3 minute read
6. Thành phần các chất và tính năng của tinh dầu màng tang
6. Thành phần các chất và tính năng của tinh dầu màng tang
Phân tích dược liệu màng tang có tìm thấy một số thành phần được ghi nhận như: - Quả màng tang: chứa tinh dầu (38 – 43%) một nguồn chiết xuất citral hàm lượng thường là 80%. Cây chứa tinh dầu (0.81%) và Alkaloid Laurote Tanin. Vỏ chứa Alkaloid N-methyl-laurate tanin. -Vỏ, rễ: chứa 0.2 - 1.2% tinh dầu. Thành phần chủ yếu của tinh dầu từ vỏ rễ gồm 10% Citral, 8 - 12% Citronellol.
Advertisement
- Lá màng tang: chứa 0.2 - 0.4% tinh dầu, thành phần chủ yếu gồm 20 - 35% Cineol, ngoài ra còn các hợp chất andehit khoáng 6 đến 22%, ancol 20 - 25%. - Hoa: chứa tinh dầu, có khoảng 37% hợp chất Andehit. * Tác dụng của tinh dầu màng tang - Theo y học cổ truyền: Công dụng tán phong hàn, trừ thấp giảm đau, ôn trung hạ khí. Chủ trị: Ngoại cảm, nhức đầu, đau dạ dày, đầy hơi, phong thấp đau nhức xương, sản hậu ứ trệ, bụng đau, rối loạn kinh nguyệt… - Theo y học hiện đại: Hầu hết các tác dụng của dược liệu đều do những thành phần hóa học có trong tinh dầu mang lại: Kháng khuẩn với các chủng B. subtilis, Bacillus mycoides… Điều hòa nhịp tim, chống thiếu máu cơ tim. Đối kháng với viêm loét dạ dày do acid chlohydric. -Tinh dầu màng tang: có khả năng đuổi muỗi rất mạnh phù hợp với nhiều lứa tuổi. Đây là loại tinh dầu được sử dụng từ những năm 1987 là một trong những chất đuổi muỗi tự nhiên nổi tiếng. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã phê duyệt tinh dầu màng tang là thuốc chống muỗi hiệu quả. C. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU/ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU/ GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 1. Câu hỏi nghiên cứu
- Làm thế nào để sản xuất dung dịch sát khuẩn với công thức đơn giản dễ làm mà đạt hiệu quả cao? - Làm thế nào để kết hợp dung dịch sát khuẩn với một số loại tinh dầu có tính chất đuổi một số loại côn trùng? - Làm thế nào để kiểm tra đánh giá chất lượng và hiệu quả sử dụng dung dịch sát khuẩn có tính chất đuổi một số loại côn trùng? 2. Lợi ích của vấn đề đang nghiên cứu: Ý nghĩa khoa học: Tận dụng được nguồn thảo dược tự nhiên ứng dụng vào sản xuất dung dịch sát khuẩn mang tính chất tự nhiên đồng thời có thể đuổi côn trùng như muỗi, bọ chó… Ý nghĩa thực tiễn: Ứng dụng cho hộ gia đình và các lớp học của trường THCS Quang Sơn tự sản xuất dung dịch sát khuẩn nhằm phòng tránh được vi khuẩn trong mùa dịch Covid 19. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu tách chiết tinh dầu của một số loại cây thảo dược có nguồn gốc tự nhiên như: tinh dầu sả, bạch đàn,màng tang. - Nghiên cứu công thức để sản suất nước sát khuẩn kèm tính năng đuổi côn trùng.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu một số cây thảo dược có chứa một số loại tinh dầu có tính năng đuổi côn trùng (Muỗi, bọ chó, bọ chét…). - Ứng dụng tại hộ gia đình và tại trường THCS Quang Sơn. D. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng - Học sinh khối lớp 8. - Phạm vi nghiên cứu: Tinh dầu của một số loại cây thảo dược như: tinh dầu sả, màng tang, bạch đàn. - Khảo sát nhu cầu dung dịch sát khuẩn đồng thời có thể đuổi côn trùng như muỗi, bọ chó… tại hộ gia đình. Đặc biệt hộ gia đình có nuôi nhiều gia súc, gia cầm nên thường có nhiều loại côn trùng nhỏ.