23 minute read
3.3. Thực hiện kế hoạch
3.3. Thực hiện kế hoạch
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL 3.3.1. Mục tiêu - Về kiến thức: + Nêu được tính chất vật lý, cấu tạo phân tử của các chất glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ. + Giải thích được tính chất hóa học của các chất glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ. + Vận dụng được kiến thức hóa học để phát hiện, giải thích được sự có mặt của các chất có trong tự nhiên, vận dụng hóa học trong cuộc sống. + Vận dụng được kiến thức trong chủ đề và các kiến thức liên môn như Sinh học, Vật lý, Toán học: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật (Bài 22 - Sinh học lớp 10); Sinh sản của vi sinh vật (Bài 23 - Sinh học lớp 10); Sinh trưởng của vi sinh vật (Bài 25 - Sinh học lớp 10); Kiến thức về tốc độ phản ứng; Thống kê, tính toán để thiết kế, chế tạo các sản phẩm trong dự án. + Đề xuất các giải pháp, quy trình thiết kế sản phẩm của dự án. - Về năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học: học sinh tự học, tự hoàn thiện kiến thức nền trong bộ câu hỏi định hướng; định hướng nghề nghiệp của bản thân qua các hoạt động học tập và trải nghiệm. + Năng lực giao tiếp và hợp tác: xác định được trách nhiệm và hoạt động của bản thân; tổ chức và thuyết phục người khác khi thuyết trình; đánh giá hoạt động hợp tác. + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: học sinh nhận ra ý tưởng mới; phát hiện và lãm rõ vấn đề; hình thành và triển khai ý tưởng mới; đề xuất, lựa chọn giải pháp; thiết kế và tổ chức hoạt động. + Năng lực sử dụng công cụ công nghệ thông tin: thiết kế bài thuyết trình trên Powerpoint, báo cáo trên bản Word, cộng tác Online,… quay Video, chụp ảnh,… tìm kiếm, tổng hợp và lưu trữ thông tin,… trên Internet. + Định hướng được ngành, nghề sẽ lựa chọn sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông. - Về phẩm chất: + Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên, phát huy giá trị các di sản văn hóa. + Chủ động, tích cực vận động người khác tham gia các hoạt động từ thiện và hoạt động phục vụ cộng đồng. + Tôn trọng sự khác biệt về lựa chọn nghề nghiệp, hoàn cảnh sống, sự đa dạng văn hóa cá nhân.
Advertisement
+ Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập; có ý chí vượt qua khó khăn để DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL đạt kết quả tốt trong học tập. + Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai. + Nhận thức và hành động theo lẽ phải. + Sẵn sàng chịu trách nhiệm về những lời nói và hành động của bản thân. 3.3.2. Thiết bị dạy học và học liệu - Tài liệu: Sách giáo khoa Hóa học 12, Sinh học 10, bộ câu hỏi định hướng do giáo viên biên soạn, phiếu học tập và các nguồn thông tin trên Internet. - Phương tiện: Tranh ảnh, Sticker các loại, máy tính, điện thoại, máy chiếu, giấy Ao, bút dạ, nam châm,…Các dụng cụ, thiết bị thí nghiệm cần dùng trong quá trình thực nghiệm của dự án. 3.3.3. Thời lượng và thời điểm thực hiện - Thời gian: 6 tiết trên lớp, 1 tuần ở nhà, 2 ngày tham gia hoạt động tham quan, trải nghiệm tại làng nghề Đan võng và xưởng sản xuất của Hợp tác xã. TT THỜI GIAN NHIỆM VỤ CHỦ YẾU ĐỊA ĐIỂM 1
Tiết 1 (45’) - Lập nhóm, phân công nhiệm vụ. - Chọn nội dung nghiên cứu kiến thức nền. - Trả lời câu hỏi định hướng. - Tìm tài liệu và thông tin liên quan. Tại phòng học
Tiết 2 (45’) - Tổng hợp kiến thức nền.2 - Thiết kế sản phẩm để báo cáo. Tại phòng học
1 buổi - Tham quan học tập ở làng nghề Đan võng 3
gai. Làng nghề
Tiết 3 (45’) - Báo cáo phòng tranh. 4 - Đánh giá phần tìm hiểu kiến thức nền. Tại phòng học
Tiết 4 (45’) - Thảo luận, ôn tập kiến thức.5 - Chọn chủ đề thực nghiệm. Tại phòng học
1 buổi - Tham quan học tập ở Hợp tác xã nông 6 sản Hạnh Phúc. Hợp tác xã
7 1 tuần - Thiết kế, thử nghiệm, điều chỉnh sản phẩm của dự án. Tại nhà học sinh Tại trường
8 1 buổi - Trải nghiệm tham gia sản xuất ở xưởng sản xuất của Hợp tác xã nông sản Hạnh Phúc. Hợp tác xã
Tiết 5, 6 9 (90’) - Báo cáo, giới thiệu sản phẩm của dự án. Tại phòng bộ môn Hóa học
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL TT THỜI GIAN NHIỆM VỤ CHỦ YẾU ĐỊA ĐIỂM - Đánh giá dự án. 3.3.4. Phương pháp và địa điểm tổ chức - Phương pháp dạy học: Dạy học theo dự án, báo cáo phòng tranh, cùng các kỹ thuật 5W1H, KWLH, Mindmap,… - Địa điểm tổ chức: trên lớp, ở nhà học sinh, trong xưởng sản xuất của Hợp tác xã, tham quan làng nghề Đan võng gai. 3.3.5. Tiến trình dạy học A. Xác định kiến thức nền trong chủ đề Cacbohiđrat * Hoạt động 1: Ổn định, khởi động, tạo tình huống xuất phát - Giáo viên ổn định lớp học, kiểm tra sĩ số. - Chia lớp thành 5 nhóm theo các Sticker màu khác nhau; màu sắc đó sẽ là màu học tập của nhóm và đó là các nhóm học tập cùng nhau trong suốt quá trình dạy học chủ đề Cacbohiđrat: nhóm số 1 màu xanh lá; nhóm số 2 màu vàng; nhóm số 3 màu cam đất; nhóm số 4 màu hồng; nhóm số 5 màu xanh dương. - Giáo viên giao phiếu nhật ký hoạt động của nhóm cho học sinh sau khi hình thành nhóm. LỚP:…………...NHÓM:…………………………………………………………… Chủ đề: CACBOHIĐRAT NHẬT KÝ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM Thân gửi: Nhật ký hoạt động nhóm giúp cho giáo viên và học sinh đánh giá tổng quát về quá trình hoạt động của nhóm trong giờ học, thái độ và mức độ tham gia vào các hoạt động học tập của các thành viên, để có biện pháp giúp đỡ, tư vấn, hỗ trợ cho các học sinh hoàn thiện kỹ năng tốt hơn ở những buổi học sau. Do đó, để đánh giá đúng năng lực của các bạn học sinh, cô mong các bạn đánh giá trung thực về mức độ tham gia các hoạt động của nhau nhé! Hướng dẫn: Các nguyên tắc làm việc nhóm khi tham gia các hoạt động nhóm 1. Luôn có bạn nhóm trưởng là người điều phối chung, phân công nhiệm vụ, đánh giá, ghi nhận thái độ hoạt động của các thành viên. 2. Luôn có một bạn quản lý thời gian: thông báo thời gian ở các hoạt động, nhắc nhở nhóm khi sắp hết giờ,… 3. Luôn có một bạn thư ký ghi chép vào phiếu hoạt động chung của nhóm. 4. Tất cả các thành viên đều phải tham gia vào việc thảo luận, tính toán, thực hiện
thí nghiệm, thử nghiệm, báo cáo,… DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Bước 1: (30’’): Họp nhóm, bầu nhóm trưởng, thư ký và phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm và đặt tên nhóm. Bước 2: (30’’): Thư ký nhóm điền họ tên và nhiệm vụ của các thành viên vào bảng 1. Lưu ý: Phần “Thái độ khi tham gia các hoạt động” sẽ được cả nhóm cùng đánh giá và thư ký ghi lại vào cuối buổi học. Bảng 1. DANH SÁCH THÀNH VIÊN VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ STT Họ và tên Phân công nhiệm vụ Thái độ khi tham gia các hoạt động học tập 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Bước 3: Trong quá trình hoàn thành dự án “LIVE FOR LIVES”- “Sống cho đời sống”, các nhóm sẽ tham gia báo cáo, đấu giá sản phẩm, đánh giá bằng các Sticker mặt cười. Bảng 2. GHI NHẬN HOẠT ĐỘNG NHÓM STT Nhiệm vụ Thái độ khi tham gia các hoạt động học tập 1 Tìm nguồn tài liệu 2 Thiết kế sản phẩm báo cáo tìm hiểu kiến thức nền 3 Tham quan học tập ở làng nghề Đan võng gai 4 Tham quan trải nghiệm ở Hợp tác xã nông sản Hạnh Phúc
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL 5 Đấu giá sản phẩm của dự án Bước 4: (1’): Cuối buổi học, nhóm thảo luận và tự đánh giá hoạt động của nhóm theo các tiêu chí trong bảng Bảng 3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM STT Nội dung Trung bình Khá Tốt Rất tốt Ghi chú 1 Thái độ hợp tác trong nhóm 2 Kỹ năng giao tiếp trong nhóm 3 Kỹ năng giải quyết vấn đề 4 Kỹ năng phân chia công việc 5 Năng lực thực nghiệm 6 Sự sáng tạo trong các hoạt động - Tổ chức trò chơi ô chữ bí mật: giáo viên sử dụng công cụ Random trên Online Stopwatch để bốc thăm các nhóm mở ô chữ bí mật, các nhóm trả lời câu hỏi trong từng hàng ngang tương ứng với màu của nhóm mình trong ô chữ. Nhóm nào ra từ khóa đầu tiên, trò chơi sẽ kết thúc, được cộng điểm thưởng của các nhó m còn lại. - Từ khóa là tên chủ đề Cacbohiđrat, giáo viên dẫn vào bài. Ô chữ khởi động
* Hoạt động 2: Tìm hiểu kiến thức nền về các chất tìm hiểu trong chủ đề
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL - Yêu cầu: Học sinh tham khảo thông tin trong sách giáo khoa, tìm hiểu tài liệu trên Internet, trả lời các câu hỏi định hướng trong phiếu học tập số 1 để hoàn thành nhiệm vụ tìm thông tin, tư liệu bài học. (Phụ lục 2) - Sản phẩm học tập: Học sinh nắm được kiến thức và trả lời câu hỏi định hướng tìm hiểu một trong các chất là glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ qua tìm thông tin và tư liệu bài học. Thảo luận trả lời câu hỏi định hướng, tìm nguồn tư liệu cho bài học * Hoạt động 3: Tổng hợp kiến thức nền trong chủ đề - Yêu cầu: Học sinh tham khảo thông tin trong sách giáo khoa, tìm hiểu tài liệu trên Internet, trả lời các câu hỏi định hướng trong phiếu học tập số 2 để hoàn thành nhiệm vụ tổng hợp thông tin để báo cáo phòng tranh. Học sinh sẽ đánh giá theo các tiêu chí trong phiếu học tập bằng các Sticker (Phụ lục 2) - Sản phẩm học tập: Học sinh báo cáo các kiến thức đã tìm hiểu một trong các chất là glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ qua bài thuyết trình trên Powerpoint hoặc sơ đồ tư duy Mindmap.
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Thiết kế poster để báo cáo phòng tranh
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Báo cáo phòng tranh sản phẩm nghiên cứu kiến thức nền * Hoạt động 4: Đánh giá sự tiếp thu kiến thức nền trong chủ đề - Yêu cầu: Học sinh lập bảng tổng hợp kiến thức các chất đã được tiếp thu qua báo cáo của các nhóm. Tiêu chí đánh giá: + Kiến thức chính xác. + Bố cục rõ ràng, cân đối. + Có hình vẽ minh họa - Sản phẩm học tập: Học sinh báo cáo các kiến thức đã tìm hiểu một trong các chất là glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ qua bài thuyết trình trên Powerpoint hoặc sơ đồ tư duy Mindmap.
Sản phẩm cá nhân của học sinh
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL B. Tiến hành trải nghiệm nghề nghiệp, tham quan học tập * Chuẩn bị: + Phương tiện: Xe máy điện, máy ảnh, điện thoại thông minh, tài liệu, sticker, vở, bút,… + Thời gian: 1,5 ngày, trong 3 buổi chiều. + Địa điểm: - Làng nghề Đan võng gai ở xã Nghĩa Lợi, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. - Hợp tác xã nông sản Hạnh Phúc ở xã Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. + Hình thức: Tham quan học tập, trải nghiệm nghề nghiệp. + Phương pháp: Làm việc nhóm. * Nội dung: Làng nghề Đan võng gai ở xã Nghĩa Lợi, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An - Địa điểm: Làng nghề Đan võng gai: 1 buổi. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu lịch sử văn hóa, truyền thống Đan võng gai của đồng bào dân tộc Thổ ở xã Nghĩa Lợi, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Mục tiêu: Học sinh biết cách tìm hiểu lịch sử văn hóa, truyền thống tại địa phương. Cách tiến hành: Lập bảng hỏi, bảng trò chuyện trực tiếp với các cụ già trong Làng để tìm hiểu lịch sử văn hóa, truyền thống làng nghề. Công đoạn tước vỏ gai
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Sợi gai đã tước và phơi khô, trung bình 1 cái võng cần 3 - 4 kg sợi gai khô Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu quy trình Đan võng gai của đồng bào dân tộc Thổ ở xã Nghĩa Lợi, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Mục tiêu: Học sinh có những hiểu biết về nguồn nguyên liệu Đan võng gai, từng giai đoạn trong quá trình Đan một chiếc võng. Thấy được giá trị của các loại sợi tự nhiên, thấy được giá trị truyền thống, sự khéo léo của các nghệ nhân. Học sinh biết và thực hành trải nghiệm quy trình Đan võng gai. Cách tiến hành: Bước 1: Phân công nhiệm vụ theo nhóm học sinh. - Nhóm nghiên cứu về nguồn nguyên liệu, tính chất của xenlulozơ - Nhóm nghiên cứu về quy trình Đan võng - Nhóm nghiên cứu về phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm - Nhóm phóng viên, quay video, chụp ảnh, viết bài Bước 2: Tiến hành tham quan học tập, trải nghiệm nghề Đan võng gai dưới sự hướng dẫn của giáo viên và các cụ già trong làng. Quy trình Đan một tấm võng gai bắt đầu từ công đoạn chọn sợi, tết quai võng, chọn loại then,… Bước 3: Chia sẻ, thảo luận và giải đáp thắc mắc. Hoạt động 3: Trải nghiệm một số công đoạn trong quy trình làm võng. Mục tiêu: Học sinh biết cách thực hiện và thực hành trải nghiệm một số công việc đơn giản trong quy trình Đan võng gai. Cách tiến hành: Bước 1: Chia thành các đội thi tết sợi gai. Bước 2: Quan sát các cụ hướng dẫn và làm mẫu.
Bước 3: Từng thành viên trong mỗi đội lần lượt thực hiện công việc. DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Bước 4: Các cụ sẽ nhận xét, đánh giá cho điểm và trao giải cho đội nào khéo tay. Học sinh được trải nghiệm công đoạn tết sợi gai Hoạt động 4: Báo cáo kết quả trải nghiệm. Đề xuất ý tưởng phát triển sản phẩm. Mục tiêu: Kiểm tra kết quả báo cáo của học sinh thu được sau chuyến tham quan trải nghiệm. Học sinh đề xuất được một sô ý tưởng phát triển, bảo tồn sản phẩm truyền thống tại địa phương. Cách tiến hành: Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả dựa trên sự hỗ trợ của các phương tiện công nghệ thông tin. Giáo viên nhận xét, đánh giá và nghiệm thu kết quả. Sản phẩm sau cùng: Bài thu hoạch cá nhân học sinh Nội dung bài thu hoạch: + Viết lại những công việc mà em đã tham gia trong quá trình tham quan trải nghiệm làng nghề Đan võng gai. + Nêu những suy nghĩ của em khi được tham gia công việc đó. + Thông qua hoạt động trải nghiệm này em đã được rèn luyện những kỹ năng gì và tìm hiểu được đặc tính của loại chất nào đã được học trong chủ đề Cacbohiđrat? + Hãy đề xuất ý tưởng phát triển, bảo tồn sản phẩm truyền thống tại địa phương.
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Học sinh cùng các nghệ nhân Đan võng Hoạt động 5: Đánh giá kết quả hoạt động Bước 1: Học sinh tự đánh giá, xếp loại. Bước 2: Nhóm học sinh tự đánh giá lẫn nhau. Bước 3: Giáo viên đánh giá, xếp loại. Bảng TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI TIÊU CHÍ MỨC 1 MỨC 2 MỨC 3 MỨC 4 1. Hứng thú, say mê, tham gia các hoạt động 2. Thành thạo trong các kỹ năng tổ chức và tham gia hoạt động. 3. Chủ động, tích cực tham gia vào công việc nhóm. Tổng cộng Hợp tác xã nông sản Hạnh Phúc ở xã Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An - Địa điểm: Hợp tác xã nông sản Hạnh Phúc: 2 buổi; Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tham quan trang trại của Hợp tác xã nông sản Hạnh Phúc ở xã Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu trang trại trồng dứa ở Hợp tác xã nông sản Hạnh Phúc.
Cách tiến hành: Lập bảng hỏi, bảng trò chuyện trực tiếp với chuyên gia kỹ DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL thuật trong Hợp tác xã. Trên đồi dứa Hạnh Phúc Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tham gia sản xuất cùng các cô chú trong Hợp tác xã. Mục tiêu: Học sinh có những hiểu biết về nguồn nguyên liệu, từng giai đoạn trong quá trình mật ong lên men. Thấy được giá trị của lao động. Học sinh biết và thực hành trải nghiệm quy trình làm mật ong lên men từ IMO, làm MEVI. Cách tiến hành: Bước 1: Phân công nhiệm vụ theo nhóm học sinh. - Nhóm nghiên cứu về nguồn nguyên liệu thực hiện trong xưởng sản xuất - Nhóm nghiên cứu về quy trình làm mật ong lên men từ IMO, làm MEVI - Nhóm nghiên cứu về phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm - Nhóm phóng viên, quay video, chụp ảnh, viết bài Bước 2: Tiến hành tham quan học tập, trực tiếp sản xuất, hỗ trợ như nhâ n viên Hợp tác xã trong xưởng sản dưới sự hướng dẫn của giáo viên và chuyên gia kỹ thuật của Hợp tác xã. Bước 3: Chia sẻ, thảo luận và giải đáp thắc mắc.
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Quy trình làm mật ong lên men Những “lao động” lành nghề!!! Hoạt động 3: Trải nghiệm một số công đoạn trong quy tạo sản phẩm viên gừng mật ong lên men trong dự án “Hướng về Miền Trung” của Hợp tác xã. Mục tiêu: Học sinh biết cách thực hiện và thực hành trải nghiệm một số công việc đơn giản trong quá trình tạo sản phẩm trong dự án Hướng về Miền Trung của Hợp tác xã. Cách tiến hành: Bước 1: Chia thành các đội sản xuất. Bước 2: Quan sát và thực hiện các hướng dẫn của các chuyên gia kỹ thuật của Hợp tác xã. Bước 3: Từng thành viên trong mỗi đội lần lượt thực hiện công việc. Bước 4: Các chuyên gia kỹ thuật sẽ nhận xét, đánh giá cho điểm và trao giải cho đội sản xuất.
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Học sinh được trải nghiệm như nhân viên Hợp tác xã Hoạt động 4: Báo cáo kết quả trải nghiệm. Đề xuất ý tưởng phát triển sản phẩm. Tạo dự án riêng của nhóm học tập. Mục tiêu: Kiểm tra kết quả báo cáo của học sinh thu được sau chuyến tham quan trải nghiệm. Học sinh đề xuất được một số ý tưởng phát triển thành dự án của riêng các em. Cách tiến hành: Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả dựa trên sự hỗ trợ của các phương tiện công nghệ thông tin. Giáo viên nhận xét, đánh giá và nghiệm thu kết quả. Sản phẩm sau cùng: Bài thu hoạch cá nhân học sinh Nội dung bài thu hoạch: + Viết lại những công việc mà em đã tham gia trong quá trình tha m quan trải nghiệm tại Hợp tác xã. + Nêu những suy nghĩ của em khi được tham gia công việc đó. + Thông qua hoạt động trải nghiệm này em đã được rèn luyện những kỹ năng gì và tìm hiểu được đặc tính của loại chất nào đã được học trong chủ đề Cacbohiđrat? + Hãy đề xuất ý tưởng phát triển thành dự án của nhóm mình.
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Biến kiến thức thành sản phẩm cụ thể, STARTUP sản phẩm của riêng mình Hoạt động 5: Đánh giá kết quả hoạt động Bước 1: Học sinh tự đánh giá, xếp loại. Bước 2: Nhóm học sinh tự đánh giá lẫn nhau. Bước 3: Giáo viên đánh giá, xếp loại. Bảng TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI TIÊU CHÍ MỨC 1 MỨC 2 MỨC 3 MỨC 4 1. Hứng thú, say mê, tham gia các hoạt động 2. Thành thạo trong các kỹ năng tổ chức và tham gia hoạt động. 3. Chủ động, tích cực tham gia vào công việc nhóm. 4. Tạo ra sản phẩm có giá trị thực tiễn. Tổng cộng C. Quy trình tổ chức dạy học theo dự án trong chủ đề Cacbohiđrat kết hợp với hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Dự án: “Sống cho đời sống” - “Live for lives”; Dự án ra đời khi dạy học chủ đề Cacbohiđrat trong khuôn khổ của chương trình VALC của UNDP - Chương trình Phát triển Liên hợp quốc được chia thành các giai đoạn: Bước 1. Giai đoạn chuẩn bị - Công việc của giáo viên: + Xây dựng bộ câu hỏi định hướng: xuất phát từ nội dung chủ đề và mục tiêu cần đạt được từ đó chuẩn bị tài liệu về vi sinh bản địa IMO4 cho học sinh nghiên cứu. + Thiết kế dự án: xây dựng Fanpage “Sống cho đời sống” - “Live for lives”, đây là trang thông tin giúp học sinh có thể giới thiệu sản phẩm, quy trình tạo sản phẩm của dự án, giúp lan tỏa sản phẩm của dự án.
https://www.facebook.com/LiveforLivesVN DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Fanpage “Sống cho đời sống” - “Live for lives” - Công việc của học sinh: + Cùng giáo viên thống nhất các tiêu chí đánh giá sản phẩm của dự án. + Làm việc nhóm để xây dựng dự án, liên hệ kiến thức của glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ với các sản phẩm của nhóm. + Xây dựng kế hoạch dự án, chuẩn bị thông tin chuẩn bị thực hiện dự án: chọn loại nguyên liệu nào để tạo sản phẩm: mật ong, cam, chanh, dứa, gừng, sữa tươi, bồ hòn, sợi gai,…hoặc có thể chọn sản phẩm ủ phân hữu cơ, xử lí rác thải hữu cơ, chất giặt rửa thiên nhiên,…
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Nghiên cứu kiến thức nền, chuẩn bị kế hoạch, nội dung cho dự án Bước 2. Giai đoạn thực hiện - Công việc của giáo viên: + Theo dõi, hướng dẫn, đánh giá học sinh trong quá trình thực hiện dự án: chuẩn bị kiến thức nền cho học sinh + Liên hệ với Hợp tác xã nông sản Hạnh Phúc ở xã Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu giáp ranh với huyện Nghĩa Đàn; liên hệ với làng nghề Đan võng gai ở xã Nghĩa Lợi, huyện Nghĩa Đàn cho học sinh tham gia sản xuất và trải nghiệm nghề nghiệp. + Liên hệ các chuyên gia trong lĩnh vực vi sinh và lên men để hướng dẫn học sinh tạo, thử nghiệm các sản phẩm từ nội dung bài học. + Chuẩn bị các tài liệu hỗ trợ giáo viên và học sinh: liên hệ với hợp tác xã nông sản cho học sinh tham gia sản xuất và trải nghiệm nghề nghiệp.
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Trải nghiệm, tham quan Hợp tác xã nông sản Hạnh Phúc - Công việc của học sinh: + Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm thực hiện dự án theo đúng kế hoạch. + Tiến hành thu thập, xử lý thông tin thu được. + Xây dựng sản phẩm hoặc bản báo cáo. + Liên hệ các chuyên gia trong lĩnh vực vi sinh và lên men để tạo, thử nghiệm các sản phẩm từ nội dung bài học. + Thường xuyên phản hồi, thông báo thông tin cho giáo viên và các nhóm khác qua các buổi thảo luận hoặc qua trang Fanpage. Bước 3. Giai đoạn tổng hợp - Công việc của giáo viên: + Theo dõi, hướng dẫn, đánh giá học sinh giai đoạn cuối dự án. + Bước đầu thông qua sản phẩm cuối của các nhóm học sinh. - Công việc của học sinh: + Hoàn tất sản phẩm của nhóm: mỗi công đoạn tạo sản phẩm yêu cầu có minh chứng bằng hình ảnh hoặc video. + Chuẩn bị tiến hành giới thiệu sản phẩm.
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Video giới thiệu quy trình tạo sản phẩm của học sinh trên Fanpage Bước 4. Giai đoạn đánh giá - Công việc của giáo viên: + Chuẩn bị cơ sở vật chất cho buổi báo cáo dự án: giáo viên tổ chức buổi ra mắt và giới thiệu sản phẩm của dự án “Sống cho đời sống” - “Live for lives” + Theo dõi, đánh giá sản phẩm dự án của các nhóm. + Livestream trên Fanpage “Sống cho đời sống” - “Live for lives” để quảng bá, lôi cuốn học sinh. + Mời chuyên gia đến thẩm định và đánh giá quá trình thuyết trình giới thiệu ra mắt sản phẩm của học sinh. - Công việc của học sinh: + Tiến hành giới thiệu sản phẩm như một buổi giới thiệu sản phẩm dự thi khoa học kĩ thuật, sản phẩm STEM có sản phẩm và poster giới thiệu, cử đại diện nhóm thuyết trình và trả lời câu hỏi phản biện của chuyên gia. + Tự đánh giá sản phẩm dự án của nhóm. * Nhóm 4GD: Juice Cam Táo; Nước ép Dứa. * Nhóm Gold Chemistry: Nước uống MEVI; Dầu gội. * Nhóm Thần kỳ: Dầu gội từ thiên nhiên; Nước khử mùi nhà vệ sinh. * Nhóm IMO: Nước uống lên men; Khử mùi nhà vệ sinh. * Nhóm 12C1 Store: Nước ép trái cây lên men; Xử lý rác thải hữu cơ từ IMO. + Đánh giá sản phẩm dự án của các nhóm khác theo tiêu chí đã đưa ra.