SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 2
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC PHẦN CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT,SINH HỌC 11
Môn: Sinh học GV: Chu Thị Kim Dung Tổ chuyên môn: Hóa – Sinh – CN Năm học 2017-2018
1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTTH
Bài tập tình huống
DHDA
Dạy học dự án
ĐC
Đối chứng
GV
Giáo viên
HS
Học sinh
NXBGD
Nhà xuất bản giáo dục
SGK
Sách giáo khoa
PPDH
Phương pháp dạy học
THPT
Trung học phổ thong
TN
Thực nghiệm
VDKT
Vận dụng kiến thức
2
MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................. 6 1.Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 6 1.1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới của phương pháp dạy học ...................... 6 1.2. Xuất phát từ vai trò của kĩ năng vận dụng kiến thức sinh học .............. 6 1.3. Xuất phát từ thực tiễn dạy và học môn Sinh học ................................... 7 2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 7 3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 7 4. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 8 5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .............................................................. 8 5.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 8 5.2. Khách thể nghiên cứu ............................................................................ 8 6. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 8 6.1. Nghiên cứu lí luận ................................................................................. 8 6.2. Nghiên cứu thực tiễn.............................................................................. 9 6.3. Phương pháp xử lý thông tin ................................................................. 9 7. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 9 8. Cấu trúc của bản sáng kiến: .......................................................................... 9 PHẦN II. NỘI DUNG ................................................................................... 10 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........... 10 1.1. Cơ sở lí luận của đề tài............................................................................. 10 1.1.1. Khái niệm kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học 10 1. 1.2.Vai trò của rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh .................................................................................................. 11
3
1.1.3. Cấu trúc và biểu hiện của KNVDKT ................................................ 14 1.1.4.Các biện pháp rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn ... 14 1.2. Thực trạng về việc rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức Sinh học vào thực tiễn thông qua quá trình dạy học môn Sinh học ở trường phổ thông hiện nay ................................................................................................................... 20 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ................................................................................. 25 CHƯƠNG 2 ................................................................................................... 26 MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC SINH HỌC VÀO THỰC TIỄN THÔNG QUA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ..................................... 26 2.1 . Hệ thống kiến thức, kỹ năng trong phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật liên quan đến thực tiễn. ...................................................... 26 2.2. Một số nguyên tắc rèn kỹ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trong dạy học Sinh học.................................................................................................... 28 2.3. Quy trình rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức Sinh học vào thực tiễn trong dạy học Sinh học ................................................................................... 28 2.4. Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức Sinh học vào thực tiễn cho học sinh thông qua quá trình dạy học ở trường phổ thông. ....... 29 2.5. Thiết kế giáo án dạy học có sử dụng các biện pháp đã đề xuất .............. 59 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................. 69 CHƯƠNG 3 .................................................................................................... 70 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ......................................................................... 70 3.1. Kế hoạch thực nghiệm ......................................................................... 70 3.2. Phương pháp thực nghiệm ................................................................... 70 3.3.Địa bàn và đối tượng thực nghiệm sư phạm ......................................... 71 3.5.Quá trình tiến hành thực nghiệm sư phạm............................................ 71 4
3.6. Nội dung thực nghiệm. ........................................................................ 72 3.7. Kết quả và xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm. ................................. 73 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 77 1. Kết luận ....................................................................................................... 77 2. Kiến nghị..................................................................................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 78 PHỤ LỤC…………………………………………………………………….
5
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Lí do chọn đề tài 1.1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới của phương pháp dạy học Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo phần định hướng đã chỉ rõ “ Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiế n thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành ; lý luận gắn với thực tiễn ; giáo dục nhà trường kế t hơp ̣ với giáo dục gia đình và giáo duc ̣ xã hội ”[6]. Nghị quyết cũng đã đưa ra giải pháp“ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyế n khić h tự hoc ̣, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực”. [6] 1.2. Xuất phát từ vai trò của kĩ năng vận dụng kiến thức sinh học Khoa học sinh học ngày càng đạt được những thành tựu to lớn, kiến thức sinh học có tầm quan trọng với ngành nông nghiệp, lĩnh vực bảo vệ sức khỏe và các ngành công nghiệp khác. Do đó vai trò của việc giảng dạy sinh học ở trường phổ thông được nâng lên đặc biệt. Giáo viên sinh học phải nhận thức sâu sắc ý nghĩa lớn lao của việc vận dụng kiến thức sinh học trong đời sống và lao động của mỗi thành viên trong xã hội. Nhờ vận dụng các kiến thức sinh học, đặc biệt là kiến thức về chuyển hóa vật chất và năng lượng người học sẽ giải quyết được các vấn đề khoa học, nâng cao hiệu quả sản xuất, biết phòng và trị bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống…., ngoài ra còn giúp người học định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Như vậy, sinh học góp phần đào tạo những con người biết làm chủ bản thân, làm chủ xã hội, có nhân cách: có văn hóa, khoa học, có năng lực nghề nghiệp, lao động tự chủ chủ sáng tạo, có kỉ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu CNXH, sống lành mạnh, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, Sinh học 11 cung cấp 6
những kiến thức cơ bản về sinh lý quá tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn ở động vật. Mă ̣t khác, các kiế n thức trong phần này có nhiều nội dung gắ n liề n với thư ̣c tiễn đời số ng sản xuất và bảo vệ sức khỏe ... Vì vậy, trong dạy học viê ̣c rèn luyện và nâng cao cho HS kĩ năng vận dụng kiến thức sinh học để giải quyết mô ̣t số vấ n đề thực tiễn là rất cần thiết cầ n phải đặc biệt quan tâm. 1.3. Xuất phát từ thực tiễn dạy và học môn Sinh học Tuy nhiên, trong thư ̣c tế giảng da ̣y môn sinh học ở các trường phổ thông hiê ̣n nay, hầu hết các giáo viên chỉ chú trọng việc cung cấp kiến thức lí thuyết cho học sinh, rèn luyện kĩ năng làm các bài thi, bài kiểm tra bằng các câu hỏi lí thuyết, trắc nghiệm ... viê ̣c rèn luyê ̣n kĩ năng vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn đời sống, vào giải quyết các vấn đề thực tiễn còn chưa được chú tro ̣ng, HS chưa biế t cách làm viê ̣c đô ̣c lâ ̣p mô ̣t cách khoa ho ̣c để liñ h hô ̣i tri thức, chưa được hướng dẫn cũng như làm quen với các phương pháp nghiên cứu khoa học, áp dụng các thành tựu khoa học vào thực tiễn. Vì vậy giữa lý thuyết và thực tế là một khoảng cách xa vời. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi đã chọn đề tài: “ Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh thông qua dạy học phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, Sinh học 11”. 2. Mục đích nghiên cứu - Thiết kế câu hỏi, bài tập, bài tập tình huống gắn với thực tiễn trong phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật. - Đề xuất được một số biện pháp sư phạm để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn cho học sinh. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng về rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS trong dạy học Sinh học phổ thông. - Phân tích cấu trúc nội dung và thành phần kiến thức phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, làm cơ sở cho việc thiết kế hệ thống câu hỏi và bài 7
tập thực tiễn. - Đề xuất một số biện pháp sư phạm nhằm rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật. - Thiết kế và tổ chức bài học theo hướng sử dụng các biện pháp sư phạm để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật Sinh học 11 - Thực nghiệm sư phạm 4. Phạm vi nghiên cứu Rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật cho HS lớp 11 của một số trường THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu. 5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, Sinh học 11. 5.2. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, sinh học 11. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Nghiên cứu lí luận + Nghiên cứu những cơ sở lí luận về: - Hệ thống lý thuyết và bài tập thực tiễn - Nghiên cứu tổng quan các tài liệu về lí luận dạy học, phương pháp dạy học sinh học, chương trình nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu giáo khoa chuyên đề chuyển hóa vật chất ở động vật có liên quan đến đề tài.
8
- Các phương pháp dạy học để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh. 6.2. Nghiên cứu thực tiễn - Điều tra về hứng thú của HS với các vấn đề sinh học trong thực tiễn đời sống. - Xin ý kiến của các chuyên gia, GV sinh học về áp dụng phương pháp đánh giá kĩ năng vận dụng kiến thức. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm hiệu quả của đề tài. 6.3. Phương pháp xử lý thông tin - Sử dụng toán học để xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm. 7. Giả thuyết khoa học Nếu thiết kế được một hệ thống câu hỏi, bài tập và đề xuất một số biện pháp sư phạm phù hợp trong quá trình dạy học phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật thì sẽ nâng cao được kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Sinh học. 8. Cấu trúc của bản sáng kiến: Phần I. Đặt vấn đề Phần II. Nội dung Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài. Chương 2: Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS thông qua dạy học phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, Sinh học 11. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. Phần III. Kết luận và kiến nghị
9
PHẦN II. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lí luận của đề tài 1.1.1. Khái niệm kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học a. Khái niệm kĩ năng Theo từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê, 2000), kĩ năng được hiểu là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế. Theo tác giả Trần Bá Hoành “Kĩ năng là khả năng vận dụng những tri thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tiễn”.[17] Theo Nguyễn Bá Minh (2008), “Kĩ năng là khả năng thực hiện có hiệu quả một hành động hay một loạt hành động nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụng những kiến thức đã có để giải quyết một nhiệm vụ, thực hiện một công việc nào đó ở một cấp độ tiêu chuẩn xác định”. [12] b. Khái niệm vận dụng Theo từ điển Tiếng Việt thì khái niệm vận dụng được hiểu là “Đem tri thức lý luận dùng vào thực tiễn”[12].. Vận dụng còn được hiểu là khả năng con người biết cách xử lý các tình huống từ những tri thức đã được hình thành. c. Khái niệm Thực tiễn Theo triết học duy vật biện chứng, “Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử, xã hội của loài người nhằm cải biến thế giới khách quan” [14] . Theo đó thực tiễn là những hoạt động của con người trước hết là lao động sản xuất, nhằm tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của xã hội. Theo Từ điển Tiếng Việt: “Thực tiễn là những hoạt động của con người trước hết là lao động sản xuất, nhằm tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của xã hội.[12] Thực tiễn có vai trò quan trọng với quá trình nhận thức. Thực tiễn là cơ sở nguồn gốc, động lực của nhận thức , thông qua hoạt động thực tiễn, con người tác động vào sự vật hiện tượng làm cho chúng bộc lộ thuộc tính, tính 10
chất quy luật. Trên cơ sở đó con người mới có hiểu biết, tri thức về sự vật. Nói khác đi, thực tiễn cung cấp vật liệu cho nhận thức, là cơ sở để hình thành sự hiểu biết của con người. Thực tiễn đề ra yêu cầu, nhiệm vụ đòi hỏi các nhà lý luận phải giải quyết để trên cơ sở đó thúc đẩy nhận thức phát triển. Thực tiễn là cơ sở rèn luyện các giác quan của con người, trên cơ sở đó giúp con người nhận thức hiệu quả hơn và giúp thúc đẩy nhận thức phát triển. d. Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn Từ những khái niệm trên có thể khái quát : Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn là khả năng sử dụng các kiến thức đã lĩnh hội để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. Trong hệ thống kỹ năng thì kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn là kỹ năng quan trong và là cấp độ cao nhất của tư duy. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn bao gồm cả việc vận dụng kiến thức đã có để giải quyết các vấn đề thuộc về nhận thức và việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn sản xuất trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày như làm bài thực hành, làm thí nghiệm, áp dụng trong chăn nuôi, trồng trọt, giải thích các hiện tượng tự nhiên, các vấn đề sinh học trong nông nghiệp ... KNVD kiến thức thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống, đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm "học đi đôi với hành". 1. 1.2.Vai trò của rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh a. Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn là thực hiện nhiệm vụ của dạy học Sinh học. Nhiệm vụ dạy học thể hiện ở 3 mặt: kiến thức, kĩ năng và thái độ. Ba nhiệm vụ này có mối liên hệ thống nhất hữu cơ và có sự tác động qua lại với nhau. Trong đó sự hình thành kĩ năng, kĩ xảo là kết quả của việc nắm tri thức và cũng là điều kiện để nắm tri thức sâu hơn, tiếp tục lĩnh hội những tri thức, kĩ năng mới. Đồng thời nó cũng là điều kiện để hình thành nhân cách vì cần phải có một khối lượng kiến thức và kĩ năng nhất định mới có thể biến nhận thức thành niềm tin lý tưởng 11
và từ đó có năng lực ý chí và hành động đúng. b. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn vừa giúp HS củng cố, nâng cao kiến thức vừa góp phần rèn luyện các kĩ năng học tập và kĩ năng sống Kiến thức của HS không chỉ được hình thành thông qua những hoạt động học tập tại trường với những nội dung nặng tính lý thuyết mà nó được hình thành thông qua các hoạt động liên quan đến thực hành, thực tiễn khi HS được làm các thí nghiệm, thực hành, được tham gia khám phá tự nhiên, được nghiên cứu các vấn đề xã hội….Trong các quá trình đó HS sẽ áp dụng những kiến thức đã được học để giải quyết các vấn đề đặt ra. Khi đó HS sẽ tận dụng tối đa mọi nguồn kiến thức của mình, trong quá trình nghiên cứu, làm việc thì sẽ củng cố lại kiến thức cho các em, làm cho các em tin tưởng hơn về kiến thức mà mình đã được học. Bên cạnh đó, những nảy sinh trong quá trình làm việc thì sẽ làm cho HS bắt buộc phải tự lực, chủ động tìm hiểu, khai thác thêm kiến thức, từ đó tạo điểu kiện nâng cao kiến thức cho HS hơn. c. Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn thể hiện tính đúng đắn quá trình nhận thức của học sinh. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của dạy học ở nhà trường là dạy cho học sinh phát triển tư duy. Tuy nhiên, để có tư duy phát triển con người ta phải được rèn luyện và phát triển. Năng lực tư duy đòi hỏi phải có kiến thức, có trí nhớ nhưng quan trọng hơn kiến thức và trí nhớ là khả năng vận dụng kiến thức, các thao tác tư duy đã có để chiếm lĩnh kiến thức mới và vận dụng nó vào thực tiễn. Qúa trình tư duy trải qua 4 cấp độ: Cấp độ thứ nhất: Tri giác tài liệu là giai đoạn khởi có ý nghĩa định hướng cho quá trình nhận thức. Học sinh dùng các giác quan của mình để tiếp xúc với tài liệu học tập mới do giáo viên giới thiệu, nhằm thu thập những tài liệu cảm tính cần thiết. Để nhận thức được chân thực, chính xác không chỉ dừng lại ở giai đoạn cảm giác, tri giác các hiện tượng, sự vật và ở sự hình thành các biểu tượng mà cần thiết phải phát hiện ra bản chất của các hiện tượng, những mối liên hệ và phụ thuộc nhân quả tồn tại trong những sự vật hiện tượng. Đó là một bậc cao hơn của sự nhận thức. 12
Cấp độ thứ hai: Thông hiểu tài liệu là giai đoạn chiếm lĩnh kiến thức ở mức độ đơn giản nhất. Thông hiểu tài liệu là quá trình nhận thức đòi hỏi phải thực hiện những thao tác tư duy nhất định như: Đối chiếu, phân tích, tìm ra những dấu hiệu bản chất và biết khái quát thành những khái niệm, những phạm trù. Ở đây nhận thức đòi hỏi phải có một tư duy trừu tượng cao. Cấp độ thứ ba: Ghi nhớ kiến thức là giai đoạn hiểu kiến thức một cách thấu đáo và đầy đủ hơn. Sự thông hiểu tài liệu bắt đầu trở thành kiến thức của học sinh khi mà học sinh nắm vững nó một cách thành thạo và có thể tái hiện nó một cách rành mạch và đúng đắn. Ghi nhớ luôn luôn mang tính chọn lọc tuỳ theo động lực, mục đích, hứng thú và phương tiện, hoạt động mà đối tượng nào sẽ được “lựa chọn” trở thành biểu tượng trong trí nhớ; Cấp độ thứ tư: Luyện tập vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Xuất phát từ luận điểm triết học “thực tiền là nguồn gốc của nhận thức, là tiêu chuẩu của chân lí ”[14] .Trong quá trình nhận thức, học tập, học sinh không những cần nắm được tri thức, mà còn phải biết vận dụng tri thức vào thực tiễn. Nắm tri thức đòi hỏi học sinh phải hiểu được nội dung của tri thức, lĩnh hội được khái niệm một cách sâu sắc qua nỗ lực chủ quan ghi nhớ và vận dụng được những tri thức vào thực tiễn. d. Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn là tiền đề để đào tạo học sinh trở thành những người lao động sang tạo, năng động. Căn cứ vào mục tiêu chung được luật định, mục tiêu giáo dục cụ thể của cấp trung học phổ thông được xây dựng, thể hiện qua yêu cầu học sinh học xong cấp trung học phổ thông phải đạt được ở các mặt giáo dục: tư tưởng, đạo đức lối sống, học vấn kiến thức phổ thông, hiểu biết kỹ thuật và hướng nghiệp, kỹ năng học tập và vận dụng kiến thức vào thực tiễn, về thể chất và cảm xúc thẩm mỹ. Kiến thức trong chương trình Sinh học phổ thông cung cấp cho các em các kiến thức cơ bản nhất, cập nhật, hiện đại liên quan đến tất cả các lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp và đời sống con người. Những kiến thức này HS có thể vận dụng trong quá trình lao động săn xuất, bảo vệ sức khỏe… Đay là tiền đề giúp các 13
em trở thành những nông dân giỏi, những công nhân lành nghề hay một nhà khoa hoc…Như vậy, Sinh học góp phần đào tạo những con người biết làm chủ bản thân, làm chủ xã hội, có nhân cách :có văn hóa, khoa học, có năng lực nghề nghiệp, lao động tự chủ chủ sáng tạo, có kỹ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu CNXH, sống lành mạnh, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. 1.1.3. Cấu trúc và biểu hiện của KNVDKT Cấu trúc
Biểu hiện và mức độ
Nhận biết vấn đề thực HS nhận ra được mẫu thuẫn phát sinh từ vấn đề tiễn
thực tiễn, phân tích làm rõ nội dung của vấn đề
Xác định các kiến thức - HS thu thập, lựa chọn và sắp xếp những nội liên quan đến vấn đề
dung kiến thức liên quan đến vấn đề thực tiễn. HS điều tra, khảo sát thực địa, làm thí nghiệm, quan sát,… để nghiên cứu sâu vấn đề. - Thiết lập các mối quan hệ giữa kiến thức đã học hoặc kiến thức cần tìm hiểu với vấn đề thực tiễn
Đề xuất biện pháp, thực HS đề xuất các biện pháp để giải quyết vấn đề hiện giải quyết vấn đề trong thực tiễn thực tiễn Thực hiện giải quyết - HS thực hiện các giải pháp giải quyết vấn đề thực vấn đề
tiễn. - Đề xuất các ý tưởng mới về vấn đề đó hoặc các vấn đề thực tiễn liên quan.
1.1.4.Các biện pháp rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn KNVDKT vào thực tiễn là một kĩ năng mà để rèn luyện và thực hiện tốt thì đòi hỏi HS phải sử dụng thành thạo nhiều kĩ năng khác nhau. Trong quá trình
14
dạy học đòi hỏi người GV phải sử dụng nhiều PPDH khác nhau nhất là các PPDH tích cực. Chúng tôi đề xuất các biện pháp để rèn luyện kĩ năng này cho HS như sau: - Sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập/bài tập tình huống - Sử dụng các PPDH tích cực a. Sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập vận dụng kiến thức thực tiễn Khái niệm về bài tập Sinh học
*
Theo từ điển tiếng Việt phổ thông: “ Bài tập là bài ra cho học sinh làm để tập vận dụng những điều đã học”[4]. Vậy bài tập Sinh học là một yêu cầu mà học sinh nhận được và cần giải quyết bằng những suy luận logic, những phép toán và những thí nghiệm trên cơ sở các khái niệm, định luật, học thuyết …sinh học. * Ý nghĩa của bài tập Sinh học Bài tập Sinh học được sử dụng thường xuyên trong quá trình dạy học, bởi nó có vai trò và ý nghĩa rất to lớn, cụ thể như: -
Giúp làm chính xác hóa khái niệm, khắc sâu và mở rộng kiến thức cho
người học. Giúp học sinh ôn tập, hệ thống hóa kiến thức một cách tự nhiên, hấp dẫn thay vì phải thống kê kiến thức một cách gò ép, dễ nhàm chán. -
Rèn các kĩ năng cho học sinh như: Kỹ năng tư duy logic, sử dụng kiến
thức sinh học, thực hành thí nghiệm, phân tích hiện tượng, tính toán …trong đó có kĩ năng sống: cẩn thận, say mê, khoa học… -
Giúp HS vận dụng kiến thức đúng, linh hoạt để xử lý các tình huống thực
tiễn. -
Phát huy tính sáng tạo của người học, thể hiện trong cách tiếp cận, xử lý
vấn đề gặp phải. -
Là một phương tiện hữu ích, tích cực giúp kiểm tra, đánh giá HS.
* Nguyên tắc xây dựng hệ thống kiến thức và bài tập Sinh học gắn liền với 15
thực tiễn Dựa vào mục đích, nội dung chương trình, phương pháp, phương tiện dạy học Sinh học và tâm lý HS, sự phát triển của công nghệ thông tin, của Sinh học hiện đại và kiến thức các bộ môn có liên quan có thể thiết kế các bài tập Sinh học có nội dung gắn liền với thực tiễn, giáo dục môi trường, phát triển RLKNVDKT theo một số nguyên tắc sau: + Đảm bảo tính chính xác, tính khoa học, tính hiện đại Trong một bài tập thực tiễn, bên cạnh nội dung khức Sinh học nó còn có những dữ liệu thực tiễn. Những dữ liệu đó cần phải được đưa vào một cách chính xác không tùy tiện thay đổi. + Gần gũi với kinh nghiệm của học sinh BT thực tiễn có nội dung về những vấn đề gần gũi với kinh nghiệm, với đời sống và môi trường xung quanh HS sẽ tạo cho các em động cơ và hứng thú mạnh mẽ khi giải. + Bám sát chương trình Các bài tập thực tiễn cần phải có nội dung sát với chương trình mà HS được học, đúng chuẩn kiến thức kỹ năng. Nếu BT thực tiễn có nội dung mới về kiến thức Sinh học thì nên dẫn dắt ngay trong câu hỏi và kiến thức đưa vào gần gũi với kiến thức giáo khoa để tạo được động lực cho học sinh giải bài tập đó. + Đảm bảo logic sư phạm Các yêu cầu giải BT cũng phải phù hợp với trình độ, khả năng của học sinh, như: - Phân loại được học sinh giỏi,khá ,trung bình,yếu - Khi kiểm tra – đánh giá cần sử dụng các loại BT ở tất cả các mức để phân loại đối tượng HS. + Có tính hệ thống Các BT thực tiễn trong chương trình cần phải sắp xếp theo chương, bài, theo mức 16
độ phát triển của học sinh. Trong mỗi chương, bài nên có tất cả các loại, dạng BT. Trong quá trình dạy học, thông qua kiểm tra, đánh giá, cần phải xây dựng những bài tập thực tiễn ở mức độ vừa và cao hơn một chút so với mức độ nhận thức của HS để nâng cao trình độ, khả năng nhận thức của HS. b. Sử dụng bài tập tình huống * Tình huống dạy học Theo lý luận dạy học Xô Viết, tình huống dạy học là đơn vị cấu trúc, là tế bào của bài lên lớp, bao gồm tổ hợp những điều kiện cần thiết. Đó là mục đích dạy học, nội dung dạy học và phương pháp dạy học để thu được những kết quả riêng biệt. * Bài tập tình huống dạy học Bài tập tình huống là những tình huống xảy ra trong quá trình dạy học được cấu trúc dưới dạng bài tập. Trong dạy học, những tình huống được đưa ra là tình huống giả định hay tình huống thực đã xảy ra trong thực tiễn. Học sinh giải quyết được những tình huống trên, một mặt vừa giúp học sinh hình thành kiến thức mới, vừa củng cố và khắc sâu kiến thức. Trong rèn luyện kỹ năng dạy học, bài tập tình huống vừa là phương tiện, vừa là công cụ dạy học. * Các yêu cầu của bài tập tình huống - Bám sát mục tiêu, nội dung bài học, mang tính thời sự và sát thực tế dạy học. -
Tạo khả năng để HS đưa ra nhiều giải pháp.
- Nội dung của bài tập tình huống phải phù hợp với trình độ của HS. * Khi soạn thảo bài tập tình huống cần chú ý:
- Chủ đề: Mô tả đặc điểm nổi bật của bài tập tình huống. - Mục đích dạy - học đạt được thông qua bài tập tình huống. - Nội dung bài tập tình huống: Mô tả bối cảnh bài tập tình huống. Nội dung phải đủ thông tin để phân tích, giải quyết bài tập tình huống. 17
- Nhiệm vụ HS cần giải quyết. * Quy trình thiết kế bài tập tình huống Để có được các BTTH đạt các yêu cầu chất lượng đưa vào tổ chức việc học cho HS. Dựa trên các quy trình của nhiều tác giả trước đây cũng như căn cứ vào trình độ nhận thức, phát triển tâm lí và nội dung tri thức Sinh học . Chúng tôi đưa ra quy trình xây dựng BTTH gồm 6 bước cơ bản sau: Bước 1. Xác định mục tiêu bài học
Bước 2. Phân tích nội dung bài học
Bước 3. Xác định nội dung bài học có thể xây dựng BTTH
Bước 4.Tìm các tài liệu có liên quan với nội dung kiến thức bài học dự định xây dựng BTTH (nếu cần)
Bước 5. Diễn đạt khả năng đó thành BTTH
Bước 6. Kiểm tra, đánh giá BTTH đã xây dựng, từ đó điều chỉnh hệ thống BTTH Hình 1.1 Quy trình thiết kế BTTH
18
c. Dạy học dự án Khái niệm dạy học dự án
*
Dạy học dự án là một phương pháp dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn. Nhiệm vụ này được thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều khiển, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Kết quả dự án có thể trình bày, giới thiệu . * Vai trò của dạy học dự án Dạy học theo dự án là một phương pháp dạy trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ tổng hợp không chỉ về mặt lý thuyết mà còn nặng về mặt thực tiễn. GV đóng vai trò định hướng học tập như định hướng quá trình thực hiện, định hướng xử lý sản phẩm… còn người học trực tiếp thực hiện các giai đoạn học tập, thông qua các hoạt động này thì người học không thụ động tiếp thu kiến thức mà phải chủ động, tích cực sáng tạo tiếp nhận và xử lý thông tin một cách khoa học và chính xác nhất. *
Quy trình xây dựng dự án trong dạy học
Quy trình xây dựng dự án học tập được thực hiện qua 5 bước : Bước 1: Xác định chủ đề. Các chủ đề thường gắn liền giữa lý thuyết và thực tiễn để tạo được các sản phẩm Bước 2: Lập sơ đồ nội dung của chủ đề Bước 3: Dự trù hoạt động học tập, lập kế hoạch hoạch hoạt động cần tiến hành, các bước cần thực hiện. Bước 4: Xây dựng bộ câu hỏi định hướng, để đánh giá kết quả thực hiện của dự án cũng như xác đinh trọng tâm dự án. Bước 5: Dự trù đánh giá, xác định đánh giá cái gì bằng công cự gì?
19
d. Tổ chức các hoạt động: thực hành thí nghiệm Thực hành thí nghiệm là phương pháp đặc thù của nghiên cứu và dạy học sinh học. Thực hành thí nghiệm là một trong các biện pháp tổ chức nhằm rèn luyện một cách toàn diện cho HS đó là thực hành thí nghiệm. Đây là cơ hội để HS áp dụng kiến thức được lĩnh hội vào những tình huống thực tế. 1.1.5. Quy trình rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn Qua nghiên cứu về qui trình rèn luyện kĩ năng của các tác giả là các nhà lí luận dạy học trong và ngoài nước, đồng thời qua thực tiển dạy học sinh học ở nhà trường phổ thông chúng tôi cho rằng qui trình rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn cho HS gồm các bước cơ bản như sau: GV giới thiệu ý nghĩa, bản chất, yêu cầu của kĩ năng VDKTvào thực tiễn
GV làm mẫu, HS quan sát
Tổ chức các hoạt động để HS thực hiện kĩ năng VDKT vào thực tiễn
HS thảo luận toàn lớp, thực hiện kĩ năng VDKT vào thực tiễn
GV kết luận, chính xác hoá kiến thức, đánh giá kĩ năng đã rèn luyện. HS tự lực làm lại và hoàn thiện kĩ năng
Hình 1.2 Quy trình rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn
20
1.2. Thực trạng về việc rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức Sinh học vào thực tiễn thông qua quá trình dạy học môn Sinh học ở trường phổ thông hiện nay Để đánh giá thực trạng việc rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức Sinh học vào thực tiễn ở 3 trường trung học phổ thông, chúng tôi tiến hành điều tra ở trường THPT Quỳnh Lưu 1, THPT Quỳnh Lưu 2, THPT Quỳnh Lưu 3 –Quỳnh LưuNghệ An, với số lượng 150 học sinh đang học ở khối lớp 12 và 100 học sinh đang theo học ở khối lớp 11. Kết quả như sau: Câu hỏi 1: Thầy cô có thường đặt các câu hỏi liên hệ thực tiễn trong qua trình giảng bài mới không? Chúng tôi thu được kết quả là: A
Thường xuyên
10%
B
Thỉnh thoảng
80%
C
Không bao giờ
10%
Câu hỏi 2: Thầy cô có thường đưa ra các bài tập sản xuất, các tình huống có vấn đề liên quan đến thực tiễn trong các giờ dạy trên lớp không? A
Thường xuyên
5%
B
Thỉnh thoảng
60%
C
Không bao giờ
35%
Câu hỏi 3: Thầy cô có thường giao nhiệm vụ cho các em về nhà tìm mối liên hệ giữa kiến thức của bài mới và các vấn đề xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của các em không?
21
A
Thường xuyên
5%
B
Thỉnh thoảng
63%
C
Không bao giờ
35%
Câu hỏi 4: Khi lên lớp thầy/cô có thường dành thời gian cho các em đặt ra các vấn đề, các câu hỏi khúc mắc về những gì các em quan sát được trong đời sống không? A
Thường xuyên
2%
B
Thỉnh thoảng
23%
C
Không bao giờ
75%
Câu hỏi 5: Thầy/cô có dành thời gian để giải đáp những thắc mắc của các em không? A
Thường xuyên
2%
B
Thỉnh thoảng
23%
C
Không bao giờ
75%
Câu hỏi 6: Các em thường có thói quen liên hệ giữa kiến thức đã lĩnh hội được vào trong đời sống hàng ngày của các em không? A
Thường xuyên
2%
B
Thỉnh thoảng
30%
C
Không bao giờ
68%
Câu hỏi 7: Các em có thường tìm ra được những mâu thuẫn giữa những kiến thức lí thuyết học được với những hiện tượng xảy ra trong thực tế không? A
Thường xuyên
2%
B
Thỉnh thoảng
30%
22
C
Không bao giờ
68%
Câu hỏi 8: Trong các giờ luyện tập, ôn tập, thầy/cô có thường đưa cho các em các bài tập hoặc các câu hỏi liên hệ với thực tiễn để củng cố kiến thức không? A
Thường xuyên
10%
B
Thỉnh thoảng
40%
C
Không bao giờ
50%
Câu hỏi 9: Trong giờ thực hành các em có thường chú ý quan sát thí nghiệm và tìm ra được sự mâu thuẫn với các kiến thức lý thuyết đã học được không? A
Thường xuyên
10%
B
Thỉnh thoảng
50%
C
Không bao giờ
40%
Câu hỏi 10: Trong các bài kiểm tra,thầy/cô có thường đưa ra các câu hỏi/bài tập/tình huống có liên quan đến thực tiễn không? A
Thường xuyên
0%
B
Thỉnh thoảng
30%
C
Không bao giờ
70%
Câu hỏi 11:Các em có thích thầy/cô giao nhiệm vụ tìm hiểu các hiện tượng thực tiễn có liên quan đến bài học không? A
Thích
5%
B
Bình thường
30%
C
Không thích
65%
Câu hỏi 12: Các em có thích vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn không? 23
A
Thích
83%
B
Bình thường
17%
C
Không thích
0%
Câu hỏi 13: Các em có thích tự mình tìm hiểu các ứng dụng của Sinh học vào cuộc sống không? A
Thích
10%
B
Bình thường
50%
C
Không thích
40%
Qua kết quả điều tra trên cho thấy trong quá trình giảng dạy các thầy cô thường chỉ tập trung vào các kiến thức và kỹ năng cần nắm trong bài để phục vụ cho kiểm tra, cho thi cử mà chưa thực sự quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức Sinh học vào thực tiễn cho học sinh. Cụ thể là trong quá trình hình thành kiến thức mới, thầy/cô chưa thường xuyên đưa ra các câu hỏi, các tình huống có vấn đề gắn liền với thực tiễn để học sinh liên tưởng và áp dụng(10%). Để chuẩn bị cho bài mới, thầy/cô chỉ yêu cầu học sinh về nhà làm các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập mà chưa chú ý vào việc giao nhiệm vụ cho các em về nhà tìm hiểu cuộc sống, môi trường xung quanh về các vấn đề có liên quan đến kiến thức trong bài giảng kế tiếp(5%) để học sinh có tâm thế vào bài mới một cách hứng thú hơn. Và cũng theo đó các thầy/cô chưa chú ý dành thời gian để cho các em đưa ra những khúc mắc để giải đáp cho các em về những hiện tượng các em quan sát được trong đời sống (2%). Trong các giờ học nói chung, những mâu thuẫn mà các em tìm được trong các tình huống, các vấn đề thường là mâu thuẫn giữa lí luận với lí luận là chính, còn việc liên hệ giữa lí luận và thực tiễn còn hạn chế(2%). Chính vì vậy mà học sinh dù rất thích vận dụng kiến thức vào thực tiễn(83%) nhưng vẫn chưa hình thành được thói quen liên hệ giữa những kiến thức lý thuyết học được với thực tế xung quanh các em(2%). Từ kết quả khảo sát ở trên đặt ra một vấn đề đó là làm thế nào để rèn luyện 24
để nâng cao hơn nữa kỹ năng vận dụng kiến thức Sinh học vào thực tiễn. Đó là vấn đề đặt ra mà đội ngũ giáo viên dạy bộ môn Sinh học cần phải trăn trở để có hướng bổ sung vào về phương pháp và nội dung trong quá trình giảng dạy, khắc phục sự nghiệp trồng người của mình. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Trong chương này chúng tôi đã trình bày cơ sơ lý luận và thực tiễn của đề tài bao gồm : - Một số phương pháp dạy học tích cực sử dụng trong dạy học Sinh học ở phổ thông. - Vai trò đặc biệt quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức trong quá trình nhận thức và học tập của học sinh . - Thực trạng về việc rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức Sinh học vào thực tiễn thông qua quá trình dạy học Sinh học ở trường phổ thông hiện nay.
25
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC SINH HỌC VÀO THỰC TIỄN THÔNG QUA DẠY HỌC PHẦN BCHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT, SINH HỌC LỚP 11
2.1 . Hệ thống kiến thức, kỹ năng trong phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật liên quan đến thực tiễn. CHỦ ĐỀ 1.
KIẾN THỨC LIÊN QUAN ĐẾN THỰC TIỄN
Tiêu - Tiêu hoá ở các nhóm động vật:
hoá động + Động vật chưa có cơ quan tiêu hoá (động vật đơn bào): vật + Động vật có túi tiêu hoá + Động vật đã hình thành ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá: - Tiêu hóa ở động vật ăn thịt và động vật ăn thực vật CHỦ ĐỀ
KIẾN THỨC LIÊN QUAN ĐẾN THỰC TIỄN
b) Hô hấp Hô hấp bao gồm: Hô hấp ngoài và hô hấp trong. ở
động - Hình thức trao đổi khí ở động vật
vật CHỦ ĐỀ c)
KIẾN THỨC LIÊN QUAN ĐẾN THỰC TIỄN
Tuần Các loại hệ tuần hoàn:
hoàn máu và dịch
+ Hệ tuần hoàn hở + Hệ tuần hoàn kín Hệ tuần hoàn kín có 2 loại: Tuần hoàn đơn (một vòng tuần hoàn) và tuần hoàn kép (hai vòng tuần hoàn).
26
- Hoạt động của tim: + Tính tự động của tim + Tim hoạt động theo chu kì - Hoạt động của hệ mạch: + Huyết áp + Vận tốc máu: là tốc độ máu chảy trong một giây. - Thí nghiệm đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người. CHỦ ĐỀ d)
KIẾN THỨC LIÊN QUAN ĐẾN THỰC TIỄN
Cân - Ý nghĩa của nội cân bằng đối với cơ thể (cân bằng áp suất thẩm
bằng nội thấu, cân bằng pH). môi
- Cơ chế cân bằng nội môi * Cân bằng áp suất thẩm thấu: - Vai trò của thận trong : điều hoà lượng nước, điều hoà muối khoáng: - Vai trò của gan trong: Điều hoà glucô huyết Ngoài điều hoà glucô huyết còn có vai trò, điều hoà prôtêin huyết tương * Cân bằng nhiệt: Khi trời nóng, hoạt động mạnh: Giảm sinh nhiệt, tăng thoát nhiệt. Khi trời lạnh: Tăng sinh nhiệt, giảm thoát nhiệt
27
2.2. Một số nguyên tắc rèn luyện KNVDKT cho học sinh trong dạy học Dựa trên cơ sở lý luận của đề tài và tham khảo một số tài liệu chúng tôi đề xuất 5 nguyên tắc rèn kỹ năng vận dụng kiến thức cho HS THPT như sau: Nguyên tắc 1: Phải đảm bảo rèn luyện kỹ năng vận dụng những hiểu biết vào việc giải quyết những vấn về thực tiễn của cuộc sống liên quan tới bộ môn Sinh học kết hợp với việc rèn luyện một số kỹ năng khác như: kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kỹ năng độc lập, sáng tạo…. Nguyên tắc 2: Phải đảm bảo thực hiện được mục tiêu giáo dục phổ thông môn Sinh học, mục tiêu của chương trình theo chuẩn kiến thức , kĩ năng. Nguyên tắc 3. Đảm bảo tính khoa học chính xác của các kiến thức kĩ năng Sinh học Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính sư phạm dựa trên các yếu tố cơ sở về tâm lý , cơ sở lý luận giáo dục, cơ sở lý luận dạy theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học tích cực. Nguyên tắc 5: Chú ý khai thác đặc thù bộ môn Sinh học. 2.3. Quy trình rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức Sinh học vào thực tiễn trong dạy học Sinh học • Qui trình chung Qua nghiên cứu về qui trình rèn luyện kĩ năng của các tác giả là các nhà lí luận dạy học trong và ngoài nước, đồng thời qua thực tiễn dạy học Sinh học ở trường phổ thông chúng tôi cho rằng qui trình rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn cho HS gồm các bước cơ bản như sau:
28
GV giới thiệu ý nghĩa, bản chất, yêu cầu của kĩ năng VDKTvào thực tiễn
GV làm mẫu, HS quan sát
Tổ chức các hoạt động để HS thực hiện kĩ năng VDKT vào thực tiễn
HS thảo luận toàn lớp, thực hiện kĩ năng VDKT vào thực tiễn GV kết luận, chính xác hoá kiến thức, đánh giá kĩ năng đã rèn luyện. HS tự lực làm lại và hoàn thiện kĩ năng Hình 2.1: Quy trình rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn 2.4. Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức Sinh học vào thực tiễn cho học sinh thông qua quá trình dạy học ở trường phổ thông. ❖ Biện pháp 1: Thiết kế các bài tập để rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn
cho HS trong phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động Chúng tôi thiết nghĩ, muốn vận dụng được kiến thức Sinh học vào thực tiễn thì trước hết bản thân mỗi giáo viên phải tự trau dồi kiến thức thực tiễn cho bản thân mình. Từ đó, họ có thể thông qua các bài giảng cụ thể mà truyền tải đến học sinh những kiến thức gắn liền với thực tiễn phù hợp ở từng mục, từng bài và từng chương. Sau khi phân tích về mặt nội dung kiến thức, kỹ năng và các cơ sở lý luận của phần B. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, chúng tôi thiết kế hệ thống câu hỏi bài tập thực tiễn như sau:
29
* Câu hỏi, bài tập thực tiễn dạy bài 15. Tiêu hóa ở động vật
Câu 1: Với các sinh vật đại diện ve sầu, trùng giày, sứa. Hãy sắp xếp chúng theo chiều hướng tiến hóa của hệ tiêu hóa từ thấp đến cao và cho biết lý do sự sắp xếp đó? Câu 3: Ống tiêu hóa của một số động vật như giun đát, châu chấu, chim có bộ phận nào khác với ống tiêu hóa của người? Các bộ phận đó có chức năng gì? Câu 4: Vì sao nói " Lôi thôi như cá trôi lòi ruột"? Câu 5: Trong hệ tiêu hóa người, khi bị cắt bỏ một trong các cơ quan nào sau đây thì gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tiêu hóa: dạ dày, túi mật hay tụy? Vì sao? Câu 6: Vì sao thức ăn trong dạ dày bị phân hủy bởi dịch vị nhưng prôtêin của dạ dày thì không? Câu 7: Vì sao người bị bệnh gan thường chán ăn? Câu 8: Tại sao trong mề của gà hoặc chim bồ câu mổ ra thường thấy có những hòn sỏi nhỏ ? Chúng có tác dụng gì? Câu 9: Giải thích câu “ Nhai kỹ no lâu” Câu 11: Tại sao khi ăn cơm nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt ? Câu 12: Tại sao không nên chạy nhảy sau khi ăn xong? Câu 13: Các cơ quan và hoạt động của hệ tiêu hóa có thể bị ảnh hưởng bởi những tác nhân nào? Hãy nêu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi tác nhân có hại và đảm bảo tiêu hóa có hiệu quả? * Câu hỏi, bài tập thực tiễn dạy bài 16. Tiêu hóa ở động vật( tiếp theo)
Câu 16: Tại sao thú ăn thực vật thường phải ăn số lượng thực ăn rất lớn? Câu 17: Tại sao trâu ,bò lại có thể ăn rơm rạ còn con người thì không? Sao nó lại phải nhai lại sau mỗi lần ăn? Câu 18: Động vật ăn thực vật ống tiêu hóa có những đặc điểm nào giúp cho chúng
30
thích nghi với sự tiêu hóa thức ăn là thực vật vốn nghèo dinh dưỡng? Nêu vai trò của vi sinh vật trong ống tiêu hóa của các động vật? Câu 19: Giải thích tại sao cùng là động vật ăn cỏ nhưng hệ tiêu hóa của thỏ , ngựa thì manh tràng rất phát triển còn trâu bò thì manh tràng lại kém phát triển hơn( ngắn hơn)? Câu 20. Trình bày điểm giống nhau và khác nhau cơ bản về tiêu hóa của động vật ăn cỏ có dạ dày đơn và dạ dày 4 ngăn. Câu 21. Vì sao bò thường xuyên sống với một nồng độ rất thấp glucôzơ trong máu? Câu 22: Những động vật nhai lại nhu cầu protein rất thấp? Em hãy giải thích tại sao? Câu 23: Tại sao ruột non của thú ăn thực vật thường dài hơn rất nhiều so với ruột non của thú ăn thịt? Câu 24: Tại sao ruột tịt của thú ăn thịt không phát triển trong khi manh tràng của thú ăn thực vật lại rất phát triển? * Câu hỏi, bài tập thực tiễn dạy bài 17. Hô hấp ở động vật:
Câu 25: Cá và giun để trên mặt đất khô một thời gian thì chết? Câu 26: Tại sao trong hệ thống hô hấp của chim không có khí cặn? Câu 27: Đối với một số động vật hô hấp bằng phổi nhờ những đặc điểm nào giúp chúng có thể lặn sâu trong nước? Câu 28: Vì sao khi hít phải khí CO có thể ngạt thở nhưng hít phải CO2 chỉ có phản ứng tăng nhịp tim và nhịp thở? Câu 29: Vì sao công nhân làm việc trong hầm than thường bị ngạt thở? Để cứu người bị ngất do ngạt thở người ta dung khí cacbogen( 5% CO2 và 95% O2) mà không phải là O2 nguyên chất? Em hãy giải thích tại sao? Câu 30: Giải thích tại sao khi thở sâu và giảm nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp? 31
Câu 31: Tại sao khi dừng chạy rồi mà chúng ta vẫn thở gấp thêm một thời gian nữa mới trở về nhịp thở bình thường? Câu 32: Khi chơi thể thao hay lao động nặng nhu cầu trao đổi khí tăng cao, hoạt động hô hấp của cơ thể biến đổi như thế nào để đáp ứng nhu cầu đó? Câu 33: Nhịp thở và độ sâu hô hấp thay đổi như thế nào trong các trường hợp sau? Giải thích cơ chế dẫn đến sự thay đổi đó? - Đang hoạt động thể lực - Phụ nữ mang thai - Hít phải khí CO Câu 34: Tại sao có thể nhin ăn vài ngày nhưng không thể nhin thở quá 2 phút? Câu 35: Không khí sạch có ích gì với hô hấp? Tại sao một người ngiện thuốc lá hay gặp vấn đề về hô hấp? * Câu hỏi sử dụng dạy bài 18, 19 Tuần hoàn máu.
Câu 36: Tại sao hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp với động vật có kích thước nhỏ? Câu 37: Tại sao khi nghe nhịp tim bằng ống nghetim phổi thì thường nghe 2 tiếng đạp gần như cùng lúc, một tiếng to và một tiếng nhỏ hơn? Câu 38: Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi? Câu 39: Ở trẻ em , nhịp tim đo đc là 120 - 140 lần/ phút . Theo em , thời gian của 1 chu kì ở trẻ em tăng hay giảm so với người trưởng thành . Nhịp tim của 1 em bé là 125 lần/ phút , căn cứ vào chu kì chuẩn ở người , hãy tính thời gian của các pha trog 1 chu kì tim của em bé đó? Câu 40: Ở trạng thái nghỉ ngơi nhịp tim và lưu lượng tim ở người thường xuyên luyện tập thể thao giống và khác so với người không luyện tập như thế nào? Vì sao? Câu 42: Một người sống 80 năm, nếu mỗi chu kỳ của tim kéo dài 0,8 giây thì: a) Tâm nhĩ làm việc bao nhiêu năm (biết pha co tâm nhĩ là 0,1 giây).
32
b) Tâm thất làm việc bao nhiêu năm ( biết tâm thất có 0,3 giây). c) Tâm không làm việc bao nhiêu năm (thời gian nghỉ là 0,4 giây Câu 43: Ở người, tim của thai nhi có một lỗ thông tâm thất trái và tâm thất phải. Trong một số trường hợp lỗ này không khép kín trước khi sinh. Nếu lỗ này không được phẫu thuật sửa lại thì nó ảnh hưởng tới nồng độ O2 máu đi vào tuần hoàn hệ thống của tim như thế nào? Câu 44: Một phụ nữ bị phù phổi, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân hở van tim. Bằng kiến thức đã học em hãy cho biết người đó bị hở van nào? Giải thích các hậu quả khác của bệnh? Câu 45: Một người ở vùng đồng bằng chuyển lên vùng núi sống một thời gian. Hãy cho biết những thay đổi về hoạt động và cấu trúc của hệ hô hấp, tuần hoàn và máu có thể xẩy ra ở người đó? Câu 46: Vì sao những người bị hở van nhĩ thất hoặc hen suyễn mãn tính thường bị suy tim6? Câu 47: Vì sao tim hoạt động theo nhịp gián đoạn nhưng máu lại chảy được liên tục trong hệ mạch? Câu 48: Thử tìm cách xác định động mạch và tĩnh mạch trên cổ tay của mình và nêu ra những dấu hiệu để nhận biết chúng? Câu 49: Vận tốc máu trong loại mạch nào nhanh nhấtloại mạch nào là chậm nhất? Nêu tác dụng của việc máu chảy nhanh hay chảy chậm trong từng loại mạch đó? Câu 50. Bệnh cao huyết áp là một trong những bệnh thường gặp ở hệ tim mạch . Ngoài bệnh cao huyết áp em còn biết những bệnh nào thường gặp ở hệ tim mạch nữa. Hãy kể tên những bệnh đó? Câu 51: Tại sao những người huyết áp cao dễ bị xuất huyết não và có thể dẫn đến bại liệt hoặc tử vong? Câu 52: Tại sao một người cao huyết áp ăn quá mặn dễ gây tai biến? Câu 53. Tại sao ăn nhiều mỡ động vật làm tăng huyết áp, dẫn đến suy tim? 33
Câu 54: Một số người do tính chất công việc thường phải đứng lâu, đứng nhiều thường mắc chứng giãn tĩnh mạch ở chân. Giải thích? Câu 55: Nguyên nhân nào dẫn đến chứng xơ vữa động mạch. Những đối tượng nào có nguy cơ mắc chứng xơ vữa động mạch? Em hãy cho biết một số biện pháp phòng tránh bệnh này? Câu 56: Một bệnh nhân bị hở van tim ( van nhĩ thất đóng không kín) -Nhịp tim của bệnh nhân có thay đổi không? Tại sao - Lượng máu bơm lên động mạch chủ trong mỗi chu kỳ tim có thay đổi không? Tại sao? - Huyết áp ở động mạch có thay đổi không? Tại sao? - Hở van tim gây ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của tim? Câu 57: Những tác nhân nào có có thể gây hại cho hoạt động của tim mạch? Em hãy nêu những biện pháp để bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân có hại? * Câu hỏi thực tiễn dạy bài 20. Cân bằng nội môi:
Câu 58: Tại sao cân bằng nội môi có vai trò quan trọng đối với cơ thể ? Kể tên một số bệnh do mất cân bằng nội môi. Câu 59: Một người bị nôn rất nhiều lần trong ngày do bị cảm.Bệnh nhân không những không giữ được nước và thức ăn mà nhiều dịch vị còn bị đẩy ra ngoài. Tình trạng gây nên mất cân bằng nội môi theo cách nào? Các cơ quan chủ yếu nào tham gia điều chỉnh lại cân bằng nội môi và các hệ cơ quan đó hoạt động như thế nào giúp đưa cân bằng nội môi trở lại bình thường? Câu 60. Một số động vật như chó mèo có ít tuyến mồ hôi. Bằng cách nào chúng điều hòa thân nhiệt khi trời nóng. Câu 61. Khi trời nóng, da bạn thường ửng hồng, bạn uống nhiều nước hơn nhưng khi trời lạnh da bạn thường tái đi và bạn ăn nhiều hơn. Hãy giải thích tại sao? Câu 62: Nguyên nhân của hiện tượng đái tháo nhạt? hãy dự đoán những thay đổi
34
về áp suất thẩm thấu , nồng độ Na+ trong huyết tương , lượng nước tiểu bài tiết và rennin trong huyết tương? Giải thích? Câu 63: Một nhà nghiên cứu tiến hành thí nghiệm về bệnh tiểu đường ở chuột. Chuột thí nghiệm được chia thành 3 nhóm: Nhóm 1: chuột bị cắt bỏ tuyến tụy và tuyến thượng thận Nhóm 2: chuột bị cắt bỏ tuyến tụy. Nhóm 3: chuột bình thường làm đối chứng Hãy so sánh nồng độ đường trong nước tiểu của 3 nhóm chuột trến sau 2 lần thí nghiệm. Giải thích? Câu 64. Tại sao những người bị tiểu đường lại thường tiểu tiện nhiều? Câu 65: Khi người mắc bệnh đái tháo đường bị nhiễm khuẩn tại sao nồng độ glucozo trong máu và một số hooc môn có xu hướng tăng lên? Câu 66: Tại sao những người đái tháo đường có PH máu tthấp hơn người bình thường? Câu 67: Khi người mắc bệnh đái tháo đường bị nhiễm khuẩn tại sao nồng độ glucozo trong máu và một số hooc môn có xu hướng tăng lên? Câu 68: Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh tiểu đường? Câu 69: Tại sao những người đái tháo đường có PH máu tthấp hơn người bình thường? Câu 70: Theo em nguyên nhân và cơ chế làm xuất hiện các triệu chứng vàng da, vàng niêm mạc mắt ở người? Câu 71. Khi ta uống nhiều nước thì lượng nước tiểu thải qua thận tăng lên. Tại sao? Câu 72: Khi uống rượu, cà phê lượng nước tiểu bài tiết ra tăng hơn so với lúc bình thường. Cơ chế làm tăng lượng nước tiểu của 2 loại thức uống này như thế nào? Câu 73: Vì sao một người bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn Escherichia coli thì PH
35
máu tăng và lượng nước tiểu giảm? Câu 74. Tại sao những người bị bệnh đái tháo đường có pH máu thấp hơn người bình thường? Câu 75. Khi lao động quá mức, pH của máu hơi ngả về tính axit. Giải thích? Nếu để tình trạng lao động quá sức này kéo dài thì hậu quả sẽ thế nào? ❖
Biện pháp 2. Thiết kế bài tập tình huống để rèn luyện kĩ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn trong dạy học phần B. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, Sinh học 11 * Bài tập tình huống dạy bài 15, 16 - Tiêu hóa ở động vật
Bài tập tình huống 1 : Trong khi tranh luận về các cơ quan có trong ống tiêu hóa của người và một số động vật như giun đốt, chim, châu chấu Minh nói : - Các động vật giun đốt, chim, châu chấu có các bộ phận trong ống tiêu hóa giống ống tiêu hóa của người. - Hòa lại nói : Chim, châu chấu và giun đất có mề còn người thì không ? - Quang nói : Theo mình ống tiêu hóa của giun đốt, chim, châu chấu có thêm diều và dạ dày tuyến nhưng mình không biết chức năng của chúng là gì. Theo em bạn nào nói đúng. Hãy nói cho các bạn biết chức năng của các bộ phận diều, dạ dày tuyến ? Bài tập tình huống 2 : Lan nhận thấy khi cho gà ăn mẹ thường trộn thêm vào lúa một ít sỏi nhỏ. Bạn ấy không biết gà ăn sỏi vào có tác dụng gì. Em hãy giải thích giúp bạn nhé ? Bài tập tình huống 3: Khi tìm hiểu về tiêu hóa của thú ăn thực vật, một HS đã thắc mắc như sau : - Tại sao trâu ,bò lại có thể ăn rơm trong khi đó con người thì không? sao nó lại phải nhai lại sau mỗi lần ăn? - Tại sao cỏ có hàm lượng prôtêin rất thấp, nhưng bò vẫn sinh trưởng và phát 36
triển tốt và thịt bò lại chứa hàm lượng prôtêin cao. - Tại sao khi bò bị nhiễm bệnh thay vì cho bò uống thuốc kháng sinh người ta thường dùng thuốc kháng sinh tiêm trực tiếp vào máu. Em hãy giúp bạn giải đáp thắc mắc trên. Bài tập tình huống 4: Bạn Hùng lúng túng khi đưa ra câu trả lời cho câu hỏi sau : Trong hệ tiêu hóa của người khi cắt bỏ cơ quan nào sau đây thì ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tiêu hóa : Dạ dày, Túi mật, Tuyến tụy. Giải thích. - Em hãy giúp bạn Hùng hoàn thành câu hỏi trên. - Theo em trong các tế bào : Tế bào trùng giày, tế bào thành túi tiêu hóa ở ruột khoang, tế bào thành ruột non của người. Loại tế bào nào có ít bào quan lizôxôm nhất? Bài tập tình huống 5: Một thực tế thường thấy là những người lái xe đường dài rất hay bị đau dạ dày. Em hãy lái giải tại sao?. Bài tập tình huống 6: Sau khi vừa ăn xong bữa tối, bạn Hương định nằm ra ghế sofa thì bố bạn ấy nói : “ Vừa ăn xong không nên nằm dễ bị đau dạ dày lắm ! ” . Theo em, bố bạn Lan nói vậy có đúng không ? Giải thích ? Bài tập tình huống 7: Trước khi ăn, một số người thích húp một bát canh nhỏ hoặc một muôi canh rồi sau đó mới ăn. Bình luận về thói quen này có người nói: - Húp canh như vậy là không tốt vì nó làm loãng dịch vị, do đó thức ăn không được hấp thụ hết.
37
- Người khác lại nói húp canh trước khi ăn như vậy là tốt; Một số người khác cho rằng thói quen húp canh như vậy chẳng có lợi cũng chẳng có hại gì cho việc hấp thụ thức ăn? Em hãy cho biết cách lập luận nào đúng và giải thích tại sao? Bài tập tình huống 8 Hệ thống răng của một nhóm động vật có đặc điểm: răng cửa sắc nhọn, răng nanh dài và sắc nhọn, răng hàm to và có ít gờ. Một học sinh khẳng định động vật này thuộc nhóm thú ăn thực vật. Em có nhận xét gì về kết luận của bạn HS trên? Giải thích. Bài tập tình huống 9: Để nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi bà con nông dân thường cho trâu bó ăn một lượng thức ăn rất lớn hoặc ủ rơm với urê cho trâu bò ăn. Cơ sở nào để bà con nông dân làm như vậy? * Bài tập tình huống dạy bài 17- Hô hấp ở động vật
Bài tập tình huống 10: Hằng và nga tranh luận với nhau , Nga nói rằng châu chấu và chim đều hô hấp bằng ống khí nên hai loài này đều có hiệu quả trao đổi khí rất cao. Còn hằng thì không đồng ý với ý kiến cua Nga và cho rằng chim hô hấp có hiệu quả hơn. Bằng kiến thức của mình em hãy giải thích giúp 2 bạn ? Bài tập tình huống 11 Ở người, lượng O2 trong phổi chiếm 36%, trong máu chiếm 51% và ở các cơ là 13% tổng lượng O2 trong cơ thể. Ở một loài động vật có vú khác, lượng ôxi ở phổi, trong máu và ở các cơ tương ứng là 5%, 70% và 25%. Từ sự phân bố O2 trong cơ thể, em có suy nghĩ gì về môi trường sống của loài động vật có vú này.
38
Bài tập tình huống 12 : Khi ngủ say hoặc đang làm việc, chúng ta không hề để ý tới hoạt động hô hấp, cơ thể chúng ta vẫn thở đều đặn. Một bạn HS giải thích rằng đó là vì hoạt động hô hấp là phản xạ không điều kiện. Một bạn khác lại giải thích đó là do sự điều hành của hệ thần kinh. Em đồng ý với ý kiến nào hay có cách giải thích khác không ? Vì sao em lại có suy nghĩ như vậy ? Bài tập tình huống 13 Đã có cuộc tranh luận về cái chết của trẻ sơ sinh Bệnh viện cho rằng bé chết trước khi sinh Người nhà bé khẳng định bé đã bật tiếng khóc chào đời. Pháp y đã giải quyết bằng cách cắt một mẫu phổi của trẻ bỏ vào cốc nước và thấy mẫu phổi chìm. Họ đưa ra kết luận đứa bé chết trước khi sinh và nhận định của bệnh viện là đứng. Dựa vào kiến thức đã học em hãy giải thích kết luận trên. Bài tập tình huống 14: Có ý kiến cho rằng: Đã lao động chân tay thì không cần phải tập thể dục. Quan điểm của em về vấn đề này như thế nào? Giải thích. Bài tập tình huống 15: Một người tai nạn giao thông bị một cú ngã mạnh làm gãy xương sườn. Đầu gãy của xương sườn xé một lỗ nhỏ trong các màng bao quanh ở bên phổi phải Em hãy cho biết khi đó thể tích phổi, nhịp thở và độ sâu hô hấp của người này thay đổi như thế nào? * Bài tập tình huống Dạy - học tuần hoàn hở ở động vật)
Bài tập tình huống 16: Một HS đã lúng túng khi giải thích : tại sao hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp với động vật có kích thước nhỏ và ít vận động. 39
- Em hãy giúp bạn giải quyết vứng mắc trên. - Tại sao châu chấu có khả năng hoạt động linh hoạt nhưng lại duy trì hệ tuần hoàn hở trong cơ thể. Bài tập tình huống 17 Một bạn HS thắc mắc: tại sao đều cùng là động vật có xương sống nhưng cá lại có hệ tuần hoàn đơn trong khi đó lưỡng cư, bò sát, chim, thú lại có hệ tuần hoàn kép. Em hãy giúp bạn để giải đáp thắc mắc trên. Bài tập tình huống18 : An cho rằng : Máu chảy trong động mạch luôn là máu đỏ tươi (máu giàu O2), còn máu chảy trong tĩnh mạch luôn là máu đỏ thẩm (máu giàu CO2). Theo em kết luận của bạn An là đúng hay sai ? Giải thích. Bài tập tình huống 19: Để tìm hiểu tính tự động của tim người ta làm thí nghiệm trên tim ếch và thu được kết quả như sau: - Trường hợp 1: dung chỉ thắt một nút giữa xoang tĩnh mạch và phần còn lại của tim, thấy xoang nhĩ tiếp tục co bóp, phần còn lại ngừng co.Sau một thời gian phần còn lại này co bóp trở lại song với nhịp chậm hơn so với nhịp co bóp của xoang nhĩ. - Trường hợp 2: giữ nguyên nút thắt thứ nhất, tiến hành nút thắt thứ 2 giwuax tâm nhĩ và tâm thất( hơi lệch về phía tâm thất), tâm thất ngừng co. - Trường hợp 3: Tháo nút thắt một và hai tiến hành nút thắt thứ 3 ở mỏm tim thì phần trên nút thắt co bóp phần dưới nút thắt ngừng co. Căn cứ vào kết quả thí nghiệm nêu trên, phân tích và rút ra kết luận về tính tự động của tim? Bài tập tình huống 20: Người ta tiến hành thí nghiệm mổ ếch. Cơ đùi và tim được đặt trong dung dịch nước muối sinh lí. Quan sát thấy cơ đùi không còn phản ứng co, còn tim vẫn 40
đập mặc dù đã tách ra khỏi cơ thể. Em hãy giải thích hiện tượng này? Bài tập tình huống 21 : Theo kết quản nghiên cứu về nhịp tim của một số loài được thống kê như sau : Loài động vật
Nhịp tim (số lần/phút)
Voi
35-45
Mèo
110-130
Cừu
70-80
Chuột
720-780 Từ kết quả nghiên cứu em rút ra nhận xét gì ? Giải thích tại sao lại dẫn tới sự
khác nhau đó. Bài tập tình huống 21: Hai bạn HS tranh luận Bạn thứ nhất cho rằng : trong 2 biện pháp là biện pháp tăng nhịp tim và biện pháp tăng lực co tim thì biện pháp có lợi cho tim hơn là tăng nhịp tim. Bạn thứa hai lại cho rằng: trong 2 biện pháp là biện pháp tăng nhịp tim và biện pháp tăng lực co tim thì biện pháp có lợi cho tim hơn là tăng lực co tim. Theo em quan điểm của bạn nào đúng ? Giải thích. Bài tập tình huống 22 ( củng cố kiến thức tuần hoàn máu) Anh Hùng có ý định đi hiến máu nhân đạo vào dịp cơ quan anh tổ chức. Tuy nhiên anh đang phân vân vì sợ rằng hiến máu có hại cho sức khỏe và anh có được hiến máu hay không. Em hãy tư vấn cho anh ấy biết hiến máu có hại cho sức khỏe không và những ai có thể hiến máu? Bài tập tình huống 23 Một người đàn ông nặng 65kg di tham gia hiến máu nhân tạo. theo quy định về 41
hiến máu nhân đạo thì lượng máu cho không quá 1/10 lượng máu cơ thể. a) Lượng máu trong cơ thể người đàn ông là mấy lít? b) lượng máu tối đa mà người đàn có thể cho theo quy định là bao nhiêu ml? Bài tập tình huống 24: Marey tiến hành một thí nghiệm như sau : Dùng một bình nước treo ở một độ cao không đổi, nối vào một ống cao su rồi chia thành 2 nhánh : một nhánh được nối vào ống thủy tinh, nhánh kia được nối vào ống cao su, cho chảy vào 2 lọ. Dùng một kẹp, kẹp nhịp nhàng vào ống cao su ở gốc cho nước chảy theo từng đợt. - Em hãy dự đoán về hiện tượng nước chảy ở 2 nhánh (ống cao su và ống thủy tinh) và lượng nước thu được ở 2 lọ có gì khác nhau không ? - Thí nghiệm trên nhằm chứng minh vấn đề gì. Bài tập tình huống 25 : Nghiên cứu về vận tốc máu chảy trong hệ mạch của người trưởng thành thu được kết quả như sau: Loại mạch máu
Vận tốc máu (mm/s)
Động mạch chủ
500-600
Động mạch lớn
150-200
Động mạch bé
5
Mao mạch
0,5
Tĩnh mạch
60-140
Tĩnh mạch chủ
200
- Qua kết quả nghiên cứu đó em có nhận xét gì về vận tốc máu chảy trong hệ mạch? Ý nghĩa của sự thay đổi đó. - Theo em mạch đập ở cổ tay có phải do máu chảy trong mạch gây ra hay không ? Giải thích. 42
Bài tập tình huống 27: Ba bạn HS tranh luận nhau về nhịp tim và huyết áp trong trường hợp người bị hở van tim (van nhĩ thất đóng không kín). Bạn Mạnh cho rằng: giai đoạn đầu thì nhịp tim và huyết áp sẽ không thay đổi, nhưng về sau nhịp tim và huyết áp đều tăng mạnh. Bạn Quỳnh cho rằng: giai đoạn đầu nhịp tim tăng nhưng huyết áp không thay đổi, về sau thì nhịp tim và huyết áp đều giảm. Bạn Dương lại cho rằng: giai đoạn đầu nhịp và huyết áp đều giảm, nhưng về sau thì nhịp tim và huyết áp ổn định bình thường. Em đồng ý với quan điểm của bạn nào? Giải thích. Bài tập tình huống 28: Có ý kiến cho rằng: Một vận động viên điền kinh, muốn nâng cao thành tích thi đấu thì vận động viên đó nên lên các vùng núi cao để tập luyện. Ý kiến của em về quan điểm trên. *
Bài tập tình huống dạy bài 20. Cân bằng nội môi
Bài tập tình huống 29: Một người không bị bệnh tiểu đường, không ăn uống gì để đi xét nghiệm máu. Khi xét nghiệm máu, bác sĩ thông báo nồng độ glucagôn cao, nồng độ insulin thấp. Bệnh nhân đó rất lo lắng. Nếu em là bác sĩ, em sẽ giải thích cho bệnh nhân đó như thế nào? Bài tập tình huống 30 Khi tìm hiểu về vai trò của thận trong cơ chế điều hòa áp suất thẩm thấu một HS đã khái quát vai trò của thận bằng sơ đồ sau : “Đời cha ăn mặn -> đời con khát nước -> đời cháu đi tiểu” Vận dụng kiến thức về vai trò của thận hãy chứng minh sơ đồ mà bạn HS đưa ra ở trên là đúng ?
43
Bài tập tình huống 31: Một bệnh nhân cấp cứu vì uống nhầm phải thuốc lợi tiểu quá nhiều. Em hãy dự đoán bác sĩ sẽ chọn phương pháp nào để điều trị cho bệnh nhân này? Giải thích?
- Truyền dụng dịch sịnh lý đẳng trương - Truyền huyết tương - Cho uống dung dịch giống giao cảm.
Bài tập tình huống 32: . Một người bị ngộ độc thức ăn. Do đó bị nôn mửa nhiều đến nổi người đó không ăn và uống trong vòng 24 giờ, dạ dày bị mất nhiều dịch axit. Theo em cơ thể người bệnh có những đáp ứng nào để điều chỉnh cân bằng nội môi giữ pH máu và huyết áp ổn định? * Sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học phần B. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, Sinh học 11 Căn cứ vào quy trình rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn hình đã đề xuất ở Ví dụ minh họa sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện VDKT vào thực tiễn *Bước 1: GV giới thiệu ý nghĩa, bản chất, yêu cầu của kĩ năng VDKT vào thực tiễn: VDKT vào thực tiễn sẽ giúp các em áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Không những thế khi có kỹ năng VDKT vào thực tiễn HS sẽ là cơ sở để phát triển các năng lực như: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác… * Bước 2: GV làm mẫu thông qua giải bài tập tình huống sau: Bài tập tình huống( dạy- học vai trò của gan ) Một người không bị bệnh tiểu đường, không ăn uống gì để đi xét nghiệm máu. Khi xét nghiệm máu, bác sĩ thông báo nồng độ glucagôn cao, nồng độ insulin thấp. Bệnh nhân đó rất lo lắng. Nếu em là bác sĩ, em sẽ giải thích cho bệnh nhân đó như thế nào? Với kiến thức đã biết (tiền đề): 44
+ Tham gia điều hòa lượng glucôzơ trong máu có sự tham gia của 2 hoocmôn ở tuyến tụy là: insulin và glucagôn. + Khi nồng độ glucôzơ trong máu cao thì tuyến tụy tiết insulin chuyển hóa glucôzơ thành glicôgen → giảm đường huyết. + Khi nồng độ glucôzơ trong máu thấp thì tuyến tụy tiết glucagôn chuyển hóa glicôgen thành glucôzơ → tăng đường huyết. Kết luận: - Bệnh nhân đó không nên lo lắng vì: + Tham gia điều hòa lượng glucôzơ trong máu có sự tham gia của 2 hoocmôn ở tuyến tụy là: insulin và glucagôn. + Khi nồng độ glucôzơ trong máu cao thì tuyến tụy tiết insulin chuyển hóa glucôzơ thành glicôgen → giảm đường huyết. + Khi nồng độ glucôzơ trong máu thấp thì tuyến tụy tiết glucagôn chuyển hóa glicôgen thành glucôzơ → tăng đường huyết. + Do bệnh nhân không ăn uống nên hàm lượng glucôzơ trong máu giảm. Hàm lượng glucôzơ trong máu sẽ được gan bù lại nhờ chuyển glicôgen dự trữ thành glucôzơ. Vì thế khi xét nghiệm máu thì cho kết quả là nồng độ glucagôn cao, nồng độ insulin thấp. * Bước 3: Để rèn luyện kĩ năng VDKT vào thực tiễn, cho HS làm bài tập tình huống sau đây: Bài tập tình huống Bạn Hùng lúng túng khi đưa ra câu trả lời cho câu hỏi sau : Trong hệ tiêu hóa của người khi cắt bỏ cơ quan nào sau đây thì ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tiêu hóa : Dạ dày, Túi mật, Tuyến tụy. Giải thích. Bằng kiến thức tiêu hóa em hãy giúp bạn Hùng hoàn thành câu hỏi trên. * Bước 4: HS thảo luận toàn lớp, thực hiện kĩ năng VDKT vào thực tiễn :
45
Giáo viên có thể sử dụng các câu hỏi gợi ý như sau để giúp HS thảo luận có hiệu quả. - Vai trò của dạ dày, tuyến tụy, túi mật với quá trình tiêu hóa - Hậu quả khi bị cắt dạ dày, tuyến tụy, túi mật. HS đại diện của các nhóm phát biểu và tranh luận. * Bước 5: Kết luận, chính xác hóa kiến thức. Sau khi HS nghiên cứu, trao đổi để giải bài tập tình huống, chúng tôi tổ chức phân tích và thảo luận toàn lớp về tiền đề xuất phát, lập luận và kết luận. Vận dụng kiến thức về tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa - Dạ dày tiêu hóa thức ăn về mặt cơ học và tiết em zim pepsin tiêu hóa một phần prôtêin - Tụy là 1 tuyến tiêu hóa nó có chức năng vừa ngoại tiết vừa nội tiết. - Chức năng ngoại tiết: Tiết ra các men tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn.Tuyến tụy sản xuất các men tiêu hóa có khả năng tiêu hóa gần như tất cả các thành phần thức ăn. - Chức năng nội tiết: Tiết Hormon Glucagon (Làm tăng đường huyết) và Insulin (Làm giảm đường huyết). - Mật do gan tiết ra , tuy nhiên nếu cắt túi mật thì mật có thể đổ vào tá tràng Kết luận: - Dạ dày tiêu hóa thức ăn về mặt cơ học và tiết em zim pepsin tiêu hóa một phần prôtêin - Tụy là 1 tuyến tiêu hóa nó có chức năng vừa ngoại tiết vừa nội tiết. - Chức năng ngoại tiết: Tiết ra các men tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn.Tuyến tụy sản xuất các men tiêu hóa có khả năng tiêu hóa gần như tất cả các thành phần thức ăn. - Chức năng nội tiết: Tiết Hormon Glucagon (Làm tăng đường huyết) và Insulin (Làm giảm đường huyết). Thức ăn không tiêu hóa được, đái tháo đường do không có Hormon Insulin…
46
- Còn nếu cắt bỏ túi mật thì: Vì túi mật là nơi chứa mật, còn tiết mật là do gan khi túi mật bị cắt mật có thể theo ống dẫn đổ vào tá tràng nên việc cắt túi mật không hề ảnh hưởng đến sức khoẻ về sau này. Do đó, tiêu hóa thức ăn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng hơn cả khi cắt bỏ tuyến tụy. ❖ Biện pháp 3: Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án để rèn kĩ năng
vận dụng kiến thức Sinh học vào thực tiễn thông qua dạy học phần B. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật Trong thực tế để triển khai dạy học theo phương pháp dạy học dự án một cách hiệu quả cần phải có đầy đủ các điều kiện về mặt thời gian, cơ sở vật chất, trình độ nhận thức chung của học sinh nơi tiến hành dự án...Trong giới hạn của đề tài này, chúng tôi chỉ thực hiện những dự án nhỏ với nội dung chỉ trong một phần hay một bài học. Chúng tôi lựa chọn những phần và bài học có nhiều kiến thức liên quan đến thực tiễn để sản phẩm dự án trở nên phong phú hơn, kích thích được sự hứng thú và tích cực của học sinh. Sau đây chúng tôi xin được trình bày một vài dự án mà chúng tôi đã tiến hành. Dự án thứ nhất: “Tìm hiểu: Bệnh lí ở người do mất cân bằng nội môi. a. Kế hoạch bài dạy * Mục tiêu
- Tìm hiểu các bệnh ở người do mất cân bằng nội môi. - Tạo môi trường học tập theo nhóm cho học sinh: (phân nhóm, phân vai, phân việc, thảo luận, cùng hoàn thành sản phẩm. - Hình thành thói quen làm việc có kế hoạch, tổ chức cho học sinh. - Rèn luyện kỹ năng VDKT vào thực tiễn, RLKN tìm kiếm thông tin qua nhiều nguồn: sách, báo, đặc biệt qua internet. - Rèn kỹ năng trình bày sản phẩm dưới nhiều hình thức: thuyết trình, phỏng vấn, trình chiếu. - Rèn kỹ năng lắng nghe và chia sẻ kinh nghiệm với bạn 47
- Phát triển các năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức… * Đối tượng: Học sinh khối 11 * Thời gian: Lên kế hoạch và triển khai dự án trong vòng 1 tuần sau đó công
bố sản phẩm trong 1 tiết học. * Phương pháp - Làm việc theo nhóm - Phương pháp tự nghiên cứu, khảo sát tình hình thực tế - Phương pháp thu thập thông tin và xử lý thông tin - Phương pháp trình bày ❖ Nội dung dự án:
Tìm hiểu về Tên dự án : Bệnh lí ở người do mất cân bằng nội môi. b. Để hoàn thiện đầy đủ dự án thì học sinh phải giải quyết được các vấn đề sau: 1.
