Ths
BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Bắt đầu từ năm 2018 trong đề thi THPT quốc gia đã xuất hiện câu hỏi thuộc
kiến thức lớp 11. Theo nghiên cứu đề thi THPT quốc gia năm 2018 và 2019, tôi
nhận thấy nội dung kiến thức 11 phần lớn thuộc phần chuyển hóa vật chất và năng
lượng. Đặc biệt với những học sinh có học lực trung bình - khá, với mục tiêu chỉ
lấy điểm môn Sinh trong bài thi tổ hợp các môn KHTN để xét tốt nghiệp thì đây
là phần kiến thức dễ lấy điểm trong đề thi. Trong bối cảnh thực tế tại trường THPT
Trần Hưng Đạo nơi tôi đang giảng dạy, đa số học sinh chỉ dùng kết quả thi môn
Sinh để xét tốt nghiệp THPT, để giúp học sinh học tốt phần chuyển hóa vật chất
và năng lượng, tôi xây dựng chuyên đề “Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi
THPT Quốc gia phần chuyển hóa vật chất và năng lượng”
Đây là chuyên đề đa số là lý thuyết, sẽ là một trong những tài liệu học tập tốt giúp cho học sinh hệ thống hóa kiến phần chuyển hóa vật chất và năng lượng, để
các em học sinh ôn thi THPT Quốc gia và ôn tập sinh học 11 đạt được kết quả tốt nhất.
2. Tên sáng kiến:
Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi THPT Quốc gia phần chuyển hóa vật chất và năng lượng.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Trần Thị Hiền
- GV tổ bộ môn: Lí- Hóa- Sinh
- Trường THPT Trần Hưng Đạo, huyện Tam Dương , tỉnh Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại:
- E_mail:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trần Thị Hiền
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Sinh học : Mã môn : 56
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Thời gian áp dụng thử: Ngày 01/09/2019
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1. Nội dung sáng kiến:
PHẦN I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ N
A. Tóm tắt lý thuyết
I. Trao đổi nước:
1. Lí thuyết ghi nhớ:
a. Hấp thụ nước.
- Rễ là cơ quan hút nước, ion khoáng.
ĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT
- Nước và ion khoáng đi vào mạch gỗ của rễ theo 2 con đường (con đường gian bào và con đường tế bào chất).
Con đường gian bào Con đường tế bào chất
Nước và ion khoáng đi qua khoảng không gian giữa các tế bào và bó sợi xenlulozo, đi đến nội bì gặp đai caspari bị chặn lại chuyển sang con đường TB chất
Nước và ion khoáng đi xuyên qua tế bào chất của TB
Nhanh, không được chọn lọc. Chậm, được chọn lọc.
- Nước từ môi trường đất → TB lông hút → TB nhu mô Vỏ → Nội bì → Mạch gỗ.
- Cơ chế hấp thụ nước : theo cơ chế thụ động không cần năng lượng.
b. Vận chuyển các chất
Đặc điểm Dòng mạch gỗ Dòng mạch rây
Chiều vận chuyển Đi lên Đi xuống
Cấu tạo TB chết gồm quản bào và mạch ống
Thành phần dịch vận chuyển
Chủ yếu nước, ion khoáng và một số chất hữu cơ.
TB sống gồm ống rây và TB kèm
Chủ yếu là saccarozo , các axit amin, hoocmon thực vật.
Động lực Lực áp suất rễ, lực trung gian, lực thoát hơi nước sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa.
c. Thoát hơi nước - Lá là cơ quan thoát hơi nước. Nước chủ yếu được thoát qua khí khổng, số ít được thoát qua cutin. Tốc độ thoát hơi nước phụ thuộc độ mở khí khổng.
- Thoát hơi nước qua khí khổng: diễn ra nhanh, được điều chỉnh thông qua cơ chế đóng mở khí khổng.
- Thoát hơi nước qua cutin: diễn ra chậm, không được điều chỉnh.
- Thoát hơi nước giúp hạ nhiệt của lá, tạo động lực phía trên để kéo nước, làm khí khổng mở để hút CO2 vào cho quang hợp.
- Mặt dưới của lá thường thoát hơi nước mạnh hơn mặt trên của lá (Vì ở hầu hết các loài cây, mặt trên của lá có ít khí khổng và có cutin dày hơn mặt dưới).
- Nước, ánh sáng, nhiệt độ, gió, ion khoáng,... đều ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước. Các nhân tố ảnh hưởng đến quang hợp thông qua sự đóng mở khí khổng.
2. Lí thuyết suy luận.
- Chất khoáng hòa tan trong nước thành các ion. Cây chỉ hút khoáng dưới dạng ion hòa tan.
- Nước xâm nhập và rễ theo cơ chế thẩm thấu: Di chuyển thụ động từ nơi có thế nước cao (áp suất thẩm thấu thấp) đến nơi có thế nước thấp (áp suất thẩm thấu cao).
- Các ion khoáng xâm nhập vào TB rễ theo cơ chế thụ động hoặc chủ động.
- Cơ chế chủ động luôn cần có ATP; Cơ chế thụ động không sử dụng ATP.
- 99% lượng nước hút vào bị thoát ra ngoài. Khí khổng điều tiết sự thoát nước thông qua cơ chế đóng mở.
- Cây mất nước (héo) nếu lượng nước thoát ra lớn hơn lượng nước hút vào.
II. Trao đổi khoáng và nit
1. Lí thuyết ghi nhớ
- Nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu (gồm các nguyên tố đại lượng và một số nguyên tố vi lượng): Gồm 17 nguyên tố: C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg, Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni.
- Nguyên tố vi lượng (chiếm < 100mg/1kg chất khô) gồm: Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni.
- Các muối khoáng tồn tại ở dạng không tan hoặc hòa tan. Cây chỉ hấp thụ muối khoáng ở dạng hòa tan.
- Bón phân với liều lượng cao quá mức cần thiết sẽ gây độc cho cây, gây ô nhiễm nông phẩm, ô nhiễm môi trường.
- Nitơ là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, là thành phần không thể thay thế của nhiều hợp chất sinh học quan trọng như protein, axit nucleic, diệp lục, ATP, …
- Rễ cây chỉ hấp thụ nitơ dưới 2 dạng là NH4 +; NO3 -. Khi vào rễ cây, NO3sẽ
được khử thành NH4 + .
- Chuyển NO3→ N2 được gọi là phản nitrat do vi khuẩn phản nitrat thực hiện.
- Chuyển NH4 + → NO3gọi là nitrat hóa do vi khuẩn nitrat hóa thực hiện.
- Chuyển chất hữu cơ → NH4 + quá trình amôn hóa vi khuẩn amôn hóa thực hiện.
- Sinh vật cố định đạm là sinh vật chuyển N2 thành NH3. Chỉ có một số vi khuẩn có enzim nitrogenaza mới có khả năng cố định đạm.
- Một số vi khuẩn sống tự do có khả năng cố định đạm; Một số vi khuẩn sống cộng sinh (ví dụ Rhizobium) có khả năng cố định đạm.
- Có 2 phương pháp bón phân, đó là bón qua lá và bón qua rễ. Bón phân hợp lí sẽ làm tăng năng suất cây trồng.
2. Lí thuyết suy luận:
- Khi hỏi về nguyên tố đa lượng, thông thường chỉ hỏi các nguyên tố: C, H, O, N, P, K, S, Ca.
- Nguyên tố vi lượng (chiếm < 100mg/1kg chất khô) gồm: Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni. Nguyên tố vi lượng cũng là các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu.
- Tất cả các chất hữu cơ mà đề bài hỏi đều có C, H, O. Ngoài ra, diệp lục còn có thêm Mg, N.
- Tất cả các nguyên tố khoáng đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến hoạt hóa enzim xúc tác cho các phản ứng.
- Tất cả các ion khoáng, nếu thừa hoặc thiếu đều có hại cho cây.
- Quá trình trao đổi khoáng luôn có liên quan mật thiết với trao đổi nước, quang hợp, hô hấp của cây.
- Việc bón phân cần phải chú ý đặc điểm của cây và đặc điểm của môi trường.
III. Quang hợp
1. Ghi nhớ lí thuyết
- Phương trình tổng quát: 6CO2 + 12H2O → C6H12O6 + 6O2 + 6H2O.
- Vai trò : Sản phẩm quang hợp là nguồn thức ăn; Chuyển hóa quang năng
thành hóa năng; Điều hòa không khí.
- Lá là cơ quan quang hợp; Lục lạp là bào quan quang hợp.
- Cây xanh có sắc tố diệp lục và carotenoit. Các sắc tố được phân bố trong
màng thilacoit của lục lạp.
- Các sắc tố hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền về cho diệp lục a ở trung
tâm phản ứng: Carotenoit → Diệp lục b → Diệp lục a → Diệp lục a ở trung tâm
phản ứng.
- Quang hợp có pha sáng và pha tối. Hai pha liên hệ mật thiết với nhau.
+ Pha tối sử dụng sản phẩm của pha sáng là ATP và NADPH.
+ Pha sáng sử dụng sản phẩm của pha tối là ADP, ADP, NADP+.
- Pha sáng là pha chuyển năng lượng ánh sáng thành năng lượng ATP, NADPH. Pha sáng diễn ra ở thilacoit, cần có ánh sáng, nước, ADP, NADP+; Tạo ra ATP, NADPH, O2.
- Quang phân li nước diễn ra ở pha sáng: H2O → 4H+ + 4e- + O2
- Pha tối diễn ra ở chất nền lục lạp, cần có CO2, ATP, NADPH; Tạo ra glucozo, ADP, NADP+.
- Các nhóm thực vật C3, C4, CAM đều có pha sáng giống nhau, chỉ khác nhau
ở pha tối. Pha tối ở thực vật C3 chỉ có chu trình Canvin, ở thực vật C4 và thực vật CAM còn có thêm chu trình C4 xảy ra trước chu trình Canvin.
- AlPG từ chu trình Canvin chuyển hóa thành cacbohidrat, prôtêin.
- Thực vật C4 (mía, rau dền, ngô, cao lương, kê) có chu trình Canvil diễn ra ở lục lạp bao bó mạch; Chu trình C4 diễn ra ở lục lạp của tế bào mô giậu.
- Thực vật CAM (Xương rồng, dứa, thanh long, thuốc bỏng), chu trình C4 diễn ra vào ban đêm, trong tế bào chất.
- Các nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến quang hợp là: Ánh sáng, nồng độ CO2, nước, nhiệt độ, nguyên tố khoáng.
+ Ánh sáng:
Cường độ ánh sáng khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến quang hợp.
Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp.
Điểm bão hòa ánh sáng là cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp
đạt cực đại.
Quang phổ ánh sáng khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến quang hợp.
Quang hợp chỉ xảy ra ở miền ánh sáng xanh tím và miền ánh sáng đỏ.
Các tia sáng xanh tím kích thích tổng hợp các axit amin, protein. Các tia sáng
đỏ xúc tiến quá trình hình thành cacbohidrat.
Thành phần ánh sáng biến động theo thời gian trong ngày và theo độ sâu của
nước.
Cây mọc dưới tán rừng rậm chứa nhiều diệp lục b giúp hấp thụ tia sáng có
bước sóng ngắn.
+ Nồng độ CO2: Nồng độ CO2 thấp nhất mà cây quang hợp là từ 0,008% đến 0,3%.
+ Nước: Khi thiếu nước, cây chịu hạn có thể duy trì quang hợp ổn định hơn cây trung sinh và cây ưa ẩm.
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong pha sáng và pha tối quang hợp. Các loài cây khác nhau có nhiệt độ cực tiểu khác nhau, nhiệt độ cực đại khác nhau.
+ Nguyên tố khoáng: Nguyên tố khoáng ảnh hưởng đến quang hợp thông qua hoạt hóa enzim, điều tiết độ mở khí khổng, quang phân li nước.
- Năng suất cây trồng:
+ Quang hợp quyết định khoảng 90 – 95% năng suất cây trồng (5 đến 10% còn lại phụ thuộc vào nguyên tố khoáng).
+ Tăng năng suất quang hợp bằng cách: Tăng diện tích lá, tăng cường độ quang hợp và hiệu suất quang hợp; Sử dụng giống mới có năng suất cao; Tăng hệ số kinh tế của giống.
- Nguyên tắc tách chiết sắc tố:
+ Sắc tố lá chỉ hoà tan trong dung môi hữu cơ.
+ Mỗi nhóm sắc tố thành phần có thể hoà tan tốt trong một dung môi hữu cơ nhất định.
2. Lí thuyết suy luận.
- Dựa vào phương trình quang hợp chúng ta suy ra được các nhân tố ảnh hưởng đến quang hợp.
- Mỗi nhân tố sinh thái đều có vùng cực thuận, điểm giới hạn dưới và điểm dưới hạn trên.
- Khi các giá trị chưa đạt bão hòa thì tăng cường các nhân tố (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, khoáng, CO2) đều làm tăng cường độ quang hợp.
- Cường độ quang hợp phụ thuộc vào nhiệt độ, ánh áng, nồng độ CO2, dinh dưỡng khoáng, nước. Trong tự nhiên, các yếu tố môi trường không tác động riêng rẽ lên quang hợp mà là tác động phối hợp với nhau.
- Khi nồng độ CO2 chưa đạt giá trị bão hòa thì tăng nồng độ CO2 sẽ tăng cường độ quang hợp.
- Khi nhiệt độ chưa đạt giá trị bão hòa thì tăng nhiệt độ sẽ tăng cường độ quang hợp.
IV. Hô hấp ở thực vật
- Hô hấp ở thực vật là quá trình oxi hóa sinh học nguyên liệu hô hấp đến sản phẩm cuối cùng là CO2, H2O, một phần năng lượng được tích lũy trong ATP.
- Phương trình tổng quát của hô hấp: C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + ATP + nhiệt.
- Vai trò:
+ Tạo ra nhiệt độ để duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của cây.
+ Tạo ra năng lượng ATP để sử dụng cho mọi hoạt động sinh lí của cây.
+ Tạo ra sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất khác trong cây.
- Thực vật có 2 con đường hô hấp, đó là phân giải kị khí (đường phân và lên men) và phân giải hiếu khí (đường phân và hô hấp hiếu khí).
- Thực vật hô hấp kị khí khi cây bị ngập ứng hoặc ngâm hạt trong nước.
- Thực vật hô hấp hiếu khí gồm có ba giai đoạn:
+ Đường phân: xảy ra ở tế bào chất.
+ Chu trình crep: xảy ra ở chất nền của ti thể
+ Chuỗi chuyền electron: Xảy ra ở màng trong ti thể.
Trong đó giai đoạn chuỗi chuyền electron sẽ tạo ra nhiều năng lượng ATP nhất.
- Hô hấp sáng:
+ Là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 khi có ánh sáng mạnh.
+ Điều kiện: cường độ ánh sáng mạnh, chỉ xảy ra ở thực vật C3, CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều.
+ Nơi xảy ra: Lục lạp →peroxixom → ti thể.
+ Hô hấp sáng gây lãng phí sản phẩm quang hợp mà không tạo ra ATP.
- Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến hô hấp: Nước, nhiệt độ, nồng độ oxi,
nồng độ CO2 (Nồng độ CO2 cao sẽ gây ức chế hô hấp nên dùng nồng độ CO2 cao để bảo quản nông phẩm)
- Hô hấp và quang hợp là hai quá trình phụ thuộc lẫn nhau. Hô hấp chịu ảnh hưởng của môi trường (nhiệt độ, nồng độ O2, nồng độ CO2, độ ẩm).
- Vì hô hấp lấy thải CO2 nên có thể dùng dung dịch nước bari hay nước vôi trong để phát hiện hô hấp.
- Vì hô hấp hấp thụ O2 nên có thể dùng diêm hoặc nến đang cháy để phát hiện hô hấp.
- Vì hô hấp thải nhiệt nên có thể dùng nhiệt kế để phát hiện hô hấp.
B. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ
I. Mức độ nhận biết
Câu 1. Đặc điểm của con đường hấp thụ nước và ion theo con đường qua con đường gian bào
A. nhanh, không được chọn lọc.
B. chậm, được chọn lọc.
C. nhanh, được chọn lọc.
D. chậm, không được chọn lọc
Câu 2. Thành phần chủ yếu của dòng mạch rây là
A. saccarôzơ, axit amin...và một số ion khoáng được sử dụng lại.
B. nước, axit amin...và một số ion khoáng được sử dụng lại.
C. chất khoáng và các chất hữu cơ.
D. H2O, muối khoáng.
Câu 3. Dòng mạch gỗ được vận chuyển từ rễ đến lá nhờ
1. Lực đẩy (áp suất rễ) 2. Lực hút do thoát hơi nước ở lá
3. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ
4. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (quả, củ…)
A. 1-3
B. 1-2-4 C. 1-2-3 D. 1-3-4
Câu 4. (THPTQG 2018) Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố vi lượng?
A. Sắt. B. Phôtpho. C. Hiđrô. D. Nitơ.
Câu 5. Hệ sắc tố quang hợp bao gồm
A. diệp lục a và diệp lục b. B. diệp lục a và carôtenôit.
C. diệp lục b và carotenoit. D. diệp lục và carôtenôit
Câu 6. (THPTQG 2018) Cơ quan nào sau đây của cây bàng thực hiện chức năng hút nước từ đất?
A. Thân. B. Hoa. C. Rễ. D. Lá
Câu 7. (THPTQG 2018) Ở thực vật sống trên cạn, loại tế bào nào sau đây điều tiết quá trình thoát hơi nước ở lá?
A. Tế bào mô giậu.
C. Tế bào mạch rây.
B. Tế bào mạch gỗ.
D. Tế bào khí khổng
Câu 8. (THPTQG 2018) Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố đại lượng?
A. Cacbon. B. Môlipđen.
C. Sắt. D. Bo.
Câu 9. (THPTQG 2018) Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố đại lượng?
A. Nitơ. B. Mangan. C. Bo. D. Sắt.
Câu 10. (THPTQG 2019) Quá trình chuyển hóa NO thành N do hoạt động của nhóm vi khuẩn
A. cố định nitơ. B. nitrat hóa. C. phản nitrat hóa. D. amôn hóa.
Câu 11. (ĐỀ THAM KHẢO THPTQG 2018) Ở ngô, quá trình thoát hơi nước chủ yếu diễn ra ở cơ quan nào sau đây?
A. Lá. B. Rễ. C. Thân. D. Hoa
Câu 12. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Vai trò của quá trình thoát hơi nước ở
thực vật là
A. cân bằng khoáng cho cây.
B. giúp cây vận chuyển nước, các chất từ rễ lên thân và lá.
C. làm giảm lượng khoáng trong cây.
D. tăng lượng nước cho cây.
Câu 13. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Sản phẩm của quá trình quang hợp ở thực vật là:
A. ATP, C6H12O6, O2, H2O.
C. C6H12O6, O2, H2O.
B. C6H12O6, O2, ATP.
D. H2O, CO2.
Câu 14. Ở thực vật, bào quan thực hiện chức năng quang hợp là
A. bộ máy Gôngi. B. ribôxôm. C. lục lạp. D. ti thể.
Câu 15. Quá trình thoát hơi nước ở lá diễn ra chủ yếu qua
A. không bào. B. tế bào mô giậu. C. khí khổng. D. lớp cutin.
Câu 16. Các ion khoáng được hấp thụ vào rễ cây theo cơ chế
A. thụ động và chủ động.
C. thụ động và thẩm thấu.
B. thẩm thấu.
D. chủ động.
Câu 17. Quang hợp góp phần ngăn chặn hiệu ứng nhà kính vì
A. tạo ra lượng chất hữu cơ lớn.
C. làm giảm CO2 trong khí quyển.
B. giải phóng O2.
D. tích lũy năng lượng.
Câu 18. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Ở thực vật, pha sáng của quá trình quang hợp diễn ra ở
A. màng tilacôit.
C. màng trong lục lạp. D. chất nền.
B. màng ngoài lục lạp.
Câu 19. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Ở rễ, sự hấp thụ nước từ đất vào tế bào lông hút được thực hiện theo cơ chế
A. xuất nhập bào.
C. vận chuyển chủ động.
B. khuếch tán của chất tan.
D. thẩm thấu.
Câu 20. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Thực vật ở cạn, nước được hấp thụ chủ yếu qua
A. lông hút.
C. toàn bộ bề mặt cơ thể.
B. chóp rễ.
D. khí khổng.
Câu 21. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Sản phẩm của pha sáng được dùng
trong pha tối của quang hợp là
A. ATP, NADPH, O2.
C. ATP, NADPH, C6 H12 O6.
B. C6 H12 O6.
D. ATP, NADPH.
Câu 22. (THPTQG 2019) Qúa trình chuyển hóa nito hữu cơ thành NH4 + do hoạt
động của nhóm vi khuẩn
A. nitrat hóa B. phản nitrat hóa C. amon hóa D. cố định nito
Câu 23. Vi khuẩn phản nitrat hóa tham gia vào quá trình chuyển hóa
A. NH4 + thành NO3 - B. N2 thành NH3. C. NO3 - thành N2. D. NH3 thành NH4 +
Câu 24. Vi khuẩn nitrat hóa tham gia vào quá trình chuyển hóa
A. NH4 + thành NO3 - B. N2 thành NH3
C. NO3 - thành N2 D. NH3 thành NH4 +
Câu 25. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2019) ở thực vật C4, giai đoạn cố định CO2
A. xảy ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch.
B. chỉ xảy ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu.
C. chỉ xảy ra ở lục lạp trong tế bào bao bó mạch.
D. xảy ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu và tế bào mô xốp.
Câu 26. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2019) Sắc tố bào tham gia trực tiếp vào sự chuyển hóa năng lượng ánh sáng hấp thụ được thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH?
A. Diệp lục a. B. Diệp lục b. C. Caroten. D. Xantophin.
Câu 27. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2019) Hô hấp sáng xảy ra ở
A. thực vật C3, với sự tham gia của 3 loại bào quan là lục lạp, lizôxôm, ti thể.
B. thực vật C3, với sự tham gia của 3 loại bào quan là lục lạp, perôxixôm, ti thể.
C. thực vật C3, trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, O2 cạn kiệt, CO2 tích lũy nhiều.
D. thực vật C4, trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều.
Câu 28. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Thành phần của dịch mạch gỗ chủ yếu gồm
A. axit amin và vitamin.
C. saccarôzơ và các axit amin.
B. axit amin và hoocmôn.
D. nước và các ion khoáng.
Câu 29. Trong pha tối của thực vật C3, chất nhận CO2 đầu tiên là chất
A. APG.
B. PEP.
C.AOA.
D. RiDP
Câu 30. Trong pha tối của thực vật C3, sản phẩm ổn định đầu tiên là chất
A. APG. B. PEP.
C.AOA.
D. RiDP
II. Mức độ thông hiểu
Câu 1. (THPTQG 2018) Lông hút của rễ cây được phát triển từ loại tế bào này sau đây?
A. Tế bào mạch rây của rễ.
C. Tế bào nội bì của rễ.
B. Tế bào biểu bì của rễ
D. Tế bào mạch gỗ của rễ.
Câu 2. (THPTQG 2018) ở thực vật, trong thành phần của photpholipit không thể thiếu nguyên tố nào sau đây?
A. Magie B. Đồng C. Clo D. Photpho
Câu 3. (ĐỀ THAM KHẢO THPTQG 2019) Có thể sử dụng hóa chất nào sau
đây để phát hiện quá trình hô hấp ở thực vật thải ra khí CO2?
A. Dung dịch NaCl.
B. Dung dịch Ca(OH)2
C. Dung dịch KCl. D. Dung dịch H2SO4.
Câu 4. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Trong điều kiện môi trường nhiệt đới, thực vật C4 có năng suất cao hơn thực vật C3 vì
A. nhu cầu nước cao. B. điểm bù CO2 cao.
C. điểm bão hòa ánh sáng thấp. D. không có hô hấp sáng.
Câu 5. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Khi nói về hô hấp sáng, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Hô hấp sáng xảy ra trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, lượng CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều.
B. Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng.
C. Hô hấp sáng xảy ra chủ yếu ở thực vật C4.
D. Hô hấp sáng xảy ra đồng thời với quang hợp, gây lãng phí sản phẩm của quang hợp.
Câu 6. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Nhận định nào sau đây là sai khi nói về hô hấp sáng ở thực vật?
A. Xảy ra ở thực vật C3.
B. Cung cấp năng lượng để tổng hợp ATP.
C. Có sự tham gia của perôxixôm và ti thể.
D. Gây lãng phí sản phẩm quang hợp.
Câu 7. Trong quá trình hô hấp hiếu khí ở thực vật, giai đoạn nào sau đây tạo ra nhiều năng lượng ATP nhất?
A. Chuỗi chuyển điện tử. B. Đường phân. C. Chu trình crep. D. Chu trình canvil.
Câu 8. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Khi sống ở môi trường có khí hậu khô nóng, các loài cây thuộc nhóm thực vật nào sau đây có hô hấp sáng?
A. Thực vật C3 và C4. B. Thực vật C3. C. Thực vật CAM. D. Thực vật C4
Câu 9. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2019) Khi nói về pha sáng của quang hợp, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Pha sáng diễn ra tại chất nền (strôma) của lục lạp.
B. Ôxi được giải phóng từ quá trình quang phân li nước.
C. Sản phẩm của pha sáng gồm có ADP và NADPH.
D. Pha sáng sử dụng nguyên liệu là CO2.
Câu 10. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2019) Ở thực vật trên cạn, phân giải kị khí
xảy ra trong trường hợp
A. hạt đang nảy mầm.
B. cây sống ở nơi ẩm ướt.
C. rễ cây bị ngập úng. D. hoa đang nở.
Câu 11. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2019) Ý nào sau đây không phải là vai trò
của hô hấp ở thực vật?
A. Giải phóng năng lượng ATP. B. Tạo các sản phẩm trung gian.
C. Tổng hợp các chất hữu cơ. D. Giải phóng năng lượng dạng nhiệt.
Câu 12. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2019) Nội dung nào sau đây đúng khi nói về hô hấp ở thực vật?
A. chu trình crep diễn ra tại màng trong của ti thể.
B. Đường phân là quá trình phân giải glucozo đến axit lactic
C. Phân giải kị khí gồm đường phân và lên men.
D. Hô hấp kị khí diễn ra mạnh khi hạt nảy mầm.
Câu 13. (THI THỬ LÀO CAI 2019) Hiện nay người ta thường sử dụng biện pháp nào để bảo quản nông sản, thực phẩm?
I. Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao, gây ức chế hô hấp.
II. Bảo quản bằng cách ngâm đối tượng vào dung dịch hóa chất thích hợp.
III. Bảo quản khô.
IV. Bảo quản khô.
V. Bảo quản trong điều kiện nồng độ O2 cao.
Số phương án đúng là
A.2 B.3 C.4 D. 1
Câu 14. Khi nói về trao đổi nước của thực vật trên cạn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nước được rễ cây hút vào thông qua các tế bào lông hút.
II. Nếu lượng nước hút vào bé hơn lượng nước thoát ra thì cây bị héo.
III. Cây thoát hơi nước theo 2 con đường, trong đó thoát chủ yếu qua khí khổng.
IV. Nước được vận chuyển từ đất vào trung trụ theo 2 con đường là gian bào và tế bào chất.
A. 1. B.2. C. 3. D. 4.
Câu 15. Khi nói về trao đổi khoáng của cây, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cây chỉ hấp thụ khoáng theo cơ chế chủ động.
II. Cây chỉ hút khoáng dưới dạng các ion hòa tan trong nước.
III. Trong cây, nguyên tố đa lượng là nguyên tố có hàm lượng từ 0,01% trở lên (tính theo hàm lượng chất khô).
IV. Hàm lượng ion khoáng trong đất càng cao thì tốc độ sinh trưởng của cây càng nhanh.
A.2 B.1 C.3 D.4
Câu 16. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Thoát hơi nước là động lực trên cùng phía trên của dòng mạch gỗ
B. Áp suất rễ gây ra hiện tượng ứ giọt ở lá cây.
C. Trong cùng 1 cây, lông hút là cơ quan có thể nước thấp nhất.
D. Chất hữu cơ dự trữ trong củ chủ yếu được tổng hợp ở lá.
Câu 17. Trong quá trình hô hấp hiếu khí ở thực vật, giai đoạn nào sau đây giải phóng khí CO2.
A. Chuỗi vận chuyển điện tử. B. Đường phân.
C. Chu trình crep.
D. Chu trình canvil.
Câu 18. (THI THỬ BẮC NINH 2019) Khi nói về ảnh hưởng các nhân tố môi trường đến quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây Sai?
A. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quang hợp thông qua ảnh hưởng đến phản ứng enzim trong quang hợp.
B. Cường độ quang hợp luôn tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng.
C. CO2 ảnh hưởng đến quang hợp vì CO2 là nguyên liệu của pha tối.
D. Quang hợp bị giảm mạnh và có thể bị ngừng trệ khi cây thiếu nước.
Câu 19. Khi nói về chu trình canvil, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Xảy ra vào ban đêm.
C. Giải phóng CO2.
B. Tổng hợp glucozo.
D. Giải phóng O2.
Câu 20. Kết quả của quá trình quang hợp là thải ra O2,các phân tử O2 được tạo ra
từ quá trình nào sau đây?
A. Pha tối của quang hợp.
C. Phân giải CO2 tạo ra O2
B. Quang phân li nước.
D. Phân giải đường Glucozo.
III. Mức độ vận dụng
Câu 1. (ĐỀ THAM KHẢO THPTQG 2018) Để tìm hiểu về quá trình hô hấp ở thực vật, một bạn học sinh đã làm thí nghiệm theo đúng quy trình với 50g hạt đậu
đang này mầm, nước vôi trong và các dụng vụ thí nghiệm đầy đủ. Nhận định nào sau đây đúng?
A. Thí nghiệm này chỉ thành công khi tiến hành trong điều kiện không có ánh sáng.
B. Nếu thay hạt đang nảy mầm bằng hạt khô thì kết quả thí nghiệm vẫn không thay đổi.
C. Nếu thay nước vôi trong bằng dung dịch xút thì kết quả thí nghiệm cũng giống như sử dụng nước vôi trong.
D. Nước vôi trong bị vẩn đục là do hình thành CaCO3
Câu 2. (ĐỀ THAM KHẢO THPTQG 2018) Khi nói về quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sản phẩm của pha sáng tham gia trực tiếp vào giai đoạn chuyển hóa AlPG thành glucôzơ.
B. Nếu không xảy ra quang phân li nước thì APG không được chuyển thành AlPG.
C. Giai đoạn tái sinh chất nhận CO2 cần sự tham gia trực tiếp của NADPH.
D. Trong quang hợp, O2 được tạo ra từ CO2.
Câu 3. (ĐỀ THAM KHẢO THPTQG 2019) Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây Sai?
A. Cường độ quang hợp luôn tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng.
B. Quang hợp bị giảm mạnh và có thể bị ngừng trệ khi cấy thiếu nước.
C. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quang hợp thông qua ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong quang hợp.
D. CO2, ảnh hưởng đến quang hợp vì CO2 là nguyên liệu của pha tối.
Câu 4. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Cho các nhận định về ảnh hưởng của hô hấp lên quá trình bảo quản nông sản, thực phẩm
I. Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản.
II. Hô hấp làm nhiệt độ môi trường bảo quản tăng.
III. Hô hấp làm tăng độ ẩm, thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản.
IV. Hô hấp không làm thay đổi khối lượng, chất lượng nông sản, thực phẩm.
Số nhận định đúng là:
Câu 5. (THPTQG 2019) Hình bên mô
tả thời điểm bắt đầu thí nghiệm phát
hiện hô hấp ở thực vật. Thí nghiệm được thiết kế đúng chuẩn quy định. Dự đoán nào sau đây đúng về kết quả của thí nghiệm.
A. Nồng độ khí ôxi trong ống chứa hạt nảy mầm tăng nhanh.
B. Vị trí của giọt nước màu trong ống mao dẫn bị không thay đổi.
C. Một lượng vôi xút chuyển thành canxi cacbonat.
D. Nhiệt độ trong ống chứa hạt nảy mầm giảm.
Câu 6. Một cây C3 và C4 được đặt trong cùng một chuông thủy tinh kín, được cung cấp đủ nước, ánh sáng nhưng không cung cấp thêm CO2. Theo lí thuyết nồng
độ CO2 sẽ thay đổi như thế nào trong chuông thủy tinh?
A. Không thay đổi. B. Giảm đến điểm bù của cây C3.
C. Giảm đến điểm bù của cây C4. D. Tăng dần, sau đó ổn định.
Câu 7. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2019) Khi nói về quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau?
I. Thực vật C4 có năng suất thấp hơn thực vật C3.
II. Khí khổng của các loài thực vật CAM đóng vào ban đêm và mở vào ban ngày.
III. Quá trình quang phân li nước diễn ra trong xoang của tilacoit.
IV. Thực vật C3 có 2 lần cố định CO2 trong pha tối.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 8. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2019) Khi nói về quá trình cố định CO2 của các nhóm thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chất nhận CO2 đầu tiên của thực vật C3 là Ribulôzơ – 1,5 điP (RiDP).
II. Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên của thực vật C4 và thực vật CAM là một hợp chất có 4C trong phân tử.
III. Trong chu trình canvin, giai đoạn tái sinh chất nhận CO2 cần sự tham gia trực tiếp của NADPH.
IV. AlPG là chất khởi đầu để tổng hợp nên C6H12O6, từ đó tổng hợp nên tinh bột, saccarozo…
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 9. Trong quá trình bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả ngườ
C. giữ được mức tối đa số lượng và chất lượng của đối tượng bảo quản.
D. làm tăng chất lượng của đối tượng bảo quản trong suốt quá trình bảo quản.
Câu 10. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2019) Trong quá trình bảo quản nông sản, hoạt động hô hấp của nông sản gây ra tác hại nào sau đây?
A. Làm giảm nhiệt độ.
C. Làm giảm độ ẩm.
B. Tiêu hao chất hữu cơ.
D. Làm tăng khí O2, giảm CO2
Câu 11. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2019) Cho các nhận định về thực vật CAM:
I. Gồm những loài mọng nước sống ở các vùng hoang mạc khô hạn và các loài cây trông như dứa, thanh long….
II. Khí khống đóng vào ban đêm và mở vào ban ngày.
III. Chịu được điều kiện ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao nên không xảy ra hô hấp sáng, vì thế cho năng suất cao nhất trong các nhóm thực vật.
IV. Giai đoạn đầu cố định CO2 được thực hiện vào ban đêm, lúc khí khổng mở; còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin được thực hiện vào ban ngày, lúc khỉ khổng đóng. Số nhận định đúng là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5 Câu 12. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2019) Cho một số phát biểu sau về quá trình quang hợp ở thực vật:
I. Quá trình cố định CO2 chỉ xảy ra theo chu trình Canvin.
II. Chỉ xảy ra ở luc lạp của mô giậu.
III. Sản phẩm quang hợp đầu tiên là hợp chất chứa 4 nguyên tử Cacbon.
IV. Quá trình cố định CO2 chỉ xảy ra vào ban đêm. Trong số phát biểu trên, các phát biểu đúng với thực vật C3 là
A. II và IV. B. II và III. C. I và III. D. I và II.
Câu 13. (THI THỬ LÀO CAI 2019) Cho các thông tin sau:
1. Bón vôi cho đất chua.
2. Cày lật úp dạ xuống.
3. Cày phơi ải đất, phá váng, làm cỏ sục bùn.
4. Bón nhiều phân vô cơ
Biện pháp chuyển hóa các chất khoáng ở trong đất không tan thành dạng hòa tan
là
A. 1,2,3. B. 1,3,4 C. 1,2,3,4 D. 1,2,4
Câu 14: Sau đây là sơ đồ minh họa một số nguồn nitơ cung cấp cho cây. Chú
thích nào sau đây đúng về sơ đồ trên?
A. (1). 4 NH + ; (2). N2 ; (3). 3NO ; (4). Chất hữu cơ.
B. (1). 3NO ; (2). 4 NH + ; (3). N2 ; (4). Chất hữu cơ
C. (1). 3NO ; (2). N2 ; (3). 4 NH + ; (4). Chất hữu cơ.
D. (1). 4 NH + ; (2). 3NO ; (3). N2 ; (4). Chất hữu cơ.
Câu 15: Nghiên cứu sơ đồ qua đây về mối quan hệ giữa hai pha của quá trình quang hợp ở thực vật và các phát biểu tương ứng. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Pha 1 được gọi là pha sáng và pha 2 được gọi là pha tối.
II. Pha 1 chỉ diễn ra vào ban ngày (trong điều kiện có ánh sáng), pha 2 chỉ diễn ra vào ban đêm (trong điều kiện không có ánh sáng).
III. Chất A, B và C lần lượt là nước, khí cacbonic và khí oxi.
IV. a và b lần lượt là ATP và NADPH, c và d lần lượt là ADP và NADP+ .
V. Ở một số nhóm thực vật, pha 1 và pha 2 có thể xảy ra ở những loại tế bào khác nhau.
VI. Pha 1 diễn ra tại tilacoit còn pha 2 diễn ra trong chất nền của lục lạp.
A. 5 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 16. (THPTQG 2018) Khi nói về quang hợp thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quang hợp quyết định 90% đến 95% năng suất cây trồng.
II. Diệp lục b là sắc tố trực tiếp chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng
ATP.
III. Quang hợp diễn ra ở bào quan lục lạp.
IV. Quang hợp góp phần điều hòa lượng O2 và CO2 khí quyển.
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 17. (THPTQG 2018) Khi nói về pha sáng của quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quang phân li nước diễn ra trong xoang của tilacôit.
II. Sản phẩm của pha sáng cung cấp cho pha tối là NADPH và ATP.
III. Ôxi được giải phóng từ quá trình quang phân li nước.
IV. Pha sáng chuyển hóa năng lượng của ánh sáng thành năng lượng trong ATP và NADPH.
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 18. (THPTQG 2018) Khi nói về pha sáng của quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng trong ATP và NADPH.
II. Pha sáng diễn ra trong chất nền (strôma) của lục lạp.
III. Pha sáng sử dụng nước làm nguyên liệu.
IV. Pha sáng phụ thuộc vào cường độ ánh sáng và thành phần quang phổ của ánh sáng
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 19. (THPTQG 2018) Khi nói về quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Phân tử O2 được giải phóng trong quá trình quang hợp có nguồn gốc từ phân tử
H2O.
II. Để tổng hợp được 1 phân tử glucozo thì pha tối phải sử dụng 6 phân tử CO2.
III. Pha sáng cung cấp ATP và NADPH cho pha tối.
IV. Pha tối cung cấp NADP+ và glucôzơ cho pha sáng.
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 20. Để tìm hiểu về quá trình hô hấp ở thực vật, một bạn học sinh đã làm thí nghiệm như sau:
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Đổ thêm nước sôi ngập hạt nảy mầm vào thời
điểm bắt đầu thí nghiệm thì lượng kết tủa trong
ống nghiệm càng nhiều.
II. có thể thay thế hạt nảy mầm bằng hạt khô và nước vôi trong bằng dung dịch NaOH loãng thì kết quả thí nghiệm vẫn không thay đổi.
III. Do hoạt động hô hấp của hạt nên lượng CO2
tích lũy trong bình ngày càng nhiều.
IV. Thí nghiệm chứng minh nước vừa là nguyên liệu và vừa là sản phẩm của hô hấp.
PHẦN II: CHUYỂN HÓA V
A. Tóm tắt lý thuyết
1. Tiêu hóa ở động vật
- Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành
những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
- Ở động vật đơn bào, thức ăn được tiêu hóa trong không bào tiêu hóa (tiêu hóa nội bào). Các enzim từ lizôxôm vào không bào tiêu hóa thủy phân chất hữu cơ có trong thức ăn thành các chất dinh dưỡng đơn giản. Các chất dinh dưỡng đơn giản được tế bào sử dụng cho các hoạt động sống.
- Ở động vật có túi tiêu hóa (thủy tức), thức ăn được tiêu hóa ngoại bào, sau
đó tiêu hóa nội bào.
- Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào. Thức ăn đi qua ống tiêu hóa được biến đổi cơ học và hóa học trở thành những chất dinh dưỡng
đơn giản và được hấp thụ vào máu. Các chất không được tiêu hóa trong ống tiêu
hóa sẽ tạo thành phân và được thải ra ngoài.
- Động vật ăn các loại thức ăn khác nhau có ống tiêu hóa biến đổi thích nghi
với thức ăn.
+ Thú ăn thịt có răng nanh, răng trước hàm và răng ăn thịt phát triển, ruột ngắn.
Thức ăn được tiêu hóa cơ học và hóa học.
+ Thú ăn thực vật có các răng dùng nhai và nghiền thức ăn phát triển; manh tràng rất phát triển, ruột dài. Thức ăn được tiêu hóa cơ học, hóa học và biến đổi nhờ vi sinh vật cộng sinh.
+ Động vật có dạ dày đơn (ngựa, thỏ) có manh tràng phát triển. Thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ một phần trong dạ dày, ruột non; phần còn lại được chuyển vào manh tràng và tiếp tục được tiêu hóa nhờ vi sinh vật.
+ Động vật nhai lại (trâu, bò, cừu, dê,…) có dạ dày 4 ngăn: Thứ tự tiêu hóa trong dạ dày: dạ cỏ → dạ tổ ong → dạ lá sách → dạ múi khế. Trong đó dạ múi khế là dạ dày thực sự.
+ Chức năng của 4 dạ dày:
Dạ cỏ Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh tiêu hóa xenlulozo
Dạ tổ ong Đưa thức ăn lên miệng để nhai lại
Dạ lá sách Hấp thụ bớt nước
Dạ múi khế Tiết enzim pepsin và HCL
- Động vật chưa có cơ quan tiêu hóa (ĐV đơn bào) chỉ có tiêu hóa nội bào và chỉ có tiêu hóa hóa học.
- ĐV có túi tiêu hóa (Ruột khoang, giun dẹp) có cả tiêu hóa ngoại bào và nội bào, chỉ có tiêu hóa hóa học enzim tiêu hóa lấy từ TB tuyến trên thành túi.
- ĐV có ống tiêu hóa chỉ có tiêu hóa ngoại bào, có tiêu hóa cơ học, hóa học và sinh học (ĐV ăn cỏ)
2. Hô hấp ở động vật
- Trao đổi khí của động vật phụ thuộc chủ yếu vào bề mặt trao đổi khí. Hiệu quả trao đổi khí của động vật phụ thuộc vào 4 đặc điểm của bề mặt trao đổi khí (Bề mặt rộng; Bề mặt mỏng và ẩm ướt; Bề mặt có nhiều mao mạch máu; Có sự lưu thông khí).
- Ở động vật có 4 hình thức hô hấp chủ yếu là: Hô hấp qua bề mặt cơ thể; Hô hấp bằng hệ thống ống khí; Hô hấp bằng mang; Hô hấp bằng phổi.
- Động vật đơn bào và động vật đa bào bậc thấp (ruột khoang, giun tròn, giun dẹp): Hô hấp qua bề mặt cơ thể.
- Côn trùng hô hấp bằng ống khí. Ống khí phân nhánh và tiếp xúc trực tiếp với tế bào để đưa khí đến tế bào nên hệ tuần hoàn của côn trùng không vận chuyển khí.
- Hầu hết các loài sống trong nước đều hô hấp bằng mang. Ở cá xương, dòng máu chảy trong mao mạch song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch mang và miệng và diềm nắp mang đóng mở nhịp nhàng tạo nên
dòng nước chảy gần như liên tục và 1 chiều từ miệng qua mang nên đã lấy được 80% lượng O2 của nước khi đi qua mang.
- Bò sát, chim, thú đều hô hấp bằng phổi.
+ Phổi của chim được cấu tạo bởi hệ thống ống khí có mao mạch bao quanh (phổi của chim không có phế nang). Nhờ hệ thống ống khí nên khi chim hít vào và thở ra đều có không khí giàu O2 đi qua phổi.
+ Sự thông khí ở phổi của bò sát, chim và thú chủ yếu nhờ các cơ hô hấp và co giản làm thay đổi thể tích của khoang bụng hoặc lồng ngực. Sự thông khí của lưỡng cư nhờ sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng.
3. Tuần hoàn
- Các loài động vật đơn bào và các loài động vật đa bào có cơ thể nhỏ chưa có hệ tuần hoàn: Các chất được trao đổi qua bề mặt cơ thể.
- Hệ tuần hoàn gồm có: Dịch tuần hoàn (máu hoặc hỗn hợp máu – dịch mô);
Tim; Hệ mạch máu.
- Phân biệt hệ tuần hòan hở và hệ tuần hoàn kín Hệ tuần hoàn hở Hệ tuần hoàn kín
Đại diện Trai, ốc, châu chấu, gián, tôm...
Giun đốt, mực ống, bạch tuộc..
Cấu tạo không có mao mạch Có mao mạch
Đường đi của máu(
bắt đầu từ tim)
Tim -> ĐM -> khoang cơ thể -> TM -> Tim
- Có một đoạn máu đi ra khỏi mạch máu và trộn lẫn với dịch mô.
Tim -> ĐM -> MM -> TM ->
Tim
- Máu lưu thông liên tục trong mạch kín
Đặc điểm
- Máu chảy trong động với áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm
- Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với tế bào.
- Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình
- Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch
Phân
Áp lực của máu chảy trong động mạch
Trung bình Cao
Pha trộn giữa máu giàu O2 và giàu CO2 ở ti Không pha
- Chim, thú, cá sấu: Tim 4 ngăn nên máu không pha.
- Lưỡng cư: Tim 3 ngăn nên máu pha nhiều.
- Bó sát: Tim 3 ngăn có vách tâm thất hụt : máu pha ít
- Lưỡng cư, bò sát, chim, thú: có hệ tuần hoàn kép (có 2 vòng tuần hoàn). Ở lưỡng cư và bò sát (trừ cá sấu) có sự pha trộn máu giàu O2 với máu giàu CO2.
- Tim hoạt động như một cái bơm hút và đẩy máu đi trong vòng tuần hoàn.
- Tim có tính tự động, hoạt động theo chu kì và hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì”.
- Hệ dẫn truyền của tim gồm: Nút xoang nhĩ → Nút nhĩ thất → Bó His →Mạng Puôckin. Trong đó chỉ có nút xoang nhĩ mới có khả năng phát nhịp.
- Tim co giản nhịp nhàng theo chu kì: Nhĩ co → Thất co → dãn chung.
- Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch. Huyết áp phụ thuộc và: lực co tim; nhịp tim; khối lượng máu; độ quánh của máu; sự đàn hồi của mạch máu. Trong hệ mạch, càng xa tim thì huyết áp càng giảm (cao nhất ở động mạch →mao mạch → tĩnh mạch).
- Vận tốc máu phụ thuộc tổng tiết diện của mạch máu. Ở mao mạch tổng tiết diện lớn nhất nên có vận tốc máu nhỏ nhất.
4. Cân bằng nội môi
- Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.
- Có 3 bộ phận tham gia vào cơ chế cân bằng nội môi: Bộ phận tiếp nhận kích thích; Bộ phận điều khiển; Bộ phận thực hiện.
- Thận tham gia điều hòa cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng tái hấp thu hoặc thải bớt nước và các chất hòa tan trong máu.
- Gan tham gia điều hòa cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng điều hòa nồng độ các chất hòa tan trong máu.
- PH nội môi được duy trì ổn định từ 7,35 đến 7,45 là nhờ các hệ đệm, phổi và thận. phổi làm tăng pH bằng cách thải CO2; Thận điều hòa pH bằng cách thải H+ , hấp thu Na+, thải NH3
Các lưu ý suy luận:
- Nếu nhịn thở hoặc lao động nặng thì độ pH máu giảm;
- Nếu hở van tim thì huyết áp giảm;
- Nếu suy thận, suy gan thì áp suất thẩm thấu của máu giảm, dẫn tới phù nề.
B. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ
I. Mức độ nhận biết
Câu 1. (THPTQG 2018) Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa
cơ thể với môi trường diễn ra ở mang?
A. Cá chép. B. Thỏ. C. Giun tròn. D. Chim bồ câu.
Câu 2. (THPTQG 2018) Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa
cơ thể với môi trường được thực hiện qua da?
A. Cá chép. B. Châu chấu. C. Giun đất. D. Chim bồ câu.
Câu 3. (THPTQG 2018) Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa
cơ thể với môi trường diễn ra ở phổi?
A. Châu chấu. B. Cá chép. C. Giun tròn. D. Chim bồ câu.
Câu 4. (THPTQG 2018) Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa
cơ thể với môi trường diễn ra ở mang?
A. Ếch đồng. B. Tôm sông. C. Mèo rừng. D. Chim sâu.
Câu 5. (THPTQG 2018) Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kép?
A. Châu chấu. B. Ốc sên. C. Cá chép. D. Chim bồ câu.
Câu 6. (THPTQG 2018) Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?
A. Chim bồ câu. B. Cá chép. C. Rắn hổ mang. D. Châu chấu.
Câu 7. (THPTQG 2018) Trong hệ tuần hoàn của người, cấu trúc nào sau đây thuộc hệ dẫn truyền tim?
A. Bó His. B. Tĩnh mạch. C. Động mạch. D. Mao mạch.
Câu 8. (THPTQG 2018) Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kín?
A. Ốc sên. B. Châu chấu. C. Trai sông. D. Chim bồ câu.
Câu 9. (THPTQG 2019) Ngăn nào sau đây của dạ dày trâu tiết ra pepsin và HCl
để tiêu hóa prôtêin?
A. Dạ lá sách. B. Dạ múi khế. C. Dạ cỏ. D. Dạ tổ ong.
Câu 10. (ĐỀ THAM KHẢO THPTQG 2019) Động vật nào sau đây trao đổi khí với môi trường thông qua hệ thống ống khí?
A. Châu chấu. B. Sư tử. C. Chuột. D. Ếch đồng.
Câu 11. (ĐỀ THAM KHẢO THPTQG 2018) Động vật nào sau đây có dạ dày đơn?
A. Bò. B. Trâu. C. Ngựa. D. Cừu
Câu 12. Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí của cơ thể với môi trường không diễn ra ở mang?
A. Cua B. Ốc C. Cá sấu D. Tôm
Câu 13. Động vật nào sau đây có dạ dày 4 ngăn?
A. Bò. B. Chó C. Ngựa.
Câu 14. Trong hệ mạch, huyết áp thấp nhất ở
D. Chim bồ câu
A. tiểu động mạch B. Mao mạch C. động mạch chủ D. tĩnh mạch
Câu 15. Trong hệ mạch, vận tốc máu thấp nhất ở
A. tiểu động mạch B. Mao mạch C. động mạch chủ
D.tĩnh mạch
Câu 16. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của người
A. miệng → thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già → hậu môn.
B. miệng → ruột non → thực quản → dạ dày → ruột già → hậu môn.
C. miệng → dạ dày → ruột non → thực quản → ruột già → hậu môn.
D. miệng → ruột non → dạ dày → hầu → ruột già → hậu môn.
Câu 17. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Chim có hình thức hô hấp nào?
A. Hô hấp bằng phổi. B. Hô hấp bằng hệ thống túi khí và phổi.
C. Hô hấp bằng mang. D. Hô hấp qua bề mặt cơ thể.
Câu 18. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Tim người có khả năng đập tự động do
A. khả năng phát xung theo đợt của nút nhĩ thất.
B. khả năng tự phát xung của nút xoang nhĩ.
C. mạng puôckin gây co tâm thất.
D. bó His truyền xung theo đợt.
Câu 19. Ở động vật có xương sống, cơ quan hô hấp chuyên hóa với chức năng
trao đổi khí trong môi trường nước là
A. phổi. B. bề mặt cơ thể.
C. mang. D. ống khí.
Câu 20. Ở người, quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng diễn ra chủ yếu ở
A. ruột già. B. dạ dày. C. khoang miệng. D. ruột non.
Câu 21. Nhóm động vật nào sau đây hô hấp bằng mang?
A. Cá, ếch, nhái, cá sấu.
C. Giun đũa, trùng roi, tôm.
Câu 22. Động vật nào sau đây có ống tiêu hóa?
B. Cá, ốc, tôm, cua.
D. Giun đất, giun dẹp, tôm.
A. Trùng giày. B. Giun đất. C. Trùng roi. D. Thủy tức.
Câu 23. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2019) Động vật nào dưới đây có hình thức
hô hấp qua bề mặt cơ thể?
A. Cá chép. B. Chim bồ câu. C. Giun đất. D. Châu chấu
Câu 24. Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn đơn?
A. Cá mè. B. Chim bồ câu. C. Cá sấu. D. Trâu.
Câu 25. (THI THỬ BẮC NINH 2019) Động vật nào sau đây không có ống tiêu hóa.
A. Chấu chấu B. Gà C. Thủy tức D. Thỏ.
Câu 26. Loài động vật nào sau đây chỉ có tieu hóa nội bào mà chưa có tiêu hóa ngoại bào?
A. Trùng đế giày. B. Thỏ. C. Bồ câu. D. Giun đất
Câu 27. Ở tim nhóm động vật nào sau đây không có sự pha trộn giữa dòng máu
giàu CO2 với dòng máu giàu O2.
A. Cá xương B. Ếch. C. Rắn nước D. Nhái
Câu 28. Trong hệ tuần hoàn của thú loại mạch nào sau đây có huyết áp lớn nhất?
A. Tĩnh mạch B. Mao mạch. C. Động mạch chủ D. Tiểu động mạch.
Câu 29. Loại hoocmon nào sau đây có tác dụng làm giảm đường huyết?
A. Insulin B. Glucagon C. Progesteron D. Tiroxin.
Câu 30. Cân bằng nội môi là hoạt động
A. duy trì sự ổn định môi trường trong tế bào.
B. duy trì sự ổn định của máu.
C. duy trì sự ổn đinh của môi trường trong cơ thể
D. duy trì sự ổn đinh của bạch huyết.
II. Mức độ thông hiểu Câu 1. (THPTQG 2018) Khi nói về tiêu hóa ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở người, quá trình tiêu hóa prôtêin chỉ diễn ra ở ruột non.
B. Ở thủy tức, thức ăn chỉ được tiêu hóa nội bào.
C. Ở thỏ, một phần thức ăn được tiêu hóa ở manh tràng nhờ vi sinh vật cộng sinh.
D. Ở động vật nhai lại, dạ cỏ tiết ra pepsin và HCl tiêu hóa prôtêin. Câu 2. (THPTQG 2018) Khi nói về tiêu hóa ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở thỏ, quá trình tiêu hóa hóa học chỉ diễn ra ở manh tràng.
B. Ở người, quá trình tiêu hóa hóa học chỉ diễn ra ở ruột non.
C. Ở thủy tức, thức ăn chỉ được tiêu hóa nội bào.
D. Ở động vật nhai lại, dạ múi khế có khả năng tiết ra enzim pepsin và HCl.
Câu 3. (THPTQG 2018) Khi nói về quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật có túi tiêu hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong túi tiêu hóa, thức ăn chỉ được biến đổi về mặt cơ học.
B. Trong ngành Ruột khoang, chỉ có thủy tức mới có cơ quan tiêu hóa dạng túi.
C. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
D. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ enzim của lizôxôm.
Câu 4. (THPTQG 2019) Trong chu kì hoạt động của tim người bình thường, khi tim co thì máu từ ngăn nào của tim được đẩy vào động mạch phổi?
A. Tâm nhĩ trái. B. Tâm thất phải. C. Tâm nhĩ phải. D. Tâm thất trái.
Câu 5. (ĐỀ THAM KHẢO THPTQG 2018) Khi nói về độ pH của máu ở người bình thường, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Độ pH trung bình dao động trong khoảng 5,0 - 6,0.
B. Hoạt động của thận có vai trò trong điều hòa độ pH.
C. Khi cơ thể vận động mạnh luôn làm tăng độ pH.
D. Giảm nồng độ CO2 trong máu sẽ làm giảm độ pH.
Câu 6. Điều nào sau đây là đúng khi nói về hệ tuần hoàn kép?
A. Trong hệ tuần hoàn kép máu ở tim bao giờ cũng là máu đỏ tươi.
B. Trong hệ tuần hoàn kép máu ở tĩnh mạch phổi có cùng màu với máu ở động mạch chủ.
C. Hệ tuần hoàn kép có ở nhóm ngành động vật có xương sống.
D. Tim 4 ngăn, hai vòng tuần hoàn là các đặc điểm của nhóm động vật có hệ tuần hoàn kép
Câu 7. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hở không thực
hiện chức năng vận chuyển
A. các sản phẩm bài tiết.
C. chất dinh dưỡng và sản phẩm bài tiết.
B. chất dinh dưỡng.
D. chất khí.
Câu 8. Trong cơ chế duy trì ổn định pH của máu, ý nào dưới đây không đúng?
A. Thận thải H+ và HCO3.
C. Phổi thải CO2
B. Hệ đệm trong máu lấy đi H+ .
D. Phổi hấp thu O2
Câu 9. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Ở động vật, cơ thể có cảm giác khát nước khi
A. nồng độ Na+ trong máu giảm.
B. áp suất thẩm thấu trong máu tăng cao.
C. nồng độ glucôzơ trong máu giảm.
D. áp suất thẩm thấu trong máu giảm.
Câu 10. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Ví dụ nào sau đây minh họa tốt nhất cho cân bằng nội môi?
A. Khi lượng ôxi trong máu giảm, ta cảm thấy hoa mắt, chóng mặt.
B. Phổi và ruột non đều có diện tích bề mặt trao đổi lớn.
C. Khi nồng độ muối trong máu tăng lên, thận tăng cường tái hấp thu nước.
D. Hầu hết người trưởng thành cao 1,5m đến 1,8m.
Câu 11. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Ruột của thú ăn thịt ngắn hơn ruột của thú ăn thực vật là đặc điểm thích nghi với thức ăn
A. dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng.
B. khó tiêu hóa và nghèo dinh dưỡng.
C. khó tiêu hóa và giàu dinh dưỡng.
D. dễ tiêu hóa và nghèo dinh dưỡng.
Câu 12. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Trong ống tiêu hóa của động vật nhai lại, thành xenlulôzơ của tế bào thực vật
A. được tiêu hóa nhờ vi sinh vật cộng sinh trong dạ dày và manh tràng.
B. không được tiêu hóa nhưng được phá vỡ ra nhờ co bóp mạnh của dạ dày.
C. được nước bọt thủy phân thành các thành phần đơn giản.
D. được tiêu hóa hóa học nhờ các enzim tiết ra từ ống tiêu hóa.
Câu 13. Ở động vật, khi nói về trao đổi khí, phát biểu nào sau đây sai?
A. Trao đổi khí ở tại bề mặt trao đổi khí theo cơ chế khuếch tán.
B. Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch và ẩm ướt.
C. Sắc tố hô hấp có chức năng làm tăng nồng độ O2 trong dịch tuần hoàn.
D. Bề mặt trao đổi khí mỏng, có diện tích bề mặt lớn.
Câu 14. (THI THỬ BẮC GIANG 2019) Cơ quan hô hấp của nhóm động vật
nào sau đây là hiệu quả nhất.
A. Phổi bò sát
B. Da của giun đất.
C. Phổi của động vật có vú D. Phổi và da của ếch nhái
Câu 15: Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hở không thực hiện chức năng vận chuyển
A. các sản phẩm bài tiết.
B. chất dinh dưỡng.
C. chất dinh dưỡng và sản phẩm bài tiết. D. chất khí.
Câu 16: Các hoocmon do tuyến tụy tiết ra tham gia vào cơ chế nào sau đây?
A. Duy trì ổn định nồng độ glucozo trong máu.
B. Điều hóa quá trình tái hấp thu nước ở thận.
C. Điều hóa quá trình tái hấp thu Na+ nước ở thận.
D. Điều hòa độ pH của máu.
Câu 17: Khi nói về chiều di chuyển của dòng máu trong người ở trạng thái bình thường, phát biểu nào sau đây sai?
A. Từ tĩnh mạch về tâm nhĩ.
C. Từ tâm nhĩ xuống tâm thất.
B. Từ tâm thất vào động mạch.
C. Từ động mạch về tâm nhĩ.
Câu 18: Khi nói về hệ tuần hoàn hở, phát biểu nào sau đây sai?
A. Máu chảy với áp lực thấp.
B. Máu tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với tế bào.
C. Hệ tuần hoàn hở có ở các loài động vật thuộc nhóm côn trùng, thân mềm.
D. Hệ tuần hoàn hở có hệ thống mao mạch nối động mạch với tĩnh mạch.
Câu 19: Ở hệ tuần hoàn hở ở người, mỗi mao mạch có đường kính rất nhỏ nhưng tổng tiết diện của mao mạch là rất lớn. Nguyên nhân là vì:
A. Mao mạch nằm ở xa tim.
B. Mao mạch có số lượng lớn.
C. Ở mao mạch có vận tốc máu chậm.
D. Ở mao mạch có huyết áp thấp.
Câu 20: Khi nói về đặc điểm da của giun đất thích ứng với sự trao đổi khí với môi trường, phát biểu nào dưới đây sai?
A. Tỉ lệ giữa thể tích cơ thể với diện tích bề mặt cơ thể khá lớn.
B. Da luôn ẩm ướt giúp các chất khí dễ dàng khuếch tán.
C. Dưới da có nhiều mao mạch và sắc tố hô hấp.
D. Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể khá lớn.
III. Mức độ vận dụng
Câu 1. (THPTQG 2018) Khi nói về hô hấp ở động vật, phát biểu nào sau đây
đúng?
A. Ở tất cả động vật không xương sống, quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường đều diễn ra ở ống khí.
B. Ở tất cả động vật trong nước, quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường
đều diễn ra ở mang.
C. Ở tất cả động vật sống trên cạn, quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường đều diễn ra ở phổi.
D. Ở tất cả các loài thú, quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường đều diễn ra ở phổi.
Câu 2. (THPTQG 2018) Khi nói về hoạt động của hệ tuần hoàn ở người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm.
II. Huyết áp cao nhất ở động mạch, thấp nhất ở mao mạch và tăng dần ở tĩnh mạch.
III. Vận tốc máu chậm nhất ở mao mạch.
IV. Trong hệ động mạch, càng xa tim, vận tốc máu càng giảm.
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 3. (THPTQG 2018) Khi nói về hệ tuần hoàn của người bình thường, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tim co dãn tự động theo chu kì là do hệ dẫn truyền tim.
II. Khi tâm thất co, máu được đẩy vào động mạch.
III. Máu trong buồng tâm nhĩ trái nghèo ôxi hơn máu trong buồng tâm nhĩ phải.
IV. Máu trong tĩnh mạch chủ nghèo ôxi hơn máu trong động mạch chủ.
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 4. (THPTQG 2018) Có bao nhiêu trường hợp sau đây có thể dẫn đến làm tăng huyết áp ở người bình thường?
I. Khiêng vật nặng.
II. Hồi hộp, lo âu.
III. Cơ thể bị mất nhiều máu.
IV. Cơ thể bị mất nước do bị tiêu chảy.
A.2 B.4 C.1
D.3
Câu 5. (THPTQG 2018) khi nói về hệ hô hấp và hệ tuần hoàn ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tất cả các động vật có hệ tuần hoàn kép thì phổi đều được cấu tạo bởi nhiếu phế nang.
II. Ở tâm thất của cá và lưỡng cư đều có sự pha trộn giữa máu giàu O2 với máu giàu CO2.
III. Trong hệ tuần hoàn kép, máu trong động mạch luôn giàu O2 hơn máu trong tĩnh mạch.
IV. Ở thú, huyết áp trong tĩnh mạch thấp hơn huyết áp trong mao mạch.
A. 1 B.2 C.3 D.4
Câu 6. (ĐỀ THAM KHẢO THPTQG 2019) Khi nói về hoạt động của hệ tuần hoàn ở thú, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tim co dãn tự động theo chu kì là nhờ hệ dẫn truyền tim.
B. Khi tâm thất trái co, máu từ tâm thất trái được đẩy vào động mạch phổi.
C. Khi tâm nhĩ co, máu được đẩy từ tâm nhĩ xuống tâm thất.
D. Loài có khối lượng cơ thể lớn thì có số nhịp tim/phút ít hơn loài có khối lượng cơ thể nhỏ.
Câu 7. (ĐỀ THAM KHẢO THPTQG 2018) Khi nói về tuần hoàn máu ở người bình thường, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Huyết áp ở mao mạch lớn hơn huyết áp ở tĩnh mạch.
II. Máu trong tĩnh mạch luôn nghèo ôxi hơn máu trong động mạch.
III. Trong hệ mạch máu, vận tốc máu trong mao mạch là chậm nhất.
IV. Lực co tim, nhịp tim và sự đàn hồi của mạch đều có thể làm thay đổi huyết áp.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4 Câu 8. Khi nói về hệ tuần hoàn của người bình thường, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Huyết áp ở tiểu động mạch cao hơn huyết áp ở tiểu tĩnh mạch.
II. Khi tâm thất co, máu được đẩy vào động mạch.
III. Máu trong buồng tâm nhĩ trái nghèo O2 hơn máu trong buồng tâm nhĩ phải.
IV. Vận tốc máu ở động mạch chủ nhỏ hơn vận tốc máu ở tĩnh mạch chủ.
A.1 B.2 C.4 D.3
Câu 9. Khi nói về hệ tuần hoàn ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở thú hệ tuần hoàn được cấu tạo gồm tim, hệ mạch và dịch tuần hoàn.
II. Các loài động vật mực ống, bạch tuộc, cá, chim, thú có hệ tuần hoàn kín.
III. Ở các loài côn trùng có hệ tuần hoàn hở, máu đi nuôi cơ thể là máu giàu O2.
IV. Hệ tuần hoàn kép thường có áp lực máu chảy mạnh hơn so với hệ tuần hoàn
n.
A. 3 B. 4 C. 1 D.2
Câu 10. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Khi nói về hoạt động của tim và hệ mạch, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Huyết áp tâm thu đạt được ứng với lúc tim co, huyết áp tâm trương đạt được ứng với lúc tim dãn.
II. Ở đa số động vật, nhịp tim tỉ lệ thuận với khối lượng cơ thể.
III. Khi tim đập nhanh và mạch co thì huyết áp tăng, khi tim đập chậm và mạch
dãn thì huyết áp giảm.
IV. Trình tự hoạt động của một chu kì tim là pha co tâm thất, pha co tâm nhĩ, pha dãn chung.
V. Vận tốc máu trong hệ mạch tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện của mạch.
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 11. (THI THỬ VĨNH PHÚC 2018) Cho các đặc điểm về hoạt động của tim và hệ mạch:
I. Tim hoạt động mang tính chu kì.
II. Huyết áp tăng dần từ động mạch đến tĩnh mạch.
III. Tim có tính tự động là nhờ hệ dẫn truyền tim gồm bốn bộ phận.
IV. Vận tốc máu chảy trong động mạch chủ nhanh hơn trong tĩnh mạch. Số đặc điểm đúng là
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 12. Huyết áp giảm dần trong hệ mạch vì những nguyên nhân nào sau đây?
I. Càng xa tim thì lực ma sát giữa thành mạch và máu càng giảm.
II. Càng xa tim thì áp lực của máu do sự co bóp của tim càng giảm.
III. Lực ma sát giữa các phân tử của máu.
IV. Độ dày thành mạch giảm dần.
A. I, II, III, IV. B. I, II, III. C. II, III. D. I, II, IV.
Câu 13. Khi nói về sự biến đổi của vận tốc máu trong hệ mạch, xét các kết luận
sau:
I. Vận tốc máu cao nhất ở động mạch chủ, thấp nhất ở mao mạch và tăng dần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ
II. Vận tốc máu cao nhất ở động mạch, giảm mạnh ở mao mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch.
III. Vận tốc máu cao nhất ở tĩnh mạch, thấp nhất ở động mạch và có giá trị trung
bình ở mao mạch.
IV. Vận tốc máu cao nhất ở động mạch chủ và duy trì ổn định ở tĩnh mạch và mao mạch.
Trong các kết luận trên, số kết luận sai là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 14. Khi nói về hệ tuần hoàn ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?
I. Tất cả các động vật không xương sống đều có hệ tuần hoàn hở.
II. Vận tốc máu cao nhất ở động mạch chủ và thấp nhất ở tĩnh mạch chủ.
III. Trong hệ tuần hoàn kép, máu trong động mạch luôn giàu O2 hơn máu trong
tĩnh mạch.
IV. Ở người, huyết áp cao nhất ở động mạch chủ, thấp nhất ở tĩnh mạch chủ.
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 15. Cho một số phát biểu sau về hệ tuần hoàn ở người:
I. Máu chảy trong động mạch của vòng tuần hoàn nhỏ là máu đỏ tươi.
II. Tâm thất trái đẩy máu vào động mạch của vòng tuần hoàn lớn đi nuôi cơ thể.
III. Trong hệ mạch, vận tốc máu nhỏ nhất ở mao mạch.
IV. Trong hệ mạch, huyết áp nhỏ nhất ở mao mạch.
Trong số phát biểu trên, các phát biểu đúng là
A. I và II. B. I và III. C. II và III. D. II và IV.
Câu 16. (THI THỬ BẮC GIANG 2019) Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về hô hấp ở động vật?
I. Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi giữa khí và môi trường được thực hiện qua bề mặt trao đổi khí.
II. Khi cá lên cạn một thời gian sẽ chết vì nắp mang không mở và các phiến mang dính chặt với nhau nên không trao đổi khí được.
III. Da của giun đất ẩm ướt giúp trao đổi khí qua da.
IV. Ống khí của côn trùng chỉ làm nhiệm vụ vận chuyển khí mà không vận chuyển các chất dinh dưỡng và các sản phẩm bài tiết.
A.2 B.4 C.1
D.3
Câu 17. Khi nói về tiêu hóa nội bào, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Chỉ có động vật đơn bào mới có tiêu hóa nội bào.
II. Ở tiêu hóa nội bào, enzim tiêu hóa do bào quan lizoxom cung cấp.
III. Tiêu hóa nội bào luôn gắn liền với hoạt động thực bào.
IV. Ở tiêu hóa nội bào, chất thải được đưa ra khỏi tế bào bằng hình thức xuất bào.
A.3 B. 4
C. 2
D. 1
Câu 18. Độ lớn của huyết áp, vận tốc máu và tổng tiết diện của các mạch máu
trong hệ mạch của cơ thể động vật được thể hiện ở hình bên. Các đường cong A,
B, C trong hình này lần lượt là đồ thị biểu biều diễn sự thay đổi độ lớn của
A. tổng tiết diện của các mạch, huyết áp và vận tốc máu
B. vận tốc máu, tổng tiết diện của các mạch và huyết áp.
C. huyết áp, tổng tiết diện của các mạch và vận tốc máu.
D. huyết áp, vận tốc máu và tổng tiết diện của các mạch
Câu 19. Khi nói về tim người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tim người có 4 ngăn, hai tâm thất ở trên và hai tâm nhĩ ở dưới.
II. Tim người hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì”.
III. Tim người hoạt động có tính tự động.
IV. Tim người có hẹ dẫn truyền tim.
A. 1 B.3 C.2 D.4
Câu 20. Khi nói về hoạt động của hệ tuần hoàn hở, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở hệ tuần hoàn hở, máu chảy trong mạch và điều phối tới các cơ quan trong cơ thể chậm nên hệ tuần hoàn hở không đáp ứng được nhu cầu O2 của động vật hoạt động tích cực.
II. Hệ tuần hoàn hở có ở các loài côn trùng.
III. Hệ tuần hoàn hở thích hợp với động vật ít hoạt động.
IV. Côn trùng không sử dụng hệ tuần hoàn để trao đổi khí O2 và CO2.
ĐỀ ÔN TẬP
Câu 1. Sự thông khí trong các ống khí của cô trùng thực hiện được nhờ hoạt động
của cơ quan nào sau đây?
A. Sự co dãn của phần bụng.
C. Sự nhu động của hệ tiêu hóa.
B. Sự di chuyển của chân
D. Sự vận chuyển của cánh.
Câu 2: Thoát hơi nước qua cutin có đặc điểm nào sau đây?
A. Vận tốc lớn và không được điều chỉnh.
B. Vận tốc lớn và được điều chỉnh.
C. Vận tốc bé và không được điều chỉnh. D. Vận tốc bé và được điều chỉnh.
Câu 3. Sản phẩm của pha sáng được dùng trong pha tối của quang hợp là
A. ATP, NADPH, O2.
C. ATP, NADPH, C6 H12 O6.
B. C6 H12 O6.
D. ATP, NADPH.
Câu 4. Chất nào sau đây là sản phẩm của pha tối?
A. C6H12O6. B. CO2. C. ATP. D. O2.
Câu 5. Khi nói về sự thay đổi vận tốc máu trong hệ mạch, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Giảm dần từ động mạch, đến mao mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch.
B. Giảm dần từ động mạch đến mao mạch, tăng dần ở tĩnh mạch.
C. Tăng dần từ động mạch đến mao mạch, giảm dần ở tĩnh mạch.
D. Luôn giống nhau ở tất cả các vị trí trong hệ mạch
Câu 6. Khi nói về trao đổi nito ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Rễ cây chỉ hấp thụ nito dưới 2 dạng NH4 + và NO3 -
II. Quá trình hấp thụ nito luôn cần tiêu tốn năng lượng ATP.
III. Quá trình chuyển hóa N2 thành NH3 được gọi là cố định đạm.
IV. Quá trình chuyển hóa NH4 + thành NO3 - được gọi là nitrat hóa.
A. 1 B.2 C.3 D.4
Câu 7. Khi nói về quang hợp của thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cây quang hợp khi có ánh sáng và các điều kiện phù hợp.
II. Sắc tố diệp lục được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, Mg.
III. Quá trình quang hợp luôn có 2 pha, trong đó pha sáng diễn ra trước pha tối.
IV. Phân tử O2 được giải phóng có nguồn gốc từ H2O hoặc từ CO2
A. 1 B.2
Câu 8. Khi nói về hoạt động của tim và hệ mạch máu ở hệ tuần hoàn của người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Vận tốc máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện của mạch máu.
II. Huyết áp tỉ lệ thuận với vận tốc máu.
III. Vận tốc máu thấp nhất ở mao mạch.
IV. Nếu tim đập nhanh thì huyết áp tăng.
A.1 B.2 C.3 D.4
Câu 9. Khi nói về trao đổi nước của thực vật trên cạn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nước được rễ cây hút vào thông qua các tế bào lông hút.
II. Nếu lượng nước hút vào bé hơn lượng nước thoát ra thì cây bị héo.
III. Cây thoát hơi nước theo 2 con đường, trong đó nước được thoát chủ yếu qua khí khổng.
IV. Dựa vào nhu cầu nước, thực vật trên cạn được chia thành các nhóm: ưa ẩm, trung sinh, hạn sinh.
A.1 B. 2 B.3 D.4
Câu 10. Khi nói về trao đổi khoáng của cây, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cây chỉ hấp thụ khoáng thông qua tế bào lông hút.
II. Cây chỉ hút khoáng dưới dạng các ion hòa tan trong nước.
III. Trong cây, nguyên tố đa lượng là nguyên tố có hàm lượng từ 0.01% trở lên (tính theo hàm lượng chất khô).
IV. Hàm lượng ion khoáng trong đất càng cao thì tốc độ sinh trường của cây càng nhanh.
A.1 B. 2 B.3 D.4
Câu 11. Khi nói về hô hấp của động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Hoạt động lấy O2 từ môi trường và thải CO2 ra môi trường được gọi là hô hấp ngoài.
II. Động vật có bề mặt trao đổi khí càng rộng thì sẽ làm tăng hiệu quả bề mặt trao đổi khí.
III. Ở trong nước, cá xương là loài có hiệu quả trao đổi khí tốt nhất; ở trên cạn, chim là loài có hiệu quả trao đổi khí tốt nhất.
IV. Ở côn trùng, hệ thống ống khí sẽ đưa khí đến tận từng tế bào.
A.1
B. 2
B.3
D.4
Câu 12. Khi nói về các nhân tố ảnh hưởng đến hô hấp của thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu không có O2 thì thực vật không phân giải chất hữu cơ.
II. Hô hấp sáng không giải phóng năng lượng ATP.
III. Quá trình hô hấp chỉ diễn ra vào ban đêm mà không diễn ra vào ban ngày.
IV. Nếu cây không sinh trưởng thì không xảy ra quá trình hô hấp.
A.1 B.2
C.3 D.4
Câu 13. Khi nói về tiêu hóa của động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tất cả các quá trình tiêu hóa đều biến đổi chất hữu cơ phức tạp thành chất hữu cơ đơn giản để cơ thể hấp thụ.
II. Động vật đơn bào chỉ có tiêu hóa nội bào; động vật đa bào bậc cao chỉ có tiêu hóa ngoại bào.
III. Các loài có túi tiêu hóa, vừa có tiêu háo ngoại bào vừa có tiêu hóa nội bào.
IV. Động vật ăn thịt thường có ruột ngắn và có dạ dày bé hơn động vật ăn cỏ.
A.1
Câu 14. Khi nói về tiêu hóa của các loài thú ăn cỏ, có bao nhiêu phát biểu sau
đây đúng?
I. Luôn có quá trình tiêu hóa sinh học.
II. Dạ dày có 4 túi và luôn có quá trình nhai lai.
III. Quá trình tiêu hóa sinh học của cừu diễn ra ở dạ cỏ, dạ tổ ong.
IV. Xenlulozo được vi sinh vật chuyển hóa thành glucozo, sau đó chuyển hóa thành protein.
A.1 B.2 C.3 D.4
Câu 15. Khi nói về tuần hoàn của động vật, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Tất cả các loài động vật đều có hệ tuần hoàn.
II. Ở động vật có tuần hoàn hở, máu được chảy với áp lực thấp.
III. Ở tất cả động vật, hệ tuần hoàn luôn làm nhiệm vụ vận chuyển khí.
IV. Hệ tuần hoàn hở có ở các loài côn trùng.
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Đáp án
6C 7B 8C 9D 10D 11D 12A 13D 14C 15C
7.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến Sau khi thực hiện tổ chức dạy học đề tài ở trường THPT Trần Hưng Đạo, huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc, tôi nhận thấy kết quả học tập của các em được nâng lên.
Để thực hiện đề tài này tôi đã tiến hành dạy học thực nghiệm cho các em HS lớp 12, ôn thi THPT Quốc gia ở trường THPT Trần Hưng Đạo. Vì đặc thù của trường tôi chỉ có 1 lớp 12 theo ban KHTN nên khi dạy thực nghiệm tôi không thể tiến hành trên hai lớp (thực nghiệm và đối chứng). Do đó tôi chỉ có 1 lớp để dạy
và sau khi dạy đề tài tôi đã tiến hành khảo sát hai lần với thời gian 45 phút (30 câu hỏi trắc nghiệm) và thu được kết quả như sau:
Từ việc kiểm chứng và so sánh, tôi nhận thấy áp dụng bộ câu hỏi ôn tậ
ển hóa vật chất và năng lượng để ôn thi THPT Quốc gia đạt hiệu quả rõ rệt,
được biểu hiện thông qua số lượng học sinh khá, giỏi tăng lên đáng kể, số lượng
học sinh yếu kém giảm rõ rệt. Nếu so sánh với kết quả thi THPT Quốc gia của
năm trước, tôi thấy khi áp dụng đề tài này HS đạt được kết quả cao hơn và lấy
được trọn điểm trong phần kiến thức chuyển hóa vật chất và năng lượng. Kết quả
đó cho thấy, việc vận dụng bộ câu hỏi ôn tập này trong ôn thi THPT Quốc gia là có hiệu quả, điều này phần nào chứng tỏ khả năng rất lớn để có thể áp dụng đề tài
này vào thực tế dạy học.
8. Những thông tin cần được bảo mật: Không.
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
9.1. Về phía giáo viên
Khi sử dụng tài liệu này giáo viên cần lưu ý là tùy theo đối tượng học sinh
để thầy cô lựa chọn câu hỏi ôn tập cho phù hợp.
9.2. Về phía nhà trường
Hỗ trợ về cơ sở vật chất, thông tin, tư liệu, để hỗ trợ kịp thời cho giáo viên
trong quá trình giảng dạy.
Sự quan tâm chỉ đạo sát sao, động viên kịp thời từ Ban lãnh đạo nhà trường
là rất cần thiết.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia
áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử.
10.1 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả.
Với các nội dung kiến thức được trình bày như trên, chuyên đề đã được tôi
dạy học thực nghiệm cho các em học sinh lớp 12, ôn thi THPT Quốc gia trường
THPT Trần Hưng Đạo và thu được kết quả tốt. Học sinh hiểu bản chất vấn đề và tự tin hơn khi trả lời các câu hỏi liên quan đến kiến thức của chuyên đề.
Sáng kiến này sẽ là một trong những tài liệu học tập tốt giúp cho học sinh hệ thống hóa kiến phần chuyển hóa vật chất và năng lượng, để các em học sinh
ôn thi THPT Quốc gia đạt được kết quả tốt nhất.
10.2 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân
Thông qua buổi sinh hoạt chuyên môn, thì sáng kiến trên được tổ - nhóm
chuyên môn đánh giá cao. Kết qủa khả quan được đánh giá thông qua các bài
kiểm tra của học sinh.
Sáng kiến là tài liệu tham khảo cho Giáo viên và học sinh ôn thi THPT Quốc gia và ôn tập sinh học 11.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu
Số TT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
1 Trần Thị Hiền Trường THPT Trần Hưng Đạo Sinh học
2 Lớp 12A5 Trường THPT Trần Hưng Đạo Sinh học
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi, tuy đã hết sức cố gắng nhưng
do khả năng và thời gian thực hiện còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự ủng hộ đóng góp của các quý đồng nghiệp để
đề tài ngày càng hoàn thiện hơn nhằm nâng cao chất lượng ôn thi THPT quốc gia.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
......., ngày.....tháng......năm......
Thủ trưởng đơnvị/
Chínhquyền địaphương (Ký tên, đóng dấu)
........, ngày.....tháng......năm......
CHỦ TỊCHHỘI ĐỒNG
SÁNGKIẾNCẤPCƠ SỞ (Ký tên, đóng dấu)
........, ngày.....tháng......năm......
Tácgiả sángkiến (Ký, ghi rõ họ tên)
TrầnThị Hiền
KHẢO SÁT HỌC SINH
I. MA TRẬN
Tênchủ đề Nhậnbiết Thônghiểu Vậndụng Vậndụngcao
Chủ đề 1
Chuyểnhóavật
chấtvànăng
lượng ở thựcvật
- Xác định
đượckhái niệm
điểm bù ánh sáng.
- Xác định
đượcnơixảyra
củaphatối.
- Xác định
được cơ quan hấp thụ nước
của thực vật trêncạn.
- Xác định
được biểu hiện
của cây khi thiếunito.
- Hiểu được nguồn gốc của oxi trong quang
hợp.
- Xác định được giai đoạn nào trong hô hấp
hiếu khí giải phóngraCO2
- Xác định được giai đoạn trong hôhấp hiếukhí
tạoranhiềuATP nhất.
-Giảithích được
tại sao cây ngập
úng lâu ngày sẽ
bị chết.
- Xác định được
sự khác biệt rõ
nét trong quang
hợp của các
nhóm thực vật
C3,C4 vàCAM
- Hiểu được
nguyên tắc tách
chiếtsắctố
- Xác định được
nguyên liệu chủ
yếu hô hấp của thựcvật.
Số câu: 15
Số điểm: 5
Tỉ lệ : 50%
Chủ đề 2
Chuyểnhóavật
chấtvànăng
lượng ở động
vật
Số câu: 15
Số điểm: 5
Tỉ lệ : 50%
Tổngsố câu:30
Tổng điểm:10
Tỉ lệ:100%
Số câu: 6
Số điểm: 2.0
Tỉ lệ : 40%
- Xác định
được ĐV có hệ
tuầnhoànhở và
hô hấp bằng
ốngkhí.
- Xác định
được các thành
phần của xinap hóahọc.
- Xác định
được vai trò
của nút xoang
nhĩ trong hệ
dẫntruyềntim.
Số câu: 6
Số điểm: 2.0
Tỉ lệ : 40%
Số câu:12
Số điểm:4.0
Tỉ lệ : 40%
Số câu: 3
Số điểm: 1.0
Tỉ lệ : 20%
- Xác định được loại hoocmon làm tăn đường huyết.
-Giảithích được tại sao thú ăn thực vật có ống tiêu hóa thường lớnvàdài.
- Xác định được nhóm động vật hô hấp hiệu quả nhất.
Số câu: 3
Số điểm: 1.0
Tỉ lệ : 20%
Số câu:06
Số điểm:2.0
Tỉ lệ : 20%
Số câu: 5
Số điểm: 1.67
Tỉ lệ : 33.3%
- Xác định được quá trình nào trong chu kì tim có thời gian dài nhất.
- Hiểu được sự thíchnghicủacơ quantiêuhóavới từng loại thức ăn.
-Giảithích được nguyên nhân biến đổihuyếtáp tronghệ mạch.
Số câu: 4
Số điểm: 1.33
Tỉ lệ : 26.7%
Số câu:09
Số điểm:3.0
Tỉ lệ : 30%
Giảithích được mối quan hệ giữa hai pha trong quang hợp.
Số câu: 1
Số điểm: 0.33
Tỉ lệ : 6.7%
- Xác định được các kiến thức tổng hợp liên quan đến hô hấp động vật.
- Xác định được các kiến thức tổng hợp liên quan đến tuần hoàn của độngvật.
Số câu: 2
Số điểm: 0.67
Tỉ lệ : 13.3%
Số câu:03
Số điểm:1.0
Tỉ lệ : 10%
II. ĐỀ
Câu 1: Loài động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở và hô hấp bằng ống khí?
A. Thủy tức. B. Châu chấu. C. Giun đất. D. Cá sấu
Câu 2. Loại hooc môn nào sau đây có tác dụng làm tăng đường huyết?
A. Insulin B. Glucagon. C. Progesteron. D. Tiroxin.
Câu 3. Trong xináp hóa học, thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học nằm ở
A. khe xináp. B. màng trước xináp. C. màng sau xináp. D. chùy xináp.
Câu 4. Quá trình quang hợp giải phóng oxi. Nguồn gốc của oxi thoát ra từ chất nào?
A. H2O B. APG C. CO2. D. PEP
Câu 5. Ở ếch, trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường thông qua
A. da và phổi B. phổi và mang C. mang và ống khí D. ống khí và phổi
Câu 6. Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào sau đây là hiệu quả nhất.
A. Phổi bò sát
C. Phổi của động vật có vú
Câu 7: Điểm bù ánh sáng là
B. Da của giun đất.
D. Phổi và da của ếch nhái
A. cường độ ánh sáng mà tại đó cây không quang hợp.
B. cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp nhỏ nhất.
C. cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp.
D. cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp đạt giá trị cực đại.
Câu 8: Trong một chu kì tim ở người bình thường, quá trình nào sau đây có thời gian dài nhất?
A. Co tâm thất. B. Dãn tâm nhĩ. C. Co tâm nhĩ. D. Dãn chung.
Câu 9. Ở thực vật sống trên cạn, nước và ion khoáng được hấp thụ chủ yếu bởi cơ quan
A. Lá B. Thân C. Hoa D. Rễ
Câu 10. Trong lục lạp, pha tối diễn ra ở
A. chất nền B. trong xoang tilacôit. C. màng tilacôit. D. màng trong lục lạp.
Câu 11: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về ống tiêu hóa của thú ăn thịt?
A. Có dạ dày 4 ngăn và ruột dài. B. Có dạ dày đơn lớn và ruột ngắn.
C. Có dạ dày 4 ngăn và manh tràng lớn. D. Có manh tràng lớn và ruột dài
Câu 12. Giai đoạn nào của hô hấp tế bào tạo ra nhiều ATP nhất?
A. Lên men.
C. Chu trình Crep.
B. Đường phân.
D. Chuỗi truyền êlectron.
Câu 13: Ở tim người, bộ phận nào sau đây có khả năng tự phát xung điện?
A. Bó His. B. Mạng Puôckin.
C. Nút xoang nhĩ.
D. Nút nhĩ thất.
Câu 14: Trong quá trình hô hấp hiếu khí ở thực vật, giai đoạn nào sau đây giải
phóng khí CO2.
A. Chuỗi vận chuyển điện tử. B. Đường phân.
C. Chu trình Crep D. Chu trình canvin
Câu 15: Cây trên cạn ngập úng lâu ngày có thể bị chết do nguyên nhân nào sau
đây?
A. Quá trình hấp thụ khoáng diễn ra mạnh mẽ
B. Cây hấp thụ được quá nhiều nước.
C. Cây không hút được nước dẫn đến mất cân bằng nước trong cây.
D. Hô hấp hiếu khí của rễ diễn ra mạnh mẽ.
Câu 16: Đặc điểm nào sau đây không có ở thực vật C4?
A. Xảy ra hô hấp sáng. B. Diễn ra quang phân li nước.
C. Giải phóng O2. D. Cố định CO2 theo chu trình Canvin.
Câu 17: Khi nói về tuần hoàn của động vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong một chu kì tim, tâm thất luôn co trước tâm nhĩ để đẩy máu lên tâm nhĩ.
B. Máu trong động mạch luôn giàu O2 và có màu đỏ tươi.
C. Các loài thú, chim, bò sát, ếch nhái đều có hệ tuần hoàn kép.
D. Hệ tuần hoàn hở có tốc độ lưu thông máu nhanh hơn so với hệ tuần hoàn kín.
Câu 18: Để tách chiết sắc tố quang hợp người ta thường dùng
A. nước hoặc axêtôn. B. cồn 900 hoặc nước.
C. cồn 900 hoặc benzen. D. cồn 900 hoặc NaCl.
Câu 19. Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về khả năng hấp thụ nitơ của thực vật?
A. NO và NO2 trong khí quyển là độc hại đối với cơ thể thực vật.
B. Thực vật có khả năng hấp thụ nito phân tử.
C. Cây không thể trực tiếp hấp thụ được nito hữu cơ trong xác sinh vật.
D. Rễ cây chỉ hấp thụ nito khoáng từ đất dưới dạng NO3 - và NH4 + .
Câu 20. Nhận định nào sau đây đúng?
A. nhịp tim của chuột cao hơn nhịp tim của voi.
B. nhịp tim tỉ lệ thuận với khối lượng cơ thể
C. Từ động mạch chủ đến tĩnh mạch chủ huyết áp tăng dần.
D. Vận tốc máu chảy trong mao mạch là lớn nhất.
Câu 21. Sự biểu hiện của cây khi thiếu nitơ là
A. lá màu vàng, sinh trưởng chậm.
B. lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá.
C. lá có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
D. lá màu lục đậm, thân không bình thường, sinh trưởng rễ giảm.
Câu 22. Ống tiêu hoá của động vật ăn thực vật thường lớn và rất dài vì
A. có vi sinh vật cộng sinh trong manh tràng.
B. thức ăn nghèo chất dinh dưỡng.
C. các enzim tiêu hoá của chúng hoạt động yếu.
D. quá trình biến đổi sinh học diễn ra chậm.
Câu 23. Nguyên liệu chủ yếu trong hô hấp hiếu khí ở sinh vật là
A. glucôzơ. B. prôtêin. C. dầu, mỡ. D. tinh bột.
Câu 24. Khi nói về sự thay đổi vận tốc máu trong hệ mạch, phát biểu nào sau
đây đúng?
A. Giảm dần từ động mạch, đến mao mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch.
B. Giảm dần từ động mạch đến mao mạch, tăng dần ở tĩnh mạch.
C. Tăng dần từ động mạch đến mao mạch, giảm dần ở tĩnh mạch.
D. Luôn giống nhau ở tất cả các vị trí trong hệ mạch
Câu 25. Phần lớn ôxi trong máu được vận chuyển dưới dạng
A. kết hợp với myôglôbin trong hồng cầu. B. kết hợp dưới dạng NaHCO3.
C. kết hợp với hêmôglôbin trong hồng cầu. D. hoà tan trong máu.
Câu 26. Khi nói về quang hợp của các nhóm thực vật C3, C4 và CAM, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thực vật CAM thích nghi với điều kiện sa mạc, thực vật C4 thích nghi với điều kiện nhiệt đới, thực vật C3 thích với điều kiện ôn đới.
II. Quang hợp của tất cả các nhóm thực vật có 2 pha và chỉ khác nhau ở pha tối.
III. Tất cả các nhóm thực vật đều có chu trình Canvin.
IV. Ở tất cả các loài thực vật, pha sáng sử dụng sản phẩm của pha tối.
A. 1. B. 2. C. 3.
D. 4.
Câu 27. Khi nói về hai pha của quang hợp, có bao nhieu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu pha tối không được cung cấp CO2 thì pha sáng không giải phóng O2.
II. Nếu pha sáng không xảy ra quang phân li nước thì pha tối không sử dụng
CO2.
III. Nếu không có ánh sáng thì pha tối sẽ bị ức chế
IV. Nếu có 1 chất độc làm bất hoạt chu trình Canvin thì quang hợp bị ức chế.
A. 1. B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 28. Khi nói về hô hấp hiếu khí của thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu không có O2 thì không xảy ra hô hấp hiếu khí.
II. Quá trình hô hấp hiếu khí luôn tạo ra ATP và nhiệt năng.
III. Phân tử O2 tham gia vào giai đoạn cuối cùng của quá trình hô hấp.
IV. Một phân tử glucozo giải phóng 19 ATP.
A.1 B.2 C.3 D.4
Câu 29. Khi nói về hô hấp của động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Hoạt động lấy O2 từ môi trường và thải CO2 ra môi trường được gọi là hô hấp ngoài.
II. Động vật có bề mặt trao đổi khí càng rộng thì sẽ làm tăng hiệu quả trao đổi khí.
III. Ở trong nước, cá xương là loài có hiệu quả trao đổi khí tốt nhất; ở trên cạn chim là loài có hiệu quả trao đổi khí tốt nhất.
IV. Ở côn trùng, hệ thống ống khí sẽ đưa khí đến tận từng tế bào.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 30. Khi nói về hệ tuần hoàn của động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tất cả các loài động vật đều có hệ tuần hoàn.
II. Ở động vật có hệ tuần hoàn hở, máu được chảy với áp lực thấp.
III. Ở động vật có hệ tuần hoàn kép, máu được chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình.
IV. Ở tất cả các loài động vật, hệ tuần hoàn luôn làm nhiệm vụ vận chuyển O2
đến tế bào.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4
III. ĐÁP ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa sinh học 11 ban cơ bản - Nguyễn Thành Đạt, Lê Đình Tuấn, Nguyễn Như Khanh - NXB giáo dục - 2017.
2. Sách giáo viên sinh học 10 ban cơ bản - Nguyễn Thành Đạt, Lê Đình Tuấn, Nguyễn Như Khanh - NXB giáo dục - 2006.
3. Trang web: https://tuyensinh247.com
4. Sinh học cơ thể sinh vật - Phan Khắc Nghệ, Nguyễn Quang Anh, Phạm Ngọc Hà - NXB Đại học Quốc gia Hà Nộ - 2017.