3 minute read

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Chất lượng học tập ở lớp thực nghiệm được nâng lên rõ rệt qua hai lần thực nghiệm. Tuy nhiên, tỉ lệ học sinh giỏi vẫn chưa tăng lên rõ rệt. Điều này cho thấy học sinh vẫn chưa có thói quen học tập với việc dạy học theo hướng phát triển năng lực. Vì vậy, kết quả học tập của học sinh vẫn chưa thực sự cao. Học tập là quá trình lâu dài và thường xuyên. Kết quả học tập sẽ được cải thiện khi giáo viên tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực và áp dụng các biện pháp mà tác giả đã đề ra.

Qua thực nghiệm sư phạm, tôi thấy việc tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực mang lại hiệu quả cao hơn hẳn so với các phương pháp dạy học truyền thống. Quá trình giảng dạy tốt hơn, giúp nâng cao chất lượng học tập, bồi dưỡng lòng say mê và niềm hứng thú học tập cho học sinh. Bên cạnh đó, việc tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực có tác dụng to lớn trong việc nâng cao vị thế môn học trong nhà trường phổ thông. Giúp học sinh thay đổi lối tư duy chỉ coi địa lí là môn học phụ, môn học thuộc lòng.

Advertisement

Trong điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị như hiện nay. Giáo viên hoàn toàn có thể áp dụng các biện pháp này trong quá trình giảng dạy. Vì việc sử dụng các phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá không đòi hỏi quá nhiều các thiết bị dạy học hiện đại. Sử dụng các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực là phát huy nội lực trong quá trình phát triển.

Tác giả khẳng định hoàn thành mục đích, nội dung của thực nghiệm sư phạm. Việc tổ chức tiến hành thực nghiệm sư phạm đúng kế hoạch và xử lí số liệu chính xác. Qua thực nghiệm tác giả thấy được ưu điểm và nhược điểm khi áp dụng một số biện pháp nhằm tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực. Quan trọng hơn là khẳng định được tính khả thi của việc tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực trong dạy học địa lí 10 Trung học phổ thông.

Tiểu kết chương 3

Quá trình thực nghiệm sư phạm được tiến hành ở 2 trường trung học phổ thông ở Hà Nội trong năm học 2020 - 2021, tác giả có một số nhận xét như sau: cần xác định rõ mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và các phương pháp thực nghiệm; làm sáng tỏ nội dung và quy trình thực nghiệm. Quá trình thực nghiệm được thực hiện đúng theo quy trình tổ chức dạy học phát triển năng lực học sinh. Giáo viên khi thiết kế kế hoạch bài dạy cần xác định cụ thể, chính xác mục tiêu bài học, phải chuẩn bị kĩ càng về nội dung, các thiết bị học liệu, lựa chọn các phương pháp, kĩ thuật dạy học, hình thức tổ chức dạy học phù hợp.

Qua nghiên cứu kết quả thực nghiệm có thể kết luận rằng tổ chức dạy học trong môn địa lí 10 giúp học sinh phát triển được cả những năng lực chung và năng lực đặc thù bộ môn Địa lí. Giáo viên cần sử dụng kết hợp, đa dạng các biện pháp nhằm tạo điều kiện tốt nhất để học sinh phát triển các năng lực cần thiết. Các học sinh ở lớp thực nghiệm hứng thú, tích cực trong các tiết học. Các em tiếp thu kiến thức một cách chủ động, tích cực; bên cạnh đó, các em cũng có điều kiện để vận dụng những kiến thức đã học được vào thực tế cuộc sống.

Qua việc tiến hành thực nghiệm sư phạm, các giáo viên cũng đồng tình rằng việc phát triển năng lực cho học sinh là điều vô cùng quan trọng. Học sinh ở lớp thực nghiệm tự tin, tích cực, chủ động hơn trong quá trình học tập. Bên cạnh việc các em khám phá tri thức, học sinh còn tự tin thuyết trình, thể hiện sự sáng tạo của bản thân.

This article is from: