Bộ đề thi HSG cấp Huyện THCS Chu Văn An Môn thi Hóa học (Thời gian làm bài 150 phút) (Bản học sinh)

Page 1

BỘ ĐỀ THI HSG CẤP HUYỆN MÔN HÓA HỌC

vectorstock.com/10212094

Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection DẠY KÈM QUY NHƠN OLYMPIAD PHÁT TRIỂN NỘI DUNG

Bộ đề thi HSG cấp Huyện THCS Chu Văn An Môn thi Hóa học (Thời gian làm bài 150 phút) Biên soạn Vũ Văn Thà (Bản học sinh) WORD VERSION | 2021 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN HẬU LỘC

KỲ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học: 2018 - 2019 Môn thi: Hóa học Thời gian làm bài: 150 phút Đề thi có 10 câu, gồm 2 trang

ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1 (2,0 điểm) 1. Viết các phương trình hóa học theo dãy chuyển đổi sau: (1) ( 2) ( 3) ( 4) Fe → Fe3O4 → FeCl3 → Fe(OH)3 → Fe2O3 2. Cho các chất: Cu, Na2SO3, H2SO4. a. Viết các phương trình hóa học của phản ứng điều chế SO2 từ các chất trên b. Cần điều chế a mol SO2, hãy chọn chất nào để tiết kiệm H2SO4 nhất. Câu 2 (2,0 điểm) Không dùng thêm hóa chất nào khác, bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dd sau đựng trong các lọ riêng biệt bị mất nhãn: HCl, NaOH, Ba(OH)2, Na2CO3, MgSO4. Câu 3 (2,0 điểm) 1. Tổng số các hạt mang điện trong hợp chất AB2 là 64 hạt. Số hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử A nhiều hơn số hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử B là 8. Hãy xác định công thức hóa học của hợp chất trên. 2. Nêu cách pha chế 500 ml dung dịch NaCl 0,9% (D =1,009g/cm3) từ muối ăn nguyên chất và nước cất. Các dụng cụ cần thiết khác coi như có đủ. Câu 4 (2,0 điểm) 1. Cần trộn khí O2 và khí CO2 theo tỉ lệ thể tích bằng bao nhiêu để thu được hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 bằng 20 2. Một loại đá vôi chứa 80% canxi cacbonat CaCO3. Nung 1 tấn đá vôi loại này có thể thu được bao nhiêu kg vôi sống, nếu hiệu suất phản ứng là 85%. Câu 5 (2,0 điểm) Xác định các chất A, B, D, E, F, G, H, I, K, L, M và hoàn thành các phương trình hóa học sau: t a. FeS2 + O2  → A (khí) + B (rắn) t b. A + O2  → D VO o

o

2 5

c. D d. F e. A f. H g. I h. A Câu 6 (2,0 điểm)

+ E (lỏng)  → F (axit) + Cu  → G + A + E + KOH  → H + E + BaCl2  + K → I + F L + A + E  → + Cl2 + E  → F + M

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

1


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

1. Từ các chất: Na, CaO, H2O, CuSO4, FeCl3. Viết các phương trình hóa học điều chế các bazơ tương ứng. 2. Trình bày phương pháp tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp bột gồm Fe2O3, CuO Câu 7 (2,0 điểm) Một hỗn hợp gồm MgCl2, BaCO3, MgCO3 tác dụng vừa đủ với m gam dung dịch HCl 20%, thu được khí A và dung dịch B. Cho dung dịch NaOH vừa đủ vào dung dịch B thu được kết tủa và dung dịch C. Lọc lấy kết tủa, sấy khô rồi nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 0,6 gam chất rắn. Cô cạn dung dịch C được 3,835 gam muối khan. Cho khí A thu được ở trên hấp thụ hết vào 500 ml dung dịch Ca(OH)2 0,02M thì thu được 0,5 gam kết tủa. 1. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu. 2. Tính m? Câu 8 (2,0 điểm) Đặt hai cốc thủy tinh có khối lượng bằng nhau trên hai đĩa cân của một cân. Rót dung dịch H2SO4 loãng vào hai cốc với lượng bằng nhau, cân ở vị trí thăng bằng. Cho một mẫu Zn vào một cốc, cho một mẫu Fe vào cốc còn lại, khối lượng của hai mẫu kim loại là như nhau. Hỏi khi Zn, Fe tan hết thì cân sẽ nghiêng về bên nào? Câu 9 (2,0 điểm) Một số nhà máy sản xuất xả khí thải có chứa các khí độc hại sau đây: CO2, CH4, HCl, SO2, H2S, NO2 …Hãy cho biết: 1. Những khí nào gây ra hiệu ứng nhà kính? 2. Những khí nào là nguyên nhân gây ra hiện tượng mưa axit ? 3. Hãy chọn một hóa chất để loại bỏ được đa số các khí độc hại trên trước khi xả khí thải ra môi trường. Viết phương trình phản ứng xảy ra. Câu 10 (2,0 điểm) Cho 7,733 gam một loại quặng (có oxit sắt FexOy và tạp chất trơ) tác dụng với axit H2SO4 đặc, nóng thu được khí SO2 và dung dịch X chứa muối và axit còn dư (giả sử tạp chất trơ không phản ứng với axit). Khí SO2 sinh ra cho tác dụng với khí H2S dư thì thu được 1,28 gam lưu huỳnh. Dung dịch X cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa, nung nóng đến khối lượng không đổi thu được chất rắn. Cho khí H2 dư đi qua chất rắn nung nóng, kết thúc phản ứng thu được 2,16 gam nước. Xác định công thức oxit sắt và tính phần trăm theo khối lượng oxit sắt trong quặng. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. -----------------------------Hết -----------------------------

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

2


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

PHÒNG GD&ĐT HẬU LỘC ĐỀ THI CHÍNH THỨC Họ và tên:………………….. Số báo danh:………………

ĐỀ KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN HSG TỈNH LỚP 9 Năm học: 2018-2019 Môn: HÓA HỌC Ngày thi :…… tháng……năm 20........ Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề gồm có 02 trang)

Câu 1: (2 điểm) Tổng số hạt p,n,e của 2 nguyên tử A; B là 177, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 47. Số hạt mang điện của B nhiều hơn của A là 8. a) Xác định các nguyên tố A, B. b) Cho 18,6 g hỗn hợp X gồm A và B tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 39,9 g hỗn hợp muối khan. Nếu cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được m gam kết tủa. Viết phương trình phản ứng xảy ra và tính giá trị của m. Câu 2: (2 điểm) Có 166,5gam dung dịch MSO4 41,56% ở 1000 C. Hạ nhiệt độ dung dịch xuống 200 C thì thấy có m1 gam MSO4.nH2O kết tinh và còn lại m2 gam dung dịch X. Biết m1 - m2 = 6,5 và độ tan của MSO4 ở 200 C là 20,92g trong 100g nước. Xác định công thức muối ngậm nước MSO4. nH2O (biết n < 10) Câu 3: (2 điểm) Có các muối A, B, C ứng với các gốc axit khác nhau, cho biết: A + dd HCl → có khí thoát ra A + dd NaOH → có khí thoát ra. B + dd HCl → có thí thoát ra B + dd NaOH → có kết tủa dd C + A → có khí thoát ra dd C + B → có kết tủa và khí thoát ra. Xác định công thức phân tử của 3 muối. Viết phương trình phản ứng. Câu 4: (2 điểm) Đốt cháy hoàn toàn m gam ankin X, cần phải dùng vừa đủ 4,48 lít O2 (đktc), thu được H2O và 3,36 lít CO2 (đktc). Mặt khác, cho m gam X tác dụng với 12 gam dung dịch Br2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp sản phẩm Y. Tính khối lượng của mỗi sản phẩm trong Y. Câu 5: (2 điểm) Trong phòng thí nghiệm có các dung dịch đựng trong các lọ riêng biệt bị mất nhãn: AlCl3, NaCl, KOH, Mg(NO3)2, Zn(NO3)2, AgNO3. Chỉ dùng thêm một thuốc thử, hãy nhận biết mỗi dung dịch trên. Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

3


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

Viết các phương trình hoá học (nếu có). Câu 6: (2 điểm) Cho 4,6 gam Na tác dụng hoàn toàn với H2O, sau phản ứng thu được 100 gam dung dịch A. Dùng 50 gam dung dịch A cho tác dụng với 30 g dd CuSO4 16% thu được kết tủa B và dd C. a. Viết phương trình phản ứng xảy ra. b. Tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch A, C. c. Lọc kết tủa B, rửa sạch đem nung đến khối lượng không đổi thu được chất rắn X, cho toàn bộ X tác dụng với H2 ở điều kiện nhiệt độ cao, sau phản ứng thu được 2,08 g chất rắn Y. Tìm lượng X tham gia phản ứng với H2. Câu 7: (2 điểm) Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: t M2(SO4)3 + SO2 + H2O a. MxOy + H2SO4đặc → b. Na2CO3 + FeCl3 + H2O → Fe(OH)3 ↓ + NaCl + CO2 c. Na2S + AlCl3 + H2O → Al(OH)3 ↓ + NaCl + H2S d. M2(CO3)n + HNO3 → M(NO3)n + NO + CO2 + H2O e. KMnO4 + KI + H2SO4 → MnSO4 + K2SO4 + I2 + H2O g. FeS2 + H2SO4( đặc/n) → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O h. KAlO2 + Al2SO4)3 + H2O → Al(OH)3 + K2SO4 t i. CnH2n+ 2 + O2 → CO2 + H2O Câu 8: (2 điểm) Có 5 hợp chất A, B, C, D, E khi đốt A, B, C, D, E đều cho ngọn lửa màu vàng. A tác dụng với nước thu được khí O2, B tác dụng với nước thu được NH3. Khi cho C tác dụng với D cho chất X, C tác dụng với E thu được chất Y. X, Y là những chất khí, biết tỉ khối của X so với O2 và Y so với NH3 đều bằng 2. Hãy xác định A, B, C, D, E, X, Y và viết các phương trình phản ứng xảy ra. Câu 9: (2 điểm) Hoà tan một lượng muối cacbonat của kim loại hoá trị I vào 1 lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10% thu được dung dịch muối 10,89% . Xác định kim loại đó. Câu 10: (2 điểm) Nêu và giải thích hiệu tượng tượng xảy ra trong các thí nghiệm sau: a. Cho thanh Cu vào ống nghiệm đựng dung dịch AgNO3. b. Cho một đinh Fe vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4. c. Cho miếng Na nhỏ vừa phải lần lượt vào các ống nghiệm chứa 1 trong các dung dịch KCl, CuSO4, NH4Cl, AlCl3. HẾT 0

0

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

4


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

PHÒNG GD&ĐT NGA SƠN CỤM: HẢI - THÀNH - GIÁP (Đề thi gồm có 2 trang)

ĐỀ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 9 LẦN 3 NĂM HỌC 2018 - 2019 Môn: HÓA HỌC Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 30 tháng 11 năm 2018 ĐỀ BÀI

Câu 1 ( 2,0 điểm) Hoàn thành sơ đồ chuyển hoá sau, xác định rõ các chất ứng với kí hiệu A, B, C, D, E, F, G. (A, B, C, D, E, F, G là các chất vô cơ) Fe(nóng đỏ) + O2 → A A + HCl → B + C + H2O B + NaOH → D + G C + NaOH → E + G D + O2 + H2O→ E t E → F + H2O Câu 2 ( 2,0 điểm) Cho kim loại Natri vào dung dịch hai muối Al2(SO4)3 và CuSO4 thì thu được khí A, dung dịch B và kết tủa C. Nung kết tủa C được chất rắn D. Cho hiđrô dư đi qua D nung nóng được chất rắn E. Hoà tan E vào dung dịch HCl dư thấy E tan một phần. Giải thích và viết phương trình hoá học các phản ứng. Câu 3 ( 2,0 điểm) Chọn các chất X, Y, Z, T thích hợp và viết các phương trình hoá học hoàn thành sơ đồ biến hoá sau: 0

X Y

(1) (2)

FeSO4

(4)

FeCl2

(5)

Fe(NO3)2

(6)

X

(7)

T

(8)

Z

(3)

Z Câu 4 (3,0 điểm): a, Có 5 gói bột trắng là NaNO3, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3 và BaSO4. Chỉ được dùng thêm nước, khí cacbonic và các dụng cụ cần thiết. Hãy trình bày cách nhận biết từng gói bột trắng nói trên b, Có hỗn hợp các chất sau: Al2O3 và Fe2O3. Hãy trình bày phương pháp hóa học để điều chế riêng từng kim loại: Al, Fe từ hỗn hợp trên. Câu 5 (1,0 điểm) Hãy giải thích ngắn gọn: a, Nguyên nhân gây mưa axit. b, Người ta có thể sử dụng vật dụng bằng nhôm để chứa nước mà không dùng để chứa nước vôi. Câu 6 (1,0 điểm) Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

5


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

Độ tan của NaCl trong nước ở 90oC bằng 50 gam a, Tính nồng độ % của dung dịch NaCl bão hoà ở 90oC. b, Khi làm lạnh 600 gam dung dịch bão hoà ở 90oC tới 0oC thì khối lượng dung dịch thu được là bao nhiêu gam. Biết độ tan của NaCl ở 0oC là 35 gam. Câu 7 (2,0 điểm). Có hỗn hợp A gồm 0,2 mol MgCl2 và 0,3 mol AlCl3. Hãy tính khối lượng kết tủa thu được khi cho hỗn hợp A tác dụng với: a, Dung dịch amoniăc dư. b, Dung dịch xút dư. Câu 8 ( 2,0 điểm) Đốt m gam bột sắt trong khí oxi thu được 7,36 gam chất rắn X gồm: Fe; FeO; Fe3O4; Fe2O3. Để hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X cần vừa hết 120 ml dung dịch H2SO4 1M (loãng), tạo thành 0,224 l H2 ở đktc. a, Viết phương trình hoá học xảy ra. b, Tính m? Câu 9 (3,0 điểm) Nung 25,28 gam hỗn hợp FeCO3 và FexOy trong O2 dư tới phản ứng hoàn toàn, thu được khí A và 22,4 gam Fe2O3 duy nhất. Cho khí A hấp thụ hoàn toàn vào 400ml dung dịch Ba(OH)2 0,15M thu được 7,88gam kết tủa. a, Viết các phương trình phản ứng xẩy ra b, Tìm công thức phân tử của FexOy. Câu 10 (2,0 đ) Đổ từ từ 100 gam dung dịch KHSO4 vào 100 gam dung dịch K2CO3 thu được 198,9 gam dung dịch ( thí nghiệm 1). Nếu đổ từ từ 100 gam dung dịch K2CO3 vào 100 gam dung dịch KHSO4 thì thu được 197,8 gam dung dịch (thí nghiệm 2). Tính nồng độ % của dung dịch KHSO4 và nồng độ % của dung dịch K2CO3 đã dùng ban đầu. Cho: Ba = 137; Na = 23; Fe = 56; K = 39; Cl= 35,5; S = 32; O = 16; N =14; C = 12; H =1; Al =27, Mg = 24 ---Hết---

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

6


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN ĐỀ THI THỬ HSG LỚP 9 LẦN 3 Câu I (2 điểm): 1) Cho BaO vào dung dịch H2SO4 loãng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa M và dung dịch N. Cho Al dư vào dung dịch N thu được khí P và dung dịch Q. Lấy dung dịch Q cho tác dụng với dung dịch Na2CO3 thu được kết tủa T. Xác định M, N, P, Q, T. 2, Hoà tan hết 7,74 gam hỗn hợp hai kim loại magie và nhôm bằng 500ml dung dịch chứa hai axit HCl 1M và H2SO4 0,28M thu được dung dịch A và 8,736 lít khí hiđro đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Viết phương trình hóa học và tính khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch A. Câu II (2 điểm): Hoà tan a (g) hỗn hợp Na2CO3 và KHCO3 vào nước để được 400ml ddA. Cho từ từ 100 ml dd HCl 1,5M vào dd A thu được dd B và 1,008(l) khí ở đktc. Cho B tác dụng với dd Ba(OH)2 dư thu được 29,55g kết tủa. a, Tính a b, Tính nồng độ mol mỗi muối trong dd A. Câu III (2 điểm): Hỗn hợp A gồm hai kim loại Na và Al. Hòa tan A vào nước dư: a/ Xác định tỉ lệ số mol

nNa để hỗn hợp A tan hết? nAl

b /Nếu khối lượng A là 16,9 gam cho tan hết trong lượng nước dư thì thu được 12,32 lít khí H2 (đktc). Xác định khối lượng mỗi kim loại trong A? c/ Cho 16,9 gam hỗn hợp A như trên vào 2 lít dung dịch HCl 0,75M, phản ứng xong thu được dung dịch X. Cho 2 lít dung dịch KOH vào X kết thúc các phản ứng thì thu được 7,8 gam kết tủa. Xác định nồng độ mol/lít của dung dịch KOH đã dùng? Câu IV (2 điểm): Trình bày phương pháp hóa học tách lấy riêng từng muối với lượng chất không đổi từ hỗn hợp rắn gồm KCl, BaCl2, AlCl3. Câu V (2 điểm): Phân hủy hoàn toàn a gam CaCO3 để lấy khí CO2. Điện phân dung dịch chứa b gam NaCl(Với màng ngăn xốp) thấy còn lại 25%NaCl không bị điện phân và tách lấy dung dịch NaOH (dd X), Cho khí CO2 hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch X ta được dung dịch Y. Biết rằng dung dịch Y vừa tác dụng được với dung dịch KOH, vừa tác dụng đựoc với dung dịch BaCl2.Viết PTHH, lập biểu thức biểu diễn quan hệ giữa a và b. Câu VI (2 điểm): 1/ Giải thích vì sao đồ dùng bằng nhôm không dùng đựng dung dịch kiềm mạnh. 2/ Viết các phản ứng có thể để điều chế FeCl3 Câu VII (2 điểm): Hoà tan 7,8 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại: Mg và Al vào bình đựng dung dịch HCl vừa đủ, sau phản ứng này khối lượng bình tăng thêm 7 gam. Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

7


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

1/ Tính thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. 2/ Cho 7,8 gam hỗn hợp kim loại trên vào 400 ml dung dịch CuSO4 1M, sau phản ứng thu được chất rắn A. Tính khối lượng chất rắn A và nồng độ mol/lit của các dung dịch sau phản ứng (coi như thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể). Câu VIII (2 điểm): 1) Cho các chất đựng riêng biệt: S, SiO2, P, Na3PO4, FeO, Cu. Cho dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng, dư vào các bình trên. Viết phương trình hóa học xảy ra (nếu có). 2) Cho 5,16 gam một loại hợp chất oleum vào nước thu được 300 ml dung dịch X. Để trung hoà 150 ml dung dịch X cần dùng 30 ml dung dịch KOH 2M. Tính phần trăm về khối lượng của nguyên tố oxi trong oleum trên. Câu IX (2 điểm): Lựa chọn một hóa chất phù hợp, nhận biết các dung dịch sau (nồng độ nhỏ hơn 0,01M): CuSO4; FeCl2; FeCl3; Na2CO3 ; Na2SO4; HNO3. Câu X (2 điểm): 1. Trình bày các thí nghiệm để xác định thành phần định tính và định lượng của nước 2. Nêu cách pha chế 500,0 ml dung dịch NaCl 0,9% (nước muối sinh lí) từ muối ăn nguyên chất và nước cất. Nêu tên các dụng cụ thí nghiệm cần thiết và mô phỏng cách tiến hành bằng hình vẽ. …… Hết…….

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

8


Bộ đề thi HSG cấp Huyện PHÒNG GD&ĐT PHÚC YÊN (Đề thi có 02 trang)

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP THÀNH PHỐ NĂM HỌC 2018-2019 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

(Cho: H=1; S=32; Fe=56; N=14; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27; Cl=35,5; K=39; Ba=137; P=31; Cu=64). Câu 1.(2,0 điểm) Cho các chất sau: P2O5, Ag, H2O, KClO3, Cu, Zn, Na2O, S, Fe2O3, CaCO3, HCl và những dụng cụ cần thiết. Hãy chọn chất và viết phương trình phản ứng để điều chế: NaOH, Ca(OH)2, O2, H2, H2SO4, Fe. Câu 2.(2,0 điểm) Nung hỗn hợp gồm FeS và FeS2 trong một bình kín chứa không khí (oxi chiếm 20%, nitơ chiếm 80% thể tích) đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được một chất rắn duy nhất và hỗn hợp Y có thành phần thể tích 84,8% N2, 14,0% SO2 còn lại là O2. Xác định phần trăm khối lượng FeS có trong X? Câu 3.(2,0 điểm) Nguyên tử Z có tổng số hạt bằng 58 và có nguyên tử khối nhỏ hơn 40 đvC. Hỏi Z thuộc nguyên tố hoá học nào? Câu 4.(2,0 điểm) Cho 3,78 gam hỗn hợp gồm Mg và Al tác dụng với dung dịch chứa 0,5 mol axit HCl. Chứng minh rằng: sau phản ứng axit HCl còn dư. Câu 5 .(2,0 điểm)  Có 5 dung dịch (mỗi dung dịch chỉ chứa 1 chất tan) trong 5 lọ riêng biệt gồm các chất: Na2CO3, BaCl2, MgCl2, H2SO4, NaOH được đánh số bất kì (1), (2), (3), (4), (5). Tiến hành thực hiện các thí nghiệm thì nhận được kết quảsau: - Chất ở lọ (1) tác dụng với chất ở lọ (2) cho khí thoátra. - Chất ở lọ (1) tác dụng với chất ở lọ (4) thấy xuất hiện kếttủa. - Chất ở lọ (2) cho kết tủa trắng khi tác dụng với chất ở lọ (4) và lọ(5). Xác định chất có trong các lọ (1), (2), (3), (4), (5). Giải thích và viết các phương trình hóa học xảy ra. Câu 6.(2,0 điểm) Nêu hiện tượng, viết phương trình phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau: a) Trộn dung dịch Na2CO3 với dung dịch FeCl3. b) Cho urê (NH2)2CO vào dung dịch Ba(OH)2. Câu 7. (2,0 điểm) Hòa tan 11,2 gam hỗn hợp gồm Cu và kim loại M trong dung dịch HCl dư thu được 3,136 lít khí (đktc). Mặt khác, hòa tan hết 11,2 gam hỗn hợp trên trong dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 3,92 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Tìm kim loại M. Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

9


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

Câu 8.(2,0 điểm) Cho 0,1 mol mỗi axit H3PO2 và H3PO3 tác dụng với dung dịch KOH dư thì thu được hai muối có khối lượng lần lượt là 10,4g và 15,8g. Tìm công thức phân tử của hai muối trên. Câu 9.(2,0 điểm) Trộn 500ml dung dịch NaOH nồng độ xM với 500ml dung dịch H2SO4 nồng độ yM thu được dung dịch E. Dung dịch E có khả năng hòa tan vừa hết 1,02 gam Al2O3. Mặt khác, cho dung dịch E phản ứng với dung dịch BaCl2 dư thu được 23,3 gam kết tủa trắng. Xác định giá trị x,y. Câu 10.(2,0 điểm) A là hợp chất của lưu huỳnh. Cho 43,6 gam chất A vào nước dư được dung dịch B. Cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch B, thu được kết tủa trắng và dung dịch C. Cho Mg dư vào dung dịch C, thu được 11,2 lít khí ở (đktc). Xác định công thức phân tử của chất A ------------------- Hết-------------------

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

10


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN ĐỘI TUYỂN HÓA HỌC 9 ĐỀ KIỂM TRA ĐỘI TUYỂN – LẦN 1 Thời gian: 150 phút Câu 1: Cho hỗn hợp gồm các chất rắn BaO, CuO và SiO2. Trình bày phương pháp hóa học tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp với điều kiện không làm thay đổi khối lượng các chất. Câu 2: Ba dung dịch muối A, B, C thỏa mãn: A tác dụng với B thì có kết tủa BaSO4, B tác dụng với C thì có kết tủa xuất hiện, A tác dụng với C thì có khí CO2 thoát ra. Tìm A, B, C và viết các phương trình phản ứng xảy ra. Câu 3: Có 6 chất rắn đựng trong 6 lọ riêng biệt, mất nhãn là: Na2CO3, Na2SO4, MgCO3, BaCO3, BaSO4, CuSO4 .Chỉ dùng thêm một thuốc thử, hãy nhận biết các chất rắn trên bằng phương pháp hóa học. Câu 4: Chỉ dùng dung dịch HCl, hãy phân biệt các dung dịch riêng biệt chứa NaHSO4, Na2CO3, AlCl3, Fe(NO3)3, NaCl, Ca(NO3)2 Câu 5: Hãy nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau: a) Cho lần lượt CO2, Al(NO3)3, NH4NO3 vào 3 cốc chứa dung dịch NaAlO2. b) Hòa tan hết FexOy trong dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư. Khí thu được sục vào dung dịch KMnO4. Câu 6: Xác định các chất A, B, C, D, E, F, G sao cho phù hợp và hoàn thành các PTHH sau: t Fenóng đỏ + O2  → A A + HCl → B + C + H2O B + NaOH → D+G C + NaOH → E + G D + O2 + H2O → E t E  → F + H2O Câu 7: Cho hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe, Cu tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y, khí Z và chất rắn A. Hòa tan A trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được khí B. Sục từ từ khí B vào dung dịch nước vôi trong dư thu được kết tủa D. Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Y cho đến khi kết tủa lớn nhất thì thu được chất rắn E. Nung E trong không khí tới khối lượng không đổi thu được chất rắn G. Xác định thành phần các chất có trong Y, Z, A, B, D, E, G. Viết các phương trình hóa học xảy ra. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Câu 8: Từ muối ăn, nước, và kim loại sắt. Viết các phương trình hóa học điều chế: Na, Fe(OH)3 Câu 9: Nêu hiện tượng hóa học, đưa ra lời giải thích và viết phương trình hóa học xảy ra trong các thí nghiệm sau: a) Nhúng đinh sắt sạch vào dung dịch đồng (II) sunfat. b) Nhỏ từ từ H2SO4 đặc vào cốc đựng đường saccarozơ. o

o

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

11


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

Câu 10: Cho sơ đồ điều chế khí O2 trong phòng thí nghiệm:

Từ hình vẽ trên, hãy cho biết: a. Tên các dụng cụ thí nghiệm đã đánh số trong hình vẽ. b. Chỉ ra hai chất có thể là X trong sơ đồ trên, viết phương trình phản ứng minh họa. c. Giải thích tại sao trong thí nghiệm trên: - Khí O2 lại được thu bằng phương pháp đẩy nước? - Khi kết thúc thí nghiệm phải tháo ống dẫn khí trước khi tắt đèn cồn?

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

12


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGA SƠN ĐỀ CHÍNH THỨC

Số danh

báo

KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI –V2 Năm học: 2019-2020 Môn thi: HÓA HỌC Lớp 9 -THCS Ngày thi: 31/10/2019 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi này có 10 câu, gồm 02 trang

Câu 1: (2 điểm). 1. Cho 0,1 mol Fe2O3 phản ứng vừa đủ với dung dịch H2SO4 20% thu được dung dịch X. Lấy dung dịch X hạ nhiệt độ xuống 00C làm tách ra m gam Fe2(SO4)3.5H2O. Tính m biết độ tan của Fe2(SO4)3 ở 00C bằng 20,1 gam. 2. Có hai dung dịch: dung dịch A (KOH) và dung dịch B (HCl và AlCl3). Không dùng hóa chất nào khác, hãy nêu cách nhận ra hai dung dịch trên. Câu 2: (2 điểm). 1. Chỉ từ CuS, H2O, NaCl, các phương tiện và các điều kiện phản ứng, viết các phương trình phản ứng hóa học điều chế Cu(OH)2. 2. Trình bày phương pháp hóa học để tách lấy từng kim loại ra khỏi hỗn hợp chất rắn gồm Na2CO3, BaCO3, MgCO3 . Câu 3: (2 điểm). 1. Cho 0,015 mol một loại hợp chất oleum vào nước thu được 200 ml dung dịch X. Để trung hoà 100 ml dung dịch X cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 0,15M. Tính phần trăm về khối lượng của nguyên tố lưu huỳnh trong oleum trên. 2. Hỗn hợp khí X gồm CO và O2 có tỉ khối đối với H2 là 15. Cho X vào bình phản ứng và đun nóng. Sau khi phản ứng kết thúc thu được hỗn hợp khí Y. a) Tính % khối lượng mỗi khí trong X. b) Tính tỉ khối của Y đối với H2. Câu 4: (2 điểm). Có hai nguyên tố X,Y tạo thành hai hợp chất A1 và B1, trong A1 nguyên tố X chiếm 75% và nguyên tố Y chiếm 25% theo khối lượng, còn trong B1 nguyên tố X chiếm 90% và nguyên tố Y chiếm 10% theo khối lượng. Nếu công thức hóa học của A1 là XY4 thì công thức hóa học của B1 là gì? Câu 5: (2 điểm). 1. Một loại phân bón NPK có kí hiệu trên bao bì là 15.11.12. Hỏi % khối lượng của các nguyên tố N, P, K trong loại phân bón trên bằng bao nhiêu ? 2. Viết phương trình phản ứng khi cho các dung dịch sau tác dụng với nhau theo tỉ lệ mol 1 : 1. a) BaCl2 và NaHSO4 b) Ba(HCO3)2 và KHSO4 c) Ca(H2PO4)2 và KOH d) Ca(OH)2 và NaHCO3. Câu 6: (2 điểm). Hỗn hợp rắn X gồm BaCO3, Fe(OH)2, Al(OH)3. Nung X trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn A. Hòa tan hoàn toàn A trong nước dư được dung Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

13


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

dịch B và chất rắn C. Thổi CO2 đến dư vào dung dịch B thu được kết tủa D. Hòa tan chất rắn C trong dung dịch NaOH dư thu được dung dịch E và chất rắn F. Thổi CO2 đến dư vào dung dịch E lại thu được kết tủa D. Lập luận xác định thành phần của A, B, C, D, E, F. Viết các phương trình hóa học xảy ra. Câu 7: (2 điểm). Cho các chất sau: CO2, K2CO3, BaCO3, Ba(HCO3)2. Hãy lập sơ đồ chuyển hóa giữa các chất đã cho sao cho mỗi chất chỉ xuất hiện một lần và có 10 mũi tên chuyển hóa, mỗi mũi tên chỉ ứng với một phương trình hóa học. Viết phương trình hóa học theo sơ đồ chuyển hóa đã lập. Câu 8: (2 điểm). Nhỏ từ từ V lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,5M vào dung dịch chứa x mol NaHCO3 và y mol BaCl2. Đồ thị sau đây biểu diễn sự phụ thuộc giữa số mol kết tủa và thể tích dung dịch Ba(OH)2. Tìm giá trị của x, y. BaCO3 (mol) 0,2 0,1 0

0,1

0,3

Vdd Ba(OH)2

Câu 9: (2 điểm). 1. Cho 48 (g) Fe2O3 vào m (g) dung dịch H2SO4 9,8% (loãng). Sau phản ứng, phần dung dịch thu được có khối lượng 474 (g) dung dịch A. a. Tính C% các chất có trong dung dịch A. b. Tính m (g). 2. Hòa tan 0,023 gam kim loại Na vào 100ml H2O (D=1g/ml). a. Nêu hiện tượng xảy ra? b. Tính số nguyên tử Hiđro có trong dung dịch thu được sau phản ứng. Câu 10: (2 điểm). Để chứng minh tính tan của khí Hiđroclorua (HCl), người ta dùng thí nghiệm như hình vẽ sau: a. Hãy nêu tên các dụng cụ, hóa chất cần thiết và cách tiến hành để thực hiện thí nghiệm. b. Nêu và giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.

Cho biết: H =1; N = 14; O = 16; Na = 23; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Fe = 56; C = 12; Ba = 137; P = 31. Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

14


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGA SƠN ĐỀ CHÍNH THỨC

Số danh

báo

KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI Năm học: 2019-2020 Môn thi: HÓA HỌC Lớp 9 -THCS Ngày thi: 16/10/2019 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi này có 10 câu, gồm 02 trang

Câu 1: (2 điểm). 3. Viết phương trình hóa học hoàn thành sơ đồ phản ứng sau: (1) (2) (3) (4) FeS2  → SO2  → Na2SO3  → SO2  → H2SO4 4. Cân bằng các phản ứng hóa học sau: a. FexOy + HNO3 ---> Fe(NO3)n + NO + H2O b. CxHyOz + O2 ---> CO2 + H2O Câu 2: (2 điểm). 1. Bằng phương pháp hóa học, hãy trình bày cách nhận biết các dung dịch không màu đựng trong các lọ mất nhãn sau: Na2CO3; AgNO3; MgSO4; NaCl. 2. Cho hỗn hợp Cu, Fe2O3 vào dung dịch chứa chất A. Sau phản ứng, thu được chất rắn B và dung dịch chứa hỗn hợp 2 muối. Xác định A, B. Viết PTHH xảy ra. Câu 3: (2 điểm). 1. Cho tổng số hạt (n, p, e) trong nguyên tử X bằng 58. Tính số hạt n, p, e có trong nguyên tử X. Biết rằng trong X có tổng số hạt p và n nhỏ hơn 40. 2. Cho hợp chất Y tạo bởi 2 nguyên tố hóa học là Al và O. Biết khối lượng mol phân tử của Y bằng 102. Xác định công thức hóa học của Y. Câu 4: (2 điểm). Xác định khối lượng MSO4 tách ra khi làm lạnh 800 gam dung dịch MSO4 bão hòa 0 ở 70 C xuống 200C. Cho biết độ tan của MSO4 ở 700C và 200C lần lượt là 35,93 gam và 21 gam. Câu 5: (2 điểm). Hỗn hợp X gồm SO2 và O2 có tỷ khối so với khí Nitơ là 2. a. Tính % về thể tích của mỗi khí có trong hỗn hợp. b. Lấy 4,48 lit hỗn hợp X (đktc) cho qua bình đựng xúc tác V2O5 nung nóng. Sau phản ứng thu được hỗn hợp khí Y. Cho toàn bộ khí Y lội qua dung dịch Ba(OH)2 dư thấy có 33,51 gam kết tủa. Tính hiệu suất của phản ứng oxi hóa SO2 thành SO3. Câu 6: (2 điểm). Nêu hiện tượng, giải thích bằng phương trình hóa học khi tiến hành các thí nghiệm sau: a) Sục từ từ cho đến dư khí CO2 vào dung dịch nước vôi trong. b) Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch KOH vào dung dịch AlCl3. c) Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch AlCl3 vào dung dịch KOH. d) Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp NaOH và NaAlO2. Câu 7: (2 điểm). Dung dịch A chứa hỗn hợp KOH 0,02M và Ba(OH)2 0,005M. Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

15


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

Dung dịch B chứa hỗn hợp HCl 0,05M và H2SO4 0,05M. Tính thể tích dung dịch B cần để trung hòa hết 1 lit dung dịch A. Câu 8: (2 điểm). Cho x (g) hỗn hợp 3 kim loại Fe, Cu, và Al vào một bình kín có chứa 1 mol khí O2. Nung nóng bình một thời gian cho đến khi thể tích khí O2 giảm còn 96,5% thì thu được 2,12 (g) chất rắn. Tính x ? Câu 9: (2 điểm). Rót từ từ dung dịch chứa 6 mol NaOH vào dung dịch chứa hỗn hợp gồm 1 mol HCl và 1 mol AlCl3. a. Viết các PTHH xảy ra. b. Vẽ đồ thị thể hiện sự thay đổi số mol kết tủa theo số mol của NaOH trong thí nghiệm trên. Câu 10: (2 điểm).

. a) Hình trên mô tả sơ đồ điều chế và thu khí Oxi trong phòng thí nghiệm. Hãy cho biết chất X đã dùng. Viết PTHH xảy ra. b) Hãy cho biết: - Vì sao ống nghiệm dùng để nung lại đặt nghiêng như vậy? - Khi kết thúc thí nghiệm, nên tắt đèn cồn trước hay tháo ống dẫn khí ra trước? Vì sao? - Phương pháp thu khí Oxi ở trên là phương pháp gì? Vì sao lại thu như vậy? Cho biết: H =1; N = 14; O = 16; Na = 23; Al = 27;S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Fe = 56; Cu = 64; Ba = 137.

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

16


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THIỆU HÓA ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2018 – 2019 Môn thi: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Ngày thi

(Đề thi gồm trang) Câu 1 (1,5 điểm): Cho dung dịch (dd) một chất tan X có khối lượng riêng d (g/ml), nồng độ C%, khối lượng mol phân tử X là M. a. Lập biểu thức liên hệ giữa CM của dd chất X theo M, C%, d. Coi khối lượng riêng của nước 1 g/ml. b. Tính CM khi M = 63 (HNO3); C% =10%; d =1,054 Câu 2 (2,0 điểm): 1. Trong 43,2 gam nước có bao nhiêu phân tử, bao nhiêu nguyên tử. 2. Tính lượng tinh thể CuSO4.5H2O cần dùng để điều chế 500ml CuSO4 8% (d= 1,1g/ml ) Câu 3 (2,0 điểm): 1. Ở t0C m gam nước hoà tan tối đa a gam chất X được dung dịch Y bão hoà. Tính độ tan S gam/100 gam H2O của X tại nhiệt độ này. 2. Cho dung dịch chất X bảo hoà, có độ tan là S gam/100 gam H2O và nồng độ phần trăm C%. Lấp biểu thức liên hệ giữa C% và S. Câu 4 (1,5 điểm): 1. Một hỗn hợp khí X có chứa a mol khí CO2, b mol khí H2, c mol khí N2. Tính tỉ khối d của X so với không khí. 2. Tính d khi a = 2; b = 2,5; c = 1,5. Câu 5 (1,5 điểm): 1. Tổng số hạt electron (e), proton (p), nơtron (n) trong nguyên tử nguyên tố X là S. Số hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là x hạt. Xác định số hạt e, p, n trong nguyên tử X theo S và x. 2. Khi S = 34 và x = 10. Xác định số hạt e, p, n trong nguyên tử X Câu 6 (3,5 điểm): 1.Có V1 lít hỗn hợp X gồm các axit: HCl aM, H2SO4 bM, HNO3 cM, tác dụng vừa đủ với V2 lít hỗn hợp Y gồm các bazơ: NaOH xM, KOH yM, Ca(OH)2 zM để chỉ thu được muối trung hoà và nước. Tìm mối quan hệ giữa V1, V2, a, b, c, x, y, z. 2. Cho sơ đồ chuyển hóa sau.

Cacbon (1)

+ O2 ( 2 ) + CaO ( 5 ) +t (7)   → Y  → Z  → 0

Y

+ CO2 + HCl (8)

+ C (4)

( 3) X +CuO → Y

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

NaOH ( 6) +  →

E 17


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

Xác định X, Y, Z, E. Viết các phương trình hóa học minh họa và nêu rõ trạng thái chất trong phương trình hóa học. Câu 7 (2,0 điểm): A là hh khí gồm CO2 , SO2 tỉ khối của A so với H2 là 27. Dẫn a mol hỗn hợp khí A qua bình đựng 1 lít dd NaOH 1,5aM. Sau phản ứng cô cạn cẩn thận dung dịch thu được m (g) muối khan. Tìm m theo a? Câu 8 (3,0 điểm): 1. Cho a mol kim loại Na vào 100 ml dung dịch AlCl3 1M. Khi phản ứng kết thúc thu được 4,68 g kết tủa. Tính a? 2. Hoà tan hết 25,2g kim loại R trong dung dịch axit HCl, sau phản ứng thu được 10,08 lit H2 (đktc). Xác định kim loại R. Câu 9 (2,0 điểm): Để xác định nồng độ của các muối NaHCO3 và Na2CO3 trong một dung dịch hỗn hợp của chúng (dung dịch A), người ta làm các thí nghiệm như sau : Thí nghiệm 1: Lấy 25 ml dung dịch A cho tác dụng với 100 ml dung dịch HCl 1M , sau đó trung hoà lượng axit dư bằng lượng vừa đủ là 14 ml dung dịch NaOH 2 M. Thí nghiệm 2: Lại lấy 25 ml dung dịch A, cho tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2. Lọc bỏ kết tủa mới tạo thành, thu lấy nước lọc và nước rửa gộp lại rồi cho tác dụng với lượng vừa đủ là 26 ml dung dịch HCl 1M. Viết các phương trình hoá học xảy ra trong các thí nghiệm. Tính nồng độ mol của mỗi muối trong dung dịch A. Câu 10 (1,0 điểm): Thí nghiệm đốt cháy bột nhôm, kể tên dụng cụ thí nghiệm và nêu hiện tượng, giải thích. Cho H=1, N=14; O=16, P=31; S=32; Cl=35.5; Na =23; Mg =24; K=39; Ca=40; Ba =137; Mn=55; Fe=56; Ag=108; C=12; Cu=64; Al = 27. ------ Hết------

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

18


Bộ đề thi HSG cấp Huyện PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGA SƠN

ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG LỚP 9 DỰ THI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2018 - 2019

Môn thi: Hóa học Thời gian làm bài: 150 phút Ngày thi: 14/12/2018

ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm có 02 trang)

Câu 1: (3,0 điểm) Một phân tử X2Y3 có tổng số hạt proton, electron, nơtron bằng 152, trong đó số các hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 48, số hạt mang điện của X nhiều hơn số hạt mang điện của Y là 4. 1. Xác định X, Y, X2Y3. 2. Viết các phương trình hóa học tạo ra X2Y3. Caâu 2: (3,0 điểm) 1. Cho các chất : SiO2, NO2, P2O5, Ca(H2PO4)2, K2SiO3, Al2O3, Zn lần lượt tác dụng với dung dịch NaOH loãng, dư. Viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có). 2. Oxit cao nhaát cuûa nguyeân toá R laø R2O5. trong hôïp chaát vôùi hiñro, R chieám 91,17% veà khoái löôïng. a) Xaùc ñònh coâng thöùc hoùa hoïc oxit cao nhaát cuûa R. b) Vieát phöông trình phaûn öùng xaûy ra khi cho oxit treân vaøo dung dòch KOH. Câu 3: (3,0 điểm) Để một mẩu sắt lâu ngày trong không khí sạch (chỉ chứa nitơ và oxi) thu được chất rắn A chứa 4 chất. Cho chất rắn A tác dụng hết với dd HCl thu được hỗn hợp dd B và khí C, cho B phản ứng hoàn toàn với dd NaOH thu được kết tủa D, nung D ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được rắn E chỉ chứa một chất duy nhất.Tìm các chất có trong A, B, C, D, E. Viết phương trình hóa học xảy ra? Câu 4: (3,0 điểm) 1. Hãy nêu phương pháp tách riêng mỗi chất rắn có trong hỗn hợp các chất sau: CaCO3, NaCl, BaSO4. Viết phương trình hóa học xảy ra. 2. Cho sơ đồ sau: B

D

F A

A C

E

G

Biết A là kim loại, B, C, D, E, F, G là hợp chất của A. Xác định công thức của A,B, C, D, E, F, G, viết các phương trình hóa học xảy ra. Câu 5: (3,0 điểm) Hỗn hợp A gồm 2 kim loại Al và Mg. Cho 1,29 gam A vào 200ml dung dịch CuSO4. Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

19


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,47 gam chất rắn B và dung dịch C, lọc lấy kết tủa, rồi thêm BaCl2 dư vào thu được 11,65 gam kết tủa. 1. Tính nồng mol của dung dịch CuSO4? 2. Tính khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp A? 3. Nếu cho dung dịch NaOH vào dung dịch C thu được kết tủa D, lấy kết tủa D đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Tìm khoảng xác định của m? Câu 6: (3,0 điểm) Hòa tan hết 4,68 gam hỗn hợp hai muối ACO3, BCO3 bằng dung dịch H2SO4 loãng. Sau phản ứng thu được dung dịch X và 1,12 lít khí CO2 (ở đktc) 1. Tính tổng khối lượng các muối tạo thành trong dung dịch X? 2. Tìm các kim loại A, B và tính thành phần % khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu. Biết tỉ lệ số mol nACO3 : nBCO3 = 2 : 3 , tỉ lệ khối lượng mol MA : MB = 3 : 5. 3. Cho toàn bộ lượng khí CO2 thu được ở trên hấp thụ vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2. Tính nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 để thu được 1,97 gam kết tủa? Câu 7: (2,0 điểm) Trong phòng thí nghiệm chỉ có: Bình chứa khí CO2, dd NaOH và 2 cốc đong (1cốc 100ml; cốc kia 200ml). Hãy trình bày phương án thí nghiệm điều chế 200ml dd Na2CO3 (không lẫn chất tan nào khác) ---------------------------- Hết ---------------------------

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

20


Bộ đề thi HSG cấp Huyện UBND HUYỆN NGA SƠN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐỘI TUYỂN SINH GIỎI LỚP 9 (LẦN 1) NĂM HỌC: 2017 - 2018

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi gồm có 02 trang)

Môn: Hóa học Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1: (2.0 điểm) Cho lần lượt từng chất: Fe, BaO, Al2O3 và KOH vào lần lượt các dung dịch: NaHSO4, CuSO4. Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra. Câu 2: (2.0 điểm) a. Tính lượng Oxi trong hóa chất A chứa 98% H3PO4 tương ứng với lượng Lưu hùynh có trong hóa chất B chứa 98%H2SO4 . Biết lượng Hyđrô ở A bằng lượng Hyđrô ở B b. Cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH chứa 0,02 g NaOH trong 1ml dung dịch để chuyển 1,25 g FeCl3 . 6 H2O thành Fe(OH)3 . Câu 3: (2.0 điểm) Chỉ được dùng các ống nghiệm, trình bày cách phân biệt các dung dịch riêng biệt, mất nhãn sau đây: KHCO3, Na2S, K2CO3, BaCl2, KHSO4, Ba(HCO3)2 Câu 4: (2.0 điểm) Trung hòa 250 ml dung dịch A có chứa đồng thời HCl 0,5M và H2SO4 xM phải dùng 250 ml dung dịch B có chứa Ba(OH)2 0,16M và NaOH 0,54M. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Tính x và m. Câu 5: (2.0 điểm) Một hỗn hợp A gồm BaCl2 và CaCl2 có khối lượng 43 gam được hòa tan hoàn toàn trong 357 ml nước thu được dung dịch B. Thêm 400 ml dung dịch Na2CO3 1M vào dung dịch B thu được 39,7 gam kết tủa và dung dịch C. Thêm nước vào dung dịch C cho đủ 800 ml. Tính nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch B và nồng độ mol các chất có trong dung dịch C. Câu 6: (2.0 điểm) Hoà tan 43,71 gam hỗn hợp gồm 3 muối Cacbonat, Hiđrocacbonat, Clorua của một kim loại kiềm ( hoá trị I) vào một thể tích dung dịch HCl 10,52 % (D = 1,05 g/ml) lấy dư được dung dịch A và 17,6 gam khí B Chia dung dịch A thành hai phần bằng nhau Phần 1 : Cho tác dụng với AgNO3 dư, được 68,88 gam kết tủa Phần 2 : Phản ứng vừa đủ với 125 ml dung dịch KOH 0,8 M sau phản ứng cô cạn được 29,68 gam hỗn hợp muối khan. a. Tìm tên kim loại kiềm? b. Tính % khối lượng mỗi kim loại đã lấy? c. Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng? Hòa tan 4,4 gam hỗn hợp A gồm một kim loại M hóa trị II và oxit của nó phải dùng 100 ml dung dịch HCl 3M, sau phản ứng thu được dung dịch X. Tìm kim loại M và tính nồng độ mol của dung dịch X. Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

21


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

Câu 7: (2.0 điểm) Cho a gam Na vào 160 ml dung dịch (D = 1,25 g/ml ) gồm Fe2(SO4)3 0,125M và Al2(SO4)3 0,25M. Tách kết tủa nung được 5,24 gam chất rắn. a. Tính a ? b. Tính C% các chất trong dung dịch sau phản ứng ? Câu 8: (2.0 điểm) Hỗn hợp X gồm Zn và Cu. Cho m gam hỗn hợp X vào dung dịch H2SO4 loãng, dư còn lại 2 gam chất rắn. Thêm 4 gam Cu vào m gam hỗn hợp X thu được hỗn hợp Y, khi đó thành phần phần trăm về khối lượng của Zn trong hỗn hợp X lớn hơn trong hỗn hợp Y là 25%. Tính thành phần phần trăm về khối lượng của Cu trong hỗn hợp X biết rằng khi ngâm hỗn hợp Y trong dung dịch NaOH một thời gian thì thể tích khí sinh ra vượt quá 1,12 lít (đktc) Câu 9: (2.0 điểm) Khi cho dung dịch H3 PO4 tác dụng với dung dịch NaOH thu được dung dịch M. a. Hỏi M có thể chứa những muối nào? b. Phản ứng nào có thể xảy ra khi thêm KOH vào dung dịch M c. Phản ứng nào có thể xảy ra khi thêm H3 PO4 ( hoặc P2 O5) vào dung dịch M? Viết phương trình phản ứng. Câu 10: (2.0 điểm) Khử hoàn toàn 6,4 gam oxit RxOy cần dùng 2,688 lit khí CO (đktc). Đem hoà tan toàn bộ lượng kim loại thu được trong dung dịch HCl dư sinh ra 1,792 lit khí (đktc). a. Tìm công thức oxit. b. Hoà tan hoàn toàn 24 gam hỗn hợp A gồm RxOy, MgO và CuO cần dùng 450 ml dung dịch HCl 2M. Mặt khác, khử 24 gam hỗn hợp A bằng khí CO dư thu được khí B. Hấp thụ toàn bộ khí B vào dung dịch Ba(OH)2 dư tạo thành 49,25 gam kết tủa. Tính khối lượng các chất có trong hỗn hợp A.

(Học sinh được sử dụng máy tính bỏ túi và bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học) ----------------------------Hết----------------------------

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

22


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG LẦN 2 Năm học 2018 - 2019 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: HÓA HỌC 9 Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1 (2,0 điểm): Viết các PTHH hoàn thành sơ đồ phản ứng sau: KMnO4 → O2 → CuO → H2O→ H2 → HCl → H2 → H2O → H2SO4 Câu 2 (2,0 điểm): Hoàn thành các PTHH cho các sơ đồ phản ứng sau: a) Fe + H2SO4 Fe2(SO4)3 + H2O + SO2 b) CuS + HNO3 Cu(NO3)2 + H2O + NO + H2SO4 c) FexOy + CO FeO + CO2 d) KMnO4 + FeSO4 + H2SO4 Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O PHÒNG GD&ĐT NGA SƠN

Câu 3 (2,0 điểm): Cho a gam Fe hòa tan trong dung dịch HCl, cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được 3,1 gam chất rắn. Nếu cho a gam Fe và b gam Mg cũng vào một lượng dung dịch HCl như trên, sau phản ứng thu được 448 ml khí H2 (đktc), cô cạn phần dung dịch thì thu được 3,34 gam chất rắn. Tính a, b? Câu 4 (2,0 điểm): Nêu nguyên liệu, các công đoạn chính và viết các PTHH của quá trình sản xuất axit sunfuric? Câu 5 (2,0 điểm): A là dung dịch H2SO4 0,2M, B là dung dịch H2SO4 0,5M. Phải trộn A và B theo tỉ lệ thể tích như thế nào để được dung dịch H2SO4 0,3M? Câu 6 (2,0 điểm): Rót 400ml dung dịch BaCl2 5,2% (D =1,003g/ml) vào 100ml dung dịch H2SO4 20% (D = 1,14g/ml). Xác định nồng độ % các chất trong dung dịch còn lại sau khi tách bỏ kết tủa? Câu 7 (2,0 điểm): Cho m gam bột kẽm vào cốc đựng m1 gam dung dịch H2SO4 loãng dư, sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m2 gam dung dịch. Biết: m2 – m1 = 12,6 (gam). Tính giá trị của m ? Câu 8 (2,0 điểm): Cho hợp chất MX2. Trong phân tử MX2 có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 140 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt. Số proton trong nguyên tử X nhiều hơn số proton trong nguyên tử M là 5. Xác định công thức hóa học của hợp chất MX2 ? (Biết: ZO = 8; ZNa = 11; ZMg = 12; ZAl = 13; ZP = 15; ZS = 16; ZCl = 17). Câu 9 (2,0 điểm): Hòa tan một oxit của kim loại hóa trị II bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 24,5% thu được dung dịch muối A có nồng độ 33,33%. a. Xác định công thức hóa học của oxit kim loại. b. Làm lạnh 60 gam dung dịch muối A xuống nhiệt độ thấp hơn thấy tách ra 15,625 gam tinh thể X. Phần dung dịch bão hòa có nồng độ 22,54%. Xác định công thức tinh thể muối X ? Câu 10 (2,0 điểm): 1. Từ các chất: Na, CaO, CuSO4, FeCl3 và H2O. Viết các phương trình hóa học điều chế các hiđroxit tương ứng? 2. Trình bày phương pháp tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp gồm Fe2O3, CuO ? (Học sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và máy tính bỏ túi ) ------------------- HẾT------------------

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

23


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

PHÒNG GIÁO DỤC NGA SƠN

®Ò thi häc sinh giái M«n: Ho¸ häc Ngµy thi: Thêi gian: 150 phót (Kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò)

(Đề thi gồm 2 trang) §Ò bµi: Câu 1.(2,0 điểm). Cho 0,1 mol Fe2O3 phản ứng vừa đủ dung dịch H2SO4 20% thu được dung dịch X . Lấy dung dịch X hạ nhiệt độ xuống 00C làm tách ra m gam Fe2(SO4)3.5H2O. Tính m biết ở 00C 100 gam nước hòa tan tối đa 20,1 gam Fe2(SO4)3. Câu 2. (2,0 điểm). 1. Chỉ từ CuS, H2O, NaCl, các phương tiện và các điều kiện phản ứng, viết các phương trình phản ứng hóa học điều chế Cu(OH)2. 2. Trong phòng thí nghiệm có 3 lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch HCl, H2SO4, NaOH có cùng nồng độ CM. Chỉ dùng phenolphtalein hãy phân biệt 3 dung dịch trên. Câu 3. (2,0 điểm). Hỗn hợp A gồm BaO, FeO, Al2O3. Hòa tan A trong lượng nước dư được dung dịch D và phần không tan B. Sục CO2 dư vào D, phản ứng tạo kết tủa. Cho khí CO dư qua B nung nóng được chất rắn E. Cho E tác dụng với dung dịch NaOH dư, thấy tan một phần và còn lại chất rắn G. Hòa tan hết G trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng rồi cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch KMnO4. Giải thích thí nghiệm bằng các phương trình hóa học. Câu 4. (2,0 điểm). Cho 44gam hỗn hợp muối NaHSO3 và NaHCO3 phản ứng hết với dung dịch H2SO4 trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp khí A và 35,5gam muối Na2SO4 duy nhất. Trộn hỗn hợp khí A với oxi thu được hỗn hợp khí B có tỉ khối so với hidro là 21. Dẫn hỗn hợp khí B đi qua xúc tác V2O5ở nhiệt độ thích hợp, sau phản ứng thu được hỗn hợp khí C gồm 4 chất có tỉ khối so với hidro là 22,252. Viết các phương trình hóa học và tìm thành phần % về thể tích của SO3 trong hỗn hợp khí C. Câu 5. (2,0 điểm). Hòa tan hoàn toàn 40 gam một oxit có dạng M2On, n là hóa trị của kim loại M (M chứa 80% về khối lượng) cần dùng x gam dung dịch H2SO4 14% thu được dung dịch A. a) Tìm giá trị của x. b) Đun bay hơi dung dịch A đến khi dung dịch đạt bão hòa thì khối lượng dung dịch là 330 gam. Sau đó, thêm 2 gam muối M2(SO4)n vào dung dịch này thì thấy có y gam M2(SO4)n.5H2O kết tinh lại. Nung toàn bộ lượng muối muối kết tinh đó đến khối lượng không đổi thì thu được z gam muối khan. Tìm giá trị của y và z. Câu 6: (2,0 điểm). Đốt cháy hoàn toàn 4,04 gam hỗn hợp kim loại gồm Al, Fe, Cu; sau phản ứng thu được 5,96 gam hỗn hợp 3 oxit. Hòa tan hết hỗn hợp 3 oxit này cần V (lit) dung dịch HCl 1M. Tính V. Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

24


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

Câu 7: (2,0 điểm). Chọn các chất phù hợp và hoàn thành các phản ứng hóa học sau:

Câu 8: (2,0 điểm). Người ta thực hiện các thí nghiệm sau: a. Cho từ từ (từng giọt) dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp chứa KHCO3 và Na2CO3. b. Cho từ từ (từng giọt) dung dịch hỗn hợp chứa KHCO3 và Na2CO3 vào dung dịch HCl. Hãy nêu hiện tượng và viết các phương trình hóa học xảy ra. Câu 9: (2,0 điểm). 1. Biết khối lượng của nguyên tử C bằng 1,99.10-26 kg. Hãy tính khối lượng (gam) của nguyên tử H, nguyên tử O. 2. Nung nóng 10 gam CaCO3. Sau một thời gian, để nguội, cân lại thấy khối lượng chất rắn còn lại là 7,8 gam. Tính số nguyên tử Oxi có trong chất rắn còn lại sau phản ứng. Câu 10: (2,0 điểm). Thực hành Trong phòng thí nghiệm, khí Z (làm mất màu dung dịch thuốc tím), được điều chế từ chất rắn X và dung dịch Y và thu vào bình tam giác theo hình vẽ sau:

Hãy: 1. Chọn các chất X, Y, Z cụ thể phù hợp với hình vẽ. Viết PTHH xảy ra. 2. Giải thích vai trò của bình thủy tinh đựng dung dịch Y và bông tẩm dung dịch thuốc tím ở miệng của bình tam giác khi thu khí Z? -----------------------------------------HÕt----------------------------------------------Cho biÕt: Al = 27; Ca = 40; S=32; Na=23; C=12; Fe = 56; O = 16; H = 1; Cl = 35,5; Cu=64. Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

25


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

UBND HUYỆN ĐÔNG SƠN PHÒNG GD&ĐT ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC MÔN VĂN HÓA LỚP 9 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2018-2019 ĐỀ THI: Môn Hóa học Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ BÀI

Câu 1 (2.0 điểm): Cho các chất sau: CuO, SO3, H2O, HCl, NaOH , NaHCO3 chất nào phản ứng với nhau từng đôi một. Viết PTHH. Câu 2 (2.0 điểm): a. Cho A là oxit, B là muối, C là kim loại, D là phi kim. Hãy chọn chất thích hợp với A, B, C, D và hoàn thành PTHH của các phản ứng sau 1. A + HCl -> 2 muối + H2O 2. B + NaOH -> 2 muối + H2O 3. C + Muối -> 1 muối 4. D + Axit -> 3 oxit b. Hãy giải thích vì sao không nên bón phân đạm ure cùng với vôi bột, biết rằng trong nước phân ure bị chuyển hoá thành (NH4)2CO3 Câu 3 (2.0 điểm): Từ nguyên liệu ban đầu là FeS2, NaCl, O2, H2O các thiết bị, hoá chất, xúc tác cần thiết khác, viết PTHH điều chế FeSO4, Fe2(SO4)3, Fe(OH)3, NaHSO4, FeCl2, FeCl3, Fe(OH)2 Câu 4 (2.0 điểm): Cho hai khí A và B có công thức lần lượt là NxOy và NyOx mà dA/H = 22 và 2 dB/A = 1,045. Xác định công thức hai khí A và B. Câu 5 (2.0 điểm): Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp BaCO3, MgCO3, Al2O3 được chất rắn A, khí D. Hoà tan chất rắn A trong nước dư thu được dung dịch B và kết tủa C, sục khí D(dư) vào dung dịch B thấy xuất hiện kết tủa. Hoà tan C trong dung dịch NaOH dư thấy tan một phần. Xác định A, B, C, D. Viết phương trình hoá học xảy ra. Câu 6 (2.0 điểm): Có ba gói bột màu trắng không ghi nhãn, mỗi gói chứa riêng rẽ hỗn hợp hai chất sau: Na2SO3 và K2SO3; NaCl và KCl; MgSO4 và BaCl2. Bằng phương pháp hóa học, làm thế nào phân biệt ba gói bột trên. Chỉ sử dụng nước và các dụng cụ cần thiết. Câu 7 (2.0 điểm): Cho a gam SO2 vào 100 ml dd Ba(OH)2 2M phản ứng xong thu được 19,7g kết tủa. Xác định a? Câu 8 (2.0 điểm): Có một hỗn hợp 3 kim loại hóa trị II đứng trước hiđro trong dãy hoạt động hóa học. Tỉ lệ nguyên tử khối của chúng là 3 : 5 : 7. Tỉ lệ số mol của các kim loại tương ứng là 4 : 2 : 1. Khi hòa tan 11,6g hỗn hợp bằng dung dịch HCl thấy thoát ra 7,84 lít khí hiđro (đktc). Hãy xác định tên các kim loại đem dùng?

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

26


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

Câu 9 (2.0 điểm): Trong một ống chứa 7,08g hỗn hợp Fe, FeO, Fe2O3 đốt nóng rồi cho dòng khí hiđro dư đi qua. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn trong ống còn lại 5,88g sắt. Nếu cho 7,08g hỗn hợp trên vào dung dịch CuSO4 dư, lắc kĩ để phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc lấy chất rắn sấy khô và đem cân được 7,44g. Tính khối lượng từng chất trong hỗn hợp ban đầu. Câu 10 (2.0 điểm): Dùng V lít khí CO (đktc) khử hoàn toàn 4 gam một oxit kim loại, phản ứng kết thúc thu được kim loại và hỗn hợp khí X. Tỉ khối khí X so với H2 là 19. Cho X hấp thụ hoàn toàn vào 2,5 lít dung dịch Ca(OH)2 0,025M người ta thu được 5 gam kết tủa. a Xác định công thức hoá học của oxit b. Tính giá trị của V. ----------------------Hết--------------------(Cán bộ coi thi không phải giải thích gì thêm)

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

27


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

ĐỀ 1 Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1 : Cho sơ đồ biến hóa sau: A A A

+ X, t0 + Y, t0

Fe

+B

D

+E

G

+ Z, t0

Biết A + HCl D + G + H2O Tìm công thức của các chất kí hiệu bằng các chữ cái (A, B,...). Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ trên. Câu 2 : Hãy giải thích và chứng minh bằng phương trình phản ứng các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm sau: Cho CO2 dư lội chậm qua dung dịch nước vôi trong (Có nhận xét gì về sự biến đổi số mol kết tủa theo số mol CO2). Sau đó cho tiếp nước vôi trong vào dung dịch vừa thu được cho đến dư. Câu 3: Hòa tan oxít MxOy bằng dung dịch H2SO4 24,5% thu được dung dịch muối có nồng độ 32,2%. Hãy tìm công thức phân tử oxít. Câu 4: Cho 4,58g hỗn hợp Zn, Fe, Cu vào cốc đựng 170ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A và chất rắn B. Hãy cho biết dung dịch CuSO4 dư hay hỗn hợp kim loại dư? Câu 5: Tính nồng độ mol (CM) ban đầu của dung dịch H2SO4 (dung dịch A) và dung dịch NaOH (dung dịch B). Biết rằng: - Nếu đổ 3 lít dung dịch A vào 2 lít dung dịch B thì thu được dung dịch có nồng độ của axit dư là 0,2M. - Nếu đổ 2 lít dung dịch A vào 3 lít dung dịch B thì thu được dung dịch có nồng độ của NaOH dư là 0,1M. Câu 6 Hòa tan hoàn toàn 35,2g hỗn hợp gồm kim loại A (hóa trị n) và kim loại B (hóa trị m) bằng 500ml dung dịch axit clohiđric d = 1,2gam/ml. Phản ứng xong, thu được 26,88 lít khí H2 (ở đktc). a) Tính tổng khối lượng muối thu được. b) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch axit ban đầu. Câu 7. a. Chỉ được dùng thêm 2 hóa chất tự chọn. Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt 5 chất bột chứa trong 5 lọ mất nhãn gồm: Mg(OH)2, Al2O3, Ca(NO3)2, Na2CO3, KOH. b. Hãy trình bày phương pháp hóa học để tách từng chất ra khỏi hỗn hợp gồm BaCO3, CuO NaCl, CaCl2 sao cho khối lượng không thay đổi. Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

28


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

Câu 8. Cho 12,9 gam hỗn hợp A gồm 2 kim loại Mg và Al vào trong bình đựng khí clo, nung nóng. Sau một thời gian ngừng phản ứng thu được 41,3 gam hỗn hợp chất rắn B. Cho toàn bộ chất rắn B tan vào trong 500 ml dung dịch HCl 1,2M thu được dung dịch C và V lít khí H2 (đktc). Dẫn V lít khí H2 này qua ống đựng 20 gam CuO nung nóng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn nặng 16,8 gam. Biết chỉ có 80% H2 phản ứng. a. Tính thành phần % khối lượng các chất trong hỗn hợp A. b. Tính nồng độ CM các chất trong dung dịch C( Giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể). C©u 9 Nªu hiÖn t−îng x¶y ra vµ viÕt ph−¬ng tr×nh ho¸ häc minh ho¹. 1. Cho tõ tõ dung dÞch HCl vµo dung dÞch Na2CO3. 2. Cã mét miÕng Na ®Ó ngoµi kh«ng khÝ Èm trong mét thêi gian biÕn thµnh s¶n phÈm A. Cho A tan trong n−íc ®−îc dung dÞch B. Cho dung dÞch B lÇn l−ît vµo c¸c dung dÞch NaHSO4, NaHCO3, CaCl2, (NH4)2SO4, AlCl3. C©u 10 NhiÖt ph©n mét l−îng MgCO3 trong mét thêi gian, ®−îc chÊt r¾n A vµ khÝ B. Cho khÝ B hÊp thô hoµn toµn vµo dung dÞch NaOH thu ®−îc dung dÞch C. Dung dÞch C cã kh¶ n¨ng t¸c dông ®−îc víi dung dÞch (BaCl2 vµ KOH). Cho A t¸c dông víi dung dÞch HCl d− l¹i thu ®−îc khÝ B vµ mét dung dÞch D. C« c¹n dung dÞch D ®−îc muèi khan E. §iÖn ph©n nãng ch¶y E ®−îc kim lo¹i M . ViÕt c¸c ph−¬ng tr×nh ph¶n øng x¶y ra trong thÝ nghiÖm trªn vµ x¸c ®Þnh A, B, C, D, E, M.

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

29


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

ĐỀ 6 Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1 a) Viết các phương trình phản ứng hoàn thành chuỗi biến hóa: 1 2 3 4 5 Al  → Al2(SO4)3  → AlCl3  → Al(OH)3  → Al2O3  → Al 8 7 6 NaAlO2 b) Trong khí thải của nhà máy có các chất : SO2, Cl2, CO2, NO2. Người ta dẫn hỗn hợp khí trên qua bể đựng nước vôi trong. Em hãy giải thích cách làm đó? Câu 2 Khi đun nóng muối A thì thu được một chất rắn B màu đen, khí C màu nâu và khí D không màu. Cho hỗn hợp C và D lội qua nước thì được một dung dịch có pH<7. Cho chất rắn B tác dụng với H2 thì cho ra một chất rắn màu đỏ E. Cho E tác dụng với dung dịch có pH<7 trên thì lại thu được muối A. Xác định các chất trong quá trình thí nghiệm. Câu 3 Hoà tan 1 muối cacbonat của kim loại M bằng 1 lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 9,8% thu được dung dịch muối sunfat 14,18 % . Xác định kim loại M. Câu 4

Tỉ khối hơi của hỗn hợp X gồm CO2, SO2 so với khí nitơ bằng 2. Cho 0,112 lít (đktc) của X lội chậm qua 500ml dung dịch Ba(OH)2. Sau thí nghiệm phải dùng 25ml dung dịch HCl 0,2M để trung hòa lượng Ba(OH)2 thừa. - Tính % thể tích mỗi khí trong X. - Tính CM dung dịch Ba(OH)2 trước thí nghiệm. - Hãy tìm cách nhận biết mỗi khí có trong hỗn hợp X, viết các phương trình phản ứng. Câu 5 Thêm 100 ml dung dịch HCl 1,5M từ từ từng giọt vào 400 ml dung dịch A gồm KHCO3 và Na2CO3 thu dung dịch B và thoát ra 1,008 lít khí (đktc). Cho dung dịch B phản ứng với một lượng Ba(OH)2 dư thu 29,55 gam kết tủa. Tính nồng độ M các chất trong dung dịch A. Câu 6 Hòa tan 2,16g hỗn hợp 3 kim loại Na, Al, Fe vào nước lấy dư thu được 0,448 lít khí (đktc) và một lượng chất rắn. Tách lượng chất rắn này cho tác dụng hết với 60ml dd CuSO4 1M thu được 3,2g đồng kim loại và dung dịch A. Tách dung dịch A cho tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH để thu được kết tủa lớn nhất. Nung kết tủa thu được trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn B. Xác định khối lượng từng kim loaị trong hỗn hợp đầu. Câu 7

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

30


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

a. Nung 12.25 gam muối A có chứa Cl, O, M (kim loại kiềm) đến khối lượng không đổi được một chất rắn cân nặng 5,58 gam. Cho chất rắn này tác dụng với AgNO3 dư được kết tủa cân nặng 14,35 gam. Xác định công thức của muối A. b. Nung m gam hỗn hợp X gồm muối A và muối B cũng chứa Cl, O, M nhưng phân tử B chứa ít hơn A một nguyên tử ôxi cho đến khi phản ứng hoàn toàn thì thu được 1,12 lít khí (đktc) và chất rắn C. Cho C tác dụng với dung dịch AgNO3 lấy dư tạo ra 4,31 gam kết tủa. Xác định khối lượng của A, B trong hỗn hợp X. Câu 8 A, B, C là các hợp chất vô cơ của một kim loại, khi đốt nóng ở nhiệt độ cao cho ngọn lửa màu vàng, A tác dụng với B tạo thành C. Nung nóng B ở nhiệt độ cao thì thu được chất rắn C, hơi nước và khí D. D là chất khí nặng hơn không khí và là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính làm khí hậu của Trái đất ấm dần lên. D tác dụng với A cho ra B hoặc C. a. Xác định công thức hóa học của A, B, C. Viết các phương trình hóa học. b. Khi nào A tác dụng với D chỉ tạo thành C hoặc B? Khi nào tạo thành hỗn hợp của B và C? Câu 9 Từ muối ăn, đá vôi, nước và các điều kiện cần thiết. Hãy viết các phương trình phản ứng điều chế nước Javen; clorua vôi; natrihidrôcacbonat; natri kim loại. Câu 10 Có hỗn hợp Cu(NO3)2 và AgNO3. Hãy trình bày phương pháp hóa học để tách riêng từng muối ở trạng thái nguyên chất.

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

31


Bộ đề thi HSG cấp Huyện PHÒNG GD & ĐT NGA SƠN CỤM CHUYÊN MÔN SỐ 5

ĐỀ THI HỌC SINH CẤP CỤM LỚP 9 Năm học: 2014 – 2015 MÔN: Hoá Học Thời gian làm bài: 150 phút (Đề này gồm 5 câu, 1 trang)

Câu 1(4 điểm): Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp BaCO3, MgCO3, Al2O3 được chất rắn A, khí D. Hòa tan chất rắn A trong nước dư, thu được dung dịch B và kết tủa C. Sục khí D (dư) vào dung dịch B thấy xuất hiện kết tủa. Hòa tan C trong dung dịch NaOH dư thấy tan một phần. Xác định A, B, C, D. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Câu 2(4 điểm): 1. Chỉ dùng dung dịch NaOH hãy nhận biết 6 lọ không nhãn đựng riêng biệt từng dung dịch sau: K2CO3, (NH4)2SO4, MgSO4, Al2(SO4)3, FeSO4, Fe2(SO4)3. Viết các phương trình phản ứng minh họa. 2. Hãy nêu và giải thích bằng phương trình phản ứng các hiện tượng xảy ra trong từng thí nghiệm sau: a. Cho NaOH dư tác dụng với dung dịch FeCl2. Sau đó lấy kết tủa thu được để lâu trong không khí. b. Cho viên Na vào cốc đựng dung dịch AlCl3. Câu 3(4 điểm): 1. Bằng phương pháp hoá học hãy tách các chất NaCl, FeCl3, AlCl3 ra khỏi hỗn hợp rắn mà không làm thay đổi khối lượng của mỗi chất. Viết đầy đủ các phương trình phản ứng xảy ra. 2. Có hỗn hợp các chất sau: Al2O3 và Fe2O3. Hãy trình bày phương pháp hóa học để điều chế riêng từng kim loại: Al, Fe từ hỗn hợp trên. Câu 4(4 điểm): Nung 25,28 gam hỗn hợp FeCO3 và FexOy trong O2 dư tới phản ứng hoàn toàn, thu được khí A và 22,4 gam Fe2O3 duy nhất. Cho khí A hấp thụ hoàn toàn vào 400ml dung dịch Ba(OH)2 0,15M thu được 7,88gam kết tủa. 1) Viết các phương trình phản ứng xẩy ra 2) Tìm công thức phân tử của FexOy. Câu 5(4 điểm): 1. Hỗn hợp A có khối lượng 6,1g gồm CuO, Al2O3 và FeO. Hòa tan hoàn toàn A cần 130ml dung dịch H2SO4 loãng 1M, thu được dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa đen nung trong không khí đến khối lượng không đổi, được 3,2g chất rắn. Tính khối lượng từng oxit trong A.

2. Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình hóa học biểu diễn phản ứng xảy ra khi cho thanh kẽm vào dung dịch H2SO4 96%. Cho: Na = 23 ; O = 16 ; H = 1 ; Ba = 137 ; S = 32 ; Al = 27 ; C = 12 ; Cu = 64 ; Fe = 56. ------------- Hết ------------

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

32


Bộ đề thi HSG cấp Huyện PHÒNG GD & ĐT NGA SƠN

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN LỚP 9 THCS VÒNG 2 NĂM HỌC 2013 - 2014 MÔN: HOÁ HỌC Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (5.0 điểm) 1. Các chất vô cơ A, B, C, D ở trạng thái rắn, khi nung trên ngọn lửa phát ra ánh sáng màu tím. E là chất khí không màu, không mùi, không duy trì sự cháy. Cho dung dịch chất A tác dụng với dung dịch chất D tạo ra dung dịch chất C. Cho chất B tác dụng với chất E tạo ra chất C. Tìm các chất A, B, C, D, E. Viết các PTHH xảy ra. 2. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học biểu diễn phản ứng xảy ra khi nhúng thanh Kẽm vào dung dịch H2SO4 96%. Câu 2: (5.5 điểm) 1. Có hỗn hợp gồm NaOH; Ba(OH)2; Mg(OH)2, làm thế nào để điều chế các kim loại Na, Ba, Mg ở dạng tinh khiết. 2. Bằng phương pháp hóa học tách từng kim loại ra khỏi hỗn hợp Al, Fe, Cu. Câu 3:(3.5 điểm) Cho hỗn hợp khí SO2 và O2 co tỉ khối đối với H2 bằng 24, sau khi đun nóng hỗn hợp đó với chất xúc tác ta thu được hỗn hợp khí mới có tỷ khối đối với H2 bằng 30. 1. Xác định thành phần phần trăm về thể tích các hỗn hợp trước và sau phản ứng. 2. Tính phần trăm về thể tích mỗi khí tham gia phản ứng. Câu 4:(6 điểm) 1. Nung 3,9 gam hỗn hợp hai muối KNO3 , Cu(NO)3 đến khối lượng không đổi thu được chất rắn A và 0,784 lit khí B (đktc). a. Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi muối ban đầu. b. Tính tỉ khối của khí B so với khí H2. c. Dẫn một luồng khí CO dư đi qua A nung nóng. Tính độ giảm khối lượng của A. 2. Lắc kỹ 1,6 g bột Cu trong 100ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 0,2M và Fe(NO3)3 0,15M được dung dịch A và kết tủa B a. Viết các PTHH xảy ra. b. Tính khối lượng kết tủa B, nồng độ các chất trong dung dịch A. (Cho: S=32; K=39; Cu=64; H=1; O=16; Fe=56; Ag= 108; N=14.)

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

33


Bộ đề thi HSG cấp Huyện PHÒNG GD & ĐT NGA SƠN

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN LỚP 9 THCS VÒNG 2 NĂM HỌC 2012 - 2013 MÔN: HOÁ HỌC Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (3.5 điểm) 1. Trong một bình chứa hỗn hợp khí: H2, H2S, CO, CO2, SO2. Trình bày phương pháp hoá học để nhận biết từng khí. 2. Cho các nguyên liệu Fe3O4, KMnO4, HCl. Hãy viết các phương trình hóa học điều chế FeCl3 Câu 2: (4 điểm) 1. Hỗn hợp A gồm các dung dịch: NaCl, Ca(HCO3)2, CaCl2, MgSO4, Na2SO4. Làm thế nào để thu được muối ăn tinh khiết từ hỗn hợp trên? 2.Viết các phương trình hoá học thực hiện chuyển hoá theo sơ đồ: + O2 + NaOH + NaOH + HCl + O2(xt) + H2O + Cu A B C D B E F B (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) Biết rằng, A là một phi kim rắn, màu vàng tươi, cháy với ngọn lửa màu lam nhạt: B, C, D, E và F là những hợp chất của A, trong đó E và B cùng loại chất Câu 3:(2.5 điểm) Xác định lượng muối Na2SO4 tách ra khỏi dung dịch khi làm nguội 1026,4 gam dung dịch bão hoà ở 80oC xuống 10oC. Biết độ tan của Na2SO4 khan ở 80oC là 28,3 và ở 10oC là 9. Câu 4:(4 điểm) Cho 12,9 gam hỗn hợp A gồm 2 kim loại Mg và Al vào trong bình đựng khí clo, nung nóng. Sau một thời gian ngừng phản ứng thu được 41,3 gam hỗn hợp chất rắn B. Cho toàn bộ chất rắn B tan vào trong 500 ml dung dịch HCl 1,2M thu được dung dịch C và V lít khí H2 (đktc). Dẫn V lít khí H2 này qua ống đựng 20 gam CuO nung nóng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn nặng 16,8 gam. Biết chỉ có 80% H2 phản ứng. 1. Tính thành phần % khối lượng các chất trong hỗn hợp A. 2. Tính nồng độ CM các chất trong dung dịch C (Giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể). Câu 5: (6 điểm). Cho 7,22 gam hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M có hóa trị không đổi. Chia hỗn hợp A làm hai phần bằng nhau: + Hòa tan hoàn toàn phần 1 vào dung dịch HCl thu được 2,128 lít H2 (đktc). + Hòa tan hết phần 2 vào dung dịch HNO3 thu được 1,792 lít NO duy nhất (đktc). 1. Xác định kim loại M và % khối lượng mỗi kim loại có trong A. 2. Cho 3,61 gam hỗn hợp A tác dụng với 100ml dung dịch B chứa Cu(NO3)2 và AgNO3, sau phản ứng thu được dung dịch B1 và 8,12 gam chất rắn B2 gồm 3 kim loại. Cho chất rắn B2 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,672 lít H2 (đktc).Tính nồng độ mol của Cu(NO3)2 và AgNO3 trong dung dịch B (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn). 3. Tính thể tích khí SO2(đktc) sinh ra tối thiểu khi dùng dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng để hòa tan hoàn toàn 3,61 gam hỗn hợp A. Cho: Mg=24; Al=27; Cu=64; H=1; O=16; Fe=56; Ag= 108; N=14; Cl=35.5.

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

34


Bộ đề thi HSG cấp Huyện PHÒNG GD & ĐT NGA SƠN

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2012 - 2013 MÔN: HOÁ HỌC Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm: 01 trang

Câu 1:(4.0 điểm) 1.Viết 4 phản ứng hoá học khác nhau để điều chế trực tiếp ra: a. dung dịch NaOH b. dung dịch CuCl2 2. Chỉ dùng phenolphtalein hãy nhận biết 5 dung dịch mất nhãn sau: Na2SO4, H2SO4, MgCl2, BaCl2, NaOH. Câu 2. (3 điểm) .Chọn các chất A, B, C, D thích hợp và viết các phương trình phản ứng hoàn thành sơ đồ biến hoá sau: A +D +D B   → CuSO4  → CuCl2  → Cu(NO3)2  → A  → B  → C

C

+D

Câu 3:(3.5 điểm) Hỗn hợp A gồm Al2O3 , MgO , Fe3O4 , CuO. Cho khí CO dư qua A nung nóng được chất rắn B . Hoà tan B vào dung dịch NaOH dư được dung dịch C và chất rắn D. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch C và hoà tan chất rắn D vào dung dịch HNO3 loãng (phản ứng tạo khí NO). Hãy xác định các chất có trong B,C, D và viết các phương trình hóa học xảy ra. Câu 4: (4.5 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 6,5 gam một loại than ở nhiệt độ thích hợp tạo ra một hỗn hợp khí A gồm CO2 và CO. Cho A từ từ qua ống đựng CuO nung đỏ. Sau khi phản ứng xong, chất rắn còn lại trong ống là 18 gam. Cho lượng chất rắn đó tác dụng với axít HCl loãng thấy lượng tan chỉ bằng 12,5% so với lượng không tan. Khí ra khỏi ống đựng CuO được hấp thụ hoàn toàn bởi 2 lít dd Ba(OH)2 0,2M, thu được 59,1 g kết tủa. Đun sôi dd nước lọc lại thấy kết tủa. Hãy tính: 1, Lượng chất rắn không tan trong HCl ? 2, Lượng kết tủa thu được khi đun sôi dd nước lọc? 3, Tỷ lệ về thể tích của khí trong hh A ? 4, Hàm lượng % của các bon trong loại than ban đầu ? ( thể tích khí đo ở ĐKTC) Câu 5: (5 điểm) Cho 11,15 gam hỗn hợp X (gồm Na, Mg, Al) hoà tan vào nước thu được 4,48 lít khí (đo ở đktc), 6,15gam chất rắn không tan và dung dịch Y. Lấy chất rắn không tan tác dụng với dd HCl (dư) thu được 0,275 mol H2. Tính % về khối lượng kim loại Na, Mg, Al trong 11,15 gam hỗn hợp X. Cho: H = 1; C= 12; O = 16; Na = 23; Mg = 24, Al = 27; Ba = 137; Cu = 64; Cl = 35.5.

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

35


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN Đề thi gồm 02 trang

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC: 2016 – 2017. Môn Hoá Học Thời gian làm bài: 150 phút ( không kể thời gian giao đề) Ngày thi:

ĐỀ BÀI

Câu 1 (2điểm) 1. Hỗn hợp X gồm: a mol Cu và b mol Fe3O4 hòa tan hoàn toàn vào dung dịch HCl dư, thu được dung dịch Y chỉ có 2 muối và HCl dư. Cho biết mối liên hệ giữa a và b? 2. Cho lần lượt từng chất: Fe, BaO, Al2O3 và KOH vào lần lượt các dung dịch: NaHSO4, CuSO4. Hãy viết các phương trình phản ứng có thể xảy ra. Câu 2 (2điểm) 1. Khí than ướt và khí than khô (khí lò gas) đều được dùng làm nhiên liệu khí. Khí than khô được điều chế bằng cách thổi không khí qua than nung đỏ. Khí than ướt được điều chế bằng cách cho hơi nước đi qua than nung đỏ. Viết phương trình hóa học và cho biết thành phần của mỗi loại khí? 2. Hoàn thành các phương trình hóa học sau: a. Dung dịch BaCl2 + dung dịch NaHSO4 (tỉ lệ mol 1:1). b. Dung dịch Ba(HCO3) 2 + dung dịch KHSO4 (tỉ lệ mol 1:1). c. Dung dịch Ca(H2PO4) 2 + dung dịch KOH (tỉ lệ mol 1:1). d. Dung dịch Ca(OH) 2 + dung dịch NaHCO3 (tỉ lệ mol 1:1). Câu 3 (2điểm) Thủy tinh loại thường là hỗn hợp của natri silicat và canxi silicat, có tỉ lệ số nguyên tử Na; Ca; Si; O gần đúng là 2:1:6:14. Chúng được điều chế bằng cách nấu chảy hỗn hợp gồm cát trắng, đá vôi và sođa ở 14000C. Xác định công thức và viết phản ứng điều chế thủy tinh. Na2CaSi6O14: SiO2+ CaCO3 + Na2CO3 Na2SiO3, CaSiO3, 4SiO2 Câu 4 (2điểm) Cho 50 gam dung dịch MX (M là kim loại kiềm, X là halogen) 35,6%, tác dụng với 10 gam dung dịch AgNO3 thu được kết tủa. Lọc kết tủa, được dung dịch nước lọc, biết nồng độ MX trong dung dịch sau thí nghiệm giảm 1,2 lần so với nồng độ ban đầu. Tím M, X. Câu 5 (2điểm) 1.Từ quặng Apatit, quặng Pirit và các chất vô cơ, điều kiện cần thiết, hãy viết phương trình phản ứng điều chế: Axit sufuric, đạm 1 lá, supephotphat đơn và supephotphat kép. 2.Tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp khí: H2S, CO2 , N2, hơi H2O. Câu 6 (2điểm) Khi thêm 1 gam MgSO4 khan vào 100 gam dung dịch MgSO4 bão hoà ở 200C, thấy tách ra một tinh thể muối kết tinh trong đó có 1,58 gam MgSO4. Hãy xác định công Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

36


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

thức của tinh thể muối ngậm nước kết tinh. Biết độ tan cuả MgSO4 ở 200C là 35,1 gam trong 100 gam nước. Câu 7 (2điểm) Khi đốt cháy hoàn toàn 1,8 gam một loại phân đạm M người ta thu được 1,32 gam CO2 và 1,08 gam H2O. Hàm lượng (% khối lượng của nitơ ) trong loại phân đạm này là 46,67%. Ngoài ra còn có nguyên tố oxi. Lập CTPT biết rằng lượng nitơ trong 1mol M ít hơn lượng nitơ có trong 100 gam Nitrat Amoni. Câu 8 (2điểm) Cho sơ đồ biến hóa: NaOH

+CO2

+CO2+ H2O

Na2CO3

D

Ba(HCO3)2 +

D

CO2

BaCO3

NaHSO4

BaSO4 NaHSO4

Biết: - Các chất A, B, D, Y là hợp chất của Natri. Các chất P, Q, R là hợp chất của Bari, chất Q (BaCO3) không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch HCl và kém bền với nhiệt độ. R (BaSO4) không tan trong axit, không tan trong kiềm và không bị phân hủy bởi nhiệt độ. - X (CO2) là chất khí không mùi khi dẫn khí X vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy kết tủa màu trắng. Hãy chọn các chất thích hợp và viết các PTHH theo sơ đồ trên. Câu 9 (2điểm) Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế khí clo được mô tả theo hình vẽ sau : Xác định các chất lỏng (A), rắn (B), lỏng (C) trong thí nghiệm trên. Hãy cho biết chất (C) và bông gòn tẩm xút làm nhiệm B vụ gì khi điều chế clo ? Viết phương trình phản ứng minh hoạ.

Câu 10 (2điểm) Hoà tan 4,56g hỗn hợp Na2CO3; K2CO3 vào 45,44g nước. Sau đó cho từ từ dung dịch HCl 3,65% vào dung dịch trên thấy thoát ra 1,1g khí. Dung dịch thu được cho tác dụng với nước vôi trong dư thu được 1,5g kết tủa (Giả sử khả năng phản ứng của Na2CO3; K2CO3 là như nhau ) a.Tính khối lượng dung dịch HCl đă tham gia phản ứng. b.Tính nồng độ phần trăm mỗi chất trong dung dịch ban đầu c. Từ dung dịch ban đầu muốn thu được dung dịch mới có nồng độ phần trăm mỗi muối đều là 8,69% thì phải hoà tan bao nhiêu gam mỗi muối trên.

---------------------------

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

37


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN VĨNH LỘC ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2016 – 2017 MÔN THI: HÓA HỌC Thời gian: 150 phút. Câu 1 (2điểm). Cho sơ đồ chuyển hóa: A1 A2 A3 NaCl NaCl Na NaCl A4 A5 A6 Cho biết A1 là kim loại. Xác định CTHH của các chất A1,A2…B1,B2… và hoàn thành các phương trình hóa học của sơ đồ trên. Câu 2 (2điểm). Có 5 lọ không nhãn, biết 4 lọ đựng các dung dịch sau có cùng nồng độ mol: NaOH, NaCl, NaHSO4, BaCl2 và 1 lọ đựng H2O. Chỉ dùng thêm thuốc thử duy nhất là dung dịch Phenolphtalein, hãy nêu cách để nhận ra từng lọ. Câu 3 (2điểm). Tính nồng độ mol ban đẫu của dung dịch H2SO4 và dung dịch NaOH biết rằng: - Nếu đổ 3 lit dung dịch NaOH vào 2 lit dung dịch H2SO4 thì sau phản ứng dung dịch có tính Bazơ với nồng độ 0,1M. - Nếu đổ 2 lit dung dịch NaOH vào 3 lit dung dịch H2SO4 thì sau phản ứng dung dịch có tính Axit với nồng độ 0,2M. Câu 4 (2điểm). 1. Nêu nguyên liệu, các công đoạn chính của quá trình sản xuất Axit sunfuric. 2. Nêu tên 10 dụng cụ thường dùng trong phòng thí nghiệm hóa học. Câu 5 (2điểm). Hòa tan hoàn toàn 57,65 gam hỗn hợp X gồm MgCO3 và BaCO3 cần vừa đủ 500ml dung dịch H2SO4 nồng độ yM thu được dung dịch A, chất rắn B và 7,84 lit CO2(đktc). 1. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X? tính y? 2. Tính khối lượng chất rắn B? 3. TÍnh CM của dung dịch A? Câu 6 (2điểm). Tiến hành 2 thí nghiệm sau: - TN 1: Cho a gam Fe hoà tan trong dung dịch HCl, kết thúc thí nghiệm, cô cạn sản phẩm thu được 3,1g chất rắn. - TN 2: Nếu cho a gam Fe và b gam Mg vào dung dịch HCl (cũng với lượng như trên), kết thúc thí nghiệm, cô cạn sản phẩm thu được 3,34g chất rắn và 448ml H2(đktc). Câu 7 (3điểm). 1. Khi hòa tan một lượng oxit kim loại hóa trị II vào một lượng vừa đủ dung dịch axit H2SO4 4,9%, người ta thu được một dung dịch muối có nồng độ 5,87%. Xác định công thức hóa học của oxit trên. Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

38


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

2. Trình bày phương pháp hóa học để tách riêng từng kim loại ra khỏi hỗn hợp bột gồm Na2O; Al2O3; BaO. Câu 8 (2điểm). Trong cốc đựng 19,88 gam hỗn hợp MgO; Al2O3. - Cho 200ml dung dịch HCl vào cốc, khuấy đều. Sau khi phản ứng kết thúc, cho bay hơi dung dịch thấy còn lại trong cốc 47,38 gam chất rắn khan. - Cho tiếp 200ml dung dịch HCl (ở trên) vào cốc rồi khuấy đều. Sau khi kết thúc phản ứng, làm bay hơi dung dịch, thấy còn lại trong cốc 50,68 gam chất rắn khan. 1. Tính CM của dung dịch HCl. 2. Tính % khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu. Câu 9 (2điểm). Cho 50gam CuSO4.5H2O vào 600ml dung dịch HCl 0,2M tạo thành dung dịch X. Cho 5,4 gam Al vào dung dịch X, sau một thời gian thu được 1,344 lit khí (đktc), dung dịch Y và chất rắn Z. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc tách kết tủa sau phản ứng đem nung đến khối lượng không đổi thu được 4 gam chất rắn. 1. Viết các PTHH xảy ra. 2. Tính khối lượng chất rắn Z. Câu 10 (1điểm). Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dun dịch chứa b mol Na2CO3 thu được dung dịch Y. Hỏi sau phản ứng, Y chứa những chất gì? Bao nhiêu mol? (Không kể nước trong dung dịch)

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

39


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

UBND HUYỆN QUỲ HỢP PHÒNG GD&ĐT QUỲ HỢP Đề chính thức

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Năm học 2009 – 2010 Môn: Hóa học ( vòng 2) Thời gian : 150 phút ( không kể thời gian giao đề)

Câu I. 1/ Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: FexOy + HCl FexOy + H2SO4 loãng FexOy + H2SO4 đặc FexOy + HNO3 đặc FexOy + HNO3 loãng 2/ Trong một lọ đựng dung dịch gồm 3 A xit HCl, HNO3, H2SO4. Hãy trình bày phương pháp hóa học để nhận biết sự có mặt của từng A xit trong dung dịch. 3/ Trình bày phương pháp hóa học để tách riêng từng O xit ra khỏi hỗn hợp Al2O3; K2O; Fe2O3. Câu II. Hòa tan hỗn hợp X gồm 11,2 gam kim loại M và 69,6 gam O xit MxOy của kim loại đó trong dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít khí H2 ( đktc) , còn nếu hòa tan trong dung dịch HNO3 dư thì thu được 6,72 lit khí NO ( đktc). Xác định M và MxOy. Câu III. Lắc 0,81 gam bột nhôm trong 200 ml dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 một thời gian thu được chất rắn A và dung dịch B. Cho A tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 100,8 ml khí H2 ( đktc) và còn lại 6,012 gam hỗn hợp D gồm hai kim loại. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư được kết tủa, nung kết tủa đến khối lượng không đổi thu được 1,6 gam một O xit. a. Viết phương trình phản ứng xảy ra. b. Tính nồng độ mol/lit dung dịch AgNO3 và Cu(NO3)2 đã dùng. Câu IV. Cho 16 gam hỗn hợp kim loại Ba và kim loại kiềm R tác dụng hết với nước được dung dịch A và 3,36 lit khí H2 ( đktc). a. Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch HCl 0,5 M để trung hòa hết 1/10 lượng dung dịch A. b. Cô cạn 1/10 dung dịch A thu được bao nhiêu gam chất rắn khan. c. Lấy 1/ 10 dung dịch A rồi cho thêm 99 ml dung dịch Na2SO4 0,1 M thấy trong dung dịch vẫn còn hợp chất của Ba nhưng nếu thêm tiếp 2 ml dung dịch Na2SO4 0,1 M vào thì thấy dư Na2SO4. Hỏi R là kim loại gì. Câu V. Cho các kim loại X hóa trị I, Y hóa trị II và Z hóa trị III có nguyên tử khối tương ứng là Mx; My; Mz. Nhúng hai thanh kim loại Z có cùng khối lượng vào hai dung dịch muối Nitrat của X và Y người ta nhận thấy khi số mol muối Nitrat của kim loại Z trong hai dung dịch bằng nhau thì khối lượng thanh thứ nhất tăng a% còn thanh thứ hai tăng b%. Giả sử tất cả kim loại X,Y sinh ra bám hết vào thanh kim loại Z. Hãy lập biểu thức tính Mz theo Mx, My, a, b. Cho: K=39, Ba= 137, Na= 23, Mg=24, Al= 27, Fe= 56, Cu= 64, Ag= 108 N= 14, H= 1, O= 16. Hết ( đề gồm 01 trang) / Số báo danh:…………… Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

40


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

ĐỀ THI THỬ HSG CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn: Hóa học. Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm có 02 trang) Ngày thi: 11 tháng 11 năm 2016 Câu 1. (2.0 điểm): Xác định các chất A, B, C, D, E, F, G sao cho phù hợp và hoàn thành các PTHH sau: t C + NaOH → E + G Fenóng đỏ + O2  → A D + O2 + H2O → E A + HCl → B + C + H2O t B + NaOH → D+G E  → F + H2O Câu 2. (2.0 điểm): 1. Không dùng thêm hóa chất nào khác, bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch sau đựng trong các lọ riêng biệt bị mất nhãn là: HCl, NaOH, Ba(OH)2, K2CO3 , MgSO4. 2. Từ quặng pirit ( FeS2 ) ; NaCl ; H2O , Chất xúc tác và các điều kiện cần thiết khác hãy điều chế dung dịch : FeCl3 ; FeSO4 ; Fe2( SO4)3 ; và Fe(OH)3 Câu 3. (2.0 điểm): Cho hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe, Cu tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y, khí Z và chất rắn A. Hòa tan A trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được khí B. Sục từ từ khí B vào dung dịch nước vôi trong dư thu được kết tủa D. Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Y cho đến khi kết tủa lớn nhất thì thu được chất rắn E. Nung E trong không khí tới khối lượng không đổi thu được chất rắn G. Xác định thành phần các chất có trong Y, Z, A, B, D, E, G. Viết các phương trình hóa học xảy ra. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Câu 4. (2.0 điểm): 1. Cho hỗn hợp gồm 3 chất rắn: Al2O3 ; SiO2 ; Fe3O4 vào dung dịch chứa một chất tan A, thì thu được một chất rắn B duy nhất. Hãy cho biết A, B có thể là những chất gì? Cho ví dụ và viết các PTHH minh hoạ. 2. Bằng phương pháp hóa học hãy tách từng chất ra khỏi hỗn hợp chất rắn gồm: FeCl3, CaCO3, AgCl. Câu 5. (2.0 điểm): Hỗn hợp A gồm các kim loại Mg, Al, Fe. 1. Lấy 14,7 gam hỗn hợp A cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, sinh ra 3,36 lít khí (đktc). Mặt khác cũng lấy 14,7 gam hỗn hợp A cho tác dụng với dung dịch HCl dư, sinh ra 10,08 lít khí (đktc) và dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa tạo thành và nung nóng trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Tính m và tính % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp A. 2.Cho hỗn hợp A tác dụng với dung dịch CuSO4 dư, sau khi phản ứng kết thúc, lọc lấy chất rắn đem hòa tan hết chất rắn trong dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 26,88 lít khí NO (đktc). Tính khối lượng hỗn hợp A. Câu 6. (2.0 điểm): Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam CaO vào nước ta thu được dung dịch A. o

o

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

41


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

1. Nếu cho khí CO2 sục qua dung dịch A và sau khi kết thúc thí nghiệm thấy có 2,5 gam kết tủa thì có bao nhiêu lít CO2 tham gia phản ứng (đktc). 2. Nếu hòa tan hoàn toàn 28,1 gam hỗn hợp MgCO3 và BaCO3 (trong đó chứa a% MgCO3 về khối lượng) bằng dung dịch HCl và cho tất cả khí thoát ra hấp thụ hết vào dung dịch A thì thu được kết tủa D. Hỏi a có giá trị bao nhiêu để kết tủa D lớn nhất? bé nhất?. Câu 7. (2.0 điểm): Hỗn hợp X gồm Fe, Al, Cu Đốt cháy hoàn toàn 33,4g X ngoài không khí thu được 41,4g hỗn hợp Y gồm 3 oxit. Cho toàn bộ Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 20%, khối lượng riêng d = 1,14g/ml. Tính thể tích tối thiểu của dung dịch H2SO4 trên dùng để hòa tan hết hỗn hợp Y. Câu 8. (2.0 điểm): Đốt hỗn hợp gồm cacbon và lưu huynh trong Oxi dư thu được hỗn hợp khí A. Chia A làm 2 phần bằng nhau: -Phần I: Dẫn qua dd NaOH thu được dd B và khí C. Cho khí C qua hỗn hợp gồm CuO và MgO nung nóng thu được chất rắn D và khí E. Cho E lội qua dd Ca(OH)2 thu được kết tủa F và kết tủa G. Thêm dd KOH vào dd G lại thấy có kết tủa xuất hiện. Đun nóng G cũng thấy có kết tủa F. -Phần II: Cho A qua xúc tác nung nóng thu được khí M. Dẫn M qua dd BaCl2 thấy có kết tủa N. Hãy xác định A, B, C, D, E, F, M, N. Viết tất cả các PTHH xảy ra? Câu 9. (2.0 điểm): A là hỗn hợp hai oxit của hai kim loại. Cho CO dư đi qua 1,965 gam A nung nóng, sau phản ứng thu được chất rắn A1 và khí A2. Dẫn A2 qua dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 2,955 gam kết tủa. Cho A1 phản ứng với dung dịch H2SO4 10%, sau phản ứng (không có khí thoát ra), thu được dung dịch A3 chỉ chứa một chất tan có nồng độ 11,243% và còn lại 0,96 gam một chất rắn không phản ứng. a) Xác định các chất trong A. b) Xác định phần trăm khối lượng các chất trong A. Câu 10. (2.0 điểm): 1. Tính số nguyên tử hoặc phân tử có trong 1cm3 khí CO2( ở đktc), 1cm3 H2O ở 0 4 C và 1cm3 nhôm. (Cho DH2O ở 4độ C = 1 g/cm3; DAl = 2,7 g/cm3) 2. Cho hình sau:

a. Hình trên chứng minh tính chất vật lí gì của khí hiđroclorua? b. Giải thích hiện tượng trên. Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

42


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH MÔN HÓA HỌC LỚP 9. Năm học 2009 – 2010. Thời gian: 150 phút. Bài 1: (4 điểm) 1. Có ba gói bột màu trắng không ghi nhãn, mỗi gói chứa riêng rẽ hỗn hợp hai chất sau: Na2CO3 và K2CO3; NaCl và KCl; MgSO4 và BaCl2. Bàng phương pháp hóa học, làm thế nào phân biệt ba gói bột trên. Chỉ sử dụng nước và các dụng cụ cần thiết. 2. Tìm các chất A, B, C, E, G, I, K, X, T thích hợp để hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ phản ứng sau: to to a. A + B  →E + G b. C  → I + G to c. I + B  →K d. I + H2O → T e. T + A → C + X g. X + B → E + H2O Biết A, B, C là các hợp chất có trong nguyên liệu dùng để sản xuất thủy tinh (loại thường). Bài 2: (2 điểm) Hỗn hợp khí hiđro và cacbon oxit có tỉ khối đối với hiđro bằng 7,5. Cần thêm bao nhiêu lit khí hiđro vào 20 lit hỗn hợp đó để cho tỉ khối giảm đi hai lần. Bài 3: (6 điểm) 1. Trộn 50 ml dung dịch Fe2(SO4)3 với 100 ml dung dịch Ba(OH)2 ta thu được kết tủa A và dung dịch B (nước lọc). Lấy kết tủa nung ở nhiệt độ cao thì thu được 0,859 gam chất rắn. Phần nước lọc cho tác dụng với 100 ml dung dịch H2SO4 0,05M thì t5hu được 0,466 gam kết tủa. Viết phương trình hóa học xảy ra và tính nồng độ mol của các dung dịch ban đầu. Giả thiết BaSO4 không bị phân hủy. 2. Có hỗn hợp gồm NaOH, Ba(OH)2, Mg(OH)2 làm thế nào để điều chế Na, Ba, Mg ở dạng tinh khiết. Bài 4: (3,5 điểm) 1. Viết phương trình hóa học biểu diễn phản ứng xảy ra trong từng trường hợp: a. Cho NO2 vào dung dịch NaOH. b. Cho sắt dư vào dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng. 2. Người ta cho a mol nguyên tử kim loại M tan vừa hết trong dung dịch có chứa a mol phân tử H2SO4 được 1,56 gam muối A và khí A1. Lượng khí A1 được hấp thu hoàn toàn bởi 45 ml dung dịch NaOH 0,2M tạo thành 0,608 gam muối. Tính khối lượng của kim loại M ban đầu. Bài 5: (4,5 điểm) 1. Nung 25,28 gam hỗn hợp FeCO3 và FexOy trong oxi dư tới khi phản ứng hoàn toàn, thu được khí A và 22,4 gam Fe2O3 duy nhất. Cho khí A hấp thụ hoàn toàn vào 400 ml dung dịch Ba(OH)2 0,15M thu được 7,88 gam kết tủa. Tìm công thức phân tử của FexOy. 2. Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình hóa học biểu diễn phản ứng xảy ra khi cho thanh kẽm vào dung dịch H2SO4 96%. Cho biết: C=12; O=16; H=1; Ba=137; S=32; Fe=56; Na=23 Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

43


Bộ đề thi HSG cấp Huyện TRƯỜNG THCS CHU VAN AN

ĐÈ THI HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG LẦN 2 Năm học: 2016- 2017 Môn: Hóa học 9 Thời gian làm bài: 150 phút (Đề thi gồm 02 trang)

Câu 1: (2,0 điểm)

Chọn 4 chất rắn khác nhau mà khi cho mỗi chất đó tác dụng với dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng đều cho sản phẩm là Fe2(SO4)3, SO2, H2O. Viết phương trình hóa học. Câu 2: (2,0 điểm)

Hòa tan hỗn hợp gồm Na2O, NaHCO3, BaCl2, NH4Cl có cùng số mol vào nước dư thu được dung dịch A và kết tủa B. Hỏi dung dịch A và kết tủa B chứa những chất gì? Câu 3: (2,0 điểm) Xác định các chất và hoàn thành các phương trình hóa học sau:

FeS + A  → B ↑

+

C

B

+ CuSO4  → D ↓ (đen) + E

C

+ G↑

H

 →

→ + Fe 

H

C

Câu 4: (2,0 điểm)

Trình bày phương pháp hóa học tách riêng từng kim loại ra khỏi hỗn hợp oxit sau: CuO, Fe2O3, Al2O3. Câu 5: (2,0 điểm)

Chỉ dùng một thuốc thử và các dụng cụ cần thiết, hãy trình bày phương pháp hóa học nhận ra các dung dịch bị mất nhãn sau: NaHSO4, Na2CO3, NaCl, BaCl2, Na2S Câu 6: (2,0 điểm)

Một hợp chất vô cơ có công thức XY2 có tổng số proton trong phân tử là 38. X chiếm tỉ lệ phần trăm về khối lượng là 15,79%. Trong hạt nhân của mỗi nguyên tử X và Y số hạt mang điện bằng số hạt không mang điện. a. Xác định X, Y thuộc nguyên tố nào?

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

44


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

b. Đốt cháy hoàn toàn XY2 với một lượng oxi vừa đủ thu được hỗn hợp Z gồm hai khí. Hãy tách khí có phân tử khối nhỏ hơn ra khỏi hỗn hợp Z. Câu 7: (2,0 điểm)

A là hỗn hợp gồm Fe và kim loại M hóa trị II. Cho 2,4 gam A vào dung dịch H2SO4 loãng, dư. Phản ứng xong thu được 0,448 lít khí. Mặt khác hòa tan 2,4 gam A vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thì thu được 1,12 lít khí SO2 duy nhất. Xác định kim loại M. Các khí đo ở đktc. Câu 8: (2,0 điểm)

Cho hỗn hợp khí gồm CO, H2 đi qua 32 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, CuO. Sau phản ứng thu được chất rắn A và hỗn hợp khí B. Cho khí B hấp thụ vào dung dịch nước vôi

trong dư. Phản ứng xong thu được 10 gam kết tủa và khối lượng bình nước vôi tăng 8 gam. Tính thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng ở đktc và khối lượng chất rắn A. Câu 9: (2,0 điểm)

Cho 4,48 gam oxit của một kim loại có hóa trị II tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch H2SO4 0,8M. Cô cạn dung dịch thu được 13,76 gam tinh thể muối. Tìm công thức hóa học của tinh thể muối trên. Câu 10: (2,0 điểm)

.Hòa tan m gam tinh thể Na2CO3.10H2O vào V ml dung dịch Na2CO3 C%( khối lượng riêng bằng D g/ml) thu được dung dịch X. Lập công thức tính nồng độ % của dung dịch X theo m, V, C% và D Biết: Fe = 56; Cu = 64, Mg = 24; H = 1, Al = 27, Na = 23, N = 14, C = 12, O = 16, S = 32, Ca = 40, Ba = 137.

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

45


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

®Ò thi häc sinh giái tr−êng Môn: Hóa học 9 Ngµy thi: 24/11/2016 Thời gian: 150 phút

Phßng gi¸o dôc nga s¬n TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN Đề bài gồm 2 trang

Câu 1.(2,0 điểm). Cho 0,1 mol Fe2O3 phản ứng vừa đủ dung dịch H2SO4 20% thu được dung dịch X . Lấy dung dịch X hạ nhiệt độ xuống 00C làm tách ra m gam Fe2(SO4)3.5H2O. Tính m biết ở 00C 100 gam nước hòa tan tối đa 20,1 gam Fe2(SO4)3. Câu 2. (2,0 điểm). 1. Chỉ từ CuS, H2O, NaCl, các phương tiện và các điều kiện phản ứng, viết các phương trình phản ứng hóa học điều chế Cu(OH)2. 2. Trong phòng thí nghiệm có 3 lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch HCl, H2SO4, NaOH có cùng nồng độ CM. Chỉ dùng phenolphtalein hãy phân biệt 3 dung dịch trên. Câu 3. (2,0 điểm). Hỗn hợp A gồm BaO, FeO, Al2O3. Hòa tan A trong lượng nước dư được dung dịch D và phần không tan B. Sục CO2 dư vào D, phản ứng tạo kết tủa. Cho khí CO dư qua B nung nóng được chất rắn E. Cho E tác dụng với dung dịch NaOH dư, thấy tan một phần và còn lại chất rắn G. Hòa tan hết G trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng rồi cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch KMnO4. Giải thích thí nghiệm bằng các phương trình hóa học. Câu. (2.0 điểm). Cho 44gam hỗn hợp muối NaHSO3 và NaHCO3 phản ứng hết với dung dịch H2SO4 trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp khí A và 35,5gam muối Na2SO4 duy nhất. Trộn hỗn hợp khí A với oxi thu được hỗn hợp khí B có tỉ khối so với hidro là 21. Dẫn hỗn hợp khí B đi qua xúc tác V2O5ở nhiệt độ thích hợp, sau phản ứng thu được hỗn hợp khí C gồm 4 chất có tỉ khối so với hidro là 22,252. Viết các phương trình hóa học và tìm thành phần % về thể tích của SO3 trong hỗn hợp khí C. Câu 5. (2.0 điểm). Cho sơ đồ phản ứng sau đây : + H2SO4 CO +H O NH3  → A1  → A2 t ,p 0

2

A3 (khí)

2

+NaOH

A4 (khí)

Biết A1 gồm các nguyên tố C,H,O,N với tỷ lệ khối lượng tương ứng 3:1:4:7 và trong phân tử A1 có 2 nguyên tử nitơ. a) Hãy xác định CTHH của A1, A2, A3 và hoàn thành phương trình phản ứng trên. b) Chọn chất thích hợp để làm khô mỗi khí A3 và A4. Câu 6: (2,0 điểm). Hòa tan hoàn toàn 11,0 gam hỗn hợp gồm hai kim loại Al và Fe bằng 500 ml dung dịch HCl a mol/lit (lấy dư 20%), thu được 8,96 lít khí H2 (đktc). Mặt khác cho 11,0 gam hỗn hợp kim loại ban đầu vào 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 b mol/lit và AgNO3 c mol/lit. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 48,0 gam chất rắn (R), cho (R) vào dung dịch HCl dư thấy bay ra 1,12 lít khí (đktc). Viết các PTHH xảy ra và xác định a, b, c. Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

46


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

Câu 7: (2,0 điểm). Cho X1 lµ muèi cña kim lo¹i ho¸ trÞ II, X1- X2 = 62 đvC, X1 khan màu trắng nếu hút ẩm có màu xanh. H·y viÕt ph-¬ng tr×nh ho¸ häc hoàn thành s¬ ®å c¸c ph¶n øng sau:

→ X2 ↓ + … + X3 (a) H2O + Na + X1  0

(b) X2

t C →

X5 + H2O

→ X2 ↓ + X3 (c) X1 + X4 

→ X6 + BaSO4 ↓ (d) BaCl2+ X1 

Câu 8: (2,0 điểm). Người ta thực hiện các thí nghiệm sau: a. Cho từ từ (từng giọt) dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp chứa KHCO3 và Na2CO3. b. Cho từ từ (từng giọt) dung dịch hỗn hợp chứa KHCO3 và Na2CO3 vào dung dịch HCl. c. Cho hỗn hợp (X) gồm FeS, BaSO3, CuO, và FeS2 (có số mol bằng nhau) vào dung dịch HCl dư. Thu được rắn A, khí B. Cho khí B sục vào dung dịch Br2 dư. Hãy nêu hiện tượng và viết các phương trình hóa học xảy ra. Câu 9: (2,0 điểm). Cho m gam hỗn hợp gồm Ba và Al vào 200 gam nước (dư), phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A và 8,96 lít khí (đktc) bay ra, đồng thời thấy còn lại 5,4 gam chất rắn không tan. Hãy xác định % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. Tính nồng độ % của dung dịch A. Câu 10: (2,0 điểm). Trộn CuO với RO (R là kim loại một hóa trị) theo tỉ lệ số mol tương ứng 1: 2 thu được hỗn hợp A. Dẫn dòng khí CO dư đi qua ống sứ đựng 9,6 gam hỗn hợp A nung nóng thu được chất rắn B. Hòa tan hết chất rắn B cần dùng vừa đủ 86,9565ml dung dịch HNO3 25,2% (D=1,15 g/ml) thu được V lít khí NO (đktc). 1. a) Tìm kim loại R b) Tính V

-----------------------------------------Hết---------------------------------------------Cho biết: Al = 27; Mg =24; Ba = 137; S=32; Na=23; C=12; N=14; Ag=108; Fe = 56; O = 16; H = 1; Cl = 35,5.

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

47


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN ĐỀ THI CHÍNH THỨC

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TRƯỜNG LẦN 3 - NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn thi: Hóa Học Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 27-11-2016 (Đề thi này gồm 08 câu trong 02 trang)

Câu 1: (2.0 điểm) Phân biệt các dd có cùng nồng độ, đựng trong các lọ riêng biệt, mất nhãn sau: HCl, NaOH, Ba(OH)2, NaNO3, Na2SO4 a. Thuốc thử chất tùy ý chọn b. Chỉ được dùng thêm dd phenol phtalein không màu. Câu 2: (2.0 điểm) Cho 2 nguyên tố X, Y ở hai chu kỳ kế tiếp nhau và cùng nhóm A trong bảng hệ thống tuần hoàn, tổng số hạt nhân của hai nguyên tố là 32. Biết nguyên tử khối của mỗi nguyên tố đều gấp 2 lần trị số điện tích hạt nhân của mỗi nguyên tố. Xác định 2 nguyên tố X và Y. Câu 3: (2.0 điểm) a) Trong phòng thí nghiệm các hóa chất: CaCO3, dung dịch H2SO4 và dung dịch HCl. Để điều chế khí CO2 thì nên dùng những hóa chất nào? Tại sao. b) Hòa tan hoàn toàn 22,95 gam BaO vào nước được dung dịch A. Sau đó hòa tan hoàn toàn 8,40 gam hỗn hợp X gồm CaCO3, MgCO3 bằng dung dịch HCl thu được khí B. Nếu cho khí B hấp thụ hoàn toàn vào dung dich A thì có kết tủa xuất hiện không? Giải thích. Câu 4: (2.0 điểm) Khi nung 25,9 gam muối khan của kim loại thuộc nhóm IIA trong bảng hệ thống tuần hoàn thì có hơi nước và khí cacbon đi oxit thoát ra. Sau khi làm lạnh, khí thoát ra được dẫn qua lượng dư than nung nóng đỏ thì sau phản ứng xảy ra hoàn toàn có thể tích tăng 2,24 lít (điều kiện tiêu chuẩn). Xác định công thức của muối ban đầu. Câu 5: (2.0 điểm) Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra trong thí nghiệm sau: Nung nóng Cu trong không khí, sau một thời gian được chất rắn A. Hoà tan chất rắn A trong H2SO4 đặc nóng (vừa đủ) được dung dịch B và khí D có mùi xốc. Cho Natri kim loại vào dung dịch B thu được khí G và kết tủa M. Cho khí D tác dụng với dung dịch KOH thu được dung dịch E, biết E vừa tác dụng với dung dịch BaCl2 vừa tác dụng với dung dịch NaOH. Câu 6: (4.0 điểm)

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

48


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

Cho 3,16 gam hỗn hợp A ở dạng bột gồm Mg và Fe tác dụng với 250 ml dung dịch CuCl2. Sau phản ứng thu được dung dịch B và 3,84 gam chất rắn C. Thêm vào B một lượng dung dịch NaOH dư, khuấy đều ngoài không khí để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Lọc kết tủa mới tạo thành đem nung (Trong điều kiện không có không khí) ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 1,40 gam chất rắn D gồm 2 oxit của kim loại. Cho rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn. a) Viết thứ tự các phương trình hóa học xảy ra. b) Tính % theo khối lượng mỗi kim loại trong A và tính nồng độ mol/l của dung dịch CuCl2. Câu 7: (2,0 điểm) Khí SO2 do nhà máy thải ra là nguyên nhân quan trọng nhất gây ô nhiễm không khí. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quy định: Nếu lượng SO2 vượt quá 3.10-5 mol/m3 thì coi như không khí bị ô nhiễm SO2 .Tiến hành phân tích 50 lít không khí ở một thành phố thấy 0,012 mg SO2 thì không khí đó có bị ô nhiễm SO2 hay không? Câu 8: (2,0 điểm) 1. Một hỗn hợp gồm: Fe, Cu và Ag bằng phương pháp hóa học hãy tách riêng các kim loại ra khỏi hỗn hợp mà không thay đổi khối lượng. Viết phương trình hóa học xảy ra. 2. Cho hình bên. Bằng kiến thức đã học, hãy cho biết: Bông - A, B có thể là những chất nào? tẩm xút Viết PTHH xảy ra. - Vì sao có thể thu khí SO2 bằng C cách này? Bông tẩm xút có tác dụng gì? Giải thích?

(Cho: Mg = 24, Fe = 56, O = 16, Na = 23, H = 1, Cu = 64, Cl = 35,5, Ba = 137, S = 32, Ca = 40)

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

49


Bộ đề thi HSG cấp Huyện PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THIỆU HÓA ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2013 - 2014 Môn: Hóa học Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 27 tháng 11 năm 2013

(Đề thi gồm có 01 trang)

Câu 1:(5,5đ): 1.Viết các phương trình hóa học biểu diễn các biến hóa hóa học sau: NaOH C D↓ O 2 + H 2 O E to F G A A B A Biết A là kim loại thông thường có hai hóa trị thường gặp là II và III. 2. Từ quặng pirit ( FeS2 ) ; NaCl ; H2O , Chất xúc tác và các điều kiện cần thiết khác hãy điều chế dung dịch : FeCl3 ; FeSO4 ; Fe2( SO4)3 ; và Fe(OH)3 3. Cho các chất sau: CO2, Ca(OCl)2, CO, MgO, SO2, Fe3O4, NO, HClO. Hãy điều chế mỗi oxitaxit trên theo 3 phương pháp khác nhau, viết phương trình hóa học của các phản ứng đã dùng. Câu 2.(3đ): 1. Tiến hành các thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1: cho từ từ từng giọt (có khuấy đều) dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Na2CO3 - Thí nghiệm 2: cho từ từ từng giọt (có khuấy đều) dung dịch Na2CO3 đến dư vào dung dịch HCl 2. Hỗn hợp X gồm Fe, Al, Cu Đốt cháy hoàn toàn 33,4g X ngoài không khí thu được 41,4g hỗn hợp Y gồm 3 oxit. Cho toàn bộ Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 20%, khối lượng riêng d = 1,14g/ml. Tính thể tích tối thiểu của dung dịch H2SO4 trên dùng để hòa tan hết hỗn hợp Y. Câu 3.(4đ): Người ta cho các chất MnO2, KMnO4, K2Cr2O7 tác dụng với HCl để điều chế khí Clo theo các phương trình phản ứng sau: MnO2 + HCl → MnCl2 + H2O + Cl2 KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + H2O+ Cl2. K2Cr2O7 + HCl → KCl + CrCl3 + H2O + Cl2 a. Hãy cân bằng các phương trình phản ứng trên. b. Nếu muốn điều chế một lượng khí Clo nhất định thì chất nào trong ba chất trên tiết kiệm được HCl nhất. c. Nếu các chất trên có cùng số mol tác dụng với HCl thì chất nào tạo được nhiều Clo nhất. d. Nếu các chất trên có cùng khối lượng tác dụng với HCl thì chất nào tạo được nhiều Clo nhất. Câu 4(2,5đ): Chỉ dùng nước và một chất khí có thể phân biệt 5 chất bột trắng sau đây không? NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4. Nếu được trình bày cách phân biệt. Câu 5: (5đ): Có hai dung dịch; H2SO4 (dung dịch A), và NaOH (dung dịch B). Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

50


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

Trộn 0,2 lít dung dịch A với 0,3 lít dung dịch B được 0,5 lít dung dịch C. Lấy 20 ml dung dịch C, thêm một ít quì tím vào, thấy có màu xanh. Sau đó thêm từ từ dung dịch HCl 0,05M tới khi quì tím đổi thành màu tím thấy hết 40 ml dung dịch axit. Trộn 0,3 lít A với 0,2 lít B được 0,5 lít dung dịch D. Lấy 20 ml dung dịch D, thêm một ít quì tím vào thấy có màu đỏ. Sau đó thêm từ từ dung dịch NaOH 0,1M tới khi quì tím đổi thành màu tím thấy hết 80 ml dung dịch NaOH. a) Tính nồng độ mol/l của 2 dung dịch A và B. b) Trộn VB lít dung dịch NaOH vào VA lít dung dịch H2SO4 ở trên ta thu được dung dịch E. Lấy V ml dung dịch E cho tác dụng với 100 ml dung dịch BaCl2 0,15 M được kết tủa F. Mặt khác lấy V ml dung dịch E cho tác dụng với 100 ml dung dịch AlCl3 1M được kết tủa G. Nung F hoặc G ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì đều thu được 3,262gam chất rắn. Tính tỉ lệ VB:VA

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

51


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

PHÒNG GD & ĐT

ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI Năm học: 2016 - 2017 Môn: Hóa học 9 - Thời gian làm bài: 150 phút (Đề thi gồm 02 trang)

Đề chính thức

Câu 1: (4,0 điểm) Hoàn thành các phương trình hóa học: t a. FeS + H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O t b. KMnO4 + HCl KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O → c. NaOH + Al2(SO4)3 → NaAlO2 + Na2SO4 + H2O d. Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + N2O + H2O t e. Al + Fe3O4 → Al2O3 + Fe t f. FexOy + CO → FeO + CO2 g. Al + HNO3 → Al(NO3)3 + H2O + N2 → M2 (SO4)n + H2 h. M + H2SO4 Câu 2: (2,0 điểm) 1. Có hỗn hợp gồm nitơ oxit và đinitơ oxit, có tỉ khối đối với hiđro là 16,75. Hãy tính thành phần trăm theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp. 2. Nêu phương pháp hóa học nhận biết các khí sau đây: N2, H2, O2, CO2 Câu 3: (2,0 điểm) Viết PTHH các phản ứng, trực tiếp tạo thành các chất sau đây, từ oxit tương ứng: Ba(OH)2, KOH, CuSO4, FeCl3, H2SO4, Al2(SO4)3, HClO4, HNO3. 0

0

0

0

Câu 4: (2,0 điểm) Cho các chất có công thức hóa học sau đây: KMnO4 , CuO, CO2 , NaNO3, KClO3, Ca(OH)2, K2SO4, MgO, NaCl, CaO, P2O5. Chất nào dùng để điều chế O2; Chất nào tác dụng với nước? Viết phương trình hóa học của các phản ứng. Câu 5: (3,0 điểm) Hỗn hợp X gồm các kim loại: Fe, Mg và Zn. Dung dịch Y có chứa HCl 0,8M và H2SO4 0,1M. Cho 16 gam hỗn hợp X vào 400 ml dd Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dd Z và thoát ra V lít khí (đktc). Tính V. Câu 6: (3,0 điểm) Cho 1 gam MgSO4 khan vào 100 gam dung dịch MgSO4 bão hòa ở 20 0C đã làm cho 1,58 g MgSO4 kết tinh lại dưới dạng tinh thể ngậm nước MgSO4.nH2O. Tìm n, biết độ tan của MgSO4 ở 20 0C là 35,1 gam . Câu 7: (2,0 điểm) Một loại muối có thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố như sau: 43,75% N, 50% O, còn lại là H. Hãy lập công thức hóa học của muối trên và đọc tên nó biết phân tử khối của nó nhỏ hơn 90 đvC. Câu 8: (2,0 điểm) Chọn chất A, B, C, D, cho phù hợp và viết phương trình hóa học hoàn thành dãy chuyển hóa sau: KMnO4  → A  → Fe3O4  → B  → H2SO4  → C  → Cu  → D  → CuCl2

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

52


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN HẬU LỘC

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2012-2013 ĐỀ THI MÔN: HÓA HỌC Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1(3 điểm): 1. Nồng độ dung dịch KAl(SO4)2 bão hòa ở 200C là 5,66% a) Tính độ tan của KAl(SO4)2 ở 200C. b) Lấy 900 gam dung dịch bão hòa KAl(SO4)2 ở 200C đem đun nóng để làm bay hơi hết 300 gam nước, phần còn lại được làm lạnh về 200C. Hỏi có bao nhiêu gam tinh thể phèn KAl(SO4)2.12H2O kết tinh. 2. Chọn một kim loại A tác dụng với dung dịch chứa muối B, phản ứng tạo ra chất khí, chất kết tủa trắng, chất kết tủa xanh. Viết phương trình hóa học xảy ra. Câu 2(4 điểm): 1.Viết các PTHH theo sơ đồ chuyển hóa sau. Xác định các chất A,B,C, D, E FeS 2 → A → B → H 2 SO4 →A→ C → D E → BaSO4 2. Có 5 chất bột Cu, Al, Fe, S, Ag. Nêu phương pháp hóa học phân biệt chúng. Câu 3(4 điểm): 1. Tách hỗn hợp bột gồm BaCO3, BaSO4, KCl, MgCl2. 2.Từ muối ăn, nước, và kim loại sắt. Viết các PTHH điều chế: Na, Fe(OH)3. Câu 4. (4 điểm) 1. Ngâm 15 gam hỗn hợp Fe và Cu trong dung dịch CuSO4 dư. Phản ứng xong thu được 16 gam chất rắn. Xác định % khối lượng mỗi kim loại trong hồn hợp ban đầu. 2. Cho Clo tác dụng với 16,2 gam kim loại R (chỉ có một hóa trị), thu được 58,8 gam chất rắn B. Đốt chất rắn B trong oxi dư đến phản ứng hoàn toàn thì thu được 63,6 gam chất rắn E. Xác định kim loại R và % khối lượng của mỗi chất trong E. Câu 5: (5 điểm) Khử hoàn toàn 4,06 gam một oxit kim loại bằng CO ở nhiệt độ cao thành kim loại. Dẫn toàn bộ khí sinh ra vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy tạo thành 7 gam kết tủa. Nếu lấy lượng kim loại sinh ra hòa tan hết vào dung dịch HCl dư thì thu được 1,176 lít khí H2 (đktc). a) Xác định kim loại. b) Cho 4,06 gam oxit kim loại trên tác dụng hoàn toàn với 500ml dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) thu được dung dịch X và khí SO2 bay ra. Hãy xác định nồng độ mol/l của muối trong dung dịch X (coi thể tích dung dịch không thay đổi trong quá trình phản ứng). (Cho: Fe= 56; Cu= 64; Al=27, Ca=40; O=16; S=32; C=12; Cl=35,5). .......................................Hết........................................ Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

53


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN ĐỀ KIỂM TRA ĐỘI TUYỂN – LẦN 1 MÔN: HÓA HỌC Thời gian: 150 phút. Ngày kiểm tra: 28.06.2016 Câu 1 ( 6 điểm). Cho các chất sau: HCl; CaO; NaCl; Fe(OH)2; H2SO4 loãng; Al2O3; SO3; KNO3; NaOH; CO2; Al(OH)3; H2SO4 đặc,nguội; Na; Fe; CuSO4; NaHCO3. Hãy cho biết: a. Chất nào tác dụng với H2O? b. Làm quỳ tím chuyển đỏ, chuyển xanh? c. Tác dụng với dung dịch BaCl2? d. Tác dụng với dung dịch NaOH? e. Tác dụng với kim loại Fe? f. Bị nhiệt phân ở nhiệt độ cao? Hãy viết các PTHH xảy ra trong các trường hợp trên. Câu 2 ( 3 điểm). Viết PTHH hoàn thành sơ đồ phản ứng sau: a. BaCO3 BaO Ba(OH)2 BaCl2 Ba(NO3)2 BaSO4 b. Al X AlCl3 Y X Câu 3 ( 4 điểm) Nêu hiện tượng và viết PTHH xảy ra trong các thí nghiệm sau: a. Cho vài giọt axit H2SO4 đặc vào cốc thủy tinh có một ít đường ăn. b. Dẫn từ từ đến dư CO2 vào dung dịch Ca(OH)2. c. Nhỏ vài giọt dung dịch BaCl2 vào dung dịch Na2SO4. d. Nhỏ vài giọt phenolphtalein vào cốc đựng nước, sau đó cho một mẩu kim loại Na vào. Câu 4 ( 3 điểm). Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết: a. Các dung dịch: H2SO4; HCl; HNO3. b. Các kim loại: Al; Fe; Na. c. Các khí: SO2; CO2; O2. Câu 5 ( 2 điểm). Trong một bình kín chứa 3 mol SO2, 2 mol O2 và một ít bột xúc tác V2O5. Nung nóng bình một thời gian thu được hỗn hợp khí A. a. Nếu hiệu suất phản ứng là 75% thì có bao nhiêu mol SO3 tạo thành? b. Nếu tổng số mol các khí trong A là 4,25mol thì có bao nhiêu % SO2 bị oxi hóa thành SO3? Câu 6 ( 2 điểm). Hòa tan 49,6 gam hỗn hợp gồm một muối sunfat và một muối cacbonat của cùng một kim loại hóa trị I vào nước ta thu được dung dịch A. Chia dung dịch A làm hai phần bằng nhau: - Phần 1 : Cho tác dụng với dung dịch H2SO4( lấy dư) thu được 2,24 lít CO2 (đktc). - Phần 2 : Cho phản ứng với dung dịch BaCl2 ( lấy dư) thu được 43 gam kết tủa trắng. a. Tìm công thức của 2 muối ban đầu. b. Xác định thành phần phần trăm về khối lượng của các muối trong hỗn hợp đầu.

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

54


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN ĐỀ KIỂM TRA ĐỘI TUYỂN – LẦN 2 MÔN: HÓA HỌC Thời gian: 150 phút. Ngày kiểm tra: 05.08.2016 Câu 1 ( 2,5 điểm). Cho hỗn hợp X gồm FeO, CuO, K, CaO, Ba, MgO. Dẫn luồng khí CO dư đi qua X đun nóng ta thu được hỗn hợp chất rắn A và hỗn hợp khí B. Cho A đi qua nước ta thu được dung dịch D và chất rắn E. Cho E đi qua dung dịch HCl ta thu được dung dịch F và chất rắn G. Xác định các chất có trong A, B, D, E, F, G. Viết phương trình phản ứng xảy ra. Câu 2 ( 2,5 điểm). Viết PTHH hoàn thành sơ đồ phản ứng sau: AlCl3 Al(NO3)3 Al(OH)3 NaAlO2 a. Al Al2O3 b. Fe FeCl2 FeCl3 FeCl2 Fe(OH)2 Fe(OH)3 Câu 3 ( 2 điểm) Nêu hiện tượng và viết PTHH xảy ra trong các thí nghiệm sau: a. Cho mẩu Cu vào cốc chứa dung dịch H2SO4 đặc rồi đun nóng. b. Đốt lò so làm bằng sắt trong bình chứa khí Clo. c. Đốt bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn. d. Cho dây nhôm vào dung dịch NaOH. Câu 4 ( 2,5 điểm). Có 6 lọ không nhãn đựng các dd hoá chất sau: HCl, H2SO4, CaCl2, Na2SO4, Ba(OH)2 và KOH. Chỉ dùng quỳ tím, nhận biết hoá chất đựng trong mỗi lọ. Câu 5 ( 2 điểm). Hòa tan hết 4,59 gam Nhôm bằng dung dịch axit HNO3 thu được dung dịch B, hỗn hợp khí NO và N2O có tỷ khối đối với H2 bằng 16,75. a. Tính khối lượng muối có trong dung dịch B. b. Tính thể tích khí NO và N2O (ở đktc). Câu 6 ( 2 điểm). Một dung dịch A chứa AlCl3 và FeCl3. Thêm dần dung dịch NaOH vào 100ml dung dịch A cho đến dư. Sau đó lọc kết tủa, rửa sạch, sấy khô và nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi cân được 2 gam chất rắn. Mặt khác, phải dùng 400 ml dung dịch AgNO3 0,2M để tác dụng hết với các chất trong 50 ml dung dịch A. a. Viết các phương trình hóa học xảy ra. b. Tính CM của AlCl3 và FeCl3 trong dung dịch A. Câu 7 (2 điểm). Một dung dịch X chứa hỗn hợp KOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M. Dung dịch Y chứa hỗn hợp H2SO4 0,25M và HCl 0,75M. a. Hãy tính thể tích dung dịch X vừa đủ để trung hòa 40ml dung dịch Y. b. Tính khối lượng kết tủa tạo thành sau phản ứng. Câu 8 ( 2 điểm). Hòa tan hoàn toàn muối MCO3 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 12,25% thu được dung dịch MSO4 17,431%. Xác định M? Câu 9 (2,5 điểm). Cho 8,4 gam hỗn hợp Zn và Mg tác dụng với 500 ml dd HCl 1M. a. Chứng minh rằng sau phản ứng còn dư axit. b. Nếu sau phản ứng tạo thành 4,48 lit khí (đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp đầu. c. TÍnh thể tích dung dịch hỗn hợp gồm KOH 0,5M và Ba(OH)2 1M cần dùng để trung hòa hết lượng axit còn dư? Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

55


Bộ đề thi HSG cấp Huyện TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN HSG Năm học: 2016-2017 Môn thi: HÓA HỌC Ngày thi: 14/11/2015 Thời gian: 150 phút Đề thi này có 10 câu, gồm 02 trang

Câu 1: (2,0 điểm) 1. Trộn V1 lít dung dịch HCl 1M với V2 lít dung dịch NaOH 2M được dung dịch X. Dung dịch X hoà tan được tối đa a mol Al(OH)3 . Tìm biểu thức liên hệ giữa V1, V2, a. 2. Hòa tan kim loại X trong dung dịch H2SO4 10%, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,56 lít H2 (đktc) và dung dịch Y chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 14,7%. Xác định kim loại X. Câu 2: (2,0 điểm) Hòa tan hoàn toàn một lượng phân Urê CO(NH2)2 vào nước được dung dịch G. Dùng dung dịch G thu được, thực hiện 3 thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1: cho 200 ml dung dịch G tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được 4,48 lít khí (đktc) làm xanh giấy quì tím ẩm. - Thí nghiệm 2: Nhỏ rất từ từ 150ml dung dịch HCl 1M vào 200 ml dung dịch G đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V1 lít khí (đktc). - Thí nghiệm 3: Nhỏ rất từ từ 200 ml dung dịch G vào 120 ml dung dịch HCl 1M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V2 lít khí (đktc). a) Hãy viết các phương trinh hóa học xảy ra. b) Xác định giá trị V1, V2. Câu 3: (2,0 điểm) 1. Chọn các chất A, B, C, D thích hợp và hoàn thành phương trình hóa học của các phản ứng trong sơ đồ chuyển hóa sau: A C D

+B +B +B

CuSO4

CuCl 2

Cu(NO 3)2

A

C

D

2. Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau : HCl, NaOH, NaCl, NaHCO3. Chỉ dùng dung dịch phenolphtalein hãy nhận biết mỗi dung dịch trên bằng phương pháp hóa học, viết phương trình hóa học (nếu có). Câu 4: (2,0 điểm) Dẫn H2 đến dư đi qua 25,6 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, MgO, CuO nung nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thu được 20,8 gam chất rắn. Mặt khác 0,15 mol hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 225ml dung dịch HCl 2M. Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính % số mol của mỗi chất trong hỗn hợp X. Câu 5: (2,0 điểm)

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

56


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

Cho một lượng bột CaCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl 32,85%, sau phản ứng thu được dung dịch A trong đó nồng độ HCl còn lại là 24,2%. Thêm vào A một lượng bột MgCO3, khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau phản ứng thu được dung dịch B trong đó nồng độ HCl còn lại là 21,1%. Tính nồng độ C% của các muối CaCl2 và MgCl2 trong dung dịch B. Câu 6: (2,0 điểm) Tiến hành thí nghiệm như sau : - Thí nghiệm 1: Cho a gam Fe hòa tan trong dung dịch HCl, lấy toàn bộ sản phẩm thu được đem cô cạn nhận được 3,1 g chất rắn. - Thí nghiệm 2 : Cho a gam Fe và b gam Mg vào dung dịch HCl cùng với lượng như trên, lấy toàn bộ sản phẩm thu được đem cô cạn nhận được 3,34 gam chất rắn và 448 ml khí H2 (đktc). Tính a, b. Câu 7: (2,0 điểm) Hỗn hợp X gồm O2 và O3 có tỉ khối so với H2 là d. Để đốt cháy hoàn toàn 1 lít hỗn hợp Y gồm CO và H2 cần 0,4 lít hỗn hợp X. Biết tỉ khối của Y so với H2 bằng 7,5 và các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Tính d. Câu 8: (2,0 điểm) 1. Viết phương trình hóa học minh họa: Tính bazơ của NH3 yếu hơn NaOH; Tính axit của H2SO3 mạnh hơn H2CO3; Tính kim loại của Fe mạnh hơn Cu; Tính phi kim của clo mạnh hơn brom. 2/ Ba dung dịch A, B, C thỏa mãn: A tác dụng với B thì có kết tủa BaSO4, B tác dụng với C thì có kết tủa xuất hiện, A tác dụng với C thì có khí CO2 thoát ra. Tìm A, B, C và viết các phương trình phản ứng xảy ra. Câu 9: (2,0 điểm) 1. Hỗn hợp khí A chứa Cl2 và O2 có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2. Tính % thể tích, % khối lượng của mỗi khí trong A, tỉ khối hỗn hợp A so với H2 và khối lượng của 6,72 lít hỗn hợp khí A ở đktc. 2. Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp NaOH và NaAlO2. Viết PTHH xảy ra. Câu 10: (2,0 điểm) Chọn các chất X1, X2, X3 ...X20 (có thể trùng lặp giữa các phương trình) để hoàn thành các phương trình hóa học sau: t (1) X1 + X2  → Cl2 ↑ + MnCl2 + KCl + H2O (2) X3 + X4 + X5 → HCl + H2SO4 t (3) X6 + X7 (dư)  → SO2 + H2O (4)X8 + X9 + X10 → Cl2 ↑ + MnSO4 + K2SO4 + Na2SO4 + H2O (5) KHCO3 + Ca(OH)2 dư → X11 + X12 + X13 (6) Al2O3 + KHSO4 → X14 + X15 + X16 (7) X17 + X18 → BaCO3 + CaCO3 + H2O (8) X19 + X20 + H2O → Fe(OH)3 + CO2 + NaCl o

o

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

57


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

PHÒNG GD&ĐT NGA SƠN TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

ĐỀ KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN LỚP 9 VÒNG 1 - Năm học: 2017 - 2018 Môn thi: HÓA HỌC Lớp 9 - THCS Ngày thi: 30 tháng 9 năm 2017 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi này gồm có 02 trang. ĐỀ BÀI

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Câu 1: (2 điểm) Hãy xác định các chất X, Y, Z, T và viết phương trình hóa học của các phản ứng theo sơ đồ sau đây (ghi rõ điều kiện xảy ra nếu có): t a. X + O2  → XO2 t b. XO2 + O2  → XO3 VO + CaO  c. XO2 → Z d. Z + HCl  T + XO2 + Y → e. XO2 + Y + KMnO4  → H2XO4 + MnXO4 + K2XO4 t f. X + H2SO4 (đặc) → XO2 + Y g. XO2 + H2X  → X + Y Câu 2: (2 điểm) Có 4 bình kín, mỗi bình chứa một khí trong các khí sau: SO2, CO2, SO3, CO. Bằng phương pháp hóa học em hãy nhận biết từng bình khí trên. Câu 3: (2 điểm) Nung hoàn toàn hỗn hợp gồm FeS2 và Al ở nhiệt độ cao trong O2 dư được khí A và chất rắn B. Cho A qua V2O5 nung nóng được khí C. Dẫn khí C vào nước được dung dịch D. Cho chất rắn B vào dung dịch D dư được dung dịch E. Mặt khác nếu dẫn khí A qua dung dịch nước Br2 dư được dung dịch G. Xác định các chất trong A, B, C, D, E, G và viết các phương trình phản ứng xảy ra. Câu 4: (2 điểm) 1. Cho các chất: Cu, Na2SO3, H2SO4. a. Viết các phương trình hóa học của phản ứng điều chế SO2 từ các chất trên b. Cần điều chế n mol SO2, hãy chọn chất nào để tiết kiệm H2SO4 nhất. 2. Một loại đá vôi chứa 80% CaCO3. Nung 1 tấn đá vôi loại này có thể thu được bào nhiêu kg vôi sống, nếu hiệu suất là 85%. Câu 5: (2 điểm) A là dung dịch H2SO4 nồng độ x mol/l, B là dung dịch NaOH nồng độ y mol/l. Trộn 200 ml dung dịch A với 300 ml dung dịch B ta được dung dịch C. Để trung hòa 100 ml dung dịch C cần dùng 80 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác, trộn 300 ml dung dịch A với 200 ml dung dịch B ta được dung dịch D. Biết 100 ml dung dịch D phản ứng vừa đủ với 2,04 gam Al2O3. Xác định x, y? Câu 6: (2 điểm) Từ dung dịch H2SO4 98% (D = 1,84 g/ml) và nước cất, hãy tính toán và trình bày cách pha chế 460 ml dung dịch H2SO4 0,5M. Các dụng cụ thí nghiệm có đủ. Câu 7: (2 điểm) Hoà tan hỗn hợp X gồm oxit của một kim loại M (hoá trị II, không đổi) và muối cacbonat của kim loại M bằng axit H2SO4 loãng, vừa đủ. Sau phản ứng thu o

o

2 5

o

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

58


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

được sản phẩm gồm khí Y và dung dịch Z. Biết lượng khí Y bằng 44% lượng X. Đem cô cạn dung dịch Z thu được một lượng muối khan bằng 168% lượng X. a. Xác định công thức oxit và muối cacbonat của kim loại M b. Tính thành phần trăm mỗi chất có trong hỗn hợp X. Câu 8: (2 điểm) Hỗn hợp khí X gồm CO và H2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X trong một lượng oxi vừa đủ thu được hỗn hợp khí và hơi Y. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y lần lượt qua bình 1 đựng 72 gam dung dịch H2SO4 79,2% và bình 2 đựng 150 ml dung dịch Ba(OH)2 2M. Sau khi phản ứng kết thúc thấy bình 1 nồng độ dung dịch H2SO4 là 72%, bình 2 có 39,4 gam kết tủa. Tính tỉ khối của X so với H2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Câu 9: (2 điểm) Khi làm nguội 1026,4 gam dung dịch bão hòa R2SO4 từ 800C xuống 100C thì có 395,4 gam tinh thể R2SO4.nH2O tách ra khỏi dung dịch (R là kim loại, n nguyên và thỏa mãn điều kiện 7 < n < 12 ). Tìm công thức tinh thể trên. Biết độ tan của R2SO4 ở 800C và 100C lần lượt là 28,3 gam và 9 gam. Câu 10: (2 điểm) Đốt cháy x gam đồng trong bình kín có chứa y lít khí oxi (đktc) thu được chất rắn M. Hòa tan M trong z gam dung dịch H2SO4 98%, đun nóng, vừa đủ thu được dung dịch N và khí P. Hấp thụ toàn bộ khí P trong 200 ml dung dịch KOH 0,25M thu được dung dịch Q có chứa 5,18 gam muối. Đun cạn dung dịch N cho nước bay hơi từ từ còn lại 60 gam tinh thể CuSO4.5H2O. Tính x, y, z. Cho biết: H = 1, O = 16, Na = 23, K = 39, Cu = 64, S = 32, Cl = 35,5, Fe = 56, Al = 27, Zn = 65, Mg = 24, Ba = 137, C = 12,

= = Hết = =

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

59


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

Phßng gi¸o dôc nga s¬n Tr-êng THCS Chu V¨n An

§Ò bµi gåm 2 trang

®Ò thi häc sinh giái tr−êng M«n: Ho¸ häc Ngµy thi: 16/11/2017 Thêi gian: 150 phót (Kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò)

§Ò bµi: Câu 1.(2,0 điểm). Trong mỗi chén sứ A, B, C đựng một muối nitrat. Trong đó B, C là muối nitrat của kim loại hóa trị 2. Nung các chén sứ ở nhiệt độ cao ngoài không khí tới phản ứng hoàn toàn, sau đó làm nguội người ta thấy: - Trong chén A không còn dấu vết gì. - Cho dung dịch HCl vào chén B thấy thoát ra một khí không màu, hoá nâu ngoài không khí. - Trong chén C còn lại chất rắn màu nâu đỏ. Xác định các chất A, B, C và viết phương trình minh họa. C©u 2. (2,0 ®iÓm). Cho hỗn hợp A gồm Al, Cu, Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư, thu được dung dịch B, khí SO2 thoát ra. Nếu cho hỗn hợp A vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch C, chất rắn không tan D và khí E. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch C thu được kết tủa F. Nung F ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn G, cho khí CO dư qua G nung nóng đến khối lượng không đổi thu được chất rắn H. Xác định các chất có trong B, C, D, E, F, G, H và viết các phương trình phản ứng xảy ra. C©u 3. (2,0 ®iÓm). Tiến hành hai thí nghiệm: Thí nghiệm 1: Cho 650ml dung dịch NaOH 2M vào 400ml dung dịch AlCl3 a(M) thì thu được 3b gam kết tủa. Thí nghiệm 2: Cho 700ml dung dịch NaOH 2M vào 400ml dung dịch AlCl3 a(M) thì thu được 2b gam kết tủa. Tìm a, b. C©u 4. (2.0 ®iÓm ). 1. Có 5 ống nghiệm đựng 5 chất bột riêng biệt gồm: Mg(OH)2, Al(OH)3, BaCl2, Na2CO3, NaOH. Chỉ được dùng thêm H2O và CO2 hãy trình bày cách nhận biết các chất đó. 2. Hãy nêu phương pháp loại bỏ khí có lẫn trong khí khác và viết các phương trình hóa học a). CO2 có lẫn trong CO. b). SO2 có lẫn trong không khí. c). SO3 có lẫn trong SO2. d). SO2 có lẫn trong CO2. C©u 5. (2.0 ®iÓm ). Cho m gam M2CO3.10H2O tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2 5% thu được kết tủa B và dung dịch X chứa một chất tan. Nồng độ chất tan trong dung dịch X là Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

60


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

2,7536%. Tìm công thức của M2CO3.10H2O và viết 3 phương trình phản ứng điều chế trực tiếp M2CO3 từ oxit bazơ, bazơ, muối. Câu 6: (2,0 điểm). Một hỗn hợp rắn gồm BaO, MgCO3, Al2O3 và CuO. Trình bày phương pháp tách riêng từng chất từ hỗn hợp trên với điều kiện không làm thay đổi khối lượng mỗi chất so với ban đầu. Câu 7: (2,0 điểm). Cho sơ đồ chuyển đổi sau: +Y +Y X1 X2 X3  →  → (2) (3) 1

X

(1)

 → X (4)

2

 → X (6)

 → X (8)

X4  → X5  → X6 Hãy xác định X, X1, X2, X3, X4, X5, X6, Y1, Y2, Y3, Y4 và hoàn thành PTHH theo sơ đồ chuyển đổi trên. Câu 8: (2,0 điểm). Thả một viên bi sắt hình cầu bán kính R vào 500 ml dung dịch HCl, sau khi kết thúc phản ứng thấy bán kính viên bi còn lại một nửa. Nếu cho viên bi sắt còn lại này vào 117,6 gam dung dịch H2SO4 5%, khi viên bi tan hết, dung dịch H2SO4 có nồng độ mới là 4% (Coi khối lượng dung dịch thay đổi không đáng kể). a. Tính bán kính R của viên bi sắt. Biết khối lượng riêng của viên bi sắt là 7,9 + Y3 (5)

+ Y4 (7)

4 3

g/cm3, viên bi ăn mòn theo mọi hướng, cho π = 3,14 , V = π R 3 (V là thể tích hình cầu, R là bán kính) b. Tính nồng độ mol của dung dịch axit HCl Câu 9: (2,0 điểm). Cho 122,4g hỗn hợp X gồm Cu, Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 10,08 lít SO2 (đktc), dung dịch Y và còn lại 4,8g kim loại. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Tính m. Câu 10: (2,0 điểm). 1. Tại sao khi nấu nước giếng ở một số vùng lâu ngày thấy xuất hiện lớp cặn ở đáy ấm? Đề xuất một phương án tẩy lớp cặn này? 2. Cho thiết bị điều chế khí X từ chất rắn và chất lỏng. Khí X lần lượt là các khí sau: SO2, Cl2, H2, CO2. a. Hãy cho biết từng cặp chất A, B để điều chế được từng khí trên. b. Nêu hiện tượng xảy ra đối với quỳ tím, giải thích và viết phương trình hóa học

A

Khí X Quỳ tím

H2O

B

-----------------------------------------Hết-----------------------------------------------

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

61


Bộ đề thi HSG cấp Huyện PHÒNG GD-ĐT YÊN ĐỊNH

KÌ THI CHỌN HSG ĐI THI TỈNH NĂM HỌC 2019-2020 Môn thi: Hoá học Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1: (2đ) Nung 29 gam hỗn hợp X gồm X1 (FeCO3 + tạp chất trơ) và X2 ( FeS2 và tạp chất trơ). Với lượng không khí (20% khí O2, 80% khí N2 theo tỉ lệ thể tích) vừa đủ trong bình 5 lít. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn X3 và hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 17. Nung X3 trong ống sứ rồi cho luồng khí CO đi qua. Sau khi phản ứng xong thu được chất rắn trong đó có 6,72 gam Fe (H% khử oxit là 80%). a.Tính khối lượng X1, X2 ban đầu, biết rằng % khối lượng tạp chất trong X1 và X2 bằng nhau. b.Tính áp suất của khí trong bình sau nung đã đưa về t0 = 136,50C, dung tích bình xem không đổi. Câu 2: (2đ) Có 3 hỗn hợp riêng biệt dạng bột: (Na2CO3 + BaCl2), (NaNO3 + KNO3) và (NaCl + MgSO4). Chỉ được dùng một hoá chất hãy nhận biết các gói bột trên, viết phương trình hoá học xảy ra. Câu 3: (2đ) Có 1 hỗn hợp gồm Na, Ba, Mg. Bằng phương pháp hóa học hãy tách riêng từng kim loại ra khỏi hỗn hợp (khối lượng kim loại sau khi tách vẫn được bảo toàn) Câu 4: (2đ) a.Từ nguyên liệu chính là quặng apatit, pirit sắt, không khí, nước viết các PTHH điều chế phân lân supephotphat kép. b. Có hỗn hợp Na, Ba, Fe, Cu. Bằng phương pháp hóa học hãy tách riêng mỗi kim loại ra khỏi hỗn hợp (khối lượng mỗi kim loại không thay đổi). Câu 5: (2đ). Tìm các chất vô cơ thích hợp, hoàn thành các phương trình phản ứng sau: t (C) rắn, đen b). (C) + HCl → (D) + (E)↑ a). (A) + (B) → t c). (A) + HCl → (D) + (F)↑ d). (F) + (B) → (E)↑ e). (G) + (E) → (I) + H2O f). (I) + FeSO4 → (C)↓ + (J) o

o

Câu 6: (2đ) 1. A, B, D là các nguyên tố rất phổ biến trong tự nhiên. Hợp chất tạo bởi A và D khi hoà tan trong nước cho một dung dịch có tính kiềm. Hợp chất của A và B khi hoà tan vào nước có khí thoát ra. Hợp chất của B và D khi hoà tan trong nước cho dung dịch E có tính axit rất yếu. Hợp chất của A, B, D không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch E. Xác định hợp chất tạo bởi A với D; A với B, B với D và A, B, D. Viết phương trình phản ứng. 2. Dự đoán hiện tượng và giải thích bằng PTHH cho các thí nghiệm sau a.Nhỏ từ từ dung dịch NaOH cho đến dư vào dung dịch AlCl3 b.Cho từ từ dung dịch NH3 vừa đủ vào dung dịch CuCl2 c. Cho từ từ dung dịch NH3 vừa đủ vào dung dịch AlCl3 d. Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch ZnCl2 Câu 7: (2đ) Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

62


Bộ đề thi HSG cấp Huyện Để điều chế phân đạm người ta thực hiện phản ứng giữa N2 với H2 theo sơ đồ: NH3 N2 + H2 Trộn 20 lít N2 với 20 lít H2 ( hỗn hợp A )vào một bình kín, đưa nhiệt độ ( t0) và áp suất (p) hỗn hợp A đến thích hợp để phản ứng xảy ra. Sau một thời gian đưa t0, p về ban đầu thì thấy thu được 30 lít hỗn hợp khí B. a. Tính thể tích từng khí trong B? b. Tính hiệu suất của phản ứng trên? Câu 8.(2đ) Hình vẽ bên mô tả thí nghiệm điều chế oxi trong phòng thí nghiệm bằng cách nhiệt phân KMnO4. Hãy cho biết: - Tên các dụng cụ hoá chất (1), (2), (3), (4) 1 - Khí O2 đó thu bằng phương pháp gì? Phương pháp 4 này dựa trên tính chất nào của O2? 3 - Tại sao miệng ống nghiệm lại bố trí hơi nghiêng xuống? 2 - Khi ngừng thu khí ta phải tháo rời ống nghiệm trước hay tắt đèn cồn trước? Vì sao?

Câu 9: (2đ) Cho m gam Al2O3 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch X chứa 2 chất tan có cùng nồng độ mol. Rót từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch X, đồ thị biến thiên số mol kết tủa theo số mol NaOH như sau: Số mol Al(OH)3

(a-0,09) Số mol NaOH a 4,25a Viết các phương trình phản ứng, tính giá trị của m. Câu 10: (2đ) Cho các chất Al2O3, Al(NO3)3, NaAlO2, Al2(SO4)3, Al(OH)3, AlCl3, Al. Hãy lựa chọn và sắp xếp các chất trên thành một dãy chuyển hoá (theo sơ đồ thẳng X → Y →Z → ….T). Viết phương trình phản ứng minh họa (ghi rõ điều kiện nếu có). ----------------------------------Hết----------------------------

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

63


Bộ đề thi HSG cấp Huyện TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC: 2019 -2020 Môn thi: HÓA HỌC Ngày thi: 29/9/2019 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (2,0 điểm) Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt 58, biết nguyên tử khối của X nhỏ hơn 40. Tìm nguyên tố X. Câu 2: (2,0 điểm) Viết các phương trình hóa học hoàn thành sơ đồ sau (mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học). CaSO3 (7) ( 4) (1) (2) ( 3) (5) (6) FeS2 → SO2 → H2SO3 → Na2SO3 → SO2 → SO3 → H2SO4 (8) Na2SO3 Câu 3: (2,0 điểm) 1. Chỉ dùng giấy quỳ tím hãy nhận biết các lọ mất nhãn đựng các dung dịch sau: NaCl, HCl, CaCl2, Na2CO3. 2. Trộn 150 gam dung dịch Na2CO3 10,6% vào 1000 gam dung dịch CaCl2 5,55% thu được dung dịch A. Hãy tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch A. Câu 4: (2,0 điểm) 1. Cho 400 gam dung dịch NaCl có nồng độ 38,9% bão hòa ở 500C. Hỏi khi hạ nhiệt độ xuống 250C thì có bao nhiêu gam muối kết tinh. Biết độ tan ở 250C là 12,5 (gam). 2. a. Viết một phương trình hóa học trong đó có 4 loại hợp chất vô cơ cơ bản. b. Viết 4 phương trình hóa học có bản chất khác nhau tạo thành KCl. Câu 5: (2,0 điểm) Bằng phương pháp hóa học hãy nêu cách tách các chất rắn ra khỏi hỗn hợp sao cho khối lượng không thay đổi gồm: Fe2O3, CuO, BaO. Câu 6: (2,0 điểm) Cho một lượng bột oxit của kim loại M tác dụng với hiđro trong điều kiện đun nóng không có không khí thu được 16,8 gam kim loại và 7,2 gam H2O. Hòa tan hoàn toàn lượng kim loại trên trong dung dịch HCl dư thoát ra 6,72 lít H2(đktc). Tìm công thức oxit. Câu 7: (2,0 điểm) Cho dung dịch H2SO4 0,25M tác dụng vừa đủ với 2,16 gam hỗn hợp A gồm Fe, FeO, FeCO3 thấy thoát ra một hỗn hợp khí có tỉ khối so với hidro là 15 và tạo thành 3,8 gam muối sunfat. a. Tính thể tích dung dịch H2SO4 đã dùng. b. Tính % theo khối lượng mỗi chất trong A. Câu 8: (2,0 điểm) Cho hỗn hợp chứa 0,2 mol Cu và 0,1 mol Fe3O4 vào 400 ml dung dịch HCl 2M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A và còn lại a gam chất rắn B không tan. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư. Lọc lấy kết tủa, nung trong không Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

64


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

khí đến khối lượng không đổi thu được b gam chất rắn C. Viết các PTHH xảy ra và tính giá trị a, b. ( Biết Cu + FeCl3  → CuCl2 + FeCl2 ) Câu 9: (2,0 điểm) Khử hỗn hợp X gồm CuO, FeO bằng khí CO ở nhiệt độ cao, sau một thời gian thu được 14,4 gam hỗn hợp A gồm 4 chất rắn và thoát ra 3,36 lít khí B (đktc) có tỉ khối so với H2 bằng 18. Hòa tan hoàn toàn A bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư đến khi phản ứng kết thúc thu được 2,24 lít SO2 (đktc) và dung dịch B. a.Viết phương trình hóa học. b.Tính khối lượng mỗi oxit CuO và FeO trong hỗn hợp ban đầu. Câu 10: (2,0 điểm) Hỗn hợp X gồm Mg và Zn có khối lượng 4,04 gam được chia làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho vào cốc đựng 200ml dung dịch HCl. Sau phản ứng đun nóng cho nước bay hơi hết được 4,86 g chất rắn. Phần 2 cho vào cốc đựng 400ml dung dịch HCl ở trên thì sau phản ứng, cô cạn thu được 5,57 g chất rắn. a. Chứng minh rằng sau thí nghiệm ở phần 1 kim loại còn dư, ở phần 2 axit dư. Tính thể tích khí thoát ra (đktc) ở phần 1. b. Tính nồng độ dung dịch HCl và % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. c. Tính khối lượng kim loại dư sau thí nghiệm ở phần 1.

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

65


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

66


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

67


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

ĐỀ 47 Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1: (2,0 điểm).Cho 6,45 gam hỗn hợp hai kim loại hóa trị (II): A và B tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, sau khi phản ứng xong, thu được 1,12 lit khí (đktc) và 3,2 gam chất rắn. Lượng chất rắn này tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch AgNO3 0,5M thu được dd D và kim loại E. Lọc lấy E rồi cô cạn dung dịch D thu được muối khan F.

a. Xác định A, B. Biết A đứng trước B trong "dãy hoạt động hóa học kim loại" b. Đem lượng muối khan F nung ở nhiệt độ cao một thời gian thu được 6,16 gam chất rắn G và V lit hỗn hợp khí. Tính V (đktc) ? Câu 2: (2 điểm) Trộn hai dung dịch AgNO3 0,44M và Pb(NO3)2 0,36M với thể tích bằng nhau được dung dịch A. Thêm 0,828 gam bột Al vào 100ml dung dịch A, sau phản ứng thu được chất rắn B và dung dịch C.

a. Tính khối lượng chất rắn B? b. Cho 20 ml dung dịch NaOH vào dung dịch C thu được 0,936 gam kết tủa. Tính nồng độ mol của dung dịch NaOH? C©u 3 (4,0 ®iÓm) 1/ Nªu c¸c hiÖn t−îng x¶y ra vµ viÕt ph−¬ng tr×nh ho¸ häc minh ho¹ khi. a/ Cho tõ tõ dung dÞch HCl ®Õn d− vµo dung dÞch NaAlO2. b/ Cho tõ tõ dung dÞch NaOH ®Õn d− vµo dung dÞch AlCl3. c/ Cho tõ tõ dung dÞch NH3 ®Õn d− vµo dung dÞch AlCl3. d/ Cho tõ tõ khÝ CO2 vµo dung dÞch NaAlO2. 2/ kh«ng dïng thªm ho¸ chÊt nµo kh¸c, h·y nhËn biÕt 5 lä bÞ mÊt nh·n sau ®©y: NaHSO4, KHCO3, Mg(HCO3)2, Na2CO3, Ba(HCO3)2. 3/ B»ng ph−¬ng ph¸p ho¸ häc h·y t¸ch 3 muèi KCl, AlCl3, FeCl3 ra khái nhau trong hçn hîp dung dÞch gåm c¸c dung dÞch trªn. 4/ NhiÖt ph©n mét l−îng MgCO3 trong mét thêi gian thu ®−îc mét chÊt r¾n A vµ khÝ B. Cho khÝ B hÊp thô hoµn toµn vµo dung dÞch NaOH thu ®−îc dung dÞch C. Dung dÞch C cã kh¶ n¨ng t¸c dông ®−îc víi BaCl2 vµ KOH. Cho A t¸c dông víi dung dÞch HCl d− l¹i thu ®−îc khÝ B vµ mét dung dÞch D. C« c¹n dung dÞch D ®−îc muèi khan E. §iÖn ph©n nãng ch¶y E ®−îc kim lo¹i M.X¸c ®Þnh A, B, C, D, E, M vµ ViÕt c¸c ph−¬ng tr×nh ph¶n øng x¶y ra trong thÝ nghiÖm trªn. 5/ ViÕt c¸c ph−¬ng tr×nh ho¸ häc theo s¬ ®å chuyÓn ho¸ sau. O ,V O t KOH KOH FeS2 + O2  A + → A +  → B  → C → → D + → E C©u 4 (2,0 ®iÓm) Nung 29,4g Cu(OH)2 ë nhiÖt ®é cao thu ®−îc CuO, c©n chÊt r¾n B thu ®−îc sau ph¶n øng ®−îc 25,8g. TÝnh sè nguyªn tö oxi cã trong B. C©u 5 (2,0 ®iÓm) Cho 8,12 gam mét oxit cña kim lo¹i M vµo èng sø trßn, dµi, nung nãng råi cho dßng khÝ CO ®i chËm qua èng ®Ó khö hoµn toµn l−îng oxit ®ã thµnh kim lo¹i. KhÝ ®−îc t¹o thµnh trong ph¶n øng ®ã ®i ra khái èng sø ®−îc hÊp thô hÕt vµo b×nh ®ùng l−îng d− dung dÞch Ba(OH)2, thÊy t¹o thµnh 27,58 gam kÕt tña tr¾ng. Cho toµn bé l−îng kim lo¹i võa thu ®−îc ë trªn t¸c dông hÕt víi dung dÞch HCl, thu ®−îc 2,532 lÝt khÝ H2 (®ktc). X¸c ®Þnh kim lo¹i M vµ c«ng thøc oxit cña nã. 2

2

5

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

0

68


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

C©u 6: (4,0 ®iÓm) 1/ Hoµ tan hçn hîp gåm Na2CO3 vµ KHCO3 vµo n−íc ®−îc dung dÞch A. Dung dÞch B lµ axit HCl. a/ Cho tõ tõ dd axit HCl vµo dung dÞch A ®Õn khi kh«ng thÊy d¸u hiÖu cña ph¶n øng. b/ Cho tõ tõ dung dÞch axit HCl vµo dung dÞch A th× thu ®−îc dung dÞch C vµ khÝ E. Cho dung dÞch Ba(OH)2 vµo dung dÞch C th× thÊy cã kÕt tña tr¾ng xuÊt hiÖn. c/ Cho tõ tõ dung dÞch A vµo dung dÞch axit HCl th× thÊy cã khÝ tho¸t ra. H·y viÕt c¸c PTHH x¶y ra trong c¸c thÝ nghiÖm ë trªn. 2/ Cã mét miÕng Na ®Ó ngoµi kh«ng khÝ Èm trong mét thêi gian biÕn thµnh s¶n phÈm A. Cho A tan trong n−íc ®−îc dung dÞch B. Cho dung dÞch B lÇn l−ît vµo c¸c dung dÞch NaHSO4, NaHCO3, CaCl2, (NH4)2SO4, AlCl3. ViÕt c¸c ph−¬ng tr×nh ph¶n øng vµ gi¶i thÝch qu¸ tr×nh thÝ nghiÖm. 3/ B»ng ph−¬ng ph¸p ho¸ häc h·y t¸ch riªng tõng chÊt ra khái hçn hîp cña chóng gåm Al2O3; Fe2O3; SiO2. 4/ ChØ cã n−íc vµ khÝ CO2 h·y tr×nh bµy c¸ch ph©n biÖt 5 chÊt bét mµu tr¾ng sau: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4. ViÕt ph−¬ng tr×nh ho¸ häc minh ho¹. C©u 7 (2,0 ®iÓm) Hçn hîp A gåm 2 kim lo¹i Al vµ Mg, cho 1,29 gam A vµo 200 ml dung dÞch CuSO4. Sau khi ph¶n øng x¶y ra hoµn toµn thu ®−îc 3,47 gam chÊt r¾n B vµ dung dÞch C, läc lÊy dung dÞch C råi thªm dung dÞch BaCl2 d− vµo thu ®−îc 11,65 gam kÕt tña. a/ TÝnh nång ®é mol/lit cña dung dÞch CuSO4. b/ TÝnh khèi l−îng tõng kim lo¹i trong hçn hîp A. c/ NÕu cho dung dÞch NaOH vµo dung dÞch C thu ®−îc kÕt tña D, lÊy kÕt tña D ®em nung ngoµi kh«ng khÝ ®Õn khèi l−îng kh«ng ®æi ®−îc m gam chÊt r¾n. T×m kho¶ng x¸c ®Þnh cña m. C©u 8 (2,0 ®iÓm) 1/ Hoµ tan hçn hîp gåm Na2CO3 vµ KHCO3 vµo n−íc ®−îc dung dÞch A. Dung dÞch B lµ axit HCl. a/ Cho tõ tõ dung dÞch axit HCl vµo dung dÞch A ®Õn khi kh«ng thÊy d¸u hiÖu cña ph¶n øng. b/ Cho tõ tõ dung dÞch axit HCl vµo dung dÞch A th× thu ®−îc dung dÞch C vµ khÝ E. Cho dung dÞch Ba(OH)2 vµo dung dÞch C th× thÊy cã kÕt tña tr¾ng xuÊt hiÖn. c/ Cho tõ tõ dung dÞch A vµo dung dÞch axit HCl th× thÊy cã khÝ tho¸t ra. H·y viÕt c¸c PTHH x¶y ra trong c¸c thÝ nghiÖm ë trªn. 2/ Cã mét miÕng Na ®Ó ngoµi kh«ng khÝ Èm trong mét thêi gian biÕn thµnh s¶n phÈm A. Cho A tan trong n−íc ®−îc dung dÞch B. Cho dung dÞch B lÇn l−ît vµo c¸c dung dÞch NaHSO4, NaHCO3, CaCl2, (NH4)2SO4, AlCl3. ViÕt c¸c ph−¬ng tr×nh ph¶n øng vµ gi¶i thÝch qu¸ tr×nh thÝ nghiÖm. 3/ B»ng ph−¬ng ph¸p ho¸ häc h·y t¸ch riªng tõng chÊt ra khái hçn hîp cña chóng gåm Al2O3; Fe2O3; SiO2. 4/ ChØ cã n−íc vµ khÝ CO2 h·y tr×nh bµy c¸ch ph©n biÖt 5 chÊt bét mµu tr¾ng sau: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4. ViÕt ph−¬ng tr×nh ho¸ häc minh ho¹.

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

69


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

ĐỀ 46 Thời gian làm bài: 150 phút

Câu1: (2,0 điểm) Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số các loại hạt trong nguyên tử là 40, số hạt không mang điện ít hơn tổng số hạt mang điện bằng 12. Cho biết khối lượng của 1 hạt proton và 1 hạt nơtron đều là 1 đvC. a) Xác định nguyên tố A. b) Nhúng thanh kim loại A vào 400gam dung dịch CuSO4 2,4%. Sau khi phản ứng xong, lấy thanh kim loại ra, rửa sạch, làm khô cân lại thấy khối lượng thanh kim loại A tăng 5% so với ban đầu. Biết rằng tất cả đồng bị đẩy ra khỏi muối đều bám hết vào thanh kim loại A. Tính: − Khối lượng ban đầu của thanh kim loại A. − Nồng độ phần trăm của muối tạo thành sau phản ứng. Câu 2: (2,0 điểm) Nhà máy thép Thái Nguyên đã sử dụng quặng hematit nâu (Fe2O3.2H2O) trong quá trình luyện thép. Để trong một ngày nhà máy sản xuất được 1,5 tấn thép (chứa 98% Fe) thì lượng quặng hematit nâu cần dùng là bao nhiêu? Biết rằng hàm lượng hematit nâu trong quặng là 75%, hiệu suất của cả quá trình sản xuất là 90%. Câu 3: (2 điểm) Viết các phương trình phản ứng biểu diễn các biến hóa sau: Al (1) Al2(SO4)3 (2) Al(OH)3 (3) NaAlO2 (4) (6) Al2O3 (5) Câu 4: (2 điểm) Nung 18,4g hỗn hợp CaCO3 và MgCO3. Phản ứng xong, người ta thu được hỗn hợp chất rắn có khối lượng giảm 8,8g so với hỗn hợp trước khi nung. a) Viết các phương trình phản ứng đã xảy ra? b) Vì sao khối lượng sau phản ứng lại giảm? c) Tính khối lượng của mỗi chất có trong hỗn hợp trước khi nung? Câu 5: (2 điểm) Hòa tan hoàn toàn 24g hỗn hợp Al và Mg bằng một lượng dung dịch HCl vừa đủ. Thêm một lượng NaOH dư và dung dịch, sau phản ứng thấy xuất hiện kết tủa. Lọc kết tủa rửa sạch rồi nung ở nhiệt độ cao đến khi khối lượng không đổi thu được 4g một chất rắn. Xác định % khối lượng các kim loại trong hỗn hợp? Câu 6: (2 điểm) Đốt nóng hỗn hợp gồm FeO và CuO với Cacbon có dư thì thu được chất rắn A và khí B. Cho B tác dụng với nước vôi trong có dư thu được 8g kết tủa. Cho chất rắn A tác dụng với dung dịch HCl có nồng độ 10% thì cần một lượng axit là 73g sẽ vừa đủ. a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra? b) Tính khối lượng FeO và CuO trong hỗn hợp ban đầu và thể tích khí B? (Các khí ở đktc) Câu 7: (2 điểm) Đốt cháy hết V lít khí thiên nhiên chứa 96%CH4, 2%N2 và 2%CO2 về thể tích. Toàn bộ sản phẩm cháy được dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy tạo ra 4,9g kết tủa. Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

70


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

a) Viết phương trình phản ứng xảy ra (N2 không cháy)? b) Tính thể tích V (đktc)? Câu 8: (2 điểm). a. Nguyên tử của hai nguyên tố A, B có điện tích hạt nhân lần lượt là 8+ , 13+ Vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử của 2 nguyên tố A, B để thể hiện số p, số e, số lớp e, số e ở lớp ngoài cùng, từ đó phán đoán hóa trị của hai nguyên tố A, B. b. Xác định các chất A, H, B, C, D, E và thực hiện dãy chuyển hóa sau bằng các phương trình hóa học: H O B  →C +O2 +O A  H →H +NaOH + NaOH D → E 2

2

Câu 9: (2,0 điểm). a. Viết các phương trình hóa học thể hiện quá trình sản xuất thép từ quặng hemantit (chứa Fe2O3) và than cốc. (Các điều kiện khác coi như có đủ)

b. Chỉ dùng một hóa chất, hãy nhận biết các dd muối đựng trong các lọ bị mất nhãn sau: Al(NO3)3, (NH4)2SO4, NaNO3, NH4NO3. Viết các phương trình hóa học xảy ra. c. Bằng phương pháp hóa học tách riêng từng kim loại ra khỏi hốn hợp bột Ag, Al, Fe. Câu 10: (2,0 điểm). a. Hòa tan 22,95 gam BaO vào nước ta thu được dung dịch A. Cho 5,04 lit khí CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch A. Hỏi có bao nhiêu gam kết tủa tạo thành?

b. Cho 20 gam hốn hợp CaCO3 và MgCO3 vào 150 ml dung dịch HCl 2M. Tính thể tích CO2 tạo thành sau phản ứng? (đktc).

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

71


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

ĐỀ 45 Thời gian làm bài: 150 phút

C©u 1 (2,0 ®iÓm). 1. §é tan cña NaCl trong n−íc ë 90oC b»ng 50 gam a. TÝnh nång ®é % cña dung dÞch NaCl b·o hoµ ë 90oC. b. Khi lµm l¹nh 600 gam dung dÞch b·o hoµ ë 90oC tíi 0oC th× khèi l−îng dung dÞch thu ®−îc lµ bao nhiªu gam. BiÕt ®é tan cña NaCl ë 0oC lµ 35 gam. 2. C©n b»ng c¸c ph−¬ng tr×nh ho¸ häc sau: t t FexOy + CO2↑ c. Fe + O2 → FexOy a. Fe2O3 + CO → t b. FexOy + CO → FeO + CO2↑ d. FexOy + HCl  → FeCl 2 y + H2O o

o

o

x

C©u 2(2 ®iÓm). 1. KÓ tªn vµ viÕt c«ng thøc ho¸ häc cña ph©n ®¹m mét l¸, ph©n ®¹m hai l¸, ph©n ®¹m urª. ViÕt ph¶n øng ho¸ häc x¶y ra khi bãn ph©n ®¹m urª xuèng ruéng (cã n−íc). 2. ViÕt 8 ph−¬ng tr×nh ph¶n øng ®iÒu chÕ CuCl2 tõ Cu vµ c¸c hîp chÊt cña Cu víi c¸c chÊt v« c¬ cÇn thiÕt. 3. Cã hçn hîp A gåm 0,2 mol MgCl2 vµ 0,3 mol AlCl3. H·y tÝnh khèi l−îng kÕt tña thu ®−îc khi cho hçn hîp A t¸c dông víi: a. Dung dÞch amoni¨c d−. b. Dung dÞch xót d−. C©u 3 (2,0 ®iÓm). Cã 2 thanh kim lo¹i A (cã ho¸ trÞ II trong hîp chÊt). Mçi thanh nÆng 20 gam. 1. Thanh thø nhÊt ®−îc nhóng vµo 100 ml dung dÞch AgNO3 0,3M. Sau mét thêi gian ph¶n øng, lÊy thanh kim lo¹i ra, ®em c©n thÊy thanh kim lo¹i nÆng 21,52 gam. Nång ®é AgNO3 trong dung dÞch cßn l¹i lµ 0,1 M. Coi thÓ tÝch dung dÞch kh«ng thay ®æi vµ l−îng Ag sinh ra b¸m hoµn toµn vµo thanh kim lo¹i. X¸c ®Þnh kim lo¹i A. 2. Thanh thø hai ®−îc nhóng vµo 460 gam dung dÞch FeCl3 20%. Sau mét thêi gian ph¶n øng, lÊy thanh kim lo¹i ra, thÊy trong dung dÞch thu ®−îc nång ®é phÇn tr¨m cña ACl2 b»ng nång ®é phÇn tr¨m cña FeCl3 cßn l¹i. BiÕt r»ng ë ®©y chØ x¶y ra ph¶n øng: A + 2FeCl3  → ACl2 + 2FeCl2 X¸c ®Þnh khèi l−îng thanh kim lo¹i sau khi ®−îc lÊy ra khái dung dÞch. Câu 4: (2,0điểm) Một hỗn hợp chất rắn A gồm: Na2CO3, NaCl, BaCl2, NaHCO3. Làm thế nào để thu được NaCl tinh khiết từ hỗn hợp A? Viết phương trình phản ứng minh họa. Câu 5: (2,0điểm) Phi kim R hợp với oxi tạo oxit cao nhất có công thức là R2O5. Trong hợp chất của R với hidro thì R chiếm 82,35% khối lượng. a) Xác định tên nguyên tố R. b) Viết công thức của R với hidro và oxi. Câu 6: (2,0 điểm) Cho 2 cốc A, B có cùng khối lượng. Đặt A, B lên 2 đĩa cân, cân thăng bằng. Cho 51 gam AgNO3 vào cốc A và 110,4 gam K2CO3 vào cốc B.

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

72


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

a) Thêm 200 gam dung dịch HCl 7,3% vào cốc A và 400 gam dung dịch H2SO4 12,25% vào cốc B. Phải thêm bao nhiêu gam nước vào cốc B (hay cốc A) để cân lập lại cân bằng? b) Sau khi cân đã cân bằng, lấy ½ dung dịch tạo thành trong cốc A cho vào cốc B. Phải cần thêm bao nhiêu gam nước vào cốc A để cân lại cân bằng ? Câu 7: (2 điểm) Cho a mol kim loại M (có hóa trị thay đổi) tác dụng hết với H2SO4 loãng thu được a mol khí H2 và dung dịch A. Cho 20,8 gam kim loại M trên tác dụng với H2SO4 đặc nóng thu được 13,44 lít khí không màu, mùi hắc (đo ở đktc). a) Xác định kim loại M. H SO loaõng + KOH +O +H O t HCl b) M + X4 +  → X1  → X2  → X3 → → X5 2

4

2

2

0

Câu 8: (2 điểm) Cho 7,06 gam hỗn hợp X gồm nhôm oxit và một oxit của sắt tác dụng vừa đủ với 330ml dung dịch HCl 1M. Lượng hỗn hợp X trên tác dụng vừa đủ với 30ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch A và chất rắn B. Đem B nung nóng trong khí CO dư cho tới phản ứng hoàn toàn thu được m gam chất rắn C. a) Xác định công thức của oxit sắt. b) Tìm m. Câu 9: (2 điểm) Hòa tan m gam kali vào 150g dung dịch KOH 10%. Khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch mới có nồng độ 13,4%. Tính m. Câu 10: (2 điểm) Trộn V1 lít dung dịch H2SO4 1,5M với V2 lít dung dịch NaOH 2M thu được 800ml dung dịch A. Tính V1, V2 biết 800ml dung dịch A có thể hòa tan 15,3 gam Al2O3 (giả sử sự pha trộn không làm thay đổi thể tích dung dịch).

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

73


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

ĐỀ 44 Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1: (2 điểm) Cho hỗn hợp A gồm: Mg và Fe vào dung dịch B gồm Cu(NO3)2 và AgNO3. Lắc đều cho phản ứng xong thì thu được hỗn hợp rắn C gồm 3 kim loại và dung dịch D gồm 2 muối. Trình bày phương pháp tách riêng từng kim loại ra khỏi hỗn hợp C và tách riêng từng muối ra khỏi dung dịch D. TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

Câu 2: (2 điểm) Cho m gam hỗn hợp X gồm Al và Mg có tỉ lệ khối lượng là 1 : 1 tác dụng với dung dịch HCl dư thu 14,112 lít H2 (đktc). Mặt khác nếu cho m gam X tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được 3,584 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm NO và N2O có tỉ khối so với H2 là 20,25. Tính số mol HNO3 đã dùng. Câu 3: (2,0 điểm) Thêm 100 ml dung dịch HCl 1,5M từ từ từng giọt vào 400 ml dung dịch A gồm KHCO3 và Na2CO3 thu dung dịch B và thoát ra 1,008 lít khí (đktc). Cho dung dịch B phản ứng với một lượng Ba(OH)2 dư thu 29,55 gam kết tủa. Tính nồng độ M các chất trong dung dịch A. Câu 4 ( 2 điểm) a. Hốn hợp X gồm hai chất rắn, hòa tan hỗn hợp X vào ống nghiệm đựng nước dư. Sau khi kết thúc người ta thu được kết tủa BaSO4 và nước lọc chứa KNO3. Hãy cho biết thành phầncó trong X. Giải thích. b. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Na2O, CaCl2 và NaHCO3 có số mol mỗi chất bằng nhau vào nước. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch A, dung dịch A chứa chất gì? Viết phương trình hóa học xảy ra. Câu 5 ( 2 điểm) a. Có sơ đồ biến hóa sau: Tìm A, B, D, E cho phù hợp, biết chúng là hợp chất khác B D nhau của canxi. Viết phương trình hóa học minh họa.

CaCO A

E

b. Có một hỗn hợp rắn gồm KHCO3 và K2CO3, hòa tan hỗn hợp này vào nước được dung dịch A chứa x mol KHCO3 và y mol K2CO3. - Nếu cho thêm (x+y) mol BaCl2 vào dung dịch A thu được m1 gam kết tủa. - Nếu cho thêm (x+y) mol Ba(OH)2 vào dung dịch A thu được m2 gam kết tủa. Hãy so sánh m1 và m2. Giải thích. Câu 6 (2 điểm) a. Làm lạnh 1kg dung dịch bão hòa của FeSO4 từ 500C xuống 00C. Hãy tính khối lượng tinh thể FeSO4.7H2O kết tinh lắng xuống tại 00C. Biết rằng độ tan của FeSO4 ở 500C là 48,6g và nồng độ của FeSO4 trong dung dịch bão hòa ở 00C là 13,53%.

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

74


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

b. Có 5 lọ chứa các dung dịch H2SO4, KOH, Ba(OH)2, Na2SO4, NaCl bị mất nhãn. Chỉ được dùng quỳ tím ta phân biệt được những chất nào trên. Câu 7 (2 điểm) Hòa tan 0,3.1023 phân tử CaO vào nước ta thu được dung dịch A. a. Cho 1,68 lit khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch A. Hỏi có bao nhiêu gam kết tủa tạo thành? b. Nếu cho khí CO2 sục qua dung dịch A và sau khi kết thúc thí nghiệm thấy có 1g kết tủa tạo thành. Hãy cho biết có bao nhiêu lit CO2 (ở đktc) đã tham gia phản ứng. Câu 8 (2 điểm) A là dung dịch HCl. B là dung dịch Ba(OH)2. Trộn 50 ml dung dịch A với 50 ml dung dịch B thu được dung dịch D có dư A. Để trung hòa hết lượng dư A trong D người ta phải dùng hết 50 ml dung dịch KOH 0,1M. Trộn 50 ml dung dịch A với 150 ml dung dịch B thì thu được dung dịch E có dư B. Trung hòa hết lượng B dư trong E người ta phải dùng hết 350 ml dung dịch HNO3 0,1M. Tính nồng độ mol/lit của các dung dịch A, dung dịch B. C©u 9(2,0 ®iÓm). §èt ch¸y mét l−îng cacbon trong khÝ oxi ë nhiÖt ®é cao thu ®−îc hçn hîp khÝ A. Nung nãng hçn hîp B gåm 2 hi®roxit trong kh«ng khÝ thu ®−îc hçn hîp D gåm 2 oxit lµ Al2O3 vµ Fe2O3. Cho A(thiÕu) t¸c dông víi D thu ®−îc khÝ E vµ hçn hîp chÊt r¾n F. Cho E t¸c dông víi dung dÞch n−íc v«i trong thu ®−îc kÕt tña G vµ dung dÞch H. Cho dung dÞch KOH vµo H l¹i thu ®−îc G. Cho F hoµ tan vµo dung dÞch H2SO4 lo·ng d−, thu ®−îc khÝ vµ dung dÞch K. Cho K t¸c dông víi dung dÞch Ba(OH)2 d− thu ®−îc kÕt tña P. Nung P trong kh«ng khÝ ®Õn khèi l−îng kh«ng ®æi thu ®−îc hçn hîp chÊt r¾n Q. ViÕt c¸c ph−¬ng tr×nh ph¶n øng x¶y ra vµ x¸c ®Þnh c¸c chÊt trong A, B, D, E, F, G, H, K, P, Q. C©u 10 (2 ®iÓm). 1. Cã 5 gãi bét tr¾ng lµ NaNO3, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3 vµ BaSO4. ChØ ®−îc dïng thªm n−íc, khÝ cacbonic vµ c¸c dông cô cÇn thiÕt. H·y tr×nh bµy c¸ch nhËn biÕt tõng gãi bét tr¾ng nãi trªn. 2. H·y gi¶i thÝch: v× sao ng−êi ta cã thÓ sö dông vËt dông b»ng nh«m ®Ó chøa n−íc mµ kh«ng dïng ®Ó chøa n−íc v«i.

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

75


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

ĐỀ 38 Thời gian làm bài: 150 phút

Bài 1 a)ViÕt vµ c©n b»ng c¸c ph¶n øng chuyÓn hãa oxit s¾t nµy sang oxit s¾t kh¸c cã d¹ng tæng qu¸t sau: FexOy FenOm b) ChØ ®îc dïng thªm quú tÝm vµ c¸c èng nghiÖm, h·y chØ râ ph¬ng ph¸p nhËn ra c¸c dung dÞch bÞ mÊt nh·n: NaHSO4 , Na2CO3 , Na2SO3, BaCl2 , Na2S. Bài 2 LÊy mét thanh s¾t nÆng 16,8 gam cho vµo 2 lÝt dung dÞch hçn hîp AgNO3 0,2M vµ Cu(NO3)2 0,1M. Thanh s¾t cã tan hÕt kh«ng? TÝnh nång ®é mol cña chÊt tan cã trong dung dÞch thu ®îc sau ph¶n øng. BiÕt c¸c ph¶n øng x¶y ra hoµn toµn vµ thÓ tÝch dung dÞch thay ®æi kh«ng ®¸ng kÓ. Bài 3 Người ta đem nung trong không khí các khối lượng m như nhau của các chất: Cu; CaCO3; CuSO4.5H2O; Fe(OH)2 và NaOH. Sau khi nung thu được các khối lượng lần lượt là m1, m2, m3, m4, m5 a- Hãy so sánh: m1, m2, m3, m4, m5 với m? b- Giả thiết các phản ứng hóa học xảy ra hoàn toàn, em hãy so sánh khối lượng (m1, m2, m3, m4, m5) của các chất sau khi nung. Bài 4 Đốt cháy một ít bột đồng trong không khí một thời gian ngắn. Sau khi kết thúc phản ứng thấy khối lượng chất rắn thu được tăng lên

1 khối lượng của bột đồng ban đầu. 6

Hãy xác định thành phần % theo khối lượng của chất rắn thu được sau khi đun nóng Bài 5 a) Cho oxit kim loại M chứa 65,22% kim loại về khối lượng. Không cần biết đó là kim loại nào, hãy tính khối lượng dung dịch H2SO4 19,6% tối thiểu cần dùng để hoà tan vừa hết 15 g oxit đó b) Cho 2,016g kim loại M có hoá trị không đổi tác dụng hết với oxi, thu được 2,784g chất rắn. hãy xác định kim loại đó Bµi 6 Cã 7 chÊt r¾n d¹ng bét, mµu s¾c t¬ng tù nhau : CuO ; FeO ; MnO2 ; Fe3O4 ; Ag2O ; FeS ; hçn hîp ( FeO vµ Fe). Nªu c¸ch nhËn ra tõng chÊt b»ng ph¬ng ph¸p ho¸ häc, chØ dïng thªm 1 thuèc thö. ViÕt c¸c ph¬ng tr×nh ph¶n øng. Bµi 7 Trong 1 b×nh kÝn cã thÓ tÝch V lÝt chøa 1,6 g khÝ oxi vµ 14,4 g hçn hîp bét M gåm c¸c chÊt: CaCO3 ; MgCO3 ; CuCO3 vµ C. Nung M trong b×nh cho c¸c ph¶n øng x¶y ra hoµn toµn, ®a vÒ nhiÖt ®é ban ®Çu thÊy ¸p suÊt trong b×nh t¨ng 5 lÇn so víi ¸p suÊt ban ®Çu (thÓ tÝch chÊt r¾n trong b×nh coi kh«ng ®¸ng kÓ). TØ khèi hçn hîp khÝ sau ph¶n øng so víi khÝ N2: 1< d hh / N2 <1,57. ChÊt r¾n cßn l¹i sau khi nung cã khèi lîng 6,6 g ®îc ®em hoµ tan trong lîng dung dÞch HCl thÊy cßn 3,2 g chÊt r¾n kh«ng tan. 1. ViÕt c¸c ph¬ng tr×nh ho¸ häc cña ph¶n øng cã thÓ x¶y ra. Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

76


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

2. TÝnh thµnh phÇn % theo khèi lîng c¸c chÊt trong hçn hîp ®Çu. Bµi 8 Cho hỗn hợp gồm CaCO3; Fe2O3; Al2O3 và SiO2. Hãy trình bày cách tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp. Bµi 9 DÉn luång khÝ CO d qua hçn hîp c¸c oxit : CaO ; CuO ; Fe3O4 ; Al2O3 nung nãng (c¸c oxit cã sè mol b»ng nhau). KÕt thóc ph¶n øng thu ®îc chÊt r¾n (A) vµ khÝ (B). Cho (A) vµo H2O (lÊy d) ®îc dung dÞch (C) vµ phÇn kh«ng tan (D). Cho (D) vµo dung dÞch AgNO3 (sè mol AgNO3 b»ng 7/4 sè mol c¸c oxit trong hçn hîp ®Çu), thu ®îc dung dÞch (E) vµ chÊt r¾n (F). LÊy khÝ (B) cho sôc qua dung dÞch (C) ®îc dung dÞch (G) vµ kÕt tña (H). ViÕt c¸c ph¬ng tr×nh ho¸ häc cña ph¶n øng x¶y ra, x¸c ®Þnh thµnh phÇn cña (A), (B), (C), (D), (E), (F), (G), (H). Bài 10 Có một loại Oleum (X), trong đó SO3 chiếm 71% về khối lượng. Hòa tan a gam X vào b gam dung dịch H2SO4 nồng độ c% thì thu được dung dịch Y có nồng độ d%. Lập biểu thức tính d theo a,b,c.

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

77


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

ĐỀ 39 Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1

Từ KMnO4, NH4HCO3, Fe, MnO2, NaHSO3, BaS và các dd Ba(OH)2, HCl đặc có thể điều chế được những khí gì? Viết phương trình hoá học. Khi điều chế các khí trên thường có lẫn hơi nước, để làm khô tất cả các khí đó chỉ bằng một hoá chất thì chọn chất nào trong số các chất sau đây: CaO, CaCl2 khan , H2SO4 đặc, P2O5, NaOH rắn. Câu 2 Viết các phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau: a. Cho hỗn hợp NaHCO3 và NaHSO3 vào dung dịch Ba(OH)2 dư. b. Cho sắt dư vào dd H2SO4 đặc nóng được dung dịch A. Cho A vào dung dịch NaOH dư được kết tủa B. Lọc kết tủa B nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi. Câu 3 Dẫn H2 đến dư đi qua 25,6 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, MgO, CuO (nung nóng) cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thu được 20,8gam chất rắn. Mặt khác 0,15mol hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 225ml dung dịch HCl 2,0M. a. Viết các phương trình phản xảy ra. b. Tính % số mol các chất trong hỗn hợp X? Câu 4 Một thanh kim loại R được ngâm trong dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, thanh kim loại có khối lượng nhẹ bớt đi so với ban đầu. Cũng thanh kim loại R như vậy, sau khi ngâm trong dung dịch AgNO3 , kết thúc phản ứng thì khối lượng thanh kim loại bây giờ lại nặng thêm so với ban đầu. Cho biết: R có hoá trị II; tất cả kim loại sinh ra đều bám vào thanh R; phần khối lượng nặng thêm gấp 75,5 lần phần khối lượng nhẹ bớt đi; số mol kim loại bám vào thanh R trong hai thí nghiệm trên đều bằng nhau. 1) Xác định kim loại R. 2) Nếu thanh R đem thí nghiệm có khối lượng 20g ; dung dịch CuSO4 có thể tích 125 ml và nồng độ 0,8M thì trong thí nghiệm với dung dịch AgNO3, thanh kim loại tăng bao nhiêu phần trăm về khối lượng ? Thể tích dung dịch AgNO3 0,4M cần dùng là bao nhiêu ml ? Câu 5 Đốt cháy hoàn toàn 4,4g sunfua của kim loại M (công thức MS) trong oxi dư. Chất rắn sau phản ứng đem hoà tan trong 1 lượng vừa đủ dung dịch HNO3 37,8% thấy nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch thu được là 41,72%. Khi làm lạnh dung dịch này thì thoát ra 8,08g muối rắn. Lọc tách muối rắn thấy nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch là 34,7%. Xác định công thức muối rắn. Câu 6 Một hỗn hợp gồm 3 kim loại Na, Al và Fe. Nếu cho hỗn hợp vào nước cho đến khi phản ứng xong thì thu được V lít khí.

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

78


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

Nếu cho lượng hỗn hợp đó vào dd NaOH (dư) đến khi phản ứng xong thu được

7 V lít 4

khí. Với lượng hỗn hợp đó cho vào dd HCl (dư) đến khi phản ứng xong thì thu được

9 V lít 4

khí 1. Viết các phương trình phản ứng xẩy ra. 2. Xác định tỷ lệ số mol các kim loại có trong hỗn hợp? Biết rằng khí thu được ở các trường hợp trên đều ở điều kiện chuẩn. C©u 7 1. M«t hçn hîp A gåm; Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO. Cho khÝ CO d− ®i qua A nung nãng, sau ph¶n øng thu ®−îc chÊt r¾n B. Hoµ tan chÊt r¾n B vµo dung dÞch NaOH d− thu ®−îc dung dÞch C vµ chÊt r¾n D. Cho dung dÞch C t¸c dông víi dung dÞch HCl d−. ViÕt c¸c ph−¬ng tr×nh ph¶n øng x¶y ra. 2. Nªu hiÖn t−îng vµ gi¶i thÝch. - Cho tõ tõ dung dÞch HCl vµo dung dÞch Na2CO3 - DÉn khÝ CO2 néi chËm qua dung dÞch Ca(OH)2 ®Õn d−, sau ®ã cho tiÕp dung dÞch Ca(OH)2 vµo dung dÞch võa thu ®−îc. C©u 8 ViÕt ph−¬ng tr×nh ho¸ häc theo s¬ ®å chuyÓn ho¸ sau ( 2) ( 3) A → B → C M —

( 6) (7 ) → H → M

(4) (5) D → E → F BiÕt M lµ mét nguyªn tè cã sè p = 13.

C©u 9 1. Cho 307 gam dung dÞch Na2CO3 t¸c dông võa ®ñ víi 365 gam dung dÞch HCl. Sau ph¶n øng thu ®−îc dung dÞch muèi cã nång ®é 9%. TÝnh C% cña hai dung dÞch ban ®Çu? 2. Hoµ tan hoµn toµn hçn hîp gåm; K2O, BaCl2, KHCO3 vµ NH4Cl cã sè mol mçi chÊt b»ng a(mol) vµo n−íc sau ®ã ®un nhÑ. Sau khi kÕt thóc thÝ nghiÖm thu ®−îc dung dÞch X. ViÕt ph−¬ng tr×nh ho¸ häc x¶y ra vµ x¸c ®Þnh dung dÞch X chøa bao nhiªu mol chÊt g×? C©u 10 Hoµ tan 115,3 gam hçn hîp gåm MgCO3 vµ RCO3 b»ng 500 ml dung dÞch H2SO4 lo·ng thu ®−îc dung dÞch A, chÊt r¾n B vµ 4,48 lÝt khÝ CO2 ë (®ktc). C« c¹n dung dÞch A thu ®−îc 12 gam muèi khan. MÆt kh¸c nung chÊt r¾n B tíi khèi l−îng kh«ng ®æi thu ®−îc 11,2 lÝt khÝ CO2 ë (®ktc) vµ chÊt r¾n C. 1. TÝnh CM cña H2SO4 vµkhèi l−îng chÊt r¾n B, C. 2. X¸c ®Þnh nguyªn tè R. BiÕt trong hçn hîp tØ lÖ nRCO 3 = 2,5 nMgCO 3

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

79


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

ĐỀ 40 Thời gian làm bài: 150 phút

C©u 1 a) H·y tÝnh sè nguyªn tö cã trong 4,9 g H2SO4. b) Trong mét muèi cña axitsunfuric.¤xi chiÕm 53,3% vÒ khèi l−îng . X¸c ®Þnh c«ng thøc cña muèi. C©u 2 a) Cho c¸c chÊt sau: NaHSO4; NaHCO3; KCl; Ba(OH)2 nh÷ng chÊt nµo ph¶n øng ®−îc víi nhau. ViÕt ph−¬ng tr×nh ph¶n øng. b) ChØ dïng BaCl2. H·y nªu c¸ch nhËn ra tõng lä trªn. C©u 3 DÉn mét luång khÝ SO2 sôc vµo 300 ml dung dÞch Ca(OH)2 1M sau khi lo¹i bá kÕt tña c©n l¹i b×nh thÊy khèi l−îng b×nh ®ùng Ca(OH)2 t¨ng 1,6 g. a) X¸c ®Þnh khèi l−îng kÕt tña. b) X¸c ®Þnh khèi l−îng SO2 sôc vµo. C©u 4 Dung dÞch A chøa 2 hy®r«xit kim lo¹i kiÒm cã khèi l−îng 13,6 g. Cho A t¸c dông víi dung dÞch HCl tµi ra 19,15 g muèi. Cho dung dÞch thu ®−îc t¸c dông víi AgNO3 sinh ra x g kÕt tña. a) TÝnh gi¸ trÞ x. b) X¸c ®Þnh c«ng thøc ph©n tö hai hy®r«xit biÕt khèi l−îng mol cña chóng tØ lÖ 7/5 vµ tû lÖ mol lµ 1/2. C©u 5 ChØ dïng HCl, H2O vµ nh÷ng thiÕt bÞ cÇn thiÕt lµm thÕ nµo cã thÓ hoµ tan ®−îc c¸c kim lo¹i Fe vµ Cu? M« t¶ c¸ch lµm vµ viÕt ph−¬ng tr×nh ho¸ häc cña c¸c ph¶n øng ®Þnh dïng. C©u 6 ViÕt ph−¬ng tr×nh ho¸ häc cho c¸c ph¶n øng dïng ®Ó ®iÒu chÕ khÝ SO2 ; khÝ O2 trong c«ng nghiÖp. C©u 7 Nªu hiÖn t−îng x¶y ra vµ viÕt ph−¬ng tr×nh ho¸ häc khi: aCho bét Cu vµo dung dÞch FeCl3 DÉn khÝ CO2 tõ tõ ®i qua dung dÞch Ba(OH)2 cho ®Õn d− CO2. Sau bph¶n −ng lÊy dung dÞch ®em nung nãng. cCho kim lo¹i Na vµo dung dÞch AgNO3. C©u 8 T×m mét thuèc thö ®Ó ph©n biÖt 6 dung dÞch : NH4Cl, (NH4)2SO4, Na2SO4, AlCl3, FeCl2, NaCl. ViÕt ph−¬ng tr×nh ho¸ häc cña c¸c ph¶n øng t−¬ng øng vµ chØ râ nh÷ng biÓu hiÖn cô thÓ. C©u 9 Hoµ tan hÕt 4 gam hçn hîp gåm Fe vµ mét kim lo¹i ho¸ tri II b»ng dung dÞch H2SO4 lo·ng lÊy d−, thu ®−îc 2,24 lÝt khÝ H2 (®ktc). NÕu cho 1,2 gam kim lo¹i ho¸ trÞ II nãi trªn ph¶n øng víi 0,7 lÝt khÝ O2(®ktc) th× l−îng oxy cßn d− sau ph¶n øng. a- X¸c ®Þnh kim lo¹i ho¸ trÞ Ii. Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

80


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

b- TÝnh thµnh phÇn phÇn tr¨m vÒ khèi l−îng t−ng kim lo¹i trong hçn hîp ban ®Çu. C©u 10 Cho hçn hîp A g Al vµ Fe3O4 cã khèi l−îng 114,4 gam. Thùc hiÖn ph¶n øng nhiÖt nh«m ®Õn khi ph¶n −ng hoµn toµn ®−îc chÊt r¾n B. Chia B thµnh hai phÇn b»ng nhau. PhÇn 1 cho t¸c dông víi dung dÞch H2SO4 lo·ng d−, thu ®−îc 10,08 lÝt khÝ(®ktc) . PhÇn 2 cho t¸c dông víi dung dÞch NaOH d− thÊy cßn 36,8 gam kh«ng tan. a- ViÕt c¸c ph−¬ng tr×nh ph¶n øng x¶y ra. b- TÝnh thµnh phÇn vÒ khèi l−îng cña Al va Fe3O4 trong hçn hîp A.

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

81


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

41 Thời gian làm bài: 150 phút

Câu I: Viết các phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau: a. Cho hỗn hợp NaHCO3 và NaHSO3 vào dung dịch Ba(OH)2 dư. b. Cho sắt dư vào dd H2SO4 đặc nóng được dung dịch A và khí B không màu có mùi hắc. Cho A vào dung dịch NaOH dư được kết tủa C. Lọc kết tủa C nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi. Câu II: 1. Trong một lọ đựng dung dịch gồm 3 Axit HCl, HNO3, H2SO4. Hãy trình bày phương pháp hóa học để nhận biết sự có mặt của từng Axit trong dung dịch. 2. Nêu phương pháp tách các chất sau đây ra khỏi hỗn hợp gồm 3 chất rắn: AlCl3, FeCl3, MgCl2 (giữ nguyên khối lượng). 3. Chỉ dùng thêm một hóa chất, nêu phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch riêng biệt sau: AlCl3, NaCl, MgCl2, H2SO4, (NH4)2SO4. Viết phương trình hóa học. Câu III: Một hỗn hợp gồm 3 kim loại Na, Al và Fe. - Nếu cho hỗn hợp vào nước cho đến khi phản ứng xong thì thu được V lít khí. - Nếu cho lượng hỗn hợp đó vào dung dịch NaOH (dư) đến khi phản ứng xong thu được

7 V lít khí. 4

- Với lượng hỗn hợp đó cho vào dung dịch HCl (dư) đến khi phản ứng xong thì thu được

9 V lít khí 4

3. Viết các phương trình phản ứng xẩy ra. 4. Xác định tỷ lệ số mol các kim loại có trong hỗn hợp? Biết rằng khí thu được ở các trường hợp trên đều ở điều kiện chuẩn. Câu IV: Dẫn H2 đến dư đi qua 25,6 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, MgO, CuO (nung nóng) cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thu được 20,8 gam chất rắn. Mặt khác 0,15mol hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 225ml dung dịch HCl 2,0M. a. Viết các phương trình phản xảy ra. b. Tính % về khối lượng các chất có trong hỗn hợp X? Câu V: Đổ từ từ 100 gam dung dịch KHSO4 vào 100 gam dung dịch K2CO3 thu được 198,9 gam dung dịch ( thí nghiệm 1), Nếu đổ từ từ 100 gam dung dịch K2CO3 vào 100 gam dung dịch KHSO4 thì thu được 197,8 gam dung dịch (thí nghiệm 2). Tính nồng độ % của dung dịch KHSO4 và nồng độ % của dung dịch K2CO3 đã dùng ban đầu. C©u VI: Khi cho dung dÞch H3 PO4 T¸c dông víi dung dÞch NaOH t¹o ®−îc dung dÞch M. a/ Hái M cã thÓ chøa nh÷ng muèi nµo? Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

82


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

b/ Ph¶n øng nµo cã thÓ x¶y ra khi thªm KOH vµo dung dÞch M c/ Ph¶n øng nµo cã thÓ x¶y ra khi thªm H3 PO4 ( hoÆc P2 O5) vµo dung dÞch M? ViÕt ph−¬ng tr×nh ph¶n øng. C©u VII: Cã thÓ cã hiÖn t−îng g× x¶y ra khi cho kim lo¹i A vµo dung dÞch muèi B? ViÕt ph−¬ng tr×nh ph¶n øng. C©u VIII: H·y nªu mét muèi võa t¸c dông víi HCl, võa t¸c dông víi NaOH , tho¶ m¶n ®iÒu kiÖn: a/ C¶ hai ph¶n øng ®Òu cã khÝ tho¸t ra. b/ Ph¶n øng víi HCl cã khÝ bay lªn vµ ph¶n øng víi NaOH cã kÕt tña. c/ C¶ hai ph¶n øng ®Òu t¹o kÕt tña. C©u IX: ViÕt ph−¬ng tr×nh ph¶n øng A + O2 B + C B + O2 D D F H I I J

D

+ E F + BaCl2 + E G + H + BaCl2 G + H + AgNO3 Ag Cl + I + A J + F + NO + E + C J + E + NaOH Fe(OH)3 + K

C©u X: Nung x1 gam Cu víi x2 gam O2 thu ®−îc chÊt r¾n A1. §un nãng A1 trong x3 gam H2SO4 98% , sau khi tan hÕt thu ®−îc dung dÞch A2 vµ khÝ A3 . HÊp thô toµn bé A3 b»ng 200ml NaOH 0,15 M t¹o ra dung dÞch chøa 2,3g muèi . B»ng ph−¬ng ph¸p thÝch hîp t¸ch CuSO4 ra khái dung dÞch A2 sÏ thu ®−îc 30g tinh thÓ CuSO4. 5 H2O . NÕu cho A2 t¸c dông víi dung dÞch NaOH 1M th× ®Ó t¹o ra l−îng kÕt tña nhiÒu nhÊt ph¶i dïng hÕt 300ml NaOH. ViÕt ph−¬ng tr×nh ph¶n øng . TÝnh x1, x2, x3.

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

83


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

ĐỀ 42 Thời gian làm bài: 150 phút

C©u 1(2®iÓm): ViÕt 4 ph¶n øng ho¸ häc kh¸c nhau ®Ó ®iÒu chÕ trùc tiÕp ra: b. dung dÞch NaOH b. dung dÞch CuCl2 C©u 2( 2®iÓm): Hoµn thµnh s¬ ®å ph¶n øng b»ng c¸ch thay c¸c chÊt thÝch hîp vµo c¸c ch÷ c¸i A,B,C,D… ,ghi râ ®iÒu kiÖn ph¶n øng (nÕu cã): B (2) H (3) E A (1)

(5)

(4)

G

C (6) D (7) E BiÕt A lµ mét hîp chÊt cña Fe C©u 3(2®iÓm): Cã 5 mÉu ph©n bãn ho¸ häc kh¸c nhau ë d¹ng r¾n bÞ mÊt nh·n gåm : NH4NO3 , Ca3(PO4)2 , KCl , K3PO4 vµ Ca(H2PO4)2 .H·y tr×nh bµy c¸ch nhËn biÕt c¸c mÉu ph©n bãn ho¸ häc nãi trªn b»ng ph−¬ng ph¸p ho¸ häc . C©u 4(2®iÓm): Hoµ tan hoµn toµn m1 gam Na vµo m2 gam H2O thu ®−îc dung dÞch B cã tØ khèi d. a. ViÕt ph−¬ng tr×nh ph¶n øng b. TÝnh nång ®é % cña dung dÞch B theo m1 vµ m2 c. Cho C% = 5% , d =1,2g/ml. TÝnh nång ®é mol cña dung dÞch thu ®−îc. C©u 5(2®iÓm): Hoµ tan hoµn toµn 4gam hçn hîp gåm 1 kim lo¹i ho¸ trÞ II vµ 1 kim lo¹i ho¸ trÞ III cÇn dïng hÕt 170ml dung dÞch HCl 2M a. TÝnh thÓ tÝch H2 tho¸t ra (ë §KTC). b. C« c¹n dung dÞch thu ®−îc bao nhiªu gam muèi kh«. c. NÕu biÕt kim lo¹i ho¸ trÞ III lµ Al vµ sè mol b»ng 5 lÇn sè mol kim lo¹i ho¸ trÞ II th× kim lo¹i ho¸ trÞ II lµ nguyªn tè nµo . Câu 6: (2,0 điểm) Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp ba kim loại bằng dung dịch HNO3 thu được V lít hỗn hợp khí D (đktc) gồm NO2 và NO. Tỉ khối của D so với hidro bằng 18,2. a. Tính tổng số gam muối khan tạo thành theo V. Biết rằng không sinh ra muối NH4NO3. b. Cho V= 1,12 lít. Tính thể tích tối thiểu dd HNO3 37,8% (d = 1,242g/ml) đã dùng. Câu 7 : ( 2,0 điểm) Đốt 40,6 gam hợp kim gồm Al và Zn trong bình đựng khí Clo dư. Sau một thời gian ngừng phản ứng thu được 65,45gam hỗn hợp gồm 4 chất rắn. Cho hỗn hợp rắn này tan hết vào dung dịch HCl thì được V (lít) H2 (đktc). Dẫn V(lít) khí này đi qua ống đựng 80gam CuO nung nóng. Sau một thời gian thấy trong ống còn lại 72,32 gam chất rắn và

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

84


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

chỉ có 80% H2 đã phản ứng. Xác định % khối lượng các kim loại trong hợp kim Al – Zn. Câu 8: ( 2,0 điểm) A và B là hai hỗn hợp đều chứa Al và sắt oxit FexOy. Sau phản ứng nhiệt nhôm mẫu A, thu được 92,35 gam chất rắn C. Hòa tan C bằng dung dịch NaOH dư thấy có 8,4 lít khí bay ra và còn lại phần không tan D. Hòa tan ¼ lượng chất D bằng H2SO4 đặc nóng, thấy tiêu tốn 60 gam H2SO4 98%. Giả sử tạo thành một loại muối sắt III. a. Tính khối lượng Al2O3 tạo thành khi nhiệt nhôm mẫu A. b. Xác định công thức phân tử của sắt oxit. Câu 9: ( 2,0 điểm ) Hòa tan hỗn hợp gồm Na2O, NaHCO3, BaCl2, NH4OH có cùng số mol vào nước dư, đun nhẹ thu được dung dịch A và kết tủa B. Hỏi dung dịch A và kết tủa B chứa chất gì ? Viết phương trình hóa học minh họa. Câu 10: ( 2,0điểm ) Y là một oxit kim loại chứa 70% kim loại (về khối lượng). Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch H2SO4 24,5% (d = 1,2g/ml) để hòa tan vừa đủ 40gam Y.

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

85


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

ĐỀ 43 Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1: (2,0điểm)Hòa tan hoàn toàn 10,2gam một oxit kim loại hóa trị III cần 331,8gam dung dịch H2SO4 vừa đủ. Dung dịch muối sau phản ứng có nồng độ 10%. Xác định công thức phân tử oxit kim loại? Câu 2: (2,0 điểm)Hoà tan 174 gam hỗn hợp gồm 2 muối cacbonat và sunfit của cùng một kim loại kiềm vào dung dịch HCl dư. Toàn bộ khí thoát ra được hấp thụ tối thiểu bởi 500 ml dung dịch KOH 3M. a. Xác định kim loại kiềm. b. Xác định % số mol mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu. Câu 3: (2.0 điểm)Hoà tan 34,2 gam hỗn hợp gồm Al2O3 và Fe2O3 vào trong 1 lít dung dịch HCl 2M, sau phản ứng còn dư 25% axit. Cho dung dịch tạo thành tác dụng với dung dịch NaOH 1M sao cho vừa đủ đạt kết tủa bé nhất. a. Tính khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp b. Tính thể tích của dung dịch NaOH 1M đã dùng. Câu 4: (2,0 điểm)Để một phoi bào sắt nặng a (gam) ngoài không khí, sau một thời gian thu được 12 gam rắn X gồm sắt và các oxit của sắt. Cho X tác dụng hoàn toàn với dung dịch axit HNO3 loãng thấy giải phóng ra 2,24 lít khí NO duy nhất ( đo ở đktc). Tính khối lượng a của phoi bào sắt ban đầu. Câu 5: (2,0 điểm)Xác định các chất A1, A2, A3,..., A11 và viết phương trình hoá học theo các sơ đồ sau: a. A1 + A2 → A3 + A4 b. A3 + A5 → A6 + A7 c. A6 + A8 + A9 →A10 t A11 + A8 d. A10 → t e. A11 + A4 → A1 + A8 Biết rằng A3 là muối sắt clorua và khi lấy 1,27 gam A3 tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu 2,87 gam muối kết tủa. Câu 6: (2,0 điểm)Cho 11,8 gam hỗn hợp Y gồm Al và Cu vào 100 gam dung dịch H2SO4 98%, đun nóng thu V1 lít khí SO2 (đktc) và dung dịch A. Nếu hoà tan 0,45 mol hỗn hợp trên bằng dung dịch HNO3 loãng dư thu V2 lít khí NO (đktc) và dung dịch B. Thêm một lượng dư NaOH vào dung dịch B thu kết tủa C. Lọc, rửa và nung kết tủa ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu 12 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra o

o

hoàn toàn.

a. So sánh V1 với V2. b. Tính thể tích dung dịch NaOH 2M thêm vào dung dịch A để bắt đầu xuất hiện kết tủa; thu được lượng kết tủa lớn nhất, nhỏ nhất. Câu 7: (2,0 điểm) a. Cho một mẫu Natri kim loại vào dung dịch CuCl2 , nêu hiện tượng và viết các phương trình hoá học. b. A, B, C là các hợp chất vô cơ của một kim loại. Khi đốt nóng ở nhiệt độ cao cho ngọn lửa màu vàng. Biết: Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

86


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

A + B→C t0

B → C + H2O + D ↑ (D là hợp chất của cacbon) D + A → B hoặc C - Hỏi A, B, C là các chất gì? Viết các phương trình hoá học giải thích quá trình trên ? - Cho A, B, C tác dụng với CaCl2 viết các phương trình hoá học xảy ra. Câu 8: (2,0 điểm) Chỉ dùng thêm kim loại Ba, hãy trình bày phương pháp hóa học để phân biệt 5 dung dịch riêng biệt đựng trong 5 lọ mất nhãn là: (NH4)2SO4 , NH4Cl , Ba(NO3)2 , AlCl3 , FeCl3 Viết phương trình hóa học. Câu 9: (2,0 điểm) Hỗn hợp X gồm A2SO4 và BSO4 có khối lượng là 3,82 gam, biết khối lượng nguyên tử của B hơn khối lượng nguyên tử của A là 1 đvC. Cho hỗn hợp X vào dung dịch BaCl2 vừa đủ, thu được 6,99 gam kết tủa và một dung dịch Y. a. Cô cạn dung dịch Y thì thu được bao nhiêu gam muối khan.? b. Xác định các kim loại A và B. Câu 10: (2 điểm) Dùng V lit khí CO khử hoàn toàn 4 gam một oxit kim lọai, phản ứng kết thúc thu được kim loại và hỗn hợp khí X. Tỉ khối của X so với H2 là 19. Cho X hấp thụ hoàn toàn vào 2,5 lit dung dịch Ca(OH)2 0,025M người ta thu được 5 gam kết tủa. a. Xác định kim loại và công thức hóa học của oxit đó. b. Tính giá trị của V và thể tích của SO2 ở đktc tạo ra khi cho lượng kim loại thu được ở trên tan hết vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư.

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

87


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

ĐỀ 1 Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1. Có hỗn hợp gồm các chất rắn Na2SO3, NaCl, Na2CO3, NaHSO3. Làm thế nào để thu được NaCl tinh khiết ? Viết các phương trình phản ứng minh họa. Câu 2. Có 3 lọ dung dịch axit không ghi nhãn là: axit HCl, axit H2SO4 và axit H2SO3. Hãy nhận biết mỗi axit trên bằng phương pháp hóa học mà chỉ dùng thêm một thuốc thử duy nhất. Viết phương trình phản ứng xảy ra. Câu 3: Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra trong thí nghiệm sau: Đốt một kim loại kiềm(hóa trị II) trong không khí, sau một thời gian được chất rắn A. Hoà tan chất rắn A trong nước được dung dịch B và khí D không màu và cháy được trong không khí. Thổi khí CO2 vào dung dịch B thu được kết tủa Y ; Cho kết tủa Y tác dụng với dung dịch HCl ta lại thu được khí CO2 và dung dịch E, cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch E thấy xuất hiện kết tủa màu trắng. lọc bỏ kết tủa rồi cho dung dịch H2SO4 vào nước lọc lại xuất hiện kết tủa trắng tiếp. Câu 4: Hãy chọn các chất : X, Y, Z , T thích hợp thỏa mãn các điều kiện sau: X + Y → có khí bay lên X + T → có kết tủa Z + Y → có khí bay lên Z + T → có kết tủa Trong đó X, Z là các muối của Natri có gốc axit khác nhau; Y là axit ; T là bazơ. Các phản ứng đều xảy ra trong dung dịch. Viết các phương trình hóa học minh họa. Câu 5 : Hòa tan 49,6 gam hỗn hợp gồm một muối sunfat và một muối cacbonat của cùng một kim loại hóa trị I vào nước ta thu được dung dịch A. Chia dung dịch A làm hai phần bằng nhau: - Phần 1 : Cho tác dụng với dung dịch H2SO4( lấy dư) thu được 2,24 lít CO2 (đktc). - Phần 2 : Cho phản ứng với dung dịch BaCl2 ( lấy dư) thu được 43 gam kết tủa trắng. a. Tìm công thức của 2 muối ban đầu. b. Xác định thành phần phần trăm về khối lượng của các muối trong hỗn hợp đầu. Câu 6 : a- Hòa tan hòan tòan 6,2 gam Na2O vào trong 193,8 gam nước thu được dung dịch A. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch A. b- Cho 50 gam dung dịch CuSO4 16% vào dung dịch A trên, thì thấy xuất hiện chất kết tủa. Lọc lấy kết tủa đem đun nóng đến khối lượng không đổi được chất rắn B, sau đó hòa tan hết chất rắn B vào trong dung dịch axit HCl 2M. Tính thể tích dung dịch axit HCl đã dùng. Câu 7 : Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

88


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

Ñoát chaùy htoaøn 4,6 g chaát A chöùa caùc ng toá C, H, O caàn vöøa ñuû 6,72 l O2 (ñktc) ta thu ñöôïc hh saûn phaåm B laø CO2, hôi nöôùc. Daãn toaøn boä B laàn löôït qua bình 1 chöùa H2SO4 ñ vaø bình 2 chöùa dd Ca(OH)2 dö thì kh löôïng bình 2 taêng nhieàu hôn kh löôïng bình 1 laø 3,4 g. xaùc ñònh CTPT cuûa A bieát raèng 40 < MA < 50. Câu 8. a. Trình bày nguyên tắc, nguyên liệu, các phản ứng chính xảy ra trong quá trình luyện gang. b. Tính khối lượng quặng manhetit (chứa 10% tạp chất trơ) cần dùng để sản xuất được 2 tấn gang chứa 95% sắt. Biết hiệu suất quá trình đạt 90%. Câu 9. Viết PTHH thực hiện dãy chuyển hóa.

Fe

(1)

(2)

Fe2(SO4)3

FeCl3

(7)

Fe

(4) (3)

Fe(OH)3

(6) Fe2O3 (5)

(8)

Fe(OH)3

Câu 10. Hòa tan 5,33 gam hỗn hợp 2 muối RCln và BaCl2 vào nước được 200 gam dung dịch X. Chia X thành 2 phần bằng nhau: Phần 1: Cho tác dụng với 100 g dung dịch AgNO3 8,5% thu được 5,74 g kết tủa X1 và dung dịch X2. Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 1,165 gam kết tủa X3. a. Xác định tên kim loại R và công thức hóa học RCln. b. Tính nồng độ % các chất trong dung dịch X2

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

89


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

ĐỀ 2 Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1 : Cho sơ đồ biến hóa sau: A A A

+ X, t0 + Y, t0

Fe

+B

D

+E

G

+ Z, t0

Biết A + HCl D + G + H2O Tìm công thức của các chất kí hiệu bằng các chữ cái (A, B,...). Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ trên. Câu 2 : Hãy giải thích và chứng minh bằng phương trình phản ứng các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm sau: Cho CO2 dư lội chậm qua dung dịch nước vôi trong (Có nhận xét gì về sự biến đổi số mol kết tủa theo số mol CO2). Sau đó cho tiếp nước vôi trong vào dung dịch vừa thu được cho đến dư. Câu 3 : Hòa tan oxít MxOy bằng dung dịch H2SO4 24,5% thu được dung dịch muối có nồng độ 32,2%. Hãy tìm công thức phân tử oxít. Câu 4 Cho 4,58g hỗn hợp Zn, Fe, Cu vào cốc đựng 170ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A và chất rắn B. Hãy cho biết dung dịch CuSO4 dư hay hỗn hợp kim loại dư? Câu 5 : Tính nồng độ mol (CM) ban đầu của dung dịch H2SO4 (dung dịch A) và dung dịch NaOH (dung dịch B). Biết rằng: - Nếu đổ 3 lít dung dịch A vào 2 lít dung dịch B thì thu được dung dịch có nồng độ của axit dư là 0,2M. - Nếu đổ 2 lít dung dịch A vào 3 lít dung dịch B thì thu được dung dịch có nồng độ của NaOH dư là 0,1M. Câu 6 Hòa tan hoàn toàn 35,2g hỗn hợp gồm kim loại A (hóa trị n) và kim loại B (hóa trị m) bằng 500ml dung dịch axit clohiđric d = 1,2gam/ml. Phản ứng xong, thu được 26,88 lít khí H2 (ở đktc). a) Tính tổng khối lượng muối thu được. b) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch axit ban đầu. Câu 7. a. Chỉ được dùng thêm 2 hóa chất tự chọn. Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt 5 chất bột chứa trong 5 lọ mất nhãn gồm: Mg(OH)2, Al2O3, Ca(NO3)2, Na2CO3, KOH. b. Hãy trình bày phương pháp hóa học để tách từng chất ra khỏi hỗn hợp gồm BaCO3, CuO NaCl, CaCl2 sao cho khối lượng không thay đổi. Câu 8. Cho 12,9 gam hỗn hợp A gồm 2 kim loại Mg và Al vào trong bình đựng khí clo, nung nóng. Sau một thời gian ngừng phản ứng thu được 41,3 gam hỗn hợp chất rắn B. Cho toàn bộ chất rắn B tan vào trong 500 ml dung dịch HCl 1,2M thu được dung dịch C và V lít khí H2 (đktc). Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

90


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

Dẫn V lít khí H2 này qua ống đựng 20 gam CuO nung nóng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn nặng 16,8 gam. Biết chỉ có 80% H2 phản ứng. a. Tính thành phần % khối lượng các chất trong hỗn hợp A. b. Tính nồng độ CM các chất trong dung dịch C( Giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể). C©u 9 Nªu hiÖn t−îng x¶y ra vµ viÕt ph−¬ng tr×nh ho¸ häc minh ho¹. 1. Cho tõ tõ dung dÞch HCl vµo dung dÞch Na2CO3. 2. Cã mét miÕng Na ®Ó ngoµi kh«ng khÝ Èm trong mét thêi gian biÕn thµnh s¶n phÈm A. Cho A tan trong n−íc ®−îc dung dÞch B. Cho dung dÞch B lÇn l−ît vµo c¸c dung dÞch NaHSO4, NaHCO3, CaCl2, (NH4)2SO4, AlCl3. C©u 10 NhiÖt ph©n mét l−îng MgCO3 trong mét thêi gian, ®−îc chÊt r¾n A vµ khÝ B. Cho khÝ B hÊp thô hoµn toµn vµo dung dÞch NaOH thu ®−îc dung dÞch C. Dung dÞch C cã kh¶ n¨ng t¸c dông ®−îc víi dung dÞch (BaCl2 vµ KOH). Cho A t¸c dông víi dung dÞch HCl d− l¹i thu ®−îc khÝ B vµ mét dung dÞch D. C« c¹n dung dÞch D ®−îc muèi khan E. §iÖn ph©n nãng ch¶y E ®−îc kim lo¹i M . ViÕt c¸c ph−¬ng tr×nh ph¶n øng x¶y ra trong thÝ nghiÖm trªn vµ x¸c ®Þnh A, B, C, D, E, M. Cho: H=1, O=16, Al=27, Ba=137, Mg=24,S=32, Fe=56, Cl=35,5, Ag = 108, Cu = 64, N= 14, C= 12

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

91


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

ĐỀ 3 Thời gian làm bài: 150 phút

C©u 1 ChØ ®−îc dïng thªm 2 lo¹i ho¸ chÊt tù chän. B»ng ph−¬ng ph¸p ho¸ häc h·y nhËn biÕt 5 chÊt bét ®ùng riªng biÖt trong 5 lä mÊt nh·n gåm: Mg(OH)2, Zn(OH)2, BaCl2, Na2CO3, NaOH. C©u 2 a. Cho m (g) Na vµo 200ml dung dÞch AlCl3 0,1M, thu ®−îc 0,39g kÕt tña. TÝnh m (g) ®· dïng b. DÉn V (lÝt) khÝ CO2 (®o ë ®ktc) vµo 200ml dung dÞch Ca(OH)2 1M, thu ®−îc 10g kÕt tña. TÝnh V (lÝt) CO2 ®· dïng. C©u 3 Cho 7,8g hçn hîp kim lo¹i lµ R ho¸ trÞ II vµ Al t¸c dông víi dung dÞch H2SO4 (lo·ng d−). Khi ph¶n øng kÕt thóc thu ®−îc dung dÞch 2 muèi vµ 8,96 lÝt khÝ (®ktc). a. ViÕt c¸c ph−¬ng tr×nh ph¶n øng ho¸ häc ®· x¶y ra. b. TÝnh khèi l−îng muèi thu ®−îc sau thÝ nghiÖm vµ tÝnh thÓ tÝch dung dÞch H2SO4 2M tèi thiÓu ®· dïng. c. X¸c ®Þnh R biÕt r»ng trong hçn hîp ban ®Çu tØ lÖ sè mol R : Al lµ 1 : 2. C©u 4 Cho m (gam) mét kim lo¹i M ho¸ trÞ II vµo V lÝt dung dÞch CuSO4 0,2 M tíi khi ph¶n øng hoµn toµn t¸ch ®−îc 38,65 gam chÊt r¾n A. - Cho 7,73 (gam) A t¸c dông víi dung dÞch HCl d− tho¸t ra 1,12 lÝt khÝ (ë ®ktc). - Cho 23,19 (gam) A t¸c dông víi dung dÞch AgNO3 d− thu ®−îc 77,76 (gam) chÊt r¾n. T×m V, x¸c ®Þnh kim lo¹i M vµ tÝnh khèi l−îng m (gam) ®· dïng. C©u 5 Hoµ tan hoµn toµn 1,64 gam hçn hîp A gåm Al vµ Fe trong 250 ml dung dÞch HCl 1M ®−îc dung dÞch B. Thªm 100 gam dung dÞch NaOH 12% vµo B, sau khi ph¶n øng x¶y ra hoµn toµn, läc lÊy kÕt tña thu ®−îc råi ®em nung kÕt tña ngoµi kh«ng khÝ ®Õn khèi l−îng kh«ng ®æi th× thu ®−îc 0,8 gam chÊt r¾n. TÝnh thµnh phÇn % theo khèi l−îng mçi kim lo¹i trong A. C©u 6 Khi trén dung dÞch AgNO3 víi dung dÞch H3PO4 kh«ng thÊy t¹o thµnh kÕt tña. NÕu thªm NaOH vµo th× thÊy kÕt tña mµu vµng, nÕu thªm tiÕp dung dÞch HCl vµo th× thÊy kÕt tña mµu vµng chuyÓn thµnh kÕt tña mµu tr¾ng. Gi¶i thÝch vµ viÕt c¸c PTHH. C©u 7 1. Cho mét hçn hîp bét chøa Mg vµ Cu vµo dung dÞch chøa hçn hîp CuSO4 vµ Ag2SO4. KhuÊy ®Òu hçn hîp cho ®Õn khi ph¶n øng hoµn toµn. ViÕt c¸c PTHH x¶y ra. 2. Cã hçn hîp Cu(NO3)2 vµ AgNO3. H·y tr×nh bµy ph−¬ng ph¸p ho¸ häc ®Ó t¸ch tõng chÊt ra khái hçn hîp? 3. ChØ tõ Cu, NaCl vµ H2O, h·y nªu c¸ch ®iÒu chÕ ®Ó thu ®−îc Cu(OH)2. ViÕt c¸c PTHH. C©u 8 Dung dÞch X chøa hçn hîp KOH vµ Ba(OH)2 cã n«ng ®é lÇn l−ît lµ 0,2M vµ 0,1M. Dung dÞch Y chøa hçn hîp H2SO4 vµ HCl cã nång ®é lÇn l−ît lµ 0,25M vµ 0,75M. Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

92


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

a. TÝnh thÓ tÝch dung dÞch X võa ®ñ ®Ó trung hoµ 40 ml dung dÞch Y vµ tÝnh khèi l−îng chÊt kÕt tña t¹o thµnh sau ph¶n øng? b. Dïng dung dÞch Y ®Ó hoµ tan hoµn toµn m gam CuO, lµm t¹o thµnh dung dÞch Z. Cho 12 gam bét Mg vµo Z, sau khi ph¶n øng kÕt thóc läc t¸ch ®−îc 12,8 gam chÊt r¾n. TÝnh m? C©u 9 Cho 11,9 g hỗn hợp X gồm: Mg, Fe Al vào 0,625 lít dung dịch HNO3 2M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch A và 6,72lit NO ( giả sử là duy nhất) ở đktc. a. Chứng minh rằng: trong A còn dư axit. b. Cô cạn A thu được bao nhiêu g muối khan. c. Thêm từ từ dung dịch NaOH 1M vào dung dich A đến khi khối lượng kết tủa không thay đổi thì dừng lại, thấy thể tích dung dịch NaOH cần dùng là 1,05 lít. Tính khối lượng của mỗi kim loại. C©u 10 Hoàn thành các PTPƯ theo sơ đồ chuyển hóa sau: E +Y

+X

Fe2O3

+T +Z

F

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

FeCl2.

93


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

ĐỀ 4 Thời gian làm bài: 150 phút

C©u 1 ChÊt bét A lµ Na2CO3; B lµ NaHCO3. Cã ph¶n øng g× x¶y ra khi: a. §un nãng A vµ B. b. Hoµ tan A vµ B b»ng dd H2SO4 lo·ng. c. Cho CO2 léi qua dd A vµ dd B. d. Cho A vµ B t¸c dông víi dd KOH. e. Cho A vµ B t¸c dông víi dd BaCl2. f. Cho A vµ B t¸c dông víi dd Ba(OH)2. C©u 2 1. Cã mét hh khÝ gåm CO, CO2, SO2, SO3 cÇn dïng c¸c ph¶n øng ho¸ häc nµo ®Ó nhËn ra tõng chÊt cã mÆt trong hçn hîp. 2. Tõ S¾t (III) oxit, b»ng c¸c lo¹i ho¸ chÊt kh¸c nhau cã thÓ ®iÒu chÕ S¾t(II)Clorua theo 2 c¸ch. H·y tr×nh bµy c¸ch lµm, nÕu víi mçi chÊt ®−îc chän chØ dïng kh«ng qu¸ 1 lÇn? C©u 3 §Ó hoµ tan hoµ toµn 4g hçn hîp gåm mét kim lo¹i ho¸ trÞ II vµ mét kim lo¹i ho¸ trÞ III ta ph¶i dïng 170ml dung dÞch HCl 2M. 1. C« c¹n dung dÞch thu ®−îc sau ph¶n øng sÏ thu ®−îc bao nhiªu gam hçn hîp muèi khan? 2. TÝnh thÓ tÝch khÝ Hi®ro (®ktc) tho¸t ra tõ thÝ nghiÖm trªn? 3. NÕu biÕt kim lo¹i ho¸ trÞ III trong hçn hîp trªn lµ Al vµ nã cã sè mol gÊp 5 lÇn sè mol kim lo¹i ho¸ trÞ II. H·y x¸c ®Þnh tªn kim lo¹i ho¸ trÞ II? C©u 4 Dung dÞch A chøa hçn hîp c¸c muèi cacbonat vµ muèi sunfat cña natri vµ amoni (NH4). - LÊy 100 ml dd A cho t¸c dông víi dd HCl d− thÊy bay ra 0,244 lit khÝ (®ktc). - LÊy 200 ml dd A cho t¸c dông víi l−îng d− dd BaCl2 thÊy t¹o thµnh 8,6 g kÕt tña. - LÊy 250 ml dd A cho t¸c dông víi l−îng d− dd NaOH ( ®un nãng) thÊy bay ra 1,12 lit khÝ (®ktc). TÝnh tæng khèi l−îng muèi cã trong 500 ml dd A. C©u 5 Hoµn thµnh s¬ ®å ph¶n øng sau: X +Y A1 +→ A2 → A3 O Fe(OH)3 t Fe(OH)3 Fe(OH)3 +Z +T B1 → B2 → B3 C©u 6 Cã 4 chÊt bét mµu tr¾ng t−¬ng tù nhau lµ NaCl, AlCl3, MgCO3, BaCO3 ®Ó riªng biÖt .ChØ ®−îc dïng n−íc vµ c¸c thiÕt bÞ cÇn thiÕt ( lß nung , b×nh ®iÖn ph©n...) ; tr×nh bµy c¸ch nhËn biÕt c¸c chÊt trªn C©u 7 1. Mét hîp kim chøa Ag, Cu, Fe. ChØ dïng dd cña mét chÊt nµo cã thÓ t¸ch ®−îc Ag tinh khiÕt tõ hîp kim trªn sao cho khèi l−îng Ag kh«ng thay ®æi. Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

94


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

2. Nªu 5 lo¹i ph¶n øng kh¸c nhau t¹o ra HCl trùc tiÕp tõ Cl2.ViÕt PTHH C©u 8 Cho 3,16(g) hçn hîp A ë d¹ng bét gåm Mg vµ Fe t¸c dông víi 250ml dung dÞch CuCl2 , khuÊy ®Òu hçn hîp , läc röa kÕt tña , ®−îc dung dÞch B vµ 3,84 (g) chÊt r¾n C. Thªm vµo B mét l−îng d− dung dÞch NaOH lo·ng, råi läc, röa kÕt tña míi t¹o thµnh. Nung kÕt tña ®ã trong kh«ng khÝ ë nhiÖt ®é cao ®−îc 1,4(g) chÊt r¾n D gåm 2 Oxit kim lo¹i. Cho r»ng c¸c ph¶n øng x¶y ra hoµn toµn. 1. ViÕt c¸c ph−¬ng tr×nh cña c¸c ph¶n øng x¶y ra 2. TÝnh thµnh phÇn % cña mçi kim lo¹i trong A vµ nång ®é mol/l cña dd CuCl2 ®· dïng C©u 9 Cho 20,55 gam Ba kim lo¹i tan hoµn toµn trong n−íc, thu ®−îc dung dÞch A.Ng−êi ta l¹i cho 18,4 gam hçn hîp gåm CaCO3 vµ MgCO3 tan hoµn toµn trong axit HCl,thu ®−îc khÝ B. 1. Hái khi cho dd A hÊp thô vµo khÝ B th× s¶n phÈm t¹o thµnh cã kÕt tña kh«ng? 2. NÕu cho 14,2 gam hçn hîp hai muèi trªn (CaCO3 vµ MgCO3) cã thµnh phÇn thay ®æi (trong ®ã cã a% vÒ khèi l−îng cña MgCO3) ph¶n øng hÕt víi Axit HCl ,råi cho khÝ t¹o thµnh t¸c dông víi dd A th× a cã gi¸ trÞ bao nhiªu ®Ó cho khèi l−îng kÕt tña thu ®−îc lµ cao nhÊt vµ thÊp nhÊt. C©u 10 A là dung dịch HCl, B là dung dịch Na2CO3 . Tiến hành 3 thí nghiệm : TN 1 : Cho rất từ từ 100 gam dung dịch A vào 100 g dung dịch B thu được 195,6 gam dung dịch. TN 2 : Cho rất từ từ 100 gam dung dịch B vào 100 g dung dịch A thu được 193,4 gam dung dịch. TN 3 : Cho rất từ từ 50 gam dung dịch A vào 100 g dung dịch B thu được 150 gam dung dịch. Tính nồng độ phần trăm của các dung dịch A, B?

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

95


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

ĐỀ 5 Thời gian làm bài: 150 phút

C©u 1 Cã 5 mÉu khÝ A,B,C,D,E lµ c¸c chÊt v« c¬ ®ùng trong 5 lä riªng biÖt . Mçi chÊt cã mét tÝnh chÊt sau: - KhÝ A ch¸y t¹o ra chÊt láng (ë nhiÖt ®é th−êng) kh«ng mµu vµ lµm cho CuSO4 khan chuyÓn thµnh mµu xanh - KhÝ B rÊt ®éc , ch¸y trong kh«ng khÝ víi ngän löa mµu xanh nh¹t sinh ra khÝ F lµm ®ôc n−íc v«i trong. - KhÝ C kh«ng ch¸y nh−ng lµm vËt ®ang ch¸y s¸ng chãi h¬n. - KhÝ D kh«ng ch¸y mµ cßn lµm t¾t ngän löa cña vËt ®ang ch¸y. - KhÝ E mµu vµng lôc , t¸c dông víi n−íc t¹o thµnh dung dÞch cã t¸c dông tÈy tr¾ng , s¸t trïng, diÖt khuÈn. Em h·y cho biÕt A,B,C,D,E lµ nh÷ng khÝ nµo? ViÕt ph−¬ng ho¸ ho¸ häc biÓu diÔn tÝnh chÊt cña c¸c khÝ ®· cho. C©u 2 Hoµn thµnh chuçi biÕn ho¸ sau: +B to A ( mïi trøng thèi) → X + D H2 D + Br B X O2 +  → Y + Z 2

to

to

E

+Y →

A + G

+ Fe C©u 3 Chỉ dùng một loại thuốc thử, hãy nhận biết các muối đựng trong các lọ mất nhãn gồm : NH4Cl , (NH4)2SO4 , NaNO3 , MgCl2 , AlCl3 , FeCl3 C©u 4 Hoøa tan heát 4,68 gam hoãn hôïp hai muoái ACO3, BCO3 baèng dung dòch H2SO4 loaõng. Sau phaûn öùng thu ñöôïc dung dòch X vaø 1,12 lít khí CO2 (ôû ñktc). 1) Tính toång khoái löôïng caùc muoái trong dung dòch X. 2) Tìm kim loaïi A, B vaø tính thaønh phaàn % khoái löôïng cuûa moãi muoái trong hoãn hôïp ban ñaàu. Bieát tæ leä soá mol nACO : nBCO = 2 : 3 ; Tæ leä khoái löôïng mol MA : MB = 3 : 5 3

3

3) Cho toaøn boä löôïng khí CO2 thu ñöôïc ôû treân haáp thuï vaøo 200 ml dung dòch Ba(OH)2. Tính noàng ñoä mol cuûa dung dòch Ba(OH)2 ñeå thu ñöôïc 1,97 gam keát tuûa. C©u 5 Nhúng một thanh sắt nặng 100 gam vào 500ml dung dịch hỗn hợp CuSO4 0,08M và Ag2SO4 0,004M. Giả sử tất cả đồng và bạc sinh ra đều bám vào thanh sắt. Sau một thời gian lấy thanh sắt ra cân lại thấy khối lượng là 100,48 gam. Tính khối lượng kim loại bám vào thanh sắt. C©u 6 Hoà tan hết 7,74 gam hỗn hợp hai kim loại magie và nhôm bằng 500ml dd chứa hai axit HCl 1M và H2SO4 0,28M thu được dung dịch A và 8,736 lít khí hiđro đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

96


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

1/ Tính khối lượng muối khan thu được. 2/ Cho dd A phản ứng với V lít dd NaOH 2M. Tính thể tích dung dịch NaOH cần dùng để thu được kết tủa lớn nhất. Tính khối lượng kết tủa đó. C©u 7 1/ Mô tả hiện tượng và viết phương trình hoá học giải thích cho thí nghiệm sau: Cho một mẩu kim loại Natri vào ống nghiệm chứa dung dịch đồng II sunfat. 2/ Phân biệt 5 hoá chất đựng trong 5 lọ riêng biệt bị mất nhãn (không dùng thêm hoá chất nào khác): HCl, NaOH, Ba(OH)2, K2CO3, MgSO4. C©u 8 1/ Nung 13.4 gam muối cácbonnát của kim loại M hoá trị II, thu được 6,8 gam một chất rắn và khí X. Cho X hấp thụ vào 75ml dd NaOH 1M. Tính khối lượng muối khan thu được. 2/ 3,6 gam hỗn hợp (kali và 1 kim loại kiềm) tác dụng hết với nước sinh ra 1,12 lít khí H2 (đktc). Tìm kim loại kiềm. Biết số mol của nó nhỏ hơn 10% tổng số mol của 2 kim loại trong hỗn hợp. C©u 9 Để phân tích hỗn hợp gồm bột sắt và sắt oxit người ta đã tiến hành các thí nghiệm sau: + Hòa tan 16,16 gam bột của hỗn hợp này trong HCl 1,32 M dư, thu được 0,896 lít khí ở đkct và dung dịch A.. + Cho dung dịch A tác dụng với NaOH dư, đun sôi trong không khí, lọc kết tủa làm khô và sấy ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 17,6g sản phẩm. a) Tính thành phần phần trăm các chất có trong hỗn hợp ban dầu. b) Xác định công thức sắt oxit. c) Tính thể tích dung dịch HCl tối thiểu cần dùng cho thí nghiệm trên. C©u 10 Trình bày phương pháp hóa học: - Tách Fe2O3 ra khỏi hỗn hợp gồm Fe2O3, SiO2, Al2O3 ở dạng bột. - Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp gồm: NaCl, Na2CO3, Na2S. ( Mỗi trường hợp chỉ được dùng duy nhất một dung dịch chứa một hoá chất)

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

97


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

ĐỀ 6 Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1 a) Viết các phương trình phản ứng hoàn thành chuỗi biến hóa: 1 2 3 4 5 Al  → Al2(SO4)3  → AlCl3  → Al(OH)3  → Al2O3  → Al 8 7 6 NaAlO2 b) Trong khí thải của nhà máy có các chất : SO2, Cl2, CO2, NO2. Người ta dẫn hỗn hợp khí trên qua bể đựng nước vôi trong. Em hãy giải thích cách làm đó? Câu 2 Khi đun nóng muối A thì thu được một chất rắn B màu đen, khí C màu nâu và khí D không màu. Cho hỗn hợp C và D lội qua nước thì được một dung dịch có pH<7. Cho chất rắn B tác dụng với H2 thì cho ra một chất rắn màu đỏ E. Cho E tác dụng với dung dịch có pH<7 trên thì lại thu được muối A. Xác định các chất trong quá trình thí nghiệm. Câu 3 Hoà tan 1 muối cacbonat của kim loại M bằng 1 lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 9,8% thu được dung dịch muối sunfat 14,18 % . Xác định kim loại M. Câu 4

Tỉ khối hơi của hỗn hợp X gồm CO2, SO2 so với khí nitơ bằng 2. Cho 0,112 lít (đktc) của X lội chậm qua 500ml dung dịch Ba(OH)2. Sau thí nghiệm phải dùng 25ml dung dịch HCl 0,2M để trung hòa lượng Ba(OH)2 thừa. - Tính % thể tích mỗi khí trong X. - Tính CM dung dịch Ba(OH)2 trước thí nghiệm. - Hãy tìm cách nhận biết mỗi khí có trong hỗn hợp X, viết các phương trình phản ứng. Câu 5 Thêm 100 ml dung dịch HCl 1,5M từ từ từng giọt vào 400 ml dung dịch A gồm KHCO3 và Na2CO3 thu dung dịch B và thoát ra 1,008 lít khí (đktc). Cho dung dịch B phản ứng với một lượng Ba(OH)2 dư thu 29,55 gam kết tủa. Tính nồng độ M các chất trong dung dịch A. Câu 6 Hòa tan 2,16g hỗn hợp 3 kim loại Na, Al, Fe vào nước lấy dư thu được 0,448 lít khí (đktc) và một lượng chất rắn. Tách lượng chất rắn này cho tác dụng hết với 60ml dd CuSO4 1M thu được 3,2g đồng kim loại và dung dịch A. Tách dung dịch A cho tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH để thu được kết tủa lớn nhất. Nung kết tủa thu được trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn B. Xác định khối lượng từng kim loaị trong hỗn hợp đầu. Câu 7

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

98


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

a. Nung 12.25 gam muối A có chứa Cl, O, M (kim loại kiềm) đến khối lượng không đổi được một chất rắn cân nặng 5,58 gam. Cho chất rắn này tác dụng với AgNO3 dư được kết tủa cân nặng 14,35 gam. Xác định công thức của muối A. b. Nung m gam hỗn hợp X gồm muối A và muối B cũng chứa Cl, O, M nhưng phân tử B chứa ít hơn A một nguyên tử ôxi cho đến khi phản ứng hoàn toàn thì thu được 1,12 lít khí (đktc) và chất rắn C. Cho C tác dụng với dung dịch AgNO3 lấy dư tạo ra 4,31 gam kết tủa. Xác định khối lượng của A, B trong hỗn hợp X. Câu 8 A, B, C là các hợp chất vô cơ của một kim loại, khi đốt nóng ở nhiệt độ cao cho ngọn lửa màu vàng, A tác dụng với B tạo thành C. Nung nóng B ở nhiệt độ cao thì thu được chất rắn C, hơi nước và khí D. D là chất khí nặng hơn không khí và là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính làm khí hậu của Trái đất ấm dần lên. D tác dụng với A cho ra B hoặc C. a. Xác định công thức hóa học của A, B, C. Viết các phương trình hóa học. b. Khi nào A tác dụng với D chỉ tạo thành C hoặc B? Khi nào tạo thành hỗn hợp của B và C? Câu 9 Từ muối ăn, đá vôi, nước và các điều kiện cần thiết. Hãy viết các phương trình phản ứng điều chế nước Javen; clorua vôi; natrihidrôcacbonat; natri kim loại. Câu 10 Có hỗn hợp Cu(NO3)2 và AgNO3. Hãy trình bày phương pháp hóa học để tách riêng từng muối ở trạng thái nguyên chất.

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

99


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

ĐỀ 7 Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1: Hoàn thành phương trình hóa học theo sơ đồ phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng , nếu có). A (2) B (3) C (1)

CaCO3

(4) (5)

CaSO4

(7) D (6) E F Biết rằng phản ứng (1) và (5) là phản ứng phân hủy; phản ứng (2) và (6) là phản ứng kết hợp; các phản ứng còn lại là các phản ứng trao đổi. A, B, C, D, E và F là những chất khác nhau. Câu 2: Chỉ dùng thêm một cặp dung dịch (Ba(NO3)2 và HNO3 ) hãy nhận biết ba dung dịch hỗn hợp sau: (NaHCO3 và Na2CO3), (NaHCO3 và Na2SO4), (Na2CO3 và Na2SO4). Hãy viết các phương trình hóa học (nếu có). Câu 3: 1. Nêu hiện tượng, viết các phương trình phản ứng cho những trường hợp sau: a. Cl2 + dung dịch Na2CO3 b. Fe + dung dịch CuSO4 c. K + dung dịch FeCl3 to d. MnO2 + dung dịch HCl  → 2. Cho muối ngậm nước có công thức CaSO4.nH2O. Nêu cách xác định n bằng thực nghiệm, hãy đưa ra công thức tổng quát tính n, giải thích các đại lượng trong công thức. Câu 4: Dẫn 2,24 lít khí CO (ở đktc) qua một ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp bột oxít kim loại gồm Al2O3, CuO và Fe3O4 cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chia sản phẩm thu được thành hai phần bằng nhau. Phần 1 được hòa tan vào trong dung dịch HCl dư thu được 0.672 lít khí H2 (ở đktc). Phần 2 được ngâm kỹ trong 400 ml dung dịch NaOH 0.2M. Để trung hòa hết NaOH dư phải dùng hết 20 ml dung dịch axít HCl 1M. a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b. Tính thành phần % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu. Câu 5: Cho một mẫu kim loại M tác dụng hết với dung dịch HCl thu được dung dịch A. Sau đó dẫn khí clo qua dung dịch A được dung dịch B chứa 100g hỗn hợp hai muối MCl2 và MCl3. Cho toàn bộ dung dịch B vào dung dịch NaOH lấy dư. Biết khối lượng của muối MCl2 bằng 0,5 lần khối lượng mol của kim loại M và khối lượng của M(OH)2 là 19,8g. a. Viết các phương trình phản ứng và xác định tên kim loại M. b. Tính % khối lượng của 2 muối trong hỗn hợp. Câu 6:

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

100


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

Hoà tan muối nitrat của một kim loại hoá trị II vào nước được 200ml dung dịch (A). Cho vào dung dịch (A) 200ml dung dịch K3PO4, phản ứng xảy ra vừa đủ, thu được kết tủa (B) và dung dịch (C). Khối lượng kết tủa (B) và khối lượng muối nitrat trong dung dịch (A) khác nhau 3,64 g. 1. Tìm nồng độ mol của dung dịch (A) và (C), giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi do pha trộn và thể tích kết tủa không đáng kể. 2. Cho dung dịch NaOH (lấy dư) vào 100 ml dung dịch A thu được kết tủa (D), lọc lấy kết tủa (D) rồi đem nung đến khối lượng không đổi cân được 2,4 g chất rắn. Xác định kim loại trong muối nitrat. Câu 7 Hỗn hợp A gồm 2 kim loại Al và Mg, cho 1,29 g A vào 200 ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,47 g chất rắn B và dung dịch C, lọc lấy dung dịch C rồi thêm dung dịch BaCl2 dư vào thu được 11,65 g kết tủa. 1. Viết các phương trình phản ứng và tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4. 2. Tính khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp A. 3. Nếu cho dung dịch NaOH vào dung dịch C thu được kết tủa D, lấy kết tủa D đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi được m g chất rắn. Tìm khoảng xác định của m. Câu 8 Có 6 lọ mất nhãn đựng các dung dịch không màu là: Na2SO4 (1); Na2CO3 (2); BaCl2 (3); Ba(NO3)2 (4); AgNO3 (5); MgCl2 (6). Không được dùng thêm các hoá chất khác hãy trình bày cách nhận biết các dung dịch trên bằng phương pháp hoá học, biết rằng chúng đều có nồng độ đủ lớn để các kết tủa ít tan cũng có thể tạo thành. Câu 9 a. Cho V lit CO2 ở điều kiện tiêu chuẩn hấp thụ hoàn toàn vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp KOH 1M và Ca(OH)2 0,75M thu được 12 g kết tủa. Tính V ? b. Dẫn luồng khí H2 đi qua ống thuỷ tinh chứa 28,0 g bột oxit đồng nung nóng. Sau một thời gian thu được 24,0 g chất rắn. Xác định khối lượng hơi nước tạo thành ? Câu 10 Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra trong thí nghiệm sau: Nung nóng Cu trong không khí, sau một thời gian được chất rắn A. Hoà tan chất rắn A trong H2SO4 đặc nóng (vừa đủ) được dung dịch B và khí D có mùi xốc. Cho Natri kim loại vào dung dịch B thu dược khí G và kết tủa M; Cho khí D tác dụng với dung dịch KOH thu được dung dịch E, E vừa tác dụng với dd BaCl2 vừa tác dụng với dd NaOH.

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

101


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN Câu 1 Hoàn thành sơ đồ biến hoá sau: O2 X(k) +  →

ĐỀ 8 Thời gian làm bài: 150 phút A(k)

H 2O + →

ddBaCl 2 B(dd) + → C(r)

O 2(t 0) FeS2 +  →

d d BaCl2

Y(r)

ddHCl + →

D(dd)

ddNaOH + →

E(r)

ddB → F(dd)

Câu 2 Từ quặng pirit (FeS2), NaCl, H2O, chất xúc tác và các điều kiện cần thiết khác hãy điều chế : dd FeCl3, FeSO4, Fe2(SO4)3 và Fe(OH)3. Câu 3 Một thanh kim loại R được ngâm trong dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, thanh kim loại có khối lượng nhẹ bớt đi so với ban đầu. Cũng thanh kim loại R như vậy, sau khi ngâm trong dung dịch AgNO3 , kết thúc phản ứng thì khối lượng thanh kim loại bây giờ lại nặng thêm so với ban đầu. Cho biết: R có hoá trị II; tất cả kim loại sinh ra đều bám vào thanh R; phần khối lượng nặng thêm gấp 75,5 lần phần khối lượng nhẹ bớt đi; số mol kim loại bám vào thanh R trong hai thí nghiệm trên đều bằng nhau. 1.Xác định kim loại R. 2.Nếu thanh R đem thí nghiệm có khối lượng 20g ; dung dịch CuSO4 có thể tích 125 ml và nồng độ 0,8M thì trong thí nghiệm với dung dịch AgNO3, thanh kim loại tăng bao nhiêu phần trăm về khối lượng ? Thể tích dung dịch AgNO3 0,4M cần dùng là bao nhiêu ml ? Câu 4 Nhiệt phân hoàn toàn 20g muối cacbonat kim loại hóa trị II được chất rắn A và khí B. Dẫn toàn bộ khí B vào 150ml dung dịch Ba(OH)2 1M thu được 19,7g kết tủa. 1. Tính khối lượng chất rắn A 2. Xác định công thức muối cacbonat đó. Câu 5 Đốt hỗn hợp C và S trong Oxi dư - hỗn hợp A. - Cho 1/2 A lội qua dung dịch NaOH thu được dung dich B và khí C. - Cho khí C qua hỗn hợp chứa CuO, MgO nung nóng thu được chất rắn D và khí E. - Cho khí E lội qua dung dịch Ca(OH)2 thu được kết tủa F và dung dịch G thêm dung dịch KOH vào G lại thấy có kết tủa F xuất hiện. Đun nóng G cũng thấy kết tủa F. Cho 1/2 khí A còn lại qua xúc tác nóng thu được khí M. Dẫn M qua dung dịch BaCl2 thấy có kết tủa N. Xác định thành phần A, B, C, D, E, F, G, M, N và viết tất cả các phản ứng xảy ra. Câu 6 Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

102


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

Trình bày phương pháp tách riêng từng chất nguyên chất từ hỗn hợp: Đá vôi, vôi sống, thạch cao và muối ăn. Câu 7 Hãy nêu và giải thích bằng phương trình phản ứng các hiện tượng xảy ra trong từng thí nghiệm sau : a. Cho CO2 dư lội chậm qua dung dịch nước vôi trong (Có nhận xét gì về sự biến đổi số mol kết tủa theo số mol CO2 ). Sau đó cho tiếp nước vôi trong vào dung dịch vừa thu được cho đến dư. b. Nhúng thanh Zn vào dung dịch H2SO4 96 %. Câu 8 Đốt 40,6 gam hợp kim gồm Al và Zn trong bình đựng khí Clo. Sau một thời gian ngừng phản ứng thu được 65,45gam hỗn hợp gồm 4 chất rắn. Cho hỗn hợp rắn này tan hết vào dung dịch HCl thì được V (lít) khí (đktc). Dẫn V(lít) khí này đi qua ống đựng 80gam CuO nung nóng. Sau một thời gian thấy trong ống còn lại 72,32 gam chất rắn và chỉ có 80% H2 đã phản ứng. Xác định % khối lượng các kim loại trong hợp kim Al – Zn. Câu 9 Cho 27,4 gam Ba vào 400 gam dung dịch CuSO4 3,2 % thu được khí A, kết tủa B và dung dịch C. a. Tính thể tích khí A (đktc) b. Nung kết tủa B ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gam chất rắn? c. Tính nồng độ phần trăm của chất tan trong dung dịch C. Câu 10 Cho 4,72 gam bột hỗn hợp các chất Fe, FeO, Fe2O3 tác dụng với CO ở nhiệt độ cao, sau phản ứng thu được 3,92 gam Fe. Nếu ngâm hỗn hợp trên vào dung dịch CuSO4 (dư) sau phản ứng chất rắn thu được 4,96 gam. Hãy xác định % về khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

103


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

ĐỀ 9 Thời gian làm bài: 150 phút

Câu1 Hãy xác định các chất có trong A,B,C,D,E,F,G và viết phương trình phản ứng xảy ra trong thí nghiệm sau: Nung nóng kim loại Al trong không khí, sau một thời gian được chất rắn A. Hoà tan chất rắn A trong H2SO4 đặc nóng (vừa đủ) được dung dịch B và khí C có mùi sốc. Cho Natri kim loại vào dung dịch B thu được khí D, dung dịch E và kết tủa G; Cho khí D tác dụng với dung dịch KOH thu được dung dịch F, F vừa tác dụng với dd BaCl2 vừa tác dụng với dd NaOH. Câu 2

a. Từ quặng pirit sắt , muối ăn, nước, chất xúc tác và các điều kiện thí nghiệm cần thiết khác hãy điều chế : dd FeCl3, FeSO4, Fe2(SO4)3 và Fe(OH)3. b. Bằng phương pháp hóa học hãy tách riêng từng kim loại ra khỏi hỗn hợp gồm Mg, Al, Cu. Câu 3 Cho 3,28 gam hỗn hợp A gồm Fe và Mg vào 400ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,24 gam chất rắn B và dung dịch C. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch C , lọc lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi được 2,4 gam chất rắn D. 1. Tính nồng độ mol/lit của dung dịch CuSO4 . 2. Tính thành phần phần trăm khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp A. Câu 4 Dùng V lít khí CO khử hoàn toàn 4 gam một oxit kim loại, phản ứng kết thúc thu được kim loại và hỗn hợp khí X. Tỷ khối của X so với H2 là 19. Cho X hấp thụ hoàn toàn vào 2,5 lít dung dịch Ca(OH)2 0,025M người ta thu được 5 gam kết tủa. a. Xác định kim loại và công thức hoá học của oxit đó. b. Tính giá trị của V và thể tích của SO2 (đktc) tạo ra khi cho lượng kim loại thu được ở trên tan hết vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư. Câu 5 Nung hoàn toàn 15g một muối cacbonat của một kim loại hóa trị II không đổi. Toàn bộ khí thoát ra cho hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch Ba(OH)2 1M thấy thu được 9,85 gam kết tủa. Xác định công thức hóa học của muối cacbonat? Câu 6 Nguyên tử nguyên tố A có khối lượng là 40 đ.v.C, trong hạt nhân có: số p = số n. Nguyên tử nguyên tố B có khối lượng 16 đ.v.C, có số e lớp ngoài cùng là 6. 1/ Hãy cho biết số: p, n, e trong mỗi nguyên tố ? 2/ Biểu diễn phản ứng giữa A, B bằng sơ đồ cấu tạo nguyên tử ? Câu 7 Để điều chế phân đạm người ta thực hiện phản ứng giữa N2 với H2 theo sơ đồ : N2 + H2 NH3 Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

104


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

Trộn 20 lít N2 với 20 lít H2 ( hỗn hợp A )vào một bình kín , đưa nhiệt độ ( t0) và áp suất (p) hỗn hợp A đến thích hợp để phản ứng xảy ra. Sau một thời gian đưa t0, p về ban đầu thì thấy thu được 30 lít hỗn hợp khí B. a/ Tính thể tích từng khí trong B ? b/ Tính hiệu suất của phản ứng trên ? Câu 8 1/ Trình bày phương pháp tinh chế Ag bị lẫn các tạp chất Al, Fe, Cu ? 2/ Trong phòng thí nhiệm chỉ có: Bình chứa khí CO2, dd NaOH và 2 cốc đong (1 cốc 100 ml; cốc kia 200 ml). Hãy trình bày phương pháp điều chế 200ml dd Na2CO3 ( không lẫn chất tan nào khác) Câu 9 Để một mẩu sắt lâu ngày trong không khí sạch ( chỉ chứa nitơ và oxi) thu được rắn A chứa 4 chất. Cho chất rắn A tác dụng hết với dd HCl thu được hỗn hợp dd B và khí C, cho B phản ứng hoàn toàn với dd NaOH thu được kết tủa D, nung D ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được rắn E chỉ chứa một chất duy nhất. Tìm các chất có trong A,B,C,D, E. Viết PTHH xảy ra ? Câu 10 Chỉ dùng quì tím, trình bày phương pháp nhận biết các dd riêng biệt: NaHSO4, BaCl2, NaOH, NaNO3

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

105


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

ĐỀ 10 Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1

Người ta cho các chất MnO2, KMnO4, K2Cr2O7 tác dụng với HCl để điều chế khí Clo theo các phương trình phản ứng sau: MnO2 + HCl → MnCl2 + H2O + Cl2 KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + H2O+ Cl2. K2Cr2O7 + HCl → K2O + Cr2O3 + H2O + Cl2 a. Hãy cân bằng các phương trình phản ứng trên. b. Nếu muốn điều chế một lượng khí Clo nhất định thì chất nào trong ba chất trên tiết kiệm được HCl nhất. Câu 2 Ba cốc mất nhãn đựng ba hỗn hợp dung dịch: - Hỗn hợp dung dịch 1: NaHCO3 và Na2CO3 - Hỗn hợp dung dịch 2: Na2CO3 và Na2SO4 - Hỗn hợp dung dịch 3: NaHCO3 và Na2SO4. Chỉ được dùng thêm hai thuốc thử hãy nhận biết hỗn hợp chất chứa trong mỗi cốc. Câu 3 Bình A chứa hỗn hợp dung dịch gồm a mol CuSO4 và b mol FeSO4. Thực hiện các thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1: Cho c mol Mg vào bình A, sau khi phản ứng kết thúc dung dịch chứa 3 muối. - Thí nghiệm 2: Cho thêm c mol Mg vào bình A, sau khi phản ứng kết thúc dung dịch chứa 2 muối. - Thí nghiệm 3: Tiếp tục cho thêm c mol Mg vào bình A, sau khi phản ứng kết thúc dung dịch chứa 1 muối. Tìm mối quan hệ giữa a, b và c trong mỗi thí nghiệm. Câu 4 Cho 2 cốc A, B có cùng khối lượng. Đặt A, B lên 2 đĩa cân. Cân thăng bằng. Cho vào cốc A 102 gam AgNO3 ; cốc B 124,2 gam K2CO3. a. Thêm vào cốc A 100 gam dd HCl 29,2% và 100 gam dd H2SO4 24,5% vào cốc B. Phải thêm bao nhiêu gam nước vào cốc A (hay cốc B) để cân lập lại cân bằng? b. Sau khi cân đã cân bằng, lấy

1 dung dịch có trong cốc A cho vào cốc B. Phải 2

cần thêm bao nhiêu gam nước vào cốc A để cân lại cân bằng? Câu 5 Cho A là một muối tan tốt trong nước. B là muối nitrat của một kim loại M có hóa trị không đổi. Biết rằng 50g dung dịch muối B có nồng độ 10,44% phản ứng vừa đủ 200g dung dịch muối A có nồng độ 1,36% thu được 4,66g chất rắn là muối sunfat của kim loại M nói trên. Xác định công thức phân tử của 2 muối A và B Câu 6

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

106


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

Dùng V lít khí CO (đktc)khử hoàn toàn 4 gam một oxit kim loại, phản ứng kết thúc thu được kim loại và hỗn hợp khí X. Tỷ khối của X so với H2 là 19. Cho X hấp thụ hoàn toàn vào 2,5 lít dung dịch Ca(OH)2 0,025M người ta thu được 5 gam kết tủa. a/ Xác định kim loại và công thức hoá học của oxit đó ? Biết oxit đó không phải là Fe3O4 b/ Tính giá trị của V và thể tích của SO2 (đktc) tạo ra khi cho lượng kim loại thu được ở trên tan hết vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư ? Câu 7 Nêu phương pháp tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp sau: Al2O3; CuO; FeS ; K2SO4. Câu 8 Cho sơ đồ phản ứng: X + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 ↑ + H2O. Hãy tìm 8 chất X khác nhau phù hợp với phương trình phản ứng theo sơ đồ trên và hoàn thành phương trình đó? Câu 9 Cho 43 gam hỗn hợp BaCl2 và CaCl2 vào 1 lít dung dịch hỗn hợp Na2CO3 0,1M và (NH4)2CO3 0,25 M. Sau khi các phản ứng kết thúc thu được 39,7 gam kết tủa A và dung dịch B. a. Chứng tỏ muối Na2CO3 hoặc (NH4)2CO3 dư. b. Tính % khối lượng các chất có trong A. Câu 10 Cho 0,2 mol CuO tan trong H2SO4 20% vừa đủ và được đun nóng, sau đó làm nguội dung dịch đến 100C. Tính khối lượng tinh thể CuSO4.5H2O đã tách khỏi dung dịch biết rằng độ tan của CuSO4 ở 100C là 17,4 gam/ 100 gam nước.

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

107


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

ĐỀ 11 Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1. Hỗn hợp A gồm khí Nitơ và khí Hiđrô có thể tích 12 lít ở (200C, 1atm). Kích

thích cho phản ứng xảy ra hoàn toàn được hỗn hợp khí B, đưa B về điều kiện ban đầu thì thể tích còn lại là 7,2 lít. Hãy tính tỷ khối của hỗn hợp A, B so với khí Hiđro? Câu 2. Chỉ dùng nước và khí cacbonic để nhận biết 6 chất bột màu trắng đựng trong 6 bình mất nhãn là:NaCl,Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4, CaCl2.Viết phương trình hóa học minh họa ? Câu 3. Cho 100 gam dung dịch Na 2 CO 3 16,96% tác dụng với 200 gam dung dịch BaCl 2 10,4%.Sau phản ứng , lọc bỏ kết tủa BaCO 3 được dung dịch A. a. Tính khối lượng kết tủa thu được ? b. Tính C% các chất tan trong dung dịch A ? Câu 4. Thêm dần Vml dung dịch NaOH 0,2M vào 25ml dung dịch AlCl3 0,8M thu được

lượng kết tủa bằng Câu 5

9 lượng kết tủa cực đại. Tính V? 10

Trộn đều 30,96 gam hỗn hợp bột X gồm MgCO3 và kim loại R có hóa trị không đổi rồi chia làm hai phần bằng nhau.Đốt nóng phần I trong không khí, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 15 gam hỗn hợp các oxit kim loại. Để hòa tan vừa hết phần II cần 500ml dung dịch H2SO4 0,84M được dung dịch A và có khí B bay ra. Viết các phương trình hóa học và xác định kim loại R. Câu 6. Hỗn hợp gồm CaCO3 lẫn Al2O3 và Fe2O3 trong đó có Al2O3 chiếm 10,2% còn Fe2O3 chiếm 9,8%. Nung hỗn hợp này ở nhiệt độ cao thu được chất rắn có lượng bằng 67% lượng hỗn hợp ban đầu. Tính % khối lượng các chất trong chất rắn tạo ra. Câu 7. Cã 5 mÉu ph©n bãn ho¸ häc kh¸c nhau ë d¹ng r¾n bÞ mÊt nh·n gåm : NH4NO3 , Ca3(PO4)2 , KCl , K3PO4 vµ Ca(H2PO4)2 .H·y tr×nh bµy c¸ch nhËn biÕt c¸c mÉu ph©n bãn ho¸ häc nãi trªn b»ng ph−¬ng ph¸p ho¸ häc Câu 8. Không dùng thêm hoá chất khác, hãy trình bày cách nhận biết các dung dịch đựng riêng biệt: Na2SO4; Na2CO3; BaCl2; Ba(NO3)2; AgNO3; MgCl2 bằng phương pháp hoá học, biết rằng chúng có nồng độ đủ lớn để các kết tủa ít tan cũng có thể được tạo thành.

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

108


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

Câu 9. X¸c ®Þnh c¸c ch÷ c¸i A,B,C,D,E,F,G,H, K,X vµ thùc hiªn s¬ ®å chuyÓn ho¸ sau: +E X +A F → 1 5 X +B +G +E → H → F 2 6 7 +I +L X + C 3 Fe → K → H + BaSO4 8 9 4 X +D Câu 10. ViÕt ph−¬ng tr×nh ph¶n øng ho¸ häc x¶y ra trong c¸c thÝ nghiÖm sau: a. Cho khÝ CO2 ®i tõ tõ qua dung dÞch Ba(OH)2 cho ®Õn khi d− CO2 ,råi ®em nung nãng dung dÞch thu ®−îc. b. Cho bét Al2O3 hoµ tan hÕt trong l−îng d− dung dÞch NaOH , sau ®ã thªm dung dÞch NH4Cl d− ®un nãng nhÑ c. Hoµ tan hoµn toµn hçn hîp Fe2O3 vµ Fe3O4 trong dung dÞch HNO3 lo·ng t¹o ra khÝ kh«ng mµu ho¸ n©u trong kh«ng khÝ Cho bét Cu vµo dung dÞch HCl cã sôc khÝ Oxi d.

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

109


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

ĐỀ 12 Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1 Nung m gam hçn hîp A gåm 2 muèi MgCO3 vµ CaCO3 cho ®Õn khi kh«ng cßn khÝ tho¸t ra n÷a , thu ®−îc 3.52 gam chÊt r¾n B vµ khÝ C . Cho toµn bé khÝ C hÊp thô hÕt bëi 2 lÝt dung dÞch Ba(OH)2 , thu ®−îc 7,88 gam kÕt tña .®un nãng tiÕp dung dÞch l¹i thÊy t¹o thªm 3,94 gam kÕt tña ( biÕt r»ng c¸c ph¶n øng x¶y ra hoµn toµn ) . a. ViÕt c¸c ph−¬ng tr×nh ho¸ häc x¶y ra b. TÝnh thµnh phÇn phÇn tr¨m khèi l−îng mçi muèi trong hçn hîp ban ®Çu c. X¸c ®Þnh nång ®é mol/l dung dÞch Ba(OH)2 ®· dïng Câu 2 Cho rÊt tõ tõ dung dÞch A chøa x mol HCl vµo dung dÞch B cã chøa y mol Na2CO3 . Sau khi cho hÕt A vµo B ta ®−îc dung dÞch C . Hái trong dung dÞch C cã nh÷ng chÊt g× bao nhiªu mol ( tÝnh theo x,y) Câu 3 Hoà tan hỗn hợp gồm hai muối Cacbonat, Hiđrocacbonat của một kim loại kiềm (hoá trị I) vào một dung dịch HCl lấy dư được dung dịch A. Chia dung dịch A thành hai phần bằng nhau. Phần 1 : Cho tác dụng với AgNO3 dư, được 64,575 gam kết tủa. Phần 2 : Phản ứng vừa đủ với 125ml dung dịch KOH 0,8M. Sau phản ứng cô cạn được 27,925 gam hỗn hợp muối khan. Hãy tìm tên các muối có trong hỗn hợp ban đầu. Câu 4 Cho 150ml ôxy vào 80ml hỗn hợp khí A gồm CH4, H2 và N2 rồi đốt cháy. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn cho hơi nước ngưng tụ thu được 122ml hỗn hợp khí B. Khi dẫn khí B qua dung dịch NaOH thì còn lại 86ml hỗn hợp khí C. Biết các thể tích đo ở điều kiện tiêu chuẩn. a. Xác định các khí có trong hỗn hợp khí B. b. Xác định thành phần % thể tích các khí trong hỗn hợp A. Câu 5 Sục V lít khí CO2 (đktc) vào 5 lít dung dịch Ca(OH)2 0,01M và KOH 0,04M thì thu được 5g kết tủa và dung dịch B. Tìm V. Câu 6 Cho các cặp chất sau đây, cặp chất nào có thể tồn tại hoặc không thể tồn tại trong cùng một dung dịch ? Giải thích và viết phương trình hoá học xảy ra (nếu có)? a. NaOH và KNO3 b. NaOH và CuSO4 c. NaHCO3 và H2SO4 d. BaCl2 và Na2SO4 e. NaCl và AgNO3 Câu 7 Hãy xác định các hợp chất A, B, C, D trong sơ đồ chuyển hóa sau đây. Viết phương trình hoá học biểu diễn các chuyển hoá đó : (1) (2) (3) (4) A → B → C → D → Cu

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

110


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

Câu 8 Đốt hỗn hợp gồm cacbon và lưu huỳnh trong O2 dư, thu được hỗn hợp khí A. Cho 1/2 A lội qua dung dịch NaOH thu được dung dịch B và khí C. Cho khí C qua hỗn hợp chứa CuO và MgO nung nóng thu được chất rắn D và chất khí E. Cho khí E lội qua dung dịch Ca(OH)2 thu được kết tủa F và dung dịch G. Thêm dung dịch KOH vào dung dịch G lại thấy có kết tủa F xuất hiện. Đun nóng G cũng thấy có có kết tủa F. Cho 1/2 A còn lại qua xúc tác V2O5 và đun nóng thu được khí M. Dẫn M qua dung dịch BaCl2 thấy có kết tủa N. Hãy xác định thành phần A, B, C, D, F, G, M, N và viết tất cả các phương trình phản xảy ra. Câu 9 Khi cho hỗn hợp Al và Fe dạng bột tác dụng với dung dịch CuSO4, khuấy kĩ để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch của 3 muối tan và chất kết tủa. Viết các phương trình phản ứng, cho biết thành phần dung dịch và kết tủa gồm những chất nào? Câu 10

Chỉ dùng 1 kim loại, hãy trình bày cách nhận biết các dung dịch đựng riêng biệt sau: (NH4)2SO4; NH4NO3; FeSO4; AlCl3.

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

111


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

ĐỀ 13 Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1

Cho A là một muối tan tốt trong nước. B là muối nitrat của một kim loại M có hóa trị không đổi. Biết rằng 50g dung dịch muối B có nồng độ 10,44% phản ứng vừa đủ 200g dung dịch muối A có nồng độ 1,36% thu được 4,66g chất rắn là muối sunfat của kim loại M nói trên. Xác định công thức phân tử của 2 muối A và B Câu 2 a) Cho các hóa chất: dd H2SO4 loãng, dd HCl loãng, CaCO3. Nếu lấy lượng CaCO3 bằng nhau, thì dung dịch axit nào ở trên điều chế được CO2 nhiều nhất? Tại sao? b) Đưa một dải Mg đang cháy vào đáy một lọ chứa đầy khí CO2 thì có hiện tượng gì xảy ra không? Tại sao? Câu 3 Dẫn khí CO đi qua ống sứ chứa 6,1g hỗn hợp A gồm CuO, Al2O3 và một oxit kim loại R, đốt nóng đến khi phản ứng hoàn toàn thì được chất rắn trong ống còn lại là 4,82g. Toàn bộ lượng chất rắn này phản ứng đủ với 150ml dd HCl 1M, sau phản ứng thu được 1,008 lít H2 (đktc) và còn lại 1,28g chất rắn không tan. a) Viết các phương trình phản ứng. b) Xác định R và công thức hóa học của oxit. Câu 4 a) A là một ôxit của lưu huỳnh chứa 50% ôxi về khối lượng. 1g khí A chiếm 0,35lít ở điều kiện tiêu chuẩn. Tìm công thức của A.

Hoà tan 12,8 g A vào 300ml dung dịch NaOH 1,2M. Hỏi thu được muối gì? Bao nhiêu gam ? b) Hoà tan hoàn toàn 14,2g hỗn hợp X gồm MgCO3 và muối cacbonat của kim loại R vào dung dịch HCl 7,3% vừa đủ, thu được dung dịch D và 3,36lít khí CO2 (đktc). Nồng độ MgCl2 trong dung dịch D là 6,028%. Xác định kim loại R và thành phần % theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp. Câu 5 1, Cho 15(g) Al, Mg vào 470 (g) dung dịch HCl 14,6% thu được dung dịch X và V (l) khí H2(đktc) a, Nhúng mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch X có hiện tượng gì xảy ra? Giải thích. b, Dẫn 1/2V(l) khí H2 đi qua ống sứ đựng 32 (g) CuO nung nóng, khi phản ứng kết thúc chất rắn còn lại ở ống sứ là 26,4(g). Tính giá trị V và nồng độ phần trăm của chất tan có trong dung dịch X. 2, Cho 22,88(g) bột đồng kim loại vào một cốc đựng 500 ml dung dịch AgNO3 0,6M, khuấy đều dung dịch một thời gian, sau đó đem lọc ta thu được 45,88 (g) chất rắn A và dung dịch B Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

112


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

a, Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong A b, Tính nồng độ mol /l của chất có trong dung dịch B. Câu 6 Nêu hiện tượng, viết phương trình phản ứng cho các thí nghiệm mô tả sau: a) Cho dd H2SO4 đặc vào đường saccarozo, khí thoát ra dẫn qua bình 1 đựng dd Br2 dư, bình 2 đựng dd nước vôi trong dư. b) Sục khí Cl2 từ từ đến dư vào dd FeBr2. c) Cho bột Fe vào dd HCl dư, sau đó cho dd AgNO3 dư vào dd thu được. d) Cho dd HCl từ từ đến dư vào dd hỗn hợp NaOH, NaAlO2. Câu 7 Từ than đá, nước, muối ăn, không khí; viết các pthh điều chế dd nước Gia-ven, Na2CO3, đạm 2 lá, ure. Câu 8 Chỉ được dùng thêm 1 thuốc thử khog được dùng thêm 1 hóa chất nào khác kể cả đèn cồn, trình bày phương pháp nhận biết các dung dịch mất nhãn đựng trong các lọ riêng biệt sau: dd NaCl, dd Na2SO4, dd HCl, dd H2SO4. Câu 9 Cho hỗn hợp A gồm Cu, Fe, Al vào dd H2SO4 đặc, nóng. Sau pư thu được hỗn hợp khí B, dd D và 1 phần chất rắn không tan. Chất rắn này không phản ứng được với dd HCl, nhưng tan một phần trong dd NaOH đặc, nóng. Cho dd Ba(OH)2 dư vào dd D thu được kết tủa E và dd F. Dẫn khí CO2 từ từ đến dư vào dd F thu được kết tủa G. Cho dd Na2CO3 dư vào dd D lại thu được kết tủa H.Biết khí B không làm dd CuSO4 kết tủa. Xác định B,D,E,F,G,H và viết các phương trình hóa học xảy ra. Câu 10

Cho hình vẽ: Biết rằng A có thể là KMnO4, ZnS, Na2CO MnO2, CaC2. B có thể là dd HCl đặc, dd H2SO4 đặc, H2O, H2 Cho biết khí C có thể là những chất nào? b. Nêu nguyên tắc làm khô các khí. Từ đó cho biết chất nào trong các chất sau có thể làm khô tất cả các khí có thể điều chế ở trên: dd H2SO4 đặc, CaO, NaOH rắn, CuSO4 khan, CaCl2 khan.

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

113


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

ĐỀ 14 Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1 (2,0 điểm): Hoàn thành các phương trình hóa học sau: a) Fe2O3 + Al → Fe3O4 + Al2O3 b) HCl + MnO2 → MnCl2 + H2O + Cl2 c) Al + HNO3 → Al(NO3)3 + H2O + NO d) FexOy + H2 → Fe + H2O Câu 2 (2,0 điểm): Không được dùng thêm hóa chất nào khác hãy phân biệt 4 dung dịch đựng riêng biệt trong các lọ mất nhãn gồm: NaCl, NaOH, HCl, phenol phtalein. Câu 3 (2,0 điểm): Viết phương trình hóa học thực hiện chuổi phản ứng sau: (1) ( 2) ( 3) ( 4) Natri → Natri oxit → Natri hiđroxit → Natri cacbonat → Natri Clorua (5) ( 6) (7) (8 ) → Natri hiđroxit → Natri sunfit → Natri hiđro sunfit → Natri sunfit Câu 4 (2,0 điểm): 1.Em cho biết tại sao khi pha loãng Axit sufuric ta không được rót nước vào bình đựng axit mà phải rót rất từ từ axit vào nước? 2.Nung nóng Đồng trong không khí một thời gian thu được rắn X. Hòa tan X bằng H2SO4 đặc, nóng,vừa đủ, thu được dung dịch Y và khí Z. Cho Y tác dụng với dung dịch KOH được kết tủa T. Xác định thành phần các chất X, Y, Z, T và viết phương trình hóa học. Câu 5 (2,0 điểm): Thành phần phần trăm về khối lượng của kim loại A trong hỗn hợp ACl2 và ASO4 là 21,1%. - Xác định kim loại A. - Tính thành phần phần trăm về khối lượng của nguyên tố Clo trong hỗn hợp trên. - Tính khối lượng A(OH)2 thu được khi cho 11,375g hỗn hợp trên tác dụng hết với dung dịch NaOH dư. Câu 6 (2,0 điểm): Cho 10 gam hỗn hợp bột hai kim loại Đồng và Sắt. Hãy giới thiệu hai phương pháp xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp. Câu 7 (2,0 điểm): Cho một mẩu Natri vào 200 ml dung dịch AlCl3 thu được 2,8 lít khí (đktc) và kết tủa A. Lọc và nung A đến khối lượng không đổi thu được 2,55g chất rắn. Tính nồng độ mol của dung dịch AlCl3. Câu 8 (2,0 điểm): Từ 1,2 tấn quặng Pirit Săt có chứa 90% FeS2 có thể sản xuất được bao nhiêu tấn dung dịch H2SO4 96%, biết rằng hiệu suất của quá trình sản xuất là 85%. Câu 9 (2,0 điểm): Lấy 500 gam dung dịch CuSO4 bão hòa. Thêm vào dung dịch này 10 gam CuSO4 khan, đun nóng dung dịch để hòa tan hết CuSO4 rồi để nguội đến nhiệt độ ban đầu thấy có các tinh thể CuSO4.5H2O kết tinh. Tính khối lượng CuSO4.5H2O tách ra khỏi dung dịch biết độ tan của dung dịch CuSO4 ở nhiệt độ ban đầu là 21g. Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

114


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

Câu 10 (2,0 điểm): 1.Tính tỷ lệ khối lượng dung dịch NaOH 15% và dung dịch NaOH 25% cần lấy để pha chế dung dịch NaOH 18%. 2. Hòa tan m gam ZnSO4 vào nước được dung dịch B. - Nếu cho dung dịch B tác dụng với 110 ml dung dịch KOH 2M thu được 3a gam kết tủa. - Nếu cho dung dịch B tác dụng với 140 ml dung dịch KOH 2M thì thu được 2a gam kết tủa. Tính m.

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

115


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

ĐỀ 15 Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1 Trình bày phương pháp tách các khí sau ra khỏi hỗn hợp của chúng: N2, H2, HCl. Câu 2 Cho 80 g bột đồng vào 200 ml dung dịch AgNO3, sau một thời gian phản ứng, đem lọc thu được dung dịch A và 95,2 g chất rắn B. Cho tiếp 80 g bột Pb vào dung dịch A, phản ứng xong đem lọc thì tách được dung dịch D chỉ chứa một muối duy nhất và 67,05 g chất rắn E. Cho 40 g bột kim loại R (có hoá trị 2) vào 1/10 dung dịch D, sau phản ứng hoàn toàn đem lọc thì tách được 44,575 g chất rắn F. Tính nồng độ mol của dung dịch AgNO3 và xác định kim loại R. Câu 3 Để xác định nồng độ của các muối NaHCO3 và Na2CO3 trong một dung dịch hỗn hợp của chúng (dung dịch A), người ta làm các thí nghiệm như sau : Thí nghiệm 1: Lấy 25,00 ml dung dịch A cho tác dụng với 100 ml dung dịch HCl 1M (dư) đun nóng hỗn hợp, sau đó trung hoà lượng axit dư bằng lượng vừa đủ là 14,00 ml dung dịch NaOH 2,00 M. Thí nghiệm 2: Lại lấy 25,00 ml dung dịch A, cho tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2. Lọc bỏ kết tủa mới tạo thành, thu lấy nước lọc và nước rửa gộp lại rồi cho tác dụng với lượng vừa đủ là 26,00 ml dung dịch HCl 1,00M. 1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm. 2. Tính nồng độ mol của mỗi muối trong dung dịch A. Câu 4 Cho x(g) dung dịch axit H2SO4X% tác dụng với một lượng hỗn hợp kim loại Mg, K (hỗn hợp kim loại lấy dư), sau phản ứng thu được 0,048 x(g) khí H2.Tính giá trị X Câu 5 Khử hoàn toàn 6,96(g) oxit của kim loại M cần dùng 2,688(l) khí H2.Toàn bộ lượng kim loại thu được cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 2,016(l) khí H2. a, Xác định kim loại và công thức hoá học của oxit kim loại đó. b. Tính thể tích của SO2 (đktc) tạo ra khi cho toàn bộ lượng kim loại thu được ở trên tan hết vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư. Biết các khí đo ở đktc. Câu 6 Nung 500g đá vôi chứa 80% là CaCO3 (phần còn lại là Al2O3, Fe2O3, SiO2). Sau một thời gian thu được chất rắn X và V lít khí Y. a) Tính khối lượng chất rắn X. Biết hiệu suất phản ứng phân huỷ là 75%. b) Tính phần trăm về khối lượng của CaO có trong chất rắn X. c) Cho toàn bộ khí Y sục từ từ vào 800g dung dịch NaOH 2%.Tính nồng độ % của dung dịch thu được sau phản ứng. Câu 7 Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

116


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: a. KMnO4 + HCl (đ) c. Ca(HCO3)2 + Ba(OH)2 b. FeS2 + O2 d. FexOy + H2SO4 (loãng) Câu 8 Không dùng thêm hoá chất khác hãy phân biệt 5 lọ mất nhãn chứa một trong các dung dịch sau: (NH4)2SO4 , Ba(NO3)2 , K2SO4 , NaOH, Fe(NO3)3 . Câu 9 Từ các hoá chất : Mg, H2O, không khí, S. Hãy viết các phương trình phản ứng điều chế 3 oxit ,2 axit, 2 muối. Câu 10 Trình bày phương pháp điều chế riêng biệt: CaSO4, FeCl3, H2SiO3 từ hỗn hợp CaCO3.Fe2O3.SiO2. Viết các phương trình phản ứng.

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

117


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

ĐỀ 16 Thời gian làm bài: 150 phút

Bài 1: Viết các phương trình phản ứng thực hiện dãy chuyển hoá sau: CuCl2 (7) (8)

Cu

)0

(1)

CuSO4

(2) )0 (3)

Cu(NO3)2 (4)

(6)

CuO

(5)

Cu(OH)2

Bài 2: Đốt cháy một ít bột đồng trong không khí một thời gian ngắn. Sau khi kết thúc

phản ứng thấy khối lượng chất rắn thu được tăng lên

1 khối lượng của bột đồng ban 6

đầu. Hãy xác định thành phần % theo khối lượng của chất rắn thu được sau khi đun nóng Bài 3: Cho 6,85g kim lo¹i ho¸ trÞ II vµo dung dÞch muèi sun ph¸t cña mét kim lo¹i ho¸ trÞ II kh¸c (lÊy d−) thu ®−îc khÝ A vµ 14,55g kÕt tña B. G¹n lÊy kÕt tña B nung ®Õn khèi l−îng kh«ng ®æi thu ®−îc chÊt r¾n C . §em C hoµ tan trong dung dÞch HCl d−, chÊt r¾n C tan mét phÇn, phÇn cßn l¹i kh«ng tan cã khèi l−îng 11,65g. T×m 2 kim lo¹i nãi trªn Bµi 4: Cã 2 dung dÞch NaOH (B1, B2) vµ 1 dung dÞch H2SO4 (A) . Trén B1 víi B2 theo tû lÖ thÓ tÝch 1:1 th× ®−îc dung dÞch X. Trung hoµ 1 thÓ tÝch X cÇn 1 thÓ tÝch dung dÞch A. Trén B1 víi B2 theo tû lÖ 2:1 th× ®−îc dung dÞch Y. Trung hoµ 30ml Y cÇn 32,5ml dung dÞch A. TÝnh tû lÖ thÓ tÝch B1 vµ B2 ph¶i trén ®Ó sao cho khi trung hoµ 70ml dung dÞch Z t¹o ra cÇn 67,5ml dung dÞch A. Bµi 5. Có 2 chiếc cốc trong mỗi chiếc cốc có 50g dung dịch muối nitrat của một kim loại chưa biết. Thêm vào cốc thứ nhất a (g) bột Zn, thêm vào cốc thứ hai cũng a (g) bột Mg, khuấy kĩ các hỗn hợp để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau khi kết thúc các phản ứng đem lọc để tách các kết tủa từ mỗi cốc, cân khối lượng các kết tủa đó, thấy chúng khác nhau 0,164 g. Đem đun nóng các kết tủa đó với lượng dư HCl, thấy trong cả 2 trường hợp đều có giải phóng H2 và cuối cùng còn lại 0,864 g kim loại không tan trong HCl dư. Hãy xác định muối nitrat kim loại và tính nống độ % của dung dịch muối này Bµi 6. Từ các hoá chất: Na, Fe, Cu, Ag, H2O,dd CuSO4, ddAgNO3 và các thiết bị cần thiết . Hãy tiến hành các thí nghiệm để sắp xếp các kim loại trên theo thứ tự tăng dần khả năng hoạt động hoá học. Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

118


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

Bµi 7.

Cho m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 tan trong dung dịch H2SO4 loãng, vừa đủ thu được 500 ml dung dịch Y trong suốt. Chia dung dịch Y thành 2 phần bằng nhau: - Phần I: cô cạn thì thu được 31,6 gam hỗn hợp muối khan - Phần II: cho luồng khí Cl2 dư đi qua đến khi phản ứng hoàn toàn rồi cô cạn dung dịch thì thu được 33,375 gam hỗn hợp muối khan. Tính khối lượng hỗn hợp X Bµi 8. Khö 15.2g hçn hîp FeO vµ Fe2O3 b»ng hidro ë nhiÖt ®é cao, thu ®−îc s¾t kim lo¹i. §Ó hßa tan hÕt l−îng s¾t kim lo¹i nµy cÇn dïng 100ml dung dÞch H2SO4 2M, sau ph¶n øng thu ®−îc dung dÞch A vµ khÝ B. a. X¸c ®Þnh phÇn tr¨m khèi l−îng mçi oxit trong hçn hîp ban ®Çu vµ tÝnh thÓ tÝch khÝ B. b. NÕu c« c¹n cÈn thËn dung dÞch A sÏ thu ®−îc bao nhiªu gam tinh thÓ FeSO4. 7H2O. Bµi 9. Khi cho bét nh«m t¸c dông víi dung dÞch NaOH ®un nãng thu ®−îc dung dÞch X1 vµ khÝ X2. Thªm vµo X1 mét Ýt tinh thÓ NH4Cl råi tiÕp tôc ®un nãng thÊy t¹o thµnh kÕt tña X3 vµ cã khÝ X4 tho¸t ra. X¸c ®Þnh X1, X2 , X3 , X4. ViÕt ph−¬ng tr×nh ho¸ häc biÓu diÔn c¸c ph¶n øng x¶y ra. Bµi 10. 1. Hoµn thµnh c¸c ph−¬ng tr×nh ph¶n øng theo c¸c s¬ ®å sau (ghi râ ®iÒu kiÖn ph¶n øng nÕu cã): a. FeS + O2 ----> b. KMnO4 + HCl ®Æc ---> c. SO2 + O2 ---> d. Fe3O4 + H2SO4 lo·ng ---> e. NaOH d− + Ca(HCO3)2 ---> f. Fe + AgNO3 d− ---> 2. ChØ dïng 1 ho¸ chÊt duy nhÊt h·y ph©n biÖt 2 oxit sau : Fe2O3 vµ Fe3O4.

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

119


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

ĐỀ 17 Thời gian làm bài: 150 phút

C©u1: 1. Tõ c¸c chÊt r¾n kh¸c nhau viÕt c¸c ph−¬ng tr×nh ph¶n øng víi HCl ®Ó ®iÒu chÕ c¸c chÊt khÝ kh¸c nhau.(tù chän c¸c chÊt r¾n) 2. Víi n−íc vµ khÝ cacbonic, lµm thÕ nµo ®Ó ph©n biÖt ®−îc c¸c chÊt r¾n ë d¹ng bét sau : Na2CO3., NaCl, CaCO3, BaSO4.. ViÕt c¸c ph−¬ng tr×nh ph¶n øng ®· dïng. C©u 2: NhiÖt ph©n m(gam) MgCO3 råi dÇn khÝ sinh ra léi chËm qua 100 ml dung dÞch Ca(OH)2 1M. Läc lÊy chÊt r¾n, sÊy kh« c©n nÆng ®−îc 8 gam. TÝnh m? BiÕt hiÖu suÊt cña ph¶n øng ph©n huû lµ 90%. C©u 3: Cho 10 gam hçn hîp CuO vµ Cu t¸c dông hÕt víi dung dÞch H2SO4 ®Æc, nãng thu ®−îc 2,24 lÝt khÝ SO2 (®o ë ®ktc). TÝnh phÇn tr¨m khèi l−îng c¸c chÊt trong hçn hîp ban ®Çu. C©u 4: 1.Hoµn thµnh c¸c c¸c ph−¬ng tr×nh ph¶n øng sau: a. P2O5 +dd NaOH d. dd Ca(HCO3)2+ dd NaOH e. dd NaHSO4+ dd Ba(HCO3)2 b. SO2+ dd Ca(OH)2 d− c. Ba + dd Al2(SO4)3 2.QuÆng nh«m cã Al2O3 lÉn víi c¸c t¹p chÊt lµ Fe2O3 vµ SiO2.H·y viÕt c¸c ph−¬ng tr×nh ph¶n øng ®Ó t¸ch riªng tõng oxit ra khái quÆng nh«m C©u 5: Cho m gam kim lo¹i Fe tan hÕt trong V ml dung dÞch HNO3 0,5 M, sau ph¶n øng thu ®−îc 0,672 lÝt khÝ NO duy nhÊt (®ktc). C« c¹n dung dÞch sau ph¶n øng thu ®−îc 7,82 gam muèi khan. T×m m vµ tÝnh V. C©u 6: Cho các lọ chứa các dung dịch (riêng biệt): NH4Cl; Zn(NO3)2; (NH4)2SO4; NaCl; phenolphtalein; Na2SO4; HCl bị mất nhãn. Chỉ dùng thêm dung dịch Ba(OH)2 làm thuốc thử có thể nhận biết được bao nhiêu chất trong số các chất đã cho? Viết các phương trình phản ứng hóa học minh họa. C©u 7: ViÕt c¸c ph−¬ng tr×nh ho¸ häc x¶y ra khi nhiÖt ph©n c¸c chÊt sau: CaCO3; Ba(HCO3)2; BaSO4; Fe(OH)3; Al(NO3)3; Cu(NO3)2; Na2CO3; BaSO3. C©u 8: a.Cã hçn hîp gåm 4 kim lo¹i ë d¹ng bét: Al; Fe; Cu; Au. B»ng ph−¬ng ph¸p ho¸ häc h·y t¸ch riªng tõng chÊt ra khái hçn hîp. b.Hoµn thµnh c¸c ph¶n øng ho¸ häc sau ( mçi ch÷ c¸i t−ng øng víi mét chÊt). Fe + A FeCl2 + B (K). B +C A. Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

120


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

FeCl2 + C D. D + NaOH Fe(OH)3 + E. C©u 9: Cã 15 gam hçn hîp Al vµ Mg ®−îc chia lµm hai phÇn b»ng nhau. PhÇn thø nhÊt cho vµo 600 ml HCl nång ®é xM thu ®−îc khÝ A vµ dung dÞch B. C« c¹n dung dÞch B thu ®−îc 27,9 gam muèi khan.PhÇn thø hai cho vµo 800 ml dung dÞch HCl nång ®é xM vµ lµm t−¬ng tù thu ®−îc 32,35 gam muèi khan. X¸c ®Þnh % khèi l−îng mçi kim lo¹i trong hçn hîp vµ x. TÝnh thÓ tÝch H2 (®ktc) thu ®−îc sau khi thùc hiÖn xong c¸c thÝ nghiÖm. C©u 10: Hoµ tan 6,58 gam chÊt A vµo 100 gam n−íc thu ®−îc dung dÞch B chøa mét chÊt duy nhÊt. Cho l−îng muèi khan BaCl2 vµo B thÊy t¹o ra 4,66 gam kÕt tña tr¾ng; läc bá kÕt tña thu ®−îc dung dÞch C. Cho mét l−îng Zn ®ñ vµo dung dÞch C thÊy tho¸t ra 1,792 lit khÝ H2(®ktc) vµ dung dÞch D. 1. X¸c ®Þnh c«ng thøc ph©n tö chÊt A. 2.TÝnh nång ®é% c¸c chÊt trong dung dÞch D.

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

121


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

ĐỀ 18 Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1: Cho kim loại đồng tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc , nóng được khí A, sắt tác dụng với dung dịch HCl được khí B, nung CaCO3 được khí C,nhiệt phân Cu(NO3)2 thì được khí D có màu nâu. Cho khí A tác dụng với dung dịch nước brom, khí B đi qua ống đựng bột CuO nung nóng, khí C được sục vào dung dịch nước vôi trong dư và khí D cho tác dụng với dung dịch NaOH. Hãy xác định khí A, B, C, D và viết các phương trình phản ứng xảy ra. Câu 2: Nêu phương pháp tinh chế Cu trong quặng Cu có lẫn Fe, S và Ag. Câu 3: Nung 3,1g muối natri cacbonat ngậm nước đến khi khối lượng không đổi được chất rắn có khối lượng là 2,65g. Hãy xác định công thức của muối natri cacbonat ngậm nước. Câu 4: Hòa tan 16,16 gam hỗn hợp gồm sắt và một oxit sắt bằng dung dịch HCl dư, thu được 0,896 lít khí (đktc) và dung dịch A. Cho A tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, sau đó nung nóng trong không khí đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được kết tủa B. Nung B ở nhiệt độ cao đến khi khối lượng không đổi thu được 17,6 gam chất rắn. a. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của các chất trong hỗn hợp đầu. b. Xác định công thức của oxit sắt. Câu 5: Hỗn hợp A gồm ba chất M2CO3, MHCO3, MCl (M là kim loại kiềm). Hòa tan hoàn toàn 30,15 gam A trong V ml dung dịch HCl 10,52% (có khối lượng riêng D = 1,05 g/ml) dư, thu được dung dịch B và 5,6 lít khí CO2 (ở đktc). Chia B thành 2 phần bằng nhau: - Cho phần một phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch KOH 1M, thu được m gam muối khan. - Cho phần hai tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được 50,225 gam kết tủa. a. Xác định tên kim loại M. b. Tính thành phần phần trăm khối lượng từng chất trong hỗn hợp A. c. Tính giá trị của V và m. Câu 6: Mét hçn hîp gåm Al, Fe, Cu ®−îc chia lµm 3 phÇn A, B, C ®Òu nhau a/ - PhÇn A t¸c dông víi dung dÞch NaOH d− - PhÇn B t¸c dông víi dung dÞch HCl d− - PhÇn C t¸c dông víi dung dÞch HNO3 ®Æc d− Tr×nh bµy hiÖn t−îng ho¸ häc x¶y ra, viÕt PTHH Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

122


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

b/ G¹n läc kÕt tña ë c¸c phÇn trªn, thu ®−îc c¸c dông dÞch A, B, C - Cho dung dÞch HCl vµo A cho ®Õn d− - Cho dung dÞch NaOH vµo B cho ®Õn d− - Cho dung dÞch NaOH vµo C cho ®Õn d− Tr×nh bµy hiÖn t−îng ho¸ häc x¶y ra, viÕt PTHH. Câu 7: Chia 26,88 gam MX2 thành 2 phần bằng nhau. - Cho phần I vào 500ml dung dịch NaOH dư thu được 5,88 gam M(OH)2 kết tủa và dung dịch D. - Cho phần II vào 360ml dung dịch AgNO3 1M được dung dịch B và 22,56 gam AgX kết tủa. Cho thanh Al vào dung dịch B thu được dung dịch E, khối lượng thanh Al sau khi lấy ra cân lại tăng lên m gam so với ban đầu (toàn bộ kim loại thoát ra bám vào thanh Al). a. Viết các phương trình hoá học xảy ra. b. Xác định MX2 và giá trị m. (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn) Câu 8: X lµ dung dÞch chøa 0,32 mol NaOH. Y lµ dung dÞch chøa 0,1 mol AlCl3 . + ThÝ nghiÖm 1: §æ rÊt tõ tõ X vµo Y + ThÝ nghiÖm 2: §æ rÊt tõ tõ Y vµo X ViÕt c¸c PTHH x¶y ra vµ tÝnh sè mol c¸c chÊt thu ®−îc sau khi ®æ hÕt dung dÞch nµy vµo dung dÞch kia . Câu 9: Hoµ tan 15,3 gam BaO vµo n−íc thu ®−îc dung dÞch A.Cho12,3gam hçn hîp CaCO3vµ MgCO3 hoµ tan hÕt vµo dung dÞch HCl d− th× thu ®−îc khÝ B. NÕu cho dung dÞch A hÊp thô hÕt khÝ B th× sau ph¶n øng cã kÕt tña t¹o thµnh hay kh«ng? Gi¶i thÝch b»ng phÐp tÝnh cô thÓ Câu 10: 1. Tõ c¸c nguyªn liÖu ban ®Çu lµ quÆng S¾t Pirit FeS2, muèi ¨n, kh«ng khÝ, n−íc, c¸c thiÕt bÞ vµ ho¸ chÊt cÇn thiÕt, cã thÓ ®iÒu chÕ ®−îc FeSO4, Fe(OH)3, NaHSO4. ViÕt c¸c ph−¬ng tr×nh ho¸ häc ®iÒu chÕ c¸c chÊt ®ã? 2. B»ng ph−¬ng ph¸p hãa häc, h·y t¸ch riªng Al2O3 ra khái hçn hîp gåm Al2O3,Fe2O3,SiO2.

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

123


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

ĐỀ 19 Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1 Nguyên tử của nguyên tố R có tổng số hạt proton, nơtron và electron là 40. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12. Xác định R và số hạt mỗi loại. Câu 2 1. ChØ ®−îc dïng thªm mét thuèc thö; h·y ph©n biÖt 4 dung dÞch sau ®©y b»ng ph−¬ng ph¸p ho¸ häc : KCl, NH4NO3, Ca(H2PO4)2, (NH4)2SO4. 2 . Cho s¬ ®å biÕn ho¸ sau: Cu H·y x¸c ®Þnh c¸c Èn chÊt A, B, C råi hoµn thµnh c¸c ph−¬ng tr×nh ph¶n øng? CuCl2 A

C

B

Câu 3 1. Cho 44,2 gam hçn hîp hai muèi sunfat cña mét kim lo¹i ho¸ trÞ I vµ mét kim lo¹i ho¸ trÞ II t¸c dông võa ®ñ víi dung dÞch BaCl2, thu ®−îc 69,9gam mét chÊt kÕt tña. TÝnh khèi l−îng c¸c muèi thu ®−îc trong dung dÞch sau ph¶n øng? 2. Hai l¸ KÏm cã khèi l−îng b»ng nhau, mét l¸ ®−îc ng©m trong dung dÞch Cu(NO3)2, mét l¸ ®−îc ng©m trong dung dÞch Pb(NO3)2. Sau mét thêi gian ph¶n øng, khèi l−îng l¸ thø nhÊt gi¶m 0,05gam. a. ViÕt ph−¬ng tr×nh ph¶n øng x¶y ra? b. Khèi l−îng l¸ kÏm thø hai t¨ng hay gi¶m bao nhiªu gam? BiÕt r»ng trong c¶ hai tr−êng hîp l−îng kÏm bÞ hoµ tan nh− nhau. Câu 4 1. Cho m gam bét S¾t vµo dung dÞch hçn hîp chøa 0,16mol Cu(NO3)2 vµ 0,4mol HCl. L¾c ®Òu cho ph¶n øng x¶y ra hoµn toµn. Sau ph¶n øng thu ®−îc hçn hîp kim lo¹i cã khèi l−îng b»ng 0,7m gam vµ V lÝt khÝ (®ktc). TÝnh V vµ m? 2. Nung ®Õn hoµn toµn 30gam CaCO3 råi dÉn toµn bé khÝ thu ®−îc vµo 800ml dung dÞch Ba(OH)2, thÊy thu ®−îc 31,08gam muèi axÝt. H·y tÝnh nång ®é mol cña dung dÞch Ba(OH)2? Câu 5 a/ Cho c¸c nguyªn liÖu Fe3O4, KMnO4, HCl. - H·y viÕt c¸c ph−¬ng tr×nh ph¶n øng ®iÒu chÕ FeCl3 b/ ViÕt c¸c ph¶n øng cã thÓ ®Ó ®iÒu chÕ FeCl3 Câu 6

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

124


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

a.Cho mét luång H2 d− ®i qua 12 gam CuO nung nãng. ChÊt r¾n sau ph¶n øng ®em hoµ tan b»ng dung dÞch HCl d− thÊy cßn 6,6 gam mét chÊt r¾n kh«ng tan. TÝnh hiÖu suÊt ph¶n øng khö CuO thµnh Cu. b.§Ó hoµ tan hoµn toµn 3,6 gam Magiª ph¶i dïng bao nhiªu ml dung dÞch chøa ®ång thêi HCl 1M vµ H2SO4 0,75 M? Câu 7 X laø hoãn hôïp hai kim loaïi Mg vaø Zn. Y laø dd H2SO4 chöa roõ noàng ñoä. Thí nghieäm 1 : Cho 24,3 g X vaøo 2 lít Y sinh ra 8,96 lít khí H2 (ñktc). Thí nghieäm 2 : Cho 24,3 g X vaøo 3 lít Y sinh ra 11,2 lít khí H2 (ñktc). a. Chöùng toû raèng trong thí nghieäm 1 thì X chöa tan heát, trong thí nghieäm 2 thì X tan heát. b. Tính noàng ñoä mol cuû dd Y vaø khoái löôïng moãi kim loaïi trong X. Câu 8 Nhận biết các oxit đựng riêng biệt trong mỗi lọ mất nhãn sau chỉ dùng hai hoá chất khác: MgO, Na2O, P2O5 và ZnO. Câu 9 Hoøa tan 115,3 g hoãn hôïp X goàm MgCO3 vaø RCO3 baèng 500ml dd H2SO4 thu ñöôïc dd A , raén B vaø 4,48 lít khí CO2 (ñktc). Coâ caïn dd A thu ñöôïc 12g muoái khan. Maët khaùc, nung B ñeán khoái löôïng khoâng ñoåi thu 11,2 lít CO2 (ñktc) vaø raén C. a. Tính noàng ñoä mol cuûa dd H2SO4, khoái löôïng raén B vaø C. b. Xaùc ñònh R bieát trong X soá mol RCO3 gaáp 2,5 laàn soá mol MgCO3. Câu 10 a- Vieát caùc phöông trình phaûn öùng thöïc hieän chuyeån hoaù hoaù hoïc sau : M  → N  → P  → Q ↓  → R ↓  → T  → M Cho bieát A laø kim loaïi thoâng duïng coù 2 hoaù trò thöôøng gaëp laø (II) vaø (III) khaù beàn . b- Vieát caùc phöông trình phaûn öùng xaûy ra trong quaù trình ñieàu cheá axit Sulfuric töø quaëng Pirit .

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

125


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

ĐỀ 20 Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1. Vieát caùc phöông trình phaûn öùng ghi roõ ñieàu kieän (neáu coù) theo sô ñoà: a. A to B + H2O C + CO2 A +HCl D + 1NaOH E b. AlCl3 Al2(SO4)3

Al(OH)3 Al2O3

Câu 2 a. Baèng phöông phaùp hoùa hoïc haõy nhaän bieát 3 loï ñöïng chaát raén khoâng nhaõn: NaOH, NaCl, Ba(OH)2. b. Chæ ñöôïc duøng quyø tím laøm theá naøo ñeå nhaän bieát caùc dung dòch chaát chöùa trong caùc loï maát nhaõn rieâng bieät: KCl, K2SO4, KOH vaø Ba(OH)2. Câu 3. Viết 4 phương trình phản ứng điều chế O2 mà em đã học ở chương trình lớp 8, ghi đủ điều kiện phản ứng (nếu có). Câu 4. Để hòa tan hoàn toàn 8 gam oxit kim loại R cần dùng 300ml dung dịch HCl 1M. Hỏi R là kim loại gì? Câu 5. Cho biết tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 2 nguyên tử của nguyên tố A và B là 78, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26 hạt. Số hạt mang điện của A nhiều hơn số hạt mang điện của B là 28 hạt. Hỏi A, B là nguyên tố gì ? Cho biết điện tích hạt nhân của một số nguyên tố sau : ZN = 7 ; ZNa = 11; ZCa = 20 ; ZFe = 26 ; ZCu = 29 ; ZC = 6 ; ZS = 16. Câu 6 Cho 7,73 gam hỗn hợp gồm kẽm và sắt có tỉ lệ nZn : nFe = 5 : 8 vào dung dịch HCl dư ta thu được V lít khí H2 (đktc). Dẫn toàn bộ lượng khí H2 này qua hỗn hợp E (gồm Fe2O3 chiếm 48%, CuO chiếm 32%, tạp chất chứa 20%) có nung nóng. a. Tính V b. Tính khối lượng hỗn hợp E vừa đủ để phản ứng hoàn toàn với V lít khí H2 nói trên. Biết rằng tạp chất không tham gia phản ứng Câu 7 Coù 5,56 g hoãn hôïp A goàm Fe vaø mot kim loaïi M (coù hoùa trò khoâng ñoåi). Chia A laøm hai phaàn baèng nhau. Phaàn I hoøa tan heát trong dd HCl ñöôïc 1,568 lít hydroâ. Hoøa tan heát phaàn II trong dd HNO3 loaõng thu ñöôïc 1,344 lít khí NO duy nhaát. Xaùc ñònh Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

126


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

kim loaïi M vaø thaønh phaàn phaàn traêm khoái löôïng moãi kim loaïi trong A. (caùc theå tích khí ôû ñktc). Câu 8 1. Tõ c¸c nguyªn liÖu ban ®Çu lµ kho¸ng vËt pi rit kh«ng khÝ, níc, muèi ¨n, c¸c chÊt xóc t¸c vµ dông cô, thiÕt bÞ ®Çy ®ñ. H·y viÕt c¸c PTHH ®iÒu chÕ c¸c chÊt NaHSO4, Fe, FeCl2, Fe(OH)3 2. ViÕt c¸c PTHH thùc hiÖn chuyÓn ®æi sau: Na Na2O NaOH NaH2PO4 Na2HPO4 Na3PO4 Ag3PO4 Câu 9 Hoøa tan M2O3 trong moät löôïng vöøa ñuû dung dòch H2SO4 20%. Ngöôøi ta thu ñöôïc dung dòch muoái coù noàng ñoä 21,756%. Xaùc ñònh coâng thöùc oxit. Câu 10 Khöû 15.2g hoãn hôïp FeO vaø Fe2O3 baèng hidro ôû nhieät ñoä cao, thu ñöôïc saét kim loaïi. Ñeå hoøa tan heát löôïng saét naøy caàn duøng 100ml dung dòch H2SO4 2M. c. Xaùc ñònh phaàn traêm khoái löôïng moãi oxit. d. Tính theå tích H2 ôû ñktc caàn duøng ñeå khöû hoãn hôïp treân. e. Neáu coâ caïn caån thaän dung dòch sau phaûn öùng seõ thu ñöôïc bao nhieâu gam tinh theå FeSO4. 7H2O

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

127


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

ĐỀ 21 Thời gian làm bài: 150 phút

Caâu 1: 1) Coù 4 dung dòch bò maát nhaõn : AgNO3, NaOH, HCl, NaNO3 Haõy duøng moät kim loaïi ñeå phaân bieät caùc dung dòch treân. 2) Vieát caùc phöông trình hoaù hoïc xaûy ra cho caùc thí nghieäm sau: a) Suïc khí SO3 vaøo dung dòch BaCl2 b) Nung noùng Fe(OH)2 trong khoâng khí c) Ñieän phaân dung dòch NaCl coù maøng ngaên Caâu 2 : Cho a gam Na vaøo 160 ml dung dòch (D = 1,25 g/ml ) goàm Fe2(SO4)3 0,125M vaø Al2(SO4)3 0,25M. Taùch keát tuûa nung ñöôïc 5,24 gam chaát raén. a) Tính a ? b) Tính C% caùc chaát trong dung dòch sau phaûn öùng ? Caâu 3: Hoaø tan 43,71 gam hoãn hôïp goàm 3 muoái Cacbonat, Hiñrocacbonat, Clorua cuûa moät kim loaïi kieàm ( hoaù trò I ) vaøo moät theå tích dung dòch HCl 10,52 % ( D = 1,05 g/ml ) laáy dö ñöôïc dung dòch A vaø 17,6 gam khí B Chia dung dòch A thaønh hai phaàn baèng nhau Phaàn 1 : Cho taùc duïng vôùi AgNO3 dö, ñöôïc 68,88 gam keát tuûa Phaàn 2 : Phaûn öùng vöøa ñuû vôùi 125 ml dung dòch KOH 0,8 M sau phaûn öùng coâ caïn ñöôïc 29,68 gam hoãn hôïp muoái khan. a) Tìm teân kim loaïi kieàm ? b) Tính % khoái löôïng moãi kim loaïi ñaõ laáy ? c) Tính theå tích dung dòch HCl ñaõ duøng ? Caâu 4 : Cho 10,72 gam hoãn hôïp Fe vaø Cu taùc duïng vôùi 500 ml dung dòch AgNO3 phaûn öùng hoaøn toaøn xong thu ñöôïc dung dòch A vaø 35,84 gam chaát raén B. a) Chöùng minh B khoâng phaûi hoaøn toaøn laø Ag b) Cho dung dòch A taùc duïng vôùi dung dòch NaOH dö roài loïc keát tuûa nung trong khoâng khí ñeán khoái löôïng khoâng ñoåi thu ñöôïc 12,8 gam chaát raén. Tính noàng ñoä % veà khoái löôïng moãi kim loaïi trong hoãn hôïp ban ñaàu vaø tính noàng ñoä mol / lit cuûa AgNO3 ban ñaàu ? Câu 5 Xác định các chất X1, X2, X3, X4, X5, X6 và hoàn thành phương trình hoá học của các phản ứng sau ( ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có): a. X1 + H2O  → X2 + X3 + H2 b. X2 + X4  → BaCO3 + K2CO3 + H2O Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

128


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

c. X2 + X3  → X1 + X5 + H2O d. X4 + X6  → BaSO4 + K2SO4 + H2O + CO2 e. X5 + HCl  → X1 + X3 + H2O Câu 6

Chỉ dùng thêm giấy quỳ tím, trình bày cách nhận biết các dung dịch sau: Na2SO4, NaHCO3, NaCl, BaCl2, AlCl3, NaHSO4. Câu 7

A là hỗn hợp gồm CuO, Al2O3 và Fe3O4. Để hoà tan 4,94 gam A cần 360 ml dung dịch HCl 0,5M. Nếu lấy 0,2 mol hỗn hợp A cho tác dụng với với H2 dư ở nhiệt độ cao thì sau phản ứng thu được 5,4 gam H2O. Tính % khối lượng mỗi chất trong A. Câu 8

Cho khí CO đi qua m gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 nung nóng được 17,6 gam hỗn hợp chứa 6 chất rắn và 11,2 lít khí B có tỷ khối đối với khí oxi bằng 1,275. Dẫn toàn bộ lượng khí B vào 342 gam dung dịch Ba(OH)2 16% thu được a gam kết tủa. Tính m và a. ( các thể tích khí đo ở đktc) Câu 9

Hòa tan hoàn toàn 49,6 gam hỗn hợp A gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 bằng H2SO4 đặc, nóng thu được 8,96 lít SO2 ( đktc) và dung dịch B chỉ chứa một chất tan. Tính % khối lượng của oxi trong A Câu 10 Cho a gam kim loại M tác dụng với oxi thu được 9,6 gam hỗn hợp M và MO. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp đó bằng dung dịch HCl thì thu được dung dịch chứa 28,5 gam muối. Xác định M và tính giá trị của a.

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

129


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

ĐỀ 22 Thời gian làm bài: 150 phút

C©u 1 1: Cho c¸c chÊt sau: Fe, Fe2O3, Fe(OH)3, Fe(NO3)3; FeCl3; FeCl2; Fe2(SO4)3. Dùa vµo mèi quan hÖ gi÷a c¸c chÊt h·y lËp c¸c chÊt trªn thµnh mét d·y biÕn ho¸ ho¸ häc vµ viÕt ph−¬ng tr×nh ph¶n øng. C©u 2 Cã c¸c muèi c¸c bon n¸t sau: ZnCO3; BaCO3; Na2CO3; CaCO3 vµ dung dÞch H2SO4. Em h·y lùa chän nh÷ng chÊt nµo nãi trªn ®Ó ®iÒu chÕ khÝ CO2 thuËn lîi nhÊt? Gi¶i thÝch sù lùa chän vµ viÕt ph−¬ng tr×nh ph¶n øng. C©u 3 ChØ dïng n−íc vµ lß nung. H·y tr×nh bµy c¸ch nhËn biÕt c¸c chÊt bét: MgCO3; BaCO3; NaCl; AlCl3. C©u 4 Hoµ tan 1,28 gam hçn hîp s¾t vµ s¾t « xÝt b»ng dung dÞch axÝt clohi®rÝc( HCl) thÊy tho¸t ra 0,224 lÝt H2(®ktc). MÆt kh¸c nÕu lÊy 6,4 gam hçn hîp ®ã ®em khö b»ng H2 thÊy cßn l¹i 5,6 gam chÊt r¾n. a, ViÕt c¸c ph−¬ng tr×nh ph¶n øng x¶y ra b, X¸c ®Þnh c«ng thøc ph©n tö s¾t « xit. C©u 5 Cã mét hçn hîp gåm bét s¾t vµ bét kim lo¹i M cã ho¸ trÞ n. NÕu hoµ tan hÕt hçn hîp nµy trong dung dÞch HCl th× thu ®−îc 7,84 lÝt khÝ H2(®ktc). NÕu cho hçn hîp trªn t¸c dông víi khÝ clo th× thÓ tÝch clo cÇn dïng lµ 8,4 lÝt(®ktc). BiÕt tØ lÖ sè nguyªn tö s¾t vµ kim lo¹i M trong hçn hîp lµ 1: 4. a, ViÕt c¸c ph−¬ng tr×nh ph¶n øng x¶y ra. b, TÝnh thÓ tÝch clo ®· ho¸ hîp víi kim lo¹i M( ë ®ktc) c, X¸c ®Þnh ho¸ trÞ n cña kim lo¹i M. d, NÕu khèi l−îng kim lo¹i M cã trong hçn hîp lµ 5,4 gam th× M lµ kim lo¹i nµo C©u 6 1. H·y ®iÒn §(®óng) hoÆc S(sai) vµo « thÝch hîp : C©u § S a. C¸c oxit CaO, P2O5, SO2, Na2O cã thÓ ®îc dïng ®Ó hót Èm b. C¸c kim lo¹i Fe, Al, Na, Ag ®Òu cã thÓ t¸c dông ®îc víi dd HCl c. C¸c kim lo¹i Na, Zn, Cu ®Òu cã thÓ t¸c dông ®îc víi dd AgNO3 d. C¸c oxit ZnO, Al2O3 t¸c dông ®îc víi dd HCl vµ dd NaOH 2. Cho 1g bét s¾t tiÕp xóc víi O2, mét thêi gian thÊy khèi lîng bét ®· vît qu¸ 1,41g. Gi¶ sö chØ t¹o thµnh mét oxit s¾t duy nhÊt th× ®ã lµ oxit nµo? H·y gi¶i thÝch? C. Fe3O4 D. Kh«ng cã oxit nµo phï hîp. A. FeO B. Fe2O3 C©u 7

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

130


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

1. Cho biÕt ®é tan cña CaSO4 ë 200C lµ 0,2g vµ khèi l−îng riªng cña dd CaSO4 b·o hßa lµ D = 1g/ml. Hái khi trén 50ml dd CaCl2 0,012M víi 150ml dd Na2SO4 0,004M (ë 200C) th× cã kÕt tña xuÊt hiÖn kh«ng? 2. ChØ ®îc dïng thªm mét hãa chÊt. H·y t×m c¸ch nhËn biÕt c¸c chÊt bét sau: Mg, Al, Al2O3 C©u 8 Trén 10ml mét hîp chÊt ë thÓ khÝ gåm hai nguyªn tè C vµ H víi 70ml O2 trong b×nh kÝn. §èt hçn hîp khÝ, ph¶n øng xong ®a hçn hîp khÝ trong b×nh vÒ ®iÒu kiÖn ban ®Çu nhËn thÊy trong b×nh cã 40ml khÝ CO2, 15 ml khÝ O2. H·y x¸c ®Þnh c«ng thøc cña hîp chÊt. C©u 9 Cho mét dd A chøa hai axit HNO3 vµ HCl. §Ó trung hßa 10ml ddA ng−êi ta ph¶i thªm 30ml dung dÞch NaOH 1M. a) TÝnh tæng sè mol 2 axit cã trong 10ml dd A. b) Cho AgNO3 d vµo 100ml dd thu ®îc dd B vµ mét kÕt tña tr¾ng vµ sau khi lµm kh« th× c©n ®îc 14,35g. H·y tÝnh nång ®é mol/l cña tõng axit cã trong A. c) H·y tÝnh sè ml dung dÞch NaOH 1M ph¶i dïng ®Ó trung hßa l−îng axit cã trong dd B C©u 10 Thay c¸c ch÷ c¸i A,B… vµ hoµn thµnh c¸c PTHH theo s¬ ®å sau: Fe(d©y s¾t nung ®á) + O2 → A; A + HCl → B + C + H2O B + NaOH → D + G C + NaOH → E + G Dïng ph¶n øng ho¸ häc g× ®Ó chuyÓn trùc tiÕp D thµnh E. BiÕt r»ng B + Cl2 → C

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

131


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

ĐỀ 23 Thời gian làm bài: 150 phút

C©u 1 a/ Cho c¸c ho¸ chÊt FeS2 , S , Na2SO3 , H2SO4 , Cu h·y viÕt c¸c ph−¬ng tr×nh ph¶n øng ho¸ häc ®Ó ®iÒu chÕ khÝ SO2 b»ng 4 c¸ch kh¸c nhau. Trong sè c¸c c¸ch ®ã, nh÷ng c¸ch nµo cã thÓ sö dông ®Ó s¶n xuÊt SO2 trong c«ng nghiÖp? b/ C¸c nhµ m¸y nhiÖt ®iÖn nh U«ng BÝ, Ph¶ L¹i, Ninh B×nh ... sö dông than ®¸ ®Ó s¶n xuÊt ®iÖn. KhÝ th¶i cña c¸c nhµ m¸y nhiÖt ®iÖn cã mét l−îng khÝ SO2 vµ lo¹i khÝ th¶i nµy lµ mét trong c¸c nguyªn nh©n chÝnh g©y ra m−a axit. H·y ®Ò xuÊt mét ho¸ chÊt rÎ tiÒn, dÔ kiÕm ®Ó cã thÓ lo¹i bá SO2 tríc khÝ th¶i ra m«i tr−êng. C©u 2 a/ Cho 0,3 mol FexOy tham gia ph¶n øng nhiÖt nh«m thÊy t¹o ra 0,4 mol Al2O3. X¸c ®Þnh c«ng thøc oxit s¾t ? b/ §èt ch¸y kh«ng hoµn toµn 1 l−îng s¾t ®· dïng hÕt 2,24 lÝt O2 ë ®ktc, thu ®−îc hçn hîp A gåm c¸c oxit s¾t vµ s¾t d−. Khö hoµn toµn A b»ng khÝ CO d, khÝ ®i ra sau ph¶n øng ®îc dÉn vµo b×nh n−íc v«i trong d−. TÝnh khèi l−îng kÕt tña thu ®−îc ? C©u 3 a/ Hoµ tan hoµn toµn 0,1 mol hçn hîp Na2CO3 vµ KHCO3 vµo dung dÞch HCl dÉn khÝ thu ®−îc vµo b×nh ®ùng dung dÞch Ca(OH)2 d th× lîng kÕt tña t¹o ra lµ bao nhiªu gam ? b/ Cho 14,5 g hçn hîp Mg, Zn vµ Fe t¸c dông hÕt víi dd H2SO4 lo·ng thÊy tho¸t ra 6,72 lÝt H2 ë ®ktc . C« c¹n dd sau ph¶n øng, khèi lîng muèi khan lµ bao nhiªu ? C©u 4 TÝnh khèi l−îng mol ph©n tö cña c¸c chÊt sau: a/ ChÊt A cã tØ khèi h¬i víi kh«ng khÝ b»ng 2,07 b/ ThÓ tÝch h¬i cña 3,30 gam chÊt X b»ng thÓ tÝch cña 1,76 gam khÝ oxi (®o ë cïng ®iÒu kiÖn vÒ nhiÖt ®é, ¸p suÊt) C©u 5 Đèt hçn hîp C vµ S trong O2 d t¹o ra hçn hîp khÝ A. Cho 1/2 A léi qua dung dÞch NaOH thu ®îc dung dÞch B + khÝ C. Cho khÝ C qua hçn hîp chøa CuO, MgO nung nãng thu ®îc chÊt r¾n D vµ khÝ E. Cho khÝ E léi qua dung dÞch Ca(OH)2 thu ®îc kÕt tña F vµ dung dÞch G. Thªm dung dÞch KOH vµ dung dÞch G l¹i thÊy kÕt tña F xuÊt hiÖn. §un nãng G còng thÊy kÕt tña F. Cho 1/2 A cßn l¹i qua xóc t¸c nãng t¹o ra khÝ M. DÉn M qua dung dÞch BaCl2 thÊy cã kÕt tña N . X¸c ®Þnh thµnh phÇn A, B, C, D, E, F, G , M, N vµ viÕt tÊt c¶ c¸c ph¶n øng hãa häc x¶y ra. Câu 6 Thæi mét luång khÝ CO d− qua èng sø ®ùng m gam hçn hîp gåm CuO, Fe2O3 , FeO, Al2O3 nung nãng thu ®−îc 2,5 gam chÊt r¾n. Toµn bé khÝ tho¸t ra sôc vµo níc v«i trong d− thÊy cã 15 gam kÕt tña tr¾ng. TÝnh khèi l−îng cña hçn hîp oxit kim loai ban ®Çu. Câu 7 Cho các phương trình phản ứng sau: H 2O ( A) + (1) → ( B) + (C ) + H2 t0 (C) + H2 → ( D) (2) Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

132


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

(D) + (B)  (3) → (A) + H2O (C) + (B)  → (A) + (E ) + H2O (4) (A ) + H2SO4 + MnO2  → (C) + MnSO4 + Na2SO4 + H2O ( 5) Biết A là một muối phổ biến trong tự nhiên . E là chất để dùng tẩy trắng vải làm sạch môi trường thông dụng . Hãy xác định các chất và hoàn thành phương trình hoá học Câu 8 1.Chỉ dùng thêm dung dịch xôđa hãy nhận biết các dung dịch bị mất nhãn sau: Na2S, NaHSO4, Na2SO3, NaCl, BaCl2, Na2SO4. 2. Viết các PT phản ứng điều chế kim loại Ba, Mg, K tinh khiết từ hỗn hợp muối BaCO3, K2CO3, MgCO3. Câu 9 1. Hỗn hợp X gồm MgO, Al2O3, K2O. - Nếu lấy m gam hỗn hợp X cho vào cốc nước khuấy kỹ thì có 4 gam chất rắn không tan. - Nếu trộn thêm vào m gam hỗn hợp X một lượng Al2O3 bằng ¾ lượng Al2O3 có trong m, rối cho vào nước khuấy kỹ thu được 6,55gam một chất rắn không tan. - Nếu trộn thêm vào m gam hỗn hợp X một lượng Al2O3 bằng lượng Al2O3 có trong m, rối cho vào nước khuấy kỹ thu được 9,1gam một chất rắn không tan. Hãy xác định số gam mỗi chất có trong m gam hỗn hợp X . 2. Lấy 11.6 gam một hỗn hợp gồm muối M2CO3 , MHCO3 cho tác dụng với 200 g dung dịch HCl 7,3 % thu được 206,1 gam một dung dịch B và khí D. Cô cạn dung dịch B thi thu được chất rắn khan có khối lượng giảm so với khối lượng ban đầu là 1,3625 g .Tính thể tích khí D ở đktc. Xác định kim loại M Câu 10 Nhúng một thanh hợp kim gồm Ag, Fe, Mg có khối lượng 8,8 gam vào 750 ml dung dịch CuSO4 0,1 M . Sau một thời gian thu được thanh kim loại X và dung dịch Y . Rửa sạch sấy khô thanh kim loại X và cân thấy khối lượng của X tăng thêm 1,16 g . Nhúng thanh X vào dd H2SO4 đặc nóng dư thì thu được 2,576 lít khí SO2 duy nhất (ở đktc). Cho 800 ml dd NaOH 0,2 M vào dung dịch Y , lọc lấy kết tủa thu được rửa sạch , nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 5 gam chất rắn . 1. Tính % khối lượng kim loại có trong thanh hợp kim. 2. Tính CM của dd Y. 3. Tính khối lượng H2SO4 88,2% để hoà tan hết X . Biết lượng H2SO4 dùng dư 10% so với lý thuyết .

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

133


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

ĐỀ 24 Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1

1. Cho hçn hîp gåm 3 chÊt r¾n: Al2O3 ; SiO2 ; Fe3O4, vµo dung dÞch chøa mét chÊt tan A, th× thu ®−îc mét chÊt r¾n B duy nhÊt. H·y cho biÕt A, B cã thÓ lµ nh÷ng chÊt g×? Cho vÝ dô vµ viÕt c¸c PTHH minh ho¹. 2. Tõ c¸c chÊt sau: Cu; S; H2O; NaOH vµ c¸c dông cô, chÊt xóc t¸c cÇn thiÕt (cã ®ñ). H·y viÕt ph−¬ng tr×nh ph¶n øng ®iÒu chÕ CuSO4 vµ Cu(OH)2 theo hai c¸ch. Câu 2 X¸c ®Þnh c¸c chÊt: A1; A2; A3 ... A11 vµ hoµn thµnh c¸c s¬ ®å ph¶n øng sau: A1 + A2 → A3 + A4 A3 + A5 → A6 + A7 A6 + A8 + A9 → A10 A10 → A11 + A8 A11 + A4 → A1 + A8 BiÕt A3 lµ mét muèi clorua, lÊy 1,27 gam A3 t¸c dông víi dung dÞch AgNO3 d− th× thu ®−îc 2,87 gam kÕt tña. Câu 3 Dïng V lÝt khÝ CO (®ktc) khö hoµn toµn 4 gam mét oxit kim lo¹i, ph¶n øng kÕt thóc thu ®−îc kim lo¹i vµ hæn hîp khÝ X. TØ khèi cña khÝ X so víi H2 lµ 19. Cho X hÊp thô hoµn toµn vµo 2,5 lÝt dung dÞch Ca(OH)2 0,025M ngêi ta thu ®−îc 5 gam kÕt tña. a, X¸c ®Þnh c«ng thøc ho¸ häc cña oxit ®ã? b, TÝnh gi¸ trÞ cña V? Câu 4

Hoµ tan 12,8 gam hçn hîp gåm kim lo¹i M cã duy nhÊt mét ho¸ trÞ vµ Oxit cña nã, cÇn dïng 400 ml dung dÞch HCl 2M( d= 1,25g/ml). ThÊy tho¸t ra 4,48 lÝt khÝ ( ë ®ktc) vµ dung dÞch A. 1. X¸c ®Þnh kim lo¹i M vµ Oxit cña nã. 2. TÝnh nång ®é phÇn tr¨m cña dung dÞch A. 3. Cho m gam dung dÞch NaOH 25% vµo dung dÞch A. §Ó ph¶n øng kÕt thóc, läc bá kÕt tña, ®em c« c¹n n−íc läc thu ®îc 54,8 gam chÊt r¾n. TÝnh m. Câu 5 NhiÖt ph©n hoµn toµn 20 gam muèi c¸cbonat kim lo¹i ho¸ trÞ (II), thu ®îc khÝ A vµ chÊt r¾n B.Toµn bé khÝ A sôc vµo 75 ml dung dÞch Ba(OH)2 2M, th× thu ®îc 19,7 gam kÕt tña. 1. TÝnh khèi l−îng chÊt r¾n B 2. X¸c ®Þnh c«ng thøc muèi cacbonat trªn. Câu 6

Nồng độ dung dịch KAl(SO4)2 bão hoà ở 200C là 5,66%. a. Tính độ tan của KAl(SO4)2 ở 200C.

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

134


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

b. Lấy 900 gam dung dịch bão hoà KAl(SO4)2 ở 200C đem đun nóng để làm bay hơi hết 300 gam nước, phần còn lại được làm lạnh đến 200C. Hỏi có bao nhiêu gam tinh thể phèn KAl(SO4)2.12H2O kết tinh? Câu 7 1.(1 đ) : Một loại phân bón phức hợp NPK có ghi trên nhãn : 20.10.10. Thông tin trên cho ta biết điều gì ? 2. (2 đ): Bằng sơ đồ, hãy tách từng chất ra khỏi hỗn hợp các chất rắn gồm: Cu, ZnSO4, CuO. Viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra. Câu 8 Hoà tan hết hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 20% thu được dung dịch D. Nồng độ của FeCl2 trong dung dịch D là 15,757%. a. Xác định nồng độ phần trăm của MgCl2 trong dung dịch D b. Xác định thành phần phần trăm về khối lượng của Fe trong hỗn hợp X. Câu 9

1. (1,5 đ). Cho 3,8 g hỗn hợp P gồm các kim loại : Mg, Al, Zn, Cu tác dụng hoàn toàn với oxi dư thu được hỗn hợp chất rắn Q có khối lượng là 5,24 gam. Tính thể tích dung dịch HCl 1M cần dùng (tối thiểu) để hoà tan hoàn toàn Q. 2. (2,5 đ). Dẫn khí H2 dư đi qua 25,6 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 , MgO, CuO ( nung nóng ) cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thu được 20,8 gam chất rắn. Mặt khác 0,15 mol hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 225 ml dung dịch HCl 2,0 M. a. Viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra. b. Tính % số mol các chất trong hỗn hợp X. Câu 10 Một hỗn hợp gồm Zn và Fe có khối lượng là 37,2 gam. Hoà tan hỗn hợp này trong 2 lít dung dịch H2SO4 0,5M a) Chứng tỏ rằng hỗn hợp này tan hết ? b) Nếu dùng một lượng hỗn hợp Zn và Fe gấp đôi trường hợp trước, lượng H2SO4 vẫn như cũ thì hỗn hợp mới này có tan hết hay không? c) Trong trường hợp (a) hãy tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp biết rằng lượng H2 sinh ra trong phản ứng vừa đủ tác dụng với 48 gam CuO?

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

135


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

ĐỀ 25 Thời gian làm bài: 150 phút Bài 1 Viết các PTHH biểu diễn các chuyển đổi sau đây và ghi đầy đủ các điều kiện phản ứng (nếu có). (6) (5) (4) FeCl3  → Fe2O3  → Fe → Fe(OH)3 

(3) FeSO4 → FeCl2 → Fe (1)

(2)

(10) (9) (8) FeCl2  FeSO4 → Fe(OH)2 → → Fe(NO3)2 

(7) Bài 2 1. Chỉ dùng thêm quỳ tím, hãy trình bày phương pháp hoá học để phân biệt 6 lọ đựng các dung dịch bị mất nhãn gồm: NaCl, Ba(OH)2, KOH, Na2SO4, H2SO4 và Na2CO3. 2. Khí CO được dùng làm chất đốt trong công nghiệp, có lẫn tạp chất là các khí CO2 và SO2. Làm thế nào có thể loại bỏ được những tạp chất ra khỏi CO chỉ bằng một hóa chất rẻ tiền nhất? Viết các phương trình hóa học xảy ra? Bài 3 1. Chất rắn A màu xanh lam, khi chất A tan trong nước tạo thành dung dịch A màu xanh lam, nếu cho thêm dung dịch NaOH vào dung dịch A sẽ tạo ra kết tủa B màu xanh lam. Khi nung nóng, chất B bị hóa đen và tạo thành chất C. Nếu sau đó tiếp tục nung nóng chất C trong trong dòng khí hiđro thì tạo ra chất D màu đỏ. Chất D tác dụng được với một axit vô cơ đặc, nóng tạo ra dung dịch của chất A ban đầu. Hãy cho biết chất A là chất nào? Viết tất cả các phương trình hóa học tương ứng và ghi điều kiện phản ứng (nếu có)? 2. Viết 4 phương trình hóa học khác nhau để điều chế trực tiếp ra: a. Dung dịch NaOH. b. Dung dịch CuCl2. Bài 4 Trộn 200 ml dung dịch HCl 2M với 200ml dung dịch H2SO4 2,25M được dung dịch A. Biết dung dịch A tác dụng vừa đủ với 19,3 gam hỗn hợp Al, Fe thu được V lít H2 (đktc) và dung dịch B. 1. Tính khối lượng của Al và Fe trong hỗn hợp. 2. Tính V lít H2 thu được (đktc). 3. Tính tổng khối lượng muối có trong dung dịch B. Câu 5 Đem ngâm thanh kim loại R (hóa trị II) trong dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, thanh kim loại có khối lượng nhẹ bớt đi so với ban đầu. Cũng thanh kim loại R như vậy, sau khi ngâm trong dung dịch AgNO3, kết thúc phản ứng thì khối lượng của thanh kim loại này lại nặng hơn so với ban đầu. Cho biết: Tất cả kim loại sinh ra đều bám vào thanh kim loại R; phần khối lượng nặng thêm gấp 75,5 lần phần khối lượng nhẹ bớt đi; số mol kim loại bám vào thanh kim loại R trong hai thí nghiệm trên đều bằng nhau. 1. Xác định kim loại R? 2. Nếu thanh kim loại R đem làm thí nghiệm có khối lượng là 25g, dung dịch CuSO4 có thể tích là 160 ml và nồng độ là 1,25 M thì trong thí nghiệm với dung dịch AgNO3, thanh Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

136


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

kim loại R tăng bao nhiêu phần trăm về khối lượng? Thể tích dung dịch AgNO3 0,5M cần dùng là bao nhiêu ml? Câu 6 1/ Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: FexOy + HCl FexOy + H2SO4 loãng FexOy + H2SO4 đặc FexOy + HNO3 đặc FexOy + HNO3 loãng 2/ Trong một lọ đựng dung dịch gồm 3 Axit HCl, HNO3, H2SO4. Hãy trình bày phương pháp hóa học để nhận biết sự có mặt của từng Axit trong dung dịch. 3/ Trình bày phương pháp hóa học để tách riêng từng Oxit ra khỏi hỗn hợp Al2O3; K2O; Fe2O3. Câu 7 Hòa tan hỗn hợp X gồm 11,2 gam kim loại M và 69,6 gam O xit MxOy của kim loại đó trong dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít khí H2 ( đktc) , còn nếu hòa tan trong dung dịch HNO3 dư thì thu được 6,72 lit khí NO ( đktc). Xác định M và MxOy. Câu 8 Lắc 0,81 gam bột nhôm trong 200 ml dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 một thời gian thu được chất rắn A và dung dịch B. Cho A tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 100,8 ml khí H2 ( đktc) và còn lại 6,012 gam hỗn hợp D gồm hai kim loại. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư được kết tủa, nung kết tủa đến khối lượng không đổi thu được 1,6 gam một O xit. c. Viết phương trình phản ứng xảy ra. d. Tính nồng độ mol/lit dung dịch AgNO3 và Cu(NO3)2 đã dùng. Câu 9 Cho 16 gam hỗn hợp kim loại Ba và kim loại kiềm R tác dụng hết với nước được dung dịch A và 3,36 lit khí H2 ( đktc). d. Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch HCl 0,5 M để trung hòa hết 1/10 lượng dd A. e. Cô cạn 1/10 dung dịch A thu được bao nhiêu gam chất rắn khan. f. Lấy 1/ 10 dung dịch A rồi cho thêm 99 ml dung dịch Na2SO4 0,1 M thấy trong dung dịch vẫn còn hợp chất của Ba nhưng nếu thêm tiếp 2 ml dung dịch Na2SO4 0,1 M vào thì thấy dư Na2SO4. Hỏi R là kim loại gì. Câu 10 Cho các kim loại X hóa trị I, Y hóa trị II và Z hóa trị III có nguyên tử khối tương ứng là Mx; My; Mz. Nhúng hai thanh kim loại Z có cùng khối lượng vào hai dung dịch muối Nitrat của X và Y người ta nhận thấy khi số mol muối Nitrat của kim loại Z trong hai dung dịch bằng nhau thì khối lượng thanh thứ nhất tăng a% còn thanh thứ hai tăng b%. Giả sử tất cả kim loại X,Y sinh ra bám hết vào thanh kim loại Z. Hãy lập biểu thức tính Mz theo Mx, My, a, b.

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

137


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

ĐỀ 26 Thời gian làm bài: 150 phút

C©u 1 Nªu hiÖn t−îng xÈy ra, viÕt ph−¬ng tr×nh hãa häc khi: a/ Cho Na vµo dung dÞch CuSO4 b/ Cho Br2 vµo dung dÞch cã chøa FeSO4 vµ Fe2(SO4)3 c/ Cho tõ tõ Ca(OH)2 vµo dung dÞch NaHCO3 cho ®Õn d− d/ Cho tõ tõ dung dÞch HCl vµo dung dÞch NaAlO2 cho ®Õn d− C©u 2 ChØ dïng thªm mét hãa chÊt, nªu ph−¬ng ph¸p hãa häc nhËn biÕt c¸c dung dÞch riªng biÖt sau: AlCl3, NaCl, MgCl2, H2SO4, (NH4)2SO4. ViÕt ph−¬ng tr×nh hãa häc. C©u 3 Nªu ph−¬ng ph¸p t¸ch c¸c chÊt sau d©y ra khái hçn hîp gåm 3 chÊt r¾n: AlCl3, FeCl3, MgCl2 ( gi÷ nguyªn khèi l−îng).. C©u 4 Hßa tan FexOy vµo dung dÞch H2SO4 ®Æc ®un nãng (vừa đủ) thu ®−îc dung dÞch A1 vµ khÝ B1. a/ Cho khÝ B1 lÇn l−ît t¸c dông víi dung dÞch NaOH, dung dÞch Br2 b/ Cho dung dÞch A1 t¸c dông víi dung dÞch NaOH, läc kÕt tña nung hoµn toµn ®−îc chÊt r¾n A2. Trén A2 víi Al råi nung ë nhiÖt ®é cao (kh«ng cã kh«ng khÝ) ®−îc hçn hîp A3 cã hai oxit trong ®ã cã FenOm. ViÕt c¸c ph−¬ng tr×nh hãa häc xÈy ra. C©u 5 §æ tõ tõ 100 gam dung dÞch KHSO4 vµo 100 gam dung dÞch K2CO3 thu ®−îc 198,9 gam dung dÞch ( thÝ nghiÖm 1), NÕu ®æ tõ tõ 100 gam dung dÞch K2CO3 vµo 100 gam dung dÞch KHSO4 th× thu ®−îc 197,8 gam dung dÞch (thÝ nghiÖm 2). TÝnh nång ®é % cña dung dÞch KHSO4 vµ nång ®é % cña dung dÞch K2CO3 ®· dïng ban ®Çu. C©u 6 Cho 7,22 gam hçn hîp A gåm Fe vµ kim lo¹i M cã hãa trÞ kh«ng ®æi. Chia hçn hîp A lµm hai phÇn b»ng nhau. +Hßa tan hoµn toµn phÇn 1 vµo dung dÞch HCl thu ®−îc 2,128 lÝt H2 (®ktc). +Hßa tan hÕt phÇn 2 vµo dung dÞch HNO3 thu ®−îc 1,792 lÝt NO duy nhÊt (®ktc).. a/ X¸c ®Þnh kim lo¹i M vµ % khèi l−îng mçi kim lo¹i cã trong A. b/ Cho 3,61 gam hçn hîp A t¸c dông víi 100ml dung dÞch B chøa Cu(NO3)2 vµ AgNO3, sau ph¶n øng thu ®−îc dung dÞch B1 vµ 8,12 gam chÊt r¾n B2 gåm 3 kim lo¹i. Cho chÊt r¾n B2 t¸c dông víi dung dÞch HCl d− thu ®−îc 0,672 lÝt H2 (®ktc).. TÝnh nång ®é mol cña Cu(NO3)2 vµ AgNO3 trong dung dÞch B (biÕt c¸c phÈn øng xÈy ra hoµn toµn). c/ TÝnh thÓ tÝch khÝ SO2(®ktc).sinh ra tèi thiÓu khi dïng dung dÞch H2SO4 ®Æc, ®un nãng ®Ó hßa tan hoµn toµn 3,61 gam hçn hîp A. C©u 7 1) Nung noùng Cu trong khoâng khí, sau moät thôøi gian ñöôïc chaát raén A. Hoøa tan chaát raén A trong axit sunfuric ñaëc noùng(vöøa ñuû) ñöôïc dung dòch B vaø khí D coù muøi xoác. Cho Na vaøo dung dòch B thu ñöôïc khí G vaø keát tuûa M; cho khí D taùc duïng vôùi dung dòch KOH thu ñöôïc dung dòch E, E vöøa taùc duïng vôùi BaCl2 vöøa taùc duïng vôùi Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

138


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

dung dòch NaOH. Xaùc ñònh thaønh phaàn A, B, D, G, M, E. Vieát caùc phöông trình hoùa hoïc xaûy ra. 2) Moät vaät laøm baèng nhoâm khoâng taùc duïng vôùi nöôùc, nhöng laïi taùc duïng deã daøng vôùi nöôùc trong dung dòch NaOH. Giaûi thích hieän töôïng treân vaø vieát caùc phöông trình phaûn öùng hoùa hoïc ñeå minh hoïa. C©u 8 Cho 1,28 gam hoãn hôïp boät saét vaø oxit saét hoøa tan vaøo dung dòch HCl thaáy coù 0,224 lít khí H2(ñktc). Maët khaùc laáy 6,4 gam hoãn hôïp aáy ñem khöû baèng khí H2 thaáy coøn 5,6 gam chaát raén. 1) Vieát caùc phöông trình hoùa hoïc xaûy ra 2)Xaùc ñònh coâng thöùc phaân töû cuûa oxit saét. C©u 9 Laøm laïnh 1877 gam dung dòch baõo hoøa CuSO4 töø 850C xuoáng 250C. Hoûi coù bao nhieâu gam CuSO4.5H2O taùch ra. Bieát ñoä tan CuSO4 850C laø 87,7 gam vaø ôû 250C laø 40 gam. C©u 10 Hoøa tan heát 4,68 gam hoãn hôïp hai muoái ACO3, BCO3 baèng dung dòch H2SO4 loaõng. Sau phaûn öùng thu ñöôïc dung dòch X vaø 1,12 lít khí CO2 (ôû ñktc). 1)Tính toång khoái löôïng caùc muoái trong dung dòch X. 2)Tìm caùc kim loaïi A, B vaø tính thaønh phaàn % khoái löôïng cuûa moãi muoái trong hoãn hôïp ban ñaàu. Bieát tæ leä soá mol nACO : nBCO = 2 : 3 ; Tæ leä khoái löôïng mol MA : MB = 3 3

3

:5 3)Cho toaøn boä löôïng khí CO2 thu ñöôïc ôû treân haáp thuï vaøo 200 ml dung dòch Ba(OH)2. Tính noàng ñoä mol cuûa dung dòch Ba(OH)2 ñeå thu ñöôïc 1,97 gam keát tuûa.

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

139


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

ĐỀ 28 Thời gian làm bài: 150 phút

C©u 1 H·y chØ ra 3 chÊt ®¬n gi¶n nµo n»m trªn cïng mét d·y ngang hay trªn cïng mét cét däc hoÆc trªn cïng mét ®−êng chÐo cña h×nh vu«ng d−íi ®©y ®Òu lµ phi kim : Na Al C Fe

Si

Ca

P

S

Mg

C©u 2 Trong thµnh phÇn 3 mol l−u huúnh ¤ xÝt cã 3,6 1024 nguyªn tö ¤ xy vµ 1,8 1024 nguyªn tö l−u huúnh . §−a ra c«ng thøc ph©n tö ¤ xÝt l−u huúnh ? C©u 3 Ng−êi ta ®un nãng trong mét b×nh cÇu 0,18 gam mét chÊt ®¬n gi¶n A víi AxÝt H2SO4 ®Æc d− . S¶n phÈm t¹o thµnh cña ph¶n øng ng−êi ta cho ®i qua dung dÞch Can xi hy®r«xÝt , khi ®ã t¸ch ra 5,1 gam kÕt tña . H·y x¸c ®Þnh chÊt A ( §−a ra c©u tr¶ lêi b»ng tÝnh to¸n vµ ph−¬ng tr×nh ®Ó chøng minh ). C©u 4 ChÊt r¾n A mÇu xanh lam ,tan ®−îc trong n−íc t¹o thµnh dung dÞch , khi cho thªm NaOH vµo dung dÞch ®ã t¹o ra kÕt tña B mÇu xanh lam . Khi nung nãng ,chÊt B bÞ ho¸ ®en . NÕu sau ®ã tiÕp tôc nung nãng s¶n phÈm trong dßng Hy®r« th× t¹o ra chÊt C mÇu ®á . ChÊt C t−¬ng t¸c víi mét A xÝt v« c¬ ®Ëm ®Æc t¹o ra dung dÞch cña chÊt A ban ®Çu . H·y cho biÕt chÊt A lµ chÊt nµo , viÕt tÊt c¶ c¸c ph−¬ng tr×nh ph¶n øng ho¸ häc t−¬ng øng . C©u 5 Ng−êi ta cho 5,60 lÝt hçn hîp ¤ xÝt C¸c bon ( II ) vµ C¸c bon ( IV ) khi nung nãng ®i qua mét c¸i èng chøa 20,0 gam ¤ xÝt ®ång ( II ) .Sau ®ã ng−êi ta sö lý èng chøa trªn b»ng 60,0 ml dung dÞch A xÝt H2SO4 nãng 85 % ( tû khèi dung dÞch b»ng 1,80 g/ml ) .Khi ®ã 42,7 % A xÝt H2SO4 tham gia vµo ph¶n øng . a/ H·y viÕt c¸c ph−¬ng tr×nh ph¶n øng xÈy ra . b/ H·y tÝnh phÇn thÓ tÝch cña c¸c ¤ xÝt c¸c bon trong hçn hîp ®Çu . C©u 6 a/ Kim lo¹i cho d−íi ®©y t¸c dông ®−îc víi A xÝt SunfurÝc lo·ng : 1/ Ag , 2/ Cu , 3/ Hg , 4/ Fe b/ Gi÷a c¸c cÆp chÊt cho d−íi ®©y , tr−êng hîp nµo kh«ng xÈy ra ph¶n øng : 1/CuSO4 vµ Fe ,2/ Pb(NO3)2 vµ Zn , 3/ Cu(NO3)2 vµ Pb , 4/ ZnSO4 vµ Fe C©u 7 a/ H·y ®−a ra c«ng thøc ®¬n gi¶n nhÊt cña mét chÊt , nÕu biÕt tû lÖ khèi l−îng cña c¸c nguyªn tè trong chÊt ®ã lµ : m (C ) : m ( O ) = 3: 4 b/ Mét chÊt bét mÇu ®á A khi t−¬ng t¸c víi mét chÊt khÝ kh«ng ®éc , kh«ng mÇu B ( phÇn thÓ tÝch cña nã trong kh«ng khÝ lµ 21% ) t¹o ra chÊt bét mÇu ®en C , mµ tan trong a Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

140


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

xÝt D t¹o ra dung dÞch chÊt E mÇu xanh .H·y x¸c ®Þnh c¸c chÊt A,B,C,D ,E vµ viÕt ph−¬ng tr×nh ph¶n øng . C©u 8 Tû khèi cña hæn hîp £tylen , pr«pylen vµ Axªtylen b»ng 1,304 g/lÝt ( ®ktc ) . BiÕt r»ng 1 lÝt hæn hîp ®ã cã thÓ céng hîp 1,1 lÝt Cl2 ( thÓ tÝch ®o ë ®kiÖn nh− nhau ) H·y tÝnh thµnh phÇn hæn hîp ban ®Çu ( theo phÇn tr¨m thÓ tÝch ) C©u 9 Ng−êi ta hoµ tan trong n−íc 3,855 gam hæn hîp KBr , NaCl vµ BaCl 2 . Dung dÞch thu ®−îc ng−êi ta sö lý b»ng dung dÞch AgNO3 d− cßn kÕt tña t¹o thµnh ®−îc t¸ch ra vµ mang c©n khèi l−îng cña nã b»ng 6,185 gam . N−íc läc sau khi t¸ch kÕt tña ng−êi ta sö lý b»ng dung dÞch H2SO4 d− khi ®ã thu ®−îc mét kÕt tña kh¸c khèi l−îng 2,33 gam . H·y tÝnh phÇn tr¨m ( vÒ khèi l−îng ) thµnh phÇn hæn hîp r¾n KBr , NaCl vµ BaCl2 , nÕu kÕt tña thø hai kh«ng chøa hîp chÊt cña b¹c . C©u 10 Hoµ tan m gam hæn hîp A ( FeO , Fe3O4 ) vµo 440gam dung dÞch H2SO4 9,8 % ( l−îng A xÝt lÊy d− 10% so víi l−îng cÇn thiÕt ) thu ®−îc dung dÞch B §Ó mét thêi gian trong kh«ng khÝ ta thÊy khèi l−îng dung dÞch B t¨ng cßn l−¬ng A xÝt trong dung dÞch gi¶m ta thu ®−îc dung dÞch D . Ng−êi ta thªm NaOH d− vµo dung dÞch D §−îc kÕt tña E , läc kÕt tña E vµ nung trong kh«ng khÝ ®Õn khèi l−îng kh«ng ®æi ®−îc chÊt r¾n G khèi l−îng G = ( m + 2 ) gam a/ TÝnh thµnh phÇn khèi l−îng hæn hîp A . b/ TÝnh nång ®é % cña chÊt tan trong dumg dÞch D . BiÕt r»ng khèi l−îng kÕt tña E thu ®−îc = 1,2 lÇn khèi l−îng cña G

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

141


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

ĐỀ 30 Thời gian làm bài: 150 phút

Câu1 a) Cho Khí CO tác dụng với CuO đun nóng, thu được hỗn hợp chất rắn A và khí B. Hoà tan hoàn toàn A vào H2SO4 đặc nóng; cho B tác dụng với dung dịch nước vôi trong dư. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b) Phân bón A có chứa 80% amoni nitrat. Phân bón B có chứa 82% canxi nitrat. Theo em nếu cần 56 kg nitơ để bón ruộng thì nên mua loại phân nào? Tại sao?

chất.

c) Nêu phương pháp tách hỗn hợp 3 khí O2 , H2 , và SO2 thành từng chất nguyên

Câu 2 a) Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:

Fe3O4 +

HCl

+ O2

to

FexOy + CO

to

FeS2

b) Có năm lọ mất nhãn mỗi lọ đựng một trong các hoá chất sau: FeO , CuO , Fe3O4, Ag2O và MnO2. Hãy dùng phương pháp hoá học để nhận biết từng hoá chất trong mỗi lọ. Câu 3

A là một ôxit của lưu huỳnh chứa 50% ôxi về khối lượng. 1g khí A chiếm 0,35lít ở điều kiện tiêu chuẩn. Tìm công thức của A. Hoà tan 12,8 g A vào 300ml dung dịch NaOH 1,2M. Hỏi thu được muối gì? Bao nhiêu gam ? Câu 4

Hoà tan hoàn toàn 14,2g hỗn hợp X gồm MgCO3 và muối cacbonat của kim loại R vào dung dịch HCl 7,3% vừa đủ, thu được dung dịch D và 3,36lít khí CO2 (đktc). Nồng độ MgCl2 trong dung dịch D là 6,028%. Xác định kim loại R và thành phần % theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp. Câu 5 1. Hoàn0 thành sơ đồ phản ứng sau: A + X, t A A

+ Y, t0

+B

+E

Fe → D → G

(Biết A + B → D + G + H2O )

+ Z, t0

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

142


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

2. Tách các chất ra khỏi hỗn hợp gồm CaO, NaCl, CaCl2. Câu 6 Nêu hiện tượng và viết PTHH (nếu có) cho mỗi thí nghiệm sau: a. Cho kim loại Natri vào dd CuCl2. b. Sục từ từ đến dư khí CO2 vào nước vôi trong. c. Nhỏ từ từ đến dư dd HCl đặc vào cốc đựng thuốc tím. d. Cho lá kim loại đồng vào dd sắt (III) sunfat. Câu 7 1. Cho 0,2 mol Zn vào 100g dung dịch X chứa 0,1 mol CuSO4 và 0,2 mol FeSO4 được dung dịch Y chứa 2 muối tan. Tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch Y. 2. Người ta dùng 200 tấn quặng có hàm lượng Fe2O3 là 30% để luyện gang. Loại gang thu được chứa 80% Fe. Tính lượng gang thu được biết hiệu suất của quá trình sản xuất là 96%. Câu 8 Cho 14,8 gam gồm kim loại hoá trị II, oxit và muối sunfat của kim loại đó tan vào dd H2SO4 loãng dư thu được dd A và 4,48 lít khí ở đktc. Cho NaOH dư vào dd A thu được kết tủa B. Nung B đến nhiệt độ cao thì còn lại 14 gam chất rắn. Mặt khác, cho 14,8 gam hỗn hợp vào 0,2 lít dd CuSO4 2M. Sau khi phản ứng kết thúc, tách bỏ chất kết tủa rồi đem cô cạn dd thì thu được 62 gam chất rắn. Xác định kim loại. Câu 9 Cho m gam nhôm phản ứng vừa đủ với 2 lít dung dịch HNO3 thu được 5,6 lít hỗn hợp hai khí: N2O và khí X. Tỷ khối hơi của hỗn hợp khí so với H2 là 22,5. a. Tìm khí X và tính m. b. Tính CM của HNO3. Câu 10 Không dùng thuốc thử nào khác hãy phân biệt các dd đựng trong các lọ riêng biệt: NaHCO3, Na2CO3, BaCl2, Na3PO4, H2SO4.

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

143


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

ĐỀ 31 Thời gian làm bài: 150 phút

Caâu 1 a- Vieát caùc phöông trình phaûn öùng thöïc hieän chuyeån hoaù hoaù hoïc sau : M  → N  → P  → Q ↓  → R ↓  → T  → M Cho bieát A laø kim loaïi thoâng duïng coù 2 hoaù trò thöôøng gaëp laø (II) vaø (III) khaù beàn . Caâu 2 Hoøa tan 115,3 g hoãn hôïp X goàm MgCO3 vaø RCO3 baèng 500ml dd H2SO4 thu ñöôïc dd A , raén B vaø 4,48 lít khí CO2 (ñktc). Coâ caïn dd A thu ñöôïc 12g muoái khan. Maët khaùc, nung B ñeán khoái löôïng khoâng ñoåi thu 11,2 lít CO2 (ñktc) vaø raén C. c. Tính noàng ñoä mol cuûa dd H2SO4, khoái löôïng raén B vaø C. d. Xaùc ñònh R bieát trong X soá mol RCO3 gaáp 2,5 laàn soá mol MgCO3. Caâu 3 X laø hoãn hôïp hai kim loaïi Mg vaø Zn. Y laø dd H2SO4 chöa roõ noàng ñoä. Thí nghieäm 1 : Cho 24,3 g X vaøo 2 lít Y sinh ra 8,96 lít khí H2 (ñktc). Thí nghieäm 2 : Cho 24,3 g X vaøo 3 lít Y sinh ra 11,2 lít khí H2 (ñktc). c. Chöùng toû raèng trong thí nghieäm 1 thì X chöa tan heát, trong thí nghieäm 2 thì X tan heát. d. Tính noàng ñoä mol cuû dd Y vaø khoái löôïng moãi kim loaïi trong X. Caâu 4 Coù 5,56 g hoãn hôïp A goàm Fe vaø mot kim loaïi M (coù hoùa trò khoâng ñoåi). Chia A laøm hai phaàn baèng nhau. Phaàn I hoøa tan heát trong dd HCl ñöôïc 1,568 lít hydroâ. Hoøa tan heát phaàn II trong dd HNO3 loaõng thu ñöôïc 1,344 lít khí NO duy nhaát. Xaùc ñònh kim loaïi M vaø thaønh phaàn phaàn traêm khoái löôïng moãi kim loaïi trong A. (caùc theå tích khí ôû ñktc). C©u 5 a) Tr×nh bµy c¸c ph−¬ng ph¸p ®iÒu chÕ Baz¬, mçi ph−¬ng ph¸p cho mét vÝ dô. b) §Ó ®iÒu chÕ Cu(OH)2 th× ph−¬ng ph¸p nµo phï hîp? T×m c¸c chÊt cã thÓ cã cña ph−¬ng ph¸p ®· chän vµ viÕt tÊt c¶ c¸c ph¶n øng x¶y ra. C©u 6 §èt ch¸y mét d¶i magiª råi ®−a vµo ®¸y mét b×nh ®ùng khÝ l−u huúnh ®ioxit. Ph¶n øng t¹o ra mét chÊt bét A mµu tr¾ng vµ mét chÊt bét mµu vµng B. ChÊt A ph¶n øng víi dung dÞch H2SO4 lo·ng t¹o ra chÊt C vµ n−íc. ChÊt B kh«ng t¸c dông víi dung dÞch H2SO4 lo·ng, nh−ng B ch¸y ®−îc trong kh«ng khÝ t¹o ra chÊt khÝ cã trong b×nh lóc ban ®Çu. a) H·y x¸c ®Þnh tªn c¸c chÊt A, B, C Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

144


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

b) ViÕt c¸c ph−¬ng tr×nh ph¶n øng sau: - Magiª vµ khÝ l−u huúnh ®ioxit vµ cho biÕt ph¶n øng nµy thuéc lo¹i ph¶n øng nµo? Vai trß cña Magiª vµ l−u huúnh ®ioxit trong ph¶n øng - ChÊt A t¸c dông víi H2SO4 lo·ng - ChÊt B ch¸y trong kh«ng khÝ. C©u 7 a) Cã 4 lä hãa chÊt mÊt nh·n ®ùng lÇn l−ît c¸c chÊt: N−íc, dung dÞch HCl, dung dÞch Na2CO3 vµ dung dÞch NaCl. Kh«ng dïng thªm hãa chÊt nµo kh¸c. H·y nhËn biÕt tõng chÊt (®−îc dïng c¸c biÖn ph¸p kÜ thuËt). b) Cho 1g bét s¾t tiÕp xóc víi oxi mét thêi gian thÊy khèi l−îng bét ®· v−ît qu¸ 1,41g. Gi¶ sö chØ t¹o thµnh 1 oxit s¾t duy nhÊt th× ®ã lµ «xit nµo? C©u 8 NhiÖt ph©n hoµn toµn 20g muèi cacbonat kim lo¹i hãa trÞ II ®−îc chÊt r¾n A vµ khÝ B. DÉn toµn bé khÝ B vµo 150ml dung dÞch Ba(OH)2 1M thu ®−îc 19,7g kÕt tña. a) TÝnh khèi l−îng chÊt r¾n A b) X¸c ®Þnh c«ng thøc muèi cacbonat ®ã. (Cho biÕt kim lo¹i hãa trÞ (II): Mg = 24; Ca = 40; Be = 9; Ba = 137) C©u 9 Vieát caùc phöông trình phaûn öùng xaûy ra trong quaù trình ñieàu cheá axit Sulfuric töø quaëng Pirit . C©u 10 Vieát caùc phöông trình hoaù hoïc xaûy ra cho caùc thí nghieäm sau: a) Suïc khí SO3 vaøo dung dòch BaCl2 b) Nung noùng Fe(OH)2 trong khoâng khí c) Ñieän phaân dung dòch NaCl coù maøng ngaên

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

145


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

ĐỀ 36 Thời gian làm bài: 150 phút

C©u1:

C©u2: Dung dÞch A cã chøa CuSO4 vµ FeSO4 a/ Thªm Mg vµo dung dÞch A dung dÞch B cã 3 muèi tan. b/ Thªm Mg vµo dung dÞch A dung dÞch C cã 2 muèi tan. c/ Thªm Mg vµo dung dÞch A dung dÞch D chØ cã 1 muèi tan. Gi¶i thÝch mæi tr−êng hîp b»ng ph−¬ng tr×nh ph¶n øng. C©u3: Hoµ tan mét hæn hîp gåm Mg vµ muèi Magiª cacbonnal b»ng axit HCl th× thu ®−îc mét hçn hîp khÝ cã thÓ tÝch lµ 6,72 lÝt ( ®o ë §KTC) . Sau khi ®èt hæn hîp khÝ nµy vµ lµm ng−ng tô hÕt h¬i n−íc th× thÓ tÝch hçn hîp khÝ chØ cßn 1,12 lÝt (ë §KTC). a/ ViÕt ph−¬ng tr×nh ph¶n øng x¶y ra. b/ TÝnh thµnh phÇn vÒ khèi l−îng cña mæi chÊt trong hæn hîp? C©u 4: a/ Cho 1,625 g s¾t Clorua ( ch−a rá ho¸ trÞ cña s¾t) t¸c dông víi dung dÞch AgNO3 d− thu ®−îc 4,305 g AgCl kÕt tña. X¸c ®Þnh c«ng thøc cña s¾t Clorua. b/ CÇn bao nhiªu mililÝt dung dÞch NaOH chøa 0,02 g NaOH trong 1ml dung dÞch ®Ó chuyÓn 1,25 g FeCl3 . 6 H2O thµnh Fe(OH)3 . C©u 5: Cho A lµ mét hçn hîp bét gåm : Ba , Al , Mg. - LÊy m gam A cho vµo n−íc tíi khi hÕt ph¶n −ng thÊy tho¸t ra 6,94 lÝt H2 ( ë §KTC) . - LÊy m gam A cho vµo dung dÞch xót d− tíi hÕt ph¶n øng thÊy tho¸t ra 6,72 lÝt H2 (ë §KTC) . - LÊy m gam A hoµ tan b»ng mét l−îng võa ®ñ dung dÞch axit HCl ®−îc mét dung dÞch vµ 9,184 lÝt H2 (®o ë §KTC) . H·y tÝnh m vµ % khèi l−îng c¸c kim lo¹i trong A. C©u 6 1. Cã 4 chÊt bét mµu tr¾ng t−¬ng tù nhau lµ NaCl, AlCl3, MgCO3, BaCO3 ®Ó riªng biÖt. ChØ ®−îc dïng n−íc vµ c¸c thiÕt bÞ cÇn thiÕt ( lß nung , b×nh ®iÖn ph©n….) ; tr×nh bµy c¸ch nhËn biÕt c¸c chÊt trªn . 2. Cã 5 mÉu khÝ A,B,C,D,E lµ c¸c chÊt v« c¬ ®ùng trong 5 lä riªng biÖt . Mçi chÊt cã mét tÝnh chÊt sau: - KhÝ A ch¸y t¹o ra chÊt láng (ë nhiÖt ®é th−êng) kh«ng mµu vµ lµm cho CuSO4 khan chuyÓn thµnh mµu xanh - KhÝ B rÊt ®éc , ch¸y trong kh«ng khÝ víi ngän löa mµu xanh nh¹t sinh ra khÝ F lµm ®ôc n−íc v«i trong. Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

146


Bộ đề thi HSG cấp Huyện

- KhÝ C kh«ng ch¸y nh−ng lµm vËt ®ang ch¸y s¸ng chãi h¬n. - KhÝ D kh«ng ch¸y mµ cßn lµm t¾t ngän löa cña vËt ®ang ch¸y. - KhÝ E mµu vµng lôc , t¸c dông víi n−íc t¹o thµnh dung dÞch cã t¸c dông tÈy tr¾ng , s¸t trïng, diÖt khuÈn. Em h·y cho biÕt A,B,C,D,E lµ nh÷ng khÝ nµo? ViÕt ph−¬ng ho¸ ho¸ häc biÓu diÔn tÝnh chÊt cña c¸c khÝ ®· cho. C©u 7 1. Mét hîp kim chøa Ag, Cu, Fe . ChØ ®−îc dïng dung dÞch cña mét chÊt ; b»ng c¸ch nµo cã thÓ t¸ch ®−îc Ag tinh khiÕt tõ hîp kim trªn sao cho khèi l−îng Ag kh«ng thay ®æi. 2. Nªu 5 lo¹i ph¶n øng kh¸c nhau t¹o ra HCl trùc tiÕp tõ Cl2. ViÕt ph−¬ng tr×nh ho¸ häc x¶y ra C©u 8 Hoµn thµnh chuçi biÕn ho¸ sau: to

X

H2 O2

+B A ( mïi trøng thèi) → D + Br B Y + Z +  →

X + D

2

to to

E

+Y →

A + G

+ Fe C©u 9 Cho 3,16(g) hçn hîp A ë d¹ng bét gåm Mg vµ Fe t¸c dông víi 250ml dung dÞch CuCl2 khuÊy ®Òu hçn hîp , läc röa kÕt tña ,®−îc dung dÞch B vµ 3,84 (g) chÊt r¾n C. Thªm vµo B mét l−îng d− dung dÞch NaOH lo·ng,råi läc , röa kÕt tña míi t¹o thµnh. Nung kÕt tña ®ã trong kh«ng khÝ ë nhiÖt ®é cao ®−îc 1,4(g) chÊt r¾n D gåm 2 Oxit kim lo¹i. Cho r»ng c¸c ph¶n øng x¶y ra hoµn toµn. 1ViÕt c¸c ph−¬ng tr×nh cña c¸c ph¶n øng x¶y ra 2.TÝnh thµnh phÇn % cña mçi kim lo¹i trong A vµ nång ®é mol/l cña dd CuCl2 ®· dïng C©u 10 Cho 20,55 gam Ba kim lo¹i tan hoµn toµn trong n−íc , thu ®−îc dd A. Ng−êi ta l¹i cho 18,4 gam hçn hîp gåm CaCO3 vµ MgCO3 tan hoµn toµn trong axit HCl, thu ®−îc khÝ B. 1.Hái khi cho dung dÞch A hÊp thô vµo khÝ B th× s¶n phÈm t¹o thµnh cã kÕt tña kh«ng? 2. NÕu cho 14,2 gam hçn hîp hai muèi trªn (CaCO3 vµ MgCO3) cã thµnh phÇn thay ®æi (trong ®ã cã a% vÒ khèi l−îng cña MgCO3 ) ph¶n øng hÕt víi Axit HCl ,råi cho khÝ t¹o thµnh t¸c dông víi dung dÞch A th× a cã gi¸ trÞ bao nhiªu ®Ó cho khèi l−îng kÕt tña thu ®−îc lµ cao nhÊt vµ thÊp nhÊt.

Biên soạn: Vũ Văn Thà_THCS Chu Văn An, Nga Sơn

147


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.