2 minute read

1.5.3. Căn cứ vào yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Toán học có nguồn gốc thực tiễn, tính trừu tượng cao độ làm cho toán học có tính thực tiến phổ dụng có thể ứng dụng được nhiều lĩnh vực rất khác nhau của đời sống. Vì vậy, đặc điểm thứ hai của toán học là toán học có tính thực tiễn, toán học không phải là sản phẩm của tư duy thuần túy mà chỉ thể hiện tính độc lập tương đối của tư duy. Tính độc lập của tư duy trừu tượng luôn hướng đến cái phổ biến, cái quy luật phản ánh hiện thực khách quan. Do vậy mà các lý thuyết toán học dù trực tiếp hay gián tiếp nhất định phải tìm thấy ứng dụng trong thực tiễn. Đặc điểm nổi bật thứ ba của toán học là gắn với lý tưởng hóa. Khi xây dựng các khái niệm toán học thì các nhà toán học đã sử dụng rộng rãi phương pháp lý tưởng hóa. Đặc điểm nữa của toán học là sự trừu tượng hóa gắn với khái quát hóa làm cho các khái niệm toán học bao gồm nhiều sự vật, hiện tượng bề ngoài rất đa dạng. Trong sự phát triển của toán học, các bộ phận trước đây tồn tại riêng biệt như: số học, hình học, lượng giác, đại số ngày nay đã có sự thâm nhập lẫn nhau và thống nhất trên cơ sở một khái niệm chung. Như vậy, các nội dụng toán học ở THPT ít nhiều cũng sẽ chịu ảnh hưởng của các điểm cơ bản nêu trên của tri thức toán học. Đây là môi trường thuận lợi GV rèn luyện và phát triển TDPB cho HS trên cơ sở tổ chức các hoạt động giúp HS phân tích từ cái cụ thể để từng bước hình thành kiến thức toán học trừu tượng, khái quát. 1.5.3. Căn cứ vào yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học Đổi mới PPDH là quá trình áp dụng các PPDH hiện đại vào nhà trường trên cơ sở phát huy những yếu tố tích cực của phương pháp dạy học truyền thống nhằm thay đổi cách thức, phương pháp học tập của HS; chuyển từ học tập thụ động, ghi nhớ kiến thức là chủ yếu sang học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng tri thức vào thực tiễn. Có thể khái quát quá trình cơ bản của PPDH hiện đại như sau: tổ chức cho người học tiếp cận tài liệu học tập ở trạng thái vận động theo hệ thống và tiếp nhận có phản biện.

Advertisement

This article is from: