2 minute read

2.1. Nguyên tắc xây dựng HĐKĐ

Next Article
3.2. Kiến nghị

3.2. Kiến nghị

“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11”

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL của HS trở nên hứng thú hơn. Đồng thời với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin được áp dụng vào quá trình dạy học, việc học của HS thuận lợi rất nhiều, tạo điều kiện để HS có thể tự mình khám phá tri thức mới theo nhiều cách khác nhau chứ không phụ thuộc quá nhiều vào GV. Tuy nhiên việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá không diễn ra thường xuyên, chỉ là đôi khi thực hiện hoặc có những biện pháp chưa bao giờ thực hiện (bảng 2.3). Đặc biệt đối với việc sử dụng HĐKĐ để gây hứng thú cho HS đang còn hạn chế, GV chỉ thỉnh thoảng mới sử dụng. Như vậy đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy NL của HS là việc làm cần thiết và quan trọng. Đặc biệt sử dụng HĐKĐ để gây hứng thú cho HS đem lại nhiều lợi ích. 2. Xây dựng một số biện pháp tích cực để tổ chức HĐKĐ nhằm tạo hứng thú cho HS. 2.1. Nguyên tắc xây dựng HĐKĐ - Tình huống/câu hỏi/bài tập nhằm huy động kiến thức/kĩ năng/kinh nghiệm sẵn có nào của HS? (HS đã học kiến thức/kĩ năng đó khi nào?) - Vận dụng kiến thức/kĩ năng/kinh nghiệm đã có đó thì HS có thể thực hiện nhiệm vụ đã nêu đến mức độ nào? Dự kiến các câu trả lời/sản phẩm mà HS có thể hoàn thành. - Để hoàn thiện câu trả lời/sản phẩm học tập nói trên, HS cần vận dụng kiến thức/kĩ năng mới nào sẽ học ở phần tiếp theo trong Hoạt động Hình thành kiến thức? (Có thể không phải là toàn bộ kiến thức/kĩ năng mới trong bài). - HĐKĐ không nên mang nặng tính lí thuyết mà cần huy động những kinh nghiệm thực tiễn có liên quan đến nội dung bài học để tạo sự hứng thú và suy nghĩ tích cực cho người học. - Nhiệm vụ đặt ra nên gần gũi với đời sống mà HS dễ cảm nhận và đã có ít nhiều những hiểu biết ban đầu về chúng. - Tạo điều kiện cho HS có thể huy động được kiến thức đã học để giải quyết, qua đó giúp HS phát hiện vấn đề, kết nối được với nhu cầu học bài mới để giải quyết vấn đề đã phát hiện. - Về thời gian: đây là khâu quan trọng để đảm bảo tiến trình giờ học. Tùy vào nội dung bài học để GV định lượng thời gian. Đối với các bài dạy học theo chủ đề từ 2 tiết trở lên, GV có thể tổ chức HĐKĐ trong vòng 10 - 15 phút. Đối với bài học theo từng tiết, GV nên tổ chức HĐKĐ 5-7 phút. Tránh tình trạng KĐ quá nhiều thời gian, làm ảnh hưởng đến quá trình chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng. Hoặc KĐ rất công phu, bài bản nhưng lại không ăn nhập gì với bài học. Mặt khác KĐ quá phấn kích cũng làm cho HS khó tập trung trở lại bài học.

Advertisement

This article is from: