4 minute read

khả năng áp dụng kết quả thu được trong việc GQVĐ tương tự

Bài tập 9: Bạn có thể xác định cường độ dòng điện qua một dây dẫn khi không có ampe kế mà chỉ có một cái cân đòn, các quả cân, nguồn điện, thước đo, cân đồng hồ nhạy có thể cân khối lượng chính xác tới 0,1g và cả biến trở nếu bạn cần sử dụng. Bạn có thể thêm vào vật nặng khi cân.

2.2.4. Bài tập phát triển khả năng đánh giá và hoàn thiện quá trình GQVĐ và đưa ra khả năng áp dụng kết quả thu được trong việc GQVĐ tương tự.

Advertisement

Bài tập 10: Với các dụng cụ: một thước đo độ, thước đo chiều dài, một cái cân, một ampe kế, acquy, thanh kim loại và dây dẫn. Hãy thiết kế thiết bị đo cảm ứng từ của nam châm chữ U. Phương pháp này có áp dụng được cho trường hợp thanh nam châm thẳng, bất kì không?  Mục đích của BT - Giúp HS biết cách đánh giá lại quá trình xác định từ trường gây bởi một thanh nam châm hình chữ U tại tâm của nó. - Giúp HS hoàn thiện được quy trình xác định từ trường gây bởi thanh nam châm hình chữ U sao cho phù hợp. - Đưa ra khả năng áp dụng kết quả thu được trong việc xác định cảm ứng từ gây bởi một thanh nam châm thẳng hoặc một trường hợp bất kì.  Phân tích hiện tượng vật lí có trong bài - Từ trường tác dụng lực lên một thanh kim loại có dòng điện chạy qua đặt trong nó. - Các lực tác dụng lên thanh kim loại khi đặt trong điện trường ở trạng thái cân bằng  Chỉ ra các dữ kiện và ẩn số - Dữ kiện đầu bài cho: dòng điện, khối lượng của kim loại, chiều dài của dây treo. - Yếu tố cấn tìm: Xác định cách bố trí thí nghiệm để thu được kết quả mong muốn góc hợp bởi phương của sợi dây và phương thẳng đứng khi thanh kim loại ở trạng thái cân bằng trọng lực P lực từ tác dụng độ lớn của cảm ứng từ.  Huy động những kiến thức liên quan. Từ trường, lực tác dụng của từ trường lên thanh kim loại có dòng điện chạy qua khi đặt trong nó, lực tổng hợp tác dụng lên thanh kim loại ở trạng thái cân bằng, nội dung định luật Newton 2.

 Lập luận giải

Nối hai đầu thanh kim loại với dây dẫn cho tiếp xúc với nhau có thể truyền điện được. Cân khối lượng của thanh kim loại và 2 dây nối, đo chiều dài thanh kim loại l. Treo hai dây dẫn lên giá đỡ sao cho thanh kim loại nằm giữa hai nhanh nam châm chữ U như hình vẽ trên, thanh vuông góc với các đường sức từ. Treo một sợi dây dọi thẳng đứng. Nối 2 đầu dây với 2 cực nguồn điện, trên đó nối tiếp một ampe kế và biến trở. Thanh kim loại bị đẩy lệch về một bên. Đặt vào hệ thống thước đo độ đo góc lệch giữa dây treo và phương thẳng đứng.

Khi đó theo điều kiện cân bằng các lực tác dụng lên thanh kim loại có độ lớn là: F = Ptan Đọc số chỉ Ampe kế ta biết được cường độ dòng điện I. Tính B theo công thức:

Ghi giá trị B thu được và tiến hành lại 5 lần.  Khả năng sử dụng BTTT trong DH nhằm phát triển NL GQVĐ của HS - Bài tập này có thể được sử dụng nhằm phát triển khả thực hiện giải pháp của bài “Từ Trường”. - Với trường hợp xác định cảm ứng từ gây bởi thanh nam châm thẳng hoặc trường hợp bất kì ta thấy phương pháp này vẫn thu được kết quả tương đối chính xác. Bài tập 11: Cho một khung dây đã biết số vòng, một khung dây không biết số vòng nhưng bạn đang muốn làm ra một khung dây giống hệt như thế, vì thế bạn cần tính toán chiều dài dây điện để quấn khung. Với bộ cân lực từ có trong phòng thí nghiệm, bạn hãy xác định chiều dài dây cần thiết. Khi muốn xác định chiều dài của ống dây ta dùng phương pháp đó có được không? Bài tập 12: Bạn có thể xác định cường độ dòng điện qua một dây dẫn khi không có ampe kế mà chỉ có một cái cân đòn, các quả cân, nguồn điện, thước đo, cân đồng hồ

This article is from: