GIÁO TRÌNH MỸ PHẨM BỘ MÔN HÓA PHÂN TÍCH - KIỂM NGHIỆM TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN (2016)

Page 1

GIÁO TRÌNH HÓA PHÂN TÍCH - KIỂM NGHIỆM

vectorstock.com/1593604

Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection

GIÁO TRÌNH MỸ PHẨM BỘ MÔN HÓA PHÂN TÍCH - KIỂM NGHIỆM TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN (2016) WORD VERSION | 2016 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594


TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA DƯỢC BỘ MÔN HÓA PHÂN TÍCH - KIỂM NGHIỆM ***********

GIÁO TRÌNH MỸ PHẨM

Lưu hành nội bộ

ĐÀ NẴNG, NĂM 2016


MỤC LỤC Chƣơng I: ĐẠI CƢƠNG VỀ MỸ PHẨM ..................................................................... 1 1.

Lịch sử sử dụng mỹ phẩm ........................................................................................... 1

2. Định nghĩa................................................................................................................... 1 3. Phân loại ..................................................................................................................... 2 4. Mục đích, tác dụng...................................................................................................... 3 5. Phạm vi sử dụng ......................................................................................................... 4 6. Đối tượng của mỹ phẩm (sinh lý cơ bản của các đối tượng mỹ phẩm) ...................... 6 6.1.

Da ........................................................................................................................ 6

6.2.

Môi ...................................................................................................................... 8

6.3.

Tóc ....................................................................................................................... 8

6.4.

Móng.................................................................................................................. 10

6.5.

Răng, miệng ....................................................................................................... 10

Chƣơng II: NGUYÊN LIỆU, THÀNH PHẦN DÙNG TRONG MỸ PHẨM .......... 12 Bài 1: CÁC NHÓM TÁ DƢỢC CƠ BẢN DÙNG TRONG MỸ PHẨM ..................13 1.

Dầu – mỡ - sáp .......................................................................................................... 13

2. Nhóm tá dược thân nước........................................................................................... 14 3. Chất hoạt động bề mặt .............................................................................................. 14 4. Chất giữ ẩm ............................................................................................................... 17 5. Chất sát trùng, diệt khuẩn ......................................................................................... 19 6. Chất bảo quản ........................................................................................................... 19 7. Chất chống oxy hóa .................................................................................................. 21 8. Chất màu ................................................................................................................... 23 9. Hương liệu tinh dầu (chất tạo mùi) ........................................................................... 26 Bài 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NƢỚC SỬ DỤNG TRONG SẢN XUẤT MỸ PHẨM ........................................................................................................ 27 1.

Tính chất và công dụng của nước trong ngành mỹ phẩm ......................................... 27

2. Thành phần của nước ................................................................................................ 27 3. Một số yếu tố ảnh hưởng lên chất lượng nước trong sản xuất mỹ phẩm .................. 27 4. Xử lý làm sạch nước cấp........................................................................................... 28 5. Hệ thống cung cấp nước ........................................................................................... 28 Bài 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN BAO BÌ ĐÓNG GÓI MỸ PHẨM ...29 1.

Chức năng bao bì mỹ phẩm ...................................................................................... 29

2. Nguyên tắc sản xuất bao bì ....................................................................................... 29 3. Các dạng bao bì......................................................................................................... 29 4. Kiểm tra bao bì ......................................................................................................... 30 Chƣơng III: CÁC SẢN PHẨM ĐẶC TRƢNG .......................................................... 32 Bài 1: MỸ PHẨM CHĂM SÓC DA ............................................................................32


1.1.

Dạng phấn .......................................................................................................... 32

1.2.

Mỹ phẩm cho mắt .............................................................................................. 34

1.3.

Dạng kem........................................................................................................... 35

Bài 2: MỸ PHẨM CHĂM SÓC MÔI ..........................................................................40 2.1.

Mục đích, yêu cầu.............................................................................................. 40

2.2.

Thành phần ........................................................................................................ 40

2.3.

Một số công thức ............................................................................................... 42

2.4.

Quy trình sản xuất ............................................................................................. 43

Bài 3: MỸ PHẨM CHĂM SÓC MÓNG .....................................................................44 3.1.

Sơn móng tay ..................................................................................................... 44

3.2.

Một số ví dụ ....................................................................................................... 44

3.3.

Quy trình sản xuất ............................................................................................. 45

Bài 4: MỸ PHẨM CHĂM SÓC RĂNG, MIỆNG ......................................................45 4.1.

Yêu cầu .............................................................................................................. 45

4.2.

Nguyên liệu ....................................................................................................... 45

4.3.

Một số sản phẩm khác ....................................................................................... 47

4.4.

Sơ đồ công nghệ bào chế ................................................................................... 48

Bài 5: MỸ PHẨM CHĂM SÓC TÓC .........................................................................50 5.1.

Một số sản phẩm làm đẹp tóc ............................................................................ 50

5.2.

Dầu gội đầu (Shampoo) ..................................................................................... 51

Bài 6: TỔNG QUAN QUY TRÌNH SẢN XUẤT MỸ PHẨM ...................................55 Chƣơng IV: KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MỸ PHẨM ................................................... 57 1.

Tổng quan về kiểm tra và đánh giá mỹ phẩm ........................................................... 57

2. Kiểm tra mỹ phẩm .................................................................................................... 58 3. Một số kỹ thuật trong phân tích mỹ phẩm ................................................................ 72 4. Một số phương pháp phân tích các chế phẩm đặc trưng .......................................... 76 4.1.

Phân tích về tính chất vật lý .............................................................................. 76

4.2.

Phân tích về vi sinh vật ...................................................................................... 79

4.3.

Phân tích về hóa học .......................................................................................... 79

Chƣơng V: THỰC TRẠNG, MỘT SỐ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG MỸ PHẨM ........................................................................................................................................ 82 1.

Tình hình sử dụng mỹ phẩm ..................................................................................... 82

2. Một số chất bị cấm hoặc sử dụng giới hạn ............................................................... 88 3. Những lời cảnh báo ................................................................................................... 91


Chƣơng I: ĐẠI CƢƠNG VỀ MỸ PHẨM Mục tiêu học tập: 1. Trình bày được định nghĩa mỹ phẩm. 2. Trình bày được phân loại, mục đích sử dụng mỹ phẩm. 3. Trình bày được đặc điểm, cấu tạo, một số vấn đề liên quan và nhu cầu sử dụng mỹ phẩm của các đối tượng của mỹ phẩm. ----------------------------------------------------------------------------------1. Lịch sử sử dụng mỹ phẩm Ngay từ những năm 4000 trƣớc công nguyên, người Ai Cập kẻ lông mày với Kohl - một loại kem được làm từ mỡ cừu trộn lẫn với bột hoặc chì antimon và bồ hóng. Họ cũng biết sử dụng phương pháp tắm với sữa và mật ong để chăm sóc sắc đẹp, đã biết dùng nguyên liệu thiên nhiên và cây cỏ xung quanh để làm mỹ phẩm trang điểm. Họ dùng đá khổng tước tán mịn, chì kẽm trắng, than hoặc bồ hóng để tô mắt, lông mày; dùng bột thạch cao để làm trắng da; tô điểm cho má và môi hồng bằng củ cải đỏ, trái anh đào… Khoảng những năm 100 sau công nguyên, người La Mã đã làm đẹp bằng cách sử dụng rượu vang để đánh má hồng, vẽ mặt và cơ thể bằng phấn để có màu trắng xanh. Họ thậm chí còn tạo ra phương pháp điều trị mụn trứng cá bằng cách kết hợp bột lúa mạch và bơ. Đối với lông mi, họ chuốt bằng một loại trầm hương màu đen. Người La Mã cũng nhuộm tóc, tuy nhiên khi đó họ lại sử dụng dung dịch kiềm, gây ra chứng rụng tóc và nhiều người phải đội tóc giả. Họ đã phát minh ra thuốc rụng lông. Vào thời trung cổ, hình xăm và các màu phấn mắt trở nên rất phổ biến, như màu xanh dương, xanh lá, xám và nâu. Trong khoảng thời gian này, chỉ có những người trong hoàng tộc, các quan tòa là được sử dụng mỹ phẩm. Nước hoa vào lúc đó đã trở nên phổ biến ở Pháp, và các cách thức làm trắng da được sử dụng cho khuôn mặt. Sản phẩm làm trắng được làm từ carbonat, hydroxyd và chì oxyd. Chúng là những chất có hại và lưu lại lâu trong cơ thể, gây nên những vấn đề về sức khỏe, tê liệt cơ hoặc thậm chí tử vong. Trong những năm 1900, ngành công nghiệp mỹ phẩm thương mại bắt đầu tăng trưởng đáng kể. Năm 1913, Mascara được phát triển bởi chuyên gia hóa học và nước hoa người Pháp Eugène Rimmel. Sản phẩm này khi đó vẫn còn khá hỗn độn và chưa phù hợp, nhưng nó không độc hại và trở nên phổ biến trên khắp châu Âu. Mascara được sử dụng trên toàn thế giới khi T.L. Williams đã tạo ra một sản phẩm tương tự cho công ty mới của mình, đó chính là Maybelline. Trong những năm 1900 sau đó, trang điểm đã trở thành một cách để phụ nữ thể hiện bản thân. Phụ nữ khi đó trang điểm tùy theo phong cách của họ, và không chạy theo các xu hướng. 2. Định nghĩa Định nghĩa gốc: Một chất hay chế phẩm bất kỳ dự kiến cho tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người … hoặc với răng lợi, niêm mạc miệng, chỉ với mục đích duy nhất hoăc chủ yếu là để làm vệ sinh, làm thơm hoặc bảo vệ chúng nhằm mục đích duy trì chúng ở điều kiện tốt, thay đổi hình thức hoặc điều chỉnh mùi hương cơ thể. 1


Định nghĩa hiện nay: Theo định nghĩa mới nhất trong Nghị định của Cộng đồng châu Âu và cũng là trong “Hiệp định hệ thống hòa hợp ASEAN trong quản lý mỹ phẩm”: “Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể (da, hệ thống lông, tóc, móng tay, móng chân, môi và phía bên ngoài cơ quan sinh dục) hoặc với răng và niêm mạc miệng, với mục đích duy nhất hoặc chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức và/hoặc điều chỉnh mùi cơ thể và/hoặc bảo vệ chúng hoặc giữ chúng trong điều kiện tốt”. Tên mỹ phẩm là tên được đặt cho một sản phẩm mỹ phẩm các ký tự cấu thành phải là kí tự có gốc chữ cái latin. Bằng cách bỏ bớt từ "nhằm mục đích" và thay thế ba chức năng và ba mục tiêu bằng sáu mục đích (7 - 12), khái niệm năm 1993 đã loại bỏ một số bất thường về luật pháp trong đó có nội dung đưa tất cả những sản phẩm trang điểm ra ngoài phạm vi những sản phẩm mỹ phẩm. Cần ghi nhận là trong khi cụm từ "duy nhất hoăc chủ yếu " đã được đổi thành "duy nhất hoăc chính" đã nhấn mạnh thực tế là các cơ quan quản lý đã nhìn nhận mỹ phẩm có thể có những chức năng ngoài 6 chức năng đã nêu. 3. Phân loại Có nhiều cách phân loại mỹ phẩm: + Phân loại theo đối tượng sử dụng (da, tóc, môi, răng…) + Phân loại theo dạng bào chế (dung dịch, hỗn dịch, gel, kem…) + Phân loại theo bản chất sử dụng (hóa mỹ phẩm, mỹ phẩm nguồn gốc thiên nhiên…) Hiện nay, trên các hệ thống văn bản, theo phụ lục I trong “Hiệp định hệ thống hòa hợp ASEAN trong quản lý mỹ phẩm” cũng như theo Groot thì các sản phẩm mỹ phẩm được chia thành 20 nhóm. Tiêu chí để phân loại sản phẩm mỹ phẩm dựa vào tính năng, mục đích sử dụng, thành phần công thức, đường dùng của sản phẩm và định nghĩa về mỹ phẩm, gồm có + Các loại kem, nhũ tương, lotion, gel và dầu xoa (cho tay, chân, mặt…) + Các sản phẩm mặt nạ + Các chất nhuộm màu (chất lỏng, bột nhão hoặc bột) + Các loại phấn trang điểm, phấn dùng sau khi tắm, bột vệ sinh + Xà phòng vệ sinh, xà phòng khử mùi + Nước hoa, nước tắm, nước thơm + Các chế phẩm dùng để tắm (các muối, các chất tạo bọt, dầu, gel…) + Các chất làm rụng lông, tóc + Các chất khử mùi, chống tiết mồ hôi + Các sản phẩm dùng cho tóc  Thuốc nhuộm tóc và sáng màu tóc  Thuốc giữ nếp tóc  Thuốc làm quăn tóc 2


 Thuốc chải tóc  Các sản phẩm làm sạch tóc, làm mượt tóc, làm đầu. + Các sản phẩm cạo râu + Các sản phẩm trang điểm và tẩy trang mặt, mắt + Các sản phẩm dùng cho môi + Các sản phẩm dùng cho răng và miệng + Các sản phẩm dùng cho móng tay, móng chân + Các sản phẩm dùng giữ vệ sinh + Các sản phẩm dùng khi tắm nắng + Các sản phẩm làm trắng da + Các sản phẩm chống nếp nhăn Riêng ở Mỹ, người ta định nghĩa mỹ phẩm như là một nghệ thuật để làm sạch, làm đẹp và giữ gìn cơ thể con người. Chức năng quản lý mỹ phẩm nằm trong liên đoàn thực phẩm, thuốc và mỹ phẩm (Federal Food, Drug & Cosmetics – FDC). Như vậy, các chế phẩm bảo vệ da chống tia nắng mặt trời, chế phẩm chống sâu răng, các shampoo trị gàu và các chế phẩm chống ra mồ hôi và ngay cả những chế phẩm khử mùi cũng không được coi là các chế phẩm mỹ phẩm ở Mỹ. Những sản phẩm này được xếp vào nhóm các dược mỹ phẩm và việc phân phối, sử dụng theo những quy tắc chặt chẽ hơn. 4. Mục đích, tác dụng ASEAN đưa ra hướng dẫn về khoảng giao thoa giữa thuốc/mỹ phẩm liên quan đến nội dung nêu về công dụng của mỹ phẩm. Sản phẩm được xác định hoặc là "mỹ phẩm" hoặc là "thuốc" dựa trên hai yếu tố: + Thành phần công thức của sản phẩm, và + Mục đích sử dụng, dự kiến của sản phẩm Thành phần công thức: thành phần công thức của một sản phẩm không nhất thiết quyết định việc phân loại sản phẩm đó. Tuy nhiên, vấn đề hoàn toàn có thể xảy ra là một thành phần hay hàm lượng của một thành phần có thể làm cho sản phẩm không còn phù hợp với cách phân loại của một mỹ phẩm. Mục đích sử dụng dự kiến: Theo khái niệm của thuật ngữ "thuốc" và "mỹ phẩm" trong các luật lệ tương ứng, thì vấn đề mấu chốt trong việc phân loại một sản phẩm là mục đích sử dụng của nó. Công dụng sản phẩm ghi trong tờ hướng dẫn sử dụng (package-insert), trên quảng cáo, và đặc biệt là trên nhãn sản phẩm, sẽ chỉ rõ cho người tiêu dùng biết được mục đích sử dụng dự kiến của sản phẩm. Nguyên tắc chung là sản phẩm mỹ phẩm chỉ được nêu những công dụng có lợi như một mỹ phẩm, chứ không phải là công dụng có lợi về y học hay điều trị. Các chế phẩm mỹ phẩm được sử dụng với một hoặc nhiều mục đích sau: + Dùng hằng ngày để giữ gìn vệ sinh và chăm sóc cơ thể như xà phòng, shampoo, kem đánh răng, kem giữ ẩm và kem làm sạch. 3


+ Dùng làm tăng vẻ đẹp và hấp dẫn: trang điểm, nhuộm tóc, uốn tóc, nhuộm móng tay, móng chân… + Tăng hấp dẫn bởi mùi dễ chịu (cải thiện mùi): chế phẩm khử mùi, nước hoa, súc miệng, sau khi cạo râu… + Bảo vệ da: sản phẩm dùng khi đi tắm nắng. + Cải thiện những khuyết tật ngoài da như bạch biến, tàn nhang… + Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng mỹ phẩm có thể cải thiện một cách sâu sắc yếu tố tâm lý của người sử dụng. 5. Phạm vi sử dụng Các sản phẩm mỹ phẩm được dùng cho mọi người, không phân biệt thành thị hay nông thôn, nam hay nữ, già hay trẻ, giàu hoặc nghèo… Năm 1974, ở Mỹ đã tiến hành một cuộc hội thảo khách hàng với 10 050 gia đình và tiến hành phỏng vấn khách hàng dùng mỹ phẩm, kết quả cho thấy rằng khách hàng dùng nhiều nhất là các sản phẩm như xà phòng (87%), sản phẩm đánh răng (làm trắng, bóng) (82%), nước gội đầu (80%), khử mùi và chống tiết mồ hôi (61%), súc miệng, làm cho hơi thở thơm tho (48%), bột talc (45%) và thuốc xức cho tay và cơ thể (43%). Còn các chế phẩm khác dùng với số lượng ít hơn (số khách hàng ít hơn) như các chế phẩm làm suôn tóc, làm thẳng tóc (dưới 1%), làm mềm râu (2%), làm rụng lông, tóc (3%), kem dùng cho mắt… Nghiên cứu mô hình sử dụng mỹ phẩm với 811 phụ nữ ở các thẩm mỹ viện thuộc Hoa Kì cho bảng 1.

4


Bảng 1.1. Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm ở các thẩm mỹ viện thuộc Hoa Kỳ ChÕ phÈm mü phÈm N-íc géi ®Çu (shampoo) Kem ®¸nh r¨ng (toothpaste) Kem hoÆc lotio b«i mÆt N-íc hoa hoÆc n-íc toilet Son m«i Xµ phßng Lotio xøc toµn th©n Khö mïi, gi¶m må h«i Lµm bãng mÆt Ho¸ trang mÆt D-ìng da mÆt Kem hoÆc lotio xøc tay B«i mÝ mÆt T¾m hoÆc t¾m hoa sen (bät) Nhuém mãng tay, mãng ch©n PhÊn hång TÈy thuèc nhuém mãng Kem lµm s¹ch DÇu x¶ tãc Trang ®iÓm d¹ng láng TÈy trang Nhuém tãc Ch× kÎ m¾t DÇu t¾m Kem lµm rông l«ng, tãc Ch× kÎ l«ng mµy Thay ®æi mµu tãc Bét xoa mÆt Shampoo mµu Kem cho m¾t Xóc miÖng KÎ m¾t D¸n nguþ trang Muèi ®Ó t¾m Lµm cøng mãng tay Bét xoa toµn th©n Bét dïng cho ch©n Shampoo kh« Uèn tãc (ë nhµ) Lµm mãng nh©n t¹o

Sè ng-êi dïng 798 781 753 741 703 705 662 669 667 640 629 598 600 583 570 558 562 496 447 435 427 430 418 310 262 256 241 205 195 193 177 151 158 137 121 114 100 60 45 33

Tû lÖ % 98 96 93 91 87 87 82 82 82 79 78 74 74 72 70 69 69 61 55 54 53 53 52 38 32 32 30 25 24 24 22 19 19 17 15 14 12 7 6 4

Thống kê này cho thấy rằng các sản phẩm mỹ phẩm dùng cho nam giới tăng lên đáng kể. Tình hình sử dụng mỹ phẩm không ngừng tăng lên, ở mọi quốc gia trên thế giới. Đối với nước ta, khi kinh tế chuyển sang hướng thị trường và đời sống 5


vật chất cũng như tinh thần của nhân dân ngày càng cao, việc sử dụng mỹ phẩm đúng mục đích là điều tất yếu và cũng ngày càng tăng. 6. Đối tƣợng của mỹ phẩm (sinh lý cơ bản của các đối tƣợng mỹ phẩm) Đối tượng của mỹ phẩm có thể chia thành 5 nhóm đối tượng chính sau: da, tóc, răng, móng, môi. Tìm hiểu những đặc điểm cấu tạo sinh học, một số vấn đề có thể gặp phải và một số chế phẩm mỹ phẩm để hiểu rõ hơn về các đối tượng của mỹ phẩm 6.1. Da 6.1.1. Đặc điểm cấu tạo sinh học Da là một lớp mỏng bao bọc xung quanh cơ thể, có cấu trúc phức tạp và có các chức năng sau: + Bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và các chất hóa học ở môi trường xung quanh, các tác nhân lý học làm hại cơ thể, sự thoát hơi nước của cơ thể. + Cảm giác + Điều hòa nhiệt độ cơ thể Cấu trúc 1-thân lông; 2- lỗ thoát mồ hôi; 3hồng huyết cầu; 4-dây thần kinh; 5cơ; 6-tuyến bã nhờn; 7-chân lông; 8tuyến mồ hôi; 9-thần kinh cảm giác; 10-hồng huyết cầu; 11-tuyến mồ hôi; 12-mô mỡ; 13-tĩnh mạch; 14dây thần kinh vận động; 15-động mạch; 16-lớp mỡ; 17-lớp bì; 18-lớp sừng Hình 1.1. Cấu tạo và các thành phần của da Da gồm các lớp riêng biệt được chia khác nhau về: yếu tố sinh lý, sinh hóa và hình dạng cấu tạo của chúng + Lớp biểu bì + Lớp sừng + Lớp bì + Lớp mỡ 6.1.2. Một số vấn đề liên quan đến da Sự lão hóa Biểu hiện lâm sàng được nhận biết qua sự xuất hiện các vết nhăn. Sự lão hóa da biểu hiện rõ qua sự giảm tính chất đàn hồi của da. Sự lão hóa da được chia ra làm hai loại: lão hóa tự nhiên và lão hóa quang học. 6


Lão hóa tự nhiên: Khi tuổi tăng lên, các tế bào ở lớp bì (lớp cơ sở) phát triển chậm nên không thể tự thay đổi chính nó. Kết quả là lượng ẩm trong lớp sừng giảm, dẫn đến xu hướng tạo thành bó tế bào trên bề mặt da làm da bị tróc vảy, xù xì và khô. Độ tuổi càng cao, lớp bì càng trở lên mỏng hơn, các sợi đàn hồi yếu ớt hơn và số lượng sợi mềm tăng lên, tỷ lệ collagen được tổng hợp bị giảm vì thế xuất hiện các vết nhăn rõ trên da. Lão hóa quang học: hay còn gọi là lão hóa sớm, chồng lên lão hóa tự nhiên. Nguyên nhân do da bị phơi nắng liên tục, bề dày của sợi đàn hồi tăng, sợi collagen bị tổn thương và bị giảm tác dụng. Da bị lão hóa quang học chuyển màu vàng, bị khô, xuất hiện vết nhăn sâu, kém đàn hồi, bị tróc da và thường có màu sắc không đều. Một số vitamin có tác dụng chống lại sự lão hóa da như vitamin E, vitamin A và một số dẫn chất caroten. Độ ẩm của da Lớp sừng bình thường ở nhiệt độ 21oC, có độ ẩm tương đối 65%, lượng hơi ẩm xấp xỉ 10-15%. Khi mức chứa hơi ẩm từ 15-20%, các sợi mềm của lớp sừng căng ra dễ dàng và làm cho da có cảm giác mềm mại, mượt mà. Nếu lớp sừng có lượng hơi ẩm dưới 10% thì da bị khô, tạo vết nhăn trên bề mặt hoặc tạo thành những lớp vẩy. Đối với da bị khô, có thể làm da mềm trở lại bằng cách tăng hàm lượng ẩm trong lớp sừng bằng cách. + Dùng chất giữ ẩm + Tạo màng bán thấm Vitamin trong chăm sóc da Các vitamin cần cho da bao gồm: A, E, F, B1, B6, K, C. + Loại tan trong nước bao gồm B1, B6, C + Loại tan trong dầu gồm A, E, F, K Dưới tác dụng của nhiệt ánh sáng vitamin A và C (ít hơn) dễ bị phân hủy. Để tăng tính ổn định và hiệu quả sử dụng, người ta thường dùng trong viên nang collagen – vitamin. Viên nang này được phân hủy từ từ nhờ men trong da, giải phóng lượng vitamin cần thiết cho da, ngoài ra collagen còn là một thành phần của da có tác dụng làm căng da, làm da mịn màng. Sắc tố melamin Melamin được sinh ra do tác dụng của men thirocinazer từ thirocine (một loại acid amin) trong tế bào sắc tố melanosite có trong lớp nền của biểu bì. Melamin thường tồn tại chủ yếu ở hai dạng: melamin màu da và melamin màu đen. Đối với da bình thường melamin được đào thải ra ngoài nhờ ống tunrover. Nguyên nhân hình thành vết nám và tàn nhang: dưới tác dụng của tia tử ngoại, tuổi tác và di truyền của dòng họ có hiện tượng tạo tàn nhang (tích tụ sắc tố thành điểm từ 2-5mm, màu nhạt hoặc đậm) hay tạo các vết nám (tích tụ các sắc tố màu đen dạng mỏng ở má và trán), đó là hiện tượng sinh ra do sự tích lũy dư thừa sắc tố melamin màu đen. 7


Nhóm acid AHAs và BHAs trong chăm sóc da AHAs và BHAs tuy đều là những nhóm acid có trong hoa quả và cây cỏ thiên nhiên, nhưng thành phần của chúng rất khác nhau. Mỗi loại đều có tính năng riêng biệt. Chăm sóc da mặt + Làm sạch da + Làm đẹp da 6.1.3. Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm Một số sản phẩm được sử dụng với mục đích làm đẹp và cải thiện các vấn đề đề cập ở trên như phấn mặt, kem dưỡng da, kem chống ẩm, kem chống nắng… 6.2. Môi 6.2.1. Sinh lý môi So sánh sinh lý giữa môi với da được thể hiện ở bảng 2 Bảng 1.2. So sánh sinh lý giữa môi và da Phân loại Tuyến nhờn Lớp sừng Thành phần giữ ẩm tự nhiên NMF Tốc độ bay hơi nước Lượng H2O

Da Có Dày Nhiều 0,76-1,27μmol/mg Chậm 11-19g/mm2 hr Nhiều 30-39sμΩ

Môi Không Rất mỏng Ít 0,12mol/mg Nhanh 78g/mm2 hr Ít 16-25 sμΩ

So với da, khả năng giữ ẩm của môi kém hơn và rất dễ bị khô, nứt nẻ, làm nảy sinh ra nhiều vấn đề đối với việc giữ ẩm cho môi khi sử dụng sản phẩm chăm sóc môi. Thực ra, không phải môi không có tuyến lông và tuyến nhờn, nhưng có ít và sâu trong môi, cộng thêm lớp sừng mỏng có những phần xốp mềm nhô lên không liên tục tạo cho môi những đặc tính: lượng nước trên môi thấp, môi không lông, không dầu, màu hồng khác da và có lằn sọc quanh môi. 6.2.2. Một số vấn đề liên quan đến môi + Sự bắt màu của môi: khả năng bắt màu khác biệt so với da. Khi bôi son, chỉ có phần xóp mô mềm nhô lên của môi là bắt màu, phần lõm của môi ít bắt màu. + Giữ ẩm cho môi: môi rất dễ bị khô, do đó giữ ẩm cho môi là một đích hướng đến của mỹ phẩm. 6.2.3. Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm Cho đến nay, các dạng sản phẩm chính cho môi là son môi (với nhiều mục đích khác nhau như chống nẻ, làm đẹp…). 6.3. Tóc 8


6.3.1. Sinh lý tóc Cấu trúc: gồm 2 phần nang tóc và thân tóc (tủy, vỏ, tiểu biểu bì – 3 lớp này được bao quanh bởi 2 lớp bao, một là chất không định hình, keratin do những tế bào thuộc 1/3 bên dưới của nang tóc sản sinh)

Hình 1.2. Cấu tạo tóc và cấu tạo sợi tóc Chu trình: mỗi sợi tóc đều qua 3 giai đoạn tăng trưởng (giai đoạn anagen, giai đoạn catagen, giai đoạn telogen). Thành phần: Tóc được hình thành từ những bó polypeptid (kerantin) tạo thành những phân tử mạch dài của các acid amin như: cystein, leucin, isoleucin, glutamic acid… trong đó cystein chiếm chủ yếu, chúng liên kết với nhau nhờ các liên kết khác nhau (van der waals, hydro, muối amid, muối disunfua). Các trạng thái của tóc: một sợi tóc có 4 trạng thái: gần chân tóc – tóc mới, biểu bì đều đặn, cách chân tóc 5 cm – tóc già hơn, biểu bì bị hư một phần, phần đuôi tóc – tóc bị tấn công cơ học nhiều, vỏ tóc gần như bị phơi ra, cuối sợi tóc – biểu bì bị mất, vỏ bị phơi bày hoàn toàn. 6.3.2. Một số vấn đề liên quan đến tóc và da đầu Các chất bẩn trên tóc: chất nhờn do tuyến bã nhờn tiết ra, mô hôi, các mảnh keratin bị già bong ra, sự lưu các sản phẩm chăm sóc tóc, lớp bụi khói không khí xung quanh. Gàu: Các tế bào ở bề mặt lớp sừng da đầu bị hủy hoại và phát sinh nhiều mảnh keratin nhỏ hay các vảy ly ty là điều bình thường. Nếu bất thường sẽ có thể xảy ra hai trường hợp: bị gàu khô và gàu thật sự. Một số bệnh khác của tóc: viêm da tiết bã, viêm nang lông, á sừng, vảy nến, tóc già, chí da đầu, thần kinh, rụng tóc… Vệ sinh chăm sóc tóc và da đầu: luôn giữ da đầu khô ráo và sạch sẽ, cố gắng tránh những tiếp xúc tác dụng quá mạnh lên da và tóc. 6.3.3. Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm 9


Do yêu cầu làm đẹp và sạch tóc hiện nay có một số sản phẩm chăm sóc tóc như: làm đẹp tóc (nhuộm, uốn, keo xịt…), làm sạch tóc (dầu gội đầu, xả…), ngoài ra còn một số sản phẩm chuyên biệt khác. 6.4. Móng 6.4.1. Sinh lý móng Cấu tạo: Móng tay có cấu tạo gồm 2 phần lớp móng và đĩa móng Tính chất: phát triển liên tục, móng phải phát triển nhanh hơn móng trái, móng giữa dài nhanh nhất, móng út chậm nhất, trai và gái có phát triển móng gần như nhau trong độ tuổi 19-23, tốc độ phát triển móng trong một tuần 0,21,5mm/tuần.

Hình 1.3. Cấu tạo móng 6.4.2. Một số vấn đề liên quan đến móng Bệnh không móng, bệnh rớt móng, lỏng móng, dòn móng, rách móng, hạt gạo, móng bị ố. 6.4.3. Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm Cho đến nay, mỹ phẩm chính chăm sóc cho móng tay vẫn là sơn móng tay. 6.5. Răng, miệng 6.5.1. Sinh lý răng và miệng Miệng gồm phần cố định (răng, má lưỡi, lợi) và phần di động (nước bọt). Cấu tạo răng: răng được cố định trong các ổ xương bởi chân răng. Phần bên ngoài là thân răng, bao bọc bên ngoài chân răng là nướu. Nếu cắt đôi răng kể từ ngoài vào trong ta có: men răng, ngà răng, tủy răng. Nước bọt do các gân ở gò má và phần dưới lưỡi tiết ra, nó luôn luôn được đổi mới, bảo vệ và làm trơn nướu răng. Trong nước bọt chứa protein, muối, enzym, vi khuẩn và các chất kháng khuẩn.

10


Hình 1.4. Cấu tạo răng 6.5.2. Một số vấn đề liên quan đến răng miệng Bệnh gây ra do vi sinh vật có hại trong miệng Bệnh khác: răng vàng ố, lõm chõm, răng nhạy cảm… 6.5.3. Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm Cho đến nay, sản phẩm mỹ phẩm chính chăm sóc răng miệng vẫn là kem đánh răng, ngoài ra còn một số sản phẩm khác như nước súc miệng, kem tẩy trắng, kẹo trắng răng… CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ CHƢƠNG I 1. Trình bày định nghĩa mỹ phẩm. 2. Trình bày mục đích, phạm vi sử dụng mỹ phẩm. 3. Trình bày các đặc điểm sinh lý cơ bản, các vấn đề liên quan và nhu cầu sử dụng mỹ phẩm của da. 4. Trình bày các đặc điểm sinh lý cơ bản, các vấn đề liên quan và nhu cầu sử dụng mỹ phẩm của môi. 5. Trình bày các đặc điểm sinh lý cơ bản, các vấn đề liên quan và nhu cầu sử dụng mỹ phẩm của móng. 6. Trình bày các đặc điểm sinh lý cơ bản, các vấn đề liên quan và nhu cầu sử dụng mỹ phẩm của tóc. 7. Trình bày các đặc điểm sinh lý cơ bản, các vấn đề liên quan và nhu cầu sử dụng mỹ phẩm của răng, miệng.

11


Chƣơng II: NGUYÊN LIỆU, THÀNH PHẦN DÙNG TRONG MỸ PHẨM Mục tiêu học tập: 1. Trình bày được đặc điểm, vai trò các thành phần cơ bản của mỹ phẩm. 2. Trình bày được một số vấn đề liên quan đến nước sử dụng trong sản xuất mỹ phẩm. 3. Trình bày được sơ lược về bao bì đóng gói mỹ phẩm. ------------------------------------------------------------------------------------Để hình thành nên một sản phẩm mỹ phẩm cần có sự tham gia của nhiều thành phần, công đoạn. Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu một cách tổng quát về các thành phần nguyên liệu trong sản xuất mỹ phẩm, nước trong sản xuất và bao bì đóng gói mỹ phẩm. Theo nội dung của thông tư 06 của Bộ Y tế, cách ghi thành phần công thức có trong sản phẩm mỹ phẩm như sau: + Thành phần có trong công thức sản phẩm phải được ghi đầy đủ theo thứ tự hàm lượng giảm dần. Các thành phần nước hoa, chất tạo hương và các nguyên liệu của chúng có thể viết dưới dạng “hương liệu” (perfume, fragrance, flavour, aroma). Những thành phần với hàm lượng nhỏ hơn 1% có thể liệt kê theo bất kỳ thứ tự nào sau các thành phần có hàm lượng lớn hơn 1%. Các chất màu có thể được ghi theo bất cứ thứ tự nào sau các thành phần khác theo chỉ dẫn màu (CI) hoặc theo tên như trong Phụ lục IV (Annex IV) của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN. Những sản phẩm mỹ phẩm dùng để trang điểm, dưới dạng các màu khác nhau có thể liệt kê tất cả các chất màu trong mục “có thể chứa” hoặc “+/-”. + Nêu đầy đủ tỷ lệ phần trăm của các thành phần có quy định về giới hạn nồng độ, hàm lượng tại các Phụ lục (Annexes) của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN. Giữa hàng đơn vị và hàng thập phân được đánh dấu bằng dấu phẩy (“,”). + Tên thành phần phải được ghi bằng danh pháp quốc tế (International Nomenclature of Cosmetic Ingredients - INCI) quy định trong các ấn phẩm mới nhất: Từ điển thành phần mỹ phẩm quốc tế (International Cosmetic Ingredient Dictionary), Dược điển Anh (British Pharmacopoeia), Dược điển Mỹ (United States Pharmacopoeia), Dữ liệu tóm tắt về hoá học (Chemical Abstract Services), Tiêu chuẩn Nhật Bản về thành phần nguyên liệu mỹ phẩm (Japanese Standard Cosmetic Ingredient), ấn phẩm của Nhật Bản về thành phần nguyên liệu mỹ phẩm (Japanese Cosmetic Ingredients Codex). Tên thực vật và dịch chiết từ thực vật phải được viết bằng tên khoa học bao gồm chi, loài thực vật (tên chi thực vật có thể rút ngắn). Các thành phần có nguồn gốc từ động vật cần nêu chính xác tên khoa học của loài động vật đó. + Những chất sau đây không được coi là thành phần của mỹ phẩm:  Tạp chất trong nguyên liệu được sử dụng.  Các nguyên liệu phụ được sử dụng vì mục đích kỹ thuật nhưng không có mặt trong sản phẩm thành phẩm. 12


 Nguyên liệu được sử dụng với số lượng cần thiết như dung môi hoặc chất mang của các thành phần tạo mùi. Trong chương này, sẽ đề cập đến các nhóm nguyên liệu cơ bản trong công thức để sản xuất mỹ phẩm bao gồm:  Các dầu, mỡ, sáp  Chất hoạt động bề mặt  Chất làm ẩm  Chất sát trùng  Chất bảo quản  Chất chống oxy hóa  Chất màu  Hương liệu  Chất phụ gia khác Số lượng cũng như các thành phần của các nguyên liệu tùy theo công thức của từng loại sản phẩm. Mỗi loại nguyên liệu có thể có một hoặc nhiều chức năng, và có tác động tương đồng hoặc hỗ trợ cho các nguyên liệu khác. Bài 1: CÁC NHÓM TÁ DƢỢC CƠ BẢN DÙNG TRONG MỸ PHẨM 1. Dầu – mỡ - sáp Các chất béo Chiếm vị trí chủ yếu trong số các nguyên liệu sử dụng trong các chế phẩm mỹ phẩm nói chung, chế phẩm dùng cho da nói riêng. Các dầu, mỡ có nguồn gốc động thực vật: bản chất là các triglycerid của các acid béo no (lauric, myristic, palmitic, stearic…) và các acid béo không no (oleic, linolic, linoleic…). Chính do cấu tạo như vậy mà các chất béo dễ thấm qua lỗ chân lông cũng như qua biểu bì của da, do vậy, trong các chế phẩm mỹ phẩm dùng bảo vệ da, người ta ít dùng nhóm tá dược này. Nhược điểm của nhóm tá dược béo là dễ bị ôi khét, biến chất, sản phẩm của quá trình ôi khét dầu mỡ là các aldehyd, ceton, acid béo rất dễ gây ra kích ứng, dị ứng đối với da, niêm mạc. Trong quá trình chế biến và sử dụng, cũng như trong thành phần các chế phẩm mỹ phẩm có sử dụng tá dược dầu mỡ, sáp, người ta thường cho thêm vào một tỷ lệ các chất chống oxy hóa như alpha toccoferol, BHA, BHT, este của các acid galic (propyl, butyl…), các chất tạo phức càng cua… + Các dầu mỡ hay dùng như: dầu lạc, dầu vừng, dầu olive…, mỡ lợn… + Các este của các acid béo cao bậc nhất như: isopropyl myristat, isopropyl laurinat, isopropyl palmitat được sử dụng khá nhiều bởi vì có tính thấm tốt và không bị ôi khét. + Các sáp: sáp ong, sáp carnaubar… 13


+ Sản phẩm từ dầu, mỡ, sáp như các acid béo, alcol béo, cholesterol… Nhóm hydrocarbon no như vaselin, parafin rắn, dầu parafin, cerezin, ozokerit… Các tá dược silicon như dimethicon… 2. Nhóm tá dƣợc thân nƣớc + Nhóm tạo gel có nguồn gốc thiên nhiên + Nhóm tạo gel polyme của acid acrylic (nhóm carbopol) + Nhóm tá dược PEG + Nhóm tá dược tạo gel là dẫn chất của cellulose 3. Chất hoạt động bề mặt Hiện tượng cơ bản của chất hoạt động bề mặt là hấp phụ, nó có thể dẫn đến hai hiệu ứng hoàn toàn khác nhau. Làm giảm một hay nhiều sức căng bề mặt ở các mặt phân giới trong hệ thống hay bền hóa một hay nhiều mặt phân giới bằng sự tạo thành các lớp bị hấp phụ. Việc sử dụng chất hoạt động bề mặt trong mỹ phẩm có 5 lĩnh vực chính tùy thuộc vào tính chất của chúng: tẩy rửa, làm ướt khi cần có sự tiếp xúc tốt giữa dung dịch và đối tượng, tạo bọt, nhũ hóa trong các sản phẩm, sự tạo thành và độ bền của nhũ tương là quyết định, ví dụ trong kem da và tóc, làm tan khi cần đưa vào sản phẩm cấu tử không tan, ví dụ như đưa hương liệu. Có thể phân loại chất hoạt động bề mặt theo nhiều cách, nhưng có lẽ hợp lý nhất là phân loại theo tính chất ion, có 4 loại: + Chất hoạt động bề mặt anion + Chất hoạt động bề mặt cation + Chất hoạt động bề mặt không ion + Chất hoạt động bề mặt lưỡng tính Lựa chọn chất hoạt động bề mặt (chất diện hoạt) trong mỹ phẩm Mỗi chất diện hoạt có trị số HLB riêng. Các chất thân dầu đòi hỏi các giá trị HLB khác nhau để có thể phân tán vào nước (pha nước). Cần sử dụng, lựa chọn các chất nhũ hóa với giá trị HLB như thế nào, đó là một trong những vấn đề quan trọng nhất khi xây dựng các công thức chế phẩm mỹ phẩm. Ví dụ các chất diện hoạt có HLB thấp tức là phần thân dầu nhiều hơn, chẳng hạn như Arlacel, Span có HLB từ 1,8 – 8,6 như vậy có khuynh hướng cho các nhũ tương kiểu N/D. Các Tween có HLB từ 9,6 – 16,7 tức là loại trung bình, cho nhũ tương kiểu D/N. Có thể tóm tắt cách sử dụng chất diện hoạt với HLB trong bảng sau

14


Bảng 2.1. Giá trị HLB và phạm vi ứng dụng Giá trị HLB

Phạm vi ứng dụng Nhũ tương N/D Chất gây thấm Nhũ tương D/N Chất tẩy rửa Chất làm tăng độ tan

4-6 7-9 8-18 13-15 15-18

Vấn đề chọn lọc, sử dụng chất diện hoạt về mặt lý thuyết khá phong phú nhưng cũng gặp nhiều khó khăn. Ngay cả tỷ lệ chất nhũ hóa là bao nhiêu trong một chế phẩm. Trước hết phụ thuộc vào loại và số lượng các chất pha dầu. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào độ nhớt của môi trường phân tán. Trên cơ sở đó tính số lượng cũng như tỷ lệ các chất nhũ hóa cần dùng. Có tác giả đề nghị tỷ lệ dùng chất nhũ hóa khoảng 3% với các chế phẩm có số chất rắn ít, 1% với hệ có lượng chất rắn lớn (tính theo tổng số). Muốn chọn lựa đúng chất nhũ hóa và tỷ lệ thích hợp, trước tiên cần phải biết giá trị HLB cần thiết đối với pha dầu (có thể tham khảo thông số này ở các nguồn tài liệu). Một số định hướng lựa chọn các chất diện hoạt cho chế phẩm mỹ phẩm ở bảng 4 Bảng 2.2. Giá trị HLB của một số chất nhũ hóa (theo ICI Mỹ) ChÊt diÖn ho¹t Sorbitan trioleat Glyceryl oleat Sorbitan oleat Sorbitan stearat Steareth-2 Laureth-4 PEG-8 stearat Nonoxynol-5 Nonoxynol -9 PEG-4 sorbitan peroleat PEG-25 dÇu thÇu dÇu hydrrogen ho¸ TEA oleat Polysorbat 60 Polysorbat 80 PEG-40 stearat PEG-100 stearat Natri oleat Kali oleat

15

Gi¸ trÞ HLB 1,8 2,8 4,3 4,7 4,9 9,7 11,1 10,0 13,0 9,0 10,8 12,0 14,9 15,0 16,9 18,8 18,0 20,0


Bảng 2.3. Hướng dẫn lựa chọn các chất diện hoạt cho chế phẩm mỹ phẩm Môc tiªu sö dông ChÊt diÖn ho¹t cã thÓ dïng 1- Chèng ( ph¸ ) bät -Alcol -Oleat lipophilic (Oleat th©n dÇu) -C¸c dung dÞch n-íc hoÆc hçn -Oleat hoÆc laurat th©n dÇu dÞch 2- C¸c dÇu t¾m -NÒn dÇu kho¸ng -Alatone T -NÒn alcol oleic -Tween 85 -Cã thÓ ph©n t¸n -Brij 93, Arlatone B -Cã thÓ hoµ tan ®-îc -Tweeen 20, Arlasolve 200b 3.C¸c dÇu kh«ng trén lÉn -Arlacel 85 4.C¸c gel trong -DÇu kho¸ng -Brij 93/Arlasolve 200b -Arlatone g/Brij 97 5.C¸c kem, mì vµ lotio -Kem víi muèi vµ acid -ChÊt nhò ho¸ Brij vµ Myri -Dẫn chÊt s¸p th©n dÇu, chÊt nhò ho¸ -Kem, dïng dÇu kho¸ng vµ s¸p Arlacel hoÆc Brij phèi hîp víi chÊt diÖt ho¹t n-íc Tween, Myri -Kem, dïng dÇu kho¸ng NT D/N -Hçn hîp Palmitat, stearat vµ oleat Arlacel víi Tween -Kem, dïng acid stearic NT D/N -ChÊt nhò ho¸ Arlacel hoÆc Brij th©n dÇu phèi hîp víi chÊt nhò ho¸ th©n n-íc Tween, Brij, Mirj hoÆc dẫn chÊt lanolin -Brij 721 -Kem, dïng alcol bÐo NT D/N -Arlacel 80 hoÆc 83, 186 -Kem hoÆc lotio N/D -ChÊt nhò ho¸ Arlacel hoÆc Brij th©n dÇu hoÆc dÉn chÊt s¸p phèi hîp v¬i chÊt nhò -Lotio D/N ho¸ -Tween, Myrj hoÆc Brij th©n n-íc hoÆc dẫn chÊt lanolin -Xem c¸c tr-êng hîp kem, mì, lotio nãi 6-Nhò t-¬ng D/N trªn -C¸c laurat, stearat vµ oleat Arlacel phèi -Dïng dÇu kho¸ng hîp víi Tween hoÆc Brij -Hçn hîp Arlacel-Tween, phèi hîp víi -Dïng dÇu thùc vËt Brij -Hçn hîp laurat, stearat vµ oleat Arlacel-Dïng s¸p hoÆc parafin Tween, phèi hîp víi Brij Arlacel 80 hoÆc 83, 186 7-Nhò t-¬ng N/D -Tween 61, 81; Myrj 52, Arlatone Vaselin cã thÓ röa ®-îc 8-Lµm t¨ng ®é tan -Tween 80 -DÇu th¬m vµ vitamintan trong dÇu -Arlasolve 200b, Tween hoÆc Brij th©n -Tinh dÇu, n-íc hoa n-íc 16

HLB 1-3 1-8 9 11 5 16-17 1-2 10-12 11-17 6-15 9-15 6-15 15-16 3-6 6-18

9-12 6-12 9-12 3-6 9-17 15 12-18


Các vai trò của chất diện hoạt Tẩy rửa Là một quá trình phức tạp liên quan đến việc thấm ướt đối tượng (tóc hay da). Nếu các chất cần loại là dạng rắn dính mỡ, quá trình tẩy rửa liên quan đến sự nhũ tương hóa các chất dầu được loại đi và bền hóa nhũ tương. Với nhu cầu làm sạch da, xà phòng vốn là một chất tẩy rửa rất tốt. Theo thói quen, người ta thường đòi hỏi có bọt nhiều dù nó không có chức năng gì, khả năng tạo bọt của xà phòng có thể tăng dễ dàng bằng cách thêm vào các acid béo mạch dài. Việc làm sạch tóc phức tạp hơn và trong quá trình làm sạch tóc, thể tích bọt có đóng một vai trò nào đó. Natri lauryl sulfat là một thành phần thông dụng của xà phòng gội đầu và sự tạo bọt thường được tăng thêm bằng cách cho thêm các alkanolamid. Các chất diện hoạt lưỡng tính thường được dùng cho các xà phòng gội đầu chuyên biệt. Thấm ướt Tất cả các tác nhân hoạt động bề mặt đều có một số tính chất làm ướt. Trong mỹ phẩm, người ta thường sử dụng các alkyl sulphat mạch ngắn (C12) hoặc alkyl ether sulfat. Tạo bọt Để tạo thể tích bọt lớn và bền, người ta thường sử dụng natri lauryl sulphat tăng cường với các alkanolamid. Nhũ hóa Một tác nhân nhũ hóa tốt thường đòi hỏi phần kỵ nước hơi dài hơn tác nhân thấm ướt. Hiện nay xà phòng vẫn còn được sử dụng làm tác nhân nhũ hóa trong mỹ phẩm do dễ điều chế. Nếu một acid béo được đưa vào pha dầu và kiềm đưa vào pha nước, khi đó các nhũ tương bền dầu trong nước dễ dàng hình thành khi trộn lẫn. Nhũ tương nước trong dầu như trong một số kem thường được bền hóa bằng xà phòng chứa kali. Các chất diện hoạt không ion cũng có giá trị trong nhũ tương. Làm tan Tất cả các chất diện hoạt nếu ở mức trên nồng độ tạo micell tới hạn (CMC) đều có tính chất làm tan. Điều này quan trọng khi cần phải kết hợp một chất không tan vào sản phẩm. 4. Chất giữ ẩm Chất giữ ẩm là các vật liệu hút ẩm có tính chất hút hơi nước từ không khí ẩm cho đến khi đạt được cân bằng. Khả năng hút ẩm phụ thuộc tính chất làm ẩm và độ ẩm tương đối của không khí xung quanh. Chất giữ ẩm được thêm vào các kem, mỹ phẩm, đặc biệt là loại mỹ phẩm dầu trong nước, để tránh các kem bị khô khi tiếp xúc với không khí. Tuy nhiên, tính chất của lớp màng hút ẩm bởi

17


chất gây ẩm tồn tại trên bề mặt da khi sử dụng sản phẩm có thể là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng lên kết cấu và tính trạng của da. Sự mất nước của sản phẩm Việc một sản phẩm mỹ phẩm bị khô có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, từ khi sản xuất đến lúc sử dụng hết sản phẩm. Quá trình này chịu tác động của nhiệt độ, mức độ tiếp xúc và độ ẩm tương đối của không khí. Đặc tính bao bì đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa khô sản phẩm, sản phẩm sẽ được bảo vệ tốt khi bao bì được đóng kín hiệu quả, chất làm ẩm ít quan trọng hơn vì chỉ có một không gian nhỏ phía trên bị bão hòa với hơi nước. Đối với sản phẩm nhũ tương, độ khô sản phẩm phụ thuộc chủ yếu vào loại nhũ tương (nhũ tương nước trong dầu mất nước chậm hơn nhiều so với nhũ tương dầu trong nước, các loại kem nhũ tương dầu trong nước rất khó duy trì trạng thái mới còn nguyên ngay cả khi bao bì rất kín). Chất giữ ẩm chắc chắn không loại trừ được hoàn toàn sự khô sản phẩm. Nồng độ của chất làm ẩm trong pha nước của một sản phẩm điển hình thường quá thấp để có thể đạt được cân bằng với độ ẩm không khí trung bình. Chất giữ ẩm chỉ có thể làm giảm tốc độ mất nước vào không khí, do đó bao gói kín là yếu tố bảo vệ tốt nhất. Tính chất của chất giữ ẩm lý tưởng + Có tính chất hút ẩm và duy trì tốt bất cứ độ ẩm không khí nào. + Có độ nhớt phù hợp, đủ thấp để dễ trộn và đủ cao để ngăn ngừa sự tách rời nhũ tương. + Nên tương hợp với nhiều vật liệu, có tính chất dung môi hay làm tan + Màu, mùi, vị thích hợp + Không độc và không kích thích + Không gây ăn mòn đối với vật liệu bao gói + Không bay hơi, không đóng rắn hay kết tinh ở nhiệt độ thông thường + Trung tính trong các phản ứng + Không đắt tiền Các loại chất làm ẩm + Chất làm ẩm vô cơ (CaCl2) + Chất làm ẩm cơ kim (natri lactat) + Chất làm ẩm hữu cơ (ethylen glycol, glycerin, sorbitol) Các hợp chất thường được sử dụng nhất cho mục đích hút ẩm trong sản phẩm mỹ phẩm là ethylen glycol, propylen glycol, glycerol, sorbitol, polyethylen glycol. Yếu tố an toàn khi sử dụng chất giữ ẩm Ba chất làm ẩm được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp mỹ phẩm là glycerin, sorbitol và propylen glycol do không độc đối với da. Ethylen glycol

18


không được xem là an toàn do bị oxy hóa và bất kỳ sự hấp phụ nào qua da cũng có thể dẫn đến sỏi thận. 5. Chất sát trùng, diệt khuẩn Một tỷ lệ lớn các sản phẩm mỹ phẩm dùng cho các mục đích vệ sinh thông thường có chứa chất sát trùng, từ xà phòng, dầu gội đầu cho đến nước rửa miệng, kem đánh răng. Các tác nhân diệt khuẩn dùng trong mỹ phẩm chủ yếu để giảm bớt các tình trạng như hôi miệng, mùi cơ thể, mụn trứng cá. Mặc dù có một số điểm tương đồng, các sản phẩm này nên được phân biệt rõ ràng với các sản phẩm chứa thuốc chữa trị các tình trạng bệnh lý, do thuốc chữa trị có thể chứa chất kháng sinh và các tác nhân khác không thích hợp cho mục đích vệ sinh. Việc sử dụng các chất sát trùng trong sản phẩm mỹ phẩm khác với việc sử dụng các chất bảo quản. Chất sát trùng có khả năng chống lại các vi sinh vật trên da, đầu hay trong khoang miệng… còn chất bảo quản là để duy trì sản phẩm luôn ở điều kiện tốt. Tính hiệu quả các tác nhân diệt khuẩn Tính hiệu quả của các sản phẩm sát trùng không chỉ phụ thuộc và tính chất của chất diệt khuẩn mà còn tùy thuộc vào bản chất công thức sản phẩm. Điều cần thiết đối với các sản phẩm mỹ phẩm có tính sát trùng là mục đích sử dụng: loại các sinh vật thường trực hay tạm thời, loại nhanh chóng hay lâu dài... Các sản phẩm dùng cho tắm rửa thông thường giúp cơ thể chống lại cả vi khuẩn thường trực và tạm thời, trong khi những sản phẩm dùng trong việc rửa tay liên quan đến toilet, vệ sinh thực phẩm, cầm nắm trẻ em mới sinh, tiếp xúc người bệnh cần có khả năng loại đi các sinh vật tạm thời trên da để ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm. Các chất sát trùng thông thường + Phenol và cresol + Bisphenol + Một số chất sát trùng tương hợp với các chất anion: hexaclorophen, diclorophen, bithionol, irgasan DP 300, salicylanilid và carbanilid, chất diệt khuẩn hoạt động bề mặt cation, các hợp chất ammonium bậc 4 (Dowicil 200, clohexidin), chất diệt khuẩn hoạt động bề mặt lưỡng tính, các hợp chất halogen, hợp chất thủy ngân. 6. Chất bảo quản Nhìn chung, chất bảo quản được thêm vào sản phẩm với 2 lý do: ngăn ngừa hư hỏng sản phẩm và bảo vệ người tiêu dùng. Các yêu cầu của chất bảo quản + Không độc, không gây kích thích hay nhạy cảm ở nồng độ sử dụng trên da + Bền với nhiệt và chứa được lâu dài + Có khả năng tương hợp với các thành phần khác và vật liệu bao gói 19


+ + + + + +

Nên có hoạt tính ở nồng độ thấp Giữ được hiệu quả trong phạm vi pH rộng Có hiệu quả đối với nhiều vi sinh vật Dễ tan ở nồng độ hiệu quả Không mùi, không màu Không bay hơi, giữ được hoạt tính khi có các muối kim loại Bảng 2.4. Một số chất hay sử dụng trong mỹ phẩm

p-hydroxybenzoic acid Benzoic acid Sorbic acid

Phenol Cresol Clorothymol

Dehydro acetic acid

Methyl clorothymol

Formic acid

Clobutanol

Salicylic acid

o-phenyl phenol

Boric acid

Diclorophen

Vanillic acid

Hexa clorophen

p-clorobenzoic acid

Paraclo metaxylenol

o-clorobenzoic acid Propionic acid Sulfur acid Triclorophenyl acetic acid Methyl p-hydroxy benzoat

β – phenoxy ethyl alcol Para clo meta cresol Diclo metaxylenol β – p-clophenoxy ethyl alcol

Imidazolidinyl ure Vanillin Ethyl vanillin Tetra methyl thiuram disulfid 1-(2-cloroallyl)-3,5,7triazonic adamatan clorid Phenyl mercury acetat 6-acetoxy-2,4-dimethylm-dioxan Cetyl pyridinium clorid 5-bromo-5-nitro-1,3dioxan Benzethonium clorid Benzalkonium clorid Hexamin Mono ethylol dimethyl hydantoin

p-clo phenyl propanediol

Diguanidohexan

Ethyl p-hydroxy benzoat β –phenoxy propyl alcol Cetyl trimethyl amonium bromid

Potassium hydroxy quinolin sulfat

Propyl p-hydroxy γ – hydroxy quinolin benzoat Butyl p-hydroxy p-clo phenyl glyceryl benzoat ether 1,6-bis-p-clorophenyl Formaldehyd Lựa chọn chất bảo quản Các bước chọn chất bảo quản 20

2-bromo-2-nitro-1,3propanediol β – phenoxy-ethyldimethyl-dodecyl amonium bromid Dimethyl didodecenyl amonium clorid Benzyl p-hydroxy benzoat Phenyl mercury borat


+ Kiểm tra các cấu tử có thể gây nhiễm (nước, vật liệu sản xuất tự nhiên, bao gói…). + Xem xét các vật liệu cung cấp nguồn năng lượng cho sự phát triển của vi sinh vật (glycerin, sorbitol… ở nồng độ nhỏ hơn 5%...). + Xác định pH pha nước, xem xét việc thay đổi pH để làm tăng hoạt động diệt khuẩn. + Xác định tỷ lệ nước và dầu trong công thức, đánh giá sự phân bố chất bảo quản giữa hai pha. + Đánh giá tỷ lệ tổng cộng chất bảo quản tự do khi có các chất cao phân tử trong công thức, và nhân nồng độ hiệu quả thông thường với một thừa số thích hợp. + Chọn chất ít độc nhất trong các chất bảo quản. An toàn trong sử dụng chất bảo quản Vấn đề an toàn luôn được đặt ra hàng đầu trong mọi loại sản phẩm. Chất bảo quản thường đắt tiền, do vậy nó được sử dụng ở nồng độ thấp nhất có thể, tuy nhiên vẫn phải xem xét khả năng gây ảnh hưởng đối với người sử dụng. + Các este p-hydroxy benzoat: ở nồng độ 0,3% không gây kích thích ban đầu. Ở nồng độ 5-10% (sử dụng trong bột, kem) các phản ứng gây hại cũng không nhiều. Các hợp chất này tương đối an toàn so với các hợp chất khác về mặt nhạy cảm. Tuy nhiên, dung dịch bão hòa có thể gây kích thích đối với mắt. + Acid benzoic: an toàn. + Acid sorbic: ở nồng độ nhỏ hơn 0,5% đã gây ra kích thích ban đầu, đặc trưng bởi ban đỏ và ngứa. + Acid dehydro acetic được sử dụng rộng rãi làm chất bảo quản thực phẩm và mỹ phẩm, ít bị ảnh hưởng bởi sự có mặt các chất diện hoạt không ion. + Các hợp chất ammonium bậc 4: ở nồng độ dưới 0,1% gây ít hay không gây ra sự kích thích, nồng độ cao hơn gây ra ban đỏ và làm khô da. + Formaldehyd là chất gây kích thích da do dễ bay hơi và mùi khó chịu nên không được sử dụng rộng rãi làm chất bảo quản. 7. Chất chống oxy hóa Trong mỹ phẩm, hiện tượng oxy hóa thường gây ra sự thoái hóa và có thể dẫn đến hỏng hoàn toàn sản phẩm. Hai vấn đề chính liên quan đến các phản ứng oxy hóa là mức độ các chất hữu cơ bị phân hủy do oxy hóa, các yếu tố ảnh hưởng lên tốc độ và quá trình phản ứng như độ ẩm, nồng độ oxy, bức xạ cực tím, sự có mặt của các chất chống oxy hóa và chất xúc tác cho quá trình oxy hóa.

21


Bảng 2.5. Các chất chống oxy hóa thường dùng trong mỹ phẩm Hệ chứa nƣớc Natri sulfit Acid ascorbic Natri metabisulfit Acid isoascorbic Natri bisulfit Thioglycerol Natri thiosulfat Thiosorbitol Natri formaldehyd sulphoxylat Thioglycollic acid Aceton natri metabisulfit Cystein hydro clorid Hệ không chứa nƣớc Ascorbyl palmitat Butylat hydroxy anisol (BHA) Hydroquinon α – toccopherol Propyl gallat Phenyl α – naphthylamid Nor dihydro guaiaretic acid Lecithin Butylat hydroxytoluen (BHT) Các hệ hiệp đồng Chất chống oxy hóa % Chất hiệp đồng Propyl gallat 0,005-0,15 Acid citric và phosphoric α – toccopherol 0,01-0,1 Acid citric và phosphoric Nordihydro guaiaretic Các acid ascorbic, phosphoric, citric 0,001-0,01 acid (NDGA) (25-50% hàm lượng NDGA) và BHA Leicithin, acid citric phosphoric, Hydroquinon 0,05-0,1 BHA, BHT Acid citric và phosphoric, lecithin, BHA 0,005-0,01 BHT, NDGA Acid citric và phosphoric (dùng gấp BHT 0,01 đôi khối lượng của BHT, BHA) Lựa chọn chất chống oxy hóa Chất chống oxy hóa lý tưởng phải bền và hiệu quả trong khoảng pH rộng, không màu, không mùi, không độc, tương hợp với cấu tử trong sản phẩm và bao gói, phản ứng tạo sản phẩm oxy hóa tan được. Các chất chống oxy hóa phenol + Nhựa guaiacum kém hiệu quả hơn phần lớn các phenolic. Tác dụng bảo vệ đối với dầu động vật tốt hơn dầu thực vật, không bị ảnh hưởng bởi nước và nhiệt. + Acid nordihydrogualaretic có nhiều tính chất giống như nhựa guaiacum nhưng hiệu quả hơn. Ở nồng độ 0,003% có khả năng chống lại sự trở mùi do oxy hóa, so với propyl gallat là 0,006%. Hoạt tính tăng khi có mặt acid citric với nồng độ 0,75%; dung dịch 0,05% trong chất béo không bị kết tinh. Tuy nhiên, acid nordihydrogualacetic đã bị loại đi khỏi danh sách các chất cho phép của Mỹ năm 1968. 22


+ Các toccopherol có tác dụng chống oxy hóa dầu động vật và các acid béo, đặc biệt khi có mặt chất hiệp đồng như acid citric, leicithin hay acid phosphoric, tuy nhiên ít có tác dụng bảo vệ dầu thực vật và ít được sử dụng rộng rãi do giá cao. + Các gallat là một trong các chất chống oxy hóa hiệu quả nhất, thường được sử dụng trong mỹ phẩm, tuy nhiên acid gallic bị chuyển màu sang xanh khi có vết sắt. Trong số các este của acid gallic được nghiên cứu, propyl gallat là chất chống oxy hóa mạnh nhất. Acid citric là chất hiệp đồng rất tốt với các chất chống oxy hóa, nhất là acid nordihydroguaiaretic và propyl gallat. Các chất chống oxy hóa không phenol Acid ascorbic và ascorbyl palmitat hoạt động bằng cách ngăn chặn quá trình oxy hóa gốc tự do. Hiệu quả của chất chống oxy hóa có thể được tăng cường bằng cách thêm vào một tác nhân chelat hóa thích hợp. Các acid citric, phosphoric, tartaric và EDTA có thể thêm vào hệ để tăng cường khả năng chống sự oxy hóa. Các tác nhân chelat hóa rẻ tiền, ít gây ra biến màu hay mùi hơn so với các hợp chất phenol nồng độ cao. Độc tính của một số chất chống oxy hóa Propyl trihydroxyd benzoat mạch thẳng ít độc hơn pyrogallol. Propyl gallat 10% trong propylen glycol không gây dị ứng khi cho tiếp xúc với da người trong vòng 24 giờ, nhưng dung dịch pyrogallol 10% trong propylen glycol gây ngứa trong điều kiện tương tự. BHA có hai đồng phân chính là 2- và 3- tertbutyl hydroxyanisol, ít khi được sử dụng một mình, do hoạt tính của nó trong phần lớn các hệ kém hơn propyl gallat, nhưng có khả năng tạo hiệp đồng rất tốt với các este gallat. Công nghiệp thực phẩm và mỹ phẩm thường sử dụng hỗn hợp 20% BHA, 6% propyl gallat, 4% acid citric và 70% propylen glycol. Đối với các sản phẩm dầu động vật và thực vật, có thể sử dụng hỗn hợp BHA ở mức 0,025% để bảo vệ. BHT được sử dụng rộng rãi làm chất chống oxy hóa cho các acid béo và dầu thực vật. BHT có nhiều ưu điểm so với các chất chống oxy hóa phenol khác ở chỗ không có mùi phenol, bền với nhiệt và độc tính thấp, tuy nhiên BHT không có khả năng hiệp đồng với các este gallat. Trong mỹ phẩm thường có chứa các hợp chất có nối đôi dễ bị oxy hóa, do đó nên sử dụng BHT với nồng độ 0,010,1% và thêm vào tác nhân chelat hóa thích hợp như acid citric hay EDTA. 8. Chất màu Phân loại màu

23


Hình 2.1. Phân loại tá dược màu + Chất màu vô cơ: thường có cấu tạo đơn giản là muối hoặc oxyd kim loại. Các chất màu vô cơ rẻ, bền với nhiệt và ánh sáng. + Chất màu hữu cơ thiên nhiên: ngày nay, các chất màu hữu cơ được sử dụng rộng rãi và đa dạng, nhiều chủng loại màu sắc tươi đẹp. Các chất màu thiên nhiên thường có sẵn trong thực vật. VD: màu xanh indigo có trong cây chàm. Màu vàng của măng cụt, màu nghệ… + Các chất màu tổng hợp: - Chất hữu cơ không tan trong nước thường sản xuất ở dạng bột, hạt nhỏ cỡ micro, loại này gọi là pigment. Pigment là chất màu không tan trong nước và không tan trong môi trường sử dụng. - Chất màu tan trong nước hoặc có khả năng biến dạng, tan trong nước hoặc dung môi khác gọi là các phẩm màu. Các chất màu có chứa nhóm –COOH, -SO3H, dễ tan trong nước. Có chứa nhóm –C=O, –OH có thể biến dạng thành tan được… Người ta có thể biến pigment thành phẩm màu và ngược lại bằng việc đưa vào phân tử pigment nhóm tan hoặc khóa nhóm tan lại. Các loại màu được phép sử dụng Chất màu dùng trong mỹ phẩm hiểu một cách chính xác là việc trộn thêm chất màu vào sản phẩm mỹ phẩm như dầu gội đầu, kem đánh răng, son môi, phấn mắt, mascara… Chất màu trộn thêm vào khiến cho các sản phẩm trở nên hấp dẫn và lôi cuốn. Tên gọi chính chức các chất màu trộn vào các sản phẩm ở Mỹ theo quy định của FDA (ban hành năm 1938) + F, D và C: màu trong thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm + D và C: màu trong dược và mỹ phẩm 24


+ Ext D và C: các loại màu khác dùng cho các dược phẩm dùng ngoài và mỹ phẩm Tiếp theo sau các ký hiệu này sẽ là màu của các chất màu (red, blue…), tiếp đến là No. (có nghĩa là “số”) và số đếm. Vd: FD&C Red No.40… Trong trường hợp chất màu được trộn thêm chất nền (muối natri (sodium), kali (potassium), nhôm (aluminum).. ) hay còn được gọi là màu “lakes”.. thì tên chính thức của nó được gắn thêm chữ “lake” và tên chất nền. Vd: FD&C Red No.40 Aluminum Lake… Tất cả các chất màu trộn phải có các chỉ tiêu chất lượng cụ thể và phải được FDA thông qua trước khi đưa vào sử dụng, ngoại trừ một nhóm các chất màu dùng trong thuốc nhuộm tóc và sau đó phải ghi rõ trên nhãn sản phẩm. Tuy nhiên, để thuận tiện hơn cho các nhà sản xuất, FDA đã cho phép viết tên chất màu ở dạng ngắn gọn hơn như FD&C Blue No1 có thể viết là Blue 1; hoặc có thể sử dụng theo quy định của EU và các nước khác (viết theo CI number – colour index number). Về mặt chất lượng, những chất màu dùng trong mỹ phẩm phải an toàn đối với người sử dụng, không được phép sử dụng nếu nằm trong danh mục các chất cấm sử dụng hoặc được phép sử dụng ở nồng độ nhất định nào đó. Một số ví dụ về màu được phép dùng trong mỹ phẩm (có thể xem chi tiết thêm trong Handbook of cosmetic science) Nhóm F, D và C Bảng 2.6. Các màu được sử dụng trong nhóm FD&C Màu No

Xanh lá 1, 2, 3

Đỏ 2, 3, 4

Vàng 5, 6

Xanh lơ 1, 2

Tím 1

Nhóm D và C Bảng 2.7. Các màu được sử dụng trong nhóm D&C Màu N

o

Xanh lá

Vàng

5, 6

7, 10, 11

Đỏ 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 17, 19, 21, 22, 23, 27, 28, 30, 31, 33, 34, 36, 37

Cam

Xanh lơ

4, 5, 6, 8, 10, 11, 12, 17

4, 6

Nhóm Ext D và C: Vàng : No 7 Ngoài các màu theo quy định, có thể sử dụng các màu sau nhưng không được vượt quá 6% tính theo khối lượng: + D&C cam: No 4, 5, 17 + D&C đỏ: No 5, 7, 9, 10, 11, 12, 13, 19, 33

25


Những màu sau được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc răng miệng (sản phẩm chăm sóc răng miệng có các quy định tương tự như dược phẩm), khi sử dụng phải chú ý đến giới hạn khuyến cáo cho phép. + D&C cam: No 4, 5 + D&C đỏ: No 8, 12, 19, 33, 37 Lưu ý: đối với những sản phẩm có sử dụng phẩm màu, phải sử dụng nước đã khử ion và tiệt trùng nhằm hạn chế tối đa sự phân hủy màu gây ra bởi vết kim loại và vi sinh vật. 9. Hƣơng liệu tinh dầu (chất tạo mùi) Hương liệu tự nhiên chủ yếu có nguồn gốc từ tinh dầu. Một số tinh dầu quan trọng: hoa hồng, trầm hương húng quế, tràm, bạch đàn, sả java, bạc hà, bạch đàn chanh, màng tang.. Một số loại động vật có các tuyến hormon tiết ra các chất có mùi thơm như cá voi, chồn hương… Các hợp chất thơm này được chiết tách để dùng trong hương liệu mỹ phẩm (ví dụ xạ hương, cầy hương, long diền hương). Ngoài ra, còn có một số hương liệu được bán tổng hợp.

26


Bài 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NƢỚC SỬ DỤNG TRONG SẢN XUẤT MỸ PHẨM Trong tất cả nguyên liệu để sản xuất mỹ phẩm, nước là nguyên liệu được sử dụng nhiều nhất, không có nước, số lượng sản phẩm mỹ phẩm sẽ giảm đáng kể, do giá thành thấp lại chiếm nhiều trong thành phần mỹ phẩm. Trong toàn bộ lượng nước sạch trên hành tinh chúng ta, chỉ có 0,03% là có thể sử dụng ngay được. 1. Tính chất và công dụng của nƣớc trong ngành mỹ phẩm Nước là một trong những chất cực kỳ hoạt động, hoạt động nhiều hơn so với hầu hết các nguyên liệu sử dụng trong sản phẩm mỹ phẩm, nên mức độ phá hủy của nước cũng lớn: ăn mòn kim loại, phân hủy các chất vô cơ và hữu cơ. Trong sản xuất mỹ phẩm, nước được sử dụng chủ yếu khi làm dung môi hoặc để pha loãng hơn là một thành phần thiết yếu. Khi kết hợp với các chất khác, nước tạo thành phần quan trọng của dầu gội đầu, sản phẩm tắm rửa… Do rẻ tiền và dễ kiếm, nước đóng vai trò quan trọng trong sản xuất mỹ phẩm. Tuy nhiên, cần quan tâm đến chất lượng nước khi sử dụng. 2. Thành phần của nƣớc Thông thường, nước có chứa các ion vô cơ như Ca2+, Na+, K+, HCO3-, SO42-, Cl- và SiO32-… Ngoài ra, nước có thể chứa một lượng nhỏ chất hữu cơ, đặc biệt là các acid humic và acid fulvic, aminoacid, carbohydrat và protein, các alkan, alken phân tử lớn và một số hợp chất sulfua. 3. Một số yếu tố ảnh hƣởng lên chất lƣợng nƣớc trong sản xuất mỹ phẩm Ảnh hưởng của các ion vô cơ trong nước Nước cấp từ nhà máy nước vẫn còn một lượng lớn muối Na, Ca, Mg, K, các kim loại nặng, đặc biệt là Hg, Cd, Zn, Cr, cũng như vết sắt, vết kim loại khác có thể sinh ra từ ống dẫn. Trong sản xuất các loại sản phẩm nước như nước thơm và nước dùng sau cạo râu (chứa 15-40% nước), khi có mặt các ion kim loại như Ca, Mg, Fe, và Al có thể sự hình thành các chất kết tủa, làm mất phẩm chất sản phẩm. Khi sản phẩm có mặt các hợp chất hữu cơ dạng phenolic (chất chống oxy hóa và chất ổn định), các ion kim loại như Fe sẽ phản ứng và tạo thành những chất gây đổi màu sản phẩm. Trong sản xuất các sản phẩm dạng nhũ tương, sự có mặt của các ion vô cơ có điện tích cao như Mg và Zn có thể làm mất cân bằng tĩnh điện của các chất hoạt động bề mặt, từ đó ảnh hưởng đến độ bền nhũ tương. Cũng như sự hiện diện của các ion này trong pha nước cũng có thể tăng độ nhớt sản phẩm như kem, nước thơm (gội và tắm), xà phòng tắm và một số sản phẩm khác. Ảnh hưởng của vi sinh vật Hoạt động của vi sinh vật sẽ làm hỏng sản phẩm mỹ phẩm do sự phát sinh mùi hoặc màu lạ. Rất nhiều vi sinh vật như vi khuẩn, vi nấm ngoài việc làm hỏng

27


sản phẩm còn có thể gây hại đến người tiêu dùng. Vì vậy, tất cả nguyên liệu, dụng cụ, thiết bị… có liên quan đến sản xuất cần phải được tiệt trùng hiệu quả. Thông thường số lượng vi sinh vật trong nước cung cấp biến đổi thất thường, do mức độ phát triển của vi sinh vật phụ thuộc vào độ bẩn của nước. Sự nhiễm bẩn của nước phụ thuộc vào cách sắp xếp đặt đường ống, hệ thống lưu trữ, mức độ thường xuyên sử dụng hệ thống phân phối. 4. Xử lý làm sạch nƣớc cấp Loại ion vô cơ: có thể sử dụng các phương pháp trao đổi ion, chưng cất, siêu lọc, thẩm thấu ngược… Loại vi sinh vật có thể sử dụng các phương pháp như xử lý hóa học, xử lý nhiệt, lọc, xử lý bằng tia UV, thẩm thấu ngược. Chúng có thể được sử dụng riêng rẽ hoặc kết hợp với nhau 5. Hệ thống cung cấp nƣớc Chất lượng của nước sử dụng phụ thuộc vào chất lượng nước cấp, hệ thống, bản chất của vật liệu chế tạo, cách thiết kế và bảo dưỡng hệ thống. Vật liệu Vật liệu cũng có thể gây ô nhiễm nguồn nước. Vật liệu lý tưởng để chế tạo đường ống cung cấp nước là thép không gỉ, nhưng do giá thành cao nên chưa được dùng phổ biến. Hiện nay, nhiều hệ thống cung cấp sử dụng đường ống bằng nhựa, đặc biệt là loại ống được chế tạo từ PVC, PP và ABS… Nhược điểm của vật liệu nhựa là không chịu được tác động của nhiệt và có thể giải phóng những cấu tử trong nhựa làm ô nhiễm nước như: chất xúc tác, chất tạo màu, chất hóa dẻo, chất chống oxy hóa, chất bôi trơn, chất chống keo tụ, chất làm giảm tĩnh điện, chất làm tăng sức bền và monome, polyme phân tử nhỏ… Quản lý hệ thống cung cấp nước Lúc lắp đặt cần giữ tất cả đường ống và những thiết bị phụ tùng ở điều kiện sạch sẽ và tất cả những nắp đậy, thiết bị lọc bụi khác phải phù hợp với cả hệ thống. Nếu như đặt mua hệ thống thì cần phải giữ thùng chứa sạch sẽ và thay đổi bộ lọc, đèn chiếu UV với tần số thích hợp. Khi sử dụng, cần kiểm tra độ dẫn điện của nước thường xuyên, và cột nhựa trao đổi ion phải được thay hoặc là tái sinh đúng lúc. Tương tự, cần kiểm tra mức độ ô nhiễm vi sinh vật ít nhất là một lần trong một tuần. Toàn bộ hệ thống cần được làm sạch bằng phương pháp hóa học khi gặp sự cố đầu tiên. Tóm lại, nếu hệ thống tinh lọc nước được thiết kế phù hợp và được bảo quản tốt thì sẽ cung cấp đủ nước với chất lượng cao, cho sản xuất ở bất cứ lúc nào.

28


Bài 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN BAO BÌ ĐÓNG GÓI MỸ PHẨM Theo thông tư 06 của Bộ Y tế, bao bì thương phẩm của mỹ phẩm là bao bì chứa đựng mỹ phẩm và lưu thông cùng với mỹ phẩm, gồm 2 loại: bao bì trực tiếp và bao bì ngoài. Bao bì trực tiếp là bao bì chứa đựng hàng hóa, tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa, tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa, tạo ra hình khối hoặc bọc kín theo hình khối, hàng hóa. Bao bì ngoài là bao bì dùng để bao, gói một hoặc một số đơn vị hàng hóa có bao bì trực tiếp. 1. Chức năng bao bì mỹ phẩm Bao bì đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất hàng hóa, đặc biệt là những loại hàng hóa tiêu dùng. Bao bì có chức năng bảo vệ sản phẩm, tạo sự tiện lợi trong sử dụng, gây ấn tượng đầu tiên với khách hàng và góp phần làm tăng giá trị hàng hóa. Giữa hai loại sản phẩm có chất lượng ngang nhau, người tiêu dùng sẽ chọn mua loại sản phẩm nào có bao bì tốt hơn. Sản phẩm mỹ phẩm do đặc thù được sử dụng trong chăm sóc sắc đẹp nên có bao bì phải bảo đảm tính thẩm mỹ cao. Một số yêu cầu, chức năng của bao bì mỹ phẩm: + Chức năng bảo vệ + Tiện lợi + Lôi cuốn khách hàng 2. Nguyên tắc sản xuất bao bì + Chứa đựng được sản phẩm + Ngăn giữ được sản phẩm + Bảo vệ được sản phẩm + Nhận dạng được sản phẩm + Bán được sản phẩm một cách nhanh nhất + Thể hiện những nét đặc trưng cho sản phẩm + Cần tính toán những chi phí có liên quan đến thị trường, lợi nhuận để đưa ra giá bán sản phẩm sao cho thích hợp với đặc trưng của nó 3. Các dạng bao bì + Chai và lọ thủy tinh: thủy tinh có khả năng bảo vệ sản phẩm hoàn toàn tốt, không có cái gì có thể xuyên qua nó, không bị ăn mòn, rất hiếm khi bị vi sinh vật tấn công và hầu như không bị ảnh hưởng bởi tất cả các loại sản phẩm mỹ phẩm. Nhược điểm là nặng, cồng kềnh, dễ vỡ. + Hộp bằng kim loại Một số vật liệu thông dụng: nhôm và thiếc. Nhôm được sử dụng rộng rãi trong các dạng bình, hộp, lá nhôm.., có ưu điểm chống chịu ăn mòn, dễ định dạng… Thiếc chủ yếu được dùng để phủ lên bề mặt các

29


kim loại khác (chủ yếu là thép) để tăng khả năng chống chịu ăn mòn và giảm giá thành vật liệu. + Các loại ống bằng chất dẻo: có những ưu điểm sau: không bị ăn mòn, nhẹ, dễ gia công, tạo hình, trơ hóa học, vật liệu trong suốt hoặc dễ nhuộm màu. Nhược điểm: dễ bị lão hóa khi tiếp xúc với ánh sáng, nhiệt, không đảm bảo kín hoàn toàn, hương, khí… có thể khuếch tán qua thành bao bì, khí bên ngoài có thể xâm nhập vào trong, gây nhiễm khuẩn sản phẩm. + Dạng túi nhỏ tiện dùng, vừa đủ cho một lần sử dụng. + Hộp dạng ống nhiều mỹ phẩm ở dạng thỏi rất tiện lợi khi sử dụng (son môi…). Khi sử dụng, các ống chất dẻo có thể vặn được, để lộ một phần thỏi son ra ngoài và khi không cần, thỏi son được vặn trở lại vị trí cũ. + Chai bằng chất dẻo: có ưu điểm nhẹ, chiếm ít chỗ, tránh được sự đổ vỡ, có thể sử dụng một dãy màu rộng và in ấn dễ dàng. Nhược điểm: không có độ bền hóa học, dễ làm mất nước hoặc hương thơm do khuếch tán. + Các loại hộp bằng giấy: có nhiều hạn chế, chủ yếu sử dụng các dạng bìa cứng làm các hộp đựng, hoặc dạng bìa tráng nhựa để đựng một số sản phẩm như kem… 4. Kiểm tra bao bì Việc kiểm tra bao bì nhằm đảm bảo chất lượng của bao bì xuất xưởng, khả năng sử dụng của bao bì, đồng thời loại bỏ các bao bì không đáp ứng được yêu cầu. Việc kiểm tra bao bì được thực hiện hai lần: một lần trong quy trình sản xuất bao bì và một lần trước khi đưa vào quy trình đóng gói sản phẩm. Tính thấm Nước: đối với mỗi sản phẩm, hàm lượng nước mất mát cho phép phải nằm trong giới hạn cho phép. Ví dụ, kem đánh răng chứa khoảng 20% nước, dầu gội đầu chứa khoảng 75% nước, lượng nước mất mát của hai sản phẩm này không được vượt quá 20% lượng nước ban đầu. + Tính thấm của bao bì phụ thuộc vào vật liệu làm bao bì. Ví dụ, giấy không tráng nhựa không có khả năng chống thấm, chất dẻo chống thấm tốt, thủy tinh chống thấm tốt nhất. + Bao bì được đo tính chống thấm hai lần. Lần đầu để kiểm tra vật liệu trước khi sản xuất bao bì, lần sau kiểm tra ở dạng bao bì thành phẩm. Số liệu thu được bằng cách đo sự hao hụt của các gói hàng bằng phương pháp cân trong khoảng thời gian nhất định ở điều kiện ổn định về nhiệt độ và độ ẩm. Sau đó xây dựng đồ thị biểu diễn lượng ẩm hao hụt so với lượng ẩm có mặt ban đầu. Từ đó, người ta xác định được loại vật liệu và hình dáng bao bì thích hợp cho từng loại sản phẩm Hương thơm: không thể xác định bằng phương pháp cân khối lượng. Trong phòng thí nghiệm có thể dùng phương pháp sắc kí để khảo sát sự thất thoát hương thơm, hoặc đơn giản hơn có thể sử dụng cảm quan, thông qua kinh nghiệm của người quan sát. 30


Độ bền Nhà sản xuất mỹ phẩm với tư cách là người sử dụng bao bì thành phẩm tiến hành một số đo lường đơn giản để có thể giải thích hay đoán được một số hiện tượng liên quan có thể xảy ra. Thông thường, người ta đo độ bền kéo, độ bền nổ, độ bền xé và độ bền va đập, riêng đối với những bao bì bằng thủy tinh và chất dẻo, cần được kiểm tra thêm khả năng rơi vỡ. Các phép đo phải được đặt trong điều kiện nhiệt độ đã chuẩn hóa vì nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến lý tính của bao bì. Những kết quả này giúp đưa ra những phương án thiết kế bao bì có độ bền cao. Như đối với bao bì thủy tinh, người ta tìm cách kết cấu góc chai, làm giảm bề mặt bị va đập khi rớt và thay đổi chiều cao chai cho phù hợp. Đối với bao bì ngoài, chủ yếu là các loại bao bì giấy, có vai trò bảo vệ bao bì trong, có yêu cầu thấp hơn về độ bền cơ học. Tính tương hợp Phương pháp đơn giản nhất để kiểm tra tính tương hợp của bao bì đối với sản phẩm là kiểm tra sự tương tác trực tiếp của chúng bằng cách ngâm vật liệu vào sản phẩm môi trường kín trong một khoảng thời gian nhất định. Các thông số vật liệu làm bao bì và sản phẩm như màu sắc, hình dạng, cấu trúc, khối lượng bao bì được quan sát và đánh giá, từ đó đưa ra kết luận về khả năng sử dụng vật liệu làm bao bì. Ngoài vật liệu chính, người sản xuất cần phải kiểm tra những vật liệu liên quan như lớp lót trên nắp, nút… để xác định được ảnh hưởng đồng bộ của bao bì lên sản phẩm. CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ CHƢƠNG II 1. Kể tên các thành phần cơ bản sử dụng trong mỹ phẩm. Nêu các vai trò có thể có của các tá dược sau: tinh dầu ngọc lan tây, BHA, Tween 80, glycerin, nipagin, acid stearic, pigment orange 5. 2. Trình bày vai trò chất diện hoạt, cách lựa chọn chất diện hoạt. 3. Nêu các tính chất của chất giữ ẩm lý tưởng. 4. Nêu các tính chất của chất bảo quản lý tưởng. 5. Nêu các tính chất của các chất chống oxi hóa lý tưởng. 6. Phân loại các chất màu, trong các nhóm chất màu trên, nhóm chất nào cần có sự quản lý chặt chẽ, vì sao?

31


Chƣơng III: CÁC SẢN PHẨM ĐẶC TRƢNG Mục tiêu học tập: 1. Nắm được mục đích, các thành phần cơ bản, quy trình bào chế chung vác sản phẩm đặc trưng mỹ phẩm chăm sóc da và môi. 2. Nhận biết và nêu được vai trò các thành phần cơ bản trong công thức bào chế cụ thể một số các chế phẩm mỹ phẩm thuộc 2 nhóm trên. 3. Nêu được cơ chế bảo vệ của kem chống nắng, chỉ số SPF và ý nghĩa. ------------------------------------------------------------------------------------Bài 1: MỸ PHẨM CHĂM SÓC DA 1.1. Dạng phấn Mục đích và yêu cầu Mục đích tạo một lớp mỏng mịn màng trên da, có tác dụng hút ẩm và nhờn, mượt mà không gây cảm giác khó chịu cho người sử dụng Yêu cầu + Đạt độ phủ nhất định và tính lan rộng tốt + Có độ bám dính, hút ẩm và nhờn tốt + Tạo nét tươi trẻ + Không tạo cảm giác khó chịu, Không gây dị ứng, không độc + Màu và hương phải phù hợp 1.1.1. Dạng phấn mặt Nguyên liệu Nguyên liệu làm tăng độ phủ trên da: TiO2, ZnO, Kaolin, MgO Nguyên liệu hút ẩm và nhờn, loại trừ tính bóng nhờ hoặc loang phấn: kaolin, tinh bột xử lý, CaCO3, MgCO3, cellulose vi tinh thể, các loại chất dẻo… Nguyên liệu làm phấn có khả năng lan rộng và có tính bám dính tốt: Mstearat (M= Mg, Zn), talc (yêu cầu: trắng, sáng, không lẫn tạp có hại như thạch miên gây ung thư phổi, bào tử vi sinh vật gây bệnh, kích thước hạt lọt qua rây 200). Các chất trợ dính (cetyl alcol, stearyl alcol, glycerin monostearat…). Nguyên liệu tạo nét tươi trẻ: tinh bột gạo xử lý. Hương và màu: màu vô cơ hoặc hữu cơ (không nên sử dụng những loại phẩm màu hoàn toàn tan trong nước hoặc trong dầu). Một số công thức cơ bản Phấn trong Phấn có độ mờ đục cao Thành phần % Thành phần % Talc 80 Talc 30 ZnO 5 ZnO 24 Zn stearat 5 Zn stearat 6 Tinh bột 10 Vôi 40 Hương, màu vd Hương màu vd 32


Phấn mỡ (dùng cho da khô, sần) Thành phần Phần Vaselin 50 Sáp ong trắng 40 Sáp dầu hỏa 40 Stearin 20 Glycerin monostearat 75 Phương pháp bào chế Nấu chảy những nguyên liệu mỡ với nhau, thêm 500 phần nước nóng, vừa cho vừa khuấy tiếp tục đến khi nhũ tương hình thành. Thêm 1000 phần bột talc vào. Trộn đều, cho qua lưới lọc và phối hương vào. Sơ đồ công nghệ

Hình 3. 1. Sơ đồ quy trình bào chế dạng phấn 1.1.2. Dạng phấn hồng Thành phần: hoàn toàn giống phấn mặt nhưng có liều lượng chất bám dính cao hơn. Một số công thức cơ bản Công thức nền phấn Nền % Sáp ong 12 Mỡ cừu 2 Dầu khoáng 86 33


Công thức phấn hồng (tướng dầu) Nguyên liệu % Talc 48 Kaolin 16 Zn stearat 6 ZnO 5 MgCO3 5 Tinh bột 10 TiO2 4 Màu 6 Hương vd Nền phấn vd Sơ đồ quá trình bào chế Tương tự với dạng phấn mặt. 1.2. Mỹ phẩm cho mắt Mỹ phẩm cho mắt dùng trang điểm xung quanh mắt: mí mắt, lông mi, lông mày, khoảng giữa mắt và lông mày. Mỹ phẩm cho mí mắt gồm: mỹ phẩm cho lông mi, mỹ phẩm cho vùng da xung quanh mắt, bút chì vẽ lông mày. 1.2.1. Mỹ phẩm cho lông mi Mục đích: làm tăng vẻ đẹp của mắt. Phân loại Mascara nền sáp: nguyên liệu chính gồm parafin, sáp carnauba, lanolin giống nền của phấn sáp, nhưng tính chất phủ mềm hơn, người ta còn cho thêm lượng lớn glyceryl monostearat hay triethanolamin stearat. Hai chất này còn có tính chất tăng độ bám dính sản phẩm trên lông mi. Ngoài ra để tạo màu đen, người ta dùng lampblack (bồ hống ống khói). Mặc dù sản phẩm là nền sáp nhưng phân bố tốt trong nước nên rửa dễ dàng. Mascara dạng kem có nền kem tan. Phẩm màu tan trong dầu. Phải có thêm các chất làm ẩm để giảm sức căng bề mặt. Mascara dạng lỏng được sử dụng rộng rãi vì dễ chảy đều lên lông mi. Nguyên tắc phối chế: phân tán tốt bột màu trong dung dịch sệt. 1.2.2. Mỹ phẩm cho vùng xung quanh mắt Mục đích làm nổi bật đôi mắt nhờ màu đậm xung quanh mắt, có thể làm nổi bật bằng cách thêm một ít chất tạo óng ánh như bismuth oxyclorid, mica được phủ với TiO2, ánh vàng của bột nhũ Cu, ánh bạc của bột nhũ Ag… Màu sử dụng thường là xanh lơ, xanh lá, hồng, tím… Viết chì kẻ mắt có ruột là hỗn hợp carbon black và phấn nền.

34


Một số công thức cơ bản Mascara nền sáp Thành phần % Glyceryl monostearat 60 Parafin 15 Carnauba wax 7 Lanolin 8 Lup black 10 Mascara dạng lỏng Thành phần % Rosin (dung dịch alcol 10%) hoặc ethylcellulose 3 Dầu thầu dầu 3 Ethylalcol 84 Lampblack 10 1.3. Dạng kem Yêu cầu chung + Ổn định trong thời gian dài, không bị phân lớp (tất cả dạng kem đều ở dạng nhũ tương, thường là nước trong dầu hay dầu trong nước) + Màng kem tạo trên da phải mỏng, đều, mềm mại, có độ mịn, độ bóng và bám tốt trên da + Không gây cảm giác khó chịu và có pH thích hợp với da + Dễ sử dụng và bảo quản + Không độc + Đạt được tiêu chuẩn chung theo quy định dành cho sản phẩm Phân loại kem 1.3.1. Kem tẩy Dùng vào buổi sáng hay tối để tẩy sạch da, có hai dạng kem là nhũ tương o/w hoặc w/o với % dầu 30 – 70%, lotion có % dầu 15-30%. Công dụng và yêu cầu + Tẩy rửa các chất bẩn, chất nhờn, các tế bào chết, chất bẩn do trang điểm để lại ra khỏi da. + Dễ tan ra trên da và không gây dị ứng da + Sau khi tẩy rửa, để lại trên da một lớp phim rất mỏng, tạo cảm giác sạch sẽ, mềm mại, thoải mái cho da. Thành phần + Thành phần cơ bản: pha dầu, pha nước, hệ nhũ hóa. + Các thành phần khác: chất làm đặc (parafin, sáp ong, benton…), chất làm mềm (lanolin, cetyl alcol…), chất ổn định, mùi, chất bảo quản, chống nấm. 1.3.2. Kem tan và kem nền Công dụng và yêu cầu 35


+ Dùng ban ngày để bảo vệ da và làm đẹp da đã được tẩy sạch + Làm mất lớp dầu trên da để các mỹ phẩm khác dễ dàng bám lên da + Lan ra nhanh trên da và hình như biến mất ngay sau khi bôi lên da + Làm mềm mại và giữ ẩm cho da + Có khả năng chống nắng để bảo vệ da (dùng ZnO + TiO2 nếu sản phẩm đục, este anthranilat của alcol mạch dài dùng trong sản phẩm trong). Thành phần: ở dạng nhũ tương dầu trong nước. Ngoài ra còn chứa các chất làm mềm, chất làm ẩm, chất chống nắng, hương và chất bảo quản. 1.3.3. Kem tay và kem toàn thân Công dụng và yêu cầu: + Làm mềm mại và làm ẩm lớp da bị hư hại + Kem toàn thân được áp dụng trên cơ thể nên thường ở dạng lotion hơn là cream + Sử dụng dễ dàng và nhanh chóng, không để lại lớp film dính + Không dính vào các đồ vật mà tay tiếp xúc + Làm mềm da và làm liền da (đối với da bị nứt) mà không ảnh hưởng đến sự bài tiết qua da + Không biến đổi theo nhiệt độ + Nên có màu và mùi nhẹ để tạo cảm giác dễ chịu khi sử dụng Thành phần: giống các loại kem trên, ngoài ra còn có thêm các chất có tác dụng làm liền và làm phẳng các chỗ da bị nứt nẻ (allation, phức của allation, quaternium - 19) và chất sát trùng. 1.3.4. Kem chống nắng Chỉ số SPF Khả năng chống tia tử ngoại của chế phẩm được đánh giá phổ biến thông qua chỉ số chống nắng SPF (Sun protection factor). Theo định nghĩa của FDA, chỉ số SPF của một chế phẩm chống nắng là đại lượng biểu thị tương quan giữa năng lượng mặt trời cần thiết để gây hiện tượng cháy nắng trên da được bảo vệ và da không được bảo vệ bởi chế phẩm đó. Giá trị SPF càng cao, khả năng bảo vệ của chế phẩm càng tốt. Tuy nhiên chỉ số SPF chỉ thể hiện khả năng chống tia UVB là chủ yếu, không phải là chỉ số phản ánh đầy đủ khả năng chống tia UVA của chế phẩm. Khả năng chống tia UVA cần được đánh giá dựa trên hiện tượng sậm da tức thì (Immediate Pigment Darkening IPD) và hiện tượng sậm da lâu dài (Psersitent Pigment Darkening PPD). Công dụng và yêu cầu Hạn chế tác hại, bảo vệ da trước các tác hại của tia tử ngoại. Thành phần Ngoài thành phần chung của 1 công thức kem, còn có thêm các chất có vai trò cản tia tử ngoại như: 36


Chất chống nắng hữu cơ: PABA và p-aminobenzoates, salicylates, cinnamates, benzophenones, anthranilates, dibenzoylmethanes, dẫn xuất camphor, các hợp chất khác (ensulizol, silatriazol, bisoctrizol…). Chất chống nắng vô cơ: TiO2, ZnO… 1.3.5. Kem đa năng Công dụng và yêu cầu + Tạo một lớp nền tốt, không quá nhớt + Dễ hóa lỏng, dễ lan ra trên da + Có tác dụng làm mềm nhưng không để lại lớp film nhờn hay dính trên da + Để lại lớp màng dầu liên tục nhưng không bít kín lỗ chân lông trên da Thực ra, không có một sản phẩm nào cùng lúc thỏa mãn được hết các yêu cầu đã nêu trên, nhưng trong các yêu cầu đó, yếu tố có nhu cầu cao nhất có tính năng cao nhất. Thành phần: tương tự như các kem trên, thông dụng nhất là o/w với hàm lượng dầu là 35-45%. Một số công thức bào chế Kem N/D rắn lỏng Thành phần % % Dầu parafin nhẹ 4,0 30,0 Isopropyl myristat 8 Lanolin 8 Cerezin 19,2 Sáp vi tinh thể 1 Sorbitan sesquinoleat 2,8 2,3 Tween 60 6,1 Titan dioxyd 3 Tá dược bột vd 8 Glycerin 5 Chất bảo quản, hương, nước (vd) 100 100 Kem dùng nhiều mục đích Thành phần % % Acid stearic 15,0 15,0 Lanolin 4 2 Sáp ong 2 2 Dầu parafin (11) 23 24 Tween 85 1 Sorbitan trioleat (1,8) 1 PEG stearat (16,9) 5 Sorbitol 12 10 Chất bảo quảng, hương, nước (vd) 100 100 37


Kem chống già Thành phần Glucosylceramid Dầu parafin Squalan Glyceryl stearat Cholesterol Alcol cetylic Polysorbat 80 BHT Dipropylen glycol Methyl paraben/ propyl paraben Carrageenan Glycerin Dinatri edetat Acid mevalonic lacton Nước tinh khiết (vd) Kem chống nắng Thành phần Alcol cetylic Acid stearic Glycerin monostearat Dầu parafin Vaselin Dầu silicon Glycerin Propylen glycol Ethanol 96% Carbopol 940 Triethanolamin Tween 80 Titan oxyd hoặc kẽm oxyd bột mịn Cao khô lô hội Nipagin Nipasol Tinh dầu (ngọc lan tây, phong lữ) Nước tinh khiết vđ

38

% 0,50 12,00 3,00 1,50 0,20 0,50 2,00 0,05 1,00 0,20 0,30 5,00 0,10 1,20 100 Số lượng (g) 2,0 2,0 2,0 18,0 5,0 3,0 5,0 4,0 4,0 0,1 0,5 3,0 5,0 0,04 0,18 0,02 4 giọt 100


Kem giữ ẩm, chống lão hóa da Thành phần Polyvinyl pyrolidon K.30 (PVP) Tween 80 Ure Magnesi sulfat heptahydrat Propylen glycol Glycerin Nipagin Nipasol Cao Bạch quả Glycerin monostearat Vaselin Dầu paraffin Alcol cetylic Alcol ceto-stearylic Isopropyl myristat (IPM) Vitamin E acetat Vitamin A acetat Tinh dầu (ngọc lan tây, oải hương) Nước tinh khiết vđ Quy trình bào chế

Số lƣợng (g) 1,0 5,0 0,3 0,5 4,0 0,5 0,15 0,04 0,1 5,0 10,0 2,0 6,0 4,0 3,5 0,25 0,25 4 giọt 100

Hình 3.2. Sơ đồ quy trình bào chế dạng kem 39


Bài 2: MỸ PHẨM CHĂM SÓC MÔI 2.1. Mục đích, yêu cầu Son môi và các thuốc nhuộm móng (tay, chân) là một trong những chế phẩm dùng để trang điểm có vị trí khá đáng kể, trong cuộc sống hàng ngày của phụ nữ. Màu sắc của các chế phẩm này thay đổi theo mốt, có thể từ hồng sang đỏ thẫm và các màu khác nữa. Yêu cầu về tìm tòi ra các màu phù hợp với thị hiếu là một trong những vấn đề mà các nhà tạo mốt, thiết kế công thức mỹ phẩm cần quan tâm. Với các thành tựu đạt được hóa học và công nghệ, ngày nay, người ta đã chế tạo ra nhiều loại son môi có chất lượng cao, đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng. Chẳng hạn như trước đây, màu sử dụng chủ yếu là eozin và các màu hòa tan, do đó thời gian giữ màu không lâu. Ngày nay, kết hợp cả màu tan lẫn màu không tan dưới dạng bột siêu mịn, làm cho son môi giữ màu bền hơn, đẹp hơn. Son môi có những yêu cầu bởi lẽ không những chế phẩm chỉ tiếp xúc với da mà còn trực tiếp với niêm mạc, thường xuyên chế phẩm tiếp xúc với thức ăn vì vậy thành phần có trong son môi phải hoàn toàn không có tính mãn cảm, kích ứng và độc hại. Một chế phẩm son môi tốt đáp ứng một số yêu cầu sau: bề mặt của son môi phải nhẵn, không có chấm nhỏ, màu sắc phải đồng đều và bền khi bôi lên môi, không bị rửa sạch nhanh chóng bởi nước bọt, phải bám thành lớp mỏng đồng đều khi bôi nhẹ lên môi, cần có mùi vị dễ chịu, hấp dẫn và bám dính tốt lên môi, trong khoảng thay đổi nhiệt độ từ 10 – 40oC tính chất lý hóa của son môi ít bị thay đổi. về thể chất cần chắc nhưng không dễ gãy, ở điều kiện bình thường không được cong hoặc vỡ… Nhìn chung, những yêu cầu của son môi về tính chất cũng như sở thích rất phong phú và đa dạng, cũng chính vì vậy, có thể nói khó mà có thể hoàn thiện mỹ mãn chế phẩm loại này. Tùy thuộc vào thể chất, có thể chia ra 4 loại son môi sau: + Loại son môi rắn, đựng trong vỏ + Loại son lỏng, đựng trong các đồ bao gói khác nhau, gọi là Rollon + Loại son dạng kem, còn gọi là nhũ tương + Bút chì Chủ yếu hiện nay dùng là loại thỏi son vì tiện lợi khi sử dụng, có nhiều ưu điểm 2.2. Thành phần Tá dược nền Tá dược được đóng vai trò là nền, chất mang cho các thành phần khác nó, có vai trò quyết định thể chất và đặc tính kỹ thuật của son môi. Thường dùng các tá dược sau: các sáp, hydrocarbon, tinh dầu thiên nhiên và tổng hợp, các nguyên liệu bán tổng hợp và tổng hợp khác như alcol béo, acid béo, các glycol, stenol..

40


Thành phần quan trọng nhất là sáp, không phải chỉ có sáp ong. Sáp giữ vai trò điều chỉnh thể chất, có thể phối hợp với các thành phần khác và dễ đổ khuôn. Ngoài sáp ong, còn có thể dùng Cetaceum (độ chảy thấp: 42 – 50oC và có nhiều ưu điểm khác). Lanolin và các dẫn chất cũng là những thành phần quan trọng của son môi. Ngoài ưu điểm ra, lanolin cũng có một số nhược điểm như quá dính, mùi vị không mấy dễ chịu. Chính vì vậy, hầu hết các chế phẩm mỹ phẩm nổi tiếng hiện nay người ta dùng các dẫn chất của lanolin như các dẫn chất acetyl hóa, ethoxy hóa dầu lanolin hoặc các este isopropylic của acid linoleic… Các hydrocarbon: vaselin, parafin lỏng, rắn, cerezin, ozokerit. Các tá dược này có ưu điểm bền vững. Nhóm các dầu thực vật và tổng hợp cũng giữ vai trò quan trọng trong son môi. Yêu cầu đầu tiên của các dầu là phải hòa tan các chất màu và các các chất có huỳnh quang. Ngoài ra, còn phải có độ nhớt cao, độ phân tán tốt, làm cho các chất màu ổn định, không bị lắng đọng. Một trong số những dầu thực vật được dùng tốt nhất cho son môi là dầu thầu dầu, bởi vì dầu thầu dầu có độ nhớt cao, bền vững, không bị oxy hóa. (chú ý dùng dầu thầu dầu điều chế bằng phương pháp ép nguội vì dầu ép nóng có thể bị lẫn ricin chất độc). Tá dược màu Màu trong son giữ vai trò quan trọng. Các loại màu sử dụng cho son cần tuân thủ một số yêu cầu sau: + Rất ít hoặc không phai màu dưới ánh sáng mặt trời + Ổn định khi tăng nhiệt độ + Tạo độ phủ tốt + Không bắt ẩm + Không hòa tan trong dầu để tránh sự chuyển màu từ từ cả khối son + Không hòa tan trong nước để tránh sự nhòe màu khó coi quanh miệng do sự chảy màu + Không gây bất cứ một phản ứng nào giữa các thành phần trong son + Lượng phẩm hỗn hợp sử dụng trong khoảng 1-3% Cũng như trong phân loại chung, sử dụng hai loại màu tan và không tan Màu tan: gồm các chất màu tan trong dầu, mỡ, thường dùng các eozin (chất huỳnh quang). Eozin là dẫn chất tetrabromo của fluorescein được sản xuất bởi nhiều hãng khác nhau với tên thương mại khác nhau. Các chất màu tan trong dầu, mỡ không hay được dùng riêng bởi vì nó lưu giữ rất lâu trên các mô và cơ thể, gây độc hại. Các eozin là những chất rất nhạy cảm ánh sáng vì vậy màu sắc dễ ánh lên trong tia nắng mặt trời. Chất màu không tan: Được chia ra hai loại: thuốc nhuộm màu và sắc tố màu (chất màu). Các thuốc nhuộm màu được điều chế từ các chất màu tan, nó trở nên không tan khi phối hợp vào nền. Các thuốc màu này có thể bị kết tủa trong 41


dung dịch nước dưới tác dụng của kim loại kiềm thổ như Sr, Ba. Các chất màu bao gồm cả nguồn gốc vô cơ và hữu cơ. Nhóm hợp chất vô cơ có thể kể tới như TiO2, một chất thường được dùng trong thành phần của son môi. TiO 2 làm cho chỉ trong một thời gian rất ngắn, màu sắc của son sẽ sáng lên và đậm hơn. Ngoài ra, còn một số hợp chất khác như sắt (III) oxyd, với màu sắc từ vàng đến cafe sẫm. Trong thực tế hay sử dụng hơn cả là các chất màu hữu cơ bởi gam màu rộng, để dùng riêng lẻ hay phối hợp. Có thể kể tới carmin – chất màu đầu tiên được dùng cho son môi. Màu của các chất thay đổi từ xanh tím sang tím tía. Tuy nhiên, carmin được coi là lạc hậu trong số các màu dùng cho son môi, bởi vì nó để lại một một lớp mỏng trong suốt, màu không đậm lên mà lại phai nhanh. Đôi khi người ta cũng sử dụng màu ngọc trai. Phẩm màu (màu không phai): được dùng rộng rãi hơn cả là eozin tan trong nước và các dẫn chất halogenid khác của fluorescein, ví dụ như tetrabromofluorescein. Hương Yêu cầu: + Phải dấu được mùi béo của chất nền + Hương phải bền và thích hợp với các thành phần trong son + Hàm lượng hương sử dụng trong son khá cao: 2 – 4%. Các loại hương thường dùng trong son: + Rượu và este của hoa hồng + Hương trái cây: chanh, cam, quýt, dâu… nhưng không thông dụng Chất chống oxy hóa và chất bảo quản Trong thành phần của son phải có các chất bảo quản do: Các loại sáp, dầu, mỡ bị oxy hóa dưới tác dụng của nhiệt độ, ánh sáng, oxy trong không khí gây hiện tượng ôi hóa, làm mất mùi hương, làm phai màu. Vì vậy, cần có các chất chống oxy hóa (xem phần chung). 2.3. Một số công thức Nguyên liệu % Alcol stearilic 7 Sáp ong trắng 7 Acid stearic 1,75 o o Parafin rắn (t = 72 C) 12,25 Lanolin khan 2,8 Sáp carnauba 2,8 Dầu parfin 1,4 Comperlan HS 20 Eutanol G 45 Bromo acid 1,5 Chất màu 6

42


Quy trình bào chế: hòa tan bromo acid trong Comperlan HS trên cách thủy khoảng 95oC. Phân tán hoặc hòa tan chất màu vào Eutanol G. Đun chảy acid béo và sáp trên cách thủy và cho vào hai hỗn hợp trên, trộn đều. Cho hỗn hợp thu được qua máy cán 3 trục và đổ khuôn 2.4. Quy trình sản xuất

Hình 3.3. Sơ đồ quy trình bào chế son môi

43


Bài 3: MỸ PHẨM CHĂM SÓC MÓNG 3.1. Sơn móng tay Yêu cầu: + Làm đẹp móng hoặc bảo vệ móng + Tạo một lớp màng trên móng, không tan trong nước, chịu được dung dịch rửa tay hàng ngày + Lớp sơn bóng, kết dính tốt, đủ cứng không quá dòn + Thời gian khô sau khi sơn lên móng không quá lâu + Phải dễ dàng sử dụng và lưu trữ + Không độc + Đạt tiêu chuẩn chung theo quy định dành cho sản phẩm Nguyên liệu Thường là dung dịch chứa chất tạo màng (dinitrocellulose) và một số chất khác (nhựa – cải thiện độ giòn, tăng độ bóng; chất hóa dẻo – cải thiện độ uốn của màng; dung môi – hòa tan các thành phần; chất pha loãng; chất màu; chất tạo huyền phù – giữ trạng thái huyền phù không bị lắng) làm cho lớp màng sau khi sơn lên móng đáp ứng được những yêu cầu đã nêu ở trên Cần lưu ý các tính chất sau: tính chảy của sơn, tốc độ khô, độ tương hợp giữa các cấu tử trong quá trình làm khô, sắc thái, độ cứng, độ dẻo, độ kết dính, độ bền đối với nước và xà phòng Một số lưu ý trong bào chế: dùng nhiều nguyên liệu dễ cháy nổ, một số dung môi có độc tính cao, do sản phẩm có dùng nhiều chất không hòa lẫn vào nhau hoàn toàn, nên dù đã có biện pháp khống chế nhưng khi lưu trữ cũng có thể xuất hiện cặn lắng, do đó thường dùng bao bì có màu hoặc đục để che.  Các sản phẩm khác Sản phẩm có dược tính, nước và kem rửa móng 3.2. Một số ví dụ Công thức cơ bản Nguyên liệu % Nguyên liệu % Nitro cellulose 10 Ethylacetat 20 Nhựa 10 Butylacetat 15 Chất hóa dẻo 5 Toluen 35 Alcol 5 Màu Trên thực tế, tùy thuộc vào công dụng cụ thể mà có những điều chỉnh thích hợp.

44


3.3. Quy trình sản xuất

Hình 3.4. Sơ đồ quy trình bào chế sơn móng Bài 4: MỸ PHẨM CHĂM SÓC RĂNG, MIỆNG 4.1. Yêu cầu + Kem phải làm sạch răng và thơm miệng + Tạo cảm giác dễ chịu, sạch sẽ, dễ dùng + Không gây vị lạ, không đóng cao, không độc + Hạn chế, ngăn ngừa tác hại của vi khuẩn + Ổn định, bền vững trong quá trình lưu giữ và sử dụng + Đạt tiêu chuẩn chung theo quy định dành cho sản phẩm 4.2. Nguyên liệu Dược chất có thể có các vai trò sau: + Chống bựa đóng trên răng: dùng các tác nhân diệt khuẩn là các muối Zn như Zn citrat, Zn sulfat, Zn clorua… hoặc tác nhân kháng khuẩn như triclosan… + Chống cao răng dùng Na pyrrophosphat, Na tetraphosphat. + Chống răng nhạy cảm dùng muối Sr acetat hoặc muối kali (clorua, nitrat, citrat). + Chống sâu răng thường dùng kem có chứa flourua, đánh răng từ 1 đến 3 lần trong ngày. Nồng độ flourua trong kem khoảng từ 0,01-0,2ppm. Công thức kem được xem là tốt nếu cho lượng flourua tự do trong nước bọt cao hơn 0,02 ppm trong nhiều giờ sau khi đánh răng. Các hợp chất flourua được sử dụng chống sâu răng là do flourua có tác dụng làm giảm sự hòa tan men răng và tái khoáng hóa các vết sâu răng ngay lúc mới bắt đầu. Các chất làm sạch răng: giữ vai trò quan trọng nhất. Các chất này làm sạch bề mặt của răng (cả tạp chất cơ học, hữu cơ…). Lượng các chất này trong thành phần thường chiếm tỷ lệ từ 35-55%. Tiêu chuẩn chủ yếu của các chất này là phải

45


có độ tinh khiết nhất định, không có mùi vị khó chịu. Thường dùng: CaCO3, MgCO3, acid sillic, các muối phosphat… Các chất tẩy rửa bề mặt: vai trò của các chất này là làm sạch bề mặt răng do tác dụng diện hoạt. Mặt khác cũng có thể tạo bọt. Do có khả năng làm giảm sức căng bề mặt của nước bọt, dễ tạo ra nhũ tương và thải trừ các thức ăn thừa đọng lại trong răng, miệng (nhất là các chất béo). Các chất này còn có khả năng đi sâu, len lỏi vào các khe, kẽ của răng, làm sạch cho toàn bộ răng. Thường dùng các chất diện hoạt sau: natri laurylsulfat, natri N-lauroyl sarcosinat, natri ricinoleat, natri sulforicinoleat… Các chất làm ngọt: để điều chỉnh và cải thiện của các thuốc đánh răng, người ta dùng một số chất làm ngọt như natri saccarin, natri xyclamat. Đặc biệt là khi dùng các muối phosphat làm tá dược, cần dùng tỷ lệ chất làm ngọt cao hơn là khi sử dụng tá dược carbonat. Chất kết dính: thường dùng các chất keo thân nước để làm tăng độ nhớt, làm bền hỗn dịch bao gồm: các dẫn chất của cellulose, gôm, thạch, alginat… Số lượng chất kết dính (tạo gel) thường chỉ tới 2%. Chất giữ ẩm: mục đích là để làm cho thuốc không bị khô trong quá trình sử dụng. Thường dùng glycerin, sorbitol (có thể là dung dịch 70%) hoặc propylen glycol. Do tính chất hút ẩm của các tá dược này mà thể chất của chế phẩm ổn định, không bị thay đổi. Chất làm thơm: các chất làm thơm dùng cho thuốc đánh răng giữ vai trò quan trọng trong vấn đề thị trường, tạo cho người sử dụng chú ý tới sản phẩm. Ngoài ra, các chất thơm thường cũng có tác dụng sát trùng ở mức độ nhất định, làm thơm hơi thở và làm sạch đường miệng trong một số trường hợp. Thông thường hay dùng các tinh dầu với nồng độ từ 1 – 1,5%. Các chất thơm được dùng là: tinh dầu bạc hà, tinh dầu dâu, tinh dầu khuynh diệp… Chất màu: mục đích làm cho thương phẩm có màu sắc riêng và đôi khi cũng hấp dẫn đối với người tiêu dùng. Các chất màu dùng cho thuốc đánh răng phải là màu thực phẩm, không nằm trong danh mục cấm của cục dược Việt Nam và quốc tế. Thường hay sử dụng: clorofin, đỏ coquinin, erythrozin, carmin… Các chất bảo quản: một trong những tiêu chuẩn của mỹ phẩm mà Cục dược Việt Nam quy định là không được nhiễm khuẩn. Vì vậy, cần thêm các chất bảo quản với nồng độ thích hợp vào thuốc đánh răng là cần thiết. Trong số các chất bảo quản hay dùng, người ta nhận thấy các dẫn chất của acid paraminobenzoic (paraben) là tốt hơn cả, ví dụ như nipagin, nipazol… Ngoài ra, trong thành phần kem đánh răng còn có một số chất mục đích riêng khác như: + Các chất sát khuẩn và hãm trùng: các chất này nhằm mục đích giết các vi khuẩn ở quanh chân răng, làm cho răng bị viêm nhiễm hoặc tạo cao răng. Tuy nhiên, điều quan trọng là liều dùng sao cho thích hợp để vừa đạt được mục tiêu, 46


vừa không làm mất cân bằng flour trong vùng miệng. Thường dùng clohexidin và một số kháng sinh, một số hợp chất chứa flour để sát khuẩn, tăng cường hiệu quả của các chất bảo quản hoặc hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. + Các chất ức chế quá trình làm mòn: đôi khi người ta dùng natri silicat thêm vào thành phần kem đánh răng nhằm ngăn ngừa quá trình tiếp xúc của thuốc với vỏ nhôm dùng đựng thuốc. Cũng có một vài muối phosphat cũng hạn chế được quá trình này. Ở nồng độ cao, glycerin trong pha nước cũng có khả năng làm giảm quá trình bào mòn vỏ nhôm. Cần chú ý một số tác nhân làm tăng quá trình bào mòn là cloroform và các chất điện ly nồng độ cao (cloroform nằm trong danh mục cấm đưa vào thành phần mỹ phẩm). + Các chất làm trắng: để làm tăng tác dụng trắng răng của bột nhão và bột đánh răng, người ta thường cho thêm vào thành phần mộ số chất như natri peborat, magnesi peoxyd, hydrogen peoxyd, các hợp chất của ure… 4.3. Một số sản phẩm khác Nước súc miệng Công dụng: diệt khuẩn, khử mùi khó chịu, ngăn các mảng bám trên răng, hạn chế viêm nướu, viêm má trong, sâu răng… Thành phần: chất triệt khuẩn (hexaclorophen, triclosan, polyphenol, thymol hay muối Zn2+), hương liệu làm thơm miệng (menthol, peppermint, eugenol…), chất hoạt động bề mặt (natri laurylsulfat). Thuốc tẩy Công dụng: loại lớp cao răng, vết ố trên răng, diệt vi khuẩn trên răng và trong vòm miệng một phần, dựa vào nguyên tắc dùng oxy đang sinh trong môi trường kiềm và chất điện ly để phá lớp cao. Thành phần: chất tạo O2 (NaBO3.4H2O, 2Na2CO3.3H2O2), chất điện ly (NaCl), chất tạo môi trường kiềm (Na3PO4, Na2CO3, NaHCO3), chất chống bựa, sâu răng (hexaclorophen), tinh dầu, chất diệt khuẩn. Kẹo ngậm nền chewing gum, muối, tinh dầu có tính sát khuẩn, chất sát khuẩn, đường… Chỉ xỉa răng: chỉ tẩm thuốc sát trùng, thay tăm xỉa răng Thuốc xịt miệng: chủ yếu là dung dịch nước, chất nhũ hóa, chất sát khuẩn Hàm giả: hàm plastic, giấy tẩm thuốc tẩy trắng và diệt khuẩn

47


4.4.

Sơ đồ công nghệ bào chế

Hình 3.5. Sơ đồ quy trình bào chế kem đánh răng Các công thức tham khảo Bảng 3.1. Công thức cơ bản Chức năng Chất mài mòn

Tên chất thƣờng dùng % Silic vô định hình, carbonat kết 15-50 tủa, alumin, phosphat calci… Chất tẩy rửa LAS, PAS 1-2,5 Chất làm ướt, chống đông cứng Sorbitol, glycerol 10-45 Chất tạo cấu trúc PEG Chất làm sệt, kết dính Gôm xanthan, dẫn xuất CMC <1 Chất làm đục TiO2 Chất làm dịu Saccharin Chất ổn định và điều chỉnh pH NaH2PO4, Zn citrat, H2SiO2 (chống ăn mòn) Chất bảo quản Formol, nabenzoat, methylparaben Chất có dược tính: + Chống sâu răng NaF 0,1-1 + Chống cao răng Pyrrophosphat 48


+ Diệt khuẩn (bựa, viêm răng và nướu, hôi miệng, sâu răng) + Răng nhạy cảm Chất màu Hương, vị Nước

Muối Zn hoặc triclosan Các muối kali Màu thực phẩm Menthol, peppermint…

Một số ví dụ khác Bột nhão đánh răng có chứa flour Thành phần Calci pyrophosphat Thiếc flourid Glycerin Sorbitol Thiếc pyrophosphat Nước tinh khiết Chất kết dính, làm thơm và tạo bọt Bột đánh răng làm trắng răng Thành phần Calci carbonat kết tủa Natri lauryl sulfat Magnesi perioxyd Chất làm ngọt, làm thơm Thành phần Calci carbonat bột mịn Dicalci phosphat dihydrat bột mịn Sorbitol (dung dịch 70%) Natri laurylsulfat (dung dịch 30%) Carboxymethyl cellulose Natri benzoate Natri sacarin Menthol Tinh dầu bạc hà Tinh dầu quế Propylen glycol Natri fluorid (tương ứng fluorid) Nước tinh khiết vđ

Số lượng (g), CT1 40,0 40 3,0 1,0 0,5 0,1 0,05 0,05 7,0 0,243 0,1 100 49

1-1,5 Vd 100 ml

% 39,0 0,4 10,0 20,0 1,0 25,0 4,6 % 96,0 2,0 2,0 vd Số lượng (g), CT2 40,0 40,0 3,0 0,7 0,5 0,1 0,05 0,05 7,0 0,243 0,1 100


Bài 5: MỸ PHẨM CHĂM SÓC TÓC 5.1. Một số sản phẩm làm đẹp tóc Thuốc uốn tóc Được sử dụng để làm thay đổi dạng tóc theo ý muốn. Có nhiều dạng thuốc uốn tóc khác nhau nhưng hiện nay chỉ còn phổ biến loại duy nhất là loại thuốc dùng cho kiểu uốn lạnh do sự tiện dụng và tính an toàn cho tóc. Một số yêu cầu + Làm đẹp tóc theo ý muốn, nhưng không được làm hư tóc + Phải dễ dàng trong sử dụng và lưu trữ + Không độc với cơ thể + Đạt tiêu chuẩn chung theo quy định dành cho sản phẩm Thuốc nhuộm tóc Giúp thay đổi màu của tóc để che dấu dấu hiệu tuổi già (tóc bạc, tóc hoa râm), hóa trang hoặc thời trang. Dựa vào độ bền màu, ta có thể phân chia như sau: + Nhuộm tạm thời: màu nhuộm có trọng lượng phân tử cao, lắng trên bề mặt tóc, nhưng không xâm nhập vào tóc. Màu sẽ mất nhanh chóng sau lần gội đầu tiên, loại này thường dùng trong hóa trang. + Nhuộm bán bền: màu nhuộm có trọng lượng phân tử thấp hơn, có ái lực trung bình với tóc, chống lại được các tác động thông thương, nhưng tương đối không bền. Thường loại này dùng trong thời trang. + Nhuộm bền: màu nhuộm được tạo trên tóc do quá trình oxy hóa trực tiếp trên tóc, nên màu rất bền. Màu chống lại được các tác động thông thường như uốn, gội… Loại này thường được sử dụng nhuộm tóc đen, chiếm khoảng 80% trên thị trường. Ở đây sẽ đề cập chủ yếu đến dạng thuốc nhuộm đen. Một số yêu cầu của sản phẩm + Không ảnh hưởng xấu đến tóc (hình dạng, độ bóng…) và da. + Tóc nhuộm chịu được các quá trình khác như gội uốn + Giữ được tính bền trong dung dịch và bảo quản dễ dàng + Tránh được sự tạo màu và độ bền khác nhau trên cùng một mái tóc + Đạt được tiêu chuẩn chung theo quy định dành cho sản phẩm Một số lưu ý Tính độc của thuốc nhuộm + Thuốc nhuộm dựa trên kim loại: muối kim loại nặng như Pb(CH3CO2)2 rất dễ hấp thu qua da đầu, tóc và móng, làm xám, khô da và gây rụng tóc, nặng có thể gây tử vong. + Thuốc nhuộm dựa trên sự oxy hóa: thường các chất nền như p – phenylendiamin có khả năng gây dị ứng mạnh ở một số người. + Tẩy thuốc nhuộm: do một yêu cầu nào đó cần tẩy tóc, người ta thường dùng hydrosulfit hoặc Na formaldehyd sulfoxilat với nồng độ khoảng 5% để tẩy. 50


Keo xịt tóc Yêu cầu sản phẩm + Keo xịt phải trải đều lên tóc thành lớp phim mỏng linh động, giữ được nếp tóc và phải loại dễ dàng khi gội + Khô nhanh, nhưng không được khô trước khi bám lên tóc + Được giữ trong bình chịu áp, áp suất phải đủ lớn để tạo sương khi sử dụng Thành phần: + Polyme tạo lớp phim cứng tạo dáng cho tóc: PVP K30 trong luvicet CE 5505 + Chất hóa dẻo, đồng thời là tác nhân làm mềm và làm bóng lớp phim: PEG, polysiloxan, dẫn xuất lanolin… + Dung môi: ethanol, isopropanol + Nguyên liệu tạo áp, thường dùng là hỗn hợp propan, butan, isobutan (là những chất dễ cháy nổ) Sáp chải tóc Yêu cầu: làm bóng tóc và hấp thu nhanh qua tóc Thành phần: hỗn hợp của sáp, dầu khoáng, màu, mùi. 5.2. Dầu gội đầu (Shampoo) Có thể gọi các chế phẩm dùng để làm sạch tóc là Shampoo (nước gội đầu). Loại này được dùng phổ biến và với số lượng khá lớn. Các chế phẩm dùng gội đầu (hay làm sạch tóc) phải đáp ứng một số yêu cầu về: sử dụng, kỹ thuật và thương mại. Về chất lượng, yêu cầu chung của các chế phẩm làm sạch tóc là: + Tạo bọt nhanh, tẩy rửa tóc sạch + Không gây ra tác dụng có hại như làm viêm da và niêm mạc khi các chế phẩm gội đầu rây vào + Làm cho tóc trơn, mượt, dễ chải + Không làm khô và sơ tóc + Sau khi gội đầu và sấy khô tóc, tóc phải óng, mượt + Mùi thơm trên mái tóc dễ chịu trong khi sử dụng và sau khi sử dụng Mặt khác, các chế phẩm này còn phải đáp ứng được những chỉ tiêu kỹ thuật về lý, hóa tính và vi sinh vật. Chẳng hạn như thể chất không được thay đổi trong quá trình sử dụng, bảo quản (độ nhớt, độ bền nhiệt động…), không có tương tác với đồ bao gói, không làm mất mùi vị ban đầu của chế phẩm… Tùy thuộc vào các loại tóc khác nhau, người ta dùng các chế phẩm làm sạch tóc tương ứng. Về phương diện thể chất và dựa vào cấu trúc, có thể chia các chế phẩm dùng cho tóc ra làm các loại: gel, hỗn dịch, nhũ tương lỏng và kem, bột.

51


Về tính năng cũng có thể chia ra: + Shampoo dùng cho người lớn + Shampoo dùng cho trẻ em + Shampoo dưỡng tóc + Shampoo y học (chứa các chất có tác dụng phòng và trị các bệnh ngoài da như các chất kháng khuẩn, chống viêm, chống nấm…) Thành phần nước gội đầu (shampoo lỏng) Các chất tẩy rửa (làm sạch tóc): đóng vai trò quan trọng nhất trong thành phần của chế phẩm gội đầu. Các chất này có khả năng tẩy rửa các chất bẩn trên da đầu và tóc, nhằm làm sạch da và tóc. Hiện nay, không còn dùng các shampoo chứa các xà phòng, mà chủ yếu là dùng các chất diện hoạt bao gồm: các chất diện hoạt ion hóa và không ion hóa. Trong đó, sử dụng nhiều hơn cả là diện hoạt anion (alcol béo sulfat, ether sulfat của alcol béo, sản phẩm ngưng tụ của acid béo với protein hoặc ether acid sulfo, các chất tẩy rửa thiên nhiên như bồ kết, bồ hòn…) Các chất làm trơn tóc: sau khi tẩy rửa, làm sạch tóc, rất có thể tóc sẽ bị khô. Vì vậy, trong thành phần của các chế phẩm gội đầu, thường có các chất làm trơn, mượt tóc. Các chất này có thể là: chất thân dầu như polyvinyl clorid (PVC), isopropylmirystat, mygliol, các dầu thực vật… Các chất này làm giảm khả năng tạo bọt, không có tác dụng tẩy rửa. Một số chất như: sản phẩm ethoxy hóa lanolin, một vài dẫn chất của leicithin, một số sản phẩm thủy phân protein… được dùng cùng tác dụng nhưng không có những nhược điểm như các chất trên. Các chất điều chỉnh thể chất: đa số các shampoo có độ nhớt trung bình hoặc độ nhớt cao. Về nguyên tắc, phải giữ cho độ nhớt tương đối ổn định trong khoảng nhiệt độ tương đối rộng. Nhằm mục đích làm tăng độ nhớt và ổn định các shampoo người ta thường dùng natri clorid, theo một số tác giả thì natri clorid có tác dụng khóa gốc (làm sít lại) alkylethersulfat – một thành phần chính có trong các shampoo. Người ta không dùng các dẫn chất của cellulose và các chất keo thiên nhiên vào mục đích này bởi vì có thể bị kết tủa. Các chất ổn định bọt: để cho chế phẩm có nhiều bọt và ổn định, người ta thường cho thêm vào các shampoo một số alkylamid (hay dùng nhất là các lauryl) hoặc dẫn chất của các acid béo lấy từ dầu dừa. Ngoài ra, còn có một số chất phụ khác như: chất bảo quản, chất màu, các tác nhân làm trong, chất làm thơm, chất ổn định (chất gây thấm, chất chống oxy hóa khử…). Cũng có thể phân chia một số shampoo thành nhóm shampoo có hoạt tính sinh học như sau Các shampoo chứa các chất có tác dụng sinh học nguồn gốc thảo mộc: thường hay dùng loại shampoo này cho những người tóc mỡ. Trong thành phần của nước gội đầu có chứa các dịch chiết hoặc cao dược liệu như: bồ công anh, 52


tầm ma,… Nhưng cần chú ý những dược liệu bị trong danh mục không dùng trong mỹ phẩm. Dưới tác dụng của hoạt chất có tác dụng sinh học trong dược liệu sử dụng, tóc sẽ trở nên mềm mại, óng mượt và suôn hơn. Các shampoo chứa vitamin: các chế phẩm này chủ yếu thích hợp cho nhưng mái tóc khô, ròn, dễ gãy. Hay dùng nhất trong thành phần các shampoo là các vitamin như: vitamin B complex, vitamin F (các este không no chủ yếu của acid linoleic và linolic). Các shampoo trị gàu: nhóm này chiếm vị trí rất quan trọng trong số các chế phẩm mỹ phẩm dùng cho tóc. Theo một số tác giả thì gầu trên da đầu, trên tóc có liên quan tới sự có mặt của một số vi khuẩn hoặc bào tử vi khuẩn nhất định hay một số loại nấm có trên tóc hoặc da đầu. Và như vậy, trong trường hợp này cũng có thể coi tóc có gầu, nhiều gầu là một loại bệnh. Như vậy, cần phải điều trị bằng các chất có tác dụng sát khuẩn, chống nấm. Và các dược chất này được hòa tan hoặc phân tán trong các dạng thuốc gội đầu. Có thể kể tới một số dược chất như: chống nhiễm khuẩn, sát khuẩn (dẫn chất mono hoặc dietanolamid, hexaclorophen, resocin, hợp chất thủy ngân amoni…; chất chống nấm như acid undecileic, một số chất nhóm imidazol như miconazol, ketoconazol, fluconazol…). Ngoài ra, trong thành phần của các loại shampoo này còn có thêm các chất làm bạt sừng như acid salicylic, lưu huỳnh… với mục đích dễ dàng loại các vẩy gầu ra khỏi da đầu. Mặt khác, để đạt được mục tiêu làm sạch gầu, các shampoo trị gàu còn cần phải có thêm một số hoạt chất nhằm hạn chế và làm giảm quá trình bài tiết của các tuyến bã nhờn (vitamin B6…). Một số công thức ví dụ Shampoo gội đầu Thành phần Lƣợng Natri lauryl ether sulfat 6,0 g Dung dịch cocoamido propyl betain 30% 10 ml Hydroxy ethyl cellulose 0,4 g Natri clorid 2,0 g Acid citric 0,2 g Propylen glycol 5,0 g Tinh dầu ngọc lan tây hoặc hương thảo 4 giọt Nước tinh khiết vđ 100,0 ml

53


Shampoo dùng cho tóc khô Thành phần % TEA lauryl sulfat 49,0 TEA oleat 50% 9,8 Propylen glycol 2,0 Alcol oleic 1,0 Chất màu, chất thơm, chất bảo quản và 100,0 nước tinh khiết (vd) Shampoo dạng kem lỏng (nhũ tương) hoặc lotio (hỗn dịch) Thành phần % Natri lauryl sulfat (dung dịch 30%) 25,0 PEG 400 distearat (D/N) 5,0 Magnesi stearat 2,0 Alkanolamid của acid béo (vd) Alcol oleic (vd) Chất làm thơm, chất bảo quản (vd) Nước tinh khiết (vd) 100,0

54


Bài 6: TỔNG QUAN QUY TRÌNH SẢN XUẤT MỸ PHẨM Quá trình sản xuất mỹ phẩm đòi hỏi nhiều kinh nghiệm thực tế hơn là các lý thuyết cơ bản. Vấn đề lớn nhất là sự đa dạng của các loại sản phẩm mà mỗi loại lại có các tính chất lý hóa khác nhau, do đó đòi hỏi mỗi loại thiết bị phải được chế tạo cho từng loại sản phẩm chuyên biệt. Quá trình sản xuất mỹ phẩm được chia ra làm 3 phần: trộn, bơm và lọc, trong đó quá trình phối trộn là quan trọng nhất. Bất kỳ một quá trình sản xuất mỹ phẩm nào cũng chứa ít nhất một công đoạn phối trộn và các công đoạn khác liên quan. Quá trình lọc không phải là công đoạn quan trọng chính trong sản xuất mỹ phẩm trừ việc sản xuất các chế phẩm như nước hoa, nước thoa sau khi cạo râu… khử trùng bằng siêu lọc. Quá trình vô chai (bình chứa) của các sản phẩm được thực hiện bằng các máy được thiết kế đặc biệt điều khiển tự động hoặc bằng tay cho từng loại sản phẩm riêng biệt như quá trình đổ khuôn (son môi, sáp…) hoặc quá trình nén chặt (phấn mắt, phấn mặt…). Quá trình phối trộn các sản phẩm mỹ phẩm Mục tiêu của quá trình phối trộn Mục tiêu của quá trình là tăng độ đồng đều trong hỗn hợp nguyên liệu. Mức độ đồng đều có thể được xác định thông qua các tính chất vật lý, hóa học, chủ yếu phụ thuộc vào thiết bị sử dụng và tính chất vật lý của nguyên liệu. Đối với các chất lỏng có thể trộn lẫn thì mức độ đồng đều cao nhất khi chúng có khối lượng phân tử tương đương, đối với dạng bột thì mức độ đồng đều lại phụ thuộc vào kích thước hạt. Trong sản xuất, hỗn hợp được cho là đồng đều nếu tất cả các mẫu lấy ngẫu nhiên trong hệ có cùng độ đều. Cơ chế phối trộn Quá trình phối trộn xảy ra theo ba cơ chế: cơ chế tác động dòng di chuyển của khối vật chất, trộn đối lưu và khuếch tán. Tác động vào dòng di chuyển khối vật chất bao gồm các quá trình cắt xén, kết tụ và nhào trộn xảy ra ở trong dạng “paste” và hạt rắn. Khuấy trộn đối lưu liên quan tới việc tạo thành dòng tuần hoàn hỗn hợp trộn. Trộn khuếch tán xảy ra khi các hạt va chạm và lệch khỏi đường thẳng va chạm để phân tán vào nhau. Trong các dung dịch chất lỏng có thể tan vào nhau có độ nhớt thấp thì năng lượng nhiệt tỏa ra được sử dụng nhờ khuếch tán nhiệt mà không phải thêm nhiệt từ ngoài, mặc dù quá trình này thường xảy ra chậm.

55


1. 2. 3. 4. 5. 6. 7.

CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ CHƢƠNG III Trình bày cơ chế chống nắng, kể tên các tá dược có vai trò cản tia UV. Chỉ số SPF là gì, ý nghĩa của chỉ số SPF. Kể tên, nêu vai trò và các ví dụ về các tá dược chính sử dụng trong bào chế son môi. Kể tên, nêu vai trò và các ví dụ về các tá dược chính sử dụng trong bào chế kem đánh răng. Trình bày các giai đoạn trong quá trình làm quăn tóc, các thành phần chính sử dụng. Trình bày vai trò các tá dược chính có trong shampoo làm sạch tóc Trình bày các cơ chế có trong quá trình phối trộn.

56


Chƣơng IV: KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MỸ PHẨM Mục tiêu học tập: 1. Nắm được tổng quan về kiểm tra mỹ phẩm. 2. Trình bày được các nguyên tắc của các kỹ thuật phân tích sử dụng trong phân tích mỹ phẩm. Vận dụng được trong các phân tích cụ thể. 3. Trình bày các chỉ tiêu đánh giá các chế phẩm đặc trưng. Vận dụng được vào trong một chế phẩm cụ thể. ------------------------------------------------------------------------------------1. Tổng quan về kiểm tra và đánh giá mỹ phẩm Mọi sản phẩm nói chung và mỹ phẩm nói riêng trước khi đến tay người tiêu dùng đều phải trải qua quá trình đánh giá kiểm tra để đảm bảo chất lượng. Mỹ phẩm – một trọng những loại sản phẩm đặc thù có tác động trực tiếp đến người sử dụng, do vậy việc đảm bảo cho sản phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn đặt ra cho từng loại đóng một vai trò hết sức quan trọng. Cùng với việc marketing và bao bì, chất lượng của sản phẩm quyết định sự tồn tại của một loại mặt hàng trên thị trường hay xa hơn là sự tồn tại của một nhãn hiệu, công ty. Sản phẩm mỹ phẩm rất đa dạng về chủng loại. Nhu cầu đối với các sản phẩm tẩy rửa và chăm sóc cá nhân ngày một tăng cao, các công thức được thiết lập ngày càng phong phú và được bổ sung nhiều loại nguyên liệu với tính năng mới. Nguyên liệu mới tạo ra nhiều sự lựa chọn mới, đồng thời cũng đưa ra nhiều thách thức mới. Nhiệm vụ của người thiết lập công thức là làm thế nào để có được sự phối hợp hài hòa giữa các thành phần, đem lại tính năng mong muốn cho sản phẩm. Bên cạnh đó, họ cũng phải đảm bảo chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình sống từ lúc nguyên liệu được phối đến lúc sản phẩm được sử dụng hết. Việc kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm có thể khác nhau tùy thuộc vào khả năng, uy tín và mức độ trách nhiệm của công ty. Tuy nhiên, về cơ bản, kiểm tra đánh giá sản phẩm mỹ phẩm là tiến hành những công việc sau: 1.1. Kiểm tra về mặt an toàn Mỹ phẩm không phải là sản phẩm trị liệu, nhưng đây cũng là yếu tố quan tâm hàng đầu của người thiết lập công thức cũng như người sử dụng mỹ phẩm. Kiểm tra mức độ an toàn của một sản phẩm gồm các bước sau: Kiểm tra lâm sàng:kiểm tra này không phổ biến trong mỹ phẩm truyền thống, chỉ thực hiện khi liên quan đến vấn đề y khoa. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều loại mỹ phẩm đưa thêm các chất có dược tính trị liệu vào công thức nên kiểm tra lâm sàng trở nên cần thiết. Kiểm tra lâm sàng nhằm trả lời câu hỏi: “khi sử dụng sản phẩm người tiêu dùng có bị phản ứng phụ về sinh lý không? Như bị dị ứng gây viêm da, tạo mụn, đổi màu da, sưng (các loại sản phẩm phấn, son, kem…), bị gàu, bị khô tóc, bị rụng tóc… (sản phẩm dầu gội)…”. Kiểm tra độc tính: người thiết lập công thức phải đảm bảo những nguyên liệu và sản phẩm mỹ phẩm không gây nguy hiểm trong khi phối chế cũng như 57


khi sử dụng, cũng như không tích tụ trong môi trường gây nguy hại đến cân bằng sinh thái. 1.2. Kiểm tra tính chất ổn định của sản phẩm Mục đích nhằm trả lời câu hỏi: “Trong những điều kiện cụ thể khác nhau của quá trình lưu giữ và sử dụng, sản phẩm có duy trì được trạng thái ban đầu như hình dáng, màu sắc, mùi vị và phẩm chất không?”. 1.3. Kiểm tra tính năng của sản phẩm Mục tiêu của người sản xuất là bán được sản phẩm, mục tiêu của người sử dụng là tìm mua được sản phẩm có tính năng mong muốn. Để đảm bảo bán được hàng, người sản xuất cần phải đảm bảo sản phẩm của mình đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Câu hỏi “sản phẩm sẽ được tiếp nhận như thế nào khi được bán ra thị trường?” được quyết định một phần trên tính năng của sản phẩm. Qua đó, người sản xuất sẽ được trả lời về câu hỏi: “sản phẩm đã đáp ứng được nhu cầu mà người tiêu dùng đang mong đợi không? Và sau một thời gian tham gia thị trường, nó có thể trở thành sản phẩm phổ biến trong xã hội hay không?”. 1.4. Kiểm tra chất lƣợng sản phẩm Kiểm tra này nhằm kiểm soát xem nguyên liệu sử dụng có đúng tiêu chuẩn dùng trong mỹ phẩm không? Quy trình công nghệ có được theo dõi sát sao không? Quá trình kiểm tra đánh giá không nhất thiết phải theo đúng thứ tự nêu trên, chủ yếu đảm bảo có được đầy đủ các thông tin về sản phẩm trong thời gian ngắn nhất trong điều kiện cho phép. 2. Kiểm tra mỹ phẩm 2.1. Kiểm tra tính ổn định Sản phẩm mỹ phẩm đảm bảo tính ổn định và duy trì được các tính năng trong một thời gian dài. Thông thường sản phẩm phải đảm bảo ổn định trong vòng 12 tháng, hay tốt hơn là hai năm cho vòng xoay sản phẩm ở điều kiện lưu giữ và sử dụng thông thường Sự mất ổn định của sản phẩm chủ yếu do những nguyên nhân như sau: + Sự kết tủa trong sản phẩm dạng lỏng do sự quá bão hòa, không tương hợp giữa các cấu tử, sự bốc hơi của dung môi… + Sự thay đổi màu sắc do phản ứng hóa học hay do phản ứng quang hóa xảy ra trong sản phẩm + Nhũ tương bị phá do sự phân pha hay sự đảo pha + Sự nhiễm khuẩn dẫn đến sản phẩm có mùi và màu lạ + Sự phân hủy hóa học hoặc phản ứng hóa học làm mất đi các thành phần chuyên biệt cho từng loại sản phẩm + Sự tương tác giữa sản phẩm và bao bì, sự ăn mòn thiết bị + Sự khô hay sự cô đặc do sự mất nước hay thấm qua vất chứa + Mùi thơm bị mất đi hay bị phai 58


 Các cách kiểm tra 2.1.1. Kiểm tra bằng phương pháp gián tiếp Dựa vào sự liên hệ giữa tính ổn định sản phẩm và tính chất lý hóa của sản phẩm để kiểm tra một số tính chất cần thiết có liên quan đến độ ổn định của sản phẩm mỹ phẩm. Chưa có thử nghiệm nào cho kết quả nhanh chóng và chắc chắn về tính ổn định của chế phẩm trong thời gian bao lâu? Có vài thử nghiệm nhanh cho những thông tin về tính không bền của dạng chế phẩm ở giai đoạn khởi đầu và được dùng để tiến hành tuổi thọ, mà không thể định lượng. Kiểm tra tính ổn định của nhũ tương + Phương pháp ly tâm hay lắc sản phẩm ở điều kiện xác định, đánh giá sự phân ly hay sự tạo kem lợn cợn. + Phương pháp pha loãng, đo tỷ lệ kết tụ hạt keo, đánh giá kích thước hạt phân bố. Tuy nhiên, việc đánh giá kiểm tra tính ổn định của hệ nhũ tương còn nhiều hạn chế, ta không khảo sát được một số trường hợp như nhũ tương chịu được nhiệt độ cao, nhũ tương chịu được sự thâm nhiễm của vi sinh vật, nhũ tương chịu được phản ứng giữa các thành phần trong nhũ tương với bao bì… Kiểm ra sự ăn mòn thiết bị và bao bì Xác định bằng phương pháp đo thể hay đo dòng điện. Ghi nhận sự biến đổi của một vài thành phần biến đổi nào đó trong sản phẩm với bao bì trước, ngay và trong tương lai, ghi nhận và biểu thị lên đồ thị. Kiểm tra sự mất nước và chất dễ bay hơi Xác định bằng phương pháp cân. Ghi nhận độ ẩm của sản phẩm và từ đó suy ra độ mất nước và chất dễ bay hơi theo thời gian, ghi nhận và biểu thị lên đồ thị. Kiểm tra sự xâm hại của vi sinh vật đối với sản phẩm Mặc dù đã có sự ngăn ngừa sản phẩm trước khả năng xâm nhập của vi sinh vật, nhưng trong một số trường hợp bất thường, độ ô nhiễm xung quanh sản phẩm cao, chúng ta phải dự đoán được trong những trường hợp nào xảy ra: xảy ra trong lưu trữ hay khi đến tay người tiêu dùng,… và phải tìm đủ cách ngăn ngừa, khống chế kịp thời. Như vậy, việc sử dụng chất chống vi sinh vật không nằm ở chỗ bảo đảm chất lượng sản phẩm khi đóng gói mà còn nới rộng ở cả những khâu tiếp theo. 2.1.2. Kiểm tra kho lưu giữ Kiểm tra kho thường được thực hiện trong điều kiện nhiệt độ khác nhau, thường người ta biểu thị hàm đáp ứng theo các thang nhiệt độ: 10 oC, 20oC, 30oC, 40oC, 50oC trong 12 giờ. Số lượng mẫu sản phẩm mang kiểm tra tùy thuộc vào loại kiểm tra, vào điều kiện kiểm tra, vào kinh nghiệm người lập công thức, thường số lượng khá lớn, không ít hơn 24 bao bì trong mỗi điều kiện kiểm tra. 59


Thời gian kiểm tra ít nhất là 12 tháng, kiểm tra tất cả những khía cạnh có thể làm hư hỏng sản phẩm trong một thời gian đều đặn, có thể là hàng tháng, kiểm tra ít nhất trong ba tháng đầu tiên. + Đối tượng của việc kiểm tra kho lưu giữ: xác định tính ổn định của sản phẩm dưới những điều kiện bình thường và không bình thường trong kho lưu giữ. Đánh giá thời gian bảo quản của sản phẩm trong những điều kiện thời tiết và khí hậu khác nhau trong kho lưu trữ. Dự đoán thời gian bảo quản ở nhiệt độ bình thường và các nhiệt độ khác. + Mục đích của việc kiểm tra kho lưu trữ: xác định độ bền của chế phẩm trong điều kiện bảo quản bình thường và không bình thường trong quốc gia sản xuất. Tính tuổi thọ của chế phẩm trong các điều kiện khí hậu khác nhau. Từ tuổi thọ xác định ở điều kiện nhiệt độ cao tiên đoán tuổi thọ của chế phẩm ở điều kiện nhiệt độ bình thường. Tổng thời gian tồn trữ dài hay ngắn tùy thuộc vào các thời gian (tồn trữ tại kho trước khi phân phối, tồn trữ tại kho của những nhà bán sĩ, để trên kệ ở các cửa hàng, để ở nhà người tiêu dùng…). Do đó, rất khó lòng biết chính xác thời gian sống của sản phẩm là bao lâu, vậy phải tìm ra một phương pháp thử nhanh để kịp thời phản ảnh việc kiểm tra. Và người ta đã thực hiện phương pháp kiểm tra nhanh như sau: cho những mẫu sản phẩm cần kiểm tra vào những máy ủ lớn, điều chỉnh được nhiệt độ vhà độ ẩm hoặc thực hiện được những chu kỳ lạnh, nóng mỗi 24 giờ hay 48 giờ, những sản phẩm không ổn định sẽ bị tách pha, lắng cặn,… chỉ sau vài ngày thực hiện phương pháp kiểm tra này. + Những thông số cần quan tâm: - Nhiệt độ: thường thì tăng nhiệt độ lên 10oC thì tốc độ phản ứng tăng gấp đôi, đối với những phản ứng đơn giản còn đối với những phản ứng phức tạp thì không kiểm soát được tốc độ phản ứng. Trong khi đó, sản phẩm mỹ phẩm là hỗn hợp nhiều chất, có thể gây ra nhiều phản ứng giữa các pha do đó rất khó kiểm soát nếu có sự tăng nhiệt độ trong sản phẩm. Thông thường, kho lưu trữ ở những vùng nhiệt đới hay cận nhiệt đới thường từ 20-25oC, trong khi những vùng ôn đới và cận ôn đới thì thấp hơn. Do đó, nhà sản xuất phải nắm được điều kiện nhiệt độ tự nhiên để tìm nguyên liệu và quy trình thích hợp để bảo đảm sự an toàn cho sản phẩm. Nhiệt độ có thể làm ảnh hưởng đến tính chất vật lý của sản phẩm như: đối với dạng bột (đóng thành khối, làm thay đổi đặc tính dòng chảy, tỷ trọng…), đối với sản phẩm dạng lỏng (đóng cặn, xuất hiện tinh thể, làm đục…). Nhiệt độ có thể làm ảnh hưởng đến độ bền nhũ tương. Thực tế, từ kinh nghiệm, người ta rút ra nếu sản phẩm được lưu trữ ở 40oC trong 6 tháng mà không có dấu hiệu hư hỏng thì sản phẩm dễ ổn định ở khí hậu ôn hòa trong 12-24 tháng. Tuy nhiên, thành phần sản phẩm càng phức tạp thì khả năng mất ổn định càng cao. Do đó, cần phối hợp giữa người lập công thức, tổ sản xuất, tổ nguyên liệu, tổ bao bì để hiệu chỉnh chặt chẽ, kịp thời. Nhiệt độ thấp làm độ nhớt nhũ

60


tương tăng lên, có thể dẫn đến hiện tượng tạo gel đối với sản phẩm lỏng và hóa cứng đối với sản phẩm bán rắn hoặc rắn. - Ánh sáng: là yếu tố quan trọng, tác động lên tính chất vật lý và hóa học của sản phẩm. Điều này dễ xảy ra khi trưng bày sản phẩm trong các tủ kính bán hàng hay ở bệ cửa sổ buồng tắm… biểu lộ rõ nhất là sự thay đổi màu sản phẩm. Tuy nhiên, kiểm tra trong điều kiện ánh sáng mặt trời tự nhiên khó thực hiện vì không gian, thời gian không cho phép. Nguồn ánh sáng mặt trời không ổn định tùy vào thời tiết và khí hậu. Do đó, người ta phải tạo ra nguồn ánh sáng mặt trời nhân tạo bằng bóng đèn hồ quang. Việc làm này cũng có những ưu và nhược điểm sau: khắc phục được nhược điểm của việc sử dụng ánh sáng mặt trời tự nhiên; các chỉ số đo được thường có sự sai lệch đáng kể, do ánh sáng mà mẫu nhận được tùy thuộc vào khoảng cách giữa nguồn và vật thử, cường độ ánh sáng cao, sự chiếu xạ phân bố không đồng đều. Ánh sáng mặt trời cũng là một trong những yếu tố có liên quan đến tính oxy hóa sản phẩm. Để kiểm tra người ta phơi những chai sản phẩm đầy và không đầy và đánh giá tình trạng oxy hóa sản phẩm. Ví dụ: sản phẩm nước hoa dưới ánh sáng mặt trời có thể có tối thiểu hai hiện tượng sau: nhiệt độ tăng, làm ảnh hưởng đến nhũ tương nước hoa, làm nước hoa có thể bị ván dầu nổi lên trên mặt sản phẩm hoặc làm sản phẩm hóa đục; những hợp chất chứa trong nước hoa nếu là phenolic, alcol, aldehyd, nitro, amino,… sẽ bị biến đổi màu do bị oxy hóa hoặc bị biến đổi mùi do tạo hợp chất khác không mùi. + Kiểm tra tình trạng thời tiết và khí hậu: khi bán sản phẩm vào những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, thì phòng thí nghiệm phải thêm một “kiểm tra sản phẩm theo thời tiết và khí hậu” bằng cách gởi đi những vùng này (số lượng 36 chế phẩm), lưu trữ chúng ở điều kiện thường ở những nơi đó và sau đó gởi mẫu lại (số lượng 6 mẫu) cho phòng thí nghiệm để kiểm tra sau khoảng thời gian nhất định: ngay sau khi gửi đến, 1, 3, 6, 9, 12 tháng. Sự kiểm tra như vậy sẽ bổ sung rất tốt cho sản xuất. Việc kiểm tra này đôi khi mang tính chất quảng cáo cho sản phẩm. + Kiểm tra khác: áp dụng cho các chế phẩm nhạy cảm với tình trạng shock, rung như hỗn dịch (kem nền, phấn trang điểm), nhũ dịch (kem chống nắng), các loại gel... Kiểm tra vận chuyển gián tiếp (dùng thiết bị kiểm tra độ rung) hay trực tiếp (gởi vài tá sản phẩm trong xe giao hàng, sản phẩm được đặt ở những nơi khắc nghiệt nhất trong xe và được vận chuyển hàng trăm cây số, đôi khi hàng ngàn cây số qua 3-4 chặng đường. Sau mỗi chặng đường một sản phẩm mẫu được gởi lại phòng thí nghiệm để kiểm tra). Trong một số mặt nào đó, cũng đòi hỏi những kiểm tra khắt khe như trong hóa dược, để cuối cùng tạo nên một sản phẩm vừa hoàn hảo vừa không có độc tính đối với người tiêu dùng. 2.2. Kiểm tra tính năng

61


Tính năng của sản phẩm chính là hiệu quả sử dụng của sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Một số đặc tính ưu việt của sản phẩm chính là sự sống còn của sản phẩm. Chính vì thế mà một số sản phẩm mỹ phẩm muốn chiếm lĩnh thị trường phải đáp ứng một cách thỏa đáng về mẫu mã, hình thức bên ngoài và cả chất lượng bên trong trong suốt thời gian lưu trữ và sử dụng. Ta chia việc kiểm tra tính năng thành bốn nhóm, mỗi nhóm có đặc tính riêng 2.2.1. Kiểm tra ở phòng thí nghiệm Trong phòng thí nghiệm, dựa vào máy móc, dụng cụ tạo ra những điều kiện nhân tạo để kiểm tra đặc tính của sản phẩm một cách chặt chẽ. Trong việc thiết lập công thức cho sản phẩm, thì việc tiến triển bắt đầu bằng các phép đo các thông số cần thiết ở phòng thí nghiệm trong điều kiện tồn trữ. Các thông số của mẫu thiết lập sẽ được so sánh với một hay nhiều mẫu đối chiếu hiện lưu hành, được người tiêu dùng chấp nhận, trong cùng điều kiện ở phòng thí nghiệm. Do đặc tính vật lý hay hóa học hữu ích nhất cho sản phẩm thiết lập để tạo hiệu quả đặc biệt cho sản phẩm. Ví dụ + Đối với dầu gội đầu, ngoài đặc tính làm sạch tóc, dầu gội đầu phải có tác dụng làm đẹp tóc, có nghĩa là sau khi gội người sử dụng phải có mái tóc mượt mà, bóng mịn. Người ta đã sử dụng phương pháp tĩnh điện đo điện tích còn lại trên tóc sau khi gội và phương pháp vật lý đánh giá độ bóng của tóc sau gội. Đa số việc kiểm tra ở phòng thí nghiệm đều được thực hiện dưới những điều kiện nhân tạo cao, để sự khác biệt giữa thực tế và nhân tạo cho kết quả không sai lệch lắm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cũng có sự tranh cãi đáng kể. Ví dụ, người ta dùng một loại chất bám trên tóc, coi như tương đương với những chất thường bám trên tóc, điều này làm kết quả đo độ tạo bọt lệch quá cao. Chính những sự chênh lệch này dẫn đến khó khăn cho nhà thiết lập công thức. Do đó, kiểm tra ở phòng thí nghiệm cũng có những ưu và nhược điểm riêng: nó là công cụ đắc lực cho việc thiết lập công thức một sản phẩm mỹ phẩm và kiểm tra sơ bộ, đặc biệt hữu ích khi so sánh kiểm tra với một sản phẩm được biết; trong một số trường hợp, phương pháp kiểm tra không phản ánh đầy đủ và đúng chỉ tiêu cần căn cứ để định hướng việc thiết lập và kiểm tra sơ bộ sản phẩm. 2.2.2. Kiểm tra ở phòng trưng bày Sự kiểm tra ở nơi trưng bày được thực hiện trong các tiệm uốn tóc và thẩm mỹ viện bởi các chuyên gia có kỹ năng và đội ngũ những người thiết lập nên công thức. Về cơ bản thì những cuộc kiểm tra này mang tính thực tế hơn quá trình kiểm tra ở phòng thí nghiệm. Kết quả cuối cùng muốn tiếp đến là tất cả những đặc tính được đánh giá và cho điểm riêng.

62


Ví dụ trong trường hợp của dầu gội đầu, sự so sánh trực tiếp với sản phẩm tiêu chuẩn có thể thực hiện bằng một kỹ thuật gọi là “nửa đầu” (half-head), tóc được chia làm hai phần, mỗi bên một nửa và bên này được gội bằng dầu gội khảo sát, bên kia được gội bằng dầu gội đối chiếu. Sự tiện dụng, tính ổn định, cảm giác bọt khi gội, rũ bọt dễ dàng, tính dễ chảy khi tóc còn ẩm, tính bóng mượt của tóc, cảm giác dễ chịu sau khi sấy… phải được đánh giá. Thông thường, việc đánh giá được làm ngay khi tóc khô, nhưng trong một số trường hợp, những người mẫu thử nghiệm được kiểm tra lại một lần nữa sau một vài ngày. Cách thử nghiệm: + Sản phẩm được kiểm tra trên 20 đối tượng. Đối tượng phải được lựa chọn có da, tóc, kiểu tóc khác nhau để sự phản hồi đa dạng. + Khi tất cả kiểm tra hoàn tất, người ta dùng phương pháp phân tích thống kê để đánh giá, xem xét sự khác biệt giữa hai sản phẩm. Đôi khi, người ta cũng dùng biểu đồ minh họa để biểu thị một số tính chất riêng biệt cần thiết nào đó. Phương pháp này cũng có một số ưu và nhược điểm: mang tính thực tế, có thể đổi chiếu giữa phương pháp thử ở phòng thí nghiệm và phương pháp thử thực tế, từ đó giúp người thiết lập công thức những thông tin cần thiết để điều chỉnh công thức, nhanh chóng đạt được những tính năng cần thiết cho sản phẩm; mang tính chủ quan, khó chọn được nhóm người thử đại diện cho dân số rộng lớn; phương pháp thử tùy thuộc vào kỹ năng người điều hành và sự chuẩn bị đúng hướng của họ. 2.2.3. Kiểm tra ở nhà người tiêu dùng Đây cũng là một kiểm tra thực tế, xem xét mức độ chấp nhận của thị trường đối với sản phẩm, và kiểm tra này đã bù lại những khiếm khuyết của các loại hình kiểm tra đã nêu. Cách thực hiện: + Đưa một số người (>25) tình nguyện dùng tại nhà và đưa ra ý kiến của họ. Thường thời gian sử dụng từ một đến hai tuần, có thể số lần dùng theo chỉ định hay theo thói quen của họ. + Thực hiện bản trắc nghiệm hoặc phỏng vấn trực tiếp, đôi khi phải phối hợp cả hai hình thức trên. + Cuối cùng, phối hợp cả ba hình thức kiểm tra từ phòng thí nghiệm, từ phòng trưng bày và ở nhà người tiêu dùng để đưa ra kết luận chung cho sản phẩm. 2.2.4. Kiểm tra khách hàng Đây là chiến lược tiếp thị, thực sự xem xét mức độ chấp nhận của thị trường, đây là việc kiểm tra rất cần thiết cho người lập công thức. Sự kiểm tra này có khác biệt nhiều với sự kiểm tra tại nhà người tiêu dùng cả về không gian và thời gian. Cách thực hiện 63


+ Lựa chọn một nhóm người với số lượng lớn thật sự đại diện cho dân chúng (200-500 người), phân loại theo các nhóm khác nhau về tuổi tác, giới tính, vị trí trong xã hội, vị trí địa lý, nghề nghiệp… + Thực hiện bằng những bảng thăm dò hay phỏng vấn, người thử nghiệm đưa ra hai sản phẩm khác nhau được đóng gói trong những bao bì hoàn toàn giống nhau, một là mẫu sản phẩm cần kiểm tra, mẫu còn lại là sản phẩm dùng để so sánh. Để tránh sự thiên vị trong việc trả lời lý giải của khách hàng tại sao ưa chuộng sản phẩm này hơn sản phẩm khác thì cần phải thiết kế cẩn thận các câu hỏi, trong phỏng vấn phải tránh các câu trả lời cho khách hàng. Tóm lại, việc kiểm tra khách hàng là một lĩnh vực đặc biệt, đòi hỏi sự phân tích dữ liệu một cách có hệ thống và đòi hỏi nhiều kinh nghiệm để rút ra từ đó những dữ liệu cần thiết. 2.3. Kiểm tra tình trạng sinh lý Có thể nói các chế phẩm mỹ phẩm là tất cả các chế phẩm dùng để bôi, xoa lên da với mục đích: vệ sinh, bảo vệ hoặc làm đẹp. Và kết quả là sự hoàn thiện, hoàn mỹ hơn so với ban đầu. về nguyên tắc, có thể thấy rằng các chất dùng trong thành phần của mỹ phẩm nhiều hơn là các chế phẩm mỹ phẩm (theo thống kê có khoảng 8000 loại bao gồm nguyên liệu và hương liệu dùng cho mỹ phẩm). Đôi khi trong một dạng mỹ phẩm phối hợp nhiều thành phần phức tạp, trong đó có nhiều chất tổng hợp có hoạt tính sinh học. Cũng chính vì vậy, một vấn đề đặt ra là các chất dùng trong các chế phẩm mỹ phẩm phải được nghiên cứu, thử nghiệm để tránh hiện tượng gây kích ứng da, độc hại với da. Thông thường, phần lớn các chế phẩm gây dị ứng da là do dùng nhiều thành phần mới được nghiên cứu, sử dụng, dùng mỹ phẩm trong một thời gian dài. Một yếu tố không tránh khỏi là tình trạng sức khỏe, cơ địa của người dùng cũng có khả năng gây ra dị ứng mỹ phẩm. Như vậy, theo nguyên tắc chung, tất cả các thành phần mới được đưa vào chế phẩm mỹ phẩm cần được khảo sát, nghiên cứu hoặc có hồ sơ đầy đủ về tính chất lý học, hóa học, tác dụng dược lý, độc tính và tiêu chuẩn của chúng, các phương pháp kiểm nghiệm lý hóa và sinh học. Tùy thuộc mục đích sử dụng của mỹ phẩm, người ta yêu cầu thử ở mức tối thiểu hoặc tối đa Thử nghiệm tối thiểu bao gồm các thử nghiệm sau + Xác định độc tính cấp của các chất thử theo đường uống và dùng ngoài da. + Xác định độc tính trường diễn trên da (trong thời gian 21 ngày) + Sau khi có kết quả cho thấy rằng chế phẩm mỹ phẩm không độc, sẽ tiến hành thử tác dụng gây kích ứng tại chỗ. + Với các chế phẩm mỹ phẩm mà khi sử dụng có thể dây hoặc dính vào mắt như shampoo, aerosol… cần nghiên cứu tác dụng kích ứng đối với niêm mạc mắt. 64


+ Xác định khả năng mẫn cảm của chế phẩm mỹ phẩm. + Sau khi có kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chế phẩm mỹ phẩm không độc, không kích ứng và không mẫn cảm đối với da, mới cho phép thử lâm sàng sơ bộ. Số người thử tối thiểu phải là 50 và tối đa là 100. + Trên cơ sở các kết quả thu được, hoàn chỉnh hồ sơ của chế phẩm mỹ phẩm. Nghiên cứu thực nghiệm Điều kiện, phương pháp nghiên cứu cố gắng đáp ứng những yêu cầu sau: + Đơn giản, dễ áp dụng trong điều kiện thực tiễn. + Không đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian và cho các kết quả đáng tin cậy Từ năm 1959, Draize là một trong những người đã xây dựng tiêu chuẩn, phương pháp đánh giá độc tính, tính kích ứng và mẫn cảm của các hóa chất dùng trong thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm trên súc vật thí nghiệm và trên người. Nghiên cứu độc tính Bao gồm thử độc tính cấp (LD50) theo đường uống và thử độc tính cấp (LD50) qua da. Các thí nghiệm độc tính cấp và trường diễn được tiến hành trên các động vật nhỏ nuôi trong phòng thí nghiệm như chuột nhắt, chuột cống, chuột lang hoặc thỏ, nên lựa chọn sao cho số lượng con đực và cái ngang nhau và tổng số súc vật thử nghiệm trong mỗi nhóm là 10. Phép thử độc tính cấp trên da có thể được tiến hành theo 2 cách: kín (Draize) và hở (Noakes và Sanderson). + Phương pháp kín: trên da sườn đã cạo lông của động vật thử, người ta đặt một miếng cao su thích hợp, sao cho diện tích chiếm khoảng 10% tổng diện tích da súc vật. Một cạnh của miếng cao su được cố định vào da, sau đó cho chất cần thử qua phía bên kia. Liều lượng chất lỏng hoặc dung dịch thử cần tính toán trên cơ sở trọng lượng của vật thí nghiệm. Sau 24 giờ sẽ xác định lượng chất còn lại không hấp thu và tính toán sao cho có khoảng 50% súc vật thí nghiệm bị chết. + Phương pháp hở: đặt hoặc bôi chế phẩm lên vùng da lưng đã cạo lông của vật thí nghiệm với diện tích khoảng 30 cm2 (4x7,5 cm). Đối với các chế phẩm mỹ phẩm rắn như thuốc mỡ, kem, bột nhão… dùng 6g cho 1kg thể trọng, với chế phẩm lỏng dùng 10ml/kg. Vùng đặt thuốc để hở tự nhiên. Mỗi súc vật thí nghiệm được nhốt trong một lồng riêng. Tính toán sao cho liều chế với khoảng 50% súc vật thử. Trong thực tế, các mỹ phẩm được dùng đa số trong trường hợp để hở tự do vì vậy phương pháp hở thích hợp hơn. Phương pháp xác định độc tính trường diễn trên da (21 ngày) Việc thử nghiệm lâu dài cho phép cung cấp những thông tin chính xác hơn về độc tính của các thành phần cũng như các chế phẩm mỹ phẩm. Thời hạn thử có thể kéo dài trong khoảng từ 21 đến 90 ngày liên tục trên một diện tích da ít 65


nhất là 10% so với tổng diện tích toàn bộ lên da chuột cống trắng 1 lần vào trong ngày theo phương pháp hở trong vong 21 ngày. Liều bôi được xác định tùy thuộc vào tác dụng kích ứng tại chỗ khi nghiên cứu độc tính cấp. Nếu không có hiện tượng như vậy thì phải tiến hành trên 3 nhóm chuột (2 nhóm thử và 1 nhóm đối chứng). Liều chế phẩm thử là 3 và 1g/kg thể trọng với chế phẩm rắn, 3 và 1ml/kg thể trọng với chế phẩm lỏng. Nhóm chứng được bôi dung môi hay tá dược. Nếu như có tác dụng kích ứng tại chỗ thì tiến hành trên 4 nhóm súc vật thử, trong đó phân liều như sau A- Liều nhỏ nhất gây ra tác dụng kích ứng tại chỗ B- Liều bằng 1/3 liều nhóm A C- Liều bằng 1/3 liều nhóm B D- Liều nhóm chứng bằng lượng dung môi dùng cho nhóm A Theo dõi tác dụng kích ứng của chế chế phẩm và thời gian chết, số lượng súc vật chết. Đồng thời cần phải có những xét nghiệm về huyết học và tổ chức học của súc vật trước và sau khi thử độc tính trường diễn. Phương pháp xác định tính kích ứng của các chế phẩm mỹ phẩm Để nghiên cứu tác dụng kích ứng của các chế phẩm mỹ phẩm, đã từ lâu người ta dùng thỏ trắng hoặc chuột lang Phương phương pháp thử tính kích ứng trên da tiêu chuẩn của Draize: Phép thử được tiến hành trên 6 thỏ trắng. Dùng 0,5g hoặc 0,5ml chế phẩm thử bôi lên 2 phía của sườn hoặc đùi thỏ đã cạo lông, một phía dùng dao nhỏ khía, phía bên kia để nguyên. Vùng bôi thuốc được đậy bởi một miếng gạc mềm và cố định bằng băng dính, để yên như vậy trong vòng 24 giờ. Quan sát phản ứng trên da thỏ ngay sau khi tháo gạc 30 phút và lần thứ hai là sau 72 giờ. Kết quả được đánh giá ở bảng sau:

66


Bảng 4.1. Đánh giá mức độ kích ứng Phản ứng của da quan sát được Đánh giá (mức độ) 1. Tạo thành ban đỏ hoặc hoại tử  Không có ban đỏ 0  Có ban đỏ nhưng rất nhẹ 1  Ban đỏ thể hiện rõ 2  Ban đỏ từ trung bình tới nhiều 3  Ban đỏ nặng, trở thành hoại tử nhẹ 4 2. Hiện tượng phù nề  Không có biểu hiện phù nề 0  Phù nề không rõ (rất nhẹ) 1  Phù nề ít (quan sát thấy xung quanh) 2  Phù nề trung bình (mức độ phù khoảng 1mm) 3  Phù nề nhiều (mức phù trên 1mm, lan ra cả xung 4 quanh)  Điểm đánh giá cao nhất cho mức kích ứng đầu tiên 8 Đánh giá như sau + Từ 0-2: kích ứng nhẹ + Từ 2-5: kích ứng trung bình + Từ 6-8: kích ứng mạnh Phương pháp xác định tính nhạy cảm, mẫn cảm của các chế phẩm mỹ phẩm Tùy thuộc vào cách sử dụng của chế phẩm mỹ phẩm, phương pháp thử độ nhạy cảm có thể là trên, trong da hoặc kết hợp cả hai. Phương pháp thử trên da: Có nhiều cách thử  Phương pháp thử của Ilieva (1976) + Bôi chế phẩm thử lên vùng da lưng đã cạo lông của chuột lang trắng với diện tích 2x2vm, trong vòng 2 tuần trên 10 chuột thử. Mỗi lần bôi 0,3ml chế phẩm lỏng hoặc 0,5g chế phẩm rắn, đặc. Cứ sau mỗi lần bôi chế phẩm 5 giờ, dùng bông và nước nóng rửa sạch chế phẩm trên da. Những biểu hiện đầu tiên về ban đỏ, sưng tấy và phù nề sẽ được ghi nhận. Sau đó tiến hành thử tiếp tục sang phía lưng bên kia của súc vật đang thử trong vòng 15-40 ngày, với cùng diện tích và liều lượng bôi chế phẩm thử. + Song song, làm một nhóm chứng, chỉ bôi dung môi sử dụng trong thành phần mỹ phẩm. Cần phải làm 5 lần để có kết quả tin cậy.  Phương pháp Buhler (1964). Dùng 3 nhóm chuột lang, chia ra + Nhóm thử: bôi lên da 0,5ml chế phẩm thử, băng lại trong 6 giờ với những ngày thứ 1, 4 và 14. + Nhóm kiểm tra: tiến hành cùng điều kiện nhưng chỉ bôi dung môi + Nhóm chứng: không bôi gì.

67


Vào ngày thứ 28 của chu kỳ thí nghiệm, người ta bôi thuốc và băng lại trong vòng 24 giờ, nhóm thứ nhất thử nghiệm trên 2 vùng da: một vùng bôi chế phẩm, một vùng bôi dung môi; nhóm thứ hai chỉ thử trên một vùng bằng cách bôi dung môi; còn nhóm thứ ba chỉ bôi một vùng da chế phẩm cần thử. Phản ứng trên da chuột được quan sát và ghi nhận vào ngày thứ 30, 31 theo mức độ tấy đỏ thu được (nếu tấy nhẹ được coi là mức 1, trung bình ứng mức 2, tấy đỏ mạnh là mức 3). Kết quả chung sẽ là tỷ lệ giữa số chuột có trong phản ứng da so với tổng số chuột thử.  Phương pháp của Klecak (1977) Chế phẩm thử được dùng dưới dạng: dung dịch, nhũ tương, được điều chế với các dung môi, tá dược thích hợp với các nồng độ 30, 10, 3, 1%. Tiến hành giống như phương pháp thử nghiệm trên da nhưng không đậy kín. Trước khi làm thí nghiệm, cần phải xác định ngưỡng nồng độ gây độc trong số các nồng độ mang thử ở trên. Sau 24 giờ, bắt đầu quan sát và tính nồng độ tối thiểu gây ra tấy đỏ ở mức (A), nghĩa là có 25% số súc vật thử nghiệm có ban đỏ nhẹ và nồng độ tối đa không gây ra sưng tấy (B). Thí nghiệm tiến hành trong vòng 20 ngày, với liều là 0,1ml chế phẩm thử. Kết quả thí nghiệm được xem xét vào cuối mỗi tuần lễ. Trong khoảng thời gian từ ngày thứ 21 đến ngày thứ 35, phía bên kia đã kiểm tra cần bôi 0,025ml dung dịch có nồng độ tối thiểu gây ra ban đỏ cũng như với dung dịch có nồng độ nhỏ hơn 3 lần. Phương pháp này cho phép xác định nồng độ tối thiểu của chế phẩm thử gây ra mẫn cảm đối với da. Phương pháp thử trong da Phương pháp của Draize Các chế phẩm thử được sử dụng dưới dạng dung dịch, hỗn dịch hoặc nhũ tương với nồng độ 0,1% trong dung dịch sinh lý, dầu parafin hoặc polyethylen glycol. Tiêm 0,1ml chế phẩm thử vào trong da của chuột lang đã cạo lông, 3 lần trong một tuần, tổng số chuột thử là 10. Sau hai tuần, giảm liều xuống 0,05ml như lần thứ 2 với nhóm thử. Sau khi tiêm đợt thứ hai 24 giờ, bắt đầu quan sát và nhận xét mức độ tấy đỏ và phù nề gây ra bởi lần tiêm thứ hai. Kết quả được so sánh với lần tiêm ban đầu. Ngoài các thử nghiệm về độc tính cấp, trường diễn, kích ứng, mẫn cảm ra, người ta còn có một số thử nghiệm khác như: + Tính kích ứng quang hóa: với các chất hoạt quang + Độ nhạy cảm miễn dịch + Thử nghiệm tìm tác nhân gây ung thư + Thử nghiệm tính đột biến và khả năng gây quái thai. Phương pháp nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng Mặc dù các thử nghiệm trên súc vật tiến hành với điều kiện gần giống với cơ thể con người, song cũng chỉ mang tính chất định hướng, thông tin, bắt buộc 68


phải thử trực tiếp trên con người khi đã có đủ điều kiện, nghĩa là các thành phần sử dụng trong chế phẩm mỹ phẩm phải đạt các chỉ tiêu thử trên súc vật. Việc thử nghiệm được tiến hành trên người tình nguyện. Về nguyên tắc, các chế phẩm mỹ phẩm đáp ứng mục tiêu vệ sinh không được phép cho kết quả dương tính trên người với các chỉ tiêu thử ở súc vật. Thử nghiệm phải đáp ứng với một số người lớn tình nguyện, muốn có số liệu thống kê, cần thử trên 455 người một chế phẩm. Thử nghiệm lâm sàng tính nhạy cảm ánh sáng của các chế phẩm mỹ phẩm Các chế phẩm khi bôi lên da rất có thể sẽ có mẫn cảm với ánh sáng khi đồng thời có ánh sáng mặt trời hoặc các tia tương tự. Biểu hiện là có thể có hiện tượng tấy đỏ, trong khi đó, nếu không có ánh sáng mặt trời chiếu vào sẽ không thấy có phản ứng như vậy. Chế phẩm thử được bôi lên 2 phía lưng (đối xứng), đậy bằng một miếng vải hoặc vật liệu khác màu đen, cố định bằng băng dính. Sau thời gian 24 giờ, một bên được mở ra và chiếu tia sáng mặt trời hoặc tia tử ngoại (30 phút) sau đó lập tức đậy lại. Sau 24 giờ, cả hai phía bôi thuốc đều được mở ra và quan sát kết quả thu được. Ví dụ Phương pháp thử sơ bộ của Schwartz-Peck (1944): Phương pháp thử này được áp dụng ở các xí nghiệp sản xuất mỹ phẩm, trước khi đưa ra thị trường. Thử nghiệm được tiến hành trên cánh tay hoặc lưng của 200 người tình nguyện (100 nam và 100 nữ). Thời gian bôi hoặc đặt chế phẩm mỹ phẩm là 24 giờ. Kết quả được quan sát vào từng khoảng thời gian 24, 48 giờ và 7 ngày sau khi dùng chế phẩm thử. Kết quả thu được sẽ coi là khả năng gây kích ứng ban đầu. Sau đó hai tuần, thử nghiệm được lặp lại cũng trên số người này và trên những vùng đã bôi, đặt chế phẩm. Thời gian thử kéo dài 48 giờ. Nhận xét kết quả ở những thời điểm 24, 36 và 72 giờ, so sánh với kết quả ở lần thí nghiệm thứ nhất.  Yêu cầu thử nghiệm các thành phần sử dụng trong công thức của các chế phẩm mỹ phẩm và chế phẩm mỹ phẩm Bởi vì trong thành phần của chế phẩm mỹ phẩm có sử dụng nhiều chất khác nhau, có thể gây ra các tác dụng phụ như: + Độc do kích ứng da và niêm mạc + Dị ứng + Độc hoặc dị ứng khi có tác động của ánh sáng Chính vì vậy, trước khi đưa vào trong công thức của chế phẩm mỹ phẩm, bắt buộc phải thử theo quy định Chẳng hạn như Thuốc nhuộm tóc + Phương pháp hở: lấy 5 giọt thuốc nhuộm tóc, trộn kỹ với 5 giọt chất oxy hóa, để yên 5 phút. Sau đó xoa hỗn hợp vào vùng da phía sau tai. Sau thời gian

69


24 giờ, nếu có phản ứng dương tính (biểu hiện kích ứng, dị ứng…) thì không sử dụng được. + Phương pháp kín: cần thử độ nhạy cảm của các chất màu, chất oxy hóa và dung môi sử dụng trong công thức của thuốc nhuộm tóc. Kem bôi da + Các thành phần của tướng dầu như lanolin, vaselin, stearin… + Các chất kiềm amin: D.E.A, T.E.A… (dung dịch 1% trong nước) + Các chất bảo quản: paraben (dung dịch 1% trong nước) + Các chất nhũ hóa: thiên nhiên hoặc tổng hợp + Hoạt chất: hormon (thử trực tiếp), muối thủy ngân (dung dịch 0,03% trong nước), hydroquinon (1% trong vaselin), dịch chiết từ dược liệu (10% trong nước), tinh dầu (1% trong ethanol). Sữa tắm + Thử trực tiếp chế phẩm (dung dịch 10% trong nước) Các chế phẩm trang điểm cho mắt + Các chất màu: cả vô cơ và hữu cơ (1% trong vaselin) + Các chất béo: thử trực tiếp + Tinh dầu (1% trong ethanol) + Toàn bộ chế phẩm Son môi + Chế phẩm hoàn chỉnh (thử toàn bộ chế phẩm) + Chất màu: eosin, rodamin, carmin (1% trong nước) + Chất bảo quản (0,1% trong nước) + Dầu kakao thử trực tiếp + Tinh dầu (1% trong ethanol) Thuốc nhuộm móng tay + Formalin (1% trong nước) + Chất màu: eosin, rodamin… (1% trong nước) + Dung môi: dioxan, aceton… (thử trực tiếp) + Toàn bộ chế phẩm (phương pháp kín và hở) Các thuốc làm đầu + Toàn bộ chế phẩm (pha loãng 5 lần với nước) + Amoni thioglycolat (dung dịch 1%) + Chất oxy hóa: perthydron (dung dịch 3%), persulfat (dung dịch 1%) Nước hoa + Tinh dầu (1% trong vaselin) + Bôm peru (10% trong vaselin) + Chế phẩm (phương pháp hở) Chế phẩm khử mùi (desodorant) + Formalin (dung dịch 1% trong nước) 70


+ Nhôm clorid và nhôm sulfat (dung dịch 1% trong nước) + Natri lactat và kẽm lactat (dung dịch 1% trong nước) + Zirconi lactat (dung dịch 1/10000, thử trong da) + Salicylanilid halogenid (dung dịch 0,5% trong nước) + Hexaclorofen (dung dịch 1% trong nước) Bột nhão đánh răng + Phenol, eugenol, calol (dung dịch 1% trong nước) + Hexaclorofen (dung dịch 1% trong nước) + Kẽm và magnesi sulfat (dung dịch 1% trong nước) + Tinh dầu (dung dịch 1% trong ethanol) + Glycerin (thử trực tiếp) + Alcol béo (dung dịch 1% trong nước) + Azobon (dung dịch 1% trong nước) + Toàn bộ chế phẩm (thử trực tiếp theo phương pháp hở) Các chất tẩy rửa + Natri laurylsulfat (dung dịch 10% trong nước) + Diethanolamid của acid lauric (dung dịch 1% trong nước) + Borax (dung dịch 1% trong nước), natri và kali stearat (dung dịch 1% trong nước) + T.E.A (dung dịch 1% trong nước), amoniac (dung dịch 2% trong nước) + Dầu, mỡ, sáp: lanolin, parafin… (thử trực tiếp) 2.4. Kiểm tra chất lƣợng Theo thông tư 06  Yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng mỹ phẩm: + Trạng thái: phải quy định rõ dạng bào chế, các tính chất, hình thức, cảm quan + Giới hạn acid-kiềm: do nhà sản xuất quy định ở mức độ phù hợp an toàn cho người sử dụng. + Chỉ tiêu giới hạn chì, asen: do nhà sản xuất quy định ở mức độ phù hợp an toàn cho người sử dụng. + Giới hạn vi khuẩn, nấm mốc: tối thiểu phải đạt theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế về tiêu chuẩn giới hạn vi khuẩn, nấm mốc trong mỹ phẩm + Độ kích ứng da: do nhà sản xuất quy định tùy loại sản phẩm, chỉ được phép ở các mức: - Từ kích ứng không đáng kể đến không kích ứng: sản phẩm bôi và để lâu trên da - Từ kích ứng nhẹ đến không kích ứng: sản phẩm sử dụng không để lại lâu trên da (dầu gội đầu, sữa rửa mặt).

71


Phương pháp thử độ kích ứng trên da được áp dụng theo quy định tại Quyết định số 3113/1999/QĐ-BYT (tương tự bảng đánh giá trong phần thử tính kích ứng). Quy định phân loại như bảng sau: Bảng 4.2. Bảng đánh giá mức độ kích ứng áp dụng ở Việt Nam Loại kích ứng Kích ứng không đáng kể Kích ứng nhẹ Kích ứng vừa phải Kích ứng nghiêm trọng

Điểm đánh giá 0-0,5 0,5-2,5 2,5-5 5-8

Việc kiểm tra chất lượng được thực hiện trên chế phẩm và cả nguyên liệu theo tiêu chí đã đề ra: + Thử nghiệm tìm chất gây độc thường quy về giới hạn kim loại nặng + Cảm quan: đặc điểm nhận dạng chế phẩm, màu sắc, độ trong, mùi. Đặc biệt quan trọng vì ảnh hưởng ngay đến người dùng + Vật lý: pH, độ nhớt, tỷ trọng, trọng lượng tinh, loại nhũ tương, kích cỡ hạt, độ mịn của bột, năng suất quay cực, chỉ số khúc xạ… + Định tính: thường xác định trên tất cả các thành phần có trong công thức + Định lượng: thường được thực hiện trên tất các cả thành phần có trong công thức - Kem đánh răng: hàm lượng nước, hàm lượng chất không tan trong cồn, chất tan trong cồn, gôm tan trong nước nếu là dạng gel, saccharin. - Dầu gội đầu: hàm lượng nước, lanolin và/hoặc sterol. Gôm tan trong nước. - Thuốc nhuộm tóc: glycerol, chất diện hoạt - Thuốc làm rụng lông, tóc: thioglycolic, sulfid… 3. Một số kỹ thuật trong phân tích mỹ phẩm Kỹ thuật sắc ký: bao gồm cả HPLC, GC, TLC, HPTLC… + Định tính, định lượng các thành phần chất màu, chất lọc tia UV, chất bảo quản, tinh dầu, các vitamin… + Phát hiện sự có mặt của các chất bị cấm sử dụng (corticoid, chất màu, tretinoin, dung môi độc) Các kỹ thuật quang phổ: + UV-VIS: Định tính, định lượng các thành phần chất màu, chất bảo quản, đánh giá chỉ số chống nắng SPF + AAS, ICP: Xác định các kim loại nặng (As, Pb, Hg, Cd…) Các kỹ thuật khác: + Phân tích nhiệt (DSC, TGA, tủ sấy…): đánh giá độ ổn định, thể chất chế phẩm… + Các kỹ thuật vi sinh: Đánh giá giới hạn vi sinh vật, hiệu quả bảo quản… + Kỹ thuật xác định chỉ tiêu chất lượng khác: độ nhớt, độ đồng nhất… 72


+ Kỹ thuật xác định chỉ tiêu an toàn: kích ứng da, mắt…  Một số phƣơng pháp hóa lý đƣợc ASEAN dùng trong phân tích mỹ phẩm Sắc ký khí (GC) Nguyên tắc tách do sự khác nhau về ái lực liên kết với pha tĩnh, tương tác chất tan từ pha động vào pha tĩnh. Các yêu cầu đặt ra: cột tách và pha tĩnh phù hợp, detector phù hợp và khí trơ phụ trợ phù hợp. Mẫu được hóa hơi, biến thành dạng khí và được khí mang đẩy vào cột, xy lanh đẩy qua 1 nắp cao su 1 thể tích khí. Pha động: khí mang (khí trơ) được đựng trong bom khí có gắn van giảm áp và điều chỉnh. Khí mang có thể được cấp từ máy sinh khi nitơ. Khí mang cần có độ tinh khiết cao (99,999%). Mẫu sau khi được hóa hơi, được đốt nóng, thường dùng bơm tiêm bơm thẳng mẫu qua một tấm đệm cao su silicon và một ống thủy tinh đặt trong một khối kim loại đốt nóng ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ cột 20oC để hóa hơi mẫu trước khi đi vào cột. Cột sắc ký được đặt trong lò có thể điều chỉnh nhiệt độ theo chương trình. Có 2 loại cột: cột nhồi và cột mao quản (WCOT – pha tĩnh được giữ trong lớp trong của cột và SCOT hoặc PLOT – pha tĩnh lỏng được tẩm trên các hạt nhỏ) Cột pha tĩnh lỏng: Pha tĩnh được giữ trên chất mang (chất mang là những hạt chất rắn nhỏ, bền), pha tĩnh phải chịu nhiệt, hóa lỏng ở nhiệt độ phân tích, trơ về hóa học. Chọn pha tĩnh dựa trên các tính chất: trơ về mặt hóa học, bền nhiệt, ít bay hơi, có độ phân cực thích hợp để tách các chất phân tích. Cột pha tĩnh rắn: các chất rây phân tử, các polyme xốp Porapak Detector gồm các loại: detector không đặc hiệu (detector dẫn nhiệt TCD, detector ion hóa ngọn lửa FID) và detector đặc hiệu (detector phát xạ nhiệt ion TED, detector bắt điện tử ECD, detector đo quang ngọn lửa FPD) Ứng dụng trong phân tích mỹ phẩm: định tính, định lượng triclosan Sắc ký lớp mỏng (TLC) Sắc ký lớp mỏng là một kỹ thuật tách các chất được tiến hành khi cho pha động di chuyển qua pha tĩnh trên đó đã được chấm hỗn hợp các chất cần tách. Phương pháp sắc ký lớp mỏng được dùng để định tính, thử tinh khiết và đôi khi để bán định lượng hoặc định lượng hoạt chất thuốc. TLC thường được sử dụng như một phương pháp sàng lọc do nó không thể cho kết quả định lượng chính xác. Hơn nữa giới hạn phát hiện của phương pháp thường rất lớn (độ nhạy kém). Để định tính một chất thường phải được so sánh với chất chuẩn với một số hệ dung môi khai triển khác nhau. Các phương pháp hòa hợp ASEAN đã ứng dụng kỹ thuật TLC trong phân tích mỹ phẩm: phát hiện các hợp chất màu, hydroquinon, tretinoin và các glucocorticoid. Đa số các chất này đều có cấu trúc phân tử chứa nhân thơm và các nối đôi nên có thể hấp thụ ánh sáng tử ngoại và 73


khả kiến, có thể phát hiện bằng cách kiểm tra bản mỏng dưới ánh sáng thường (đối với chất màu), ánh sáng tử ngoại bước sóng 254nm hoặc 366nm. Các ví dụ trong hòa hợp ASEAN Với tất cả các phương pháp định tính đã nêu, để kết luận định tính chắc chắn ngoài kết quả của phương pháp TLC (giá trị Rf, màu sắc vết thử phải giống vết chuẩn), ASEAN yêu cầu có kết quả của phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao: thời gian lưu của pic và phổ thu được từ dung dịch thử phải tương đương thời gian lưu của pic và phổ thu được từ dung dịch chuẩn. Sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) Nguyên tắc: là kỹ thuật phân tích nhằm tách, định tính, định lượng các chất dựa trên ái lực khác nhau giữa các chất có trong hỗn hợp với hai pha luôn tiếp xúc nhưng không hòa lẫn vào nhau là pha tĩnh và pha động. Khi nạp mẫu phân tích gồm hỗn hợp 2 chất A, B (có thể nhiều hơn) vào cột phân tích thì kết quả là 2 chất A, B sẽ được tách ra khỏi nhau nhờ pha động và được rửa giải ra khỏi cột. Tùy thuộc vào bản chất của pha động, pha tĩnh, chất phân tích mà các chất được rửa giải ra khỏi cột với tốc độ khác nhau. Trong những năm gần đây, phương pháp HPLC đóng vai trò quan trọng trong việc tách và phân tích các chất trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhất là các lĩnh vực hóa dược, sinh hóa, hóa thực phẩm, hóa dầu, hóa học các hợp chất thiên nhiên, nông hóa… đặc biệt là phân tích lượng vết các chất trong các nền mẫu phức tạp (như trong mỹ phẩm). ASEAN đã dùng HPLC để phát hiện các chất màu cấm (phương pháp hòa hợp ASEAN mã số ACM SIN 02, giới hạn phát hiện Pigment orange 5 là 153 μg/g, metanil yellow là 70 μg/g và rhodamin B là 800 μg/g), định tính, định lượng hydroquinon (phương pháp hòa hợp ASEAN mã số ACM INO 03), phát hiện tretinoin (phương pháp hòa hợp ASEAN mã số ACM SIN 01 – nêu rõ định tính bằng cách so sánh thời gian lưu và phổ của pic thu được thừ dung dịch thử với pic thu được của dung dịch chuẩn, ngoài ra cũng được áp dụng trong định lượng với điều kiện nồng độ dung dịch thử và chuẩn cần tương đương không khác nhau quá 10%), định tính các glucocorticoid (phương pháp hòa hợp ASEAN mã số ACM MAL 07 – định tính hydrocortison acetat, dexamethason, betamethason, triamcinolon acetonid, betamethason 17-valerat. Yêu cầu rõ nội dung cần báo cáo khi có kết quả phân tích các chất cấm, nếu thấp hơn LOD “không phát hiện thấy”, nếu kết quả cao hơn LOD nhưng thấp hơn LOQ cần báo cáo “phát hiện thấy nhưng thấp hơn LOQ”)

74


Bảng 4.3. Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng của các chất Glucocorticoid Tên chất LOD (mg/ml) LOQ (mg/ml) Hydrocortison acetat 0,02 0,07 Triamcinolon acetonid 0,04 0,13 Betamethason 0,05 0,15 Dexamethason 0,05 0,16 Betamethason 17-valerat Quang phổ hấp thụ nguyên tử Nguyên tắc: muốn thực hiện được phép đo quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) cần phải có các quy trình sau: Chọn các điều kiện và trang thiết bị phù hợp để chuyển mẫu phân tích từ trạng thái ban đầu sang trạng thái hơi của nguyên tử tự do. Chiếu chùm tia sáng thích hợp (với nguyên tố cần phân tích và còn được gọi là bức xạ cộng hưởng) qua đám hơi nguyên tử vừa tạo ra ở trên. Đám hơi này chính là môi trường hấp thụ bức xạ. Các nguyên tử của nguyên tố cần phân tích trong đám hơi sẽ hấp thụ một phần bức xạ và tạo ra phổ hấp thụ nguyên tử. Phần bức xạ bị hấp thụ sẽ phụ thuộc vào nồng độ của nguyên tử đó trong môi trường hấp thụ. Quá trình nguyên tử hóa mẫu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phân tích một nguyên tố. Mục đích của nguyên tử hóa mẫu là tạo ra được đám hơi các nguyên tử tự do từ mẫu phân tích với hiệu suất cao và ổn định để phép đo đạt kết quả chính xác và độ lặp lại cao.

1Nguồn phát tia xạ Hệ thống nguyên tử hóa mẫu phân tích 23Máy quang phổ Bộ phân chỉ thị kết quả 4Hình 4.1. Sơ đồ nguyên tắc cấu tạo hệ thống máy AAS Các phương pháp vô cơ hóa mẫu: các nguyên tố trong mẫu phân tích thường ở dạng hợp chất hữu cơ hoặc hợp chất vô cơ nhưng có lẫn các tạp chất hữu cơ. Trước khi định lượng thông thường, mẫu được vô cơ hóa và chuyển các nguyên tố cần xác định về dạng muối vô cơ hòa tan trong dung dịch đo. Các phương pháp hay được dùng là vô cơ hóa khô, vô cơ hóa ướt, vô cơ hóa trong lò vi sóng và lên men… Các tác nhân vô cơ hóa: acid nitric, acid sulfuric, acid percloric… dùng đơn lẻ hoặc hỗn hợp. 75


Các kỹ thuật dùng trong AAS: kỹ thuật nguyên tử hóa bằng ngọn lửa (FAAS), kỹ thuật nguyên tử hóa không ngọn lửa (ET-AAS), kỹ thuật hóa hơi lạnh (là kỹ thuật có độ chính xác và độ nhạy cao, thao tác dễ dàng nên được áp dụng rất phổ biến). Phương pháo AAS thường được ứng dụng để phân tích các kim loại nặng (As, Cd, Pb, Hg…) dựa trên nguyên tắc: các chất hữu cơ trong mẫu được đốt cháy hoàn toàn bằng phương pháp vô cơ hóa ướt hoặc vô cơ hóa khô trong lò vi sóng dưới áp suất cao và xác định hàm lượng các nguyên tố độc bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử. Chế độ đo thường dùng là kỹ thuật không ngọn lửa 4. Một số phƣơng pháp phân tích các chế phẩm đặc trƣng 4.1. Phân tích về tính chất vật lý 4.1.1. Về các chế phẩm dùng cho da Khái quát hóa phân loại + Mỹ phẩm cho da + Kem bôi da (kem trang điểm, kem lạnh, kem giữ ẩm, kem ban đêm, kem bảo vệ, đa mục đích, kem làm sạch) + Tay hoặc toàn thân (rửa tay, lotion rửa tay) + Chống nắng + Phấn mặt + Kem đặc biệt (trị mụn, trứng cá, dưỡng da, chống già, cho nam giới) Đánh giá chung + Thử tính kích ứng thông thường  phép thử Draize + Hiệu quả giữ ẩm: invitro trong phòng thí nghiệm và phép thử mở rộng Phấn mặt + Độ mịn của bột (pp rây, kính hiển vi, kỹ thuật phân lập khí) + Tỷ trọng + Hình dạng và độ đồng nhất (so sánh với chuẩn tùy mục đích, sử dụng đĩa thủy tinh và quan sát trên ánh sáng tự nhiên) + Mùi (không có phương pháp vật lý đánh giá) + Bột compact hoặc bột phun sấy + Điểm nóng chảy (breaking point) + Độ tan trong nước 1g/200ml, lọc, phơi khô, xác định khối lượng cân + Độ ẩm và bay hơi bột khô ở 105oC đến khối lượng không đổi + pH dung dịch: tạo hỗn dịch trong nước 10% hoặc lọc đi để sử dụng + Tính chất pay-off: tính bám dính… Kem chống nắng Phương pháp đánh giá invivo Theo phương pháp này, chỉ số SPF được đánh giá dựa trên phản ứng ban đỏ khi tiếp xúc với tia tử ngoại, được tính bằng tỉ lệ giữa liều gây ban đỏ tối thiểu 76


(MED) trên da được bảo vệ bởi chế phẩm và trên da không được bảo vệ. Liều gây ban đỏ tối thiểu (MED) trên da người là lượng tia tử ngoại nhỏ nhất gây nên vết ban đỏ dễ nhận thấy rõ ràng xuất hiện trong quá trình tiếp xúc với bức xạ tử ngoại và trong 16 đến 24 giờ sau khi tiếp xúc. Có 3 phương pháp (đánh giá trên người, đánh giá theo FDA và đánh giá trên động vật). Xác định sự chống lại việc đổ mồ hôi (sweating resitance): liều thấp nhất gây ban đỏ và SPF được xác định. Sau khi sử dụng sản phẩm, cá thể được phơi nhiễm ở nhiệt độ 35-38oC, độ ẩm 70-80%. Phân loại sản phẩm: tối thiểu 2-4, vừa phải (4-6), nhiều (6-8), tối đa (815), ultra (>15).  Đánh giá chỉ số chống nắng của Kumler: SI (dựa trên hệ số E1% 0,1cm tại bước sóng 3080). Chỉ số này được sử dụng để tính toán % một hợp chất có thể chịu được ánh nắng chống lại ánh sáng gây cháy da.  Phương pháp độ truyền qua dung dịch pha loãng (DSTM)  Phương pháp độ truyền qua màng phim mỏng  Phương pháp độ truyền qua da đã xử lý Ưu điểm: + Có sự tương quan đồng nhất về phương pháp tiến hành giữa các quốc gia. + Đánh giá trực tiếp khả năng bảo vệ da khỏi tác động gây ban đỏ do ánh nắng mặt trời của chế phẩm. Nhược điểm + Đòi hỏi chi phí cao về thời gian và kinh tế + Chưa xét đến các tác động do tia tử ngoại UVA gây nên do UVB là nguyên nhân chủ yếu gây hiện tượng ban đỏ. Phương pháp đánh giá invitro Phần lớn các đánh giá invitro dựa theo phương pháp do Diffey và cộng sự tiến hành nghiên cứu năm 1989. Theo các đánh giá này, do phổ truyền qua trong vùng bước sóng 290 đến 400 nm của các chế phẩm dưới dạng dung dịch hoặc được bôi lên một chất nền có kết cấu gắn với da. Công thức tính toán chỉ số SPF dựa trên các giá trị quang phổ gây ban đỏ, quang phổ ánh sáng mặt trời và quang phổ truyền qua, ở mỗi bước sóng. Phương pháp chuẩn bị mẫu đóng vai trò rất quan trọng trong đánh giá SPF invitro. Kem đặc biệt + Trị trứng cá: đánh giá về kích thước, hiệu quả chống vi khuẩn. + Dưỡng da: đánh giá hoạt chất và tá dược + Chống lão hóa + Mỹ phẩm cho nam giới: có sự khác biệt đặc tính sinh lý giữa nam và nữ, chủ yếu gồm chế phẩm cạo râu, chống nắng, kem làm trắng da… 4.1.2. Son môi

77


+ Điểm nóng chảy: rất quan trọng trong việc bảo quản, an toàn. Xác định bằng phương pháp ống mao dẫn, phương pháp ring and ball, phương pháp khác. + Điểm làm mềm + Phù hợp màu + Thử nghiệm độ tan: son môi làm từ thảo dược được hòa tan vào các dung môi khác nhau và quan sát độ tan + Breaking point + Thử nghiệm kích ứng da + Độ ổn định hạn dùng + Độ ổn định mùi + Độ ổn định oxi hóa + Thuộc tính thixotrophy + Sự không bình thường bề mặt 4.1.3. Sản phẩm sơn móng tay + Hàm lượng chất không bay hơi + Độ cứng + Độ kháng nước + Độ nhớt + Độ mềm mại + Tỷ lệ làm khô + Cách dùng + Khả năng chống mài mòn 4.1.4. Dầu gội đầu + Khả năng tạo bọt và độ ổn định bọt + Độ nhớt + Hiệu quả trên tóc + Ảnh hưởng đến da và mắt + pH + Thử nghiệm ổn định + Khả năng làm sạch 4.1.5. Bột đánh răng và bột nhão đánh răng + Tính chất cảm quan, độ đồng nhất + Tỷ trọng, độ nhớt + Kích thước + Khả năng làm trầy + pH + Khả năng duy trì độ đặc + Độ ẩm và vấn đề bay hơi Kiểm nghiệm hiệu năng kem đánh răng 78


Trong phòng thí nghiệm: Nguyên tắc: dựa trên việc đo độ hòa tan trong acid của hydro alpalit (HAP), thành phần cấu tạo của men. Độ hòa tan của acid càng kém, men càng có khả năng chống sự tấn công của acid hơn. Cách thực hiện: sử dụng bột HPA, bột này được xử lý với các hợp chất chứa flourua cần khảo sát, rồi cho tiếp xúc với dung dịch acid trong một thời gian, lọc, rửa, sấy khô, cân HPA còn lại. Thực hiện mẫu trắng song song. Sự sai biệt độ hòa tan giúp ta biết rõ hiệu năng của tác nhân chống sâu răng kiểm nghiệm Kiểm nghiệm invivo Kem được kiểm nghiệm cùng lúc với kem đối chứng, trên các bệnh nhân mang chứng sâu răng. Họ đánh răng 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 2 phút 30 giây, lần đầu vào buổi sáng sau điểm tâm và lần sau vào buổi tối trước khi đi ngủ. Quá trình thử kéo dài trong ba năm. Các nha sĩ kiểm tra định kỳ bệnh sâu răng theo tiêu chuẩn xác định (O.M.S), các thông tinh được biết qua chỉ số CAO (C = sâu, A = không, O = phải trám). Kết quả kiểm nghiệm được đánh giá qua: + Mức tăng trưởng: chỉ số CAO răng ở tổng kết phần kiểm nghiệm + Chỉ số CAO răng ở phần sơ kết + Tỷ lệ phần trăm giảm chứng sâu răng 4.1.6. Các chế phẩm khác + Thuốc tẩy lông: phương pháp sức căng động học, HPLC, động học + Chất khử mùi + Thuốc cạo râu 4.2. Phân tích về vi sinh vật Chế phẩm mỹ phẩm nên được hạn chế vi khuẩn. Việc loại bỏ và giới hạn nồng độ nhiễm khuẩn của mỹ phẩm rất quan trọng, ảnh hưởng đến tuổi thọ của sản phẩm. Đảm bảo chất lượng sản phẩm, tính vền vững. Chuẩn bị mẫu: chất rắn, lỏng, bột, sáp… Các kỹ thuật: kỹ thuật đổ đĩa, kỹ thuật pha loãng liên tục, kỹ thuật cấy mẫu, kỹ thuật lọc màng 4.3. Phân tích về hóa học Cái nhìn tổng quát Đối với mẫu phức tạp có nhiều thành phần hoặc có nhiều phương pháp để xác định trong cùng một mẫu  lựa chọn phương pháp Nhiều mẫu phải được kiểm soát: đơn giản, nhanh chóng, sử dụng tá dược gây độc thấp, có khả năng tự động hóa, tá nhân có kinh tế thấp. Phân tích hóa học mỹ phẩm rất quan trọng để đảm bảo rằng chỉ những tá dược được cho phép được thêm vào sản phẩm, thông tin trên nhãn đúng hay sai, giúp cho đầu tư kiểm tra pháp lý 79


Các phƣơng pháp thông thƣờng: + Xác định lượng các dung môi có mặt bằng GC Trong các chế phẩm khử mùi + Xác định các kim loại bằng AAS + Xác định lượng acid boric bằng phương pháp trao đổi ion + Xác định nồng độ clo và sulfat bằng phương pháp phân tích trọng lượng + Xác định methenamin và các hợp chất ure bằng phương pháp chuẩn độ Trong các chế phẩm sử dụng cho tóc + Xác định quinin bằng HPLC + Xác định acid oxalic và muối alkalin bằng phương pháp lọc + Xác định muối natri và kali hydroxyd bằng phương pháp lọc + Xác định thủy ngân acid bằng chuẩn độ idod hoặc GC + Xác định Se disulfid bằng AAS Thuốc nhuộm tóc + TLC 1 hoặc 2 chiều, phương pháp trọng lượng, phương pháp màu, TCL, GC, LC Kem đánh răng + Xác định cloroform và clorat của kim loại hữu cơ bằng GC + Định lượng F bằng các cách sau:  Đo điện thế: sử dụng điện cực chọn lọc ion F-, pha dãy dung dịch Fchuẩn, với mỗi dung dịch chuẩn tiến hành đo điện thế (mV). Xây dựng đường chuẩn biểu diễn mối tương quan giữa mV và log nồng độ F-. Đo điện thế dung dịch chứa flour cần xác định nồng độ. Từ đường chuẩn đã xây dựng, tính ra nồng độ flour trong chế phẩm ban đầu.  Phương pháp sắc ký ion  Phương pháp sắc ký khí Kem + Xác định nitrit bằng phương pháp màu Kem tẩy + Xác định hàm lượng nước bằng chuẩn độ karl-fiesher + Nguyên liệu tan trong cloroform bằng GC Lotion chống nắng + Photo stability testing: sử dụng các phương pháp AS, LC, GC, SLC Phƣơng pháp phân tích tá dƣợc màu + Sử dụng các phương pháp: TLC, LC, phổ và các phương pháp khác Phƣơng pháp phân tích chất bảo quản + Cặp ion, LC đảo, TLC, CE, CZE, GC kết hợp với FID, ECD và MS Phân tích hợp chất tạo mùi + UV VIS, IR, NMR, GC, LC, TLC, GCMS, LC-UV, GC-FID, LC-FL, TLC-FD 80


1. 2. 3. 4. 5.

CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ CHƢƠNG IV Trình bày nội dung kiểm tra, đánh giá tính an toàn của mỹ phẩm. Trình bày nội dung kiểm tra, đánh giá độ ổn định của mỹ phẩm. Trình bày nội dung kiểm tra , đánh giá tính năng của mỹ phẩm. Trình bày nội dung kiểm tra chất lượng sản phẩm. Trình bày các phương pháp phân tích được ứng dụng trong kiểm nghiệm mỹ phẩm (nguyên tắc, ứng dụng trong mỹ phẩm).

81


Chƣơng V: THỰC TRẠNG, MỘT SỐ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG MỸ PHẨM Mục tiêu học tập: 1. Nắm được thực trạng quản lý và sử dụng mỹ phẩm trên thế giới. 2. Nắm được thực trạng quản lý và sử dụng mỹ phẩm tại Việt Nam. 3. Nắm được một số chất cấm hay bị giới hạn nồng độ trong mỹ phẩm (bản chất, tác hại). ------------------------------------------------------------------------------------1. Tình hình sử dụng mỹ phẩm Từ xa xưa, con người đã có nhu cầu làm đẹp, đã biết làm đẹp. Ngày nay, khi xã hội phát triển, kinh tế phát triển, nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, khi nền kinh tế được mở cửa, đi đến đâu cũng có thể thấy những sản phẩm làm đẹp cho con người. Đó chính là mỹ phẩm. Chất lượng mỹ phẩm là một vấn đề cần phải được quan tâm bởi vì mỹ phẩm được sử dụng tiếp xúc trực tiếp với những bộ phận bên ngoài của cơ thể, không có quy định về thời gian và liều lượng sử dụng, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và vẻ đẹp của cơ thể. Trong phân loại sản phẩm, hàng hóa theo tính an toàn, mỹ phẩm thuộc nhóm 2 – cần có sự quản lý của nhà nước về tính an toàn của sản phẩm. Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, việc sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu mỹ phẩm đang phát triển mạnh ở nhiều vùng, miền. Mỹ phẩm là loại sản phẩm hàng hóa có lợi nhuận cao nên vì lợi nhuận mà việc sản xuất, kinh doanh, buôn bán mỹ phẩm kém chất lượng, không an toàn là khó tránh khỏi. Đặc biệt hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đã và đang nằm trong tiến trình hội nhập và toàn cầu hóa. Năm 2003, chính phủ Việt Nam đã ký kết “Hiệp định hệ thống hòa hợp ASEAN trong quản lý mỹ phẩm”. Quản lý chất lượng hàng hóa nói chung và chất lượng mỹ phẩm nói riêng sao cho phù hợp là một nhu cầu tất yếu và cấp bách. Không giống như lĩnh vực quản lý dược phẩm đã có hệ thống Dược điển được xây dựng chặt chẽ từ nhiều năm, hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có hệ thống phương pháp chuẩn để kiểm tra các chất cấm, chất cần kiểm soát giới hạn hàm lượng trong mỹ phẩm theo yêu cầu của Hiệp định hệ thống hòa hợp ASEAN. Bản thân ASEAN cho đến nay cũng chỉ mới ban hành được 8 phương pháp hòa hợp chung. Trong đó có 6 phương pháp hóa lý và 2 phương pháp vi sinh để xác định hay định tính và định lượng một số kim loại nặng, tretionin, 2phenoxy ethanol và một số alkyl 4-hydroxybenzoat, hydroquinon, một số chất màu cấm và một số glucocorticoid trong mỹ phẩm. Bản thân những phương pháp này mới chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ yêu cầu về mặt kỹ thuật để kiểm tra, giám sát các đối tượng chất cấm trong mỹ phẩm, hơn nữa bản thân những phương pháp này, nếu muốn triển khai trên thực tế tại 82


Việt Nam, cũng cần được đánh giá thực nghiệm về sự phù hợp khi áp dụng trên các mẫu mỹ phẩm đang có mặt tại Việt Nam, cũng như điều kiện thực tế trang thiết bị của nước ta (thẩm định chuyển giao phương pháp). Một số nét cơ bản về quản lý và kiểm tra chất lượng mỹ phẩm trên thế giới Mỹ phẩm là một trong những ngành công nghiệp toàn cầu, có giá trị doanh thu rất lớn ở cộng đồng châu Âu, nước Mỹ và Nhật Bản cũng như nhiều nước khác trên thế giới. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, các sản phẩm mỹ phẩm cần được kiểm soát và kiểm tra chất lượng trên toàn cầu. Tuy nhiên, quy định của các quốc gia vẫn có những điểm khác biệt. Để kiểm soát an toàn và kiểm tra chất lượng của mỹ phẩm, người ta đặc biệt lưu ý đến các thành phần có mặt trong các sản phẩm mỹ phẩm và các phương pháp phân tích các sản phẩm mỹ phẩm. Dưới đây là một số nét chính. Các thành phần chính có mặt trong các sản phẩm mỹ phẩm Các nước châu Âu tuân thủ theo định hướng mỹ phẩm của Cộng đồng các nước này (the european union cosmetic directive) được phê duyệt năm 1976 đã có nhiều lần bổ sung, cho đến nay có những phụ lục chính: + Danh mục gồm 20 nhóm sản phẩm (phụ lục I) + Danh mục các chất bị cấm : 1132 chất và nhóm chất (phụ lục II) + Danh mục các chất có giới hạn về hàm lượng, nồng độ và điều kiện sử dụng: 396 chất (phụ lục III) + Danh mục các chất màu được phép sử dụng (phụ lục IV) + Danh mục các chất bảo quản (phụ lục VI) + Danh mục các chất lọc tia UV (phụ lục VII) Ở Mỹ, mỹ phẩm được quản lý theo quy định của Cục quản lý thực phẩm và thuốc (FDA – Food and Drug Administration), từ năm 1938 gọi là Food, drug & Cosmetic Act: quy định đảm bảo về tính an toàn và hiệu quả của mỹ phẩm. FDA không yêu cầu bắt buộc tiền kiểm mỹ phẩm, tuy nhiên nếu một trong các thành phần của mỹ phẩm chưa được đánh giá tính an toàn thì trên nhãn sản phẩm cần ghi chú: “An toàn của sản phẩm này chưa được xác định”. Nhật Bản quản lý mỹ phẩm theo luật công tác Dược – PAL (Pharmaceutical Affairs Law) được phê duyệt năm 1943, có sửa đổi vào những năm 1948, 1960 và 1979. Luật này đã được xem xét lại và phát triển vào năm 2001. PAL đã đưa ra những quy định cho thuốc, những sản phẩm giống như thuốc và mỹ phẩm. Tổng hợp lại những quy định trên trong bảng so sánh sau:

83


Bảng 5.1. So sánh sự khác nhau trong các quy định quản lý ở các nước Nội dung quản lý Thông tin sản phẩm

Kiểm tra trên thị trường An toàn sản phẩm (nhà sản xuất chịu trách nhiệm) Danh mục chất cấm Danh mục chât màu Danh mục chất bảo quản Danh mục chất lọc tia UV Danh pháp quốc tế thành phần mỹ phẩm

Mỹ Không bắt buộc (tự nguyện) Có

Có Có Có Có

Có Có Không Có

Có Có Có Có

EU

Nhật Bản Có Có

Mỹ phẩm, sản Mỹ phẩm phẩm giống Loại sản phẩm hay thuốc thuốc hay thuốc Việc quản lý mỹ phẩm ở Trung Quốc được quy định bởi Bộ Y tế, cục quản lý Dược và thực phẩm (Ministry of Health, the State Food and Drug Administration – SFDA) và một số cơ quan liên quan khác. Về cơ bản là theo “Định hướng mỹ phẩm châu Âu”, nhưng họ chia ra 2 nhóm: mỹ phẩm thông thường (các sản phẩm chăm sóc da, trang điểm, chăm sóc tóc, sản phẩm làm thơm…) và các mỹ phẩm chức năng đặc biệt (chống gầu, chống rụng tóc, chống nắng…). Các sản phẩm cần được đăng ký trước khi ra thị trường. Thành phần mỹ phẩm cũng có danh mục các chất cấm, chất có giới hạn hàm lượng, chất màu được phép sử dụng… giống EU (trừ danh mục các chất màu nhuộm tóc). Tất cả các thành phần của mỹ phẩm cần nằm trong danh mục các chất hóa học hiện hành đã được liệt kê hoặc các chất mới sau khi đã được đánh giá an toàn bởi các cơ quan chức năng của Trung Quốc. Năm 2003, “Hiệp định hệ thống hòa hợp ASEAN trong quản lý mỹ phẩm” đã được các nước trong khối ASEAN thông qua, ký kết và cam kết thực hiện. Về cơ bản, định hướng mỹ phẩm ASEAN (Asean Cosmetic Directive hay gọi tắt là ACD) theo định hướng mỹ phẩm của châu Âu, cũng có quy định về danh mục các chất bị cấm trong mỹ phẩm (phụ lục II), danh mục các chất được sử dụng có giới hạn về hàm lượng, nồng độ và điều kiện sử dụng (phụ lục III). Các phương pháp phân tích các sản phẩm mỹ phẩm Châu Âu: có 38 phương pháp chính thức liên quan đến 60 nguyên liệu hay nhóm chất chủ yếu là các chất bị cấm sử dụng hay các chất bảo quản. Mỹ, Nhật Bản: không có phương pháp phân tích chính thức cho mỹ phẩm Hàn Quốc: một số phương pháp chính thức cho kiểm tra kim loại nặng, methanol và pH. Mỹ phẩm, sản phẩm OTC hay thuốc

84


Trung Quốc: có 23 phương pháp chính thức để đánh giá chất lượng mỹ phẩm trước khi cấp phép lưu hành trên thị trường. Các nước ASEAN: đã ban hành chính thức 8 phương pháp (bao gồm 6 phương pháp hóa lý và 2 phương pháp vi sinh), con số này thực sự là quá ít so với danh mục các chất cần kiểm soát và kiểm tra để đảm bảo tính an toàn của sản phẩm. Một số nguyên liệu mỹ phẩm được dùng trong dược phẩm có chuyên luận và phương pháp kiểm nghiệm trong các dược điển. Ví dụ: vitamin E, octinoxat, TiO2, bột talc… Các phương pháp chính thức không đáp ứng được toàn bộ yêu cầu kiểm nghiệm các sản phẩm mỹ phẩm. Vì vậy, các nhà sản xuất, phân tích kiểm nghiệm cần các phương pháp mới để đáp ứng yêu cầu đánh giá chất lượng của những sản phẩm mới. Các hiệp hội quốc tế đã đưa ra một số phương pháp kiểm nghiệm. Ví dụ: các phương pháp chính thức của Hiệp hội quốc tế những nhà hóa học phân tích (Association of Analytical Chemist International – AOAC International) dùng cho kiểm nghiệm mỹ phẩm gồm 6 nhóm: các phương pháp chung, chế phẩm khử mùi và ngăn mồ hôi, chế phẩm làm rụng lông, phấn mặt, chế phẩm dùng cho tóc, chế phẩm gây bắt nắng. Các phương pháp của Hiệp hội mỹ phẩm châu Âu (Cosmetic Europe – The person care Association) cũng gồm 6 nhóm: các chất bị cấm sử dụng (phụ lục 2), các chất được phép sử dụng nhưng có giới hạn về hàm lượng và theo mục đích sử dụng (phụ lục 3), phương pháp phân tích một số chất không liệt kê trong phụ lục quy định quản lý mỹ phẩm châu Âu, chất màu được phép sử dụng trong mỹ phẩm (phụ lục 4), chất bảo quản được phép sử dụng trong mỹ phẩm (phụ lục 6), chất lọc tia UV có thể dùng trong mỹ phẩm (phụ lục 7). Ngoài ra, nhà sản xuất còn có các phương pháp kiểm tra các chỉ tiêu cần thiết của sản phẩm riêng của mình. Phương pháp của nhà sản xuất là bí mật riêng, do nhà sản xuất quản lý trong hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF) và cần được trình lên cơ quan quản lý khi có yêu cầu. Quá trình hình thành và hoàn thiện công tác quản lý chất lượng mỹ phẩm tại Việt Nam Theo định nghĩa mới nhất trong Nghị định của Cộng đồng châu Âu và cũng là trong “Hiệp định hệ thống hòa hợp ASEAN trong quản lý mỹ phẩm”: “Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể (da, hệ thống lông, tóc, móng tay, móng chân, môi và phía bên ngoài cơ quan sinh dục) hoặc với răng và niêm mạc miệng, với mục đích duy nhất hoặc chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức và/hoặc điều chỉnh mùi cơ thể và/hoặc bảo vệ chúng hoặc giữ chúng trong điều kiện tốt”

85


Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, Việt Nam chỉ mới sản xuất một số mặt hàng sản phẩm mỹ phẩm đơn giản như xà phòng tắm, thuốc đánh răng… Việc quản lý chất lượng đã được quan tâm nhưng chủ yếu ở mức xây dựng và ban hành tiêu chí về chất lượng (tiêu chuẩn, quy chuẩn về kỹ thuật) của các sản phẩm này mà chưa chú ý nhiều đến các chỉ tiêu về an toàn. Việc xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn cấp quốc gia do các cơ quan biên soạn tùy theo loại sản phẩm được quản lý và phân công. Trong “Tuyển tập tiêu chuẩn về hóa mỹ phẩm” do Trung tâm Thông tin của Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng biên soạn năm 2013 cho đến nay đã có 33 tiêu chuẩn của Việt Nam cho các mặt hàng: bột giặt, xà phòng tắm, xà phòng giặt, kem đánh răng, nước gội đầu, phấn rôm, thuốc uốn tóc… Trong vòng 10 năm trở lại đây, các sản phẩm mỹ phẩm được sản xuất, nhập khẩu, phân phối, lưu thông trên thị trường rất phong phú, nhiều chủng loại. Bộ Y tế được giao nhiệm vụ quản lý những sản phẩm, hàng hóa đặc thù “ảnh hưởng đến sức khỏe con người”: xà phòng và hóa chất gia dụng, phấn rôm, thuốc đánh răng, mỹ phẩm”. Năm 1996, Bộ Y tế có quyết định số 2585/1996/QĐ-BYT ngày 28/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc giao nhiệm vụ kiểm nghiệm mỹ phẩm cho Viện Kiểm Nghiệm (nay là Viện kiểm nghiệm Thuốc Trung ương), Phân viện Kiểm nghiệm (nay là Viện Kiểm nghiệm thành phố Hồ Chí Minh) và các trung tâm kiểm nghiệm tỉnh, thành phố. Năm 1998, Bộ Y tế có quyết định số 3629/1998/QĐ-BYT ngày 19/12/1998 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Danh mục các loại mỹ phẩm bắt buộc đăng ký chất lượng tại Bộ Y tế”. Theo quyết định này, có 05 nhóm hàng mỹ phẩm bắt buộc đăng ký chất lượng tại Bộ Y tế gồm: dầu gội đầu, son môi, kem dưỡng da, sửa rửa mặt và thuốc nhuộm tóc. Năm 1998 cũng là năm Khoa kiểm nghiệm Mỹ phẩm của Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương được thành lập. Ngày 2/9/2003, chính phủ Việt Nam đã ký “Hiệp định hệ thống hòa hợp ASEAN trong quản lý mỹ phẩm”. Theo hiệp định này, 10 nước ASEAN đã cam kết thực hiện tiến trình hòa hợp và từ 01/1/2008, hiệp định bắt đầu có hiệu lực. Để thực hiện nhiệm vụ về quản lý mỹ phẩm, theo từng mốc thời gian, Bộ Y tế đã có các văn bản, quy định cho việc đăng ký, tự công bố tiêu chuẩn cho các doanh nghiệp, văn bản về một số chỉ tiêu và phương pháp thử trong kiểm tra chất lượng mỹ phẩm. Ngày 14/8/2006, Bộ Y tế có quyết định số 24/2006/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc triển khai áp dụng và hướng dẫn thực hiện các nguyên tắc, tiêu chuẩn “thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” (Cosmetic Good Manufacturing Practices – CGMP) của hiệp hội các nước Đông Nam Á.

86


Ngày 14/4/2008, Cục Quản lý dược Việt Nam – Bộ Y tế ra thông báo về việc tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định mới (Công văn số 3307/QLD-MP). Gần đây nhất, ngày 25/01/2011, Bộ Y tế có Thông tư số 06/2011/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Quy định về quản lý mỹ phẩm” gồm 11 chương, 53 điều. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2011, những điều trái với thông tư này đều bãi bỏ. Theo Thông tư này, Bộ Y tế quản lý 20 nhóm mặt hàng mỹ phẩm. Về việc công bố sản phẩm mỹ phẩm: tổ chức, cá nhân chỉ được đưa sản phẩm ra thị trường sau khi đã công bố sản phẩm mỹ phẩm tại Cục Quản lý Dược Việt Nam với các mỹ phẩm nhập khẩu và công bố sản phẩm mỹ phẩm tại Sở Y tế (có số tiếp nhận bản công bố mỹ phẩm). Tổ chức, cá nhân này “chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính an toàn, hiệu quả của sản phẩm mỹ phẩm đưa ra thị trường và phải tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam”. Theo thông báo của Cuc Quản lý Dược Việt Nam, hiện nay có 872 doanh nghiệp công bố mỹ phẩm nhập khẩu với gần 100.000 loại sản phẩm và 408 doanh nghiệp sản xuất trong nước. Các cơ sở sản xuất đều cam kết thực hiện theo nguyên tắc “thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” CGMP. Một số cơ sở đang chuẩn bị hoàn thiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, hồ sơ để đề nghị công nhận. Thực tế cho thấy, mỹ phẩm sản xuất trong nước đa số là sản xuất nhỏ lẻ, nhiều cơ sở chưa đạt yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị, vệ sinh an toàn… Vì vậy, để sản xuất, buôn bán, trao đổi mỹ phẩm phát triển lành mạnh, bền vững, đảm bảo an toàn cho người sử dụng, ngoài việc cần có cơ chế quản lý phù hợp cho mặt hàng này, cần phải có hệ thống phương pháp hoàn chỉnh để có thể kiểm soát được tính an toàn của sản phẩm bởi vì mỹ phẩm thuộc nhóm “sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn” (nhóm 2). Cơ quan quản lý cần sớm ban hành những quy chuẩn kỹ thuật và tổ chức đánh giá sự phù hợp để đánh giá tính an toàn của sản phẩm. Theo “Hiệp định hòa hợp ASEAN trong quản lý mỹ phẩm” phiên bản cập nhật năm 2013 có quy định 1373 chất và nhóm chất cấm sử dụng trong mỹ phẩm, 285 chất và nhóm chất có quy định về giới hạn nồng độ và hàm lượng sử dụng. Hiệp định này cũng đã quy định danh mục chất màu, chất bảo quản, chất chống tia tử ngoại được phép sử dụng. Một số nước ASEAN còn quy định thêm danh mục các chất không được có trong các sản phẩm mỹ phẩm ngoài các chất cấm đã quy định. Viện kiểm nghiệm Thuốc Trung ương và phân viện kiểm nghiệm đã bước đầu triển khai đầu tư trang thiết bị và đào tạo nhân lực để tiến hành triển khai áp dụng các quy trình của ASEAN. Cho đến nay, 63 Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc và mỹ phẩm ở các tỉnh, thành trên cả nước đa số chưa thực hiện được các phương pháp hòa hợp ASEAN vì thiếu thiết bị, dung môi hóa chất, chất chuẩn… nhân lực chưa được đào tạo. 87


2. Một số chất bị cấm hoặc sử dụng giới hạn Thông tư 06/Điều 14. Các thành phần chất cấm, thành phần có quy định về giới hạn nồng độ, hàm lượng và điều kiện sử dụng trong công thức mỹ phẩm Các thành phần cấm sử dụng: phụ lục II – phần 1: 1378 chất. Các thành phần được liệt kê trong phần 1 phụ lục III với nồng độ, hàm lượng giới hạn và đáp ứng điều kiện cho phép (252 chất). Bảng 5.2. Giới hạn quy định và điều kiện ghi nhãn của một số thành phần Giới hạn quy định Chất

Tetraborat

Acid oxalic, ester và muối kiềm

Chỉ định dùng Sản phẩm tắm rửa

18% (kl/kl, theo acid boric)

Sản phẩm tạo dáng tóc

8% (kl/kl, theo acid boric)

Sản phẩm dùng cho tóc

5%

Amoniac

KOH/ NaOH

Cmax

6% Dung môi cho sơn móng tay

5%

Làm thẳng tóc

2% 4,5% Tới pH 11

Giới hạn khác Cấm dùng trong sản phẩm cho trẻ dưới 3 tuổi

Điều kiện ghi trên nhãn Không dùng cho trẻ dưới 3 tuổi Xả thật sạch

Trên 2%: chứa amoniac Chứa chất kiềm, tránh tiếp xúc với mắt có thể gây mù. Tránh xa tầm tay trẻ em

Sản phẩm bột Tránh xa dùng cho trẻ em miệng và mũi Những sản trẻ em phẩm khác Đánh giá, giám sát chất lượng mỹ phẩm là một trong những nhiệm vụ quan trọng của hệ thống kiểm nghiệm. Nhiệm vụ chính của công tác kiểm tra chất lượng mỹ phẩm là giám sát các chỉ tiêu ảnh hưởng tới sự an toàn của mỹ phẩm, trong đó, quan trọng nhất là việc kiểm soát sự có mặt của các chất bị cấm, hoặc bị giới hạn về nồng độ, hàm lượng được phép sử dụng, có mặt trong các sản phẩm mỹ phẩm lưu hành trên thị trường Việt Nam. Hiệp định hệ thống hòa hợp ASEAN trong quản lý mỹ phẩm mà Việt Nam đã tham gia ký kết từ năm 2003, trong bản bổ sung mới nhất vào năm 2013 có quy định danh sách 1373 chất và nhóm chất không được phép có mặt trong các sản phẩm mỹ phẩm (phụ lục II, phần 1) cũng như 285 chất và nhóm chất không được phép sử dụng trừ những Talc (Magnesi silicat)

88


trường hợp ngoại lệ nhưng phải tuân theo các giới hạn và điều kiện quy định kèm theo (phụ lục III, phần 1). Các chất bị cấm/ giới hạn nồng độ sử dụng bao gồm các nguyên tố kim loại độc, các chất màu, một số chất có tác dụng dược lý (hydroquinon, tretinoin, các glucocorticoid…) Giới hạn của các nguyên tố độc trong mỹ phẩm Mỹ phẩm là loại hàng hóa được dùng một cách thường xuyên, không có liều lượng, các nguyên tố độc và hợp chất của chúng là chất chất bị cấm có mặt trong các sản phẩm mỹ phẩm. Tuy nhiên, do quá trình sản xuất, bảo quản, vận chuyển có thể bị nhiễm (chưa kể có thể cố ý đưa vào công thức do một tác dụng nào đó… ví dụ Hg trong kem làm trắng da, chống nám, chất màu cấm trong son, phấn…). Độc tính của một sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào hàm lượng và cách dùng, thời gian sử dung. Vì vậy, tùy theo yêu cầu quản lý, các quốc gia đã đưa ra quy định giới hạn các nguyên tố độc trong sản phẩm mỹ phẩm. Ví dụ ở Canada quy định về kim loại nặng trong mỹ phẩm: chì ≤10ppm, As≤3ppm, Cd≤3ppm, Hg≤3ppm, Antimon≤5ppm. Bộ Y tế Đức đưa ra giới hạn chấp nhận về các kim loại nặng trong thuốc đánh răng là chì≤1ppm, As≤0,5ppm, Cd≤0,1ppm, Hg≤0,2ppm, Antimon≤0,5ppm. Các nước ASEAN đã đưa ra kiến nghị hội nghị lần thứ 8 của Hội đồng mỹ phẩm (ACC), Hội đồng khoa học (ASBC) và hội đồng tư vấn về tiêu chuẩn và chất lượng ASEAN (ACCSQ) tổ chức vào tháng 11/2007 tại thành phố Hồ Chí Minh – Việt Nam. Điều này cũng được ghi cụ thể trong thông tư số 06/TTBYT/2011 của Bộ Y tế, cụ thể theo bảng sau Bảng 5.3. Giới hạn kim loại nặng (ACM THA 05 testing method) Chỉ tiêu Thủy ngân (Hg)

Giới hạn

2

Arsen (As)

≤ 5ppm

3

Chì (Pb)

≤ 20ppm

4

Cadmi (Cd) *

≤ 1ppm

STT 1

≤ 1ppm

Tác dụng có hại Tổn thương thận, rối loạn thần kinh Độc, nguy hiểm cho môi trường, gây ung thư da Độc máu, độc gan, rối loạn chức năng thận, các bệnh về não Gây nhiễm độc mãn tính trên hô hấp hoặc tiêu hóa

(Cd)*: giới hạn Cd có nêu ở phương phương pháp hòa hợp ASEAN, nếu vượt quá ngưỡng quy định cần có sự cảnh báo, nhưng không nêu ở thông tư số 06/2011/BYT-TT, ngày 25/1/2015 của Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm. Các chất màu bị cấm Theo hiệp định hòa hợp về quản lý Mỹ phẩm ASEAN, một số chất màu bị cấm được nêu ở bảng sau Bảng 5.4. Một số chất màu bị cấm theo quy định của ASEAN 89


Chất màu

Mã màu

Metanil yellow

CI 13065

Rhodamin B

CI 45170

Pigment red 53

CI 15585

Pigment orange 5

CI 12075

Crystal violet Sudan I (đỏ) Sudan II (cam) Sudan III (đỏ ceresin) Sudan IV (dung môi đỏ 24)

CI 42555 CI 12055 CI 12140 CI 26100 CI 26105

Tác dụng có hại Có ảnh hưởng đến khả năng khử độc của gan, tác động trên não của chuột trưởng thành làm thay đổi hành vi, khả năng ghi nhớ Chất màu độc, có khả năng gây ung thư Có thể gây kích ứng da và mắt, là nguyên nhân của nhiều bệnh về hệ tạo máu ở gan, lách, thận khi dùng lâu dài Có thể gây đột biến gen, ung thư gen và tác động tới chuyển hóa Có thể gây đột biến gen Có khả năng gây ung thư

Các chất có tác dụng dược lý Cũng theo ASEAN, các chất có tác dụng dược dược lý bị cấm không sử dụng trong mỹ phẩm gồm hydroquinon, tretinoin, glucocorticoid (5 chất). Bảng 5.5. Tác dụng có hại và giới hạn quy định của các chất có tác dụng dược lý sử dụng trong mỹ phẩm theo quy định của ASEAN Chất Hydroquinon

Tác dụng có hại Nếu dùng dài ngày da bị mỏng

Quy định ASEAN: thuốc nhuộm tóc (<3%), cấm dùng trong các sản phẩm trang điểm mắt và cho trẻ em <12 tuổi Châu Âu: kem bôi da (<2%) Tretinoin Khi dùng dài ngày gây viêm tại chỗ, Cấm sử dụng trong mỹ khô da, có vảy và đỏ da, làm tăng phẩm nhạy cảm với ánh sáng, có thể dẫn đến nguy cơ cháy nắng Glucocorticoid Teo da, xơ cứng bì, viêm da ửng đỏ, Cấm sử dụng trong mỹ mụn trứng cá hoặc bội nhiễm nấm, vi phẩm khuẩn và virus, chậm liền sẹo, đục thủy tinh thể hoặc tăng nhãn áp 90


3. Những lời cảnh báo Có thể thấy rằng các mỹ phẩm rất đa dạng nhưng thành phần có chứa trong mỹ phẩm còn đa dạng hơn, theo thống kê của Grood có tới khoảng 8000 loại nguyên liệu và hương liệu được sử dụng trong mỹ phẩm, trong đó có hơn 1000 loại đã biết là có hại và phải có giới hạn nồng độ, hàm lượng, 900 loại có chứa đựng những nguyên nhân gây ung thư tiềm tàng. Nạn nhân đầu tiên là một phụ nữ nổi tiếng người Ailen, bị chết do lạm dụng mỹ phẩm. Năm 1869, hiệp hội dược phẩm của Mỹ đã cho xuất bản nhiều cuốn sách nói về những mặt trái của việc sử dụng mỹ phẩm. Trong nhiều cảnh báo, các chuyên gia đưa ra những triệu chứng phổ biến liên quan đến sức khỏe do sử dụng mỹ phẩm bao gồm: chứng đau đầu, suy nhược, giảm cân, mất ngủ, teo cơ… Hầu hết là do lạm dụng kem làm trắng da có chứa chì và carbonat.. Năm 1930, loại thuốc nhuộm mi mắt đã gây ra hàng chục trường hợp mù lòa và tử vong cho người sử dụng. Sau sự việc, FDA đã yêu cầu tất cả các hãng sản xuất mỹ phẩm trong nước phải đưa ra danh sách các thành phần có trong sản phẩm. Tuy nhiên, nhiều tai nạn do sử dụng mỹ phẩm vẫn tiếp tục xảy ra. Năm 2007, một chiến dịch kiểm tra chất lượng mỹ phẩm đã diễn ra tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có nước Mỹ. Kết quả là trung bình cứ 33 thỏi son lại có 3 thỏi son chứa nồng độ chì quá mức quy định. Kiểm tra 12.000 tuýp kem chống lão hóa cho mắt, thì hầu như tất cả đều có chứa thành phần nguy hiểm đối với mắt. Tại Việt Nam, trước tình trạng mỹ phẩm tràn lan và các tác hại của nó, ngày 30/7/2015, Cục quản lý dược (bộ y tế) đã ra quyết định ngừng lưu hành khoảng 22.000 loại mỹ phẩm trên thị trường có chứa 5 loại dẫn chất của paraben do có thông tin các chất này gây ra căn bệnh ung thư vú ở phụ nữ và vô sinh ở nam giới. Theo đó, Bộ Y tế áp dụng lộ trình hạn chế lưu hành một số chất bảo quản sử dụng phổ biến trong mỹ phẩm. 5 loại dẫn chất của paraben gồm: isopropylparaben, isobutylparaben, phenylparaben, benzylparaben và pentylparaben chỉ được phép có mặt trong mỹ phẩm lưu hành trên thị trường Việt Nam trước ngày 30/7. Tác hại khôn lường của corticoid. Hiện nay mỹ phẩm chứa corticoid đang được bán tràn lan trên thị trường, nhưng không được kiểm soát. Ngoài những mỹ phẩm giả, mỹ phẩm nhái, kem trộn có chất này thì các loại dược phẩm chứa corticoid cũng được bán tràn lan không cần kê toa. Corticoid là chất có tác dụng ức chế giúp chống viêm mạnh nên thường được sử dụng để điều trị dị ứng, chống viêm các loại. Corticoid được dùng trong dược phẩm dưới dạng bôi ngoài da, uống, tiêm bắp, tiêm mạch. Tuy nhiên, đây là một loại độc dược, ngành y tế nước ta xếp corticoid vào nhóm độc dược bảng B có khả năng gây nhiễm độc, biến chứng, gây nghiện cho người dùng. Do đó, khi dùng phải theo toa của bác sĩ nếu lạm dụng, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với biến chứng giảm khả năng miễn dịch 91


gây nhiễm trùng, rối loạn nội tiết, tiểu đường, cao huyết áp. Ở lĩnh vực làm đẹp, khi sử dụng corticoid chỉ trong thời gian rất ngắn, người dùng đã có làn da trắng mịn màn, không tì vết, khiến không ít người nghĩ nó là thần dược. Tuy nhiên, cái đẹp ấy chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, bởi sau khi ngưng dùng, công dụng ức chế chống viêm lúc này bị phản tác dụng quay sang làm yếu hệ thống bảo vệ của da khiến da dễ bị các yếu tố từ môi trường tác động gây viêm da kích ứng, nổi mụn kịch phát, giãn mạch máu sâu trong da, gây chảy xệ, làn da không thể sinh sản đủ tế bào mới bù đắp cho các tế bào chết dẫn tới xù xì, đen sạm. Những người có nhu cầu làm đẹp, không nên sử dụng các loại mỹ phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ vì hầu hết sản phẩm trên đều chứa hàm lượng lớn corticoid. Tháng 7/2013, Cục quản lý Dược ra quyết định thu hồi 17 sản phẩm làm trắng da do công ty Kanebo (Nhật Bản) sản xuất có chứa chất rhododenol có thể gây ra những mảng trắng bất thường trên da khiến nhiều người quan tâm. Hàng loạt vụ cấp cứu và tử vong do mỹ phẩm trôi nổi đã xảy ra và đang được các bác sĩ lên tiếng cảnh báo. Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại các mỹ phẩm tẩy trắng da có chứa hydroquinon. Ở Châu Âu, hydroquinon đã bị cấm dùng vì nghi ngờ có khả năng gây ung thư và tại Mỹ chỉ được dùng nếu có toa của BS. Ngược lại ở VN, loại hoạt chất có trong mỹ phẩm tẩy trắng da được rao nhan nhản trên mạng. Chẳng hạn, sản phẩm làm trắng da Lightening Serum GloProfessional (có thành phần hydroquinon là 2%); Obagi và Neova Complex HQ Plus có hydroquinon lên đến 4%... Ngoài ra, một số mỹ phẩm làm trắng da rẻ tiền có cả hoạt chất corticoid, hàm lượng thuỷ ngân cao gây nguy hiểm đến sức khoẻ người sử dụng. Mỹ phẩm có hoạt chất hydroquinone dùng quá độ sẽ bị tai biến, gây nên bệnh da xám nâu. Đây là bệnh do lắng đọng sắc tố xanh đen, không hồi phục được. Kết quả vùng da thoa thuốc sẽ bị xám, xanh, đen. Trước thực tế, kem tẩy trắng da trôi nổi, kem trộn đang được bày bán rộng rãi, các nhà khoa học đã đưa ra khuyến cáo, tình trạng dùng kem tẩy trắng da cấp tốc, không nhãn mác rất nguy hiểm. Cần lưu ý, khi bôi kem trên diện tích da rộng thì các hóa chất trong kem “tẩy trắng” sẽ gây ra các tác dụng phụ với mức tương đương với đường uống, hay đường tiêm chích. Đối với các loại kem trộn trên thị trường nếu được trộn từ 2 chất trở lên có nguy cơ tương kỵ rất lớn có tác hại khác nhau, như dị ứng, lột da, phỏng da, độc cho máu, thậm chí tử vong. Hầu hết các mỹ phẩm khử mùi có chứa hóa chất như triclosan và nhôm có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Nếu dùng chất khử mùi có chứa nhôm trong thời gian dài, có thể gây ra nhiều dấu hiệu bao gồm: nhiễm trùng da, gây phát ban trên da, dị ứng (do sử dụng propylen glycol với hàm lượng lớn), gây bệnh alzheimer, hen suyễn (do hàm lượng nhôm cao), ung thư vú (chưa có bằng chứng rõ ràng, muối nhôm đang bị nghi ngờ), làm mất cân bằng nội tiết tố (do paraben).

92


Các nhà khoa học cũng khuyến cáo, việc sử dụng mỹ phẩm cần hết sức lưu ý bởi những sản phẩm có chứa hàm lượng formaldehyd cao là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư da. Formaldehyd là một hóa chất có tính đặc hiệu cao. Khi hóa chất này đi vào cơ thể chúng sẽ tham gia quá trình phản ứng với các enzym, các protein trong cơ thể gây ra những đột biến làm thay đổi cấu trúc của tế bào – nguyên nhân phát sinh căn bệnh ung thư. Theo thống kê từ Viện da liễu Việt Nam, ước tính mỗi năm viện tiếp nhận hàng triệu ca nhập viện và được chẩn đoán ung thư da do dùng mỹ phẩm kém chất lượng.

1. 2. 3. 4. 5.

CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ CHƢƠNG V Nêu các nguyên nhân có thể dẫn đến mỹ phẩm nhiễm các chất cấm/ chất giới hạn hàm lượng. Trình bày tác dụng có hại của các kim loại độc, một số chất màu bị cấm, tretinoin, glucocorticoid, hydroquinon. Trình bày tác dụng có hại của một số chất màu bị cấm. Trình bày tác dụng có hại của tretinoin, glucocorticoid, hydroquinon. Với vai trò là một dược sĩ (có thể là nhà bào chế, nhà quản lý, nhà kiểm nghiệm, người tiêu dùng), các anh/chị có giải pháp nào trong vấn đề sản xuất, mua bán và sử dụng mỹ phẩm an toàn?

93


TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Anh 1. Barel, A. O. (2009), Handbook of cosmetic science and technology, Informa Healthcare 2. Rosen, M. (2005), Delivery system handbook for personal care and cosmetic products: technology, applications and formulations, William Andrew. 3. Salvador, A., Chisvert, A. (2011), Analysis of Cosmetic Products, ISBN 9780-444-52260-3, Elsevier. 4. Wilson B. D., et al. (2012), “Comprehensive review of ultraviolet radiation and the current status on sunscreens, J Clin Aesthet Dermatol, 5(9), pp 18–23. 5. Baki, G., Alexander, K. S. (2015), Introduction to Cosmetic Formulation and Technology, John Wiley & Sons. Tiếng Việt 6. ASEAN (2003), Hiệp định hệ thống hòa hợp ASEAN trong quản lý mỹ phẩm, Bản dịch của Cục quản lý Dược - 2008. 7. Bộ Y tế (2011), Thông tư 06/2011/TT-BYT: Quy định về Quản lý mỹ phẩm. 8. Vương Ngọc Chinh (2005), Hương liệu - mỹ phẩm, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 9. Nguyễn Văn Long (2009), Chuyên đề tự chọn: Mỹ phẩm, Bộ môn bào chế Trường Đại học Dược Hà Nội.


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.