyên quý giá, có thể phục hồi nên cần sử dụng và cải tạo hợp lí, thực hiện tốt luật đất đai. 2. Các vấn đề cải tạo và sử dụng đất - Thực trạng: Diện tích đất cần cải tạo lớn - Biện pháp: + Đất đồi núi: trồng rừng, làm ruộng bậc thang… + Đất đồng bằng: Luân canh, bón phân hữu cơ… + Thực hiện tốt Luật đất đai HOẠT ĐỘNG 3. Hoạt động củng cố (4p) 1. Mục tiêu - HS được nhắc lại một số kiến thức về đất Việt Nam - HS ham học hỏi, hứng thú, say mê tìm hiểu các sự vật, hiện tượng địa lí - Hình thành và giải quyết vấn đề, sử dụng bản đồ tư duy 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: nhóm - Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân/ Nhóm
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 3. Phương tiện Bộ câu hỏi liên quan đến nội dung bài học 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giao nhiệm vụ + GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi mảnh ghép + Hình thức: các câu hỏi liên quan đến nội dung bài học Câu 1. Đất bazan phân bố chủ yếu ở vùng nào? A. Đông Bắc B. Bắc Trung Bộ C. Đông Nam Bộ D. Đồng bằng Sông Cửu Long Câu 2. Trong cơ cấu diện tích đất tự nhiên của nước ta, nhóm đất nào chiếm tỉ trọng lớn nhất? A. Feralit vùng núi thấp B. Mùn núi cao C. Phù sa sông ven biển D. Phù sa ngoài đê Câu 3. Các nhân tố tác động đến sự hình thành và tính đa dạng của đất? A. Đá mẹ, địa hình, khí hậu, nguồn nước B. Khí hậu, nguồn nước, sinh vật, sự tác động của con người C. Đá mẹ, địa hình, khí hậu, nguồn nước, sinh vật, sự tác động của con người D. Sinh vật, sự tác động của con người, đá mẹ, địa hình Câu 4. Nhóm đất nào có chất lượng kém nhất trong tài nguyên đất ở Quảng Ngãi? A. Đất phù sa B. Đất glay C. Đất đỏ D. Đất cát biển - Bước 2: Chơi trò chơi - Bước 3: GV nhận xét, hỏi HS về thông điệp từ bức tranh được mở ra. Chốt kiến thức toàn bài bằng thông điệp của hình ảnh ở phần trò chơi: HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ ĐẤT. D. Hướng dẫn học ở nhà ( 1 phút) - Tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về đất - Đọc trước bài đặc điểm sinh vật Việt Nam PHỤ LỤC Phiếu học tập: Các nhóm đất chính ở Việt Nam (Thảo luận nhóm – thời gian 3p) Dựa vào bản đồ phân bố các loại đất và nhóm đất chính, biểu đồ cơ cấu các nhóm đất chính kết hợp thông tin SGK để hoàn thành bảng sau: Tỉ lệ
Phân bố
Diện tích
Giá trị sử dụng
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Đất feralit
Mùn núi cao
Phù sa
V. RÚT KINH NGHIỆM
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Tiết 43 - Bài 37 ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT VIỆT NAM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam. - Trình bày được những nét cơ bản về sự đa dạng của hệ sinh thái tự nhiên Việt Nam. - Chứng minh được tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam - Đánh giá tình hình suy thoái tài nguyên sinh vật tại địa phương và đề xuất giải pháp 2. Kĩ năng - Phân tích tranh ảnh, bảng số liệu để chứng minh sự phong phú, đa dạng của sinh vật Việt Nam. - Kĩ năng làm việc nhóm 3. Thái độ - Yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước và có ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học. - Lên án các hành vi phá hoại môi trường rừng và săn bắt động vật hoang dã 4. Năng lực hình thành - Góp phần phát triển cho HS các năng lực chung như: Năng lực giao tiếp và hợp tác trong học tập, năng lực giải quyết vấn đề,.. - Góp phần phát triển cho HS các năng lực môn học: Năng lực nhận thức khoa học Địa lí, năng lực tìm hiểu địa lí, năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng địa lí. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Bảng số liệu. - Tranh ảnh. - Phiếu học tập. 2. Chuẩn bị của HS - Đọc và nghiên cứu trước bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam. - Atlat Địa lí Việt Nam. III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH Nội Vận dụng Vận dụng cao Nhận biết Thông hiểu Dung thấp Nêu được Giải thích Liên hệ về hệ Đóng vai là: Hướng Đặc những đặc được sự đa sinh thái ở dẫn viên du lịch, điểm điểm chung dạng của sinh Việt Nam hiện Giám đốc VQG chung của sinh vật vật Việt Nam nay khu bảo tồn thiên
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Việt Nam
nhiên, chính quyền địa phương… để hướng dẫn, phân tích về hệ sinh thái nơi em đang sinh Lấy ví dụ về sống. sự phong phú về thành phần loài ở địa phương em
Phân tích được những Sự giàu Trình bày nhân tố tác có về được số liệu động đến sự thành sự giàu có về phong phú về phần thành phần thành phần loài sinh loài sinh vật loài của sinh vật vật nước ta Nêu được tên Phân tích sự Vẽ và điền Đa dạng các kiểu hệ phân bố các lược đồ tên thái kiểu hệ sinh hệ sinh sinh các VQG ở rừng ở Việt thái ở Việt thái Việt Nam Nam Nam IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Tình huống xuất phát (5 phút) 1. Mục tiêu - Gợi mở, tạo hứng thú cho bài học mới. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Sử dụng phương tiện trực quan, kết hợp Trò chơi. - Hợp tác nhóm 3. Phương tiện Giấy note để ghi nhận thông tin hoặc bảng con và bút lông 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua các câu hỏi sau: + Kể tên các loại cây/con được nhắc đến trong các hình đánh số từ 1-10 + Loài nào em biết, loài nào không + Từ phát hiện này, em có nhận xét gì về sinh vật nước ta? - Bước 2: HS làm việc cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ. - Bước 3: HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: GV gợi mở, liên hệ vào bài mới.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Cá cóc Tam Đảo
Sếu đầu đỏ
Sao la
Dẻ Trùng Khánh
Sầu riêng
Vài thiều
Ngải cứu
Lá lốt
Diếp cá
Chè
Đậu tương
Ca cao
Phương án 2: GV chuẩn bị cho HS đoán từ là các loài cây, con tiêu biểu Phương án 3: Cho xem clip, ghi nhanh các loài xuất hiện trong clip Phương án 4: Thi kể tên các loại cây, con địa phương theo vòng tròn B. Hình thành kiến thức mới HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam (5 phút) 1. Mục tiêu - Trình bày được đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Vấn – đáp, thuyết trình - Cá nhân 3. Phương tiện - Phương tiện trực quan 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua các câu hỏi sau: Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam/12, kết hợp nghiên cứu SGK/130, em hãy đưa ra những nhận xét về đặc điểm chung của sinh vật ở nước ta? Sự phong phú, đa dạng của sinh vật được thể hiện qua các yếu tố nào? - Bước 2: HS làm việc cá nhân để thực hiện nhiệm vụ. - Bước 3: HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: GV nhận xét, đánh giá và chính xác hóa nội dung học tập. Nội dung phần 1 - Sinh vật Việt Nam rất phong phú, đa dạng.
HOẠT ĐỘNG 2: Chứng minh sự phong phú, đa dạng của sinh vật Việt Nam qua thành phần loài sinh vật và các hệ sinh thái. (15 phút) 1. Mục tiêu - Kể tên được các hệ sinh thái ở nước ta và nơi phân bố của chúng. - Chứng minh được sự giàu có về thành phần loài sinh vật. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: thảo luận nhóm, sử dụng phương tiện trực quan. - Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân/ Nhóm 3. Phương tiện: Giấy A3, bút màu 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS: Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam/12, kết hợp nghiên cứu SGK/130, 131, hoàn thiện Sơ đồ tư duy trên giấy A3 về sự đang dạng của sinh vật VN. Thời gian thực hiện 7 phút Tiêu chí đánh giá: + Nội dung chính xác, ngắn gọn, đảm bảo tính khoa học + Bố cục cân đối, hài hòa + Màu sắc rõ nét, có hình vẽ/icon minh họa - Bước 2: HS thảo luận, cùng nhau thực hiện theo nhóm dưới sự góp ý, hướng dẫn của giáo viên:
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 - Bước 3: GV tổ chức cho các nhóm treo/dán sản phẩm của nhóm mình hoặc để ngay ngắn trên bàn. - Bước 4: HS di chuyển theo trạm để quan sát, mỗi trạm dừng 1p để ghi chép, đánh giá, chấm điểm nhóm trên thang điểm 10. + GV yêu cầu HS nhận xét về sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn. + GV yêu cầu 1 nhóm ngẫu nhiên trình bày sản phẩm của nhóm mình. + Các nhóm khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung. - Bước 5: GV nhận xét , đánh giá và chính xác nội dung học tập: + Nhận xét, động viên các nhóm và cho điểm khuyến khích nhóm trình bày đúng và sáng tạo nhất. + Yêu cầu các nhóm theo dõi và hoàn thiện vào vở. - Bước 6: GV tổ chức cho HS liên hệ thực tế: + Rừng trồng và rừng tự nhiên có gì khác nhau?
+ Hệ sinh thái nào đang ngày càng mở rộng và góp phần làm đa dạng và giàu có cho tài nguyên sinh vật của nước ta
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Nội dung phần 2: Sơ đồ tư duy về hệ sinh thái
+ Trong số 4 HST như ở Việt Nam, Lào không có hệ sinh thái nào? HOẠT ĐỘNG 3. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự phong phú, đa dạng của sinh vật Việt Nam. (10 phút) 1. Mục tiêu - Giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự phong phú, đa dạng của sinh vật Việt Nam. 2. Hình thức tổ chức - Cá nhân 3. Phương pháp: - Nêu và giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật khăn trải bàn 4. Hoạt động - Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi và bảng số liệu: + Nghiên cứu SGK/130, cho biết những nguyên nhân dẫn đến sự phong phú, đa dạng của sinh vật nước ta? + Quan sát bảng số liệu và cho biết bảng số liệu này nói đến nguyên nhân nào? ( phụ lục 2) + Con người đã tác động như thế nào đến sinh vật? Tại sao phải bảo tồn sinh vật? - Bước 2: HS làm việc cá nhân để thực hiện nhiệm vụ. + HS có 1 phút ghi ý kiến cá nhân ra giấy note
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 + HS có 2 phút tổng hợp ý kiến chung ra bảng nhóm + GV có thể gợi ý thêm nếu HS gặp khó khăn: ● Liên hệ kiến thức đã học về các thành phần tự nhiên như khí hậu, sông ngòi, đất. ● Quan sát các tên các luồng sinh vật để tìm ra nguyên nhân làm cho sinh vật nước ta phong phú, đa dạng. - Bước 3: HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: GV nhận xét , đánh giá và chính xác hóa nội dung học tập. - Bước 5: GV tổ chức cho HS liên hệ thực tế bằng trò chơi đơn giản “CÙNG NHAU TRANH TÀI” HS nam và nữ xếp thành 2 hàng dọc trước bảng ở 2 đầu bảng (lưu ý quản lí sao cho HS không nhìn nhau hoặc gọi các đại diện ngẫu nhiên trong mỗi nhóm ra tranh tài bằng cách quay bút hoặc Random) Trong vòng 3 phút, thay phiên nhau ghi tên các cây trồng quan trọng, các sản phẩm nông nghiệp của quận/huyện/tỉnh >>> Kết thúc trò chơi, HS đếm chéo kết quả của nhau. GV yêu cầu HS tổng kết và cho biết: Sinh vật ở quận (huyện)……thuộc hệ sinh thái nào? - Nguyên nhân: + Môi trường sống của Việt Nam thuận lợi: Ánh sáng dồi dào, nhiệt độ cao; mưa nhiều, độ ẩm lớn; tầng đất sâu, dày, vụn bở… + Nhiều luồng sinh vật di cư tới. + Tác động của con người. C. Củng cố/luyện tâp (5 phút) 1. Mục tiêu - Khắc sâu nội dung bài học 2. Phương pháp - Trò chơi 3. Phương tiện - Bộ câu hỏi 4. Hoạt động - GV củng cố kiến thức và đánh giá quá trình theo dõi bài học của HS thông qua trò chơi: “Hộp quà may mắn”: + Câu 1: Nước ta có bao nhiêu loài thực vật? A. 11.200 loài. B. 14.600 loài. C. 15.000 loài. D.15.500 loài. + Câu 2: Hệ sinh thái tự nhiên nào dưới đây không có ở Việt Nam? A. Rừng tai ga. B. Rừng ngập mặn.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 C. Rừng ôn đới núi cao . D. Rừng nhiệt đới gió mùa. + Câu 3: Sinh vật nước ta phong phú về thành phần loài là do: A. có nhiều hệ sinh thái. ` B. có nhiều loài sinh vật. C. vị trí địa lí, địa hình, đất, khí hậu và sự tác động của con người. D. cây cối phát triển quanh năm, nguồn thức ăn phong phú cho động vật. + Câu 4: Hệ sinh thái tự nhiên của nước ta bị tàn phá, biến đổi và suy giảm về chất lượng và số lượng chủ yếu do: A. tác động của con người. B. diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp. C. giảm nhiều về số lượng các loài sinh vật. D. nhiều loài sinh vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng. D. Vận dụng, hoạt động nối tiếp (5 phút) 1. Mục tiêu - Phát triển và nâng cao năng lực của HS 2. Phương pháp/kĩ thuật - Đóng vai 3. Phương tiện - Bộ câu hỏi 4. Hoạt động a. Hoạt động vận dụng - GV tổ chức cho HS vận dụng kiến thức của bài học thông qua các câu hỏi sau: + Tài nguyên sinh vật hiện tại của địa phương em đa dạng như thế nào? + Loại tài nguyên nào bị khai thác cạn kiệt/đánh bắt không kiểm soát? + Giải pháp nào nhằm giải quyết nhanh nhất vấn đề? >>> đại diện HS phát biểu nhanh ý kiến, có thể phản biện ngắn với nhau nhằm chọn ra ý kiến hiệu quả nhất. b. Hoạt động nối tiếp - Làm bài tập trong vở thực hành. - Chuẩn bị bài mới: “ Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam” + Tìm hiểu giá trị, công dụng của sinh vật Việt Nam? + Thực trạng khai thác và bảo vệ tài nguyên rừng ở nước ta? + Nêu thực trạng khai thác và một số biện pháp bảo vệ tài nguyên động vật ở nước ta?
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Link tư liệu: 1/https://khoahoc.tv/viet-nam-co-tinh-da-dang-sinh-hoc-cao-nhat-the-gioi-3196 2/https://moitruong.net.vn/bao-dong-tinh-trang-da-dang-sinh-hoc-viet-nam-van-tren-da-suy-giamva-suy-thoai/ 3/https://moitruong.com.vn/tai-nguyen-thien-nhien/moi-truong-tu-nhien/dieu-can-biet-ve-da-dangsinh-hoc-cua-rung-viet-nam-18072.htm
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Bài 38 BẢO VỆ TÀI NGUYÊN SINH VẬT VIỆT NAM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được giá trị của tài nguyên sinh vật nước ta. - Phân tích được nguyên nhân của sự suy giảm của tài nguyên sinh vật nước ta. - Đề xuất các giải pháp bảo vệ, gìn giữ nguồn tài nguyên sinh vật nước ta. 2. Kĩ năng - Phân tích bảng số liệu về diện tích rừng. - Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến một số động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng. - Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm. - Đọc hiểu thông tin văn bản - Đọc tập bản đồ 8/Atlat - Kỹ năng thuyết trình, phản biện. 3. Thái độ - Có tinh thần trách nhiệm trong công việc. - Có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên và phát huy nguồn tài nguyên sinh vật Việt Nam. - Có ý thức tìm hiểu và chấp hành các chính sách, pháp luật của nhà nước về bảo vệ thực, động vật. 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ... - Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, hình ảnh,... II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Một số hình ảnh có liên quan đến nội dung bài học: + Bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng Việt Nam + Tranh ảnh về rừng, các sinh vật quý hiếm ghi trong Sách đỏ Việt Nam. + Video/Clip; bảng số liệu; bài đọc 2. Chuẩn bị của HS - Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. Bút màu các loại, - Bảng học nhóm, Tập bản đồ/Atlat - Tìm hiểu thông tin trước về bài học
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC Nội Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Dung - Nêu được giá trị - Trình bày - Chứng minh của tài nguyên sinh được thực được giá trị của vật. trạng suy giảm tài nguyên sinh nguyên vật về các mặt: Bảo vệ - Nhận biết nguyên tài nhân làm suy giảm sinh vật. KTXH, sinh tài nguyên tài nguyên sinh vật - Ý nghĩa việc thái. bảo vệ tài - Nhận xét xu sinh vật nước ta. - Kể tên được một nguyên sinh hướng biến Việt số loài sinh vật vật. động của diện Nam quý hiếm. tích rừng nước ta.
Vận dụng cao - Đề xuất giải pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT (10 PHÚT) 1. Mục tiêu - Nêu được sự phong phú, đa dạng của tài nguyên sinh vật Việt Nam. - Giới thiệu về thực trạng của tài nguyên sinh vật hiện nay như thế nào. - Tạo hứng thú cho việc học tập 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: đóng vai - Hoạt động: nhóm học tập 3. Phương tiện - Tranh phục, mô hình cây, động vật - Giấy Note 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ Tiểu phẩm: CHÚNG EM VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN - Bước 2: Nhóm học sinh tập diễn tiểu phẩm trước đó ngoài giờ học chính khóa, diễn chính thức tại lớp trong giờ học - Bước 3: Các bạn nhóm khác xem tiểu phẩm để xâu chuỗi lại kiến thức và trả lời câu hỏi ▪ Tài nguyên sinh vật có giá trị như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta? ▪ Cần làm gì để bảo vệ và sử dụng hợp lí tài nguyên này? - Bước 4. GV nhận xét và đánh giá, dẫn dắt vào bài mới.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI HOẠT ĐỘNG 1: : GIÁ TRỊ CỦA TÀI NGUYÊN SINH VẬT VIỆT NAM (10 phút) 1. Mục tiêu - Đánh giá được giá trị của tài nguyên sinh vật nước ta. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Nêu vấn đề, động não - Hoạt động: Cá nhân/cặp đôi 3. Phương tiện - SGK, tranh ảnh - Giấy Note 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giao nhiệm vụ: THINK – PAIR - SHARE ▪ Think: HS làm việc cá nhân, đề xuất 3 giá trị của tài nguyên sinh vật Việt Nam trong 2 phút. Nêu dẫn chứng ? Ghi chú vào giấy Note ▪ Pair: HS chia sẻ cặp đôi trong nhóm trong 2 phút ▪ Share: HS thể hiện vai trò lãnh đạo, tầm nhìn trước lớp, lập luận và trình bày trong 2 phút - Bước 2: HS phản biện nhanh - Bước 3: GV chốt ý và khen ngợi HS, học sinh ghi bài hoặc dán giấy Note vào vở. Nội dung hoạt động 1 Giá trị của tài nguyên sinh vật Có giá trị to lớn: + Thực vật: SGK/133 + Động vật: làm thức ăn; làm thuốc; làm trang trí HOẠT ĐỘNG 2: BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG (9 phút) 1. Mục tiêu - Đánh giá được hiện trạng và nguyên nhân của sự suy giảm của tài nguyên rừng nước ta. - Đề xuất các giải pháp bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng - Kỹ năng đọc lược đồ, bản đồ 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Thảo luận/kĩ thuật Khăn trải bàn - Sử dụng các phương tiện trực quan
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 3. Phương tiện - Tập bản đồ/Atlat - Phiếu học tập - Video/clip 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: GV giới thiệu yêu cầu: + Nghiên cứu nội dung SGK và bản đồ lâm nghiệp và thủy sản: + Thảo luận 3 câu hỏi theo kĩ thuật Khăn trải bàn ● Nhận xét tỉ lệ che phủ rừng ở nước ta ? ● Nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên rừng nước ta ? ● Em hãy đề xuất các giải pháp để bảo vệ tài nguyên rừng ? Bước 2: HS làm việc, GV hỗ trợ HS làm việc cá nhân 2 phút HS thống nhất ý kiến trong 3 phút Bước 3: HS báo cáo theo vòng tròn, mỗi HS được gọi ngẫu nhiên chỉ trình bày 1 ý kiến Bước 4: HS chuyền sản phẩm >>> chấm chéo >>> báo cáo điểm Bước 5: GV khen ngợi phần làm việc của nhóm, công bố kết quả và chốt ý. Liên hệ việc mất diện tích rừng đã gây ra các hậu quả nghiêm trọng. (Học sinh xem video) https://www.youtube.com/watch?v=nBjngDz3s0A Nội dung hoạt động 2 2. Bảo vệ tài nguyên rừng Tỉ lệ che phủ rừng thấp, 33-35% Chất lượng rừng giảm sút Cần phải có các chính sách hợp lý để bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. HOẠT ĐỘNG 3: BẢO VỆ TÀI NGUYÊN ĐỘNG VẬT ( 9 phút) 1. Mục tiêu - Nêu được hiện trạng và nguyên nhân của sự suy giảm của tài nguyên động vật nước ta. - Đề xuất các giải pháp bảo vệ và phát triển tài nguyên động vật - Rèn kỹ năng hùng biện, phản biện cho học sinh.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Thảo luận/kĩ thuật: động não, hùng biện. - Hoạt động: Cá nhân/cả lớp 3. Phương tiện - Sử dụng các phương tiện trực quan: Video/clip (liên hệ từ Clip hoạt động 2) 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giao nhiệm vụ: CHUYÊN GIA HÙNG BIỆN + Nghiên cứu nội dung SGK và Clip các bạn xem vừa xem: + Chuẩn bị bài hùng biện trước lớp, đảm bảo các nội dung được nêu sau: ● Tại sao phải bảo vệ động vật ? ● Kể tên được ít nhất 2 loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng? ● Nguyên nhân nào dẫn đến nhiều động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng? ● Em hãy đề xuất các giải pháp để bảo vệ tài nguyên rừng ? Bước 2: HS làm việc cá nhân 3 phút, GV hỗ trợ Bước 3: HS lên hùng biện, mỗi HS được gọi ngẫu nhiên chỉ trình bày bài hùng biện trong 2 phút. Bước 4: Học sinh nhận xét bài hùng biện của bạn, góp ý bổ sung. Bước 5: GV khen ngợi phần làm việc của cá nhân và chốt ý Một số sinh vật trong sách đỏ VN
https://giaoduc.net.vn/khoa-hoc--cong-nghe/diem-danh-nhung-loai-dong-vat-co-trong-sach-do-oviet-nam-p4-post86328.gd
Nội dung hoạt động 3 2. Bảo vệ tài nguyên động vật Nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 -
Nguồn lợi hải sản cũng giảm sút Cần phải có các chính sách hợp lý để bảo vệ động vật hoang dã.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5 phút) 1. Mục tiêu - Kiến thức: Củng cố lại kiến thức bài học. - Rèn kỹ năng bản đồ 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Làm việc cá nhân 3. Phương tiện - Tập bản đồ, trang bản đồ lâm nghiệp thủy sản 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giao nhiệm vụ Giáo viên mời học sinh lên bảng: ▪ ho biết tỉnh mình độ che phủ rừng là bao nhiêu? ▪ m có nhận xét gì về tỉ lệ che phủ rừng của các tỉnh ở nước ta ? ▪ ại sao tỉ lệ che phủ rừng của tỉnh giảm? Giải pháp nào cần triển khai? - Bước 2: Giáo viên dùng số ngẫu nhiên gọi một số học sinh bất kì trình bày. - Bước 3: GV chuẩn kiến thức, chốt ý và khen ngợi HS.
C E T
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
D. Vận dụng và mở rộng (2 phút) Có thể cho tìm hiểu ở nhà 1. Mục tiêu (Kiến thức, kĩ năng…) + Kiến thức: Vận dụng kiến thức liên hệ thực tiễn ở Việt Nam + Kĩ năng: giải quyết vấn đề 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Làm việc cá nhân 3. Phương tiện - Đọc/tìm kiếm tài liệu trong sách tham khảo, nguồn Internet 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giao nhiệm vụ Chứng minh tài nguyên sinh vật nước ta có giá trị to lớn về phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống và bảo vệ môi trường sinh thái ? Hãy trồng 1 cây xanh - Bước 2: HS trao đổi và phát biểu nhanh ý kiến - Bước 3: GV chốt ý và khen ngợi HS * Rút kinh nghiệm ............................................................................................................................................. ........ ............................................................................................................................................. ........ ............................................................................................................................................. ........ ............................................................................................................................................. ........ ● Diễn tiểu phẩm KỊCH BẢN CHÚNG EM VỚI TÀI NGUYÊN SINH VẬT Phân công nhân vật
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 STT Học sinh
Trong vai
1
A
Em bé
2
B
Thỏ trắng
3
C
Cây Si già
4
D
Cây Thông non
5
E
Cây Bạch đàn trắng
6
F
Cây Bưởi xanh
7
G
Cây Mỡ non
8
H
Người phá rừng, săn bắn chim thú
Mở màn: (Âm nhạc du duơng, trữ tình, các cây đu đưa theo gió) Em bé: Các bạn ơi Trái Đất là một hành tinh tràn đầy sự sống, trải qua bao nhiêu thế kỉ dưới bàn tay lao động, con người đã điểm tô cho Trái Đất này ngày càng tươi đẹp hơn, các bạn nhìn trên bản đồ thế giới giữa muôn ngàn núi non biển cả có một dải đất cong cong hình chữ S nằm bên bờ biển Đông. Đó chính là Tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta. Các bạn biết không nằm ở vị trí địa lý đó thiên nhiên đã có phần ưu đãi cho chúng ta rất nhiều đó là rừng vàng, biển bạc, hoa trái bốn mùa. Có thể nói tiềm năng thiên nhiên của chúng ta rất giàu đẹp. Nào các bạn lắng nghe xem. Ôi! thiên nhiên đang nói gì với chúng mình đấy. (Âm nhạc nổi lên với bài hát: “Thiên nhiên môi trường”, Thỏ trắng, cây Si già, các cây cầm tay nhau vừa hát vừa múa, Em bé hoà cùng điệu múa với thiên nhiên). Em bé: (vui vẻ) Ôi! Vui quá … các bạn là ai, các bạn tự giới thiệu về mình đi. Các cây: (đồng thanh) Chúng tôi là các loài cây, chuyên sống ở núi rừng, ở hai bên đường phố, trong vườn của mọi nhà, từ trong ngõ đi ra, thấy chúng tôi ngay đó. Cây Si già: (chậm rãi) Tôi là cây Si già, tuổi thọ đã trăm năm, còn kia là Bưởi xanh cho trẻ thơ trèo hái. Bạch đàn: Tôi là Bạch đàn trắng, đứng cạnh bạn Mỡ non, còn kia là Thông con, tuổi vừa tròn năm tháng. Thỏ trắng: Còn tôi là Thỏ trắng, đại diện cho muôn loài, chim muông và thú dữ.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Các cây: (đồng thanh) Thế bạn, bạn là ai cơ. Em bé: (trả lời) Tôi là cô bé nhỏ, đại diện cho tuổi thơ, đại diện cho con người, đang sống trên Trái Đất. Tất cả: (hoan hô và cùng nói) Thế là chúng ta biết nhau rồi nhé! Thiên nhiên, muông thú, con người. Cây Si già: (cười lớn) Ôi! Thật vui, thật vui, cuộc sống của con người, có chúng tôi là bạn. Cây Si già: (hỏi) Này cô bé đến đây làm gì? Em bé: (trả lời) Tuổi thơ chúng tôi muốn biết, tác dụng của thiên nhiên. Thỏ trắng: Không có gì khó hiểu, thật dễ dàng lắm thôi, tác dụng của chúng tôi. Các cây: (đồng thanh) Cung cấp nguồn nhiên liệu, cho nhà máy reo vui, cho em thơ tới trường, thêm nhiều bàn ghế mới. Cây mỡ non: Là muôn ngàn lá phổi, nhả Oxi cho đời. Thỏ trắng: (nói tiếp) Là du lịch vui chơi, là hoa thơm trái ngọt. Các cây: Chống xói mòn lũ lụt. Cây Si già: Nhiều nhiều không kể xiết, tác dụng của chúng tôi, với cuộc sống con người, nào ta cùng vui hát. (Nhạc nổi lên. Bất ngờ âm nhạc chuyển điệu, chỉ còn tiếng sấm sét, gió rít liên hồi, Em bé và Thỏ trắng sợ hãi) Em bé: Ôi! sợ quá! sợ quá, nghe như tiếng sấm rơi, chuyển động cả đất trời, Đông Tây - Nam mù mịt, ôi má ơi! Thỏ ơi! Cây Si già: Các bạn đừng có sợ, chạy đi đâu bây giờ, cơn bão lớn bất ngờ, từ nơi đâu ập đến. Em bé: (khóc sợ hãi) Ơi bác Si già ơi, lại cơn bão nữa rồi, sẽ đổ nhà đổ cửa, đổ cả lớp cả trường, lấy gì chúng cháu học (khóc rồi quan sát và nói tiếp), lại cả đồng lúa chín, mẹ đang gặt dở dang, nước ngập cả xóm làng, lấy gì mà thu hoạch. (lại khóc). Thỏ trắng: Làm thế nào bây giờ ? Cây Si già: Các bạn cứ yên lòng, dù bão tố mưa giông, chúng tôi đã có cách (nói to), tất cả các loài cây, dù ở núi hay đồi, công viên hay đường phố, hãy dang rộng cánh tay, làm bình phong chắn gió, để giữ xóm, giữ làng, giữ nương ngô đồng lúa, cho các lớp nhà tranh, cho cuộc sống thanh bình, con người cần sự sống. (Tất cả các cây làm động tác dang rộng cánh tay, chống đỡ gió và che chở cho Em bé, Thỏ trắng. Một lúc sau âm nhạc chuyển điệu êm dịu, cơn bão đã qua) Thỏ trắng: (Vui sướng cầm tay Em bé) Ôi bạn ơi! trời quang mây tạnh rồi. Em bé: Cơn bão đã qua, trời đã tạnh, ông Mặt Trời đã lấp ló phía Đông, qua cơn bão giông lớp trường làng vẫn còn nguyên vẹn. (nhìn ra xa) Kìa mẹ tôi đã đổ thóc ra phơi, em thơ lại ngân vang tiếng cười. (sung sướng) Ôi! cám ơn bác Si già, cám ơn các bạn, đến nay tôi càng hiểu tác dụng của rừng cây (các cây trở lại tư thế ban đầu).
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Em bé: (bước lên sân khấu với khán giả) Các bạn có thấy không, thiên nhiên với cuộc sống con người là thế, nó đã cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp và sinh hoạt của con người, là bức bình phong chắn gió bảo vệ ruộng vườn và để phục vụ cho du lịch, vui chơi của con người. Nhưng thật tệ hại và đáng ghét. Thiên nhiên hiện nay đang bị chính bàn tay con người tàn phá trầm trọng, lại còn nạn săn bắt thú rừng bừa bãi nữa chứ. Các bạn hãy lắng nghe những lời oán trách của thiên nhiên với bàn tay tàn phá của con người nhé. (Âm nhạc dữ dội, các cây rung chuyển, Thỏ trắng sợ hãi tìm chỗ ẩn nấp. Đột nhiên xuất hiện một người với động tác man rợ, tay vung búa chặt cây, các cây lần lượt đổ xuống quằn quại đau đớn). Bạch đàn: (đau xót) Bạn Thông non đã đổ, nhựa trắng ứa toàn thân. (Người phá rừng lần lượt chặt các cây khác và cuối cùng là cây Bạch đàn, người phá rừng vung búa định chặt). Bạch đàn: (đau xót kêu lên) Ôi! đau quá! đau quá! Tôi xin người, tôi có tội gì đâu (loạng choạng đổ nghiêng, người phá rừng vung búa chặt từng cây). Cây Si già: (căm giận) Này người kia dừng lại, dừng lưỡi búa cuồng điên chúng ta là thiên nhiên, sao nỡ lòng tàn phá, để hành tinh hoá đá, để sa mạc cằn khô, để biển xanh không bờ, nước tràn lên sự sống. (Một nhát búa tiếp theo, cây Bạch đàn đổ xuống, người phá rừng cười man rợ, lao vào chặt cây Si. Cây Si chỉ khẽ rung chuyển, càng chặt cây Si càng đứng vững hơn. Bỗng người phá rừng phát hiện ra Thỏ trắng, hắn lấy cung tên ra bắn, Thỏ trắng bị mũi tên của người phá rừng bắn đúng ngực loạng choạng đau đớn nức nở, Thỏ cố sức chạy trốn, nguời phá rừng đuổi bắt nhưng không thể bắt nổi chú Thỏ thông minh và dũng cảm; vừa lúc đó sấm sét lại ầm ầm nổii dậy, cơn bão bất ngờ ập đến, người phá rừng sợ hãi tìm chỗ nấp, nhưng bác Si không che chở, sấm sét ngày càng to hơn). Người phá rừng: Ôi sấm chớp quanh ta, rừng cây phẫn nộ, hay ông trời dáng trả, bàn tay tàn phá của chính ta, kìa nhà cửa xóm làng, đổ nghiêng đổ ngã (càng sợ hãi) nước sông cuồn cuộn, phủ trắng cả đồng, nhà cửa của ta, trâu bò của ta trôi theo dòng nước. (hô to) Nguy to rồi, nguy to rồi, cấp cứu (chạy mất). (Lúc này các cây từ từ đứng dậy rút mũi tên cho Thỏ trắng và cứu Thỏ trắng) Cây Si già: (buồn thảm và bất lực) Ta đã sống trên trăm tuổi với muôn loài, với con người chứng kiến bao cảnh trên đời, nhưng hôm nay ta thấy, bàn tay con người tàn ác nhất. (từ từ gục xuống và tất cả cây quay lưng ra phía khán giả) Em bé: (từ từ bước ra buồn bã) Các bạn ạ, cây xanh và muôn thú thì bị săn bắt, triệt phá như vậy con người phải làm gì để ngăn chặn nguy cơ huỷ hoại môi trường, con người đã dùng những ngọn lửa tàn ác để đốt rừng làm rẫy, biến rừng xanh thành tro bụi, còn ngay xung quanh chúng ta các mặt nước ao hồ, sông suối đang là nơi đổ rác rưởi. Ôi các cống rãnh ao tù, nước đọng không được khơi thông thường xuyên, không
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 được vệ sinh sạch sẽ, đó là điều kiện tốt nhất để các loài ruồi, muỗi, chuột sinh sôi nảy nở gây bệnh cho con người. Các bạn ơi môi trường của chúng ta đang hàng ngày hàng giờ bị ô nhiễm và huỷ hoại, bệnh tật là đây, đói nghèo là đây, thiên tai lũ lụt cũng là đây và huỷ hoại nòi giống cũng là đây. Đói nghèo, dịch bệnh, thiên tai. Ai là đối tượng bị ảnh hưởng trước nhất ? là con người đó các bạn ạ, trong đó có cả tuổi thơ của chúng mình nữa đấy. Vì vậy chỉ có một cách duy nhất là tuổi thơ của chúng ta hãy cùng các cô các chú cứu lấy môi trường: Phải trồng thật nhiều cây xanh và bảo vệ rừng, phải bảo vệ các loài muông thú, phải giữ vệ sinh ở lớp ở nhà, ở trường và ở ngoài đường phố, phải bảo vệ các nguồn nước ao hồ sông suối, thường xuyên khơi thông các cống rãnh ao tù nước đọng. Các bạn ơi bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của con người, trong đó có cả tuổi thơ của chúng ta. Bác hồ kính yêu đã dạy “tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình”. Vậy tuổi thơ của chúng ta hãy bảo vệ môi trường các bạn nhé. Nguồn tiểu phẩm: Internet
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Tuần - Ngày soạn: PPCT:
Bài 39. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAM I. MỤC TIÊU (Đảm bảo SMART) 1. Kiến thức - Trình bày và giải thích được một số đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam - Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với đời sống và phát triển kinh tế xã hội ở nước ta nói chung và địa phương nói riêng. 2. Kĩ năng - Đọc hiểu văn bản - Phân tích biểu đồ nhiệt độ lượng mưa. - Khai thác kiến thức từ tranh ảnh, video clip 3. Thái độ - Có niềm tự hào về sự đa dạng giàu có của tự nhiên. - Ứng phó với các khó khăn của tự nhiên và hướng đến phát triển bền vững 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: + Năng lực tự học + Năng lực giải quyết vấn đề + Năng lực giao tiếp, ngôn ngữ - Năng lực chuyên biệt: + Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ: + Năng lực sử dụng bản đồ, phân tích biểu đồ + Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý, video clip. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Bài giảng PPt - Tranh ảnh các vùng biển, vùng núi ở nước ta - Video clip giới thiệu về vùng biển, vùng núi nước ta. - Phiếu học tập, bảng nhóm hoặc giấy A2 2. Chuẩn bị của HS - Sách giáo khoa, tập vở ghi bài, bút viết, bút màu các loại. - Atlat địa lí Việt Nam III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH Nội Dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 1. Mang tính Trình bày được Giải thích Liên hệ thực tế Lí giả vùng nào nhiệt đới ẩm tính chất nhiệt được nguyên ảnh hưởng của gió có những xáo trộn gió mùa đới gió mùa. nhân mùa. trong thời tiết khí hậu và cách con người thích nghi với nó qua các hoạt động sản xuất 2. Là nước Mô tả một số Đánh giá được ven biển đặc điểm của biển mang đến thiên nhiên đất những thuận lợi nước ven biển và khó khăn gì với sản xuất đời sống 3. Cảnh Lí giải nguyên Miền núi có thuận Giải thích được nhân của sự lợi và khó khăn gì tại sao ở Đà Lạt quan đồi núi phân hóa theo cho hoạt động sản có thể trồng được độ cao xuất. các loại cây rau của vùng ôn đới và cận nhiệt 4. Phân hóa Giải thích vì sao đa dạng phân hóa đa dạng. Vừa có tính thống nhất vừa có tính riêng biệt * Tích hợp bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Tình huống xuất phát (3 phút) 1. Mục tiêu - Tạo hứng thú cho bài học khi bắt đầu và tăng tính tập trung. - Đưa vấn đề để học sinh cùng giải quyết. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Hoạt động nhóm tự do - Đàm thoại trực quan 3. Phương tiện - Bản đồ khí hậu - Bản đồ địa hình 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giáo viên yêu cầu 3 nhóm học sinh kể về đặc điểm thời tiết mà em biết về miền Bắc, miền Nam và ở Sa Pa và Đà Lạt . Đây là trò chơi mang tính tự nguyện, lấy điểm ban đầu cho xung phong.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Những HS biết về đặc điểm khí hậu Hà Nội chạy vào 1 nhóm, những học sinh biết về đặc điểm khí hậu Tp.HCM đứng vào một nhóm, những học sinh biết về Sa pa và Đà Lạt đứng 1 nhóm. - Bước 2: Giáo viên cho HS quan sát tranh của các địa danh trên, Đầu tiên giáo viên cho thời gian 1 phút/nhóm thảo luận về nội dung cơ bản của bức tranh. Sau đó cho 1 phút để trình bày ngắn gọn về địa điểm trên
- Bước 3: Giáo viên dẫn dắt vào bài mới B. Hình thành kiến thức mới HOẠT ĐỘNG: Tìm hiểu các đặc điểm tự nhiên của nước ta (25 phút) 1. Mục tiêu - Học sinh trình bày được các đặc điểm của tự nhiên nước ta. - Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, tự học, và giải quyết vấn đề 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học Hoạt động nhóm/kĩ thuật trạm 3. Phương tiện - Tranh ảnh, video clip, tài liệu sách giáo khoa, phiếu học tập, trò chơi 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giáo viên chuẩn bị phân bố lớp học thành 4 trạm. Chia lớp thành 8 nhóm (nhóm 4 đến 5 hs) bố trí thành 2 cụm. Thời gian hoạt động cho mỗi trạm là 5 phút. Nhóm nào về đích nhanh nhất nhóm đó có có 2 điểm cộng. Vòng 1: Vòng chuyên gia: 4 nhóm vào 4 trạm tìm hiểu các yêu cầu tại 4 trạm trong 5 phút hoàn thành phiếu học tập của trạm mình trong giấy A2. Vòng 2: vòng ghép trạm: ● Mỗi nhóm đếm số từ 1 đến 4 sau đó di chuyển về nhóm số mới của mình. Những người số 4 vào 1 nhóm, những người số 3 vào 1 nhóm, những người số 2 vào 1 nhóm, và những người số 1 vào 1 nhóm. Ai không có số đếm lại từ 1 đến 4 tiếp để phân nhóm. ● Sau đó mỗi nhóm làm việc tại mỗi trạm trong 4 phút sẽ di chuyển. Ở trạm nào 1 chuyên gia số 1 trình bày trong nhóm mình, ở trạm 2 chuyên gia trạm 2. ở trạm 3 chuyên gia trạm 3 trình bày, trạm 4 chuyên gia số 4 trình bày.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Trạm 1
Trạm 2
nhóm số 1
nhóm số 2
nhóm số 4
nhóm số 3
Trạm 4
Trạm 3
SƠ ĐỒ DI CHUYỂN NHÓM GHÉP TRẠM + Trạm 1: Tìm hiểu đặc điểm “Việt Nam là nước nhiệt đới ẩm gió mùa” GV chuẩn bị 1 biểu đồ nhiệt độ lượng mưa của Hà Nội hoặc Tp.HCM để học sinh phân tích và hoàn thành phiếu học tập tại trạm. Rút ra nhận xét từ các biểu hiện của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cũng như ảnh hưởng đối với sản xuất và đời sống. Phiếu học tập trạm 1: Tiêu chí Nhiệt độ cao nhất, tháng Nhiệt độ thấp nhất, tháng Các tháng mùa mưa
Hà Nội
Tp.HCM
Biểu đồ
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Biểu hiện của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm Ảnh hưởng của khí hậu tới sản xuất và đời sống
+ Tích cực + Tiêu cực
+ Trạm 2: Tìm hiểu đặc điểm “Việt Nam là một nước ven biển” Giáo viên cung cấp link cho học sinh xem 1 đoạn video nói về 1 số vùng biển của nước ta và các tài nguyên trong biển. (Video tự làm). Hoặc tranh ảnh về vùng biển nước ta.
Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi theo phiếu học tập trạm 2: Câu 1: Diện tích vùng biển nước ta: …………….. Câu 2: Diện tích đất liền nước ta: ……………. Câu 3: Tính xem 1 km2 đất liền tương ứng bao nhiêu km2 biển: ……………… Câu 4: Độ dài bờ biển là bao nhiêu km: ………………….. Câu 5: Vùng biển mang lại thuận lợi và khó khăn như thế nào cho tự nhiên và phát triển kinh tế.
+ Trạm 3: Tìm hiểu về đặc điểm “Việt Nam là xứ sở của cảnh quan đồi núi” Tại trạm này giáo viên trang bị giấy A3 để học sinh đóng vai họa sĩ vẽ quang cảnh đồi núi theo tiêu chí ● Vẽ cảnh núi non có 3 độ cao khác nhau: Cao, trung bình và thấp ● Trong tranh có mây, có các vành đai thảm thực vật theo độ cao: Rừng rậm nhiệt đới, rừng lá rộng, rừng lá kim, đồng cỏ … ● Yêu cầu vẽ rõ ràng các tiêu chí, có thể viết để minh họa trên hình vẽ. ● Trả lời phiếu học tập trạm 3 ▪ Sau đó học sinh có 1 phút trình bày lại sản phẩm và nhận xét về cảnh quan vùng đồi núi nước ta. ▪ Trả lời câu hỏi Vùng đồi núi mang lại những thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế. + Trạm 4: Tìm hiểu về “Thiên nhiên phân hóa đa dạng, phức tạp: Trong thời gian 4 phút
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 ● ảnh.
Học sinh quan sát bản đồ các loại đất, sinh vật, khí hậu của nước ta và cả tranh
Trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập trạm 4. ▪ Các biểu hiện của sự đa dạng các sinh vật, đất, về khí hậu của nước ta. ▪ Tự nhiên nước ta phân hóa đa dạng như thế nào? ▪ Sự phân hóa đa dạng cảnh quan tự nhiên nước ta đã tạo thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta. - Bước 2: Sau 16 phút để các nhóm hoàn thành công việc của mình ở các trạm. Giáo viên sẽ kiểm tra phiếu học tập cá nhân, gọi ngẫu nhiên học sinh các nhóm trả lời câu hỏi (khoảng 5 học sinh) và đánh giá hoạt động nhóm gồm các tiêu chí ● Nhanh nhất 3 điểm ● Gần đúng nhất 3 điểm ● Di chuyển trật tự nhanh chóng 1 điểm ● Trình bày logic, ngắn gọn đầy đủ 2 điểm - Bước 3: Giáo viên chốt vấn đề, nhấn mạnh nội dung tích hợp vấn đề môi trường: + Khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp + Tài nguyên khai thác ngày càng nhiều >> Ở địa phương em có những thiên tai nào? Có tài nguyên nào đang bị khai thác quá mức? Hậu quả? GV cùng Hs làm rõ một số vấn đề qua đó Giáo dục HS ý thức BVMT và phòng chống thiên tai ●
1.
Việt Nam là một nước nhiệt đới ẩm gió mùa. - Đây là tính chất nền tảng của thiên Việt Nam - Thể hiện trong các thành phần của cảnh quan tự nhiên, rõ nét nhất là môi trường khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. 2. Việt Nam là một nước ven biển - Ảnh hưởng của biển rất mạnh mẽ, sâu sắc. - Duy trì và tăng cường tính chất nóng ẩm gió mùa của thiên nhiên Việt Nam. 3. Việt Nam là xứ sở của cảnh quan đồi núi - Nước ta có diện tích ¾ là đồi núi.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 - Địa hình đa dạng tạo nên sự phân hóa của các điều kiện tự nhiên. - Cảnh quan đồi núi thay đổi nhanh chóng theo quy luật đai cao: từ nhiệt đới, cận nhiệt đới đến ôn đới núi cao => .Phát triển đa dạng cây trồng và du lịch nghỉ dưỡng. - Vùng núi nước ta chứa nhiều tài nguyên (khoáng sản, lâm sản, thủy văn...) 4. Thiên nhiên nước ta có sự phân hóa đa dạng, phức tạp. - Sự phối hợp các thành phần tự nhiên của nước ta đã làm tăng thêm tính đa dạng phức tạp của toàn bộ cảnh quan tự nhiên. - Thiên nhiên có sự phân hóa từ: + Đông sang Tây + Thấp đến cao + Bắc xuống Nam ⇨ Tạo điều kiện thuận lợi và khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội.
