Tổng hợp đề chính thức và đề xuất kì thi hsg khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ môn Sinh học 11

Page 1

ĐỀ THI HSG DUYÊN HẢI BẮC BỘ MÔN SINH HỌC

vectorstock.com/3687784

Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection DẠY KÈM QUY NHƠN OLYMPIAD PHÁT TRIỂN NỘI DUNG

Tổng hợp đề chính thức và đề xuất kì thi hsg khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ môn Sinh học khối 11 năm 2019 WORD VERSION | 2020 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594


SỞ GD&ĐT PHÚ THỌ TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG

ĐỀ ĐỀ XUẤT

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÙNG DUYÊN HẢI ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ NĂM HỌC 2018 - 2019 Môn: Sinh học lớp 11 (Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề) Đề thi có 07 trang

Câu 1 (2,0 điểm). Trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng 1. Nghiên cứu vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng đối với sự sinh trưởng của một loài thực vật thân thảo ở cạn. Sau 20 ngày theo dõi thí nghiệm, từ số liệu thu được người ta xây dựng đồ thị sau đây:

Hình 1. - Sự hấp thu ion nào bị ảnh hưởng mạnh khi lượng ATP do tế bào lông hút tạo ra giảm dưới tác động điều kiện môi trường? - Thực tế trong môi trường đất có độ pH thấp, lượng ion khoáng nào trong đất sẽ bị giảm mạnh? 2. Để nghiên cứu ảnh hưởng của cây mù tạt tỏi (Alliaria petiolata) lên sự cộng sinh giữa một số loài cây gỗ (giai đoạn còn non) và nấm, các nhà khoa học ở Mỹ đã tiến hành thí nghiệm trồng cây thích đường (Acer saccharum) non trong các loại đất khác nhau và thu được kết quả như ở bảng sau: Loại đất Sự tăng sinh khối của cây Sự hình thành rễ nấm

Đất lấy từ nơi có cây mù tạt tỏi

Đất lấy từ nơi

Đất lấy từ nơi có

Đất lấy từ nơi

không có cây mù tạt cây mù tạt tỏi đã không có cây mù tạt tỏi

tiệt trùng

tỏi đã tiệt trùng

20%

230%

30%

40%

0%

20%

Từ kết quả thí nghiệm trên hãy trả lời các câu hỏi sau: a. Sự có mặt của cây mù tạt tỏi ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng của cây thích đường non? Giải thích.

Trang 1/7


b. Sự cộng sinh giữa cây nấm và cây thích đường là nội cộng sinh hay ngoại cộng sinh? Giải thích. Câu 2 (2,0 điểm). Quang hợp ở thực vật Một thí nghiệm nghiên cứu phản ứng với nhiệt độ thấp của cỏ - Sorghum (Sorghum bicolor) và đậu tương - Soybean (Glycine max). Cây được trồng ở 25˚C trong vài tuần, sau đó tiếp tục trồng ở 10˚C trong 3 ngày, trong điều kiện độ dài ngày, cường độ ánh sáng và nồng độ CO2 không khí là không đổi suốt quá trình thí nghiệm. Hiệu suất quang hợp thực của cả 2 loài thực vật ở 25˚C được thể hiện ở hình 2.

Hình 2.

Lượng CO2 hấp thụ trên khối lượng lá khô (mg CO2/g) Ngày

Trước xử lí lạnh

1

2

3

4 - 10

Nhiệt độ

25˚C

10˚C

10˚C

10˚C

25˚C

Cỏ Sorghum

48,2

5,5

2,9

1,2

1,5

Đậu tương

23,2

5,2

3,1

1,6

6,4

Hãy cho biết: a. Tốc độ quang hợp của hai loài trên sẽ như thế nào nếu tiến hành thí nghiệm trong điều kiện nhiệt độ là 35˚C? Giải thích. b. Trong điều kiện mát mẻ, sinh khối của loài nào sẽ tăng nhanh hơn? Giải thích. c. Hiệu suất sử dụng nước của cây đậu tương so với cỏ Sorghum như thế nào? Giải thích. Câu 3 (1,0 điểm). Hô hấp ở thực vật Một số thực vật thường dự trữ lipid trong hạt. Khi các hạt này nảy mầm, chúng cần phải chuyển hóa lipid thành carbonhydrate thông qua chu trình glyoxylate. Chu trình glyoxylate thực chất là biến dạng của chu trình acid citric, các bước chuyển hóa cũng như mối quan hệ của nó với chu trình acid citric được thể hiện trong hình 3. Isocitrate là một chất trung gian, nằm ở nhánh giữa chu trình glyoxylate và chu trình acid citric. Isocitrate dehydrogenase là enzyme tham gia chuyển hóa isocitrate thành α – ketoglutarate và quá trình điều hòa hoạt tính của enzyme này xác định sự phân bố isocitrate cho chu trình glyoxylate và chu trình acid citric. Khi enzyme này bị mất hoạt tính, isocitrate đi vào các phản ứng sinh tổng hợp qua chu trình glyoxylate còn khi enzyme này được hoạt hóa, isocitrate sẽ đi vào chu trình acid citric tạo ra ATP.

Trang 2/7


Tiến hành trên tế bào thực vật các thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1: bổ sung vào môi trường chứa tế bào 2 phân tử Acetyl CoA có đánh dấu

14

C

(trên cả 2 nguyên tử cacbon của Acetyl CoA) và ATP. - Thí nghiệm 2: bổ sung vào môi trường chứa tế bào 2 phân tử Acetyl CoA có đánh dấu

14

C

(trên cả 2 nguyên tử cacbon của Acetyl CoA), ATP và enzyme phosphatease. Hãy xác định số phân tử CO2 tạo ra có chứa 14C trong mỗi thí nghiệm và giải thích. Câu 4 (2,0 điểm). Sinh trưởng, phát triển và sinh sản ở thực vật 1. Ngoài auxin và cytokinin liên quan tới sự phát sinh cành, gen MAX4 được cho là quy định sự hình thành phân tử tín hiệu trigolactone và các dẫn xuất của nó có tác dụng ức chế sự phát sinh cành. Để nghiên cứu ảnh hưởng của nó đến phát sinh cành, người ta ghép thể đột biến max4 với kiểu thực vật hoang dại như minh họa trong hình 4.

Hình 4. a. Có ý kiến cho rằng: " Tỉ số cao giữa cytokinin với auxin sẽ ức chế ra cành bên so với mẫu ghép WT/WT ". Theo bạn, ý kiến trên là đúng hay sai? Tại sao? b. Nếu ghép chồi WT với thân rễ max4 thì số lượng cành thu được sẽ như thế nào so với khi ghép chồi max4 với thân rễ WT? Giải thích.

Trang 3/7


2. Nếu như hoa có vòi nhụy ngắn hơn thì ống phấn dễ dàng tìm đến túi phôi hơn. Hãy nêu hai nguyên nhân giải thích tại sao những vòi nhụy dài vẫn được tiến hóa ở thực vật có hoa? Câu 5 (2,0 điểm). Tiêu hóa và hô hấp ở động vật Các rối loạn hô hấp có thể được phân loại một cách đơn giản thành dạng tắc nghẽn và dạng hạn chế. Rối loạn dạng tắc nghẽn được đặc trưng bởi sự giảm dòng khí trong ống hô hấp. Rối loạn dạng hạn chế đặc trưng bởi sự giảm thể tích khí ở phổi. Hình 5 cho thấy hình dạng của đường cong Dòng chảy - Thể tích đo được khi hít vào cố sức và thở ra cố sức ở người khỏe mạnh với chức năng hô hấp bình thường và bốn bệnh nhân bị các rối loạn hô hấp thường gặp.

Hình 5. a. pH máu của bệnh nhân bị rối loạn dạng 1 có thay đổi so với người khỏe mạnh không? Giải thích. b. Bệnh nhân bị rối loạn dạng 3 có nhịp thở thay đổi so với người khỏe mạnh không? Vì sao? c. Bệnh nhân bị rối loạn dạng 2 có thời gian hít vào cố sức dài hơn. Giải thích. d. Thể tích khí cặn của bệnh nhân bị rối loạn dạng 4 có thay đổi so với người khỏe mạnh không? Vì sao? Câu 6 (2,0 điểm). Tuần hoàn 1. Cho đồ thị đường cong phân ly oxi - hemoglobin của người trưởng thành và thai nhi bình thường như hình vẽ:

Hình 6.1.

Hình 6.2.

Chú thích: Fetal hemoglobin: Hemoglobin của thai nhi Maternal hemoglobin: Hemeglobin của người trưởng thành Hemoglobin saturation: Độ bão hòa hemoglobin

Trang 4/7


Resting cell: Tế bào ở trạng thái nghỉ Alveoli: Phế nang a. Khi PO2 = 20 mmHg, độ bão hòa hemoglobin bằng bao nhiêu? Tại PO2 bằng bao nhiêu thì 50% hemoglobin bão hòa với O2? b.Tại PO2 = 20 mmHg thì lượng oxi được giải phóng cho tế bào cơ ở pH máu bằng 7,2 so với 7,4 như thế nào? c. Máu của người bị bệnh bị thiếu hụt hexokinase dẫn tới giảm 2,3-DPG thì ảnh hưởng như thế nào tới đường cong phân li HbO2? d. Qua quá trình trao đổi khí ở nhau thai, hemoglobin trong máu rời nhau thai có độ bão hòa 80%, khi đó PO2 bằng bao nhiêu? 2. Nhà khoa học Marey tiến hành một thí nghiệm như sau: dùng 1 bình chứa nước có chiều cao không đổi (tức áp suất không đổi). Đáy bình có 1 vòi hình chữ U nối với 2 ống: 1 ống cao su và 1 ống thủy tinh. Dùng 1 kẹp đóng ngắt nhịp nhàng làm cho nước vào 2 ống theo từng đợt. - Hiện tượng gì xảy ra trong 2 ống trên? Thí nghiệm trên chứng minh cho hoạt động nào của hệ tuần hoàn? - Giải thích kết quả và rút ra nhận xét. Câu 7 (2,0 điểm). Bài tiết, cân bằng nội môi Hình 7A miêu tả quá trình tiết insulin và cơ chế insulin làm tăng hấp thu glucose vào tế bào. Cơ chế này gồm bốn bước được biểu diễn bởi 4 số được đánh dấu tròn từ 1 đến 4. Bốn bệnh nhận E, F, G và H mỗi người bị rối loạn tại một bước, tương ứng là bước 1, 2, 3, 4 trong quá trình gồm bốn bước này. Có hai bài kiểm tra cho những bệnh nhân này. - Test 1: tách tế bào cơ từ mỗi bệnh nhân và tỉ lệ phần trăm tế bào gắn với insulin ở các nồng độ insulin khác nhau được xác định (Hình 7B). - Test 2 : mỗi học sinh được tiêm một lượng insulin tương ứng với khối lượng cơ thể và nồng độ glucose máu của họ được đo tại các thời điểm khác nhau sau khi tiêm (Hình 7C).

Hình 7. A- quá trình tiết insulin và cơ chế insulin làm tăng hấp thu glucose vào tế bào B- tỉ lệ phần trăm tế bào gắn với insulin ở các nồng độ insulin khác nhau C- nồng độ glucose trong huyết tương tại các thời điểm khác nhau Hãy xác định mỗi câu sau đây là đúng hay sai. Giải thích

Trang 5/7


I. Kết quả của Test 1 của bệnh nhân G được chỉ ra ở đường 1. II. Đường 2 và 3 tương ứng ghi kết quả của Test 1 và 2 của bệnh nhân F. III. Đường 3 ghi kết quả kiểm tra của bệnh nhân E. IV. Đường 1 và 4 tương ứng ghi kết quả của Test 1 và 2 của bệnh nhân H. Câu 8 (2,0 điểm). Cảm ứng ở thực vật a. Căn cứ vào các đáp ứng của cây đậu non với stress cơ học, em hãy giải thích vì sao người ta khuyên khi làm giá đỗ nên nén chặt các mầm hạt? b. Nếu bạn loại bỏ chóp rễ (mũ rễ) ra khỏi rễ thì rễ có đáp ứng được với trọng lực không? Vì sao? c. Nêu vai trò của ion K+ trong cảm ứng ở thực vật. Lấy hai ví dụ minh họa. d. Vùng ánh sáng nào tác động hiệu quả nhất đối với vận động theo ánh sáng của cây xanh? Vì sao? Câu 9 (2,0 điểm). Sinh trưởng, phát triển và sinh sản ở động vật a. Một phụ nữ 30 tuổi có hàm lượng estradiol và progesterone trong máu thấp hơn so với bình thường. Kiểm tra cho thấy vùng dưới đồi của người phụ nữ này hoạt động bình thường nhưng lại có bất thường ở hoạt động tuyến yên hoặc ở hoạt động buồng trứng. Nêu hai phương pháp để xác định được chính xác nguyên nhân gây ra sự giảm hàm lượng hoocmon sinh dục ở người phụ nữ này là do rối loạn hoạt động tuyến yên hay rối loạn hoạt động buồng trứng. Giải thích. b. Đồ thị sau đây mô tả sự thay đổi nồng độ của 2 loại hoocmôn (A và B) có ảnh hưởng đến sự biến thái ở sâu bướm:

- Nêu tên gọi của hormone A và B? - Nêu chức năng của A và B trong sự lột xác của sâu bướm. Câu 10 (2,0 điểm). Nội tiết Để tìm hiểu vai trò của một loại hormone đối với cơ thể, các nhà khoa học đã tiến hành tiêm liên tục hormone này cho chuột thí nghiệm trong 2 tuần, sau đó xác định khối lượng cơ thể và khối lượng các tuyến nội tiết của chuột. Kết quả thí nghiệm đối với hai loại hormone (kí hiệu là H1, H2) và của nhóm đối chứng (tiêm nước muối sinh lí) được thể hiện ở bảng sau đây.

Trang 6/7


Đối chứng

Hormone H1

Hormone H2

Tuyến yên (mg)

13,1

8,1

15,5

Tuyến giáp (mg)

250

500

249

Tuyến trên thận (mg)

40

38

85

Dựa vào kết quả thí nghiệm hãy cho biết: a. Tên của hormone H1 và H2. Giải thích. b. Khối lượng cơ thể của chuột nhóm tiêm H1 so với nhóm đối chứng sẽ thay đổi như thế nào? Giải thích. c. Nồng độ glucose máu ở chuột nhóm tiêm H2 cao hơn hay thấp hơn so với nhóm đối chứng? Giải thích. Câu 11 (1,0 điểm). Phương án thực hành (Giải phẫu thực vật)

Hình 11. Hình bên là cấu tạo giải phẩu của lá cây 2 lá mầm. Hãy quan sát hình vẽ trả lời các câu hỏi sau: - Chú thích các thành phần ở vị trí số 1, 2, 3, 4 và 5 trên hình vẽ. - Loại cây này sống trong điều kiện như thế nào? Giải thích. -------------- Hết ---------------Họ và tên thí sinh:……………………………………….………….SBD:…………………. Họ và tên giám thị số 1: ……………………………….……………………………………. Họ và tên giám thị số 2: ………………………………….…………………………………. Người ra đề: Nguyễn Duy Khánh – Trường THPT Chuyên Hùng Vương, Phú Thọ SĐT: 0988222106

Trang 7/7


SỞ GD&ĐT PHÚ THỌ TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG

Nội dung

Câu 1

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÙNG DUYÊN HẢI ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ NĂM HỌC 2018 - 2019 Môn: Sinh học lớp 11 (Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề. Hướng dẫn chấm có 06 trang) Điểm

Trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng (2,0 điểm) 1. - Ion Mg2+ và NO3- có nồng độ trong tế bào rễ cao hơn trong dung dịch đất nên các

0,25

ion này được rễ cây hấp thụ 1 cách chủ động qua kênh protein. Quá trình hấp thu chủ động các ion này cần năng lượng ATP do tế bào rễ tạo ra. Do đó nếu điều kiện không thích hợp lượng ATP giảm mạnh → sự hấp thụ các ion này giảm theo. - Khi pH đất thấp, đất có nhiều ion H+. Loại ion này trao đổi với các ion khoáng

0,25

dương trên bề mặt keo đất. Kết quả là các ion (K+, Mg+, Fe3+ ) ra dung dịch đất và dễ dàng bị rửa trôi. 2. a. Mù tạt tỏi làm giảm khả năng sinh trưởng của loài cây thích đường non do làm

0,25

giảm sự hình thành phức hệ rễ nấm của loài cây này. Vì: - Thích đường non chỉ có khả năng tăng sinh khối và hình thành rễ nấm khi được

0,25

trồng trên đất không bị xâm lấn. Mặt khác trên đất có mù tạt tỏi sinh trưởng và đất bị khử trùng thì sự hình thành rễ nấm của cây thích đường non đều giảm - Điều này cho thấy, cây mù tạt tỏi đã tiết ra đất các yếu tố làm ức chế sự hình thành

0,25

phức hệ rễ nấm b. Sự cộng sinh giữa cây nấm và cây thích đường là nội cộng sinh (nội rễ nấm) vì:

0,25

- Nếu là ngoại rế nấm thì sựi sinh trưởng của cây thích đường ở đất có cây mù tạt tỏi

0,25

đã tiệt trùng cũng sẽ giống như ở đất không có cây mù tạt tỏi, trong thực tế ở đất có mù tạt tỏi đã tiệt trùng thì cây thích đường sinh trưởng và phát triển tốt hơn ở đất không có cây mù tạt tỏi nghĩa là có một số nấm đã cộng sinh từ trước khi trồng ở trong rễ cây. - Nội rễ nấm vẫn có lông hút, trong khi ngoại rễ nấm thì không có cấu trúc này. Vì vậy ở đất có mù tạt tỏi sinh xâm lấn cây vẫn có thể tăng trưởng (nhưng chậm) và không hình thành rế nấm, còn nếu là ngoại cộng sinh thì cây sẽ không sinh trưởng khi không có rế nấm.

1/6

0,25


Quang hợp ở thực vật (2,0 điểm) a. Phân tích đồ thị: - Tốc độ hấp thụ CO2 thực bằng hiệu của tốc độ hấp thu CO2 cho quang hợp và mức

0,25

tạo CO2 do hô hấp → tốc độ hấp thụ CO2 thực tỉ lệ với cường độ quang hợp. - Cỏ Sorghum bắt đầu quang hợp ở nồng độ CO2 rất thấp còn đậu tương cần nồng độ

0,25

CO2 cao mới bắt đầu quang hợp → cỏ Sorghum thuộc nhóm cây C4 hoặc CAM còn đậu tương thuộc nhóm cây C3. - Tốc độ quang hợp của đậu tương sẽ giảm còn tốc độ quang hợp của cỏ Sorghum

0,25

không đổi hoặc tăng lên. - Vì tác động của nhiệt độ cao lên nhóm cây C3 là kìm hãm còn nhóm cây C4, CAM

0,25

là kích thích. b. - Sinh khối của đậu tương sẽ tăng nhanh hơn cỏ Sorghum.

0,25

- Điều kiện mát mẻ có nhiệt độ gần với nhiệt độ tối ưu cho quang hợp của thực vật C3

0,25

nên quá trình quang hợp diễn ra mạnh, sinh khối tăng nhanh. c. - Cây đậu tương thường có hiệu quả sử dụng nước kém hơn cỏ Sorghum.

0,25

- Vì nhu cầu nước của nhóm thực vật C4 chỉ bằng 1/2 so với nhóm thực vật C3. Đây là

0,25

sự thích nghi tiến hóa giúp chúng tồn tại trong môi trường khô nóng và thiếu nước. 3

Hô hấp ở thực vật (1,0 điểm) - Thí nghiệm 1 : + Không có phân tử CO2 nào được tạo ra có chứa 14C.

0,25

+ Giải thích : Vì trong môi trường có chứa ATP → xảy ra sự phosphoryl hóa enzyme

0,25

isocitrate dehydrogenase. Tuy nhiên, sự phosphoryl hóa lại ức chế hoạt động của enzyme isocitrate dehydrogenase. Do đó, isocitrate sẽ đi vào chu trình glyoxylate. Chu trình glyoxylate không có các phản ứng decarboxyl hóa nên không có phân tử CO2 nào được tạo ra. - Thí nghiệm 2 : + Có 2 phân tử CO2 có chứa 14C trong 4 phân tử CO2 được tạo ra.

0,25

+ Giải thích: Vì trong môi trường có chứa ATP nên xảy ra quá trình phosphoryl hóa

0,25

enzyme isocitrate dehydrogenase. Tuy nhiên, do sự có mặt của enzyme phosphatease gây ra sự khử phosphoryl hóa enzyme này. Sự khử phosphoryl hóa lại làm hoạt hóa enzyme isocitrate dehydrogenase. Do đó, isocitrate sẽ đi vào chu trình acid citric. Hai phân tử Acetyl CoA được bổ sung sẽ được sử dụng trong hai vòng chu trình acid

2/6


citric. Tuy nhiên, ở vòng chu trình đầu tiên, 2 phân tử CO2 được tạo ra có nguồn gốc từ AOA (không có

14

C) nên không chứa

14

C. Phân tử Acetyl CoA thứ nhất được

dùng để tái tạo AOA cho vòng chu trình thứ hai. Đến vòng chu trình thứ hai, do AOA có nguồn gốc từ phân tử Acetyl CoA thứ nhất do đó sẽ tạo 2 phân tử CO2 có chứa 14C. Phân tử Acetyl CoA thứ hai được dùng để tái tạo AOA cho vòng chu trình thứ ba. Tuy nhiên, do không còn phân tử Acetyl CoA do đó phản ứng dừng lại, không tạo thêm CO2 → Có 2 trong 4 phân tử CO2 tạo ra có chứa 14C. 4

Sinh trưởng, phát triển và sinh sản ở thực vật (2,0 điểm) 1. a. - Ý kiến trên là sai.

0,25

- Mẫu ghép WT/WT là mẫu bình thường. Khi tỉ số cao giữa cytokinin và auxin so với

0,5

mẫu ghép WT/WT tức hàm lượng hormone acytokinin tăng và hàm lượng auxin giảm sẽ làm tăng mức độ phân cành, giảm ưu thế ngọn và sự hình thành rễ. b. - Dựa vào đồ thị ta thấy : mức độ phân cành của mẫu ghép WT/WT và mẫu ghép

0,5

max4/WT (scion-rootstock) là như nhau chứng tỏ mức độ phân cành phụ thuộc vào chất được sinh ra ở rễ. - Do đó mẫu ghép WT/max4 sẽ có số lượng cành nhiều hơn so với mẫu ghép

0,25

max4/WT. 2. - Sự khác biệt lớn về chiều dài ống phấn có thể giúp ngăn ngừa sự thụ phấn của hạt

0,25

phấn các loài khác. - Vòi nhụp dài giúp loại trừ những hạt phấn có vật chất di truyền yếu kém hơn và

0,25

không có khả năng mọc dài ống phấn → thế hệ con có sức sống cao. 5

Tiêu hóa và hô hấp ở động vật (2,0 điểm) a. Có. Bệnh nhân 1 có dòng thở ra giảm → H+ tăng → pH giảm.

0,5

b. Có. Bệnh nhân 3 có nhịp thở tăng do giảm dung tích sống, giảm thông khí, CO2

0,5

nhiều; O2 máu giảm và tăng nhịp thở.

6

c. Bệnh nhân 2 dòng khí hít vào giảm, thời gian hít vào dài hơn.

0,5

d. Bệnh nhân 4 thở ra ít, hít vào ít và khí cặn lưu lại phổi lớn hơn.

0,5

Tuần hoàn (2,0 điểm) 1. a. PO2 = 20 mmHg thì Hb bão hòa 34%, Hb bão hòa 50% tại PO2 = 28 mmHg.

0,25

b. Khi pH giảm, độ bão hòa giảm nên lượng oxy giải phóng nhiều hơn.

0,25

c. Mất 2,3-DPG không tốt bởi vì sau đó hemoglobin liên kết chặt chẽ hơn với oxi tại

0,25

các giá trị PO2 tìm thấy trong các tế bào nên cơ thể thiếu oxi. 3/6


d. PO2 = 28 mmHg.

0,25

2. - Hiện tượng: nước ở ống cao su chảy ra liên tục, còn nước ở ống thủy tinh chảy

0,25

ngắt quãng và lượng nước chảy ra từ ống cao su nhiều hơn từ ống thủy tinh. - Thí nghiệm chứng minh: tim co bóp tống máu theo từng nhịp nhưng máu trong hệ 0,25

mạch vẫn chảy liên tục thành dòng. - Giải thích: khi tim co bóp tạo ra 1 lực khá lớn, 1 phần lực dùng để đẩy máu chảy trong hệ mạch, 1 phần làm động mạch dãn ra. Vì thế khi tim dãn, nhờ tính đàn hồi

0,25

của thành động mạch, máu vẫn chảy liên tục trong hệ mạch. - Kết luận: tính đàn hồi của thành động mạch có tác dụng làm cho máu chảy liên tục thành dòng dù tim co bóp từng đợt, đồng thời làm tăng lưu lượng máu đối với mỗi co

0,25

bóp của tim nên tiết kiệm được năng lượng co tim. 7

Bài tiết, cân bằng nội môi (2,0 điểm) I. Đúng, sự liên kết giữa insulin và thụ thể diễn ra bình thường ở bệnh nhân G. Vì thế,

0,5

phần trăm tế bào gắn với insulin tăng khi nồng độ insulin tăng. Tuy nhiên, % tế bào gắn insulin không tăng lên sau đó vì các thụ thể đã bão hòa insulin (đường 1). II. Đúng, sự liên kết giữa insulin và thụ thể bị thiếu hụt ở bệnh nhân F. Vì thế % tế

0,5

bào liên kết insulin thấp hơn bình thường ở nồng độ insulin tương đương (đường 2). Vì insulin không làm tăng nồng độ gluco trong huyết tương của bệnh nhân này (đường 3). III. Sai vì, sự tiết insulin thiếu hụt ở bệnh nhân F. Vì vậy, đường biểu diễn nồng độ

0,5

gluco trong huyết tương có lẽ giảm sau khi tiêm insulin. Điều này có nghĩa là đường 3 không phải là kết quả kiểm tra của bệnh nhân E. IV. Sai vì, sự liên kết giữa insulin và thụ thể bình thường ở bệnh nhân H (đường 1).

0,5

Sự vận chuyển đường vào tế bào của bệnh nhân H bị hỏng. Vì vậy lượng đường trong huyết tương có lẽ giảm không đáng kể sau khi tiêm insulin. Điều này có nghĩa là đường 4 không phải là kết quả kiểm tra của bệnh nhân H. 8

Cảm ứng ở thực vật (2,0 điểm) a. Cây đậu non khi gặp stress cơ học (như một hòn đá cản đường) sẽ sinh etilen, và

0,25

đáp ứng 3 bước: chậm kéo dài thân, thân to ra, sinh trưởng chiều ngang. Nén chặt khi làm giá đỗ sẽ tạo stress cơ học khiến thân giá đỗ mập, chắc hơn.

0,25

b. Không. Vì: Do chóp rễ có chứa sỏi thăng bằng mẫn cảm với trọng lực nên rễ có

0,5

4/6


chóp rễ bị loại bỏ thì hầu như không mẫn cảm với trọng lực. c. Ion K+ có vai trò như là 1 chất cảm ứng kích động và khơi mào phản ứng với kích

0,25

thích từ môi trường vào cơ thể cây. - Ví dụ về vai trò của ion K+ trong cảm ứng của cây: + Gây nên hiện tượng cụp lá ở cây trinh nữ: khi va chạm, ion K+ ra khỏi không bào

0,25

gây mất nước ở thể gối → lá cụp xuống. + Gây nên hiện tượng đóng mở khí khổng: Nồng độ ion K+ trong tế bào khí khổng

0,25

tăng dẫn đến tế bào khí khổng hút nước → khí khổng mở và ngược lại. d. Ánh sáng xanh tím có hiệu quả nhất đối với vận động theo ánh sáng của thực vật vì

0,25

ánh sáng này cỏ năng lượng photon lớn nhất. 9

Sinh trưởng, phát triển và sinh sản ở động vật (2,0 điểm) a. - Phương pháp 1: Tiêm FSH và LH vào người bệnh và sau đó theo dõi sự thay đổi

0,25

nồng độ estradiol và progesterone máu. + Nếu nồng độ estradiol và progesterone máu tăng lên thì chứng tỏ người này bị rối

0,25

loạn hoạt động tuyến yên. + Nếu nồng độ estradiol và progesterone máu không đổi thì chứng tỏ người này bị rối

0,25

loạn hoạt động buồng trứng. 0,25

- Phương pháp 2: Đo hàm lượng FSH và LH trong máu của người bệnh + Nếu nồng độ FSH và LH thấp hơn bình thường thì chứng tỏ người này bị rối loạn

0,25

hoạt động tuyến yên. + Nếu nồng độ FSH và LH cao hơn bình thường thì chứng tỏ người này bị rối loạn

0,25

hoạt động buồng trứng. b. - Hoocmôn A : Ecđixơn; Hoocmôn B: Juvenin. - Chức năng của các loại hoocmôn trên: + Ecđixơn có chức năng kích thích lột xác ở sâu và biến sâu thành nhộng và bướm.

0,25

+ Juvenin có chức năng kích thích lột xác ở sâu và ức chế sự biến đổi sâu thành

0,25

nhộng và bướm. 10

Nội tiết (2,0 điểm) a. H1 - TSH; H2 - CRH *Giải thích: - H1: + Tuyến trên thận không đổi hoặc thay đổi ít → H1 không liên quan đến tuyến trên

5/6

0,25


thận. + Tuyến giáp tăng kích thước rất nhiều → H1 là hoocmôn kích thích tuyên giáp →

0,25

H1 là TSH. + Khi tiêm TSH sẽ kich thích tuyến giáp tạo TH → tăng ức chế ngược lên vùng dưới

0,25

đồi → TRH giảm → giảm kích thích tuyến yên. - H2: + Tuyến giáp không thay đổi nhiều → H2 không liên quan đến tuyến giáp.

0,25

+ Tuyến yên và tuyến trên thận đều tăng mạnh về khối lượng → H1 là hoocmôn kich

0,25

thích cả tuyến trên thận và tuyến yên → H2 là CRH. + Khi CRH tăng → tăng kích thích tuyến yên tạo ACTH→ ACTH kích thích tuyến

0,25

trên thận làm tuyến trên thận tăng kích thước. b. Tiêm H1 thì khối lượng giảm .

0,25

- Khi tiêm H1 → TH máu tăng → tăng dị hóa → giảm khối lượng cơ thể. c. Cao hơn. - Khi tiêm H2 → cortisol máu cao → tăng phân giải protit, lipit thành glucose →

0,25

glucose máu tăng. 11

Phương án thực hành (Giải phẫu thực vật) (1,0 điểm) - Số 1: mô giậu; Số 2: biểu bì trên; Số 3: Lông che chở; Số 4: Phòng ẩn khí,

0,5

Số 5: Khí khổng. - Đây là loại cây thích nghi với đời sống khô hạn.

0,25

- Vì biểu bì dưới có những chỗ lõm sâu vào, trong đó mang các lỗ khí và lông che

0,25

chở gọi là phòng ẩn lỗ khí. Nhờ đó mà cây này giảm bớt sự thoát hơi nước. (Chú thích hình đúng 2 hoặc 3/5: được 0,25 điểm; đúng 4/5: được 0,5 điểm) -------------- Hết ---------------Ghi chú: -

Điểm toàn bài 20 điểm

-

Không làm tròn………………………….

6/6


SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN

ĐỀ ĐỀ NGHI THI CHỌN HỌC SINH GIỎI DH & ĐBBB

TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI NGUYÊN

MÔN SINH HỌC 11- NĂM HỌC 2018-2019

Thời gian: 180 phút. (Không kể thời gian phát đề)

Câu 1: Trao đổi nước và khoáng (2,0 điểm) Đất bao quanh rễ cây được cấu thành từ các loại hạt keo đất có mang các ion khoáng cần cho sinh trưởng và phát triển của cây. a/ Để hấp thụ được các ion khoáng, rễ cây sử dụng cơ chế hút bám trao đổi cation. Nêu các đặc điểm chính của cơ chế đó. b/ Dựa trên cơ chế hút bám trao đổi cation, hãy cho biết đất chua (pH từ 4-5) và đất kiềm (pH từ 9-10) loại nào chứa nhiều cation khoáng hơn? Giải thích. c/ Từ việc hiểu biết cơ chế hút bám trao đổi cation, hãy đề xuất biện pháp giúp đất duy trì độ màu mỡ và tăng cường khả năng hút các cation khoáng của cây. Câu 2: Quang hợp (2,0 điểm) Các nhà khoa học tách riêng tilacôit của lục lạp và đưa vào môi trường tương tự như chất nền của lục lạp. Theo dõi pH của môi trường chứa tilacôit ở các điều kiện khác nhau và thu được kết quả thể hiện ở hình bên. Trong đó, (i) là thời điểm bắt đầu chiếu sáng, (ii) là thời điểm một chất X được thêm vào môi trường đang được chiếu sáng. a/ Trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút tính từ khi bắt đầu thí nghiệm, pH của môi trường chứa tilacôit thay đổi như thế nào so với trước khi chiếu sáng? Giải thích. b/ X có thể là chất ức chế quá trình nào dưới đây? Giải thích. (1) Quá trình phôtphorin hóa ôxi hóa (2) Quá trình tổng hợp enzim rubisco (3) Quá trình truyền điện tử giữa hệ quang hóa I và II (4) Quá trình phân hủy NADPH


Câu 3: Hô hấp (1,0 điểm) Một loại chất ức chế đặc hiệu chuỗi vận chuyển điện tử trong hô hấp được đưa vào cây (ví dụ cyanide), sự vận chuyển saccharose từ ngoài vào tế bào kèm và vào yếu tố ống rây (tế bào ống rây) có bị ảnh hưởng không? Giải thích. Câu 4: Sinh trưởng phát triển và sinh sản ở TV (2,0 điểm) Loài thực vật B ra hoa vào mùa hè và không ra hoa vào mùa đông. Khi làm phép thử nhằm giúp cây ra hoa vào mùa đông, người ta đã xử lý cây từ giai đoạn còn non bằng cách ngắt quãng đêm dài nhờ chớp ánh sáng đỏ, chia 1 đêm dài thành 2 đêm ngắn nhưng cây vẫn không ra hoa. a/ Hãy đưa ra 2 giả thuyết cho hiện tượng không ra hoa ở loài thực vật B. b/ Trình bày 2 thí nghiệm để kiểm chứng 2 giả thuyết đã đưa ra. Câu 5: Tiêu hóa và hô hấp ở ĐV (2,0 điểm) a/ Sự làm trống dạ dày được quyết định bởi lực co thắt nhu động của dạ dày và sức kháng của cơ vòng tâm vị. Thời gian để làm trống một nửa lượng vật chất trong dạ dày được đo đạc ở một bệnh nhân và so sánh với số liệu bình thường Cá thể

Thời gian để làm trống một nửa lượng vật chất trong dạ dày Chất lỏng

Chất rắn

Bình thường

<20

<120

Người bệnh

18

150

Chỉ ra mỗi khẳng định sau là đúng hay sai? Giải thích? A. Người bệnh có nguy cơ bị thiếu dinh dưỡng cao hơn so với người khỏe mạnh. B. Người bệnh dường như tăng nguy cơ trào ngược axit. C. Tăng lên sức đề kháng của cơ vòng môn vị sẽ làm tăng sự trống vật chất rắn trong dạ dày. D. Khi bệnh nhân nôn, vật chất nôn chứa dịch mật. b/ Một số sự kiện sau diễn ra trong quá trình hô hấp ở người khi thay đổi trạng thái hoạt động: (1) Tăng pH máu, (2) Tăng thở ra khí CO2, (3) Tăng nồng độ CO2 máu, (4) Giảm nồng độ CO2 máu và (5) Giảm pH máu.


Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian bằng cách điền các số (1), (2), (3), (4) và (5) vào các ô tương ứng trong mỗi trường hợp dưới đây và giải thích. - Trường hợp 1: Người khỏe mạnh đang tập thể dục với cường độ vận động tăng dần.

- Trường hợp 2: Người khỏe mạnh đang ngồi tại chỗ và hít thở với nhịp tăng dần. Câu 6: Tuần hoàn (2,0 điểm) Một phụ nữ 50 tuổi cảm thấy mệt mỏi, nhịp thở và nhịp tim nhanh. Đo huyết áp động mạch cánh tay cho kết quả huyết áp tâm thu là 140 mmHg và huyết áp tâm trương là 50 mmHg. Bác sĩ xác định người phụ nữ này bị bệnh ở van tim. Hãy cho biết: a/ Người phụ nữ bị bệnh ở van tim nào? Giải thích. b/ Lượng máu cung cấp cho cơ tim hoạt động trong một chu kỳ tim của người phụ nữ đó có bị thay đổi không? Tại sao? Câu 7: Bài tiết và cân bằng nội môi (2,0 điểm) a/ Cơ chế vận chuyển Na+ và Cl- trong một số cấu trúc của động vật được thể hiện trên hình sau.

Hãy cho biết cơ chế vận chuyển Na+ và Cl- ở mỗi tế bào: (1) tế bào ống lượn gần của thận người, (2) tế bào đoạn mảnh nhánh lên quai Henle của thận người, (3) tế bào mang cá rô (cá xương nước ngọt) được thể hiện tương ứng với hình nào trong những hình trên (từ a đến d)? Giải thích.


b/ Kết quả xét nghiệm chỉ số EPO và hematocrit (dung tích hồng cầu – nồng độ chất này tỷ lệ thuận với số lượng hồng cầu) của một số người (N1 →N6) được thể hiện trong bảng sau đây: N1

N2

N3

N4

N5

N6

Bình thường

EPO (mU/mL) 1

1

10

12

20

50

9 →11

Hematocrit

50

40

52

20

100

Nữ: 34 – 44

20

(%)

Nam: 37 – 48

Hãy cho biết các mẫu trên ứng với người nào trong số những người sau, giải thích tại sao. - Vận động viên bơi lội - Bệnh nhân suy thận nặng - Bệnh nhân suy tủy - Bệnh nhân đa hồng cầu nguyên phát Câu 8: Cảm ứng ở ĐV (2,0 điểm) Trường hợp nào sau đây có thể gây ra sự dịch chuyển điện thế màng từ -70 mV đến -50 mV ở nơron? Giải thích. - Trường hợp 1: Tăng nồng độ aldosteron trong máu. - Trường hợp 2: Giảm nồng độ aldosteron trong máu. - Trường hợp 3: Bơm Na - K trên màng sinh chất của nơron hoạt động yếu đi. Câu 9: Sinh trưởng phát triển và sinh sản ở TV (2,0 điểm) Trong một thí nghiệm, những con chuột được chia thành 3 lô. Một lô tiêm hoocmôn vùng dưới đồi CRH (hoocmôn kích thích tuyến yên sản sinh ACTH). Một lô tiêm TSH (hoocmôn kích thích tuyến giáp). Lô còn lại (đối chứng) tiêm dung dịch sinh lí. Sau hai tuần, người ta xác định khối lượng của một số tuyến nội tiết và khối lượng cơ thể của các lô chuột. Kết quả thu được như sau: LÔ ĐỐI CHỨNG

LÔ TN 1

LÔ TN 2

Tuyến yên (mg)

12,9

8,0

14,5

Tuyến giáp (mg)

250,0

500,0

250,0

Tuyến trên thận (mg)

40,0

40,0

75,0


Khối lượng cơ thể (mg)

400,0

252,0

275,0

Lô TN 1 và lô TN 2 được tiêm loại hoocmôn nào? Giải thích kết quả thí nghiệm. Câu 10: Nội tiết (2,0 điểm) Một phụ nữ 25 tuổi có hàm lượng estradiol và progesterone trong máu thấp hơn so với bình thường. Kiểm tra cho thấy vùng dưới đồi của người phụ nữ này hoạt động bình thường nhưng lại có bất thường ở hoạt động tuyến yên hoặc ở hoạt động buồng trứng. Nêu 2 phương pháp để xác định được chính xác nguyên nhân gây ra sự giảm hàm lượng hoocmon sinh dục ở người phụ nữ này là do rối loạn hoạt động tuyến yên hay rối loạn hoạt động buồng trứng. Giải thích. Câu 11: Thực hành giải phẫu thực vật (1,0 điểm) Hình bên thể hiện một loại tế bào thực vật đã biệt hóa. Hãy cho biết: a/ Đó là loại tế bào nào? b/ Nêu những đặc điểm cấu trúc điển hình và vai trò của loại tế bào này đối với thực vật.


-------------------------------------------------Hết--------------------------------------------(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN

MÔN SINH HỌC 11- NĂM HỌC 2018-2019

TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI NGUYÊN

Thời gian: 180 phút.

Câu 1: Trao đổi nước và khoáng (2,0 điểm) Đất bao quanh rễ cây được cấu thành từ các loại hạt keo đất có mang các ion khoáng cần cho sinh trưởng và phát triển của cây. a/ Để hấp thụ được các ion khoáng, rễ cây sử dụng cơ chế hút bám trao đổi cation. Nêu các đặc điểm chính của cơ chế đó. b/ Dựa trên cơ chế hút bám trao đổi cation, hãy cho biết đất chua (pH từ 45) và đất kiềm (pH từ 9-10) loại nào chứa nhiều cation khoáng hơn? Giải thích. c/ Từ việc hiểu biết cơ chế hút bám trao đổi cation, hãy đề xuất biện pháp giúp đất duy trì độ màu mỡ và tăng cường khả năng hút các cation khoáng của cây. Điểm a/ Cơ chế hút bám trao đổi cation: - Các hạt keo đất như hạt đất sét tích điện âm vì thế chúng mang các 0,25 cation khoáng (K+, Na+, Ca2+…) trên bề mặt hạt keo. - CO2 hình thành từ quá trình hô hấp ở các tế bào của rễ sẽ khuếch tán qua lông hút vào dung dịch đất và kết hợp với các phân tử nước để hình 0,25 thành axit yếu H2CO3. Do không bền, axit này sẽ bị phân ly thành H+ và HCO3- theo sơ đồ sau: CO2 + H2O

H2CO3

H+ + HCO3-

- H+ sẽ thay thế vị trí của các cation trên bề mặt hạt keo đất, dẫn đến giải 0,25 phóng các cation khoáng tự do làm cho lông hút có thể dễ dàng hấp thụ


vào rễ. b/ - Đất chua (pH từ 4-5) sẽ có nhiều ion H+, dẫn đến giải phóng nhiều 0,5 cation khoáng. Một phần nhỏ cation khoáng sẽ được rễ hấp thu, còn phần lớn sẽ bị rửa trôi vào tầng nước ngầm. Trải qua thời gian, đất chua sẽ là đất nghèo cation khoáng. - Ngược lại, với đất kiềm (pH từ 9-10) do có ít ion H+ nên phần lớn cation khoáng vẫn được giữ trên bề mặt hạt keo đất, vì vậy đất kiềm là 0,5 đất giàu cation khoáng. c/ Các biện pháp được sử dụng trong trồng trọt: - Cần tạo điều kiện cho hô hấp hiếu khí của rễ cây để tạo ra CO2.

0,25

- Lựa chọn phân bón cho phù hợp với loại đất để tránh làm rửa trôi các cation khoáng. Câu 2: Quang hợp (2,0 điểm) Các nhà khoa học tách riêng tilacôit của lục lạp và đưa vào môi trường tương tự như chất nền của lục lạp. Theo dõi pH của môi trường chứa tilacôit ở các điều kiện khác nhau và thu được kết quả thể hiện ở hình bên. Trong đó, (i) là thời điểm bắt đầu chiếu sáng, (ii) là thời điểm một chất X được thêm vào môi trường đang được chiếu sáng. a/ Trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút tính từ khi bắt đầu thí nghiệm, pH của môi trường chứa tilacôit thay đổi như thế nào so với trước khi chiếu sáng? Giải thích. b/ X có thể là chất ức chế quá trình nào dưới đây? Giải thích. (1) Quá trình phôtphorin hóa ôxi hóa (2) Quá trình tổng hợp enzim rubisco (3) Quá trình truyền điện tử giữa hệ quang hóa I và II


(4) Quá trình phân hủy NADPH Điểm a/ pH của môi trường chứa tilacôit tăng lên so với trước khi chiếu sáng 0,25 - Giải thích: + Khi chiếu sáng, xảy ra pha sáng của quá trình quang hợp

0,75

+ Chuỗi truyền điện tử ở màng tilacôit sẽ hoạt động và bơm ion H+ từ môi trường bên ngoài vào trong xoang tilacôit + Do đó nồng độ H+ ở môi trường chứa tilacôit giảm nên pH của môi trường chứa tilacôit tăng lên so với trước khi chiếu sáng b/ X là (3) - Chất ức chế quá trình truyền điện tử giữa hệ quang hóa I và II - Giải thích: + Ức chế quá trình truyền điện tử giữa hệ quang hóa II với hệ quang hóa I 0,25 sẽ ngăn cản quá trình vận chuyển ion H+ vào trong xoang tilacôit + Vì vậy, nồng độ H+ trong môi trường chứa tilacôit tăng (do các ion H+ 0,75 được vận chuyển vào xoang tilacôit sẽ lại được đi ra ngoài môi trường qua kênh ATP synthetaza và tổng hợp lên ATP). + Kết quả pH ở môi trường chứa tilacôit giảm Câu 3: Hô hấp (1,0 điểm) Một loại chất ức chế đặc hiệu chuỗi vận chuyển điện tử trong hô hấp được đưa vào cây (ví dụ cyanide), sự vận chuyển saccharose từ ngoài vào tế bào kèm và vào yếu tố ống rây (tế bào ống rây) có bị ảnh hưởng không? Giải thích. Điểm - Có bị ảnh hưởng.

0,25

- Vì protein màng đồng vận chuyển (H+/ saccharose) thực hiện vận chuyển saccharose từ ngoài vào tế bào kèm và yếu tố ống rây muốn hoạt động được 0,5 cần có bơm proton đẩy H+ từ phía trong màng ra ngoài màng sinh chất để kích hoạt protein màng đồng vận chuyển (H+/ saccharose), bơm proton hoạt động có tiêu tốn ATP do hô hấp cung cấp.


- Chất ức chế chuỗi hô hấp tế bào sẽ làm giảm nguồn cung cấp ATP, do đó làm giảm sự vận chuyển chủ động đường từ ngoài vào yếu tố ống rây và 0,25 vào tế bào kèm. .

Câu 4: Sinh trưởng phát triển và sinh sản ở TV (2,0 điểm) Loài thực vật B ra hoa vào mùa hè và không ra hoa vào mùa đông. Khi làm phép thử nhằm giúp cây ra hoa vào mùa đông, người ta đã xử lý cây từ giai đoạn còn non bằng cách ngắt quãng đêm dài nhờ chớp ánh sáng đỏ, chia 1 đêm dài thành 2 đêm ngắn nhưng cây vẫn không ra hoa. a/ Hãy đưa ra 2 giả thuyết cho hiện tượng không ra hoa ở loài thực vật B. b/ Trình bày 2 thí nghiệm để kiểm chứng 2 giả thuyết đã đưa ra. Điểm a/ Hai giả thuyết cho hiện tượng không ra hoa

- Giả thuyết 1: Loài thực vật B nói trên thuộc nhóm cây trung tính, sự ra hoa của cây không phụ thuộc vào độ dài ngày, đêm. Có thể dự đoán cây ra 0,5 hoa vào mùa hè là do phù hợp với điều kiện về nhiệt độ, lượng mưa… - Giả thuyết 2: Loài thực vật B nói trên thuộc nhóm cây ngày dài. Cây không ra hoa vào mùa đông dù được kích thích bằng chớp sáng đỏ có thể 0,5 do liều lượng ánh sáng ngắt đêm chưa đủ lớn. Để cây ngày dài ra hoa được trong điều kiện ngày ngắn của mùa đông, cần phải ngắt quãng đêm bằng ánh sáng đỏ với liều lượng đủ lớn và đúng thời gian nhạy cảm của cây. b/ Hai thí nghiệm kiểm chứng

- Chuẩn bị các lô cây thí nghiệm và lô cây đối chứng của loài thực vật B hoàn toàn giống nhau: cùng kích thước, cùng độ tuổi, trồng trong cùng điều kiện về dinh dưỡng…

0,25

- Thí nghiệm kiểm chứng cây trung tính: tiến hành vào mùa đông + Lô đối chứng: giữ nguyên với điều kiện bình thường của mùa đông + Lô thí nghiệm: trồng trong điều kiện có nhiệt độ và độ dài ngày… như của

0,25


mùa hè. Nếu lô cây thí nghiệm ra hoa, còn lô cây đối chứng không ra hoa thì giả thuyết loài thực vật B thuộc nhóm cây trung tính là đúng. - Thí nghiệm kiểm chứng cây ngày dài: tiến hành vào mùa đông + Cả lô đối chứng và lô thí nghiệm đều trồng trong điều kiện bình thường của mùa đông. + Lô thí nghiệm: tăng cường chiếu ánh sáng đỏ vào ban đêm Nếu lô cây thí nghiệm ra hoa, còn lô cây đối chứng không ra hoa thì giả thuyết 0,5 loài thực vật B thuộc nhóm cây dài ngày là đúng. Câu 5: Tiêu hóa và hô hấp ở ĐV (2,0 điểm) a/ Sự làm trống dạ dày được quyết định bởi lực co thắt nhu động của dạ dày và sức kháng của cơ vòng tâm vị. Thời gian để làm trống một nửa lượng vật chất trong dạ dày được đo đạc ở một bệnh nhân và so sánh với số liệu bình thường Cá thể

Thời gian để làm trống một nửa lượng vật chất trong dạ dày Chất lỏng

Chất rắn

Bình thường

<20

<120

Người bệnh

18

150

Chỉ ra mỗi khẳng định sau là đúng hay sai? Giải thích? A. Người bệnh có nguy cơ bị thiếu dinh dưỡng cao hơn so với người khỏe mạnh. B. Người bệnh dường như tăng nguy cơ trào ngược axit. C. Tăng lên sức đề kháng của cơ vòng môn vị sẽ làm tăng sự trống vật chất rắn trong dạ dày. D. Khi bệnh nhân nôn, vật chất nôn chứa dịch mật b/ Một số sự kiện sau diễn ra trong quá trình hô hấp ở người khi thay đổi trạng thái hoạt động: (1) Tăng pH máu, (2) Tăng thở ra khí CO2, (3) Tăng nồng độ CO2 máu, (4) Giảm nồng độ CO2 máu và (5) Giảm pH máu.


Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian bằng cách điền các số (1), (2), (3), (4) và (5) vào các ô tương ứng trong mỗi trường hợp dưới đây và giải thích. - Trường hợp 1: Người khỏe mạnh đang tập thể dục với cường độ vận động tăng dần. - Trường hợp 2: Người khỏe mạnh đang ngồi tại chỗ và hít thở với nhịp tăng dần.

Điểm a/ A. Đúng: thời gian chuyển thức ăn từ dạ dày xuống ruột lâu hơn, vì vậy quá

0,25

trình tiêu hóa và hấp thụ chậm hơn. B. Đúng: thời gian dạ dày chứa nhiều thức ăn quá lâu, vì vậy dạ dày thường có phản xạ co bóp mạnh làm tăng nguy cơ mở cơ vòng tâm vị gây trào ngược

0,25

axit. C. Sai: tăng lên sức đề kháng của cơ vòng môn vị sẽ làm tăng giảm trống vật 0,25

chất rắn trong dạ dày. D. Sai: cơ vòng môn vị đóng thường xuyên nên các chất trong ruột khó có thể

0,25

di chuyển lên dạ dày b/ - Ở người đang tập thể dục cường độ mạnh, thứ tự các sự kiện là: (3)

(5)

(2)

- Tập thể dục cường độ cao sinh ra nhiều CO2 khuếch tán vào máu làm tăng nồng độ CO2 trong máu (3). CO2 tăng làm H+ trong máu tăng (thông qua phản ứng: CO2 + H2O → H2CO3 → H+ + HCO3-), dẫn đến pH máu giảm (5). - H+ tăng làm giảm pH máu kích thích lên trung khu hô hấp làm tăng thở CO2 ra ngoài (2). - Ở người đang ngồi tại chỗ và thở nhanh, thứ tự các sự kiện là:

0,5


(2)

(4)

(1)

- Thở nhanh tăng thông khí làm tăng thở CO2 ra ngoài (2). Do đó CO2 trong máu giảm (4)

0,5

- Giảm CO2 máu làm giảm kết hợp với H2O để tạo H2CO3, dẫn đến giảm sự phân li H2CO3 thành H+ và HCO3-, Nồng độ H+ giảm làm tăng pH máu (1). Câu 6: Tuần hoàn (2,0 điểm) Một phụ nữ 50 tuổi cảm thấy mệt mỏi, nhịp thở và nhịp tim nhanh. Đo huyết áp động mạch cánh tay cho kết quả huyết áp tâm thu là 140 mmHg và huyết áp tâm trương là 50 mmHg. Bác sĩ xác định người phụ nữ này bị bệnh ở van tim. Hãy cho biết: a/ Người phụ nữ bị bệnh ở van tim nào? Giải thích. b/ Lượng máu cung cấp cho cơ tim hoạt động trong một chu kỳ tim của người phụ nữ đó có bị thay đổi không? Tại sao? Điểm a/ Chênh lệch huyết áp giữa huyết áp tâm thu và tâm trương khá lớn (140 – 50 0,5 = 90 mmHg) chứng tỏ van bán nguyệt động mạch chủ bị hở. - Do hở van bán nguyệt động mạch chủ nên ở giai đoạn tâm trương một phần máu từ động mạch chủ trào ngược trở lại tâm thất trái làm huyết áp tâm trương tụt nhanh xuống 50 mmHg. b/ Lượng máu cung cấp cho cơ tim trong một chu kỳ tim giảm vì van bán nguyệt động mạch chủ hở dẫn đến tim đập nhanh lên, rút ngắn thời gian tâm

0,5

trương - đây là thời gian máu từ động mạch chủ vào động mạch vành cung cấp máu cho cơ tim hoạt động. Câu 7: Bài tiết và cân bằng nội môi (2,0 điểm) a/ Cơ chế vận chuyển Na+ và Cl- trong một số cấu trúc của động vật được thể hiện trên hình sau.


Hãy cho biết cơ chế vận chuyển Na+ và Cl- ở mỗi tế bào: (1) tế bào ống lượn gần của thận người, (2) tế bào đoạn mảnh nhánh lên quai Henle của thận người, (3) tế bào mang cá rô (cá xương nước ngọt) được thể hiện tương ứng với hình nào trong những hình trên (từ a đến d)? Giải thích. b/ Kết quả xét nghiệm chỉ số EPO và hematocrit (dung tích hồng cầu – nồng độ chất này tỷ lệ thuận với số lượng hồng cầu) của một số người (N1 →N6) được thể hiện trong bảng sau đây: EPO

N1

N2

N3

N4

N5

N6

Bình thường

1

1

10

12

20

50

9 →11

20

50

40

52

20

100

Nữ: 34 – 44

(mU/mL) Hematocrit (%)

Nam: 37 – 48

Hãy cho biết các mẫu trên ứng với người nào trong số những người sau, giải thích tại sao. - Vận động viên bơi lội - Bệnh nhân suy thận nặng - Bệnh nhân suy tủy - Bệnh nhân đa hồng cầu nguyên phát Điểm a/- Cơ chế vận chuyển Na+ và Cl- ở tế bào ống lượn gần của thận người được thể hiện ở hình c vì ở ống lượn gần, Na+ được vận chuyển tích cực từ dịch lọc 0,25 vào dịch kẽ và Cl- di chuyển theo. - Cơ chế vận chuyển Na+ và Cl- ở tế bào đoạn mảnh nhánh lên quai Henle của


thận người được thể hiện ở hình d vì dịch lọc trong đoạn mảnh nhánh lên quai 0,25 Henle đã được cô đặc rất nhiều (do nước được tái hấp thu ở nhánh xuống) nên NaCl được khuếch tán (vận chuyển thụ động) vào dịch kẽ. - Cơ chế vận chuyển Na+ và Cl- ở tế bào mang cá rô được thể hiện ở hình c vì dịch cơ thể cá rô có áp suất thẩm thấu cao hơn môi trường sống nước ngọt nên cá rô bị mất muối do khuếch tán. Cá rô có cơ chế hồi phục muối qua mang nhờ vận chuyển tích cực Cl- từ môi trường vào cơ thể và Na+ đi theo.

0,5

b/ - Bệnh nhân suy thận nặng: Mẫu N1. Người suy thận nặng, nồng độ EPO 0,25 thấp, do đó dung tích hồng cầu giảm (số lượng hồng cầu giảm) - Bệnh nhân đa hồng cầu nguyên phát: Mẫu N2. Do lượng hồng cầu tăng → Hb tăng → O2 trong máu luôn cao → ức chế sản sinh EPO → EPO giảm.

0,25

- Vận động viên bơi lội: mẫu N4. Người này không bị bệnh nhưng có nhu cầu O2 cao nên đòi hỏi số lượng hồng cầu hơi tăng hơn so với bình thường → 0,25 EPO hơi cao hơn bình thường. - Bệnh nhân suy tủy: Mẫu N5. Người bệnh này số lượng hồng cầu ít → O2 trong máu thấp→ kích thích gan, thận tăng tiết EPO → EPO tăng

0,25

Câu 8: Cảm ứng ở ĐV (2,0 điểm) Trường hợp nào sau đây có thể gây ra sự dịch chuyển điện thế màng từ -70 mV đến -50 mV ở nơron? Giải thích. - Trường hợp 1: Tăng nồng độ aldosteron trong máu. - Trường hợp 2: Giảm nồng độ aldosteron trong máu. - Trường hợp 3: Bơm Na - K trên màng sinh chất của nơron hoạt động yếu đi. Điểm - Trường hợp tăng nồng độ aldosteron trong máu không gây ra sự dịch 0,75 chuyển điện thế màng từ -70mV đến -50mV mà ngược lại gây tăng phân cực, vì: + Nồng độ aldosteron cao gây tăng Na+, giảm K+ trong máu và trong dịch kẽ. + Do chênh lệch K+ hai bên màng nơron tăng, dòng K+ đi ra tăng nên trong


màng âm hơn, gây tăng phân cực ở nơron. - Trường hợp giảm nồng độ aldosteron trong máu có thể gây ra sự dịch 0,75 chuyển điện thế màng từ -70mV đến -50mV, vì: + Nồng độ aldosteron thấp gây giảm Na+ và tăng K+ trong máu và trong dịch kẽ. + Do chênh lệch K+ hai bên màng nơron giảm, dòng K+ đi ra giảm nên phía bên trong màng ít âm hơn, điện thế màng có thể dịch chuyển từ -70mV đến 50mV. -Trường hợp bơm Na- K hoạt động yếu điện thế màng có thể dịch chuyển từ - 0,5 70mV đến -50mV. Bơm Na- K hoạt động yếu dẫn đến giảm K+ vận chuyển vào trong tế bào. Nồng độ K+ trong tế bào giảm, dòng K+ đi ra giảm làm cho trong màng ít âm hơn. Câu 9: Sinh trưởng phát triển và sinh sản ở TV (2,0 điểm) Trong một thí nghiệm, những con chuột được chia thành 3 lô. Một lô tiêm hoocmôn vùng dưới đồi CRH (hoocmôn kích thích tuyến yên sản sinh ACTH). Một lô tiêm TSH (hoocmôn kích thích tuyến giáp). Lô còn lại (đối chứng) tiêm dung dịch sinh lí. Sau hai tuần, người ta xác định khối lượng của một số tuyến nội tiết và khối lượng cơ thể của các lô chuột. Kết quả thu được như sau: LÔ ĐỐI CHỨNG

LÔ TN 1

LÔ TN 2

Tuyến yên (mg)

12,9

8,0

14,5

Tuyến giáp (mg)

250,0

500,0

250,0

Tuyến trên thận (mg)

40,0

40,0

75,0

252,0

275,0

Khối lượng cơ thể 400,0 (mg)

Lô TN 1 và lô TN 2 được tiêm loại hoocmôn nào? Giải thích kết quả thí nghiệm. Điểm - Lô 1 dược tiêm TSH và lô 2 được tiêm CRH.

0,25

- Ở lô 1, tiêm TSH, TSH tăng làm tăng khối lượng tuyến giáp (từ 250 mg lên 500mg) và gây tăng tiết tiroxin

0,75


Tăng tiết tiroxin gây điều hòa ngược âm tính lên vùng dưới đồi làm giảm tiết CRH. CRH giảm làm tuyến yên giảm khối lượng (từ 12,9 mg xuống 8mg) Tăng tiroxin làm giảm tốc độ chuyển hóa, tăng sử dụng vật chất và năng lượng, làm khối lượng cơ thể giảm (từ 400 mg xuống 252mg) - Ở lô 2, tiêm CRH, CRH tăng làm tăng khối lượng tuyến yên (từ 12,9 mg 1,0 lên 14,5 mg) và gây tăng tiết ACTH. ACTH tăng cao làm tăng khối lượng tuyến trên thận ( từ 40 mg lên 75 mg) và gây tăng tiết cortizol Tăng cortizol làm tăng phân giải prôtêin và lipit, làm giảm khối lượng cơ thể (từ 400 mg xuống 275 mg) Câu 10: Nội tiết (2,0 điểm) Một phụ nữ 25 tuổi có hàm lượng estradiol và progesterone trong máu thấp hơn so với bình thường. Kiểm tra cho thấy vùng dưới đồi của người phụ nữ này hoạt động bình thường nhưng lại có bất thường ở hoạt động tuyến yên hoặc ở hoạt động buồng trứng. Nêu 2 phương pháp để xác định được chính xác nguyên nhân gây ra sự giảm hàm lượng hoocmon sinh dục ở người phụ nữ này là do rối loạn hoạt động tuyến yên hay rối loạn hoạt động buồng trứng. Giải thích. Điểm - Phương pháp 1: Tiêm FSH và LH vào người bệnh và sau đó theo dõi sự thay 1,0 đổi nồng độ estradiol và progesterone máu.

+ Nếu nồng độ estradiol và progesterone máu tăng lên thì chứng tỏ người này bị rối loạn hoạt động tuyến yên.

+ Nếu nồng độ estradiol và progesterone máu không đổi thì chứng tỏ người này bị rối loạn hoạt động buồng trứng. - Phương pháp 2: Đo hàm lượng FSH và LH trong máu của người bệnh.

+ Nếu nồng độ FSH và LH thấp hơn bình thường thì chứng tỏ người này bị rối loạn hoạt động tuyến yên. + Nếu nồng độ FSH và LH cao hơn bình thường thì chứng tỏ người này bị rối loạn hoạt động buồng trứng.

1,0


Câu 11: Thực hành giải phẫu thực vật (1,0 điểm) Hình bên thể hiện một loại tế bào thực vật đã biệt hóa. Hãy cho biết: a/ Đó là loại tế bào nào? b/ Nêu những đặc điểm cấu trúc điển hình và vai trò của loại tế bào này đối với thực vật.

Điểm a/ Đó là tế bào mô cứng ở thực vật.

0,25

b/ Là những tế bào có thành thứ cấp dày và thường được tăng cường thêm 0,75 lignhin. Tế bào mô cứng trưởng thành không kéo dài được và những tế bào này sinh ra ở những vùng của cây đã ngừng sự sinh trưởng về chiều dài. Các tế bào này chuyên hóa với chức năng chống đỡ trong cây.

Người ra đề: Nguyễn Thị Thanh Thủy - 0912002585


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐHSP

Hà Nội, ngày 29 tháng 3 năm 2019

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ LẦN THỨ XII, NĂM 2019 MÔN SINH HỌC LỚP 11 Thời gian làm bài: 180 phút Câu 1.Cả thực vật và côn trùng đều đối mặt với vấn đề bị mất nước khi chuyển từ dưới nước lên sống trên cạn. a. Chỉ ra một sự biến đổi giúp giảm mất nước được sử dụng chung bởi cả thực vật và côn trùng? b. Côn trùng giới hạn sự mất nước bằng việc làm giảm tỉ lệ diện tích bề mặt cơ thể so với thể tích cơ thể (S/V). Tại sao thực vật không sử dụng phương thức này để làm giảm sự mất nước? c. Một số thực vật hạn sinh có lá cuộn lại, chiều hướng cuộn lá của chúng như thế nào và ý nghĩa của hiện tượng này? Câu 2.Đồ thị dưới đây cho thấy ảnh hưởng của cường độ ánh sáng (trục hoành) và nhiệt độ lên cường độ quang hợp (trục tung). Đồ thị (1): 0,1% CO2 ở 25oC. Đồ thị (2): 0,04% CO2 ở 35oC. Đồ thị (3): 0,04% CO2 ở 25oC. Đồ thị (4): 0,04% CO2 ở 15oC. a. Nhân tố nào giới hạn cường độ quang hợp trong khoảng đồ thị được đánh dấu A? b. Trong một nhà kính, nhiệt độ được điều khiển ở giá trị 25oC và nồng độ CO2 là 0,04%, cường độ ánh sáng ở mức 4. Dự đoán cây trồng sẽ tăng trưởng mạnh hơn khi tăng nồng độ CO2 lên 0,1% hay tăng nhiệt độ nhà kính lên 35oC? c. Tại sao ở 25oC, việc tăng nồng độ CO2 từ 0,04% lên 0,1% làm gia tăng hàm lượng glucose tạo ra?

d. Tại sao không tăng nồng độ CO2 lên cao hơn nữa trong thực nghiệm?


Câu 3.Một thực nghiệm được tiến hành tại một khu rừng để đo nồng độ CO2 ở các khu vực A và B ở các thời điểm khác

nhau trong ngày. So sánh nồng độ CO2 ở đ ểm ban ngày hai điểm kể trên ở hai thời đi và ban đêm. Giải thích. Câu 4.“Bằng cách nghiên cứu mô của thực vật có thể cho biết các thông tin về khí hậu tại một khu vực trong khoảng thời gian kéo dài hàng ngàn năm”. Bằng những hiểu biết của mình, giải thích nhận định trên. Câu 5.Đường cong phân ly oxyhemoglobin là một thuật ngữ mô tả sự biến thiên của độ no oxy của Hb. Một ví dụ cho thấy đường cong này được mô tả trong đồ thị dưới đây: Trục tung là độ no oxy của Hb và trục hoành là sự gia tăng nồng độ O2 trong môi trường sống. a. Giải thích nguyên nhân dẫn tới sự biến thiên đường cong này? b. Sự khác biệt về kích thước cơ thể có thể ảnh hưởng như thế nào đến đường cong phân li oxyhemoglobin? Vẽ đồ thị tương đối hai đường cong của người và chuột để minh họa?

đ bào, kích thước cơ thể lớn đem lại cho chúng nhiều Câu 6.Đối với các động vật đa ưu thế về sức mạnh và khả năng tồn tại. Tuy nhiên, chúng phải đối mặt với tỉ lệ

ương thức giúp động vật giải quyết vấn đề S/V nhỏ và điều S/V rất nhỏ. Chỉ ra 2 phương kiện cần thiết cho quá trình vận hành của các điều kiện kể trên? Câu 7.Sự gia tăng nồng độ chất tan trong máu có thể gây ra bởi các nguyên nhân như: uống quá ít nước, mất quá nhiều mồ hôi hoặc hấp thu một lượng lớn các ion như ăn quá mặn... Ngược lại, sự suy giảm nồng độ chất tan trong máu có thể đến từ các nguyên nhân như: uống quá nhiều nước, mất muối mà không được bù đắp.


Hormone nào sẽ can thiệp vào quá trình điều hòa lượng nước trong máu và cơ chế điều hòa của nó như thế nào? Câu 8.Trên một sợi trục có bao myelin, Na+ và K+ chỉ có thể trao đổi tại những điểm nhất định dọc theo sợi trục đó. a. Chỉ ra tên của những điểm trao đổi này và giải thích tại sao chúng chỉ có thể trao đổi qua đó? b. Hiệu quả của quá trình vận động kể trên trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động trên sợi trục? c. Mô tả tác động của nó đến tốc độ của xung thần kinh trên sợi trục có bao myelin so với sợi trục không có bao myelin? d. Mô tả sự biến đổi độ lớn của điện thế hoạt động khi nó di chuyển dọc sợi trục? Câu 9.Dựa trên những hiểu biết của mình về hoạt động của hệ sinh dục đực và hệ sinh dục cái ở người, giải thích các vấn đề sau: a. Việc sử dụng bồn tắm nước nóng ảnh hưởng như thế nào tới khả năng có con của nam giới? b. Hoạt động sinh dục của cả nam giới và nữ giới đều chịu tác động của FSH và LH từ tuyến yên. Các tác động giống nhau của các hormone kể trên ở nam giới và nữ giới như thế nào? c. Phân biệt chu kỳ động dục và chu kỳ kinh nguyệt. d. Ngay sau một chu kỳ kinh nguyệt mới, một người phụ nữ uống estradiol và progesterone, điều này ảnh hưởng như thế nào đến quá trình rụng trứng? Câu 10.Ở bướm tằm, sự biến thái của chúng chịu sự tác động của những hormone nào? Trình bày phối hợp tác động của các hormone lên quá trình biến thái của bướm tằm. Một thể đột biến gây phì đại thể Allata khiến nồng độ hormone do nó tạo ra luôn ở mức cao sẽ gây ra hệ quả gì với quá trình biến thái? Câu 11.Một học sinh thu được 2 mẫu thực vật tại một khu vực sống. Giáo viên hướng dẫn cho rằng trong 2 cây mà học sinh thu được có 1 cây là thực vật C3 và 1 cây là thực vật C4. Học sinh có thể dùng 2 thực nghiệm nào để phân biệt 2 cây trên? NGƯỜI SOẠN

Trang 3 của 4


NGUYỄN THÀNH CÔNG ĐT: 0986093886 .................Hết.................

Trang 4 của 4


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Hà Nội, ngày 29 tháng 3 năm 2019 TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐHSP ĐÁP ÁN ĐỀ THI ĐỀ XUẤT KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ LẦN THỨ XII, NĂM 2019 MÔN SINH HỌC LỚP 11 Thời gian làm bài: 180 phút Câu 1. Nội dụng trả lời Thang điểm a. Cả thực vật và côn trùng đều có lớp chống thấm bao phủ bề mặt 0,5 điểm cơ thể và có hệ thống các lỗ khí có thể điều khiển đóng/mở cho phép các khí ra vào cơ thể theo sự điều khiển, chủ động sự mất nước. 0,5 điểm b. Thực vật không thể giới hạn sự mất nước bằng cách làm giảm tỉ lệ S/V vì chúng không chủ động di chuyển để uống nước như côn trùng nên phải có hệ rễ với tổng diện tích lớn và chúng quang hợp nên cần tổng diện tích lá lớn để hấp thu quang 0,5 điểm năng. c. - Lá của chúng cuộn lại, mặt dưới của lá cuộn vào trong vì hầu hết 0,5 điểm lỗ khí của lá tập trung ở mặt dưới. - Sự cuộn lá làm tăng thế nước ở khu vực quanh khu vực các lỗ khí ở dưới, hơi nước ra khỏi lỗ khí mà không thoát được ra ngoài, tăng áp suất hơi nước và làm giảm tốc độ mất nước. Câu 2. Nội dụng trả lời Thang điểm a. Trong khoảng đồ thị A, sự biến thiên nhiệt độ và nồng độ CO2 0,5 điểm đều không ảnh dẫn đến sự phân tách đồ thị cường độ quang hợp. Sự gia tăng cường độ quang hợp trong khoảng này hoàn toàn phụ thuộc vào sự gia tăng cường độ ánh sáng. b. Việc gia tăng nồng độ CO2 lên 0,1% khi duy trì nhiệt độ 25oC sẽ 0,5 điểm cho cường độ quang hợp cao hơn so với việc duy trì nồng độ CO2 ở mức 0,04% và tăng nhiệt độ lên 35oC. Do cường độ quang hợp cao hơn nên tốc độ sinh trưởng của cây sẽ nhanh hơn. c. Việc gia tăng hàm lượng CO2 trong không khí làm tăng nguồn 0,5 điểm nguyên liệu cho chuỗi phản ứng tối, làm tăng sản lượng glucose tạo ra. d. Cường độ quang hợp còn phụ thuộc vào cường độ ánh sáng và 0,5 điểm nhiệt độ. Trong một nhiệt độ cố định, khi nồng độ CO2 tăng quá


cao có thể đạt giới hạn năng lực mà pha sáng tạo ra ATP và NADHP không đủ cho việc cố định CO2 ở pha tối. Câu 3. Nội dụng trả lời - Ở tầng A có nhiều mô quang hợp hơn tầng B, tầng B hoạt động quang hợp yếu hơn so với hoạt động hô hấp. Tầng B do hoạt động hô hấp của động vật, sự phân giải của vi sinh vật đất, ... Do vậy nồng độ CO2 ở tầng B luôn cao hơn so với tầng A. - Ban ngày có hoạt động quang hợp nên cả tầng A và tầng B đều có sự suy giảm nồng độ CO2 so với ban đêm. Câu 4. Nội dụng trả lời - Mô thực vật, đặc biệt là các mô có thể tồn tại trong một thời gian

Thang điểm 0,5 điểm

0,5 điểm

Thang điểm 0,5 điểm

dài như mô gỗ có thể chứa đựng các thông tin về khí hậu trong một thời gian dài mà cá thể thực vật đó sống, đặc biệt các mô gỗ thực vật hình thành vòng gỗ hàng năm là là cấu trúc chứa thông tin về điều kiện thời tiết và khí hậu. - Lấy mẫu gỗ ngang của thân cây ở các cây đang sống, các mẫu 0,5 điểm cây cổ đại, đánh bóng để thấy rõ được vân gỗ, nhập bảng dữ liệu về độ dày của vân gỗ qua các thời kỳ. - Thời kỳ khí hậu ấm, ẩm và giàu CO2 được biểu hiện bằng các 0,5 điểm vòng gỗ dày, sáng ngược lại các vân hẹp, tối là thời kỳ khô, lạnh hoặc hàm lượng CO2 thấp. - Từ sự tương quan về độ dày, độ đậm của các vân gỗ có thể xây 0,5 điểm dựng được mô hình biến đổi khí hậu qua một thời kỳ lịch sử kéo dài. Câu 5. Nội dụng trả lời Thang điểm a. - Hình dạng của phân tử Hb khiến cho nó khó tiếp cận và liên kết 0,25 điểm với phân tử O2 đầu tiên. Do vậy, ở nồng độ thấp O2 rất khó khăn để O2 liên kết với Hb. - Khi nồng độ O2 tăng lên, phân tử O2 đầu tiên liên kết với nhân 0,25 điểm HEM, có sự thay đổi cấu trúc bậc IV của Hb khiến cho các tiểu phần khác của Hb thay đổi hình thái, dễ dàng tiếp nhận thêm O2.


- Chỉ cần một sự gia tăng nhẹ về nồng độ oxy đã có thể khiến Hb tiếp nhận thêm 2 phân tử O2 nâng tổng số phân tử liên kết lên 3. - Tuy nhiên, từ sự liên kết 3 phân tử lên 4 phân tử O2 ái lực với O2 của Hb giảm mạnh. b. - Các động vật cỡ nhỏ như chuột có tỉ lệ S/V lớn hơn của người do vậy chúng có nhu cầu sử dụng oxy nhiều và gấp gáp hơn của người. - Hb của chuột phải tận dụng làm tăng độ no oxy của Hb lên nhanh chóng ngay ở nồng độ oxy thấp. - Đồ thị đường cong phân li oxyhemoglobin của chuột sẽ lệch về phía trái. - Vẽ được đồ thị mô tả Câu 6. Nội dụng trả lời Để giải quyết mâu thuẫn về kích thước cơ thể lớn dẫn đến tỉ lệ S/V nhỏ không đảm bảo cho hoạt động trao đổi chất của cơ thể, động vật có kích thước lớn giải quyết khó khăn này bằng 2 cách: - Tạo ra các hệ thống ống, gấp nếp, lông bên trong hoặc ngoài cơ thể như mang, phế nang, ống khí, lông ruột, mạch máu... làm tăng tổng diện tích xung quanh. - Tạo ra một hệ vận chuyển các chất trong cơ thể gọi là hệ tuần hoàn nhằm tạo ra sự lưu thông các chất khắp cơ thể, đến từng tế bào. Điều kiện cần thiết cho sự vận hành của các yếu tố kể trên: - Bề mặt trao đổi là lớp mỏng tế bào, làm tăng tốc độ khuếch tán các chất qua bề mặt trao đổi như phế nang, lông ruột, mạch máu... - Có một hệ thống ống ăn sâu, phân nhánh nhỏ dần và vận chuyển các chất tham gia vào quá trình trao đổi gọi là hệ thống mạch máu. - Có dịch tuần hoàn chứa các tế bào trao đổi, các chất hòa tan có thể trao đổi với các tế bào khác của cơ thể. - Có một cấu trúc đóng vai trò là bơm để đẩy dịch tuần hoàn vận động trong hệ mạch, cấu trúc đó là tim. Câu 7.

0,25 điểm 0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

Thang điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm


Nội dụng trả lời - Hormone điều hòa nồng độ chất tan, nước trong máu là ADH. - Khi nồng độ chất tan trong máu gia tăng, tế bào chứa thụ thể tiếp nhận tín hiệu áp suất thẩm thấu ở vùng dưới đồi giảm thể tích, kích tuyến yên tăng giải phóng ADH. - ADH đến thận, thúc đẩy tính thấm của nước đối với màng tế bào ở ống lượn xa và ống góp bằng cách gắn vào thụ thể màng, hoạt hóa protein phosphorylase. - Protein phosphorylase hoạt hóa dẫn đến các bóng bào vận chuyển trong tế bào chất dung hợp với màng sinh chất mang theo một lượng lớn kênh aquaporin làm tăng quá trình tái hấp thu nước. - Đồng thời với tái hấp thu nước, ADH cũng thúc đẩy quá trình vận chuyển urea ra ngoài ống, điều này làm giảm áp suất thẩm thấu của máu. Khi áp suất thẩm thấu suy giảm, cơ chế điều hòa như sau: - Tế bào chứa thụ thể áp suất thẩm thấu ở vùng dưới đồi nhận biết sự gia suy giảm của áp suất thẩm thấu, sự gia tăng của thế nước khiến các tín hiệu đến tuyến yên làm giảm sự giải phóng ADH. - Giảm ADH vào máu, dẫn đến làm giảm khả năng tái hấp thu nước ở ống góp vào máu. - Lượng nước tiểu được tạo ra nhiều hơn và dẫn đến thế nước suy giảm, áp suất thẩm thấu gia tăng.

Thang điểm 0,25 điểm 0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm 0,25 điểm

Câu 8. Nội dụng trả lời a. Cả Na+ và K+ chỉ có thể trao đổi qua những điểm gọi là eo Ranvie vì chỉ có ở các vị trí này mới có các protein vận chuyển các ion kể trên, ở các vị trí khác bị bao myelin bao bọc, không có protien vận chuyển. b. Điện thế hoạt động không truyền theo kiểu lan truyền như hiệu ứng domino mà lan truyền theo kiểu nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác. c. Vì lan truyền theo kiểu nhảy cóc, không theo trình tự nên tốc độ của xung thần kinh lan trên sợi trục có bao myelin nhanh hơn nhiều so với sợi trục không có bao myelin. d. Trong quá trình truyền xung thần kinh trên sợi trục, độ lớn của điện thế hoạt động không đổi vì nó hoạt động theo cơ chế tất cả hoặc không có gì. Câu 9.

Thang điểm - 0,5 điểm

- 0,5 điểm

- 0,5 điểm

- 0,5 điểm


Nội dụng trả lời - Việc thường xuyên ngâm mình trong bồn nước nóng gây ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình sinh tinh vì hoạt động sinh tinh phù hợp nhất ở nhiệt độ thấp hơn thân nhiệt, việc tắm trong nhiệt độ cao làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng. - Ở cả nam và nữ, FSH kích thích sự sinh trưởng của các tế bào có chức năng hỗ trợ và nuôi dưỡng các giao tử đang phát triển (tế bào nang trứng và tế bào sertoly ở nam), LH kích thích sản sinh ra hormone sinh dục thúc đẩy hình thành giao tử (estrogen ở nữ và testosterone ở nam). - Trong hầu hết các chu kỳ động dục ở thú cái, khi không có hoạt động thụ tinh niêm mạc tử cung được tái hấp thu thay vì bong ra như ở người. Sự động dục xảy ra trong mùa sinh sản là thời kỳ thuận lợi cho mang thai và sinh con, ở người và một số linh trưởng có chu kì kinh nguyệt hàng tháng. - Khi uống estradiol và progesterone ở nồng độ cao, nó có tác dụng ức chế ngược lên vùng dưới đồi và tuyến yên làm ngưng sản xuất GnRH, FHS và LH từ đó ngăn chặn rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt. Câu 10. Nội dụng trả lời - Sự biến thái của bướm tằm chịu tác động phối hợp của chủ yếu 2 hormone là Ecdysone từ tuyến trước ngực và Juvenile (JHs) từ thể Allata (dưới não) tiết ra. - Ecdysone kích thích quá trình lột xác và biến thái, được tạo ra với một nồng độ ổn định trong suốt thời kỳ sống của bướm tằm. - Juvenile ở nồng độ cao ức chế hoạt động gây biến thái của Ecdysone, duy trì sự trẻ hóa ở giai đoạn ấu trùng sâu bướm. Theo thời gian lượng Juvenile được sản xuất ra thấp dần tới một ngưỡng, khiến Ecdysone kích thích quá trình hóa nhộng và lột xác tạo bướm trưởng thành. - Phì đại thể Allata khiến lượng Juvenile được tạo ra luôn duy trì ở nồng độ cao, chúng ức chế Ecdysone và tạo ra những con sâu bướm lớn bất thường mà không có sự hóa nhộng và tạo bướm trưởng thành. Câu 11. Nội dụng trả lời Thực nghiệm 1: Phân biệt lát cắt giải phẫu và sự phân bố tinh bột.

Thang điểm 0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Thang điểm 0,25 điểm

0,25 điểm 0,25 điểm

0,25 điểm

Thang điểm 0,5 điểm


- Làm tiêu bản lát cắt ngang của lá 2 mẫu, xử lý mẫu loại bỏ sắc tố, nhuộm màu bằng thuốc nhuộm. - Cây C4 có hệ thống tế bào bao bó mạch phát triển hơn cây C3 đồng thời có 2 loại lục lạp: ở tế bào bao bó mạch lục lạp có grana kém phát triển, nhiều hạt tinh bột; lục lạp ở tế bào mô giậu có grana phát triển và ít hạt tinh bột. Thực nghiệm 2: Phân biệt dựa trên hàm lượng diệp lục a và b. 0,5 điểm - Tách chiết diệp lục trong lá bằng dung môi hữu cơ. - Định lượng hàm lượng của mỗi loại diệp lục và tính tỉ lệ diệp lục a/b. Tỉ lệ này thấp ở cây C3 và cao ở cây C4. NGƯỜI SOẠN

Nguyễn Thành Công Điện thoại: 0986093886


.................Hết.................


KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ XII, NĂM 2019

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi gồm 06 trang)

ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC 11 Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 20/4/2019

Câu 1. (2,0 điểm). Trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng 1.Đất bao quanh rễ cây được cấu thành từ các loại hạt keo đất có mang các ion khoáng cần cho sinh trưởng và phát triển của cây. Dựa trên cơ chế hút bám trao đổi cation, hãy cho biết đất chua (pH từ 4-5) và đất kiềm (pH từ 9-10) loại nào chứa nhiều cation khoáng hơn?Giải thích. 2. Áp suất âm trong xylem (mạch gỗ) do những yếu tố nào tạo nên? Trong xylem ở thân cây, áp suất âm thay đổi như thế nào theo hướng từ rễ lên ngọn? Giải thích. 3. Hình 1 biểu diễn quá trình thoát hơi nước của một cây trưởng thành sống trong điều kiện khô hạn. Trong các đường cong A, B, C, D, đường cong nào mô tả sự thoát hơi nước qua tầng cutin, đường cong nào mô tả sự thoát hơi nước qua lỗ khí? Giải thích. Câu 2. (2,0 điểm). Quang hợp ở thực vật 1. Đánh dấu đồng vị phóng xạ 14C của CO2 và tiến hành thí nghiệm quang hợp ở một loài tảo sau đó chiết xuất các tế bào tảo và kiểm tra sự tích lũy phóng xạ của các hợp chất. Dựa vào chu trình Canvin thu gọn ở hình 2.1 vàmức độ tích lũy các chất ở hình 2.2,hãy cho biết sự tích lũy phóng xạ ở đồ thị 1, 2, 3 tương ứng với các chất nào (tinh bột, sucrose, APG). Giải thích tại sao có sự khác nhau đó.

Hình 2.2. Mức độ tích lũy 14C của các chất

Hình 2.1. Sơ đồ tóm tắt chu trình Canvin

2. Vì sao để tổng hợp một phân tử gluco, thực vật C3 sử dụng ít ATP hơn thực vật C4 và CAM? 3. Giải thích tại sao trong điều kiện ánh sáng mạnh, hô hấp sáng xảy ra ở thực vật C3 mà rất ít xảy ra ở thực vật C4?

1


Câu 3. (1,0 điểm). Hô hấp ở thực vật 1. Vai trò của NADH trong hô hấp hiếu khí và quá trình lên men có gì khác nhau? 2. Tại sao trong bảo quản hạt giống lúa người nông dân phải phơi khô hạt trước khi cho vào kho bảo quản (độ ẩm còn khoảng 13 – 16%)? Tại sao trước khi ủ để hạt nảy mầm người ta thường ngâm hạt trong nước một thời gian? Câu 4. (2,0 điểm). Sinh trưởng, phát triển và sinh sản ở thực vật. 1. Để nghiên cứu tác dụng của ánh sáng đỏ (chiếu trong 1 phút) và ánh sáng đỏ xa (chiếu trong 4 phút) lên sự nảy mầm của hạt rau diếp, các nhà khoa học đã chiếu sáng như ở bảng dưới. Sau khi chiếu sáng lượt cuối cùng, các hạt được đặt trong tối 2 ngày với điều kiện tối ưu về nhiệt độ và độ ẩm. Tỉ lệ nảy mầm của hạt được trình bày ở bảng dưới đây: Lô hạt I II III IV V

Chế độ chiếu sáng Tối Đỏ →Tối Đỏ →Đỏ xa →Tối Đỏ →Đỏ xa → Đỏ →Tối Đỏ →Đỏ xa → Đỏ →Đỏ xa→Tối

Tỉ lệ nảy mầm (%) 9,0 99,2 54,3 97,2 49,9

a. Từ kết quả thực nghiệm trên có thể rút ra nhận xét gì? b. Nếu thay 2 lượt chiếu ánh sáng đỏ bằng ánh sáng trắng (1 phút/ lượt) ở lô hạt V thì kết quả sẽ như thế nào? 2. Giải thích cơ sở khoa học của các việc làm sau: a. Bấm ngọn cây mướp. b. Nhổ mạ (cây lúa khi còn non) lên rồi cấy lại. c. Chấm dung dịch 2,4-D(một dạng auxin nhân tạo)với nồng độ thích hợp lên hoa cái cây cà chua. d. Thắp đèn vào ban đêm cho vườn cây thanh long vào mùa đông. Câu 5. (2,0 điểm).Tiêu hóa và hô hấp ở động vật 1. Một người không may bị bệnh phải cắt đi túi mật, quá trình tiêu hóa bị ảnh hưởng như thế nào? 2.Chuột chũi (Spalax ehrenberghi) thích nghi với điều kiện nồng độ ôxi thấp sâu dưới lòng đất. Các nhà khoa học làm thí nghiệm trên chuột chũi và chuột bạch để xác định có phải sự thích nghi này là do sự thay đổi hệ thống thông khí hay không. Cả hai loại chuột cùng độ tuổi được đặt vào một guồng quay và lượng ôxi tiêu thụ được tính toán ở những tốc độ khác nhau. Thí nghiệm diễn ra ở điều kiện nồng độ ôxi bình thường và nồng độ ôxi thấp, kết quả được thể hiện ở hình 3, hình 4.

Hình 3

Hình 4

2


Phổi của mỗi loài cũng được nghiên cứu và những đặc điểm quan trọng liên quan tới sự tiêu thụ ôxi được so sánh (hình 5).

Hình 5

a. So sánh sự tiêu thụ ôxi của 2 loài chuột này khi guồng không quay. b. Hãy nhận xét về sự tiêu thụ ôxi của 2 loài chuột này tại các thời điểm guồng quay với vận tốc 0,2/ms và 0,8/ms ở điều kiện nồng độ ôxi thấp. c. Giải thích tại sao sự thích nghi này có thể giúp chuột chũi tồn tại được dưới hang sâu. Câu 6. (2,0 điểm). Tuần hoàn. 1. Bệnh β thalasemia là bệnh thiếu máu phổ biến ở trẻ em các nước Đông Nam Á, bệnh do đột biến ở gen globin (trên NST 11) dẫn đến không tổng hợp được hoặc tổng hợp thiếu chuỗi β gobin, vì thế hồng cầu được tạo ra nhưng thiếu hoặc không có chuỗi β gobin, thời gian sống của hồng cầu ngắn. Hãy cho biết những khẳng định nào sau đây là đúng với bệnh nhân thiếu máu β thalasemia. Giải thích? a. Hàm lượng erythropoietin (EPO) trong máu những bệnh nhân này cao hơn người bình thường. b. Hồng cầu ở những bệnh nhân này sẽ bị tắc nghẽn khi di chuyển ở các mao mạch bé. c. Bệnh này sẽ có thể có biến chứng là tổn thương lách. d. Tỉ lệ hồng cầu lưới (hồng cầu lưới là giai đoạn biệt hóa và trưởng thành cuối cùng của hồng cầu trong tủy xương trước khi vào dòng máu tuần hoàn) giảm. 2. Hình 6 thể hiện áp lực thay đổi trong động mạch chủ, tâm thất trái và tâm nhĩ trái xảy ra đồng thời trong chu kỳ tim ở động vật có vú. Các số (1 đến 4) chỉ ra các giai đoạn khác nhau trong một chu kì tim. Hãy cho biết mỗi giai đoạn (a), (b), (c) và (d) dưới đây là tương ứng với giai đoạn nào trong các giai đoạn (1), (2), (3) và (4). Giải thích. a. Giai đoạn có van nhĩ thất mở. b. Giai đoạn có van bán nguyệt giữa tâm thất và động mạch chủ mở. c. Giai đoạn có cả van nhĩ thất và van bán nguyệt đều đóng. d. Giai đoạn có thể tích máu trong tâm thất là thấp nhất.

3


Câu 7. (2,0 điểm). Bài tiết, cân bằng nội môi 1. Một bệnh nhân được bác sĩ đđiều trị cho uống thuốc aspirin (thuốc có tính axit) với liều lượng cao trong thời gian 3 ngày, mỗi ngày uống 2 lần. Trong thời gian bệnh nhân điều trị bằng thuốc aspirin, có sự thay đổi về một số chỉ số sinh lí máu, nước tiểu, hoạt động của một số cơ quan. Hãy cho biết:pH máu, nồng độ HCO và CO2 trong máu, nồng độHCO bài tiết theo nước tiểu thay đổi như thế nào ? Giải thích. thường lượng nước tiểu bài tiết ra tăng tă lên so với lúc 2.Khi ta uống rượu hoặc uống cà phê th ăng lượng nước tiểu liên quan đến 2 loại thức uống này khác nhau bình thường. Cơ chế làm tăng như thế nào? Câu 8. (2,0 điểm).Cảm ứng ở động vật ây có th ể gây ra sự dịch chuyển điện thế màng t ừ -70mV đến 1. Trường hợ p nào sau đây -50mV ở nơron? Giải thích. - Trường hợp 1: Tăng nồng độ aldosteron trong máu. đ - Trường hợp 2: Bơm Na - K trên màng sinh chất của nơron hoạt động yếu đi. ron M trực tiếp nhận tín hiệu từ ba tận cùng thần kinh a, c, d và nhận 2. Hình 7 cho thấy nơron tín hiệu gián tiếp từ tận cùng thần kinh b. Cơ vân X nhận tín hiệu thần kinh từ nơron ron M sau khi kích thích M.Hình 8 cho thấy các điện thế sau xinap khác nhau ghi được ở nơron riêng lẻ các tận cùng a, c và kích thích đồng thời b và c; a và d.

Hình 7

Hình 8

a. Nếu kích thích đồng th ời lên ba đầu tận cùng a, b và c thì cơ X có co không ? Tại sao? b. Nếu kích thích đồng thời lên bốnđầu tận cùng a, b, c và d thì cơ X có co không? Tại sao? Câu 9. (2,0 điểm).Sinh trưởng, phát triển, sinh sản ở động vật nồng độ của 1. Hình 9.1 mô tả sự thay đổi nồ 2 loại hoocmôn (A và B) có ảnh hưởng đến sự biến thái ở sâu bướm. - Nêu tên gọi của hoocmôn A và B. - Nêu chức năng của A và B trong sự lột xác của sâu bướm.

Hình 9.1

4


2. Hình 9.2 biểu diễn các giai đđoạn trong quá trình phát triển phôi người (từ A đến F). - Hãy sắp xếp các giai đoạn đó theo đúng trình tự phát triển phôi. - Phôi làm tổ ở tử cung từ giai đđoạn nào (tương ứng với hình nào)?

A

B

C

D

E

F Hình 9.2

3. Ngay sau một chu kỳ kinh nguyệt, một người phụ nữ uống estrogen và progesterone, điều này ảnh hưởng như thế nào đến quá trình rụng trứng? 4. Nếu một phụ nữ bị hỏng thụ thể progesteron và estrogen ở các tế bào niêm mạc tử cung thì khả năng mang thai của người này như thế nào? Câu 10. (2,0 điểm).Nội tiết 1.Hình 10 cho thấy nồng độ glucose trong máu sau khi tiêm cáchoocmôn I, II, III riêng rẽ hoặc kết hợp. Cho một số hoocmôn dưới đây: Insulin ADH Adrenanlin Renin Angiotensinogen Glucagon Calcitonin Cortisol Hình 10

Trong số các hoocmôn đđã cho ở trên, hãy chọn ra 3 hoocmôn phù hợp với kết quả thu được trên đồ thị và giải thích. ng các tuyến nội tiết có thể chia làm ba loại, tùy thuộc vào hoocmôn bị 2. Rối loạn chức năng ảnh hưởng trực tiếp: - Các rối loạn nội tiết sơ cấp làm thay đổi sản sinh các hoocmôn tác động trực tiếp lên chuyển hóa hoặc phát triển của cơ thể. ng lên các tuyến khác. - Các rối loạn nội tiết thứ cấp làm thay đổi sản sinh hoocmôn tác động - Các rối loạn nội tiết hậu thứ cấp (tertiary) ảnh hưởng lên vùng dưới đồi. Hãy chỉ ra mỗi phát biểu dưới đây là đúng hay sai, giải thích. a. Sản sinh quá mức hoocmôn kích giáp (TSH) có thể là do rối loạn sơ cấp. 
 b. Trong trường hợp một khối u dẫn đến rối loạn nội tiết thứ cấp, nồng độhoocmôn giải phóng tương ứng trong máu bị thay đổi.

5


Câu 11. (1,0 điểm).Phương án thực hành (Giải phẫu thực vật) Bằng phương pháp nhuộm các vi phẫu thực vật người ta có thể nhận diện các cấu trúc cơ bản của thân dưới kính hiển vi. Quy trình này có thể bao gồm các bước như sau: 1. Cắt vi phẫu. 6. Nhuộm đỏ cácmin. 2. Tẩy bằng javen. 7. Rửa nước. 3. Rửa nước. 8. Làm tiêu bản. 4. Nhuộm xanh metylen. 9. Lên kính và quan sát. 5. Rửa nước. a. Dùng Javen để tẩy bớt lớp nội sinh chất tạo điều kiện cho tế bào bắt màu được phẩm nhuộm, nhưng tại sao phải rửa nước kĩ ở bước 3? b. Cấu trúc nào (mạch gỗ và mạch rây)trong tiêu bản vi phẫu đã nhuộm của thân có thể bắt màu xanh metylen, hoặc đỏ cácmin? Giải thích? c. Hình ảnh tiêu bản sau đây (hình 11) là lát cắt ngang thân đã nhuộm của cây một lá mầm hay hai lá mầm? Nêu một đặc điểm nhận biết. Cấu trúc được đánh số 1, 2 là gì?

Hình 11

-------------- HẾT -------------(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Họ và tên thí sinh: ............................................................ Số báo danh: ..............................

6


KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ XII, NĂM 2019

HƯỚNG DẪN CHẤM

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC 11 Ngày thi: 20/4/2019

(HDC gồm 06 trang) Câu 1 1. Các hạt keo đất như hạt đất sét thường tích điện âm vì thế chúng mang (2 điểm) các cation khoáng (K+, Na+, Ca2+…) trên bề mặt hạt keo. Các ion khoáng có thể khuếch tán ra ngoài dung dịch theo cơ chế hút bám trao đổi. - Đất chua (pH từ 4-5) dung dịch đất có nhiều H+, H+ sẽ thay thế vị trí của các cation khoáng trên bề mặt hạt keo đất theo phản ứng hút bám trao đổi → nhiều cation khoáng ra dung dịch đất. Một phần nhỏ cation khoáng sẽ được rễ hấp thu, còn phần lớn sẽ bị rửa trôi vào tầng nước ngầm. Qua thời gian, đất chua sẽ là đất nghèo cation khoáng. - Đất kiềm (pH từ 9-10) do có ít ion H+ nên phần lớn cation khoáng vẫn được giữ trên bề mặt hạt keo đất, vì vậy đất giàu cation khoáng. 2. Các yếu tố tạo nên áp suất âm trong xylem: + Lực hút lên trên do quá trình thoát hơi nước ở lá. Đây là yếu tố quan trọng nhất hình thành nên áp suất âm. + Lực kết dính của phân tử nước với nhau và với thành mạch dẫn (do đặc tính phân cực của các phân tử nước). 3. - Đường cong D mô tả sự thoát hơi nước qua tầng cutin - Đường cong C mô tả sự thoát hơi nước qua lỗ khí - Giải thích: + Sự thoát hơi nước qua lỗ khí được điều chỉnh bởi sự đóng mở lỗ khí. Buổi trưa nắng gắt, nhiệt độ cao, tế bào lỗ khí mất nước nhiều → đóng lỗ khí để hạn chế sự mất nước của cây nên cường độ thoát hơi nước giảm -> đường C + Sự thoát hơi nước qua tầng cutin ít phụ thuộc vào nhiệt độ, vào buổi trưa, ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao, cường độ thoát hơi nước là mạnh nhất. Mặt khác, ở cây trưởng thành vùng khô hạn cường độ thoát hơi nước qua tầng cutin nhỏ hơn qua khí khổng -> đường D. 1. 1- sucrose; 2- tinh bột; 3- APG Câu 2 (2 điểm) Giải thích: - Đồ thị 3 là APG:Hợp chất đầu tiên được phát hiện có phóng xạ do sự kết hợp CO2 với RuBP tạo ra 2 phân tử APG. Tuy nhiên, lượng APG giảm nhanh do một phần dùng để tái sinh chất nhận, một phần dùng để tổng hợp tinh bột và sucrose. - Đồ thị 1 là sucrose: Chất này được tổng hợp trong tế bào chất của các tế bào có chứa lục lạp, sau đó được vận chuyển đến các cơ quan khác thông

1

0,25

0,25

0,25

0.25 0.25 0,25

0,25

0,25 0.25

0.25

0.25


qua mạch rây để tạo năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào nên mức độ tích lũy 14C là lớn nhất. - Đồ thị 2 là tinh bột: Chất này được tổng hợp và tích lũy ngay trong lục lạp. Đây là cacbohydrat dự trữ nên mức độ tích lũy 14C thấp hơn so với saccarose. 2- Để tổng hơp 1 phân tử gluco, thực vật C3 cần 18 ATP trong chu trình Canvin, thực vật C4 cần 24 ATP ( 18 ATP trong chu trình Canvin và 6 ATP trong chu trình C4 để tái sinh chất nhận). 3. - Ở C3 trong điều kiện ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao sẽ đóng khí khổng để giảm bớt thoát hơi nước -> nồng độ CO2 thấp, nồng độ O2 cao -> enzim rubisco thể hiện hoạt tính oxigenaza → oxi hóa RiDP → xảy ra hô hấp sáng - Ở C4: enzim cố định CO2 đầu tiên là PEP cacboxilaza có ái lực cao với CO2. Mặt khác quá trình cố định CO2 xảy ra ở tế bào thịt lá và khử CO2 ở tế bào bao bó mạch → hầu như không có hô hấp sáng. 1. - Trong hô hấp tế bào, NADH cung cấp e- cho chuỗi truyền điện tử (e-) để Câu 3 (1 điểm) tổng hợp ATP, chất nhận H+ và e- cuối cùng là oxi. - Trong quá trình lên men, NADH không đi vào chuỗi truyền e- mà nhường H+ và e- tới sản phẩm trung gian (axit pyruvi, axetaldehyt…) để hình thành axit lactic hoặc rượu. 2.- Phơi khô làm giảm hàm lượng nước trong hạt, từ đó làm giảm thiểu hô hấp của hạt. - Ngâm nước, lúa hấp thụ nước -> Tăng cường độ hô hấp -> phân giải chất hữu cơ tạo năng lượng cung cấp cho hoạt động nảy mầm. 1. Câu 4 (2điểm) a.- Tỉ lệ hạt nảy mầm khi chiếu sáng cao hơn tỷ lệ hạt nảy mầm khi không được chiếu sáng. - Ánh sáng đỏ có tác dụng kích thích nảy mầm mạnh hơn ánh sáng đỏ xa. - Khi chiếu ánh sáng xen kẽ lần chiếu cuối cùng đóng vai trò quyết định đến tỉ lệ nảy mầm. b.Tỷ lệ hạt nảy mầm không tăng vì lần chiếu cuối cùng đóng vai trò quyết định. 2.a. Bấm ngọn mướp: Auxin chủ yếu được tổng hợp ở đỉnh chồi, bấm ngọn làm giảm auxin dẫn đến tỉ lệ auxin/xytokinin giảm → mất ưu thế ngọn, kích thích chồi bên phát triển → tăng số lượng chồi →giúp số lượng quả tăng→ tăng năng suất cây trồng. b. Nhổ mạ lên rồi cấy lại:Xytokinin được tổng hợp chủ yếu ở rễ, khi nhổ mạ lên sẽ làm đứt rễ mạ, làm giảm hàm lượng xytokinin dẫn đến tỉ lệ auxin/xytokinin tăng→ kích thích ra rễ mới→ tăng trưởng nhanh. c. Chấm dung dịch 2,4-D lên hoa cà chua:Chấm chất này lên hoa cà chua là bổ sung auxin→ tăng tỉ lệ đậu quả→ tăng năng suất cây trồng.

2

0.25

0,5

0,25

0,25 0.25 0.25

0.25 0.25

0,25 0,25 0,25 0,25

0,25

0,25

0,25


Câu 5 (2điểm)

Câu 6 (2điểm)

d. Thắp đèn ban đêm cho cây thanh long vào mùa đông: Thanh long là cây ngày dài, chỉ hoa hoa trong điều kiện đêm ngắn. Thắp đèn ban đêm vào mùa đông để ngắt đêm dài thành 2 đêm ngắn→ thanh long ra quả trái vụ. 1.- Bình thường gan tiết ra mật từ từ được dự trữ tại túi mật. Tại túi mật dịch mật được cô đặc lại nhờ hấp thu lại nước, sau đó đổ vào tá tràng dưới dạng tia đủ cho quá trình tiêu hóa. - Cắt túi mật → gan tiết ra mật được đổ trực tiếp vào tá tràng nên dịch mật không được cô đặc và lượng dịch mật đổ vào tá tràng liên tục nhưng ít -> quá trình tiêu hóa bị giảm sút. Cụ thể: + Muối mật giảm → giảm nhũ tương hóa lipit → giảm phân giải lipit → giảm các VTM hòa tan trong lipit A,D,E,K. + NaHCO3 giảm → môi trường hoạt động của enzim tuyến tụy, tuyến → enzim trong tuyến tụy, tuyến ruột hoạt động kém. 2. a.- Chuột chũi tiêu thụ ôxy (≈0,28) ít hơn chuột bạch (≈0,54), khoảng 2 lần. b. Trong điều kiện oxy thấp: - Ở vận tốc 0,2/ms, chuột chũi tiêu thụ ít ôxy hơn so với chuột bạch. - Nhưng ở vận tốc 0,8/ms, chũi tiêu thụ nhiều ôxy hơn so với chuột bạch. c. - Thể tích phổi, diện tích phế nang và diện tích mao mạch ở chuột chũi đều lớn hơn chuột bạch. - Diện tích phổi lớn tăng lượng ôxy hít vào. - Diện tích phế nang lớn tăng bề mặt trao đổi khí → hiệu quả khuếch tán. - Diện tích mao mạch lớn tăng sự hấp thụ ôxy của tế bào. (Thí sinh trình bày được 1 ý cho 0,25đ, được 3 ý trở lên cho 0,5 đ) 1. a. Đúng. Thời gian sống của hồng cầu ngắn (bị tiêu hủy rất nhanh) → Số lượng hồng cầu giảm mạnh → PO2 máu giảm→ kích thích thận tăng sản xuất erythropoietin, tăng sản xuất hồng cầu để bù lại. b. Sai. Thể tích hồng cầu nhỏ (do thiếu hoặc không có chuỗi β gobin) nên các hồng cầu này đều dễ dàng di chuyển qua các mạch máu nhỏ, không gây hiện tượng tắc nghẽn. c. Đúng. Hồng cầu bị tiêu hủy ở lách. Do phải tiêu hủy lượng lớn hồng cầu trong thời gian dài liên tục nên những người bệnh này thường bị tổn thương lách (lách sưng to). d. Sai. Số lượng hồng cầu liên tục giảm do thời gian sống của hồng cầu ngắn (bị tiêu hủy rất nhanh) sẽ kích thích tăng sản xuất hồng cầu, tăng tỷ lệ hồng cầu lưới.

3

0,25

0,25

0,25 0,25 0,25

0,25

0,25

0,5

0,25

0,25

0,25

0,25


Câu 7 (2điểm)

Câu 8 (2điểm)

2. a. Giai đoạn có van nhĩ thất mở tương ứng với giai đoạn (4). - Tâm thất giãn, áp lực trong tâm thất giảm xuống thấp hơn tâm nhĩ làm van nhĩ thất mở, máu chảy từ tâm nhĩ xuống tâm thất làm áp lực trong tâm nhĩ giảm xuống. b. Giai đoạn có van bán nguyệt mở là giai đoạn (2). - Tâm thất co, áp lực trong tâm thất cao hơn trong động mạch chủ làm mở van bán nguyệt giữa tâm thất và động mạch chủ, máu được tống tử tâm thất vào động mạch chủ, áp lực trong động mạch chủ tăng. c. Giai đoạn có cả van nhĩ thất và van bán nguyệt đều đóng tương ứng với hai giai đoạn (1) và (3) - Giai đoạn (1) tâm thất co áp lực máu trong tâm thất lớn hơn trong tâm nhĩ làm đóng van nhĩ thất, tuy nhiên áp lực trong tâm thất còn thấp hơn trong động mạch chủ nên van bán nguyệt đóng. Giai đoạn (3) tâm thất giãn áp lực thấp hơn trong động mạch chủ làm máu dồn trở lại động mạch chủ đóng van bán nguyệt, tuy nhiên áp lực trong tâm thất cao hơn trong tâm nhĩ nên van nhĩ thất đóng. d. Giai đoạn có thể tích máu trong tâm thất thấp nhất là giai đoạn (3). - Sau khi kết thúc tống máu ở giai đoạn (2), tâm thất giãn ở giai đoạn (3): tâm thất giãn thể tích máu còn lại trong tâm thất là thấp nhất và không đổi, áp lực trong tâm thất giảm. Giai đoạn (4) van nhĩ thất mở, máu từ tâm nhĩ vào tâm thất làm thể tích máu tâm thất tăng. pH máu, nồng độ HCOଷି và CO2 trong máu, lượng HCOଷି bài tiết theo nước tiểu thay đổi như sau: - Thuốc aspirin có tính axit làm pH máu giảm. + - Khi pH máu giảm, HCOି ଷ thuộc hệ đệm của máu sẽ kết hợp với H tạo thành H2CO3, sau đó tạo thành CO2 và H2O. Điều này dẫn đến nồng độ HCOି ଷ trong máu giảm. - Khi pH máu giảm, thụ thể hóa học gửi thông tin về trung khu hô hấp làm tăng cường hoạt động hô hấp, dẫn đến nồng độ CO2 trong máu giảm. - pH máu giảm gây tăng tái hấp thu HCOଷି qua ống thận, dẫn đếngiảm lượngHCOଷି thải theo nước tiểu. b. - Do rượu là chất gây ức chế quá trình tiết ADH, nên lượng ADH giảm làm tái hấp thu nước trong ống thận, vì vậy sự bài tiết nước tiểu tăng lên. - Do cà phê là chất làm tăng tốc độ quá trình lọc máu ở thận và làm giảm tái hấp thu Na+ kéo theo giảm tái hấp thu nước nên nước tiểu tăng lên. 1. - Trường hợp tăng nồng độ aldosteron trong máu không gây ra sự dịch chuyển điện thế màng từ -70mV đến -50mV mà ngược lại gây tăng phân cực, vì:

4

0.25

0.25

0.25

0.25

0.25 0.25

0.25

0.25 0.5 0.5


Câu 9 (2điểm)

Câu 10 (2điểm)

+ Nồng độ aldosteron cao làm tăng Na+, giảm K+ trong máu và trong dịch kẽ. + Do chênh lệch K+ hai bên màng nơron tăng, dòng K+ đi ra tăng nên trong màng âm hơn, gây tăng phân cực ở nơron. -Trường hợp bơm Na- K hoạt động yếu điện thế màng có thể dịch chuyển từ -70mV đến -50mV. Bơm Na- K hoạt động yếu dẫn đến giảm K+ vận chuyển vào trong tế bào. Nồng độ K+ trong tế bào giảm, dòng K+ đi ra giảm làm cho trong màng ít âm hơn. 2.a. – Nếu kích thích đồng thời lên các đầu tận cùng a, b và c thì cơ X không co. – Giải thích: Hình B cho thấy kích thích đồng thời b + c không làm thay đổi điện thế màng nơron M, kích thích vào a làm thay đổi điện thế màng nơron M nhưng chưa đạt ngưỡng. Do đó, kích thích đồng thời cả a, b và c không xuất hiện xung thần kinh trên nơron M nên không gây co cơ. b.– Nếu kích thích đồng thời lên các đầu tận cùng a, b, c và d thì cơ X co. – Giải thích: Hình B cho thấy kích thích đồng thời b + c không làm thay đổi điện thế màng nơron M, kích thích đồng thời vào a + d làm thay đổi điện thế màng nơron M đạt ngưỡng. Do đó, kích thích đồng thời cả a, b, c và d xuất hiện xung thần kinh trên nơron M nên gây co cơ. 1. - Hoocmôn A : Ecđixơn; Hoocmôn B: Juvenin. - Chức năng của các loại hoocmôn trên: + Ecđixơn có chức năng kích thích lột xác ở sâu và biến sâu thành nhộng và bướm. + Juvenin có chức năng kích thích lột xác ở sâu và ức chế sự biến đổi sâu thành nhộng và bướm. 2. - Sắp xếp giai đoạn: D => A => C => B => F => E - Phôi làm tổ ở tử cung từ giai đoạn F- phôi nang muộn. 3- Khi uống estrogen và progesterone ở nồng độ cao, nó có tác dụng ức chế ngược lên vùng dưới đồi và tuyến yên làm ngưng sản xuất GnRH, FHS và LH từ đó ngăn chặn rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt. 4.- Người này không có khả năng mang thai. - Giải thích: Tử cung của người này không đáp ứng với estrogen và progesteron -> niêm mạc tử cung không dày lên → Trứng không thể làm tổ, hoặc làm tổ được cũng khó phát triển thành phôi do thiếu chất dinh dưỡng; dễ bị sẩy thai. 1. - I: Adrenalin II: Glucagon III: Cortisol - Glucagon có khả năng làm tăng phân giải glycogen ở gan do đó làm tăng nồng độ glucose máu nhanh chóng, nhưng sau đó ổn định→ II là glucagon. - Cortisol làm tăng tạo glucose mới ở gan bằng cách tạo glucose từ protein và các nguồn nguyên liệu khác (axit amin…) và giảm tiêu thụ glucose ở tế

5

0,5

0,5

0,25

0,25 0,25

0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25

0,25

0,25 0,25


Câu 11 (1điểm)

bào nên lượng glucose có thể tăng từ 6 -10 lần trong máu. Glucose trong máu khi tiêm cortisol không tăng ngay tức thì nhưng nồng độ glucose tăng gấp nhiều lần -> III là cortisol. - Adrenalin cũng làm tăng phân giải glycogen thành glucose ở gan và cơ nên làm tăng glucose máu nhưng tác động chậm -> I là adrenalin. 2. a. Đúng. Điều hòa ngược giảm dẫn đến sự gia tăng hormone tác động trực tiếp lên chuyển hóa hoặc phát triển tương ứng. b. Đúng. Rối loạn nội tiết thứ cấp ảnh hưởng nồng độ hormone giải phóng thông qua cơ chế điều hòa ngược. - Phải rửa sạch javen vì lượng dư javen sẽ tẩy màu thuốc nhuộm và làm cho thuốc nhuộm không xâm nhập vào mô. Mạch gỗ bắt màu xanh metylen vì nó bao gồm các tế bào chết đã mất tính thấm chọn lọc, mạch rây bắt màu đỏ cácmin vì nó là các tế bào sống. Cây 1 lá mầm: Các bó dẫn sắp xếp lộn xộn trong khối tế bào mô mềm/hoặc Không phân biệt phần vỏ với phần trụ. 1 - Mạch rây; 2 - mạch gỗ. -------------- HẾT --------------

6

0,25

0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25


SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG NGÃI

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ KHIẾT

DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

…………………..

LẦN THỨ XII

ĐỀ ĐỀ XUẤT

MÔN: SINH HỌC. LỚP 11 Thời gian 180 phút (Không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm 6 trang, 11 câu.

Câu 1(2 điểm)Trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng 1. Hình bên biểu diễn quá trình thoát hơi nước của cây sống trong điều kiện khô hạn. Trong các đường cong A, B, C, D, đường cong nào mô tả sự thoát hơi nước qua tầng cutin, đường cong nào mô tả sự thoát hơi nước qua lỗ khí? Giải thích. 2. Một luống rau được bón các loại phân bình thường. Sau một thời gian dài trời âm u và lạnh. Khi kiểm tra chất lượng rau thấy hàm lượng NHସା và NOି ଷ cao và có nguy cơ gây ngộ độc cho người sử dụng. Hãy giải thích. Câu 2 (2 điểm)Quang hợp 1. Người ta cho rằng, có thể sử dụng đặc điểm đặc trưng về lục lạp và hệ sắc tố ở thực vật để phân biệt cây C3 với cây C4. a. Nhận định trên là đúng hay sai? Giải thích. b. Trình bày thí nghiệm để kiểm chứng nhận định trên. 2. Hãy nêu con đường vận chuyển điện tử vòng trong pha sáng quang hợp ở thực vật. Khi không có quang phân ly nước, quá trình tổng hợp ATP theo con đường này được thực hiện theo cơ chế nào? Giải thích. Câu 3(1 điểm)Hô hấp Thực vật có hai hình thức hô hấp đều cần oxi nhưng chúng khác nhau về bản chất, hãy nêu sự khác nhau giữa 2 hình thức hô hấp này. Câu 4 (2 điểm)Sinh sản ở thực vật + Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

1


1. Để xác định ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng B tới quá trình giâm cành của một loài thực vật, người ta tiến hành thí nghiệm về sự ra rễ và thu được kết quả thể hiện ở bảng dưới đây: Nồng độ chất kích thích sinh trưởng (ppm) 0 30 50 100

Kết quả (%) 30 60 70 95

150 80 200 50 250 5 a. Dựa vào các thông tin nêu trên, hãy cho biết B thuộc nhóm chất nào? Giải thích. b. Vẽ đồ thị biểu diễn kết quả thí nghiệm. c. Để tăng hiệu quả tác động của chất B trong thí nghiệm trên, người ta có thể phối hợp với chất điều hòa sinh trưởng nào? Giải thích. Chất điều hòa sinh trưởng phối hợp thêm này có những vai trò chủ yếu gì? 2. Năm 1857, Klipart đã thành công trong việc biến lúa mì mùa đông thành lúa mì mùa xuân, chỉ cần cho nảy mầm nhẹ và bảo quản chúng trong điều kiện nhiệt độ thấp cho đến khi đem gieo vào mùa xuân. Đây là hiện tượng gì ở thực vật? Bản chất và ý nghĩa của hiện tượng này? Câu 5(2 điểm)Tiêu hóa và hô hấp ở động vật 1. Sự xuất bào amilaza của tế bào ngoại tiết tuyến tụy do tác động độc lập của các phân tử Secretin, Cholecystokinin (CCK) và Vasoactive Intestinal Peptit (VIP) qua các thụ thể đặc hiệu tương ứng của chúng. Bốn thuốc A, B, C và D ức chế tiết amilaza của tuyến tụy, mỗi thuốc ức chế một con đường khác nhau trong bốn con đường: (1) Con đường tín hiệu Secretin,

(2) Con đường tín hiệu CCK,

(3) Con đường tín hiệu VIP,

(4) Sự xuất bào.

Để tìm hiểu cơ chế tác dụng của từng thuốc, các tế bào tuyến tụy được tách và nuôi trong môi trường có hoặc không có thuốc (A, B, C và D) và các chất (Secretin, CCK và VIP). Sau 24 giờ nuôi, sự tiết amilaza trong các môi trường được xác định như bảng dưới. Ô đánh dấu (×) là dữ liệu không được mô tả.

2


Chất

Không có chất

Secretin

CCK

VIP

Không tiết

X

Tiết

X

Thuốc A

X

X

X

Tiết

Thuốc B

Không tiết

X

X

X

Thuốc C

X

Không tiết

X

Tiết

Thuốc D

Không tiết

Tiết

X

X

Thuốc Không có thuốc

a. Hãy cho biết mỗi thuốc (A, B, C và D) ức chế tương ứng con đường nào (1, 2, 3 và 4) nêu trên. Giải thích. b. Thuốc nào trong bốn thuốc (A, B, C và D) gây thải cacbohydrat nhiều nhất theo đường tiêu hóa. Giải thích. 2.Ở những động vật thở khí trời các ion bicacbonat có trong máu đóng một vai trò hệ đệm quan trọng. Những sự cân bằng khác nhau xảy ra ở phổi và huyết tương được trình bày dưới đây. Hãy chỉ ra các thứ tự những sự kiện xảy ra theo như kết quả của những hoạt tính sau bằng cách điền vào trong các ô trống những số thích hợp từ I đến VI : Các lựa chọn: I. Giảm hàm lượng CO2 trong huyết tương.

II. Giảm bicacbonat trong máu.

III. Tăng axit máu

IV.Tăng bicacbonat trong máu.

V. Tăng khí CO2 trong khí thở ra VI.Tăng kiềm máu a.Cá thể được thông khí cao độ do thở gấp:

b. Cá thể tiếp tục tập luyện căng thẳng:

Câu 6(2 điểm)Tuần hoàn 1. Erythropoietin (EPO) là hoocmôn có vai trò quan trọng trong sản sinh hồng cầu. Hematocrit (Hct) là một chỉ số trong xét nghiệm công thức máu thể hiện tỷ lệ phần trăm của thể tích hồng cầu so với thể tích máu. Bảng dưới đây thể hiện số liệu về hàm

3


của 6 mẫu xét nghiệm được đánh mã số lần ần lượt từ từ N°1 đến lượngEPO và chỉ số Hct củ N°6 và giới hạn củaa các chỉ ssố này ở người trưởng thành khỏe mạnh. Chỉ số

N°1

N°2

N°3

N°4

N°5

N°6

Giới hạn bình thường

EPO (IU)

1

1

10

12

150

150

9 - 11

Hct (%)

20

60

40

51

20

51

Nữ: 34 – 44

Nam: 37 - 48

mẫu xét nghiệm trên, có một người là vận động độ viên bơi lội Trong số những ngườii có m Olympic quốc tế, một người là bệnh nhân suy thận nặng, một người là bệnh nhân suy tủy

ên phát. Hãy cho biết kết quả xương và một người là bệnh nhân bbị bệnh đa hồng cầu nguyên ời này tương ứng với mẫu xét nghiệm nào (từ N°1 đến N°6). xét nghiệm của những ngườ Giải thích.

ự động ccủa tim ếch, người ta dùng chỉ tiến hành 3 nút thắt như Thí 2. Đểchứng minh tính tự ủa tim, hãy xác định nghiệm thắt nút củaa Stannius (hình dưới). Dựa vào tính tự động của kết quả của thí nghiệm và giải thích.

Câu 7(2 điểm)Bài tiết, t, cân b bằng nội môi

chế độ ăn bình thường thì những người có chế độ ăn mặn 1. So với những ngườii có ch thường xuyên có hàm lượng renin trong máu thay đổi như thế nào? Giải thích.

ệnh ti tiểu đường, không ăn uống gì để đii xét nghiệm nghi máu. Khi xét 2. Một người không bị bệnh ấp. Bệnh B nhân đó rất nghiệm máu, bác sĩ thông báo nnồng độ glucagôn cao, nồng độ insulin thấp. lo lắng. Nếu em là bác sĩ, em ssẽ giải thích cho bệnh nhân đó như thế nào?

động vật Câu 8(2 điểm)Cảm ứng ở độ của 2 loại thuốc I và II tới quá trình truyền tin thần kinh Khi nghiên cứu tác động củ truyền là axêtincôlin, các nhà khoa học đã tiến hành ghi dòng điện quaxinap với chất dẫnn truyề

4


ởmàng sau xinap trước và sau khi sử dụng mỗi loại thuốc trong cùng một điều kiện kích thích. Đồ thị ở các hình 1, hình 2 và hình 3 thể hiện kết quả thu được. Biết rằng cơ chế của 2 loại thuốc trên là tác động lên hoạt động của kênh Ca2+ ở màng trước xinap hoặc tác động lên hoạt

động

của

enzim axêtincôlin

esteraza. Dựa vào các đồ thị trên hãy cho biết cơ chế tác động của mỗi loại thuốc. Giải thích. Câu 9(2 điểm)Sinh trưởng, phát triển, sinh sản ở động vật 1. Ở người, trong bệnh cường giáp (Badơđô), tại sao khi hoocmôn kích giáp (TSH) từ tuyến yên càng giảm tiết thì biến chuyển của bệnh càng nặng thêm? 2.Chu kì kinh nguyệt có sự tham gia của một số hoocmon. Một trong những hoocmon có những biến động về nồng độ được thể hiện trong hình bên đây: a. Cho biết đồ thị trên biểu hiện nồng độ hormone gì trong chu kì kinh nguyệt? Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự biến động của nồng độ hormone này theo sơ đồ trên. b. Khi hợp tử được tạo thành, cho biết sự thay đổi của nồng độ hormone này? Giải thích. Câu 10(2 điểm) Nội tiết 1. Trong một thí nghiệm, khi cắt bỏ tụy thì nồng độ các chất thay đổi như hình bên. Hãy giải thích tại sao có sự thay đổi này.

5


2. Bệnh nhược năng tuyến trên thận mãn tính ảnh hưởng như thế nào đến nồng độ hoocmôn giải phóng hướng tuyến trên thận (CRH), hoocmôn kích thích miền vỏ tuyến trên thận (ACTH) và hoocmôn cortizol trong máu? Giải thích. Câu 11(1 điểm)Phương án thực hành (Giải phẫu thực vật) Hình dưới đây mô tả cấu tạo của lá cây. Hãy điền vào các ghi chú từ 1 đến 7.

------------ Hết ---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:......................................................; Số báo danh:.........................

Người ra đề: Lê Thị Lương Vân Điện thoại: 0905495805. Email: lethiluongvan81@gmail.com

6


KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG NGÃI TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ KHIẾT

DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

…………………..

LẦN THỨ XII ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN SINH. KHỐI 11 (Hướng dẫn này gồm có 10 trang)

Câu 1(2 điểm)Trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng Ý 1.

Nội dung - Đường cong D mô tả sự thoát hơi nước qua tầng cutin

Điểm 0,25 đ

- Đường cong C mô tả sự thoát hơi nước qua lỗ khí - Giải thích: + Sự thoát hơi nước qua lỗ khí phụ thuộc vào hoạt động đóng mở lỗ khí. 0,25 đ Buổi trưa nắng gắt, nhiệt độ cao, tế bào lỗ khí mất nước nhiều nên đóng lại để hạn chế sự mất nước của cây nên cường độ thoát hơi nước giảm -> đường C + Sự thoát hơi nước qua tầng cutin ít hơn so với qua lỗ khí, hoàn toàn 0,25 đ phụ thuộc vào nhiệt độ. Vào buổi trưa, ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao, cường độ thoát hơi nước là mạnh nhất -> đường D. + Đường A và B cao hơn đường C nên ko phải đường thoát hơi nước 0,25 đ qua cutin. 2.

- Quát trình đồng hóa Nitơ ở TV gồm 2 giai đoạn:

0,25đ

+ Khử nitrat: ܱܰଷି → ܱܰଶି → NHସା (cần NADPH và FredH2). + Đồng hóa amoni: NHସା + cetoaxit (R-COOH) → axit amin. - Trời âm u, thiếu ánh sáng, cây không quang hợp, không sinh NADPH để biến đổi ܱܰଷି → ܱܰଶି . Không sinh FredH2 để biến đổi ܱܰଶି → NHସା . 0,25đ Dẫn đến dư thừa ܱܰଷି . - Trời lạnh, nhiệt độ thấp → hô hấp giảm ảnh hưởng đến chu trình Krebs 0,25đ → thiếu R – COOH, thiếu nguyên liệu đồng hóa amoni → dư thừa NHସା . 7


- Dư thừa NHସା và NOି ଷ có thể gây ngộ độc cho người khi sử dụng.

0,25đ

Câu 2: (2 điểm) Quang hợp Ý 1.

Nội dung a. Nhận định trên là đúng vì:

Điểm 0,25 đ

- Cây C3 chỉ có một loại lục lạp giống nhau ở các tế bào thịt lá. Cây C4 có hai loại lục lạp, lục lạp ở tế bào mô giậu có thylakoid rất phát triển, ít hạt tinh bột; lục lạp ở tế bào bao bó mạch có thylakoid kém phát triển nhưng nhiều hạt tinh bột. - Tỷ lệ diệp lục a/b ở cây C3 luôn nhỏ hơn 3 trong khi ở cây C4 luôn lớn 0,25 đ hơn 3. b. Thí nghiệm kiểm chứng: - Dựa vào tỷ lệ diệp lục a/b: Tách chiết sắc tố của lá bằng một dung môi 0,25 đ hữu cơ, sau đó xác định hàm lượng diệp lục a và b, tính toán để xác định tỷ lệ diệp lục a/b và đưa ra kết luận. - Dựa vào đặc điểm giải phẫu: Cắt ngang lá để có được lát cắt thật 0,25 đ mỏng, xử lý mẫu để loại bỏ sắc tố, nhuộm mẫu bằng thuốc nhuộm thích hợp, quan sát tiêu bản bằng kính hiển vi, cây C4 có các tế bào bao bó mạch với nhiều hạt tinh bột nhuộm màu đậm, cây C3 không rõ màu. 2.

- Vận chuyển e vòng thực hiện tại PS1, con đường đi của điện tử giàu 0,5đ năng lượng như sau: từ P700 → chất nhận sơ cấp → ferredoxin (Fd)→ phức hệ cytochrome → plastocyanin → P700. - Sự tổng hợp ATP trong con đường vận chuyển điện tử vòng vẫn được thực hiện theo cơ chế hóa thẩm: Do sự xuất hiện gradient proton ở hai 0,25đ phía của màng thylacoid đã kích hoạt bơm proton hoạt động đẩy proton từ xoang trong thylacoid ra xoang ngoài (stroma), từ đó ATP được tổng hợp nhờ ATP synthase. - Cơ chế hóa thẩm thực hiện được là do trên màng có phức hệ plastoquinon (Pq) bơm H+ từ ngoài màng thylacoid vào xoang trong 0,25đ màng, tạo ra thế năng proton nhất định để thực hiện sự tổng hợp ATP. 8


Câu 3: (1 điểm) Hô hấp Ý

Nội dung Chỉ tiêu so

Điểm

Hô hấp hiếu khí

Hô hấp sáng

sánh Điều kiện

Không cần ánh sáng, cả

Khi cường độ ánh sáng

xảy ra

ngày và đêm.

cao, nhiệt độ cao…

Nguyên

Chủ yếu là glucozơ, sản

Axit glicolic sản phẩm của

liệu

phẩm của quá trình quang

quá trình oxi hóa RiDP

hợp trong lục lạp.

trong lục lạp.

Tạo ATP, không trực tiếp

Không tạo ATP, tạo axit

tạo axit amin, NH3.

amin, NH3.

Vị trí và

Xảy ra ở ti thể của mọi

Xảy ra ở lục lạp,

đối tượng

thực vật.

peroxixom, ti thể ở thực vật

Sản phẩm

0,25 đ

0,25 đ

C3 .

xảy ra Kết quả

0,25 đ

Có lợi, cung cấp năng

Có hại vì làm tiêu tốn sản

lượng cho các hoạt động

phẩm quang hợp và năng

sống của thực vật.

lượng mất dưới dạng nhiệt.

0,25 đ

Câu 4: (2 điểm) Sinh sản ở thực vật + Sinh trưởng và phát triển ở thực vật Ý 1.

Nội dung

Điểm

a. B thuộc nhóm auxin. Vì chất kích thích sinh trưởng thực vật gồm các 0,25 đ nhóm: auxin, giberelin , xitôkinin. Tuy nhiên chỉ có auxin mới có vai trò chủ đạo kích thích sự ra rễ . b. Vẽ được đồ thị tương tự hình dưới đây: 0,25 đ

9


0,25 đ c. – Có thể phối hợp auxin với chất điều hòa sinh trưởng thuộc nhóm xitôkinin kích thích sự phân chia tế bào, còn auxin lại kích thích sự phát sinh rễ và sinh trưởng tế bào. Khi phối hợp 2 chất này, sự hình thành rễ

0,25 đ

diễn ra nhanh và hiệu quả hơn. - Vai trò chính xác của xitôkinin: kích thích sự phân chia tế bào, kích thích sự sinh trưởng của chồi bên, làm chậm sự già của lá, xúc tiến sự vận động của các chất dinh dưỡng vào mô dự trữ, kích thích sự nảy mầm của hạt. 2.

- Đây là hiện tượng xuân hóa.

0,25 đ

-Bản chất: nhiều giả thuyết cho rằng: dưới tác động của nhiệt độ thấp, trong đỉnh sinh trưởng xuất hiện một “tác nhân xuân hóa” nào đó. Chất 0,25 đ đó được vận chuyển đến các bộ phận cần thiết và gây nên sự hoạt hóa, phân hóa gen cần thiết cho sự phân hóa mầm hoa ở trong đỉnh sinh trưởng của thân. - Ý nghĩa: trong thực tiễn được ứng dụng:

0,25 đ

+ Đã tạo ra hoa loa kèn trái vụ, ra hoa vào đúng dịp tết Nguyên đán, xử lí củ giống 5-8oC, từ 15 – 20 ngày, nếu nhiệt độ là 10oC thời gian ra hoa là 30 ngày. Đây là kỹ thuật của các vùng trồng hoa ở miền Bắc.

0,25 đ

+ Hầu hết các loại cây trồng, xử lý nhiệt độ thấp hoặc bảo quản nhiệt độ thấp cho hạt giống, củ giống đều có khả năng rút ngắn thời gian sinh trưởng, xúc tiến sự ra hoa nhanh và làm tăng năng suất, phẩm chất thu hoạch. Câu 5: (2 điểm) Tiêu hóa và hô hấp ở động vật Ý

Nội dung

10

Điểm


1.a.

Cơ chế tác động của thuốc - Thuốc C ức chế con đường (1) Con đường tín hiệu Secretin; vì bổsung 0,25 đ VIP gây tiết, Secretin không gây tiết, chứng tỏ thuốc C không ức chế sự xuất bào mà ức chế con đường tín hiệu của Secretin. - Thuốc A ức chế con đường (2) Con đường tín hiệu CCK; vì bổ sung VIP gây tiết, chứng tỏ thuốc A không ức chế sự xuất bào; Thuốc C ức 0,25 đ chế con đường tín hiệu Secretin, do đó, A ức chế con đường tín hiệu của CCK. - Thuốc D ức chế con đường (3) Con đường tín hiệu của VIP; vì bổ sung Secretin gây tiết, chứng tỏ thuốc D không ức chế sự xuất bào. A 0,25 đ ức chế con đường tín hiệu CCK, do đó, D ức chế con đường tín hiệu của VIP. - Thuốc B ức chế con đường (4) Sự xuất bào. Vì mỗi thuốc ức chế một con đường khác nhau, thuốc B ức chế con đường còn lại là sự xuất bào.

b.

0,25 đ

- Thuốc B gây ra thải cacbohydrat nhiều nhất theo con đường tiêu hóa vì: Tác dụng của thuốc B ức chế tiết amilaza mạnh nhất so với ba thuốc còn lại. Giảm tiết amilaza làm giảm tiêu hóa và hấp thu các chất cacbohydrat, dẫn đến tăng thải các chất cacbohydrat theo đường tiêu hóa.

2.a

-V I II VI

0,5đ

Thở gấp ->Tăng khí CO2 trong khí thở ra -> Giảm hàm lượng CO2 trong huyết tương ->Giảm CO2 máu làm giảm kết hợp với H2O để tạo H2CO3 nên giảm bicacbonat trong máu, tăng kiềm máu b

-IV III

0,5đ

Tập luyện căng thẳng sinh ra nhiều CO2 khuếch tán vào máu làm tăng nồng độ CO2 trong máu -> CO2 máu tăng kết hợp với H2O để tạo H2CO3 tăng bicacbonat trong máu, tăng axit máu Câu 6: (2 điểm) Tuần hoàn Ý 1.a.

Nội dung -Người xét nghiệm

Điểm Mã số mẫu xét nghiệm

11


Vận động viên bơi lội Olympic quốc tế

N°4

Bệnh nhân suy thận nặng

N°1

Bệnh nhân suy tủy xương

N°5

Bệnh nhân đa hồng cầu nguyên phát

N°2

Giải thích - Vận động viên bơi lội Olympic quốc tế có quá trình luyện tập thể lực

0,25đ

mạnh và lâu dài nên có hàm lượng EPO và số lượng hồng cầu trong máu cao hơn một chút so với mức bình thường (nên là mẫu N°2). Nguyên nhân là do khi luyện tập thể lực mạnh, lượng O2 trong máu giảm, tác động lên thận làm tăng tiết EPO, EPO sẽ kích thích tủy xương tăng tạo hồng cầu nên Hct tăng . - Ở người bị suy thận nặng, quá trinh sản xuất EPO sẽ giảm đáng kể, Do 0,25đ đó Hct cũng giảm mạnh (nên là mẫu N°2) - Ở người bị suy tủy xương, khả năng tạo hồng cầu giảm mạnh (tức Hct giảm mạnh).Khi số lượng hồng cầu giảm sẽ không cung cấp đủ nhu cầu O2 của cơ thể, do đó làm giảm nồng độ O2 máu, đây là kích thích tác động đến thận làm tăng tiết EPO(tức hàm lượng EPO tang mạnh) – mẫu 0,25đ N°2 - Ở người bị bệnh đa hồng cầu nguyên phát, số lượng hồng cầu trong máu nhiều (tức Hct tăng cao). Số lượng hồng cầu trong máu cao sẽ tác 0,25đ động đến thận, làm cho thận giảm tiết EPO (tức hàm lượng EPO Giảm )- mẫu N°2 2.

- Nút thứ nhất (giữa xoang tĩnh mạch và tâm nhĩ): xoang tĩnh mạch vẫn 0,25đ đập bình thường; tâm nhĩ và tâm thất ngừng đập một lúc rồi đập lại với nhịp chậm hơn xoang tĩnh mạch. - Nút thứ hai (giữa tâm nhĩ và tâm thất): tâm thất ngừng đập, sau đó đập 0,25đ lại với nhịp chậm hơn tâm nhĩ. -Do hạch xoang nhĩ là hệ thống trung tâm nơi phát ra xung tạo nhịp cho toàn bộ tim. Khi bị mất liên lạc với hạch tự động chính Remark ở xoang 12


tĩnh mạch thì tim sẽ ngừng đập.Nhưng sau đó tim đập trở lại nhờ có 0,25đ hạch tự động phụ Ludwig-Bidder nhưng với nhịp chậm hơn. - Nút thứ ba ở mỏm tâm thất (sau khi cởi bỏ hai nút trên): các bộ phận trên nút thắt của tim vẫn đập bình thường, phần dưới nút thắt của mỏm tâm thất là không đập. Do trong mỏm tim không có hạch tự động.

0,25đ

Câu 7:(2 điểm)Bài tiết, cân bằng nội môi Ý 1.

Nội dung

Điểm

Ăn mặn làm tăng huyết áp dẫn đến giảm tiết renin. - Ăn mặn gây tăng huyết áp là do: + Tăng nồng độ Na+ và Cl- trong máu và dịch kẽ, tăng áp suất thẩm thấu, 0,25 đ tăng giữ nước. + Máu ưu trương gây tăng tiết ADH, dẫn đến tăng tái hấp thu H2O ở 0,25 đ thận.

0,25 đ

+ Thần kinh giao cảm tăng cường hoạt động gây co mạch.

0,25 đ

- Huyết áp cao và ANP (được tiết ra do huyết áp cao) ức chế bộ máy quản cầu, làm giảm tiết renin. 2.

- Bệnh nhân đó không nên lo lắng vì: + Tham gia điều hòa lượng glucôzơ trong máu có sự tham gia của 2

0,25đ

hoocmôn ở tuyến tụy là: insulin và glucagôn. + Khi nồng độ glucôzơ trong máu cao thì tuyến tụy tiết insulin. Insulin

0,25đ

làm cho gan nhận và chuyển hóa glucôzơ thành glicôgen, đồng thời làm cho các tế bào của cơ thể tăng nhận và sử dụng glucôzơ→ nồng độ glucôzơ trong máu trở lại ổn định. + Khi nồng độ glucôzơ trong máu thấp thì tuyến tụy tiết glucagôn. Glucagôn chuyển hóa glicôgen ở gan thành glucôzơ → tăng glucôzơ 0,25đ trong máu. + Do bệnh nhân không ăn uống nên hàm lượng glucôzơ trong máu giảm. Hàm lượng glucôzơ trong máu sẽ được gan bù lại nhờ chuyển glicôgen dự trữ thành glucôzơ. Vì thế khi xét nghiệm máu thì cho kết quả là nồng độ glucagôn cao, nồng độ insulin thấp. 13

0,25đ


Câu 8: (2 điểm) Cảm ứng ở động vật Ý

Nội dung

Điểm

Cơ chế tác động của thuốc I làm tăng cường độ hoạt động kênh Ca2+ ở 0,5 đ màng trước xinap, của thuốc II là ức chế hoạt động của enzim axêtincôlin esteraza. - Giải thích: + Hình 2 cho thấy thuốc I không làm thay đổi thời gian xuất hiện dòng điện nhưng làm tăng hiệu điện thế ở màng sau xinap (từ 30 mV lên 70 0,5 đ mV), chứng tỏ thuốc I tác động theo cơ chế tăng cường hoạt động kênh Ca2+ ở màng trước xinap. + Khi kênh Ca2+ ở màng trước xinap tăng cường hoạt hóa, lượng Ca2+ đi vào chùy xinap tăng, dẫn đến làm tăng lượng axêtincôlin giải phóng ra 0,5 đ khe xinap. Kết quả là làm tăng dòng điện ở màng sau xinap. + Hình 2 cho thấy: thuốc II không làm thay đổi hiệu điện thế nhưng làm tăng thời gian xuất hiện dòng điện ở màng sau xinap (từ 10 ms lên 20 ms), chứng tỏ thuốc II tác động theo cơ chế ức chế hoạt động của enzim axêtincôlin esteraza. +Khi của enzim axêtincôlin esteraza bị ức chế thì quá trình phân hủy chất axêtincôlin ở khe xinap sẽ chậm lại, thời gian axêtincôlin gắn vào 0,5 đ thụ thể tương ứng trên màng sau xinap được kéo dài hơn, dẫn đến kéo

14


dài điện thế hưng phấn ở màng sau xinap. Câu 9(2 điểm)Sinh trưởng, phát triển, sinh sản ở động vật Ý

Nội dung

1.

- Bệnh Badơđô ở người là do tuyến giáp tiết ra tirôxin quá nhiều.

Điểm

Nguyên nhân tirôxin ở những bệnh nhân này tiết nhiều không phải do 0,5đ TSH từ tuyến yên tiết ra mà là do một globulin miễn dịch - TSI. - TSI có tác động giống như TSH, nó gắn vào thụ thể của tế bào tuyến giáp thay thế TSH làm cho tuyến giáp tăng tiết nhiều tiroxin lên gấp từ 0,5đ 5-15 lần bình thường trong khi lượng TSH từ tuyến yên tiết ra dần giảm đi. Do đó, khi lượng TSH từ tuyến yên tiết ra càng giảm tức lượng TSI tiết ra càng tăng dẫn đến tirôxin tiết ra càng nhiều, biến chuyển của bệnh càng nặng thêm. 2.

Hình trên biểu hiện sự thay đổi nồng độ hormone estrogen trong chu kì

a.

kinh nguyệt

0,25đ

Giải thích sự biến động của hormone -Trong chu kì kinh nguyệt, nồng độ estrogen thay đổi do dưới tác động của FSH, tế bào nang trứng tăng sinh, tế bào nang trứng tiết ra estrogen.

0,25đ

Khi lượng tế bào nang trứng tăng sinh càng nhiều, lượng estrogen càng nhiều (đỉnh số 1). -Sau khi rụng trứng, các tế bào nang trứng còn lại hình thành thể vàng,

0,25đ

dưới tác động của LH, thể vàng tiết estrogen (đỉnh 2) .

Nếu hợp tử được tạo thành: nồng độ estrogen duy trì ở mức cao

b.

Giải thích: Hợp tử được tạo thành, nhau thai tiết HCG, duy trì thể vàng,

0,25đ

thể vàng duy trì tiết estrogen và progesteron. Câu 10(2 điểm)Nội tiết Ý

Nội dung

15

Điểm


1.

0,25đ

Cắt tụy → thiếu hụt insulin:

+ Insulin kích thích các tế bào hấp thu glucozo từ máu, làm chậm phân 0,25đ giải glycogen trong gan… Thiếu insulin→ glucozo tăng. + Insulin ức chế hoạt động của lipase -enzyme giúp thủy phân triglyceride đã dự trữ ở tế bào mỡ. →ức chế giải phóng axit béo tự do. 0,25đ Thiếu insulin→ thủy phân triglyceride dự trữ→ acid béo và glycerol →máu →nồng độ axit béo tự do tăng. + Thiếu insulin→ tăng axit béo → quá trình oxi hóa axit béo nhanh,giải

0,25đ

phóng ra một lượng lớn acetyl-CoA, chuyển thành axit acetoacetic → axit acetoacetic máu tăng. 2.

- Bệnh nhược năng tuyến trên thận mãn tính dẫn đến nồng độ các 0,25đ hoocmôn CRH, ACTH trong máu tăng và nồng độ cortizol trong máu giảm. - Do nhược năng tuyến, các tế bào tuyến thượng thận hoạt động yếu, 0,25đ giảm dần sản sinh và tiết cortizol vào máu. -Theo cơ chế điều hòa ngược âm tính, nồng độ cortizol trong máu thấp 0,25đ làm giảm tín hiệu ức chế lên vùng dưới đồi và tuyến yên.

0,25đ

-Vì vậy, vùng dưới đồi và tuyến yên tăng sản sinh và bài tiết các hoocmôn CRH và ACTH tương ứng vào máu. Câu 11(1 điểm)Phương án thực hành (Giải phẫu thực vật) Ý

Nội dung

Điểm

1. Tế bào mô giậu. 3. Khí khổng

Đúng 3

2. Khí khổng4. Lớp cutin 5. Lớp biểu bì trên

ý 0,5đ

6. Gân bên chứa mạch dẫn có các tế bào nhu mô bao quanh 7. Lớp biểu bì dưới

………………………..HẾT……………………

16


TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN TỈNH BÌNH ĐỊNH

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ĂM 2019 LẦN THỨ XII, NĂM

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT (Đề thi gồm 11 câu, 08 trang)

ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC 11 Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)

dưỡng khoáng Câu 1: (2,0 điểm)Trao đổi nước và dinh d 1.Hình (A) cho thấy những thay đổi về độ ẩm tương đối của khí quyển vào các thời điểm khác nhau của ban ngày.Hình (B) cho thấy những thay đổi về áp suất trong xylem

ương ứng. của cây trong cùng thời điểm tương

a) Giải thích mối quan hệ giữa độ ẩm tương đối của khí quyển và áp suất trong xylem. b) Giải thích sự chênh lệch quan sát được giữa áp suất trong xylem ở đỉnh cây (ở lá) và phía dưới cùng của cây (ở rễ). 2.Hãy phân biệt hai con đường hấp thu nước ở rễ: con đường vô bào (apoplast) và con đường tế bào (symplast). Đai caspari và lớp tế bào nội bì có vai trò gì trong sự vận chuyển nước và muối khoáng Câu 2: (2,0 điểm) Quang hợp ở thực vật Bằng chứng đầu tiên thuyết phục nhất cho sơ đồ Z của quang hợp (sự vận chuyển electron trong hai quang hệ I và II) đến từ việc xác định trạng thái oxi hóa của các cytochrome ở tảo Chlorella dưới các chế độ chiếu sáng khác nhau. Sự chiếu sáng với ánh sáng ở 680 nm gây ra sự oxi hóa của các cytochrome (biểu thị bởi các đường đi lên trong hình A). Chiếu sáng thêm với ánh sáng ở 562 nm gây khử các cytochrome (biểu thị bằng Trang 1/8


các đường đi xuống ở hình A). Khi các ánh sáng bị tắt, cả hai hiệu ứng được đảo ngược (Hình A). Khi có mặt thuốc diệt cỏ DCMU (một chất ngăn chặn sự vận chuyển electron), không xảy ra sự khử ở ánh sáng 562 nm (Hình B).

ước sóng nào kích thích quang hệ I và bước sóng nào kích a) Trong tảo Chlorella, bư thích quang hệ II? Giải thích. b) Những kết quả này ủng hộ cho ý tưởng sơ đồ Z trong quang hợp (có hai quang hệ trong quang hợp và chúng được liên kết bởi các cytochrome) như thế nào? Giải thích. c)DCMU chặn sự vận chuyển electron ở phía nào của các cytochrome (phía gần PSI hơn hay phía gần PSII hơn)? Giải thích. Câu 3: (1,0 điểm) Hô hấp ở thực vật Trong hô hấp hiếu khí, chu trình Krebs gồm một chuỗi các bước nhỏ. Một trong những bước này là chuyển đổi succine thành fumarate bằng enzyme succinate dehydrogenase. a) Nêu vai trò của các enzyme dehydrogenase trong chu trình Krebs và giải thích ngắn gọn tầm quan trọng của vai trò này trong việc sản xuất ATP. b) Một nghiên cứu đã được tiến hành đối với các nồng độ khác nhau của các ion nhôm (Al3+)lên hoạt động của succinate dehydrogenase. Nồng độ enzyme và tất cả các

Trang 2/8


điều kiện khác được giữ không đổi. Biểu đồ dưới đây cho thấy kết quả của nghiên cứu này.

Dựa trên biểu đồ này, hãy mô tả ảnh hưởng của nồng độ Al3+ đến tốc độ tạo thànhfumarate và đề xuất lời giải thích cho điều này. Câu 4: (2,0 điểm) Sinh trưởng và phát triển ở thực vật 1.Năng suất kinh tế cây trồng là khối lượng sinh khối tích lũyy trong các bộ phận của

ư: củ, quả, thân, bắp, hạt... Có thể sử dụng chất điều hòa sinh cây mà con người sử dụng như: năng suất kinh tế của cây cà chua, cây lúa, cây mía? Giải trưởng chủ đạo nào để nâng cao nă thích. 2.Hình bên mô tả mô hình ưu thế ngọn ở cây nguyên vẹn và cây bị cắt bỏ ngọn. Tiếp theo, với mỗi cây là mô tả mô hình nảy chồi và sinh trưởng do chúng có liên quan tới điều chỉnh bởi Auxin (IAA) và đường (sugar). Ở mỗi chồi nách, độ rộng của đường liền chỉ mức độ cao và đường đứt quãng chỉ mức độ thấp. a)Từ mô hình này, hãy giải thích tại sao sự cắt bỏ ngọn lại gây ra sự nảy chồi và sinh trưởng của chồi nách? Trang 3/8


b) Trong một thí nghiệm khác, 2,3,5-triiodobenzoic acid (TIBA) ức chế quá trình vận chuyển auxin. Nếu một hạt agar nhỏ chứa TIBA được đặt lệch tâm của một bao lá mầm nguyên vẹn thì bao lá mầm sẽ uốn cong về phía nào? Giải thích. Câu 5: (2,0 điểm) Tiêu hóa và hô hấp ở động vật 1.Phẫu thuật Bariatric(hay còn gọi là phẫu thuật giảm cân) là một thủ tục y tế làm giảm kích thước hay cắt bỏ một phần dạ dày và cho phép thức ăn đi vòng qua một phần của ruột non. Phẫu thuật thường được thực hiện khi những người béo phì đã thử không thành công nhiều cách để giảm cân và sức khỏe của họ bị tổn hại bởi cân nặng của họ. Có nhiều rủi ro liên quan đến phẫu thuật, nhưng nó giúp một số người giảm được một lượng cân nặng đáng kể và cuối cùng là cải thiện sức khỏe tổng thể của họ. Dựa trên sự hiểu biết của bạn về hệ tiêu hóa và dinh dưỡng, hãy giải thích một số sự thiếu hụt dinh dưỡng có thể xảy ra do kết quả của phẫu thuật này. 2.Một người bị tai nạn giao thông do cú ngã mạnh nên đã làm gãy một xương sườn. Đầu gãy của xương sườn xé một lỗ nhỏ trong các màng bao quanh phổi phải, khi đó thể tích phổi, dung tích sống, nhịp thở và độ sâu hô hấp thay đổi như thế nào? Giải thích. Câu 6 : (2,0 điểm) Tuần hoàn 1.Trong một nghiên cứu về sự đáp ứng của hệ tim mạch với sự luyện tập thể dục, một người phụ nữ đáp ứng các tiêu chí nghiên cứu (từ 25 đến 40 tuổi, không dùng thuốc, cân nặng bình thường về chiều cao, huyết áp bình thường) được chọn để nghiên cứu. Các thông số đối chứng (trước luyện tập thể dục) về huyết áp, nhịp tim và PO2 động mạch và tĩnh mạch; thể tích tâm thu của cô ta được xác định. Sau đó người phụ nữ này đi trên một máy chạy bộ trong thời gian 30 phút với vận tốc 3 dặm/giờ. Huyết áp và nhịp tim của cô được theo dõi liên tục, và PO2 động mạch và tĩnh mạch của cô được đo vào cuối giai đoạn tập thể dục (Bảng dưới đây) Thông số Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm trương Nhịp tim Thể tích tâm thu PO2 động mạch PO2 tĩnh mạch

Đối chứng (trước luyện tập) 110 mm Hg 70 mm Hg 75 nhịp/phút 80 mL 100 mm Hg 40 mm Hg

Khi luyện tập thể dục 145 mm Hg 60 mm Hg 130 nhịp/phút 110 mL 100 mm Hg 25 mm Hg Trang 4/8


a) Lưu lượng timcủa người này trong giai đoạn trước và trong khi tập thể dục tương ứng là bao nhiêu? Trong hai yếu tố góp phần vào lưu lượng tim, yếu tố nào góp phần lớn hơn vào việc tăng lưu lượng tim được thấy khi tập thể dục, hay các yếu tố này có tác dụngnhư nhau? b) PO2 động mạch và tĩnh mạch được đo trước và sau khi tập thể dục. Giải thích tại sao PO2 tĩnh mạch giảm nhưng PO2 động mạch thì không. 2.Dị tật tim bẩm sinh là các bệnh phổ biến, chiếm tới 0,4 – 0,8% trẻ sinh ra. Hình dưới đây thể hiện của 2 loại dị tật tim bẩm sinh phổ biến.

Chú thích: RA: tâm nhĩ phải RV: tâm thất phải; LA: tâm nhĩ trái; LV: tâm thất trái; PA: động mạch phổi; AO: động mạch chủ. a) Tại sao những người bị dị tật loại (1) có thành tim bên phải dày? b) Tại sao cơ thể bệnh nhân bị dị tật loại (2) phát triển không cân đối: phần trên (2 tay, cổ) to khỏe, trong khi phần dưới cơ thể (mông, 2 chân) lại nhỏ và mảnh khảnh? Câu 7: (2,0 điểm)Bài tiết, cân bằng nội môi 1. Một người do ăn mặn và uống nước nhiều nên cơ thể đã tiếp nhận một lượng NaCl và H2O vượt quá nhu cầu của nó. Hãy cho biết ở người này: a) Huyết áp, thể tích dịch bào và thể tích nước tiểu có thay đổi không? Vì sao? b) Hàm lượng renin, aldosteron trong máu có thay đổi không? Vì sao? 2.Chất S có tác dụng ức chế đặc hiệu sự bài tiết của các ion H+ ở các tế bào ống ủa chất S trong mối liên quan với cân bằng nội môi, thận. Để nghiên cứu tác dụng này ccủa

chuột thí nghiệm đã được tiêm chất S với liều có tác dụng. Hãy cho biết ở chuột được tiêm với chất S như trên thì các thành phần sau (a - d) thay đổi như thế nào? Giải thích. a) Thể tích nước tiểu. b) Nồng độ của ion HCO3- trong máu. Trang 5/8


c) Nồng độ của ion K+ trong máu. d) Nồng độ của ion H2PO4– trong nước tiểu. Câu 8: (2,0 điểm) Cảm ứng ở động vật

ron M trực tiếp nhận tín hiệu từ ba tận cùng thần kinh a, c, d 1.Hình A cho thấy nơron và nhận tín hiệu gián tiếp từ tận cùng thần kinh b. Cơ vân X nhận tín hiệu thần kinh từ nơron M.Hình B cho thấy các điện thế sau xinap khác nhau ghi được ở nơron M sau khi kích thích riêng lẻ các tận cùng a, c và kích thích đồng thời b và c; a và d.

Hình A

Hình B

a) Nếu kích thích đồng thời lên ba đầu tận cùng a, b và c thì cơ X có co không ? Tại sao ? b) Nếu kích thích với tần số cao và đồng thời lên hai đầu tận cùng b và d thì cơ X có co không ? Tại sao ? 2. Trong một thí nghiệm, một nhà khoa học đã tách và nuôi một tế bào thần kinh (nơron) trong một môi trường nuôi tiêu chuẩn. Ông ấy đã đo điện thế nghỉ của sợi trục,

sau đó kích thích sợi trục và đo điện thế hoạt động của nó (Kết quả 1). Tiếp theo, ông ấy đã làm lại thí nghiệm một số lần, mỗi lần với một môi trường nuôi

tiêu chuẩn có thay đổi một số thành phần khá khácc nhau và ghi lại được các kết quả 2, 3, 4 và 5. Kết quả của các thí nghiệm được thể hiện ở bảng sau. Kết quả 1 2 3 4 5

Điện thế nghỉ (mV) –70 –70 –60 –70 –80

Điện thế hoạt động (mV) +40 +50 +40 +30 +40

Trang 6/8


Hãy cho biết với mỗi trường hợp sau, điện thế nơron ghi được ở kết quả nào? Giải thích. a) Nếu môi trường tiêu chuẩn được bổ sung một chất làm giảm tính thấm của màng nơron với ion K+. b) Nếu môi trường tiêu chuẩn có nồng độ ion Na+ thấp hơn bình thường. c) Nếu môi trường tiêu chuẩn có nồng độ ion K+ cao hơn bình thường. d)Nếu môi trường tiêu chuẩn chứa một chất tăng tính thấm của màng với ion Cl–. Câu 9: (2,0 điểm) Sinh trưởng, phát triển, sinh sản ở động vật

l ợng estradiol và progesterone trong máu thấp hơn 1.Một phụ nữ 25 tuổi có hàm lư so với bình thường. Kiểm tra cho thấy vùng dưới đồi của người phụ nữ này hoạt động bình thường nhưng lại có bất thường ở hoạt động tuyến yên hoặc ở hoạt động buồng trứng. Nêu hai phương pháp để xác định được chính xác nguyên nhân gây ra sự giảm hàm lượng hoocmon sinh dục ở người phụ nữ này là do rối loạn hoạt động tuyến yên hay rối loạn hoạt động buồng trứng. Giải thích. 2.Biểu đồ dưới đây biểu thị sự tăng và giảm của hormone tuyến yên và buồng trứng trong chu kỳ buồng trứng ở người. a) Xác định từng loại hormone (A – D) và các sự kiện sinh sản mà mỗi loại có liên quan (P – S). Đối với A – D, chọn trong số các hormone sau: estrogen, LH, FSH và progesterone. b) Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự biến động của nồng độ hormone B theo sơ đồ trên? c) Bên phải của biểu đồ này sẽ thay đổi như thế nào nếu có thai? Những hormone nào khác chịu trách nhiệm gây nên sự thay đổi này? Câu 10: (2,0 điểm) Nội tiết Trang 7/8


1.Lượng glucocorticoid cao mãn tính, được gọi là hội chứng Cushing, có thể gây béo phì, yếu cơ, và trầm cảm. Hoạt động quá mức của tuyến yên hoặc tuyến thượng thận có thể là nguyên nhân. Để xác định tuyến nào có hoạt động bất thường ở một bệnh nhân cụ thể (bệnh nhân X), các bác sĩ dùng thuốc dexamethasone, một glucocorticoid tổng hợp ngăn giải phóng ACTH. Dựa trên biểu đồ dưới đây, hãy cho biết tuyến nào bị ảnh hưởng ở bệnh nhân X? 2.Trong một thí nghiệm, những con chuột được chia thành 3 lô. Một lô tiêm hoocmôn vùng dưới đồi CRH (hoocmôn kích thích tuyến yên sản sinh ACTH). Một lô tiêm TSH (hoocmôn kích thích tuyến giáp). Lô còn lại (đối chứng) tiêm dung dịch sinh lí. Sau hai tuần, người ta xác định khối lượng của một số tuyến nội tiết và khối lượng cơ thể của các lô chuột. Kết quả thu được như sau: Lô đối chứng

Lô TN 1

Lô TN 2

14,5 Tuyến yên (mg) 12,9 8,0 250,0 Tuyến giáp (mg) 250,0 500,0 75,0 Tuyến trên thận (mg) 40,0 40,0 275,0 Khối lượng cơ thể (g) 400,0 252,0 Lô TN 1 và lô TN 2 được tiêm loại hoocmôn nào? Giải thích kết quả thí nghiệm.

ng án thực hành (Giải phẫu thực vật) Câu 11: (1,0 điểm) Phương ây mô tả mặt cắt ngang cấu tạo sơ cấp của rễ cây mao lương l hoa Hai tiêu bản dưới đây vàng và thân cây hướng dương, cả hai cây này đều là thực vật hai lá mầm.

Trang 8/8


Hãy cho biết sự sắp xếp của xylem và phloem trong cấu tạo sơ cấp của thân và rễ ở thực vật hai lá mầm khác nhau như thế nào?Từ đó xác định tiêu bản nào là của thân và tiêu bản nào của rễ? ---------HẾT--------Người ra đề: Nguyễn Ngọc Cảnh (0358969708) ngoccanh10493@gmail.com

Trang 9/8


TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN TỈNH BÌNH ĐỊNH

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ XII, NĂM 2019

HDC ĐỀ THI ĐỀ XUẤT (HDC gồm có 09 trang)

Câu 1

ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC 11 Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)

Ý

Nội dung

Điểm

1.a) – Độ ẩm tương đối càng thấp → áp suất trong xylem càng âm (càng

0,25

giảm). – Khi độ ẩm tương đối của khí quyển thấp → thoát hơi nước nhiều từ lá

0,25

(các tế bào thịt lá) → thế nước trong lá (trong các tế bào thịt lá) trở nên thấp hơn → càng nhiều nước di chuyển từ xylem vào các tế bào thịt lá → sự chênh lệch (gradient)thế nước giảm → tạo nên áp suất âm (áp suất giảm) trong các các xylem. 1.b) – Áp suất âm tăng dần từ dưới lên do lực hút từ lá tạo áp suất âm và lực

0,25

đẩy từ rễ triệt tiêu áp suất âm. – Lực hút từ lá mạnh nhất ở phía trên ngọn, giảm dần xuống dưới trong

0,25

khi lực đẩy từ rễ mạnh nhất ở dưới, giảm dần lên trên → Ở rễ, áp suất âm bé nhất, ở lá áp suất âm lớn nhất. 2

– Phân biệt hai con đường vô bào và tế bào Đặc điểm

Con đường vô bào

Con đường tế bào

Con đường

Nước đi qua khoảng trống

Nước đi qua tế bào chất,

đi

giữa thành tế bào với màng

qua không bào, sợi lien

sinh chất, các khoảng gian

bào, qua tế bào nội bì rồi

0,25

bào đến lớp tế bào nội bì thì vào mạch gỗ của rễ xuyên qua tế bào này để vào mạch gỗ của rễ Tốc độ

Tốc độ di chuyển của nước

Tốc độ di chuyển của

dòng nước

nhanh

nước chậm do gặp lực cản

0,25

của keo chất nguyên sinh ưa nước và các chất tan Trang 1/9


khác Kiểm soát

Các chất khoáng hòa tan

chất hòa tan không được kiểm soát chặt chẽ

0,25

Các chất khoáng hòa tan được kiểm tra bằng tính thấm chọn lọc của màng sinh chất

0,25

– Vai trò: Đai caspari được cấu tạo bằng suberin, là chất không thấm nước nên ngăn không cho nước và các chất khoáng hòa tan đi qua phần gian bào. Do vậy, đai caspari cùng lớp tế bào nội bì kiểm soát các chất hòa tan và lượng nước đi vào mạch dẫn, ngăn không cho nước đi ngược trở lại. 2

a)

– Vì sự kích thích bởi ánh sáng 680 nm sẽ tách các electron khỏi các

0,25

cytochrome, gây ra quá trình oxy hóa của chúng → ánh sáng 680nm phải kích thích PS I (vận chuyển các electron từ cytochrome đến NADP+). – Sự kích thích tiếp theo bởi ánh sáng 562nm làm cho các electron đi

0,25

vào các cytochrome (nhận electron) với tốc độ nhanh hơn trước, do đó làm cho chúng bị khử nhiều hơn. Do đó, ánh sáng 562nm phải kích thích PS II, giúp chuyển các electron từ nước đến các cytochrome. – Do đó, trong các loài tảo này, cũng như trong hầu hết các loài thực

0,25

vật, bước sóng dài hơn ưu tiên kích thích PS I và bước sóng ngắn hơn kích thích PS II. b)

Các kết quả này ủng hộ sơ đồ Z của quang hợp: – Các tác động khác nhau ở hai bước sóng gợi ra rằng có ít nhất hai

0,25

thành phần với sự đáp ứng khác nhau với các bước sóng ánh sáng. – Hai bước sóng có tác động trái ngược nhau lên trạng thái cân bằng

0,25

giữa sự oxi hóa và sự khử của các cytochrome (ánh sáng 680 gây oxi hóa và ánh sáng 562 nm gây khử). – Các tác động của hai bước sóng có thể bị phân tách bởi DCMU, chỉ ra

0,25

rằng hai quang hệ liên hệ với nhau qua các cytochrome. c)

– Những kết quả này chỉ ra rằng DCMU ngăn chặn sự vận chuyển điện

0,25

Trang 2/9


tử qua các cytochrome ở phía gần PS II. – Khi PSI bị kích thích bởi ánh sáng 680nm với sự có mặt của DCMU,

0,25

nó sẽ tách các điện tử ra khỏi cytochrome, gây ra quá trình oxy hóa của chúng. Tuy nhiên, với sự có mặt của DCMU, các electron không thể được chuyển vào các cytochrome bằng cách kích thích PS II bằng ánh sáng 562nm (không bị khử ở ánh sáng 562 nm). Hai trường hợp này chỉ ra rằng DCMU chặn sự vận chuyển điện tử rất gần đầu chuỗi cytochrome. 3

a)

– Enzyme dehydrogenase cung cấp H+ để khử NAD+ và FAD+ thành

0,25

NADH và FADH2. – Những chất này đóng vai trò là những chất cho điện tử trong chuỗi

0,25

chuyền điện tử tổng hợp ATP tại ti thể, cung cấp năng lượng cho sự tổng hợp ATP trong phosphoryl hóa oxi hóa theo cơ chế hóa thẩm. b)

– Tăng nồng độ ion nhôm từ 0 – 40 µmol làm tăng nhanh tốc độ tổng

0,25

hợp fumarate; 40 – 80µmol có tác động ít hơn (tốc độ tổng hợp fumarate tăng chậm hơn); 80 – 120 µmolkhông làm tăng tốc độ tổng hợp fumarate.

0,25

– Ion nhôm là cofactor của enzyme, điều chỉnh hình dạng của trung tâm hoạt động cho phù hợp với cơ chất → tăng hoạt tính của enzyme. Tuy nhiên, do nồng độ enzyme và nồng độ cơ chất không đổi nên tốc độ của phản ứng chỉ tăng đến một giới hạn nhất định. 4

1

– Cây cà chua cần tăng số lượng và khối lượng quả, do đó sử dụng

0,50

nhóm chất kích thích sinh trưởng auxin để tăng cường tỷ lệ đậu hoa, đậu quả, kích thước quả. – Cây lúa cần làm tăng số nhánh và khối lượng bông lúa, cần sử dụng

0,25

nhóm cytokinin để kích thích sự đẻ nhánh, làm chậm sự hóa già và tăng cường hoạt động của lá đòng để kéo dài thời gian quang hợp. – Cây mía cần tăng cường sinh trưởng thân, nên sử dụng nhóm

0,25

gibberellin để kích thích sinh trưởng chiều dài thân và lóng. 2.a) a) Mô hình này cho thấy ưu thế ngọn được duy trì ở cây nguyên vẹn chủ

0,25

yếu bởi sự hạn chế việc cung cấp đường cho chồi nách →Cắt bỏ ngọn Trang 3/9


sẽ gây ra tích lũy đường ở chồi nách → nảy chồi và sinh trưởng chồi nách. – Bao lá mầm sẽ uốn cong về phía có miếng agar.

0,25

– Giải thích: + Auxin được tạo ra ở chồi ngọn và vận chuyển phân cực hướng gốc.

0,25

+ Do TIBA ức chế quá trình vận chuyển của auxin nên auxin không di chuyển được xuống dưới → auxin phía hạt agar ở dưới sẽ ít → các tế

0,25

bào phía hạt agar sinh trưởng chậm hơn → bao lá mầm sẽ uốn cong về phía có hạt agar. 5

1

– Phẫu thuật này làm thay đổi cấu trúc vật lý và do đó làm ảnh hưởng

0,25

chức năng của dạ dày và ruột non → Nó có thể dẫn đến tiêu hóa không đầy đủ và kém hấp thu nhiều chất dinh dưỡng khác nhau như sắt, vitamin B12, folate và canxi,… – Sự tiêu hóa protein bắt đầu trong dạ dày và kết thúc ở ruột non, do đó

0,25

bỏ qua sự tiêu hóa ở dạ dày có thể làm giảm hiệu quả của sự tiêu hóa protein cũng như sự hấp thụ axit amin trong ruột non. – Yếu tố nội được tạo ra bởi các tế bào tuyến ở dạ dày (tế bào viền/tế

0,25

bào đỉnh) có tác dụng trong việc hấp thụ vitamin B12, do đó giảm kích thước dạ dày hoặc cắt bỏ một phần dạ dày sẽ dẫn đến sự thiếu hụt vitamin B12 → gây thiếu máu ác tính. – Dạ dày bị giảm kích thước sẽ hạn chế sự tiết HCl, không chỉ khó khăn

0,25

trong việc tiêu hóa thức ăn mà còn hạn chế khả năng chuyển hóa Fe3+ sang Fe2+, dạng sắt mà cơ thể hấp thu được, do đó hạn chế sự hấp thu sắt → gây thiếu máu. 2

– Một lỗ nhỏ trong màng phổi (bên phải) có thể làm cho khí đi vào giữa

0,25

lá thành và lá tạng của màng phổi → tràn khí màng phổi. – Khi tràn khí màng phổi làm mất lực âm, do tính đàn hồi phổi co nhỏ

0,25

lại dẫn đến thể tích phổi giảm. – Phổi co lại không còn khả năng đàn hồi (không dãn ra như trước) do

0,25

mất áp lực âm ở khoang màng phổi nên dung tích sống giảm. – Phổi co nhỏ lại dẫn đến giảm thông khí và trao đổi khí ở phổi, giảm

0,25 Trang 4/9


O2 và tăng lượng CO2 trong máu tác động trực tiếp và gián tiếp lên trung khu hô hấp làm tăng nhịp thở. 6

1.a) – Lưu lượng tim = Thể tích tâm thu × Nhịp tim

0,25

+ Trong giai đoạn đối chứng: lưu lượng tim = 80 mL/nhịp × 75 nhịp/phút = 6000 mL/phút (hoặc 6 L/phút) + Trong quá trình luyện tập thể dục: lưu lượng tim = 110 mL/nhịp × 130 nhịp/phút = 14300 mL/phút (hoặc 14,3 L/phút). – Để xác định xem thể tích tâm thu hay nhịp tim có đóng góp lớn hơn

0,25

vào việc tăng lưu lượng tim, ta cần xác định trong khi luyện tập thể dục, lưu lượng tim, thể tích tâm thu và nhịp tim thay đổi bao nhiêu phần trăm so với các giá trị đối chứng: + Lưu lượng tim tăng 8,3 L/phút (14,3 L/phút - 6 L/phút = 8,3 L/phút) hoặc cao hơn 138% so với giá trị đối chứng (14,3 L/phút : 6 L/phút = 1,38) + Thể tích tâm thu tăng từ 80 mL/nhịp lên 110 mL/nhịp, tăng 30 mL/nhịp, hoặc cao hơn 38% so với giá trị đối chứng. + Nhịp tim tăng từ 75 nhịp/phút lên 130 nhịp/phút, hoặc cao hơn 73% so với giá trị kiểm soát. → Do đó, sự gia tăng mạnh của lưu lượng tim do tăng thể tích nhịp tim và tăng nhịp tim, trong đó tăng nhịp tim là yếu tố quan trọng hơn. 1.b) – Để giúp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với O2, cơ xương và cơ

0,25

tim đã lấy thêm O2 từ máu động mạch → PO2 của máu tĩnh mạch thấp hơn bình thường (PO2 bình thường của máu tĩnh mạch là 40 mm Hg và PO2 tĩnh mạch PO2 khi luyện tập là 25 mm Hg). – Trong trường hợp này, mặc dù máu tĩnh mạch này có PO2 thấp hơn

0,25

bình thường, sự khuếch tán của O2 từ khí phế nang đủ nhanh để nâng PO2 lên giá trị động mạch bình thường (100 mm Hg). Máu này sau đó rời phổi qua các tĩnh mạch phổi, đi về tâm nhĩ trái sau đó là tâm thất trái và trở thành máu động mạch hệ thống → Do vậy, mặc dù PO2 bị giảm nhưng PO2 động mạch vẫn không thay đổi. 2.a) – Ở dạng dị tật thông liên nhĩ.

0,25 Trang 5/9


– Do không có vách ngăn hai tâm nhĩ nên máu từ tâm nhĩ trái có áp lực

0,25

cao hơn tâm nhĩ phải gây tăng áp lực lên tâm thất phải và động mạch phổi. Lâu dần thành tim bên phải tăng độ dày để chịu với áp lực cao hơn bình thường này. 2.b) – Dị tật hẹp động mạch chủ. – Dị tật này sẽ làm máu ứ đọng lại chỗ hẹp nên làm tăng áp lực máu các

0,25 0,25

động mạch chi trên và não bộ nhưng lại thiếu máu phần dưới cơ thể. Do đó, sẽ làm cơ thể bệnh nhân phát triển không cân đối: phần trên (2 tay, cổ) to khỏe, trong khi phần dưới cơ thể (mông, 2 chân) lại nhỏ và mảnh khảnh. 7

1.a) a) – Huyết áp, thể tích dịch bào tăng và lượng nước tiểu cũng gia tăng. – Lý do là ăn mặn và uống nhiều nước dẫn đến thể tích máu tăng làm

0,25 0,25

tăng huyết áp. Huyết áp tăng làm gia tăng áp lực lọc ở cầu thận dẫn đến làm tăng lượng nước tiểu. Huyết áp tăng cũng làm gia tăng thể tích dịch ngoại bào. 1.b) Hàm lượng renin và aldosteron trong máu không thay đổi (0,25 điểm)

0,50

vì renin và aldosteron được tiết ra khi thể tích máu giảm/huyết áp giảm. (0,25 điểm) 2

a) Chuột được tiêm chất S làm giảm bài tiết H+ ở tế bào ống thận →

0,25

giảm tái hấp thu Na+ ở tế bào ống thận → Na+ ở nước tiểu nhiều → tăng giữ nước →tăng thể tích nước tiểu. b) Tế bào ống thận bài tiết H+ và tái hấp thu HCO3- theo hai chiều

0,25

ngược nhau. Chất S làm giảm bài tiết H+, dẫn đến giảm tái hấp thu HCO3- vào máu. Thêm vào đó, vì sự bài tiết H+ giảm, nên H+ trong máu tăng, tăng đệm với HCO3- qua phản ứng H+ + HCO3-→ H2CO3, làm giảm HCO3- trong máu. c) Dòng di chuyển của ion Na+ và K+ ở tế bào ống thận là ngược chiều

0,25

nhau. Chất S làm giảm bài tiết H+ làm giảm tái hấp thu Na+. Do đó, dòng K+ đi ra dịch lọc (nước tiểu) giảm, làm tăng tích tụ K+ trong máu.

0,25

Trang 6/9


d) Chất S làm giảm bài tiết H+, làm giảm lượng H+ trong nước tiểu, giảm phản ứng đệm giữa H+ và HPO42- trong nước tiểu: H+ + HPO42-→ H2PO4–. Kết quả là nồng độ H2PO4- trong nước tiểu giảm. 8

1.a) – Nếu kích thích đồng thời lên các đầu tận cùng a, b và c thì cơ X không

0,25

co. – Giải thích: Hình B cho thấy kích thích đồng thời b + c không làm thay

0,25

đổi điện thế màng nơron M, kích thích vào a làm thay đổi điện thế màng nơron M nhưng chưa đạt ngưỡng. Do đó, kích thích đồng thời cả a, b và c không xuất hiện xung thần kinh trên nơron M nên không gây co cơ. 1.b) – Nếu kích thích với tần số cao và đồng thời lên hai đầu tận cùng b và d

0,25

thì cơ X có thể co. – Giải thích: Hình A và B cho thấy: + Tận cùng b chỉ gây tác động ức chế lên tận cùng c vì: kích thích vào c

0,25

gây thay đổi điện thế màng nơron M nhưng khi kích thích đồng thời b + c lại không gây thay đổi điện màng trên nơron M). + Tận cùng d gây tác động kích thích lên nơron M vì: kích thích đồng

0,25

thời a + d gây xuất hiện điện hoạt động trên nơron M. → Do đó, kích thích với tần số cao và đồng thời lên b và d làm xuất

0,25

hiện xung thần kinh lan truyền trên nơron M (hiện tượng cộng gộp thời gian), do đó có thể gây co cơ. 2.

a) Điện thế nơron thu được ở kết quả 3. Bổ sung chất làm giảm tính

0,25

thấm của màng nơron với in K+ làm giảm dòng ion K+ đi từ trong ra ngoài tế bào, làm giảm phân cực, hay điện thế nghỉ ít phân cực hơn (-60 mV so với -70 mV). b) Điện thế nơron thu được ở kết quả 4. Nếu trong môi trường tiêu

0,25

chuẩn có nồng độ ion Na+ thấp hơn bình thường, khi có kích thích lượng ion Na+ đi vào phía trong màng ít hơn bình thường, gây khử cực ít hơn bình thường, do đó, giá trí điện thế hoạt động thấp hơn bình thường (+30 mV so với +40 mV). c) Điện thế nơron thu được ở kết quả 3. Nếu trong môi trường tiêu

0,25

Trang 7/9


chuẩn có nồng độ K+ cao hơn bình thường, chênh lệch nồng độ K+ giữa hai bên màng giảm, làm giảm dòng ion K+ đi từ trong ra ngoài tế bào, làm giảm phân cực, hay điện thế nghỉ ít phân cực hơn (–60 mV so với –70 mV)

0,25

d) Điện thế nơron thu được ở kết quả 5. Tăng tính thấm của màng với ion Cl-, làm lượng ion Cl- đi từ ngoài vào phía trong màng nhiều hơn, làm tăng phân cực của điện thế nghỉ (-80 mV so với -70 mV). 9

1

- Phương pháp 1: Tiêm FSH và LH vào người bệnh và sau đó theo dõi

0,25

sự thay đổi nồng độ estradiol và progesterone máu. + Nếu nồng độ estradiol và progesterone máu tăng lên thì chứng tỏ

0,25

người này bị rối loạn hoạt động tuyến yên. + Nếu nồng độ estradiol và progesterone máu không đổi thì chứng tỏ người này bị rối loạn hoạt động buồng trứng. - Phương pháp 2: Đo hàm lượng FSH và LH trong máu của người bệnh.

0,25

+ Nếu nồng độ FSH và LH thấp hơn bình thường thì chứng tỏ người

0,25

này bị rối loạn hoạt động tuyến yên. + Nếu nồng độ FSH và LH cao hơn bình thường thì chứng tỏ người này bị rối loạn hoạt động buồng trứng. 2.a) A. FSH; B. estrogen; C. LH; D. progesterone

0,25

P. kinh nguyệt; Q. pha nang trứng; R. rụng trứng; S. pha thể vàng. 2.b) – Trong chu kì kinh nguyệt, nồng độ estrogen thay đổi do dưới tác động

0,25

của FSH, tế bào nang trứng tăng sinh, tế bào nang trứng tiết ra estrogen. Khi lượng tế bào nang trứng tăng sinh càng nhiều, lượng estrogen càng nhiều (đỉnh số 1). – Sau khi rụng trứng, các tế bào nang trứng còn lại hình thành thể vàng,

0,25

dưới tác động của LH, thể vàng tiết estrogen (đỉnh 2). 2.c) Nếu có thai, phôi sẽ tạo ra hCG (human chorionic gonadotropin), duy trì

0,25

thể vàng, giữ mức estrogen và progesterone cao. 10

1

– Ở người bình thường, tuyến yên tiết ACTH → kích thích tuyến

0,25

thượng thận tiết Glucocorticoid (cortisol) → phân giải protein và chất béo và chuyển hóa thành đường glucose. Trang 8/9


– Bệnh nhân X vẫn sản xuất quá nhiều cortisol mặc dù tuyến yên không

0,25

gửi tín hiệu (ACTH) đến tuyến thượng thận do bị dexamethasone chặn lại → Bệnh nhân này có tuyến thượng thận hoạt động quá mức. 2

– Lô 1 được tiêm TSH và lô 2 được tiêm CRH. Ở lô 1 tiêm TSH, TSH

0,25

tăng làm tăng khối lượng tuyến giáp (từ 250 mg lên 500 mg) và gây tăng tiết tiroxin. – Tăng tiroxin gây điều hòa ngược âm tính lên vùng dưới đồi làm giảm

0,25

tiết hoocmôn giải phóng CRH. Hoocmôn CRH giảm, làm tuyến yên giảm khối lượng (từ 12,9 mg xuống 8 mg). – Tăng tiroxin làm tăng tốc độ chuyển hóa, tăng sử dụng vật chất và

0,25

năng lượng, làm khối lượng cơ thể giảm (từ 400 g xuống 252 g). – Ở lô 2 tiêm CRH, CRH tăng làm tăng khối lượng tuyến yên (từ 12,9

0,25

mg lên 14,5 mg) và gây tăng tiết ACTH. – ACTH tăng cao làm tăng khối lượng. Tuyến trên thận (từ 40 mg lên 75 mg) và gây tăng tiết cortizol.

0,25

– Tăng cortizol làm tăng phân giải protêin và lipit, làm khối lượng cơ 11

thể giảm (từ 400 g xuống 275 g).

0,25

– Trong thân, mô dẫn sơ cấp được xếp với nhau thành các bó, có

0,25

xylem và phloem xếp chồng chất nhau. – Trong rễ, xylem và phloem không xếp thành kiểu bó mà xếp xen kẽ

0,25

giữa xylem và phloem hoặc xylem có thể dính với nhau ở trung tâm của trụ giữa thành một thể thống nhất. – Ở thực vật có hạt, xylem trong thân được phân hóa theo kiểu li tâm,

0,25

còn trong rễ thì phân hóa theo kiểu hướng tâm. → Hình a là tiêu bản của thân và hình b là tiêu bản của rễ.

0,25

(Nếu HS chỉ xác định được tiêu bản mà không phân biệt/giải thích thì không cho điểm)

---------HẾT--------Người ra đề: Nguyễn Ngọc Cảnh (0358969708) Trang 9/9


ngoccanh10493@gmail.com

Trang 10/9


HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

MÔN: SINH HỌC KHỐI 11. NĂM HỌC: 2018 - 2019

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN

Thời gian làm bài: 180 phút

QUẢNG TRỊ

(Đề này có 04 trang, gồm 11 câu)

Câu 1: (2 điểm) Trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng

a. Nhận định “Dòng mạch rây là dòng vận chuyển từ trên lá xuống” là đúng hay sai ? Giải thích. b. Trong một thí nghiệm người ta sử dụng lá của hai loài khác nhau với diện tích bề mặt và khối lượng lá bằng nhau. Các lá đều được đặt trong một phòng kín có cùng cường độ chiếu sáng và thời gian chiếu sáng như nhau. Trọng lượng của lá được ghi lại sau mỗi giờ. Kết quả thí nghiệm thể hiện ở đồ thị sau:

Khối lượng lá

Lá 1

Lá 2

Thời gian/giờ

Dựa vào đặc điểm cấu tạo của lá hãy giải thích kết quả thí nghiệm ?

1


Câu 2: (2 điểm) Quang hợp ở thực vật

a. Đánh dấu đồng vị phóng xạ 14C của CO2 và tiến hành thí nghiệm quang hợp ở một loài tảo sau đó chiết xuất các tế bào tảo và kiểm tra sự tích lũy phóng xạ của các hợp chất. Dựa vào chu trình Calvin thu gọn ở (a) hãy cho biết sự tích lũy phóng xạ ở đồ thị 1, 2, 3 tương ứng với các chất nào ? Giải thích tại sao có sự khác nhau đó ? 1

1

2

3 Tinh bột

Thời gian/phút

Hình a. Sơ đồ tóm tắt chu trình Canvin

Hình b. Mức độ tích lũy 14C của các chất

b. Trên cùng một cây lá mọc ở ngoài sáng và lá mọc trong bóng râm có màu sắc khác nhau. Hãy giải thích tại sao ? Câu 3: (1 điểm) Hô hấpở thực vật

Vì sao phải bón CO2 cho cây trong nhà lưới phủ nilon sau khi mặt trời mọc và ngừng bón sau khi mặt trời lặn khoảng 1-2h ? Câu 4: (2 điểm) Sinh trưởng, phát triển + Sinh sản ở thực vật

a. Người ta nhận thấy rằng các loại cây xanh mọc ở nơi thoáng đãng thường có nhiều nhánh ở suốt dọc thân cây. Nhưng cùng một loại cây ấy nếu mọc ở rừng rậm, thân có rất ít cành, các cành thấp nhất cũng cao cách mặt đất khoảng 20 – 30m. Dựa trên cơ chế tác động của các hocmôn, hãy giải thích tại sao các cành thấp hơn bị chết và gãy rụng ? Điều này có ý nghĩa gì đối với cây ? b. Trong quá trình tiến hóa, một bộ phận thực vật có hoa biến đổi cấu trúc để thích nghi với sự thụ phấn nhờ côn trùng. Tuy nhiên, sự hấp dẫn côn trùng đôi 2


khi có tác dụng ngược như côn trùng có thể ăn noãn. Hãy đưa ra 2 xu hướng tiến hóa chung để thực vật có thể ngăn chặn vấn đề này xảy ra ? Câu 5: (2 điểm) Tiêu hóa và hô hấp ở động vật

a. Giải thích ngắn gọn tại sao từng nhân tố sau đây có thể cản trở quá trình trao đổi khí: A. Da một con đất bị khô khi nó phơi mình trên mặt đất. B. Nông dân xịt một chất dầu dưới dạng sương lên cây ăn quả đã trồng để diệt côn trùng. C. Khí CO trong khói thuốc lá chiếm chỗ của O2 trong các phân tử hemoglobin. D. Về mùa hè, khi nước trong ao cá nóng lên thì làm giảm nồng độ O2 hòa tan trong nước. b. Tăng nhịp thở là một triệu chứng bị ngộ độc bởi các chất có tính axit như aspirin. Giải thích tại sao dùng aspirin quá liều có thể tăng nhịp thở, và tại sao tăng nhịp thở dễ dẫn đến tai biến chết người. Câu 6: (2 điểm) Tuần hoàn

a. Một người bị mất một lượng máu người ta kiểm tra thấy huyết áp không đổi ? Vì sao ? b. Tại sao khi chạy nhanh, mặt thường đỏ bừng, mồ hôi ra nhiều và thở gấp ? Câu 7: (2 điểm) Bài tiết, cân bằng nội môi

a. Một loại thuốc lợi tiểu được chỉ định trong điều trị các bệnh liên quan đến thận. Hãy cho biết thuốc này hoạt động như thế nào để cơ thể tăng bài tiết nước tiểu b. Hãy cho biết những vấn đề mà cá hồi phải đương đầu và cách giải quyết của chúng khi chúng sống ở biển và di cư vào vùng nước ngọt để đẻ trứng ? Câu 8: (2 điểm) Cảm ứng ở động vật

a. Dựa vào hiểu biết về cơ chế dẫn truyền xung thần kinh qua xinap hãy giải thích tại sao khi ta kích thích với cường độ mạnh và tần số cao lên nhánh dây 3


thần kinh não số 10 đến tim (dây phó giao cảm đến tim) thì tim ngừng đập 1 thời gian ngắn, sau đó tim lại đập trở lại với nhịp đập như cũ mặc dù lúc đó nhánh dây thần kinh não số 10 vẫn đang bị kích thích? b. Xinap có 2 loại: xinap hóa học và xinap điện. Tại sao đại bộ phận các xinap ở động vật là xinap hóa học ? Câu 9: (2 điểm) Sinh trưởng, phát triển, sinh sản ở động vật

a. Tại sao nhiệt độ xuống thấp (trời rét) lại có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật biến nhiệt và hằng nhiệt ? b. Thuốc tránh thai là một tổ hợp các hoocmon nào ? Tổ hợp các hoocmon này tác động như thế nào để tránh thai. Điều này có gì tương tự với các sự kiện xảy ra khi phụ nữ mang thai ? Câu 10: (2 điểm) Nội tiết

Một số hoocmon như insulin hầu như có hiệu quả tác động ngay đến tế bào đích. Một số khác như hoocmon sinh sản có thể phải mất hàng giờ thậm chí hàng ngày để hoạt động. Hãy giải thích tại sao có sự khác nhau về thời gian tác động của hoocmon đến các tế bào đích ? Câu 11: (1 điểm) Phương án thực hành

Hình dưới đây là lắt cắt ngang qua lá của một loài thực vật. Hãy cho biết: a. Loại thực vật này có thể tìm thấy ở môi trường nào ? Thuộc nhóm thực vật nào ? b. Khí khổng có ở mặt nào của lá ? Tại sao? ………………Hết…………………… Người ra đề: Hồ Thị Phương Oanh SDT: 0947445357

4


5


TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN

QUẢNG TRỊ

MÔN: SINH HỌC - KHỐI 11.

(Đáp án gồm 8 trang)

NĂM HỌC: 2018 - 2019

Câu 1

ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM CHẤM

Nội dung cần đạt

Điểm

a. - Sai.

0.25

- Dòng mạch rây có thể vận chuyển từ trên lá xuống hoặc từ dưới lên phụ thuộc vào vị trí cơ quan sản xuất hay cung 0.25 cấp đường và cơ quan dự trữ hoặc tiêu thụ đường. - Nhưng luôn chảy từ nguồn đường đến bồn chứa hoặc nơi 0.25 tiêu thụ. - Mỗi mạch libe luôn có một đầu nguồn và một đầu bồn 0.25 chứa, hai đầu này có thể đổi chức năng cho nhau theo mùa hoặc theo giai đoạn phát triển của cây một cách linh hoạt. b. - Sau 5h khối lượng lá 1 giảm nhanh hơn so với lá 2 điều 0.25 này chứng tỏ cường độ thoát hơi nước của lá 2 nhanh hơn lá 1. Giải thích:

0.25

- Lá 1 có tầng cutin dày hơn lá 2

0.25

- Lá 2 có số lượng khí khổng nhiều hơn lá 1

0.25

- Lá 1có khí khổng tập trung nhiều ở mặt dưới làm hạn chế quá trình thoát hơi nước. 2

a. 1- saccarose

0.25

2- tinh bột 3- PGA 1


Giải thích: - Đồ thị 3 là 3 –PGA là đường đầu tiên được phát hiện có 0.25 đánh dấu phóng xạ do sự kết hợp CO2 với RuBP tạo thành hợp chất có 6C, chất này không bền và bị phân hủy tạo thành 2 phân tử 3C. Tuy nhiên, lượng 3 –PGA giảm nhanh do một phần dùng để tái sinh chất nhận, một phần dùng để tổng hợp tinh bột và saccarose. - Đồ thị 3 là saccarose: Chất này được trong hợp trong tế 0.25 bào chất của các tế bào có chứa lục lạp, sau đó được vận chuyển đến các cơ quan khác thông qua mạch rây để tạo năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào nên mức độ tích lũy 14C là lớn nhất.

0.25

- Đồ thị 2 là tinh bột: Chất này được tổng hợp và tích lũy ngay trong lục lạp. Đây là cacbohydrat dự trữ nên mức độ tích lũy 14C thấp hơn so với saccarose. b. - Lá mọc ở nơi nhiều ánh sáng có màu nhạt vì số lượng 0.25 diệp lục ít, tỉ lệ diệp lục a cao hơn. - Lá mọc ở nơi ít ánh sáng có màu đậm hơn vì số lượng diệp lục nhiều, tỉ lệ diệp lục b cao hơn.

0.25

Giải thích do sự thích nghi trong quá trình quang hợp - Khi cường độ ánh sáng mạnh, lá mọc ở nơi có ánh sáng 0.25 nhiều có cường độ quang hợp cao hơn vì nhiều diệp lục a có khả năng hấp thụ tia sáng có bước song dài (tia đỏ). - Khi cường độ ánh sáng yếu thì cường độ quang hợp ở lá 0.25 mọc phía trong bóng râm cao hơn vì diệp lục b nhiều có khả năng hấp thụ ánh sáng có bước song ngắn (tia xanh

2


tím) 3

- Trong khu vực có che phủ nilon mỏng, sự lưu thông khí 0.5 bị cản trở, lượng CO2 bị hao hụt sau khi cây quang hợp. Do đó nồng độ CO2 sẽ giảm xuống thấp. Vì vậy, để tăng cường độ quang hợp cần bón thêm CO2. - Ban đêm cây không quang hợp, quá trình hô hấp lớn cây lấy O2, thải CO2. Nhưng khi nồng độ CO2 quá cao sẽ làm 0.5 ức chế hô hấpvì vậy ban đêm không bón CO2 => Phải bón CO2 cho cây sau khi mặt trời mọc khoảng 30 phút và ngừng bón khi mặt trời lặn khoảng 1-2h để tăng cường độ quang hợp.

4

a. - Do sự thay đổi tỷ lệ nồng độ etylen/auxin

0.25

- Lá đang phát triển sản sinh ra nhiều auxin nhưng trên các

0.25

cành trong bóng râm, lá giảm cường độ quang hợp nên kém phát triển dần dần sản xuất auxin giảm và ngừng hẳn. - Auxin giảm, tỉ lệ etylen/auxin tăng, etylen khởi động sự già hóa của tế bào và kích thích hình thành tầng rời làm cho 0.25 các cành này già nhanh, khô và gãy rụng. - Đối với các cành mọc ở nơi thoáng đãng, nhiều ánh sáng, tỷ lệ auxin/etylen chiếm ưu thế nên cành sẽ nhiều suốt dọc thân cây. b. - Sự chọn lọc và phát triển các dạng lá noãn che kín noãn

0.5

và sự hình thành bầu noãn nằm chìm trong đế hoa - Cấu trúc hoa thay đổi chỉ thu hút một loại côn trùng thích hợp tới thụ phấn 5

a. 3

0.5


A. O2 và CO2 không thể tự do đi qua màng tế bào, nhưng 0.25 các phân tử O2 và CO2 khi hòa tan trong nước lại khuếch tán dễ dàng. Do đó, bề mặt trao đổi khí luôn ẩm ướt. Vì vậy, khi da khô sẽ cản trở quá trình trao đổi khí. B. O2 không thể dễ dàng khuếch tán từ không khí vào máu. 0.25 Các loại dầu bít các lỗ thở vào khí quản của côn trùng, làm côn trùng bị ngạt. C. CO có ái lực lớn với Hb hơn O2 nên khi nó chiếm chổ 0.25 làm cho một số lượng Hb không vận chuyển O2 mà vận chuyển CO, thiếu sắc tố vận chuyển khí. D. Khi O2 trong hồ nước giảm, chênh lệch nồng độ O2 0.25 trong máu và môi trường giảm làm cho các động vật trao đổi khí trực tiếp qua da hoặc trao đổi khí qua mang khó khăn hơn. b. - Dùng aspirin quá liều -> tăng H+ -> pH giảm -> kích thích trung khu hô hấp làm tăng nhịp thở và độ thở sâu. Điều này 0.5 thúc đẩy thải CO2 ra khỏi phổi nhiều hơn, làm giảm nồng độ H2CO3 trong máu và tăng độ pH. - pH giảm kích thích các thụ thể ở động mạch chủ và động mạch cảnh -> tăng nhịp tim để tăng máu giàu CO2 đưa đến 0.5 phổi để thải ra ngoài-> tăng áp lực máu tác dụng lên thành mạch -> dễ đứt mạch máu -> tai biến chết người 6

a. Cơ chế giữ huyết áp không đổi - Tim đập nhanh và mạnh do khi mất một lượng máu => huyết áp giảm, tác động lên thụ thể áp lực ở mạch máu → truyền về trung khu điều hòa tim mạch ở hành não → tăng

4

0.5


hoạt động của dây thần kinh giao cảm và kích thích tuyến

0.5

thượng thận tiết adrenalin - Tăng tiết Renin: Thận tăng tiết renin kích thích angiotensinogen

tạo

thành

angiotensin.

Đến

lượt

angiotensin kích thích vỏ thượng thận tiết aldosteron. Aldosteron tăng tái hấp thu nước và ion Na+ ở tế bào mô ống thận làm tăng lượng nước trong cơ thể phục hồi huyết áp. Mặt khác, angiotensin gây co mạch máu làm tăng huyết áp. b. - Chạy nhanh làm cho việc co cơ tiêu tốn nhiều năng lượng 0.5 nên nhu cầu O2tăng và lượng CO2tạo ra lớn làm tăng nhịp thở để cung cấp đủ O2 cho nhu cầu hoạt động và tăng thải CO2 ra ngoài. - Nhiệt lượng sinh ra lớn nên mồ hôi ra nhiều góp phần 0.25 nhanh chóng làm mát cơ thể. - Mặt đỏ bừng do sự giãn mạch máu dưới da, cơ thể tăng 0.25 tỏa nhiệt vào môi trường. 7

a. - Giảm tiết ADH

0.25

- Giảm tiết Aldosteron

0.25

- Ức chế biến đổi angiotensinogen thành angiotensin, giảm lượng angiotensin

0.25

- Giảm tính thấm của ống thận với nước và ion Na+

0.25

b. - Ở nước mặn cá bị mất nước do thẩm thấu. Cá uống nước mặn và thải muối qua mang. Thận cá tăng cường giữ nước và bài tiết muối 5

0.5


- Ở nước ngọt, cá thu nhận nước do thẩm thấu. Do thận cá thải nhiều nước tiểu nên mất một số muối. Do đó mang và

0.5

ống tiêu hóa của cá thu nhận một số muối để bù lại lượng muối đã mất nhằm tăng áp suất thẩm thấu. 8

a. - Vì mới đầu axetincolin được giải phóng ở xinap thần kinh 0.5 – cơ tim làm mở kênh K+ ở màng sau xinap dẫn đến giảm khả năng tạo ra điện hoạt động ở cơ tim nên tim ngừng đập. - Do bị kích thích với tần số cao nên axetincolin ở chùy xinap thần kinh-cơ tim bị cạn, không kịp tái tổng hợp, trong 0.5 khi đó axetincolin có ở màng sau đã bị enzim phân hủy nên mất tác dụng ức chế làm tim đập trở lại nhờ tính tự động b. Vì loại xinap này có các ưu điểm sau: - Việc truyền tin dễ được điều chỉnh hơn so với xinap điện, 0.25 nhờ điều chỉnh được chất truyền tin được tiết vào khe xinap. - Ngoài ra, mức độ đáp ứng tín hiệu ở màng sau xinap cũng dễ được điều chỉnh hơn.

0.25

- Dẫn truyền xung thần kinh chỉ theo một chiều từ màng trước xinap sang màng sau xinap, nên xung động chỉ truyền 0.25 theo một chiều từ cơ quan thụ cảm đến cơ quan đáp ứng. - Chất trung gian hóc học khác nhau ở mỗi xinap gây ra 0.25 đáp ứng khác nhau. 9

a. - Đối với động vật biến nhiệt: nhiệt độ xuống thấp (trời rét) 0.5 làm thân nhiệt của động vật giảm theo, thậm chí bị rối loạn; các hoạt động của động vật như sinh sản, kiếm ăn...cũng bị giảm. Vì thế, quá trình sinh trưởng và phát triển bị chậm 6


lại. - Đối với động vật hằng nhiệt: khi nhiệt độ môi trường 0.5 xuống thấp (trời rét), do thân nhiệt cao hơn so với nhiệt độ của môi trường nên động vật mất nhiều nhiệt vào môi trường xung quanh. Để bù lại số nhiệt lượng đã mất, cơ chế chống lạnh được tăng cường, quá trình chuyển hóa ở tế bào tăng lên, các chất hữu cơ trong cơ thể bị oxi hóa nhiều hơn. Nếu không được ăn đầy đủ để bù lại các chất bị oxi hóa (tăng khẩu phần ăn so với ngày bình thường) thì động vật sẽ bị sút cân và dễ mắc bệnh, thậm chí có thể chết. Tuy nhiên, vào những ngày trời rét, nếu được ăn uống đầy đủ, động vật sẽ tăng cân do cơ thể tăng cường chuyển hóa và tích lũy các chất dự trữ để chống rét. b. - 2 hoocmon là estrogen và progesterone.

0.25

- Các hoocmon này ức chế tiết FSH và LH ức chế sự phát triển nang trứng và quá trình rụng trứng.

0.25

- Khi phụ nữ mang thai,nhau thai tiết ra HCG để duy trì thể vàng trong 2 – 3 tháng đầu. Sau đó, nhau thai ngừng tiết 0.5 HCG nên thể vàng tiêu biến, nhau thai thay thế thể vàng tiết prôgestêrôn và ơstrôgen để duy trì sự phát triển của niêm mạc tử cung. Khi mang thai, lượng prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu luôn cao nên ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên tiết GnRH, FSH, LH nên trong thời kì này không có trứng chín và rụng.

10

- Hoocmon hoạt động chậm lên tế bào đích thường là các 0.5 hoocmon có bản chất là steroid, các chất này có thể di 7


chuyển trực tiếp qua màng tế bào đích. Phân tử này liên kết với một protein bên trong tế bào chất của tế bào đích tạo thành phức hệ hoocmon – thụ thể. Phức hệ này đi vào nhân tế bào hoạt hóa các gen kích hoạt các yếu tố phiên mã và dịch mã tạo ra các protein đặc thù. Sự tác động của hoocmon này đến tế bào đích chậm chạp - Các hoocmon liên kết với các thụ thể nằm trên màng sinh 0.5 chất của tế bào đích như insulin nó sẽ hoạt hóa một chuỗi các phân tử truyền tin như cAMP và các protein kinase. Quá trình phosphoryl hóa diễn ra nhanh chóng và con đường này có thể khuếch đại tín hiệu truyền tin do đó lập tức kích hoạt các hoạt động của tế bào. 11

- Tìm thấy ở môi trường nước, nhóm thực vật thủy sinh

0.5

- Khí khổng chỉ có ở biểu bì trên. Vì mặt dưới của lá nằm

0.5

sát mặt nước, O2 khó khuếch tán qua lớp biểu bì.

8


SỞ GD-ĐT QUẢNG NAM

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

THPT CHUYÊN KHU VỰC ĐỒNG BẰNG

LÊ THÁNH TÔNG

DUYÊN HẢI BẮC BỘ NĂM HỌC 2018 – 2019

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

MÔN : SINH HỌC 11

(Đề có 04 trang)

Thời gian làm bài : 180 phút --------------------Câu 1: Trao đổi nước và sinh dưỡng khoáng (2,0 điểm) a. Giải thích ý nghĩa của kali trong dịch mạch rây? Nguyên tố kali cho hiệu quả tốt nhất đối với những loại cây trồng nào? Vì sao? (1,0 điểm) b. Giải thích ánh sáng liên quan trực tiếp với quá trình trao đổi nitơ của cây xanh. (0,5 điểm) c. Nêu cơ chế chủ yếu để thực vật chống chịu với độc tính của nhôm tự do trong đất? (0,5 điểm) Câu 2: Quang hợp (2,0điểm) a. Vì sao có thể sử dụng đặc điểm đặc trưng về lục lạp để phân biệt cây C3 với cây C4? b. Tại sao trên cùng 1 cây, lá ở phía ngoài nhiều ánh sáng có màu nhạt hơn so lá ở phía trong bóng râm có màu đậm? Khả năng quang hợp của chúng có giống nhau không? Giải thích. (0,75 điểm) c. Tại sao quá trình quang hợp ở thực vật C3 và thực vật CAM đều bị kìm hãm do hàm lượng ôxi cao, nhưng ở thực vật C3 xảy ra hô hấp sáng mà thực vật CAM lại không có? (0,75) Câu 3: Hô hấp (1,0 điểm) Khi đo RQ của một đối tượng hô hấp và thu được kết quả như sau: Ngày thứ 1 RQ = 1, ngày thứ 2 RQ = 0,7, ngày thứ 3 RQ = 1,3. Xác định các RQ thuộc nhóm chất nào? Cho biết đối tượng hô hấp và giải thích? Câu 4: Sinh trưởng, phát triển và sinh sản ở thực vật (2,0 điểm) a. Bằng cách nào auxin làm giãn thành tế bào thực vật? Tác động của auxin lên tế bào có thể thay thế hoàn toàn bằng cách tăng nồng độ H+ trong thành tế bào được không? Giải thích.(0,75) 1


b. Nêu mối liên quan giữa Phitocrom với sự tránh bị che bóng của cây gỗ. (0,75) c. Trong các hình thức thụ phấn diễn ra ở thực vật hình thức nào tiến hóa hơn? Tại sao? Câu 5: Tiêu hóa và Hô hấp ở động vật (2,0 điểm) a. Gan không tiết ra bất cứ enzim nào trong quá trình tiêu hóa thức ăn nhưng tại sao vẫn giữ vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn? (1 điểm) b. Vai trò của áp suất âm trong khoang màng phổi? (0,5 điểm) c. Ở người, cuối kỳ hít vào bình thường, áp suất âm màng phổi là -7mmHg, cuối kỳ thở ra bình thường, áp suất âm màng phổi là -4mmHg? Giải thích (0,5 điểm) Câu 6: Tuần hoàn (2,0 điểm) Biểu đồ dưới đây cho thấy mối quan hệ giữa thể tích và áp lực trong chu kỳ tim ở tâm thất trái ở cùng một người khi nghỉ ngơi và tập thể dục với cường độ nặng hoặc nhẹ. Lưu lượng tim (CO) mỗi trường hợp là: COA = 6 L/phút, COB = 10.5 L/phút, COC = 19 L/phút.

a. Tính nhịp tim của người này khi tập thể dục ở cường độ nhẹ. (0,75 điểm) b. Đường cong nào cho thấy sự gia tăng thể tích tâm thu chủ yếu là do tăng khả năng co bóp của tim? Đường cong nào cho thấy sự gia tăng thể tích tâm thu chủ yếu do sự gia tăng dòng máu về tĩnh mạch? Giải thích. (1,25 điểm) Câu 7: Bài tiết, cân bằng nội môi (2,0 điểm) a. Một người ăn mặn và uống nước nhiều nên cơ thể đã tiếp nhận 1 lượng muối và nước vượt mức nhu cầu. Hãy cho biết người này: 2


- Huyết áp, thể tích dịch bào, thể tích nước tiểu có thay đổi không? Vì sao? - Hàm lượng renin, Aldosteron trong máu như thế nào? b. Nêu sự khác biệt về cấu trúc thận của loài động vật có vú sống ở sa mạc với cấu trúc thận của loài động vật có vú sống ở nước. Giải thích. c. Phù nề là hiện tượng tích tụ nhiều dịch kẽ (dịch gian bào) ở bên ngoài tế bào. Ở người, những trường hợp nào sau đây gây ra phù nề, không gây ra phù nề? Tại sao? - Nồng độ prôtêin trong máu thấp. - Nồng độ glucôzơ trong máu thấp. Câu 8: Cảm ứng ở động vật (2,0 điểm) a. Neuron sau synap có điện thế nghỉ màng là -70 mV. Trong mỗi trường hợp sau điện thế màng có xuất hiện không? - 15 neuron nối với 1 tế bào thần kinh sau synap. Trong đó, 12 neuron tạo EPSP 2 mV và 3 neuron tạo IPSP 3 mV. Ngưỡng của tế bào sau synap là -50 mV. - 14 neuron nối với 1 tế bào thần kinh sau synap. Trong đó, 11 neuron tạo EPSP 2 mV và 3 neuron tạo IPSP 3 mV. Ngưỡng của tế bào sau synap là -60 mV. - 15 neuron nối với 1 tế bào thần kinh sau synap. Trong đó, 14 neuron tạo EPSP 2 mV và 1 neuron tạo IPSP 9 mV. Ngưỡng của tế bào sau synap là 50 mV. b. Giả sử điện thế nghỉ của nơron vận động ở người là -90mV. Giá trị điện thế nghỉ của nơron sẽ thay đổi thế nào khi sử dụng một loại thuốc gây đóng hoàn toàn các cổng Na+? Giải thích. Câu 9: Sinh trưởng, phát triển, sinh sản ở động vật (2,0 điểm) a. Em bé của các bà mẹ bị đái tháo đường thai kỳ có xu hướng nặng hơn bình thường khi sinh. chúng cũng có nguy cơ bị tụt đường huyết ngay sau khi sinh. Giải thích hai quan sát này. Biết rằng những em bé này đều đáp ứng với insulin bình thường. b. Trình bày chu trình sinh trưởng và phát triển của ruồi. Dựa vào chu trình sinh trưởng và phát triển đó, cho biết diệt ruồi ở giai đoạn nào mang lại kết quả tốt nhất? Vì sao? Câu 10: Nội tiết (2,0 điểm) a. Biểu đồ sau đây cho thấy nồng độ TSH huyết tương ở ba nhóm đối tượng. Nhóm nào sẽ phù hợp với các bệnh lý sau đây? Giải thích.

3


(a) suy giáp nguyên phát (b) cường giáp nguyên phát (c) cường giáp thứ phát b. Khi con người lâm vào tình trạng căng thẳng, sợ hãi hay tức giận thì loại hoocmon nào tiết ra ngay? Hoocmon đó ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của tim? Câu 11: Phương án thực hành giải phẫu thực vật (1,0 điểm) Thí nghiệm: lấy một cây nhỏ còn nguyên bộ rễ, nhúng bộ rễ đã rửa sạch vào dung dịch xanh methylen. Một lúc sau, lấy cây ra, rửa sạch bộ rễ và lại nhúng tiếp vào dung dịch CaCl2. Em hãy dự đoán xem có thể quan sát thấy hiện tượng gì? Thí nghiệm chứng minh điều gì? Giải thích kết quả thí nghiệm đó. --------------------------Hết--------------------------

Giáo viên ra đề: Dương Thị Thu Đông – ĐT: 0968079484 Nguyễn Thị Tú – ĐT: 0909320105

4


SỞ GD-ĐT QUẢNG NAM

ĐỀ ĐỀ XUẤT THI CHỌN HSG

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

KHU VỰC ĐBBB

LÊ THÁNH TÔNG

NĂM HỌC 2018 – 2019

---------------

MÔN : SINH HỌC 11 Thời gian làm bài : 180 phút

HƯỚNG DẪN CHẤM

---------------------

Câu 1: Trao đổi nước và sinh dưỡng khoáng (2,0 điểm) a. Giải thích ý nghĩa của kali trong dịch mạch rây? Nguyên tố kali cho hiệu quả tốt nhất đối với những loại cây trồng nào? Vì sao? (1,0 điểm) b. Giải thích ánh sáng liên quan trực tiếp với quá trình trao đổi nitơ của cây xanh. (0,5 điểm) c. Nêu cơ chế chủ yếu để thực vật chống chịu với độc tính của nhôm tự do trong đất? (0,5 điểm) Nội dung

Ý

Ý nghĩa của Kali trong dịch mạch rây:

a

Điểm 0,25

- K + trong dịch mạch rây cao, kéo nước vào mạch rây làm giảm nồng độ đường trong dịch mạch rây, từ đó giúp nạp đường từ tế bào nguồn vào ống rây. Việc K+ kéo nước vào mạch rây làm phát sinh một áp suất dương trong mạch rây. - Nhiều Ion K+ làm cho pH dịch mạch rây có tính hơi kiềm ( 8-8,5) nghĩa là nồng độ H+ nội bào thấp. Tận dụng được chênh lệch H+,

0,25

H+ ngoại bào cao được đồng vận chuyển cùng với Sucrose vào trong dịch mạch rây. * Những cây trồng mà sản phẩm thu hoạch chứa nhiều gluxit như

0,25

lúa, ngô, mía, khoai, sắn…. Vì Kali giúp cho việc vận chuyển đường về cơ quan dự trữ, tăng

0,25

hàm lượng tinh bột. Đối với những cây trồng này, bón K là tối cần thiết để đạt năng suất và chất lượng cao. b.

Trong quá trình trao đổi Nitơ có quá trình khử NO3- gồm: NO3- →

NO2- → NH3 1

0,25


Bước NO3- → NO2- cần lực khử NADPH, bước NO2- → NH3 cần lực khử FredH2. Lực khử NADPH, FredH2 hình thành trong pha sáng quang hợp ở

0,25

thực vật. c.

Cơ chế chủ yếu để thực vật chống chịu với độc tính của nhôm là: Rễ cây bài tiết các axit hữu cơ (như axit malic, axit xitric,…).

0,25

Các axit này liên kết với các ion nhôm tự do làm giảm hàm lượng

0,25

nhôm tự do trong đất. Câu 2: Quang hợp (2,0điểm) a. Vì sao có thể sử dụng đặc điểm đặc trưng về lục lạp để phân biệt cây C3 với cây C4? b. Tại sao trên cùng 1 cây, lá ở phía ngoài nhiều ánh sáng có màu nhạt hơn so lá ở phía trong bóng râm có màu đậm? Khả năng quang hợp của chúng có giống nhau không? Giải thích. (0,75 điểm) c. Tại sao quá trình quang hợp ở thực vật C3 và thực vật CAM đều bị kìm hãm do hàm lượng ôxi cao, nhưng ở thực vật C3 xảy ra hô hấp sáng mà thực vật CAM lại không có? (0,75) Ý a.

Nội dung - Cây C3 chỉ có một loại lục lạp giống nhau ở các tế bào thịt lá.

Điểm 0,25

- Cây C4 có hai loại lục lạp, lục lạp ở tế bào mô giậu có tylakoid 0,25 rất phát triển, ít hạt tinh bột; lục lạp ở tế bào bao bó mạch có tylakoid kém phát triển nhưng nhiều hạt tinh bột. b.

Lá phía ngoài nhiều ánh sáng: số lượng diệp lục ít, Tỉ lệ diệp lục 0,25 a/b cao. Lá phía trong ít ánh sáng: số lượng diệp lục nhiều, Tỉ lệ diệp lục a/b thấp. Khả năng quang hợp khác nhau: Khi cường độ ánh sáng mạnh → lá ngoài có cường độ quang hợp 0,25 mạnh hơn lá trong vì lá ngoài có nhiều diệp lục a có khả năng hấp 2


thụ tia sáng có bước sóng dài (tia đỏ). Khi cường độ ánh sáng yếu → lá trong có cường quang hợp mạnh hơn lá ngoài vì lá trong chứa nhiều dl b có khả năng hấp thụ ánh 0,25 sáng có bước sóng ngắn (xanh tím). c.

- Quang hợp ở thực vật C3 và CAM đều bị kìm hãm bởi hàm lượng 0,25 O2 cao vì ở cả 2 loại thực vật này quang hợp đều xảy ra ở 1 loại lục lạp có trong tế bào mô giậu. - Ở C3 xảy ra hô hấp sáng vì có enzim cố định CO2 là rubisco, khi 0,25 O2 cao nó có hoạt tính oxi hóa→ xảy ra hô hấp sáng - Ở CAM: enzim cố định CO2 đầu tiên là PEP cacboxilaza chỉ có 0,25 hoạt tính cacbôxil hóa. Mặt khác quá trình cố định CO2 và khử CO2 có sự phân định về thời gian → không có hô hấp sáng.

Câu 3: Hô hấp (1,0 điểm) Khi đo RQ của một đối tượng hô hấp và thu được kết quả như sau: Ngày thứ 1 RQ = 1, ngày thứ 2 RQ = 0,7, ngày thứ 3 RQ = 1,3. Xác định các RQ thuộc nhóm chất nào? Cho biết đối tượng hô hấp và giải thích? Ý

Nội dung Ngày 1: RQ = 1 – cacbonhydrat.

Điểm 0,25

Ngày 2: RQ = 0.7 – lipit. Ngày 3: RQ = 1.3 – protein. - Đối tượng hô hấp là hạt hoặc củ. Hạt hoặc củ đang nảy mầm.

0,25

- Vì khi nảy mầm cần nhiều năng lượng nên hô hấp mạnh. Hạt 0,25 hoặc củ khi sử dụng hết tinh bột dự trữ sẽ chuyển sang lipit và cuối cùng đến protein để hình thành cơ thể mới. - Đối tượng hô hấp là cây. Cây đang chết.

3

0,25


Câu 4: Sinh trưởng, phát triển và sinh sản ở thực vật (2,0 điểm) a. Bằng cách nào auxin làm giãn thành tế bào thực vật? Tác động của auxin lên tế bào có thể thay thế hoàn toàn bằng cách tăng nồng độ H+ trong thành tế bào được không? Giải thích.(0,75) b. Nêu mối liên quan giữa Phitocrom với sự tránh bị che bóng của cây gỗ. (0,75) c. Trong các hình thức thụ phấn diễn ra ở thực vật hình thức nào tiến hóa hơn? Tại sao? Ý a

Nội dung

Điểm

- Auxin làm giãn thành tế bào thực vật bằng cách kích thích mở các 0,25 bơm H+ trên màng sinh chất →H+ từ trong tế bào ra ngoài thành tế bào → làm giảm pH ở thành tế bào. - Sự giảm pH đã hoạt hóa enzim phân hủy polisaccarit liên kết giữa 0,25 các sợi xenlulozo làm cho chúng lỏng lẻo → tạo điều kiện cho thành tế bào dãn ra dưới tác dụng của áp suất thẩm thấu của không bào - Tác động của auxin lên tế bào không thể thay thế hoàn toàn 0,25 bằng cách tăng nồng độ H+ trong thành tế bào. Do auxin không chỉ tác động làm dãn thành tế bào mà còn hoạt hóa các gen tổng hợp các protein và nguyên liệu mới đáp ứng cho sự sinh trưởng của tế bào.

b.

Khi cây gỗ bị che bóng, thì tán lá rừng lọc bỏ đi nhiều ánh sáng đỏ 0,25 hơn so với ánh sáng đỏ xa. Vì tán lá đó hấp thụ ánh sáng đỏ, cho ánh sáng đỏ xa đi qua. Khi có nhiều ánh sáng đỏ xa, dạng Pr nhiều hơn, cây gỗ chỉ tập 0,25 trung để sinh trưởng cao hơn. Ngược lại, ánh sáng mặt trời trực tiếp, làm tăng lượng Pfr. Kích 0,25 thích sinh trưởng phân nhánh, ức chế sinh trưởng thẳng đứng.

c.

Thụ phấn chéo tiến hóa hơn so với tự thụ phấn vì: - Có sự tái tổ hợp vật chất di truyền từ 2 cơ thể khác nhau nên con 4

0,25


sinh ra sẽ đa dạng hơn về đặc điểm di truyền, tăng khả thích nghi 0,25 với môi trường sống luôn biến đổi. Câu 5: Tiêu hóa và Hô hấp ở động vật (2,0 điểm) a. Gan không tiết ra bất cứ enzim nào trong quá trình tiêu hóa thức ăn nhưng tại sao vẫn giữ vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn? (1 điểm) b. Vai trò của áp suất âm trong khoang màng phổi? (0,5 điểm) c. Ở người, cuối kỳ hít vào bình thường, áp suất âm màng phổi là -7mmHg, cuối kỳ thở ra bình thường, áp suất âm màng phổi là -4mmHg? Giải thích (0,5 điểm) Ý a.

NỘI DUNG -Gan tiết dịch mật góp phần nhu tương hóa lipit, tạo điều kiện thuận

ĐIỂM 0,25

lợi cho sự tiếp xúc giữa enzim lipaza và lipit biến đổi lipit dễ dàng hơn -Muối mật giúp tăng cường hấp thu qua niêm mạc ruột các sản phẩm

0,25

từ sự phân giải lipit -Chuyển hóa và dự trữ các sản phẩm của quá trình tiêu hóa: chuyển

0,25

hóa và dự trữ glicogen, góp phần điều hòa các chất trong máu, tổng hợp các chất cần thiết như albumin, fibrinogen, .. -Khử độc: biến NH3 thành ure là chất ít độc hơn, tiêu diệt vi khuẩn 0,25 đột nhập qua đường tiêu hóa b.

Vai trò: + nhờ có áp suât âm trong khoang màng phổi và tính đàn hồi của phổi 0,25 nên phổi có thể thay đổi thể tích theo sự thay đổi thể tích lồng ngực, thực hiện được chức năng thông khí + nhờ có áp suât âm trong khoang màng phổi tạo lực hút kéo lá tạng 0,25 sát lá thành=> theo tính đàn hồi kéo phổi giãn ra + nếu không khí hoặc dịch tràn vào khoang màng phổi làm giảm hoặc mất áp lực âm=>phổi xẹp lại gây rối loạn thông khí và lưu thông

c.

máu. 5


Giải thích: +khi hít vào, thể tích lồng ngực tăng, lồng ngực dãn ra trước khi phổi 0,25 giãn, khoang màng phổi mở rộng hơn=> áp suât âm trong khoang màng phổi càng âm hơn +khi thở ra, thể tích lồng ngực giảm do lồng ngực co lại, nhưng phổi 0,25 chưa kịp co lại => áp suât âm trong khoang màng phổi đỡ âm hơn Câu 6: Tuần hoàn (2,0 điểm ) Biểu đồ dưới đây cho thấy mối quan hệ giữa thể tích và áp lực trong chu kỳ tim ở tâm thất trái ở cùng một người khi nghỉ ngơi và tập thể dục với cường độ nặng hoặc nhẹ. Lưu lượng tim (CO) mỗi trường hợp là: COA = 6 L/phút, COB = 10.5 L/phút, COC = 19 L/phút.

a. Tính nhịp tim của người này khi tập thể dục ở cường độ nhẹ. (0,75 điểm) b. Đường cong nào cho thấy sự gia tăng thể tích tâm thu chủ yếu là do tăng khả năng co bóp của tim? Đường cong nào cho thấy sự gia tăng thể tích tâm thu chủ yếu do sự gia tăng dòng máu về tĩnh mạch? Giải thích. (1,25 điểm) Ý a.

NỘI DUNG

ĐIỂM

Thể tích tâm thu A: 128 - 48 = 88 mL, B: 155 - 47 = 108 mL, C =138 - 24 = 0,25 114 mL. 6


Người khi tập thể dục ở cường độ nhẹ có đường cong B. Nhịp tim: 10,5/0,108 = 97 nhịp/phút. b.

0,25 0,25

- Nhịp tim lúc bình thường: 6/0,088 = 68 nhịp/phút

0,25

- Nhịp tim lúc tập thể dục cường độ nặng: 19/0,114= 166 nhịp

0,25

C cho thấy sự gia tăng thể tích tâm thu chủ yếu do tăng khả 0,25 năng tăng co bóp của tim. Lượng máu trở về tĩnh mạch tăng lên = lượng máu tăng lên trong tâm thất trái ở pha co đẳng tích so với khi nghỉ ngơi: - Trường hợp B: 155 – 128 = 27 ml/nhịp

0,25

- Trường hợp C: 138 – 128 = 10 ml/nhịp B cho thấy sự gia tăng thể tích tâm thu chủ yếu do tăng 0,25 dòng máu trở lại tĩnh mạch.

Câu 7: Bài tiết, cân bằng nội môi (2,0 điểm) a. Một người ăn mặn và uống nước nhiều nên cơ thể đã tiếp nhận 1 lượng muối và nước vượt mức nhu cầu. Hãy cho biết người này: - Huyết áp, thể tích dịch bào, thể tích nước tiểu có thay đổi không? Vì sao? - Hàm lượng renin, Aldosteron trong máu như thế nào? b. Nêu sự khác biệt về cấu trúc thận của loài động vật có vú sống ở sa mạc với cấu trúc thận của loài động vật có vú sống ở nước. Giải thích. c. Phù nề là hiện tượng tích tụ nhiều dịch kẽ (dịch gian bào) ở bên ngoài tế bào. Ở người, những trường hợp nào sau đây gây ra phù nề, không gây ra phù nề? Tại sao? - Nồng độ prôtêin trong máu thấp. - Nồng độ glucôzơ trong máu thấp. Ý a.

NỘI DUNG

ĐIỂM

- Huyết áp, thể tích dịch bào, thể tích nước tiểu đều gia tăng, vì: 0,5 Lý do là ăn mặn và uống nước nhiều → tăng V máu → tăng huyết áp. Huyết áp tăng làm tăng áp lực lọc ở cầu thận → tăng 7


V nước tiểu. Huyết áp tăng làm tăng V dịch ngoại bào. - Hàm lượng renin, Aldosteron trong máu không đổi vì renin 0,5 và aldosteron được tiết ra khi huyết áp tâm thất của máu tăng hoặc V máu giảm. b.

- Thận của các loài có vú sống ở sa mạc có vùng tuỷ thận dày hơn nhiều so với vùng tuỷ thận của động vật sống ở nước.

0,25

- Lý do: là vùng tuỷ thận dày chứa quai Henle dài và ống góp nhằm tái hấp thu được nhiều nước trở lại cơ thể, do vậy chúng 0,25 tiết kiệm được nước. - Nồng độ prôtêin trong máu thấp làm giảm áp suất thẩm thấu 0,25 c.

keo, giảm kéo dịch từ ngoài vào trong mao mạch, dịch tích tụ nhiều bên ngoài mao mạch gây phù nề. - Nồng độ glucozơ trong máu thấp làm giảm áp suất thẩm thấu 0,25 trong máu và dịch kẽ dẫn đến giảm lượng dịch kẽ, không gây phù nề.

Câu 8: Cảm ứng ở động vật (2,0 điểm) a. Neuron sau synap có điện thế nghỉ màng là -70 mV. Trong mỗi trường hợp sau điện thế màng có xuất hiện không? - 15 neuron nối với 1 tế bào thần kinh sau synap. Trong đó, 12 neuron tạo EPSP 2 mV và 3 neuron tạo IPSP 3 mV. Ngưỡng của tế bào sau synap là -50 mV. - 14 neuron nối với 1 tế bào thần kinh sau synap. Trong đó, 11 neuron tạo EPSP 2 mV và 3 neuron tạo IPSP 3 mV. Ngưỡng của tế bào sau synap là -60 mV. - 15 neuron nối với 1 tế bào thần kinh sau synap. Trong đó, 14 neuron tạo EPSP 2 mV và 1 neuron tạo IPSP 9 mV. Ngưỡng của tế bào sau synap là 50 mV. b. Giả sử điện thế nghỉ của nơron vận động ở người là -90mV. Giá trị điện thế nghỉ của nơron sẽ thay đổi thế nào khi sử dụng một loại thuốc gây đóng hoàn toàn các cổng Na+? Giải thích.

8


Ý a.

NỘI DUNG

ĐIỂM

EPSP là điện thế hưng phấn sau synap, còn IPSP là điện thế ức chế sau synap. - Cường độ tín hiệu: 12 x 2 mV + 3 x (-3) mV = 15 mV

0,25

Điện thế màng khi có tín hiệu: -70 + 15 = -55 < ngưỡng 0,25 Không xuất hiện điện thế hoạt động - Cường độ tín hiệu: 11 x 2 mV + 3 x (-3) mV = 13 mV

0,25

Điện thế màng khi có tín hiệu: -70 + 13 = -57 > ngưỡng 0,25 Xuất hiện điện thế hoạt động - Cường độ tín hiệu: 14 x 2 mV + 1 x (-9) mV = 19 mV

0,25

Điện thế màng khi có tín hiệu: -70 + 19 = -51 < ngưỡng 0,25 Không xuất hiện điện thế hoạt động b.

- Giá trị điện thế nghỉ tăng.

0,25

- Giải thích: Các cổng Na+ đóng hoàn toàn → Na+ từ ngoài không đi vào trong tế bào được → tăng sự chênh lệch giữa bên ngoài và 0,25 bên trong tế bào → điện thế nghỉ tăng lên. Câu 9: Sinh trưởng, phát triển, sinh sản ở động vật (2,0 điểm) a. Em bé của các bà mẹ bị đái tháo đường thai kỳ có xu hướng nặng hơn bình thường khi sinh. chúng cũng có nguy cơ bị tụt đường huyết ngay sau khi sinh. Giải thích hai quan sát này. Biết rằng những em bé này đều đáp ứng với insulin bình thường. b. Trình bày chu trình sinh trưởng và phát triển của ruồi. Dựa vào chu trình sinh trưởng và phát triển đó, cho biết diệt ruồi ở giai đoạn nào mang lại kết quả tốt nhất? Vì sao? Ý a.

NỘI DUNG

ĐIỂM

- Khi mang thai, vì người mẹ bị đái tháo đường nên đường huyết của mẹ luôn ở mức cao cung cấp cho thai nhi, giúp tăng 0,5 chuyển hóa năng lượng tăng cân. - Thai nhi cũng tăng tiết insulin để điều hòa lượng glucose đi 0,5 qua nhau thai. Sau khi sinh, khi lượng insulin vẫn còn cao 9


nhưng glucose cung cấp từ mẹ không còn nên lượng glucose giảm xuống mức bình thường em bé có thể bị hạ đường huyết. - Chu trình sinh trưởng của ruồi: Trứng → dòi → nhộng → ruồi. 0,5

b.

- Diệt ở giai đoạn dòi vì đây là giai đoạn mẫn cảm với các tác nhân có tác dụng tiêu diệt, giai đoạn tích lũy chất dinh dưỡng 0,5 cần cho sự biến thái thành ruồi và giai đoạn này chúng chưa có khả năng sinh sản. Câu 10: Nội tiết (2,0 điểm) a. Biểu đồ sau đây cho thấy nồng độ TSH huyết tương ở ba nhóm đối tượng. Nhóm nào sẽ phù hợp với các bệnh lý sau đây? Giải thích.

(a) suy giáp nguyên phát (b) cường giáp nguyên phát (c) cường giáp thứ phát b. Khi con người lâm vào tình trạng căng thẳng, sợ hãi hay tức giận thì loại hoocmon nào tiết ra ngay? Hoocmon đó ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của tim? Ý a.

NỘI DUNG

ĐIỂM

- Nhóm A. Suy giáp nguyên phát do tuyến giáp bị sai hỏng không tiết đủ hormone Thyroxine Giảm ức chế ngược 0,5 tăng nồng độ TSH trong huyết tương. - Nhóm B. Cường giáp nguyên phát do tuyến giáp tự tăng 0,25 10


tiết hormone Thyroxine Tăng ức chế ngược Giảm nồng độ TSH trong huyết tương. - Nhóm A. Cường giáp thứ phát: tuyến giáp tăng tiết 0,25 hormone Thyroxine do sai hỏng ở vùng dưới đồi hoặc tuyến yên làm tăng lượng hormone kích thích tuyến giáp TSH. b.

* Khi con người lâm vào tình trạng căng thẳng, sợ hãi hay tức giận thì loại hoocmon tiết ra ngay là chất hóa học trung 0,5 gian axetincolin, được giải phóng từ các bóng chứa trong chùy xinap thần kinh -Axetincolin ảnh hưởng đến hoạt động của tim: +Mới đầu axetincolin được giải phóng ở chùy xinap thần 0,25 kinh-cơ tim. Kích thích màng sau xinap mở kênh K+, K+ tràn ra ngoài gây giảm điện thế hoạt động của cơ tim tim ngừng đập +Sau đó axetincolin ở chùy xinap thần kinh-cơ tim cạn, chưa kịp tổng hợp, trong khi đó axetincolin tại màng sau xinap đã 0,25 bị enzim phân hủy hết nên tim đập trở lại nhờ tính tự động

Câu 11: Phương án thực hành giải phẫu thực vật (1,0 điểm) Thí nghiệm: lấy một cây nhỏ còn nguyên bộ rễ, nhúng bộ rễ đã rửa sạch vào dung dịch xanh methylen. Một lúc sau, lấy cây ra, rửa sạch bộ rễ và lại nhúng tiếp vào dung dịch CaCl2. Em hãy dự đoán xem có thể quan sát thấy hiện tượng gì? Thí nghiệm chứng minh điều gì? Giải thích kết quả thí nghiệm đó. Ý

Nội dung Hiện tượng: dung dịch CaCl2 chuyển sang màu xanh.

Điểm 0,25

- Thí nghiệm chứng minh rễ hấp thu khoáng bằng hút bám trao đổi 0,25 và tính thấm chọn lọc của màng sinh chất. - Giải thích: + Khi ta ngâm bộ rễ vào dung dịch xanh methylen, các phân tử 0,25 xanh methylen hút bám trên bề mặt rễ và chỉ dừng lại ở đó, không 11


đi được vào trong tế bào. →Nhờ tính thấm chọn lọc của màng sinh chất, màng không cho xanh methylen đi qua vì xanh methylen không cần thiết với tế bào. + Khi ta nhúng bộ rễ vào dung dịch CaCl2 thì các ion Ca2+ và Cl- sẽ bị hút vào rễ và đẩy các phân tử xanh methylen hút bám trên bề 0,25 mặt rễ vào dung dịch, làm cho dung dịch có màu xanh. Màu xanh đó chính là màu xanh của xanh methylen. → Cơ chế hút bám trao đổi của rễ. --------------------------Hết--------------------------

12


SỞ GD VÀ ĐT TỈNH ĐĂK NÔNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN CHÍ THANH ĐỀ ĐỀ XUẤT

KỲ THI HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ XII, NĂM HỌC 2018– 2019 ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC 11 Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)

(Đề thi gồm 01 trang)

CÂU 1: Trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng (2 điểm) 1. Thí nghiệm: lấy một cây nhỏ còn nguyên bộ rễ, nhúng bộ rễ đã rửa sạch vào dung dịch xanh methylen. Một lúc sau, lấy cây ra, rửa sạch bộ rễ và lại nhúng tiếp vào dung dịch CaCl2. Em hãy dự đoán xem có thể quan sát thấy hiện tượng gì? Thí nghiệm chứng minh điều gì? Giải thích kết quả thí nghiệm đó. 2. Nguồn nitơ nào cây dễ hấp thụ nhất? Dạng nào dễ làm cho đất bị chua hơn? CÂU 2: Quang hợp ở thực vật (2 điểm) 1. a.Hai học sinh nhận thấy bong bóng hình thành trên những chiếc lá ngập nước của cây Elodea đang phát triển trong một bể cá trong điều kiện cường độ ánh sáng cao.Ánh sáng không ảnh hưởng đến nhiệt độ của nước.Các bong bóng nhìn thấy trên lá là kết quả của một loại khí được hình thành trong các tế bào của lá.Mô tả những gì xảy ra trong các tế bào của lá để dẫn đến sự hình thành của các bong bóng này. b. Các sinh viên đã điều tra tốc độ quang hợp trong lá của cây Elodea. Biểu đồ kết quả của họ được hiển thị dưới đây.

Ở nhiệt độ 20°C, giải thích sự khác biệt quan sát được khi cây Elodea tiếp xúc với ánh sáng cường độ thấp so với khi nó tiếp xúc với ánh sáng caocường độ. 2.Tại sao ở những cây có hàm lượng chlorophyl b cao thì những cây đó có xu hướng tích lũy protein, axit béo? CÂU 3: Hô hấp ở thực vật (1 điểm) Một loại chất ức chế đặc hiệu chuỗi vận chuyển điện tử trong hô hấp được đưa vào cây (ví dụ cyanide), sự vận chuyển saccharose từ ngoài vào tế bào kèm và vào yếu tố ống rây (tế bào ống rây) có bị ảnh hưởng không? Giải thích? CÂU 4: Sinh trưởng , phát triển và sinh sản ở thực vật (2 điểm)


Để nghiên cứu tác dụng của ánh sáng đỏ (chiếu trong 1 phút) và ánh sáng đỏ xa (chiếu trong 4 phút) lên sự nảy mầm của hạt rau diếp, các nhà khoa học đã chiếu sáng như ở bảng dưới. Sau khi chiếu sáng lượt cuối cùng, các hạt được đặt trong tối 2 ngày với điều kiện tối ưu về nhiệt độ và độ ẩm. Tỉ lệ nảy mầm của hạt được trình bày ở bảng dưới L

Chế độ chiếu sáng

Tỉ lệ nảy mầm (%)

I II II

Tối Đỏ →Tối Đỏ →Đỏ xa →Tối

9,0 99,2 54,3

I

Đỏ →Đỏ xa → Đỏ →Tối

97,2

ô hạt

I

V V Đỏ →Đỏ xa → Đỏ →Đỏ xa→Tối 49,9 a. Nhận xét về tỉ lệ nảy mầm của các lô thí nghiệm trên, từ đó rút ra nhận xét yếu tố quyết định tỉ lệ nảy mầm của thí nghiệm trên. b. Nếu thay 2 lượt chiếu ánh sáng đỏ bằng ánh sáng trắng (1 phút/ lượt) ở lô thí nghiệm V thì kết quả sẽ như thế nào? c. Nếu đặt hạt sau khi chiếu sáng từ lô II-V vào ánh sáng trắng thay vì đặt trong tối thì tỉ lệ nảy mầm ở bốn lô này như thế nào? CÂU 5:Tiêu hóa và hô hấp ở động vật (2 điểm) 1. a. Vì sao tripxin được xem là enzim quan trọng nhất trong sự phân giải protein? b. Ở chuột thí nghiệm bị hỏng chức năng tuyến tuỵ, mặc dù đã được tiêm hoocmôn tuyến tuỵ với liều phù hợp, nhưng con vật vẫn chết. Dựa vào chức năng tuyến tuỵ, giải thích vì sao con vật vẫn chết. 2. Ở mang của cá nước ngọt, huyết Ambient water Blood tương được tách biệt khỏi nước ở môi trường ngoài nhờ 1 lớp biểu mô mỏng, Cldo đó cá có nguy cơ bị mất ion như Na+ HCO3và Cl- vào môi trường và nước từ môi trường có xu hướng đi vào huyết tương qua biểu mô mang cá. Có các cơ chế vận chuyển làm các ion vô cơ và nước qua Na+ mang giúp duy trì sự khác biệt về thành H+ phần ion giữa huyết tương và nước ngoài môi trường. Dựa vào hình 1: Cơ chế vận chuyển của 4 ion qua biểu mô mang cá, hãy cho biết: Gill epithelium a. pH máu thay đổi như thế nào khi ức chế bơm Cl- trên màng?


b. Giả sử có một chất ức chế chuỗi chuyền điện tử thì dòng Na+ đi vào và dòng HCO3- đi ra khỏi tế bào có bị ảnh hưởng không? Vì sao? c. Khi hoạt động hô hấp của cá tăng thì sự vận chuyển Na+ và Cl- qua tế bào biểu mô tăng hay giảm? Giải thích. CÂU 6:Tuần hoàn (2 điểm) 1. Hãy phát biểu nội dung của quy luật Staling và nêu ý nghĩa của quy luật này. 2. Một phụ nữ 60 tuổi có nhịp tim nghỉ ngơi là 70 nhịp/ phút, áp lực động mạch 130/85 mm Hg và bình thường thân nhiệt. Sử dụng hình dưới đây và trả lời các câu hỏi sau: a. Tính cung lượng tim của người phụ nữ này? b. Tại vị trí nào thì tiếng tim thứ nhất và tiếng tim thứ tư xảy ra? CÂU 7: Bài tiết, cân bằng nội môi (2 điểm) Dựa vào hình dưới đây, em hãy trả lời các câu hỏi sau: 1. Đường cong nào có khả năng thể hiện đáp ứng ở người khỏe mạnh và bệnh nhân tiểu đường type 1 và type 2 sau khi cho uống glucose? 2. Đường cong nào thể hiện đáp ứng ở một người khỏe mạnh và ở một bệnh nhân ở giai đoạn đầu của hội chứng Cushing

CÂU 8: Cảm ứng ở động vật (2 điểm)


1. Hai nơron A và B cùng loại, có sự chênh lệch Na+, K+ giữa bên trong và bên ngoài nơron là như nhau. a. Cho chất Digoxin tác động lên nơron A nhưng không cho chất này tác động lên nơron B thì khi kích thích biên độ điện thế hoạt động lan truyền trên mỗi sợi trục có thay đổi không và biên độ điện thế hoạt động của nơron nào lớn hơn? Giải thích. b. Cho chất Cyanua (CN-) tác động lên nơron B nhưng không cho chất này tác động lên nơron A thì nồng độ ion K+ ở trong nơron nào lớn hơn? Giải thích. 2. Để nghiên cứu sự dẫn truyền xung thần kinh từ tế bào thần kinh này sang tế bào thần kinh khác, người ta tiến hành thí nghiệm với các tế bào thần kinh 1 và 2 nối nhau bằng xinap hóa học vào các dung dịch - Dung dịch A: chứa chất kích thích khiến cổng Na+ của màng sau xinap luôn mở. - Dung dịch B: chứa chất ức chế hoạt động của enzim axetylcolinesteraza . - Dung dịch C: chứa chất ức chế hình thành axetycolin trong túi xinap. - Dung dịch D: chứa chất kích thích khiến cổng Ca2+của chùy xinap luôn mở. Hãy dự đoán xem xung thần kinh có truyền được từ tế bào thần kinh 1 sang tế bào thần kinh 2 khi đặt vào các dung dịch trên không? Vì sao? CÂU 9: Sinh trưởng, phát triển, sinh sản ở động vật (2 điểm) 1. Trong 3 lần phân chia đầu ở phôi ếch, hai lần phân chia đầu tiên là theo kinh tuyến (nằm dọc) tạo nên 4 phôi bào bằng nhau, mỗi phôi đều trải suốt từ cực thực vật đến cực động vật; lần phân chia thứ ba đi theo vĩ tuyến (nằm ngang) tạo phôi 8 tế bào: gồm 4 tế bào phía cực động vật và 4 tế bào ở cực thực vật. Yếu tố nào dẫn đến sự phân chia trứng thành cực động vật và cực thực vật? Nêu sự khác nhau về màu sắc và kích thước của 2 nhóm tế bào này? 2. Một trong những nguyên nhân gây vô sinh là do trên màng nhân tinh trùng thiếu enzim photpholipaza C. Enzim này tham gia vào một con đường truyền tin quan trọng trong tế bào, nó được kích hoạt bởi một thụ thể G-protein đồng thời kích hoạt một con đường với chất truyền tin thứ hai. a. Em hãy đề xuất một nguyên nhân có thể dẫn tới vô sinh khi thiếu enzim photpholipaza C. b. Để khắc phục vấn đề này, người ta tiến hành thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm và kích thích trứng vừa thụ tinh bằng một dòng điện nhỏ. Hãy giải thích cơ chế của việc làm đó. CÂU 10: Nội tiết (2 điểm)


1. Tuyến thượng thận gồm 2 tuyến nhỏ úp trên hai thận. Tuyến thượng thận ng mang tính chất sinh mạng. Theo em việc cắt bỏ tủy thượng thận hay tuy nhỏ nhưng vỏ thượng thận ở động vật thực nghiệm sẽ gây nguy hiểm hơnn cho động vật? Giải thích. Trình bày cấu tạo của vỏ thượng thận.

àn ông 38 tuổi, người có hiện tượng chảy sữa được tìm thấy 2.Một người đàn người có một khối u tuyến yên (prolactinoma). Bác sỹ riêng điều trị cho anh với bromocriptine, để loại bỏ hiện tượng chảy sữa. Theo em cơ sở để bác sỹ dùng bromocriptine để điều trị cho bệnh nhân này là gì? điểm) Câu 11: Thực hành(1 đ Hình bên mô tả cấu tạo sơ cấp của thân cây hai lá mầm. Hãy điền vào các ghi chú từ 1 đến 9 bằng cách điền vào bảng sau: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 --- HẾT --Người ra đề: Đỗ Thị Mai Loan – ĐT: 0979135797


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK NÔNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN CHÍ THANH – ĐẮK NÔNG

ĐỀ THI CHỌN HSG KHU VỰC DHBB NĂM HỌC 2018 – 2019

Môn: Sinh học – Lớp 11 Thời gian làm bài 180 phút (không kể thời gian phát đề)

ĐÁP ÁN ĐỀ OLYMPIC DUYÊN HẢI BẮC BỘ CÂU CÂU I.1

ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM - Hiện tượng: dung dịch CaCl2 chuyển sang màu xanh - Thí nghiệm chứng minh rễ hấp thu khoáng bằng hút bám trao đổi và tính thấm chọn lọc của màng sinh chất

ĐIỂM 0,25đ 0,25đ

(HS chỉ ghi chứng minh rễ hấp thu khoáng bằng hút bám trao đổi vẫn cho điểm) - Giải thích:

0,25đ

+ Khi ta ngâm bộ rễ vào dung dịch xanh methylen, các phân tử xanh methylen hút bám trên bề mặt rễ và chỉ dừng lại ở đó, không đi được vào trong tế bào Nhờ tính thấm chọn lọc của màng sinh chất, màng không cho xanh methylen đi qua vì xanh methylen không cần thiết với tế bào

Câu I.2

Câu II.1

+ Khi ta nhúng bộ rễ vào dung dịch CaCl2 thì các ion Ca2+ và Cl- sẽ bị hút vào rễ và đẩy các phân tử xanh methylen hút bám trên bề mặt rễ vào dung dịch, làm cho dung dịch có màu xanh. Màu xanh đó chính là màu xanh của xanh methylen. Cơ chế hút bám trao đổi của rễ - Cây hấp thụ được nitơ dưới dạng NH4+ và NO3- Trong 2 dạng này thì NH4+ dễ làm cho đất bị chua vì: + Ion này có thể trao đổi với H+ trên bề mặt keo đất giải phóng ion H+ trở thành dạng tự do. + Mặt khác, ion này còn bị thủy phân trong đất tạo H+ làm tăng độ chua của đất: NH4+ + H2O → NH3 + H3O+

0,25đ

0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ

a.Chất diệp lục hấp thụ năng lượng ánh sáng, quang phân ly 0,5đ nước tạo các ion H+ và O2 -> O2 sẽ khuếch tán ra ngoài ->hình thành bong bóng. b. - Ở cường độ ánh sáng yếu, lượng ATP và NADPH được tạo 0,25đ ra nhỏ hơn HOẶC có ít hơn năng lượng để tạo ra H + khi càng


Câu II.2

Câu III

Câu IV

Câu V.1

ít phân tử diệp lục bị kích thích. - Trong giai đoạn cố định carbon (pha tối), ít glucose được tạo ra ở cường độ ánh sáng thấp - Chlorophyl b là thành phần của PSII - Chlorophyl b nhiều →PSII hoạt động mạnh→cây thiếu ATP→quá trình hình thành cacbohydrat bị ảnh hưởng. →Sản phẩm chủ yếu là protein, axit hữu cơ - Có bị ảnh hưởng. Vì protein màng đồng vận chuyển (H+/ saccharose) thực hiện vận chuyển saccharose từ ngoài vào tế bào kèm và yếu tố ống rây muốn hoạt động được cần có bơm proton đẩy H+ từ phía trong màng ra ngoài màng sinh chất để kích hoạt protein màng đồng vận chuyển (H+/ saccharose), bơm proton hoạt động có tiêu tốn ATP do hô hấp cung cấp. - Chất ức chế chuỗi hô hấp tế bào sẽ làm giảm nguồn cung cấp ATP, do đó làm giảm sự vận chuyển chủ động đường từ ngoài vào yếu tố ống rây và vào tế bào kèm.

a.- Tỉ lệ hạt nảy mầm khi chiếu sáng cao hơn tỷ lệ hạt nảy mầm khi không được chiếu sáng. - Ánh sáng đỏ có tác dụng kích thích nảy mầm mạnh hơn ánh sáng đỏ xa. - Khi chiếu ánh sáng xen kẽ lần chiếu cuối cùng đóng vai trò quyết định. (HS trả lời đủ 3 ý được 1,0đ, 2 ý được 0,5đ, 1 ý được 0,25đ) b.Tỷ lệ hạt nảy mầm không tăng vì lần chiếu cuối cùng đóng vai trò quyết định. c. Tỷ lệ hạt nảy mầm tăng. Vì : trong ánh sáng trắng có ánh sáng đỏ -> kích thích hạt nảy mầm. a.- Tripxin được xem là enzim quan trọng nhất trong sự phân giải protein vì: + Tripxinogen được hoạt hoá bởi enterokinaza trở thành tripxin, nó có tác dụng cắt các liên kết peptit, biến đổi protein thành các đoạn peptit. + Tripxin hoạt hoá chymotripxinogen thành chymotripxin. + Tripxin hoạt hoá procacboxipeptidaza thành cacboxipeptidaza (dạng hoạt động tiêu hoá protein) b. Mặc dù tiêm hoocmôn tuyến tuỵ nhưng con vật vẫn chết vì tuyến tuỵ là một tuyến pha vừa tiết hoocmôn để điều hoà lượng đường trong máu, vừa tiết dịch tiêu hoá để tiêu hoá thức ăn, nên mặc dù có tiêm hoocmôn nhưng không có dịch tiêu hoá để tiêu hoá thức ăn.

0,25đ 0,5đ 0,5đ

0,5đ

0,5đ

1,0đ

0,5đ

0,5đ

0,25đ

0,25đ 0,25đ

0,25đ


Câu V.2

Câu VI.1

Câu VI.2

Câu VII.1

a. pH máu tăng vì khi ức chế bơm Cl- trên màng làm giảm chuyển Cl- đi vào và giảm HCO3- đi ra. → HCO3- tăng trong máu→pH máu tăng. b. - Ức chế chuỗi chuyền điện tử dòng Na+ đi vào và dòng HCO3- đi ra khỏi tế bào sẽ bị ảnh hưởng. - Ức chế chuỗi chuyền điện tử giảm tạo ATP, mà bơm Na+/H+ và HCO3-/ Cl- hoạt động cần ATP, do vậy sẽ giảm dòng Na+ đi vào và dòng HCO3- đi ra. c. Khi hoạt động hô hấp của cá tăng thì sự vận chuyển Na+ và Cl- qua tế bào biểu mô tăng, vì: hô hấp tăng→tăng CO2 trong máu→tăng tạo HCO3- và H+→bơm Na+/H+ và HCO3-/ Cl- tăng hoạt động → tăng vận chuyển Na+ và Cl-. - Nội dung: Lực co tim tỉ lệ thuận với chiều dài sợi cơ trước khi co: + Khi máu tĩnh mạch trở về tâm thất càng nhiều dẫn đến cơ tâm thất càng bị kéo dài ra → sợi actin và myozin gối nhau ở vị trí thuận lợi→ lực co tim càng mạnh. + Tuy nhiên khi cơ tim bị dãn quá mức, đầu nối của myozin và actin khó trượt lên nhau→giảm hoặc mất lực co tim→lực co tâm thu giảm. - Ý nghĩa: + Tim có khả năng thay đổi lực tâm thu theo các điều kiện của cơ thể. + Máu về tim càng nhiều, tâm thất trái càng dãn to ra→tim co bóp mạnh tống máu vào động mạch tránh ứ đọng máu. a. Cung lượng tim = nhịp tim x thể tích tâm thu= 70 x (150 – 50)= 7000ml b.- Tiếng tim thứ nhất xuất hiện tại điểm B, tâm thất bắt đầu co, van nhĩ thất đóng gây ra tiếng tim thứ nhất. - Tiếng tim thứ tư xảy ra giữa điểm A và B, tiếng tim thứ tư xuất hiện trong thì tâm trương, trước tiếng thứ nhất, khi tâm nhĩ co đẩy máu xuống tâm thất. - Đường cong 2: ở người bình thường, Đường cong 3: tiểu đường type 1, Đường cong 1: tiểu đường type 2, - Đường cong 2: ở người bình thường quá trình tiết insulin và đáp ứng với glucose bình thường. Khi cho uống glucose nồng đồ glucose trong máu tăng->đáp ứng tăng tiết insulin, sau một thời gian đáp ứng thì nồng độ glucose giảm-> giảm insulin. - Đường cong 3: tiểu đường type 1, hỏng tế bào bê ta->mất khả năng tiết insulin->nồng độ insulin không thay đổi. - Đường cong 1: tiểu đường type 2, liên quan đến đáp ứng giữa insulin với nồng độ glucose trong máu->do vậy nên insilin được tiết ra nhiều nhưng vẫn không đáp ứng với glucose->nồng độ

0,25đ

0,25đ 0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,25đ 0,25đ

0,25đ 0,25đ

0,25đ

0,25đ


insulin cao.


Câu VII.2

- Đường cong 2: người bình thường 0,25đ - Đường cong 1: người bị bệnh Cushing giai đoạn đầu 0,25đ - Trong hội chứng Cushing, nồng độ cortisol trong huyết tương 0,5đ cao làm giảm sự hấp thu glucose trong các mô ngoại biên, có xu hướng làm tăng nồng độ glucose trong huyết tương. Kết quả là phản ứng với insulin khi uống glucose được tăng cường

Câu VIII.1

a.Biên độ điện thế hoạt động lan truyền trên mỗi sợi trục không thay đổi. Biên độ điện thế hoạt động của nơron B lớn hơn nơron A, bởi vì: - Khi xung thần kinh lan truyền trên các sợi trục thì biên độ điện thế hoạt động không thay đổi. Do các yếu tố quyết định biên độ như điện thế nghỉ, chênh lệch nồng độ Na+ hai bên màng và tính thấm của màng đối với Na+ không thay đổi. - Biên độ điện thến hoạt động phụ thuộc vào mức độ phân cực của nơron. Chất Digoxin làm suy yếu hoạt động của bơm Na – K làm Na+ đưa ra ngoài và K+ đưa vào trong nơron A ít đi, kết quả là giảm chênh mức độ phân cực ở nơron A. Do đó,biến độ điện thế hoạt động của nơron A nhỏ hơn nơron B b. Nồng độ ion K+ ở trong nơron A lớn hơn so với nơron B, bởi vì: - Chất Cyanua (CN-) ức chế chuỗi chuyền điện tử làm giảm số lượng ATP được tạo ra từ ti thể ở nơron B. - Số lượng ATP giảm dẫn đến làm suy yếu hoạt động của bơm Na – K trong việc bơm K+ vào trong tế bào. Sau một thời gian chênh lệch của các ion ở hai phía của màng nơron đạt trạng thái cân bằng. Tế bà nơron mất phân cực. Do đó, nồng độ ion K+ ở trong nơron B nhỏ hơn so với ở trong nơron A. - Dung dịch A: do cổng Na+ của màng sau xinap luôn mở nên tế bào

Câu VIII.2

0,25đ

0,25đ

0,25đ 0,25đ

0,25đ

thần kinh 2 luôn bị hưng phấn. - Dung dịch B: do enzim axetylcolinesteraza không hoạt động nên 0,25đ không phân giải được axetylcolin nên axeticolin bám vào thụ thể màng sau xinap khiến cho màng tăng tính thấm với ion Na+ do vậy xung truyền đi làm tế bào thần kinh 2 hưng phấn. đồng thời vì enzim này không hoạt động nên chùy xinap thiếu nguyên liệu để hình thành trở lại axetilcolin trong các bóng xinap. do vậy sau một thời gian thì sự truyền xung bị dập tắt, tế bào thần kinh 2 không có hiện tượng.

0,25đ

- Dung dịch C: không có axetylcolin nên không có chất truyền tin từ tế bào thần kinh 1 sang tế bào thần kinh 2 do vậy tế bào thần kinh 2 không có hiện tượng.

0,25đ


- Dung dịch D: cổng Ca2+ mở khiến cho các bóng xinap vỡ ra và axetylcolin được giải phóng dẫn đến kích thích truyền xung thần kinh sang tế bào thần kinh 2. tuy nhiên khi hết bóng xinap thì xung bị dập tắt.

Câu IX.1

Câu IX.2

- Sự phân chia thành cực động vật và cực thực vật liên quan đến sự phân bố không đều của noãn hoàng. - Noãn hoàng là chất dự trữ trong phôi: + Noãn hoàng tập trung nhiều ở một cực của trứng tạo thành cực thực vật. + Noãn hoàng tập trung ít ở một cực của trứng tạo thành cực động vật. - Về màu sắc của 2 nhóm tế bào: + Nhóm tế bào ở cực động vật: màu xám do tổng hợp nhiều sắc tố melanin. + Nhóm tế bào ở cực thực vật: màu vàng do ít tổng hợp sắc tố melanin. - Về kích thước: + Nhóm tế bào ở cực thực vật có kích thước lớn hơn do chứa nhiều noãn hoàng. + Nhóm tế bào ở cực thực vật có kích thước lớn hơn do chứa nhiều noãn hoàng. a.- Photpholipaza C tiến hành phân giải PIP2 trên màng tế bào thành DAG và IP3->IP3 liên kết làm mở kênh Ca2+ trên màng nội bào giải phóng Ca2+ vào bào tương như một chất truyền tin thứ hai->sự giải phóng Ca2+ gây hoạt hóa trứng. - Khi thiếu enzim photpholipaza C ->trứng không được

0,25đ 0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

hoạt hóa->trứng không phát triển->vô sinh b. Việc kích thích trứng vừa thụ tinh bằng một dòng điện 0,5đ nhỏ là tạo các lỗ màng tạm thời trên hệ thống mạng lưới nội chất hạt giúp giải phóng Ca2+ vào bào tương. Câu X.1

- Nếu nạo bỏ hai tủy thượng thận, con vật sẽ rối loạn huyết áp nhưng sau một thời gian trở về bình thường, ngược lại nếu cắt bỏ hai phần vỏ con vật sẽ chết trong vài ngày đến vài tuần do rối loạn điện giải và stress. - Vỏ thượng thận gồm 3 lớp riêng biệt: + Lớp cầu: gồm các tế bào rất mỏng nằm ngoài cùng của tuyến, sản xuất hormone chuyển hóa muối là aldosteron. + Lớp bó: ở giữa sản xuất cortisol. + Lớp lưới trong cùng bài tiết androgen.

0,25đ

0,25đ 0,25đ 0,25đ


Câu X.2

Câu XI

- Ức chế phóng thích prolactin từ thùy trước tuyến yên. - Việc bài tiết prolactin bị ức chế mạnh mẽ bởi sự tiết ra của dopamine từ vùng dưới đồi, bromocriptinegây hoạt hóa thụ thể sau synap của dopamine->ức chế phóng thích prolactin ở thùy trước yên. 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Biểu bì Mô dày Mô mềm vỏ Vỏ trong (nội bì) Vỏ trụ Libe sơ cấp Tầng trước phát sinh Gỗ sơ cấp Mô mềm ruột

0,5đ 0,5đ

1,0đ


HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRƯỜNG P.T VÙNG CAO VIỆT BẮC ĐỀ THI ĐỀ XUẤT -------------------

ĐỀ THI MÔN SINH HỌC KHỐI 11 - Năm 2019 Thời gian làm bài: 180 phút (đề này có 06 trang, gồm 12 câu)

Câu 1 (2 điểm): Trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng a. Nghiên cứu vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng đối với sự sinh trưởng của một loài thực vật thân thảo ở cạn, sau 20 ngày theo dõi thí nghiệm, từ số liệu thu được người ta xây dựng đồ thị sau đây:

Hình 1. Đồ thị biểu diễn nồng độ các ion khoáng - Sự hấp thu ion nào bị ảnh hưởng mạnh khi lượng ATP do tế bào lông hút tạo ra giảm dưới tác động điều kiện môi trường? - Thực tế trong môi trường đất có độ pH thấp, lượng ion khoáng nào trong đất sẽ bị giảm mạnh? b. Trồng 4 chậu cây trong các trường hợp sau: Chậu 1: Rễ bị ngập úng lâu ngày. Chậu 2: Tưới với lượng phân có nồng độ cao. Chậu 3: Để ngoài nắng gắt. Chậu 4: Để trong phòng lạnh. Kết quả chung của 4 chậu thí nghiệm trên là gì? Giải thích mỗi hiện tượng trên. Câu 2 (2 điểm): Quang hợp Bình thường cây quang hợp sử dụng CO2 có đồng vị 12C. Trong một thí nghiệm ở một loài thực vật C3, sau một thời gian cho cây quang hợp sử dụng CO2 chứa 12C thì người ta cho cây tiếp tục quang hợp sử dụng CO2 chứa 14C. Trong hai chất APG và RiDP: a. Tín hiệu 14C trong chất nào xuất hiện sớm hơn? Giải thích. b. Hàm lượng 14C trong chất nào cao hơn (tính trên tổng số phân tử)? Giải thích. Câu 3 (1 điểm): Hô hấp 1


Trong hô hấp hiếu khí, chu trình crep xảy ra qua nhiều bước nhỏ. Một trong các bước đó là chuyển axit succinic thành axit fumaric bởi một enzyme succinate dehydrogenase. Phản ứng xảy ra ở Hình 1.

Hình 1

Hình 2

a. Hãy giải thích ngắn gọn vai trò phản ứng xảy ra ở Hình 1 trong việc tạo sản phẩm ATP. b. Phân tử axit malonic Hình 2 ức chế phản ứng này. Giải thích tại sao axit maloic có thể ức chế enzyme succinat dehyrogenase? c. Các kim loại năng như chì và thủy ngân có thể liên kết vĩnh viễn với nhóm –SH của amino acid trong enzyme. Nhóm –SH có thể là trung tâm hoạt động của enzyme hoặc không. Tại sao khi nhóm –SH liên kết với kim loại nặng thì hoạt tính của enzyme bị ức chế? Kiểu ức chế hoạt tính của enzyme được gây ra bởi kim loại nặng là gì? Câu 4 (2 điểm): Sinh sản ở thực vật + sinh trưởng và phát triển ở thực vật Khi nghiên cứu về ba loại hoocmon: auxin, giberelin, ethylen, các nhà khoa học đã trồng một loài thực vật trong điều kiện giống nhau rồi chia thành 3 lô riêng biệt (A, B, C). Mỗi lô gồm các chậu có số lượng cây tương đương, được phun một trong ba loại hoocmon ở các nồng độ khác nhau. Sau 10 ngày, đo và tính chiều cao trung bình của các cây trong mỗi chậu của từng lô và thu được kết quả như sau: Nồng độ 0 1.10-7 2.10-7 4.10-7 8.10-7 1.10-3 2.10-3 3.10-3 hoocmon (M) Chiều cao trung bình các cây trong mỗi 11,0 9,6 8,1 7,5 7,1 5,5 5,1 4,7 chậu của lô A(cm). Chiều cao trung bình các cây trong mỗi 11,2 11,7 12,3 15,6 14,8 17,9 18,7 19,6 chậu của lô B(cm). Chiều cao trung bình các cây trong mỗi 10,8 11,4 11,9 12,8 13,9 8,4 7,3 6,4 chậu của lô C(cm). a. Cho biết mỗi lô A, B và C đã được phun loại hoocmon nào? Giải thích. b. Ảnh hưởng của mỗi loại hoocmon đến chiều cao thân có ý nghĩa đối với sự phát triển của thực vật như thế nào? Câu 5 (1 điểm): Cảm ứng ở thực vật 2


Ba thí nghiệm đã được thực hiện để điều tra sự điều hòa tăng trưởng trong mầm yến mạch. Ngoài các mầm yến mạch, vật liệu được sử dụng bao gồm: Thạch agar và nước ép từ mầm lúa mạch.Các mầm lúa mạch sau khi bố trí thí nghiệm được ủ 4 giờ trong bóng tối. Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2

a. Hãy giải thích kết quả thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2? Thí nghiệm 3:

b. Em hãy dự đoán sự sinh trưởng của mỗi nhóm thí nghiệm trong hình? Câu 6 (2 điểm) Tiêu hóa hô hấp a. Hình vẽ dưới đây mô tả một đoạn của phần trong dạ dày, những phần khác nhau được chú thích bằng các chữ cái La mã.

3


Chức năng của mỗi phần được mô tả dưới đây: A. Tiết ra axit clohidric B. Tiết ra chất nhầy giúp bôi trơn và bảo vệ các tế bào bao trong dạ dày. C. Chứa một số các hố sâu dẫn đến các tuyến D. Tiết pepsinogen E. Có ba loại tế bào khác nhau tiết ra các thành phần của acid dạ dày. Hãy sắp xếp các chức năng trên phù hợp với các thành phần (I đến V ) theo bảng sau: Chức năng A B C D E

Thành phần cấu trúc (I đến V)

b. Để tối ưu hóa hiệu quả trao đổi khí thì bề mặt hô hấp phải có những đặc điểm gì? Giải thích đặc điểm cấu tạo cơ quan hô hấp của chim thích nghi với đời sống bay lượn? Câu 7 (2 điểm) Tuần hoàn Đường cong ái lực O2 của Hemoglobin người ở điều kiện pH sinh lý máu 7,4 được thể hiện ở (2) (Hình bên). Dưới nhiều điều kiện, đường cong có thể dịch chuyển chuyển đến (1) hoặc (3). Hãy cho biết mỗi trường hợp (a), (b), (c) và (d) dưới đây là tương ứng với đường cong nào trong hai đường cong (1) và (3) ở hình bên. Giải thích. a. Ở trong cơ đang hoạt động mạnh b. Ở trong phổi c. Khi nhiệt độ cơ thể tăng d. Đang ngồi nghỉ tại chỗ và thở sâu và nhanh dần lên Câu 8 (2 điểm) bài tiết, cân bằng nội môi Một nghiên cứu được tiến hành để điều tra sự đáp ứng của tế bào tuyến tụy đối với sự tăng nồng độ glucose trong máu. Một người đã kể lại là không ăn và uống bất cứ thứ gì ngoài uống nước trong vòng 12 giờ sau đó uống nước đường. Mẫu máu được lấy từ người này với khoảng cách 1 giờ một lần và tiến hành trong 5 giờ; nồng độ glucose, insulin và glucagon đã được đo lại. Kết quả thu được ở hình bên dưới.

4


a. Giải thích tại sao người này không ăn hay uống bất cứ thứ gì ngoài nước trong 12 giờ trước khi uống nước đường. b. Sử dụng thông tin được cung cấp ở hình trên để miêu tả đáp ứng của tế bào tuyến tụy với sự tăng nồng độ glucose trong máu c. Nếu tiếp tục nghiên cứu với thời gian dài hơn 5 giờ mà người đó không được ăn hay uống bất cứ thứ gì. Hãy phác thảo theo trình tự các sự kiện xảy ra khi glucagon liên kết với thụ thể trên màng tế bào gan. Câu 9 (2 điểm) cảm ứng ở động vật Trong một thí nghiệm, một nhà khoa học đã tách và nuôi một tế bào thần kinh (nơron) trong một môi trường nuôi tiêu chuẩn. Ông ấy đã đo điện thế nghỉ của sợi trục, sau đó kích thích sợi trục và đo điện thế hoạt động của nó (kết quả 1). Tiếp theo, ông ấy đã làm lại thí nghiệm một số lần, mỗi lần với một môi trường nuôi tiêu chuẩn có thay đổi một số thành phần khác nhau và ghi lại được các kết quả 2, 3, 4 và 5. Kết quả của các thí nghiệm được thể hiện ở bảng sau. Kết quả Điện thế nghỉ (mV) Điện thế hoạt động (mV) Kết quả 1 -70 +40 Kết quả 2 -70 +50 Kết quả 3 -60 +40 Kết quả 4 -70 +30 Kết quả 5 -80 +40 Hãy cho biết: a. Nếu môi trường tiêu chuẩn được bổ sung một chất làm giảm tính thấm của màng nơron với ion K+, điện thế nơron ghi được ở kết quả nào? Giải thích. b. Nếu môi trường tiêu chuẩn có nồng độ ion Na+ thấp hơn bình thường, điện thế nơron ghi được ở Kết quả nào? Giải thích. c. Nếu môi trường tiêu chuẩn có nồng độ ion K+ cao hơn bình thường, điện thế nơron ghi được ở Kết quả nào? Giải thích. 5


d. Nếu môi trường tiêu chuẩn chứa một chất tăng tính thấm của màng với ion Cl-, điện thế nơron ghi được ở kết quả nào? Giải thích. Câu 10 (1 điểm) Sinh sản a. Một nhà khoa học muốn phát triển thuốc tránh thai cho nam giới bằng cách tác động lên tuyến yên. Thuốc tránh thai đó cần phải tác động lên loại hoocmôn nào của tuyến yên? Giải thích. b. Một phụ nữ bị rối loạn chức năng vỏ tuyến trên thận, dẫn đến tăng đáng kể hoocmôn sinh dục nam trong máu. Chu kì kinh nguyệt của bệnh nhân có điều gì bất thường không? Giải thích. Câu 11 (2 điểm) nội tiết Hai bệnh nhân A và B đều có nồng độ cortizol trong máu thấp hơn người bình thường. Khi đo nồng độ ACTH ở bệnh nhân A thấy cao hơn người bình thường, còn ở bệnh nhân B thì thấp hơn người bình thường. Nguyên nhân gây bệnh được tìm thấy ở vùng dưới đồi và tuyến trên thận. a. Hãy cho biết bệnh nhân nào bị bệnh ở vùng dưới đồi và bệnh nhân nào bị bệnh ở tuyến trên thận? Giải thích. b. Nếu tiêm thêm CRH (hormone giải phóng) vào hai bệnh nhân này thì thấy nồng độ glucose trong máu tăng ở một bệnh nhân và không tăng ở bệnh nhân kia. Hãy cho biết bệnh nhân nào có nồng độ glucose trong máu tăng và bệnh nhân nào có nồng độ glucose trong máu không tăng? Giải thích. Câu 12 (1 điểm): Phương án thực hành (Giải phẫu thực vật) Bằng phương pháp nhuộm các vi phẫu thực vật người ta có thể nhận diện các cấu trúc cơ bản của nó dưới kính hiển vi. Quy trình này có thể viết vắn tắt như sau: cắt vi phẫu, tẩy javen, rửa nước, nhuộm xanh metylen hoặc lục mêtyl, rửa nước, nhuộm đỏ cácmin, rửa nước, làm tiêu bản, lên kính và quan sát. a. Tại sao phải tẩy bằng javen trước khi nhuộm nhưng sau đó phải rửa kĩ chất này bằng nước? b. Cấu trúc nào sẽ bắt màu của xanh mêtylen (hoặc lục mêtyl)? Tại sao chỉ có cấu trúc đó mà không có cấu trúc khác bắt màu chất này? --------------Hết------------(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

6


HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRƯỜNG P.T VÙNG CAO VIỆT BẮC ĐÁP ÁN ĐỀ THI ĐỀ XUẤT -------------------

CÂU 1

Ý a

b

2 (2điểm)

ĐÁP ÁN ĐỀ THI MÔN SINH KHỐI 11 - Năm 2019 Thời gian làm bài: 180 phút (đề này có 05 trang, gồm 12 câu)

NỘI DUNG .- Ion Mg2+ và NO3- có nồng độ trong tế bào rễ cao hơn trong dung dịch đất nên các ion này được rễ cây hấp thụ 1 cách chủ động qua kênh protein. - Quá trình hấp thu chủ động các ion này cần năng lượng ATP do tế bào rễ tạo ra. Do đó nếu điều kiện không thích hợp lượng ATP giảm mạnh → sự hấp thụ các ion này giảm theo. - Khi pH đất thấp, như vậy đất có nhiều ion H+. Loại ion này trao đổi với các ion khoáng dương trên bề mặt keo đất. Kết quả là các ion (K+, Mg+, Fe3+ ) ra dung dịch đất và dễ dàng bị rửa trôi. - Kết quả chung : Lá cây bị héo - Giải thích kết quả : + Chậu 1: Rễ bị ngập úng lâu ngày. Hô hấp của rễ bị ức chế, sự hấp thu nước giảm. Thiếu O2 rễ bị đầu độc do sản phẩm của hô hấp yếm khí (rượu, axetanđehit...) + Chậu 2: Tưới với lượng phân có nồng độ cao. Môi trường có nồng độ cao hơn dịch bào, rễ không hấp thu nước. Lá vẫn thoát hơi nước → lượng nước trong lá giảm. + Chậu 3: Để ngoài nắng gắt. Nước bốc hơi nhanh. Đất thiếu nước, không bù đủ lượng nước bị mất. + Chậu 4: Để trong phòng lạnh. Nhiệt độ thấp, độ nhớt chất nguyên sinh tăng. Độ nhớt tăng gây khó khăn cho sự chuyển dịch của nước do đó sự hút nước của rễ giảm. - Tín hiệu 14C trong APG sẽ xuất hiện sớm hơn RiDP. a - Giải thích: Khi dùng CO2 có chứa 14C , nó sẽ kết hợp với RiDP để tạo thành hợp chất 6C không bền sau đó chuyển thành APG→bị khử thành AlPG → tái sinh chất nhận RiDP => tín hiệu 14C trong APG sớm hơn. - Hàm lượng 14C trong APG sẽ cao hơn RiDP. b - Giải thích: Khi APG bị khử thành AlPG thì có 1/6 lượng AlPG dùng để tổng hợp chất hữu cơ, còn 5/6 lượng AlPG (tương 7

ĐIỂM 0,5

0,25

0,25

0,25 0,25

0,25

0,25

0,5 0,5

0,5 0,5


3 (1điểm)

a 4 (2điểm)

b

a 5 (1điểm)

đương APG) được dùng tái tạo RiDP nên mức tín hiệu 14C trong APG là cao hơn trong RiDP. a Phản ứng xảy ra trong chu trình Crep, cung cấp H+, 2H+ của sucinate được chuyển đến FAD+ để tạo FADH2, làm tăng chất mang điện tử tới chuỗi truyền e cung cấp năng lượng cho tổng hợp ATP theo phương thức photphorin hóa oxi hóa. b - Axit malonic là chất ức chế cạnh tranh. - Vì hình dạng (cấu trúc) của nó tương tự như hình dạng (cấu trúc) của phân tử axit succinic. Vì thế axit malonic đã cạnh tranh trung tâm hoạt động với axit succinic c - Nhóm SH hình thành cầu nối disunfua, để hình thành cấu trúc bậc ba của phân tử protein. Khi kim loại năng ngăn cản sự hình thành cầu nối disunfua có thể thay đổi hình dạng của trung tâm hoạt động của enzyme. - Kim loại nặng có thể ảnh hưởng đến hình dạng của enzyme bằng cách liên kết trực tiếp với trung tâm hoạt động hoặc liên kết với phần khác của enzyme và kết quả là làm thay đổi hình dạng của trung tâm hoạt động. - Vì thế cơ chất không thể liên kết với trung tâm hoạt động Kim loại nặng là chất ức chế không cạnh tranh. Các loại hormone: A: Ethylen: Nồng độ càng tăng cây càng có biểu hiện lùn, đây là tác động 3 bước làm giảm chiều cao thân của cây. B: Gibberelin: kích thích kéo dài chiều cao thân, không ức chế ở nồng độ cao. C: Auxin: Nồng độ thấp (1.10-7 M đến 8.10-7M ) kích thích kéo dài thân nhưng ức chế ở nồng độ cao (1.10-3 đến 3.10-3). b. Ý nghĩa của tác động của ba hormone đến chiều cao thực vật: - Ethylen: Tác động làm thân lùn và mập ra, giúp cây mọc ngang tránh vật cản. - Gibberelin: Giúp cây vươn dài nhận ánh sáng, tăng không gian dự trữ carbohydrate ở thực vật dự trữ ở thân. - Auxin: Sự tác động phụ thuộc nồng độ có ý nghĩa trong vận động hướng sáng, hướng đất và hướng trọng lực. - Thí nghiệm 1: Auxin sinh ra ở đỉnh sinh trưởng, ở 1 sinh trưởng bình thường, ở 2 dù bị cắt nhưng auxin vẫn có thể khuếch tán xuống, ở 3 không còn auxin nên không sinh trưởng. - Thí nghiệm 2: ở 4 – mầm sinh trưởng bình thường; ở 5 nước ép mầm lúa mạch chứa Auxin nên auxin khuếch tán từ miếng thạch 8

0,25

0,25

0,5

0, 5 0,25 0.25 0, 5

0,25 0.25

0,25 0.25


b

6 (2 điểm) a

b

7 (2 điểm) a

b

c

xuống kích thích sinh trưởng; ở 6 miếng thạch không chứa Auxin nên không sinh trưởng. 7- mầm sinh trưởng thẳng 0,25 8 - mầm sinh trưởng cong về phía phải do miếng thạch chứa Auxin lệch về phía trái kích thích sinh trưởng của mầm phía bên trái. 9 – mầm sinh trưởng cong về phía trái do miếng thạch chứa Auxin 0.25 đặt lệch về phía phải kích thích sinh trưởng các tế bào mầm bên phải. 10 – không sinh trưởng, do không có Auxin a 1,0 Chức năng Thành phần cấu trúc (I đến V) A II B V C I D III E IV b - Đặc điểm của bề mặt hô hấp: 0,5 + Bề mặt hô hấp cần phải mỏng, rộng và ẩm ướt để các chất khí dễ dàng khuếch tán + Có mạng lưới mao mạch phát triển và thường chảy theo hướng ngược chiều với dòng khí đi vào để làm chênh lệch phân áp các chất khí giữa hai phía của bề mặt hô hấp. - Đặc điểm cơ quan hô hấp của chim: 0,5 + Dòng máu chảy trong các mao mạch trên thành ống khí ngược chiều với dòng khí đi qua các ống khí. + Phổi của chim gồm nhiều ống khí song song và các túi khí có thể co giãn giúp cho việc thông khí qua phổi theo một chiều và luôn giàu oxi cả khi hít vào và thở ra. a Ở trong cơ đang hoạt động mạnh tương ứng với đường cong (3). Cơ 0,5 hoạt động tăng tiêu thụ O2 và thải CO2, làm phân áp O2 giảm và nồng độ CO2 tăng, pH giảm, do đó ái lực của Hb với O2 giảm, đường cong lệch sang phải (3). b Ở trong phổi tương ứng với đường cong (1). Ở trong phổi phân áp O2 0,5 cao, do đó Hb nhanh chóng bão hòa O2, đường cong lệch sang trái (1). Khi nhiệt độ cơ thể tăng tương ứng với đường cong (3). 0,5 Nhiệt độ cơ thể tăng tương ứng với tăng tốc độ trao đổi chất, tăng tiêu thụ O2 và tăng thải CO2, làm phân áp O2 giảm và nồng độ CO2 tăng pH giảm, do đó ái lực của Hb với O2 giảm, đường cong lệch sang phải (3). 9


d

a 8 (2 điểm) b

c

a 9 (2 điểm)

b

d Đang ngồi nghỉ tại chỗ và thở sâu và nhanh tương ứng với đường 0,5 cong (1). Thở nhanh và sâu ở trạng thái nghỉ tăng thải CO2 ra ngoài cơ thể, làm CO2 trong máu giảm, pH tăng, dẫn đến tăng ái lực của Hb với O2, đường cong lệch sang trái (1). Nếu người ăn trong 12 giờ nồng độ glucose cao; hiệu ứng của 0,5 việc tăng nồng độ đường đột ngột có thể không được nhận thấy được; có thể là do nồng độ insulin sẵn cao. - Nồng độ insulin tăng cao trong 1 giờ đầu sau khi uống nước 0, 25 đường; nồng độ insulin tăng từ 60 đến 300 pmol dm-3; tế bào không tiết glucagon; nồng độ glucagon được duy trì/ giảm ít. - Tế bào β tuyến tụy tiết insulin, insulin kích thích tế bào gan/ tế 0,5 bào cơ trong máu nhiều phân tử vận chuyển glucose (GLUT4) được chèn vào màng tế bào cơ (không có ở tế bào gan) tăng cường vận chuyển glucose vào trong tế bào. Đồng thời kích thích enzymetăng chuyển hóa glucose thành glucagon; dẫn đến làm giảm nồng độ glucose trong máu. - Thụ thể G protein trên màng tế bào được hoạt hóa enzyme 0,5 G protein trên màng tế bào được hoạt hóa (trong màng tế bào) đã xúc tác chuyển hóa ATP thành cAMP cAMP liên kết với enzyme kết cặp Kinase và hoạt hóa enzyme Kinase. - Enzyme kinase hoạt hóa hoạt tính photphorylase của enzyme 0,25 kinase hoạt tính photphotrylase của enzyme kinase đã hoạt hóa enzyme photphorylase gluycogen glycogen photphotrylase xúc tác phản ứng bẻ gãy liên kết của glyucogen thành glucose, glucose khuếch tán khỏi tế bào gan đi vào máu. Điện thế nơron thu được ở Kết quả 3. 0,5 - Bổ sung chất làm giảm tính thấm của màng nơron với in K+ làm giảm dòng ion K+ đi từ trong ra ngoài tế bào, làm giảm phân cực, hay điện thế nghỉ ít phân cực hơn (-60 mV so với -70 mV) Điện thế nơron thu được ở Kết quả 4. 0,5 + - Nếu trong môi trường tiêu chuẩn có nồng độ ion Na thấp hơn bình thường, khi có kích thích lượng ion Na+ đi vào phía trong màng ít hơn bình thường, gây khử cực ít hơn bình thường, do đó, giá trí điện thế hoạt động thấp hơn bình thường (+30 mV so với +40 mV).

10


c

d

10 (1 điểm) a

b

Câu 11 (1điểm) a

b

Câu 12 a (1điểm)

Điện thế nơron thu được ở Kết quả 3. - Nếu trong môi trường tiêu chuẩn có nồng độ K+ co hơn bình thường, chênh lệch nồng độ của ion K+ giữa hai bên màng giảm, làm giảm dòng ion K+ đi từ trong ra ngoài tế bào, làm giảm phân cực, hay điện thế nghỉ ít phân cực hơn (-60 mV so với -70 mV). Điện thế nơron thu được ở Kết quả 5. - Tăng tính thấm của màng với ion Cl-, làm lượng ion Cl- đi từ ngoài vào phía trong màng nhiều hơn, làm tăng phân cực của điện thế nghỉ (-80 mV so với -70 mV). a - Thuốc ức chế tuyến yên tiết FSH, vì FSH kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng. - Còn nếu ức chế LH sẽ giảm kích thích lên tế bào Lêyđich dẫn đến giảm sản sinh testosteron. b - Không có kinh nguyệt, nguyên nhân là do hoocmôn sinh dục nam ức chế vùng dưới đồi gây giảm tiết GnRH, ức chế tuyến yên gây giảm tiết FSH và LH. - Kết quả là không đủ hoocmôn kích thích lên buồng trứng và làm giảm hoocmôn buồng trứng, gây ra mất kinh nguyệt. a Bệnh nhân A bị bệnh ở tuyến trên thận, nên nồng độ cortizol thấp. Cortizol thấp sẽ giảm ức chế lên vùng dưới đồi và tuyến yên, . nên tuyến yên tăng tiết ACTH. - Bệnh nhân B bị bệnh ở vùng dưới đồi, nên tuyến yên kém phát triển và giảm tiết ACTH. b - Bệnh nhân B có nồng độ glucose ở tăng lên là do CRH thông qua tác động lên tuyến yên làm tuyến trên thận tăng tiết cortizol. Cortizol làm glucose máu tăng. - Bệnh nhân A có nồng độ glucose không tăng vì CRH kích thích tuyến yên tiết ACTH, nhưng tuyến trên thận không đáp ứng với ACTH, không tăng tiết cortizol. - Dùng Javen để tẩy bớt lớp nội sinh chất tạo điều kiện cho tế bào bắt

0,5

0,5

0,25 0,25 0,25

0,25 0,25

0,25 0,25

0,25

0,5

màu được phẩm nhuộm. Đồng thời Javen còn tẩy màu của vi phẫu tạo điều kiện cho việc quan sát tốt hơn. - Phải rửa sạch javen vì lượng dư javen sẽ tẩy màu thuốc nhuộm và làm cho thuốc nhuộm không xâm nhập vào mô.

b

Cấu trúc đó là mạch gỗ (xylem) vì nó bao gồm các tế bào chết đã mất 0,5 tính thấm chọn lọc

11


Người ra đề: Hoàng Tú Hằng, SĐT: 0986833009 Người phản biện đề : Bùi Thị Thu Thủy, SĐT 0984883775

12


ĐỀ THI ĐỀ XUẤT MÔN SINH HỌC KHỐI 11 NĂM 2019 Thời gian làm bài 180 phút

HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI TỈNH HẢI DƯƠNG ĐỀ THI ĐỀ XUẤT Câu 1 Trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng (2.0 điểm):

1. Khi quan sát những cây ngô trong vườn, người ta nhận thấy toàn bộ lá bị vàng. Rà soát cácđiều kiện trồng trọt cho thấy do nguyên nhân cây trồng thiếu khoáng chất. a) Hãy chỉ ra 5 nguyên tố khoáng có liên quan đến hiện tượng vàng lá như trên và đề xuất ít nhất 2 biện phápđể khắc phục b) Nếuđất trồng ngô bị kiềm hóa với pH ≈ 8,0 thì hiện tượng vàng lá liên quan đến những nguyên tố khoáng nào? 2. Đất bao quanh rễ cây được cấu thành từ các loại hạt keo đất có mang các ion khoáng cần cho sinh trưởng và phát triển của cây. Để hấp thụ được các ion khoáng, rễ cây sử dụng cơ chế hút bám trao đổi cation. Đặc điểm chính của cơ chế này là gì? Câu 2 Quang hợp ở thực vật (2.0 điểm): Các nhà khoa học đã sử dụng hai loài cây A và B (một loài thực vật C3 và một loài thực vật C4) để so sánh giữa hai loài về mối liên hệ giữa nhu cầu nước và lượng chất khô tích lũy trong cây. Các cây thí nghiệm giống nhau về độ tuổi và khối lượng tươi (tương quan với sinh khối khô) được trồng trong điều kiện canh tác tối ưu. Sau cùng một thời gian sinh trưởng, các giá trị trung bình về lượng nước hấp thụ và lượng sinh khối khô tăng thêm được thống kê sau 3 lần lặp lại thí nghiệm và thể hiện trong bảng dưới đây. Loài cây

Loài A

Loài B

Chỉ tiêu

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lượng nước hấp thụ (L)

2,58

2,55

2,61

3,71

3,83

3,81

Lượng sinh khối khô tăng thêm (g)

10,10

10,55

11,31

7,55

7,64

7,52

a) Mỗi loài A và loài B là thực vật C3 hay C4 ? Giải thích. b) Dựa vào điểm bù CO2 của thực vật C3 và C4, giải thích kết quả thí nghiệm trên. Câu 3: Hô hấp ở thực vật (1 điểm)


Khi nói về hô hấp một bạn học sinh có những phát biểu sau. a. Ở một số loài lúa, trong điều kiện hiếu khí đã hoạt hóa gen quy định alcohol dehydrogenase giúp cây phân giải các sản phẩm có hại của quá trình hô hấp b. Đối với rau, hoa quả tươi muốn bảo quản được lâu thì cần phải phơi khô để giảm cường độ hô hấp. c. Hệ số hô hấp của hạt hướng dương khi nảy mầm luôn nhỏ hơn 1 do trong hướng dương có nhiều lipid d. Chuỗi truyền e của chuỗi hô hấp sắp xếp theo thứ tự thế oxy hóa khử tăng dần Câu 4: Sinh trưởng, phát triển và sinh sản ở thực vật (2.0 điểm) 1. Để xác định ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng B tới quá trình giâm cành của 1 loài thực vật, người ta tiến hành thí nghiệm về sự ra rễ và thu được kết quả thể hiện ở bảng dưới đây: Nồng độ chất kích

Nồng độ chất kích

thích

thích

sinh

trưởng Kết quả (‰)

(ppm)

sinh

trưởng Kết quả (‰)

(ppm)

0

30

150

80

30

60

200

50

50

70

250

5

100

95

a. Dựa vào các thông tin nêu trên, hãy cho biết B thuộc nhóm chất nào? Giải thích b. Để tăng hiệu quả tác động của chất B trong thí nghiệm trên, người ta có thể phối hợp với chất điều hòa sinh trưởng nào? Giải thích. Chất điều hòa sinh trưởng phối hợp thêm này có những vai trò chủ yếu gì? 2. Giải thích tại sao auxin nhân tạo 2,4 D tác dụng như chất diệt cỏ dại lại có hại cho nhiều loài sinh vật và gây tác động xấu đến môi trường? Câu 5: Tiêu hóa và hô hấp ở động vật (2 điểm) a. Tại sao dạ dày không bị pepsin và HCl phân giải? b. Dựa vào đặc điểm hô hấp ở chim hãy giải thích tại sao có nhiều loài chim có thể bay được rất cao (1000km ) so với mặt nước biển.


Câu 6: Tuần hoàn (2 điểm) 1. Một phụ nữ 50 tuổi cảm thấy mệt mỏi, nhịp thở và nhịp tim nhanh. Đo huyết áp động mạch cánh tay cho kết quả huyết áp tâm thu là 140 mmHg và huyết áp tâm trương là 50 mmHg. Bác sĩ xác định người phụ nữ này bị bệnh hở van tim. Hãy cho biết: a) Người phụ nữ bị bệnh hở van tim nào ? Giải thích. b) Lượng máu cung cấp cho cơ tim hoạt động trong một chu kỳ tim của người phụ nữ đó có bị thay đổi không ? Tại sao ? 2. Tế bào hồng cầu của người trưởng thành có những khác biệt cơ bản nào với các loại tế bào khác trong cơ thể? Cho biết ý nghĩa của sự khác biệt đó. Câu 7 Bài tiết và cân bằng nội môi (2.0 điểm) 1. Albumin (khối lượng phân tử 68000Da) là protein có nhiều nhất trong huyết tương, chiếm tới 60% tổng protein huyết tương. a) Một người có hàm lượng albumin huyết tương thấp, lượng albumin giảm do bị hư thận. Hãy cho biết bộ phận nào của thận là nơi bị hỏng của bệnh nhân này? Vì sao? b) Chức năng chính của albumin là duy trì áp suất thẩm thấu của máu. Bệnh nhân bị phù chân. Triệu chứng này do lượng huyết tương trong máu giảm. Hãy giải thích vì sao? c) Có thể xác định nồng độ albumin trong huyết tương của bệnh nhân bằng cách nhuộm albumin làm thuốc màu đặc hiệu. Biểu đồ dưới cho biết kết quả hấp thụ của phức hệ albumin-thuốc màu ở các bước sóng khác nhau.


Dựa vào biểu đồ, hãy vẽ đồ thị biểu diễn quang phổ hấp thụ của albumin-thuốc thử ở các bước sóng khác nhau khi nồng độ albumin là 2g/l. 2. Ở mang của cá nước ngọt, huyết tương được tách biệt khỏi nước ở môi trường ngoài nhờ một lớp biểu mô mỏng, do đó cá có nguy cơ bị mất ion như Na

và Cl vào môi trường và nước từ môi trường có xu hướng đi vào huyết

tương qua biểu mô mang cá. Có các cơ chế vận chuyển làm các ion vô cơ và nước qua mang giúp duy trì sự khác biệt về thành phần ion giữa huyết tương và nước ngoài môi trường. Hình dưới đây cho thấy cơ chế vận chuyển của bốn ion qua biểu mô mang cá.

Cơ chế vận chuyển các ion qua biểu mô mang cá Hãy xác định mỗi câu sau đây là đúng hay sai. Giải thích. (1) Ức chế bơm Cl- làm pH máu tăng. (2) Nồng độ CO2 tăng do hoạt động trao đổi chất làm tăng vận chuyển Na+ và Cl- qua tế bào biểu mô. (3) Chất ức chế chuỗi truyền điện tử làm giảm dòng Na+ vào tế bào nhưng không ảnh hưởng đến dòng HCO3- ra khỏi tế bào tại biểu mô mang. (4) Khi cơ thể bị nhiễm kiềm, tế bào biểu mô tăng cường tổng hợp protein vận chuyển trao đổi ion HCO3/Cl– Câu 8: Cảm ứng ở động vật (2.0 điểm) 1. Tách neuron của một loài động vật, cho vào dung dịch Ringer (dung dịch sinh lí đẳng trương) rồi tiến hành đo điện thế nghỉ và điện thế hoạt động (hình A). Sau


đó lặp lại thí nghiệm với dung dịch Ringer đã thay đổi đôi chút ở thành phần. Kết quả được ghi lại từ hình B – E

Những phát biểu sau là đúng hay sai. Giải thích. a. Nếu dung dịch Ringer có nồng độ Na+ thấp hơn dung dịch chuẩn thì điện thế hoạt động sẽ tương ứng với hình B b. Nếu dung dịch Ringer có nồng độ K+ thấp hơn dung dịch chuẩn thì điện thế hoạt động sẽ tương ứng với hình C c. Nếu dung dịch Ringer có chứa chất làm tăng tính thấm của màng với K+ thì điện thế hoạt động sẽ tương ứng với hình D d. Nếu dung dịch Ringer có chứa chất làm tăng tính thấm của màng với Cl- thì điện thế hoạt động tương ứng với hình E 2. Người bị bệnh suy tim (tim co bóp yếu) có thể được điều trị bằng thuốc Digitalis. Thuốc này làm suy yếu hoạt động của Na/K ATPase, do đó gián tiếp ảnh hưởng lên hoạt động của protein đối chuyển Na/Ca ở màng sinh chất của cơ tim. Tại sao sử dụng thuốc Digitalis có thể làm tăng khả năng co bóp của cơ tim? Câu 9: Sinh trưởng, phát triển, sinh sản (2 điểm) 1. Hội chứng buồng trứng đa nang (Polycystic ovarian syndrome – PCOS) là một rối loạn thường gặp ở phụ nữ, đặc trưng bằng sự tăng nồng độ testosteron và việc trứng không thể rụng. a. Có ý kiến cho rằng: “các bệnh nhân PCOS dễ bị mụn trứng cá hơn người bình thường”. Theo bạn, ý kiến đó đúng hay sai? Giải thích.


b. Nguyên nhân của hội chứng này có thể do di duyền hoặc lối sống. Béo phì là một trong những nguyên nhân liên quan đến lối sống gây ra hội chứng này. Hãy giải thích tại sao béo phì lại có thể gây ra hội chứng buồng trứng đa nang? c. Hiện nay chưa có thuốc điều trị cho hội chứng này. Tuy nhiên, một số loại thuốc điều trị đái tháo đường type 2 như metformin thể hiện tiềm năng điều trị hội chứng này. Hãy giải thích tại sao các loại thuốc này có thể giúp điều trị hội chứng buồng trứng đa nang? 2. Tại sao khi nói đến thuốc tránh thai người ta chỉ nghĩ ngay đến thuốc tránh thai cho nữ giới? Câu 10: Nội tiết ( 2.0 điểm) Hoocmon tuyến cận giáp PTH có vai trò quan trọng trong điều hòa canxi và Pi máu. Hình dưới đây cho thấy sự thay đổi hàm lượng PTH, Ca2+ và Pi trong huyết tương của chuột được tiêm chất ức chế PTH.

Dựa vào hình trên, hãy cho biết các câu dưới đây Đúng hay Sai? Giải thích. a, Nếu đường I biểu diễn hàm lượng PTH thì đường II và đường III tương ứng biểu diễn hàm lượng Ca2+ và Pi. b, Ăn thức ăn giàu Canxi làm giảm hàm lượng vitamin D (dạng hoạt động) trong máu người khỏe mạnh


c, Chuột bị mất gen PTH, có hàm lượng Pi trong nước tiểu cao hơn so với chuột chủng dại được nuôi cùng chế độ dinh dưỡng. d, Người bị bất hoạt thụ thể nhạy cảm với Canxi có lượng Ca2+ máu cao hơn so với người khỏe mạnh có cùng chế độ dinh dưỡng Câu 11: Thực hành giải phẫu thực vật (1.0 điểm) Quan sát lát cắt giải phẫu của lá ở một loài thực vật. Dựa vào hình quan sát được hãy cho biết đây là lá của cây C3 hay C4? Cấu trúc lá thích nghi như thế nào đối với quá trình quang hợp?


HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI TỈNH HẢI DƯƠNG

HDC ĐỀ THI ĐỀ XUẤT MÔN SINH HỌC KHỐI 11 NĂM 2019 Thời gian làm bài 180 phút

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT Câu 1 Trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng (2.0 điểm): 1. Khi quan sát những cây ngô trong vườn, người ta nhận thấy toàn bộ lá bị vàng. Rà soát cácđiều kiện trồng trọt cho thấy do nguyên nhân cây trồng thiếu khoáng chất. a) Hãy chỉ ra 5 nguyên tố khoáng có liên quan đến hiện tượng vàng lá như trên và đề xuất ít nhất 2 biện phápđể khắc phục b) Nếu đất trồng ngô bị kiềm hóa với pH ≈ 8,0 thì hiện tượng vàng lá liên quan đến những nguyên tố khoáng nào? 2. Đất bao quanh rễ cây được cấu thành từ các loại hạt keo đất có mang các ion khoáng cần cho sinh trưởng và phát triển của cây. Để hấp thụ được các ion khoáng, rễ cây sử dụng cơ chế hút bám trao đổi cation. Đặc điểm chính của cơ chế này là gì? 1. a) Hiện tượng cây ngô bị vàng lá là dấu hiệu thiếu hụt một hoặc nhiều hơn các 0. 5 nguyên tố khoáng sau: Fe, N, K, Mg, S, Mo -Hai phương pháp khắc phục: cung cấp phân bón chứa các nguyên tố khoáng bị 0.25 thiếu cho đất và phun phân bón chứa các nguyên tố khoáng đó lên lá cây. b) – Khi đất trồng bị kiềm tính với pH ≈ 8,0, rễ cây vẫn hấp thu được các nguyên 0.25 tố N, S, Mo nhưng không hấp thu được các nguyên tố gây vàng lá khác là Fe, K và Mg. 2. Về dinh dưỡng khoáng - Đặc điểm của cơ chế hút bám trao đổi cation: + Các hạt keo đất như hạt đất sét tích điện âm vì thế chúng mang các cation 0.25


khoáng (K+, Na+, Ca2+…) trên bề mặt hạt keo. + CO2 hình thành từ quá trình hô hấp ở các tế bào của rễ sẽ khuyếch tán qua 0.25 lông hút vào dung dịch đất và kết hợp với các phân tử nước để hình thành axit yếu H2CO3. Do không bền, axit này sẽ bị phân ly thành H+ và HCO3- theo sơ đồ sau: CO2 + H2O

H2CO3

H+ + HCO3-

0.25

+ H+ sẽ thay thế vị trí của các cation trên bề mặt hạt keo đất, dẫn đến giải phóng 0.25 các cation khoáng tự do làm cho lông hút có thể dễ dàng hấp thụ vào rễ. Câu 2 Quang hợp ở thực vật (2.0 điểm): Các nhà khoa học đã sử dụng hai loài cây A và B (một loài thực vật C3 và một loài thực vật C4) để so sánh giữa hai loài về mối liên hệ giữa nhu cầu nước và lượng chất khô tích lũy trong cây. Các cây thí nghiệm giống nhau về độ tuổi và khối lượng tươi (tương quan với sinh khối khô) được trồng trong điều kiện canh tác tối ưu. Sau cùng một thời gian sinh trưởng, các giá trị trung bình về lượng nước hấp thụ và lượng sinh khối khô tăng thêm được thống kê sau 3 lần lặp lại thí nghiệm và thể hiện trong bảng dưới đây. Loài cây

Loài A

Loài B

Chỉ tiêu

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lượng nước hấp thụ (L)

2,58

2,55

2,61

3,71

3,83

3,81

Lượng sinh khối khô tăng thêm (g)

10,10

10,55

11,31

7,55

7,64

7,52

a) Mỗi loài A và loài B là thực vật C3 hay C4 ? Giải thích. b) Dựa vào điểm bù CO2 của thực vật C3 và C4, giải thích kết quả thí nghiệm trên. a. Cây loài A là thực vật C4 còn cây loài B là thực vật C3.

0.25

Số liệu ở bảng cho thấy, tỷ lệ lượng nước hấp thụ/sinh khối khô tích lũy ở cây loài A xấp xỉ 250/1, còn ở cây loài B xấp xỉ 500/1. Điều này cho thấy, loài A 0.25 có nhu cầu nước thấp hơn là thực vật C4; loài B có nhu cầu nước cao hơn là thực vật C3. - Mặt khác trong cùng một thời gian, hiệu suất tích lũy chất khô của các cây 0.25


trong nhóm A cao hơn nhóm B. b. Theo phương trình quang hợp, để loài A và B tổng hợp được 170g đường (tương đương 1 phân tử C6H12O6) chỉ cần 216g nước (tương đương 12 phân tử 0.25 H2O), tỷ lệ H2O hấp thụ/C6H12O6 tổng hợp xấp xỉ 1 : 1. Trong khi, loài A và B có tỷ lệ H2O hấp thụ/C6H12O6 tổng hợp là 250-500/1. Chứng tỏ, phần lớn nước hấp thụ vào cây bị thoát ra ngoài khí quyển. Để các cây loài B có thể tiến hành quang hợp, tích lũy chất hữu cơ thì nồng độ CO2 trong lá của các cây trong nhóm này phải cao hơn điểm bù CO2. Do điểm bù CO2 của cây loài B (thực vật C3) cao hơn nhiều so với điểm bù CO2 của cây 0.25 loài A (thực vật C4) nên khí khổng ở cây loài B phải mở nhiều hơn (kể cả số lượng và thời gian) để lấy CO2. Khí khổng mở càng nhiều để lấy CO2 kéo theo hơi nước từ trong lá thoát ra càng nhiều khiến cho cây loài B cần hấp thụ nhiều nước hơn (500g) so với loài A (250g) để tổng hợp 1g được chất khô.

0.25

Câu 3: Hô hấp ở thực vật (1 điểm) Khi nói về hô hấp một bạn học sinh có những phát biểu sau. a. Ở một số loài lúa, trong điều kiện hiếu khí đã hoạt hóa gen quy định alcohol dehydrogenase giúp cây phân giải các sản phẩm có hại của quá trình hô hấp b. Đối với rau, hoa quả tươi muốn bảo quản được lâu thì cần phải phơi khô để giảm cường độ hô hấp. c. Hệ số hô hấp của hạt hướng dương khi nảy mầm luôn nhỏ hơn 1 do trong hướng dương có nhiều lipid d. Chuỗi truyền e của chuỗi hô hấp sắp xếp theo thứ tự thế oxy hóa khử tăng dần a. S enzyme được tạo ra trong điều kiện kị khí

0.25

b. S vì khi phơi khô làm mất nước, tăng cường độ hô hấp

0.25

c. S giai đoạn đầu và cuối cường độ hô hấp tăng lên gần 1

0.25

d. Đ

0.25


Câu 4: Sinh trưởng, phát triển và sinh sản ở thực vật (2.0 điểm) 1. Để xác định ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng B tới quá trình giâm cành của 1 loài thực vật, người ta tiến hành thí nghiệm về sự ra rễ và thu được kết quả thể hiện ở bảng dưới đây: Nồng độ chất kích

Nồng độ chất kích

thích

thích

sinh

trưởng Kết quả (‰)

(ppm)

sinh

trưởng Kết quả (‰)

(ppm)

0

30

150

80

30

60

200

50

50

70

250

5

100

95

a. Dựa vào các thông tin nêu trên, hãy cho biết B thuộc nhóm chất nào? Giải thích b. Để tăng hiệu quả tác động của chất B trong thí nghiệm trên, người ta có thể phối hợp với chất điều hòa sinh trưởng nào? Giải thích. Chất điều hòa sinh trưởng phối hợp thêm này có những vai trò chủ yếu gì? 2. Giải thích tại sao auxin nhân tạo 2,4 D tác dụng như chất diệt cỏ dại lại có hại cho nhiều loài sinh vật và gây tác động xấu đến môi trường? 1. a. B thuộc nhóm auxin. Vì chất kích thích sinh trưởng thực vật gồm các nhóm: 0.5 auxin, giberelin, xitôkinin. Tuy nhiên chỉ có auxin mới có vai trò chủ đạo kích thích sự ra rễ. b. Có thể phối hợp auxin với chất điều hòa sinh trưởng thuộc nhóm xitôkinin kích 0.25 thích sự phân chia tế bào, còn auxin lại kích thích sự phát sinh rễ và sinh trưởng tế bào. Khi phối hợp 2 chất này, sự hình thành rễ diễn ra nhanh và hiệu quả hơn. - Vai trò chính xác của xitôkinin; kích thích sự phân chia tế bào, kích thích sự sinh trưởng của chồi bên, làm chậm sự già của lá, xúc tiến sự vận động của các chất 0.25 dinh dưỡng vào mô dự trữ, kích thích sự nảy mầm của hạt. 2.


- Thực vật một lá mầm có enzim phân giải auxin nhân tạo còn cỏ dại hai lá mầm 0.5 không có enzim phân giải nên bị chết. - Khi sử dụng nhiều chất 2- 4 D, chất này có thể tích tụ trong môi trường gây tác động lên các sinh vật khác kể cả con người do không có enzim phân giải auxin 0.5 nhân tạo. Câu 5: Tiêu hóa và hô hấp ở động vật (2 điểm)

a. Tại sao dạ dày không bị pepsin và HCl phân giải? b. Dựa vào đặc điểm hô hấp ở chim hãy giải thích tại sao có nhiều loài chim có thể bay được rất cao (1000km ) so với mặt nước biển. Do: - Pepsin được tiết ra dưới dạng bất hoạt

0.25

- HCl tiết ra riêng rẽ: H+ và Cl-.

0.25

- Niêm mạc dạ dày đổi mới liên tục

0.25

- Chất nhầy, nước, bicarbonat giúp bảo vệ lớp niêm mạc

0.25

- Do chim có hoạt động hô hấp hiệu quả nên có thể lấy được O2 ở trên độ cao 0.25 lớn (nơi pO2 thấp): + Không khí đi qua phổi theo 1 chiều nên pO2 max trong phổi cao

0.5

+ Dòng chảy song song và ngược chiều giữa máu và không khí

0.25

Câu 6: Tuần hoàn (2 điểm) 1. Một phụ nữ 50 tuổi cảm thấy mệt mỏi, nhịp thở và nhịp tim nhanh. Đo huyết áp động mạch cánh tay cho kết quả huyết áp tâm thu là 140 mmHg và huyết áp tâm trương là 50 mmHg. Bác sĩ xác định người phụ nữ này bị bệnh hở van tim. Hãy cho biết: a) Người phụ nữ bị bệnh hở van tim nào ? Giải thích. b) Lượng máu cung cấp cho cơ tim hoạt động trong một chu kỳ tim của người phụ nữ đó có bị thay đổi không ? Tại sao ? 2. Tế bào hồng cầu của người trưởng thành có những khác biệt cơ bản nào với các loại tế bào khác trong cơ thể? Cho biết ý nghĩa của sự khác biệt đó.


a) Người phụ nữ bị bệnh ở: - Chênh lệch huyết áp giữa huyết áp tâm thu và tâm trương khá lớn (140 – 50 = 0.25 90 mmHg) chứng tỏ van bán nguyệt động mạch chủ bị hở. - Do hở van bán nguyệt động mạch chủ nên ở giai đoạn tâm trương một phần máu từ động mạch chủ trào ngược trở lại tâm thất trái làm huyết áp tâm trương 0.25 tụt nhanh xuống 50 mmHg. b) Lượng máu cung cấp cho cơ tim trong một chu kỳ tim giảm vì van bán nguyệt động mạch chủ hở dẫn đến tim đập nhanh lên, rút ngắn thời gian tâm 0.5 trương – đây là thời gian máu từ động mạch chủ vào động mạch vành cung cấp máu cho cơ tim hoạt động.

- Tế bào hồng cầu trưởng thành của người: Không có nhân, không có ti thể, có 0.25 chứa các sắc tố hô hấp có dạng hình đĩa lõm hai mặt. - Ý nghĩa:

0.75

+ Không có nhân giúp tăng diện tích chứa sắc tố hô hấp. + Không có ti thể giúp giảm khả năng sử dụng ôxi. + Hình đĩa lõm hai mặt giúp tăng khả năng tiếp xúc để trao đổi khí và tăng khả năng chịu áp lực, dễ dàng uốn cong khi qua các mao mạch nhỏ. + Sắc tố hô hấp giúp vận chuyển khí, điều hòa pH máu. Câu 7 Bài tiết và cân bằng nội môi (2.0 điểm) 1. Albumin (khối lượng phân tử 68000Da) là protein có nhiều nhất trong huyết tương, chiếm tới 60% tổng protein huyết tương. a) Một người có hàm lượng albumin huyết tương thấp, lượng albumin giảm do bị hư thận. Hãy cho biết bộ phận nào của thận là nơi bị hỏng của bệnh nhân này? Vì sao? b) Chức năng chính của albumin là duy trì áp suất thẩm thấu của máu. Bệnh nhân bị phù chân. Triệu chứng này do lượng huyết tương trong máu giảm. Hãy giải thích vì sao? c) Có thể xác định nồng độ albumin trong huyết tương của bệnh nhân bằng cách nhuộm albumin làm thuốc màu đặc hiệu. Biểu đồ dưới cho biết kết quả hấp thụ của phức hệ albumin-thuốc màu ở các bước sóng khác nhau.


Dựa vào biểu đồ, hãy vẽ đồ thị biểu diễn quang phổ hấp thụ của albumin-thuốc thử ở các bước sóng khác nhau khi nồng độ albumin là 2g/l. 2. Ở mang của cá nước ngọt, huyết tương được tách biệt khỏi nước ở môi trường ngoài nhờ một lớp biểu mô mỏng, do đó cá có nguy cơ bị mất ion như Na

và Cl vào môi trường và nước từ môi trường có xu hướng đi vào huyết

tương qua biểu mô mang cá. Có các cơ chế vận chuyển làm các ion vô cơ và nước qua mang giúp duy trì sự khác biệt về thành phần ion giữa huyết tương và nước ngoài môi trường. Hình dưới đây cho thấy cơ chế vận chuyển của bốn ion qua biểu mô mang cá.

Cơ chế vận chuyển các ion qua biểu mô mang cá


Hãy xác định mỗi câu sau đây là đúng hay sai. Giải thích. (1) Ức chế bơm Cl- làm pH máu tăng. (2) Nồng độ CO2 tăng do hoạt động trao đổi chất làm tăng vận chuyển Na+ và Cl- qua tế bào biểu mô. (3) Chất ức chế chuỗi truyền điện tử làm giảm dòng Na+ vào tế bào nhưng không ảnh hưởng đến dòng HCO3- ra khỏi tế bào tại biểu mô mang. (4) Khi cơ thể bị nhiễm kiềm, tế bào biểu mô tăng cường tổng hợp protein vận chuyển trao đổi ion HCO3/Cl– 1. a. Bệnh nhân nảy bị hỏng cầu thận, vì chỉ ở cầu thận mới có quá trình lọc máu

0.25

tạo dịch lọc cầu thận. - Bình thường : Thành phần dịch lọc cầu thận giống huyết tương, không có tế bào máu và hầu như không có protein huyết tương. - Cầu thận hỏng→thành phần dịch lọc có cả protein huyết tương (albumin) →mất albumin qua nước tiểu→ do vậy albumin trong huyết tương thấp.

0.25

b. Chức năng chính của albumin là duy trì áp suất thẩm thấu của máu. Khi lượng albumin trong huyết tương giảm →ASTT máu giảm→ nước trong mô

0.25

đi vào máu ít, lượng huyết tương trong máu giảm → phù chân. c. Vẽ đồ thị: 0.25

2.


1). Đúng, ức chế bơm Cl- là nguyên nhân làm tăng ion HCO3- trong máu, dẫn tới tăng pH của máu. (2) Đúng, vì CO2 tăng thì CO2 + H2O H2CO3 HCO3- + H+ sẽ dẫn đến

0.25

làm tăng hoạt động của đối vận chuyển H+/Na+ và HCO3/Cl– qua biểu mô mang cá.

0.25

(3) Sai, vì khi có chất ức chế chuỗi truyền điện tử làm giảm ATP làm giảm dòng Na+ vào tế bào và giảm dòng HCO3- ra khỏi tế bào tại biểu mô mang vì

0.25

hai bơm này đều sử dụng ATP. (4) Đúng, vì khi cơ thể bị nhiễm kiềm, tế bào biểu mô tăng cường tổng hợp protein vận chuyển trao đổi ion HCO3/Cl– để đẩy HCO3- từ tế bào và trao đổi

0.25

với ClCâu 8: Cảm ứng ở động vật (2.0 điểm) 1. Tách neuron của một loài động vật, cho vào dung dịch Ringer (dung dịch sinh lí đẳng trương) rồi tiến hành đo điện thế nghỉ và điện thế hoạt động (hình A). Sau đó lặp lại thí nghiệm với dung dịch Ringer đã thay đổi đôi chút ở thành phần. Kết quả được ghi lại từ hình B – E

Những phát biểu sau là đúng hay sai. Giải thích. a. Nếu dung dịch Ringer có nồng độ Na+ thấp hơn dung dịch chuẩn thì điện thế hoạt động sẽ tương ứng với hình B


b. Nếu dung dịch Ringer có nồng độ K+ thấp hơn dung dịch chuẩn thì điện thế hoạt động sẽ tương ứng với hình C c. Nếu dung dịch Ringer có chứa chất làm tăng tính thấm của màng với K+ thì điện thế hoạt động sẽ tương ứng với hình D d. Nếu dung dịch Ringer có chứa chất làm tăng tính thấm của màng với Cl- thì điện thế hoạt động tương ứng với hình E 2. Người bị bệnh suy tim (tim co bóp yếu) có thể được điều trị bằng thuốc Digitalis. Thuốc này làm suy yếu hoạt động của Na/K ATPase, do đó gián tiếp ảnh hưởng lên hoạt động của protein đối chuyển Na/Ca ở màng sinh chất của cơ tim. Tại sao sử dụng thuốc Digitalis có thể làm tăng khả năng co bóp của cơ tim? a. Đ do nếu Na thấp thì lượng Na đi vào khi bị kích thích sẽ giảm → biên 0.25 độ của điện hoạt động sẽ giảm b. Đ do nồng độ K bên ngoài thấp nên K đi ra nhiều → điện thế nghỉ âm 0.25 hơn và biên độ điện hoạt động cũng giảm. c. S do tính thấm của màng với K tăng → K ra ngoài nhiều hơn bình 0.25 thường → điện thế nghỉ âm hơn và điện hoạt động nhỏ hơn so với bình thường. d. S do Cl đi vào mặt trong màng trở lên âm hơn → điện thế nghỉ âm hơn 0.25 bình thường (<-70mV) - Bơm Na – K có vai trò thiết lập lại sự chênh lệch nồng độ ion Na, K ở 2 bên 0.25 màng, góp phần duy trì điện thế nghỉ của màng. - Pr đối chuyển Na/Ca có vai trò đẩy Ca từ tế bào chất ra ngoài (ngược 0.25 gradient nồng độ) nhờ sự di chuyển theo chiều gradient của Na - Khi Na/K ATPase hoạt động yếu làm sự chênh lệch nồng độ Na ở 2 bên màng giảm → sự vận chuyển Ca ra ngoài giảm → nồng độ Ca trong tế bào 0.5 chất cao → khi có kích thích làm cơ co mạnh hơn. Câu 9: Sinh trưởng, phát triển, sinh sản (2 điểm)


1. Hội chứng buồng trứng đa nang (Polycystic ovarian syndrome – PCOS) là một rối loạn thường gặp ở phụ nữ, đặc trưng bằng sự tăng nồng độ testosteron và việc trứng không thể rụng. a. Có ý kiến cho rằng: “các bệnh nhân PCOS dễ bị mụn trứng cá hơn người bình thường”. Theo bạn, ý kiến đó đúng hay sai? Giải thích. b. Nguyên nhân của hội chứng này có thể do di duyền hoặc lối sống. Béo phì là một trong những nguyên nhân liên quan đến lối sống gây ra hội chứng này. Hãy giải thích tại sao béo phì lại có thể gây ra hội chứng buồng trứng đa nang? c. Hiện nay chưa có thuốc điều trị cho hội chứng này. Tuy nhiên, một số loại thuốc điều trị đái tháo đường type 2 như metformin thể hiện tiềm năng điều trị hội chứng này. Hãy giải thích tại sao các loại thuốc này có thể giúp điều trị hội chứng buồng trứng đa nang? 2. Tại sao khi nói đến thuốc tránh thai người ta chỉ nghĩ ngay đến thuốc tránh thai cho nữ giới? 1. - Ý kiến đó là đúng : Các bệnh nhân PCOS biểu hiện hàm lượng androgen cao. 0,5 Lượng androgen cao gây tăng tiết chất nhờn có lipid gây tiềm viêm → biểu hiện số lượng lớn mụn trứng cá trên da - Béo phì là nguyên nhân gây ra hiện tượng kháng insulin của cơ thể. Khi cơ 0,5 thể kháng insulin, khả năng sử dụng insulin một cách hiệu quả bị suy giảm. Lúc này, tế bào tuyến tụy lại tiết nhiều insulin hơn để chuyển hóa cho các tế bào. Insulin dư thừa được cho là đẩy mạnh sự sản xuất androgen của buồng trứng từ đó gây ra hội chứng buồng trứng đa nang. - Nguyên nhân gây ra đái tháo đường type 2 chính là do sự kháng insulin (do đó béo phì cũng là nguyên nhân gây ra đái tháo đường type 2). Do đó các loại 0.5 thuốc trị đái tháo đường type 2 như metformin làm giảm lượng insulin dư thừa trong máu → giảm lượng hormone androgen do đó có thể giúp điều trị hội chứng này


2. - Thuốc tránh thai cho nữ chứa estrogen và progesterol hoặc progesterol

0.25

- Thuốc tránh thai cho nam nếu có sẽ chứa testosterol - Không gặp thuốc tránh thai nam vì nếu sử dụng testosterol lâu dài sẽ làm ống 0.25 sinh tinh teo lại và có thể dẫn đến vô sinh. Câu 10: Nội tiết ( 2.0 điểm) Hoocmon tuyến cận giáp PTH có vai trò quan trọng trong điều hòa canxi và Pi máu. Hình dưới đây cho thấy sự thay đổi hàm lượng PTH, Ca2+ và Pi trong huyết tương của chuột được tiêm chất ức chế PTH.

Dựa vào hình trên, hãy cho biết các câu dưới đây Đúng hay Sai? Giải thích. a, Nếu đường I biểu diễn hàm lượng PTH thì đường II và đường III tương ứng biểu diễn hàm lượng Ca2+ và Pi.


b, Ăn thức ăn giàu Canxi làm giảm hàm lượng vitamin D (dạng hoạt động) trong máu người khỏe mạnh c, Chuột bị mất gen PTH, có hàm lượng Pi trong nước tiểu cao hơn so với chuột chủng dại được nuôi cùng chế độ dinh dưỡng. d, Người bị bất hoạt thụ thể nhạy cảm với Canxi có lượng Ca2+ máu cao hơn so với người khỏe mạnh có cùng chế độ dinh dưỡng a, - Đúng

0.5

+ PTH có tác dụng làm tăng hấp thu Canxi bằng cách thúc đẩy sự hấp thu canxi của ruột, hạn chế thải Ca2+ qua nước tiểu. Đồng thời tăng thải Pi ra nước tiểu. PTH tăng thì Ca2+ huyết tăng, Pi trong huyết tương giảm và ngược lại. Nếu đường I là hàm lượng PTH thì đường II là hàm lượng Ca2+, đường III là hàm lượng Pi b,

0.5

- Đúng - Giải thích: + Ăn thực ăn giàu Canxi ruột hấp thu nhiều Ca2+ Ca2+ trong máu tăng. Ca2+ tăng làm tuyến cận giáp giảm tiết PTH hàm lượng PTH máu giảm. + PTH có vai trò chuyển hóa vitamin D từ dạng không hoạt động sang dạng hoạt động PTH giảm làm giảm hàm lượng Vitamin D hoạt động. c,

0.5

- Sai - Giải thích: Mất gen PTH không sản xuất PTH không thải Pi ra nước tiểu Pi nước tiểu thấp. d, - Đúng. - Giải thích: Bất hoạt thụ thể nhạy cảm Ca2+ giảm ức chế tuyến cận giáp

0.5


tiết PTH hàm lượng PTH trong máu luôn cao tăng Ca2+ máu Câu 11: Thực hành giải phẫu thực vật (1.0 điểm) Quan sát lát cắt giải phẫu của lá ở một loài thực vật. Dựa vào hình quan sát được hãy cho biết đây là lá của cây C3 hay C4? Cấu trúc lá thích nghi như thế nào đối với quá trình quang hợp?

Lá cây C4 do có tế bào bao bó mạch phát triển

0.5

Giải phẫu Kranz giúp cây tránh được hô hấp sáng

0.5


TRƯỜNG THPT CHUYÊN TRẦN PHÚ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ NĂM 2019 MÔN THI: SINH HỌC - KHỐI 11 Thời gian làm bài: 180 phút (Đề thi có 8 trang, gồm 11 câu – 20 điểm)

Câu 1: Trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng (2,0 điểm) 1. Thực hiện thí nghiệm với ba cây thân thảo cùng loài, cùng kích thước và số lượng lá. Hai cây hoàn toàn bình thường và một cây là thể đột biến có cấu trúc khí khổng bị biến đổi (luôn ở trạng thái khép hờ). Đặt ba cây dưới điều kiện ngoài trời từ 6 giờ sáng đến 18 giờ cùng ngày, một trong hai cây bình thường được úp chuông thủy tinh nhưng vẫn đảm bảo thông khí. Dùng thiết bị đo lượng nước thoát ra khỏi cây và tính toán thu được các thông số sau: Vân tốc Thông số

trung bình (ml/m2/h)

Chênh lệch giữa

Nồng độ chất

Nồng độ chất

vận tốc cao nhất

khoáng trong

hữu cơ trong

và thấp nhất

nước thoát ra

nước thoát ra

(ml/m2/h)

(mM)

(mM)

Cây I

17,6

9,2

0

0

Cây II

3,3

0,3

0

0

Cây III

1,7

0,6

0,03

0,27

Hãy xác định các cây I, II và III là cây nào trong ba cây trên (Là cây bình thường hay cây đột biến? Cây có úp chuông thủy tinh hay không?). Giải thích. 2. Đến thời kỳ cây lúa làm đòng, thay vì bón phân hóa học một số nông dân đã bón tro bếp cho lúa. Em hãy cho biết: a. Trong tro bếp chứa loại nguyên tố dinh dưỡng khoáng chủ yếu nào cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa ở giai đoạn này. b. Nêu vai trò sinh lý của nguyên tố dinh dưỡng khoáng này đối với cây trồng. c. Nguyên tố dinh dưỡng khoáng này cho hiệu quả tốt nhất đối với những loại cây trồng nào? Đối với những cây đó nên bón loại phân này vào thời điểm nào để đạt hiệu quả cao nhất? 1


Câu 2: Quang hợp ở thực vật (2,0 điểm) Một thí nghiệm nghiên cứu phản ứng với nhiệt độ thấp của cỏ sorghum (Sorghum bicolor) và đậu tương (Glycine max). Cây được trồng ở 25OC trong vài tuần, sau đó tiếp tục trồng ở 10OC trong 3 ngày, trong điều kiện độ dài ngày, cường độ ánh sáng và nồng độ CO2 không khí là không đổi suốt quá trình thí nghiệm. Hiệu suất quang hợp thực của cả 2 loài thực vật ở 25OC được thể hiện ở hình 1:

Hình 1: Lượng CO2 hấp thụ trên khối lượng lá khô (mg CO2/g) Ngày

Trước xử lý lạnh

1

2

3

4 – 10

Nhiệt độ

25OC

10OC

10OC

10OC

25OC

Cỏ Sorghum

48,2

5,5

2,9

1,2

1,5

Đậu tương

23,2

5,2

3,1

1,6

6,4

Hãy cho biết: a. Tốc độ quang hợp của hai loài trên sẽ như thế nào nếu tiến hành thí nghiệm trong điều kiện nhiệt độ là 35OC? Giải thích. b. Trong điều kiện mát mẻ, sinh khối của loài nào sẽ tăng nhanh hơn? Giải thích. c. Hiệu suất sử dụng nước của cây đậu tương so với cỏ Sorghum như thế nào? Giải thích. d. Hãy đề xuất các cơ chế giải thích cho việc mức độ hấp thụ CO2 thực của đậu tương bị giảm trong điều kiện 10OC. Câu 3: Hô hấp ở thực vật (1,0 điểm) Một loại chất ức chế đặc hiệu chuỗi vận chuyển điện tử trong hô hấp được đưa vào cây (VD cyanide) thì sự vận chuyển saccarozơ từ ngoài vào trong tế bào kèm và vào tế bào ống rây có bị ảnh hưởng không? Câu 4: Sinh trưởng, phát triển và sinh sản ở thực vật (2,0 điểm) 1. Giải thích cơ sở khoa học của các việc làm sau:


a. Bấm ngọn mướp. b. Nhổ mạ lên rồi cấy lại. c. Chấm dung dịch 2,4-D lên hoa cà chua. d. Thắp đèn ban đêm cho cây thanh long vào mùa đông. 2. Có hai khóm lúa A và B, khi chín người ta cắt hết bông lúa của khóm A, sau hai tuần người ta thấy khóm A các lá dưới bông vẫn xanh. Còn khóm B mặc dù không cắt bông nhưng các lá dưới bông đều vàng hết. Giải thích. Câu 5: Tiêu hóa và hô hấp ở động vật (2,0 điểm) 1. Hình 2 cho thấy sự điều khiển tiết HCl ở tế bào viền (parietal cell) của dạ dày.Các thuốc 1, 2, 3, 4 ức chế tiết acid dạ dày invitro theo các cách khác nhau qua một trong bốn con đường : bất hoạt H+/K+ ATPase, bất hoạt histamine 2 receptor, bất hoạt gastrin receptor, bất hoạt acetylcholine (Ach) receptor. Một nhóm thí nghiệm được thực hiện để xác định các loại thuốc này ức chế tiết acid dạ dày theo con đường nào. Tế bào viền được tách và nuôi trong các môi trường khác nhau. Mỗi môi trường chứa một trong bốn loại thuốc. Mỗi môi trường đã có thuốc được cho thêm một trong ba chất (Histamine, Gastrin, Hình 2

Ach). Sự tiết HCl của tế bào viền nuôi cấy được xác định. Bảng sau đây cho thấy kết quả thí nghiệm (- : không tiết HCl, + : có tiết HCl, ?: không đưa kết quả) Không có thuốc

Thuốc 1

Thuốc 2

Thuốc 3

Thuốc 4

Không thêm gì

-

-

-

-

-

Thêm Histamine

?

?

?

?

-

Thêm Gastrin

?

?

?

+

?

Thêm Ach

+

-

?

?

-

Hãy xác định cơ chế tác động của mỗi loại thuốc. 2. Cho 4 loài động vật sau đây: hổ, mèo, đại bàng, rắn. Hãy sắp xếp đường cong phân li HbO2 của các loài đó theo thứ tự từ trái qua phải và giải thích tại sao.


Câu 6: Tuần hoàn (2,0 điểm) 1. Bệnh có lỗ thông giữa hai tâm thất ở tim người sẽ gây ra hậu quả như thế nào đối với trao đổi khí ở phổi và cung cấp máu cho các cơ quan? Giải thích. 2. Một cháu bé bị khuyết tật tim bẩm sinh, da xanh và môi tím tái. Kết quả kiểm tra cho thấy tim của cháu đập nhanh và có tiếng thổi trong tim được nghe rõ nhất trong giai đoạn tâm thu. Hãy cho biết khẳng định nào sau đây liên quan đến khuyết tật tim bẩm sinh của cháu bé trên là đúng nhất? Giải thích. - Các van nhĩ thất hẹp. - Van tổ chim (van động mạch) hở. - Lỗ thông giữa các động mạch chủ và phổi chưa đóng kín. - Vách ngăn tâm thất chưa đóng kín. Câu 7: Bài tiết, cân bằng nội môi (2,0 điểm) 1. Một nhóm nhà nghiên cứu tiến hành thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của phlorizin lên một số chỉ số sinh lý máu và nước tiểu của chuột bình thường và chuột bị gây bệnh đái tháo đường. Phlorizin ức chế SGLT2 là một kênh giúp tái hấp thu glucose ở thận. Giả sử biểu hiện của gen SGLT2 tương quan thuận (tương quan dương –positively correlated) với nồng độ glucose nước tiểu và nồng độ glucose trong máu cũng tương quan thuận với huyết áp. Chuột được chia làm 4 nhóm: Nhóm 1: chuột bình thường được tiêm phlorizin. Nhóm 2: chuột bị đái tháo đường loại 2 nặng do bị tiêm streptozotocin. Nhóm 3: chuột bị gây đái tháo đường loại 2 bằng streptozotocin được tiêm phlorizin. Nhóm 4: chuột bình thường làm đối chứng. a. So sánh huyết áp của các nhóm chuột 1, 2, 3. b. SGLT2 có nhiều nhất ở đâu trong thận? Giải thích. 2. Một nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu quá trình điều hòa hàm lượng glucose trong máu. Hình 3.A miêu tả quá trình tiết insulin và cơ chế insulin làm tăng hấp thu glucose vào tế bào. Cơ chế này gồm 4 bước được biểu diễn bởi bốn số được đánh dấu tròn từ 1 đến 4. Bốn bệnh nhân A, B, C, D mỗi người bị rối loạn tại một trong bốn bước. Có hai thí nghiệm kiểm tra cho những bệnh nhân này. 4


Thí nghiệm 1: tách tế bào cơ từ mỗi bệnh nhân và xác định tỉ lệ % tế bào gắn với insulin ở các nồng độ insulin khác nhau. (Hình 3.B). Thí nghiệm 2: mỗi bệnh nhân được tiêm một lượng insulin tương ứng với khối lượng cơ thể và nồng độ glucose máu của họ được đo tại các thời điểm khác nhau sau khi tiêm (Hình 3.C).

Hình 3 Kết quả thí nghiệm được thể hiện bởi bảng sau (với dấu “+” thể hiện dạng đồ thị tương ứng). Bệnh nhân A Bệnh nhân B Bệnh nhân C Bệnh nhân D Đường 1

+

Đường 2

+

Đường 3

+

Đường 4

+

+

+

+

+

Từ kết quả trên hãy xác định rối loạn của các bệnh nhân A, B, C và D. Câu 8: Cảm ứng ở động vật (2,0 điểm) 1. Khi nghiên cứu tác động của 2 loại thuốc I và II tới quá trình truyền tin thần kinh qua xinap với chất dẫn truyền là axêtincôlin , các nhà khoa học đã tiến hành ghi dòng điện ở màng sau xinap trước và sau khi sử dụng mỗi loại thuốc trong cùng một điều kiện kích thích. Đồ thị ở các hình 12, hình 13và hình 14 dưới đây thể hiện kết quả thu được


Biết rằng cơ chế của 2 loại thuốc trên là tác động lên hoạt động của kênh Ca2+ở màng trước xinap hoặc tác động lên hoạt động của enzim axêtincôlin esteraza. Dựa vào các đồ thị trên hãy cho biết cơ chế tác động của mỗi loại thuốc. Giải thích. 2. Giải thích ngắn gọn các hiện tượng sau: a. Người ta sử dụng một chất có tác dụng bất hoạt đặc hiệu bơm natri–kali để tẩm độc mũi tên. Nếu noron bị nhiễm độc chất này thì điện thế nghỉ sẽ bị thay đổi như thế nào? b. Một chất trong buồng trứng và tinh hoàn của một loài cá ở Nhật Bản có khả năng làm phong tỏa kênh Na+ ở sợi trục của noron. Người và động vật ăn phải chất trên bị ngộ độc và chết. Vì sao? Câu 9: Sinh trưởng, phát triển, sinh sản ở động vật (2,0 điểm) 1. Một phụ nữ 30 tuổi có hàm lượng estradiol và progesterone trong máu thấp hơn so với bình thường. Kiểm tra cho thấy vùng dưới đồi của người phụ nữ này hoạt động bình thường nhưng lại có bất thường ở hoạt động tuyến yên hoặc ở hoạt động buồng trứng. Nêu một phương pháp để xác định được chính xác nguyên nhân gây ra sự giảm hàm lượng hoocmon sinh dục ở người phụ nữ này là do rối loạn hoạt động tuyến yên hay rối loạn hoạt động buồng trứng. Giải thích. 2. Một người phụ nữ thấy các triệu chứng bất thường trong cơ thể. Người này bị dừng chu kỳ kinh nguyệt bất thường, phát triển cơ bắp và giọng nói trầm hơn. Cô ấy cảm thấy khát nước hơn bình thường, đi tiểu nhiều hơn và kết quả xét nghiệm cũng cho thấy tăng lượng đường huyết. Giải thích nguyên nhân gây nên các triệu chứng của bệnh nhân. Câu 10: Nội tiết (2,0 điểm) 1. Sơ đồ bên cho thấy cơ chế điều hòa ngược tiết hoocmon stress trong cơ thể người.

6


Hàm lượng hoocmon trong đáp ứng tress có thể không bình thường trong một số lượng lớn bệnh lí. Hãy cho biết sự thay đổi hàm lượng các hoomôn CRH, ACTH, Cortisol trong các trường hợp sau: a. Stress dài hạn. b. Không đủ adrenalin mãn tính (bệnh Addison). c. U tuyến thượng thận (bệnh Cushings). d. Điều trị dài hạn một thời gian với cortisol. Giải thích. 2. Ba bệnh nhân có biểu hiện ốm yếu, thể lực kém, luôn mệt mỏi và trí tuệ kém phát triển do thiếu Thyrosine. Xét nghiệm sinh hóa được kết quả về nồng độ các hormone trong máu như sau: Nồng độ (pg/ml)

TRH

TSH

TH

3

4,5

7,5

Bệnh nhân 1

0,6

0,9

1,1

Bệnh nhân 2

11,7

1,2

1,4

Bệnh nhân 3

14,3

18,5

1,3

Người bình thường

Hãy dự đoán nguyên nhân dẫn đến thiếu Thyrosine ở mỗi bệnh nhân trên. Câu 11: Phương án thực hành (Giải phẫu thực vật) (1,0 điểm) Bằng phương pháp nhuộm các vi phẫu thực vật người ta có thể nhận diện các cấu trúc cơ bản dưới kính hiển vi. Quan sát tiêu bản giải phẫu lá cây và đánh dấu (x) các đặc điểm của 2 mẫu A và B vào bảng dưới đây:


A

B

Mẫu A

Đặc điểm

Mẫu B

Cây hai lá mầm Sống ở môi trường hạn sinh Có hạ bì Mô mềm thịt lá chết theo chương trình Quan sát được tế bào bao bó mạch

------------- HẾT-------------

GV ra đề: Lương Thị Liên (0984060848)


TRƯỜNG THPT CHUYÊN

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

TRẦN PHÚ

KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG

THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

BẮC BỘ - NĂM 2019

HƯỚNG DẪN CHẤM

MÔN THI: SINH HỌC - KHỐI 11

(Gồm 16 trang)

Thời gian làm bài: 180 phút

Câu 1: Trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng (2,0 điểm) 1. Thực hiện thí nghiệm với ba cây thân thảo cùng loài, cùng kích thước và số lượng lá. Hai cây hoàn toàn bình thường và một cây là thể đột biến có cấu trúc khí khổng bị biến đổi (luôn ở trạng thái khép hờ). Đặt ba cây dưới điều kiện ngoài trời từ 6 giờ sáng đến 18 giờ cùng ngày, một trong hai cây bình thường được úp chuông thủy tinh nhưng vẫn đảm bảo thông khí. Dùng thiết bị đo lượng nước thoát ra khỏi cây và tính toán thu được các thông số sau: Vân tốc Thông số

trung bình (ml/m2/h)

Chênh lệch giữa

Nồng độ chất

Nồng độ chất

vận tốc cao nhất

khoáng trong

hữu cơ trong

và thấp nhất

nước thoát ra

nước thoát ra

(ml/m2/h)

(mM)

(mM)

Cây I

17,6

9,2

0

0

Cây II

3,3

0,3

0

0

Cây III

1,7

0,6

0,03

0,27

Hãy xác định các cây I, II và III là cây nào trong ba cây trên (Là cây bình thường hay cây đột biến? Cây có úp chuông thủy tinh hay không?). Giải thích. Nội dung

Điểm

- Cây I: Cây bình thường không úp chuông thủy tinh. Cây chủ yếu thoát hơi nước qua khí khổng nên lượng nước thoát ra lớn và

0,25

vận tốc trung bình lớn, nhưng có hiện tượng khí khổng đóng vào buổi trưa khiến thoát hơi nước giảm mạnh nên chênh lệch vận tốc lớn. - Cây II: Cây đột biến. Cây có khí khổng luôn khép hờ nên không thể thoát hơi nước qua khí

0,25

khổng mà chỉ có thể qua tầng cutin với lượng nước và tốc độ chậm hơn nhiều, không có hiện tượng khí khổng đóng vào buổi trưa nên chênh lệch 1


vận tốc nhỏ. - Cây III: Cây bình thường có úp chuông thủy tinh. Cây bị úp chuông thủy tinh nên không khí trong chuông nhanh chóng bị

0,25

bão hòa hơi nước, lúc này thoát hơi nước qua khí khổng và tầng cutin đều ngừng trệ, nhưng rễ vẫn hút nước nên nước thoát ra khỏi lá qua thủy khổng (ứ giọt). Dòng nước này có cả chất khoáng và chất hữu cơ do bị đẩy ra từ mạch dẫn. 2. Đến thời kỳ cây lúa làm đòng, thay vì bón phân hóa học một số nông dân đã bón tro bếp cho lúa. Em hãy cho biết: a. Trong tro bếp chứa loại nguyên tố dinh dưỡng khoáng chủ yếu nào cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa ở giai đoạn này. b. Nêu vai trò sinh lý của nguyên tố dinh dưỡng khoáng này đối với cây trồng. c. Nguyên tố dinh dưỡng khoáng này cho hiệu quả tốt nhất đối với những loại cây trồng nào? Đối với những cây đó nên bón phân này vào thời điểm nào để đạt hiệu quả cao nhất? Nội dung a. Nguyên tố Kali (K)

Điểm 0,25

b. Vai trò sinh lý của K đối với cây: - Điều chỉnh các đặc tính lý hóa của keo nguyên sinh chất.

0,5

- Điều chỉnh sức trương của tế bào, điều chỉnh đóng mở khí khổng.

(nêu

- Điều chỉnh dòng vận chuyển các chất hữu cơ trong mạch rây.

- Điều chỉnh sự vận động ngủ của một số lá cây.

cho

- Hoạt hóa nhiều enzym tham gia các quá trình trao đổi chất trong cây, đặc biệt

điểm

là các enzym quang hợp, hô hấp, enzim tham gia sinh tổng hợp tinh bột,

tối

đường, xenlulose.

đa)

- Tăng khả năng chống chịu của cây. c. Nguyên tố khoáng K có hiệu quả tốt nhất đối với những cây trồng mà sản

0,25

phẩm thu hoạch chứa nhiều gluxit như lúa, ngô, mía, khoai, sắn… Đối với những cây trồng này, bón K là tối cần thiết để đạt năng suất và chất lượng cao. - Nên bón K vào giai đoạn cây trồng hình thành cơ quan kinh tế vì K làm tăng

0,25

quá trình vận chuyển các chất hữu cơ (gluxit), tích lũy về cơ quan dự trữ -> 2


tăng năng suất kinh tế. Câu 2: Quang hợp ở thực vật (2,0 điểm) Một thí nghiệm nghiên cứu phản ứng với nhiệt độ thấp của cỏ sorghum (Sorghum bicolor) và đậu tương (Glycine max). Cây được trồng ở 25OC trong vài tuần, sau đó tiếp tục trồng ở 10OC trong 3 ngày, trong điều kiện độ dài ngày, cường độ ánh sáng và nồng độ CO2 không khí là không đổi suốt quá trình thí nghiệm. Hiệu suất quang hợp thực của cả 2 loài thực vật ở 25OC được thể hiện ở hình 1:

Hình 1: Lượng CO2 hấp thụ trên khối lượng lá khô (mg CO2 /g) Ngày

Trước xử lý lạnh

1

2

3

4 – 10

Nhiệt độ

25OC

10OC

10OC

10OC

25OC

Cỏ Sorghum

48,2

5,5

2,9

1,2

1,5

Đậu tương

23,2

5,2

3,1

1,6

6,4

Hãy cho biết: a. Tốc độ quang hợp của hai loài trên sẽ như thế nào nếu tiến hành thí nghiệm trong điều kiện nhiệt độ là 35OC? Giải thích. b. Trong điều kiện mát mẻ, sinh khối của loài nào sẽ tăng nhanh hơn? Giải thích. c. Hiệu suất sử dụng nước của cây đậu tương so với cỏ Sorghum như thế nào? Giải thích. d. Hãy đề xuất các cơ chế giải thích cho việc mức độ hấp thụ CO2 thực của đậu tương bị giảm trong điều kiện 10OC. Nội dung a.

Điểm

- Phân tích đồ thị: + Tốc độ hấp thụ CO2 thực bằng hiệu của tốc độ hấp thu CO2 cho quang 0,25 hợp và mức tạo CO2 do hô hấp → tốc độ hấp thụ CO2 thực tỉ lệ với cường độ quang hợp.


+ Cỏ Sorghum bắt đầu quang hợp ở nồng độ CO2 rất thấp còn đậu tương 0,25 cần nồng độ CO2 cao mới bắt đầu quang hợp → cỏ Sorghum thuộc nhóm cây C4 hoặc CAM còn đậu tương thuộc nhóm cây C3.

0,25

- Tốc độ quang hợp của đậu tương sẽ giảm còn tốc độ quang hợp của cỏ Sorghum không đổi hoặc tăng lên.

0,25

- Vì tác động của nhiệt độ cao lên nhóm cây C3 là kìm hãm còn nhóm cây C4, CAM là kích thích. b.

- Sinh khối của đậu tương sẽ tăng nhanh hơn cỏ Sorghum.

0,25

- Điều kiện mát mẻ có nhiệt độ gần với nhiệt độ tối ưu cho quang hợp của thực vật C3 nên quá trình quang hợp diễn ra mạnh, sinh khối tăng nhanh. c.

- Cây đậu tương thường có hiệu quả sử dụng nước kém hơn cỏ

0,25

Sorghum. Vì nhu cầu nước của nhóm thực vật C4 chỉ bằng ½ so với nhóm thực vật C3. Đây là sự thích nghi tiến hóa giúp chúng tồn tại trong môi trường khô nóng và thiếu nước. d.

- Sự tiêu hao năng lượng cho các quá trình đáp ứng với nhiệt độ thấp

0,25

sản sinh nhiều CO2 nên làm giảm mức hấp thụ CO2 thực. - Hoạt tính của enzyme trong điều kiện nhiệt độ thấp giảm làm quá trình 0,25 quang hợp giảm, mức độ hấp thụ thực CO2 giảm. Câu 3: Hô hấp ở thực vật (1,0 điểm) Một loại chất ức chế đặc hiệu chuỗi vận chuyển điện tử trong hô hấp được đưa vào cây (VD cyanide) thì sự vận chuyển saccarozơ từ ngoài vào trong tế bào kèm và vào tế bào ống rây có bị ảnh hưởng không? Nội dung

Điểm

+ Pr màng đồng vận chuyển (H+/saccarozơ) thực hiện vận chuyển saccarozơ từ

0,25

ngoài vào tế bào kèm và ống rây.

0,25

- Có bị ảnh hưởng. Vì:

+ Kênh muốn hoạt động được cần có bơm proton đẩy H+ từ phía trong màng ra ngoài màng sinh chất để kích hoạt protein màng đồng vận chuyển (H+/

0,25

saccarozơ). + Bơm proton hoạt động có tiêu tốn ATP do hô hấp cung cấp. 4


- Chất ức chế chuỗi truyền e hô hấp sẽ làm giảm nguồn cung cấp ATP, do đó

0,25

làm giảm sự vận chuyển chủ động đường từ ngoài vào ống rây và tế bào kèm. Câu 4: Sinh trưởng, phát triển và sinh sản ở thực vật (2,0 điểm) 1. Giải thích cơ sở khoa học của các việc làm sau: a. Bấm ngọn mướp. b. Nhổ mạ lên rồi cấy lại. c. Chấm dung dịch 2,4-D lên hoa cà chua. d. Thắp đèn ban đêm cho cây thanh long vào mùa đông. Nội dung

Điểm

a. Bấm ngọn mướp. Làm giảm auxin dẫn đến tỉ lệ auxin/xytokinin giảm → 0,25 nhằm làm mất hiện tượng ưu thế ngọn, kích thích chồi bên phát triển giúp số lượng quả tăng→ tăng năng suất cây trồng. b. Nhổ mạ lên rồi cấy lại. Xytokinin được tổng hợp chủ yếu ở rễ. Khi nhổ

0,25

mạ lên sẽ làm đứt rễ mạ, làm giảm hàm lượng xytokinin dẫn đến tỉ lệ auxin/xytokinin tăng→ kích thích ra rễ mới→ tăng trưởng nhanh. c. Chấm dung dịch 2,4-D lên hoa cà chua. 2,4 – D là 1 dạng auxin nhân

0,25

tạo. Chấm chất này lên hoa cà chua là bổ sung auxin→ tăng tỉ lệ đậu quả→ tăng năng suất cây trồng. d. Thắp đèn ban đêm cho cây thanh long vào mùa đông. Thanh long là

0,25

cây ngày dài, chỉ hoa hoa trong điều kiện đêm ngắn. Thắp đèn ban đêm vào mùa đông để ngắt đêm dài thành 2 đêm ngắn→ thanh long ra quả trái vụ. 2. Có hai khóm lúa A và B, khi chín người ta cắt hết bông lúa của khóm A, sau hai tuần người ta thấy khóm A các lá dưới bông vẫn xanh. Còn khóm B mặc dù không cắt bông nhưng các lá dưới bông đều vàng hết. Hãy giải thích? Nội dung - Trong lá có 2 loại sắc tố: Clorophil và carotenoit

Điểm 0,25

- Lá có màu vàng là do Chlorophil bị phân hủy và không được tổng hợp → trong lá chỉ còn carotenoit - Chlorophyl được bảo vệ bởi hoocmôn cytokinin, hooc môn này được tổng

0,25

hợp ở rễ rồi đưa lên ngọn và lá có vai trò trẻ hóa, ngăn chặn sự hóa già 5


- Khi lúa chín Cytokinin được tổng hợp ít → cả bông và lá đều vàng

0,25

- Khi cắt bông, cytokinin tập trung vào lá mà không phải đưa lên bông →

0.25

chậm phân giải chlorophyl → lá lúa vẫn xanh. Câu 5: Tiêu hóa và hô hấp ở động vật (2,0 điểm) 1. Hình 6 cho thấy sự điều khiển tiết HCl ở tế bào viền (parietal cell) của dạ dày.Các thuốc 1, 2, 3, 4 ức chế tiết acid dạ dày invitro theo các cách khác nhau qua một trong bốn con đường : bất hoạt H+/K+ ATPase, bất hoạt histamine 2 receptor, bất hoạt gastrin receptor, bất hoạt acetylcholine (Ach) receptor. Một nhóm thí nghiệm được thực hiện để xác định các loại thuốc này ức chế tiết acid dạ dày theo con đường nào. Tế bào viền được tách và nuôi trong các môi trường khác nhau. Mỗi môi trường chứa một trong bốn loại thuốc. Mỗi môi trường đã có thuốc được cho thêm một trong ba chất (Histamine, Hình 6

Gastrin, Ach). Sự tiết HCl của tế bào viền nuôi cấy được xác định.

Bảng sau đây cho thấy kết quả thí nghiệm (- : không tiết HCl, + : có tiết HCl, ?: không đưa kết quả) Không có thuốc

Thuốc 1

Thuốc 2

Thuốc 3

Thuốc 4

Không thêm gì

-

-

-

-

-

Thêm Histamine

?

?

?

?

-

Thêm Gastrin

?

?

?

+

?

Thêm Ach

+

-

?

?

-

Hãy xác định cơ chế tác động của mỗi loại thuốc. Nội dung

Điểm

- Thuốc 1 bất hoạt Ach receptor vì : khi không có thuốc, tế bào sẽ đáp ứng với

0,25

Ach và tiết HCl. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc 1 và có bổ sung Ach nhưng tế bào không tiết HCl chứng tỏ thuốc 1 ức chế thụ thể của Ach là Ach receptor. - Thuốc 4 bất hoạt bơm H+/K+ ATPase vì : khi sử dụng thuốc 4, tế bào không đáp ứng cả với histamine và Ach → thuốc 4 ức chế quá trình bơm H+ → thuốc

0,25


4 ức chế bơm H+/K+ ATPase.

0,25

- Thuốc 3 bất hoạt Histamine 2 receptor vì : khi sử dụng thuốc 3 thì tế bào vẫn đáp ứng với Gastrin → thuốc 3 không bất hoạt Gastrin receptor → thuốc 3 bất

0,25

hoạt Histamine 2 receptor. - Thuốc 2 bất hoạt Gastrin receptor. 2. Cho 4 loài động vật sau đây: hổ, mèo, đại bàng, rắn. Hãy sắp xếp đường cong phân li HbO2 của các loài đó theo thứ tự từ trái qua phải và giải thích tại sao. Nội dung - Thứ tự từ trái qua phải đường cong phân li HbO2 của 4 loài nói trên là: Rắn,

Điểm 0,25

hổ, mèo, chim - Giải thích: + Rắn là động vật biến nhiệt nên nhu cầu năng lượng của rắn là ít nhất, do đó

0,25

đường cong phân li HbO2 của rắn là bên trái. + Hổ, mèo, chim là động vật đẳng nhiệt song hổ, mèo có thân nhiệt thấp hơn

0,25

chim nên hổ, mèo có đường cong phân li HbO2 bên nằm bên trái của chim. + Hổ có kích thước lớn, mèo có kích thước nhỏ nên tỉ lệ S/V của mèo lớn hơn

0,25

hổ, nên nhu cầu năng lượng của mèo lớn hơn hổ nên hổ có đường cong bên trái của mèo. Câu 6: Tuần hoàn (2,0 điểm) 1. Bệnh có lỗ thông giữa hai tâm thất ở tim người sẽ gây ra hậu quả như thế nào đối với trao đổi khí ở phổi và cung cấp máu cho các cơ quan? Giải thích. Nội dung - Mỗi khi 2 tâm thất co thì máu từ tâm thất trái đi vào tâm thất phải qua lỗ

Điểm 0,25

thông giữa hai tâm thất dẫn đến tăng áp lực trong tâm thất phải. - Tăng áp lực trong tâm thất phải gây tăng áp lực trong vòng tuần hoàn phổi

0,25

làm huyết tương tràn ra khỏi mao mạch phổi gây ra phù phổi nên trao đổi khí ở phổi giảm. - Do một phần máu đi vào tâm thất phải nên lượng máu bơm lên động mạch

0,5

chủ giảm. Áp lực (huyết áp) và oxy trong máu giảm làm tim đập nhanh và mạnh lên. Hậu quả lâu dài là suy tim và dẫn đến lượng máu cung cấp cho các cơ quan giảm. 7


2. Một cháu bé bị khuyết tật tim bẩm sinh, da xanh và môi tím tái. Kết quả kiểm tra cho thấy tim của cháu đập nhanh và có tiếng thổi trong tim được nghe rõ nhất trong giai đoạn tâm thu. Hãy cho biết khẳng định nào sau đây liên quan đến khuyết tật tim bẩm sinh của cháu bé trên là đúng nhất? Giải thích. - Các van nhĩ thất hẹp. - Van tổ chim (van động mạch) hở. - Lỗ thông giữa các động mạch chủ và phổi chưa đóng kín. - Vách ngăn tâm thất chưa đóng kín. Nội dung - Khuyết tật bẩm sinh của cháu bé liên quan đến vách ngăn tâm thất chưa

Điểm 0,25

đóng kín. - Nếu van nhĩ – thất bị hẹp hay van động mạch (van tổ chim) bị hở gây trào ngược máu dội về tim thì đó là những tiếng thổi lúc dãn tim. Nếu lỗ thông

0,5

giữa hai động mạch chủ chưa đóng thì tiếng thổi không chỉ nghe thấy trong giai đoạn tâm thu mà còn nghe thấy cả trong giai đoạn tâm trương. - Vì vậy, nếu chỉ nghe thấy tiếng thổi trong giai đoạn tâm thu thì đó phải là khuyết tật do vách ngăn hai tâm thất chưa đóng kín. Tiếng thổi được tạo ra

0,25

do dòng máu đi qua lỗ hở giữa hai tâm thất khi tâm thất thu. Do lỗ hở giữa hai tâm thất, nên máu đi nuôi cơ thể có hàm lượng ôxi giảm, dẫn đến kích thích làm tăng nhịp tim thông qua các thụ thể hóa học ở xoang động mạch cảnh và cung động mạch chủ. Câu 7: Bài tiết, cân bằng nội môi (2,0 điểm) 1. Một nhóm nhà nghiên cứu tiến hành thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của phlorizin lên một số chỉ số sinh lý máu và nước tiểu của chuột bình thường và chuột bị gây bệnh đái tháo đường. Phlorizin ức chế SGLT2 là một kênh giúp tái hấp thu glucose ở thận. Giả sử biểu hiện của gen SGLT2 tương quan thuận (tương quan dương –positively correlated) với nồng độ glucose nước tiểu và nồng độ glucose trong máu cũng tương quan thuận với huyết áp. Chuột được chia làm 4 nhóm: Nhóm 1: chuột bình thường được tiêm phlorizin. Nhóm 2: chuột bị đái tháo đường loại 2 nặng do bị tiêm streptozotocin. 8


Nhóm 3: chuột bị gây đái tháo đường loại 2 bằng streptozotocin được tiêm phlorizin. Nhóm 4: chuột bình thường làm đối chứng. a. So sánh huyết áp của các nhóm chuột 1, 2, 3. b. SGLT2 có nhiều nhất ở đâu trong thận? Giải thích. 2. Một nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu quá trình điều hòa hàm lượng glucose trong máu. Hình 7.A miêu tả quá trình tiết insulin và cơ chế insulin làm tăng hấp thu glucose vào tế bào. Cơ chế này gồm 4 bước được biểu diễn bởi bốn số được đánh dấu tròn từ 1 đến 4. Bốn bệnh nhân A, B, C, D mỗi người bị rối loạn tại một trong bốn bước. Có hai thí nghiệm kiểm tra cho những bệnh nhân này. Thí nghiệm 1: tách tế bào cơ từ mỗi bệnh nhân và xác định tỉ lệ % tế bào gắn với insulin ở các nồng độ insulin khác nhau. (Hình 7.B). Thí nghiệm 2: mỗi bệnh nhân được tiêm một lượng insulin tương ứng với khối lượng cơ thể và nồng độ glucose máu của họ được đo tại các thời điểm khác nhau sau khi tiêm (Hình 7.C).

Hình 7 Kết quả thí nghiệm được thể hiện bởi bảng sau (với dấu “+” thể hiện dạng đồ thị tương ứng). Bệnh nhân A Bệnh nhân B Bệnh nhân C Bệnh nhân D Đường 1

+

Đường 2

+

Đường 3

+

Đường 4

+

+

+

+

+

Từ kết quả trên hãy xác định rối loạn của các bệnh nhân A, B, C và D. Nội dung 1.a - Huyết áp các nhóm theo thứ tự tăng : nhóm 1 → nhóm 3 → nhóm 2

Điểm


- Phlorizin ức chế SGLT2 do đó tăng giải phóng glucose qua nước tiểu.

0,25

+ Nhóm 1 là chuột bình thường, khi tiêm phlorizin làm tăng giải phóng glucose qua nước tiểu. Đồng thời tế bào vận chuyển glucose vào trong dùng làm nguyên liệu → lượng glucose trong máu giảm → 0,25 huyết áp giảm. + Nhóm 3 là chuột bị đái tháo đường loại 2, khi tiêm phlorizin làm tăng giải phóng glucose qua nước tiểu. Tuy nhiên, các tế bào của nhóm này không vận chuyển được glucose → lượng glucose giảm 0,25 nhưng nồng độ glucose trong máu vẫn cao hơn nhóm 1 → huyết áp giảm nhưng lớn hơn nhóm 1. + Nhóm 2 là chuột bị đái tháo đường loại 2, các tế bào không vận chuyển được glucose. Đồng thời, hoạt động bình thường của SGLT2 hạn chế giải phóng glucose qua nước tiểu → lượng glucose máu tăng → huyết áp tăng. 1.b Glucose chủ yếu được tái hấp thụ tại ống lượn gần của nephron trong 0,25 vỏ thận do đó SGLT2 được biểu hiện mạnh nhất tại đây. 2.

- Ta thấy ở đường 2, khi nồng độ insulin tăng nhưng % số tế bào gắn 0,25 với insulin tăng lên rất ít chứng tỏ người có dạng đồ thị này bị rối loạn trong việc gắn với insulin (bước 2) → người B bị rối loạn tại bước 2. - Ta thấy ở đường 4, khi tiêm bổ sung insulin từ bên ngoài thì nồng độ 0,25 glucose trong máu giảm → người có dạng đồ thị này vẫn có thể tiếp nhận và đáp ứng với insulin → người này bị rối loạn trong việc tiết insulin (bước 1). → người A bị rối loạn tại bước 1. - Kết quả thí nghiệm của hai người C, D là như nhau do đó không thể xác định chính xác rối loạn của mỗi người. Có hai khả năng xảy ra : + Người C bị rối loạn bước 3, người D bị rối loạn bước 4. Hoặc :

0,25

+ Người D bị rối loạn bước 3, người C bị rối loạn bước 4.

0,25

Vì khi rối loạn quá trình truyền tin hoặc vận chuyển glucose thì đều có khả năng gắn với insulin (đường 1) và không đáp ứng với nguồn insulin từ bên ngoài (đường 3). Muốn xác định chính xác rối loạn của 10


mỗi người cần tiến hành thí nghiệm bổ sung. Câu 8: Cảm ứng ở động vật (2,0 điểm) 1. Khi nghiên cứu tác động của 2 loại thuốc I và II tới quá trình truyền tin thần kinh qua xinap với chất dẫn truyền là axêtincôlin , các nhà khoa học đã tiến hành ghi dòng điện ở màng sau xinap trước và sau khi sử dụng mỗi loại thuốc trong cùng một điều kiện kích thích. Đồ thị ở các hình 12, hình 13và hình 14 dưới đây thể hiện kết quả thu được

Biết rằng cơ chế của 2 loại thuốc trên là tác động lên hoạt động của kênh Ca2+ở màng trước xinap hoặc tác động lên hoạt động của enzim axêtincôlin esteraza. Dựa vào các đồ thị trên hãy cho biết cơ chế tác động của mỗi loại thuốc. Giải thích. Nội dung - Cơ chế tác động của thuốc I làm tăng cường độ hoạt động kênh Ca2+ở màng

Điểm 0.5

trước xinap, của thuốc II là ức chế hoạt động của enzim axêtincôlin esteraza . + Hình 13 cho thấy thuốc I không làm thay đổi thời gian xuất hiện dòng điện 0.25 nhưng làm tăng hiệu điện thế ở màng sau xinap (từ 30 mV lên 70 mV), chứng tỏ thuốc I tác động theo cơ chế tăng cường hoạt động kênh Ca2+ở màng trước xinap. Khi kênh Ca2+ở màng trước xinap tang cường hoạt hóa , lượng Ca2+ đi vào

0.25

chùy xinap tăng, dẫn đến làm tăng lượng axêtincôlin giải phóng ra khe xinap. Kết quả là làm tang dòng điện ở màng sau xinap. + Hình 14 cho thấy: thuốc II không làm thay đổi hiệu điện thế nhưng làm tăng 0.25 thời gian xuất hiện dòng điện ở màng sau xinap (từ 10 ms lên 20 ms), chứng tỏ thuốc II tác động theo cơ chế ức chế hoạt động của enzim axêtincôlin esteraza. Khi của enzim axêtincôlin esteraza bị ức chế thì quá trình phân hủy chất axêtincôlin ở khe xinap sẽ chậm lại, thời gian axêtincôlin gắn vào thụ thể

0.25


tương ứng trên màng sau xinap được kéo dài hơn, dẫn đến kéo dài điện thế hưng phấn ở màng sau xinap. 2. Giải thích ngắn gọn các hiện tượng sau: a. Người ta sử dụng một chất có tác dụng bất hoạt đặc hiệu bơm natri–kali để tẩm độc mũi tên. Nếu noron bị nhiễm độc chất này thì điện thế nghỉ sẽ bị thay đổi như thế nào? b. Một chất trong buồng trứng và tinh hoàn của một loài cá ở Nhật Bản có khả năng làm phong tỏa kênh Na+ ở sợi trục của noron. Người và động vật ăn phải chất trên bị ngộ độc và chết. Vì sao? Nội dung a. Điện thế nghỉ giảm dần về 0.

Điểm 0,25

Hoạt động của bơm Na – K là cần thiết để duy trì điện thế nghỉ. Khi bơm bị bất hoạt→chênh lệch nồng độ Na và K sẽ giảm dần đến cân bằng → không 0,25

duy trì được điện thế nghỉ. b. Kênh Na+ bị phong tỏa →Kênh Na+ luôn mở→điện thế hoạt động không hình thành→ không truyền xung thần kinh đến các cơ quan như cơ hô hấp...→ chết Câu 9: Sinh trưởng, phát triển, sinh sản ở động vật (2,0 điểm)

1. Một phụ nữ 30 tuổi có hàm lượng estradiol và progesterone trong máu thấp hơn so với bình thường. Kiểm tra cho thấy vùng dưới đồi của người phụ nữ này hoạt động bình thường nhưng lại có bất thường ở hoạt động tuyến yên hoặc ở hoạt động buồng trứng. Nêu một phương pháp để xác định được chính xác nguyên nhân gây ra sự giảm hàm lượng hoocmon sinh dục ở người phụ nữ này là do rối loạn hoạt động tuyến yên hay rối loạn hoạt động buồng trứng. Giải thích. Nội dung

Điểm

12


- Phương pháp 1: Tiêm FSH và LH vào người bệnh và sau đó theo dõi sự

0,25

thay đổi nồng độ estradiol và progesterone máu. + Nếu nồng độ estradiol và progesterone máu tăng lên thì chứng tỏ người

0,25

này bị rối loạn hoạt động tuyến yên. + Nếu nồng độ estradiol và progesterone máu không đổi thì chứng tỏ người

0,25

này bị rối loạn hoạt động buồng trứng. - Phương pháp 2: Đo hàm lượng FSH và LH trong máu của người bệnh + Nếu nồng độ FSH và LH thấp hơn bình thường thì chứng tỏ người này bị rối loạn hoạt động tuyến yên. + Nếu nồng độ FSH và LH cao hơn bình thường thì chứng tỏ người này bị rối loạn hoạt động buồng trứng. (học sinh nêu một trong 2 phương án trên thì cho 0,75 điểm) 2. Một người phụ nữ thấy các triệu chứng bất thường trong cơ thể. Người này bị dừng chu kỳ kinh nguyệt bất thường, phát triển cơ bắp và giọng nói trầm hơn. Cô ấy cảm thấy khát nước hơn bình thường, đi tiểu nhiều hơn và kết quả xét nghiệm cũng cho thấy tăng lượng đường huyết. Giải thích nguyên nhân gây nên các triệu chứng của bệnh nhân. Nội dung

Điểm

- Hội chứng xảy ra do dư thừa cortisol và androgen.

0,25

- Dư thừa có thể do xuất hiện khối u ở vỏ tuyến thượng thận hoặc do cơ thể

0,25

tăng tiết ACTH- hoocmon tham gia điều hòa tiết cả cortisol và androgen. - Dư thừa cortisol kéo dài làm tăng phân giải protein làm tăng lượng đường

0,25

huyết→ cơ thể đào thải bớt đường qua nước tiểu → tiểu đường. - Khi đó tăng gluco nước tiểu → tăng kéo nước qua thận để cân bằng áp suất 0,25 thẩm thấu → tiểu nhiều và cảm thấy khát nước. - Dư thừa androgen làm xuất hiện các đặc tính sinh dục phụ của nam giới ở

0,25

người này. Câu 10: Nội tiết (2,0 điểm) 1. Sơ đồ bên cho thấy cơ chế điều hòa ngược tiết hoocmon stress trong cơ thể người.

13


Hàm lượng hoocmon trong đáp ứng tress có thể không bình thường trong một số lượng lớn bệnh lí. Hãy cho biết sự thay đổi hàm lượng các hoomôn CRH, ACTH, Cortisol trong các trường hợp sau: a. Stress dài hạn. b. Không đủ adrenalin mãn tính (bệnh Addison). c. U tuyến thượng thận (bệnh Cushings). d. Điều trị dài hạn một thời gian với cortisol. Giải thích. Nội dung

Điểm

a. Stress dài hạn: CRH cao, ACTH cao, Cortisol cao. Giải thích: Stress kéo dài gây kích thích mạnh lên vùng dưới đồi làm tăng sản sinh CRH kích thích tuyến yên tăng tiết ACTH. Do Stress dài hạn nên

0,25

không có ức chế ngược nên nồng độ cả 3 HM đều cao. b. Không đủ adrenalin mãn tính (bệnh Addison): CRH cao, ACTH cao, Cortisol thấp. Giải thích: Bệnh Addison- Suy tuyến thượng thận, không tiết đủ hormone 0,25 (cortisol và aldosteron).. Nồng độ Cortisol thấp ức chế ngược lên vùng dưới đồi và tuyến yên gây tăng tiết CRH, ACTH c. U tuyến thượng thận (bệnh Cushings): CRH thấp, ACTH thấp, Cortisol cao. Giải thích: U tuyến thượng thận gây tăng tiết cortizol→ ức chế ngược âm

0,25

tính lên vùng dưới đồi và tuyến yên →giảm tiết CRH và ACTH d. Điều trị dài hạn một thời gian với cortisol: CRH thấp, ACTH thấp, Cortisol thấp. Giải thích: trong thời gian điều trị lượng cortizol tăng cao→ ức chế ngược 0,25 âm tính lên vùng dưới đồi và tuyến yên → giảm tiết CRH và ACTH. Do điều trị dài hạn tuyến trên thận đã thích nghi với việc không tiết cortizol (tuyến


trên thận có thể bị teo)→ lượng Cortisol thấp. 2. Ba bệnh nhân có biểu hiện ốm yếu, thể lực kém, luôn mệt mỏi và trí tuệ kém phát triển do thiếu Thyrosine. Xét nghiệm sinh hóa được kết quả về nồng độ các hormone trong máu như sau: Nồng độ (pg/ml)

TRH

TSH

TH

Người bình thường

3

4,5

7,5

Bệnh nhân 1

0,6

0,9

1,1

Bệnh nhân 2

11,7

1,2

1,4

Bệnh nhân 3

14,3

18,5

1,3

Hãy dự đoán nguyên nhân dẫn đến thiếu Thyrosine ở mỗi bệnh nhân trên. Nội dung

Điểm

- Bệnh nhân 1: Nồng độ TRH, TSH và TH đều thấp có thể do vùng dưới đồi 0,25 không đáp ứng với nồng độ TH thấp. - Bệnh nhân 2: Lượng TRH cao trong khi lượng TSH và TH vẫn thấp có thể 0,25 do tuyến yên không đáp ứng với TRH hoặc TRH mất hoạt tính. - Bệnh nhân 3: Lượng TRH và TSH cao trong khi lượng TH thấp có thể do: + Tuyến giáp không đáp ứng với TSH (trường hợp này không phì đại tuyến 0,25 giáp).

0,25

+ Thiếu iod hay rối loạn tuyến giáp khiến TH không tổng hợp được hoặc có tổng hợp nhưng mất hoạt tính (trường hợp này tuyến giáp bị kích thích hoạt động mạnh gây phì đại). Câu 11: Phương án thực hành (Giải phẫu thực vật) (1,0 điểm) Bằng phương pháp nhuộm các vi phẫu thực vật người ta có thể nhận diện các cấu trúc cơ bản dưới kính hiển vi. Quan sát tiêu bản giải phẫu lá cây và đánh dấu (x) các đặc điểm của 2 mẫu A và B vào bảng dưới đây:

15


A

B

Đặc điểm

Mẫu A

Mẫu B

Cây hai lá mầm Sống ở môi trường hạn sinh Có hạ bì Mô mềm thịt lá chết theo chương trình Quan sát được tế bào bao bó mạch Hướng dẫn chấm: mỗi ý đúng 0,2 điểm. 0,2 đ x 5 = 1 điểm Mẫu A

Đặc điểm Cây hai lá mầm

x

Sống ở môi trường hạn sinh

x

Có hạ bì

x

Mẫu B

Mô mềm thịt lá chết theo chương trình

x

Quan sát được tế bào bao bó mạch

x

------------- HẾT-------------


17


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.