2 minute read
Nhiệm vụ nghiên cứu
1.1.4. Phân loại theo số lượng tiểu phân tham gia vào quá trình quyết định vận tốc của phản ứng. Theo cách này người ta phân chia thành phản ứng đơn phân tử, phản ứng lưỡng phân tử, phản ứng tam phân tử, phản ứng đa phân tử. 1.2. Các kiểu phân cắt liên kết cộng hóa trị.[1, 2, 6, 10] 1.2.1. Định nghĩa liên kết cộng hóa trị. Liên kết hóa học được thực hiện bằng những cặp điên tử dùng chung gọi là liên kết cộng hóa trị. Cặp điện tử này tất nhiên phải có spin ngược chiều nhau và khi đó nó thuộc về cả hai nguyên tử. 1.2.1. Một số đặc điểm của liên kết cộng hóa trị. 1.2.1.1. Độ dài liên kết. Bằng thực nghiệm người ta đã xác định được rằng, khoảng cách giũa hai hạt nhân nguyên tử trong liên kết cộng hóa trị là một đạị lượng không đổi.Khoảng cách đó người ta gọi là độ dài liên kết. Độ dài liên kết kí hiệu là d đơn vị tính là angstrom (A0) hay nanomet (nm). Độ dài liên kết không phải tổng bán kính của 2 nguyên tử mà là tổng bán kính cộng hóa trị của hai nguyên tử liên kết với nhau. Các công trình nghiên cứu đã chứng tỏ rằng, sự xen phủ giữa hai nguyên tử càng nhiều độ dài liên kết càng ngắn, liên kết càng bền, càng bị khó phá vỡ. 1.2.1.2. Độ phân cực của liên kết. Trong liên kết cộng hóa trị, nếu obital phân tử có cấu tạo cân đối, nghĩa là mật độ điện tử của obital phân tử phân bố đều giữa hai hạt nhân, trọng tâm điện tích âm và dương trùng nhau thì liên kết là không phân cực. Liên kết cộng hóa trị không cực chỉ tạo giữa hai nguyên tử của cùng môt nguyên tố. Thí dụ H-H trong phân tử H2, Cl- Cl trong phân tử Cl2… Trong trường hợp nếu obital phân tử có cấu tạo không cân đối, nghĩa là mật độ điện tử của obital phân tử lệch về phía một trong hai nguyên tử thí liên kết đó là phân cực. Liên kết cộng hóa trị phân cực được tạo thành do các nguyên tử có độ âm điện khác nhau liên kết với nhau.
Advertisement