Tuyển tập đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Hóa Các trường THPT Cả nước Có lời giải chi tiết Lần 3

Page 1


Đề KSCL THPT Phạm Công Bình-Vĩnh-Phúc- Lần 1 - Năm 2018 I. Nhận biết Câu 1. Isoamyl axetat có công thức cấu tạo là A. CH3COOCH2-C(CH3)2-CH3

B. CH3COOC(CH3)2-CH2-CH3

C. CH3COOCH2-CH2-CH(CH3)2

D. CH3COOCH(CH3)-CH(CH3)2

Câu 2. Trong phân tử etilen có số liên kết xích ma (σ) là A. 6

B. 4

C. 3

D. 5

C. Mantozơ

D. Xenlulozơ

Câu 3. Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit? A. Glucozơ

B. Amilozơ

Câu 4. X là chất dinh dưỡng có giá trị của con người, nhất là đối với trẻ em, người già. Trong y học, X được dùng làm thuốc tăng lực. Trong công nghiệp, X được dùng để tráng gương, tráng ruột phích. Chất X là A. chất béo

B. glucozơ

C. fructozơ

D. saccarozơ

Câu 5. Chất béo nào sau đây không phải là chất điện li? A. C12H22O11

B. NaOH

C. CuCl2

D. HBr

Câu 6. Hiện nay “nước đá khô” được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: bảo quản thực phẩm, bảo quản hạt giống khô, làm đông lạnh trái cây, bảo quản và vận chuyể các chế phẩm sinh học, dùng làm sương mù trong các hiệu ứng đặc biệt… “Nước đá khô” được điều chế bằng cách nén dưới áp suất cao khí nào sau đây? A. CO2

B. N2

C. SO2

D. O2

Câu 7. Công thức chung của axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở là A. CnH2n-2O2

B. CnH2nO2

C. CnH2n+2O2

D. CnH2n+1O2

II. Thông hiểu Câu 8. Cho hợp chất hữu cơ T (CxH8O2). Để T là anđehit no, hai chức, mạch hở thì x nhận giá trị nào sau đây? A. x = 2

B. x = 4

C. x = 3

D. x = 5

Câu 9. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam tristearin bằng dung dịch KOH dư, thu được 115,92 gam muối. Giá trị của m là A. 112,46

B. 128,88

C. 106,08

D. 106,80

Câu 10. Hợp chất hữu cơ nào sau đây khi đun nóng với dung dịch NaOH dư không thu được ancol? A. Benzyl fomat

B. Metyl acrylat

Câu 11. Quan sát thí nghiệm ở hình vẽ:

C. Tristrearin

D. Phenyl axetat


Khi cho nước vào bình tam giác chứa rắn X thì thấy có khí Y tạo thành đồng thời màu của dung dịch Br2 nhạt dần rồi mất hẳn. Chất rắn X trong thí nghiệm là A. Al4C3

B. CH3COONa

C. CaO

D. CaC2

Câu 12. Thủy phân 51,3 gam mantozơ trong môi trường axit với hiệu suất phản ứng đạt 80% thu được hỗn hợp X. Trung hòa X bằng NaOH thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, sinh ra m gam Ag. Giá trị của m là A. 32,40

B. 58,32

C. 58,82

D. 51,84

Câu 13. Tên theo danh pháp thay thế của chất: CH3-CH=CH-CH2OH là A. but-2-en

B. but-2-en-1-ol

C. but-2-en-4-ol

D. butan-1-ol

Câu 14. Để trung hòa 8,8 gam một axit cacboxylic mạch thẳng thuộc dãy đồng đẳng của axit fomic cần 100ml dung dịch NaOH 1M. Công thức cấu tạo của axit là A. CH3(CH2)2COOH

B. CH3(CH2)3COOH

C. CH3CH2COOH

D. CH3COOH

Câu 15. Cho sơ đồ điều chế ancol etylic từ tinh bột: +

0

0

+ H 2 O/H ,t men ancol ,t Tinh bột  → Glucozơ  → Ancol etylic

Lên men 3,24kg tinh bột với hiệu suất các giai đoạn lần lượt là 75% và 80%. Thể tích dung dịch ancol etylic 20° thu được là (Biết khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 gam/ml) A. 3,45 lít

B. 19,17 lít

C. 6,90 lít

D. 9,58 lít

Câu 16. Phản ứng nào sau đây không xảy ra? A. HCl + KOH

B. CaCO3 + H2SO4 (loãng)

C. KCl + NaOH

D. FeCl2 + NaOH

Câu 17. Cho các chất sau: buta-1,3-đien, stiren, saccarozơ, phenol. Số chất làm mất màu dung dịch nước brom là A. 2

B. 4

C. 1

D. 3

Câu 18. Thủy phân hoàn toàn tristearin trong môi trường axit thu được? A. C3H5(OH)3 và C17H35COOH

B. C3H5(OH)3 và C17H35COONa

C. C3H5(OH)3 và C17H35COONa

D. C3H5(OH)3 và C17H35COOH

Câu 19. Cho các este sau: etyl fomat (1); vinyl axetat (2); triolein (3); metyl acrylat (4); phenyl axetat (5). Dãy gồm các este đều phản ứng được với dung dịch NaOH dư, đun nóng sinh ra ancol là


A. (2), (3), (5)

B. (3), (4), (5)

C. (1), (2), (3)

D. (1), (3), (4)

Câu 20. Phát biểu nào sau đây sai? A. Glucozơ và fructozơ là monosaccarit đơn giản nhất không tham gia phản ứng thủy phân B. Thủy phân đến cùng xenlulozơ trong môi trường axit, thu được nhiều phân tử glucozơ C. Xenlulozơ được cấu tạo bởi các gốc β-glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết β-1,4-glicozit D. Tinh bột do các mắt xích −C6H12O6− liên kết với nhau tạo nên Câu 21. Cho m gam etanol tác dụng hoàn toàn với một lượng Na vừa đủ thu được 0,224 mol H2. Giá trị của m là A. 0,92

B. 1,38

C. 20,608

D. 0,46

Câu 22. Anđehit axetic thể hiện tính oxi hóa trong phản ứng nào sau đây? A. CH3CHO + Br2 + H2O → CH3COOH + 2HBr 0

t ,C B. CH3CO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O  → CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag 0

t ,C → CH3CH2OH C. CH3CHO + H2  0

t ,C D. 2CH3CHO + 5O2  → 4CO2 + 4H2O

Câu 23. Cho 200 ml dung dịch NaOH 1M tác dụng với 200 ml dung dịch H3PO4 0,5M, muối thu được có khối lượng là A. 14,2 gam

B. 15,8 gam

C. 16,4 gam

D. 11,9 gam

Câu 24. Đun nóng dung dịch chứa 18,0 gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 16,2

B. 32,4

C. 10,8

D. 21,6

Câu 25. Từ 16,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất phản ứng tính theo xenlulozơ là 90%). Giá trị của m là A. 26,73

B. 33,00

C. 25,46

D. 29,70

Câu 26. Hiđrocacbon nào sau đây khi phản ứng với dung dịch brom thu được 1,2-đibrombutan? A. But-1-in

B. Butan

C. Buta-1,3-đien

D. But-1-en

Câu 27. Este X có công thức cấu tạo CH3COOCH2-C6H5 (C6H5-: phenyl). Tên gọi của X là A. phenyl axetat

B. benzyl axetat

C. phenyl axetic

D. metyl benzoat

Câu 28. Hiđrocacbon X mạch hở có phân tử khối bằng phân tử khối của anđehit có công thức CH2=CHCHO. Số đồng phân của X là A. 3

B. 4

C. 5

D. 2

Câu 29. Cho hỗn hợp X gồm 0,2 mol C2=CHCOOH và 0,1 mol CH2=CHCOOH và 0,1 mol CH3CHO. Thể tích H2 (ở đktc) để phản ứng vừa đủ với hỗn hợp X là A. 6,72 lít

B. 4,48 lít

C. 2,24 lít

D. 8,96 lít


Câu 30. Dung dịch chất nào sau đây không thể chứa trong bình thủy tinh? A. HNO3

B. HF

C. H2SO4

D. HCl

III. Vận dụng Câu 31. Cho từ từ dung dịch HCl 1M đến dư và 200 ml dung dịch X chứa Na2CO3 và NaHCO3. Phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau:

Nếu cho từ từ 200 ml dung dịch X vào 175 ml dung dịch HCl 1M, thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là A. 2,128

B. 1,232

C. 2,800

D. 3,920

Câu 32. Cho sơ đồ phản ứng sau: + H2 + O2 + CuO X  → Y  → Z  → axit isobutiric xt,t 0C t 0C Mn 2 +

Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. (CH3)2C=CH−OH

B. CH2=C(CH3)−CHO

C. CH3−CH=CH−CHO

D. (CH3)2CH−CH2−OH

Câu 33. Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư (2) Sục khí NH3 dư vào dung dịch AlCl3 (3) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2 (4) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3 (5) Cho dung dịch HCl vào dung dịch K2SiO3 (6) Cho ure vào dung dịch Ca(OH)2 Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được kết tủa là A. 5

B. 3

C. 6

D. 4

Câu 34. Cho các phát biểu sau: (a) Chất béo là trieste của glixerol và các axit béo (b) Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử (c) Phân tử amilozơ có mạch phân nhánh, không duỗi thẳng mà xoắn như lò xo (d) Phenol ít tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung dịch HCl


Số phát biểu sai là A. 2

B. 3

C. 4

D. 1

Câu 35. Cho một este đơn chức X tác dụng với 182 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, đem cô cạn dung dịch, thu được 6,44 gam ancol Y và 13,16 gam chất rắn Z. Đun nóng Y với H2SO4 đặc ở 140°C thu được 5,18 gam ete (hiệu suất bằng 100%). Tên gọi của X là A. etyl axetat

B. etyl acrylat

C. etyl acrylat

D. metyl butylrat

Câu 36. Hòa tan hết 30 gam rắn gồm Mg, MgO, MgCO3 trong HNO3 thấy có 2,15 mol HNO3 phản ứng. Sau khi các phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí NO, CO2 có tỷ khối so với H2 là 18,5 và dung dịch X chứa m gam muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 150,0

B. 135,0

C. 143,0

D. 154,0

Câu 37. Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau: Mẫu thử Thuốc thử

Hiện tượng

X

Nước brom

Kết tủa trắng

Y

Dung dịch I2 Có màu xanh tím

Z

Cu(OH)2

Dung dịch màu xanh lam

T

Quỳ tím

Chuyển màu hồng

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là A. Phenol, hồ tinh bột, axit axetic, glixerol

B. Glixerol, axit axetic, phenol, hồ tinh bột

C. Phenol, hồ tinh bột, glixerol, axit axetic

D. Axit axetic, hồ tinh bột, phenol, glixerol

IV. Vận dụng cao Câu 38. Hỗn hợp X gồm ba este đều no, mạch hở, trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức. Đốt cháy hoàn toàn 35,34 gam X cần dùng 1,595 mol O2, thu được 22,14 gam nước. Mặt khác đun nóng 35,34 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y chứa hai muối của hai axit có mạch không phân nhánh và 17,88 gam hỗn hợp Z gồm một ancol đơn chức và một ancol hai chức có cùng số nguyên tử cacbon. Phần trăm khối lượng của este đơn chức trong hỗn hợp X là A. 7,47%

B. 4,98%

C. 12,56%

D. 4,19%

Câu 39. Hỗn hợp X gồm Mg, Al, Al(NO3)3 và MgCO3 (trong đó oxi chiếm 41,618% về khối lượng). Hòa tan hết 20,76 gam X trong dung dịch chứa 0,48 mol H2SO4 và x mol HNO3, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa có khối lượng 56,28 gam và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm CO2, N2, H2. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thu được 13,34 gam kết tủa. Giá trị của x là. A. 0,02

B. 0,04

C. 0,06

D. 0,08

Câu 40. Hỗn hợp X gồm anđehit fomic, anđehit axetic, metyl fomat, etyl axetat và một axit cacboxylic no, hai chức, mạch hở Y. Đốt cháy hoàn toàn 29 gam hỗn hợp X (số mol của anđehit fomic bằng số mol của metyl fomat) cần dùng 21,84 lít (đktc) khí O2, sau phản ứng thu được sản phẩm cháy gồm H2O và 22,4 lít


(đktc) khí CO2. Mặt khác, 43,5 gam hỗn hợp X tác dụng với 400 ml dung dịch NaHCO3 1M, sau khi kết thúc phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị có thể có của m là A. 34,8

B. 21,8

C. 32,7

D. 36,9


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1. Chọn đáp án C Este isoamyl axetat: CH3COOCHCH2CH(CH3)2 có mùi chuối chín. Este etyl butirat: CH3CH2CH2COOCH2CH3: mùi dứa Chọn đáp án C. Câu 2. Chọn đáp án D Etilen có công thức phân tử C2H4 là hợp chất hữu cơ mạch hở ⇒ số liên kết xích ma (σ) = số H + số C – 1 = 5. Chọn đáp án D. Câu 3. Chọn đáp án C Bài học phân loại các hợp chất gluxit:

⇒ thuộc loại đisaccarit là mantozơ (đồng phân của saccarozơ) → chọn đáp án C. p/s: cần chú ý chương trình thi 2017 – 2018, Mantozơ thuộc phần giảm tải.! Câu 4. Chọn đáp án B X là glucozơ. Chọn B. Câu 5. Chọn đáp án A Chất điện li là chất mà khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li hoàn toàn ra ion. Dung dịch saccarozơ C12H22O11 không phân li ra ion → không phải là chất điện li. Theo đó, cần chọn đáp án A. Câu 6. Chọn đáp án A


“nước đá ướt” là H2O; “nước đá khô” là CO2. Chọn đáp án A. Câu 7. Chọn đáp án B Công thức chung của axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở là CnH2nO2. Chọn đáp án B. Câu 8. Chọn đáp án D T là anđehit no, hai chức, mạch hở có số H = 2 × (số C) – 2 ⇒ số C = 5 Công thức phân tử của T là C5H8O2, cấu tạo dạng C3H6(CHO)2. Chọn D. Câu 9. Chọn đáp án D Phản ứng: (C17H35COO)3C3H5 + 3KOH → 3C17H35COOK + C3H5(OH)3. mmuối = 115,92 gam ⇒ có nC17H35COOK = 115,92 ÷ 322 = 0,36 mol ⇒ nstearin = 0,36 ÷ 3 = 0,12 mol ⇒ m = mstearin = 0,12 × 890 = 106,80 gam Chọn đáp án C. Câu 10. Chọn đáp án D Các phản ứng xảy ra khi đun nóng với dung dịch NaOH như sau: • benzyl fomat: HCOOCH2C6H5 + NaOH → HCOONa + C6H5CH2OH • metyl acrylat: CH2=CHCOOCH3 + NaOH → CH2=CHCOONa + CH3OH • tristearin: (C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5(OH)3 • phenyl axetat: CH3COOC6H5 + 2NaOH → CH3COONa + C6H5Ona ⇒ TH phenyl axetat không thu được ancol → chọn đáp án D. Câu 11. Chọn đáp án D Chất rắn X là đất đèn, phản ứng xảy ra là phản ứng điều chế C2H2: • CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2↑ (khí Y) Sau đó: C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4 ||⇒ dung dịch Br2 bị mất màu. Theo đó, chọn đáp án D. Câu 12. Chọn đáp án B chương trình 2017 – 2018: Mantozơ thuộc chương trình giảm tải.! ♦ thủy phân: mantozơ C12H22O11 + H2O → 2C6H12O6 (glucozơ).


nmantozơ = 0,15 mol, Hthủy phân = 80% ||⇒ nmantozơ dư = 0,03 mol; nglucozơ = 0,24 mol. Phản ứng tráng bạc có ∑nAg↓ = 2nmantozơ + 2nglucozơ = 0,54 mol. ⇒ m = mAg↓ = 0,54 × 108 = 58,32 gam. Chọn đáp án C. Câu 13. Chọn đáp án B Chất cần đọc tên: CH3−CH=CH−CH2OH • chọn mạch C dài nhất là C4 (butan), không có nhánh • chức là ancol, có 1 nối đôi, đánh số bắt đầu từ C nhóm chức. ⇒ danh pháp: but-2-en-1-ol. Chọn đáp án B. Câu 14. Chọn đáp án A Axit cacboxylic mạch thẳng thuộc dãy đồng đẳng của axit fomic có dạng RCOOH. ♦ phản ứng: RCOOH + NaOH → RCOONa + H2O. nRCOOH = nNaOH = 0,1 mol mà mRCOOH = 8,8 gam ⇒ Maxit = R + 45 = 88 ⇒ R = 43 ứng với gốc C3H7 ⇒ cấu tạo axit là CH3[CH2]2COOH. Chọn đáp án A. Câu 15. Chọn đáp án C Các phản ứng hóa học xảy ra:

Có 3,24 kg tinh bột ⇔ 0,02 kmol C6H10O5, với hiệu suất 75%, 80% Có nancol = 2nC6H10O5 × (hiệu suất) = 2 × 0,02 × 0,75 × 0,8 = 0,024 kmol. dancol = 0,8 g/mL ⇔ 0,8 kg/L ⇒ Vancol 20° = 0,024 × 46 ÷ 0,8 ÷ 0,2 = 6,9 lít. ⇒ Chọn đáp án C. Câu 16. Chọn đáp án C • HCl + KOH → KCl + H2O • CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O • KCl + NaOH → không xảy ra phản ứng.!


• FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl. ⇒ chọn đáp án C. Câu 17. Chọn đáp án D Làm mất màu dung dịch nước brom có các nhóm chất sau: • chứa liên kết bội: CH=CH + Br2 → CHBr−CHBr gồm: buta-1,3-ddien (CH2=CH−CH=CH2) và stiren (C6H5CH=CH2).

• phenol: chỉ có saccarozơ không có phản ứng → chọn đáp án D. Câu 18. Chọn đáp án A Tristearin có cấu tạo: (C17H35COO)3C3H5, thủy phân trong môi trường axit: • (C17H35COO)3C3H5 + 3H2O ⇋ 3C17H35COOH + C3H5(OH)3. ⇒ sản phẩm thu được gồm glixerol và axit stearic → chọn đáp án A. Câu 19. Chọn đáp án D Các phản ứng xảy ra khi đun nóng este với dung dịch NaOH như sau: • (1) etyl fomat: HCOOCH3 + NaOH → HCOONa + CH3OH • (2) vinyl axetat CH3COOC=CH2 + NaOH → CH3COONa + CH3COH. • (3) triolein: (C17H33COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H33COONa + C3H5(OH)3. • (4) metyl acrylat: CH2=CHCOOCH3 + NaOH → CH2=CHCOONa + CH3OH. • (5) phenyl axetat: CH3COOC6H5 + 2NaOH → CH3COONa + C6H5Ona. ⇒ có 3 TH sau phản ứng thu được ancol là (1), (3), (4) → chọn đáp án D. Câu 20. Chọn đáp án D Các phát biểu A, B, C đúng. Phát biểu D sai, chú ý các mắt xích tinh bột (gồm amilozơ, amilopectin) Hay xenlulozơ đều là −C6H10O5−, không phải −C6H12O6−. Ta chọn đáp án D.


Câu 21. Chọn đáp án C Phản ứng: C2H5OH + Na → C2H5ONa + ½H2↑ đề cho nH2 = 0,224 mol ⇒ nC2H5OH = 2nH2 = 0,448 mol. ⇒ m = mC2H5OH = 0,448 × 46 = 20,608 gam. Chọn đáp án C. p/s: bài này dễ, không có vấn đề gì.! nhưng vẫn rất nhiều bạn sai vì bị “đánh vào cái quen”.! Cứ thấy 0,224 là auto chia cho 22,4 ra 0,01 mol ⇒ m = 0,92 gam → chọn A và sai.! Câu 22. Chọn đáp án C “khử cho (electron) – o (oxi hóa) nhận (electron). Chỉ trong phản ứng hiđro hóa, H2o → 2H+ + 2e: cho electron, là chất khử. ⇒ CH3CO là chất nhận electron, thể hiện tính oxi hóa ⇒ chọn đáp án C. Câu 23. Chọn đáp án A Phản ứng xảy ra theo tỉ lệ 1 : 1 theo thứ tự: • NaOH + H3PO4 → NaH2PO4 + H2O (1) • NaOH + NaH2PO4 → Na2HPO4 + H2O (2) • NaOH + Na2HPO4 → Na3PO4 + H2O (3). Đề cho nNaOH = 0,2 mol; nH3PO4 = 0,1 mol. Thay vào thì đến phản ứng (2) là hết NaOH, kết quả chỉ thu được một muối duy nhất là 0,1 mol Na2HPO4 ⇒ mmuối = 0,1 × 142 = 14,2 gam. Chọn A. Câu 24. Chọn đáp án D Phản ứng tráng bạc của glucozơ:

Có nglucozơ = 0,1 mol ⇒ nAg↓ = 2nglucozơ = 0,2 mol ⇒ m = mAg↓ = 0,2 × 108 = 21,6 gam. Chọn đáp án D. Câu 25. Chọn đáp án A Phản ứng điều chế xenlulozơ trinitrat:


Lấy 16,2 gam xenlulozơ ⇔ nxenlulozơ = 0,1 mol, hiệu suất phản ứng là 90% ⇒ nmắt xích xenlulozơ trinitrat = 0,1 × 0,9 = 0,09 mol ⇒ m = mxenlulozơ trinitrat = 0,09 × 297 = 26,73 gam. Theo đó, khi dùng 16,2 tấn xenlulozơ thì thu tương ứng 26,73 tấn xenlulozơ trinitrat. Chọn A. Câu 26. Chọn đáp án D Cấu tạo của 1,2-đibrombutan là CH3C2−CHBr−CH2Br. ⇒ cấu tạo tương ứng của hiđrocacbon là CH3CH2C=CH2: but-1-en. Chọn đáp án D. Câu 27. Chọn đáp án B C6H5C2 là gốc benzyl (tránh nhầm sang phenyl). ⇒ danh pháp của este X là benzyl axetat: este có mùi hoa nhài → chọn đáp án B. Câu 28. Chọn đáp án B mCH2=CH−CHO = 56 = 14 × 4 → hiđrocacbon X có CTPT là C4H8. Các đồng phân mạch hở thỏa mãn gồm:

⇒ tổng có 4 đồng phân thỏa mãn X → chọn đáp án B. Câu 29. Chọn đáp án A Các phản ứng xảy ra:


• CH2=CHCOOH + H2 → CH3CH2COOH. • CH3CHO + H2 → CH3CH2OH. ⇒ ∑nH2 cần = nCH2=CHCOOH + nCH3CHO = 0,3 mol. ⇒ VH2 cần = 0,3 × 22,4 = 6,72 lít. Chọn đáp án A. Câu 30. Chọn đáp án B Không thể chứa axit HF trong bình thủy tinh vì xảy ra phản ứng: 4HF + SiO2 → SiF4 + 2HO ||⇒ axit sẽ phá hủy thủy tinh. ứng dụng của phản ứng này dùng để khắc thủy tinh như ta biết. ⇒ chọn đáp án B. Câu 31. Chọn đáp án C Câu 32. Chọn đáp án B Cấu tạo axit isobutiric là (CH3)2CCOOH → Z là anđehit: (CH3)2CH−COH. 2+, t0

• 2(CH3)2CH−CHO + O2 ―Mn

→ 2(CH3)2CH−COOH.

CuO, t0 ⇒ Y là ancol isobutylic: (CH3)2CH−CH2OH: • (CH3)2CH−CH2OH + CuO ―t0→ (CH3)2CH−CHO + H2O. Theo đó, cấu tạo của X thỏa mãn trong 4 đáp án là: CH2=C(CH3)−CHO: CH2=C(CH3)−CHO + 2H2 → (CH3)2C−CH2OH. Theo đó, chọn đáp án B. Câu 33. Chọn đáp án C Các thí nghiệm xảy ra các phản ứng: • (1). CO2 + Ca(OH)2 (dư) → CaCO3↓ + H2O • (2). 3NH3 + AlCl3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl • (3). CO2 + 2NaAlO2 + 3H2O → 2Al(OH)3↓ + Na2CO3. • (4). 3AgNO3 + FeCl3 → 3AgCl↓ + Fe(NO3)3. • (5). 2HCl + K2SiO3 → H2SiO3↓ + 2KCl • (6). (NH2)2CO + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + 2NH3.


||⇒ cả 6 thí nghiệm đều thu được kết tủa ⇒ chọn đáp án A. Câu 34. Chọn đáp án A Phát biểu (a), (b) đúng. • phát biểu (c) sai vì amilozơ có mạch cacbon không phân nhánh, amilopectin mới phân nhánh. • (d) cũng sai vì phenol ít tan trong nước và cũng không tan trong dung dịch HCl. ⇒ có 2 phát biểu đúng, 2 phát biểu sai → chọn đáp án A. Câu 35. Chọn đáp án A 2Y → ete + H2O || Bảo toàn khối lượng có: nH2O = (6,44 – 5,18) ÷ 18 = 0,07 mol. ||⇒ nX = nY = 2nH2O = 0,14 mol. Bảo toàn khối lượng có: mX = 12,32 gam MX = 88 ⇒ X là C4H8O2. Lại có MY = 46 → Y là C2H5OH. ⇒ cấu tạo của X X là CH3COOC2H5 có tên gọi là etyl axetat. Câu 36. Chọn đáp án C Đặt nNO = x; nCO2 = y → x + y = 0,2 || 30x + 44y = 0,2 × 18,5 × 2 ⇒ x = y = 0,1 mol ⇒ nMgCO3 = 0,1 mol. Đặt nMg = a; nMgO = b; nNH4+ = c. Bảo toàn electron: 2a = 8c + 0,1 × 3 nH+ = 4nNO + 10nNH4+ + 2nO + 2nCO3 ⇒ 2,15 = 4 × 0,1 + 10c + 2b + 2 × 0,1 mMg + mMgO + mMgCO3 = 30 ⇒ 24a + 40b + 0,1 × 84 = 30 Giải hệ có: a = 0,65 mol; b = 0,15 mol; c = 0,125 mol. ⇒ muối gồm 0,9 mol Mg(NO3)2 và 0,125 mol NH4NO3 ⇒ m = 143,2 (g). Câu 37. Chọn đáp án C Phản ứng với Br2/H2O thu được kết tủa trắng ⇒ X là phenol:

• Phản ứng màu với dung dịch I2 có màu xanh tím ⇒ Y là hồ tinh bột.


Do cấu tạo xoắn lỗ rỗng, các phân tử I2 bị hấp thụ → màu xanh tím. Làm quỳ tím chuyể màu hồng → T là axit axetic. Phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam → Z là glixerol:

• Theo đó, dãy các chất X, Y, Z, T ứng với các chất trong đáp án C. Câu 38. Chọn đáp án B 35,34 gam X + 1,595 mol O2 → ? CO2 + 22,14 gam H2O. Bảo toàn khối lượng có: nCO2 = 1,46 > nH2O ⇒ có chứa este ≥ 2 chức. Do Y gồm các axit mạch không phân nhánh ⇒ chứa tối đa 2 chức. Lại có Z chỉ chứa tối đa 2 chức ⇒ este mạch hở chỉ chứa tối đa 2 chức ⇒ X gồm hỗn hợp các este no, mạch hở, đơn chức hoặc 2 chức. Bảo toàn nguyên tố oxi: nO/X = 1,46 × 2 + 1,23 – 1,595 × 2 = 0,96 mol → nCOO = 0,48 mol. Ta có: nCO2 – nH2O = (k – 1).nHCHC với k là độ bất bão hòa của HCHC. Áp dụng: nCO2 – nH2O = neste 2 chức = 0,23 mol → neste đơn chức = 0,48 – 0,23 × 2 = 0,02 mol. Z gồm 2 ancol có dạng CnH2n+2O và CnH2n+2O2 (n ≥ 2). Đặt nCnH2n+2O = x; nCnH2n+2O2 = y → 0,48 ÷ 2 < x + y < 0,48 → 0,24 < x + y < 0,48 Lại có: mZ = (x + y).(14n + 2) + 16x + 32y = 17,88 → (x + y).(14n + 2) = 10,2 → 14n + 2 = 10,2 ÷ (x + y) ⇒ 10,2 ÷ 0,48 < 14n = 2 < 10,2 ÷ 0,24 ⇒ 1,375 < n < 2,9 ⇒ 2 ancol là C2H6O và C2H6O2. → x + 2y = 0,48; 46x + 62y = 17,88 ⇒ x = 0,2 mol; y = 0,14 mol. Quy Y về HCOONa, (COONa)2, C2 với số mol là a, b và c. Bảo toàn khối lượng: mY = 35,34 + 0,48 × 40 – 17,88 = 36,66 = 68a + 134b + 14c Bảo toàn nguyên tố Cacbon: a + 2b + c + 0,2 × 2 + 0,14 × 2 = 1,46 nCOO = a + 2b = 0,48. Giải hệ có: a = c = 0,3 mol; b = 0,09 mol.


⇒ ghép vừa đủ 1 CH2 cho HCOONa ⇒ 2 muối là CH3COONa và (COONa)2. ⇒ este đơn chức là CH3COOC2H5 ⇒ %meste đơn chức = 0,02 × 88 ÷ 35,34 × 100% = 4,98%. Câu 39. Chọn đáp án B Lập sơ đồ:

 Mg 2+   Mg   N2     Al  H SO : 0, 48 3+      2 4   Al  NaOH →13,34 gam ↓  +   →  H 2  + H 2O +    d− + CO HNO : x NH 3 3   4   CO    2   NO3  SO 24− : 0, 48 0,2 mol 20,76 gam

NaOH dư ⇒ kết tủa chỉ có Mg(OH)2 → nMg2+ = 13,34 ÷ 58 = 0,23 mol. Gọi nAl3+ = a; nNH4+ = b. Bảo toàn diện tích: 0,23 × 2 + 3a + b = 0,48 × 2 mY = 0,23 × 24 + 27a + 18b + 0,48 × 96 = 56,28 Giải hệ có: a = 0,16 mol; b = 0,02 mol. Đặt nCO3 = c mol; nNO3 = d mol.nNO = 20,76 × 0,41618 ÷ 16 = 0,54 = 3c + 3d mX = 20,76 = 0,23 × 24 + 0,16 × 27 + 60c + 62d ⇒ c = 0,12 mol; d = 0,06 mol. Bảo toàn nguyên tố Nitơ: nN2 = (0,06 + x – 0,02) ÷ 2 = 0,5x + 0,02 Gọi nH2 = y → nZ = 0,2 mol = 0,5x + 0,02 + y + 0,12 nH+ = 12nN2 + 10nNH4+ + 2nH2 + 2nCO3 → 0,96 + x = 12.(0,5x + 0,02) + 2y + 0,44 ⇒ x = y = 0,04 mol. Câu 40. Chọn đáp án C X gồm CH2O, C2H4O, C2H4O2, C4H8O2 và CnH2n-2O4 (n ≥ 2). nCH2O = nC2H4O2 ⇒ CH2O + C2H4O2 = C3H6O2 = 3C2O || C4H8O2 = 2C2H4O ⇒ quy X về CH2O, C2H4O và CnH2n-2O4 (n ≥ 2). 29 gam X + 0,975 mol O2 → 1 mol CO2 + ? H2O Bảo toàn khối lượng nH2O = 0,9 mol. Ta có: nCO2 – nH2O = (k – 1).nHCHC với k là độ bất bão hòa của HCHC. Áp dụng: nCO2 – nH2O = naxit = 0,1 mol. Bảo toàn Oxi: nCH2O + nC2H4O = 0,55 mol. ⇒ n < (1 – 0,55) ÷ 0,1 = 4,5 ⇒ n = 2; 3; 4.


Trong 43,5 gam X thì chứa 0,1 × 43,5 ÷ 29 = 0,15 mol axit. Do chỉ có axit phản ứng với NaHCO3 → nNaHCO3 dư = 0,4 – 0,15 × 2 = 0,1 mol. • n = 2 ⇒ Muối khan gồm 0,15 mol (COONa)2 và 0,1 mol NaHCO3 ⇒ m = 28,5 gam. • n = 3 ⇒ Muối khan gồm 0,15 mol CH2(COONa)2 và 0,1 mol NaHCO3 ⇒ m = 30,6 gam. • n = 4 ⇒ Muối khan gồm 0,15 mol C2H4(COONa)2 và 0,1 mol NaHCO3 ⇒ m = 32,7 gam.


Đề thi học kì THPT Việt Yên - Bắc Giang - Lần 1 - Năm 2018 I. Nhận biết Câu 1. Dãy kim loại phản ứng được với dung dịch HCl là: A. Hg, Ca, Fe

B. Au, Pt, Al

C. Na, Zn, Mg

D. Cu, Zn, K

C. Cu

D. C6H12O6 (glucozơ)

Câu 2. Chất nào sau đây là chất điện li? A. KCl

B. CH3CO

Câu 3. Hòa tan hết 11,2 gam Fe vào lượng vừa đủ dung dịch axit sunfuric loãng, sau phản ứng, thu được V lít khí duy nhất (đktc). Giá trị của V là A. 10,0

B. 14,0

C. 4,48

D. 19,8

Câu 4. Chất nào sau đây có thành phần chính là trieste của glixerol với axit béo? A. sợi bông

B. mỡ bò

C. bột gạo

D. tơ tằm

Câu 5. Sục khí HCl vào dung dịch Na2SiO3 thu được kết tủa là A. SiO2

B. NaCl

C. H2SiO3

D. H2O

Câu 6. Este nào sau đây khi đốt cháy thu được số mol CO2 bằng số mol nước? A. C2H3COOCH3

B. HCOOC2H3

C. CH3COOC3H5

D. C3COOCH3

Câu 7. Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh? A. NaCl

B. HCl

C. KCl

D. NH3

Câu 8. Trong các hợp chất sau, hợp chất nào là chất béo? A. (C17H35COO)3C3H5

B. (C17H35COO)2C2H4

C. (CH3COO)3C3H5

D. (C3H5COO)3C3H5

Câu 9. Dung dịch nào sau đây có pH > 7? A. HNO3

B. KOH

C. CH3OH

D. KCl

B. NaOH

C. Na

D. HCl

B. CO

C. CO2

D. SO2

Câu 10. Etyl axetat có phản ứng với chất nào sau đây? A. FeO Câu 11. Khí cacbonic là A. NO2 II. Thông hiểu Câu 12. Ứng dụng nào sau đây không phải của glucozơ? A. Sản xuất rượu etylic

B. Tráng gương, tráng ruột phích

C. Nhiên liệu cho động cơ đốt trong

D. Thuốc tăng lực trong y tế

Câu 13. Để điều chế 60kg poli (metyl metacrylat) cần tối thiểu m1 kg ancol và m2 kg axit tương ứng. Biết hiệu suất của cả quá trình là 75%. Giá trị của m1, m2 lần lượt là A. 60 và 60

B. 51,2 và 137,6

C. 28,8 và 77,4

D. 25,6 và 68,8


Câu 14. Cho dãy các chất: tinh bột, xenlulozơ, amilozơ, fructozơ, saccarozơ. Số chất trong dãy thuộc loại monosaccarit là: A. 2

B. 4

C. 1

D. 3

Câu 15. Đun nóng dung dịch chứa 1,8 gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 21,6

B. 2,16

C. 3,24

D. 16,2

Câu 16. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Amilozơ có cấu trúc không phân nhánh

B. Glucozơ bị oxi hóa bởi H2 (Ni, t0)

C. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh

D. Saccarozơ không bị thủy phân

Câu 17. HNO3 tác dụng được với tập hợp tất cả các chất nào trong các dãy sau: A. BaO, CO2

B. NaNO3, CuO

C. Na2O, Na2SO4

D. Cu, MgO

Câu 18. Số đồng phân amin có công thức phân tử C3H9N là A. 4

B. 2

C. 6

D. 3

Câu 19. Chất nào sau đây có trong thành phần của phân kali? A. NaCl

B. (NH2)2CO

C. NH4NO2

D. KNO3

Câu 20. Thể tích dung dịch HNO3 67,5% (khối lượng riêng là 1,5 g/ml) cần dùng để tác dụng với xenlulozơ tạo thành 178,2 kg xenlulozơ trinitrat là (biết lượng HNO3 bị hao hụt là 20%) A. 98 lít

B. 140 lít

C. 162 lít

D. 110 lít

Câu 21. Cho các chất sau: triolein, tristearin, tripanmitin, vinyl axetat, metyl axetat. Số chất tham gia phản ứng cộng H2 (Ni, t0) là A. 2

B. 3

C. 4

D. 1

Câu 22. Xà phòng hóa hoàn toàn 7,4 gam este X, có CT là CH3COOCH3, bằng 100ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 8,2

B. 6,7

C. 7,4

D. 6,8

Câu 23. Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: KCl, Mg(NO3)2, KOH, K2CO3, NaHSO4, K2SO4, Ba(OH)2, H2SO4, HNO3. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là A. 4

B. 6

C. 7

D. 5

Câu 24. Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là A. 1

B. 6

C. 4

D. 2

Câu 25. Ở nhiệt độ thường, nhỏ vài giọt dung dịch iot vào lát cắt củ khoai lang thấy xuất hiện màu A. đỏ

B. xanh tím

C. nâu đỏ

D. hồng

Câu 26. CH3COOC2H3 phản ứng với chất nào sau đây tạo ra được este no? A. SO2

B. KOH

C. HCl

D. H2 (Ni, t0)


Câu 27. Trong bình kín chứa 40 ml khí oxi và 35 ml hỗn hợp khí gồm hiđro và một amin đơn chức X. Bật tia lửa điện để phản ứng cháy xảy ra hoàn toàn, rồi đưa bình về điều kiện ban đầu, thu được hỗn hợp khí có thể tích là 20 ml gồm 50% CO2, 25% N2, 25% O2. Coi hơi nước đã bị ngưng tụ. Chất X là A. anilin

B. propylamin

C. etylamin

D. metylamin

Câu 28. Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành C2H5OH và A. CH3COOH

B. SO2

C. CO2

D. CO

Câu 29. Cho các chất sau: xenlulozơ, chất béo, fructozơ, tinh bột. Số chất bị thủy phân trong dung dịch HCl là A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 30. Đốt cháy hoàn toàn 7,4 gam este X thì thu được 0,3 mol CO2 và 0,3 mol H2O. Số công thức cấu tạo của X là A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 31. Đốt cháy hoàn toàn V lít hơi một amin X bằng một lượng oxi vừa đủ tạo ra 8V lít hỗn hợp gồm khí cacbonic, khí nitơ và hơi nước (các thể tích khí và hơi đều đo ở cùng điều kiện). Amin X có cùng bậc với ancol metylic. Chất X là A. CH2=CHNHCH3

B. CH3CH2NHCH3

C. CH3CH2CH2NH2

D. CH2=CHCH2NH2

Câu 32. Tỉ khối hơi của một este no, đơn chức X so với hiđro là 37. Công thức phân tử của X là: A. C5H10O2

B. C4H8O2

C. C2H4O2

D. C3H6O2

III. Vận dụng Câu 33. Cho các phát biểu sau: (1) Fructozơ và glucozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc; (2) Saccarozơ và tinh bột đều không bị thủy phân khi có axit H2SO4 (loãng) làm xúc tác; (3) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp; (4) Xenlulozơ và saccarozơ đều thuộc loại đisaccarit; Phát biểu đúng là A. (3) và (4)

B. (1) và (3)

C. (1) và (2)

D. (2) và (4)

Câu 34. Thủy phân este X thu được hai chất hữu cơ mạch hở, trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức và đều không làm mất màu dung dịch brom. Cho 0,1 mol X phản ứng hết với dung dịch kiềm, cô cạn thu được chất rắn X1 và phần hơi X2 có 0,1 mol chất hữu cơ Z. Nung X1 trong không khí được 15,9 gam Na2CO3, 3,36 lít CO2 và hơi nước. Số mol H2 sinh ra khi cho Z tác dụng với Na bằng một nửa số mol CO2 khi đốt Z và bằng số mol của Z. Khối lượng X1 là A. 18,8 gam

B. 14,4 gam

C. 19,2 gam

D. 16,6 gam

Câu 35. Cho 38,4 gam hỗn hợp Fe, FeO, Fe3O4 tác dụng với 2,4 mol HNO3 (dư) trong dung dịch, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dung dịch X. Dung dịch X phản ứng với 1400 ml dung dịch NaOH 1M thu được 42,8 gam kết tủa. Giá trị của V là A. 8,96

B. 6,72

C. 11,2

D. 3,36


Câu 36. Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần vừa đủ 0,77 mol O2, sinh ra 0,5 mol H2O. Nếu thủy phân hoàn toàn m gam X trong dung dịch KOH đun nóng thu được dung dịch chứa 9,32 gam muối. Mặt khác a mol X làm mất màu vừa đủ 0,12 mol brom trong dung dịch. Giá trị của a là A. 0,03

B. 0,04

C. 0,02

D. 0,012

Câu 37. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,02 mol FeS2 và 0,03 mol FeS vào lượng dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được Fe2(SO4)3, SO2 và H2O. Hấp thụ hết SO2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch KMnO4 thu được dung dịch Y không màu, trong suốt có pH = 2. Thể tích của dung dịch Y là A. 11,4 lít

B. 5,7 lít

C. 17,1 lít

D. 22,8 lít

Câu 38. Hỗn hợp X gồm CaCl2, CaOCl2, KCl, KClO3. Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X thu được 1,792 lít khí oxi (đo ở điều kiện tiêu chuẩn) và 25,59 gam chất rắn Y. Cho Y tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch K2CO3 1,0M được kết tủa T và dung dịch Z. Lượng KCl trong Z gấp 4,2 lần lượng KCl có trong X. Thành phần phần trăm về khối lượng của CaOCl2 trong X có giá trị gần đúng là A. 45,12%

B. 43,24%

C. 40,67%

D. 38,83%

IV. Vận dụng cao Câu 39. Cho Z là este tạo bởi rượu metylic và axit cacboxylic Y đơn chức, mạch hở, có mạch cacbon phân nhánh. Xà phòng hóa hoàn toàn 0,6 mol Z trong 300 ml dung dịch KOH 2,5M đun nóng, được dung dịch E. Cô cạn dung dịch E được chất rắn khan F. Đốt cháy hoàn toàn F bằng oxi dư, thu được 45,36 lít khí CO2 (đktc), 28,35 gam H2O và m gam K2CO3. Cho các phát biểu sau: (1): Trong phân tử của Y có 8 nguyên tử hiđro. (2): Y là axit no, đơn chức, mạch hở. (3): Z có đồng phân hình học. (4): Số nguyên tử cacbon trong Z là 6 (5): Z tham gia được phản ứng trùng hợp. Số phát biểu đúng là A. 1

B. 0

C. 2

D. 3

Câu 40. Hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, tọ thành từ cùng một ancol Y với 3 axit cacboxylic (phân tử chỉ có nhóm −COOH); trong đó, có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau và một axit không no (có đồng phân hình học, chứa một liên kết đôi C=C trong phân tử). Thủy phân hoàn toàn 11,76 gam X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối và m gam ancol Y. Cho m gam Y vào bình đựng Na dư, sau phản ứng thu được 1792ml khí (đktc) và khối lượng bình tăng 4,96gam. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 5,88 gam X thì thu được CO2 và 3,96 gam H2O. Phần trăm khối lượng của este không no trong X có giá trị gần với giá trị nào sau đây nhất? A. 38%

B. 41%

C. 35%

D. 29%


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1. Chọn đáp án C Nhớ lại dãy điện hóa.! Các kim loại Hg, Au, Pt, Cu đứng sau Haxit trong dãy điện hóa ⇒ không phản ứng được với HCl → loại các đáp án A, B, D. Các kim loại Na, Zn, Mg đều đứng trước (Haxit) → thỏa mãn → chọn đáp án C. Câu 2. Chọn đáp án A Chất điện li: là chất mà khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li hoàn toàn ra ion. ⇒ chỉ có KCl trong các chất trong dãy là chất điện li (chất điện li mạnh) →. Chọn đáp án A. Câu 3. Chọn đáp án C Phản ứng: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑. Để cho nFe = 0,2 mol ⇒ nH2 = 0,2 mol ⇒ V = 0,2 × 22,4 = 4,48 lít. Chọn đáp án C. Câu 4. Chọn đáp án B • sợi bông: thành phần chính là xenlulozơ • bột gạo: thành phần chính là tinh bột • tơ tằm: thành phần chính là các amino axit (tơ hữu cơ) • mỡ bò có thành phần chính là chất béo, chính là trieste của glixerol và axit béo ⇒ chọn đáp án B. Câu 5. Chọn đáp án C Phản ứng: 2HCl + Na2SiO3 → 2NaCl + H2SiO3↓. axit H2SiO3 không tan, là kết tủa thu được → chọn C. Câu 6. Chọn đáp án D Este CH3COOCH3 ứng với CTPT là C3H6O2 Đốt C3H6O2 → 3CO2 + 3H2O || nCO2 = nH2O ⇒ thỏa mãn yêu cầu → chọn đáp án D. Câu 7. Chọn đáp án D • dung dịch NaCl, KCl là dung dịch các muối trung tính, pH = 7. • dung dịch HCl là dung dịch axit, pH < 7 → làm quỳ tím chuyển màu đỏ


• dung dịch NH3 là dung dịch bazơ, có pH > 7 → làm quỳ tím chuyể màu xanh ⇒ thỏa mãn yêu cầu là đáp án D. Câu 8. Chọn đáp án A Chất béo là trieste của các axit béo và g lỉeol ⇒ thỏa mãn là chất béo là (C17H35COO)3C3H5: stearin. Chọn đáp án A. Câu 9. Chọn đáp án B Câu 11. Chọn đáp án C Câu 12. Chọn đáp án C Ứng dụng của glucozơ là sản xuất rượu etylic; Tráng gương, tráng ruột phích, thuốc tăng lực trong y tế. Nhiên liệu cho động cơ đốt trong không phải là ứng dụng của glucozơ → Chọn đáp án C. Câu 13. Chọn đáp án D Phản ứng este hóa: CH2=C(CH3)COOH + CH3OH ⇋ CH2=C(CH3)COOCH3 + H2O

sau đó trùng ngưng este: 60 kg polime ⇔ 0,6 × 103 mol mắt xích metyl metacrylat. Với hiệu suất 75% ta có: • nancol = 0,6 × 103 ÷ 0,75 = 0,8 × 103 mol → mancol = 0,8 × 103 × 32 = 25,6 × 103 gam ⇋ 25,6 kg. • tương tự naxit = 0,8 × 103 mol ⇒ maxit = 0,8 × 103 × 86 = 68,8 × 103 g ⇋ 68,8 kg. Chọn D. Câu 14. Chọn đáp án C Bài học phân loại các gluxit:


⇒ chỉ có fructozơ trong dãy thuộc loại monosaccarit → chọn đáp án C. Câu 15. Chọn đáp án B Phản ứng tráng bạc của glucozơ biểu diễn theo sơ đồ sau:

Để cho nglucozơ = 0,01 mol ⇒ nAg↓ = 2nglucozơ = 0,02 mol ⇒ m = mAg↓ = 0,02 × 108 = 2,16 gam. ||⇒ Chọn đáp án B. Câu 16. Chọn đáp án A Xét các phát biểu: • B sai vì trong phản ứng này, glucozơ bị khử bởi H2 chứ không phải bị oxi hóa:

• C. sai vì xenlulozơ có cấu tạo mạch không phân nhánh, chỉ gồm các liên kết β-1,4-glicozit. • D. sai vì trong môi trường axit vô cơ, saccarozơ bị thủy phân thành glucozơ và fructozơ:


• chỉ có phát biểu A đúng, amilozơ có mạch không phân nhánh, amilopectin mạch phân nhánh. Câu 17. Chọn đáp án D HNO3 không phản ứng với CO2; NaNO3, Na2SO4 → loại A, B, C. • 8 HNO3 + 3Cu → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O. • 2HNO3 + MgO → Mg(NO3)2 + H2O. ⇒ chọn đáp án D. Câu 18. Chọn đáp án A Các đồng phân amin có công thức phân tử C3H9N gồm:

⇒ chọn đáp án A. Câu 19. Chọn đáp án D Câu 20. Chọn đáp án B Phản ứng điều chế xenlulozơ trinitrat:

Có 178,2 kg xenlulozơ trinitrat ⇔ 0,6 kmol mắt xích C6H7O2(ONO2)3 ⇒ nHNO3 cần vừa đủ = 1,8 kmol, vì bị hao hụt mất 20% ⇔ H = 80% nên ta có: VHNO3 = 1,8 ÷ 0,8 × 63 ÷ 0,675 ÷ 1,5 = 140 lít. Chọn đáp án B. Câu 21. Chọn đáp án A


Trong dãy các este, chỉ có 2 este còn nối đôi C=C ||→ có khả năng phản ứng cộng H2 (Ni, t0) gồm: • triolein: (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COO)3C3H5. • vinyl axetat: CH3COOCH=CH2. Các chất còn lại đều là chất béo no, este no nên không thỏa mãn. Theo đó, đáp án đúng cần chọn là A. Câu 22. Chọn đáp án A Phản ứng: CH3COOCH3 + NaOH → CH3COONa + CH3OH. nX = 7,4 ÷ 74 = 0,1 = nNaOH ||⇒ m gam chất rắn khan chỉ có 0,1 mol CH3COONa. ⇒ m = mCH3COONa = 0,1 × 82 = 8,2 gam. Chọn A. Câu 23. Chọn đáp án B Cho Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: • Ba(HCO3)2 + KCl → phản ứng không xảy ra.! • Ba(HCO3)2 + Mg(NO3)2 → phản ứng không xảy ra.! • Ba(HCO3)2 + 2KOH → BaCO3↓ + K2CO3 + H2O. • Ba(HCO3)2 + K2CO3 → BaCO3↓ + 2KHCO3. • Ba(HCO3)2 + NaHSO4 → BaSO4↓ + NaHCO3 + CO2↑ + H2O. • Ba(HCO3)2 + K2SO4 → BaSO4↓ + 2KHCO3. • Ba(HCO3)2 + Ba(OH)2 → 2BaCO3↓ + 2H2O. • Ba(HCO3)2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2CO2↑ + 2H2O. • Ba(HCO3)2 + 2HNO3 → Ba(NO3)2 + 2CO2↑ + 2H2O. ||⇒ tổng có 6 trường hợp tạo ra kết tủa → chọn đáp án B. Câu 24. Chọn đáp án D Có 2 đồng phân este ứng với công thức C3H6O2 là: HCOOC2H5 (etyl fomat) và CH3COOCH3 (metyl axetat) ⇒ chọn đáp án D. Câu 25. Chọn đáp án B


Lát cắt của khoai lang có chứa tinh bột. Như ta biết mạch tinh bột không kéo dài mà xoắn lại thành hạt có lỗ rỗng (giống như lò xo),

||⇒ làm giảm chiều dài phân tử. Ngoài ra, vì lỗ rỗng mà các phân tử iot có thể chui vào ⇒ bị hấp phụ lên bề mặt bên trong, tạo thành màu xanh tím đặc trưng. Vậy, đáp án cần chọn theo yêu cầu là B. Câu 26. Chọn đáp án D Gốc −C2H3 (−CH=CH2) chưa no nên khi tham gia phản ứng hiđro hóa Ta thu được este no (phản ứng +H2/(xt Ni và t0): CH3COOCH=CH2 + H2 ―Ni,t0→ CH3COOCH2CH3. Ta chọn đáp án D. Câu 27. Chọn đáp án D Đốt 35 mL (amin; H2) + 40 mL O2 ―t0→ 10 mL CO2 + 5 mL N2 + 5 mL O2 dư Amin đơn chức ⇒ có 5 mL N2 → có 10 mL amin ⇒ trong 35 mL hỗn hợp còn 25 mL khí H2 nữa. Chú ý: đốt 10 mL amin cho 10 mL CO2 ⇒ amin là C1 ứng với amin duy nhất là CH3NH2: metylamin ⇒ chọn đáp án D. Câu 28. Chọn đáp án C Phản ứng lên men rượu:

⇒ sản phẩm gồm rượu C2H5OH và khí cacbonic CO2↓ → chọn đáp án C. Câu 29. Chọn đáp án C Trong dãy các chất thì chỉ có fructozơ không bị thủy phân. Các chất còn lại: xenlulozơ, chất béo, tinh bột đều bị thủy phân trong môi trường axit. p/s: tuy nhiên, ở đây rõ hơn cần chú ý TH xenlulozơ cần điều kiện axit vô cơ đặc.! Chọn đáp án C. Câu 30. Chọn đáp án B Đốt cháy 7,4 gam X + O2 ―t0→ 0,3 mol CO2 + 0,3 mol H2O.