- Cảnh quan tự nhiên của nước ta vừa có những tính chất chung thống nhất vừa có sự phân hóa nội bộ tạo thành các miền tự nhiên khác nhau. C. Hoạt động luyện tập và nâng cao (5 phút) 1. Mục tiêu - HS mô tả, khắc sâu kiến thức và phát triển được kĩ năng tư duy tổng thể về lãnh thổ. - Mở rộng những kiến thức ngoài sách giáo khoa
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Trò chơi/nhóm trả lời
3. Phương tiện Trò chơi này học sinh làm trên giấy A4 theo đội trong thời gian 3 phút để hoàn thành.
4. Tiến trình hoạt động - Bước 1 phát cho học giấy trò chơi ô chữ
Câu 1: Hàng ngang số 1: có 7 chữ cái: Là loại gió mùa hoạt động mạnh ở nước ta từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Làm cho miền Bắc lạnh khô đầu mùa và lạnh ẩm cuối mùa. Câu 2: Hàng ngang số 2: Có 6 chữ cái :là loại gió mùa hoạt động mạnh ở nước ta từ tháng 5 đến tháng 10 tạo nên nóng ẩm mưa nhiều. Câu 3: Hàng ngang số 3: Có 6 chữ cái: là một cao nguyên thuộc tỉnh Lâm Đồng, có khí hậu và đất phù hợp cho việc trồng chè, cà phê, nhất là cà phê vối. Câu 4: Hàng ngang số 4: có 11 chữ cái: Tên gọi chính xác của Cúc Phương – thuộc địa phận 3 tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Câu 5: Hàng ngang số 5: có 13 chữ cái: Là danh sách các loài động vật, thực vật ở nước ta thuộc loại quý hiếm, đang bị giảm sút số lượng hoặc có nguy cơ tuyệt chủng, được xem là căn cứ khoa học quan trọng để nhà nước ban hành những chính sách quản lí, bảo vệ Câu 6: Hàng ngang số 6: có 8 chữ cái, Là tên gọi của nhóm cây theo giá trị sử dụng, gồm các loại cây như đinh, lim, sến, táu,... -Bước 2: Giáo viên chốt lại câu trả lời, HS tự chấm điểm. Kết thúc hoạt động trò chơi củng cố và mở rộng kiến thức
D. Hoạt động mở rộng và vận dụng (3 phút) - Tìm hiểu dãy Hoàng Liên Sơn - Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên của khu tây Bắc nước ta V. RÚT KINH NGHIỆM
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Tuần – Ngày soạn: PPCT:
BÀI 40 – THỰC HÀNH ĐỌC LÁT CẮT ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN TỔNG HỢP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - So sánh và giải thích được đặc điểm địa hình và khí hậu của khu vực Tây Bắc - Đánh giá thế mạnh kinh tế đặc biệt của khu vực 2. Kĩ năng - Đọc lát cắt địa hình - Đọc bảng số liệu - Kĩ năng làm việc nhóm - Kĩ năng thuyết trình 3. Thái độ - Tự hào về thiên nhiên hùng vĩ của khu vực - Tha thiết, mong mỏi nhằm xây dựng và khai thác thế mạnh đặc biệt của khu vực 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, ngôn ngữ - Năng lực chuyên biệt: Khai thác biểu đồ, sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bảng số liệu thống kê; Năng lực lí giải, phân tích các mối quan hệ nhân quả trong bộ môn… II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 3. Chuẩn bị của giáo viên - Bản đồ tự nhiên Việt Nam. - Lát cắt địa lí tự nhiên - Tranh ảnh minh họa - Clip âm nhạc 4. Chuẩn bị của học sinh - Át lát địa lí Việt Nam. - Sách giáo khoa. - Các kiến thức đã học về khí hậu, sông ngòi Việt Nam. - Tìm hiểu thông tin về Hoàng Liên Sơn, Mộc Châu, Thanh Hóa III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Nội dung Đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp
Nhận biết Mô tả, kể tên các đối tượng địa lí trên bản đồ
Thông hiểu So sánh và giải thích được đặc điểm địa hình và khí hậu của khu vực Tây Bắc
Vận dụng thấp Đọc lát cắt và bảng số liệu 3 trạm khí tượng
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Tình huống xuất phát (3 phút) 5. Mục tiêu - Định hướng nội dung bài học. - Xác định đối tượng địa lí trên bản đồ - Tạo niềm hứng khởi cho HS 6. Phương pháp /kĩ thuật dạy học - Sử dụng phương tiện trực quan. - HS làm việc cá nhân. 7. Phương tiện - Atlat Địa lí Việt Nam - Bài hát “Tiếng hát trên đỉnh Hoàng Liên” 8. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giao nhiệm vụ + Lắng nghe lời bài hát + Xác định địa danh được nhắc đến + Những ca từ nào mô tả vẻ đẹp của vùng đất đó? + Tìm địa danh đó trên Atlat/bản đồ và giới thiệu cho cả lớp cùng biết. - Bước 2: GV phát bài hát https://www.youtube.com/watch?v=cZOP6rXRSNc - Bước 3: HS trả lời nhanh thông tin - Bước 4: GV dẫn dắt vào bài mới. B. Hình thành kiến thức mới HOẠT ĐỘNG 1: Đọc lát cắt tổng hợp (25 phút) CUỘC ĐUA KÌ THÚ 5. Mục tiêu - Rèn luyện kĩ năng đọc lược đồ, bản đồ, tính toán - Phát triển kĩ năng làm việc nhóm - Phát triển năng lực hợp tác
Vận dụng cao Đánh giá thế mạnh kinh tế đặc biệt của khu vực và định hướng khai thác tài nguyên
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 6. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: sử dụng bản đồ, tranh ảnh, bảng số liệu… - Hoạt động: Cá nhân và nhóm 7. Phương tiện - Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 - Lược đồ, lát cắt - Bảng số liệu 3 trạm khí hậu 8. Tiến trình hoạt động Bước 1: Giới thiệu trò chơi “CUỘC ĐUA KÌ THÚ” + Chia lớp làm 2 cụm. Mỗi cụm 4 nhóm (Cụm 1 là nhóm 1-4; Cụm 2 là nhóm 5-8) + Vị trí 1 nhóm là 1 trạm + Mỗi nhóm sẽ có 4 phút để hoàn thiện phần trả lời trong phiếu học tập tại vị trí nhóm. Trả lời xong trước 4 phút, mang phiếu lên nộp và nhận bài mới + đóng dấu >>> Sai phải về làm lại đến lúc nào hoàn toàn chính xác + Nhóm chiến thắng nhanh nhất, đúng nhất sẽ đạt điểm 10 và vượt qua cuộc đua thành công - Bước 2: Thực hiện trò chơi. GV mở nhạc tạo động lực, theo dõi, thúc đẩy HS. HS nhóm nào làm xong mang lên đóng dấu. GV chấm điểm, thống kê lại. - Bước 3: Cuộc đua kết thúc, Gọi ngẫu nhiên HS lên trình bày thông tin, chuẩn kiến thức - Bước 4: Khen ngợi, tổng kết, trình chiếu giới thiệu thêm về khu vực.. Phiếu học tập số 1: TRẠM 1 1. Hướng của lát cắt: 2. Các khu vực địa hình đi qua: 3. Độ dài thực tế của lát cắt theo tỉ lệ ngang:
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Phiếu học tập số 2: TRẠM 2 Khu vực
HLS
Mộc Châu
Loại đá
Thanh Hóa
Hoàn thành thông tin theo mẫu
Loại đất Kiểu rừng
Phiếu học tập số 3: Hoàn thành thông tin theo mẫu
Khu vực
HLS
Mộc Châu
Thanh Hóa
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Nhiệt độ trung bình t0 Lượng mưa mm Biên độ nhiệt t0
Phiếu học tập số 4: KẾT LUẬN CHUNG -
Địa hình Khí hậu Cảnh quan
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 HOẠT ĐỘNG 2: Phân tích thế mạnh của miền Địa lí tự nhiên (12 phút) 5. Mục tiêu - Củng cố các kiến thức về khí hậu, thủy văn Việt Nam. - Đánh giá thế mạnh đặc biệt của vùng - Phát triển năng lực ngôn ngữ - Khai thác tranh ảnh hiệu quả 6. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Trực quan/tự học - Hoạt động: Cá nhân/cả lớp 7. Phương tiện - Tranh ảnh khu vực Tây Bắc 8. Tiến trình hoạt động Bước 1: Hs quan sát các bức tranh (GV chiếu 1 lượt để HS nhận biết, khái quát được nội dung của các bức tranh và vẻ đẹp của khu vực) Bước 2: GV phổ biến cuộc thi “ÉN VÀNG” tìm kiếm tài năng HDV du lịch chuyên nghiệp + Gọi ngẫu nhiên thí sinh + Có 1 phút trình bày + Thí sinh được quyền lựa chọn 1 trong 3 địa điểm: Hoàng Liên Sơn, Mộc Châu, Thanh Hóa để tham dự cuộc thi tài. + GV chiếu các bức tranh theo sự chọn lựa của GV + Thí sinh có 30s để suy nghĩ nhằm giới thiệu vẻ đẹp của khu vực + Tiêu chí đánh giá: Điểm số
1
2
3
Nội dung
Sơ sài, chỉ đề cập đến tên mà chưa nêu bật được vẻ đẹp của khu vực
Thông tin ngắn gọn, đủ ý nhưng chưa thu hút
Thông tin phong phú, hấp dẫn nhằm lôi kéo du khách hiệu quả
Phong cách
Còn lúng túng, diễn đạt rời rạc
Chưa có nhiều cảm xúc khi thể hiện
Tự tin , lôi cuốn
Ngôn ngữ
Thiếu trôi chảy, gượng gạo, kém thu hút
Diễn đạt đủ ý, chưa hấp dẫn
Lưu loát, thuyết phục
Bước 4: GV tiến hành cuộc thi, gọi ngẫu nhiên mỗi nhóm 1 đại diện. GV có thể cử ban GK dựa theo tiêu chí cung cấp để chấm điểm. Bước 5: Đánh giá tổng kết PHỤ LỤC HÌNH ẢNH HÒANG LIÊN SƠN
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
MỘC CHÂU
THANH HÓA
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
C. Hoạt động luyện tập (5 phút) 5. Mục tiêu Phát triển năng lực ngôn ngữ của HS cũng như khả năng lập luận, phán đoán của HS. 6. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Đóng vai - Hoạt động cá nhân 7. Phương tiện - Phiếu học tập cá nhân 8. Tiến trình hoạt động Bước 1: GV đưa tình huống + Nếu được đầu tư phát triển ở một trong 3 địa điểm, em sẽ đầu tư ở đâu và đầu tư như thế nào? Tại sao? + HS có 2 phút ghi thông tin ra note ngắn gọn Bước 2: GV gọi HS xung phong chia sẻ, mỗi HS có 30s trình bày Bước 3: GV nhận xét, tổng kết, đánh giá chung D. Vận dụng và mở rộng (5 phút) 4. 5.
Mục tiêu Kiến thức: Hoàn thiện bài tập Kĩ năng: Giải quyết vấn đề Chuẩn bị
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 6. Hoạt động Bước 1: GV nối tiếp hoạt động yêu cầu HS về nhà hoàn thiện phần chiến lược bản thân ra giấy A4 + Lí do chọn địa điểm đầu tư + Đầu tư như thế nào? Lĩnh vực gì? + Các giải pháp nào sẽ tiến hành đầu tư hiệu quả Thể hiện bằng sơ đồ, có hình vẽ, hình ảnh minh họa + Hạn nộp tuần sau Bước 2: HS thắc mắc, trao đổi Bước 3: GV kết luận và dặn dò, khen ngợi cả lớp đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. VI. RÚT KINH NGHIỆM
PHỤ LỤC – THÔNG TIN PHẢN HỒI PHT Phiếu học tập số 1: TRẠM 1 1. Hướng của lát cắt: TÂY BẮC 2. Các khu vực địa hình đi qua: + Khu núi cao HLS + Khu CN Mộc Châu + Khu Đồng bằng 3. Độ dài thực tế của lát cắt theo tỉ lệ ngang: 175km
–
ĐÔNG
Thanh
Phiếu học tập số 2: Khu vực
HLS
Loại đá Loại đất Kiểu rừng Phiếu học tập số 3: Hoàn thành thông tin theo mẫu
Mộc Châu
Thanh Hóa
NAM
Hóa
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Khu vực
HLS
Nhiệt độ trung bình t0 Lượng mưa mm Biên độ nhiệt t0
Phiếu học tập số 4: KẾT LUẬN CHUNG -
Địa hình Khí hậu Cảnh quan
Mộc Châu
Thanh Hóa
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Tuần …….. - Ngày soạn: 01/08/2019 PPCT: Tiết………..
Bài 41: MIỀN BẮC VÀ ĐÔNG BẮC BẮC BỘ I. MỤC TIÊU (Đảm bảo SMART) 1. Kiến thức - Đánh giá được ý nghĩa vị trí và phạm vi lãnh thổ đặc biệt của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. - Trình bày được đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng. - Phân tích được những khó khăn và hạn chế của vùng từ đó đề xuất các giải pháp nhằm khai thác hiệu quả hơn nữa thế mạnh vùng. 2. Kĩ năng - Đọc hiểu thông tin văn bản - Đọc Atlat tự nhiên vùng - Hùng biện, phản biện thông tin 3. Thái độ - Yêu thích môn học, khám phá các miền tự nhiên. - Bày tỏ quan điểm nhất trí trong định hướng phát triển vùng. 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, tranh ảnh, tư liệu; Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ… II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Lược đồ tự nhiên miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. - Tranh ảnh về Vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể, một số vườn quốc gia với các hệ sinh thái quý hiếm. 2. Chuẩn bị của HS - Tập bản đồ Địa lí lớp 8 hoặc Atlat Địa lí tự nhiên Việt Nam - Bút màu, sách, vở - Bảng phụ III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH Nội Dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 - Phân tích - Đọc lược đồ để - Phân tích vai được ý nghĩa rút ra đặc điểm trò của vị trí địa của vị trí địa lí vị trí, phạm vi lí với việc hình đối với phát lãnh thổ của thành đặc điểm triển kinh tế - miền khí hậu của xã hội và hình miền thành đặc điểm tự nhiên của miền. Điều kiện tự - Nêu các - Đánh giá - Đọc lược đồ tự - Đề xuất các nhiên dạng địa hình những thuận nhiên để rút ra giải pháp nhằm và phân bố lợi và khó đặc điểm địa khai thác hiệu của chúng khăn về hình, sông ngòi quả hơn nữa thế mạnh vùng trên lược đồ ĐKTN đến phát triển kinh tế và đời sống Tài nguyên - Nêu được - Đánh giá - Đọc lược đồ để thiên nhiên các loại tài được những kể và xác định nguyên thiên thuận lợi từ được vị trí phân nhiên của nguồn tài bố của một số nguyên thiên loại tài nguyên. miền nhiên của vùng IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Tình huống xuất phát (3 phút) 1. Mục tiêu - Gợi mở kiến thức bài học - Tạo tâm thế hứng khởi cho HS - Khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực - Sử dụng phương tiện trực quan 3. Phương tiện - Clip ảnh và nhạc 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: GV trình chiếu một số hình ảnh về miền Bắc và ĐB Bắc Bộ trên nền bài hát Thơ tình của núi, yêu cầu hs lắng nghe và trả lời câu hỏi: + Cho biết các dạng địa hình được nói đến trong bài hát + Tên các địa danh được đưa trên đoạn clip Vị trí và - Xác định phạm vi được vị trí và lãnh thổ ranh giới tiếp giáp - Kể tên được các tỉnh thành phố
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 https://www.youtube.com/watch?v=TQB1a77eMlA (Gv có thể sử dụng clip này để cắt các nội dung cần dùng) - Bước 2: Hs lắng nghe và trả lời câu hỏi - Bước 3: Gợi mở vào bài B. Hình thành kiến thức mới HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về vị trí và phạm vi lãnh thổ ( 10 phút) 1. Mục tiêu - Xác định được vị trí và phạm vi lãnh thổ của miền - Đánh giá được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với phát triển kinh tế - xã hội và hình thành đặc điểm tự nhiên của miền. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Giải quyết vấn đề - Kĩ thuật dạy học: động não, trò chơi 3. Phương tiện - Mảnh ghép - Bút màu 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ + Nhiệm vụ 1: GV cho HS chơi trò chơi “Tôi tài giỏi – Bạn cũng vậy”. GV đưa phổ biến trò chơi: Chia lớp thành 6 nhóm theo quy tắc đếm số Mỗi đội nhận được 1 bộ Puzzle gồm 25 miếng ghép. Nhiệm vụ của các đội trong vòng 3 phút phải sắp xếp lại các miếng ghép thành một lược đồ hoàn chỉnh (có thể quan sát lược đồ hình 41.1 sgk)
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
(Mô tả bộ Puzzle) + Nhiệm vụ 2: Sau khi hoàn thiện lược đồ (khổ A3) các nhóm thảo luận trong 2 phút và hoàn thành bảng hỏi sau: - Dùng bút màu tô đậm đường chí tuyến Bắc và ranh giới của miền. Hoàn thành yêu cầu sau: + Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ gồm có 2 bộ phận là: ………………………………… + Vị trí địa lí: ................................................................................................................ - Ranh giới tiếp giáp: + Phía Bắc giáp:.................... ....................................................................................... + Phía Tây Nam giáp: ................................................................................................... + Phía Đông Nam giáp: ................................................................................................ - Kể tên các tỉnh của miền có đường biên giới chung với Trung Quốc ...................................................................................................................................... - Bước 2: Gv gọi nhóm hoàn thành nhiệm vụ nhanh nhất trình bày, các nhóm khác theo dõi nhận xét bộ xếp hình và câu trả lời.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 - Bước 3: Với vị trí địa lí như vậy ảnh hưởng như thế nào đến đặc điểm khí hậu, phát triển kinh tế - xã hội và ANQP của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. - Bước 4: GV đánh giá cho điểm trò chơi và kết luận Nội dung phần 1 1. Vị Trí Và Phạm Vi Lãnh Thổ. - Bao gồm khu đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu vực đồng bằng Bắc Bộ. - Nằm tiếp liền với ngoại chí tuyến Bắc và á nhiệt đới Hoa Nam (Trung Quốc) nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa cực đới HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên và TNTN của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ ( 15 phút) 1. Mục tiêu - Trình bày được đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của miền B và ĐBBB - Nêu những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển kinh tế và đời sống. - Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác hiệu quả hơn nữa thế mạnh vùng - Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm; phân tích số liệu, hình ảnh 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Thảo luận nhóm - Kĩ thuật mảnh ghép 3. Phương tiện - Phiếu học tập 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Gv giao nhiệm vụ các nhóm + Nhóm 1,4: Hoàn thành yêu cầu sau
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
+ Nhóm 2,5: Hoàn thành yêu cầu sau
+ Nhóm 3,6: Hoàn thành yêu cầu sau
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
- Bước 2: Sau khi thảo luận nhóm chuyên sâu, Gv tiến hành chia nhóm mảnh ghép (thành viên của nhóm mảnh ghép sẽ có đủ thành viên của nhóm chuyên sâu 1- 2-3, 4-5-6) và giao nhiệm vụ mới: + Chia sẻ thông tin tìm hiểu ở nhóm chuyên sâu trong vòng 3 phút + Thảo luận trong 4 phút để tổng kết nội dung về điều kiện tự nhiên của miền Bắc và ĐBBB theo hướng dẫn sau:
- Bước 3: Gọi ngẫu nhiên hs và nhóm trình bày, có thể làm theo quy tắc nối tiếp nhau giữa các nhóm để đánh giá được hiệu quả thảo luận của các nhóm (Ví dụ ngẫu nhiên được nhóm 1 trình bày và đánh giá thuận lợi, khó khăn của khí hậu thì nd tiếp sẽ tính đến nhóm tiếp theo hoặc tiếp tục quay số lần hai) - Bước 4: Tổng kết nội dung và đi sâu vào một số câu hỏi giải thích nguyên nhân. + Gv đặt câu hỏi cho cả lớp: Vì sao tính chất nhiệt đới của miền Bắc và ĐBBB lại giảm sút mạnh mẽ, có mùa đông lạnh nhất cả nước ? + Nêu một số biện pháp cần làm để bảo vệ môi trường tự nhiên trong vùng.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Nội dung phần 2 2. Tính Chất Nhiệt Đới Bị Giảm Sút Mạnh Mẽ, Đông Lạnh Nhất Cả Nước. - Mùa đông lạnh và kéo dài nhất cả nước. - Mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều, có mưa ngâu. 3. Địa Hình Phần Lớn Là Đồi Núi Thấp Với Nhiều Cánh Cung Mở Rộng Về Phía Bắc Và Quy Tụ Về Tam Đảo. - Địa hình đồi núi thấp là chủ yếu, nhiều núi cánh cung mở rộng về phía Bắc. - Đồng bằng sông Hồng. - Đảo và quần đảo ở Vịnh Bắc Bộ. - Nhiều sông ngòi, hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình. 4. Tài Nguyên Phong Phú, Đa Dạng Và Có Nhiều Cảnh Quan Đẹp Nổi Tiếng. - Tài nguyên phong phú, đa dạng, có nhiều cảnh quan đẹp, đang được khai thác mạnh mẽ. - Sương muối, sương giá, hạn hán, tài nguyên bị khai thác nhiều…..
