2 minute read

Tình hình nghiên cứu đề tài

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL 1. Lí do chọn đề tài Hoạt động nhận thức của con người chỉ thực sự bắt đầu khi con người gặp phải mâu thuẫn: Một bên là trình độ hiểu biết đang có, bên kia là nhiệm vụ mới phải giải quyết một vấn đề mà những kiến thức, kĩ năng đã có không đủ. Để giải quyết được nhiệm vụ nhận thức mới, khắc phục được mâu thuẫn trên thì phải xây dựng kiến thức mới, phương pháp mới, kĩ năng mới. Như vậy, hoạt động nhận thức của học sinh trong học tập thực chất là hoạt động giải quyết vấn đề nhận thức. Quá trình học tập sẽ là quá trình liên tiếp giải quyết các vấn đề học tập. Hiện nay, trong nghiên cứu lý luận và thực tiễn dạy học đang hướng đến dạy học theo hướng phát triển các năng lực, tích cự hóa người học, biến quá trình dạy học thành tự học có hướng dẫn. Hoạt động học không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ cho học sinh những kiến thức, kĩ năng mà còn quan tâm đến việc hình thành và phát triển tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, trong đó lấy học sinh làm trung tâm trong các hoạt động học. GQVĐ và sáng tạo là một đặc thù của hoạt động tìm hiểu khoa học. Ở môn vật lý năng lực này được hình thành, phát triển trong đề xuất vấn đề, lập kế hoach, thực hiện kế hoạch, tìm hiểu thế giới tự nhiên và vận dụng kiến thức, kĩ năng GQVĐ thực tiễn. Thế giới đang bước vào giai đoạn phát triển khoa học và công nghệ như vũ bão với cuộc cách mạng công nghệ. Điều này đòi hỏi giáo dục cần phải thay đổi nhằm đào tạo con người phát triển toàn diện, đáp ứng nhu cầu lao động trong thời đại mới. Trong xu thế đó, Việt Nam đang đổi mới giáo dục theo hướng chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận NL, đào tạo con người phát triển toàn diện về PC và NL, có khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo là một năng lực quan trọng cần hình thành cho học sinh ở thời đại mới. DH GQVĐ là con đường quan trọng để phát huy tính tích cực của HS, là một trong những vấn đề giáo viên chúng ta cần phải làm để đổi mới phương pháp giảng dạy. Nhưng còn rất nhiều giáo viên chúng ta còn mơ hồ về khái niệm cũng như cách thức làm sao để thành công trong quá trình dạy học giải quyết vấn đề. Trong chương trình SGK Vật lý 11, chuyên đề “dòng điện không đổi” có nhiều kiến thức gần gũi với HS, gợi cho HS hướng thú học tập và liên hệ thực tiễn, đây cũng là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển NL GQVĐ và sáng tạo cho HS. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học bài tập chuyên đề “Dòng điện không đổi” vật lý 11.

Advertisement

This article is from: