![](https://static.isu.pub/fe/default-story-images/news.jpg?width=720&quality=85%2C50)
2 minute read
A. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ HỘI THẢO
from PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỒ THỊ ĐẠO HÀM Đối tượng bồi dưỡng Học sinh lớp 12
PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỒ THỊ ĐẠO HÀM
Đối tượng bồi dưỡng: Học sinh lớp 12 Thời lượng: từ 4 đến 8 tiết (tùy đối tượng HS)
Advertisement
A. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ THAM GIA HỘI THẢO
Công tác ôn thi THPT Quốc gia là một nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường, đồng thời đáp ứng sự kỳ vọng của nhiều học sinh và phụ huynh học sinh. Tuy nhiên, đây là một công việc đòi hỏi sự nỗ lực không mệt mỏi của cả thầy và trò. Trong những năm học vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện đổi mới trong kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia (THPTQG). Trong đó môn Toán được đổi hình thức thi từ tự luận sang hình thức thi trắc nghiệm. Việc thay đổi đó đã tạo nên nhiều bỡ ngỡ cũng như khó khăn cho cả giáo viên và học sinh trong việc ôn luyện. Việc thay đổi hình thức thi đương nhiên sẽ kéo theo sự thay đổi về cách tiếp cận kiến thức cũng như cách đặt câu hỏi. Với hình thức thi trắc nghiệm thì một dạng toán nào đó, các câu hỏi không chỉ dừng lại ở một cách hỏi nhất định hay những câu hỏi đơn thuần mà các câu hỏi tư duy mở được xuất hiện nhiều. Nếu không có phương pháp thì học sinh khó có thể giải quyết các câu hỏi tư duy mở và vì thế khó đạt điểm cao trong kì thi. Trước đây với cách thi tự luận thì các dạng toán như: đồ thị của Đạo hàm, tính đơn điệu của hàm hợp, cực trị của hàm hợp, nhận dạng đồ thị rất ít khi gặp. Nhưng hình thức thi mới đã xuất hiện rất nhiều các câu hỏi ở các dạng toán hàm hợp và đồ thị đạo hàm. Các dạng toán mới này làm cho nhiều giáo viên phải mất thời gian, công sức nghiên cứu và tìm ra các phương pháp truyền đạt sao cho hiệu quả. Đồng thời học sinh cũng gặp không ít khó khăn trong lối tư duy để giải toán. Xuất phát từ thực tế đó, tôi lựa chọn nghiên cứu chuyên đề “Phương pháp giải một số
dạng toán liên qua tới đồ thị của Đạo hàm”. B. NỘI DUNG Chuyên đề được chia làm 4 nội dung 1. Phương pháp tìm khoảng đơn điệu của hàm số .
2. Phương pháp giải bài toán cực trị của hàm số .