HOẠT ĐỘNG 3: Thảo luận định hướng phát triển vùng (7 phút) 1. Mục tiêu - Đánh giá mức độ hiểu bài và khảo sát quan điểm cá nhân của hs về nội dung bài học - Rèn luyện kĩ năng thuyết trình, báo cáo 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Đóng vai, đàm thoại gợi mở 3. Phương tiện - Phiếu học tập 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: GV yêu cầu: Em hãy đóng vai là một chuyên gia trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư đề xuất những giải pháp và định hướng lâu dài nhằm thúc đẩy kinh tế ở miền Bắc và ĐBBB một cách bền vững? - Bước 2: Cho các nhóm thảo luận trong 3 phút để xây dựng bài báo cáo - Bước 3: Giáo viên dùng số ngẫu nhiên gọi học sinh bất kì trình bày. + GV có thể mời 3 HS lên trình bày, mỗi HS nêu lên 1 định hướng phát triển và giải pháp cho miền và phân tích định hướng đó. + Các HS và GV trao đổi làm rõ vấn đề, đồng ý hay không đồng ý về giải pháp/ định hướng. - Bước 4: GV chuẩn kiến thức, chốt ý và khen ngợi HS. C. Hoạt động luyện tập (5 phút) 1. Mục tiêu (Kiến thức, kĩ năng…) + Kiến thức: liên hệ thực tiễn ở địa phương
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 + Kĩ năng: giải quyết vấn đề 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Làm việc cá nhân 3. Phương tiện - Đọc/tìm kiếm tài liệu trong sách tham khảo, nguồn Internet 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giao nhiệm vụ ● Lấy ví dụ tại nơi em đang sinh sống những đặc điểm nổi bật về tự nhiên của miền Bắc và ĐBBB mà em vừa tìm hiểu. ● Hãy sưu tầm tư liệu và viết về một cảnh đẹp nào đó thuộc miền Bắc và ĐBBB mà e đã đến hoặc dự định sẽ đến trong tương lai gần. - Bước 2: HS trao đổi và phát biểu nhanh ý kiến - Bước 3: GV chốt ý và khen ngợi HS D. Hoạt động nối tiếp- hướng dẫn học tự học (…..phút) - Xây dựng sơ đồ tư duy của bài học - Tìm hiểu và sưu tầm tư liệu về miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ V. RÚT KINH NGHIỆM
TÀI NGUYÊN
Hoàng Liên Sơn
Băng giá Sapa
Cao nguyên đá Đồng Văn
Cột cờ Lũng Cú
Thời tiết
Thủy điện Sơn La
Than đá Quảng Ninh
Thác Bản Giốc
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Tuần - Ngày soạn: PPCT:
Bài 42. MIỀN TÂY BẮC VÀ BẮC TRUNG BỘ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Mô tả được vị trí, phạm vi lãnh thổ của vùng. - Đánh giá được ý nghĩa của vị trí địa lí vùng. - Phân tích và giải thích được các đặc điểm tự nhiên nổi bật của vùng. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng đọc bản đồ thông qua xác định vị trí, giới hạn. - Phân tích các yếu tố tự nhiên, các mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên thông qua lược đồ, tranh ảnh. 3. Thái độ - Tự hào về một miền địa lí đặc sắc và đa dạng với thiên nhiên hùng vĩ. - Có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên. 4. Năng lực hình thành - Năng lực tư duy địa lí: Tìm kiếm và xử lí thông tin từ dữ liệu GV đưa cho về miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. - Năng lực sử dụng các công cụ địa lí học thông qua việc phát triển các kĩ năng làm việc với lược đồ và tranh ảnh. - Năng lực phân tích các mối liên hệ địa lí: giữa địa hình với các thành tố tự nhiên khác. - Năng lực giao tiếp: Phản hồi/ lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ/ ý tưởng hợp tác, giao tiếp khi làm việc nhóm. - Năng lực tự nhận thức: tự tin khi trình bày về kết quả làm việc nhóm nhỏ. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Máy tính, máy chiếu. - Giáo án. Phiếu học tập. - Tư liệu bài dạy. 2. Chuẩn bị của HS - Đồ dùng học tập. - Tìm hiểu về miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH Nội Dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Miền Tây Mô tả được Đánh giá được Bắc và Bắc vị trí, phạm ý nghĩa của vị Trung Bộ vi lãnh thổ trí địa lí vùng của vùng.
Giải thích được Đề xuất giải các mối quan hệ pháp khai thác nhân quả tài nguyên hợp lí Đọc bản đồ, lược đồ, lát cắt
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC E. Tình huống xuất phát (5 phút) 1. Mục tiêu - Tạo sự quan tâm, hào hứng khi học bài mới - Mô tả, kể lại một số nét độc đáo của miền - Tự hào về thiên nhiên và cảnh sắc của miền 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Trực quan, đàm thoại 3. Phương tiện Clip về miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giới thiệu nhiệm vụ: + Quan sát đoạn clip + Mô tả, vắn tắt thông tin + Em ấn tượng nhất với cảnh nào? Tại sao? -. Bước 2: + HS xem clip: https://www.youtube.com/watch?v=UHVbR64OCGI + HS trả lời câu hỏi Bước 3: GV nhận xét, vào bài mới GV vào bài: Các bạn vừa được xem qua những nét độc đáo và đầy màu sắc của thiên nhiên khu vực Tây Bắc và Bắc Trung bộ. 2 miền này là cầu nối tự nhiên giữa phía bắc và phía nam các em đã sẵn sàng đi du lịch tới miền Tây Bắc và Bắc Trung bộ chưa. B. Hình thành kiến thức mới HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu vị trí, phạm vi lãnh thổ của miền ( phút) 1. Mục tiêu - Xác định được vị trí, phạm vi lãnh thổ của vùng. - Đánh giá được ý nghĩa của vị trí địa lí vùng. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề - Kĩ thuật dạy học: động não, trò chơi 3. Phương tiện - Mảnh ghép
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 - Bút màu 4. Tiến trình hoạt động
✔Nhiệm vụ 1: Xác định vị trí của vùng Bước 1: GV cho HS chơi trò chơi “ Ai nhanh hơn ” GV đưa ra thể lệ trò chơi Chia lớp thành 4 đội. Mỗi đội nhận được 3 mảnh ghép. Nhiệm vụ của các đội là phải sắp xếp lại đúng trật tự các mảnh ghép sau đó các đội dùng màu tô các miền tương ứng trong vòng 1p.
Bước 2: GV cho HS hoạt động theo cặp, yêu cầu HS quan sát Atlat hoàn thành nhanh phiếu học tập 1 Bước 3: GV nêu vấn đề “ Với vị trí địa lí như vậy đã ảnh hưởng tới địa hình, khí hậu của miền như thế nào?” Bước 4: HS hoạt động để hoàn thành các câu hỏi của GV Bước 5: GV gọi ngẫu nhiên HS lên chia sẻ, trình bày. HS khác góp ý ngắn gọn. GV chốt nhanh kiến thức. HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của miền (25 phút) 1. Mục tiêu: Phân tích và giải thích được các đặc điểm địa hình nổi bật của vùng. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Thảo luận nhóm - Kĩ thuật dạy học: Trạm, chuyên gia, động não 3. Phương tiện - Phiếu học tập - Tư liệu các trạm 4. Tiến trình hoạt động Bước 1: Nhóm chuyên gia GV chia lớp thành 6 nhóm với 2 dãy trạm. Mỗi nhóm sẽ có thời gian chuẩn bị, hoàn thành PHT trên giấy A1 với thời gian 5 phút.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 SƠ ĐỒ CÁC TRẠM - Tại mỗi trạm, các nhóm sẽ dựa vào thông tin để hoàn thành nhiệm vụ. - Thời gian làm việc tại mỗi trạm là 10 phút
- Nhóm 1: Tại sao nói “ Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có địa hình cao nhất Việt Nam”. TRẠM 1 Câu 1: Hoàn thành các nội dung sau: Điền vào dấu… nội dung thích hợp.
Miền Tây Bắc và Bắc Trung bộ thuộc……………….., từ…………… đến........ Có địa hình……………, sông suối……………, các dãy núi……………
Câu 2: Nhận xét đường biểu diễn nhiệt độ ở Tp. Hồ Chí Minh khác với Hà Nội như thế nào?
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Biểu đồ tương quan nhiệt ẩm tại Hà Biểu đồ tương quan nhiệt ẩm tại Nội TP. Hồ Chí Minh 0 0 ( 5m, 105 48'Đ, 21 01'B) ( 11m, 106040'Đ, 10047'B) Câu 3: Hoàn thành các nội dung sau
- Nhóm 2: Phân tích đặc điểm địa hình của miền? Giải thích? TRẠM 2 Câu 1: HS quan sát lược đồ, điền nhanh các dạng địa hình tương ứng vào dấu… Sau đó đếm tổng của từng dạng địa hình. Dựa vào hình cho biết dạng địa hình nào chiếm diện tích lớn nhất, dạng địa hình nào chiếm diện tích nhỏ nhất?
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
- Nhóm 3: Tìm hiểu về tài nguyên thiên nhiên của miền. TRẠM 3 Câu 1: Gắn các thẻ học dưới đây vào sơ đồ tư duy để thấy được các tài nguyên của miền THẺ HỌC
SƠ ĐỒ TƯ DUY
Câu 2: Để phát triển bền vững, khi khai thác các nguồn tài nguyên của miền chúng ta cần phải làm gì? Câu 3: Tìm hiểu những khó khăn do thiên tai gây ra và vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường của miền. Đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế những khó khăn này? (Mỗi thành viên trong nhóm viết 1 khó khăn và 1 giải pháp)
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Bước 2: Nhóm mảnh ghép - GV tách 6 nhóm chuyên sâu thành 6 nhóm mảnh ghép. Mỗi nhóm mảnh ghép phải có đủ đại diện các thành viên ở nhóm chuyên sâu. Lưu ý: Ghép trên cùng dãy, không ghép khác dãy để tránh đi lại xáo trộn nhiều.
- Nhóm mảnh ghép ngồi lại với nhau và hoàn thành nhiệm vụ mới của giáo viên: Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ từ phần kiến thức của các thành viên. Bước 3: HS tiến hành trao đổi để hoàn thành nhiệm vụ học tập. GV có thể đưa ra các câu hỏi để hỗ trợ cho HS – Thời gian hoàn thành 10 phút Bước 4: GV cử đại diện các nhóm lên treo kết quả của nhóm lên bảng. Từng nhóm lên trình bày. Các nhóm nhận xét, bổ sung.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 C. Hoạt động luyện tập (5 phút) 1. Mục tiêu - Vận dụng kiến thức nhằm đề xuất giải pháp cho việc bảo tồn và phát triển bền vững miền tự nhiên - Trân trọng những giá trị độc đáo của miền - Phát triển khả năng phán đoán, phản biện 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Nêu vấn đề , trực quan - Kĩ thuật dạy học: Động não 3. Phương tiện: Video 4. Tiến trình hoạt động Bước 1: GV cho HS xem video sau bài hát: Đi để trở về. Quay toàn cảnh vùng Bắc Trung bộ. Đường link: https://www.youtube.com/watch?v=w_e_VgMbZP4 Bước 2: HS xem video và trả lời những câu hỏi sau Em có suy nghĩ gì khi xem video trên? Đứng trước biển đổi khí hậu toàn cầu hiện nay, theo em các tỉnh thành Miền Tây Bắc và Bắc Trung bộ nước ta nói riêng và cả nước nói chung cần có những hành động tích cực nào? D. Hoạt động nối tiếp - hướng dẫn học tự học (3 phút) 1. Mục tiêu - Viết báo cáo ngắn về hiện trạng tự nhiên của miền - Đánh giá lại thế mạnh và hạn chế nổi bật của miền - Phát triển năng lực viết luận và phân tích của HS 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Tự học, Nghiên cứu, tổng hợp 3. Phương tiện: SGK, Tài liệu, link tham khảo 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: GV giao nhiệm vụ + Viết một bài báo cáo ngắn không quá 200 chữ + Cấu trúc 3 phần rõ ràng + Có hình ảnh minh họa, kích thước 4x6, kh6ng quá 4 hình cho toàn bài + Viết ngắn gọn, rõ ràng, ngôn ngữ trong sáng, bám sát nội dung trọng tâm, không sai chính tả + Nộp vào tuần sau
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 - Bước 2: Hỏi đáp V. RÚT KINH NGHIỆM
PHỤ LỤC
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
HÌNH ẢNH TIÊU BIỂU
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Sơn Đoòng
Hoàng Liên Sơn
Biển Sầm Sơn
Mộc Châu
Ruộng bậc thang Sapa
VQG Bạch Mã
Phá Tam Giang
Lòng hồ sông Đà
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Tuần - Ngày soạn: PPCT:
Bài 43. MIỀN NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Mô tả được vị trí, phạm vi lãnh thổ của vùng. - Đánh giá được ý nghĩa của vị trí địa lí vùng. - Phân tích và giải thích được các đặc điểm tự nhiên nổi bật của vùng. - Đề xuất giải pháp khai thác tài nguyên hiệu quả 2. Kĩ năng - Kĩ năng đọc bản đồ, lược đồ. - Phân tích các yếu tố tự nhiên, các mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên thông qua lược đồ, tranh ảnh. 3. Thái độ - Đánh giá cao những tài nguyên của vùng, đặc biệt có ý nghĩa trong phát triển kinh tế đất nước. - Có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên. 4. Năng lực hình thành - Năng lực tư duy địa lí: Tìm kiếm và xử lí thông tin từ dữ liệu GV đưa cho về miền Nam trung bộ và Nam bộ. - Năng lực sử dụng các công cụ địa lí học thông qua việc phát triển các kĩ năng làm việc với lược đồ và tranh ảnh. - Năng lực phân tích các mối liên hệ địa lí: giữa địa hình với các thành tố tự nhiên khác. - Năng lực giao tiếp: Phản hồi/ lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ/ ý tưởng hợp tác, giao tiếp khi làm việc nhóm. - Năng lực tự nhận thức: tự tin khi trình bày về kết quả làm việc nhóm nhỏ. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Máy tính, máy chiếu. - Giáo án. Phiếu học tập. - Tư liệu bài dạy. 2. Chuẩn bị của HS - Đồ dùng học tập. - Tìm hiểu về miền Nam trung bộ và Nam bộ
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 III. BẢNG MÔ TẢ CÁC HÌNH THÀNH Nội Dung Nhận biết Miền Nam Mô tả được Trung Bộ vị trí, phạm và Nam Bộ vi lãnh thổ của vùng.