Khái niệm,cơ chế và ý nghĩa của cân bằng nội môi.
2.
Một số bệnh thường gặp do mất cân bằng nội môi.
3.
Biểu hiện, hậu quả của các bệnh do mất cân bằng nội môi.
4.
Tình hình diễn biến của bệnh hiện nay
5. Cách phòng tránh các bệnh do mất cân bằng nội môi. c. Quy trình thực hiện • Chia nhóm: - Tùy vào sĩ số cụ thể của mỗi lớp mà GV chia nhóm cho phù hợp.. Việc chia nhóm có thể do học sinh tự chia hoặc do chia nhóm ngẫu nhiên. • Lựa chọn tên dự án: Tìm hiểu bệnh do mất cân bằng nội môi và cách phòng tránh. • Nhiệm vụ của Giáo viên 48
- Gợi ý cho từng nhóm cách làm việc: - Nói rõ cho HS về nhiệm vụ của từng chuyên gia - Gợi ý cho HS cách phân công công việc có thể theo các chủ đề nhỏ hoặc theo vai trò của từng chuyên gia. - Gợi ý cách hoạt động ví dụ như nhóm tuyên truyền và nhóm nghiên cứu có thể cùng hoạt động, nhóm trình bày và nhóm giải pháp. (Giáo viên phải thường xuyên kiểm tra công việc của học sinh trong thời gian học sinh xây dựng dự án; Giáo viên có thể hỗ trợ, cung cấp cho học sinh các mã nguồn tài liệu ) • Nhiệm vụ của học sinh
CHỦ ĐỀ 1
NỘI DUNG TÌM HIỂU
Các bệnh do mất cân bằng - Liệt kê các bệnh do mất cân bằng nội nội môi
môi. - Biểu hiện và hậu quả của các bệnh này - Tình hình diễn biến của bệnh hiện nay.
2
Cách phòng tránh các bệnh Cách phòng tránh các bệnh do mất cân mất cân bằng nội môi
bằng nội môi.
• Kế hoạch thực thiện Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bước 1. Lập kế hoạch ( Thực hiện trên lớp) Nêu tên dự án
Nêu tình huống có vấn đề Nhận biết chuyên đề dự án về bệnh xơ gan, suy thận, loét hành tá tràng, viêm phế quản cấp… để dẫn đến
49
tên dự án. Xây dựng các tiểu - Tổ chức cho HS phát - Hoạt động nhóm, chia sẻ các ý chuyên
đề/
tưởng
ý triển ý tưởng, hình thành tưởng. các tiểu chuyên đề.
- Cùng GV thống nhất các tiểu
- Thống nhất ý tưởng và chuyên đề : lựa chon các tieur chuyên + Bệnh loét hành tá tràng. đề + Bệnh tràn dịch phổi + Bệnh xơ vữa động mạch. +Bệnh gan nhiễm mỡ. + Bệnh suy thận. Lập
kế
hoạch - Yêu cầu HS nêu các - Căn cứ vào chuyên đề học tập
thực hiện dự án
nhiệm vụ cần thực hiện và gợi ý của GV, HS nêu ra các của dự án.
nhiệm vụ phải thực hiện.
- GV gợi ý bằng các câu - Thảo luận và lên kế hoạch hỏi về nội dung cần thực thực hiện nhiệm vụ (nhiệm vụ, hiện.
người thực hiện, thời lượng,
+ Nguyên nhân gây bệnh phương pháp, phương tiện, sản phẩm) là gì ? + Tình hình bệnh hiện nay + Thu thập thông tin như thế nào ?
+ Điều tra, khảo sát hiện trạng
+ Triệu chứng của bệnh.
(nếu có thể)
+ Bệnh có lây nhiễm hay + Thảo luận nhóm để xử lý không ? Nếu có thì lây qua thông tin. con đường nào ?
+ Viết báo cáo.
+ Các biện pháp phòng + Lập kế hoạch tuyên truyền tránh và điều trị.
phòng chống bệnh.
50
Bướ 2 : Thực hiện kế hoạch dự án và xây dựng sản phẩm ( 1 tuần) Hoạt động vào thời gian ngoài giờ lên lớp. - Thu thập thông - Theo dõi, hướng dẫn, - Thực hiện nhiệm vụ theo kế tin.
giúp đỡ các nhóm ( xây hoạch.
- Điều tra, khảo dựng câu hỏi trong phiếu - Từng nhóm phân tích kết quả điều tra, cách thu thập thu thập được và trao đổi về sát hiện trạng. thông tin, kĩ năng giao cách trình bày sản phẩm. - Thảo luận nhóm tiếp…) để xử lý thông tin - Xây dựng và báo cáo sản và lập dàn ý báo - Theo dõi, giúp đỡ các phẩm của nhóm. cáo. - Hoàn thành báo cáo của nhóm.
nhóm (xử lí thông tin, cách trình bày sản phẩm của các nhóm)
Bước 3 : Báo cáo kết quả và nêu ý tưởng về chiến lược tuyên truyền phòng thánh và điều trị các bệnh lí do mất cân bằng nội môi ở địa phương Báo cáo kết quả
- Tổ chức cho các nhóm - Các nhóm báo cáo kết quả. báo cáo kết quả và phản - Trình chiếu Powerpoint. hồi. - Trình chiếu dưới dạng các file - Gợi ý các nhóm nhận video. xét, bổ sung cho các nhóm khác.
- Các nhóm tham gia phản hồi về trình bày của nhóm bạn. - HS trả lời câu hỏi dựa vào các kết quả thu thập được từ mỗi nhóm và ghi kiến thức cần đạt vào vở.
Nhìn lại quá trình - Tổ chức đánh giá, tuyên - các nhóm tự đánh giá, đánh thực hiện dự án
dương nhóm, cá nhân
giá lẫn nhau. 51
Nêu ý tưởng về - Yêu cầu HS nêu ý tưởng - Nhóm trưởng báo cáo kết quả chiến lược tuyên các nhóm.
tổng hợp về chiến dịch tuyên
truyền
phòng - GV cho các nhóm thảo truyền ở địa phương. tránh và điều trị luận và lựa chọn một ý các bệnh lí do tưởng tốt nhất, phù hợp mất cân bằng nội với điều kiện. môi ở địa phương d. Kiểm tra đánh giá • Kiểm tra : + Giáo viên phải thường xuyên trong suốt thời gian làm dự án + Giáo viên có một buổi kiểm tra sản phẩm cuối cùng Đánh giá: có 2 hình thức đánh giá + Giáo viên có tiêu chí đánh giá riêng + HS các nhóm khác có phiếu đánh giá sản phẩm của các nhóm khác • Đánh giá sản phẩm chung của nhóm: ví dụ tranh, tập san… • Đánh giá bài trình diễn mẫu học sinh. • Đánh giá kết quả hoạt động của từng cá nhân thông qua vấn đáp CÂU HỎI PHỎNG VẤN Câu 1. Nguyên nhân gây bệnh là gì? Câu 2. Những người nào có nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao? Câu 3. Biểu hiện và hậu quả của bệnh? Câu 4: Vì sao huyết áp cao không nên ăn nhiều mỡ động vật? Câu 4. Các biện pháp phòng bệnh?
52
❖
Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức
Sinh học vào thực tiễn Với sự phân bố lượng kiến thức và phân phối chương trình như hiện nay, trong giờ học nếu yêu cầu HS liên hệ thực tế nhiều sẽ ảnh hưởng đến phân phối chương trình, đến việc thực hiện các mục tiêu dạy học khác. Bởi vậy việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp tạo cơ hội để học sinh củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng là rất cần thiết. Khi thực hiện hình thức hoạt động ngoài lớp, giáo viên đưa ra các chủ đề mới, đề tài để học sinh có sự khai thác sâu hơn, tập dượt nghiên cứu nhiều hơn. Qua đó, học sinh luyện được cách tự học, cách giải quyết vấn đề, kĩ năng quan trọng trong việc học. Vì vậy để giúp học sinh nắm chắc, hiểu kiến thức sâu, nhớ lâu và rèn luyện được KNVDKT vào thực tiễn thì ngoài các tiết dạy trên lớp GV cần tổ chức hoặc hướng dẫn HS tham gia các hoạt động như: * Tổ chức giờ thực hành
Bài 21: ĐO MÔT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ Ở NGƯỜI. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Học xong bài này, HS cần phải: 1. Kiến thức -
Biết cách đếm và đếm được nhịp tim
-
Biết cách đo và đo được huyết áp
-
Biết đo thân nhiệt
2. Kĩ năng -
Rèn kĩ năng thao tác thực hành cẩn thận, tỉ mỉ
-
Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức giải thích kết quả thực hành.
3. Thái độ - Bảo vệ sức khoẻ 4. Phát triển các năng lực:
53
-
Năng lực hợp tác
-
Năng lực giải quyết vấn đề
-
Năng lực thực nghiệm…
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Thực hành III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC -
Nhiệt kế
- Huyết áp kế,
- Đồng hồ bấm giây
IV. NỘI DỤNG VÀ CÁCH TIẾN HÀNH
54
1. Cách đếm nhịp tim - Cách 1: Đeo ống nghe tim phổi vào tai và đặt một đầu ống nghe vào phía ngực bên trái và đếm nhịp tim trong 1 phút
- Cách 2: Ấn 3 ngón tay (trỏ, giữa, đeo nhẫn) vào rãnh quay cổ tay (tay để ngửa) và đếm số lần mạch đập trong 1 phút à Cách bắt mạch cổ tay)
GV yêu cầu HS đo nhịp tim ở 3 trạng thái: khi ngồi yên, sau khi chạy nhảy tại chỗ 5-7 phút, sau khi chạy nhảy nghỉ 5 phút rồi đo lại. 2, Cách đo huyết áp a. Đo huyết áp bằng huyết áp kế đồng hồ - Người được đo nằm hoặc ngồi ở tư thế thoải mái - Cánh tay duỗi thẳng lên bàn và kéo tay áo lên gần nách - Quấn bao cao su bọc vải của huyết áp kế quanh cánh tay trái phía trên khuỷu tay - Vặn chặt núm xoay của quả bóng bơm theo chiều kim đồng hồ và bơm khí vào bao cao su của huyết áp kế cho đến khi kim đồng hồ chỉ ở 160-180mmHg thì dừng lại 55
- Vặn mở từ từ núm xoay ngược chiều kim đồng hồ để xả hơi, đồng thưòi dùng ống nghe tim mạch để nghê tiếng đập ở động mạch cánh tay
- Chú ý: Khi bắt đầu nghê tiếng đấp đầu tiên àHuyết áp kế chỉ huyết áp tối đa Tiếp tục xả hơi nghê được tiếng đập đều đều cho đến khi không nghe thấy tiếng đập nữa à Huyết áp kế chỉ huyết áp tối thiểu Để kết quả đo chính xác nên đo lại vài lần b. Đo huyết áp bằng huyết áp kế điện tử - Người được đo ngồi và cánh tay trái duỗi ra và nằm ngang với vị trí của tim và kéo tay áo lên gần nách - Quấn bao cao su bọc vải quanh cánh tay trái phía trên khuỷu tay - ấn núm công tắc máy sẽ tự động đo và hiển thị giá trị huyết áp trên màn hình khi máy phát ra tiếng kêu “pip” - Gía trị huyết áp tối đa hiển thị phía bên trái màn hình -
Giá trị huyết áp tối thiểu hiển thị phía bên phải màn hình
-
Giá trị nhịp tim hiển thị phía bên phải màn hình
- Khoảng cách giữa 2 lần đo là 5 – 8 phút GV yêu cầu HS đo huyết áp ở 3 trạng thái: khi ngồi yên, sau khi chạy nhảy tại chỗ 5-7 phút, sau khi chạy nhảy nghỉ 5 phút rồi đo lại. 3. Cách đo nhiệt độ cơ thể 56
- Kẹp nhiệt kế vào nách hoặc ngậm vào miệng trong 2 phút rồi lấy ra đọc kết quả
GV yêu cầu HS đo nhịp tim ở 3 trạng thái: khi ngồi yên, sau khi chạy nhảy tại chỗ 5-7 phút, sau khi chạy nhảy nghỉ 5 phút rồi đo lại. IV. THU HOẠCH HS đo các chỉ tiêu sinh lí của các thành viên trong nhóm rồi ghi vào bảng sau: Bảng kết quả đo nhịp tim( nhịp/ phút) và huyết áp( mmHg)
Tên thành viên nhóm
Nhip tim khi
Ngay sau khi
Sau khi nghỉ
ngồi yên
chạy 5 phút
chạy 5 phút
Nhịp
Huyết
Nhịp
Huyết
Nhịp
Huyết
tim
áp
tim
áp
tim
áp
57
Bảng đo thân nhiệt: ( 0C): Tên thành viên nhóm
Lần 1
Lần 2
Lần 3
Câu hỏi thảo luận: - Hãy nhận xét kết quả đo các chỉ tiêu sinh lý ở các thời điểm khác nhau của cả nhóm. - Giải thích tại sao các kết quả đó lại thay đổi khi nghỉ ngơi, ngay sau khi hoạt động và sau khi hoạt đô ngj được nghỉ ngơi sau một thời gian Một số hình ảnh thực hành của học sinh HS đo nhịp tim
HS đo nhịp tim và huyết áp
58
HS đo nhiệt độ cơ thể 2.5. Thiết kế giáo án dạy học có sử dụng các biện pháp đã đề xuất Chúng tôi đã thiết kế 2 giáo án gồm các bài: Bài 16: Tiêu hóa ở động vật( tiếp theo), Bài 17 Hô hấp ở động vật, bài 19- Tuần hoàn máu( tiếp theo), Bài 20 Cân bằng nội môi. Dưới đây, chúng tôi xin minh họa giáo án bài bài 19- Tuần hoàn máu( tiếp theo), còn các giáo án khác chúng tôi để ở phần phụ lục. BÀI 19: TUẦN HOÀN MÁU(tt) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức. - Giải thích được tại sao tim có khả năng đập tự động - Nêu được đặc tính tim hoạt động theo chu kì. - Nêu được khái niệm về huyết áp và giải thích được tại sao huyết áp giảm dần trong hệ mạch. - Mô tả được sự biến động của vận tốc máu trong hệ mạch và nêu được nguyên nhân của sự biến động đó. 2. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, suy luận. - Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn 3. Thái độ. - Xây dựng thái độ bảo vệ sức khỏe con người. 59
- Xây dựng thái độ yêu thích môn học, niềm tin khoa học. 4. Năng lực hướng tới: - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực hợp tác - Năng lực tưu day lôgic II. Phương tiện dạy học - Tranh hình phóng to hình 19.1. 19.2, 19.3, 19.4 - Phiếu học tập. - Máy tính, máy chiếu. III. Phương pháp dạy học - Hỏi đáp nêu vấn đề. - Dạy học theo dự án - Bài tập tình huống rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. IV. Tiến trình tổ chức dạy học 1. Ổn định lớp học. 2. Kiểm tra bài cũ: - Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn. - Phân biệt hệ tuần hoàn hở với hệ tuần hoàn kín. Ưu điểm của hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn. 3. Dạy bài mới GV đặt vấn đề: Tim giống như một cái bơm hút và đẩy máu. Vậy tim hoạt động như thế nào?
60
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu về hoạt động của III. Hoạt động của tim tim
1. Tính tự động của tim
GV: Cho HS quan sát hình động về tính tự
- Là khả năng co dãn tự động
động của tim và hoạt động của hệ dẫn theo chu kì của tim (nhờ hệ dẫn truyền. truyền tim) GV: Yêu cầu HS trả lời được các câu hỏi sau:
* Hệ dẫn truyền tim. - Nút xoang nhĩ:(tự phát xung
- Tính tự động tim là gì?
điện)
- Nhờ cấu trúc nào mà tim có tính tự động
- Nút nhĩ thất
- Cấu trúc và cơ chế hoạt động của hệ dẫn
- Bó His
truyền.
- Mạng puộc kin.
GV: Hướng dẫn để học sinh kết luận. GV giao bài tập tình huống: Bài tập tình huống: Để tìm hiểu tính tự động của tim người ta làm thí nghiệm trên tim ếch và thu được kết quả như sau: - Trường hợp 1: dung chỉ thắt một nút giữa xoang tĩnh mạch và phần còn lại của tim, thấy xoang nhĩ tiếp tục co bóp, phần còn lại ngừng co.Sau một thời gian phần còn lại này co bóp trở lại song với nhịp chậm hơn so với nhịp co bóp của xoang nhĩ. - Trường hợp 2: giữ nguyên nút thắt thứ nhất, tiến hành nút thắt thứ 2 giữa tâm 61
nhĩ và tâm thất( hơi lệch về phía tâm thất), tâm thất ngừng co. - Trường hợp 3: Tháo nút thắt một và hai tiến hành nút thắt thứ 3 ở mỏm tim thì phần trên nút thắt co bóp phần dưới nút thắt ngừng co. Căn cứ vào kết quả thí nghiệm nêu trên, phân tích và rút ra kết luận về tính tự động của tim? GV tổ chức cho HS thảo luận, vận dung kiên thức về tính tự động của tim để trả lời. HS: Trình bày vấn đề GV: Bổ sung, giúp HS rút ra kết luận. - Trường hợp1: Nút xoang nhĩ và nút nhĩ thất đều có khả năng tự phát xung điện nhưng nút xoang nhĩ đóng vai trò chủ đạo. - Trường hợp2: Nút nhĩ thất phát xung truyền đến các bộ phận còn lại của hệ dẫn truyền tim - - Trường hợp 3: Mỏm tim sau khi xung truyền xuống bó His, sau đó mới truyền qua mạng Puôc kin, tức mỏm tim co trước thành tâm thất, do vậy máu được dồn triệt để vào động mạch.
2. Chu kì hoạt động của tim. - Tim hoạt động co dãn nhịp nhàng có tính chất chu kì. - Một chu kì tim gồm 3 pha.
62
+ Pha co tâm nhĩ + Pha co tâm thất GV phát vấn câu hỏi vận dụng: Tim người không chỉ làm việc suốt đời mà
+ Pha giản chung. *Nhịp tim (chu kì tim): số lần
còn phải làm việc 24/24. Vậy tại sao tim tim đập/1 phút làm việc suốt đời mà không mệt mỏi như vậy? GV tổ chức cho HS thảo luận Có thể gợi ý: (?). Mỗi chu kì tim ở người trưởng thành có thời gian bao nhiêu. Thời gian kéo dài của các pha. HS: 1 Chu kì kéo dài 0,8s. Gồm
- Pha co tâm nhĩ : 0,1s
- Nhịp tim: là số lần tim đập (số chu kì tim)/1 phút. +Nhịp tim tỉ lệ nghịch với kích thước cơ thể.
- Pha co tâm thất: 0,3s - Pha giãn chung: 0,4s. GV: (?). Cho biết thời gian nghỉ ngơi của các pha trong một chu kì của tim. HS: Trả lời được. GV: (?). Nhận xét về thời gian làm việc và thời gian nghỉ của các pha. HS: Thời gian nghỉ > thời gian tim làm việc=>đảm bảo cho tim làm việc lâu dài suốt đời. GV: 1 chu kì tim=> hiểu đơn giản là 1 lần tim đập(1 chu kì tim)=>nhịp tim là số lần 63
tim đật/1 phút. (?). Nhịp tim của người trưởng thành =>75 lần/phút GV: Giới thiệu tình huống sau: Theo kết quản nghiên cứu về nhịp tim của một số loài được thống kê như sau : Dộng vật
Nhịp
tim
(số
lần/phút) Voi
35-45
Mèo
110-130
Cừu
70-80
Chuột
720-780
Từ kết quả nghiên cứu em rút ra nhận xét gì ? Giải thích tại sao lại dẫn tới sự khác nhau đó. Các nhóm HS thảo luận, trả lời câu hỏi Các nhóm khác bổ sung tranh luận GV : Nhận xét đánh giá đưa ra kết luận. GV : Nêu câu hỏi vận dụng Hãy kể tên những bệnh lý thường gặp về tim ? - Tác hại của bệnh như thế nào ? - Em hãy nêu một số biện pháp rèn luyện cho trái tim khỏe mạnh ?
64
Hoạt động 2: Tìm hiểu hoạt động của hệ IV. Hoạt động của hệ mạch. mạch GV: Hệ mạch máu trong cơ thể bao gồm những hệ thống nào, được tổ chức ra sao. GV: Chiếu sơ đồ cấu trúc của hệ thống mạch máu. (?). Bao gồm những hệ thống mạch máu nào. (?). Vẽ sơ đồ cấu trúc hệ mạch HS: Vẽ được sơ đồ cấu trúc hệ mạch. GV: Máu lưu thông trong hệ thống mạch có giống nhau hay không.
1. Cấu trúc hệ mạch - Hệ thống động mạch. - Hệ thống mao mạch - Hệ thống tĩnh mạch. * Sơ đồ chung ĐM chủ → ĐM nhánh → Tiểu ĐM → MM →Tiểu TM→TM nhánh→ TM chủ 2. Huyết áp - Là áp lực của máu vào thành mạch máu.
GV: Chiếu về dụng cụ đo huyết áp=> Đây là dụng cụ được sử dụng để làm gì? HS: Đo huyết áp. GV: Đo huyết áp thực chất là đo yếu tố Huyết áp tối đa
nào. GV: Cho HS quan sát hình về tác động của
- Huyết áp=>
máu vào thành mạch.
(tâm thu) Huyết áp tối thiểu (tâm trương)
(?)Huyết áp là gì. (?). Theo em áp lực máu trong hệ thống mạch máu nào là lớn nhất=> động mạch.
- Huyết áp cao do (lực co tim
=> Ở người thường đo huyết áp ở động
mạnh, nhịp tim, khối lượng máu,
mạch chủ cổ tay
độ quánh của máu, sức đàn hồi
GV nêu câu hỏi vận dụng:
của mạch máu)
- Nguyên nhân nào làm cho huyết áp cao. 65
- Tại sao tim đập nhanh, mạnh thì huyết áp cao, tim đập chậm và yếu thì huyết áp giảm. - Tại sao người già nên hạn chế hoặc kiêng ăn mỡ động vật ? - Tại sao ở người cao tuổi thường hay bị huyết áp cao? GV cho HS thảo luận HS vận dụng kiến thức và hiểu biết thực tế trả lời GV nhận xét, bổ sung ,kết luận vấn đề. GV: Giới thiệu tình huống và phát phiếu 3. Vận tốc máu. học tập:
- Là tốc độ máu chảy/1s.
Nghiên cứu về vận tốc máu chảy trong
- Vận tốc máu phụ thuộc vào
hệ mạch của người trưởng thành thu được tổng tiết diện mạch. kết quả như sau: Loại mạch máu
Vận
tốc
máu
(mm/s) Động mạch chủ
500-600
Động mạch lớn
150-200
Động mạch bé
5
Mao mạch
0,5
Tĩnh mạch
60-140
Tĩnh mạch chủ
200
- Qua kết quả nghiên cứu đó em có 66
nhận xét gì về vận tốc máu chảy trong hệ mạch? Ý nghĩa của sự thay đổi đó. - Theo em mạch đập ở cổ tay có phải do máu chảy trong mạch gây ra hay không ? Giải thích. GV: Cho HS quan sát sơ đồ hình 19.4 SGK (?). Nhận xét gì về vận tốc máu chảy trong hệ mạch GV: Giải thích tổng tiết diện mạch. GV: (?). Mối quan hệ giữa tổng tiết diện mạch và vận tốc máu.=>phụ thuộc vào tổng tiết diện mạch GV mở rộng: - Những bệnh lý thường gặp về mạch máu - Tác hại của bệnh - Biện pháp phòng tránh các bệnh về mạch máu GV : - Tổ chức điều khiển cho các nhóm học sinh trình bày sản phẩm dự án đã được giao. - Nhận xét, đánh giá từng sản phẩm của các nhóm học sinh. - Đưa ra kết luận chung 4. Cũng cố. - So sánh nhịp tim của trẻ em với người lớn? Giải thích? 67
- Ba bạn HS tranh luận nhau về nhịp tim và huyết áp trong trường hợp người bị hở van tim (van nhĩ thất đóng không kín). Bạn Mạnh cho rằng: giai đoạn đầu thì nhịp tim và huyết áp sẽ không thay đổi, nhưng về sau nhịp tim và huyết áp đều tăng mạnh. Bạn Quỳnh cho rằng: giai đoạn đầu nhịp tim tăng nhưng huyết áp không thay đổi, về sau thì nhịp tim và huyết áp đều giảm. Bạn Dương lại cho rằng: giai đoạn đầu nhịp và huyết áp đều giảm, nhưng về sau thì nhịp tim và huyết áp ổn định bình thường. Em đồng ý với quan điểm của bạn nào? Giải thích. 5. Dặn dò: - Học bài, làm bài tập theo SGK. - Xem trước nội dung bài 20. cân bằng nội môi(xem lại chương trình lớp 8 vai trò của gan, thận). - Hoàn thành bài tập sau: Hai bạn HS tranh luận Bạn thứ nhất cho rằng : trong 2 biện pháp là biện pháp tăng nhịp tim và biện pháp tăng lực co tim thì biện pháp có lợi cho tim hơn là tăng nhịp tim. Bạn thứa hai lại cho rằng: trong 2 biện pháp là biện pháp tăng nhịp tim và biện pháp tăng lực co tim thì biện pháp có lợi cho tim hơn là tăng lực co tim. Theo em quan điểm của bạn nào đúng ? Giải thích.
68
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 Vận dụng kiến thức là một công đoạn quan trọng trong quá trình tiếp thu kiến thức ,biết vận dụng kiến thức Sinh học vào thực tiễn ,học sinh mới thực sự trưởng thành trong nhận thức .Ở chương này chúng tôi đã nêu một số nguyên tắc và đề xuất các biện pháp sử dụng trong dạy học Sinh học để rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức Sinh học vào thực tiễn cho học sinh phổ thông qua phần B Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật– Sinh học 11 như sau: 1- Hệ thống hóa kiến thức chuyeển hóaaật chất và năng lượng ở động vật có liên quan đến thực tiễn. 2- Một số nguyên tắc rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trong dạy học Sinh học phổ thông 3- Xây dựng quá trình rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức Sinh học vào thực tiễn trong dạy học Sinh học 4-
Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho
học sinh THPT. 5- Thiết kế một số giáo án trong đó gợi ý cách thức tổ chức hoạt động dạy học trong các bài thuộc phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ơở động vật làm cơ sở cho quá trình thực nghiệm sư phạm.
69
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Kế hoạch thực nghiệm 3.1.1. Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm a. Mục đích của thực nghiệm sư phạm Trên cơ sở những nội dung đề xuất ở phần trên, chúng tôi đã tiến hành TN sư phạm nhằm giải quyết một số vấn đề sau: - Đưa ra hệ thống các câu hỏi, các tình huống có vấn đề gắn liền với cuộc sống nhằm thông qua các bài hình thành kiến thức mới rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh. - Sử dụng phương pháp dạy sử dụng bài tập tình huống , dạy học theo dự án nhằm nâng cao chất lượng dạy học, rèn cho HS KNVDKT vào thực tiễn - Khẳng định mục đích nghiên cứu của đề tài là thiết thực, đáp ứng được yêu cầu về việc rèn luyện để nâng cao kỹ năng vận dụng kiến thức cho học sinh. b. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm Đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức Sinh học vào thực tiễn. + Nhiệm vụ thứ nhất: đánh giá kiến thức của học sinh + Nhiệm vụ thứ hai: đánh giá kỹ năng vận dụng kiến thức Sinh học vào thực tiễn của học sinh. 3.2. Phương pháp thực nghiệm “Phương pháp thực nghiệm” trong đề tài này là phương pháp thực nghiệm đối chứng. Để kiểm tra giả thuyết nghiên cứu, các đối tượng thực nghiệm chia thành hai nhóm: nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Hai nhóm này được lựa chọn ngẫu nhiên với số lượng và trình độ phát triển ngang nhau. Điều này khẳng định được bằng kết quả học tập môn Sinh học của năm trước đó. Nhóm thực 70
nghiệm bị tác động bằng những biến số độc lập để xem xét những diễn biến có đúng với những giả thuyết ban đầu không. Nhóm đối chứng có diễn biến phát triển hoàn toàn tự nhiên, không làm thay đổi bất kỳ điều gì khác thường. Đây là cơ sở đê kiểm tra những kết quả của hai nhóm thực nghiệm. Từ những kết quả của hai nhóm ta có thể khẳng định cho giả thuyết nghiên cứu ban đầu. 3.3.Địa bàn và đối tượng thực nghiệm sư phạm Để tiến hành tốt những nội dung đã biên soạn ở phần trên chúng tôi đã tiến hành TN sư phạm ở 2 loại lớp có trình độ tương đương: Lớp dạy không áp dụng các biện pháp rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn (lớp ĐC); Lớp dạy có áp dụng các biện pháp nhằm rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức Sinh học vào thực tiễn đã đề xuất (lớp TN). Địa bàn TN: Chúng tôi đã tiến hành TN tại 3 trường THPT Quỳnh Lưu 1, THPT Quỳnh Lưu 2 , THPT Quỳnh Lưu 3 đều thuộc huyện Quỳnh Lưu ở khối lớp 11. Trường
Lớp TN
Lớp ĐC
GV dạy
THPT Quỳnh Lưu 1
11A3
11A2
Hồ Thị Thúy Vân
THPT Quỳnh Lưu2
11D1
11C
Chu Thị Kim Dung
THPT Quỳnh Lưu 3
11A3
11A4
Nguyễn thị Thủy
3.5.Quá trình tiến hành thực nghiệm sư phạm. a. Khảo sát lớp đối chứng và lớp thực nghiệm Chúng tôi lấy kết quả học tập của môn Sinh học của kỳ học trước làm căn cứ để đánh giá, khảo sát mức độ nhận thức của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm. Sau khi xem xét kết quả học tập ở các lớp đối chứng và lớp thực nghiệm chúng tôi nhận thấy: Ở các lớp thực nghiệm và đối chứng, trình độ học sinh phân bố từ loại giỏi đến loại yếu kém tương đương nhau. HS ở 6 lớp đều có trình độ nhận thức tốt. Nó thể hiện ở việc tỉ lệ học sinh ở loại trung bình và yếu kém không cao. 71
b. Phương pháp đánh giá • Đánh giá kiến thức thực tiễn của học sinh • Các bước thực hiện: - Tiến hành dạy các bài ở các lớp TN. Sau khi kết thúc bài lên lớp, chúng tôi tiến hành kiểm tra để đánh giá chất lượng, đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức, năng lực vận dụng kiến thức của HS các lớp TN và các lớp ĐC. - Chấm các bài kiểm tra. - Sắp xếp kết quả theo thứ tự điểm từ thấp đến cao cụ thể từ 1 đến 10 và phân loại theo nhóm: nhóm khá, giỏi: Điểm 7, 8, 9, 10, nhóm trung bình: Điểm 5,6, nhóm yếu, kém: Điểm 0, 1, 2, 3, 4. - So sánh kết quả lớp TN và lớp ĐC. - Kết luận. - Đánh giá kỹ năng vận dụng kiến thức Sinh học vào thực tiễn: Để đánh giá kỹ năng vận dụng kiến thức Sinh học vào thực tiễn, sau quá trình tiến hành thực nghiệm, chúng tôi tiến hành xử lý kết quả của bài kiểm tra. Sau đó tiến hành thống kê kết quả, so sánh giữa hai lớp đối chứng với thực nghiệm và rút ra kết luận. 3.6. Nội dung thực nghiệm. a. Thực hiện nhiệm vụ thứ nhất: đánh giá kiến thực tiễn của học sinh - Sử dụng giáo án thực nghiệm đã thiết kế ở chương 2 dạy ở các lớp TN tại 3 trường trong địa bàn huyện Quỳnh Lưu . Sau đó tiến hành kiểm tra ở cả các lớp TN và ĐC. Sử dụng 2 đề kiểm tra: đề kiểm tra 15 phút( gồm 10 câu trắc nghiệm khách quan) và 1 đề kiểm ta 45 phút( 25 câu trắc nghiệm) ở lớp ĐC và lớp TN . Nội dung kiểm tra đề 15 phút (đề số 1) được phân loại như sau: Các câu: 3,4,8,9,10 là câu hỏi thuộc các kiến thức không liên quan đến thực tiễn. Các câu: 1,2,5,6,7 là câu hỏi thuộc kiến thức có liên quan đến thực tiễn. 72
Nội dung đề kiểm tra 45 phút (đề số 2) được phân loại như sau : Các câu : 1,2,3,4,5,6, 20 là các câu hỏi thuộc các kiến thức có liên quan đến thực tiễn ; còn lại là các kiến thức trong chương. Sau khi tiến hành thực nghiệm, kiểm tra và chấm điểm chúng tôi nhận thấy rằng: Nếu trong quá trình dạy học, sử dụng hệ thống các câu hỏi, các tình huống có vấn đề gắn liền với thực tiễn; đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh về nhà tìm hiểu về những vấn đề trong thực tiễn có liên quan đến những bài học (thực hiện dự án nhỏ); kết hợp với việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại đã tạo nên sự thay đổi rõ rệt về không khí học tập của HS trong giờ học. Sau khi tiến hành kiểm tra, chấm điểm ở các lớp chúng tôi đã đánh giá được kiến thức thực tiễn của học sinh. Điều này được thực hiện bằng cách phân tích các câu trả lời cho những câu hỏi có liên quan đến thực tiễn của HS trong bài kiểm tra. Kết quả kiểm tra của từng HS ở mỗi lớp sẽ đánh giá chất lượng của HS lớp TN và lớp ĐC. Đối với lớp ĐC, HS vẫn học theo cách dạy đại trà, không được áp dụng các biện pháp rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức Sinh học vào thực tiễn nên khi gặp các câu hỏi, các vấn đề, các tình huống có liên quan đến thực tiễn trong các bài hình thành kiến thức mới, các bài luyện tập hay trong kiểm tra đánh giá, HS vẫn còn bỡ ngỡ và lúng túng nên kết quả đạt được là chưa cao. Đối với lớp TN, do được áp dụng các biện pháp rèn luyện các kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong các dạng bài cụ thể trong suốt quá trình thực nghiệm nên các vấn đề, các tình huống thực tiễn có liên quan đến kiến thức trong các chương thực nghiệm đã trở nên quen thuộc với đa số các em. 3.7. Kết quả và xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm.
73
Bảng 3.1: Bảng điểm kiểm tra của học sinh lớp TN và lớp ĐC
Đề số 1
2
Đối Tổng tượng số HS 0 TN 128 0
1
2
3
Điểm 4 5 6
0
0
2
5
13 23 62
ĐC
130
0
0
1
8
7
20 32 52 8
2
0
TN
128
0
0
0
0
3
13 16 69 9
4
3
ĐC
130
0
0
0
3
6
35 32 44 6
3
0
7
8
9
10 8
10 5
Bảng 3.2: Bảng điểm trung bình Đề số
TN
ĐC
1
6,97
6,31
2
7,04
6,33
Từ kết quả trên lập bảng phân phối tần suất, tần suất luỹ tích. Bảng 3. 3: Bảng % HS đạt điểm yếu, kém, trung bình, khá, giỏi Đề số
1
Đối
% yếu,
% trung
tựợng
kém
bình
% khá
% giỏi
TN
5,43
29,35
47,83
17,39
ĐC
12,22
40,00
40,00
7,78
TN
2,17
30,43
54,35
13,04
ĐC
6,67
52,22
34,44
6,67
Tổng
TN
3,8
29,89
52,09
15,22
hợp
ĐC
9.44
46,11
37,22
7,22
2
74
Bảng 3.4: Bảng % học sinh đạt điểm từ Xi trở xuống Đề số
1
2
% HS đạt điểm từ Xi trở xuống Lớp 0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TN
0,00 0,00 0,00 2,17 5,43 17,39 34,78 64,13 82,60 96,74 100
ĐC
0,00 0,00 1,11 5,56 12,22 34,44 52,22 71,11 92,22 100
TN
0,00 0,00 0,00 0,00 0,02 15,20 32,60 63,00 87,00 95,7 100
ĐC
0,00 0,00 0.00 1,11 6,67 32,22 58,90 74,44 93,33 100
Trình độ HS được biểu diễn dưới dạng biểu đồ hình cột thông qua dữ liệu ở bảng 3.4 như sau Biểu đồ 3.1: Đề số 1 50 40 30 20 10 0 YK
TB
K
G
Biểu đồ 3.2: Đề số 2 60 40 20 0 YK
TB TN
K
G
ĐC
75
Nhận xét: Sau một quá trình thực nghiệm chúng tôi nhận thấy học sinh ở các lớp thực nghiệm đã có sự thay đổi rõ rệt về các biểu hiện của kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Nếu như trước quá trình thực nghiệm các em chưa có thói quen liên hệ những kiến thức đã học vào thực tiễn thì sau thực nghiệm đa số các em đã hình thành cho mình thói quen này. Trong quá trình học tập số các em tìm ra được những mâu thuẫn giữa lí thuyết với thực tiễn, các em thường xuyên đưa ra những khúc mắc của mình về những hiện tượng mà các em quan sát được trong thực tiễn có liên quan đến kiến thức trong bài. Khi được giao nhiệm vụ về nhà các em thường chủ động tìm hiểu để hoàn thành nhiệm vụ được giao, tích cực hơn trong các giờ dạy (nhóm nào cũng cũng cố gắng để sản phẩm của nhóm mình được cô và các bạn trong nhóm khác đánh giá cao. Kết quả trên cho thấy, việc áp dụng các biện pháp rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đã có hiệu quả. TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 Sau quá trình triển khai chúng tôi đã đạt được mục đích yêu cầu; hoàn thành nhiệm vụ đặt ra, tổ chức thực nghiệm sư phạm theo đúng kế hoạch; Đã tiến hành THSP tại 3 trường trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu. Đã áp dụng các biện pháp rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức về chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật vào thực tiễn đã đề xuất ở chương 2 trong quá trình thực nghiệm theo hướng giáo án chúng tôi đã thiết kế. Chúng tôi đã tiến hành ra 2 đề kiểm tra. Kết quả thực nghiệm được xử lí một cách chính xác khoa học, những kết luận rút ra từ việc đánh giá cho thấy kết quả TN sư phạm đã xác nhận giả thuyết khoa học và tính khả thi của đề tài.
76
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Sau khi nghiên cứu đề tài chúng tôi nhận thấy, để rèn luyện cho HS kỹ năng VDKT vào thực tiễn cần trải qua rất nhiều khâu khác nhau đòi hỏi GV phải đầu tư thời gian và công sức thật đích đáng. Trong đó phải kể đến các khâu cần thực hiện khi rèn cho HS kỹ năng VDKT vào thực tiễn như : - Nghiên cứu cơ sở lý luận về sự phát triển kỹ năng vận dụng kiến thức của học sinh thông qua quá trình dạy và học môn Sinh học ở bậc phổ thông. - Phân tích nội dung chương trình phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật nhằm đưa ra hệ thống các kiến thức và kỹ năng, các bài tập và tình huống có liên quan đến thực tiễn, cuộc sống. - Đề xuất và sử dụng một số biện pháp hình thành, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật vào thực tiễn cho học sinh thông qua dạy môn Sinh hóa học ở phổ thông. - Xây dựng và lựa chọn bài tập và bài tập tình huống có liên quan đến thực tiễn sử dụng trong quá trình dạy học. - Sử dụng biện pháp dạy học tích cực như: Dạy học sử dụng bài tập tình huống, dạy học theo mô hình dự án nhỏ, dạy học thực hành thí nghiệm …tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu, khả năng liên hệ lý thuyết với thực tiễn nhằm rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh. - Đánh giá sự tiến bộ về kỹ năng VDKT bằng các bài kiểm tra đánh giá. - Kết quả thực nghiệm đã bước đầu khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đề ra và tính khả thi của đề tài nghiên cứu. 2. Kiến nghị Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các biện pháp rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức Sinh học vào thực tiễn cho học sinh ở nhà trường THPT, chúng tôi có một số đề nghị sau: 77
- Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, chế độ đối với GV sử dụng thí nghiệm, máy tính hoặc dạy học theo hình thức dạy học dự án, thực hành thí nghiệm...trong dạy học Sinh học. - Khuyến khích GV tự mình xây dựng hệ thống bài tập thực tiễn, các vấn đề và tình huống liên quan đến thực tiễn có chất lượng tốt, phù hợp với các đối tượng HS, để kích thích mọi đối tượng đều phải động não liên kết khối kiến thức đã học với thực tiễn, nâng cao dần kỹ năng vận dụng kiến thức Sinh học vào thực tiễn và hứng thú học tập môn Sinh học cho HS. - Tăng cường số lượng và chất lượng bài tập Sinh học thực tiễn trong SGK, sách bài tập, sách tham khảo cũng như trong các bài kiểm tra, các đề thi, đại học và thi tuyển học sinh giỏi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Campbell.Rece. Sinh học. NXB giáo dục Việt Nam, 2014. 2. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành. Lý luận dạy học sinh học. Hà Nội: NXB Giáo dục, 2003. 78
3. Hoàng Phê. Từ điển Tiếng Việt. NXB Đà Nẵng- Trung tâm từ điển học, 2000. 4. Học Viện ngôn ngữ. Từ điển tiếng việt phổ thông. NXB Phương Đông, 2013. 6. "Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 khóa XI." https://thuvienphapluat.vn. 7. Ngô Văn Hưng. Bài tập chọn lọc Sinh học. NXB Giáo dục, 2008. 8. Ngô Văn Hưng ( chủ biên) , Lê Hồng Điệp, Nguyễn Thị Hồng Liên. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ nawngmoon Sinh học 11. NXB Giáo dục, 2009. 9. Nguyễn Thành Đạt ( tổng chủ biên), Phạm Văn Lập( chủ biên), Đặng Hữu Lanh, Mai Sỹ Tuấn. Sách giáo khoa Sinh học 11. NXB Giáo dục, 2012. 10. Nguyễn Thành Đạt, Phạm Văn Lập, Đặng Hữu Lanh, Mai Sỹ Tuấn. Sách giáo viên sinh học 11. NXB Giáo dục, 2012. 11. Nguyễn Hữu Lam. Giảng dạy theo phương pháp tình huống( bài giảng). Chương trình giảng dạy kinh tế, 2003. 12. Nguyễn Bá Minh. Kỹ năng dạy học môn toán tiểu học. Tạp chí giáo dục, số 192 ký 2-6/2008. Tr. 20. 13. Phan Khắc Nghệ, Trần Mạnh Hùng. Bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học 11. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013. 14. Bộ Giáo dục và đào tạo, Giáo trình triết học Mác- lenin. NXB chính trị quốc Hà Nội, 1999. 15 Bộ giáo dục và đào tạo. Tăng cường năng lực dạy học cuat giáo viên. NXB Giáo dục Việt Nam, 2013. 16. Trần Bá Hoành. Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa. Hà Nội: NXB Đại học Sư Phạm, 2007. 17. Lý luận cơ bản về dạy và học tích cực, Dự án đào tạo giáo viên THCS. 20023.
PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA TRƯNG CẦU Ý KIẾN HỌC SINH Họ và tên: ................................................................................. Lớp:........................................................................................... Trường:...................................................................................... 79
Xin em vui lòng cho biết thông tin của mình về những vấn đề dưới đây. ( Hãy đánh dấu x vào dòng đúng thông tin hay ý kiến của em) Bảng 1: Phiếu điều tra về thực trạng của việc rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức Sinh học vào thực tiễn của học sinh NỘI DUNG CÂU HỎI VÀ PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI
STT
KẾT QUẢ
Thầy/cô có thường đặt các câu hỏi liên hệ thực tiễn trong quá trình giảng bài mới không? A. Thường xuyên 1
B. Thỉnh thoảng C. Không bao giờ Thầy/cô có thường đưa ra các bài tập sản xuất, các tình huống có vấn đề liên quan đến thực tiễn trong các giờ dạy trên lớp không? A. Thường xuyên
2
B. Thỉnh thoảng C. Không bao giờ Thầy cô có thường giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà tìm mối liên
3
hệ giữa kiến thức của bài mới và các vấn đề xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của các em không? A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Không bao giờ Khi lên lớp thầy/cô có thường dành thời gian cho các em đặt ra các vấn đề, các câu hỏi khúc mắc về những gì các em quan sát được trong đời sống không?
4
A. Tích cực, chủ động B. Bình thường C. Chưa chủ động Thầy/cô có dành thời gian để giải đáp những thắc mắc của các em không?
80
A. Thường xuyên 5
B. Thỉnh thoảng C. Không bao giờ Các em thường có thói quen liên hệ giữa kiến thức đã lĩnh hội được vào trong đời sống hàng ngày của các em không? A. Thường xuyên
6
B. Thỉnh thoảng C. Không bao giờ Trong các giờ luyện tập, ôn tập, thầy/cô có thường đưa cho các em các bài tập hoặc các câu hỏi liên hệ với thực tiễn để củng cố kiến thức không ?
7
A. Chủ động, tích cực B. Bình thường C. Chưa chủ động
8
Các em có thường tìm ra được những mâu thuẫn giữa những kiến thức lí thuyết học được với những hiện tượng xảy ra trong thực tế không? A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Không bao giờ Trong giờ thực hành các em có thường chú ý quan sát thí nghiệm và tìm ra được sự mâu thuẫn với các kiến thức lý thuyết đã học được không?
9
A. Tích cực hơn so với các giờ học khác B. Bình thường như các tiết học khác C. Không tích cực như trong các giờ học khác
10
Trong các bài kiểm tra,thầy/cô có thường đưa ra các câu hỏi /bài tập/tình huống có liên quan đến thực tiễn không? A. Tích cực hơn so với các giờ học khác
81
B. Bình thường như các tiết học khác C. Không tích cực như trong các giờ học khác Các em có thích thầy/cô giao nhiệm vụ tìm hiểu các hiện tượng
11
thực tiễn có liên quan đến bài học không? A.Thích B. Bình thường C. Không thích Các em có thích vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn
12
không? A. Thích B. Bình thường C. Không thích Các em có thích tự mình tìm hiểu các ứng dụng của Sinh học vào
13
cuộc sống không? A. Thích B. Bình thường C. Không thích PHỤ LỤC 2: GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM Tiết 17
Bài 16. TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức: - Mô tả được cấu tạo và chức năng của ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật. - Phân biệt được điểm khác nhau về cấu tạo cơ quan tiêu hóa và quá trình tiêu hóa thức ăn của động vật ăn thịt và động vật ăn thực vật. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
82
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn 3. Thái độ : Yêu khoa học, có ý thức bảo vệ môi trường sống cho con người và động. 4. Phát triển các năng lực: năng lực vận dụng kiến thức sinh học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác… II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Giáo án, SGK, tranh vẽ hình 16.1, 16.2, . SGK. 2. Học sinh: SGK, đọc trước bài học. III. TRỌNG TÂM BÀI HỌC: Cấu tạo và chức năng của ống tiêu hóa thích nghi với chức năng. IV. TIẾN HÀNH TỔCHỨC DẠY HỌC. 1. Ổn định lớp: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ : - Phân biệt tiêu hóa nội bào với tiêu hóa ngoại bào? Cho ví dụ - Nêu ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa. 3. Bài mới: A. Đặt vấn đề : GV đặt vấn đề : Thức ăn của thú ăn thịt và thú ăn thực vật khác nhau như thế nào ? HS trả lời. GV : vì sự khác nhau về thức ăn đã dẫn dến sự khác nhau về đặc điểm cơ quan tiêu hóa và quá trình tiêu hóa thức ăn ở 2 nhóm động vật này. B. Hình thành kiến thức: Hoạt động 1: Đặc điểm cơ quan tiêu hóa của thú ăn thịt và thú ăn thực vật + Em hãy vẽ sơ đồ khái quát chung cho quá trình tiêu hóa thức ăn ở thú ăn thực vật 83
và thú ăn thịt. + Trong quá trình tiêu hóa đó, trong từng giai đoạn có những sự biến đổi thức ăn như thế nào ? HS đọc SGK để tra lời câu hỏi. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 người để hoàn thành phiếu học tập sau : Đặc điểm
Thú ăn thịt
Thú ăn thực vật
Thức ăn Răng Dạ dày Ruột non Manh tràng HS đọc thông tin trong SGK, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu. Các nhóm trình bày ý kiến, nhận xét lẫn nhau, GV bổ sung hoàn thiện
Đáp án phiếu học tập Cơ quan Bộ răng
Thú ăn thịt
Thú ăn thực vật
Sắc nhọn, răng nanh, Răng cửa hình nêm, răng hàm có răng hàm rất phát triển mặt nhai rộng đẻ nghiền thức ăn, để giữ mồi, xé thức ăn
trâu bò hàm trên biến thành tấm sừng để giật cỏ.
Dạ dày
Đơn, to
Một ngăn hoặc 4 ngăn ở động vật nhai lại
Ruột non
Ngắn, nhỏ
Dài, lớn
Manh tràng
Không phát triển
Rất phát triển
. * Hoạt động 2: Qúa trình tiêu hóa thức ăn của thú ăn thịt và thú ăn thực vật
84
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức cơ bản
- GV yêu cầu HS quan sát hình 16.2 B – Dạ dày, ruột 2. Đặc điểm tiêu hóa của thỏ và dạ dày 4 ngăn ở trâu, kết hợp đọc thông tin
thú ăn thịt và thú ăn thực
trong SGK để trả lời câu hỏi :
vật :
+ Cho biết sự khác biệt cơ bản giữa hệ tiêu hóa của
. Đặc điểm tiêu hóa thú ăn
thỏ với hệ tiêu hóa của trâu ? Tại sao lại có sự khác
thực vật:
biệt đó ?
- Qúa trình tiêu hóa thức
+ Em hãy mô tả quá trình tiêu hóa cỏ trong dạ dày 4
ăn :
ngăn của trâu ?
- Thức ăn được nhai qua loa
+ Quá trình tiêu hóa thức ăn thực vật ở thú ăn thực vật
ở miệng →dạ cỏ( thức ăn
có dạ dày đơn diễn ra như thế nào ?
được trộn với nước bọt và
HS quan sát hình kết hợp đọc SGK để trả lời câu hỏi
vi sinh vật cộng sinh phá vỡ
GV tổ chức cho HS thảo luận hoàn thành phiếu học
thành tế bào tiết enzim tiêu
tập sau:
hóa xenlulozo ) dạ tổ ong
Phiếu học tập số 2:
→lên miệng để nhai kỹ
Qúa trình tiêu hóa thức ăn ở thú ăn thịt và thú ăn thực lại→dạ lá sách hấp thụ bớt vật Cơ quan
nước và chuyển xuống dạ Thú ăn
Thú ăn thực vật
thịt
múi khế( tiết enzim tiêu hóa protein có trong cỏ và bản
Miệng
thân vsv).
Dạ dày
- ruột non được tiêu hóa và
Ruột
hấp thụ như ở động vật ăn
Manh
thịt.
tràng
- Động vật có dạ dày đơn
HS : Nghiên cứu SGK, quan sát hình → trả lời câu
nhờ vi sinh vật cộng sinh
hỏi và hoàn thành PHT.
trong manh tràng tiêu hóa
GV : Nhận xét, bổ sung → kết luận
xenlulozo.
Đáp án phiếu số 2: Qúa trình trình tiêu hóa thức ăn ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật 85
Cơ quan
Thú ăn thịt
Thú ăn thực vật
Miệng
Thức ăn được xé nhỏ rồi
Thức ăn nhai qua loa( động
nuốt
vật nhai lại)
Tiêu hóa cơ học và tiêu hóa
Tiêu hóa cơ học, tiêu hóa sinh
hóa học
học, tiêu hóa hóa học
Ruột non
Tiêu hóa hóa học
Tiêu hóa hóa học
Manh tràng
Không có chức năng tiêu
Tiêu hóa sinh học
Dạ dày
hóa C. Luyện tập và vận dụng GV nêu câu hỏi vận dụng kiến thức cho HS thảo luận trả lời: Câu 1: Tại sao thú ăn thực vật thường phải ăn số lượng thực ăn rất lớn? Câu 2: Tại sao trâu ,bò lại có thể ăn rơm rạ còn con người thì không? Sao nó lại phải nhai lại sau mỗi lần ăn? Câu 3: Động vật ăn thực vật ống tiêu hóa có những đặc điểm nào giúp cho chúng thích nghi với sự tiêu hóa thức ăn là thực vật vốn nghèo dinh dưỡng? Nêu vai trò của vi sinh vật trong ống tiêu hóa của các động vật? Câu 4: Giải thích tại sao cùng là động vật ăn cỏ nhưng hệ tiêu hóa của thỏ , ngựa thì manh tràng rất phát triển còn trâu bò thì manh tràng lại kém phát triển hơn( ngắn hơn)?. Câu 5. Vì sao bò thường xuyên sống với một nồng độ rất thấp glucôzơ trong máu? Câu 6: Những động vật nhai lại nhu cầu protein rất thấp? Em hãy giải thích tại sao? Câu 7: Tại sao ruột non của thú ăn thực vật thường dài hơn rất nhiều so với ruột non của thú ăn thịt? Câu 8: Tại sao ruột tịt của thú ăn thịt không phát triển trong khi manh tràng của thú ăn thực vật lại rất phát triển? D. Hoạt động tìm tòi mở rộng kiến thức. GV yêu cầu về nhà tìm hiểu các vấn đề: 86
Các cơ quan và hoạt động của hệ tiêu hóa có thể bị ảnh hưởng bởi những tác nhân nào? Hãy nêu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi tác nhân có hại và đảm bảo tiêu hóa có hiệu quả? 4. Dặn dò - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Đọc bài ‘’hô hấp ở động vật’’ ****************************************************************
Bài 17 HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức - Nêu được các đặc điểm chung của bề mặt hô hấp. - Nêu được các cơ quan hô hấp của động vật ở nước và ở cạn. - Chứng minh được mang, phổi là cơ quan trao đổi khí có hiệu quả. 2.Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, vận dụng kiến thức vào thực tế 3. Thái độ: - Luyện tập, bảo vệ cơ quan hô hấp 4. Phát triển các năng lực - Nnăng lực kiến thức sinh học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác II. Chuẩn bị: Hình 17.1, 17.2, 17.3, 17.4, 17.5 phóng to. III. Trọng tâm: Cơ quan hô hấp ở động vật thích nghi với môi trường sống. IV. Tiến trình dạy học: 87
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. 2. Bài cũ: - Trình bày quá trình tiêu hóa thức ăn của thú ăn thực vật có dạ dày 4 ngăn. - Đặc điểm cơ quan tiêu hóa và quá trình tiêu hóa thức ăn của thú ăn thịt khác thú ăn thực vật như thế nào? 3. Bài mới: A. Đặt vấn đề: Động vật có những hình thức hô hấp nào? Uư nhược điểm của các hình thức đó ra sao? B. Hình thành kiến thức mới: Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm hô hấp. - GV yêu cầu HS đưa ra những hiểu biết của mình về hô hấp. - GV đặt vấn đề: ở các nhóm động vật khác nhau thì quá trình hô hấp diễn ra khác nhau,phù hợp với môi trường sống của chúng. Tuy nhiên, các cơ quan làm nhiệm vụ hô hấp có một số đặc điểm chung để phù hợp chức năng của mình. Vậy đặc điểm chung đó là gì ? Hoạt động 2.: Tìm hiểu đặc điểm bề mặt trao đổi khí - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi : + Bộ phận cho O2 từ môi trường ngoài khuếch tán vào trong tế bào và cho CO2 từ tế bào ra ngoài môi trường gọi là gì ? Phân tích đặc điểm và tầm quan trọng của bộ phận đó? - GV đặt vấn đề : Có phải tất cả các nhóm động vật đều có đầy đủ các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí hay không và hiệu quả hô hấp của các nhóm động vật này giống hay khác nhau? Hoạt động 3: Tìm hiểu các hình thức hô hấp ở động vật - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, phân chia các hình thức hô hấp dựa vào bề mặt 88
trao đổi khí. - GV yêu cầu HS quan sát các hình 17.1, 17.2, 17.3, 17.5 trong SGK.Hãy thảo luận nhóm theo bàn đểhoàn thành phiếu học tập sau :
Hình thức hô hấp
Đặc điểm bề mặt trao đổi khí
Đại diện
Hô hấp bằng bề mặt cơ thể Hô hấp bằng hệ thống ống khí Hô hấp bằng mang( ở cá) Hô hấp bằng phổi - GV yêu cầu đại diện 4 nhóm, mỗi nhóm trình bày 1 hình thức hô hấp. - Các nhóm đánh giá lẫn nhau - GV bổ sung hoàn chỉnh kiến thức Kết quả: Hình thức hô hấp
Đặc điểm bề mặt trao đổi khí
Đại diện
Hô hấp bằng bề
Bề mặt cơ thể rộng, ẩm ướt, có hệ
Giun tròn, giun dẹp,
mặt cơ thể
thống mạch máu dày đặc.
ruột khoang. Lưỡng cư.
Hô hấp bằng hệ
Hệ thống ống khí phân nhành, tăng
thống ống khí
diện tích bề mặt.
Hô hấp bằng
Gồm nhiều cung mang và phiến mang(
Cá, thân mềm, chân
mang( ở cá)
tăng diện tích bề mặt)
khớp.
Côn trùng.
Hệ thống mao mạch dày đặc.
89
Hô hấp bằng phổi Phổi phân nhánh nhiều lần giúp tăng diện tích bề mặt.
Người, thú, bò sát, lưỡng cư, chim.
Bề mặt trao đổi khí ẩm ướt. Hệ thống mao mạch dày đặc.
C. Hoạt động luyện tập và vận dụng GV nêu các câu hỏi rèn luyện KNVD kiến thức cho HS Câu 1: Cá và giun để trên mặt đất khô một thời gian thì chết? Câu 2 :Tại sao trong hệ thống hô hấp của chim không có khí cặn? Câu 3: Đối với một số động vật hô hấp bằng phổi nhờ những đặc điểm nào giúp chúng có thể lặn sâu trong nước? Câu 4: Vì sao khi hít phải khí CO có thể ngạt thở nhưng hít phải CO2 chỉ có phản ứng tăng nhịp tim và nhịp thở? Câu 5: Vì sao công nhân làm việc trong hầm than thường bị ngạt thở? Để cứu người bị ngất do ngạt thở người ta dung khí cacbogen( 5% CO2 và 95% O2) mà không phải là O2 nguyên chất? Em hãy giải thích tại sao? D. Hoạt động tìm tòi mở rộng: GV cho HS tìm hiểu them các vấn đề sau: 1. Kể tên những bệnh thường gặp về hô hấp? Tác nhân gây bệnh là gì? Nêu cách phòng tránh các bệnh hô hấp? 2. Không khí sạch có ích gì với hô hấp? Tại sao một người ngiện thuốc lá hay gặp vấn đề về hô hấp? Giáo án Bài 19. Tuần hoàn máu (tiếp theo) và giáo án bài 20 cân bằng nội môi chúng tôi đã trình bày ở chương 2. Biện pháp rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn
90
PHỤ LỤC3 : ĐỀ KIỂM TRA THỰC NGHIÊM ĐỀ SỐ 1 ( Thời gian làm bài 15 phút) Họ và tên:…………………………………….. Lớp:…………………………………………… Trường:…………………………………………. Chọn phương án đúngnhất Câu 1: Sự pha máu ở lưỡng cư và bò sát( trừ cá sấu) là do: A. Chúng thuộc nhóm động vật biến nhiệt B. Tim 3 hoặc 4 ngăn nhưng vách ngăn tâm thất không hoan toàn C. Không có vách ngăn giữa tâm thất và tâm nhĩ D. Tim chỉ có 2 ngăn Câu 2: Vì sao ở lưỡng cư và bò sát trừ (cá sấu) có sự pha máu? A. Vì chúng là động vật biến nhiệt. B. Vì không có vách ngăn giữa tâm nhĩ và tâm thất. C. Vì tim chỉ có 2 ngăn. D. Vì tim chỉ có 3 ngăn hay 4 ngăn nhưng vách ngăn ở tâm thất không hoàn toàn. Câu 3: .Đối tượng có hệ tuần hoàn hở là A. cá.
B. khỉ.
C. chim.
D.
sứa.
91
Câu 4: Động vật nào có dạ dày đơn? A. Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê B. Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò C. Ngựa, thỏ, chuột D. Trâu, bò cừu dê Câu 5. Khi xét nghiệm máu một bệnh nhân, người ta thấy nồng độ glucagôn cao nồng độ insulin thấp. Giải thích nào sau đây nhiều khả năng đúng nhất? A. Bệnh nhân đã không ăn gì vài giờ đồng hồ trước đó B. Bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường C. Bệnh nhân đã uống một lượng lớn nước ngọt trên đường đến bệnh viện. D. Do đo sai lượng hoocmôn. Câu 6: Vì sao ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não? A. Vì mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. B. Vì mạch bị xơ cứng, tính đan đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. C. Vì mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. D. Vì thành mạch dày lên, tính ddanf hồi kém đặc biệt là các mạch ơt não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. Câu 7: Ở người, thời giant rung binh mỗi chu ky hoạt động của tim là: A. 0,1 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian giãn chung là 0,5 giây. B. 0,8 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian giãn chung là 0,4 giây C. 0,12 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,4 giây, thời gian giãn chung là 0,6 giây 92
D. 0,6 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,2 giây, thời gian giãn chung là 0,6 giây Câu 8: Ở động vật nhai lại, quá trình tiêu hóa sinh học diễn ra ở: A. Dạ tổ ong
B. Dạ cỏ
C. Dạ lá sách
D. Dạ múi
khế Câu 9: Phổi thú có hiệu quả trao đổi khí cao hơn phổi bò sát vì: A. Phổi thú có cấu trúc phức tạp hơn B. Phổi thú có cấu trúc phức tạp hơn C. Phổi thú có khối lượng lớn hơn D. Phổi thú có nhiều phế nang, diện tích bề mặt trao đổi khí lớn. Câu 10 .Ôxi khuếch tán trực tiếp từ không khí thông qua các bẽ mật ẩm vào tế bào, không nhờ máu vận chuyển có ở A. kiến.
C. giun đất.
B. cá voi.
D. chim
sẻ. ĐÁP ÁN 1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
B
C
D
C
A
B
B
D
D
D
93
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 2 ( Thời gian làm bài 45 phút) Họ và tên:…………………………………….. Lớp:…………………………………………… Trường:…………………………………………. Chọn phương án đúng nhất Câu 1 . Điều nào quan trọng nhất gây ra sự mất cân bằng áp suất thẩm thấu của máu? A. Lượng nước trong máu.
B. Nồng độ đường trong máu.
C. Nồng độ Na+ trong máu.
D. Nồng độ khí CO2 trong
máu Câu 2. Một người bị phù chân có khả năng liên quan đến hiện tượng nào nhiều nhất trong các hiện tượng sau? A. Giảm hàm lượng prôtêin huyết tương B. Uống nhiều nước. C. Tăng đường kính động mạch. D. Mất máu, dẫn đến nước đi ra từ tế bào Câu 3. Một người có huyết áp 125/80. Con số 125 chỉ .....và con số 80 chỉ...... A. huyết áp trong tâm thất trái- huyết áp trong tâm thất phải B.huyết áp động mạch.- nhịp tim. C. huyết áp trong kì co tim.- huyết áp trong kì giãn tim. D. huyết áp trong vòng tuần hoàn lớn.-.huyết áp trong vòng tuần hoàn phổi. Câu 4. Hệ đệm có hiệu quả nhất trong dịch nội bào là A. phôtphat.
B. bicacbonat.
C. axit cacbônic.
D. prôtêin.
Câu 5: Ý nào không phải là ưu điểm hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn: A. Máu đến các cơ quan nhanh, đáp ứng nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất 94
B. Tim hoạt động ít nên tiêu tố ít năng lượng C. Máu giàu CO2 được bơm đi với áp lực lớn D. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa hơn, đáp ứng nhu cầu trao đổi chất. Câu 6. Khi người ta ở ngoài trời nắng hanh trong vài giờ đồng hồ và không được uống nước, điều gì sau đây sẽ xảy ra? A. Áp suất thẩm thấu của máu giảm. B. Tái hấp thu ở ống thận giảm. C. Nồng độ urê trong nước tiểu giảm D. Thùy sau tuyến yên tăng tiết ADH. Câu 7. Rượu khi đi vào cơ thể làm tăng lượng nước tiểu vì rượu A. Ức chế sản sinh anđôsteron, do đó giảm tái hấp thu nước và Na+. B. Kích thích sản sinh anđôsteron làm tăng hấp thu Na+ và giảm tái hấp thu nước ở ống thận. C. Kích thích sản sinh và giải phóng ADH. D. Ưc chế sản sinh và giải phóng ADH. Câu 8: Trong hệ tuần hoàn người, tại loại mạch nào thì huyết áp chạm ngưỡng 0 ? A. Mao mạch B. Tiểu tĩnh mạch C. Tĩnh mạch chủ D. Tiểu động mạch Câu 9. Nguyên nhân nào sau đây làm tăng đường huyết? A. Insulin tham gia chuyển hóa đường. B. Glucagôn tham gia chuyển hóa đường. C. Anđôstêron tham gia chuyển hóa đường. D. Do gan ngừng tổng hợp glicôgen dự trữ.
95
Câu 10: Đồ ăn nào dưới đây có hại cho hệ tim mạch ? A. Nấm
B. Rau quả tươi
C. Nội tạng động vật
D. Ngũ cốc thô
Câu 11: Trong một chu kì tim, các pha diễn ra theo trình tự trước sau như thế nào ? A. Pha thất co – pha dãn chung – pha nhĩ co B. Pha nhĩ co – pha dãn chung – pha thất co C. Pha nhĩ co – pha thất co – pha dãn chung D. Pha thất co – pha nhĩ co – pha dãn chung Câu 12: Ta có cảm giác khát là do: A. Áp suất thẩm thấu trong máu tăng B. Áp suất thẩm thấu trong máu giảm C. Nồng độ gluco trong máu tăng D. Nồng độ gluco trong máu giảm Câu13: Cơ chế duy trì huyết áp diễn ra theo trật tự: A. Huyết áp bình thường → Thụ thể áp lực mạch máu → Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não → Tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → Huyết áp tăng cao → Thụ thể áp lực ở mạch máu. B. Huyết áp tăng cao → Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não → Thụ thể áp lực mạch máu → Tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → Huyết áp bình thường → Thụ thể áp lực ở mạch máu. C. Huyết áp tăng cao → Thụ thể áp lực mạch máu → Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não → Tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → Huyết áp bình thường → Thụ thể áp lực ở mạch máu. D. Huyết áp tăng cao → Thụ thể áp lực mạch máu → Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não →Thụ thể áp lực ở mạch máu → Tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → Huyết áp bình thường. 96
Câu 14: Bộ phận tiếp nhận kích thích trong cơ chế duy trì cân bằng nội là: A.Trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết. B. Cơ quan sinh sản. C. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm. D. Các cơ quan dinh dưỡng như: thận, gan, tim, mạch máu… Câu15: Tuỵ tiết ra những hoocmôn tham gia vào cơ chế cân bằng nội môi nào? A. Điều hoà hấp thụ nước ở thận. B. Duy trì nồng độ glucôzơ bình thường trong máu. C. Điều hoá hấp thụ Na+ ở thận. D. Điều hoà pH máu Câu 16: Cơ chế điều hoà khi hàm lượng glucôzơ trong máu giảm diễn ra theo trật tự : A. Tuyến tuỵ → Glucagôn → Gan → Glucôgen → Glucôzơ trong máu tăng. B. Gan → Glucagôn → Tuyến tuỵ → Glucôgen → Glucôzơ trong máu tăng. C. Gan → Tuyến tuỵ → Glucagôn → Glucôgen → Glucôzơ trong máu tăng. D. Tuyến tuỵ → Gan → Glucagôn → Glucôgen → Glucôzơ trong máu tăng. Câu 17: Cấu trúc nào dưới đây không nằm trong hệ dẫn truyền tim ? A. Bó his
B. Van tổ chim
C. Nút xoang nhĩ
D. Nút nhĩ thất
Câu 18: Cơ tim hoạt động theo quy luật “ không hoặc tất cả” có nghĩa là: A. Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng cơ tim hòa toàn không co bóp nhưng kích thích với cường độ tới ngưỡng cơ tim co tối đa. B. Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng cơ tim co bóp nhẹ nhưng kích thích với cường độ tới ngưỡng cơ tim co tối đa. C. Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng cơ tim hòa toàn không co bóp , kích thích với cường độ tới ngưỡng một phần cơ tim co.
97
D.Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng cơ tim hòa toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ trên ngưỡng cơ tim bị trơ không co bóp. Câu 19: Trong các động vật sau đây, động vật nào có nhịp tim/phút nhanh nhất ? A. Mèo
B. Bò
D. Lợn
C. Voi
Câu 20: Chứng huyết áp cao biểu hiện khi: A. Huyết áp cực đại lớn quá 150mmHg và kéo dài. B. Huyết áp cực đại lớn quá 160mmHg và kéo dài. C. Huyết áp cực đại lớn quá 140mmHg và kéo dài. D. Huyết áp cực đại lớn quá 130mmHg và kéo dài. Câu 21. Hệ đệm có hiệu quả nhất trong dịch nội bào là A. phôtphat. B. bicacbonat.
C. axit cacbônic.
D. prôtêin.
Câu 22: Lưỡng cư sống được dưới nước và trên cạn vì: A. Nguồn thức ăn ở hai môi trường rất phong phú B. Hô hấp bằng da và phổi C. Da luôn ẩm ướt D. Chân ếch có màng vừa bơi vừa nhảy được Câu 23: Cá lên cạn bị chết trong thời gian ngắn là do: A. Không hấp thu được O2 của không khí B. Độ ẩm thấp C. Mang bị khô làm diện tích trao đổi khí giảm D. Nhiệt độ trên cạn cao hơn dưới nước. Câu 24: Nguyên nhân làm cho khí thở ra nồng độ CO2 cao hơn so với khi hít vào là: A. CO2 khuyếch tán từ mao mạch phổi vào phế nang trước khi ra khỏi phổi B. CO2 được dồn về phổi từ các cơ quan khác trong cơ thể 98
C. CO2 còn lưu trữ trong phế nang D. CO2 thải ra từ quá trình hô hấp của tế bào phổi. Câu 25: Ý nào sau đây không đúng với cấu tạo ống tiêu hóa của người? A. Ruột non là cơ quan tiêu hóa quan trong nhất B. Trong quá trình tiêu hóa thức ăn được đưa xuống dạ dày từng đợt qua thực quản C. Dạ dày tuyến tiết enzim tiêu hóa một phần thức ăn D. Ruột tịt không có chức năng tiêu hóa nên bị tiêu giảm. 1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
C
A
C
D
D
D
D
C
B
C
D
A
C
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
C
B
A
B
A
A
A
D
B
C
A
C
99
1