![](https://static.isu.pub/fe/default-story-images/news.jpg?width=720&quality=85%2C50)
3 minute read
5.2 Một số sai lầm thường gặp khi dạy học các bài toán về hàm ẩn
from SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ DẠY HỌC CÁC BÀI TOÁN VỀ HÀM ẨN CHO HỌC SINH THPT
5.1. Các biện pháp dạy học bài tập về hàm ẩn 5.1.1. Cách thức tổ chức rèn luyện kĩ năng cho học sinh giải các bài toán về hàm
ẩn Để rèn luyện kĩ năng giải bài tập toán cho học sinh giáo viên cần phải xác định rõ từng kĩ năng cụ thể trong mỗi dạng bài tập và mức độ yêu cầu tương ứng. Trong mỗi kĩ năng cụ thể này có thể gồm nhiều kĩ năng riêng lẻ. Để rèn luyện kĩ năng cho học sinh giải bài toán về hàm ẩn, giáo viên cần tổ chức cho học sinh thực hiện theo các bước sau đây: Bước 1: Học sinh xác định mục đích bài toán. Bài toán cần giải quyết điều gì? Bước 2: Giáo viên làm mẫu. Giáo viên chọn bài toán đơn giản. Yêu cầu học sinh khá giỏi trình bày và trao đổi kết quả cho cả lớp, hoặc giáo viên sử dụng phương pháp gợi mở để dạy cho cả lớp. Sau đó giáo viên chữa bài tập để làm mẫu cho học sinh. Bước 3: Yêu cầu cả lớp giải bài tập tương tự. Thông thường các bài tập từ dễ đến mức độ cao hơn. Luyện tập các bài toán tổng hợp nhằm rèn luyện cho học sinh biết vận dụng, phối hợp linh hoạt các thao tác giải toán. Các dạng bài tập này được nâng cấp dần từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, giúp học sinh phát triển kĩ năng một cách tốt nhất. Bước 4: Hình thành quy trình giải toán. Bước 5: Tập luyện theo quy trình. Để rèn luyện kĩ năng giải bài tập toán cho học sinh giáo viên cần phải xác định rõ từng kĩ năng cụ thể trong mỗi dạng bài tập và mức độ yêu cầu tương ứng. Trong mỗi kĩ năng cụ thể này có thể gồm nhiều kĩ năng riêng lẻ. Để rèn luyện kĩ năng giải bài tập toán cho học sinh giáo viên cần phải xác định rõ từng kĩ năng cụ thể trong mỗi dạng bài tập và mức độ yêu cầu tương ứng. Trong mỗi kĩ năng cụ thể này có thể gồm nhiều kĩ năng riêng lẻ. Để rèn luyện kỹ năng học tập cho học sinh. Giáo viên cần cung cấp cho học sinh quy trình các bước giải một bài toán: Bước 1: Tìm hiểu về bài toán: Đọc thật kỹ đề ra, chú ý các chi tiết nổi bật, khắc sâu từng ý cơ bản và lưu ý mối quan hệ của chúng. Bước 2: Tìm lời giải: Xem xét bài toán thuộc dạng nào, phương pháp giải ra sao? Bước 3: Thực hiện lời giải: Trình bày và viết lập luận của mình. Bước 4: Kiểm tra: Kiểm tra lại bài giải và thử xem phương pháp khác để giải bài toán trên hoặc phát triển một bài toán mới từ bài toán đã cho Trong thực tế dạy học cho thấy, học sinh thường gặp khó khăn khi vận dụng kiến thức vào giải quyết các bài tập cụ thể là do: Học sinh không nắm vững kiến thức các khái niệm, định lí, qui tắc, không trở thành cơ sở của kĩ năng. Muốn hình thành được kĩ năng, đặc biệt là kĩ năng giải toán cho học sinh, người thầy giáo cần phải tổ chức cho học sinh học toán trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực, sáng tạo
Advertisement