![](https://assets.isu.pub/document-structure/210713094904-d81cba0b4a2f93c242ce542ae886446a/v1/8ea53940c2d556081cfee59727637055.jpeg?width=720&quality=85%2C50)
2 minute read
Lời giới thiệu ...................................................................................................................................... 1
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu Trong các kỳ thi THPT QG những năm gần đây ( từ năm 2017 trở lại đây) thường xuất hiện một số dạng toán liên qua đến hàm hợp, hàm ẩn. Khi mới xuất hiện, các dạng toán này thường ở mức độ 3 và mức độ 4, do đó gây sự lúng túng nhất định cho học sinh, thậm chí cả giáo viên. Các dạng toán toán này thường chia làm các dạng: Xét sự biến thiên, tìm cực trị, tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, sự tương giao của đồ thị hay số nghiệm của phương trình, tiệm cận… liên quan đến chương I giải tích lớp 12, hay nguyên hàm, tích phân hàm ẩn liên quan đến kiến thức chương III của giải tích lớp 12. Sau một vài năm dạy các khóa học sinh lớp 12 thi THPT QG, tôi nhận thấy cần phải đúc rút ra một số dạng toán và cách giải quyết nó một cách đơn giản nhất phù hợp với cách thi trắc nghiệm của kỳ thi. Do đó tôi mạnh dạn viết chuyên đề nhỏ ngày để giúp giải quyết một số khó khăn mắc phải của học sinh khi gặp dạng toán này. Các dạng toán về hàm ẩn thì có nhiều dạng như đã nêu ở trên, nhưng trong chuyên đề nhỏ này, do thời gian có hạn và khối lượng kiến thức hạn chế nên tôi chỉ nêu ba dạng toán: Xét sự biến thiên, tìm cực trị của hàm hợp, hàm ẩn, tìm số nghiệm của phương trình liên quan đến hàm hợp, hàm ẩn. Theo tôi nghĩ, ba dạng toán này nếu học sinh nắm được và sử dụng thành thạo các công cụ của nó thì có thể dễ dàng giải quyết các dạng toán còn lại về hàm hợp, hàm ẩn. Trong quá trình viết chuyên đề nhỏ này, do thời gian và kiến thức có hạn nên không tránh khỏi những sai sót nhất định, rất mong sự đóng góp của các Thầy cô giáo và các em học sinh để chuyên đề được hoàn thiện hơn và tôi tiếp tục hoàn thành các phần tiếp theo của dạng toán này. 2. Tên sáng kiến: PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG TOÁN VỀ HÀM ẨN, HÀM HỢP TRONG KỲ THI THPT QUỐC GIA 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Vũ Doãn Tiến.
Advertisement
- Địa chỉ: Trường THPT Ngô Gia Tự - Số điện thoại: Email:
4. Chủ đầu tư sáng kiến: - Là tác giả sáng kiến.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (dạy học môn Toán THPT phần chương I giải tích 12)
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: tháng 10 năm 2019.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến