CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN
vectorstock.com/28670660
Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection DẠY KÈM QUY NHƠN EBOOK PHÁT TRIỂN NỘI DUNG
VỢ CHỒNG A PHỦ (TRÍCH) - TÔ HOÀI Dạng đề nghị luận văn học thường gặp trong kỳ thi THPT Quốc gia WORD VERSION | 2020 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN
FF IC IA L
VỢ CHỒNG A PHỦ (TRÍCH)
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
- TÔ HOÀI (Dạng đề nghị luận văn học)
MỤC LỤC Nội dung
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
Trang A. MỞ ĐẦU 1 I. Lí do chọn đề tài 1 II. Mục đích, yêu cầu 2 1. Kiến thức 2 2. Kĩ năng 2 3. Thái độ 2 4. Phát triển năng lực cho học sinh 2 5. Phương pháp 2 6. Đối tượng, thời lượng giảng dạy chuyên đề 3 B. NỘI DUNG 4 I. Hệ thống kiến thức chuyên đề 4 1. Kiến thức cơ bản 4 1.1. Tác giả 4 1.2. Tác phẩm 4 1.3. Đoạn trích 6 2. Kiến thức mở rộng, nâng cao 7 2.1. Về tác phẩm 7 2.2. Về đoạn trích 7 3. Tổng kết 8 II. Khung ma trận 8 III. Hệ thống các dạng đề 8 8 1. Dạng đề nghị luận văn học bình luận về ý kiến, nhận định. 16 2. Dạng đề nghị luận văn học so sánh (Đề cũ) 21 3. Dạng đề nghị luận văn học giữa tác phẩm lớp 12 liên hệ với tác p hẩm lớp 11- Đề liên hệ (Dạng đề thi THPT Quốc gia năm 2018) 23 4. Dạng đề nghị luận văn học phân tích nhân vật, giá trị của tác p hẩm từ đó trình bày bình luận/nhận xét. 28 5. Dạng đề nghị luận văn học về đoạn văn từ đó trình bày bình luận, nhận xét về một vấn đề nào đó (Dạng đề thi THPT Quốc gia 2019) 37 6. Dạng đề nghị luận văn học về chi tiết, hình tượng nhân vật trong tác phẩm, từ đó trình bày nhận xét/bình luận về một vấn đề nào đó. 40 7. Dạng đề nghị luận văn học phân tích/cảm nhận nhân vật qua hai chi tiết/hai hình ảnh/hai đoạn văn trong một tác phẩm; từ đó trình bày nhận xét/bình luận. (Đề minh hoạ của Bộ 2019) IV. Đề tự làm 49 V. Kết quả 50 C. KẾT LUẬN 52 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. MỞ ĐẦU
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
I. Lí do chọn đề tài Tô Hoài là một nhà văn lớn, có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong văn học hiện đại Việt Nam. Ông cho rằng: “Viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không tầm thường, cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc”. Một người tài năng và có trái tim nóng bỏng với sự hiểu biết phong phú, sâu rộng đặc biệt là về những văn hóa tập quán của nhiều vùng miền trên đất nước ta. Tô Hoài có biệt tài luôn thu hút người đọc bởi chính những gì chân thật nhất mà ông đã từng trải qua và ông viết văn như viết bằng chính máu của mình, cộng thêm lối trần thuật hóm hỉnh, vốn từ vựng giàu có – nhiều khi rất bình dân và thông tục, nhưng nhờ cách sử dụng đắc địa và tài ba nên có sức lôi cuốn lạ thường. Để hiểu hơn về Tô Hoài, ta phải nhắc đến Tây Bắc - nơi đã gắn bó với ông suốt bao năm tháng, nơi xứ sở của hoa ban, hoa mơ, hoa đào của những đêm tình mùa xuân lãng mạn, những chợ tình đắm say. Nơi ấy Tô Hoài sau tám tháng sống và gắn bó máu thịt đã thốt lên: cảnh và người Tây Bắc đã để thương để nhớ để cho tôi quá nhiều, niềm thương nỗi nhớ ấy đã thăng hoa thành truyện ngắn Vợ chồng A Phủ. Tác p hẩm này là kiệt tác bất hủ giàu giá trị nhân đạo, ám ảnh lòng người đến muôn đời. Đặc biệt, đây là tác phẩm trọng tâm trong chương trình ôn thi THPT Quốc gia. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, thầy và trò trường THPT Phạm Công Bình đã gặp không ít trở ngại. Nguyên nhân chủ yếu là do nhà trường nằm trên địa bàn kinh tế khó khăn, học sinh chủ yếu là con em nông dân, bố mẹ đi làm ăn xa... Học sinh còn nhiều hạn chế như: một bộ phận không nhỏ nhận thức yếu, tiếp thu chậm, chưa chăm chỉ, chưa có ý thức học tập. Học văn nhưng các em không nhớ được các chi tiết văn xuôi. Bài văn còn mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt... Viết bài văn nghị luận văn học nhưng lại giống một văn bản tóm tắt tác phẩm, có khi lại giống như một bài liệt kê kiến thức. Trầm trọng nhất là thực trạng học sinh rỗng kiến thức, không nắm được kiến thức cơ bản, không biết vận dụng kiến thức để làm bài, khả năng đọc đề, phân tích đề yếu... từ đó dẫn đến làm bài hời hợt, sơ sài đặc biệt là trước các kỳ thi quan trọng như kỳ thi THPT Quốc gia. Đứng trước những khó khăn và trở ngại trên, mỗi cá nhân giáo viên đều p hải nỗ lực, phấn đấu, song sự chỉ đạo sát sao của cấp trên là không thể bỏ qua. Ban giám hiệu nhà trường luôn ủng hộ, tạo điều kiện để các tổ ứng dụng những sáng kiến kinh nghiệm, chuyên đề chuyên môn, đặc biệt chỉ đạo các môn điều chỉnh phân phối chương trình dạy sao cho phù hợp với đối tượng học sinh và nội dung ôn thi THPT Quốc gia. Nhận thức rõ đối tượng học sinh hổng về kiến thức, kém về kỹ năng viết bài nên việc dạy học sinh trường THPT Phạm Công Bình như chăm cây non nên luôn phải theo dõi, kiến thức dạy tăng từ ít đến chuẩn kiến thức kỹ năng, từ đơn giản đến cơ bản. Đồng thời nhà trường 1
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
triển khai dạy ôn thi THPT Quốc gia theo hai giai đoạn: giai đoạn một từ 6/9/2019 đến tháng 3/2020; giai đoạn hai từ tháng 4/2020 đến 20/6/2020. Trong quá trình dạy ôn thi, giáo viên luôn nắm bắt kịp thời học sinh học như thế nào để kịp thời điều chỉnh p hương pháp, kiến thức, kỹ năng phù hợp cho đối tượng học sinh mình dạy. Từ những lí do trên, tôi chọn và xây dựng chuyên đề Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài theo hướng nghị luận văn học và theo cấu trúc đề thi THPT Quốc gia hiện hành; mở rộng tầm hiểu biết cho học sinh bằng hệ thống đề thi sắp xếp theo các dạng đề để học sinh hiểu và biết cách giải các dạng đề thi liên quan. Học sinh biết làm các dạng đề của chuyên đề này cũng sẽ biết cách làm tốt các chuyên đề khác. II. Mục đích, yêu cầu 1. Kiến thức - Ôn tập và củng cố cho học sinh giá trị nội dung và nghệ thuật của tác p hẩm Vợ chồng A Phủ trên cái nhìn nhiều chiều, so sánh với những tác phẩm khác trong chương trình. + Nội dung: Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm. + Nghệ thuật: Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, nghệ thuật tạo tình huống truyện, miêu tả sinh hoạt, phong tục và tâm lí nhân vật trong đoạn trích; nghệ thuật kể chuyện; lời văn tinh tế vừa giàu chất tạo hình, vừa giàu chất thơ. 2. Kĩ năng - Tái hiện kiến thức cơ bản của tác phẩm. - Phân tích nhân vật. - Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. - Phân tích một đoạn trích, một tác phẩm văn xuôi. - Kiểu bài so sánh. - Kiểu bài nghị luận về một ý kiến (hoặc nhiều ý kiến) bàn về tác phẩm.... 3. Thái độ - Cảm thông với nỗi thống khổ của con người Tây Bắc dưới ách thống trị của thực dân phong kiến, cảm phục sức sống mãnh liệt, trân trọng khát vọng tự do ở người dân lao động. - Biết trân quý những giá trị văn hóa truyền thống mà tác phẩm văn xuôi hiện đại đem lại 4. Phát triển các năng lực cho học sinh - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn xuôi hiện đại Việt Nam (19451954). - Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm văn xuôi hiện đại Việt Nam. - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn xuôi hiện đại Việt Nam (1945-1954). - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận. 2
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nhân vật trong truyện và truyện cùng chủ đề. - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học. - Năng lực giải quyết vấn đề… 5. Phương pháp - Giáo viên cần: + Phân loại các dạng đề nghị luận văn học theo cấu trúc đề THPT Quốc gia trong những năm gần đây. + Tổ chức hệ thống kiến thức cơ bản, ôn luyện và hướng dẫn làm một số dạng đề nghị luận văn học thường gặp trong kỳ thi THPT Quốc gia. + Vận dụng phương pháp đàm thoại, tổ chức, hướng dẫn học sinh cách làm các dạng đề nghị luận văn học. + Trong quá trình ôn thi GV có thể đọc một số đoạn văn mẫu, bài văn mẫu cho HS tham khảo. - Học sinh cần: + Huy động những năng lực như: năng lực vận dụng tổng hợp , năng lực hợp tác, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức liên môn giải quyết vấn đề thực tiễn… để hiểu sâu, rộng hơn đoạn trích. + Biết vận dụng kiến thức, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong giờ học. Đồng thời vận dụng được kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề nảy sinh trong học tập cũng như trong bài thi THPT Quốc gia. 6. Đối tượng, thời lượng giảng dạy chuyên đề - Đối tượng: Học sinh lớp 12. - Số tiết: 09 tiết
3
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
B. NỘI DUNG VỢ CHỒNG A PHỦ (Trích) - TÔ HOÀI I. Hệ thống kiến thức chuyên đề 1. Kiến thức cơ bản 1.1. Tác giả: - Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh năm 1920. - Quê nội ở Thanh Oai, Hà Đông (nay là Hà Nội) nhưng sinh ra và lớn lên ở quê ngoại: làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy Hà Nội). - Viết văn từ trước cách mạng, nổi tiếng với truyện đồng thoại Dế mèn phiêu lưu kí. - Là nhà văn lớn, sáng tác nhiều thể loại. Số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong nền văn học Việt Nam hiện đại. - Sáng tác thiên về diễn tả những sự thật đời thường: “Viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không tầm thường, cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc”. - Có vốn hiểu biết sâu sắc, phong phú về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau. - Lối trần thuật rất hóm hỉnh, sinh động nhờ vốn từ vựng giàu có, phần lớn là bình dân và thông tục nhưng nhờ sử dụng đắc địa nên đầy ma lực và mang sức mạnh lay chuyển tâm tư. - Năm 1996, được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. - Một số tác phẩm tiêu biểu: + Dế mèn phiêu lưu kí (1941) + Truyện Tây Bắc (1953) + Miền Tây (1967),… 1.2. Tác phẩm: * Hoàn cảnh sáng tác: - Tác phẩm là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952. Đây là chuyến đi thực tế dài 8 tháng sống với đồng bào các dân tộc thiểu số từ khu du kích trên núi cao đến những bản làng mới giải phóng của nhà văn. Chuyến đi dài 8 tháng này đã để lại những ấn tượng sâu sắc và những tình cảm tốt đẹp của nhà văn với con người miền Tây Bắc. Tô Hoài tâm sự: Cái kết quả lớn nhất và trước nhất của chuyến đi 8 tháng ấy là đất nước và con người miến Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều quá. Tôi không bao giờ quên… Hình ảnh Tây Bắc đau thương và dũng cảm lúc nào cũng có trong tâm trí tôi. Vì thế, tôi viết Truyện Tây Bắc.
4
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
- Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ được sáng tác năm 1952, in trong tập Truyện Tây Bắc (1953) được tặng giải Nhất- Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-1955. Tác phẩm là kỉ niệm, là tấm lòng của Tô Hoài dành tặng cho những người dân Tây Bắc. * Đề tài: Viết về người nông dân miền núi. * Chủ đề: Qua câu chuyện về cuộc đời của Mị và A Phủ, Tô Hoài đã thể hiện một cách xúc động nỗi khổ cực của người dân miền núi Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn chúa đất và thực dân; đồng thời phát hiện, khẳng định vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt và quá trình vùng lên tự giải phóng, xây dựng lại cuộc đời của họ. * Kết cấu: hai phần: - Phần đầu: viết về cuộc đời của Mị và A Phủ ở Hồng Ngài. - Phần sau: viết về cuộc sống nên vợ nên chồng, tham gia cách mạng của Mị và A Phủ ở Phiềng Sa. * Tóm tắt: - Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ Mị, không đủ tiền cưới phải vay nhà thống lí, bố của thống lí Pá Tra bây giờ. Mẹ Mị mất, bố Mị đã già mà nón nợ mỗi năm p hải trả lãi một nương ngô vẫn còn.. Mị là một cô gái xinh đẹp, yêu đời, có khát vọng tự do, hạnh p húc bị bắt về làm con dâu gạt nợ cho nhà Thống lí Pá Tra. Mị trở thành đày tớ không công, bị bóc lột chà đạp, cam phận cuộc sống tủi nhục, đoạ đày. Lúc đầu Mị phản kháng nhưng dần dần trở nên tê liệt, chỉ lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. - Đêm tình mùa xuân đến, Mị muốn đi chơi nhưng bị A Sử (chồng Mị) trói đứng vào cột nhà. Còn A Phủ một thanh niên cường tráng, gan góc do đánh A Sử nên đã bị bắt, bị phạt vạ và trở thành kẻ ở trừ nợ cho nhà thống lí Pá Tra. Không may A Phủ để hổ vồ mất một con bò, A Phủ đã bị đánh, bị trói đứng vào cọc đến gần chết. Cảm thương cho người cùng cảnh ngộ, Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ. - Cả hai cùng chạy đến Phiềng Sa và trở thành vợ chồng. Được cán bộ A Châu giáp ngộ cách mạng giúp đỡ, A Phủ tham gia đội du kích cùng bản làng, tham gia kháng chiến chống thực dân pháp và tay sai. * Giá trị tác phẩm - Giá trị về nội dung: + Giá trị hiện thực: Tác phẩm miêu tả chân thực số phận nô lệ cực khổ của người dân lao động nghèo Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn cường quyền p hong kiến miền núi; tác phẩm còn phơi bày bản chất tàn bạo của giai cấp phong kiến thống trị và những hủ tục lạc hậu thối nát của chế độ phong kiến ở miền núi. Điều này thể hiện tập trung ở nhân vật cha con thống lí: cảnh ăn vạ và xử kiện, cảnh hút thuốc phiện, cảnh hành hạ A Phủ, cảnh đánh đập Mị của bố con thống lí. Phần sau của tác phẩm hé mở cho người đọc thấy sự đổi đời của A Phủ và Mị: dưới ánh sáng của cách mạng, A Phủ và Mị đã tham gia du kích, chuẩn bị cùng dân làng đánh Pháp, sống cuộc sống tự do.
5
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
+ Giá trị nhân đạo: Truyện thể hiện lòng yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc với thân phận đau khổ của người lao động nghèo miền núi. Truyện cho thấy thái độ căm thù các thế lực tàn bạo, chà đạp lên quyền sống con người. Truyện khẳng định niềm tin vào vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt và khát vọng hạnh phúc cháy bỏng của con người. Dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt đến mức nào, con người cũng không mất đi khát vọng sống tự do và hạnh phúc. - Giá trị về nghệ thuật: + Ngôn ngữ, lời văn rất giàu tính tạo hình, gợi cảm, phong phú, giàu tính sáng tạo. + Là một cây bút có biệt tài trong việc tả cảnh vật, thiên nhiên. Thiên nhiên trong tác phẩm sống động, có hồn, khêu gợi, góp phần đắc lực cho việc biểu hiện nội tâm nhân vật. + Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, nghệ thuật tạo tình huống truyện, miêu tả cảnh sinh hoạt, phong tục và tâm lí nhân vật trong đoạn trích; nghệ thuật kể ch uyện; lời văn tinh tế vừa giàu chất tạo hình vừa giàu chất thơ. 1.3. Đoạn trích * Vị trí đoạn trích: Đoạn trích thuộc phần đầu tác phẩm. Đây cũng là đoạn thành công nhất của tác phẩm. * Tình huống truyện: Tô Hoài đã lựa chọn được một cuộc gặp gỡ của những con người cùng cảnh ngộ: Mị làm con dâu gạt nợ, A Phủ làm người ở gạt nợ. Từ tình huống ấy, tác giả đã tái hiện chân thực tính cách, số phận của hai nhân vật Mị và A Phủ. * Các nhân vật - Nhân vật Mị + Nắm được diễn biến cuộc đời của Mị: Trước khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra, khi về làm dâu, cuộc sống của Mị ở nhà thống lí, Mị cởi trói cho A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài. + Mị là người con gái xinh đẹp, có tài thổi sáo. + Phẩm chất của Mị: Chăm chỉ, cần cù, hiếu thảo, khao khát tự do, hạnh phúc. + Sức sống tiềm tàng của nhân vật; diễn biến tâm lí, hành động của Mị, sức p hản kháng mãnh liệt của nhân vật. => Mị là cô gái xinh đẹp, tài hoa, có sức sống tiềm tàng, mãnh liệt. Cuộc đời và số phận của Mị có ý nghĩa tiêu biểu cho cuộc đời và số phận của những n gười p hụ nữ miền núi. - Nhân vật A Phủ: Cần nắm được lai lịch cuộc đời của A Phủ: mồ côi, nghèo, không có ruộng, không có bạc,.. -> cuộc đời bất hạnh, chịu nhiều thiệt thòi, đau đớn. + Tính cách, phẩm chất của A Phủ: Lúc nhỏ A Phủ rất bướng bỉnh. Trưởng th ành A Phủ có tinh thần phản kháng mạnh mẽ, bất chấp quyền lực của giai cấp thống trị. A Phủ là người khỏe mạnh, lao động giỏi, thạo công việc, cần cù, chịu khó, khao khát hạnh phúc, thật thà, bộc trực, có khát vọng sống mạnh mẽ. 6
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
=> A Phủ có cuộc đời, số phận sóng đôi với Mị: nghèo khổ, có những phẩm chất tốt đẹp, kiên cường, gan góc, tuy bất lực trước cường quyền nhưng ẩn chứa một khát vọng sống mãnh liệt. * Giá trị tư tưởng của đoạn trích - Đoạn trích phản ánh chân thực cuộc đời, số phận và những p hẩm chất tốt đẹp của người lao động miền núi dưới ách thống trị của thần quyền và cường quyền. - Qua đoạn trích tác giả đã lên án tố cáo thế lực miền núi; cảm thông với số p hận của người lao động miền núi; đồng cảm với khát vọng hạnh phúc ở người lao động; mở cho họ con đường đi tới tương lai. Đó là chiều sâu nhân đạo của tác phẩm. * Đặc sắc nghệ thuật - Nghệ thuật xây dựng nhân vật Mị và A Phủ với những tính cách, tâm lí phức tạp… - Nghệ thuật trần thuật linh hoạt: kể đan xen tả; ngòi bút miêu tả th iên nhiên, những sinh hoạt gắn với phong tục, tập quán rất chân thật góp phần giải thích tính cách, tâm hồn nhân vật. - Ngôn ngữ giàu chất thơ, giàu tính tạo hình, biểu cảm. => Tác phẩm xứng đáng là một trong những sáng tác văn xuôi tiêu biểu của văn học thời kỳ kháng chiến chống Pháp. 2. Kiến thức mở rộng, nâng cao 2.1. Về tác phẩm Truyện đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa nhân sinh, nhân bản vẫn còn nguyên tính thời sự cho đến ngày hôm nay: Con người cần được sống cho ra sống, không thể sống mà như đã chết. Vấn đề tưởng như đơn giản, tưởng như đã được giải quyết nhưng trong thực tế vẫn còn nhiều người chưa được sống một cuộc sống có ý nghĩa, chưa được hưởng thụ những giá trị tinh thần mà con người đáng được hưởng; Hạnh phúc phải được xây dựng trên cơ sở của tình yêu đích thực. Mọi sự áp đặt, ép buộc đều có nguy cơ dẫn đến bi kịch trong cuộc sống gia đình; Cần phải đấu tranh với những hủ tục lạc hậu vẫn còn rơi rớt trong xã hội hiện đại, nhất là ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa; cần tiếp tục ngăn chặn nạn bạo hành gia đình,… 2.2. Về đoạn trích - Nhân vật cha con thống lí Pá Tra: + Tàn ác, lạnh lùng. + Dùng cường quyền, thần quyền để cai trị người dân. + Cảnh cướp vợ, xử kiện A Phủ, cúng trình ma phản ánh những tập tục của người dân miền núi Tây Bắc; gián tiếp tố cáo cha con thống lí Pá Tra nói riêng, bọn thống trị ở Tây Bắc nói chung đã lợi dụng phong tục tập quán ức hiếp người lao động.
7
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
=> Qua miêu tả ngôn ngữ, hành động, cử chỉ của cha con thống lí Pá Tra, tác giả đã tố cáo bộ mặt của giai cấp thống trị miền núi dùng cường quyền, thần quyền để chà đạp lên cuộc sống của người dân. 3. Tổng kết - Vợ chồng A Phủ là câu chuyện về những người dân lao động vùng cao Tây Bắc không cam chịu bọn thực dân, chúa đất áp bức, đày đọa, giam hãm trong cuộc sống tối tăm đã vùng lên phản kháng, đi tìm cuộc sống tự do. Tác phẩm thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. - Tác phẩm khắc họa chân thực những nét riêng biệt về phong tục, tập quán, tính cách và tâm hồn người dân các dân tộc thiểu số bằng một giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, đượm màu sắc và phong vị dân tộc, vừa giàu tính tạo hình, vừa giàu chất thơ. II. Khung ma trận chung cho chuyên đề Mức Nhận biết Thông hiểu Tổng độ Vận dụng Vận dụng chủ đề thấp cao Nghị luận - Nhận biết - Hiểu được - Triển khai - Có cách diễn văn học đúng kiểu yêu cầu vấn đề nghị đạt sáng tạo, bài trọng tâm luận thành các thể hiện suy - Xác định của đề bài. luận điểm, hệ nghĩ sâu sắc, đúng vấn đề - Hiểu cấu thống ý rõ mới mẻ về cần nghị trúc bài nghị ràng. vấn đề nghị luận. luận. - Vận dụng luận. - Hiểu quy kiến thức, kỹ - Vận dụng tắc chính tả, năng nghị luận kiến thức để dùng từ, đặt theo dạng đề. liên hệ bản câu. - Vận dụng tốt thân, để bình các thao tác lập luận, đánh luận. giá. - Số câu 1 - Số điểm 0,5điểm 0,5 điểm 3 điểm 1 điểm 5 điểm - Tỉ lệ % 5% 5% 30 % 10 % 50% III. Hệ thống các dạng đề (Dạng đề 1,2,3: Chỉ giới thiệu tham khảo) 1. Dạng đề nghị luận văn học bình luận về ý kiến, nhận định. 1.1. Dạng đề nghị luận về một ý kiến, nhận định. Phương pháp làm bài * Mở bài - Giới thiệu khái quát nội dung ý kiến, nhận định.
8
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
- Dẫn nguyên văn ý kiến, nhận định đó. * Thân bài - Giải thích ý kiến, nhận định (chia tách các vế rồi tổng hợp nội dung cụ thể thành vấn đề nghị luận). - Phân tích và chứng minh ý kiến qua đoạn văn/nhân vật/tác phẩm (theo cách đã chia tách ở trên: mỗi vế là một luận điểm). - Bình luận ý kiến: + Làm nổi bật sự đánh giá của bản thân, chốt lại ý kiến, nhận định đó đúng hay sai. + Đánh giá mở rộng thêm ý kiến, nhận định đó với nhiều góc nhìn khác nhau. + Nêu tác dụng và ý nghĩa của ý kiến, nhận định đối với văn học và đời sống. * Kết bài: khẳng định lại vấn đề, nêu ý nghĩa, liên hệ bản thân. 1.1.2. Dạng đề nghị luận về hai ý kiến, nhận định. Phương pháp làm bài * Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu vấn đề, dẫn hai ý kiến/nhận định. * Thân bài: - Giải thích ý kiến: + Giải thích các từ ngữ, hình ảnh, cụm từ then chốt ở từng ý kiến. + Sau đó, khái quát ý nghĩa của cả hai ý kiến/nhận định. - Phân tích đoạn trích làm sáng tỏ hai ý kiến/nhận định: + Phân tích chứng minh ý kiến/nhận định thứ nhất. + Phân tích chứng minh ý kiến/nhận định thứ hai. - Bình luận hai ý kiến/nhận định: + Trường hợp một trong hai ý kiến/nhận định sai thì bác bỏ ý kiến sai/nhận định. + Trường hợp cả hai ý kiến/nhận định đều đúng thì khẳng định tính đúng đắn của cả hai ý kiến theo cách sau: hai ý kiến/nhận định tuy khác nhau nhưng không đối lập mà bổ sung cho nhau; giúp người đọc nhìn nhận toàn diện và thống nhất về đối tượng; giúp chúng ta nhận thức sâu sắc hơn về đối tượng; thấm thía hơn ý tưởng nghệ thuật của nhà văn. * Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề đã trình bày. - Phát triển, mở rộng, nâng cao vấn đề. Lưu ý: Đây là dạng đề khó, đòi hỏi lập luận chặt chẽ, logic, có tính lý luận cao. Vì vậy, học sinh cần nắm vững kiến thức và tập viết nhiều về dạng đề này. 1.2. Đề minh hoạ ĐỀ 1 Trong bài cảm nghĩ về chuyện Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài viết:
9
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng mãnh liệt. ( Tác phẩm văn học 1930- 1975, Tập hai, NXB Khoa học Xã hội, 1990, trang 71) Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (đoạn trích được học) của Tô Hoài để làm sáng tỏ ý kiến trên. Hướng dẫn trả lời: a. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Nêu vấn đề nghị luận. - Trích dẫn b. Thân bài: * Giải thích ý kiến: - “… điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế, mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người”: + Điều kì diệu : Là điều tốt đẹp tưởng chừng như không thể xảy ra nhưng nó lại có thể thành hiện thực. + Thế lực tội ác: Là thế lực tàn bạo, chà đạp, áp bức con người. + Sức sống con người: Lòng khát khao sự sống, tình yêu, hạnh phúc, tự do. => Thế lực bạo tàn dù có áp bức, chà đạp đến cùng cực cũng không thể giết chết niềm khát khao sự sống, khao khát tự do của con người. - Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt: Thế lực tàn bạo chà đạp, áp bức, đọa đày Mị đến lay lắt, đói khổ, nhục nhã v ẫn không thể giết chết sức sống mãnh liệt luôn âm thầm tiềm tàng trong tâm hồn Mị. => Tô Hoài khẳng định niềm tin vào sức sống con người có thể chiến thắng mọi thế lực bạo tàn. Niềm tin ấy được nhà văn gửi gắm, chứng minh qua sức sống tiềm tàng ở nhân vật Mị. * Cảm nhận về nhân vật Mị. - Mị sống trong lay lắt, đói khổ, nhục nhã: + Mị vốn là cô gái xinh đẹp, hiếu thảo. Dù cuộc sống của Mị nghèo khổ nhưng tự do, hạnh phúc. Món nợ từ thời cha mẹ Mị lấy nhau đã bị bàn tay thần quyền và cường quyền của cha con thống lí lợi dụng, biến Mị trở thành người con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra. + Cuộc sống làm dâu gạt nợ chỉ như kiếp đời trâu ngựa, Mị bị bóc lột sức lao động, bị tước đoạt tuổi trẻ, hạnh phúc, bị đày đọa tàn nhẫn về thể xác và tinh thần. Cuộc sống ấy đã biến Mị thành một cô gái lặng câm, vô cảm, chai lì, mất hết ý thức về thời gian, chỉ còn giống như một thứ công cụ lao động biết nói mà thôi. - Mị sống âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt: 10
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
+ Sức sống tiềm tàng trước hết thể hiện ở sự phản kháng của Mị trước lời đề nghị của Pá Tra: làm dâu để trừ nợ, Mị xin với bố được làm nương để trả nợ chứ không về làm dâu nhà giàu. + Khi bị A Sử lừa bắt về làm dâu cúng trình ma nhà Pa Tra, Mị đã khóc hàng tháng trời rồi định ăn lá ngón để tự tử. + Mùa xuân về trên núi cao ở Hồng Ngài năm ấy, không khí tươi vui, nhộn nhịp cùng âm thanh tiếng sáo gọi bạn tình thiết tha, bổi hổi đã vẫy gọi Mị, đánh thức tâm hồn Mị. Mị lại khao khát tuổi trẻ, tình yêu, tự do, hạnh phúc. Mị nhớ về quá khứ, ý thức thực tại, Mị muốn đi chơi…Dù bị A Sử trói đứng suốt đêm nhưng Mị vẫn sống trong tiếng sáo, trong những cuộc chơi… + Vào đêm mùa đông trên núi cao, sức sống mãnh liệt lại đã bùng lên mạnh mẽ khi dòng nước mắt lấp lánh đáng thương của A Phủ đã làm Mị xúc động, thức tỉnh. Hành động cắt dây cởi trói cho A Phủ, hành động bất ngờ chạy theo A Phủ chỉ sau giây lát Mị đứng lặng trong bóng tối là minh chứng rõ rệt nhất cho sức sống luôn tiềm tàng mãnh liệt trong Mị. Mị đã nhất quyết bước qua rào cản của thần quyền và cường quyền để tự cứu mình. - Nghệ thuật khắc họa nhân vật: + Nghệ thuật miêu tả tâm lí: Sự phát triển tâm lí, tính cách nhân vật Mị logic từ lời nói đến hành động. Nhà văn để cho nhân vật hiện lên giản dị, chân thật như ngoài cuộc đời. + Ngôn ngữ nhân vật: Chủ yếu là độc thoại nội tâm, qua độc thoại nội tâm mà cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn, cuộc sống và tính cách nhân vật. Còn ngôn ngữ hội thoại lại gắn liền với hành động của nhân vật, góp phần lí giải sự phát triển tính cách và khẳng định được sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị. * Bình luận - Nhận xét của Tô Hoài đúng đắn và sắc sảo, thể hiện cái nhìn sâu sắc của nhà văn về sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của người lao động nói chung và nhân vật Mị nói riêng. Qua nhận xét nhà văn đã tố cáo thế lực bạo tàn chà đạp, áp bức con người đến cùng cực đồng thời nhà văn cũng khẳng định niềm tin vào sức mạnh của lòng khát khao sự sống, tự do ở người lao động mà không một thế lực đen tối, bạo tàn nào có thể giết chết được. - Nhận xét có ý nghĩa tạo định hướng cho người đọc, giúp người đọc có cái nhìn đầy đủ, sâu sắc hơn về nhân vật Mị và giá trị tư tưởng của tác phẩm. c. Kết bài: - Khái quát lại vấn đề đã trình bày. - Khẳng định lại ý kiến của Tô Hoài - Phát triển, mở rộng, nâng cao vấn đề.
11
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
ĐỀ 2 Có ý kiến cho rằng: “Hành động cắt dây trói cứu A Phủ của Mị cũng là hành động cắt đứt sợi dây ràng buộc mình với nhà thống lí Pá Tra”. Qua việc phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (đoạn trích được học) của Tô Hoài anh/chị hãy bình luận ý kiến trên. Hướng dẫn trả lời: a. Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề, giới thiệu tác giả tác phẩm Vợ chồng A phủ (Tô Hoài) - Trích dẫn ý kiến: b. Thân bài: * Giải thích ý kiến: - “Hành động cắt dây trói cứu A Phủ” của Mị: giải thoát cho A Phủ, cứu A Phủ khỏi những khổ đau mà cha con Pá Tra gây ra. - Đó cũng là hành động cắt đứt sợi dây ràng buộc mình với nhà thống lí: Mị tự cứu bản thân mình, giải thoát khỏi nỗi sợ hãi về bóng ma thần quyền của nhà thống lí. * Phân tích, lí giải nguyên nhân dẫn tới hành động của Mị: - Ban đầu: Mị thản nhiên, lạnh lùng. - Sau khi nhìn thấy dòng nước mắt của A Phủ, Mị như choàng tỉnh: Mị nhớ lại cảnh ngộ của bản thân, cảnh ngộ của người đàn bà bị trói đến chết trước kia, thương A Phủ, muốn cứu A Phủ nhưng lại sợ bị “trói thay vào đấy, phải chết trên cái cọc ấy”. - Tình thương người lấn át nỗi sợ hãi => Mị cắt dây trói cứu A Phủ. Đây không chỉ là hành động giải thoát cho A Phủ mà còn là sự chiến thắng chính nỗi sợ hãi của bản thân mình. - Bình luận: + Đó là kết quả của quá trình diễn biến tâm lí phức tạp nhưng hợp lí của Mị. + Thể hiện vẻ đẹp tâm hồn: lòng yêu thương, sức sống tiềm tàng => giúp Mị vượt qua nỗi sợ hãi từ bao lâu. + Thể hiện tư tưởng nhân đạo của nhà văn: phát hiện, trân trọng vẻ đẹp và sức sống của con người. c. Kết bài - Khẳng định lại tính chất đúng đắn của vấn đề :Hành động cứu A phủ cũng là hành động Mị tự cứu mình - Rút ra những bài học cho bản thân từ vấn đề : có thể nêu bài học cuộc sống,… ĐỀ 3 Về diễn biến tâm trạng và hành động của Mị (Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài) trong đêm đông cắt dây cởi trói cứu A Phủ có ý kiến cho rằng: Vì thương mình Mị cứu A Phủ . Nhưng ý kiến khác lại nhấn mạnh: Vì thương người Mị cứu A Phủ.
12
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
Từ cảm nhận về diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm đông cắt dây cởi trói cứu A Phủ, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên. Hướng dẫn trả lời: a. Mở bài: - Tô Hoài là cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học hiện đại Việt Nam. Ông là nhà văn có biệt tài nắm bắt rất nhanh những nét phong tục, tập quán của những miền đất mà ông đã đi qua. Văn Tô Hoài hấp dẫn người đọc bằng lối kể chuyện hóm hỉnh; cách miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo; ngôn ngữ tự nhiên, sinh động dễ đi vào lòng người. Vợ chồng A Phủ là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Tô Hoài in trong tập Truyện Tây Bắc. - Trong truyện, tác giả đã miêu tả thành công diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm đông cắt dây cởi trói cứu A Phủ. Bàn về diễn biến tâm lí này có ý kiến cho rằng: Vì thương mình Mị cứu A Phủ. Nhưng ý kiến khác lại nhấn mạnh: Vì thương người Mị cứu A Phủ. b. Thân bài: * Giải thích ý kiến - Ý kiến thứ nhất Vì thương mình Mị cứu A Phủ: Thương mình là cảm xúc tự xót xa và đau đớn cho cuộc đời đau khổ, bất hạnh và tủi nhục của chính mình. - Ý kiến thứ hai Vì thương người Mị cứu A Phủ: Thương người là tình cảm xót thương, đồng cảm cho cuộc đời đau khổ, bất hạnh của người khác. => Hai ý kiến đề cập tới hai tâm lí khác nhau của Mị. * Phân tích, chứng minh - Ý kiến thứ nhất Vì thương mình Mị cứu A Phủ: + Giới thiệu ngắn gọn về cuộc đời Mị: là một cô gái có nhiều phẩm chất tốt đẹp , có nhan sắc, có tài, có lòng hiếu thảo, lòng tự trọng. Nhưng cuộc đời Mị lại gặp nhiều đau khổ, bất hạnh. Cô xuất thân trong một gia đình nghèo, cha mẹ có món nợ truyền kiếp với nhà thống lí Pá Tra nên cô bị bắt về làm dâu gạt nợ. Sống trong nhà thống lí v ới danh nghĩa là con dâu nhưng thực chất Mị là nô lệ. Mị bị áp bức, bóc lột sức lao động; bị xúc phạm nhân phẩm một cách tàn tệ; bị chà đạp, áp chế về tinh thần. Tất cả những điều đó đã biến một cô gái trẻ trung, đầy khao khát thành một con người dường nh ư tê liệt về tinh thần, sống câm lặng, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa, lúc nào cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi. + Ban đầu, Mị không có ý định cứu A Phủ. Mị lạnh lùng thờ ơ, vô cảm, nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. Vào những ngày đau khổ nhất của A Phủ cũng là lúc cuộc đời Mị bi đát nhất: tâm hồn cô tê dại, vô cảm. Suốt những đêm đông lạnh giá dài và buồn cô chỉ biết làm bạn với ngọn lửa, còn cõi lòng cô hoàn toàn băng giá. Hơn nữa, việc bắt người, trói người, hành hạ người cho đến chết đã trở thành
13
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
chuyện bình thường trong nhà thống lí Pá Tra nên Mị không thấy ngạc nhiên hay đáng để quan tâm. + Sau đó, khi nhìn thấy A Phủ khóc, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại, Mị chợt nhớ lại những đêm năm trước A Sử trói Mị: Mị cũng bị trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ không biết lau đi được. Lòng thương của Mị bắt đầu từ sự thương thân. - Ý kiến thứ nhất Vì thương người Mị cứu A Phủ: + Giọt nước mắt đau khổ, hiếm hoi của người đàn ông đã đánh thức trong Mị niềm trắc ẩn, đã chạm tới đáy tâm hồn Mị, tâm hồn của một người p hụ nữ. Đó là tình thương người, lòng nhân hậu. Mị nhận ra tội ác của nhà thống lí với Mị và A Phủ: chúng nó thật độc ác. + Mị thấy lo cho A Phủ: cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Mị nhận ra cái chết của A Phủ thật vô lí: ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi… Người kia việc gì phải chết. Chính lúc đó tình thương lại trỗi dậy trong trái tim Mị. Lần đầu tiên trong óc Mị phảng phất hai tiếng A Phủ nghe như hơi thở nhè nhẹ của tình thương. + Quy luật tất yếu của tình thương là sự hi sinh. Diễn biến tâm lí của Mị l úc này thay đổi rất nhanh. Giờ Mị đã không sợ. Mị cắt dây giải thoát cho A Phủ. + Câu văn: Mị đứng lặng trong bóng tối được tách riêng thành một đoạn thể hiện quá trình đấu tranh nội tâm vô cùng căng thẳng, quyết liệt của Mị. Mị nghĩ đến bản thân, cái chết có thể đến với cô bất cứ lúc nào. Mị không muốn chết, Mị vẫn khao khát sống. Mị chạy theo A Phủ, tự cắt sợi dây vô hình cởi trói cho đời mình. - Nghệ thuật: + Tô Hoài đặt nhân vật vào một tình huống đặc biệt. + Ngòi bút miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật đặc sắc; miêu tả tâm lí và hành động phù hợp với hoàn cảnh và tính cách của nhân vật; + Ngôn ngữ, giọng điệu tự nhiên, chân thật, tinh tế… * Bình luận hai ý kiến - Hai ý kiến đề cập tới những phương diện khác nhau về tính cách, tình cảm của nhân vật. Ý kiến thứ nhất nhấn mạnh đến cảm xúc tự xót thương, đau đớn cho cuộc đời đau khổ, bất hạnh và tủi nhục của chính bản thân mình. Ý kiến thứ hai khẳng định niềm xót thương, đồng cảm cho cuộc đời đau khổ, bất hạnh của người khác. - Hai ý kiến tuy khác nhau song không đối lập mà bổ sung cho nhau, hợp thành sự toàn diện và thống nhất, giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc và thấu đáo hơn về diễn biến tâm trạng, tính cách và tình cảm của nhân vật. c. Kết bài:
14
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
- Nhà văn ca ngợi, đề cao phẩm chất của nhân vật Mị như một giá trị tinh thần của dân tộc Việt Nam: truyền thống “thương người như thể thương thân”. - Ca ngợi khát vọng tự do, khát vọng sống cho mình và cho người khác. Đó là vẻ đẹp trong tâm hồn và tính cách của người con gái vùng cao Tây Bắc. - Thể hiện ý nghĩa nhân đạo sâu sắc. Nhà văn mang tới chân lí: Trong xã hội cũ chỉ tình thương thôi thì chưa thể giải phóng con người. Tình thương ấy chỉ gắn liền với hành động cứu giúp, giải phóng họ, đưa họ đến với cuộc đời mới. ĐỀ 4 Về nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), có ý kiến cho rằng: Mị là người cam chịu, nhẫn nhục, chai sạn, vô cảm về tâm hồn. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: Mị là cô gái có khát vọng sống, khát vọng tự do mãnh liệt. Từ cảm nhận về nhân vật Mị trong tác phẩm, anh/chị hãy bình luận hai ý kiến trên. Hướng dẫn trả lời: a. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. - Trích dẫn hai ý kiến b. Thân bài: * Giải thích: - Người cam chịu, nhẫn nhục làn gười không có tinh thần phản kháng, đấu tranh; luôn đầu hàng, chấp nhận số phận, hoàn cảnh mặc dù bị xúc phạm, đày đọa nhân p hẩm và quyền sống. - Chai sạn, vô cảm về tâm hồn là tâm hồn không có cảm xúc, không có rung động, hoàn toàn thản nhiên, lạnh lùng trước mọi biến cố, vui buồn của cuộc sống. - Người có khát vọng sống, khát vọng tự do mãnh liệt là người có khát khao, hi vọng, tin tưởng vào một cuộc sống tốt đẹp, tự do; luôn tích cực, chủ động, vươn lên đấu tranh để có được cuộc sống tự do, hạnh phúc. => Hai ý kiến trên đánh giá về tính cách, tâm lí của Mị. * Cảm nhận về nhân vật Mị: - Mị là người cam chịu, nhẫn nhục: Mị là cô gái trẻ trung, xinh đẹp , tài năng, yêu đời, hiếu thảo, chăm chỉ lao động. Vì gia đình có món nợ truyền kiếp với nhà thống lí Pá Tra nên Mị bị bắt về làm dâu gạt nợ. Danh nghĩa là con dâu, nhưng thực chất Mị là tôi tớ, là nô lệ cho nhà thống lí. Quá đau khổ, Mị định ăn lá ngón tự tử. Nhưng vì thương cha, Mị không đành lòng chết. Mị đành quay lại nhà thống lí, chấp nhận thân p hận con trâu, con ngựa. Khi cha Mị chết, Mị cũng không thiết chết. Mị tồn tại như một cái xác không hồn. - Mị là người chai sạn, vô cảm về tâm hồn: 15
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
+ Từ khi về làm dâu nhà thống lí, chẳng năm nàoMị đi chơi xuân. + Những đêm đông giá lạnh ở vùng cao, Mị thức dậy thổi lửa, A Sử đi chơi về, liền đánh Mị ngã ngay ra cửa bếp, nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước. + Nhìn thấy A Phủ bị trói, Mị thản nhiên, lạnh lùng. A Phủ có là cái xác chết đứng đấy cũng thế mà thôi. - Mị có khát vọng sống mãnh liệt, biểu hiện rõ nhất là trong những đêm tình mùa xuân: + Bức tranh thiên nhiên mùa xuân, men rượu và tiếng sáo là những tác nhân quan trọng làm nên sự nổi loạn trong tâm hồn Mị. + Mị có sự thay đổi về tâm trạng và hành động. - Mị là cô gái có khát vọng tự do. Điều đó được thể hiện qua diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm cắt dây cởi trói cứu A Phủ. + Ban đầu, Mị thản nhiên, lạnh lùng. + Nhìn thấy A Phủ khóc, Mị đã thức tỉnh. Tâm hồn chai sạn, vô cảm vì đau khổ của Mị đã hồi sinh. Mị đã cắt dây cởi trói cứu A Phủ và tự giải phóng cuộc đời mình. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật + Tình tiết, cách kể chuyện hợp lí, hấp dẫn; xây dựng tình huống truyện đặc sắc; miêu tả chân thực, tinh tế thế giới nội tâm phong phú của nhân vật. + Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, giàu chất thơ. Những yếu tố văn hóa, p hong tục, thiên nhiên, cuộc sống, con người Tây Bắc được vận dụng một cách nghệ thuật. * Bình luận về hai ý kiến - Khẳng định tính đúng đắn của hai ý kiến. - Hai ý kiến không đối lập mà bổ sung cho nhau, giúp người đọc cảm nhận đầy đủ về vẻ đẹp nhân vật, cuộc sống của đồng bào vùng cao và tư tưởng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Tô Hoài. c. Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề đã trình bày. - Phát triển, mở rộng, nâng cao vấn đề. 2. Dạng đề nghị luận văn học so sánh (Đề cũ) 2.1. Phương pháp làm bài * Mở bài: - Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này). - Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh. * Thân bài: - Làm rõ đối tượng thứ nhất (vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận, chủ yếu là thao tác lập luận phân tích). - Làm rõ đối tượng thứ hai (vận kết hợp nhiều thao tác lập luận, chủ yếu là thao tác lập luận phân tích). 16
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
- So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật (vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận, chủ yếu là thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh). - Lý giải sự khác biệt: dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi p háp của thời kì văn học…( vận nhiều thao tác lập luận, chủ yếu là thao tác lập luận phân tích). * Kết bài: - Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu. - Nêu những cảm nghĩ của bản thân. 2.2. Đề minh hoạ ĐỀ 1 Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn văn sau: (1) Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường. Anh ném pao, em không biết Em không yêu, quả pao rơi rồi… Lúc ấy, A Sử vừa ở đâu về, lại đang sửa soạn đi chơi.A Sử thay áo mới, khoác thêm hai vòng bạc vào cổ rồi bịt cái khăn trắng lên đầu. Có khi nó đi mấy ngày mấy đêm. Nó còn muốn rình bắt mấy người con gái nữa về làm vợ. Cũng chẳng bao giờ Mị nói gì. Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo.Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị lại quấn tóc. Mị lấy cái váy hoa vắt ở trong vách. (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012) (2) Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những bụi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dư phần tu sửa lại căn nhà. (Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012) Hướng dẫn trả lời: 17
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
a. Mở bài: - Tô Hoài là cây đại thụ lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam. Ông đã để lại cho đời một sự nghiệp văn chương đạt kỉ lục về số lượng tác phẩm; phong p hú, hấp dẫn về nội dung; đặc sắc về nghệ thuật. Vợ chồng A Phủ là một truyện ngắn xuất sắc trong đời văn Tô Hoài nói riêng và văn học hiện đại của ta nói chung. - Kim Lân là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn xuôi hiện đại Việt Nam. Ông là một cây bút viết truyện ngắn tài hoa. Thế giới nghệ thuật của Kim Lân chủ yếu tập trung ở khung cảnh nông thôn và hình tượng người nông dân. Vợ nhặt là một trong những tác phẩm xuất sắc của Kim Lân, in trong tập Con chó xấu xí. b. Phân tích: * Đoạn văn trong Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài: - Tình huống: Trong đêm tình mùa xuân, người người nô nức đi chơi, còn Mị phải ở nhà. Tiếng sáo, hơi rượu và không khí ngày Tết ở Hồng Ngài khiến lòng Mị trẻ lại, bồi hồi, xúc động... - Tâm trạng, hành động của Mị: + Mị ngồi xuống giường. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước -> Mị không còn giống tảng đá như trước, tâm hồn Mị đã có những cảm xúc. + Mị nhớ về quá khứ tươi đẹp và cảm thấy vui . + Mị ý thức mình còn trẻ cũng là cô hiểu rõ mình có quyền được hưởng hạnh phúc lứa đôi. + Nhưng hiện thực đen tối đối lập với quá khứ tươi đẹp, mơ ước về hạnh phúc khó trở thành sự thật. Mị lại muốn chết. “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này,Mị sẽ ăn cho chết ngay,chứ không buồn nhớ lại nữa”. Mị ý thức được quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc của mình đã bị tước đoạt. Mị đang sống trong hoàn cảnh bi thảm mà cô khó có thể thoát ra được. Ý nghĩ về cái chết lúc này có thể được co i như một hành động phản kháng để lên tiếng đòi quyền được sống, được hạnh phúc. + Mị đến góc nhà,lấy ống mỡ,xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng -> Hành động của sự thức tỉnh. Mị thắp đèn là thắp lên ánh sáng để xua tan bóng tối đang bao phủ căn buồng mình, cuộc đời mình, là làm cho khát vọng về hạnh p húc của mình sớm trở thành hiện thực. Có thể nói hành động Mị thắp đèn là một bước chuyển quan trọng đánh dấu sự thức tỉnh trong tâm hồn Mị. Cô đang thắp lên ánh sáng của niềm tin, hi vọng. + Mị lại quấn tóc. Mị lấy cái váy hoa vắt ở trong vách -> thiên tính nữ trở về khi con người ta khao khát tình yêu, khao khát hạnh phúc. => Dù tuyệt vọng, dù hành động và khao khát của Mị bị chặn đứng bởi bàn tay độc ác, thô bạo của A Sử nhưng những tâm trạng, hành động đó đã cho thấy sự hồi sinh, sự thức tỉnh mạnh mẽ của Mị. 18
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
- Nghệ thuật: + Diễn tả thành công diễn biến tâm lí phức tạp, đầy mâu thuẫn của nhân vật. + Nghệ thuật trần thuật hấp dẫn. + Sáng tạo được chi tiết đặc sắc: tiếng sáo. * Đoạn văn trong Vợ nhặt – Kim Lân: - Tình huống: Tràng có vợ theo không về nhà sau mấy câu bông đùa ngoài chợ. Sáng sớm hôm sau, tỉnh dậy, hắn thấy mình đã có một gia đình đầm ấm. - Tâm trạng của Tràng trong buổi sáng hôm sau: + Tràng trông thấy những thay đổi khác lạ ở ngôi nhà của mình, thay đổi ở người mẹ và cả người vợ. Nạn đói khủng khiếp khiến Tràng quên mất những viêc anh ta p hải làm và khiến cuộc sống của anh trở nên tạm bợ, ngôi nhà trở nên trống trải. Nay Tràng đã có một gia đình và tổ ấm. Mẹ và vợ Tràng đang dọn dẹp, sửa sang lại ngôi nhà. + Với người khác, cảnh tượng ấy không có gì đặc biệt nhưng với Tràng đó là hình ảnh của cuộc sống gia đình, là thứ mà anh ta tưởng chẳng bao giờ có được. Bởi vậy nê n tiếng chổi kêu sàn sạt trên mặt đất cũng đủ làm cho Tràng thấm thía và cảm động. + Từ khi có gia đình là từ khi Tràng được sống trong những cảm xúc rất con người, ý thức được trách nhiệm, bổn phận của mình. Hắn nghĩ đến tương lai sáng sủa, không còn bế tắc. - Nghệ thuật: + Am hiểu sâu sắc đời sống tâm lí nhân vật và diễn tả nó một cách sâu sắc. + Giọng kể đậm chất trữ tình nhưng không chua xót, cay đắng mà đôn hậu, thấp thoáng đâu đó sau câu chữ là nụ cười hóm hỉnh. * Điểm tương đồng và khác biệt: - Điểm tương đồng: + Hai đoạn văn đều khắc họa những chuyển biến mới mẻ trong tâm trạng của hai nhân vật mà ngọn nguồn xuất phát từ khao khát tình yêu, khao khát cuộc sống lứa đôi hạnh phúc. + Kết thúc hai đoạn văn là những dấu hiệu đáng mừng, mở ra tương lai tươi sáng cho nhân vật. - Nét khác biệt: + Nếu Mị là người phụ nữ miền núi chịu đau khổ, bất hạnh bởi thần quyền, cường quyền thì Tràng là người đàn ông thô kệch, nghèo khổ, dân ngụ cư. + Hạnh phúc đã đến với Tràng một cách đầy bất ngờ, Tràng đã được hưở ng cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc bên mẹ và người vợ nhặt nhưng Mị thì không, tất cả đối với Mị mới chỉ dừng lại ở mong muốn, khao khát. c. Kết bài: - Hai đoạn văn đều cho thấy tài năng phân tích, miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật và tấm lòng nhân đạo sâu sắc của hai tác giả 19
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
ĐỀ 2 Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), vào đêm tình mùa xuân Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi. (Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2001, tr.7). Trong tác phẩm Chí Phèo (Nam Cao), sau đêm gặp gỡ thị Nở, sáng mai ra, Chí Phèo nghe thấy Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! (Ngữ văn 11, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2001, tr.149). Cảm nhận của anh/chị về hai chi tiết nghệ thuật đó. Gợi ý: a. Mở bài - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Trích dẫn hai chi tiết đưa ra trong đề bài. b. Thân bài * Chi tiết trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) - Nội dung + Tiếng sáo mang ý nghĩa tả thực, gợi một nét phong tục trong đời sống sinh hoạt của đồng bào vùng cao vào mùa xuân. + Chi tiết cho thấy Mị đã không còn chai sạn, vô cảm trong tâm hồn, đã biết lắng nghe và cảm nhận những âm thanh của cuộc sống. + Thiết tha bổi hổi vừa miêu tả cung bậc của tiếng sáo, vừa diễn tả tâm trạng của người nghe sáo, thể hiện Mị đã biết sống lại với ước mơ và khát khao đã mất của đời mình. + Góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo của Tô Hoài. - Nghệ thuật + Sử dụng từ láy có khả năng biểu đạt sâu sắc thế giới nội tâm của nhân vật. + Ngôn ngữ trần thuật ở ngôi thứ 3 nhưng có sự đồng cảm sâu sắc giữa nhà văn và nhân vật, tạo một tình huống nghệ thuật mang ý nghĩa tư tưởng: tiếng sáo trở thành biểu tượng của khát vọng tình yêu, khát vọng hạnh phúc. * Chi tiết trong truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao) - Nội dung + Là sự cảm nhận của Chí Phèo về những âm thanh giản dị của đời thường và hướng về thế giới bên ngoài với khát khao hòa nhập sau những năm dài sống triền miên trong những cơn say. + Thể hiện sự thức tỉnh trong tâm hồn một con người từng bị coi là quỷ dữ. + Góp phần thể hiện sinh động tư tưởng nhân đạo của Nam Cao. - Nghệ thuật
20
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
+ Chi tiết được viết bằng ngôn ngữ trần thuật nửa trực tiếp, vừa là lời của người kể chuyện, vừa là cảm nhận của nhân vật, giúp khắc học rõ nét tính cách và diễn biến tâm lí nhân vật. * Điểm tương đồng và khác biệt - Tương đồng: Cả hai chi tiết đều miêu tả sự tác động của âm thanh đời sống tới sự hồi sinh, thức tỉnh của những tâm hồn. Những chi tiết đó đều thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc và chứng tỏ biệt tài sử dụng chi tiết của các nhà văn. - Khác biệt: + Chi tiết tiếng sáo gợi tả nét đẹp phong tục vùng cao được Tô Hoài tô đậm trong tác phẩm, trở thành nỗi ám ảnh, góp phần thức tỉnh tâm hồn Mị. + Chi tiết tiếng chim hót được xuất hiện thoáng qua, nhưng cũng biểu hiện sự hồi sinh trong tâm hồn Chí Phèo. c. Kết bài - Khái quát lại vấn đề, khẳng định vị trí, ý nghĩa của hai chi tiết trên đối với tác phẩm. 3. Dạng đề nghị luận văn học giữa tác phẩm lớp 12 liên hệ với tác phẩm lớp 11- Đề liên hệ (Dạng đề thi THPT Quốc gia năm 2018) 3.1. Phương pháp * Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (chỉ giới thiệu tác giả, tác p hẩm yêu cầu chính tức là yêu cầu cơ bản trong vế đầu của đề). * Thân bài: - Yêu cầu cơ bản: Vế phân tích/Cảm nhận/… vấn đề cần nghị luận ở tác phẩm trong Chương trình Ngữ văn 12. - Yêu cầu nâng cao: Tức là vế liên hệ, mở rộng trong đề mà thường là liên hệ với vấn đề trong các tác phẩm Chương trình Ngữ văn 11 để bình luận, nhận xét về một vấn đề nào đó về phương diện nội dung, nghệ thuật, tư tưởng, quan điểm, p hong cách sáng tác của tác giả, điểm giống và khác của các tác phẩm cùng/khác giai đoạn văn học,... => Lưu ý, vế này có thể nhắc đến tác giả, tác phẩm (như đoạn trích/tác phẩm này của ai, ở đâu chẳng hạn) nhưng không nhất thiết bắt buộc phải giới thiệu. * Kết bài: Đánh giá chung lại vấn đề nghị luận. 3.2. Đề minh hoạ Phân tích diễn biến tâm trạng, hành động của nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ trong truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài. Từ đó liên hệ với nhân vật Chí Phèo sau khi bị Thị nở cự tuyệt trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao để nhận xét về nghệ thuật khắc họa nhân vật của hai tác giả. Hướng dẫn: a. Mở bài: 21
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nghệ thuật khắc họa nhân vật của hai tác giả Tô Hoài và Nam Cao. b. Thân bài: * Diễn biến tâm trạng, hành động của nhân vật Mị - Yếu tố tác động: Khi đang thức sưởi lửa để xua đi cái lạnh, vô tình Mị thấy “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ. - Diễn biến tâm trạng, hành động - Đầu tiên, Mị lạnh lùng, vô cảm khi “vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay”. - Nhưng Mị dần thay đổi. Mị nhớ lại hoàn cảnh của mình trước đây khi bị A Sử hành hạ. - Cô bắt đầu thấy cảm thông cho A Phủ và căm phẫn tội ác của cha con thống lí. - Cô nghĩ đến thân mình và nhận thức được sự vô lí đối với A Phủ, đồng thời Mị tưởng tượng cảnh nếu A Phủ trốn được, Mị sẽ phải chết thay. - Kết quả: Dần dần Mị đã thắng sự sợ hãi để dẫn đến kết quả là hành động cắt đây trói nhanh chóng, dứt khoát. Và sau phút giây ngắn ngủi “đứng lặng trong bóng tối”, Mị đã “vụt chạy ra” trốn thoát cùng A Phủ. - Tác giả đã trần thuật uyển chuyển, linh hoạt; dẫn dắt tình tiết khéo léo, tự nhiên với ngôn ngữ sinh động, chọn lọc, sáng tạo; câu văn giàu tính tạo hình và đậm chất thơ. - Diễn biến tâm lí và hành động của Mị đã thể hiện một tâm hồn khao khát hạnh phúc, một sức sống tiềm tàng mãnh liệt; thể hiện tình cảm nhân đạo của nhà văn. * So sánh - nhận xét: - Giống: + Chú ý khai thác cả về hành động lẫn thế giới nội tâm phong phú, p hức tạp của nhân vật. + Tính cách được thể hiện sâu sắc, ấn tượng khi đặt trong quan hệ với một nhân vật khác. + Diễn biến hành động, tâm lí có nhiều bước chuyển bất ngờ, gắn với bước ngoặt của tác phẩm, góp phần tạo nên kịch tính cho truyện ngắn. - Khác: + Nhân vật Mị: +) Diễn biến tâm lí và hành động thể hiện một tâm hồn khao khát hạnh phúc, một sức sống tiềm tàng mãnh liệt. +) Miêu tả tâm lí chủ yếu bằng độc thoại nội tâm, bằng những xúc cảm phức tạp. +) Nhân vật mang tính chất tiêu biểu cho số phận người nông dân nghèo miền núi trong giao điểm của cách mạng, mang đậm màu sắc địa phương. + Nhân vật Chí Phèo: +) Diễn biến tâm lí và hành động của Chí Phèo đã thể hiện nỗi đau của bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người, bi kịch vỡ mộng hoàn lương. 22
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
+) Miêu tả tâm lí bằng đối thoại và độc thoại nội tâm vớ những xúc cảm phức tạp. +) Nhân vật mang tính chất điển hình cho số phận người nông dân nghèo đêm trước cách mạng. c. Kết bài: Khái quát lại nội dung và nghệ thuật 4. Dạng đề nghị luận văn học phân tích nhân vật, giá trị của tác phẩm từ đó trình bày bình luận/nhận xét. 4.1. Phương pháp làm bài * Mở bài - Giới thiệu khái quát về tác giả (vị trí văn học của tác giả, có thể nêu phong cách); về tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác/vị trí, xuất xứ). - Giới thiệu khái quát về nhân vật, giá trị tác phẩm. * Thân bài - Vai trò, vị trí, bối cảnh xuất hiện của nhân vật trong tác phẩm. - Phân tích các đặc điểm của nhân vật: Lai lịch, ngoại hình, tính cách, hành động, tư tưởng… - Tư tưởng tác giả gửi gắm qua nhân vật. - Phân tích các biểu hiện của giá trị tác phẩm - Giá trị tác phẩm: hiện thực, nhân đạo. - Nghệ thuật. - Mở rộng, liên hệ (nếu có) * Kết bài: Đánh giá vai trò của nhân vật, giá trị trong tác phẩm 4.2. Đề minh hoạ Đề 1 Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài để thấy được giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. Hướng dẫn: a. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Nhân vật Mị. - Giá trị nhân đạo. b. Thân bài: * Nhân vật Mị - Mị trước khi làm dâu nhà thống lý: Là cô gái trẻ, đẹp, tài hoa + Cô gái người Mèo xinh đẹp, yêu đời, khao khát yêu và đã được yêu. + Thổi sáo giỏi, thổi kèn cũng hay như thổi sáo. + Có bao nhiêu người mê, ngày đêm đi theo Mị đứng nhẵn vách buồng nhà Mị. + Khao khát yêu và đã được yêu => Mị có đủ phẩm chất được sống hạnh phúc. Tâm hồn Mị đầy ắp hạnh phúc, ước mơ. 23
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
- Mị, con dâu gạt nợ nhà thống lí: Là cô gái có số phận bất hạnh: + Vì bố mẹ không trả nổi tiền cho thống lí Pá Tra, Mị phải trở thành con dâu gạt nợ chịu tủi nhục, cực khổ. + Bị đối xử chẳng khác nào nô lệ, bị đánh đập, trói đứng cả đêm, suốt ngày quần quật làm việc -> Mị tưởng mình là con trâu, con ngựa. + Mất hết cảm giác, thậm chí mất hết ý thức sống, sống mà như đã chết lúc nào mặt cũng buồn rười rượi. + Không mong đợi điều gì, cũng không còn ý niệm về thời gian, không gian. suốt ngày lùi lũi như con rùa xó cửa -> thân phận nghèo khổ bị áp bức. Cái buồng Mị ở kín mít, cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay, lúc nào trông ra cũng thấy trăng trắng, không biết là sương hay nắng -> căn buồng Mị gợi không khí nhà giam. - Sức sống tiềm tàng, khát vọng hạnh phúc của Mị: +) Lần 1: lúc mới làm con dâu gạt nợ: + Định ăn lá ngón tự tử (ý thức về đời sống tủi nhục của mình)-> không chấp nhân cuộc sống đó. + Tìm đến cái chết như một phương tiện giải thoát, là khẳng định lòng ham sống ,khát vọng tự do của mình. +) Lần 2: trong đêm tình mùa xuân: + Lòng ham sống, niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi được đánh thức. + Tiếng sáo gọi bạn làm Mị nhớ lại những ngày tháng tươi đẹp quá khứ. Mị lấy rượu ra uống ực từng bát một – như uống những khao khát, ước mơ, căm hận vào lòng. Mị cảm thấy phơi phới đến góc nhà lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng -> thắp sáng niềm tin, giã từ bóng tối. Mị lấy váy áo định đi chơi nhưng ngay lập tức bị A Sử trói vào cột nhà, nhưng vẫn thả hồn theo cuộc vui. +) Lần 3: cởi trói cho A Phủ: + Chứng kiến cảnh A Phủ bị trói, bị hành hạ có nguy cơ chết, lúc đầu M ị không quan tâm dù A Phủ có là cái xác chết đứng đấy cũng vậy thôi. + Nhưng thấy một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã đen xám lại của A Phủ. Mị xúc động, thương mình, thương người. -> Mị quyết định cởi trói A Phủ. + Đứng lặng trong bóng tối, rồi chạy theo A Phủ cùng trốn khỏi Hồng Ngài -> hành động mang tính tự phát. => Quá trình phát triển tính cách phong phú, phức tạp. Cởi trói cho A Phủ cũng chính là cởi trói cuộc đời mình. Chấp nhận cuộc sống trâu ngựa và khao khá t được sống cuộc sống con người, nhẫn nhục và phản kháng là hai mặt mâu thuẫn trong con người Mị, Cuối cùng tinh thần phản kháng, khát vọng hạnh phúc đã chiến thắng. * Giá trị tư tưởng, nhân đạo của tác phẩm: - Nhân đạo là thương người vì con người mà lên tiếng.
24
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
- Phản ánh cuộc sống cơ cực, bị đè nén bởi áp bức nặng nề của người dân miền núi Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn p hong kiến câu kết thực dân Pháp. - Mở ra lối thoát cho nhân vật vùng lên làm cách mạng, xóa bỏ chế độ phong kiến, gắn cuộc đấu tranh tự giải phóng cá nhân với cuộc đấu tranh giải p hóng giai cấp , giải phóng dân tộc. * Nghệ thuật: - Ngôn ngữ, lời văn rất giàu tính tạo hình, gợi cảm, phong phú, giàu tính sáng tạo. - Tài năng sắc sảo trong nghệ thuật miêu tả nhân vật, miêu tả thiên nhiên. - Là một cây bút có biệt tài trong việc tả cảnh vật, thiên nhiên. Thiên nhiên trong tác phẩm sống động, có hồn, khêu gợi, góp phần đắc lực cho việc biểu hiện nội tâm nhân vật. - Có sự hoà hợp giữa yếu tố cổ tích và yếu tố hiện thực. Sử dụng thành thạo lời nửa trực tiếp: lời kể của tác giả nhưng người đọc vẫn cảm nhận như chính lời của nhân vật đang tự bộc lộ. c. Kết bài: - Nhân vật Mị đã làm sáng lên giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm. - Đánh giá nét mới mẻ, độc đáo của Tô Hoài trong cái nhìn về hiện thực và trong cảm hứng nhân đạo so với những nhà văn cùng thời. Đề 2 Cảm nhận của anh/chị về nhân vật A Phủ trong đoạn trích Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) Gợi ý: a. Mở bài - Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm. - Vấn đề nghị luận: nhân vật A Phủ. b. Thân bài * Khái quát về nhân vật * Phân tích nhân vật - Sự xuất hiện của nhân vật - Tình huống xuất hiện: Trong đêm tình mùa xuân, A Sử phá đám chơi xuân của trai gái trong làng, A Phủ ra đánh A Sử và bị bắt về xử tội tại nhà thống lí Pá Tra. - Đặc điểm nhân vật +) A Phủ có số phận đặc biệt. + A Phủ mồ côi cả cha lẫn mẹ từ thuở ấu thơ. Trong một trận dịch đậu mùa, anh của A Phủ, em A Phủ chết, bố mẹ A Phủ cũng chết.
25
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
+ A Phủ bị người làng bắt đem đổi lấy thóc ở dưới cánh đồng. Song với bản tính ngang bướng, A Phủ không thích ở cánh đồng thấp, đã trốn lên núi cao lưu lạc đến tận đất Hồng Ngài. + Cuộc sống của A Phủ không có gia đình, không nhà cửa, không ruộng nương, phải đi làm thuê, làm mướn hết nhà này đến nhà khác. + A Phủ không lấy được vợ vì không có cha mẹ, không có ruộng, không có bạc.... +) A Phủ có đức tính chăm chỉ, có lòng lạc quan, yêu đời. + A Phủ là một chàng trai khỏe mạnh, chạy nhanh như ngựa. + A Phủ là chàng trai có nhiều tài năng: biết đúc lưỡi cày, biết đục cuốc, lại cày giỏi, đi săn bò tót rất bạo. Nhiều người con gái trong làng mê, thầm ao ước đứa nào lấy được A Phủ như có con trâu tốt trong nhà. + A Phủ rất yêu đời. Ngày Tết, chẳng có quần áo mới, cũng chẳng có cơ hội lấy được vợ, song anh vẫn đem khèn, sáo và quả pao đi chơi xuân, hòa vào với những đêm tình của trai gái bản Mường. +) A Phủ có tính cách táo bạo, mạnh mẽ. + A Phủ đánh A Sử, con trai thống lí Pá Tra. Đây là một hành động động trời, bởi ở vùng núi cao, bọn thống lí Pá Tra là một thứ trời con, con trai của chúng không ai dám động đến. Vậy mà A Phủ không sợ. Với anh, A Sử chỉ là đứa p há đám cuộc chơi, cần phải đánh. Anh đã vung tay ném con quay rất to vào mặt A Sử. Con quay gỗ lát lăng vào giữa mặt. Nó vừa kịp bưng tay lên, A Phủ đã xộc tới, nắm cái vòng cổ, kéo dập đầu xuống, xé vai áo, đánh tới tấp. + A Phủ bị trả giá cho hành động của mình: trở thành con nợ của nhà thống lí. Quanh năm, suốt tháng một thân một mình, A Phủ bôn ba rong ruổi ngoài gò, ngoài rừng. Anh làm phăng phăng tất cả các việc thống lí giao. + A Phủ không sợ cường quyền, bạo lực, không sợ sự uy hiếp của bất cứ ai, không sợ cả cái chết. Khi đi rừng, mải mê bẫy nhím để hổ ăn thịt mất bò, anh điềm nhiên vác nửa con bò hổ ăn dở về, nói chuyện đi bắt hổ thản nhiên như coi đó là m ột việc dễ dàng: Cho tôi đi. Được con hổ ấy còn nhiều hơn con bò, cho tôi khỏi tội. Nhưng A Phủ đã không được đi. Anh lẳng lặng đi lấy cọc và dây mây rồi đóng cọc để người ta trói đứng mình chết thế mạng con vật bị mất. - A Phủ có sức sống mãnh liệt. + A Phủ bị trói đứng đau đớn, không được ăn, không được uống, anh chỉ biết đứng nhắm mắt, có lúc lại trừng trừng nhìn ngọn lủa bếp giữa đêm khuya. Hai hõm má đã xám đen lại. + Khi được Mị cắt dây cởi trói, anh khuỵu xuống, nhưng giữa cái chết và sự sống đang cận kề, không còn cách nào khác, anh quật sức vùng chạy tìm đến cuộc sống mới cho đời mình => Sự vùng lên tự giải thoát cho chính mình của A Phủ tiêu biểu cho sự
26
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
vươn lên của đồng bào các dân tộc vùng núi. Tuy đó chỉ là sự tự p hát nhưng nó lại là tiền đề cho sự vươn tới ánh sáng của Đảng ở chặng đường sau của anh. - Nghệ thuật + Miêu tả nhân vật bằng ngòi bút hiện thực. + Miêu tả nhân vật thiên về hành động, nội tâm ít được bộc lộ. c. Kết bài - Đánh giá chung về hình tượng nhân vật, nêu cảm nghĩ của bản thân. Đề 3 Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài. Gợi ý: a. Mở bài - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận: Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. b. Thân bài * Giải thích - Giá trị hiện thực: Là hiện thực đời sống được tác giả phản ánh trong tác p hẩm văn học. - Giá trị nhân đạo: Là lòng thương người, là tình yêu thương của nhà văn gửi gắm vào nhân vật trong tác phẩm. * Phân tích - Giá trị hiện thực. + Tái hiện hiện thực bức tranh đời sống của người lao động nghèo miền núi p hía Bắc: khổ cực, vất vả, bị áp bức, bóc lột sức lao động; bị chà đạp lên tình yêu, hạnh p húc và phẩm giá của con người. + Nêu lên một hiện tượng có tính quy luật: Con người bị áp bức đến bước đường cùng thì sẽ vùng dậy đấu tranh. + Phản ánh quá trình trưởng thành, lớn mạnh của khát vọng tự do, hạnh p húc của người dân miền núi và con đường giải phóng họ. + Bức tranh thiên nhiên miền núi và phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc. + Bộ mặt của giai cấp thống trị và những hủ tục lạc hậu ở miền núi. - Giá trị nhân đạo + Niềm cảm thông chân thành, sâu sắc với số phận bất hạnh của người lao động miền núi Tây Bắc. Đó là cảm thông với Mị mồ côi mẹ từ nhỏ lớn lên bị bắt về làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá tra cuộc đời của Mị không bằng con trâu, con ngựa nhà Pá tra; cảm thông với APhủ cũng trở thành người ở trừ nợ cho nhà thống lí Pá Tra. + Khám phá, phát hiện ra những vẻ đẹp trong sâu thẳm tâm hồn con người cùng khổ. 27
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
+ Vạch trần những hành vi, việc làm bạo ngược, đầy bất công ngang trái của cha con nhà thống lí. + Tìm ra hướng đi mới cho nhân vật của mình. - Nghệ thuật viết truyện + Lối trần thuật hấp dẫn người đọc. + Miêu tả tâm lí và phát triển tính cách nhân vật đặc sắc. + Nghệ thật tả cảnh độc đáo. c. Kết bài - Khái quát về giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác p hẩm, ý nghĩa của giá trị hiện thực sâu sắc cùng giá trị nhân đạo mới mẻ làm nên sức sống lâu bền cho truyện ngắn Vợ chồng A Phủ. 5. Dạng đề nghị luận văn học về đoạn văn từ đó trình bày bình luận, nhận xét về một vấn đề nào đó (Dạng đề thi THPT Quốc gia 2019) 5.1. Dàn ý chung * Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Nêu vấn đề cần nghị luận. * Thân bài: - Nêu vị trí đoạn văn. - Cảm nhận, phân tích đoạn văn về nội dung dung và nghệ thuật. - Bình luận, nhận xét theo yêu cầu của đề bài. * Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn văn, tác phẩm. (Liên hệ mở rộng nếu có) 5.2. Đề minh họa Đề 1 Phân tích đoạn văn sau trong truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài để làm nổi bật thành công của tác giả trong việc khắc họa nội tâm nhân vật. Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ông mỡ, sắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt phía trong vách. A Sử sắp bước ra, bỗng quay lại, lấy làm lạ. Nó nhìn quanh, thấy Mị rút thêm cái áo. A Sử hỏi: - Mày muốn đi chơi à? Mị không nói. A Sử cũng không hỏi thêm nữa. A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xoã xuống. A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại.
28
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe thấy tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi "Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào...". M ị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa. (Ngữ văn 12 - Tập hai, NXB Giáo dục năm 2008, trang. 8) Hướng dẫn trả lời a. Mở bài: - Vợ chồng A Phủ – một tác phẩm gắn liền với tên tuổi nhà văn Tô Hoài trong hơn nửa thế kỉ qua. - Sức hấp dẫn của thiên truyện chủ yếu từ hai nhân vật được khắc họa khá thành công với những cá tính nghệ thuật đặc sắc. - Đặc biệt khi khắc họa nhân vật Mị, nhà văn bộc lộ năng lực khám phá chiều sâu nội tâm con người sâu sắc và tinh tế. Cụ thể ở đoạn trích: “Bây giờ Mị cũng không nói […]. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.” b. Thân bài * Khái quát chung: - Vợ chồng A Phủ là kết quả của chuyến đi thực tế của Tô Hoà i cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc – 1952, in trong tập “Truyện Tây Bắc” – 1953. - Mị - nhân vật trung tâm của tác phẩm, người con gái làm dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra – bị đày đọa cả thể chất lẫn tinh thần “Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi”. Mị hiện hữu trong sự câm lặng, cam chịu và vô cảm, không còn ý niệm về thời gian, không hi vọng, mong đợi điều gì. - Nhưng với tấm lòng yêu thương, hướng vào sự sống bất diệt của con người, nhà văn đã phát hiện, đã miêu tả sự trỗi dậy của sức sống tiềm tàng, ni ềm khao khát tự do, tình yêu ở nhân vật. * Cảm nhận về đoạn trích: - Nhà văn đã nhập vào thế giới tâm hồn nhân vật khi náo nức, bâng khuâng, khi tủi hờn. Ngày Tết, Mị uống rượu, những âm thanh của tiếng sáo gọi bạn như ru vỗ thiết tha và có sức lay gọi mạnh mẽ. - Mị khao khát được đi chơi xuân, được hòa mình vào không gian rộn ràng, tình tứ của sự sống ngoài kia. Cả đoạn văn, ta chỉ nghe thấy tiếng nói nội tâm bên trong Mị. Tâm hồn ngỡ như lạnh băng ấy bỗng xôn xao. Từ ý thức đến hành động Mị xắn thêm một miếng mỡ bỏ vào đèn, người phụ nữ ấy thắp lửa cho căn buồng hay đang tự sưởi ấm lại lòng mình? => Ánh sáng ở đây là sự trở lại của tâm hồn, sự sống dậy của ý thức tuổi trẻ bấy lâu vùi dập, bị quên lãng. 29
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
- Mị náo nức tái sinh “Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi”. Ở đây, ngôn ngữ trần thuật đã hòa quyện với tiếng nói vọng về từ sâu thẳm tâm hồn nhân vật. + Mị vẫn ở trong căn buồng nhỏ, nhưng tâm hồn đang bay theo tiếng sáo. Tô Hoài rất tài hoa khi hữu hình hóa âm thanh “lấp ló, rập rờn”, nó tha thiết, thúc giục, tựa như chính tâm hồn Mị đang ngân nga. + Lần đầu tiên, sau không biết bao nhiêu mùa xuân, Mị lại muốn đi chơi – tuổi trẻ và khao khát tất cả đang bừng dậy. - Mị sửa soạn để đi chơi với khát khao mãnh liệt của tuổi trẻ, với sự náo nức của người đã tìm ra ánh sáng sau đêm dài. “Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa…rút thêm cái áo”, bao rạo rực mê say trong tâm hồn người con gái trẻ gửi trong những hành động ấy. Hành động ngỡ như đột ngột, nhưng nó là kết quả tất yếu của sự tác động qua lại giữa hoàn cảnh và tâm lí nhân vật. Lời văn không còn đượm buồn hiu hắt mà như được sưởi ấm bằng chính tấm lòng đồng cảm mà nhà văn dành cho nhân vật của mình. + A Sử xuất hiện với những hành động độc ác: nắm lấy thắt lưng, trói hai tay Mị, quấn tóc Mị lên cột. Nhưng A Sử chỉ trói được thể xác chứ không thể trói được tâm hồn người con gái đang khát khao yêu và sống. Với Mị “hơi rượu vẫn nồng nàn”, “trong đầu Mị vẫn rập rờn tiếng sáo”. Khúc tình ca Tây Bắc cứ dìu Mị đi, đưa Mị đến cõi không cùng của mơ vọng mà quên đi sự thực cay đắng đang vây thít. * Nhận xét: - Nếu như nhà văn Tô Hoài chỉ tuân theo một thứ hiện thực khách quan lạnh lùng thì rất khó có thể nắm bắt được giây phút sống lại bất ngờ và mãnh liệt của người phụ nữ ấy. - Khi sức sống tiềm tàng trong tâm hồn nhân vật được hồi sinh, nó sẽ là ngọn lửa không thể dập tắt. Nó tất yếu sẽ chuyển thành hành động phản kháng mạnh mẽ, quyết liệt. - Hoàn cảnh sống dẫu có khắc nghiệt đến bao nhiêu cũng không thể tiêu diệt được nhân tính của con người. c. Kết bài: - Văn xuôi Tô Hoài mang giọng điệu trữ tình, lôi cuốn bằng sự từng trải và tinh tế. - Khẳng định tài năng của Tô Hoài trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, đặc biệt là ở nghệ thuật miêu tả tâm lí. ĐỀ 2 Trên đầu núi, các nương ngô, nương lúa gặt xong, ngô lúa đã xếp yên các nhà kho. Trẻ em đi hái bí đỏ, tinh nghịch, đốt những lều quanh nương để sưởi lửa. Ở Hồng Ngài người ta thành lệ cứ ăn tết thì gặt hái vừa xong, không kể ngày, tháng n ào. Ăn tết thế cho kịp lúc mưa xuân xuống thì đi vỡ nương mới. Hồng Ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội. 30
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
Nhưng trong các làng Mèo đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ […] Đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà. Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi. Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi: Mày có con trai con gái rồi Mày đi làm nương Ta không có con trai con gái Ta đi tìm người yêu Tiếng chó sủa xa xa. Những đêm tình mùa xuân đã tới.” Ở mỗi đầu làng đều có một mỏm đất phẳng làm sân chơi chung ngày tết. Trai gái, trẻ con ra sân ấy tụ tập đánh pao, đánh quay, thổi sáo, thổi kèn và nhảy. Cả nhà thống lí Pá Tra vừa ăn xong bữa cơm tết cúng ma. Xung quanh, chiêng đánh ầm ĩ, người ốp đồng vẫn còn nhảy lên xuống, run bần bật. Vừa hết bữa cơm lại tiếp ngay bữa rượu bên bếp lửa. Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn người nhảy đồng, người hát. Nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị. Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo g ọi bạn vẫn lửng lơ bay ngoài đường. Anh ném pao, em không bắt Em không yêu, quả pao rơi rồi…”. ( Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Tập hai, NXB Giáo dục năm 2008, trang 6,7,8) Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của đoạn trích trên. Từ đó nh ận xét sự hồi sinh của một con người là vô cùng quý giá. Hướng dẫn trả lời a. Mở bài: - Giới thiệu Tô Hoài và tác phẩm Vợ chồng A Phủ.
31
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
- Nêu vấn đề cần nghị luận: đoạn trích tả vẻ đẹp của đêm tình mùa xuân, tâm trạng và hành động của Mị trước tác động của ngoại cảnh, thể hiện sự hồi sinh của tâm hồn. b. Thân bài: * Khái quát về tập truyện Tây Bắc, tác phẩm Vợ chồng A Phủ, vị trí đoạn trích. * Cảm nhận vẻ đẹp nội dung, nghệ thuật đoạn trích: - Vẻ đẹp nội dung: Cảnh đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài tràn đầy màu sắc, âm thanh làm say lòng người, đậm màu văn hoá miền núi Tây Bắc: + Cảnh được tả từ xa đến gần. + Màu sắc: rực rỡ, tươi sáng, đẹp nhất là vẻ đẹp trang phục của các cô gái Tây Bắc: những chiếc váy hoa đã được phơi ra mỏm đá, xòe như con bướm sặc sỡ.. . + Âm thanh: tiếng chó sủa xa xa, tiếng trẻ con cười ầm, đặc biệt là tiếng sáo gọi bạn tình, một nhạc cụ dân tộc quen thuộc, dân dã mà có sức lay động trái tim con người + Cảnh sinh hoạt mùa xuân thể hiện nét đẹp phong tục, văn hóa của dân tộc Mèo: +) Hình ảnh những đám trai gái đánh pao, chơi quay, thổi khèn, thổi sáo say sưa . +) đặc biệt là phong tục tìm bạn tình của trai gái miền núi qua tiếng sáo đã tạo nên bức tranh mùa xuân đẹp thơ mộng, nồng nàn, rạo rực tình yêu, tràn trề sức sống. + Tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân: +) Nghe tiếng sáo. Mị nhẩm thầm bài hát. Trái tim của Mị bắt đầu thổn thức theo tiếng gọi của tình yêu. +) Ngày tết năm đó Mị cũng uống rượu, Mị lén uống từng bát, “uống ừng ực” rồi say đến lịm người đi. Cái say cùng lúc vừa gây sự lãng quên vừa đem về nỗi n hớ. Mị lãng quên thực tại (nhìn mọi người nhảy đồng, người hát mà không nghe, không thấy và cuộc rượu tan lúc nào cũng không hay) nhưng lại nhớ về ngày trước (ngày trước, Mị thổi sáo cũng giỏi …), và quan trọng hơn là Mị vẫn nhớ mình là một con người, vẫn có cái quyền sống của một con người: “Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi Mị và A Sử, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau”. +) Nhưng tác nhân có tác dụng nhiều nhất trong việc dìu hồn Mị bềnh bồng về với những khát khao hạnh phúc yêu đương có lẽ vẫn là tiếng sáo, bởi tiếng sáo là tiếng gọi của mùa xuân, của tình yêu và tuổi trẻ. Tiếng sáo rập rờn trong đầu Mị, nó đã trở nên tiếng lòng của người thiếu nữ. +) Mị đã thức dậy với sức sống tiềm tàng và cảm thức về thân phận. Cho nên trong thời khắc âý, Mị đầy rẫy những mâu thuẫn. Lòng p hơi p hới nhưng Mị vẫn theo quán tính bước vào buồng, ngồi xuống giường, trông ra cái lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. +) Và khi lòng ham sống trỗi dậy thì ý nghĩ đầu tiên là được chết ngay đi. Mị nhớ ra bao nhiêu năm nay, A Sử không bao giờ cho Mị đi chơi, mà Mị cũng chẳng thiết đi. Nhớ đến điều đó, Mị cũng đồng thời nhận thức sâu sắc tình trạng phi lí trong cuộc hôn 32
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
nhân của mình khi A Sử với Mị không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau. Mị đột ngột muốn chết, nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay .. . chết để không phải nhớ lại quá khứ và những ước mơ, khao khát của mình, nhớ lại chỉ thấy nước mắt ứa ra. Muốn chết là biểu hiện mãnh liệt nhất, dữ dội nhất của sự thức tỉnh lòng ham sống, lòng khát khao hạnh phúc, niềm khát khao ấy tạo ra sự xung đột gay gắt với tình trạng vô nghĩa lí của thực tại. Khi bắt đầu nhận ra nỗi cay đắng, phẫn uất trong lòn g mình, cảm thấy không thể tiếp tục chấp nhận kiếp sống tủi cực đau đớn, cũng có nghĩa là Mị đã thoát ra khỏi tình trạng lầm lũi vô cảm suốt bao năm nay. - Vẻ đẹp nghệ thuật : + Điểm nhìn trần thuật: xa đến gần, cao xuống thấp, ngoài vào trong. + Lời văn trần thuật: lời kể tự nhiên, giàu sắc thái trữ tình nhờ kết hợp kể và tả, văn xuôi kết hợp với thơ. Văn giàu hình ảnh, câu dài – ngắn có tiết tấu và ngữ điệu linh hoạt. + Giọng điệu trần thuật: tha thiết, bồi hồi. Có khi dòng văn suy nghĩ của nhân vật và của nhà văn hoà làm một, tạo xúc động cho người đọc; + Ngôn ngữ kể giàu chất thơ + Thể hiện vốn hiểu biết sâu sắc văn hoá dân tộc Tây Bắc của nhà văn; + Đi sâu vào khai thác diễn biến quá trình phát triển tâm lí nhân vật một cách hợp lí, tự nhiên không gượng ép. - Đánh giá chung: + Đoạn trích thể hiện tấm lòng của nhà văn Tô Hoài với thiên nhiên, cuộc sống và con người Tây Bắc; + Ca ngợi sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị; + Thể hiện tài năng quan sát, kể chuyện, miêu tả nội tâm nhân vật. * Nhận xét: Sự hồi sinh của một con người là vô cùng quý giá. - Sự hồi sinh của một con người nghĩa là con người đó đã tưởng đã chết dần chết mòn, tê liệt ý thức phản kháng vì sự chà đạp thân xác và tinh thần do bọn thống trị gây ra, nay đã được sống lại nhờ một tác động nào đó. - Mị Từ một cô gái yếu đuối, lùi lũi, câm lặng, cam chịu, nhờ có tác động của ngoại cảnh là đêm tình mùa xuân đã thổi bùng lên ngọn lửa sức sống tiềm tàng là khao khát tình yêu, khao khát tự do. Quá trình hồi sinh của nhân vật đã diễn ra một cách tự nhiên, đi từ tâm trạng đến hành động đã được nhà văn diễn tả rất chân thực, xúc động. - Sự hồi sinh của một con người như nhân vật Mị đã thể hiện cái nhìn hiện thực và tấm lòng nhân đạo của nhà văn Tô Hoài. Điều vô cùng quý giá ở đây là những p hẩm chất tốt đẹp, là sức mạnh của người dân miền núi Tây Bắc trong cuộc đấu tranh từ tự phát đến tự giác, chống lại áp bức bất công để đòi quyền được sống, quyền tự do và hạnh phúc. c. Kết bài: 33
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
- Kết luận về nội dung, nghệ thuật đoạn trích. - Cảm nghĩ của bản thân về tấm lòng của nhà văn dành cho con người. ĐỀ 3 Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn, nếu không có bếp lửa sưởi kia thì Mị cũng đến chết héo. Mỗi đêm, Mị đã dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu lần. Thường khi đến gà gáy sáng Mị ngồi dậy ra bếp lửa sưởi một lúc thật lâu thì các chị em trong nhà mới bắt đầu dậy ra dóm lò bung ngô, nấu cháo lợn. Chỉ chợp mắt được từng lúc, Mị lại thức sưởi lửa suốt đêm. Mỗi đêm, khi nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc ấy thì Mị cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng, mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa. Có đêm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước. Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng như thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ... Mị phảng phất nghĩ như vậy. Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ... Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi ngay...", rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khụyu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt: 34
- A Phủ cho tôi đi. A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói: - Ở đây thì chết mất. ... A Phủ nói: "Đi với tôi". Và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi.
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục, 2008, tr. 13-14) Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó bình luận ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo của nhà văn trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ. Hướng dẫn trả lời: a. mở bài: - Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Vợ chồng A Phủ là tác phẩm tiêu biểu của ông. Đoạn trích miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đêm cởi trói cứu A Phủ là đoạn thể hiện sâu sắc tư tưởng của nhà văn. - Mị là cô gái trẻ đẹp, chịu thương, chịu khó, tài năng, hiếu thảo, nhưng vì món nợ cũ của bố mẹ Mị buộc phải làm dâu gạt nợ. Cuộc sống của Mị ở nhà thống lý Pá Tra như địa ngục trần gian khiến cho Mị bị tê liệt về tâm hồn. Đêm tình mùa xuân năm ấy, sức sống trong Mị trỗi dậy. Mị muốn đi chơi nhưng bị A Sử trói đứng vào cột nhà. Mị không cảm thấy bị trói, tâm hồn Mị vẫn đi theo tiếng sáo gọi bạn. Chính sức sống ấy là tiền đề cho Mị bừng tỉnh nhận thức và cháy bùng lên ngọn lửa giải thoát cho A Phủ sau này. b. Thân bài: * Khái quát về tập truyện Tây Bắc, tác phẩm Vợ chồng A Phủ, vị trí đoạn trích. * Cảm nhận về tâm trạng Mị trong đoạn trích - Tâm trạng của Mị trước đêm cởi trói cho A Phủ + A Phủ vì đánh con quan nên đã bị phạt vạ và trở thành nô lệ cho nhà thống lý Pá Tra. Vì để hổ vồ mất một con bò nên A Phủ bị thống lý Pá Tra trói đứng vào cột ở góc nhà, chờ khi nào bắt được hổ mới tha. + Mấy đêm đầu, Mị dậy thổi lửa hơ tay thấy A Phủ bị trói, Mị dửng dưng vô cảm (Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy cũng thế thôi). Bởi cảnh trói người, đánh người đến chết ở nhà thống lý Pá Tra là một cảnh rất quen thuộc đối với Mị. Tâm hồn Mị như tê dại trước mọi chuyện, kể cả lúc ra sưởi lửa bị A Sử đánh ngã xuống cửa bếp, hôm sau Mị vẫn thản nhiên ra thổi lửa hơ tay. - Tâm trạng Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ + Tâm trạng Mị từ vô cảm đến đồng cảm: Đêm ấy đã khuya, Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị trông thấy dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại của A Phủ, Mị không còn thờ ơ, vô cảm nữa. Chính dòng nước mắt của A Phủ đã đánh thức và làm hồi sinh lòng thương người của Mị. Mị chợt nhớ lại đêm năm 35
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng như thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. + Từ đó Mị nhận thức rõ và căm thù sự độc ác của nhà thống lý Pá Tra: Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này... Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. + Từ lòng thương người và lòng căm thù, Mị nhận ra sự độc ác và bất công: Từ cảnh ngộ của mình và những người đàn bà bị hành hạ ngày trước đến cảnh đau đớn và bất lực của A Phủ trước mắt, Mị nhận thấy chúng nó thật độc ác, Mị so sánh thân p hận mình với thân phận của A Phủ Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... người kia việc gì mà phải chết. Sự đồng cảm, lòng thương người thức dậy trong Mị, nhưng Mị vẫn còn sợ: Mị tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. + Nhưng tình thương và sự đồng cảm giai cấp mạnh mẽ đã t hôi thúc Mị đi đến một hành động táo bạo: cắt dây trói cứu A Phủ. Sau khi được cứu thoát, A Phủ quật sức vùng lên chạy, Mị đứng lặng trong bóng tối và khát vọng sống, khát vọng tự do trỗi dậy, Mị quyết định chạy theo A Phủ. Hai người trốn khỏi Hồng Ngài đến Phiềng Sa tạo lập cuộc sống mới. + Mị cứu A Phủ cũng là tự giải thoát cho cuộc đời đầy đau khổ của mình. Hành động này có ý nghĩa bước ngoặt đối với cuộc đời nhân vật Mị và và sự phát triển của cốt truyện. Nó phù hợp với quá trình phát triển tâm lý và tính cách của Mị, là đỉnh điểm của tinh thần phản kháng, thể hiện rõ sức sống tiềm tàng, mãnh liệt trong tâm hồn Mị => Mị đã chiến thắng cả thần quyền lẫn cường quyền. - Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật + Khi miêu tả tâm lý nhân vật, tác giả đặt nhân vật trong một hoàn cảnh đặc biệt để nhân vật tự bộc lộ tâm lý của mình. + Tác giả khai thác có hiệu quả ngôn ngữ nửa trực tiếp và độc thoại nội tâm để làm nổi bật chiều sâu tâm hồn nhân vật, tâm lý nhân vật được Tô Hoài tái hiện một cách tinh tế, chân thực sinh động đạt đến phép biện chứng của tâm hồn. * Bình luận về tư tưởng nhân đạo của nhà văn trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ - Diễn biến tâm lý của nhân vật Mị, hành động cắt dây trói cứu A Phủ, cùng A Phủ chạy trốn khỏi Hồng Ngài của Mị đã thể hiện một tư tưởng nhân đạo tiến bộ của nhà văn Tô Hoài. Ngoài những nội dung nhân đạo chúng ta thường bắt gặp trong văn học thì tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài đã thể hiện cách nhìn nhận con người theo chiều hướng tích cực của tác giả: Chỉ ra con đường giải phóng hướng tới tương lai tươi sáng cho nhân vật; đồng thời tác giả khám phá, ngợi ca, bênh vực, tin tưởng vào sức
36
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
sống tiềm tàng, mãnh liệt của người lao động miền núi. Chính tư tưởng nhân đạo tiến bộ ấy đã làm nên sức sống bất diệt cho tác phẩm Vợ chồng A Phủ. c. Kết bài: - Kết luận về nội dung, nghệ thuật đoạn trích. - Tư tưởng nhân đạo của Tô Hoài. 6. Dạng đề nghị luận văn học về chi tiết, hình tượng nhân vật trong tác phẩm, từ đó trình bày nhận xét/bình luận về một vấn đề nào đó. 6.1. Phương pháp làm bài * Mở bài - Khái quát về tác giả, tác phẩm. - Giới thiệu về hình tượng, chi tiết. * Thân bài - Vị trí, bối cảnh xuất hiện - Nội dung: Hình tượng/chi tiết nói về vấn đề gì? Ntn?... - Nghệ thuật: Những yếu tố nghệ thuật để xây dựng hình tượng/chi tiết (ngôn ngữ/ nghệ thuật kể chuyện/các thủ pháp nghệ thuật/ các biện pháp tu từ/ giọng điệu…) - Bình luận/nhận xét theo cầu của đề bài. * Kết bài Ý nghĩa của hình tượng/chi tiết - Góp phần thể hiện nét tính cách nào của nhân vật? - Góp phần thể hiện khía cạnh nào trong giá trị tư tưởng của tác phẩm (nhân đạo? hiện thực?). - Cho thấy đặc sắc gì trong tài năng viết truyện của tác giả (kể chuyện? xây dựng nhân vật/ miêu tả tâm lí…). 6.2. Đề minh hoạ ĐỀ 1 Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài (Ngữ Văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011), giữa đêm mùa đông, nhân vật Mị đã nhìn thấy “dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ. Hãy phân tích ý nghĩa chi tiết dòng nước mắt trên của A Phủ, từ đó nhận xét về tư tưởng của nhà văn được thể hiện qua chi tiết đó. Hướng dẫn: a. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Chi tiết nghệ thuật “dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”. b. Thân bài: * Hoàn cảnh xuất hiện chi tiết dòng nước mắt của A Phủ: 37
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
- Do sơ ý để hổ bắt mất bò, A Phủ bị thống lí Pá Tra trói đứng, bỏ mặc cho đói rét suốt mấy đêm liền giữa kì sương muối khắc nghiệt ở Hồng Ngài, còn Mị sau bao năm bị đọa đày cùng cực cũng đã trở nên chai lì. Những đêm trước, tuy vẫn tr ở dậy thổi lửa, hơ tay, nhìn thấy A Phủ bị trói nhưng Mị chỉ dửng dưng, vô cảm. - Đêm ấy, trong nỗi bất lực, bế tắc và hoàn toàn tuyệt vọng, A Phủ đã khóc, đúng lúc đó, Mị nhìn sang và bắt gặp dòng nước mắt của A Phủ. * Về nội dung, chi tiết dòng nước mắt của A Phủ có ý nghĩa: - Trực tiếp bộc lộ những cảm xúc: đau đớn, tuyệt vọng… trong hoàn cảnh cùng đường của A Phủ. Đó cũng là một dạng “biểu hiện lộn trái” của lòng yêu đời, sức sống tiềm tàng mãnh liệt của nhân vật. Chàng trai trẻ, khỏe, phơi phới sức xuâ n lại sắp p hải chịu cái chết bi thảm (chết trong tư thế bị trói đứng). Đây cũng là bằng chứng tố cáo sự tàn ác của giai cấp thống trị miền núi. - Tạo ra bước ngoặt quan trọng trong tâm lí nhân vật Mị: + Mị nhớ lại lần cũng bị hành hạ như thế, mà xót thương mình, từ đó đồng cảm với nỗi đơn độc và tuyệt vọng của A Phủ. + Từ mối đồng cảm ấy, Mị càng hiểu sâu sắc hơn sự độc ác của cha con thống lí Pá Tra, thấy rõ sự nguy khốn đang ập xuống A Phủ, lòng trắc ẩn của người phụ nữ bỗng chốc thức dậy đã đem lại sức mạnh cho Mị, khiến Mị dám liều mình cứu A Phủ. + Khi tình thương người được giải tỏa thì lòng thương mình trỗi dậy, Mị vụt chạy theo A Phủ, tự cắt những sợi dây trói vô hình để giải phóng chính mình. * Về nghệ thuật: Chi tiết dòng nước mắt của A Phủ đã thúc đẩy xung đột truyện lên đến cao trào, là đầu mối của một loạt những hành động bất ngờ làm thay đổi cuộc đời các nhân vật, vừa tạo sự vận động, phát triển của tính cách nhân vật vừa tạo sự vận động cho cốt truyện. * Nhận xét về tư tưởng của nhà văn được thể hiện qua chi tiết đó. - Chi tiết góp phần thể hiện giá trị hiện thực, nhân đạo của tác p hẩm: p hản ánh hiện thực cuộc sống đau khổ của người lao động, phát hiện, ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn các nhân vật như khát vọng sống, tình yêu thương… - Chi tiết nghệ thuật độc đáo thể hiện biệt tài phân tích tâm lí nhân vật của Tô Hoài (trực tiếp bộc lộ tâm trạng, cảm xúc nhân vật A Phủ, tạo cơ sở cho chuyển biến tâm lí nhân vật Mị một cách tự nhiên, hợp lí), bộc lộ cảm quan nhân đạo cách mạng của nhà văn. Đó chính là tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của nhà văn Tô Hoài. c. Kết bài: - Chi tiết góp phần thể hiện giá trị hiện thực, nhân đạo của tác p hẩm (p hản ánh hiện thực cuộc sống đau khổ của người lao động, phát hiện, ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn các nhân vật như khát vọng sống, tình yêu thương…) - Chi tiết nghệ thuật độc đáo thể hiện biệt tài phân tích tâm lí nhân vật của Tô Hoài (trực tiếp bộc lộ tâm trạng, cảm xúc nhân vật A Phủ, tạo cơ sở cho chuyển biến 38
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
tâm lí nhân vật Mị một cách tự nhiên, hợp lí), bộc lộ cảm quan nhân đạo cách mạng của nhà văn. ĐỀ 2 Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.7-8), nhà văn Tô Hoài đã nhiều lần miêu tả tiếng sáo. Anh/chị hãy p hân tích ý nghĩa chi tiết tiếng sáo đêm xuân để thấy sự hồi sinh khát vọng sống của Mị, từ đó nhận xét về giá trị nhân đạo của tác phẩm. Hướng dẫn trả lời: a. Mở bài: - Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận. b. Thân bài: * Phân tích ý nghĩa chi tiết tiếng sáo đêm xuân để thấy sự hồi sinh khát vọng sống của Mị: - Nguồn gốc của chi tiết: Là âm thanh đặc trưng của vùng núi cao Tây Bắc – một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa của người Mèo. - Sự xuất hiện của tiếng sáo: được nhà văn miêu tả nhiều lần trong tác phẩm: + Tiếng sáo xuất hiện lần thứ nhất ngoài đầu núi: Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi -> Tiếng sáo “thiết tha bổi hổi” đã đánh thức tâm hồn cô Mị khiến cô cũng “nhẩm thầm bài hát của người đang thổi”. + Tiếng sáo văng vẳng ở đầu làng tai Mị nghe tiếng sáo văng vẳng đầu làng -> Tiếng sáo làm Mị “nổi loạn” – uống rượu. Tâm hồn cô Mị như được hồi sinh, trái tim Mị được thức dậy những cảm xúc của tuổi trẻ. + Tiếng sáo gọi bạn yêu lửng lơ bay ngoài đường: Anh ném pao, em không bắt/ Em không yêu, quả pao rơi rồi -> Tiếng sáo đã giục giã cô Mị hành động gấp gáp, quyết liệt. Mị muốn đi chơi, Mị sửa soạn đi chơi. + Khi Mị bị trói, tiếng sáo vẫn vang vọng, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi: Em không yêu quả pao rơi rồi/ Em yêu người nào, em bắt pao nào -> Tiếng sáo diệu kì làm tinh thần Mị như quên đi hiện tại, tạm quên đi nỗi đau thể xác, vẫn thôi thúc tâm hồn Mị “đưa Mị theo những cuộc chơi, những đám chơi”. + Cuối cùng: Tiếng sáo, tiếng chó sủa xa xa” -> Tiếng sáo như cũng đang lặng dần với tâm trạng khổ đau của cô gái Mèo đầy bất hạnh. => Tiếng sáo từ ngoại cảnh, chiếm lĩnh tâm thức khơi dậy trong lòng Mị biết bao hoài niệm quá khứ, làm bừng lên sức sống tiềm tàng mãnh liệt trong Mị. - Ý nghĩa của chi tiết: + Tiếng sáo là ẩn dụ để chỉ tuổi trẻ của Mị, là hiện thân của kí ức tươi đẹp. + Tiếng sáo cũng là tín hiệu của đêm tình mùa xuân, đồng thời là chất xúc tác trực tiếp khơi gợi sức sống tiềm tàng của Mị.
39
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
+ Tiếng sáo là biểu tượng cho khát vọng tự do: Đánh thức lòng yêu đời, ham sống trong Mị, từ chỗ là một sinh thể sống vô cảm, tê liệt hoàn toàn lòng yêu đời, ham sống, khả năng kháng cự trước hoàn cảnh, âm thanh tiếng sáo đã làm hồi sinh lại cô Mị đầy sức sống năm nào, để Mị có những hành động bứt phá ở giai đoạn sau. - Về nghệ thuật: + Xây dựng chi tiết có giá trị nghệ thuật đặc sắc, tiếng sáo trở thành biểu tượng của khát vọng hạnh phúc, tình yêu. + Miêu tả chi tiết giàu hình ảnh, giàu sức gợi, dùng chi tiết ấy để miêu tả diễn biến tâm lí rất tinh tế của nhân vật. * Nhận xét về giá trị nhân đạo của tác phẩm: - Tiếng sáo đại diện cho tài năng của con người. "Mị thổi sáo giỏi…", "Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị". - Sự đồng cảm với tâm hồn những con người khốn khổ, niềm tin mãnh liệt vào sức sống tiềm tàng của họ: sức sống con người cho dù bị giẫm đạp, trói buộc nhưng vẫn luôn âm ỉ chờ cơ hội bùng lên. - Tiếng sáo là chi tiết nghệ thuật đặc biệt tố cáo bản chất của giai cấp thống trị thực dân phong kiến miền núi, cự tuyệt quyền sống, quyền làm người của con người. c. Kết bài: - Đánh giá vai trò của chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm. - Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. 7. Dạng đề nghị luận văn học phân tích/cảm nhận nhân vật qua hai chi tiết/hai hình ảnh/hai đoạn văn trong một tác phẩm; từ đó trình bày nhận xét/bình luận. (Đề minh hoạ của Bộ 2019) 7.1. Phương pháp làm bài * Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Nêu vấn đề cần nghị luận. * Thân bài: - Khái quát sơ lược chung về nhân vật. - Cảm nhận hình ảnh nhân vật. Cảm nhận hình ảnh (chi tiết thứ nhất) + Hoàn cảnh dẫn đến chi tiết đó + Phân tích hành động của nhân vật + Nhận xét - Cảm nhận hình ảnh (chi tiết thứ hai) + Hoàn cảnh dẫn đến chi tiết đó + Phân tích hành động của nhân vật + Nhận xét 40
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
- Đánh giá, nhận xét hai hình ảnh (chi tiết) - Nghệ thuật * Kết bài: hai chi tiết (hình ảnh) 7.2. Đề minh hoạ ĐỀ 1 Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã hai lần miêu tả sự trỗi dậy của sức sống tiềm tàng trong nhân vật Mị. Trong đêm tình mùa xuân: Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mi quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách. Và trong đêm đông: Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây cởi trói cho A Phủ…. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc. Anh/chị hãy phân tích diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật Mị trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự khác biệt cơ bản trong hai lần sức sống tiềm tàng trỗi dậy ấy. Hướng dẫn: a. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Giới thiệu nhân vật Mị - Trích dẫn b. Thân bài - Giới thiệu ngắn gọn nhân vật Mị. - Phân tich sự trỗi dậy sức sống của nhân vật Mị. * Phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân: - Hoàn cảnh: + Khung cảnh đất trời Hồng Ngài vào xuân và không khí ngày Tết đã p hần nào tác động vào tâm hồn Mị. + Đặc biệt là sự xuất hiện của tiếng sáo gọi bạn tình và men rượu đã dần dần làm hồi sinh tâm hồn của Mị. - Diễn biến tâm lí và hành động: + Tiếng sáo được miêu tả ban đầu là tác nhân bên ngoài, giờ đ ã thâm nhập vào bên trong tâm hồn của Mị, nó đã thúc đẩy mạnh mẽ hơn những khát khao của tuổi thanh xuân: Mị muốn đi chơi. + Từ ý muốn đến hành động diễn ra vô cùng nhanh chóng. Với những vế câu ngắn, nhịp văn nhanh, dồn dập nhà văn Tô Hoài đã khắc họa nội tâm đầy rạo rực, đắm say, sự trỗi dậy mạnh mẽ của khát vọng tình yêu, khát vọng hạnh phúc đang diễn ra trong Mị.
41
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
+ Tuy nhiên, khát vọng đi chơi của Mị nhanh chóng bị dập tắt bởi sợi dây trói nghiệt ngã của A Sử. * Phân tích nhân vật Mị trong đêm đông cởi trói cho A Phủ: - Hoàn cảnh: + Mỗi đêm đông, Mị đều ngồi dậy thổi lửa hơ tay và thờ ơ trước A Phủ – kẻ đang bị trói đứng vì làm mất một con bò của nhà thống lí. + Nhìn thấy dòng nước mắt của A Phủ, Mị nhớ lại cảnh mình bị A Sử trói đứng trong đêm tình mùa xuân năm trước nỗi thương mình trào lên trong Mị. - Diễn biến tâm lí và hành động: + Đồng cảm với những người cùng chung cảnh ngộ, Mị nhận thức tội ác của cha con thông lí và thương xót cho A Phủ, chiến thắng nỗi sợ hãi, Mị cắt dây trói giải thoát cho A Phủ đồng thời cũng là cắt sợi dây trói giải thoát cho mình khỏi cường quyền. Hành động được miêu tả ngắn gọn, nhanh chóng và dứt khoát. + Đứng lại một mình, nỗi sợ hãi cái chết mới thực sự bủa vây cũng là lúc lòng ham sống bùng lên mạnh mẽ nhất. Mị đã chạy theo A Phủ, giải thoát cho cuộc đời của chính mình. Hành động được miêu tả mạnh mẽ, quyết liệt. * Nhận xét về sự khác biệt trong hai lần sức sống tiềm tàng trỗi dậy: - Lần thứ nhất: với hành động chuẩn bị đi chơi xuân, bản thân Mị chỉ định giải thoát cho mình trong chốc lát. Đó là sự trỗi dậy mạnh mẽ của khát khao tình yêu, khát vọng hạnh phúc. Và sự trỗi dậy trong chốc lát đó không làm thay đổi được số p hận của Mị. - Ở lần thứ hai, với hành động cắt dây cởi trói cho A Phủ và chạy theo, Mị đã giải thoát hoàn toàn cuộc đời mình khỏi sự ràng buộc của cả thần quyền và cường quyền. Đó là sự trỗi dậy một cách quyết liệt của khát vọng sống, khát vọng tự do, từ đó tạo nên một bước ngoặt, một sự thay đổi lớn lao cho cuộc đời của Mị. - Miêu tả diễn biến tâm lí và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân và trong đêm đông cởi trói cho A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã khẳng định sức sống tiềm tàng, kì diệu trong mỗi con người lao động nghèo khổ miền núi, đồng thơi thể hiện sự tin tưởng vào khả nắng đổi đời của họ; qua đó cũng thể hiện tài năng miêu tả và p hân tích tâm lí nhân vật bậc thầy của tác giả. c. Kết bài - Hai chi tiết tạo nét đặc sắc cho tác phẩm. - Giá trị nhân đạo... ĐỀ 2 Cảm nhận về nhân vật Mị qua hai lần miêu tả sau: Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. và: Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thế thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác 42
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
Phân tích Mị qua hai lần miêu tả trên, từ đó anh/chị hãy nhận xét sự thay đổi của nhân vật này. Hướng dẫn trả lời: a. Mở bài: - Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, nhân vật và vấn đề nghị luận. b.Thân bài: * Khái quát về nhân vật Mị * Phân tích nhân vật Mị qua hai lần miêu tả - Lần miêu tả thứ nhất: + Hoàn cảnh xuất hiện tâm trạng: Đêm tình mùa xuân + Phân tích tâm trạng: Ý thức về cuộc sống xuất hiện ở Mị. Mị thấm thía cuộc sống bế tắc hiện tại của bản thân -> muốn ăn lá ngón để chết. Thấy được sự hồi sinh và sức sống của nhân vật. + Ý nghĩa: Số phận và vẻ đẹp của Mị. Cái nhìn hiện thực và tư tưởng nhân đạo. - Lần miêu tả thứ hai: + Hoàn cảnh nảy sinh tâm trạng (giọt nước mắt A Phủ) + Phân tích tâm trạng: Ý nghĩ về cái chết xuất hiện sau khi nhìn thấy giọt nước mắt A Phủ. Điệp từ chết xuất hiện nhiều lần thể hiện sự lo lắng, và ám ảnh của nhân vật về cái chết sẽ đến với A Phủ. Cảm xúc phẫn nộ trước tội ác của giai cấp thống trị. + Ý nghĩa: Số phận bi thảm của A Phủ và những người phụ nữ khốn khổ trong gia đình thống lý Pá Tra. Vẻ đẹp của Mị: lòng thương người xuất hiện và đã lớn hơn bản thân, tinh thần phản kháng và ý thức về giai cấp xuất hiện - Nhận xét về hai lần miêu tả: Đều thể hiện số phận của người lao động và sức sống nội tâm, vẻ đẹp, sức sống, sự giàu có trong tâm hồn của Mị. Tâm lý và hành động được dẫn dắt bởi ngoại cảnh. Cái nhìn hiện thực và tư tưởng nhân đạo của nhà văn. - Nêu nghệ thuật: Miêu tả nội tâm tâm lý, xây dựng chi tiết nghệ thuật, đặt nhân vật vào một tình huống đặc biệt. * Nhận xét sự thay đổi của Mị: - Nếu lần một thể hiện ý thức về thân phận và quyền sống của bản thân thì lần thứ hai, ý thức của Mị lại dành cho A Phủ và những người cùng cảnh ngộ. Lần thứ nhất, sức sống trỗi dậy và kích thích Mị nổi loạn sau đó nhưng bế tắc. Còn lần hai, quyết định đến hành động giải thoát sau đó - Nguyên nhân do hoàn cảnh, sự phong phú trong đời sống nội tâm n hân vật, do quy luật có áp bức có đấu tranh. c. Kết bài: - Đánh giá khái quát lại vấn đề. - Khẳng định lại ý nghĩa của chi tiết đối với việc thể hiện nhân vật và thể hiện tư tưởng của tác giả. 43
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
ĐỀ 3 Khi thể hiện nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài (truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài), nhà văn để “Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng”. Trong đêm mùa đông trên núi cao, “mỗi đêm, Mị đã dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu lần”. (Tô Hoài – Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.8 và tr.13) Phân tích nhân vật Mị trong mỗi lần sống với ánh sáng như trên, từ đó làm nổi bật tấm lòng của nhà văn dành cho người dân Tây Bắc. Hướng dẫn trả lời: a. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm: - Nêu vấn đề nghị luận: nhân vật Mị qua 2 lần sống với ánh sáng, thể hiện sự thay đổi rất lớn trong tâm trạng và hành động, gửi gắm tấm lòng nhân đạo của tác giả dành cho người dân Tây Bắc. b.Thân bài: * Khái quát: - Truyện Vợ chồng A Phủ sáng tác năm 1952 in trong tập Truyện Tây Bắc. Tác phẩm viết về cuộc sống tăm tối và khát vọng sống mãnh liệt của người dân miền núi dưới ách thống trị của thực dân phong kiến. - Số phận của Mị: + Có gia đình và sống trong hạnh phúc của tình yêu. Nhưng bố mẹ Mị cưới nhau không đủ tiền cưới, phải đến vay nhà thống lí. Vì chưa trả nợ xong nên Pá Tra đã tìm cách bắt Mị về để gạt nợ. Số phận của Mị là số phận của cô “con dâu gạt nợ”. + Mị là cô gái xinh đẹp, chăm chỉ, được nhiều người yêu mến, “trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị”. Cô cũng là đứa con hiếu thảo, giàu lòng vị tha và đức hy sinh, thà chết cũng không sống nhục “có đến hàng mấy tháng đêm nào Mị cũng khóc”. Nhưng vì bố mẹ, Mị vẫn chấp nhận số kiếp đau khổ ấy. => Chỉ vì thần quyền và cường quyền áp bức mà số phận con người bị rẻ rúng, sống kiếp trâu ngựa, bị đày đọa cả thể xác và tinh thần. Từ một cô gái xinh đẹp yêu đời thổi sáo hay, Mị đã trở thành cái xác không hồn, cái bóng vô cảm trong nhà thống lí Pá Tra. * Sự thay đổi của nhân vật Mị qua hai lần ánh sáng: - Lần thắp sáng thứ nhất: + Hoàn cảnh tác động đến hành động của nhân vật Mị: đêm tình mùa xuân đã về ở Hồng Ngài: +) Cảnh mùa xuân được tác giả miêu tả từ xa đến gần, có đầy đủ màu sắc, âm thanh; đẹp nhất màu của những chiếc váy hoa sặc sỡ, hay nhất là âm thanh tiếng sáo gọi
44
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
bạn tình. Tất cả gợi vẻ đẹp thiên nhiên và cuộc sống con người, đậm màu sắc văn hoá Tây Bắc; +) Nghe tiếng sáo, Mị nhẩm thầm bài hát, lòng thấy bồi hồi. Mị lén uống rượu, uống ực từng bát. Mị say. Men rượu thành men nhớ. Mị ý thức về quá khứ của mình: xinh đẹp, trẻ trung, tài năng. Mị nhận ra thân phận hiện tại: hôn nhân không tình yêu với A Sử. Mị muốn chết ngay bằng nắm lá ngón. Càng nghĩ, nước mắt càng ứa ra. + Phân tích hành động thắp đèn của Mị: +) Sức sống trỗi dậy như những đợt sóng ào ạt, lớp sau mạnh mẽ hơn lớp trước, dẫn Mị đến những hành động dứt khoát Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Thắp đèn hay thắp lên ánh sáng cho cuộc đời tắm tối khổ đau của Mị? +) Để rồi hành động này nối tiếp hành động khác Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở trong vách. Mị hành động theo tiếng gọi của lòng mình, như một con người tự do, như bao người khác sửa soạn đi chơi tết. +) Giữa lúc lòng ham sống đang trỗi dậy thì A Sử xuất hiện như bóng đen nuốt trọn cuộc đời Mị, cướp đi ngọn lửa mới được nhen lên. +) Tuy bị đau đớn về thể xác và thực tại phũ phàng ngăn cản bước chân nhưng trong lòng Mị khao khát tự do. => Qua lần thắp lên ánh sáng thứ nhất, tác giả cho ta thấy được sức sống tiềm tàng của Mị. Dù trong thân phận là con dâu gạt nợ, bị vùi dập từ thể xác đến tinh thần, niềm khát khao hạnh phúc, tự do vẫn cháy âm ỉ trong tâm hồn Mị và chỉ cần một cơn gió lớn nó sẽ bùng lên thành ngọn lửa. - Mị sống với ánh sáng lần thứ hai: + Sau đêm tình mùa xuân, Mị lại trở về với thực tại phũ phàng trong nhà thống lí. Cái dài và buồn của mùa đông càng khiến Mị héo hắt nếu không có bếp lửa kia thì Mị cũng đến chết héo. Mị chỉ còn biết bầu bạn với ngọn lửa. Chính ngọn lửa ấy đã giúp Mị vượt qua cô đơn, lạnh lẽo của mùa đông và dẫn đường cho Mị nhận ra người đồng cảnh ngộ. +Tiếp đến là cuộc gặp gỡ ngang trái của Mị và A Phủ: hai con người – một số phận. +) Ban đầu, Mị tỏ ra dửng dưng vô cảm khi chứng kiến cảnh A Phủ bị trói đứng. Ta không thể trách Mị. Tâm hồn cô gái ấy đã chịu quá nhiều vết cứa của chế độ p hong kiến, của bọn chúa đất quan lại, của cường quyền và thần quyền. Cô chịu quá nhiều cay đắng nên không thể cảm động trước cảnh tượng A Phủ, vô cảm v ới sinh mệnh của A Phủ và với chính mình. +) Từ sự vô cảm, nhờ có ngọn lửa mà Mị nhận ra một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại của A Phủ. Mị động lòng thương xót cho số kiếp của 45
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
A Phủ. Mị nhận ra sự độc ác, vô nhân đạo của chế độ lúc bấy giờ, rồi quan tâm lo lắng cho A Phủ. Mị đã có một hành động quyết liệt và táo bạo khi đã vượt qua nỗi sợ hãi, chính là cởi trói cho A Phủ và giải thoát chính bản thân mình. => Bình luận: Ánh sáng được nhóm lên cũng là lúc con người bừng tỉnh. Nếu như lần thắp sáng thứ nhất, ánh lửa mới được nhen lên yếu ớt thì lần này ánh sáng ấy chính là cơn gió làm bùng lên khát vọng và ý thức sống mãnh liệt hơn bào giờ hết. Đó là ngọn lửa của tinh thần đấu tranh phản kháng mạnh mẽ của những con người đau khổ, - Nghệ thuật xây dựng nhân vật + Điểm nhìn trần thuật: xa đến gần, cao xuống thấp, ngoài vào trong. + Lời văn trần thuật: lời kể tự nhiên, giàu sắc thái trữ tình nhờ kết hợp kể và tả. Ngôn ngữ kể giàu chất thơ; + Giọng điệu trần thuật: tha thiết, bồi hồi. Có khi dòng văn suy nghĩ của nhân vật và của nhà văn hoà làm một, tạo xúc động cho người đọc; + Thể hiện vốn hiểu biết sâu sắc văn hoá dân tộc Tây Bắc của nhà văn; + Đi sâu vào khai thác diễn biến quá trình phát triển tâm lí nhân vật một cách hợp lí, tự nhiên, không gượng ép. * Nhận xét tấm lòng của nhà văn đối với nhân dân Tây Bắc: - Đồng cảm với nỗi khổ đau mà con người phải gánh chịu (đồng cảm với thân phận làm dâu gạt nợ của Mị). - Phát hiện ra sức sống tiềm tàng trong con người (sức sống tiềm tàng trong nhân vật Mị được thể hiện trong đêm tình mùa xuân và sự phản kháng mãnh liệt của Mị trong hành động cởi trói cho A Phủ). - Tấm lòng nhà văn dành cho đồng bào miền núi thật sâu nặng, nghĩa tình, xét đến cùng đó chính là tấm lòng nhân đạo của người nghệ sĩ dành cho đất và người Tây Bắc. c. Kết bài: - Qua hai lần nhân vật Mị sống với ánh sáng, nhà văn đã phát hiện và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ miền núi nói riêng, nhân dân Tây Bắc nói chung. Đây cũng là những chi tiết nghệ thuật giàu ý nghĩa làm nên thành công của truyện; - Bài học cuộc sống dành cho tuổi trẻ từ nhân vật Mị: sống có khát vọng, luôn đấu tranh để được tự do và hạnh phúc. ĐỀ 4 (1) Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo.Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, với lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách… (2) Lúc ấy trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại… Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ
46
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay…”… Cảm nhận tâm trạng của nhân vật Mị qua hai đoạn văn trên, từ đó nhận xét về sức sống tiềm tàng của nhân vật này. Hướng dẫn trả lời: a. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Nêu vấn đề cần nghị luận. b. Thân bài: * Đoạn văn thứ nhất: - Hoàn cảnh: Sau khi uống rượu, lắng nghe tiếng sáo trong không khí mùa xuân đang về, tâm trạng Mị có sự thay đổi. Từ kiếp sống nô lệ, cam chịu, tâm hồn Mị đã có sự hồi sinh. Mị muốn đi chơi và sửa soạn để đi chơi. - Tâm trạng Mị: + Sống trong thân phận làm dâu gạt nợ, tinh thần Mị tưởng như đã bị tê liệt hoàn toàn. Nhưng khi đêm tình mùa xuân đến đã đánh thức khát khao trong Mị sống lại. Bây giờ Mị không nói, nhưng tâm hồn Mị đã hồi sinh và ý thức được cuộc sống vô nghĩa ở hiện tại. + Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ xắn một miếng bỏ vào đĩa đèn cho sáng. Hành động ấy cho thấy Mị đang muốn thắp sáng lại căn phòng cũng là thắp sáng cho tâm hồn và cuộc đời đầy đau khổ, tăm tối của mình. + Tiếng sáo là biểu tượng cho tình yêu, Hạnh phúc, khát vọng tuổi trẻ và là biểu tượng cho cuộc sống tự do + Tiếng sáo từ ngoại cảnh trở thành tiếng sáo trong tâm tưởng, vẫn rập rờn trong đầu Mị như thúc giục Mị đi theo tiếng gọi của tình yêu, hạnh phúc. + Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách. +) Những khát khao ấy cho thấy Mị đã thực sự sống lại với quá khứ tươi đẹp ngày trước. Trong những đêm tình mùa xuân, Mị đã từng hẹn hò đi chơi với người yêu qua âm thanh tiếng sáo. +) Mị dường như quên đi sự có mặt của A Sử. Những câu văn ngắn, nhịp điệu nhanh, nêu ra ước muốn và các hành động liên tiếp của Mị thể hiện sự thôi thúc như một sự chuẩn bị tất yếu cho một sự trỗi dậy mạnh mẽ hơn. - Nghệ thuật: Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý tinh tế. * Đoạn văn thứ hai - Hoàn cảnh + Sau đêm tình mùa xuân, Mị càng trở nên vô hồn, vô cảm. Trong những đêm làm bạn với bếp lửa, Mị đã bắt gặp A Phủ bị trói đứng. 47
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
+ Ban đầu Mị thản nhiên, lạnh lùng nhưng khi nhìn thấy một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại của A Phủ, từ thương cho mình Mị thương cho A Phủ. + Mị quyết định cắt dây cởi trói và chết thay cho A Phủ. - Tâm trạng của Mị +Lúc ấy trong nhà tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại… + Nếu Mị là thân phận con dâu gạt nợ thì A Phủ là kẻ ở không công. Chỉ vì để hổ ăn mất một con bò mà A Phủ bị thống lí Pá Tra trói đứng. Sự gặp gỡ của Mị và A Phủ là sự gặp gỡ của những con người cùng cảnh ngộ. + Nhà văn đã tạo ra thời điểm thuận lợi cho sự trỗi dậy của M ị. Đó là lúc trong nhà “tối bưng” với không gian yên tĩnh, vắng vẻ. + Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. +) Đây là hành động táo bạo, là sự phản kháng tất yếu của một con người đã bị áp bức, bóc lột tàn nhẫn. +) Hành động thể hiện sự đồng cảm, tình yêu thương của những con người cùng cảnh ngộ. Tình yêu thương giữa những con người cùng khổ đã tạo nên sức mạnh đ ể Mị vượt qua nỗi sợ hãi trước cường quyền giải thoát cho A Phủ. +) Hành động này cũng là kết quả tất yếu của quá trình hồi sinh trong hồn Mị, thể hiện cho một sức sống tiềm tàng, mãnh liệt. +) Thể hiện ngòi bút hiện thực và nhân đạo của Tô Hoài. + Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay…”…” +) Mị ý thức được việc làm của mình, cô hốt hoảng bởi lo cho A Phủ và chính mình. Chính Mị cũng không thể nghĩ mình lại có thể làm được như vậy. +) Dẫu đã vượt qua sự sợ hãi cường quyền nhưng Mị vẫn bị ám ảnh bởi thế lực thần quyền. Mị luôn cho rằng, đã bị cúng ma rồi thì “chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi”. + Nghệ thuật: miêu tả nhân vật qua diễn biến tâm lý, ngôn ngữ và hành động. * Nhận xét sức sống tiềm tàng của Mị: - Cả hai đoạn văn đề tập trung làm nổi bật sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị qua những hành động trỗi dậy thật quyết liệt. Sức sống của Mị chỉ tạm thời b ị che lấp chứ không bị dập tắt và khi có cơ hội là sẽ bùng lên mạnh mẽ. - Khác: + Nếu đoạn văn thứ nhất thể hiện sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa xuân với khát vọng vượt thoát khỏi hiện thực, khao khát tự do, được hưởng tình yêu và hạnh phúc thì đoạn văn thứ hai lại tập trung thể hiện sự chuyển biến mạnh mẽ trong tư
48
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
tưởng và hành động của Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ với vẻ đẹp đầy nội lực, lòng dũng cảm và sự quyết đoán của nhân vật. + Nếu khát vọng đó ở trong đoạn thứ nhất mới chỉ dừng lại ở những diễn biến trong tâm trạng, ở sự hồi sinh trong tâm hồn nhưng rồi nhanh chóng bị dập tắt bởi nghịch cảnh. Còn sức sống tiềm tàng của Mị ở đoạn văn thứ hai đã chuyển hóa thành hành động cụ thể, cắt dây cởi trói cho A Phủ và sau đó là tự giải thoát cho cuộc đời mình. c. Kết bài: - Hai chi tiết tạo nét đặc sắc cho tác phẩm. - Sức sống tiềm tàng của nhân vật... IV. Đề tự làm Đề 1. Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), vào đêm tình mùa xuân Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi. (Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2001, tr.7). Cảm nhận của anh/chị về chi tiết nghệ thuật đó. Từ đó nhận xét sưu thức tỉnh trong tâm hồn Mị. Đề 2. Về nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, có ý kiến cho rằng: Mị lặng câm âm thầm cam chịu sống lầm lũi kiếp đời nô lệ ở nhà thống lí Pá Tra. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: Mị có sức sống tiềm tàng mãnh liệt, sức phản kháng táo bạo để tìm lại chính mình và tự giải thoát mình khỏi những gông xiềng của cả cường quyền bạo lực và thần quyền lạc hậu. Từ cảm nhận về nhân vật Mị, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên? Đề 3. Cảm nhận đoạn trích sau trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, từ đó nhận xét biệt tài xây dựng nhân vật của nhà văn: “Lần lần mấy năm qua, mấy năm sau […] đến bao giờ chết thì thôi”. Đề 4. Trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài, cuộc đời làm dâu của Mị vô cùng khổ đau, tủi nhục. Sau khi bố Mị chết, Mị không nghĩ đến chuyện ăn lá ngón tự tử nữa, Mị tưởng mình là con trâu, mình cũng là con ngựa…. Nhưng khi nghe tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân thì khát vọng sống trong Mị đã trỗi dậy: …Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi. Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi. Mày có con trai con gái rồi Mày đi làm nương Ta không có con trai con gái Ta đi tìm người yêu. Anh/Chị hãy phân tích sự thay đổi về nhận thức của nhân vật Mị để làm nổi bật sức sống tiềm tàng, khát vọng sống mãnh liệt của nhân vật qua những tình cảnh đó. Từ đó nhận xét về giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài).
49
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
Đề 5. Trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, miêu tả không gian sống của Mị ở nhà thống lí Pa Tra, nhà văn Tô Hoài viết: Mỗi ngày, Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi. Sau những chuỗi ngày sống chỉ mang ý nghĩa của sự tồn tại, tê liệt, thì cái nồng nàn của lửa, của men rượu, cái tươi vui chộn rộn của mùa xuân Hồng Ngài đã đánh thức tâm hồn Mị. Tai Mị văng vẳng nghe tiếng sáo gọi bạn đầu làng…Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. Cảm nhận của anh /chị về chi tiết “cái buồng Mị nằm” và “tiếng sáo đêm xuân” để thấy được tấm lòng của nhà văn dành cho người phụ nữ vùng núi cao Tây Bắc Đề 6. Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài có đoạn viết: Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. [...]. Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm kín mít, có một chiếc cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi Ở một đoạn khác, nhà văn viết: Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt: - A Phủ cho tôi đi. A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói: - Ở đây thì chết mất. A Phủ chợt hiểu. Người đàn bà chê chồng đó vừa cứu sống mình. A Phủ nói: “ Đi với tôi”. Và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi.” ( Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập 2, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2008, tr.6 và tr.14). Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong hai đoạn trích trên. Từ đó bình luận ngắn gọn về cách nhìn con người của nhà văn Tô Hoài. V. Kết quả triển khai tại đơn vị nhà trường Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài đã được chúng tôi triển khai dạy ôn năm học 2018 - 2019 tại trường THPT Phạm Công Bình. Kết quả thi khảo sát lần 3 năm học 2018-2019 50
Khối 12
Xếp loại (số lượng và tỉ lệ %)
201 học sinh
≥8
5-7,5
<5
10 (5%)
166 (82,6%)
25 (12,4%)
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
Qua việc chấm bài thi khảo sát chúng tôi nhận thấy: Học sinh nhận diện được dạng đề nghị luận văn học, không còn diễn xuôi, nắm được các chi tiết, biết p hân tích nhận xét theo đúng yêu cầu của đề nghị luận văn học, cách hành văn có nhiều tiến bộ về dùng từ, đặt câu, biết nhận xét đánh giá, sử dụng các thao tác nghị luận văn học hợp lý. Qua kết quả đánh giá trên, chúng tôi nhận thấy: Vợ chồng A Phủ (Trích- Tô Hoài) là một văn bản quan trọng nằm trong chương trình ôn thi THPT Quốc gia. Hướng dẫn học sinh ôn thi văn bản này theo hướng hệ thống hóa kiến thức, dạng đề và tìm hướng giải các dạng đề là một cách ôn tập có hiệu quả, cung cấp cho người học hệ thống kiến thức theo thể loại, theo đặc trưng của tác phẩm văn học và phong cách nghệ thuật của nhà văn. Việc chia đề theo các dạng bám sát cấu trúc đề thi THPT Quốc gia đã giúp học sinh có nhiều tiến bộ tích cực.
51
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
C. KẾT LUẬN Dạy học là cả một quá trình lao động bền bỉ. Sản phẩm của nghề dạy học là những nhân cách toàn diện, đáp ứng nhu cầu khắt khe của xã hội. Uy tín và vị trí của người giáo viên trong nhà trường chính là kết quả học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh. Với chuyên đề Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài học sinh háo hức say mê tìm tòi nghiên cứu các dạng đề tôi đã cung cấp. Học sinh của tôi đã học tập thực tế chuyên đề này. Các em đã làm tốt các dạng đề thi ở các chuyên đề khác. Mặt khác, từ việc học và làm các dạng bài tập trong chuyên đề, học sinh của tôi đã hiểu về những p hong tục tập quán của vùng cao Tây Bắc, biết đoàn kết, yêu thương, giàu lòng nhân đạo, biết lên án cái ác, những hủ tục. Qua việc triển khai chuyên đề, tôi nhận thấy hướng dẫn học sinh ôn đoạn trích này theo hướng hệ thống hóa kiến thức, phân loại đề theo dạng và tìm hướng giải các dạng đề là một cách ôn tập có hiệu quả, cung cấp cho người học hệ thống kiến thức theo thể loại, theo đặc trưng của xu hướng văn học và phong cách nghệ thuật của nhà văn. Việc chia đề theo các dạng bám sát cấu trúc đề thi THPT Quốc gia, giúp học sinh có thể nhận diện đề, giải đề theo dạng và ứng dụng ôn tập các tác giả, tác phẩm văn học khác. Qua kết quả thi khảo sát tại trường, kết quả thi theo Điểm thi THPT Quốc gia Tại trường Võ Thị Sáu (thi khảo sát lần 2 đề của Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc) chúng tôi rất vui khi điểm trung bình bộ môn Ngữ văn đã tăng lên đáng kể. Đặc biệt, kết quả thi THPT Quốc gia năm học 2018 - 2019, trường tôi đã tăng bậc vị trí xếp hạng của Sở (từ vị trí 22 năm học 2017 - 2018 lên vị trí 17 năm học 2018 - 2019). Kết quả ấy là minh chứng cho việc dạy ôn thi THPT Quốc gia theo chuyên đề của chúng tôi rất thiết thực và hiệu quả. Để tìm hiểu và tiếp nhận một đoạn trích, một tác phẩm văn chương có muôn ngàn cách. Cũng như sẽ có rất nhiều phương pháp thầy cô hướng dẫn học sinh của mình khai thác một tác phẩm nghệ thuật. Trên đây chỉ là chuyên đề được viết dựa trên kinh nghiệm giảng dạy của tôi. Chuyên đề được viết trong thời gian ngắn, không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những góp ý từ quý thầy cô để chuyên đề hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn!
Yên Lạc, ngày 16 tháng 10 năm 2019 Người viết chuyên đề
Nguyễn Lê Hoàn
52
Mức độ cần đạt Nhận biết
Thông hiểu
Tổng số
Trình bày quan điểm của cá nhân về một ý kiến đặt ra trong văn bản.
U
Y
N
H
Ơ
N
Nhận diện Hiểu được ý phương thức nghĩa một câu biểu đạt. văn trong văn bản; hiểu được tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ trong văn bản.
Vận dụng cao
D
ẠY
Phần II: Làm văn
Số câu Số điểm Tỉ lệ Câu 1: Nghị luận xã hội. - Khoảng 200 chữ. - Trình bày suy nghĩ về tư tưởng đạo lí được gợi ý từ văn bản đọc hiểu. Câu 2: .
KÈ
Tổng
M
Q
Phần - Ngữ liệu: I:Đọc Đoạn văn bản hiểu thông tin. - Tiêu chí lựa chọn dữ liệu: + 01 đoạn trích. + Độ dài: khoảng 200 chữ tương đương với văn bản trong chương trình Ngữ văn THPT.
Vận dụng
O
Nội dung
FF IC IA L
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục, 2008 2. Sách giáo viên Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục, 2008 3. Cẩm nang luyện thi đại học Ngữ văn, Phan Danh Hiếu, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017 4. Các đề thi khảo sát trên mạng. 5. Đề thi Khảo sát lần 3, trường THPT Phạm Công Bình, năm học 2018 - 2019 MA TRẬN ĐỀ THI KSCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 3 NĂM HỌC 2018-2019 MÔN: NGỮ VĂN 12
1 0,5 5%
2 1,5 15%
1 1,0 10% Viết 01 đoạn văn.
.
4 3,0 30%
Viết 01 bài
53
1
Số điểm
2,0
5,0
7,0
Tỉ lệ
20%
50%
70%
2
1
6
5,0
10,0
50%
100%
2
Số điểm
0,5
1,5
Tỉ lệ
5%
15%
O
1
3,0
N
Số câu
FF IC IA L
1
Tổng cộng
văn
30%
2
Ơ
Tổng
Nghị luận văn học: Nghị luận về hai lần miêu tả về nhân vật trong tác phẩm văn học lớp 12 từ đó nhận xét về một vấn đề nào đó. Số câu
ĐỀ KSCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 3 NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN: NGỮ VĂN
H
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
N
(Đề thi gồm có 01 trang)
(Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề)
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Người có tính khiêm tốn thường hay cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa. Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không th ể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi. Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người. Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời. 54
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
(Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục, 2015, tr.70-71) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: Tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la? Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất. Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: Dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn ph ải học thêm, học mãi mãi? Vì sao? PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong phần Đọc hiểu: Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời. Câu 2 (5,0 điểm) Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, ở phần mở đầu truyện,nhà văn Tô Hoài tả nhân vật Mị: một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tầu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi . Đến cuối truyện, khi chứng kiến dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen của A Phủ khi bị trói, Mị suy nghĩ: Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết. Nó bắt mình chết cũng thôi. Nó đã bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình ma rồi, chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết. A Phủ... (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.4 và tr.13) Phân tích hình ảnh nhân vật Mị trong hai lần được miêu tả như trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này. ------- Hết ------
ẠY
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm Họ tên thí sinh………………………….SBD………………….
D
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC (Đáp án thi gồm có 04 trang)
Phần
I
Câu
ĐỌC HIỂU
HD CHẤM ĐỀ KSCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 3 NĂM HỌC 2018- 2019 MÔN: NGỮ VĂN 12 Nội dung
Điểm
3,0 55
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. 0,5 Hiểu về câu nói Tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, 0,5 nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la: tài năng, hiểu biết của mỗi người tuy quan tr ọng nhưng hữu hạn, bé nhỏ như những giọt nước trong thế giới rộng lớn, vô hạn giữa đại dương bao la. Vì thế, mỗi người cần phải khiêm tốn học hỏi. 3 - Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất: 0,25 + Liệt kê (tự cho mình là kém, phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, trao đổi, học hỏi thêm…) + Điệp từ: Người có tính khiêm tốn 0,25 - Tác dụng: + Làm tăng tính thuyết phục, hấp dẫn người đọc/ người nghe. 0,5 + Diễn tả được đầy đủ và sâu sắc hơn những biểu hiện của lòng khiêm tốn. 4 Thí sinh có thể đồng tình hoặc không đồng tình nhưng p hải có lí 1,0 giải hợp lí. Có thể trình bày theo hướng sau: - Cho dù bạn tài năng đến đâu thì sẽ luôn có người giỏi hơn bạn ở một khía cạnh nào đó. Con người không có ai hoàn hảo và cũng không có ai có thể tự mình giải quyết tất cả mọi việc. Vì vậy, mỗi người cần phải không ngừng trau dồi tri thức, học hỏi lẫn nhau trong cuộc sống. - Tri thức vô cùng rộng lớn mà hiểu biết của con người thì có hạn đúng như Lê-nin từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. LÀM VĂN 7,0 1 Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của 2,0 anh/chị về ý kiến được nêu trong phần Đọc hiểu: Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời. 1.1 Đảm bảo cấu trúc một đoạn văn: 0,25 Có đủ các phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, thân đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề. 1.2 Xác định vấn đề nghị luận: Vai trò của đức tính khiêm tốn trong việc làm nên thành công của mỗi con người. 1.3 Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các thao tác
D
ẠY
KÈ
M
II
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
1 2
56
0,25
FF IC IA L
lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn theo định hướng sau: a Giải thích: - Khiêm tốn: là đức tính nhã nhặn, nhún nhường, không đề cao cái mình có và luôn coi trọng người khác. - Thành công: là đạt được kết quả như mong muốn, thực hiện được mục tiêu đề ra. -> Khiêm tốn là một phẩm chất quan trọng, không thể thiếu giúp con người thành công trong cuộc sống. b Phân tích, bình luận: - Con người cần phải luôn khiêm tốn vì: + Cá nhân dù tài năng đến đâu cũng chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Vì vậy lòng khiêm tốn giúp chúng ta học hỏi được nhiều điều bổ ích và những kiến thức mới. + Khiêm tốn giúp con người biết mình và hiểu người. + Lòng khiêm tốn giúp chúng ta ngày càng tiến bộ và dễ đi đến thành công… - Khiêm tốn là phẩm chất quan trọng và cần thiết của con người: Khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, biết nhìn ra trông rộng, được mọi người yêu quý. - Khiêm tốn không có nghĩa là mặc cảm tự ti, thiếu tự tin… - Trân trọng những người khiêm tốn. Phê phán: những kẻ kiêu ngạo một cách bảo thủ, luôn tự cao, tự đại, cho mình là nhất mà coi thường người khác,… c Bài học và liên hệ bản thân: - Học lối sống khiêm tốn để ngày càng hoàn thiện mình và không ngừng phấn đấu vươn lên để đạt được thành công trong cuộc sống. - Liên hệ bản thân. 1.4 Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 1.5 Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. (....) Phân tích hình ảnh nhân vật Mị trong hai lần được 2 miêu tả như trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này. 2.1 Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
0,25
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
0,75
0,25 0,25
5,0
0,25 57
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
Mở bài giới thiệu vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. 2.2 Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích ý nghĩa chi tiết 0,5 tiếng sáo đêm xuân để thấy sự hồi sinh khát vọng sống của Mị, từ đó nhận xét về giá trị nhân đạo của tác phẩm. 2.3 Triển khai vấn đề nghị luận Vận dụng kết hợp thao tác lập luận phân tích với thao tác lập luận khác như: so sánh, bình luận,… a. Giới thiệu chung: 0,25 Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận. Phân tích nhân vật Mị qua 2 lần miêu tả: 2,0 * Về nội dung: - Nhân vật Mị trong lần miêu tả thứ nhất: + Quãng đời quá khứ: ++ Mị là một cô gái trẻ đẹp, yêu đời, chăm chỉ lao động, nhà nghèo và rất hiếu thảo ++ Đang tuổi thanh xuân, vì món nợ truyền kiếp của gia đình mà cô trở thành con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra; ++ Từ đó, Mị sống trong đau khổ tột cùng. Có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc. Có lúc, cô định tìm cái chết, nhưng không đành lòng. Mị chết thì bố Mị còn khổ hơn bao nhiêu lần bây giờ. + Cuộc sống hiện tại ++ Mị xuất hiện ngay đầu truyện. Tô Hoài đã phác họa chân dung nhân vật để gợi mở nội tâm: mặt buồn rười rượi. Bên cạnh nhà thống lí giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất vùng đối lập và in đậm một hình bóng im lìm, tăm tối, nhọc nhằn của Mị. ++ Từ lúc bị bắt về nhà thống lí Pá Tra, Mị đã bị bóc lột sức lao động đến cùng cực, chịu khổ nhục triền miên: quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối… ++ Mị bị giam hãm trong không gian chật hẹp và tù đọng, giữa căn buồng lúc nào cũng âm u, cửa sổ là một lỗ vuông bằng bàn tay, trong thời gian ngưng đọng như không dĩ vãng, không hiện tại và không tương lai, lùi lũi như một con rùa nuôi trong xó cửa. ++ Cùng với ách áp bức nặng nề ấy là sự mê tín, thần quyền. Mị đã bị trình ma nhà thống lí thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi… ++ Cuộc sống đó hoàn toàn cùng khổ về vật chất, bế tắc về tinh thần. Mị nghĩ rằng: … đến bao giờ chết thì thôi. - Nhân vật Mị trong lần miêu tả thứ hai: diễn biến tâm trạng của 58
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
Mị trong đêm cứu A Phủ: + Chính tác động của ngoại cảnh: đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài đã làm cho Mị có sức sống tiềm tàng, khao khát tự do + Sức sống ấy đã thổi bùng lên ngọn lửa của tinh thần phản kháng mãnh liệt: đêm đông nơi rẻo cao, Mị đã cứu và chạy theo A Phủ: ++ Tâm trạng của Mị trước đêm cởi trói cho A Phủ : Cuộc sống đọa đày trong nhà thống lý Pá Tra của Mị vẫn tiếp diễn,biến cô trở thành người câm lặng trước mọ i sự. Những gì diễn ra xung quanh không khiến Mị quan tâm. Những đêm đầu Mị thổi lửa hơ tay. Tâm hồn Mị như tê dại trước mọi chuyện, kể cả lúc ra sưởi lửa, bị A Sử đánh ngã xuống bếp, hôm sau Mị vẫn thản nhiên ra sưởi lửa như đêm trước. Sống lâu trong cái khổ đã làm cho trái tim của Mị chai sạn, tê liệt ý thức. Mị trở nên vô cảm khi nhìn thấy A Phủ bị thống lí Pá Tra trói đứng vào cây cọc ++ Tâm trạng của Mị khi chứng kiến nước mắt của A Phủ : * Thương người cùng cảnh ngộ: Chính nhờ ngọn lửa đêm ấy, Mị trông sang A Phủ và nhìn thấy một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống má đã xám đen lại. Dòng nước mắt ấy khiến Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải đứng trói như thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không lau đi được. Rồi Mị phảng phất nghĩ gần nghĩ xa: Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì còn biết đợi ngày rũ xương ở đây mà thôi…Người kia việc gì phải chết thế? * Tình thương lớn hơn cái chết: Mị xót xa cho A Phủ như xót xa cho chính bản thân mình. Mị thương cho A Phủ không đáng phải chết. Cô cũng sợ nếu mình cởi trói cho chàng trai ấy, bố con Pá Tra biết được sẽ trói Mị vào đấy và lại chết trên cái cọc ấy…Nhưng tình thưởng ở Mị đã lớn hơn cả cái chết. Tình thương khiến cô đi đến hành động cắt dây cởi trói cho A Phủ, dù vẫn còn lo sợ: hốt hoảng, rón rén, thì thào hai tiếng: Đi ngay! * Từ cứu người đến cứu mình: - Khi cởi trói cho A Phủ xong, Mị đứng lặng trong bóng tối. Nhưng chính ngay lúc ấy, trong lòng người đàn bà khốn khổ kia mọi chuyện diễn ra rất nhanh. Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm, nhưng Mị vẫn băng đi. Vì ở lại đây Mị sẽ chết. - Đây không phải là hành động mang tính bản năng. Đúng hơn, cùng với sự trỗi dậy của kí ức, khát vọng sống tự do đã khiến Mị chạy theo người mà mình vừa cứu. Mị giải thoát cho A Phủ và cũng giải thoát cho chính bản thân. Hành động táo bạo và bất ngờ
59
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
ấy là kết quả tất yếu của sức sống tiềm tàng khi người con gái yếu ớt dám chống lại cả cường quyền và thần quyền. * Nghệ thuật: - Nhà văn Tô Hoài đã miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị rất tự nhiên, hợp lí và chân thật. - Tác phẩm in rõ dấu ấn phong cách nghệ thuật đặc sắc của Tô Hoài: màu sắc dân tộc đậm đà, chất trữ tình thấm đượm, ngôn ngữ và lời văn giàu tính tạo hình; - Nghệ thuật kể chuyện: lối trần thuật hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, giọng văn trầm lắng; - Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật + Nhà văn ít miêu tả hành động mà chủ yếu là khắc họa tâm trạng, thế giới đời sống nội tâm nhân vật. + Giọng kể hòa nhập vào tâm tư nhân vật Nhận xét sự thay đổi nhân vật Mị qua 2 lần miêu tả: 0,75 - Giống nhau: Cả lần 1 và lần 2 đều nói lên sự thống khổ của Mị. Mị luôn bị đày đọa cả thể xác và tâm hồn. - Khác nhau + Ở lần miêu tả thứ nhất: Lúc đầu Mị là người còn gái cam chịu, vô cảm, bị tê liệt tinh thần phản kháng. Mị bị hai thế lực thần quyền và cường quyền chà đạp. Mị phải sống một cuộc đời đau khổ về vật chất và bế tắc về tinh thần. Lần này nhà văn Tô Hoài chủ yếu tập trung miêu tả chân dung Mị từ xa đến gần, nhất là tả gương mặt để bộc lộ nỗi đau thân phận của nhân vật; + Ở lần miêu tả thứ hai: Khi nhìn thấy được thấy giọt nước mắt của A Phủ, Mị đã hồi sinh trong tâm hồn. Mị đã ý thức được nỗi đau cuộc đời của mình và của người cùng cảnh ngộ. Mị đã phản kháng mạnh mẽ, thể hiện khát vọng sống mãnh liệt và tinh thần đấu tranh để được tự do. Lần này nhà văn chủ yếu tập trung miêu tả diễn biến nội tâm rất phong phú và sâu sắc của Mị, trước khi đi đến hành động táo bạo nhất: cởi trói cho A Phủ, cũng là cởi trói cuộc đời nô lệ của hai người… + Qua sự thay đổi của nhân vật Mị, nhà văn gửi gắm tấm lòng nhân đạo: thể hiện tình yêu thương, sự đồng cảm với thân phận đau khổ của người dân miền núi Tây Bắc; ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt, khát khao tự do và sức mạnh p hản kháng của họ; đồng thời là lời gửi gắm niềm tin của tác giả vào sự đổi đời của con người; chỉ ra con đường giải phóng cho người dân lao động thoát khỏi cuộc đời tăm tối, đó là về với cách mạng. Chỉ có cách mạng mới đem lại sự sống bất diệt. d. Đánh giá chung: 0,5 - Đánh giá hai lần miêu tả trong tác phẩm. - Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. 60
0,25 0,5
10,0
D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
2.4 Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 2.5 Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Tổng điểm
61