Có nCO2 = nH2O ⇒ X là este no, đơn chức, mạch hở dạng CnH2nO2. Có mX = mC + mH + mO ⇒ nO trong X = 0,2 mol ⇒ nX = 0,1 mol. ⇒ n = số C = 0,3 ÷ 0,1 = 3 → X có CTPT là C3H6O2 ứng với 2 đồng phân. HCOOC2H5 (etyl fomat) và CH3COOCH3 (metyl axetat). ⇒ có 2 đồng phân cấu tạo thỏa mãn X → chọn B. Câu 31. Chọn đáp án C Ancol metylic là ancol bậc I ⇒ amin X là amin bậc I ⇒ có dạng CnHmN. Đốt C n H m N +

4n + m m 1 t0 O 2  → nCO 2 + H 2 O + N 2 4 2 2

1V lít X → 8V lít hỗn hợp (CO2 + H2O + N2) ⇒ có: n + ½m + ½ = 8 ⇔ 2n + m = 15. Nghiệm nguyên: n = 3 → m = 9. Vậy amin bậc I X là CH3CH2CH2NH2 → chọn đáp án C. Câu 32. Chọn đáp án D Có MX = 37 × 2 = 74 = 14 × 3 + 32 ⇒ công thức phân tử của este no, đơn chức X là (CH2)3.O2 hay C3H6O2. Chọn đáp án D. Câu 33. Chọn đáp án B Xem xét các phát biểu: • (1) đúng: trong môi trường tráng bạc, fructozơ có thể chuyển hóa thành glucozơ:

• (2) sai, saccarozơ và tinh bột đều bị thủy phân khi có axit H2SO4 (loãng) làm xúc tác:

• (3) đúng, tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình tổng hợp:


• (4) sai, xenlulozơ là polisaccarit, saccarozơ là đisaccarrit. ||⇒ phát biểu (1) và (3) đúng. Chọn đáp án B. Câu 34. Chọn đáp án A Xử lí dữ kiện Z: −OH + Na → −ONa + ½H2 || gt: nH2 = ½nCO2 = nZ. ⇒ Z là ancol 2 chức, mạch hở chứa 2C ⇒ Z là C2H4(OH)2. Lại có: nNa2CO3 = nCO2 = 0,15 mol → nNaOH = 0,3 mol. ESTE X → X thuần chức. Mà thủy phân cho Z là ancol 2 chức. ⇒ X là este 2 chức ⇒ phản ứng với NaOH theo tỉ lệ 1 : 2. → nNaOH dư = 0,3 – 0,1 × 2 = 0,1 mol. TH1: axit đơn chức → naxit = 2nX = 0,2 mol → số C/muối = (0,15 + 0,15) ÷ 0,2 = 1,5 → lẻ, loại. TH2: axit 2 chức → naxit = nhận xét = 0,1 mol. → số C/muối = (0,15 + 0,15) ÷ 0,1 = 3 → muối là CH2(COONa)2. ⇒ X1 gồm 0,1 mol NaOH và 0,1 mol CH2(COONa)2. ⇒ mX1 = 0,1 × 40 + 0,1 × 148 = 18,8 (g). Câu 35. Chọn đáp án A HNO3 dùng dư nên dung dịch X thu được gồm Fe(NO3)3 và HNO3 còn dư. NaOH phản ứng với X: NaOH + HNO3 → NaNO3 + H2O. Fe(NO3)3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ + 3NaNO3. Có 42,8 gam Fe(OH)3↓ ⇔ 0,4 mol mà ∑nNaOH = 1,4 mol ⇒ nHNO3 còn dư trong X = 1,4 – 0,4 × 3 = 0,2 mol. Rút gọn lại: 38,4 gam (Fe; O) + 2,2 mol HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O. Gọi nFe = x mol; nO = y mol ||⇒ 56x + 16y = 38,4 gam.


Bảo toàn electron có: 3nFe = 2nO + 2nNO ⇒ nNO = (3x – 2y) ÷ 3 mol. Bảo toàn nguyên tố N có: nHNO3 = nN trong Fe(NO3)3 + nNO. ⇒ thay số có: 3x + (3x – 2y) ÷ 3 = 2,2 mol ⇒ giải x = 0,6 mol và y = 0,3 mol. Thay lại có nNO = (3x – 2y) ÷ 3 = 0,4 mol ⇒ V = 0,4 × 22,4 = 8,96 lít. Chọn đáp án A. Câu 35. Chọn đáp án B Câu 36. Chọn đáp án B Gọi x là số mol m gam triglixerit X ⇒ nO trong X = 6x mol. ♦ bảo toàn O phản ứng đốt có nCO2 = (6x + 0,77 × 2 – 0,5) ÷ 2 = (3x + 0,52) mol. ||⇒ m = mX = mC + mH + mO = 12 × (3x + 0,52) + 0,5 × 2 + 6x × 16 = 132x + 7,24 gam. ♦ thủy phân x mol X + 3x mol KOH → 9,32 gam muối + x mol glixerol C3H5(OH)3. ||⇒ BTKL có: (132x + 7,24) + 3x × 56 = 9,32 + 92x ||⇒ giải x = 0,01 mol. Tương quan đốt: (∑πtrong X – 1).nX = ∑nCO2 - ∑nH2O, thay số có ∑πtrong X = 6. X sẵn có 3πC=O trong 3 chức este ⇒ còn 3πC=C mà: 1πC=C + 1Br2 Nên có 0,01 mol X làm mất màu vừa đủ 0,03 mol Br2 trong dung dịch. Mặt khác a mol X làm mất màu vừa đủ 0,12 mol brom trong dung dịch Theo đó lập tỉ lệ có a = 0,04 mol. → Chọn đáp án B. Câu 37. Chọn đáp án D Bảo toàn electron: 15nFeS2 + 9nFeS = 2nSO2 ⇒ nSO2 = 0,285 mol. Phản ứng: 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4 ∑nH+ = 0,285 × 2 ÷ 5 × 2 = 0,228 mol ⇒ VY = 0,228 ÷ 10 – 2 = 22,8 lít. Câu 38. Chọn đáp án A

 KClO3  0,15 mol   CaOCl   CaCl  + K 2CO3 2 − O2 Sơ đồ quá trình:  → → CaCO3 + KCl . 2     0,08 mol 0,15 mol  CaCl2   KCl   KCl  25,59 gam 28,15 gam

Có nK2CO3 = 0,15 mol ⇒ nCaCl2 trong Y = 0,15 mol.


⇒ nKCl trong Y = (25,59 – 0,15 × 111) ÷ 74,5 = 0,12 mol ⇒ ∑nKCl trong Z = 0,12 + 0,15 × 2 = 0,42 mol ||→ nKCl trong X = 0,1 mol. ⇒ nKClO3 trong X = 0,12 – 0,1 = 0,02 mol. mà ∑nO trong X = 0,08 × 2 = 0,16 mol ⇒ nCaOCl2 = 0,16 – 0,02 × 3 = 0,1 mol ⇒ %mCaOCl2 trong X = 45,12%. Chọn đáp án A. Câu 39. Chọn đáp án A Z tạo bởi CH3OH và axit đơn chức ⇒ Z là este đơn chức. → nmuối = nZ = 0,6 mol; nKOH dư = 0,3 × 2,5 – 0,6 = 0,15 mol. Đốt F cho 2,025 mol CO2, 1,575 mol H2O và 0,375 mol K2CO3 (Bảo toàn Kali). Bảo toàn C: số C/muối = (2,025 + 0,375) ÷ 0,6 = 4. Bảo toàn H: số H/muối = (1,575 × 2 – 0,15) ÷ 0,6 = 5. ⇒ Muối là C4H5O2K hay CH2=C(CH3)−COOK (Do Y có mạch C phân nhánh) ⇒ Z là CH2=C(CH3)−COOCH3 và Y là CH2=C(CH3)−COOH. (1) Sai vì Y chứa 6 nguyên tử H. (2) Sai vì Y là axit không no, đơn chức, mạch hở, chứa 1 π C=C (3) Sai (4) Sai vì Z chứa 6 nguyên tử C (5) Đúng vì Z chứa liên kết C=C ⇒ Chỉ có (5) đúng ⇒ chọn A. Câu 40. Chọn đáp án C X gồm 3 este đơn chức ⇒ Y là ancol đơn chức → nY = 2nH2 = 0,16 mol. Bảo toàn khối lượng: mY = mH2 + mbình tăng = 0,08 × 2 + 4,96 = 5,12 (g). → MY = 5,12 ÷ 0,16 = 32 ⇒ Y là CH3OH. Đồng nhất số liệu về 11,76 gam X → đốt X thu được 3,96 × 11,76 ÷ 5,88 = 7,92 gam H2O. → nH = 2nH2O = 0,88 mol || → nNO = 2nCOO = 2nY = 0,32 mol. mX = mC + mH + mO ⇒ mC = 11,76 – 0,88.1 – 0,32.16 = 5,76g ⇒ nCO2 = nC = 0,48 mol. Công thức trung bình cho 2 este no, đơn, hở là CnH2nO2 (n > 2).


CTTQ cho este đơn, hở, chứa 1π C=C, có đphh là CmH2m-2O2 (m ≥ 5). Ta có: nCO2 - nH2O = (k – 1).nHCHC với k là độ bất bão hòa của HCHC. Áp dụng: nCO2 – nH2O = neste không no = 0,48 – 0,44 = 0,04 mol → neste no = 0,12 mol. n > 2;m ≥5 Bảo toàn C: 0,12n + 0, 04m = 0, 48  → m = 5; n = 7 / 3 .

→ este không no là C5H8O2 ⇒ %meste không no = 0,04 × 100 ÷ 11,76 × 100% = 34,01%.


Đề KSCL THPT Ngô Gia Tự - Vĩnh Phúc - Lần 1 - Năm 2018 I. Nhận biết Câu 1. Chất nào sau đây là chất điện li yếu? A. Ba(OH)2

B. H2SO4

C. H2O

D. Al2(SO4)3

Câu 2. Cho biết chất nào sau đây thuộc hợp chất monosaccarit? A. tinh bột

B. saccarozơ

C. glucozơ

D. xenlulozơ

C. CaO

D. HNO3

Câu 3. Chất nào sau đây làm khô khí NH3 tốt nhất? A. HCl

B. H2SO4

Câu 4. Trong những dãy chất nào sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau? A. C4H10, C6H6

B. CH3CH2CH2OH, C2H5OH

C. CH3OCH3, CH3CHO

D. C2H5OH, CH3OCH3

Câu 5. Để phân biệt khí CO2 và khí SO2, có thể dùng: A. dung dịch Br2

B. dung dịch NaOH

C. dung dịch KNO3

D. dung dịch Ca(OH)2

C. ancol metylic

D. etylen glicol

C. NaOH

D. KCl

Câu 6. Chất béo là trieste của axit béo với A. ancol etylic

B. glixerol

Câu 7. Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím? A. HCl

B. Na2SO4

II. Thông hiểu Câu 8. Cho khí CO khử hoàn toàn hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 thấy có 4,48 lít CO2 (đktc) thoát ra. Thể tích CO (đktc) đã tham gia phản ứng là: A. 4,48 lít

B. 3,36 lít

C. 2,24 lít

D. 1,12 lít

Câu 9. Một axit no A có công thức đơn giản nhất là C2H3O2. Công thức phân tử của axit A là A. C8H12O8

B. C4H6O4

C. C6H9O6

D. C2H3O2

Câu 10. Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là: A. 6

B. 2

C. 5

D. 4

Câu 11. Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 thì khối lượng Ag thu được tối đa là A. 21,6 gam

B. 10,8 gam

C. 32,4 gam

D. 16,2 gam

Câu 12. Cho các dung dịch sau: (1) etyl amin; (2) đimetyl amin; (3) amoniac; (4) anilin. Số dung dịch có thể làm đổi màu quỳ tím sang màu xanh là A. 4

B. 2

C. 1

D. 3

Câu 13. Để phản ứng vừa đủ với 100 gam dung dịch chứa amin X đơn chức nồng độ 4,72% cần 100 ml dung dịch HCl 0,8M. Xác định công thức của amin X? A. C6H7N

B. C2H7N

C. C3H9N

D. C3H7N


Câu 14. Aminoaxit X có tên thường là Glyxin. Vậy công thức cấu tạo của X là: A. CH3-CH(NH2)-COOH

B. H2N-[CH2]2-COOH

C. H2N-CH2-COOH

D. H2N-[CH2]3-COOH

Câu 15. Hòa tan 142 gam P2O5 vào 500 gam dung dịch H3PO4 24,5%. Nồng độ % của H3PO4 trong dung dịch thu được là A. 49,61%

B. 48,86%

C. 56,32%

D. 68,75%

Câu 16. Phát biểu nào sau đây sai? A. Trong công nghiệp có thể chuyển hóa chất béo lỏng thành chất béo rắn B. Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối C. Số nguyên tử hidro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn D. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hóa chất béo là muối của axit béo và etylen glicol Câu 17. Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng khí sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 lấy dư, thu được 75 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 65

B. 75

C. 8

D. 55

Câu 18. Khi đốt cháy hoàn toàn một este no, đơn chức thì số mol CO2 sinh ra bằng số mol O2 đã phản ứng. Tên gọi của este là: A. metyl fomat

B. etyl axetat

C. propyl axetat

D. metyl axetat

Câu 19. Hai chất hữu cơ X1 và X2 đều có khối lượng phân tử bằng 60 đvC. X1 có khả năng phản ứng với: Na, NaOH, Na2CO3. X2 phản ứng với NaOH (đun nóng) nhưng không phản ứng Na. Công thức cấu tạo của X1, X2 lần lượt là A. HCOOCH3, CH3COOH

B. CH3COOH, HCOOCH3

C. CH3COOH, CH3COOCH3

D. (CH3)2CHOH, HCOOCH3

Câu 20. Một ancol no đơn chức có %O = 50% về khối lượng. CTPT của ancol là A. CH2=CHCH2OH

B. CH3OH

C. C3H7OH

D. C6H5CH2OH

Câu 21. Khi clo hóa C5H12 với tỷ lệ mol 1:1 thu được 3 sản phẩm thế monoclo. Danh pháp IUPAC của ankan đó là: A. pentan

B. 2-metylbutan

C. 2,2-đimetylpropan

D. 2-đimylpropan

Câu 22. X là hỗn hợp gồm phenol và metanol. Đốt cháy hoàn toàn X được n CO2 = n H2O . Vậy % khối lượng metanol trong X là A. 25%

B. 59,5%

C. 20%

D. 50,5%

Câu 23. X là một este no đơn chức, có tỉ khối hơi đối với CH4 là 5,5. Nếu đem đun 2,2 gam este X với dung dịch NaOH (dư), thu được 2,05 gam muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là: A. HCOOCH(CH3)2

B. CH3COOC2H5

C. C2H5COOCH3

D. HCOOCH2CH2CH3

Câu 24. Cho 0,01 mol aminoaxit X phản ứng vừa đủ với 0,02 mol HCl hoặc 0,01 mol NaOH. Công thức chung của X có dạng:


A. H2NRCOOH

B. H2NR(COOH)2

C. (H2N)2RCOOH

D. (H2N)2R(COOH)2

Câu 25. Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là A. metylamin, amoniac, natri axetat

B. anilin, metylamin, amoniac

C. amoni clorua, metylamin, natri hiđroxit

D. anilin, amoniac, natri hiđroxit

Câu 26. Thủy phân este Z trong môi trường axit thu được hai chất hữu cơ X và Y (MX < MY). Bằng một phản ứng có thể chuyển hóa X thành Y. Chất Z không thể là: A. metyl propionat

B. metyl axetat

C. vinyl axetat

D. etyl axetat

Câu 27. Xà phòng hóa một hợp chất có công thức phân tử C10H14O6 trong dung dịch NaOH (dư), thu được glixerol và hỗn hợp gồm ba muối (không có đồng phân sinh học). Công thức của ba muối đó là A. CH3COONa, HCOONa và CH3CH=CHCOONa. B. HCOONa, CH≡C-COONa và CH3CH2COONa. C. CH2=CHCOONa, HCOONa vaf CH≡C-COONa. D. CH2=CHCOONa, CH3CH2COONa và HCOONa. Câu 28. Đốt cháy hoàn toàn amino axit X cần vừa đủ 30,0 gam khí oxi. Cho hỗn hợp sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch NaOH đặc dư thấy khối lượng bình tăng 48,75 gam và còn thoát ra 2,8 lít N2 (đktc). Vậy công thức phân tử của X có thể là A. C4H9O2N

B. C2H5O2N

C. C3H7O2N

D. C3H9O2N

III. Vận dụng Câu 29. Thuốc thử nào để nhận biết được tất cả các chất riêng biệt sau: glucozơ, glixerol, etanol, etanal? A. Na

B. Cu(OH)2/OH−

C. nước brom

D. AgNO3/NH3

Câu 30. Chia m gam hỗn hợp A gồm hai kim loại Cu, Fe thành hai phần bằng nhau. - Phần 1: tác dụng hoàn toàn với HNO3 đặc nguội thu được 0,672 lít khí. - Phần 2: tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 4,48 lít khí. Giá trị của m là (biết các thể tích khí được đo ở đktc): A. 4,96 gam

B. 8,80 gam

C. 4,16 gam

D. 17,6 gam

Câu 31. Hỗn hợp E gồm chất X (C3H10N2O4) và chất Y(C3H12N2O3). X là muối của axit hữu cơ đa chức, Y là muối của một axit vô cơ. Cho 3,86 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,06 mol hai khí (có tỉ lệ 1:5) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 5,92

B. 3,46

C. 2,26

D. 4,68

Câu 32. Trộn 3 dung dịch HCl 0,3M; H2SO4 0,2M; và H3PO4 0,1M với những thể tích bằng nhau thu được dung dịch X. Để trung hòa 300 ml dung dịch X cần vừa đủ V ml dung dịch Y gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M. Giá trị của V là A. 1000

B. 500

C. 200

D. 250

Câu 33. Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H33COOH và C15H31COOH. Số loại trieste được tạo ra tối đa là


A. 3

B. 5

C. 4

D. 6

Câu 34. Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2 (2) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 (3) Cho dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3 (4) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2 (5) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3 (6) Cho dung dịch Na3PO4 vào dung dịch chứa CaCl2 và MgSO4 Số thí nghiệm tạo ra kết tủa là: A. 6

B. 5

C. 3

D. 4

Câu 35. Hợp chất X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất, vừa tác dụng được với axit vừa tác dụng được với kiềm trong điều kiện thích hợp. Trong phân tử X, thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố C, H, N lần lượt 40,449%; 7,865% và 15,73%; còn lại là oxi. Khi cho 4,45 gam X phản ứng hoàn toàn với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH (đun nóng) thu được 4,85 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là: A. CH2=CHCOONH4

B. H2N-C2H4COOH

C. H2NCOO-CH2CH3

D. H2NCH2COO-CH3

Câu 36. Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và axit linoleic. Để trung hòa m gam X cần 40 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X thì thu được 15,232 lít khí CO2 (đktc) và 11,7 gam H2O. Số mol của axit linoleic trong m gam hỗn hợp X là A. 0,015

B. 0,010

C. 0,020

D. 0,005

Câu 37. Cho các phát biểu sau: (a) Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở, thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau (b) Trong phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3, glucozơ là chất bị khử (c) Để rửa ống nghiệm có dính anilin có thể tráng ống nghiệm bằng dung dịch HCl (d) Tinh bột và xenlulozơ là hai chất đồng phân của nhau (e) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol. (g) Thành phần hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có chứa nguyên tố cacbon và nguyên tố hiđro. Số phát biểu đúng là A. 3

B. 2

C. 4

D. 5

IV. Vận dụng cao Câu 38. Để hòa tan hết 38,36 gam hỗn hợp R gồm Mg, Fe3O4, Fe(NO3)2 cần 0,87 mol dung dịch H2SO4 loãng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 111,46 gam sunfat trung hòa và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm hai khí không màu, tỉ khối hơi của X so với H2 là 3,8 (biết có một khí không màu hóa nâu ngoài không khí). Phần trăm khối lượng Mg trong R gần với giá trị nào sau đây?


A. 28,15%

B. 10,8%

C. 25,51%

D. 31,28%

Câu 39. X, Y, Z là ba axit cacboxylic đơn chức cùng dãy đồng đẳng (MX < MY < MZ), T là este tạo bởi X, Y, Z với một ancol no, ba chức, mạch hở E. Đốt cháy hoàn toàn 26,6 gam hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T (trong đó Y và Z có cùng số mol) bằng lượng vừa đủ khí O2, thu được 22,4 lít CO2 (đktc) và 16,2 gam H2O. Nếu đun nóng 26,6 gam M với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 21,6 gam Ag. Mặt khác, nếu cho 13,3 gam M phản ứng hết với 400 ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng thu được dung dịch N. Cô cạn dung dịch N thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với A. 38,04

B. 24,74

C. 16,74

D. 25,10

Câu 40. Đun m gam hợp chất hữu cơ mạch hở X (chứa C, H, O, MX < 250, chỉ chứa một loại nhóm chức) với 100ml dung dịch KOH 2M đến phản ứng hoàn toàn. Trung hòa lượng KOH dư cần 40ml dung dịch HCl 1M. Sau khi kết thúc các phản ứng, thu được 7,36 gam hỗn hợp hai ancol Y, Z đơn chức và 18,34 gam hỗn hợp hai muối khan (trong đó có một muối của axit cacboxylic T). Phát biểu nào sau đây đúng? A. Axit T có chứa 2 liên kết đôi trong phân tử B. Y và Z là đồng đẳng kế tiếp nhau C. Trong phân tử X có 14 nguyên tử hidro D. Số nguyên tử cacbon trong phân tử X gấp đôi số nguyên tử cacbon trong phân tử T


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1. Chọn đáp án C nước là một chất điện li yếu, rất yếu như ta biết nước nguyên chất (nước cất) không dẫn điện vì lí do này. còn lại dung dịch bazơ tan như Ba(OH)2 hay axit mạnh H2SO4 và các muối như Al2(SO4)3 đều là các chất điện li mạnh. ⇒ chọn đáp án C. Câu 2. Chọn đáp án C Bài học: bảng phân chia một số hợp chất saccarit:

⇒ thuộc loại monosaccarit là glucozơ ⇒ chọn đáp án C. Câu 3. Chọn đáp án C Nguyên tắc chung cần ghi nhớ: • Chất làm khô là chất có khả năng hút ẩm mạnh. • Chất làm khô không tác dụng, không hòa tan với khí (cả khi có nước) • Trong quá trình làm khô khí thì không giải phóng khí khác. Theo đó, các axit HCl, H2SO4, HNO3 không thỏa mãn đk (2) là đều có phản ứng với NH3 ⇒ loại các đáp án A, B, D Câu 4. Chọn đáp án D Đồng phân là các hợp chất hữu cơ có cùng công thức phân tử.


⇒ thỏa mãn yêu cầu là đáp án D. ancol etylic C2H5OH Và đimetyl ete CH3OCH3 có cùng CTPT là C2H6O ⇒ chọn đáp án D. Câu 5. Chọn đáp án A CO2 và SO2 cùng không phản ứng với dung dịch KNO3. cùng phản ứng với dung dịch NaOH và Ca(OH)2 cho cùng hiện tượng ⇒ không dùng được dung dịch KNO3, NaOH và Ca(OH)2 để phân biệt chúng.! Chỉ có dung dịch Br2 (p/s: đề đúng phải nói là nước brom.!) • SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr Hiện tượng nước brom nhạt dần và mất màu; CO2 không phản ứng → không hiện tượng Theo đó dùng được Br2/H2O để phân biệt CO2 và SO2 → chọn đáp án A. Câu 6. Chọn đáp án B Theo định nghĩa: chất béo là trieste của glixerol với các axit béo. ⇒ chọn đáp án B. Câu 7. Chọn đáp án C • dung dịch Na2SO4, KCl có pH = 7, môi trường trung tính không làm quỳ tím đổi màu. • dung dịch HCl là dung dịch axit, pH < 7 làm quỳ tím hóa đỏ. • dung dịch kiềm NaOH có pH > 7, môi trường bazo → làm quỳ tím hóa xanh ⇒ thỏa mãn yêu cầu là đáp án C. Câu 8. Chọn đáp án A Phản ứng: CO + 1Otrong oxit → CO2 ⇒ nCO cần dùng = n CO2 ↑sinh ra = 0,2mol ⇒ VCO = 0,2 × 22,4 = 4,48 lít. Chọn đáp án A. Câu 9. Chọn đáp án B từ CTĐGN của A là C2H3O2 ⇒ CTPT của A dạng C2nH3nO2n. A là axit no ⇒ số H = 2 × (số C) + 2 – (số O) ||⇒ có 3n = 2 × (2n) + 2 – 2n ⇒ n = 2 → công thức phân tử của axit A là C4H6O4 ⇒ chọn đáp án B.


Câu 10. Chọn đáp án D Có 4 đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 gồm:

⇒ chọn đáp án D. Câu 11. Chọn đáp án C Phản ứng tráng bạc của glucozơ xảy ra như sau:

⇒ n Ag↓ = 2n glucozo = 2 × 27 ÷ 108 = 0,3 mol ⇒ m Ag↓ = 32, 4 gam. Theo đó, ta chọn đáp án C. Câu 12. Chọn đáp án D làm đổi màu quỳ tím sang màu xanh gồm: (1) etyl amin; (2) đimetyl amin; (3) amoniac. Anilin không làm quỳ tím đổi màu ⇒ chọn đáp án D. Câu 13. Chọn đáp án C Amin X đơn chức dạng CxHyN + HCl → CxHy + 1NCl. ⇒ nX = nHCl = 0,08 mol. Lại có 100 gam X 4,72% ⇒ mX dùng = 4,72 gam. ⇒ MX = 4,72 ÷ 0,08 = 59 ứng với công thức của amin X là C3H9N. Chọn C. Câu 14. Chọn đáp án C Glyxin là H2NCH2COOH Chọn đáp án C. Câu 15. Chọn đáp án A Có n P2O5 = 1 mol. Phản ứng: P2O5 + 3H 2O → 2H 3PO 4 ||⇒ n H3PO4 sinh them = 2 mol. sẵn có trong 500 gam H3PO4 24,5% là 1,25 mol H3PO4


⇒ sau phản ứng thu được 642 gam dung dịch chứa 3,25 mol H3PO4 ⇒ C% H3PO4 moi = 3,25 × 98 ÷ 642 × 100% = 49,61%. Chọn đáp án A. Câu 16. Chọn đáp án D • bằng phản ứng hidro hóa có thể chuyển chất béo lỏng (không no) thành chất béo rắn (no) → phát biểu A đúng.! • do este không có liên kết hidro liên phân tử nên este có t s0 thấp hơn hẳn ancol. • công thức của este đơn chức hay đa chức đều có số H chẵn → B và C cũng đều đúng. • chất béo là trieste của glixerol và các axit béo nên khi xà phòng hóa sẽ thu được các muối của axit béo và glixerol chứ không phải etylen glicol → D sai → chọn đáp án D. Câu 17. Chọn đáp án B Quá trình gồm 2 giai đoạn: thủy phân tinh bột thu được glucozơ:

→ lên men rượu: Sau đó: CO2 + Ca(OH)2 (dùng dư) → CaCO3 ↓ + H2O. 75 gam CaCO3↓ ⇔ 0,75 mol ⇒ n CO2 = 0,75 mol. Từ tỉ lệ các phản ứng và hiệu suất 81% ⇒ n C6 H10O5 = 1 / 2n CO2 ÷ 0,81 = 25 ⇒ m = m tinh bot = Ans × 162 = 75 gam → chọn đáp án B. Câu 18. Chọn đáp án A Este no đơn chức có dạng CnH2nO2 (1). Đốt este thu được CO2 có số mol bằng số mol O2 đã phản ứng ⇒ este có dạng cacbohiđrat Ca(H2O)b (2). Từ (1) và (2) ⇒ b = 2 ⇒ 2n = 4 ⇒ n = 2 → este là C2H4O2 ứng với công thức cấu tạo duy nhất là HCOOCH3: metyl fomat → chọn đáp án A. Câu 19. Chọn đáp án B

54

mol.


M X1 = M X 2 = 60 đvC ⇒ X1 và X2 có cùng CTPT là C2H4O2. ||⇒ X1 và X2 là một trong các chất: HCOOCH3 (este); HOCH2CHO (tạp chức ancol-anđehit) hoặc CH3COOH (axit cacboxylic). • X1 có khả năng phản ứng với Na, NaOH và NaHCO3 ⇒ X1 là axit cacboxylic CH3COOH (axit axetic). • X2 có phản ứng với NaOH nhưng không phản ứng với Na ⇒ X2 chính là este HCOOCH3 (metyl fomat). Theo đó, đáp án cần chọn là B. Câu 20. Chọn đáp án B Ancol no, đơn chức dạng CnH2n + 2O có %mO trong ancol = 50% ⇒ Mancol = 16 ÷ 0,5 = 32 → ứng với ancol metylic CH3OH thỏa mãn. ⇒ chọn đáp án B. Câu 21. Chọn đáp án A cách tính số dẫn xuất monoclo tối đa, ta dựa vào số nhóm H trong CTCT của các chất. (khi thế một nguyên tử H ở mỗi nhóm này sẽ tạo ra một sản phẩm thế monoclo). Mà

Nên thấy ngay TH cho 3 dẫn xuất monoclo là pentan. Chọn đáp án A. Câu 22. Chọn đáp án D 0

t • đốt metanol: CH4O + 1,5O2  → CO2 + 2H2O


• đốt phenol: C6H5OH + 7O2 → 6CO2 + 3H2O Tương quan đốt:

∑n

mà giả thiết cho

∑n

CO2

CO2

− ∑ n H2O = 3n phenol − n metanol = ∑ n H2O ⇒ n metanol = 3n phenol

⇒ giả sử có 1 mol phenol thì tương ứng có 3 mol metanol ⇒ mX = 190 gam ⇒ %mmetanol trong X = 3 × 32 ÷ 190 × 100% ≈ 50,5%. Chọn đáp án D. Câu 23. Chọn đáp án B X là este no, đơn chức có MX = 5,5 × 16 = 88 ⇒ CTPT của X là C4H8O2. ♦ phản ứng: 2,2 gam X dạng RCOOR’ + NaOH → RCOONa + R’OH. Có n RCOONa = n X = 2, 2 ÷ 88 = 0, 025 mol ⇒ M RCOONa = 2,05 ÷ 0,025 = 82 ⇒ R = 82 − 44 − 23 = 15 ứng với gốc metyl: CH3 ⇒ cấu tạo của muối là CH3COONa ⇒ cấu tạo của X là CH3COOC2H5: etyl axetat → chọn đáp án B. Câu 24. Chọn đáp án C Các tỉ lệ: nHCl : nhận xét = 2 : 1 và nNaOH = 1 : 1

⇒ cho biết phân tử amino axit X có 2 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH. ⇒ công thức chung của X có dạng (H2N)RCOOH → chọn đáp án C. Câu 25. Chọn đáp án A • anilin: C6H5NH2 không làm quỳ tím đổi màu. • amoni clorua: NH4Cl có tính axit, pH < 7, làm quỳ tím chuyển màu hồng

⇒ loại các đáp án B, C, D. đáp án A thỏa mãn yêu cầu: Chúng gồm: metylamin (CH3NH2); amoniac (NH3) và natri axetat (CH3COONa).

Câu 26. Chọn đáp án A Câu 27. Chọn đáp án D C10H14O6 có

∑ π = ( 2 ×10 + 2 − 14) ÷ 2 = 4 = 3π

C=O

+ 1πC=C .

⇒ cấu tạo của C10H14O6 là trieste của glixerol và 3 gốc axit trong đó 1 gốc axit không no ⇒ nhỏ nhất là CH2=CH-COO. Ta có: 10 = 3 + 3 + 3 + 1 = 3 + 4 + 2 + 1 ⇒ có 2 bộ ba gốc axit thỏa mãn là:


• bộ 1: CH 2 = CHCOO;CH3CH 2 COO và HCOO (3 + 3 + 1) • bộ 2: CH 2 = CHCH 2COO;CH3COO và HCOO (4 + 2 + 1).

⇒ p/s: đề chuẩn nên đặt câu hỏi là công thức 3 muối nào sau đây thỏa mãn.! Theo đó, quan sát 4 đáp án thì thỏa mãn là đáp án D.

Câu 28. Chọn đáp án C 0

t ♦ đốt X cần 30 gam O2  → 48,75 gam (CO2 + H2O) + 0,125 mol N2.

⇒ theo bảo toàn khối lượng có mX = 22,25 gam. Quan sát 4 đáp án ⇒ X có 1N ⇒ n X = 2n N2 = 0,25 mol.

⇒ M X = 22, 25 ÷ 0, 25 = 89 ⇒ CTPT của X là C3H7O2N. ⇒ chọn đáp án C. Câu 29. Chọn đáp án B Để phân biệt được tất cả các chất, ta dùng Cu(OH)2, OH−. Hiện tượng chỉ có glucozơ và glixerol có khả năng hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, đó là tính chất của ancol đa chức (có 2 nhóm OH liền kề):

• 2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O. sau thí nghiệm này ta tách được 2 nhóm: (glixerol; glucozơ) và (etanol; etanal).

ở mỗi nhóm, tiến hành đun nóng với Cu(OH)2/OH−, đâu xuất hiện kết tủa đỏ gạch Cu2O↓ là ống nghiệm glucozơ và etanol (tính chất của nhóm anđehit –CHO). • RCHO + 2Cu(OH)2 + NaOH → RCOONa + Cu2O↓ + 3H2O. Theo đó, đáp án đúng cần chọn là B.

Câu 30. Chọn đáp án C Phần 1: tác dụng với HNO3 đặc, nguội ⇒ Fe không phản ứng, sản phẩm khử của N +5 là NO2 (do dùng HNO3 đặc).

⇒ Bảo toàn electron có: 2nCu = n NO2 = 0,03 mol ⇒ nCu = 0,015 mol. Phần 2: tác dụng với H2SO4 loãng ⇒ Cu không phản ứng, chỉ có Fe phản ứng: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑ ||⇒ nFe = n H 2 = 0,02 mol.


Theo đó, m = 2 × (0,015 × 64 + 0,02 × 56) = 4,16 gam (tránh quên × 2 do chia đôi).

Câu 31. Chọn đáp án B TH1: X là CH2(COONH4)2 và Y là (CH3NH3)2CO3. • n NH3 = 0,01 mol và n CH3 NH 2 = 0, 05 mol ⇒ n X = 0,005 mol và n Y = 0,025 mol.

⇒ mE = 0,005 × 138 + 0,025 × 124 = 3,79 gam < 3,86 gam ⇒ loại. • n NH3 = 0,05 mol và n CH3 NH 2 = 0, 01 mol ⇒ nX = 0,025 mol và nY = 0,005 mol.

⇒ mE = 0,025 × 138 + 0,005 × 124 = 4,07 gam > 3,86 gam. TH2: X là NH4OOC-COOCH3NH3 và Y là (CH3NH3)2CO3. • n NH3 = 0,01 mol và n CH3 NH 2 = 0, 05 mol ⇒ n X = 0,01 mol và nY = 0,02 mol.

⇒ mE = 0,01 × 138 + 0,02 × 124 = 3,86 gam ⇒ nhận ⇒ muối gồm 0,01 mol (COONa)2 và 0,02 mol Na2CO3 ⇒ m = 0,01 × 134 + 0,02 × 106 = 3,46 gam. • n NH3 = 0,05 mol và n CH3 NH2 = 0,01 mol ⇒ vô lí.

Câu 32. Chọn đáp án D Cần thật thật chú ý là trộn 3 thể tích bằng nhau các dung dịch

⇒ tạo 300 ml dung dịch X gồm 100 mL HCl 0,3M; 100 mL H2SO4 0,2M và 100 mL H3PO4 0,1M ||⇒

∑n

H + trong X

= 0,03 + 2 × 0, 02 + 3 × 0,01 = 0,1 mol.

V mL dung dịch Y gồm 2x mol NaOH và x mol Ba(OH)2 ⇒ Phản ứng trung hòa: H + + OH − → H 2O ||⇒

∑n

H+

∑n

OH _ trong Y

= 4 x mol.

= ∑ n OH −

⇒ 4x = 0,1 ⇒ x = 0,025 mol ⇒ V = n ÷ CM = 0,025 ÷ 0,1 = 0,25 lít ⇔ 250 mL. ⇒ chọn đáp án D. Câu 33. Chọn đáp án D Có 6 trieste tối đa được tạo ra gồm:


⇒ chọn đáp án D. Câu 34. Chọn đáp án A Câu 35. Chọn đáp án D %mO = 100% - 40,449% - 7,865% - 15,73% = 35,956% Theo đó: n C : n H : n N : n O =

40, 449 7,865 15,73 35,956 : : : = 3 : 7 :1: 2 12 1 14 16

⇒ công thức đơn giản nhất của X là C3H7NO2 trùng với CTPT. ⇒ nhận xét = 4,45 ÷ 89 = 0,05 mol ⇒ nmuối = 0,05 mol ⇒ Mmuối = 4,85 ÷ 0,05 = 97 ứng với muối dạng H2N-CH2COONa ⇒ cấu tạo của X là H2N-CH2-COOCH3. (este của amino axit glyxin và ancol metylic) → chọn đáp án D.

Câu 36. Chọn đáp án A Hỗn hợp X gồm axit không no, 2 nối đôi C=C là axit linoleic: C17H31COOH và hai axit no là panmitic C13H31COOH; axit stearic C17H35COOH. • phản ứng với NaOH: -COOH + NaOH → -COONa + H2O

∑n

COOH trong X

= n NaOH = 0,04 mol ⇒ ∑ n O trong X = 0,08 mol. 0

t → 0,68 mol CO2 + 0,65 mol H2O. • đốt m gam X + O 2 

⇒ m = m X = m C + m H + m O = 10,74 gam. Tương quan đốt: 2n axit linoleic = ∑ n CO2 − ∑ n H 2O = 0,68 − 0,65 = 0,03 mol

⇒ naxit linoleic = 0,03 ÷ 2 = 0,015 mol ⇒ chọn đáp án A.


Câu 37. Chọn đáp án B Xem xét các phát biểu: • este no, đơn, hở có dạng CnH2nO2 ⇒ đốt cho n CO2 = n H 2O ⇒ (a) đúng.

• trong phản ứng:

Ag + + e → Ag ||⇒ Ag là chất bị khử → glucozơ là chất bị oxi hóa → (b) sai. • phản ứng: C6 H 5 NH 2 + HCl → C6 H5 NH3Cl giúp hòa tan anilin sau đó rửa lại ống nghiệm bằng nước sạch ⇒ phát biểu (c) đúng. • hai chất tinh bột và xenlulozơ tuy có cùng CTPT dạng (C6H10O5)n nhưng hệ số n ở mỗi polime khác nhau → CTPT khác nhau ⇒ chúng không phải là đồng phân → (d) sai. • saccarozơ không phản ứng với H2 tạo sobitol ⇒ phát biểu (e) sai. • ví dụ chất hữu cơ tetraclometan CCl4 không chứa H ⇒ phát biểu (g) sai. Theo đó, chỉ có 2 phát biểu đúng → chọn đáp án B.

Câu 38. Chọn đáp án A Lập sơ đồ

Mg 2+   Mg   2+    H2SO4  Fe  NO : 0,05 2−  → ;SO +  Fe3O 4       + H 2O . 4 0,87 mol 3+ H : 0, 2 Fe  2   Fe NO    ( 3 )2  +   NH 4   38,36 gam 111,46 gam

Khí không màu hóa nâu trong không khí → NO || MX = 7,6 ⇒ chứa H2.

Đặt n NO = x; n H2 = y → n X = x + y = 0,25 mol || mX = 0,25 × 3,8 × 2 = 30x + 2y Giải hệ có: x = 0,05 mol; y = 0,2 mol. Bảo toàn khối lượng: n H 2O = ( 38,36 + 0,87 × 98 − 111, 46 − 0, 25 × 7,6 ) / 18 = 0,57 mol. Bảo toàn nguyên tố Hidro: n NH+ = ( 0,87 × 2 − 0, 2 × 2 − 0,57 × 2 ) / 4 = 0, 05 mol. 4

Bảo toàn nguyên tố Nitơ: n Fe( NO3 ) = ( 0,05 + 0,05 ) / 2 = 0, 05 mol. 2


Ta có: n H + = 4n NO + 10n NH+ + 2n H2 + 2n NO → n NO = 0,32 mol → n Fe3O4 = 0,08 mol. 4

⇒ mMg = 38,36 – 0,05 × 180 – 0,08 × 232 = 10,8 gam ⇒ %mMg = 10,8 ÷ 38,36 × 100% = 28,15% Câu 39. Chọn đáp án B M tác dụng với AgNO3/NH3 sinh ra Ag ⇒ X là HCOOH.

⇒ Y và Z thuộc dãy đồng đẳng của HCOOH. ⇒ Quy M về HCOOH, CH3COOH, C2H5COOH, (HCOO)(CH3COO)(C2H5COO)C3H5, CH2. Đặt n HCOOH = x mol; n CH3COOH = y mol; n este = z mol; n CH2 = t mol. Ta có:

∑n

Ag

∑n

CO2

= 0, 2mol = 2 x + 2z mol || mM = 46x + 60y + 74y + 218z + 14t = 26,6 gam. = x + 2y+ 3y + 9z + t = 1 mol. ||

∑n

H2O

= x + 2y + 3y + 7z + t = 0,9 mol.

||⇒ giải hệ có: x = 0,05 mol; y = 0,1 mol; z = 0,05 mol; t = 0 mol. Theo đó 13,3 gam M gồm có 0,025 mol HCOOH; 0,05 mol CH3COOH; 0,05 mol C2H5COOH và 0,025 mol (HCOO)(CH3COO)(C2H5COO)C3H5.

⇒ n NaOH phan ung = 0,025 + 0,05 + 0,05 + 0,025 × 3 = 0, 2 mol < 0,4 mol. ⇒ n H 2O thuy phan = ∑ n axit = 0,025 + 0,05 + 0,05 = 0,125 mol; n C3H5 ( OH ) = 0,025 mol. 3

Bảo toàn khối lượng: m = 13,3 + 0, 4 × 40 − 0,125 × 18 − 0, 025 × 92 = 24, 75 gam.

Câu 40. Chọn đáp án D X tác dụng với KOH sinh ra ancol và muối của axit cacboxylic

⇒ X chứa chức este || X chứa 1 loại nhóm chức ⇒ X là este thuần chức.

n H 2O = n HCl = 0,04 mol. Bảo toàn khối lượng ta có: m X + 0, 2 × 56 + 0,04 × 36,5 = 7,36 + 18,34 + 0, 04 × 18 ⇒ m X = 13,76 gam. ⇒ n ancol = n COO = n KOH − n HCl = 0, 2 − 0, 04 = 0,16 mol. ⇒ n X > 13,76 ÷ 250 = 0,05504 ⇒ số gốc este < 0,16 ÷ 0,05504 = 2,907 ⇒ X là este 2 chức ⇒ nX = 0,08 mol; MX = 172 ⇒ X là C8H12O4 ⇒ C sai. nKCl = 0,04 mol ⇒ Mmuối của T =

18,34 − 0, 04 × 74,5 = 192 ⇒ T là HOOC-CH=CH-COOH 0,08


Mancol = 7,36 ÷ 0,16 = 46 ⇒ chứa CH3OH ⇒ X là CH3OOC-CH=CH-COOC3H7.

⇒ phát biểu A, B đều sai, phát biểu D đúng.!


Đề KSCL THPT Nguyễn Thị Giang - Vĩnh Phúc - Lần 1 - Năm 2018 I. Nhận biết Câu 1. Công thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo? A. C17H35COOC3H5

B. (C17H33COO)2C2H4

C. (C15H31COO)3C3H5 D. CH3COOC6H5

Câu 2. Poli (vinyl axetat) (PVA) được dùng để chế tạo sơn, keo dán. Monome dùng để trùng hợp PVA là A. CH3COOCH=CH2

B. CH2=CHCOOCH3

C. HCOOCH=CH2

D. CH3COOCH3

C. axit axetic

D. glixerol

Câu 3. Chất có mùi chuối chín là A. đimetyl ete

B. isoamyl axetat

Câu 4. Bệnh nhân phải tiếp đường (truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch), đó là loại đường nào? A. Glucozơ

B. xenlulozơ

C. Saccarozơ

D. Fructozơ

Câu 5. Este nào sau đây có công thức phân tử C4H6O2? A. Vinyl axetat

B. Propyl fomat

C. Etyl acrylat

D. Etyl axetat

Câu 6. Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2 và A. C2H5OH

B. CH3COOH

C. HCOOH

D. CH3CHO

C. xenlulozơ

D. fructozơ

Câu 7. Chất thuộc loại đisaccarit là A. glucozơ

B. saccarozơ

Câu 8. Ở nhiệt độ thường, chất nào sau đây ở trạng thái rắn: A. (C17H31COO)3C3H5

B. (C17H35COO)3C3H5

C. (C17H33COO)3C3H5

D. C2H5OH

Câu 9. Công thức nào sau đây là của xenlulozơ? A. [C6H6O3(OH)3]n

B. [C6H5O2(OH)3]n

C. [C6H8O2(OH)3]n

D. [C6H7O2(OH)3]n

Câu 10. Chất nào sau đây khả năng tham gia phản ứng tráng gương: A. C6H5OH

B. CH3COCH3

C. HCOOC2H5

D. CH3COOH

Câu 11. Cho 13,26 gam triolein tác dụng với lượng dư Br2. Số mol Br2 phản ứng tối đa là: A. 0,030

B. 0,045

C. 0,015

D. 0,010

Câu 12. Đun nóng este CH3COOC6H5 với lượng dư dung dịch NaOH, thu được các sản phẩm hữu cơ là A. CH3COOH và C6H5ONa

B. CH3COOH và C6H5OH

C. CH3OH và C6H5ONa

D. CH3COONa và C6H5ONa

II. Thông hiểu Câu 13. Khối lượng glixerol thu được khi đun nóng 2,225 kg chất béo (loại tristearin) có chứa 20% tạp chất với dung dịch NaOH (coi như phản ứng xảy ra hoàn toàn) là A. 0,184 kg

B. 1,780 kg

C. 0,890 kg

D. 1,840 kg


Câu 14. Khối lượng phân tử trung bình của xenlulozơ trong sợi bông là 1.750.000 đvC. Số gốc glucozơ C6H10O5 trong phân tử của xenlulozơ là A. 21.604 gốc

B. 1.621 gốc

C. 422 gốc

D. 10.802 gốc

Câu 15. Dãy gồm các dung dịch đều tác dụng với Cu(OH)2 là A. glucozơ, glixerol, ancol etylic

B. glucozơ, andehit fomic, natri axetat

C. glucozơ, glixerol, axit axetic

D. glucozơ, glixerol, natri axetat

Câu 16. Khi ăn nhiều chất béo, chất béo chưa sử dụng được A. oxi hóa chậm tạo thành CO2

B. máu vận chuyể đến các tế bào

C. tích lũy vào các mô mỡ

D. thủy phân thành glixerol và axit béo

Câu 17. Đun sôi hỗn hợp gồm axit cacboxylic RCOOH, ancol R’OH (xúc tác H2SO4 đặc) một thời gian. Để nguội, sau đó pha loãng hỗn hợp bằng lượng dư nước cất. Hiện tượng xảy ra là A. chất lỏng tạo thành dung dịch đồng nhất B. chất lỏng tách thành hai lớp sau đó tạo thành dung dịch đồng nhất C. không quan sát được hiện tượng D. chất lỏng tách thành hai lớp Câu 18. Nhận xét nào sau đây đúng? A. Chất béo là este của glixerol và axit béo B. Chất béo để lâu ngày có mùi khó chịu là do chất béo tham gia phản ứng hidro hóa C. Muối natri hoặc kali của axit là thành phần chính của xà phòng D. Thủy phân chất béo luôn thu được glixerol Câu 19. Thủy phân hoàn toàn 14,8 gam metyl axetat trong môi trường H2SO4 đun nóng thu được bao nhiêu gam axit? Biết hiệu suất phản ứng đạt 85% A. 10,2 gam

B. 12,0 gam

C. 13,9 gam

D. 14,1 gam

Câu 20. Thể tích dung dịch HNO3 67,5% (d = 1,5 g/ml) cần dùng để tác dụng với xenlulozơ tạo thành 89,1 kg xenlulozơ trinitrat là (biết hiệu suất phản ứng bằng 80%) A. 70 lít

B. 49 lít

C. 81 lít

D. 55 lít

Câu 21. Thủy phân este C4H6O2 trong môi trường axit ta thu được một hỗn hợp các chất đều phản ứng tráng gương. Vậy công thức cấu tạo của este đó là? A. CH3COOCH=CH2

B. HCOOCH2CH=CH2

C. HCOOCH=CHCH3

D. CH2=CHCOOCH3

Câu 22. Cho 23,44 gam hỗn hợp gồm phenyl axetat và etyl benzoat tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan. Giá trị m là A. 25,20 gam

B. 29,60 gam

C. 27,44 gam

D. 29,52 gam

Câu 23. Cho 7,4 gam hỗn hợp anđehit đơn chức phản ứng với AgNO3/NH3 thu được 64,8 gam Ag. Biết hai anđehit có số mol bằng nhau. Công thức của hai anđehit là


A. HCHO và C2H5CHO

B. CH3CHO và C2H5CO

C. HCHO và CH3CHO

D. HCHO và C2H3CHO

Câu 24. Saccarozơ và glucozơ đều có A. phản ứng với dung dịch NaCl B. phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng. C. phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam. D. phản ứng thủy phân trong môi trường axit Câu 25. Cho m gam tinh bột lên men để sản xuất ancol etylic. Toàn bộ CO2 sinh ra cho vào dung dịch Ca(OH)2 lấy dư được 750 gam kết tủa. Hiệu suất mỗi giai đoạn lên men là 80%. Giá trị của m là A. 949,2 gam

B. 950,5 gam

C. 940,0 gam

D. 1000,0 gam

Câu 26. Số đồng phân cấu tạo của este có công thức phân tử C8H8O2 là A. 6

B. 8

C. 5

D. 7

Câu 27. Đốt cháy một anđehit X đơn chức, mạch hở cần dùng 8,4 lít O2 (đktc) thu được 13,2 gam CO2 và 5,4 gam H2O. Mặt khác cho X phản ứng với H2 thu được hợp chất hữu cơ Y. Tên gọi của Y là A. ancol metylic

B. axit axetic

C. axit fomic

D. ancol etylic

Câu 28. Chất không phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng tạo thành Ag là A. C6H12O6

B. CH3COOH

C. HCHO

D. HCOOH

Câu 29. Công thức phân tử chung của axit không no 1 liên kết C=C, đơn chức, mạch hở là: A. CnH2n+2O2 (n ≥ 2)

B. CnH2nO2 (n ≥ 3)

C. CnH2n+2O2 (n ≥ 3)

D. CnH2nO2 (n ≥ 2)

Câu 30. Hỗn hợp X gồm ancol etylic, axit axetic và metyl fomat. Lấy m gam hỗn hợp X chia làm hai phần bằng nhau. Phần một đem đốt thu được 11,44 gam CO2. Phần hai phản ứng hết với 4,48 gam KOH. Khối lượng của ancol etylic trong m gam X là A. 0,656 gam

B. 4,600 gam

C. 0,828 gam

D. 2,300 gam

Câu 31. Đun nóng dung dịch chứa 54 gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thì lượng Ag tối đa thu được là m gam. Hiệu suất phản ứng đạt 75%. Giá trị m là A. 32,4

B. 48,6

C. 64,8

D. 24,3

Câu 32. Đốt cháy hoàn toàn một este hữu cơ X thu được 13,2 gam CO2 và 5,4 gam H2O. X thuộc loại este A. có một liên kết đôi, chưa biết số nhóm chức

B. mạch vòng đơn chức

C. no đơn chức, mạch hở

D. hai chức no

Câu 33. Cho các chất: axit axetic; phenol; ancol etylic; metyl fomat; tristearin; fomandehit. Số chất phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng là: A. 3

B. 4

C. 5

D. 2

Câu 34. Cho 4,8 gam CH3OH phản ứng với CuO dư, đun nóng thu được chất hữu cơ X. Cho X phản ứng với AgNO3 trong NH3 thu được m gam Ag. Giá trị của m là


A. 16,2

B. 48,6

C. 32,4

D. 64,8

Câu 35. Cho sơ đồ chuyển hóa: Glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là A. CH3CHO và CH3CH2OH

B. CH3CH2OH và CH3CHO

C. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO

D. CH3C2OH và CH2=CH2

III. Vận dụng Câu 36. Chất hữu cơ X có công thức phân tử C4H6O4 tác dụng với dung dịch NaOH (đun nóng) theo phương trình phản ứng: C4H6O4 + 2NaOH → 2Y + Z Đem Y phản ứng với AgNO3/NH3 thấy tạo ra kết tủa Ag. Nhận xét nào sau đây sai? A. 1 mol Y phản ứng với AgNO3/NH3 thấy tạo ra 2 mol Ag. B. Phân tử khối của Y lớn hơn phân tử khối của Z C. Z có thể phản ứng được với Cu(OH)2 D. Z có 1 nguyên tử cacbon trong phân tử Câu 37. Glixerin đun với hỗn hợp CH3COOH và HCOOH (xúc tác H2SO4 đặc) có thể được tối đa bao nhiêu este có dạng (RCOO)3C3H5 A. 2

B. 8

C. 6

D. 4

Câu 38. Hỗn hợp X chứa 2 hợp chất hữu cơ Y và Z có nhóm chức khác nhau (MY > MZ). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 1,8 gam H2O. Nhận xét nào sau đây đúng? A. Y không thể tham gia phản ứng tráng gương

B. Y, Z bị thủy phân trong NaOH

C. Hỗn hợp X không phản ứng với Cu(OH)2

D. Z có thể tham gia phản ứng tráng gương

Câu 39. Đốt cháy hoàn toàn 4,03 gam triglixerit X bằng một lượng oxi vừa đủ. Sản phẩm thu được hấp thụ hết vào bình đựng nước vôi trong dư thu được 25,50 gam kết tủa và thấy khối lượng dung dịch thu được giảm đi 9,87 gam so với dung dịch ban đầu. Mặt khác thủy phân 8,06 gam X trong NaOH dư đun nóng thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 9,74

B. 2,78

C. 8,20

D. 8,34

Câu 40. Cho các phát biểu sau: (1) Metyl axetat là đồng phân của axit axetic (2) Thủy phân este thu được axit và ancol (3) Ở điều kiện thường chất béo no tồn tại ở trạng thái rắn (4) Nhiệt độ sôi của este thấp hơn axit và ancol có cùng số nguyên tử cacbon (5) Glixerol được dùng trong sản xuất chất dẻo, mĩ phẩm… Số phát biểu đúng là A. 2

B. 3

C. 1

D. 4


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1. Chọn đáp án C Chất béo là trieste của glixerol và các axit béo ⇒ trong 4 đáp án chỉ có: (C15H31COO)3C3H5 thỏa mãn. ⇒ chọn đáp án C. Câu 2. Chọn đáp án A Poli (vinyl axetat) (PVA) được điều chế từ monome: vinyl axetat CH3COOCH=CH2:

Theo đó, đáp án cần chọn là A. Câu 3. Chọn đáp án B Chất có mùi chuối chín là este isoamyl axetat: CH3COOCH2CH2CH(CH3)2. ⇒ chọn đáp án B. Tham khảo: Mùi của một số este thông dụng: • Isoamyl axetat: CH3COOCH2CH2CH(CH3)2 có mùi chuối chín. • Etyl Isovalerat: (CH3)2CHCH2COOC2H5 có mùi táo. • Etyl butirat: C3H7COOC2H5 và etyl propionat: C2H5COOC2H5 có mùi dứa. • Geranyl axetat: CH3COOC10H17 có mùi hoa hồng • Benzyl axetat: CH3COOCH2C6H5 có mùi thơm hoa nhài. Câu 4. Chọn đáp án A Đường đơn (monosaccarit) glucozơ được truyền trực tiếp vào tĩnh mạch cho bệnh nhân cần tiếp đường → chọn đáp án A. Câu 5. Chọn đáp án A Vinyl axetat có cấu tạo: CH 3COOCH = CH 2 ⇒ CTPT là C4H6O2 thỏa mãn yêu cầu ⇒ chọn đáp án A. Câu 6. Chọn đáp án A enzim Lên men rượu: C6 H12O 6  → 2C2 H 5OH + 2CO 2 ↑ 300 C

⇒ ngoài thu được CO2, ta còn thu được ancol etylic C2H5OH → chọn A. Câu 7. Chọn đáp án B Bài học: phân loại các hợp chất cacbohidrat trong chương trình học:


⇒ chất thuộc loại đisaccarit trong 4 đáp án là saccarozơ → chọn B. Câu 8. Chọn đáp án B Ôn lại tính chất vật lí của chất béo:

Tristearin: (C17H35COO)3C3H5 là chất béo no → là chất rắn ở nhiệt độ thường. ⇒ đáp án thỏa mãn yêu cầu là đáp án B. Câu 9. Chọn đáp án D Cấu tạo của xenlulozơ như sau:


Mỗi mắt xích là C6H10O5 có cấu tạo C6H7O2(OH)3 ⇒ tổng quát cấu tạo của xenlulozơ là [C6H7O2(OH)3]n. Chọn đáp án D. Câu 10. Chọn đáp án C HCOOC2H5 có khả năng tham gia phản ứng tráng gương do có cấu tạo HCOOR dạng RO-CHO ⇒ nhóm –CHO có khả năng tráng gương: RO-CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → ROCOONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3. Theo đó, ta chọn đáp án C. Câu 11. Chọn đáp án B Mỗi gốc oleat C17H33COO có cấu tạo: CH3[C2]7CH=CH[CH2]7COO có 1 nối đôi C=C trong gốc hiđrocacbon ⇒ triolein có 3 nối đôi C=C. Do đó: (C17H33COO)3C3H5 + 3Br2 → (CH3[CH2]7CHBr-CHBr[CH2]7COO)3C3H5. ⇒ n Br2 toi da phan ung = 3ntriolein = 13,26 ÷ 884 × 3 = 0,045 mol → chọn B. Câu 12. Chọn đáp án D CH3COOC6H5 là este của phenol → thủy phân trong môi trường kiềm thu được 2 muối: CH3COOC6H5 + 2NaOH → CH3COONa + C6H5Na + H2O. ⇒ đáp án thỏa mãn cần chọn là D. Câu 13. Chọn đáp án A Phản ứng: (C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5(OH)3 Có 2,225 kg tristearin (chứa 20% tạp chất) ⇒ có 1780 gam (C17H35COO)3C3H5. Từ tỉ lệ phản ứng có n glixerol = n ( C17 H35COO ) C3H5 = 1780 ÷ 890 = 2,0 mol. 3

⇒ m glixerol = 2 × 92 = 184 gam ⇔ 0,184 kg → chọn đáp án A.


Câu 14. Chọn đáp án D Mỗi gốc C6H10O5 có phân tử khối là 162 đvC ⇒ ứng với KLPT trung bình của xenlulozơ trong sợi bông là 1.750.000 đvC Số gốc glucozơ bằng: 1.750.000 ÷ 162 ≈ 10.802 gốc → chọn D. Câu 15. Chọn đáp án C Các chất ancol etylic (C2H5OH); natri axtat (CH3COONa) không tác dụng với Cu(OH)2 ⇒ loại các đáp án A, D, D. Còn: • 2C6 H12O 6 + Cu ( OH ) 2  → ( C6 H11O 6 )2 Cu + 2H 2O

• • 2CH3COOH + Cu(OH)2 → (CH3COO)2Cu + 2H2O. ⇒ đáp án C thỏa mãn yêu cầu → chọn C. Câu 16. Chọn đáp án C Khi ăn nhiều chất béo, chất béo chưa sử dụng được tích lũy vào các mô mỡ. ⇒ chọn đáp án C. Câu 17. Chọn đáp án D

 → RCOOR’ + H2O. RCOOH + R’OH ←  Đây là phản ứng este hóa tạo RCOOR’: nhẹ hơn nước và không tan trong nước ⇒ hiện tượng quan sát được là chất lỏng sẽ tách thành 2 lớp (lớp trên là este, lớp dưới là nước cất) ⇒ chọn đáp án D. Câu 18. Chọn đáp án D Xem xét các phát biểu, nhận xét: • chất béo là trieste của glixerol và axit béo → A không thỏa mãn.! • chất béo để lâu này có mùi khó chịu là do bị oxi hóa bởi oxi không khí không phải do phản ứng hidro hóa → phát biểu B cũng không đúng.! • muối natri và kali của axit béo là thành phần chính của xà phòng → C sai.!


• như ở A ta biết chất béo cấu từ glixerol nên thủy phân chất béo luôn thu được glixerol → phát biểu D đúng. Câu 19. Chọn đáp án A

 → CH3COOH + CH3OH Phản ứng: metyl axetat CH3COOCH3 + H2O ←  Có n CH3COOCH3 = 14,8 ÷ 74 = 0, 2 mol. Hiệu suất phản ứng 85%

⇒ n axit thu duoc = 0, 2 × 0,85 = 0,17 mol ⇒ m axit = 0,17 × 60 = 10, 2 gam ⇒ chọn đáp án A. Câu 20. Chọn đáp án A Phản ứng điều chế xenlulozơ trinitrat (thuốc súng không khói):

Có n xenlulozo trinitrat = 89,1 ÷ 297 = 0,3 mol là lượng cần điều chế với hiệu suất phản ứng 80%

⇒ n HNO3 can dung = 0,3 × 3 ÷ 0,8 = 1,125 mol. ⇒ Vdung dich HNO3 67,5% ( d =1,5 g/ml ) = 1,125 × 63 ÷ 0,675 ÷ 1,5 = 70 lít. ⇒ chọn đáp án A. Câu 21. Chọn đáp án C  → RCOOH + R’OH. RCOOR’ + H2O ←  RCOOH có phản ứng tráng gương ⇒ R = H, axit RCOOH là axit fomic: HCOOH:

Chất còn lại cũng có khả năng tham gia phản ứng tráng gương ⇒ phải là andehit ⇒ cấu tạo phù hợp có CTPT C4H6O2 là HCOOHCH=CHCH3 ứng với đáp án cần chọn là C. Câu 22. Chọn đáp án A Các phản ứng hóa học xảy ra: • phenyl axetat: CH3COOC6H5 + 2NaOH → CH3COONa + C6H5ONa + H2O • etyl benzoat: C6H5COOC2H5 + NaOH → C6H5COOH + C2H5OH Gọi trong 23,44 gam hỗn hợp có x mol phenyl axetat và y mol etyl benzoat


⇒ có ngay phương trình: mhỗn hợp = 136x + 150y = 23,44 gam. Và

∑n

NaOH dung vua du

= 2x + y = 0,2 mol. ||⇒ giải hệ: x = 0,04 mol; y = 0,12 mol.

⇒ BTKL có mrắn khan = mhỗn hợp đầu + mNaOH - m H 2O − m ancol = 25,2 gam ⇒ chọn đáp án A. Câu 23. Chọn đáp án C nếu cả 2 andehit đơn chức đều khác HCHO thì:

⇒ nhai andehit = 1/2. ∑ n Ag↓ = 0,3 mol ⇒ mỗi andehit có số mol là 0,15 mol. ⇒ Mtrung bình hai andehit = 7,4 ÷ 0,3 ≈ 24,67 ⇒ không có cặp andehit nào thỏa mãn. theo đó, có một andehit là HCHO, andehit còn lại dạng RCHO đều cùng x mol.

∑n

Ag thu duoc

= 4x + 2x = 64,8 ÷ 108 = 0,6 mol ⇒ x = 0,1 mol.

⇒ 0,1 × 30 + 0,1 × (R + 29) = mhai andehit = 7,4 gam ⇒ R = 15 → gốc CH3. ⇒ cho biết cặp andehit cần tìm là HCHO và CH3CHO → chọn C. Câu 24. Chọn đáp án C Saccarozơ và glucozơ đều có phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam đặc trưng (tính chất của ancol đa chức):

2C6 H12O 6 + Cu ( OH ) 2  → ( C6 H11O 6 )2 Cu + 2H 2O

2C12 H 22 O11 + Cu ( OH )2  → ( C12 H 21O11 )2 Cu + 2H 2 O ⇒ đáp án cần chọn là C. Câu 25. Chọn đáp án A Sản xuất ancol etylic từ tinh bột trải qua 2 giai đoạn lên men:

• lên men thủy phân tinh bột:


• sau đó lên men rượu: Giả thiết cho n CaCO3 ↓ = 7,5 mol ⇒ tương ứng n CO2 ↑ = 7,5 mol. Vì mỗi quá trình có hiệu suất 80% ⇒ gộp bấm máy khối lượng tinh bột cần dùng

m = 7,5 ÷ 2 ÷ 0,8 ÷ 0,8 × 162 ≈ 949, 2 gam → chọn đáp án A. Câu 26. Chọn đáp án A Este X (chứa vòng benzen) có công thức phân tử C8H8O2, các công thức cấu tạo thỏa mãn của X gồm: C6H5COOCH3 (metyl benzoat); HCOOCH2C6H5 (benzyl fomat); CH3COOC6H5 (phenyl axetat); và HCOOC6H4CH3 (có 3 đồng phân o, p, m-metylphenyl fomat) Tổng có 6 chất → chọn đáp án A. p/s: đề bài đã thêm “(chứa vòng benzen)” so với đề gốc. lí do cần thiết vì nếu không sẽ phải tính thêm các este kiểu HC≡C-C≡C-COOC3H7 ⇒ kết quả sẽ còn có rất nhiều este thỏa mãn nữa → các bạn cần lưu ý.! Câu 27. Chọn đáp án D 0

t Đốt andehit X + 0,375 mol O2  → 0,3 mol CO2 + 0,3 mol H2O có tương quan: n CO2 = n H2O ⇒ X thuộc

loại andehit no, đơn chức, mạch hở. Bảo toàn O có n X = n O trong X = 0,3 × 3 – 0,375 × 2 = 0,15 mol ⇒ số C X = 0,3 ÷ 0,15 = 2 → andehit X là CH3CO. 0

Ni,t Hidro hóa: CH3CHO + H2  → CH3CH2OH.

⇒ hợp chất hữu cơ Y chính là ancol etylic → chọn đáp án D. Câu 28. Chọn đáp án B • ứng với công thức C6H12O6 là glucozơ hay fructozơ đều có phản ứng tráng bạc:

Trường hợp HCHO (andehit fomic) và HCOOH (axit fomic) thì rõ rồi:


Chỉ có axit axetic CH3COOH không phản ứng với AgNO3/NH3 → Ag↓ → chọn B. Câu 29. Chọn đáp án C CH2=CHCOOH là một axit không no 1 liên kết C=C, đơn chức, mạch hở ⇒ tổng quát hóa từ CTPT thỏa mãn là C3H4O2 dạng C3H2 × 3 – 2O2 ⇒ CTPT chung của axit không no 1 liên kết C=C, đơn chức, mạch hở là CnH2n – 2O2 Điều kiện n ≥ 3 → đáp án thỏa mãn là C. Câu 30. Chọn đáp án B 1/2 m gam hỗn hợp X gồm x mol ancol etylic C2H5OH; y mol axit axetic CH3COOH và z mol metyl fomat HCOOCH3.

♦1: có

∑n

CO2

= 2 ( x + y + z ) = 11, 44 ÷ 44 = 0, 26 mol.

♦2: chỉ có este và axit cacboxylic phản ứng với KOH: • CH3COOH + KOH → CH3COOK + H2O. • HCOOCH3 + KOH → HCOOK + CH3OH.

∑n

KOH can

= y + z = 4, 48 ÷ 56 = 0,08 mol.

Giải hệ được x = 0,05 mol và (y + z) = 0,03 mol.

⇒ trong m gam X có 2x = 0,1 mol ancol etylic C2H5OH. ⇒ Khối lượng của ancol etylic trong m gam X là 4,6 gam → chọn B. Câu 31. Chọn đáp án B Glucozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc theo tỉ lệ:

Giả thiết: nglucozo = 54 ÷ 180 = 0,3 mol, hiệu suất phản ứng đạt 75%

⇒ nAg thu được = 0,3 × 2 × 0,75 = 0,45 mol ⇒ m = mAg↓ = 48,6 gam. ⇒ Chọn đáp án B. Câu 32. Chọn đáp án C


0

t Đốt este hữu cơ X + O2  → 0,3 mol CO2 + 0,3 mol H2O.

Tương quan: n CO2 = n H 2O ⇒ X thuộc loại este no, đơn chức, mạch hở dạng CnH2nO2.

⇒ chọn đáp án C. Câu 33. Chọn đáp án B Các chất phản ứng được dung dịch NaOH, đun nóng gồm: • axit axetic: CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O.

• phenol: • metyl fomat: HCOOCH3 + NaOH → HCOONa + CH3OH. • tristearin: (C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5(OH)3.

⇒ có 4 chất trong dãy thỏa mãn yêu cầu → chọn đáp án B. Câu 34. Chọn đáp án D Các phản ứng hóa học xảy ra như sau:

Để cho n CH3OH = 4,8 ÷ 32 = 0,15 mol ⇒ n HCHO = 0,15 mol. Tráng bạc:

∑n

Ag ↓

= 4n HCHO = 0,15 × 4 = 0,6 mol.

⇒ m = m Ag↓ = 0, 6 × 108 = 64,8 gam → chọn đáp án D. Câu 35. Chọn đáp án B Sơ đồ chuyể hóa thực hiện qua 2 giai đoạn lên men: • lên men rượu:


men giam • lên men giấm: CH3CH2OH + O2  → CH3COOH + H2O.

⇒ đáp án thỏa mãn cần chọn là B. Câu 36. Chọn đáp án D Cấu tạo duy nhất của X thỏa mãn yêu cầu là: (HCOO)2C2H4. Phản ứng: (HCOO)2C2H4 + 2NaOH → 2HCOONa + C2H4(OH)2. • ⇒ Y là HCOONa ⇒ 1 mol Y phản ứng với AgNO3 → 2 mol Ag → A đúng. • ⇒ có MY = 68 > M C2 H4 ( OH ) = 62 → phát biểu B cũng đúng. 2

• ⇒ Z là etylen glicol: HOCH2CH2OH có khả năng tạo phức tan với Cu(OH)2:

và từ cấu tạo của Z ⇒ có 2 nguyên tử cacbon ⇒ rõ C đúng và D sai

⇒ ta chọn đáp án D theo yêu cầu. Câu 37. Chọn đáp án C Có tối đa 6 este thỏa mãn yêu cầu gồm:

⇒ chọn đáp án C. Câu 38. Chọn đáp án D Đốt 0,1 mol X → 0,1 mol CO2 + 0,1 mol H2O. • Ctrung bình X = 0,1 ÷ 0,1 = 1 ⇒ số C y = số CZ = 1. • Htrung bình X = 0,1 × 2 ÷ 0,1 = 2 ⇒ số HY = số HZ = 2.


Thỏa mãn Y, Z chỉ có 2 chất là HCHO (andehit fomic) và HCOOH (axit fomic). Biết M y > M Z ⇒ Y là HCOOH và Z là HCHO. Xét các phát biểu:

⇒ Y có thể tham gia phản ứng tráng gương → phát biểu A sai. • HCHO và HCOOH không bị thủy phân ⇒ phát biểu B sai. • 2HCOOH + Cu(OH)2 → (HCOO)2Cu + 2H2O

⇒ X có phản ứng với Cu(OH)2 → phát biểu C sai.

• rõ:

⇒ Z có thể tham gia phản ứng tráng gương → phát biểu D đúng → chọn D. Câu 39. Chọn đáp án D Giải bài tập (CO2; H2O) cho vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Có n CO2 = n CaCO3 ↓ = 0, 255 mol.

(

)

mdung dịch giảm = m CaCO3 − ∑ m CO2 + m H2O ⇒ m H 2O = 4, 41 gam

⇒ n H2O = 0, 245 mol ||⇒ đốt 4,03 gam X → 0,255 mol CO2 + 0,245 mol H2O. Có m X = m C + m H + m O ⇒ m O = 0, 48 gam ⇒ nO trong X = 0,03 mol. X là triglixerit → nX =

∑n

O trong X

÷ 6 = 0,005 mol.

⇒ tỉ lệ, khi dùng 8,06 gam X ⇔ có 0,01 mol X. Phản ứng: X + 3NaOH → muối + 1C3H3(OH)3 (glixerol).

⇒ có n NaOH can = 3n X = 0,03 mol và nglixerol sinh ra = nX = 0,01 mol. ⇒ bảo toàn khối lượng có m = mmuối = 8,06 + 0,03 × 40 – 0,01 × 92 = 8,34 gam. ⇒ chọn đáp án D. Câu 40. Chọn đáp án B Xem xét → phân tích các phát biểu:


• metyl axetat CH3COOCH3 có CTPT ≠ axit axetic CH3COOH

⇒ chúng không phải là đồng phân của nhau → (1) sai.! • ví dụ TH: HCOOCH=CH2 + H2O → HCOOH + CH3CHO ||⇒ sản phẩm thu được là axit và andehit ≠ ancol ⇒ phát biểu (2) không đúng.! • Ở điều kiện thường chất béo no tồn tại ở trạng thái rắn, chất béo không no tồn tại ở trạng thái lỏng → phát biểu (3) đúng.! • axit và ancol đều tạo được liên kết hidro liên phân tử, còn este thì không

⇒ t s0 của este thấp hơn axit và ancol tương ứng → (4) đúng.! • ứng dụng của glixerol, phát biểu (5) đúng.! Theo đó, có 3 phát biểu đúng → chọn đáp án B.


Đề thi học kì THPT Trực Ninh - Nam Định - Lần 1 - Năm 2018 I. Nhận biết Câu 1. Dung dịch amin nào sau đây không làm quỳ tím hóa xanh? A. C2H5NH2

B. CH3NH2

C. (CH3)2NH

D. C6H5NH2

C. N-etylmetanamin

D. etylmetylamin

Câu 2. Hợp chất CH3NHCH2CH3 có tên đúng là A. đimetylmetanamin

B. đimetylamin

Câu 3. Loại đường nào có nhiều trong mía và củ cải đường? A. Saccarozơ

B. Xenlulozơ

C. Fructozơ

D. Glucozơ

C. CH3-NH-CH3

D. C6H5NH2

Câu 4. Amin nào sau đây là amin bậc hai? A. (CH3)3N

B. CH3NH2

Câu 5. Tripanmitin có công thức là A. (C15H29COO)3C3H5

B. (C17H33COO)3C3H5

C. (C15H31COO)3C3H5 D. (C17H35COO)3C3H5

B. etyl butirat

C. Etyl axetat

Câu 6. Este có mùi dứa là A. metyl axetat

D. Isoamyl axetat

Câu 7. Chất X có công thức: CH3COOC2H5. Tên gọi của X là A. vinyl propioat

B. vinyl axetat

C. etyl axetat

D. etyl propioat

C. saccarozơ

D. fructozơ

C. fructozơ

D. xenlulozơ

Câu 8. Sản phẩm cuối cùng khi thủy phân tinh bột là A. xenlulozơ

B. glucozơ

Câu 9. Chất thuộc loại polisaccarit là A. saccarozơ

B. glucozơ

Câu 10. Chất nào sau đây chiếm khoảng 30% trong mật ong? A. saccarozơ

B. fructozơ

C. glucozơ

D. mantozơ

II. Thông hiểu Câu 11. Cho sơ đồ phản ứng: Thuốc súng không khói ← X → Y → sobitol. Các hợp chất hữu cơ X, Y lần lượt là A. tinh bột, glucozơ

B. xenlulozơ, glucozơ

C. xenlulozơ, fructozơ D. saccarozơ, glucozơ

Câu 12. Dãy các chất đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 đun nóng là A. glucozơ, tinh bột và xenlulozơ

B. fructozơ, saccarozơ và tinh bột

C. saccarozơ và fructozơ, tinh bột

D. saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ

Câu 13. Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 2,73 gam sobitol với hiệu suất 80% là A. 2,16 gam

B. 2,73 gam

Câu 14. Mệnh đề nào sau đây không đúng? A. Metyl fomat có CTPT là C2H4O2.

C. 2,7 gam

D. 3,375 gam


B. Metyl fomat là este của axit etanoic. C. Metyl fomat có thể tham gia phản ứng tráng bạc. D. Thủy phân metyl fomat trong môi trường axit tạo thành ancol metylic và axit fomic. Câu 15. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Amin được cấu tạo bằng cách thay thế H của amoniac bằng 1 hay nhiều gốc hiđrocacbon B. Bậc của amin là bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin C. Tùy thuộc vào gốc hiđrocacbon, có thể phân biệt thành amin thành amin no, chưa no và thơm. D. Amin có từ 2 nguyên tử cacbon trong phân tử bắt đầu xuất hiện đồng phân. Câu 16. Thủy phân 17,8 gam tristearin (C17H35COO)3C3H5 bằng 350 ml dung dịch KOH 0,2M thu được glixerol và dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 19,88

B. 19,32

C. 18,76

D. 7,00

Câu 17. Este nào sau đây thủy phân cho hỗn hợp 2 chất hữu cơ đều tham gia phản ứng tráng bạc? A. CH3COOCH=CH2

B. HCOOCH=CH-CH3 C. HCOOCH2CH=CH2 D. CH3COOC2H5

Câu 18. Đốt cháy hoàn toàn 13,2 gam một este đơn chức X thu được 13,44 lít khí CO2 (đktc) và 10,8 gam nước. Công thức phân tử của X là A. C2H4O2

B. C5H8O2

C. C4H8O2

D. C3H6O2

Câu 19. Lên men a gam glucozơ, cho toàn bộ lượng CO2 sinh ra hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong tạo thành 7,5 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng so với dung dịch nước vôi trong ban đầu giảm 2,55 gam. Biết hiệu suất của quá trình lên men là 90%, giá trị của a là A. 22,5000

B. 11,2500

C. 10,1250

D. 9,1125

Câu 20. Số đồng phân amin bậc một, chứa vòng benzen, có cùng công thức phân tử C7H9N là A. 3

B. 2

C. 5

D. 4

Câu 21. Công thức phân tử và công thức cấu tạo của xenlulozơ lần lượt là A. (C6H12O6)n, [C6H7O2(OH)3]n.

B. (C6H10O5)n, [C6H7O2(OH)2]n.

C. [C6H7O2(OH)3]n, (C6H10O5)n.

D. (C6H10O5)n, [C6H7O2(OH)3]n.

Câu 22. Tính khối lượng xenlulozơ trinitrat tạo ra khi cho 24,3 gam xenlulozơ tác dụng HNO3 dư A. 43,50 gam

B. 44,55 gam

C. 45,45 gam

D. 51,30 gam

Câu 23. Xà phòng hóa hoàn toàn 26,4 gam hỗn hợp 2 este là etyl axetat và metyl propionat bằng lượng vừa đủ V (ml) dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị V là A. 600 ml

B. 500 ml

C. 400 ml

D. 200 ml

Câu 24. Trong số các hợp chất hữu cơ có công thức C4H8O2, số hợp chất đơn chức mạch hở tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng với Na là A. 4

B. 5

C. 6

D. 2

Câu 25. Cho 2,5 kg glucozơ chứa 20% tạp chất lên men thành rượu. Tính thể tích rượu 40° thu được, biết rượu nguyên chất có khối lượng riêng 0,8 g/mL và trong quá trình chế biến, rượu bị hao hụt mất 10%?


A. 2785,0 mL

B. 2300,0 mL

C. 3194,4 mL

D. 2875,0 mL

Câu 26. Các este thường được điều chế bằng cách đun sôi hỗn hợp nào sau đây khi có axit H2SO4 đặc làm xúc tác? A. Phenol và axit cacboxylic

B. Ancol và axit cacbonyl

C. Phenol và axit cacbonyl

D. Ancol và axit cacboxylic

Câu 27. Lên men 360 gam glucozơ tạo thành ancol etylic (với hiệu suất của phản ứng lên men đạt 80%), khí sinh ra được dẫn vào nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 320

B. 400

C. 200

D. 160

Câu 28. Tính thể tích dung dịch HNO3 96% (D = 1,53 g/ml) cần dùng để tác dụng với lượng dư xenlulozơ tạo 29,7 gam xenlulozơ trinitrat. A. 11,86 ml

B. 4,29 ml

C. 12,87 ml

D. 3,95 ml

Câu 29. Cho 50ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 32,4 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch glucozơ đã dùng là A. 0,3 M

B. 6,0 M

C. 3,0 M

D. 0,6 M

Câu 30. Thủy phân 68,4 gam saccarozơ với hiệu suất 60%. Dung dịch sau phản ứng chia thành hai phần bằng nhau. Phần I tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được x mol Ag. Phần II làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa y mol brom. Giá trị của x, y lần lượt là A. 0,32; 0,1

B. 0,12; 0,06

C. 0,24; 0,06

D. 0,48; 0,12

Câu 31. Thực hiện phản ứng este hóa 4,6 gam ancol etylic và 12 gam axit axetic với hiệu suất đạt 80% thì khối lượng este thu được là A. 3,52 g

B. 7,04 g

C. 14,08 g

D. 10,56 g

Câu 32. Cho anilin vào nước, lắc đều. Thêm lần lượt dung dịch HCl dư, rồi dung dịch NaOH dư, hiện tượng quan sát được là A. dung dịch bị dục, sau đó trong suốt

B. lúc đầu trong suốt, sau đó bị đục, rồi phân lớp

C. dung dịch bị đục, rồi trong suốt, sau đó bị đục

D. lúc đầu trong suốt, sau đó phân lớp

Câu 33. Cho 0,1 mol phenyl axetat tác dụng với 250ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X. Cô cạn X được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 21,8

B. 19,8

C. 14,2

D. 8,2

Câu 34. Saccarozơ và glucozơ đều có A. phản ứng thủy phân trong môi trường axit B. phản ứng với dung dịch NaCl C. phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng D. phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam Câu 35. Câu nào dưới đây đúng? A. Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ


B. Chất béo là chất rắn không tan trong nước C. Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố D. Chất béo là trieste của glixerol với axit III. Vận dụng Câu 36. Cho các phát biểu sau: (1) Glucozơ được dùng để tráng gương, tráng ruột phích. (2) Trong công nghiệp tinh bột dùng sản xuất bánh kẹo, hồ dán (3) Xenlulozơ là nguyên liệu chế tạo thuốc súng không khói và chế tạo phim ảnh (4) Trong công nghiệp dược phẩm saccarozơ dùng pha chế thuốc. Số phát biểu đúng là A. 4

B. 2

C. 3

D. 1

Câu 37. Hỗn hợp E gồm este đơn chức X và este hai chức Y (X, Y đều no, mạch hở). Xà phòng hóa hoàn toàn 20,24 gam E cần vừa đủ 140 ml dung dịch NaOH 2M, thu được hai muối có tổng khối lượng a gam và hỗn hợp T gồm hai ancol có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy toàn bộ T, thu được 8,064 lít khí CO2 (đktc) và 9,72 gam H2O. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 43,0

B. 21,5

C. 20,2

D. 23,1

Câu 38. Đốt cháy hoàn toàn 0,495 mol hỗn hợp X gồm metyl propionat, metyl axetat và 2 hidrocacbon mạch hở cần vừa đủ 1,905 mol O2, tạo ra 21,6 gam H2O. Nếu cho 0,5775 mol X vào dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng tối đa là A. 0,70

B. 0,60

C. 0,40

D. 1,2

C. C11H10O4

D. C12H14O4

Câu 39. Cho các phản ứng: 0

t X + 3NaOH  → C6 H 5ONa + Y + CH 3CHO + H 2 O 0

CuO,t Y + 2NaOH  → T + 2Na 2CO3 0

t CH 3CHO + 2Cu(OH) 2 + NaOH  → Z + ... 0

CuO,t Z + NaOH  → T + Na 2 CO3

Công thức phân tử của X là A. C12H20O6

B. C11H12O4

IV. Vận dụng cao Câu 40. Hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ có công thức phân tử là CH6O3N2 và C3H12O3N2. Cho 6,84 gam X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch NaOH, thu được V lít hỗn hợp Y (gồm 3 khí) và dung dịch Z chỉ chứa các chất vô cơ. Nếu cho dung dịch HCl dư vào dung dịch Z thì có 0,896 lít (đktc) khí thoát ra. Nếu hấp thụ hoàn toàn V lít hỗn hợp khí Y vào dung dịch HCl thì khối lượng muối thu được là A. 6,75 gam

B. 7,87 gam

C. 7,59 gam

D. 7,03 gam


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1. Chọn đáp án D Khả năng làm đổi màu chỉ thị của các dung dịch amin liên quan chặt chẽ đến lực bazơ của chúng ở trong nước. Rõ hơn:

⇒ anilin không làm quỳ tím hóa xanh → chọn đáp án D. Câu 2. Chọn đáp án D câu này các bạn rất dễ nhầm lẫn và chọn sai đáp án C và D. đáp án C tưởng như đúng, NHƯNG không phải, quy tắc: “Danh pháp IUPAC của amin hai, ba là tên của amin bậc một (ứng với gốc ankyl nào có mạch dài nhất), các gốc ankyl còn lại được coi như nhóm thế tại vị trí nguyên tử N (N-ankyl).” ⇒ nếu gọi tên theo kiểu đáp án C thì tên đúng phải là: N-metyletanamin

ở đây, đáp án đúng cần chọn là D, amin được gọi tên theo danh pháp gốc-chức: tên gốc-chức của amin = tên gốc hiđrocacbon + amin:

⇒ chọn đáp án D. Câu 3. Chọn đáp án A Đường saccarozơ có nhiều trong mía và củ cải đường ⇒ thường gọi saccarozơ là đường mía thêm: • glucozơ có nhiều trong nho chín → đường nho • mật ong chứa nhiều fructozơ → nhắc tới mật ong → nghĩ đến fructozơ.


• mantozơ còn gọi là đường mạch nha,… tóm lại đáp án cần chọn theo yêu cầu là A. Câu 4. Chọn đáp án C Cách xác định bậc amin:

⇒ amin bậc hai trong dãy 4 đáp án là CH3NHCH3 → chọn đáp án C. Câu 5. Chọn đáp án C chương trình học chúng ta biết một số chất béo sau: • tripanmitin: (C15H31COO)3C3H5: chất béo no (rắn). • trilinoleic: (C17H31COO)3C3H5: chất béo không no (lỏng). • tristearic: (C17H35COO)3C3H5: chất béo no (rắn). Theo yêu cầu bài tập, ta chọn đáp án thỏa mãn là C. Câu 6. Chọn đáp án B Etyl butirat: C3H7COOC2H5 và etyl propionat: C2H5COOC2H5 có mùi dứa. ⇒ chọn đáp án B. Tham khảo: Mùi của một số este thông dụng: • Isoamyl axetat: CH3COOCH2CH2CH(CH3)2 có mùi chuối chín. • Etyl Isovalerat: (CH3)2CHCH2COOC2H5 có mùi táo. • Geranyl axetat: CH3COOC10H17 có mùi hoa hồng. • Benzyl axetat: CH3COOCH2C6H5 có mùi thơm hoa nhài. Câu 7. Chọn đáp án C CH3COO là gốc axetat của axit axetic. C2H5 là gốc etyl của ancol etylic ⇒ danh pháp của este X có công thức CH3COOC2H5 là etyl axetat ⇒ chọn đáp án C.


Câu 8. Chọn đáp án B

Thủy phân tinh bột: ⇒ sản phẩm cuối cùng thu được là monosaccarit: glucozơ → chọn B. Câu 9. Chọn đáp án D Bài học phân loại các hợp chất cacbohiđrat:

⇒ thuộc loại polisaccarit là xenlulozơ → chọn D. Câu 10. Chọn đáp án C Ôn lại chút kiến thức về glucozơ qua sơ đồ:

||⇒ chiếm khoảng 30% mật ong là glucozơ → chọn đáp án C. Rất nhiều bạn nhầm sang fructozơ (chiếm khoảng 40% mật ong).


Câu 11. Chọn đáp án B • thuốc súng không khói là xenlulozơ trinitrat ⇒ X là xenlulozơ:

Thủy phân xenlulozơ (X) thu được Y là glucozơ, sau đó hidro hóa thu được sobitol:

• thủy phân: • hidro hóa: Vậy X, Y lần lượt là xenlulozơ và glucozơ → chọn đáp án B. Câu 12. Chọn đáp án D glucozơ, fructozơ là các monosaccarit → không có khả năng thủy phân → loại các đáp án A, B, C ||⇒ chỉ có dãy đáp án D thỏa mãn:

• tinh bột và xenlulozơ: ⇒ chọn đáp án D. Câu 13. Chọn đáp án D Phản ứng hiđro hóa glucozơ tạo sobitol:

nsobitol = 2,73 ÷ 182 = 0,015 mol, hiệu suất phản ứng 80% ⇒ nglucozơ cần = 0,015 ÷ 0,8 = 0,1875 mol


⇒ mglucozơ cần = Ans × 180 = 3,375 gam → chọn D. Câu 14. Chọn đáp án B metyl fomat: HCOOCH3 là este của axit fomic với ancol metylic ⇒ phát biểu B sai → chọn đáp án B. Câu 15. Chọn đáp án B Bậc của amin được xác định như sau:

⇒ phát biểu: “bậc của amin là bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin” không đúng. Ví dụ: (CH3)3C-NH2: C liên kết nhóm amin là C bậc III nhưng theo cách xác định trên thì đây là amin bậc I → chọn đáp án B. Câu 16. Chọn đáp án A Phản ứng: (C17H35COO)3C3H5 + 3KOH → 3C17H35COOK + C3H5(OH)3 có n stearin = 17,8 ÷ 890 = 0, 02 mol; n KOH = 0,07 mol → KOH dư 0,01 mol.

n glixerol = n stearin = 0,02 mol → bảo toàn khối lượng có: m = mchất rắn thu được = 17,8 + 0,07 × 56 − 0,02 × 92 = 19,88 gam. ⇒ chọn đáp án A. Câu 17. Chọn đáp án B Este HCOOCH=CH-CH3 thủy phân cho hỗn hợp 2 chất đều tráng bạc được:

 → HCOOH + CH3CH2CHO. • HCOOCH=CH-CH3 + H2O ←  t • HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H 2 O  → ( NH 4 ) 2 CO3 + 4Ag ↓ +4NH 4 NO3 0

amoni cacbonat

• C 2 H 5CHO + 2AgNO3 + 3NH 3 + H 2O → C 2 H 5COONH 4 + 2Ag ↓ +2NH 4 NO3 . ||⇒ chọn đáp án B.


Câu 18. Chọn đáp án C 0

t → 0,6 mol CO2 + 0,6 mol H2O. đốt 13,2 gam X + O2 

tương quan: n CO2 = n H 2O ⇒ X este no, đơn chức, mạch hở dạng C n H 2n O 2 .

m X = m C + m H + m O ⇒ m O trong X = 4,8 gam ⇒ n O trong X = 0,3mol . ⇒ n X = 1 / 2n O trong X = 0,15mol ⇒ n = số C X = 0,6 ÷ 0,15 = 4 ⇒ công thức phân tử của X là C4H8O2 → chọn đáp án C. Câu 19. Chọn đáp án B Cần chú ý nước vôi trong chưa rõ đủ dư, lại thêm giả thiết dung dịch giảm.! Ta có mdung dịch giảm = m CaCO3 ↓ − mCO2 thêm vào = 2,55 gam

⇒ m CO2 = 7,5 − 2,55 = 4,95 gam ⇒ n CO2 = 0,1125 mol. enzim • lên men rượu: C6 H12O 6  → 2C2 H 5OH + 2CO 2 ↑ 300 C

hiệu suất của quá trình lên men là 90% → gộp phép tính → bấm

a = m glucozo = 0,1125 ÷ 2 ÷ 0,9 × 180 = 11, 25 gam → chọn đáp án B. Câu 20. Chọn đáp án D Có 4 đồng phân amin bậc một chứa vòng benzen có cùng CTPT C7H9N là:

Câu 21. Chọn đáp án D Xenlulozơ là polisaccarit cấu tạo từ các mắt xích β-glucozơ:

⇒ công thức phân tử của xenlulozơ là (C6H10O5)n. Công thức cấu tạo của xenlulozơ là: [C6H7O2(OH)3]n.


⇒ chọn đáp án D. Câu 22. Chọn đáp án B Thuốc súng không khói: xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ theo phản ứng:

⇒ có: nxenlulozơ = nxenlulozơ trinitrat ⇒ mxenlulozơ trinitrat thu được = 24,3 ÷ 162 × 297 = 44,55 gam → chọn đáp án B. Câu 23. Chọn đáp án A etyl axetat và metyl propionat cùng CTPT là C4H8O2 ⇒ nhỗn hợp hai este = 26, 4 ÷ 88 = 0,3 mol. phản ứng: RCOOR '+ NaOH → RCOONa + R 'OH ⇒ nNaOH cần dùng = nhai este = 0,3 mol ⇒ VNaOH 0,5M = 0,3 ÷ 0,5 = 0,6 lít ⇔ 600 mL. chọn A. Câu 24. Chọn đáp án A C4H8O2 chỉ tác dụng với NaOH mà không tác dụng với Na

⇒ thỏa mãn yêu cầu là các este có công thức C4H8O2, chúng gồm:

⇒ có 4 đồng phân thỏa mãn → chọn đáp án D. Câu 25. Chọn đáp án D enzim Lên men rượu: C6 H12O 6  → 2C2 H 5OH + 2CO 2 ↑ 300 C

⇒ có 2,5kg glucozơ chứa 20% tạp chất ⇔ nglucozơ = 2500 × 0,8 ÷ 180 = 11,11 mol. Từ tỉ lệ phản ứng ⇒ có 22,22 mol C2H5OH được sinh ra. Mà rượu bị hao hụt mất 10% ⇒ thể tích rượu 40° (có d = 0,8 g/mL) thu được là

V = 22, 22 × 0,9 × 46 ÷ 0,8 ÷ 0, 4 = 2875,0 mL → chọn đáp án D.


Câu 26. Chọn đáp án D Bài học: Trong chương trình THPT, este được hình thành chủ yếu khi axit cacboxylic gặp ancol, có xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng.

Khái quát đơn chức Axit

đơn chức + Ancol

hai chức

hai chức

xt  → Hợp chất chứa chức este + Nước ←  t0

ba chức

Sơ đồ thí nghiệm

⇒ chọn đáp án D. Câu 27. Chọn đáp án A enzim lên men rượu: C6 H12O 6  → 2C2 H 5OH + 2CO 2 ↑ 300 C

giả thiết cho nglucozơ = 2 mol ⇒ với hiệu suất 80%

⇒ n CO2 ↑ = 2n glucozo × 0,8 = 3, 2mol .

CO 2 + Ca(OH) 2 → CaCO3 ↓ + H 2O . ⇒ mkết tủa = 3,2 × 100 = 320 → chọn đáp án A. Câu 28. Chọn đáp án C Phản ứng điều chế xenlulozơ trinitrat (thuốc súng không khói):


Giả thiết cho: nxenlulozơ trinitrat = 29,7 ÷ 297 = 0,1 mol.

⇒ n HNO3

cần dùng

= 3nxenlulozơ trinitrat = 0,3 mol.

⇒ Vdung dịch HNO3 96% (D = 1,53 g/ml) = 0,3 × 63 ÷ 0,96 ÷ 1,53 = 12,87 mL. Chọn C. Câu 29. Chọn đáp án C Phản ứng tráng bạc của glucozơ tạo Ag theo tỉ lệ:

⇒ có nAg↓ = 0,3 mol ⇒ nglucozơ = 1/2.nAg↓ = 0,15 mol. ⇒ CM glucozơ = 0,15 ÷ 0,05 = 3,0 M → chọn đáp án C. Câu 30. Chọn đáp án C 68,4 gam saccarozơ ⇔ 0,2 mol C12H22O11; thủy phân với hiệu suất 60%:

⇒ sau pw, mỗi phần có: 0,06 mol glucozơ + 0,06 mol fructozơ + 0,04 mol saccarozơ dư. ♦ phần I: saccarozơ không tráng bạc, còn fructozơ và glucozơ đều có khả năng:

⇒ x = ∑nAg↓ = 2(nglucozơ + nfructozơ) = 2 × (0,06 + 0,06) = 0,24 mol. ♦ phần II: saccarozơ và fructozơ không phản ứng với Br2/H2O; chỉ có glucozơ:

⇒ y = nBr2 phản ứng = nglucozơ = 0,06 mol. Theo đó, đáp án đúng cần chọn theo yêu cầu là C.

Câu 31. Chọn đáp án B


 → CH3COOC2H5 + H2O Phản ứng: CH3COOH + C2H5OH ←  Có nancol etylic = 4,6 ÷ 4,6 = 0,1 mol; naxit axetic = 12 ÷ 60 = 0,2 mol

⇒ hiệu suất phản ứng 80% tính theo số mol ancol ⇒ neste = 0,1 × 0,8 = 0,08 mol ⇒ meste = 0,08 × 88 = 7,04 gam. ⇒ chọn đáp án B. Câu 32. Chọn đáp án C • Cho anilin vào nước, lắc đều: anilin hầu như không tan → nó tạo vẩn đục. • Nhỏ dung dịch HCl tới dư vào, anilin tan dần đến trong suốt vì xảy ra phản ứng: C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl (muối phenylamoni clorua tan). • sau đó, cho dung dịch NaOH tới dư vào, muối phenylamoni clorua phản ứng

⇒ tạo lại anilin → làm dung dịch bị vẩn đục như lúc đầu: C6H5NH3Cl + NaOH → C6H5NH2 + NaCl + H2O.

⇒ Hiện tượng ta quan sát được như đáp án C ⇒ Chọn C. Câu 33. Chọn đáp án A Phenyl axetat có cấu tạo CH3COOC6H5 là một este của phenol

⇒ phản ứng: CH3COOC6H5 + 2NaOH → CH3COONa + C6H5ONa + H2O. Có n CH3COOC6 H5 = 0,1mol; n NaOH = 0, 25mol ⇒ sau phản ứng NaOH còn dư;

⇒ n H 2O = n CH3COOC6H5 = 0,1 mol ⇒ Bảo toàn khối lượng có: m = mchất rắn = 0,1× 136 + 0, 25 × 40 − 0,1× 18 = 21,8 gam → chọn đáp án A.

Câu 34. Chọn đáp án D Saccarozơ và glucozơ đều có phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường Tạo thành dung dịch xanh lam đặc trưng (tính chất của ancol đa chức): • •

⇒ đáp án cần chọn là D.


Câu 35. Chọn đáp án A Xem xét các phát biểu, nhận xét: B. chất béo không no là chất lỏng ở điều kiện thường → phát biểu không chính xác.! C. dầu ăn có thành phần chất béo gồm C, H, O; còn dầu mỡ bôi trơn là các hiđrocacbon chỉ gồm C, H ⇒ phát biểu C cũng không đúng. D. chất béo là trieste của glixerol với axit phải là axit béo → cũng không đúng.! Chỉ có phát biểu A. chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ là đúng với tính chất vật lí của chất béo.!

Câu 36. Chọn đáp án A Tổng hợp ứng dụng của các hợp chất cacbohidrat:

⇒ Glucozơ được dùng để tráng gương, tráng ruột phích → (1) đúng. • tinh bột dùng sản xuất bánh kẹo, hồ dán → (2) đúng.!

→ xenlulozơ dùng sản xuất xenlulozơ trinitrat là thuốc súng không khói.

xenlulozơ điaxetat và triaxetat được dùng chế tạo tơ axetat, phim ảnh → (3) đúng. • trong thực phẩm, saccarozơ dùng làm bánh kẹo, nước giải khát, đồ hợp, trong dược phẩm dùng pha chế thuốc ⇒ phát biểu (4) cũng đúng.

⇒ cả 4 ứng dụng đưa ra đều đúng → chọn đáp án A. Câu 37. Chọn đáp án B

n CO2 = 0,36 mol;n H2O = 0,54 mol ⇒ n T = n H2O − n CO2 = 0,18 mol .


⇒ số Ctrong ancol = 0,36 ÷ 0,18 = 2 ⇒ 2 ancol là C2H5OH và C2H4(OH)2. Đặt n C2H5OH = x mol; n C2H 4 (OH)2 = y mol ⇒ n T = x + y = 0,18 mol Bảo toàn gốc OH: n NaOH = 0,14 × 2 = 0, 28 = x + 2y Giải hệ có: x = 0,08 mol; y = 0,1 mol. Bảo toàn khối lượng: m E + m NaOH = a + m T

a = 20, 24 + 0,14 × 2 × 40 − 0,08 × 46 − 0,1× 62 = 21,56 gam. Cách khác: bảo toàn gốc OH: nO trong T = nOH = nNaOH = 0,28 mol. BTKL: m T = m C + m H + m O = 0,36 × 12 + 0,54 × 2 + 0, 28 × 16 = 9,88 gam.

a = 20, 24 + 0, 28 × 40 − 9,88 = 21,56 gam. Câu 38. Chọn đáp án A X gồm C2H5COOCH3, CH3COOCH3 và CaHb.

Đặt neste = x mol ⇒ nhiđrocacbon = 0,495 – x mol. nH2O = 1,2 mol ⇒ bảo toàn nguyên tố Oxi có: nCO2 = (2x + 1,905 × 2 – 1,2)/2 = x + 1,305 mol. tương quan đốt: nCO2 – nH2O = (k – 1).nhỗn hợp = k.nhỗn hợp - nhỗn hợp = ∑nπ - nhỗn hợp (với k là tổng số liên kết π trong hỗn hợp). Thay số liệu: (x + 1,305) – 1,2 = (nBr2 + x) – 0,495 ⇒ nBr2 = 0,6 mol.

⇒ ứng với 0,5775 mol X thì nBr2 phản ứng = 0,7 mol Câu 39. Chọn đáp án C Xuất phát từ phản ứng rõ nhất là anđehit + Cu(OH)2/OH−: CH3CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH → CH3COONa (Z) + Cu2O↓ đỏ gạch + 3H2O. Biết Z + bài học kiến thức về phản ứng với tôi xút:

⇒ T là khí metan CH4 ⇒ Y là CH2(COONa)2. Vậy X + 3NaOH → C6H5ONa + CH2(COONa)2 + CH3CHO + H2O.

⇒ X là C6H5OOC-CH2-COOCH=CH2 ứng với công thức phân tử là C11H10O4.


⇒ chọn đáp án C. Câu 40. Chọn đáp án A 2 chất là CH3NH3NO3 và (C2H5NH3)(NH4)CO3.

⇒ Z gồm NaNO3 và Na2CO3 ⇒ khí là CO2 ⇒ n C3H12O3 N2 = n CO2 = 0,04 mol. ⇒ n CH6O3 N 2 = ( 6,84 − 0, 04 × 124 ) ÷ 94 = 0,02 mol. ⇒ Y gồm 0,02 mol CH3NH3Cl; 0,04 mol C2H5NH3Cl; 0,04 mol NH4Cl. ⇒ mmuối = 0,02 × 67,5 + 0,04 × 81,5 + 0,04 × 53,5 = 6,75 gam.


Đề thi thử THPT TTLTĐH Diệu Hiền - Cần Thơ - tháng 10 - Năm 2018 I. Nhận biết Câu 1. Dung dịch chất nào sau đây không dẫn được điện? A. Natri fomat

B. Ancol etylic

C. Axit axetic

D. Kali hiđroxit

Câu 2. Công thức hóa học của supephotphat kép là A. Ca(H2PO4)2

B. Ca(H2PO4)2 và CaSO4 C. NH4H2PO4

D. (NH4)2HPO4 và KNO3

Câu 3. Trong phòng thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí N2, người ta đun nóng dung dịch muối X bão hòa. Muối X là A. NH4NO2

B. NaNO3

C. NH4Cl

D. NH4NO3

II. Thông hiểu Câu 4. Phản ứng nào sau đây là phản ứng trao đổi ion? A. 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

B. 2HCl + HeS → FeCl2 + H2S

C. NaOH + HCl → NaCl + H2O

D. Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

Câu 5. X là dung dịch NaOH có pH = 12; Y là dung dịch H2SO4 có pH = 2. Để trung hòa 200 ml dung dịch X cần V ml dung dịch Y. Giá trị của V là: A. 100

B. 200

C. 400

D. 300

Câu 6. Phản ứng nào sau đây không đúng? 0

t B. 2Cu(NO3)2  → 2CuO + 2NO2 + O2

0

t D. 2Fe(NO3)2  → 2FeO + 2NO2 + O2

t → 2NaNO2 + O2 A. 2NaNO3  t C. 2AgNO3  → 2Ag + 2NO2 + O2

0

0

Câu 7. Cho phản ứng: H 2SO 4 C2 H5 OH + CH3OH  → C 2 H5 OCH3 + H 2 O 140° C

Phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào sau đây? A. Phản ứng trùng hợp

B. Phản ứng cộng

C. Phản ứng tách

D. Phản ứng thế

Câu 8. Hòa tan hoàn toàn m gam Fe trong dung dịch HNO3 dư thu được 3,36 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dung dịch có chứa a gam muối. Giá trị của a là A. 27,0

B. 36,3

C. 9,0

D. 12,1

Câu 9. Cho dãy các chất: Cr(OH)3, Al2(SO4)3, Mg(OH)2, Zn(OH)2, Ca(HCO3)2, (NH4)2CO3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là A. 4

B. 5

C. 3

D. 2

Câu 10. Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: Ca(NO3)2, KOH, Na2CO3, KHSO4, Ba(OH)2, H2SO4, HNO3. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là A. 5

B. 6

C. 4

D. 3


Câu 11. Cho một hiđrocacbon mạch hở tác dụng với HCl thu được sản phẩm chính là 2-clo-3-metylbutan. Hiđrocacbon đã cho có tên gọi là A. 2-metylbut-2-en

B. 2-metylbut-1-en

C. 2-metylbut-3-en

D. 3-metylbut-1-en

Câu 12. Dãy các chất dùng để điều chế hợp chất nitrobenzen là: A. C6H6, dung dịch HNO3 đặc B. C7H8, dung dịch HNO3 đặc, dung dịch H2SO4 đặc C. C6H6, dung dịch HNO3 đặc, dung dịch H2SO4 đặc D. C7H8, dung dịch HNO3 đặc Câu 13. Cho các chất sau: etilen, axetilen, benzen, buta-1,3-đien, toluen, isopren, stiren và vinylaxetilen. Số chất làm mất màu nước brom ở điều kiện thường là A. 7

B. 5

C. 6

D. 4

Câu 14. Hóa chất để phân biệt benzen, axetilen và stiren là A. Cu(OH)2, dung dịch AgNO3/NH3

B. dung dịch brom, dung dịch AgNO3/NH3

C. dung dịch brom

D. dung dịch AgNO3/NH3

Câu 15. Số liên kết xích ma (σ) trong phân tử propilen và axetilen lần lượt là A. 9 và 3

B. 8 và 2

C. 8 và 3

D. 7 và 2

Câu 16. Cho các chất: but-1-en, but-1-in, buta-1,3-đien, vinylaxetilen, isobutilen và anlen. Có bao nhiêu chất trong số các chất trên khi phản ứng hoàn toàn với khí H2 dư (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra butan? A. 3

B. 5

C. 4

D. 6

Câu 17. Cho thí nghiệm như hình vẽ:

Thí nghiệm trên chứng minh tính chất gì của NH3? A. Tính bazơ

B. Tính axit

C. Tính tan

D. Khả năng tác dụng với nước

Câu 18. Hỗn hợp khí X gồm etilen và propin. Cho a mol X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 17,64 gam kết tủa. Mặt khác a mol X phản ứng tối đa với 0,34 mol H2. Giá trị của a là A. 0,46

B. 0,32

C. 0,34

D. 0,22


Câu 19. Cho m gam P2O5 vào 350 ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được (2m + 6,7) gam chất rắn. Giá trị của m là A. 10,65

B. 14,20

C. 7,10

D. 21,30

Câu 20. Hỗn hợp khí A gồm H2 và một hiđrocacbon X mạch hở. Đốt cháy 6,0 gam A thu được 17,6 gam CO2, mặt khác 6,0 gam A tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 32 gam Br2. CTPT của X là (biết X là chất khí ở đktc) A. C2H4 hoặc C4H6

B. C2H4

C. C2H4 hoặc C3H6

D. C3H6 hoặc C4H4

Câu 21. Đốt cháy hoàn toàn V lít (đktc) hỗn hợp X gồm etan và etilen, thu được 3,36 lít CO2 (đktc) và 3,60 gam H2O. Giá trị của V là A. 2,24

B. 1,12

C. 3,36

D. 1,68

Câu 22. Cho sơ đồ phản ứng sau: (1) Ca(OH)2 + NaHCO3 → CaCO3 + X + H2O (2) Ba(HCO3)2 + 2KOH → BaCO3 + Y + 2H2O Phát biểu nào sau đây về X và Y đúng? A. Đều tác dụng được với dung dịch HCl tạo ra khí CO2 B. Đều tác dụng được với dung dịch Mg(NO3)2 tạo kết tủa C. Đều hòa tan được kim loại Al D. Đều không tác dụng được với dung dịch BaCl2 Câu 23. Cho dung dịch X chứa các ion Fe3+, SO 24− , NH 4+ , NO3− . Chia dung dịch X thành 2 phần bằng nhau: - Phần 1 tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, được 1,07 gam kết tủa và 0,672 lít khí (đktc). - Phần 2 tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, được 4,66 gam kết tủa. Tổng khối lượng các chất tan trong dung dịch X là A. 4,26 gam

B. 8,52 gam

C. 5,50 gam

D. 11,00 gam

III. Vận dụng Câu 24. Khi được chiếu ánh sáng, hiđrocacbon nào sau đây tham gia phản ứng thế với clo theo tỉ lệ mol 1 : 1 thu được ba dẫn xuất monoclo là đồng phân cấu tạo của nhau? A. Pentan

B. Neopentan

C. Isopentan

D. Butan

Câu 25. Chất X có công thức

Tên thay thế của X là A. 3,5-đietyl-2-metylhept-2-en

B. 3,5-metyl-3,5-đietylhelpt-1-en


C. 3,5-đietyl-2-metylhept-1-en

D. 3-etyl-5-prop-2-enheptan

Câu 26. Anken X có tỷ khối hơi so với nitơ bằng 2,0. Cho các kết luận sau về X: (1) X có một đồng phân hình học (2) Có 3 anken đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử của X (3) X có khả năng làm mất màu dung dịch brom (4) Khi X tác dụng với H2 (xúc tác Ni, t°) thu được butan (5) X có liên kết pi (π) và 11 liên kết xích ma (δ) (6) X có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime Số phát biểu đúng về X là A. 4

B. 5

C. 3

D. 6

Câu 27. Để 1,12 gam bột Fe trong không khí một thời gian thu được 1,44 gam hỗn hợp rắn X gồm các oxi sắt và sắt dư. Thêm 2,16 gam bột Al vào X rồi thực hiện hoàn toàn phản ứng nhiệt nhôm được hỗn hợp rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư thu được V lít khí NO2 (là sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là A. 1,792

B. 5,824

C. 1,344

D. 6,720

Câu 28. Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3 (2) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch H3PO4 (3) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch MgCl2 (4) Cho dung dịch Na3PO4 vào dung dịch Ca(NO3)2 (5) Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2 Số thí nghiệm thu được kết tủa sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn là A. 4

B. 2

C. 3

D. 1

Câu 29. Cho các phát biểu sau: (1) Liên kết hóa học trong phân tử hợp chất hữu cơ chủ yếu là liên kết cộng hóa trị (2) Phản ứng của hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm, thường không hoàn toàn (3) Hợp chất hữu cơ có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp (4) Hiđrocacbon là hợp chất hữu cơ chỉ chứa cacbon hoặc chỉ chứa cacbon và hiđro (5) Hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có C, thường gặp H, O, N, đôi khi gặp S, P, halogen và có thể có cả kim loại. (6) Các hợp chất hữu cơ thường dễ bay hơi, tan tốt trong các dung môi hữu cơ. Số phát biểu đúng là A. 4

B. 2

C. 5

D. 3


Câu 30. Có 4 lọ dung dịch riêng biệt X, Y, Z và T chứa các chất khác nhau trong số bốn chất: (NH4)2CO3, KHCO3, NaNO3, NH4NO3. Bằng cách dùng dung dịch Ca(OH)2 cho lần lượt vào từng dung dịch, thu được kết quả sau: Chất

X

Y

Z

T

Kết tủa trắng

Khí mùi khai

Không có hiện tượng

Kết tủa trắng, có khí mùi khai

Thuốc thử dd Ca(OH)2 Nhận xét nào sau đây đúng? A. X là dung dịch NaNO3

B. T là dung dịch (NH4)2CO3

C. Y là dung dịch KHCO3

D. Z là dung dịch NH4NO3

Câu 31. Một hợp chất hữu cơ (X) mạch hở có tỉ khối so với không khí bằng 2. Đốt cháy hoàn toàn (X) bằng khí O2 thu được CO2 và H2O. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X? A. 7

B. 8

C. 5

D. 6

Câu 32. Trộn 0,1 mol hỗn hợp gồm NaNO3 và KNO3 với 0,15 mol Cu(NO3)2, thu được hỗn hợp X. Nung nóng hỗn hợp X thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Dẫn toàn bộ khí Z vào nước dư thu được dung dịch T và thấy thoát ra V lít khí (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là A. 3,36

B. 2,24

C. 4,48

D. 1,12

Câu 33. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm axetilen, vinylaxetilen, benzen, stiren thu được hỗn hợp sản phẩm Y. Sục Y qua dung dịch Ca(OH)2 thu m1 gam kết tủa và dung dịch sau phản ứng tăng 11,8 gam so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Cho Ba(OH)2 vừa đủ vào dung dịch sau phản ứng thu được thêm m2 gam kết tủa. Tổng m1 + m 2 = 79, 4 gam. Giá trị của m + m1 là A. 28,42

B. 27,80

C. 28,24

D. 36,40

Câu 34. Cho các phát biểu sau: (a) Công thức hóa học của ure là (NH4)2CO3. (b) Amophot là phân bón hỗn hợp (c) Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá bằng phần trăm khối lượng K2O (d) Nhiệt phân hoàn toàn muối NH4NO3 thu được NH3 và HNO3 (e) Trong thực tế NH4HCO3 được dùng làm bánh xốp (f) NH3 lỏng được dùng để bảo quản máu và các mẫu vật sinh học (g) Photpho có tính oxi hóa mạnh hơn nitơ Số phát biểu không đúng là A. 5

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 35. Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol H2SO4 và b mol AlCl3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:


Tỉ lệ a : b là A. 2 : 1

B. 4 : 3

C. 1 : 1

D. 2 : 3

IV. Vận dụng cao Câu 36. Điện phân dung dịch chứa AgNO3 với điện cực trơ trong thời gian t (s), cường độ dòng điện 2A thu được dung dịch X. Cho m gam bột Mg vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,336 gam hỗn hợp kim loại, 0,112 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm NO và N2O có tỉ khối đối với H2 là 19,2 và dung dịch Y chứa 3,04 gam muối. Cho toàn bộ hỗn hợp bột kim loại trên tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,112 lít khí H2 (đktc). Giá trị của t là A. 2895,10

B. 2219,40

C. 2267,75

D. 2316,00

Câu 37. Hòa tan hết 15,84 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Al2O3 và MgCO3 trong dung dịch chứa 1,08 gam NaHSO4 và 0,32 mol HNO3, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa có khối lượng 149,16 gam và 2,688 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm hai khí có tỉ khối so với H2 bằng 22. Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Y, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được 13,6 gam rắn khan. Phần trăm khối lượng của Al đơn chất có trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 17,0%

B. 24,0%

C. 27,0%

D. 20,0%

Câu 38. Cho 2,84 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe vào dung dịch chứa CuSO4 0,4M và Fe2(SO4)3 0,2M. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và 3,24 gam hỗn hợp rắn Y gồm 2 kim loại. Hòa tan hết Y trong dung dịch HNO3 đặc, nóng dư thấy thoát ra 0,145 mol khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch X, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là A. 15,35

B. 14,65

C. 16,75

D. 12,05

Câu 39. Z là este thuần chức tạo bởi axit X, Y và ancol T (trong Z chứa không quá 5 liên kết π; X, Y là hai axit hữu cơ, mạch hở với MX < MY). Đốt cháy m gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng 6,944 lít O2 (đktc), thu được 7,616 lít khí CO2 (đktc) và 4,5 gam nước. Mặt khác đun nóng m gam E với 165 ml dung dịch NaOH 1M (lấy dư 50% so với phản ứng), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được phần hơi chứa ancol T và hỗn hợp rắn F (trong F có chứa 2 muối với tỉ lệ số mol là 7 : 4). Dẫn toàn bộ T qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 4,45 gam; đồng thời thoát ra 1,68 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Z trong E gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 41,99%

B. 53,33%

C. 50,55%

D. 51,99%

Câu 40. Cho hỗn hợp A gồm C3H6, C4H10, C2H2 và H2. Cho m gam hỗn hợp A vào bình kín có chứa một ít bột Ni làm xúc tác. Nung nóng bình thu được hỗn hợp B. Đốt cháy hoàn toàn B cần dùng vừa đủ V lít


O2 (đktc). Sản phẩm cháy cho hấp thụ hết vào bình đựng nước vôi trong dư, thu được một dung dịch có khối lượng giảm 21,00 gam. Nếu cho B đi qua bình đựng lượng dư dung dịch brom trong CCl4 thì có 24 gam brom phản ứng. Mặt khác, cho 11,2 lít (đktc) hỗn hợp A đi qua bình đựng dung dịch brom dư trong CCl4, thấy có 64 gam brom phản ứng. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m và V lần lượt là A. 8,60 và 21,00

B. 8,55 và 21,84

C. 8,60 và 21,28

D. 8,70 và 21,28


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1. Chọn đáp án B Câu 2. Chọn đáp án A Câu 3. Chọn đáp án A Câu 4. Chọn đáp án C Câu 5. Chọn đáp án B Câu 6. Chọn đáp án D Câu 7. Chọn đáp án D Câu 8. Chọn đáp án B Câu 9. Chọn đáp án A Câu 10. Chọn đáp án A Câu 11. Chọn đáp án D Câu 12. Chọn đáp án C Câu 13. Chọn đáp án C Câu 14. Chọn đáp án B Câu 15. Chọn đáp án C Câu 16. Chọn đáp án C Câu 17. Chọn đáp án C Câu 18. Chọn đáp án D Câu 19. Chọn đáp án A Câu 20. Chọn đáp án A Câu 21. Chọn đáp án D Câu 22. Chọn đáp án B Câu 23. Chọn đáp án B Xét phần 1: n NH = n khÝ NH = 0, 03 mol; + 4

3

n Fe3+ = n Fe( OH ) ↓ = 1, 07 ÷ 107 = 0, 01 mol. 3

Xét phần 2: n SO = n BaSO ↓ = 4, 66 ÷ 233 = 0, 02 mol. 2− 4

4

Bảo toàn điện tích: n NO = 0, 01× 3 + 0, 03 − 0, 02 × 2 = 0, 02 mol. − 3

mchất tan X = 2 × ( 0, 01× 56 + 0, 02 × 96 + 0,03 ×18 + 0, 02 × 62 ) = 8,52 gam. Câu 24. Chọn đáp án A Câu 25. Chọn đáp án C Câu 26. Chọn đáp án D


Câu 27. Chọn đáp án B Fe + O2 → X. Bảo toàn khối lượng: n O = (1, 44 − 1,12 ) ÷ 32 = 0, 01 mol. 2

Fe → Fe3+ + 3e và Al → Al3+ + 3e || O 2 + 4e || 2O 2− và N +5 + e → N +4

⇒ Bảo toàn electron cả quá trình: 3n Fe + 3n Al = 4n O + n NO 2

2

⇒ n NO2 = 3 × 0, 02 + 3 × 0, 08 − 4 × 0, 01 = 0, 26 mol ⇒ V = 5,824 lít.

Câu 28. Chọn đáp án C Câu 29. Chọn đáp án C Câu 30. Chọn đáp án B Câu 31. Chọn đáp án A Câu 32. Chọn đáp án D Phản ứng nhiệt phân các muối nitrat: 2NaNO3 → 2NaNO 2 + O 2 2KNO3 → 2KNO 2 + O 2 || 2Cu ( NO3 ) 2 → 2CuO + 4NO 2 + O 2

(

)

⇒ n NO2 = 2n Cu ( NO3 ) = 0, 3 mol; n O2 = 1 .∑ n NaNO3 + n KNO3 + 1 .n Cu ( NO3 ) = 0,125 mol. 2 2 2 2

Dẫn Z vào nước thì xảy ra phản ứng: 4NO 2 + O 2 + 2H 2O → 4HNO3 ⇒ NO 2 hết, O2 dư ⇒ thoát ra là 0,05 mol O2 ⇒ V = 1,12 lít.

Câu 33. Chọn đáp án B X gồm C2H2, C4H4, C6H6, C8H8 ⇒ các chất đều có dạng (CH)n ⇒ quy X về CH. Đặt nC = x mol → n CO = x mol và n H O = 0,5 x mol. 2

2

Khối lượng dung dịch tăng = (44x + 18 × 0,5x) – m1 = 11,8 gam. Ca ( OH )2 + CO 2 → CaCO3 + H 2 O || Ca ( OH ) 2 + 2CO 2 → Ca ( HCO3 ) 2 Ca ( HCO3 ) 2 + Ba ( OH )2 → CaCO3 + BaCO3 + 2H 2 O (*).

(*) → n BaCO

3

= n CaCO3 =

m2 m = 2 197 + 100 297

Bảo toàn nguyên tố Cacbon:

m1 2m 2 + = x. 100 297

Lại có m1 + m 2 = 79, 4 gam ⇒ m1 = 20 gam; m 2 = 59, 4 gam; x = 0,6 mol. ⇒ m + m1 = 13x + m1 = 13 × 0,6 + 20 = 27,8 gam.

Câu 34. Chọn đáp án A


Câu 35. Chọn đáp án D Câu 36. Chọn đáp án D Ag + + e → Ag || 2H 2 O → 4H + + O 2 + 4e Mg + X → HỖN HỢP kim loại ⇒ chứa Ag và Mg dư. n Mg d− = n H 2 = 0, 005 mol → n Ag = ( 0,336 − 0,005 × 24 ) / 108 = 0, 002 mol.

Đặt n NO = x mol; n N O = y mol → n Z = 0, 005 mol = x + y mol 2

m Z = 0, 005 × 19, 2 × 2 = 30x + 44y ⇒ x = 0,002 mol; y = 0,003 mol.

Đặt n NH = a mol. Bảo toàn electron: 2n Mg = n Ag + 3n NO + 8n N O + 8n NH + 4

2

+ 4

⇒ n Mg = ( 0, 002 + 3 × 0, 002 + 8 × 0, 003 + 8a ) ÷ 2 = 0, 016 + 4a mol

⇒ muối giảm ( 0, 016 + 4a ) mol Mg ( NO3 )2 và a mol NH4NO3. ⇒ 148 × ( 0, 016 + 4a ) + 80a = 3, 04 ⇒ a = 0, 001 mol. n H + = 4n NO + 10n N 2O + 10n NH+ = 4 × 0, 002 + 10 × 0, 003 + 10 × 0, 001 = 0, 048 mol. 4

⇒ n e = 0, 048 mol ⇒ t = 0, 048 × 96500 ÷ 2 = 2316 (s).

Câu 37. Chọn đáp án D Câu 38. Chọn đáp án B Mg 2+

Mg

> Fe

2+

Fe

> Cu

2+

Cu

> Fe

3+

Fe 2+

⇒ giả thiết cho Y gồm 2 kim loại thì 2 kim loại đó là Fe và Cu. Trong Y, đặt n Fe = x mol; n Cu = y mol ||⇒ m Y = 56x + 64y = 3,24 gam. Bảo toàn electron: 3n Fe + 2n Cu = n NO → 3x + 2y = 0,145 mol 2

⇒ Giải hệ được: x = 0,035 mol; y = 0,02 mol. Do Y chứa Fe nên Cu2+ hết và X chứa MgSO4 và FeSO4. ⇒ n CuSO4 = n Cu = 0, 02 mol ⇒ n Fe2 (SO4 ) = 0, 01 mol ⇒ n SO2− = 0, 05 mol. 3

4

Trong hỗn hợp kim loại ban đầu, đặt n Mg = a mol; n Fe = b mol ⇒ ta có: m Mg + m Fe = 24a + 56b = 2,84 gam. Bảo toàn nguyên tố Fe: n FesO = b + 0, 01× 2 − 0, 035 = ( b − 0, 015 ) mol 4

⇒ bảo toàn điện tích trong dung dịch X: a + b − 0, 015 = 0, 05 mol.


Giải hệ có: a = 0, 025 mol; b = 0, 04 mol. ⇒ kết tủa gồm 0,05 mol BaSO4; 0,025 mol Mg(OH)2; 0,024 mol Fe(OH)2 ⇒ rắn khan gồm 0,05 mol BaSO4; 0,025 mol MgO; 0,0125 mol Fe2O3. ⇒ m = 0, 05 × 233 + 0, 025 × 40 + 0, 0125 × 160 = 14, 65 gam.

Câu 39. Chọn đáp án A • Xử lý dữ kiện T: -OH + Na → -ONa + 1/2H2 ⇒ nOH = 2n H = 0,15 mol. 2

Bảo toàn khối lượng: m T = m b×nh t¨ng + m H = 4, 45 + 0, 075 × 2 = 4, 6 gam. 2

Gọi n là số gốc OH trong T ⇒ n T = 0,15 ÷ n ⇒ M T = 4, 6 ÷ ( 0,15 ÷ n ) = 92n ÷ 3 ⇒ ứng với n = 3 → M T = 92 ⇒ T là glixerol: C3H8O3;

∑n

glixerol trong E

= 0, 05 mol.

• n NaOH = 0,165 mol → n COO = n NaOH ph¶n øng = 0,165 ÷ 1,5 = 0,11 mol. • Giải đốt E + 0,31 mol O2 → 0,34 mol CO2 + 0,25 mol H2O. Bảo toàn khối lượng: m E = 0, 25 ×18 + 0,34 × 44 − 0,31× 32 = 9, 54 gam. Bảo toàn nguyên tố oxi: n O trong E = 0,34 × 2 + 0, 25 − 0,31× 2 = 0, 31 mol. ⇒ n T trong E = ( 0,31 − 0,11× 2 ) ÷ 3 = 0, 03 mol ⇒ n Z = 0, 05 − 0, 03 = 0, 02 mol.

Quy E về X, Y, T, H2O ⇒ n T = 0, 05 mol; n H O = −0, 06 mol. 2

TH1: X và Y là axit đơn chức. Không mất tính tổng quát, giả sử n X : n Y = 7 : 4 . Mà n X + n Y = n COO = 0,11 mol ⇒ n X = 0, 07 mol; n Y = 0, 04 mol. Gọi số C trong X và Y lần lượt là x và y mol ||⇒ 0,07x + 0,04y + 0,05 × 3 = 0,34 ⇒ 7x + 4y = 19 → giải phương trình nghiệm nguyên có: x = 1 và y = 3. ⇒ X là HCOOH ⇒ số H trong Y = ( 0, 25 × 2 + 0, 06 × 2 − 0, 05 × 8 − 0, 07 × 2 ) ÷ 0, 04 = 2 ⇒ Y là HC≡C-COOH mà n Y = 0, 04 mol = 2n Z ⇒ Z chỉ chứa 1 gốc Y và 2 gốc X. ⇒ Z là (HCOO)2(HC≡C-COO)C3H5: 0,02 mol ⇒ %mZ trong E = 41,93%. TH2: X là axit đơn chức và Y là axit 2 chức → biện luận tương tự và loại. Câu 40. Chọn đáp án C Ta có: C4 H10 = 2C2 H 2 + 3H 2 ⇒ quy A về C3H 6 , C2 H 2 , H 2 . Đặt n C H = x mol; n C H = y mol; n H = z mol. Đốt A cũng như đốt B 3

6

2

2

2


⇒ cho

∑n

CO2

= (3x + 2y) mol;

∑n

H2O

= (3x + y + z) mol.

mdung dịch giảm = m CaCO − ( m CO + m H O ) = 21 gam. Thay số có: 3

2

2

100 × (3x + 2y) – [44.(3x + 2y) + 18.(3x + y + z)] = 21 gam.

Phản ứng xảy ra hoàn toàn mà B phản ứng với Br2/CCl4 ⇒ H2 phản ứng hết. Bảo toàn liên kết π: n C H + 2n C H = n H + n Br ⇒ x + 2y = z + 0,15 mol. 3

6

2

2

2

2

Giả sử 0,5 mol A gấp k lần m gam A ⇒ 0,5 mol A chứa kx mol C3H6; ky mol C2H2; kz mol H2. ⇒ kx + ky + kz = 0,5 ⇒ k(x + y + z) = 0,5 mol (*). Lại có: kx + 2ky = 0,4 mol (**). Lấy (*) chia (**) ⇒ (x + y + z) ÷ (x + 2y) = 0,5 ÷ 0,4 = 1,25. Từ đó, giải hệ được: x = 0,1 mol; y = 0,15 mol; z = 0,25 mol. ⇒ m = 0,1× 42 + 0,15 × 26 + 0, 25 × 2 = 8, 6 gam.

∑n

CO2

= 4,5 × 0,1 + 2,5 × 0,15 + 0, 5 × 0, 25 = 0,95 mol ⇒ V = 21, 28 lít.


Đề thi thử THPT Xuân Hòa - Vĩnh Phúc - Lần 1 - Năm 2018 I. Nhận biết Câu 1. Để tráng một lớp bạc lên ruột phích, người ta cho chất X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng. Chất X là A. etyl fomat

B. glucozơ

C. saccarozơ

D. tinh bột

Câu 2. Gluxit (cacbohiđrat) chỉ chứa hai gốc glucozơ trong phân tử là A. tinh bột

B. mantozơ

C. xenlulozơ

D. saccarozơ

Câu 3. Este nào sau đây khi phản ứng với dung dịch NaOH dư, đun nóng không tạo ra hai muối? A. C6H5COOC6H5

B. CH3COOC6H5

C. CH3COO-[CH2]2-OOCCH2CH3

D. C2H5OOC-COOC2H5

Câu 4. Este nào sau đây có mùi hoa nhài? A. Etyl butirat

B. Benzyl axetat

C. Geranyl axetat

D. Etyl propionat

Câu 5. Công thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo? A. CH3COOCH2C6H5

B. C15H31COOCH3

C. (C17H33COO)2C2H4

D. (C17H31COO)3C3H5

Câu 6. Tinh bột thuộc loại A. đisaccarit

B. polisaccarit

C. lipit

D. monosaccarit

C. C2H6N

D. C2H7N

Câu 7. Công thức phân tử của đimetylamin là A. C4H11N

B. C2H6N2

Câu 8. Người hút thuốc lá nhiều thường mắc các bệnh nguy hiểm về đường hô hấp. Chất gây hại chủ yếu có trong thuốc lá là A. cafein

B. mophin

C. heroin

D. nicotin

C. Na2O, NO2, O2

D. NaNO2, O2

Câu 9. Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân NaNO3 là A. Na2O, NO2

B. Na, NO2, O2

Câu 10. Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu xanh? A. Glyxin

B. Anilin

C. Metylamin

D. Phenol

II. Thông hiểu Câu 11. Để phân biệt 3 chất lỏng: benzen, toluen, stiren, người ta dùng thuốc thử nào sau đây? A. Quỳ tím

B. Dung dịch KMnO4

C. Dung dịch Br2

D. Dung dịch NaOH

Câu 12. Cho dãy các chất: (a) NH3, (b) CH3NH2, (c) C6H5NH2 (anilin). Thứ tự tăng dần lực bazơ của các chất trong dãy là: A. (c), (b), (a)

B. (b), (a), (c)

C. (c), (a), (b)

D. (a), (b), (c)

Câu 13. Cho 2,0 gam hỗn hợp X gồm metylamin, đimetylamin phản ứng vừa đủ với 0,05 mol HCl, thu được m gam muối. Giá trị của m là


A. 2,550

B. 3,425

C. 4,725

D. 3,825

Câu 14. Cho 10kg glucozơ chứa 10% tạp chất lên men thành ancol etylic với hiệu suất phản ứng là 70%. Khối lượng ancol etylic thu được là A. 3,45 kg

B. 1,61 kg

C. 3,22 kg

D. 4,60 kg

Câu 15. Ứng với CTPT là C4H8O2 có bao nhiêu chất chỉ tác dụng với NaOH mà không tác dụng với Na? A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 16. Thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi của các chất CH3CHO, C2H5OH, H2O là A. H2O, C2H5OH, CH3CHO

B. H2O, CH3CHO, C2H5OH

C. CH3CHO, H2O, C2H5OH

D. C2H5OH, H2O, CH3CHO

Câu 17. Mệnh đề không đúng là A. CH3CH2COOCH=CH2 cùng dãy đồng đẳng với CH2=CHCOOCH3. B. CH3CH2COOCH=CH2 có thể trùng hợp tạo polime. C. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng với dung dịch NaOH thu được anđehit và muối. D. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng được với dung dịch Br2. Câu 18. Đốt cháy 6 gam este X thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Biết X có phản ứng tráng gương với dung dịch AgNO3/NH3. Công thức cấu tạo của X là A. HCOOCH3

B. HCOOCH2CH2CH3

C. HCOOC2H5

D. CH3COOC2H5

Câu 19. Số đồng phân amin bậc hai có cùng công thức phân tử C4H11N là A. 4

B. 5

C. 3

D. 2

Câu 20. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm (C2H4, C2H5OH) cần dùng vừa đủ V lít khí O2 (đktc), thu được 13,2 gam CO2. Giá trị của V là A. 6,72

B. 8,96

C. 10,08

D. 4,48

Câu 21. Phân supephotphat kép thực tế sản xuất được thường chỉ có 40% P2O5. Phần trăm khối lượng Ca(H2PO4)2 trong phân bón đó là A. 56,94%

B. 65,92%

C. 78,56%

D. 75,83%

Câu 22. Cho 2,24 lít khí CO (đktc) phản ứng vừa đủ với 10 gam hỗn hợp X gồm CuO và MgO. Phần trăm khối lượng của MgO trong X là A. 60%

B. 40%

C. 80%

D. 20%

Câu 23. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm xenlulozơ, tinh bột, glucozơ và saccarozơ cần 2,52 lít khí O2 (đktc), thu được 1,8 gam nước. Giá trị của m là A. 5,25

B. 3,15

C. 3,60

D. 6,20

Câu 24. Thủy phân m gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 80%, thu được sản phẩm chứa 10,8 gam glucozơ. Giá trị của m là A. 20,520

B. 22,800

C. 16,416

D. 25,650


Câu 25. Những hợp chất nào sau đây có đồng phân hình học (cis-trans)? CH3CH=CH2 (I); CH3CH=CHCl (II); CH3CH=C(CH3)2 (III); C2H5-C(CH3)=C(CH3)-C2H5 (IV); C2H5-C(CH3)=CCl-CH3 (V). A. (III), (IV)

B. (I), (IV), (V)

C. (II), (IV), (V)

D. (II), (III), (IV), (V)

Câu 26. Hiđro hóa hoàn toàn 35,36 gam triolein cần vừa đủ V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là A. 1,344

B. 4,032

C. 2,688

D. 0,448

Câu 27. Hấp thụ hoàn toàn 0,672 lít khí CO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch gồm NaOH 0,025M và Ca(OH)2 0,0125M, thu được x gam kết tủa. Giá trị của x là A. 1,25

B. 1,00

C. 0,75

D. 2,00

Câu 28. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 amin no đơn chức, mạch hở thu được CO2 và hơi nước theo tỉ lệ VCO : VH O = 1: 2 (các thể tích đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Công thức phân tử của 2 amin đó là 2

2

A. CH3NH2 và C2H5NH2

B. C2H5NH2 và C3H7NH2

C. C3H7NH2 và C4H9NH2

D. C2H5NH2 và C4H9NH2

Câu 29. Trộn lẫn V ml dung dịch NaOH 0,01M với V ml dung dịch HCl 0,03M được 2V ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH là A. 2

B. 3

C. 4

D. 1

Câu 30. Ankan Y phản ứng với clo tạo ra 2 dẫn xuất monoclo có tỉ khối hơi so với H2 bằng 39,25. Tên của Y là A. propan

B. 2-metylbutan

C. iso-butan

D. butan

Câu 31. Đun nóng hỗn hợp X gồm 2 ancol đơn chức, no (có H2SO4 đặc làm xúc tác) ở 140°C. Sau phản ứng thu được hỗn hợp Y gồm 21,6 gam nước và 72 gam ba este có số mol bằng nhau. Công thức 2 ancol nói trên là A. C2H5OH và C3H7OH

B. C2H5OH và C3H7OH

C. CH3OH và C2H5OH

D. C3H7OH và C4H9OH

III. Vận dụng Câu 32. Cho các chất sau: anđehit axetic, saccarozơ, fructozơ, xenlulozơ, axit fomic, đivinyl, propilen lần lượt tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3. Số phản ứng hóa học xảy ra là A. 4

B. 3

C. 5

Câu 33. Cho các phát biểu sau: (a) Chất béo là trieste của glixerol với axit béo (b) Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước (c) Glucozơ thuộc loại monosaccarit (d) Các este bị thủy phân trong môi trường kiềm đều tạo muối và ancol (e) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói (f) Dung dịch fructozơ không tham gia phản ứng tráng bạc

D. 6


Số phát biểu đúng là A. 2

B. 5

C. 3

D. 4

Câu 34. Hỗn hợp E gồm chất X (C4H12N2O4) và chất Y (C3H12N2O3). X là muối của axit hữu cơ đa chức, Y là muối của một axit vô cơ. Cho 5,52 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,08 mol hai chất khí (có tỉ lệ mol 1 : 3) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 4,68

B. 5,08

C. 6,25

D. 3,46

Câu 35. Cho từ từ từng giọt dung dịch chứa y mol HCl vào dung dịch chứa x mol Na2CO3 thu được V lít khí CO2. Ngược lại, cho từ từ từng giọt dung dịch chứa x mol Na2CO3 vào dung dịch chứa y mol HCl thu được 2V lít khí CO2 (các thể tích khí đo cùng điều kiện). Mối quan hệ giữa x và y là A. x = 0,8y

B. x = 0,35y

C. x = 0,75y

D. x = 0,5y

Câu 36. Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường. (b) Hấp thụ hết 2 mol CO2 vào dung dịch chứa 3 mol NaOH. (c) Cho KMnO4 vào dung dịch HCl dư. (d) Cho hỗn hợp Fe3O4 vào dung dịch HCl dư. (e) Cho CuO vào dung dịch HNO3 (f) Cho KHS vào dung dịch NaOH vừa đủ. Số thí nghiệm thu được hai muối là A. 4

B. 3

C. 5

D. 6

Câu 37. Đốt cháy hoàn toàn m gam một chất béo (triglixerit) cần 1,61 mol O2, sinh ra 1,14 mol CO2 và 1,06 mol H2O. Cho 7,088 gam chất béo tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là A. 7,312 gam

B. 7,612 gam

C. 7,412 gam

D. 7,512 gam

Câu 38. Đốt cháy hoàn toàn 14,24 gam hỗn hợp X chứa 2 este đều no, đơn chức, mạch hở thu được CO2 và H2O có tổng khối lượng là 34,72 gam. Mặt khác đun nóng 14,24 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y chứa 2 ancol kế tiếp và hỗn hợp Z chứa 2 muối của 2 axit cacboxylic kế tiếp, trong đó có a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Tỉ lệ gần nhất của a : b là A. 1,15

B. 1,25

C. 1,20

D. 1,50

Câu 39. Hỗn hợp X gồm axit HCOOH và CH3COOH (tỉ lệ mol 1 : 1). Hỗn hợp Y gồm hai ancol CH3OH và C2H5OH (tỉ lệ mol 3 : 2). Lấy 11,13 gam hỗn hợp X tác dụng với 7,52 gam hỗn hợp Y (có xúc tác H2SO4 đặc) thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất các phản ứng đều bằng 80%). Giá trị m là A. 14,520

B. 15,246

C. 12,197

D. 11,616

IV. Vận dụng cao Câu 40. Hòa tan hết 3,264 gam hỗn hợp X gồm FeS2, FeS, Fe, CuS và Cu trong 600ml dung dịch HNO3 1M đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 1,8816 lít (đktc) một chất khí thoát ra. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 5,592 gam kết tủa. Mặt khác, dung dịch Y có


thể hòa tan tối đa m gam Fe. Biết trong quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N+5 là NO. Giá trị của m là A. 9,240

B. 11,536

C. 12,040

D. 11,256


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1. Chọn đáp án B chất X là glucozơ:

thực tế trong CN, nguồn nguyên liệu dùng là saccarozơ trong đường mía, thủy phân sẽ cho glucozơ và fructozơ dùng tráng bạc, gương, ruột phích,… Câu 2. Chọn đáp án B mantozơ là đisaccarit cấu tạo từ hai gốc glucozơ.! mantozơ thuộc chương trình giảm tải trong chương trình thi THPTQG 2018.! Câu 3. Chọn đáp án D các phản ứng tạo ra 2 muối gồm: • A. C6H5COOC6H5 + 2NaOH → C6H5COONa + C6H5ONa + H2O • B. CH3COOC6H5 + 2NaOH → CH3COONa + C6H5ONa. • C. CH3COO-[CH2]2-OOCCH2CH3 + 2NaOH → CH3COONa + C2H5COONa + C2H4(OH)2. ⇒ chỉ có đáp án D là TH phản ứng không tạo ra hai muối mà thôi: • D. C2H5OOC-COOC2H5 + 2NaOH → (COONa)2 + 2C2H5OH. Theo đó, đáp án đúng cần chọn là D. Câu 4. Chọn đáp án B Bài học: Mùi của một số este thông dụng: • Isoamyl axetat: CH3COOCH2CH2CH(CH3)2 có mùi chuối chín. • Etyl Isovalerat: (CH3)2CHCH2COOC2H5 có mùi táo. • Etyl butirat: C3H7COOC2H5 và etyl propionat: C2H5COOC2H5 có mùi dứa. • Geranyl axetat: CH3COOC10H17 có mùi hoa hồng. • Benzyl axetat: CH3COOCH2C6H5 có mùi thơm hoa nhài. Theo đó, đáp án đúng cần chọn là B. Câu 5. Chọn đáp án D chất béo là trieste của glixerol với các axit béo. (C15H31COO)3C3H5; C3H5 và gốc hiđrocacbon của glixerol;


C15H31COO là gốc panmitat của axit béo (axit panmitic: C15H31COOH) ||⇒ (C15H31COO)3C3H5 là panmitin, một chất béo no. ⇒ Đáp án D thỏa mãn yêu cầu.! Câu 6. Chọn đáp án B Bài học phân loại gluxit:

⇒ tinh bột thuộc loại polisaccarit → chọn đáp án B. Câu 7. Chọn đáp án D công thức cấu tạo của amin có tên đimetylamin là CH3NHCH3 ⇒ công thức phân tử tương ứng là C2H7N → chọn đáp án D. Câu 8. Chọn đáp án B Nicotin là chất gây nghiện có nhiều trong cây thuốc lá. công thức phân tử của nicotin là C10H14N2. Người hút thuốc lá nhiều thường mắc các bệnh nguy hiểm về đường hô hấp.! Câu 9. Chọn đáp án D Phản ứng nhiệt phân muối nitrat kim loại kiềm xảy ra như sau: 0

t NaNO3  → NaNO3 + ½.O2↑

⇒ đáp án thỏa mãn là D. Câu 10. Chọn đáp án C


• Glyxin: H2NCH2COOH: có môi trường trung tính, pH = 7 không làm quỳ tím đổi màu. • anilin (C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) là các bazơ, axit rất yếu, đều không có khả năng làm quỳ tím chuyển màu → A, B, D đều không thỏa mãn. chỉ có đáp án C. metylamin CH3NH2 làm quỳ tím đổi thành màu xanh.! Câu 11. Chọn đáp án B dùng KMnO4 có thể phân biệt được ba chất lỏng. • Tương tự anken, stiren (C6H5CH=CH2) làm mất màu dung dịch thuốc tím ở điều kiện thường. • toluen không phản ứng ở điều kiện thường, khi đun nóng phản ứng → làm mất màu thuốc tím:

• còn lại benzen không phản ứng với KMnO4 ở điều kiện thường hay đun nóng → không hiện tượng.! Theo đó, chọn đáp án B. Câu 12. Chọn đáp án C Bài học 2. Quy luật biến đổi lực bazơ Amin no Amin no, mạch hở thể hiện tính bazơ mạnh hơn amoniac do gốc ankyl có tác dụng làm tăng cường tính bazơ:

Amin no bậc hai (đính với hai gốc ankyl) có tính bazơ mạnh hơn bazơ bậc một:

Amin thơm Amin thơm có nguyên tử N ở nhóm amin đính trực tiếp vào vòng benzen. Gốc phenyl có tác dụng làm suy giảm tính bazơ, do vậy amin thơm có lực bazơ rất yếu, yếu hơn amoniac:


Theo đó, thứ tự lực bazơ tăng trong dãy: (c) C6H5NH2 (anilin) < (a) NH3 < (b) CH3NH2. ⇒ chọn đáp án C. Câu 13. Chọn đáp án D Phản ứng: 2,0 gam X + 0,05 mol HCl (vừa dủ) → m gam muối. ||⇒ bảo toàn khối lượng có: m = 2, 0 + 0, 05 × 36, 5 = 3,825 gam. Chọn D. Câu 14. Chọn đáp án C lên men rượu: chứa 10% tạp chất nên lượng glucozơ nguyên chất trong 10kg là 9kg ⇒ n glucozo = 9000 ÷ 180 = 50 mol. Hiệu suất phản ứng 70%

và từ phương trình phản ứng ta có: n C H OH = 50 × 0, 7 × 2 = 70 mol. 2

5

⇒ m ancol etylic = 70 × 46 = 3220 gam ⇔ 3, 22 kg → chọn đáp án C.

Câu 15. Chọn đáp án C C4H8O2 chỉ tác dụng với NaOH mà không tác dụng với Na ⇒ thỏa mãn yêu cầu là các este có công thức C4H8O2, chúng gồm:

⇒ có 4 đồng phân thỏa mãn → chọn đáp án C. Câu 16. Chọn đáp án A CH3CHO không có liên kết hiđro liên phân tử → CH3CHO có t s0 thấp nhất. so sánh giữa H2O và C2H5OH thì lực liên kết hiđro liên phân tử giữa 2 phân tử H2O mạnh hơn giữa 2 phân tử ancol C2H5OH ⇒ nhiệt độ sôi của H2O cao hơn nhiệt độ sôi của C2H5OH.


(ngoài ra, các bạn ở vùng quê nếu quan sát việc nấu rượu, có thể thấy thực nghiệm rượu bay hơi trước nước chính do nhiệt độ sôi của rượu nhỏ hơn nước). Vậy, thứ tự giảm nhiệt độ sôi: H2O > C2H5OH > CH3CHO → chọn A. Câu 17. Chọn đáp án A các mệnh đề, phát biểu đúng gồm: B. CH3CH2COOCH=CH2 có thể trùng hợp tạo polime, tương tự poli (vinyl axetat):

C. phản ứng: CH3CH2COOCH=CH2 + NaOH → CH3CH2COONa + CH3CHO. D. phản ứng: CH3CH2COOCH=CH2 + Br2 → CH3CH2COOCHBr-CH2Br. chỉ có phát triển A không đúng vì este CH3CH2COOCH=CH2 như đáp án C, thủy phân cho anđehit, còn CH2=CHCOOCH3 cho muối + ancol; tính chất hóa học đặc trưng của este là thủy phân khác nhau → chúng không thuộc cùng dãy đồng đẳng → chọn đáp án A. Câu 18. Chọn đáp án A 0

t đốt 6 gam este X + O2  → 0,2 mol CO2 + 0,2 mol H2O.

n CO2 = n H2 O ⇒ X là este no, đơn chức, mạch hở dạng CnH2nO2.

||⇒ nO trong X = (6 – 0,2 × 14) ÷ 16 = 0,2 mol ⇒ n X = 1 2 .∑ n O trong X = 0,1 mol. ⇒ n = số CX = 0, 2 ÷ 0,1 = 2 → công thức phân tử của X là C2H4O2 ứng với duy nhất 1 CTCT este thỏa

mãn là HCOOCH3 → chọn đáp án A. Câu 19. Chọn đáp án C có 3 đồng phân amin bậc hai có cùng công thức phân tử C4H11N gồm:

⇒ chọn đáp án C.


Câu 20. Chọn đáp án C C2H5OH = C2H4.H2O: phần H2O không cần O2 để tốt và cũng không ảnh hưởng gì đến số mol CO2 sinh ra là 0,3 mol quy về đốt C2H4 cần V lít O2 thu được 0,3 mol CO2. 0

t phản ứng: C2H4 + 3O2  → 2CO2 + 2H2O.

⇒ n O2 cÇn ®èt = 3n CO2 ÷ 2 = 0, 45 mol. ⇒ VO2 cÇn ®èt = 0, 45 × 22, 4 = 10, 08 lít. Chọn đáp án C.

Câu 21. Chọn đáp án B thành phần chính của supephotphat kép là Ca(H2PO4)2. giả sử có 100 gam supephotphat thì tương ứng có 40 gam P2O5 (theo giả thiết)  → tương ứng có ≈ 65,92 gam Ca(H2PO4)2. ⇔ có ≈ 0,282 mol P2O5 ← 

⇒ % m Ca ( H PO ) 2

4 2

cã trong ph©n supephotphat

= 65, 92% . Chọn B.

Câu 22. Chọn đáp án D CO không khử được oxit MgO (CO không phản ứng với MgO). CO khử được oxit của các kim loại hoạt động trung bình yếu như Zn, Fe, Cu,… 0

t CO + CuO  → Cu + CO2↑ ||⇒ n CuO = n CO = 0,1 mol.

⇒ %m MgO trong X = 100% − 0,1× 80 ÷ 10 ×100% = 20% . → chọn đáp án D.

Câu 23. Chọn đáp án B m gam hỗn hợp gồm xenlulozơ, tinh bột, glucozơ và saccarozơ đều là các cacbohiđrat có dạng tổng quát: Ca(H2O)b. 0

t đốt: Ca(H2O)b + aO2  → aCO2 + bH2O.

quan sát phản ứng ta có: n CO = n O 2

2

cÇn ®èt

= 0,1125 mol.

⇒ m = m C + m H2 O = 0,1125 ×12 + 1,8 = 3,15 gam → chọn đáp án B.

Câu 24. Chọn đáp án D Phản ứng thủy phân saccarozơ xảy ra như sau:


biết hiệu suất phản ứng thủy phân là 80% ⇒ ta có: n saccarozo dïng = 10,8 ÷ 180 ÷ 0,8 = 0, 075 mol. ⇒ m = m saccarozo = 0, 075 × 342 = 25, 65 gam → chọn đáp án D.

Câu 25. Chọn đáp án C cần biết điều kiện để có đồng phân hình học là: “hai nhóm thế đính vào cùng một cacbon ở nối đôi phải khác nhau”. ⇒ Quan sát công thức cấu tạo triển khai của các chất:

⇒ các chất (I) và (III) không thỏa mãn yêu cầu, chúng không có đồng phân hình học. còn lại, các chất (II), (IV) và (V) thỏa mãn → chọn đáp án C. Câu 26. Chọn đáp án C phản ứng hiđro hóa triolein chuyển chất béo lỏng sang rắn:


có n triolein = 35,36 ÷ 884 = 0, 04 mol ⇒ n H

2

cÇn

= 0, 04 × 3 = 0,12 mol.

⇒ VH2 cÇn = 0,12 × 22, 4 = 2, 688 lít. Chọn đáp án C.

Câu 27. Chọn đáp án A xét phản ứng của CO2 với OH– trước, sau đó so sánh số lượng ion Ca2+ với CO32− sinh ra để biết được có bao nhiêu gam kết tủa tạo thành. có 0,03 mol CO2 và

∑n

OH _

= 0, 025 + 0, 0125× = 0, 05 mol.

CO 2 + OH − → HCO3− || CO 2 + 2OH − → CO32− + H 2 O .

Giải ra sau phản ứng thu được 0,01 mol HCO3− và 0,02 mol CO32− lại có n Ca = 0, 0125 mol ⇒ x gam kết tủa CaCO3 tính theo Ca 2+ 2+

⇒ x = m CaCO3 ↓ = 0, 0125 × 100 = 1, 25 gam. Chọn đáp án A.

Câu 28. Chọn đáp án A có VCO : VH O = 1: 2 ⇒ nếu n CO = 3 mol → n H O = 6 mol. 2

2

2

2

đốt 2 amin no, đơn chức, mạch hở có dạng Cn H 2n +3 N có tương quan đốt: 1,5 n hai amin = ∑ n H O − ∑ n CO = 3mol ⇒ n hai amin = 2 mol. 2

2

⇒ n = C trung b×nh 2 amin = ∑ n CO2 : n hai amin = 3 : 2 = 1,5

⇒ phải có 1 amin có 1C là CH5N (metyl amin) ⇒ chỉ có đáp án A thỏa mãn.! p/s: bài này để chuẩn hơn nên đặt câu hỏi là “công thức hai amin nào sau đây thỏa mãn” hoặc cho hai amin là đồng đẳng kế tiếp nhau.! Câu 29. Chọn đáp án A Phản ứng: NaOH + HCl → NaCl + H2O chọn V = 1000 mL ⇔ 1 lít ⇒ có nNaOH = 0,01 mol và nHCl = 0,03 mol. ⇒ sau phản ứng thu được 0,01 mol NaCl và còn dư 0,02 mol HCl. ⇒  H +  = 0, 02 ÷ 2 = 0, 01M = 10−2 M. ⇒ pH = − log  H +  = 2 → chọn đáp án A.

Câu 30. Chọn đáp án A Phản ứng: Cn H 2n + 2 + Cl 2 → Cn H 2n +1Cl + HCl M Cn H 2 n+1Cl = 39, 25 × 2 = 78, 5 ⇒ n = 3 → Y là C3H8.


⇒ chọn đáp án A. Câu 31. Chọn đáp án C phản ứng ete hóa: cứ 2 ancol – 1H2O → 1 ete. BTKL có mancol = mete + m H O = 93,6 gam. 2

nancol = 2 n H O = 2 × 21,6 ÷ 18 = 2,4 mol. 2

Mtrung bình 2 ancol = 93,6 ÷ 2,4 = 39 → phải có 1 ancol là CH3OH. Lại để ý 3 ete có số mol bằng nhau → 2 ancol có số mol bằng nhau ⇒ Mancol còn lại = 39 × 2 – 32 = 46 là C2H5OH. ⇒ đáp án thỏa mãn yêu cầu là C. Câu 32. Chọn đáp án B các chất có khả năng phản ứng với AgNO3/NH3 gồm: • Anđehit axetic + AgNO3/NH3 (t°)

• chỉ có 3 phản ứng hóa học xảy ra → chọn đáp án B. Câu 33. Chọn đáp án D xem xét các phát biểu: • (a) đúng theo định nghĩa về chất béo.! • (b) đúng. cùng ôn lại các tính chất vật lý của chất béo qua sơ đồ sau:


• (c) đúng.! glucozơ và fructozơ là các monosaccarit. • TH este của phenol: HCOOC6H5 + 2NaOH → HCOONa + C6H5ONa + H2O hay TH: HCOOC=CH2 + NaOH → HCOONa + CH3CHO đều cho thấy phát biểu (d) sai.! • được dùng làm thuốc súng không khói là xenlulozơ trinitrat ( thuốc súng, thuốc nổ thường liên quan đến gốc nitrat NO3 ) → (e) đúng.! • fructozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc → (g) sai.

Theo đó, tổng có 4 phát biểu đúng trong 6 phát biểu → chọn đáp án D. Câu 34. Chọn đáp án B TH1: X là C2H4(COONH4)2 và Y là (CH3NH3)2CO3. • n NH = 0, 02 mol n CH NH = 0, 06 mol ⇒ n X = 0, 01 mol và n Y = 0, 03 mol. 3

3

2

⇒ m E = 0, 01×152 + 0, 03 ×124 = 5, 24 gam < 5,52 gam ⇒ loại.

• n NH = 0, 06 mol và n CH NH = 0, 02 mol ⇒ n X = 0, 03 mol và n Y = 0, 01 mol. 3

3

2

⇒ m E = 0, 03 × 152 + 0, 01× 124 = 5,8 gam > 5,52 gam ⇒ loại.

TH2: X là CH2(COONH4)(COOCH3NH3) và Y là (CH3NH3)2CO3. • n NH = 0, 02 mol và n CH NH = 0, 06 mol ⇒ n X = n Y = 0, 02 mol. 3

3

2

⇒ m E = 0, 02 × 152 + 0, 02 × 124 = 5,52 gam ⇒ nhận. ⇒ muối gồm 0,02 mol CH2(COONa)2 và 0,02 mol Na2CO3.


⇒ m = 0, 02 × 148 + 0, 02 ×106 = 5, 08 gam.

• n NH = 0, 06 mol và n CH NH = 0, 02 mol ⇒ loại. 3

3

2

Câu 35. Chọn đáp án C Do lượng CO2 ở 2 thí nghiệm khác nhau ⇒ HCl không dư. • Thí nghiệm 1: n CO = n H − n CO = y – x mol. 2

+

2− 3

• Thí nghiệm 2: n CO = n H ÷ 2 = 0,5y mol ⇒ 0,5 y = 2 × (y – x) ⇒ x = 0,75y. 2

+

Câu 36. Chọn đáp án C Các phản ứng hóa học xảy ra: • (a) Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O. (→ thỏa mãn). • (b) 2CO2 + 3NaOH → 1Na2CO3 + 1NaHCO3 + 1H2O. (→ thỏa mãn). • (c) 2KMnO4 + 16HCl → 2MnCl2 + 2KCl + 5Cl2 + 8H2O. (→ thỏa mãn). • (d) Fe3O4 + 8HCl → 2FeCl3 + FeCl2 + 4H2O. (→ thỏa mãn) • (e) CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O (→ không thỏa mãn.!). • (g) 2KHS + 2NaOH → Na2S + K2S + 2H2O. ⇒ có 5 thí nghiệm thỏa mãn thu được 2 muối → chọn đáp án C. Câu 37. Chọn đáp án A 0

t đốt m gam chất béo + 1,61 mol O2  → 1,14 mol CO2 + 1,06 gam H2O.

BTKL có m = 17, 72 gam. BTNT oxi có: n O trong chÊt bÐo = 0,12 mol ⇒ n chÊt bÐo = n O trong chÊt bÐo ÷ 6 = 0, 02 mol. thủy phân 17,72 gam chất éo (0,02 mol) cần 0,06 mol NaOH → muối + 0,02 mol glixerol. ||⇒ BTKL có mmuối = 17,72 + 0,06 × 40 – 0,02 × 92 = 18,28 gam. Theo tỉ lệ, nếu dùng 7,088 gam chất béo thì lượng muối thu được là 7,312 gam. ⇒ chọn đáp án A. Câu 38. Chọn đáp án B X gồm 2 este no, đơn, hở ⇒ Công thức chung của X là CnH2nO2 (n ≥ 2). Viết phương trình cháy: Cn H 2n O 2  → nCO 2 + nH 2 O .


14, 24 × n × ( 44 + 18 ) = 34, 72 ⇒ n = 2,8 ⇒ chứa HCOOCH3. 14n + 32

Lại có thủy phân X thu được 2 ancol kế tiếp và 2 axit cacboxylic kế tiếp. ⇒ este còn lại là CH3COOC2H5. Đặt n HCOOCH = x mol; n CH COOC H = y mol. 3

3

2

5

Ta có: m X = 14, 24 = 60x + 88y gam. Và n CO = n H O = 34,72 ÷ (44 + 18) = 0,56 = 2x + 4y mol. 2

2

⇒ giải hệ được: x = 0,12 mol và y = 0,08 mol. ⇒ a = 0,12 × 68 = 8,16 gam và b = 0, 08 × 82 = 6,56 gam ⇒ a : b = 1, 244 .

Câu 39. Chọn đáp án D Đặt công thức trung bình cho hai axit là RCOOH ⇒ R = (1×1 + 15 ×1) ÷ 2 = 8 . Đặt công thức trung bình cho hai ancol là R’OH ⇒ R ' = ( 3 ×15 + 2 × 29 ) ÷ ( 3 + 2 ) = 20, 6 . có: n X = 11,13 ÷ 53 = 0, 21 mol; n Y = 7, 52 ÷ 37, 6 = 0, 2 mol. ⇒ hiệu suất tính theo Y và este tạo thành là RCOOR’ có M RCOOR ' = 72, 6 . ⇒ m = 0, 2 × 0,8 × 72, 6 = 11, 616 gam ⇒ chọn đáp án D.

Câu 40. Chọn đáp án D Quy X về Fe, Cu và S. Bảo toàn nguyên tố S: n S = n Ba (SO

)

4 3

= 5, 592 ÷ 233 = 0, 024 mol.

Bảo toàn nguyên tố Nitơ: n NO = n HNO − n NO = 0, 6 − 0, 084 = 0, 516 mol. − 3

3

Giả sử dung dịch Y không chứa H+. Bảo toàn nguyên tố Hiđro: n H O = 0, 6 ÷ 2 = 0, 3 mol. 2

Lại có:

∑n

NO sau ph¶n øng

= 0, 024 × 4 + 0,516 × 3 + 0, 084 + 0,3 = 2, 028 mol > 1,8 mol

⇒ vô lí ⇒ dung dịch Y chứa H+ và NO3− ⇒ Fe lên +3. Đặt n Fe = x mol; n Cu = y mol → m X = 56x + 64y + 0,024 × 32 = 3,264. Lại theo bảo toàn electron có: 3x + 2y + 0,024 × 6 = 3 × 0,084. ||→ Giải hệ có: x = 0,024 mol; y = 0,018 mol. Bảo toàn điện tích: n H = 0, 024 × 2 + 0,516 − 0, 024 × 3 − 0, 018 × 2 = 0, 456 mol. +

Ta có: Fe phản ứng tối đa → Fe lên +2. Lại có: 4H + NO3− + 3e → NO + 2H 2O ⇒ H + hết, NO3− dư.


Bảo toàn electron: 2n Fe = 3 4 n H + n Fe + 2n Cu ⇒ n Fe = 0, 201 mol ⇒ m = 11, 256 gam. +

3+

2+

Cách khác: S + 4H 2O → SO24− + 8H + ⇒ ∑ n H = 0, 024 × 8 + 0, 6 = 0, 792 mol. +

Bảo toàn electron cả quá trình: 2∑ n Fe + 6n S = 3 4 n H ⇒ ∑ n Fe = 0, 225 mol. +

⇒ m = 56 × ( 0, 225 − 0, 024 ) = 11, 256 gam.


Đề thi thử THPT Lý Thái Tổ - Bắc Ninh - Lần 1 - Năm 2018 I. Nhận biết Câu 1. Từ xenlulozơ có thể chế hóa ra sản phẩm nào sau đây? A. Thuốc súng không khói

B. Keo dán

C. Bánh mì

D. Kem đánh răng

Câu 2. Loại dầu, mỡ nào dưới đây không phải là lipit? A. Mỡ động vật

B. Dầu thực vật

C. Dầu cá

D. Dầu mazut

Câu 3. Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm, đun nóng được gọi là phản ứng? A. Xà phòng hóa

B. Tráng gương

C. Este hóa

D. Hiđro hóa

Câu 4. Chất ứng với công thức cấu tạo nào sau đây là amin bậc hai? A. CH3-NH-CH2CH3

B. (CH3)2CH-NH2

C. CH3CH2CH2-NH2

D. (CH3)3N

Câu 5. Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “gạch cua” nổi lên là do A. sự đông tụ protein

B. sự đông tụ lipit

C. phản ứng thủy phân protein

D. phản ứng màu của protein

Câu 6. Chất nào sau đây là valin? A. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH

B. CH3CH(NH2)COOH

C. H2NCH2COOH

D. (CH3)2CHCH(NH2)COOH

Câu 7. Thủy phân hoàn toàn este X trong dung dịch NaOH, đun nóng, thu được natri axetat và etanol. Công thức của X là A. CH3COOC2H5

B. CH3COOC2H3

C. C2H3COOCH3

D. C2H5COOCH3

Câu 8. Công thức cấu tạo nào sau đây tương ứng với α-amino axit? A. CH3CH(NH2)COONa

B. H2NCH2CH2COOH

C. CH3CH(NH2)COOH

D. H2NCH2CH(CH3)COOH

Câu 9. Peptit Ala-Gly-Val-Ala-Glu có bao nhiêu liên kết peptit? A. 4

B. 3

C. 2

D. 5

Câu 10. “Đường mía” là thương phẩm có chứa chất nào dưới đây? A. glucozơ

B. fructozơ

C. saccarozơ

D. tinh bột

Câu 11. Để khử mùi tanh của cá (gây ra do một số amin) nên rửa cá với? A. nước muối

B. giấm ăn

C. nước

D. cồn

II. Thông hiểu Câu 12. Thủy phân 14,6 gam Gly-Ala trong dung dịch NaOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 16,8

B. 18,6

C. 20,8

D. 20,6

Câu 13. Đốt cháy hoàn toàn một amin X đơn chức bậc 1 trong khí oxi dư, thu được khí N2; 13,44 lít khí CO2 (đktc) và 18,9 gam H2O. Số công thức cấu tạo của X là


A. 3

B. 2

C. 1

D. 4

Câu 14. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol este đơn chức Y trong 145 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được ancol etylic và 10 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của Y là A. C2H3COOC2H5

B. HCOOC2H5

C. C2H5COOC2H5

D. CH3COOC2H5

Câu 15. Thủy phân este X (C4H6O2) trong môi trường axit, thu được anđehit. Công thức của X là A. CH2=CHCOOCH3

B. HCOOCH2CH=CH2 C. CH3COOCH=CH2 D. CH3COOCH3

Câu 16. Phát biểu nào dưới đây không đúng? A. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl. B. Axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh, methionin là thuốc bổ gan. C. Trong dung dịch H2NCH2COOH còn tồn tại dạng ion lưỡng cực H3N+CH2COO–. D. Tất cả các peptit và protein đều có phản ứng màu biure. Câu 17. Để xà phòng hóa 11,1 gam một este no đơn chức, mạch hở cần dùng 300 ml dung dịch NaOH 0,5M, este đó có công thức phân tử là A. C3H6O2

B. C5H10O2

C. C2H4O2

D. C4H8O2

Câu 18. Cho 9,85 gam hỗn hợp hai amin, đơn chức, bậc 1 là đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 18,975 gam muối. Công thức của hai amin là A. CH3NH2 và C2H5NH2

B. CH3NH2 và C3H7NH2

C. C2H5NH2 và C3H7NH2

D. C3H7NH2 và C4H9NH2

Câu 19. Glucozơ là chất dinh dưỡng và được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ em và người ốm. Trong công nghiệp glucozơ được dùng tráng gương, tráng ruột phích. Glucozơ có công thức hóa học là: A. C6H22O5

B. C6H12O6

C. C12H22O11

D. C6H10O5

Câu 20. Xà phòng hóa hoàn toàn 3,7 gam HCOOC2H5 bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 3,2

B. 3,4

C. 5,2

D. 4,8

Câu 21. Metylamin không phản ứng được với dung dịch nào sau đây? A. CH3COOH

B. FeCl3

C. HCl

D. NaOH

Câu 22. Một loại mùn cưa có chứa 60% xenlulozơ. Dùng 1kg mùn cưa trên có thể sản xuất được bao nhiêu lít cồn 70°? (Biết hiệu suất của quá trình là 70%; khối lượng riêng của C2H5OH nguyên chất là 0,8 g/ml). A. ≈ 0,426 lít

B. ≈ 0,596 lít

C. ≈ 0,298 lít

D. ≈ 0,543 lít

Câu 23. Cho 1,5 gam H2NCH2COOH tác dụng vừa đủ dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 2,96

B. 10,57

C. 11,05

D. 2,23

Câu 24. Dãy gồm các chất đều bị thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng là A. glucozơ, tinh bột và xenlulozơ

B. fructozơ, saccarozơ và tinh bột


C. saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ

D. glucozơ, saccarozơ và fructozơ

Câu 25. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam triglixerit X bằng lượng vừa đủ NaOH thu được 0,5 mol glixerol và 459 gam muối khan. Giá trị của m là A. 442

B. 444

C. 445

D. 443

Câu 26. Cho các este: etyl fomat, vinyl axetat, triolein, metyl acrylat, phenyl axetat. Số este phản ứng được với dung dịch NaOH (đun nóng) sinh ra ancol là A. 5

B. 3

C. 2

D. 1

Câu 27. Có ba chất hữu cơ H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3CH2NH2. Để nhận biết ra dung dịch của các hợp chất trên, chỉ cần dùng thuốc thử nào sau đây? A. NaoH

B. HCl

C. Quỳ tím

D. CH3OH/HCl

Câu 28. Cho 0,1 mol axit glutamic vào 150 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho dung dịch NaOH dư vào X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH tham gia phản ứng là A. 0,35 mol

B. 0,50 mol

C. 0,6 mol

D. 0,55 mol

Câu 29. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol. B. Chất béo là trieste của etylen glicol với các axit béo. C. Các chất béo thường không tan trong nước và nhẹ hơn nước. D. Chất béo bị thủy phân khi đun nóng trong dung dịch kiềm. Câu 30. Phát biểu nào sau đây sai? A. Fructozơ có nhiều trong mật ong B. Ở điều kiện thường, chất béo (C17H33COO)3C3H5 ở trạng thái rắn C. Metyl acrylat, tripanmitin và tristearin đều là este D. Thủy phân hoàn toàn chất béo luôn thu được glixerol Câu 31. Để chuyển hóa triolein thành tristearin người ta thực hiện phản ứng A. hiđro hóa

B. este hóa

C. xà phòng hóa

D. polime hóa

Câu 32. Cho 500mL dung dịch glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 10,8 gam Ag. Nồng độ của dung dịch glucozơ đã dùng là A. 0,20M

B. 0,02M

C. 0,01M

III. Vận dụng Câu 33. Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế chất hữu cơ Y:

D. 0,10M


Phản ứng nào sau đây xảy ra trong thí nghiệm trên? A. 2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + H2O B. H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O 0

H SO ,t  → CH3COOC2H5 + H2O C. CH3COOH + NaOH ←  2

4

D. CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O Câu 34. Hợp chất hữu cơ X là este đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn a mol X cần vừa đủ V lít O2 (đktc) tạo ra b mol CO2 và d mol H2O. Biết a = b − d và V = 100,8a . Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn điều kiện của X là A. 6

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 35. Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

X

Quỳ tím

Chuyển màu hồng

Y

Dung dịch I2

Có màu xanh tím

Z

Dung dịch AgNO3 có NH3

Kết tủa Ag

T

Nước brom

Kết tủa trắng

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là A. Axit glutamic, tinh bột, anilin, glucozơ

B. Axit glutamic, glucozơ, tinh bột, anilin

C. Axit glutamic, tinh bột, glucozơ, anilin

D. Anilin, tinh bột, glucozơ, axit glutamic

Câu 36. Cho 0,1 mol X có công thức phân tử C3H12O3N2 tác dụng với 240ml dung dịch NaOH 1M (đun nóng), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một chất khí Y có mùi khai và dung dịch Z. Cô cạn Z được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 10,6

B. 12,2

C. 18,6

D. 16,6

Câu 37. Hỗn hợp X gồm glucozơ và saccarozơ. Thủy phân hoàn toàn 7,02 gam X trong môi trường axit, thu được dung dịch Y. Trung hòa axit trong dung dịch Y, sau đó cho thêm lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng, thu được 8,64 gam Ag. Thành phần phần trăm theo khối lượng của glucozơ trong X là


A. 48,70%

B. 18,81%

C. 81,19%

D. 51,28%

Câu 38. Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat: (a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước (b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit. (c) Trong dung dịch glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2 tạo phức màu xanh lam. (d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất. (e) Khi đun nóng glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 thu được Ag. (g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol. Số phát biểu đúng là A. 3

B. 4

C. 6

D. 5

Câu 39. Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 4,83 mol O2, thu được 3,42 mol CO2 và 3,18 mol H2O. Mặt khác, cho a gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được b gam muối. Giá trị của b là A. 53,16

B. 57,12

C. 60,36

D. 54,84

IV. Vận dụng cao Câu 40. X, Y, Z là 3 este đều đơn chức, mạch hở không cho phản ứng tráng gương (trong đó X no, Y và Z có 1 liên kết đôi C=C trong phân tử). Đốt cháy 23,58 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với O2 vừa đủ, sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 137,79 gam so với trước phản ứng. Mặt khác đun nóng 23,58 gam E với 200 ml dung dịch NaOH 1,5M (vừa đủ) thu được hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối và hỗn hợp 2 ancol kế tiếp thuộc cùng một dãy đồng đẳng. Thêm NaOH rắn, CaO rắn dư vào F rồi nung thu được hỗn hợp khí G. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Vậy phần trăm khối lượng của khí có phân tử khối nhỏ trong G gần nhất với giá trị A. 76,42%

B. 61,11%

C. 73,33%

D. 87,83%


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1. Chọn đáp án A Câu 2. Chọn đáp án D Câu 3. Chọn đáp án A Câu 4. Chọn đáp án A Câu 5. Chọn đáp án A Câu 6. Chọn đáp án D Câu 7. Chọn đáp án A Câu 8. Chọn đáp án C Câu 9. Chọn đáp án A Câu 10. Chọn đáp án C Câu 11. Chọn đáp án B Câu 12. Chọn đáp án C M Gly − Ala = 75 + 89 − 18 = 146 ⇒ n Gly − Ala = 14, 6 ÷ 146 = 0,1 mol.

Câu 13. Chọn đáp án C 0

t → 0,6 mol CO2 + 1,05 mol H2O. đốt amin đơn chức X + O2 

tương quan: n H O > n CO ||⇒ có 2 dãy đồng đẳng cần xét như sau: 2

2

TH1: X dạng CnH2n + 1N ⇒ tương quan: ½.nX =

∑n

H2O

− ∑ n CO2

⇒ n X = 0,9 mol ⇒ n = ∑ n CO2 : n X = 0, 6 ÷ 0,9 = 0, 67 → không thỏa mãn.!

TH2: X dạng CnH2n + 3N ⇒ tương quan 1,5n X = ∑ n H O − ∑ n CO 2

2

⇒ n X = 0,3 mol ⇒ n = ∑ n CO2 : n X = 0, 6 : 0,3 = 2 → X là C2H7N.

X là amin đơn chức bậc một ⇒ chỉ có 1 cấu tạo duy nhất thỏa mãn là CH3CH2NH2. ⇒ chọn đáp án C. Câu 14. Chọn đáp án D Câu 15. Chọn đáp án C Câu 16. Chọn đáp án D Câu 17. Chọn đáp án A Câu 18. Chọn đáp án A


Câu 19. Chọn đáp án B Câu 20. Chọn đáp án B Câu 21. Chọn đáp án D Câu 22. Chọn đáp án A Câu 23. Chọn đáp án D Câu 24. Chọn đáp án C Câu 25. Chọn đáp án C Câu 26. Chọn đáp án B Câu 27. Chọn đáp án C Câu 28. Chọn đáp án B Câu 29. Chọn đáp án B Câu 30. Chọn đáp án B Câu 31. Chọn đáp án A Câu 32. Chọn đáp án D Câu 33. Chọn đáp án C Câu 34. Chọn đáp án D Câu 35. Chọn đáp án C Câu 36. Chọn đáp án B Câu 37. Chọn đáp án D Câu 38. Chọn đáp án B Câu 39. Chọn đáp án D Câu 40. Chọn đáp án B


Đề thi thử THPT Bình Xuyên - Vĩnh Phúc - Lần 1 - Năm 2018 I. Nhận biết Câu 1. Trong các chất sau, chất nào trong dung dịch là chất điện li yếu A. CH3COOH

B. Ca(OH)2

C. CaCO3

D. HCl

Câu 2. Olefin là hợp chất có công thức phân tử chung là A. CnH2n

B. CnH2n + 2 – 2a

C. CnH2n – 2

D. CnH2n + 2

Câu 3. Tên gọi đúng của hợp chất CH3CH2CHO là A. anđehit propanoic

B. anđehit propan

C. anhiđhit propionic

D. anđehit propionic

Câu 4. Cho các chất: C6H5CH3 (1); p-CH3C6H4C2H4 (2); C6H5C2H3 (3); o-CH3C6H4CH3 (4). Dãy gồm các chất là đồng đẳng của benzen là A. (2), (3) và (4)

B. (1), (3) và (4)

C. (1), (2) và (3)

D. (1), (2) và (4)

Câu 5. Khi thủy phân vinyl axetat trong môi trường axit thu được chất gì? A. Axit axetic và anđehit axetic

B. Axit axetic và ancol vinylic

C. Axit axetic và ancol etylic

D. Axetat và ancol vinylic

Câu 6. Loại dầu nào sau đây không phải là este của axit béo và glixerol? A. Dầu lạc (đậu phộng)

B. Dầu vừng (mè)

C. Dầu dừa

D. Dầu luyn

C. NaCl

D. HCl

Câu 7. Anilin (C6H5NH2) có phản ứng với dung dịch A. NaOH

B. Na2CO3

Câu 8. Phản ứng este hóa giữa ancol etylic và axit axetic tạo thành este có tên gọi là A. metyl axetat

B. etyl axetat

C. axyl etylat

D. axetyl etylat

C. fructozơ

D. xenlulozơ

C. CH3NH2

D. CH3NHCH3

Câu 9. Chất thuộc loại đisaccarit là A. saccarozơ

B. glucozơ

Câu 10. Amin nào dưới đây là amin bậc hai? A. (CH3)2NCH2CH3

B. CH3-CHNH2CH3

II. Thông hiểu Câu 11. Cho m gam hỗn hợp X gồm phenol và etanol phản ứng hoàn toàn với natri (dư), thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, để phản ứng hoàn toàn với m gam X cần 100 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là A. 7,0

B. 14,0

C. 21,0

D. 10,5

Câu 12. Có thể phân biệt xenlulozơ với tinh bột nhờ phản ứng A. với axit H2SO4

B. với kiềm

C. với dung dịch iôt

D. thủy phân

Câu 13. Dãy chất mà tất cả các chất đều tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 là A. CH3CHO, C2H2, saccarozơ

B. CH3CHO, C2H2, anilin


C. CH3CHO, C2H2, saccarozơ, glucozơ

D. HCOOH, CH3CHO, C2H2, glucozơ

Câu 14. Cho 3,36 lít hỗn hợp etan và etilen (đktc) đi chậm qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng thu khối lượng brom đã phản ứng là 16 gam. Số mol etan và etilen trong hỗn hợp lần lượt là A. 0,05 và 0,1

B. 0,12 và 0,03

C. 0,03 và 0,12

D. 0,1 và 0,05

Câu 15. Dựa vào tính chất nào để kết luận tinh bột và xenlulozơ là những polime thiên nhiên có công thức (C6H10O5)n. A. Tinh bột và xenlulozơ khi bị đốt cháy đều cho CO2 và H2O theo tỉ lệ số mol 6 : 5 B. Tinh bột và xenlulozơ đều tan trong nước C. Tinh bột và xenlulozơ khi bị thủy phân đến cùng đều cho glucozơ D. Tinh bột và xenlulozơ đều có thể làm thức ăn cho người và gia súc Câu 16. Trong phòng thí nghiệm, nito tinh khiết được điều chế từ A. NH3, O2

B. NH4NO2

C. Không khí

D. NH4NO3

Câu 17. Tính khối lượng glucozơ tạo thành khi thủy phân 1kg mùn cưa có 50% xenlulozơ. Giả thiết hiệu suất phản ứng là 80% A. 0,444 kg

B. 0,500 kg

C. 0,555 kg

D. 0,690 kg

Câu 18. Hãy chọn định nghĩa đúng trong các định nghĩa sau: A. Este là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm chức –COO- liên kết với các gốc R và R’. B. Este là hợp chất sinh ra khi thế nhóm –OH trong nhóm –COOH của phân tử axit bằng nhóm OR’. C. Este là sản phẩm phản ứng khi cho rượu tác dụng với axit cacboxylic D. Este là sản phẩm phản ứng khi cho rượu tác dụng với axit Câu 19. Cho các dung dịch sau: CH3COOH, C2H4(OH)2, C3H5(OH)3, glucozơ, saccarozơ, C2H5OH. Số lượng dung dịch có thể hòa tan được Cu(OH)2 là A. 4

B. 5

C. 6

D. 3

Câu 20. Một este đơn chức X (chứa C, H, O và không có nhóm chức khác). Tỉ khối hơi của X đối với oxi bằng 3,125. Cho 20 gam X tác dụng với 300 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 23,2 gam bã rắn. Công thức cấu tạo thu gọn của X trong trường hợp này là A. CH3COOCH3

B. CH3COOCH=CH2

C. C2H5COOCH=CH2 D. HCOOCH=CH2

Câu 21. Cho chất hữu cơ A chỉ chứa một loại nhóm chức tác dụng với 1 lít dung dịch NaOH 0,5M thu được a gam muối và 0,1 mol ancol. Lượng NaOH dư có thể trung hòa hết bởi 0,5 lít dung dịch HCl 0,4M. A có công thức tổng quát là A. RCOOR’

B. (RCOO)2R’

C. (RCOO)3R’

D. R(COOR’)3

Câu 22. Nhỏ từ từ 62,5 ml dung dịch hỗn hợp Na2CO3 0,08M và KHCO3 0,12M vào 125 ml dung dịch HCl 0,1M và khuấy đều. Sau các phản ứng thu được V ml khí CO2 (đktc). Giá trị của V là A. 224

B. 168

C. 280

Câu 23. Phương trình phản ứng nào sau dùng để sản xuất khí than khô?

D. 200


0

0

t C A. C + CO 2  → 2CO

t C B. C + O 2  → CO 2

0

0

t C C. 2C + O 2  → 2CO

1050 C D. C + H 2O  → CO + H 2

Câu 24. Có bao nhiêu ancol đồng phân có công thức phân tử là C4H10O? A. 6

B. 2

C. 4

D. 8

Câu 25. Photpho là nguyên tố phi kim nằm ở ô 15 trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Tính chất hóa học của photpho là A. chỉ tham gia vào phản ứng trao đổi B. chỉ thể hiện tính oxi hóa C. vừa thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính khử D. chỉ thể hiện tính khử Câu 26. Trong phân tử este đơn chức, mạch hở X có chứa 37,21% oxi về khối lượng. Số công thức cấu tạo thỏa mãn công thức phân tử của este X là: A. 4

B. 5

C. 3

D. 6

Câu 27. Trong phương trình hóa học của phản ứng nhiệt phân sắt (III) nitrat, tổng các hệ số cân bằng nguyên dương tối giản nhất bằng: A. 12

B. 26

C. 9

D. 21

Câu 28. Để tráng bạc một chiếc gương soi, người ta phải đun nóng dung dịch chứa 36 gam glucozơ với lượng vừa đủ dung dịch AgNO3 trong amoniac. Khối lượng bạc đã sinh ra bám vào mặt kính của gương và khối lượng AgNO3 cần dùng lần lượt là (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn) A. 21,6 gam; 68,0 gam

B. 43,2 gam; 34,0 gam

C. 43,2 gam; 68,0 gam D. 68,0 gam; 43,2 gam

Câu 29. Đốt cháy hoàn toàn 1 amin no đơn chức, bậc 2, mạch hở X thu được và hơi nước theo tỉ lệ số mol tương ứng là 2 : 3. Công thức cấu tạo của X là A. CH3NHCH3

B. CH3NHC2H5

C. CH3CH2CH2NH2

D. C2H5NHC2H5

Câu 30. Có 3 chất lỏng: benzen, anilin, stiren đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3 chất lỏng trên là A. dung dịch phenolphtalein

B. dung dịch nước Br2

C. dung dịch NaOH

D. dung dịch HCl

Câu 31. Đối với dung dịch bazơ mạnh NaOH 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion là đúng? A. [H+] = 0,10M

B. [Na+] < [OH–]

C. [Na+] > [OH–]

D. [OH–] = 0,10M

III. Vận dụng Câu 32. Cho các chất: etyl axetat, etanol, axit acrylic, phenol, anilin, phenyl amoni clorua, ancol benzylic, p-crezol. Trong dãy các chất trên, số chất phản ứng với NaOH là A. 6

B. 5

C. 4

D. 3


Câu 33. Este X có công thức phân tử C7H12O4. Khi cho 16 gam X tác dụng với 200 g dung dịch NaOH 4% thì thu được một ancol Y và 17,8 gam hỗn hợp 2 muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. CH3COOCH2CH2OOCC2H5

B. C2H5COOCH2CH2OOCH

C. CH3COOCH2CH2CH2OOCCH3

B. HCOOCH2CH2CH2CH2OOCCH3

Câu 34. Có hai amin bậc một: X (đồng đẳng của anilin) và Y (đồng đẳng của metylamin). Đốt cháy hoàn toàn 3,21 gam amin X sinh ra khí CO2, hơi nước và 336 cm3 khí nitơ (đktc). Khi đốt cháy hoàn toàn amin Y cho n CO : n H O = 2 : 3 . Công thức phân tử của amin đó là 2

2

A. C2H5C6H4NH2, CH3CH2CH2NH2

B. CH3C6H4NH2, CH3(CH2)4NH2

C. CH3C6H4NH2, CH3CH2CH2NH2

D. CH3C6H4CH2NH2, CH3(CH2)4NH2

Câu 35. Đốt cháy 1,7 gam este X cần 2,52 lít oxi (đktc), chỉ sinh ra CO2 và H2O với tỉ lệ số mol n CO : n H O = 2 . Đun nóng 0,01 mol X với dung dịch NaOH thấy 0,02 mol NaOH tham gia phản ứng. X 2

2

không có chức ete, không phản ứng với Na trong điều kiện bình thường và không khử được AgNO3, trong amoniac ngay cả khi đun nóng. Biết MX < 140 đvC. Hãy xác định công thức cấu tạo của X? A. HCOOC6H5

B. C2H5COOC6H5

C. C2H3COOC6H5

D. CH3COOC6H5

Câu 36. Khi thủy phân a gam một este X thu được 0,92 gam glixerol, 3,02 gam natri linoleat C17H31COONa và m gam natri oleat C17H33COONa. Số đồng phân cấu tạo có thể có của X là: A. 2

B. 4

C. 1

D. 3

Câu 37. Trong thí nghiệm về tính tan của amoniac trong nước, khí NH3 lại phun vào bình thành những tia có màu hồng. Vì:

A. NH3 tan vừa phải trong nước làm thay đổi áp suất trong bình và tạo dung dịch có tính bazơ B. NH3 tan vừa phải trong nước làm áp suất trong bình tăng và tạo dung dịch có tính bazơ C. NH3 tan nhiều trong nước làm tăng áp suất trong bình và tạo dung dịch có tính bazơ D. NH3 tan nhiều trong nước làm giảm áp suất trong bình và tạo dung dịch có tính bazơ Câu 38. X, Y là hai axit no, đơn chức đồng đẳng liên tiếp, Z là ancol 2 chức, T là este thuần chức tạo bởi X, Y, Z. Đốt cháy 0,1 mol hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng 0,47 mol khí O2 thu được lượng CO2 nhiều hơn H2O là 10,84 gam. Mặt khác 0,1 mol E tác dụng vừa đủ với 0,11 mol NaOH thu được dung dịch G và một ancol có tỉ khối so với H2 là 31. Cô cạn G rồi nung nói với xút có mặt CaO thu được m gam hỗn hợp khí. Giá trị của m gần nhất với A. 3,5

B. 4,5

C. 3,0

D. 4,0


Câu 39. Khi nhúng thanh Mg có khối lượng m gam vào dung dịch hỗn hợp X chứa a mol HCl và b mol Cu(NO3)2, ta có đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của khối lượng thanh Mg vào thời gian phản ứng được biểu diễn như hình vẽ bên. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rút thanh Mg ra, thu được NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 tỉ lệ a : b là

A. 9 : 1

B. 1 : 10

C. 1 : 9

D. 10 : 1

Câu 40. Hỗn hợp gồm 2 anđehit đơn chức X và Y được chia thành 2 phần bằng nhau - phần 1: Đun nóng với dung dịch AgNO3 dư trong NH3 thì tạo 10,8 gam Ag. - phần 2: Oxi hóa tạo thành 2 axit tương ứng, sau đó cho 2 axit này phản ứng với 250 ml dd NaOH 0,26M được dung dịch Z. Để trung hòa lượng NaOH dư trong dung dịch Z cần dùng đúng 100 ml dung dịch HCl 0,25M thu được dung dịch T. Cô cạn dung dịch T rồi đem đốt cháy chất rắn thu được sau khi cô cạn được 3,52 gam CO2 và 0,9 gam H2O. Công thức phân tử của 2 anđehit là A. HCHO và C2H5CHO

B. HCHO và C2H3CHO

C. HCHO và CH3CHO

D. CH3CHO và C2H5CHO


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1. Chọn đáp án A tất cả các muối đều là chất điện li mạnh → CaCO3 là chất điện li mạnh. • các axit mạnh như HCl, HclO4, H2SO4, HNO3,… các bazơ mạnh: NaOH, Ba(OH)2, KOH và Ca(OH)2 tất cả chúng đều là các chất điện li mạnh.! chỉ có axit axetic CH3COOH là chất điện li yếu → chọn A. Câu 2. Chọn đáp án A Olefin là tên lịch sử của anken có công thức phân tử chung là CnH2n. ⇒ chọn đáp án A. Câu 3. Chọn đáp án D Tên thông thường R-CHO = Anđehit + Tên axit R-COOH Công thức phân tử

Công thức cấu tạo

Tên thông thường

CH2O

H-CHO

Anđehit fomic

C2 H 4 O

CH3-CHO

Anđehit axetic

C3 H 6 O

CH3-CH2-CHO

Anđehit propionic

C4 H 8 O

CH3-CH2-CH2-CHO

Anđehit butiric Anđehit isobutiric

⇒ chọn đáp án D. Câu 4. Chọn đáp án D xây dựng dãy đồng đẳng của benzen như sau:

⇒ dãy thỏa mãn là đáp án D. (1), (2), (4) Câu 5. Chọn đáp án A


⇒ chọn đáp án A. Câu 6. Chọn đáp án D dầu luyn có thành phần là các hiđrocacbon không phải là este của axit béo và glixerol → chọn D. Câu 7. Chọn đáp án D anilin có tính bazơ → phản ứng được với axit HCl:

⇒ chọn đáp án D. Câu 8. Chọn đáp án B Phản ứng este hóa giữa ancol etylic và axit axetic:  → CH3COOC2H5 + H2O. CH3COOH + C2H5OH ← 

Tên este RCOỎ’ = tên gốc hiđrocacbon R’ + tên gốc axit RCOO ⇒ tên gọi của este CH3COOC2H5 là etyl axetat. Chọn đáp án B. Câu 9. Chọn đáp án A Bài học phân loại các hợp chất cacbohiđrat:


⇒ thuộc loại đisaccarit trong 4 đáp án là saccarozơ → chọn A. Câu 10. Chọn đáp án D Cách xác định bậc của amin:

⇒ amin bậc hai trong 4 đáp án là CH3NHCH3 → chọn đáp án D. Câu 11. Chọn đáp án B hỗn hợp X gồm phenol: C6H5OH và etanol: C2H5OH. • phản ứng với NaOH chỉ có phenol: C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O. ⇒ nphenol = nNaOH = 0,1 mol. • phản ứng với Na thì có cả phenol và etanol: 1OH + 1Na → 1ONa + 1 2 H 2 ↑ . ⇒ ∑ ( n phenol + n etanol ) = 2n H 2 = 0, 2 mol ⇒ n etanol = 0,1 mol.


Theo đó, m = ∑ ( m phenol + m etanol ) = 0,1× ( 94 + 46 ) = 14, 0 gam. Chọn B. Câu 12. Chọn đáp án C để phân biệt tinh bột và xenlulozơ có thể dùng dung dịch I2 do cấu trúc của hồ tinh bột xoắn lỗ rỗng, các phân tử I2 bị hấp thụ → tạo màu xanh tím đặc trưng còn xenlulozơ thì không → giúp ta phân biệt.!

⇒ chọn đáp án C. Câu 13. Chọn đáp án D saccarozơ: C12H22O11 và anilin không tác dụng với AgNO3/NH3 ⇒ các đáp án A, B, C đều không thỏa mãn.! Chỉ có dãy chất ở đáp án D:

⇒ đáp án đúng cần chọn là D. Câu 14. Chọn đáp án A etan không phản ứng với Br2, etilen phản ứng với Br2 theo tỉ lệ 1 : 1 CH2=CH2 + Br2 → CH2Br-CH2Br. ⇒ n etilen = n Br2 ph¶n øng = 0,1 mol và

∑(n

e tan

+ n etilen ) = 0,15 mol

⇒ n etilen = 0, 05 mol. Vậy đáp án đúng cần chọn là A.

Câu 15. Chọn đáp án C


Tinh bột và xenlulozơ khi bị thủy phân đến cùng đều cho glucozơ C6H12O6:

⇒ tinh bột và xenlulozơ là những polime thiên nhiên có công thức (C6H10O5)n. Câu 16. Chọn đáp án B phòng thí nghiệm nên yêu cầu các điều chế đơn giản, dễ thực hiện. 0

t phản ứng nhiệt phân: NH4NO2  → N2 + H2O.

ngưng tụ hơi nước → ta thu được N2 nguyên chất luôn. ⇒ chọn đáp án B. Câu 17. Chọn đáp án A

thủy phân xenlulozơ: giả thiết cho: 1kg mùn cưa ⇔ chứa 500 gam xenlulozơ, hiệu suất 80% ⇒ mglucozo thu được = 500 ÷ 162 × 0,8 × 180 = 444,44 gam ⇔ 0,444 kg ⇒ chọn đáp án A. Câu 18. Chọn đáp án B Định nghĩa DÉn xuÊt cña axit cacboxylic ThÕ nhãm − OH trong nhãm − COOH (cacboxyl) b»ng nhãm − OR '

Este =  Sơ đồ:

⇒ chọn đáp án B. Câu 19. Chọn đáp án B các ancol đa chức có 2 nhóm OH liền kề có khả năng hòa tan Cu(OH)2:


glucozơ và saccarozơ cũng có tính chất của ancol đa chức:

Ngoài ra, axit cacboxylic như axit axetic cũng có khả năng hòa tan Cu(OH)2: 2CH3COOH + Cu(OH)2 → (CH3COO)2Cu + 2H2O ⇒ có 5 dung dịch thỏa mãn yêu cầu → chọn đáp án B. Câu 20. Chọn đáp án C X là este đơn chức mà M X = 32 × 3,125 = 100 ||→ công thức phân tử của X là C5H8O2. 20 gam X (0,2 mol) + 0,3 mol NaOH → 23,2 gam bã rắn + 0,2 mol chất Y. bảo toàn khối lượng có m Y = 20 + 0,3 × 40 − 23, 2 = 8,8 gam ⇒ M Y = 8,8 ÷ 0, 2 = 44 ||⇒ Y là anđehit axetic: CH3CHO.

⇒ cấu tạo thu gọn của X tương ứng là: C2H5COOCH=CH2. ⇒ chọn đáp án C. Câu 21. Chọn đáp án C phản ứng trung hòa: NaOH + HCl → NaCl + H2O. ⇒ nNaOH dư = nHCl = 0,5 × 0,4 = 0,2 mol. Theo đó, A + 0,3 mol NaOH (vừa đủ) → a gam muối + 0,1 mol ancol. ||⇒ A là este. tỉ lệ: n NaOH : n ancol = 0, 3 ÷ 0,1 = 3 :1 ⇒ A là este 3 chức. ⇒ công thức tổng quát của A có dạng ( RCOO )3 R ' ⇔ chọn đáp án C. Câu 22. Chọn đáp án D có 62,5 mL dung dịch hỗn hợp gồm Na2CO3 0,08M và KHCO3 0,12M ⇒ ∑ n Na 2 CO3 = 0, 005 mol và

∑n

KHCO3

= 0, 0075 mol.


⇒ lượng HCl cần để phản ứng hết với lượng dung dịch này là

∑n

HCl

= 2∑ n Na 2 CO3 + ∑ n KHCO3 = 0, 0175 mol > 0,0125 mol.

⇒ so với lượng HCl có thì dung dịch Na2CO3, KHCO3 dư. quá trình các bạn hình dung thế này: cứ nhỏ 1 giọt dung dịch vào HCl, ⇒ xảy ra phản ứng: HCl + KHCO3 → KCl + CO2↑ + H2O. 2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2↑ + H2O. (do HCl sẽ dư so với lượng từng giọt dung dịch nhỏ vào.!). cứ thế nhỏ và cả 2 phản ứng đều xảy ra đồng thời tạo khí như thế cho đến khi HCl đủ để tác dụng với giọt dung dịch cuối cùng có thể nhỏ vào.! lúc này gọi tổng lượng giọt đã nhỏ vào chứa 2x mol Na2CO3 và 3x mol KHCO3 ⇒ ta có:

∑n

HCl

= n KHCO3 + 2n Na 2 CO3 = 3x + 4x = 0,125 mol.

⇒ V = ∑ VCO2 = 5x × 22,4 = 0,0125 ÷ 7 × 5 × 22,4 = 0,2 lít ⇔ 200 mL → chọn D.

Câu 23. Chọn đáp án A khí CO được sản xuất trong các lò gas bằng cách thổi không khí qua than nóng đỏ. ở phần dưới của lò, cacbon cháy biến thành cacbon đioxit. 0

t Khi đi qua lớp than nung đỏ, CO2 bị khử thành CO: CO2 + C  → 2CO.

Hỗn hợp khí thu được gọi là khí than khô (hay khí lò gas). p/s: khí than khô gọi để phân biệt với khí than ướt (CO, CO2, H2,…) được điều chế bằng phản ứng 1050°  → CO + H2 cho hơi nước (→ ướt!) đi qua than nung đỏ: C + H2O ← 

Câu 24. Chọn đáp án C Có 4 đồng phân ancol có công thức phân tử là C4H10O gồm:

⇒ chọn đáp án C.


Câu 25. Chọn đáp án C P ở ô thứ 15 trong bảng tuần hoàn ⇒ ZP = 15 ⇒ cấu hình electron của P là 1s22s22p63s23p33d0. bình thường: trong hợp chất PH3, P có số oxi hóa là –3. vì có 5 orbital ⇒ ở trạng thái kích thích cấu hình e của P có thể có nhiều trạng thái khác nhau → P có nhiều số oxi hóa dương: như P+3 trong P2O3 hay P+5 trong P2O5. ⇒ tính chất hóa học ủa nguyên tố photpho (P) là vừa thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính khử. ⇒ chọn đáp án C. Câu 26. Chọn đáp án B X là este đơn chức ⇒ X có 2CO ⇒ MX = 32 ÷ 0,3721 = 86 ⇒ công thức phân tử của X là C4H6O2 → các đồng phân gồm: HCOOCH=CH-CH3 (prop-1-en-1-yl-fomat); HCOOCH2-CH=CH2 (anlyl fomat); HCOOC(CH3)=CH2 (prop-1-en-2-yl fomat) CH3COOCH=CH2 (vinyl axetat) và CH2=CH-COOCH3 (metyl acrylat). Tổng có 5 đồng phân cấu tạo thỏa mãn T. Chọn đáp án B. Câu 27. Chọn đáp án D Phản ứng nhiệt phân sắt (III) nitrat:

các hệ số cân bằng nguyên dương tối giản nhất = 4 + 2 + 3 + 12 = 21 .

⇒ chọn đáp án D. Câu 28. Chọn đáp án C Glucozơ phản ứng tráng bạc (+AgNO3/NH3) sinh Ag↓ theo tỉ lệ:

⇒ n Ag↓ = n AgNO = 2n glucozo = 2 × 36 ÷ 180 = 0, 4 mol. 3


⇒ m Ag ↓ b¸m vµo g−¬ng = 0, 4 × 108 = 43, 2 gam || m AgNO3 cÇn dïng = 0, 4 × 170 = 68, 0 gam.

⇒ chọn đáp án C. Câu 29. Chọn đáp án B amin no đơn chức, bậc 2, mạch hở X dạng CnH2n + 3N. t phản ứng: Cn H 2n +3 N + ...O 2  → nCO 2 + ( n + 1,5 ) H 2 O . 0

Giả thiết n CO : n H O = 2 : 3 ⇒ n : ( n + 1,5 ) = 2 : 3 ⇒ n = 3 . 2

2

Công thức cấu tạo thỏa mãn X (amin bậc hai) là CH3NHC2H5. ⇒ chọn đáp án B. Câu 30. Chọn đáp án B có thể dùng brom để phân biệt 3 chất lỏng: benzen, anilin và stiren:

• anilin: ⇒ hiện tượng: dung dịch Br2 mất màu dần và có tạo thành kết tủa trắng.!

• sitren: ⇒ hiện tượng: dung dịch brom mất màu dần. • benzen không phản ứng với Br2 → không có hiện tượng gì. ⇒ chọn đáp án B. Câu 31. Chọn đáp án D bazơ mạnh NaOH là một chất điện li mạnh, nếu bỏ qua sự điện li của nước → NaOH phân li hoàn toàn theo phương trình: NaOH → Na+ + OH–. ⇒ [OH–] = [NaOH] = 0,10M → chọn đáp án D. Câu 32. Chọn đáp án B các hợp chất hữu cơ thuộc loại: este, phenol và axit cacboxylic trong dãy thỏa mãn đều phản ứng được với dung dịch NaOH:


• etyl axetat: CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH • axit acrylic: CH2=CHCOOH + NaOH → CH2=CHCOONa + H2O • phenol: C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O • p-crezol: p-CH3C6H4OH + NaOH → p-CH3C6H4ONa + H2O. ngoài ra: TH muối phenylamoni clorua cũng có khả năng phản ứng NaOH: C6H5NH3Cl + NaOH → C6H5NH2 + NaCl + H2O. Theo đó, tổng có 5 chất thỏa mãn yêu cầu → chọn đáp án B. Câu 33. Chọn đáp án A 16 gam X + 8 gam NaOH (0,2 mol) → (17,8 gam hai muối) + một ancol Y. Nhận xét: quan sát đáp án + sản phẩm thu được, CTPT của X ⇒ X là este 2 chức của ancol 2 chức và hai axit cacboxylic đơn chức. ⇒ bảo toàn khối lượng: m Y = 16 + 8 − 17,8 = 6, 2 gam. n ancol = 1 n NaOH = 0,1 mol ⇒ M ancol Y = 62 là etylen glicol: HOCH2CH2OH. 2

NHẨM: 7 = 2 + 2 + 3 = 2 + 1 + 4 ⇒ có 2 công thức cấu tạo của X thỏa mãn: HCOOCH2CH2OOCC3H7 và CH3COOCH2CH2OOCC2H5. ⇒ công thức thỏa mãn trong 4 đáp án là A → chọn A. Câu 34. Chọn đáp án C amin Y là đồng đẳng của metylamin dạng CnH2n + 3N t ⇒ đốt Cn H 2n +3 N + ...O 2  → nCO 2 + ( n + 1, 5 ) H 2 O + 1 N 2 . 2 0

có n CO : n H O = 2 : 3 ⇒ n : ( n + 1,5 ) = 2 : 3 ⇒ n = 3 → Y là C3H9N. 2

2

amin X là đồng đẳng của anilin ⇒ X có dạng Cm H 2m−5 N (m ≥ 6). 0

t đốt 3,21 gam X + O2  → CO2 + H2O + 0,015 mol N2

⇒ n X = 2n N2 = 0, 03 mol ⇒ M X = 3, 21 ÷ 0, 03 = 107 ⇒ 14m + 9 = 107 → m = 7 .

Vậy amin X là CH3C6H4NH2 và Y C3H7NH2 → chọn đáp án C. Câu 35. Chọn đáp án D Đặt n CO = 2 x mol ⇒ n H O = x mol. Bảo toàn khối lượng có: 2

2


1, 7 + 2,52 ÷ 22, 4 × 32 = 44 × 2 x + 18 x ⇒ x = 0, 05 mol. n C = n CO2 = 0,1 mol; n H = 2n H2 O = 0,1 mol.

m X = m C + m H + m O ⇒ n O = (1, 7 − 0,1× 12 − 0,1) /16 = 0, 025 mol. ⇒ C : H : O = 0,1: 0,1: 0, 025 = 4 : 4 :1

⇒ X : ( C 4 H 4 O ) n ⇒ 68n < 140 ⇒ n < 2, 06 ⇒ n = 2 ⇒ X là C8H8O2; có n NaOH : n X = 2 ⇒ X là este của phenol.

⇒ công thức cấu tạo của X thỏa mãn yêu cầu là CH3COOC6H5. Câu 36. Chọn đáp án A p/s: đề chặt chẽ hơn nên cho nói rõ X là một chất béo.! có nglixerol = 0,92 ÷ 92 = 0,01 mol; nnatri linoleat = 3,02 ÷ 302 = 0,01 mol ⇒ tỉ lệ nglixerol : nnatri linoleat = 1 : 1 → cho biết X chứa 1 gốc linoleat ⇒ 2 gốc axit còn lại là 2 gốc oleat ⇒ có 2 cấu tạo thỏa mãn X là:

⇒ chọn đáp án A. Câu 37. Chọn đáp án D Trong thí nghiệm về tính tan của amoniac trong nước, khí NH3 lại phun vào bình thành những tia có màu hồng do tan nhiều trong nước, áp suất của khí NH3 trong bình giảm đột ngột, nước trong cốc bị hút vào bình qua ống thủy tinh vuốt nhọt → phun thành các tia. Lại thêm NH3 có tính bazơ làm phenolphtalein chuyển màu hồng ⇒ các tia nước phun ra có màu hồng.! ⇒ chọn giải thích D. Câu 38. Chọn đáp án C MZ = 31 × 2 = 62 ⇒ Z là C2H4(OH)2. Quy E về HCOOH, C2H6O2, CH2, H2O với số mol lần lượt là a, b, c và d. n E = a + b + d = 0,1 mol || n O2 = 0,5a + 2,5b + 1,5c = 0, 47 mol.

Cho n CO = a + 2b + c mol; n H O = a + 3b + c + d mol 2

2

⇒ 44 ( a + 2b + c ) − 18. ( a + 3b + c + d ) = 10,84 gam.


n NaOH = 0,11 mol = a ||⇒ giải hệ có: b = 0, 07 mol; c = 0,16 mol; d = −0, 08 mol.

⇒ cô cạn G thu được 0,11 mol HCOONa và 0,16 mol CH2 ⇒ sau phản ứng vôi tôi xút → khí gồm 0,11 mol H2 và 0,16 mol CH2. ⇒ m = 0,11× 2 + 0,16 × 14 = 2, 46 gam. Câu 39. Chọn đáp án D Ban đầu khối lượng giảm do xảy ra phản ứng: 3Mg + 8H + + 2NO3− → 3Mg 2 + + 2NO + 4H 2 O ( *)

⇒ nMg phản ứng = 18 ÷ 24 = 0,75 mol ⇒ n NO = 0, 5 mol. − 3

Sau đó khối lượng tăng do: Mg + Cu 2+ → Mg 2+ + Cu Đoạn cuối của đồ thị khối lượng giảm do: Mg + 2H + → Mg 2+ + H 2 ở (*) thì NO3− hết n Mg ph¶n øng = ( m − 8) − ( m − 14 )  ÷ 24 = 0, 25 mol. ⇒ a = ∑ n H+ = 2 + 0,5 = 2,5 mol; b = 0, 25 mol ⇒ a : b = 10 :1 .

Câu 40. Chọn đáp án B n andehit = n axit = n NaOH − n HCl = 0, 25 × 0, 26 − 0,1× 0, 25 = 0, 04 mol. n Ag = 0,1 mol ⇒ n Ag ÷ n andehit = 0,1 ÷ 0, 04 = 2,5 > 2 ⇒ chứa HCHO.

Đặt n HCHO = x mol; n RCOH = y mol ⇒ ∑ n andehit = x + y = 0,04 mol; và

∑n

Ag

= 0,1 = 4x + 2y ||⇒ giải x = 0,01 mol; y = 0,03 mol.

Lại có: T gồm 0,01 mol HCOONa; 0,03 mol RCOONa; 0,025 mol NaCl. NaCl không bị đốt ⇒ Bảo toàn nguyên tố Na có: n Na 2 CO3 = ( 0, 01 + 0, 03) ÷ 2 = 0, 02 mol || đề cho: n CO2 = 0, 08 mol; n H 2O = 0, 05 mol.

⇒ Bảo toàn nguyên tố cacbon: số CRCOONa = ( 0, 02 + 0, 08 − 0, 01) ÷ 0, 03 = 3 ⇒ Bảo toàn nguyên tố hiđro: số H RCOONa = ( 0, 05 × 2 − 0, 01) ÷ 0, 03 = 3 . ⇒ muối còn lại là CH2=CH-COONa ⇒ cặp 2 anđehit là HCHO và C2H3CHO.


Đề KSCL THPT Yên lạc - Vĩnh Phúc - Lần 1 - Năm 2018 I. Nhận biết Câu 1. Este C2H5COOC2H5 có tên gọi là A. etyl fomat

B. vinyl propionat

C. etyl propionat

D. etyl axetat

C. 12

D. 10

C. Saccarozơ

D. Xenlulozơ

Câu 2. Tổng số nguyên tử trong 1 phân tử alanin là A. 11

B. 13

Câu 3. Chất nào dưới đây là monosaccarit? A. Glucozơ

B. Tinh bột

Câu 4. Chất nào dưới đây tạo kết tủa trắng với dung dịch brom? A. glyxin

B. metylamin

C. anilin

D. vinyl axetat

C. KCl

D. K2CO3

Câu 5. Chất nào dưới đây có pH < 7? A. KNO3

B. NH4Cl

Câu 6. Chất nào dưới đây tạo phức màu tím với Cu(OH)2? A. Gly-Val

B. Glucozơ

C. Ala-Gly-Val

D. metylamin

Câu 7. Chất nào dưới đây không làm mất màu dung dịch brom? A. axetilen

B. stiren

C. etilen

D. etan

Câu 8. Chất béo tripanmitin có công thức là A. (C17H35COO)3C3H5

B. (C17H33COO)3C3H5

C. (C15H31COO)3C3H5

D. (C17H31COO)3C3H5

Câu 9. Chất nào dưới đây làm quỳ tím hóa xanh? A. CH3COOH

B. C6H5NH2

C. CH3OH

D. C2H5NH2

C. C2H2

D. HCHO

Câu 10. Chất nào dưới đây cho phản ứng tráng bạc? A. C6H5OH

B. CH3COOH

Câu 11. Nhiệt phân hoàn toàn NaNO3 thì chất rắn thu được là A. NaNO2

B. NaOH

C. Na2O

D. Na

Câu 12. Chất nào dưới đây không có phản ứng thủy phân? A. Tinh bột

B. Metyl fomat

C. Saccarozơ

D. Glucozơ

II. Thông hiểu Câu 13. Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và valin là A. 1

B. 4

C. 3

D. 2

Câu 14. Cho 30 gam glyxin tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 38,8 gam

B. 28,0 gam

C. 26,8 gam

D. 24,6 gam


Câu 15. Xà phòng hóa hoàn toàn 0,3 mol (C17H35COO)3C3H5 trong dung dịch KOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 264,6 gam

B. 96,6 gam

C. 88,2 gam

D. 289,8 gam

C. 1

D. 2

Câu 16. C4H9OH có bao nhiêu đồng phân ancol? A. 3

B. 4

Câu 17. Sục khí NH3 đến dư vào dung dịch nào dưới đây để thu được kết tủa? A. CuCl2

B. KNO3

C. NaCl

D. AlCl3

Câu 18. Hòa tan hoàn toàn m gam Al trong dung dịch HNO3 dư chỉ thu được 3,36 lít khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của m là A. 8,1 gam

B. 4,05 gam

C. 1,35 gam

D. 2,7 gam

Câu 19. Cho m gam dung dịch glucozơ 20% tráng bạc, phản ứng hoàn toàn sinh ra 32,4 gam bạc. Giá trị của m là A. 108 gam

B. 135 gam

C. 54 gam

D. 270 gam

Câu 20. Thủy phân hoàn toàn 1 mol Gly-Ala trong dung dịch HCl dư. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là A. 127,5 gam

B. 118,5 gam

C. 237,0 gam

D. 109,5 gam

Câu 21. Cho 17,6 gam etyl axetat tác dụng hoàn toàn với 300ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 20,4 gam

B. 16,4 gam

C. 17,4 gam

D. 18,4 gam

Câu 22. Cho m gam alanin tác dụng vừa hết với axit HNO2 tạo ra 4,48 lít khí (đktc). Giá trị của m là A. 35,6 gam

B. 17,8 gam

C. 53,4 gam

D. 71,2 gam

Câu 23. Lên men 360 gam glucozơ với hiệu suất phản ứng là 80% thu được V ml C2H5OH 46° (khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8 gam/ml). Giá trị của V là A. 400

B. 250

C. 500

D. 200

Câu 24. Cho 40 gam hỗn hợp gồm hai amin no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch chứa 63,36 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là A. 320

B. 400

C. 560

D. 640

Câu 25. Trong phân tử aminoaxit X có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho 30,0 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 38,8 gam muối khan. Công thức của X là A. H2NC2H4COOH

B. H2NC4H8COOH

C. H2NCH2COOH

D. H2NC3H6COOH

Câu 26. Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 56,96 gam Ala, 64 gam Ala-Ala và 55,44 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là A. 132,88

B. 223,48

C. 163,08

D. 181,2


Câu 27. Hợp chất hữu cơ no, đa chức X có công thức phân tử C7H12O4. Cho 0,2 mol X tác dụng vừa đủ với 100 gam dung dịch NaOH 16% thu được chất hữu cơ Y và 35,6 gam hỗn hợp muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. CH3COO-(CH2)2-COOC2H5

B. CH3OOC-(CH2)2-OOCC2H5

C. CH3COO-(CH2)2-OOCC3H7

D. CH3COO-(CH2)2-OOCC2H5

III. Vận dụng Câu 28. Thủy phân hoàn toàn 68,4 gam saccarozơ được dung dịch X. Cho X phản ứng hoàn toàn với Cu(OH)2 dư trong NaOH đun nóng sinh ra m gam kết tủa đỏ gạch. Giá trị của m là A. 57,6 gam

B. 28,8 gam

C. 32 gam

D. 64 gam

Câu 29. Cho dãy các chất: C6H5NH2 (1), C2H5NH2 (2), (C6H5)2NH (3), (C2H5)2NH (4), NH3 (5) (C6H5- là gốc phenyl). Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực bazo giảm dần là A. (4), (2), (5), (1), (3)

B. (3), (1), (5), (2), (4)

C. (4), (1), (5), (2), (3)

D. (4), (2), (3), (1), (5)

Câu 30. Este X không no, mạch hở, có tỉ khối hơi so với H2 bằng 50 và khi tham gia phản ứng xà phòng hóa tạo ra một andehit và một muối của axit hữu cơ. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo phù hợp với X? A. 2

B. 5

C. 3

D. 4

Câu 31. Cho các phát biểu sau: (a) Glucozơ được gọi là đường nho do có nhiều trong quả nho chín. (b) Chất béo là đieste của glixerol với axit béo (c) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh (d) Ở nhiệt độ thường, triolein ở trạng thái rắn (e) Trong mật ong chứa nhiều fructozơ (f) Tinh bột là một trong những lương thực cơ bản của con người Số phát biểu đúng là A. 3

B. 5

C. 4

D. 6

Câu 32. Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau: Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

X

Dung dịch I2

Có màu xanh tím

Y

Cu(OH)2 trong môi trường kiềm

Có màu tím

Z

Dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng

Kết tủa Ag trắng sáng

T

Nước Br2

Kết tủa trắng

Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là A. Hồ tinh bột, anilin, lòng trắng trứng, glucozơ


B. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, glucozơ, anilin C. Lòng trắng trứng, hồ tinh bột, glucozơ, anilin D. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, anilin, glucozơ Câu 33. Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một aminoaxit (no, mạch hở, trong phân tử chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 109,8 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol X, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 90

B. 60

C. 120

D. 240

Câu 34. Đun nóng m gam hỗn hợp gồm a mol tetrapeptit mạch hở X và 2a mol tripeptit mạch hở Y với 600ml dung dịch NaOH 2M (vừa đủ). Sau khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 144,96 gam muối khan của các amino axit đều có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2 trong phân tử. Giá trị của m là A. 103,44

B. 132,00

C. 51,72

D. 88,96

Câu 35. Cho 11,8 gam amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y được 19,1 gam muối khan. Số công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử của X là A. 3

B. 4

C. 5

D. 2

Câu 36. Cho 21,6 gam chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8O3N2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Khối lượng của Y là A. 4,5

B. 9,0

C. 13,5

D. 6,75

Câu 37. Hỗn hợp A gồm ba peptit mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1 : 2. Thủy phân hoàn toàn m gam A thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 52,5 gam Glyxin và 71,2 gam Alanin. Biết số liên kết peptit trong phân tử X nhiều hơn trong Z và tổng số liên kết peptit trong ba phân tử X, Y, Z nhỏ hơn 10. Giá trị của m là A. 103,9

B. 101,74

C. 100,3

D. 96,7

IV. Vận dụng cao Câu 38. Hòa tan hết 23,76 gam hỗn hợp X gồm FeCl2; Cu và Fe(NO3)2 vào 400ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch chứa AgNO3 1M vào Y đến các phản ứng hoàn toàn thấy đã dùng 580ml, kết thúc thu được m gam kết tủa và thoát ra 0,448 lít khí (ở đktc). Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N +5 trong cả quá trình, giá trị của m gần nhất với A. 82

B. 80

C. 84

D. 86

Câu 39. Hỗn hợp E gồm chất X (C5H14N2O4, là muối của axit hữu cơ đa chức) và chất Y (C2H7NO3, là muối của một axit vô cơ). Cho một lượng E tác dụng hết với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,4 mol hỗn hợp hai khí có số mol bằng nhau và dung dịch Z. Cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 34,4

B. 50,8

C. 42,8

D. 38,8


Câu 40. X, Y, Z là 3 este đều đơn chức, mạch hở không cho phản ứng tráng gương (trong đó X no, Y và Z có 1 liên kết đôi C = C trong phân tử). Đốt cháy 23,58 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với O2 vừa đủ, sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 137,79 gam so với trước phản ứng. Mặt khác, đun nóng 23,58 gam E với 200 ml dung dịch NaOH 1,5M (vừa đủ) thu được hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối và hỗn hợp 2 ancol kế tiếp thuộc cùng một dãy đồng đẳng. Thêm NaOH rắn, CaO rắn dư vào F rồi nung thu được hỗn hợp khí G. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Vậy phần trăm khối lượng của khí có phân tử khối nhỏ trong G gần nhất với giá trị là A. 87,83%

B. 76,42%

C. 61,11%

D. 73,33%


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1. Chọn đáp án C C2H5COO là gốc propionat của axit propionic C2H5COOH. Còn C2H5 là gốc etyl của ancol etylic C2H5OH. ⇒ tên gọi của este C2H5COOC2H5 là etyl propionat → chọn C. Câu 2. Chọn đáp án B Công thức phân tử của alanin là C3H7NO2 ⇒ ∑ nguyên tử trong 1 phân tử alanin = 3 + 7 + 1 + 2 = 13 → chọn đáp án B. Câu 3. Chọn đáp án A Bài học: bảng phân loại các chất cacbohiđrat trong chương trình học như sau:

⇒ monosaccarit trong 4 đáp án là glucozơ → chọn đáp án A. Câu 4. Chọn đáp án C Anilin tạo kết tủa trắng với dung dịch Br2 tương tự như phenol:


⇒ chọn đáp án C. Câu 5. Chọn đáp án B • các muối KNO3, KCl có môi trường trung tính, pH = 7. • muối K2CO3 có môi trường bazo, pH > 7. • muối NH4Cl có môi trường axit, pH < 7. ⇒ đáp án cần chọn theo yêu cầu là B. Câu 6. Chọn đáp án C đipeptit không có phản ứng màu biure với Cu(OH)2 từ tripeptit trở lên đều tạo phức màu tím với Cu(OH)2 ⇒ chất thỏa mãn yêu cầu là tripeptit Ala-Gly-Val → chọn đáp án C. metylamin không phản ứng với Cu(OH)2; Còn glucozơ tạo phức màu xanh đặc trưng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. Câu 7. Chọn đáp án D Etan: CH3-CH3 là ankan, một hiđrocacbon no, mạch hở ⇒ etan không phản ứng với dung dịch brom → chọn đáp án D. Câu 8. Chọn đáp án C Chương trình học chúng ta biết một số chất béo sau: • tripanmitin: (C15H31COO)3C3H5: chất béo no (rắn). • trilinoleic: (C17H31COO)3C3H5: chất béo không no (lỏng). • trioleic: (C17H33COO)3C3H5: chất béo không no (lỏng). • tristearic: (C17H35COO)3C3H5: chất béo no (rắn). Theo yêu cầu bài tập, ta chọn đáp án thỏa mãn là C. Câu 9. Chọn đáp án D • axit CH3COOH làm quỳ tím chuyển màu hồng. • ancol metylic CH3OH không làm quỳ tím đổi màu. • anilin C6H5NH2 tương tự phenol C6H5OH đều không làm quỳ đổi màu. • C2H5NH2 là amin có gốc hiđrocacbon no → làm quỳ tím chuyể nxanh. Theo đó, đáp án cần chọn là D. Câu 10. Chọn đáp án D HCHO là andehit, có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc (+AgNO3/NH3):


⇒ đáp án thỏa mãn cần chọn là D. Câu 11. Chọn đáp án A Phản ứng nhiệt phân muối nitrat của kim loại kiềm: t0 → NaNO 2 + 1 O 2 ↓ NaNO3  2

⇒ chất rắn thu được sau nhiệt phân là NaNO2 → chọn A. Câu 12. Chọn đáp án D Glucozơ là monosaccarit → không có phản ứng thủy phân. CÒN lại:

• tinh bột (polisaccarit): • saccarozơ (đisaccarit):

 → HCOOH + CH3OH. • metyl fomat (este): HCOOCH3 + H2O ←  Theo đó, đáp án cần chọn là D. Câu 13. Chọn đáp án B Có tối đa 4 đipeptit có thể tạo ra từ hỗn hợp gồm alanin và valin Gồm: Ala-Ala; Val-Val; Ala-Val và Val-Ala ⇒ chọn đáp án B. Câu 14. Chọn đáp án A Phản ứng: H 2 NCH 2COOH + NaOH → H 2 NCH 2COONa + H 2O Có n glyxin = 30 ÷ 75 = 0,4 mol ⇒ nmuối = nglyxin = 0,4 mol. ⇒ m = mmuối = 0,4 × (75 + 22) = 38,8 gam → chọn đáp án A. Câu 15. Chọn đáp án D


Phản ứng: (C17H35COO)3C3H5 + 3KOH → 3C17H35COOK + C3H5(OH)3 Có 0,3 mol (C17H35COO)3C3H5 → tương ứng có 0,9 mol C17H35COOK. ⇒ m = mmuối = 0,9 × 322 = 289,8 gam → chọn đáp án D. Câu 16. Chọn đáp án B C4H9OH có 4 đồng phân ancol tương ứng gồm:

⇒ chọn đáp án B. Câu 17. Chọn đáp án D • các muối NaCl, KNO3 không phản ứng với NH3 CuCl2 và AlCl3 tạo kết tủa với NH3: • CuCl2 + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2 + 2NH4Cl • AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl NHƯNG, môi trường NH3 không giống NaOH hòa tan được Al(OH)3↓ tạo muối aluminat → trường hợp AlCl3 thỏa mãn thu được kết tủa sau phản ứng. CÒN, Cu(OH)2 tạo được phức tan với NH3 là [Cu(NH3)4](OH)2 ⇒ nên là khi dùng dư NH3 ta không thu được kết tủa sau phản ứng. Theo đó, đáp án đúng cần chọn là. p/s: thêm: [Cu(NH3)4](OH)2 chính là nước Svayde hòa tan được xenlulozơ, dùng trong quá trình sản xuất tơ nhân tạo. + cũng tạo được phức tan như thể là muối Zn2+. Câu 18. Chọn đáp án B Phản ứng: Al + 4HNO3 → Al(NO3)3 + NO + 2H2O. ⇒ nAl = nNO = 3,36 ÷ 22,4 = 0,15 mol ⇒ m = mAl = 0,15 × 27 = 4,05 gam → chọn đáp án B. Câu 19. Chọn đáp án B Phản ứng tráng bạc của glucozơ theo tỉ lệ như sau:


⇒ nglucozo = 1/2 .

∑n

Ag

= 32,4 ÷ 108 ÷ 2 = 0,15 mol.

⇒ mdung dịch glucozơ 20% = 0,15 × 180 ÷ 0,2 = 135 gam → chọn B. Câu 20. Chọn đáp án C Phản ứng thủy phân Gly-Ala trong HCl xảy ra như sau:

||⇒ dùng 1 mol Gly-Ala thu được 1 mol Gly-HCl và 1 mol Ala-HCl ⇒ m = mmuối = (75 + 36,5) + (89 + 36,5) = 237,0 gam → chọn C. Câu 21. Chọn đáp án A Phản ứng: etyl axetat: CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH. Có netyl axetat = 17,6 ÷ 88 = 0,2 mol ⇒ NaOH dùng dư, n C2 H5OH = n este = 0, 2 mol. ⇒ BTKL có m = mmuối + NaOH dư = 17,6 + 0,3 × 40 – 0,2 × 46 = 20,4 gam ⇒ chọn đáp án A. Câu 22. Chọn đáp án B phản ứng của NH2 + HNO2 thuộc phần kiến thức SGK NC.! Phản ứng: HOOC-CH(CH3)-NH2 + HO-N≡O → HOOC-CH(CH3)-OH + N2↑ + H2O ⇒ có n N2 = 0, 2 mol ⇒ n alanin = 0,2 mol ⇒ m = 0,2 × 89 = 17,8 gam. ⇒ chọn đáp án B. Câu 23. Chọn đáp án A Lên men rượu:


⇒ có 2 mol glucozơ tham gia phản ứng, hiệu suất 80% ⇒ n C2H5OH thu duoc = 3, 2 mol. ⇒ V = 3, 2 × 46 ÷ 0,8 ÷ 0, 46 = 400 mL → chọn đáp án A. Câu 24. Chọn đáp án D Phản ứng: CnH2n + 3N + HCl → CnH2n + 3NHCl ||⇒ bảo toàn khối lượng có mHCl = mmuối – mamin = 23,36 gam ⇒ nHCl = 23,36 ÷ 36,5 = 0,64 mol ⇒ V = VHCl = 0,64 lít ⇔ 640 mL → chọn đáp án D. Câu 25. Chọn đáp án C Amino axit X theo giả thiết có dạng H2NRCOOH. Phản ứng: H2NRCOOH + NaOH → H2NRCOONa + H2O. Tăng giảm khối lượng có nX = nNaOH = (38,8 – 30) ÷ (23 – 1) = 0,4 mol ⇒ MX = 16 + R + 45 = 30 ÷ 0,4 = 75 ⇒ R = 14 ứng với gốc CH2. ⇒ cấu tạo của amino axit X là H2NCH2COOH (Glyxin) → chọn C. Câu 26. Chọn đáp án C Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 56,96 gam Ala, 64 gam Ala-Ala và 55,44 gam Ala-Ala-Ala ⇔ 0,64 mol Al + 0,4 mol Ala-Ala và 0,24 mol Ala-Ala-Ala ⇒

∑n

goc Ala

⇒ ntetrapeptit =

= 0,64 + 0,4 × 2 + 0,24 × 3 = 2,16 mol.

∑n

goc Ala

÷ 4 = 0,54 mol

⇒ m = 0,54 × ( 89 × 4 − 18 × 3) = 163,08 am. ⇒ tương ứng với đáp án đúng cần chọn là C. Câu 27. Chọn đáp án D Bảo toàn khối lượng: mancol = 0,2 × 160 + 100 × 0,16 – 35,6 = 12,4 gam. Nhìn 4 đáp án ⇒ nancol = nX = 0,2 mol ⇒ Mancol = 12,4 ÷ 0,2 = 62 ⇒ ancol là C2H4(OH)2 (etylen glicol) ⇒ loại đáp án A, B Nhìn vào số cacbon (C) trong 2 đáp án còn lại ⇒ loại C và chọn D.


Câu 28. Chọn đáp án A phản ứng của glucozơ và fructozơ + Cu(OH)2/OH−, t0C thuộc phần giảm tải 2018.! Giải như sau: ♦1: thủy phân saccarozơ thu được fructozơ và glucozơ, rõ như sau:

 → glucozơ. Sau đó: trong môi trường kiềm OH−: fructozơ ←  Mà glucozơ có tính chất của nhóm chức andehit với Cu(OH)2/OH− đun nóng: RCHO + 2Cu(OH)2 + NaOH → RCOONa + Cu2O↓ + 3H2O

 → 0,4 mol glucozơ Có 0,2 mol saccarozơ → tạo 0,2 mol fructozơ + 0,2 mol glucozơ ←  Từ tỉ lệ phản ứng với Cu(OH)2/OH− có n Cu 2O = ∑ n glucozo = 0,4 mol

⇒ m = m Cu 2O↓ = 0, 4 × 144 = 57, 6 gam → chọn đáp án A. Câu 29. Chọn đáp án A Bài học: Quy luật biến đổi lực bazo Amin no Amin no, mạch hở thể hiện tính bazo mạnh hơn amoniac do gốc ankyl có tác dụng làm tăng cường tính bazo:

Amin no bậc hai (đính với hai gốc ankyl) có tính bazo mạnh hơn bazo bậc một:


Amin thơm Amin thơm có nguyên tử N ở nhóm amin đính trực tiếp vào vòng benzen. Gốc phenyl có tác dụng làm suy giảm tính bazo, do vậy amin thơm có lực bazo rất yếu, yếu hơn amoniac:

Theo quy luật biến đổi trên ⇒ dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực bazo giảm dần là (4), (2), (5), (1), (3) → chọn đáp án A. Câu 30. Chọn đáp án D Có ME = 50 × 2 = 100 → công thức phân tử của E là C3H8O2. X + NaOH → muối axit hữu cơ + andehit ⇒ có 4 đồng phân cấu tạo phù hợp với X gồm: HCOOCH=CHCH2CH3 (1); HCOOCH=C(CH3)2 (2); CH3COOCH=CHCH2 (3) và C2H5COOCH=CH2 (4). ⇒ chọn đáp án D. Câu 31. Chọn đáp án C • chất béo là trieste của glixerol với các axit béo → (b) sai. • triolein (C17H33COO)3C3H5 là chất béo không no → là chất lỏng ở đk thường → (d) sai. Còn lại các phát biểu (a), (c), (e), (f) đều đúng. ⇒ chọn đáp án C. Câu 32. Chọn đáp án B • cấu trúc tinh bột không kéo dài mà xoắn lại thành hạt có lỗ rỗng (giống như lò xo) ⇒ các phân tử I2 có thể chui vào → bị hấp thụ → màu xanh tím.

⇒ từ hiện tượng với I2 → cho biết X là hồ tinh bột.


• protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2/OH− → màu xanh tím đặc trưng ⇒ hiện tượng này cho biết chất Y là lòng trắng trứng (có thành phần protein). • glucozơ có phản ứng tráng bạc → Z là glucozơ:

• anilin có phản ứng với Br2 tạo kết tủa trắng như phenol:

⇒ cho biết T là anilin. Vậy dãy thỏa mãn yêu cầu là đáp án B. Câu 33. Chọn đáp án D Quy về đipeptit: 2Y3 + H2O → 3Y2 (C2nH4nN2O3) ||→ n H2O them = 0,1 mol; n Y2 = 0,3 mol ⇒ đốt Y2 cho n CO2 = n H2O =

109,8 + 0,1 × 18 = 1,8 mol. 44 + 18

⇒ 2n = 1,8 ÷ 0,3 = 6 ⇒ n = 3 ⇒ amino axit là Ala (C3H7NO2). X là Ala-Ala. Bảo toàn nguyên tố Cacbon: m = 0, 4 × 2 × 3 × 100 = 240 gam. Câu 34. Chọn đáp án A m gam peptit + 0,12 mol NaOH → 144,96 gam muối khan + H2O.

n NaOH phan ung = 0,6 × 2 = 1,2 = 4a + 3 × 2a ⇒ a = 0,12 mol. ⇒

∑n

peptit

= a + 2a = 3a = 0,36 mol ⇒ n H 2O = 0,36 mol.

Bảo toàn khối lượng: m + 0,6 × 2 × 40 = 144,96 + 0,36 × 18 ⇒ m = 103, 44 gam. Câu 35. Chọn đáp án B 11,8 gam amin X (đơn chức) + HCl → 19,1 gam muối khan.


⇒ theo BTKL có mHCl = 7,2 gam ⇒ nX = nHCl = 0,2 mol (do X là amin đơn chức). ⇒ MX = 11,8 ÷ 0,2 = 59 tương ứng với amin có CTPT là C3H9N. viết, vẽ → đếm → có 4 đồng phân cấu tạo thỏa mãn X gồm:

⇒ đáp án đúng cần chọn là B. Câu 36. Chọn đáp án B X là C2H5NH3NO3 ⇒ Y là C2H5NH2. ⇒ nY = nX = 21,6 ÷ 108 = 0,2 mol ⇒ mY = 0,2 × 45 = 9 gam. Câu 37. Chọn đáp án A Trùng ngưng hóa hỗn hợp peptit A: 1X + 1Y + 2Z → E(XYZ2) + (1 + 1 + 2 – 1 = 3)H2O ⇒ Thủy phân A cũng như thủy phân (E + 3H2O). nGly = 0,7 mol; nAla = 0,8 mol → Gly : Ala = 7 : 8 = 7k : 8k ⇒

∑ goc a.a = 7k + 8k = 15k (với k là số tự nhiên khác 0).

∑1k peptit < 10 ⇒ ∑mắt xích < 10 + 3 = 13. Gọi số mắt xích trong X, Y và Z là m, n và p (m, n, p ≥ 2).

m + n + 2 p = 15k ⇒ ⇒ 2 ≤ m, n, p ≤ 8 . m + n + p < 13 

⇒ 2.1 + 2.1 + 2.2 ≤ 15k < 2.1 + 2.1 + 8.2 ⇒ 0,53 ≤ k ≤ 1,33 ⇒ k = 1 ⇒ E + ( 7 + 8 − 1 = 14 ) H 2 O → 7Gly + 8Ala ⇒ A + 11H 2O → 7Gly + 8Ala → n H2O = 0,7 × 11 ÷ 7 = 1,1 mol. Bảo toàn khối lượng: m = 52,5 + 71, 2 − 1,1× 18 = 103,9 gam. Câu 38. Chọn đáp án A


Do Y tác dụng AgNO3 sinh ra NO ⇒ trong Y có chứa H+ và NO3− hết.

4H + + NO3− + 3e → NO + 2H 2O ⇒ ở phản ứng đầu, n H + = 0, 4 − 0, 02 × 4 = 0,32 mol. ⇒ n NO− = 0,32 ÷ 4 = 0,08 mol ⇒ n Fe( NO3 ) = 0, 04 mol. 3

2

Đặt n FeCl2 = x mol; n Cu = y mol. m X = 127 x + 64y + 0,04 × 180 = 23,76 gam. Bảo toàn nguyên tố Clo: n AgCl = 2 x + 0,4 mol. Bảo toàn nguyên tố Ag: n Ag = 0,58 − (2x + 0,4) = 0,18 – 2x mol. Bảo toàn electron cả quá trình: n FeCl2 + 2n Cu + n Fe( NO3 ) = n Ag + 3 n H+ 4 2 ⇒ x + 2y + 0,04 = 0,18 – 2x + 3

4

× 0,4 ⇒ giải: x = 0,08 mol; y = 0,1 mol.

⇒ nAg = 0,02 mol; nAgCl = 0,56 mol ⇒ m = 0,02 × 108 + 0,56 × 143,5 = 82,52 gam. Cách khác: n NO = n H + ÷ 4 = 0, 4 ÷ 4 = 0,1 mol. Bảo toàn nguyên tố Nitơ: n NO− = 0,04 × 2 + 0,58 – 0,1 = 0,56 mol. 3

Bảo toàn nguyên tố Fe: n Fe3+ = x + 0,04 mol. Bảo toàn điện tích: (x + 0,04) × 3 + 2y = 0,56 mol ⇒ x và y. ⇒ giải thích tương tự như cách trên! Câu 39. Chọn đáp án C TH1: X là C3H6(COONH4)2 và Y là CH3NH3HCO3. ⇒ n NH3 = n CH3 NH 2 = 0, 2 mol ⇒ nX = 0,1 mol và nY = 0,2 mol rắn khan gồm 0,1 mol C3H6(COONa)2, 0,2 mol Na2CO3 và 0,1 mol NaOH

m = 0,1 × 176 + 0, 2 × 106 + 0,1 × 40 = 42,8 gam. TH2: X là C2H4(COOCH3NH3)(COONH4) và Y là CH3NH3HCO3 ⇒ loại. TH3: X là (COOCH3NH3)(COOC2H5NH3) và Y là CH3NH3HCO3 ⇒ loại. Câu 40. Chọn đáp án C Đặt công thức tổng quát cho X là CnH2nO2 (n ≥ 3). Đặt công thức trung bình cho Y và Z là CmH2m-2O2 (m > 4).

n E = n COO = n NaOH = 0, 2 × 1,5 = 0,3 mol ⇒ n NO = 0,3 × 2 = 0,6 mol. Đặt n CO2 = x mol; n H2O = y mol ⇒ n C trong E = x mol; n H trong E = 2y mol.


⇒ m E = m C + m H + m O = 12x + 2y + 0,6 × 16 = 23,58 gam.

(

)

mdung dịch giảm = m BaCO3 − m CO2 + m H 2O = 197x – (44x + 18y) = 137,79 gam. ⇒ giải hệ được: x = 1,01 mol; y = 0,93 mol. Ta có: n CO2 − n H2O = ( k − 1) .n HCHC (với k là độ bất bão hòa của HCHC). Áp dụng: n CO2 − n H2O = n Y.Z = 1,01 − 0,93 = 0, 08 mol ⇒ nX = 0,3 – 0,08 = 0,22 mol. n ≥3;m > 4 ⇒ 0, 22n + 0, 08m = 1,01  → n = 3 và m = 4,375 .

⇒ X là CH3COOCH3 và Y là CH2=CH-COOCH3. Để thu được 2 muối và 2 ancol đồng đẳng kế tiếp thì Z phải là CH2=CH-COOC2H5. ⇒ F gồm 0,22 mol CH3COONa và 0,08 mol CH2=CH-COONa. ⇒ G gồm 0,22 mol CH4 và 0,08 mol CH2=CH2. ⇒ % m CH 4 = 0,22 × 16 ÷ (0,22 × 16 + 0,08 × 28) × 100% = 61,11%


Đề KSCL THPT Chuyên Đại Học Vinh - Nghệ An - Lần 1 - Năm 2018 I. Nhận biết Câu 1. Chất nào sau đây không tác dụng với NaOH trong dung dịch? A. Benzylamoni clorua

B. Anilin

C. Metyl fomat

D. Axit fomic

Câu 2. Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc hai và là chất khiwr ở điều kiện thường? A. CH3NH2

B. (CH3)3N

C. CH3NHCH3

D. CH3CH2NHCH3

Câu 3. Alanin có thành phần hóa học gồm các nguyên tố là A. C, H, N

B. C, H, Cl

C. C, H

D. C, H, N, O

C. Saccarozơ

D. Amilozơ

Câu 4. Chất nào sau đây là đisaccarit? A. Xenlulozơ

B. Glucozơ

Câu 5. Cacbohiđrat nhất thiết phải chứa nhóm chức của A. ancol

B. amin

C. xeton

D. anđehit

C. C4H6O2

D. C5H8O2

Câu 6. Metyl axetat có công thức phân tử là A. C3H6O2

B. C4H8O2

Câu 7. Cho CH3CHO phản ứng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) thu được A. CH3CH2OH

B. HCOOH

C. CH3OH

D. CH3COOH

Câu 8. Chất nào sau đây phản ứng udodwjc với dung dịch axit axetic tạo chất khí ở điều kiện thường? A. NH3

B. NaOH

C. NaHCO3

D. CH2CH2OH

II. Thông hiểu Câu 9. Đốt cháy hoàn toàn một lượng este X bằng lượng khí O2 vừa đủ thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Công thức cấu tạo thu gọn thỏa mãn điều kiện của X có thể là: A. HCOOC2H5

B. CH3COOCH=CH2

C. CH2=CH-COOC2H5

D. CH3COOC6H5

Câu 10. Phát biểu nào sau đây sai? A. Dung dịch sữa bò đông tụ khi nhỏ nước chanh vào. B. Ở trạng thái kết tinh amino axit tồn tại ở dạng ion lưỡng cực. C. Dung dịch Gly-Ala có phản ứng màu biure. D. Amino axit có tính lưỡng tính. Câu 11. Cho dãy các chất: C6H5NH2 (1), C2H5NH2 (2), (C2H5)2NH (3), NH3 (4), (C6H5- là gốc phenyl). Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực bazơ giảm dần là A. (3), (2), (4), (1)

B. (3), (1), (2), (4)

C. (4), (2), (3), (1)

Câu 12. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Dung dịch benzylamin trong nước làm quỳ tím hóa xanh. B. Thủy phân vinyl axetat thu được ancol.

D. (4), (1), (2), (3)


C. Ứng dụng của axit glutamic dùng làm mì chính. D. Tripanmitin là chất lỏng ở điều kiện thường. Câu 13. Phát biểu nào sau đây sai? A. Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh. B. Số nguyên tử N có trong phân tử peptit Lys-Glu-Ala-Val là 5. C. Trong y học, glucozơ dùng để làm dung dịch truyền tĩnh mạch. D. Thủy phân mantozơ trong môi trường kiềm thu được glucozơ. Câu 14. Hiđrat hóa anken X chỉ tạo thành một ancol. Anken X thỏa mãn điều kiện có thể là A. propen

B. but-2-en

C. but-1-en

D. 2-metylpropen

Câu 15. Cho 0,1 mol H2N-CH2-COOH tác dụng với 150 mL dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch m gam muối. Giá trị của m là A. 23,50

B. 34,35

C. 20,05

D. 27,25

Câu 16. Peptit X có công thức sau: Gly-Ala-Val. Khối lượng phân tử của peptit X (đvC) là A. 245

B. 281

C. 227

D. 209

Câu 17. Thủy phân hoàn toàn 1 mol oligopeptit X (mạch hở) chỉ thu được 1 mol Gly, 1 mol Ala, 1 mol Val. Số công thức cấu tạo thỏa mãn điều kiện của X là A. 1

B. 2

C. 6

D. 4

Câu 18. Khối lượng Ag thu được khi cho 0,1 mol C2H5CHO phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng là A. 10,8 gam

B. 16,2 gam

C. 21,6 gam

D. 43,2 gam

Câu 19. Hỗn hợp M gồm glucozơ và mantozơ. Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng vừa đủ 0,4 mol O2, thu được H2O và V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là A. 6,72

B. 17,80 gam

C. 16,68 gam

D. 18,38 gam

Câu 20. Xà phòng hóa hoàn toàn 17,24 gam triglixerit cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là A. 18,24 gam

B. 17,80 gam

C. 16,68 gam

D. 18,38 gam

Câu 21. Xà phòng hóa hoàn toàn 11,1 gam hỗn hợp X gồm HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH 1M. Thể tích dung dịch NaOH cần dùng tối thiểu là A. 100 mL

B. 200 mL

C. 300 mL

D. 150 mL

Câu 22. Amin X bậc 1, có công thức phân tử C4H11N. Số đồng phân cấu tạo của X là A. 7

B. 4

C. 8

D. 5

Câu 23. Hỗn hợp M gồm hai amin no, đơn chức, mạch hở X và Y (là đồng đẳng kế tiếp, MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn một lượng M trong O2 thu được N2; 10,8 gam H2O và 6,72 lít CO2 (đktc). Chất Y là A. propylamin

B. etylmetylamin

C. etylamin

D. butylamin


Câu 24. Dùng m kg tinh bột để điều chế 2 lít dung dịch ancol etylic 46° (khối lượng riêng của C2H5OH nguyên chất là 0,8 gam/mL). Biết hiệu suất cả quá trình là 80%. Giá trị của m là A. 3,60

B. 1,44

C. 2,88

D. 1,62

Câu 25. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức, thuộc cùng dãy đồng đẳng, thu được 3,808 lít khí CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Giá trị của m là A. 5,72

B. 7,42

C. 5,42

D. 4,72

Câu 26. Thủy phân hoàn toàn 6,04 gam Gly-Ala-Val-Gly bằng dung dịch HCl dư, thu được dung dịch Y chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 10,04

B. 9,67

C. 8,96

D. 26,29

Câu 27. Thủy phân hoàn toàn 1,76 gam CH3COOC2H5 trong dung dịch NaOH dư, sau phản ứng thu được ancol X. Cho X tác dụng hết với Na dư thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là A. 6,72

B. 2,24

C. 4,48

D. 3,36

Câu 28. Trung hòa hoàn toàn 12 gam amin X (bậc một, mạch cacbon không phân nhánh) bằng axit HCl tạo ra 26,6 gam muối. Amin X có công thức là A. CH3CH2CH2NH2

B. H2NCH2CH2NH2

C. H2NCH2CH2CH2NH2

D. H2NCH2CH2CH2CH2NH2

Câu 29. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol triglixerit X, thu được lượng CO2 và H2O hơn kém nhau 7 mol. Mặt khác, cho a mol X tác dụng tối đa với 600 mL dung dịch Br2 1M. Giá trị của a là A. 0,20

B. 0,12

C. 0,10

D. 0,15

Câu 30. Cho các phát biểu sau: (a) Thuốc thử cần dùng để phân biệt dung dịch glucozơ và dung dịch fructozơ là nước brom. (b) Glucozơ còn được gọi là đường nho (c) Xenlulozơ triaxetat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo (d) Fructozơ là chất kết tinh, không tan trong nước (e) Mantozơ và saccarozơ là đồng phân của nhau Số phát biểu đúng là A. 4

B. 3

C. 2

D. 5

Câu 31. Cho dãy chất sau: butađien, anilin, anđehit axetic, toluen, pentan, axit metacrylic và stiren. Số chất trong dãy làm mất màu nước brom là A. 7

B. 6

C. 4

D. 5

Câu 32. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Ala-Val-Ala-Gly-Ala và Val-Gly-Gly thu được Ala 37,5 gam Gly và 35,1 gam Val. Giá trị của m là A. 99,3

B. 92,1

C. 90,3

D. 84,9


Câu 33. Thủy phân 0,01 mol mantozơ một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng hoàn toàn với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng thì khối lượng Ag thu được là A. 4,32 gam

B. 3,24 gam

C. 2,16 gam

D. 3,78 gam

Câu 34. Hiđro hóa hoàn toàn chất hữu cơ X (mạch hở) tạo thành 4-metylpentan-2-ol. Số đồng phân cấu tạo bền thỏa mãn điều kiện của X là A. 2

B. 4

C. 3

D. 5

Câu 35. Hỗn hợp X gồm hai ancol no, đơn chức, mạch hở, đồng đẳng kế tiếp. Oxi hóa hết 0,2 mol hỗn hợp X (có khối lượng m gam) bằng CuO ở nhiệt độ thích hợp, thu được hỗn hợp anđehit Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng thu được 75,6 gam Ag. Giá trị của m là A. 7,1

B. 8,5

C. 8,1

D. 6,7

Câu 36. Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (dư), thu được dung dịch Y chứa (m + 11) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch Z chứa (m + 10,95) gam muối. Giá trị của m là A. 38,1

B. 38,3

C. 41,1

D. 32,5

Câu 37. Cho 0,05 mol hỗn hợp 2 este đơn chức X và Y phản ứng tối đa với dung dịch NaOH dư được hỗn hợp các chất hữu cơ Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được 0,12 mol CO2 và 0,03 mol Na2CO3. Nếu làm bay hơi hỗn hợp Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 2,34

B. 3,48

C. 4,56

D. 5,64

Câu 38. Đun nóng hỗn hợp khí X (gồm 0,02 mol axetilen; 0,01 mol vinylaxetilen; 0,01 mol propen và 0,05 mol H2) trong một bình kín (xúc tác Ni), sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y tác dụng vừa đủ với 400 mL dung dịch brom 0,1M. Tỉ khối của Y so với H2 có giá trị là A. 20,5

B. 15,60

C. 17,95

D. 13,17

IV. Vận dụng cao Câu 39. Oligopeptit mạch hở X được tạo nên từ các α-amino axit đều có công thức dạng H2NCxHyCOOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X cần dùng vừa đủ 1,875 mol O2, chỉ thu được N2; 1,5 mol CO2 và 1,3 mol H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,025 mol X bằng 400 mL dung dịch NaOH 1m, đun nóng, thu được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Số liên kết peptit trong X và giá trị của m lần lượt là A. 9 và 27,75

B. 10 và 27,75

C. 9 và 33,75

D. 10 và 33,75

Câu 40. Hỗn hợp X gồm metyl fomat, đimetyl oxalat và este Y (khôn no có một liên kết C=C, đơn chức, mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol X cần dùng 1,5 mol O2, thu được 1,6 mol CO2 và 1,2 mol H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,3 mol X trong dung dịch NaOH dư thu được dung dịch Z. Cho Z tác dụng hết với một lượng vừa đủ dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 108,00

B. 64,80

C. 38,88

D. 86,40


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1. Chọn đáp án B Các phản ứng xảy ra: • benzylamoni clorua: C6H5CH2NH3Cl + NaOH → C6H5CH2NH2 + NaCl + H2O. • metyl fomat: HCOOCH3 + NaOH → HCOONa + CH3OH. • axit fomic: HCOOH + NaOH → HCOONa + ½ H2↑ chỉ có anilin C6H5NH2 không phản ứng với NaOH → chọn đáp án B. Câu 2. Chọn đáp án C Bài học về bậc amin:

⇒ CH3NHCH3 và CH3CH2NHCH3 là hai amin bậc hai trong 4 đáp án. tuy nhiên, thỏa mãn là chất khí ở điều kiện thượng thì chỉ có thể là CH3NHCH3 (đimetylamin) ⇒ chọn đáp án C. Câu 3. Chọn đáp án D công thức cấu tạo của alanin là CH3CH(NH2)COOH (M = 89). ⇒ thành phần hóa học của alanin gồm các nguyên tố C, H, O, N ⇒ đáp án thỏa mãn là D. Câu 4. Chọn đáp án C Bài học:


⇒ thuộc loại đisaccarit là saccarozơ → chọn đáp án C. Câu 5. Chọn đáp án A Cacbohiđrat nhất thiết phải chứa nhóm chức ancol CH2OH ⇒ chọn đáp án A. Câu 6. Chọn đáp án A metyl axetat có cấu tạo là CH3COOCH3 ⇒ Tương ứng với công thức phân tử là C3H6O2. → chọn đáp án A. Câu 7. Chọn đáp án A Phản ứng hóa học xảy ra:

Chọn đáp án A. Câu 8. Chọn đáp án C Phản ứng: CH3COOH + NaHCO3 → CH3COONa + CO2↑ + H2O. ⇒ chọn đáp án C. Câu 9. Chọn đáp án A


0

t đốt X + O2  → 0,4 mol CO2 + 0,4 mol H2O.

Tương quan đốt n CO = n H O cho biết X thuộc dãy đồng đẳng este no, đơn chức, mạch hở → thỏa mãn 2

2

trong 4 đáp án là HCOOC2H5. ⇒ chọn đáp án A. Câu 10. Chọn đáp án C Xem xét các phát biểu: A. Trong sữa bò có chứa các phân tử protein + trong quả chanh có chứa 1 lượng lớn axit xitric ⇒ khi vắt chanh vào sữa, axit xitric đã làm cho pH trong sữa giảm, do protein dễ biến tính khi pH thay đổi nên sẽ bị kết tủa gây hiện tượng sữa bị đông tụ B. đúng.!

D. phân tử amino axit chứa cả nhóm cacboxylic COOH và nhóm amino NH2 ⇒ có tính lưỡng tính (phân li được cả H+; cả OH–). C. đipeptit Gly-Ala không có phản ứng màu biure ⇒ C sai → chọn đáp án C. Câu 11. Chọn đáp án A Bài học: 2. Quy luật biến đổi lực bazơ Amin no Amin no, mạch hở thể hiện tính bazơ mạnh hơn amoniac do gốc ankyl có tác dụng làm tăng cường tính bazơ:

Amin no bậc hai (đính với hai gốc ankyl) có tính bazơ mạnh hơn bazơ bậc một:

Amin thơm


Amin thơm có nguyên tử N ở nhóm amin đính trực tiếp vào vòng benzen. Gốc phenyl có tác dụng làm suy giảm tính bazơ, do vậy amin thơm có lực bazơ rất yếu, yếu hơn amoniac:

⇒ thứ tự đúng là (3), (2), (4), (1) → chọn đáp án A. Câu 12. Chọn đáp án A Xem xét các phát biểu: B. Thủy phân vinyl axetat: CH3COOCH=CH2 + NaOH → CH3COONa + CH3CHO sản phẩm thu được là muối và anđehit, không có ancol → phát biểu B sai.! C. dùng làm mì chính là muối mononatri gluconat ≠ axit glutamic → C sai.! D. tripanmitin là chất béo no → là chất rắn ở điều kiện thường → D sai.! benzylamin C6H5CH2NH2 ≠ phenylamin C6H5NH2; dung dịch benzylamin làm quỳ tím chuyển màu xanh → phát biểu A đúng.! Câu 13. Chọn đáp án D Xem xét các phát biểu:

• ⇒ phát biểu A đúng.


• tetrapeptit Lys-Glu-Ala-Val: Lys có 2 nhóm NH2; Glu, Ala và Val đều có 1 nhóm NH2 ⇒ tổng nguyên tử N có trong tetrapeptit là 5 → phát biểu B đúng. • Trong y học, glucozơ dùng để làm dung dịch truyền tĩnh mạch do glucozơ là đường đơn cơ thể có thể hấp thụ trực tiếp nên có thể truyền thẳng vào tĩnh mạch.! C đúng. • mantozơ bị thủy phân khi có mặt xúc tác axit hoặc enzim, không phải trong môi trường kiềm → phát biểu D sai → chọn đáp án D. Câu 14. Chọn đáp án B Hai nguyên tử cacbon nối đôi hoàn toàn tương đương (anken đối xứng), khi cộng tác nhân H-X chỉ tạo ra 1 sản phẩm → thỏa mãn là but-2-en:

Chọn đáp án B. Câu 15. Chọn đáp án D Quy đổi: 0,1 mol H2NCH2COOH + 0,3 mol HCl + NaOH → muối + H2O. có n H O = n NaOH = n HCl + n COOH = 0,1 + 0,3 = 0, 4 mol. 2

BTKL có m muoi = 0,1× 75 + 0,3 × 36, 5 + 0, 4 × 40 − 0, 4 × 18 = 27, 25 gam. Chọn đáp án D. Câu 16. Chọn đáp án A Peptit X có công thức sau: Gly-Ala-Val ⇒ MX = 75 + 89 + 117 – 36 = 245 ⇒ chọn đáp án A. Câu 17. Chọn đáp án C Khi thay đổi trật tự các gốc α-amino axit sẽ tạo ra các peptit đồng phân cấu tạo của nhau. Như bạn có thể thấy từ phần cấu tạo, Gly-Ala và Ala-Gly là đồng phân:


Nếu phân tử chứa k gốc α-amino axit khác nhau thì sẽ có k! cách sắp xếp khác nhau của các gốc, dẫn tới có k! đồng phân cấu tạo. Theo toán học, đó là chỉnh hợp chập k của k phần tử: A kk =

k! k! k! = = = k! ( k − k )! 0! 1

Vận dụng: Có 3! = 6 tripeptit được tạo thành đồng thời từ 3 gốc Gly, Ala và Val, đó là:

⇒ chọn đáp án C. Câu 18. Chọn đáp án C anđehit đơn chức ≠ HCHO phản ứng tráng bạc theo tỉ lệ sau:

Theo đó,

∑n

Ag ↓

= 2n C2 H5CHO = 0, 2 mol ⇒ m Ag↓ = 21, 6 gam.

⇒ chọn đáp án C. Câu 19. Chọn đáp án C glucozơ: C6H12O6 = C6(H2O)6 và mantozơ C12H22O11 = C12(H2O)11 chúng đều là các cacbohiđrat, dạng Cm(H2O)n khi đốt thực ra là: C + O2 → CO2 ||⇒ luôn có n CO = n O 2

⇒ theo đó, khi đốt M luôn có n CO = n O 2

2

cÇn

2

cÇn

:

= 0,4 mol ⇒ VCO = 8,96 lít. 2

||⇒ Chọn đáp án C. Câu 20. Chọn đáp án B Phản ứng: (RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3. có n glixerol = n NaOH : 3 = 0, 02 mol ⇒ dùng bảo toàn khối lượng ta có: m xµ phßng = ∑ m muèi thu ®−îc = 17, 24 + 0, 06 × 40 − 0, 02 × 92 = 17,80 gam. ⇒ Chọn đáp án B. Câu 21. Chọn đáp án D HCOOC2H5 và CH3COOCH3 có cùng CTPT C3H6O2 ⇒ MX = 74.


⇒ 11,1 gam X ⇔ 0,15 mol X. Phản ứng: X + 1NaOH → muối + ancol. X gồm 2 este đơn chức ⇒ nNaOH = nX = 0,15 mol ⇒ VNaOH cÇn dïng = 0,15 ÷ 1 = 0,15 lít ⇔ 150 mL. Chọn đáp án D. Câu 22. Chọn đáp án B X có công thức phân tử là C4H11N có 4 đồng phân amin bậc một thỏa mãn gồm:

⇒ Chọn đáp án B. Câu 23. Chọn đáp án C amin no đơn chức, mạch hở có dạng CnH2n + 3N. 0

t đốt Cn H 2n +3 N + O2  → 0,3 mol CO2 + 0,6 mol H2O.

tương quan đốt có: n X,Y = ( n H O − n CO ) ÷ 1,5 = 0, 2 mol. 2

2

⇒ Giá trị n = số Ctrung b×nh X, Y = 0,3 ÷ 0, 2 = 1,5 ⇒ amin X là CH5N và amin Y là C2H7N → chọn đáp án C. Câu 24. Chọn đáp án D Quá trình điều chế ancol etylic từ tinh bột diễn ra như sau:

• thủy phân tinh bột: • lên men rượu: Thực hiện 1 phép tính (chú ý hệ số tỉ lệ, hiệu suất, độ rượu, khối lượng riêng rượu): có m = 2 × 0, 46 × 0,8 ÷ 46 ÷ 2 ÷ 0,8 × 162 = 1, 62 kg. Chọn đáp án D. Câu 25. Chọn đáp án D 0

t đốt 3 ancol đồng đẳng + O2  → 0,17 mol CO2 + 0,3 mol H2O.


tương quan:

∑n

> ∑ n CO2 ⇒ 3 ancol thuộc dãy đồng đẳng no, đơn, hở.

H2O

⇒ n 3 ancol = ∑ n H O − ∑ n CO = 0,13 mol ⇒ n O trong 3 ancol = 0,13 mol. 2

2

⇒ m = m C + m H + m O = 0,17 × 12 + 0, 3 × 2 + 0,13 ×16 = 4, 72 gam. Chọn D.

Câu 26. Chọn đáp án A M Gly − Ala − Val−Gly = 302 ⇒ 6,04 gam Gly-Ala-Val-Gly ⇔ 0,02 mol.

Phản ứng: Gly-Ala-Val-Gly + 3H2O + 4HCl → m gam hỗn hợp muối. có n H O = 0, 06 mol; n HCl = 0,06 mol ||⇒ bảo toàn khối lượng có: 2

m = m muèi = 6, 04 + 0, 06 × 18 + 0, 08 × 36, 5 = 10, 04 gam. Chọn đáp án A.

Câu 27. Chọn đáp án B phản ứng: CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH. có n C H OH = n este = 17, 6 ÷ 88 = 0, 2 mol. 2

5

phản ứng: C2 H5OH + Na → C 2 H5ONa + 1 2 H 2 ↑ . ⇒ n H2 ↑ = 1 n C2 H5OH = 0,1 mol ⇒ VH2 ↑ = 2, 24 lít. Chọn đáp án B. 2

Câu 28. Chọn đáp án B quan sát 4 đáp án ⇒ nếu đáp án B, C, D đúng thì X là amin 2 chức. Phản ứng: R ( NH 2 )2 + 2HCl → R ( NH 3Cl )2 . BTKL có m HCl = 26, 6 − 12 = 14, 6 gam ⇒ n HCl = 0, 4 mol. ⇒ n R ( NH2 ) = 0, 2 mol ⇒ M R ( NH 2 ) = R + 32 = 60 ⇒ R = 28 2

2

ứng với công thức cấu tạo thỏa mãn X là H2NCH2CH2NH2 → chọn đáp án B. Câu 29. Chọn đáp án B 0

t đốt 1 mol X + O2  → CO2 + H2O.

tương quan:

∑n

CO2

  − ∑ n H 2O = 7n X =  ∑ πtrong X − 1 n X  

⇒ ∑ πtrong X = 7 + 1 = 8 = 3πC= O trong 3 chuc este COO + 5πC=C sè cßn l¹i

mà phản ứng với Br2: 1 − CH = CH − +1Br2 → −CHBr − CHBr − ⇒ a mol Xốc 5a mol πC =C ⇒ sẽ phản ứng với tối đa 5a mol Br2.


giả thiết cho n Br = 0, 6 mol ⇒ 5a = 0, 6 ⇒ a = 0,12 mol. Chọn đáp án B. 2

Câu 30. Chọn đáp án A Xem xét các phát biểu: (a). chỉ glucozơ phản ứng làm mất màu nước brom, fructozơ không phản ứng:

(b). glucozơ: đường nho; saccarozơ: đường mía; mantozơ: đường mạch nha;… (c). Xenlulozơ triaxetat là nguyên liệu để sản xuất tơ axetat → là loại tơ nhân tạo. (d). fructozơ dễ tan trong nước → phát biểu này sai.! (e). mantozơ và saccarozơ có cùng CTPT C12H22O11 ⇒ chúng là đồng phân của nhau. Theo đó, có 4 phát biểu đúng → chọn đáp án A. Câu 31. Chọn đáp án D các chất phản ứng với Br2/H2O → làm mất màu gồm: • các chất có nối đôi C=C: -CH=CH- + Br2 → -CHBr-CHBr- gồm các chất: butađien (CH2=CHCH=CH2); axit metacrylic (CH2=C(CH3)-COOH); stiren (C6H5CH=CH2). • nối đôi C=O trong chức –CHO: RCHO + Br2 + H2O → RCOOH + 2HBr; chỉ có chất anđehit axetic (CH3CHO). • TH anilin: C6H5NH2 tạo kết tủa khi phản ứng với Br2/H2O:

⇒ Tổng có 5 chất thỏa mãn yêu cầu → chọn đáp án D. Câu 32. Chọn đáp án D m gam hỗn hợp gồm x mol Ala-Val-Ala-Gly-Ala và y mol Val-Gly-Gly Thủy phân hoàn toàn thu được (x + 2y) mol Gly; (x + y) mol Val và 3x mol Ala. Mà lại có:

∑n

Gly

= 37, 5 ÷ 75 = 0,5 mol và

∑n

Val

= 0,3 mol.

||⇒ giải hệ phương trình được kết quả: x = 0,1 mol và y = 0,2 mol.


⇒ m = 0,1× 387 + 0, 2 × 231 = 84,9 gam → chọn đáp án D. Câu 33. Chọn đáp án D p/s: kiến thức ngoài chương trình thi 2018.! mantozơ thủy phân mantozơ → 2 glucozơ với hiệu suất 75%, có 0,01 mol mantozơ ⇒ X thu được gồm: 0,0025 mantozơ còn dư và 0,0075 × 2 = 0,015 mol glucozơ tráng bạc:

∑n

Ag thu ®−îc

= 2n mantozo + 2n glucozo = 0, 035 mol.

⇒ m Ag = 0, 035 × 108 = 3, 78 gam → chọn đáp án D.

Câu 34. Chọn đáp án D có 5 đồng phân cấu tạo bền thỏa mãn điều kiện của X gồm:

⇒ Chọn đáp án D. Câu 35. Chọn đáp án A

∑n

Ag

⇒ tỉ lệ

= 75, 6 ÷ 108 = 0, 7 mol;

∑n :∑n Ag

andehit

∑n

andehit

= n Y = 0, 2 mol.

= 3, 5 cho biết Y gồm HCHO và CH3COH.

Phản ứng tráng bạc theo tỉ lệ phản ứng sau:


⇒ có hệ: n HCHO + n CH CHO = n Y = 0, 2 mol và 3

∑n

Ag ↓

= 4n HCHO + 2n CH3CHO = 0, 7 mol

⇒ giải hệ được n HCHO = 0,15 mol và n CH CHO = 0, 05 mol. 3

tương ứng hỗn hợp ancol X gồm 0,15 mol CH3OH và 0,05 mol CH3CH2OH. ⇒ giá trị của m = 0,15 × 32 + 0, 05 × 46 = 7,1 gam → Chọn đáp án A. Câu 36. Chọn đáp án B cấu tạo của alanin: CH3CH(NH2)COOH và axit glutamic là HCOOC[CH2]2CH(NH2)COOH. Theo đó, • m gam X + NaOH dư → (m + 11) gam muối + H2O ||→ tăng giảm khối lượng có n alanin + 2n axit glutamic = ∑ n NaOH = 11 ÷ 22 = 0,5 mol. • m gam X + HCl dư → (M + 10,95) gam muối ||→ bảo toàn khối lượng có: n alanin + n axit glutamic = ∑ n HCl = 10,95 ÷ 36,5 = 0, 3 mol.

||⇒ giải hệ được n alanin = 0,1 mol và n axit glutamic = 0, 2 mol. Theo đó: m = m X = 0,1× 89 + 0, 2 × 147 = 38,3 gam → chọn đáp án B. Câu 37. Chọn đáp án C có

∑n

NaOH ph¶n øng

= 2n Na 2CO3 = 0, 06 mol > 0, 05 mol ⇒ Y là este của phenol; còn X là một este bình thường.

có n X = 0, 04 mol và n Y = 0, 01 mol. phản ứng: 0,05 mol X, Y + NaOH → hỗn hợp chất hữu cơ Z + H2O. đốt Z → 0,03 mol Na2CO3 + 0,12 mol CO2 ||⇒

∑n

C trong Z

= 0, 03 + 0,12 = 0,15 mol.

⇒ ∑ n C trong X vµ Y = 0,15 mol ⇒ số Ctrung b×nh X, Y = 0,15 ÷ 0, 05 = 3

⇒ X phải là HCOOCH3 (vì Y là este của phenol, CY ≥ 7). có 0,04 mol HCOOCH3 ⇒ CY = (0,15 – 0,04 × 2) ÷ 0,01 = 7 → Y là HCOOC6H5.


vậy, làm bay hơi Z thu được m gam chất rắn gồm 0,05 mol HCOONa và 0,01 mol C6H5Ona. ⇒ m = 0, 05 × 68 + 0, 01× 116 = 4,56 gam. Chọn đáp án C.

Câu 38. Chọn đáp án B X gồm 0,02 mol axetilen; 0,01 mol vinylaxetilen; 0,01 mol propen và 0,05 mol H2 ⇒ n X = 0, 09 mol và m X = 1, 56 gam;

∑n

π trong X

= 0, 02 × 2 + 0, 01× 3 + 0, 01×1 = 0, 08 mol.

Phản ứng: X → Y ||⇒ m Y = m X = 1,56 gam. Y + 0, 04 mol Br2 ⇒ trong Y còn có 0,04 mol πC =C .

⇒ n H2 ph¶n øng trong X = ∑ n π trongX − ∑ n π trong Y = 0, 04 mol.

mà n H

2

= ∆ sè mol khÝ gi¶m = n X − n Y ||⇒ n Y = 0, 09 − 0, 04 = 0, 05 mol.

ph¶n øng trong X

vậy, yêu cầu d Y/ H = M Y : M H = 1,56 ÷ 0, 05 ÷ 2 = 15, 6 → chọn đáp án B. 2

2

Câu 39. Chọn đáp án C đốt 0,05 mol X + 1,875 mol O2 → 1,5 mol CO2 + 1,3 mol H2O + ? mol N2. Bảo toàn nguyên tố O có Tỉ lệ:

∑n

O trong X

∑n

O trong X

= 1,5 × 2 + 1, 3 − 1,875 × 2 = 0,55 mol

: n X = 0,55 ÷ 0, 05 = 11 → X dạng CnHmN10O11.

⇒ X là decapeptit tương ứng với có 10 – 1 = 9 liên kết peptit.! Từ đó có n N ↑ = 5n X = 0, 25 mol → dùng BTKL phản ứng đốt có m X = 36, 4 gam. 2

⇒ khi dùng 0,025 mol X ⇔ m X = 36, 4 ÷ 2 = 18, 2 gam + 0,4 mol NaOH → m gam rắn + H2O. luôn có n H O thñy ph©n = n X = 0, 025 mol → dùng BTKL có m = 33, 75 gam. 2

Vậy, đáp án đúng cần chọn theo yêu cầu là C. Câu 40. Chọn đáp án B hỗn hợp X gồm: HCOOCH3; (COOCH3)2 và Y dạng CnH2n – 2O2 (n ≥ 3). 0

t đốt 0,5 mol X + 1,5 mol O2  → 1,6 mol CO2 + 1,2 mol H2O.

tương quan đốt có: n ( COOCH ) + n Y = ∑ n CO − ∑ n H O = 0, 4 mol. 3 2

2

2

mà tổng X có 0,5 mol ⇒ có 0,1 mol HCOOCH3 trong X. ⇒ C trung b×nh ( COOCH3 )

2

vµ Y

= (1, 6 − 0,1× 2 ) ÷ 0, 4 = 3, 5 ⇒ n = CY < 3,5 .

Theo đó n = 3 → Y là HCOOCH=CH2; giải số mol có 0,2 mol (COOCH3)2 và 0,2 mol Y.


⇒ thủy phân 0,5 mol X → dung dịch Z chứa 0,3 mol HCOONa + 0,2 mol CH3CHO + … phản ứng tráng bạc có

∑n

Ag ↓

= 2n HCOONa + 2n CH3CHO = 1mol ⇒ m Ag↓ = 108 gam.

Tỉ lệ: khi dùng 0,3 mol X thì m = m Ag↓ thu ®−îc = 108 × 0,3 ÷ 0,5 = 64,80 gam. ⇒ chọn đáp án B.


Đề KSCL THPT Nguyễn Viết Xuân - Vĩnh Phúc - Lần 1 - Năm 2018 I. Nhận biết Câu 1. Một axit X có công thức chung là CnH2n – 2O4, loại axit nào sau đây thỏa mãn X? A. Axit chưa no hai chức

B. Axit no, 2 chức

C. Axit đa chức no

D. Axit đa chức chưa no

Câu 2. Chất nào sau đây không phải là este? A. CH3COOC2H5

B. C3H5(COOCH3)3

C. HCOOCH3

D. C2H5OC2H5

Câu 3. Các dung dịch axit, bazơ, muối dẫn điện được là do trong dung dịch của chúng có các A. cation

B. anion

C. ion trái dấu

D. chất

Câu 4. Dãy chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ? A. (NH4)2CO3, CO2, CH4, C2H6

B. CO2, K2CO3, NaHCO3, C2H5Cl

C. NH4HCO3, CH3OH, CH4, CCl4

D. C2H4, CH4, C2H6O, C3H9N

Câu 5. Anđehit propionic có công thức cấu tạo là A. CH3CH2CHO

B. HCOOCH2CH3

C. CH3CH(CH3)2

D. CH3CH2CH2CHO

Câu 6. Đun nóng este CH2=CHCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là A. CH2=CHCOONa và CH3OH

B. CH3COONa và CH2=CHOH

C. CH3COONa và CH3CHO

D. C2H5COONa và CH3OH

Câu 7. Một chai đựng ancol etylic có nhãn ghi 25° có nghĩa là A. cứ 100 gam dung dịch thì có 25 ml ancol nguyên chất B. cứ 100 ml nước thì có 25 ml ancol nguyên chất C. cứ 75 ml nước thì có 25 ml ancol nguyên chất D. cứ 100 gam dung dịch thì có 25 gam ancol nguyên chất Câu 8. Khi thủy phân HCOOC6H5 trong môi trường kiềm dư thì thu được A. 2 rượu và nước

B. 2 muối và nước

C. 1 muối và 1 ancol

D. 2 muối

Câu 9. Chất được dùng để tẩy trắng giấy và bột giấy trong công nghiệp là A. N2O

B. SO2

C. NO2

D. CO2

Câu 10. Chất X có công thức phân tử C3H6O2, là este của axit axetic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. C2H5COOH

B. CH3COOCH3

C. HOC2H4CHO

D. HCOOC2H5

II. Thông hiểu Câu 11. Biết 8,1 gam hỗn hợp khí X gồm: CH3CH2C≡CH và CH3C≡CCH3 có thể làm mất màu vừa đủ m gam Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là A. 54 gam

B. 16 gam

C. 32 gam

D. 48 gam

Câu 12. Một số este được dùng trong hương liệu, mĩ phẩm, bột giặt là nhờ các este


A. có mùi thơm, an toàn với người

B. là chất lỏng dễ bay hơi

C. đều có nguồn gốc từ thiên nhiên

D. có thể bay hơi nhanh sau khi sử dụng

Câu 13. Phân tích định lượng este A, nhận thấy phần trăm khối lượng nguyên tố O bằng 53,33%. Este A là A. este 2 chức

B. CH3COOCH3

C. HCOOCH3

D. este không no

Câu 14. Từ 400 gam benzen có thể điều chế được tối đa bao nhiêu gam phenol. Cho biết hiệu suất toàn bộ quá trình đạt 78%. A. 320 gam

B. 618 gam

C. 376 gam

D. 312 gam

Câu 15. Để phân biệt etan và eten, dùng phàn ứng nào là thuận tiện nhất? A. Phản ứng trùng hợp

B. Phản ứng cộng với hidro

C. Phản ứng đốt cháy

D. Phản ứng cộng với nước brom

Câu 16. Phát biểu nào sau đây sai? A. Hidro sunfua bị oxi hóa bởi nước clo ở nhiệt độ thường B. Tất cả các nguyên tố halogen đều có các số oxi hóa: -1, +1, +3, +5 và +7 trong các hợp chất C. Kim cương, than chì, fuleren là các dạng thù hình của cacbon D. Trong công nghiệp, photpho được sản xuất bằng cách nung hỗn hợp quặng photphorit, cát và than cốc ở 1200° C trong lò điện Câu 17. Ancol no, đơn chức tác dụng được với CuO tạo anđehit là A. ancol bậc 1

B. ancol bậc 1 và ancol bậc 2

C. ancol bậc 3

D. ancol bậc 2

Câu 18. Thủy phân hoàn toàn 444 gam một lipit thu được 46 gam glixerol (glixerin) và hai loại axit béo. Hai loại axit béo đó là A. C17H33COOH và C15H31COOH

B. C15H31COOH và C17H35COOH

C. C17H33COOH và C17H35COOH

D. C17H31COOH và C17H33COOH

Câu 19. Axeton là nguyên liệu để tổng hợp nhiều dược phẩm và một số chất dẻo. Một lượng lớn axeton dùng làm dung môi trong sản xuất tơ nhân tạo và thuốc súng không khói. Trong công nghiệp, axeton được điều chế bằng phương pháp nào sau đây? A. Oxi hóa cumen (isopropyl benzen)

B. Nhiệt phân CH3COOH/xt hoặc (CH3COO)2Ca

C. Chưng khan gỗ

D. Oxi hóa rượu isopropylic

Câu 20. Phân tích hợp chất hữu cơ X thấy cứ 3 phần khối lượng cacbon lại có 1 phần khối lượng hidro, 7 phần khối lượng nito và 8 phần khối lượng lưu huỳnh. Trong công thức phân tử của X chỉ có 1 nguyên tử S. Công thức phân tử của X là A. CH4NS

B. C2H6NS

C. CH4N2S

D. C2H2N2S

Câu 21. Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí X khi cho dung dịch axit tác dụng với chất rắn (kim loại hoặc muối). Hình vẽ dưới minh họa phản ứng nào sau đây?


A. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O B. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 C. 2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O D. Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O Câu 22. Cacbon phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây? A. Na2O, NaOH, HCl

B. Al, HNO3 đặc, KClO3

C. Ba(OH)2, Na2CO3, CaCO3

D. NH4Cl, KOH, AgNO3

Câu 23. Trong phòng thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí X tinh khiết, người ta đun nóng dung dịch amoni nitrit bão hòa. Khí X là A. NO2

B. N2

C. NO

D. N2O

Câu 24. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm CH4, C3H4, C3H6, C4H6 thu được 3,136 lít CO2 và 2,16 gam H2O. Thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia phản ứng cháy là A. 4,48 lít

B. 1,12 lít

C. 3,36 lít

D. 5,6 lít

Câu 25. Để phân biệt ancol etylic tinh khiết và ancol etylic có lẫn nước, có thể dùng chất nào sau đây? A. CuSO4 khan

B. H2SO4 đặc

C. CuO, t°

D. Na

Câu 26. Cho chuỗi phản ứng: + CH 2 OH C2 H 6 O  → X  → Axit axetic  →Y

CTCT của X, Y lần lượt là A. CH3CHO, HCOOCH2CH3

B. CH3CHO, CH2(OH)CH2CHO

C. CH3CHO, CH3CH2COOH

D. CH3CHO, CH3COOCH3

Câu 27. Để phân biệt axit propionic và axit acrylic ta dùng A. dung dịch C2H5OH

B. dung dịch NaOH

C. dung dịch Na2CO3

D. dung dịch Br2

Câu 28. Khi đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam chất hữu cơ X đơn chức thu được sản phẩm chỉ gồm 4,48 lít khí CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Nếu cho 4,4 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ và đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 4,8 gam muối của axit hữu cơ Y và chất hữu cơ Z. Tên của X là A. etyl axetat

B. etyl propionat

C. metyl propionat

D. isopropyl axetat


Câu 29. Cho dãy các chất: metan; axetilen; etilen; etanol; axit acrylic; anilin; phenol; Số chất trong dãy phản ứng được với nước Brom là A. 6

B. 7

C. 5

D. 4

Câu 30. Cho neopentan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1 : 1, số sản phẩm monoclo tối đa thu được là A. 1

B. 3

C. 5

D. 2

Câu 31. Đốt cháy hoàn toàn một anđehit đơn chức, no, mạch hở A cần 17,92 lít O2 (đktc). Hấp thụ hết sản phẩm cháy vào nước vôi trong được 40 gam kết tủa và dung dịch X. Đun nóng dung dịch X lại có 10 gam kết tủa nữa. Công thức phân tử của A là A. C4H8O

B. C3H6O

C. C2H4O

D. CH2O

Câu 32. Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học? A. Sục khí Cl2 vào dung dịch FeSO4

B. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng nguội

C. Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch H3PO4

D. Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4

Câu 33. Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi thấp nhất? A. Axit fomic

B. Axit axetic

C. Axit iso-butylic

D. Axit propionic

Câu 34. Nhận xét nào sau đây đúng? A. Anđehit làm mất màu nước brom còn xeton thì không B. Anđehit và xeton đều không làm mất màu nước brom C. Xeton làm mất màu nước brom còn anđehit thì không D. Anđehit và xeton đều làm mất màu nước brom III. Vận dụng Câu 35. Cho 0,3 mol axit X đơn chức trộn với 0,25 mol ancol etylic đem thực hiện phản ứng este hóa thu được 18 gam este. Tách lấy lượng ancol và axit dư cho tác dụng với Na thấy thoát ra 2,128 lít H2. Vậy công thức của axit và hiệu suất phản ứng este hóa là A. CH2=CHCOOH và H% = 78%

B. CH3COOH và H% = 72%

C. CH3COOH và H% = 68%

D. CH2=CHCOOH và H% = 72%

Câu 36. Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp X gồm NaNO3; Al(NO3)3; Cu(NO3)2 thu được 10 gam chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Hấp thụ khí Z vào 112,5 gam H2O được dung dịch axit có nồng độ 12,5% và có 0,56 lít một khí duy nhất thoát ra (đktc). Phần trăm khối lượng của NaNO3 trong hỗn hợp X là A. 21,25%

B. 17,49%

C. 8,75%

D. 42,5%

Câu 37. Thêm từ từ từng giọt 100 ml dung dịch Na2CO3 1,2M và NaHCO3 0,6M vào dung dịch 200 ml HCl 1M. Sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch X thu được m gam kết tủa. Giá trị của m bằng A. 7,88 IV. Vận dụng cao

B. 23,64

C. 9,85

D. 11,82


Câu 38. Cho X, Y là hai chất thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic và MX < MY; Z là ancol có cùng số nguyên tử cacbon với X; T là este hai chức tạo bởi X, Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 11,16 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T cần vừa đủ 13,216 lít khí O2 (đktc), thu được khí CO2 và 9,36 gam nước. Mặt khác 11,16 gam E tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,04 mol Br2. Khối lượng muối thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng hết với dung dịch KOH dư là A. 5,04 gam

B. 5,80 gam

C. 5,44 gam

D. 4,68 gam

Câu 39. X, Y, Z là 3 este đều đơn chức, mạch hở (trong đó Y và Z không no chứa một liên kết C=C và có tồn tại đồng phân hình học). Đốt cháy 21,62 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với oxi vừa đủ, sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 34,5 gam so với trước phản ứng. Mặt khác, đun nóng 21,62 gam E với 300 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối và hỗn hợp 2 ancol kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng. Khối lượng của muối có khối lượng phân tử lớn trong hỗn hợp F là A. 8,10 gam

B. 9,72 gam

C. 8,64 gam

D. 4,68 gam

Câu 40. Este A tạo bởi 2 axit cacboxylic X, Y (đều mạch hở, đơn chức) và ancol Z. Xà phòng hóa hoàn toàn a gam A bằng 140 ml dung dịch NaOH tM thì cần dùng 80 ml dung dịch HCl 0,25M để trung hòa vừa đủ lượng NaOH dư, thu được dung dịch T. Cô cạn T thu được b gam hỗn hợp muối khan N. Nung N trong NaOH khan dư có thêm CaO thu được chất rắn R và hỗn hợp khí K gồm 2 hidrocacbon có tỉ khối với oxi là 0,625. Dẫn K lội qua nước brom thấy có 5,376 lít 1 khí thoát ra, cho toàn bộ R tác dụng với axit H2SO4 loãng dư thấy có 8,064 lít khí CO2 sinh ra. Đốt cháy hoàn toàn 2,76 gam Z cần dùng 2,352 lít oxi sinh ra nước CO2 có tỉ lệ khối lượng 6 : 11. Biết các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị a gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 29

B. 26

C. 27

D. 28


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1. Chọn đáp án B Câu 2. Chọn đáp án D Câu 3. Chọn đáp án C Câu 4. Chọn đáp án D Câu 5. Chọn đáp án A Câu 6. Chọn đáp án A Câu 7. Chọn đáp án C Câu 8. Chọn đáp án B Câu 9. Chọn đáp án B Câu 10. Chọn đáp án B Câu 11. Chọn đáp án D Câu 12. Chọn đáp án A Câu 13. Chọn đáp án C Câu 14. Chọn đáp án C Câu 15. Chọn đáp án D Câu 16. Chọn đáp án B Câu 17. Chọn đáp án A Câu 18. Chọn đáp án C Câu 19. Chọn đáp án A Câu 20. Chọn đáp án C Câu 21. Chọn đáp án B Câu 22. Chọn đáp án B Câu 23. Chọn đáp án B Câu 24. Chọn đáp án A Câu 25. Chọn đáp án A Câu 26. Chọn đáp án D Câu 27. Chọn đáp án D Câu 28. Chọn đáp án C Câu 29. Chọn đáp án C Câu 30. Chọn đáp án A Câu 31. Chọn đáp án B Câu 32. Chọn đáp án C


Câu 33. Chọn đáp án A Câu 34. Chọn đáp án A Câu 35. Chọn đáp án D Câu 36. Chọn đáp án B Câu 37. Chọn đáp án A Câu 38. Chọn đáp án D Câu 39. Chọn đáp án C Câu 40. Chọn đáp án D


Đề thi học kì THPT Chuyên Bắc Giang - Bắc Giang - Năm 2018 I. Nhận biết Câu 1. Dung dịch chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím? A. Lysin.

B. Metỵlamin.

C. Glyxin.

D. Axit glutamic.

Câu 2. Khi thủy phân chất béo tripanmitin bằng dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng thu được glixerol và muối có công thức là A. C17H35COONa.

B. C17H33COONa.

C. C15H33COONa.

D. C15H31COONa.

Câu 3. Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân các protein đơn giản nhờ xúc tác thích hợp là A. axit cacboxylic.

B. α-amino axit.

C. este.

D. β-amino axit.

Câu 4. Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là A. polietilen.

B. poli(vinyl clorua).

C. polistiren.

D. nilon-6,6.

Câu 5. Benzyl axetat có mùi thơm của hoa nhài. Công thức của benzyl axetat là A. CH3COOC6H5.

B. C2H3COOC6H5.

C. CH3COOCH2C6H5. D. C6H5COOCH3.

II. Thông hiểu Câu 6. Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol Phenylalamin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Chất X có công thức là A. Gly-AI a-Val -Val -Phe.

B. Gly-Ala-Val-Phe-Gly.

C. Gly-Phe-Gly-Ala-Val.

D. Val-Phe-Gly-Ala-Gly.

Câu 7. Cho 28,8 gam một tetrapeptit mạch hở X (được tạo bởi các amino axit có dạng H2NCxHyCOOH) tác dụng với dung dịch KOH (vừa đủ) thu được 49,4 gam muối. Khối lượng phân tử của X là A. 274.

B. 246.

C. 260.

D. 288.

Câu 8. Nói chung, kim loại dẫn điện tốt thì cũng dẫn nhiệt tốt. Vậy tính dẫn điện, dẫn nhiệt của các kim loại sau tăng theo thứ tự: A. Fe < Al < Ag < Cu < Au.

B. Fe < Al < Au < Cu < Ag.

C. Cu < Fe < Al < Au < Ag.

D. Cu < Fe < Al < Ag < Au.

Câu 9. Cho các chất sau: saccarozo, metyl axetat, triolein, Gly-Ala-Gly. Số chất phản ứng được với Cu(OH)2 trong dung dịch ở nhiệt độ thường là A. 2

B. 3

C. 4

D. 1

Câu 10. Dãy gồm các chất đều có thể làm mềm được nước cứng vĩnh cửu là A. Na2SO4, Na2CO3.

B. Na2CO3, HCl.

C. Ca(OH)2, Na2CO3 ,NaNO3.

D. Na2CO3, Na3PO4.

Câu 11. Cho các kim loại: Be, Ba, Li, Na, Mg, Sr. Số kim loại có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối là: A. 1.

B. 3.

C. 4.

D. 2.


Câu 12. Đốt cháy hoàn toàn 3,7 gam este no đơn chức mạch hở, thu được 3,36 lít CO2 (đktc). Số cấu tạo của este là A. 3.

B. 2.

C. 4.

D. 1.

Câu 13. Hòa tan hoàn toàn 2,73 gam kim loại kiềm vào nước thu được một dung dịch có khối lượng lớn hơn so với lượng nước đã dùng là 2,66 gam. Đó là kim loại A. Na.

B. RB. C. K.

D. Li.

Câu 14. Cho m gam hỗn hợp gồm Na và Ba vào nước dư, thu được V lít khí H2 (đktc) và dung dịch X. Hấp thụ khí CO2 từ từ đến dư vào dung dịch X. Lượng kết tủa được thể hiện trên đồ thị như sau

Giá trị của m và V lần lượt là A. 16 và 3,36.

B. 22,9 và 6,72.

C. 32 và 6,72.

D. 3,36 và 8,96.

Câu 15. Khi cho 3,75 gam axit aminoaxetic (H2NCH2COOH) tác dụng hết với dung dịch NaOH, khối lượng muối tạo thành là A. 10,00 gam.

B. 4,85 gam.

C. 4,50 gam.

D. 9,70 gam.

Câu 16. Phèn nhôm (phèn chua) có công thức hóa học là A. KAl(SO4)2.12H2O.

B. B, C đều đúng.

C. NaAlFe6

D. NH4A1(SO4)2.12H2O.

Câu 17. Thông thường khi bị gãy tay chân… người ta phải bó bột lại vậy họ đã dùng hóa chất nào? A. CaSO4.2H2O.

B. CaCO3.

C. 2CaSO4.H2O.

D. CaSO4.

Câu 18. Nung nóng 16,8 gam hỗn hợp gồm Au, Ag, Cu, Fe, Zn với một lượng dư khí O2, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 23,2 gam chất rắn X. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng với chất rắn X là A. 400 ml.

B. 600 ml.

C. 200 ml.

D. 800 ml.

Câu 19. Khi lên men 360 gam glucozo thành ancol etylic với hiệu suất 100%, khối lượng ancol etylic thu được là A. 92 gam.

B. 276 gam.

C. 138 gam.

D. 184 gam.

Câu 20. Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm HCl, NaCl, CuCl2, FeCl3. Thứ tự các quá trình nhận electron trên catot là


A. Cu 2+ → Fe3+ → Fe2+ → H + → H 2O

B. Fe3+ → Cu 2+ → H + → Fe 2+ → H 2O

C. Cu 2+ → Fe3+ → H + → Na + → H 2 O

D. Fe3+ → Cu 2+ → H + → Na + → H 2 O

Câu 21. Cho dãy các chất: Cr(OH)3, A12(SO4)3, Cr, Cr(OH)2, CrCl3 và NaHCO3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là A. 3

B. 4.

C. 2.

D. 1.

Câu 22. Trộn lẫn V ml dung dịch NaOH 0,01M với V ml dung dịch HCl 0,03M được 2V ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH là A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 23. Cho chất X tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sau đó cô cạn dung dịch thu được chất rắn Y và chất hữu cơ Z. Cho Z tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được chất hữu cơ T. Cho chất T tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được chất Y. Chất X có thể là A. CH3COOCH=CHCH3.

B. HCOOCH3.

C. CH3COOCHCH2.

D. HCOOCH=CH2.

III. Vận dụng Câu 24. Cho các phát biểu sau: (a) Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở, thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau. (b) Trong phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3, glucozơ là chất bị khử. (c) Để rửa ống nghiệm có dính anilin có thể tráng ống nghiệm bằng dung dịch HCl. (d) Tinh bột và xenlulozo là hai chất đồng phân của nhau (e) Glucozo và saccarozo đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol (g) Thành phần hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có chứa nguyên tố cacbon và nguyên tố hiđro. Số phát biểu đúng là A. 5.

B. 4.

C. 3

D. 2.

Câu 25. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm hai peptit mạch hở X và Y bằng dung dịch NaOH, thu được 9,02 gam hỗn hợp các muối natri của Gly, Ala, Val. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn m gam E thì cần 7,056 lít O2 (đktc), thu được 4,32 gam H2O. Giá trị của m là A. 6,36.

B. 6,45.

C. 5,37.

D. 5,86.

Câu 26. Hòa tan hoàn toàn 30,4 gam chất rắn X gồm Cu, CuS, Cu2S và S bằng HNO3 dư thấy thoát ra 20,16 lít khi NO duy nhất (đktc) và dung dịch Y. Thêm dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 81,55.

B. 115,85.

C. 29,40.

Câu 27. Cho các nhận xét sau: (1) Cấu hình e của Fe2+ là [Ar]3d44s2. (2) Hỗn hợp CuS và FeS có thể tan hết trong dung dịch HCl. (3) Hỗn hợp KNO3 và Cu có thể tan trong dung dịch NaHSO4.

D. 110,95.


(4) Hỗn hợp Cu và Cu(NO3)2 có thể tan trong HBr. (5) Cho Fe3O4 tác dụng với HI thì thu được sản phẩm FeI2, I2 và H2O. Số nhận xét sai A. 3.

B. 4.

C. 1

D. 2.

Câu 28. Cho 18,2 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Cr, Fe, Cu tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được dung dịch Y, chất rắn Z và 5,6 lít khí H2 (ở đktc). Nếu cho 18,2 gam hỗn hợp X tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nguội thì thu được 1,68 lít khí SO2 (ở đktc). Thành phần % về khối lượng của crom và đồng trong hỗn hợp X là A. 42,86% và 26,37%.

B. 48,21% và 9,23%.

C. 42,86% va 48,21%.

D. 48,21% và 42,56%.

Câu 29. Cho hỗn hợp Y gồm 2,8 gam Fe và 0,81 gam Al vào 200ml dung dịch C chứa AgNO3 và Cu(NO3)2. Khi phản ứng kết thúc, thu được dung dịch D và 8,12 gam chất rắn E gồm 3 kim loại. Cho chất rắn E tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 0,672 lít khí H2 (đktc). Nồng độ mol của AgNO3 và Cu(NO3)2 trong dung dịch C lần lượt là: A. 0,15M và 0,25M

B. 0,075M và 0,0125M.

C. 0,3M và 0,5M.

D. 0,15M và 0,5M.

Câu 30. Hòa tan 2,88 gam XSO4 vào nước được dung dịch Y. Điện phân dung dịch Y (với điện cực trơ) trong thời gian t giây thì được m gam kim loại ở catot và 0,007 mol khí ở anot. Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì được kim loại và tổng số mol khí (ở cả 2 bên điện cực) là 0,024 mol. Giá trị của m là A. 0,784.

B. 0,896.

C. 0,910.

D. 1,152.

Câu 31. Hỗn hợp E gồm chất X (C3H10N2O4) và chất Y (C3H12N2O3). X là muối của axit hữu cơ đa chức, Y là muối của một axit vô cơ. Cho 3,86 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,06 mol hai khí (có tỉ lệ mol 1 : 5) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 3,46.

B. 4,68.

C. 5,92.

D. 2,26.

Câu 32. Cho m gam hỗn hợp X gồm một peptit A và một amino axit B (MA > 4MB) được trộn theo tỉ lệ mol 1:1 tác dụng với một lượng dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch Y chứa (m + 12,24) gam hỗn hợp muối natri của glyxin và alanin. Dung dịch Y phản ứng tối đa với 360ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch Z chứa 63,72 gam hỗn hợp muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Kết luận nào sau đây đúng? A. A có 5 liên kết peptit. B. Tỉ lệ số phân tử glyxin và alanin trong phân tử A là 3 : 2. C. B có thành phần phần trăm khối lượng nitơ là 15,73%. D. A có thành phần trăm khối lượng N là 20,29%. Câu 33. Hỗn hợp E gồm hai este đơn chức, là đồng phân cấu tạo và đều chứa vòng benzen. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 8,064 lít khí O2 (đktc), thu được 14,08 gam CO2 và 2,88 gam H2O. Đun nóng m gam E với dung dịch NaOH (dư) thì có tối đa 2,40 gam NaOH phản ứng, thu được dung dịch T chứa 5,32 gam hai muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic trong T là


A. 2,72 gam.

B. 1,64 gam.

C. 3,28 gam.

D. 2,46 gam.

Câu 34. Hợp chất X (chứa vòng benzen) và có tỉ khối lượng mC : mH : mO = 14 : 1 : 8. Đun nóng 2,76 gam X với 75ml dung dịch KOH 1M (dư 25% so với lượng cần phản ứng) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được a gam chất rắn khan. Biết X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Giá trị của a là A. 5,40.

B. 6,60.

C. 6,24.

D. 6,96.

Câu 35. Hỗn hợp X gồm Fe2O3 và Cu. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch chứa 122,76 gam chất tan. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ thu được dung dịch Y chứa 3 chất tan với tỉ lệ số mol 1 : 2 : 3. Dung dịch Y làm mất màu tối đa bao nhiêu gam KMnO4 trong môi trường axit sunfuric? A. 6,162.

B. 6,004.

C. 5,846.

D. 5,688.

Câu 36. Cho sơ đồ chuyển hóa giữa các hợp chất của crom. ( 2 ) + H 2SO 4 + FeSO4 , + H 2SO 4 + KOH Cr ( OH )3  → X  → Y   → Z  →T + Cl + KOH

Các chất X, Y, Z, T theo tứ tự lần lượt là: A. KCrO2; K2CrO4; K2Cr2O7; Cr2(SO4)3.

B. K2CrO4; KCrO2; K2Cr2O7; Cr2(SO4)3.

C. KCrO2; K2Cr2O7; K2CrO4; Cr2(SO4)3.

D. KCrO2; K2Cr2O7; K2CrO4; CrSO4.

Câu 37. Nhỏ từ từ 3V1 ml dung dịch Ba(OH)2 (dung dịch X) vào V1 ml dung dịch Al2(SO4)3 (dung dịch Y) thì phản ứng vừa đủ và ta thu được kết tủa lớn nhất là m gam. Nếu trộn V2 ml dung dịch X ở trên vào V1 ml dung dịch Y thì kết tủa thu được có khối lượng bằng 0,9m gam. So sánh tỉ lệ V2/V1 thấy A. V2/V1 = 0,9 hoặc V2/V1 = 1,183.

B. V2/V1 = 2,7 hoặc V2/V1 = 3,55.

C. V2/V1 = 1,7 hoặc V2/V1 = 3,75.

D. V2/V1 = 2,5 hoặc V2/V1 = 3,55.

Câu 38. Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch CuCl2 (2) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch FeCl3 (3) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch HCl loãng, có nhỏ vài giọt CuCl2. (4) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3 (5) Để thanh thép lâu ngày ngoài không khí ẩm. Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là A. 3.

B. 1.

C. 2.

D. 4.

Câu 39. Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau: Mẫu thử Thuốc thử

Hiện tượng

X

Quỳ tím

Quỳ tím hóa xanh

Y

Cu(OH)2 trong môi trường kiềm

Có màu tím


Z

Dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun Kết tủa Ag tráng sáng nóng

T

Nước Br2

Kết tủa trắng

Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là: A. Anilin, lòng trắng trứng, glucozo, lysin.

B. Lysin, lòng trắng trứng, glucozơ, anilin.

C. Lysin, anilin, lòng trắng trứng, glucozo.

D. Lysin, lòng trắng trứng, anilin, glucozơ.

IV. Vận dụng cao Câu 40. Este A tạo bởi 2 axit cacboxylic X , Y đều mạch hở, không phân nhánh và ancol Z. Xà phòng hóa hoàn toàn a gam A bằng 190ml dung dịch NaOH xM, để trung hòa NaOH dư sau phản ứng cần dùng 80ml dung dịch HCl 0,25M, thu được dung dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được b gam hỗn hợp muối khan M. Nung M trong NaOH khan dư, có xúc tác CaO, thu được chất rắn R và hỗn hợp khí K gồm 2 hiđrocacbon có tỉ khối so với O2 là 0,625. Dẫn khí K lội qua dung dịch nước brom dư thấy có 5,376 lít một chất khí thoát ra. Cho toàn bộ lượng chất rắn R thu được ở trên tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, có 8,064 lít khí CO2 thoát ra. Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Để đốt cháy hoàn toàn 2,76 gam ancol Z cần dùng 2,352 lít O2 (đktc), sau phản ứng khí CO2 và hơi nước tạo thành có tỉ lệ khối lượng tương ứng là 11 : 6. Tổng ba giá trị của a, b, x gần nhất với A. 64.

B. 60.

C. 62.

D. 66.


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1. Chọn đáp án C Câu 2. Chọn đáp án D Câu 3. Chọn đáp án B Câu 4. Chọn đáp án D Câu 5. Chọn đáp án C Câu 6. Chọn đáp án B Câu 7. Chọn đáp án D Câu 8. Chọn đáp án B Câu 9. Chọn đáp án A Câu 10. Chọn đáp án D Câu 11. Chọn đáp án B Câu 12. Chọn đáp án B Câu 13. Chọn đáp án C Câu 14. Chọn đáp án C Câu 15. Chọn đáp án B Câu 16. Chọn đáp án A Câu 17. Chọn đáp án C Câu 18. Chọn đáp án A Câu 19. Chọn đáp án D Câu 20. Chọn đáp án B Câu 21. Chọn đáp án C Câu 22. Chọn đáp án B Câu 23. Chọn đáp án C Câu 24. Chọn đáp án D Câu 25. Chọn đáp án A Câu 26. Chọn đáp án D Quy X về Cu, S với số mol lần lượt là x và x ⇒ m X = 64x + 32y = 30,4 gam. Bảo toàn electron: 2n Cu + 6n S = 3n NO ⇒ 2x + 6y = 3 × 0,9 ⇒ x = 0,3 mol; y = 0,35 mol. Kết tủa gồm 0,3 mol Cu(OH)2 và 0,35 mol BaSO4 ⇒ m = 0,3 × 98 + 0,35 × 233 = 110,95 gam. Câu 27. Chọn đáp án D Câu 28. Chọn đáp án A


Xét thí nghiệm 2: chú ý tính thụ động hóa của kim loại: H2SO4 đặc, nguội không phản ứng với Al, Cr, Fe! ⇒ trong X chỉ có Cu phran ứng. Bảo toàn electron: n Cu = n SO = 0, 075 mol. 2

Đặt n Cr = x mol; n Fe = y mol ⇒ m X = 52x + 56y + 0,075 × 64 = 18,2 gam. n H 2 = x + y = 0,25 mol. Giải hệ có: x = 0,15 mol; y = 0,1 mol. ⇒ % mCr trong X = 42,86% và %mCu trong X = 26,37%

Câu 29. Chọn đáp án A Al3+

Al

> Fe

2+

Fe

> Cu

2+

Cu

> Fe

3+

Fe

2+

> Ag

+

Ag

⇒ E gồm 3 kim loại thì đó là Ag, Cu và Fe dư ⇒ n Fe d− = n H = 0, 03 mol 2

Đặt n Ag = x mol; n Cu = y mol ||→ mE = 8,12 gam = 108x + 64y + 0,03 × 56 2+

+

n Fe ph¶n øng + 3n Al = n Ag + + 2n Cu 2+ ⇒ 2 × 0, 02 + 3 × 0, 03 = x + 2y

Giải hệ có: x = 0,03 mol; y = 0,05 mol ⇒ [ AgNO3 ] = 0,15M; Cu ( NO3 )2  = 0, 25M Câu 30. Chọn đáp án B Quá trình điện phân: Ở anot: 2H2O → 4H+ + O2 + 4e. Ở catot: X2+ + 2e → X; 2H2O + 2e → H2 + 2OH– Xét t(s): n O = 0, 007 mol → n e = 0, 007× = 0, 028 mol. 2

Xét 2t (s): n O = 0, 07 × 2 = 0, 014 mol; n e = 0, 028 × 2 = 0, 056 mol. 2

⇒ n H 2 = 0, 024 − 0, 014 = 0, 01 mol ⇒ n X = ( 0, 056 − 0, 01× 2 ) ÷ 2 = 0, 018 mol.

⇒ n XSO = 0, 018 mol ⇒ M XSO = 2,88 ÷ 0, 018 = 160 ⇒ M X = 64 4

4

⇒ X là Đồng (Cu) ⇒ m = 0, 007 × 4 ÷ 2 × 64 = 0,896 gam.

Câu 31. Chọn đáp án A TH1: X là CH2(COONH4)2 và Y là (CH3NH3)2CO3. • n NH = 0,01 mol và n CH NH = 0,05 mol ⇒ n X = 0, 005 mol và n Y = 0, 025 mol. 3

3

2

⇒ m E = 0, 005 × 138 + 0, 025 × 124 = 3, 79 gam < 3,86 gam ⇒ loại.

• n NH = 0, 05 mol và n CH NH = 0,01 mol ⇒ n X = 0, 025 mol và n Y = 0, 005 mol. 3

3

2

⇒ m E = 0, 025 × 138 + 0, 005 ×124 = 4, 07 gam > 3,86 gam.

TH2: X là NH4OOC-COOCH3NH3 và Y là (CH3NH3)2CO3.


• n NH = 0,01 mol và n CH NH = 0,05 mol ⇒ n X = 0, 01 mol và n Y = 0, 02 mol. 3

3

2

⇒ m E = 0, 01× 138 + 0, 02 × 124 = 3,86 gam ⇒ nhận

⇒ muối gồm 0,01 mol ( COONa )2 và 0,02 mol Na2CO3 ⇒ m = 0, 01× 134 + 0, 02 × 106 = 3, 46 gam

• n NH = 0,05 mol và n CH NH = 0, 01 mol → vô lí 3

3

2

Câu 32. Chọn đáp án D Đặt n Gly− Na = x mol; n Ala − Na = y mol ⇒ n HCl ph¶n øng = 0,36 × 2 = 2x + 2y. Bảo toàn khối lượng: mmuối trong Y + mHCl = mmuối trong Z ⇒ 97x + 111y + 0,72 × 36,5 = 63,72. Giải hệ có: x = y = 0,18 mol ⇒ nNaOH = 0,18 + 0,18 = 0,36 mol. Lại có: n-peptit + nNaOH → n-muối + H2O || amino axit + NaOH → muối + H2O. Bảo toàn khối lượng có: m X + m NaOH = mmuối trong Y + m H O 2

⇒ m + 0, 36 × 40 = m + 12, 24 + m H2 O ⇒ m H2 O = 2,16 gam. ⇒ ∑ n ( A,B) = n H 2O = 0,12 mol ⇒ n A = n B = 0, 06 mol.

TH1: B là Ala ⇒ A chứa 0,18 ÷ 0, 06 = 3 gốc Gly và ( 0,18 − 0, 06 ) ÷ 0, 06 = 2 gốc Ala. ⇒ A là Gly3Ala2 ⇒ M A = 331 < 4M B ⇒ loại. TH2: B là Gly ⇒ A chứa ( 0,18 − 0, 06 ) ÷ 0, 06 = 2 gốc Gly và 18 ÷ 0, 06 = 3 gốc Ala. ⇒ A là Gly2Ala3 ⇒ MA > 4MB ⇒ nhận. A. Sai, A chứa 4 liên kết peptit. || B. Sai, tỉ lệ số phân tử Gly và Ala là 2 : 3 C. Sai, B có %mN = 14 ÷ 75 × 100% = 18,67% D. Đúng, A có %mN = 14 × 5 ÷ 345 × 100% = 20,29% Câu 33. Chọn đáp án A n CO2 = 0,32 mol ⇒ nC = 0,32 mol; n H 2O = 0,16 mol ⇒ n H = 0,32 mol.

Bảo toàn nguyên tố oxi: n O trong E = 0,32 × 2 + 0,16 − 0, 36 × 2 = 0, 08 mol. ⇒ C : H : O = 0,32 : 0,32 : 0, 08 = 4 : 4 :1 ⇒ CT nguyên: ( C4 H 4 O )n .

Do E gồm 2 este đơn chức ⇒ n = 2 ⇒ CTPT: C8 H8O 2 ⇒ n E = 0,32 ÷ 8 = 0, 04 mol. Bảo toàn khối lượng: m E = 14, 08 + 2,88 − 0, 36 × 32 = 5, 44 gam. n NaOH = 0, 06 ⇒ n NaOH ÷ n E = 1, 5 ⇒ chứa este của phenol.


⇒ 2 este có số mol bằng nhau và bằng 0,02 mol. Este của phenol + 2NaOH → muối + H2O || Este của ancol + NaOH → muối + ancol. ⇒ n H2 O = 0, 02 mol; n ancol = 0,02 mol. Bảo toàn khối lượng: m ancol = 5, 44 + 2, 4 − 5,32 − 0, 02 ×18 = 2,16 gam ⇒ M ancol = 2,16 ÷ 0, 02 = 108 .

⇒ ancol là C6H5CH2OH ⇒ este của ancol là HCOOCH2C6H5. Để T chứa 2 muối thì este của phenol là HCOOC6H4CH3. ⇒ T chứa 0,04 mol HCOONa ⇒ mmuối của axit cacboxylic = 0,04 × 68 = 2,72 gam. Câu 34. Chọn đáp án C m C : m H : m O = 14 :1: 8 ⇒ C : H : O =

14 1 :1: = 7 : 6 : 3 12 16

⇒ CTPT ≡ CTĐGN của X là C7H6O3 ⇒ nX = 0,02 mol. n KOH = 0,075 mol ⇒ nKOH phản ứng = 0,075 ÷ 1,25 = 0,06 mol ⇒ n KOH ÷ n X = 3 ⇒ X là HCOOC6H4OH.

⇒ rắn khan gồm 0,02 mol HCOOK; 0,02 mol C6H4(OK)2 và ( 0, 075 − 0, 05 = 0,015 ) mol KOH. ⇒ a = 0, 02 × 84 + 0, 02 × 186 + 0, 015 × 56 = 6, 24 gam.

Câu 35. Chọn đáp án D Xét thí nghiệm 2: Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O. Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4 → n CuSO : n FeSO = 1: 2 . 4

4

⇒ n CuSO4 : n FeSO4 : n Fe2 ( SO4 ) = 1: 2 : 3 . 3

Đặt n CuSO = x mol ⇒ n FeSO = 2x mol và n Fe (SO ) = 3x mol. 4

4

2

4 3

⇒ n Cu 2+ = x mol; n Fe2+ = 2x mol; n Fe3+ = 6x mol ⇒ n CuCl2 = x mol; n FeCl2 = 2x mol; n FeCl3 = 6x mol. ⇒ mchất tan = 135x + 127 × 2x + 162,5 × 6x = 122,76 gam ⇒ x = 0,09 mol. ⇒ Y chứa 0,18 mol FeSO4. Bảo toàn electron: 5n KMnO4 = n FeSO4 . ⇒ n KMnO4 = 0,18 ÷ 5 = 0, 036 mol ⇒ m KMnO4 = 0, 036 × 158 = 5, 688 gam.

Câu 36. Chọn đáp án A Câu 37. Chọn đáp án B


Xét thí nghiệm 1: 3Ba(OH)2 + Al2(SO4)3 → 3BaSO4 + 2Al(OH)3. Giả sử  Al2 (SO4 )3  = 1M ⇒ n Al (SO ) = V1 . Phản ứng vừa đủ ⇒ n Ba ( OH ) = 3V1 . 2

4 3

2

⇒  Ba ( OH ) 2  = 1M; n BaSO4 = 3V1 ; n Al( OH ) = 2V1 . 3

⇒ m = 233 × 3V1 + 78 × 2V1 = 855V1 gam ⇒ 0,9m = 769, 5V1 gam.

TH1: Ba(OH)2 thiếu. n Ba ( OH ) = V2 mol ⇒ n BaSO = V2 ; n Al( OH ) = 2 / 3.V2 . 4

2

⇒ 233V2 + 78 × 2 / 3.V2 = 769, 5V1 ⇒ V2 = 2, 7V1 ⇒

3

V1 = 2, 7 . V2

TH2: Ba(OH)2 dư, hòa tan 1 phần Al(OH)3. Khi đó: 3Ba(OH)2 + Al2(SO4)3 → 3BaSO4 + 2Al(OH)3 (1) Ba(OH)2 + 2Al(OH)3 → Ba(AlO2)2 + 4H2O (2) Từ (1) ⇒ n BaSO = 3V1 ⇒ n Al( OH ) = ( 769,5V1 − 233 × 3V1 ) ÷ 78 = 47 / 52V1 . 4

3

n Al( OH ) = 2V1 ⇒ n Al( OH ) = 2V1 − 47 / 52V1 = 57 / 52V1 . 3

3

⇒ n Ba ( OH ) = V2 = 3V1 + 57 / 52V1 ÷ 2 ⇒ 2

V1 = 3, 55 . V2

Câu 38. Chọn đáp án A Câu 39. Chọn đáp án B Câu 40. Chọn đáp án C Xử lí dữ kiện Z: Bảo toàn khối lượng:

∑ m(

CO2 ,H 2 O )

= 2, 76 + 0,105 × 32 = 6,12 gam.

⇒ m CO2 = 6,12 ÷ (11 + 6 ) × 11 = 3,96 gam → n CO2 = 0, 09 mol ⇒ n C = 0, 09 mol. ⇒ m H2 O = 6,12 ÷ (11 + 6 ) × 6 = 2,16 gam → n H 2O = 0,12 mol ⇒ n H = 0, 24 mol. m Z = m C + m H + m O ⇒ m O = 2, 76 − 0, 09 × 12 − 0, 24 = 1, 44 gam ⇒ n O = 0, 09 mol. ⇒ C : H : O = 0, 09 : 0, 24 : 0, 09 = 3 : 8 : 3 ⇒ Z là C3H8O3.

Ta có phản ứng Dumas: -COONa + NaOH → -H + Na2CO3 (vôi tôi xút). ⇒ n COO = n COONa = n Na 2 CO3 = n CO2 = 0,36 mol ⇒ n A = n COO ÷ 3 = 0, 36 ÷ 3 = 0,12 mol. M K = 0, 625 × 32 = 20 g/mol ⇒ K gồm 2 khí trong đó có CH4.

Mà sau khi dẫn qua dung dịch Br2 dư chỉ còn 1 khí thoát ra ⇒ khí còn lại bị hấp thụ. ⇒ n CH 4 = 0, 24 mol = 2n A ⇒ trong A chứa 2 gốc CH3COO-


⇒ gốc còn lại cũng là gốc axit đơn chức ⇒ nkhí còn lại = nA = 0,12 mol. ⇒ Mkhí còn lại = ( 0,36 × 20 − 0, 24 ×16 ) ÷ 0,12 = 28 ⇒ khí còn lại là C2H4. ⇒ A là (CH3COO)2(CH2=CH-COO)C3H5 ⇒ a = 0,12 × 230 = 27, 6 . n NaOH = 0,12 × 3 + 0, 08 × 0, 25 = 0,38 mol ⇒ x = 0,38 ÷ 0,19 = 2.

Muối gồm 0,12 mol CH 2 = CH − COONa ; 0,24 mol CH3COONa; 0,02 mol NaCl. ⇒ b = 0,12 × 94 + 0, 24 × 82 + 0, 02 × 58,5 = 32,13 ⇒ a + b + x = 61,73 gam.


Đề thi học kì THPT Thuận Thành Số 3 - Bắc Ninh - Năm 2018 I. Nhận biết Câu 1. Chất nào sau đây không thuộc loại chất béo? A. Tripanmitin

B. Glixerol

C. Tristearin

D. Triolein

Câu 2. X là chất rắn kết tinh, tan tốt trong nước và có nhiệt độ nóng chảy cao. X là A. C6H5OH

B. H2NCH2COOH

C. C6H5NH2

D. CH3NH2

C. tinh bột

D. chất béo

C. Fructozơ

D. Saccarozơ

Câu 3. Chất có phản ứng màu biure là A. saccarozơ

B. anbumin (protein)

Câu 4. Hợp chất nào sau đây thuộc loại este? A. Metyl axetat

B. Glyxin

Câu 5. Chất béo X là trieste của glixerol với axit cacboxylic Y. Axit Y có thể là A. C2H3COOH

B. HCOOH

C. C15H31COOH

D. C2H5COOH

C. 132

D. 146

C. Tinh bột

D. Saccarozo

C. C12H22O11

D. (C6H10O5)n

Câu 6. Phân tử khối của peptit Ala-Gly là A. 164

B. 160

Câu 7. Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit? A. Glucozơ

B. Fructozơ

Câu 8. Công thức phân tử của saccarozơ là A. C6H12O6

B. C12H22O12

Câu 9. Anilin có công thức là? A. C6H5NH2

B. H2NCH2COOH

C. CH3CH(NH2)COOH

D. H2NCH2CH2COOH

II. Thông hiểu Câu 10. Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic. Trong X, nguyên tố oxi chiếm 40% về khối lượng. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với lượng vừa đủ dung dịch gồm NaOH 2% và KOH 2,8% thu được 10,56 gam muối. Giá trị của m là A. 8,64

B. 7,68

C. 6,72

D. 5,76

Câu 11. Phát biểu nào sau đây sai? A. H2NCH2COOH là chất rắn ở điều kiện thường. B. Dung dịch valin làm quỳ tím chuyển sang màu hồng C. Tơ visco thuộc loại tơ bán tổng hợp D. Ngoài fructozơ, trong mật ong cũng chứa nhiều glucozo Câu 12. Biết rằng mùi tanh của cá (đặc biệt là cá mè) là hỗn hợp các amin và một số chất khác. Để khử mùi tanh của cá trước khi nấu ta có thể dùng dung dịch nào sau đây? A. Dung dịch xút

B. Nước vôi trong

C. Giấm ăn

D. Nước muối


Câu 13. Xà phòng hóa 2,64 gam CH3COOC2H5 bằng dung dịch KOH đun nóng vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 2,46

B. 2,88

C. 3,36

D. 2,94

Câu 14. Glucozơ và fructozơ đều A. có nhóm –CH=O trong phân tử

B. có công thức phân tử C6H10O5

C. thuộc loại đisaccarit

D. có phản ứng tráng bạc

Câu 15. Cho dung dịch của các chất sau: glucozơ, glixerol, fructozơ, hồ tinh bột, saccarozơ. Số dung dịch hòa tan Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam là A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 16. Nhỏ dung dịch I2 vào dung dịch hồ tinh bột chuyển sang màu A. xanh tím

B. nâu

C. đỏ

D. vàng

Câu 17. Cho H2NCH2COOC2H5 tác dụng với dung dịch NaOH thu được muối có công thức là A. CH3COONa

B. H2NCH2COONa

C. C2H5COONa

D. H2NCOONa

Câu 18. Cho 3,6 gam glucozơ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 4,32

B. 1,08

C. 1,62

D. 2,16

Câu 19. Cho dãy các chất: alanin, saccarozơ, metyl axetat, phenylamoni clorua, etyl amoni fomat. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch KOH đun nóng là A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 20. Trung hòa 100 ml dung dịch etyl amin cần 60 ml dung dịch HCl 0,1M. Nồng độ mol/l của dung dịch etyl amin là A. 0,06M

B. 0,08M

C. 0,60M

D. 0,10M

Câu 21. Số este mạch hở có công thức phân tử C3H6O2 là A. 2

B. 1

C. 4

D. 3

Câu 22. Đốt cháy hoàn toàn một triglixerit X cần vừa đủ 3,22 mol O2, thu được 2,28 mol CO2 và 2,12 mol H2O. Cho 13,29 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH thì khối lượng muối tạo thành là A. 12,51 gam

B. 12,75 gam

C. 14,43 gam

D. 13,71 gam

Câu 23. Cho 4,38 gam Ala-Gly phản ứng hoàn toàn với 100 ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 7,84

B. 9,98

C. 9,44

D. 8,90

Câu 24. Cho 3,54 gam amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với HCl (dư), thu được 5,73 gam muối. Công thức phân tử của X là A. C2H7N

B. C4H11N

C. CH5N

D. C3H9N


Câu 25. Hỗn hợp M gồm một este no, đơn chức, mạch hở và hai amin no đơn chức, mạch hở X và Y là đồng đẳng kế tiếp (MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M, thu được N2, 3,42 gam H2O và 2,24 lít CO2 (ở đktc). Công thức của X là: A. C3H9N

B. C2H5N

C. C2H7N

D. CH5N

Câu 26. Cho 12 gam hỗn hợp etyl amin và glyxin tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 1M, thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 15,65

B. 16,30

C. 19,30

D. 14,80

Câu 27. Nhận xét nào sau đây không đúng về tinh bột? A. Có 2 dạng: amilozơ và amilopectin B. Có phản ứng tráng bạc C. Là chất rắn màu trắng, vô định hình D. Thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit cho glucozo Câu 28. Một α-amino axit X (trong phân tử chỉ chứa 1 nhóm amin và 1 nhóm cacboxyl). Cho 6 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH thu được 9,04 gam muối. X là A. axit glutamic

B. alanin

C. valin

D. glyxin

Câu 29. Dung dịch nước brom tác dụng với dung dịch của chất nào sau đây ở nhiệt độ thường, tạo kết tủa trắng? A. H2NCH2COOH

B. CH3NH2

C. C6H5NH2

D. C2H5COOCH3

Câu 30. Để thủy phân hoàn toàn m gam este đơn chức X cần dùng vừa hết 200 ml dung dịch NaOH 0,5M, sau phản ứng thu được 4,6 gam ancol và 6,8 gam muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. HCOOC2H5

B. CH3COOCH3

C. CH3COOC2H5

D. HCOOCH3

Câu 31. Cho 8,82 gam axit glutamic vào 120 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Thêm tiếp 200 ml dung dịch NaOH 1M và KOH 0,5 M vào X đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 25,63

B. 21,40

C. 22,48

D. 23,56

Câu 32. Chia 26,4 gam este X làm hai phần bằng nhau: - Phần 1. Đem đốt cháy hoàn toàn thu được 13,44 lít CO2 (ở đktc) và 10,8 gam nước. - Phần 2. Cho tác dụng hết với 50 gam dung dịch NaOH 20%, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 16,3 gam chất rắn. Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. CH3COOC2H5

B. C2H5COOCH3

C. HCOOC3H7

D. CH2=CHCOOOCH3

Câu 33. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm xenlulozơ, tinh bột, glucozơ và saccarozơ cần 2,52 lít O2 (ddktc), thu được hỗn hợp Y gồm khí cacbonic và hơi nước. Hấp thụ hoàn toàn Y vào dung dịch nước vôi trong (dư) thu được x gam kết tủa. Giá trị của x là A. 22,50

B. 33,75

C. 45,00

D. 11,25


Câu 34. Đốt cháy hoàn toàn 17,16 gam este X cần vừa đủ 21,84 lít O2 (đktc), thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau. Cho 17,16 gam X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị của V là A. 585

B. 780

C. 195

D. 390

Câu 35. Cho m gam tinh bột lên men rượu với hiệu suất 80%, thu được 9,2 gam ancol etylic. Giá trị của m là A. 20,25

B. 16,20

C. 12,96

D. 24,30

Câu 36. Để phân biệt 3 dung dịch H2NCH2COOH, CH3COOH, C2H5NH2 ta cần dùng thuốc thử nào sau đây? A. Dung dịch NaOH

B. Quỳ tím

C. Dung dịch HCl

D. Kim loại natri

III. Vận dụng Câu 37. Hỗn hợp M gồm amin X, amino axit Y (X, Y đều no, mạch hở) và peptit Z (mạch hở tạo từ các α-amino axit no, mạch hở). Cho 2 mol hỗn hợp M tác dụng vừa đủ với 3,5 mol HCl hoặc 3,5 mol NaOH. Nếu đốt cháy hoàn toàn 2 mol hỗn hợp M, sau phản ứng thu được 4,5 mol CO2, x mol H2O và y mol N2. Giá trị x, y lần lượt là A. 4,75 và 3,5

B. 8,25 và 3,5

C. 8,25 và 1,75

D. 4,75 và 1,75

Câu 38. Cho các phát biểu sau: (a) Xà phòng hóa vinyl axetat thu được muối và ancol (d) Xenlulozơ thuộc loại polisaccarit (b) Tơ nilon-6 được điều chế bằng phản ứng trùng gương (e) Ở điều kiện thường, anilin là chất khí (c) Tristearin tham gia phản ứng cộng H2 xúc tác Ni, nhiệt độ. Số phát biểu đúng là A. 4

B. 2

C. 3

D. 5

Câu 39. Cho các nhận định sau: (1) CH3-NH2 là amin bậc một. (2) Dung dịch anilin làm quỳ tím hóa xanh. (3) Tetrapeptit mạch hở (Ala-Gly-Val-Ala) có 3 liên kết peptit. (4) Dung dịch axit glutamic làm quỳ tím chuyển sang màu hồng. (5) Phần trăm khối lượng của nguyên tố N trong alanin là 15,73%. Số nhận định đúng là A. 5

B. 4

C. 2

D. 3

Câu 40. Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau: Mẫu thử X

Thuốc thử

Hiện tượng

Quỳ tím

Chuyển màu hồng


Y

Dung dịch I2

Có màu xanh tím

Z

Dung dịch AgNO3/NH3

Kết tủa Ag

T

Nước brom

Kết tủa trắng

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là A. axit glutamic, tinh bột, anilin, glucozơ

B. axit glutamic, tinh bột, glucozơ, anilin

C. axit glutamic, glucozơ, tinh bột, anilin

D. anilin, tinh bột, glucozơ, axit glutamic


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1. Chọn đáp án B Câu 2. Chọn đáp án B Câu 3. Chọn đáp án B Câu 4. Chọn đáp án A Câu 5. Chọn đáp án C Câu 6. Chọn đáp án D Câu 7. Chọn đáp án D Câu 8. Chọn đáp án C Câu 9. Chọn đáp án A Câu 10. Chọn đáp án B m O = 0, 4m → n O = 0, 4m / 16 = m / 40 → n COOH = n O2 = m / 80

Giả sử có a gam dung dịch hỗn hợp bazơ ⇒ m NaOH = 0, 02a ⇒ n NaOH = Tương tự ⇒ n KOH = n H 2O = n COOH = ⇒ m + 40 ×

0, 02a a = 40 2000

0, 028a a = = n NaOH ⇒ trong dung dịch hỗn hợp bazơ thì n KOH = n NaOH 56 2000

m . BTKL ⇒ m + m NaOH + m KOH = mmuối + m H 2O 80

m m m + 56 × = 10, 56 + 18 × ⇒ m = 7, 68 g 160 160 80

Câu 11. Chọn đáp án B Câu 12. Chọn đáp án C Câu 13. Chọn đáp án D Câu 14. Chọn đáp án D Câu 15. Chọn đáp án C Câu 16. Chọn đáp án C Câu 17. Chọn đáp án B Câu 18. Chọn đáp án A Câu 19. Chọn đáp án D Câu 20. Chọn đáp án A Câu 21. Chọn đáp án A Câu 22. Chọn đáp án C Câu 23. Chọn đáp án C n Ala − Gly = 0, 03 mol ⇒ n KOH > 2n peptit ⇒ KOH dư


Ta có: Ala-Gly + 2KOH → muối + H2O ⇒ n H O = n peptit = 0, 03 mol 2

BTKL ⇒ m = 4,38 + 0,1× 56 − 0, 03 × 18 = 9, 44 9(g) Câu 24. Chọn đáp án D Câu 25. Chọn đáp án D Câu 26. Chọn đáp án C Etyl amin hay Glyxin tác dụng với HCl thì ngoài muối ra không có sản phẩm nào khác! ⇒ BTKL: m = 12 + 0,2 × 1 × 36,5 = 19,3 (g) Câu 27. Chọn đáp án B Câu 28. Chọn đáp án D Câu 29. Chọn đáp án C Câu 30. Chọn đáp án A Câu 31. Chọn đáp án C Câu 32. Chọn đáp án A Câu 33. Chọn đáp án D Câu 34. Chọn đáp án D Câu 35. Chọn đáp án A Câu 36. Chọn đáp án B Câu 37. Chọn đáp án D Dễ thấy khi tác dụng với HCl thì chỉ có CO-NH hoặc NH2 và sẽ phản ứng theo tỉ lệ 1 : 1 (tức là 1NH2 + 1HCl hoặc 1CO-NH +1HCl) Ta lại có phản ứng với NaOH thì có CO-NH hoặc COOH và phản ứng theo tỉ lệ 1 : 1 Mà trong CO-NH hoặc COOH đều chứa 1 π C=O ⇒ nπ C=O=n NaOH = 3,5 mol Lại có các chất trong M đều no, mạch hở ⇒ ∑n π = 3,5 mol Ctb = 4,5 ÷ 2 = 2,25; Ntb = 3,5 ÷ 2 = 1,75; độ bất bão hòa trung bình = 3,5 ÷ 2 = 1,75 Lại có trong HCHC chứa C, H, N và O (nếu có) thì số H = 2 × số C + 2 + số N – 2k với k là độ bất bão hòa của HCHC. Điều này vẫn đúng với hỗn hợp HCHC, khi đó các giá trị sẽ là giá trị trung bình ⇒ số Htb = 2 × 2,25 + 2 + 1,75 – 2 × 1,75 = 4,75 BTNT (H) ⇒ x = 2 × 4,75 ÷ 2 = 4,75 mol Câu 38. Chọn đáp án B Câu 39. Chọn đáp án B


Câu 40. Chọn đáp án B


Đề thi thử THPT Bỉm Sơn - Thanh Hóa - Lần 1 - Năm 2018 I. Nhận biết Câu 1. Để tạo thành thủy tinh hữu cơ (plexiglat), người ta tiến hành trùng hợp A. CH3COOC(CH3)=CH2.

B. CH2=CHCH=CH2.

C. CH3COOCH=CH2.

D. CH2=C(CH3)COOCH3.

Câu 2. Đun nóng tristearin trong dung dịch NaOH thu được glixeron và? A. C17H35COONa.

B. C17H33COONa.

C. C15H31COONa.

D. C17H31COONa.

C. saccarozơ

D. sobitol

C. CH3COOCH3.

D. CH3CH2COOCH3.

Câu 3. Đồng phân của glucozo là A. xenlulozơ

B. fructozơ.

Câu 4. Chất nào dưới đây là etyl axetat? A. CH3COOCH2CH3.

B. CH3COOH.

Câu 5. Chất nào sau đây còn được gọi là đường mật ong? A. Saccarozơ.

B. Fructozo.

C. Glucozo.

D. Amilopectin.

Câu 6. Một phân tử polietilen có khối lượng phân tử bằng 56000u. Hệ số polime hóa của phân tử polietylen này là: A. 20000.

B. 2000.

C. 1500.

D. 15000.

Câu 7. Trong các chất dưới đây, chất nào là amin bậc hai? A. H2N(CH2)6NH2.

B. CH3NHCH3.

C. C6H5NH2.

D. CH3CH(CH3)NH2.

II. Thông hiểu Câu 8. Cho kim loại Ba dư vào dung dịch A12(SO4)3, sau khi kết thúc phản ứng thu được sản phẩm có A. một chất khí và hai chất kết tủa.

B. một chất khí và không chất kết tủa.

C. một chất khí và một chất kết tủa.

D. hỗn hợp hai chất khí.

Câu 9. Khi thủy phân họp chất hữu cơ X (không có phản ứng tráng bạc) trong môi trường axit rồi trung hòa axit thì dung dịch thu được có phản ứng tráng bạc. Chất nào sau đây thỏa mãn X? A. Anđehit axetic.

B. Ancol etylic.

C. Saccarozơ.

D. Glixerol.

Câu 10. Hiệu suất của quá trình điều chế anilin (C6H5NH2) từ benzen (C6H6) đạt 30%. Khối lượng anilin thu được khi dùng 156 gam benzen là A. 186,0gam.

B. 111,6gam.

C. 55,8 gam.

Câu 11. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Các amino axit là chất rắn ở điều kiện thường. B. Các amin ở điều kiện thường là chất khí hoặc chất lỏng C. Các protein đều dễ tan trong nước. D. Các amin không độc. Câu 12. Để phân biệt các dung dịch: CaCl2, HCl, Ca(OH)2 dùng dung dịch?

D. 93,0gam.


A. NaNO3.

B. NaOH.

C. NaHCO3.

D. NaCl.

Câu 13. Nhúng một thanh sắt (dư) vào 100 mL dung dịch CuSO4 x mol/l. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng thanh sắt tăng 0,4 gam. Biết tất cả Cu sinh ra đều bám vào thanh sắt. Giá trị của x là A. 0,0500.

B. 0,5000.

C. 0,6250.

D. 0,0625.

Câu 14. Đun nóng 5,18 gam mety axetat với 100ml dung dịch NaOH 1M đến phản ứng hoàn toàn. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu đuợc m gam chất rắn khan. Giá trị của m là: A. 8,20.

B. 6,94.

C. 5,74.

D. 6,28.

Câu 15. Lên men hoàn toàn a gam glucozo, thu đuợc C2H5OH và CO2. Hấp thụ hết CO2 sinh ra vào dung dịch nuớc vôi trong dư, thu đuợc 15 gam kết tủa. Giá trị của a là: A. 30,6.

B.27,0.

C. 15,3.

D. 13,5.

C. Amilopectin.

D. Nhựa bakelit.

Câu 16. Polime có cấu trúc mạng lưới không gian là: A. Polietilen.

B. Poli(vinyl clorua).

Câu 17. Cho dãy các dung dích sau: C6H5NH2, NH2CH2COOH, HOOC[CH2]2CH(NH2)COOH, C2H5NH2, NH2[CH2]2CH(NH2)COOH. Số dung dịch trong dãy làm đổi màu quỳ tím? A. 4

B. 5

C. 2.

D. 3

Câu 18. Cho các chất sau: CH3COOCH3, HCOOCH3, HCOOC6H5, CH3COOC2H5. Chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là: A. HCOOC6H5.

B. CH3COOC2H5.

C.HCOOCH3.

D.CH3COOCH3.

Câu 19. Khẳng định nào sau đây đúng? A. Đun nóng tinh bột với dung dịch axit thì xảy ra phản khâu mạch polime. B. Trùng hợp axit ω-amino caproic thu được nilon-6. C. Polietilen là polime trùng ngưng. D. Cao su buna có phản ứng cộng. Câu 20. Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3? A. Fe, Ni, Sn.

B. An, Cu, Mg.

C. Hg, Na, Ca.

D. Al, Fe, CuO.

Câu 21. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Phản ứng giữa ancol với axit cacboxylic được gọi là phản ứng xà phòng hóa. B. Phản ứng xà phòng hóa là phản ứng thuận nghịch. C. Trong công thức của este RCOOR', R có thể là nguyên tử H hoặc gốc hidrocacbon. D. Phản ứng este hóa là phản ứng một chiều. Câu 22.Nhận xét nào sau đây đúng? A. Đa số các polime dễ hòa tan trong các dung môi thông thường. B. Đa số các polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định.


C. Các polime đều bền vững dưới tác động của axit, bazơ. D. Các polime dễ bay hơi. Câu 23. Một tripeptit X mạch hở được cấu tạo từ 3 amino axit là glyxin, alanin, valin. Số cùng công thức cấu tạo của X là: A. 6.

B. 3.

C. 4.

D. 8.

Câu 24. Cacbohidrat nào sau đây được dùng làm nguyên liệu sản xuất tơ visco? A. Saccarozơ.

B. Tinh bột.

C. Glucozơ.

D. Xenlulozơ.

Câu 25. Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Al và Na có tỉ lệ mol 1 : 2 vào nước dư thu được 4,48 lít khí (đktc). Giá trị của m là A. 7,30.

B. 5,84.

C.6,15.

D. 3,65.

Câu 26. Cho 2 hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2. Khi phản ứng với dung dịch NaOH, X tạo ra H2NCH2COONa và chất hữu cơ Z, còn Y tạo ra CH2=CHCOONa và khí T. Các chất Z và T lần lượt là: A. CH3OH và NH3.

B. CH3OH và CH3NH2. C. CH3NH2 và NH3.

D. C2H3OH và N2.

Câu 27. Chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H9O2N. Cho 9,1 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 6,8 gam chất rắn khan. Số công thức cấu tạo của X phù hợp với tính chất trên là A. 1.

B. 2.

C. 3

D. 4.

Câu 28. Đốt cháy hoàn toàn 1 lượng hỗn hợp 2 este. Dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua bình (1) đựng P2O5 dư và bình (2) đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy khối lượng bình (1) tăng 6,21 gam, còn bình (2) thì được 34,5 gam kết tủa. Các este trên thuộc loại este nào dưới đây? A. Este no, đơn chức, mạch hở.

B. Este không no.

C. Este thơm.

D. Este đa chức.

Câu 29. Brađikinin có tác dụng làm giảm huyết áp, đó là một nonapeptit có công thức là: Arg-Pro-ProGly-Phe-Ser-Pro-Phe-Arg. Khi thủy phân không hoàn toàn peptit này, thu được bao nhiêu tripeptit mà trong thành phần có phenyl alanin (Phe)? A.4

B. 3.

C. 6

D. 5

Câu 30. Hỗn hợp X gồm metyl fomat, anđehit acrylic và metyl acrylat. Đốt cháy hoàn toàn m gam X rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 9 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 3,78 gam. Giá trị của m là: A. 1,95.

B. 1,54.

C. 1,22.

D. 2,02.

Câu 31. Poli (vinyl clorua) được điều chế từ khí thiên nhiên (chứa 95% metan về thể tích) theo sơ đồ chuyển hóa và hiệu suất (H) như sau: H =15% H =95% H =90% Me tan  → axetilen  → vinyl clorua  → Poli (vinyl clorua)

Thể tích khí thiên nhiên (đktc) cần để điều chế được 1 tấn poli (vinyl clorua) là A. 5589,08 m3.

B. 1470,81 m3.

C. 5883,25 m3.

D. 3883,24 m3.


Câu 32. Sục 13,44 lít CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch X gồm Ba(OH)2 1,5M và NaOH 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với 200ml dung dịch hỗn hợp BaCl2 1,2M và KOH 1,5M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 66,98.

B. 39,40.

C. 47,28.

D. 59,10.

Câu 33. Chất X có công thức phân tử C2H7O3N. Khi cho X tác dụng với dung dịch HC1 hoặc dung dịch NaOH đun nóng nhẹ đều thấy khí thoát ra. Lấy 0,1 mol X cho vào dung dịch chứa 0,25 mol KOH. Sau phản ứng cô cạn dung dịch được chất rắn Y, nung nóng Y đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Giá trị của m là: A. 16,60.

B. 18,85.

C. 17,25.

D. 16,90.

III. Vận dụng Câu 34. Cho sơ đồ chuyển hóa sau: (1) C4 H 6 O 2 ( M ) + NaOH  → ( A ) + ( B) (2) ( B ) + AgNO3 + NH3 + H 2 O  → ( F ) + Ag ↓ + NH 4 NO3 (3) ( F ) + NaOH  → ( A ) + NH 3 ↑ + H 2 O Chất M là A. HCOO(CH2)=CH2.

B. CH3COOCHCH2.

C. HCOOCHCHCH3. D. CH2=CHCOOCH3.

Câu 35. Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho Cu dư vào dung dịch Fe(NO3)3. (b) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaOH. (c) Cho Na2CO3 dư vào dung dịch Ca(HCO3)2. (d) Cho bột Fe vào dung dịch FeCl3 dư. Số thí nghiệm cuối cùng còn lại dung dịch chứa 1 muối tan là: A. 2.

B. 1.

C. 4

D. 3

Câu 36. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 este đồng phân cần dùng 4,704 lít khí O2, thu được 4,032 lít CO2 và 3,24 gam H2O. Nếu cho m gam X tác dụng hết với 110 mL dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được 7,98 gam chất rắn khan, trong đó có a mol muối Y và b mol muối Z (MY > MZ). Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tỉ lệ a : b là: A. 2 : 3.

B. 3 : 2.

C. 2 : 1.

D. 1 : 5

Câu 37. Cho các phát biểu sau: (a) Hiđro hóa hoàn toàn glucozo tạo ra axit gluconic (b) Phản ứng thủy phân xenlulozo xảy ra được trong dạ dày của động vật ăn cỏ. (c) Xenlulozo trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo. (d) Saccarozo bị hóa đen trong H2SO4 đặc. (e) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozo được dung để pha chế thuốc.


Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 3.

B. 2.

C. 4.

D. 5.

IV. Vận dụng cao Câu 38. Hòa tan hoàn toàn 21,5 gam hỗn hợp X gồm Al, Zn, FeO, Cu(NO3)2 cần dùng hết 430ml dung dịch H2SO4 1M thu được hỗn hợp khí Y (đktc) gồm 0,06 mol NO và 0,13 mol H2, đồng thời thu được dung dịch Z chỉ chứa các muối sunfat trung hòa. Cô cạn dung dịch Z thu được 56,9 gam muối khan. Thành phần phần trăm của Al trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất là: A. 25,5%.

B. 18,5%.

C. 20,5%.

D. 22,5%.

Câu 39. Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm 1 tetrapeptit A và 1 pentapeptit B (A và B đều hở chứa đồng thời Glyxin và Alanin trong phân tử) bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sản phẩm cho (m + 15,8) gam hỗn hợp muối. Đốt cháy toàn bộ lượng muối sinh ra bằng 1 lượng oxi vừa đủ, thu được Na2CO3 và hỗn hợp hơi Y gồm CO2, H2O và N2. Dẫn Y đi qua bình đựng dung dịch NaOH đặc, dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 56,04 gam so với ban đầu và có 4,928 lít khí duy nhất (đktc) thoát ra khỏi bình. Xem như N2 không bị nước hấp thụ, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần phần trăm khối lượng của B trong hỗn hợp X là: A. 35,37%.

B. 58,92%.

C. 46,94%.

D. 50,92%.

Câu 40. Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ, no đơn chức, mạch hở (chứa C, H, O) tác dụng vừa đủ với 20 mL dung dịch NaOH 2M thu được một muối và một ancol. Đun nóng lượng ancol thu được với axit H2SO4 đặc ở 170°c thu được 0,015 mol anken (là chất khí ở điều kiện thường). Nếu đốt cháy lượng X như trên rồi cho sản phẩm qua bình đựng CaO dư thì khối lượng bình tăng 7,75 gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Khối lượng của chất có phân tử khối lớn hơn trong X là 2,55 gam. B. Tổng phân tử khối của hai chất trong X là 164. C. Thành phần phần trăm khối lượng các chất trong X là 49,5% và 50,5%. D. Một chất trong X có 3 công thức cấu tạo phù hợp với điều kiện bài toán.


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1. Chọn đáp án D Câu 2. Chọn đáp án B Câu 3. Chọn đáp án B Câu 4. Chọn đáp án A Câu 5. Chọn đáp án B Câu 6. Chọn đáp án D Câu 7. Chọn đáp án B Câu 8. Chọn đáp án C Ba + 2H 2 O  → Ba ( OH )2 + H 2 3Ba ( OH ) 2 + Al 2 ( SO 4 )3  → 3BaSO 4 + 2Al ( OH )3 Ba ( OH )2 + 2Al ( OH )3  → Ba ( AlO 2 ) 2 + 4H 2 O

⇒ cuối cùng thu được 1 khí là H2 và 1 kết tủa là BaSO4 Câu 9. Chọn đáp án C Câu 10. Chọn đáp án C Câu 11. Chọn đáp án A Câu 12. Chọn đáp án C Câu 13. Chọn đáp án B Câu 14. Chọn đáp án B Câu 15. Chọn đáp án D Câu 16. Chọn đáp án D Câu 17. Chọn đáp án D Câu 18. Chọn đáp án C Câu 19. Chọn đáp án D Câu 20. Chọn đáp án A Câu 21. Chọn đáp án C Câu 22. Chọn đáp án B Câu 23. Chọn đáp án A Câu 24. Chọn đáp án D Câu 25. Chọn đáp án B Câu 26. Chọn đáp án A • X + NaOH → H2NCH2COONa + chất hữu cơ Z → X là este của amino axit H2NCH2COOCH3


H2NCH2COOCH3 + NaOH → H2NCH2COONa + CH3OH • Y + NaOH → CH2=CHCOONa + khí T → Y là muối CH2=CHCOONH4 CH2=CHCOONH4 + NaOH → CH2=CHCOONa + NH3↑ + H2O → Z là CH3OH, T là NH3 → Đáp án đúng là đáp án A Câu 27. Chọn đáp án B Câu 28. Chọn đáp án A Câu 29. Chọn đáp án D Câu 30. Chọn đáp án D Cách 1: Đặt số mol 3 chất lần lượt là a, b và c ta có.  n C2 H 4 O 2 = a  n CO2 = 0, 09  → n C3H4 O = b + n  O2  n H 2O = 0, 07 2a + 3,5b + 4,5c n = c  C4 H6 O2

BTKL ⇒ m hh = m CO + m H O − m O 2

2

2

⇔ m hh = 5, 22 − 32 ( 2a + 3, 5b + 4,5c ) = 5, 22 − 32 ( 2a + 3b + 4c ) + ( 0, 5b + 0, 5c )  (*)

2a + 3b + 4c = 0, 09 (1) 2a + 3b + 4c = 0, 09 ⇔ 2a + 2b + 3c = 0, 07 0, 5b + 0,5c = 0, 01 ( 2 )

Ta có: 

Thế (1) và (2) vào (*) ⇒ m hh = 2, 02 gam ⇒ Chọn D. Cách 2: Nhận thấy cả 3 chất trong X đều có số nguyên tử O = số nguyên tử H – số nguyên tử C ⇒ n O/ X = 2n H2 O − n CO2 = 0,14 − 0, 09 = 0, 05 mol ⇒ m X = m C + m H + m O = 2, 02 gam ⇒ Chọn D.

Câu 31. Chọn đáp án C - Ta có:

∑H =

2n C2 H3Cl H1.H 2 .H 3 = 0,12825 ⇒ n CH 4 = = 0, 25.103 mol 100 ∑H

⇒ VCH4 ( trong tù nhiªn ) =

n CH 4 0, 95

.22, 4 = 5883, 25 ( m3 )

Câu 32. Chọn đáp án D Có n CO = 0, 6 mol và n OH = 0,8 mol −

2

Thấy 1 <

n OH − n CO2

=

0,8 < 2 → hình thành đồng thời 2 muối CO32− : a mol và HCO3 − : b mol 0, 6


a + b = 0, 6 a = 0, 2 → 2a + b = 0,8 b = 0, 4

Ta có hệ 

Thấy n CO = 0, 2 mol < n Ba = 0,3 mol → kết tủa BaCO3: 0,2 mol 2− 3

2+

→ dung dịch X chứa Ba(HCO3)2: 0,1 mol và NaHCO3: 0,2 mol Ba 2 + : 0,1  BaCl2 : 0, 24mol Khi cho X  Na + : 0, 2 +  HCO − : 0, 4 KOH: 0,3mol 3 

xảy ra pt: HCO3− + OH − → CO32− + H 2O thấy n CO = n OH = 0, 3 mol < 2− 3

∑n

Ba 2+

= 0,1 + 0, 24 = 0,34 mol → BaCO3: 0,3 mol

→ m = 0,3 . 197 = 59,1 gam. Đáp án D Câu 33. Chọn đáp án A X tác dụng với HCl và NaOH đều sinh khí → X có cấu tạo CH3NH3HCO3 CH3NH3HCO3 + 2KOH → CH3NH2 + K2CO3 + 2H2O Thấy 2n X < n KOH ⇒ KOH còn dư: 0,05 mol mchất rắn = m K CO + mKOH dư = 0,1.138 + 0, 05.56 = 16, 6 gam. 2

3

Câu 34. Chọn đáp án B Câu 35. Chọn đáp án B Câu 36. Chọn đáp án D - Khi đốt cháy m gam X ta nhận thấy n CO = n H O ⇒ X chứa 2 este no, đơn chức mạch hở. 2

BT:O  → n − COO = n X =

2n CO2 + n H 2O − 2n O2 2

2

= 0, 06 mol ⇒ C X =

n CO2 nX

= 3 (C3H6O2)

- Khi cho m gam X trên tác dụng với 0,11 mol KOH thì: 68n HCOOK + 82n CH 2COOK = m r¾n khan − 56n KOH = 5,18 n HCOOK = 0, 05 mol  →  n CH2 COOK = 0, 01 mol n HCOOK + n CH2 COOK = n X = 0, 06 ⇒

n CH2 COOK n HCOOK

=

0, 01 1 = 0, 05 5

Câu 37. Chọn đáp án A Câu 38. Chọn đáp án C - Khi cho 21,5 gam X tác dụng với 0,43 mol H2SO4 thì:


BTKL  → n H2 O =

BT:H  → n NH + =

m X + 98n H2SO4 − 30n NO − 2n H 2 − m Z 18

2n H 2SO4 − 2n H 2O − 2n H 2

4

- Ta có n O ( trong X ) = n FeO =

4

= 0, 26 mol

= 0, 02 mol ⇒ n Cu ( NO3 ) =

n NH+ + n No 4

2

2n H 2SO4 − 10n NH + − 4n NO − 2n H 2 4

2

2

= 0, 04 mol

= 0, 08 mol

- Xét hỗn hợp X ta có: n = 0,16 mol 3n Al + 2n Zn = 3n NO + 2n H2 + 8n NH+4 = 0, 6 ⇒  Al  27n Al + 65n Zn = m X − 72n FeO − 188n Cu ( NO3 )2 = 8, 22 n Zn = 0, 06 mol ⇒ %m Al =

27.0,16 .100 = 20, 09 21,5

Câu 39. Chọn đáp án C Gọi số mol của A (CnH2n-2N4O5 với 8 ≤ n ≤ 12) và B (CmH2m-3N5O6 với 10 ≤ m ≤ 15) lần lượt là x, y Bảo toàn khối lượng trong phản ứng thủy phân → m + 40 . (4x + 5y) = m + 15,8 + 18 (x + y) Bảo toàn nguyên tố N → 4x + 5y = 2 . (4,928 : 22,4) = 0,44 Giải hệ → x = 0,06 và y = 0,04 Hỗn hợp peptit được cấu tạo bởi các amino axit no chứa 1 nhóm NH2, 1 nhóm COOH → muối hình thành trong quá trình thủy phân có công thức CaH2aNO2Na : 0,44 mol. Gọi số mol CO2 và H2O lần lượt là a, b 44x + 18y = 56, 04  x = 0,84  →  x − y = −0,5.0, 44  y = 1, 06

Khi đó có hệ 

Bảo toàn nguyên tố C →

∑n

C

= n Na 2CO3 + n CO2 = 0, 22 + 0,84 = 1, 06 mol

Ta có 0, 06n + 0, 04m = 1, 06  → 3n + 2m = 53 Với điều kiện 10 ≤ m ≤ 15 thấy chỉ có 2 cặp thỏa mãn nghiệm nguyên Khi m = 10 (Gly-Gly-Gly-Gly-Gly) → n = 11 (Ala-Ala-Ala-Gly)  → %m Y =

0, 04.303 × 100% = 41, 22% 0, 06.288 + 0, 04.303

Khi m = 13 (Gly-Gly-Ala-Ala-Ala) → n = 9 (Gly-Gly-Gly-Ala) → %m Y =

0, 04.345 × 100% = 46, 94% ⇒ Đáp án C 0, 06.260 + 0, 04.345


Câu 40. Chọn đáp án C - Khi đốt cháy X có n CO = n H O 2

2

→ 44n CO + 18n H O = m b×nh t¨ng → 44a + 18a = 7, 75 ⇒ a = 0,125 mol 2

2

- Xét quá trình X tác dụng với NaOH: + Nhận thấy rằng, n NaOH > n anken , trong X chứa 1 este và 1 axit. Khi dehirat hóa ancol thì: → n este( A ) = n anken = 0, 015 mol ⇒ n axit ( B) = n X − n este = 0, 025 mol

- Gọi CA và CB lần lượt là số nguyên tử C của este A và axit B (với CA ≥ 3, C B ≥ 1 ) .  → n A .C A + n B .C B = n CO2 → 0, 015CA + 0, 025C B = 0,125 ⇒ CA = 5 và CB = 2 (thỏa)

Vậy (A) là C5H10O2 và (B) là C2H4O2 A. Sai, Độ chênh lệch khối lượng giữa A và B là: ∆m = 102n A − 60n B = 0, 03 ( g ) B. Sai, Tổng khối lượng phân tử khối của A và B là 162. C. Đúng, %m A =

102n A .100% = 50, 5 ⇒ %m B = 49, 5 102n A + 60n B

D. Sai, Este A có 7 đồng phân tương ứng là: CH3COO-C3H7 (2 đồng phân); HCOO-C4H9 (4 đồng phân); C2H5COOC2H5 (1 đồng phân) và axit B chỉ có 1 đồng phân là CH3COOH.


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.