SÁNG KIẾN RÈN KỸ NĂNG LÀM CÂU NGHỊ LUẬN VĂN HỌC TRONG BÀI THI THPTQG (DẠNG BÀI LIÊN HỆ ĐỐI SÁNH)

Page 1

ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN

vectorstock.com/28062412

Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection DẠY KÈM QUY NHƠN EBOOK PHÁT TRIỂN NỘI DUNG

SÁNG KIẾN RÈN KỸ NĂNG LÀM CÂU NGHỊ LUẬN VĂN HỌC TRONG BÀI THI THPTQG (DẠNG BÀI LIÊN HỆ ĐỐI SÁNH) WORD VERSION | 2020 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594


a CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

FF

IC IA L

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BẢN ĐĂNG KÍ SÁNG KIẾN NĂM HỌC 2017- 2018

O

TÊN SÁNG KIẾN:

N

RÈN KỸ NĂNG LÀM CÂU NGHỊ LUẬN VĂN HỌC TRONG BÀI

Q

U

Y

Giáo viên:

N

H

Ơ

THI THPTQG (DẠNG BÀI LIÊN HỆ ĐỐI SÁNH)

1. Lê Trâm Anh 2. Vũ Thị Yến 3. Nguyễn Thị Kim Oanh

M

Đơn vị công tác: Tổ Ngữ văn

D

ẠY

Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Ninh Bình, tháng 5 năm 2018

BẢN ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN NĂM HỌC 2017 - 2018 1


I. Tên sáng kiến Rèn kỹ năng làm câu nghị luận văn học trong bài thi THPTQG (dạng bài liên hệ đối sánh)

1. Lê Trâm Anh Chức danh: Giáo viên Đơn vị công tác : Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

FF

Trình độ chuyên môn : Thạc sĩ Ngữ văn Email: tunahoangvietanh@gmail.com

O

Số điện thoại: 0981972399

N

2. Vũ Thị Yến

Ơ

Chức danh: Giáo viên

H

Đơn vị công tác : trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Y

N

Trình độ chuyên môn : Thạc sỹ Ngữ văn Email: vuyenlvt@gmail.com

U

Số điện thoại: 01689445274

Q

3. Nguyễn Thị Kim Oanh

M

Chức danh: Giáo viên

Đơn vị công tác : Trường THPT chuyênLương Văn Tụy Trình độ chuyên môn : Cử nhân Ngữ văn

ẠY

Email: oanhvlvt@gmail.com

D

Điện thoại: 0947778862

II. Nội dung sáng kiến 1. Giải pháp cũ thường làm 2

IC IA L

II. Đồng tác giả sáng kiến


Trong kì thi THPTQG những năm trước đây, câu nghị luận văn học (NLVH) 5 điểm thường được hỏi theo các dạng bài sau: - Phân tích, cảm nhận về một nhân vật, 1 đoạn trích hoặc một vấn đề trong - Nghị luận về một ý kiến bàn về tác phẩm văn học.

IC IA L

tác phẩm văn học.

- So sánh 2 nhân vật, 2 đoạn trích, 2 chi tiết…trong 2 tác phẩm văn học .

Đây là những dạng đề đã khá quen thuộc với giáo viên và học sinh. Vì thế

FF

khi ôn nhiều khi học sinh chỉ học thuộc lòng những bài mẫu đã được chuẩn bị sẵn, ít chịu tư duy, sáng tạo.

O

- Trước đây kiến thức câu NLVH trong đề thi THPTQG chỉ tập trung ở lớp

N

12 nên càng dễ cho học sinh ôn tập theo lối mòn, hời hợt, ít chịu đầu tư ôn 1 cách

Ơ

nghiêm túc.

H

2. Giải pháp mới cải tiến

Do cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2018, gồm 2 phần:

N

Phần Đọc- hiểu (3,0 điểm); Phần Làm văn ( 7,0 điểm - gồm 2 câu: Câu 1: Nghị

Y

luận xã hội 2 điểm; câu nghị luận văn học 5 điểm). Trong cấu trúc đề thi HSG

U

các cấp, câu nghị luận văn học (NLVH) cũng chiếm 50% tổng số điểm. Vì vậy

Q

việc rèn kỹ năng làm bài NLVH là một trong những trọng tâm kiến thức để ôn thi đại học, thi học sinh giỏi các cấp, có ý nghĩa thiết thực với giáo viên và học

M

sinh cả trong quá trình dạy và học.

Nhưng xu hướng đề thi THPTQG năm nay, Bộ GD và ĐT có xu hướng ra

đề mới: câu NLVH tích hợp kiến thức lớp 12 và lớp 11 trong dạng đề liên hệ một

ẠY

số vấn đề của tác phẩm văn học lớp 12 với tác phẩm văn học lớp 11. Dạng đề này

D

vừa đáp ứng được yêu cầu kiểm tra kiến thức cơ bản lớp 12 và lớp 11 của học sinh, vừa đánh giá được khả năng khái quát, tổng hợp, lý giải, so sánh… của người viết. Đây là dạng đề kích thích được tư duy sáng tạo, đồng thời có khả năng phân hóa học sinh cao. Để làm tốt phần này (phần chiếm một nửa số điểm trong thang điểm 10), trước hết học sinh phải có kiến thức hệ thống của toàn bộ chương trình lớp 12 và lớp 11. Đề thường tích hợp theo yêu cầu từ chương trình lớp 12 3


trước, sau đó liên hệ với chương trình lớp 11. Đề tích hợp hỏi theo hướng mở và vô cùng phong phú, đa dạng về yêu cầu. Thông thường câu hỏi tích hợp sẽ là: Hỏi tích hợp tác phẩm của cùng một tác giả; theo nhóm nhân vật, hỏi tích hợp nhóm đề tài, tích hợp nhóm chủ đề; tích hợp theo phong cách sáng tác; tích hợp để so

IC IA L

sánh làm nổi bật 2 trào lưu văn học; tích hợp so sánh một khía cạnh nào đó về nội dung (như giá trị hiện thực, nhân đạo), giá trị nghệ thuật (như tình huống, bố

cục, cách kết thúc)... Đánh giá chung đây là một dạng đề hay, mới mẻ nhưng cũng rất khó được điểm cao nếu không được ôn luyện một cách thành thục.

FF

Qua thực tế giảng dạy, chúng tôi thấy bên cạnh quá trình giúp học sinh

O

chiếm lĩnh kiến thức về các tác phẩm văn học, thì việc rèn kỹ năng làm bài cho học sinh là một khâu then chốt quyết định chất lượng. Triết lý về con cá và cần

N

câu luôn luôn đúng đắn, giúp học sinh trở thành một chủ thể độc lập và sáng tạo.

Ơ

Đây cũng chính là một trong những đích cần đạt tới của giáo dục Việt Nam hiện

H

nay. Vì vậy việc rèn luyện kỹ năng làm bài cho học sinh có ý nghĩa quan thiết.

N

Như vậy có thể kết luận rằng trang bị cho học sinh không đơn giản là kiến thức cơ bản về tác phẩm, mà quan trọng hơn giáo viên giúp các em có kĩ năng

Y

làm bài NLVH dạng liên hệ đối sánh một cách nhuần nhuyễn là khâu then chốt

U

quyết định thành công trong kì thi THPTQG năm nay.

Q

Hơn nữa, các tác phẩm văn học văn xuôi lớp 12 và lớp 11 được chọn lọc

M

đọc hiểu trong chương trình THPT đều là những tác phẩm xuất sắc của những tác

giả lớn. Trong xu hướng đổi mới của giáo dục theo hướng phát triển năng lực học sinh, đây vẫn là những tác phẩm có giá trị vững bền, góp phầ n không nhỏ trong việc bồi đắp tâm hồn, hoàn thiện nhân cách cho học sinh biết sống yêu

ẠY

thương, nhân ái, hoà nhập cùng cộngđồng, nhận biết và trân trọng giữ gìn những

D

giá trị đích thực của cuộc sống. Đây cũng là những tác phẩm thuộc trọng tâm kiến thức để ôn thi THPTQuốc gia, thi học sinh giỏi các cấp… Vì vậy thực hiện đề tài: Rèn kỹ năng làm câu nghị luận văn học trong bài thi THPTQG (dạng bài liên hệ đối sánh) có ý nghĩa thiết thực với giáo viên và học sinh trong cả quá trình dạy và học. 4


IV. Thời gian áp dụng: Các năm học : 2010 - 2011; 2011 - 2012; 2012 - 2013; 2013 - 2014; 2014 - 2015, 2015 - 2016, 2016 - 2017, 2017 - 2018. V. Hiệu quả kinh tế và xã hội dự kiến đạt được

IC IA L

Là giáo viên dạy văn cấp THPT, thực hiện đề tài Rèn kỹ năng làm câu

nghị luận văn học trong bài thi THPTQG (dạng bài liên hệ đối sánh), cũng là một cách chúng tôi tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Hơn

FF

nữa, chúng tôi mong muốn qua đề tài này sẽ giúp học sinh có kỹ năng làm bài tốt

để công phá đề thi với điểm số cao. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để chúng tôi

O

được trao đổi với đồng nghiệp về một dạng đề bài mới mẻ.

N

Chúng tôi đã vận dụng sáng kiến này để ôn thi học sinh giỏi tỉnh, thi

Ơ

Ôlimpic khu vực Đồng bằng và duyên hải Bắc Bộ, bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia… ôn thi Đại học, ôn thi THPT Quốc gia và đã đạt được những kết quả khả

H

quan.

U

Thi HSG tỉnh Thi HSG Khu vực Thi HSG Quốc gia Thi ĐH

Q

Năm học

Y

Kết quả

N

Cụ thể :

ĐBDH và BB

2010-2011 Lớp 12 Văn : 11

M

6/6 HS đạt giải (2 nhì,

giải (1 nhất, 4

1 ba, 2 khuyến khích

nhì, 6 ba )

D

ẠY

2011-2012

2012-2013

Lớp 10 Văn: 3/3 hs đạt giải (2 Ba, 1 khuyến khích) Lớp 10 Văn: 3/3 hs đạt giải (1 nhì, 2 ba.)

5

Điểm

TB

môn Văn đạt 7,87


2013-2014 Lớp 11 và 12 Lớp 11 Văn :3/3 hs 3/6 hs đạt giải (3 giải Điểm TB môn Văn : 15 giải ( 1 đạt giải (2 nhất, 1 ba ba )

văn đạt 7,81

nhất, 8 nhì, 6 ba) ) Đạt 5/6 hs đạtgiải (2

giải (7 giải nhì, 8

nhì, 2 ba, 1 khuyến

giải ba)

khích) Lớp 10 Văn: 3/3 hs

2015-2016

FF

đạt giải (1 Ba, 2

IC IA L

2014-2015 Lớp 12 Văn: 15

khuyến khích)

O

2016-2017 Lớp 11Văn : 15 Lớp 10 Văn: 3/3 hs 1 HS đạt giải khuyến giải (3 nhì, 5 Ba, đạt giải (1 Ba, 2 khích

N

7 khuyến khích) khuyến khích)

Ơ

2017-2018 Lớp 12 Văn: 17

khuyến

Y

ba, 7

N

giải nhì, 5 giải

H

giải (1 nhất, 4

Q

U

khích)

M

VI. Điều kiện và khả năng áp dụng Nội dung sáng kiến này có thể vận dụng rộng rãi trong quá trình dạy và

học bậc THPT.Các thầy cô giáo và học sinh có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, hội thảo chuyên đề; vận dụng tài liệu trong quá trình ôn thi các cấp…để đạt

ẠY

hiệu quả thiết thực, phù hợp với yêu cầuđổi mới giáo dục theo hướng phát triển

D

năng lực học sinh hiện nay Xác nhận của cơ quan, đơn vị

Tác giả sáng kiến Lê Trâm Anh Vũ Thị Yến Nguyễn Thị Kim Oanh 6


IC IA L FF O N Ơ H N Y U Q M KÈ ẠY D

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CHUNG 1. Một số khái niệm 1.1. So sánh

7


Là một thao tác tư duy cơ bản, việc sử dụng thao tác so sánh trong sáng tác và nghiên cứu văn học là một điều hết sức tự nhiên. So sánh các hiện tượng văn học trở thành một phương pháp nghiên cứu văn chương. 1.2. Khái niệm so sánh văn học

IC IA L

Cần phải được hiểu theo ba lớp nghĩa khác nhau.

- Thứ nhất, so sánh văn học là một biện pháp tu từ để tạo hình ảnh cho câu văn.

- Thứ hai, nó được xem như một thao tác lập luận cạnh các thao tác lập luận như: phân tích, bác bỏ, bình luận đã được đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn 11.

FF

- Thứ ba, so sánh được xem như một phương pháp, một cách thức trình bày khi viết bài nghị luận, tức là như một kiểu bài nghị luận bên cạnh các kiểu bài nghị xuôi….

Ơ

1.3. So sánh là phương pháp nhận thức

N

O

luận về một đoạn trích, tác phẩm thơ; nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm văn

H

Đây là thao tác đặt sự vật này bên cạnh một hay nhiều sự vật khác để đối

N

chiếu, xem xét nhằm hiểu sự vật một cách toàn diện, kỹ lưỡng, rõ nét và sâu sắc hơn.

Y

1.4. Kiểu bài viết so sánh văn học

U

Yêu cầu thực hiện cách thức so sánh trên nhiều bình diện: đề tài, nhân vật,

Q

tình huống, cốt truyện, cái tôi trữ tình, chi tiết nghệ thuật, nghệ thuật trần thuật…

M

Quá trình so sánh có thể chỉ diễn ra ở các tác phẩm của cùng một tác giả, nhưng cũng có thể diễn ra ở những tác phẩm của các tác giả cùng hoặc không cùng một

thời đại, giữa các tác phẩm của những trào lưu, trường phái khác nhau của một nền văn học.

ẠY

5. Mục đích

D

Yêu cầu học sinh chỉ ra được chỗ giống và khác nhau giữa hai tác phẩm,

hai tác giả…, từ đó thấy được những mặt kế thừa, những điểm cách tân của từng tác giả, từng tác phẩm; thấy được vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm; sự đa dạng của phong cách nhà văn… Kiểu bài này còn góp phần hình thành kĩ năng lí giải nguyên nhân của sự khác nhau giữa các hiện tượng văn học – một năng lực rất cần thiết góp phần tránh đi khuynh hướng “bình tán” khuôn sáo hiện nay. 8


2. CÁCH LÀM DẠNG ĐỀ LIÊN HỆ ĐỐI SÁNH VĂN HỌC Thực tế cho thấy dạng bài liên hệ đối sánh văn học có rất nhiều loại nhỏ. Trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi chỉ đưa ra những dạng bài liên hệ đối sánh trong tác phẩm văn xuôi lớp 12 và lớp 11. Để làm tốt kiểu bài này cần

IC IA L

phải nắm chắc đặc trưng cơ bản của tác phẩm văn xuôi. Đó là cốt truyện, tình

huống, nhân vật, người trần thuật, ngôn ngữ kể chuyện, giọng điệu trần thuật, chi

tiết nghệ thuật… Chúng ta có thể thống kê và khái quát lại thành những cấp bậc đề liên hệ cơ bản sau:

FF

2.1. Liên hệ, đối sánh hai chi tiết trong hai tác phẩm văn học: 2.1.1. Khái niệm chi tiết nghệ thuật

O

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, chi tiết nghệ thuật là: Các tiểu tiết của tác

N

phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng. Cũng theo nhóm tác giả này

Ơ

thì: Tuỳ theo sự thể hiện cụ thể, chi tiết nghệ thuật có khả năng thể hiện, giải

H

thích, làm minh xác cấu tứ nghệ thuật của nhà văn, trở thành tiêu điểm, điểm hội

N

tụ của tư tưởng tác giả trong tác phẩm. Chi tiết nghệ thuật gắn với quan niệm nghệ thuật về thế giới con người, với truyền thống văn hoá nghệ thuật nhất định.

Y

(2). Như vậy, chi tiết nghệ thuật gắn với quan niệm nghệ thuật và quan niệm nhân

U

sinh của nhà văn. Đối với người đọc khi nhận biết được các chi tiết đắt giá trong

Q

tác phẩm, chúng ta có thể làm sáng tỏ được ý nghĩa của hình tượng nghệ thuật, tư

M

tưởng chủ đề của tác phẩm và hiểu rõ ý đồ sáng tạo của nhà văn.

2.1.2. Kiểu bài liên hệ, đối sánh chi tiết trong hai tác phẩm tự sự

ẠY

a. Đặc điểm

D

Kiểu bài này không chỉ đòi hỏi ở học sinh kĩ năng phân tích, cảm nhận, mà

còn khơi dậy ở các em khả năng tinh nhạy trong phát hiện vấn đề, tư duy so sánh, đối chiếu để chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa hai chi tiết, từ đó làm sáng tỏ được vẻ đẹp riêng của từng chi tiết, sự sáng tạo độc đáo của mỗi nhà văn. Hơn nữa, học sinh còn phải thể hiện được khả năng cắt nghĩa, lý giải tại sao lại có sự tương đồng và khác biệt này thông qua việc vận dụng các kiến thức về bối cảnh 9


xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học… b. Một số đề bài minh họa

IC IA L

* Đề 1: Cảm nhận của anh/chị về chi tiết bát cháo cám trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. Từ đó liên hệ tới chi tiết bát cháo hành mà nhân vật thị Nở mang cho Chí Phèo (Chí Phèo – Nam Cao), để nhận xét về tư tưởng nhân đạo

FF

của hai nhà văn.

* Đề 2: Cảm nhận của anh/chị về chi tiết tiếng sáo trong truyện ngắn Vợ chồng

O

A Phủ của Tô Hoài. Từ đó liên hệ tới chi tiết tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá

N

(Chí Phèo – Nam Cao), để nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của

Ơ

hai nhà văn.

H

* Đề 3: Cảm nhận của anh (chị) về chi tiết giọt nước mắt của A Phủ trong Vợ

N

chồng A Phủ của Tô Hoài. Từ đó liên hệ tới chi tiết giọt nước mắt của Chí Phèo

Q

U

2.2. Cách thức thực hiện

Y

(Chí Phèo – Nam Cao), để nhận xét về tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn.

Giáo viên nên hướng dẫn học sinh tiến hành liên hệ, đối sánh theo lối cuốn

M

chiếu, lần lượt trình bày xong chi tiết thứ nhất, chuyển sang trình bày chi tiết thứ

hai, sau đó rút ra sự giống và khác nhau, lý giải nguyên nhân của sự tương đồng và khác biệt.

D

ẠY

2.2.1. Mở bài – Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. 2.2.2. Thân bài – Bước 1: Phân tích chi tiết thứ nhất:

10


+ Giới thiệu chung: Tác giả, tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, nội dung), hoàn cảnh xuất hiện chi tiết. + Phân tích ý nghĩa của chi tiết:

IC IA L

• Trên phương diện nội dung: thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm như thế nào? • Trên phương diện nghệ thuật: thúc đẩy cốt truyện, thể hiện số phận, tính cách,

FF

tâm lý nhân vật, tạo tình huống…

O

– Bước 2: Liên hệ đến chi tiết thứ hai:

+ Giới thiệu chung: Tác giả, tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, nội dung),

Ơ

N

hoàn cảnh xuất hiện chi tiết.

H

+ Khái quát ngắn gọn ý nghĩa của chi tiết:

N

• Trên phương diện nội dung: thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm như thế nào?

Y

• Trên phương diện nghệ thuật: thúc đẩy cốt truyện, thể hiện số phận, tính cách,

Q

U

tâm lý nhân vật, tạo tình huống…

M

– Bước 3: So sánh: nét tương đồng và khác biệt

– Bước 4: Lý giải sự tương đồng và khác biệt trên cơ sở hiểu biết về bối cảnh văn hóa xã hội, phong cách nhà văn; đặc trưng của quá trình sáng tạo, đặc trưng thi

ẠY

pháp của thời kì văn học…

D

2.2.3. Kết bài – Đánh giá khái quát về đặc sắc riêng của hai chi tiết và sự sáng tạo của hai nhà văn. 2.2. Liên hệ, đối sánh hai nhân vật: 2.2.1. Khái niệm nhân vật trong tác phẩm tự sự 11


Nhân vật là yếu tố quan trọng hàng đầu trong tác phẩm tự sự, là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực, và gửi gắm tư tưởng, tình cảm, quan niệm của mình về cuộc đời. Nhân vật là con đẻ tinh thần của nhà văn. Nhân vật trung tâm trong các tác phẩm văn học chính là con người. Dù các tác giả có viết

IC IA L

về cỏ cây, hoa lá, chim muông… nhưng cái đích hướng tới vẫn là con người. 2.2.2. Kiểu bài liên hệ, so sánh hai nhân vật a. Đặc điểm

Đây là dạng đề cơ bản, trọng tâm khi ôn thi THPTQG năm nay. Học sinh

FF

cần xác định là sẽ phân tích nhân vật trong tác phẩm lớp 12 trước, sau đó sẽ liên

hệ tới nhân vật trong tác phẩm văn học lớp 11. Đặc biệt, kỹ năng quan trọng khi

O

phân tích là phải tuân thủ theo đặc trưng của nhân vật trong tác phẩm tự sự; tức

N

là bám sát vào các chi tiết về: ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, tính cách, tâm

Ơ

lý, mối quan hệ với các nhân vật khác… để thấu hiểu được số phận, phẩm chất

H

và ý nghĩa của nhân vật. Yêu cầu cao hơn là học sinh phải cảm nhận được nét độc b. Một số đề bài minh họa

N

đáo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của các nhà văn.

Y

* Đề 1: Phân tích hình tượng nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt – Kim Lân), liên

U

hệ đến hình tượng nhân vật Thị Nở (Chí Phèo - Nam Cao), để rút ra nhận xét về

Q

nghệ thuật xây dựng nhân vật của hai nhà văn.

M

* Đề 2: Phân tích hình tượng nhân vật Phùng (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu), liên hệ đến hình tượng nhân vật Huấn Cao (Chữ người tử tù –

Nguyễn Tuân), để nhận xét quan niệm của hai nhà văn về thiên chức của người nghệ sĩ.

ẠY

* Đề 3: Phân tích bi kịch của nhân vật Trương Ba (Hồn Trương Ba da hàng thịt

D

– Lưu Quang Vũ), liên hệ đến bi kịch của nhân vật Chí Phèo (Chí Phèo - Nam Cao), để rút ra nhận xét về triết lý nhân sinh của hai nhà văn. 2.2.3. Cách thức thực hiện a. Mở bài 12


– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. b. Thân bài

IC IA L

– Bước 1: Phân tích nhân vật trong tác phẩm văn học lớp 12: + Giới thiệu chung: Tác giả, tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt ngắn gọn cốt truyện, nội dung chủ đạo), giới thiệu nhân vật.

FF

+ Phân tích nhân vật theo yêu cầu của đề: Học sinh có thể linh hoạt theo nhiều cách, theo đặc điểm của từng nhân vật, sau đây là một số gợi ý:

N

O

•Lai lịch

Ơ

• Ngoại hình

H

•Hành động

N

•Tính cách • Tâm lí

Y

• Số phận.

U

• Phẩm chất.

Q

+ Đánh giá về nhân vật:

phẩm.

M

• Ý nghĩa của nhân vật trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của tác • Nghệ thuật xây dựng nhân vật.

ẠY

- Bước 2: Liên hệ tới nhân vật trong tác phẩm văn học lớp 11:

D

+ Giới thiệu chung: Tác giả, tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt ngắn gọn cốt truyện, nội dung chủ đạo), giới thiệu nhân vật. + Khái quát ngắn gọn về đặc điểm của nhân vật (thông thường trên hai phương diện: số phận, phẩm chất, ý nghĩa, nghệ thuật xây dựng nhân vật,…) 13


– Bước 3: So sánh nét tương đồng và khác biệt (theo định hướng, yêu cầu của đề) – Bước 4: Lý giải sự tương đồng và khác biệt trên cơ sở hiểu biết về bối cảnh văn hóa xã hội, phong cách nhà văn; đặc trưng của quá trình sáng tạo, đặc trưng thi

IC IA L

pháp của thời kì văn học… c. Kết bài

- Khái quát lên tấm lòng và tài năng của hai nhà văn. 2.3. Liên hệ, đối sánh hai kết cấu

O

2.3.1. Khái niệm

FF

- Khẳng định sức sống của hai nhân vật.

N

Kết cấu là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm… không

Ơ

chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn mà còn bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc

H

nội dung cụ thể của tác phẩm (2) . Kết cấu là một thành tố quan trọng quyết định

N

sự thành công của một tác phẩm tự sự.

Y

2.3.2. Dạng đề liên hệ, đối sánh hai kết cấu

U

a. Đặc điểm

Q

Dạng đề này chỉ được áp dụng với những tác phẩm văn học có kết cấu đặc biệt, ví dụ kết cấu vòng tròn (kết cấu đầu cuối tương ứng,…). Khi thực hiện đề

M

bài này, học sinh phải mô tả lại được kết cấu của văn bản. Yêu cầu cao hơn đó là,

các em phải cảm nhận được dụng ý nghệ thuật của nhà văn khi xây dựng kết cấu đó (có ý nghĩa gì trong việc thể hiện nội dung và chủ đề của tác phẩm, tư tưởng

ẠY

của tác giả…)

D

b. Đề bài minh họa * Đề bài: Phân tích kết cấu của truyện ngắn Rừng xà nu của nguyễn Trung Thành. Từ đó, liên hệ tới kết cấu của truyện ngắn Chí Phèo để nhận xét về sự tương đồng và khác biệt. 2.2.3. Cách thức thực hiện

14


a. Mở bài – Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

– Bước 1: Phân tích kết cấu của tác phẩm văn học lớp 12:

IC IA L

b. Thân bài

+ Giới thiệu chung: Tác giả, tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt ngắn

FF

gọn cốt truyện, nội dung chủ đạo), giới thiệu kết cấu.

O

+ Phân tích kết cấu:

N

• Miêu tả lại đặc điểm của kết cấu.

H

Ơ

• Phân tích ý nghĩa của kết cấu.

N

+ Đánh giá chung nét đặc sắc của kết cấu.

Y

- Bước 2: Liên hệ đến kết cấu của tác phẩm văn học lớp 11:

U

+ Giới thiệu chung: Tác giả, tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt ngắn

Q

gọn cốt truyện, nội dung chủ đạo), giới thiệu kết cấu.

M

+ Khái quát ngắn gọn về đặc điểm và ý nghĩa của kết cấu. – Bước 3: So sánh nét tương đồng và khác biệt (theo định hướng, yêu cầu của đề)

ẠY

– Bước 4: Lý giải sự tương đồng và khác biệt trên cơ sở hiểu biết về bối cảnh văn

D

hóa xã hội, phong cách nhà văn; đặc trưng của quá trình sáng tạo, đặc trưng thi pháp của thời kì văn học… c. Kết bài - Khái quát lên tấm lòng và tài năng của hai nhà văn. 2.4. Liên hệ, đối sánh cách kết thúc hai tác phẩm: 15


2.4.1. Đặc điểm Bàn về cách viết truyện ngắn, nhà văn Sêkhốp có phát biểu: Theo tôi, viết truyện ngắn, cốt nhất phải tô đậm cái mở đầu và cái kết luận (Theo Sêkhốp bàn về văn học). Nhà văn phải dụng công để tạo nên một cách kết thúc thật độc đáo,

IC IA L

ấn tượng, để lại dư âm sâu lắng, khó quên trong lòng người đọc.

Kiểu đề này thường yêu cầu so sánh kết thúc của hai tác phẩm thuộc hai thời kì văn học khác nhau: Như các tác phẩm văn học trước và sau Cách mạng tháng Tám. Hoặc so sánh kết thúc của hai tác phẩm của cùng một thời kỳ văn

FF

học. Đề giải quyết thành công để bài này, học sinh cần có sự thẩm thấu sâu sắc

giá trị của tác phẩm, dụng ý nghệ thuật của tác giả. Đồng thời, phải tích hợp được

O

kiến thức văn học sử, kiến thức lịch sử xã hội… để lý giải được sự gặp gỡ và khác

Ơ

2.4.2. Đề bài minh họa

N

biệt trong kết thúc của hai tác phẩm.

H

* Đề bài: Phân tích kết thúc tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân. Từ đó liên hệ tới

N

kết thúc truyện ngắn Chí Phèo của NamCao, để rút ra nhận xét về tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn.

Y

* Đề bài: Cảm nhận của anh (chị) về kết thúc trích đoạn Vợ chồng A Phủ (SGK

U

Ngữ văn 12) của Tô Hoài. Từ đó liên hệ tới kết thúc truyện ngắn Hai đứa trẻ của

Q

Thạch Lam, để rút ra nhận xét về tấm lòng của hai nhà văn đối với những kiếp

M

đời nhỏ bé, bất hạnh.

2.4.3. Cách thức thực hiện a. Mở bài

D

ẠY

– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. b. Thân bài – Bước 1: Phân tích kết thúc của trích đoạn tác phẩm văn học lớp 12: + Giới thiệu chung: Tác giả, tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt ngắn gọn cốt truyện, nội dung chủ đạo), giới thiệu kết thúc. 16


+ Phân tích cách kết thúc: • Miêu tả lại kết thúc của tác phẩm.

vật, kết tinh chủ đề của tác phẩm và tư tưởng của tác giả… + Đánh giá chung nét đặc sắc của kết thúc.

FF

- Bước 2: Liên hệ đến kết thúc của tác phẩm văn học lớp 11:

IC IA L

• Phân tích ý nghĩa của cách kết thúc đó: Thể hiện số phận và phẩm chất của nhân

O

+ Giới thiệu chung: Tác giả, tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt ngắn

N

gọn cốt truyện, nội dung chủ đạo), giới thiệu kết thúc.

Ơ

+ Khái quát ngắn gọn về đặc điểm và ý nghĩa của kết thúc.

N

H

– Bước 3: So sánh nét tương đồng và khác biệt (theo định hướng, yêu cầu của đề) – Bước 4: Lý giải sự tương đồng và khác biệt trên cơ sở hiểu biết về bối cảnh văn

Y

hóa xã hội, phong cách nhà văn; đặc trưng của quá trình sáng tạo, đặc trưng thi

Q

U

pháp của thời kì văn học…

M

c. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề. 2.5. Liên hệ, đối sánh hai đoạn trích văn xuôi

ẠY

2.5.1. Đặc điểm

D

Dạng đề này không yêu cầu học sinh phân tích cả tác phẩm, mà chỉ phân

tích một đoạn trích. Thuận lợi cho các em khi làm kiểu bài này là dung lượng kiến thức yêu cầu không quá nhiều, nhưng mặt khác thí sinh cũng dễ rơi vào trường hợp cạn ý (không có gì để viết). Bởi vậy, để giành được điểm cao, các em phải vừa có kiến thức khái quát về tác giả, tác phẩm, vừa có hiểu biết sâu sắc, tỉ 17


mỉ, cụ thể về đoạn văn. Điều đáng lưu ý nhất là tác phẩm văn học là một sinh thể nghệ thuật toàn vẹn, bởi vậy dù đề bài chỉ yêu cầu cảm nhận về một đoạn văn, thì Ví dụ: Cảm nhận của anh (chị) về hai đoạn văn sau: - Ngày tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu cứ uống ừng ựng từng bát.

IC IA L

Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng... (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)

FF

- Phải uống thêm chai nữa. Và hắn uống. Nhưng tức quá, càng uống lại càng

tỉnh ra. Tỉnh ra chao ôi buồn! Hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoang thoảng

O

thấy hơi cháo hành. Hắn ôm mặt khóc rưng rức... ( Chí Phèo – Nam Cao)

Ơ

N

2.5.2. Cách thức thực hiện

N

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

H

a. Mở bài

U

Y

b. Thân bài

Q

* Bước 1: Phân tích đoạn văn xuôi trong chương trình Ngữ văn 12.

M

- Giới thiệu khái quát:

+ Tác giả, tác phẩm xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, nội dung chủ đạo), và dẫn

vào đoạn trích.

ẠY

+ Khái quát phần tác phẩm trước đoạn trích đó (phân tích quái quát khoảng

D

7-8 dòng). Nếu là đoạn đầu thì bỏ qua. + Sau đó, nêu vị trí đoạn trích cũng như nêu nội dung đoạn văn ta sắp cảm nhận (nêu khái quát nhất – khoảng 3-4 dòng) - Phân tích đoạn trích. 18


+ Phân tích từ nghệ thuật ra nội dung. Chú ý các câu văn, hình ảnh có sử dụng nghệ thuật. Nhất là kiểu câu : câu hỏi tu từ, câu phức, câu ghép, câu đặc biệt… + Đoạn văn này được đặt trong chỉnh thể của tác phẩm nên khi cảm nhận thì phải mở rộng ra toàn tác phẩm (dù đoạn văn đó là chính nhất)

IC IA L

có sự liên kết với nội dung chung và giá trị chung của tác phẩm đó. Nghĩa là phải

+ Sau khi phân tích hết đoạn trích thì cảm nhận đoạn sau đó một cách sơ lược (7 -

FF

8 dòng); nếu như là đoạn kết tác phẩm thì thôi.

- Đánh giá đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích: tình huống truyện, trần thuật, giọng

O

văn, tu từ….

Ơ

N

* Bước 2: Liên hệ đến đoạn văn xuôi trong chương trình Ngữ văn 11

N

chủ đạo), và dẫn vào đoạn trích.

H

- Giới thiệu khái quát: Tác giả, tác phẩm xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, nội dung

Y

- Phân tích khái quát đoạn trích:

U

+ Phân tích từ nghệ thuật ra nội dung. Chú ý các câu văn, hình ảnh có sử dụng

Q

nghệ thuật. Nhất là kiểu câu : câu hỏi tu từ, câu phức, câu ghép, câu đặc biệt…

M

+ Đoạn văn này được đặt trong chỉnh thể của tác phẩm nên khi cảm nhận thì phải

có sự liên kết với nội dung chung và giá trị chung của tác phẩm đó. Nghĩa là phải mở rộng ra toàn tác phẩm.

ẠY

- Đánh giá đặc sắc nội dung và nghệ thuật của đoạn trích (tình huống truyện, trần

D

thuật, giọng văn, tu từ….) * Bước 3: So sánh nét tương đồng và khác biệt (theo định hướng, yêu cầu của đề)

19


* Bước 4: Lý giải sự tương đồng và khác biệt trên cơ sở hiểu biết về bối cảnh văn hóa xã hội, phong cách nhà văn; đặc trưng của quá trình sáng tạo, đặc trưng thi pháp của thời kì văn học… c. Kết bài 2.6. Liên hệ đối sánh giá trị của hai tác phẩm văn xuôi

IC IA L

- Khẳng định lại cái hay cái đẹp của hai đoạn trích và tư tưởng của hai tác giả.

2.6.1. Liên hệ đối sánh giá trị nhân đạo của hai tác phẩm văn xuôi

FF

a. Mở bài:

O

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

N

b. Thân bài:

Ơ

* Bước 1: Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm lớp 12

H

- Giới thiệu khái quát: tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, nội dung

N

chủ đạo...), dẫn dắt vào giá trị nhân đạo.

Y

- Giải thích khái niệm nhân đạo: Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của văn

U

học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc với nỗi đau của con

Q

người, sự nâng niu trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòng tin

M

vào khả năng vươn dậy của họ.

- Phân tích các biểu hiện của giá trị nhân đạo trong tác phẩm: + Tố cáo các thế lực tàn bạo chà đạp lên con người.

ẠY

+ Bênh vực và cảm thông sâu sắc đối với số phận bất hạnh của con người.

D

+ Trân trọng khát vọng tư do, hạnh phúc và nhân phẩm tốt đẹp con người. + Đồng tình với khát vọng và ước mơ và mở ra con đường tương lai tươi sáng cho con người (chủ nghĩa nhân đạo cộng sản). - Đánh giá về tấm lòng và tài năng của nhà văn. * Bước 2: Liên hệ đến giá trị nhân đạo trong tác phẩm lớp 11 20


- Giới thiệu chung: tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, nội dung chủ đạo...), dẫn dắt vào giá trị nhân đạo. - Khái quát các biểu hiện của giá trị nhân đạo trong tác phẩm.

IC IA L

- Đánh giá về tấm lòng và tài năng của nhà văn. * Bước 3: So sánh nét tương đồng và khác biệt (theo định hướng, yêu cầu của đề)

FF

* Bước 4: Lý giải sự tương đồng và khác biệt trên cơ sở hiểu biết về bối cảnh văn

hóa xã hội, phong cách nhà văn; đặc trưng của quá trình sáng tạo, đặc trưng thi

O

pháp của thời kì văn học…

N

c. Kêt bài: - Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của hai tác phẩm -

H

Ơ

Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó

N

2.6.2. Liên hệ đối sánh giá trị hiện thực của hai tác phẩm văn xuôi

Y

a. Mở bài:

Q

b. Thân bài:

U

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

M

* Bước 1: Phấn tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm lớp 12

- Giới thiệu khái quát: tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, nội dung chủ đạo...), dẫn dắt vào giá trị hiện thực.

ẠY

- Giải thích khái niệm giá trị hiện thực:

D

+ Khả năng phản ánh trung thành đời sống xã hội một cách khách quan trung thực.

+ Xem trọng yếu tố hiện thực và lí giải nó bằng cơ sở xã hội lịch sử. - Phân tích các biểu hiện của giá trị hiện thực: + Phản ánh đời sống xã hội lịch sử trung thực. 21


+ Khắc họa đời sống, nội tâm trung thực của con người. + Giá trị hiện thực có sức mạnh tố cáo (hay ca ngợi) xã hội, chế độ.

* Bước 2: Liên hệ đến giá trị hiện thực trong tác phẩm lớp 11

IC IA L

- Đánh giá về tấm lòng và tài năng của nhà văn.

- Giới thiệu chung: tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, nội dung chủ đạo...), dẫn dắt vào giá trị nhân đạo.

FF

- Khái quát các biểu hiện của giá trị hiện thực trong tác phẩm.

O

- Đánh giá về tấm lòng và tài năng của nhà văn.

N

* Bước 3: So sánh nét tương đồng và khác biệt (theo định hướng, yêu cầu của

Ơ

đề)

H

* Bước 4: Lý giải sự tương đồng và khác biệt trên cơ sở hiểu biết về bối cảnh văn

Y

pháp của thời kì văn học…

N

hóa xã hội, phong cách nhà văn; đặc trưng của quá trình sáng tạo, đặc trưng thi

U

c. Kêt bài:

Q

- Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của hai tác p hẩm

M

- Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó

2.7. Liên hệ đối sánh phong cách tác giả (qua tác phẩm văn xuôi lớp 12 và lớp 11 của tác giả đó)

D

ẠY

2.7.1. Khái niệm phong cách nghệ thuật - Phong cách nghệ thuật là những nét độc đáo, riêng biệt trong cách cảm nhận và tái hiện đời sống của một tác giả được thể hiện trong tác phẩm. Yếu tố cốt lõi của phong cách là cái nhìn mang tính khám phá phát hiện, in đậm dấu ấn riêng của người nghệ sĩ: Thế giới được tạo lập không phải một lần, mà mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập (M. Pru-xtơ). 22


- Những biểu hiện cơ bản của phong cách văn học: + Phong cách văn học trước hết được biểu hiện qua cái nhìn độc đáo của nhà văn về đời sống.

IC IA L

+ Giọng điệu riêng biệt của tác giả. + Cách xác định đề tài, chủ đề…

FF

+ Phong cách văn học còn được biểu hiện qua hệ thống các phương thức, phương tiện nghệ thuật mang tính đặc thù.

O

+ Trong biểu hiện của phong cách văn học luôn có sự hoà quyện giữa các yếu tố

N

định hình, thống nhất và sự biến đổi đa dạng, phongphú. Và điều quan trọng nhất

Ơ

là phong cách phải có ý nghĩa thẩm mĩ - mang đến cho người đọc những rung

H

động thẩm mĩ dồi dào.

Y

12 và lớp 11 của tác giả đó)

N

2.7.2. Kiểu bài liên hệ, đối sánh phong cách tác giả (qua tác phẩm văn xuôi lớp

U

a. Đặc điểm

Q

Đây là dạng khó khi ôn thi THPTQG năm nay. Bởi vì dạng đề này không chỉ yêu cầu học sinh nắm được kiến thức cơ bản của tác phẩm văn học; mà còn

M

phải hiểu biết sâu sắc về tác giả, đặc biệt là phải xác định được phong cách của

nhà văn đó. Để bài viết được thuyết phục, thí sinh phải biết vận dụng kiến thức về lý luận văn học, phần phong cách nghệ thuật. Yêu cầu cao hơn, học sinh phải

ẠY

có cái nhìn khái quát, tổng hợp để thấy được sự thống nh ất và biến đổi trong phong cách của tác giả qua hai thời kì văn học khác nhau.

D

b. Một số đề bài minh họa * Đề 1: Phân tích hình tượng người lái đò Sông Đà trong đoạn trích Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân. Từ đó liên hệ tới nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù, để nhận xét về cách nhìn con người của nhà văn Nguyễn Tuân. 23


* Đề 2: Phân tích đoạn trích Người lái đò Sông Đà. Từ đó liên hệ tới Chữ người tử tù, để nhận xét những điểm thống nhất và khác biệt của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.

IC IA L

2.7.3. Cách thức thực hiện a. Mở bài

FF

– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. b. Thân bài

O

* Bước 1: Phân tích phong cách tác giả qua tác phẩm văn xuôi lớp 12

N

- Giới thiệu khái quát: tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, nội dung

Ơ

chủ đạo...), dẫn dắt vào vấn đề: phong cách nghệ thuật.

H

- Giải thích khái niệm phong cách nghệ thuật của nhà văn.

N

- Phân tích các biểu hiện của phong cách nghệ thuật - Đánh giá nâng cao: phong cách độc đáo đã tạo nên vị trí và tầm cỡ của nhà văn

Y

trong dòng chảy văn học, tạo nên sức sống của tác phẩm.

U

* Bước 2: Liên hệ đến phong cách của tác giả trong tác phẩm lớp 11

Q

- Giới thiệu chung:tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, nội dung chủ đạo...),

M

dẫn dắt vào vấn đề phong cách nghệ thuật.

- Khái quát các biểu hiện của phong cách nghệ thuật trong tác phẩm.

ẠY

- Đánh giá về tấm lòng và tài năng của nhà văn.

D

* Bước 3: So sánh để chỉ ra sự vận động và thống nhất trong phong cách nhà văn. * Bước 4: Lý giải sự tương đồng và khác biệt trên cơ sở hiểu biết về bối cảnh văn hóa xã hội, đặc trưng của quá trình sáng tạo, đặc trưng thi pháp của thời kì văn học…

24


→ Trong thực tế không phải đề nào cũng có thể áp dụng theo đúng khuôn mẫu cáchlàm như đã trình bày ở trên. Phải tùy thuộc vào cách hỏi trong mỗi đề cụ thể mà áp dụng theo cách nào và áp dụng sao cho linh hoạt, phù hợp. Cũng có khi

FF

hợp với yêu cầu trọng tâm của đề, hay dụng ý của người viết.

IC IA L

vận dụng đầy đủ các ý của phần thân bài,cũng có khi phải cắt bỏ một phần cho

N

O

CHƯƠNG II: HƯỚNG DẪN HỌC SINH THỰC HÀNH MỘT SỐ ĐỀ BÀI

Ơ

I. Đề bài 1: Phân tích chi tiết giọt nước mắt của A Phủ khi bị trói đứng vào cột

H

(Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài). Từ đó liên hệ đến chi tiết giọt nước mắt của Chí

N

Phèo trong tác phẩm của nhà văn Nam Cao, để rút ra nhân xét về tư tưởng nhân đạo của hai tác giả.

Y

1. Mở bài:

Q

2. Thân bài:

U

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

M

2.1. Phân tích chi tiết giọt nước mắt của A Phủ 2.1.1. Giới thiệu chung

* Tác giả Tô Hoài, truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, chi tiết giọt nước mắt - Tô Hoài là một trong những cây bút xuất sắc, có số lượng tác phẩm đạt mức kỉ

ẠY

lục trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Qua hơn 60 năm cầm bút ông đã cho

D

ra đời gần 200 đầu sách. Tô Hoài có vốn hiểu biết phong phú và sâu sắc trong nhiều lĩnh vực đời sống, đặc biệt là những nét lạ trong phong tục tập quán ở nhiều vùng khác nhau của đất nước. Ông hấp dẫn người đọc ở lối trần thuật hóm hỉnh, cách kể chuyện tự nhiên sinh động, nghệ thuật miêu tả giàu chất tạo hình, ngôn ngữ phong phú

25


- "Vợ chồng A Phủ" là một trong ba tác phẩm rút trong tập "Truyện Tây Bắc" – một trong những tác phẩm văn xuôi tiêu biểu của văn học thời kì kháng chiến chống Pháp, được trao giải Nhất giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam 19541955. Tác phẩm được sáng tác 1952, nhân chuyến đi dài tám tháng của nhà văn

IC IA L

cùng bộ đội để giải phóng Tây Bắc. Đây chính là "món nợ lòng" nhà văn gửi tặng những con người Tây Bắc "trung thực và chí tình".

- Trong truyện ngắn này nhà văn đã tạo dựng được nhiều chi tiết nghệ thuật đắt giá, đặc biệt là chi tiết giọt nước mắt của A Phủ

FF

- Khái niệm chi tiết nghệ thuật: là những tiểu tiết của tác phẩm nhưng mang sức chứa lớn về tư tưởng cảm xúc. Qua chi tiết nghệ thuật các nhà văn gửi gắm chủ

O

đề của tác phẩm và tư tưởng thông điệp của mình. Chi tiết giọt nước mặt của A

N

Phủ là chi tiết độc đáo có thể ví như những “ nhãn tự’’ trong một bài thơ.

Ơ

2.1.2. Phân tích cụ thể

H

a. Hoàn cảnh xuất hiện chi tiết:

N

- A Phủ là một trong hai nhân vật trung tâm của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, A Phủ là một chàng trai mồ côi, nghèo khổ, bất hạnh nhưng chính hoàn cảnh đó đã

Y

hun đúc nên ở A Phủ những phẩm chất tốt đẹp. Một lần A Phủ đã kiên cường quả

U

cảm đánh A Sử - con trai nhà thống lí Pá Tra vì hắn dám phá đám cuộc chơi, nên

Q

A Phủ phải trở thành con ở trừ nợ cho nhà thống lí. Khi đi chăn bò, vì vô tình để

M

hổ ăn thịt mất một con bò nên A Phủ đã bị trói đứng vào cột. Nếu A Sử không bắt đc hổ thì A Phủ sẽ bị chết. Quá đau đớn, A Phủ đã không kìm được những

giọt nước mắt. Những giọt nước mắt của A Phủ được miêu tả qua cái nhìn của nhân vật Mị. Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn, Mị thường dậy để

ẠY

sưởi lửa. Khi ngọn lửa bập bùng cháy Mị nhìn sang và bắt gặp: "một dòng nước

D

mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại của A Phủ’’ b. Ý nghĩa chi tiết : - Về nội dung: + Nhà văn đã miêu tả nước mắt của A Phủ bò xuống, tức là nước mắt không chảy ròng ròng mà chảy rất chậm. Phải chăng A Phủ đã cố kìm nén, bởi một người có tính cách gan góc táo bạo mạnh mẽ như A Phủ sẽ không phù hợp với những dòng 26


nước mắt tuôn rơi. Nhưng A Phủ vẫn phải khóc,chứng tỏ nỗi đau trong lòng anh đã quá lớn,và hàm chứa cả niềm tuyệt vọng. Bởi vì A Phủ bị trói đứng mấy ngày mấy đêm cơ chừng chỉ đêm mai là chết: “chết đau, chết đói, chết rét, phải chết”. A Phủ khóc cho cảnh ngộ đau đớn cùng đường của mình, tiếng khóc ấy chứng tỏ

IC IA L

anh đã ý thức sâu sắc về bi kịch của bản thân.

+ Tiếng khóc ấy có ý nghĩa tố cáo tội ác của giai cấp thống trị vùng cao đã hành hạ thể xác con người, đã đọa đầy con người trong đói rét tuyệt vọng

+ Giọt nước mắt A Phủ còn thể hiện khao khát tự do, khao khát sống mãnh liệt

FF

+ Dòng nước mắt A Phủ đã tác động rất lớn đến tâm hồn và ý thức của Mị. Nó đánh dấu một sự thay đổi trong nhận thức và tình cảm của Mị. Trước khi nhìn

O

thấy những dòng nước mắt của A Phủ, Mị “vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay”. Mị

N

đang chìm trong trạng thái hoàn toàn vô cảm. Nhưng khi nhìn thấy những giọt

Ơ

nước mắt của A Phủ, trong Mị trào dâng những tình cảm cao đẹp. Trước hết nhìn

H

A Phủ khóc, Mị đã nhớ lại khi bị A Sử trói đứng vào cột, “nhiều lần khóc”, nước

N

mắt chảy xuống miệng xuống cổ mà không lau đi được. Trông người Mị đã nghĩ đến mình. Rồi từ thương mình, Mị chuyển sang thương người. Tình thương cùng

Y

với lòng căm thù cái ác đã thôi thúc Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ. Như vậy chính

U

giọt nước mắt của A Phủ đã lay động làm thức tỉnh tâm hồn Mị. Qua đó nhà văn

Q

muốn gửi gắm tới người đọc một thông điệp: Nước mắt có khả năng tác động kì

M

diệu, đánh thức những tình cảm cao đẹp trong tâm hồn con người + Giọt nước mắt của A Phủ còn là tiền đề quan trọng tạo ra bước ngoặt trong cuộc

đời Mị và A Phủ. Từ những nhận thức đáng quý, Mị đã có những hành động quyết liệt, cắt dây cởi trói cho A Phủ và cũng là giải thoát cho chính mình.

ẠY

+ Chi tiết giọt nước mắt của A Phủ có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện tư

D

tưởng chủ đề của tác phẩm; kết tinh tấm lòng đồng cảm sâu sắc của nhà văn với những con người đau khổ bất hạnh. Đồng thời Tô Hoài cũng chân trọng khát vọng sống khát vọng tự do của con người dân nghèo. Và bằng chi tiết đó thôi nhà văn đã hé mở cả tương lai tươi sáng cho cuộc đời của họ. Chi tiết này có thể coi như "hạt bụi vàng" trong tác phẩm, thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc của Vợ chồng A Phủ 27


- Về nghệ thuật: + Thúc đẩy xung đột truyện lên cao trào, là đầu mối của hàng loạt những hành động bất ngờ, làm thay đổi cuộc đời của các nhân vật, thúc đẩy truyện phát triển tự nhiên hấp dẫn.

IC IA L

+ Đây cũng là chi tiết nghệ thuật độc đáo thể hiện số phận, tính cách và biệt tài miêu tả tâm lí nhân vật của Tô Hoài

→Như vậy chi tiết giọt nước mắt A Phủ đã thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo 2.2. Liên hệ đến chi tiết giọt nước mắt của Chí Phèo

FF

của tác phẩm

2.2.1. Giới thiệu chung: Tác giả Nam Cao, truyện ngắn Chí Phèo, chi tiết giọt

O

nước mắt:

N

- Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc, có quan điểm nghệ thuật tiến bộ và

Ơ

phong cách nghệ thuật độc đáo. Ông đã để lại nhiều tác phẩm được coi là kiệt tác

H

của nền văn học Việt Nam hiện đại

N

- Trong đó ta phải kể đến Chí Phèo – một truyện ngắn có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ, chứng tỏ tài nghệ bận thầy của nhà văn lớn.

Y

- Chi tiết giọt nước mắt của Chí Phèo: Dẫn dắt hoàn cảnh xuất hiện: Chí Phèo là

U

một cố nông hiền lành của làng Vũ Đại. Nhưng anh đã bị xã hội thực dân làm cho

Q

tha hóa biến chất, bị tước đoạt quyền làm người trở thành một con quỷ dữ. Cuộc

M

đời Chí Phèo sẽ mãi trượt dài trong máu và nước mắt nếu như Chí không gặp được Thị Nở - người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn nhưng lại có tấm lòng đẹp nhất

làng Vũ Đại. Một lần Chí Phèo say rượu gặp Thị Nở ở vườn chuối. Khung cảnh hữu tình của đêm trăng đã dẫn tới mối tình Chí Phèo - Thị Nở. Sau hôm đó Chí

ẠY

Phèo bị cảm. Thị Nở thương tình đã nấu cháo hành mang sang cho hắn. Khi nhận

D

bát cháo hành từ tay Thị Nở, Chí Phèo rất ngạc nhiên và hắn thấy mắt hình như ươn ướt. Tình yêu của Thị Nở đã khiến tâm hồn Chí Phèo hồi sinh. Nhưng tình người lại quá đỗi mong manh trước định kiến xã hội nặng nề. Khi bị Thị Nở cự tuyệt, Chí Phèo đã ôm mặt khóc rưng rức. Mỗi lần xuất hiện giọt nước mắt của Chí lại thể hiện những cảm xúc và tâm trạng khác nhau 2.2.2. Khái quát ý nghĩa của chi tiết 28


- Về nội dung: + Lần 1: Trước hết đây là những giọt nước mắt xúc động vì đây là lần đầu tiên hắn được một người đàn bà cho mà không phải cướp dật dọa nạt. Có lẽ sau tiếng khóc trào

IC IA L

đời nay Chí Phèo mới biết khóc. Với Nam Cao nước mắt là giọt nhân tính, nó thể hiện tâm hồn Chí đã bắt đầu hồi sinh.

• Thể hiện niềm vui vô bờ của Chí khi được yêu thương, quan tâm, chăm sóc. Trong bát cháo của Thị Nở không chỉ có tình bạn mà còn có cả tình mẹ, tình yêu

FF

mà lần đầu tiên Chí Phèo được hưởng.

O

• Giọt nước mắt ấy còn khơi nguồn cho sự thức tỉnh của Chí, bởi chính từ đây Chí đã biết hối hận về những lỗi lầm đã qua và trào dâng khát vọng được hoàn

N

lương: Trời ơi hắn thèm lương thiện. Hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao.

Ơ

Như vậy giọt nước mắt hạnh phúc của Chí Phèo đã góp phần tạo ra bước ngoặt

H

quan trọng trong cuộc đời Chí. Con quỷ dữ của làng Vũ Đại đã thức tỉnh và khao

N

khát được hoàn lương.

• Chi tiết này góp phần thể hiện tư tưởng của truyện và tấm lòng của nhà văn.

Y

Nam Cao không chỉ thể hiện sự đồng cảm mà còn thể hiện niềm trân trọng và

U

niềm tin bất diệt vào phẩm chất người lao động, đồng thời truyền đến người đọc

M

+ Lần 2:

Q

thông điệp nhân văn về sức cảm hóa của tình yêu chân chính.

• Hạnh phúc vừa đến với Chí Phèo chưa được bao lâu thì đã vội vụt tắt như cầu vồng thoáng hiện sau cơn mưa. Sau khi bị Thị Nở cự tuyệt, Chí Phèo đã ôm mặt khóc rưng rức, đó là giọt nước mắt đau khổ tuyệt vọng của một con người khi

ẠY

thấy giấc mơ hạnh phúc của mình bị tan vỡ mà không làm gì được. Nỗi đau dường

D

như lên tới đỉnh điểm. • Thể hiện nỗi đau thân phận của Chí Phèo và bi kịch của những người nông dân trong xã hội cũ: bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. • Thể hiện sự căm phẫn của nhà văn đối với xã hội thực dân nửa phong kiến tàn bạo bất công đã đẩy người dân vào tình cảnh cùng đường tuyệt lộ. 29


• Tạo ra bước ngoặt trong hành động và nhận thức của Chí Phèo. Nó giúp Chí có đủ dũng cảm kết thúc kiếp sống của một con quỷ để bảo toàn nhân cách của một con người. Qua đó Nam Cao thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc, khi phát hiện ra bên trong con người tưởng như đã hoàn toàn tha hóa, vẫn le lói ánh sáng của

IC IA L

thiên lương.

2.3. So sánh chỉ ra sự tương đồng và khác biệt trong tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn 2.3.1. Sự tương đồng:

FF

- Đều thể hiện niềm xót thương trước nỗi đau và sự bế tắc của những người nông

O

dân trong tình cảnh bị đè nén.

- Phê phán những thế lực tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống của con người.

N

- Trân trọng phẩm chất tốt đẹp của hai nhân vật: khát vọng sống, khát vọng tự do

Ơ

cháy bỏng.

H

2.3.2. Sự khác biệt: cuối cùng vẫn rơi vào bế tắc.

N

- Giọt nước mắt của Chí Phèo thể hiện sự thức tỉnh của người nông dân nhưng

Y

- Giọt nước mắt A Phủ làm lay động thức tỉnh con người và hướng họ tới cuộc

Q

2.4. Lí giải

U

đời tươi sáng khi đi theo con đường cách mạng.

M

2.4.1. Giống nhau do:

+ Hai tác giả cùng viết về đề tài người nông dân nghèo trước cách mạng.

+ Đều ra đời khi hoàn cảnh đất nước còn nhiều khó khăn. 2.4.2. Khác nhau do:

ẠY

- Thân phận của hai nhân vật khác nhau:

D

+ Chí Phèo: là nạn nhân của chế độ thực dân nửa phong kiến ở miền xuôi, làm cho con người bị tàn phá cả nhân hình lẫn nhân tính và bị tước đoạt quyền làm người. + A Phủ : là nạn nhân của chế độ phong kiến miền núi, dưới ách áp bức của thực dân và chúa đất với những hủ tục lạc hậu, dã man. - Hoàn cảnh sáng tác khác nhau: 30


+ Chí Phèo: ra đời năm 1942, tức là được sáng tác trước Cách mạng tháng Tám, khi đó xã hội còn chìm trong thời kì đen tối. + Vợ chồng A Phủ: sáng tác 1952, lúc này Cách mạng tháng Tám đã thành công, sự lãnh đạo của Đảng đã tỏa ánh sáng lạc quan cho cuộc đời các nhân vật

IC IA L

- Khuynh hướng văn học khác nhau:

+ Chí Phèo: thuộc trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930-1945. Nhà văn hướng tới phanh phui mổ xẻ những mặt trái của xã hội.

+ Vợ chồng A Phủ: thuộc trào lưu văn học cách mạng, mang khuynh hướng sử

FF

thi và cảm hứng lãng mạn, đem đến cho câu chuyện một kết thúc lạc quan. - Phong cách nghệ thuật hai tác giả khác nhau:

O

+ Nam Cao: Là nhà văn hiện thực xuất sắc, ngòi bút lạnh lùng, tỉnh táo bên ngoài

N

mà trĩu nặng yêu thương bên trong, luôn khao khát khám phá con người bên trong

Ơ

con người.

H

+ Tô Hoài: một cây bút truyện ngắn giàu chất thơ, luôn phản ánh hiện thực qua

N

lăng kính văn hóa.

- Quy luật sáng tạo của văn học: đặc trưng của văn học là sự sáng tạo, nhà văn

Y

không lặp lại chính mình và không lặp lại người khác.

U

3. Kết bài:

Q

- Khẳng định lại vấn đề.

M

II. Đề bài 2: Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh rừng xà nu trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Trung Thành, liên hệ với hình ảnh cái lò gạch

cũ trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao để thấy được dụng ý nghệ

D

ẠY

thuật của hai nhà văn. Dàn ý

1. Mở bài: - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận 2. Thân bài 31


2.1.

Hình ảnh rừng xà nu

2.1.1. Sự xuất hiện của xà nu: Với kết cấu trùng điệp, cây xà nu có mặt từ đầu đến cuối tác phẩm tạo ra một

IC IA L

không gian rộng lớn, mang đậm chất sử thi. Hình tượng cây xà nu được tác giả miêu tả từ nhiều góc độ: khi thì tả bao quát cảnh những đồi xà nu, rừng xà nu bạt

ngàn, lúc lại cụ thể, chi tiết tới từng vết thương, từng giọt nhựa. Xà nu xuất hiện

dày đặc trong tác phẩm, có đến mấy chục lần tác giả nói đến Rừng xà nu, đồi xà nu…điều này cho thấy xà nu là mạch hồn của tác phẩm.

FF

nu, cây xà nu, nhựa xà nu và những biến thể của xà nu như khói xà nu, lửa xà

O

+ Xà nu gắn bó với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của dân làng Xô Man: lửa

N

xà nu cháy bập bùng trong nhà ưng tập để dân làng nghe cụ Mết kể về cuộc đời

Ơ

Tnú; khói xà nu còn làm tấm bảng đen cho anh Quyết dạy Tnú và Mai học chữ

H

cụ Hồ…

N

+ Xà Nu còn tham dự vào những sự kiện quan trọng của cuộc sống làng Xôman: ngọn đuốc xà nu cháy sáng trên tay cụ Mết dẫn cả dân làng đi vào rừng sâu lấy

Y

giáo mác chuẩn bị cho cuộc nổi dậy. Đêm đêm cả dân làng thức mài vũ khí dưới

U

ánh đuốc xà nu bập bùng. Giặc đốt đôi bàn tay Tnú bằng giẻ tẩm nhựa xà nu và

Q

lửa xà nu chứng kiến cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man.

M

2.1.2. Ý nghĩa của hình tượng

a. Ý nghĩa tả thực: xà nu là loại cây mọc thành rừng phổ biến ở Tây

Nguyên, để lại nhiều ấn tượng đặc biệt cho NTT: tôi yêu say mê cây xà nu, ấy là

ẠY

loài cây hùng vĩ và cao thượng, trong sạch và man dại. Mỗi cây cao vút, vạm vỡ ứ nhựa. Tán lá vừa thanh nhã, vừa rắn rỏi mênh mông. Loài cây ấy đi vào trong

D

tác phẩm của NTT đã trở thành một hình tượng văn học, có số phận, có vẻ đẹp và cả nỗi đau (vẻ đẹp bi tráng). b. Cây xà nu tượng trưng cho phẩm chất và số phận con người Tây Nguyên trong chiến tranh.

32


- Thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu do đại bác của kẻ thù gợi nghĩ đến những mất mát đau thương mà đồng bào ta đã phải trải qua trong thời kì cách mạng miền Nam bị khủng bố khốc liệt: quan sát bao quát Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào là không bị thương. Có những cây bị đạn đại bác chặt

IC IA L

đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở góc nhìn cận cảnh: Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người đã bị đạn đại bác chặt đứt làm đôi,

ở những cây này nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, chỉ năm mười hôm là cây chết . Viết về nỗi đau của cây mà ta cứ ngỡ như nỗi đau của con người. Mỗi một

FF

cây xà nu ngã xuống ta cứ ngỡ như một con người Xô Man ngã xuống. Phải chăng đó là hình ảnh của anh Xút, bà Nhan, mẹ con Mai, anh Quyết… những người đã

O

ngã xuống vì chính nghĩa dưới bàn tay tàn bạo của kẻ thù. Nhưng trong đau

N

thương, cây xà nu vẫn hiện lên bởi những vẻ đẹp thăng hoa đến sững sờ. Đẹp

Ơ

trong dáng ngã kiêu hùng, bất khuất đổ ào ào như một trận bão. Đẹp bởi đường

H

nét, màu sắc, hình khối, trong đau thương mà vẫn hiện hữu hương thơm và ánh

N

sáng nơi chỗ vết thương nhựa ứa ra tràn trề thơm ngào ngạt long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành cục máu lớn. Đó chính là

Y

vẻ đẹp gắn liền với chất bi tráng, chất sử thi hào hùng của vùng đất thiêng Tây

U

Nguyên hùng vĩ.

Q

- Trong bom đạn chiến tranh, thương tích đầy mình cây xà nu vẫn hiên ngang

M

vươn lên mạnh mẽ như người dânTây Nguyên kiên cường bất khuất, không khuất

phục trước kẻ thù tàn bạo. Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khoẻ như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Đúng như có lần Nguyễn Trung

ẠY

Thành đã từng viết Một cây ngã cả rừng cây lại mọc/ Người nối người đã mấy

D

vạn mùa xuân . Sức sống của xà nu quả là mạnh mẽ không một thế lực nào, không mưa bom bão đạn nào của kẻ thù có thể hủy diệt được. Đúng như lời cụ Mết đã khẳng định: “Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã, cây con mọc lên, đố chúng nó giết hết được cả rừng xà nu này”. Con người Xô man cũng vậy: anh Xút, bà Nhan hi sinh thì có thế hệ của Mai và Tnú lớn lên tiếp tục xông pha vào mưa bom bão đạn để viết tiếp trang sử của làng. Mai ngã xuống khi tuổi 33


xuân và hạnh phúc đang căng nồng thì Dít lớn lên nhanh chóng trở thành bí thư chi bộ. Rồi thế hệ bé Heng đang tiếp bước cha anh. Tất cả tạo nên một đội ngũ trùng điệp Người nối người đã mấy vạn mùa xuân. Sự tồn tại kỳ diệu của rừng xà nu qua những hành động hủy diệt, tàn phá thể hiện sự bất khuất, kiên cường, sự

IC IA L

vươn lên mạnh mẽ của con người Tây Nguyên, của đồng bào miền Nam trong cuộc chiến đấu một mất một còn với kẻ thù.

- Xà nu là loài cây ham ánh sáng mặt trời. Cũng như Tnú, như dân làng Xôman

yêu tự do, khát khao độc lập nên họ đã cầm giáo, cầm mác quyết tâm bảo vệ vùng

FF

trời tự do của mình. Có thể nói, đặc tính ham ánh sáng của cây xà nu tượng trưng

O

cho niềm khao khát tự do, lòng tin vào lý tưởng Cách mạng của người dân Tây Nguyên, của đồng bào miền Nam.

N

- Xà nu không chịu khuất phục trước đạn bom của kẻ thù : Có những cây xà nu

Ơ

… đạn đại bác không giết nổi chúng. Những vết thương của chúng chóng lành

H

như trên một cơ thể cường tráng. Trong sự soi chiếu với con người ta thấy dù bị

N

tra tấn, tù đày, bị đốt 10 đầu ngón tay nhưng Tnu vẫn kiên cường, bàn tay 10 ngón không còn vẹn nguyên vẫn cầm súng chiến đấu, thạm chí anh đã siết cổ đến chết

U

Y

tên chỉ huy đòn giặc cũng bởi bàn tay tật nguyền ấy.

Q

-Trong bom đạn, xà nu vẫn phô diễn vẻ đẹp của mình: vẻ đẹp của sự sống bạt ngàn, của từng giọt nhựa long lanh, thơm mỡ màng dưới nắng hè gay gắt. Ứng

M

chiếu với con người, đó là vẻ đẹp của tinh thần đoàn kết của dân làng Xô Man, là

tinh thần kìm nén đau thương để biến thành sức mạnh quật khởi củaTnú; Là vẻ đẹp vừa nữ tính vừa kiên cường của Dít; Vẻ đẹp khỏe khoắn của bé Heng, thế hệ

ẠY

xà nu măng non, chưa trưởng thành nhưng tinh thần thì đã nhọn hoắt như những mũi lê...

D

2.1.3. Nghệ thuật xây dựng hình tượng: Thủ pháp nghệ thuật so sánh, đối chiếu, ngôn ngữ sử thi hào hùng, thủ pháp nhân cách hóa … đã tạo nên sự chuyển hóa, hòa hợp giữa hình tượng thiên nhiên và con người, tạo nên một bản hợp xướng đầy chất thơ hào hùng tráng lệ về sức sống

34


bất diệt về cuộc chiến đấu bất khuất kiên trung của nhân dân Tây Nguyên giành tự do. 2.2. Liên hệ với hình ảnh cái lò gạch cũ trong tác phẩm Chí Phèo của Nam

IC IA L

Cao. 2.2.1. Nghĩa tả thực : Cái lò nung gạch đã cũ, không còn sử dụng, bỏ hoang, một hình ảnh khá quen thuộc ở những vùng nông thôn miềm Bắc trước đây.

FF

2.2.2. Sự xuất hiện của hình ảnh: Hình ảnh cái lò gạch cũ xuất hiện ở phần đầu tác phẩm khi một anh đi thả ống lươn nhặt được Chí Phèo trần truồng và xám

O

ngắt trong một cái váy đụp để bên cái lò gạch bỏ không và xuất hiện ở phần cuối

N

tác phẩm khi Chí Phèo chết, thị nhìn nhanh xuống bụng và đột nhiên thị thấy

Ơ

thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người lại qua…Dù xuất hiện không nhiều nhưng hình ảnh cái lò gạch cũ vẫn là một chi tiết

H

quan trọng, gợi nhiều ám ảnh. Đây cũng là hình ảnh được nhà văn lấy làm nhan

Y

N

đề đầu tiên cho tác phẩm.

U

2.2.3. Nghĩa ẩn dụ tượng trưng :

Q

- Hình ảnh thể hiện cái nhìn bi quan, bế tắc của Nam Cao đối với số phận người

M

nông dân. Hình ảnh cái lò gạch cũ gắn với sự xuất hiện của Chí phèo cha và thấp thoáng trong suy nghĩ của Thị Nở khiến người đọc có thể hình dung Chí Phèo

cha chết đi, rất có thể sẽ lại có một kiếp Chí Phèo con ra đời và cuộc đời, số phận và bi kịch của nó cũng sẽ lặp lại cha nó. Hình ảnh cái lò gạch cũ vì thế ẩn dụ cho

ẠY

cái vòng luẩn quẩn của những kiếp Chí Phèo, những kiếp người bất hạnh trong

D

xã hội nông thôn Việt Nam xưa. Từ đó, tác giả muốn khẳng định : Chí Phèo không phải là hiện tượng cá biệt mà đây là hiện tượng có tính phổ biến, qui luật trong xã hội cũ. Khi nào còn tồn tại chế độ áp bức bóc lột của thực dân phong kiến thì khi đó còn tồn tại những kiếp Chí Phèo.

35


+ Chi tiết lò gạch xuất hiện trong tâm trí Thị Nở ở cuối tác phẩm như một dự báo về một quy luật trong xã hội nông thôn Việt Nam xưa: Chí Phèo chết nhưng vẫn còn đó là Lí Cường tiếp tục sự nghiệp của cha mình, vì thế sự xuât hiện của một kiếp Chí Phèo con là một tất yếu. Sự xuất hiện của hình ảnh chiếc

IC IA L

lò gạch cũ vì thế như một dự báo về quy luật: còn áp bức thì còn đấu tranh, áp bức càng tàn tệ thì đấu tranh càng khốc liệt.

+ Cái lò gạch là biểu trưng cho những định kiến cố hữu, cho những tàn dư của xã

hội cũ nên khi những cái lò gạch ấy còn hiện hữu thì còn những kiếp người lương

FF

thiện chịu nhiều khổ đau. Lò gạch cũ vẫn còn, thế giới Vũ Đại với những định

kiến nặng nề vẫn còn thì còn những kiếp ng khổ đau, bất hạnh như Chí Phèo. Từ

O

đó Nam Cao bộc lộ thái độ đau xót trước qui luật của số phận người nông dân

N

trong xã hội cũ và định hướng một con đường giải quyết hiện tượng Chí Phèo :

Ơ

phải quét sạch những "lò gạch cũ", những tàn dư của xã hội thực dân phong kiến.

Y

N

và bộc lộ hạn chế của Nam Cao.

H

- Hình ảnh cái lò gạch cũ tập trung thể hiện giá trị hiện thực tố cáo của tác phẩm

Q

2.3.1. Giống nhau:

U

2.3 . So sánh

M

- Cả hai hình ảnh đều tạo nên kết cấu đặc sắc đầu cuối tương ứng, góp phần biểu

đạt nội dung tư tưởng cũng như ý đồ nghệ thuật của nhà văn.

ẠY

– Cả hai đều được hiểu theo hai nghĩa, tả thực và ẩn dụ tượng trưng. – Cả hai góp phần làm phong phú thêm hệ thống hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng

D

trong văn học dân tộc và nhân loại. 2.3.2. Khác nhau: + Rừng xà nu là hình ảnh đặc trưng tiêu biểu cho miền đất Tây Nguyên anh hùng, gắn với thời gian sống và chiến đấu của nhà văn ở chiến trường Tây Nguyên. Xà 36


nu đc nhà văn miêu tả vừa có tính độc lập tương đối vừa đc đặt trong tương quan với con người, từ đó xà nu mang vẻ đẹp biểu tượng cho con ng Tây Nguyên trong chiến tranh. Hơn nữa, sự xuất hiện của xà nu còn đem tới không gian mang màu

IC IA L

sắc Tây Nguyên mênh mông, rộng lớn đậm tính sử thi. + Cái lò gạch cũ lại gợi ra hình ảnh làng quê Bắc Bộ trước Cách mạng tháng Tám, hoang tàn, xơ xác, lạc hậu và nghèo nàn. Là chứng tích còn lại của những định

Lí giải nguyên nhân

* Do hoàn cảnh sáng tác và hoàn cảnh lịch sử :

O

2.4.

FF

kiến nặng nề, biểu trưng cho những kiếp người khốn khổ, bi kịch, bế tắc.

H

Ơ

cảnh đen tối của xã hội Việt Nam đương thời.

N

– Chí Phèo : Nam Cao sáng tác trước Cách mạng tháng Tám 1945 trong hoàn

N

– Rừng xà nu : Nguyễn Trung Thành sáng tác năm 1965, khi cuộc kháng chiến

Y

chống Mĩ đang ở giai đoạn ác liệt.

Q

U

* Do khuynh hướng sáng tác :

– Chí Phèo : Thuộc khuynh hướng văn học hiện thực phê phán, chưa nhìn thấy

con người

M

lối thoát của người nông dân. NC quan tâm tới số phận, tính cách và nhân cách

– Rừng xà nu : Thuộc nền văn học Cách mạng 1945-1975, có khả năng và cần

D

ẠY

thiết phải chỉ ra chiều hướng phát triển tích cực của đời sống xã hội. 3. Kết bài - Khẳng định lại vấn đề III. Đề bài 3: Sau khi nhận được bát cháo hành từ tay thị Nở, Chí Phèo bảo với thị: 37


- Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui. (Chí Phèo - Nam Cao, Ngữ văn 11) Trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân (Ngữ văn 12), sau khi đãi người đàn bà bốn bát bánh đúc, Tràng cười và nói với thị: Cảm nhận của anh chị về ý nghĩa của những câu nói trên. Dàn ý

IC IA L

- Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về.

1. Mở bài: Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận.

FF

- Nam Cao và Kim Lân đều là những cây bút hiện thực xuất sắc, thấm đẫm tinh

thần nhân đạo của văn học Việt Nam hiện đại. Cùng viết về đề tài nông thôn và

O

ng nông dân, Chí Phèo (1941) và Vợ nhặt 1954 là hai tác phẩm thành công nhất

N

đã kết tinh cao nhất cho tư tưởng và nghệ thuật của hai nhà văn. Nhân vật chính

Ơ

của hai thiên truyện là hai người đàn ông nghèo khổ, chịu nhiều thiệt thòi nhưng

H

luôn khao khát về hạnh phúc gia đình bình dị. Niềm khao khát ấy được bộc lộ

N

trực tiếp qua những câu nói rất đỗi giản dị, chân thành mà họ nói với ng phụ nữ của đời mình. Chí Phèo đã nói với Thị Nở: Hay là mình sang đây ở với tớ một

Y

nhà cho vui và Tràng đã nói với thị: Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân truyện.

M

2. Thân bài

Q

U

hàng lên xe rồi cùng về cả hai câu nói đều thể hiện sâu sắc giá trị nhân đạo của

2.1. Về chi tiết Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng

về trong Vợ nhặt- Kim Lân 2.1.1. Hoàn cảnh của câu nói:

ẠY

Không bị xã hội đẩy vào cuộc sống của quỷ như CP nhưng Tràng cũng là

D

một chàng trai nghèo, xấu xí bị kì thị khi là dân ngụ cư nên có nguy cơ ế vợ. Công việc kéo xe bò thuê nặng nhọc chẳng kiếm được là bao, không làm gia đình Tràng hết đói nhưng lại tạo cơ hội cho anh có được hạnh phúc. Những tháng khủng khiếp nhất đang diễn ra, cái đói hoành hành như một dịch bệnh cướp đi bao sinh mệnh con ng. Trên đg, ng chết đói như ngả rạ, ng sống thì đi lại dật dờ như những bóng ma, nhưng khi nhìn thấy tình cảnh khốn cùng của người đàn bà bị cái đói 38


xô đẩy đến cận kề cái chết, Tràng đã đãi thị bốn bát bánh đúc. Sau đó, Tràng nói với thị một câu có hình thức như một câu nói đùa: Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về. - Này nói đùa chứ: cụm từ làm cho câu nói có vẻ là đùa, trong hoàn cảnh thực tại

IC IA L

của bản thân, Tràng không dám mạnh dạn ngỏ lời trực tiếp, mà phải mượn một

câu nói đùa để mình thêm tự tin và để người phụ nữ kia không ngượng. Có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về: Tràng hướng thị tới hành động khuân hàng lên xe, tạo cho thị cảm giác tự nhiên, như thể hai người đã quen thân từ lâu.

FF

Hai từ về bật lên thật ấm áp, Tràng không nói thẳng ra, nhưng bằng từ về cũng đủ để người phụ nữ hiểu hàm ý của mình. Bởi vậy, trong hoàn cảnh của câu nói, có

O

thể xem đây như một lời cầu hôn rất khéo léo và tinh tế của Tràng.

N

2.1.2. Ý nghĩa:

Ơ

a. Về nội dung: Câu nói bề ngoài là đùa nhưng lại thể hiện niềm khát khao hạnh

H

phúc có thật, mãnh liệt cháy bỏng thẳm sâu trong người nông dân nghèo khốn

N

khổ ấy mà ngay cả nạn đói và cái chết cũng không thể dập tắt. Niềm khao khát của anh thật chính đáng, thế nhưng trong bối cảnh thê thảm ngày đói, việc lấy vợ

Y

của Tràng sao cứ ngùi ngùi, xót xa. Thế mới thấy, trong xã hội xưa, hạnh phúc

U

mà người nghèo có được thật khó khăn.

Q

+ Câu nói thể hiện thái độ nghiêm túc của Tràng về hôn nhân. Anh đã quên đi

M

hiện thực tăm tối đang bủa vây, quên đi ngày mai biết có nuôi nổi nhau sống qua cơn đói khát này không, cơ hội có thể thực hiện được ước mơ bấy lâu về một mái

ấm gia đình đã thôi thúc anh ngỏ lời với một người đàn bà xa lạ làm vợ. Với câu nói ấy, Tràng đã trân trọng người vợ nhặt, trân trọng hạnh phúc của mình cũng

ẠY

như bằng tất cả những gì có thể, Tràng đã đối xử với thị như với người vợ được

D

cưới hỏi đàng hoàng . Kể từ sau câu nói ấy, vai trò của Tràng trên đời này đã thay đổi hẳn. Trên đường về, anh đã thành một chú rể hạnh phúc, mặt vui phớn phở, miệng cứ tủm tỉm cười, hai mắt thì sáng lên lấp lánh. Ngòi bút nhân đạo của Kim Lân đã phát hiện và trân trọng khát vọng của ng dân nghèo, dù có được vợ rất dễ dàng trong một hoàn cảnh éo le, Tràng vẫn cư xử như một người đàn ông đích thực. 39


b. Về nghệ thuật: + Là một chi tiết góp phần tạo nên một tình huống truyện độc đáo và ý nghĩa, tạo bước ngoặt cuộc đời và tâm lí của nhân vật, thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm Dù cuộc sống con ng đang bị bủa vây bởi hoàn cảnh khắc nghiệt nhưng chính

IC IA L

tình người, tình cảm gia đình và khát khao hạnh phúc đã tạo nên sức mạnh tinh thần giúp con người có thể chiến thắng được hoàn cảnh.

+ Tập trung thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc bất ngờ của ngòi bút Kim Lân.

Một cuộc gặp gỡ tình cờ, một câu nói đùa mà cũng nên vợ nên chồn g. Lời cầu

FF

hôn của Tràng đã trở thành một cái bản lề khép lại những tháng ngày sống trong tủi cực, tối tăm, mở ra một tương lai tươi sáng và đầy hi vọng. Đặt câu nói này

O

vào nhân vật Tràng, Kim Lân đã chứng minh một điều là khi đói người ta không

N

nghĩ đến con đường chết mà chỉ nghĩ đến con đường sống. Dù ở trong tình huống

Ơ

bi thảm đến đâu, dù cận kề cái chết vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hướng về ánh

N

điều tưởng như rất đỗi nhỏ nhoi ấy.

H

sáng, vẫn tin vào sự sống. Giá trị nhân đạo sâu sắc của truyện toát ra từ những 2.2. Về chi tiết “Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui” trong tác

Y

phẩm Chí Phèo của Nam Cao (Về câu nói của Chí Phèo)

U

2.2.1. Hoàn cảnh của câu nói

Q

Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm đi đến câu nói của Chí Phèo: đứa trẻ bị bỏ rơi

M

được người làng Vũ Đại nhặt về nuôi → năm hai mươi tuổi làm canh điền cho nhà Lí Kiến → đi tù → ra tù về thành con quỷ dữ tác oai tác quái hại dân làng,

thành tay chân của cường hào ác bá → gặp Thị Nở và cuộc đời rẽ sang hướng khác → bát cháo hành và tình yêu thươg chân thành của Thị Nở đã đánh thức linh

ẠY

hồn người lương thiện ẩn trong đáy sâu con quỷ dữ Chí Phèo → Chí thèm lương

D

thiện và khao khát được trở về với xã hội bằng phẳng của những ng lương thiện. Chí Phèo đặt trọn vẹn niềm tin vào Thị Nở. Với tất cả niềm hạnh phúc ấy, Chí đã đánh bạo nói với Thị một rất phong tình theo ý hắn: Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui. 2.2.2. Ý nghĩa a. Nội dung 40


+ Cách xưng hô: mình- tớ rất gần gũi và thân thiết. Từ hay là đứng ở đầu câu khiến cho câu nói có dáng dấp một lời đề nghị mở, để cho người kia toàn quyền quyết định. Không ai ngờ rằng một người trước đó vốn chỉ biết chửi bới, la làng lại có thể nói câu tình tứ đến vậy. Nam Cao đã thể hiện sự trân trọng, nâng niu

IC IA L

nhân vật của mình.Câu chuyện tình yêu đặc biệt, kì lạ của hai con người bị đẩy

ra ngoài rìa của xã hội loài người diễn ra với những biểu hiện giống như bất cứ

một tình yêu nào: có yêu thương, chăm sóc, có nũng nịu, cầu hôn… Câu nói của Chí Phèo không phải là sự bột phát, liều lĩnh, mà được sự thôi thúc của chính

FF

niềm hạnh phúc Chí vừa cảm nhận được: hạnh phúc được chăm sóc, được quan

tâm, được đối xử như một con người. Hơn nữa, câu nói cũng bắt nguồn bởi chính

O

ước mơ về hạnh phúc gia đình mà Chí ấp ủ từ thời trẻ mà đến giờ khi đã ở cái dốc

N

bên kia cuộc đời mình anh mới có cơ hội thực hiện. Câu nói cho thấy khát vọng

Ơ

có hạnh phúc, được yêu thương vẫn ẩn sâu trong con quỷ dữ Chí Phèo sau bao

H

nhiêu năm tháng bị vùi lấp bởi rượu, máu và nước mắt. Chí không dám nói một

N

lời “cầu hôn” thẳng thắn, rõ ràng mà chọn cách nói lấp lửng như một lời rủ rê thể hiện sự âu lo, phấp phỏng của một thân phận bị chối bỏ với một niềm hi vọng

Y

mong manh.

U

+ Với câu nói này, Chí thực sự muốn làm lại cuộc đời, muốn tái hòa nhập vào thế

Q

giới của những người lương thiện. Câu nói cũng cho thấy thái độ nghiêm túc của

M

Chí Phèo, anh là người duy nhất trong làng Vũ Đại đã nhận ra vẻ đẹp tâm hồn, rất mộc mạc, đôn hậu, chân tình của Thị Nở.

+ Nghệ thuật: Là chi tiết quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, khắc họa sâu sắc nét tính cách, tâm lí và cảnh ngộ của nhân vật. Trong

ẠY

thâm tâm Chí, Thị Nở vừa là một người tình, một người mẹ, là người duy nhất

D

thấu hiểu và nhận thấy linh hồn người đã trở về với anh. Thị là nạn nhân rồi trở thành ân nhân, tình nhân, Chí đã thật lòng muốn xây dựng gia đình với thị, để được sống như những ng nông dân bình thường khác trong làng. Mong ước ấy với người khác thì giản đơn mà với Chí sao xa vời đến thế. + Câu nói trên của Chí Phèo cũng tập trung thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc bất ngờ của ngòi bút Nam Cao. Không ai có thể nghĩ rằng một người chỉ lấy chửi 41


bới, la làng làm cách giao tiếp với con người, chỉ biết rạch mặt ăn vạ, đốt nhà, đánh người…lại có thể nói một câu ý nhị và tình tứ đến thế. Theo như cách lí giải của Nam Cao thì chính tình yêu đã làm một người xấu xí trở nên có duyên và gã cộc cằn trở thành tinh tế.

IC IA L

Đặt vào Chí Phèo câu nói ấy, chứng tỏ nhà văn rất trân trọng khát v ọng chính đáng của nhân vật, đã phát hiện tận thẳm sâu linh hồn người của Chí là mơ ước về một giá trị mà suốt đời anh chưa bao giờ có được: gia đình. Nhưng rồi, chính

khoảng thời gian ngắn ngủi sống hạnh phúc với Thị Nở đã làm cho Chí thấm thía

FF

hơn về những gì anh bị xã hội cướp mất. 2.3. So sánh:

O

2.3.1. Sự tương đồng:

N

+ Đó là những câu nói đặc biệt, có ý nghĩa hêt sức quan trọng trong cuộc đời các

Ơ

nhân vật và có sức tác động diệu kì, tạo nên những khoảnh khắc ngọt ngào trong

H

hạnh phúc muộn mằn của những ng đàn ông bất hạnh, chịu nhiều thiệt thòi trong

N

cuộc đời.

+ Đấy cũng chính là những chi tiết đặc sắc góp phần khẳng định giá trị nhân đạo

Y

sâu sắc mới mẻ trong hai tác phẩm: Phát hiện và ngợi ca khát vọng yêu thương,

U

khát vọng hạnh phúc gia đình ở những con người những tưởng như đã hoàn toàn

Q

lụi tắt cảm xúc tình yêu trong những hoàn cảnh khắc nghiệt của cuộc đời.

M

2.3.3. Sự khác biệt:

+ Ở Chí Phèo, chi tiết thể hiện khát vọng mang bản chất người ẩn sâu trong con

quỷ dữ Chí Phèo, sau khi cảm nhận được tình yêu thương mộc mạc, chân thành ở thị Nở. Câu nói cho thấy anh nông dân Chí hiền lành, chân chất ngày xưa đã

ẠY

sống lại, thay thế hoàn toàn cho con quỷ dữ Chí Phèo. Cuộc gặp gỡ như một định

D

mệnh với Thị Nở đã tạo cho Chí một cơ hội quay về làm lại cuộc đời. Vì thế, câu nói trên Chí nói bằng cả trái tim của một con người vừa khao khát hạnh phúc gia đình, vừa mong muốn được thừa nhận là một con người. + Ở Vợ nhặt, Câu nói của Tràng là một chi tiết khẳng định sức mạnh của tình người, của khát vọng mái ấm gia đình và cuộc sống trong tình yêu thương sẽ chiến thắng sự đe dọa của nạn đói và cái chết. Câu nói trên cũng hàm chứa một 42


thông điệp mà Kim Lân muốn gửi gắm, đó là trong mọi hoàn cảnh, ngay cả khi thê thảm nhất, người lao động nghèo vẫn luôn hướng về hạnh phúc và muốn sống cuộc sống có ý nghĩa. 2.4. Lí giải nguyên nhân của sự giống nhau và khác nhau trên:

IC IA L

-Sở dĩ có những điểm tương đồng và khác biệt trên là vì Nam Cao và Kim Lân là

hai nhà văn, hai nhà nhân đạo lớn, đã thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc với những nỗi khổ đau và niềm khát vọng hạnh phúc chính đáng của người nông dân nghèo

khổ.Vì vậy, hai câu nói đã trở thành hai chi tiết quan trọng không thể thiếu trong

FF

hai tác phẩm, có ý nghĩa như sự đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hai nhân vật chính.

O

- Hai chi tiết nhỏ đã thể hiện khả năng thấu hiểu, đồng cảm và sự trân trọng của

N

hai nhà văn đối với vẻ đẹp và sức sống tâm hồn người nông dân nghèo trước cách

Ơ

mạng tháng Tám. Đó là sự tiếp nối xuất sắc của Nam Cao và Kim Lân với mạch

H

nguồn nhân đạo của văn học dân gian và trung đại Việt Nam

N

3. Kết bài

Y

- Khẳng định lại vấn đề

U

IV. Đề bài 4: Phân tích bi kịch của Trương Ba trong đoạn trích Hồn Trương Ba

Q

da hàng thịt. Từ đó liên hệ tới bi kịch của Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

M

của Nam Cao, để rút ra nhận xét về triết lí nhân sinh của hai nhà văn. Dàn ý

1. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

ẠY

2.Thân bài:

D

2. 1. Bi kịch của Trương Ba: 2.1.1. Giới thiệu khái quát: tác giả, tác phẩm, tóm tắt nội dung. 2.1.2: Bi kịch của Trương Ba. a, Khái niệm bi kịch:

43


- Bi kịch là tình trạng con người bị rơi vào mâu thuẫn giằng xé, xung đột đau đớn giữa thực tại và mơ ước. Con người nhận thức được những mâu thuẫn đó nhưng không thể thoát ra được và lâm vào tình trạng hoàn toàn bế tắc. b, Khái quát cuộc đời Trương Ba

IC IA L

Trương Ba có số phận bi kịch và đáng thương:

- Chịu cái chết oan uổng do sự tắc trách của quan trời: Trương Ba vốn là người làm vườn khỏe mạnh, nhưng do Nam Tào vội đi dự tiệc nên đã bắt Trương Ba chết oan.

FF

- Bi kịch của Trương Ba bắt đầu từ mâu thuẫn giằng xé khi không được sống là chính mình. Trương Ba sống lại nhưng phải sống nhờ vào thân xác thô phàm của

O

anh hàng thịt. Trương Ba đã gặp biết bao phiền toái, đau khổ khi mỗi ngày trôi

N

qua tâm hồn trong sạch của ông lại bị xác hàng thịt lấn át. Nghịch cảnh trái ngang

Ơ

được đẩy lên cao trào qua các lớp đối thoại: Hồn - Xác, Trương Ba- người thân,

H

Trương Ba- Đế Thích. Từ các lớp đối thoại có thể thấy Trương Ba phải đối mặt

c, Bi kịch bị tha hóa

Y

một đằng bên ngoài một nẻo)

N

với ba bi kịch: bi kịch bị tha hóa, bi kịch bị từ chối, bi kịch sống giả (bên trong

U

- Do sự tắc trách của Nam Tào, Trương Ba phải chết một cách vô lí nhưng để

Q

sửa sai Nam Tào đã đẩy Trương Ba vào nghịch cảnh vô lí hơn: linh hồn cao khiết, thịt.

M

trong sạch của Trương Ba phải trú nhờ trong thân xác "âm u đui mù" của hàng

- Hồn Trương Ba ngày càng trở nên tha hóa, biến dạng vì phải sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá. Linh hồn nhân hậu, thẳng thắn xưa kia bị nhiễm độc bởi những

ẠY

cái thô phàm, tầm thường của xác thịt: thích uống rượu, ăn ngon, nước cờ đi cũng

D

khác. Trương Ba không còn là người làm vườn chăm chỉ khéo léo nữa mà trở nên vụng về, thô lỗ. Trước kia ông luôn quan tâm yêu thương mọi người bây giờ ông chẳng thèm để ý đến chuyện của bà con hàng xóm, trước kia ông sống có tình có nghĩa, giờ đây ông trở nên vô cảm, ích kỉ. Trương Ba trở thành một người khác hẳn, đối lập với chính mình ngày xưa, trở thành một con người mà trước đây chính ông coi thường, khinh bỉ. 44


- Trương Ba đau khổ tuyệt vọng muốn chống lại xác thịt bằng cách nỗ lực thoát ra khỏi xác để tồn tại độc lập. Cử chỉ ôm đầu đầy đau khổ và hành động đứng vụt dậy: "Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi. Tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi này lắm rồi, chán lắm rồi! Cái thân thể kềnh càng, thô lỗ này,

IC IA L

ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc!".

- Trương Ba cố gắng bảo vệ linh hồn mình, khẳng định mình vẫn có một đời sống riêng "nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn".

- Xác thịt hơn ai hết hiểu được những cố gắng nỗ lực của Trương Ba, nó cười

FF

nhạo, mỉa mai hồn và tuyên bố về giá trị của nó, dồn Trương Ba vào thế bí. Thậm chí nó còn khống chế, ve vãn và buộc hồn Trương Ba phải thỏa hiệp bằng những

O

lí lẽ ti tiện. Xác đắc thắng và giễu cợt hồn:"Chẳng có cách nào khác nữa đâu! Cả

N

hai đã hòa làm một rồi".

Ơ

- Hồn Trương Ba dần dần đuối lí phải thay đổi cách xưng hô, gọi xác thịt là anh,

H

bịt tai lại, tuyệt vọng kêu trời một cách đau khổ nhưng cuối cùng cũng phải ngậm

N

ngùi nhập vào xác hàng thịt. Trương Ba cũng không thể phủ nhận một sự thật đau đớn rằng ông đã đánh mất chính mình: Mày đã thắng thế rồi đấy cái thân xác

Y

không phải của ta ạ. Mày đã tìm đủ mọi cách để lấn át ta.

U

=> Tiểu kết: Hồn và Xác là hai khái niệm mang ý nghĩa biểu tượng: Hồn tượng

Q

trưng cho sự cao quý, tốt đẹp, Xác tượng trưng cho sự thấp hèn. Cuộc đấu tranh

M

giữa Hồn và Xác thể hiện sự đấu tranh dai dẳng giữa hai mặt trong một con người: nội dung- hình thức, vật chất- tinh thần, ước muốn được sống thanh cao- hoàn

cảnh sống trói buộc làm cản trở ước mơ đó. Qua cuộc đối thoại này ta không chỉ thấm thía bi kịch tha hóa của tâm hồn, mà còn thấu hiểu triết lí nhân sinh tác giả

ẠY

gửi gắm: khát vọng lương thiện của con người và tầm quan trọng của sự chiến

D

thắng bản thân. Lưu Quang Vũ muốn cảnh báo rằng: khi con người phải sống chung với sự dung tục thì tất yếu cái dung tục ấy sẽ ngự trị thắng thế và tàn phá những gì trong sạch, tốt đẹp cao quý của con người. d, Bi kịch bị bỏ rơi

45


- Bi kịch tha hóa đã dẫn đến bi kịch bị bỏ rơi. Khi Trương Ba thay đổi, thì tình cảm của những người thân trong gia đình với ông không được như xưa nữa. Trương Ba cô đơn, lạc lõng ngay trong chính gia đình của mình. + Đối thoại giữa Trương Ba với vợ: Vợ Trương Ba đay nghiến, chì chiết ông, và

IC IA L

muốn bỏ đi thật xa để trả ông cho vợ anh hàng thịt.

+ Đối thoại giữa Trương Ba với cháu gái: Cháu Gái phản ứng dữ dội, quyết liệt nhất, nó căm ghét và xưa đuổi ông: Cút đi! Cút đi! Lão đồ tể cút đi!

- Trương Ba với con dâu: cô con dâu tuyệt vọng khi nhìn thấy trước sự tan nát

FF

của tổ ấm gia đình. Mặc dù người con dâu rất đồng cảm với Trương Ba nhưng cũng phải buồn phiền vì một Trương Ba hiền hậu trước đây đã không còn nữa.

O

=> Tiểu kết: Bi kịch bị từ chối của Trương Ba là lời khẳng định của Lưu Quang

N

Vũ về lẽ sống; sống mà không được những người thân yêu thương, không đem

Ơ

lại hạnh phúc cho những người mình yêu thương, thì đó là một cuộc sống vô giá

H

trị.

N

e, Bi kịch sống giả

- Trong thẳm sâu tâm hồn Trương Ba luôn có khát vọng được sống thanh cao,

Y

muốn giữ gìn danh dự, muốn sống có đạo đức, trách nhiệm, sống giữa những

U

niềm vui giản dị. Trong thân xác của anh hàng thịt Trương Ba vẫn ngày ngày

M

vẹn.

Q

chăm sóc cây, yêu thương con cháu và luôn muốn là bản thân mình một cách trọn - Sự vênh lệch giữa Hồn và Xác đã làm cho cuộc sống Trương Ba trở nên tồi tệ,

giả tạo, hồn Trương Ba được trả lại sự sống nhưng đó là một cuộc sống đáng hổ thẹn vì nó bị dung tục hóa, bị hủy hoại bởi những nhu cầu bản năng, thấp hèn của

ẠY

xác.

D

- Trương Ba thấm thía hiểu rằng sống không phải là vấn đề, mà quan trọng là

sống như thế nào, sống có ý nghĩa hay không. Ông đã trách Đế Thích chỉ đơn giản là muốn cho Trương Ba được sống, nhưng sống như thế nào lại không cần biết: Sống nhờ vào của cải, đồ đạc của người khác đã là không nên, đằng này đến bản thân tôi cũng phải sống nhờ vào xác hàng thịt. Sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá chẳng những gây đau khổ cho bản thân mình mà còn gây đau khổ, phiền 46


toái cho những người mình yêu thương. Do đó Trương Ba kiên quyết từ chối cuộc sống hiện tại, chấp nhận được chết để bảo vệ giá trị bản thân. Những lời thoại của Trương Ba đã cho thấy khát vọng được sống là mình vô cùng mãnh liệt. Ông liên thể được, không thể, khẳng định thái độ kiên quyết dứt khoát.

IC IA L

tiếp sử dụng những cụm từ mang ý nghĩa phủ định: Không thể tiếp tục, không - Trương Ba khẳng định sự vô giá trị của cuộc sống mà ông đang được sống:

Sống thế này thì còn khổ hơn là chết. Ông gọi cuộc sống ấy là một sự quái gở và bản thân mình là một con quái vật: Không còn cái vật quái gở mang tên hồn

FF

Trương Ba da hàng thịt nữa.

=> Tiểu kết: Trương Ba phải đối mặt với bi kịch không được sống là chính mình,

O

từ bi kịch này tác giả đã đề nghị một cách sống: con người là một thể thống nhất,

H

2. 2. Liên hệ tới bi kịch của Chí Phèo

Ơ

thì đó là cuộc sống đáng phê phán, lên án.

N

Hồn và Xác phải hòa hợp với nhau, khi sống giả tạo không được là chính mình

2.2: Bi kịch của Chí Phèo:

N

2.2.1: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, tóm tắt truyện.

U

a, Bi kịch bị tha hóa:

Y

Cuộc đời Chí Phèo là một chuỗi những bi kịch

M

một con quỷ dữ.

Q

- Từ một người nông dân lương thiện Chí Phèo bị biến thành một tên lưu manh, - Sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương của những con người lương thiện,

Chí Phèo là một người nông dân hiền lành có lòng tự trọng, có ước mơ giản dị chân chính.

ẠY

- Chỉ vì một cơn ghen tuông vu vơ Bá Kiến đã đẩy Chí Phèo vào tù. Nhà tù đế

D

quốc không phải là nơi giáo dục, cảm hóa con người mà là nơi biến người lương thiện thành kẻ bất lương. + Khi ra tù hắn mang ngoại hình một tên côn đồ, lưu manh. + Hành động của một kẻ tha hóa biến chất: uống rượu say, rạch mặt ăn vạ. ->Đó là ngoại hình, hành động của một tâm hồn đã rách nát.

47


+ Bá Kiến với thủ đoạn thâm độc đã biến Chí thành một tên tay sai chuyên đi đâm thuê chém mướn. Cuộc đời Chí đắm chìm trong rượu, máu và nước mắt. => Tiểu kết: Bi kịch của Chí Phèo điển hình cho biết bao người nông dân trong xã hội cũ. Trước Chí Phèo đã có Binh Chức, Năm Thọ. Sau Chí Phèo sẽ có Chí

IC IA L

Phèo con. Ý nghĩa sâu sắc của truyện ngắn Chí Phèo là đã chỉ ra được quy luật khủng khiếp trên. b, Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người:

- Giải thích: Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người là tình trạng con người lâm vào hội không chấp nhận khát vọng đó.

O

- Bắt đầu ngay từ khi Chí Phèo ra đời: bị cha mẹ bỏ rơi.

FF

mâu thuẫn giằng xé giữa khát vọng được làm người lương thiện và cộng đồng, xã

N

- Ngôn ngữ của Chí: tiếng chửi

Ơ

- Khuôn mặt: một con quỷ dữ.

H

- Đỉnh cao trong bi kịch của Chí: bị Thị Nở cự tuyệt một cách đau đớn.

N

- Chí Phèo chết.

=> Tiểu kết: Đây là bi kịch chua xót nhất của con người trong cõi nhân sinh. Từ

Y

đó tác giả đã lên tiếng tố cáo đanh thép xã hội thực dân nửa phong kiếng đã tước

U

bỏ quyền làm người của con người.

Q

3. So sánh sự tương đồng, khác biệt trong triết lý nhân sinh của hai nhà văn

M

3.1. Tương đồng:

- Hai nhà văn đã có sự gặp gỡ trong triết lí nhân sinh về con người và cuộc sống:

+ Bi kịch đau đớn nhất của con người là không được sống đúng là mình với những phẩm chất tốt đẹp.

ẠY

+ Sự sống thật đáng quý, đáng trân trọng nhưng nó chỉ thực sự có ý nghĩa khi

D

con người được sống trọn vẹn là mình với phần lương thiện chân chính, được mọi người yêu thương tôn trọng. 3.2. Khác biệt: - Triết lí nhân sinh: + Lưu Quang Vũ: Được sống là người thật quý giá nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn với những giá trị mình có và mình theo đuổi còn quý giá hơn. 48


Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn, được đáp ứng những yêu cầu vật chất chính đáng và được thỏa mãn những khát vọng tinh thần cao đẹp. Con người phải luôn luôn biết thể hiện nhân cách và vươn tới nhưng giá trị tinh thần cao quý. + Nam Cao:

IC IA L

đấu tranh với nghịch cảnh và với chính bản thân mình, chống lại sự dung tục để

•Được sống làm người lương thiện là một hạnh phúc lớn lao. Khát vọng được

sống lương thiện là khát vọng cháy bỏng của con người. Hãy luôn vươn lên để

FF

bảo toàn nhân phẩm, nhân cách của mình.

O

•Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người là bi kịch đau đớn nhất. Xã hội không tạo điều kiện cho con người được sống lương thiện, xã hội ấy phải bị diệt vong.

H

4. Lí giải:

Ơ

Họ sẵn sàng chết để bảo toàn nhân cách.

N

•Bản chất lương thiện của người lao động không thể bị tước bỏ một cách dễ dàng.

N

- Hoàn cảnh sáng tác. - Đặc trưng thể loại:

Y

+ Kịch: yếu tố quan trọng nhất là xung đột kịch vì vậy trong tác phẩm Hồn

U

Trương Ba da hàng thịt bi kịch của Trương Ba toát lên qua mâu thuẫn giữa Hồn

Q

và Xác, giữa Trương Ba và người thân.

M

+ Truyện ngắn: nhà văn đặt nhân vật vào tình huống truyện ăn năn sám hối để

làm nổi bật tấn bi kịch tinh thần của một con người đang quằn quại trong nỗi đau bị tha hóa và cự tuyệt. - Phong cách của hai tác giả khác nhau:

ẠY

+ Kịch Lưu Quang Vũ mang đậm tính thời sự và triết lí. Qua bi kịch của Trương

D

Ba tác giả đã phản ánh được hiện trạng con người bị tha hóa, sống giả từ đó khái quát lên ý nghĩa của cuộc sống đích thực. + Nam Cao: chủ nghĩa hiện thực tâm lí, nhà văn đi sâu khai thác: con người bên trong con người với những bi kịch giằng xé ứa máu.

- Ý đồ sáng tạo của hai tác giả khác nhau: 49


+ Lưu Quang Vũ: Nêu lên tình trạng bi hài khi con người không được sống đúng là mình, và khát vọng vươn tới cuộc sống đích thực có ý nghĩa của con người. + Nam Cao: Sự xót thương trước số phận đau khổ và niềm tin vào phẩm chất tốt đẹp của người lao động

IC IA L

- Do đặc trưng của quy luật sáng tạo văn học: nhà văn không lặp lại tác phẩm khác và không lặp lại chính mình. 3. Kết bài

FF

- Khẳng định lại vấn đề.

V. Đề bài 5: Phân tích hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện

O

ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu (SGK Ngữ văn 12). Từ đó

N

liên hệ với hình tượng nhân vật bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Tú Xương

Ơ

(SGK Ngữ văn 11) để làm rõ tư tưởng nhân đạo của các tác giả./.

H

Dàn ý

N

1. Mở bài - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

Y

2. Thân bài

U

2.1. Phân tích hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài.

Q

2.1.1. Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Minh Châu, truyện ngắn Chiếc

M

thuyền ngoài xa (xuất xứ, nội dung chủ đạo,…) -> Người đàn bà hàng chài là nhân vật trung tâm, kết tinh tư tưởng chủ đề củ a cả

thiên truyện.

2.1.2. Hình tượng người đàn bà hàng chài

ẠY

* Ngoại hình

D

- Thô kệch xấu xí, lam lũ vất vả. * Lai lịch - Sinh ra trong một gia đình khá giả, nhưng vì kém nhan sắc nên muộn chồng. Bà trót có mang với anh con trai hàng chài, nên đành chấp nhận lấy anh chồng làm nghề chài lưới.

50


- Người đàn bà hàng chài không có tên gọi cụ thể. Nhà văn chỉ gọi là: mụ, người đàn bà, chị ta. Đây chính là dụng ý của nhà văn, bởi cuộc đời của bà điển hình cho biết bao người phụ nữ nghèo khổ khác. * Cuộc đời: là một chuỗi những bi kịch đắng cay

IC IA L

- Nỗi khổ về vật chất: Cuộc sống gia đình đông con, chen chúc trên chiếc thuyền

chật chội, giữa biển khơi đầy sóng gió, nên bà phải lam lũ, vất vả, vật lộn để kiếm

sống. Có khi biển động, suốt tháng trời cả nhà phải ăn xương rồng luộc chấm muối.

FF

- Thường xuyên bị hành hạ về thể xác: Chính cuộc sống đói nghèo, tăm tối đã

biến chị trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình. Người chồng đánh chị như là

O

một phương thức để giải tỏa những bí bách của cuộc sống, cứ ba ngày một trận

N

nhẹ, năm ngày một trận nặng. Người đàn bà nhẫn nhục cam chịu, không chống

Ơ

trả, không tìm cách chạy trốn.

H

- Nỗi đau đớn, giày vò về tinh thần: khi bị chính người chồng bạo hành, khi hạnh

N

phúc gia đình mà chị cố gắng vun đắp leo lét như ngọn đèn trước gió. Đặc biệt là khi chị trót làm tổn thương tâm hồn trong trẻo của đứa con.

Y

* Phâm chất

U

- Bà là biểu tượng của tấm lòng vị tha, giàu tình yêu thương và đứa hy sinh:

Q

+ Người đàn bà yêu con vô ngần. Bà đã hy sinh cả bản thân mình vì con: Đàn bà

M

trên thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không phải sống cho mình (cam chịu mọi đòi roi, không chấp nhận ly hôn, cả nụ cười và nước mắt của bà đều vì

con,…).

+ Thấu hiểu, bao dung với chồng: Mặc dù luôn bị người chồng vũ phu hành hạ,

ẠY

nhưng bà không hề oán giận, mà cảm thông và minh oan cho chồng. Bà hiểu sâu

D

sắc rằng ông ta không chỉ là phạm nhân, mà còn là nạn nhân bất lực của hoàn cảnh. Hơn nữa, với bà, ông ta còn làmột ân nhân, đã cho bà niềm hạnh phúc được làm vợ, làm mẹ. -> Bà kết tinh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, vớitrái tim thánh thiện, vị tha và đức hy sinh cao cả.

51


- Người đàn bà thất học mà không tăm tối, quê mùa mà sâu sắc hiểu đời: Bà đã tỏ ra từng trải khi nhìn lại cả cuộc đời mình, và giúp hai vị trí thức rời bỏ được cái nhìn đơn giản, một chiều về cuộc đời, để nhìn cuộc sống từ cái nhìn đa diện, nhiều chiều.

IC IA L

c. Đánh giá

- Ý nghĩa của nhân vật: Người đàn bà hàng chài là phương tiện để nhà văn khái quát hiện thực và thể hiện tư tưởng tình cảm của mình:

+ Thể hiện khuynh hướng khám phá mới của Nguyễn Minh Châu: quan tâm đến

FF

những bi kịch cá nhân, những số phận nhỏ bé, khuất lấp giữa cuộc sống đời thường.

O

+ Khái quát triết lý về mối quan hện giữa nghệ thuật và cuộc sống, nghệ sĩ và

N

cuộc đời: Nghệ sĩ phải mang nặng trong tim tình yêu con người, phải có con mắt

Ơ

thấu cận nhân tình để hiểu được bản chất của cuộc đời, nghệ thuật phải vị nhân

H

sinh.

N

+ Thể hiện hành trình khao khát kiếm tìm, phát hiện và tôn vinh những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người của nhà văn Nguyễn Minh Châu

Y

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Đặt nhân vật vào tình huống truyện độc đáo, từ

U

ngoại hình, hành động, lời nói khái quát lên số phận, phẩm chất của nhân vật,

Q

nghệ thuật đối lập giữa bề ngoài xấu xí và nhân cách cao đẹp, chi tiết đặc sắc,

M

ngôn ngữ giàu tính biểu tượng,… 2.3. Liên hệ đến hình tượng nhân vật bà Tú

Được tái hiện qua con mắt của nhân vật trữ tình (ông Tú): - Cuộc sống lam lũ, công việc mưu sinh mưa nắng, vất vả, chứa đầy những hiểm

ẠY

nguy bất trắc.

D

- Đảm đang tần tảo, giàu đức hy sinh, nhẫn nại vì một chút duyên với ông Tú mà phải vất vả lặn lội cuối sông, đầu chợ, cuộc sống tiếng có miếng không, được chăng hay chớ. => Bằng giọng điệu trữ tình, chất chứa đầy cảm thương, pha chút hóm hỉnh,Tú Xương thể hiện niềm biết ơn, thấu hiểu, ngợi ca bà Tú, ngợi ca người phụ nữ. 2.4. Nhận xét về tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn 52


- Điểm chung: + Cả hai nhà văn đều thể hiện lòng xót thương đối với những người phụ nữ bình dân, vất vả lam lũ vì mưu sinh, nhọc nhằn và cả nhục nhằn. nặng tình yêu với gia đình, chắt chiu hạnh phúc đời thường. - Điểm riêng:

IC IA L

+ Trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của họ: Giàu đức hy sinh, bao dung và mang

+ Người đàn bà hàng chài là nạn nhân của tình trạng bạo hành, bị chà đạp thường xuyên về thể xác, đày đọa về tinh thần. Cuộc sống đầy bế tắc, là hiện thân của số

FF

phận chúng sinh thì hiện tại để qua đó Nguyễn Minh Châu bày tỏ không chỉ là

cảm thương mà là nỗi lo âu, trăn trở. Đồng thời, nhà văn muốn đối thoại với người

O

đọc về sự tồn tại ngang nhiên của cái xấu, cái ác, lên án nạn bạo lực gia đình –

N

một vấn đề nhức nhối của xã hội, mà nguyên nhân sâu xa là do đói nghèo, lạc

Ơ

hậu.

H

+ Trong cách tái hiện của Tú Xương, bà Tú nhẫn nhịn và vui với hạnh phúc đời

N

thường, cuộc sống của bà có chút an ủi, hạnh phúc vì được chồng biết ơn, thấu hiểu, trân trọng. Tú Xương vừa cảm thương trân trọng mà cũng xót xa cho người

Y

vợ hiền của mình, giữa thời buổi loạn lạc, công danh của ông lận đận nên bà phải

U

vất vả, tảo tần. Từ đó, nhà thơ lên tiếng phê phán xã hội nam quyền độc đoán, đã

Q

gây nên bao bất công cho người phụ nữ.

M

2.5. Lý giải nguyên nhân của điểm chung và điểm riêng - Nguyên nhân dẫn đến điểm chung:

+ Đề tài người phụ nữ là đề tài truyền thống trong văn học, giàu chất hiện thực. + Cả hai nghệ sỹ đều nặng tình người, tình đời.

ẠY

+ Cả hai sáng tác đều viết ở thời kỳ khó khăn của đất nước. Đó là tiền đề cho cảm

D

hứng nhân văn, nhân đạo lên ngôi . - Nguyên nhân dẫn đến điểm riêng : + Hoàn cảnh sáng tác khác nhau: Thương vợ ra đời khi đất nước ta đang chìm trong bóng đêm của xã hội thực dân nửa phong kiến. Chiếc thuyền ngoài xa được sáng tác khi đất nước ta vừa thống nhất và bước vào giai đoạn đổi mới.

53


+ Hai thời kì văn học khác nhau: Thương vợ là bài thơ trung đại. Chiếc thuyền ngoài xa là một truyện ngắn thời kỳ văn học đổi mới sau 1975. Nguyễn Minh Châu đã chuyển từ khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn, sang cảm hứng triết luận về những giá trị nhân bản đời thường, quan tâm đến những số phận nhỏ bé,

IC IA L

khuất lấp.

+ Cảm hứng, ý đồ sáng tạo của mỗi nghệ sỹ khác nhau. Tú Xương ngợi ca, đề cao trân trọng; Nguyễn Minh Châu phản ánh hiện thực và trăn trở.

+ Haitác phẩm thuộc hai thể loại văn học khác nhau. Người đàn bà hàng chài là

FF

nhân vật trong tác phẩm truyện ngắn, được khắc họa sinh động qua tình huống truyện, ngoại hình, hành động, lời nói,…. Bà Tú là nhân vật trong thơ trữ tình nên

O

chân dung của bà hiện lên gián tiếp qua dòng cảm xúc xót thương, thấu hiểu, tri

N

ân của Tú Xương với vợ.

Ơ

+ Sự độc đáo trong bút pháp của mỗi nghệ sỹ: Tú Xương là bậc thầy về thơ Nôm

H

trữ tình, giản dị chân thực mà sâu sắc; Nguyễn Minh Châu là cây bút văn xuôi

N

sắc sảo tinh anh, tài năng. 3. Kết bài

Y

- Khẳng định lại vấn đề nghị luận:

U

Sự thành công trong việc khắc họa hình tượng người phụ nữ ở hai tác phẩm

Q

đã góp một phần lớn làm nổi bật tư tưởng chủ đề của tác phẩm, và thể hiện tài

M

năng và tấm lòng của mỗi nghệ sỹ.

VI. Đề bài 6: Phân tích đám cưới kì lạ trong Vợ nhặt của Kim Lân. Từ đó, liên hệ tới đám ma kì lạ trong Hạnh phúc của một tang gia, để rút ra sự tương đồng

D

ẠY

và khác biệt.

Dàn ý

1. Mở bài - Dẫn dắt giới thiệu vấn đề cần nghị luận. 2. Thân bài 2.1. Đám cưới kì lạ

54


2.1.1. Giới thiệu khái quát: tác giả Kim Lân, truyện ngắn Vợ nhặt, đám cưới kì lạ - Là một nghệ sĩ đa tài, nhưng ông thành công hơn cả trong lĩnh vực viết truyện ngắn. Kim Lân viết chân thật và xúc động về người dân quê, làm nổi bật vẻ đẹp

IC IA L

tâm hồn của họ. Ông là nhà văn một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thuỷ của cuộc sống nông thôn (Nguyên Hồng).

- Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân, rút từ tập Con chó xấu xí. Tác phẩm có tiền thân là tiểu thuyết Xóm ngụ cư, được viết ngay sau khi Cách

FF

mạng tháng Tám thành công nhưng còn dang dở và mất bản thảo. Sau khi hoà bình lập lại, Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ và viết truyện ngắn này.

O

- Trong truyện ngắn này, tác giả đã xây dựng nên đám cưới kì lạ của anh Tràng.

N

2.1.2. Phân tích đám cưới kì lạ

Ơ

a. Đây là một cuộc kì duyên

H

• Quá trình bén duyên : Do cái đói xô đẩy biến đùa thành thật. Người vợ nhặt vì

N

sắp chết đói đã lấy Tràng như một cái phao cứu mạng trước sự truy kích của nạn đói khủng khiếp. Trong cảnh đói khát, khi người ta chỉ có thể nghĩ về miếng ăn

Y

và cái chết thì Tràng lại lấy vợ. Sự kiện này đã gây bất ngờ và ngạc nhiên cho

Q

U

mọi người :

- Người dân xóm ngụ cư khi họ thấy anh Tràng đưa cô vợ nhặt về nhà.

M

- Bà cụ Tứ, mẹ anh Tràng, ngạc nhiên vì sự xuất hiện của cô vợ nhặt tại nhà

mình (đây là một cô gái trẻ, lại không phải là con cái Đục, lại gọi mình bằng U). - Chính bản thân anh Tràng. Anh cũng không ngờ chỉ tầm phơ tầm phào có

ẠY

vài bận mà thành vợ thành chồng. Nhìn chị ngồi trên giường mà anh cứ ngỡ là

D

không phải. Thậm chí đến sáng hôm sau, anh cứ ngỡ từ trong giấc mơ bước ra. • Nên vợ nên chồng : Xưa nay trong quan niệm của người Việt Nam, đời người có ba việc lớn và đều khó thành : tậu trâu, cưới vợ, làm nhà. Lấy vợ phải có đầy đủ các điều kiện, thì đám cưới của Tràng không hề có thủ tục lễ nghi tối thiểu, nhưng lại có một thứ quan trọng hơn mọi hình thức lễ nghi, đó là tình thương, sự cưu mang giữa những người cùng cảnh ngộ. 55


➔ Tình huống truyện còn cho ta thấy đây là một đám cưới thiếu tất cả điều kiện vật chất, lễ nghi tối thiểu nhưng vẫn là một đám cưới bởi nó nồng ấm tình yêu thương của những người trong cuộc. b. Đây là một đám cưới nhỏ giữa một đám ma lớn

IC IA L

* Đám ma lớn

- Hình ảnh đám ma ở đây chính là khung cảnh nạn đói khủng khiếp năm 1945 được nhà văn tái hiện trong tác phẩm.

FF

- Anh Tr nhặt được vợ giữa nạn đói quay quắt như một đại dịch kinh hoàng. Cái đói đã tràn đến, phủ lên cả xóm ngụ cư một không khí ảm đạm, thê lương.

O

• Con người: Cái đói đã hằn lên trên gương mặt người. Trẻ con không còn

N

trêu đùa nữa. Chúng ngồi ủ rũ dưới những xó tường không buồn nhúc nhích.

Ơ

Những kẻ đói khát, những người hành khất từ những vùng Nam Định, Thái Bình đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma và nằm

H

ngổn ngang khắp lều chợ, Người chết như ngả rạ, ô xác người chết nằm còng

N

queo bên đường… Dưới những gốc đa, gốc gạo xù xì, bóng những người đói dật

Y

dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma

U

->Nghệ thuật so sánh đã vẽ lên chân thực tình cảnh của con người đang với với

Q

trên ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết. • Âm thanh : Tiếng quạ gào lên từng hồi thê thiết, tiếng hờ khóc ở những nhà

M

có người chết…

• Mùi vị : ẩm thối của rác rưởi, mùi gây của xác người, mùi đốt đống rấm ở

những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt.

ẠY

• Khi đôi trẻ dắt nhau về nhà, cái chết cứ lởn vởn theo sau, tử thần cầm lưỡi

hái hiện diện ở khắp mọi nơi. Thậm chí khi đôi trẻ đã lên giường trong đêm tân

D

hôn, cái chết vẫn ám ảnh họ qua mùi đốt đống rấm và tiếng hờ khóc ở những gia đình có người vừa chết đói. −> Một không khí chết chóc thê thảm bao trùm lên xóm chợ, cõi âm và cõi dương đã hòa làm một. Sự hiện hữu của cái đói giống như một thảm hoạ kinh

56


hoàng, một trận cuồng phong, một cơn đại hồng thuỷ ập đến càn quét mọi sinh linh, và ta thấy rõ ngay dấu ấn huỷ diệt của nó. ->Số phận bi thảm của người dân trong nạn đói khủng khiếp đó. - Đám cưới nhỏ

IC IA L

- Đôi trẻ này đã can đảm chống lại cái chết bằng sức sống mãnh liệt. Sự sống

đã chiến thắng cái chết. Trong hoàn cảnh cùng quẫn, hai thân phận khốn khổ ấy đã nhặt được nhau, nương tựa vào nhau để vượt qua cái đói. Và thật trớ trêu thay, chính cái đói đã se duyên cho một mối tình. Mặc dù tình yêu của họ không xua

FF

đuổi được cái đói, những chúng ta có thể khẳng định rằng cái đói không thể hủy

O

diệt được tình yêu. Ngòi bút của Kim Lân đã săn đuổi sự thật đến cùng, mặc dù sự thật tăm tối đó thật nghiệt ngã.

Ơ

2.2. Đám ma kì lạ

N

- Bà cụ Tú đã chúc phúc cho đôi trẻ.

H

2.2.1. Giới thiệu khái quát: tác giả Vũ Trọng Phụng, đoạn trích “Hạnh phúc

N

của một tang gia” và đám ma kì lạ

+ Vũ Trọng Phụng là cây bút bậc thầy, là nhà văn hiện thực xuất sắc của dòng

Y

văn học hiện thực phê phán Việt Nam 1930 – 1945.

U

+ Tên tuổi của Vũ Trọng Phụng bất hủ với kiệt tác “Số đỏ”. Tiểu thuyết này đã

Q

đả kích sâu cay xã hội tư sản thành thị đang chạy theo lối sống lố lăng, đồi bại

sảo.

M

đương thời với một trình độ tiểu thuyết già dặn, bút pháp châm biếm đặc biệt sắc + Trong đoạn trich “Hạnh phúc của một tang gia”, Vũ Trọng Phụng đã miêu tả đám ma kì lạ của cụ cố tổ.

ẠY

2.2.2. Liên hệ đến đám ma kì lạ

D

* Sự kì lạ của đám ma được thể hiện ngay từ nhan đề và tình huống ngược đời: tang gia mà lại hạnh phúc. Có người chết mà lại vui vẻ, sung sướng. Tình huống này được thể hiện qua hai mâu thuẫn: - Đám ma của người chết lại thành ngày hội của người sống.

57


- Một đám ma “to tát”, “gương mẫu”, “danh giá nhất tất cả” lại giống một đám rước, một đám hội linh đình. * Cảnh hạ huyệt - Tác giả đã làm nổi bật lên những chi tiết nghê thuật đặc sắc liên quan đến đứa

IC IA L

cháu rể và cháu nội của cụ cố Hồng, để vạch rõ sự đồi bại, vô nhân tính của lũ con cháu đại bất hiếu.

→ Đám tang rất to tát, linh đình, danh giá nhất tất cả, nhưng lại thiếu một thứ duy nhất – lòng thương xót của người sống trước sự ra đi của người chết. Đám

FF

tang thực chất chỉ là một màn kịch, một trò diễn lớn, một đám rước, một đám hội. -> Đám tang mà cả xã hội vô sỉ đưa tiễn chút liêm sỉ cuối cùng, là đám tang của

N

3. So sánh chỉ ra sự tương đồng và khác biệt

O

mtộ người hay cũng chính là hành trình đi tới mồ chôn nhân tính của cả xã hội.

Ơ

a. Sự tương đồng

H

- Đều là đám ma, đám cưới kì lạ không theo lẽ thường.

N

- Thể hiện nghệ thuật tạo tình huống độc đáo của hai nhà văn. b. Sự khác biệt

Y

- Nghệ thuật miêu tả độc đáo của mỗi tác giả:

U

+ Vũ Trọng Phụng thể hiện nghệ thuật trào phúng bậc thầy: Từ một tình huống

Q

trào phúng cơ bản "hạnh phúc của một tang gia", nhà văn triển khai mâu thuẫn

M

theo nhiều tình huống khác nhau tạo nên một màn hài kịch phong phú, rất biến hóa, khắc họa được những chân dung trào phúng độc đáo, phát hiện những chi

tiết đối lập nhau gay gắt nhưng cùng tồn tại trong một sự vật, một con người, để từ đó làm bật lên tiếng cười. Ở cấp độ ngôn từ, chất trào phúng được thể hiện

ẠY

trong một số câu văn hàm ý mỉa mai: lời văn có chứa các cụm từ phản nghĩa,

D

ngược nghĩa: "hạnh phúc của một tang gia", "công hiệu đến nỗi họ mất mạng", ; có khi ông viết câu văn theo lối nói ngược: "Và còn nhiều câu nói vui vẻ, ý nhị khác nữa, rất xứng đáng với những người đi đưa đám ma". Giọng điệu trào phúng đa thanh, phức điệu. + Kim Lân: Tài nghệ của cây bút truyện ngắn xuất sắc: Tình huống độc đáo, hấp dẫn, vừa lạ, vừa éo le.Đặt vào tình huống ấy, nhân vật truyện bộc lộ sâu sắc 58


tâm lí, tính cách, chủ đề của truyện sáng lên. Và xoay quanh tình huống đó, các chi tiết cũng trở nên hấp dẫn. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tài tình:Kim Lân đã hoá thân vào nhân vật để miêu tả một cách chính xác, thuyết phục diễn biến tâm trạng của từng nhân vật, với những sắc thái khác nhau. Nghệ thuật chọn lọc

IC IA L

các chi tiếtvừa cụ thể, chân thực, sống động vừa có khả năng và sức khái quát cuộc sống sâu sắc trong tác phẩm. Ngôn ngữ người kể chuyện đậm chất quê, câu

chữ gọn và tinh thể hiện quan niệm của ông về nghệ thuật: văn chương phải thật,

phải giản dị. Sự giản dị ẩn chứa bản chất cuộc sống và sự khéo léo tinh tế đích

FF

thực. … 4. Lí giải:

O

a. Giống nhau:

N

- Hai nhà văn đều có cái nhìn hiện thực sắc sảo và tấm lòng nhân đạo sâu sắc.

Ơ

b. Khác nhau:

H

- Hoàn cảnh sáng tác khá nhau:

N

+ “Hạnh phúc của một tang gia” (Số đỏ) được sáng tác trước năm 1945, khi xã hội Việt Nam ở thành thị chạy theo lối sống Âu hóa làm mất đi vẻ đẹp truyền

Y

thống và nhân phẩm của con người, đồng thời thể hiện cái nhìn đầy bi quan của

U

nhà văn trước nhân tình thế thái.

Q

+ “Vợ nhặt” được sáng tác sau khi Cách mạng tháng Tám đã thành cô ng. Ánh lao động.

M

sáng lý tưởng của Đảng giúp nhà văn có cái nhìn lạc quan về tương lai của người

- Đối tượng hướng tới của hai nhà văn khác nhau: + Vũ Trọng Phụng: hướng tới xh thượng lưu tư sản thành thị giàu có bậc nhất Hà

ẠY

thành.

D

+ Kim Lân: hướng ngòi bút về những người nông dân nghèo khổ. - Do đặc trưng của hai thể loại khác nhau: + Truyện ngắn chỉ là một lát cắt của cuộc sống, mà qua đó nhà văn dồn nén bản chất của hiện thực qua việc xây dựng: tình huống, nhân vật, cốt truyện, kết cấu… + Tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng mang tính chất phóng sự, có dung lượng phản ánh hiện thực rộng lớn. 59


- Do hai nhà văn có phong cách nghệ thuật và cá tính sáng tạo khác nhau: + Vũ Trọng Phụng là nhà văn hiện thực phê phán, dùng ngòi bút để phanh phiu những mặt trái của xh với một niềm căm phẫn khôn nguôi và tư tưởng bi quan định mệnh chủ nghĩa.

IC IA L

+ Kim Lân có cái nhìn đôn hậu tinh tế, luôn nâng niu khát vọng sống và khát vọng hạnh phúc của con người. - Do bản chất của văn học là sự sáng tạo. 3. Kết bài

FF

- Khẳng định lại vấn đề

O

VII. Đề 7: Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật Phác trong truyện ngắn Chiếc

N

thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. Từ đó liên hệ tới hoàn cảnh sống của

Ơ

nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam, để rút ra

H

nhận xét về tấm lòng của Nguyễn Minh Châu và Thạch Lam đối với trẻ thơ.

N

Dàn ý

1. Mở bài

Y

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

U

2. Thân bài

Q

2.1. Cảm nhận về nhân vật Phác

M

2.1.1. Giới thiệu chung

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Minh Châu: thuộc trong số những nhà văn mở đường

tinh anh và tài năng nhất của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. Sáng tác của Nguyễn Minh Châu là cuộc hành trình vô tận đi kiếm tìm những hạt ngọc ẩn giấu

ẠY

trong tâm hồn con người. Sau 1975, ông đã chuyển từ cảm hứng sử thi lãng mạn

D

sang cảm hứng triết luận về những giá trị nhân bản đời thường. Ngòi bút của ông nghiêng hẳn về đề tài thế sự, với những vấn đề của cá nhân trong quan hệ đời thường đầy phức tạp. Tâm điểm những khám phá nghệ thụât của ông là con người trong cuộc mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn kiếm tìm hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách.

60


- Nêu những nét khái quát về truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa: hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, tóm tắt ngắn gọn cốt truyện, nội dung chủ đạo... - Nhân vật Phác tiêu biểu cho thế hệ trẻ thơ trong tác phẩm, kết tinh mối quan hoài thường trực của Nguyễn Minh Châu về thân phận con người.

IC IA L

2.1.2. Cảm nhận về nhân vật Phác

* Nhà văn đã đặt nhân vật Phác vào tình huống nhận thức để làm nổi bật số phận, tính cách và phẩm chất của nhân vật. Tình huống truyện xoay xung quanh nhận thức của nghệ sĩ Phùng về hiện thực cuộc sống với bao điều nghịch lý trong gia

FF

đình người đàn bà hàng chài. Khi chiếc thuyền ở ngoài xa, Phùng tưởng như anh đã chụp được một bức họa tuyệt đỉnh về cảnh biển buổi sớm có sương. Nhưng

O

khi chiếc thuyền lại gần, Phùng có cơ hội chứng kiến một tình huống khác thật

N

bất ngờ và khó tin, và anh bắt đầu nhận ra sự thật trần trụi, khắc nghiệt về cuộc

Ơ

sống của người đàn bà hàng chài: vì đói nghèo tăm tối mà chồng bạo hành vợ,

H

con vì bênh mẹ mà đánh cha, cuộc sống đã mất hết tình thương.

N

* Hoàn cảnh sống của Phác

- Sinh ra trong một gia đình hàng chài nghèo khổ, đông con (trên dưới chục đứa).

Y

Cuộc sống bấp bênh giữa biển khơi đầy sóng gió. Có khi biển động, suốt tháng

U

trời, cả nhà phải ăn xương rồng luộc chấm muối.

Q

* Tuổi thơ nhiều bất hạnh

M

- Chịu sự hành hạ về thể xác: Chính cuộc sống đói nghèo, tăm tối đã biến Phác thành nạn nhân của bạo lực gia đình. Vì bênh mẹ mà Phác đã bị cha đánh đập. Và

người mẹ đã phải gửi Phác lên rừng sống với ông ngoại. - Nỗi đau tổn thương về tinh thần khi phải chứng kiến toàn bộ bi kịch của gia

ẠY

đình. Trái tim trẻ thơ đã bị vẩn đục. Vì yêu thương mẹ nó trở nên căm thù bố. Nó

D

xông vào đánh bố để bảo vệ mẹ. Vì tình mẫu tử thiêng liêng mà Phác đang chà đạp lên tình phụ tử cũng thiêng liêng không kém. * Tính cách - Lầm lì, gan góc, mạnh mẽ (hành động trong im lặng, phân tích hành động của Phác khi chứng kiến cảnh mẹ bị đánh và mẹ khóc) * Phẩm chất 61


- Hết lòng yêu thương mẹ. - Giàu lòng tự trọng: không muốn người khác biết sự thật về gia đình của mình, nên khi Phùng vô tình chứng kiến bi kịch gia đình nhà nó, nó đã tỏ ra căm ghét Phùng.

IC IA L

* Vai trò của nhân vật Phác:

- Trong mối quan hệ với các nhân vật khác: góp phần làm nổi bật bi kịch và tình mẫu tử thiêng liêng của người mẹ, sự bế tắc, vũ phu của người cha.

FF

- Thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.

- Kết tinh quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Minh Châu giai đoạn

O

đổi mới: quan tâm đến những số phận nhỏ bé, khuất lấp giữa cuộc sống đời

N

thường.

Ơ

- Gói trọn tấm lòng của Nguyễn Minh Châu: Nhân vật Phác kết tinh bao cái nhìn

H

đầy xót xa, lo âu của nhà văn trước hiện thực cuộc đời, đặc biệt với thế giới trẻ

N

thơ. Người bố đang trở thành tấm gương xấu cho Phác. Hiện tại nó đang phản ứng lại bạo lực của bố bằng bạo lực trẻ con. Nhân vật Phác gói ghém bao lo âu

Y

của nhà văn cho tương lai: liệu Phác có thoát lên trên được cách ứng xử của bố

U

hay không? Đứa trẻ được nuôi lớn về thể chất nhưng không tránh được những tổn

Q

thương về mặt tinh thần. Ai dám chắc chúng sẽ trưởng thành ? Biết đâu chính

M

hoàn cảnh bố ngược đãi mẹ làm tâm hồn chúng chai sạn với cái ác, và sau này không ai dám chắc mầm mống của cái ác lại không có đất để sinh sôi? Đồng thời

nhà văn cũng muốn cảnh báo rằng: mầm họa của cuộc sống nằm ngay trong hình tượng đứa con và hành động tội ác sẽ phải trả giá (hành động thằng bé Phác lăm

ẠY

lăm con dao găm trên tay).

D

* Nghệ thuật xây dựng nhân vật - Đặt nhân vật vào tình huống truyện độc đáo, mà đầy éo le. - Đặt nhân vật trong mối quan hệ với các nhân vật khác, với nghịch cảnh. - Khắc họa nhân vật thông qua hành động.

62


2.2 Liên hệ tới hoàn cảnh sống của nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam 2.2.1. Giới thiệu chung - Giới thiệu tác giả Thạch Lam: tuy có chân trong Tự lực văn đoàn nhưng tư tưởng

IC IA L

thẩm mĩ lại theo một hướng riêng. Ông hướng ngòi bút của mình về những người lao động cơ cực, bế tắc.

- Thạch Lam có sở trường về truyện ngắn. Truyện ngắn của Thạch Lam thường

không có chuyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những cảm xúc

FF

mơ hồ, mong manh, tinh tế. Mỗi truyện của Thạch Lam như một bài thơ trữ

O

tìnhđượm buồn.

- Truyện ngắn “Hai đứa trẻ”: tóm tắt ngắn gọn cốt truyện, nội dung chủ đạo…

Ơ

N

- Liên là nhân vật chính, góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. 2.2.2. Cảm nhận về hoàn cảnh sống của nhân vật Liên

H

- Nhà văn đã đặt nhân vật Liên vào tình huống truyện đặc sắc để làm nổi bật số

N

phận, phẩm chất của nhân vật: cuộc sống nơi phố huyện tất cả đều tàn lụi, nh ưng

Y

có một thứ không tàn là khát vọng được đổi thay, được sống khác của những cư

U

dân tội nghiệp nơi phố huyện.

Q

- Đã từng sống ở Hà Nội, nhưng vì bố mất việc, gia đình sa sút nên phải chuyển

M

về phố huyện nghèo. Cuộc sống mòn mỏi, tăm tối, không ánh sáng, không niềm vui (phân tích ngắn gọn bức tranh phố huyện với cảnh ngày tàn, thời gian tàn,

không gian tàn, những kiếp đời tàn…). Từng có những kỷ niệm tuổi thơ tươi đẹp, nên Liên càng cảm nhận sâu sắc hơn sự nghèo khổ, buồn tẻ, nhàm chán của phố

ẠY

huyện.

D

- Tuy còn là một đứa trẻ nhưng Liên đã già nua trước tuổi, phải giúp mẹ trông coi một gian hàng tạp hóa nhỏ xíu, sập sệ, người mua hàng chỉ đủ tiền mua một cút rượu, nửa bánh xà phòng…

63


- Đêm nào Liên cũng cố thức chờ một chuyến tàu đêm đi qua để gửi gắm bao ước mơ, khát vọng về một tương lai tươi sáng hơn (phân tích cuộc đợi tàu đầy tâm trạng, đầy đáng thương, lạ lùng…) -> Qua hoàn cảnh sống của Liên, tác giả đã thể hiện tiếng nói xót thương cho 2.3. Nhận xét về tấm lòng của hai nhà văn đối với trẻ thơ 2.3.1. Tương đồng

IC IA L

những kiếp người bé nhỏ, sống cuộc sống vô danh, vô nghĩa, quẩn quanh.

FF

- Trĩu nặng yêu thương và xót xa cho những đứa trẻ bị đánh cắp trẻ thơ, phải sống trong đói nghèo, tăm tối.

O

- Lo âu cho tương lai của chúng.

N

- Lên tiếng bảo vệ khát vọng được sống trong yêu thương, yên bình, sống với tuổi

Ơ

thơ đích thực của trẻ em

H

2.3.2. Khác biệt

N

* Nguyễn Minh Châu

- Nguyễn Minh Châu đề cập tới vấn đề đầy bức thiết: Nghèo đói đã biến trẻ em

U

Y

thành nạn nhân của bạo lực gia đình. Những đứa trẻ bị xâm phạm về thân thể, bị

Q

tổn thương về tinh thần, và méo mó về nhân cách. - Trái tim nhân đạo của nhà văn còn thể hiện ở nỗi lo âu với thế giới trẻ thơ: trẻ

M

em sẽ trở thành người như thế nào nếu môi trường sống cứ nghèo đói, tăm tối.

Cần phải có một cuộc cách mạng cải tạo môi trường sống để thế hệ tương lai có một nhân cách tốt đẹp, lành vững.

ẠY

- Tác phẩm mở ra một kết thúc ngỏ, thể hiện cái nhìn hiện thực tỉnh táo và nỗi

D

băn khoăn đầy trách nhiệm của Nguyễn Minh Châu đối với trẻ thơ. * Thạch Lam - Niềm trắc ẩn mênh mông và niềm xót thương vô hạn của đối với nhữung kiếp người tàn lụi, sống lay lắt, không ánh sáng, không niềm vui. - Trân trọng những khát vọng chân chính của con người: khát vọng đổi đời, khát vọng được sống một cuộc sống có ý nghĩa. 64


- Khơi dậy ý thức cá nhân nhận thức về cuộc sống đích thực có ý nghĩa của con người. - Nét đặc sắc trong tư tưởng nhân văn của Thạch Lam là ước mơ về một cuộc sống mới lại cất lên từ những tâm hồn thơ trẻ, vì thế giá trị tư tưởng của tác phẩm

IC IA L

có sức lay động lòng người hơn. Sống trong một thế giới đầy bóng tối như vậy thì liệu tâm hồn thơ ngây của những đứa trẻ có bị thui chột không? Truyện ngắn

đã là một câu trả lời đầy yêu thương và niềm lạc quan trên tinh thần khẳng định khát vọng sống mãnh liệt của con người.

FF

- Thạch Lam qua tác phẩm này muốn gửi gắm một thông điệp: hãy đem đến cho con người một cuộc sống khác, hãy đem đến cho hai đứa trẻ một tương lai khác,

O

hãy cứu lấy những đứa trẻ, cứu lấy mảnh đất phố huyện, cứu lấy sự sống trên thế

N

giới này. Con người có thể vô danh nhưng không thể sống vô nghĩa.

Ơ

2.4. Lý giải

H

2.4.1. Giống nhau

N

- Vì hai tác giả cùng là những nhà nhân đạo từ trong cốt tủy, luôn quan tâm, yêu thương thế giới trẻ thơ.

Y

2.4.2. Khác nhau

U

- Hoàn cảnh sáng tác khác nhau, hai giai đoạn văn học khác nhau, dụng ý nghệ

M

Q

thuật và phong cách nghệ thuật của hai tác giả khác nhau. VIII. Đề bài 8: Phân tích nhân vật nghệ sĩ Phùng (Chiếc thuyền ngoài xa –

Nguyễn Minh Châu), liên hệ tới nhân vật Vũ Như Tô (Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

D

ẠY

– Nguyễn Huy Tưởng), để nhận xét về quan niệm nghệ thuật của hai nhà văn. Dàn ý

1. Mở bài - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. 2. Thân bài 2.1. Phân tích nhân vật Phùng 2.1.1. Giới thiệu chung 65


- Giới thiệu tác giả Nguyễn Minh Châu - Nêu những nét khái quát về truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa: hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, tóm tắt ngắn gọn cốt truyện, nội dung chủ đạo... - Nhân vật Phùng: Truyện đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật Phùng,

IC IA L

một nghệ sĩ khao khát khám phá, sáng tạo ra cái đẹp, người luôn lo lắng, trăn trở, suy tư về nhân cách và đời sống con người.

FF

2.1.2. Phân tích chi tiết

O

a. Một tâm hồn nhạy cảm và say mê cái đẹp:

- Khi đứng trước vẻ đẹp tuyệt mĩ mà trời ban cho người nghệ sĩ , Phùng cảm thấy

N

bối rối, trái tim như bị bóp thắt vào, anh tưởng chính mình khám phá được chân

Ơ

lý của sự hoàn thiện, khám phá được khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn .

H

- Anh nhanh chóng kết luận cái đẹp mà anh vừa phát hiện chính là đạo đức.

N

Những cảm xúc của nghệ sĩ Phùng thể hiện sự thăng hoa của một tâm hồn nghệ

Y

sĩ trước cái đẹp. Phùng cảm nhận được sức mạnh kì diệu của nghệ thuật đúng như

U

một triết gia đã từng nói Nghệ thuật thanh lọc tâm hồn con người.

Q

→ Qua sự phát hiện đầu tiên của nghệ sĩ Phùng, với những khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn, người đọc có thể cảm nhận được Phùng là một người

M

nhạy cảm, tinh tế trước cái đẹp. Anh đã thực sự có giây phút thăng hoa trong

khoảnh khắc trời cho người nghệ sĩ. b. Vẻ đẹp sâu xa của nghệ sĩ Phùng chính là một tấm lòng trăn trở, lo âu về thân phận con người:

ẠY

- Khi chứng kiến cảnh bạo hành trong gia đình hàng chài:

D

+ Phùng hết sức kinh ngạc, mấy phút đầu anh cứ đứng há mồm ra mà nhìn vì quan niệm về cái đẹp của Phùng bắt đầu bị lung lay. Đằng sau cái đẹp tuyệt mĩ của ngoại cảnh là cảnh tượng xấu xa phi đạo đức. Đó là một nửa quái đản làm cho những bức ảnh hiện hình ghê sợ và chiếc thuyền đẹp như mơ cũng biến mất.

66


+ Phùng sửng sốt, bức xúc, căm phẫn, xông vào can thiệp để bảo vệ người đàn bà hàng chài. Hành động của Phùng khi vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới cứu người đàn bà, thể hiện một thông điệp chiếc thuyền nghệ thuật ở ngoài xa mà sự thực thì cuộc đời lại ở ngay rất gần người nghệ sĩ chân chính đừng vì nghệ

IC IA L

thuật mà quên đi cuộc đời bởi cuộc đời mới là cuộc đời của tác phẩm chân chính. Trước khi là một nghệ sĩ anh phải là một con người biết rung động, yêu thương, chia sẻ với mọi nỗi đau của cuộc đời trần thế.

- Phùng lắng nghe, day dứt với chuyện đời người đàn bà hàng chài:

FF

+ Anh đã nhờ Đẩu người bạn chiến đấu năm xưa và bây giờ là chánh án của tòa

án huyện mời người đàn bà đến tòa án huyện để khuyên chị bỏ chồng giải thoát

O

chị khỏi những trận đòn tàn bạo.

N

+ Khi người đàn bà van lạy xin quý tòa bắt tội con, bỏ tù con cũng được nhưng

Ơ

đừng bắt con bỏ nó Phùng cảm thấy căn phòng lồng lồng lộng gió biển như bị

H

hút hết sinh khí vì anh không thể hiểu nổi sự lựa chọn của người đàn bà.

N

→ Phùng cảm thấy lo lắng về thân phận và tương lai của người đàn bà bất hạnh. + Phùng nhận ra một điều cuộc đời đa sự, con người đa đoan, anh không thể

Y

nhìn cuộc sống một cách đơn giản, Phùng cần nhìn sâu hơn về bản chất cuộc sống

U

để khám phá những nghịch lý của cuộc đời và đi tìm hạt ngọc ẩn sâu trong tâm

Q

hồn những con người lao động. Anh phát hiện ra đằng sau vẻ bề ngoài của người

M

đàn bà quê mùa thất học là trái tim yêu thương, giàu đức hi sinh, thấu hiểu lẽ đời. → Đây là những khoảnh khắc mà con người và cuộc đời đã ban cho người nghệ

sĩ. Nó là minh chứng cho quan niệm của nhà văn Nguyễn Minh Châu “Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người. Mỗi tác phẩm

ẠY

văn học chỉ là một lát cắt, một tờ biên bản của một chặng đời sống con người ta,

D

trên con đường dài dằng dặc đi đến cõi hoàn thiện”. - Sau khi thấu hiểu vỡ lẽ ra nhiều điều, trong con mắt của người nghệ sĩ Phùng,vẫn con thuyền ấy,vẫn khoảng cách xa ấy, không còn là cái ánh hồng hồng của ban mai mà là hình ảnh con thuyền chống chọi giữa sóng gió phong ba của cuộc đời với bao trăn trở suy tư của người nghệ sĩ.

67


+ Bức ảnh nghệ thuật mà nghệ sĩ Phùng đã chụp ảnh trở thành một tác phẩm có giá trị, khác với những người sành nghệ thuật, Phùng nhận ra trong bức ảnh đen trắng ( khép lại tác phẩm) ấy vẫn có nét hồng hồng của ánh ban mai - hiện thân cho vẻ đẹp nghệ thuật tuyệt mỹ -và hình ảnh người đàn bà với tấm lưng áo bạc

IC IA L

phếch hiện thân cho bao nhiêu trái ngang nghịch lí của cuộc đời đầy nắng gió.

→ Bức ảnh nghệ thuật ( khép lại tác phẩm) biểu tượng cho mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Và như vậy,chiếc thuyền nghệ thuật dù ở xa hay ở gần

thì cuối cùng tâm điểm vẫn là con người như Nguyễn Minh Châu từng quan niệm

FF

“Văn học và cuộc sống đều là những vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con

O

người”. Đây là quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh tiến bộ của những nghệ sĩ chân So sánh quan điểm của Nam Cao

N

chính.

Ơ

Chao ôi! Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là

H

ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật có thể là những tiếng đau khổ kia thoát ra từ những

N

kiếp lầm than ( Giăng sáng).

→ Nhân vật Phùng là đại diện tiêu biểu cho người nghệ sĩ chân chính với n iềm

Y

đam mê nghệ thuật và trái tim nhạy cảm, nhân hậu.

U

c. Đánh giá

Q

* Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

M

- Phùng vừa là một nhân vật trong truyện, vừa là người kể chuyện tạo nên tính đa

dạng về điểm nhìn. Trong Chiếc thuyền ngoài xa, Phùng được khắc họa với đời sống nội tâm sâu sắc của một nhân vật tư tưởng.

ẠY

- Nhân vật được đặt trong tình huống đặc biệt (tình huống nhận thức). Nhân vật phải liên tiếp đối mặt với những cảnh đời trái ngược qua đó làm nổi bật lên các

D

bình diện nhân cách của nhân vật nghệ sĩ. * Ý nghĩa Qua nhân vật Phùng, Nguyễn Minh Châu thể hiện những thông điệp sâu sắc về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, bài học về cách nhìn của người nghệ sĩ trong cuộc đời. 68


2.2. Liên hệ tới nhân vật Vũ Như Tô 2.2.1. Giới thiệu chung - Giới thiệu tác giả Nguyễn Huy Tưởng. tác, xuất xứ, tóm tắt ngắn gọn cốt truyện, nội dung chủ đạo...

IC IA L

- Nêu những nét khái quát về vở kịch Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài: hoàn cảnh sáng - Đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng đài: Trích hồi V của vở kịch, tập trung thể hiện bi kịch của nghệ sĩ Vũ Như Tô:

FF

2.1.2. Khái quát phẩm chất và bi kịch của Vũ Như Tô

O

a. Tài năng và phẩm chất

Ơ

N

- Là một kiến trúc sư thiên tài, có khả năng "tranh tinh xảo với hóa công".

H

- Có hoài bão điểm tô cho đất nước một tòa lâu đài nguy nga lộng lẫy.

N

-> Đó là khát vọng lớn lao của một nghệ sĩ chân chính, nặng tình với đất nước,

Y

nặng nghĩa với non sông, là hùng tâm tráng chí của người quân tử.

U

- Không chịu khuất phục trước cường quyền bạo ngược, thể hiện cái tâm trong

Q

sáng và khí phách của kẻ sĩ.

M

- Với Đan Thiềm, Vũ Như Tô luôn trọng đạo nghĩa, ân tình với người tri kỉ. -> Vũ Như Tô hội tụ cả vẻ đẹp tài năng, nhân cách và thiên lương của người nghệ

ẠY

sĩ chân chính, sinh tử vì lý tưởng nghệ thuật mà mình tôn thờ.

D

b. Bi kịch - Nguyên nhân: Vũ Như Tô đã sai lầm trong suy nghĩ và hành động, nghe lời khuyên của cung nữ Đan Thiềm mượn tiền bạc và uy quyền của vua Lê Tương Dực để xây Cửu Trùng Đài, mà quên mất nhân dân đang đói khổ lầm than. Cửu Trùng Đài xây càng cao bao nhiêu thì mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của 69


nhân dân càng chất chồng bấy nhiêu. Mặc dù rất yêu nhân dân nhưng Vũ Như Tô đã bị dân chúng coi như kẻ thù của họ. Vũ Như Tô đã rơi vào mâu thuẫn giữa khát vọng nghệ thuật cao siêu, thuần túy muôn đời của người nghệ sĩ và lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân. Vũ Như Tô đã độc tôn cái đẹp của nghệ thuật,

IC IA L

đặt nó lên trên mọi giá trị cơ bản khác. Tuân thủ chỉ một mệnh lệnh của cái đẹp, và dửng dưng với mệnh lệnh của cái thiện

- Hậu quả: Vũ Như Tô phải trả giá bằng sinh mạng của mình và của cả công trình

FF

nghệ thuật. Dân chúng đã nổi lên giết Vũ Như Tô và thiêu hủy Cửu Trùng Đài.

Đến khi bị dẫn ra pháp trường, Vũ Như Tô vẫn không hiểu vì sao mình phải chết,

O

vẫn tin vào việc làm quang minh chính đại của mình.

Ơ

N

c. Đánh giá

H

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

N

+ Ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao.

Y

+ Xây dựng nhân vật kịch sắc nét, khắc họa tính cách, tâm trạng qua ngôn ngữ và

Q

U

hành động.

+ Xung đột được đẩy lên đến cao trào, đỉnh điểm, làm nổi bật phẩm chất và bi

M

kịch của nhân vật.

2.3. So sánh quan niệm nghệ thuật của hai nhà văn

ẠY

2.3.1. Tương đồng

D

- Cả hai tác giả đều thể hiện những triết lý sâu xa về nghệ thuật và người nghệ sĩ: + Nghệ thuật phải bắt nguồn từ đời sống và phục vụ cuộc sống, "nghệ thuật vị nhân sinh". + Người nghệ sĩ phải mang nặng trong trái tim tình yêu con người. 70


2.3.2. Khác biệt a. Nguyễn Huy Tưởng - Qua tấn bi kịch của Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng muốn gửi gắm thông điệp:

IC IA L

xã hội cần trân trọng những giá trị tinh thần và chủ nhân sáng tạo nên những giá trị tinh thần ấy; cần tạo điệu kiện để những người nghệ sĩ chân chính phát huy được cao độ tài năng, phẩm giá của mình.

FF

- Để có được một công trình nghệ thuật giá trị, yếu tố quan trọng là người nghệ sĩ thiên tài; ngoài ra người tiếp nhận cũng phải có trình độ và môi trường xã hội

O

phải văn minh, tiến bộ.

Ơ

N

b. Nguyễn Minh Châu

H

- Người nghệ sĩ phải dồn tâm huyết để sáng tạo nên cái đẹp cho đời đấu tranh đẩy

N

lùi cái xấu, cái ác đang ngang nhiên tồn tại.

Y

- Người nghệ sĩ không thể nhìn cuộc đời bằng cái nhìn hời hợt, một chiều, phải

U

có cái nhìn đa diện, nhiều chiều, để khám phá ra bản chất và vẻ đẹp tiềm ẩn, khuất

Q

lấp của con người và đời sống. Đặc biệt, anh ta phải dám dũng cảm nhìn thẳng

M

vào hiện thực, đặc biệt là số phận của những con người lam lũ, vất vả.

- Và cần hơn hết là người nghệ sĩ phải luôn mang một mối quan hoài thường trực về thân phận con người, nghệ thuật phải góp phần giải phóng con người khỏi sự

ẠY

cầm tù của đói nghèo, tăm tối, bạo lực.

D

- Hành trình sáng tạo của người nghệ sĩ đích thực là hành trình khám phá, khẳng định và tôn vinh những "hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người". 2.4. Lý giải 2.4.1. Tương đồng

71


- Cả hai nhà văn đều là những người nghệ sĩ chân chính, luôn trăn trở về cuộc sống và nghệ thuật. 2.4.2. Khác biệt

IC IA L

- Hoàn cảnh sáng tác khác nhau:

+ "Vũ Như Tô" được sáng tác năm 1941, khi Cách mạng tháng Tám chưa thành

FF

công, nước ta còn chìm trong đêm trường nô lệ.

+ "Chiếc thuyền ngoài xa" được sáng tác năm 1983, khi đất nước đã hòa bình,

O

thống nhất, nhưng chúng ta vẫn đang tiếp tục đối diện với giặc đói, giặc dốt.

N

- Hai thời đại văn học khác nhau:

N

H

văn học hoàn tất quá trình hiện đại hóa.

Ơ

+ Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài thuộc giai đoạn văn học 1930 – 1945, đây là thời kì

+ Chiếc thuyền ngoài xa thuộc thời kì văn học đổi mới sau 1975. Đặc biệt,

Y

Nguyễn Minh Châu là người đi tiên phong trong công cuộc đổi mới, luôn trăn trở

U

về cuộc sống và nghệ thuật. Đó chính là hành trình Nguyễn Minh Châu từ bỏ nền

Q

văn học minh họa, để đến với nghệ thuật đích thực vị nhân sinh.

M

- Hai thể loại văn học khác nhau: + Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài thuộc thể loại kịch, luôn đặt nhân vật vào những

ẠY

xung đột gay gắt, căng thẳng, để làm nổi bật phẩm chất và số phận của nhân vật.

D

+ Chiếc thuyền ngoài xa thuộc thể loại truyện ngắn hiện đại, nhà văn đã xây dựng được tình huống truyện độc đáo. - Hai phong cách nghệ thuật khác nhau:

72


+ Nguyễn Huy Tưởng: có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử, dựng lên những bức tranh bi hùng về lịch sử dân tộc, với văn phong trong sáng, đôn hậu, thâm trầm, sâu sắc. + Nguyễn Minh Châu: phong cách truyện ngắn tự sự - triết lý, giản dị mà nhiều

IC IA L

dư vị, sắc sảo, tinh anh.

IX: Đề bài 9: Phân tích nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt – Kim Lân), liên hệ tới nhân vật Thị Nở (Chí Phèo – Nam Cao), để nhận xét về nghệ thuật xây dựng

FF

nhân vật của hai nhà văn.

O

Dàn ý

N

1. Mở bài 2. Thân bài

H

2.1. Phân tích nhân vật người vợ nhặt

Y

N

2.1.1. Giới thiệu chung - Tác giả Kim Lân

Ơ

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

U

- Nêu những nét khái quát về truyện ngắn “Vợ nhặt”: hòan cảnh sáng tác, xuất

Q

xứ, tóm tắt ngắn gọn cốt truyện, nội dung chủ đạo... - Nhân vật người vợ nhặt: là nhân vật trung tâm của truyện ngắn.

M

2.1.2. Phân tích chi tiết

a. Lai lịch

- Tác giả không mô tả nguồn gốc của người đàn bà này, thậm chí đến cái tên riêng

ẠY

cũng không có, gọi thị là "thị" hoặc "người đàn bà". Thị tiêu biểu cho biết bao

D

người phụ nữ bất hạnh phải chịu cảnh màn trời chiếu đất, tha phương cầu thực. b. Số phận Nạn đói khủng khiếp ấy, đã ảnh hưởng sâu sắc đến số phận và cuộc đời của mỗi con người. Tiêu biểu nhất là thân phận của người vợ nhặt . Thị là nạn nhân khốn khổ nhất của cái đói. 73


* Cái đói đã tàn phá dung nhan của thị. - Có mấy ngày không gặp mà Tràng thấy thị gầy guộc trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn hai con mắt, xấu xí, rách rưới quần áo tả tơi như tổ đỉa. * Nạn đói giống như một cơn lũ lớn cuốn phăng đi tất cả, không chỉ đe dọa cướp

IC IA L

đi cs về mặt sinh học, mà nó còn làm cho tính cách của thị cũng thay đổi. Cái nữ tính, tính người, nhân phẩm của thị cũng có nguy cơ bị mai một.

+ Thị trở nên trơ tráo, ăn nói chao chát, chỏng lỏn, mất hết ý tứ và lòng tự

FF

trọng. Tiếng nói khẩn thiết nhất của cô vợ nhặt lúc này là phải duy trì được sự sống. Cô như người sắp chết đuối đang nguy khốn giữa dòng nước xoáy khủng

O

khiếp, cô đang cố gắng túm lấy bất cứ cái gì có thể bấu víu để tồn tại. Câu hò trở

N

thành cái cớ để thị bám vào Tràng :

Ơ

+ Cô không còn biết xấu hổ khi gặp lại Tràng, khi trách móc một người không quen biết.

H

+ Rồi thị còn trắng trợn gạ ăn. Khi Tràng tỏ ra ga lăng: Đấy muốn ăn gì thì ăn

N

thì hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên…. Thị cắm đầu ăn một chặp

Y

bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì. Con người trở nên thảm hại, đáng

U

thương và cũng đáng được cảm thông, chia sẻ.

Q

* Cái đói đã làm cho giá trị của thị trở nên bèo bọt, như cái rơm cọng rác bên

M

đường (phải theo không người đàn ông xa lạ về làm vợ):

- Tài sản mang về nhà chồng là cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt. - Cảnh cô dâu về nhà chồng lầm lũi, đáng thương.

ẠY

- Nhà chồng ở xóm ngụ cư, tiêu điều, xơ xác.

D

- Bữa cơm đầu tiên về nhà chồng thật thảm hại. c. Phẩm chất * Khát vọng sống, khao khát hạnh phúc mãnh liệt. Dù bị đẩy đến đường cùng, "thị" vẫn khao khát sống, khao khát hạnh phúc. Hành động theo Tràng về làm vợ của người đàn bà, chứng tỏ thị luôn tìm mọi cách để vượt lên cái đói, tìm đến sự sống, kể cả phải hành động liều lĩnh. 74


* Điều đáng quý đã làm nên chất thơ cho hiên thực đắng cay này đó là, sau khi nguy cơ chết đói đã qua, cô gái đã trở lại với phẩm chất tốt đẹp của mình, và nữ tính cũng hồi sinh. - Sau khi ăn xong cô chợt le lệ và xấu hổ.

IC IA L

- Đặc biệt trên đường về nhà chồng người vợ nhặt đã thay đổi hẳn, trở thành một

cô dâu rất đáng yêu. Ở đây nhà văn đã rất kiên nhẫn lặp đi lặp lại những từ đồng nghĩa. Dường như ông cố minh oan, để trả lại cho người đàn bà khốn khổ bản

FF

chất dịu hiền vốn có. Hóa ra chính cái đói đã đẻ ra sự liều lĩnh, táo bạo, thô thiển, trắng trợn, nhưng không thể làm mất đi bản chất hiền hậu, tốt đẹp trong tâm hồn

O

con người.

N

- Khi về đến nhà, thị ngượng nghịu, ngồi mớm ở mép giường.

Ơ

* Sáng hôm sau, người đàn bà đã thực sự trở thành một người vợ hiền hâụ đúng mực, đảm đang, tảo tần, chịu khó khi dậy sớm quét tước nhà cửa. Thị đã đem đến

H

cho ngôi nhà của Tràng một sinh khí mới, một nhịp sống mới.

N

* Trong bữa cơm đầu tiên, thị đã điềm nhiên và vào miệng miếng cám nghẹn bứ

U

gia đình nhà chồng.

Y

trong cổ họng. Đây là hành động thể hiện sự ý tứ và thái độ đồng cảm, sẻ chia với

Q

-> Cô vốn là một cô gái nghèo, có tư cách, có khao khát hạnh phúc. Nhưng nạn

M

đói đã làm mất đi phần nào tư cách ấy, biến dạng một phần tâm hồn cô, nhưng

cuối cùng cô vẫn giữ được tư cách người. -> Nhân vật vợ Tràng đã thể hiện niềm tin bất diệt của Kim Lân vào bản chất tốt

ẠY

đẹp của người lao động.

D

d. Đánh giá ý nghĩa của nhân vật - Nhân vật người vợ nhặt đã thể hiện giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, cảm động của tác phẩm. 2.2. Liên hệ tới nhân vật thị Nở 75


2.2.1. Giới thiệu chung - Tác giả Nam Cao. - Nêu những nét khái quát về truyện ngắn Chí Phèo: tóm tắt ngắn gọn cốt truyện, nội dung chủ đạo...

IC IA L

- Nhân vật người thị Nở: là nhân vật phụ, nhưng có vai trò không thể thiếu trong tác phẩm Chí Phèo 2.2.2. Khái quát về số phận, phẩm chất của Thị Nở a. Số phận: chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh

FF

- Ngoại hình: xấu xí, ma chê quỷ hờn.

- Trí tuệ: ngẩn ngơ như những người đần trong truyện cổ tích

O

- Hoàn cảnh sống: nghèo khổ, sống cùng một bà cô già, nhà lại có dòng giống

N

"mả hủi"

Ơ

-> Tất cả đã khiến thị ế chồng.

H

- Dù một chút hạnh phúc ít ỏi, muộn mằn với Chí Phèo, thị cũng không được

N

hưởng một cách trọn vẹn.

-> Thị Nở hội tụ đầy đủ những nỗi bất hạnh của kiếp người.

Y

b. Phẩm chất

U

- Thị là người đàn bà sống có tình có nghĩa.

Q

- Giàu tình yêu thương, tình yêu chân thành, mộc mạc của thị đã cảm hóa Chí

M

Phèo.

- Trong thẳm sâu tâm hồn thị, luôn tiềm ẩn khát khao hạnh phúc mãnh liệt.

-> Thị Nở biểu tượng cho tính thiện thuần khiết, là người đàn bà có tấm lòng vàng đẹp nhất làng Vũ Đại.

ẠY

c. Đánh giá

D

* Ý nghĩa: - Nhà văn xây dựng nhân vật Thị Nở nhằm tô đậm bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo. - Qua nhân vật Thị Nở để gửi gắm thông điệp nhân văn sâu sắc: 76


+ Tình yêu chân thành có sức mạnh cảm hóa kì diệu. + Triết lý về cách đánh giá con người của nhà văn: đừng nhìn con người qua vẻ bề ngoài, mà phải có đôi mắt tình thương để khám phá ra vẻ đẹp tiềm ẩn, khuất

IC IA L

lấp ở bên trong. - Kết tinh tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nam Cao: đồng cảm, yêu thương, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của con người.

FF

2.3. So sánh nghệ thuật xây dựng nhân vật của hai nhà văn

O

2.3.1. Tương đồng

chất tốt đẹp.

N

H

- Giữa hoàn cảnh sống và con người:

Ơ

N

- Cùng sử dụng nghệ thuật tương phản đối lập giữa ngoại hình xấu xí và phẩm

Y

2.3.2. Khác biệt

U

- Nam Cao:

M

Q

+ Thủ pháp phóng đại, thậm xưng. + Miêu tả Thị Nở bằng giọng văn lạnh lùng bên ngoài mà trĩu nặng yêu thương

bên trong.

ẠY

- Kim Lân:

D

+ Đặt nhân vật vào tình huống truyện đầy éo le, vừa buồn, vừa vui, để nhân vật bộc lộ rõ nét phẩm chất, số phận. + Miêu tả nhân vật trực tiếp (qua ngoại hình, hành động, ngôn ngữ…) và gián tiếp (qua cảm nhận của các nhân vật khác), khiến cho nhân vật hiện lên chân thực, sinh động. 77


2.4. Lý giải 2.4.1. Tương đồng - Cả hai nhà văn đều viết về những người phụ nữ lao động khốn khổ, bất hạnh. - Cùng mang nặng trong tim tình yêu con người.

IC IA L

2.4.2. Khác biệt - Hoàn cảnh sáng tác. - Hai thời đại văn học khác nhau.

FF

- Hai phong cách nghệ thuật khác nhau. - Đặc trưng của văn học là sự sáng tạo.

O

3. Kết bài

N

- Khẳng định lại vấn đề

X. Đề bài 10: Cảm nhận của anh/chị về diễn biến tâm trạng của Tràng ( tác phẩm

Ơ

Vợ nhặt của Kim Lân ) khi nhặt được vợ. Liên hệ với tâm trạng của Chí Phèo

H

(tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao) khi nhận được bát cháo hành của Thị Nở và

N

nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của hai nhà văn.

Y

1. Giới thiệu hai tác giả, hai tác phẩm và vấn đề nghị luận.

U

2. Tâm trạng của Tràng từ khi nhặt được vợ.

Q

-Vợ nhặt là tác phẩm xuất sắc nhất đời văn Kim Lân, được hoàn thành năm 1954 viết về hiện thực nạn đói 1945, tuy nhiên, Kim Lân không xoáy sâu vào tình

M

cảnh thê thảm đó của người nông dân, mà đã khám và ngợi ca vẻ đẹp của tình

người trong nạn đói lịch sử. Bên cạnh một tình huống truyện độc đáo, tác phẩm cuốn hút người đọc bởi diễn biến tâm trạng của anh Tràng từ khi nhặt được vợ.

ẠY

- Tràng gây ấn tượng ngay từ đầu với dáng ngật ngưỡng bước đi trong bóng

chiều chạng vạng trên con đường khẳng khiu dẫn về xóm ngụ cư. Sự ám ảnh về

D

cái đói đã hiện ra trong từng bước chân của Tràng đi từng bước mệt mỏi, cái áo nâu tàng vắt sang một bên cánh tay, cái đầu trọc nhẵn chúi về phía đằng trước. Giữa những ngày đói hoang đói hoải, lúc mà người ta chỉ nghĩ đến cái ăn, nghĩ đến việc làm thế nào để có thể sống sót thì anh Tràng xấu xí, có nguy cơ ế vợ kia lại dễ dàng nhặt được vợ. Cái đáng thương, bi thảm của Tràng là ở chỗ sự bất 78


hạnh của người khác lại là niềm may mắn với anh. Nhưng cái đáng trọng của Tràng là dù trong hoàn cảnh khốc liệt nhất anh vẫn luôn hướng về hạnh phúc gia đình, vẫn tin vào cuộc sống. -Mặc dù nhặt đc vợ rất dễ dàng, nhưng Tràng không coi thường, khinh rẻ mà

IC IA L

anh rất trân trọng hạnh phúc muộn mằn của đời mình. Trước khi về, Tràng mua

cho thị một cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt và hai hào dầu để thắp. Không ai nghĩ rằng người đàn ông thô kệch, vụng về ấy lại tâm lí, chu đáo đến vậy. Cái

thúng con sẽ làm thị đỡ ngượng, còn dầu sẽ thắp sáng căn nhà tồi tàn trong buổi

FF

tối trọng đại nhất cuộc đời. Đây có thể là hành động xa xỉ trong ngày đói, nhưng

lại rất cần thiết trong ngày đặc biệt. Tràng không thể lo được cỗ bàn đàng hoàng

O

để đón dâu, nhưng ít nhất anh cũng đã thể hiện được tấm lòng chân thành của

N

mình với vợ.

Ơ

- Về qua xóm ngụ cư, trước ánh mắt tò mò, ngạc nhiên của mọi người, Tràng

H

bay bổng trong cảm giác hạnh phúc, anh như biến thành một người khác Mặt hắn

N

có một vẻ gì phớn phở khác thường. Hắn tủm tỉm cười một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh. Hạnh phúc như một thứ ánh sáng diệu kì từ bên trong tâm hồn

Y

Tràng, rạng ngời trên gương mặt đang nở ra vì sung sướng. Tràng hãnh diện về

U

hạnh phúc của mình trong một niềm vui không thể che giấu: hắn lấy vậy làm thích

Q

ý, cái mặt cứ vênh vênh tự đắc. KL đã miêu tả thật tinh tế và trìu mến cảm giác

M

hạnh phúc tràn ngập trong lòng người đàn ông nghèo khổ ấy Tràng hình như quên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối hàng ngày, quên cả cái đói khát ghê gớm đang

đe dọa, quên cả những tháng ngày trước mặt… Trong lòng Tràng chỉ còn niềm hạnh phúc với người đàn bà đi bên. Hạnh phúc đến với Tràng thật bất ngờ, nhưng

ẠY

thái độ đón nhận và ứng xử của anh với hạnh phúc đó khiến người đọc cảm động.

D

Trong hoàn cảnh khốc liệt đó, Tràng vẫn thể hiện mình là người đàn ông chân chính, biết quý trọng hạnh phúc gia đình. - Về đến nhà, Tràng mong ngóng mẹ về như một đứa trẻ. Anh sốt ruột hết đi ra ngoài sân rồi lại bước vào trong nhà, băn khoăn, áy náy đến xót xa vì vẻ buồn bã của vợ. Có tới hai lần Tràng tự hỏi Sao nó buồn thế nhỉ? Ồ, sao hôm nay nó lại buồn thế nhỉ? Có lẽ trong sâu thẳm lòng mình, Tràng hiểu được phần nào nỗi 79


buồn tủi, chua xót của người vợ đang thất vọng trước tình cảnh thê thảm của hai người. Nỗi xót xa của Tràng vì thế không chỉ là tình thương và sự quan tâm mà còn cảm giác có lỗi của một người chồng ý thức được trách nhiệm của mình với vợ mà lực bất tòng tâm. Hai tiếng nhà tôi khi Tràng giới thiệu vợ với mẹ cho thấy

IC IA L

một tình cảm ấm áp, trân trọng mà Tràng dành cho vợ của mình. Anh nói Chúng

tôi phải duyên phải kiếp với nhau…Chẳng qua nó cũng là cái số cả. Với lời nói ấy, Tràng không chỉ thuyết phục đc mẹ mà đã xóa bỏ thân phận vợ nhặt, xác lập

một tư thế đàng hoàng: thị lấy Tràng là do duyên số, do ông trời sắp đặt. Không

FF

ai ngờ rằng một anh chàng vốn ngờ nghệc, ăn nói cộc lốc, thô tục lại nói được những lời dịu dàng, tâm lí đến thế.

O

-Trong buổi sáng hôm sau thức dậy, Tràng cảm động vô cùng trước cảnh tượng

N

đầm ấm của gia đình khi thấy mẹ và vợ cùng thu dọn, quét tước nhà cửa, sân

Ơ

vườn. Ngôi nhà sạch sẽ, những đống rác mùn trong sân đã được hót sạch, hai cái

H

ang nước đầy ăm ắp, quần áo được đem ra phơi… đó là hình ảnh của sự sống, là

N

cái sinh khí mới mẻ của một mái ấm gia đình mà lần đầu tiên Tràng cảm nhận được. Âm thanh tiếng chổi sàn sạt trên mặt đất, tiếng hai mẹ con nói chuyện thật

Y

ấm cúng. Không khí ấy khiến Tràng thấy mình như trưởng thành, thấy có trách

U

nhiệm với gia đình Bỗng nhiên hắn thấy thương yêu, gắn bó với cái nhà của hắn

Q

lạ lùng…Một nguồn vui sướng, phấn chấn tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới

M

thấy hắn nên người, hắn thấy có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Bên mâm cơm giản dị chỉ có cháo loãng và rau chuối thái rối mà cả nhà ăn rất ngon

lành. Đó là hạnh phúc- niềm hạnh phúc giản dị mà lớn lao bây giờ Tràng mới được hưởng.

ẠY

- Biến đổi lớn lao, mới mẻ nhất của Tràng được Kim Lân miêu tả qua chi

D

tiết gần cuối bữa ăn, người vợ kể về những đoàn người đói rách đi theo Việt Minh phá kho thóc Nhật, Tràng thấy tiếc vẩn vơ, trong óc Tràng phấp phới hình ảnh đoàn người và lá cờ đỏ đi trên đê Sộp. Chi tiết này cho thấy chắc chắn nếu lần sau có gặp, Tràng sẽ không né tránh mà là người tích cực tham gia. Bởi giờ đây khi có cả một gia đình phải chăm lo, Tràng không thể bỏ lỡ cơ hội giành lấy sự sống cho vợ con. Kết thúc này gieo vào lòng người đọc một niềm tin, niềm hi 80


vọng vào tương lai phía trước của Tràng: những người dân nghèo khổ như Tràng sẽ đến với Cách mạng một cách tích cực nhất, nhanh chóng nhất vì chỉ có Cách mạng mới có thể giúp họ đổi đời, có thể mang lại hạnh phúc lâu bền và cuộc sống ấm no cho gia đình, vợ con họ.

IC IA L

3. Liên hệ với diễn biến tâm trạng của Chí Phèo khi nhận được bát cháo hành của Thị Nở.

+ Không có được may mắn như Tràng, Chí Phèo của Nam Cao cuối cùng đã phải chết trên ngưỡng cửa quay lại làm người lương thiện. Tuy nhiên, trong

FF

cuộc đời dằng dặc tăm tối của Chí đã lóe sáng trong một khoảnh khắc ngắn ngủi đó là năm ngày sống với Thị Nở. Trong năm ngày đó, nhà văn - nhà nhân đạo

O

lớn Nam Cao đã đi sâu vào tầng ý thức để miêu tả và biểu hiện quá trình phục

N

hồi ý thức và nhân phẩm của Chí Phèo khi Chí nhận bát cháo hành từ tay Thị Nở

H

nghĩa nhân đạo mới mẻ của Nam Cao.

Ơ

. Đây chính là nét độc đáo và sâu sắc trong chủ nghĩa hiện thực tâm lí và chủ

N

Từ một cố nông hiền lành, lương thiện, Chí bị đẩy vào tù, bị dồn vào con đường lưu manh hóa thành con quỷ dữ rồi bị loại ra khỏi xã hội loài ng. Giữa lúc

Y

Chí Phèo mất hết ý thức về sự tồn tại của mình như một con người với tất cả

U

những khổ đau và hạnh phúc thì Thị Nở xuất hiện. Cuộc gặp gỡ với Thị Nở là

Q

một biến cố quan trọng có tính chất bước ngoặt trong cuộc đời Chí Phèo. Chính

M

tình yêu thương chân thành, mộc mạc và sự chăm sóc ân cần của Thị Nở khi Chí ốm đã đánh thức phần người, khơi dậy những khát vọng lương thiện ngày nào.

+ Thị Nở là người đàn bà xấu xí, dở hơi, rất nghèo, nhà lại có mả hủi, có

thể nói thị là một số không tròn trĩnh: không nhan sắc, không tài sản đến cả trí tuệ

ẠY

cũng không. Nhưng việc cố tình khắc họa nhân vật – số không ấy lại là một dụng

D

ý của Nam Cao, Thị Nở không có tất cả những gì mà một người bình thường có, nhưng chính thị lại có thứ mà người đời không có: lòng tốt bình thường và thiết thực. + Nhận bát cháo từ tay Thị Nở, Chí Phèo rất ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt hình như ươn ướt. Chí ngạc nhiên bởi lần đầu tiên trong đời hắn đc ng ta cho ăn, điều tưởng rất đỗi bình thường với mọi ng thì với Chí lại là cả 81


một niềm hạnh phúc lớn lao. Chí cảm động đến phát khóc. Đây không chỉ là giọt nước mắt hạnh phúc mà còn là giọt nhân tính chứng tỏ bản chất lương thiện trong anh vẫn còn. Với giọt nước mắt này, Chí thực sự đã trút bỏ cái lốt của quỷ để trở về với bản tính lương thiện của mình. Hắn nhìn bát cháo bốc khói mà bâng

IC IA L

khuâng, hắn thấy vừa vui lại vừa buồn, một cái gì nữa giống như là ăn năn . Một người chỉ biết rạch mặt ăn vạ, đâm chém và chửi bới giờ đây biết ăn năn, hối hận về những tội ác mình gây ra.

+ Khi ăn bát cháo hành, Chí thấy cháo hành ăn rất ngon. Vị ngon của cháo

FF

được anh cảm nhận không chỉ bằng vị giác mà còn bằng cả tâm hồn khao khát được đối xử như một con người. Bát cháo hành giản dị, xoàng xĩnh không chỉ

O

giải cảm cho thể xác Chí Phèo mà còn giải độc cho tâm hồn anh, đánh thức khát

N

vọng được trở lại làm người lương thiện: Hắn thấy thèm lương thiện, hắn muốn

Ơ

làm hòa với mọi ng biết bao. Nếu như trước đây những kẻ mặt ng dạ quỷ như Bá

H

Kiến phải mất gần chục năm trời với bao công phu, thủ đoạn, mưu sâu, kế hiểm

N

để biến Chí thành con quỷ dữ thì giờ đây, Thị Nở chỉ với một ngày, bằng tình cảm chân thành và thiết thực của mình đã đánh thức linh hồn người trong Chí,

Y

hướng anh quay về với cuộc đời lương thiện. Chính tình người đã cứu vớt tính

U

người, chính sự chân thành của Thị Nở đã cảm hóa được con quỷ dữ Chí Phèo.

Q

-Với suy nghĩ Thị có thể sống yên ổn với hắn thì sao ng khác lại không đc, Chí

M

Phèo ngập tràn hi vọng Thị Nở sẽ mở đường cho hắn trở về vớ i cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những ng lương thiện. Bằng một vẻ rất phong tình, Chí đã

ngỏ lời với Thị Nở: Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui. Niềm hi vọng của anh là chính đáng, xuất phát từ đáy sâu tâm hồn một con ng luôn khao khát

ẠY

một mái ấm gia đình, mong đc sống bình thường như bao người nông dân nghèo

D

khác. Trong khi cả làng Vũ Đại đối xử với Chí lạnh lùng đầy định kiến nặng nề thì chỉ có Thị Nở lại sống với Chí bằng tình yêu thương. Nhờ thị mà Chí biết vui, biết buồn, biết ăn năn ,biết suy nghĩ, biết yêu, biết hi vọng và biết tỏ tình…nghĩa là Chí biết sống như một con ng đúng nghĩa. Qua sự hồi sinh kì diệu của linh hồn Chí Phèo, Nam Cao đã gửi tới người đọc một thông điệp giàu tinh thần nhân đạo

82


rằng tình người có thể cứu vớt được tính người và sức sống của bản tính lương thiện là bất diệt. 4. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của hai nhà văn: 4.1. Giống nhau: cả hai nhà văn đã khắc họa một cách tỉ mỉ, chi tiết diễn

IC IA L

biến nội tâm nhân vật bằng ngòi bút thấm đẫm nhân đạo. Hai người cố nông xấu

xí, bị cuộc đời xô đẩy, tưởng như không tìm được hạnh phúc của đời mình, nay khi đã ở cái dốc bên kia của cuộc đời Chí Phèo mới may mắn có được sự săn sóc bởi tay một ng đàn bà; còn Tràng, giữa nạn đói khủng khiếp lại có được vợ. Cả

FF

hai nhân vật được đặt trong tình huống đặc biệt nhất cuộc đời mình: khoảnh khắc chạm tay vào hạnh phúc. Chính khoảnh khắc ấy, cả hai đã sống thực là mình.

O

Người phụ nữ đem đến hạnh phúc cho họ không phải là những mỹ nhân sắc nước

N

hương trời, mà thậm chí là những người đàn bà xấu xí, đói rách, nhưng hai người

Ơ

đàn ông khốn khổ ấy đã rất quý trọng hạnh phúc nhỏ nhoi của mình. Miêu tả niềm

H

vui khi đón nhận hạnh phúc, cả Nam Cao và Kim Lân đều cho thấy niềm đồng

N

cảm và trân trọng với ước mơ chính đáng của người lao động nghèo. Hai nhà văn dù có hai phong cách khác nhau nhưng đều gặp nhau ở tấm lòng nhân đạo sâu

U

4.2. Khác nhau:

Y

sắc, mới mẻ trong cách nhìn người nông dân.

Q

+ Ở nhân vật Tràng, Kim Lân chủ yếu miêu tả tâm lí nhân vật thông qua

M

những cử chỉ, nét mặt, những biểu hiện bề ngoài của một niềm vui không thể che giấu. Để khắc họa nội tâm của Tràng, nhà văn đặt nhân vật vào tình huống lạ

lùng, éo le: nhặt được vợ dễ dàng trong những ngày đói khủng khiếp nhất. Không hề rẻ rúng người vợ nhặt, Tràng vui mừng, sung sướng đến mức không để ý gì

ẠY

đến hoàn cảnh thê thảm xung quanh. Trong trái tim anh ngập tràn cảm giác hạnh

D

phúc của một chú rể thực thụ đang đón dâu về nhà mình. Tâm lí của Tràng nhìn chung không phức tạp, nhưng vẫn đem đến cho người đọc sự cảm động về một cách ứng xử đôn hậu, đầy tình người của người lao động nghèo tr ong hoàn cảnh éo le. Tâm trạng đó cũng thể hiện tình cảm chân thành và nhân cách đáng trọng của người đàn ông nghèo khổ khi đánh liều mạng sống để đổi lấy hạnh phúc gia đình. 83


+ Còn với Nam Cao, quá trình tầm lí của Chí Phèo có phần phức tạp hơn, được nhà văn đi sâu khám phá và thể hiện bằng một ngòi bút bề ngoài có vẻ lạnh lùng sắc sảo nhưng bên trong lại chứa chan tình thương yêu. Có lúc nhà văn đứng ngoài để trần thuật, lúc lại nhập thân vào nhân vật, có khi dùng lời nửa trực tiếp

IC IA L

để vừa kể vừa phân tích tâm lí. Chính bởi sự linh hoạt đa dạng đó mà tâm lí nhân

vật được soi rọi từ nhiều phương diện, chân thực hơn và lời kể sinh động, hấp dẫn hơn.

FF

4.3. Lí giải nguyên nhân của sự giống nhau và khác nhau

O

Sở dĩ có sự giống và khác nhau trên bởi cả Kim Lân và Nam Cao đều là những nhà nhân đạo lớn, có mối quan tâm đặc biệt tới người nông dân nghèo

N

khổ,bị áp bức, chịu nhiều thiệt thòi. Cả hai đều là những nhà văn lớn, có phong

Ơ

cách độc đáo, do đó, dù cùng một đối tượng phản ánh là người ông dân trước

H

Cách mạng, nhưng mỗi người lại có một hướng đi riêng, phát hiện được và ngợi

N

ca vẻ đẹp của tình cảm mà những người bất hạnh dành cho nhau.

Y

Đánh giá: Là những nhà văn, nhà tâm lí bậc thầy, cả Kim Lân và Nam Cao

U

đã đem đến cho độc giả những cung bậc tình cảm nhiều cảm xúc trước niềm vui,

Q

hạnh phúc của những người lao động nghèo trước ngưỡng cửa của hạnh phúc gia đình. Chính nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đã đem đến thành công và chiều

M

sâu cho tác phẩm, lưu lại trong trí óc người đọc những tình cảm nhân văn nhất. XI. Đề bài 11: Phân tích những nét cơ bản của phong cách nghệ thuật của Hồ Chí

ẠY

Minh trong bản Tuyên ngôn độc lập, từ đó liên hệ với bài thơ Chiều tối để thấy

D

được sự đa dạng mà thống nhất về phong cách nghệ thuật của Người. Dàn ý

1. Mở bài - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận 2. Thân bài

84


2.1. Khái niệm về phong cách nghệ thuật: là những nét riêng, độc đáo, tương đối ổn định trong sáng tác của một nhà văn, một trào lưu hay một thời đại…Phong cách nghệ thuật đuợc thể hiện qua hai khía cạnh: nội dung và hình thức nghệ thuật.

IC IA L

2.2. Những nét cơ bản của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn độc lập

2.2.1.Khái quát về phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh, (nhấn mạnh vào văn chính luận)

FF

- Văn chính luận là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp sáng tác văn học của Hồ Chí Minh. Văn chính luận Hồ Chí Minh: thường ngắn gọn, tư duy sắc sảo,

O

lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy thuyết phục, giàu tính luận

N

chiến và đa dạng về bút pháp.

Ơ

a. Biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn độc lập

H

- Hồ Chí Minh có quan điểm dùng văn chương như một thứ vũ khí sắc bén phụng

N

sự đắc lặc cho sự nghiệp cách mạng. Bở vậy, trước khi đặt bút, người luôn đặt ra

Y

bốn câu hỏi: Viết cho ai (đối tượng), viết để làm gì (mục đích) rồi mới đến viết

U

cái gì (nội dung) và viết như thế nào (mục đích). Chính vì thế, những áng văn

Q

chính luận mà người viết ra với tư cách là nhà văn – chiến sĩ đã thực sự như những

người.

M

bản luận chiến đanh thép, sắc sảo, những bài hịch có sức lay động, cổ vũ lòng

- Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm, từ đó xác định đối tượng hướng tới của

ẠY

bản Tuyên ngôn độc lập với những mục đích khác nhau.

D

- Ngay phần mở đầu Hồ Chí Minh đã thể hiện Sự chặt chẽ trong lập luận Bác dẫn hai bản tuyên ngôn của ng Pháp và ng Mĩ làm cơ sở pháp lí cho bản tuyên ngôn, ngay từ đầu đã thuyết phục người đọc, người nghe bằng những lời bất hủ của những dân tộc hùng mạnh, tiến bộ trên thế giới về quyền được tự do, quyền được mưu cầu hạnh phúc của con người.

85


+ Phần nội dung: Soi vào cơ sở pháp lí ấy, Hồ Chí Minh một mặt đưa ra những bằng chứng xác thực, lí lẽ sắc bén để tố cáo tội ác toàn diện của thực dân Pháp, đặc biệt là tội lợi dụng lá cờ dân chủ và bác ái nhưng thực chất là cướp nước ta, tước đoạt quyền tự do của con ng Việt Nam, quyền bình đẳng của dân tộc Việt

IC IA L

Nam; mặt khác Người đã trình bày vô cùng cô đọng và hàm súc quá trình đấu tranh kiên cường và bền bỉ của nhân dân ta nhằm giành lại quyền tự do, độc lập.

+ Từ cơ sở pháp lí và thực tiễn ấy, Hồ Chí Minh đã thay mặt chính phủ lâm thời

FF

nước VNDCCH đưa ra lời tuyên ngôn trang trọng mà hào hùng.

O

- Ngôn ngữ:

N

b. Liên hệ với bài thơ Chiều tối:

Ơ

- Chiều tối là một bài thơ nghệ thuật trong tập Nhật kí trong tù, đợi gợi cảm hứng

H

trong chuyến đi từ nhà lao Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo. Bài thơ đã thể hiện

N

được không chỉ bức chân dung tinh thần ung dung, tự tại của Hồ Chí Minh mà còn

Y

tiêu biểu cho phong cách thơ nghệ thuật Hồ Chí Minh: vừa cổ điển vừa hiện đại, có

U

sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất thép và chất tình.

Q

- Trước hết, bài thơ có sự hòa quyện giữa tính cổ điển và hiện đại. Cổ điển ở thể

M

loại thơ tứ tuyệt ngắn gọn, hàm súc, mang đậm màu sắc Đường thi. Chiều tối là một bài thơ không ghi lại nỗi khổ dọc đường chuyển lao mà là một bài thơ tức

cảnh, một bức tranh chấm phá về thiên nhiên, về cuộc sống gặp trên đường chuyển lao nơi đất khách quê người. Nhan đề bài thơ thiên về thời điểm nhà thơ

ẠY

cảm nhận thế giới xung quanh và nảy ra thi tứ: ấy là chiều tối. Mặc dù bị giải đi

D

từ lúc Gà gáy một lần đêm chửa tan, với quàng đường Năm mươi ba cây số một ngày, trong hoàn cảnh Hôm nay xiềng xích thay dây trói… đến chiều tói rồi mà vẫn chưa được nghỉ ngơi. Và có nghỉ đêm thì tay bị trói, chân bị cùm trong xà lim, trên rạ bẩn, thậm chí Ngồi trên hố xí đợi ngày mai… Tức là ở thời điểm chiều tối ấy, những đày đọa ban ngày chưa qua và những đọa đày ban đêm lại đang tới.

86


Tuy nhiên, ta không thấy ở đây sự lo lắng sợ hãi, mà vẫn là sự ung dung, chủ động đón nhận của người luôn làm chủ hoàn cảnh. + Hai câu mở đầu:

IC IA L

Chỉ bằng vài nét phác họa theo bút pháp gợi, lấy điểm tả diện, người đọc cảm

nhận được về một bức tranh thiên nhiên mang màu sắc cổ điển. Câu thơ không

nói thời gian mà thời gian chiều tối vẫn cứ hiện ra trong dáng quyện điểu của cánh chim. Trong thế giới thâm mĩ cổ điển phương Đông, hình ảnh cánh chim chiều

FF

đã trở thành 1 biểu tượng, một ước lệ gợi tả hoàng hôn. Vì thế phi yến thu lâm,

O

quyện điểu quy lâm là những hình ảnh thường xuất hiện trong thơ chữ Hán.

N

Bên cạnh đó, hình ảnh cô vân cũng là hình ảnh quen thuộc trong thơ Đường, ít

Ơ

nhiều mang ý nghĩa biểu tượng cho cái cô độc thanh cao, thoát tục như trong thơ của Lý Bạch: Chúng điểu cao phi tận /Cô vân độc khứ nhàn. Tuy nhiên, trong

H

thơ của Bác, hình ảnh chòm mây lẻ loi, cô đơn lại đang ung dung, thư thái một

N

cách bất đắc dĩ trước hoàn cảnh ngục tù. Hình ảnh cô vân, hơn nữa, cũng gợi lên

U

Y

bầu không cao rộng, trong trẻo, êm ả của buổi chiều thu nơi rừng núi Quảng Tây. Qua hai hình ảnh mang đậm chất cổ điển, cùng thủ pháp gợi tinh tế, Hồ Chí Minh

Q

không chỉ họa lên cảnh chiều thu đẹp, tĩnh lặng, thanh bình mà còn ngụ trong đó

M

nỗi lòng, tình cảm của người cách mạng 52 tuổi đang bị đọa đày vô cớ. Bởi vậy,

người đọc có thể nhận ra sự tương đồng, gần gũi giữa ngoại cảnh và tâm cảnh. Hóa ra trong dáng điệu bay mỏi kia của cánh chim, dường như là bóng dáng mỏi mệt của người tù sau một ngày dài vất vả lê bước trên đường rừng núi gập ghềnh.

ẠY

Trong cái cô độc của chòm mây, người đọc cũng nhận thấy cái lẻ loi, đơn độc của

D

người tù nơi đất khách. Hai câu thơ thấm thía nỗi buồn. Cánh chim bay về tổ gợi niềm ước mong sum họp, chòm mây gợi khát vọng tự do. Hai câu thơ thể hiện sự quan sát và giao cảm tinh tế của Hồ Chí Minh với thiên nhiên. Điều đó thể hiện một tâm hồn nhạy cảm, một trái tim rộng mở, một ý chí và nghị lực kiên cường,

87


một phong thái ung dung tự tại của người tù Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh khắc nghiệt của tù đày. Hai câu sau: hình tượng thơ có sự vận động từ bức tranh thiên nhiên sang bức tranh đời sống, từ bóng tối hướng ra ánh sáng, thể hiện niềm lạc quan, tích cực

IC IA L

của nhân vật trữ tình.

+ Hình ảnh cô gái miền sơn cước đang xay ngô tối có một sức gợi đặc biệt. Cách

dịch là cô em xóm núi gợi lên sự thân thương, trìu mến trong cách nhìn người lao

FF

động của Hồ Chí Minh . Nhà thơ không trực tiếp miêu tả việc xay ngô, nhưng cách

O

sử dụng từ ngữ: ma bao túc-bao túc ma hoàn đã gợi ra những vòng quay của cối xay ngô, cùng dáng điệu uyển chuyển, nhịp nhàng, khỏe khoắn của cô gái xay

N

ngô. Bao giờ cũng vậy, mặc dù rất yêu thiên nhiên, nhưng điểm kết tụ của hồn

Ơ

thơ Hồ Chí Minh chính là con người, nhất là người lao động. Trên đường chuyển

H

lao, nhà thơ quên đi nỗi đau, sự mệt mỏi của bản thân, đã dành cho người lao

N

động, dù ở xứ người, sự quan tâm, sẻ chia và cảm thông. Nếu trong thơ xưa, những bài thơ vịnh cảnh chiều hôm, hình ảnh con người chỉ thấp thoáng để tô

Y

đậm thêm cái hùng vĩ, hoang sơ của cảnh (Lom khom dưới núi tiều vài chú/Lác

U

đác bên sông chợ mấy nhà) thì trong bài thơ này, hình ảnh cô gái xay ngô toát lên

Q

vẻ trẻ trung, khỏe mạnh, chính cuộc sống lao động bình dị đó đáng quý biết bao

M

giữa cảnh rừng núi âm u, heo hút, đem lại cho người đi đường lúc chiều tối chút

hơi ấm của sự sống, chút niềm vui và hạnh phúc trong lao động của con người, con người ấy tuy vất vả mà tự do.

ẠY

Chữ hồng đứng cuối câu thơ cuối làm sáng lên cả bài thơ về chiều tối, được xem

D

là nhãn tự của bài thơ. Hình ảnh lò than hồng một mặt gợi lên sự vận động của thời gian: chiều đã kết thúc để bước vào đêm tối, nhưng không phải là đêm tối lạnh lẽo âm u mà là đêm tối ấm áp, bừng sáng. Hình ảnh cô gái, bếp lửa hồng gợi tới cảnh gia đình, ngô đc xay xong, bếp lửa đỏ rực lại gợi tới sự nghỉ ngơi và sum họp. Dường như ẩn chứa trong những hình ảnh thân thương của đời sống ấy là một ước mơ thầm kín của ng tù về mái ấm gia đình, về nơi trú ngụ của ng đang 88


xa nhà, xa đất nước, quê hương. Tâm hồn người cách mạng đã vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt để đồng cảm với niềm vui đời thường, để trân trọng từng vẻ đẹp của cuộc sống con ng. Điều đó cho thấy cái nhìn tràn đầy niềm lạc quan, hi vọng tràn đầy tình yêu thương con người của một vĩ nhân Nâng niu tất cả chỉ quên mình

IC IA L

(Tố Hữu). c. Nhận xét:

- Điểm chung thống nhất: Qua hai tác phẩm với hai thể loại khác nhau, ta thấy,

FF

điểm thống nhất trong phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh là tính ngắn gọn,

O

hàm súc, ngôn ngữ giàu sức gợi, sức thuyết phục, mang tinh thần, ý chí của người chiến sĩ cộng sản suốt đời phấn đấu, hi sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Sở

N

dĩ có sự thống nhất trên là vì Hồ Chí Minh có quan niệm sáng tác rất rõ ràng, Người

Ơ

đến với văn chương và tìm thấy ở văn chương thứ vũ khí sắc bén, có thể phục vụ

H

đắc lực cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Ở mỗi thể loại, Hồ Chí Minh đều thể

N

hiện sự già dặn trong bút pháp, sự hấp dẫn về nội dung tư tưởng và đều hướng tới những giá trị nhân văn cao đẹp của cuộc sống. Mỗi sáng tác của Người tuy trước

Y

hết là để phục vụ cách mạng, phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc, nhưng cũng

Q

nc nhà.

U

phải thừa nhận đó đều là những áng văn chương lấp lánh trong bầu trời văn nghệ

M

- Điểm đa dạng: Trước khi viết bao giờ Người cũng đặt cho mình các câu hỏi Viết

cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì và viết như thế nào? Người đã vạn dụng phương châm đó theo những cách khác nhau, vì thế mà mỗi tác phẩm của Người

ẠY

chẳng những có tư tưởng sâu sắc, nội dung thiết thực mà còn có nghệ thuật sinh

D

động. Ở Tuyên ngôn độc lập, vì là văn chính luận nên Hồ Chí Minh chú ý nhiều hơn tới nghệ thuật lập luận, thuyết phục người đọc người nghe bằng lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực, giọng điệu biến hóa đa dạng, khi thì đanh thép trong việc tố cáo tội ác của giặc, lúc hùng tráng, hào sảng khi tổng kết quá trình gian khổ của dân tộc ta giành độc lập, khi tuyên ngôn lại trang trọng, thiêng liêng…Tuyên

89


ngôn độc lập được xem là áng thiên cổ hùng văn, trở thành niềm tự hào của văn học Việt Nam. Trong Chiều tối, vẻ đẹp cổ điển lại kết hợp hài hòa với tinh thần hiện đại, chất thép hòa quyện trong chất tình, làm nên thành công đặc biệt cho bài thơ. Người

IC IA L

đọc dường như không nhận thấy hình bóng một tù nhân, mà chỉ cảm nhận đc tâm

hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên của một thi nhân và lòng yêu cuộc sống của một người cách mạng lạc quan, tin tưởng ở tương lai.

FF

Đánh giá: Hai tác phẩm ở hai thể loại khác nhau nhưng đều đã thể hiện được

O

những nét quen thuộc trong phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh, vừa sang trọng vừa gần gũi, vừa hàm súc lại tinh tế, vừa đa dạng trong bút pháp mà vẫn

Ơ

N

thống nhất về tư tưởng, tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt. 3. Kết bài

Y

N

H

- Khẳng định lại vấn đề.

U

CHƯƠNG III: MỘT SỐ BÀI LÀM VĂN THAM KHẢO CỦA HỌC SINH

Q

Đề bài: Phân tích hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu (SGK Ngữ văn 12,

M

tập 2). Từ đó liên hệ tới hình tượng nhân vật bà Tú trong bài thơ "Thương

vợ" của Tú Xương ( SGK Ngữ văn 11, tập 1) để làm rõ tư tưởng nhân đạo của hai tác giả.

ẠY

Bài làm

D

Thần thoại Hy Lạp kể rẳng Thượng Đế đã lấy vẻ đẹp đầy đặn của mặt trăng,

đường uốn cong của các loài dây leo, nét mềm mại của các loài cỏ hoa, sự tinh tế của vòi voi, điệu nhẹ nhàng của cành lá,… đem mọi thứ hòa quyện tạo thành người phụ nữ. Chính vì thế, muôn đời người phụ nữ luôn là hiện thân của cái đẹp, là nguồn cảm hứng bất tận của văn chương nghệ thuật. Trải dài từ ca dao dân ca, văn học trung đại đến văn học hiện đại, mỗi thời kì văn học sử đều thấp thoáng 90


bóng dáng của người phụ nữ. Phải chăng bởi lẽ đó người đọc khi khám phá hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa’’ của Nguyễn Minh Châu không thể không nhớ tới nhân vật bà Tú trong bài thơ "Thương vợ’’ của Tú Xương. Cùng viết về đề tài người phụ nữ, cả hai tác giả

IC IA L

đã thể hiện thành công tư tưởng nhân đạo sâu sắc.

Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu thời kì văn học chống Mĩ và cũng

là cây bút tiên phong của thời kì văn học đổi mới sau 1975. Với quan điểm nghệ thuật tiến bộ “ Văn học và cuộc sống là hai đường tròn đồng tâm mà tâm điểm là

FF

con người’’ Nguyễn Minh Châu đã khám phá thành công hình tượng con người trong cuộc mưu sinh đầy nhọc nhằn, trong đó truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài

O

xa” được coi là truyện ngắn tiêu biểu nhất cho sự thay đổi quan niệm nghệ thuật

N

của nhà văn sau 1975. Tác phẩm được sáng tác năm 1983 và in trong tập “Bến

Ơ

quê” (1985). Đây là thời kì đất nước đã hòa bình, nhiệm vụ của văn học là phải

H

đổi mới để phản ánh chân thực hiện thực cuộc sống. Nguyễn Minh Châu đã hiểu

N

rất rõ quy luật này và nhà văn đã chuyển ngòi bút sang khám phá hiện thực cuộc sống đời thường và khao khát “kiếm tìm hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn

Y

con người” giữa lấm lem cát bụi đời thường. Hình tượng nhân vật người đàn bà

U

hàng chài chính là phương tiện để nhà văn khái quát hiện thực và thể hiện tư

Q

tưởng, tấm lòng nhân đạo giàu tình yêu thương con người.

M

Để làm nổi bật vẻ đẹp của hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài, Nguyễn Minh Châu đã đặt nhân vật vào tình huống truyện nhận thức và nghịch

lí: đó là tình huống nhận thức của nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu về hiện thực cuộc sống chứa đựng bao điều nghịch lí qua câu chuyện về gia đình người đàn bà

ẠY

hàng chài. Từ đó hai vị trí thức đã rời bỏ cái nhìn ngộ nhận ban đầu để thấu hiểu,

D

cảm thông, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của người đàn bà hàng chài. Trong tác phẩm, người đàn bà hiện lên thông qua hai sự kiện chính: sự kiện thứ nhất là việc Phùng tận mắt chứng kiến cảnh người đàn bà bị chồng bạo hành; sự kiện thứ hai là cuộc gặp gỡ giữa người đàn bà và chánh án Đẩu, nghệ sĩ Phùng ở tòa án huyện. Qua hai sự kiện ấy, tính cách, số phận và phẩm chất của nhân vật dần dần được hé lộ. 91


Trước hết, người đọc ấn tượng bởi ngoại hình của người đàn bà hàng chài - một nhân vật không có tên gọi riêng. Nhà văn gọi nhân vật là mụ, người đàn bà, chị ta… Chị là hiện thân cho biết bao người đàn bà ở suốt một dải non sông đất nước với bao tủi hờn, đau thương. Chị bước vào tác phẩm với ngoại hình quen

IC IA L

thuộc của một ngươi đàn bà vùng biển: trạc ngoài 40 tuổi, thân hình cao lớn với những đường nét thô kệch, rỗ mặt sau một trận đậu mùa, gương mặt mệt mỏi, nửa

thân dưới ướt sũng vì phải kéo lưới suốt đêm… Nhà văn đã miêu tả hết sức cụ thể ngoại hình của người đàn bà hàng chài gợi ta liên tưởng đến ngoại hình của

FF

những người dân lao động nghèo khổ trong sáng tác của những nhà văn hiện thực trước 1945. Qua ngoại hình nhếch nhác xấu xí của người đàn bà hàng chài còn

O

hé lộ cuộc đời lam lũ nhọc nhằn đầy bi kịch.

N

Bi kịch đầu tiên mà người đàn bà hàng chài phải gánh chịu là kém nhan

Ơ

sắc. Chị vốn sinh ra trong một gia đình khá giả, nhưng vì xấu xí mà muộn chồng.

H

Sau đó chị trót có mang với một anh thuyền chài - cũng chính là người chồng

N

hiện tại bây giờ và bi kịch thứ hai với cuộc sống nghèo khổ đầy sóng gió nơi biển khơi bắt đầu. Chính cuộc sống lênh đênh trên biển cả đầy bất trắc, gia đình đông

Y

con trên dưới mười đứa ở chiếc thuyền chật chội, những khi biển động cả tháng

U

trời phải ăn xương rồng luộc chấm muối. Người chồng trước những áp lực của

Q

cuộc sống mưu sinh trở nên cục cằn và coi chị như phương tiện để ông ta trút bỏ

M

những áp lực bủa vây mình. Người đàn bà hàng chài tiếp tục phải đối mặt với nỗi đau khổ về thể xác khi trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình. Người đọc không

khỏi xót xa khi chứng kiến cảnh người đàn bà bị đánh đập dã man. ão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách rút chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa quật tới

ẠY

tấp vào lưng của người đàn bà. Lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng

D

nghiến ken két. Cứ mỗi lần quất xuống hắn lại nguyền rủa bằng giọng rên rỉ đau đớn: Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ. Những trận đòn như vậy không phải mới một, hai lần mà đã trở thành một thông lệ quen thuộc cứ ba ngày một trận nhẹ năm ngày một trận nặng. Trước sự kinh ngạc của nhân vật Phùng, người đàn bà không van xin, không chống trả cũng không tìm cách chạy trốn mà chỉ đứng im nhẫn nhục chịu đòn. Chính người chồng mà chị hết 92


lòng yêu thương đã đánh đập hành hạ chị. Có thể nói, qua cuộc đời bất hạnh của người đàn bà hàng chài, Nguyễn Minh Châu gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh: trong cuộc đời thực còn biết bao người phụ nữ bị đọa đầy bởi nghèo đói và nạn bạo hành mà không dám lên tiếng. Trách nhiệm của người nghệ sĩ là phải giải

IC IA L

thoát người phụ nữ khỏi nạn bạo hành mà nguyên nhân sâu xa là từ đói nghèo

tăm tối, cần phải làm một cuộc cách mạng chống đói nghèo, để đưa con người đến ánh sáng văn minh.

Thế nhưng dẫu sao nỗi đau khổ về thể xác không thể nào lớn hơn nỗi

FF

đau về tinh thần mà người đàn bà hàng chài phải gánh chịu. Với thiên chức cao

đẹp của một người mẹ, bà chấp nhận bị đánh đập hành hạ nhưng bà không đau

O

nỗi đau của riêng mình, mà lo lắng cho sự tổn thương tâm hồn thơ trẻ. Bởi vậy

N

người đàn bà hàng chài đã cố che giấu hoàn cảnh gia đình khi xin chồng đánh

Ơ

mình ở trên bờ, nhưng không may đứa con vẫn biết toàn bộ sự thật, khiến cho

H

người đàn bà vô cùng đau đớn, xấu hổ, nhục nhã. Tận mắt chứng kiến cảnh đứa

N

con của mình vì bênh mẹ mà lao tới đánh bố, chị đau đớn đến rơi nước mắt. Người đàn bà ôm chầm lấy con, rồi buông ra, vái lạy nó, và lại ôm chầm nó. Bà vái lạy

Y

như để tạ tội với nó vì đã lỡ gây ra tổn thương tâm hồn cho con, và cũng để van

U

xin nó đừng chà đạp lên tình phụ tử thiêng liêng. Câu chuyện về cuộc đời người

Q

đàn bà còn là câu chuyện của nhiều số phận nhỏ bé khuất lấp giữa cuộc sống đời

M

thường mà nhà văn đã thấu hiểu và xót thương. Nhưng cũng chính từ cảnh ngộ éo le ấy đã làm tỏa sáng vẻ đẹp tâm hồn ẩn sâu của người đàn bà.

Nguyễn Minh Châu đã từng phát biểu: Viết văn là hành trình đi tìm kiếm

những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người. Trước 1975 nhà văn đã

ẠY

tìm kiếm và phát hiện vẻ đẹp hoàn hảo không tì vết như sợi chỉ xanh óng ánh qua

D

bao nhiêu bom đạn dội xuống cũng không hề đứt, đó chính là hình tượng nhân vật Nguyệt trong Mảnh trăng cuối rừng. Còn sau 1975 khi con người trở về với muôn mặt của cuộc sống đời thường, Nguyễn Minh Châu lại hóa thân vào người nghệ sĩ để khám phá ra hạt ngọc ở những con người bình dị, ngợi ca tình mẫu tử, đức hy sinh ẩn sau vẻ ngoài xấu xí thô kệch của người đàn bà hàng chài.

93


Nếu như chân dung, ngoại hình, số phận của người đàn bà chứa đầy bi kịch - đó cũng chính là hiện thực của cuộc sống thô ráp đời thường mà Nguyễn Minh Châu muốn phản ánh thì bằng trái tim nhân đạo cao cả, nhà văn không chỉ phát hiện và phản ánh hiện thực cuộc sống trần trụi mà còn phát hiện và ngợi ca vẻ

IC IA L

đẹp tâm hồn của người đàn bà hàng chài. Đó là một người phụ nữ giàu đức hy

sinh, luôn nhẫn nhục cam chịu nhận mọi khổ đau về mình, để cho những người xung quanh mình được hạnh phúc. Với con là tình yêu thương vô bờ, hi sinh cả bản thân mình vì con. Người đàn bà ấy thà chịu mọi đòn roi chứ nhất định không

FF

chịu bỏ chồng vì hiểu rằng cuộc sống trên thuyền cần có một người đàn ông để

chèo chống khi phong ba, cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng

O

trên dưới chục đứa. Nguời đàn bà ấy mang sẵn một quan niệm: Ông trời sinh ra

N

đàn bà là để đẻ con rồi nuôi con khôn lớn, cho nên phải gánh lấy cái khổ, hơn

Ơ

thế nữa đàn bà trên thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không phải sống cho

H

mình. Những suy nghĩ mộc mạc giản dị ấy đã chạm đến đạo lý thiêng liêng nhất

N

của người mẹ. Niềm hạnh phúc lớn nhất đối với người đàn bà không phải là của riêng mình mà là khi nhìn đàn con được ăn no… Tất cả nụ cười hay nước mắt

Y

của người đàn bà cũng đều vì con.

U

Không những thế người đàn bà hàng chài còn là một người vợ có tấm

Q

lòng son sắt luôn thấu hiểu, đồng cảm và bao dung với chồng. Xuyên suốt toàn

M

bộ tác phẩm người đàn bà hàng chài không một lần oán trách, mà luôn bênh vực minh oan cho chồng. Bà hiểu rằng người đàn ông không chỉ là phạm nhân mà còn

là nạn nhân bất lực của hoàn cảnh. Với bà ông ta không chỉ là một người chồng, mà còn là một ân nhân bởi ông đã cho bà niềm hạnh phúc được làm vợ , làm mẹ.

ẠY

Và việc bà chấp nhận chịu mọi đòn roi của chồng cũng là một cách để người vợ

D

ấy san sẻ bớt gánh nặng gia đình đang đè nặng lên vai người đàn ông. Chị còn sẵn sàng nhận hết mọi tội lỗi về mình để minh oan cho chồng đàn bà trên thuyền chúng tôi đẻ nhiều quá. Hơn ai hết, chỉ có người đàn bà mới thực sự thấu hiểu hoàn cảnh của bản thân, gia đình mình và sẵn sàng khoan dung, cảm thông thấu hiểu, hi sinh hạnh phúc của bản thân để những người xung quanh mình được hạnh

94


phúc. Như vậy, người đàn bà hàng chài mang vẻ đẹp của người phụ nữ truyền thống với lòng vị tha và đức hy sinh cao cả. Đó còn là một người đàn bà quê mùa mà không tăm tối, thất học mà sâu sắc hiểu đời. Mặc dù sự hiểu đời ấy không vượt qua khỏi phạm vi nhận thức của

IC IA L

một người ít học nhưng nó đã giúp cho hai vị trí thức Phùng và Đẩu rời bỏ cái

nhìn một chiều, đơn giản để có cái nhìn đa diện nhiều chiều, sâu sắc hơn về cuộc sống, con người. Ban đầu khi mới bước chân vào tòa án huyện người đàn bà có vẻ lúng túng sợ sệt, như đang cố thu mình lại để giữ gìn một gia đình mong manh

FF

và đang có nguy cơ bị pháp luật can thiệp. Nhưng sau khi kể câu chuyện về cuộc

đời mình, nhân vật có sự thay đổi đột ngột cách xưng hô: chị - các chú. Người

O

đàn bà ấy đã tổng kết một bài học giản dị mà vô cùng sâu sắc về cuộc sống cũng

N

có khi biển động sóng gió chứ chú. Với chị cuộc sống cũng giống như mặt biển

Ơ

ngoài kia lúc bình yên, lúc bão tố điều quan trọng là phải cùng nhau vượt qua

H

những lúc hoạn nạn khó khăn. Sự từng trải của người đàn bà còn thể hiện qua sự

N

dễ dàng cảm thông với suy nghĩ nhất thời của Phùng và Đẩu: Lòng các chú tốt nhưng các chú đâu phải là người làm ăn nên các chú đâu có hiểu được việc của

Y

những người làm ăn lam lũ cực nhọc. Người đàn bà đã chỉ ra được lòng tốt, sự

U

vô tư và công bằng của pháp luật, nhưng trước cuộc đời thì lòng tốt và sự công

Q

bằng của pháp luật không thể làm thay đổi cuộc đời chị được.

M

Có ai đó đã từng nói rằng: “Tác phẩm nghệ thuật chân chính bao giờ cũng là sự tôn vinh con người qua những hình tượng nghệ thuật độc đáo” và nhân

vật là phương tiện để nhà văn khái quát hiện thực và thể hiện tư tưởng tình cảm của mình. Nguyễn Minh Châu đã dồn hết tâm lực để xây dựng thành công hình

ẠY

tượng người đàn bà hàng chài qua tình huống truyện độc đáo, thủ pháp đối lập

D

tương phản giữa ngoại hình phẩm chất. Nhân vật hiện lên sinh động, từ ngoại hình, hành động, lời nói thể hiện số phận phẩm chất. Với những chi tiết nghệ thuật độc đáo, ngôn ngữ hàm súc giàu tính biểu tượng, nhà văn đã xây dựng được nhân vật trung tâm của tác phẩm để lại nhiều dư vị và ấn tượng sâu đậm. Hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài chính là vẻ đẹp đích thực của chiếc thuyền ngoài

95


xa: đẹp trong đau khổ nhọc nhằn và nhục nhằn, vẻ đẹp mà Nguyễn Minh Châu suốt đời khao khát kiếm tìm: hạt ngọc ẩn giấu trong vất vả, mồ hôi, nước mắt. Hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu đã gợi người đọc liên tưởng tới hình

IC IA L

tượng nhân vật bà Tú trong bài thơ “ Thương vợ’’ của Tú Xương. Thơ xưa viết về vợ đã ít, mà viết về vợ khi còn sống lại càng hiếm hoi nhưng Tú Xương lại

viết rất nhiều, viết hay và thấm thía về vợ mình. Trong đó “Thương vợ ‘’ là bài thơ tiêu biểu nhất. Bài thơ ra đời khi nhà thơ thi mãi cũng chỉ đỗ tú tài, làm quan

FF

tại gia ăn lương vợ và có với bà Tú năm mặt con. Người chèo chống gia đình gieo neo của Tú Xương không phải là một đấng nam nhi mà là một người phụ nữ.

O

Hoàn cảnh ấy cho ta hiểu vì sao Tú Xương lại viết những vần thơ thật xúc động

N

về vợ với tấm lòng yêu thương đồng cảm và tri ân sâu sắc.

Ơ

Chân dung của bà Tú được thể hiện trước hết qua nỗi lòng thương vợ của

H

ông Tú. Ngay từ câu thơ đầu tiên nhà thơ đã giới thiệu cho ta thấy công việc đầy

N

lam lũ vất vả nhọc nhằn của bà Tú: “Quanh năm buôn bán ở mom sông”. Quanh năm suốt tháng không trừ một ngày nào dù mưa hay nắng bà Tú vẫn phải làm

Y

công việc buôn thúng bán bưng trên mũi đất chênh vênh đầy nguy hiểm. Hai câu

U

thực tác giả gợi tả rõ hơn tỉ mỉ hơn cuộc sống tảo tần buôn ngược bán xuôi của

Q

bà Tú. Tú Xương đã mượn hình ảnh con cò trong ca dao nhưng có sự sáng tạo

M

riêng kết hợp với các từ láy “lặn lội, eo sèo” được đảo lên đầu câu đã nhấn mạnh nỗi nhọc nhằn của bà Tú. Bằng những vần thơ chứa đầy cảm động xót thương,

Tú Xươg đã tái hiện một cách xúc động cuộc đời tảo tần gian truân của bà Tú. Nổi bật lên giữa cuộc đời nhọc nhằn, bà Tú vẫn tỏa sáng những phẩm

ẠY

chất tốt đẹp: là người phụ nữ đảm đang tháo vát, chu đáo với chồng con và giàu

D

đức hi sinh. Bà đảm đang tảo tần vì một chút duyên với ông Tú nhưng hết lòng vì chồng vì con. Trong cách tái hiện của Tú Xương, bà Tú tuy vất vả nhưng nhẫn nhịn và vui với hạnh phúc đời thường bởi vì bà được chồng thấu hiểu, biết ơn và trân trọng. Qua cái nhìn xót thương của Tú Xương, hình tượng bà Tú đã hiện lên thật trọn vẹn bằng ngôn ngữ thơ tự nhiên mà cô đọng, hàm súc, giàu chất liệu dân

96


gian, giọng thơ hóm hỉnh… Bà Tú đã kết tinh những phẩm chất tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam truyền thống thật đáng trân trọng. Điểm gặp gỡ giữa hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài và nhân vật bà Tú là cùng kết tinh tư tưởng nhân đạo của hai tác giả Nguyễn Minh Châu

IC IA L

và Tú Xương. Ta biết nhân đạo là tình yêu thương con người. Thông qua đề tài người phụ nữ, cả hai tác giả đều thể hiện lòng cảm thương đối với những người phụ nữ bình dân vất vả, lam lũ vì mưu sinh, cuộc sống chứa đựng cả nhọc nhằn

và nhục nhằn để từ đó trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của họ: giàu đức hi sinh,

FF

bao dung và mang nặng tình yêu với gia đình, chắt chiu hạnh phúc đời thường.

Hình tượng nhân vật là phương tiện để nhà văn thể hiện tư tưởng nhân

O

đạo, nhưng ở mỗi tác giả lại có một cách thức khai thác và thể hiện riêng. Trong

N

truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, qua nhân vật người đàn bà hàng chài, Nguyễn

Ơ

Minh Châu khái quát hiện thực và thể hiện tình cảm nhân đạo, bộc lộ sự quan tâm

H

đến những bi kịch cá nhân, những số phận nhỏ bé, khuất lấp giữa cuộc sống đời

N

thường. Nhà văn còn thể hiện triết lí về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, thiên chức của người nghệ sĩ … Với nhà thơ trung đại Tú Xương qua việc

Y

khắc họa hình tượng người vợ, tác giả đã bộc lộ tấm lòng vừa cảm thương, trân

U

trọng và cũng xót xa cho người vợ hiền của mình. Từ đó, nhà thơ lên tiếng phê

Q

phán những bất công trong xã hội phong kiến đối với người phụ nữ.

M

Câu chuyện văn chương là câu chuyện của sự đồng điệu. Sở dĩ Nguyễn Minh Châu và Tú Xương có những điểm tương đồng bởi vì người phụ nữ là đề

tài truyền thống trong văn học, giàu chất hiện thực, đều nặng tình đời tình người, có trái tim nhân đạo bao la. Và cả hai tác phẩm đều sáng tác ở những giai đoạn

ẠY

khó khăn của đất nước, số phận của con người cá nhân chưa được quan tâm. Đó

D

là tiền đề cho cảm hứng nhân văn, nhân đạo lên ngôi. Nguyên nhân tạo nên điểm riêng cho mỗi tác phẩm trước hết là do hoàn cảnh sáng tác khác nhau: “Thương vợ” ra đời vào thế kỉ XIX, trong xã hội thực dân nửa phong kiến; còn “ Chiếc thuyền ngoài xa “ sáng tác khi đất nước đã hoàn toàn thống nhất. Thêm vào đó, hai tác phẩm ra đời trong hai thời đại văn học khác nhau: thơ ca trung đại (Thương vợ), văn học đổi mới sau 1975 (Chiếc thuyền ngoài xa). Hơn hết còn bởi ý đồ 97


sáng tạo, cảm hứng của mỗi nghệ sĩ khác nhau, đặc trưng của hai thể loại văn học khác nhau. Đặc biệt là do cá tính sáng tạo của hai người nghệ sĩ: Tú Xương là một hồn thơ phóng khoáng nhưng đậm đà chất trữ tình, Nguyễn Minh Châu với phong cách truyện ngắn tự sự triết lý, là người mở đường tinh anh và tài năng

IC IA L

cho nền văn học thời kì đổi mới. Và cuối cùng là do đặc trưng của văn học: sự sáng tạo.

“Một người nghệ sĩ là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy” (T. Sêkhôp). Điều đó quả không sai. Cả Tú Xương và Nguyễn Minh Châu đều là hai

FF

nhà nhân đạo lớn của nền văn học Việt Nam với tài năng lớn, tư tưởng lớn đã sáng tạo nên những kiệt tác nghệ thuật bất hủ “vị nhân sinh”.

O

(Bài làm của Đặng Minh Ánh – học sinh lớp 12 Văn, trường THPT chuyên Lương

Ơ

N

Văn Tụy - khóa 2015-2018)

H

ĐỀ BÀI: Cảm nhận của anh (chị) về chi tiết bát cháo cám (Vợ nhặt – Kim

N

Lân. Từ đó, liên hệ tới chi tiết bát cháo hành (Chí Phèo – Nam Cao), để rút ra nhận xét về tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn.

Y

BÀI LÀM

U

Trong bài thơ “ Đất nước đàn bầu”, nhà thơ Lưu Quang Vũ từng viết:

Q

“Dân tộc trải xót xa nhiều nỗi khổ

M

Phải thương nhau mới sống được trên đời”

Lịch sử dân tộc Việt Nam là những tháng năm dài đấu tranh với đói nghèo

và xâm lược. Đi qua muôn trùng gian khó ấy, tự ngàn xưa trong mỗi người dân Việt đã tiềm tàng tinh thần kiên cường bất khuất, cần cù nỗ lực và trên hết là tấm

ẠY

lòng nhân đạo, chan chứa yêu thương. Với vai trò là “thư ký trung thành của thời

D

đại”, văn học nước nhà đã ghi lại thật chân thực, thấm thía điều đó, tiêu biểu có thể kể đến các truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao và “Vợ nhặt” của Kim Lân. Đến với hai tác phẩm, người đọc có thể cảm nhận tình yêu thương nồng hậu của những người dân lao động Việt Nam xưa được đúc kết trong chi tiết bát cháo hành của thị Nở và nồi cháo cám của bà cụ Tứ.

98


Kim Lân là một nghệ sĩ đa tài, nhưng ông thành công hơn cả trong lĩnh vực viết truyện ngắn. Kim Lân viết chân thật và xúc động về người dân quê, làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của họ. Ông là nhà văn “một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thuỷ của cuộc sống nông thôn” (Nguyên Hồng). Tác phẩm

IC IA L

của ông luôn thấm đượm giá trị nhân đạo. Cảm hứng nhân đạo là cảm hứng lớn, xuyên suốt trong văn học Việt Nam. Với truyện ngắn “Vợ nhặt”, tình người ấy lại được Kim Lân làm nổi bật trên phông nền là nạn đói khủng khiếp năm 1945.

Truyện kể về anh cu Tràng - một chàng trai xấu xí, thô kệch, ế vợ, làm nghề kéo

FF

xe bò thuê, sống cùng một người mẹ già ở xóm ngụ cư nghèo khổ. Trong một lần đi kéo xe thóc lên tỉnh, Tràng tình cờ gặp một cô gái. Họ quen nhau vì một câu

O

hò vu vơ, sau đó với bốn bát bánh đúc và vài câu nói nửa đùa nửa thật, cô gái nọ

N

đã đồng ý theo không Tràng về nhà. Cái tin Tràng “nhặt” được vợ đã gây ngạc

Ơ

nhiên cho cả xóm ngụ cư, còn bà cụ Tứ mẹ anh thì vừa bàng hoàng, vừa lo lắng,

H

nhưng bà cũng nhanh chóng hiểu và chấp nhận người con dâu ấy. Trong bữa cơm

N

đón nàng dâu mới, ngoài niêu cháo ăn với muối và rau chuối thái rối, bà cụ còn chuẩn bị một nồi cháo cám mà bà gọi là “chè khoán” và đon đả mời các con: “Chè

Y

khoán đây. Ngon đáo để cơ”.

U

Cháo cám vốn không phải món ăn cho người, nó dân dã, bình dị, thậm chí

Q

là xoàng xĩnh. Nhưng đối với gia đình Tràng khi ấy, cháo cám là món ăn giúp

M

xua tan cơn đói, cũng được coi là một món ăn trong mâm cơm đạm bạc đón nàng dâu mới về. Qua đây, điều đầu tiên người đọc cảm nhận được là sự đói nghèo,

cực khổ, thân phận rẻ rúng đến đáng thương của người dân lao động trong nạn đói năm 1945.

ẠY

Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở ý nghĩa hiện thực như thế thì không thể coi

D

cháo cám là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc được. Quan trọng hơn cả, nồi cháo cám là hiện thân cho tấm lòng người mẹ của bà cụ Tứ. Ta hiểu rằng, phải nghèo đói đến mức nào, con người mới phải ăn cám, vậy mà khi bưng nồi cháo lên, bà cụ vẫn vui vẻ, tươi cười và đon đả mời các con ăn. Bà còn động viên các con: “Ngon đáo để, cứ ăn thử mà xem. Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy.” Giữa cái cảnh “tối sầm lại vì đói khát”, sự vui tươi ấy đâu bắt nguồn từ tính cách 99


vô tư, vô lo vô nghĩ mà thực chất là biểu hiện của lòng yêu thương, vị tha và đức hy sinh của người mẹ. Ngay đêm hôm trước thôi, lòng bà còn ngổn ngang những nỗi lo âu, buồn tủi, nhưng khi ngày mới sang, hẳn bà đã cố nuốt nước mắt vào trong, đã nén lòng mình lại để nở nụ cười, để chuẩn bị một bữa ăn đạm bạc mà

IC IA L

ấm cúng với mong muốn thắp lên chút tươi sáng và niềm tin cho các con trước

bờ vực chông chênh giữa sự sống và cái chết. Hơn nữa, giữa lúc đói quay đói quắt như vậy, nhà lại nghèo xác xơ, nhưng bà cụ Tứ vẫn vì hạnh phúc của con trai mà sẵn sàng sẻ chia sự sống cho một người đàn bà xa lạ. Vậy nên, bát cháo cám đã

FF

trở thành nơi chứa đựng tình mẹ, tình thương, tình người và cả niềm tin yêu, hy vọng.

O

Không chỉ có thế, nồi cháo cám còn làm tỏa sáng những phẩm chất tốt đẹp

N

của người vợ nhăt. Khi đón lấy bát cháo cám, đôi mắt chị đã “tối lại”, nhưng sau

Ơ

đó vẫn điềm nhiên và vào miệng miếng cám chát xít. Đó trước hết là biểu hiện

H

của sự tinh tế, ý tứ khi chị đã thấu hiểu và không muốn phá vỡ niềm vui tội nghiệp

N

của người mẹ già. Và sâu xa hơn, hành động ấy còn là minh chứng không lời cho sự chấp nhận đồng cam cộng khổ với gia đình nhà chồng của người vợ nhặt. Đến

Y

đây thì người đọc có thể khẳng định được rằng người phụ nữ ấy theo Tràng về

U

không phải chỉ vì miếng ăn, vì vật chất mà lớn hơn thế là khát khao hạnh phúc,

Q

mong muốn một mái ấm gia đình để được tiếp thêm sức mạnh vượt qua nạn đói.

M

Qua cử chỉ của thị, Kim Lân đã ngầm gửi đến bạn đọc thông điệp rằng: Trong cuộc sống khó tránh khỏi những lúc chúng ta rơi vào hoàn cảnh khốn cùng. Những

người bên cạnh ta, chia sẻ đồng cảm với ta trong những lúc ấy thực sự đáng quý, đáng trân trọng. Nồi cháo cám tuy xoàng xĩnh, bữa ăn tuy đơn sơ đạm bạc nhưng

ẠY

chính tình người đã tạo nên không khí đầm ấm hạnh phúc cho gia đình.

D

Như vậy, nồi cháo cám thực sự là một chi tiết nghệ thuật độc đáo của truyện

ngắn “Vợ nhặt” bởi đã tô điểm cho cốt truyện thêm sinh động, hấp dẫn, nhiều dư vị và góp phần khắc họa rõ nét hoàn cảnh, tính cách, phẩm chất của các nhân vật, đặc biệt là bà cụ Tứ và người vợ nhặt. Qua chi tiết này, nhà văn Kim Lân đã lên tiếng tố cáo mạnh mẽ tội ác của thực dân Pháp và phát xít Nhật - những kẻ gây ra nạn đói ở nước ta. Cũng qua chi tiết này, ông còn khẳng định, nâng niu khát 100


vọng sống, tình người ấm áp của con người trong cảnh khổ và thắp lên ánh sáng, niềm tin cho họ vào tương lai tươi sáng. Nói về nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung, trào lưu văn học hiện thực phê phán nói riêng, không thể không nhắc đến Nam Cao – cây bút hiện thực

IC IA L

bậc thầy với quan điểm nghệ thuật tiến bộ và phong cách nghệ thuật độc đáo. Ông đã để lại cho đời nhiều kiệt tác, trong đó có truyện ngắn “Chí Phèo”. Đây là một

trong những tác phẩm có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu s ắc, mới mẻ. Qua hình tượng nhân vật Chí Phèo, Nam Cao đã khái quát lên nhiều hiện tượng

FF

nhức nhối của xã hội thực dân nửa phong kiến thời đó, đồng thời khẳng định niềm tin bất diệt vào những phẩm chất tốt đẹp của con người. Niềm tin ấy được nhà

O

văn bộc lộ chủ yếu ở phần sau của tác phẩm – quá trình Chí Phèo thức tỉnh, hoàn

N

lương và rơi vào bi kịch bị cự tuyệt. Trong đoạn truyện này, chi tiết bát cháo hành

Ơ

của thị Nở xứng đáng là điểm sáng với nhiều giá trị cả về nội dung và nghệ thuật.

H

“Chí Phèo” là câu chuyện kể về cuộc đời người nông dân cùng tên sống ở

N

làng Vũ Đại. Bị bỏ rơi từ lúc mới sinh ra, Chí được người làng thay nhau nuôi dưỡng. Lớn lên, Chí làm canh điền cho nhà bá Kiến, vì một cơn ghen vu vơ của

Y

lão địa chủ mà bị đẩy vào tù. Đến khi ra tù, Chí mang bọ dạng của một kẻ lưu

U

manh, lại bị bá Kiến lợi dụng và biến thành một con quỷ dữ. Từ đó, cuộc đời Chí

Q

triền miên chìm trong những cuộc chửi bới, chém giết và những cơn say, cho đến

M

lúc hắn gặp được thị Nở. Trải qua một đêm với thị, sáng hôm sau hắn bị ốm và được thị nấu cho một nồi cháo hành. Đó là bát cháo giải cảm, giải rượu, cũng là

bát cháo giải độc cho tâm hồn Chí. Giữa hố sâu của lầm lỗi, của tuyệt vọng bi thương, Chí đã gặp được thị, lại nhận từ thị một ân huệ vô cùng lớn lao. Bát cháo

ẠY

hành tuy nhỏ bé nhưng ăm ắp nghĩa tình. Bát cháo hành bình thường như bao bát

D

cháo hành khác trên đời – có nhiều nhặn gì hơn một chút gạo, một chút hành lõng bõng, nhưng điều cốt tử là nó được nấu lên từ tình yêu thương chân thành, mộc mạc thị dành cho hắn. Nâng bát cháo trên tay, Chí đi từ nỗi ngạc nhiên – vì “lần đầu tiên được một người đàn bà cho”, lần đầu tiên được cho ăn mà không phải dọa nạt hay giật cướp – cho đến sự xúc động nghẹn ngào. Hắn thấy “Trời ơi cháo mới thơm làm sao”, bởi đó là lần đầu tiên hắn được ăn cháo hành, lần đầu tiên 101


hắn được chăm sóc, yêu thương bởi bàn tay người phụ nữ. Thì ra Chí Phèo cũng là một con người, cũng khao khát một tình thương chân thật, để rồi “hắn thấy lòng thành trẻ con. Hắn muốn làm nũng với thị như với mẹ”. Sau khi ăn cháo, Chí đã trở về với đúng bản chất của anh canh điền lương thiện, trong sáng ngày

IC IA L

xưa. Bản chất tốt lành trước đây bị hoàn cảnh khắc nghiệt vùi lấp, đến khi có tình yêu thương chân thật của thị Nở mới được nảy lộc đâm chồi. Bát chào hành của

thị đã đánh thức bản chất lương thiện từ thẳm sâu tâm hồn Chí, khơi dậy khao khát hoàn lương, ước mơ hạnh phúc bình dị trong anh. Tuy nhiên, bát cháo ấy

FF

cũng đồng thời khắc sâu thêm bi kịch đau đớn nhất của cuộc đời Chí Phèo. Bởi

anh chỉ có thể chung sống cùng thị trong vỏn vẹn vài ngày ngắn ngủi, rồi ngay

O

sau đó, những định kiến xã hội hà khắc đã khiến Chí bị thị Nở cự tuyệt. Trong tột

N

cùng đau đớn, tuyệt vọng, hương vị của bát cháo hành hôm nào – hương vị của

Ơ

tình yêu, tình người, cứ thoang thoảng đâu đó, cứ ám ảnh anh mãi không nguôi.

H

Như vậy, có thể khẳng định bát cháo hành là một chi tiết nghệ thuật đặc

N

sắc, đóng vai trò quyết định, mở ra bước ngoặt trong cuộc đời Chí Phèo, là tiền đề cho những diễn biến tiếp theo của câu chuyện. Không chỉ vậy, chi tiết này còn

Y

chứa đựng một thông điệp nhân sinh sâu sắc của nhà văn Nam Cao, đó là tình

U

thương yêu có sức mạnh cảm hóa vô cùng kỳ diệu, có thể đưa một con quỷ dữ trở

Q

về với “tính bản thiện” của một con người.

M

Qua hai tác phẩm, không khó để nhận thấy giữa chi tiết bát cháo hành và nồi cháo cám có sự gặp gỡ, tương đồng. Trước tiên, đó đều là những món ăn đơn

sơ đến xoàng xĩnh của những người dân nghèo khổ, và đều là do bàn tay của những người phụ nữ giàu tình yêu thương làm nên. Vì vậy, cả hai đều là biểu

ẠY

tượng của tình người, tình đời ấm áp. Hơn nữa, qua cả hai chi tiết, người đọc đều

D

thấy được những mặt trái của đời sống: Ở “Chí Phèo”, đó là bi kịch của một con người tận cùng cô độc và tuyệt vọng, chỉ một bát cháo hành bé nhỏ mà lần đầu tiên được ăn, cũng từ lần đầu đó mà nhớ đến cuối đời. Còn ở “Vợ nhặt”, bát cháo cám đã khắc họa nạn đói thê thảm và thân phận bèo bọt đáng thương của con người. Để rồi qua đó, cả hai nhà văn đều bộc lộ tấm lòng nhân đạo sâu sắc và cái nhìn tin tưởng vào sức mạnh của tình người. Có được sự tương đồng như vậy là 102


bởi cả hai tác phẩm cùng viết về đề tài thân phận người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám và đều được viết bằng ngòi bút của hai nhà văn có tấm lòng nhân đạo, chan chứa tình yêu thương con người. Bên cạnh những điểm tương đồng như vậy, mỗi chi tiết nghệ thuật lại có

IC IA L

những giá trị riêng biệt, độc đáo để khẳng định vị trí của mình trong dòng chảy

văn học. Với bát cháo hành, đó là biểu tượng của tình yêu, tình thương của thị Nở

dành cho Chí, nhưng tình yêu đó lại quá đỗi mong manh và dễ dàng bị định kiến xã hội vùi dập, và chính điều đó làm nên bi kịch đau đớn không lối thoát cho Chí

FF

Phèo. Điều này đã cho người đọc thấy bộ mặt tàn bạo của chế độ xã hội đương

thời cũng như thể hiện cái nhìn bi quan bế tắc của Nam Cao về số phận của người

O

nông dân. Còn với bát cháo cám, Kim Lân đã khắc họa nó như một biểu tượng

N

của tình mẫu tử, của sự cưu mang, đùm bọc giữa những con người đồng cảnh

Ơ

ngộ, để rồi qua đó nhà văn ca ngợi tình người, khẳng định niềm tin bất diệt vào

H

phẩm chất của người lao động và tin vào tương lai tươi sáng. Khác với Nam Cao,

N

Kim Lân đã có cái nhìn lạc quan vào sự đổi đời của nhân vật. Sự khác biệt này bắt nguồn trước hết từ dụng ý nghệ thuật khác nhau mà hai nhà văn gửi gắm vào

Y

chi tiết của mình. Thứ hai, không thể bỏ qua sự tác động của hoàn cảnh sáng tác

U

mỗi tác phẩm, vì “Chí Phèo” ra đời năm 1942, trước Cách mạng tháng Tám nên

Q

Nam Cao chưa thể nhìn thấy tương lai cho cuộc đời nhân vật; còn “Vợ nhặt” được

M

Kim Lân sáng tác sau khi Cách mạng tháng Tám đã thành công, nghĩa là nhà văn đã được định hướng để mở ra cho nhân vật một tương lai tươi sáng. Ngoài ra, sự

khác biệt còn đến từ những khuynh hướng nghệ thuật khác nhau mà mỗi nhà văn theo đuổi: nếu như Nam Cao thuộc thế hệ các cây bút của trào lưu hiện thực phê

ẠY

phán 1930-1945, thì Kim Lân lại là nhà văn trưởng thành trong thời kỳ văn học

D

cách mạng với cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi. Bên cạnh đó, còn phải kể đến các yếu tố khác như phong cách nghệ thuật riêng biệt của mỗi nhà văn và yêu cầu nghiêm ngặt của văn chương là sự sáng tạo. Tựu chung lại, có thể khẳng định bát cháo hành và nồi cháo cám là hai chi tiết nghệ thuật đặc sắc, mang nhiều giá trị cả về nội dung và nghệ thuật, đồng thời in đậm dấu ấn của hai nhà văn Nam Cao và Kim Lân. Tìm hiểu hai tác phẩm nói 103


chung, hai chi tiết nói riêng, người đọc không chỉ hiểu hơn về bối cảnh đất nước một thời lao khổ, biết yêu hơn con người Việt Nam nhân hậu kiên cường mà còn được tiếp thu thêm nhiều bài học nhân sinh sâu sắc. Đó là lý do vì sao “Chí Phèo” và “Vợ nhặt” mãi mãi là những tác phẩm bất hủ trong dòng chảy văn học nước

IC IA L

nhà.

(Bài làm của học sinh Nguyễn Vũ Hiền Minh –học sinh lớp 12 Văn, trường THPT

O

TÀI LIỆU THAM KHẢO

FF

chuyên Lương Văn Tụy - khóa 2015-2018)

1. Lê A (Chủ biên), Thực hành làm văn lớp 12, Nxb Giáo dục, H. 2009.

N

2. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb

Ơ

Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000

H

3. Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên), Phân tích – bình giảng tác phẩm văn học lớp

N

11 nâng cao, Nxb Giáo dục, H. 2007.

Y

4. Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên), Phân tích – bình giảng tác phẩm văn học lớp

U

12 nâng cao, Nxb Giáo dục, H. 2010.

Q

5. Vương Trí Nhàn, Kinh nghiệm viết truyện ngắn, Nxb Tác phẩm mới 6. Nguyên Ngọc, Về một truyện ngắn – “Rừng xà nu”, Nxb Giáo dục H. 1996

2007.

M

7. Trần Đình Sử (Tổng chủ biên), Ngữ văn 11 nâng cao, tập 1, Nxb Giáo dục, H. 8. Trần Đình Sử (Tổng chủ biên), Ngữ văn 12 nâng cao, tập 2, Nxb Giáo dục, H.

ẠY

2007.

9. Phan Ngọc Thu, Để hiểu thêm một số tác giả, tác phẩm Văn học hiện đại Việt

D

Nam, Nxb Giáo dục, H. 2001

10.Nguyễn Quang Trung, Phân tích bình giảng tác phẩm văn học 12, Nxb Giáo dục, H. 1999

104


IC IA L FF O N Ơ H N Y U Q M KÈ D

ẠY

MỤC LỤC

1. Tên sáng kiến………………………………………………………………1 2. Tác giả……………………………………………………………………...2 III. Nội dung sáng kiến…………………………………………………………3 1. Giải pháp cũ thường làm……………………………………………………3 2. Giải pháp mới cải tiến…………………….…………………………………3 105


3. Thời gian vận dụng…………………………………………………………..5 4. Hiệu quả kinh tế xã hội dự kiến đạt được…………………………………... 5 5. Điều kiện và khả năng áp dụng……………………………………………...6

IC IA L

PHẦN PHỤ LỤC CHƯƠNG I: Lý thuyết chung …………………………………………………8

1. Một số khái niệm…………………………………………………………….8

FF

2. Cách làm dạng đề đối sánh văn học ……………………………………… 9

2.1. Liên hệ, đối sánh hai chi tiết trong hai tác phẩm văn học.......................9

O

2.2. Liên hệ, đối sánh hai nhân vật...................................................................12

N

2.3. Liên hệ, đối sánh kết cấu.........................................................................14

Ơ

2.4. Liên hệ, đối sánh cách kết thúc hai tác phẩm........................................16

H

2.5. Liên hệ, đối sánh hai đoạn trích văn xuôi...............................................18

N

2.6. Liên hệ, đối sánh giá trị của hai tác phẩm văn xuôi..............................20

U

Y

2.7. Liên hệ, đối sánh phong cách tác giả......................................................24

Q

CHƯƠNG II: Hướng dẫn học sinh thực hành một số đề bài............................26

M

IĐề 1................................................................................................................. 26

Đề 2.................................................................................................................32 Đề 3.................................................................................................................39

ẠY

Đề 4.................................................................................................................44

D

Đề 5.................................................................................................................51 Đề 6.................................................................................................................56 Đề 7.................................................................................................................61 Đề 8.................................................................................................................67 Đề 9.................................................................................................................75 106


Đề 10...............................................................................................................80 Đề 11...............................................................................................................87 CHƯƠNG III: Một số bài làm văn tham khảo của học sinh..............................93

D

ẠY

M

Q

U

Y

N

H

Ơ

N

O

FF

IC IA L

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................107

107


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.