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC
Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Đánh giá được Đọc lược đồ, Đề xuất giải ý nghĩa của vị Atlat nhằm đánh pháp khai thác trí địa lí vùng. giá các mối liên tài nguyên hiệu Phân tích và hệ giữa các quả giải thích thành phần tự được các đặc nhiên điểm tự nhiên nổi bật của vùng IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Tình huống xuất phát (5 phút) 1. Mục tiêu - Tạo tinh thần hứng khởi khi bắt đầu bài mới - Liên hệ kiến thức bài khí hậu để HS có sự so sánh 2 miền - Vận dụng hiểu biết thực tiễn của HS 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Đàm thoại, động não 3. Phương tiện - Hình ảnh hoa mai và hoa đào 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: GV đặt câu hỏi định hướng cho HS: + Lắng nghe đoạn ca khúc và hãy cho biết sự khác biệt về thiên nhiên 2 miền Nam – Bắc + Tết quê em có Đào hay Mai? + Tại sao ở Miền Nam không thấy bóng dáng Hoa Đào? - Bước 2: GV hát 1 đoạn trong bài “Gửi nắng cho em” - Bước 3: HS trả lời, GV chốt ý và dẫn dắt vào bài Hoa đào
Hoa mai
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
GV vào bài: cảnh sắc thiên nhiên ở mỗi vùng miền nước ta khác nhau. Nếu như miền Bắc ta cảm nhận được cái se lạnh khi đông về thì ở miền Nam lại đón 1 cái tết chan hòa ánh nắng. Sự khác biệt của 2 miền không chỉ ở khí hậu mà nó còn thể hiện ở các đặc điểm khác về tự nhiên. Sự khác biệt đó thể hiện như thế nào? Câu trả lời sẽ có trong bài học ngày hôm nay... B. Hình thành kiến thức mới HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu vị trí, phạm vi lãnh thổ của vùng (5 phút) 1. Mục tiêu - Xác định và mô tả được vị trí, phạm vi lãnh thổ của vùng. - Đánh giá được ý nghĩa của vị trí địa lí vùng. - Phát triển kĩ năng làm việc nhóm và sử dụng các phương tiện trực quan 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Trực quan 3. Phương tiện - Mảnh ghép - Bút màu 4. Tiến trình hoạt động
✔Nhiệm vụ 1: Xác định vị trí của vùng Bước 1: GV cho HS chơi trò chơi “ Bạn tài giỏi – Tôi cũng thế” GV đưa ra thể lệ trò chơi Chia lớp thành 4 đội. Mỗi đội nhận được 3 mảnh ghép. Nhiệm vụ của các đội trong vòng 1 phút phải sắp xếp lại đúng trật tự các mảnh ghép. Sau đó các đội dùng màu tô các miền tương ứng.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Bước 2: GV cho HS hoạt động theo cặp, yêu cầu HS quan sát Atlat hoàn thành nhanh phiếu học tập sau
Bước 3: GV nêu vấn đề “Với vị trí địa lí như vậy đã ảnh hưởng tới khí hậu của miền như thế nào?” Bước 4: HS hoạt động để hoàn thành các câu hỏi của GV Bước 5: GV nhận xét, đánh giá và chốt ý HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của miền (25 phút) 1. Mục tiêu: Phân tích và giải thích được các đặc điểm tự nhiên nổi bật của vùng. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Thảo luận nhóm - Kĩ thuật dạy học: Trạm, chuyên gia, động não
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 3. Phương tiện - Phiếu học tập - Tư liệu các trạm 4. Tiến trình hoạt động Bước 1: Nhóm chuyên gia GV chia lớp thành 6 nhóm với 2 dãy trạm. Mỗi nhóm sẽ dừng chân ở 1 trạm và hoàn thành nội dung ở phiếu học tập SƠ ĐỒ CÁC TRẠM - Tại mỗi trạm, các nhóm sẽ dựa vào thông tin để hoàn thành nhiệm vụ. - Thời gian làm việc tại mỗi trạm là 10 phút
- Nhóm 1: Tại sao nói “ Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là 1 miền nhiệt đới gió mùa, nóng quanh năm, có 1 mùa khô sâu sắc” TRẠM 1 Câu 1: Hoàn thành các nội dung sau
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Câu 2: Nhận xét đường biểu diễn nhiệt độ ở Tp. Hồ Chí Minh khác với Hà Nội như thế nào?
Biểu đồ tương quan nhiệt ẩm tại Hà Biểu đồ tương quan nhiệt ẩm tại Nội TP. Hồ Chí Minh 0 0 ( 5m, 105 48'Đ, 21 01'B) ( 11m, 106040'Đ, 10047'B)
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Câu 3: Hoàn thành các nội dung sau
Câu 4: Vì sao miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có chế độ nhiệt ít biến động và không có mùa đông lạnh như ở 2 miền phía Bắc? - Phạm vi hoạt động của gió mùa Đông Bắc ở nước ta? - Dãy Bạch Mã nằm ở đâu? Có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của gió mùa Đông Bắc tới miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?
Câu 4: Mùa khô kéo dài gây ra những hậu quả gì? Đặt tên cho những bức ảnh sau để thấy được hậu quả mà mùa khô kéo dài ở miền Nam trung Bộ và Nam Bộ gây ra?
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
- Nhóm 2: Phân tích đặc điểm địa hình của miền? Giải thích? TRẠM 2 Câu 1: HS quan sát lược đồ, điền nhanh các dạng địa hình tương ứng vào dấu… Sau đó đếm tổng của từng dạng địa hình. Dựa vào hình cho biết dạng địa hình nào chiếm diện tích lớn nhất, dạng địa hình nào chiếm diện tích nhỏ nhất?
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Câu 2: So sánh đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long bằng cách tích dấu
hoặc dấu
vào các ô dưới đây sao cho hợp lí.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
- Nhóm 3: Tìm hiểu về tài nguyên thiên nhiên của miền. TRẠM 3 Câu 1: Gắn các thẻ học dưới đây vào sơ đồ tư duy để thấy được các tài nguyên của miền THẺ HỌC
SƠ ĐỒ TƯ DUY
Câu 2: Để phát triển bền vững, khi khai thác các nguồn tài nguyên của miền chúng ta cần phải làm gì?
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Câu 3: Tìm hiểu những khó khăn do thiên tai gây ra và vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường của miền. Đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế những khó khăn này? (Mỗi thành viên trong nhóm viết 1 khó khăn và 1 giải pháp)
Bước 2: Nhóm mảnh ghép - GV tách 6 nhóm chuyên sâu thành 6 nhóm mảnh ghép. Mỗi nhóm mảnh ghép phải có đủ đại diện các thành viên ở nhóm chuyên sâu. Lưu ý: Ghép trên cùng dãy, không ghép khác dãy để tránh đi lại xáo trộn nhiều.
- Nhóm mảnh ghép ngồi lại với nhau và hoàn thành nhiệm vụ mới của giáo viên: Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Bước 3: HS tiến hành trao đổi để hoàn thành nhiệm vụ học tập. GV có thể đưa ra các câu hỏi để hỗ trợ cho HS Bước 4: GV cử đại diện các nhóm lên treo kết quả của nhóm lên bảng. Từng nhóm
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 lên trình bày. Các nhóm nhận xét, bổ sung. GỢI Ý SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH
C. Hoạt động luyện tập 1. Mục tiêu Hoàn thiện, bổ sung những kiến thức học sinh còn chưa nắm vững 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Nêu vấn đề - Kĩ thuật dạy học: động não 3. Phương tiện: Video 4. Tiến trình hoạt động Bước 1: GV cho HS xem video sau Đường link: https://forbesvietnam.com.vn/tin-cap-nhat/nong-nghiep-viet-namtruoc-nguy-co-bi-ngap-truoc-tac-dong-muc-nuoc-bien-dang -100cm-5922.html
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8
Bước 2: HS xem video và trả lời những câu hỏi sau Em có suy nghĩ gì khi xem video trên? Đứng trước biển đổi khí hậu toàn cầu hiện nay, theo em các tỉnh thành phía Nam nước ta nói riêng và cả nước nói chung cần có những hành động tích cực nào? Giáo viên mở rộng: Hiện nay gần 40% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, 16,8% diện tích đồng bằng sông Hồng có nguy cơ bị ngập nếu mực nước biển dâng 100cm, theo tính toán tác động biến đổi khí hậu do bộ Tài nguyên và Môi trường công bố.
D. Hoạt động nối tiếp - hướng dẫn học tự học 1. Mục tiêu - Học sinh vận dụng để giải quyết một số bài tập - Phát triển năng lực sáng tạo và ngôn ngữ của HS - HS tự hào về Tổ quốc 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề - Kĩ thuật dạy học: Động não, tự học 3. Phương tiện: Maket ý tưởng 4. Tiến trình hoạt động Bước 1: GV giao nhiệm vụ GV Chia lớp làm 4 nhóm + Nhóm 1,4: Giả định, nếu 1 ngày toàn bộ lãnh thổ phía Nam chìm sâu dưới biển.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 8 Hãy là người đi kiến tạo vùng đất mới. Nhóm lên ý tưởng bản giấy về cuộc hành trình này nhé! Tiêu chí đánh giá: Sự sáng tạo trong thể hiện sản phẩm; Nội dung – tính logic; Hình vẽ/icon thể hiện liên quan chặt chẽ đến nội dung + Nhóm 2,3: Chương trình “ Cùng tôi về đất Phương Nam”. Chúng mình cùng làm clip về những địa danh, con người vùng đất xinh đẹp này nhé! Tiêu chí đánh giá: Thời gian không quá 3 phút; Nội dung thể hiện vẻ đẹp của miền tự nhiên; Phần thuyết minh rõ ràng, bám sát hình ảnh, lời thuyết minh lôi cuốn hấp dẫn; Có phần giới thiệu, kết với tác giả rõ ràng. Bước 2: Các nhóm nhận nhiệm vụ và báo cáo kết quả thực hiện cho GV. V. RÚT KINH NGHIỆM