2 minute read

Bảng 1.1. Bảng sự chuyển màu do ảnh hưởng nối đối liên hợp [7 Bảng 1.2.Ví dụ sự chuyển màu do ảnh hưởng của các nguyên tử khác ngoài cacbon

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL cơ phải chứa đựng các mối liên kết nối đôi cách lập thành một hệ thống liên tục thì nó mới có khả năng sâu màu. Bảng 1.1. Bảng sự chuyển màu do ảnh hưởng nối đối liên hợp [7] Nếu như tổng số mối liên kết nối đôi khá lớn, nhưng chúng không nằm thành một hệ thống nối đôi cách liên tục trong phân tử của hợp chất hữu cơ thì độ linh động của các điện tử vòng ngoài cũng không tăng lên và hợp chất không có màu hoặc màu không sâu. Cao su là một thí dụ điển hình, phân tử của nó chứa trên một trăm mối liên kết nối đôi nhưng chỉ hấp thụ được các tia sáng có bước sóng trong khoảng 200 nm nên có không có màu. - Ảnh hưởng của các nguyên tử khác ngoài cacbon Khi trong hệ thống nối đôi liên hợp của một hợp chất hữu cơ nào đó ngoài cacbon còn chứa các nguyên tố khác như: O, N, S…v.v...; do các nguyên tử này có điện tích hạt nhân và khoảng cách từ nhân đến các điện tử vòng ngoài khác nhau, khi nằm chung trong hệ thống nối đôi liên hợp thì các điện tử vòng ngoài này dễ dàng chuyển dịch từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, nghĩa là chúng linh động hơn, nên các hợp chất này sẽ hấp thụ được các tia sáng có bước sóng lớn hơn và có màu sâu hơn. Các nhóm nguyên tử có chứa các liên kết không bão hòa cũng quyết định màu của chất như các nhóm: Bảng 1.2.Ví dụ sự chuyển màu do ảnh hưởng của các nguyên tử khác ngoài cacbon [16]

Các nhóm tạo màu cho hợp chất hữu cơ gọi là nhóm hàm sắc. Những nhóm làm tăng màu cho nhóm hàm sắc gọi là nhóm trợ sắc. Có hai loại nhóm trợ sắc: Nhóm đẩy điện tử: -OH, -NH2, -SH, -OCH3, -NHCH3, -N(CH3)2 Nhóm hút điện tử: -NO2, -NO, -COCH3

Advertisement

Chỉ sau khi đưa các nhóm trợ sắc vào thì màu của hợp chất mới trở nên thuần nhất và có đủ cường độ. Nếu trong phân tử hiện diện đồng thời các nhóm đẩy điện tử và hút điện tử, hiệu ứng trợ sắc sẽ cao.

This article is from: